Quán Vắng không Người ...3

Buồn vài phút xin ghé thăm đây; muốn tán gẫu ghé đây... Chia sẻ tâm tư vô đây.... Không biết nói gì làm gì vô đây!!! Bài viết sẽ giữ lại trong 7 ngày và quá hạn sẽ đi vào thiên cổ của không gian Cyber!!!

Moderator: khieulong

kalua
Posts: 836
Joined: Sun Apr 22, 2012 5:26 pm

Re: Quán Vắng không Người ...3

Post by kalua »

Liệu Trung Cộng sẽ đánh Đài Loan?


Image
TRung Quốc cho hàng không mẫu hạm Liêu Ninh thường xuyên đi qua eo biển Đài Loan. Photo Credit: AFP

Cali Today News – Ngày hôm nay tình hình biển Đông rất căng thẳng. Căng thẳng hơn nữa là tình hình eo biển giữa Trung cộng và Đài loan. Trung cộng liên tiếp tập trận ở eo biển này.

Từ đó, một câu hỏi được đặt ra : Liệu Trung cộng sẽ đánh Đài loan ?

Để trả lời câu hỏi này, chúng ta phải suy xét kỹ và cùng nhau tìm câu trả lời.


TRung Quốc cho hàng không mẫu hạm Liêu Ninh thường xuyên đi qua eo biển Đài Loan. Photo Credit: AFP
I ) Có người cho rằng Trung cộng không dám đánh Đài loan, vì nước này đã lo phòng thủ từ ngày Tưởng giới Thạch đặt chân lên đây, tiếp tục cho tới giờ, vì đụng đến Hoa kỳ và cả thế giới,vì Trung cộng chưa đủ sức

Đài loan là một hòn đảo, nằm ở phía đông nước Tàu, rộng 36 000 km2, dân số hiện nay là 23,7 triệu người. Tổng sản lương theo con số 2019 là 602,7 tỷ $, sản lượng tính theo đầu người là 25 534$, đúng gấp 10 lần Việt Nam.


Người ta có thể nói từ ngày phải rút ra Đài loan năm 1949, Tưởng giới Thạch và tất cả những tổng thống tiếp theo, không phân biệt đảng phái chính trị, đều lo tăng cường phòng thủ đảo này, sợ một ngày có cuộc đánh chiếm từ phía Trung cộng.

Chính vì vậy mà Đài loan không những luyện tập quân đội, mà còn xây dựng những công thự phòng phủ, hào sâu, thép gai, và tăng cường tối đa hải quân. Hải quân Đài loan hiện nay, về phương diện phòng thủ, là một trong những hải quân tinh nhuệ, trang bị đầy đủ nhất hoàn cầu.

Để đánh Đài loan, Trung cộng phải huy động toàn lực lượng, hải, lục, không quân và tên lửa, và phải đưa ra nhiều « scénarios » ( kế hoặch, chiến thuật), nhưng không thể nào qua khỏi việc đổ bộ. Phần Đài loan cách Trung cộng gần nhất là 160km đường biển. Phải đổ bộ qua ít nhất là 160km đường biển này. Nguyên nhìn qua cách diễn tập của Trung cộng và cả ngàn chiếc tàu đánh cá của Trung cộng, người ta cũng đã đoán ra rằng những chiếc tàu đánh cá này chẳng qua chỉ là quân đội trá hình. Sau khi oanh tạc bằng hỏa tiễn, máy bay, tàu ngầm, đại bác rồi, thì Trung cộng sẽ đổ bộ, đầu tiên là những lính từ những tàu đánh cá này, rồi sau mới đến quân chủ lực.

Tuy nhiên đó chỉ là trên lý thuyết, thực tế khó khăn và phức tạp hơn nhiều.

Tất cả những động thái di chuyển quân, máy bay và tàu ngầm, tàu chiến, ngay cả tàu đánh cá, đều được Hoa kỳ và Đài loan quan sát kỹ lưỡng, để phòng thủ.

Riêng về tàu ngầm, vùng eo biển này rất nông, tất cả những động thái của tàu ngầm đều dễ phát hiện. Đây là một cuộc chiến huy động hải lục, không quân. Những tướng nói riêng và quân đội Trung cộng nói chung, chưa đủ kinh nghiệm để thi hành những phối hợp này.


Về hải quân, mặc dầu số tàu của Trung cộng hơn Hoa kỳ, với hơn 500 chiếc tàu, Hoa kỳ chỉ có 500 cái. Nhưng những chiếc tàu của Trung cộng đều cũ nát, chưa được hiện đại hóa, từ thời Đệ Nhị Thế Chiến. Chúng ta chỉ lấy 2 chiếc hàng không mẫu hạm của Trung cộng làm thí dụ điển hình, chiếc Liêu ninh mua từ Ukhraine, chỉ là một đống sắt vụn, chiếc Sơn Đông, vừa mới hạ thủy, nhưng đã phải cập bến ngay, vì trục trặc kỹ thuật, vì nhiều lý do, vì tham nhũng hối lộ, làm không đủ chất lượng, vì kỹ thuật đóng tàu chưa đủ trình độ.

Người ta có thể nói về hải quân của Trung cộng chỉ là một cậu bé, mới chập chững biết đi ; trong khi đó hải quân Hoa kỳ là anh lực sỹ đã chạy nước rút hay dài hạn.

Bởi lẽ đó, tính đến chuyện đánh Đài loan, Trung cộng không thể không nghĩ đến yếu tố Hoa kỳ.

Hơn thế nữa, đánh Đài loan là động đến tuyền hàng hải lớn nhất thế giới, vận chuyển 1/3 hàng hóa trên thế giới, một năm lên tới 5 000 tỷ $, liên quan đến những cường quốc khác, như Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức. Có thể nói là liên quan đến thương mại toàn thế giới.

Vì vậy Nhật không thể bó tay ngồi nhìn, vì 90% nhiên liệu chủa Nhật, và nhiều nước khác, trong đó có cả Trung cộng, là vận chuyển qua tuyến đường này.

Đấy là chưa nói đến sự kiện nếu Đài loan bị tấn công, hòn đảo này không phải chỉ loay hoay nghỉ đến việc phòng thủ, mà không nghĩ đến việc phản công lại, như việc tấn công phá hủy đập Tam hiệp, có thể lôi cuốn đi 1/3 dân sống ở hạ nguồn, như bà Tổng thống Thái anh Văn đã có dịp ngỏ ý, hay tấn công một vài thành phố kỹ nghệ lớn, ngay cả Bắc kinh.

Cái giá Trung cộng phải trả không phải là nhỏ.

Bởi lẽ đó, có người nghĩ rằng Trung cộng chưa đủ sức và không dám đánh Đài loan.

I I ) Có người nghĩ ngược lại, tin rằng Trung cộng sẽ đánh Đài loan, không phải vì để chiếm hòn đảo này, mà là vì giải quyết tranh chấp nội bộ trong Đảng

Những điều chúng ta vừa trình bày là theo con mắt, theo lý luận bình thường, nhất là của những chiến lược gia Tây phương.

Tuy nhiên đối với một quốc gia, mà giới lãnh đạo vừa mang đậm nét của tư tưởng phong kiến, cộng thêm với tinh thần giáo điều, độc đảng độc tài cộng sản, làm bất cứ cái gì, dù là giết chính dân mình, ác ôn, côn đồ để giữ quyền, những lý luận bình thường nhiều khi không đúng.


Chúng ta hãy lấy lịch sử xa xưa cũng như lịch sử cận đại của nước Tàu để soi sáng, có lẽ giúp chúng ta hiểu rõ vấn đề và thận trọng hơn trong việc quả quyết là Trung cộng dám hay không dám đánh Đài loan.

Lịch sử xa xưa vào thời quân chủ phong kiến, thời nhà Tống ( 960-1368). Thời nhà Tống bên Tàu là thời nhà Lý Việt Nam (1010-1225) :

Nhà Tống bị lâm vào cảnh nội ưu, ngoại loạn, Thủ tướng đời nhà Tống lúc bấy giờ chủ trương chính sách cải tổ, nhưng dân không chịu, trong khi đó thì ở phương bắc có 2 nước, nước Kim ở đông bắc và nước Liêu ở tây bắc, luôn tìm cách quấy nhiều, nên Vương an Thạch và vua Tống chủ trương đánh sang Việt Nam để dẹp nội ưu ngoại loạn.

Cũng may thay lúc bấy giờ ở Việt nam là dưới sự cai trị của vua Lý nhân Tông với ông Lý thường Kiệt chỉ huy quân đội.

Do tin tình báo ở biên giới, biết được nhà Tống đang sửa soạn đánh chiếm Việt Nam, Đại tướng Lý thường Kiệt có trình tấu lên vua rằng tốt hơn « Chúng ta khởi binh đánh trước, thay vì đợi giặc tới « . Ý kiến được vua chấp thuận.

Quân ta gồm 10 vạn quân, dưới sự chỉ huy của Lý thường Kiệt và Tôn Đản.

Năm 1075, Lý thường Kiệt tiến quân đánh 2 châu, Liêm châu và Khâm châu thuộc tỉnh Quảng đông ngày hôm nay. Tôn Đản đánh Ung châu thuộc tỉnh Quảng tây.

Quân Việt đã đại thắng, không những đã giữ vẹn toàn bờ cõi mà còn cho nhà Tống một bài học.

Không cần nói xa xôi, nhìn vào lịch sử cận đại giữa Việt Nam và Trung cộng : trận chiến biên giới năm 1979.

Nước Tàu mang quân đánh Việt Nam lúc này là vì sự tranh quyền ở nội bộ : Giữa phe Đặng tiểu Bình và Hoa quốc Phong.

Hoa quốc Phong, người được Mao chính thức chỉ định làm người thừa kế mình. Nhưng ngay khi Mao chết, thì họ Đặng trở lại chính quyền, tranh giành ngôi báu với họ Hoa.

Ở những nước quân chủ phong kiến, nhất là độc tài như Trung cộng, kẻ nào nắm được quân đội, thì sẽ nắm được chính quyền. Họ Đặng ý thức được điều này hơn ai hết, nên đã đưa ra ý kiến « Phải hiện đại hóa quân đội «, chống lại quan niệm của Hoa quốc Phong, vẫn chủ trương giữ quân đội dưới dạng quân giải phóng, du kích của Mao.


Họ Đặng đã dùng chiến trường Việt Nam để chứng tỏ ý kiến của mình là đúng, ý kiến của họ Hoa là sai. Cần phải hiện đại hóa quân đội, chứ quân đội Tàu lúc bấy giờ so với quân đội Việt Nam còn quá lạc hậu. Chính vì lẽ đó mà họ Đặng đã thắng họ Hoa.

Có người nghĩ rằng vì tranh chấp nội bộ, như thời nhà Tống, thời Đặng tiểu Bình, Tập cận Bình có thể đánh Đài loan. Suy nghĩ này không phải là không có lý.

Thực vậy, Đảng Cộng sản Tàu hiện nay đang tranh chấp nội bộ một cách mãnh liệt. Đại để gồm 2 phe : Phe Tổng bí thư đang cầm quyền là Tập cận Bình ; Phe cựu Tổng bí thư là phe Giang trạch Dân.

Hai phe này đánh nhau một mất một còn. Dựa vào chiến lược « đả hổ, đập ruồi » phe Tập đã tìm cách triệt tiêu phe Giang bằng cách bỏ tù những lãnh đạo thân tín của phe Giang, như Bạch hy Lai, tỉnh trưởng tỉnh Trùng Khánh, Từ tài Hậu, Quách bá Hùng, 2 Phó Quân Ủy, và nhiều người khác. Theo chính báo giới Trung cộng, thì từ ngày cầm quyền năm 2012 tới nay, Tập cận Bình đã bị ám sát cả chục lần.

Sự đấm đá này không thể nào hàn gắn được, sẽ có ngày nổ tung, và có thể đưa đến việc họ Tập đánh Đài loan, để tìm sự hậu thuẫn của quân đội và dẹp yên lòng dân như thời Đặng tiểu Bình đã đánh Việt Nam. Việc hy sinh một vài trăm ngàn quân đối với họ không thành vấn đề.

Người cộng sản, ngoài đặc tính giáo điều, ăn gian, nói dối, ác ôn, côn đồ, còn 2 đặc tính nữa là ăn cắp và ăn cướp.

Khi chưa đủ mạnh thì ăn cắp ; khi đủ mạnh rồi thì ăn cướp, tất cả những hành động ăn cắp và ăn cướp này đều được dấu dưới chiêu bài chủ nghĩa dân tộc, thống nhất đất nước. Trường hợp Việt Nam trước năm 1975 là vậy.

Trung cộng hiện nay chủ trương đánh Đài loan là thế.

Hơn thế nữa, Đài loan hiện nay là miếng thịt mỡ đối với con mèo Trung cộng.

Những giấc mộng nhỏ, giấc mộng lớn của họ Tập, ngoài Con đường Tơ lụa, còn có việc làm cho Trung cộng theo kịp đã tiến triển khoa học và kỹ thuật các nước Tây phương vào năm 2025.

Trung cộng đang gặp một trở ngại lớn là sản xuất những chất bán dẫn và những con « chip ». Đây là một khoa học kỹ thuật rất cao. Hiện nay Trung cộng phải nhập cảng hàng năm là 300 tỷ $ những con chip, mà nước sản xuất hàng đầu thế giới là Đài loan, chiếm ½ thị trường thế giới.

Vừa mới bắt đầu Chiến tranh Thương mại, Trung cộng đã ý thức được điều này, nên năm 2017, đã bỏ ra gần 20 tỷ $, để lập nhà máy Hong Xin sản xuất những con chip, mua những máy móc tối tân của Hòa lan, và mướn một kỹ sư nổi tiếng của Đài loan về ngành này. Tuy nhiên đã thất bại, nhà máy Hong Xin và 10 chi nhánh đã tuyên bố phá sản vào năm 2020.

Đài loan càng trở thành miếng thịt mỡ làm con mèo Trung Cộng thèm khát.

Những người cho rằng Trung cộng sẽ đánh Đài loan, đưa ra luận cứ này. Họ không phải là không có lý.

Tuy nhiên Trung cộng đánh hay không đánh Đài loan cũng chỉ là những tiên đoán.

Tiên đoán lịch sử là một việc làm khó khăn, đòi hỏi phải có một sự khiêm nhượng và quan sát tối đa.

Lịch sử không hữu lý như nhiều nhà bình luận chiến lược, sử gia tin tưởng, nhất là đối với những nước độc tài, dù hữu, như độc tài quân phiệt, phát xít, hay độc tài tả như cộng sản, nhất là đối với một nước Đông phương như Tàu, vừa phong kiến, vừa cộng sản.

Nhưng ngay cả đối với những nước Tây phương, như Đức, Anh, Pháp, xét 2 cuộc Thế Chiến.

Xét cho cùng, 2 cuộc Thế chiến, Đệ Nhất ( 1914-1918) và Đệ Nhị (1939-1945) xảy ra là do sự tình cờ, vì Hoàng tử của Hoàng Đế Đế quốc Áo Hung bị ám sát, vào Đệ Nhất ; là do tính bốc đồng nếu không muốn nói là điên khùng của Hitler, vào Đệ Nhị.

Bởi lẽ đó, tiên đoán lịch sử, xét về việc Trung cộng đánh hay không đánh Đài loan, cũng nên thận trọng tối đa.(1)

Paris ngày 17/05/2021
Chu chi Nam va Vũ văn Lâm

User avatar
nangchieu
Posts: 2064
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Re: Quán Vắng không Người ...3

Post by nangchieu »

Chiến dịch “chặt chém” của Tập Cận Bình dẫn đến loạt “tự thú trước bình minh”
MINH ĐĂNG
May 25, 2021

Image
Các cuộc hành quyết diễn ra nhanh chóng đang gây ra làn sóng chấn động quan trường Trung Quốc và dẫn đến loạt vụ tự thú nhận hối lộ. Vụ xử tử nhanh chóng Lại Tiểu Dân (Lai Xiaomin), cựu chủ tịch China Huarong Asset Management, vào tháng 1-2021 sau khi bị kết tội nhận hối lộ 1,79 tỷ nhân dân tệ (279 triệu USD), đã làm rúng động Trung Quốc. Thế là xảy ra loạt vụ “tự thú trước bình minh”. Tần Quang Vinh (Qin Guangrong), cựu lãnh đạo tỉnh Vân Nam, đã bị kết án bảy năm tù sau khi “thành thật khai báo”.

Nikkei Asia ngày 25-5-2021 cho biết, số quan chức chính phủ liên quan các vụ án tham nhũng tự đầu thú đã tăng gấp rưỡi vào năm 2020, lên 16.000 người. Con số này tăng nhanh, đặc biệt sau quyết định vào tháng 1-2020 khi Ủy ban kỷ luật Trung ương tuyên bố rằng các quan chức tự thú sẽ được khoan hồng. Số người tự đầu thú tăng gần gấp đôi, từ chỉ hơn 5.000 từ tháng 10-2017 đến cuối năm 2018, lên 10.357 người vào năm 2019; và sau đó tăng lên 54% vào năm 2020, theo Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương. Trong số các trường hợp nổi tiếng năm ngoái có vụ một cựu phó tỉnh trưởng Thanh Hải bị phát hiện bỏ qua việc khai thác than trái phép, và một bí thư đảng thành phố Hàm Đan thuộc tỉnh Hà Bắc.

Thứ Hai 24-5-2021, Ủy ban kỷ luật Trung ương đảng Trung Quốc cho biết Phó bí thư Ủy ban chính trị và pháp luật Trùng Khánh, cơ quan giám sát cảnh sát và hệ thống tư pháp, sẽ bị cách chức và khai trừ khỏi đảng sau khi sử dụng quyền hạn và chức vụ để nhận một số tiền khổng lồ. Tay này đã “nộp mình” ngày 19-2-2021. Trong tháng 5-2021, người ta lại nghe tin một quan chức cấp cao trong Ủy ban chính pháp tỉnh Sơn Đông “xưng tội”, tương tự tay viện trưởng kiểm sát quận Phố Đông thuộc Thượng Hải. Tại Bắc Kinh, phó trưởng cơ quan quản lý giáo dục thành phố và một quan chức cấp cao thuộc Viện Y học cổ truyền Tống Nhân Đường thuộc sở hữu nhà nước đều ra “đầu thú”.

Trên bề mặt, Chủ tịch Tập Cận Bình thực hiện chiến dịch chống tham nhũng và làm trong sạch hàng ngũ Đảng. Tuy nhiên, giới bình luận đều tin rằng Tập mượn cớ này để thanh trừng phe nhóm và củng cố quyền lực bằng cách nhắm vào kẻ thù chính trị và đưa đồng minh vào các vị trí chủ chốt. Tomoki Kamo, giáo sư khoa quản lý chính sách thuộc Đại học Keio của Nhật Bản, nhận định: “Mục đích Tập Cận Bình là để cho công chúng thấy khả năng quản trị của Đảng Cộng sản”.

Tuy nhiên, quyền lực của Tập có thực sự đến được mọi ngóc ngách của bộ máy đảng hay không thì vẫn chưa hoàn toàn rõ ràng. Năm ngoái, nhà chức trách tỉnh Thiểm Tây đã thất bại trong việc phá sập các biệt thự xây trái phép trong khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia, mặc dù chính Tập từng nhiều lần lên tiếng về việc này. Cuối cùng, Tập nổi điên. Hậu quả, Triệu Chính Vĩnh (Zhao Zhengyong), bí thư tỉnh ủy vào thời điểm công trình xây dựng trên được thực hiện, đã bị tước thẻ đảng, bị tuyên án tử hình, với tội danh nhận hối lộ.

User avatar
MatVit
Posts: 839
Joined: Fri Sep 02, 2011 9:18 pm

Re: Quán Vắng không Người ...3

Post by MatVit »

Trò hề bầu cử ở Việt Nam, càng cố càng trơ trẽn
SGN NEWSCHUYỆN ĐÓ CHUYỆN ĐÂYCỬA SỔ MỞ
May 24, 2021

Image
Tù nhân trong trại giam được lệnh phải tham gia đi bầu
Chừng khoảng một tuần ở Việt Nam, trước ngày bầu cử 23/5 ở Việt Nam, không khí chính trị bỗng trở nên sôi động hẳn bởi các trò mèo của nhà cầm quyền. Được biết tổng số tiền mà Quốc hội CSVN tuyên bố đã tiêu phí hơn 3.500 tỷ VNĐ cho việc bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân (tức các cán bộ cấp địa phương), đã không vá víu nỗi tấm màn sân khấu đã quá sức tồi tàn.

Đôi ba ngày, trước ngày chủ nhật 23/5, đã có hàng trăm vụ nhắc nhở răn đe hoặc triệu tập trực tiếp lên đồn công an để nhắc nhở về “nghĩa vụ” đi bầu và không được dùng việc không đi bầu cử để quảng bá như một phương thức nói xấu chính quyền. Những người phải làm việc với công an về chuyện này, phần lớn đều nằm trong danh sách theo dõi, bị coi là những đối tượng có ngôn luận hay thái độ bất đồng với chính quyền.

Không chỉ thế, nhiều người cho biết là công an vẫn cử người đến canh chừng tại nhà những ai bị coi là thành phần “nguy hiểm”, suốt từ ngày 22 đến hết ngày 23/5.

Bà Trần Thị Thảo sinh năm 1952, trước đây hay xuống đường biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội, kể rằng: “hôm nay 23/5/2021 trước giờ bầu cử, tôi đã thấy an ninh ngồi ở cầu thang chung cư để canh gác tôi. Quá tức giận, tôi liền đi ngay ra phường Bách Khoa nơi tôi sống. Tại cổng ủy ban tôi đã thấy đủ các ban bệ : cán bộ ủy ban, công an, dân phòng,… Tôi nói to: “Hôm nay là ngày bầu cử, ngày hội của toàn dân, ngày đoàn kết các dân tộc… – theo như lời báo chí nói – mà tại sao chính quyền lại cho an ninh tới canh giữ tôi – một công dân đã được phát thẻ cử tri. Vậy sao gọi là ngày hội được? Sao gọi là hoà hợp, hoà giải các tầng lớp nhân dân. Tôi tuyên bố không đi bầu cử nữa!”

Cũng ở Hà Nội, cựu nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh cho biết công an và tổ trưởng khu phố cứ ép ông xác định là có đi bầu không, nếu không thì phải làm biên bản xác nhận. Ông Chênh phản ứng dữ dội thì họ mới thôi tra vấn. Nhiều người khác vào bình luận trên trang facebook của ông Chênh, nói mình cũng bị dọa bắt làm biên bản nếu không đi bầu.

Ông Chênh kết luận: “Họ đến nhà hỏi tui có đi bầu hay không, nếu không thì lập biên bản. Tui trả lời đi bầu là quyền lợi của tui, đi hay không là quyền của tui, tui không có trách nhiệm phải trả lời câu hỏi đó cho bất cứ ai, và việc lập biên bản cho chuyện đó là quá sức sai trái, sai pháp luật nên dĩ nhiên tui phải từ chối”.

Ở Sài Gòn, nhà báo Lê Bảo Liên tuyên bố trên Facebook rằng mình không đi bầu cử, và còn kể lại chuyện hài hước trong thời làm báo của bà, là “có cán bộ đứng trong phòng kín hướng dẫn cử tri bầu cho người này gạch tên kẻ kia. Mình phản đối thì họ nói dân không biết chữ nên cần có người …hướng dẫn. Khi mình dọa quay phim đưa lên TV thì lãnh đạo nơi đó mới kêu người ấy ra, nhưng mình biết chắc khi mình đi khỏi họ lại vào hướng dẫn tiếp.


Cũng kể chuyện đã qua, nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng kể rằng một người từng làm trong phòng kiểm phiếu đợt bầu cử trước, nói rằng cả hệ thống phải thức suốt đêm thay phiếu, vì quá nhiều tờ phiếu bầu ghi trên đó khẩu hiệu “ĐMCS”.

Nhìn từ bên ngoài thế giới, tờ Diplomat hôm 19/5 đăng bài viết của tác giả Mu Sochua, hiện là nghị sĩ khối ASEAN về Nhân quyền (APHR) và là cựu nghị sĩ Quốc hội Campuchia, cho rằng cuộc bầu cử ngày 23/5 ở Việt Nam là “vô ích” vì nó chỉ được tổ chức để “để đóng dấu cho sự độc quyền quyền lực chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam.”

“Cũng như các cuộc bầu cử trước, Đảng Cộng sản Việt Nam, dự kiến sẽ thống trị kết quả bầu cử và kéo dài thời gian cầm quyền trong 5 năm tới. Tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu trong ngày bỏ phiếu dự kiến cũng sẽ cao,” ông Mu Sochua nhận định. Ông cũng cho rằng bầu cử ở Việt Nam không tự do và không công bằng, tương tự như ở Lào, không có một cơ quan độc lập đứng ra giám sát các cuộc bầu cử.

Cũng không sai lắm, nếu nhớ lại, hai ứng viên độc lập là Trần Quốc Khánh và Lê Trọng Hùng ở phía Bắc sau khi lên tiếng tự ứng cử, đã nhanh chóng bị công an ập vào nhà bắt, ghép cho tội “âm mưu tuyên truyền chống chế độ”. Một nhà thơ người Chăm, ông Đồng Chuông Tử cũng bị công an bắt cóc và ép không được tham gia, nếu không thì sẽ khó về nhà. Tất cả những người này bị bắt, chỉ vì trước đó họ luôn bày tỏ những nhận định cá nhân về các vấn đề xã hội trên facebook.



Ký giả Michael Caster, đồng sáng lập viên của tổ chức nhân quyền Safeguard Defenders, viết trên Twitter hôm 20/5 rằng “việc giam giữ những ứng cử viên tự ứng cử vì họ từng bàn thảo về luật pháp và chính trị của Việt Nam trên mạng xã hội, là thêm bằng chứng cho thấy cuộc bầu cử sắp tới sẽ không có gì khác ngoài một trò hề.”

Ngày 20/5, tổ chức nhân quyền Article 19 lên án việc chính quyền Việt Nam đã bắt giam và sách nhiễu những người có nguyện vọng tự ứng cử. “Công dân có quyền được cung cấp thông tin và các ứng cử viên có quyền tự do trao đổi với công chúng,” tổ chức này lên tiếng.

Việc tổ chức và ép buộc người dân đi bầu, cho thấy đảng CSVN đang khao khát tính chính danh, khao khát được nhìn nhận như là một chế độ do nhân dân chọn lựa. Nhưng với những gì đang diễn ra ở Việt Nam, cho thấy cuối cùng, mọi cố gắng cũng chỉ trở thành trò hề tự biên tự diễn của giới chóp bu Ba Đình.

hoangphong
Posts: 397
Joined: Tue Feb 12, 2019 7:20 am

Re: Quán Vắng không Người ...3

Post by hoangphong »

Image

Phi dân chủ-đảng thắng lớn-dân thua to

Phạm Trần
(Danlambao) - Ban Tuyên giáo Trung ương, cơ quan bảo vệ tư tưởng và tuyên truyền của đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) và Tổng cục Chính trị Quân đội, cơ quan đảm nhiệm công tác Đảng, công tác chính trị trong quân đội, đang ra sức bênh vực nguyên tắc “tập trung dân chủ” (TTDC) cho đảng tiếp tục cầm quyền độc tài.

Nhưng khi đảng thắng lớn thì dân thua to.

Ý nghĩa tập trung dân chủ

Vậy TTDC là gì? Điều lệ đảng CSVN, thông qua ngày 19 tháng 01 năm 2011, viết: "Đảng là một tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thương yêu đồng chí, kỷ luật nghiêm minh, đồng thời thực hiện các nguyên tắc: tự phê bình và phê bình, đoàn kết trên cơ sở Cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng, gắn bó mật thiết với nhân dân, Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật." (Thông qua ngày 19 tháng 01 năm 2011)

Nguyên tắc “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách” có từ bao giờ? Theo tài liệu Cộng sản thì tiêu chuẩn cố định này xuất phát từ cửa miệng Lenin, trùm giáo điều và độc tài.

Tài liệu Bách khoa Toàn thư mở viết: "Lenin, người đầu tiên nhắc tới khái niệm "Tập trung dân chủ", giải thích rằng tập trung dân chủ là tự do trong thảo luận nhưng thống nhất trong hành động.”

Oái oăm là đảng viên chỉ được tự do tranh luận trong nội bộ, không được phép phát tán tài liệu hay phản biện ngoài phòng họp. Tùy theo vấn đề, đôi khi cả dân cũng được cho góp ý, nhưng không được quyền bỏ phiếu. Vì vậy khi đảng biểu quyết thì những ý kiến trái chiều, chống lại quan điểm của đảng bị gạt bỏ thẳng tay. Nguyên nhân bắt nguồn từ tư duy cực đoan, giáo điều và bảo thủ của Lãnh đạo luôn luôn tự cho đảng “không bao giờ sai” để buộc dân phải tuân theo quyết định của đảng và phải làm theo lệnh đảng.

Vì vậy, nguyên tắc “tập trung dân chủ” là chống lại dân chủ đích thực để đảng được độc tài cầm quyền và độc tôn cai trị không cần dân có đồng ý hay không.

Bằng chứng ở Việt Nam, trong cuộc lấy ý kiến dân cho bản Hiến pháp sửa đổi năm 2013, đã có một số không nhỏ đề nghị đảng thay đổi Điều 4 trong dự thảo vì điều này đã dành đặc quyền “đương nhiên” được lãnh đạo đất nước cho đảng mà không cần có sự tán thành của dân qua lá phiếu. Nhưng khi Quốc hội thảo luận biểu quyết thì đề nghị thay đổi này không được nhắc tới, dù chỉ một lần, làm như không hề có ý kiến nào muốn sửa đổi.

Vì vậy, khoản 1, Điều 4 phản dân chủ đã được giữ nguyên, theo đó: "Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.”

Ngay cả ông Hồ Chí Minh cũng đã tiếm quyền dân khi ông viết trong Di chúc, phổ biến sau khi qua đời năm 1969, rằng: "Đảng ta là một Đảng cầm quyền.”

Cũng trái khoắy là Hiến pháp sửa đổi 2013 chỉ ra đời sau 2 năm đảng tái khẳng định trong Cương lĩnh “xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội (bổ sung và phát triển)” năm 2011 rằng “Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội”.

Đồng thời Điều lệ đảng sửa đổi tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng thông qua ngày 19 tháng 01 năm 2011) cũng rập khuôn nhắc lại “Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền”

Như vậy, nguyên tắc “tập trung dân chủ” của Cộng sản Việt Nam đã thống nhất trong 3 Văn kiện quan trọng nhất gồm Cương lĩnh, Điều lệ đảng và Hiến pháp, nhưng củng có mục đích chung là bảo vệ quyền cai trị tự phong cho mình và phủ nhận quyền tự quyết chính trị của dân.

Chủ trương của khối cộng sản

Nhưng Việt Nam Cộng sản không phải là trường hợp cá biệt. Khi khối Cộng sản Liên Xô và các nước Xã hội Chủ nghĩa Đông Âu chưa tan rã từ những năm 1989-1991 thì nguyên tắc “tập trung dân chủ” được thống nhất thi hành trong toàn khối và các nước chu hầu của Nga. Tiêu chí đặc quyền, đặc lợi này cũng được Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh áp dụng cho hai đảng Cộng sản Trung Cộng và Việt Nam từ khi hai đảng ra đời, với mục đích duy nhất là loại bỏ quyền tham gia chính trị của dân để đảng vĩnh viễn nắm quyền cai trị.

Do đó, khi đảng CSVN phùng mang trợn mắt khoe thực thi “tập trung dân chủ” còn nhằm “đoàn kết trên cơ sở Cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng, gắn bó mật thiết với nhân dân…” là thêm bằng chứng đảng đã “ăn của dân không từ một cái gì”, đúng như nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã lên tiếng tại phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội sáng 11-9-2013.

Bởi vì đảng muốn, chỉ một mình đảng CSVN là “chủ nhân ông” duy nhất và có toàn quyền cai trị và kiểm soát đất nước, dù vẫn cương cổ lên hô hoán rằng “Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân”. Trong khi dân lại chưa hề bỏ phiếu chấp nhận quyền cai trị của đảng duy nhất trên đất nước. Như vậy rõ ràng là đảng đã tròng vào cổ dân quyền lãnh đạo bất chính của mình, cũng như buộc dân phải chấp nhận Chủ nghĩa ngoại lai phản dân chủ và thoái trào Mác-Lenin và Tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh.

Đảng còn tự mình nhét chữ vào miệng dân khi viết trong Cương lĩnh 2011 rằng: "Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta.”

Đảng cũng trơ trẽn liên tiếp nhắc lại lời tuyên bố che giấu tham vọng của ông Hồ Chí Minh ngày 07-6-1960, tại Đại hội sản xuất tỉnh Hà Đông (nay thuộc thành phố Hà Nội) rằng: “Đảng ta là một đảng cách mạng, ngoài lợi ích của công nhân và nông dân, Đảng ta không có lợi ích nào khác”

Như thế rõ ràng là ông Hồ Chí Minh và đảng CSVN đã lấy dân làm bình phong che đây cho tham vọng nắm quyền độc tôn cai trị cho đảng.

Bằng chứng lừa bịp này còn được phô trương trong Điều 2 Hiến pháp 2031, theo đó viết rõ:

1. "Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.

2. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.”

Dân chủ giả hiệu

Nhưng “quyền lực nhà nước” nào đã thuộc về dân? Dân chả có quyền gì trong chế độ Cộng sản ở Việt Nam. Ngay cả quyền bầu người đại diện cho mình ở Quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhất nước, cũng do “đảng cử dân bầu”, lồng trong cái khung dân chủ giả tạo do Mặt trần Tổ Quốc (MTTQ) đạo diễn. MTTQ là tổ chức ngoại vị của đảng nắm quyền chọn ứng cử viên, rồi qua hình thức “hiệp thương” giả vờ để chọn người vào Quốc hội cho dân bỏ phiếu lấy lệ mà không cần phải có vận động tranh cử giữa các ứng cử viên.

Dân cũng không được quyền tự do ra báo, bị cấm thành lập đảng chính trị và các tổ chức xã hội. Dân còn bị đàn áp khi tự phát biểu tình, dù là để chống Tầu xâm lược trên đất liền và ở Biển Đông

Mặc dù tất cả những quyền này đã được quy định trong Điều 25 Hiến pháp 2013, theo đó: "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”

Cái bẫy của điều này là câu “thòng lọng”: "Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”, như Luật Báo chí chỉ cho phép các cơ quan và tổ chức của đảng ra báo để khuynh loát dư luận, nhất định không cho tư nhân ra báo. Báo chí và đội ngũ nhà báo phải viết theo định hướng của Ban Tuyên giáo với nhiệm vụ tuyên truyền cho chủ trương, chính sách của đảng là chính.

Đảng cũng ngăn cấm thành lập đảng chính trị, nói chi đến “tổ chức chính trị đối lập” với đảng Cộng sản cầm quyền duy nhất. Đảng còn trì hoãn, hay ép Quốc hội không thảo luận 2 Luật biểu tình và lập hội trong nhiều năm qua vì sợ mất quyền kiểm soát.

Hậu quả nhãn tiền

Do đó, trước thềm Đại hội đảng XIII, diễn ra đầu năm 2021, đảng đã ra sức bênh vực nguyên tắc “tập trung dân chủ” để bảo vệ công tác quy hoạch cán bộ của Bộ Chính được hoàn bị, nhất là đối với cấp chiến lược và chủ chốt, vào Ban Chấp hành Trung ương XIII.

Theo lời Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, tại Hội nghị Trung ương 13, từ 5 đến 10/10/2020, thì Bộ Chính trị đã duyệt xét, và đồng ý với số 227 Ủy viên vào Ban Chấp hành đảng XIII. Nhưng danh sách này sẽ dược chọn trên tổng số 151 người được đề cử và tái ứng cử (199 Ủy viên chính thức và dự khuyết của Khóa XII) tại Đại hội đảng XIII.

Việc chọn lựa này không mới, tuy có kỹ hơn so với các khóa trước để ngăn chặn nạn chạy chức chức chạy quyền, chạy quy hoạch, tránh nạn con ông, cháu cha, dòng họ và lợi ích nhóm.

Nhưng đội ngũ sẽ nắm quyền sinh sát cả nước trong 5 năm tới của nhiệm kỳ 2021-2026 vẫn là của đảng, do đảng và vì đảng. Người dân không hề được hỏi ý kiến cho công tác chọn người lãnh đạo do đảng quyết định, nhưng lại bị cai trị bởi nhóm người này.

Đó là hậu quả nhãn tiền và tính ngụy biện của chủ trương “tập trung dân chủ”.

Bằng chứng đã có những lạm dụng để độc tài, bảo vệ quyền lợi cá nhân, phe nhóm trong đảng như đã được xác nhận rằng:

"Trong quá trình thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, một số tổ chức đảng thực hiện không nghiêm túc, hiệu quả thấp, thậm chí có nơi nguyên tắc này còn bị bóp méo, vô hiệu hóa. Có cấp ủy, tổ chức đảng và cán bộ lãnh đạo thiếu tôn trọng và chưa phát huy quyền của đảng viên, ít lắng nghe ý kiến cấp dưới; cán bộ lãnh đạo ở một số nơi còn gia trưởng, độc đoán, chuyên quyền. Đã có không ít trường hợp, người đứng đầu tổ chức đảng lợi dụng, thâu tóm quyền lực phục vụ lợi ích cá nhân, thực hiện “tư duy nhiệm kỳ”, “lợi ích nhóm” bằng mọi thủ đoạn, như trù úm những người có ý kiến khác với mình, kéo bè, kéo cánh. Khi đó, các thành viên trong tổ chức đảng bị phân liệt hoặc phải ủng hộ cái sai của nhau, không dám bảo vệ cái đúng, dẫn đến đoàn kết xuôi chiều (thực chất là mất đoàn kết), làm suy giảm năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng. Khi tình trạng mất dân chủ hoặc dân chủ hình thức diễn ra phổ biến, kéo dài ở tổ chức đảng thì nguyên tắc tập trung dân chủ lại trở thành bình phong che chắn cho những hành vi tham nhũng của cán bộ suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống.” (theo Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (HVCTQGHCM), ngày 09/03/2020)

Nhưng những khuyết tật nêu trên không chỉ đến nhất thời hay năm thì mười họa mới xẩy ra mà đã có thường xuyên. Điều này chứng tỏ, càng kéo dài “tập trung dân chủ” để phàn dân chủ thì con bệnh lạm quyền, cưỡng chế quyền lực và “cái lồng quyền lực” càng phình to ra.

Điển hình như Học viện Chính trị cao nhất của đảng như HVCTQGHCM đã cảnh báo đang có hiện tượng muốn xoay chiều trong đảng. Bài viết cho biết: ”Điều đáng nói là, tình trạng đó kéo dài nhưng ít được quan tâm phân tích làm sáng tỏ và có giải pháp ngăn chặn hữu hiệu. Khi tình trạng vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ không được ngăn chặn, đẩy lùi, thậm chí diễn ra ngày càng phức tạp, có những tổ chức đảng mất sức chiến đấu thì xuất hiện quan điểm cho rằng nguyên tắc này không có tính khả thi, càng thực hiện thì càng mất dân chủ, càng độc đoán, chuyên quyền (?!). Một số đảng viên, có cả cán bộ lãnh đạo và một số nhà lý luận cũng có lúc nghi ngờ tính khả thi của nguyên tắc tập trung dân chủ, nhất là trong điều kiện Đảng cầm quyền. Hàng chục năm qua, trên các diễn đàn, hội thảo khoa học hay các bài viết trên một số tạp chí đã đề xuất thay đổi tên nguyên tắc “tập trung dân chủ” thành nguyên tắc “dân chủ” hay nguyên tắc “dân chủ tập trung” với mong muốn dân chủ thực sự hơn, hạn chế tập trung quan liêu, độc đoán, chuyên quyền.”

Cứu nguy - phản biện

Để đối phó với chỉ trích “phi dân chủ” của nguyên tắc “tập trung dân chủ”, HVCTQGHCM đã đề ra một số biện pháp để bảo vệ hàng ngũ không bị lung lay, đứng đầu là "nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên về vai trò của nguyên tắc tập trung dân chủ."

Bài báo nói đảng viên cần phải biết: "Nguyên tắc tập trung dân chủ chỉ đạo mọi hoạt động xây dựng tổ chức, sinh hoạt và lãnh đạo của Đảng, đồng thời cũng chi phối các nguyên tắc tổ chức, hoạt động khác của Đảng. Nguyên tắc tập trung dân chủ bảo đảm cho đảng cộng sản thống nhất về tư tưởng chính trị và tạo nên sức mạnh của tổ chức, xây dựng được đội ngũ đảng viên năng động, sáng tạo, có kỷ luật chặt chẽ, có sức chiến đấu cao. Nguyên tắc tập trung dân chủ bảo đảm cho đảng luôn luôn là một tổ chức lãnh đạo, một tổ chức hành động chứ không phải là một câu lạc bộ chỉ bàn cãi suông…”

Thứ hai: Phải “tổ chức thực hiện đúng nội dung, yêu cầu của nguyên tắc tập trung dân chủ”, theo đó: "Những nội dung căn bản của nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng ta hiện nay được quy định trong Điều lệ Đảng: các cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng do bầu cử lập ra, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; mỗi tổ chức đảng phải thực hiện chế độ báo cáo với cấp trên, thông báo tình hình hoạt động của mình đến các tổ chức đảng trực thuộc; tổ chức đảng và đảng viên phải chấp hành nghị quyết của Đảng, thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức…”

Thứ ba: Phát huy dân chủ đi đôi với củng cố, tăng cường kỷ cương, kỷ luật của Đảng. Bài báo tiếp theo: "Vấn đề quan trọng nhất vẫn là ở khâu triển khai thực hiện. Dân chủ phải thực sự là “chìa khóa vạn năng để giải quyết mọi vấn đề”, nhưng dân chủ đòi hỏi cần có một hành lang pháp lý rõ ràng. Do vậy, cần phải tiếp tục hoàn thiện các thiết chế, cơ chế nhằm phát huy mạnh mẽ dân chủ, trước hết là bảo đảm thực hiện các quyền của đảng viên, nhất là quyền được thông tin, thảo luận, chất vấn, phê bình, bảo lưu ý kiến hay rút ý kiến bảo lưu mà không bị phân biệt đối xử, trù úm dưới mọi hình thức…. Tình trạng “dĩ hòa vi quý”, quan niệm “đấu tranh tránh đâu” vẫn còn, vì trên thực tế các quy định bảo vệ người đứng đắn, trung thực, dám đấu tranh bảo vệ lẽ phải, tố cáo hành vi sai trái vẫn chưa đủ sức mạnh, thiếu tính khả thi. Đồng thời, cùng với việc mở rộng dân chủ, phải siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong Đảng, không để bất cứ ai lợi dụng dân chủ, lợi dụng quyền phê bình để bôi nhọ, hạ thấp uy tín của đồng chí mình, gây mất đoàn kết nội bộ. Mọi tổ chức đảng và đảng viên phải chấp hành các quy định của Đảng, nói và làm theo nghị quyết của Đảng.”

Điều đáng nói là những biện pháp trên không mới vì đã được lãnh đạo đảng nói nhiều lần. Có mới chăng là những hạn chế vẫn kéo dài để lan rộng tình trạng có thêm cán bộ, đảng viên bất bình với bản lĩnh bảo thủ, giáo điều và thiếu phục thiện của đảng.

Do đó, HVCTQGHCM đã phải lưu ý đảng viên không được chệch hướng với khẳng định: "Chế độ tập thể lãnh đạo đi đôi với cá nhân phụ trách là nội dung quan trọng của nguyên tắc tập trung dân chủ và phải được thể hiện trong quy chế làm việc của từng tổ chức đảng.”

Nhưng mặt khác thì đảng lại sử dụng “thế lực thù địch” như quân bài để làm bình phong che đậy thất bại trong nỗ lực hạ thấp tình trạng bất bình của đảng viên đối với chủ trương dân chủ nửa vời của đảng.

Vì vậy hiện tượng chống “tập trung dân chủ” trong đảng cũng đã được “thù địch hóa” rằng: "Các thế lực thù địch lợi dụng những khuyết điểm trong thực hiện nguyên tắc này càng ra sức xuyên tạc, bóp méo nguyên tắc tập trung dân chủ hòng làm cho đảng viên hoang mang, hoài nghi, muốn từ bỏ nguyên tắc. Đó thực chất là một trong những hoạt động “diễn biến hòa bình” làm cho chính những đảng viên của Đảng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, làm cho tổ chức đảng mất sức chiến đấu, rệu rã, tê liệt, suy yếu và để chúng dễ bề thực hiện mục tiêu xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản.”

Như thế là nguy đấy chứ không phải chuyện nhỏ đâu, nhất là lại xẩy ra trước ngày Đại hội đảng XIII thì mức độ nghiêm trọng không thể coi nhẹ.

Nhưng ngược lại, bất cứ thái độ quay lưng chống đảng nào của đảng viên, dù nhỏ, cũng cho thấy khi đảng tìm mọi cách độc quyền dân chủ để thắng lớn thì dân lại thua to. -/-

(10/020)
Phạm Trần

User avatar
TheLang
Posts: 1960
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:43 am

Re: Quán Vắng không Người ...3

Post by TheLang »

Image

Đông Nam Á trong cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc
HIẾU CHÂN
Jun 5, 2021
Ngay từ trước khi lên cầm quyền, Tổng Thống Joe Biden đã xác định cuộc cạnh tranh toàn diện với Trung Quốc là trọng tâm trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ ở khu vực Châu Á.

Quan điểm đó đã nhiều lần được nhấn mạnh trong các phát biểu và bài viết của ông Biden, của Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Jake Sullivan và của Ngoại Trưởng Antony Blinken. Ông Biden cũng đã bổ nhiệm một nhà ngoại giao kỳ cựu, rất am hiểu Trung Quốc là ông Kurt Campbell làm điều phối viên chính sách Châu Á của mình.

Trong xu hướng đó, Hoa Kỳ đặc biệt quan tâm tới mối quan hệ với Nhật và Nam Hàn. Cho đến nay, Thủ Tướng Nhật Yoshihide Suga và Tổng Thống Nam Hàn Moon Jae-in là hai nguyên thủ quốc gia đầu tiên được đón tiếp trọng thị ở Tòa Bạch Ốc. Thế nhưng đối với khu vực Đông Nam Á thì chính sách của Mỹ có phần chậm chạp và kém hiệu quả. Các nguyên thủ quốc gia Đông Nam Á xếp cuối trong danh sách những nhà lãnh đạo nước ngoài được trò chuyện với tân tổng thống Hoa Kỳ qua điện thoại và còn rất lâu mới có những cuộc tiếp xúc trực tiếp để bàn về chính sách của Hoa Kỳ ở khu vực có tầm quan trọng vô cùng lớn đối với lợi ích của Mỹ trong cuộc ganh đua với Trung Quốc. Nếu chính sách của Mỹ đối với Đông Nam Á không được thay đổi theo hướng tích cực hơn thì có thể một lần nữa Washington bỏ lỡ cơ hội.

Những ‘điểm trừ’

Mãi đến tuần này, bốn tháng rưỡi sau ngày tiếp nhận quyền lực ở Washington, chính quyền Biden mới cử một quan chức cấp cao tới Đông Nam Á. Thứ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ Wendy Sherman đã viếng thăm Thái Lan, Cambodia và Indonesia, trở thành quan chức đầu tiên của chính phủ Biden đến khu vực này. Nhưng chuyến công du của bà Sherman bị một trục trặc ngoại giao đáng tiếc trước đó phủ bóng.

Số là Ngoại Trưởng Antony Blinken có kế hoạch mở hội nghị trực tuyến, qua điện thoại truyền hình với lãnh đạo 10 quốc gia ASEAN vào ngày 25-5 vừa qua. Đây là cuộc đàm đạo cấp cao đầu tiên Mỹ-ASEAN mà các nước Đông Nam Á mong đợi. Thế nhưng, đến ngày hội nghị, ông Blinken lại bị vướng vào nhiều việc quan trọng khác như chuyến công du tới Châu Âu để chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh nhóm bảy nước công nghiệp phát triển G-7 sắp diễn ra tại Anh, rồi đến Trung Đông dàn xếp cuộc ngừng bắn giữa Israel và lực lượng Hamas của Palestine – một chuyện không định trước. Hội nghị trực tuyến Mỹ-ASEAN phải hủy bỏ vào phút chót và chưa ấn định được khi nào sẽ được tổ chức lại. Phía Mỹ cho rằng hội nghị không diễn ra được vì một trục trặc về kỹ thuật, nhưng nhiều nhà lãnh đạo Đông Nam Á vẫn cảm thấy mình bị xúc phạm. Trong ngoại giao, vụ này là một điểm trừ cho cách ứng xử của Washington.

Tại Thái Lan, Thứ Trưởng Sherman đã gặp Thủ Tướng Prayuth Chan-ocha hôm Thứ Tư, 2-6, thông báo Mỹ viện trợ cho Bangkok $30 triệu giúp Thái Lan chống dịch COVID-19 nhưng không cam kết chia sẻ vaccine mà Thái Lan đang cần. Quan hệ Mỹ-Thái Lan hiện thời không còn nồng ấm như trước một phần do chính giới Mỹ vẫn quan niệm chính phủ của ông Prayuth Chan-ocha, lên cầm quyền sau một vụ đảo chính quân sự Tháng Năm, 2014, và một cuộc bầu cử bị coi là không công bằng năm 2019, là không có tính đại diện. Quan điểm đó đã cản trở việc thắt chặt quan hệ giữa hai nước.

Tại Cambodia, bà Sherman gặp thủ tướng đầy quyền lực Hun Sen và công bố khoản viện trợ $11 triệu giúp Cambodia chống dịch COVID-19. Cuộc đàm luận giữa bà Sherman và ông Hun Sen có tính tượng trưng cao độ vì trong suốt bốn năm nhiệm kỳ Tổng Thống Donald Trump vừa qua không có một quan chức nào của Mỹ, từ cấp thứ trưởng trở lên, đặt chân tới Nam Vang. Tuy nhiên, theo truyền thông, cuộc đàm luận giữa bà Sherman và ông Hun Sen không được suôn sẻ lắm do cái bóng của Bắc Kinh.

Bà Sherman viết trên Twitter rằng cuộc nói chuyện với ông Hun Sen là “thành thật” nhưng theo bản tin của đại sứ quán Mỹ tại Nam Vang, tại cuộc gặp bà Sherman đã bày tỏ “mối quan tâm nghiêm túc” của Washington về “sự hiện diện quân sự” của Trung Quốc tại một căn cứ Hải Quân đang được Bắc Kinh giúp mở rộng trên bờ vịnh Thái Lan.

Hồi Tháng Ba, 2021, điều trần trước Ủy Ban Quân Vụ Thượng Viện, tư lệnh lực lượng Mỹ tại Ấn Độ-Thái Bình Dương khi ấy là Đô Đốc Philip Davidson cho biết, vào Tháng Chín, 2020, chính phủ Cambodia đã cho san bằng các cơ sở do Hoa Kỳ xây dựng, đang được dùng làm trụ sở Ủy Ban Quốc Gia Về An Ninh Hàng Hải Cambodia, tại căn cứ Hải Quân Ream gần thành phố cảng Sihanoukville. Dẫn báo cáo cho biết hành động của Cambodia là nhằm mở đường cho việc thiết lập một căn cứ Hải Quân của Trung Quốc tại đây, Đô Đốc Davidson nói: “Hoa Kỳ và các nước trong vùng lo ngại về sự mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc ở Cambodia và tác động của nó đối với an ninh khu vực.” Bà Sherman đã chuyển tải mối lo ngại đó của Mỹ tới nhà lãnh đạo Cambodia.

Thứ Trưởng Sherman còn yêu cầu Cambodia hủy bỏ “các cáo buộc có động cơ chính trị chống lại thành viên của các đảng đối lập, các nhà báo và nhà hoạt động xã hội dân sự.” Cả hai mối quan tâm của Washington đều là những chuyện mà phía Cambodia không muốn nghe, không muốn đề cập tới.

Bà Sherman cũng đã đến Jakarta, nơi đặt trụ sở Ban Thư Ký ASEAN, gặp Ngoại Trưởng Indonesia Retno Marsudi để bàn về việc thúc đẩy đầu tư và thương mại. Trong một sự trùng hợp tình cờ hay cố ý, giữa lúc Thứ Trưởng Sherman đàm đạo với các nhà lãnh đạo Đông Nam Á, Trung Quốc đã cho 16 chiến đấu cơ bay vào không phận của Malaysia trên Biển Đông, ngụ ý nhắc nhở Bắc Kinh vẫn là một thế lực bao trùm của khu vực mà không ai được quên lãng.

Chậm chân hơn Bắc Kinh

Đông Nam Á đã từng rất thất vọng với cách đối xử của chính phủ Hoa Kỳ dưới thời Tổng Thống Donald Trump. Trong bốn năm cầm quyền, ông Trump đã bỏ qua tất cả các Hội Nghị Thượng Đỉnh Đông Á (East Asia Summit) với các nhà lãnh đạo ASEAN, Nhật và Trung Quốc. Ông Trump đã đến Singapore, Việt Nam nhưng chỉ để tham dự Diễn Đàn Kinh Tế APEC và để gặp nhà lãnh đạo độc tài xứ Bắc Hàn Kim Jong Un chứ không phải để hội đàm với các nguyên thủ ASEAN về những mối quan tâm chung của Mỹ và Đông Nam Á.

Khi người Mỹ vắng bóng thì người Trung Quốc gia tăng sự hiện diện. Với sáng kiến Vành Đai và Con Đường của Chủ Tịch Tập Cận Bình, với chính sách viện trợ, cho vay và đầu tư mà không ràng buộc với các điều kiện dân chủ nhân quyền, Trung Quốc đã bành trướng rất mạnh ảnh hưởng của họ ở Đông Nam Á.

Cambodia là một ví dụ nổi bật. Chỉ trong vài năm, Cambodia đã chuyển từ một nước nhận viện trợ và ưu đãi thương mại của Mỹ và Châu Âu sang một “chư hầu” của Trung Quốc. Trung Quốc là người bảo trợ chính trị chính, là nguồn cung cấp vốn lớn nhất cho Cambodia, đã đổ hàng tỷ đô la vào các dự án hạ tầng của nước này. Dấu ấn và hình ảnh của Trung Quốc tràn ngập đất nước Chùa Tháp, thủ đô Nam Vang và thành phố biển đã lột xác thành những đô thị Trung Quốc, với cộng đồng cư dân, công nhân và du khách Trung Quốc hết sức đông đảo. Chinh phục được Cambodia, Trung Quốc đã có điều kiện phá vỡ sự đồng thuận trong nội bộ 10 quốc gia ASEAN, ngăn chặn tổ chức này phản đối các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông và sông Mekong. Sự kiện các hội nghị thượng đỉnh ASEAN không đưa ra được tuyên bố chung lên án hành động của Trung Quốc do vấp phải sự phản đối của Cambodia là một ví dụ.

Nhưng xét cho cùng, Cambodia có lựa chọn của họ. “Nếu tôi không dựa vào Trung Quốc thì tôi sẽ dựa vào ai? Nếu tôi không hỏi Trung Quốc thì tôi biết hỏi ai?” Thủ Tướng Hun Sen bộc bạch tại diễn đàn Tương Lai Châu Á do báo Nikkei tổ chức cuối Tháng Năm vừa qua. Ông Hun Sen cho rằng, phê phán ông quá phụ thuộc hoặc khấu đầu trước Bắc Kinh là “không công bằng.”

Ông Joe Biden của đảng Dân Chủ đắc cử tổng thống Mỹ đã mang lại niềm hy vọng cho ASEAN; các thủ đô Đông Nam Á chào đón các nỗ lực của chính quyền Biden thúc đẩy mối quan hệ đồng minh và đối tác với Hoa Kỳ trong lúc Trung Quốc càng ngày càng tỏ ra hung hăng và lấn lướt các nước láng giềng nhỏ hơn. Nhưng, theo nhận định của các nhà phân tích chính trị, ngay cả khi Hoa Kỳ đẩy mạnh chiến lược thu phục nhân tâm thì Washington vẫn bị chậm chân trong lúc Bắc Kinh đã tiến rất xa trên con đường chinh phục của họ.

Cho đến nay, viện trợ và đầu tư của Hoa Kỳ tại khu vực này chỉ là một con số rất nhỏ so với Trung Quốc. Đại dịch COVID-19 càng làm nổi bật sự chênh lệch giữa Mỹ và Trung Quốc trong việc hỗ trợ khu vực Đông Nam Á. Sau khi khống chế được về căn bản đại dịch COVID-19, Bắc Kinh đã cử Ngoại Trưởng Vương Nghị (Wang Yi) đi tới chín nước ASEAN, cam kết viện trợ và bán rẻ các loại vaccine do Trung Quốc bào chế, trong cái gọi là chính sách “ngoại giao vaccine.” Đến nay các nước này đã dựa phần lớn vào nguồn vaccine Trung Quốc để thực hiện chương trình tiêm chủng cho dân chúng bên cạnh một số ít vaccine AstraZeneca từ chương trình COVAX của Liên Hiệp Quốc mà Hoa Kỳ hậu thuẫn. Việt Nam, nước duy nhất trong ASEAN không nhận vaccine Trung Quốc, thì rất khốn đốn, đến ngày 3-6 chỉ mới có 1.2% dân số Việt Nam được tiêm chủng ít nhất một mũi vaccine, 0.03% dân số đã tiêm đầy đủ, thấp xa so với cả Lào (12.7% và 3.5% dân số) và Cambodia (29% và 12.7% dân số), vì không tìm được nguồn cung cấp vaccine ngoài Trung Quốc. Chỉ riêng vụ vaccine đủ thấy vai trò của Trung Quốc ở khu vực này quan trọng như thế nào.

Hoài nghi và cay đắng

Bốn năm dưới thời cựu Tổng Thống Trump là thời kỳ Trung Quốc bành trướng ở Đông Nam Á mạnh nhất, từ lấn chiếm và xâm lấn trên Biển Đông xuống tận Indonesia và Malaysia, đến chặn dòng sông Mekong, đẩy mạnh đầu tư và di dân tới các nước láng giềng. Đây cũng là thời kỳ Đông Nam Á cảm thấy rõ ràng họ đang bị Hoa Kỳ bỏ rơi, không chỉ các nước Đông Nam Á lục địa (Việt Nam, Lào, Cambodia, Thái Lan và Miến Điện) vốn gần gũi về địa lý và gắn kết sâu sắc về lịch sử, về mô hình thể chế với Trung Quốc mà cả các nước Đông Nam Á hải đảo (Philippines, Malaysia, Indonesia, Singapore và Brunei) vốn xa cách Trung Quốc, cũng cảm thấy suy giảm mạnh lòng tin vào chính sách của Hoa Kỳ.

Trước đó nữa, khi nhận ra Trung Quốc – dưới sự cai trị độc tài của đảng Cộng Sản – không thể là một đối tác tốt của Hoa Kỳ, không hy vọng tăng trưởng kinh tế sẽ đưa đất nước Trung Quốc vào con đường dân chủ hóa, trở thành “một cổ đông có trách nhiệm” trong cộng đồng thế giới, chính phủ của Tổng Thống Barack Obama đã kích hoạt một chiến lược “xoay trục” (pivot) sang Châu Á, còn gọi là chính sách “tái cân bằng” (rebalance) – tập trung hỗ trợ các nước nhỏ ở Đông Nam Á chống lại sự chèn ép của Bắc Kinh. Khi Ngoại Trưởng Hillary Clinton công bố chiến lược “xoay trục” của Mỹ tại Hội Nghị Thượng Đỉnh ASEAN ở Hà Nội năm 2010, các nước Đông Nam Á đã không giấu được sự hài lòng, làm cho ngoại trưởng Trung Quốc khi ấy là ông Dương Khiết Trì (Yang Jiechi) tức giận, xô ghế đứng dậy bỏ ra khỏi phòng họp.

Nhưng rồi, cuộc chiến tranh ở Syria, ở Iraq và Afghanistan, cùng nhiều cuộc khủng hoảng khác ở Trung Đông đã thu hút phần lớn sự quan tâm và nguồn lực của chính phủ Obama. Tận dụng cơ hội đó, Bắc Kinh đẩy mạnh cuộc bành trướng ảnh hưởng tại Châu Á cho tới thời của chính quyền Trump. Nỗ lực cuối cùng của ông Obama nhằm hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực là Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (Trans Pacific Partnership, TPP) cũng bị ông Trump vứt vào sọt rác ngay trong tuần đầu tiên chuyển giao quyền lực.

Tất cả những biến động đó, dù đã đi vào lịch sử, vẫn để lại một nỗi hoài nghi và cay đắng trong giới chính trị và trí thức Đông Nam Á về ý định chiến lược của Hoa Kỳ. Giáo Sư Mohamad Rosyidin, nhà phân tích chính sách đối ngoại tại đại học Diponegoro University của Indonesia chua chát nhận xét: “Nếu chúng ta nhìn vào khuynh hướng về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ dưới quyền Tổng Thống Joe Biden, chúng ta sẽ thấy dường như Hoa Kỳ ưu tiên cho vùng Trung Đông hơn là khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương… Đó là vì truyền thống ngoại giao Mỹ từ lâu đã luôn đặt Trung Đông thành một chỗ đứng quan trọng trong chính sách đối ngoại.” Ông Rosyidin giải thích, sở dĩ như vậy vì người Mỹ quan tâm nhiều tới dầu mỏ, Israel, Iran và Saudi Arabia hơn là vùng Đông Nam Á chẳng có gì hấp dẫn.

Sự kiện Ngoại Trưởng Antony Blinken hủy bỏ hội nghị với các nguyên thủ ASEAN để bay sang Trung Đông giải quyết vụ xung đột Israel-Hamas vừa qua cũng được nhìn nhận ở quan điểm hoài nghi như vậy.

Để đối phó với ảnh hưởng của Trung Quốc, trước tiên Washington phải có biện pháp xây dựng lòng tin của các đồng minh và đối tác tại Đông Nam Á – khu vực “chiến trường” của cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc.

Tương lai Đông Nam Á về đâu?

Nhờ thành công sớm trong việc khống chế đại dịch COVID-19 và khôi phục nền kinh tế, Bắc Kinh dường như đã đi trước Washington một chặng đường dài trong việc thu phục các nước Đông Nam Á. Trong khi Thứ Trưởng Wendy Sherman là quan chức cao cấp nhất, đầu tiên của chính quyền Biden đi tới Thái Lan, Cambodia và Indonesia sau một thời gian dài Hoa Kỳ vắng mặt thì ngoại trưởng Trung Quốc thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với các nhà lãnh đạo Đông Nam Á để củng cố các mối quan hệ. Ông Vương cũng đã mời các ngoại trưởng ASEAN đến thành phố Trùng Khánh trong tuần tới để dự hội nghị Trung Quốc-ASEAN, ở đó theo dự kiến Trung Quốc sẽ công bố các chương trình trợ giúp Đông Nam Á khôi phục nền kinh tế từ sự tàn phá của đại dịch. Chưa rõ Bắc Kinh sẽ đưa ra sự trợ giúp như thế nào nhưng đây rõ ràng là một biện pháp thu phục nhân tâm rất hữu hiệu.

Hoa Kỳ dường như vẫn chưa có một kế hoạch như vậy.

Các nước Đông Nam Á từ lâu đã tuyên bố không muốn lựa chọn theo Mỹ hay theo Trung Quốc nhưng nếu xu hướng hiện thời cứ tiếp diễn thì sẽ không khó biết tương lai của Đông Nam Á sẽ về đâu.

User avatar
TheLang
Posts: 1960
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:43 am

Re: Quán Vắng không Người ...3

Post by TheLang »

Dê tế thần Nguyễn Duy Linh đã “vào lò” của ông Trọng

Jackhammer Nguyễn

Nguyễn Duy Linh, Phó Tổng trưởng Tổng cục Tình báo, thuộc Bộ Công an, đã bị bắt chiều qua, báo chí “lề đảng” đồng loạt đưa tin.

Thử tưởng tượng, một nhân vật chức tước như thế ở các nước Mỹ, Pháp, Nhật,… mà bị bắt, chắc là gây chắn động, nhưng ở nước Việt Nam cộng sản, vụ bắt bớ này có ghê gớm lắm không?

Cứ xem ông Phan Văn Anh Vũ, hỗn danh Vũ “nhôm”, đường đường là trung tá tình báo chứ chẳng phải chơi, cũng đã bị bắt hồi đầu năm 2018, có ghê lắm không?

Tình báo gì mà cứ mua bán đất đai tài sản nhà nước lòng vòng để kiếm lời, chứ có phải là … gián điệp hai mang kiểu Phạm Xuân Ẩn, Kim Philby … thậm chí không bằng cô đào phòng trà Mata Hari, người Hà Lan nữa.

Trong khi ông cớm “tình báo”, đại tá Nguyễn Duy Linh, bị bắt là do nhận hối lộ lên đến 3 triệu đô la, cùng một số quà cáp của đàn em Vũ “nhôm”, do ông “thầy bói” Hồ Hữu Hòa đưa.

Vì sao vụ nhận hối lộ của Đại tá Linh xảy ra từ năm 2017, tới nay mới bị bắt? Theo dõi nhân thân đại tá Linh thì rõ. Nguyễn Duy Linh là con trai tướng công an về hưu Nguyễn Văn Hưởng, là trùm mật vụ một thời hét ra lửa, thủ hạ tâm đắc của “đồng chí X”, tức cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Mà “đồng chí X” này là kẻ không đội … đảng chung với tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, “chủ lò”.


Tức đây có liên quan tới chuyện đốt lò, chuyện “nội chiến” vẫn tiếp tục nhiều năm qua. Phe ông Dũng với nhiều gốc rễ công an có vẻ không muốn đầu hàng, dù đã vỡ trận, nhất là sau khi viên công an đến từ Thanh Hóa, Phạm Minh Chính, được cho là từng nhận nhiều ân sủng của “đồng chí X”, lên ngôi. Rồi sau đó tướng công an Tô Lâm cứ nhất mực ôm bộ công an, không chịu qua làm phó thủ tướng.

Rồi đùng một cái, “giao liên” kiêm thầy bói Hồ Hữu Hòa bị bắt vì đưa hối lộ cho nhà “tình báo” Vũ Nhôm. Hòa lại viết đơn tố cáo, anh ta bị tướng về hưu Trần Văn Vệ ép cung, mà Trần Văn Vệ lại là thủ hạ đắc lực của ông “chủ lò” Nguyễn Phú Trọng.

Khi vụ Hồ Hữu Hòa đưa hối lộ cho đại tá Linh được khui ra, có báo đưa tên thật, có báo rón rén viết tắt. Chuyện viết tắt tên, chuyện khai ông Vệ ép cung… cho chúng ta biết là lúc ấy chưa ngã ngũ, đại tá Linh và bố già Hưởng vẫn còn chống cự.

Một nguồn tin riêng của chúng tôi cho biết, sau khi cân nhắc thiệt hơn, hai ông tướng công an, Phạm Minh Chính và Tô Lâm quyết định rằng, thôi thì cho Linh lên đường “vào lò” là hay nhất.

Tuy nhiên, mặc dù đại tá Linh bị bắt chiều qua, không thấy một tờ báo nào đăng ảnh của Linh. Cho đến giờ, gương mặt của vị đại tá tình báo trở thành “củi” trong cái “lò” của ông Trọng, tròn, méo ra sao, không ai biết được.

Điều đó cho thấy, có vẻ như mọi chuyện vẫn còn căng… như dây đàn, mặc dù cuộc phản công của phe “đồng chí X” lại thất bại. Nhưng có lẽ cũng đến đại tá Linh thôi, ông ta là một con dê tế thần rất phù hợp.

Thứ nhất, với vị trí là con cái nhà Nguyễn Văn Hưởng, việc bắt Linh là một đòn dằn mặt có hiệu quả. Thứ hai, với hiện vật, hiện kim liên quan tới vụ nhận hối lộ, việc bắt Linh đủ hà hơi tiếp sức cho cái lò ông Trọng lấy lại uy tín, sau một thời gian có vẻ nguội lạnh.

Mà khi đã có dê tế thần thì có lẽ vở kịch “đốt lò” đã đến cao trào. Các ông Nguyễn Văn Hưởng, Trần Văn Vệ, hai phe “hắc – bạch”, cùng đồng chí X cứ việc … làm người tử tế. Đại tá Linh có lẽ sẽ “thành tâm” nhận khuyết điểm. Dù sao thì vài triệu đô la và một ít quà vặt mà đại tá Linh nhận từ Vũ “nhôm” sao bằng việc thất thoát và phung phí hàng tỉ đô la, trong đó có cơ đồ Dầu khí Việt Nam của thầy trò Đinh La Thăng?

Đinh La Thăng là ủy viên bộ chính trị thất sủng đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam bị bỏ tù công khai. Như vậy là lớn quá rồi.

Chỉ còn ai nghĩ đến cơ đồ nước Việt mới đau xót, mà nghĩ rằng, tình báo cái gì mà cứ ăn đất, ăn đô, với lại hút xì gà và xem bói?!

User avatar
TheLang
Posts: 1960
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:43 am

Re: Quán Vắng không Người ...3

Post by TheLang »

Image

Họp thượng đỉnh Thụy Sĩ

Tổng thống Joe Biden tái khẳng định quyền lợi nước Mỹ và nhân quyền
"Be Switzerland", thành ngữ chỉ thái độ trung lập, thân thiện nhằm ví với Thụy Sĩ, nơi tổ chức hội nghị thượng đỉnh giữa tổng thống Joe Biden và tổng thống Nga Vladimir Putin vừa được tổ chức ngày 16 tháng Sáu. Tổng thống Thụy Sĩ Guy Parmelin đã hiện diện để chào đón nồng nhiệt các cấp lãnh đạo của hai quốc gia, với lời chúc cho cuộc hội đàm có được nhiều kết quả.
Đây là cuộc họp thượng đỉnh đầu tiên của tổng thống Joe Biden với Putin và được thế giới rất chú ý vì nó phát đi tín hiệu về mối quan hệ song phương, cũng như tại Châu Âu sẽ như thế nào. Mối quan hệ giữa hai cường quốc hạch tâm lớn nhất thế giới trong thời gian gần đây đã trở nên căng thẳng và xấu nhất trong nhiều năm qua, với những lời lẽ chỉ trích cứng rắn và thẳng thừng hơn từ tân tổng thống Biden đến Putin, khác xa so với vị tổng thống Mỹ tiền nhiệm. Tuy nhiên giới quan sát cũng nhận định rằng cuộc họp nhằm nêu lên những bất đồng và các giải pháp kỳ vọng, thay vì đạt đến những hứa hẹn hay cam kết đáng kể nào khác.
Phát biểu trước khi đến Geneva, Ngoại trưởng Antony Blinken khẳng định thái độ rõ ràng của Hoa Kỳ rằng, "Nếu Nga tiếp tục chọn sự liều lĩnh và hung hăng thì chúng tôi sẽ đáp trả mạnh mẽ như tổng thống Biden đã chứng minh". Tuy nhiên, cuộc họp đã diễn ra trong nghi thức ngoại giao chuyên nghiệp, khi cả hai nguyên thủ đã tươi cười, chụp hình và bắt tay, trao đổi dăm câu xã giao và Putin cũng đã cảm ơn TT Biden đã đến dự cuộc họp.
Cuộc hội đàm được tổ chức theo mô thức P+1, giữa hai nguyên thủ được hộ tống bởi hai ngoại trưởng, theo sau là cuộc họp P+5 sâu rộng hơn, có mặt thêm một số quan chức ngoại giao của hai quốc gia. Trong hai cuộc họp báo riêng rẽ theo sau, cả hai vị nguyên thủ đều cho biết cuộc họp đã diễn ra trong không khí "xây dựng và tích cực", không có thái độ hăm dọa hay thù địch nhau. Về điểm này, có thể thấy rằng Nga bản lãnh và chuyên nghiệp hơn Trung Cộng.
Một vài điểm đáng lưu ý trong cuộc họp báo theo sau cuộc hội đàm của tổng thống Joe Biden có thể điểm qua như sau.
Thứ nhất là TT Biden cho biết nghị trình của ông không nhằm chống lại Nga hay quốc gia nào khác mà vì nước Mỹ và để bảo vệ dân Mỹ, chống trả đại dịch, tái thiết kinh tế và xây dựng mối quan hệ quốc tế tốt đẹp hơn. Ông cũng cho biết, trong khi tìm kiếm những điểm chung trong mối quan hệ ổn định và không ngoài dự đoán, Hoa Kỳ sẽ trả đũa mạnh mẽ nếu Nga tiếp tục gây phương hại đến lợi ích Hoa Kỳ.
Thứ nhì là TT Biden đã tái khẳng định việc bảo vệ các giá trị dân chủ, bảo vệ những quyền tự do căn bản và phổ quát, đặc biệt là nhân quyền. Đó không phải là việc xen vào chuyện của Nga hay quốc gia khác mà vì đó là một phần di truyền (DNA) của Hoa Kỳ và vai trò cần thiết của một tổng thống Mỹ.
Điểm thứ ba là một quyết sách ngoại giao kinh nghiệm và chiến lược khi TT Biden cho rằng Hoa Kỳ sẽ quyết định thực hiện hay không thực hiện những bước tiếp theo, sau khi thẩm định những tiến trình, hành động cùng sự hợp tác của Nga trong sáu tháng tới, thay vì kỳ vọng, chắc chắn điều gì.
Khi một ký giả hỏi rằng liệu ông có gọi điện thoại cho Tập Cận Bình như những người bạn cũ để yêu cầu cho phép WHO được vào Hoa Lục điều tra nguồn cơn Covid-19, TT Biden đã lập tức chỉnh lại rằng, dù biết rõ về nhau nhưng ông không phải là "bạn cũ" của Tập Cận Bình mà chỉ thuần túy là công vụ. Điều này cũng cho thấy một thái độ rạch ròi của tổng thống Biden với Tập Cận Bình và Trung Cộng, quốc gia được một số chuyên gia dự đoán cũng sẽ có khả năng cho một cuộc họp thượng đỉnh song phương khác trong tương lai.
Một tiểu tiết khá thú vị được ghi nhận trong cuộc gặp gỡ này là TT Biden đã đến biệt thự Villa La Grande, nơi tổ chức cuộc họp sau Putin. Theo bản tin của VOA Anh ngữ, dù Putin đã đến khá đúng giờ, nhưng đây là sắp xếp chu đáo của các nhân viên Bạch Ốc nhằm ngừa sự tái diễn như TT Donald Trump đã bị Putin cho đợi đến 30 phút trong cuộc họp thượng đỉnh tại Helsinki vào năm 2018, dù trước đó Trump đã đến muộn khi đến họp với NATO hay yết kiến Nữ Hoàng Anh.
Khó có thể biết trước Putin sẽ hành xử thế nào trong thời gian đến, nhưng chắc chắn những thái độ cao ngạo như vậy cho đến việc can dự vào nền dân chủ và an ninh quốc gia Hoa Kỳ của Nga ắt sẽ phải rất đắn đo hơn gấp bội phần so với trước kia.

Nhã Duy

User avatar
nangchieu
Posts: 2064
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Re: Quán Vắng không Người ...3

Post by nangchieu »

Nước Mỹ bao giờ thôi chia rẽ?
June 28, 2021
Hiếu Chân/Người Việt[/align]

Sau hơn một năm ai ở yên nhà nấy, người Việt ở California đã bắt đầu tụ tập trở lại; hàng quán, bãi biển bắt đầu đông nghịt người, nhất là trong những ngày cuối tuần qua khi Ngày của Cha (Father’s Day) trùng với Chủ Nhật và đúng dịp tiểu bang mở cửa hoàn toàn.
Image
Nước Mỹ không thể đoàn kết các đồng minh và đối tác thành một khối đối kháng với Trung Quốc và Nga một khi chưa thể đoàn kết các đảng phái và người dân Mỹ nói chung. Trong hình, một người ủng hộ Tổng Thống Donald Trump (trái) và một người ủng hộ ứng cử viên Tổng Thống Joe Biden tại Black Lives Matter Plaza gần Tòa Bạch Ốc hôm 8 Tháng Mười Một, 2020, ở Washington, DC. (Hình minh họa: Samuel Corum/Getty Images)
Hầu như ai cũng mong ngóng ngày “phá cũi sổ lồng” để được gặp gỡ bạn bè người thân, khề khà bên ly bia chén rượu hàn huyên bù lại những tháng ngày “xa mặt cách lòng” vì con virus Corona quái ác. Trong những câu chuyện nổ như bắp rang sau nhiều ngày “cấm khẩu,” không khó để nhận ra nỗi ngạc nhiên khi bỗng nhiên người ta nhìn thấy một nước Mỹ rất khác với thời kỳ trước đại dịch! Trong những câu chuyện mà những người tôi quen biết thường đàm đạo trong những ngày này đang nổi lên một mối băn khoăn lớn: Tại sao lúc này, nước Mỹ lại bị chia rẽ trầm trọng như vậy? Và đâu là lối thoát?

Anh P., tuổi 70, sống ở Mỹ đã 40 năm có lẻ, luyến tiếc một nước Mỹ hiền hòa và đẹp đẽ. “Ra đường chẳng phải lo ngại gì, tối ngủ không cần khóa cửa,” anh nhớ lại và thở dài khi kể ra hàng loạt câu chuyện về người Mỹ gốc Á bị lăng mạ, bị hành hung ở khắp các thành phố lớn mà đài truyền hình và báo chí đều đăng tải.

Anh S. – người được bạn bè ngưỡng mộ vì đã nuôi dạy những đứa con thành đạt từ những ngôi trường mơ ước như Princeton, Yale, Stanford – ngậm ngùi tâm sự về mối bất hòa trong gia đình anh, khi những đứa con lớn lên đã không còn cùng chí hướng với cha mẹ. “Cha con không còn nói chuyện hòa nhã với nhau được nữa. Bọn chúng bây giờ tiêm nhiễm cái tư tưởng liberal (cấp tiến) của mấy ông giáo sư đại học, lúc nào cũng bảo cha mẹ quá conservative (bảo thủ) lỗi thời,” anh S. than thở.

Còn T., một con chiên ngoan đạo, thì trầm lắng hơn: “Nước Mỹ đặt nền tảng trên Thánh Kinh. Dịch giã khiến nhà thờ phải đóng cửa, giáo dân không còn được rước lễ, không còn nghe cha xứ giảng kinh thì xã hội trở nên rối ren, đạo đức suy thoái. Con virus Corona ngó vậy mà thật kinh khủng, còn gây hại lâu dài,” anh nói.

Rồi theo đà đưa đẩy, câu chuyện chuyển dần sang lên án nhà cầm quyền Trung Quốc, tạo ra con virus và phát tán ra ngoài để phá hoại nước Mỹ, giành vị thế thống trị thế giới…

***

Nước Mỹ quả đang gặp nhiều vấn đề cả về chính trị, kinh tế và đạo đức; trong đó nổi bật lên tình trạng chia rẽ sâu sắc giữa các sắc tộc da trắng da màu, giữa các xu hướng chính trị xanh và đỏ, Dân Chủ và Cộng Hòa, giữa lớp trẻ và lớp phụ huynh, giữa các đô thị và vùng nông thôn… Tình trạng chia rẽ mà sách báo vẫn thường gọi là sự phân cực (polarization) có trong mọi lĩnh vực đời sống và thấm vào từng gia đình, không ai tránh được.

Trên bình diện quốc gia, hầu như sự đồng thuận chính trị trong việc điều hành đất nước đã biến mất, Quốc Hội gần như tê liệt vì mọi quyết định chính sách vấp phải sự chống đối mạnh mẽ. Dự luật HR.1 chẳng hạn – một đạo luật quan trọng bảo đảm quyền bỏ phiếu của công dân Mỹ – khi đưa ra Thượng Viện xem có nên thảo luận và phê chuẩn hay không, đã nhận được một kết quả đáng kinh ngạc 50-50; toàn bộ các thượng nghị sĩ thuộc đảng Dân Chủ bỏ phiếu thuận, nửa còn lại thuộc đảng Cộng Hòa bỏ phiếu chống trong khi túc số tối thiểu để dự luật được tiến triển là 60/40.

Tương tự như vậy, nhiều dự luật khác liên quan tới quốc kế dân sinh cũng đều bị “xếp xó” mà không được phê chuẩn. Một ví dụ, trước thảm nạn các vụ giết người hàng loạt xảy ra gần đây trên khắp nước Mỹ, những đề nghị siết chặt quy định về sở hữu súng, tăng cường kiểm tra nhân thân người mua súng, cấm mua bán các loại vũ khí tấn công như súng AR-15 vẫn bị bế tắc và dư luận xã hội vẫn chia rẽ trầm trọng.

Theo khảo sát ý kiến mà Pew Research – một hãng thăm dò dư luận có uy tín – thực hiện từ ngày 5 đến 11 Tháng Tư, chỉ có hơn một nửa số người Mỹ được hỏi ý kiến (53%) cho rằng luật lệ về súng nên được siết chặt hơn hiện nay. Trong số 53% này có 81% người thuộc đảng Dân Chủ, 20% thuộc đảng Cộng Hòa. Tương tự, 73% số người đảng Dân Chủ tin rằng siết chặt việc sở hữu súng hợp pháp sẽ làm giảm các vụ giết người hàng loạt, nhưng cũng chỉ 20% người Cộng Hòa tin như vậy, trong khi 65% người Cộng Hòa và 23% người Dân Chủ cho rằng siết chặt quy định sở hữu súng chẳng có ý nghĩa gì cho việc giải quyết vấn nạn thảm sát do súng đạn. Bao nhiêu dự định sửa đổi luật lệ về súng đạn đều không thể thực hiện được, và mỗi ngày qua đi lại có thêm một số mạng người bị tước đoạt vô lý.

Có thể liệt kê rất nhiều ví dụ như vậy cho thấy sự phân cực sâu sắc về chính trị trong các vấn đề quốc gia đại sự như quyền bầu cử, quyền phá thai, sự bình đẳng sắc tộc, giới tính… đã làm tê liệt hoạt động quản trị quốc gia hiện nay.

Đừng nghĩ sự phân cực chính trị đó không có tác động gì tới cuộc sống hằng ngày của cá nhân mình, gia đình mình, chỉ cần “an phận thủ thường,” lo làm ăn và chăm sóc gia đình là được. Không hẳn như thế.

Trong đất nước dân chủ, mọi quyết định chính sách dù nhỏ của chính phủ, quốc hội đều ít nhiều có tác động tới cuộc sống từng công dân. Các chính sách tăng lương tối thiểu lên $15 mỗi giờ, trợ cấp thất nghiệp cho người bị mất việc vì dịch bệnh, hỗ trợ tiền thuê nhà cho người sắp bị đuổi nhà chẳng hạn, đều có ảnh hưởng sâu sắc đến túi tiền, đến bữa cơm, đến thu nhập của từng người chúng ta. Ngay cả những chuyện được coi là “nhỏ nhặt” như có cần phải mang khẩu trang ở những nơi đông người như siêu thị, nhà hàng, trường học… hay không cũng bị “chính trị hóa” với người bênh, người chống, không ai chịu ai dù khoa học cho rằng mang khẩu trang làm giảm tình trạng lây nhiễm virus.

***

Tình trạng phân cực đã có từ lâu trong xã hội Mỹ vì đây là một xã hội đa nguyên đa đảng, tôn trọng tự do tư tưởng và tự do ngôn luận của từng cá nhân, không ép mọi người dân vào cùng một khuôn khổ để tạo ra cái gọi là “đoàn kết” giả tạo như xã hội Cộng Sản. Nhưng phải nhìn nhận chưa bao giờ sự phân cực lại trầm trọng, rộng rãi như hiện nay và gây ra rất nhiều thiệt hại cho đất nước. Một đất nước bị chia rẽ thì không thể giàu mạnh.

Hãy xem vị thế của Mỹ trên trường quốc tế. Lĩnh vực đối ngoại xưa nay vẫn được coi là “biệt lập” với sự phân cực chính trị; cho dù đảng nào lên cầm quyền ở thủ đô Washington, DC, thì chính sách đối ngoại của Mỹ vẫn tập trung bảo vệ lợi ích của nước Mỹ, duy trì vị thế hàng đầu của Mỹ. Tuy nhiên hiện nay, sự chia rẽ đảng phái đã xói mòn uy tín của nước Mỹ trong mắt người dân thế giới.

Ông Joe Biden vừa hoàn thành chuyến công du nước ngoài đầu tiên trên cương vị tổng thống Hoa Kỳ, chuyến đi đánh dấu sự kiện “nước Mỹ đã trở lại” sát cánh cùng các đồng minh Châu Âu đối phó với sự trỗi dậy của các thể chế độc tài Nga và Trung Quốc. Nhưng, tại những nơi mà ông Biden đi qua, các chính trị gia lại hỏi nhỏ nhau: “Nước Mỹ đã trở lại, nhưng được bao lâu?” Danh tiếng của nước Mỹ như là một đất nước ổn định, đáng tin cậy và có thể dựa vào – một cột trụ làm nên sức mạnh mềm của Mỹ – đã bị xói mòn do những mâu thuẫn và đối kháng ngay trong lòng xã hội Mỹ.

Sự đối kháng chính trị đã lên tới mức mà nhà nghiên cứu Rachel Myrick của Đại Học Duke phải gọi là “tinh thần đảng phái tiêu cực” (negative partisanship), trong đó đảng này ra sức ngăn cản đường lối của đảng kia, thậm chí phá hoại những nền tảng mà đảng đối thủ đã thiết lập.

“Vài người mô tả nghị trình chính sách đối ngoại của Tổng Thống Trump là ‘không nhất quán,’ là thiếu một tầm nhìn chiến lược dài hạn nhưng chương trình của ông có một chủ đề thống nhất: xóa bỏ các thành tích của cựu Tổng Thống Barack Obama. Tự đặt mình vào vị trí ‘chống-Obama’ về đối ngoại, ông Trump đã nhanh chóng đảo ngược các chính sách của người tiền nhiệm về di dân, thương mại và biến đổi khí hậu,” bà Rachel Myrick viết trên Foreign Affairs, giải thích cụ thể về khái niệm “tinh thần đảng phái tiêu cực.”

Khi ông Joe Biden lên thay, những quyết định đầu tiên của ông là đảo ngược nhiều chính sách của ông Donald Trump như quay lại Hiệp Định Khí Hậu Toàn Cầu Paris, tái gia nhập Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO), mở lại hòa đàm với Iran về vũ khí hạt nhân…

Những cuộc “xoay trục” theo tinh thần đảng phái như vậy làm cho các đồng minh của Hoa Kỳ không khỏi phân vân: Tổng Thống Biden cam kết “nước Mỹ trở lại” nhưng rồi sau bốn năm nữa, một nhà lãnh đạo khác lên thay, có thể từ đảng Cộng Hòa, thì những cam kết hôm nay còn có ý nghĩa gì hay lại bị “đảo ngược” như chuyện đã và đang diễn ra ở Washington.

Cuộc đối đầu mang tầm thế kỷ giữa dân chủ và độc tài đã bắt đầu, đòi hỏi Hoa Kỳ phải đứng vững ở vị trí chỉ huy, dẫn dắt các nền dân chủ phương Tây chống lại khối chuyên chế Nga và Trung Quốc trên tất cả các mặt trận từ chính trị, kinh tế, công nghệ đến quân sự. Sự kiện uy tín của Hoa Kỳ sụt giảm trên trường quốc tế là một trở ngại cần vượt qua.

Nước Mỹ không thể đoàn kết các đồng minh và đối tác thành một khối đối kháng với Trung Quốc và Nga một khi chưa thể đoàn kết các đảng phái và người dân Mỹ nói chung. Không những thế, sự phân cực chính trị còn gây ra sự thụt lùi về dân chủ ở Mỹ bởi vì phân cực chính trị xói mòn ý niệm về một bản sắc quốc gia chung, cản trở sự tiến bộ trong những vấn đề quản trị đất nước, theo nhận định của tổ chức Freedom House trong báo cáo dân chủ toàn cầu năm 2021.

***

Có nhiều nguyên nhân lý giải tại sao chính trị Mỹ bị phân cực trầm trọng như vậy, chẳng hạn như sự trỗi dậy mạnh mẽ của chủ nghĩa dân túy mà ông Donald Trump là gương mặt đại diện, sự phát triển của truyền thông xã hội với sự tràn lan của tin giả, tin xuyên tạc, ảnh hưởng chính trị của công cuộc toàn cầu hóa với sự dịch chuyển dòng vốn đầu tư, công nghệ và người lao động, sự chia rẽ giữa nông thôn và thành thị.

Sự phân cực chính trị được thấy rõ không chỉ ở Mỹ mà có ở rất nhiều quốc gia khác, nhất là các nước công nghiệp phát triển ở phương Tây có môi trường sinh hoạt dân chủ giống như nước Mỹ. Sự kiện một nửa nước Anh bỏ phiếu Brexit chọn ra khỏi Liên Minh Âu Châu (EU) và một nửa chọn tiếp tục ở lại trong EU là một ví dụ.

Tất cả những nguyên nhân kể trên đều có phần đúng. Nhưng so với các nước Châu Âu, sự phân cực chính trị ở Mỹ trầm trọng hơn rất nhiều, đến mức thành viên của các đảng chính trị nhìn nhau bằng con mắt ngày càng tiêu cực, các quan hệ cá nhân cũng bị biến dạng theo xu hướng chính trị: đa số những người Cộng Hòa chỉ muốn kết thân với bạn bè là người Cộng Hòa cùng chia sẻ quan điểm bảo thủ với họ. Trên mạng xã hội lẫn trong đời sống thực, những người ủng hộ ông Trump lập thành những nhóm riêng, tranh cãi và đối kháng với những nhóm ủng hộ ông Biden và đảng Dân Chủ…

Tuy vậy, sự chia rẽ của nước Mỹ không phải là một định mệnh. Người Mỹ vốn có truyền thống khoan dung và tôn trọng sự khác biệt về mặt quan điểm và lối sống – một đặc điểm tính cách hình thành từ lịch sử chung sống hòa bình các cộng đồng sắc tộc, tôn giáo và ngôn ngữ khác nhau.

Thể chế chính trị dân chủ của Mỹ không chỉ tôn trọng sự khác biệt, đa dạng mà đề cao sự thỏa hiệp (compromise) như một nguyên tắc nền tảng của sinh hoạt chính trị. Dù cãi nhau như mổ bò nhưng cuối cùng các đảng chính trị vẫn phải thỏa hiệp với nhau, mỗi bên nhường nhịn một ít, để cùng đi tới một thỏa thuận chung cuộc. Đó là điểm khác biệt về bản chất giữa thể chế dân chủ Mỹ với thể chế độc tài Cộng Sản, vốn chủ trương dùng “bạo lực cách mạng” để trấn áp và dập tắt những tiếng nói đối lập. Có thể nói, sự phân cực làm suy yếu nước Mỹ nhưng chính sự đa dạng lại làm nên sức mạnh của nền Cộng Hòa. Vấn đề là làm thế nào duy trì sự đa dạng nhưng không cực đoan để trở thành chia rẽ.

Một nghiên cứu của cô Vicky Chuqiao Yang ở Viện Santa Fe, cùng với đội ngũ các nhà nghiên cứu của Đại Học Northwestern và UCLA về 150 năm lịch sử chính trị Mỹ cho thấy đa số người Mỹ có quan điểm ôn hòa, nhưng các đảng chính trị thường đưa ra những phát ngôn cực đoan như là cách thu hút lá phiếu của cử tri, nhất là trước những kỳ bầu cử. Tuy nhiên, mỗi đảng đều có những thành phần ôn hòa và cực đoan và trong trường kỳ, thành phần ôn hòa dễ được công chúng chấp nhận hơn.

Sự kiện ông Joe Biden – một chính trị gia được coi là trung dung – đắc cử tổng thống Hoa Kỳ chứ không phải ông Bernie Sanders hay bà Elizabeth Warren – những chính trị gia Dân Chủ được coi là “thiên tả” hơn và được giới trẻ Mỹ ủng hộ nồng nhiệt – là một trường hợp thú vị. Ngay trong đảng Cộng Hòa cũng có những chính trị gia ôn hòa như các Thượng Nghị Sĩ Susan Collins, Lisa Murkowski, Liz Cheney dù họ là thiểu số luôn bị các đồng viện cực đoan ép.

Mới đây, sau nhiều cuộc tranh cãi nảy lửa, cuối cùng các nghị sĩ ôn hòa thuộc lưỡng đảng và Tổng Thống Biden cũng thỏa thuận được với nhau một kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng trị giá hàng ngàn tỷ đô la, công bố hôm 24 Tháng Sáu là một ví dụ cho thấy sự phân cực chính trị có thể được vượt qua vì những điều lớn lao hơn.

Nước Mỹ đang chia rẽ, nhưng kỳ vọng nguyên tắc thỏa hiệp của thể chế dân chủ, cộng với truyền thống bao dung, tôn trọng sự đa dạng về chính kiến và văn hóa sẽ là yếu tố hàn gắn xã hội Mỹ trong thời gian tới. Cũng giống như đại dịch COVID-19 đến rồi đi mà không thể quật ngã nước Mỹ, vết thương rồi sẽ lành, những bữa cơm gia đình rồi sẽ đầm ấm trở lại. Nước Mỹ với nền tảng vững chắc về chính trị, kinh tế, quân sự vẫn sẽ lừng lững đi tới, vượt qua những khó khăn tạm thời để kiến tạo một xã hội bình đẳng hơn, giàu mạnh hơn, đó là điều chắc chắn. [qd]

hoangphong
Posts: 397
Joined: Tue Feb 12, 2019 7:20 am

Re: Quán Vắng không Người ...3

Post by hoangphong »

Truy tố tập đoàn Trump là một vụ án chính trị?
07/07/2021

Nhã Duy
Trong cuộc tụ tập cuối tuần qua tại Florida, Donald Trump đã vô tình thừa nhận các cáo buộc của văn phòng biện lý Manhattan với giám đốc tài chính (CFO) và tập đoàn của mình khi phát biểu rằng, các quyền lợi bên lề (fringe benefit) là bình thường, hãng nào cũng áp dụng nên cuộc truy tố của New York vào tập đoàn của ông ta mang mục đích chính trị. Đó cũng là điều mà hầu hết người ủng hộ Trump đã tin và lặp lại.

Vậy thử tìm hiểu các cáo buộc trong vụ truy tố này thật sự dựa vào các điều gì và có phải là một “vụ án chính trị” hay không?

Đầu tiên có thể nói sơ qua về “fringe benefit” – quyền lợi bên lề theo sở thuế vụ IRS là gì. Ngoài các quyền lợi chính cho nhân viên như bảo hiểm y tế, ngày phép, ngày bệnh…, một số hãng còn giúp trả học phí cho nhân viên, cung cấp xe, điện thoại của hãng, trợ giúp giữ trẻ, cho mua hàng hay dịch vụ giảm giá, ăn uống miễn phí… Đó là một số quyền lợi bên lề hợp pháp và miễn thuế, đúng theo luật của IRS.

New York đã truy tố tập đoàn Trump cùng CFO Allen Weisselberg là gian lận và trốn thuế chứ không liên quan đến “quyền lợi bên lề”. Với Allen, tập đoàn đã mua xe Mercedes riêng cho vợ ông ta, trả tiền học cho cháu ngoại/nội, trả tiền mua sắm vật dụng nội thất, tân trang nhà cửa cho con cái ông, cung cấp cho ông chung cư sang trọng miễn phí…

Hơn nữa, các bằng chứng còn cho thấy, ông được cung cấp một khoản tiền mặt xài riêng, được trả một phần lương bằng tiền mặt và lương theo mẫu 1099 như nhân viên độc lập (self-employment) thay vì chỉ W2 trong tư cách nhân viên chính thức, nhằm có thể khấu trừ và trốn thuế thu nhập. Tất cả những điều kể trên lẽ ra Allen và tập đoàn Trump cần phải khai báo như thu nhập để đóng thuế.

Allen còn bị cáo buộc một tội danh trốn thuế thành phố khi khai gian tình trạng cư trú, dù sống và làm việc ngay trung tâm New York nhưng đã khai không phải cư dân của New York City. Đó là một vài cáo buộc trong tổng cộng 15 tội danh mà CFO Allen Weisselberg đã bị truy tố.

Trump Organization bị cáo buộc có hệ thống kế toán kép gian lận. Một hệ thống sổ sách là để khai báo với sở thuế và một hệ thống kê ra các chi thu thật sự trong nội bộ hãng. Trong trường hợp của Allen (và có thể một số cấp quản trị khác), thu nhập khai với IRS không bao gồm những “quyền lợi bên lề” kể trên, trong khi hồ sơ nội bộ đều kê ra các khoản nói trên và tính vào mức lương chính thức của ông ta. Nói chung, bất cứ hãng nào có hệ thống kế toán kép sai biệt đều là dấu hiệu thiếu minh bạch và là nghi vấn cho sở thuế về ý định hay thủ thuật trốn thuế của mình. Và các công tố viên đã có bằng chứng cho hành động trốn thuế này.

Thêm vào đó, tập đoàn Trump cũng biết rõ họ đã gian lận, làm sai luật nên đã phi tang, sửa đổi và xóa bỏ một phần hồ sơ, các mệnh lệnh liên quan riêng trong nội bộ. Đó là tội danh cố tình che giấu hành vi phạm tội của mình. Tổng cộng thì Trump Payroll Corporation thuộc tập đoàn Trump bị truy tố 10 tội danh.

Trump và người ủng hộ Trump cho rằng đây là một vụ án chính trị. Có phải là vậy?

Cần nhớ rằng, hệ thống pháp luật và tòa án Mỹ nhằm phân xử và trừng phạt những hành vi phạm pháp, không dựa vào sự liên đới đảng phái, tôn giáo hay bất cứ vấn đề cá nhân khác. Trước tòa án Hoa Kỳ, chỉ có nghi phạm hay tội phạm. Không có người Dân Chủ hay Cộng Hòa. Không phải người thuộc tôn giáo này hay giới tính kia. Không có người thường hay kẻ có vị thế xã hội cao sẽ được phân xử khác nhau. Mỗi cá nhân đều bình đẳng trước pháp luật và sẽ bị xét xử trên chính những điều đã gây ra.

Bản án cuối cùng sẽ được phán quyết dựa trên những phiên tòa xét xử công bằng như vậy. Trốn thuế là trọng tội, cho dù với tập đoàn Trump hay một cơ sở tiểu thương nào đó. Họ có thể được trắng án nếu tòa cho rằng không đủ bằng chứng hay phải đối diện mức tù, tiền phạt nếu đủ bằng chứng. Nên tóm lại, việc truy tố hình sự này là một thủ tục tố tụng thông thường, liên quan đến các hành vi phạm pháp, chẳng là một vụ án chính trị.

Các phiên tòa chính thức được dự đoán sẽ diễn ra trong mùa Hè này. Tuy nhiên cuộc điều tra vẫn đang tiếp diễn. Các nguồn thạo tin cho rằng, các truy tố hình sự tiếp theo sẽ sớm được công bố. Ai là nhân vật thứ hai, thứ ba, thứ X… của tập đoàn Trump sẽ bị truy tố? Đó là câu hỏi được nhiều người đặt ra và mong đợi được chứng kiến thêm những kẻ bị còng tay ra tòa. Và đó cũng là nỗi ám ảnh và lo sợ với những kẻ hiểu rõ tay mình đã nhúng chàm, đến lúc phải trả giá.

Trong tiểu thuyết Tội ác và Trừng Phạt, nhà văn Dostoevsky có viết rằng, “Trăm mối nghi ngờ chẳng tạo nên một bằng chứng”. Biện lý cuộc New York và đại bồi thẩm đoàn tại đây không nghi ngờ, họ có đủ bằng chứng để kết tội và truy tố hình sự. Đó là công lý và sự nghiêm minh trong xã hội pháp quyền.

______

Nguồn: Hồ sơ truy tố tập đoàn Trump của New York: https://s3.documentcloud.org/documents/ ... -final.pdf

User avatar
nangchieu
Posts: 2064
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Re: Quán Vắng không Người ...3

Post by nangchieu »

Image

Để hạ đo ván niềm tin của một đế chế…
Minh Tùng
7 tháng 7, 2021


Gần nửa đêm ngày 4 Tháng Bảy, 2021, chuyến bay chở gia đình chúng tôi mới chạm bánh của đường băng, kết thúc hành trình nửa ngày trời vật vạ tại các phi trường lớn của nước Mỹ.

Phi trường quốc tế Ronald Reagan vắng hoe. Điều đầu tiên đập vào mắt tôi là dãy kệ chưng bày hàng của mấy tiệm tạp hóa ở phi trường, được bày trí dọc hành lang lối đi. Nhân viên bán hàng đã kết thúc ca làm việc để về nhà. Hàng hóa nằm im lìm trên kệ, ngay trong tầm tay với của những người qua lại, không người trông coi, cũng không có cửa kính ngăn cách. Nếu như có ai đó muốn lấy bất kỳ món gì thì cũng chẳng có ma nào có thể ngăn cản họ. Rào cản duy nhất hiện hữu giữa mớ hàng hóa và dòng người là một thứ vô hình nhưng chắc chắn và đáng giá: Niềm tin. Niềm tin dựa trên danh dự của từng cá nhân và của cái xã hội từng bị bêu rếu là “gian lận”, mới cách đây chừng hơn nửa năm.

Dọc theo đường lộ ở nhiều vùng làng quê nước Mỹ, thảng hoặc người ta cũng bắt gặp những quầy bán nông sản hay trái cây không người trông coi, với bảng giá nằm cạnh lọ thủy tinh hay rổ đựng tiền. Người mua chọn thứ mình muốn và tự móc tiền bỏ vào lọ hay rổ để trả. Trả thiếu hay không trả cũng chả có ai hay biết. Người ta gọi hệ thống thanh toán này là “hệ thống danh dự” (honor system) và nó hiện hữu dựa vào niềm tin. Tin vào sự thiện lương của người lạ, tin vào lòng tự trọng và danh dự, biết tự chế và tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của một xã hội có tôn ti, trật tự và các giá trị tốt đẹp của nó.

Niềm tin, tuy mơ hồ nhưng lại vô cùng hữu hiệu và cần thiết trong chuyển động thường nhật tại các quốc gia văn minh ở thời đại này. Bạn có thể nghi ngờ vào niềm tin của xã hội nhưng bạn sẽ không thể phủ nhận nó và niềm tin này không chỉ hiện hữu ở những quầy bán trái cây dọc các con đường quê hay giữa một phi trường quốc tế với hàng triệu người qua lại. Nó hiện hữu ở cả tầm cao nhất trong mạch sống của một quốc gia: Tiền tệ.

Thật vậy, giá trị của mỗi tờ giấy bạc mà bạn đang có trong túi, dù của bất kỳ quốc gia nào, cũng đều dựa vào niềm tin, cho dù nhà nước của quốc gia ấy phải “cưỡng chế niềm tin” bằng các sắc luật. Tờ $1 và tờ $100 đều có một trị giá ngang nhau trước khi xuất xưởng. Chúng cùng kích cỡ, cùng một quy trình chế tạo, cùng một kỹ thuật và vật liệu. Chỉ cho đến khi xuất xưởng và chính thức đưa vào lưu hành thì giá trị của chúng mới thay đổi, tùy theo con số được in trên đó. Trọng lượng của tờ $1 hay $100 cũng đều là một gram – không hơn, không kém. Khác với thời đại tiền tệ bản vị vàng, khi giá trị của tiền tệ được đặt trên trọng lượng của quý kim (vàng hay bạc), giá trị tiền tệ ngày nay được đặt trên uy tín và chỉ số kinh tế của một quốc gia.

Suy cho cùng, tờ bạc mà bạn đang có trong túi cũng chỉ là một tờ giấy lộn nếu như chúng không được bảo chứng bằng uy tín và các con số thống kê của chính phủ đưa ra: Tổng giá trị hàng hóa quốc gia, chỉ số phát triển kinh tế, chỉ số thất nghiệp, vv… Các thông số quyết định giá trị tài sản mà bạn đang sở hữu ấy, thảy đều là những con số trên giấy và bạn sẽ không có cách nào để kiểm chứng cho được, ngoài việc buộc phải tin tưởng vào chúng.

Dĩ nhiên, một chính phủ không minh bạch thì niềm tin của người dân đối với chính phủ ấy cũng sẽ không cao và giá trị tiền tệ của họ cũng sẽ lao đao. Giá trị của đồng bạc Việt Nam hay đồng đôla Hoa Kỳ trồi hay sụt, đều không phải chỉ dựa vào các thông số do nhà nước công bố không thôi, mà còn phải dựa vào niềm tin của giới đầu tư, kinh doanh, của tất cả những người sử dụng nó.

Không có được niềm tin tối thiểu dành cho một thể chế – nhất là tiền tệ – bất kỳ quốc gia nào cũng sẽ sụp đổ trong một sớm một chiều.

***

Trong cuộc cạnh tranh toàn cầu giành giật ngôi vị bá chủ thế giới, các đại cường quốc về quân sự và kinh tế cũng luôn nhắm đánh vào niềm tin của người dân dành cho chính phủ của nước đối nghịch, đặc biệt nhắm vào hai trong nhiều cột trụ mấu chốt được xây dựng dựa vào niềm tin công chúng là hệ thống tư pháp và tài chánh. Nga và Trung Quốc đổ nhiều công sức để củng cố niềm tin tài chánh của họ trong nỗ lực đánh sập sự thống trị Hoa Kỳ bằng cách lôi kéo các quốc gia đồng minh tiến tới thành lập một thị trường giao dịch quốc tế, chỉ sử dụng đồng rúp Nga và đồng nhân dân tệ Trung Quốc và không tin vào đồng đôla Mỹ.

Ở phía đối nghịch, Hoa Kỳ cũng có những cố gắng nhằm giữ vị thế mình và kiềm hãm sự hung hăng của hai đối thủ, cũng bằng các phương pháp nhắm đến việc hạ thấp niềm tin vào tiền tệ và luật pháp của kẻ thù. Người Mỹ, cùng với các chuyên gia kinh tế và tài chánh của thế giới, đã từ lâu chỉ ra rằng nếu muốn ngăn chận sự trỗi dậy của Trung Quốc, cách tốt nhất là ngăn chặn việc khuynh đảo tiền tệ của nước này.

Tiếc thay, đây lại là điều mà ông cựu tổng thống một nhiệm kỳ Donald Trump đã không bao giờ dám sử dụng khi chính bản thân ông ta và con cái có quá nhiều thương vụ hái ra tiền ở Trung Hoa lục địa. Thay vào đó, cái gọi là cuộc thương chiến vốn mang nặng tính trình diễn của Trump rốt cuộc đã chẳng thể làm sứt mẻ một cọng lông chân nào của Trung Cộng. Ngược lại, các nhà sản xuất Hoa Kỳ mới chính là những nạn nhân cuối cùng khi Trung Cộng đáp trả bằng những đòn áp thuế tương tự lên hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ.

Về phía Trung Cộng, ý thức rằng chưa thể có khả năng để đánh sập niềm tin vào đồng đôla Mỹ, họ dồn toàn lực để đánh vào niềm tin đối với thể chế tam quyền phân lập của Hoa Kỳ. Các thế lực đối lập cuội do Trung Cộng dựng lên, như giáo phái Pháp Luân Công, ngay lập tức được tung vào cuộc chiến và thế giới đột nhiên chứng kiến hành động dừng lại đột ngột việc chống đối nhà nước Trung Cộng của tổ chức này. Thay vào đó là một chiến dịch tuyên truyền quy mô, tận tình đánh phá hệ thống bầu cử và nền tư pháp độc lập của Hoa Kỳ.

Chiến dịch tấn công Hoa Kỳ của Pháp Luân Công dường như được sự hậu thuẫn chặt chẽ của một tay “nội gián” ngồi chễm chệ giữa trung tâm quyền lực của đất nước. Chẳng ai có thể ngờ một ông tổng thống, người từng đặt tay lên Kinh Thánh tuyên thệ bảo vệ Hiến pháp và Công lý Hoa Kỳ, lại là người tích cực bôi xấu tính nghiêm minh và độc lập của tòa án (với các thẩm phán do chính ông ta đề cử và bổ nhiệm), vu khống sự minh bạch của hệ thống bầu cử, chửi rủa các quân nhân đã bỏ mình để xây dựng nên niềm tin mà cả thế giới dành cho Mỹ suốt nhiều thế hệ, hăm dọa giới chức chính phủ phải nghe theo lời của ông ta và sách động bạo loạn tấn công Quốc hội, đòi treo cổ ông phó của mình …

Tất cả những hành động bán nước và đâm sau lưng chiến sĩ ấy, cũng chỉ nhằm vào một mục đích tối hậu: Đánh sập niềm tin của dân chúng Mỹ đối với thể chế và luật pháp Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, điều duy nhất mà bộ ba Trum-Putin-Tập đã không thể nào ngờ tới là bức tường phòng thủ cuối cùng của nước Mỹ, được tạo thành từ niềm tin của hơn 81 triệu người yêu nước, đã chặn đứng lại sự đánh gục một cách trực diện vào niềm tin vốn xây dựng nên thiết chế Hoa Kỳ. Tám mươi mốt triệu con người đủ màu da và sắc tộc đã cùng nhau sử dụng quyền lựa chọn công bộc mà Hiến Pháp đã trao cho để bảo vệ nền Cộng Hòa. Họ đã gửi đi một thông điệp mạnh mẽ đến với những người yêu chuộng Tự Do trên toàn thế giới, rằng một chính phủ bởi dân, do dân và vì dân, sẽ không thể nào biến mất khỏi địa cầu một cách dễ dàng.

Virginia, 7 tháng Bảy, 2021

Post Reply