Quán Vắng không Người ...3

Buồn vài phút xin ghé thăm đây; muốn tán gẫu ghé đây... Chia sẻ tâm tư vô đây.... Không biết nói gì làm gì vô đây!!! Bài viết sẽ giữ lại trong 7 ngày và quá hạn sẽ đi vào thiên cổ của không gian Cyber!!!

Moderator: khieulong

langbat
Posts: 256
Joined: Sat Sep 22, 2012 3:50 am

Re: Quán Vắng không Người ...3

Post by langbat »

Image

Bộ Chính trị CSVN tranh nhau như một lũ cướp
Hoàng Anh
11 tháng 4, 2024


Đang yên đang ổn chờ đến hết nhiệm kỳ, chờ ông Tổng giới thiệu Vương Đình Huệ vào ghế Tổng Bí Thư ở nhiệm kỳ sau, thì bỗng nhiên, Tô Lâm tạo phản, làm đảo lộn tất cả. Ông Võ Văn Thưởng viết đơn từ chức đã hơn 20 ngày, mà Bộ Chính Trị vẫn chưa chọn được ai lên thay.

Nói là “chọn” cho đúng quy trình, chứ thực chất, Bộ Chính Trị hiện nay như là võ đài, mạnh được yếu thua, chẳng có trọng tài, chẳng có luật lệ. Nhưng đấu hoài mà không ngã ngũ, vẫn chưa có người thắng kẻ thua rõ ràng, nên ghế chủ tịch nước vẫn còn để trống.

Mà một khi, những trận đấu không theo luật lệ, không có trọng tài, nên Bộ Chính Trị hiện nay chẳng khác gì “nồi cám lợn,” hỗn độn không ra thể thống gì. Cho nên, Đảng phải đóng cửa cho các đối thủ đánh nhau, mà không để lộ cho dân nhìn thấy.


Cho tới bây giờ, Bộ Chính Trị đã rụng hết bốn trên tổng số 18 người ban đầu. Chưa có nhiệm kỳ nào mà Bộ Chính Trị bị rơi rụng nhiều như vậy, và rất có thể, đó chưa phải là con số cuối cùng. Điều đó cho thấy, Bộ Chính Trị nhiệm kỳ này ô hợp, tạp nham, so với các nhiệm kỳ trước đó.

Trong 18 thành viên của Bộ Chính Trị khóa 13, chỉ có năm người còn đủ điều kiện dưới 65 tuổi vào năm 2026. Đó là Võ Văn Thưởng sinh năm 1970, Trần Tuấn Anh sinh năm 1964, Trần Thanh Mẫn sinh năm 1962, Đinh Tiến Dũng và Trần Cẩm Tú cùng sinh năm 1961. Đến nay, Võ Văn Thưởng và Trần Tuấn Anh đã rụng.

Như vậy, nếu chiếu theo Điều lệ Đảng, thì trong nhiệm kỳ tới, chỉ có ba người ngoài tứ trụ được ở lại Bộ Chính Trị. Đó là Trần Thanh Mẫn, Đinh Tiến Dũng và Trần Cẩm Tú. Cộng thêm bốn người tứ trụ, nếu tất cả đều được hưởng suất đặc biệt, thì đến đại hội 14 chỉ còn tối đa bảy người của khóa 13 được ở lại Bộ Chính Trị. Vậy thì, Bộ Chính Trị khoá 14 sẽ phải bầu mới khoảng 11 người. Đây sẽ là tiền lệ chưa từng có.

Có thể, khóa 14 sẽ phải phá luật giới hạn 65 tuổi, để những nhân vật quá tuổi được tiếp tục ngồi lại Bộ Chính Trị. Tuy nhiên, hiện nay Bộ Chính Trị đang đánh nhau loạn xạ để tranh giành ghế. Họ vừa đánh, vừa chặn bổ sung người mới vào, bởi không phe nào chịu phe nào. Phe này giới thiệu người thì phe khác sẽ phá.

Lẽ ra, ông Trần Lưu Quang – Phó Thủ Tướng, và ông Nguyễn Trọng Nghĩa – trưởng ban Tuyên Giáo Trung Ương, cần được bầu bổ sung vào Bộ Chính Trị, bởi những vị trí mà họ đang nắm giữ, thuộc vai trò của uỷ viên Bộ Chính Trị.

Ở khoá 11, Trung Ương Đảng cũng bầu bổ sung bà Nguyễn Thị Kim Ngân và ông Nguyễn Thiện Nhân vào Bộ Chính Trị giữa nhiệm kỳ, dù nhiệm kỳ này không bị rụng một ai. Vậy mà, Trung Ương Đảng khóa 13 đã rụng đến bốn người, mà vẫn chưa bầu được ai để bổ sung, chỉ mải mê đánh nhau, không bên nào chịu nhường bên nào.

Khi bị rụng nhiều, nhóm Nghệ An – Hà Tĩnh có lợi nhiều nhất, bởi nhóm này có đến bốn uỷ viên Bộ Chính Trị. Trước đây, tỷ lệ là 4/18; nay là 4/14; như vậy, Bộ Chính Trị càng ít người, tiếng nói của nhóm Nghệ Tĩnh càng có trọng lượng.

Sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng ngày càng yếu. Đã vậy, bộ máy dưới tay ông vốn hoạt động trơn tru bao lâu nay, giờ lại có kẻ tạo phản. Bản thân ông Trọng không còn đủ quyền lực, đủ uy tín, để giữ ổn định trong nội bộ Đảng. Sức khỏe của ông càng yếu thì Bộ Chính Trị càng loạn, bởi tất cả các phe phái hiện nay chăm chăm chực chờ đến khi ông nhắm mắt, để mạnh ai nấy tranh phần, như một lũ cướp.

Lúc đó, người dân sẽ có phim hay để mà xem.

User avatar
nangchieu
Posts: 2060
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Re: Quán Vắng không Người ...3

Post by nangchieu »

Israel vs Iran – Khi hai thế lực Trung Đông ‘động dao động thớt’
Trúc Phương
18 tháng 4, 2024


Image
Một người lính treo cờ Israel trên xe bọc thép chở quân di chuyển gần biên giới với Dải Gaza vào ngày 15 Tháng Tư năm 2024 ở miền Nam Israel, Israel. (Hình: Amir Levy/Getty Images)


Lần đầu tiên trong lịch sử, Iran đã dám vuốt râu hùm khi tấn công vào lãnh thổ Israel. Giữa đêm Thứ Bảy 13 Tháng Tư 2024, báo động không kích vang lên khắp Israel.

Trong vòng chưa đầy 24 giờ, Tehran phóng tổng cộng hơn 300 máy bay không người lái và hỏa tiễn vào các cơ sở quân sự Israel. Ít nhất chín quốc gia liên can việc leo thang quân sự, khi hỏa tiễn được bắn từ Iran, Iraq, Syria và Yemen; và bị Israel, Mỹ, Anh và Jordan bắn hạ.

Lửa cháy rực bầu trời Trung Đông. Toàn bộ khu vực nhốn nháo. Mùi thuốc súng khét lẹt bay đến tận Tòa Bạch Ốc.


Trong nhiều năm, Cộng Hòa Hồi giáo Iran luôn tìm cách chống lại Israel bằng cách tạo ra cái mà các chiến lược gia Israel gọi là “vòng lửa” (ring of fire). Họ thực hiện điều này bằng cách cung cấp vũ khí và tài trợ cho “trục kháng chiến,” gồm Hezbollah, Hamas, Thánh Chiến Hồi Giáo Palestine, và các chiến binh Bờ Tây.

Trong “ring of fire,” có cả Syria, lực lượng Houthi của Yemen và các tổ chức bán quân sự ở Iraq. Để đáp trả liên minh đa mặt trận này, Israel có “chiêu” riêng của họ: Thực hiện các hoạt động bí mật trên đất Iran, nhắm vào các cơ sở hạt nhân và ám sát khoa học gia hạt nhân Iran; đồng thời tìm cách chặn đứng việc chuyển giao vũ khí của Iran, đặc biệt những vũ khí được điều động tới Lebanon và Syria.

Tuy nhiên, hai bên luôn thận trọng không để việc ăn miếng trả miếng biến thành chiến dịch quân sự mở rộng vượt quá tầm kiểm soát. Nhưng sự cân bằng mong manh đó bắt đầu thay đổi sau ngày 7 Tháng Mười 2023, khi Hamas tấn công Israel. Teheran bắt đầu huy động lực lượng “ring of fire” tăng cường tấn công các cơ sở của Israel lẫn Mỹ.

Đáp lại, Israel dập các nhóm được Iran hậu thuẫn ở Lebanon và Syria, sau đó chĩa súng hẳn vào lính Iran.

Từ đầu Tháng Mười Hai 2023 đến cuối Tháng Ba 2024, Israel khử gần chục chỉ huy và cố vấn trong Lực Lượng Vệ Binh Cách Mạng Hồi giáo Iran (IRGC) và lực lượng Quds. Đỉnh điểm là cuộc không kích vào lãnh sự quán Iran ở Damascus vào ngày 1 Tháng Tư 2024, giết chết Tướng Mohammad Reza Zahedi, người chịu trách nhiệm điều phối các hoạt động của lực lượng Quds, cùng cấp phó của ông và một số thành viên IRGC.


Bối cảnh mới này đã dẫn đến việc Iran thay đổi cách tiếp cận của họ đối với Israel và Mỹ. Chính sách “kiên nhẫn chiến lược,” một cách tiếp cận dài hạn đòi hỏi củng cố các nhóm ủy nhiệm mà không cần dùng đến các biện pháp trả đũa, coi như phá sản.

Teheran giờ đây phản ứng theo cách “muốn rắn đến đâu thì chơi đến đó!”

“Kỷ nguyên của sự kiên nhẫn chiến lược đã kết thúc,” một quan chức cấp cao Iran viết trên X (Twitter) ngày 14 Tháng Tư.

“Phương trình đã thay đổi. Chúng tôi đã quyết định tạo ra một phương trình mới. Nếu từ bây giờ chế độ Do Thái tấn công lợi ích, tài sản, nhân cách và công dân của chúng tôi ở bất cứ đâu và vào bất kỳ thời điểm nào, chúng tôi sẽ trả đũa,” Tư lệnh IRGC Hossein Salami nói trên Đài truyền hình nhà nước Iran.

Vấn đề là Cộng Hòa Hồi Giáo Iran sẵn sàng chơi lỳ đến mức độ nào và họ đang cân nhắc điều gì. Mỹ là thế lực đáng sợ nhất.

Về lý thuyết, Washington gần như chắc chắn bảo vệ Israel và có thể trực tiếp tham gia cuộc chiến. Tehran phải cân nhắc giữa rủi ro và lợi ích, giữa được và mất, khi không chỉ vuốt râu cọp Iran mà còn đụng đến móng diều hâu Mỹ.

Tuy nhiên, các đồng minh phương Tây của Israel đang kêu gọi Nhà Nước Do Thái kiềm chế, giảm leo thang. Trong cuộc nói chuyện điện thoại với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, Tổng Thống Joe Biden dọa rằng Mỹ sẽ không dính vào bất kỳ hoạt động quân sự nào nhằm vào Iran.

Biden thậm chí vuốt ve Netanyahu, nói rằng ông thủ tướng Israel nên coi màn tấn công của Iran là một thất bại đáng xấu hổ, vì phần lớn chiến dịch tấn công không thành công, rằng Israel đã chứng tỏ “khả năng vượt trội trong phòng thủ và đánh bại cuộc tấn công chưa từng có”.

Lần này, liệu Israel có ngoan ngoãn nghe lời Mỹ? Thời điểm hiện tại, Israel vẫn tỏ ra cứng đầu như vẫn từng.


Ngày 15 Tháng Tư 2024, Trung tướng Herzi Halevi, Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), nói rằng cuộc tấn công của Iran “sẽ bị đáp trả,” trong khi phát ngôn viên IDF, Daniel Hagari, cho biết IDF sẽ làm “tất cả những gì cần thiết” để bảo vệ Israel và “sẽ làm điều đó vào thời điểm chúng tôi chọn.”

Trong nội bộ chính phủ Israel, những người theo đường lối cứng rắn cũng nói rằng đây là lúc phải mạnh tay. Bộ Trưởng Tài Chính Bezalel Smotrich kêu gọi một phản ứng “gây tiếng vang khắp Trung Đông” và Bộ Trưởng An Ninh Quốc Gia Itamar Ben Gvir nói rằng Israel cần phải thể hiện sự “phát điên” bằng súng đạn cụ thể.

Những lời dọa dẫm ở khu vực đang vang đến Washington. Với lịch sử dây mơ rễ má với Israel, Mỹ không thể ngồi yên tọa sơn quan hổ đấu. Tờ The Washington Post ngày 16 Tháng Tư 2024 cho biết, nhóm cố vấn Biden đang muốn trừng phạt kinh tế Teheran nhưng một số người cho rằng động thái này vô hình trung chọc giận Trung Quốc và còn khiến giá dầu tăng vọt.

Cần biết, nhiều năm nay, các công ty Trung Quốc đã mua số lượng lớn dầu thô xuất khẩu của Iran, giúp mang lại huyết mạch tài chính khi nước này vẫn bị phương Tây cắt đứt và cô lập. Trong năm qua, Mỹ áp đặt một số lệnh trừng phạt nhằm vào một số liên kết thương mại trong hoạt động buôn bán dầu mỏ giữa Trung Quốc và Iran. Một số ý kiến cho rằng chính sách này có thể tiến xa hơn bằng cách áp đặt các hạn chế lên những nhà máy lọc dầu và ngân hàng Trung Quốc.

Nếu trừng phạt các ngân hàng Trung Quốc (liên quan việc mua dầu Iran), thị trường toàn cầu có thể mất đến 1.5 triệu thùng dầu mỗi ngày, khiến giá dầu tăng vọt, có khả năng dẫn đến việc giá xăng ở Mỹ tăng cao trước thềm cuộc bầu cử tổng thống. Bob McNally, chủ tịch hãng tư vấn Rapidan Energy Group, nhận định rằng điều đó sẽ đẩy giá dầu lên trên $100/thùng; và đây sẽ là cơn ác mộng chính trị đối với chính quyền Biden.

Từ sau Đệ Nhị Thế Chiến đến nay, chưa bao giờ Trung Đông loạn cào cào mà Washington yên ổn. Khổ thân ông Biden, chính xác hơn là cho bất kỳ tổng thống Mỹ nào. Lần này, Biden đang đối mặt áp lực từ Capitol Hill về việc phải hành động gì đó “cho đáng mặt đàn anh.”

Họ thậm chí gửi một thông điệp cụ thể cho Biden. Ngày 15 Tháng Tư, Hạ viện đã thông qua luật ngăn chặn việc Iran bán dầu cho Trung Quốc!

hoangphong
Posts: 394
Joined: Tue Feb 12, 2019 7:20 am

Re: Quán Vắng không Người ...3

Post by hoangphong »

Tổn thất lớn!

Dương Quốc Chính
26-4-2024
Nói thật là với mình và nhiều trí thức khác, thì đến một tuần trước, anh Huệ vẫn là ứng cử viên nặng ký nhất cho vị trí Tổng Bí thư. Mọi người nghĩ anh sang Tàu để chốt hạ, xin ý kiến bạn nữa là xong, nếu “bạn” cũng ưng! Ai ngờ, Bộ Công an lại ra đòn thần tốc và táo bạo như vậy đúng như chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975 vậy!


Xét về quy trình, anh Huệ là số 1, với hai tiền lệ trước là ông Mạnh và ông Trọng. Vị trí Chủ tịch Quốc hội rất thuận để lên Tổng Bí thư, do cũng là vị trí giám sát hành pháp. Ngoài ra, so bó đũa chọn cột cờ, thì anh Huệ cũng là sáng nhất về kỹ trị, với bằng cấp, học hàm học vị ngang với giới hàn lâm, nhất là lại về kinh tế. Nếu anh thành Tổng Bí thư, có lẽ sẽ là người có tem nhãn kỹ trị nhất trong lịch sử, so với các bác học hết tiểu học, hoạn lợn, tiều phu, tổng hợp Văn, bộ đội, cán bộ đoàn… hồng hơn là chuyên. Thế nên đây là một tổn thất lớn lao cho đảng và anh em bò đỏ! Nhìn quanh không có ai hơn anh được.

Đường hoạn lộ của anh có chút chông gai và có vẻ bị đồng chí X ngáng bạc, khi anh và ông Bá Thanh bị chặn lại, chậm một nhịp vào Bộ Chính trị, thay vào đó là bà Ngân và ông Thiện Nhân. Nhưng kể từ đó, ai cũng nghĩ anh Huệ là một trong số các truyền nhân của ông Trọng, được ông yêu, sắp xếp vị trí cho.

Đến khi đồng chí X nghỉ, điều đó càng rõ như ban ngày. Hồi anh sang bí thư Hà Nội, mình cũng đã dự đoán đến nước đi đó, để bổ sung kinh nghiệm lãnh đạo địa phương, còn thiếu trong CV của anh. Ở Đại hội đảng vừa rồi, mình và nhiều người còn nghĩ anh xứng đáng làm Thủ tướng, với kinh nghiệm kinh tế như vậy, sự xuất hiện của ông Chính mới là sự bất ngờ.


Nhưng khi anh Huệ thành Chủ tịch Quốc hội, mình nghĩ anh có tham vọng Tổng Bí thư, vì Chủ tịch Quốc hội lên Tổng Bí thư có vẻ thuận hơn. Điều đó chứng tỏ hoạn lộ của anh khá là hanh thông và đúng quy trình hướng tới chức Tổng Bí thư. Kể ra nếu anh giữ gìn hơn thì tương lai đó không xa.

Anh Huệ, cũng như anh Thưởng, trước đây đều được cho là những người khá là sạch sẽ và thuộc về phe “cụ”. Họ sạch cơ bản là vì khó bẩn! Do đứng ở vị trí ít bổng lộc, khó suy thoái hơn các vị trí hành pháp khác. Dường như anh Huệ, anh Thưởng là cặp Trương Long, Triệu Hổ, tả hữu bọc lót cho nhau bên “cụ”, nhất là khi anh Thưởng lên Chủ tịch nước!

Nhưng đời đâu học được chữ ngờ. Hai anh đều sập hầm y chang nhau và cũng như các anh khác đã nghỉ. Đúng là làm chính trị ở Việt Nam nếu muốn mạnh thì phải có vây cánh, muốn có vây cánh thì phải có khả năng ban phát bổng lộc, chức vụ. Thế nên anh nào cũng phải abc, chứ khó tránh. Vì không làm thì làm gì nuôi được đệ, đệ nó không theo, cũng không lobby được anh em đồng chí, thì sẽ bơ vơ, khó mà thăng tiến. Đó là cái khó của quan thanh liêm, mà khó có ai có thể vượt qua được.


Hơn nữa, vì hoạn lộ hanh thông vậy, biết đâu anh lại chủ quan, hớ hênh khi ăn chơi và tạo điều kiện cho đệ tử cày tiền. Mà bây giờ An ninh và Tổng cục 2 chuyện gì chả biết, họ âm thầm lập hồ sơ phòng khi hữu sự thôi. Chẳng thế mà những vụ làm ăn từ 10 năm trước đến giờ mới được dùng tới. Biết đâu nếu không bộc lộ tham vọng thì có thể lại không sao?

Tóm lại, anh Thưởng và anh Huệ ra đi là một tổn thất lớn cho đảng, cụ thể là “cụ”. Còn nhân dân và đảng viên bây giờ thật sự hoang mang, vì không biết tiếp theo sẽ là đồng chí nào. Hai ông thoạt nhìn tưởng sạch thế mà vẫn rụng nhanh như vậy, thì các đồng chí khác biết thế nào được?

Giờ bọn phản động đã tin “cụ” chưa? Lò cháy không có vùng cấm nhé, 4A thì rụng mất hai rồi. Mà danh sách còn chưa dừng lại. Có lẽ ứng viên Tổng Bí thư sau đây sẽ trở nên đơn giản hơn trước nhiều, chỉ cần là Uỷ viên Bộ Chính trị chưa có đệ bị bắt!

hoangphong
Posts: 394
Joined: Tue Feb 12, 2019 7:20 am

Re: Quán Vắng không Người ...3

Post by hoangphong »


hoangphong
Posts: 394
Joined: Tue Feb 12, 2019 7:20 am

Re: Quán Vắng không Người ...3

Post by hoangphong »

[
Image

Tô Lâm chiếm luôn ghế Tổng bí thư, tại sao không?
Thái Hà
5 tháng 5, 2024

Có thể nói, cả hai trụ vừa gục ngã không phải là mục đích của Tô Lâm. Mục đích của ông là chiếc ghế tổng bí thư. Có thể, ghế chủ tịch nước chỉ là nơi “quá cảnh,” để ông Tô Lâm đáp xuống ghế tổng bí thư vào cuối nhiệm kỳ.

Tuy nhiên, việc ngồi ghế chủ tịch nước lại là một thách thức lớn. Bởi nếu ngồi ghế này, mà để mất quyền kiểm soát Bộ Công An, thì nguy hiểm vô cùng. Còn nếu ngồi ghế này và kiểm soát được Bộ Công An, thì cũng chưa chắc yên. Trước đây, ông Nguyễn Phú Trọng cũng từng vừa ngồi ghế chủ tịch nước, vừa điều khiển Bộ Công An, nhưng ông vẫn suýt chết ở Kiên Giang – lãnh địa của đối thủ. Cho nên, cách tốt nhất là tránh xa chiếc ghế “ma ám” này cho lành.

Sau khi loại được Vương Đình Huệ, sức mạnh của Tô Lâm đã trở nên đáng sợ hơn bao giờ hết. Ngay cả cánh tay phải của ông Tổng là Trần Cẩm Tú, giờ đây cũng phải “ngoan ngoãn” làm theo yêu cầu của Tô Lâm.


Thế của Tô Lâm đã mạnh như thế, thì có thể, Tô Lâm bỏ qua ghế chủ tịch nước để lên thẳng ghế tổng bí thư, là chuyện hoàn toàn có thể.

Xét về nhiều khía cạnh, giờ đây, còn ai có thể đứng ra che chắn cho ông Tổng, khi mà Bộ Công An không còn là nơi mà ông có thể sai khiến. Cho nên, rất có thể, ngay sau ván bài chia chác ghế ở hội nghị Trung Ương bất thường, họp ngày 26 Tháng Tư, Tô Lâm sẽ cho triển khai luôn ý đồ loại ông Tổng trước Đại Hội 14, để ông nghiễm nhiên ngồi vào chiếc ghế cao nhất này.

Tuy nhiên, còn một vướng mắc lớn, đó là, khi Tô Lâm rút khỏi Bộ Công An mà vẫn chưa thể đưa Lương Tam Quang hoặc Nguyễn Duy Ngọc lên thay. Bởi Bộ Công An là “căn cứ địa kháng chiến” của Tô Lâm, nên nếu buông tay, giao cho phe khác, thì điều này đồng nghĩa với “tự sát,” vì Tô Lâm để lại vết răng trong đại án AVG bằng ký các văn bản 418/BCA-TCAN ngày 9/3/2015, và 4352/BCA-A81 ngày 8/12/2014 đồng phạm với Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn; đồng phạm với Nguyễn Văn Dương trong vụ đánh bạc Rickvip; chỉ đạo vợ là Ngô Phương Ly nhận hối lộ từ tập đoàn Rita Võ 1 triệu đôla.

Nhưng có một điều chắc chắn, đó là, nếu Tô Lâm không rút đi, thì làm sao Phan Đình Trạc có thể nhảy vào để xí phần. Nhưng nếu không rút đi, thì làm sao Tô Lâm có thể ngồi vào ngôi cao? Cái vòng luẩn quẩn này đang níu chân Tô Lâm.

Tuy nhiên, mọi khó khăn đều có hướng giải quyết, đặc biệt là với người đang ở thế thắng như Tô Lâm. Đơn giản là tại sao ông không kiêm luôn cả hai chức? Vừa ngồi ghế tổng bí thư, vừa kiêm luôn bộ trưởng Bộ Công An.


Chẳng phải có rất nhiều người đã kiêm cả hai chức vụ đó sao? Ông Nguyễn Phú Trọng từng làm tổng bí thư kiêm chủ tịch nước; ông Phạm Bình Minh làm phó thủ tướng kiêm bộ trưởng Bộ Ngoại Giao; bà Phạm Thị Thanh Trà làm bộ trưởng Bộ Nội Vụ kiêm phó trưởng ban Tổ Chức Trung Ương; bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí Thư kiêm trưởng ban Tổ Chức Trung Ương…. Nhiều bộ trưởng và quan đầu tỉnh cũng kiêm nhiệm hai chức vụ.

Dù vừa thâu tóm chức vụ đầu Đảng, vừa nắm giữ một chức vụ thuộc về lực lượng vũ trang, có thể khiến quốc tế và dư luận cảm thấy, xu hướng “nhà nước công an” gia tăng, nhưng như vậy thì đã sao, Việt Nam vốn đã là quốc gia độc tài độc đảng mà.

Nếu vừa làm tổng bí thư, lại kiêm luôn bộ trưởng Bộ Công An, thì chắc chắn Tô Lâm còn yên tâm hơn là giao ghế bộ trưởng này cho đàn em Hưng Yên. Bởi trong chế độ này, chẳng bao giờ có lòng trung thành nào thực thụ. Lòng trung thành chỉ là lớp mặt nạ, khi có cơ hội tìm kiếm lợi ích tốt hơn, thì đám đàn em sẵn sàng phản chủ, mà Tô Lâm chính là một ví dụ.

Vốn tưởng rằng ông ngoan ngoãn, trung thành với ông Tổng, nhưng cuối cùng, khi cơ hội chín muồi, ông đã tạo phản, tự cho rơi chiếc mặt nạ. Lúc này, chính ông đang đe dọa sinh mạng chính trị, thậm chí, có thể là cả sinh mạng sinh học của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Như vậy, không loại trừ khả năng, Tô Lâm sẽ làm mọi cách để chiếm ghế tổng bí thư, mà vẫn không nhả ghế bộ trưởng Bộ Công An. Đây là giải pháp hoàn hảo cho Tô Lâm, vừa bảo đảm ngai vàng vững chắc, vừa đe dọa được các “thế lực thù địch” trong Đảng. Khi Tô Lâm đang có lợi thế tuyệt đối, không gì là ông không thể làm.

Post Reply