Quán Vắng không Người ...3

Buồn vài phút xin ghé thăm đây; muốn tán gẫu ghé đây... Chia sẻ tâm tư vô đây.... Không biết nói gì làm gì vô đây!!! Bài viết sẽ giữ lại trong 7 ngày và quá hạn sẽ đi vào thiên cổ của không gian Cyber!!!

Moderator: khieulong

CayQueo
Posts: 221
Joined: Sun Nov 28, 2004 6:34 pm
Contact:

Post by CayQueo »

Văn Hóa Hà Nội


Trần Khải

- Hà Nội, Hà Nội... Hai chữ đó có những âm vang tuyệt đẹp và thơ mộng đối với hầu hết người dân Miền Nam trứơc năm 1975. Bởi vì hai chữ Hà Nội đã mang theo cả một khung trời thơ mộng.

Nếu bạn trưởng thành ở Sài Gòn trứớc năm 1975, bạn nhiều phần sẽ nhìn về Hà Nội qua ký ức của các nghệ sĩ từng một thời gắn bó với Hà Nội -- nơi của những gì rất là thanh lịch. Hà Nội, một thành phố đã nuôi lớn những nhạc của Cung Tiến, Phạm Đình Chương, những truyện của Nhất Linh, Mai Thảo, những thơ của Nguyễn Sa, Thanh Tâm Tuyền...

Hà Nội ơi... Còn gì là thơ mộng hơn nữa, nếu bạn là một thiếu niên ở Sài Gòn và lớn lên cùng với một nền văn học thơ mộng, hoaì cảm... Thế là bạn hình dung ra một Hà nội trong trí tưởng đầy sương mù qua trí nhớ của người khác.

Bạn không nghĩ rằng Miền Nam mình tuy bộc trực mà thô lỗ, tuy chân tình mà lỗ mãng... làm sao mà có thể thanh lịch như người Hà Nội được.

Trí tưởng của bạn về Hà Nội sẽ còn bồi đậm thêm nếu bạn ngồi học ở Trung Học Chu Văn An (Quận 5, Sài Gòn), nơi hầu hết các thầy và cả bác giữ cửa cũng là dân Hà Nội chính tông. Trời ạ, hỏi về Hà Nội là có thầy rơm rớm nứơc mắt. Và giọng nói của quý thầy, và tuyệt vời là giọng của các cô giáo ngừơi Hà Nội đã gieo vào trí nhớ của bạn một khung trời không quên nổi: giọng nói người Hà Nội tại Sài Gòn trứơc 1975 thực sự là âm nhạc, thực sự là đầy mê hoặc.

Chưa hết. Khi bạn đạp xe đạp về một nơi ở Quận 1 -- thì một cách tự động, bạn sẽ nhớ tới huyền thoại về những mối tình thơ mộng giữa con trai học trò Chu Văn An, và con gái học trò Trưng Vương. Thực sự, không hiểu ai bày ra cái huyền thoại đó. Đó cũng có thể là một huyền thoại đề cân bằng cái huyền thoại về các “tình bạn” hay các “bạn tình” giữa nam sinh Petrus Ký chỉ làm bạn với nữ sinh Gia Long -- hai ngôi trường có phòng ốc bề thế nhất thời đó.

Thế đấy, chỉ cần đạp xe ngang qua Trưng Vương thôi, là quả tim con trai Chu Văn An đã đập thình thịch rồi. Và nếu may mắn bạn có một cô bạn Trưng Vương nói giọng Hà Nội, thì trong các giờ dạy Văn của Thầy Vũ Hoàng Chương ở các lớp đệ Tứ, đệ Tam Chu Văn An là trong tim đầy ắp lá vàng...

Hà Nội đẹp và thơ mộng như thế đấy. Đẹp tuyệt, ngay cả khi bạn bứơc vào đời quân ngũ ở Miền Nam để liều thân ngăn chận làn sóng đỏ cộng sản... bạn cũng thấy Hà Nội đẹp tuyệt. Không phải rằng phở và bún chả là người Hà Nôị đưa vào hay sao? Còn nhạc của Vũ Thành nữa. Tuyệt lắm mà. Bạn chiến đấu, bạn hy sinh để chống lại Cộng Quân, nhưng lòng bạn không thấy người Miền Bắc là quân thù, không thấy Hà Nội là đáng ghét. Bạn chỉ ghét các ông râu xồm...

Thế đấy. Học trò Miền Nam thơ mộng và mang ơn các hình ảnh về Hà Nội thế đấy. Cho tới ngày Bắc Quân tràn vào chiếm trọn Miền Nam. Tất cả những gì thơ mộng đã biến mất. Chỉ còn sự thô lỗ, cứng nhắc, nhám nhúa và gian hiểm của một Hà Nội xã hội chủ nghĩa. Và bạn hoàn toàn không hiểu vì sao Hà Nội bỗng nhiên biến dạng như thế.

Nơi đây, thử xem giải thích từ chính một người Hà Nội, bằng cách trích vài đoạn của nhà văn Nguyên Ngọc trong bài “Hãy tôn trọng cái quyền tiêu dùng của người dân” trong số báo chủ nhật 25-6-2006 của tờ Tuổi Trẻ:

“Năm 1962 tôi xa Hà Nội, tôi nhớ cái văn hóa thanh nhã, nhớ dáng đi, giọng nói của những cô gái Hà thành tuổi mười tám, đôi mươi xinh như mộng. Sau 1975, tôi quay trở lại Hà Nội, một mình đi lang thang khắp các phố phường chỉ để làm mỗi việc ngắm nhìn các thiếu nữ... và phát hiện họ toàn nói tục...

Lúc ấy tôi cảm thấy quá kinh ngạc và... sụp đổ. Tôi đã tự hỏi không lẽ mình mới xa Hà Nội chừng 13 năm... mà văn hóa Hà Nội xuống cấp đến vậy ư?

Vậy nguyên nhân tại sao? Nhiều người cứ bảo rằng nguyên nhân là do chiến tranh, nhưng theo tôi không phải thế, thậm chí chiến tranh còn làm cho con người ta ứng xử tốt đẹp với nhau hơn, sống vì nhau hơn.

Nhưng có một điều đáng lưu tâm là quá trình đô thị hóa đã khiến một luồng dân cư các vùng nông thôn lân cận nhập vào Hà Nội. Trong quá trình di dân, họ đã mang văn hóa nông thôn len lỏi vào từng ngóc ngách của phố phường. Chính lực lượng này đã khiến cho Hà Nội bị "nhà quê hóa".

Hà Nội có một nét đặc biệt là việc đô thị hóa Thăng Long ngày xưa bắt đầu từ các làng nghề xung quanh và len dần vào các kẻ chợ. Điều này lý giải vì sao Hà Nội có 36 phố phường (thật ra trên thực tế con số này nhiều hơn rất nhiều). Và văn hóa Hà Nội chính là văn hóa hội tụ của những làng nghề đó. Mà những làng nghề này bản thân nó lại có nền văn hóa riêng, do vậy văn hóa Hà Nội là văn hóa làng nghề, văn hóa buôn bán, văn hóa thương nhân... hết sức thanh nhã.

Tuy nhiên dân tộc ta lại trải qua một thời kỳ bao cấp, thời kỳ cải tạo công thương nghiệp mà Hà Nội là tâm điểm. Chính thời kỳ này đã "đánh bật" đi cả một giai tầng trung lưu sống nơi đây. Khổ nỗi văn hóa của Thăng Long lại đọng ở giai tầng này cho nên khi cả Hà Nội tiến hành cải tạo công thương nghiệp xong thì văn hóa của Hà Nội tan nát. Những gia đình Hà Nội chính gốc giờ đây cảm thấy bị "lép vế" nên đã tìm cách rút lui sâu vào bên trong những ngõ hẻm nhỏ... và nhường lại "mặt tiền" cho những đối tượng nhập cư. Mà những người này lại buôn bán, làm ăn theo kiểu kinh tế thị trường... hoang dã. Đây chính là nguyên nhân khiến cái nếp văn hóa của Hà Nội bị mất dần đi. Điều này làm cho những người yêu mến văn hóa Hà Nội, những người Hà Nội chính gốc bị tổn thương. Bên ngoài họ im lặng nhưng bên trong họ buồn lòng lắm. Điều đáng nói nữa là thời bao cấp Nhà nước giữ quyền tiêu dùng của người dân, mà nhân viên nhà nước là thay mặt Nhà nước giữ quyền tiêu dùng cho nên họ xem thường người tiêu dùng trong quá trình mua bán là điều tất yếu.

Văn hóa ứng xử của thời bao cấp đã được nảy sinh từ đây ra và rồi thẩm thấu dần vào trong phá nát đi cả nền văn hóa Kinh bắc... Chính vì thế tôi đã vô cùng ngạc nhiên khi nghe những cô gái Hà thành chửi thề ngoài phố một cách vô tư. Nhiều khi tôi tự hỏi vì sao ở Sài Gòn người ta giữ được nét văn hóa trong buôn bán. Đơn giản, bởi một lẽ họ không nắm cái quyền tiêu dùng của người dân, họ tôn trọng cái quyền đó của người dân. Người bán phải chiều theo người mua và điều này tồn tại đến ngày nay ở Sài Gòn...”

À ha, bây giờ mới nghe một nhà văn Hà Nội giải thích điều bí ẩn này: văn hóa thanh nhã của Hà Nội bị xóa sổ bởi “văn hóa bao cấp”... khi uy quyền cán bộ tăng, thì lòng tương kính không còn nữa... vì bao tử đã bị nắm rồi, muôn cho đói là đói, muốn cho no là no...

Đó là một cách giaỉ thích. Tôi người Sài Gòn thiệt sự không biết tận tường để lý giaỉ. Chỉ xin đứng dưạ cột mà nghe. Nhân đây, xin cảm ơn nhà văn đã nói về một thắc mắc trong lòng nhiều người có từ 30 năm nay, rằng vì sao lá vàng vẫn còn rơi giữa Hà Nội mà tâm hồn thơ mộng đã dọn vào Sài Gòn.


Nguồn: VietBao

KHương
Posts: 152
Joined: Sun Mar 20, 2005 2:44 am

Post by KHương »

Ông Nguyễn Yên, sinh trưởng ở xứ Huế, lúc trẻ chưa xong trung học, gặp thời chiến tranh, phải gia nhập quân đội, và được huấn luyện làm trung sĩ y tá. Sau bao năm theo gót chiến binh sống chết, mãn hạn trở về, cha mẹ đều qua đời, ông lưu lạc vào Quảng Nam sinh sống với nghề chích dạo và gá nghĩa với một cô thợ may vùng nầy. Nhờ có nghề, hai vợ chồng cũng dễ dàng đắp đổi qua ngày, không đến nổi quá khổ. Dù trải qua bao tang thương của đất nước, hai người vẫn lai rai sinh dưởng được 4 cậu con trai.

Từ khi vào làm chủ Miền Nam, “Đỉnh CaoTrí Tuệ” đã vẽ ra những khẩu hiệu như: “Tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên Xã Hội Chủ Nghĩa”, “Yêu xe hơn yêu con, quý xâng hơn quý máu”, “Sự nghiệp Bác Hồ sống mãi trong quần chúng ta”.

Không hiểu họ tiến mạnh lên ngã nào, Xã Hội Chủ Nghĩa là sao, nhưng mỗi ngày ông Yên thấy cái gì cũng khó khăn, phải mua qua tờ hộ khẩu, và Xếp Hàng Cả Ngày, với bo bo, khoai sắn sống cầm hơi. Đi đâu ít hôm cũng phải xin giấy tờ. Dân tình chịu hết nỗi, nên ai có thể, đã lạy dài trước ảnh Bác trên bàn thờ, dâng trọn cửa nhà, tài sản cho Bác và Đảng. Rồi tìm mọi cách liều thân trước tầm súng AKA của C.A. Biên Phòng, để có dịp được thí mạng với hải tặc và đại dương sóng cả.

Không đũ tiền lo cho cả nhà cùng đi, vợ chồng ông Yên cũng dốc sạch, chạy cho cậu con trai thứ nhì là Nguyễn Danh, lúc đó vừa 16 tuổi, theo mấy người quen đi chui vượt biển, mong bắt một nhịp cầu cho gia đình mình được thông hơi ra ngoại quốc, kiếm chút tiếp tế về sau, và khẩn cấp nhất là tránh cho cậu nầy khỏi đi nghĩa vụ quốc tế, làm anh hùng liệt sĩ ở Cambodia.

Nhờ người tổ chức thực tâm, có mưu lược, và chuẩn bị chu đáo, chuyến đi được trót lọt sang Hồng Kông. Gặp thời Tổng Thống Jimmy Carter, hết lòng kính chúa yêu người, dùng uy tín và quyền hạn của mình kêu gọi nước Mỹ và cả thế giới cùng cứu nguy những thuyền nhân VN đang bị các nước Đông Á xua đuổi lênh đênh trên biển cả cho bảo tố, đói khát, chìm đắm, và hải tặc tung hoành, nên Danh được nhận vào Mỹ một cách dễ dàng, và được nhà thờ ở Nam California bảo lãnh sắp đặt cho định cư.

Được sở Xã Hội Mỹ phát tiền chi tiêu, sau một thời gian học Anh văn, Danh theo các bạn VN thi thử trình độ (test), xin được vào học trường Đại Học Cộng Đồng (Community City College). Nhờ lãnh thêm tiền trợ cấp Basic Grant dễ dàng của chính phủ Mỹ và nhà trường cho làm lặt vặt có lương (work study), Danh được thong thả có tiền ăn học liên tục hơn hai năm, và được chuyển lên Đại Học Tiểu Bang (State University), lãnh học bỗng và vay tiền học tiếp. Sáu năm sau khi trốn khỏi Vietnam, Danh lấy được cấp bằng Kỷ sư Điện (B.S. in Electrical Engineering).

Ra trường đúng lúc kỷ nghệ điện tử đang lên mạnh ở California, Danh được thuê làm kỷ sư với mức lương khởi đầu khá hậu hỷ, $60,000/năm. Danh thay xe mới, áo quần tươm tất, không khác gì một kỷ sư người Mỹ. Đúng như ta đã thường nghe:“Cộng Sản là xứ của Chính Ủy (Bí Thư), còn Tư Bản là xứ của Kỷ Sư”.

Rồi Danh kết hôn với một cô Việtnam tị nạn CS, gốc Cần-Thơ cùng làm một hảng. Vợ chồng chung nhau mua một căn nhà 2 tầng mới cất, khá đẹp ở một khu trung lưu, thuộc vùng ngoại ô San Diego, trả trước 10%, phần còn lại vay ngân hàng trả góp. Mọi vật dụng, xe cộ 2 chiếc đều mới mẻ. Cuộc sống thật là hanh thông, hạnh phúc, không thua gì mấy ông kỷ sư Mỹ.

Thong thả, Danh nhớ lại những ngày còn thơ ở Quảng Nam, nhớ đến cha mẹ và các anh em của chàng. Chàng thành công trong việc học việc làm, một phần vì trước kia cha chàng lúc nào cũng thúc đẩy, khuyến khích bên tai là con phải cố học hành. Cha chàng muốn các con thực hiện giấc mơ trường ốc, mà đời ông đã dang dở vì chiến tranh và nghèo đói. Đã nhiều lần thấy nhà chật vật, Danh muốn bỏ học, thoát ly gia đình, ra kiếm sống cho dễ chịu hơn, như những bọn trẻ trong làng. Nhưng cha Danh luôn khuyên răn, an ủi và bảo: “Dù tau còn lon gạo cuối cùng tao cũng cứ ráng cho mi ăn học.”

Giờ đây Danh rất tự hào, gởi hình và thư về cho cha mẹ, cho biết chàng đã thành công như ý nguyện của cha. Danh viết, kể rõ rằng đã có quốc tịch Mỹ, về đời sống hiện tại, gia thất, nhà cửa của chàng đều ổn định vững vàng, và bảo cả nhà lo chạy giấy tờ xin hộ chiếu để xuất cảnh. Đồng thời bên nầy Dũng nộp giấy tờ bảo lãnh cha mẹ và anh em theo diện ODP. Trong thư chàng cũng có nhắc lời cha lúc trước về “lon gạo cuối cùng” mà chàng vẫn còn nhớ . Nay Danh đã có đầy đũ mọi điều kiện thuận lợi để bảo lãnh cha mẹ và anh em sang Mỹ đoàn tụ.

Đọc thư xong ông bà Yên, thấy mình đã đến gần tuổi 60, suy yếu rồi, lại không biết tiếng Mỹ, nghĩ qua bên đó chẳng thể làm việc gì, nhưng ông vẫn muốn đi, cốt đem thêm mấy đứa con sang Mỹ cho chúng có cơ hội tương lai. Thêm nữa trong thư, thấy Danh còn nhắc lại mấy chữ “lon gạo cuối cùng”, làm ông Yên rất khoái, mừng con mình chân tình nhớ ơn ông. Nên không chút do dự, ông Yên xuất hết vốn, lo dịch vụ, chạy giấy tờ đi Mỹ. Qua nhiều ải khó khăn, chi đến đồng bạc cuối cùng, lo lót dịch vụ cho sớm được hộ chiếu xuất cảnh, phỏng vấn và chuyến bay.

Chẳng bao lâu sau, ông bà Yên và hai con được sang đoàn tụ với vợ chồng Danh tại San Diego, chỉ trừ người anh trên 21 tuổi, đã có gia đình riêng, nên không được phỏng vấn chấp thuận.

Không khí đại gia đình trong tháng đầu mới sang, rất vui vẻ. Nhà rộng rãi, hai người một phòng thong thả, cơm nước cũng không tốn gì thêm nhiều. Nhà lót gạch men, không chút bụi. Phòng ngủ nào cũng trải thảm đẹp, nhà có máy trung tâm điều nhiệt, bên ngoài dù nóng hay lạnh thế nào, bên trong vẫn thoáng đãng và có nhiệt độ ấm mát thoải mái. Bếp núc nấu, nướng bằng gas tự động tối tân, sạch sẽ tiện nghi, tủ lạnh to lớn chứa đầy thức ăn, dự trữ vài ba tuần chưa hết. Máy giặt, máy sấy có sẵn trong nhà, bấm nút, nửa tiếng là giặt sấy xong. Xe cộ vào tận garage, sát cửa bếp.

Đường sá thì nơi đâu cũng tráng nhựa, hoặc béton ciment rộng rãi. Nhà nào cũng có sân cỏ trước, sau, và cây kiễng đều được cắt xén ngay ngắn mỹ thuật. Vợ chồng ông và hai con trai nhỏ rất mừng vui và thích thú. Ông thấy như đang lạc vào một cõi địa đàng trần thế, trái ngược với thiên đường khốn khổ mà Đảng đang thể hiện. nơi họ cai trị. Tiện nhất là trên lầu dưới nhà đều có ba bốn phòng tắm và bồn cầu, vòi nước nóng, nước lạnh, muốn tắm giờ nào cũng được, trong nhà thì đông không lạnh, hè không nóng.

Thật là khác xa bên quê nhà, mỗi lần đi tắm, phải lội bộ ra sông Thu Bồn, xa non cây số, mùa đông gió lạnh, nước lũ đục vàng, mỗi lần tắm là một lần ớn lạnh. Mỗi lần đi tiêu, gia đình phải lội ra cánh đồng gần nhà, ngồi ven bờ ruộng, như du kích đang dàn trận, chỉa súng phục kích bắn Tây. Khổ nhất là mùa mưa, ướt hết cả lưng mông. Lối đi thì bùn lầy dơ bẫn, đường làng thì ban đêm thường vắng vẻ tối tăm, người ta lại dùng làm chỗ phóng uế hôi thối, thuở trước không guốc dép, đi đẵm nghĩ lại mà ghê.

Vì đi theo diện ODP, người bảo lãnh có lợi tức cao, nên ông bà Yên và hai em Danh không được hưởng một trợ cấp nào của chính phủ liên bang hay tiểu bang. Nhưng qua được đây ông rất mừng vui và bỡ ngỡ trước một đất nước giàu sang, bao la vĩ đại, cao ốc, nhà cửa đều khang trang, ngay ngắn, rộng rãi, hầu hết mọi người đều có xe hơi riêng, đi lại êm ru mà nhanh chóng, mà không thấy một chút khói bụi. Hàng tiêu thụ và thực phẩm vạn thứ tốt đẹp bày bán đầy trong thương xá và siêu thị. Một xã hội tư bản đang sống mạnh, sung túc, ăn nên làm ra, chứ không phải đang rẩy chết như kinh điển Mác Lê mà "Trí Tuệ" đã rao giảng.

Ông Yên gốc Huế, từ nhỏ đã quen với tập quán và ý thức cổ truyền, nên đầu óc cũng còn mang lắm thành kiến theo lễ nghi Khổng Giáo Đông Phương, gốc lính mà tính quan, nên nhiều tự ái, khí khái quá đáng, chuyện nhỏ có thể lờ qua, nhưng cũng trở thành vấn đề thắc mắc lớn.

Cũng như nhiều người Huế rất ăn cay, ăn ớt như chim nhồng, ông thường cắn nửa trái ớt hiểm, nhai kèm theo miếng cơm. Ớt nầy ở Mỹ cũng chẳng đắt đỏ gì, một dollar cũng có thể mua cả bát lớn, ăn cả tuần chưa hết. Sau mỗi bữa ăn, ông thường bỏ lại trên bàn dăm ba trái ớt cắn nửa chừng. Cô dâu thấy thế nói nửa đùa nửa thật: “Tía ăn kiểu nầy, nhà mình phải mua vài mẫu đất trồng ớt mới đũ cho tía ăn”. Ông Yên nghe, rất xốn xang khó chịu, và cho là con dâu vô lễ, ông bắt đầu ốt dột.

Đám ông bà Yên sang ở được hơn tháng, hóa đơn tiền nước gởi đến thấy tăng gấp đôi. Vì trước đó nhà chỉ có hai vợ chồng trẻ và 2 con nhỏ. Nay nhà thêm 2 ông bà già và 2 cậu trai, tắm giặt nhiều hơn, tăng gấp đôi là phải. Cô dâu thấy nóng mặt và đưa ra phương pháp tiết kiệm nước, bằng cách bảo đám ông Yên rằng trước khi đi ngủ, hãy cùng rũ nhau đi tiểu một lần rồi mới giật nước. Ông Yên càng bực mình thêm và cho là con dâu quá ti tiện nhỏ mọn, nên ông càng ấm ức, và trở nên mất vui.

Việt Cộng xưa nay vốn anh minh học theo sách vở Bác Mao. Lúc Mao Chủ Tịch dạy cải cách ruộng đất, đấu tố, cứ phong đại cho 5% dân quê mỗi làng là địa chủ rồi đem ra tố khổ, sỉ nhục, hành hạ, rồi hành hình man rợ. Đến sau 1985, cũng lại học theo Tàu Cộng Đặng Tiểu Bình bắt đầu dần cởi trói. Bà Yên, phụ với người con trai lớn, mở làm nghề may, còn ông lai rai chích thuốc dạo chui, cũng có thở. Ở VN, ông là người hữu dụng, ông đóng vai trò gần như một bác sĩ gia đình trong xóm làng, cung ứng y vụ đầu tiên. Ai sốt rét thì ông chích quinine, nivaquine, ai ho lâu ngày, ông chích steptomycine, ai mệt mõi thì ông chích B-Com, B12, Vit C. Ai bị nhiểm trùng thì ông chích trụ sinh, ai mệt khó thở thì ông chích huile de camphré, ai ho cảm thì ông chích Eucalyptol, hoặc cho uống Phenergan, hoặc bịnh nhân mang sẵn thuốc theo toa bác sĩ đến nhờ ông chích. Khi bịnh nặng không lành, họ mới phải đi bác sĩ, bịnh viện. Nhiều khi phải đến nhà các bịnh nhân góa phụ trong làng, ông cho lộn thuốc, chích lộn kim, lộn chỗ, chẳng hạn như chích mông, thì y khoa dạy phải chích chỗ một phần ba đo từ xương hông thẳng đến đầu xương cụt, để tránh giây thần kinh
sciatique, nhưng nhiều lần ông lại chích ngay chỗ trước đầu xương cụt, làm bịnh nhân giật bén người, như lên cơn phong đòn gánh, rên ứ hự cả chục phút mà cũng chẳng ai chết, cũng không ai than phiền, khiếu nại gì. Nhờ luôn có bệnh nhân, ông có tiền lai rai, được bà con làng xóm nể mến. Chiều chiều ông cũng có thể ra ngồi ở quán cóc, nhậu vài ly beer với bạn già, cười cợt, hề hà, vớ vẩn với cô chiêu đãi, và lãng quên thế sự tối tăm.

Sang đây, qua một thời gian ngắn, ông thấy mình không còn thích hợp vào việc gì ở xứ nầy, suốt ngày trong nhà, luôn đóng cửa, tù túng không biết đi đâu, không biết lái xe, không có bạn bè tâm sự, cũng chẳng biết làm nghề gì để phụ tiền ăn ở với con và dâu. Ông đi học tiếng Anh chữ được, chữ quên, cũng chẳng đi đến đâu. Ông đâm ra chán nản và buồn bã, vì thấy mình xó ró, khó hòa hợp, lại thêm nghĩ là con dâu là người chi li, keo kiệt, làm sao chung sống được, nên ông lại muốn quay về Việtnam, với nhà cửa đã sẵn còn của ông do vợ chồng cậu con lớn vẫn đang ở, tiếp tục nếp cũ, để có thể diện hơn.

Ông lại gởi thư cho cậu con ở VN lo thủ tục cho ông trở về. Dưới quyền các quan tân phong kiến, thủ tục ra đi đã khó, viêc trở về vĩnh viễn cũng không phải dễ, cũng đòi hỏi nhiều thủ tục rườm rà. Đối với các ngài, không phải ai muốn đi là đi, muốn về là về đâu. Thật lắm nhiêu khê và thủ tục “đầu tiên”.

Trong khi chờ đợi sự dàn xếp của cậu con bên nhà, ông Yên buồn lòng tìm đến thăm Nha sĩ Phùng, cháu gọi ông bằng cậu, đang làm ăn khá giả để cầu kiến. Ông đem tâm sự ra giải bày, ông trách con trai ông:“ thứ “hữu dũng vô mưu” không biết điều xử thế, học hành làm chi mà râu quặp như rựa, việc chi cũng để cho con vợ làm chụ, sai khiền tất cả.”

Sang đây từ 1975, Nha sĩ Phùng là người ở giữa hai thế hệ trẻ, già, đã trưởng thành bên Vietnam và sống lâu ở Mỹ, thông hiểu được tình trạng phân cách của 2 thế hệ, nên tận tình giải thích cho ông rằng:

“Xứ nầy theo chủ nghĩa cá nhân, riêng tư, chứ không theo truyền thống đại gia đình như bên ta. Lớp già bên ta và lớp trẻ lớn lên bên nầy suy nghĩ khác nhau. Vã lại trong trường học ở Mỹ, người ta chỉ dạy tính toán, khoa học, kỷ thuật và nghề nghiệp chuyên môn, chứ không dạy lễ nghi, luân lý đạo đức, cũng như lối cư xữ, tương quan giữa người với người như thế nào. Ai lo phần nấy, đặt giá trị đồng dollar lên hàng đầu, cha con anh em gì cũng bất kể, vì quyền lợi thực tế hiện tại hơn vì tình nghĩa trước sau."

"Những gia đình ngoan đạo chân chính, từ nhỏ tin tưởng vào Chúa, thì lấy công bằng, bác ái, yêu thương đồng loại, thánh kinh, lời chúa, ý chúa làm kim chỉ Nam. Theo Phật thì lấy lời Phật dạy từ bi, hỷ xã, bố thí, vị tha, hiếu kính cha mẹ, nghiệp chướng luân hồi làm đường lối. Theo Nho giáo thì lấy cương thường, nhân, nghĩa, lễ, trí, tín làm tiêu chuẩn để hướng dẫn hành động trong xử sự, đối vật, đãi nhân và dùng làm thước đo thẩm định tư cách và giá trị mỗi người."

"Nhưng đám tuổi trẻ tị nạn sang đây một số vừa lớn lên nhiểm bị nhồi nhiểm bạo thuyết từ quê nhà, thêm ý thức tôn giáo và đạo đức gia đình lỏng lẻo, nên mọi xử sự của chúng thì loạn chiêu, không theo nguyên tắc đạo lý Đông Tây nào cả. Nguyên tắc đạo lý Phật, Nho, Á đông thì chúng chưa biết, không biết, hoặc có biết cũng bỏ, chẳng áp dụng. Còn nền văn minh tinh thần, nhân đạo của Cơ đốc Tây phương thì chúng cũng chưa thấm nhuần. Ý thức về liên hệ đại gia đình và phê phán về giá trị từ môi trường xã hội chung quanh không có. Nếu bên mình bọn trẻ cư xử sai quấy thì bị xóm làng, bà con khinh khi chê trách, nên chúng không dám, chứ bên nầy có ai hơi đâu mà khen chê chuyện ngưới khác. Do vậy giới trẻ cứ tùy tiện mà xử sự, tiền hậu bất nhất, theo cảm quan vui buồn, và lợi hại cá nhân tùy lúc và không theo một nguyên tắc nào cả, chẳng giống Mỹ, chẳng giống Việt.”

Nha sĩ Phùng lại tiếp: “Còn thế hệ già thì cố chấp, trong lòng còn nặng mang truyền thống cũ, nên rất khó mà hòa hợp. Đúng như Albert Einstein đã nói: “Phá vỡ nhân nguyên tử còn dễ hơn phá vỡ một thành kiến”. Cháu biết những điều cậu vẫn nghĩ về bổn phận con, dâu trong gia đình xưa nay sẽ không thể nào có được ở đây. Thành ra cậu mợ buồn là phải. Chứ như ông Nam, bạn cháu ở San Marcos gần đây, có mấy đứa con gái được ông đưa sang từ lúc nhỏ bé, nay đứa thì master làm ký giả TV Mỹ, lấy chồng bác sĩ Mỹ, đứa thì làm luật sư cho Mỹ, lấy chồng luật sư, đứa làm kỷ sư lâu năm lấy chồng giám đốc hảng kỷ nghệ Mỹ. Lần lượt làm đám cưới sang trọng, thấy ông ấy không bằng ai, cũng chẳng sẽ ích dụng gì cho tương lai chúng nữa, nên bắt chước nhau đều không mời ông làm gì. Nhưng mẹ và anh chị chúng cũng không khuyên trách, sui gia cũng không hề đến nhà ông thăm xã giao ít nhất một lần cho biết, hoặc hỏi thăm sao ông không có mặt. Biết lẽ đời phù thịnh, chứ ai phù suy, cho là chuyện tự nhiên phải thế, ông Nam đi chỗ khác chơi, vẫn vui vẻ chẳng thắc mắc gì, mà lại còn nghĩ rằng như thế là tốt, vì ra chỗ tiệc tùng, ông khó kiên cử dễ bị cao mỡ cholesterol, nguy hiểm. Nếu vào trường hợp như vậy, cậu sẽ thấy khó chịu, thì đó là vì cậu chưa thích nghi.”

Ngưng một lát, Phùng lại tiếp:
“Tụi Danh mới xử như thế, mà cậu mợ đã phiền, thì cậu bịnh chết đi mất. Thằng Danh như vậy vẫn còn tốt nhiều, còn bảo lãnh cậu qua, chứ cháu biết chuyện một góa phụ nọ ở Đồng Nai, chỉ có một con trai, ráng chạy cho hắn sang đây, rồi hắn lặn luôn, không hề thư từ. Mẹ hắn nhớ con, mõi mòn trông tin hắn, viết thư cho bạn bè hắn để tìm. Hắn lại bảo bạn hắn viết thư cho mẹ hắn nói là hắn đã chết rồi.”

Thuyết ông bà Yên một hơi dông dài, Nha sĩ Phùng kết thúc: “Thực tế thường phủ phàng, cậu mợ không giàu có, không địa vị, quyền thế, danh vọng gì ở đây, lại già yếu, lỗi thời, lỗi chỗ, thì phải chịu vậy thôi. Cậu mợ không thể nào chung sống với vợ chồng Danh thêm nữa được, cậu mợ phải dọn ra ở riêng, càng sớm càng tốt để khỏi va chạm và sứt mẻ thêm.”

Sau đó Nha sĩ Phùng đưa tặng ông bà Yên 1,200 dollars, bảo về dùng thuê apartment một phòng ngủ cho 4 người tạm sống, và khuyên ông bà Yên tìm mọi cách tự túc, tự lập.

Nhờ tiền nầy, ông bà Yên dọn vào apartment. Ông Yên giúp vợ nhận babysit vài ba đứa bé VN cùng khu. Hôm nào khỏe, ông mang bị đi lượm lon nhôm, mỗi khi một ít, góp lại mỗi tháng cũng bán được mấy chục dollars, phụ thêm. Hai cậu con trai nhỏ sắp đặt thời giờ, vừa đi học, vừa làm bồi bưng phở cho Việtnam ở El Cajon. Ban đầu thì Danh hứa giúp mỗi tháng 200 dollars để phụ trả tiền thuê apartment, nhưng rốt cục chẳng cho đồng nào, rồi sau lại nói ở Mỹ phần ai nấy lo. Và từ đó vợ chồng Danh cố tránh đám ông bà Yên. Mối liên hệ đôi bên trở nên xa lạ lạnh nhạt, không còn tới lui thăm viếng, hỏi han gì nhau nữa, coi như quên hẵn nhau.

Ban đầu, ông bà Yên lo lắng, nóng ruột chờ thủ tục dàn xếp hồi hương và lo kiếm tiền vé máy bay về cho xong. Nhưng với thời gian, ông bà Yên quen dần với nếp sống mới và hòa nhập với xã hội, như những người Mỹ nghèo. Ông bà còn phải yểm trợ cho hai cậu con nhỏ tiếp tục học, nên dần lãng quên chuyện tính trở về VN.

Một hôm, hai cậu con ông bà Yên ra khu siêu thị mua thực phẩm gặp vợ Danh đang dẫn hai con nhỏ cùng đi chợ. Vừa trông thấy 2 chú, hai đứa cháu chạy đến ôm mừng rỡ, nhưng đã bị mẹ gọi giật lại và dẫn đi ngay ra khỏi siêu thị.

Hôm nọ gia đình người trưởng tộc của ông Yên, cũng tỵ nạn định cư tại San Diego, có tổ chức bữa giổ ông cố tam đại trong giòng họ, có mời bà con bạn bè đông đảo, có cả vợ chồng Danh và ông bà Yên riêng rẻ. Cả bốn người đều có đến dự, nhưng tất cả đều tỉnh bơ, trà trộn trong đám khách già trẻ, coi như xa lạ, chẳng ai chào hỏi ai cả. Tệ hơn cả người lạ, vì khi gặp nhau ở một nơi như vậy, người lạ vẫn chào, thăm hỏi nhau lịch sự:
Thật là: ”Cố hương hà chính vô phương thuyết.
Viễn xứ thâm tình vạn nẽo xa.” HP.

Thoáng 6 năm nữa lại trôi qua, hai cậu con trai nhỏ của ông bà Yên, đều đã học xong đại học 4 năm và đã tìm được việc làm tại các cơ xưởng kỹ nghệ trong vùng và cũng đã dọn ra ở riêng.

Ông bà Yên nạp đơn xin vào quốc tịch. Được thẩm vấn sơ qua, ông bà trả lời ú ớ, câu trúng, câu sai, nhưng cũng đã được ưu ái chấm đậu làm công dân Mỹ. Lấy xong chứng chỉ quốc tịch, ông bà yên cũng ráng đi bỏ phiếu bầu từ hội đồng thành phố, quốc hội, thống đốc và tổng thống. Ông bà còn ra Bưu Điện thành phố điền một lá đơn, gởi kèm vói 2 tấm ảnh và đóng lệ phí 60 dollars, vài ba tuần sau, nhận được sổ thông hành (passport) thời hạn hiệu lực 10 năm, có thể dùng đi hầu khắp các nước trên thế giới, bất cứ lúc nào, đều khỏi cần chiếu khán (visa) nhập cảnh của nước đó chỉ trừ Vietnam và vài ba nước Cộng Sản còn sót lại. Nhiều nước thấy bìa passport Mỹ không cần lật ra xem và cho đi qua ngay.

Nay cả hai ông bà đều đã qua tuổi 65, nên đã được hưởng mọi quyền lợi và trợ cấp in hệt như một cặp vợ chồng Mỹ già nghèo chính cống sinh trưởng ở xứ sở nầy:

Được bảo hiểm sức khỏe (Medicare, Medi-Cal): Khi ông bà bịnh nhẹ, nặng, đi bác sĩ, bệnh viện nào tùy ý chọn lựa, chính phủ sẽ thanh toán mọi y phí, thuốc men. Ông bà Yên còn được trợ cấp tài chánh để tiêu pha cho mọi sinh hoạt hằng ngày. Mỗi tháng chính phủ chuyển vào trương mục của ông bà đúng US$1499. Đầu tháng ra nhà bank, đút thẻ ATM rút tiền nầy ra xài.

Được trợ cấp gia cư: Ông bà đã mướn nhà apartment 2 phòng ngủ, dù giá thị trường cho mướn cao đến 1200 dollars, nhưng ông bà Yên cũng chỉ phải trả mất 1/3 số tiền được trợ cấp nói trên. Số sai biệt chính phủ sẽ trực tiếp trả cho chủ nhà.

Kể gọn bằng bài thơ sau đây:

Cảnh già ở Mỹ :
Sáu mươi lăm tuổi xứ Cờ Hoa,
Còn những ba lăm đẹp cảnh già?
Con cháu đường riêng, ngày lễnh lãng,
Của tiền quan tính, khỏi lo xa,
Xe hơi mới cũ, tha hồ lái, (dù không lái)
Xứ lạ xa gần, mặc sức qua.
Lận đận bên trời thôi vĩnh viễn,
Mừng nhau vàng tuổi hết bôn ba..HP.

Ngoài ra, vì lợi tức thấp, các cụ già còn được các hảng xe bus Mỹ, quán ăn Mỹ, một số cửa hàng và những nơi giải trí công cộng, giảm giá cho, có thể từ 10 đến 30%, và county còn cho mỗi tháng một thùng thực phẩm đóng hộp và sữa bột, sữa hộp, nước trái cây, và thức ăn sáng. Nếu đi đứng khó khăn, chính phủ sẽ cho xe lăn tự động, giường tự động, sữa Ensures, và trả tiền thuê người đến chăm sóc. Nghe đâu bác sĩ còn viết toa cho lấy cả thuốc Viagra màu xanh da trời trị bịnh bất lực, để được giỏi như hồi trai trẻ:

“May nhờ tài nghệ xứ Cờ Hoa,
Tiếp liệu xanh trời khiến mạnh ra.
Đụng độ quân nhà tay vững súng,
Đường gươm bén nhạy đúng quân ta.”HP.

Ngoài ra người già còn được hưởng các tiện nghi ưu ái như dịch vụ Senior Day Care do tư nhân điều hành. Người chưa yếu lắm, mỗi tuần 5 ngày có thể ra đó, vui chơi với nhau, xem phim, đánh cờ, tứ sắc, xài internet, nghe ca nhạc, nhảy đầm, được massage, tập tài chi, luyện dưởng sinh, ăn sáng, ăn trưa, chở du ngoạn đó đây, có xe đưa rước từ nhà. Mọi chi phí, do chính phủ thanh toán.

Lúc yếu, cùng lắm thì vào nhà Nursing Home chờ ngày về với tiên tổ.

Rồi đến bên bờ kiếp tử sinh,
Rã rời thủ túc, xếp gươm linh,
Lữa thiêng đưa tiển vào mây khói.
Hồn phách xa chơi cõi tỉnh bình. HP

Khi dành dụm được ít nhiều, ông bà Yên lại gởi giúp con cháu và bà con bên quê nhà. Chẳng còn bận rộn kiếm sống nữa, vui cảnh thanh nhàn trong mọi điều kiện ổn định. Đói no, bịnh hoạn, tiền bạc có chính phủ lo, ông bà Yên sống với nhau như cặp vợ chồng son, mới cưới, trong căn apartment tiện nghi, một tổ ấm riêng tư, mà từ khi lấy nhau hai người chưa bao giờ có. Bất cứ giờ giấc nào, cũng có thề tha hồ ngồi trà rượu, hay bày cờ ra đánh như thơ bà Hồ Xuân Hương đã mô tả. Nhưng tiếc thay tạo hóa lại đố toàn, càng khôn khuyết niết, không gì trọn vẹn, vì tướng mã đã suy tàn, xe pháo thêm rời rã, thật là cảnh thanh bình dưới thề mà “ngọn cờ thì ngơ ngác, trống canh lại trễ tràng”.

Mấy người bạn già biết chuyện, hỏi ông Yên còn muốn trở về Viêtnam nữa không? Ông thản nhiên đáp: “Chừ ợ đây tui sượng quá, về Việtnam chi mô cho phiền rựa. Ợ đây con nó bọ, thì có chình phù lo, khỏi phai như các cụ già Nhật phải đi “tu tiên” phơi xương nùi Phù Sì băng tuyệt, hay các cụ VN nghèo còng lưng đan giò, hay bệnh đói bơ vơ chết đường, chệt chợ ở quê nhà. Nhờ chính phủ Mỳ, tui đâu cọ cần chi mô tụi vô tình, bất nghĩa đọ.”


HOPHI

User avatar
khieulong
Posts: 6757
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Làng bán máu ven sông Đáy Bọn trẻ làng bán máu vẫn mơ một ngày được đến trường.
Làng chài ấy nằm ven bờ sông Đáy thuộc địa phận thị xã Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. Ngôi làng nghèo, trẻ em không giấy khai sinh, không được đến trường. Người lớn kiếm tiền bằng nghề đánh bắt cá trên sông và… bán máu.

Gần 40 năm bán máu sinh nhai

Tạnh mưa, chị Sen chạy đôn chạy đáo đi vay tiền để mua vài lá cót về cho ông Ngọc, bố chồng chị, che lại mái thuyền đã mục nát từ lâu. Vừa che mái thuyền, ông Ngọc vừa kể về cuộc đời sông nước của mình và đặc biệt là kỷ niệm của những lần đi bán máu ở hàng chục bệnh viện để lấy tiền sinh nhai. Năm nay, ông Ngọc gần sáu mươi tuổi, dân chài ven sông Đáy thường gọi ông là “cây đại thụ trong nghề bán máu”.

Ông Nguyễn Văn Ngọc sinh ra ở Nam Định, lớn lên cưới vợ, cuộc sống của ông tưởng thế là đã yên ổn. Ai ngờ nghề rèn của quê hương không níu kéo được hạnh phúc gia đình. Người vợ trẻ ra đi tìm cuộc sống mới để lại cho ông bốn đứa con nhỏ dại. Cảnh “gà trống nuôi con” khiến cuộc sống của ông vô cùng khó khăn.

Ông bươn chải đủ nghề, buôn bán nhỏ, đạp xích lô, cửu vạn... để lấy tiền nuôi các con, nhưng cuộc sống vẫn không khá lên được. Không còn cách nào khác, ông đành đưa các con lên thuyền, sống đời sông nước lênh đênh. Đói vẫn hoàn đói.

Thương con, ông Ngọc nghĩ ra kế bán máu lấy tiền. Ban đầu chỉ định bán “tạm” một lần, giải quyết cái đói trước mắt. Ai ngờ, “nghề bán máu” gắn chặt với ông gần 40 năm nay. Ông còn khoe: “Nhờ có việc đi bán máu mà tôi tìm được mẹ mới cho các con tôi đấy”.

Không riêng gì ông Ngọc, rất nhiều gia đình khác ở cái làng chài này đều sống nhờ vào việc bán máu. Đám trẻ lớn lên, được dựng vợ gả chồng, lại sống trên thuyền và lại đi bán máu.

Mưu sinh trên chính cơ thể mình

Ông Ngọc kể lại những kỷ niệm của gần 40 năm bán máu.
Vợ sau của ông Ngọc, bà Vọng, cũng thường đi bán máu từ trước khi gặp ông. Bà lấy cho tôi xem những tấm thẻ bán máu ở khá nhiều bệnh viện như bệnh viện Bạch Mai, viện Nhi Thụy Điển, bệnh viện 103, bệnh viện Bắc Giang, Ninh Bình, Thanh Hoá…

Vợ chồng bà thuộc vanh vách những quy định về việc bán máu của ngành y tế và từng bệnh viện. Sau mỗi lần bán máu, trừ chi phí đi, ông bà cũng còn lại được 300.000 đồng. Có tháng ông bà đi bán tới 4 lần cho bốn bệnh viện khác nhau. Bà cho tôi xem tấm thẻ ghi ngày bán máu gần nhất là 6/6/2006.

Ông Nguyễn Văn Phú cũng từng được mệnh danh là “cây đại thụ nghề bán máu”. Nhưng giờ đây đã 90 tuổi, ông không còn đủ sức để làm công việc đó. Không người thân thích, ông đành lủi thủi ai cho gì ăn nấy. Ngày còn khoẻ mạnh, không ai có thể bán máu nhiều và nhanh như ông.

Còn rất nhiều gia đình khác ở làng chài này cùng đi bán máu. Như anh Thành chị Phương quê Hải Phòng, mẹ con bà Hoa goá chồng quê Thanh Hoá, vợ chồng ông Trung… Tất cả đều sống dựa vào việc bán những giọt máu trong cơ thể mình. Phần lớn trong số họ đều từ cùng đường mà phải lấy nghiệp bán máu làm kế sinh nhai.

Nhưng họ vẫn mong một ngày nào đó được lên bờ, dựng một ngôi nhà nhỏ, để bọn trẻ có giấy khai sinh, để giấc mơ đến trường của chúng thành sự thật, để cuộc đời bớt nhọc nhằn, để họ không còn phải đánh đổi từng giọt máu quý giá lấy tiền lấy gạo…

Huy Thủy@BAOMOI

User avatar
khieulong
Posts: 6757
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Chuyện bên lề Đại Nhạc Hội “Cám ơn Anh”! Kể từ những ngày xa xưa trong vụ tên khùng treo cờ máu và hình Hồ trên phố Bolsa, âm hưởng một rừng người, hàng chục nghìn người với 57 ngày đêm đấu tranh không mệt mỏi... Kể từ ngày Nam Lộc tổ chức Đại Nhạc Hội gây quỹ xây dựng Tượng Đài Chiến Sỹ Việt Mỹ... Chúng ta, ngày hôm nay mới được chứng kiến lại cái cảnh hoành tráng với gần hai chục nghìn người Việt Nam ngồi cạnh nhau dưới cái nắng nóng 95 F để gây quỹ cứu trợ “Thương Phế Binh Cô Nhi Quả Phụ VNCH” đang lâm vào cảnh bần cùng ở quê hương!


Suốt ngày chúa nhật, 25 tháng 6 năm 2006, các đài truyền thanh và truyền hình đã tường thuật tại chỗ cho bà con Việt Nam trên toàn thế giới theo dỏi, các phóng viên báo chí đã kịp thời đưa tin tức, hình ảnh lên báo và lên các trang web không sót một chi tiết nào để cho toàn thể người Việt Nam khắp mọi nơi được chứng kiến, tham gia gây quỹ và cũng để tự hào rằng: Sau 31 năm ly hương, người Việt lưu vong không bao giờ quên những đồng đội của mình, không bao giờ quay lưng với quá khứ...! Đây cũng là bằng chứng đánh tan mọi tin tức không tốt rằng: người Việt hải ngoại càng ngày càng mất đoàn kết, tan rã từ tinh thần đến thể chất, rệu rữa về niềm tin và lòng yêu nước...!



Bài viết này không có chủ ý tường thật đầy đủ các chi tiết và diễn biến từ đầu đến cuối khung cảnh Đại Nhạc Hội do Nghệ Sĩ Nam Lộc đứng ra triệu tập Nghệ Sĩ Hải Ngoại để làm một việc ít có ai làm nổi, mà, chỉ ghi lại những gì xảy ra bên lề; để độc giả chia xẻ những cảm giác mạnh, rất mạnh của người viết...!


Ngay việc tìm chỗ đậu xe, người ta cũng không còn những lựa chọn gần xa, vì các parking xa cũng đã không còn chổ. Đến nơi tụ hội, người ta bổng nhiên thích thú thấy một số anh em Hướng Đạo Tráng Niên Làng Quảng Tế đứng trước cổng tươi cười kiểm soát vé! “Chủ Làng” là một Cựu Trung Tá từng hét ra lửa một thời. Người viết lân la đến cạnh:

- Wow! Anh chị Làng Quảng Tế số một đó!

- Bổn phận mà!

- Kéo cả Làng từ các ông đến các bà, hèn gì hôm nay trời nóng lên!

- Sao! tụi tôi làm trời nóng à!

- Đúng! Vì quí vị Phu Nhân ra yểm trợ cho Chị Hạnh Nhân mà bà nào cũng đẹp hết nên trời nóng...

- Anh Quỉ nhé!

Lại chạy qua nhóm người bu quanh cái bàn, nói nói cười cười, chú Hùng cầm cờ vừa phất vừa rao:

- Bà con ơi! vào đây ký tên “ủng hộ cờ vàng”!

- Ê Hùng! vụ gì đây, sao phải ký ủng hộ hoài vậy? người viết hỏi,

- Hạ Viện Cali đã đồng thuận và đưa lên Thượng viện bây giờ đang bị ngâm tôm!

Có ông bạn đứng kề bên góp vào:

- Ông Dân Biểu Trần Thái Văn đâu mà để nhập nhà nhập nhằng thế hả!

- Ông ta kia kìa, đang đến tham dự gây quỹ đó!

- Anh có ký tên chưa? Nếu ký rồi thì đến gặp ông Văn mà hỏi, còn chưa thì ký đi...

Đám người ký tên càng ngày càng đông, những câu hỏi, những câu trả lời đan chéo nhau...


Người ta thấy đầy đủ các sắc phục quân đội xưa: Không Quân, Hải Quân, Lục Quân, Biệt Động, Nhãy Dù, Thủy Quân Lục Chiến... Nhưng nếu càng vào trong còn thấy những quân chiến cụ, trang thiết bị hành quân dã chiến, những máy mọc liên lạc, cùng các loại súng... Phải công nhạân các anh em Quân nhân còn nhiệt tình đã chuẩn bị một cuộc “hành quân” với đầy đủ trang thiết bị để cho quan khách và người tham dự Đại Nhạc Hội “ Nhớ Ơn Anh” thêm phần bi tráng...


Dưới cái nắng ui ui, không có ánh mắt trời, nhưng nhiệt độ thì nóng không chê vào đâu được. Thế mà một rừng hàng chục nghìn người ngồi đứng khắp nơi trong sân vận động, thế mà những nụ cười, những tràng vỗ tay, những bàn tay thò vào túi, những tờ bạc giấy xanh xanh tuần tự được trân trọng bỏ vào thùng... Hình như người ta sơ kết đã hơn 300 nghìn đồng tại chổ, hình như người ta nhẫm tính, kể cả bán vé, kể cả những đồng bào ở các tiểu bang khác xem tường thuật trực tiếp trên TV rồi gọi đến ủng hộ... Số tiền gần như là: Nữa triệu đôla!


Ôi! Ba mươi mốt năm đã qua, có trể tràng lắm không? Ba mươi mốt năm qua cho một bi hùng ca tổ quốc Việt Nam đầy đau thương và bây giờ chưa hàn gắn được vết thương rỉ máu hàng ngày. Có một dân tộc nào sau ba mươi năm chiến tranh mà tình anh em không thể nào hàn gắn. Kẻ thù nào đã chia rẽ dân tộc Việt Nam đến độ giống như vẫn sống trong chiến tranh khi “hòa bình” đã qua ba mươi mốt năm? Cái gì và tại sao có vật cản kinh hoàng như vậy cho dòng sông tổ quốc vẫn cứ chảy hai giòng trong đục mà không hòa vào ?


Với những bàn tay, những đồng tiền do khối người Việt Nam hải ngoại quyên góp ngày 25 tháng 6 năm 2006 vừa qua, với uy tín và tài ba Nam Lộc, với công sức Nghệ sĩ hải ngoại cùng với Hội Thương Phế Binh Cô Nhi Quả Phụ do Bà Hạnh Nhân làm Chủ Tịch... Không biết rằng đây có phải là những viên thuốc làm giảm đau cho một thân thể dân tộc đã rệu rã, (đây chỉ là những hạt muối bỏ vào biển Thái Bình) hay là một phát pháo báo hiệu cho những tiếng nói tình yêu?



letamanh

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Vài tấm hình ngày đại hội:

Image
Image
Image
Image
Image
Image

User avatar
khieulong
Posts: 6757
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Một Vài Hình Ảnh Ngày Hội Ngộ Hồ Ngọc Cẩn 2006 Tại Little Sài Gòn
Ngày 02 Tháng 7 Năm 2006


Image

Image

Image

Image

Image

Image

Image

Image

Toan_Paris
Posts: 198
Joined: Tue Dec 14, 2004 1:31 am

Post by Toan_Paris »

Image


Nói trong quán vắng café Sáu Long :

Đã gần nửa đêm ! Mấy thằng bạn già tuổi semi-retire vẫn ngồi đây bàn chuyện trận đấu semi-final giữa Germany và Italia . Tên nào cũng vài chai Lager . Khi tửu nhập tôi có cái thú ôm kèn thổi và đờn cho bạn bè nghe những bản nhạc diễn tả những vui buồn cuộc đời mình và nhân sinh quan cho bạn bè nghe .
Nhìn đồng hồ tay bây gìờ đã gần 2:00 giờ sáng vào d/đhnchn đọc vài bài về chiến sĩ thương phế binh và những người lính VNCH do các bạn hữu viết và những bài viết được post , lòng tôi dâng tràn thương những người chiến sĩ VNCH này vô hạn .
Lại ngẫu nhiên đọc được lời bình thơ của ông Du Tử Lê về chiến tranh VN . Lại gợi tôi nhớ thương những thằng bạn đã vĩnh viễn ra đi trong mùa hè 1972 , và lời thơ diễn tả kỷ niệm cái nhớ của tuổi học trò .


Nhớ lại trong đêm nay, nửa đời ta đã sống
Nhớ lại trong đêm nay, nhớ ngày mới mở mắt
Từ ngôi trường thơ ấu, nhớ mặt từng ông Thầy, nhớ chỗ ngồi cuối lớp
Bạn bè như lá cây, rụng giữa mùa rất biếc
Nhớ lại trong đêm nay, cả trăm điều muốn khóc”
Những lời trên được trích trong bài thơ Du Tử Lê “ Nhớ Lại Trong Đêm Nay”



Anh Phú De có thể tìm và post nhạc bản “Nhớ Lại Trong Đêm nay” . Lê Uyên hát .
Nếu có ,mời tất cả các Bạn Hữu ( Anh , Chị ) cùng nghe nhớ lại một thời .
Cám ơn anh Phú De .

Toàn Paris

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Toan_Paris wrote:Image
.
Lại ngẫu nhiên đọc được lời bình thơ của ông Du Tử Lê về chiến tranh VN . Lại gợi tôi nhớ thương những thằng bạn đã vĩnh viễn ra đi trong mùa hè 1972 , và lời thơ diễn tả kỷ niệm cái nhớ của tuổi học trò .


Nhớ lại trong đêm nay, nửa đời ta đã sống
Nhớ lại trong đêm nay, nhớ ngày mới mở mắt
Từ ngôi trường thơ ấu, nhớ mặt từng ông Thầy, nhớ chỗ ngồi cuối lớp
Bạn bè như lá cây, rụng giữa mùa rất biếc
Nhớ lại trong đêm nay, cả trăm điều muốn khóc”
Những lời trên được trích trong bài thơ Du Tử Lê “ Nhớ Lại Trong Đêm Nay”



Anh Phú De có thể tìm và post nhạc bản “Nhớ Lại Trong Đêm nay” . Lê Uyên hát .
Nếu có ,mời tất cả các Bạn Hữu ( Anh , Chị ) cùng nghe nhớ lại một thời .
Cám ơn anh Phú De .

Toàn Paris
Cám ơn anh Toàn_Paris giới thiệu 1 bài quá hay, mời các bạn cùng nghe bài Nhớ Lại Trong Đêm nay do Lê Uyên trình bày:

--------------------------------------------------------


Image


Nhớ Lại Trong Đêm Nay

Thơ : Du Tử Lê
Nhạc : Trần Duy Đức
Ca sĩ: Lê Uyên

Nhớ lại trong đêm nay, nửa đời ta đã sống
Nhớ lại nhớ từng ngày, nơi quê hương khuất bóng

Nhớ lại trong đêm nay, nhớ ngày mới mở mắt
Chiến cuộc lùa ta bay, theo đường bay tang tóc
Nhớ lại nhớ từng ngày, nhớ lại trong đêm nay
Từ ngôi trường thơ ấu, nhớ mặt từng ông thầy,
nhớ chỗ ngồi cuối lớp

Nhớ lại trong đêm nay, nửa đời qua thoáng chốc
Bạn bè như lá cây, rụng giữa mùa rất biếc
Nhớ lại trong đêm nay, nhớ lại nhớ từng ngày
Cửa đời ta đã đóng,
đừng nói về tương lai với những đời phiêu bạt
Nhớ lại trong đêm nay, giữa chỗ ngồi rất lạ tự hỏi:
“Ta là ai?” , “Làm gì trong quá khứ?”

Nhớ lại trong đêm nay, cả trăm điều muốn khóc
Còn ta trong Việt Nam
Tiếc gì … tiếc gì giòng máu cuối


Nhớ Lại Trong Đêm Nay

User avatar
VuPhong
Posts: 2911
Joined: Wed Dec 01, 2004 4:28 pm

Post by VuPhong »

Image

Nhân dân Mỹ ăn mừng Lễ Ðộc Lập 4 tháng 7
Hàng năm, nhân dân Hoa Kỳ đánh dấu Lễ Độc Lập vào ngày 4 tháng Bảy. Thông tín viên Jim Bertel của đài VOA có bài tường trình sau đây về những cách thức người Mỹ trên khắp nước mừng ngày Lễ Độc Lập: 4 tháng Bảy, Ngày Lễ Độc Lập, là một ngày để tỏ lòng yêu nước ở Hoa Kỳ. Vào ngày này, năm 1776, những vị có công lập quốc đã ký Tuyên Ngôn Độc Lập, chấm dứt sự lệ thuộc vào Anh quốc. Đối với nhiều người, Ngày Độc Lập có nghĩa là họ có thể nghỉ việc để ở nhà cùng với gia đình và bạn bè. Một số người Mỹ cho biết về sinh hoạt của họ trong ngày lễ toàn quốc này. Anh Dominic Nicola phát biểu:

Tôi biết ngày Lễ Độc Lập, 4 tháng Bảy, bắt đầu từ năm 1776 hay 1778 gì đó, tôi biết về ông Ben Franklin và tất cả mọi điều cao quý xảy ra thời ấy, thế nhưng sau hơn 200 năm, thì ngày này chỉ là một ngày tuyệt vời để hưởng thụ đất nước này, thưởng thức những cảnh pháo bông tuyệt đẹp và thấm thía ý nghĩa của lá quốc kỳ.

Một người Mỹ khác, chị Ikbek Tafi, cho biết quan niêm của chị như sau:

Đối với chúng tôi thì đây là một dịp để gia đình vui vầy với nhau.

Một người thứ Ba, chị Chris Visic cho biết:

Thông thường vào ngày Lễ Độc Lập, gia đình tôi đi cắm trại tại Hồ Devil ở Baraboo, bang Wisconsin, thế nhưng năm nay, gia đình tôi sẽ tham gia cuộc diễn hành với nhóm hướng dẫn người Mỹ bản địa của con trai tôi. Rất nhiều người Mỹ tham gia những cuộc liên hoan như đi picnic, ăn thịt nướng, và coi diễn hành.Cũng giống như nhiều thành phố khác, thủ đô Washington, cũng có một cuộc diễn hành thường niên để mừng Ngày Lễ Độc Lập 4 tháng Bảy.

Nhưng đối với nhiều người, cao điểm của Lễ Độc Lập diễn ra sau khi trời đã tối.

Heather Case nói lẽ dĩ nhiên là gia đình cô sẽ đi xem pháo bông. Còn chị Claudia Whitman thì cho biết vì chị sống ở Maine, nên đôi khi cả gia đình đi thuyền ra biển để ngắm pháo bông.

Pháo bông vẫn thường đi đôi với Ngày Lễ Độc Lập 4 tháng Bảy từ năm 1777 tới nay, đó là lúc công dân các tiểu bang Philadelphia và Pennsylvania ăn mừng bằng cách đốt lửa, bắn súng, và những tiếng nổ khác. Bây giờ dân chúng ăn mừng bằng cách mua những loại pháo bông nhỏ hơn để đốt cho cả lối xóm xem. Nhưng tại một số địa điểm, vẫn còn những màn trình diễn pháo bông vĩ đại theo truyền thống.

Ngày 4 tháng Bảy cũng là một dịp để suy gẫm. Một số người đánh dấu ngày Lễ Độc Lập bằng cách suy nghĩ về hiện trạng của đất nước. Cô Claudia Whitman phát biểu:

Tôi cảm thấy rất chán ngán với hiện tình đất nước ngay bây giờ, cho nên tôi không thể nói là tôi có những tình cảm rất tích cực về Hoa Kỳ trong lúc này. Tôi nghĩ tôi sẽ dành một ít thì giờ để suy tư về hướng đi sai lệch mà chúng ta đang đi bây giờ.

Đối với những người khác, đây là một thời điểm để tỏ lòng biết ơn về những quyền tự do đang được hưởng, bắt nguồn từ bản Tuyên Ngôn Độc Lập. Chị Ikbek Tafi nói:

Chúng tôi muốn bảo đảm những ngày lễ toàn quốc như thế này không phải là dịp chỉ để vui chơi và ăn thịt nướng không thôi… Mà còn có một ý nghĩa lịch sử sau những ngày này, do đó chúng tôi muốn nhấn mạnh đến ý nghĩa của ngày Lễ Độc Lập.

KhanhVan
Posts: 800
Joined: Sat Dec 11, 2004 6:11 am

Post by KhanhVan »

Hi Anh Sáu !

Em gái mới đi chơi xa về. Sau một đêm ngủ lấy sức - Sáng sớm mò vào sân trường anh Sáu nhìn thấy hình anh Sáu chưng lên có " Nguyễn Văn Thiệu " nhưng thiếu " phu nhân ". Cám ơn Anh Sáu nhiều !!!
Có bài hát cuả anh Phu De post lên : Bài Nhớ lại trong đêm nay - Trong có câu :...." Nhớ lại trong đêm nay , từ ngôi trường thơ ấu , nhớ mặt từng ông Thầy , nhớ chỗ ngồi cuối lớp......" Em gái Khánh Vàng thì nhớ mặt từng.....Ông...Thần.... hihi...hihi....

Post Reply