Một Vài Sinh Hoạt VănHoá Nghệ Thuật Hải Ngoại

Phim ảnh, âm nhạc đưa người ta vào thế giới ảo mộng quên đi bao nỗi muộn phiền của đời thường... Nơi đây chỉ ghi lại một phần nào đó của cái thế giới muôn mầu sắc và âm thanh đó mà thôi.

Moderator: Nguyễn_Sydney

User avatar
macco
Posts: 3542
Joined: Mon Jan 17, 2005 8:04 am

Post by macco »

Image


Nhà văn VÕ PHIẾN

Image


Ông ĐOÀN THẾ NHƠN


Pháp danh Nhật Trí

Sinh ngày 20-10-1925 tại Phù Mỹ, Bình Định.
Nguyên Chủ Bút tạp chí Văn Học Nghệ Thuật (Nam California).
Đã mãn phần thứ Hai, ngày 28 tháng 9 năm 2015
(Nhằm ngày 16 tháng 8 năm Ất Mùi)
Tại Advanced Rehab Center of Tustin,
Santa Ana, California, Hoa Kỳ.
HƯỞNG THƯỢNG THỌ 90 TUỔI
Xin chia buồn cùng Tang Quyến. Nguyện cầu hương linh nhà văn VÕ PHIẾN
sớm phiêu diêu nơi Miền Lạc Cảnh.




Doãn Quốc Sỹ, Minh Đức Hoài Trinh, Nguyễn Quang, Nguyễn Thanh Liêm, Dương Ngọc Sum, Thinh Quang, Trần Huy Bích, Lưu Trung Khảo, Nguyễn Đình Cường, Trần Mộng Lâm, Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh, Nguyễn Đạt Thịnh, Song Thao, Luân Hoán, Khánh Trường, Lê Hân, Thanh Thương Hoàng, Lê Văn Khoa, Đỗ Hải Minh, Phạm Phú Minh, Hồ Trường An, Tiểu Tử, Trần Nghĩa Hiệp, Giao Chỉ Vũ Lộc, Diệu Tần, Đông Anh, Hạo Nhiên, Chinh Nguyên, Nguyễn Vy Khanh, Lê Tất Điều, Nguyễn Tường Thiết, Thụy Khuê, Túy Hồng, Hải Đà Vương Ngọc Long, Ngô Tằng Giao, John Hoàng, Đỗ Văn Học, Lưu Khôn, Bùi Văn Phú, Tuấn Khanh, Vũ Đức Nghiêm, Ngô Thụy Miên, Phạm Mạnh Đạt, Phan Anh Dũng, Tâm Hảo, Vũ Đức Âu Vĩnh Hiền, Phạm Xuân Thái, Phạm Kim, Phạm Quốc Bảo, Phạm Tín An Ninh, Vĩnh Liêm, Yên Sơn, Kiều Mỹ Duyên, Nga Lê Trọng Nguyễn, Võ Thạnh Vân, Trương Huy Cường, Bùi Cửu Viên, Phạm Anh Dũng, Phạm Ngọc Khuê, Hồng Thủy, Bích Huyền, Tiểu Thu, Thanh Đào, Ngọc Mai, Trâm Anh, Nguyễn Thành, Duy Hân, Ái Hoa, Hoài Niệm, Nguyên Nhung, Cát Biển, Đèo Văn Sách, Trần Thế Ngữ, Trần Mạnh Chi, Nguyễn Đình Hải, Trịnh Thanh Thủy, Diệp Minh Nguyệt, Quyên Di, Trần Trung Đạo, Nguyễn Ngọc Linh, Nguyễn Trọng Nho, Vân Bằng, Lê Tuấn, Vân Khanh, Thanh Lan, Lệ Hoa, Băng Tâm, Thanh Thanh, Khánh Lan, Như Nguyệt, Lê Ngọc Hà, Thanh Hằng, Như Hảo, Việt Hưng, Vi Sơn, Phạm Gia Cổn, Vũ Thư Nguyên, Hồng Vũ Lan Nhi, Minh Châu, Võ Tá Hân, Vũ Hối, Vĩnh Điện, Yên Thư, Tăng Đức Sơn, Vũ Duy Toại, Nguyễn Qúy Đại, Trần Bích San, Lê Dinh, Anh Bằng, Vũ Uyên Giang, Phan Bá Thụy Dương, Vương Trùng Dương, Vương Huê, Dương Viết Điền, Trần Quang Hải, Thái Tú Hạp, Ái Cầm, Kim Liên, Cung Trầm Tưởng, Peter Morita, Mai Ngọc Khánh, Nguyễn Thanh Huy, Trương Ngọc Thạch, Lê Bình, Đào Đức Nhuận, Nguyễn Hữu Thời, Võ Đình Trường, Chu Bá Yến, Tam Giang Hoàng Đình Báu, Lê Duy, Trần Trọng Nhân, Lưu Anh Tuấn, Phạm Lưu Đạt, Ngô Thiện Đức, Lưu Mạnh Bổng, Lý Tòng Tôn, Lê Thúy Vinh, Nina Nhung, Phạm Khắc Trí, Phạm Đình Long, Pham Hồng Ân, Trần Huy Sao, Nhược Thu, LT Kim Oanh, Khiếu Long, Thúy Anh, ThụyVi, Thụy Mi, Thái Phạm, Nghiêm Tú Lan, Phan Đình Minh, Phan Ni Tấn, Ngọc Long, Jadou Nguyễn, Quế Hương, Hồng Tước, Trần Việt Hải, Hội Minh Đức Hoài Trinh Foundation, Thi Đàn Lạc Việt SJ và Hội Nhân Anh Tân Văn.

Đồng Thành Kính Phân Ưu

User avatar
dodom
Posts: 2723
Joined: Fri Nov 28, 2008 8:38 pm

Post by dodom »

Image

lequyen
Posts: 283
Joined: Sun May 22, 2011 6:22 am

Post by lequyen »

Image

Một Thoáng Hương Xưa Qua Nét Nhạc & Cung Đàn

Sống giữa cuộc sống xô bồ, hỗn độn đến mệt nhoài, nhiều khi tôi thèm ngồi một mình trong tĩnh lặng để nghe lại những bản tình ca xưa của những nhạc sĩ tài danh ở khắp mọi miền đất nước, hầu tìm lại những âm vọng một thời bềnh bồng, phiêu lãng, nay được kết tinh thành những kỷ niệm long lanh. Chỉ thèm một chút hoài niệm nhỏ nhoi thôi, vậy mà cuối cùng, nhờ hạnh của trời và đất đã giúp cho ước muốn của tôi trở thành hiện thực.

Đó là lần đầu tiên, sau gần 40 năm xa xứ, tôi hân hạnh được quen biết 4 người bạn trong nhóm Nét Việt Productions có cùng một chí hướng, một tâm tư, yêu âm nhạc đã đến với nhau, ngồi lại, bắt tay nhau để cùng đi đến một quyết định thật đặc biệt và hữu ích, nhằm giới thiệu những nét đẹp của văn học nghệ thuật. Tôi nói đặc biệt vì đây là lần đầu tiên những người bạn này đang tiến hành tổ chức một buổi nhạc thính phòng tại thủ phủ Toronto của xứ Lá Phong, nhằm vinh danh bốn nhạc sĩ tài danh Phạm Mạnh Cương, Lê Dinh, Trường Sa và Phan Ni Tấn với trên 50 năm đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam. Đặc biệt hơn nữa, là cả bốn nhạc sĩ này đều cư ngụ tại đất nước Canada , ở hai thành phố Montreal và Toronto kể từ sau tháng 4 năm 1975 đến nay.
Đọc trang quảng cáo trên bích chương với chủ đề "Nét Nhạc & Cung Đàn" nhằm vinh danh bốn nhạc sĩ nói trên, tôi nghĩ rằng mỗi bài ca của bốn nhạc sĩ từ Bắc vô Nam là quà tặng đặc biệt dành cho những ai tri âm ở đời. Những ca khúc trữ tình, đằm thắm, thiết tha, trìu mến, khi hiu hắt, khi rộn rã, khi nồng nàn, khi ngời sáng mà tôi đã nghe từ hồi còn trong nước, tiêu biểu như Thu Ca, Suối Lệ Xanh của Phạm Mạnh Cương; Hà Tiên, Tuy Xa Nghìn Trùng của Lê Dinh; Rồi Mai Tôi Đưa Em, Xin Ơn Nhau Cuộc Đời của Trường Sa và Giọt Thánh Thót Mừng, Lý Con Sáo Bạc Liêu của Phan Ni Tấn. Những ca khúc một thời đến nay vẫn âm vang cùng với những dòng nhạc mới của họ như bức thông điệp của tâm thức phiêu bồng, mãi mãi mở ra cánh cửa tâm hồn dành cho những ai yêu thích âm nhạc Việt Nam.
Ngày nay, chúng ta nhớ đến họ từ những gì đơn thuần nhất, mộc mạc và thuần lương nhất. Những người trẻ nhớ đến họ qua hình ảnh những trang giấy với năm dòng kẻ và những lời nhạc đầy ắp chất thơ ngọt ngào, gần gũi, yêu thương; có nụ cười của hạnh phúc và có cả nước mắt của nỗi niềm biệt ly.
Hãy đến với họ, để nghe, để nhìn và để thưởng ngoạn những cái hay, cái đẹp, cái lành của những ca khúc luôn luôn phát ra từ trái tim, ở đó mở ra những nẻo đường tâm linh để hướng tới chân thiện mỹ và để thấy mình may mắn được trở về với biết bao kỷ niệm trìu mến, yêu thương:

Về nguồn xưa xin qua lối vượt biên
Có tiếng hân hoan con tim khóc rất hiền.

oOo

Sau đây tôi cũng muốn chia sẻ vài cảm nghĩ của cá nhân tôi và một số chi tiết tôi góp nhặt được từ Internet về quá trình sáng tác của bốn nhạc sĩ trong show Nét Nhạc và Cung Đàn sắp tới.


Nhạc Sĩ Phạm Mạnh Cương


Từ ngày theo chồng xuống đò Thừa Phủ, tôi bỏ Huế lại sau lưng. Huế cổ kính, trầm mặc và Huế than van. Tôi biết Huế tiếc thương tà áo tím và mái tóc thề tôi thôi trôi trên sông những chiều buồn bã. Người con gái theo chồng bỏ lại sông Hương ướt tiếng hò mái đẩy, bỏ núi Ngự với tiếng thông reo. Và tôi đành đoạn bỏ cả câu thơ:
Đi đâu cũng nhớ quê mình
Nhớ sông Hương gió mát, nhớ non Bình trăng treo

Mà "quê mình" đâu phải của riêng ai. Dạ thưa, quê Huế ở đây, còn là của Phạm Mạnh Cương, một trong những nhạc sĩ gốc Huế mà tôi hằng mến mộ từ thuở theo học trường nữ sinh Đồng Khánh cho đến nay.
Nói tới nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương, người yêu nhạc đều nhớ bài tango Thu Ca, một trong những ca khúc được hầu hết các ca sĩ Việt trình bày nhiều nhất từ trong nước ra đến hải ngoại. Chính tôi, tuy không biết hát nhưng thuở xa xưa ấy tôi cũng từng ngân nga vài câu nhạc trong bài Thu Ca của ông:
...Chiều về gieo thương với nhớ. Lòng người lữ thứ bơ vơ. Nghe lá hoa rụng xác xơ. Chiều thu về đây lạnh lẽo. Mà sương chiều rơi hắt hiu. Gió xa đưa nhẹ tiếng tiêu...
Tôi biết rằng người lữ thứ nào cũng sẵn sàng đón nhận cho khúc nhạc buồn man mác trên nhẹ chảy vào lòng mình, đặc biệt là những người con đất Thần Kinh xa quê.
Ngoài Thu Ca, những ca khúc nổi tiếng khác như Thưong Hoài Ngàn Năm, Giã Từ Cố Đô, Khúc Nhạc Mừng Xuân, Mắt Lệ Cho Người Tình... đều được giới thưởng ngoạn yêu thích đến nay.
Theo tôi được biết nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương sinh năm 1933 tại Thừa Thiên, Huế và hiện cư ngụ tại thành phố Montreal, Quebec. Từ nhỏ ông học nhạc lý với nhạc sĩ Ngô Ganh. Nhạc phẩm đầu tay của ông là Nhạc Chiều Quê được nhạc sĩ Thu Hồ trình bày nhiều lần trên đài phát thanh Pháp Á. Sau khi sang hải ngoại, ông vẫn còn sáng tác nhưng chủ yếu là thơ phổ nhạc.


Nhạc Sĩ Lê Dinh



Năm 1985, nhà thơ Du Tử Lê và nhà văn Song Thao ra mắt sách tại Montreal, Canada, tôi có gặp nhạc sĩ Lê Dinh. Tôi biết rõ cá tính muôn thuở của người miền Nam là xuề xòa, bộc trực, vui vẻ, tự nhiên. Nhạc sĩ Lê Dinh cũng vậy. Tuy nổi tiếng nhưng người ta luôn mến phục ông ở đức tính khiêm tốn, nhã nhặn. Nghe nhạc ông từ cuối thập niên 1950 ở trong nước đến nay, tôi nhận thấy lời ca của Lê Dinh thường diễn đạt theo lối tả chân, không văn chương điệu đàn, sáo rỗng. Ông khéo léo sử dụng ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, đi thẳng vào lòng người bằng những nét nhạc đơn giản, dễ nghe, dù buồn hay vui.
Bài Làng Anh Làng Em, viết năm 1956 là sáng tác đầu tay của ông, được nhà xuất bản Tinh Hoa Miền Nam ấn hành cùng năm.
Những tình khúc tiêu biểu mang tên Hà Tiên, Tấm Ảnh Ngày Xưa, Xác Pháo Nhà Ai, Chiều Lên Bản Thượng... đã làm nên một Lê Dinh sung mãn, nhưng khiêm tốn và hiền hòa.
Ngoài ra, nhạc sĩ Lê Dinh còn có nhiều sáng tác chung với nhạc sĩ Minh Kỳ và Anh Bằng, gọi chung là Lê -Minh- Bằng, ghép từ tên ba nhạc sĩ Lê Dinh, Minh Kỳ và Anh Bằng. Những nhạc phẩm của Lê Dinh và Lê Minh Bằng sáng tác trước 1975 gồm hơn 200 ca khúc, đều được thu thanh và xuất bản tại Việt Nam.
Biến cố tháng 4/1975, nhạc sĩ Lê Dinh phải sống đời lưu vong nên thấm thía hai tiếng "quê nhà". Cái tình cảm thiêng liêng của một người có tâm hồn nghệ sĩ như ông lưu lạc nơi đất khách quê người nó thắm thiết lắm, nó cứ bắt ông lội ngược về quá khứ để biến mọi thứ thân quen như dòng sông, con đò, chợ búa, câu hò ngoài kinh... thành âm nhạc. Thật dễ hiểu, dễ cảm thông và cũng thật cảm động khi Lê Dinh hướng về Gò Công của ông, tìm lại những hình ảnh cũ để gởi gắm nỗi niềm bàng bạc nhớ quê qua ca khúc Thưong Về Gò Công, một quê hương thu nhỏ của ngưòi xa xứ:
... Ai qua Gò Công mà không ghé thăm chợ Dinh. Để nghe tiếng hò cô gái ngoài kinh. Hò ơi. Em là con gái xứ Gò. Quanh năm sông vắng đưa đò...

Theo các tài liệu trên Internet, nhạc sĩ Lê Dinh tên thật là Lê Văn Dinh, sinh năm 1934 tỉnh Gò Công. Năm 1948 Theo học Trung học Collège Le Myre de Vilers, Mỹ Tho, đồng thời học thêm khóa hàm thụ lớp hòa âm và sáng tác của Ecole Universelle de Paris. Năm 1978 ông và gia đình vượt biến đến đảo Đài Loan, sau định cư tại thành phố Montreal, Canada đến nay. Hiện nay, nhạc sĩ Lê Dinh thường xuyên đăng những sáng tác cũ và mới của ông trên trang website: http://www.ledinh.ca.


Nhạc Sĩ Trường Sa


Hồi còn ở trong nước, năm 1973 lần đầu tiên tôi nghe ca khúc Một Mai Em Đi của nhạc sĩ Trường Sa qua giọng hát Lệ Thu tự nhiên lòng tôi dâng lên một mối cảm hoài. Cái tình khúc thật giản dị nhưng sâu lắng từ lời ca đến điệu nhạc cứ như có ai đó "gọi gió" quạt vào lòng mình gây nên sự chao đảo, bồ i hồi, tê tái, rạn vỡ để rồi nhung nhớ vu vơ. Cho tới bây giờ mỗi lần nghe lại ca khúc này, tôi vẫn bị sức hấp dẫn, quyến rũ, nhẹ nhàng, êm ả và gợi nhớ của bài ca khi cất lên nghe buồn buồn như một tiếng thở dài:
Một mai em đi gọi gió thả mây về ngàn. Xin tạ lòng người tình ta hư không thế thôi. Đời vui không mấy niềm đau đã chín kíp người. Lòng đâu phụ nhau thêm nữa khi mai không còn có nhau...

Những lời tiên tri đầy tình tự như vậy, ở một người khiêm tốn như Trường Sa là quí hóa, là cánh cửa mở ra một thế giới âm nhạc, bộc lộ cơn hạnh phúc đớn đau của một cuộc chia lìa.
Tuy nhiên, vì xuất thân từ binh chủng Hải quân nên sáng tác đầu tay của ông là ca khúc Một Lần Xa Bến, ký bút hiệu Trường Sa. Từ đó, nhạc sĩ Trường Sa còn có thêm những nhạc phẩm làm tác giả nổi bật hơn khi ông viết về đời sống và tình yêu của những người lính biển với những chuyến tàu ra khơi lênh đênh trên sông nước. Sự nhậy cảm của nhạc sĩ Trường Sa, tức Thiếu tá Hải quân Nguyễn Thìn, đã giúp ông nắm bắt được vẻ đẹp nên thơ, sống động của miền sông nước và đại dương trùng sóng. Những ca khúc như Chờ Em Trên Bến, Sầu Biển, Hành Trang Giã Từ... lấp lánh những kỷ niệm của kiếp sống hải hồ có bầu trời bao la, có trùng trùng sóng lượn, có vui có buồn giữa những đổi thay của dâu bể và biến động đờì người.
Nhưng dù sao cá nhân tôi vẫn nghĩ rằng, nhạc phẩm của nhạc sĩ Trường Sa, dù không nhiều nhưng hầu như bài nào cũng có giá trị qua những âm điệu dịu dàng, êm ả, mênh mang, buồn buồn khi trĩu nặng tâm tình và nhất là có sức lay động tâm tư người mến mộ tài năng âm nhạc của ông. Trong những nhạc sĩ gốc lính, Trường Sa có lẽ là người nhạc sĩ giàu tình cảm lãng mạn nhất. Càng lắng nghe những tình khúc của ông càng thấm thía cái hay, cái đẹp, cái nên thơ của ngôn từ uốn lượn theo suối nhạc đầy tình tự của ông. Những bài hát của Trường Sa luôn có một nỗi buồn nhưng rất hay vì ông viết bằng tất cả tâm tình.
Tóm lại, vì ông đem tâm tình viết thành nhạc, nên loại nhạc của Trường Sa có thể nói là nhạc của tình yêu đôi lứa, là những khúc ca viết cho những mối tình khổ đau, uất nghẹn, khắc khoải, ngậm ngùi mà người nghe bắt gặp mình buồn man mác, nhiều khi rưng rưng theo từng câu hát của lứa đôi chia lìa.

Theo trang website của nhạc sĩ Trường Sa, ông tên thật là Nguyễn Thìn, sinh năm 1940 tại Ninh Bình. Tốt nghiệp Sĩ quan hải quân Việt Nam Cộng Hòa, khóa 12. Cựu Hạm Phó tàu tuần duyên Trường Sa. Đơn vị cuối cùng là Giang Đoàn 63 Tuần Thám với cấp bực Thiếu Tá. Sau biến cố 30 tháng 4/ 1975, định cư tại Toronto nhạc sĩ Trường Sa tiếp tục sáng tác và một số nhạc phẩm của ông đã được trình diễn trên sân khấu của các trung tâm lớn tại hải ngoại.


Nhạc Sĩ Phan Ni Tấn



Trong bốn nhạc sĩ được vinh danh lần này, Phan Ni Tấn là người trẻ nhất, mặc dù sang đầu năm 2016 ông bước vào tuổi 70. Trong cuốn Bông Hồng Tạ Ơn, viết về 190 Tác Giả và Nghệ Sĩ, xuất bản tại Nam California năm 2006, nhà văn Nguyễn Đình Toàn cho biết nhạc sĩ Phan Ni Tấn có một đặc điểm khá kỳ lạ: "Bố Nam, mẹ Trung, sinh tại Ban Mê Thuột, cưới vợ Rạch Giá. Như vậy, nghĩa là Phan Ni Tấn "gom" hết cái hay cái đẹp của đất nước về phần mình".
Thật vậy, nhạc của ông rất phong phú và đa dạng. Sáng tác khởi từ năm 1964, ngoài những ca khúc đấu tranh, nhạc du ca, tình ca quê hương, ông còn nghiêng về nhạc dân tộc miền Thượng du như Đứa Con Của Mẹ Núi, Pleiku, Em Ở Núi Rừng,... Từ đó, trải suốt chiều dài đất nước xuống miền đồng bằng sông Cửu Long, ông có những bài dân ca cải biên như Lý Con Sáo Bạc Liêu, Phải Lòng Con Gái Bến Tre... rất được ưa chuộng và đã được trình diễn trên video của một số trung tâm ở hải ngoại. Ngoài nhạc dân ca, ông còn có tài phổ nhạc cho các bài thơ rất hay mà tôi đã được nghe qua như Sài gòn Ngồi Một Mình (thơ La Toàn Vinh), Những Giọt Mưa Trái Tim (thơ Diễm Hương), … Trong cả trăm bản nhạc tình ca, về mặt nội dung và ý thức sáng tạo, Phan Ni Tấn còn xông xáo vào lãnh vực nhạc Blues/Jazz, là thứ âm nhạc bất hủ của người da đen, một thể loại cao, kén chọn người thưởng ngoạn, như các sáng tác mới của ông Môi Hôn (2015), Nụ Lan Thêng,…

Nhớ lại Bài Ca Học Trò, bài nhạc xuất hiện khoảng năm 1972 vào thời kỳ đen tối nhất của cuộc chiến tranh tương tàn:
Kính thưa thầy đây bài chính tả của con. Bài chính tả viết về nước Mỹ. Con viết hai lần sai chữ America. Con viết hai lần sai chữ Communite, Con viết hai lần sai chữ Liberty. Làm sao thuộc bài con học. Vì anh con đã chết...
Đây là một đoạn nhạc của bài ca học trò Phan Ni Tấn đã từng làm xao xuyến dư luận khi xuất hiện qua lối nhạc truyền khẩu. Nhiều người nghe, nhất là giới thanh niên, ngạc nhiên và sảng khoái trước những lời lẽ trần trụi, bất ngờ, u uất, đầy bi tráng. Lời ca bày tỏ tâm trạng của đứa học trò có người anh tử trận vào thời điểm khốc liệt nhất của cuộc chiến tranh. Có thể nói nguyên bản Bài Ca Học Trò là một hình ảnh văn học mà nhà văn Nguyễn Đình Toàn có lần tâm sự: " Nỗi buồn do cuộc chiến gây ra chưa xong, đời sống lại rơi vào một thời tối tăm, mù mịt dưới chế độ mới, nghe những người trẻ hát ca khúc này, đôi lúc người ta thấy buồn hơn cả cái chết".

Theo một số website, tôi được biết nhạc sĩ Phan Ni Tấn sinh năm 1946 tại Ban Mê Thuột, theo học trường Trung học Ban Mê Thuột và Đại học Khoa Học Sài Gòn. Là cựu Sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, ông vượt biển cuối năm 1979 và hiện sống cùng gia đình tại Toronto. Khởi viết về thơ, văn và nhạc từ năm 1964, ông đã có khoảng 15 tác phẩm được xuất bản tới nay.


oOo

Cuối cùng, tôi nôn nao chờ đợi ngày trình diễn của "Nét Nhạc & Cung Đàn" sắp tới đây. Tôi chờ đợi vì đây là buổi nhạc thính phòng vinh danh bốn nhạc sĩ, lần đầu tiên được tổ chức tại Canada nói chung và thành phố Toronto nói riêng. Có thể nói rằng buổi vinh danh nhạc sĩ đã đành là quan trọng, nhưng điều lớn hơn là cái tâm tình của người Việt chúng ta. Cái tâm tình đó sẽ là một nghĩa cử, một nét đẹp văn hóa khi mà đồng bào chúng ta, các hội đoàn, đoàn thể kêu gọi nhau, đến tham dự buổi nhạc thính phòng thật đặc biệt này.
Riêng cá nhân tôi lúc mua vé, tôi có cảm tưởng như mua một kỷ niệm lấp lánh của vườn nghệ thuật âm nhạc. Trong ngôi vườn này, có biết bao nhạc sĩ tài danh đã từng nâng niu, nắn nót từng phím đàn, nuôi dưõng những tác phẩm tinh thần của họ nhằm cống hiến cho nền âm nhạc Việt Nam ngày càng phong phú và tươi sáng hơn.

Lê Trầm Hương

User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Sinh Hoạt và Tin Văn Nghệ Nhân Ảnh Tân Văn.
1.
PLAISIR D'AMOUR
hay

CHUYỆN VỀ MỘT KHÚC TÌNH CA


Lời : Florian- Nhạc : Jean-Paul Martini (1760)


Chắc chắn rằng người cháu của Voltaire, thành viên của Viện Hàn Lâm Pháp, nhà qúy phái bình thường của công tước Penthièvre và người giám đốc âm nhạc của ông hoàng De Condé, quản đốc về âm nhạc của vua Louis XVI, tác gỉa bài Requiem được trình bày trong buổi lễ tại giáo đường Saint-Denis vào ngày 21 tháng 1 năm 1816 nhân dịp kỷ niệm ngày băng hà của vua Louis XV, cả hai không thể tưởng tượng được rằng hơn hai thế kỷ về sau họ đã được mọi người biết đến chỉ nhờ một bài hát bình dân lập đi lập lại theo khuôn mẫu của những bản nhạc Pháp khác : PLAISIR D'AMOUR.

Image
Jean-Pierre Claris de Florian (1755-1794)
(tác giả cho lời bài Plaisir d'amour)
Jean-Pierre Claris de Florian, sinh ngày 6 tháng 3 năm 1755 tại Sauve (Gard), cháu của Voltaire, văn sĩ , nhà soạn kịch, nhà thơ, nhà ngụ ngôn, tác giả của những bài thơ ngụ ngôn theo văn cách của La Fontaine như La carpe et les carpillons , L'aveugle et le paralytique , Le singe qui montre la lanternerne magique , L'avare et son fils , La guenon ,Le singe et la noix , Les deux chauves,... Jean Pierre Claris de Florian chính là tác giả bài thơ (lời) của bản nhạc lừng danh Plaisir d'Amour (phổ nhạc năm 1760) . Tại Fermey, J.P Claris de Florian khi đó chỉ mới độ khoảng hơn 10 tuổi đã được hội diện cùng Voltaire và được người chú lừng danh này cho đọc La Fontaine và kích lệ J.P theo đuổi sự nghiệp văn chương. Vài năm sau đó, Jean Pierre vào làm thị đồng cho công tước De Penthièvre (sinh năm 1725 mất năm 1792, cháu của vua Louis XIV, ông của vua Louis-Philippe, người giầu nhất Âu-Châu vào thời đó ) đến ngày vị công tước này qua đời.


Florian cống hiến vào công việc sáng tác qua những kịch bản như Arlequinades (1784), tiểu thuyết về thôn quê Estelle et Némorin (1788) , Fables (1792)... Trong số đó, Nouvelles, một tác phẩm nổi bật được viết vào những năm 1780 mô phỏng văn phong của Cervantes (1547- 1616 , văn hào Tây Ban Nha , tác gỉa truyện lừng danh Don Quichot ) rồi sau đó Nouvelles nouvelles : Bathmendi, nouvelle persane, Célestine, nouvelle espagnole, Sélico, nouvelle africaine, Pierre, nouvelle allemande, Bliombéris, nouvelle française et Rosalba, nouvelle espagnole. Chính trong Célestine hiện diện bài thơ với những khúc tình ca .... Plaisir d’amour ne dure qu’un moment... Bị quyến rũ bởi bài thơ, hoàn toàn tương ứng với nhận định của Jean-Jacques Rousseau về tình ca : " ... Đôi khi người ta phải xúc động đến độ rơi nước mắt, không có khả năng để nói được nên lời chính sự lôi cuốn đã tạo ra hiệu lực đó." , nhà soạn nhạc Martini đã phổ nhạc (1760). Là một nhà văn viết rất nhiều, dễ thương, tình cảm . Những tác phẩm về ngụ ngôn, truyện, kịch...đã mở cửa cho ông được trúng tuyển vào Viện Hàn Lâm Pháp năm 1788.

Jean Pierre dính líu vào phong trào cách mạng vào thời kỳ này nên đã bị bắt giamtại nhà giam Bourbe và thoát khỏi lên đoạn đầu đài nhờ cái chết của Robespierre. Được trả tự do và mấy ngày sau đó. Rất có thể là vì cuộc sống lao tù đã làm ông kiệt sức nên vào ngày 9 themidor 1794 tại Sceaux, Jean Pierre Claris de florian tạ thế.


Jean Baudrais, đặc biệt với Petite bibliothèque des théâtres, một tuyển tập những vở bi kịch, hài kịch...từ buổi khởi đầu những buổi trình diễn cho dến ngày hôm nay (Paris,1783-1788,264 phần 75 bộ ) và một kịch bản với tựa đề Le Dieu mars désarmé bằng văn vần tự do trộn lẫn những câu hát múa nhân dịp lễ hoà bình tại Paris năm 1783 (Paris, 1783, in-18), xuất bản lần đầu tiên khúc tình ca này vào năm 1785 với tựa đề "Romance" trong trang số 211 của bộ thứ nhất, tiếp đó dưới tên là ' Romance du chevrier ", rồi đến khoảng giữa những năm của thế kỷ thứ 19 với tên vĩnh viễn "Plaisir d'Amour".
Image
Jean-Paul-Égide Martini (1741-1816)

(nhà soạn nhạc bài Plaisir d'amour)

Jean Paul Egide Martini, tên thật là Johann Paul Aegidius Schwarzendorf, một nhà soạn nhạc gốc người Đức, sinh ngày 01 tháng 9 năm 1741 tại Freistadt, trong vùng Haut-Palatinat. Sau khi đã hoàn thành việc học tập tại Fribourg-en-Brisgau, năm 1760 ông đến Nancy, thủ phủ vùng Lorraine tại miền Đông nước Pháp dưới tên là Martini và phục vụ cho vua Stanislas Leszcynski - (Stanislas Leszcynski -1677-1766- , cựu hoàng nước Ba Lan lưu vong tại Lorraine và là cha vợ của vua nước Pháp Louis XV ).Bốn năm sau, Martini (Schwarzendorf) lên thủ đô Paris, tại đây những tác phẩm của ông ta được nhiều người biết tới, để điều khiển âm nhạc tại Chapelle của ông hoàng Condé và của Comte d’Artois rồi sau đó được đề cử làm giám đốc âm nhạc tại nhà hát Théâtre Feydeau. Vở opéra Sapho (1794) của ông đã tạo cơ hội để ông được đề bạt lên chức vụ thanh tra tại Conservatoire của Paris, vừa được thành lập, tại nơi đây ông cũng đảm nhận vai trò giảng dạy . Năm 1814, được bổ nhiệm làm quản đốc âm nhạc hoàng gia .

Maritni là một nhà soạn nhạc được nhiều người hâm mộ vào thời kỳ đó qua những vở opéra như : L’Amoureux de quinze ans (Paris, Opéra-Ý, 15 avril 1771), Henry IV (1774), Le Droit du seigneur (1783), Sapho (Théâtre Louvois, 1794), Annette et Lubin (Comédie - Ý , 1800)...hoặc 6 tập tình ca , nhạc nhà thờ : một requiem (khúc tưởng niệm)cho vua Louis XVI, 2 nhạc lễ nghiêm trọng dành cho dàn nhạc với 4 giọng, 1 Te Deum, những thánh vịnh..., những bản nhạc thính phòng : 6 quatuors cho sáo, vĩ cầm , an tô và basse, 6 trios cho 2 vĩ cầm và viôlôngxen, 4 khúc giải trí cho đàn clavơxin, 2 vĩ cầm và basse...hoặc những nhạc bản quân sự mà ông đã sáng tác trong thời kỳ gia nhập trung đoàn kỵ binh. Maritini cũng là tác giả nhiều bộ sách giáo dục âm nhạc : Dàn đàn ống ở nhà thờ , Chuyên luận cơ bản về sự hài hoà và việc sáng tác, Khúc đơn điệu hiện đại ...

Ngày 10 tháng 2 năm 1816, Jean Paul Egide Martini từ trần.

Nhưng nếu lịch sử đã bảo tồn được tên tuổi của Florian và Martini như những tác giả của Plaisir d'Amour thì qủa thật là bất công nếu không đề cập đến Ange-Etienne-Xavier Poisson de La Chabeaussière bởi lẽ lần xuất bản đầu tiên vào năm 1785 tên người này đã được nói đến như một tác giả hợp biên chung về phần âm nhạc với Martini . Những sáng tác của nhà văn-nhạc-sĩ này đã không sống được với thời gian và ngay cả tên ông ta cũng đã không được đề cập đến trong phần lớn các tác phẩm chuyên môn. Tuy nhiên người ta vẫn có thể tra cứu trong bản in vào năm 1834 bộ tự điển của F.X. de Feller tựa đề là Tiểu sử phổ thông hay Tự điển lịch sử của những nhân vật đã tạo được tên tuổi họ bằng tài năng, đức hạnh, lầm lỗi hoặc trọng tội - Biographie universelle ou dictionnaire historique des hommes qui se sont fait un nom par leur génie, leurs talens, leurs vertus, leurs erreurs ou leurs crimes - để được biết về Ange-Etienne-Xavier Poisson de La Chabeaussière : Sinh tại Paris năm 1752 và mất ngày 10 tháng 9 năm 1820, con trai của một vị luật sư, chỉ vì có những hiềm khích với Mirabeau (1749-1791) nên đã bị giam giữ tại Madelonnettes trong thời kỳ Cách Mạng Pháp 1789, cũng như trường hợp của Jean-Pierre Claris de Florianmay, Ange-Etienne-Xavier Poisson de La Chabeaussière may mắn thoát khỏi bị treo cổ nhờ vào cái chết của Robespierre (1758-1794 bị chém đầu tại quãng trường Cách Mạng - ngày nay là Place de la Concorde tại Paris) và sau đó từ năm 1798 đảm nhận trách vụ điều hành Opéra Paris.Giám đốc l’Almanach des Muses bên cạnh Vigée. A.E.X. Poisson de La Chabeaussière đã để lại rất nhiều bài thơ, bản dịch văn vần của Homère, Virgile và Horace, những truyện kể, những ngụ ngôn luân lý và nhiều kịch bản khá thành công như Les Maris corrigés (1781), Lamentine (1779), L’Eclipse totale (1782), Azémia ou les Sauvages, Gulistan ou le Hulla de Samarcande...
Plaisir D'amour do Richard Clayderman trình bày:

http://www.nhaccuatui.com/playlist/love ... .html?st=7

Plaisir d'Amour đã thành công đến độ chính Berlioz đã bản chuyển biên cho dàn nhạc của ông vào năm 1859. Nhạc phẩm đã trở nên phổ thông theo dòng thời gian, bản nhạc đột nhập những quán cà phê-nhạc vào cuối thế kỷ thứ 19, sau đó, sự xuất hiện của những đĩa nhạc được thu âm của nhiều giọng hát tên tuổi như Yvonne Printemps (1931), Benjamini Gigli (1935), Tino Rossi (1955), Mado Robin (1958), Joan Baez (1968) .... Bản tình ca cũng chính là nguồn gốc bài "I can't help falling in love with you" của Elvis Presley.

Ngày nay, bản tình ca Plaisir d'Amour với những âm điệu du dương, thật nhẹ nhàng mơn trớn , thật tự nhiên và thật tuyệt vời đã trở thành một "nữ đại sứ " biểu tượng của những bản nhạc Pháp, được phổ thông trên thế giới .

Plaisir d'Amour sau khi đã ru hồn những cập tình nhân của thế kỷ thứ 18, rồi thứ 19, 20 và chắc chắn rằng bản tình ca này sẽ còn tồn tại trong thế kỷ 21 và nhiều thế kỷ sau .

• Plaisir D'amour do André Rieu trình bày:

http://mp3.zing.vn/bai-hat/Plaisir-D-Am ... BBUC7.html

PLAISIR D'AMOUR



Plaisir d'amour ne dure qu'un moment,
Chagrin d'amour dure toute la vie.

J'ai tout quitté pour l'ingrate Sylvie.
Elle me quitte et prend un autre amant.

Plaisir d'amour ne dure qu'un moment,
Chagrin d'amour dure toute la vie.

Tant que cette eau coulera doucement
Vers ce ruisseau qui borde la prairie,
Je t'aimerai, me répétait Sylvie,
L'eau coule encore, elle a changé pourtant.

Plaisir d'amour ne dure qu'un moment,
Chagrin d'amour dure toute la vie.

Plaisir d'amour ne dure qu'un instant
Chagrin d'amour dure toute la vie
J'ai tout quitté pour l'ingrate Sylvie
Elle me quitte et prend un autre amant

Plaisir d'amour ne dure qu'un instant
Chagrin d'amour dure toute la vie.
Tant que cette eau coulera doucement
Vers ce ruisseau qui borde la prairie
Je t'aimerai me répétait Sylvie
L'eau coule encore elle a changé pourtant...


Plaisir d'amour ne dure qu'un instant
Chagrin d'amour dure toute la vie.

• Plaisir D'amour do Nana Mouskouri & Charles Aznavour trình bày:

http://www.nhaccuatui.com/bai-hat/plais ... eaasw.html

Pleasure of love only lasts a moment,
Grief of love lasts a lifetime.
I left everything for the ungrateful Sylvie,
She leaves me and takes another lover.
Pleasure of love only lasts a moment,
Grief of love lasts a lifetime.

As long as this water flows serenely
To the stream that borders the meadow,
As long I will love you, Sylvie
The water still flows, she has changed!
Pleasure of love only lasts a moment,
Grief of love lasts a lifetime.

• Plaisir D'amour do Richard Clayderman trình bày:

http://mp3.zing.vn/bai-hat/Plaisir-D-am ... IIZUO.html

THE JOYS OF LOVE


The joys of love
The joys of love
Are but a moment strong
The pain of love endures
A whole life long

His eyes kissed mine
I saw the love in them shine
A rainbow brightened my window
Such love divine

And now he's gone
Like a dream that melts with the dawn
His memory stays locked in my heartstrings
He was ne'er mine

Delights of love a moment do remain
But sorrows linger till life itself shall end.

I gave my heart to one inconstant friend,
Too soon alas! I found but cold disdain
Delights of love a moment do remain

“Through smiling meadows fragrant with flowers of May

So is my love”,
Thus would that false one sweetly say.

Still runs the stream
But faithless is my dream.

Delights of love a moment do remain
But sorrows linger till life itself shall end.


• Plaisir D'amour do Brigitte Bardot trình bày:

http://mp3.zing.vn/bai-hat/Plaisir-D-Am ... CZD7I.html

Placer de amor sólo dura un momento,
las penas de amor duran toda la vida.
Tú me dejaste por la bella Silvia,
ella te dejó por otro amante.
Placer de amor sólo dura un momento,
las penas de amor duran toda la vida.

Mientras el agua siga deslizándose lentamente
hacia el arroyo que se aleja,
yo te amaré, me repetía Silvia.
El agua sigue corriendo,
Ella, sin embargo, me ha cambiado por otro.
Placer de amor sólo dura un momento,
las penas de amor duran toda la vida.

Link Richard layderman:

Mạc Thường Tín
-------------------------------------------------

Một Vài Hình Ảnh Đẹp Của Nhóm Múa Băng Tâm Little SaiGon 10-24-2015


Image

Image

Image

Image

Image

Image

Image

Image

Image

Subject: Sinh Hoạt và Tin Văn Nghệ Nhân Ảnh Tân Văn.
http://nhananhtanvan.com/2015/09/12/hin ... -manh-chi/

(Phụ trách: Phạm Lưu Đạt và Lưu Anh Tuấn)


Image

DẠ VŨ HALLOWEEN TẠI MONTREAL

Thứ Bảy, 31 Tháng 10 Năm 2015

Image



VINH DANH NS PHẠM MẠNH CƯƠNG, LÊ DINH
TRƯỜNG SA, PHAN NI TẤN TẠI TORONTO

Thứ Bảy, 07 Tháng 11 Năm 2015

Image

VINH DANH NS LÊ DINH & TRƯỜNG SA TẠI MONTREAL
Thứ Bảy, 12 Tháng 12 Năm 2015

Image


Image
Thành viên Hội Nhân Ảnh Tân Văn- Ban Tổ Chức- Từ trái:
Lý Tồng Tôn, Trần Việt Hải, Trần Mạnh Chi, Phạm Lưu Đạt,
Ngô Thiện Đức, Lưu Anh Tuấn.

User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

TCHAIKOVSKY - NHÀ SOẠN NHẠC THIÊN TÀI

Image
Pyotr Ilyich Tchaikovsky
Những giai điệu không thể nào quên, những sắc màu mạnh mẽ và sự xúc cảm vô bờ bến trong từng tác phẩm của Pyotr Il'yich Tchaikovsky từ lâu đã đưa ông trở thành một trong những nhà soạn nhạc cổ điển nổi tiếng nhất trong mọi thời đại. Giới phê bình nghệ thuật và nhiều chuyên gia âm nhạc gặp khó khăn trong việc đánh giá một cách đầy đủ về sự độc đáo và tài năng của Tchaikovsky. Ông sinh ngày 7/05/1840 tại Votkinsk, mất ngày 6/11/1893 ở St. Petersburg, Nga.

Trong các luận văn về tiểu sử của những nhà soạn nhạc nổi tiếng, người đọc có thể nhận thấy rõ vì sao opera lại là trọng tâm của Mozart và ca khúc lại là thể loại chủ đạo của Schubert. Với Tchaikovsky, "tinh chất" trong các tác phẩm của ông nằm trong nhiều cách thức thể hiện về thế giới tưởng tượng được lý tưởng hoá của ballet cổ điển. Cảm xúc mạnh mẽ, phản ánh đa chiều và nhiều màu sắc về con người, cuộc sống đã lan toả trong hầu hết các tác phẩm âm nhạc của ông, kể cả trong những bản giao hưởng bất hủ. Pyotr Ilyich Tchaikovsky sinh ra trong một gia đình trung lưu ở Votkinsk, Nga. Giống Schumann, một nhà soạn nhạc đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến ông, Tchaikovsky đã từng học về luật một cách rất nghiêm túc trước khi theo đuổi sự nghiệp thực sự của mình. Sau đó, ông theo học tại Trường âm nhạc St. Petersburg (1863 - 1865). Trong những giáo viên của ông có cả Anton Rubinstein, người đã dạy ông sáng tác nhạc. Năm 1866, ông đến Moscow với vai trò là một giáo sư về hoà âm tại một trường nhạc mới do Nicholas Rubinstein (một người anh em của Anton) thành lập. Trong hai năm đầu tại trường nhạc này, ông đã viết bản nhạc giao hưởng thứ nhất (Winter Daydreams) và vở nhạc kịch đầu tiên (Voyevod) của mình.

Tại trường nhạc, Tchaikovsky đã quen biết với nhóm các nhà soạn nhạc Nga do Rimsky-Korsakov và Balakierev đứng đầu. Chính những xúc cảm theo chủ nghĩa dân tộc của hai người này đã truyền cảm hứng cho bản nhạc giao hưởng thứ hai của Tchaikovsky có tên "Little Russian". Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn, Tchaikovsky sau đó đã bị hội nhạc sĩ khai trừ vì "được đào tạo về âm nhạc quá nhiều, theo chủ nghĩa quốc tế và ''không đáng'' là người Nga".

Trên thực tế, âm nhạc của Tchaikovsky, trong sâu thẳm vẫn mang đậm sắc thái Nga nhưng cũng thấm nhuần tình yêu của ông đối với Mozart và chịu ảnh hưởng từ những nhà soạn nhạc nổi tiếng ở Tây Âu khác, đặc biệt là âm nhạc Pháp của Bizet và Saint-Saëns. Nhưng như Stravinsky đã từng viết, "âm nhạc của Tchaikovsky, vốn không thể hiện vẻ đặc trưng chất Nga đối với tất cả mọi người, lại thường sâu sắc âm hưởng Nga hơn so với thể loại âm nhạc từ lâu được quan niệm một cách dễ dãi như là hình ảnh về nét đẹp phong phú của người Moscow. Thể loại nhạc này của Tchaikovsky mang chất thuần Nga chẳng khác gì thơ của Pushkin hay ca khúc của Glinka... Tchaikovsky đã rút ra những vẻ đẹp này một cách vô thức từ những nguồn cảm hứng dân gian và thực tế cuộc sống."

Từ 1869 đến 1876, Tchaikovsky đã viết thêm 3 vở opera nữa, và bản concerto cho piano. Ông cũng là nhà phê bình âm nhạc với khá nhiều lời khẳng định gây chấn động như: "Nhạc của Wagner chẳng có ý nghĩa gì với tôi, nhạc của Brahms cũng vậy. Tôi cảm thấy bị chọc tức khi mà sự tự phụ tầm thường đó lại được ghi nhận như một thiên tài.Về Beethoven, tôi thừa nhận sự vĩ đại trong một số tác phẩm của ông, nhưng tôi không sùng bái ông ta.". Tuy nhiên, theo Tchaikovsky Mozart là "Đức Chúa âm nhạc".
Image
Tchaikovsky và vợ
Năm 1877, Tchaikovsky đã vấp phải một sai lầm tai hại khi cưới một trong những học trò của mình, Antonina Ivanova Miliukova. Tchaikovsky, một người đa cảm quá mức, bất hạnh và luôn giấu kín bệnh đồng tính của mình, hy vọng rằng một cuộc hôn nhân đáng trân trọng với một học trò tôn kính thần tượng sẽ là một giải pháp khả thi cho cảnh ngộ khó khăn. Thật không may, ông đã chọn phải một phụ nữ không chỉ không thông minh, lại còn mắc chứng cuồng tưởng. Cuộc hôn nhân này kéo dài được 9 tuần, và lên tới đỉnh điểm đổ vỡ khiến Tchaikovsky nghĩ tới việc tự tử bằng cách nhảy xuống sông (để lại cho ông chứng viêm phổi). Modest, người em của ông, cũng bị bệnh đồng tính, đã cứu sống ông và đưa ông về St Petersburg, nơi Tchaikovsky trải qua một cuộc khủng hoảng tinh thần thực sự.




Vào thời gian này, Tchaikovsky đã bắt đầu một quan hệ với một goá phụ giàu có, bà Nadejda von Meck, người đã trở thành người bảo trợ cho ông trong 14 năm tiếp sau. Bà lúc đó 46 tuổi, là mẹ của 7 đứa trẻ. Nhưng bà đã đề nghị được trợ cấp cho Tchaikovsky với điều kiện họ không bao giờ gặp nhau. Trong quá trình trao đổi thư từ rất nhiều giữa hai người, bà đã viết, "...Tôi sợ sự giao thiệp với ngài. Tôi muốn nghĩ về ngài từ một khoảng cách xa, để nghe ngài nói trong nhạc của ngài và chia sẻ những xúc cảm của ngài qua đó." Mỗi khi họ gặp mặt nhau tại một buổi hoà nhạc, hai người chẳng ai nói lời nào và họ quay mặt đi trong bối rối ngại ngùng.

Mối quan hệ bất thường này cùng với những khoản tiền hoa hồng ngày càng nhiều cho phép Tchaikovsky từ bỏ việc dạy nhạc và sống một cuộc đời sung túc, đầy đủ ở một vùng quê yên bình. Tuy nhiên, cuộc sống nơi vắng vẻ cũng không thể làm ông khuây khoả bớt những tổn thương về xúc cảm, và ông tiếp tục trải qua những cơn đau đầu, thường khiến ông phải vật vã và uống rất nhiều rượu để vượt qua. Trong nhật ký, ông viết: "Đương nhiên, việc lạm dụng rượu là rất có hại. Tôi hoàn toàn đồng ý với điều này. Nhưng tôi, một người đau ốm, luôn bị khủng hoảng thần kinh, hoàn toàn không thể làm được việc gì mà không dùng đến rượu."


Khi Nadja chấm dứt mối quan hệ của họ một cách đột ngột vào năm 1890 do các lo ngại của bà về nguy cơ phá sản, Tchaikovsky đã bị tổn thương nặng nề về tinh thần. Bà từ chối trả lời các bức thư của ông và do đó, mọi niềm tin của ông về con người ''đã bị đảo lộn." Tchaikovsky không biết rằng, Nadja đã phải chịu đựng căn bệnh thần kinh của bà. Tchaikovsky rời đến New York năm 1891 để tham gia vào các hoạt động khánh thành Nhà hát Carnegie Hall. Nước Mỹ đã quyến rũ ông, nhưng ông đã viết rằng: "Tôi ưa thích tất cả mọi thứ như một người ngồi trước một bàn ăn bày tất cả những tinh hoa của nghệ thuật ẩm thực nhưng thiếu cảm giác ngon miệng." Năm 1892, ông đã nghe Mahler chỉ huy vở opera "Eugene Onegin" tại Hamburg. Quay về Nga, Tchaikovsky viết tổ khúc được mến mộ "Nutcracker Suite", hoàn tất vào năm 1892, và bắt đầu bắt tay vào thực hiện Bản giao hưởng số 6. Tác phẩm cuối cùng mang tên "Pathétique" được coi là tác phẩm mà ông ''dành trọn tâm hồn". Trong vòng 1 tuần sau lần trình diễn đầu tiên tác phẩm này tại St. Petersburg năm 1893, ông đã qua đời, với nguyên nhân được cho là bị nhiễm khuẩn tả do uống nước không đun sôi, có thể là do chủ ý của ai đó. Cũng có một số giả định cho rằng có thể ông đã bị đầu độc để ngăn chặn sự bại lộ của một vụ scandal tình dục đồng giới có liên quan đến tầng lớp quý tộc.


Khác với một số đồng nghiệp người Nga cùng thời của mình, Tchaikovsky đã rất cố gắng để tìm ra những hình thái rõ ràng cho tư tưởng của mình. Ba bản giao hưởng cuối cùng là những thành công tột bậc của sự tìm kiếm này, đẩy lên đến cực điểm bằng cách xử lý tuyệt vời và không theo thông lệ trong đoạn kết của Bản giao hưởng số 6 với một phần nhạc chậm được kéo dài, giải toả và tiêu tan tất cả những sinh lực của phần nhạc hành khúc nổi bật trước đó. Tchaikovsky, cùng với Brahms, có lẽ là những nhà soạn nhạc lỗi lạc nhất trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX. Ngoài những bản nhạc giao hưởng và dàn nhạc thính phòng được nhiều người yêu thích như rất nhiều bản concerto khác nhau dành cho piano, violin và cello. Tchaikovsky còn để lại những vở nhạc kịch bất hủ như "Romeo và Juliet", vở "Khúc dạo đầu 1812" và "Tuỳ hứng Italia"... "Eugene Onegin" và "Queen of Spades" (Đầm Pích) là những tác phẩm của Tchaikovsky thường được biểu diễn tại các nhà hát, còn các vở ballet "Sleeping Beauty" (Nàng công chúa ngủ trong rừng), "Swan Lake" (Hồ Thiên nga) và "Nutcracker" (Chiếc kẹp hạt dẻ) đã trở thành một phần không thể thiếu của âm nhạc cổ điển thế giới. Hay nhưng ít nổi tiếng hơn là ba bản tứ tấu đàn dây), bản serenade cho đàn dây, bản Ami Piano Trio, tác phẩm cho độc tấu piano...



Thân thế và sự nghiệp:


Tchaikovsky’s sinh ngày 25/5/1840 ở Votkinsk thuộc Uran trong một gia đình kỹ sư mỏ. Sống trong gia đình quý tộc bậc trung, cậu bé được giáo dục toàn diện, rất yêu thích và có năng khiếu về âm nhạc từ nhỏ. Nhưng bố mẹ không muốn cho con theo con đường nghệ thuật nên gửi Tchaikovsky’s đến Petersburg để học ở trường Trung cấp luật ( từ năm 1850-1859). Trong thời gian này cậu bé say mê học âm nhạc. Theo lời khuyên của A.Rubinsten, Tchaikovsky’s bỏ nghề luật và thi vào nhạc viện Petersburg (1862). Sau ba năm học tập, Tchaikovsky’s tốt nghiệp với huy chương bạc và trở về hoạt động ở Moscow rồi trở thành giáo sư của nhạc viện thành phố (1865). Tchaikovsky’s hoạt động âm nhạc rất hăng say trong lĩnh vực sáng tác, lý luận, giáo dục...Trong khoảng 12 năm (từ 1865-1877) ông đã sáng tác nhiều tác phẩm.

Năm 1877-1885, tình hình xã hội có nhiều biến đổi và với cuộc hôn nhân không thành đã làm cho Tchaikovsky’s rơi vào tình trạng khủng hoảng tinh thần trong một thời gian. Năm 1878 hòan thành bản giao hưởng số 4 và nhạc kịch "Eugene Onegin ". Ðược một bà triệu phú tên là Fông Méc đỡ đầu về kinh tế, Tchaikovsky’s rất yên tâm sáng tác. Giữa những năm 80, Tchaikovsky’s tham gia hoạt động với tư cách là nhạc trưởng, biễu diễn khắp nơi trong và ngoài nước. Năm 1893 ông được tặng học vị tiến sĩ của trường đại học tổng hợp Cambrigde ở Anh.

Tchaikovsky’s mất ngày 25/10/1893 ở Petersburg sau một tuần lễ chỉ huy bản giao hưởng cuối cùng của mình.


Ðặc điểm sáng tác và tác phẩm:

- Tchaikovsky’s không những là nhạc sĩ Nga vĩ đại mà còn là nhạc sĩ lớn thế giới. Hoạt động âm nhạc chính là ở Moscow. Sáng tác nhiều thể loại thành công như giao hưởng, nhạc kịch, vũ kịch, nhạc thính phòng, hoà tấu, romance.

- Tác phẩm phản ảnh tâm tư con người thời đại, tình cảm, khát vọng dưới chế độ Nga hoàng. Miêu tả cảnh thiên nhiên nước Nga rất độc đáo như giao hưởng số 1 "Giấc mơ mùa đông", trong tác phẩm còn đề cập đến những câu truyện thần thoại, những trang sử quang vinh của nước Nga nhưng đặc điểm nổi bật là ông phản ánh thông qua tấn bi kịch như giao hưởng số 5, số 6 "Con đầm pích" là những tác phẩm bi kịch đạt đến đỉnh cao.

- Sở dĩ ông nổi tiếng vì đã biết kết hợp nhuần nhuyễn âm nhạc Nga với âm nhạc châu Âu, âm nhạc thành thị, nông thôn. Âm nhạc trong tác phẩm của ông là âm nhạc trí thức tiểu tư sản.


Tác phẩm:

- Tchaikovsky’s sáng tác khoảng 30 tác phẩm cho dàn nhạc giao hưởng gồm có: 7 bản giao hưởng (6 giao hưởng và giao hưởng có tiêu đề "Mangfrét"; nhiều concertors cho piano, violon, nhiều khúc mở màn, giao hưởng thơ và tổ khúc giao hưởng. Tính chất giao hưởng của Tchaikovsky’s là trữ tình đầy tính kịch. Ðây là một dòng giao hưởng mới trong lịch sử giao hưởng Nga. Bên cạnh đó cũng có giao hưởng mang tính chất cảnh trí sinh hoạt như GH số 1 "Những ước mơ và con đường mùa đông" (1866), "Người thợ rèn Vacula", vũ kịch "Hồ Thiên Nga", ba khúc mở màn: Romeo và Juliét (1869); "Bão tố" (1873); "Franxétca đa Rêminhi" (1876)

- Giai đọan 1877 do căng thẳng với cuộc sống riêng tư ông BỎ DẠY, BỎ SÁNG TÁC VÀ ĐI NGAO DU Ở Ý, Anh, Pháp và những tác phẩm trong thời kỳ này: Nhạc kịch Eugene Onegin, Cô gái Orliăng (1870) và Madéppa(1883), concerto số 2 cho piano, concerto cho violon...

- Thời kỳ trở về Moscow, ông viết GH có tiêu đề "Mangfrét" và bản GH số 5 (1888); nhạc kịch Con bài bích, Người đẹp ngủ trong rừng (1889), Xay hạt dẻ, Iolanta (1891).



Bình Anh

User avatar
macco
Posts: 3542
Joined: Mon Jan 17, 2005 8:04 am

Post by macco »

Ðêm nhạc Bảo Nam ‘Dòng Thời Gian’ không còn chỗ trống
Tuesday, October 27, 2015 5:45:13 PM

Văn Lan/Người Việt


WESTMINSTER, California (NV) - Ðêm nhạc thính phòng của nữ ca sĩ Bảo Nam với chủ đề “Dòng Thời Gian”
vừa tổ chức vào chiều Thứ Bảy, 24 Tháng Mười, tại hội trường nhật báo Người Việt.

Với tình yêu dành cho tiếng hát của nữ ca sĩ Bảo Nam, thính giả đã đến thật đông, cả hội trường không còn một chỗ ngồi.
Mọi người đứng say sưa thưởng thức âm nhạc cho đến giờ phút chót, và một số người phải ra về,
một điều mà Bảo Nam đã rất tiếc và gửi lời xin lỗi rất nhiều.

Image
Bảo Nam hát bài “Dốc Mơ” tặng Ðà Lạt. (Hình: Văn Lan/người Việt)


Ðặc biệt có một bác gái trên 90 tuổi, một cựu học sinh trung học Gia Long, ra trường năm 1943, đã nhờ con gái đưa đến thật sớm, lúc 6 giờ chiều để tham dự.

Anh Bảo, phu quân ca sĩ Bảo Nam đã thay mặt toàn thể ban nhạc để nói về dòng thời gian. Chúng ta thường nghĩ tới một cái gì đó, thật lâu, thật dài về thời gian, nhưng chỉ một thoáng thôi, thời gian rồi sẽ chóng qua. Dòng thời gian cho chúng ta biết bao nhiêu là kỷ niệm, biết bao nhiêu là tình, từ tình si đậm đà nồng cháy, tương tư đến rồi đi, qua đến những tình buồn tình hận tình thù, bao nhiêu oan trái đau khổ, sầu thương chất ngất... Thi sĩ Xuân Diệu đã nói “Tôi chỉ có một tình yêu thứ nhất. Tôi cho em với một lá thơ. Em không nhận thì tình tôi đã mất. Tình đã cho không lấy lại bao giờ...” Nhưng đêm nay, ông muốn lấy lại những tình yêu của ông để trao tặng người tình trọn đời Bảo Nam và món quà tặng sinh nhật của Bảo Nam hôm nay chính là đêm nhạc “Dòng Thời Gian.”

MC cho chương trình đêm nhạc Bảo Nam “Dòng Thời Gian” là Thúy Lê, ái nữ của một Gia Long Áo Trắng. Âm thanh gồm có Keyboard Vũ Quốc Thúc, Guitar: Lê Thăng, Dương Quang, Nguyễn Bảo Quốc, ánh sáng và âm thanh do Ba Cang và Trần Linh điều khiển. Image
Bảo Nam với nhóm Áo Trắng Gia Long. (Hình: Văn Lan/Người Việt)

Nhạc phẩm đầu tiên, mở màn cho đêm nhạc, là tác phẩm “Thuyền Viễn Xứ,” nhạc Phạm Duy phổ thơ Hà Huyền Chi do tam ca Bảo Nam, Phương Mai, Phương Thảo trình bày. Bản nhạc này gợi nhớ lại hai biến cố kinh khủng nhất trong đời Bảo Nam, thứ nhất là ngày mất nước 30 Tháng Tư với hình ảnh các chiến sĩ đang lang thang tìm đường trở về nhà và thứ hai là năm 1980, khi Bảo Nam vượt biển trên một chiếc thuyền nhỏ mong manh dài 10 mét, sẵn sàng đánh đổi cái chết để lấy hai chữ tự do. Lời bài nhạc này luôn nhắc nhở trong tâm Bảo Nam ngày phải đau đớn rời xa quê hương trong tâm trạng luôn hướng về nơi quê cũ “Mịt mờ sương khói ra khơi. Lũ thùy dương dạt bến lau thưa. Chiều nay trên bến sông xưa. Có thuyền viễn xứ nhổ neo lên đường...”

Gặp nhau một lần thôi mà tình như giấc mơ, em xinh đẹp như tiên trần, em cho anh bao điên cuồng, ngày đêm thao thức, đôi tay ôm mong chờ. Song ca Ba Cang, Lê Thăng đã làm cả thính phòng rộn ràng trong hai nhạc phẩm “Yêu Em Dật Dờ” sáng tác Vũ Thư và “Yêu Em” (Vũ Tuấn Ðức) trong phong cách biểu diễn thật ăn ý và vui tươi sinh động.

Và Kim Yến đã làm không gian chùng lại với “Cô Ðơn” sáng tác Nguyễn Ánh Chín và “Mẹ Tôi” sáng tác Trần Tiến. Dù với dân tộc nào, tiếng “Mẹ” cũng rất thân thương.Lúc đã trưởng thành, khi nhìn những đứa con, bỗng dưng chúng ta nhớ về mẹ, nhớ về thuở thơ ấu ngày xưa được nằm trong vòng tay ấp yêu của mẹ. Với tất cả tâm tình, Kim Yến gởi tặng bài hát này đến những bà mẹ trong đêm nay.
Image
Bảo Nam, Phương Mai, Phương Thảo tam ca “Thuyền Viễn Xứ.” (Hình: Văn Lan/Người Việt)

Mạnh Quân, một giọng hát mạnh, trầm ấm và truyền cảm đã đưa thính giả trở lại chương trình với hai nhạc phẩm “Tưởng Niệm” sáng tác Trầm Tử Thiêng và “Về Ðây Nghe Em” sáng tác Trần Quang Lộc. Nếu “Tưởng Niệm” được trình bày qua giọng ca vời vợi man mác trong một chuyện tình buồn thì “Về Ðây Nghe Em” được anh hát bằng tâm tình hết sức thiết tha với quê hương tương lai ngày nắng ấm thanh bình.

Tiếng hát của Bảo Nam trở lại chương trình qua hai nhạc phẩm “Khúc Thụy Du” (Thơ Du Tử Lê, nhạc Anh Bằng) và “Giọt Nắng Bên Thềm” sáng tác Thanh Tùng.

Chương trình càng về khuya càng sôi nổi với tiếng hát của Huy Hoàng, một giọng nam cao thật mạnh nhưng đầy lãng mạn qua ca khúc “Hiu Hắt Ðời Nhau,” kể về một chuyện tình với nhiều sôi nổi giận hờn, khi nghĩ lại thì đã mất nhau, ôi thật đau khổ. Và nhạc phẩm “Một Mai Giã Từ Vũ Khí,” sáng tác Nhật Ngân được anh trình bày thật thà và tình tứ với những ước mơ đơn sơ của người lính chiến khi tàn cuộc đao binh. Image
Quang cảnh đêm nhạc Bảo Nam “Dòng Thời Gian.” (Hình: Văn Lan/Người Việt)

Thật đặc biệt trong đêm nay, Bảo Nam muốn gởi một món quà tặng đến quý thính giả qua giọng hát Huy Hoàng, anh đã hát một bài vọng cổ bằng ba giọng Bắc Trung Nam, trích trong vở cải lương “Tô Ánh Nguyệt.” Bằng tiếng hát ngọt ngào truyền cảm Huy Hoàng đã nhận được tràng vỗ tay nhiệt liệt tán thưởng qua bài vọng cổ này.

Trong phần hai của chương trình, Bảo Nam trở lại với một nội lực thật mạnh, chị hát luôn một hơi mấy bài “Cuối Cùng Cho Một Tình Yêu” (Thơ Trịnh Cung nhạc Trịnh Công Sơn), “Dốc Mơ” (Ngô Thụy Miên), “Ðợi” (Thơ Thục Nguyên, nhạc Minh Tiến) và “Mê Khúc” nhạc Anh Thoa.

Chị cũng vui vẻ kể lại việc ca hát của chị như một cái duyên tình cờ đưa đến khi đã định cư ở Ðức, chị được chồng khuyến khích dự thi tiếng hát karaoke và năm đó chị đoạt giải nhất tại thành phố Munich. Ðây là một niềm vui và hãnh diện nhất khi một người Việt đem lại một vinh hạnh cho cộng đồng người Việt tại hải ngoại lúc bấy giờ. Nhân dịp này, chị hát tặng quý thính giả bài “Unchained Melody,” bài hát chị đoạt giải nhất năm xưa.

Và sự nghiệp ca hát của Bảo Nam tiếp tục cho đến ngày nay. Chị cũng tâm sự rằng với tuổi đời ngày càng nhiều, đã đến lúc mình phải biết tùy thời, không biết sau này có còn hát được nữa không, cần phải nhường lại cho thế hệ sau tiếp nối.

Và chương trình được tiếp nối thật phong phú qua các bản nhạc “Ðôi Dòng” (Trúc Sinh), “Quê Hương Tuổi Thơ Tôi” (Từ Huy), “Thu Hát Cho Người” (Vũ Ðức Sao Biển), “Bóng Người Ði” (Văn Phụng), “Tình Vọng” sáng tác Diệu Hương qua các tiếng hát Phương Mai, Phương Thảo, Kim Yến, Ba Cang và Lê Thăng.

Kim Yến và Huy Hoàng cùng Nhóm Gia Long Áo Trắng với nhạc phẩm “Nếu Có Yêu Tôi” đã khép lại chương trình đêm nhạc “Dòng Thời Gian,” để mừng sinh nhật 60 năm của ca sĩ Bảo Nam.

Toàn ban nhạc cùng ca sĩ, khán thính giả vỗ tay rộn ràng trong lời nhạc ấm áp tình yêu thương, cùng chụp chung một bức ảnh lưu niệm.

User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Image

NHÂN ẢNH TÂN VĂN giới thiệu chương trình:

Hội Ngộ LAM PHƯƠNG – 60 Năm Âm Nhạc, tặng sách LAM PHƯƠNG – Nhạc và Đời
Ngày 6 tháng 12 năm 2015 sắp tới, Hội Nhân Ảnh Tân Văn sẽ tổ chức một chương trình ca nhạc mang chủ đề “Hội Ngộ LAM PHƯƠNG – 60 Năm Âm Nhạc” và ban tổ chức sẽ tặng mỗi khán giả một cuốn sách do Hội Nhân Ảnh Tân Văn thực hiện, cuốn sách mang tựa đề ‘’LAM PHƯƠNG – Nhạc và Đời”.

Hội Nhân Ảnh Tân Văn (NATV) mỗi tháng có buổi sinh hoạt văn học nghê thuật, thăm viếng văn nghệ sĩ. Trong những lần sinh hoạt, anh chị em NATV nhiều lần họp mặt tại tư gia của nhạc sĩ Lam Phương, đôi khi mời ông tụ họp ở nhà hàng ăn uống hàn huyên trong tình thân mật. Trong những năm gần đây NS Lam Phương tuổi ở ngưỡng cửa bát tuần, bệnh thuờng xuyên, uống thuốc còn nhiều hơn ăn cơm, vậy mà NS Lam Phuơng cũng gồng mình chìu ý để cho anh chị em đuợc vui bên ông hàng giờ. Những lần họp mặt như thế thì anh chị em trong hội NATV cảm thấy càng thuơng-quí-mến ông, hay nói theo kiểu nguời bình dân là thương ông lắm, cảm xúc lắm, kết ông lắm. Có gặp NS Lam Phương, ngồi bên cạnh trò chuyện với nhau, thì mới thấy NS Lam Phuơng, một nghệ sĩ có đủ nhân tính “Chân – Thiện – Mỹ”, đúng như ca sĩ Thanh Lan đã mô tả ông trong bài tùy bút của cô viết cho cuốn sách ‘’LAM PHƯƠNG – Nhạc và Đời”.

Để cám ơn cuộc đời NS Lam Phuơng đã cống hiến cho âm nhạc Việt Nam, hội NATV đã gom góp những bài viết của văn nghệ sĩ, khán giả ái mộ viết về ông, hình ảnh cũ mới, để thực hiện một cuốn sách “LAM PHƯƠNG – Nhạc và Đời”, để làm món qùa nhỏ tặng cho NS Lam Phương, và cho khán giả lưu lại cho mai sau.

Hội NATV đã được một số văn nghệ sĩ cùng đứng ra để thực hiện một chuơng trình chỉ để hát nhạc Lam Phuơng, chỉ nói về Lam Phuơng, để vinh danh ông, để tao dịp cho khán giả hội ngộ NS Lam Phương, chụp hình lưu niệm. Từ suy nghĩ mộc mạc ấy, hội NATV đã chọn chủ đề “Hội Ngộ Lam Phuơng – 60 Năm Âm Nhạc” cho buổi họp mặt ca nhạc, tâm tình với NS Lam Phuơng và khán giả.

Thành phần ca sĩ góp mặt trong chương trình gồm có Thanh Lan, Ngọc Hà, Mai Ngọc Khánh, Châu Ngọc Hà, Lưu Mỹ Linh, Đoàn Phi, Kim Yến, Alan Ford, Thúy An, Thanh Thanh, Thúy Anh, Quỳnh Thúy, Mỹ Thúy, guitarist Nguyễn Đức Đạt, vĩ cầm Luân Vũ, ban vũ Phù Sa và ban nhạc The Friend. Cuối năm ca sĩ rất bận cho những chương trình ca nhạc, nhưng đã nhận lời để góp tiếng hát trong chương trình của NATV và đang ráo riết tập dợt để gởi đến khán giả một chương ca nhạc thính phòng, hội ngộ với Lam Phuơng, ước hẹn tràn đầy cảm xúc, day dứt.

Chương trình được chia làm hai phần: Ban Tổ Chức dành ra 1 giờ đầu để khán giả tiếp xúc và chụp hình lưu niệm với nhạc sĩ Lam Phuơng, dùng một bữa cơm trưa thân mật, và để BTC giới thiệu sách: LAM PHƯƠNG – Nhạc và Đời. Phần hai BTC dành ra 3 tiếng đồng hồ để khán giả thả hồn theo dòng nhạc Lam Phương, theo dấu mốc âm nhạc và cuộc đời của Lam Phương, cảm xúc những câu ca tình khúc bất hủ, cảm xúc của câu chuyện được kể.

Chủ Nhật, ngày 6/12/15, lúc 11 giờ trưa, đây lần đầu tiên tại Little Saigon California, khán giả có dịp hội ngộ với nhạc sĩ Lam Phương, trong một khung cảnh ấm cúng thân mật, để cùng cuốn theo thời gian, âm thanh nhịp điệu của một buổi chiều mùa Thu. Giá vé: $35, $45, $75, (3 hạng vé bao gồm ăn trưa và tặng một cuốn sách LAM PHƯƠNG – Nhạc và Đời).
Lấy vé, xin liên lạc:


Ngô Thiện Đức (714)487-9764
Trần Mạnh Chi (310) 628-7499
Phạm Lưu Đạt (760)261-0918
Lưu Anh Tuấn (619) 203-9118
Lý Tòng Tôn (661) 733-1602
Băng Tâm (714) 331-8113

User avatar
macco
Posts: 3542
Joined: Mon Jan 17, 2005 8:04 am

Post by macco »

Image


Saigon Broadcasting Television Network (SBTN)

Nhạc sĩ Anh Bằng qua đời


Chúng tôi vừa nhận được tin buồn là Nhạc sĩ Anh Bằng vừa qua đời tại tư gia vào lúc 9pm giờ Cali.
Ông ra đi rất bình an trong sự tiễn đưa của đầy đủ con cháu và người thân.

Đây là sự mất mát lớn của cộng đồng người Việt hải ngoại và của nền âm nhạc Việt Nam.

Đài Truyền Hình SBTN xin được chia buồn cùng gia đình Nhạc sĩ Anh Bằng và nguyện cầu cho linh hồn ông sớm về nhà Chúa.

User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Image

NỖI LÒNG NHẠC SĨ ANH BẰNG

Năm 2009 Văn Đàn Đồng Tâm phát hành tác phẩm „DÒNG NHẠC TRONG LÒNG DÂN TỘC“ để kỷ niệm và vinh danh nhạc sĩ tài hoa lão thành Anh Bằng, một trong những nhạc sĩ nổi tiếng đóng góp rất nhiều cho nền âm nhạc VN để đời hậu thế. Ông không những thành công rực rỡ qua các bản tình ca tha thiết trữ tình mà còn tuyệt vời với những sáng tác viết cho cuộc chiến, cho thân phận con người và cho những người lính chiến, nhạc của ông đa dạng phong phú với đủ mọi giai điệu khác nhau: Tango, chachacha, Rumba, Boston, Slow, Pop…hùng hồn, lãng mạn, vui tươi, nhưng có những ca khúc làm rơi lệ, làm rung động trái tim người thưởng thức ở mọi giới… Ông định cư ở Hoa Kỳ từ năm 1975 suốt 38 năm qua ông tiếp tục hăng say sáng tác nhạc với nỗi lòng tràn đầy cảm xúc, âm nhạc gắn liền với thân phận ông như: „Thân tôi làm kiếp con tằm. Tơ vương đến thác, kiếp tằm nhả tơ“.


Sống cuộc đời lưu vong sáng tác của ông có thể chia làm nhiều giai đoạn như buồn cho thân phận người đi, cũng như người ở lại dưới bạo quyền CS. Thời gian phôi phai ông sáng tác nhạc vui hơn và tiếp tục phổ thơ… Năm 2011 trung tâm Asia Entertaiment phát hành DVD kỷ niệm 36 năm viễn xứ chủ đề , ANH BẰNG Dòng Nhạc Lưu Vong“ gồm 24 ca khúc diễn tả tâm trạng nỗi lòng của người Việt yêu quê hương, dân tộc trước thảm hoạ xâm lăng của Trung Cộng chiếm các vùng biển đảo của Việt Nam là Hoàng Sa và Trường Sa. DVD nầy được đón nhận nồng nhiệt của mọi người trong và ngoài nước, theo lời giới thiệu của nhạc sĩ Nam Lộc về Anh Bằng tâm sự: „Đã là người cầm bút chúng ta có bổn phận phải viết sáng tác, để nói lên điều gì mà người khác không nói được. Dù sự đóng góp của tôi chỉ là hạt muối trên biển cả, nhưng một hạt muối cũng có thể làm cho biển mặn hơn …“ Anh Bằng là một trong những nhạc sĩ thành công về nghệ thuật phổ nhạc từ những bài thơ nổi tiếng trên văn đàn. Cả cuộc đời ông gắn bó với âm nhạc, hơn 500 nhạc phẩm đóng góp cho kho tàng văn học nghệ thuật.



Những nhạc phẩm làm người nghe cảm nhận nỗi ray rứt, rung động trái tim khơi dậy lòng yêu nước như: Hãy Đứng Lên, Phải Lên Tiếng, Cả Nước Đấu Tranh… các nhạc phẩm đó như tha thiết mời gọi những trái tim Việt Nam cùng đoàn kết hiệp thông, chia xẻ, và đồng hành với các nạn nhân và gia đình nói riêng, cùng Dân Tộc Việt Nam nói chung trong hoàn cảnh bất công tại quê nhà.

Những buổi sinh hoạt cộng đồng các ca khúc của ông đều được hát vang dội như lời kêu gọi, thúc dục lòng yêu nước của mọi người dâng cao. Dù sống ở xứ người nhưng trái tim của tất cả nhạc sĩ, thi sĩ cùng nhịp đập với quê hương bên kia bờ đại dương xa diệu vợi. Những nhạc sĩ ở Hải ngoại [1] tự do sáng tác để đời những ca khúc đấu tranh và trữ tình với cung bậc trầm bổng, du dương. Dòng nhạc lưu vong luôn cổ vũ tinh thần yêu nước, đánh thức trách nhiệm của mỗi người đối với đất nước và thể hiện tinh thần đoàn kết quyết tâm chống giặc ngoại xâm của người Việt Nam trên khắp thế giới.

Nhạc sĩ Anh Bằng mong ước cùng chúng ta đấu tranh cho Việt Nam một ngày không xa sẽ có Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền được tôn trọng.., bỏ qua những tỵ hiềm bé nhỏ, cùng nắm tay nhau đốt lên ngọn đuốc Việt Nam soi sáng những tối tăm, mịt mù trên quê hương và sưởi ấm lòng người viễn xứ. Hơn 37 năm qua chúng ta sống đời lưu vong, trong nước những người yêu quê hương bị bắt bớ, giam cầm, dân oan khắp nơi mất nhà mất đất đã phải vất vưởng lang thang, đói nghèo, khiếu kiện ròng rã nhiều năm mà không hề thấy bóng dáng Công lý ở đâu?.. Chúng ta chỉ mong ước một ngày Việt Nam sẽ thật sự có tự do, no ấm, phú cường :

Đốt đuốc lên! Ta đốt đuốc lên!

Cho tình anh em Việt Nam đoàn kết

Thắp nến lên! Ta thắp nến lên

Xua ngàn tối tăm ra ngoài trái tim cùng một lời nguyền

Đốt đuốc lên! ta đốt đuốc lên!

Cho cờ vàng lên rực cao Tổ quốc

Thắp nến lên! ta thắp nến lên

Cho màu vàng sáng thơm da vàng Việt Nam


Tâm hồn nhạc sĩ Anh Bằng thật đa cảm, phong phú với những giai điệu đem đến cảm xúc cho mọi người, mọi lứa tuổi trong và ngoài nước. Nhạc của ông gắn liền với đời, với thân phận của người Việt Nam, hiện nay trước nạn xâm lăng của ngoại bang những cuộc biểu tình trong nước chống giặc Tàu bị Công an đàn áp bắt bớ, giam cầm khủng bố làm cho người dân phải sợ hãi, phải đối mặt với cuộc đời, phải đối mặt với những nghịch cảnh, họ sống trong cảm giác sợ hãi không dám hòa mình vào dòng đời nhiều tai ương để đập tan chế độ độc tài CS. Chế độ làm người dân hèn nhát, thụ động. Dân tộc muốn tự cứu mình, chỉ còn cách thoát ra khỏi sợ hãi mà thôi. Nếu dân chúng một khi đã vượt qua nỗi sợ hãi cùng đứng lên và phải lên tiếng, như ở Ba lan, Ả Rập (Ai Cập) hàng trăm ngàn người cùng nổi dậy chống lại áp bức, bất công. Nhà cầm quyền có thể đàn áp một vài trăm người nhưng không thể đàn áp cả vạn, cả trăm ngàn như ở các nước Đông Âu biểu tình để giải thể đảng CS độc tài. Tuổi trẻ là tiềm năng, là sức mạnh đủ sức đập tan xiềng xích gông cùm để canh tân đất nước, đưa VN lên ngày vinh quang, tươi sáng. Tuổi trẻ Việt Nam hãy mau tiến lên như nhạc phẩm „Tuổi Trẻ Việt Nam“ của NS Anh Bằng trong Hùng Ca Sử Việt.

Tuổi trẻ mau tiến lên
hào hùng bước theo lời nguyện
Tuổi trẻ dâng hiến cho
hạnh phúc toàn dân
Tuổi trẻ vươn cánh tay
dâng đời sống trên công bình
Bài trừ bao bất công hà hiếp dân mình.

Đừng Sợ Hãi! Hãy vươn lên
Tranh đấu cho quê hương Việt Nam
niềm tin bác ái!
Đừng Sợ Hãi!, Xiết tay nhau..
Mang trái tim yêu thương Việt Nam vào đời!

Tuổi trẻ như mủi tên
nhằm diệt xấu xa bạo quyền.
Tuổi trẻ như nắng mai
bừng sáng màn đêm
Tuổi trẻ như đuốc thiêng
cùng sưởi ấm tim người hiền
Tuổi trẻ như sóng xô
vùi lấp đê hèn………..

Mời độc giả thưởng thức: http://bit.ly/WjTnn0.

Thời gian gần đây nhà cầm quyền CS bắt đầu lo sợ sự „tự diễn biến“ và tỏ ra bối rối khi dân chúng ý thức được quyền con người để thoát khỏi sự kìm kẹp và cai trị của mình, bài học lịch sử ở Balan với Công Đoàn Đoàn Kết không cần nổ tiếng súng nào. Họ đã mở ra kỷ nguyên mới có tự do, dân chủ và nhân quyền đầu tiên tại Ba Lan. Bởi vậy đảng CSVN thường sử dụng các phương pháp hạn chế tin tức, tìm mọi cách để bịt miệng các nhà hoạt động tranh đấu ôn hòa, cổ vũ cho nhân quyền đòi hỏi cải tổ chính trị, dân chủ và bảo vệ môi trường tại Việt Nam. Vì những diễn biến đó CSVN cho là mối đe dọa đối với nhà nước. Họ dựa vào những điều luật soạn thảo mơ hồ về an ninh quốc gia là điều 79 của luật hình sự cấm cản cho rằng những hành vi trên nhằm “lật đổ chính quyền”, để khởi tố những ai thực thi quyền làm người căn bản. Báo chí theo lề phải là công cụ của đảng CS. Người dân biểu tình phản đối Trung Cộng xâm chiếm đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, bắn giết đồng bào mình thì bị đàn áp, bắt giam, đó là cái hèn của những người cầm quyền chỉ biết vinh thân phì gia. Mong rằng những người còn lương tâm kể cả đảng viên CS biết yêu quê hương và dân tộc VN cần phải lên tiếng mỗi ngày một nhiều hơn để cứu lấy tiền đồ của dân tộc mà tổ tiên bao đời đã hy sinh biết bao là xương máu.

ĐỪNG IM TIẾNG MÀ PHẢI LÊN TIẾNG

Trường Sa là máu của ta.
Hoàng Sa là thịt của ta.
Đất nước ta là xương là máu ông cha để lại.
Quân bành trướng đừng mong xâm lấn.
Kia, còn bao mồ chôn quân Tống.
Hỏi quân thù?
Hỏi quân thù còn nhớ hay không?

VIỆT NAM nòi giống Lạc Long.
Cùng nhau thề nguyền ĐỒNG TÂM.
Quyết đứng lên dựng xây Tổ Quốc thân yêu TRƯỜNG TỒN.

Không để đất vào tay quân cướp.
Dân tộc ta vùng lên anh dũng.
Sống oai hùng. Sống kiên cường đòi lại Biển Đông.

ĐỪNG IM TIẾNG – MÀ PHẢI LÊN TIẾNG!
Khi quân thù vào cướp QUÊ HƯƠNG.
Đoàn kết lại!. Tiêu diệt bá quyền thâm độc vô biên.

ĐỪNG IM TIẾNG – MÀ PHẢI LÊN TIẾNG!
Khi quân thù giết hại dân ta.
Dòng máu VIỆT đã đổ chan hòa trên biển nước ta.

ĐỪNG IM TIẾNG – MÀ PHẢI LÊN TIẾNG!
ĐỪNG IM TIẾNG – MÀ PHẢI LÊN TIẾNG!
MÀ PHẢI LÊN TIẾNG!!!.

Tiếng hát của Ca đoàn Ngàn Khơi ASIA DVD http://bit.ly/139ExoU.

Nhìn lại kinh nghiệm lịch sử cuối thế kỷ 20, đảng CS Balan muốn giải thể Công Đoàn Đoàn Kết (Solidarnosc/ Solidarität). Ngày 13-12-1981 nhà cầm quyền cộng sản Ba Lan sử dụng đến biện pháp ban bố tình trạng chiến tranh. Họ để lộ rõ là một chế độ độc tài bạo ngược. Công đoàn bước vào một giai đọan vô cùng khó khăn. Bị đặt ra ngoài vòng pháp luât, bị khủng bố trắng. Hơn 10.000 cán bộ các cấp của Công Đoàn bị bắt, 56 người bị bắn chết hoặc tra tấn đến chết, 4.000 người bị đưa ra các tòa án xét xử với những bản án phi luật pháp. Huy động một lực lượng quân sự hùng hậu, với 70.000 lính, 30.000 công an và nhân viên an ninh, 1.750 xe tăng, 14.000 xe cơ giới, nhiều máy bay trực thăng và vận tải các loại. Nhưng họ không tiêu diệt được lòng yêu nước tiên phong trong cuộc đấu tranh đòi hỏi dân chủ và quyền con người tại các quốc gia cộng sản Đông Âu.

Cả Nước Đấu Tranh
Cả nước đứng lên oai hùng,
Cả nước tiến lên không ngừng,
Thề tòan dân thương nhau,
Lời thề ghi bằng máu,
Quật cường đi tranh đấu đuổi quân Tàu,

Ðuổi lũ ác ôn điên rồ,
Cả nước nói lên căm thù,
Thù giặc kia vô lương,
Thù chủ trương bành trướng,
Thù cướp biển quê hương

Ai đã cấm dân hờn quân xâm lăng?
Ai đã bắt quân vội vàng đầu hàng?
Ai cướp bút anh trên trang nhật báo,
Cướp trái tim tôi khi Việt Nam thương đau.

Tổ quốc chúng ta anh hùng,
Cả nước đấu tranh kiên cường,
Vì tình yêu non sông vì tình thương nòi giống, vượt sóng đòi biển Đông…

Tiếng hát của Ca đoàn Ngàn Khơi ASIA DVD

http://bit.ly/ZnMdEZ.


Lời ca tiếng hát đã đi vào lòng người, khơi gợi mỗi chúng ta tình yêu quê hương, yêu tổ quốc, nhất là trong hoàn cảnh dầu soi lửa bỏng hiện nay. Hai nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình bị nhà cầm quyền CSVN bắt cuối năm 2011 kết án từ 4- 6 năm tù, nhưng CSVN thất bại không thể bỏ tù lý tưởng của những người yêu nước chống lại nhà cầm quyền bằng tiếng nói lương tâm trước hiện tình đất nước. CSVN khó đối phó hơn khi người dân ý thức về dân chủ và cảm thấy biểu tình là quyền, là ý thức của mình trước mọi vấn đề đang xảy ra trong đời sống xã hội, quốc gia, nhất là vấn đề ấy liên quan đến vận mệnh đất nước vượt sóng đòi biển Đông. Trong dòng nhạc của nhạc sỹ Anh Bằng với hình ảnh quê hương qua những đồi sim, luỹ tre xanh, Hà Nội- Sài Gòn mênh mông gió lộng, hình ảnh đẹp mưa nắng trên quê hương yêu quý và ấp ủ lòng người. Nỗi lòng của NS. Anh Bằng đối với hồn thiêng sông núi và trách nhiệm của mọi người phải chiến đấu để bảo vệ non sông gấm vóc từ Nam quan đến tận mũi Cà Mau.

Tình cảm của nhạc sĩ Anh Bằng trong bạn bè luôn được trân quý như nhiều người đã tâm sự. Dù tuổi gần 90 bị lãng tai (2) nhưng tinh thần còn sáng suốt, minh mẫn… Tôi chưa có dịp gặp người nhạc sĩ tài hoa, vui tính nầy, nhưng cảm nhận được tấm lòng của ông trong năm 2011 đã gởi tặng tôi DVD “Anh Bằng Dòng Nhạc Lưu Vong”, “Anh Bằng Một Đời Cho Âm Nhạc”, và tác phẩm “Anh Bằng Dòng Nhạc Trong Lòng Dân Tộc”. Cầu xin Thiên Chúa ban phước lành cho thiên tài Anh Bằng nhiều sức khoẻ sống đến 118 tuổi tiếp tục sáng tác cho đời và nhìn thấy VN một ngày mới tươi đẹp như ước mơ trong những ca khúc của ông.

Nguyễn Quý Đại

User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Cáo phó của gia đình nhạc sĩ Anh Bằng

Image
(1926-2015)

Gia đình chúng tôi vô cùng đau buồn kính báo tin cùng thân bằng quyến thuộc và bạn hữu:
Chồng, Em, Anh, Cha, Ông của chúng tôi:


Ông Giuse Trần An Bường ( Nhạc Sĩ Anh Bằng)


Sinh ngày 5/5/1926, tại Nga Sơn Thanh Hoá


Đã an nghỉ trong Chúa vào lúc 8:55 tối Thứ Năm ngày 12/11/2015
(nhằm ngày 1 tháng 10 năm Ất Mùi) tại tư gia, thành phố Orange Hill, California
Hưởng thọ 90 tuổi



Linh cửu được quàn tại: Westminster Memorial Park (Lakeside Chapel)
14801 Beach Blvd Westminster, CA 92683



Chương trình tang lễ:


Thứ Năm 19/11/2015

9:00- 9:45 AM: lễ phát tang tại nhà thờ t. Barbara
Chương trình thăm viếng tại Westminster Memorial Park:

Thứ Năm 19/11/2015:

10:00 – 10:30 AM: nghi thức làm phép xác
10:30 Am- 8:00 PM: thăm viếng và cầu nguyện

Thứ Sáu 20/11/2015

10:00 Am- 8:00PM: thăm viếng và cầu nguyện
Thứ Bảy 21/11/2015:

1:30PM: thánh lễ an táng tại nhà thờ St.Barbara ( 730 S Euclid st. Santa Ana CA 92704)

Sau thánh lễ linh cửu được đưa về nơi an nghỉ cuối cùng tại Nghĩa Trang Chúa Chiên Lành
( 8301 Talbert Ave. Huntington Beach CA 92646)




Tang gia đồng kính báo


Vợ: bà quả phụ Trần Thị Khiết
Chị: bà quả phụ Trần Tấn Mùi và con, cháu, chắt
Em: Ông Bà Trần Văn Luật và con cháu
Trưởng Nam Trần An Thanh, vợ Nguyễn thị Cẩm Linh và các con:
Trần An Peter (cháu đích tôn), Trần Brittany, Trần Carolyn
Thứ nữ Trần Thy Vân và các con Trần David, Jonny Bạch, James Bạch
Con dâu: bà quả phụ Trần Ngọc Sơn nhũ danh Ngô thị Thuỳ Mỹ và con Trần Tuấn Kiệt

Cáo phó này thay thế thiệp tang (xin miễn phúng điếu)


Điện thoại liên lạc: Asia: 714 636 6594, SBTN: 714 636 1121, Trúc Hồ: 714 713 4825

Xin kính Đức Hồng Y, Quí Đức Cha, Quí Cha, Quí Sơ, Quí tu sĩ nam nữ, quí hội đoàn
và thân bằng quyến thuộc hợp ý cầu nguyện cho linh hồn Giuse Trần An Bường sớm hưởng Nhan Thánh Chúa


Post Reply