Quán Sinh Tố

Buồn vài phút xin ghé thăm đây; muốn tán gẫu ghé đây... Chia sẻ tâm tư vô đây.... Không biết nói gì làm gì vô đây!!! Bài viết sẽ giữ lại trong 7 ngày và quá hạn sẽ đi vào thiên cổ của không gian Cyber!!!

Moderator: khieulong

User avatar
thuyduong
Posts: 447
Joined: Fri Dec 04, 2009 6:41 pm

Post by thuyduong »

Medvedev từng bối rối vì lời tỏ tình bất chợt

Tổng thống Nga Dmitry Medvedev ước có thể chui xuống đất khi một nữ sinh viên bất ngờ thốt ra lời tỏ tình với ông trong phòng thi.

Image
Ông Medvedev trả lời các câu hỏi trong buổi gặp gỡ sinh viên của Viện Năng lượng Matxcơva hôm 29/3. Ảnh: AP.
Sau khi lấy bằng tiến sĩ luật của Đại học Quốc gia Leningrad (nay là Đại học Quốc gia Saint Petersburgh) của Nga vào năm 1990, Tổng thống Medvedev từng giảng dạy tại trường này tới năm 1999.

AFP đưa tin trong một buổi nói chuyện được truyền hình trực tiếp với sinh viên của Viện Năng lượng Matxcơva hôm qua, ông Medvedev kể lại một tình huống thú vị mà ông trải qua trong một lần làm giám khảo môn luật La Mã. Khi đó giáo sư Medvedev thấy một nữ sinh viên có vẻ bối rối vì không chuẩn bị kỹ cho kỳ thi vấn đáp. Nhận ra sự mất tự tin của nữ sinh viên, giáo sư Medvedev chỉ đưa ra những câu hỏi dễ, nhờ đó mà cô không trượt.

Khi giáo sư hỏi xong, cô gái đứng dậy và bước về phía cánh cửa đóng chặt.

“Cô ấy mở cửa, nói ‘em yêu thầy’ rồi đóng cửa”, AFP dẫn lời ông Medvedev.

Ông chủ điện Kremlin kể lại rằng lời tỏ tình đột ngột của cô gái khiến mặt ông đỏ bừng.

“Lúc ấy tôi ước mặt đất nứt ra và nuốt chửng tôi. Tôi nhận ra còn rất nhiều thứ tôi chưa học hỏi”, ông nói.

Minh Long

User avatar
saohom
Posts: 2217
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Post by saohom »

Những món ăn Sài Gòn và Hà Nội Kính thưa quí bạn
Hôm nay tôi gởi đến các bạn một số nhỏ món ăn Sài Gòn và Hà Nội.
Vì quá nhiều các bạn thích món nào mời ăn món đó, tuy rằng tôi chỉ “chộp”
một số nhỏ.
Chỉ cần ăn một món thôi tôi tin các bạn sẽ giảm thọ hết một năm.
Nếu các bạn thấy mấy cái video nầy hợp khẩu vị thì nên chia cho
bà con, ăn hết một mình e tôi tốn tiền đi điếu.
Tất cả video ở đây đều nói tiếng Việt.

Rau muống Hà Nội:




Rau muống Saigon


Chế biến mức đầy ruồi và dòi (Saigon)



Trà sửa trân châu plastic (các bạn ở hải ngoại nên coi chừng con em mình)


Hành phi mỡ thúi (Ha Noi)


Thịt thúi mang lên bàn nhậu:


Cách sản xuất miếng thấy hết dám ăn


Làm nước đá bằng nước dơ (Saigon)


Đầu nậu chế biến mỡ dầu phế thải bán lại


Rửa rau bằng nước cống công khai xong đem ra chợ bán (Hà Nội)


Chế biến bì lợn ghê người (Miền Bắc)


Tẩy trắng trứng:


Dau doc nhau qua thuc pham , phong su tai Ha Noi


Sống bồng bềnh trên nước cống (Hà Nội)


Chan ga canh ga thay ghe

User avatar
saohom
Posts: 2217
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Post by saohom »

Image

Một Pha Biểu Diễn Quá Độc Đáo
He has very strong teeth / strong jaw...WOW...!!!

http://elrellano.com/videos_online/2701 ... silla.html

User avatar
dauden
Posts: 575
Joined: Mon Aug 24, 2009 6:09 pm

Post by dauden »

Image

Quê hương trên đôi vai gầy

Sài Gòn bây giờ có thể đã vắng nhiều những tiếng rao, nhất là về đêm. Không thiếu gì người bán hàng rong vẫn quang gánh kĩu kịt từng con hẻm quanh co nhưng tiếng rao của họ đã bị vô số tiếng ồn xe cộ, TV, âm nhạc lấn áp.

Ngày trước, mỗi khi nghe tiếng rao quen thuộc là người Sài Gòn có thể biết giờ mà khỏi cần coi đồng hồ. Tiếng rao trở thành thân thuộc đến nỗi khi vắng nó một vài hôm đã khiến người ta lo lắng cho sức khoẻ của người bán dạo. Để rồi khi được nghe lại tiếng rao thì bồi hồi như thể vừa gặp lại người quen! Tiếng rao Sài Gòn có sắc thái riêng. Bây giờ, tiếng rao có khi được thay bằng những thanh âm khác: tiếng lóc cóc của xe mì gõ lúc nửa đêm, hay tiếng xoành xoạch của anh chàng đấm bóp…

Cuộc sống Sài Gòn như đầy đặn hơn trong những con hẻm nhỏ. Chỗ lày là quán cà phê cóc, kế bên là quán cơm bình dân, đối diện là quán bún bò nằm cạnh quán phở… Ăn uống ở những quán này, giá cả rất bình dân mà chất lượng cũng… chấp nhận được! Với những người tỉnh lẻ lên Sài Gòn ở trọ vài năm thì chắc chắn những tiếng rao của cái đô thị này đã ngấm vào ký ức. Sài Gòn là vậy, hối hả, ồn ào nhưng rất dễ thương dễ nhớ. Nhớ tiếng rao, là một phần hồn của Sài Gòn, ai đã đến rồi đều mang theo khi tạm biệt. Đó là một phần đặc trưng, một phần bản sắc của Sài Gòn vậy!
Sáng tinh mơ Sài Gòn đã quen với tiếng rao “bánh mì nóng giòn…”, “báo mới đây…”,. Sau những “thức điểm tâm” đó là một ngày làm việc với: “ve chai, đồ điện hư cũ bán hông…” vào buổi trưa, “bánh bò bánh tiêu bánh cuốn”, “xôi khúc bánh tét bánh giò” vào buổi chiều kéo tận đến khuya. Đêm Sài Gòn không thể thiếu tiếng lóc cóc của đội quân xe mì gõ suốt hai mùa mưa nắng … Gần đây, dân nhập cư, nông nhàn đổ về thành phố ngày càng đông. Tiếng rao cũng “phong phú” nhiều mặt hàng hơn: ve chai, khoai lang, khoai mì, đậu phộng nấu, bắp nấu…

Bước trên đường phố Sàigòn náo nhiệt và sống động, ta có thể nghe thấy khắp các đường, hẻm những tiếng rao “tiếp thị”. Đường phố thì ồn ào, nhà ở thì cao tầng, tiếng rao dường như không còn ngân nga như trước. Người rao cố vươn dài cổ, hét thật to để át đi những âm thanh hỗn độn của cuộc sống.

Tiếng rao Sài Gòn tựa như một bài hát có âm, có điệu, có vần nghe thật hấp dẫn. Nhưng đằng sau những âm thanh đó là nếp sinh hoạt người dân chốn thị thành từ lâu đời, chống chọi với gian khổ để giành lấy cuộc sống bản thân!

Tiếng lóc cóc của những xe hàng rong đi qua
Mùi thơm đánh thức cả con hẻm nhỏ
Náo nức những tiếng rao buổi sáng
“Báo đê… ê… , bánh mì nóng, xôi vò đê…ê!”


(Thành phố buổi sáng – Thơ: Trương Trọng Nghĩa)

Sài Gòn hôm nay có những tiếng rao mới: “Thịt ngon, cá tươi, rau xanh các bác ơi!”… Đó là âm thanh của tiếng rao vào sáng sớm trong các khu phố bình dân. Người rao là những cô gái trẻ quê phía Bắc. Các cô cột hai cái rổ sắt hai bên yên sau chiếc xe đạp, chứa vài thứ thực phẩm tươi sống: thịt, cá, rau củ quả… Thật tiện lợi, mang chợ đến tận nhà! Đi theo “sau lưng” các cô là những anh chàng mà tiếng rao được “hiện đại hoá” bằng băng cassette, phát ra liên tục, đều đều: “Bánh mì Sài Gòn đặc ruột thơm bơ một ngàn một ổ”… Xen kẽ theo “bánh mì đặc ruột”, là các cô, các bà cưỡi xe đạp, chở phía sau một nồi xôi rất… Bắc Kỳ và cất tiếng rao: “Xôi khúc đây!”.

Rồi tiếng rao buổi sáng trên các hẻm hóc Sài Gòn sẽ được nâng lên “cao trào” khi xuất hiện những anh chàng đạp xe, cùng chiếc loa phát ra lời rao lanh lảnh từ máy cassette: “Keo dính chuột sản xuất bằng công nghệ hóa màu đã được kiểm nghiệm cực kỳ khoa học, không gây độc hại cho người!”… Keo dính chuột có thể không gây hại, nhưng tiếng rao oang oang của anh ta có thể đã lập tức gây “ngộ độc” màng nhĩ của bà con trong xóm! Rồi sẽ xuất hiện từ đầu hẻm một người đẩy chiếc cân sức khỏe, cao nghễu nghện đi vào với lời rao tự động: “Cân nặng 55 kg, chiều cao 1m60, sức khỏe tốt…”.

Buổi trưa và chiều Sài Gòn những tiếng rao vẫn tiếp tục cất lên nhằm “giới thiệu sản phẩm”: bò bía, bột chiên, hủ tiếu gõ, trái cây… cả tiếng rao mài dao mài kéo!

Sài Gòn về đêm làm cho người ta ít nhiều có những ký ức mông lung gợi nhớ… Những tiếng rao đêm như xói vào lòng người. Xe mì gõ nơi góc đường bốc hơi nghi ngút toả hương thơm cả một quãng phố dài. Tiếng gõ lóc cốc của thằng bé bán mì vang đi khắp xóm. Tiếng gõ nhịp vang lên trong từng con hẻm – như một tiếng rao đêm nhẹ nhàng mà da diết – khi mọi người đã say trong giấc ngủ thì có ai còn thao thức bởi những con người này không? Saigon về đêm vẫn còn ẩn chứa biết bao điều…

Ngồi trên căn gác xép, người Sài Gòn đêm đêm lại nghe văng vẳng đâu đó một mớ âm thanh hỗn độn: tiếng rao đêm, tiếng chổi của những người quét rác, tiếng bước chân người qua lại, tiếng gõ phát ra từ những xe hủ tiếu mì… Những âm thanh ấy ngày càng nhỏ dần và rơi vào khoảng không vô tận, hun hút của màn đêm. Trong đó có lẫn tiếng rao của những người mẹ – tiếng rao nuôi lớn cuộc đời những đứa trẻ nghèo thành thị.
Có thể bây giờ phố không còn trẻ đâu

Tiếng rao đêm đã khàn hơn một chút
Chiếc xe già nua mõi hơn thời trước
Người đạp xe quen gọi tóc muối tiêu
Nhớ thật nhiều và quên cũng thật nhiều

Không thể quên phần ba ly cà fé đậm
Trong mưa khuya nhớ thương lời rao sáng
Giữa nắng ngày thương nhớ tiếng rao đêm
(Sài gòn trong khúc nhớ quên –

thơ TRẦN KIÊU BẠC, California)


Đêm càng khuya, tiếng rao càng nhỏ, nhưng lại vang xa, ngân dài từ đầu phố đến cuối phố, nhẫn nại và chậm chạp. Tiếng rao nối những con phố dài vắng lặng hun hút ánh đèn, làm cho đêm như sâu hơn. Tiếng rao đêm lanh lảnh của ai kia văng vẳng vọng về. Bên ngoài kia còn biết bao người lam lũ vất vã… Thành phố phát triển có những đổi thay xa lạ với chính nó. Điều này quá hiển nhiên như bây giờ ít được nghe tiếng rao đêm của người bán ăn khuya vì ở ngã tư kia giờ đã có hàng quán sáng ánh điện suốt đêm, ký ức thỉnh thoảng vẫn vọng lại tiếng rao đêm, ánh đèn dầu….
Có tiếng rao như lời Mẹ tôi, như lời chị tôi

Mang quê hương trên đôi vai gầy
Những trái ổi sẻ, những trái me
Ðậu phộng luộc, đòn gánh tre
Ai mua, ai không mua, ai mua

User avatar
nangchieu
Posts: 2064
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Post by nangchieu »

Image

VÀI ĐIỀU THÚ VỊ VỀ DƯA LEO
Tài liệu về quả dưa leo này đã được đăng tải trên tờ The New York Times vài tuần trước đây, một tờ báo thường giới thiệu những phương pháp khá sáng tạo và lạ lùng, để giải quyết những vấn đề thông thường. Sau đây là những khám phá thú vị về quả Dưa leo.
1/ Dưa leo chứa rất nhiều loại sinh tố mà chúng ta cần mỗi ngày như Vit. B1, B2, B3, B5, B6, Calcium, Iron, Magnesium, Phosphorus, Potassium, and Zinc.
2/ Khi cảm thấy mệt mỏi vào buổi trưa, quí vị hãy để qua một bên các loại thức uống có cà phê, và hãy chọn lấy một quả dưa leo. Dưa leo có các loại Vitamin B, và Carbohydrates, có khả năng làm quí vị hưng phấn trở lại được vài giờ đồng hồ.
3/ Khi chiếc gương trong phòng tắm bị mờ đi vì hơi nước, quí vị hãy dùng một lát dưa leo, thoa dọc theo gương, chỉ trong chốc lát, gương sẽ trong lại và tỏa ra một mùi thơm tựa như quí vị đang ở trong phòng tắm hơi.
4/ Khi loài ấu trùng và ốc sên đang hủy hoại những luống cây ngoài vườn nhà, quí vị hãy đặt vài lát dưa leo vào trong một lon đồ hộp nhỏ, vườn của quí vị sẽ không còn những loài sâu hay ốc sên phá hoại trong suốt vài tháng trời.
Lý do là vì những hóa chất trong dưa leo phản ứng với chất nhôm của lon đồ hộp, sẽ tỏa ra một mùi hương mà con người không thể cảm nhận được, nhưng lại khiến cho các loài côn trùng khiếp sợ và bỏ chạy khỏi vườn.
5/ Quí vị đang muốn tìm một cách nhanh chóng và dễ dàng nhất để loại trừ những tế bào mỡ trên da (cellulite) trước khi vào hay bước ra khỏi hồ tắm ? Hãy thoa một hay hai lát dưa leo trên những vùng da quí vị muốn. Các hóa chất thực vật sẽ khiến cho lớp collagen trên da trở nên săn chắc và do đó, khiến cho cellulite trên da khó nhìn thấy. Cách này cũng tác dụng rất tốt trên các nếp nhăn nữa.
6/ Quí vị muốn tránh cảm giác choáng váng hay nhức đầu dữ dội sau khi uống rượu chăng ? Hãy ăn vài lát dưa leo trước khi đi ngủ. Khi thức dậy, quí vị sẽ thấy tỉnh táo và hết nhức đầu. Dưa leo chứa một lượng đường vừa đủ, các loại vitamin B, và các chất điện giải để tái bổ sung những tinh chất sinh tố cần thiết mà cơ thể đã bị mất đi, hầu tái lập sự cân bằng, xua tan cảm giác choáng váng hay nhức đầu.
7/ Quí vị muốn tránh một bữa ăn trưa, hay ăn tối thịnh soạn chăng ? Dưa leo đã được dùng hàng thế kỷ nay, ngay cả bởi những người giăng bẫy thú rừng, các nhà buôn, các nhà khai phá Âu châu khi muốn có một bữa ăn nhanh, họ đã ăn dưa leo để không còn cảm giác đói bụng nữa.
8/ Quí vị sắp có một cuộc họp quan trọng, hay một cuộc phỏng vấn tìm việc làm, nhưng lại không đủ thời gian để đánh bóng đôi giầy của mình. Hãy thoa một lát dưa leo tươi lên giầy, hóa chất của dưa leo sẽ khiến giầy bóng lên, tuy không thật hoàn hảo nhưng cũng có tác dụng chống thấm nước.
9/ Trong nhà quí vị không có loại dầu chống rỉ sét WD 40, nhưng lại đang cần loại trừ tiếng kẽo kẹt từ bản lề của cửa ra vào. Hãy dùng một lát dưa leo chùi chung quanh bản lề đó, cửa sẽ không còn tiếng kẽo kẹt nữa.
10/ Quá căng thẳng nhưng lại không có thời gian để massage hay ghé vào spa, quí vị hãy cắt hết một quả dưa leo, cho vào một bình nước sôi, rồi hé mở nắp đậy, để cho hơi nóng thoát ra ngoài. Các hóa chất và dưỡng chất từ dưa leo sẽ tác dụng với nước sôi và tỏa ra một làn hương làm dịu đi sự căng thẳng, và tạo ra một cảm giác rất thoải mái
11/ Quí vị vừa xong một bữa ăn trưa với các đồng nghiệp, và chợt nhớ mình không có chewing gum hay kẹo the. Hãy cắt một lát dưa leo, rồi đặt sát vòm miệng trên chỉ độ 30 giây thôi, hơi thở sẽ thơm tho như ý muốn, vì các hóa chất thực vật của dưa leo sẽ tiêu diệt các loại vi trùng, vốn là nguyên nhân gây nên bệnh hôi miệng.
12/ Quí vị muốn lau chùi muỗng nỉa, sinks, hay các đồ dùng kim loại không rỉ sét ? Hãy dùng một lát dưa leo lau chùi các vật dụng trên, không chỉ làm mất đi những vết lu mờ lâu năm và làm sáng bóng trở lại, mà còn không để lại các vết sọc, và cũng không làm hư hại ngón tay cũng như móng tay của quí vị vì việc lau chùi nữa.
13/ Quí vị đang viết bút mực và bị lỗi khi viết. Hãy lấy lớp vỏ dưa leo, và nhẹ nhàng tẩy vết mực muốn tẩy. Cũng rất công hiệu khi tẩy vết bút chì, và những vết mực mầu trang trí mà các trẻ em vẽ lung tung trên tường.
Đây là những phương cách hiệu quả và an toàn, giải quyết được những vấn đề hàng ngày. Qúi vị hãy áp dụng và giới thiệu cho những người quen biết của mình nhé.

User avatar
khieulong
Posts: 6758
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Vợ Chồng Điệp Viên
Phạm Thành Châu

Học xong trung học, tôi thi vào Đại Học Sư Phạm ban Anh Văn.
Trong thời gian là sinh viên tôi còn làm việc cho số 3 Bạch Đằng. Đó là cách nói gọn của phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo Việt Nam Cộng Hòa.
Tôi làm tình báo vì có máu phiêu lưu, thích chuyện mạo hiểm, sau nầy lại thêm mối thù việt cộng giết cha tôi. Ông già tôi là chủ một nhà máy xay lúa nhỏ ở vùng quê tỉnh Bạc Liêu. Vì là vùng mất an ninh nên phải đóng thuế cho việt cộng, ấy vậy mà cũng bị chúng nửa khuya đến gõ cửa đem ra đồng bắn bỏ. Cả mấy năm sau, tôi cố tâm điều tra mới biết rõ thủ phạm là một tên nằm vùng trong xóm, chỉ vì một xích mích nhỏ, hắn dẫn đồng bọn về giết người. Dĩ nhiên tôi trả thù.

Sau khi tốt nghiệp sư phạm, trong lúc chờ sự vụ lệnh, tôi lẻn về nhà trốn trong phòng không cho hàng xóm biết, đến khuya tôi đến nhà hắn, nằm sau hè chờ. Ở thôn quê không có phòng vệ sinh trong nhà, khi cần thì ra sau vườn. Qua đêm thứ hai hắn mở cửa ra đi tiểu, tôi chĩa súng vào lưng hắn.
- Đồng chí ra ngoài kia trả lời trước tổ chức về vài việc cần gấp.
Hắn sinh nghi định phản ứng, tôi giáng cho một bá súng vào đầu, hắn bất tỉnh, tôi cột chân tay hắn, cõng trên lưng, ì ạch băng đồng ra chỗ bọn chúng giết cha tôi.
Tôi khai thác tận tình cho đến khi hắn thú nhận tội giết cha tôi, lúc đó tôi mới cho hắn biết sự thật. Hắn van lạy, nhưng vô ích, hình ảnh cha tôi chết oan ức, mắt vẫn mở trừng trừng khiến tôi sôi gan.
Sau đó gia đình tôi bán nhà máy xay lúa, bán nhà lên Sài Gòn ở. Tốt nghiệp xong tôi được điều đi các tỉnh dạy học. Sau mỗi công tác tình báo dù thành công hay thất bại tôi lại chuyển qua tỉnh khác.
Câu chuyện bắt đâu khi tôi được giao cho việc theo dõi một cô thợ may ở ngoại ô một thành phố ven biển miền trung.
Nguyên nhân là thỉnh thoảng lại có truyền đơn rải vào buổi sáng trên con đường vào thị xã. Đây là con đường mà đa số nông dân thường đem nông sản vào chợ bán. Họ chở bằng xe đạp, xe lăm hay xe bò.

Sáng sớm nào cũng có cảnh sát rình ở đó nhưng chẳng thấy ai đáng tình nghi cả. Sau phải cho người nằm sát lề đường mới khám phá ra một cô gái đi xe đạp chở rau muống phía sau, dưới chân chỗ bàn đạp để mớ truyền đơn, cứ dỡ nhẹ chân là truyền đơn rơi xuống đường khó mà thấy được nhất là ở quãng đường tối.
Qua điều tra đây là cô thợ may nhà ở vùng ngoại ô, sát địa giới thành phố. Sau nhà là một vạt ruộng nhỏ trồng rau muống, mỗi sáng cô chở rau vào chợ bán sỉ cho bạn hàng rồi về ngay. Cô sống với một mẹ già hơn sáu mươi tuổi.
Gọi là tiệm chứ thực sự là một bàn máy may phía trước, cách một tấm vách cót là giường ngủ của hai mẹ con vừa làm chỗ thử áo quần. Gia đình nầy mới từ một quận miền núi về hơn một năm nay. Theo báo cáo, trước đó cô là nữ sinh trung học, sau theo nghề may. Tiệm của cô khá đông khách vì cô hiền lành, vui vẻ lại lấy công rất rẻ, có lẽ đây là trạm giao liên hơn là cơ sở kinh tài của địch.

Nhiệm vụ của tôi là tìm cách tiếp cận cô để theo dõi. Tôi sẽ đóng vai một kẻ si tình cô, gặp gỡ cô mà bọn chúng không thể nghi ngờ, hoặc tốt hơn nữa sẽ được móc nối làm việc cho chúng.

Một buổi sáng chủ nhật tôi chạy xe gắn máy gần đến nhà cô thì xe chết máy phải dừng lại sửa. Tôi vào tiệm xin cô miếng giẻ rồi loay hoay mở máy ra chùi, thay bu gi, tháo bình xăng con... toát mồ hôi mà xe vẫn không nổ. Tôi xin cô miếng nước uống và ngồi trước hiên nhà cô hỏi vài câu vơ vẩn rồi dẫn xe về.

Qua hôm sau tôi đem một xấp vải đến nhờ cô may cho một áo sơ mi. Lần nầy tôi được cô mời vào nhà vì tôi là khách. Thế rồi, thỉnh thoảng tôi lại nhờ cô may một thứ gì đó và tôi ngập ngừng nói là tôi làm thế để được dịp gặp cô, không gặp tôi nhớ. Cô có vẻ bất ngờ, nhưng yên lặng. Những lần sau cô lại càng giữ ý, nhưng tôi bắt gặp trên đôi mắt cô mỗi khi thấy tôi, long lanh niềm vui.

Trong lúc trò chuyện tôi cho cô biết về gia đình tôi rằng ông già tôi tham gia mặt trận bị quân đội Quốc Gia hành quân bắn chết. Thỉnh thoảng tôi đi chùa nghe thuyết pháp hoặc tham gia mít ting, tôi phát ngôn bừa bãi ra người bất mãn chế độ.

Sau một thời gian lạnh lùng, giữ kẽ, cô có vẻ thân thiện, vui vẻ hơn. Kẻ thù trong bóng tối đang kéo dần con mồi về phía chúng, tôi biết mình đã được để ý, nhưng chỉ đến đấy thì hầu như bế tắc, tôi không biết được những gì chúng tôi cần.

Một sáng chủ nhật, như thường lệ tôi đến thăm cô, nhưng đến nơi chỉ thấy một đống tro tàn đang bốc khói. Thì ra, không hiểu vì sao lúc khuya lửa bắt cháy, hai mẹ con chỉ kịp chạy thoát thân. Tôi khuyên nhủ nhưng cô vẫn lắc đầu lo lắng.
- Tiền mua bàn máy may, mua miếng đất em trả chưa hết nợ, còn quần áo của khách nữa, họ nói bao nhiêu phải cố mà trả. Nhưng em còn đồng nào đâu!
Tôi hứa với cô là sẽ hết lòng tìm cách giúp đỡ. Thế rồi tôi về bán chiếc xe gắn máy. Nhờ bà con chung quanh phụ giúp nhặt nhạnh những miếng tôle còn xài được, mua ít vật liệu, dựng lại căn nhà mới cũng khang trang, ngoài ra còn mua được một bàn máy may mới nữa.

Chỉ trong một tuần tôi lo toan cho cô chu toàn. Từ đấy thái độ của cô đối với tôi thay đổi hẳn. Chúng tôi thường đưa nhau đi xem hát, ăn quà rong, đôi khi cô đến nhà trọ thăm tôi nữa. Mỗi khi đi với nhau cô thường chải chuốt, thoa chút phấn hồng trên má, trông cô đẹp hẳn ra, như lột xác từ một cô thợ may lọ lem thành một nàng tiên, nhưng đối với tôi, đi bên cô, nhất là những chỗ vắng, tôi có cảm giác rờn rợn, tưởng như mình đang đứng trước đỉnh đầu ruồi của một họng súng nào đó trong bóng tối. Vì nghề nghiệp, lúc nào tôi cũng cảnh giác, ngụy trang, dọ dẫm tìm một chỗ an toàn phía sau lưng.
Một lần cô ghé nhà trọ thăm tôi, có một bà hàng xóm biết cô là thợ may đến năn nỉ cho con gái học nghề may. Cô là học sinh thi hỏng tú tài, muốn theo nghề may để phụ giúp gia đình. Nghe tôi nói thêm vào cô ta có vẻ bằng lòng nhưng hẹn ít hôm nữa mới trả lời, có lẽ chờ quyết định của tên đầu sỏ, chỉ huy cô.

Tuần sau cô đồng ý nhận học trò. Được độ ba tháng nhờ sáng ý, cô bé học nghề khá tiến bộ. Tiệm may cũng đông khách hơn trước.
Một hôm tôi gọi riêng cô bé hàng xóm qua nói chuyện.
- Em học nghề may với chị Lan đến đâu rồi?
- Em cắt chưa vững nhưng may thì khá lắm, khách nào cũng khen đường chỉ em thẳng, mịn và đẹp.
- Có lẽ cần một máy may nữa mới phụ chị Lan kịp giao hàng cho khách.
- Em cũng nghĩ vậy nhưng không có tiền.
Tôi tâm sự với cô học trò.
- Như em biết, thầy và chị Lan yêu nhau, dự định sẽ làm đám cưới, nhưng thầy còn ngại hình như chị Lan đang yêu ai nên thầy nhờ em giúp thầy tìm hiểu chị Lan xem có ai đến thân mật chuyện trò với chị ấy không? Em sẽ chẳng làm gì cho chị ấy nghi ngờ. Thầy có cái máy nầy, sẽ giấu dưới xách tay của em, khi đến nơi, em chỉ cần mắc xách tay sau lưng chỗ ngồi của em sát vách với phòng thử áo quần. Chỉ thế thôi, đừng cho bất cứ ai biết chuyện nầy. Nếu chị Lan hay ai bắt gặp cứ bảo rằng đó là máy thu thanh, thầy sẽ chỉ em cách mở nghe đài phát thanh. Em cũng đừng cho chị ấy biết là thầy cho em mượn tiền mua máy may, sợ chị nghi ngờ, ghen tuông phiền phức.
Thế là chúng tôi nghe rõ những trao đổi, bàn bạc với nhau của bọn chúng trong phòng thử quần áo. Một bộ phận khác rình thu hình những khách hàng khả nghi và tiến hành điều tra. Chúng tôi gần như nắm vững tất cả những tên nằm vùng, cơ sở kinh tài, nơi chứa chấp những tên xâm nhập nữa, nhưng tên đầu sỏ vẫn chưa tìm ra!?

Trong nghề nầy, một chút sơ ý là chết. Như cô thợ may, bị chúng tôi theo dõi mà không hay biết. Cô với tôi như hai tay nhu đạo đang lừa nhau để vật đối thủ xuống, cô đã bị thất thế hoàn toàn, nhưng tôi chưa ra tay và chờ cô ra đòn. Có thể cô làm bộ chuyện trò, hỏi han để tìm hiểu tôi hoặc rủ tôi một chiều nào đó ra vùng quê hóng gió tâm sự... Nhưng tuyệt nhiên chuyện đó không xảy ra. Cô lúc nào cũng ít nói, dịu dàng, nhưng như thế lại càng làm tôi e ngại và thấy cô rất bản lĩnh, rất nguy hiểm.

Đi bên cô tôi cố làm vẻ sung sướng, hạnh phúc nhưng thật sự tôi có cảm tưởng cô như con rắn độc, chỉ một tích tắc cô hành động là đời tôi tàn ngay. Mạng tôi đổi mạng cô thì không xứng. Thế nên tôi chẳng hứng thú gì trong vai trò nầy cả. Tôi được lịnh phải tiến xa hơn tức là phải chung đụng xác thịt để giữ chặt con mồi, nhưng tôi không làm được. Dù cô có yêu tôi thực hay giả vờ tôi cũng quyết không đụng chạm đến nơi thiêng liêng đó của người con gái. Đó là yếu điểm của một tên tình báo non tay nghề như tôi.
Mùa hè năm đó, đối phương lên phương án tấn công tỉnh. Mẻ lưới được tung ra. Chúng tôi dự định hành quân vào lúc khuya.
Buổi chiều cô bé học may về báo cho tôi biết là lúc trưa có một ông sư khất thực đến trước nhà, cô Lan ra cúng dường, ông sư lầm thầm tụng kinh chúc phúc như mọi khi, nhưng lúc quay vào, thấy mặt cô tái mét, người cứ run lên bần bật...Chúng tôi đề nghị cảnh sát hành quân sớm hơn dự định. Thế là cả bọn bị tóm, kể cả chính tôi cũng bị cảnh sát đến gõ cửa, còng tay, đẩy lên xe cây.

Thường thì sau khi vở kịch đã hạ màn như thế, tôi thảnh thơi nghỉ ngơi rồi nhận công tác mới. Nhưng không hiểu sao hình ảnh cô ta vẫn nguyên vẹn trong đầu tôi. Khi cô bị bắt, bị giam giữ, lòng trắc ẩn của tôi lại nổi lên. Đàn bà, con gái, trẻ con không có chỗ trong chiến tranh, họ phải được ở hậu phương, phải được thường xuyên che chở, bảo vệ. Một cô gái vô ý vấp ngã thấy đã động lòng rồi, huống gì cô thợ may hiền lành, dịu dàng kia đang bị nhốt trong nhà giam sau những song sắt như một con thú đã bị săn bắt, chờ ngày bị đem xẻ thịt.

Tôi đã nhiều lần bí mật nhìn cô ủ rũ ngồi ở một góc phòng giam, héo úa như không có linh hồn, không còn cảm giác, suy nghĩ gì. Tương lai là chết rũ trong tù, tình yêu, hy vọng của tuổi thanh xuân coi như đã chấm hết.

Đối với cô, tôi thấy thật bất nhẫn, lừa gạt một cô gái dù cô ta được điều khiển từ trong bóng tối. Và khi cảm tưởng cô không còn là kẻ thù của tôi nữa, sự cảnh giác đã được gạt bỏ, như bụi bặm trên một bức tranh đã được chùi sạch, để lộ ra hình ảnh trong sáng, dịu dàng của cô trong tâm trí tôi. Thế nên tôi đề nghị thả cô ra để cho những con mồi khác đến móc nối lại với cô.

Từ phòng giam, tôi lại được gọi lên để đối chất về sự liên hệ giữa tôi và cô. Chúng tôi xác nhận có yêu nhau nhưng chẳng biết gì về việt cộng cả và anh cảnh sát thẩm vấn (vờ) tin ngay là thật, anh hứa sẽ thả chúng tôi ra và anh bỏ đi làm giấy tờ. Tôi đến ngồi gần cô cầm lấy tay cô, cô ngước nhìn tôi và lắc đầu, có lẽ cô cho rằng lời anh thẩm vấn viên chỉ là cái bẫy, nhưng tôi cố tình cho cô hiểu tôi là người có thẩm quyền, tôi cứu cô ra vì tôi yêu cô.
- Như em đã nghe lúc nãy, anh xin bảo lãnh em và chịu trách nhiệm liên đới về những hành động của em sau nầy. Nếu em thương yêu anh thực lòng thì em hãy lánh xa những gì có thể gây nguy hiểm cho em. Em còn mẹ già phải nuôi dưỡng, rồi em sẽ lập gia đình, có con cái, sống hạnh phúc như bao người bình thường khác.
Đừng dại dột nữa, không phải anh sợ bị vạ lây nhưng nếu em gặp chuyện không may anh sẽ đau khổ lắm. Anh sẽ thu xếp cho em và mẹ em vào Sài Gòn sống lẫn trong đồng bào thì sẽ không có ai quấy rầy em nữa. Chúng mình sẽ làm đám hỏi và khi nào anh vận động xin về dạy gần Sài Gòn sẽ làm đám cưới.
Cô cúi đầu yên lặng nghe, rồi cô nắm tay tôi đặt lên đùi cô, siết nhẹ. Một giọt nước mắt rơi trên tay tôi. Tôi thở phào nhẹ nhõm. Cô đã hiểu ý tôi. Cô viết cho mẹ cô một lá thư, dặn bán nhà để chuẩn bị về quê, chỉ giữ lại bàn máy may.

Sau đó chúng tôi lặng lẽ về Sài Gòn.
Nhờ bạn bè giúp đỡ, tôi tìm mua được một căn nhà nhỏ ở chợ Cây Quéo, góc đường Hoàng Hoa Thám, Ngô Tùng Châu Gia Định. Dĩ nhiên việc theo dõi cô không phải đã chấm dứt.
Công tác của chúng tôi thường được tình báo Mỹ yểm trợ. Người Mỹ rất hào phóng nhưng cũng rất nguyên tắc, họ đã vui vẻ trả lại tiền cho tôi mua lại chiếc xe gắn máy, trả cả những chi phí lặt vặt như đưa cô đi xem hát, ăn quà rong. Nhưng sau cuộc hành quân, hồ sơ coi như đã đóng.
Lần nầy tôi lại bán xe, vay mượn thêm để lo cho cô mà không biết khi nào mới có tiền mua lại xe khác.

Suốt mấy tháng hè, tôi về Sài Gòn với gia đình. Buổi chiều tôi thường ghé thăm cô, có khi tôi ăn cơm tối với gia đình cô. Sau bữa ăn, bà mẹ dọn dẹp chén đĩa, còn cô thì xin phép đi tắm. Chợ Cây Quéo nằm trong một đường hẻm, sau khi tan chợ chiều, trở thành vắng lặng như ở một vùng quê.
Sau nhà cô có một sân vuông nhỏ, rào kín chung quanh, tôi thích ra đấy ngồi xuống một ghế gỗ dài để chờ cô. Cô có thói quen là sau khi tắm cô không mặc nịt ngực, nên qua lần vải mỏng, đồi ngực cô thẳng đứng lên, lồ lộ như hai mụt măng tre vừa chồi lên khỏi mặt đất.

Cô ngồi cạnh tôi, nghiêng đầu dùng khăn vò mái tóc cho khô, chải nhẹ cho tóc thẳng, xong cô ngửa người vuốt mái tóc về sau lưng, rồi cô nhìn tôi mỉm cười. Tôi yên lặng ngắm cô, tưởng như thấy rõ làn da mịn màng, thơm tho của thân thể cô... Sau đó chúng tôi có một thứ quà rong như chè hay trái cây để vừa ăn vừa chuyện trò đến khuya mới chia tay.

Sau kỳ nghỉ hè tôi được chuyển ra Huế dạy học, tôi viết cho cô một lá thư dài và hẹn Tết sẽ về xin làm đám hỏi. Tính cô ít nói, ngay cả thư trả lời chỉ vỏn vẹn mấy câu "Được thư anh, em khóc mấy hôm nay vì vui mừng. Cám ơn anh đã hiểu em và lời hứa của anh lần nầy em tin là thật, bằng trái tim và cả cuộc đời em"

Khoảng cuối năm đó tôi xin phép về Sài Gòn, khi đến nhà cô tôi ngạc nhiên thấy nhà đã sửa sang lại tươm tất. Cô dẫn tôi ra phía sau khoe một căn phòng vừa mới được xây thêm.
- Mẹ ngủ phòng ngoài kia, em ngủ trong nầy.
- Còn anh thì nằm dưới đất?!
Cô đỏ mặt nhưng sung sướng.
- Anh với em phòng nầy chứ.
Lễ hỏi chúng tôi diễn ra đơn giản, kín đáo. Gia đình tôi cứ tưởng tôi sẽ lập gia đình với một cô nữ sinh nào đó, không ngờ là một cô thợ may. Chẳng phải họ kỳ thị hay giai cấp gì mà theo lệ thường, thầy giáo rất dễ chọn vợ đẹp trong trường mình dạy. Nhưng khi gặp lần đầu, mọi người đều thích cô ngay. Cô vừa hiền vừa đẹp một cách thùy mị.
Mẹ tôi cứ mẹ mẹ con con với cô ngọt xớt, các cô em gái tôi thì tíu tít hỏi han, trò chuyện rất thân mật khiến cô bối rối, vụng về vì cảm động.

Từ đó gần như ngày nào tôi cũng đến nhà cô, đôi khi ngủ lại nữa, nhưng chúng tôi đã hứa với nhau phải giữ gìn, để dành cho ngày hôn lễ. Cô có những suy nghĩ lẩm cẩm rất đàn bà. Cô thêu những áo gối có hình quả tim, tên tôi và tên cô lồng vào nhau, hình đôi chim đang bay, rồi cô phân vân về tên của những đứa con trong tương lai. Tôi chế giễu thì cô giận, nhưng thâm tâm cô rất vui sướng với giấc mơ đơn giản đó.

Tôi bàn với cô vài tháng nữa sẽ làm đám cưới, nhưng rồi đầu năm bảy lăm miền Nam bắt đầu sụp đổ từng mảng, tất cả tan rã như bọt nước.
Người ta ùn ùn chạy về phía Nam, tôi phải nấn ná lo tiêu hủy hồ sơ, phân tán mạng lưới nên vào đến Đà Nẳng lại đành quay về Huế vì miền Trung đã rơi vào tay đối phương rồi. Kẻ thù hình như chưa biết gì về tôi cả ngoài cái vỏ bọc thầy giáo trung học. Chúng bắt đầu gọi các cô thầy đến khai lý lịch và như đang sắp xếp mở cửa các trường học.

Thế rồi khoảng cuối tháng năm, năm bảy lăm, nửa khuya, chúng đến vây nhà trọ, gõ cửa, còng tay tôi dẫn ra xe. Thoạt nhìn, ngoài chiếc xe cảnh sát chở đầy bộ đội tôi còn thấy một xe mang số ẩn tế Sài Gòn, tôi biết ngay bọn chúng đã tìm ra chính xác tông tích tôi. Nhưng tại sao trung ương lại không hủy hồ sơ?
Ngồi kèm tôi là hai tên bộ đội còn trẻ mang súng AK. Phía trước, bên cạnh tài xế là một người đàn bà. Xe chạy ra khỏi cửa Thượng Tứ, qua cầu Trường Tiền đến đường Duy Tân, chiếc xe chạy trước quẹo vào ty cảnh sát (cũ), còn xe chở tôi chạy thẳng, hướng về quốc lộ. Tôi đoán chúng đưa tôi về Sài Gòn khai thác. Tôi dự định thoát thân, nhưng đến gần phía Nam tôi mới hành động. Nghĩ thế nên tôi buông thả, thiu thiu ngủ dưỡng sức.

Dọc đường xe phải ngừng ở các nút chặn, tên tài xế cũng là bộ đội trình giấy và nói gì đấy, ánh đèn loang loáng vào xe, rồi xe lại tiếp tục. Đến Quảng Ngãi trời đã rạng sáng, tôi lơ mơ mở mắt nhìn quanh. Bỗng tôi lạnh người khi nhận ra người đàn bà ngồi phía trước là cô thợ may, vợ sắp cưới của tôi.
Hóa ra chúng tôi đã lầm trong điệp vụ vừa kể, tên đầu sỏ là cô ta chứ không phải gã thầy tu khất thực. Tôi cay đắng cười thầm mình thua trí một người đàn bà, cô đã ngụy trang một cách tài tình, không chỉ đánh lừa chúng tôi mà còn đánh lừa cả đến lũ chân tay của cô.

Nhớ lại những ngày chúng tôi bên nhau, tôi sượng sùng, xấu hổ với cô. Cô đã đóng một vai kịch rất xuất sắc, rất bản lĩnh, tôi vẫn chỉ là một con mồi ngây thơ. Ấy vậy mà tôi cứ tưởng tình yêu chân thành của tôi đã cảm hóa được cô. Giờ đây cô ngồi đó, lạnh như tiền. Cô đang nghĩ gì về tôi, một tên điệp viên hạng bét, ngây ngô, lãng mạng tiểu tư sản?
Xe đến Bình Định, ghé vào một quán cơm bên đường, tôi được tên bộ đội mở còng nhưng dặn "Cần gì nói tôi, giữ khoảng cách năm bước, đến gần hay xa hơn, sẽ bị bắn bỏ"

Tôi được dẫn vào ngồi một bàn ở một góc quán, mấy tên bộ đội ngồi hai bên, còn cô ta thì ngồi riêng. Sau bữa ăn, lúc trả tiền cô lôi ra một xấp bạc mới tinh, rút vài tờ vất đấy, đứng dậy, không lấy tiền thối.
Tôi cố tỏ ra sợ sệt và ngoan ngoãn để chúng tin, hi vọng đến chiều tối nếu cũng ăn uống như thế nầy tôi sẽ bỏ chạy rất dễ dàng và bóng đêm sẽ che chở cho tôi. Nhưng tôi đã lầm, xe chạy suốt đến sáng, đến ngã ba Hàng Xanh theo đường Bạch Đằng, rồi Chi Lăng, Ngô Tùng Châu và vào hẽm chợ Cây Quéo.
Cô vào nhà một lúc lâu mới đi ra với bà mẹ. Hai mẹ con ngồi phía trước, xe lại tiếp tục trở ra xa lộ đến Biên Hòa quẹo hướng Vũng Tàu. Tôi đoán chúng sẽ truy tôi về công tác ở Vũng Tàu, Long Hải trước đây hoặc giao cho lũ nằm vùng, nội tuyến đã bị tôi đưa đi tù, và chúng sẽ mặc sức trả thù.

Đến Vũng Tàu, ghé mua mấy ổ bánh mì thịt, xe vào một khách sạn hạng trung bình. Sau khi ăn uống, làm vệ sinh, tôi lại bị còng tay cho vào phòng riêng, phía ngoài là hai tên bộ đội canh cửa.
Tôi nghe cô ta dặn hai tên gác là phải cảnh giác cao độ với tên địch nguy hiểm đó (là tôi), và cô đến ủy ban quân quản có chuyện cần, sẽ về ngay. Tôi mệt mỏi lăn ra ngủ một giấc lấy sức, dự định tối nay leo cửa sổ trốn đi. Cái còng không thành vấn đề, một cọng thép nhỏ là xong, và cọng thép đó đang nằm trong sợi dây đồng hồ mà tôi đã có được lúc tôi đòi đi tiểu ở hàng cơm ở Bình Định.

Nhưng đến gần tối, sau khi được ăn một ổ bánh mì nữa, chúng lại còng cả chân tôi vào giường và hai tên bộ đội ngồi ngay trong phòng tôi, thay phiên nhau lõ đôi mắt cú vọ canh chừng tôi. Thế là hết đường trốn thoát!
Nhớ lại thời gian hứa hôn chúng tôi sống bên nhau, cô đã dần dần hiểu tôi, trong sự săn sóc cô đón ý tôi rất tài. Lúc đó tôi sung sướng nghĩ rằng mình có được cô vợ toàn tâm toàn ý, bây giờ chính cái toàn tâm toàn ý kia lại hại tôi. Cô đã thấy được không sai chạy những gì tôi nghĩ trong đầu, dù chỉ vừa thoáng qua là cô đề phòng ngay
.
Tối đó độ hơn mười giờ, tôi được dẫn ra xe, vẫn đủ sáu người như trước. Xe chạy loanh quanh trong thành phố một lúc rồi hướng ra Bãi Sau.
Trời đêm đầy mây, lạnh kinh khủng, miền Nam chưa bao giờ lạnh như năm đó, đường vắng tanh, lờ mờ ánh đèn, tiếng sóng vỗ rì rào, buồn bã. Xe chạy đến cuối bãi thì dừng lại. Cô ra lịnh bịt mắt tôi lại.
- Đồng chí đưa tôi khẩu AK. Cứ ở đây chờ, khi nào nghe tiếng súng nổ tôi sẽ ra.
Và cô nói với bà mẹ, giọng lạnh lẽo, hàm răng rít lại.
- Mẹ phải theo con, xem con trả thù kẻ đã giết hại gia đình mình và bao nhiêu đồng chí khác nữa.
Đúng là oan oan tương báo. Tôi đã xử tội tên nằm vùng giết cha tôi ra sao, bây giờ tôi sẽ gặp y như vậy. Nhưng tôi không nhớ rõ mình đã làm gì để cô thù hận tôi đến độ giờ đây đem ra xử bắn tôi, không lẽ cô là con của tên nằm vùng kia?!
Cô lên đạn, chĩa súng vào lưng tôi, đẩy tôi đi trước. Cô đã phạm một sai lầm chết người. Cô dí súng vào lưng tôi là giúp tôi nắm được quãng cách giữa cô và tôi. Tầm vóc cô thì tôi còn lạ gì. Chỉ cần tôi quay nhanh lại là mũi súng sẽ chệch ra ngoài và với một đòn chân, tôi có thể đá gãy cổ cô hay ít ra cũng hạ gục cô trong tích tắt. Trong bóng tối thì bị bịt mắt hay không cũng mù như nhau. Tôi lần tìm cọng thép trong dây đồng hồ và bắt đầu mở khóa còng tay.
Được một quãng, khi đoán đã xa tầm nghe ngóng của mấy tên bộ đội, tôi vừa định ra đòn thì cô mở băng bịt mắt tôi.
- Anh cõng mẹ được không? Nhanh lên! Nếu có chuyện gì, anh và mẹ cứ chạy thoát đừng lo cho em. Có thuyền chờ sẵn đằng kia.
Cô ôm súng chạy phía trước, tôi cõng bà cụ men theo bờ rừng dương liễu mải miết theo cô.
Độ một cây số, chúng tôi đến một thuyền nhỏ có người chờ sẵn. Thuyền được đẩy ra, nổ máy và nửa giờ sau chúng tôi ra thuyền lớn đi thẳng.
Hôm sau chúng tôi được tàu Mỹ vớt về đảo Guam

User avatar
dauden
Posts: 575
Joined: Mon Aug 24, 2009 6:09 pm

Post by dauden »

Lớp Học Đánh Bom Tự Sát

Image

User avatar
nangchieu
Posts: 2064
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Post by nangchieu »

Image

KHOAI LANG LOẠI LƯƠNG THỰC HỮU ÍCH

Khoai lang là một loại rau củ tầm thường được trồng rất nhiều và phổ biến tại các vùng thôn quê . Trong những năm đói nghèo do bởi mất mùa vì lụt lội hay hạn hán, người ta thường dùng khoai lang để ăn độn hay thay thế cho cơm gạo.

Vì khoai lang rất dễ trồng, không mất nhiều công phu chăm bón nhưng vẫn thu hoạch được dễ dàng, nên nó không được người ta liệt vào loại lương thực hiếm quý.
Image Thế nhưng, trong y học dân gian cổ truyền, khoai lang là một loại đồ ăn rất nổi tiếng và được người Tây Phương coi như là một thứ thuốc để chữa bệnh thấp khớp và chứng vọp bẻ.

Ở một vài nơi, người ta còn dùng khoai lang để giúp cho thông tiểu, điều kinh ở phụ nữ, chống sảy thai và chữa bệnh suyễn.

Qua nghiên cứu, người ta thấy khoai lang chứa dồi dào chất Beta-caroten, một loại sinh tố A rất hữu ích cho cơ thể. Trung bình hàng ngày mỗi người ăn từ 1/8 lkg khoai lang nướng trở lên thì sẽ phòng ngừa được nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột già . Tại Hoa Kỳ, trong một nghiên cứu khác, các khoa học gia còn chứng minh được những người ăn các loại rau củ có màu vàng đậm như củ cà-rốt, trái bí rợ (bí ngô) và trái squash...có thể phòng ngừa mắc chứng đường ruột đến 50 phần trăm so với những người không ăn các loại rau củ này.
Image Đối với những người đàn ông trước kia hoặc hiện nay vẫn còn hút thuốc, thì chất beta-caroten trong rau củ cũng có thể giúp ngăn ngừa được sự phát triển của một số chứng ung thư. Tuy nhiên điều này không phải hoàn toàn đúng . Những ai cứ ỷ lại vào khả năng che chở của các loại rau củ để phòng chống các bệnh tật hiểm nghèo mà tha hồ ăn uống, không quan tâm đến sự tác hại của một số thức ăn và cứ bê tha, phóng túng trong thói quen sinh sống hàng ngày thì khả năng phòng chống bệnh tật đã vô tình bị vô hiệu hóa.

Trong một thí nghiệm khác trên cơ thể của loài vật, chất beta-caroten trong khoai lang gồm rất nhiều hợp chất Protease Inhibitor ngăn chận được sự hình thành của các bướu ung thư.

Khoai lang còn chứa rất nhiều chất xơ trong trạng thái lỏng (water-soluble fibre) nên có khả năng hạ giảm chất cholesterol trong máu. Trong một thí nghiệm khác được thực hiện bởi các nhà khoa học Nhật Bản cho thấy khoai lang có đặc tính kết chặt chất cholesterol lại rồi đào thải ra khỏi cơ thể có sức mạnh gấp 27 lần các trái cây và rau củ khác.Chất xơ của khoai lang có khả năng “quét” sạch chất cholesterol giống như công dụng của chất cholestyramine, một loại thuốc làm hạ giảm chất cholesterol trong cơ thể.

Trong y học dân gian cổ truyền của Trung Hoa, người ta thường cho các bệnh nhân bị cảm sốt ăn khoai lang nấu nhừ với một vài lát gừng và một ít muối thì bệnh mau bình phục.
Image Ngoài ra người ta còn tìm thấy dân trong bộ lạc Yoruba ở xứ Nigeria có tỷ số sinh đôi đứng hàng đầu trên thế giới. Dân chúng trong bộ lạc này ăn rất nhiều khoai lang trong khẩu phần hàng ngày. Các chuyên gia nghiên cứu trong số đó có giáo sư Percy Nylander của trường đại học Ibadan ở Nigeria bảo rằng có sự liên hệ mất thiết giữa việc ăn nhiều khoai lang và tỷ số sinh đôi cao trong dân chúng nước này, bởi vì khoai lang chứa rất dồi dào chất kích thích sự sinh sản (follicle stimulating hormone: FSM) nên trong chu kỳ rụng trứng của người phụ nữ đã rụng thêm một noãn châu (egg) nữa. Tuy nhiên không phải tất cả phụ nữ Nigeria nào cũng vậy, những ai không ăn khoai lang và rập khuôn theo sự ăn uống của người Tây Phương thì tỷ số phụ nữ có khả năng sinh đôi rất thấp.

Image Tóm lại những rau quả nào có màu vàng đậm đều có chứa chất beta-caroten, tuy nhiên trong khoai lang là nhiều nhất. Những người ăn nhiều chất beta-caroten để phòng chống bệnh tật với một dung lượng nhiều và trong một thời gian lâu dài, thì màu da sẽ biến thành hơi vàng. Song điều này không có gì đáng lo ngại. Nó không phải là một sự ngộ độc và khi ngưng ăn các loại rau củ này trong một thời gian ngắn thì màu da sẽ trở lại bình thường.

Ăn uống có phương pháp có thể ngăn ngừa được một số bệnh tật phát sinh và cũng có thể hỗ trợ cho tiến trình lành bệnh được hiệu quả và nhanh chóng hơn.

TRẦN ANH KIỆT
(Sưu tầm)

User avatar
nangchieu
Posts: 2064
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Post by nangchieu »

NGÃ TÂM LINH

Thích Trí Siêu.


Có nhiều người đi chùa nhưng họ đến để tìm một cái gì đó không liên quan đến việc tỉnh thức tâm linh. Người Tàu đến chùa cúng Phật rất nhiều, để cầu buôn may bán đắt, làm ăn phát đạt hoặc xin xăm xin quẻ, nếu được quẻ tốt thì mừng cúng Phật nhiều, nếu gặp quẻ xấu thì buồn bã bỏ về. Ðến chùa khấn vái xin xỏ như thế thì chùa có khác gì đình miếu. Nhưng khổ nỗi chính những hạng "Phật tử" như thế mới giúp cho chùa khá giả.
Người Việt Nam hiểu Ðạo hơn nên "Tu" cũng khá hơn, đến chùa tụng kinh lễ Phật, học Ðạo nghe pháp, làm công quả. Tụng kinh nhiều thì cho là mình tu nhiều, tu khá, hết tụng kinh bổn đến tụng kinh bộ, hết bộ này đến bộ khác. Lạy Phật thì lạy xong ngũ bách danh, đến tam thiên rồi vạn Phật, cho rằng lạy nhiều chừng nào thì tiêu tội chừng nấy. Học Ðạo nghe pháp cốt để áp dụng tu tâm sửa tánh, nhưng không như thế mà lại dùng kiến thức để phân biệt Thầy này hay Thầy kia dở. Thay vì làm công quả để học hạnh xả thí, lại làm công quả để kiếm điểm với Thầy trụ trì.
Khá hơn là những bậc xuất gia, từ bỏ nhà cửa vợ con đi tu. Nhưng một thời gian sau lại bám víu vào ngôi vị đạo đức của mình. Nói đến đây tôi nhớ lại chuyện của Tổ Huệ Khả. Trong 33 vị Tổ Thiền Tông, tôi thán phục nhất vị Tổ này, dám xả thí thân mạng, chặt tay cầu Ðạo. Là người kế thừa Tổ Ðạt Ma, sau cùng dám xả luôn ngôi chùa, bỏ luôn chức Tổ, chức Hoà Thượng, lăn xả vào chợ, đi vào cuộc đời để tự thử thách mình, tự chứng nghiệm và độ một tầng lớp khác. Người tu không khéo thường hay mắc phải bệnh "ngã tâm linh" (égo spirituel). Mới biết tu một chút tự cho là mình đạo đức. Tu hành chăm chỉ, được bao nhiêu công đức đều bị cái ngã hốt hết.

Tuy là một tu sĩ nhưng tôi không ưa chữ tu chút nào. Tôi đã một lần bày tỏ trong quyển Bố thí ba la mật. Tu đâu phải là làm những điều hình thức bên ngoài, đâu phải tính năm cộng tháng vào chùa. Khoác áo cà sa mà không hiểu bài học thương yêu, giảng nói từ bi mà chỉ biết ích kỷ củng cố địa vị đạo đức của mình. Ngạn ngữ có câu: "Chiếc áo không làm nên Thầy tu" kia mà! Ðối với tôi, tu là tập sống với tâm linh. Chữ tâm linh (spirituel) khác với vật chất (matériel). Tâm linh là tánh linh thiêng của con người, có thể gọi đó là Thượng Ðế, Phật tánh hay Chân ngã... Nhưng điều đó không quan trọng. Ðiều quan trọng đầu tiên là ta có biết đến tâm linh của mình hay không?

Biết sống thật với tình cảm, nội kết của mình hay không? Hay là chỉ thích đóng kịch, mượn danh nghĩa chữ tu để ngầm khoe khoang mình là người có tu, có đạo đức! Tôi tu vì tôi không phải là người đạo đức. Tôi tu vì tôi còn nhiều nội kết chưa được giải tỏa, còn nhiều bài học ở đời mà tôi chưa hiểu. Tôi tu vì tôi hãy còn phân biệt tốt xấu, ưa ghét. Hơn nữa bây giờ tôi không chắc là tôi còn tu theo ý nghĩa phổ thông nữa không, nhưng tôi biết là tôi muốn sống thật. Sống thật với chính mình, với cả tâm hồn và thể xác của mình. Tôi không muốn làm Thầy ai cả, nếu muốn thì chỉ làm Thầy chính mình mà thôi.
Có nhiều người chỉ thích đóng vai Thầy và muốn học trò hay đệ tử đóng mãi vai học trò đệ tử. Nhưng Thầy nào trò nấy, cũng có người thích đi tìm một vị Thầy, một đấng tôn sư bên ngoài để thờ phụng tôn kính. Theo tôi, một vị Thầy thật (chân Sư) là người dạy cho đệ tử nhận ra ông Thầy của chính mình bên trong (le maître intérieur). Ðức Phật là một chân Sư, ngài thành Phật và dạy cho chúng ta khai triển Phật tánh của mình để thành Phật như ngài. Ðức Phật đâu có muốn bị đúc tượng ngồi yên trên bàn thờ cho chúng ta hì hụp lạy ở dưới

lequyen
Posts: 283
Joined: Sun May 22, 2011 6:22 am

Post by lequyen »

ĐÊM KINH DỊ

Phương Lan
Tiệc cuới tan lúc 11 giờ đêm,Thanh nhìn đồng hồ rồi hỏi vợ:

- Bây giờ khuya rồi, chúng mình nên tìm một khách sạn ngủ qua đêm, hay em muốn về nhà?

Không đắ đo, Diễm nói ngay:

- Ngủ ở khách sạn đâu có thoải mái như ở nhà mình, vả lại 9 giờ sáng mai anh còn phải đi làm, sm nghĩ mình nên về thì hơn.

Thanh gật đầu:

- Anh cũng nghĩ thế, từ đây đến nhà mình, lái nhanh cũng chỉ hơn hai tiếng, mình di ngay còn kịp.

Nói xong, Thanh dặn vợ đứng chờ, còn chàng rảo cẳng đi ra bãi đậu xe, đánh xe tới đón. Mở cửa xe cho vợ xong, Thanh đi vòng qua phia bên kia, ngồi vào ghế chỗ tay lái, nhắm hướng xa lộ Biên Hoà trực chỉ.

Thanh và Diễm là đôi vợ chồng trẻ mới lấy nhau được hơn một năm, cả hai vợ chồng đều là giáo viên của trường trung học Bình Dương, họ dành dụm mua được một căn nhà nhỏ ở gần trường để đi dạy cho tiện. Hôm nay, họ đi Sài Gòn để dự tiệc cưới của một người bà con. Tiệc cưới dự tính bắt đầu lúc 6 giờ chiều, nhưng vì quan khách có nhiều người đến trễ nên mãi dến 8 giờ tối mới khai mạc và kéo dài đến gần nửa đêm.

Bây giờ thì họ đang trên đường về nhà, trời về khuya, xa lộ vắng tanh không một bóng người, Thanh dận chân ga, xe lao nhanh trong bóng đêm, hai hàng cột điện đường như đang chạy thụt lùi, những bóng đèn vàng vọt hai bên đường trông lập loè như ma trơi.

Đã hơn nửa giờ qua, trên suốt quãng đường, không có xe cộ nào qua lại cả. Cố tránh cơn buồn ngủ, Thanh quay sang định nói chuyện với vợ, nhưng Diễm dã ngủ gật từ lúc nào, đầu nàng nghiêng qua một bên, mái tóc dài che xoã một bên trán, vài lọn tóc bay lật phật theo gió. Thanh mỉm cười, quay kính lên cho vợ khỏi bị lạnh, chàng lẩm bẩm một mình:

- Cô nàng vô tư thật.

Chợt một vật gì di động ngay phía trước, dưới ánh sáng của hai cái đèn pha của xe chàng, Thanh vội giảm tốc độ, chàng chú mục nhìn thật kỹ rồi mới quay sang đánh thức vợ:

- Diễm, Diễm, nhìn kìa!

Thanh vừa gọi vừa đập khẽ vào vai vợ, Diễm choàng ngay dậy, dụi mắt:

- Cái gì thế? có chuyện gì vậy?

- Em nhìn xem kia kìa! hình như có một cô gái đang đi bộ dọc theo xa lộ?

Diễm chăm chú nhìn rồi gật đầu:

- Đúng rồi, đúng là một cô gái… Diễm nói, nhưng sao cô ta lại dám ra đường một mình giữa đêm hôm khuya khoắt như thế này nhỉ?

Thanh không trả lời vì còn mải quan sát, cô gái chắc còn trẻ lắm, mái tóc thề buông xoã sau lưng, nàng đi bộ một mình, tay xách một cái túi vải màu đen, quần áo màu đậm của nàng như lẫn vào bóng đêm. Khi xe của hai vợ chồng chàng tới gần, cô ta quay lại, dơ tay lên ra hiệu như muốn xin quá giang.

Thanh quay sang vợ:

- Em nghĩ mình có nên cho cô ta lên xe không?

Thanh hỏi, nhưng đoán trước vợ mình sẽ nói gì, quả vậy Diễm ngần ngại vài giây rồi lắc đầu:

- Không nên! Biết cô ta là ai? đêm hôm khuya khoắt như thế này, lỡ có chuyện gì rắc rối lắm.

Nhưng mặc cho vợ phản đối, Thanh vẫn cho xe chạy chậm lại, cố gắng thuyết phục:

- Chính vì đêm hôm khuya khoắt như thế này, cô ta đi môt mình nguy hiểm lắm, anh không đành lòng làm ngơ. Chúng mình nên có lòng nhân đạo một chút, em đồng ý giúp cô ta nhé?

Diễm thở ra:

- Thôi được, tùy mình!

Thanh ngừng xe ngay canh cô gái :

- Này cô! đi đâu một mình vào giờ này? có muốn qua giang không?

Cô gái quay lại mỉm cười, nhưng giọng nói có vẻ lo lắng:

- Tôi đi thăm mẹ tôi, bà đau nặng.

- Lên xe đi! tôi chở giúp, cô đi một mình như thế này bất an lắm.

- Cám ơn!

Nói xong, cô ta mở cửa sau, leo lên ngồi thu hình ở băng sau.

- Nhà mẹ cô ở đâu? Diễm hỏi.

- Xóm Củi, Biên Hoà, đường triệu Tử Long, số nhà 1234.

Đó là tất cả những gì nàng nói trên suốt quãng đường, vì sau đó nàng tựa dầu vào thành ghế, nhắm mắt lim dim ngủ. Phải mất hơn nửa giờ mới tới Biên Hoà, khi gần đến cầu Bình Lợi, Thanh mới nói với cô gái:

- Sắp đến rồi, cô chỉ cho tôi lối nào dến dường Triệu Tử Long?

Không có tiếng trả lời, Thanh quay sang vợ:

- Em hỏi cô ta xem đường nào đến nhà mẹ cổ?

Diễm quay lại phía sau toan hỏi cô gái, nhưng thình lình nàng rú lên một tiếng khiếp đảm:

- Cô ta không có trong xe, cô ta biến đâu mất rồi?

Thanh dừng xe ngay giữa đường, vô lý, cô gái không thể nào rời xe được trong lúc xe đang chạy nhanh như lúc nãy. Nhưng cũng như vợ, chàng chỉ thấy băng sau trống rỗng, cô gái và cả cái túi hành lý cùng biến mất. Diễm run lên cằm cặp , nói như người đang mê sảng:

- Trời ơi! ma! đúng là ma rồi… cô ta đang đứng kia kìa. Ối trời, đừng đụng vào tôi, đừng bắt tôi… Cô ơi, hãy tha cho tôi!

Diễm la hét rầm rĩ , Thanh lắc mạnh vai vợ cố trấn an nàng, nhưng vô ích, Diễm không còn tỉnh táo, nàng cứ tiếp tục rú lên từng hồi. Thanh không tài nào kềm hãm nổi những cơn vật vã của vợ, sau cùng chàng nghĩ chỉ có cách đem nàng đến bệnh viện, ở đó người ta sẽ có cách, có lẽ nàng đã bị mất trí vì sợ hãi quá.

Tại bệnh viện, Thanh kể cho bác sĩ nghe tất cả mọi việc xảy ra, bác sĩ chích cho Diễm một mũi thuốc an thần, rồi dặn dò:

- Để cô ta nằm lại đây đêm nay, đến sáng mai mọi việc sẽ êm cả.

Bác sĩ nói xong rồi đi khỏi, để Thanh một mình ở trong phòng đợi. Thanh vừa lo lắng vừa bị kích động, chưa bao giờ một việc lạ lùng như thế xảy ra cho chàng như trong đêm nay. Thanh ngả người trên ghế, cố gắng chợp mắt đi một lúc, nhưng không thể được.

- Mình phải đi tìm, phải hỏi cho ra lẽ, ngồi đây làm gì vô ích!

Chàng tự nói với mình như thế. Rời bệnh viện, Thanh ra xe, ngồi vào ghế nơi tay lái suy nghĩ một lúc, nhớ lại dịa chỉ cô gái dã nói lúc lên xe:

- Số 1234 đường Triệu Tử Long, 1234 đường Triệu Tử Long…

Chàng lẩm bẩm đọc đi đọc lại nhiều lần cho khỏi quên, xong Thanh lái xe dến một trạm xăng, hỏi thăm đường. Người bán xăng nói:

- Ở đây ra ông quẹo phải, đi độ vài trăm mét có lối rẽ lại quẹo phải nữa, cứ thẳng con đường đó mà đi sẽ thấy một cái nghĩa trang. Qua khỏi cổng nghĩa trang, đối diện phía trước mặt có một thôn xóm nhỏ, đó là Xóm Củi, ông rẽ vào đó tìm con đường nhỏ đầu tiên bên tay trái, đó là con đường Triệu Tử Long .

Thanh đi theo lời chỉ dẫn, chàng tìm ra đường Triệu Tử Long thật dễ dàng. Đây rồi, số nhà 1234, căn nhà tối om, chắc mọi người đều đang ngủ cả. Thanh dơ tay gõ thật mạnh vào cửa năm, sáu cái liền. Có tiếng động trong nhà rồi tiếng ho, rõ ràng có người vừa thức dậy, rồi tiếng chân di chuyển và đèn bật sáng. Một người đàn ông tuổi trung niên ra mở cửa, trước khi Thanh kịp mở lời thì người này đã đón trước:

- Tôi biết vì sao ông tới đây, có phải ông vừa chở một cô gái đi một mình trên xa lộ, khi gần đến nơi, thình lình cô ta biến mất?

Thanh há hốc miệng, kinh ngạc đến không thể trả lời được. Sau vài giây trấn tĩnh, chàng lắp bắp:

- Làm sao ông biết?

- Vì cô gái đó là em tôi, mười năm về trước, nó bị chết trên cái xa lộ đó. Ngày hôm ấy, mẹ tôi bị ốm và nó trên đường đi thăm bà cụ thì bị nạn, cái xe gắn máy nó lái bị đâm vào cột đèn bẹp dúm, nó bị vỡ óc chết ngay lập tức. Từ đó mỗi năm cứ đúng vào ngày ấy là nó lại hiện ra đi dọc theo xa lộ, và mỗi năm lại có một người cho nó quá giang…

Người đàn ông ngưng lại quan sát Thanh một lúc rồi mới thở dài, tiếp tục:

- Nhưng có lẽ năm nay là năm chót.

- Năm chót? sao lại là năm chót?

- Nó sẽ không bao giờ hiện lên nữa.

- Làm sao ông biết?

- An Diễm là đứa con có hiếu, nó không đành lòng để mẹ tôi cô đơn một mình không ai săn sóc, vì vậy linh hồn nó không siêu thoát được, nó cứ phải hiện về thăm mẹ thường xuyên.

- Thế bây giờ bà cụ dâu?

- Mẹ tôi cũng dã qua đời lâu rồi, từ tám năm qua… Chôn ở kia kìa!

Vừa nói, ông ta vừa chỉ về phia trước, nghĩa dịa chỉ cách nhà không dầy năm trăm thước.

Thanh nhìn theo, tóc gáy bắt dầu dựng lên, chàng quay lại hỏi:

- Tôi không hiểu, ông vừa nói An Diễm - ồ mà sao cũng tên Diễm nhỉ?- là một người con có hiếu, nàng không muốn để bà cụ cô đơn một mình ở nghĩa trang, thế sao từ nay nàng không về thăm mẹ nữa?

Nguời đàn ông chép miệng:

- Có gì khó hiểu đâu? nó đã tìm được người thay thế nó.

- Hả? cái gì?

- Bà mẹ chúng tôi già lắm, lẫn lụ rồi, đâu còn phân biệt được ai? Miễn là có người tới lui, trông nom săn sóc…

- Ông nói cái gì thế?

- Nó vừa dắt về đây một người đàn bà trẻ, vóc dáng hao hao giống nó, cũng tên là Diễm.

- Trời ơi! có lẽ nào?

Thanh bắt đầu hiểu lờ mờ câu chuyện, nhưng không dám chắc. Người đàn ông nọ nói tiếp:

- Mẹ tôi hài lòng lắm, gọi ngay người đàn bà nọ là con. Còn con em tôi thì vừa chào vĩnh biệt tôi rồi, linh hồn nó chắc sớm dược siêu thoát .

Thanh không dám nghe thêm nữa, trống ngực đánh thình thình, chàng lái xe hết tốc lực quay trở lại bệnh viện. Tại đây, Thanh được người y tá cho biết:

- Vợ ông đã tỉnh và nhất định đòi về.

- Đòi về? trời ơi! bà ấy làm sao đi bộ về nhà được?

- Bà ấy nói ông chờ ở ngoài xe. Tôi chỉ biết có thế, bà ấy rời khỏi nhà thương từ lúc nãy .

Đứng như trời trồng, Thanh không còn biết phải xử sự ra sao nữa, chàng lại trở ra xe, nghĩ ngợi một lúc, Thanh cho xe quay trở lại con đường hồi nãy, vừa lái xe vừa suy nghĩ. Kim đồng hồ chỉ 3 giờ sáng, trời còn tối lắm, con lộ vắng ngắt không một bóng người qua lại.

Chợt chàng trông thấy trong ánh sáng lù mù của ngọn đèn đường, bóng một người đàn bà xách một cái túi hành lý màu đen. Mồ hôi lạnh chảy dài từ gáy xuống cổ, Thanh thu hết can đảm lái xe tới gần cho đến khi nhìn rõ mặt người đi bộ, đúng là Diễm, vợ chàng, nhưng nàng không nhận ra chồng, cho dù Thanh có hét lớn gọi tên nàng đến rát cổ, nàng vẫn lầm lũi bước, nàng đi về phía nghĩa trang…

Post Reply