Quán Vắng không Người ...3

Buồn vài phút xin ghé thăm đây; muốn tán gẫu ghé đây... Chia sẻ tâm tư vô đây.... Không biết nói gì làm gì vô đây!!! Bài viết sẽ giữ lại trong 7 ngày và quá hạn sẽ đi vào thiên cổ của không gian Cyber!!!

Moderator: khieulong

User avatar
TheLang
Posts: 1960
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:43 am

Post by TheLang »

Từ 'ký không dấu Nguyễn Đức Chung', soi lại Hiệp định Paris

Nguyễn Tường Thụy

(Danlambao) - Việc chính quyền ký cam kết không truy cứu trách nhiệm đối với người dân Đồng Tâm nhưng chưa đầy 2 tháng sau lại khởi tố vụ án lập tức bị phản ứng. Nhà cầm quyền hẳn đã chuẩn bị trước lý lẽ để đối phó với dư luận. Tuy nhiên, dù ngụy biện cách gì thì cũng không thể che đậy được một thực tế hiển nhiên là họ đã lật lọng, bội ước đối với người dân Đồng Tâm. Một số luận điệu của dư luận viên hoặc của một vài quan chức, dân biểu bưng bô đã đành nhưng điều kỳ lạ là chính ông Chung cũng đưa ra những ngụy biện hết sức vớ vẩn.
Image 1. Trước hết, nói về tư cách của ông Nguyễn Đức Chung khi về làm việc với người dân Đồng Tâm. Ông Chung về Đồng Tâm làm việc với tư cách là Chủ tịch thành phố, đại diện cho chính quyền chứ không phải là ông Chung về thăm quê, đi họp lớp hay họp đồng hương. Đi theo ông còn có cả đoàn tùy tùng cho thêm phần long trọng. Trong đó có ông nghị Dương Trung Quốc và một ông dù không còn là nghị nhưng là Phó ban Dân nguyện Quốc hội Đỗ Văn Đương, toàn những ông nổi tiếng, tuy mỗi ông nổi tiếng một kiểu. Về mặt pháp lý, Bản cam kết là chính quyền cam kết với người dân Đồng Tâm chứ không phải cá nhân ông Chung. Vì vậy, việc làm của ông Chung nếu có sai thì chính quyền phải chịu trách nhiệm. Họ không thể đổ cho người đại diện của mình mà coi những gì người đại diện thỏa thuận là không có giá trị. Nếu ông Chung không có thẩm quyền để cam kết không truy cứu trách nhiệm hình sự người dân Đồng Tâm thì nhà cầm quyền vẫn phải thực hiện lời hứa ấy, còn sai thì nội bộ họ giải quyết, kiểm điểm với nhau, có thể kỷ luật hay cách chức ông Chung là việc của họ.

Xin liên hệ tới một giả dụ như sau: Ông Tổng bí thư ra nước ngoài ký văn kiện này, văn kiện khác không phải là văn kiện đảng mà là những nội dung thuộc chức năng của Nhà nước hay Chính phủ. Nếu những cam kết ấy gây thiệt hại nghiêm trọng cho Việt Nam về kinh tế, thậm chí về chủ quyền, biển đảo thì ông chủ tịch nước hay ông thủ tướng không thể nói rằng, ông ấy tổng bí thư nên chỉ có quyền ký các văn bản giữa 2 đảng thôi chứ không có quyền thay mặt cho Nhà nước, Chính phủ nên chúng tôi không thể thực hiện. Liệu lập luận ấy, nước đối tác có nghe không?

Ông Chung cho rằng quyền khởi tố là của cơ quan pháp luật chứ không phải của ông ấy. Xin hỏi ông, nếu xác định như vậy thì tại sao ông lại dám cam kết không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với nhân dân Đồng Tâm? Với những cương vị ông đã và đang trải qua, không thể nói ông không hiểu biết về pháp luật. Bằng việc chối bỏ này, ông Chung đã tự vả vào mặt mình.

2. Thứ hai là ngụy biện chữ ký của ông Chung không có con dấu nên không có giá trị. Cần hiểu trong một văn bản, điều quan trọng nhất, mang giá trị pháp lý là chữ ký. Chỉ cần không phải là chữ ký giả, hoặc người ký xác nhận của mình là được. Trường hợp này, ông Chung không và sẽ không bao giờ nói đó không phải là chữ ký của tôi. Còn con dấu, nó có ý nghĩa xác nhận chữ ký của một ai đó mà thôi.

Xin mời tham khảo một bản Hiệp định. Văn bản Hiệp định Pari được ký bởi 4 bên. Thử hỏi trong 4 chữ ký của 4 ngoại trưởng, có chữ nào có con dấu? Không có con dấu nhưng không phải vì thế, Hiệp định Pari không có giá trị, không thể coi đó là mớ giấy lộn. Nếu bên nào vi phạm Hiệp định thì phải chịu sự lên án của công luận, bị quốc tế trừng phạt chứ không thể cãi chầy cối rằng, tôi ký nhưng có đóng dấu đâu nên tôi không có nghĩa vụ phải thi hành?
Image
Chữ ký ở Hiệp định Pari không có con dấu, ai bảo là không có giá trị?
Cũng không thể đổ cho bản cam kết viết trên giấy học trò. Nội dung gì thì viết trên giấy nào, đánh máy hay viết tay vẫn có giá trị như nhau. Không thể đổ cho người khác viết mà ông Chung chỉ việc ký nên không thể coi là ý ông Chung. Nếu thế, xin hỏi, quyết định bổ nhiệm cất nhắc một cán bộ dưới quyền do người khác đánh máy, in ra cho ông Chung ký thì có bị từ chối không hay là phải tự tay ông Chung viết mới được?

3. Thứ ba là ngụy biện tình thế của ông Nguyễn Đức Chung khi về làm việc với người dân Đồng Tâm bắt buộc ông phải cam kết như thế. Ông Chung có nói với ông Lê Đình Kình qua điện thoại rằng dân tự viết biên bản rồi ép tôi ký và lăn tay. Nếu lúc đó tôi không ký thì chỉ cần ai hô một câu thì hậu quả như thế nào cụ biết rồi. Với kiểu cãi cùn này, e rằng rồi đây toàn dân thủ đô sẽ bắt chước ông Chung mà thoải mái ký hợp đồng hay cam kết này nọ mà không sợ phải chịu trách nhiệm, chỉ cần đưa ra lý do tình thế của tôi lúc ấy nó như thế.

Tình thế khi ấy không phải là chuyện sống mái giữa người dân Đồng Tâm và chính quyền. Trước khi ông Chung về, người dân Đồng Tâm đã thể hiện thiện chí của mình: họ tuyên bố tin tưởng vào Đảng, 38 con tin được đối xử tử tế, đã nhiều ngày chờ đợi, mong mỏi đón ông Chung về làm việc.

Tình thế lúc ấy còn là cả hai bên đều muốn giải quyết xung đột. Phía chính quyền muốn thả nốt số con tin còn lại, còn người dân Đồng Tâm cũng không muốn và không thể giữ họ mãi. Cho dù ông Chung không cam kết cụ thể điều gì thì cũng không thể đến nỗi có ai “hô một tiếng” thì lập tức có chuyện gì ghê gớm lắm xảy ra được. Hơn ai hết, ông Chung là người hiểu rõ tình thế khi ấy.

Mặt khác, ông Nguyễn Đức Chung từng được ca ngợi là người có bản lĩnh. Có lần ông một mình vào gặp kẻ đang khống chế con tin để thuyết phục. Chỉ vài phút gặp đối tượng, kẻ khống chế đã đồng ý thả con tin, đi theo ông về trụ sở Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội.

Vì vậy, nói tình thế khi ấy bắt buộc ông Chung phải làm thế (tức cam kết đại) là không thể tin được.

4. Có một ngụy biện của một dư luận viên nào đó rằng, ông Chung hứa không truy cứu trách nhiệm đối với toàn thể dân Đồng Tâm, và căn cứ vào chữ “toàn thể” thì khởi tố một số người là không trái với cam kết. Chầy cối đến mức này thì không còn gì để mà nói nữa. Cứ theo lẽ đó mà suy, nếu Đồng Tâm có 8000 dân thì công an Hà Nội có thể có thể khởi tố 7999 người vẫn không lo trái cam kết vì 7999 người vẫn không phải là “toàn thể” nhân dân Đồng Tâm chăng?

*

Ấy là nói chuyện lý lẽ với nhau. Chứ với người đàng hoàng, một đảng phái hay một chế độ đàng hoàng thì chẳng cần phải giấy tờ, chẳng cần ghi âm hay ghi hình, chỉ cần lời nói thì vẫn phải giữ lấy lời. Chữ tín vô cùng quan trọng, là đức tính hàng đầu người quân tử phải giữ. Còn cam kết xong rồi cãi chày cãi cối dù không ai nói lại thì trong con mắt người đời, anh ta, đảng của anh ta hay chế độ anh ta phục vụ chỉ là những kẻ lừa đảo, không đáng tin cậy.

Phân tích như thế để rõ một điều rằng, không thể nói Bản cam kết Đồng Tâm không có giá trị pháp lý. Việc Công an Hà Nội khởi tố vụ án bắt giữ con tin là sự tráo trở đê hèn của nhà cầm quyền đối với người dân Đồng Tâm.

Uy tín của Đảng CSVN, của chế độ chưa bao giờ cạn kiệt như hiện nay. Phải chăng, khởi tố vụ án, lật lọng đối với người dân Đồng Tâm bất chấp dư luận chỉ nhằm giải tỏa tâm lý cay cú, muốn trả thù, rửa nhục vì họ không còn uy tín để mà mất.

Nguyễn Tường Thuỵ

User avatar
ThienThu
Posts: 757
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:38 am

Post by ThienThu »


Chiến Tranh Mỹ-CS Bắc Hàn?


Vi Anh

Một, dấu chỉ từ phía Mỹ. Tin RFI của Pháp, ngày 13-06-2017, “Lãnh đạo Lầu Năm Góc Hoa Kỳ Jim Mattis ngày 12/06/2017 báo động: Bắc Triều Tiên là mối đe dọa cấp bách nhất đối với hoà bình và an ninh quốc tế. Chương trình vũ khí của chế độ Bình Nhưỡng là «mối đe dọa rõ ràng và trước mắt» cho tất cả mọi người.

Theo bản phúc trình được gởi đến các nghị sĩ Mỹ trước cuộc điều trần về ngân sách bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, ông Mattis khẳng định Bắc Triều Tiên đang gia tăng tốc độ và quy mô chương trình vũ khí hạt nhân, trong bối cảnh lãnh đạo Bình Nhưỡng Kim Jong-Un đã tuyên bố một ngày nào đó sẽ có khả năng ném bom xuống lãnh thổ Hoa Kỳ.

Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ cũng cảnh báo về sự tái diễn của «cuộc cạnh tranh giữa các Đại Cường», với các nước như Nga và Trung Quốc đang ngày thêm quyết đoán về mặt quân sự và gây nguy hiểm cho các cơ chế bảo đảm an ninh toàn cầu vốn phải mất nhiều công sức mới đạt được từ sau Đệ Nhị Thế Chiến đến nay.”

Trong một diễn biến khác, Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ James Mattis điều trần trước một ủy ban Hạ Viện, rằng chiến tranh với Bắc Triều Tiên sẽ là «thảm họa». Nạn nhân chủ yếu sẽ là «những người vô tội», đặc biệt là tại Nhật Bản và Nam Hàn đối với thủ đô Seoul của Hàn Quốc. Lãnh đạo quốc phòng Mỹ bày tỏ hy vọng là điều này sẽ không xảy ra, và khủng hoảng hiện nay sẽ được giải quyết bằng con đường «ngoại giao». Bộ trưởng Quốc Phòng Mattis cũng nhấn mạnh đến vai trò tích cực của Bắc Kinh trong việc ủng hộ một nghị quyết của Liên Hiệp Quốc hồi tuần trước, trừng phạt 14 quan chức Bắc Triều Tiên, có liên quan đến chương trình tên lửa và vũ khí hạt nhân.

Nhưng dàn xếp của Bắc Kinh không hiệu quả. Trung tâm tham vấn C4ADS, trụ sở tại Washington công bố ngày 13/06/2017 vạch trần thủ đoạn Bắc Triều Tiên sử dụng để né tránh các biện pháp trừng phạt quốc tế và có tiền tài trợ cho chương trình vũ khí. Bình Nhưỡng đã thông qua một hệ thống phức tạp các công ty bình phong ở ngoại quốc để gây quỹ và ký kết hợp đồng cần thiết cho các chương trình quân sự bị quốc tế nghiêm cấm.

Tin Reuters của Anh cho biết “FBI tố cáo một công ty Trung Quốc rửa tiền cho Bình Nhưỡng”. Rằng 16/06/2017, “công ty Trung Quốc Mingzheng International Trading, cơ sở ở Thẩm Dương bị tố đã lòn lách lệnh cấm vận Bắc Triều Tiên. Làm bình phong cho Ngân hàng Ngoại thương Bắc Triều Tiên, bị quốc tế cấm vận, công ty Mingzheng đã nhiều lần chuyển đô la của Bắc Triều Tiên sang Hoa Kỳ. Công tố viên và FBI đòi tịch thu tài sản của Mingzheng một số tiền 1,9 triệu đôla.

Nói tóm lại lịnh trừng phạt của Liên hiệp quốc ngăn chận nguồn kinh tài cung ứng cho chiến tranh của CS Bắc Hàn không hữu hiệu.

Hai, về phía CS Bắc Hàn. TT Obama nhiều lần vận động Hội Đồng Bảo an LHQ trừng phạt CS Bắc Hàn, bao gồm biện pháp đóng băng bất kỳ tài sản cá nhân nào có ở Hoa Kỳ và cấm công dân Mỹ kinh doanh với những người bị nêu tên, nhưng không hiệu quả, chỉ phủi bụi Kim Jong-un và cận thần thôi. Họ vẫn sống vương giả, tiếp tục chương trình hoả tiễn và nguyên tử rất tốn kém của họ. Chính TT Obama cũng “thực thà khai báo”. Ông nói vai trò của Mỹ chỉ có giới hạn, do Bắc Triều Tiên là một quốc gia với một triệu quân, Bình Nhưỡng lại có trong tay những kỹ thuật về hoả tiễn và nguyên tử. Hơn nữa, can thiệp quân sự vào Bắc Triều Tiên sẽ làm phương hại trực tiếp đến Hàn Quốc, đồng minh cốt lõi của Washington tại Châu Á. Giải pháp đối với Bắc Triều Tiên không thể là một giải pháp quân sự.

Còn bây giờ sau khi có tin CIA và NIS của Nam Hàn tổ chức ám sát Kim Jong Un, lãnh tụ độc ác, tàn bạo, hiếu sát, bạo sát nhứt, từng giết người thân gia đình, các tướng lãnh phò tá không gớm tay, lại thích kiểu giết người kỳ quặc làm trò vui như dùng pháo binh bắn nát thây, cho chó ăn thịt, nhưng y lại là kẻ sợ bị CIA ám sát, sợ chết, tố cáo tùm lum, tá la. Y cho Bà Choe Son-hui, vụ trưởng vụ Bắc Mỹ của CS Bắc Hàn qua dàn xếp của Trung Quốc đến Oslo, Na Uy ngày 8-5 gặp phái đoàn Mỹ là bà Suzanne DiMaggio, giám đốc New America, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Washington. Trang mạng Nikkei Asian Reviews cho biết Hoa Kỳ đã báo cho Trung Quốc biết về kế hoạch Washington hứa sẽ không làm gì có hại cho Kim Jong-Un nếu Bình Nhưỡng chấp nhận từ bỏ chương trình phát triển hoả tiễn và nguyên tử. Trước đó vào ngày 5 tháng 5, 2017, y đã cho Bộ An ninh của CS Bắc Hàn tố cáo CIA tình báo trung ương của Mỹ và NIS tình báo quốc gia của Nam Hàn mưu toan ám sát lãnh đạo tối cao nước này là Kim Jong-un. Thông báo của Bộ An ninh CS Bắc Hàn nói CIA và NIS của Nam Hàn đã "cài nhóm khủng bố mưu sát" xâm nhập Triều Tiên để tiến hành tấn công bằng hóa chất. Tuy nhiên, âm mưu này đã bị Triều Tiên phát giác. Nhưng thông cáo của Bộ An Ninh nhấn mạnh lại để hở một điều quan trọng, đó là đã nói phát giác rồi nhưng lại nói Bình Nhưỡng sẽ tìm ra và tiêu diệt không thương tiếc "những tên khủng bố" của CIA và NIS.

Báo cáo của tình báo Nam Hàn cho Quốc Hội mới đây nói Kim Jong-un đang sợ, nỗi sợ bi ám sát không rời y. Y hạn chế xuất hiện 32% dù tánh y rất thích xuất hiện khoa trương với cả đám tướng lãnh đi theo mỗi người phải cầm một cuốn sổ tay để ghi chép chỉ đạo của y. Y không đi chiếc xe Mercedes-Benz S600 duy nhứt dành cho y mà liên tục đổi xe, đổi giờ khởi hành, lộ trình di chuyển. Y chúi mũi vào tin tức “tuyệt mật” đặc trách theo dõi chiến dịch theo dõi âm mưu này. Nỗi lo sợ của y làm “tê liệt hệ thống chỉ huy và kiểm soát của Triều Tiên” vì y dành thì giờ theo dõi chiến dịch âm mưu ám sát y. Y cấm không cho máy bay không người lái làm công tác trinh sát, y sợ quân đội CS Bắc Hàn tổ chức sát hại y. Hạn chế ra ngoài, y thường thay đổi chỗ ở trong những tư dinh bí mật phòng vệ cẩn mật của y. Y dư thì giờ, ít làm việc nên ăn uống nhiều bữa, nhiếu sơn hào hải vị bổ dưỡng và lên cân đáng sợ. Theo báo chí ở Nam Hàn khai thác báo cáo của NIS, Kim Jong-un triền miên sống trong nỗi lo sợ bị ám sát và duy trì chế độ ăn uống quá đà tới mức đã tăng cân nặng từ 90 kg khi bắt đầu nắm quyền năm 2012 nay mới 33 tuổi, lên 130 kg như hiện nay, tướng tá như bao gạo chỉ xanh của VN vậy. TNS McCain, Chủ Tich Uỷ ban Quân vụ Thượng Viện của Mỹ gọi y là “thằng nhóc phì lũ”. Y lại còn sợ khi các tướng số người Tàu 33 tuổi là Nhan Hồi dễ chết yểu.

Ba và sau cùng, nỗi sợ bị ám sát không rời tạo thành bịnh tâm thần hoang tưởng, có thể một lúc lên cơn nào đó Kim Jong-un ra lịnh tấn công các chiến hạm Mỹ ngoài khơi Bắc Hàn và 28.000 quân Mỹ ở Nam Hàn. Không tướng lãnh, viên chức CS Bắc Hàn nào dám ngăn cản y, trước những cái chết của những người khuyên lơn y bị y giết một cách thê thảm như dượng rể của y. Mỹ sẽ phản công tức khắc vì sự sống còn của quân nhân cơ hữu và đồng minh và dân chúng Nam Hàn. Chiến tranh vì thế muốn hay không muốn cũng sẽ xảy ra./.(VA)

User avatar
nangchieu
Posts: 2060
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Post by nangchieu »

Quan chức CSVN: Sợ dân hay sợ nhau?
Phạm Chí Dũng

Image
Phạm Chí Dũng

Đã đến lúc Luật Cảnh Vệ cần mở rộng tối đa, không chỉ 18 “đối tượng” được bảo vệ mà cho cả những ai đã thấm đủ sợ hãi vì “ân oán giang hồ.”

Có một câu chuyện nhỏ, tưởng như hài hước nhưng lại đặt dấu mốc thật sâu xa cho nỗi sợ hãi khôn nguôi ấy.

Từ thần hồn nát thần tính đến “cả ba bị bắn”

Tháng Chín, 2014, một vị tướng quân đội “phát hiện” trước nhà ông một hộp quà lạ. Không biết bởi tâm trạng bất an đến mức nào, vị tướng này đã triệu hàng chục binh sĩ công binh đến để xác minh. Báo chí cũng được nước đăng tải ồn ào như thể có “âm mưu khủng bố.” Nhưng rốt cuộc, kết quả được mở ra: đó chỉ là một gói quà trung thu bình thường, trong số hàng chục ngàn gói quà trung thu chuyển theo dạng bưu phẩm ở Việt Nam.

Chỉ vài tháng sau cơn sợ hãi thần hồn nát thần tính trên, nổ ra vụ “tau khỏe mà, có chi mô” của người sắp trở thành cố trưởng ban nội chính trung ương Nguyễn Bá Thanh. Những bóng ma lẩn khuất ở đầu giường bệnh nhân ung thư đã khiến báo chí nhà nước câm bặt trong cơn rùng mình lạnh buốt. Cho tới giờ, cái không khí tang tóc ấy vẫn chưa được “giải mật.”

Hai năm sau, bùng nổ Yên Bái. Dấu ấn của vụ này là thảm sát thực sự chứ không còn là âm mưu trong trí tưởng tượng bị ám ảnh suốt ngày đêm. Một dấu ấn nổi bật khác là vụ Yên Bái có “chủ thể” và khách thể” đều là giới quan chức – lần đầu tiên từ năm 1975 đã xảy ra vụ quan chức bắn nhau chết hàng loạt như thế. Nhưng cũng không thể bỏ qua dư luận về một dấu hỏi vô cùng lớn: “cả ba bị bắn.”

Chẳng biết có phải “thần giao cách cảm” hay không, nhưng chỉ trước vụ Yên Bái vài ngày, Quốc Hội đã bàn về Luật Cảnh Vệ. Theo đó, khá nhiều “yếu nhân” như nguyên tổng bí thư, nguyên ủy viên bộ chính trị, và đương nhiên tất cả các ủy viên bộ chính trị hiện nay đều được đặc ân có cảnh vệ bảo vệ. Nhưng chi tiết cần mô tả là trong cuộc họp bàn này, đã hiện ra lộ liễu nhu cầu cần được bảo vệ – không phải như một thời trang, mà là thực chất cần phải thế.

Không ai còn an toàn!

Bây giờ thì không còn quan chức nào an toàn. Sau những xung đột trầm kha trước đại hội 12 và vài cái chết không mấy rõ ràng trước đó, bầu không khí xung đột trong nội bộ đảng đã được “nâng lên một tầm cao mới.” Vụ bắn nhau của quan chức Yên Bái cho thấy tình đồng đội và từ cửa miệng “đồng chí” xưng hô với nhau đã bị đẩy vào vô thức, để thay bằng một ý chí sẵn sàng thanh trừng, loại trừ và diệt trừ nhau. Điều được gọi là “nhân học chính trị” ở Việt Nam đã tiệm cận giới hạn bùng nổ thảm sát cá nhân.

Bây giờ thì không còn quan chức nào an toàn. Thậm chí với một số “đồng chí ủy viên bộ chính trị,” phương án chuyển đổi chỗ ngủ đêm có thể trở thành một nhu cầu chính trị – tương đương với nhu cầu ăn uống.

Sau vụ Yên Bái, trong Quốc Hội, Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng “bỗng dưng” dậy lên những đề xuất, đề nghị là phải tăng cường lực lượng cảnh vệ, phải bổ sung trang thiết bị, và đồng thời gia tăng số đối tượng, thành phần được bảo vệ. Nghe nói một số ủy viên Bộ Chính Trị đã được tăng gấp đôi lực lượng cảnh vệ cùng quy chế bảo vệ rất nghiêm khắc.

Phía trước còn là cả một con đường “không biết đến cuối thế kỷ này có được chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay không.” Sẽ còn vô số cuộc xung đột và tranh giành quyền lực lẫn tiền bạc trong “chuyến tàu vét.” Sẽ không một quan chức nào an toàn. Chuyện gì cũng có thể xảy ra!

Giờ đây, không một ai còn an toàn. Ở Việt Nam, không một địa phương nào là không có mâu thuẫn, thậm chí nhiều chính quyền địa phương xảy ra xung đột nội bộ rất nặng nề, đặc biệt về quyền lực và lợi ích nhóm. Sau vụ quan chức bắn nhau ở Yên Bái, điều được dự báo chắc chắn sẽ xảy ra đang dần ứng nghiệm: nhiều quan chức ở nhiều tỉnh thành khác đã đòi có cơ chế cảnh vệ bảo vệ mình, đồng thời sẽ ban hành cơ chế kiểm tra vũ khí, chất nổ… tại những cuộc họp quan trọng của thành/tỉnh ủy, ủy ban nhân tỉnh ; thành, thậm chí xuống cả cấp quận /huyện… Không khí họp hành có vẻ đang bước vào “thời chiến.”

Vào đầu năm 2017, Sài Gòn là địa chỉ đầu tiên công khai cơ chế kiểm tra người vào cổng theo sắc màu “xanh – vàng – cam – đỏ,” trong khi các trụ sở hành chính địa phương khác có thể đã âm thầm tiến hành việc này nhưng không công bố.

Chi tiết thú vị là “xanh – vàng – cam – đỏ” lại khá giống với các mức độ cảnh báo mà cơ quan hình sự quốc tế Interpol đặt ra trong việc cảnh báo và truy nã tội phạm. Phải chăng nhà cầm quyền thành phố Sài Gòn đang “học tập tấm gương” của Interpol?

Sợ dân hay sợ nhau?

Đến kỳ họp Quốc Hội Tháng Nam – Sáu, 2017, một đại biểu quốc hội còn gợi ý “cho thêm” các bí thư, chủ tịch tỉnh/thành vào đối tượng được cảnh vệ với lý do “khi có tình hình phức tạp ở địa phương thì có thể ảnh hưởng đến an toàn của một số cán bộ chủ chốt.”

Vậy là đã diễn ra một cuộc tranh luận quyết liệt về việc có nên bổ sung các bí thư, chủ tịch vào đối tượng được cảnh vệ để tránh bị “ám sát”?

Đề xuất “bí thư, chủ tịch vào đối tượng được cảnh vệ” chắc chắn đã xuất phát từ nỗi sợ hãi khôn nguôi của dàn lãnh đạo địa phương trước sự phẫn nộ của nhiều người dân bị cướp đất, nạn nhân ô nhiễm môi trường, nạn nhân bạo hành của công an trị…, lẫn sợ hãi lẫn nhau trong nội bộ “đồng chí.”

Tại sao họ lo sợ đến thế? Lẽ ra người lãnh đạo phải gần nhau, thật sự gần dân, óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm, nhưng lại xây dựng một hàng rào ngăn cách với dân.

Họ sợ dân hay sợ cái gì khác? Nếu là cái gì khác, có phải họ sợ chính nhau hay không? Có phải sợ trong chính nội bộ họ hay không?

Sợ dân đã nhiều, sợ nhau còn nhiều hơn.

Từ vụ Nguyễn Bá Thanh đến những cái chết lộ thiên kinh hoàng xảy đến với giới quan chức ở Yên Bái, cùng những hiện tượng “lãnh đạo bị đe dọa” trong thời gian gần đây, e rằng Luật Cảnh Vệ sẽ được đòi hỏi nới rộng hơn hẳn số lượng chính khách có cảnh vệ riêng. Còn dân chúng Việt lại phải chuẩn bị tinh thần để đóng thêm một khoản thuế nữa, dành cho việc bảo vệ các nhân vật lãnh đạo không chỉ cấp trung ương mà ở cả ở cấp địa phương.

Từ thói quen “ăn của dân không chừa thứ gì,” giờ đây các “đồng chí” lại tìm cách không chừa thứ gì để tự bảo vệ mình. Thêm một lần nữa, dân sẽ phải è cổ đóng thuế để phục vụ cho cái nhu cầu tham sống sợ chết ấy.

kalua
Posts: 836
Joined: Sun Apr 22, 2012 5:26 pm

Post by kalua »

HÌNH ẢNH HAI VỊ TỔNG THỐNG
PHẠM ĐÌNH LÂN, F.A.B.I.

ImageImage
Pháp là một dân quốc (Cộng Hoà) theo chế độ đại nghị. Hoa Kỳ là một dân quốc theo chế độ tổng thống.

Pháp là một quốc gia Thiên Chúa Giáo. Dưới chế độ quân chủ trước cách mạng 1789, khác với Anh, Pháp chưa hề có một vị Nữ Hoàng nào cả. Nước Pháp từng ngưỡng mộ nền dân chủ của Hoa Kỳ. Pháp quyên góp tiền để đúc tượng Nữ Thần Tự Do để tặng Hoa Kỳ nhân lễ kỷ niệm 100 năm ngày bản Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ chào đời. Trên hai thế kỷ nay Hiến Pháp Hoa Kỳ có tu chính nhưng không bị hủy bỏ. Trái lại đến năm 1958 Pháp đã có đến 05 nền Cộng Hòa. Tướng Charles De Gaulle lên cầm quyền năm 1944 sau khi Pháp được giải phóng. Ông có khuynh hướng sửa đổi hiến pháp tiến tới chế độ tổng thống. Nhưng ông sớm từ chức và Đệ Tứ Cộng Hòa (1946- 1958) được ra đời không như ước muốn của ông. Năm 1958 khi trở lại chánh quyền do những khủng hoảng do cuộc chiến tranh Algeria gây ra, tướng De Gaulle cho ra đời Đệ Ngũ Cộng Hòa Pháp. Hiến Pháp Đệ Ngũ Cộng Hòa Pháp dành cho tổng thống nhiều quyền hành như tổng thống Hoa Kỳ chỉ khác là quyền hành pháp có tổng thống và thủ tướng. Thủ tướng do tổng thống lựa chọn.

Trước kia nhiệm kỳ tổng thống Pháp là 07 năm. Không có giới hạn số nhiệm kỳ tranh cử của tổng thống đương nhiệm. Hiện nay nhiệm kỳ của tổng thống Pháp chỉ có 05 năm. Pháp là quốc gia đa đảng. Ứng cử viên tổng thống phải đạt trên 50% phiếu bầu mới được xem như đắc cử. Nếu trong vòng đầu không ứng cử viên nào đạt 50%+ 1 phiếu bầu thì hai ứng cử viên có nhiều phiếu nhất sẽ ra tranh cử trong vòng hai. Lúc ấy chỉ có hai ứng cử viên như ở Hoa Kỳ.

Trong kỳ bầu cử năm 2017 ứng cử viên đắc cử trong vòng hai là Emmanuel Macron. Ông Macron của đảng En Marche! (Tiến Lên!) đã thắng bà Le Pen của đảng National Front (Mặt Trận Quốc Gia) với tỷ lệ 66.1%- 33.9% (1.95 lần lớn hơn).

Giống như ứng cử viên Donald Trump, ứng cử viên tổng thống Hoa Kỳ năm 2016, bà Le Pen được tổng thống Nga là Putin ủng hộ. Tin tức của ứng cử viên Macron bị Nga tặc. Ở Hoa Kỳ ông Trump được đắc cử. Ở Pháp Le Pen được Putin công khai ủng hộ nên bị thất cử nặng!

Tổng thống Emmanuel Macron là vị tổng thống trẻ nhất của Pháp trải qua 05 nền Cộng Hòa Pháp. Napoléon Bonaparte làm đệ nhất Tổng Tài (Consul) năm 1799 sau một cuộc đảo chánh ngày 18 Brumaire (lịch Cách Mạng) tức ngày 09-11-1799. Lúc ấy ông mới 30 tuổi. Năm 1802 ông được 33 tuổi, ông xưng là Tổng Tài đời đời. Năm 1804 ông xưng là hoàng đế Napoleon I ở vào tuổi 35. Nhưng đây không phải là chức vụ dân bầu mà chức vụ được xây dựng trên đảo chánh và những chiến công quân sự.

Đối với Macron, đắc cử tổng thống vào tuổi 39 là một danh dự. Người Pháp theo đạo Thiên Chúa, tôn trọng sự bình đẳng giữa người và người, giữa nam và nữ. Thực tế nước Pháp không có nữ hoàng cũng không có nữ tổng thống dân bầu cho đến nay. Người Pháp trọng tuổi tác và kinh nghiệm. Thật là một danh dự cho một người 39 tuổi như ông Macron được bầu làm tổng thống trẻ vào năm kỷ niệm 100 năm ngày sinh của cố tổng thống John F. Kennedy, vị tổng thống trẻ tuổi nhất của Hoa Kỳ (43 tuổi khi đắc cử năm 1960).

Hoa Kỳ là một quốc gia trẻ. Người được đắc cử tổng thống ở Hoa Kỳ thường có những đặc điểm sau đây:

1. tướng mạo dễ nhìn
2. cao lớn; dồi dào sức khỏe
3. giàu có
4. có khả năng văn hóa cao như một sự đảm bảo của sự thành công trong việc lãnh đạo quốc gia.
5. Tuổi tác giữa 40- 65.

Giữa tổng thống Macron và tổng thống Trump có vài điểm khác biệt:

a. Ông Macron đắc cử ở tuổi 39. Ông Trump đắc cử ở tuổi 70.

b. Ông Macron (1977- ) có vợ lớn hơn ông 24 tuổi. Bà Brigitte Trogneux sinh năm 1953 là cô giáo của ông ở trường La Providence ở Amiens. Ông Macron yêu bà khi ông mới lên 15 tuổi trong khi bà có chồng và có ba con. Năm 2007 họ làm lễ cưới và sống êm ấm đến nay. Bà Brigitte giúp ích rất nhiều cho ông Macron. Các con của bà cũng thế. Ông Donald Trump ly dị hai đời vợ và hiện sống với bà Melania Trump (1970- ) trẻ hơn ông 24 tuổi.

c. Ông Macron học Triết Học ở Paris Nanterre Université, có Cao học chánh trị học (Science Po.) và tốt nghiệp ENA (École Nationale d’administration: Quốc Gia Hành Chánh nơi đào tạo nhiều nhà lãnh đạo nổi tiếng của nước Pháp). Ông có nhiều kinh nghiệm về kinh tế, tài chánh. Năm 2014 ông là tổng trưởng bộ Kinh Tế trong chánh quyền Xã Hội của tổng thống Hollande. Năm 2016 ông từ chức và lập ra đảng En Marche! (Tiến Lên!). Mục đích của đảng này là đoàn kết hai khuynh hướng đối nghịch Tả- Hữu. Đảng ra đời chưa đầy một tuổi nhưng đã giúp cho Macron thành công vẻ vang trong cuộc bầu cử vừa qua. Điều này chứng tỏ Macron thành công khi làm thanh tra tài chánh và tổng trưởng bộ Kinh Tế. Một người không giàu, nhưng trẻ, đẹp trai và tự tin đã chinh phục ba người con riêng của vợ ngang hàng tuổi với mình không phải là một chuyện dễ dàng! Đó cũng là một khía cạnh thành công và một triết lý sống của Macron vậy. Macron học hỏi kỹ thuật vận động bầu cử của Obama ở Hoa Kỳ. Chính cựu tổng thống Obama ủng hộ Macron. Tổng thống Trump ủng hộ cho Le Pen. Ông Trump có cử nhân về Kinh Tế trường The Wharton School of the University of Pennsylvania. Ông là nhà tỷ phú làm giàu bằng địa ốc và đồ trường. Ông hoàn toàn không có kinh nghiệm hành chánh, chánh trị và ngoại giao quốc tế, cũng không có chức vụ dân cử hay chiến công quân sự nào trước khi đắc cứ tổng thống Hoa Kỳ.

d. Với Macron nước Pháp già nua đã hóa trẻ. Với Trump nước Mỹ trẻ trung đã hóa già. Macron có đường lối gần với bà Merkel của Đức hơn là Brexit của Anh và ‘nước Mỹ trên hết’ của tổng thống Trump. Với đường lối của Trump và Brexit của Anh Quốc, Pháp và Đức phải đảm nhận trọng trách lớn đối với Liên Âu và NATO. Putin vui mừng vì NATO và Liên Âu không còn chặt chẽ như xưa. Nhưng Putin có vẻ trọng nễ Macron. Nga tìm cách hack tin tức của Macron để giúp cho Le Pen thắng cử mà Macron vẫn thắng cử vẻ vang. Việc Putin thăm viếng Paris vài ngày sau khi Macron nhậm chức cho thấy phần nào sự trọng nễ của ông ta trước vị tổng thống trẻ tuổi nhất của nước Pháp. Ông Trump chỉ tiếp ngoại trưởng Nga. Lavrov, và đại sứ Nga ở Hoa Kỳ, Kislyak, ở White House. Báo chí Hoa Kỳ không được tham dự để lấy tin và chụp hình. Nhưng phóng viên và nhiếp ảnh gia Nga được vào. Nhìn ảnh chụp người ta nhận xét hai ông Lavrov và Kislyak của Nga tươi cười hớn hở trong khi nụ cười của vị tổng thống Hoa Kỳ không được tự nhiên mà có vẻ héo hắt, ngượng ngập.

Bà Merkel là một đối thủ nặng cân đối với Putin. Bà từng là công dân Đông Đức trước kia, có nhiều kinh nghiệm về Cộng Sản trên quê hương bà dưới gọng kềm của Liên Sô. Bà đã biến nước Đức thống nhất thành một một cường quốc kinh tế ở Âu Châu khiến vai trò của Anh và Pháp bị lu mờ. Cả Pháp và Đức đều có nhiều kinh nghiệm về Nga mặc dù Đức và Pháp quá nhỏ đối với Nga về diện tích lẫn dân số.

Nước Pháp há không là xứ của ánh sáng đối với Nga vào thế kỷ XVII, XVIII? Napoleon I há không đưa quân tấn công Nga năm 1812? Giữa Pháp và Nga vẫn có truyền thống liên minh vào thập niên 1890, thập niên 1930 (hiệp ước hổ tương; Pháp ủng hộ cho Liên Sô gia nhập Hội Quốc Liên) và 1940 (sau khi Pháp được giải phóng trong đệ nhị thế chiến) thời Sô Viết.
Đức không xa lạ gì với nước Nga. Nữ hoàng Catherine II vào thế kỷ XVIII của Nga là người Đức. Hoàng hậu Alexandra Feodorovna (Alix of Hess) của Nga hoàng Nicholas II là người Đức. Bà có liên hệ huyết thống với nữ hoàng Victoria ở Anh mà bà gọi bằng bà. Hoàng hậu Alexandra có ảnh hưởng lớn ở Nga dưới triều Nicholas II. Gia đình hoàng gia bị Lenin ra lịnh tàn sát năm 1918. Đức há không tấn công Liên Sô trong đệ nhị thế chiến?

Pháp và Đức hiện nay nỗ lực giữ Âu Châu thành trung tâm chánh trị, kinh tế và văn hóa giữa Nga- Hoa Kỳ và Trung Quốc khi tổng thống Trump của Hoa Kỳ bắt đầu cả nễ Putin lẫn Xi Jinping (Tập Cận Bình) của Trung Quốc đã uể oải trong việc duy trì quan hệ mật thiết và hữu hảo với các cựu đồng minh. Nữ thủ tướng Đức Merkel thẳng thắn kêu gọi các nước Âu Châu đừng ỷ lại vào Hoa Kỳ mà phải tự lực cánh sinh. Tại hội nghị G-7 tổng thống Trump của Hoa Kỳ có vẻ cô đơn vì không có mẫu số chung với 06 cường quốc còn lại.

Có phải chăng người ta trông đợi Đức chống đỡ với Nga ở Âu Châu và Nhật chống đỡ Trung Quốc và Bắc Hàn ở Á Châu? Cả hai nước này có diện tích và dân số khiêm tốn nhưng có nền kinh tế phồn vinh. Chiến tranh sẽ chôn lấp sự phồn vinh kinh tế của các nước Âu Châu do Đức, Pháp đại diện và Á Châu do Nhật và Trung Quốc đại diện? Nếu thế giới thoát được đại chiến thì, với đường lối co cụm của tổng thống Trump, vai trò của Hoa Kỳ trở nên lu mờ trước Nga và Trung Quốc. Kinh tế Trung Quốc vươn lên mạnh mẽ ở Âu Châu nhất là ở Đức, thao túng ở Đông Nam Á vì Hoa Kỳ rút ra khỏi TPP và sắp nhảy múa sát nách Hoa Kỳ (Canada, Mễ Tây Cơ) nếu Hoa Kỳ rút khỏi NAFTA. Co cụm không có nghĩa là vĩ đại trở lại mà bị bao vây ngay trên lục địa Mỹ Châu. Chánh sách tự cô lập của ông Trump giúp ích cho sự bành trướng của Nga rất nhiều. Chủ nghĩa tự cô lập của ông Trump và Brexit của Anh đồng nghĩa với sự tan rã của NATO theo thời gian.

ISIS và Nga bên nào nguy hiểm hơn đối với Hoa Kỳ? Tổng thống Trump cho là ISIS. Nghị sĩ McCain cho là Nga. Đi xa hơn nếu Nga mạnh hơn Hoa Kỳ thì ảnh hưởng của Hoa Kỳ mất vào tay Nga và Trung Quốc. Ngay cả Alaska sẽ có vấn đề với Nga chăng?

PHẠM ĐÌNH LÂN, F.A.B.I.

User avatar
TheLang
Posts: 1960
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:43 am

Post by TheLang »

Image

29.06.2017 - Phiên tòa kết án chế độ
Vũ Đông Hà
(Danlambao) - Khi đưa blogger Mẹ Nấm-Nguyễn Ngọc Như Quỳnh ra tòa để "xử tội" bảo vệ môi trường thì bạo quyền cộng sản đã tự kết án họ là thủ phạm hủy hoại môi trường.

Khi kết án công dân yêu nước cầm bảng khẳng định "Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam", tập đoàn Ba Đình đã tự kết án chúng là bè lũ bán nước.

Khi kết án nỗ lực lên tiếng về thảm trạng người dân bị chết trong đồn công an, chế độ công an trị đã tự kết án họ là những kẻ thông đồng, dung dưỡng hay trực tiếp gây ra tội ác.

Khi kết án Mẹ Nấm giương cao khẩu hiệu "Bảo vệ ngư dân Việt Nam - China back-off" các thái thú Ba Đình lại tái khẳng định và tự viết bản án cho chính họ: Việt Gian, hèn với giặc ác với dân.

Khi kết án hành động tranh đấu bảo vệ và cải thiện nhân quyền của Mẹ Nấm, đảng và nhà nước cộng sản đã tự kết án họ trước công luận quốc tế: nhà nước CHXHCNVN - một thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ - lại chính là một nhà nước chà đạp nhân quyền.

Tất cả những hành động bảo vệ nhân quyền, bảo vệ chủ quyền, bảo vệ môi trường của blogger Mẹ Nấm cũng như nhiều công dân yêu nước khác đã bị tà quyền cộng sản kết án bằng cụm từ "lợi dụng".

Lợi dụng bảo vệ môi trường để chống phá nhà nước.

Lợi dụng bảo vệ chủ quyền để nói xấu đường lối, chính sách của đảng.

Lợi dụng bảo vệ nhân quyền để xuyên tạc chế độ.

Tuy nhiên, công an với một bản cáo trạng dài 11 trang đã không đưa ra được một chứng cớ cụ thể nào, một hành động nào của Mẹ Nấm là chống phá chế độ sau khi Mẹ Nấm cầm bảng "Yêu cầu khởi tố Formosa" - trừ khi chủ trương của chế độ là ủng hộ thủ phạm gây ra thảm trạng cá chết hàng loạt.

Cũng không có một hành vi nào của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh chống phá chế độ được vạch rõ sau khi blogger này giương cao khẩu hiệu "Cá cần nước sạch - Nước cần minh bạch" - trừ khi chính sách của đảng là cá không cần nước sạch, cá đòi nước sạch là cá phản động và nhà nước cộng sản nhất định phải không minh bạch.

Chỉ một hành vi mà tự nó là thực sự chống phá nhà nước - đó là mặc chiếc áo T-shirt với hàng chữ "Phản đối Trung Quốc thành lập Tp Tam Sa", là chiếc áo "No-U" - nếu các thái thú Ba Đình tự thú nhận: nhà nước CSVN là nhà nước của Tàu và Hoàng Sa - Trường Sa, biển Đông không thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Ngày 29 tháng 4, 2017 là ngày các cai tù cộng sản mặc áo quan tòa xử án Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Đó cũng là ngày mà đảng và nhà nước CSVN tự kết án họ là một tập đoàn bán nước, hủy hoại môi trường và chà đạp nhân quyền.

28.06.2017

Vũ Đông Hà

danlambaovn.blogspot.com

User avatar
saohom
Posts: 2214
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Post by saohom »

Image

Câu hỏi cho người bên lề

Trần Quốc Việt
(Danlambao) - Phiên tòa Mẹ Nấm cuối cùng đặt cho ta một câu hỏi mà chung cuộc quyết định số phận cá nhân và quê hương. Cái giá nào cho người đứng bên lề phải trả?

Người đứng bên lề dù muốn hay không là người tham dự vào cuộc xổ số của số phận. Giải nhất là chết trong đồn công an. Giải nhì là bị cướp ruộng đất nhà cửa. Giải ba là tuyệt đường sinh kế do thảm họa môi trường lan rộng từ biển cả đến đồng bằng. Các giải tư đồng hạng rất phong phú từ chết vì đụng xe, vì ung thư từ thực phẩm và sự ô nhiễm độc hại; đến hối lộ đủ loại "bánh mì" cho cảnh sát giao thông, thầy cô giáo, y bác sĩ, cán bộ hành chính địa phương... đến phong bì cho các quan chức. Cuối cùng vô vàn giải khuyến khích cho tất cả mọi người chọn đứng bên lề. Đó là vật giá phi mã, đường sá ngập lụt, chạy trường, chạy việc, tâm hồn băng hoại, lương tâm hoen ố, con cái nghiện ngập, nhân phẩm tan biến, hận thù lên ngôi, lòng người tan tác, chân thiện mỹ chẳng còn...

Vé xố xổ hằng phút, hàng giờ và hằng ngày. Tuy nhiên giải toàn quốc đặc biệt cho tất cả mọi người sẽ được công bố vào thời điểm chính trị thuận lợi mà có lẽ không còn xa lắm. Đó là ngày Việt Nam chính thức là phần của Tàu cộng.

Bạn phải nhận giải vì bạn để cho chế độ toàn trị chi phối toàn diện cuộc đời tinh thần, vật chất của bạn. Bạn xứng đáng tham gia vào cuộc xổ số này vì bạn từ bỏ vai trò của công dân có trách nhiệm. Bạn đứng ngoài chính trị nhưng chính trị không bao giờ đứng ngoài bạn dù bạn sống ở chân trời góc bể nào. Bạn phải nhận giải để cho chế độ toàn trị tồn tại.

Bạn càng sống lâu bạn càng nhận rất nhiều giải dọc theo đường đời bên lề. Bạn hãy suy nghĩ lời của triết gia Voltaire để nghiệm ra số phận cuối cùng bên lề của mình:

"Dưới một bạo chúa, tôi chỉ cần đứng thẳng tựa lưng vào tường khi tôi thấy y đi ngang qua; hay tôi nằm phủ phục, hay vập đầu dưới đất, tùy theo phong tục trong nước. Nhưng dưới đám đông có lẽ hàng trăm bạo chúa, tôi có thể bị bắt buộc lặp lại nghi lễ này cả trăm lần mỗi ngày; mà thật là khó nhọc cho những ai không nhanh nhẹn lắm."

Tất cả những gì bạn làm để nhận giải là im lặng và đóng thuế. Ngoài ra hãy cố gắng khỏe mạnh và nhanh nhẹn. Thật lòng chúc bạn may mắn.

01.07.2017
Trần Quốc Việt

User avatar
TheLang
Posts: 1960
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:43 am

Post by TheLang »

Image

Lịch sử tái diễn? – TT Nixon và TT Trump

Việt Nguyên

Sáu tháng đầu nhiệm kỳ của Tổng Thống Trump, nước Mỹ chia rẽ, Cộng Hòa – Dân Chủ chia rẽ hơn các nhiệm kỳ tổng thống trước, ngay đến đảng Cộng Hòa cũng không đoàn kết. Như thông lệ trong lịch sử cận đại sau kỳ bầu cử tổng thống, hai đảng phải mất một thời gian mới hàn gắn nhưng năm nay lý do chia rẽ một phần cũng từ Tổng Thống Trump. Thay vì cai trị nước, ông vẫn tiếp tục chính sách gây kích động như trong thời kỳ tranh cử. Cộng đồng Việt Nam cũng có phần chia rẽ vì ý thức hệ chính trị, đa số ủng hộ Tổng Thống Trump và đảng Cộng Hòa với lý luận đảng Cộng Hòa chống Cộng và vì đảng Dân Chủ mà 42 năm trước VNCH thua. Ý tưởng đảng Dân Chủ chủ bại in đậm vào óc người Việt hải ngoại.

Chiến tranh Việt Nam khởi đầu với Tổng Thống John F. Kennedy (Dân Chủ) với câu nói lịch sử: “Nơi nào có áp bức thiếu tự do nơi ấy người Mỹ sẽ có mặt.” Với lý tưởng tự do dân chủ ngăn chặn làn sóng Cộng Sản trong thời kỳ Chiến Tranh Lạnh, Tổng Thống Kennedy tăng số cố vấn quân sự Mỹ ở Việt Nam từ thời Tổng Thống Dwight Eiseinhower (Cộng Hòa). Chiến tranh Việt Nam gia tăng, Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị ám sát năm 1963. Sau đó, vài tuần sau, Tổng Thống Kennedy bị ám sát, Phó Tổng Thống Lyndon B. Johnson (Dân Chủ) lên thay. Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ được Quốc Hội Mỹ thông qua năm 1964, cho tổng thống toàn quyền sử dụng quân đội Hoa Kỳ ở Đông Nam Á mà không cần tuyên chiến. Quân đội Hoa Kỳ tăng từ 16,000 lên đến 525,000 năm 1967 với những cuộc dội bom Bắc Việt. Sau Tổng Thống Johnson, Tổng Thống Richard Nixon (Cộng Hòa) tiếp tục chiến tranh Việt Nam với cuộc oanh tạc nổi tiếng “dội bom Giáng Sinh” năm 1972 nhằm đưa Bắc Việt đến bàn Hội Nghị Paris. Hơn 20,000 tấn bom dội xuống Hà Nội, Hải Phòng có thể kết thúc chiến tranh Việt Nam trong vinh quang cho phía Hoa Kỳ và VNCH, nhưng Mỹ bỏ bom chỉ để điều đình với Bắc Kinh đứng sau cuộc thương lượng. Ngoại Trưởng Henry Kissinger và Tổng Thống Nixon, sau chuyến thăm Bắc Kinh 1972, giải quyết chiến tranh Việt Nam bằng cách bán đứng VNCH qua Hiệp Định Paris, để 300,000 quân Bắc Việt ở lại miền Nam với sự bất đồng ý kiến của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Tổng Thống Nixon không can thiệp khi Cộng Sản Bắc Việt vi phạm Hiệp Định Paris. Ông tổng thống đảng Cộng Hòa đổ tội Quốc Hội do đảng Dân Chủ kiểm soát bó tay ông vì vụ Watergate. Ông Nixon từ chức vì vụ Watergate. Phó Tổng Thống Gerald Ford (Cộng Hòa) lên thay ông, chứng kiến miền Nam Việt Nam sụp đổ. Những cuốn sách viết về chiến tranh Việt Nam, ngay cả hồi ký Nixon và Kissinger, cho thấy người Mỹ không muốn thắng trong chiến tranh Việt Nam. Cộng Hòa và Dân Chủ đã đồng lõa chấm dứt chiến tranh Việt Nam vì quyền lợi của Hoa Kỳ. Chiến tranh Việt Nam và chiến tranh lạnh chấm dứt, Cộng Sản Liên Xô, Trung Quốc và Việt Nam vẫn còn đó, chỉ đổi hình dáng và màu sắc nhưng Watergate ám ảnh Nixon và đảng Cộng Hòa hơn 45 năm.

Những quan hệ rắc rối vẫn còn đang trong vòng điều tra giữa Tổng Thống Donald Trump và Tổng Thống Vladimir Putin của Nga qua vấn đề điện thư của bà Hillary Clinton và đảng Dân Chủ trong mấy tháng nhiệm kỳ đầu của ông Trump khiến người ta nghĩ đến xì căng đan Watergate vào cuối nhiệm kỳ Tổng Thống Nixon. Biến cố Watergate xảy ra khi tổng hành dinh đảng Dân Chủ đặt ở khách sạn Watergate, Washington, DC, bị xâm nhập vào ngày 7 Tháng Sáu, 1972. Chính quyền Nixon cố che đậy không cộng tác khi Quốc Hội điều tra. Tổng Thống Nixon dùng FBI, CIA và Sở Thuế IRS để “chơi” lại các nhóm đối lập.

Nền dân chủ Hoa Kỳ trên 200 năm với ba ngành hành pháp, lập pháp và tư pháp độc lập lẫn nhau, không để tổng thống độc tài. Biện pháp kết tội tổng thống khi có những bằng chứng cho thấy tổng thống lạm quyền đưa qua quốc hội biểu quyết dẫn đến cách chức tổng thống hay tổng thống từ chức là một quan niệm từ luật nước Anh với tác giả Edmund Burke, triết gia và luật gia. Quan niệm này dựa trên nguyên tắc ngăn ngừa tổng thống lộng quyền thành một tiền lệ gây ra một không khí độc tài. Năm 1781, ông Burke tìm đủ bằng chứng để buộc tội Thống Đốc Bengal Warren Hasting ra Hạ Viện. Ông Edmund Burke đã giải thích với quốc hội rằng: “Những nhà lãnh đạo quốc gia không thể lạm quyền để làm lợi cho cá nhân.” Đây là quan niệm dựa trên nền tảng đạo đức và trách nhiệm của người đại diện dân chứ không phải là ông chủ của dân.

Trong vòng bốn thập niên qua, hai tổng thống, Richard Nixon (Cộng Hòa) và Bill Clinton (Dân Chủ), bị buộc tội. Tổng Thống Nixon phải từ chức vì ủy ban điều tra có đủ bằng chứng cho thấy tay chân của ông xâm nhập tổng hành dinh đảng dân chủ, và ông dùng quyền tổng thống che đậy tội. Các bị cáo trong vụ Watergate bị buộc tội tham nhũng, nói láo, cản trở pháp luật, rửa tiền, ăn gian thuế, trốn thuế, phi tang bằng chứng, vi phạm luật bầu cử kể cả luật lệ tài chánh trong khi tranh cử. Ông Alexander Hamilton, một trong những tổ phụ sáng lập Hoa Kỳ, từng nhấn mạnh tổng thống phải tôn trọng Hiến Pháp. Buộc tội tổng thống là một hành động có tính cách chính trị, giống như buộc tội Tổng Thống Nixon năm 1974, là một biện pháp quan trọng nhất để ngăn ngừa lạm quyền đưa đến độc tài khiến tổng thống không làm tròn trách nhiệm như Điều 2 của Hiến Pháp quy định. Điều tra tổng thống như điều tra viên đặc biệt Robert Mueller đang làm không giống như điều tra tội ác thường lệ, cuộc điều tra nhắm vào những hành động của tổng thống để cách chức hay buộc tổng thống tội phản quốc, hối lộ hay các tội khác.

Vụ điều tra để tìm đủ bằng chứng buộc tội Tổng Thống Trump giống như điều tra Tổng Thống Nixon qua vụ Watergate cộng thêm những tội liên quan với Tổng Thống Vladimir Putin và Nga vi phạm luật bầu cử Hoa Kỳ, qua những tay chân bộ hạ nước ngoài, vi phạm luật cấm tham nhũng nhận tiền từ ngoài nước, nói láo với nhân viên điều tra liên bang, gián điệp, và phản quốc. Theo luật, ngay khi điều tra viên đặc biệt Robert Mueller không tìm thấy những bằng chứng trực tiếp từ Tổng Thống Donald Trump thì những bằng chứng, những lỗi lầm nặng của các cộng sự viên và phụ tá thân tín của tổng thống cũng đủ để buộc tội đưa ra Quốc Hội. Ông Lawrence Tribe, giáo sư luật đại học Harvard University, giải thích luật được áp dụng trong nhiệm kỳ tổng thống nhưng “những hành động tham nhũng, bí mật gian lận trong cuộc bầu cử trước khi tổng thống nhậm chức cũng được kể đến.”

Những nhân vật chính của Tổng Thống Trump liên quan đến Nga và Tổng Thống Putin giống như “Những nhân vật của tổng thống” (All the President’s men) của Tổng Thống Richard Nixon. Cựu Trung Tướng Michael Flynn là nhân vật nổi nhất và là vấn đề chính của Tổng Thống Trump. Ông Trump đã xem thường cảnh cáo của Tổng Thống Barack Obama và Thống Đốc Chris Christie, một Dân Chủ một Cộng Hòa, về những liên hệ với Nga khi ông Trump bổ nhiệm ông Flynn. Khi đổ bể, ông Trump đổ tội cho ông Obama như chiến thuật đổ thừa đánh lạc hướng thường lệ của ông. Bà Sally Yates, quyền bộ trưởng Bộ Tư Pháp, là người can đảm xem việc nước trọng hơn chức tước không quỵ lụy tổng thống đã cảnh cáo rằng ông Flynn đã thỏa hiệp với Nga. Ông Flynn nói láo với Phó Tổng Thống Pence về cuộc đàm thoại với Đại Sứ Nga Sergey Kislyak vào cuối Tháng Mười Hai, 2016. Tướng Flynn bảo đảm liên hệ Nga sẽ tốt đẹp hơn khi ông Trump làm tổng thống. Ông Trump bãi nhiệm tướng Flynn ngày 13 Tháng Hai khi bà Yates cảnh cáo trước báo chí, nhưng sau đó lại muốn mời ông Flynn trở lại.

Hai sự kiện lớn trong biến cố liên quan đến ông Trump, Nga, và ông Putin trong cuộc điều tra, xảy ra trong ngày 19 Tháng Năm, khi điều tra viên đặc biệt nhắm đến nhân vật quan trọng trong Tòa Bạch Ốc thân cận với tổng thống, sau đó được xác nhận là ông Jared Kushner, cậu con rể trẻ tuổi cố vấn tối cao của tổng thống, có vai trò như Henry Kissinger của Tổng Thống Richard Nixon (khác với Kissinger, ông cố vấn trẻ Kushner cũng gốc Do Thái, nhưng không có kinh nghiệm về ngoại giao, đã bị Kissinger chỉ trích nặng nề). Cuộc điều tra không còn chỉ nhắm vào một số nhỏ cộng sự viên và nhân viên không thân cận với Tổng Thống Trump như các ông Paul Manafort, chủ tịch ủy ban bầu cử tổng thống năm 2016; ông Roger Stone, cố vấn ủy ban bầu cử; và ông Carter Page, cố vấn chính sách ngoại giao của ứng cử viên Trump.

Ông Jared Kushner có nhiều điểm giống ông bố vợ Donald Trump. Cả hai là con nhà tỷ phú, thừa hưởng gia tài của ông bố, chuyển công ty thương mại của bố từ ngoại ô New York vào Manhattan. Cả hai vào Tòa Bạch Ốc chỉ biết thương lượng địa ốc không hề có kinh nghiệm về chính trị, cầm quyền, không rành luật pháp, Hiến Pháp, không suy nghĩ trước khi hành động, có quyết định vội vàng trước các vấn đề trọng đại, không nghe lời cố vấn. Ông Jared Kushner làm cho Tổng Thống Trump yếu thêm về mặt chính trị và cầm quyền, nhưng ông tổng thống ngạo mạn, nóng tính luôn luôn xem mình là nhất, cần cậu con rể vì chỉ có cậu con rể và cô con gái Ivanka có thể làm tổng thống bớt nóng giận, không nổi điên từng giờ trong Tòa Bạch Ốc. Cậu con rể đã cố vấn một cách thiển cận khi khuyên ông bố vợ cách chức Giám Đốc FBI James Comey vào hồi Tháng Năm, khiến giới điều tra FBI nghi ngờ thêm là ông Trump cố tình giấu diếm nhiều liên hệ với Nga và Tổng Thống Puttin. Tổng Thống Trump chạm trán điều tra viên đặc biệt Robert Mueller, tiền nhiệm của ông Comey. Dư luận đồn tổng thống sẽ cách chức ông Mueller, nhưng ông Trump đã học bài học của Tổng Thống Nixon. Khi cách chức công tố viên đặc biệt Archibald Cox, ông Nixon đã phạm thêm lỗi trầm trọng trong vụ Watergate.

Giáo Sư Lawrence Tribe thu thập các bằng chứng có thể buộc tội Tổng Thống Trump từ ngày đầu tiên: Hiếp Pháp Hoa Kỳ cấm ứng cử viên nhận tiền từ chính quyền nước ngoài. Các ngân khoản có thể làm hại đến quyền lợi quốc gia ví dụ như tiền các chính quyền nước ngoài trả cho công ty khách sạn Trump. Sau khi nhậm chức, Tổng Thống Trump vẫn không cắt những mối liên lạc với các chính quyền này và không bỏ tên ra khỏi các dự án thương mại trên khắp thế giới, vẫn làm chủ công ty Trump bất chấp luật lệ và Hiến Pháp. Ông Trump thách thức và đứng trên luật pháp giống như các nhà độc tài khác trên thế giới: “Sau hiến pháp là tôi!” Tổng Thống Trump bị xem là cản trở cuộc điều tra của FBI kể cả hành động cách chức Giám Đốc FBI Comey, bắt ông Comey phải thề trung thành với tổng thống và câu nói được ghi âm “tôi cảm thấy bị áp lực vì vấn đề Nga” với Ngoại Trưởng Nga Sergey Lavrov.

Tổng Thống Trump chối không thu băng cuộc đàm thoại với ông Comey, nhưng thói quen hay nói không suy nghĩ, nói nhiều là biết, không để ý đến câu hỏi và không thèm nghe người đối diện cộng thêm thói quen thay đổi câu chuyện qua Twitter, khiến Giáo Sư Tribe cho rằng ông Trump hay nói láo, khó tin. Nhờ những tiết lộ từ nhân viên Tòa Bạch Ốc, mặc dù tổng thống đa nghi luôn luôn nhắc nhở nhân viên phải trung thành, mà nhân viên điều tra FBI biết nhiều chi tiết. Các nhân viên làm việc với ông Trump, phải nghỉ hay bị đuổi, vì tổng thống nóng tính, la lối nhân viên, nạt nộ nói những điều họ không muốn nghe, đã tiết lộ các cuộc đàm thoại mật. Giới tình báo xem Tổng Thống Trump là mối đe dọa quốc gia, thiếu thận trọng như tiết lộ tin tình báo mật cho chính quyền Nga, không biết tin tức mật là điều có thể chấp nhận, nhưng biết là tin tức mật mà vẫn tiết lộ xem thường pháp luật là điều khó bào chữa.

Chức tổng thống của ông Trump có lung lay hay không tùy thuộc vào Quốc Hội. Giới quan sát chính trị chú ý đặc biệt đến Chủ Tịch Hạ Viện Paul Ryan, người có nụ cười khó hiểu, và Lãnh Tụ Đa Số Thượng Viện Mitch Connell, mặt mũi khó chịu, để xem khi nào hai ông quay mặt lại với tổng thống. Hiện nay, đảng Cộng Hòa đang kiểm soát Quốc Hội. Xác suất buộc tội 50% tùy thuộc vào sự kiên nhẫn của đảng viên Cộng Hòa trước sự kiện chia rẽ hỗn loạn của đảng hiện nay như dự luật y tế đưa ra Thượng Viện cho thấy đảng này không đoàn kết. Đảng viên Cộng Hòa phân vân giữa buộc tội đưa đến cách chức hay ép buộc tổng thống từ chức. Năm 1974, Tổng Thống Nixon bị đảng Cộng Hòa áp lực từ chức sau khi bị kết tội lộng quyền trong giai đoạn lưỡng đảng đoàn kết hợp tác trong không khí chính trị ngay thẳng công bằng. Tổng Thống Nixon có chủ thuyết Nixon trong khi Tổng Thống Trump không đưa ra chủ thuyết nào từ khi nhậm chức, không đạt được thành quả từ chính sách y tế đến chính sách thuế. Tự hào “chưa tổng thống nào trong lịch sử đã làm được nhiều như tôi” và được nội các ca tụng như các nịnh thần trong các triều đại quân chủ, nhưng Tổng Thống Trump chỉ đạt được “kỷ lục Tweet.” Ngoại giao dựa trên chính sách thực tiễn. Chính sách hoàn toàn là chính sách chống Obama và thuận lợi cho công ty Trump. Hủy bỏ chính sách bang giao với Cuba dựa trên nhân quyền trong khi các bạn của ông Trump như Trung Quốc, Việt Nam, Saudi Arabia, Ai Cập, là các nước vi phạm nhân quyền trầm trọng. Tiếp đón lãnh tụ các nước này ông Trump cho thấy ông không đặt vấn đề nhân quyền là quan trọng như các tổng thống tiền nhiệm. Năm 2016, trong thời gian tranh cử, khi được báo chí hỏi về thảm sát Thiên An Môn năm 1989, ứng cử viên Trump trả lời: “Thiên An Môn cho thấy chính quyền Trung Quốc là một chính quyền mạnh biết cai trị, Thiên An Môn do bọn phản loạn gây ra, phải có một chính quyền mạnh để dẹp bọn gây rối loạn.”

Ông Trump có chính sách thực tiễn và chính trị Hoa Kỳ từ trước đến nay cũng là chính trị thực tiễn. Một lý do ông Paul Ryan vẫn giữ im lặng là vì ông đang chờ đợi các chương trình của đảng Cộng Hòa sẽ được Tổng Thống Trump theo đuổi trong đó chương trình chính là chính sách giảm thuế của ông chủ tịch Hạ Viện. Tổng Thống Trump có lợi thế hơn Tổng Thống Nixon là ông biết nói cho dân Mỹ trắng nghe ông theo tinh thần quốc gia cực đoan.

Trong cuốn sách “Những người của tổng thống” (All the president’s men), nhà báo Bob Woodward cho thấy Tổng Thống Nixon là người cô đơn, luôn luôn cần cận thần. Cũng như Tổng Thống Trump, Tổng Thống Nixon đòi hỏi sự trung thành của các cộng sự viên. Ông Alexander Butterfield, phụ tá của Tổng Thống Nixon, giúp ông trong công việc hàng ngày, nhận những lệnh quái đản mà ông Nixon giấu kín các nhân viên khác. Khi ông Nixon phật ý, bực bội với ông Henry Kissingerm chỉ có ông Butterfield biết. Ông Butterfield là người phụ trách việc đặt máy nghe lén ở Watergate. Trung thành với tổng thống, một người bị xem là đáng ghét, không thích xã giao, kỳ thị chủng tộc, ghét người Do Thái, ông Butterfield lại khai hết tội của Tổng Thống Nixon.

Tòa Bạch Ốc của Tổng Thống Trump cũng có một không khí tương tự như thời Tổng Thống Nixon. Ông Trump gây ra lo âu hoang mang cho nhân viên, chỉ làm theo ý mình, không được các cộng sự viên kính trọng. Các cận thần của tổng thống: Steve Bannon, Kellyanne Conway, Jeft Sessions, Sean Spicer, và ngay cả Jared Kushner, cũng bị tổng thống la mắng chửi bới. Ông Jared Kushner có lúc bị mắng “thiếu khả năng.”

Năm 2018, Quốc Hội sẽ thay đổi bộ mặt sau bầu cử giữa nhiệm kỳ. Hiện nay, sau bầu cử đặc biệt ở Georgia, dù đảng Cộng Hòa thắng, chỉ có 40% dân Mỹ hài lòng với tổng thống, 50% muốn đảng Dân Chủ kiểm soát Quốc Hội để sân khấu chính trị cân bằng như trong các chu kỳ lịch sử hiện đại.

Ai sẽ là Butterfield của Tổng Thống Trump?

User avatar
VuPhong
Posts: 2910
Joined: Wed Dec 01, 2004 4:28 pm

Post by VuPhong »

Image

Xuân Phúc thua me gỡ bài cào

Năm Xích lô

(Danlambao) - Ông tưởng thú sau chuyến căn me G20 bị quê độ vì chỉ được chầu rìa nên qua chơi "theo lời mời của Thủ tướng Hà Lan" (người Việt nói là Hòa Lan, CS kêu là Hà lan) Mark Rutte nhưng tiếp đón trọng thị chỉ có Bộ trưởng Quốc phòng Jeanine Hennis.

Một nguyên thủ quốc gia đi đâu cũng được tiếp đón "trọng thị" thế sao? Nếu người viết là Xuân Phúc sẽ chui ống đồng theo Tôn Sĩ Nghị hoặc Thoát Hoan cho rồi. Tôn Sĩ Nghị hay Thoát Hoan là người "lạ" nên có chui ống đồng tạm thông cảm khi bị nhân dân Việt Nam rượt đuổi, ông là chính chủ đang ngồi đỉnh cao mà cứ cúi lòn với thế giới thì còn thua những tên bán nước. Nhục!

NXL thấy ông và hệ thống bán nước của ông đã không tôn trọng đất nước và dân tộc Việt Nam. Tại sao đám giùi của ông nó vô tích sự hay chính ông vô tích sự nên bộ giùi của ông chơi ông ra mặt? Ông có thấy nhục quốc thể không? Tôi nghĩ là ông chẳng hiểu thế nào là quốc thể nên vẫn nghiêng nghiêng cười, đó là nỗi nhục ông không biết. Ông về hỏi ba X, hắn còn có tư cách hơn ông.

Đám lề đảng của ông có khua chiêng gõ mõ cỡ nào vẫn không thể cho nhân dân nhìn khác hơn tư cách hèn hạ của ông. Một lời thực lòng của tôi là ông nên từ nhiệm, về đuổi gà cho vợ, may ra con cháu có nhớ những quá khứ lịch sử bán nước của đảng CSVN có tên ông nhưng biết mình sai trái nên hồi chánh. Ông có hiểu tôi nói gì không?

Ông càng làm bậy chỉ đem nỗi nhục cho đất nước. Ông (bà) đi đến đâu trên nguyên tắc là phải có người đồng vai tiếp rước nhưng hỡi ôi họ chẳng coi nguyên thủ Việt cộng là gì nên cho những người cấp thấp ra đón. Họ không nói thẳng nhưng mé mé chẳng lẽ không nhục? Tôi biết là ông bà chẳng quan tâm nhục quốc thể, quan trọng là gom đầy túi, đất nước không tan hoang vì ông bà mới lạ.

Kính thưa quý độc giả!

Năm Xích lô nói về ông Phúc có gì không đúng xin chỉ dẫn. Chúng ta tôn trọng nguyên tắc Dân chủ nên có gì nói đó chớ không sợ điều 88, 258 hay bất kỳ điều khoản nào của cộng sản. Đã nói Dân chủ thì không phân biệt đang nắm quyền hay công dân. Đảng CSVN đã sai từ căn bản khi ép điều 4 trong cái gọi là Hiến pháp. Khi đảng ép người dân phải "yêu" đảng, trong khi đảng ngoại tình bán đất nước cho Trung cộng sẽ giải thích ra sao? Có thể mới gạ bán đất nước cho Trung cộng nhưng bóp miệng nhân dân đủ nói lên tư cách của đảng.

Chúng ta, những người dân của đất nước phải nói những gì suy tư. Bạn đã từng nghe "Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách"? Người viết nghĩ là đa số các bạn đang đọc đều ưu tư về đất nước nhưng chúng ta không phải dấn thân đến hy sinh cho đất nước. Đường đầu tranh Dân chủ không chỉ một hướng, ai cũng có thể đóng góp theo điều kiện và khả năng. Quan trọng là chúng ta có ý niệm và mong muốn thì đất nước dân tộc mình sẽ khởi sáng!

Năm Xích lô là người hành động nên không phải là nhà văn nên viết một cách bộc trực chẳng gãy gọn cao xa. Theo nhận định của cá nhân thì chế độ CSVN này phải hành động mới mong đất nước tươi sáng. Thế nào là hành động thì Năm Xích lô không nói nhưng hiểu ý. Năm Xích lô rất mong những chiến hữu cùng hành động với Năm Xích lô.

Kết luận bài viết về nguyên thủ đất nước một cách ngắn gọn là ông Xúc Phân và đảng của ông hãy chết đi cho đất nước đỡ nhục!

10.07.2017
Năm Xích lô

daudua
Posts: 77
Joined: Sat Oct 10, 2009 6:05 am

Post by daudua »

Biển Đông Gay Cấn Hơn

Trần Khải
Trung Quốc ngày càng táo bạo thêm ở Biển Đông. Cùng lúc, nhà nước TQ bơm tiền khắp vùng Đông Nam Á để làm dịu các bước đi bành trướng cả ảnh hưởng và lãnh thổ.

Tạp chí Forbes hôm 3/7/2017 đăng một bài viết của Ralph Jennings cho thấy TQ đang bơm tiền cho nhiều dự án Đông Nam Á để làm nhiều chính phủ im lặng về các bước tiến hung hăng của TQ ở Biển Đông.
Bây giờ TQ tuyên bố chủ quyền 90% vùng Biển Đông, cùng lúc TQ bơm tiền để làm dịu bớt chống đối từ Khối ASEAN.
Mới tuần trước, TQ hứa viện trợ Philippines súng trường bắn tỉa và vũ khí khác để giúp chính phủ Manila dẹp loạn Hồi giáo ở Marawi, nơi gần 400 người đã chết trong giao tranh kể từ ngày 23/5/2017.
Cũng tại Philippines, TQ sẽ viện trợ giúp tuyến xe lửa 3.96 tỷ đôla nối Manila tới đảo Luzon Island và tuyến xe lửa trị giá 4.3 tỷ nối Mindanao.
TQ đang tràn ngập VN lượng du khách lớn, giúp ngành du lịch VN hiện chiếm 7% tổng lực kinh tế VN. Khoảng 2.2 triệu du khách TQ thăm VN từ tháng 1/2016 tới tháng 10/2016, và như thế VN là nơi thu hút nhiều du khách TQ nhất thơì kỳ đó.

Còn Malaysia đang xem TQ là nguồn đầu tư chính, trong đó TQ đã đầu tư 12.8 tỷ USD cho một tuyến xe lửa và sẽ lập một “liên minh cửa khẩu” với Malaysia.
Nhưng quyền lợi vẫn là quyêàn lợi...
Bản tin RFI hôm Thứ Tư cho biết rằng Việt Nam khoan dầu ở nơi Trung Quốc cấp phép cho một công ty Hồng Kông.
Các thông tin rò rỉ trong những ngày qua về việc Việt Nam đã tiến hành khoan dò dầu khí tại một lô trong vùng bị Bắc Kinh đòi chủ quyền vừa được giới công nghiệp dầu khí tại Singapore xác nhận. Trang mạng BBC Anh ngữ ngày 05/07/2017 trích dẫn nhiều nguồn tin tiết lộ rằng khu vực liên can cách bờ biển đông nam Việt Nam khoảng 250 hải lý.
Theo chuyên gia Ian Cross, thuộc hãng Moyes & Co tại Singapore, tàu khoan dò Deepsea Metro I đã bắt đầu hoạt động tại lô mang ký hiệu 136-03 từ ngày 21/06. Đây là một chiếc tàu được hãng Talisman-Việt Nam – công ty con của tập đoàn dầu khí Tây Ban Nha Repsol - thuê mướn để thực hiện công việc khoan dò.
RFI ghi rằng khu vực mà Hà Nội cho hãng Talisman thăm dò nằm trong một vùng bị Bắc Kinh đòi chủ quyền. Trung Quốc gọi khu vực đó là lô Vạn An Bắc 21 (Wan-an Bei), và đã từng cấp phép khai thác cho hãng Brightoil, trụ sở tại Hồng Kông. Hai trong số lãnh đạo của Brightoil lại là đảng viên cao cấp của đảng Cộng Sản Trung Quốc.
Theo giới quan sát, có lẽ việc Việt Nam khởi sự thăm dò tại lô 136-06 là nguyên nhân khiến quan hệ Việt Nam-Trung Quốc căng thẳng trở lại, và dường như có liên quan đến sự kiện tướng Trung Quốc Phạm Trường Long (Fan Chang Long), phó chủ tịch Quân Ủy Trung Ương Trung Quốc, rút ngắn chuyến thăm Việt Nam hồi tháng Sáu, và hai nước hủy bỏ chương trình giao lưu quốc phòng biên giới vào giờ chót.
Theo các nguồn tin từ ngành công nghiệp dầu khí, trong ba năm qua, chính quyền Việt Nam luôn luôn từ chối bật đèn xanh cho hãng Talisman-Việt Nam khoan dò tại lô 136-06 để tránh làm phật ý Trung Quốc. Việc Hà Nội lần này cấp phép có lẽ phản ánh thái độ bớt quan ngại của Việt Nam.
Giới phân tích cũng tự hỏi là nhân dịp ghé Tây Ban Nha trước lúc đến Việt Nam vào tháng Sáu vừa qua, phải chăng tướng Trung Quốc Phạm Trường Long cũng đã gây sức ép lên chính quyền Madrid và tập đoàn Repsol về dự án khai thác lô 136-06.
Một bản tin khác của RFI nêu vấn đề mới: Thất vọng Bắc Kinh, Washington đánh ván bài thách thức tại Biển Đông...
Vụ khu trục hạm Mỹ USS Stethem tiến sát đảo Tri Tôn ở Hoàng Sa hôm chủ nhật 02/07/2017, chỉ là tiếp nối một loạt sự kiện trong 6 tuần lễ gần đây sau cuộc gặp gỡ giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ-Trung hồi tháng Tư năm nay ở Florida.
Vào ngày 25/05/2017, hải quân Mỹ tiến hành chiến dịch «Tự do hàng hải» lần đầu tiên thời tổng thống Donald Trump, ở Trường Sa trong mục đích phủ nhận trên thực tế những đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông.
Theo AFP, hành động biểu dương của hải quân Mỹ ở Hoàng Sa hôm chủ nhật, vài giờ trước khi tổng thống Mỹ điện đàm với chủ tịch Trung Quốc dường như xác nhận Mỹ chọn chiều hướng cứng rắn trong quan hệ với Bắc Kinh trên nhiều hồ sơ.
Trong tuần qua, Washington đã đưa ra một loạt biện pháp gây bất bình cho Bắc Kinh. Hôm thứ năm 27/06, chính quyền Trump bật đèn xanh bán cho Đài Loan 1,4 tỷ đô la vũ khí. Cùng ngày, Washington lần đầu tiên thông báo trừng phạt ngân hàng Trung Quốc Dandong, cáo buộc ngân hàng này vi phạm nghị quyết Liên Hiệp Quốc cấm vận Bắc Triều Tiên. Cũng trong ngày thứ năm, bộ ngoại giao Mỹ tuyên bố quan ngại các quyền tự do tại Hồng Kông không được Trung Quốc tôn trọng. Trước đó hai hôm, Mỹ đưa Trung Quốc vào danh sách đen các nước buôn người ngang hàng với Bắc Triều Tiên, Syria và Venezuela.
Trong khi đó, bản tin RFA nêu nhận xét từ một chuyên gia từ Hoa Kỳ...
RFA đã phỏng vấn giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, chuyên gia về quan hệ quốc tế đại học George Mason, Hoa Kỳ, về những chuyện mới xảy ra trên Biển Đông, được nói:
“Trung Quốc muốn có vai trò trọng yếu toàn vùng Á Châu, mục tiêu của họ kiên trì lắm, họ cứ từng bước họ tiến hành. Trước hết họ xây những đảo nhân tạo có tính cách phòng thủ mà Mỹ và các nước khác đều phản đối. Họ thành công trong việc đó vì không có phản ứng mạnh. Chúng ta thấy ông Tillerson khi ra điều trần để quốc hội chấp thuận cho ông làm ngoại trưởng Mỹ, đã tuyên bố không cho phép tàu Trung Quốc đến những đảo nhân tạo đó. Ông nói vậy thôi chứ đâu có thực hiện được....
Đối với những lãnh đạo Á Châu thì họ rất lo vì một đằng thì ông Trump cứ lơ là, một đằng thì tổng trưởng quốc phòng với mấy ông cố vấn anh an ninh quốc gia đều nói chúng tôi cam kết với các ông. Bây giờ vạch ra là mình cứ dấn thân với Mỹ mà đùng một cái ông tổng thống làm cái “deal” với ông Tập Cận Bình chẳng hạn thì mình ngỡ ngàng bởi vì chính sách tay chân của Mỹ không phối hợp với nhau.”
Tình hình Biển Đông nóng lên rồi vậy...

cuoigia
Posts: 255
Joined: Thu Aug 06, 2009 6:57 pm

Post by cuoigia »

Image

Biển Đông: Sắp Thành Biển Máu

Vi Anh
Trong chuyến công du của Thủ Tướng Nguyễn xuân Phúc, Mỹ, Nhựt giúp cho CSVN một gói đầu tư 22 tỷ Mỹ kim và một số tàu tuần tra cũ được tân trang. Mỹ và Nhựt có bàn với TT Phúc về tăng gia tương quan quốc phòng và an ninh hàng hải ở Biển Đông. Khi Ô. Phúc về nước, không lâu sau Nhà Nước CSVN dùng vũ khí dầu lửa và khí đốt mời gọi, liên doanh, hợp đồng cho một số nước thăm dò khai thác dầu khí ở Biển Đông, phá gọng kềm đường lưỡi bò của TC. Điều mà đài RFI của Pháp ngày 7-7-2017 phân tích thành một bài tựa đề “Biển Đông: Việt Nam dùng dầu khí công phá đường lưỡi bò Trung Quốc”. Nói rằng “Việt Nam đang nổi lên thành nước bạo dạn nhất trong việc chống lại yêu sách chủ quyền quá đáng của Trung Quốc tại Biển Đông, thông qua hai hành động cụ thể nhắm vào đường lưỡi bò Trung Quốc, với vũ khí là quyền thăm dò dầu khí. Mỹ và Ấn Độ là hai phía hỗ trợ Việt Nam.”

Bản tin kể, “Hà nội cho phép Talisman-Việt Nam - một liên doanh giữa ba tập đoàn dầu khí Việt Nam, Tây Ban Nha và Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất – khởi sự khoan dò tại lô 136-06, xa hơn xuống phía nam. Hà nội hôm 06/07/2017 triển hạn giấy phép thăm dò lô 128 ngoài khơi miền Trung Việt Nam, cho tập đoàn Ấn Độ ONGC Videsh. Cả hai lô này đều bị Bắc Kinh cho là của họ vì nằm bên trong đường 9 đoạn – còn gọi là đường lưỡi bò – mà Trung Quốc trưng ra để khẳng định chủ quyền. Theo trang mạng Mỹ The American Interest hôm qua, quả đúng là với hai động thái liên tiếp đó, Việt Nam tiếp tục đóng vai trò «đối thủ hàng đầu» của Trung Quốc tại Biển Đông.”

RFI trước đây ngày 13/1/2017 còn có bài “Dù Biển Đông căng thẳng, Việt Nam vẫn ký thỏa thuận với Exxon Mobil” của Mỹ. Tin rằng “Ngày 13/01/2017, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) đã cùng với Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) đã ký với tập đoàn dầu khí Mỹ Exxon Mobil.” Mỏ khí Cá Voi Xanh là dự án khí lớn nhất ở Việt Nam từ trước đến nay… Cá Voi Xanh nằm trong vùng biển đang tranh chấp giữa Việt Nam với Trung Quốc.”

Còn Mỹ từ khi tân Tổng Thống Trump chấp chánh, theo các giới quan sát, Mỹ, Nhựt, Ấn bày tỏ lập trường ủng hộ VN trong vấn đề bảo vệ Biển Đông sau chuyến đi Mỹ, Nhựt thành công của TT Nguyễn xuân Phúc, và hành động của TT Trump liên tiếp thực hiện hai chuyến tuần tra «bảo vệ quyền tự do hàng hải» trên Biển Đông, thách thức Trung Quốc khi cho chiến hạm Mỹ tiến vào bên trong vùng 12 hải lý của các thực thể mà Bắc Kinh trấn giữ, cả ở Trường Sa lẫn Hoàng Sa.

Hải Quân Mỹ phá Vạn Lý Trường Thành trên biển của TC. Tiêu biểu, tin RFI của Pháp, “Theo truyền thông Hoa Kỳ, Chủ nhật 02/07/2017, quân đội Mỹ đã cho một tàu khu trục áp sát đảo Tri Tôn, quần đảo Hoàng Sa, bên trong phạm vi 12 hải lý.” Hoàng sa là quần đảo TC đã chiếm cứ toàn bộ, Quốc Hội TC đã sáp nhập vào lãnh thổ TQ, với tên là Huyện Tam sa, và lập một thành phố hành chánh gọi là Tam sa trực thuộc tỉnh Hải Nam của TQ. Khu trục hạm USS Stethem của Mỹ đi vào khu vực trong vòng 12 hải lý của đảo Tri Tôn, coi như Mỹ phủ nhận bằng hành động những tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với các hòn đảo mà họ đã chiếm đóng và đã xây dựng trên đó các công trình kiên cố. Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố “kiên quyết phản đối việc tàu chiến Mỹ đi vào lãnh thổ của Trung Quốc”, và tố giác Hoa Kỳ gây tổn hại nghiêm trọng đến hòa bình và ổn định ở Biển Đông. Mỹ cứ tỉnh bơ. Đây là lần thứ hai dưới thời tổng thống Donald Trump, tàu chiến Mỹ tiến hành tuần tra để bảo vệ tự do hàng hải tại Biển Đông, bất chấp các đe dọa của Trung Quốc.

Ngoài những xung khắc vì lý do biển đảo, Hà nội và Bắc Kinh còn đụng độ trong hội nghị nữa. Như ngày 20/06/2017, Bộ Quốc Phòng Trung Quốc đột ngột loan báo hủy bỏ vào giờ chót cuộc Giao Lưu Hữu Nghị Quốc Phòng Biên Giới với Việt Nam được dự trù mở ra cùng ngày. Thông báo được đưa ra sau khi tướng Phạm Trường Long (Fan Chanlong), phó chủ tịch Quân Ủy Trung Ương Trung Quốc, rút ngắn chuyến công du Việt Nam. Ngày 29/06, trên tập san Nhật Bản The Diplomat, giáo sư Carl Thayer thuộc Học Viện Quốc Phòng Úc tự hỏi: «Phải chăng một cuộc khủng hoảng mới về Biển Đông đang âm ỉ giữa Trung Quốc và Việt Nam?” Vài ngày trước chuyến thăm của ông Phạm Trường Long Trung Quốc lại đưa giàn khoan “vĩ đại” HD-981 và 40 tàu thuyền đủ loại xuống Biển Đông đến vùng biển gần Hoàng Sa. Báo Thanh Niên của CSVN hôm 20/6 đi một tin ngắn này trên Thanh Niên online, một tiếng đồng hồ là rút xuống nhưng không đính chính việc gỡ bỏ tin này. Tin này nói rằng giàn khoan của TC “đang hoạt động phi pháp” tại khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ mà Việt Nam và Trung Quốc đang tiến hành đàm phán phân định.

Sau cùng việc Đảng Nhà Nước CSVN dùng các mỏ dầu lửa và khí đốt của VN để mời gọi các công ty ngoại quốc của các nước lớn như Mỹ, Ấn vào khai thác, để phá gọng kềm lưỡi bò 9 đoạn của TC. Vô tình CSVN đã phạm phải lời nguyền rủa của dầu lửa. Nhiều nước nhỏ ở Trung Đông đã phải chịu chiến tranh khói lửa triền miên. CSVN không dám giành lại biển đảo của VN mà TC đã lấy. CSVN biến Biển Đông, các đảo Hoàng sa, Trường sa thành biển máu, đảo xương của nhân dân VN, khi CSVN đưa quân dân ra chống lại TC để bảo vệ các nước thăm dò khai thác mà Hà nội đã ký kết và ăn chia.

TC sẽ đánh CSVN, đuổi các công ty ngoại quốc. Các nước lớn như Mỹ, Ấn, Nhựt không vì quyền lợi nhỏ khai thác ở Biển Đông mà đánh lại TC trong khi quyền lợi của TC và siêu cường giao thương với nhau ngàn lần lớn hơn ở Biển Đông. Trong khi TC muốn giữ số biển đảo này, TC sẽ đánh CSVN không những ngoài biển mà trong đất liền VN nữa. Trong bất cứ chiến tranh nào, số người chết bị thương, số tài sản bị huỷ hoại đa số là của người dân phải chịu. Đại cán, đại gia ăn theo CSVN từ lâu đã tẩu tán tài sản, cho con cháu du học, đầu tư định cư ở ngoại quốc lâu và nhiều rồi. Bây giờ CSVN cho các đại công ty dầu khí khai thác lại được thêm một số ngoai tệ tiền đầu, tiền đuôi không nhỏ. Lời nguyền rủa của dầu lửa chung qui người dân không ăn mà phải chịu nặng nhứt./.(VA)

Post Reply