Quán Vắng không Người ...3

Buồn vài phút xin ghé thăm đây; muốn tán gẫu ghé đây... Chia sẻ tâm tư vô đây.... Không biết nói gì làm gì vô đây!!! Bài viết sẽ giữ lại trong 7 ngày và quá hạn sẽ đi vào thiên cổ của không gian Cyber!!!

Moderator: khieulong

User avatar
TheLang
Posts: 1960
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:43 am

Post by TheLang »

Nhìn Đài Loan, Nghĩ VN

Vi Anh


Image

Tổng thống Thái Anh Văn của Đài Loan trong một cuộc họp báo hôm thứ Bảy 31-12-2016, tuyên bố Đài Loan là 'một quốc gia độc lập và có chủ quyền'. Đài loan sẽ 'điềm tĩnh', “không cúi mình và không đối đầu”, chỉ đấu tranh trong tương quan với Trung Quốc.

Lời bà tuyên bố được đưa ra sau khi Bà có cuộc điện đàm trực tiếp với TT đắc cử của Mỹ là Ô Trump. Một cuộc điện đàm làm cho TC tức cành hông, vì đã bất chấp nguyên tắc “một nước TQ duy nhứt”, Đài Loan chỉ là một tỉnh của TQ. Một nguyên tắc khiến suốt 40 năm không một tổng thống Mỹ và Đài Loan nào gọi điện thoại cho nhau.

Đứng trên phương diện ngoại giao, cuộc điện đàm ấy là một thành công xuất sắc trong công tác Mỹ vận của Đài Loan. Đứng trên phương diện tình nghĩa đồng minh, đây là Mỹ hồi tâm, chuyển ý, sửa sai một quyết định chánh trị cực kỳ thực dụng của Mỹ đã bỏ bạn cũ Đài Loan khi có bạn mới lớn mạnh hơn là TC. Đứng trên phương diện chiến lược quân sự, là sự phục hồi quốc gia Đài Loan, hậu thân của Trung Hoa quốc gia, là một cách tái tạo niềm tin của các nước Á châu Thái bình dương đối với Mỹ, trong đầu thế kỷ 21 là thế kỷ của Á châu.

Việt Nam Cộng hoà cũng là một Quốc gia đồng minh của Mỹ bị Mỹ bỏ rơi như Đài Loan khi Mỹ bắt tay được với TC hồi năm 1972. Hoàn cảnh VN Cộng hoà thời Mỹ bỏ rơi còn thê thảm hơn Đài Loan nữa. Đất nước bị CS chiếm cứ và thống trị. Dân VNCH thất quốc sa bang. Hàng triệu người di tản tỵ nạn CS, chết dứơi ngoài biển cả, trong rừng sâu.Thế giới rung động. Mỹ hối hận về sai lầm của mình bỏ rơi bạn, dang tay ra cứu khổn phò nguy, chấp nhận và giúp cho định cư cả triệu rưởi người, nhiều nhứt so với các nước.

Quân, dân, cán chính VNCH di tản ra hải ngoại không có lãnh thổ, không có chánh quyền lưu vong. Nhưng có cảm nghĩ thuộc về nhau, cùng máu mủ của Mẹ VN, cùng hồn thiêng sông núi Tổ quốc VN, mà quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ là biểu tượng. Nhờ khoa hoc kỹ thuật tin học của thời đại, các cộng đồng Việt ở Tây Âu, Bắc Mỹ, Úc châu liên kết nhau thành một Việt Nam Hải ngoại, như Pháp Quốc Hải Ngoại thời Pháp bị Đức Quốc Xã chiếm đóng.

Kinh nghiệm phục quốc của Đài Loan đáng cho dân chúng Việt Nam hải ngoại và người Việt Quốc gia trong nước rút kinh nghiệm. Đài Loan tồn tại và phát triển được trước chiến lược của TC triệt tiêu và thôn tính, sáp nhập Đài Loan, là nhờ chống TC. Chống TC trên nhiều phương diện và hình thức và với kiên tâm bền chí. Biểu tình là hình thức thường làm. Chống CS bằng dân vận, quân vận, địch vận và quốc tế vận. Chống hoà giải hoà hợp với CS. Chống xảo thuật đảng cử dân bầu của Đảng CS. Chống văn hoá vận của TC len lỏi xâm nhập vào Đài Loan. Dân chúng Đài Loan vững tin tưởng chỉ có tranh đấu, chiến đấu mới có tự do, dân chủ. Không có nơi nào dân chúng bị trị hoà giải hoà hợp với Đảng Nhà Nước CS để lập chánh phủ liên hiệp với CS cả.

Nhớ báo Foreign Policy (FP) có lần mở cuộc phỏng vấn Bà Phó Tổng Thống Đài Loan, Annette Lu. Báo này ví Bà là Nelson Mandela của Đài Loan vì Bà là nhà tranh đấu đối lập bị giam cầm nhiều năm dưới thời Quốc Dân Đảng nắm chánh quyền. Một số cảm nghĩ và kinh nghiệm của Bà về lý do và công cuộc đấu tranh dai dẳng -- lâu dài hơn VN -- chống Trung Cộng đang ngự trị nước nhà của Bà bên kia bờ đảo quốc có nhiều điểm tương đồng với những người Việt yêu tự do, dân chủ. Những ý kiến của Bà thiết nghĩ có thể là niềm an ủi cho người Việt đấu tranh không thấy cô đơn, thất vọng trên con đường dài chống Cộng đến nay đã ròng rã hơn 40 năm trời.

Người Đài Loan chống Cộng có nhiều ưu thế hơn người Việt ở hải ngoại nhiều. Sau khi bị Mỹ bỏ rơi để đi với TC về ngoại giao, Đài loan mất thế ngoại giao nhưng còn tương quan thực tế với Mỹ. Nhứt là còn một phần lãnh thổ và có chánh quyền lưu vong và khoảng hơn 20 nước thừa nhận.

Còn người Việt Hải Ngoại, không quốc gia, không chánh quyền, không ngân sách, chỉ có khoảng 3 triệu rưởi người, đại đa số hiện là công dân của các nước định cư. Người Việt Hải ngoại chống Cộng trên quốc gia quê hương mới, qua chánh quyền của nước mới nhập tịch thành công dân, chống Cộng bằng tiền túi nhưng với quyết tâm cao và ý chí mạnh và lòng kiên nhẫn thế hệ này không thành thế hệ sau sẽ thành. Vì thế cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN, cho đồng bào trong nước đang nằm trong gọng kềm CS, công cuộc chống CS ấy bên ngoài có vẻ như châu chấu chống xe, lại kéo dài đến nay được hơn 40 năm.

Ở hải ngoại công cuộc đấu tranh trở thành một thế trận quốc tế vận làm lung lay chiếc xe ngoại giao của CS. Còn bên trong nước việc chuyển lửa về quê hương sắp biến thành trận bão lửa đấu tranh của các tôn giáo và đồng bào kinh thượng, trí thức, nông dân cả ba miền sắp đốt cháy cơ đồ CS.

Trả lời Báo FP, Bà Annette Lu nói. Tương quan Trung Quốc và Đài Loan về văn hóa là đồng bào, về địa lý là láng giềng. Đồng bào thì không nên đánh nhau. Láng giềng thì nên sống chung và cộng tác. Thế nhưng Bắc Kinh nói “chúng ta” cùng một nhà nhưng đối xử với Đài Loan còn tệ hơn kẻ thù nữa.

CS Hà Nội cũng thế. Họ cần tiền bạc, chất xám của người Việt Hải Ngoại thì gọi là “Việt Kiều yêu nước, khúc ruột ngàn dặm của quê hương, bộ phận của dân tộc không thể tách rời; miệng CS Hà Nội kêu gọi hòa giải hòa hợp; nhưng ai đi về bằng đầu gối thì cho, ai có ý kiến khác thì chụp mũ “lực lượng thù địch.”

Phân tích và đối chiếu hoàn cảnh, việc làm của Đài Loan và VN hải ngoại cho thấy cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN không có gì đáng bi quan. Người Việt Hải Ngoại không có lãnh thổ quốc gia nhưng có lá phiếu, có nhiều những nhà ngoại giao “bình dân”, có xu thế tự do kinh tế và dân chủ của thời đại yểm trợ. Chưa bao giờ CS Hà Nội bị Quốc Hội các siêu cường, các tổ chức phi chánh phủ của các siêu cường bao vây ngoại giao như bây giờ. Quốc kỳ VN được các thành phố nửa dân số Mỹ cư ngụ thừa nhận, được xuất hiện khắp ba châu trong nhiều lễ hội quốc tế, quốc gia, và công đồng người Việt Hải Ngoại. Lửa đấu tranh nhờ con đường kinh tế đã chuyển và bắt đầu cháy ở VN ngoài dân lẫn trong đảng.

Người Việt Hải Ngoại đã thành công trong quốc tế vận cho cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền, tức gián tiếp chống CS. Cuộc đấu tranh của người dân Việt đã biến qui trình tự do, dân chủ, nhân quyền VN, là qui trình không thể đảo ngược được, dù là CS Hà Nội hay bất cứ một chánh quyền ngoại quốc nào muốn giữ Hà Nội làm tay sai.

Sự nghiệp ấy đòi hỏi kiên nhẫn vì hữu chí mới cánh thành. Nào ai đoán được sự đột quị, sụp đổ của CS Liên xô mới có 74 tuổi, về quân sự có lúc mạnh hơn Mỹ, về ảnh hưởng sắp chiếm gần phân nửa Nhân Loại./.(VA)
__._,_.___

User avatar
saohom
Posts: 2212
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Post by saohom »

Tiếng hót mùa đông của Đỗ Nam Trăm

Nguyễn Giang

BBC World Service

12 tháng 1 2017


Image
Trời mùa đông ở Kent, Anh Quốc: Mặt Trời cố thoát khỏi mây và sương mù

Mùa đông Anh năm nay giá lạnh đặc biệt vì gió từ Bắc Cực mà có người đùa là gió Putin thổi về, khiến chim ít đến ăn hạt treo ngoài vườn nhà tôi ở Kent.


Nhưng từ cuối 2016 tôi hay dậy sớm, có khi từ 6:30 khi trời còn tối thui vì tiếng hót lanh chanh của Đỗ Nam Trăm.

Mấy trang tin tôi đặt chế độ 'breaking news' trên iPhone cứ liên tục reo mỗi khi Tổng thống mới đắc cử của nước Mỹ hót trên Twitter.

Nhưng ít khi nghe tiếng reo vui mà thường là tin giật mình.

Phải công nhận 'miệng kẻ sang có gang có thép': chưa lên làm tổng thống mà các cú tweet của ông Donald Trump
ở địa chỉ @realdonaldtrump có trên 19 triệu người theo, đã rung chuyển thế giới.

Image
Ông Donald Trump sắp lên làm tổng thống Mỹ nhưng đã cãi vã với bao nhiều ngườiBản quyền hình ảnh Xinhua

Ông Donald Trump sắp lên làm tổng thống Mỹ nhưng đã cãi vã với bao nhiều người

Thử điểm qua mấy nhát 'búa tạ' thời gian qua.

Về Trung Quốc và Đài Loan:

Qua hai đoạn tweet về cuộc gặp với bà Thái Anh Văn và câu hỏi vì sao Trung Quốc 'cứ kiếm lợi một chiều' từ thương mại với Hoa Kỳ, ông Trump đã xoáy vào ba điểm nóng và cũng là điểm yếu của Chủ tịch Tập Cận Bình.

Đó là tỷ giá hối đoái đôla- nhân dân tệ; là công trình xây cất của Trung Quốc ở Trường Sa và nguyên tắc 'bắt cả thế giới coi Đài Loan chỉ là một tỉnh'.

Có vẻ như tay chơi lão luyện Trump cứ chọc thử một nhát kim khi quả bóng 'strongman' của ông Tập được thổi lên căng phồng trước Đại hội Đảng 19 để xem sao.

Hậu quả thế nào thì có trời mà biết, và đó cũng là 'đúng chất' Đỗ Nam Trăm.

Về Nato và Nga:

Không rõ chiến lược sắp đặt lại thế giới theo thế 'hợp tung Nga Mỹ' để ngăn Trung Quốc có thật là chỉ mới là lời đồn đại, các cú tweet của ông Trump tỏ ra rất ưu ái ông Putin, khiến đồng minh Nato ở châu Âu lo lắng.

Lithuania, Ba Lan và cả Thụy Điển chuẩn bị động viên một lực lượng lớn dân quân tự vệ, phòng chiến tranh mạng và xâm nhập của Nga.

Lo nhất là Estonia. Nước này đã chuẩn bị chuyển hết máy chủ cho mạng Internet nội địa sang nước ngoài: di tản phòng khi mất nước?

Về vũ khí nguyên tử:

Ngoài ra, còn thêm vài ba câu tweet của ông Trump về nước Nga, ông Putin và kho vũ khí hạt nhân, và chuyện Bắc Triều Tiên sẽ 'không có vũ khí [Bnguyên tử'.

Đoạn nào cũng gây choáng.

Không chỉ có vậy, tweets của ông Trump còn chứng tỏ "chính trị là thống soái".

Về kinh tế:

Chỉ một câu của Tổng thống chưa cầm quyền từ Hoa Kỳ khiến các đại công ty Boeing, General Motors, Toyota mất tiền tỷ.

Trump nói Hoa Kỳ cần tăng cường kho vũ khí nguyên tử 'cho thế giới' biết điều hơnBản quyền hình ảnh Twitter
Image

Đoạn nhắn trên Twitter của ông Trump nói Hoa Kỳ cần tăng cường kho vũ khí nguyên tử 'cho thế giới' biết điều hơn
Một trang báo tài chính ở Mỹ còn lập ra chương trình Trump Trigger nhằm "báo động" cho các doanh nghiệp mỗi khi tweet của ông Trump có thể làm rung động thị trường.

Chua cay mang tính cá nhân

Nhưng ngoài các tweet để 'set scene' - dàn cảnh - cho một nhiệm kỳ tổng thống phá lệ, đảo lộn trật tự thế giới lâu nay, dòng tweet Đỗ Nam Trăm còn bị phê là cay độc, cá nhân.

Ngay khi còn vận động tranh cử ông Trump đã làm nhiều người sững sờ vì các phát biểu phản cảm, hạ thấp phụ nữ, và chối tai.

Sau khi đã đắc cử ông không dừng lại ở đó mà tiếp tục cãi lộn hàng ngày trên Twitter.

Lời ông đáp trả nữ diễn viên Meryl Streep khi bà phê phán cách ông 'diễn kịch' về một người phóng viên tật, Steve Kovaleski khiến nhà văn Stephen King phải lên tiếng.

Câu tweet của Trump là 'trẻ con, thô lỗ và dễ hờn dỗi' (childish, churlish, petulant) cho thấy ông ta "về tâm lý không đủ tiêu chuẩn" để làm tổng thống, theo Stephen King.

Không biết ông Trump có biết dân gian Việt Nam từng bảo "Nói dài nói dai nói dại"?

Để chuẩn bị lên cầm quyền, ông hẳn có nhu cầu nắn gân dư luận bạn thù bốn phương qua mạng xã hội.

Như kênh BBC4 tường thuật, ông Trump không nghĩ Twitter là trò chơi mà coi nó là thanh kiếm để 'trảm' đối thủ.

Cách Trump đáp trả Meryl Streep là trẻ con, thô lỗ và dễ hờn dỗi
Stephen King

Cơn choáng trước dòng tweet của cũng cho thấy vai trò của Hoa Kỳ vẫn là 'number one' trên thế giới.

Nhưng tổng thống của đại cường hàng đầu thế giới mà suốt ngày cãi vã, đôi co, đả kích người này người kia trên mạng xã hội kiểu ăn miếng trả miếng thế thì quả là điều đáng lo ngại.

Có tờ báo hỏi ông định làm Tổng thống Hoa Kỳ hay chỉ làm Vua của Vương quốc Chim hót - Twitter Kingdom?

Những việc lớn dễ bị gác sang một bên vì ông chỉ nhăm nhe đấu khẩu qua chuyện vặt.

Điều tra dư luận bên Mỹ của Quinnipiac University hơn một tuần trước ngày nhậm chức (20/01) nói ông Donald Trump chỉ còn được 37% người Mỹ ủng hộ.

Người sắp rời ghế, ông Barack Obama đạt 55%.

Nếu lên cầm quyền suôn sẻ Trump sẽ cầm quyền ra sao.

Các dấu hiệu trước mắt không thật vui.


Tỷ phú TrumpBản quyền hình ảnh AP
Image
Tỷ phú Trump
Vụ bê bối với cáo buộc về chuyện ông sang Nga dính vào chuyện chơi bời đang làm rối loạn chính trường Mỹ và chưa dễ xuôi đi.

Rất cần chữ tín

Tôi nhớ hôm trước Giáng Sinh có anh bạn từ Newsroom của BBC than phiền: từ khi Trump 'làm ngoại giao' bằng Twitter, các phóng viên có nguy cơ thất nghiệp.

Bởi khi nguồn tin cũng thành máy phát tin luôn thì thử hỏi ai cần TV, đài báo làm gì nữa?

Tôi thì lại không quá lo ngại.

Xét cho cùng thì nghề báo, nghề bán rau hay nghề làm tổng thống cũng phải giữ chữ tín mới lâu dài.

Đằng này, ông rất tuỳ hứng và dễ giận giữ.

Mới hôm trước ông nói ông là bạn của ngành tình báo Mỹ, hôm sao lại coi họ là kẻ thù tạo 'tin đểu' để hại ông.

Chưa kể, ông Trump có vẻ bất nhất khi nói về thái độ "phục vụ khách hàng" ở nước ngoài.

Ông hỏi vì sao nước Mỹ bán hàng tỷ vũ khí cho Đài Bắc mà không lại không có quyền nói chuyện với bà Thái Anh Văn, Tổng thống của nước mua hàng.

Nhưng nếu ông cũng coi dư luận là "thượng đế" và thân ái với công chúng hơn thì tôi dám chắc là 'Vương quốc Twitter' của ông sẽ là chốn yên lành.

Và thế giới này vốn đã rất mỏng manh từ một năm qua cũng yên tâm hơn về nước Mỹ những năm tháng tới.

nguyennam619
Posts: 238
Joined: Mon May 09, 2011 6:49 am

Post by nguyennam619 »

Tại sao tôi từ bỏ cờ đỏ để đi với cờ vàng
Đặng Xương Hùng

17-1-2017
Quan sát những tranh luận xung quanh vụ Mai Khôi, tôi muốn viết đôi chút về quá trình nhận thức của một người từ bên cờ đỏ nay ủng hộ cờ vàng. Tôi muốn chia sẻ với cả hai bên, cả bên cộng đồng hải ngoại và cả bên nhen nhúm đấu tranh, tức bắt đầu từ chối cờ đỏ. Sao cho cả hai bên đều có cách tiếp cận bao dung hơn và thấu hiểu nhau hơn. Tôi cho rằng vụ Mai Khôi không phải là đầu tiên mà cũng không phải là cuối cùng, sẽ tiếp tục có những vụ tương tự. Tranh luận qua lại là cần thiết, nhưng làm sao sau mỗi lần tranh luận, hai bên càng thông hiểu và gần lại với nhau hơn, tránh được sự trục lợi của cộng sản.

Cách đây khoảng mười lăm – hai mươi năm trở về trước, người Việt trong và ngoài nước chúng ta rõ ràng bị chia rẽ bởi một làn ranh rạch ròi: cờ đỏ – cờ vàng. Hoặc anh đứng bên này, hoặc anh đứng bên kia. Hiện nay tình trạng này đã khác đi rất nhiều. Đã có rất nhiều người dân trong nước công khai chối bỏ cờ đỏ. Nhiều người đã bước hẳn sang với cờ vàng, nhưng cũng còn không ít người, tuy họ đã bước ra khỏi cờ đỏ nhưng cũng chưa muốn bước vào với cờ vàng. Hoặc là do họ chưa dám, còn sợ phiền nhiễu của cộng sản, hoặc do họ chưa thực sự sẵn sàng. Cho nên số này thường có khuynh hướng chờ đợi một lá cờ mới.

Số người này rất dễ gây ra câu chuyện cờ đỏ – cờ vàng, khi họ bước vào những sinh hoạt chung cùng với những người bên cờ vàng. Nếu họ khéo ứng xử thì có thể chỉ dừng ở mức tranh luận. Nhưng cũng có người vụng về hoặc thiếu mềm dẻo, thì rất dễ gây ra nhưng cuộc tranh cãi lớn.

Nhưng có một thực tế đáng mừng là người dân trong nước khước từ thẳng thừng cờ đỏ ngày càng nhiều và số người dân nằm trong lòng cờ đỏ, hiểu ra vấn đề, bắt đầu yêu mến và ủng hộ cờ vàng, ngày càng đông. Chưa bao giờ đồng bào hải ngoại và đồng bào trong nước chia sẻ thương yêu và đùm bọc nhau hơn như lúc này. Đồng bào trong nước đã công khai tri ân chiến sĩ Việt Nam Cộng hòa, đây đó cờ vàng đã xuất hiện ở trong nước. Đồng bào hải ngoại ngày càng ghi công và biết ơn người dân trong nước, nhất là những người đã đứng lên đấu tranh, phải chịu đè nén và tù đầy của cộng sản.

Lời tâm sự mà tôi muốn chia sẻ cùng với đồng bào hải ngoại phía cờ vàng là cách tiếp cận theo dạng, nếu anh không chấp nhận cờ vàng tức anh vẫn còn ở phía cờ đỏ cộng sản, có lẽ không còn phù hợp trong lúc này nữa. Tôi không tin những chỉ trích gay gắt theo dạng này, đến từ đồng bào hải ngoại mà phần lớn đến từ sự chọc ngoáy của dư luận viên cộng sản. Làm như thế không những họ vừa làm mờ đi hình ảnh thân thiện của cờ vàng, mà còn nhân cơ hội đó, lôi kéo ngược trở lại số người mới chập chững bước vào cuộc đấu tranh.

Tôi không dám trách, nhưng cũng thấy cần phải nói rõ tâm trạng của mình khi cũng từng bị coi là « cộng sản nằm vùng ». Những lúc đó đau lắm lắm, đồng bào ơi. Nó như một lưỡi dao cắt ngang lòng nhiệt huyết. Lúc đó, phải cố kìm lòng để tự nhủ, thời gian sẽ là thước đo, chứng giám cho mình.

Những con người vừa mới dấn thân vào đấu tranh, cần lắm một sự bao dung và thân thiện. Với tấm lòng bao dung và những cử chỉ thân thiện con người sẽ sáng suốt hơn để dễ phân định giữa cảnh giác và nghi ngờ. Bao dung và thân thiện có thể làm biến đổi người khác. Kinh nghiệm của tôi là khi tôi đã tin và yêu những con người bên cờ vàng, thì mới là lúc tôi chọn cờ vàng.

Đối với đồng bào còn trong lòng cờ đỏ và những người bắt đầu ghét cờ đỏ, tâm sự của tôi là cần luôn luôn tự tìm hiểu để thay đổi nếp nghĩ. Cộng sản mong muốn xóa bỏ cờ vàng trong lòng người dân. Cả bằng đe dọa, cả bằng tuyên truyền cộng sản đã cố tạo ra nếp nghĩ của người dân: cờ vàng là xấu, phải xa lánh.

Với nhận thức cộng sản toàn làm những điều trái khoáy, nên tôi thấy cần có thói quen lật ngược lại vấn đề, tự đi tìm hiểu, đặt câu hỏi « tại sao ? », nhất là với những gì mà cộng sản muốn tuyên truyền.

Có tìm hiểu chúng ta sẽ dễ nhận ra rằng cuộc chiến đẫm máu tại Việt Nam là do tham vọng của cộng sản gây ra. Việt Nam Cộng Hòa cũng chỉ mong muốn sống trong hòa bình, để phát triển như Hàn Quốc hiện nay.

Có tìm hiểu chúng ta sẽ nhận ra rằng cái ác đã thắng cái thiện, bên tiểu nhân đã thắng bên quân tử, bên chính nghĩa đã bị thua bên hoang dã, phi nghĩa. Xóa Việt Nam Cộng Hòa là xóa đi một chế độ dân chủ còn non trẻ để rồi cộng sản đã áp đặt một chế độ độc tài, những kẻ mu muội, bất tài lên lãnh đạo đất nước, đưa đất nước tụt hậu quá nhiều so với thế giới văn minh.

Có tìm hiểu chúng ta mới trả lời được câu hỏi tại sao đồng bào tị nạn hải ngoại lại trân trọng lá cờ vàng. Để rồi thấu hiểu, thông cảm hơn với những đòi hỏi, đôi khi đến mức hơi khắt khe về thái độ với cờ vàng.

Trước đây, tôi vẫn cứ nghĩ những câu chuyện về những đầy đọa của cộng sản với công chức, quân nhân của chế độ Việt Nam Cộng Hòa; những thảm họa thuyền nhân vượt biển trốn chạy cộng sản tìm tự do, có phần hơi nói quá lên. Nhưng sau này, khi được trực tiếp nói chuyện, tôi mới thấu hiểu những mất mát mà người dân miền Nam phải hứng chịu khi họ bị cộng sản « giải phóng ». Mỗi cá nhân, mỗi gia đình là một câu chuyện bi thương. Họ đã mất quá nhiều, để có thể dễ dàng dị ứng với những gì liên quan đến cờ đỏ, đến từ cờ đỏ.

Có tìm hiểu chúng ta mới thấy, chỉ có lá cờ vàng mới thực sự chống Trung Quốc để bảo vệ giang sơn. Trái lại, cờ đỏ đang làm chư hầu cho kẻ thù phương Bắc. Chính vì thế mà cách đây không lâu, những nhóm như No U, Con đường Việt Nam … khi đi biểu tình đòi Hoàng Sa, Trường Sa, vẫn trương cờ đỏ. Nay họ đã nhận thức ra, không mang cờ đỏ nữa.

Có tìm hiểu chúng ta mới vỡ lẽ ra nhiều điều. Cờ đỏ là cờ của tỉnh Phúc Kiến bên Trung Quốc, đã bị Hồ Chí Minh rước về Việt Nam. Cờ vàng đã có từ thời Vua Thành Thái. Cờ vàng đã được Nhà nước Quốc Gia Việt Nam của ông Trần Trọng Kim, treo tại Hà Nội trước năm 1954. Thậm chí trong cái ngày 19/8/1945, người dân đã mang cờ vàng để ủng hộ chính phủ Trần Trọng Kim, nhưng đã bị Việt Minh giật xuống để cướp chính quyền.

Một trong những yếu tố làm cho các nước phương Tây phát triển, văn minh đó là tính kế thừa, bảo quản và gìn giữ truyền thống. Cộng sản đã quá ngu muội, tưởng rằng xây dựng được một chế độ mới bằng cách phủ nhận hoàn toàn các chế độ trước. Đó chính là nhân tố tạo ra sự thất bại của các chế độ cộng sản. Điều trân quý của chế độ Việt Nam Cộng Hòa và của cờ vàng là biết kế tục những lựa chọn của các chế độ phong kiến Việt Nam.

Nhận thức là một quá trình, tôi tin rằng, cùng với thời gian người dân trong lòng cờ đỏ sẽ khắc phục được nếp nghĩ mà họ đã bị cộng sản cài đặt, đối với cờ vàng. Và rồi họ sẽ dần dần nhận ra rằng cờ vàng là biểu tượng của dân chủ, nhân quyền và tự

nguyenthanh
Posts: 859
Joined: Fri Jan 06, 2012 5:40 pm

Post by nguyenthanh »

Di sản chính trị của tổng thống Mỹ Barack Obama

Tú Anh, Hà Ngọc Cư

Image
Tổng thống Obama giã từ công chúng trong bài diễn văn tại Chicago ngày 10/01/2017.Reuters


Ngày 20/01/2017, sau hai nhiệm kỳ 8 năm, Barack Obama rời Nhà Trắng. Ông không bị một tai tiếng xấu hổ hay một sai trái nghiêm trọng nào. Nhưng di sản chính trị của vị tổng thống Mỹ thứ 44 khá phức tạp : thành công về kinh tế, bảo hiểm sức khỏe, nhưng xã hội Mỹ vẫn rạn nứt ; dứt khoát hoà giải với Cuba nhưng lại do dự để cho Nga sáp nhập Crimée và Trung Quốc lấn chiếm Biển Đông.

Vào năm 2008, nước Mỹ bầu một vị tổng thống da đen đầu tiên đã là một sự kiện lịch sử. Barack Obama thừa kế một di sản được giới quan sát mô tả là « tai hại » do người tiền nhiệm để lại : gồng gánh hai cuộc chiến Irak và Afghanistan, kinh tế khủng hoảng, đầu cơ tài chính, thất nghiệp trên 10%.

Tám năm của Obama là 8 năm tăng trưởng, tỷ lệ thất nghiệp giảm 50% (4,7%). Đây là một thành công lớn vì « từ vực sâu trở lại trạng thái bình thường ».

Thế nhưng, công luận cánh tả tại Mỹ vẫn bất bình cho rằng ông không thừa cơ hội giải quyết khủng hoảng tài chính 2009 để « dứt điểm » bàn tay thô bạo của Wall Street. Ông không thực hiện được lời hứa về luật di trú hợp thức hóa cho hơn 11 triệu di dân, về luật kiểm soát súng đạn tại Mỹ, nhiều thảm sát xảy ra ngay trong trường học.

Nước Mỹ của Obama đã bớt lệ thuộc vào năng lượng nhập khẩu, ký kết vào hiệp ước quốc tế bảo vệ môi trường khí hậu, trừng phạt đầu não khủng bố 11/09/2001, hoà giải với Cuba và Iran. Nhưng vì do dự hay thiếu chiến đấu tính, tổng thống Obam không chận được cuộc chiến tại Syria. Hệ quả là ở châu Âu, Nga khai thác tâm lý chủ hòa lấn chiếm quần đảo Crimée và tại châu Á, Bắc Kinh làm mưa làm gió ở Biển Đông.

Đó là nhận định của báo chí Pháp. Phải chăng bên cạnh ưu điểm sáng suốt của một vị tổng thống trí thức và có văn hóa, Obama lại hiền lành quá khiến cho đối thủ, và kể cả đồng minh xem thường như trường hợp tổng thống Philippines ông Duterte ?

Bảo vệ thành quả chính trị đối ngoại, tổng thống Obama bác bỏ lập luận chỉ trích ông đã để nước Nga của Putin củng cố thế lực trên bàn cờ quốc tế : Làm cho kinh tế quốc gia suy sụp, gửi quân sang Syria để hỗ trợ cho một đồng minh duy nhất (Bachar al Assad và hệ phái Shia) là dấu ấn của một nhà lãnh đạo biết tự trọng hay sao ?

Di sản không hoàn hảo của Obama

Đắc cử với khẩu hiệu « Yes, we can », hết nhiệm kỳ với « Yes, we did », vị tổng thống lý tưởng, trí thức, sáng suốt nhưng đôi khi do dự không đúng chỗ hoặc vì lực bất tòng tâm, nên để lại di sản không toàn hảo.

Nhà báo Hà Ngọc Cư, hệ thống báo Ngày Nay, từ Houston- Texas, Hoa Kỳ phân tích trong phần phỏng vấn sau đây.


Nhà báo Hà Ngọc Cư- Houston 19/01/2017

Nhà báo Hà Ngọc Cư : « Mười hay hai mươi năm sau, khi nhìn lại di sản chính trị của Obama, những người dân chủ của Mỹ sẽ tự hào là nước Mỹ dám bầu một tổng thống da đen. Trong bài diễn văn từ giã, ông Obama đã nói, và nói đúng là nước Mỹ vẫn là một quốc gia hùng mạnh. Hùng mạnh về kinh tế, hùng mạnh về quân sự và được kính nể. New York Times phỏng vấn 50 sử gia. Tất cả đều công nhận rằng những gì mà ông Obama chưa thực hiện được một phần là do 'lực bất tòng tâm' nhưng cũng lỗi một phần nào ở người lãnh đạo nếu nghiêng về tri thức, tâm linh thì không thể hành động mạnh bạo được. Do vậy (ông) làm nhiều người không bằng lòng ».

TuanAnh
Posts: 329
Joined: Sat Jan 30, 2010 3:44 am

Post by TuanAnh »

Viễn tượng “một nước VN tốt đẹp hơn” ngày càng u ám

FB Trương Nhân Tuấn

22-1-2017

Image
Tương lai VN u ám giống như bầu trời ở điện Capitol hôm Trump tuyên thệ nhậm chức. Ảnh: Oliver Contreras/ Washington Post
Nhiều tháng trước tôi đã viết đại khái rằng từ nay “giới tranh đấu cho một nước VN tốt đẹp hơn” sẽ phải tranh đấu một mình. Tình hình thế giới có nhiều thay đổi. Vì vậy mọi người hãy cẩn thận.

Bởi vì, các nước Châu Âu có những “vấn đề” của họ cần giải quyết. Điều quan trọng hơn hết là vấn đề “di dân” và hệ lụy của nó là nạn “khủng bố gốc Hồi giáo”. Nước Anh rời khỏi khối Châu Âu là do mâu thuẫn với lập trường chung các nước trong khối (về quan niệm di dân). Từ vài năm nay, mỗi tháng trung bình vài ngàn người nhập vào Châu Âu, bằng những chiếc thuyền mong manh vượt Địa Trung Hải, hay những đoàn người đi bộ vượt biên giới Thổ… Dòng người “tị nạn” này đến từ các “quốc gia bị tan rã” do chiến tranh ở Bắc Phi và Trung Đông. Trong đoàn người đó có không ít “chiến sĩ của Nhà nước Hồi giáo” trà trộn vào. Mục tiêu của những người này là chờ dịp thuận tiện để làm “khủng bố”, theo kiểu đã xảy ra gần đây ở Paris, Bruxelles, Berlin…



Trước những đe dọa hỗn loạn xã hội, các giá trị phổ cập về nhân quyền ở các xứ Châu Âu trở thành những điều “thứ cấp”. Việc bảo vệ nhân quyền không còn quan trọng bằng các việc an ninh chống khủng bố. Người ta càng ích kỷ hơn khi thành phần di dân đông đảo sẽ chiếm lấy công ăn việc làm. Trong khi nhiều nước trong khối nền kinh tế không khởi sắc.

Về phía Mỹ, diễn văn của ông Trump đã nói rõ ý định. “Từ đây nước Mỹ là trên hết… Người Mỹ sẽ không áp đặt lối sống của mình lên cho ai (mà chỉ để nó tỏa sáng như tấm gương cho mọi người)…”

Rõ ràng là qua ông Trump, nước Mỹ đã tuyên bố từ nhiệm trong việc bảo vệ những “giá trị nền tảng chung” của nhân loại (như một bổn phận mà nước này đã đảm nhiệm liên tục từ sau Thế chiến Thứ hai đến nay). Ta chỉ hy vọng là Trump không bóp chết “Luật Nhân quyền Magnitsky” trong những ngày tới.

Tình hình VN sẽ có nhiều thay đổi. Qua bản “Tuyên bố chung” mà ông Trọng với Tập Cận Bình thỏa thuận vừa rồi, ta thấy rằng từ nay VN sẽ càng thêm “lệ thuộc” vào TQ, không chỉ từ ý thức hệ chính trị và kinh tế, mà còn về độc lập quốc gia. VN và TQ là một “cộng đồng chia sẻ một tương lai chung”.

Ý kiến của Trump qua bài diễn văn, như các ý định về thương mại, thuế, di dân, ngoại giao… nếu được chính phủ Trump thực hiện, sao cho lợi ích về phía “lao động và gia đình Mỹ”, thì hệ quả đưa tới là WTO cũng sẽ phá vỡ (cùng với nhiều thỏa thuận thương mại khác). Nước Mỹ sẽ “co cụm” lại theo chủ thuyết “biệt lập”. Dĩ nhiên phần còn lại của thế giới sẽ tìm cách “sống không cần Mỹ”.

Người ta định nghĩa sức mạnh của một nền kinh tế của một quốc gia là khả năng áp đặt “luật chơi” của nền kinh tế này lên các khu vực kinh tế còn lại.

Mỹ từ nhiệm thì hoặc là Nhật và các nước Châu Á khác sẽ “qui thuận” TQ. Đế quốc TQ sẽ thay thế Mỹ để đặt luật chơi, làm đầu tàu, “lãnh đạo”.


Hoặc là Nhật sẽ vận động tiếp tục TPP với các nước Úc, Tân Tây Lan, Singapore, một số nước Nam Mỹ… để tồn tại mà không phụ thuộc vào TQ.

Dầu thế nào thì viễn tượng “một nước VN tốt đẹp hơn” ngày càng u ám. VN sẽ không xây dựng được nền móng dân chủ vì không có tầng lớp trí thức trung lưu. Nhưng VN có thừa các yếu tố để một cuộc “cách mạng” bùng dậy. Đảng CSVN hiểu rõ việc này do đó mọi động thái của họ là đàn áp không nương tay bất kỳ phần tử nào đe dọa.

kalua
Posts: 836
Joined: Sun Apr 22, 2012 5:26 pm

Post by kalua »

Image

Dan Rather: Bình luận về buổi lễ nhậm chức của ông Donald Trump

Và nó đã bắt đầu.

Trong gần 20 lễ nhậm chức tổng thống mà tôi có thể nhớ, chưa bao giờ có một buổi lễ nhậm chức mà tôi cảm thấy như hôm nay. Thậm chí không có buổi lễ nào gần giống như vậy. Không bàn tới chuyện số lượng đám đông tham dự ít, hoặc hàng chục nhà lập pháp tẩy chay, hay thậm chí các cuộc biểu tình phản đối dự kiến diễn ra vào ngày mai, khắp nơi trên cả nước. Đó là những vở kịch trên sân khấu. Điều thực sự chưa từng xảy ra trong tâm trí tôi, là sự lo sợ của hàng triệu người Mỹ, đa số những người dân trên đất nước chúng ta, nếu các cuộc thăm dò là đúng, mà họ đang đối mặt hôm nay, đã phải vật lộn trong nỗi đau âm ỉ của sự sợ hãi.
Tôi chưa bao giờ nhìn thấy đất nước tôi trong ngày tổng thống nhậm chức quá chia rẽ, quá lo lắng, quá sợ hãi, quá mơ hồ về hướng đi tới [trong tương lai].

Tôi chưa bao giờ thấy một sự chuyển giao quyền lực quá chia rẽ với việc chọn lựa nội các quá ngổn ngang, bừa bãi bởi những câu hỏi nghiêm trọng về khả năng chuyên môn và đạo đức như thế.
Tôi chưa bao giờ nhìn thấy bóng ma của một kẻ thù bên ngoài, lẫn trong bóng tối ở các hoạt động của nền dân chủ của chúng ta.
Tôi chưa bao giờ thấy một tổng thống mới quá bận tâm để đối phó với sự thất thường dễ hiểu của những người bất đồng quan điểm và dường như không muốn đối mặt với đầy đủ trọng trách của công việc đầy quyền lực nhất thế giới.
Tôi chưa bao giờ thấy một sự phức tạp rối loạn về xung đột lợi ích như thế.

Mặc dù có cảnh phô trương về sự đoàn kết được trình diễn tại Capitol hôm nay, có một cảm giác nhức nhối mà chúng ta đang bước vào một chương mới trong câu chuyện tiến hóa của dân tộc, không hề giống câu chuyện nào đã từng được viết ra. Để chắc chắn, có hàng triệu người ủng hộ Donald Trump, là những người hào hứng với sự trỗi dậy của ứng cử viên của họ. Những cử tri khác bỏ phiếu cho Trump đã bày tỏ sự dè dặt, lắng nghe những lời lẽ đao to búa lớn so với đối thủ của ông ta trong cuộc bầu cử vừa qua, nhưng càng ngày càng có nhiều người đã thừa nhận rằng, họ không chắc người đàn ông mà họ giao cho chìa khóa để nhận chức tổng thống thuộc dạng người như thế nào. Phần còn lại của nước Mỹ – đa số cử tri – sẽ không – và thực sự không ngần ngại trong việc chia sẻ kết luận của mình về cá tính của Donald Trump và chuyện ông ta có phù hợp cho chức vụ tổng thống mà ông ta đang nắm giữ [hay không].

Một niềm hy vọng được nghe từ một số người phê bình Donald Trump rằng, thời điểm này có thể ông ta thay đổi. Có lẽ khi ông ta đứng đó vào một ngày buồn tẻ, xám xịt của tháng Giêng, đọc lời tuyên thệ long trọng mà Hiến pháp chúng ta bắt buộc, khi ông ta nhìn ra ngoài, thấy điều mà Charles Dickens từng được gọi là “Thành phố của những ý định tuyệt vời”, ông ta sẽ bằng cách nào đó nắm bắt được tầm quan trọng của những điều mà ông ta đã hứa hẹn. Có lẽ ông ta sẽ hiểu rằng, ông ta phải là tổng thống của tất cả nước Mỹ, qua hành động cũng như bằng lời nói. Có lẽ, nhưng đã có quá nhiều hành động [của ông ta] trong quá khứ, đang diễn ra trong hiện tại (nghĩa là Trump chỉ nói mà không thực hiện – ND).

Thường có nhiều ồn ào xung quanh các bài diễn văn nhậm chức. Và những bài diễn văn cũng thường bị lãng quên – với một số trường hợp ngoại lệ đáng chú ý. Tôi nghĩ rằng, [bài diễn văn] hôm nay sẽ được ghi nhớ, không phải vì những lời nói hoặc cách diễn đạt, mà người ta nhớ tới nó là vì [nhớ tới] người đã đọc nó và thời đại mà nó mở ra cho chúng ra ở phía trước.
Ông Trump đọc bài diễn văn và rất ít khi nhìn về phía cử tọa, dường như ông ta đang đọc một cách cẩn thận từ một máy nhắc (teleprompter). Những lời nói và giọng điệu của ông tức giận và thách thức. [Dường như] ông ta vẫn còn đang trong chiến dịch tranh cử, chẳng có hơi hám gì của tinh thần đoàn kết. Có rất ít hoặc không có sự đề cao – lời của Washington, Lincoln, Roosevelt, Kennedy, hoặc Reagan. Chúng ta nghe một cuộc biểu diễn các khẩu hiệu và một câu nói đùa, những lời hứa hẹn to lớn để “mang lại” một nước Mỹ – bất cứ điều gì thực sự có nghĩa đối với nhiều người nhìn vào lịch sử của chúng ta và thấy sự tiến bộ trong xã hội hiện tại của chúng ta.

Bài diễn văn bắt đầu với một thông điệp về truyền thống ở Washington, làm giàu trên lưng của các gia đình nghèo khổ trên cả nước. Đó là lời phát biểu kỳ quặc, hãy xem lý lịch của nhiều người trong nội các mà ông ta chọn. Tổng thống Trump vẽ ra một bức tranh đen tối về tình trang hiện nay trên đất nước chúng ta, bị vây quanh bởi các băng nhóm ma túy và bạo lực, bất kể những dữ liệu cho thấy [không phải như vậy]. Lời nói của ông ta bị thổi phồng lên với chủ nghĩa dân túy về kinh tế và chủ nghĩa dân tộc “nước Mỹ trên hết”. Tiếng vỗ tay đã thưa thớt, và tôi tưởng tượng nhiều tiếng khác đã bị tắt lịm, thậm chí còn cảm thấy phát bệnh, thay vì truyền cảm hứng từ những điều mà Tổng thống mới cần nói. Tổng thống Obama nhìn vào mà chẳng có chút cảm xúc gì. Người ta chỉ có thể tưởng tượng ông đang suy nghĩ gì.

Cần nhớ rằng một người không thể nào tiên đoán được khúc quanh của một nhiệm kỳ tổng thống. Đó là nơi mà mọi thứ được định hình bởi những chuyện vượt quá tầm kiểm soát của người chủ [Nhà Trắng]. Những thách thức đó, bất cứ nơi nào và dù kiểu nào, chúng cũng có thể phát sinh, bây giờ sẽ nằm trên bàn làm việc của Tổng thống Trump. Chúng ta chỉ có thể thấy điều gì sẽ xảy ra. Chúng ta hy vọng, vì an ninh và sự thiêng liêng của nền Cộng hòa của chúng ta, ông Trump sẽ đáp ứng những thách thức đó bằng sự thận trọng và khôn ngoan. Những lời nói hôm nay không phải để trấn an.

Nền dân chủ của chúng ta đòi hỏi sự tranh luận và bất đồng chính kiến – khốc liệt, liên tục, và không nao núng khi cần thiết. Tôi cảm nhận được rằng thủy triều đang lên cao trong đảng đối lập mà họ đang bỏ qua một bên sự thụ động để hành động. Chúng ta nhìn thấy một đảng Dân chủ táo bạo hơn mà tôi đã chứng kiến trong nhiều thời kỳ. Nó đang được thúc đẩy bởi sự nồng nhiệt, sôi sục từ dưới lên, chứ không phải từ trên xuống.
Đây là những dòng nước xoáy về con tàu của đất nước chúng ta. Bây giờ chúng ta có một thuyền trưởng mới và không có kinh nghiệm. Quyền lực của ông ta thì bao la, nhưng nó không được ban cho từ thần thánh trên cao. Ngạn ngữ có câu, nó có nguồn gốc từ sự đồng thuận của người dân. Điều đó có nghĩa là Tổng thống Trump hiện đang làm việc cho chúng ta – tất cả chúng ta. Và nếu ông ta quên điều đó, chúng ta có nhiệm vụ phải nhắc nhở ông ta. (Ngọc Thu dịch)

(Đôi lời: Bài viết của nhà Báo huyền thoại Dan Rather về buổi lễ nhậm chức tổng thống của ông Donald Trump hôm nay, trong 12 tiếng qua, đã thu hút gần 300.000 like, với gần 150.000 lượt chia sẻ và hơn 20.000 lời bình luận. Ông Dan Rather đưa ra cái nhìn thực trạng về mối đe dọa cho nền dân chủ Mỹ, cũng như nỗi lo lắng mà người dân Mỹ đang phải đối mặt, khi ông Trump lên nắm quyền. Ông Rather cũng không quên nhắc người dân Mỹ rằng, nhiệm vụ của tổng thống Mỹ là phục vụ dân Mỹ: “Tổng thống Trump hiện đang làm việc cho chúng ta – tất cả chúng ta. Và nếu ông ta quên điều đó, chúng ta có nhiệm vụ phải nhắc nhở ông ta“).

User avatar
nangchieu
Posts: 2060
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Post by nangchieu »

Sau những lời hứa hẹn, nay là công chuyện khó

LE MANH HUNG
Trong hàng trăm năm, lịch sử là câu chuyện của các người hùng, những người như Napoleon, Elizabeth I, Julius Caesar, Gengis Khan, v.v… Tập trung vào một số cá nhân có tầm mức vỹ đại hơn người thường dễ hấp dẫn người ta hơn trong việc tả lại cuộc hành trình của nhân loại hay của một dân tộc qua thời gian. Không riêng gì các sử gia, các nhà văn và kịch tác gia cũng đã thường xuyên kể lại những câu chuyện về các ông hoàng bà chúa, các vị thánh và những ác quỷ trong bối cảnh hưng suy của quốc gia dân tộc. Như Shakespeare viết trong vở kịch Richard III: “Hãy ngồi xuống đây và nghe kể câu chuyện về cái kết thúc đáng buồn của một vị vua!” (Now let’s us sit down and tell the sad tale of the end of king).

Thế nhưng một cái nhìn chính xác hơn về lịch sử thì thấy những người hùng này cũng giống như những người trượt sóng (surfer) lướt trên ngọn sóng của lịch sử vốn đã có sẵn khi họ xuất hiện. Những ngọn sóng mà những lãnh tụ hiện nay – Putin, Tập Cận Bình, Theresa May và nhất là vị tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ, Donald Trump – đã dùng để cưỡi lên tới thành công chính là phong trào dân túy (populism) thế kỷ thứ 21.

Dân túy là một phong trào vốn đã có từ ngàn xưa. Trong thời đế quốc La Mã, Julius Caesar là một trong những nhà chính trị đã sử dụng cái sức mạnh của tập thể dân thường (plebs) để đánh đổ quyền lực của Viện Trưởng Lão (Senate) La Mã. Dân túy có thể bảo thủ hay cấp tiến, quốc tế hay dân tộc, và nó đã thể hiện như trong phong trào “hippies” tại Mỹ với những học sinh đại học cài hoa trên tóc cũng như dưới hình thức những nguời Mỹ trung lưu trong bộ đồ nghề và cái nón lưỡi trai (baseball cap). Khi một phần đáng kể quần chúng trong một xã hội cảm thấy bị bất mãn, bị bỏ rơi hay không được tôn trọng bởi những người mà họ coi là tầng lớp “thượng lưu” chỉ lo cho quyền lợi của mình thì phong trào dân túy có môt môi trường phì nhiêu để phát triển. Dưới hình thức ôn hòa nó có thể là những than phiền về thuế má và những ràng buộc luật lệ phiền toái, nhưng nó có thể nổ bùng thành một phong trào phản kháng rộng rãi. Tại một quốc gia chuyên chế hay độc tài nó có thể trở thành một phong trào cách mạng, nhưng trong một nước dân chủ người ta dùng lá phiếu để “đuổi đám ăn hại” đi và “mang chính phủ lại cho người dân.”

Mọi chính phủ quả là sớm muộn đều có một vấn đề. Nó bắt đầu một cách khiêm tốn và nhạy bén với những vấn đề của dân. Nhưng với thời gian, nó lớn dần lên và thu hút vào trong đó một tầng lớp càng ngày càng lớn những thư lại, “lobbyist” và những đại diện cho quyền lợi cục bộ vốn biết làm sao kéo các đòn bẩy quyền lực để đạt mục đích của họ. Cái nhà thờ nhỏ nhắn ban đầu dần dà trở thành một một thánh đường khổng lồ với những trang trí phức tạp. Và công việc cũng như sứ mạng của nó dần dà bị những người mà nó có trách nhiệm cai trị và bảo vệ không hiểu và bất mãn. Những hứa hẹn mang trở lại một quá khứ đơn giản hơn đã tìm được một sự cộng hưởng qua những bất mãn đó.

Thế nhưng không một xã hội nào có thể tồn tại trường cửu khi bị điều hành qua một cơ sở “cách mạng” như vậy. Nhà nước hiện đại cần những người hiểu biết, các nhà khoa học tự nhiên và nhân văn, kinh tế gia, những người làm chính sách và một đạo quân các công chức biết được vì sao cần phải có đạo luật 19-409 chẳng hạn và biết làm sao thực thi nó. Đó là vì nhà nước hiện đại cần phải quản lý một nền kinh tế và một xã hội phức tạp, xây dựng hạ tầng cơ sở (đường xá cầu cống), duy trì một lực lượng quân sự (hải lục không quân) với tất cả những trang bị phức tạp của nó, cũng như là dung hòa quyền lợi của các tầng lớp dân chúng.

Thành ra cứ vài chục năm lại có một phong trào dân túy nổi lên và lật đổ trật tự cũ. Nó có thể dẫn đến những hậu quả tồi tệ nhất tỷ như trường hợp cuộc Cách Mạng Văn Hóa tại Trung Quốc làm 30 triệu người chết và hàng trăm triệu người khác còn mang vết thương trong đầu óc và cơ thể. Nhưng nó cũng có thể dẫn tới một hậu quả tốt đẹp tỷ như cuộc Cách Mạng Nhung của Tiệp Khắc dẫn tới một sự giã từ nhẹ nhàng chế độ Cộng Sản tại Tiệp. Khi một phong trào dân túy nổi lên có nghĩa là trong xã hội còn có những người mà tiếng nói và những bất bình của họ còn cần phải được nghe. Nhưng một nhà lãnh đạo khôn ngoan như ông Vaclav Havel có thể trở thành người nói lên những tiếng nói đó và sau đó lùi lại vài buớc và để cho những chưyên gia thực hiện công việc của họ. Như ông Havel vẫn thích đưa ra câu ngạn ngôn của Tiệp Khắc: “Hãy đi theo người nào đi tìm chân lý, nhưng hãy chạy trốn khỏi nhưng ai nói là đã thấy chân lý.”

Những người mà đang trượt trên ngọn sóng dân túy hiện nay hứa hẹn sẽ nói lên tiếng nói của đa số trầm lặng. “Tôi là tiếng nói của các bạn” ông Donald Trump hứa hẹn như vậy khi ra tranh cử. Nay thì ông đã chiến thắng. Và bây giờ mới tới lúc khó khăn: làm sao thực hiện những hứa hẹn đó.

Thực tế có nhiều triển vọng sẽ làm cản trở những tham vọng của ông Trump. Chính phủ Mỹ không phải là một chiếc xe đua F1 mà người ta có thể điểu khiển quay vòng 180 độ một cách dễ dàng, mà nó giống như một chiếc tầu chở container khổng lồ trên đại dương có một quán tính to lớn và cần phải nhiều hải lý mới dừng lại được chứ chưa nói để trở đầu.

Hầu hết mọi vị tổng thống Mỹ khi nhậm chức đều muốn có một tác động ngay nhưng nó không dễ dàng như người ta tưởng. Giống như Tổng Thống Harry Truman đã bình luận khi nói về những thay đổi mà tổng thống mới đắc cử Dwight Eisenhower muốn làm khi lên thay thế ông: “Ông tướng sẽ thấy khi ngồi vào Phòng Bầu Dục, không phải ông cứ ra lệnh mà mọi chuyện xảy ra.”

User avatar
TheLang
Posts: 1960
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:43 am

Post by TheLang »

Tên phản quốc








Lê Dủ Chân (Danlambao)




I- Nhân Thân




Nguyễn Phú Trọng sinh ngày 14-4-1944, tại xã Ðông Hội, huyện Ðông Anh, thành phố Hà Nội trong một gia đình nông dân họ Nguyễn, từ nhỏ đến nay chưa bao giờ sống ở nước ngoài ngoại trừ có một thời gian ngắn làm thực tập sinh và bảo vệ luận án Phó Tiến Sĩ khoa Xây Dựng Đảng thuộc viện Hàn lâm Khoa Học Xã Hội Liên Xô (1981 - 1983), Nguyễn Phú Trọng cũng chưa bao giờ vào quốc tịch của một quốc gia nào khác ngoài Việt Nam. Họ của Trọng là họ Nguyễn là một trong những dòng họ chính thống của dân tộc Việt Nam. Với nhân thân như vậy, Nguyễn Phú Trọng là người Việt Nam chính gốc không pha, không lai, không đổi.




II- Việc làm




1- Là người Việt Nam, học lịch sử Việt Nam lẽ dĩ nhiên Nguyễn Phú Trọng phải biết Tàu là nước đã đô hộ Việt Nam trên 1000 năm trong thời phong kiến. Và trong suốt chiều dài lịch sử nước nhà, Tàu luôn luôn chực chờ cơ hội để đem quân đánh chiếm Việt Nam. Gần nhất là việc nhà Thanh nước Tàu mượn cớ cầu viện của Lê Chiêu Thống, sai Tôn Sĩ Nghị Tổng Đốc lưỡng Quảng đem quân chiếm giữ nước ta vào năm Mậu Thân 1788, là bài học mà người Việt Nam không ai không khắc cốt ghi tâm.




2- Là người làm chính trị dĩ nhiên Nguyễn Phú Trọng phải biết Việt Nam là mục tiêu tiên quyết Trung cộng cần phải thu phục để thực hiện giấc mộng bành trướng của Mao Trạch Đông trước đây và giấc mộng phục hưng đại Hán hôm nay của Tập Cận Bình.




3- Là người Việt Nam Nguyễn Phú Trong phải biết hải quân Trung cộng tấn công và chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào năm 1974.




4- Là một thành viên lãnh đạo cao cấp của nhà nước CHXHCN/VN, là chủ tịch Quốc Hội nước CHXHCN/VN kế đến là Tổng Bí Thư đảng cộng sản Việt Nam, người lãnh đạo cao nhất nước Việt Nam Nguyễn Phú Trọng phải biết:




- Trung cộng đã xua quân tấn công 6 tỉnh thành của Việt Nam ở biên giới Việt/Trung vào năm 1979.




- Hải quân Trung cộng tấn công và chiếm các bãi đá Chữ Thập, Châu Viên, Ga Ven, Tư Nghĩa, Gạc Ma, Su Bi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam vào năm 1988 và hiện nay họ đang bồi đắp các nơi này thành các căn cứ quân sự để khống chế Biển Đông và Việt Nam.




- Trung cộng đưa giàn khoan Hải Dương 981của họ vào khu vực biển Đông gần quần đảo Hoàng Sa là lãnh hải của Việt Nam để thăm dò dầu khí vào năm 2014.




- Trung cộng công bố đường đường chín đoạn, dùng để chỉ đường quốc giới hải vực biển Đông, do họ chủ trương và đơn phương tuyên bố chủ quyền với khoảng 75% diện tích mặt nước của biển Đông, chỉ còn lại khoảng 25% cho tất cả các nước Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia, và Việt Nam.




- Tàu hải giám và ngư dân Trung cộng với sự yểm trợ của hải quân Trung cộng trong hơn 4 thập niên nay đã lấn chiếm Biển Đông, xem Biển Đông như ao nhà của họ. Chỉ nội trong 2 năm qua đã có hơn 4.000 tàu cá Việt Nam hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã bị hải quân Trung cộng tấn công, bắn giết bừa bãi làm cho hơn 2.300 ngư dân Việt Nam bị thương vong, mất tích trên biển (tin VOA ngày 02/6/2016).




- Thảm họa môi trường trên vùng biển của 4 tỉnh miền Trung Việt Nam là do tập đoàn MCC (China Metallurgical Group Corporation) thuộc sở hửu của nhà nước Trung cộng núp dưới vỏ bọc Formosa (Công ty tư nhân của Đài Loan) gây ra.




Để đáp lại những âm mưu và hành động xâm lược này của Trung cộng, Nguyễn Phú Trọng Tổng Bí Thư đảng cộng sản, với cương vị là người lãnh đạo tối cao của nước Việt Nam đã làm những gì và phản ứng ra sao:




1- Từ ngày 11 đến ngày 15/10/2011, Nguyễn Phú Trọng thăm Trung cộng để:




"...khẳng định tình hữu nghị đời đời Việt-Trung là tài sản quý báu chung của hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước, cần được không ngừng củng cố, phát triển, truyền mãi cho các thế hệ mai sau.Hai bên khẳng định, Việt Nam và Trung Quốc tiếp tục kiên trì phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt...” Và mời tên đầu sỏ xâm lược Tập Cận Bình sang thăm Việt Nam (Tuyên bố chung Việt Nam/Trung Quốc 2011).




2- Từ ngày 7/4 đến ngày 10/4/2015 Nguyễn Phú Trọng thăm Trung cộng và tuyên bố rằng:




Quan hệ Việt Trung có truyền thống tốt đẹp kề vai sát cánh, ủng hộ lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau của nhân dân hai nước trong thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc và trong tiến trình thúc đẩy sự nghiệp cách mạng và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Việt Nam và Trung Quốc là láng giềng quan trọng của nhau, nhất trí cho rằng hai nước có chế độ chính trị tương đồng, có con đường phát triển gần gũi, có tiền đồ vận mệnh tương quan, sự phát triển của nước này là cơ hội quan trọng cho nước kia. (Tuyên bố chung Việt Nam Trung Quốc 04/ 2015)




3- Từ ngày 5 đến ngày 6/11/2015 đáp lời mời của Nguyễn Phú Trọng, Tập Cận Bình Tổng Bí Thư Ban Chấp hành Trung Ương Đảng cộng sản Trung Quốc, Chủ Tịch nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa tới Việt Nam, trong dịp này Nguyễn Phú Trọng nhất trí với Tập Cận Bình:




"...Tình hữu nghị Việt - Trung do Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Mao Trạch Đông cùng các nhà lãnh đạo tiền bối đích thân xây dựng và dày công vun đắp là tài sản chung quý báu của nhân dân hai nước cần được gìn giữ, kế thừa và phát huy; Thực hiện tốt phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”; Nắm vững phương hướng đúng đắn của tình hữu nghị Việt - Trung, tăng cường trao đổi chiến lược, củng cố tin cậy chính trị, thúc đẩy hợp tác các lĩnh vực trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng, cùng có lợi, kiểm soát tốt và giải quyết thỏa đáng bất đồng, thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt - Trung phát triển lành mạnh, ổn định..." (Tuyên bố chung Việt Nam Trung Quốc 11/2015)




4- Từ ngày 12/1 đến ngày 15/1/2017 Nguyễn Phú Trọng, thăm Trung cộng khẳng định rằng:

"...Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng có truyền thống hữu nghị lâu đời, đều là nước xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo, có chế độ chính trị tương đồng, con đường phát triển gần gũi, có tiền đồ tương quan, chia sẻ vận mệnh chung; tình hữu nghị truyền thống Việt - Trung do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Đông cùng các thế hệ lãnh đạo tiền bối đích thân gây dựng và dày công vun đắp là tài sản quý báu của hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước, cần phải kế thừa, gìn giữ và phát huy tốt hơn nữa trong tình hình mới. Việt Nam và Trung Quốc sẽ tiếp tục kiên trì phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”; luôn nhìn nhận và phát triển quan hệ song phương từ tầm cao chiến lược và tầm nhìn lâu dài..."

Trong chuyến thăm này ngoài chuyện tái xác quyết lập trường chính trị nô lệ trên, Nguyễn Phú Trọng còn ký kết với Tàu 15 văn kiện liên quan đến chính trị, kinh tế, quân sự, xã hội để khai thông con đường xâm lược của Tàu vào Việt Nam trong những năm tháng sắp đến và mời Tập Cận Bình thăm lại Việt Nam trong dịp đi dự Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 25.

(Thông cáo chung giữa hai nước Việt Nam-Trung Quốc 2017)




5- Trong hơn 5 năm (từ 1/2011 đến nay) làm Tổng Bí Thư đảng cộng sản Việt Nam, lợi dụng chức vụ của mình Nguyễn Phú Trọng đã ra lệnh cho tay chân bộ hạ đàn áp khốc liệt những cuộc biểu tình chống Trung cộng xâm lược Việt Nam. Tạo mọi gian cớ để triệt hạ, bỏ tù, trấn áp những người Việt Nam yêu nước đứng lên chống ngoại xâm để bảo cho Tổ Quốc của mình.

III- Kết Luận:

Những việc làm nối giáo cho giặc, rước voi về giày mả tổ nêu trên là những bằng chứng cụ thể không thể chối cải để kết tội Nguyễn Phú Trọng, đảng trưởng đảng cộng sản Việt Nam đã chống lại tổ quốc và nhân dân của mình. Hắn là tên Phản Quốc.

29/02/2017
Lê Dủ Chân
danlambaovn.blogspot.com

User avatar
TheLang
Posts: 1960
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:43 am

Post by TheLang »

Tên phản quốc

Lê Dủ Chân

(Danlambao)

I- Nhân Thân


Nguyễn Phú Trọng sinh ngày 14-4-1944, tại xã Ðông Hội, huyện Ðông Anh, thành phố Hà Nội trong một gia đình nông dân họ Nguyễn, từ nhỏ đến nay chưa bao giờ sống ở nước ngoài ngoại trừ có một thời gian ngắn làm thực tập sinh và bảo vệ luận án Phó Tiến Sĩ khoa Xây Dựng Đảng thuộc viện Hàn lâm Khoa Học Xã Hội Liên Xô (1981 - 1983), Nguyễn Phú Trọng cũng chưa bao giờ vào quốc tịch của một quốc gia nào khác ngoài Việt Nam. Họ của Trọng là họ Nguyễn là một trong những dòng họ chính thống của dân tộc Việt Nam. Với nhân thân như vậy, Nguyễn Phú Trọng là người Việt Nam chính gốc không pha, không lai, không đổi.


II- Việc làm

1- Là người Việt Nam, học lịch sử Việt Nam lẽ dĩ nhiên Nguyễn Phú Trọng phải biết Tàu là nước đã đô hộ Việt Nam trên 1000 năm trong thời phong kiến. Và trong suốt chiều dài lịch sử nước nhà, Tàu luôn luôn chực chờ cơ hội để đem quân đánh chiếm Việt Nam. Gần nhất là việc nhà Thanh nước Tàu mượn cớ cầu viện của Lê Chiêu Thống, sai Tôn Sĩ Nghị Tổng Đốc lưỡng Quảng đem quân chiếm giữ nước ta vào năm Mậu Thân 1788, là bài học mà người Việt Nam không ai không khắc cốt ghi tâm.

2- Là người làm chính trị dĩ nhiên Nguyễn Phú Trọng phải biết Việt Nam là mục tiêu tiên quyết Trung cộng cần phải thu phục để thực hiện giấc mộng bành trướng của Mao Trạch Đông trước đây và giấc mộng phục hưng đại Hán hôm nay của Tập Cận Bình.


3- Là người Việt Nam Nguyễn Phú Trong phải biết hải quân Trung cộng tấn công và chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào năm 1974.

4- Là một thành viên lãnh đạo cao cấp của nhà nước CHXHCN/VN, là chủ tịch Quốc Hội nước CHXHCN/VN kế đến là Tổng Bí Thư đảng cộng sản Việt Nam, người lãnh đạo cao nhất nước Việt Nam Nguyễn Phú Trọng phải biết:

- Trung cộng đã xua quân tấn công 6 tỉnh thành của Việt Nam ở biên giới Việt/Trung vào năm 1979.

- Hải quân Trung cộng tấn công và chiếm các bãi đá Chữ Thập, Châu Viên, Ga Ven, Tư Nghĩa, Gạc Ma, Su Bi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam vào năm 1988 và hiện nay họ đang bồi đắp các nơi này thành các căn cứ quân sự để khống chế Biển Đông và Việt Nam.

- Trung cộng đưa giàn khoan Hải Dương 981của họ vào khu vực biển Đông gần quần đảo Hoàng Sa là lãnh hải của Việt Nam để thăm dò dầu khí vào năm 2014.

- Trung cộng công bố đường đường chín đoạn, dùng để chỉ đường quốc giới hải vực biển Đông, do họ chủ trương và đơn phương tuyên bố chủ quyền với khoảng 75% diện tích mặt nước của biển Đông, chỉ còn lại khoảng 25% cho tất cả các nước Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia, và Việt Nam.

- Tàu hải giám và ngư dân Trung cộng với sự yểm trợ của hải quân Trung cộng trong hơn 4 thập niên nay đã lấn chiếm Biển Đông, xem Biển Đông như ao nhà của họ. Chỉ nội trong 2 năm qua đã có hơn 4.000 tàu cá Việt Nam hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã bị hải quân Trung cộng tấn công, bắn giết bừa bãi làm cho hơn 2.300 ngư dân Việt Nam bị thương vong, mất tích trên biển (tin VOA ngày 02/6/2016).

- Thảm họa môi trường trên vùng biển của 4 tỉnh miền Trung Việt Nam là do tập đoàn MCC (China Metallurgical Group Corporation) thuộc sở hửu của nhà nước Trung cộng núp dưới vỏ bọc Formosa (Công ty tư nhân của Đài Loan) gây ra.

Để đáp lại những âm mưu và hành động xâm lược này của Trung cộng, Nguyễn Phú Trọng Tổng Bí Thư đảng cộng sản, với cương vị là người lãnh đạo tối cao của nước Việt Nam đã làm những gì và phản ứng ra sao:

1- Từ ngày 11 đến ngày 15/10/2011, Nguyễn Phú Trọng thăm Trung cộng để:

"...khẳng định tình hữu nghị đời đời Việt-Trung là tài sản quý báu chung của hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước, cần được không ngừng củng cố, phát triển, truyền mãi cho các thế hệ mai sau.Hai bên khẳng định, Việt Nam và Trung Quốc tiếp tục kiên trì phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt...” Và mời tên đầu sỏ xâm lược Tập Cận Bình sang thăm Việt Nam (Tuyên bố chung Việt Nam/Trung Quốc 2011).

2- Từ ngày 7/4 đến ngày 10/4/2015 Nguyễn Phú Trọng thăm Trung cộng và tuyên bố rằng:

Quan hệ Việt Trung có truyền thống tốt đẹp kề vai sát cánh, ủng hộ lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau của nhân dân hai nước trong thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc và trong tiến trình thúc đẩy sự nghiệp cách mạng và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Việt Nam và Trung Quốc là láng giềng quan trọng của nhau, nhất trí cho rằng hai nước có chế độ chính trị tương đồng, có con đường phát triển gần gũi, có tiền đồ vận mệnh tương quan, sự phát triển của nước này là cơ hội quan trọng cho nước kia. (Tuyên bố chung Việt Nam Trung Quốc 04/ 2015)

3- Từ ngày 5 đến ngày 6/11/2015 đáp lời mời của Nguyễn Phú Trọng, Tập Cận Bình Tổng Bí Thư Ban Chấp hành Trung Ương Đảng cộng sản Trung Quốc, Chủ Tịch nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa tới Việt Nam, trong dịp này Nguyễn Phú Trọng nhất trí với Tập Cận Bình:

"...Tình hữu nghị Việt - Trung do Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Mao Trạch Đông cùng các nhà lãnh đạo tiền bối đích thân xây dựng và dày công vun đắp là tài sản chung quý báu của nhân dân hai nước cần được gìn giữ, kế thừa và phát huy; Thực hiện tốt phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”; Nắm vững phương hướng đúng đắn của tình hữu nghị Việt - Trung, tăng cường trao đổi chiến lược, củng cố tin cậy chính trị, thúc đẩy hợp tác các lĩnh vực trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng, cùng có lợi, kiểm soát tốt và giải quyết thỏa đáng bất đồng, thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt - Trung phát triển lành mạnh, ổn định..." (Tuyên bố chung Việt Nam Trung Quốc 11/2015)

4- Từ ngày 12/1 đến ngày 15/1/2017 Nguyễn Phú Trọng, thăm Trung cộng khẳng định rằng:

"...Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng có truyền thống hữu nghị lâu đời, đều là nước xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo, có chế độ chính trị tương đồng, con đường phát triển gần gũi, có tiền đồ tương quan, chia sẻ vận mệnh chung; tình hữu nghị truyền thống Việt - Trung do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Đông cùng các thế hệ lãnh đạo tiền bối đích thân gây dựng và dày công vun đắp là tài sản quý báu của hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước, cần phải kế thừa, gìn giữ và phát huy tốt hơn nữa trong tình hình mới. Việt Nam và Trung Quốc sẽ tiếp tục kiên trì phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”; luôn nhìn nhận và phát triển quan hệ song phương từ tầm cao chiến lược và tầm nhìn lâu dài..."

Trong chuyến thăm này ngoài chuyện tái xác quyết lập trường chính trị nô lệ trên, Nguyễn Phú Trọng còn ký kết với Tàu 15 văn kiện liên quan đến chính trị, kinh tế, quân sự, xã hội để khai thông con đường xâm lược của Tàu vào Việt Nam trong những năm tháng sắp đến và mời Tập Cận Bình thăm lại Việt Nam trong dịp đi dự Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 25.

(Thông cáo chung giữa hai nước Việt Nam-Trung Quốc 2017)

5- Trong hơn 5 năm (từ 1/2011 đến nay) làm Tổng Bí Thư đảng cộng sản Việt Nam, lợi dụng chức vụ của mình Nguyễn Phú Trọng đã ra lệnh cho tay chân bộ hạ đàn áp khốc liệt những cuộc biểu tình chống Trung cộng xâm lược Việt Nam. Tạo mọi gian cớ để triệt hạ, bỏ tù, trấn áp những người Việt Nam yêu nước đứng lên chống ngoại xâm để bảo cho Tổ Quốc của mình.

III- Kết Luận:

Những việc làm nối giáo cho giặc, rước voi về giày mả tổ nêu trên là những bằng chứng cụ thể không thể chối cải để kết tội Nguyễn Phú Trọng, đảng trưởng đảng cộng sản Việt Nam đã chống lại tổ quốc và nhân dân của mình. Hắn là tên Phản Quốc.

29/02/2017
Lê Dủ Chân
danlambaovn.blogspot.com[/quote]

User avatar
TheLang
Posts: 1960
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:43 am

Post by TheLang »

Image

Tên phản quốc

Lê Dủ Chân

(Danlambao)

I- Nhân Thân


Nguyễn Phú Trọng sinh ngày 14-4-1944, tại xã Ðông Hội, huyện Ðông Anh, thành phố Hà Nội trong một gia đình nông dân họ Nguyễn, từ nhỏ đến nay chưa bao giờ sống ở nước ngoài ngoại trừ có một thời gian ngắn làm thực tập sinh và bảo vệ luận án Phó Tiến Sĩ khoa Xây Dựng Đảng thuộc viện Hàn lâm Khoa Học Xã Hội Liên Xô (1981 - 1983), Nguyễn Phú Trọng cũng chưa bao giờ vào quốc tịch của một quốc gia nào khác ngoài Việt Nam. Họ của Trọng là họ Nguyễn là một trong những dòng họ chính thống của dân tộc Việt Nam. Với nhân thân như vậy, Nguyễn Phú Trọng là người Việt Nam chính gốc không pha, không lai, không đổi.


II- Việc làm

1- Là người Việt Nam, học lịch sử Việt Nam lẽ dĩ nhiên Nguyễn Phú Trọng phải biết Tàu là nước đã đô hộ Việt Nam trên 1000 năm trong thời phong kiến. Và trong suốt chiều dài lịch sử nước nhà, Tàu luôn luôn chực chờ cơ hội để đem quân đánh chiếm Việt Nam. Gần nhất là việc nhà Thanh nước Tàu mượn cớ cầu viện của Lê Chiêu Thống, sai Tôn Sĩ Nghị Tổng Đốc lưỡng Quảng đem quân chiếm giữ nước ta vào năm Mậu Thân 1788, là bài học mà người Việt Nam không ai không khắc cốt ghi tâm.

2- Là người làm chính trị dĩ nhiên Nguyễn Phú Trọng phải biết Việt Nam là mục tiêu tiên quyết Trung cộng cần phải thu phục để thực hiện giấc mộng bành trướng của Mao Trạch Đông trước đây và giấc mộng phục hưng đại Hán hôm nay của Tập Cận Bình.

3- Là người Việt Nam Nguyễn Phú Trong phải biết hải quân Trung cộng tấn công và chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào năm 1974.

4- Là một thành viên lãnh đạo cao cấp của nhà nước CHXHCN/VN, là chủ tịch Quốc Hội nước CHXHCN/VN kế đến là Tổng Bí Thư đảng cộng sản Việt Nam, người lãnh đạo cao nhất nước Việt Nam Nguyễn Phú Trọng phải biết:

- Trung cộng đã xua quân tấn công 6 tỉnh thành của Việt Nam ở biên giới Việt/Trung vào năm 1979.

- Hải quân Trung cộng tấn công và chiếm các bãi đá Chữ Thập, Châu Viên, Ga Ven, Tư Nghĩa, Gạc Ma, Su Bi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam vào năm 1988 và hiện nay họ đang bồi đắp các nơi này thành các căn cứ quân sự để khống chế Biển Đông và Việt Nam.

- Trung cộng đưa giàn khoan Hải Dương 981của họ vào khu vực biển Đông gần quần đảo Hoàng Sa là lãnh hải của Việt Nam để thăm dò dầu khí vào năm 2014.

- Trung cộng công bố đường đường chín đoạn, dùng để chỉ đường quốc giới hải vực biển Đông, do họ chủ trương và đơn phương tuyên bố chủ quyền với khoảng 75% diện tích mặt nước của biển Đông, chỉ còn lại khoảng 25% cho tất cả các nước Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia, và Việt Nam.

- Tàu hải giám và ngư dân Trung cộng với sự yểm trợ của hải quân Trung cộng trong hơn 4 thập niên nay đã lấn chiếm Biển Đông, xem Biển Đông như ao nhà của họ. Chỉ nội trong 2 năm qua đã có hơn 4.000 tàu cá Việt Nam hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã bị hải quân Trung cộng tấn công, bắn giết bừa bãi làm cho hơn 2.300 ngư dân Việt Nam bị thương vong, mất tích trên biển (tin VOA ngày 02/6/2016).

- Thảm họa môi trường trên vùng biển của 4 tỉnh miền Trung Việt Nam là do tập đoàn MCC (China Metallurgical Group Corporation) thuộc sở hửu của nhà nước Trung cộng núp dưới vỏ bọc Formosa (Công ty tư nhân của Đài Loan) gây ra.

Để đáp lại những âm mưu và hành động xâm lược này của Trung cộng, Nguyễn Phú Trọng Tổng Bí Thư đảng cộng sản, với cương vị là người lãnh đạo tối cao của nước Việt Nam đã làm những gì và phản ứng ra sao:

1- Từ ngày 11 đến ngày 15/10/2011, Nguyễn Phú Trọng thăm Trung cộng để:

"...khẳng định tình hữu nghị đời đời Việt-Trung là tài sản quý báu chung của hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước, cần được không ngừng củng cố, phát triển, truyền mãi cho các thế hệ mai sau.Hai bên khẳng định, Việt Nam và Trung Quốc tiếp tục kiên trì phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt...” Và mời tên đầu sỏ xâm lược Tập Cận Bình sang thăm Việt Nam (Tuyên bố chung Việt Nam/Trung Quốc 2011).

2- Từ ngày 7/4 đến ngày 10/4/2015 Nguyễn Phú Trọng thăm Trung cộng và tuyên bố rằng:

Quan hệ Việt Trung có truyền thống tốt đẹp kề vai sát cánh, ủng hộ lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau của nhân dân hai nước trong thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc và trong tiến trình thúc đẩy sự nghiệp cách mạng và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Việt Nam và Trung Quốc là láng giềng quan trọng của nhau, nhất trí cho rằng hai nước có chế độ chính trị tương đồng, có con đường phát triển gần gũi, có tiền đồ vận mệnh tương quan, sự phát triển của nước này là cơ hội quan trọng cho nước kia. (Tuyên bố chung Việt Nam Trung Quốc 04/ 2015)

3- Từ ngày 5 đến ngày 6/11/2015 đáp lời mời của Nguyễn Phú Trọng, Tập Cận Bình Tổng Bí Thư Ban Chấp hành Trung Ương Đảng cộng sản Trung Quốc, Chủ Tịch nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa tới Việt Nam, trong dịp này Nguyễn Phú Trọng nhất trí với Tập Cận Bình:

"...Tình hữu nghị Việt - Trung do Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Mao Trạch Đông cùng các nhà lãnh đạo tiền bối đích thân xây dựng và dày công vun đắp là tài sản chung quý báu của nhân dân hai nước cần được gìn giữ, kế thừa và phát huy; Thực hiện tốt phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”; Nắm vững phương hướng đúng đắn của tình hữu nghị Việt - Trung, tăng cường trao đổi chiến lược, củng cố tin cậy chính trị, thúc đẩy hợp tác các lĩnh vực trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng, cùng có lợi, kiểm soát tốt và giải quyết thỏa đáng bất đồng, thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt - Trung phát triển lành mạnh, ổn định..." (Tuyên bố chung Việt Nam Trung Quốc 11/2015)

4- Từ ngày 12/1 đến ngày 15/1/2017 Nguyễn Phú Trọng, thăm Trung cộng khẳng định rằng:

"...Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng có truyền thống hữu nghị lâu đời, đều là nước xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo, có chế độ chính trị tương đồng, con đường phát triển gần gũi, có tiền đồ tương quan, chia sẻ vận mệnh chung; tình hữu nghị truyền thống Việt - Trung do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Đông cùng các thế hệ lãnh đạo tiền bối đích thân gây dựng và dày công vun đắp là tài sản quý báu của hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước, cần phải kế thừa, gìn giữ và phát huy tốt hơn nữa trong tình hình mới. Việt Nam và Trung Quốc sẽ tiếp tục kiên trì phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”; luôn nhìn nhận và phát triển quan hệ song phương từ tầm cao chiến lược và tầm nhìn lâu dài..."

Trong chuyến thăm này ngoài chuyện tái xác quyết lập trường chính trị nô lệ trên, Nguyễn Phú Trọng còn ký kết với Tàu 15 văn kiện liên quan đến chính trị, kinh tế, quân sự, xã hội để khai thông con đường xâm lược của Tàu vào Việt Nam trong những năm tháng sắp đến và mời Tập Cận Bình thăm lại Việt Nam trong dịp đi dự Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 25.

(Thông cáo chung giữa hai nước Việt Nam-Trung Quốc 2017)

5- Trong hơn 5 năm (từ 1/2011 đến nay) làm Tổng Bí Thư đảng cộng sản Việt Nam, lợi dụng chức vụ của mình Nguyễn Phú Trọng đã ra lệnh cho tay chân bộ hạ đàn áp khốc liệt những cuộc biểu tình chống Trung cộng xâm lược Việt Nam. Tạo mọi gian cớ để triệt hạ, bỏ tù, trấn áp những người Việt Nam yêu nước đứng lên chống ngoại xâm để bảo cho Tổ Quốc của mình.

III- Kết Luận:

Những việc làm nối giáo cho giặc, rước voi về giày mả tổ nêu trên là những bằng chứng cụ thể không thể chối cải để kết tội Nguyễn Phú Trọng, đảng trưởng đảng cộng sản Việt Nam đã chống lại tổ quốc và nhân dân của mình. Hắn là tên Phản Quốc.

29/02/2017
Lê Dủ Chân
danlambaovn.blogspot.com

Post Reply