Quán Vắng không Người ...3

Buồn vài phút xin ghé thăm đây; muốn tán gẫu ghé đây... Chia sẻ tâm tư vô đây.... Không biết nói gì làm gì vô đây!!! Bài viết sẽ giữ lại trong 7 ngày và quá hạn sẽ đi vào thiên cổ của không gian Cyber!!!

Moderator: khieulong

User avatar
TheLang
Posts: 1960
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:43 am

Post by TheLang »

Bất chấp ý dân, Hà Nội tuyên bố Formosa “đủ điều kiện vận hành”

Người Việt
5-4-2017

Image
Nhiều người leo lên vách tường Formosa tại Vũng Áng ngày 2/10/2016 biểu tình đòi đuổi công ty này “Cút khỏi Việt Nam”. (Hình: Facebook)

HÀ NỘI 5-4 (NV) – Nhà máy luyện thép Formosa ở Vũng Áng, Hà Tĩnh “đủ điều kiện vận hành lò cao số 1” sau một năm xả chất thải độc hại làm chết một vùng biển rộng lớn tại miền Trung Việt Nam.

Đài truyền hình Hà Nội VTV nói như vậy hôm Thứ Hai 5/4/2017 khi tường thuật cuộc kiểm tra giám sát kéo dài 3 ngày ở nhà máy luyện gang thép Formosa tại Vũng Áng, Hà Tĩnh, của một đoàn công tác do Bộ Tài nguyên và Môi trường cầm đầu.

VTV nói, sau ba ngày làm việc từ ngày 3 đến ngày 5/4/2017, “Đoàn công tác của Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng các nhà khoa học phối hợp với tỉnh Hà Tĩnh đã đưa ra kết luận liên quan đến công tác khắc phục sự cố môi trường của Công ty Formosa Hà Tĩnh. Theo đó, đến nay Formosa đã khắc phục 52/53 lỗi vi phạm, còn lại một hạng mục từ dập cốc ướt sang dập cốc khô theo lộ trình sẽ hoàn thành vào năm 2019.”

Chỉ hai ngày trước đó, ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng Văn Phòng chính phủ Hà Nội họp báo nói rằng công ty Formosa đã hoàn tất “khắc phục” 51 trong số 53 lỗi đã dẫn thảm họa một năm trước. Báo chí trong nước thuật lời ông đe dọa rằng “khi nào Formosa đảm bảo các điều kiện hoạt động không để xảy sự cố tương tự như tháng 4/2016 mới cho hoạt động. Nếu hoạt động không đảm bảo thì yêu cầu đóng cửa.”

Theo VTV tường thuật cuộc kiểm tra của đoàn công tác nói trên, đến nay, “Formosa đã hoàn thành bổ sung các hạng mục công trình bảo vệ môi trường ở trạm xử lý tuần hoàn nước dập cốc, trạm xử lý nước thải sinh hóa, trạm xử lý nước thải công nghiệp; đồng thời cũng đã lắp đặt xong thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải, khí thải tự động. Đối với số lượng bùn thải là chất thải nguy hại đã được chuyển giao cho Công ty TNHH một thành viên chế biến chất thải công nghiệp Hà Tĩnh vận chuyển xử lý từ tháng 11/2016. Hiện không còn tồn lưu.”

Cho đến tuần qua, người dân vẫn còn biểu tình đòi nhà cầm quyền CSVN bồi thường thỏa đáng cho sự thiệt hại người ta hiện vẫn còn phải chịu dựng. Đồng thời, họ cũng đòi đuổi Formosa “cút khỏi Việt Nam” vì người ta không tin công ty này sẽ không tìm cách lén lút xả chất thải độc hai ra biển dù có cam kết gì đi nữa.

Hàng trăm người đã tràn vào chiếm trụ sở nhà cầm quyền huyện Lộc Hà tỉnh Hà Tĩnh và chận quốc lộ 1A khu vực đi ngang thị xã Kỳ Anh hôm Chủ Nhật 2/4/2017, buộc nhà cầm quyền ngày hôm sau phải mở cuộc đối thoại hứa hẹn nhằm xoa dịu sự phẫn uất của quần chúng.

Tuy nhiên, tin tức diễn biến về cuộc kiểm tra giám sát của nhà cầm quyền Hà Nội tại nhà máy Formosa như thấy tường thuật trên VTV chứng tỏ các áp lực quần chúng không đủ làm nhà cầm quyền Hà Nội thay đổi chủ trương.

Đã có hơn 80,000 người ký tên vào bản kiến nghị kêu gọi chính phủ Đài Loan áp lực công ty Formosa “khắc phục thảm họa” mà họ gây ra tại vùng biển miền Trung Việt Nam. Một ông tướng của quân đội CSVN nói ở Quốc hội rằng biển Việt Nam không còn cá.

Theo thông báo trên trang thông tin và thu thập chữ ký https://www.thamhoaformosa.com, tính tới ngày 30 Tháng Ba, đã có 80,178 người Việt Nam khắp nơi ký vào bản kiến nghị kêu gọi chính phủ Đài Loan, các định chế quốc tế làm áp lực buộc công ty Formosa khắc phục thảm họa, trả lại môi trường trong sạch và đền bù thỏa đáng cho các nạn nhân.

Trong số những người ký tên có Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt, Giám mục Nguyễn Thái Hợp , toàn thể các linh mục thuộc linh mục đoàn Giáo phận Vinh và gần 20,000 giáo dân địa phương.

Từ hai tuần qua, một bản thỉnh nguyện thư do Ủy Ban Trợ Giúp Nạn Nhân Môi Trường Biển thuộc Giáo Phận Vinh, phối hợp với các tổ chức dân sự độc lập tại Việt Nam, vận động chữ ký của người dân Việt Nam khắp nơi yêu cầu chính phủ Đài Loan tác động tới công ty Formosa. (T.N)

____

Formosa được ‘bật đèn xanh’ vận hành lò
BBC
5-4-2017

Image
Nhà máy Formosa tại Hà Tĩnh, hình chụp 12/2015. HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images
Công ty TNHH Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh đã “đạt các yêu cầu của Bộ Tài nguyên Môi trường để đưa lò cao đi vào vận hành”, Reuters nói.

Trong cuộc họp với đại diện Formosa Hà Tĩnh vào sáng 4/4, Phó cục trưởng Tổng cục Môi trường Hoàng Văn Thức được báo Hà Tĩnh dẫn lời: “Đánh giá tổng thế, Formosa Hà Tĩnh đã đáp ứng được các yêu cầu để cho phép lò cao đi vào vận hành.”

Kết luận được đưa ra dựa trên ba ngày khảo sát tại nhà máy của Formosa, kênh truyền hình quốc gia VTV loan tin, ngay trước ngày đánh dấu một năm bắt đầu thảm họa môi trường biển ở miền Trung Việt Nam.

Tuy nhiên nhà máy thép, vốn được khởi công xây dựng từ 2012, vẫn cần sự cho phép từ Chính phủ trước khi đưa lò cao vào vận hành.

Theo báo Hà Tĩnh, Formosa đã khắc phục được 52 trong tổng số 53 lỗi vi phạm; hạng mục còn lại, từ dập cốc ướt sang dập cốc khô theo lộ trình, sẽ hoàn thành vào 2019.

Lò cao số 1 của Formosa đã bị dừng hoạt động từ tháng 6/2016.

Báo chí Đài Loan lúc đó đưa tin lý do hoãn hoạt động là vì chính quyền Việt Nam đòi hỏi tập đoàn phải trả 70 triệu đôla Mỹ tiền thuế còn thiếu và chính quyền cần thêm thời gian để xử lý hồ sơ mà Formosa nộp xin bắt đầu sản xuất.
Biểu tình rộng khắp
Formosa đã bị phạt 500 triệu đô la về vụ gây nhiễm độc biển, nhưng cơn giận dữ vẫn sôi sục trong các cộng đồng dân cư miền Trung bị ảnh hưởng. Các cuộc biểu tình đã thường xuyên xảy ra kể từ tháng Tư năm ngoái tới nay.

Hồi năm ngoái, nhiều cuộc biểu tình đã nổ ra trên toàn quốc. Trong những tuần gần đây, các ngư dân tại Hà Tĩnh liên tiếp biểu tình đòi bồi thường thiệt hại sau thảm họa.

Một số người nói họ không được đền bù thỏa đáng, và có những người khác nói họ chưa hề nhận được một khoản bồi thường nào.

Mới đây nhất, hôm thứ Hai 3/4, hàng ngàn người đã kéo tới bao vây trụ sở Ủy ban Nhân dân huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, đòi bồi thường.

Đã xảy ra các cuộc đụng độ nhỏ giữa những người biểu tình và các lực lượng an ninh, AFP đưa tin, và một số người đã bị bắt giữ.

Kết luận của Bộ Tài nguyên và Môi trường được đưa ra chỉ một ngày sau khi có thông tin Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đề nghị cách chức ông Võ Kim Cự, Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh.

Ủy ban nói ông Cự “đã thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo; buông lỏng quản lý, điều hành; thiếu kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện dự án; để xảy ra các vi phạm trong thẩm định, phê duyệt, cấp phép và quản lý nhà nước đối với dự án Formosa Hà Tĩnh”.

kalua
Posts: 836
Joined: Sun Apr 22, 2012 5:26 pm

Post by kalua »


Lá bài Trump sắp bị lật ngửa?

Lữ Giang


Ngày 30.3.2017, tướng hồi hưu Mike Flynn, cựu cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Trump,
cho biết ông sẵn sàng ra điều trần và hợp tác với các đại biểu Quốc hội Mỹ đang điều tra việc Nga xen vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ,
nhưng với điều kiện ông phải được miễn tố. Nhiều người rất ngạc nhiên về đề nghị này.

Image
Tướng Flynn và Donald Trump

Hiện nay, Ủy ban Tình báo Hạ viện cũng như Thượng viện đang điều tra hai vấn đề quan trọng:
(1) Sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016.
(2) Những ai trong nhóm vận động tranh cử của Trump đã quan hệ với Nga ngoài vòng pháp luật.

Đảng Cộng Hòa biết đây là những cuộc điều tra hoàn toàn bất lợi cho Donald Trump, nhưng vì sự đòi hỏi của cơ cấu tổ chức và luật pháp, nên họ đành phải đi theo. Có nhiều dầu hiệu cho thấy FBI đã có dủ bằng chứng để xác định các sự vi phạm luật pháp của nhóm vận động tranh cử của Trump, vấn đề là vào thời điểm nào việc công bố các bằng chứng đó được coi là thích hợp nhất. Trump đã tháu cáy bằng cách tố cáo Obama nghe lén, vì tưởng rằng đó là một hành vi phạm pháp!

KHÁI NIỆM VỀ QUYỀN NGHE LÉN VÀ ĐIỀU TRA

Trong 45 tổng thống của nước Mỹ, có lẽ Donald Trump là người ít biết về luật pháp và tổ chức chính quyền của nước Mỹ nhất. Ông tưởng rằng Tổng thống là Tề thiên Đại thánh, muốn làm gì thì làm nên gây ra hết rối loạn này đến rối loạn khác. Đám cuồng Trump lại tưởng đây là CHXHCNVN, nên bắt chước Trump, coi truyền thông là kẻ thù và quyết định áp dụng các điều 88 và 258 của Bộ Luật Hình sự CHXHCNVN để trừng phạt những ai chống Trump. Vì thế, trước khi nói về cuộc điều tra của các cơ quan tình báo và Quốc Hội Mỹ, chúng tôi xin nhắc lại một số nguyên tắc căn bản về quyền nghe lén và quyền điều tra mà luật pháp Hoa Kỳ cho phép.

1.- Những trường hợp cấm nghe lén ở Mỹ

Luật Xâm phạm Quyền riêng tư 1964 (Invasion of Privacy Act of 1964) cấm dùng các dụng cụ điện tử để nghe lén các chuyện riêng tư của người khác hay tổ chức khác. Thí dụ đặt máy nghe lén để nghe hai vợ chồng nhà kia bàn chuyện ly dị chẳng hạn. Cụ thể là vụ Tổng Thống Nixon cho đặt máy nghe lén để biết Đảng Dân Chủ đang bàn kế hoạch tranh cử của họ như thế nào. Đó là sự xâm phạm quyền riêng tư.
Tội đặt máy nghe lén chuyện riêng tư của người khác hay tổ chức khác được tiếng Anh gọi là “Eavesdropping”. Ở California, phạm tội này có thể bị phạt tối đa là 3 năm tù và 2.500 USD tiền phạt.
Nhưng khi có một hành vi tội phạm xảy ra, mọi người đều có quyền dùng máy móc điện tử như iPhone để ghi lại rồi báo cho cảnh sát biết. Sự “nghe lén” này chẳng những không bị truy tố về tội nghe lén mà còn được khuyến kích.
2.- Những trường hợp được nghe lén
Luật Giám sát Tình báo Ngoại quốc 1978 (Foreign Intelligence Surveillance Act of 1978) cho phép các cơ quan tình báo Hoa Kỳ được đặt máy để thu thập các tin tức giữa các “Quyền lực Ngoại quốc” (Foreign Powers) và các “Tay chân bộ hạ của các Quyến lực Ngoại quốc” (Agents of Foreign Powers), kể cả khi những người đó là người Mỹ.
Người có quyền ra lệnh giám sát trước hết là Tổng thống Mỹ hay Bộ trưởng Tư pháp. Nếu sau một năm thì phải xin án lệnh của Tòa Giám sát Tình báo Ngoại quốc. Do đó. Tổng thống Obama có quyền ra lệnh theo dõi hay đặt máy nghe lén các cuộc nói chuyện hay điện đàm giữa các viên chức của Nga như Đại sứ Nga tại Hoa kỳ, với Trump và các nhân vật trong Ủy ban Bầu cử của Trump.

Tuy có quyền hành trong tay, Tổng thống Obama vốn là một người khôn ngoan và thận trọng đã không ra lệnh mà để cho cơ quan FBI xin án lệnh của tòa để hành động. Donald Trump chẳng biết chút gì về về luật pháp nên đã tố cáo Tổng thống Obama nghe lén. Đám cuồn Trump đã nhai lại và tự sướng!
Chính nhờ sự giám sát theo án lệnh của tòa này, FBI đã khám phá ra vụ tướng Flynn vi phạm luật Logan Act khi thương thảo với Đại sứ Nga và nhiều vụ phạm pháp khác.

CÁC CUỘC ĐIỀU TRA CỦA QUỐC HỘI
Hiện nay, hai Ủy ban Tình báo của Hạ viện và Thượng viện đều mở cuộc điều tra về việc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 1916. Tại Thượng viện, Thượng nghị sĩ Richard Burr (Cộng hòa) làm Chủ tịch, còn Thượng nghị sĩ Mark Warner (Dân chủ) làm Phó. Tại Hạ Viện viện, Chủ tịch là Dân biểu Devin Nunes (Cộng hòa) và Phó Chủ tịch là Dân biểu Adam Schiff (Dân chủ).

1.- Tại Ủy ban Tình báo Thượng viện

Một báo cáo của CIA, FBI và NSA cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin "chỉ đạo" một chiến dịch nhằm mục đích gây ảnh hưởng đến kết quả bầu cử Mỹ. Căn cứ vào các bằng chứng đã được đưa ra trong báo cáo đó, Tổng Thống Obama đã tăng cường các biện pháp chế tài Nga hôm 29.12.2016. Vì thế, Ủy ban Tình báo Thượng viện chỉ khai thác thêm. Ủy ban quan tâm đếm mục tiêu của Nga khi can thiệp và mối liên hệ giữa nhóm vận động tranh cử của Trump với chính quyền Nga. Có khoảng 20 người, trong đó có nhiều chuyên gia, đã được mời ra điều trần tại Thượng viện.
Ông Eugene Rumer nói về mục tiêu của Nga như sau: Trước hết, gây bất ổn, gây phân tâm trong nền chính trị Mỹ. Thứ hai, gây tổn hại đến vị trí lãnh đạo của Hoa Kỳ trên thế giới, và thứ ba gây ra hiệu ứng “Tưởng tượng cách các nước khác nhìn vào chúng ta.”
Ông nhấn mạnh đến các chiến thuật của Nga: “Nhìn tổng thể thì gồm làm sai lệch, gây hiểu lầm, phóng đại,… Những cách này thuyết phục hơn bất cứ chứng cớ mạng nào. Đưa ra thông tin gây tranh cãi trên mạng trực tuyến, tin giả,… là phần không thể tách rời trong chính sách đối ngoại của Nga ngày nay.”

Ông Kevin Mandia – Giám đốc tổ chức FireEye – cho biết các nhóm tin tặc Nga đã tạo ra hơn 500 phần mềm độc hại (malware) hoặc những phần mềm bí mật để xâm nhập vào hệ thống máy điện toán và ăn trộm dữ liệu, cũng như cách họ rò rỉ dữ liệu.

Ông Clinton Watts, một chuyên gia an ninh mạng của Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại nói: "Nga hy vọng giành chiến thắng trong cuộc Chiến tranh Lạnh thứ hai thông qua sức mạnh chính trị thay vì vũ lực."
Hôm 29.3.2017, Thương Nghị sĩ Mark Warner tuyên bố ông có đủ bằng chứng điện Kremlin đã trả tiền cho hơn 1.000 người chuyên tung tin thất thiệt về ứng cử viên Hillary Clinton, đặc biệt tại các Tiểu bang có tranh chấp cử tri giữa hai Đảng. Ông nói:
"Tôi đã được báo cáo, và chúng tôi phải tìm ra điều này, cho dù nó có thể ảnh hưởng đến các khu vực cụ thể ở Wisconsin, Michigan, Pennsylvania, những nơi mà quý vị không nhận được từ bất cứ nhà cung cấp nào của quý vị có thể ở đó, về Trump đối kháng với bà Clinton, trong những ngày mệt mỏi của cuộc tranh cử, nhưng thay vào đó là tin “bà Clinton bị bệnh', hay 'bà Clinton đang nhận tiền từ ai đó' ... toàn là những tin giả!”
Ông nhấn mạnh:
"Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chỉ thị tiến hành một chiến dịch có chủ ý, được hoạch định một cách cẩn thận để làm suy yếu cuộc bầu cử của chúng ta."

Có 7 thành viên thuộc nhóm vận động tranh cử của Trump đang bị điều tra, trong đó có con rễ của Donald Trump là Jared Kushner. Hai viên chức cao cấp trong chính quyền Trump bị dính vào cáo buộc, đó là cựu cố vấn anh ninh quốc gia Michael Flynn và Bộ Trưởng Tư Pháp Jeff Sessions. Bản tin ngày 5.4.2017 của đài VOA của chính phủ Hoa Kỳ cho biết ông Carter Page, cố vấn đối ngoại của Tổng thống Trump trong suốt chiến dịch tranh cử Tổng thống, đã gặp một tình báo của Nga vào năm 2013 và cung cấp cho người này những tài liệu về ngành công nghiệp năng lượng. Theo tố cáo, ông Page đã hứa hẹn những cơ hội làm ăn tại Nga nếu đồng ý cung cấp thông tin tình báo cho các gián điệp của Moscow.

2.- Tại Ủy ban Tình báo Hạ viện

Có nhiều bằng chứng cho thấy, thay vì mở các cuộc điều tra một cách khách quan, Dân biểu Devin Nunes (Cộng hòa). Chủ tịch Ủy ban, đã tìm cách biện hộ cho nhóm Trump.
Báo New York Times cho biết hai viên chức Toà Bạch Ốc đã cung cấp tin tuyệt mật cho ông Nunes, theo đó ông Trump và các cộng sự đã lọt vào tầm ngắm trong các hoạt động của cơ quan tình báo Mỹ đang theo dõi các giới chức ngoại quốc. Hai viên chức này là Ezra Cohen-Watnick, một giám đốc cao cấp của Hội đồng An ninh Quốc gia, và Michael Ellis, một luật sư tại Văn phòng Luật sư Toà Bạch Ốc. Ông Sean Spicer, phát ngôn của Tòa Bạch Ốc, từ chối không bình luận về tin này. Image
Dân biểu Devin Nunes đang bị tố cáo
Ngày 22/3, tại Tòa Bạch Ốc, Dân biểu Nunes cho biết các cuộc trao đổi của ông Trump có thể đã bị thu thập vào cuối năm 2016. Ông nói thêm ông tin rằng việc thu thập tin tức được tiến hành hợp pháp.
Ngay sau đó, Dân biểu Adam Schiff (Dân chủ) cảnh cáo: "Đây không phải là cách quý vị tiến hành một cuộc điều tra, quý vị không thể dùng thông tin mà Ủy ban không được biết để nói miệng với báo giới và Tòa Bạch Ốc trước khi Ủy ban xem xét vấn đề."

Hôm 27/3, lãnh đạo phe Dân chủ tại Thượng viện là Thượng nghị sĩ Chuck Schumer đã kêu gọi cách chức dân biểu Devin Nunes với tư cách Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện. Ông nói: "Chủ tịch Nunes đang thất bại trong công việc và dường như quan tâm nhiều đến bảo vệ Tổng thống hơn là tìm kiếm sự thật."
Hôm 30.3.2017, ông Nunes nói ông hối tiếc là đã thông báo với Tổng Thống Donald Trump về việc có thể có việc do thám ảnh hưởng tới toán chuyển tiếp của ông Trump, trước khi ông nói điều này với các thành viên của ủy ban.

SỰ XUẤT HIỆN CỦA TƯỚNG FLYNN

Trong khi cuộc điều tra đang đến giai doạn gay cấn thì Tướng Flynn xuất hiện.
Chúng tôi xin nhắc lại, ngày 29.12.2016, khi Tổng Tống Obama đưa ra các biện pháp chế tài mới đối với Nga thì Tướng Flynn, một cố vấn của Doanald Trump, đã liên lạc với Đại sứ Nga tại Hoa Kỳ là Sergey Kislyak đến 5 lần để thương lượng và hứa: "Chúng tôi sẽ thực hiện các bước tiếp theo để giúp hồi sinh mối quan hệ Nga-Mỹ dựa trên các chính sách mà chính quyền của Trump sẽ theo đuổi.”

Khi bị tố cáo, Flynn đã chối, nhưng sau đó biết được cuộc nói chuyện đã bị ghi băng, Flynn đòi điều tra xem ai đã “rò rỉ” tin túc. Đến khi được biết hành vi này nếu bị truy tố theo đạo luật Logan Act, sẽ bị phạt đến 3 năm tù, nhóm tham mưu của Trump đành bảo Flynn xin từ chức
FBI cho biết “sẽ không theo đuổi việc truy tố Flynn nếu không có tình tiết mới nghiêm trọng xuất hiện”. Ý của FBI là muốn thông báo cho Flynn biết rằng tội của ông ta đang bị treo để chờ kết quả cuộc điều tra đang tiến hành. Vì thế, vấn đề không dừng ở đây.

Trong bài “Who Told Flynn to Call Russia?” (Ai bảo Flynn gọi Nga?), Cựu Đại Sứ Daniel Benjamin, hiện là biên tập viên của tập san Politico, đã viết: “Câu chuyện thực sự không phải là Flynn. Nhưng cũng không phải sự rò rỉ [thông tin] chính phủ. Không, CÂU CHUYỆC THỰC SỰ CHÍNH LÀ TRUMP – VÀ SỰ BÍ MẬT LIÊN TỤC VỀ NHỮNG MÓC NỐI CỦA TRUMP VỚI NGƯỜI NGA.”
Không ai tin rằng Tướng Flynn đã tự ý đi thương lượng với Nga. Phải có chỉ thị của Trump, Flynn mới làm như vậy. Cuộc nói chuyện phải được thực hiện đến 5 lần mới xong, chứng tỏ Flynn phải trở về bàn với bộ tham mưu nhiều lần mới đưa ra cam kết cuối cùng như trên.

Nếu Trump là người ra lệnh cho Tướng Flynn (việc ra lệnh có thể đã bị ghi âm) thì Trump là chính phạm, phải bị truy tố theo đạo luật Logan Act. Tội phạm này xảy ra trước ngày Trump nhận chức nên không cần qua thủ tục luận tội (impeach). Công tố viện có thể ban hành lệnh truy tố ngay.
Có lẽ thấy sự nguy hiểm đã gần kề, Flynn được đưa ra “cứu chúa”. Nếu Trump được cho miễn truy tố về các lời khai trước Thượng Viện, Flynn sẽ nhận tất cả tội lỗi về phần mình và xác nhận Trump không hề ra lệnh cho ông ta. Ủy ban Tình báo Thượng viện thừa biết đây là một mưu đồ đánh lận con đen nên hôm 31.3.2017 đã bác đơn yêu cầu của Tướng Flynn.

Flynn cũng như Trump đều dốt luật, nên không biết rằng ngoài tội vi phạm luật Logan Act, nếu khai gian trước các ủy ban Quốc Hội, còn đó thể bị truy tố về tội “Cản trở Công lý” (Obstruction of Justice) chiếu theo điều 18 U.S.C. § 1505 của luật liên bang, có thể bị phạt đến 5 năm tù.
Rõ ràng là bộ tham mưu của Trump đang lo sợ Trump sắp bị sập vào cái bẩy đạo luật “Logan Act” đã được gài. Nhưng hình như Trump không quan tâm đến chuyện đó. Ông vẫn tin ông là Tế thiên Đại Thánh, không phải tuân hành bất cứ luật pháp nào và chẳng ai dám động đến ông!

Ngày 6.4.2017
Lữ Giang

User avatar
TheLang
Posts: 1960
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:43 am

Post by TheLang »

Clip mọi người cần nghe, nhất là phóng viên VTV và các nhà báo “lề phải”
6-4-2017
Đôi lời: Một video clip vừa được phổ biến trên mạng, đã gây bão. Clip được cho là của một cậu bé 12 tuổi (theo thông tin người đăng tải), với chất giọng miền Trung, nếu không xem clip, chỉ nghe giọng nói, có lẽ không người nào nghĩ rằng đây là những câu nói đã được thốt ra từ miệng của một cậu bé 12 tuổi.

Các nhà báo “lề phải”, nhất là phóng viên VTV, cần nghe clip này. Những câu hỏi mà cậu bé này đặt ra cho các nhà báo Việt Nam: “Các anh nghĩ gì? Các anh đang sống ở đâu? Các anh là con dân của nước nào? Các anh có ăn có học đàng hoàng, ngày xưa ở giảng đường ĐH các anh ước mơ sau này các anh làm gì cho đời, làm gì phục vụ người dân? Các anh đưa tin tào lao, các anh đưa tin người mẫu này, người mẫu kia, các anh cúi, mặt nhìn xuống đất, các anh không chịu mở mắt nhìn ra bên ngoài…

Image
Cậu bé nói tiếp: “Các anh sống làm sao để con cháu và tổ tông các anh không cảm thấy hổ thẹn. Các anh đưa tin tào lao: kích động, thế lực thù địch, dân chết đói ngoài ấy, biết không? Các anh đưa cái gì? Tôi chỉ nói nhà báo thôi, không nói tới chính quyền, các anh có ăn học đầy đủ, tôi thấy nhục cho các anh.

“Sống làm người, chết một lần thôi, không bao giờ có lần thứ hai, phải chết như thế nào? Muốn chết nhục hay chết vinh? Mở mắt ra, mở não ra mà suy nghĩ. Lên TV, một Việt Nam này, có bao nhiêu tờ báo: VnExpress, Thanh Niên, Tuần Việt Nam… Các anh đưa được cái gì? Người dân sắp chết, chết dần, chết mòn, các anh cũng đang ăn cá độc, nước mắm độc, muối độc… Các anh không bảo vệ cho người dân thì thôi, lại đi bảo vệ cho cho quyền lợi một cá nhân nào đó. Sống mà núp bóng người khác, không dám mở miệng ra mà nói, các anh sống nhục lắm! Đời con người sống cho có ích, có ích cho xã hội…

“Đất nước Việt Nam tồi tệ như ngày hôm nay, cũng vì những người viết báo bịp bợm như các anh! Tôi không biết nói gì, tôi quá thất vọng với báo chí Việt Nam, các anh tác nghiệp, học hỏi nước ngoài nhiều nước, có ít đâu, nhưng được gì, được cái gì? Nhà nước này làm được gì cho dân? Hòa bình 40 năm, dân nghèo khổ, chết đói lây lất, bệnh tật càng nhiều, ung thư càng nhiều, thu nhập thấp nhất thế giới, thua thằng Lào, Campuchia mà, nhục lắm!”

kalua
Posts: 836
Joined: Sun Apr 22, 2012 5:26 pm

Post by kalua »

SỈ NHỤC –
Trump hạ thấp Trung Quốc như thế nào?
Ngày 6-7/ tháng 4, Tổng Bí Thư Tập Cận Bình sẽ viếng thăm Mỹ. Khác với những lầnđón tiếp trang trọng khác, Trump đã gián tiếp hạ thấp vị thế của Trung Quốc thông qua cách ông đón tiếp. Từ khi nhậm chức cho đến nay, Trump đã đón tiếp các nhà lãnh đạo thế giới ở Nhà Trắng một cách long trọng – Thủ Tướng Anh, Thủ TướngĐức, Thủ Tướng Ireland, Thủ Tướng Nhật, Thủ Tướng Canada và Thủ Tướng Đan Mạch – tất cả đều là đồng minh thân cận của Mỹ.

Nhưng một cách vô tình hay cô tình nào đó, Bí Thư Tập Cận Bình của Trung Quốc lại không được vinh dự đó. Thay vì tiếp ở Washington DC, Trump lại chọn khu nghỉdưỡng Mar-A-Lago của ông ở Florida, một nơi chẳng có ý nghĩa hay biểu tượng gì. Trong quan hệ ngoại giao thì chẳng có gì là ngẫu nhiên cả. Đây là một hành động coi thường một cường quốc.

Nhưng vì sao Tập Cận Bình lại không được vinh dự được đón tiếp ở Nhà Trắng trong lần viếng thăm Trump đầu tiên? Đơn giản vì ông ta là một lãnh đạo của mộtđảng chính trị với chức vị chủ tịch theo hình thức chứ không phải một chính phủ và chẳng có lý do gì để đón tiếp ông ta như một nguyên thủ quốc gia cả. Đây là sai lầm mà Obama đã mắc phải.

Không những không ngừng chỉ trích chính sách gian lận tiền tệ và thương mại của Trung Quốc trong khi là ứng cử viên, khi đã nhậm chức cho đến nay, Trump vẫn không ngừng mạnh miệng công khai gọi Trung Quốc là một kẻ gian lận.

Hiện tại vẫn còn quá sớm để có thể nói Trump sẽ giải quyết mâu thuẫn với Trung Quốc bằng cách này, nhưng có 5 vấn đề sẽ được đề cập tới:
Gian lận tiền tệ – Trung Quốc đã phá giá đồng tiền của mình để làm cho hàng hóa xuất khẩu của mình rẻ hơn. Điều này khiến cả Trung Quốc và Mỹchịu thiệt hại.

Gian lận thương mại – Hàng hóa Trung Quốc vào Mỹ thì khoogn bị đánh thuế, nhưng hàng hóa Mỹ hay bất cứ hàng hóa nào vào Trung Quốc thì sẽ bị đánh thuế. Tuy người tiêu dùng Trung Quốc chịu thiệt thòi nhưng điều này là một sân chơi không phẳng và công bằng cho các doanh nghiệp Mỹ.

Bắc Hàn – Trump muốn Trung Quốc ngưng hoặc hạn chế hỗ trợ Bắc Hàn.
Sự bánh trướng của Trung Quốc ở Biển Đông – Đây là một đường biển vô cùng quan trọng và Mỹ muốn ngăn chặn sự bành trướng của CS Trung Quốcở nơi này. Các đồng minh của Mỹ đang nhìn vào Trump để giải quyết mâu thuẫn. Mỹ phải làm cảnh sát của thế giới để giữ gìn hòa bình và trật tự.

Đài Loan và chính sách Một Trung Quốc – Mỹ vẫn công nhận Chính Sách Một Trung Quốc như bao nhiệm kỳ trước đây. Nhưng không đồng nghĩa với việc ủng hộ ĐCS Trung Quốc. Mỹ vẫn hỗ trợ Đài Loan bình thường.

Việc Trump đón tiếp Tập Cận Bình ở khu nghỉ dưỡng của ông ra mang ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đó là:

“Đây là khu nghỉ ngưỡng của tôi, tôi đã dùng tiền tôi để xây dựng nó chứchẳng ăn cắp của ai cả. Không như ông và đồng nghiệp của ông.”
“Ông không phải là nguyên thủ quốc gia mà chỉ là lãnh đạo của một đảng chính trị, mắc mớ gì tôi phải tiếp ông ở Nhà Trắng?”
“Tôi là Donald Trump chứ không phải Barack Obama.”
“Mấy ông đã tiêu hàng trăm triệu đô vận động cho bà Clinton, thật lãng phí.”
“Tôi mới là lãnh đạo của thế giới tự do chứ không phải ông.”
“Lý tưởng của Mỹ – Tư Bản, Tự Do và Niềm Tin Vào Chúa – sẽ thống trị chứkhông phải lý tưởng tập trung tập thể của Trung Quốc.”
“Dưới sự lãnh đạo của tôi, thời đại bành trướng của Trung Quốc mấy anh đã kết thúc rồi.”

Ku Búa
@ Cafe Ku Búa

User avatar
TheLang
Posts: 1960
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:43 am

Post by TheLang »

Chúng ta đã mất Biển Đông chưa?
Thụy My
13-4-2017

« Chúng ta đã bị mất Biển Đông hay chưa ? ». Đó là tựa đề bài viết của giám đốc tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á, ông Gregory B.Poling, trên trang web của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) ngày 11/04/2017.

Theo chuyên gia Poling, Trung Quốc đang ngày càng có nhiều quyền lực trên Biển Đông, nhờ vào các căn cứ có thể sử dụng cho mục đích quân sự lẫn dân sự tại quần đảo Trường Sa, và việc nâng cấp các thiết trí quân sự ở Hoàng Sa. Bắc Kinh nhất quyết bảo vệ « quyền lịch sử » rộng rãi nhưng lại được định nghĩa một cách mơ hồ của mình, về « đường lưỡi bò » chín đoạn, vốn vi phạm luật pháp quốc tế.


Trong khi đó tân chính quyền Mỹ vẫn chưa có chiến lược rõ ràng về Biển Đông, để lại những dấu hỏi lớn về sự cam kết của Washington trong khu vực. Và ngoại trừ Hà Nội, các nước Đông Nam Á khác có yêu sách chủ quyền tại Biển Đông, trước những diễn biến gần đây đã có những phản ứng khác nhau – từ thái độ chấp nhận thua cuộc ở Manila, đến ý định nhắm mắt cho qua của Jakarta và Kuala Lumpur.

Mặc dù trong chín tháng vừa qua Trung Quốc không leo thang mạnh mẽ lắm, nhưng chưa bao giờ cán cân ở Biển Đông nghiêng hẳn về Bắc Kinh như lúc này, với chiến lược bậc thầy của Trung Nam Hải. Tình hình này khiến các nhà phân tích phải tự hỏi, liệu Hoa Kỳ và các quốc gia có cùng quan điểm đã thua trận trong cuộc chiến đấu hay không. Phải chăng bây giờ là lúc Mỹ ra đi, bỏ lại các nước Đông Nam Á phải tự chống chọi, trong cuộc chiến không cân sức với Trung Quốc ?

Biển Đông chưa được quan tâm đúng mức

Một lý do chính cho sự yếu kém thấy rõ của Mỹ và các nước khác trong khu vực, là đa số người Mỹ vẫn chưa hiểu được tại sao Washington phải quan tâm đến Biển Đông. Ngay cả trong chính phủ, câu trả lời cũng bất nhất giữa các cơ quan với nhau, và trong nội bộ từng cơ quan. Làm thế nào Hoa Kỳ và các đối tác có thể theo đuổi một chiến lược dẫn đến thành công, hoặc thừa nhận thất bại, nếu họ không thể đồng ý với nhau về những gì được coi là chiến thắng ?

Chính quyền Obama đã duy trì một danh sách khá logic về các lợi ích của Mỹ tại Biển Đông : bảo vệ trật tự dựa trên cơ sở luật pháp, duy trì an ninh khu vực (trong đó có sự an toàn của các đồng minh Mỹ), và tự do hàng hải. Tiếc rằng cũng như nhiều chính sách châu Á khác, đội ngũ của ông Obama chứng tỏ có tầm nhìn chiến lược mạnh mẽ, nhưng trong việc giải thích và áp dụng thì lại yếu ớt. Cũng giống như khái niệm xoay trục được định nghĩa qua các sáng kiến an ninh, mặc dù đã tốn rất nhiều thời gian cho các nỗ lực kinh tế, ngoại giao và văn hóa xã hội, cuộc tranh luận về Biển Đông vẫn bị đè nặng bởi lý giải sai lầm rằng đây là sự ganh đua giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc về quân sự.

Tranh chấp Biển Đông không phải là vấn đề song phương Mỹ-Trung, và không thể giải quyết bằng cách mặc cả giữa Washington và Bắc Kinh. Biển Đông cũng không phải chủ yếu là sự đối đầu quân sự, và như vậy không thể có giải pháp quân sự.

Điều này không có nghĩa là quân đội Trung Quốc không nhìn thấy một mệnh lệnh chiến lược mạnh mẽ trong tranh chấp Biển Đông, hay năng lực bành trướng của Trung Quốc đang mở rộng từ các đảo nhân tạo, sẽ không gây khó khăn cho cuộc chiến đấu của Hoa Kỳ trong một cuộc xung đột tiềm năng. Đó là những nhân tố góp phần trong tranh chấp, cũng như việc tranh giành tài nguyên, tuyến đường hàng hải chiến lược và nhiều vấn đề khác. Nhưng đây không phải là gốc rễ của tranh chấp Biển Đông, cũng không là lợi ích cơ bản của Hoa Kỳ và các nước bạn.

Như chuyên gia Bill Hayton đã lập luận một cách đầy thuyết phục, tranh chấp Biển Đông thực chất là sự ganh đua của các chủ nghĩa dân tộc. Đặc biệt là luận điệu về các quyền của Trung Quốc, đang thách thức mọi sự kiện lịch sử, luật pháp quốc tế và lợi ích của các nước láng giềng. Bắc Kinh cho là mình có quyền và quyết tâm độc chiếm Biển Đông bằng mọi phương tiện cần thiết. Việc này đã trực tiếp đe dọa lợi ích của Hoa Kỳ, mà lợi ích này vượt xa lên trên khả năng tự do hoạt động của Hải quân Mỹ tại Biển Đông.

Đó chính là một hệ thống quốc tế rộng rãi – gọi là « trật tự dựa trên luật pháp » vẫn thường được chính quyền Obama nêu ra. Trong đó các Nhà nước đều bình đẳng với nhau theo các quy định và tiêu chuẩn đã cùng thỏa thuận ; đàm phán cũng như thủ tục trọng tài thay thế cho cưỡng bức và vũ lực – được coi là phương cách giải quyết tranh chấp.

Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) và các luật lệ theo tập quán quốc tế làm chỗ dựa cho công ước, là những thành phần chủ yếu của hệ thống này. Tất cả đã bị thiệt hại nghiêm trọng bởi những hành vi nhằm xác quyết chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông. Các quốc gia khác sẽ nhanh chóng nhận ra rằng họ bị bất lợi khi nghiêm túc tôn trọng UNCLOS, trong khi Trung Quốc bất chấp.

Hậu quả : Biển Đông sắp mất

Tiếc thay, trật tự dựa trên cơ sở luật pháp thì trừu tượng, không giúp bán được báo. Sự yểm trợ quân sự của Hoa Kỳ và các cường quốc bậc trung khác như Úc, Nhật Bản, Ấn Độ hết sức quan trọng để giúp các nước Đông Nam Á không bị Trung Quốc đè bẹp.

Hoa Kỳ phải đóng vai trò chủ đạo để răn đe thái độ hiếu chiến và các hành động leo thang quan trọng khác của Trung Quốc – như đã từng lên tiếng cảnh cáo ý định xây dựng trên bãi cạn Scarborough mùa xuân vừa rồi. Các quốc gia đối tác cần tìm cách tăng cường năng lực cho Hải quân và tuần duyên các nước Đông Nam Á, để họ có thể bảo vệ vùng biển tranh chấp, vốn đang phải đối mặt với áp lực chưa bao giờ tăng cao đến thế của Trung Quốc. Nhưng những nỗ lực an ninh này nhằm cải thiện tình hình tại chỗ, chứ chưa phải là hồi kết.

« Chiến thắng » tối hậu trên Biển Đông cho Hoa Kỳ và các đối tác là thuyết phục được Trung Quốc điều chỉnh những yêu sách của mình cho phù hợp với luật pháp quốc tế, và bình đẳng với các nước láng giềng. Đó là một thử thách khổng lồ, đòi hỏi phải có một chiến dịch ngoại giao và luật pháp tập trung vào việc vạch trần tính bất hợp pháp của các yêu sách Trung Quốc, khiến Bắc Kinh phải mang tai tiếng.

Quan trọng nhất là phải có những cam kết dài hạn. Việc vạch mặt chỉ tên và tố cáo để Trung Quốc tỏ ra khiêm tốn hơn, có thể phải mất cả một thập niên. Trung Quốc không phải là miễn nhiễm trước áp lực quốc tế hay trước cái giá phải trả cho việc trở thành một kẻ ở ngoài vòng pháp luật, nhưng sức kháng cự của họ rất lớn.

Hoa Kỳ và Philippines muốn tập hợp một liên minh quốc tế cho nỗ lực này. Trước hôm Manila chiến thắng ở Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye tháng 7/2016, một số đáng kể các quốc gia trên thế giới đã kêu gọi Trung Quốc tuân thủ phán quyết của tòa. Nhưng liên minh này đã tan rã sau khi tổng thống Rodrigo Duterte quyết định từ bỏ việc sử dụng áp lực quốc tế, với hy vọng Bắc Kinh sẽ đáp ứng một cách hòa hoãn hơn.

Quyết định của ông Duterte chủ yếu do quan điểm tư tưởng của ông, nhưng được biện minh là do Hoa Kỳ sẽ không bảo vệ Philippines chống lại Trung Quốc. Đây là một vết thương tự gây ra, có thể tránh được nếu chính quyền Obama nói rõ là hiệp ước quân sự hỗ tương giữa hai nước có thể áp dụng, để hỗ trợ cho quân đội và tàu chiến của Philippines trong vùng biển tranh chấp.

Trong khi được Duterte chìa ra cành ô liu và chính quyền Trump lo tập trung vào những hồ sơ khác, Trung Quốc tiếp tục củng cố các lợi ích của mình. Nhờ có các hải cảng và cơ sở hạ tầng đi kèm, số lượng tàu Trung Quốc tăng lên đáng kể tại khu vực nửa phía nam của đường 9 đoạn. Trong khi đội quân tiên phong này liên tục lấn chiếm vùng biển của các nước láng giềng, Trung Quốc tăng cường hơn bao giờ hết khả năng can thiệp, để ngăn trở các nước Đông Nam Á sử dụng vùng biển và đáy đại dương mà luật pháp quốc tế bảo đảm cho họ.

Nếu không có gì thay đổi, Trung Quốc trên thực tế sẽ kiểm soát toàn bộ vùng biển, vùng trời và tài nguyên của Biển Đông. Hải quân Hoa Kỳ có thể tiếp tục tiến hành các hoạt động ở vùng biển tranh chấp, làm ngơ trước những hành vi quấy nhiễu của đối tác Trung Quốc, nhưng sẽ không dễ chịu chút nào cho các nước Đông Nam Á cũng đòi hỏi chủ quyền Biển Đông. Việt Nam có thể tiếp tục phản đối thực tế mới này, nhưng những nước khác có cơ phải thích ứng với thực trạng tại chỗ. Hậu quả là hệ thống quốc tế và trật tự khu vực châu Á sẽ thường xuyên bị thay đổi theo hướng gây thiệt hại nặng nề cho lợi ích của Mỹ.

Thế nên, phải chăng Hoa Kỳ và các nước bạn đã bị mất Biển Đông ? Câu trả lời là chưa. Nhưng họ đang đánh mất, và mất một cách nhanh chóng.

Để thay đổi tình hình, trước tiên Washington cần phải nhìn nhận tầm quan trọng của hồ sơ này. Chính quyền Trump cần có chính sách rõ ràng và mạnh mẽ để bảo vệ lợi ích của Mỹ, đặc biệt là trật tự dựa trên luật pháp tại Biển Đông. Thứ đến, chính phủ Hoa Kỳ cần nắm lấy cơ hội, khi chính quyền Duterte nhận ra rằng Bắc Kinh không nhượng bộ như họ vẫn hy vọng – có lẽ qua lệnh cấm đánh cá trong khu vực, kể cả ở bãi cạn Scarborough kể từ ngày 1/5 của Trung Quốc.

Để đặt nền móng cho việc này, chính quyền ông Trump phải làm một việc từ lâu được chờ đợi : nói rõ rằng theo hiệp ước hỗ tương giữa hai nước, Mỹ sẽ yểm trợ lực lượng Philippines tại Biển Đông, vì vùng biển này thuộc Thái Bình Dương, theo điều V của hiệp ước. Như vậy công việc khó khăn là tái lập lực lượng quốc tế đối phó với yêu sách của Trung Quốc mới có thể khởi đầu.

kalua
Posts: 836
Joined: Sun Apr 22, 2012 5:26 pm

Post by kalua »

Ngoại giao Mỹ: Quan điểm của Donald Trump quay ngoặt 180°

Trọng Nghĩa

Image
Tổng thống Mỹ Donald Trump (T) họp báo chung với tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg (T), tại Nhà Trắng, ngày 12/04/2017.REUTERS/Jonathan Ernst

Từ chủ trương đối với NATO, cho đến lập trường đối với Trung Quốc hay là Nga, trong những ngày qua, chính tổng thống Mỹ Donald Trump đã biểu thị những quan điểm đối nghịch hoàn toàn với những gì ông đã hô hào trong thời gian qua hơn một năm qua. Ngày 13/04/2017, hãng tin Pháp AFP đã trích dẫn giới quan sát cho rằng đó là những dấu hiệu phản ánh đà « bình thường hóa » đường lối ngoại giao của Hoa Kỳ.

Thay đổi được AFP đánh giá là « hoành tráng » nhất liên quan đến Liên Minh Bắc Đại Tây Dương NATO. Trong suốt chiến dịch vận động tranh cử, và nhiều tuần lễ đầu tiên trong nhiệm kỳ tổng thống, ông Donald Trump đã liên tục mệnh danh NATO là một khối đã « lỗi thời », bao gồm các đồng minh chủ yếu là châu Âu chuyên ăn bám vào Mỹ, cho nên cần bị buộc phải chia sẻ « gánh nặng tài chính » với Washington bằng cách gia tăng chi tiêu quân sự.

Thế nhưng, hôm 12/04 vừa qua, tại một cuộc họp báo với tổng thư ký khối NATO Jens Stoltenberg, ông đã thay đổi hẳn thái độ, và công khai rút lại từ ngữ « lỗi thời » từng khiến cho NATO bực bội : « Tôi từng nói (là NATO) lỗi thời, nhưng (giờ đây NATO) không còn lỗi thời nữa ».

Tuy nhiên, tổng thống Mỹ vẫn yêu cầu là toàn bộ 28% thành viên NATO phải nâng chí phí quân sự của mình lên mức tối thiểu là 2% GDP, một yêu cầu vốn đã được toàn khối đồng ý từ lâu.

Dẫu sao thì thay đổi đánh giá 180° của tổng thống Mỹ trên tính chất gọi là « lỗi thời » của NATO đã dự báo tốt cho chuyến công du châu Âu đầu tiên của ông Trump trong tư cách chủ nhân Nhà Trắng sẽ đưa ông đến Bruxelles ngày 25/05 tới đây để tham dự Hội Nghị Thượng Đỉnh NATO.

Thay đổi cũng đáng chú ý không kém là lập trường đối với Trung Quốc, nước đã bị ông Donald Trump tố cáo thậm tệ là một kẻ « thao túng ngoại hối », ghìm giá đồng nhân dân tệ để gây hại cho nước Mỹ. Ông Trump đồng thời tuyên bố sẵn sàng trừng phạt thương mại Bắc Kinh bằng cách áp thuế cao trên hàng nhập từ Trung Quốc. Một trong những tuyên bố gây sốc của ông Trump là sẽ ký ngay lệnh quy định Trung Quốc là nước lũng đoạn ngoại tệ ngay ngày đầu tiên nhậm chức.

Thế nhưng mới đây, trong cuộc phỏng vấn ngày 12/04 dành cho nhật báo tài chánh Mỹ Wall Street Journal, ông Trump đã cho rằng Trung Quốc không hề phá giá đồng tiền của họ trong thời gian qua, và xác định rõ ràng : « Không, họ (tức là Trung Quốc) không phải những kẻ thao túng tiền tệ ». Dĩ nhiên là lệnh quy định rằng Trung Quốc là quốc gia lũng đoạn ngoại tệ mà ứng cử viên Trump từng hứa ban hành đã không hề xuất hiện.

Thay đổi lập trường đối với Nga cũng được ghi nhận trong bối cảnh là trước đây ông Donald Trump không hề che giấu ý muốn xích lại gần Mátxcơva hơn, không ngừng khen ngợi tổng thống Nga Putin mà ông cho là một lãnh đạo « mạnh » và « thông minh ».

Thế nhưng mới đây ông đã bớt hẳn những tuyên bố phấn khởi về Nga, thậm chí vào hôm qua, 14/04, ông còn nhấn mạnh rằng ông không hề « quen biết » ông Putin, rằng quan hệ giữa hai bên « có lẽ đang ở mức xấu nhất từ trước đến nay », và khả năng hòa giải khó thực hiện.

Đối với phát ngôn viên Nhà Trắng Sean Spicer, thay đổi quan điểm của ông Trump không có gì là lạ vì « bối cảnh đã thay đổi ». Nhận định này tương ứng với một lập luận rất phổ biến là một khi đã ngồi vào Phòng Bầu Dục tại Nhà Trắng, bất kỳ một tổng thống Mỹ nào cũng nhìn sự việc bằng một con mắt khác.

Ngoài ra, theo AFP, thay đổi quan điểm 180° của ông Trump cũng một phần bắt nguồn từ việc giàn cố vấn thân cận của ông đã thay đổi, với những nhân vật cực đoan như Steve Bannon, Mike Flynn và KT McFarland đã bị gạt ra, thay vào bằng tướng McMaster có cái nhìn truyền thống hơn.

Trong lãnh vực kinh tế, sự vươn lên của các nhân vật chuộng toàn cầu hóa trong chính quyền Trump cũng không xa lạ gì với thay đổi lập trường của tân tổng thống Mỹ. Trong số này phải kể đến ba người : Con gái Ivanka, và con rể Jared Kushner của ông Trump, cũng như là cố vấn kinh tế hàng đầu Gary Cohn.

kalua
Posts: 836
Joined: Sun Apr 22, 2012 5:26 pm

Post by kalua »

Image


Trump, tổng thống của chiến tranh?
Ian Buruma
Phạm Nguyên Trường dịch

- Dường như Donald Trump chẳng làm được việc gì trong suốt 11 tuần đầu tiên của nhiệm kỳ tổng thống...

Tòa án liên bang chặn đứng nỗ lực của ông trong việc cấm người dân từ sáu nước mà đa số là Hồi giáo vào Mỹ. Ông không thể bãi bỏ được đạo luật chăm sóc sức khỏe (“Obamacare”) của cựu Tổng thống Barack Obama, vì những người ôn hòa trong đảng Cộng hòa nghĩ rằng đề nghị thay thế của ông quá khắc nghiệt, còn những phần tử cực đoan thì nghĩ rằng chưa đủ khắc nghiệt như họ muốn.

Ngoài ra, cố vấn an ninh quốc gia của Trump, tướng Michael Flynn, đã phải từ chức vì những bê bối với người Nga, còn các thành viên trong nội bộ Nhà Trắng thì đang hục hặc như chó với mèo. Hai tờ báo The New York Times và Washington Post đã gọi Trump là kẻ dối trá. Tỉ lệ ủng hộ ông đã giảm còn 35%, thấp nhất từng được ghi nhận đối với một vị tổng thống mới.

Thế rồi, dường như thời điểm đã tới, Trump ra lệnh bắn 59 tên lửa Tomahawk vào một căn cứ không quân của Syria. Sau nhiều năm nằm dưới những trận mưa bom và bị lực lượng của Tổng thống Syria Bashar al-Assad tra tấn, sau khi kiên quyết không cho người Syria chạy khỏi vụ tàn sát bằng cách đến Mỹ như những người tị nạn, và sau khi nói rõ, ngay trong tuần trước, rằng Mỹ sẽ không làm gì nhằm lật đổ Assad, Trump đã nhìn thấy hình ảnh những trẻ em sùi bọt mép sau một cuộc tấn công nữa bằng khí hóa học, và ông đã thay đổi ý kiến.

Đột nhiên Obamacare, sự hỗn loạn trong Nhà Trắng, những đoạn văn lộn xộn trên tweetter và sự thiếu nhất quán về chính trị; cũng như việc ông xuất hiện tại cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình, mà chưa hề chuẩn bị, đã bị người ta quên hẳn. Tờ New York Times, một tờ báo rất ghét tổng thống ngay từ khi ông nắm được quyền lực, giờ đây đã dành gần như tất cả các mục để ca ngợi tính kiên định của vị tổng tư lệnh, người đã hành động để dạy cho thế giới (có nghĩa là Trung Quốc, Nga và Bắc Hàn) một bài học tuyệt vời.

Mà không chỉ New York Times. Tờ Wall Street Journal cũng ca ngợi hành động của Trump, đương nhiên rồi, nhưng Ignatius của tờ Washington Post cũng làm như thế, ông này cho rằng “khía cạnh đạo đức của ban lãnh đạo” đã tìm được đường vào Nhà Trắng của Trump. Brian Williams, người dẫn chương trình trên kênh MSNBC, tỏ ra phấn khởi trước hình ảnh của cuộc tấn công bằng tên lửa đến mức chỉ tìm được đúng một từ để mô ta: “Đẹp!”

Phải là người có trái tim sắt đá mới không khoái khi nhìn thấy Assad đổ máu mũi. Tấn công thường dân nước mình hay bất kì nước nào khác bằng khí độc là tội ác chiến tranh khủng khiếp. Nhưng cuộc tấn công một sân bay không phải là chiến lược và sẽ chẳng làm được gì nhiều để chấm dứt cuộc nội chiến ở Syria.

Tuy nhiên, cuộc tấn công bằng tên lửa Tomahawk đã làm người ta không còn chú ý tới những vấn đề chính trị của Trump nữa. Và việc đó, ít nhất cũng phải là một phần của lời giải thích cho hành động của ông ta.

Trump có thể không biết nhiều về thế giới, và ông có thể không biết gì về chính sách đối ngoại, nhưng ông là bậc thầy của môn nghệ thuật đặc biệt: Tự quảng bá bằng cách lèo lái các phương tiện truyền thông truyền thống và mạng xã hội. Ông biết cách lôi kéo tin tức. Mục tiêu của ông, như một ngôi sao truyền hình thực tế, một người quảng bá thương hiệu của mình, và một chính trị gia, là nhất quán: Công nhận mình là người vĩ đại nhất, mạnh mẽ nhất và được yêu mến nhất thế giới.

Một trong những cách lợi dụng nỗi sợ hãi và tức giận của hàng triệu người Mỹ, những người đã bị vỡ mộng vì những cuộc chiến tranh vô tận, là hứa biến nước Mỹ thành số một, bằng cách rút khỏi những rắc rối ở nước ngoài – trong lĩnh vực thương mại, trong các tổ chức đa quốc gia và đặc biệt là các cuộc xung đột quân sự. Như ông đã nói ngay trong thời gian gần đây: “Tôi không, và tôi không muốn, là tổng thống của cả thế giới”.

Nhưng bây giờ ông đã bước chân vào con đường tốt nhất để đạt mục tiêu của mình là được người ta hoan nghênh như một người cứng rắn: Hành động quân sự. Những nỗ lực của ông nhằm thể hiện mình như một vị tổng thống vĩ đại đã chùn bước, nhưng, như một vị tổng tư lệnh, dường như ông đã giành được chiến thắng lớn trong lĩnh vực thực sự quan trọng đối với ông: Các phương tiện thông tin đại chúng.

Người dân có thể mệt mỏi vì những cuộc chiến do George W. Bush phát động, nhưng phản ứng trước cuộc tấn công bằng Tomahawks của Trump, thậm chí ngay trên tờ New York Times đáng kính đã làm rõ một việc: Khi vị tổng tư lệnh đối đầu với kẻ thù ở bên ngoài, nhân dân sẽ ủng hộ, như thể đấy là nhiệm vụ xuất phát từ lòng ái quốc của họ. Và nếu việc đánh bom căn cứ không quân là dấu hiệu của sự lãnh đạo về mặt đạo đức, thì nghi ngờ nó không chỉ là không yêu nước mà còn là vô đạo đức, như thể không muốn làm cái gì đó để giúp những đứa trẻ khốn khổ đã trở thành đối tượng của những cuộc tấn công bằng khí độc của Assad.

Ngay cả khi Tomahawks của Trump không giải quyết được những cuộc xung đột ở Trung Đông, và thậm chí nếu những quả tên lửa này có thực sự làm cho vấn đề tồi tệ thêm, thì ông cũng đã giành được thắng lợi quan trọng ở trong nước. Trong con mắt của nhiều người chỉ trích, bây giờ ông trông đã có dáng tổng thống. Và ông có thể đã sửa chữa, dù chỉ tạm thời, sự chia rẽ nghiêm trọng trong đảng Cộng hòa.

Thật vậy, một số đối thủ hung tợn nhất của Trump là những người tân bảo thù, họ cũng chính là những người tích cực ủng hộ cuộc chiến của Bush ở Iraq. Họ căm thù hứa của ông, rằng sẽ rút khỏi cuộc những cuộc xung đột ở nước ngoài. Bây giờ họ có khả năng là sẽ tập hợp lại xung quanh ông.

Trump vẫn không có chiến lược, ở cả Trung Đông lẫn châu Á, nơi Kim Jong-un, nhà cầm quyền độc tài của Bắc Triều Tiên, đang hết sức cố gắng để lôi kéo tin và kích động Trump bằng những cuộc thử vũ khí hạt nhân và tên lửa tầm xa. Nhưng bây giờ Trump biết phải làm gì để được ngưỡng mộ như một nhà lãnh đạo vĩ đại. Nhóm tầu tấn công tàu (CSG) của Mỹ đang trên đường đến bán đảo Triều Tiên. Cuộc tấn công Triều Tiên, khác với cuộc tấn công sân bay ở Syria, có thể dẫn đến chiến tranh hạt nhân. Nhưng khía cạnh đạo đức của Trump đã được khôi phục. Sẽ đẹp.

-----------------------

Ian Buruma là Giáo sư về dân chủ, quyền con người và báo chí ở Bard College. Ông là tác giả của nhiều cuốn sách, trong đó có Murder in Amsterdam: The Death of Theo Van Gogh and the Limits of Tolerance và Year Zero: A History of 1945.

Nguồn https://www.project-syndicate. org/commentary/trump-syria- missiles-media-reactions-by- ian-buruma-2017-04

User avatar
TheLang
Posts: 1960
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:43 am

Post by TheLang »

KỊCH BẢN
Chiến Tranh Việt Nam và giặc Tàu Hán


Tác Giả: MẠC-VÂN

Chiến tranh Việt Nam Trung Quốc có thể bùng nổ ra bất cứ lúc nào và không thể nào tránh khỏi. Đây là một cuộc chiến rất cần thiết trong chiến lược Hán hóa Việt Nam và khai thông cho con đường tiến xuống Đông Nam Á của Trung Quốc.

Một chiến lược bằng mọi giá họ phải thực hiện để tiến tới bá chủ thế giới. Họ đã suy nghĩ tính tóan kỹ lưỡng và sẵn sàng chấp nhận mọi hậu quả mà cả thế giới có thể đưa đến cho họ và sẵn sàng hy sinh vài trăm triệu dân để thực hiện ý đồ khủng khiếp này.

Có nhiều người vẫn lạc quan ngây thơ cho rằng chiến tranh TQ - VN không thể nào xẩy ra. Họ đưa ra nhiều dẫn chứng trong đó có đề cập đến cuộc chiến 79 rằng TQ đã trả một giá quá đắt rằng : bây giờ TQ không cần động binh vì đã có đảng Cộng sản VN làm tay sai. Nhìn chung chung thì những lý do này có phần thuyết phục nhưng đó không phải là chiến luợc về lâu về dài mà TQ có thể hoàn tòan dựa vào được.
Bên ngoài thì hai nước coi nhau như: “Môi hở răng lạnh” nhưng sau lưng “ Môi bể răng rụng” lại có 16 chữ vàng và bốn tốt thế nhưng anh khổng lồ TQ vẫn coi bọn CSVN là bọn phản phúc ăn cháo đá bát không thể nào tin tưởng dược. Trái lại anh CSVN bề ngoài ngậm đắng nuốt cay cũng không tin tưởng gi lắm vào người láng giềng ỷ thế đông dân lấy thịt đè người cho nên cũng đay đáy bên lòng lo giữ miếng. Màn bi hài kịch này liệu tồn tại được bao lâu?

Hàng ngày người đàn anh khổng lồ lại tỏ ra bộ mặt tham lam. Hai nước “núi liên núi sông liền sông cùng chung một biển đông” nhưng nay biển đông lại vào túi người đàn anh còn sông núi thì rỏ ràng là VN mất Ải Nam Quan, thác Bản giốc và cùng nhiều điểm cao chiến lược ở các tỉnh biên giới và hiện giờ người láng giềng bốn tốt lại thò tay vào vùng Cao Nguyên. Rốt cuộc VN chỉ còn lại 16 chủ vàng và 4 tốt. Nghe rất hay nhưng khó nuốt quá.
Có những tờ báo TQ đưa ra nhận định tương tự là TQ không thể thắng VN . Đây là những tờ báo với những luận điệu nguy hiểm dùng để ru ngủ chúng ta làm cho chúng ta yên tâm mà không đề phòng. Nên nhớ rằng TQ dàn hỏa tiển hướng về Đài Loan và đe dọa sẽ đánh chiếm hải đảo này bằng vũ lực. Đây chỉ là một chiến lược dương đông kích tây. Đài Loan chỉ là diện VN mới là điểm. Đảng cộng sản VN đã làm hết lòng để thần phục dù phải cắt đất cắt biển dâng cho TQ hòng được bền vững lâu dài. Nhưng tham vọng của TQ không phải ngừng lại đó. Dưới cái nhìn cuả đế quốc TQ thì đảng Công sản VN chỉ là bọn làm tay sai đắc lực cho đến khi họ đã hòan thành những mưu đồ thì cũng bị bỏ vào thùng rác. Mồi đã bắt được thì chó săn sẽ bị giết cung nỏ sẽ bị bẻ gãy chẳng chút tiếc thương. Không ai thích chiến tranh, nhưng chiến tranh vẫn xảy ra và xảy ra một cách rất bất ngờ.

“MUỐN CÓ HÒA BÌNH PHẢI CHUẨN BỊ CHIẾN TRANH...”
Đó là tư tưởng của các chiến lược gia từ cổ chí kim từ “Tôn Tử, Von Clausewitz cho đến Alfred Mahan, Groshkov v..v..” . Như vậy rõ ràng là ta phải mạnh mới khỏi bị uy hiếp. Ta không thể ngây ngô quỳ gối lạy kẻ thù để xin làm hòa với họ được ...Chưa gì mà TQ đe dọa VN phải sẵn sàng để nghe đại bác. Những lời đe dọa phách lối này của TQ phải xuất phát vào những yếu kém của VN mà họ đã nắm được tẩy.

Bây giờ TQ thỉnh thoảng lại tập trận gần biên giới hai nước có ý nhắn VN là họ sẵn sàng bất cứ lúc nào cũng có thể xua quân qua dạy VN thêm một bài học mới. Báo TQ đưa ra chiến lược đánh VN trong vòng 30 ngày. Chúng ta đừng coi thường nếu có chiến tranh xẩy ra chắc họ sẽ áp dụng những chiến lược này. Cuộc chiến mới này sẽ dựa theo chiến lược đánh chớp nhoáng theo chiến thuật “Blitzkrieg” tập trung hỏa lực đặc biệt là không quân và chiến xa kèm theo bộ binh mà Đức quốc xã đã áp dụng trong đệ nhị thế chiến đã từng làm cho liên quân Anh Pháp và cả Liên xô không kịp trở tay.
CHIẾN TRƯỜNG SẼ ĐƯỢC QUYẾT ĐỊNH TRONG 48 ĐỒNG HỒ ĐẦU TIÊN.
Không quân Trung Quốc sẽ tập trung ồ ạt dội bom vào các phi truờng VN từ bắc chí nam mục đích là làm tê liệt không quân VN ngay dưới đất khi chưa có thì giờ cất cánh. Kế tiếp KQ TQ sẽ tiêu diệt các dàn hỏa tiễn Bastion phá hủy các kho đạn dựoc xăng dầu. TQ đã điều nghiên kỹ lưỡng những vị trí chiến lược từ trước và nhờ sự hướng dẩn dưới đất do bọn quân nhân TQ trá hình làm công nhân nên cuộc tập kích rất chính xác. Kết quả là những mục tiêu bị hư hại nặng. Song song với cuộc không tập; bộ binh TQ đã dàn ở biên giới it nhất là 50 sư đòan tức là trên dưới 500 ngàn quân và ít nhất là cả ngàn chiến xa và cả ngàn khẩu đại pháo. Bộ binh TQ chỉ sẵn sàng vượt biên giới khi có lệnh để dứt điểm lần cuối hòng xóa bản đồ V N.
Trong lúc bộ binh TQ dàn sẵn ở biên giới thì một sư đòan dù đã nhảy xuống Lâm Đồng nơi họ đang khai thác beauxite hợp cùng đám quân nhân trá hình ở đây làm đầu tàu cho một cuộc tập quân lớn ở vùng Cao nguyên chiến lược này.

Hải quân TQ đổ bộ TQLC lên các bờ biển Thanh Hóa, Đà nẵng. Cam ranh và Vũng Tàu. Đòng thời những chiến hạm TQ bắn phá các căn cứ hải quân VN ven bờ duyên hải. Lợi dụng tình hình VN đang rối rắm TQ sẽ đánh chiếm Truờng sa như họ đã chiếm Hoàng sa vào năm 1974.

VN hiện giờ có 400 ngàn quân chính quy và 5 triệu dân quân. Vũ khí trang bị từ thời 70 nay dã trở thành cũ kỹ không hiện đại hóa nhất là lực lượng thiết giáp KQ và HQ. Chỉ có một một phi đội Su 30 mua của Nga là máy bay chiến đấu hiện đại nhất.

Sau cuộc tập kích chớp nhoáng của TQ bộ đội VN những phút đầu đã bị đánh bất ngờ và không được điều động kịp thời để ngăn được quân TQ ồ ạt tràn qua biên giới như nước vỡ bờ. Lực lượng dân quân đã mãnh liệt chống đối nhưng không thể nào ngăn nổi bước tiến cuả đại quân TQ như cuộc chiến 79.

Một số phi cơ còn lại của VN đặc biệt là phi đội Su 30 đã anh dũng lên ngăn chiến và đã hạ đuợc rất nhiều phi cơ địch. Cuộc không chiến bất ngờ này đã làm cho các phi công TQ khiếp đảm. Đó là dấu hiệu đầu tiên sự hồi sinh của quân đội VN và là một ánh lửa bừng sáng trong lòng người dân Việt vốn đã có sự thù hận truyền kiếp của kẻ thù phương Bắc. Đây là một sức mạnh vô biên của lòng dân mà không một kẻ thù nào uy hiếp được.

Đoàn quân xâm lược đang hướng thẵng Hà Nội thủ đô VN được tăng cường thêm hàng trăm ngàn lính TQ trá hình làm Công nhân sẵn ở VN. Một vài vị chỉ huy tướng lãnh cao cấp VN được bọn Tàu mua chuộc cũng trở cờ theo địch nhưng đã bị các sỉ quan trẻ phản đối và họ sẽ thề chiến đấu đến cùng để bảo vệ tổ quốc mà không cần đảng cộng sản. Chính những cấp chỉ huy can đảm và đầy nhiệt huyết này sẽ cứu nước cứu dân trong cơn nguy biến. Một trong những cấp chỉ huy tài ba này sẽ trở thành một vị siêu anh hùng như Trần hưng Đạo, Lê Lợi , Ngô Quyền đứng lên hiệu triệu tòan dân toàn quân kháng chiến dưới là cờ chính nghĩa. Sau những phút đầu khủng hoảng khiếp sợ người dân VN đã đứng dậy muôn nguời như một sẵn sàng hy sinh cho tổ quốc được sống. Đây cũng là một cuộc chiến mà người dân VN chỉ có một lối thóat hoặc thắng hoặc chết không tù binh không nhân nhượng không áp dụng luật quốc tế .

Dân Hà nội đang gấp rút di tản trong khi đó có vài vị tai to mặt lớn trong chính phủ tiền bạc ở ngoại quốc đã vội đem vợ con vào các tòa đại sứ Âu Mỹ xin tỵ nạn. Một lọat sóng thuyền nhân mới ồ ạt ra khơi đến ở các nước ĐNA như thời 75.

Nguyễn Chí Vịnh tên tướng theo Tàu đàng sau lưng lại có những tên Lê Chiêu Thống kiểu như Đổ Mười, Lê đức Anh, Lê khả Phiêu,Trần Đức Lương v..v... làm cố vấn đứng ra hô hào hợp tác với quân Tàu nhưng bị dân chúng tẩy chay. Hàng lọat đảng viên bỏ đảng phản đối. Trên đường tiến quân người dân không chạy kịp bị tàn sát hãm hiếp, nhà cửa một phần bị đốt phá hoặc bị bọn Tàu di dân qua chiếm ở.

TQ đã có chủ trương gây ra một cuộc chiến diệt chủng. Chiếm đóng xong là đã có kế hoạch đưa dân Hán lấp vào chỗ trống ngay. Vòng đai Hà nội được phòng thủ bằng năm sư đòan chính quy rải rác đóng quân dài thành một vòng cung 30 cây số. Trên đường tiến về thủ đô quân TQ dã đụng độ rât nhiều trận lẻ tẻ nhưng gây thiệt hại rất đáng kể do dân quân du kích gây ra. Nhờ vào vị trí hiểm trở một phần khác do xa lạ nên quân Tàu đã bị phục kích bị giết rất nhiều, hàng trăm chiến xa rải rác phơi thây dài dài từ biên giới về đến đồng bằng sông Hồng. Cuộc tiến quân về Hà Nội dự trù ăn sáng ở biên giới ăn trưa ở Hà nội đã không xảy ra như ý của các tướng lãnh tư lệnh chiến trường mong muốn.

Càng tiến gần thủ đô Hà Nội quân TQ mới bắt đầu nếm mùi đụng độ với quân chính quy thiện chiến của VN. Những trận chiến nẩy lửa đã xãy ra làm quân TQ khựng lại để chờ tiếp viện. Các chiến trường khác từ Bắc chí Nam đều trở nên sôi động. Phương tiện giao thông và cầu cống đều bị phá hủy làm cho đòan quân xâm lược rất khó khăn di chuyển. Quân TQ đi đến đâu đều bị quân dân VN anh dũng phối hợp chận đánh.

Lịch sử đã tái diễn như ngàn năm xưa với Bà Trưng Bà Triệu, Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung. Dòng máu anh hùng của từng lớp trai xông ra chiến trường quyết sống chết với quân thù. Tin TQ xâm chiếm VN làm rúng động thế giới từ Mỹ sang Âu không khác gi tin quân Đức quốc xã của Hitler chiếm đống Ba Lan năm 1939 đã châm ngòi cho đại chiến thứ hai và gây lên một làn sống phản đối mạnh mẽ chưa từng thấy. Cả thế giới đang chuẩn bị giúp VN. Trong lúc đó các nước Đông Nam Á run sợ. Họ biết rằng sau VN là đến họ. Sau Đông Nam Á đến Úc, Tân Tây Lan, Nhât Bãn, Đại Hàn và đến lượt cuối cùng là Nga, MỸ và Âu châu. Cũng bởi những lý do này mà đã bắt đầu có sự hiện diện bí mật của những tóan biệt kích Mỹ lực lượng đặc biệt của NATO v.v... bắt liên lạc với quân VN điều nghiên viện trợ khẩn cấp vũ khí đạn dược lương thực thuốc men v..v..

Những vú khí tối tân như hỏa tiễn “Tow” diệt chiến xa những hỏa tiễn phòng không cầm tay :Stinger, Sa7 strella” bắt đầu xuất hiện sẽ làm cho các phi công TQ lạnh cẵng như đã làm cho các phi công Nga khiếp vía ở Afganistan. VN trở thành một bãi chiến trường quốc tế một bên là TQ một bên là cả thế giới Âu Mỹ, Úc, Asean v.v..

Thế cờ đã bày ra trước mặt.
Ngoại trưởng Mỹ Tillerson đã tuyên bố Mỹ có quyền lợi ở biển đông đã làm cho ngoại trưởng Trung Cộng tức giận bỏ phòng họp. Hàng không mẩu hạm Mỹ Washington ngang nhiên tiến vào biển đông nơi mà Trung quốc cho đó là quyền lợi cốt lõi của họ và không ai đuợc xâm phạm đến. Chủ tịch Tập Cận Bình đã ra lệnh cho Hải quân TQ chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu.
TQLC Mỹ đã vào Úc. Những tàu bay Rapter, B2, F35 của Mỹ đã được điều động đến Guam. Hải quân Mỹ đã sẵn sàng khai triển ở Singapore cho các chiến hạm tối tân loại mới LCS (Littoral Combat Ships). Sau hai cuộc chiến Iraq và Afganistan trọng tâm của chiến lược Mỹ đang được điều động đến vùng Á Châu Thái bình Dương. Những căn cứ cũ của Mỹ ở Philippine như Subic Bay và Clark Air Base chắc chắn sẽ sẵn sàng đón quân Mỹ trở lại. Mỹ vẫn còn ràng buộc với Philippine qua hiệp ước liên phòng được ký vào năm 1951 bây giờ vẫn còn hiệu lực. Khi khẩn cấp Mỹ cũng có thể trở lại các căn cứ cũ U Ta Pao, Nakol phanol trên đất Thái v..v...Vòng vây càng ngày càng siết chặt TQ.
Chính phủ và Đảng Cộng sản VN hình như đang tỉnh giấc mơ. Đứng trước ngã ba chắc chắn bắt họ phải chọn lấy một con đường:
THEO TQ BỎ NƯỚC BỎ DÂN ĐỂ GIỮ ĐẢNG?
THEO DÂN THEO THẾ GIỚI ĐỂ CỨU NƯỚC ?

Cuộc chiến chắc rất căm go và rất dài. Không biết sẽ ngã ngũ ra sao...VN sẽ là tiền đồn của thế giới. Vận mệnh của các nước ĐNA, các nước châu Á Thái bình dương đang nằm trên cán cân tùy theo kết quả của cuộc chiến. Các nước Nhật bản, Đại hàn, UC, Tân Tây Lan, Indonesia, Mã,Thái, Singapore vội vã tăng cường quốc phòng trang bị các loại võ khí tối tân nhất là Hải quân. Hai nước láng giềng Cam Bốt Lào chỉ còn biết rung chuông gõ mõ cầu xin Trời Phật hộ trì và chỉ còn biết mong chờ kết quả của cuộc chiến sẽ ngã ngũ về đâu thì lo uốn mình theo chiều đó.
Hiểm họa da vàng là một thử thách cho các nước Âu Mỹ chắc sẽ làm cho các dân tộc da trắng nhớ đến vó ngựa Mông Cổ từng làm cho tổ tiên họ khiếp viá mà sẵn sàng chuẩn bị đối phó. VN THẮNG THẾ GIỚI SẼ THỞ DÀI. VN BẠI THÌ ĐẠI CHIẾN THỨ BA CHỈ CÒN MỘT BƯỚC. MỘT BƯỚC NGẮN...

Mạc-Vân

User avatar
VuPhong
Posts: 2910
Joined: Wed Dec 01, 2004 4:28 pm

Post by VuPhong »

Image

Ðảng mất mặt

Ngô Nhân Dụng
Ðảng Cộng Sản sẽ giải quyết nhanh chóng vụ Ðồng Tâm. Càng kéo dài thì càng mất mặt. Một chế độ độc tài bắt đầu lung lay khi bộ máy đàn áp không còn làm cho dân sợ hãi nữa. Chế độ sẽ sụp đổ nhanh chóng khi bị toàn dân khinh rẻ, chính những người lo bảo vệ chế độ cũng giao động tinh thần. Biến cố Ðồng Tâm cho thấy cả hai triệu chứng đó. Biến cố này càng kéo dài thì đảng Cộng Sản càng mất mặt. Cho nên, trước sau họ phải tìm cách chấm dứt, chấm dứt càng sớm càng tốt.

Trước đây không ai tưởng tượng được có cảnh dân chúng Việt Nam bắt giam cán bộ nhà nước làm con tin, rồi cho điều đình trao đổi. Chưa hết, người được thả còn phải đứng ra cầm loa long trọng cảm ơn! Dân xã Ðồng Tâm đã trả tự do cho ông Ðặng Văn Cảnh, trưởng Ban Tuyên Giáo Huyện Ủy Mỹ Ðức sau 6 ngày giam cầm; và ông này còn phải đọc một “Bản tường trình,” ngỏ lời “thay mặt anh em, cảm ơn bà con,” là những người dân đã bắt giam mình! Nếu có óc hài hước, phải gọi đó là “bản thu hoạch,” giống như những tù nhân bị đi “cải tạo” vẫn phải viết.

Một ông trưởng Ban Tuyên Giáo cấp huyện mất mặt, có thể tự hy sinh. Nhưng đến ông chủ tịch thành phố cũng mất mặt thì làm sao rửa được?

Ông Nguyễn Ðức Chung vốn là một tướng công an, là ủy viên Trung Ương Ðảng, giữ chức chủ tịch Hà Nội. Vậy mà câu ông nói qua điện thoại, hỏi một người dân Ðồng Tâm: “Nếu tôi xuống Ðồng Tâm, liệu người ta có bắt tôi không?” bây giờ người Việt Nam ai cũng biết. Bao giờ đến lượt ông Nguyễn Phú Trọng cũng phải hỏi: “Nếu tôi tới…, liệu người ta có bắt tôi không?”

Ông Nguyễn Ðức Chung tuyên bố sẽ “xuống” để “đối thoại” với dân xã, rồi lại rụt rè không dám xuống. Ðến khi ông tin tưởng các lực lượng bảo vệ, lấy hết can đảm “xuống” để “đối thoại với dân,” thì người dân Ðồng Tâm lại không ai thèm đến nhìn cái mặt ông! Còn mặt mũi nào nữa!

Trong khi ông chủ tịch thành phố mất mặt như thế thì tất cả mọi người trong nước theo dõi tim tức đã phải kính phục cụ Lê Ðình Kình. Ông cụ 82 tuổi, một đảng viên Cộng Sản suốt 60 năm, bây giờ được coi là người lãnh đạo “cuộc nổi dậy” chống lại chính sách cướp đất của đảng.

Cụ Lê Ðình Kình sẽ là hình ảnh khích lệ người dân nơi khác, trong những vụ dân chúng chống cướp đất đang diễn ra khắp nước. Sẽ còn xuất hiện những cụ Lê Ðình Kình khác.

Dân làng Vọng Ðông, xã Yên Trung, huyện Yên Phong, Bắc Ninh, đang theo gương dân xã Ðồng Tâm, đứng lên chống “cưỡng chế” đảng cướp đất mà không bồi thường cho dân thỏa đáng. Một người đơn độc ở xã Gành Dầu, tỉnh Kiên Giang, là ông Lê Văn Bé cũng dám chống lại lệnh “cưỡng chế” chiếm đất của mình, để đảng giao cho tư bản khai thác khu du lịch. Chỉ một gia đình ông Lê Văn Bé mà chính quyền Phú Quốc phải kéo tới hàng trăm cảnh sát, công an đàn áp! Chắc đảng ta đã rút ra bài học ở xã Ðồng Tâm, cần hàng trăm tay súng vì sợ một mình ông Bé cũng có thể bắt giam cán bộ nhà nước!

Tại thành phố Lai Châu thì bốn gia đình bị cướp đất chống cự, họ không bắt giam được ai cả. Tờ báo Nhân Dân mô tả: “Khi cơ quan chức năng tiến hành các bước cưỡng chế, các hộ gia đình trên đã không chấp hành, dùng vũ lực và các dụng cụ, vũ khí tự chế để chống lại người thi hành công vụ làm hơn chục người của lực lượng chức năng bị thương.” Khi tờ báo chính thức của đảng loan tin có tới hơn chục cảnh sát công an an bị thương, họ tưởng như vậy là kết tội những người dân bị cướp đất dám chống cự lệnh nhà nước. Nhưng ai đọc tờ báo đảng cũng tự hỏi: Bốn gia đình gồm có bao nhiêu người? Bao nhiêu người là các cụ già, phụ nữ, trẻ em? Nhà nước đã đem xe vòi rồng xịt nước đàn áp họ, mà những người này tay không vũ khí, làm sao chống cự? Báo đảng tính chửi bới dân nhưng chỉ để lộ bộ mặt nói dối trắng trợn, vu oan giá họa cho những người dân bị đảng ăn cướp!

Nhưng tại sao bốn gia đình này còn làm cho hàng chục “chiến sĩ công an cảnh sát” bị thương? Bộ cảnh sát công an của chế độ bây giờ toàn những bọn yếu như sên, nhát như cáy cả hay sao? Báo Nhân Dân, trong lúc hăng hái làm bổn phận bôi nhọ và chửi bới dân, đã vô tình bêu riếu cả lực lượng công an cảnh sát đang phục vụ chế độ! Báo Nhân Dân càng cố bôi xấu dân chúng thì chế độ càng mất mặt, vì người dân thấy nhà nước yếu quá!

Người ta phải tự hỏi tại sao một tờ báo đã kiên trì phục vụ đảng suốt 60, 70 năm mà lại phạm một lỗi lầm sơ đẳng như vậy?

Có thể giải thích rằng ngay các cán bộ tuyên truyền của đảng Cộng Sản cũng chán cái công việc “nói láo ăn tiền” của họ rồi! Họ thuộc lòng những chỉ thị, cố thi hành đầy đủ: Phải mô tả dân chúng chống cướp đất thật xấu, bịa đặt để bôi nhọ bằng mọi cách. Phải đề cao đảng và nhà nước đầy hình ảnh tử tế, thương dân, yêu dân, phục vụ dân. Ðám cán bộ văn hóa tư tưởng đã theo đúng sách đó mà làm một cách máy móc, không còn dùng tới đầu óc suy nghĩ nữa.

Tình trạng các cán bộ làm công việc tuyên truyền theo đúng công thức cũng giống như tình trạng các cán bộ trong bộ máy đàn áp tại Biến Cố Ðồng Tâm. Người ta phải hỏi: Tại sao mấy chục cảnh sát, công an đã để cho người dân xã Ðồng Tâm bắt giam, không chống cự, cũng không bỏ chạy? Nếu họ thực tình muốn tự vệ, dân nào có thể bắt và giam giữ họ?

Chế độ Cộng Sản dựa trên hai nền móng: Tuyên truyền và bạo lực. Một bộ máy nói dối thuần thục, và một bộ máy kìm kẹp, đàn áp chuyên nghiệp, đó là những vũ khí giúp đảng Cộng Sản còn tồn tại.

Nhưng cả hai bộ máy trên đều dùng đến con người. Mà con người thì không phải máy móc. Khi chính những con người trong hai guồng máy đó cảm thấy họ đang sống trong cảnh lo sợ vì chế độ thoái trào, suy sụp không cách nào trốn tránh, thì tinh thần họ bị giao động, chán chường.

Tình trạng này thể hiện trong Biến Cố Ðồng Tâm. Hàng chục cảnh sát cơ động để yên cho người dân bắt giữ mình. Một trưởng Ban Tuyên Giáo cấp huyện ủy chịu đứng ra đọc “bản thu hoạch” và cảm ơn người dân đã bắt giam mình, hoàn toàn không theo pháp luật. Cả hai hình ảnh đó làm mất mặt cả chế độ, cả đảng Cộng Sản Việt Nam.

Cho nên, bọn Nguyễn Phú Trọng nếu biết suy nghĩ sẽ phải ra lệnh giải quyết vụ Ðồng Tâm sớm. Bây giờ người dân chỉ còn giam giữ dưới hai chục con tin để thỏa mãn các đòi hỏi và đặt thêm các điều kiện giúp họ tự vệ, không bị trả thù. Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản sẽ phải nhượng bộ, vì càng để cho Nguyễn Ðức Chung kéo dài cuộc mặc cả kỳ kèo bớt một thêm hai, càng dùng các thủ đoạn gian trá không còn đánh lừa được dân nữa, thì biến cố càng kéo dài. Hình ảnh xã Ðồng Tâm sẽ được cả nước chiêm ngưỡng; những người dân đang bị oan ức khắp nơi sẽ rút ra những bài học cho chính họ!

User avatar
saohom
Posts: 2212
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Post by saohom »

Image

Chiến thắng Đồng Tâm

(Danlambao) - Lần đầu tiên trong thể chế độc tài toàn trị, để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, những người dân Việt Nam đã bắt giữ những kẻ thừa lệnh nhà cầm quyền để cướp đất và đàn áp dân.

Lần đầu tiên, một quan chức cao cấp của đảng là Nguyễn Đức Chung, chủ tịch Hà Nội, đã phải nhượng bộ và ký giấy cam kết: "Không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với toàn thể nhân dân xã Đồng Tâm".

Câu cam kết này mang nhiều ý nghĩa:

- Nguyễn Đức Chung phải xác nhận "toàn thể nhân dân Đồng Tâm" là những người đã đứng lên để bảo vệ quyền lợi của chính họ chứ không phải do bất kỳ ai âm mưu kích động cả.

- Nguyễn Đức Chung đã xác nhận việc người dân bắt giữ 38 quan chức, công an cộng sản làm con tin khi họ bị đàn áp và công lý bị chà đạp là một việc làm không trái pháp luật.

- Đây là một bằng chứng hùng hồn nhất từ một quan chức cao cấp của nhà cầm quyền đã xác minh rằng: tuyên giáo đảng và nhiều quan chức, cán bộ cộng sản, dư luận viên trong những ngày qua đã vu khống, xuyên tạc người dân Đồng Tâm bị kẻ xấu kích động, có những hành vi vi phạm luật pháp.
Image Khi cam kết "Trực tiếp kiểm tra đoàn thanh tra chỉ đạo sát sao làm đúng sự thật khách quan và đúng pháp luật. Khu vực đất Đồng Xuân rõ ràng đâu là đất quốc phòng, đâu là đất nông nghiệp, không mập mờ, đảm bảo đúng quyền lời cho nhân dân Đồng Tâm theo quy định pháp luật", Nguyễn Đức Chung đã thú nhận rằng: khi các quan chức và công an địa phương tiến hành cướp đất thì chưa có một sự rõ ràng nào về khu đất mà họ muốn cưỡng chế. Do đó, một lần nữa, hành động chống đối của người dân là hợp tình, hợp lý và hợp pháp.

Cam kết sau cùng về việc "chỉ đạo điều tra xác minh việc bắt và gây thương tích cho cụ Lê Đình Kình, xử lý nghiêm theo quy định pháp luật" là một chỉ dấu cho thấy hành vi của công an là sai trái và vi phạm pháp luật.

Cuộc chiến đấu giữ đất của người dân vẫn sẽ còn tiếp diễn với nhiều thử thách. Nhưng ở bước khởi đầu, đây là chiến thắng lịch sử của Đồng Tâm.

Đây cũng là chiến thắng của truyền thông lề dân khi từng giờ, từng ngày, các trang blog, facebook đã không ngừng soi rọi thông tin, phân tích, bình luận và đứng về sự thật, lẽ phải và công lý.

Chiến thắng này cũng là chiến thắng chung của người dân Việt Nam khi sự việc xảy ra ở Đồng Tâm sẽ mở ra những tiền lệ cho những hành động phản kháng chính đáng của người dân khi bị áp bức. Đây cũng là kinh nghiệm đấu tranh thực tế cho nỗ lực chống lại những hành vi sai trái, bất công, vi phạm pháp luật của cường quyền.

Chiến thắng này sẽ mở ra nhiều cuộc chiến thắng khác cho dân oan 3 miền đã, đang và sẽ bị nhà cầm quyền cưỡng chế đất đai để phục vụ cho mưu đồ làm giàu của cán bộ và của những con buôn bản xứ lẫn ngoại bang.

Chiến thắng này cũng là chiến thắng của lòng can đảm. Người dân cả nước sẽ dần theo bước chân của Đồng Tâm để vượt qua sự sợ hãi. Trong khi đó tập đoàn cường hào ác bá, các lực lượng côn an côn đồ sẽ phải đối diện với sự sợ hãi chưa từng có. Ở Đồng Tâm, không thể gọi những người dân ở đây là những con cừu và tập đoàn cai trị là những con chó sói tự tung tự tác như trước đây. Ở đây đang có những con người can đảm và bất khuất trước bạo lực và bất công.

23.04.2017

Vũ Đông Hà

Post Reply