Quán Vắng không Người ...3

Buồn vài phút xin ghé thăm đây; muốn tán gẫu ghé đây... Chia sẻ tâm tư vô đây.... Không biết nói gì làm gì vô đây!!! Bài viết sẽ giữ lại trong 7 ngày và quá hạn sẽ đi vào thiên cổ của không gian Cyber!!!

Moderator: khieulong

User avatar
thuyduong
Posts: 447
Joined: Fri Dec 04, 2009 6:41 pm

Post by thuyduong »

Image

Sự ngược đãi Blogger Điếu cày có yếu tố Trung Quốc?

Những ai quan tâm tới thời cuộc ở Việt Nam những ngày này, không thể bỏ qua sự kiện đang nóng! Blogger Điếu Cày –
Nguyễn Văn Hải đã tuyệt thực được đúng 4 tuần. Câu hỏi được đặt ra, nguyên do nào khiến anh Hải phải tuyệt thực.
Tại sao chuyện đó lại diễn ra vào thời điểm “nhạy cảm” trước chuyến thăm Hoa Kỳ của ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang?

Image
Blogger Điếu Cày biểu tình chống Trung Quốc trước cửa Nhà hát lớn TP Hồ CHí Minh…

Dù chưa bao giờ giáp mặt cũng như chưa được đọc các bài viết của anh Điếu Cày. Nhưng khi được coi những hình ảnh hiên ngang của anh đi biểu tình chống Trung Quốc xâm lấn Biển Đông của Việt Nam thì tôi rất có cảm tình với blogger yêu nước tuổi Thìn này.

Nhờ bác Google tìm giúp, chỉ cần gõ mấy chữ “vụ án điếu cày nguyễn văn hải” thôi, đã thấy hiện lên 2.120.000 kết qủa trong vòng o,12 giây. Vài nét tóm lược cơ bản nhất về nhân thân và các đánh giá đa chiều về vụ án nổi tiếng trên như sau.

Điếu Cày là ai?

Điếu Cày là tên của một blogger nổi tiếng (sau khi bị bắt tù) của Việt Nam có tên thật là Nguyễn Văn Hải. Sinh ngày 23/9/1952, quê ở Hải Hưng (Hải Dương – Hưng Yên), người Kinh, hiện đang sống tại 57/3-4 Phạm Ngọc Thạch, phường 6, quận 3, TP Hồ Chí Minh.

Anh Hải từng là thợ sửa chữa điện tử, chủ cửa hàng Video Camera Hoàng Hải, quận 3, TP Hồ Chí Minh.

Anh Nguyễn Văn Hải là con ông Nguyễn Văn Duy và bà Trần Thị Huệ. Vợ là Dương Thị Tân (SN: 1958, nay đã ly dị). Có hai con là: Nguyễn Thị Thu H­ương, Nguyễn Trí Dũng.

Cũng như hàng triệu thanh niên sinh ra và lớn lên trên miến Bắc XHCN, rời ghế nhà trường, Nguyễn Văn Hải nhập ngũ vào thời kỳ cuộc kháng chiến “Chống Mỹ cứu nước” ác liệt nhất (1971). Sau khi kết thúc chiến tranh, thống nhất đất nước (1976), anh Hải phục viên về làm việc tại Công ty Kim khí Hải Phòng. Sau đó anh chuyển vào TP Hồ Chí Minh học nghề sửa chữa điện tử và làm nghề sửa chữa điện tử tại Công ty Dịch vụ Th­ương mại Sài Gòn. Năng động và tháo vát, anh thợ điện tử Nguyễn Văn Hải còn tham gia một số công việc như tổ chức biểu diễn, mua bán bất động sản. Nhờ làm ăn thuận buồm xuôi gió, cuộc sống của gia đình anh khấm khá dần lên.
Image
Nguyễn Văn Hải và chị Dương Thị Tân, thời làm ăn buôn bán may mắn ở Sài Gòn.

Nếu như Nguyễn Văn Hải chỉ dừng lại ở việc làm ăn buôn bán thuần túy, sẵn có mối quan hệ tốt với chính quyền ở cơ sở, rất có thể anh đã trở thành một doanh nhân thành đạt và biết đâu, có chân trong một tổ chức ngoại vi nào đó của chế độ. Nhưng do trăn trở với tương lai đất nước, vào tháng 9 năm 2007 anh cùng vài người bạn đã sáng lập ra tổ chức ”Câu lạc bộ Nhà báo tự do” (CLBNBTD). Khi công khai một tổ chức ngoài sự kiểm soát của chế độ, tuy chỉ là một tập hợp rất nhỏ nhưng không bao giờ được nhà nước hoan nghênh, cho dù trên hiến pháp có ghi rõ quyền tự do này. CLBNBTD dùng thế mạnh của công nghệ thông tin (Internet) để làm diễn đàn trao đổi những nội dung trái với “định hướng” của chính thống. Như chuyện kêu gọi đi biểu tình chống Trung Quốc lấn chiếm Biển Đông của Việt Nam chẳng hạn. Là vô cùng ”nhạy cảm” trong mối quan hệ Việt – Trung rất phức tạp trong bang giao quốc tế hiện nay.

Nguyễn Văn Hải đã bị bắt vào ngày Chủ nhật 20 tháng 4 năm 2008 (trước lễ ”Rước đuốc…” chín ngày) tại thành phố Hồ Chí Minh, sau khi anh cùng một số thành viên của nhóm CLBNBTD biểu tình phản đối việc rước đuốc Olympic Bắc Kinh qua TPHCM theo lộ trình ác ý của Trung Nam Hải, các hình ảnh biểu ngữ của nhóm CLB Nhà Báo tự do đã được loan truyền trên nhiều diễn đàn mạng và nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của đông đảo người Việt yêu nước ở khắp nơi. Đó chính là lý do khiến Điếu Cày – Nguyễn Văn Hải bị gán vào tội danh “trốn thuế” và bị kêu án 30 tháng tù giam.
Image
Blogger Điếu Cày (trái) và blogger Tạ Phong Tần tại phiên xử ở Tòa án Nhân dân TPHCM hôm 24 tháng 9 năm 2012.

Sau khi chấp hành đầy đủ án phạt tù giam, Điếu Cày lại không được trả tự do mà tiếp tục bị câu lưu với cáo buộc mới ‘Tuyên truyền chống Nhà nước’ (theo Điều 88). Trong hoàn cảnh bị ngược đãi, biệt giam bặt vô âm tín. Vào ngày 5/7/2011, bà Dương Thị Tân, vợ cũ của Điếu cày còn nhận được hoang báo của một nhân viên công lực, ông Hải bị mất một cánh tay trong tù. Cùng với các blogger trong nhóm (Tạ Phong Tần; Anh Ba Sài Gòn-Phan Thanh Hải), qua hai phiên sơ và phúc thẩm vào tháng 9 và tháng 12 năm 2012, Điếu Cày-Nguyễn Văn Hải bị kết án rất nặng với 12 năm tù giam (Tạ Phong Tần 10 năm, chỉ có Phan Thanh Hải được tuyên giảm từ 4 xuống 3 năm do “thành khẩn nhận tội”).

Theo các báo quốc doanh (như tờ Thanh Niên) đưa tin, CLBNBTD từ giữa tháng 9 năm 2007 tới tháng 10 năm 2010 bị cáo buộc là đăng 421 bài viết “bóp méo sự thật, nói xấu đảng và nhà nước”. Các ông Nguyễn Văn Hải và Phan Thanh Hải còn bị nghi ngờ tham dự một khóa đào tạo vào đầu năm 2008 được tổ chức bởi một tổ chức chính trị đối lập ở nước ngoài của Việt Nam, đảng Việt Tân.

Mặc dù vậy, Luật sư Hà Huy Sơn, người đại diện hợp pháp của Nguyễn Văn Hải, cho biết thân chủ của ông “không vi phạm pháp luật Việt Nam”.

Dư luận quốc tế trước bản án dành cho Blogger Điếu Cày
Image Điếu Cày – Nguyễn Văn Hải từng được vinh danh Giải thưởng Hellman/Hammett (năm 2009) của tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch dành cho các ngòi bút can đảm cổ xúy cho dân chủ-nhân quyền, bất chấp đàn áp chính trị. Trường hợp của Điếu Cày được cộng đồng quốc tế đặc biệt quan tâm, và các bản án Việt Nam dành cho anh bị thế giới cho là bằng chứng của sự vi phạm nhân quyền trầm trọng đối với các quyền căn bản của công dân, trong đó có quyền tự do ngôn luận và quyền tự do báo chí.

Blogger Điếu Cày từng được Tổng thống Mỹ Barack Obama vinh danh trong ngày Tự do Báo chí Thế giới (3/5/2012) khi nhắc tới những ngòi bút bị tù đày vì đã can đảm đấu tranh cho dân chủ-nhân quyền:

“Chúng ta không được quên [các nhà báo] như blogger Điếu Cày, người bị bắt giữ năm 2008 trùng hợp với một khối lượng đàn áp báo chí công dân ở Việt Nam “

Ngay khi kết thúc phiên xử vào ngày thứ sáu 28/12/2012, luật sư Hà Huy Sơn bảo vệ quyền lợi cho ông Nguyễn Văn Hải nói với BBC Tiếng Việt: “Bản án không ghi nhận, không phản án diễn tiến phiên tòa. Nhưng người ta cứ thực hiện theo thủ tục tố tụng… Đặc biệt là Hội đồng xét xử nói rằng (vụ này) không có tổ chức, và việc đi Thái Lan không phải là hành vi bị truy tố”.

Còn ông Phil Robertson, Giám đốc Khu vực Châu Á của Tổ chức theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch nói rằng:

“Vụ xử kháng án của Điếu Cày và đồng nghiệp của ông được thực hiện vào đúng tuần lễ nghỉ phép nhằm tránh chỉ trích trong giới ngoại giao và Liên Hợp Quốc do vi phạm quyền tự do biểu lộ”.

“Không ai trong số ba thành viên của Câu lạc bộ Nhà báo Tự do – Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải (anhbasg) – đáng bị bắt giữ, họ không đáng bị xử tù vì thực thi quyền biểu lộ quan điểm dưới các hình thức khác nhau, kể cả trên trang blog cá nhân”. (Xem ở đây).

Tên của blogger Điếu Cày nằm trong danh sách các tù nhân lương tâm đang được giới bảo vệ nhân quyền và các nhà làm luật Hoa Kỳ thúc đẩy Tổng thống Obama yêu cầu Hà Nội phóng thích nhân chuyến công du của Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang tới Washington vào ngày 25/7 tới đây.

Yếu tố Trung Quốc trong Vụ án Điếu Cày

Những cáo buộc tòa đưa ra có liên quan tới một số bài viết chính trị của ba blogger trên trang mạng “Câu lạc bộ Nhà báo Tự do” và trên các trang blog cá nhân, chỉ trích tham nhũng, bất công và phê phán các chính sách đối ngoại của nhà nước là việc làm rất bình thường trong xu thế hội nhập hiện nay. Trên thực tế, ảnh hưởng của các bài viết của các thành viên trong CLBNBTD cũng khá mờ nhạt và ít gây được tiếng vang trong công luận. Trái lại những hình ảnh của blogger Điếu Cày – Nguyễn Văn Hải đi biểu tình chống chủ nghiã bành trướng Bắc Kinh ở Sài Gòn được lan truyền rất nhanh trên các trang mạng xã hội ở Việt Nam khiến anh “bạn vàng” 16/4 của ĐCSVN bầm gan tím ruột.

Trở lại sự kiện hơn 5 năm trước, dân chúng Việt Nam (Sài Gòn) không hào hứng mấy với màn trình diễn tốn kém ”Rước đuốc Olympic Bắc Kinh” qua ngả TP Hồ Chí Minh vào ngày 29/4/2008. Cho dù tờ Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của ĐCSVN số ra ngày 30/4/2008, trên trang nhất đã đăng một bài khá hoành tráng về Lễ rước đuốc Olympic ở TP.HCM. Với các ngôn từ biểu cảm như “xúc động”; “ngọn lửa thiêng” và tô vẽ những hình ảnh (tưởng tượng) như “sự cổ vũ đông đảo của nhân dân TP.HCM”. Lại dẫn cả lời ông Chủ nhiệm Ủy ban TDTT Nguyễn Danh Thái: “Kể từ hôm nay, TP. Hồ Chí Minh mãi mãi là một phần trong lịch sử Olympic hiện đại với tư cách là một điểm đến của ngọn lửa Olympic, biểu tượng của tinh thần Olympic”.

Việc này đã được một độc giả ở TP HỒ Chí Minh chứng kiến sự việc mô tả khá chân thực và đặt các câu hỏi như sau:

“Ngày 29.4, ngày ngọn đuốc Olympic sẽ được rước tại TP.HCM, cảnh sát ken dày khắp các ngả đường từ rất sớm. Trước Nhà hát lớn ở trung tâm thành phố, một nhúm người Trung Quốc (thực ra là quân đặc nhiệm, nhìn kiểu tóc là biết liền) vẫy cờ, giương bản đồ và reo hò.

Trên bản đồ Trung Quốc mà họ trưng ra, phía bên dưới, chỗ quần đảo Hoàng Sa, có ba vạch gì đó rất khó hiểu.

Một kiểu ám chỉ chăng?

Ba vạch này cũng rất gần với cái gọi là TAM SA (三沙) phải không các bác?

(Tôi vừa nghĩ ra điều này: Phía bên dưới bản đồ phần lãnh thổ chính của TQ, có một vạch phía trên và ba vạch chụm vào nhau ở phía dưới. Đây có thể là cách biểu thị ý: Tam Sa sẽ được hợp (nhất – tức một vạch phía trên) vào Trung Quốc.

Image
Người Trung Quốc đứng giữa Sài Gòn và công khai trương khẩu hiệu: “Kiên quyết duy trì tổ quốc thống (nhất)”. Nghĩa là sao?
Trong khi người Việt không được phép nói hoặc trương biểu ngữ: “Hoàng Sa – Trường Sa của VN”.

Vậy đất nước này là của ai?

Đất nước này là của ai?

Câu hỏi đó cứ ray rứt tất cả những trái tim người Việt Nam yêu nước suốt nhiều năm qua. Ngay lối hành xử của chính quyền từ việc qui tội “trốn thuế” cho blogger Điếu Cày (thứ tội mà bất kỳ người Việt Nam thời làm ăn theo ”Kinh tế Thị trường” cũng đều vướng nếu chính quyền muốn). Nạn nhân chấp hành án xong lại bị truy tố tiếp với tội danh “Tuyên truyền chống phá nhà nước” (theo Điều 88 - Bộ luật Hình sự), với các điều khoản mà nhiều nhóm nhân quyền cho là “qui định chung chung và mơ hồ”.
Image
Hình ảnh Blogger Điếu Cày đầu năm 2013

Nay tưởng như vụ việc xử án (“bản án bỏ túi”) đối với Điếu Cày – Nguyễn Văn Hải đã tạm lắng dịu đi phần nào. Thì ai đó lại như muốn khuấy động trở lại bằng việc phân biết đối xử, ngược đãi với đủ các thủ đoạn như đánh đập, biệt giam, cắt thăm nuôi, luân chuyển liên tục qua nhiều trại giam khác nhau gây khó rễ cho gia đình tới thăm nuôi. Cách đây hơn 2 tháng, Điếu Cày còn bị di lý ra vùng thâm sơn cùng cốc ở Xứ Nghệ. Tại Trại giam số 6 ở Thanh Chương Nghệ An, nơi hắc ám vào bậc nhất nước. Những cai ngục cứ nhất mực bắt người “tù nhân lương tâm” Điếu Cày – Nguyễn Văn Hải phải ký vào giấy nhận tội. Bằng không sẽ kỷ luật biệt giam 3 tháng. Thứ qui tội giành cho những người mắc bệnh tâm thần, bệnh truyền nhiễm hay vi phạm nội qui chấp hành án nhiều lần. Dường như cơ quan thi hành án (Trại 6) muốn làm thay phần việc (đã xong) của tòa án? Việc này nếu không có chủ trương từ cấp trên thượng tầng, chắc Ban Giám thị Trại 6 dù có lộng hành tới đâu cũng khó mà mà cả gan tự tung tự tác như vậy.

Tóm lại, mặc dù Điếu Cày – Nguyễn Văn Hải chả có tư thù với cá nhân ai trong hàng ngũ chóp bu. Nhưng với cách phân biệt đối xử qúa ư bất thường như vậy khiến ta phải nghĩ tới yếu tố Trung Quốc đã thể hiện khá rõ trong vụ án tưởng như qúa ư bình thường này.

Ai đã chỉ đạo việc ép blogger Điếu Cày phải ký vào bản nhận tội trước thềm cuộc gặp thượng đỉnh Việt-Mỹ ở thủ đô xứ Cờ Hoa vào hôm 25/7 tuần tới?

Nếu nói dại, Nguyễn Văn Hải bị thiệt mạng hay chịu nhún ký bừa vào cái bản nhận tội vô luân vô pháp kia? Chắc chắn hậu qủa các hệ lụy đi kèm sẽ không nhỏ chút nào. Ai sẽ được hưởng lợi trong miếng võ bẩn sặc mùi tiểu nhân Tàu này?

Xin nhường cho các bậc cao nhân kiến giải dùm!

Gocomay

langbat
Posts: 256
Joined: Sat Sep 22, 2012 3:50 am

Post by langbat »

Nhân chuyến thăm Mỹ của Chủ Tịch CSVN Trương Tấn Sang

Tiến Sĩ Ðinh Xuân Quân
Tại kỳ họp Shangri-La, Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng nhìn nhận rằng: “Ðâu đó đã có những biểu hiện đề cao sức mạnh đơn phương, những đòi hỏi phi lý, những hành động trái với luật pháp quốc tế, mang tính áp đặt và chính trị cường quyền.”

Sau đó ta thấy Việt Nam tiếp tục bắt giữ những người vận động cho dân chủ, nhân quyền.

Nay Chủ Tịch CSVN Trương Tấn Sang viếng thăm Trung Quốc, Indonesia và sắp tới là Hoa Kỳ.

Chuyến viếng thăm Trung Quốc có phải là một việc “bất đắc dĩ” và là một bước thụt lùi so với chính sách ngoại giao được công bố tại Shangri-La? Cuộc viếng thăm Hoa Kỳ sắp tới của ông Sang sẽ được đánh giá thế nào sau cuộc viếng thăm Trung Quốc - mối lo Ðại Hán, hội nghị ASEAN - các ngoại trưởng (ARF) Châu Á-Thái Bình Dương và tiếng nói của các cộng đồng người Việt trên thế giới và tại Hoa Kỳ?

Diễn đàn Shangri-La

Tại Shangri-La, Singapore, diễn văn của ông Dũng đã đưa ra một chính sách ngoại giao rõ rệt. Các điểm chính của chính sách ngoại giao này là: phòng vệ, giữ chủ quyền, không liên minh với một nước này chống lại nước kia, hoan nghênh sự can dự tích cực của cả Trung Quốc lẫn Hoa Kỳ ở Á Châu Thái Bình Dương, và củng cố sự đoàn kết của ASEAN.
Khi ông Nguyễn Tấn Dũng nhận định như câu vừa trích ở trên, nhất là câu “Cùng nhau xây dựng và củng cố lòng tin chiến lược vì hòa bình, hợp tác, thịnh vượng là lợi ích chung của tất cả chúng ta.” thì có thể coi như VN có một chính sách đối ngoại mới đối với TQ. (1)

Nói tóm lại, đó là chính sách ngoại giao mới của Việt Nam.

Chuyến thăm Trung Quốc của Trương Tấn Sang

Ngày 19 Tháng Sáu, ông Sang thăm chính thức TQ thể hiện chủ trương Ðối Thoại Song Phương Trung-Việt.
Hai bên đã ký kết 10 văn kiện hợp tác song phương. Các văn kiện hợp tác, gồm có:

-Chương trình hành động giữa chính phủ Việt Nam và chính phủ Trung Quốc về việc triển khai quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện.

-Thỏa thuận hợp tác biên phòng giữa hai Bộ Quốc Phòng.

-Thỏa thuận giữa Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam và Bộ Nông Nghiệp Trung Quốc về việc thiết lập đường dây nóng về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển.

-Hiệp định khung giữa chính phủ Việt Nam và chính phủ Trung Quốc về việc Trung Quốc cung cấp cho Việt Nam khoản tín dụng ưu đãi (cho dự án hệ thống thông tin đường sắt) trị giá 320 triệu Nhân dân tệ.

-Bản Ghi nhớ giữa chính phủ Việt Nam và chính phủ Trung Quốc về việc thành lập Trung tâm văn hóa tại hai nước.

-Ðiều lệ công tác của Ủy ban Hợp tác Quản lý Cửa khẩu Biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc.

-Thỏa thuận giữa Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam và Tổng Cục Giám Sát Chất Lượng, Kiểm Nghiệm, Kiểm Dịch Trung Quốc về hợp tác trong lĩnh vực kiểm nghiệm, kiểm dịch động thực vật xuất nhập khẩu.

-Kế hoạch hợp tác giữa liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Hội Hữu Nghị Ðối Ngoại Nhân Dân Trung Quốc giai đoạn 2013-2017.

-Hiệp định vay cụ thể tín dụng người mua ưu đãi cho Dự án Nhà máy Ðạm than Ninh Bình trị giá $45 triệu.

-Thỏa thuận sửa đổi lần thứ 4 giữa Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam và Tổng Công Ty Dầu Khí Ngoài Khơi Quốc Gia Trung Quốc liên quan tới Thỏa Thuận Thăm Dò Chung trong khu vực thỏa thuận ngoài khơi trong Vịnh Bắc Bộ.

Nói tóm theo báo chí VN và Tập đoàn Petro Việt Nam thì thỏa thuận này là sự hợp tác giữa hai Tổng công ty Dầu khí của hai quốc gia Việt-Trung.

Hội Nghị ASEAN và diễn đàn ARF

Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) ngày 2 Tháng Bảy tại Bandar Seri Begawan, Brunei, (2) ASEAN chứng tỏ có sự đoàn kết hơn và thông cáo chung đề cập đến “các vấn đề và diễn biến gần đây” ở biển Ðông, xác định quan điểm chung của ASEAN qua “6 nguyên tắc về biển Ðông”, và “tham khảo chính thức” với TQ để sớm hoàn tất Quy tắc ứng xứ (COC).
Nói tóm lại, ASEAN đã đoàn kết hơn, ít bị TQ chi phối như tại Cambodia năm ngoái.

Khó khăn và cơ hội mới của Việt Nam trước đe dọa Ðại Hán

Tại diễn đàn quốc phòng Shangri-La, phía VN lần đầu tiên công kích TQ “cường quyền” nhất là chủ quyền tại Biển Ðông.
Mặc dù chưa đọc/phân tích hết 10 văn kiện được ký trong chuyến viếng thăm TQ của ông Sang, tác giả có một số ý kiến như sau:

-Vấn đề Biển Ðông không được nêu lên, nhất là cách giải quyết qua luật quốc tế UNCLOS 1982.

-Về chuyến viếng thăm TQ, một giả thuyết cho là TQ muốn chia rẽ lãnh đạo VN, ngăn chặn ông Dũng chuyển hướng đối ngoại sang phía Mỹ. Một giả thuyết khác là các lãnh đạo CSVN như Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Phú Trọng chia vai trò, mỗi người làm việc trong quy trình chuyển hướng đối ngoại sang phía Mỹ. Dù sao nguy cơ một vụ “Thành Ðô” thứ 2, việc đi đêm với TQ ngày sâu hơn, cái vòng kim cô TQ đặt trên đầu VN ngày càng nặng hơn.

-Các văn kiện cho thấy có lợi cho phía TQ nhiều hơn VN - coi như các văn kiện được soạn thảo trước khi ông Sang qua TQ.

Ví dụ 1: Về “Bản Ghi nhớ giữa chính phủ Việt Nam và chính phủ TQ về việc thành lập Trung tâm văn hóa tại hai nước” thì rõ ràng phía TQ có mưu đồ muốn biến các trung tâm này thành nơi dạy tiếng Hoa hầu biến VN thành chư hầu hay thành một tỉnh của TQ.

Ví dụ 2: VN bằng lòng để cho 4 tỉnh và vùng tự trị của TQ dọc biên giới là Quảng Ðông, Quảng Tây, Hải Nam và Vân Nam được quyền hợp tác kinh tế, giao dịch thương mại và nhiều lĩnh vực khác với 7 tỉnh của Việt Nam gồm Ðiện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh. Như vậy trong vài năm, 7 tỉnh VN sẽ trở thành tỉnh TQ.

Ví dụ 3: Việc TQ cung cấp cho VN khoản tín dụng ưu đãi cho dự án hệ thống thông tin đường sắt trị giá $20 triệu là một nguy cơ chiến lược vì nó sẽ nối liền đường sắt từ các tỉnh TQ thẳng tới VN. [Dự án được sắt từ biên giới đến Hà Nội là do Âu Châu-Nhật đài thọ trong khi tín dụng ưu đãi là chỉ nối liền phía TQ với con đường sắt đó].

Ví dụ 4: Về việc thiết lập đường dây nóng về các hoạt động nghề cá trên biển thì chỉ vài ngày sau khi ký hiệp định thì nhiều tàu các VN bị tàu hải chính 306 TQ cướp tài sản.

Cơ hội cho VN

Ða số người VN đều biết ý đồ thâm hiểm của TQ-Ðại Hán. Chuyến viếng thăm của ông Sang tới Hoa Kỳ được nhiều trí thức trong nước coi như một cơ hội.

Nhiều phân tích cho thấy chuyến đi Hoa Kỳ mau như vậy là vì thất bại của chuyến công du TQ của ông Sang [Xem bài RFI (3).] Bài của David Brown trong Yale Review cũng nói là “TQ hứa suông nhưng vẫn lấn lướt VN trên Biển Ðông.” [Xem (4)]

Vì lòng yêu nước bài Trung, nhiều nhân sĩ trí thức trong nước gửi thư cho ông Sang yêu cầu nắm thời cơ - “GIẢI HÁN và THỰC THI DÂN CHỦ” trong chuyến đi gặp TT Obama ngày 25 Tháng Bảy. Theo bản kiến nghị, thì “...đây là một hành động có tính toán, thể hiện rõ âm mưu và thủ đoạn xảo quyệt của giới cầm quyền Bắc Kinh”, như vậy không thể trông mong vào “đường dây nóng”. Tuyệt đối không để những “cam kết” với Trung Quốc vừa qua phủ bóng lên cuộc công du của chủ tịch nước lần này. [Xem bài của GS Tương Lai và thư của 82 trí thức gởi CT TTS trên mạng Boxít VN (5)].

Các cộng đồng VN tại hải ngoại cũng nghĩ như vậy. (Nhân đây chúng tôi xin mở ngoặc về một chuyện bên lề nhưng cần thiết: Khi bày tỏ ý kiến với chính quyền hoặc Quốc Hội Hoa Kỳ, nhiều cộng đồng VN tự xưng là “Cộng đồng tỵ nạn, cộng đồng người Việt Quốc gia, v.v...” đó là một danh xưng không chính xác trong khung cảnh chính trị của xứ này. Quốc Hội hay chính phủ Mỹ không có nhiệm vụ bênh vực một “cộng đồng tị nạn” hoặc một nhóm “người Việt quốc gia”, mà họ chỉ xét khi đó là NGƯỜI MỸ - người Mỹ gốc Việt, gốc Do Thái, gốc Nhật Bản, v.v... Khi không xưng mình là Người Mỹ Gốc Việt để tranh đấu thì đó là mình tự hại mình. Vấn đề là chúng ta phải bước vào Dòng Chính (main stream), với tư cách là Người Mỹ thì mới có thế mạnh để đặt vấn đề và được lắng nghe. Còn nếu cứ xưng “cộng đồng tị nạn” với “người Việt quốc gia” thì chính ta đã biến thành lạc lõng giữa chính giới Hoa Kỳ. Quốc Hội hay chính phủ Mỹ chỉ có thể can thiệp nếu chúng ta là “Công dân Mỹ - gốc Việt.” Chính phủ hay Quốc Hội không có lý do can thiệp cho người VN, hay người tỵ nạn. Vậy cộng đồng người Việt tị nạn chúng ta phải đổi lối suy nghĩ, đổi cả tư thế của mình khi đứng ra tranh đấu một việc gì với chính quyền hay QH Hoa Kỳ.)

-Chúng ta thấy TQ có thể chỉ là một anh “khổng lồ với bàn chân đất sét,” có thể sụp đổ một ngày nào đó vì gặp rất nhiều trở ngại kinh tế-chính trị và chống đối tại quốc nội cũng như tại quốc ngoại vì tính kiêu ngạo lại hung dữ - luôn luôn hăm dọa, bắt nạt các láng giềng (khó khăn kinh tế: bong bóng địa ốc, nợ xấu ngân hàng, nợ công, nợ xấu các DNNN, khó khăn chính trị tại Tân Cương, Tây Tạng, khó khăn biên giới với Ấn, với Nhật, với Philippines, VN, Malaysia, vấn đề Biển Ðông, v.v...). Vậy phe thân TQ có nhiều xác suất phá sản.

-Chúng ta thấy đồng minh thân thiết nhất của TQ (hơn cả VN) là Bắc Hàn, nơi trên 1 triệu quân TQ đã tham chiến và vài trăm ngàn đã bỏ mình tại đây, nay đã bị đàn anh TQ “thí trên bàn cờ của mối giao hảo Trung-Mỹ.” Liệu CSVN một ngày kia có sẽ bị tế thần như vậy không?

-Có những dấu hiệu khả quan vì các cộng đồng VN tại hải ngoại, các công dân của Anh, Canada, Ðức, Mỹ, Pháp, Úc, vv. đã và sẽ ảnh hưởng đến VN, đến nhân quyền - đến việc trả tự do cho các blogger, các nhà tranh đấu ôn hòa, đến cả việc “hòa hợp” với người chết đang nằm tại Nghĩa Trang Biên Hòa, v.v... [Việc ông tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn và thứ trưởng ngoại giao CSVN có mặt tại Nghĩa trang Biên Hòa vào Tháng Ba năm nay là một dấu hiệu cho thấy có đối thoại ngầm về vấn đề này].

-Bắt đầu có nhiều phái đoàn quân sự CSVN viếng thăm Ngũ Giác Ðài, đó là sự tiến bộ so với nhiều năm trước đây.
Muốn thành đối tác chiến lược với Mỹ, được nhập vào TPP và giữ vững bờ cõi VN trước người khổng lồ phương Bắc, tránh khỏi sự kiểm soát/trả thù kinh tế từ TQ thì tự mình phải có chuyển động. Nếu Việt Nam thực sự có tính toán như thế thì chuyến đi của ông Trương Tấn Sang có thể là cơ hội tốt.

Kết luận

Có thể hy vọng chăng các lãnh đạo CSVN đang chơi trò phân thân, mỗi người đóng một vai, nhưng mục tiêu sau cùng vẫn là VN có thể “thoát Tàu” để chuyển hướng đối ngoại sang phía Mỹ? Trước mắt, chuyến đi của ông Sang còn gây nhiều nghi vấn là phía VN đang bị TQ kiểm soát sâu hơn, đang có một “Thành Ðô” thứ 2, và thêm một cuộc đầu hàng từ phía VN.

Làm sao VN có thể ra khỏi cái tròng TQ? Chỉ có một cách: ông Sang phải có chính sách rõ ràng về nhân quyền, về Nghĩa trang Biên Hòa, về đường lối quân sự và chính trị hầu các nước như Nhật, Úc, Mỹ, Pháp có thể giúp VN chui ra khỏi mẻ lưới dày đặc người Trung Quốc đã giăng ra. Chỉ vài ba năm trước đây một mẻ lưới như vậy đã phủ kín Miến Ðiện, nhưng liệu ông Trương Tấn Sang có đủ bản lãnh của một Then Sein để phá tung mẻ lưới đang phủ chụp trên đất nước Việt Nam hiện nay chăng? Dù sao Miến Ðiện vẫn may mắn hơn Việt Nam ở chỗ không có đảng cộng sản!
Dù sao, việc ông Sang đi Hoa Kỳ vẫn được hy vọng là một thời cơ. Sẽ nắm được thời cơ đó nếu có sự hậu thuẫn của trí thức, của tuổi trẻ, của nông dân, nói chung là cả toàn dân. Nắm được thời cơ thì sẽ giữ được biển đảo và đất liền của giang sơn Việt Nam. Cần khôn ngoan và dứt khoát một cách sáng suốt, còn nếu vẫn theo lối “đi dây” đã lỗi thời thì thật là khó thoát khỏi móng vuốt của Trung Quốc!



--------------------------------------------------------------------------------


Chú thích:
1) Xem cùng tác giả Diễn Ðàn Thế kỷ 11/6/2013 www.diendantheky.net

2) http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/ ... 8.htmlLãnh đạo VN cấp tốc sang Mỹ sau thất bại của chuyến công du TQ, RFI ngày 22/7/2013

3) http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/2013072 ... trung-quoc

4) http://www.asiasentinel.com/index.php?o ... Itemid=188 David Brown “VN between Rock and a Hard place,” July 19, 2013.

5) http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/2013072 ... -du-hoNhân sĩ trí thức khuyến nghị chủ tịch nước VN trước chuyến viếng thăm Mỹ, RFI ngày 22 tháng 7, 2013.

User avatar
linhgia
Posts: 1308
Joined: Fri Dec 03, 2004 9:30 am

Post by linhgia »

Image

Việt-kiều

Tống-Phước-Hiến


Cuộc chiến-tranh vừa qua, nhiều người lầm tưởng đã kết thúc vào ngày 30.4.1975 và bị đánh giá là cuộc nội-chiến Nam Bắc, mà Cầu Hiền-Lương vắt qua giòng sông Bến-Hải, trên Vĩ-tuyến 17 là biểu-tượng cho một giai-đoạn xót-xa của lịch-sử. Thật ra, cuộc chiến-tranh đó vẫn được tiếp-diễn, nhưng theo thế-trận khác và ý-nghĩa cũng được nhận-định lại đúng đắn hơn!

Sau 30.4.1975 Cộng-sản phơi bày chân-tướng là một lũ phỉ quyền tham ác lưu-manh; nên Người Quốc-Gia giành đoạt được chính-nghĩa và tiến-hành cuộc chiến-tranh giải-phóng Dân-tộc hầu có điều-kiện đưa đất-nước đến phồn thịnh, nhân-dân được tự do. Trận quyết đấu nầy, người Quốc-Gia đang thắng-thế, từng bước chứng-minh Cộng-sản Việt Nam là tội-phạm nhân-loại, là tội-đồ Dân-tộc. Nhưng bỗng nhiên hàng-ngũ chúng ta có hiện-tượng giao-động, địch biết tránh né, thoát hiểm. Thì ra, chúng ta đang bị một loại “nội thù” rất nguy-hiểm mà mọi người thường gọi bằng tên nghe khá hiền lành “Việt-kiều”!

Tất-cả những người Việt Nam, nếu không là bọn có quyền thế sống hoan-lạc trên nỗi thống-hận Dân-tộc, và nếu có điều-kiện đều phải đành lòng chấp-nhận gian-nan, nghiệt-ngã, nguy-hiểm, đau nhục để đào thoát ra đi. Sóng nước đại-dương, rừng sâu, hải tặc, thổ-phỉ… không cản ngăn được ý chí. Họ đào thoát khỏi Cộng-sản dưới nhiều hình-thức như vượt biên, vượt biển, con lai, bảo-lãnh đoàn tụ, cựu tù nhân (H.O), Cựu nhân-viên Chính-phủ Hoa-Kỳ (U.11), thuyền-nhân hồi hương (ROVR); đào tỵ khi xuất ngoại như công-tác, biểu-diễn nghệ-thuật, thi đấu, công-nhân trong chương-trình"xuất-khẩu lao-động"; ngay cả những du-học-sinh hay du-lịch, v.v... phần đông trong thâm tâm họ cũng mơ ước cho toàn dân Việt Nam thoát khỏi ách nạn Cộng-sản.

Ðối với Việt-cộng, những người hội đủ điều-kiện được tái định-cư ở nước ngoài khi trở về Việt Nam đều bị xếp vào loại người có danh xưng là “Việt-Kiều”.

Nếu lấy 30.4.1975 làm thời-điểm, thì trước đó đã có nhiều đợt người Việt Nam đến sinh sống tại nhiều nước khác với nhiều lý-do:

A.- Tỵ-nạn do bị bức hại:

I/ Thời nhà Lý có hai đợt ra đi của hai Thân Vương nhà Lý và cùng trôi giạt vào nước Cao-Ly (hay còn gọi là Triều-Tiên hoặc Ðại-Hàn):

1/ - Ðại-Ðô-Ðốc Kiến-Hải-Vương Lý Dương-Côn cùng chiến thuyền binh-sĩ thuộc quyền, gia-nhân và gia-thuộc ra đi vì sợ bị phía bà Chiêu-Hiếu Thái-Hậu và Cảm-Thánh Hoàng-Hậu giết chết trong âm mưu tranh đoạt ngai vàng cho Hoàng-tử Thiên-Tộ (Tức vua Lý-Thần-Tôn).

2/- Các Ðô-Ðốc Kiến-Bình-Vương Lý-Long-Tường, Bình-Hải-Công Lý-Quang-Bật cùng hạm đội dưới quyền và khoảng 6.000 người vì tránh họa diệt tộc của Thái-Sư Trần-Thủ-Ðộ trong mưu-đồ tiếm-đoạt Vương quyền nhà Lý cho nhà Trần.

II/ Thời nhà Nguyễn cũng có nhiều đợt với nhiều lý-do, đa số cư ngụ tại Bangkok Thái-Lan:

1/ - Nhóm cùng bôn tẩu theo Nguyễn-Ánh (tức vua Gia-Long), vào cuối Thế-kỷ thứ 18.
2/ - Nhóm theo Thiên-chúa-giáo lánh-nạn sát đạo dưới thời Minh-Mạng, Thiệu-Trị (1820 –1847).
3/ -Nhóm thuộc hạ của Cụ Phan-Ðình-Phùng trốn giặc Pháp vào khoảng 1895.
4/ -Nhóm theo Cụ Phan-Bội-Châu (1908 – 1909).

B.-Vì những lý-do khác:

Bị Thực-dân Pháp lưu-đày, ép buộc trong chương-trình mộ dân, gia-nhập Quân-đội Liên-hiệp Pháp, du-học và không trở về hoặc xuất bôn chiến-đấu giành chủ-quyền cho Tổ-Quốc. Phần đông lưu-trú tại Pháp hay các Quốc gia thuộc Pháp, hoặc Trung-Hoa, Cao-Mên. Ai-Lao. Ngoài ra còn có một số ít định-cư tại những Quốc-Gia khác vì nhiều lý-do.

Trước khi đất nước rơi vào tay Cộng-sản, những người có nguồn-gốc Việt Nam, đang sinh-sống ở nước ngoài được gọi là Kiều bào để phân-biệt những sắc dân khác trú ngụ trên lãnh-thổ Việt Nam như Ấn-kiều, Hoa-kiều, Pháp-kiều. Nên khi Cộng-sản gọi những người Việt Nam đang định-cư ở nước ngoài là Việt Kiều đã hàm chứa ý-nghĩa những người nầy không còn là người Việt Nam. Số phận Việt Kiều chơi-vơi giữa người Ngoại Quốc và người Việt Nam tùy theo từng trường-hợp, nhưng bao-giờ Việt Kiều cũng bất-lợi kể cả trường-hợp so-sánh giữa Việt Kiều và những người thuộc các sắc dân khác cùng vào lãnh-thổ Việt Nam trong cùng thời-gian và cùng có lý-do phạm pháp giống nhau.

C.- So-sánh giữa Việt-kiều và ngoại-kiều:

1/-Giống nhau: Tất cả mọi ràng buộc về pháp-lý, hành-chánh, thuế khóa, kiểm-soát; những quy định gắt gao về giá trị kim ngạch hối xuất. Tóm lại không có sự khác biệt về phương-diện kiểm-soát quản lý và những gì thuộc về kinh-tế, tài chánh.

2/-Khác nhau: Nếu vì bất cứ lý do gì có liên-quan đến pháp-lý thì ngoại kiều được chi-phối bởi luật-pháp và thói quen mà quốc-tế đã chuẩn-nhận. Nhưng trong trường-hợp nầy thì Việt Kiều bị xem là "Công-dân Việt Nam”. Nghĩa là chúng thông-báo, hoặc xử phạt tùy theo ý chúng.

Chưa Quốc-gia nào có chính-sách kỳ-thị và ty-tiện với Kiều bào của mình như ngụy-quyền Cộng-sản Việt Nam. Dưới mắt chúng, Việt Kiều là thành-phần nguy-hại cho sự tồn tại chế-độ chúng, mặc dầu Việt Kiều cũng là con bò sữa giúp chúng hồi sức, đồng thời Việt Kiều cũng là những kẻ vong thân, nên Việt Kiều bị Việt Cộng xem như là những kẻ nô-lệ dùng để kháng-cự và tấn-công các tổ-chức yêu nước chân chính. Tóm lại, Cộng-sản Việt Nam xem khinh, xử -dụng sai khiến Việt Kiều nhưng lúc nào cũng rắp tâm hãm hại Việt Kiều.

Khi nền kinh-tế kiệt quệ, Cộng-sản thử nghiệm chính-sách chiêu-dụ Việt Kiều bằng nhiều hình-thức như: Gởi tiền, gởi quà, trở về thăm thân-nhân, du-lịch, hợp-tác, đầu tư làm ăn tại Việt Nam.

Có khá nhiều trường-hợp những Người Quốc-Gia chân-chính rất khổ tâm khi phải gởi tiền hay phải về Việt Nam vì tình-cảm, vì trách-nhiệm đối với thân-nhân, đồng-bào, đang lâm cảnh thiên-tai, lao đao cơ cực, hay đồng đội bị lăng nhục: xin được chia xẻ những hoàn cảnh cần có sự cảm-thông ấy. Ðồng thời cũng xin chân-thành nghiêng mình cảm tạ, ngưỡng-mộ những anh-hùng trở lại quê hương đối diện trực chiến với quân thù với quyết tâm lật đổ bạo-quyền Cộng-sản Việt Nam.

Ðối-tượng câu chuyện hôm nay là những Việt Kiều trở về trên tư-thế của kẻ “hãnh-tiến”, loại "áo gấm về làng", những kẻ đi tìm hoan-lạc trên nỗi đau thương bất hạnh của đồng-bào, đồng đội, những kẻ ích-kỷ manh tâm đồng-lõa với Cộng-sản bất chấp lương-tâm, làm chậm hoãn ngày bạo quyền sập đổ. Hãy nhìn lại Việt Kiều đã lưu lại dấu vết gì với đồng-bào, đồng đội trong nước:

D.- Việt-kiều đã làm đồng-bào, đồng đội trong nước thêm tủi nhục, cơ cầu:

Một Mỹ-kim có giá-trị tương-đương khoảng trên 20.000 đồng Việt Cộng nên Việt Kiều tiêu xài hoang-phí làm ảnh-hưởng vật giá gia tăng trong khi tiền lương không gia tăng. Tầm cách biệt giữa người có hay không có thân nhân hoặc thành-phần sống bám theo ảnh-hưởng Việt Kiều dài ra và cao thêm. Ðồng tiền ấy cũng xô đẩy những hạng người nầy với Việt Cộng gần nhau hơn và từ dó, hình thành ra giai-cấp mới gọi là liên-minh thống-trị. Ðồng tiền Việt Kiều cũng là nguyên-nhân chủ-yếu của các tệ-nạn hối-lộ tham nhũng, mãi-dâm, trộm cướp, cờ bạc dẫn đến bất công áp bức, và dĩ-nhiên nạn-nhân vẫn là lương dân nghèo khó.

E.- Việt-kiều giúp cho Việt Cộng chạy tội vi-phạm nhân-quyền:

Dù vô tình, thiển cận hay có toan tính, Việt Kiều tung những thông-tin, những hình ảnh phiến diện, biện hộ cho Cộng-sản; làm lu mờ chính-nghĩa, làm hàng ngũ chống Cộng bị ngộ nhận, bị trở ngại. Dưới nhiều hình-thức như hợp-tác, đầu tư, cố-vấn, giao-lưu “văn-hóa, nghệ-thuật”, và dù khoác chiếc áo “tình thương, cứu-trợ”. Việt Kiều vẫn là lực-lượng tiếp-sức hữu-hiệu cho bọn Việt Cộng. Bởi vì chính bọn Việt Cộng mới là kẻ được thụ-hưởng còn những người cùng khổ là đại đa-số người dân Việt Nam nghèo đói, khốn cùng chỉ được làm “vật nhân-danh”, thậm chí còn tủi nghèo cơ cực hơn, và bọn Việt Cộng càng phè phỡn tàn ác hơn. Thế nhưng chưa bao giờ Việt Kiều dám nhìn nhận sự ấu-trĩ, hèn nhát, phản-bội, và bất nhân của họ.

Tùy thuộc vào những gì Việt Kiều có và những gì Việt Cộng cần mà bọn chúng đổi thay sách lược. Sách lược hay chính sách là chiến-thuật. Chiến-lược là: trấn-lột là trả thù không bao giờ thay đổi ! Hãy đi ngược thời-gian để thêm lần nữa nhận-diện Việt Cộng đổi thay về cái gọi là chính-sách đối với Việt Kiều.

F.-Việt-Kiều là Phản-Quốc:

Cộng-sản xem những người vượt biên, vượt-biển trốn chạy chúng là phản quốc, phản-động, phản bội, là cặn bã, là bọn quen ăn bám, là vong bản, dĩ điếm, lười biếng, v.v... không một hình-dung-từ xấu xa nhơ bẩn nào mà VC không dùng để ám chỉ, mô tả những người nầy, và dĩ-nhiên Việt Cộng cũng có chính-sách trả thù. Nếu không thoát được thì họ có thể bị bắn chết, bị hãm hiếp (nếu là nữ giới), bị lao tù đầy ải, tài sản bị tịch-thu. Bị gây muôn trùng khó khăn trong đời sống như thân-nhân bị giam giữ, bị điều-tra, vợ con, cha mẹ, anh chị em bị kềm chế quản-lý, bị kỳ thị. Và cuối cùng chỉ có tiền và vàng mới may ra những áp-lực những khe khắc được nới lỏng, nhưng cái tội Phản-Quốc vẫn còn đó, chờ cơ-hội lên án và trừng phạt

.G.- Việt-Kiều là khúc ruột nối dài:

Khi nền kinh-tế trì-trệ, tài sản Quốc gia bị Việt Cộng đục khoét tham nhũng; lầm than, thống-hận vượt tràn qua sức chịu đựng toàn dân, hội đủ những điều-kiện làm cuộc bạo loạn. Việt Cộng liền nhớ ra và cải danh bọn “Phản-Quốc” kia thành Việt Kiều; rồi hóa thân cho Việt Kiều thành “Khúc ruột nối dài”. Sau thời gian dè dặt thử-nghiệm, Việt Cộng thấy rằng còn có thể khai-thác tận-dụng phần bên trong của cái khúc ruột nối dài nầy. Và từ đó, thượng tầng đảng Mafia đỏ hình thành bộ phận Kiều-Vụ Nhiệm-vụ chủ-yếu của Kiều Vụ là nghiên cứu tìm ra phương cách gom góp ngoại tệ, khả-năng, trí-tuệ của Việt Kiều hầu giữ vững chiếc ghế quyền-lực, để túi tham được phồng thêm. Bộ-phận Kiều Vụ không những chiêu dụ Việt Kiều về thăm, làm cái gọi là từ thiện mà còn về mua bán đầu tư, thực hiện chương-trình giao lưu làm nền tảng cho bọn tư-bản đỏ đi ra, bọn phản-bội đi vào. Chúng kết nạp bọn vong thân, bọn bất lương rồi tổ-chức những bọn nầy thành lực-lượng khuấy phá, tạo hỏa mù làm mờ đi chính-nghĩa, làm nản lòng Người tâm huyết.

Nhưng hạnh-phúc không bao giờ đến với kẻ phản-bội! Không phải đó là lời răn đe mà còn là kinh-nghiệm, không những ở tình trường mà còn ở nhân-cách. Thật vậy, người Việt Nam định-cư nước ngoài tuy vì nhiều lý-do nhưng lại cùng một nguyên-nhân là kinh-tỡm Cộng-sản, họ cũng là chứng-nhân xác nhận bọn ngụy-quyền Cộng-sản Việt Nam là quân vô lại, bất-nhân, bạc-ác không đáng để được gọi là NGƯỜI nữa. Hầu hết, trước khi ra đi Việt Kiều đều ít nhiều ấp ủ:

Một ước mơ: Cộng-sản phải đổ

Một hoài bão: Nhân-dân Việt Nam được sống đúng với giá-trị con NGƯỜI.

Thoát được xiềng ách Cộng-sản, họ sẽ thay mặt đồng bào, đồng đội còn lầm than cơ cực, còn bị kềm kẹp để tố cáo tội ác Cộng-sản Việt Nam trước lương-tâm nhân-loại. Ước-mơ và ý-chí của họ thật đáng yêu và đáng kính. Họ đã làm rúng động lương-tâm loài người, và Nhân-loại cũng đã nghiêng mình cảm phục những Người Tỵ-Nạn Cộng-Sản Việt Nam họ đã từng được:”thế giới ngưỡng-mộ như những anh-hùng”.

Nhưng rồi vì một số trong những người Tỵ-nạn Cộng-sản Việt Nam năm xưa ấy đã nhẫn tâm trở giáo chém anh em cùng chung chí-hướng, họ phản-bội ngay cả ước mơ ban đầu của chính họ. Và chắc chắn rằng họ sẽ nhận lại hậu quả từ chính những người từng là đồng cảnh, cũng từng là đồng-tâm, đồng-bào, đồng đội và cũng chính ngay từ kẻ họ đang qùy gối cúi đấu. Sự phản-bội đã có hậu-quả xảy ra. Tương-quan giữa hậu-quả và nguyên-nhân là tỷ-lệ thuận.

H.- Loại Việt Kiều áo gấm về làng:

Mang tâm địa của kẻ hãnh-tiến nên chúng lấy sự đau xót, thương hận số phận bẽ bàng kém may mắn, hay sự mơ ước của những người vất vả nghèo khổ để tự mãn, để huênh-hoang, kiêu căng và thích thú. Chúng bất chấp đạo lý tối thiểu để thỏa mãn hoan-lạc dục vọng, chúng thú tính ngay cả những trẻ vị thành niên (lắm khi là con em của thân nhân, bè bạn, đồng đội năm xưa). Thế nhưng chúng cũng rất hèn hạ với bọn cán-bộ Cộng-sản để an toàn. Chính bọn Việt Kiều nầy, phần đông đã cung-cấp tin-tức, vu khống người Việt hải-ngoại cho Việt Cộng, biện-hộ và đồng-lõa sự tham bạo của Việt Cộng với nhân-dân trong nước. Khi trở lại nơi định-cư, chúng rỉ tai tuyên-truyền, nghe ngóng để báo cáo. Bọn Việt Kiều vô lại nầy tình-nguyện làm nô bộc không công, làm con chó giữ nhà và đánh cắp tài sản của người khác, có khi Việt Kiều cống nạp hoặc hỏang sợ trước quyền lực mà cúi đầu phủ phục trước mũi giày Cộng-sản hoặc a tòng với cộng sản trong những mưu-đồ bất chính. Thời gian qua, một số trong bọn nầy đã bị Việt Cộng cướp đoạt tài sản qua dàn dựng hoạt cảnh tai nạn lưu thông, du đảng xã hội đen; có tên bị thanh-toán bởi ghen tương.

I.- Việt-Kiều nhân-danh tình thương:

`Tình thương và lòng nhân-ái, Quê-hương và Tổ-quốc luôn trên đầu môi chót lưỡi bọn Việt Cộng, Việt Kiều. Kẻ lưu-manh tàn bạo thường che giấu chân-tướng bằng mỹ ngữ. Nên nạn nhân thiên tai, người nghèo khổ tật nguyền, những đồng đội ngày xưa oanh liệt nay gãy cánh bất hạnh lại bị bọn Việt-cộng liên minh với Việt Kiều bất lương kinh-doanh. Lấy tình thương làm bình phong. Nếu bị vạch mặt, chúng sẽ lẩn trốn với tấm thẻ bài khẩu hiệu không cấm vận tình thương (nói theo ngôn ngữ của Nhật-Tiến). Có người còn tính đến cả chuyện xây nhà, xây trường học, đào giếng, trả tiền lương cho cô thầy giáo, mở trường dạy nghề, xóa đói giảm nghèo v..v...(như của Nguyễn xuân Bảo hay của Vũ thành An - nghe đến đây Cộng-sản vừa ngạc-nhiên vừa mừng!)

Ðây là trách-nhiệm của ngụy-quyền Cộng-sản, toàn dân Việt Nam trong và ngoài nước có nghĩa-vụ bắt buộc chúng phải trả lại quyền sống, quyền làm Người cho Dân Việt. Tại sao kinh-tế Quốc-doanh bao giờ cũng ghi nhận thua và ngân-sách Quốc-gia phải bù lỗ nhưng chúng không cho giải tư ? Bởi vì, toàn-bộ các công-ty Quốc-doanh phải đài thọ cho cá-nhân và toàn gia-đình của non 500 ủy-viên trung-ương đảng vừa hưởng bổng lộc suốt đời, vừa có tiền gởi ở ngoại quốc để thủ thân khi có biến động, vừa phải chi cấp cho khoảng 2.000 du học sinh là con cháu bọn cán-bộ. Theo sự tiết-lộ của "Tổng công-ty Xuất khẩu hải sản Miền Nam Seaprodex" (đơn-vị trực tiếp chi trả mọi chi-phí cho Mai-chí-Thọ, và tên Ðại-tá quản-gia của y, cho Vũ-đình-Liệu và một số quan chức đỏ khác) thì cứ 4 tháng 1 du học sinh (loại được du học do lý lịch) phải đóng cho trường học (College hay University) khoảng 1.500 USD học phí, tiền chi tiêu (ăn ở, xe cộ, bảo-hiểm...) 1.500 USD nữa. Như thế, cứ mỗi 4 tháng, chỉ riêng cho con cháu bọn cán-bộ đang du học thì toàn dân Việt Nam phải móc ra khoảng 6 triệu USD. Có biết nỗi niềm nầy không hỡi phường bất lương.

J.-Việt-Kiều văn hóa, văn-nghệ

Loại Việt Kiều nầy trở về khúm núm bợ đỡ xin áo cơm (nhưHương Lan, Hoài Linh, Lệ Thu, Chí Tài, Chế Linh, Phượng Mai, Ý Lan…).Nhưng áo cơm không đủ cho nô bộc, có đâu cho lũ phản trắc. Bọn nầy bị lừa, chưa về thì háo-hức, lúc về bị khó khăn và trở ra bị chê bai là hương sắc tàn phai, là rẻ tiền, là phản giáo dục, là phi nghệ thuật (xem Thời-luận số ra ngày 12 và 19/8/2000) và đương-nhiên loại Việt Kiều nầy không tránh khỏi bị Người Việt Tỵ-nạn vốn là những khách hàng đang nuôi sống họ trách cứ hoặc tẩy chay.

Chưa về, cứ tưởng mình ngon
Về rồi cúi mặt như con chó hèn

Hay

Ngậm đầy một miệng bẩn nhơ
Nhổ ra e thẹn, nuốt vào thối tha
Việt kiều về nước hát ca,
Thân con chó ghẻ lê la gầm bàn.

Ước mong các ca-sĩ, các trung-tâm băng nhạc không dẫm lên nỗi đau của đồng bào dù nhìn với chiều hướng nào.

k.- Việt-Kiều về hơp tác kinh-doanh:

Bọn nầy là những tên thương lái vô lương-tâm, chúng biết đồng-bào, đồng đội nghèo khó, cần tiền, phải nhẫn nại, chịu đựng, nên chúng móc ngoặc với bọn cường quyền chèn ép bóc lột hà hiếp đồng-bào. Những vụ làm sỉ nhục công-nhân Việt Nam như bắt quỳ, đánh giày lên đầu, phạt trừ lương…...những chủ Việt Kiều nầy có thái-độ gì không ? Thưa không, rất rõ ràng là không !

Dưới mắt bọn Việt Cộng thì Việt Kiều phải là vật hy-sinh: Để bảo-vệ manh mối làm ăn, để tỏ thái-độ quyết-liệt với nhau khi nội-vụ bị phanh phui, để giữ bí mật lưu manh thương trường, lập tức Mafia Việt Cộng xử tử Việt Kiều để bịt đầu mối như vụ bà Việt-kiều Nguyễn Thị Hiệp ở Canada, hay vụ tống vào tù để trấn lột như Việt-kiều Trịnh-vĩnh-Bình ở Hòa-Lan với số vốn bị tước đoạt lên tới 20 hoặc 30 triệu Mỹ-kim; và Việt Kiều Lưu-hùng-Sơn tức Sonny Lưu 55 tuổi trú tại vùng Little Sài-Gòn Nam California, Hoa-kỳ đang bị “rắc rối” vì mang số tiền 25 triệu đô-la về làm ăn và đang quỵ lụy khẩn cầu được bỏ của cứu lấy thân!

Thực tế người dân trong nước quá bi thương khốn cùng. Đồng-bào căm hận Việt-kiều đã đóng vai Việt-gian, đồng lõa với Việt-cộng, gieo bao đau thương tan tác thãm-nạn, nên trong nước có câu ca-dao mới như sau:

Việt-Gian, Việt Cộng, Việt-Kiều,
Ba thằng Việt ấy, tiêu-điều Việt Nam .

Hay:

Việt-gian, Việt-cộng, Việt-kiều,
Ba thằng Việt ấy, đem bêu thằng nào ?
Việt-kiều, Việt-cộng, Việt-gian
Ba thằng giặc ấy, thằng nào cũng bêu

Ðể chấm dứt câu chuyện trao đổi hôm nay, tôi xin lược trình bài phóng-sự của ký giả Xuân Mai báo áp phê số 4 tại Paris :

Ông Nguyễn Minh Tuyền, 59 tuổi, định-cư tại Pháp năm 1980 với lá đơn có lời lẽ chân thành thống-thiết như sau: "Nếu tôi ở lại, nhà cầm quyền CSVN sẽ bắt giam, đánh đập và bỏ tù tôi không có ngày ra. Vì lý-do nhân-đạo, tôi trân-trọng thỉnh-cầu nước Pháp vui lòng chấp-thuận cho tôi được tỵ-nạn chính-trị, sống tạm dung trên mảnh đất tự-do nầy, và tôi chỉ trở về xứ cũ, khi nào Quê-hương tôi không còn duy trì chế-độ Cộng-sản”.

Nhưng ông Tuyền đã phản-bội tư-cách tỵ-nạn của ông liên-tục từ năm 1995 đến Tết Canh-Thìn 2.000 tới 7 lần (Chôn bà nội 3 lần, 2 lần chôn bố và 2 lần chôn mẹ mà không hề xin phép OFPRA (Office Francais de Protection des Réfugiés et Aptrides – Cơ-quan bảo-vệ những người tỵ-nạn và vô Tổ-quốc tại Pháp) hoặc giấy Sauf-Conduit (hộ-chiếu đặc-biệt) của Cảnh-sát địa phương.

Ngày 26.7.2000 ông Tuyền và 544 người Việt khác được OFPRA gởi thư thông-báo rút lại thẻ tỵ-nạn với lý-do: "Ông tự-ý trở về xứ cũ, khi chế-độ độc-tài Cộng-sản chưa chấm dứt, nhưng không hỏi ý-kiến hoặc thông-báo cho cơ-quan chúng tôi biết, để bảo-vệ sinh mạng cho ông, tức là ông đã từ bỏ quyền tỵ-nạn chính-trị, không cần đến sự che chở của chúng tôi nữa. Chiếu theo đìều I khoản A-2 của Hiệp-định Genève ngày 28.7.1951, chúng tôi thu hồi lại thẻ tỵ-nạn. Ðồng thời cũng trình lên Cao-Ủy Tỵ-Nạn Liên-Hiệp-Quốc, kể từ hôm nay, OFPRA không còn chịu trách-nhiệm với ông, về tình-trạng cư-trú, xin việc làm, hưởng trợ -cấp xã-hội, theo diện tỵ-nạn chính-trị”.

Ðược biết từ năm 1988 đến tháng 7 năm 2000, tổng số người Việt lâm vào tình-trạng tương-tự là 22.417 người. Theo lời ông M.Motu thì người tỵ-nạn có quyền trở về xứ cũ trong trường-hợp đặc-biệt như con cái, cha mẹ, anh chị em ruột bị bịnh nặng, đang hấp hối, chết ; trong các trường hợp đó người tỵ-nạn có thể đến Préfecture sở tại xin cấp Sauf-Conduit. Sẽ phạm luật nếu đến tòa Ðại-sứ Việt Cộng xin visa trước khi có hộ-chiếu đặc-biệt. Tên trưởng-phòng cấp chiếu-khán Việt Cộng rất đểu cán khi giải-thích vấn-đề nầy: "nhà nước Việt Nam rất có thiện-chí trong vấn đề hàng tháng cung cấp danh-sách ghi nhận tất-cả người Việt Nam mang Titre de Voyage (thẻ thông-hành) lên sứ-quán xin nhập cảnh cho Préfecture biết để Préfecture thông báo lại cho OFPRA. Chúng tôi hợp tác việc ấy với chính-phủ Pháp là nhằm mục-đích chứng-minh cho dư luận Quốc-tế thấy rằng, bọn Việt-kiều nầy lếu láo, chạy qua đây vì lý-do kinh-tế, kiếm việc làm, chớ không phải vì nhà nước chúng tôi đàn áp, bắt bớ, tra tấn, giam cầm, chà đạp nhân-quyền như bọn họ đã từng vu-khống”.

Và một giới chức cao cấp trong bộ Ngoại-giao Pháp mạnh-mẽ phản-đối:

- Chính-phủ Pháp không bao giờ hại người vô tội như thế. Chính-phủ Việt Cộng từ lâu, qua các trào Võ-văn-Sung, Mai-Văn-Bộ, Trịnh-ngọc-Thái, Nguyễn-chiến-Thắng và Nguyễn-mạnh-Dũng đã xem người Việt Nam là thành-phần cực-kỳ phản-động, cần phải triệt-hạ, khéo-léo áp-dụng chính-sách gậy ông đập lưng ông”.

- Dễ dãi trong việc cấp chiếu khán cho người Việt tỵ-nạn về thăm nhà, dù thừa biết rằng, họ không có quyền. Ðây là cách thức giúp người tỵ-nạn phạm pháp, để một ngày kia họ sẽ bị OFPRA rút thẻ ty-nạn.

- Sau khi cấp chiếu khán bừa- bãi, tòa đại-sứ lại ra thông-cáo cho Bộ Nội-Vụ Pháp biết rõ tên tuổi từng người xin cấp visa về Việt Nam.

- Một khi bị rút thẻ ty-nạn, họ bị mất luôn thẻ thường-trú (Carte de séjour). Muốn xin việc làm phải có thẻ Lao-động (Carte de travail). Nếu muốn cư-ngụ trên 3 năm phải trình Passport của CSVN. Như thế người tỵ-nạn đang được sống Tự-do, bỗng trở thành công-dân Việt Cộng, đặt mình dưới sự kiểm-soát của CSVN cho đến mãn kiếp.

- Chính-phủ CSVN cũng phải hiểu rằng, tán trợ, hoặc giúp đỡ người phạm pháp, cũng phạm tội đồng-lõa. Cấp visa cho người tỵ-nạn tức là cố ý phạm luật bang giao giữa hai nước. Chúng tôi nghĩ, đã đến lúc nên đặt lại vấn-đề nầy với chính-phủ CSVN.

Ðồng-bào trong Nước đã đầy ắp thống khổ và căm-hận. Chấm dứt ngay những con người manh-tâm mang "lòng Việt gian" trong chiếc áo Việt Kiều. Những hình ảnh nêu trên chắc cũng đủ thức tỉnh lương tâm một số người, nếu có và còn muốn trở thành VIỆT KIỀU.

Tống-Phước Hiến

---
band4 3G McKeno

nguyenthanh
Posts: 859
Joined: Fri Jan 06, 2012 5:40 pm

Post by nguyenthanh »

Image
Chết dưới tay đồng bào?

Thùy Linh -
Hôm nay đã sang ngày tuyệt thực thứ 35 của anh cựu lính chiến Điếu Cày (Nguyễn Văn Hải). Cũng là ngày kỷ niệm, tưởng nhớ công ơn của các thương binh liệt sỹ. Nếu còn được tự do ngoài đời chắc người lính năm xưa sẽ cùng đồng đội cũ ngồi đâu đó nhấp nháp ly rượu và bâng khuâng nhớ về một thời lửa đạn tang thương của đất nước và dằn vặt vì nỗi, tại sao mình sống trong khi nhiều đồng đội phải ra đi lúc tuổi xuân?

Mình đã nhiều lần chứng kiến những cuộc rượu như vậy của các cựu binh vào những ngày 30/4; 27/7... Hầu như không ai vui, và khi rượu vào là nước mắt tuôn chảy... “Anh sống được là nhờ tụi nó thương và che chở cho anh” - mình được nghe một cựu lính nói vậy trong cơn say - “Những thằng dũng cảm đều chết em ạ” - anh nói thêm. Nhưng với mình, những người lính (dù ở phía bên nào) khi qua cuộc chiến đều có phẩm chất giống nhau ở cái tình đồng đội, nhất là với người đã khuất. Họ luôn cảm thấy có lỗi với những hy sinh, mất mát nhiều khi không hiểu nổi...

Điếu Cày vẫn giữ nguyên phẩm chất người lính mà khi chiến tranh các cấp chỉ huy rất cần ở họ, ngay khi đang sống sung túc cùng gia đình. Anh thấy nguy cơ xâm lấn của Trung Quốc nên đã chấp nhận làm người lính xung phong lên tuyến đầu. Nhưng anh không cầm súng mà cầm bút chiến đấu với giặc bành trướng. Anh chiến đấu cả với nguy cơ lệ thuộc vào Trung Quốc của các cấp lãnh đạo trong nước. Vì thế anh nên tội trong mắt những người cầm quyền…Gần đây, trại giam số 6 (Nghệ An) đã bắt anh kí nhận tội nhưng bị anh khước từ nên đã biệt giam anh. Điếu Cày tuyệt thực để phản đối cách đối xử phi lý, dã man ấy và đòi công lý cho mình. Vì nếu nhận tội để được giảm án thì Điếu Cày đã nhận tại tòa ngày phiên xử đầu tiên. Việc anh nhận tội dù có thể khiến nhiều người không vui nhưng rất nhiều người thông cảm. Nhưng người lính chiến năm xưa vẫn ở nguyên vị trí trung phong trong một trận đánh cam go, quyết liệt với tinh thần bất diệt.
Image
Cậu bé Tây Tạng nhịn ăn ngồi thiền để đòi tự do cho Điếu Cày
Anh đã và đang cháy hết mình vì sự vẹn nguyên lãnh thổ của Tổ Quốc như năm xưa anh đã từng cầm súng ra mặt trận.

Anh đã thắp lên ngọn lửa thức tỉnh lương tri trên toàn thế giới vì danh dự, tự do, dân chủ, vì một đất nước thịnh vượng, phát triển.

Anh không chết dưới làn đạn kẻ thù trong chiến tranh, vậy liệu anh có thể chết dưới tay những người gọi là đồng bào?

Điếu Cày - Anh phải sống vì những người đang thương yêu và hết lòng vì anh lúc này. Bởi lương tri, nhân phẩm không ai có thể tiêu diệt...

Xin mọi người hãy lên tiếng cho Điếu Cày để anh được đối xử công bằng, nhân văn trong xã hội CON NGƯỜI.

Thùy Linh

User avatar
lynhcao
Posts: 883
Joined: Sat Apr 30, 2005 10:46 pm

Post by lynhcao »

Anh Tư đã lỡ nước cờ
Nguyên Anh

(Danlambao) - Chuyến công du Mỹ của người đứng đầu nhà nước CSVN Trương Tấn Sang đã hoàn toàn thất bại! Ngoài nhận được một lời hứa từ nguyên thủ cường quốc Hoa Kỳ sẽ xem xét cho VN gia nhập TPP vào cuối năm nay Trương chủ tịch không còn cái gì đem về VN khi Mỹ đã nắm hết thóp tình hình chính trị VN hiện nay.

Về quân sự Mỹ không bán khí tài và các quân cụ.

Về kinh tế chỉ là một hứa hẹn.

Về quốc phòng Mỹ không ký kết bất cứ văn kiện nào cam kết sẽ hỗ trợ VN khi anh Tư mong muốn họ sẽ đảm bảo an ninh khu vực bao gồm Biển Đông & Hoa Đông.

Cuối cùng anh Tư sẽ về với hai bàn tay trắng!

Anh Tư đã bỏ lỡ một nước cờ quan trọng khi mình có cơ hội thay đổi thể chế chính trị của VN. Nhưng do tâm lý ngàn đời ưu việt của chế độ CS anh vẫn duy ý chí nghĩ rằng mình là quan trọng so với Mỹ. Và anh thất bại hoàn toàn!

Về Dân chủ và Nhân quyền anh thừa nhận hai quốc gia vẫn còn khác biệt. Nhưng thật ra anh và đội ngũ chuyên gia cò mồi của anh thất bại vì những lý do khác:

- Không có thành tâm thay đổi nước VN! Mà chỉ cầu cạnh một quốc gia hùng mạnh bảo vệ chế độ để tiếp tục ăn trên ngồi trốc.

- Đòi hỏi hạ mức thuế quan khi nước anh đánh thuế thẳng tay hàng nhập khẩu.

- Một ý thức hệ CS lẹt bẹt cuối bảng thế giới và một nền Dân chủ nhân quyền dẫn đầu toàn thế giới thì không thể nào gọi là bình đẳng khi khác biệt quá lớn cho nên gọi là khập khiểng thì đúng hơn.


Nếu Tư chủ tịch với những điều mong muốn Hoa Kỳ đáp ứng thì đã phải chuẩn bị trước khi đi, phóng thích ngay các tù nhân lương tâm và tôn giáo hay ít ra cũng cam đoan với Mỹ sẽ thả họ ngay sau khi về nước.

Anh Tư mong muốn Mỹ sẽ giúp anh về quân sự nhưng ngược lại với anh họ nhìn thấy những vi phạm trầm trọng về quyền con người thì họ sẽ nghĩ tại sao họ phải giúp một chế độ vô luân và phi nhân trong khi họ là tấm gương cho các quốc gia khác?

Nếu anh Tư thật lòng thì đã có thiện chí cởi mở và cùng bàn với các chính khách Hoa Kỳ làm cách nào để VN trở thành một quốc gia hùng mạnh, Dân chủ, đa nguyên.

Khi ấy thì mọi chuyện sẽ khác, và anh không bị dội một gáo nước lạnh vào mặt như hiện nay.

Một thằng nghèo đi cầu cạnh thằng giàu mà còn chảnh sao anh Tư?

Quên chuyện đó đi, đừng có nằm mơ nữa!

Bài học hôm nay là một bài học đắt giá cho những cái đầu giáo điều CS và đừng bao giờ nghĩ cái chủ nghĩa CS là ưu việt khi thế giới nhìn vào đánh giá: Nói một đằng làm một nẻo!

Và muốn lập lại điều kiện đó một lần nữa chắc anh Tư không còn cơ hội đâu...

Nguyên Anh
danlambaovn.blogspot.com

User avatar
khieulong
Posts: 6757
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Bóng đen phía sau bản án Ðiếu Cày
Phạm Ðình Trọng

Với tang chứng rất mơ hồ từ những bài báo của CLBNBTD (Câu lạc bộ Nhà Báo Tự Do) mà Ðiếu Cày Nguyễn Văn Hải là nhân vật chủ chốt, tòa án của Nhà nước Cộng sản Việt Nam buộc Ðiếu Cày tội tuyên truyền chống Nhà nước và giáng cho anh 12 năm tù giam, 5 năm quản chế sau tù. Mức án nặng đến man rợ! Vì mức án man rợ không bình thường đó người ta phải truy tìm đến bản chất thật của vụ án Ðiếu Cày là gì.

Tháng Chín năm 2007, Ðiếu Cày mới lập ra CLBNBTD thì Tháng Tư năm 2008 anh đã bị bắt vì tội trốn thuế. Bảy tháng hoạt động với ba người đều không có nghề báo. Một người làm kinh doanh. Hai người làm nghề luật. CLBNBTD chưa làm được gì đáng kể, chẳng có bài báo nào để lại được dấu ấn cho CLBNBTD, không gây được chú ý cho người đọc. Vì thế, cố gán cho ba thành viên CLBNBTD tội tuyên truyền chống Nhà nước nhưng cáo trạng cũng không thể nêu được ra bài nào chống Nhà nước và chống Nhà nước như thế nào? Ðành phải thống kê ra những con số vô hồn, câm lặng, không nói được điều gì: Số bài viết đăng trên trang mạng CLBNBTD 421 bài, trong đó ba thành viên viết 94 bài, còn 327 bài tải từ các trang mạng khác về. Rồi lại phải nhờ đến cơ quan không có nghiệp vụ pháp lý, không có chức năng, không đủ tư cách và không đủ sức giám định văn bản chính trị là Sở Văn Hóa-Thể Thao-Du Lịch Sài Gòn giám định những bài viết của CLBNBTD. Thực chất việc giám định chỉ là thủ tục và người giám định chỉ viết theo ý cường quyền. Dù vậy cũng chỉ có được bản nhận định rất chung chung, gượng ép về nội dung chống Nhà nước của CLBNBTD.

Tội tuyên truyền chống Nhà nước ở những bài viết của CLBNBTD vu vơ, nhạt nhòa đến mức ngay hệ thống tư pháp Nhà nước rất muốn trị tội Ðiếu Cày, lúc đầu cũng không thể gán tội cho những bài viết đó vì thế họ phải dựng lên tội trốn thuế.

Khi tội trốn thuế được định tên, dù không chấp nhận, gia đình Ðiếu Cày vẫn xin truy nộp để khắc phục nhưng không được cơ quan tư pháp cho khắc phục mà quyết đưa Ðiếu Cày ra tòa. Ðó cũng là điều vô cùng bất thường. Trốn thuế chỉ là tội kinh tế, không gây nguy hiểm cho xã hội, số tiền lại quá nhỏ, chỉ vài trăm triệu đồng. Quan hệ giữa người dân đóng thuế và Nhà nước thu thuế là quan hệ dân sự, hành chính. Quan hệ giữ người dân có công đóng thuế nuôi Nhà nước và Nhà nước chịu ơn người dân đóng thuế nuôi mình. Người đóng thuế chưa nộp thuế đầy đủ, Nhà nước phải tạo điều kiện và hướng dẫn cho người dân khắc phục số tiền thuế còn thiếu. Không cho người dân được truy nộp thuế, quyết đẩy người dân thành tội phạm, Nhà nước đã hình sự hóa một quan hệ dân sự. Ðó là việc cố tạo dựng tội cho người dân lương thiện, cố biến người đang kinh doanh đóng thuế nuôi Nhà nước thành người ngồi không ăn cơm tù để Nhà nước phải nuôi!

Tư tưởng chính thống của Nhà nước Việt Nam hiện tại là kiên định chủ nghĩa Mác Lê nin. Viết bài không tán thành nền tảng tư tưởng Mác-Lê nin và những chủ trương, chính sách, việc làm theo tư tưởng Lê nin nít thì những bài viết của Ðiếu Cày và CLBNBTD không thể so được với những bài viết thẳng thắn của nhiều người đã viết từ hơn chục năm trước.

Tiến Sĩ Hà Sĩ Phu với những tác phẩm dày dặn đã thẳng thừng bác bỏ chủ nghĩa Mác Lê nin, bác bỏ tư tưởng chính thống của đảng Cộng sản và Nhà nước đương quyền: “Thực chất chủ nghĩa Mác-Lê nin chỉ là một khát vọng đẹp đẽ nhưng ảo tưởng, phi khoa học, chống lại qui luật tự nhiên.” Những tác phẩm của Tiến Sĩ Hà Sĩ Phu như Dắt Tay Nhau Ði Dưới Tấm Biển Chỉ Ðường Của Trí Tuệ, Chia Tay Ý Thức Hệ như tiếng sét, như tia chớp làm nhiều người Việt Nam bừng tỉnh thoát khỏi cơn mê sảng lầm lạc trong mớ lí thuyết huyễn hoặc của chủ nghĩa Mác-Lê nin. Tầng lớp trí thức tiếp nhận những bài viết của Tiến Sĩ Hà Sĩ Phu như tiếp nhận một chân lí hiển nhiên, một sự thật bình dị mà lâu nay họ không nhận ra.

Bác bỏ chủ nghĩa Mác-Lê nin, Tiến Sĩ Hà Sĩ Phu cũng bác bỏ nhiều chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà nước Cộng sản gây thiệt hại cho nước, gây tai họa cho dân. Những bài viết của Tiến Sĩ Hà Sĩ Phu đã giải thiêng chủ nghĩa Mác Lê nin, giải độc cho xã hội Việt Nam, thức tỉnh nhiều người dân Việt Nam, tạo nên một đội ngũ, một lực lượng xã hội đông đảo, mạnh mẽ đòi tự do dân chủ, đòi quyền con người, quyền công dân, đòi đa nguyên, đa đảng, xóa bỏ sự độc quyền quyền lực của đảng Cộng sản. Những bài viết mang tư tưởng không đồng thuận với đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam Xã hội chủ nghĩa của Tiến Sĩ Hà Sĩ Phu có tác động xã hội sâu rộng và mạnh mẽ như vậy thực sự rất bất lợi cho Ðảng và Nhà nước Cộng sản Việt Nam. Một Nhà nước quyền uy, say bạo lực, cai trị dân bằng bạo lực chuyên chính vô sản thì không thể tha thứ cho những bài viết của Tiến Sĩ Hà Sĩ Phu phản bác lại Ðảng và Nhà nước Cộng sản vậy mà Nhà nước Cộng sản Việt Nam cũng không thể buộc Tiến Sĩ Hà Sĩ Phu tội tuyên truyền chống Nhà nước!

Tiến Sĩ Hà Sĩ Phu công bố tác phẩm Dắt Tay Nhau Ði Dưới Tấm Biển Chỉ Ðường Của Trí Tuệ năm 1988, đến cuối năm 1995 bộ máy công cụ bạo lực mới tìm được cơ hội đưa tiến sĩ vào tù bằng một tội từ trên trời rơi xuống. Tiến Sĩ Hà Sĩ Phu đang thong dong đạp xe trên đường phố Hà Nội thì có người đi xe máy cố ý quyệt vào xe ông làm cho ông ngã. Công an giăng sẵn trên đường liền xô lại. Kẻ gây tai nạn thì được tự do. Người bị nạn thì bị bắt giữ đưa về đồn công an. Bản sao bức thư ông Thủ Tướng Võ Văn Kiệt gửi Ban Chấp Hành Trung Ương đảng Cộng sản Việt Nam mà công an khám thấy trong túi xách Tiến Sĩ Hà Sĩ Phu liền được công an sử dụng làm tang chứng cho tội “Có hành vi tiết lộ bí mật Nhà nước” để Tiến Sĩ Hà Sĩ Phu phải nhận bản án một năm tù giam!

Nhắc lai chuyện Tiến Sĩ Hà Sĩ Phu để càng thấy rằng Ðiếu Cày không có tội. Buộc cho Ðiếu Cày tội tuyên truyền chống Nhà nước là hoàn toàn áp đặt, ngang trái, vi Hiến và phiên tòa tuyên Ðiếu Cày 12 năm tù 5 năm quản chế là phiên tòa không có công lý. Phiên tòa bộc lộ rất rõ mưu đồ độc ác hãm hại một khí phách Việt Nam, một tâm hồn Việt Nam nồng nàn yêu nước.

Hoạt động xã hội nổi bật nhất của Ðiếu Cày không phải là những bài viết trên trang mạng CLBNBTD mà là ở những hoạt động phản đối Tàu Cộng xâm chiếm đất đai, biển đảo Việt Nam.

Với chiếc máy ảnh trước ngực, Ðiếu Cày lặn lội lên mảnh đất đầu cùng của tổ quốc Việt Nam ở Ðàm Thủy, Trùng Khánh, Cao Bằng chụp ảnh thác Bản Giốc, ghi vào hình ảnh một mảnh đất Việt Nam yêu thương đã bị Trung Quốc chiếm đoạt. Thời thực dân Pháp chiếm nước ta, Pháp đô hộ dân ta, Pháp làm chủ nước ta, toàn bộ thác Bản Giốc còn là của Việt Nam, đường biên giới còn cách xa thác về phía Bắc tới 12 cây số. Thời đảng Cộng sản Việt Nam làm chủ đất nước Việt Nam, thác Bản Giốc chỉ còn phần nửa dưới thấp, phần thác cao hùng vĩ đã thuộc Trung Quốc rồi! Ðiếu Cày chụp ảnh thác Bản Giốc, chụp ảnh vết thương nhức nhối trên cơ thể tổ quốc Việt Nam đưa lên trang mạng.

Ðiếu Cày cầm bảng chữ Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam đi đầu trong những cuộc biểu tình liên tiếp, sôi sục đầu năm 2008 phản đối Trung Quốc đưa Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam vào đơn vị hành chính Tam Sa của họ.

Ðúng ngày Trung Quốc đánh cướp quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam 34 năm trước, ngày 19 Tháng Giêng, 2008, đúng khi Trung Quốc đang tưng bừng rước ngọn đuốc Olympic Bắc Kinh đi khắp thế giới và ngọn đuốc đó sắp qua Sài Gòn thì Ðiếu Cày cùng những người bạn mặc đồ đen để tang Hoàng Sa, trên ngực áo có biểu tượng năm vòng tròn Olympic Bắc Kinh là năm chiếc còng số 8 cạnh hàng chữ Pekin 2008. Nhìn Ðiếu Cày đứng cao trên thềm Nhà Hát Lớn Sài Gòn ngực áo mang biểu tượng Olympic Bắc Kinh chỉ là những chiếc còng số 8, tay giương cao bảng chữ “Hoàng Sa, Trường Sa Của Việt Nam” bằng chữ Việt, chữ Anh, chữ Hoa, những kẻ cướp Hoàng Sa của Việt Nam đang có mặt lúc nhúc đầy Sài Gòn hẳn phải bầm gan tím ruột. Vì sự bầm gan tím ruột đó và cũng vì ngọn đuốc Olympic Bắc Kinh khi đến Sài Gòn phải được chào đón tưng bừng, 9 ngày trước khi ngọn đuốc Olympic Bắc Kinh đến Sài Gòn, Ðiếu Cày bị bắt.

Với những tình tiết trên đủ để nhận ra quyền lực đòi hỏi phải bắt Ðiếu Cày không phải là quyền lực Nhà nước Việt Nam. Ðiếu Cày chỉ bị ba mươi tháng tù về tội trốn thuế cũng chưa làm cho quyền lực đó hả dạ. Vì thế, sau khi mãn hạn tù trốn thuế, Tháng Mười 2010, Ðiếu Cày lại bị đưa đi biệt tăm để chờ sự trừng phạt đủ sức hủy hoại Ðiếu Cày!

Trong thời gian Ðiếu Cày bị giam trong bóng tối vô định, có một sự kiện xảy ra cách xa Ðiếu Cày hàng vạn dặm mà dường như có liên hệ đến số phận Ðiếu Cày. Ðó là sự kiện Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đi thăm Trung Quốc đã cùng Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc Hồ Cẩm Ðào ký bản Tuyên bố chung tám điểm ngày 15 Tháng Mười, 2011.

Ðiểm thứ tư của Tuyên bố chung có sáu việc thì việc thứ năm là: “Ði sâu hơn nữa hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực thi hành pháp luật và an ninh; tăng cường giao lưu và hợp tác giữa các cơ quan như tòa án, viện kiểm sát, công an, hành chính tư pháp; tăng cường phối hợp và ủng hộ lẫn nhau trong việc giữ gìn ổn định trong nước của mình.” Thực tế trong quan hệ giữa Trung Quốc với Việt Nam, giữa nước lớn quen thói trịch thượng, lấn lướt, áp đặt cho nước nhỏ thì “đi sâu hợp tác, tăng cường phối hợp giữa các cơ quan công an, tòa án hai nước” chỉ để cho cơ quan công an, tòa án Trung Quốc nhảy vào các vụ việc, can thiệp, áp đặt buộc công an, tòa án Việt Nam phải thực hiện mà thôi.

Ngày 15 Tháng Mười, 2011 Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc “đi sâu hợp tác, tăng cường phối hợp giữa các cơ quan công an, tòa án hai nước” được ký kết ở Bắc Kinh. Ngày 24 Tháng Chín, 2012, người đàn ông 60 tuổi Ðiếu Cày bị kêu mức án man rợ 12 năm tù, 5 năm quản chế bởi một tội danh áp đặt, gượng ép: “Tuyên truyền chống Nhà nước,” trong phiên tòa bịt bùng công an, mật vụ ở Sài Gòn.
Ðiều bất thường nữa là, tòa án định tội và bị cáo nhận tội là việc ở tòa án. Nhà tù chỉ quản lý việc thi hành án của người tù. Nhưng nhà tù số 6 Thanh Chương, Nghệ An đã làm công việc của tòa án, ép người tù Ðiếu Cày ký vào bản nhận tội. Ðiếu Cày quyết liệt không ký liền bị quản giáo tống vào biệt giam. Bị biệt giam vô lý và bị đối xử tàn ác, phi pháp, Ðiếu Cày gửi đơn tố cáo lên Viện Kiểm Sát tỉnh Nghệ An. Chờ đợi không thấy Viện Kiểm Sát trả lời, Ðiếu Cày phải tuyệt thực đòi công lý.

Lần theo sự việc để xác định thời điểm Ðiếu Cày bị ép ký bản nhận tội: Bị ép nhận tội. Bị biệt giam và ngược đãi. Gửi đơn tố cáo lên Viện Kiểm Sát. Chờ không thấy Viện Kiểm Sát trả lời đơn. Tuyệt thực. Tuyệt thực là hành động sau cùng trong chuỗi sự việc trên. Ðiếu Cày bắt đầu tuyệt thực từ 22 Tháng Sáu thì nhà tù ép Ðiếu Cày ký vào bản nhận tội vào khoảng từ ngày 10 đến ngày 15 Tháng Sáu, tạm xác định mốc thời gian cụ thể là ngày 12 Tháng Sáu.

Lại phải nhắc đến một sự kiện diễn ra cách xa Ðiếu Cày vạn dặm mà dường như có liên hệ đến việc nhà tù số 6 phải đường đột làm cái việc không thuộc chức năng của nhà tù là ép người tù Ðiếu Cày ký bản nhận tội: Sự kiện Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đi thăm Trung Quốc.

12 Tháng Sáu, Ðiếu Cày bị ép phải ký vào bản nhận tội.

19 Tháng Sáu, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đi Trung Quốc.

Chữ ký nhận tội của Ðiếu Cày cần cho Nhà nước Cộng sản Việt Nam trong đối ngoại, để Nhà nước Cộng sản Việt Nam chứng minh với thế giới rằng Việt Nam không có tù chính trị, chỉ có tù hình sự vi phạm pháp luật. Chữ ký nhận tội của kẻ vi phạm pháp luật đây. Chữ ký nhận tội của Ðiếu Cày càng cần cho những kẻ muốn khuất phục ý chí độc lập tự chủ của những người Việt Nam yêu nước thương nòi.

Trước chuyến đi Trung Quốc của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, nhà tù số 6 Thanh Chương, Nghệ An lồng lộn ép Ðiếu Cày phải ký bản nhận tội càng thấy rõ bản án độc ác, man rợ dành cho Ðiếu Cày đến từ đâu. Vì cái văn bản thỏa thuận của ông tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam ký với tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc “Ði sâu hợp tác, tăng cường phối hợp giữa các cơ quan công an, tòa án hai nước” mà công an, tòa án Việt Nam đang nhẫn tâm, lạnh lùng đày đọa đến chết một khí phách Việt Nam, Ðiếu Cày Nguyễn Văn Hải!

User avatar
dodom
Posts: 2723
Joined: Fri Nov 28, 2008 8:38 pm

Post by dodom »

Image

Vì sao thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn phát ngôn ẩu?
Người Buôn Gió

Trong dịp ông Nguyễn Tấn Sang đến Hoa Kỳ, kiều bào hải ngoại đã nhân dịp ông sang đã biểu tình để bày tỏ một số quan điểm của họ. Việc biểu tình này ở Hoa Kỳ là hợp hiến, hợp pháp.

Thông thường thì hầu như cứ các quan chức cấp cao Việt Nam ngày nay, đến làm việc ở những nước mà có đông đảo kiều bào đi tị nạn năm 75 đều bị các kiều bào biểu tình để bày tỏ quan điểm của họ. Có một số người bày tỏ quan điểm về các vấn đề cũ, nhưng đặc biệt số người biểu tình những năm gần đây với nội dung về những chuyện thiết thực, có tính thời sự ngày càng nhiều hơn. Đó là các vấn đề về nhân quyền, chủ quyền.

Nhưng đặc biệt là tin tức , hình ảnh những cuộc biểu tình này không bao giờ được báo chí, quan chức trong nước nhắc đến. Đảng và NN muốn che đậy sự thật để giữ uy tín của mình với nhân dân trong nước, những hình ảnh nào ảnh hưởng không lợi cho uy tín lãnh đạo được phải được dấu nhẹm.

Các đại sứ quán VN ở các nước có quan chức VN cao cấp đến, mỗi dịp đó phải vất vả huy động học sinh, sinh viên, gia đình, người thân để đóng vai quần chúng. Cầm cờ đỏ sao vàng,hoa được bố trí ở góc nào đó để máy quay ghi hình. Phát lại cho bà con trong nước xem là lãnh đạo Đảng và NN ta sang đâu cũng được bà con VK yêu mến.

Thế nhưng trái với quy luật mọi khi là dấu biệt về chuyện kiều bào hải ngoại biểu tình phản đối lãnh đạo. Lần sang Mỹ của ông Sang mới đây, chuyện này được nhắc đến một cách chính thức từ một viên chức ngoại giao cao cấp hàm thứ trưởng. Ông Nguyễn Thanh Sơn, thứ trưởng BNG VN đã công khai xác nhận rằng đã có biểu tình phản đối ông Trương Tấn Sang.

Chuyện biểu tình thì rõ như ban ngày, không chỉ ông Sang mà bất kể nguyên thủ nào của CHXHCN VN sang Mỹ hay vài nước khác đều gặp vậy từ trước đến nay. Nhưng tại sao lần này mới được nhắc tới. Đáng ra ông Sơn khi phát biểu, phải nói thêm rằng chuyện biểu tình phản đối của người VK không chỉ lần này, không chỉ với ông Sang. Thế nhưng ông Sơn chỉ nói ngắn gọn là biểu tình phản đối ông Sang.

Chả lẽ riêng ông Trương Tấn Sang là VK đối xử vậy.?

Hàm ý của Nguyễn Văn Sơn là gì, khi cuộc gặp gỡ và làm việc của ông Sang không có kết quả gì rõ rệt với Mỹ, không được đón tiếp trọng thị như các nguyên thủ khác. Một chuyến đi vốn đã không thành công bên ngoài của ông Sang với phía Mỹ. Nay lại được thứ trưởng Sơn bồi thêm một đòn nữa về phía kiều bào. Uy tín của ông Sang còn có gì sau chuyến đi này.?

Có chăng việc ông Nguyễn Thanh Sơn đang muốn hạ uy tín của chủ tịch nước Trương Tấn Sang qua chuyến đến một cường quốc lớn nhất thế giới.?

Đó là nhìn về một góc, tuy nhiên xem bài trả lời của ông Sơn. Cho thấy ông Sơn và NN Việt Nam có vẻ sẵn sàng đối diện với sự thật. Đã dám nhắc đến vấn đề của người biểu tình hải ngoại, đối thoại không né tránh. Đó là điểm sáng duy nhất làm khởi điểm để có thể mong đợi tương lai, nhà nước VN có chủ trương sát thực tế với đồng bào hải ngoại khi nhìn nhận ý kiến của họ.

Nhưng theo góc nhìn tích cực này, thì ông Nguyễn Thanh Sơn lại phạm một sai lầm lớn, thậm chí là rất lớn. Là ông cáo buộc những người hải ngoại biểu tình chống ông Sang, là do nhận được chút tiền, có thêm thu nhập cải thiện đời sống. Một nhận xét quá hàm hồ, khi con số kiều bào Mỹ gửi tiền về VN qua đường kiều hối cả hàng tỷ USD một năm, con số xác thực mà không ai có thể bác bỏ.

Với nhận xét kiểu này, thì việc nhà nước VN thay đổi cách nhìn tích cực về VK chắc hẳn chẳng phải theo chiều hướng tương lai có cuộc đối thoại hay tìm hiểu lẫn nhau nữa. Cơ hội tưởng như để đến gần nhau lại là cơ hội để Nguyễn Thanh Sơn khắc sâu thêm vết thương giữa kiều bào hải ngoại với nhà nước Việt Nam.

Nếu như lời nói của ông Nguyễn Thanh Sơn là sai lầm, có lẽ còn hy vọng về một tập thể lãnh đạo VN đoàn kết, một hướng đi hòa giải dân tộc trong chủ trương của ĐCS và NN VN. Và nếu là sai lầm thì chắc hẳn Nguyễn Thanh Sơn phải bị kỷ luật.

Còn nếu thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn không rụng cái lông chân. Có lẽ những suy luận về việc có âm mưu hạ thấp uy tín ông Sang, công kích kiều bào chẳng phải là suy đoán hàm hồ.

Qua đó cho thấy sự chia rẽ đấu đá nội bộ lãnh đạo VN, cũng như đường lối bảo thủ trong đối ngoại, nhất là với Hoa Kỳ và đồng bào hải ngoại.

User avatar
khieulong
Posts: 6757
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Đến Chết, Cái Nết “Mị Dân, Láo Phét” Vẫn Còn

Tác giả : Tuổi Trẻ Yêu Nước
Trong chuyến đi Hoa Kỳ để gặp Tổng thống Obama của ông chủ tịch Nhà nước Việt nam Trương Tấn San hôm 25/7/2013 đã được bà conViệt kiều hải ngoại đón tiếp bằng hang cờ vàng ba sọc đỏ với những tiếng mắng mỏi thậm tệ, không tiếc lời diễn tả. Đáp trả lại việc làm của bà con Việt kiều hải ngoại, ông Nguyễn Thanh Sơn, người cũng là Chủ nhiệm ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài, đã trả lời Phố Bolsa TV gây bức xúc mạnh mẽ trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại lẫn trong nước.

Lời ông Nguyễn Thanh Sơn: “…Tôi cho rằng những biểu tình chống đối của bà con cô bác ở bên ngoài đối với Chủ tịch nước vừa qua nó chỉ là những hiện tượng tôi nghĩ rằng tất cả mọi người không phải ai cũng muốn như vậy, có những người chỉ vì đồng tiền, có những người chỉ vì nhu cầu cuộc sống, có những người chỉ vì có một chút thu nhập thêm mà tham gia những hoạt động đó…”

_Hỏi ông Sơn là ông có bằng chứng nào để chứng minh là có những người Việt hải ngoại chỉ vì đồng tiền, có những người Việt hải ngoại chỉ vì có một chút thu nhập thêm mà tham gia những biểu tình chống ông Trương Tấn Sang hay không? Trong khi ấy nhiều người Việt đã tỏ bất bình với ông Sơn là sự thật thì ngược lại. Bà con đi biểu tình là ngoài cái tâm, những người đó có điều kiện kinh tế. Người ta bỏ công, còn bỏ tiền tự túc mua vé máy bay, khách sạn, chỗ ăn, chỗ ngủ, vv. Đó là chưa nói người ta mất thu nhập khi không đi làm. Đó là những người có kinh tế quá đủ và người ta có điều kiện đấu tranh cho tự do, dân chủ cho đồng bào trong nước. Có người còn hỏi ngược lại ông Sơn rằng “tại sao ông Sơn không bỏ tiền ra để thuê người đi biểu tình ủng hộ và tại sao chỉ có biểu tình phản đối mà không có người ủng hộ mỗi khi lãnh đạo Việt Nam tới Hoa Kỳ”. Cũng xin nhắc lại Bản tin trưa ngày 05/08 / 2012 trên đài truyền hình Hà Nội (HTV) đã vu cáo láo về cuộc biểu tình yêu nước sáng chủ nhật. Đài truyền hình Hà Nội đã bịa đặt như sau: “Đáng chú ý là trong cuộc tụ tập sáng nay, quần chúng nhân dân và lực lượng an ninh đã phát hiện và bắt quả tang một số đối tượng đang phát trả tiền công cho những người biểu tình”. Đài truyền hình của tên tội đồ Trần Gia Thái và tay sai còn tiếp tục khẳng định “Bộ mặt thật cái gọi là biểu tình yêu nước đã bị lộ tẩy”. Đài này còn cho biết sẽ cung cấp thêm thông tin chi tiết và bằng chứng trong bản tin thời sự lúc 18:30 cùng ngày. Tuy nhiên, trong bản tin lúc 18:30 lại không hề cung cấp thêm bằng chứng về việc này. Như vậy, đây là một thông tin xuyên tạc của đài truyền hình Hà Nội nhằm ngăn chặn cuộc biểu tình yêu nước của nhân dân, nhằm che đậy cuộc đàn áp, bắt bớ của cơ quan công an đối với người biểu tình yêu nước. Hiện tại ông Nguyễn Thanh Sơn cũng dùng luận điệu ấy để xuyên tạc, nói xấu bà con Việt kiều hải ngoại đúng là giống dòng, miệng lưỡi láo phét nhà sản y chan nhau đến chết vẫn còn.

Là ông Sơn tiếp: “Cái hiện tượng mà còn đây đó chống đối cái chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, tức là các quý vị, các bác, các anh, các chị còn cố tình giữ trong lòng mình một cái chút hận thù cuối cùng và tôi cho rằng là nó sẽ rất khó phai mờ nếu các bác, các anh, các chị, các quý vị không nhận thức được rõ một cái chân lý nó rất là sáng ngời đó là chúng ta phải đoàn kết, chúng ta phải hòa hợp, chúng ta phải hòa giải để chúng ta xây dựng một đất nước Việt Nam giàu mạnh.”

_Thưa ông Sơn, chức danh “chủ tịch nước” ông chỉ áp đặt đối với người dân Việt trong nước chứ cộng đồng người Việt ở hải ngoại chẳng mấy ai thừa nhận ông Sang và nhà sản các vị là chủ tịch nước đâu nhé. Đừng đánh đồng để lái luận điệu mị dân, ru ngủ quốc tế một cách buồn cười như vậy. Sau biến cố 30/4/1975, hàng triệu dânViệt bỏ nước ra đi. Họ đã gặp khó khăn, gian khổ muôn bề khi sống ở một đất nước không phải quê hương Việt nhưng có mấy ai quên cội nguồn dân tộc Việt, không yêu đất nước Việt. Hằng năm họ tiện tặn tiền bạc để gửi về quê hương Việt hòng góp sức góp công xây dựng quê hương Việt ngày một đẹp hơn, giúp dân Việt đỡ khó khăn nghèo khổ hơn. Nỗi đau dân Việt ở trong nước như thế nào người Việt hải ngoại đau như thế ấy, họ không hề vô cảm, đã làm tất cả để cảm thông, chia sẻ như vậy trong lòng dân Việt với nhau luôn có chân lý rất là sáng ngời đó là chúng ta phải đoàn kết, thương yêu đùm bọc lẫn nhau không cần ông Sơn phải nói. Dĩ nhiên người Việt dù ở trong hay ngoài nước đều không thể yêu thương, đoàn kết với bè lũ tham ô, tham nhũng làm nghèo đất nước Việt của dòng nhà sản, cướp đất cướp tài sản dân Việt. Còn hòa giải ư? Hòa giải để làm gì khi mà cải cách ruộng đất từ năm 1954 _1958 đã giết trăm ngàn dân Việt trong đó có nhiều người đã cống hiến toàn tâm toàn sức lực cho nhà sản các ông? Hòa giải làm gì khi trước 1975 nhân danh chiêu bài “ giải phóng” đã ào ạt quân đôi tiến vào miền Nam lật đổ chính quyền Miền Nam lúc này đang dưới sự điều hành,quản lý của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa ( VNCH ), biến Sài Gòn từ “Hòn Ngọc Viễn Đông” thành thành phố Hồ Chí Minh “hạt sỏi Viễn Đông”. Sau 30/4/1975, lớp con dân VNCH bị bắt phải bỏ nhà cửa, bỏ cuộc sống sung sướng phải đi tù cải tạo, đi kinh tế mới cực khổ và chết chóc tạo ra một lũ “tư bản đỏ” cướp tiền cướp của nhân dân hòng thỏa mãn nhu cầu sống bản thân. Hòa giải làm gì khi ai ở trong nước người nào có cờ vàng ba sọc đỏ của VNCH là bị xem như phản động. Hòa giải làm gì khi mà mình từng là đồng chí đồng đội với nhà Sản giờ biến thành dân oan lang thang ra Ba Đình khiến kiện _chết nơi đất khách quê người. “chúng ta hòa giải để chúng ta xây dựng một đất nước Việt Nam giàu mạnh” trừ khi nhà Sản không còn, đất nước và người dân Việt hoàn toàn dân chủ.
Lời ông Sơn tiếp:

“Tôi đã nói rất nhiều lần là vị thế của đất nước trên trường quốc tế hiện nay là rất vững chắc, rất có uy tín và rất ổn định, bạn bè quốc tế rất tôn trọng, kính nể đất nước Việt Nam, thì quý vị không có lý gì, đặc biệt quan hệ Việt – Mỹ đang phát triển, quý vị không có lý gì đứng ở ngang giữa đường quý vị ngăn cản quan hệ Mỹ – Việt. Điều đó chỉ làm cho các quý vị thêm khổ tâm, thêm phiền não, thêm buồn bực và rồi chính bản thân những người bạn Mỹ của chúng ta lại trách quý vị là cản con đường hội nhập của Việt Nam và cản quá trình phát triển Mỹ – Việt mà họ đang mong muốn.”

_Nhắc ông Sơn nhìn thấy rằng chuyến đi của ông Trương Tấn Sang qua Hoa Kỳ vừa qua cũng như ông Triết năm 2007 khi bước vào gặp ông Tổng thống Hoa Kỳ đều đi cửa sau chứ không được đi vào cửa chính, cũng không được đón tiếp nghi thức của một cấp Nhà nước. Rõ là đất nước Việt Nam, nhân dân Việt Nam với hình ảnh của các ông trên trường quốc tế rõ xấu hổ, nhục nhã. Người ta kính nể đất nước Việt Nam hay là nhà Sản ở đây là ông Sơn đại diện đã ngộ nhận. Quốc tế biết đến Việt Nam với những cái nhất do nhà sản đem lại như; tham nhũng nhất, an sinh xã hội (y tế, giáo dục …) tệ nhất, lãi xuất vay ngất ngưỡng nhất, giao thông tệ nhất…ông Sơn cũng thừa hiểu rõ rào cản quan hệ Mỹ _Việt bấy lâu nay là vấn đề Dân Chủ chứ không phải do người Việt hải ngoại biểu tình phản đối nhà Sản mỗi khi đi bang giao quốc tế. Một nước dân chủ thì làm sao kết bạn với những kẻ “độc tài, độc quyền” hạn chế quyền tự do dân chủ nhân dân. Ông Sơn còn chưa đủ uyên bác để thuyết phục người Việt hải ngoại. Còn “tư tưởng độc tài” có nghĩa là còn ranh giới hận thù. Cái “NHÀ” mình còn chưa sửa xong lấy gì mà đòi sửa tư tưởng người Việt hải ngoại. _Một người bạn sinh hoạt mạng nói.

Tuổi Trẻ Yêu Nước

User avatar
TheLang
Posts: 1960
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:43 am

Post by TheLang »

Gánh nặng của một chuyến đi xa
Thursday, August 01, 2013 4:53:38 PM

Bùi Tín
(Nguồn: VOA)

Chủ tịch nước Việt Nam, ông Trương Tấn Sang, lên đường sang Hoa Kỳ. Ðây là một chuyến đi xa hiếm có và hệ trọng.
Người Việt Nam quan tâm đến vận mệnh của đất nước rất chú ý theo dõi cuộc đi này.

Ðã có nhiều bình luận, phán đoán, hy vọng và bi quan khác nhau về chuyến đi này.

Image
Ông Sang và ông Obama, sau khi hội đàm trong Tòa Bạch Ốc. (Hình: Saul Loeb/AFP/Getty Images)


Một số ý kiến bi quan cho rằng theo thể chế hiện hành, chức vụ chủ tịch nước chỉ có tính cách tượng trưng, không có mấy thực quyền, có vị thế thấp hơn cả tổng bí thư lẫn thủ tướng, cũng hẹp hơn của chủ tịch Quốc Hội. Ở Trung Quốc thì tình hình khác hẳn, vì ở đó chủ tịch nước kiêm luôn nhiệm vụ tổng bí thư đảng CS và thống lĩnh cả quân đội.

Cũng có nhiều ý kiến đóng góp và cố vấn cho ông Sang trước khi đoàn của ông lên đường vào Thứ Ba 24 tháng 7. Giáo Sư Ngô Vĩnh Long, một người am hiểu về quan hệ quốc tế, khuyên ông nên hiểu thật rõ chính giới Mỹ, Tổng thống Mỹ, Chính phủ Mỹ, Quốc Hội Mỹ, công luận Mỹ để có thái độ thức thời và thích đáng. Theo ông, Hoa Kỳ tuy có lúc có tham gia chiến tranh ở Việt Nam nhưng hiện không có tham vọng gì về lãnh thổ, chủ quyền của ta. Cần nhớ rằng về quan hệ chính trị, quốc phòng, kinh tế... Việt Nam cần đến Mỹ hơn là Mỹ cần đến Việt Nam. Quả bóng hiện nay đang ở trên phần sân của Việt Nam. Hoa Kỳ đang cần Việt Nam cùng tham gia ngăn chặn mưu đồ bành trướng quân sự, kinh tế xuống phương Nam của Trung Quốc, một siêu cường CS đang trỗi dậy một cách nguy hiểm cho toàn thế giới. Việt Nam đang cần Mỹ ủng hộ để vào TPP - Tổ chức kinh tế xuyên Thái Bình Dương, với nhiều lợi ích to lớn lâu dài trong khi thời gian đang cấp bách, nhưng với điều kiện là Hà Nội phải thay đổi rõ ràng về chính trị theo hướng tôn trọng nhân quyền, và về kinh tế nới rộng tự do kinh doanh cho nhà kinh doanh tư nhân trong nước và nước ngoài. Việt Nam đang cần thoát khỏi sự khống chế cực kỳ nguy hiểm của Bắc Kinh.

Giáo Sư Lê Xuân Khoa cũng góp một ý tưởng quan trọng là nếu lãnh đạo đảng CS hiểu rõ thời cơ hiếm có này để có một quyết định hệ trọng là thực hiện dân chủ hóa, chuyển đổi cả hệ thống chính trị độc đảng sang hệ thống dân chủ đa nguyên đa đảng theo kịp bước tiến của thời đại, sáng suốt đi trước Trung Quốc trên con đường dân chủ hóa tất yếu, thì đó sẽ là một cuộc đột phá to lớn mang lại lợi ích lâu dài cho nhân dân ta, khắc phục tận gốc tình thế bế tắc kéo dài hiện tại.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc từng hứa hẹn với dân họ là sớm muộn gì cũng sẽ thực hiện dân chủ đa nguyên đa đảng, nhưng phải đi từng bước, qua 5 năm, 10 năm hay hơn nữa. Công dân tự do bỏ phiếu chọn người lãnh đạo ở cấp xã, rồi lên cấp huyện, cấp tỉnh, cuối cùng mới mở rộng cho cả nước. Ðến bao giờ thì chưa biết. Ðây là một kiểu hứa suông, xoa dịu, lừa dối. Trung Quốc quá rộng, quá đông, chuyển mình nặng nề khó khăn. Việt Nam ta gọn hơn, có truyền thống cố kết dân tộc trước ngoại xâm, dễ chuyển mình theo thời đại mới, hoàn toàn có thể bứt lên trước làm gương cho nước láng giềng khổng lồ nhưng ỳ ạch chậm tiến.

Ðó chính là ý kiến của 72 trí thức đầu đàn phát biểu trong Kiến nghị về sửa đổi Hiến Ppháp, của 100 trí thức có thêm ý kiến về Sửa đổi Hiến Pháp, về trưng cầu dân ý và về sửa Luật Ðất Ðai. Ðó cũng là chính kiến của 15 ngàn công dân cũng chung kiến nghị bác bỏ bản dự thảo sửa đổi Hiến Pháp của Quốc Hội. Chưa bao giờ có một số đông công dân nhất trí mạnh mẽ về một vấn đề thiết yếu như thế. Ông Trương Tấn Sang cần đọc cho thật kỹ các văn kiện rất có ý nghĩa ấy. Có thể nói túi khôn dân tộc hiện nằm trong đó.

Một câu hỏi còn lơ lửng chưa được trả lời rành mạch là việc ông Trương Tấn Sang ký Tuyên bố chung và ký một loạt 10 hiệp ước, hiệp định và thỏa thuận với Trung Quốc ở Bắc Kinh tháng 6 vừa qua có được sự đồng ý của Bộ Chính Trị và của Quốc Hội hay chưa? Có phải nhóm tiền trạm đi trước chuẩn bị gồm có Thứ Trưởng Quốc Phòng Nguyễn Chí Vịnh và Phó Thủ Tướng Hoàng Trung Hải, một người gốc Hoa, đã giúp cho Bắc Kinh thảo trước các văn kiện để dử ông Sang không?

Thông thường, Bộ Chính Trị phải thảo luận và biểu quyết theo đa số về các vấn đề hệ trọng của đất nước. Sẽ là điều hợp lý và sáng suốt nếu như ông Trương Tấn Sang, trước khi lên đường, có cuộc họp với Bộ Chính Trị để bàn về nội dung sẽ phát biểu với phía Hoa Kỳ. Sẽ là tin vui vô hạn cho nhân dân ta nếu như trong cuộc họp này, tiếng nói của trí thức Việt Nam trong và ngoài nước lọt vào những đôi tai chăm chú và thức tỉnh của 16 ủy viên Bộ Chính Trị, để họ có quyết định đại thể ngắn gọn như sau: “Trong quan hệ đối ngoại, Việt Nam chủ trương gìn giữ, phát triển tình bạn láng giềng hòa thuận với nhân dân Trung Quốc, thực hiện mối quan hệ hữu nghị tương kính, hợp tác bình đẳng với nhà cầm quyền Trung Quốc, đồng thời tự khẳng định mình có quyền tự do kết bạn bè thân thiết toàn diện - kể cả liên minh quân sự chặt chẽ khi cần thiết - với những đối tác mà Việt Nam tin cậy, như Lào, Cambodia, Indonesia, Ấn Ðộ, Nhật, Hoa Kỳ và Liên Âu.”

Sao lại không thể có một giả thuyết và hy vọng như vậy? Tất nhiên quan hệ đối ngoại mang tính đột phá như thế sẽ tạo thanh thế đặc biệt cho Việt Nam để đổi mới sâu rộng cả về chính trị, nội trị, đối ngoại, quốc phòng, văn hóa. Thế lực bành trướng sẽ tức điên lên nhưng chúng không thể làm những gì quá đáng trước thế mới của nước Việt Nam dân chủ liên minh chặt chẽ với thế giới hiện đại.

Ngay trước mắt, Việt Nam sẽ sớm gia nhập đàng hoàng tổ chức Hợp tác TPP Xuyên Thái Bình Dương. Và tất nhiên 35 anh chị em tù chính trị được tự do tham gia xây dựng đất nước.

Sức bật của dân tộc hồi sinh sẽ biểu hiện về mọi mặt.

Nếu không đạt được theo hướng ấy, thì có thể xem như chuyến đi của ông Trương Tấn Sang đã thất bại ngay trước khi bắt đầu. Trong chuyến đi này, ông Sang mang một trách nhiệm rất nặng nề. Nhưng đây cũng là một dịp may, một thời cơ cực hiếm. Bỏ qua sẽ là tội nặng.

Mong rằng lần này, cả Bộ Chính Trị không còn mù quáng vì tư lợi, không còn ù lỳ, thách thức lương tri dân tộc.

muoiot
Posts: 100
Joined: Sat Sep 19, 2009 6:52 pm

Post by muoiot »

Image

Đi biểu tình ‘chống Cộng’ mệt và tốn kém

Trần Đông Đức (BBC) -
Thông thường các phái đoàn quốc khách đến thăm viếng Hoa Kỳ đều có lịch trình. Những người đứng ra tổ chức biểu tình thường được một số thông tin nào đó như chỗ ăn ở khách sạn, các cơ sở diễn thuyết, địa điểm chiêu đãi. Thế là, sẽ có những người âm thầm mua phòng tại khách sạn đó trong nhiều ngày trước. Những khách sạn như để đón lãnh đạo nước ngoài cũng không hề rẻ...

Sau chuyến thăm Washington của Chủ tịch nước Việt Nam, ông Trương Tấn Sang, chủ đề những Việt Kiều biểu tình vẫn được nêu lại, qua lời phát biểu của một thứ trưởng Bộ ngoại giao trả lời phỏng vấn của Phố Bolsa TV.

Theo quan sát của tôi, những người mang cờ vàng ba sọc đỏ đi biểu tình không được tiền mà thực tế hoàn toàn ngược lại, họ còn mất tiền.

Những người biểu tình thường phải đóng góp một khoản tiền tương đối lớn để tới Washington DC "phó hội".

Nhiều người xem đây như chi phí cho một chuyến "du lịch" bất đắc dĩ. Họ phải góp tiền thuê xe bus, thuê khách sạn, chi phí ăn uống cùng nhau trong khoảng thời gian thời gian vài ngày.

Thông thường khi có quan chức cao cấp của Việt Nam sang Hoa Kỳ như chức thủ tướng hoặc chủ tịch nước, các biểu tình viên còn phải theo sát lộ trình từ New York đến Washington DC tạo nên một không khí hoạt động cộng đồng rất nhộn nhịp.

Tuy hình ảnh và tâm trạng của mỗi người khác nhau nhưng thực tế cho thấy có động lực thúc đẩy từ bên trong không có tiền bạc nào mua được.

Tôi cũng từng tham dự các cuộc biểu tình này với một tâm trạng hào hứng và tò mò mang tính đối mặt.

Cho dù, đứng giữa biên giới giữa báo chí và người có chính kiến, tôi tin rằng những người biểu tình đại diện cho một loại cảm xúc tập thể.

Có thể do lòng căm thù chế độ cộng sản khiến họ phải hô to đòi đả đảo và cào bằng tất cả những thứ gì dính đến quan chức cộng sản.

Có thể đây cũng là một biện pháp trị liệu tâm lý cho những người lớn tuổi như kiểu có nơi để đòi chửi "con nợ" sau những ngày tháng bị đọa đày, bị đánh mất.

Sau cuộc biểu tình, có nhiều lúc trên xe bus, nhiều cụ già từng ở tù cải tạo thường sảng khoái hẳn vì các cụ tin rằng hôm nay đã thay mặt nhân dân chửi "bọn cộng sản bán nước hại dân một trận đã đời”.
Image
"Chửi xong phổi nở, về nhà tối nay sẽ ngủ ngon giấc hơn"

Họ còn nói: “Chửi xong phổi nở, về nhà tối nay sẽ ngủ ngon giấc hơn."

Trong lúc đó, một số người đi biểu tình cũng chỉ là mong muốn làm một việc gì đó ý nghĩa cho cuộc sống, như việc cầm biểu ngữ kêu gọi thả những người người bất đồng chính kiến.

Những người trẻ hơn khi đi biểu tình thì cũng phải bỏ cả ngày làm việc, trả hết mọi chi phí để đón đường "kháng nghị thị uy" với các quan chức cộng sản để cho họ thấy màu sắc tự do dân chủ ở Hoa Kỳ.

Theo bám các phái đoàn

Thông thường các phái đoàn quốc khách đến thăm viếng Hoa Kỳ đều có lịch trình. Những người đứng ra tổ chức biểu tình thường được một số thông tin nào đó như chỗ ăn ở khách sạn, các cơ sở diễn thuyết, địa điểm chiêu đãi.

Thế là, sẽ có những người âm thầm mua phòng tại khách sạn đó trong nhiều ngày trước. Những khách sạn như để đón lãnh đạo nước ngoài cũng không hề rẻ.

Khi chốt được phòng khách sạn rồi thì lúc đó không ai còn đuổi được ngay cả mật vụ Hoa Kỳ.

Chẳng hạn trong chuyến ông Phan Văn Khải viếng thăm, các biểu tình viên chốt tại tầng trên khách sạn Mayflower, làm nên những cuộc đối mặt trực diện với các quan chức Việt Nam.

Nếu có nhân viên an ninh mật vụ làm khó dễ thì cứ việc tranh luận gay gắt la to "cho bõ ghét".

Mục tiêu của họ chủ yếu là chọc tức và thị uy cho "phía bên kia" bị mất mặt trước dư luận thế giới vì hành vi đàn áp nhân quyền.

Sau cuộc biểu tình hình ảnh đưa ra trước dư luận, người ta mới có cơ hội nói tới tình trạng nhân quyền bị đàn áp ở Việt Nam.

Cũng có hành vi tạt rượu, ném trứng, hay đánh nhau cũng thường xảy ra trong các chuyến viếng thăm trước đây.

Gần đây nhất, trong chuyến viếng thăm của ông Trương Tấn Sang, bà Lý Lệ Hoa, một người bị mất đất đã căng biển tố cáo công ty Becamex ngay tại bên trong nội thất, ngay trước biểu ngữ "nhiệt liệt chào mừng..." dành cho ông Trương Tấn Sang.
Image
Bà Lý Lệ Hoa biểu tình một mình ở cả trước Tòa Bạch Ốc

Hình ảnh này đã tạo nên những tình huống dở khóc dở cười cho hai phía quan chức Việt Mỹ.

Mục đích của bà Hoa đã đạt được nhưng số tiền bỏ ra trong tuần đó không ít, không thể dưới 5,000 USD.

Cũng nhiều lúc, có người cũng quá mệt vì chuyện phải đi biểu tình chống cộng sản này nọ.

Tâm lý là "không đi thì cảm thấy không có lương tâm nhưng đi hoài thì cũng hô hào đả đảo vài câu rồi ai về nhà nấy, tình hình Việt Nam khó lòng thay đổi", có người nói.

Thực ra nhiều vị còn mong sao cho quan chức Việt Nam đừng qua đây nữa để khỏi phải đi biểu tình vì đi biểu tình là phải tốn tiền.

Trần Đông Đức

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/blogs/2 ... osts.shtml

Post Reply