Quán Vắng không Người ...3

Buồn vài phút xin ghé thăm đây; muốn tán gẫu ghé đây... Chia sẻ tâm tư vô đây.... Không biết nói gì làm gì vô đây!!! Bài viết sẽ giữ lại trong 7 ngày và quá hạn sẽ đi vào thiên cổ của không gian Cyber!!!

Moderator: khieulong

thunoa
Posts: 28
Joined: Sat Jul 07, 2012 5:57 am

Post by thunoa »

Chính người Việt tự mình làm nô lệ

Lê Diễn Đức

Image
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton, Hà Nội 10/7 - Ảnh: Reuters


Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton tới Hà Nội ngày 10/7/2012. Bà đã có buổi làm việc với Ngoại trưởng Cộng sản Việt Nam (CSVN) Phạm Bình Minh và có các cuộc gặp gỡ với Tổng Bí thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng.

Sự có mặt của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton tại Hà Nội được dư luận xem như là sự chuẩn bị cho chuyến công du quan trọng của Tổng thống Barack Obama tới Việt Nam dự tính vào tháng 11 năm nay.

Thấy gì qua chuyến thăm Việt Nam của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton?

"Việt Nam đang kẹt giữa nhiều làn đạn. Một bên là hệ tư tưởng Cộng sản, một bên là biển Đông đang dậy sóng, mặt khác muốn hội nhập để quốc gia mạnh lên nhờ kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa. Xem chừng chưa có lối thoát.

Tam giác Nga-Mỹ-Trung luôn là mối quan tâm của cả thế giới. Ba anh này vui cười với nhau trên sân khấu chính trị, “đồng sàng dị mộng” như đôi vợ chồng, dù nằm chung giường hàng đêm, nhưng lại nghĩ đến tình nhân riêng của mình.

Tại Á châu, có một người tình rất đẹp để ba anh kia ve vãn. Nhưng chân dài lại đỏng đảnh, lúc nghiêng anh Trung, lúc hẹn chàng Mỹ ra chỗ vắng, ngày khác lại nhắn tin cho lão Nga già lụ khụ tới quán café mờ.

Nhưng ai cũng biết, vẻ đẹp khó mà tồn tại với thời gian. Một hôm nào đó, đứng trước gương, nàng chợt nhận ra những vết nhăn trên trán xuất hiện. Gửi email không ai trả lời, nhắn tin vào hư không, điện thoại không ai nhấc máy. Thảm họa cuộc đời bắt đầu.

Vì thế, người đẹp nên chọn bạn tình khi còn đang trẻ đẹp, đang có giá. Để làm được việc đó, cần có cái đầu lạnh".

Trên đây là nhận xét khá thú vị của nhà báo-blogger Hiệu Minh trong bài viết "Cú bắt tay ở Hà Nội" ngày 10/7, nhân chuyến công du của Ngoại trưởng Hillary Clinton.

Tuy nhiên, để nhân cách hoá Việt Nam trong hình ảnh một cô gái chính xác hơn, "cái đầu lạnh" chưa hẳn đủ, tôi muốn phân tích một khía cạnh khác, thậm chí quan trọng hơn, đó là thân phận của "Cô gái Việt Nam" này.

Việt Nam đang như một cô gái còn trẻ đẹp, ít nhất trên phương diện con cờ trong cuộc tranh giành ảnh hưởng của các cường quốc. Nhưng cô gái này đang nằm trong tay của một gã chồng (là ĐCSVN) già nua với bản chất ích kỷ, bảo thủ, độc ác, tham lam và dối trá. Vì thế, suốt hơn nửa thế kỷ qua, cô gái vừa bị làm nô lệ tình dục, vừa bị bóc lột cơ cực đủ điều.

Để thoát khỏi bi kịch "Cô gái Việt Nam" chỉ có hai khả năng.

Một. ĐCSVN tự lột xác, thay đổi hoàn toàn tư duy và ý thức hệ tư tưởng, tất cả vì lợi ích của dân tộc.

Điều này xem ra vô cùng khó khăn vì hệ thống chính trị thối nát vì thanm nhũng hiện nay tại Việt Nam đã và đang gắn chặt với quyền và tiền. Biện pháp này chỉ khả thi khi có áp lực rất mạnh từ phong trào tranh đấu xã hội rộng lớn.

Chừng đó, nếu tập thể lãnh đạo ĐCSVN không thay đổi chắc chắn sẽ xuất hiện nhân tố tích cực từ nội bộ để tạo ra biến chuyển có tính bước ngoặt theo khát vọng của quần chúng. Chưa có hậu thuẫn rộng lớn của quần chúng, không một "Boris Jeltsin Vuệt Nam" nào (nếu có) dám xuất hiện!

Thậm chí, nếu không xuất hiện một "Boris Jeltsin Việt Nam", ĐCSVN chỉ có thể nhân nhượng, "thay đổi hay là chết" khi bị dồn vào chân tường. Trong lịch sử nhân loại chưa có chế độ độc tài nào tự nguyện chia xẻ quyền lực khi còn nắm thế thượng phong nhờ bộ máy cai trị bằng bạo lực.

Hai. "Cô gái Việt Nam" phải phải cương quyết ly dị chồng, tìm một người đàn ông tử tế hơn, xứng đáng hơn với vẻ đẹp, sức sống và vị thế của mình.

Nghịch lý thay, giải pháp này lại cũng hoàn toàn phụ thuộc vào yếu tố của giải pháp một.

Xem ra yếu tố chủ chốt cho lối thoát của "Cô gái Việt Nam" còn phải chờ lâu lắm.

Chính sách gia súc hoá của ĐCSVN dường như thành công hơn cả ông chủ "Trại súc vật" của George Orwell.

Tôi không cho rằng mình nhận định thái quá.

Không thể phủ nhận thực tế rằng, trong hơn hai thập niên qua, trước xu thế dân chủ trên thế giới lan toả mạnh mẽ, sự sụp đổ hệ thống cộng sản tại châu Âu và các chế độ độc tài lâu năm tại Bắc Phi, đồng thời nhờ phương tiện thông tin điện tử phổ biến, ở Việt Nam đã tồn tại tư tưởng đối kháng. Một số người bất đồng chính kiến đã và đang chấp nhận dấn thân, sẵn sàng đối mặt với tù đày và sự khủng bố thô bạo của nhà cầm quyền. Tuy nhiên số lượng này còn quá ít, chưa tương xứng với dân số gần 90 triệu người.

Bao trùm xã hội Việt Nam hôm nay vẫn là tâm thức thờ ơ với thời cuộc chính trị và vận mệnh của đất nước, phó mặc hệ thống cai trị tự tung, tự tác. Văn hoá nô lệ và sợ hãi nhấn chìm mọi khát vọng tinh thần và các giá trị nhân văn, thay vào đó là sự cam phận vì miếng cơm, manh áo.

Trong bài "Xã hội đèn dầu", nhà văn Đào Hiếu, hiện đang sống tại Sài Gòn, viết:

"Xã hội hiện nay chỉ còn hiu hắt những ánh đèn dầu của đám người mờ nhạt, bị thuần hóa, bị gia súc hóa một cách thảm hại.

"Chúng ta đang có hai nước Việt Nam: một Nước Việt Khốn Khổ, bị rút ruột, bị đục khoét, bị bán tài nguyên, bán máu, bán phẩm giá, bị xâu xé, cướp bóc tả tơi và nợ như chúa Chổm. Và một Nước Việt Ảo đang được vẽ vời bằng những lời nói dối, nịnh bợ, cơ hội, lừa mị… của đủ mọi thành phần, từ cán bộ lãnh đạo cho tới học sinh mẫu giáo".

"Hãy tưởng tượng một đàn vịt đang lạch bạch đi trên bờ ruộng. Bỗng nhiên một con kêu: “cạc cạc!” rồi con thứ hai cũng kêu “cạc, cạc”, con thứ ba, thứ tư, con thứ mười đều kêu “cạc, cạc”. Rồi tất cả đồng loạt kêu “cạc cạc”… Ta sẽ thấy rất buồn cười, nhưng không sao, có khi còn dễ thương nữa vì chúng là đàn gia súc. Nhưng thử tưởng tượng có một đám người, đủ mọi thành phần: nông dân, giáo viên, tiến sĩ, kỹ sư, bác sĩ, nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú, học sinh, sinh viên, nhà văn, nhà thơ, diễn viên điện ảnh, hoa hậu, á hậu, người mẫu thời trang, giáo sư đại học, cán bộ công nhân viên, học sinh mẫu giáo… vừa đi vừa kêu “cạc cạc” như thế thì sẽ ra sao? Đó không phải là một xã hội nữa, đó là một bầy đàn".

Giáo sư sử học của đại học Huế Hà Văn Thịnh gần đây cũng nói về sự chịu đựng nhẫn nhục phi thường của "Cô gái Việt Nam":

"Sự bức bối, ngột ngạt đến vô chừng bởi biết rằng cha ông xưa có thể chịu đựng kiếp nô lệ đến 1.117 năm (179 trước Công nguyên – 938 sau Công nguyên) thì vẫn còn tiếp tục đủ khả năng chịu đựng dài lâu mọi tủi nhục, xót xa.

Cái bi thảm của sự thật chính là ở đây: Người ta tha hồ tung tác bởi biết rõ sự “phi thường” của sự nhẫn nhục của hàng triệu con người!".

Và vì thế, dù đất nước đang bị Bắc Kinh khống chế về kinh tế và đe doạ nghiêm trọng chủ quyền, an ninh lâu dài của Việt Nam, tôi vẫn chưa nhìn thấy một bước đi nào khả dĩ.

Tờ nguyệt san "Scientific American" trong một bài viết về cuộc cách mạng mùa xuân Ả Rập đầu năm 2011 dẫn lời của Leon Tolstoy. Đặt câu hỏi làm thế nào 30 ngàn lính Anh lại có thể "chinh phục" được 200 triệu người Ấn Độ, Tolstoy trả lời rằng "Không phải người Anh đã bắt dân Ấn Độ làm nô lệ - Chính người Ấn đã tự mình làm nô lệ".

Tôi xin được chữa lại câu trên trong bối cảnh Việt Nam: "Không phải ĐCSVN đã bắt 90 triệu dân Việt làm nô lệ - Chính 90 triệu dân Việt đã tự mình làm nô lệ".

Ngày 10/7/2012

© 2012 Lê Diễn Đức - RFA Blog

User avatar
saohom
Posts: 2215
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Post by saohom »

Tướng Tàu: Phải Lấy Biển Đông Vì Dầu; Hà Nội phản đối TQ rao thầu lô dầu 65/12 ở biển VN;
Tướng TQ Kiều Lương: Mỹ sẽ không vì Philippines mà quyết đấu với TQ

HANOI -- Sau khi rao thâu 9 lô dầu trong vùng biển VN hồi cuối tháng 6-2012, mới tuần qua Trung Quốc lại rao thầu 26 lô dầu ngoàì biển, lần này trong đó có một lô nằm trong vùng Biển Đông của VN. Đó là lô dầu có tên gọi 65/12.

Nhà nước Việt Nam đã chính thức phản đối Trung Quốc, và đòi hủy bỏ ngay việc mời thầu phi pháp.

Bản tin báo Nhân Dân hôm Thứ Sáu viết:

“Yêu cầu Trung Quốc hủy mời thầu quốc tế lô dầu khí 65/12.

Ngày 31-8, trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước việc ngày 28-8-2012, Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc công bố mời thầu quốc tế 26 lô dầu khí, trong đó có lô dầu khí 65/12 nằm cách đảo Cây thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam khoảng 3 hải lý, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị nêu rõ:

"Việc Trung Quốc mời thầu quốc tế tại lô dầu khí nói trên đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, trái với nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước; đi ngược lại Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Ðông ký năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc (DOC), là hành động phi pháp và không có giá trị. Việt Nam phản đối hành động nói trên của phía Trung Quốc và yêu cầu phía Trung Quốc hủy bỏ ngay việc mời thầu quốc tế lô dầu khí này"...”

Trong khi đó, theo báo Giáo Dục Việt Nam, nhiều thành phần quân sự Trung Quốc đã tính tới chuyện dùng vũ lực chiếm Biển Đông.

Báo GDVN viết hôm Thứ Sáu, trích:

“Tướng Kiều Lương, Trung Quốc bàn cách dùng vũ lực độc chiếm Biển Đông.

Để chiếm đoạt toàn bộ đảo, đá và tài nguyên ở biển Đông, tướng Kiều Lương Trung Quốc đề xuất học Mỹ sử dụng “chiến tranh siêu giới hạn”.

Ngày 29/8, Thiếu tướng Kiều Lương, giáo sư chiến lược Học viện Chỉ huy Không quân, Phó Tổng thư ký Ủy ban Nghiên cứu Chính sách An ninh Quốc gia Trung Quốc có bài viết trên Tân Hoa xã khẳng định chủ quyền đối với đảo Điếu Ngư (hay đảo Senkaku hiện do Nhật Bản kiểm soát thực tế) và biển Đông (một cách bất hợp pháp), đồng thời bày đặt cách thức kiểm soát đối với các hòn đảo và vùng biển có liên quan...

...Kiều Lương chỉ ra 3 “nguyên nhân” làm cường độ tranh chấp biển Hoa Đông, biển Đông đột ngột mạnh lên: Một là ý thức an ninh và ý thức “bảo vệ quyền lợi biển” của Trung Quốc ngày càng tăng cường. Theo Kiều Lương, do tài nguyên trên thế giới khan hiếm và do Trung Quốc có nhu cầu tài nguyên ngày càng lớn, nên Trung Quốc đã và sẽ rắn mặt, bất chấp luật pháp quốc tế...

Kiều Lương cho rằng, các thủ đoạn đối đầu quân sự hiện đại rất đa dạng như có thể dùng quân đội, chiến tranh. Nhưng theo Kiều Lương, trong tranh chấp các hòn đảo ở biển Đông, nhìn từ góc độ quân sự, đánh (sử dụng vũ lực) không thành vấn đề, quan trọng là đánh rồi làm thế nào. Điều này không chỉ là vấn đề quản lý và xây dựng các đảo đá thế nào, mà là vấn đề đối mặt thế nào với thế giới, đặc biệt là Mỹ và ASEAN. Những vấn đề này phức tạp hơn nhiều, gai góc hơn nhiều so với “đánh”.

Trong vấn đề biển Đông, ở góc độ “chiến tranh siêu giới hạn”, ông tướng Kiều Lương cho rằng, phải học hỏi Mỹ, xem Mỹ xử lý các vấn đề tương tự thế nào, xem Mỹ nhiều lần “tấn công nhầm” ở biên giới Pakistan và nước khác như thế nào thì sẽ hiểu được vấn đề.

Nguyên lý của “chiến tranh siêu giới hạn” là thủ đoạn và tấn công “tổ hợp”. Trong vấn đề biển Đông, theo Kiều Lương, có thể vận dụng tấn công “tổ hợp”, khi ra trận phải tấn công đan chéo, không phải đâm đầu tấn công. Không đánh trận không có nghĩa là không sử dụng vũ lực, không có nghĩa là không có xung đột, quan trọng là phải kiểm soát cường độ thế nào.

Theo Kiều Lương, TQ phải vừa thông qua các hành động đặc biệt để nói rõ “giới hạn” do Trung Quốc bày đặt ra, vừa chưa đến mức đẩy tất cả các nước đến trạng thái chiến tranh.

Kiều Lương đoán là, nếu không thực sự động chạm đến lợi ích cốt lõi quan trọng của Mỹ thì Mỹ không sẵn sàng thậm chí không dám vì các nước như Philippines mà quyết đấu với Trung Quốc. Giữa Trung Quốc và Mỹ có lợi ích chiến lược lớn hơn phải lệ thuộc vào nhau...”

Đặc biệt, bản tin VOA hôm Thứ Sáu cho biết, công ty Airbus Military đã bàn giao cho Việt Nam chiếc C212-400 đầu tiên trong số 3 máy bay tuần tra mà lực lượng cảnh sát biển Việt Nam đặt mua.

Trang tin điện tử Defpro.com cho hay chiếc máy bay C212-400 sản xuất tại Tây Ban Nha được đưa từ Thụy Điển tới Gia Lâm, Hà Nội, và cảnh sát biển Việt Nam đã chính thức tiếp nhận hôm 16/8.

Chiếc thứ hai trong đơn đặt hàng đang được cài đặt thiết bị ở Thụy Điển và có phần chắc sẽ được giao cho Việt Nam vào nửa cuối năm tới.

User avatar
VuPhong
Posts: 2911
Joined: Wed Dec 01, 2004 4:28 pm

Post by VuPhong »

Quan Làm Báo: Ðắt khách nhưng bí hiểm

Bùi Tín
(Nguồn: VOA)
Hơn 1 tháng nay, mạng Quan Làm Báo đã trở thành một hiện tượng thông tin chấn động dữ dội công luận. Mạng này xuất hiện bất ngờ, không báo trước. Chẳng có tuyên ngôn, khẩu hiệu, phương châm. Chẳng có địa chỉ, tên tuổi người hay nhóm chủ trương, như một số mạng, blogger khác, trong hay ngoài nước.

Nhưng một điều rất rõ: Quan này rất đông khách vào thăm thú. Có thể nói Quan giật ngay kỷ lục về đắt khách. Vượt mạng Bauxite, vượt mạng Anh Ba Sàm, bỏ xa cả Dân Làm Báo. Ðạt hàng triệu và sắp đạt chục triệu người vào đọc từ khi trình làng.

Vậy mà cho đến nay mặt mũi, chân dung, tiểu sử, lý lịch, quan điểm chính trị của Quan Làm Báo ra sao vẫn là điều bí mật, bí hiểm.

Người ta đổ xô vào mạng này vì ngay cái tên đã ngồ ngộ, mang tính cách trêu chọc, đùa cợt, đánh đố rồi. Có Dân Làm Báo thì ắt phải có Quan Làm Báo. Nhưng Quan đây lại không hẳn phải là Quan đang cầm quyền, đang cai trị dân đen, lại làm ra vẻ là Quan gần dân, Quan của dân, Quan không quan liêu, điều này càng kích thích tò mò.

Không tò mò sao được khi ngay những ngày đầu khai trương, “Quan Làm Báo” đã tỏ ra già dặn, nhiều tin tức phong phú độc đáo, từ nguồn hiếm. Những hồ sơ lý lịch, hồ sơ hình sự của từng nhân vật tai to mặt lớn, không kiêng nể một ai. Những báo cáo chi thu, xuất nhập từng thời kỳ của các nhà băng lớn nhỏ, mẹ con, cháu chắt, từng tháng, quý, năm, chính xác từ bản gốc. Không ai có thể bịa ra được. Nếu không phải từ người trong cuộc, trong bộ máy, hẳn là từ những tay được cài sâu leo cao, gián điệp-phản gián thượng thặng.

Nét khác lạ là tất cả hồ sơ, tư liệu, tài liệu phong phú tuôn ra có chủ định lại qua một hình thức văn chương mạng nhiều khi khá là dễ dãi, đến mức đơn giản, ấu trĩ, ngây ngô nữa, khác hẳn kiểu văn chương thông thái, hàn lâm thường có ở các công cụ lề phải, mũ cao áo dài. Do đó có người tự hỏi sao hành văn của các quan làm báo này lại non tay, buông tuồng, kém cỏi đến vậy. Có những câu thả lỏng, không trọn vẹn, thiếu đầu cụt đuôi, cứ như trẻ em tập làm văn, hoặc như người bên Tây, bên Tàu học nói tiếng Việt, còn ngọng. Hay đây là một thủ thuật cố tình, để giấu lý lịch, che tung tích, phóng hỏa mù?

Ðiều rõ ràng nhất là Quan Làm Báo phang không chút dè dặt, không chút thương tiếc một nhóm người với những bản cáo trạng dài, đủ dẫn chứng, với những kết luận dứt khoát, cho đó là bầy sâu phá dân hại nước phải hạ bệ và trừ khử gấp. Ðó là đương kim thủ tướng, được gọi là “y tá,” do khi còn trẻ ông là y tá của bộ đội địa phương Rạch Giá; là Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, người thường tự nhận là cháu trực hệ của ông Hồ Chí Minh-Nguyễn Sinh Cung, bị tố cáo là đã cắt xén không biết cơ man nào là tiền của của nhà nước cho đảng, từ khi còn là vụ trưởng Vụ Ngân Sách, thứ trưởng rồi bộ trưởng Tài Chính, rồi phó thủ tướng thường trực và nay là chủ tịch Quốc Hội. Gắn bó với 2 quan cực lớn này là Thượng tướng Công an Nguyễn Văn Hưởng, hiện là cố vấn về quan hệ với các tôn giáo của thủ tướng, bị Quan Làm Báo kể tội giết người không gớm tay, từng giết Trung tướng Công an Tư Rốp vì tranh quyền, bị tình nghi giết cựu Thủ Tướng Võ Văn Kiệt và hiện đang tính chuyện ám sát Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bằng vũ khí sinh học. Quan Làm Báo còn tả ông Hưởng như một kẻ sa đọa, thông dâm với nhà báo Hồ Thị Thu Hồng, là tổng biên tập tạp chí Thể Thao của Sài Gòn, có blog mang tên Beo, từng viết bài kể tội Thượng tướng Công an Nguyễn Khánh Toàn, địch thủ kèn cựa của ông Hưởng.

Ði cùng với nhóm cánh hẩu trên đây là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình, cựu Thống Ðốc Lê Ðức Thúy, cùng một loạt nhà kinh doanh tiền tệ, từ các ông Nguyễn Ðức Kiên tức “Bầu Kiên,” Lý Xuân Hải, Nguyễn Ðăng Quang, Hồ Hùng Anh, Trầm Bê, bà Thái Hương... cho đến tiểu thư Nguyễn Thanh Phượng, con gái ngài thủ tướng...

Dư luận trong nước cho rằng bước vào tháng 9, đến cuộc họp Ban Chấp Hành Trung Ương Ðảng lần thứ 6 (khóa XI) cuộc đấu tranh gay gắt chưa từng có nói trên trong nội bộ bộ chính trị, cơ quan quyền lực ở chóp bu sẽ có thể ngã ngũ. Hai phe nhóm đối lập đang sống mái với nhau, có thể hòa hoãn qua thương lượng và nhân nhượng để giữ bề ngoài ổn định.

Hai nhóm còn đua nhau tranh thủ 2 ông thái thượng hoàng trong phủ Chúa là Lê Ðức Anh và Ðỗ Mười, được biết 2 ông này còn lưỡng lự, sợ 2 phe phái húc nhau khéo mà chết cả nút.

Mấy hôm nay mạng Quan Làm Báo còn nâng cao thêm một bước thách thức của mình, đứng hẳn về phía ông Nguyễn Phú Trọng và ông Trương Tấn Sang, đưa ra trưng cầu ý kiến công khai bạn đọc trên mạng, xem ông thủ tướng có tội rất nặng là biển thủ, tham nhũng, làm phá sản hàng loạt tập đoàn quốc doanh lớn nhất, phá hoại hệ thống tài chính-ngân hàng của cả nước, làm thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng của nhân dân, xứng đáng nhận hình thức kỷ luật hay pháp luật-hình sự nào. Truy tố trước tòa án? Bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc Hội? Yêu cầu từ chức? Hoặc hình thức nào khác nữa?

Về phía Thủ Tướng Dũng, ông vẫn trấn tĩnh, tự nhận vẫn đứng đầu Ủy ban Phòng chống Tham nhũng và Lãng phí, vẫn yêu cầu xử lý công bằng vụ ông “Bầu Kiên” kinh doanh trái phép, ông cho con gái rút lui khỏi kinh doanh, coi như không có chuyện gì xảy ra.

Ðiều đáng chú ý là trong khi giới trí thức tỏ ra thận trọng, quan sát tình hình, chưa tỏ thái độ đứng hẳn về phía nào, vì các phe phái đều không tỏ thật rõ thái độ đối với bọn bành trướng Bắc Kinh, thì có một trí thức lên tiếng khá mạnh mẽ đứng hẳn về một bên. Ðó là ông Chu Hảo, giám đốc nhà xuất bản Tri Thức, người từng tham gia nhiều thư ngỏ, kiến nghị đòi chấm dứt khai thác bauxite, đòi tự do cho Luật Sư Cù Huy Hà Vũ, đòi tự do biểu tình chống bành trướng.

Ông Chu Hảo xuất hiện trên mạng Exodus ngày 23 tháng 8, 2012 khi trả lời nhà báo Nhất Nhất, cho rằng chính phủ nào làm việc cũng có chuyện đúng, chuyện sai, không nên thổi phồng những cái sai, xóa bỏ những điều đúng. Ông cho rằng chính ông Trương Tấn Sang và ông Nguyễn Phú Trọng đã bán mình cho bành trướng, còn nguy hiểm hơn nhóm ông Dũng, và nay lại “giăng cạm bẫy thi hành kỷ luật để nhử ông Ba Dũng vào tròng.” Cần vạch trần âm mưu nguy hiểm ấy. Chưa thấy các trí thức khác trong và ngoài nước lên tiếng về chính kiến này.

Sự thận trọng trong dư luận có lý do dễ hiểu. Bởi vì trong cơ quan lãnh đạo, trong Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư, trong Ủy ban Kiểm tra Trung ương, trong Ban Chấp hành Trung ương Ðảng vẫn chưa có ai xuất hiện như một hay như một nhóm người chủ trương đi với nhân dân kiên quyết chống bành trướng xâm lược và chân thành thực hiện dân chủ, trả lại cho công dân tất cả các quyền tự do đã được ghi trong Hiến Pháp.

nguyennam619
Posts: 238
Joined: Mon May 09, 2011 6:49 am

Post by nguyennam619 »

Đảng Cộng sản Việt Nam nguy cơ tan rã

PV Quốc Doanh

Không phải tiên tri, càng không ác cảm, đố kỵ, bài viết này xin trình bày sự quan sát cá nhân với nỗi đau xót xa. Chẳng gì, PV Quốc Doanh tôi đã ba chục năm là đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam (Đảng CSVN).

Dịp kỷ niệm Quốc khánh 2/9/2012 vừa qua, đọc một vài bài báo, tâm trí tôi day dứt suy nghĩ, Đảng CSVN đang đứng trước nguy cơ tan rã. TS Nguyễn Sỹ Dũng viết trên SGTT bài “Bốn ước vọng của tháng Tám”, nhắc lại độc lập là “một trong những quyền thiêng liêng nhất” và cho rằng “độc lập chỉ thực sự được bảo đảm khi chúng ta không bị phụ thuộc về tinh thần và tư tưởng”. Đường lối của Đảng CSVN thì vẫn như trước đây, không hề ngượng khi cứ khẳng định kiên định theo chủ nghĩa nọ, tư tưởng kia. Cũng trên báo lề phải, nhà sử học Dương Trung Quốc nói, sức mạnh vĩ đại của Cách mạng tháng Tám 1945 là sự đồng thuận dân tộc trên cơ sở đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu, thì bây giờ giá trị ấy “trớ trêu thay lại còn đang… ở phía trước”.

Từ lâu rồi, dân tộc ta không còn sự đồng thuận – từ khi Đảng CSVN không còn tin nhân dân, không tin đảng viên của mình. An ninh văn hóa, một tổ chức trong ngành Công an của Đảng CSVN, được giao nhiệm vụ chuyên đi dò la, đánh hơi tư tưởng của đảng viên, của người dân.

An ninh văn hóa, ngay tên gọi đã thấy sự bỉ ổi. Bởi bản chất văn hóa vốn rất xa lạ với cấm đoán, áp đặt, rình mò, lén lút. Sinh ra an ninh văn hóa và làm việc đó chỉ có tác dụng duy nhất là đào hố chia rẽ Đảng CSVN, chia rẽ dân tộc Việt Nam, gây bất bình trong dân chúng đối với Đảng CSVN mà thôi.

Thành tích nổi bật của an ninh văn hóa là gì? Tạo ra tầng lớp văn nghệ sỹ hầu hết hèn mọn, nhục nhã, đầy ấm ức. Dưới sự rình mò của an ninh văn hóa (và một số cơ quan khác của Đảng CSVN nữa), văn nghệ sỹ mấy chục năm qua chỉ có được một cái quyền tự do là ca ngợi Đảng CSVN. Đua nhau ca ngợi, vắt hết tâm sức ra để ca ngợi, bắt chước nhau ca ngợi, quanh năm suốt tháng bám vào các ngày lễ kỷ niệm lấy cớ tập trung ca ngợi. Ca ngợi nhục nhã đến mức, văn nghệ sỹ sinh ra ghét nhau, coi nhau không ra gì, ca ngợi êm tai hay không êm tai cũng bị chê bôi, viết nhiều hay viết ít cũng bị khinh rẻ. Văn nghệ không có tự do sáng tác thì không còn văn nghệ, văn nghệ sỹ chửi nhau mà thực ra trong bụng chửi Đảng CSVN đấy. Gần đây, nhiều ý kiến phê phán văn nghệ sỹ kém văn hóa, thiếu đạo đức, thì cũng là phê phán Đảng CSVN kém văn hóa, thiếu đạo đức vì “dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng CSVN”, thậm chí là “thấm nhuần tư tưởng của Đảng CSVN”.

Nên một đảng viên đi biểu tình chống Trung Quốc xâm lược, lại bị một nhóm đảng viên khác đánh đập và đạp vào mặt, thì biết Đảng CSVN đã chia rẽ đến mức nào. Một đảng bị chia rẽ nhường ấy là đã đứng trước nguy cơ tan rã.

Đội ngũ đảng viên của Đảng CSVN hiện nay, không còn đồng nhất, xét trên mọi phương diện. Chao ôi! Người nào có thể chỉ ra điểm đồng nhất giữa đảng viên là cán bộ Văn phòng Quốc hội mua con chó giá 1 tỷ đồng, mua con chim sáo giá 200 triệu đồng về nuôi chơi, với người đảng viên ôm con khóc khi con đậu đại học mà không có tiền đưa con đến giảng đường? Ai có thể chỉ ra điểm đồng nhất giữa những đảng viên đi cưỡng chế lấy đất ở Tiên Lãng, Văn Giang với những đảng viên có đất bị cưỡng chế? Hay giữa những đảng viên là công an vung gậy lên với những đảng viên bị gậy phang xuống là phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam? Người lãng mạn nhất cũng khó tìm ra điểm đồng nhất giữa những đảng viên nhiều quyền lực có đủ thứ “sân sau” vơ vét ngân khố quốc gia, với những đảng viên phải bán sức lao động như nô lệ trong các nhà máy, hầm mỏ, trên những cánh đồng, đường phố hay ngoài biển khơi đầy bão tố. Có vô số ví dụ về sự không đồng nhất trong Đảng CSVN hiện nay, dễ tìm bao nhiêu thì lại khó tìm bấy nhiêu về sự đồng nhất.

Đảng CSVN đang bị chia rẽ sâu sắc hơn lúc nào hết, hơn bất cứ thời kỳ hiểm nghèo nào trước kia. Những thời kỳ hiểm nghèo trước kia, trong Đảng CSVN vẫn ấm áp tình đồng chí, đồng đội, tình người. “Chết còn trút áo cho nhau, miếng cơm dành để người sau ấm lòng”, thơ Tố Hữu viết về những đảng viên bị giam cầm trong ngục tù Côn Đảo. Bây giờ, khó tìm thấy tình đồng chí trong sáng và đẹp đẽ tương tự, từ cấp lãnh đạo cao nhất. Ngược lại, thấy rất nhiều sự lợi dụng nhau, hại nhau, ở cả lãnh đạo Đảng CSVN đương chức và đã nghỉ hưu, chẳng có được mấy tấm gương cho đảng viên trẻ noi theo. Một đảng lãnh đạo có quá ít tấm gương thì nguy cơ tan rã đã cận kề, với Đảng CSVN càng cực kỳ nghiêm trọng vì sinh ra và tồn tại nhờ chính sự làm gương của đảng viên, thực hiện vai trò lãnh đạo trước hết bằng sự làm gương của đảng viên.

Một câu cửa miệng nhiều thế hệ khi nói về những thắng lợi “nhờ sự lãnh đạo của Đảng”, trước đây gợi lên bao cảm xúc tôn kính thì bây giờ chỉ như câu nói hài hước. Có người a dua không suy nghĩ, rằng Đảng CSVN được nhân dân tin yêu, đã khiến một số người nóng nảy bộc phát chửi thề. Đảng viên ít tin yêu nhau mà còn được dân tin yêu? Dân không còn tin yêu đảng viên mà lại tin yêu cái Đảng của các đảng viên ấy? Đảng CSVN không hề tin dân, thiết lập mạng lưới an ninh dày đặc rình mò, kiểm soát mọi mặt người dân, mà vẫn được người dân tin yêu?

Xa rời dân, nghi kỵ dân, kìm kẹp dân, lừa dối dân, trộm cướp của dân, đó là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ tan rã Đảng CSVN. Không phải “thế lực thù địch” nào cả, đẩy Đảng CSVN đến nguy cơ tan rã. Còn nói nguy cơ của “diễn biến hòa bình” thì lại là một cách nói tự làm hại Đảng CSVN mà thôi, vì dân tộc Việt Nam xưa nay ghét chiến tranh, yêu hòa bình. Cuộc sống luôn luôn vận động, luôn luôn tự diễn biến, diễn biến bằng bạo lực mới đáng ghét.

Có những việc Đảng CSVN hăm hở làm mấy chục năm nay, cứ như nhắm mắt mà làm. Đó là xây dựng tràn lan những công trình gọi là “di tích lịch sử”, “quãng trường lịch sử”, “khu lưu niệm” xoay quanh các vị lãnh đạo Đảng CSVN hoặc liên quan đến Đảng CSVN. Mỗi công trình tốn hàng chục tỷ, hàng trăm tỷ, thậm chí hàng nghìn tỷ đồng. Trong lúc, đất nước thiếu trường học, thiếu bệnh viện vì không có tiền xây dựng. Lăng mộ, nơi thờ tự của các vị lãnh đạo Đảng CSVN cũng được xây dựng nguy nga nhiều nơi, tốn tiền không kể xiết, trong khi di tích lịch sử kiến trúc quý giá như chùa Trăm gian lại không có tiền trùng tu. Việc xây dựng đã đến mức chướng tai gai mắt, gây bất bình trong dân chúng nhưng Đảng CSVN vẫn chưa nhận ra. Dân tộc có lịch sử gần 4.000 năm mà Đảng CSVN làm như lịch sử chỉ có từ khi có Đảng CSVN. Thật là ngạo mạn, lố bịch. Dân tộc còn có thể tin yêu một Đảng CSVN như thế?

Nói thẳng ra sự thật cũng rất đau đớn, nhưng còn đau đớn hơn khi nhìn về tương lai thiếu ánh sáng hy vọng. Bao giờ Đảng CSVN lại được dân tin yêu như từng có? Tin yêu thật lòng, không phải ở lời nói hay sách vở, hay trên sân khấu biểu diễn nghệ thuật. Bao giờ từng vị lãnh đạo Đảng CSVN biết lắng nghe dân để mọi đảng viên biết lắng nghe dân, để được dân lắng nghe trở lại? Bao giờ, mọi nghị quyết của Đảng CSVN, mọi quyết định của Chính phủ do Đảng CSVN dựng lên, đáp ứng được mong mỏi của dân, còn nếu không đáp ứng thì phải thay đổi hay hủy bỏ nhanh chóng? Đơn giản như một quyết định phê duyệt quy hoạch, dự án, đụng chạm đến quyền lợi của dân, dù Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhưng nếu không được dân ủng hộ thì cũng phải hủy bỏ. Bao giờ Đảng CSVN không còn bịt miệng dân, không còn ngồi trên lịch sử dân tộc? Chỉ khi đó, Đảng CSVN mới hết nguy cơ tan rã.

Ngày 7/9/2012
PV.Q.D.

User avatar
saohom
Posts: 2215
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Post by saohom »

Biển Ðông và hình thức chiến tranh mới

Nguyễn Hưng Quốc
(Nguồn: VOA)

Năm ngoái, trên tờ Business Insider, có một bài viết rất ấn tượng, cứ đeo đẳng trong tâm trí tôi mãi: “Tại sao chiến tranh Trung-Việt không thể tránh khỏi?” (Why A War Between China And Vietnam Is Inevitable).

Trong bài viết ấy, tác giả Dee Woo nhận định: Một cuộc chiến tranh để giải quyết vấn đề lãnh thổ và lãnh hải giữa Trung Quốc và Việt Nam không thể không xảy ra. Vấn đề chỉ là thời gian và cách thức can thiệp của Mỹ. Lý do chính để tác giả đi đến nhận định ấy là: Chủ quyền trên Biển Ðông liên quan đến lợi ích cốt lõi của cả hai quốc gia. Nó quan trọng đến độ không ai có thể từ bỏ hay nhân nhượng được.

Về phía Trung Quốc, càng ngày kho dự trữ dầu của họ càng giảm. Hiện nay mọi sinh hoạt của họ đều lệ thuộc vào hơn 50% số dầu nhập cảng từ ngoại quốc, trong đó, một nửa là từ Trung Ðông. Tuy nhiên, cuộc cách mạng Mùa Xuân năm ngoái đã làm thay đổi tình hình, khiến nguồn dầu từ Trung Ðông bị đối diện với khá nhiều bất trắc. Ðể sống còn, Trung Quốc phải tìm những nguồn cung cấp khác, nhất là trong tương lai, càng ngày kinh tế của họ càng phát triển và nhu cầu dầu khí lại càng lớn. Một trong những cái gọi là nguồn cung cấp khác ấy chính là ở biển Ðông: Nó vừa hứa hẹn một trữ lượng lớn vừa gần gũi; và nếu chiếm được, có thể sử dụng lâu dài và an toàn. Hơn nữa, cũng giống như Việt Nam, Trung Quốc cũng đang và sẽ đối diện với rất nhiều vấn đề chính trị trong nước. Một cuộc tranh chấp với nước ngoài sẽ có tác dụng nâng cao lòng yêu nước của dân chúng: Mọi bất mãn đối với chế độ sẽ biến thành căm thù đối với nước khác. Và nước ấy chính là Việt Nam.

Về phía Việt Nam, có hai lý do chính: Thứ nhất, nguồn dầu khí ở biển Ðông chiếm đến 30% tổng sản lượng quốc gia. Mất nguồn dầu ấy, kinh tế Việt Nam chắc chắn sẽ bị sụp đổ. Ðiều đó càng đặc biệt có ý nghĩa khi, từ mấy năm gần đây, kinh tế Việt Nam càng ngày càng đi vào khủng hoảng: Lạm phát rất cao, hệ thống ngân hàng nhà nước liên tục lỗ lã và thất thoát, nợ xấu càng ngày càng nhiều, đầu tư từ thế giới càng ngày càng giảm. Thứ hai, đối diện với những sự thất bại về kinh tế, xã hội và cả về chính trị, một lúc nào đó, nhà cầm quyền buộc lòng phải sử dụng những tranh chấp ở biển Ðông như một cách để lái sự quan tâm của dân chúng sang một hướng khác, ở đó, mọi phẫn nộ đều đổ dồn về phía Trung Quốc và người ta sẽ quên đi những xấu xa của chế độ; lòng yêu nước và tinh thần dân tộc sẽ thay thế sự bất mãn trước nạn tham nhũng và họa độc tài.

Về phía Mỹ, sau khi giải quyết hoặc tạm giải quyết những tranh chấp ở Iraq và Afghanistan, họ quay trở lại với nền chính trị toàn cầu; ở đó, trong thời điểm hiện tại cũng như trong vài thập niên sắp tới, họ chỉ chịu một sự uy hiếp duy nhất: Trung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc đã bắt đầu uy hiếp vị thế siêu cường quốc kinh tế của Mỹ ở Châu Á. Mậu dịch giữa Trung Quốc và khối ASEAN từ năm 2000 đến 2009 tăng gấp sáu lần, trong khi đó, quan hệ thương mại của Mỹ và các nước trong vùng đã không tăng, lại còn giảm. Mỹ cần trở lại Châu Á để ngăn chận Trung Quốc và để duy trì các quan hệ chiến lược với các nước khác trong vùng. Muốn trở lại, họ cần một cái cớ. Những tranh chấp trên biển Ðông cung cấp cho Mỹ một cơ hội bằng vàng để vừa quay trở lại Châu Á, vừa có thể nói đến tình hữu nghị, đến việc buôn bán dầu khí và buôn bán cả vũ khí với các nước khác.

Có điều, khả năng Mỹ trực tiếp can thiệp vào cuộc chiến Việt Nam và Trung Quốc có lẽ sẽ rất ít. Họ muốn quay lại Châu Á nhưng không hẳn để giúp Việt Nam. Quyền lợi của Mỹ trong việc duy trì quan hệ với Trung Quốc, dù sao vẫn lớn hơn việc giúp một nước nào đó, như Việt Nam, để đương đầu với Trung Quốc bằng vũ lực. Hơn nữa, trước mắt, Mỹ vẫn chưa thoát cuộc khủng hoảng kinh tế. Họ còn quá nhiều việc phải làm ngay trong nước của họ, nhất là trong hai lãnh vực nhân dụng và thương mại. Mỹ không bắt buộc phải hy sinh quá nhiều để cứu Việt Nam. Họ có thể sẽ phải làm như thế với Nhật, Nam Hàn, và Philippines, những nước có hiệp ước quân sự với họ. Nhưng với Việt Nam thì không.

Thành ra, với Trung Quốc, Việt Nam vẫn là chọn lựa hàng đầu để tấn công nhằm đạt được các mục tiêu chiến lược về cả hai lãnh vực chính trị và kinh tế của họ.

Viễn tượng chiến tranh Việt-Trung do See Woo vẽ ra không phải hoàn toàn phi thực. Thật ra, bất cứ người nào cũng có thể thấy được điều đó. Giới lãnh đạo Việt Nam, hơn ai hết, càng hiểu rõ điều đó. Tuy nhiên, để đối phó, lựa chọn của họ không nhiều. Chỉ có thể nằm trong ba trường hợp:

-Thứ nhất, bằng giải pháp chính trị, bao gồm cả phương diện pháp lý. Ðó là điều họ hay nói đến nhiều nhất. Có vẻ như một giải pháp duy nhất. Nhưng không có giải pháp chính trị nào có thể thành hiện thực nếu không có thế và lực. Việt Nam đang đi tìm thế và lực ấy bằng cách tìm kiếm sự ủng hộ của khối ASEAN và một số cường quốc hạng trung, từ Ấn Ðộ đến Úc. Nhưng ở khối ASEAN, với sự “phản phé” của Cambodia, rõ ràng là họ đã thất bại. Trong tương quan lực lượng, ngay cả trong lãnh vực kinh tế, giữa Trung Quốc và các nước khác trong khối ASEAN hiện nay, không có cách gì người ta có thể thay đổi quan điểm và thái độ của chính phủ Cambodia được. Mà chỉ cần một nước bất đồng, sức mạnh của khối ASEAN trong việc đương đầu với Trung Quốc sẽ bị vô hiệu hóa ngay. Bằng chứng của điều đó được thể hiện rõ trong hội nghị các bộ trưởng ngoại giao khối ASEAN tại Cambodia vừa qua. Những nước khác, từ Úc đến Ấn Ðộ, Nga, Nhật, Nam Hàn... đều, một, không phải là đối thủ của Trung Quốc; và hai, không có lý do gì để họ sẵn sàng vì Việt Nam mà công khai tuyên chiến với Trung Quốc cả. Kinh nghiệm chiến tranh ở Libya năm ngoái và tình hình Syria hiện nay cho thấy một điều: Thế giới sẽ khoanh tay án binh bất động cho đến khi Mỹ quyết định tham chiến. Cho nên, dù Việt Nam có loay hoay đi tìm đồng minh ở đâu thì đồng minh quan trọng nhất vẫn là Mỹ. Tuy nhiên, con đường đến với Mỹ vẫn là một con đường đầy cam go và dài dằng dặc.

-Thứ hai, bằng giải pháp quân sự. Ðây là điều chính phủ Việt Nam muốn chứng tỏ là họ đang chuẩn bị. Qua việc mua sắm các loại vũ khí mới, chủ yếu từ Nga. Tuy nhiên, ở khía cạnh này, có mấy điều cần chú ý. Một, có mua sắm thêm đến mấy, kho vũ khí của Việt Nam cũng chỉ là hạt cát so với Trung Quốc hiện nay. Hai, đã ít về số lượng, Việt Nam lại không thể mua được các loại vũ khí hiện đại nhất do Mỹ sản xuất vì lệnh cấm vận trong lãnh vực quốc phòng vẫn chưa được tháo gỡ. Giới lãnh đạo Việt Nam, trong các cuộc tiếp xúc với quần chúng cùng giới trí thức, lúc nào cũng tìm cách trấn an bằng luận điệu: Họ đã có cách “trị” được Trung Quốc nếu chiến tranh bùng nổ. “Trị” bằng cách nào? Không ai nói cả. Người ta chỉ đem quá khứ ra thế chấp: Trong thế kỷ 20 vừa qua, họ luôn luôn thắng trong mọi cuộc chiến tranh: thắng Pháp (1954), thắng Mỹ (1975), thắng Khmer Ðỏ (1978) và thắng cả Trung Quốc (1979). Lần này, cũng vậy, họ hứa hẹn: Họ cũng sẽ thắng. Kết luận: “Ðồng bào đừng lo; hãy để đảng và nhà nước lo!”

Tuy nhiên, đó chỉ là một lời nói dối.

-Thứ ba, chiến tranh giữa Việt Nam và Trung Quốc, nếu xảy ra, sẽ khác hẳn về loại hình với các cuộc chiến tranh trước đây. Hầu hết các cuộc chiến tranh trước đây đều diễn ra trên đất liền. Bây giờ trận địa đã khác. Hầu hết các nhà bình luận quân sự đều cho, từ đầu thế kỷ 21 trở đi, lịch sử quân sự nhân loại chuyển sang một trang khác: Trận địa chính sẽ là trên biển. Các cuộc chạy đua vũ trang trên thế giới trong một hai thập niên vừa qua chủ yếu là cuộc chạy đua để trở thành những cường quốc trên biển với những tàu sân bay (hay: hàng không mẫu hạm), tàu ngầm, thủy phi cơ (seaplane), tên lửa (hỏa tiễn), v.v... Theo Robert D. Kaplan, trên báo Foreign Policy, nếu loại hình chính của chiến tranh thế kỷ 21 là trên mặt biển thì biển Ðông sẽ là điểm nóng nhất, nơi tập trung những mâu thuẫn gay gắt nhất và có thể là nơi sẽ diễn ra chiến tranh nhất.

Trận địa thay đổi, đặc điểm và điều kiện chiến tranh thay đổi theo. Trên trận địa giữa biển cả ấy, Việt Nam hoàn toàn đánh mất tất cả những ưu thế vốn có và vốn được họ, nhất là ở miền Bắc, tận dụng trong suốt nửa sau thế kỷ 20: Một, rừng núi hiểm trở; hai, sự ủng hộ của dân chúng để một mặt, sẵn sàng tham gia các chiến dịch quân sự, nếu cần; mặt khác, sẵn sàng che giấu bộ đội để từ đó chiến thuật du kích có thể thực hiện được; và ba, sự dũng cảm của những người lính: Họ bất chấp nguy hiểm, sẵn sàng hy sinh tính mạng để chống giặc. Trên đất liền, yếu tố con người là chủ đạo; trên biển, yếu tố kỹ thuật lại chiếm vai trò chủ đạo. Mà về kỹ thuật thì hiện nay Việt Nam hoàn toàn thua xa Trung Quốc.

Hơn nữa, có một sự thật không nên quên: Từ đầu thập niên 1970 đến nay, Việt Nam đã từng đụng độ với Trung Quốc nhiều lần. Việt Nam thắng trên các mặt trận trên đất liền, nhưng với cả hai mặt trận trên biển, Việt Nam đều thua. Lần đầu, Việt Nam Cộng Hòa thua khi bị cướp mất Hoàng Sa vào năm 1974, và lần thứ hai, Việt Nam cũng lại thua Trung Quốc trên một số đảo và bãi đá ở Trường Sa (bao gồm các đảo Chữ Thập, Châu Viên, Ga Ven, Xu Bi, v.v...) vào năm 1988. Nếu hai giải pháp chính trị và quân sự đều bế tắc, giới lãnh đạo Việt Nam chỉ còn giải pháp thứ ba: Ðầu hàng hoặc bỏ chạy. Ðầu hàng thì chắc sẽ khó sống sót với dân chúng. Biện pháp bỏ chạy có lẽ sẽ được “nghiên cứu” kỹ hơn. Ðể bỏ chạy, điều họ cần làm nhất là chuyển tiền ra nước ngoài. Càng nhiều càng tốt.

Có khi họ chọn giải pháp ấy chăng?

User avatar
VuPhong
Posts: 2911
Joined: Wed Dec 01, 2004 4:28 pm

Post by VuPhong »

Ba Dũng Độc Chiêu?

Tác giả : Trần Khải

Mỗi nhà hoạt động đều có một vài độc chiêu. Nếu không, tất không lên chức cao nổi. Có những độc chiêu có lợi cho đất nước, có khi có hại cho đất nước. Câu hỏi nơi đây là, có phải ông Thủ Tướng Dũng có nhiều độc chiêu ra sao, và những ảnh hưởng tốt, hay tác hại xấu như thế nào.

Cũng cần phaỉ nhắc rằng, trong cuộc tranh quyền và thế lực hiện nay, phe ông Dũng được nhiều nhà phân tích xem là đang kình với mặt trận kết hợp của Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang và Tổng Bí Thư CSVN Nguyễn Phú Trọng.

Màn được xem là gần nhất khi Ba Dũng xuất chiêu là đánh văng ghế Đạị Biểu Quốc Hôi của bà Đặng Thị Hoàng Yến, người được xem là tay trong của Tư Sang. Nhiều tuần sau đó, phe Tư Sang xuất chiêu liên hoàn, truy bắt Dương Chí Dũng, nhân vật trùm tham nhũng ngành đường biển, làm anh này được công an báo tin để chạy trốn và mới bị Interpol bắt ở Cam Bốt để sẽ dẫn độ về; kế tiếp, bắt Bầu Kiên, đại gia thân tín của gia đình Nguyễn Tấn Dũng và là người được xem là chuyên nghề “tay không bắt giặc” vì cứ vay tiền ngân hàng này để vét, thâu tóm ngân hàng kia và luôn luôn có Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước đứng sau lưng bơm tiền.

Nghĩa là, các chiêu giao lưu giữa các phe chỉ là những “nhóm lợi ích” khác nhau, với những chiêu rút ruột đất nước khác nhau, cho tới khi xung khắc mới lộ ra.

Báo Nhân Dân mới hôm Thứ Tư 5/9/2012 kể chuyện ông Nguyễn Phú Trọng khều móc Ba Dũng. Bản tin có tựa đề “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự Hội nghị kiểm điểm, tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết T.Ư 4 (khóa XI) của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội” đã viết, trích:

“Phát biểu ý kiến chỉ đạo Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, Ðảng bộ TP Hà Nội là đảng bộ có số lượng đảng viên đông nhất nước (340 nghìn đảng viên)...

...Tổng Bí thư chỉ đạo, trong quá trình kiểm điểm, tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết T.Ư 4 (khóa XI) về xây dựng Ðảng, cần tập trung vào bốn nội dung sau. Một là, cần tập trung tuyên truyền để mọi cán bộ, đảng viên thấm nhuần đầy đủ, sâu sắc ý nghĩa đợt sinh hoạt chính trị này. Ðây là đợt sinh hoạt đặc biệt quan trọng mang ý nghĩa thiêng liêng, hệ trọng, tập trung vào ba vấn đề cấp bách nêu trong Nghị quyết T.Ư 4, trong đó đáng lo ngại nhất là tình trạng một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Tình trạng này đe dọa sự sống còn của chế độ, ảnh hưởng vai trò lãnh đạo của Ðảng. Vì vậy, lần này Ðảng ta quyết tâm làm trong sạch đảng, nhằm xốc lại đội ngũ...” (hết trích)

Có phảỉ ông Trọng ám chỉ Ba Dũng? Bộ phận không nhỏ thì hỏng rồi, ai cũng biết, khỏi cần nói. Nhưng con sâu nào đang giữ vị trí lãnh đạo? Ghế lãnh đạo, điều hành mọi việc, mà có thể “đe dọa sự sống còn của chế độ, ảnh hưởng vai trò lãnh đạọ của Đảng” là ai? Ai mà có tác hại tới nổi đe dọa sự sống còn của chế độ?

Tất nhiên, không phải cỡ Thành Ủy Sài Gòn. Vì ngay cả khi Sài Gòn tuyên bố tự trở thành chiến lũy, biểu tình rầm rộ như Thiên An Môn, đòi tự do dân chủ... thì quân đội Hà Nội tất sẽ bao vây, phong tỏa dần mòn cả Sài Gòn. Làm sao mà đe dọa sự sống còn của chế độ nổi, khi guồng máy công an và quân đội còn ở Hà Nội.

Câu trả lời tất nhiên là Văn Phòng Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Tuy nhiên, bây giờ thì phe Trọng và Sang đang bao vây Dũng. Bản tin nhan đề “Thủ Tướng Cưỡi Cọp” của người ký tên Phó thường dân Hà Nội trên mạng Dân Làm Báo ghi nhận, trích:

“Khi bắt được con mồi cọp thường cắn vào cổ, gáy rồi hất con mồi lên lưng, cõng chạy đến nơi an toàn rồi mới thả xuống đánh nhắm. Người nào bị ví “cưỡi lưng cọp” có nghĩa là đã chắc chết mười mươi.

Người ta nói oan có đầu nợ có chủ; họa phúc đâu tự nhiên xảy ra mà có nguồn cơn từ đâu đó lâu rồi. Với ông Dũng thì ngoài việc tranh đấu với ông Sang, Trọng là rõ thù ta còn các vị khác trong Bộ chính trị thì có các lý do cũng nặng ký, vậy nên khi bỏ phiếu tín nhiệm ông chỉ được 3/14 phiếu. Với đà này thì đến hội nghị Trung ương tiếp theo ông Dũng sẽ đối mặt cuộc bỏ phiếu để loại khỏi chức vụ thủ tướng hay là cách thay ngựa giữa dòng của BCT. Việc này gần như 90% sẽ xảy ra.

Điểm qua một số vị trong BCT không vừa lòng ông Dũng ta thấy:

1- Ông Tô Huy Rứa bị ông 3D chơi khăm khi hứa đưa con gái ông Rứa vào chức chủ tịch VINACONEX thì lại đưa vào một công ty con đang nợ đầm đìa của Vinaconex, sau hai tháng con gái ông Rứa vội rút ra. Sinh năm 1947, tuổi này muốn được cơ cấu thêm một nhiệm kỳ trong BCT thì bắt buộc ông phải tiếp tay với thế hệ trẻ 1956-1954-1950-1949... “(hết trích)

Kế tiếp, nhà phân tích này kể tên thêm 8 người trong Bộ Chính Trị, và nêu lý do vì sao họ đang muốn triệt hạ Ba Dũng. Nếu các phân tích này đúng, hiển nhiên là Ba Dũng sẽ mất ghế trong thời gian sắp tới.

Tuy nhiên, Ba Dũng có thể tuyên bố đòi tự do dân chủ hay không, lấy cớ phải chuyển đổi dân chủ, làm như Miến Điện để ngăn cản làn sóng Hán Hóa do Trung Quốc tung ra, và sẽ chụp mũ Trọng và Sang là “tay sai Tàu Cộng, âm mưu biến Việt Nam thành Tây Tạng mới” hay không?

Đó sẽ là cách duy nhất để toàn dân tha tội tham nhũng của toàn gia đình Nguyễn Tấn Dũng vậy. Và đó là chuyện có thể xảy ra, nếu nhìn lạị quá khứ xài toàn độc chiêu của Ba Dũng khi tới đường cùng.

Trong bài viết nhan đề “Bẫy Việt Vị của Thủ Tướng” của tác giả Osin Huy Đức, đăng trên Facebook và sau đó đăng lại ở nhiều blog lề trái, nhà phân tích này viết, trích:

“...Ngày 2-8-2011, trung tướng Nguyễn Đức Nhanh khẳng định trong một buổi họp báo: "Hà Nội không có chủ trương trấn áp người biểu tình". Để rồi, ngày 18-11-2011, từ chỗ coi những người biểu tình chống Trung Quốc là yêu nước, Hà Nội ra thông báo vu cho người biểu tình là "gây rối Thủ đô", là có "các thế lực chống đối trong và ngoài nước".

Dân chúng nào biết, tác giả bản thông báo này là thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng, Phái viên của thủ tướng đặc trách an ninh, tôn giáo. Buổi tối trước khi bản thông báo được đưa xuống Hà Nội, Tướng Hưởng đã đưa đến nhà để Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trực tiếp đọc duyệt. Cho dù không có quan chức nào ở Hà Nội chịu ký, bản thông báo và những "tác phẩm báo chí" bôi nhọ người biểu tình khác vẫn được phát trên các phương tiện truyền thông của Hà Nội. Từ đó, các vụ bắt bớ người biểu tình diễn ra khốc liệt liên tục vào các ngày chủ nhật.

Mấy tháng sau, trong khi chính quyền Thủ đô bị kiện và phải mang một gương mặt xấu trong mắt dân chúng, ngày 25-11-2011, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Quốc hội "sớm có luật biểu tình để nhân dân thực hiện quyền đã được ghi trong Hiến pháp".

Cũng thời gian đó, trong khi chính phủ đang đứng trước nguy cơ bị truy vấn bởi món nợ tới hạn không trả được của Vinashin và nguy cơ sụp đổ của các ngân hàng, ông Nguyễn Tấn Dũng đã việt vị Quốc hội khi đăng đàn nói về biển đảo. Nguyễn Tấn Dũng đã khiến cho dân chúng tạm quên đi những vết thương kinh tế do ông gây ra khi trở thành chính trị gia đầu tiên của Hà Nội nói "Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm Hoàng Sa từ năm 1974". Ngay cả Bộ chính trị cũng bị bất ngờ. Ông Dũng đã bí mật soạn bài diễn văn này, diễn đi diễn lại nhiều lần trước khi xuất hiện ngày 25-11-2011 trong phiên họp toàn thể được truyền hình trực tiếp.

Sau bài phát biểu ấy, nhằm chuẩn bị dư luận chống đỡ những đợt kiểm điểm trong nội bộ, thông tin bắt đầu được rỉ tai, "phe thân Tàu đang tìm cách chống ông Tấn Dũng". Nhóm "13" hiện đã chuẩn bị theo đơn đặt hàng của ông Nguyễn Tấn Dũng một bài phát biểu về nhà nước pháp quyền.

Sau khi các đại gia gần gũi ông như Nguyễn Đức Kiên, Dương Chí Dũng, bị bắt; Trầm Bê ở trong tầm ngắm…, những ai nghĩ rằng ông Dũng đang hoảng sợ rất có thể sẽ mắc bẫy việt vị. Ông Nguyễn Tấn Dũng rất có thể lại xuất hiện như một nhà cải cách.”(hết trích)

Quả nhiên, bài viết của Osin Huy Đức có quá nhiều thông tin, mà người không liên hệ tới kẻ trong cuộc không bao giờ biết nổi. Có phải “nhóm 13 người” đang soạn thảo bài viết cho Ba Dũng phát biểu về nhu cầu nhà nước pháp quyền?

Và có bao giờ, Ba Dũng tuyên bố công nhận chế độ đa nguyên đa đảng, và mời gọi toàn dân đứng sau lưng ông để chống lại bọn thân Tàu, bọn đã bán linh hồn cho Bắc Kinh... đang bao vây ông hay không? Đó sẽ là độc chiêu tuyệt vời nhất, mà ông Dũng có thể có được.

nguyennam619
Posts: 238
Joined: Mon May 09, 2011 6:49 am

Post by nguyennam619 »

Image

Thủ tướng Việt Nam đang bị đe dọa

David Brown/Asia Sentinel -
Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ -
Khả năng kiểm soát chính phủ Việt Nam của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang bị suy yếu. Vị Thủ tướng Việt Nam đang bị tấn công bởi các đối thủ trong nội bộ đảng, thành phần vốn không ưa những người bạn giàu có và lỗi lầm trong quản lý kinh tế của ông ta.Nếu Dũng đi xuống, những thay đổi quan trọng trong quản lý các vấn đề kinh tế và xã hội của Việt Nam có khả năng sẽ xảy ra.

Như một quy luật, Đảng Cộng sản Việt Nam không vạch áo cho công chúng xem. Phát ngôn viên của đảng đã làm việc cần mẫn để duy trì hào quang thẩm quyền và không thể sai lầm của đảng. Đảng viên không mách lẻo chuyện nội bộ với người bên ngoài. Các quyết định thực hiện bởi Bộ Chính trị hay Uỷ ban trung ương đảng của họ được miêu tả như một sự đồng lòng nhất trí.

Điều 4 của Hiến pháp của Việt Nam rất rõ ràng về quyền lực chính trị độc quyền của Đảng Cộng sản: Đảng "là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội." Một trong 30 người Việt Nam - tổng cộng khoảng 3 triệu người - là đảng viên. Các cấp uỷ đảng hiện diện trong mọi làng quê, mọi khu dân cư của các tỉnh thành.

Đảng đổi mới giới lãnh đạo của mình tại các đại hội đảng được xoay sở bằng nhiều tháng trời thay đổi đồng minh và dàn xếp phe phái. Thông thường đây không phải là một dịp của việc người thắng cuộc ăn cả, mà đúng hơn là để nhằm cập nhật sự cân bằng trong nội bộ giữa các phe phái và quyền lợi khi các nhà lãnh đạo già về hưu một cách ít đổ máu.

Các đối thủ trong nội bộ có thể lôi ông ta xuống

Theo các nhà ngoại giao và một số các học giả phương Tây, trong thời gian chuẩn bị hội lần thứ 11 được tổ chức đầu năm ngoái, quan chức đảng cao cấp Trương Tấn Sang đã từng sắp đạt một nỗ lực mạnh mẽ để thay thế việc Dũng làm thủ tướng. Ông đã thất bại và Quốc hội đã trao cho Dũng một nhiệm kỳ năm năm lần thứ hai. Giải khuyến khích cho Sang là một chức vụ chủ tịch chủ yếu về nghi lễ. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng được phong làm Tổng bí thư Đảng.

Hiện nay có dấu hiệu cho thấy Sang Trọng đang vận động để phá vỡ khả năng kiểm soát của ông Dũng trên các đòn bẩy chính sách và bảo trợ. Cả hai có thể vạch ra một danh sách dài của các rủi ro và thất bại. Họ có thể hướng cuộc đấu tranh vất vả với nạn lạm phát và sự thái quá của giới giàu mới nổi vào cơn giận của công chúng.

Nhiều năm đã trôi qua kể từ khi Đảng lãnh đạo cuộc chiến tranh đến chiến thắng, đầu tiên là chống lại Pháp, người chủ thuộc địa của Việt Nam, và sau đó chống lại một chế độ đối thủ ở miền nam được hậu thuẫn mạnh mẽ bởi Hoa Kỳ. Đối với một thế hệ mới, khẳng định lãnh đạo của đảng lệ thuộc rất nhiều vào khả năng mang lại ổn định xã hội và tăng trưởng kinh tế. Đảng đã thành công rực rỡ sau quyết định thực hiện "chủ nghĩa xã hội theo lối thị trường" vào năm 1986 của mình- những chính sách mà theo thuật ngữ chung gọi tên là đổi mới, từng sản sinh ra một khu vực kinh tế tư nhân phát triển mạnh và sự nổi lên của Việt Nam như những xưởng thợ của thế giới.

Thu nhập quốc gia tăng trưởng với một tốc độ hàng năm là 7% trong hai thập kỷ qua, thu nhập bình quân đầu người tăng gấp bốn lần và cấy trồng lên một quan niệm rằng bất kỳ người trẻ thông minh và có khả năng thích nghi đều có thể trở nên giàu có.

Tuy nhiên, những năm gần đây, những cơn đau ngày càng tăng đã trở thành hiển nhiên. Trong thông điệp ngày Quốc khánh của mình vào ngày 02 Tháng 9, Chủ tịch Sang thẳng thắn thừa nhận một số cơn đau ấy:

Phát triển kinh tế của chúng ta không bền vững và cân bằng kinh tế vĩ mô của chúng ta là không ổn định, trong khi chất lượng tốc độ tăng trưởng, năng suất, hiệu quả và khả năng cạnh tranh kinh tế vẫn còn thấp", ông tuyên bố. "Cùng với những yếu kém này là sự hạn chế trong việc huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực sẵn có để phát triển. Tăng trưởng kinh tế của chúng ta có xu hướng phát triển rộng rãi, nhưng không sâu sắc. "

Về văn hóa và xã hội, ông tiếp tục thừa nhận, "vẫn còn nhiều thách thức, một số trong đó đã trở thành những chủ đề nóng. Môi trường bị ô nhiễm ... Những hạn chế trong chất lượng nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng cản trở phát triển của chúng ta. Vẫn còn nhiều yếu tố tiềm ẩn có thể có khả năng gây ra mất ổn định chính trị, xã hội và đe dọa đến chủ quyền quốc gia".

Hầu hết các nhà phân tích tài chính nước ngoài ủng hộ phê phán của Sang. Ít nhất là kể từ khi tổ chức Fitch Ratings đánh tụt hạng tín dụng của Việt Nam trong tháng 7 năm 2010, với lý do "suy giảm tài chính quốc gia và một hệ thống ngân hàng ngày càng dễ bị tổn thương đến sự căng thẳng hệ thống", các nhà phân tích đã có xu hướng cáu gắt với đất nước mà họ từng một thời yêu thích.

Những người chỉ trích Dũng, ở trong và ngoài nước, đánh giá sự thất bại không kiểm soát đưọc các nhà quản lý những doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước của ông. Thủ tướng đã quá tin vào khái niệm rằng Việt Nam có thể trở thành một nướ cạnh tranh tầm thế giới trong các lĩnh vực như than đá, khoáng sản, dầu khí, vận tải biển và đóng tàu. Các khoản vay lớn của ngân hàng do nhà nước kiểm soát được chuyển vào các công ty nhà nước trong các lĩnh vực này, và những công ty ấy, dù đã tái tổ chức như những tập đoàn độc quyền, nhưng vẫn giữ một nền văn hóa doanh nghiệp, biên chế cồng kềnh gợi tương tự ngành công nghiệp nặng của Liên Xô.

Các công ty quốc doanh này mở rộng nhanh chóng, sau đó đã trở nên quá mức và bị giáng đòn của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-09. Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Vinashin yêu cầu được cứu hộ trong tháng 7 năm 2010. Hai năm sau, công ty vận chuyển và khai thác cảng nhà nước khổng lồ, Vinalines, đã gục ngã dưới một núi nợ tương tự.

Hai tập đoàn này là chỉ là những gì nổi bật. Hầu hết các doanh nghiệp nhà nước từng được chính phủ khuyến khích bằng các tài trợ, đặc biệt là trong năm 2009, đều chìm ngập nợ từ các ngân hàng, cả tư nhân và nhà nước,. Hà Nội đã tìm cách tránh một cuộc suy thoái bằng cách mở rộng tín dụng. Hậu quả là một cơn lạm phát luẩn quẩn vốn chỉ gần đây mới kiểm soát được Trong khi đó, hiện nay nợ xấu trong sổ sách của khu vực ngân hàng ước tính không chính thức là 10% tổng số nợ.

Các nạn nhân, không phải chỉ các ngân hàng mà cả những cộng tác viên của họ, khi sự việc trở nên đặc biệt rõ ràng trong cuộc sự bắt giữ chấn động vào ngày 18 tháng 8. Nguyễn Đức Kiên, một nhà tài phiệt ngân hàng và tài chính được biết đến như một người thân tín của thủ tướng. Mặc dù các cáo buộc chính thức vẫn chưa có, Kiên được cho là đã tham gia vào các giao dịch bất hợp pháp."

Cảm giác chung trong lĩnh vực tài chính là Kiên hầu như không phải là trường hợp độc nhất, thực ra, các loại giao dịch có đòn bẩy rất cao mà Kiên thích xử dụng được cho là phổ biến trong thị trưòng tài chính mỏng vốn, cài thế và mờ đục đáng kể của Việt Nam. "Hành vi sai trái là ... một đặc tính tổng quát của các tổ chức tài chính lớn và nhỏ [của Việt Nam]", Jonathan Pincus cho biết. Pincus đặc biệt hiểu được điều này - ông và các đồng nghiệp của mình tại chương trình Kennedy Việt Nam của trường Harvard đã cố vấn cho chính phủ của ông Dũng trong nhiều năm qua. Lời khuyên của họ từng được lắng nghe một cách lịch sự và sau đó bị bỏ ngoài tai.

Một vướng mắc khác có lẽ đang được thắt chặt xung quanh thủ tướng là quyết định của Bộ Chính trị, được công bố vào tháng Sáu, chuyển giao trách nhiệm chống tham nhũng từ chính phủ vào tay của đảng. Sự việc này phù hợp nhịp nhàng với một chiến dịch chỉ trích và tự phê bình trong nội bộ đảng đã được đưa ra vào tháng Hai để xác định và loại bỏ các đảng viên có biểu hiện "tư tưởng chính trị, đạo đức và lối sống suy thoái."

Một mảnh chứng cứ bất ngờ cuối cùng được mang lại bởi sự gia tăng đáng chú ý của một blog trực tuyến tự gọi mình là Quanlambao và tuyên bố rằng nhiệm vụ của họ là để "quét sạch tham nhũng bè phái độc quyền ra khỏi đời sống kinh tế và chính trị của quốc gia." Không ai biết các tác giả của trang blog này là ai, giai điệu của họ là lớn tiếng theo chủ nghĩa dân túy, và cổ phiếu làm ăn của họ là đét vào mông Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và các cộng sự thân cận của ông - đặc biệt là tướng công an đã nghỉ hưu Nguyễn Văn Hưởng, được trang blog này xác định là tác nhân chính cho các thủ đoạn bẩn thỉu của ông Dũng.

Trang blog Quanlambao xuất hiện lần đầu tiên vào đầu tháng sáu. Đến giữa tháng Bảy, nó đã được báo cáo có 10.000 "khách mới" hàng ngày. Đó là trang blog đầu tiên đã đưa ra tin tức bắt giữ nhà ngân hàng Nguyễn Đức Kiên, mười hai tiếng đồng hồ trước khi Công an nhà nước thực hiện thông báo của riêng mình. Trong 10 ngày sau đó, số truy cập hàng ngày trên Quanlambao đạt đến gần một triệu người, một mức độ chưa từng có trong thế giới blog của Việt Nam.


Chắc chắn, sự xuất hiện của blog này là đáng chú ý và sự thất bại rõ ràng của cơ quan chịu trách nhiệm phải có biện pháp chống trả với những điều như vậy đã thúc đẩy suy đoán rằng những người đứng sau nó là kẻ thù nội bộ trong đảng của Dũng hay các dịch vụ tình báo Trung Quốc, hoặc có lẽ là cả hai.

Những gì có thể xảy ra sau đó nếu những hiện tượng đa dạng này thực sự báo trước một nỗ lực để loại bỏ Nguyễn Tấn Dũng khỏi chức vụ Thủ tướng?

Để lật đổ Dũng, những người chỉ trích ông sẽ phải tập hợp được một thành phần đa số của 14 thành viên Bộ Chính trị, vốn sẽ phải lần lượt được xác nhận bằng một cuộc bỏ phiếu của trung ương đảng, một nhóm đại diện rộng rãi với 175 người. Đây sẽ là một sự kiện chấn động - sự thay đổi quyền lực thường xảy ra trong quá trình của đại hội đảng được tổ chức mỗi năm năm. Tất cả cũng không chắc chắn rằng những người chỉ trích Dũng có thể thắng trong một cuộc so găng. Nhiều người trong giới quyền thế mắc nợ vị trí của họ với sự bảo trợ của thủ tướng và các đồng minh của ông.

Trong kịch bản này, phe đối lập của ông Dũng sẽ mô tả mình là những nhà cải cách nhất quyết kiềm chế tham nhũng và lợi dụng quyền thế. Niềm tin phổ biến của họ sẽ có vẻ rằng sự "bất ổn" sẽ đến nếu đảng và chính phủ không khôi phục được niềm tin của công dân bình thường vào sự tử tế cần thiết của chế độ, trong khả năng giải quyết những thách thức kinh tế và phân phối công bằng các kết quả tăng trưởng.

Đối với các nhà lãnh đạo đảng, sự bất ổn là lời nguyền của họ - đó chính là những chống đối chính trị được tổ chức ngoài tầm kiểm soát của chế độ và chống lại đảng. Mặc dù người Việt Nam đã theo dõi những phát triển ở Miến Điện với sự thích thú gần như ngạc nhiên, việc ông Dũng bị lật đổ sẽ không tiên đoán được một sự nới lỏng kiểm soát về chính trị. Ngược lại có nhiều khả năng cả Sang và Trọng, vốn được coi là bảo thủ, là những nhà lãnh đạo nhìn khái niệm "cởi mở" chính trị như một âm mưu do phương Tây tài trợ để lật đổ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

David Brown/Asia Sentinel

Lê Quốc Tuấn.
X-CafeVN chuyển ngữ

Nguồn: Asia Sentinel

User avatar
saulong
Posts: 114
Joined: Thu Aug 06, 2009 6:02 pm

Post by saulong »

Thời điểm cho cho một ASEAN mới

Vũ Đức Khanh/Asia Times
Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ

Nếu cuộc họp của Hiệp hội Đông Nam Á (ASEAN) tại Phnom Penh có điều gì đáng nhớ đến, thì đó chính là những gì đã đi sai lạc chứ không phải những thành quả đạt được. Lần đầu tiên trong lịch sử 45-năm của ASEAN, nhóm 10 quốc gia này đã không đưa ra được một tuyên bố chung, nhấn mạnh đến mối chia rẽ nội bộ sâu sắc đàng sau bề mặt đồng thuận thống nhất.

Tại tâm điểm của sự chia rẽ này là vấn đề Biển Đông, nơi một số quốc gia thành viên đã sôi sục tranh chấp về lãnh thổ với Trung Quốc. Đặc biệt, điều này đã gây nên cuộc đọ sức giữa Việt Nam và Philippine, thành phần ủng hộ của cho một giải pháp đa phương cho các tranh chấp, chống lại Cambodia, đồng minh thân cận của Trung Quốc có vai trò giữ cho cuộc xung đột không trở nên một vấn đề mang tính quốc tế.

Tuy nhiên, thay vì tuyệt vọng về tương lai của ASEAN, cuộc khủng hoảng của sự đồng thuận này nên được xem như là một cơ hội quan trọng cho sự thay đổi. Những cuộc họp hiện tại của Hội nghị thượng đỉnh ASEAN và các diễn đàn chỉ cho phép các quốc gia thành viên nói lên mối quan tâm của họ, vốn thường xuyên thay đổi như các nguyên nhân vì sao cuối cùng họ không thể cùng nhau giải quyết. Bởi vì các nước thành viên không bị ràng buộc gì để phải tôn trọng bất cứ nghị quyết hoặc đề nghị được thông qua nào, hội đồng này thiếu quyền lực để buộc các thành viên phải hành động.

Sau đổ vỡ tại Phnom Penh, rõ ràng đây là thời điểm để thay đổi tất cả những điều đó. Được thành lập vào năm 1967 như một bức tường thành của sáu quốc gia nhằm chống lại sự lây lan của chủ nghĩa cộng sản, ASEAN tiếp tục hoạt động trên các nguyên tắc các thành viên tôn trọng chủ quyền quốc gia và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

Trải qua thời gian, sự sắp xếp này đã giúp tránh được việc tạo ra các khối sức mạnh nội lực, nơi các các quốc gia lớn và mạnh nhất có thể dùng chi phối ảnh hưởng đến các công việc của các thành viên nhỏ hơn. Tuy nhiên, sự vắng mặt của một sức mạnh bắt buộc, về cơ bản đã khiến ASEAN không có hiệu quả trong việc lãnh đạo khu vực giải quyết các cuộc khủng hoảng.

Tương lai của ASEAN phụ thuộc vào việc các thành viên của nó sẵn lòng nhường nhịn nhau đến đâu để đạt được. Nếu để ASEAN trở thành một lực lượng hữu hiệu cho sự thay đổi trong khu vực Đông Nam Á, tô chức này phải có khả năng ràng buộc các thành viên của mình vào các giải pháp. Nói cho đúng nhất, chính sự đồng thuận chứ không phải nguyên tắc đa số sẽ vẫn phục vụ tổ chức. Đồng thời, ASEAN sẽ hiệu quả hơn nếu các nước thành viên sẵn sàng từ bỏ một số mức độ về chủ quyền trên một số vấn đề quốc tế. Một tổ chức siêu quốc gia có thẩm quyền ràng buộc về pháp lý sẽ mang lại công cụ cần thiết cho các nước ASEAN để hành động khi các phe có một thỏa thuận chung.

Đa phần giống như một tòa án công lý, một thỏa thuận ràng buộc mới sẽ cho phép các quốc gia thành viên tỏ bày, ủng hộ hay chống lại một số quyết định của khối. Những bất đồng sẽ cần phải được khuyến khích và bảo vệ, để cho phép những tiếng nói đối lập phát biểu các quan điểm và ý kiến đối kháng. Tuy nhiên, để duy trì một mặt trận thống nhất, tất cả các quốc gia thành viên sẽ được yêu cầu phải tôn trọng và ủng hộ bất kỳ giải pháp cuối cùng nào.

Nguyên tắc đồng thuận hoàn toàn không hoàn hảo, vì chắc chắn sẽ có những lúc các quốc gia thành viên tin rằng một số giải pháp có tác động đi ngược lại quyền lợi quốc gia của mình. Tuy nhiên, sự đổ vỡ của tính nhất trì gần đây tại Phnom Penhtiêu biểu cho một cơ hội quý giá để cân nhắc những ưu khuyết điểm của ASEAN, và để tạo những điều chỉnh cần thiết nhằm nâng cao uy tín của nó như là một tổ chức hiệu quả.

Những giá trị không ràng buộc

Phương châm "Một Tầm Nhìn, Một bản sắc, Một cộng đồng" của ASEAN là một lý tưởng cao cả mà cho đến nay ít có cơ sở thực tế nào trên toàn khu vực 600 triệu người. Hiện nhiều người hy vọng rằng Cộng đồng Kinh tế ASEAN dư trù cho năm 2015 sẽ thông qua nhiều du lịch, thương mại trong khu vực và lập tức chuyển đến sự nhất quán khu vực và tăng trưởng kinh tế nhanh hơn.

Tuy nhiên, các nước ASEAN khác nhau trong hầu hết mọi thứ có thể quyết định được, từ mức độ phát triển kinh tế, tiến bộ kỹ thuật đến các nguyên tắc và cấu trúc chính phủ cơ bản. Những khác biệt này đã khiến cho tổ chức này khó hình thành một tập hợp giá trị trọng tâm - nhân quyền, dân chủ trên danh nghĩa và các quy định của pháp luật mà tất cả các thành viên đều chân thành tán thành và duy trì.

Nhìn vào sự tạo dựng gần đây của bộ phận quyền con người, mặc dù không có tính ràng buộc nhưng ASEAN đã không hoàn toàn cẩu thả trong việc bảo vệ các giá trị này. Tuy nhiên, với sự pha trộn phức tạp của các chế độ độc tài, dân chủ và bán dân chủ, sẽ là ngây thơ khi cho rằng tất cả các nước thành viên ASEAN đều tán thành các giá trị này trong các mức độ ngang nhau.

Thực vậy, những quan điểm chính trị khác nhau được cho là cản trở lớn nhất để chuyển đổi ASEAN từ một tập hợp chỉ bàn suông trở thành một thành phần tham dự có hiệu quả trong khu vực và toàn cầu.

Nghiên cứu độc lập cho thấy rằng các nước có các giá trị tương tự hoặc gần như phản ánh lẫn nhau sẽ có nhiều khả năng giải quyết sự khác biệt hơn so với các nước có những giá trị không phù hợp. Trong khi các giá trị cơ bản của nhân quyền, dân chủ và pháp quyền được tôn trọng trong nhũng mức độ khác nhau giữa các nước ASEAN, có băn khoăn nào về việc các vấn đề có liên quan như vậy thường xuyên chẳng đưa dẫn đến được một hành động cụ thể, thống nhất nào ?

Lấy Việt Nam làm ví dụ, đất nước gần đây đã trải qua một sự xuống dốc đáng kể về tình trạng nhân quyền và tiếp tục chống lại bất cứ hành động nào đi đến nền cai trị dân chủ. Công dân Việt Nam được hưởng một số quyền tự do dân sự cơ bản, nhưng lại bị nghiêm cấm không được bày tỏ ý kiến chống lại chính phủ bằng không họ sẽ bị kết tội và có khả năng bị bỏ tù vì các tội chống lại nhà nước.

Mặc dù Việt Nam có thể chia sẻ vị trí của Philippine trong nhu cầu phải quốc tế hóa các tranh chấp trên Biển Đông với Trung Quốc, nhưng hai quốc gia này không còn giống nhau hơn Singapore và Kampuchia. Chính phủ Việt Nam từng chứng tỏ sự thiếu thiện chí thỏa hiệp ngay cả với những nội dung thứ yếu của việc cải cách chính trị và hiến pháp, trong khi Philippines dung chứa một nên dân chủ sống động, phóng túng.

Đây không phải là một lời chỉ trích nghiêm khắc dành cho Việt Nam. Tất cả các nước thành viên ASEAN như Campuchia, Lào và Myanmar đều duy trì các luật lệ phản dân chủ khác nhau và các biện pháp nhằm mục tiêu đàn áp bất đồng chính kiến. Tuy nhiên, để các nước ASEAN có thể di chuyển về phía trước theo một hướng thống nhất, tất cả mười thành viên phải đạt được một lập trường chung về các giá trị cơ bản này.

Chưa nói đến việc đạt được một lập trường chung trên các vấn đề phức tạp như tranh chấp lãnh hảì ở Biển Đông, một tổ chức chia rẽ về các nội dung cơ bản của các quyền và tự do không thể tuyên bố có "Một Tầm nhìn, Một Bản sắc, Một Cộng đồng".

Mỗi nhóm có hiệu quả cần một người lãnh đạo mạnh, lý tưởng là một người hoặc một nước có phẩm chất mà những nước khác phải cạnh tranh. Trong bối cảnh của ASEAN, một nhà lãnh đạo như vậy cần phải là hiện thân của sự giàu có và năng lực công nghệ của Singapore, sức mạnh kinh tế của Indonesia , sự cởi mở của Thái Lan và sự hùng hồn táo bạo của Philippines. Tất nhiên, một con người, một quốc gia như thế, rõ ràng chỉ là giả thiết trong bối cảnh hiện nay của ASEAN.

Indonesia, dù có sai sót và không phải là một ngọn hải đăng của dân chủ, nhân quyền và pháp trị, nhưng đất nước này vẫn sẽ mang lại được một khuôn mặt hấp dẫn cho một ASEAN mới và cải tiến. Indonesia đã đứng trên các cuộc cạnh tranh căng thẳng trên Biển Đông và gần đây chơi đã đóng một vai trò điều hợp sau hậu trường để giữ cho các chia rẽ nội bộ không trở thành các vết nứt toàn diện về vấn đề này.

Với mối quan hệ song phương chặt chẽ với Trung Quốc và Hoa Kỳ, Indonesia cũng rất thích hợp để lèo lái ASEAN, một một siêu quyền lực đang gia tăng cạnh tranh về ảnh hưởng và lợi thế trong khu vực. Khi sự ganh đua này gia tăng và nguy cơ của các chiến thuật chia để trị, một ASEAN thống nhất sẽ là rất quan trọng để duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực.

Nếu không có những thay đổi đáng kể và nhanh chóng trong lành đạo, quy luật và văn hóa của khối, việc ASEAN có thể phục vụ cho vai trò đó hay không sẽ vẫn còn điều hoài nghi.

Nguồn: Asia Times

nguyenthanh
Posts: 859
Joined: Fri Jan 06, 2012 5:40 pm

Post by nguyenthanh »

Đại Hội Đảng Dân Chủ

Tác giả : Vi Anh

Đảng Dân Chủ ngày 04/09/2012 đã khai mạc Đại hội toàn quốc bốn ngày, tại Charlotte (bang North Carolina), với khoảng 6000 đại biểu tham dự. Ngày 1 khai mạc “CarolinaFest 2012,” vừa mừng lễ Lao Động vừa mừng đại hội đảng có mời công chúng tham dự. Ngày 2, Chủ tịch Đại hội, ông Antonio Villaraigosa, Thị Trưởng TP Los Angeles tuyên bố chính thức khai mạc. Ngày 3, các đại biểu chọn ứng cử viên tổng thống cho Đảng. Ngày 4, Tổng thống Barack Obama chấp nhận sự đề cử của Đảng, có mời công chúng tham dự.

Nhìn chung, đại hội đảng Dân Chủ chú ý nhiều vào hai thành phần cử tri: người Mỹ gốc Hispanics và phụ nữ qua hai dấu chỉ cử tri là Thị Trưởng Los Angeles gốc Hispanics Villaraigosa làm trưởng ban tổ chức, đọc diễn văn khai mạc. Còn Bà Julian Castro, thị trưởng thành phố San Antonio, thuộc tiểu bang Texas trình bày cương lĩnh của đảng.Và Bà Michelle Obama Đệ nhứt phu nhân giới thiệu chồng mình là TT Obama. Một điểm giống Đại Hội Đảng Cộng Hoà dành cho phu nhân của ứng cử Mitt Romney, là Bà Ann Romney giới thiệu Ô. Romney. Cả hai vị nữ lưu này tỏ ra xuất sắc, làm rung động lòng phụ nữ Mỹ, nhân bản hoá, bình dân hoá chồng mình, làm đẹp hình ảnh chồng rất “người”, rất tốt đối vơi gia đình. Đông Tây gặp nhau “tề gia”, là điều kiện tiên quyết cho việc trị quốc và bình thiên hạ.

Sau Bà Obama, Cựu TT Bill Clinton dùng tất cả lão luyện chánh trị khi ăn nói, hào quang uy tín làm ngân sách thặng dư của Ông và 50 phút của đại hội để giói thiệu, biện minh, binh vực cho TT Obama, coi Obama là ngọn “lửa thiêng (feu sacré) của Mỹ” và kêu gọi dân chúng Mỹ gia hạn “họp đồng” 4 năm nữa cho TT Obama để hoàn thành sứ mạng.

Ngay sau khi Bill Clinton chấm dứt bài diễn văn với nhiều chỗ ứng khẩu, Tổng thống Obama xuất hiện trên sân khấu .Ô. Obama chính thức chấp nhận sự đề cử của đảng Dân Chủ để ra tái tranh cử tổng thống nhiệm kỳ hai. Và hết sức thực tế và thực dụng, trong bài diễn văn nhận sự đề cử, Ông lên tiếng kêu gọi các ủng hộ viên đoàn kết sau lưng ông trong hai tháng chót của cuộc vận động tranh cử.Ông nói: “Xin nước Mỹ hãy nhớ rằng các vấn đề của chúng ta có thể được giải quyết. Các thách thức của chúng ta có thể được đáp ứng. Con đường chúng ta đưa ra có thể khó khăn hơn, nhưng nó dẫn tới một nơi chốn tốt đẹp hơn. Và tôi xin quý vị hãy chọn tương lai đó.”Ông Obama bênh vực thành tích của ông về chính sách đối ngoại, kết thúc cuộc chiến tranh ở Iraq, việc triệt thoái đã được hoạch định cho lực lượng Hoa kỳ tại Afghanistan và sứ mạng của biệt kích đã hạ sát thủ lãnh al-Qaida Osama bin Laden.

Còn Ô. Joe Biden, ứng cử viên Phó Tổng Thống cùng liên danh với Ô Obama ca ngợi sự can trường của Tổng thống Obama trong việc chấp thuận sứ mạng hạ sát Osama bin Laden và quyết định cứu nguy cho công nghiệp sản xuất xe hơi của Hoa Kỳ.

Sau hai đại hội đảng, còn 60 ngày nữa là bầu cử, thăm thăm dò cho thấy cuộc chạy đua vẫn khít khao, hứa hẹn một cuộc tranh cử đầy quyết liệt. Cả hai ứng cử viên sau đại hội đều tức khác lao vào con đường vận động. Cả hai đều tập trung nỗ lực và tiền bạc đổ vào vận dộng tại khoảng một chục các tiểu bang được gọi là “chiến trường” gay cấn, gồm đa số cử tri độc lập, chưa chọn ai, quyết định giờ chót về lá phiếu của họ là giọt nước tràn thắng cử của một trong hai ứng cử viên trong cuộc bầu cử vào ngày 6 tháng 11 tới đây.

Thói thường người làm thường bi khuyết điểm hơn người không làm. TT Obama là một vị tổng thống đương nhiệm tái tranh cử nên có những thất thế do việc nắm chánh quyền dễ bị khuyết diểm hơn người đối lập. TT Obama cần phải giải toả để lấy lòng cử tri. Tạm lấy phân tích của báo Figaro của Pháp - hy vọng ít nhậy cảm hơn báo Mỹ- TT Obama qua gần 4 năm nhiệm kỳ đầu có một vài mặt yếu là những thách thức Ông khi tranh cử. Thói thường trong chánh trị yếu của người này là mạnh của đối thủ dể tấn công. Cộng Hoà đối lập thọc mũi dùi chánh để tấn công. TT Obama phải khắc phục, hoá giải.TT Obama phải tạo lại một niềm tin cho tương lai sán lạn sau 4 năm kinh tế trì trệ chưa phục hồi, thất nghiệp còn ở mức 8% trở lên, tái động viên khối cử tri đã tùng bỏ phiếu cho Ông hồi năm 2008. Nghiệp đoàn, công nhân đang tỏ ra chán Ông, cho rằng 4 năm qua TT Obama không đủ quan tâm đến họ. Lớp trẻ cũng vậy, thấy khẩu hiệu Change do TT Obama đưa ra trong kỳ tranh cử 2008 mà họ ủng hộ, chỉ vẫn là khầu hiệu trong 4 năm Ông nắm chánh quyền Mỹ. Quan trọng nhứt là phải lôi cuôn, chiêu dụ lại cử tri độc lập, tiêu biểu là ở 10 tiểu bang tranh chấp gay go. Ngoài ra TT Obama còn phải chứng tỏ mình là một người làm hay chớ không phải nói hay, khác với thời tranh cử 2008, cử tri chưa biết hành động của Ông nên chưa so sánh được về mặt này của TT Obama.

Cuộc tranh cử tổng thống Mỹ kỳ này hai đảng chú trọng nhiều về nội địa hơn ngoại vụ. Vấn đề TC không dược ghi trong cương lĩnh 4 năm của hai Đảng, không là dề tài chánh thức của hai ứng cử viên. Nhưng TC là vấn đề không nhỏ trên đường tranh cử của hai ứng cử viên.

Nhìn chung hai ứng cử viện Obama và Romney đều chống TC. Trung Cộng bó tay không sử dụng đươc chiến thuật cổ điển, lợi dụng cuộc bầu cử tổng thống Mỹ để phân hoá hai đảng, hai ứng cử viên, theo kiểu tạo diểu kiện cho ngao duật tương tranh để TC là ngư ông đắc lợi. TC không ngăn được chiến lược Mỹ do TT Obama thực hiện, là trở lại Á châu, bao vây quân sự và cô lập kinh tế của TC, ngăn chận đà bành trướng của TC ở Á châu Thái bình dương.

Hai đảng đều chống TC. Cộng Hòa chống còn mạnh mẽ hơn đảng Dân Chủ nữa. Cả hai ứng cử viên đều cam kết có thái độ cứng rắn hơn với TC. Obama hay Romney ai đắc cử, TC cũng bị bao vây quân sự và kinh tế, không cho TC thao túng tiển tệ, cướp công ăn việc làm, và sở hữu trì thức của Mỹ nữa.

Sẽ thiếu nếu không nói đến Việt Cộng.. Vấn đề nhân quyền VN không thấy trong đề cương đảng và đề tài tranh cử của hai ứng cử viên tổng thống Mỹ. Nhưng trên thực tiễn tình hình bang giao và giao thương cũng như phát triển đối tác chiến lược giữa Washington và Hà nội, vấn đề nhân quyền VN là trở ngại then chốt. Từ Hành Pháp dến Lập pháp Mỹ đều quan tâm.

Phải chăng là sự thiếu sót của người Mỹ gốc Việt, chưa biết phân thân đi vào dòng chính chánh trị bầu cử của hai Đảng, hai ứng cử viên. Số phiếu của người Mỹ gốc Việt, các ứng cử viên và chánh trị gia Mỹ còn coi như chưa đáng kể. Dân cử gốc Việt Mỹ ở hạ tầng cơ sơ như hội đồng thành phố Mỷ, quận hạt Mỹ và cử tri Mỹ gốc Việt chưa có tổ chức để “ trao đổi”với hai ứng cử viên. Chưa khai thác được giá trị của số phiếu thiểu số giọt nước tràn. Theo phân tích của Gs Nguyễn thanh Trang, Cựu Phụ tá Viện Trưởng Đại Học Huế, Mạng Lưới Nhân Quyển VN trụ sở tại Mỹ tên truyền hình VHN – TV, trong kỳ bầu cử TT Bush thắng ở Florida, Ô Bush hơn Ô Al Gore ở tiểu bang này có 5000 phiếu của cử tri dân chúng, nên Ông Bush nhận được toàn bộ số cử tri đoàn của TB Florida. Và vì thế thắng Ô Al Gore không phải vì nhiều phiều quần chúng mà nhờ nhiều phiếu cử tri đoàn hơn Ô Al Gore. Trong số 5000 phiếu mà TT Bush nhờ nó để thắng Ô Al Gore về phiếu cử tri đoàn toàn quốc, trong đó đại đa số là phiếu của cử tri Mỹ gốc Việt bỏ cho Ô Bush. Tại Florida lúc bấy giờ người Mỹ gốc Việt có khoảng 9.000 cử trị, đa số dồn cho Ô Bush.

Do vậy muốn tự do, dân chủ, nhân quyền mau thành tựu cho đống bào chúng ta ở VN, người Mỹ gốc Việt cần có tổ chức và đoàn kết “trao đổi” với ứng cử viên, chớ không bỏ “phiếu chùa” nữa. Và phải đi bầu, bầu đông, tăng cao tỷ lệ bầu cử. Chánh trị gia dân cử ở Mỹ nhìn sức mạnh cộng đồng của người Mỹ gốc Việt qua tỷ lệ cử tri gốc Việt đi bầu, chớ không phải qua số đông mà đứng bên lề các cuộc bầu cử ở Mỹ./.

User avatar
dauden
Posts: 575
Joined: Mon Aug 24, 2009 6:09 pm

Post by dauden »

Trung Quốc dọa Nhật 'đang chơi với lửa'
Hà Tường Cát

Mặc dầu lời cảnh cáo của Trung Quốc, hôm Thứ Ba chính phủ Nhật Bản ký hợp đồng mua quần đảo Senkaku với giá $25 triệu
của sở hữu chủ người Nhật là gia đình Kurihara.

Image
Chính quyền thành phố Tokyo, trong dự tính mua Senkaku, đã thuê mướn tàu Koyo Maru để đến khảo sát quần đảo vào hồi đầu tháng 9.
(Hình: AP/Kyodo News)



Ngay sau đó chính quyền Bắc Kinh loan báo đã điều phái 2 tàu hải giám đến vùng biển này. Trong khi đó những cuộc biểu tình chống Nhật xảy ra ở nhiều thành phố Trung Quốc. Nhật báo Quân đội Nhân dân Trung Quốc lên án Nhật Bản đang “chơi với lửa” và phát ngôn viên Bộ Quốc Phòng Trung Quốc tuyên bố “dành quyền thi hành những biện pháp tương ứng cần thiết.”

Với những sự kiện ấy, vụ tranh chấp hải đảo giữa Nhật Bản và Trung Quốc hình như đang leo thang đến mức có thể xảy ra xung đột. Tuy nhiên xét trên những khía cạnh khác thì có thể là ngược lại với hình thức bề ngoài, vụ tranh chấp này sẽ không nổ lớn hơn mà đang đi dần tới chỗ tạm thời ổn định bằng phương cách duy trì nguyên trạng.

Trước hết, tại sao chính phủ Nhật Bản đã nhanh chóng quyết định mua quần đảo này? Thủ Tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda chỉ có một cuộc gặp gỡ ngắn ngủi với Chủ Tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Ðào bên lề hội nghị thượng đỉnh APEC ở Vladivostok tuần trước, và người ta không thể biết hai bên có đề cập đến chuyện này hay không. Tuy nhiên Bộ Ngoại Giao Nhật Bản cho biết hôm Thứ Ba đã cử vụ trưởng vụ Á Châu đến Bắc Kinh thảo luận để “tránh những hiểu lầm và thiếu sự giải thích về vấn đề.”

Từ tháng 7, Thủ Tướng Noda đã hé lộ ý kiến chính phủ Nhật sẽ mua quần đảo. Truyền hình NHK khi loan tin ký hợp đồng mua bán với gia đình Kurihara hôm Thứ Ba, nói thêm rằng chính quyền trung ương Nhật Bản không có ý định phát triển Senkaku. Nhiều chuyên gia về chính trị và bang giao quốc tế giải thích rằng động thái này nhằm ngăn chặn ý định của thống đốc Tokyo, ông Shintaro Ishihara, người có khuynh hướng tích cực chống Trung Quốc và đã phát động cuộc gây quỹ được $18 triệu để mua quần đảo. Nếu thuộc sở hữu của thành phố Tokyo, quần đảo không có cư dân thường trú này sẽ được xây một ngư cảng và phát triển nhiều cơ sở hoạt động khác. Những việc như vậy là sự khiêu khích mạnh mẽ đối với Trung Quốc và sẽ làm gia tăng căng thẳng giữa hai nước.

“Ishihara đặt chính phủ Nhật Bản vào một tình thế khó xử và đẩy họ tới chỗ phải có hành động hiện nay,” theo nhận định của bà Sheila Smith, thành viên cao cấp Hội Ðồng Bang Giao Quốc Tế ở Washington. Bà cho rằng phản ứng của chính phủ Nhật Bản để gạt Ishihara qua bên như vậy là một chiều hướng tốt. Ông này trước đây đã tuyên bố hy vọng sẽ đến thăm Senkaku vào tháng 10 và nếu chuyện này xảy ra, chắc chắn Trung Quốc sẽ rất tức giận. Theo lời bà Smith: “Nhật Bản không thể để cho vấn đề tranh chấp hải đảo gây trở ngại cho mối quan hệ với Trung Quốc, một đối tác mậu dịch tối thiết yếu. Tokyo cần phải giải quyết được nhiều vấn đề khó khăn với Trung Quốc để bảo đảm rằng liên hệ kinh tế giữa hai quốc gia tiếp tục phục vụ những nhu cầu cho cả hai bên.”

Phản ứng mạnh mẽ của Trung Quốc tuy nhiên là điều dễ hiểu. Giáo Sư Carlyle Thayer trường Ðại Học New South Wales ở Australia, chuyên viên về các vấn đề an ninh khu vực, nói rằng: “Ðấy là cách đáp trả kiểu ăn miếng trả miếng vì Trung Quốc rất nhạy cảm về những chuyện chủ quyền.” Còn sự thật thì chỉ là trò biểu diễn thái độ coi bên nào sẽ cục cựa trước.

Lực lượng tuần duyên Nhật Bản nói họ sẽ không có biện pháp ứng phó nào đặc biệt đối với các tàu Trung Quốc nhưng sẽ tiếp tục theo dõi mọi diễn tiến. Ngược lại, tàu hải giám Trung Quốc là loại tàu bán quân sự võ trang nhẹ, có nhiệm vụ tuần tra bảo vệ duyên hải, ngăn chặn xâm nhập trái phép, xuất nhập cảng hàng lậu và thực hiện các hoạt động cứu cấp trên biển. Ðó không phải là những chiến hạm có khả năng hải chiến và theo dự đoán của Giáo Sư Thayer, các tàu này sẽ không đến gần dưới 12 hải lý thuộc vùng lãnh hải Senkaku.

Tân Hoa Xã cho biết tại Bắc Kinh khoảng 20 người tập họp phản đối trước tòa Ðại Sứ Nhật Bản và những cuộc biểu tình cũng diễn ra ở hai thành phố khác miền Ðông và miền Nam. Những hành động chống đối chỉ ôn hòa không xảy ra bạo động, những người biểu tình trương quốc kỳ Trung Quốc và cảnh sát đã ngăn chặn kịp thời một người định đốt cờ Nhật Bản.

Ngoại Trưởng Koichiro Gemba lập luận rằng việc chính phủ Nhật mua Senkaku là hành động nhằm “duy trì hòa bình và ổn định” cho vùng hải đảo có tranh chấp. Ông tuyên bố với các phóng viên: “Chúng tôi không thể làm thương tổn sự phát triển quan hệ điều hòa giữa hai nước vì vụ việc này. Hai quốc gia chúng tôi cần hành động bình tĩnh trong quan điểm và theo viễn cảnh rộng rãi hơn.”

Quần đảo Senkaku theo tên gọi của Nhật, Diaoyu hay Diaoyutai (Ðiếu Ngư Ðài) theo tên gọi của Trung Quốc và Ðài Loan, là một nhóm đảo nhỏ trong vùng biển Ðông Hải, phía Ðông Trung Quốc, Ðông-Bắc Ðài Loan và phía Bắc của hải đảo cuối cùng trong dãy đảo Ryukyu (Lưu Cầu) mà Okinawa là hòn đảo chính.

Quần đảo gồm 5 đảo và 3 mỏm đá trơ trụi, tất cả đều không có cư dân thường trú, đảo lớn nhất Uotsuri Jima chỉ rộng 4.32 km2. Nhóm đảo này ở cách xa Ðài Loan khoảng 120 hải lý, Okinawa 200 hải lý và lục địa Trung Quốc 200 hải lý.

Nhật Bản có đủ cơ sở pháp lý để xác định chủ quyền, nhưng chỉ trong lịch sử cận đại và hiện đại. Sau cuộc chiến tranh Trung-Nhật năm 1895, Trung Hoa phải nhượng cho Nhật Bản đảo Ðài Loan và quần đảo Lưu Cầu. Chính phủ Nhật Bản thời Minh Trị Thiên Hoàng đã sát nhập Senkaku vào lãnh thổ Nhật và người đầu tiên đến định cư lập nghiệp là công dân Nhật Koga Tatsushiro, một tài liệu còn lại là hồ sơ khai thuế bất động sản năm 1932. Ông mở một cơ sở chế biến cá ngừ và sau này người con của ông, Koga Zenji, tiếp tục công việc nhưng tới 1940 phải ngừng vì tình trạng chiến tranh.

Sau Thế Chiến II, Okinawa và các hải đảo lân cận bao gồm Senkaku đặt dưới quyền giám hộ của Hoa Kỳ. Nhiều tàu thuyền đánh cá thỉnh thoảng ghé vào đảo nhưng vẫn không có người nào ở lại đây. Năm 1972, Hoa Kỳ trao trả Okinawa và Senkaku lại cho Nhật Bản, Trung Quốc cũng như Ðài Loan không có phản ứng chính thức gì.

Koga Zenji sau đó bán đất trên đảo Uotsuri và các đảo khác cho gia đình Kurihara năm 1978, nhưng gia đình này không hoạt động khai thác gì ở đây. Ðến bây giờ chính phủ Nhật mua lại các hải đảo này, chỉ để xác lập quyền sở hữu (quốc hữu hóa), còn về chủ quyền Senkaku vẫn được coi là thuộc Nhật Bản.

Tranh chấp chủ quyền nổi lên từ hai thập kỷ gần đây khi phát hiện vùng biển Ðông Hải ngoài hải sản dồi dào là nơi có nhiều tài nguyên dầu khí. Trung Quốc và Ðài Loan đứng cùng về một phía, lập luận rằng căn cứ theo những tài liệu lịch sử từ thế kỷ 15, thời các triều đại nhà Minh và nhà Thanh, quần đảo Ðiếu Ngư đã thuộc về Trung Hoa, trong khi Nhật Bản chỉ có thể nói đến Senkaku từ 1895. (HC)

Post Reply