Quán Vắng không Người ...3

Buồn vài phút xin ghé thăm đây; muốn tán gẫu ghé đây... Chia sẻ tâm tư vô đây.... Không biết nói gì làm gì vô đây!!! Bài viết sẽ giữ lại trong 7 ngày và quá hạn sẽ đi vào thiên cổ của không gian Cyber!!!

Moderator: khieulong

hoangphong
Posts: 391
Joined: Tue Feb 12, 2019 7:20 am

Re: Quán Vắng không Người ...3

Post by hoangphong »

Yevgeny Prigozhin, đồ tể của Putin, bắt đầu điên loạn
Lê Tây Sơn
25 tháng 5, 2023


Image
Một góc Bakhmut ngày 23 Tháng Năm 2023 (ảnh: Defense of Ukraine / Handout/Anadolu Agency via Getty Images)


Yevgeny Prigozhin, ông trùm Tập đoàn đánh thuê Wagner, cho biết 20,000 binh sĩ của ông ta đã chết trong cuộc chiến đẫm máu chiếm thành phố Bakhmut của Ukraine. Những chỉ trích mới đây của Prigozhin trong một cuộc phỏng vấn cho thấy cuộc chiến ngôn từ của ông ta với các quan chức quân sự cấp cao Nga ngày càng ở mức độ không thể kiểm soát…

Kêu gọi tiến hành “cuộc cách mạng 1917” mới

Vừa tuyên bố chiến thắng khi chiếm được thành phố Bakhmut của Ukraine, Yevgeny Prigozhin đã cảnh báo “cuộc chiến tàn bạo của Moscow có thể đẩy nước Nga vào tình trạng hỗn loạn tương tự cuộc cách mạng năm 1917”, trừ khi giới thượng lưu giàu có, sống tách biệt của nước này trực tiếp tham gia và đóng góp nhiều hơn vào cuộc chiến.

Trong cuộc phỏng vấn video dài với blogger hoạt động chính trị và ủng hộ chiến tranh Konstantin Dolgov đăng trên Telegram vào ngày 23 Tháng Năm, Prigozhin, người sáng lập và lãnh đạo tập đoàn lính đánh thuê Wagner khẳng định: “Chiến dịch quân sự đã phản tác dụng một cách nghiêm trọng vì Kremlin thất bại trong việc ‘phi quân sự hóa Ukraine’ (một trong những mục tiêu của Putin)”.


Kêu gọi hãy quay trở lại chính sách độc tài toàn trị, ông ta nhấn mạnh: “Chúng ta đang ở trong một tình huống có thể mất nước Nga một cách đơn giản. Chúng ta phải thiết quân luật, phải công bố đợt tuyển quân mới. Phải đưa tất cả những người còn khả năng lao động vào dây chuyền sản xuất đạn dược. Nga cần phải sống như Bắc Hàn trong vài năm, kể cả đóng cửa biên giới và lao động cưỡng bức!”.

Viện dẫn sự tức giận của công chúng đối với lối sống xa hoa của những người giàu có và quyền lực, Prigozhin cảnh báo “nhà của họ có thể bị những người cầm chĩa ba tấn công”. Ông ta nêu tên Ksenia Shoigu, con gái của Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu bị phát hiện đi nghỉ ở Dubai cùng chồng chưa cưới, blogger thể hình Alexei Stolyarov. Prigozhin nhấn mạnh: “Những đứa trẻ của giới thượng lưu tốt nhất là nên cô lập chúng và không cho phép chúng có một cuộc sống xa hoa, béo tốt và vô tư một cách lộ liễu. Sự phân chia lối sống có thể kết thúc như năm 1917 bằng một cuộc cách mạng nếu những người lính tiên phong đứng dậy và những người thân yêu của họ theo sau”.



Image
Ảnh vệ tinh ghi nhận sự tan nát tại Bakhmut vào thời điểm ngày 8 Tháng Năm 2022 so với thời điểm ngày 15 Tháng Năm 2023 – Getty Images



Tiếp tục tấn công các tướng lĩnh chóp bu

Cũng trong cuộc phỏng vấn, Yevgeny Prigozhin tiết lộ 20,000 binh sĩ của ông đã thiệt mạng trong trận chiến giành thành phố Bakhmut phía Đông Ukraine, một cuộc chiến kéo dài hàng tháng làm tiêu hao người và khí tài của cả hai bên. Prigozhin cho biết, khoảng 10,000 cựu tù nhân trong 50,000 người mà ông tuyển mộ để chiến đấu ở Ukraine đã thiệt mạng, cộng thêm 10,000 quân chính quy của Wagner – The Washington Post cho biết.

Trong một cuộc phỏng vấn video đăng trên Telegram ngày 23 Tháng Năm, Prigozhin cho biết quân đội của ông ta sẽ rời Bakhmut khoảng ngày 1 Tháng Sáu để “tái cơ cấu, tái trang bị và tái vũ trang”, đồng thời nhấn mạnh: “427 ngày chiến đấu rất gian khổ. Khi Wagner rời Bakhmut, thành phố sẽ thuộc trách nhiệm tiếp quản của Bộ Quốc phòng (Nga). Nếu họ không chấp nhận thì những người có trách nhiệm nên tự sát!”.

Trong đoạn video dài hơn một giờ, Prigozhin chỉ trích quân đội chính quy Nga không thể chống lại nhóm tấn công bên trong lãnh thổ Nga mới đây. Ông ta nói, “Thật đáng xấu hổ khi để chúng xâm nhập vào khu vực biên giới Belgorod. Lực lượng bảo vệ biên giới của chúng ta chưa sẵn sàng để ngăn chặn chúng theo bất kỳ cách nào. Đâu có gì đảm bảo chúng không đến Moscow trong nay mai?”


Cuộc đối đầu của Prigozhin với các quan chức quân sự cấp cao ngày càng trở thành dấu hiệu chia rẽ nghiêm trọng nhất và đáng chú ý nhất trong hàng ngũ quân sự và nội bộ chính trị Nga kể từ khi Moscow tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine từ Tháng Hai năm ngoái. Prigozhin đã nhiều lần cáo buộc giới chức quân sự hàng đầu ở Moscow không cung cấp đạn dược cho các chiến binh của ông ta trong trận chiến giành Bakhmut và đổ lỗi cho họ về thương vong nặng nề của Tập đoàn đánh thuê Wagner. Trong cuộc phỏng vấn, ông ta nhắc lại: “80% thương vong của Wagner là do thiếu đạn dược”.
Image
Yevgeny Prigozhin (ảnh: Mikhail Svetlov/Getty Images)

Những thất bại của Moscow ở Ukraine đang gây căng thẳng cho chế độ của Tổng thống Vladimir Putin. Putin đã làm rất ít để kiềm chế các cuộc công kích của Prigozhin nhắm vào các quan chức quân sự hàng đầu. Việc chiếm đóng Bakhmut do Wagner lãnh đạo là thắng lợi lãnh thổ đáng kể duy nhất của Nga kể từ Tháng Bảy năm ngoái.

Phần mình, các chỉ huy Ukraine cũng đối mặt những chỉ trích vì phòng thủ Bakhmut quá lâu dẫn đến thiệt hại nhân mạng với hàng ngàn thương vong và hao tổn vũ khí viện trợ quí giá. Kyiv biện minh rằng việc cầm chân Nga tại Bakhmut là nhằm giảm khả năng tấn công của các lực lượng Nga và kéo dài thời gian kế hoạch tái chiếm các lãnh thổ bị Nga chiếm đóng. Tại Belgorod trong lãnh thổ Nga, chiến sự vẫn diễn ra gay gắt.

Ngày 24 Tháng Năm, Thống đốc Belgorod Vyacheslav Gladkov cho biết khu vực này đã hứng chịu nhiều cuộc tấn công bằng máy bay không người lái trong một đêm. “Một số nhà riêng, văn phòng và đường ống dẫn khí đốt bị thiệt hại” – ông viết trên Telegram. Trong khi đó, theo Oleh Synehubov, người đứng đầu cơ quan quản lý quân sự tỉnh Kharkiv, Nga đã nã pháo vào ba quận của tỉnh, nơi có chung đường biên giới với Belgorod, làm hư hại tài sản và phương tiện.

Cho đến thời điểm này, Ukraine vẫn nhận được ủng hộ tiền của lẫn vũ khí từ phương Tây. Ngày 24 Tháng Năm, Bộ trưởng Quốc phòng Vương quốc Anh Ben Wallace đã gặp người đồng cấp Ukraine tại Kyiv để thảo luận về việc tiếp tục huấn luyện binh lính Ukraine tại Vương quốc Anh và chuyển giao vũ khí, gồm cả tên lửa Storm Shadow tầm xa cho Ukraine.

User avatar
nangchieu
Posts: 2060
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Re: Quán Vắng không Người ...3

Post by nangchieu »

Phía sau một hội nghị thượng đỉnh về cuộc chiến Ukraine
Lê Tây Sơn
31 tháng 5, 2023

Image
Tổng thống Volodymyr Zelensky cùng giới chức cấp cao phương Tây tại Hội nghị G7, Hiroshima, Nhật, 21 Tháng Năm 2023 (ảnh: Stefan Rousseau-WPA Pool/Getty Images)


Ukraine và các đồng minh đã lên kế hoạch cho hội nghị thượng đỉnh hòa bình không có Nga. Kyiv được sự ủng hộ mạnh mẽ của châu Âu cho một hội nghị diễn ra trước hội nghị NATO vào Tháng Bảy tới..

Một hội nghị thượng đỉnh thiếu Nga

Ngày 30 Tháng Năm, cố vấn hàng đầu của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tiết lộ với tờ Wall Street Journal, Ukraine và các đồng minh đang lên kế hoạch tổ chức một hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo toàn cầu trừ Nga để thu hút thêm sự ủng hộ đối với các điều kiện của Kyiv về việc chấm dứt chiến tranh.

Các kế hoạch dù còn ở dạng phác thảo đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ các lãnh đạo châu Âu (kể cả Tổng thống Pháp Emmanuel Macron), những người đang vận động hành lang để các quốc gia đứng về phía Nga hoặc từ chối tham chiến sẽ cùng tham gia. Andriy Yermak, chánh văn phòng của Tổng thống Zelensky, cho biết:

“Chúng tôi yêu cầu một kế hoạch thống nhất của thế giới văn minh có trách nhiệm, những người thực sự muốn sống trong hòa bình. Các cuộc đàm phán trực tiếp với Nga là không thể khi quân đội của họ vẫn còn trong lãnh thổ của chúng tôi. Ukraine sẽ không thỏa hiệp về sự toàn vẹn lãnh thổ của mình. Tiến trình hoà bình không thể thực hiện được nếu không có sự tham dự của cả thế giới, đặc biệt là các nhà lãnh đạo Nam bán cầu. Ukraine sẵn sàng đối thoại với tất cả các quốc gia và lắng nghe ý kiến của họ, gồm cả Trung Quốc và Brazil, những nước đã có đại diện đến thăm Ukraine trong tháng này”.
Image
Tổng thống Volodymyr Zelensky và Phó Tổng thống UAE Mansour bin Zayed Al Nahyan, Jeddah, Saudi Arabia, ngày 19 Tháng Năm 2023 (ảnh: UAE Presidential Affairs Ministry / Handout/Anadolu Agency via Getty Images)

Các quan chức châu Âu hiện hợp tác với Kyiv để điều chỉnh lại kế hoạch hòa bình 10 điểm của Ukraine để kế hoạch này dễ chấp nhận hơn đối với các cường quốc có ảnh hưởng như Ấn Độ, Brazil, Saudi Arabia và Trung Quốc.

Kế hoạch hòa bình 10 điểm của Zelensky kêu gọi khôi phục quyền kiểm soát của Ukraine đối với phần lãnh thổ bị Nga chiếm, trao trả tù nhân chiến tranh, truy tố tội phạm chiến tranh, giải quyết an toàn hạt nhân đang gặp nguy hiểm tại một nhà máy điện hạt nhân và tăng cường an ninh lương thực bằng cách bảo vệ xuất khẩu ngũ cốc từ Ukraine.

Tổng thống Mỹ Joe Biden và các nhà lãnh đạo hàng đầu khác của NATO sẽ được mời tham dự cuộc họp thượng đỉnh hy vọng diễn ra ngay trước Hội nghị thượng đỉnh thường niên của NATO bắt đầu vào ngày 11 Tháng Bảy tại Vilnius, Litva để hỗ trợ quân sự hơn nữa cho Ukraine và tăng cường mối quan hệ NATO-Ukraine trong tương lai.

Đầu năm nay Tổng thống Zelensky đã yêu cầu Tổng thống Pháp Macron giúp ông tiếp cận với các nhà lãnh đạo như Tập Cận Bình của Trung Quốc. Các cuộc đàm phán sau đó đã biến thành kế hoạch tổ chức một hội nghị thượng định và Macron đề nghị tổ chức ở Paris. Đan Mạch và Thụy Điển cũng muốn là nước chủ nhà. Chưa có danh sách rõ ràng các bên tham dự, nhưng một số quan chức châu Âu đã đến thủ đô của các cường quốc thế giới trong những tuần gần đây để vận động Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc và các quốc gia ngoài phương Tây khác tham gia.

Họ hy vọng Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cũng tham dự hội nghị, nhưng không chắc lắm về ông Tập. Modi đã có lúc bày tỏ mối lo ngại về chiến tranh, còn Tập Cận Bình đã gặp Vladimir Putin nhiều lần kể từ khi cuộc chiến Ukraine bắt đầu nhưng phải mất hơn một năm ông mới gọi điện cho Zelensky sau khi Macron đến thăm Trung Quốc.

Trung Quốc đã nhiều lần nhấn mạnh quan hệ đối tác toàn diện với Nga và với cá nhân Putin. Đầu tháng này, Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva đã cử cựu Ngoại trưởng Celso Amorim tới Kyiv và Moscow để đàm phán, nhưng ông không gặp Zelensky tại Nhật Bản khi cả hai tham dự hội nghị thượng đỉnh G7 trong Tháng Năm.
Image
Tổng thống Volodymyr Zelensky và Thủ tướng Anh Rishi Sunak, Aylesbury, Vương quốc Anh, ngày 15 Tháng Năm 2023 (ảnh: Ukrainian Presidency / Handout/Anadolu Agency via Getty Images)

Có thể kỳ vọng gì?

Gần đây, Tổng thống Zelensky đã đến dự một hội nghị thượng đỉnh của Liên đoàn Ả-rập, trong khi Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba đi thăm các nước châu Phi. Nỗ lực tổ chức hội nghị thượng đỉnh của phương Tây diễn ra trong bối cảnh các quốc gia có quan hệ gần gũi hơn với Nga đang tìm cách đi đầu trong công tác ngoại giao nhằm chấm dứt xung đột.

Cả Brazil và Trung Quốc đã cử đặc phái viên hòa bình đến Moscow và các thủ đô châu Âu để thảo luận về việc chấm dứt chiến tranh dù cả hai đều không lên án cuộc xâm lược Ukraine của Nga và đều ủng hộ một lệnh ngừng bắn nhanh chóng. Giới chức châu Âu đặt mục tiêu rằng các cuộc đàm phán trong tương lai phải lấy kế hoạch của Kyiv làm điểm tham chiếu.

Thời điểm tổ chức hội nghị trước cuộc họp của NATO sẽ gửi tín hiệu đến phần còn lại của thế giới rằng dù châu Âu và Mỹ vẫn tiếp tục hỗ trợ vũ khí cho Ukraine, họ cũng đang tìm kiếm các giải pháp hoà bình cho một cuộc xung đột mà tác động kinh tế của nó đã gây tổn hại cho phần lớn thế giới đang phát triển.

Các nhà ngoại giao châu Âu cho biết, ý tưởng về hội nghị thượng đỉnh ban đầu được ấp ủ trong cuộc trò chuyện giữa Macron và Zelensky ở Paris vào Tháng Hai, khi nhà lãnh đạo Pháp thúc ép người đồng cấp Ukraine chấp nhận thực tế là, cuối cùng phải có cuộc đàm phán với Kremlin. Macron nêu vấn đề này với Tập Cận Bình trong chuyến thăm Bắc Kinh gần đây. Ý tưởng về hội nghị Ukraine cũng được đưa ra tại cuộc họp tháng này của các nhà lãnh đạo tại hội nghị của Nhóm G7 tại Nhật Bản. Đầu tuần này Zelensky đã nói chuyện với Thủ tướng Đức Olaf Scholz. Tuyên bố của Đức cho biết hai nhà lãnh đạo sẽ giữ liên lạc chặt chẽ “nhằm vận động sự ủng hộ toàn cầu cho một giải pháp hòa bình”.

Ukraine đã nhiều lần nói họ sẽ tiếp tục cuộc chiến chống Nga trừ khi Moscow sẵn sàng tham gia kế hoạch hòa bình. Họ cũng bác bỏ lệnh ngừng bắn tạm thời, và kêu gọi các lực lượng Nga rút lui trước khi các cuộc đàm phán bắt đầu. Đáp lại, Nga cho biết sẵn sàng đàm phán hòa bình nhưng với điều kiện Ukraine phải chính thức công nhận các vùng lãnh thổ bị Nga sáp nhập thuộc chủ quyền của Moscow. Dù cuộc đưa tìm kiếm hoà bình đang tăng tốc, nhưng giới chức Mỹ cho rằng khả năng có một đột phá ý nghĩa dẫn đến ngưng bắn tại Ukraine trước cuối năm nay là rất thấp.

nguyenthanh
Posts: 859
Joined: Fri Jan 06, 2012 5:40 pm

Re: Quán Vắng không Người ...3

Post by nguyenthanh »

Lo Putin đổ, Tập tìm đồng minh mới?
Hiếu Chân
8 tháng 6, 2023

Image
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Moscow hôm 21 tháng Ba 2023, chỉ ba ngày sau khi Tòa Hình sự Quốc tế (ICC) phát lệnh bắt giữ ông Putin vì tội ác chiến tranh. Ảnh Contributor/Getty Images

Một nhà phân tích tiết lộ với báo Business Insider rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tìm cách kết nối với một đồng minh thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin trong một “kế hoạch dự phòng” nhà lãnh đạo Nga có thể bị lật đổ trong một cuộc đảo chính quân sự hoặc tử vong do sức khỏe sa sút.

Ngay trước khi Putin xua quân xâm lược Ukraine ngày 24 tháng Hai 2021, hai nhà lãnh đạo Nga và Trung Quốc đã cam kết một tình hữu nghị và hợp tác “không có giới hạn”, coi nhau là những đồng minh thân thiết nhất trong cuộc chiến lâu dài để xóa bỏ sự thống trị thế giới của người Mỹ.

Nhưng giới phân tích chính trị nhận định ông Tập không tin rằng sự hợp tác không giới hạn đó có thể bền vững, nhất là khi tin đồn ông Putin sắp bị đảo chính hoặc bị chết do bệnh tật đang lan rộng trong xã hội Nga. Một nhà phân tích cho rằng, Tập đang tìm cách thắt chặt quan hệ với những người có khả năng thay ông Putin để lãnh đạo nước Nga.

Theo ông Anders Åslund, kinh tế gia và nhà nghiên cứu cao cấp của Hội Đồng Đại Tây Dương (Atlantic Council), Tập dường như đang cố lôi kéo ông Mikhail Mishutin, đương kim thủ tướng Nga và có nhiều dấu hiệu cho thấy như vậy.

Trong chuyến thăm Moscow tháng Tư vừa qua, ông Tập đã có cuộc họp trực tiếp một đối một với ông Mishutin – một điều hiếm khi xảy ra.

Sang tháng Năm, tân Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường (Li Qiang) đã mời ông Mishutin thăm Bắc Kinh và đón tiếp ông này một cách trọng thị tại Đại sảnh đường Nhân dân ở Bắc Kinh theo nghi thức đón nguyên thủ quốc gia, vượt xa thủ tục lễ tân thông thường của Nga và Trung Quốc.

“Tại sao người được mời là Mishutin chứ không phải là Putin?” ông Åslund đặt câu hỏi và cho biết, Putin đã tỏ vẻ không hài lòng và phê phán sự vắng mặt của Mishutin trong các cuộc họp Hội đồng An ninh quốc gia Nga mà ông thủ tướng là thành viên thường trực. “Có lẽ đây là bằng chứng rõ nhất cho thấy Trung Quốc đang bỏ qua Putin và tìm kiếm một mối quan hệ thay thế ở Nga”, ông Åslund nhận xét.

Tuy vậy, Mishutin không phải là cái tên thường được nhắc tới trong các cuộc bàn luận về người có khả năng thay thế Putin. Xuất thân là một quan chức ngành thuế vụ, ông ta có tiếng là một nhà quản trị có năng lực, Theo hãng truyền thông độc lập Meduza của Nga, Mishutin “không có vai trò nào” trong việc thực hiện cuộc xâm lược Ukraine của Putin.
Image
Thủ tướng Nga Mikhail Mishutin (phải) cùng với tân Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường duyệt đội danh dự trong nghi lễ trọng thị khi ông Mishutin thăm Bắc Kinh hôm 24 tháng Năm 2023 vừa qua. Có nhà quan sát cho rằng Trung Quốc đang cố kết nối với Mishutin vì đó có thể là người sớm thay thế Putin trong thời gian tới. Ảnh Thomas Peter-Pool/Getty Images

Trái với nhận định của ông Åslund, có những nguồn tin nội bộ từ Điện Kremlin nói rằng, Putin đã chuẩn bị người thay thế mình là Nikolai Patrushev, 72 tuổi, một sĩ quan an ninh tình báo khét tiếng dân tộc chủ nghĩa, cùng trưởng thành với Putin trong cơ quan tình báo Liên Xô KGB, là Thư ký Hội đồng An ninh Nga từ năm 2008 và trước đó là Giám đốc Sở An ninh Liên bang Nga từ năm 1999 tới 2008. Cùng với cựu Tổng thống Dmitry Medvedev, Patrushev được coi là “diều hâu” cứng rắn nhất của Nga trong các vấn đề đối ngoại với Mỹ và phương Tây.

Trong thế giới khép kín của chính trị Nga và Trung Quốc, hiếm khi có thông tin đáng tin cậy về suy nghĩ của các nhà lãnh đạo chóp bu, cho nên giới phân tích phải dựa vào những “dấu hiệu” nhiều ẩn ý và các mẩu tin lượm lặt rải rác trên truyền thông để tìm hiểu những động lực ngầm đang diễn ra trong vòng bí mật.

Một ví dụ, trong thời đại dịch Covid, ông Putin thường ngồi ở đầu một chiếc bàn rất dài để tiếp các quan chức thân cận – người ta cho rằng đó là dấu hiệu chứng hoang tưởng của Putin nặng đến mức ông ta tự cô lập bản thân, để tránh tiếp xúc với người mang virus hoặc để tránh những tác động bất lợi cho thân thể ông.

Ở Bắc Kinh cũng vậy, các nhà phân tích đọc giữa các dòng chữ để tìm dấu hiệu cho thấy có sự căng thẳng ngấm ngầm trong quan hệ Putin-Tập khi ông Tập từ chối phê chuẩn một đường ống dẫn khí đốt mới từ Siberia của Nga tới Trung Quốc. Do bị phương Tây cấm vận ngặt nghèo, Nga phải trông cậy vào việc bán dầu và khí đốt cho Trung Quốc và Tập đã vin vào đó để chơi trò quyền lực với Putin, cho thấy sự phụ thuộc nặng nề của Moscow lên Bắc Kinh.

Ali Wyne, một nhà phân tích của tổ chức Eurasia Group ở thủ đô Washington, DC, nói với Insider rằng do những tin đồn về sức khỏe của Putin và những thách thức tiềm ẩn đối với quyền lực của ông ta ở Nga, việc Trung Quốc xây dựng một “kế hoạch dự phòng” là hợp lý.

“Trước những tin đồn liên tục về sức khỏe của Putin và suy đoán rằng một thất bại của Nga trước Ukraine có thể làm suy yếu quyền cai trị của ông ta, nhiều quốc gia – bao gồm cả Hoa Kỳ và Trung Quốc – có thể đang hình dung ra nhiều lựa chọn tương lai thời hậu Putin và cân nhắc tác động của từng lựa chọn ấy đối với chính trị đối nội và chính sách đối ngoại của Nga,”ông Wyne nói.

Tuy nhiên, ông cảnh báo, hãy còn quá sớm để cho rằng ông Tập muốn có một tổng thống khác ở Điện Kremlin. “Xem xét số lần Tập và Putin gặp nhau, cường độ ngày càng tăng của những bất bình chung của họ đối với ảnh hưởng của Mỹ và ưu tiên mà cả hai đã đặt vào việc làm sâu sắc thêm quan hệ Trung-Nga, thì có vẻ như còn quá sớm để kết luận rằng ông Tập tìm kiếm một nhà lãnh đạo khác ở Nga,” ông Wyne nói.

User avatar
MatVit
Posts: 832
Joined: Fri Sep 02, 2011 9:18 pm

Re: Quán Vắng không Người ...3

Post by MatVit »

Nước Nga hôm nay, Việt Nam ngày mai
Tùng Phong
25 tháng 6, 2023

Image
Vladimir Putin trong buổi tiếp Nguyễn Phú Trọng tại Sochi, Nga, ngày 6 Tháng Chín 2018 (ảnh: Mikhail Svetlov/Getty Images)

Cách mạng Tháng Mười Nga có khẩu hiệu “Biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng”. Và hôm nay, những gì đang diễn ra ở nước Nga, sau hơn một thế kỷ, là một vòng lặp kỳ lạ của lịch sử. Điều đó cho thấy, nước Nga của Putin đã không trưởng thành hơn và hoàn toàn không rút được gì từ những bài học lịch sử. Một nhà độc tài sụp đổ sẽ được thay thế bằng một nhà độc tài khác, thậm chí tàn bạo, sắt máu hơn.

Ba tháng trước, trong bài “Từ giấc mộng Đại Nga đến sự sụp đổ một đế quốc”, tôi có nói đến sự ra đi của Putin cũng như quá trình tan rã của “đế quốc Đỏ vĩ đại” chỉ còn là vấn đề thời gian. Nước Nga sẽ lại bước theo quán tính được dẫn dắt bởi tâm thức chủng tộc và lại hân hoan đón mừng một Ivan Bạo chúa mới lên ngôi. Nhưng không ai nghĩ một cường quốc lục địa khổng lồ với bề dày lịch sử như nước Nga lại đang suy tàn theo cách không thể tồi tệ hơn như những gì chúng ta đang thấy.

Trớ trêu thay, Yevgeny Prigozhin, con quái vật được Putin một thời “cưng như trứng mỏng”, đang nổi lên trở thành “Đấng cứu rỗi” của nước Nga. Trong khi ông chủ điện Kremlin, Putin, người tự coi mình là hiện thân của “Sa hoàng” với mộng tưởng phục hưng đế quốc Đại Nga, mới đây còn được bình chọn là người đàn ông quyền lực nhất thế giới, hóa ra là một con hổ giấy thảm hại.

Thông tin mới nhất về cuộc binh biến cho biết có bước ngoặt bất ngờ, một thỏa thuận ngầm đã được thông qua. Theo đó, Prigozhin sẽ tới Belarus, những chiến binh Wagner sẽ trở về doanh trại mà không ai bị truy tố hình sự. Thật khó tin cuộc khủng hoảng này sẽ chấm dứt tại đây. Nhưng dù thế nào thì từ giờ khắc này, Prigozhin sẽ phải luôn tránh xa những khung cửa sổ và bỏ thói quen uống trà. Trong khi Putin sẽ sớm trải nghiệm kết cục bi thảm của nhà độc tài khi quyền lực đã tuột khỏi tay.

Có một câu bình luận rất hay của một Facebooker nói rằng “Yevgeny Prigozhin sẽ đi vào lịch sử hiện đại đáng xấu hổ của nước Nga như một gã giang hồ dám đập tan cái hũ đặt trên bàn thờ, khiến làm tung tóe những thứ bẩn thỉu chứa trong đó”. Công bằng mà nói thì chính Putin đã tự tay đập vỡ cái hũ đó bằng cuộc xâm lược Ukraine. Cuộc chiến đã bộc lộ rõ “đội quân thứ hai thế giới” đã bị tham nhũng và thói dối trá, sự hủ bại của hệ thống chính trị băng đảng đục ruỗng nó từ lâu. Đó cũng là thực trạng chung của nước Nga. Prigozhin chỉ là kẻ đóng cái đinh cuối cùng vào cỗ quan tài của đế quốc Nga ở thời điểm lịch sử lựa chọn.

Khi những đoàn quân Wagner theo lệnh của Prigozhin vượt hàng ngàn dặm từ biên giới Ukraine, thẳng tiến về Moscow mà không gặp bất cứ một trở ngại nào. Họ tiến chiếm dễ dàng các thành thị, trung tâm điều hành quân sự, tình báo của quân đội Nga trên đường tiến quân. Các đơn vị cảnh sát, quân đội được phân công chặn đánh các đoàn quân Wagner hầu như chỉ đứng nhìn cuộc “tuần hành vì công lý” của Prigozhin.

Nó cho thấy điều gì? Nó cho thấy một nước Nga thực chất đã hoàn toàn tan rã từ bên trong. Quân đội là một đám “quân hồi vô phèng”, không có năng lực chiến đấu, lẫn ý chí để kháng cự, chỉ huy bỏ trốn hoặc đơn giản chỉ đứng nhìn tấn tuồng giữa Putin, Prigozhin và đám tướng lĩnh bộ quốc phòng diễn. Họ không có lý do chết cho một cuộc chiến phe đảng mà họ không có lợi ích liên quan.

Hãy nhìn phản ứng của dân chúng, họ cũng thờ ơ không kém, xem đó như một màn giải trí. Khi những nhóm chiến đấu Wagner bao vây Sở chỉ huy quân khu miền Nam ở thành phố Rostov-on- Don, đám đông đứng vây quanh, quay phim chụp ảnh và bắt chuyện với những lính Wagner. Một nước nước Nga nghèo khó, được che giấu sau những phồn hoa ở Moscow và St. Petersburg, nay đã kiệt quệ mọi mặt, trơ lỳ cảm xúc. Nhà độc tài thì say mê với giấc mộng vĩ cuồng. Còn đám đông dân chúng quay cuồng với rượu vodka, những thú vui sa đọa, mánh lưới chụp giật cho cuộc sinh tồn ngày một khó khăn.

Họ không thấy có lý tưởng gì đáng phải hy sinh hơn miếng bánh mì và tấm áo choàng lông thú mà những góa phụ Nga nhận được cùng với tấm giấy báo tử của chồng hay con trai. Những người Nga có trình độ và lương tri đã rời bỏ đất nước, chỉ còn lại một đám đông bị xóa bỏ ký ức, nhân tính và cả khả năng nhận thức đúng thực trạng của đất nước. Một kết cục thực sự bi thảm cho nước Nga “vĩ đại”, một đất nước từng có những đại văn hào và nền văn hóa giàu bản sắc cũng như vinh quang.

Mặc dù phía sau cơn giận dữ và cuộc binh biến của Prigozhin thực chất là cuộc xung đột lợi ích với đám tướng lĩnh Bộ quốc phòng Nga và cả với Putin. Nhưng lý do mà ông ta đưa ra công khai, đòi hỏi “công lý” và phơi bày sự thực về cuộc chiến ở Ukraine là một cú sốc chấn động tới tận gốc xã hội Nga bấy lâu nay sống trong lừa bịp và dối trá.

Với rất nhiều người Nga, lần đầu tiên họ được nghe từ một “người ái quốc chân chính” một sự thực rằng trong suốt tám năm từ 2014 đến 2022, Ukraine không hề đánh bom Donbass như chính quyền Nga tung tin làm cái cớ cho cuộc xâm lược; rằng người Ukraine không hề muốn chiến tranh với Nga và thất bại của Nga trên chiến trường thảm khốc hơn nhiều những gì họ biết…

Prigozhin hoàn toàn có tư cách để lớn tiếng, ảnh hưởng của ông ta thậm chí đã lấn át cả “Sa hoàng Nga” bấy lâu nay không rời khỏi bongke hoặc loay quanh bên chiếc giường bệnh. Người Nga luôn tôn sùng sức mạnh và sự quyết đoán của “lãnh tụ” và Prigozhin có tất cả yếu tố đó, cùng sự ma mãnh, tàn bạo của một Ivan Bạo chúa mới.

Một đám đông người Việt theo dõi diễn biến cuộc binh biến vừa qua ở Nga với sự hồ hởi và hy vọng về sự sụp đổ nhanh chóng của “Sa hoàng Nga” giống như cuộc Cách mạng Tháng Mười. Cũng có thể lắm chứ. Bởi vì, Prigozhin đã lựa chọn một thời điểm rất tốt. Khi mà toàn bộ lực lượng vũ trang Nga đã phải dồn về phía biên giới Ukraine và Crimea để chuẩn bị đối phó với cuộc tổng phản công của Ukraine, để lại khoảng trống mênh mông trong nội địa. Đám lính “vắt mũi chưa sạch” của lực lượng vệ binh quốc gia và những quân đoàn thực chất chỉ còn phiên hiệu rõ ràng không phải là đối thủ của 25,000 lính Wagner.

Thế nhưng Prigozhin cũng biết rõ, ông ta có thể nhất thời kiểm soát được Moscow nhưng không thể duy trì được quyền lực. Ông ta không có tính chính danh và cũng không đủ thực lực để trở thành “Đại đế”. Do đó, đồng ý lui quân với thỏa thuận “hòa giải” mà Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko làm trung gian, rõ ràng là một bước lui đúng lúc. Không ai có thể hiểu rõ hậu trường chính trị bẩn thỉu, cũng như xã hội Nga bằng Prigozhin và ông ta thừa khôn ngoan để hiểu phía sau thỏa thuận với Kremlin sẽ có vô số cạm bẫy chết chóc. Tấn tuồng vẫn còn dài, nhưng “Trạng chết thì chúa cũng băng hà”.

Cuộc binh biến của Prigozhin đã cho toàn thể thế giới thấy một nước Nga hỗn loạn, nơi mà bộ máy cai trị của những băng đảng mafia đã tới hồi cắn xé nhau, một đế quốc đến thời điểm suy tàn và sụp đổ. Nó cũng cho thấy cơ cấu quyền lực của những nhà nước độc tài thực ra rất mong manh. Những vết nứt phía dưới nền móng của chế độ được che giấu bởi vẻ bề ngoài rất mạnh mẽ, sắt máu của bộ máy đàn áp khổng lồ.

Nó có thể sụp đổ theo cách khó lường nhất và vào thời điểm bất ngờ nhất. Nhưng vấn đề có lẽ đáng suy nghĩ hơn cả, là những đổ nát và di chứng mà một chế độ độc tài để lại cho xã hội là cả cơn ác mộng kéo dài. Bởi lẽ, không có “giải pháp chính trị” thay thế nào được chuẩn bị. Đất nước rơi vào hỗn loạn và bạo lực, trên một nền tảng xã hội bị tha hóa, cùng kiệt cả về vật chất lẫn tinh thần. Đó là một kết cục bi thảm nhất.

Từ câu chuyện về nước Nga, người Việt cần suy nghĩ về tương lai của đất nước, cũng như chính bản thân và gia đình mình với tâm thế Chủ Nhân thực sự chứ không phải là khán giả của một cuộc hý trường. Tất cả chúng ta, hơn 90 triệu người Việt, vẫn còn gửi gắm sinh mạng, thân xác mình trên mảnh đất hình chữ S này, từ lâu bị coi như đàn vịt ngan ngoan ngoãn cho nhà cầm quyền vặt đến cái lông cuối cùng, trước khi bị vứt vào nồi nước sôi. Chế độ chuyên chế được xây dựng lên từ dối trá và bạo lực mà những người Cộng sản lấy nguyên mẫu từ Nga Sô và Trung Cộng đem về áp đặt, đã và đang hủy hoại dân tộc, quốc gia này tới tận xương tủy.

Non sông Việt Nam tuy nhỏ bé nhưng cẩm tú, có tài nguyên dồi dào, với dân số gần 100 triệu, phân nửa là sức trẻ, sở hữu một vị trí địa chính trị kinh tế vô cùng thuận lợi, nhẽ ra đã phải trở thành một Hàn Quốc hay chí ít là một Malaysia thịnh vượng và hùng mạnh. Thế nhưng, hàng triệu người Việt hôm nay vẫn phải bỏ nước mà đi để mong tìm kiếm một công việc hạ bạc nơi xứ người. Hàng trăm ngàn phụ nữ Việt Nam phải chịu kiếp nô lệ tình dục, bán thân khắp năm châu.

Ngay cả những sinh viên xuất sắc cũng sẵn sàng lựa chọn con đường “xuất khẩu lao động” bởi thực tế là không có một cơ hội nào cho những thanh niên thực tài có thể phát triển ở đất nước nơi mà mọi ngóc ngách đều bị chiếm cứ bởi đám “con em lãnh đạo”. Tài nguyên quốc gia bị khai thác đến cùng kiệt nhưng cái mà người dân nhận được là ô nhiễm, là nô dịch, và Gánh Nặng Nợ ngày một cao cao mãi.

Bộ máy cai trị Việt Nam cũng giống hệt như bộ máy cai trị của nước Nga. Tham nhũng và dối trá đã trở thành thuộc tính hữu cơ và nó không có khả năng sửa đổi. Hôm nay, những gì đang diễn ra nước Nga, cũng có thể là ngày mai của Việt Nam. Những phẫn uất bùng nổ ở Tây Nguyên chỉ là một tàn lửa nhỏ. Nó có thể nhanh chóng bị dập tắt nhưng không thể biết rồi một ngày nào đó, một tàn lửa khác lại bùng lên trên cánh đồng cỏ khô chất chồng oán thù của hàng triệu người dân là nạn nhân của một chế độ tham tàn, bạo ngược.

Cũng có thể một Prigozhin phiên bản Việt sẽ xuất hiện trong đám tướng lĩnh công an, quân đội… những lực lượng đang bảo vệ cho băng đảng cầm quyền. Khi một xã hội không còn không gian dân sự và tự do ngôn luận, đối thoại giữa người dân và nhà cầm quyền bị triệt tiêu thì khi đó bắt đầu một quá trình suy vong không thể đảo ngược.

User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Re: Quán Vắng không Người ...3

Post by khieulong »

Ukraine, hoà bình vẫn xa vời
Lê Tây Sơn


Image
Nga tiếp tục chứng kiến những tổn thất chiến trường khắp trên các mặt trận ở Ukraine. Ảnh: Một phương tiện quân sự Nga bị bắn cháy tại Kurylivka, Kharkiv ngày 28 Tháng Sáu 2023 (ảnh: Sofiia Bobok/Anadolu Agency via Getty Images)

Giám đốc CIA William Burns đã lặng lẽ liên hệ với người đồng cấp Nga Sergei Naryshkin sau cuộc binh biến thất bại của lãnh đạo Tập đoàn Wagner Yevgeny Prigozhin để đưa ra lời khẳng định Hoa Kỳ không liên quan đến tình trạng hỗn loạn nội bộ của nước Nga. Trong khi đó, Ukraine hy vọng chiếm lợi thế trên chiến trường để buộc Nga ngồi vào bàn đàm phán trước cuối năm.

Bảo đảm Nga không sử dụng vụ binh biến để khiêu khích Mỹ

Cuộc điện thoại của Burns với Sergei Naryshkin, người đứng đầu cơ quan tình báo nước ngoài của Nga, được cho là cuộc liên lạc cấp cao nhất giữa hai chính phủ kể từ sau cuộc binh biến bất thành. Cuộc nổi dậy được xem là mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin trong 23 năm cầm quyền của ông.

Cuộc gọi điện của Burns, người thường được giao chuyển những thông điệp nhạy cảm tới Nga và các quốc gia khác, là một phần trong chiến lược của Toà Bạch Ốc nhằm thông báo cho Putin và những người thân cận của lãnh đạo Nga là Hoa Kỳ không có vai trò gì trong động thái của Prigozhin và không tìm cách gây nội chiến ở Nga. Các quan chức Hoa Kỳ nói rằng Mỹ không muốn tạo cơ hội cho Điện Kremlin đổ lỗi cuộc binh biến.


Hoa Kỳ và Nga liên lạc cấp cao nhưng không thường xuyên kể từ ngày Putin ra lệnh cho quân đội xâm chiếm Ukraine vào Tháng Hai, 2022. Burns đã tới Ukraine đầu Tháng Sáu để hội ý với Tổng thống Volodomyr Zelensky và các quan chức tình báo Ukraine. “Giống như các chuyến đi khác, giám đốc CIA đã gặp gỡ các đối tác tình báo Ukraine và Tổng thống Zelensky, tái khẳng định cam kết Mỹ tiếp tục chia sẻ thông tin tình báo để giúp Ukraine chống lại sự xâm lược của Nga” – một quan chức tiết lộ.
Image
Nhưng thiệt hại của Ukraine cũng rất lớn (ảnh: Narciso Contreras/Anadolu Agency via Getty Images)

Burns, người có 32 năm sự nghiệp ngoại giao gồm cả thời gian làm đại sứ tại Moscow, được Biden tin tưởng khi cần tiếp cận với Nga. Vào Tháng Mười Một 2021, Biden cử ông đến Moscow và nói chuyện qua một đường dây điện thoại an toàn với Putin khi Tổng thống Nga đang ở khu nghỉ mát Sochi bên Biển Đen, thông báo rằng Hoa Kỳ tin rằng Nga đang chuẩn bị xâm lược Ukraine và lãnh đạo Nga sẽ phải đối mặt với các lệnh trừng phạt nghiêm trọng nếu làm như thế. Vào Tháng Mười Một, 2022, Burns gặp viên chức cấp cao Sergey Naryshkin ở Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ để cảnh báo về hậu quả nếu Nga sử dụng vũ khí hạt nhân trong cuộc xung đột Ukraine.

Trong chuyến thăm bí mật tới Ukraine của Burns vào đầu tháng này, các quan chức Ukraine đã tiết lộ một chiến lược đầy tham vọng nhằm chiếm lại lãnh thổ do Nga chiếm đóng và mở các cuộc đàm phán ngừng bắn với Moscow vào cuối năm nay. Chuyến đi của Burns, chưa được báo cáo trước đó, gồm cuộc gặp với Tổng thống Volodymyr Zelensky và các quan chức tình báo hàng đầu của Ukraine. Nó xảy ra vào một thời điểm quan trọng trong cuộc xung đột khi các lực lượng Ukraine nỗ lực để giành được lợi thế sớm trong cuộc phản công được chờ đợi từ lâu nhưng chỉ mới triển khai số ít lữ đoàn tấn công được phương Tây đào tạo và trang bị.

Chiếm ưu thế trên chiến trường để buộc Nga đàm phán

Tổng thống Zelensky và các chỉ huy quân sự của ông đối mặt với các lực lượng Nga cố thủ vững chắc ở các khu vực chiếm đóng phía Đông và Nam Ukraine. Quân đội Ukraine chịu thương vong nặng nề khi binh lính và xe bọc thép đụng phải các bãi mìn dày đặc và các chiến hào kiên cố trên khắp lãnh thổ rộng lớn. Địa hình đầy thách thức đã khiến quân Ukraine dễ bị tấn công bằng hoả tiễn và không kích của Nga. Zelensky thừa nhận cuộc phản công diễn ra “chậm hơn mong muốn” và các quan chức Ukraine xác nhận một số xe tăng Leopard 2 và Bradley bị phá huỷ.
Image
Tổng thống Volodymyr Zelensky tiếp tục vận động sự hỗ trợ từ các đồng minh. Trong ảnh là chuyến kinh lý bất ngờ của Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda (trái) đến Kyiv ngày 28 Tháng Sáu 2023 (ảnh: Andriy Zhyhaylo/Obozrevatel/Global Images Ukraine via Getty Images)

Nhưng Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov bác bỏ những hoài nghi, khẳng định “trận đánh chính” vẫn chưa đến; và chỉ huy quân sự hàng đầu của Ukraine, Tướng Valery Zaluzhny, kêu gọi “hãy kiên nhẫn” và cuộc tấn công đang được tiến hành một cách “bài bản” nhất. Các nhà phân tích quân sự cho rằng nếu Ukraine muốn buộc Nga phải ngồi vào bàn đàm phán thì trước hết cần chọc thủng hệ thống phòng thủ của Nga. Điều này rất khó nhưng không phải là không thể.


Nhà phân tích quân sự Rob Lee giải thích: “Có thể Ukraine sẽ phá huỷ cây cầu đường bộ đi vào Crimea bằng cách đưa nó vào trong tầm bắn của HIMARS và các loại pháo khác. Dĩ nhiên là phải có tổn thất lớn để chiếm được một vị trí bắn thuận lợi. Nếu Ukraine chịu quá nhiều tổn thất, cuộc phản công sẽ sớm kết thúc trong thế bất lợi cho Kyiv. Nhưng nếu Ukraine gây ra đủ tổn thất cho các lực lượng và thiết bị của Nga và chặn được quân tiếp viện, thì hệ thống phòng thủ của Moscow sẽ suy yếu để Ukraine đạt được bước đột phá”.

Trong một kịch bản lý tưởng được Kyiv vẽ ra, quân đội Ukraine sẽ giành được ưu thế bằng cách tiến quân và đưa vũ khí tầm xa đến rìa ranh giới Ukraine-Crimea, biến nơi đóng quân của Hạm đội Biển Đen thành con tin. Rob Lee nhận định: “Nếu Ukraine tấn công được các sân bay, cây cầu, tuyến đường sắt và trung tâm hậu cần quan trọng của Nga, họ sẽ đẩy đối phương vào thế khó khăn”. Chỉ bao vây cô lập chứ không chiếm Crimea bằng vũ lực, Kyiv sẽ yêu cầu Nga chấp nhận những yêu cầu bảo đảm an ninh từ phương Tây cho Ukraine.

Tuy nhiên, có được những đảm bảo đó không hề dễ dàng. Chính phủ Zelensky luôn hối thúc Hoa Kỳ và Châu Âu đưa ra các cam kết chắc chắn về việc Ukraine gia nhập NATO và Liên minh Châu Âu (EU), nhưng Hoa Kỳ và Tây Âu vẫn lạnh nhạt với ý tưởng này mà quan tâm nhiều hơn đến các cam kết hỗ trợ an ninh dài hạn cho Ukraine thay vì mở rộng NATO vì dễ dẫn đến xung đột trực tiếp với Nga.

Sự do dự khiến Ba Lan và các quốc gia thành viên NATO vùng Baltic thất vọng trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh NATO vào tháng tới tại Litva. Ngoại trưởng Antony Blinken và các nhà lãnh đạo phương Tây khác cho biết họ có ý định cung cấp một “gói viện trợ rất mạnh mẽ” cho Ukraine. Nhưng bất đồng gay gắt về nội dung của gói có nguy cơ gây mất đoàn kết tại cuộc họp.

Tuy nhiên, Mỹ và Ukraine có sự đồng thuận rộng rãi về mục tiêu tấn công của Kyiv. Một quan chức cấp cao của Ukraine cho biết: “Mỹ đồng ý Ukraine nên tham gia đàm phán trên thế mạnh. Mỹ hài lòng là bộ chỉ huy của chúng tôi không làm điều gì ngu ngốc với các thiết bị viện trợ”. Tuy nhiên, dấu hiệu của sự căng thẳng có nhiều. Trong khi các lãnh đạo quân sự Mỹ muốn thấy Ukraine tăng tốc cuộc tấn công, Volodymyr Zelensky luôn than phiền là phương Tây không chuyển giao đạn dược và máy bay chiến đấu đủ nhanh.

Được hỏi vế tốc độ phản công của Ukraine, Ngoại trưởng Mỹ Blinken nói: “Họ đánh đến đâu và nhanh như thế nào là do họ quyết định”. Các nhà phân tích xem cách tiếp cận thận trọng của Ukraine trong những ngày đầu của cuộc phản công là dấu hiệu cho thấy quốc gia này không xem nhẹ các thách thức đang chờ phía trước.

User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Re: Quán Vắng không Người ...3

Post by khieulong »

Ukraine, hoà bình vẫn xa vời
Lê Tây Sơn


Image
Nga tiếp tục chứng kiến những tổn thất chiến trường khắp trên các mặt trận ở Ukraine. Ảnh: Một phương tiện quân sự Nga bị bắn cháy tại Kurylivka, Kharkiv ngày 28 Tháng Sáu 2023 (ảnh: Sofiia Bobok/Anadolu Agency via Getty Images)

Giám đốc CIA William Burns đã lặng lẽ liên hệ với người đồng cấp Nga Sergei Naryshkin sau cuộc binh biến thất bại của lãnh đạo Tập đoàn Wagner Yevgeny Prigozhin để đưa ra lời khẳng định Hoa Kỳ không liên quan đến tình trạng hỗn loạn nội bộ của nước Nga. Trong khi đó, Ukraine hy vọng chiếm lợi thế trên chiến trường để buộc Nga ngồi vào bàn đàm phán trước cuối năm.

Bảo đảm Nga không sử dụng vụ binh biến để khiêu khích Mỹ

Cuộc điện thoại của Burns với Sergei Naryshkin, người đứng đầu cơ quan tình báo nước ngoài của Nga, được cho là cuộc liên lạc cấp cao nhất giữa hai chính phủ kể từ sau cuộc binh biến bất thành. Cuộc nổi dậy được xem là mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin trong 23 năm cầm quyền của ông.

Cuộc gọi điện của Burns, người thường được giao chuyển những thông điệp nhạy cảm tới Nga và các quốc gia khác, là một phần trong chiến lược của Toà Bạch Ốc nhằm thông báo cho Putin và những người thân cận của lãnh đạo Nga là Hoa Kỳ không có vai trò gì trong động thái của Prigozhin và không tìm cách gây nội chiến ở Nga. Các quan chức Hoa Kỳ nói rằng Mỹ không muốn tạo cơ hội cho Điện Kremlin đổ lỗi cuộc binh biến.


Hoa Kỳ và Nga liên lạc cấp cao nhưng không thường xuyên kể từ ngày Putin ra lệnh cho quân đội xâm chiếm Ukraine vào Tháng Hai, 2022. Burns đã tới Ukraine đầu Tháng Sáu để hội ý với Tổng thống Volodomyr Zelensky và các quan chức tình báo Ukraine. “Giống như các chuyến đi khác, giám đốc CIA đã gặp gỡ các đối tác tình báo Ukraine và Tổng thống Zelensky, tái khẳng định cam kết Mỹ tiếp tục chia sẻ thông tin tình báo để giúp Ukraine chống lại sự xâm lược của Nga” – một quan chức tiết lộ.
Image
Nhưng thiệt hại của Ukraine cũng rất lớn (ảnh: Narciso Contreras/Anadolu Agency via Getty Images)

Burns, người có 32 năm sự nghiệp ngoại giao gồm cả thời gian làm đại sứ tại Moscow, được Biden tin tưởng khi cần tiếp cận với Nga. Vào Tháng Mười Một 2021, Biden cử ông đến Moscow và nói chuyện qua một đường dây điện thoại an toàn với Putin khi Tổng thống Nga đang ở khu nghỉ mát Sochi bên Biển Đen, thông báo rằng Hoa Kỳ tin rằng Nga đang chuẩn bị xâm lược Ukraine và lãnh đạo Nga sẽ phải đối mặt với các lệnh trừng phạt nghiêm trọng nếu làm như thế. Vào Tháng Mười Một, 2022, Burns gặp viên chức cấp cao Sergey Naryshkin ở Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ để cảnh báo về hậu quả nếu Nga sử dụng vũ khí hạt nhân trong cuộc xung đột Ukraine.

Trong chuyến thăm bí mật tới Ukraine của Burns vào đầu tháng này, các quan chức Ukraine đã tiết lộ một chiến lược đầy tham vọng nhằm chiếm lại lãnh thổ do Nga chiếm đóng và mở các cuộc đàm phán ngừng bắn với Moscow vào cuối năm nay. Chuyến đi của Burns, chưa được báo cáo trước đó, gồm cuộc gặp với Tổng thống Volodymyr Zelensky và các quan chức tình báo hàng đầu của Ukraine. Nó xảy ra vào một thời điểm quan trọng trong cuộc xung đột khi các lực lượng Ukraine nỗ lực để giành được lợi thế sớm trong cuộc phản công được chờ đợi từ lâu nhưng chỉ mới triển khai số ít lữ đoàn tấn công được phương Tây đào tạo và trang bị.

Chiếm ưu thế trên chiến trường để buộc Nga đàm phán

Tổng thống Zelensky và các chỉ huy quân sự của ông đối mặt với các lực lượng Nga cố thủ vững chắc ở các khu vực chiếm đóng phía Đông và Nam Ukraine. Quân đội Ukraine chịu thương vong nặng nề khi binh lính và xe bọc thép đụng phải các bãi mìn dày đặc và các chiến hào kiên cố trên khắp lãnh thổ rộng lớn. Địa hình đầy thách thức đã khiến quân Ukraine dễ bị tấn công bằng hoả tiễn và không kích của Nga. Zelensky thừa nhận cuộc phản công diễn ra “chậm hơn mong muốn” và các quan chức Ukraine xác nhận một số xe tăng Leopard 2 và Bradley bị phá huỷ.
Image
Tổng thống Volodymyr Zelensky tiếp tục vận động sự hỗ trợ từ các đồng minh. Trong ảnh là chuyến kinh lý bất ngờ của Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda (trái) đến Kyiv ngày 28 Tháng Sáu 2023 (ảnh: Andriy Zhyhaylo/Obozrevatel/Global Images Ukraine via Getty Images)

Nhưng Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov bác bỏ những hoài nghi, khẳng định “trận đánh chính” vẫn chưa đến; và chỉ huy quân sự hàng đầu của Ukraine, Tướng Valery Zaluzhny, kêu gọi “hãy kiên nhẫn” và cuộc tấn công đang được tiến hành một cách “bài bản” nhất. Các nhà phân tích quân sự cho rằng nếu Ukraine muốn buộc Nga phải ngồi vào bàn đàm phán thì trước hết cần chọc thủng hệ thống phòng thủ của Nga. Điều này rất khó nhưng không phải là không thể.


Nhà phân tích quân sự Rob Lee giải thích: “Có thể Ukraine sẽ phá huỷ cây cầu đường bộ đi vào Crimea bằng cách đưa nó vào trong tầm bắn của HIMARS và các loại pháo khác. Dĩ nhiên là phải có tổn thất lớn để chiếm được một vị trí bắn thuận lợi. Nếu Ukraine chịu quá nhiều tổn thất, cuộc phản công sẽ sớm kết thúc trong thế bất lợi cho Kyiv. Nhưng nếu Ukraine gây ra đủ tổn thất cho các lực lượng và thiết bị của Nga và chặn được quân tiếp viện, thì hệ thống phòng thủ của Moscow sẽ suy yếu để Ukraine đạt được bước đột phá”.

Trong một kịch bản lý tưởng được Kyiv vẽ ra, quân đội Ukraine sẽ giành được ưu thế bằng cách tiến quân và đưa vũ khí tầm xa đến rìa ranh giới Ukraine-Crimea, biến nơi đóng quân của Hạm đội Biển Đen thành con tin. Rob Lee nhận định: “Nếu Ukraine tấn công được các sân bay, cây cầu, tuyến đường sắt và trung tâm hậu cần quan trọng của Nga, họ sẽ đẩy đối phương vào thế khó khăn”. Chỉ bao vây cô lập chứ không chiếm Crimea bằng vũ lực, Kyiv sẽ yêu cầu Nga chấp nhận những yêu cầu bảo đảm an ninh từ phương Tây cho Ukraine.

Tuy nhiên, có được những đảm bảo đó không hề dễ dàng. Chính phủ Zelensky luôn hối thúc Hoa Kỳ và Châu Âu đưa ra các cam kết chắc chắn về việc Ukraine gia nhập NATO và Liên minh Châu Âu (EU), nhưng Hoa Kỳ và Tây Âu vẫn lạnh nhạt với ý tưởng này mà quan tâm nhiều hơn đến các cam kết hỗ trợ an ninh dài hạn cho Ukraine thay vì mở rộng NATO vì dễ dẫn đến xung đột trực tiếp với Nga.

Sự do dự khiến Ba Lan và các quốc gia thành viên NATO vùng Baltic thất vọng trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh NATO vào tháng tới tại Litva. Ngoại trưởng Antony Blinken và các nhà lãnh đạo phương Tây khác cho biết họ có ý định cung cấp một “gói viện trợ rất mạnh mẽ” cho Ukraine. Nhưng bất đồng gay gắt về nội dung của gói có nguy cơ gây mất đoàn kết tại cuộc họp.

Tuy nhiên, Mỹ và Ukraine có sự đồng thuận rộng rãi về mục tiêu tấn công của Kyiv. Một quan chức cấp cao của Ukraine cho biết: “Mỹ đồng ý Ukraine nên tham gia đàm phán trên thế mạnh. Mỹ hài lòng là bộ chỉ huy của chúng tôi không làm điều gì ngu ngốc với các thiết bị viện trợ”. Tuy nhiên, dấu hiệu của sự căng thẳng có nhiều. Trong khi các lãnh đạo quân sự Mỹ muốn thấy Ukraine tăng tốc cuộc tấn công, Volodymyr Zelensky luôn than phiền là phương Tây không chuyển giao đạn dược và máy bay chiến đấu đủ nhanh.

Được hỏi vế tốc độ phản công của Ukraine, Ngoại trưởng Mỹ Blinken nói: “Họ đánh đến đâu và nhanh như thế nào là do họ quyết định”. Các nhà phân tích xem cách tiếp cận thận trọng của Ukraine trong những ngày đầu của cuộc phản công là dấu hiệu cho thấy quốc gia này không xem nhẹ các thách thức đang chờ phía trước.

User avatar
macco
Posts: 3542
Joined: Mon Jan 17, 2005 8:04 am

Re: Quán Vắng không Người ...3

Post by macco »

Đại án “Chuyến bay giải cứu” – miệng lưỡi trơ tráo đến ngàn thu
Trung Khánh
21 tháng 7, 2023

Image
Cục phó Cục Quản lý xuất nhập cảnh Trần Văn Dự

Trong lịch sử tố tụng của Việt Nam và thế giới, đại án tham ô không hiếm, có nhiều trường hợp bị cáo giả điên giả khùng hòng được giảm nhẹ tội. Nhưng cách các bị cáo trong đại án “Chuyến bay giải cứu” tự bào chữa suốt mấy ngày nay vô cùng lố bịch, kệch cỡm, khiến quần chúng tự khỏi không biết họ còn chút liêm sỉ nào của con người.

Phiên toà “Chuyến bay giải cứu”… cứu ai?

Cho đến hôm nay, đã mười ngày kể từ khi Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm 54 bị cáo trong vụ án “Chuyến bay giải cứu” về các tội: “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Môi giới hối lộ”, “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Người dân luôn ngóng chờ tiếng nói công lý, họ đợi những bản án xứng đáng với tội ác của những cán bộ mất hết tính người, những kẻ đong đếm tính mạng đồng loại bằng những con số đếm được của đồng tiền. Nhưng có thể nói mỗi ngày trôi qua, tất cả những gì phiên toà mang lại chỉ là hai tiếng “thất vọng”.
Image
Phó Giám đốc Công an TP. Hà Nội Nguyễn Anh Tuấn (VNE)

Con số thống kê của Bộ Y tế cho biết hơn 43,000 người đã vĩnh viễn ra đi bởi đại dịch COVID-19, con số thực tế chắc chắn cao hơn nhiều. Thậm chí những người may mắn ở lại đã không được quyền tưởng như cơ bản nhất: Nhìn thi thể người thân lần cuối. Thế mà trong lúc khó khăn ngặt nghèo nhất, những cán bộ được giao trách nhiệm làm chuyện công vẫn thản nhiên kiếm tiền trên xương máu của đồng bào.

Có trùng hợp không khi trong lúc đang diễn ra vào sáng ngày 17 tháng Bảy, phiên tòa xét xử vụ án “Chuyến bay giải cứu” đã tạm dừng để… các bị cáo xuất trình chứng từ nộp tiền khắc phục hậu quả trước khi Viện kiểm sát đề nghị mức án? Như vậy liệu tiền khắc phục hậu quả sẽ ảnh hưởng đến mức án? Phiên toà “chuyến bay giải cứu” sẽ lấy lại công bằng cho 200,000 người dân (du học sinh, người lao động) phải trực tiếp bỏ một số tiền lớn ra để chi trả cho các chuyến bay combo, hay là “giải cứu” cho những kẻ đang đứng trước vành móng ngựa kia?
Image
Tuồng hay còn ở phía trước

Gần như chưa từng có phiên toà xét đại án liên quan đến hệ thống Đảng nào mà báo chí trong nước được bật đèn xanh để tường thuật một cách chân thực, vạch trần những gương mặt cộm cán như lần này. Điều đơn giản là có muốn che đậy cũng không được. 200,000 hành khách đi trên các chuyến bay giải cứu là những nhân chứng sống không thể bịt miệng. Nói cách khác, vết bẩn này không thể xoá, mà chỉ có thể kiếm cách tẩy bớt nó đi. Mặt khác cũng thuận tiện thể hiện được “tính nghiêm minh” của chế độ.

Kể ra cũng lại buồn cười, nhưng chưa bao giờ nhà báo mảng pháp luật trong nước được “tự do” hành nghề đến vậy. Theo dõi từ đầu phiên toà, cứ cảm giác đây là một vở tuồng hay được một đạo diễn giỏi cầm trịch, và 54 bị cáo là những kép hát vô cùng tài năng.
Image
Trần Thị Mai Xa, Giám đốc Công ty Masterlife (baodautu.vn)

Trước tội ác của chính mình, các bị cáo vẫn ngây thơ thốt nên những từ ngữ, những câu nói trơ trẽn đến chưa từng. Những nhà biên kịch hàng đầu thế giới có lẽ cũng không bao giờ nghĩ ra. Đôi khi người chứng kiến phải tự hỏi rằng liệu có nghe nhầm, hoặc họ đang có ẩn ý gì hay chăng. Bởi dù là người điên cũng không ăn nói vô liêm sỉ như vậy. Chưa kể, hầu như tất cả các bị cáo đều tự bào chữa với phong cách đáng tởm như nhau:

Lời khai mang tính “bức xúc” nhất là của bị cáo Trần Thị Mai Xa (Giám đốc Công ty Masterlife) khi cho rằng mình bị buộc đưa hối lộ hơn 8 tỷ đồng để được cấp phép các chuyến bay và bà “rất giận Cục Lãnh Sự” khi đưa bà vào vòng lao lý: “Bị cáo không có ý thức về vấn đề đó (đưa hối lộ – PV). Lần đầu tiên đã bị ép phải đưa rồi, lần sau cứ phải đưa thôi.” Bà Xa trần tình.

Bị cáo Tô Anh Dũng – cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao – bị truy tố tội “nhận hối lộ” 37 lần với tổng số tiền 21,5 tỷ đồng. Ông Dũng cho rằng do trước đây phạm pháp là do “nhận thức sai”, còn bây giờ thì đã biết lỗi: “Doanh nghiệp gặp, bị cáo cũng không đòi hỏi. Doanh nghiệp tổ chức chuyến bay xong thì đến báo cáo kết quả, bị cáo lắng nghe để rút kinh nghiệm thêm. Bị cáo có nhận quà nhưng không mở ra xem, chỉ nhận thức đó là quà doanh nghiệp cảm ơn”.

Giống Tô Anh Dũng, bị cáo Nguyễn Thị Hương Lan – cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự, dưới quyền ông Tô Anh Dũng – biện minh rằng hành vi nhận hối lộ 25 tỷ là do “nhận thức chưa đầy đủ về việc nhận quà cảm ơn.”

Nặng nhất trong tội “nhận hối lộ” là ông Phạm Trung Kiên – cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế – với cáo buộc nhận hối lộ 42,6 tỷ và bị đề nghị mức án tử hình. Tuy nhận tội nhưng ông Kiên phủ nhận cáo buộc ép doanh nghiệp chung chi. Ông lập luận rằng các doanh nghiệp đều chi tiền… sau khi đã được Bộ Y tế phê duyệt chuyến bay, chứ trước đó ông không gợi ý hay ép buộc gì. Ông Kiên cũng được đánh giá là… người chồng yêu vợ nhất trong đại án khi khai “không chia cho ai”, chỉ “mang hết tiền về cho vợ.”

Bị truy tố về tội “môi giới hối lộ” với số tiền môi giới là 2,65 triệu USD (gần 62 tỷ đồng), cựu Phó Giám đốc Công an TP. Hà Nội Nguyễn Anh Tuấn bật khóc trước toà, cho rằng do mình “thương người”, chạy án vì tình cảm anh em: “Cũng chỉ xuất phát do mình quá thương người, quá tin người nên bị truy tố tội môi giới hối lộ.”

“Nhân văn” nhất là cựu phó Chủ tịch tỉnh Quảng Nam Trần Văn Tân. Theo cáo trạng, ông Tân đã nhận hối lộ 9 lần từ công ty Bluesky với tổng số tiền hơn 5 tỷ đồng. Ông khai: “Lần đầu nhận tiền, bị cáo nghĩ rằng sẽ trả lại, nhưng do bận công việc nên không kịp trả. Sau đó nhận tiếp lần hai và sử dụng tiền vào việc có ý nghĩa.”

Tuy không nhận hối lộ nhiều nhất, nhưng để lại câu nói “bất hủ” nhất là cựu Cục phó Cục Quản lý xuất nhập cảnh Trần Văn Dự. Khi bị cáo buộc nhận hối lộ 7,6 tỷ, ông cho hay bản thân chỉ “vô tình” nhận hối lộ chứ không phải “biết mà vẫn nhận”. Cuối phần tự bào chữa, ông chốt: “Tôi số đen, không may thì thôi trả lại cho Nhà nước cũng được, không sao cả.”

Image

Image

Lịch sử hôm nay sẽ không chỉ là tội ác mang tên “Chuyến bay giải cứu”, mà còn ghi lại những câu nói trơ tráo đến ngàn thu. Có thể thấy, đến khi đứng trước vành móng ngựa, lần lượt những con người từng có địa vị cao trong xã hội, từng là chủ doanh nghiệp cho đến Thứ trưởng,… đều quẹt nước mắt mong được tha thứ và giảm án; không có bất kỳ ai tỏ ra một chút ăn năn, chấp nhận bản án như kết quả của tội ác mà họ gây ra. Tất cả toàn là những lời lấp liếm, ngụỵ biện đầy mâu thuẫn với những gì họ đáng lý phải phụng sự.
Image
Cựu Cục phó Cục Quản lý xuất nhập cảnh Trần Văn Dự (VNE)
Image
Cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam – Trần Văn Tân (VOV)
Image
Cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng (VOV)

Chợt nhớ lại những ngày “Chuyến bay giải cứu” được thực hiện rầm rộ cũng là lúc dịch bệnh đang cao điểm. Những chuyến bay combo nhộn nhịp trên không lúc đó được ca ngợi không ngớt, dưới mặt đất là một khung cảnh hoàn toàn khác hẳn.

“Sự sống đã rút vào sau những cánh cửa đóng kín. Chỉ có những chốt kiểm soát là hoạt động. Mà ngay cả ở đó thì những người làm nhiệm vụ cũng không buồn ngước mặt nhìn một chiếc xe cấp cứu đang vùn vụn lao qua. Ngồi trên xe cấp cứu, niềm ao ước mãnh liệt nhất của tôi là một ngày nào đó được tháo tấm khiên che mặt xuống, cởi bộ đồ bảo hộ thùng thình và bất tiện để được hoà vào dòng người đông đúc trên phố. Kẹt xe cũng được, ngập nước cũng được, gây nhau cũng được, miễn đông người là hạnh phúc rồi” – trích tản văn Phía Tây Thành Phố của BS. Lê Minh Khôi.

Bây giờ cuộc sống đang bắt đầu trở lại như bác sĩ Khôi mong muốn trong những ngày chống chọi cùng đại dịch. Đáng tiếc là sau COVID-19, vẫn còn một dịch bệnh trầm kha và nguy hiểm hơn, đó là khi con người đi vào một guồng máy chạy theo đồng tiền bằng cách lạm dụng bóc lột đồng loại bằng mọi cách. Và như thường lệ, kẻ thủ ác thì luôn phủ nhận tội lỗi của mình.

Cách mà đại án “Chuyến bay giải cứu” đang diễn ra khiến nhiều người hoài nghi rằng 54 bị cáo của những ngày qua vốn chỉ là những con tốt thí, “trùm cuối” vẫn ẩn mình phía sau, những trò dối trá vẫn còn chưa được phanh phui đến tận cùng. Tất cả đều là dối trá trơ trẽn. Chỉ có nước mắt nhân dân là thật. Chỉ có những xác người chết vì Covid không được người thân đưa tiễn là thật. Chỉ có tội ác ngàn đời không phai là thật.

User avatar
phodem
Posts: 229
Joined: Sat Feb 26, 2011 4:00 am

Re: Quán Vắng không Người ...3

Post by phodem »

Nền dân chủ duy nhất ở Trung Đông bị đe dọa
Israel đang trong tình trạng “nồi da xáo thịt"

Mai Vũ Phạm
28 tháng 7, 2023

Image
Cuộc đụng độ giữa người biểu tình Israel phản đối cuộc đại tu tư pháp của chính quyền Thủ tướng Benjamin Netanyahu và cảnh sát xảy ra ngày 24 Tháng Bảy, 2023. (Ảnh: Gili Yaari/NurPhoto via Getty Images)

Trong vài tháng vừa qua, làn sóng phản đối chính phủ lớn nhất trong lịch sử Israel đã trở thành tâm điểm của thế giới. Hàng triệu người Israel đã liên tục xuống đường biểu tình phản đối cuộc đại tu tư pháp của chính quyền Thủ tướng Benjamin Netanyahu.

Bạo lực leo thang

Các cuộc biểu tình phản đối chính phủ và ủng hộ dân chủ đã được tổ chức rất tốt, với lịch trình của các diễn giả và âm nhạc. Những người tham gia biểu tình đã lan tỏa thông điệp lạc quan, hy vọng, và quyết tâm bảo vệ nền dân chủ Isarel. Họ tin rằng nếu áp lực đủ mạnh trong một thời gian dài sẽ có thể khiến chính quyền Netanyahu từ bỏ cuộc đại tu tư pháp.
Image
Một người biểu tình phản đối cảnh sát dùng súng hơi cay bắn vào đám đông. (Ảnh: Matan Golan/SOPA Images/LightRocket via Getty Images)

Tuy nhiên, vào tối Thứ Hai, ngay sau khi Quốc hội Isarel thông qua phần luật đầu tiên trong cuộc đại tu tư pháp, niềm hy vọng của những người biểu tình đã được thay thế bằng sự giận dữ. Giới trẻ ở Tel Aviv đã không sợ hãi trước hàng rào cảnh sát và vòi rồng sẵn sàng bắn nước có mùi hôi thối vào họ.

Nhưng, dường như đối với những người biểu tình, họ không còn gì để mất. Bởi thế, hàng ngàn người đã vượt qua hàng rào cảnh sát, đốt pháo sáng, và quyết tâm kéo về phía xa lộ Ayalon để chặn giao thông. Lực lượng cảnh sát Isarel đã đáp trả bằng bạo lực. Vô số hình ảnh của những người biểu tình bị cảnh sát đánh đập, bị kéo lê trên mặt đất, và bị xô qua các rào chắn đường cao tốc.

Bà Ifat Brilliant đã chia sẻ một bức ảnh cảnh sát đàn áp con trai 18 tuổi của bà, với khuôn mặt đẫm máu ở Tel Aviv. Bà viết: “Con tôi không làm gì sai cả – không chửi bới, không bạo loạn. Nó đã biểu tình cho nền dân chủ. Sau khi còng tay nó, cảnh sát đã kéo nó sang một bên và bắt đầu đánh đập. Hãy phóng to bức ảnh lên. Quá kinh khủng. Người cảnh sát “đáng yêu” mà bạn nhìn thấy trong bức ảnh đang đấm vào mặt con trai tôi. Viên cảnh sát cũng thì thầm với nó rằng, ‘Tôi sẽ cưỡng hiếp mẹ của bạn.’”

Con trai bà Ifat Brilliant không đơn độc. Số lượng các vụ bắt giữ người biểu tình đang tăng nhanh chóng. Moshe Redman, một trong những lãnh đạo của các cuộc biểu tình, cũng bị bắt ở Jerusalem vào thứ Hai, khi đang tìm cách chặn lối vào quốc hội trước cuộc bỏ phiếu.

Nhát dao của Netanyahu vào nền dân chủ

Quyết tâm đại tu tư pháp của phe cực hữu đã gây ra cuộc khủng hoảng nội bộ lớn nhất Israel, kể từ khi nhà nước này được thành lập vào năm 1948. Nhận định chung là cuộc đại tu tư pháp, nếu hoàn toàn được thông qua, sẽ xóa sổ bộ máy tư pháp độc lập và làm suy yếu nền dân chủ Israel.

Thứ Hai vừa qua, chính phủ của Thủ tướng Netanyahu đã thông qua một phần của dự luật, ngăn cản Tòa án Tối cao sử dụng “tính hợp lý” để bác bỏ các quyết định của chính phủ. Nghĩa là, chính phủ Israel đã thành công loại bỏ sự giám sát quan trọng của nhánh tư pháp đối với nó. Hệ quả tương lai sẽ là một bộ máy tư pháp bị vô hiệu hóa, do không thể buộc các nhà lãnh đạo phải chịu trách nhiệm.

Thứ Ba, ngày 25 Tháng Bảy, nhiều tờ báo của Israel đã đồng loạt in các trang nhất bị bôi đen, thể hiện “Một ngày đen tối cho nền dân chủ Israel.”


Rõ ràng, chính quyền Netanyahu đang lèo lái Israel đi theo con đường chuyên chế, đe dọa các giá trị dân chủ, và lý tưởng về sự thống nhất của người Do Thái mà Israel đã được đặt nền móng cách đây 75 năm. Cho nên, đối với nhiều người Israel, cuộc chiến chống đại tu tư pháp là cuộc chiến bảo vệ dân chủ vì linh hồn của dân tộc Israel.

Cuộc đại tu tư pháp của chính phủ cực hữu của Thủ tướng Netanyahu không chỉ tạo ra những rạn nứt sâu sắc trong xã hội Israel, mà còn diễn ra trong quân đội được trang bị tốt nhất Trung Đông. Lần đầu tiên trong lịch sử Isarel, gần mười nghìn quân nhân dự bị đã ký thỉnh nguyện thư đe dọa sẽ từ chối phục vụ quân đội nước này nếu cuộc đại tu tư pháp vẫn diễn ra.

Trong tuần này, 161 sĩ quan của lực lượng không quân vừa tuyên bố họ sẽ ngừng phục vụ, nếu chính phủ khước từ yêu sách bãi bỏ các thay đổi tư pháp. Vào thứ Tư, hàng trăm quân nhân dự bị từ các đơn vị khác nhau đã tham gia một cuộc biểu tình ở Tel Aviv, tuyên bố họ sẽ ngừng phục vụ quân đội.

Rõ ràng, đây là một thời điểm khắc nghiệt đối với Israel – “quốc gia dân chủ duy nhất” ở Trung Đông. Và cuộc khủng hoảng chắc chắn sẽ còn leo thang. Những người theo chủ nghĩa phục quốc và tôn giáo cực đoan trong liên minh Thủ tướng Netanyahu nhấn mạnh rằng dự luật vừa được thông qua mới chỉ là bước khởi đầu. Dự luật tiếp theo là trao cho các liên minh cầm quyền quyền kiểm soát các cuộc bổ nhiệm tư pháp. Họ cũng muốn Quốc hội có khả năng “bỏ qua” các quyết định của Tòa án Tối cao để bãi bỏ luật.

Cao ủy Liên hợp quốc về nhân quyền, Volker Turk, đã thúc giục chính phủ Israel “tạm dừng” đại tu tư pháp vì nó “sẽ làm suy yếu nghiêm trọng khả năng của cơ quan tư pháp trong việc bảo vệ các quyền cá nhân và duy trì pháp quyền như một biện pháp kiểm soát hiệu quả đối với quyền hành pháp và lập pháp.”

Không thể phủ nhận vai trò then chốt của ông Netanyahu trong cuộc khủng hoảng dân chủ này. Vì ham muốn trở lại nắm quyền sau 18 tháng, ông liên kết với các thành phần Do Thái cực hữu và cực đoan của Israel trong cuộc bầu cử năm ngoái.

Nhờ vậy, Netanyahu đã giành lại chức thủ tướng bằng cách thành lập liên minh cầm quyền theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan nhất trong lịch sử Israel. Điều đó có nghĩa là ông phải chấp nhận các yêu cầu của những kẻ cực đoan, trong đó có Bộ trưởng An ninh Itamar Ben-Gvir và Bộ trưởng Tài chính Bezalel Smotrich.
Image
Những người biểu tình cầm tấm biển có hình Thủ tướng Benjamin Netanyahu kèm nội dung “Kẻ nói dối nhỏ” tại tuần biểu tình thứ 29 liên tiếp vào ngày 22 Tháng Bảy năm 2023 tại Tel Aviv, Israel. (Ảnh: Dar Yaskil/Getty Images)

Một số người, trong đó có cựu Thủ tướng Ehud Olmert, cảnh báo rằng Israel có nguy cơ rơi vào nội chiến. Đó có thể là một cảnh báo phóng đại. Nhưng liên minh chủ nghĩa dân tộc cực đoan của Netanyahu đã khẳng định rằng cuộc đại tu tư pháp sẽ tiếp tục, bất chấp hàng loạt các cuộc biểu tình và đình công. Hôm thứ Ba, Hiệp hội Y khoa Israel đã kêu gọi đình công 24 giờ trên toàn quốc.

Cuộc khủng hoảng dân chủ đã chia rẽ sâu sắc xã hội Israel và ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã tháo chạy và làm dấy lên nỗi ám ảnh về một cuộc tổng đình công của các công đoàn. Thị trường chứng khoán Israel tiếp tục trượt dốc, đồng Shekel mất giá, và lãi suất tăng.

Rõ ràng, Israel đang trong tình trạng “nồi da xáo thịt.”

Đồng minh thân cận của Israel là Hoa Kỳ cũng đã gọi cuộc bỏ phiếu hôm thứ Hai là “đáng tiếc.” Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, Lloyd Austin, kêu gọi đối thoại chính trị ở Israel trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Israel, Yoav Gallant, nhấn mạnh điều này là cần thiết cho “một nền dân chủ kiên cường.”

Nền dân chủ Israel đang bị đòn giáng mạnh từ những kẻ cực đoan, không xem trọng các giá trị cốt lõi của thể chế dân chủ. Phe đối lập Israel cần phải nghiêm túc suy nghĩ về mối đe dọa mà các chính sách của chính quyền Netanyahu gây ra đối với an ninh và sự ổn định của Israel. Theo nhiều nhà phân tích, chính quyền Biden cần phải dứt khoát hơn trong việc tạo sức ép lên Thủ tướng Netanyahu. Biden nên nói rõ rằng sẽ có những hậu quả nghiêm trọng đối với mối quan hệ với Washington, trừ khi liên minh Netanyahu lùi bước.

Cô Miron Shatz, người đã tham gia vào các cuộc biểu tình của phe đối lập “mỗi ngày, đôi khi hai lần một ngày, hoặc ba lần một ngày” chia sẻ: “Tôi không biết phải làm gì, nhưng tôi không thể chịu đựng được nữa. Tôi không tin rằng mọi thứ đã kết thúc.”

Nền dân chủ Israel, nền dân chủ duy nhất ở Trung Đông đang gặp nguy khốn, nhưng không phải hết hy vọng! Chỉ cần thành phần trí thức và các tổ chức dân sự, vẫn kiên trì, quyết tâm tạo áp lực bằng biểu tình, đình công, và bất bạo động, yêu sách chính quyền Netanyahu chấm dứt cuộc đại tu tư pháp, thì hy vọng củng cố nền dân chủ của Israel vẫn còn.

hoangphong
Posts: 391
Joined: Tue Feb 12, 2019 7:20 am

Re: Quán Vắng không Người ...3

Post by hoangphong »

Sau nửa thế kỷ tỵ nạn, người Việt vẫn chọn nước Mỹ tự do
Y Nguyên

Image
Một buổi sinh hoạt của cộng đồng người Việt Little Saigon, ở Vietnamese Heritage Museum.


Kết quả một cuộc khảo sát từ Trung tâm nghiên cứu Pew, bản doanh tại Washington, cho thấy người Việt tỵ nạn tại Hoa Kỳ, dù trải qua nửa thế kỷ để sinh sống, làm việc và đủ thời gian để lãng quên những nỗi đau từ Tháng Tư 1975, thế nhưng tự do là mầm đã nảy chồi và bám chặt trên vùng đất mới.

Bất chấp từ hơn hai thập niên qua, nhà nước mới Cộng sản vẫn ra sức kêu gọi và bày tỏ thái độ muốn thu hút người Việt ở Mỹ trở về tham gia việc xây dựng kinh tế, sinh sống… tại Việt Nam, nhưng đa số người được tham khảo nói họ chỉ muốn sống với đất nước tự do, còn Việt Nam nếu có quay về, chỉ là tạm thời, vì đó mãi là quê hương gốc.

Trung tâm nghiên cứu Pew đã tiến hành một cuộc khảo sát đại diện trên toàn Hoa Kỳ với 7.006 người trưởng thành châu Á, để khám phá kinh nghiệm, thái độ và quan điểm của người châu Á sống ở Mỹ, mục đích để tìm hiểu quan điểm của người Mỹ gốc Á về quê hương tổ tiên của họ và nơi định cư là Hoa Kỳ. Các nhóm sắc tộc được khảo sát là Trung Quốc, Philippines, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Việt Nam ở Hoa Kỳ. Báo cáo này là báo cáo mới nhất trong các phân tích chuyên sâu của Trung tâm về dư luận của người Mỹ gốc Á. Bản khảo sát được cung cấp bằng sáu ngôn ngữ: Trung Quốc (Giản thể và Phồn thể), tiếng Anh, tiếng Hindi, tiếng Hàn, tiếng Tagalog và tiếng Việt. Các câu trả lời được thu thập từ ngày 5 tháng Bảy năm 2022 đến ngày 27 tháng Một năm 2023, bởi tổ chức Westat, thay mặt cho Trung tâm nghiên cứu Pew.


Nhiều năm nay, nhà nước Cộng sản Việt Nam vẫn giới thiệu một bộ mặt mới, hòa bình, thân thiện và phát triển hơn để thu hút sự quan tâm của các cộng đồng người Việt tự do trên khắp thế giới, đặc biệt là ở Hoa Kỳ, nhưng rõ ràng, truyền thông nhiều chiều ở Hoa Kỳ đã góp phần vạch rõ những vấn đề, và khiến người Việt qua nhiều thế hệ vẫn cảm thấy mình không muốn quay lại Việt Nam, dù có vẻ quê hương gốc dễ kiếm tiền và vui chơi hơn. Có đến 8 người trong số 10 người Việt sinh sống ở Mỹ được hỏi, đã nói mình sẽ không quay lại.

Có khoảng ba phần tư người Mỹ gốc Á (78%) có cái nhìn thiện cảm về Hoa Kỳ – bao gồm 44% cho biết có cái nhìn rất thiện cảm. Đa số cũng cho biết họ có quan điểm tích cực về Nhật Bản (68%), Hàn Quốc (62%) và Đài Loan (56%). Trong khi đó, đó, 33% người Mỹ gốc Á có quan điểm thuận lợi về Ấn Độ, 41% có quan điểm trung lập và 23% có quan điểm không thuận lợi. Hà Nội thành công không ít trên mặt trận tuyên truyền nên tạo ra cái nhìn không rõ ràng về Việt Nam: không xấu, không tốt. Có 37% người trưởng thành châu Á (nhiều sắc tộc) ở Mỹ có quan điểm tích cực về Việt Nam, trong khi khoảng một nửa số người được thăm dò, nói rằng họ không có quan điểm thuận lợi cũng như bất lợi, và chỉ khoảng 1/10 nhìn quốc gia này theo cách tiêu cực.
Image
Dữ liệu của PEW

Người Mỹ gốc Á chỉ có một điểm chung tương đối, đó là không thích Trung Quốc. Chủ yếu đa số là có quan điểm tiêu cực về Trung Quốc. Chỉ 20% người trưởng thành châu Á có quan điểm tích cực về Trung Quốc, so với 52% có quan điểm không tích cực và 26% không có ý kiến cụ thể.

Nhìn chung, người Mỹ gốc Á có quan điểm tích cực về quê nhà gốc. Khoảng 9/10 người Mỹ gốc Đài Loan và Nhật Bản nói rằng quan điểm của họ là hướng về quê hương tổ tiên, cũng như phần lớn người Hàn Quốc, Ấn Độ và Philippines trưởng thành.

Phần lớn người Mỹ gốc Việt nói rằng họ có thiện cảm với quê hương gốc của mình. Khi nhìn về Việt Nam, cứ mười người Mỹ gốc Việt thì có khoảng sáu người nói rằng họ có thiện cảm, có 21% có quan điểm không tích cực mà cũng chẳng tiêu cực, trong khi 16% có quan điểm hơi tiêu cực và rất tiêu cực. Dĩ nhiên, những khảo sát này chưa làm rõ được là tiêu cực hay tích cực là nhắm vào thực thể quốc gia, hay có pha trộn suy nghĩ về chính thể cầm quyền ở Việt Nam hiện nay.

Cuộc khảo sát của Pew cũng cho thấy hầu hết người Mỹ gốc Việt (78%) trả lời dứt khoát là không, khi được hỏi liệu họ sẽ trở về Việt Nam để sinh sống hay không. Người Việt không sinh ra ở Mỹ thì nói họ có thể dọn về Việt Nam sống – với tỉ lệ 21%, cao hơn một chút so với những người Việt sinh ra ở Mỹ – 14%. Những cuộc phỏng vấn trực tiếp của Pew về suy nghĩ muốn quay về Việt Nam, được giải thích rằng Việt Nam được nhận thấy có phát triển, tiện nghi hơn, thức ăn ngon và dễ tận hưởng các cuộc vui. Không có câu hỏi nào được đặt ra rằng tự do có phải là một ý nghĩa quan trọng khi sống ở Hoa Kỳ hay không, nhưng trong câu hỏi về sự yêu thích cuộc sống ở Mỹ hay Việt Nam, thì có đến 84% số người Việt Nam khẳng định họ chọn nước Mỹ và yêu thích nước Mỹ – nơi mà cộng đồng luôn nhắc đến lý do vì sao họ đến đây, và vị thế của họ là gì.

Ly hương và không quên nguồn cội là điều có thật. Trong số những người có giấc mơ quay lại quê nhà, thì có đến 32% người Việt trưởng thành nói đơn giản là họ chỉ muốn được gần bạn bè và người thân hơn. Riêng có 35% trong đó thú nhận họ muốn chuyển về sống Việt Nam chỉ vì chi phí sinh hoạt thấp hơn. Có 11% người gốc Việt nói vì họ quen thuộc với nơi sống đậm văn hóa Việt Nam, và có 4% là người lớn tuổi muốn về Việt Nam, vì điều kiện chăm sóc, dễ nhờ cậy được người chung quanh mình hơn là bối cảnh ở Mỹ.

Thăm dò của Pew nhằm tìm ra thái độ của công chúng Á Châu trong giai đoạn quan hệ Mỹ-Trung căng thẳng hiện nay. Không thích Trung Quốc là ý nổi bật trong các sắc tộc qua các ý kiến. Tờ Forbes nhận định về báo cáo mới nhất này của Pew cho thấy, dù lập nghiệp và bền vững ở Hoa Kỳ nhưng hầu hết người Mỹ gốc Á luôn có cái nhìn thiện cảm với quê hương gốc, ngoại trừ người Mỹ gốc Hoa.

User avatar
bichphuong
Posts: 574
Joined: Mon Apr 25, 2016 12:10 am
Been thanked: 1 time

Re: Quán Vắng không Người ...3

Post by bichphuong »

Belarus bắt trẻ em Ukraine để làm gì?
Việt Bình
13 tháng 8, 2023

Image
Khoảng 700,000 trẻ em Ukraine đã bị Nga bắt trong chiến dịch tẩy não (ảnh: Christopher Furlong/Getty Images)

Loạt bằng chứng trên mạng xã hội và phương tiện truyền thông cho thấy vai trò của chính phủ Minsk trong chiến dịch bắt cóc trẻ em Ukraine…

Tờ Foreign Policy thuật: Vận động viên Paralympic Belarus Alexei Talai đợi ở nhà ga xe lửa chính của Minsk. Đương sự là người đứng đầu một tổ chức đưa trẻ em Ukraine sang Belarus, được thực hiện với sự hỗ trợ cá nhân của Tổng thống Belarus Aleksandr Lukashenko.

Một chương trình trên City TV thuộc sở hữu nhà nước kể về sự xuất hiện của những đứa trẻ Ukraine tại Belerus vào Tháng Chín 2022 mô tả đây là một hành động nhân đạo tốt đẹp: Những đứa trẻ vây quanh chiếc xe lăn của Talai, hô vang “Cảm ơn, cảm ơn”. Tuy nhiên, với các chuyên gia pháp lý quốc tế và giới chức chính phủ Hoa Kỳ, đây có thể là một tội ác chiến tranh.

Trong những hành động tàn ác mà quân đội Nga bị cáo buộc kể từ cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine, có việc bắt cóc trẻ em – nhân danh nhân đạo. Giới chức Ukraine ước tính khoảng 20,000 trẻ em đã được đưa đến Nga trong chương trình cưỡng bức nhận con nuôi nhằm tẩy não trẻ em Ukraine. Vai trò của Nga trong việc bắt trẻ em Ukraine một cách bất hợp pháp đã được ghi nhận khá đầy đủ, nhưng các chi tiết về hoạt động tương tự ở Belarus mới chỉ xuất hiện. Những đứa trẻ được đưa đến Belarus đều có nguồn gốc từ các khu vực nằm dưới sự chiếm đóng của Nga và ngoài tầm quan sát của các nhà điều tra.

Pavel Latushka, cựu Bộ trưởng Văn hóa Belerus và hiện là nhân vật đối lập, đã ghi nhận chi tiết về các vụ bắt trẻ em Ukraine. Bằng cách theo dõi các bài đăng trên mạng xã hội, báo cáo trên các phương tiện truyền thông nhà nước và từ nguồn riêng, tổ chức của Pavel Latushka, Nhóm Quản lý Chống Khủng hoảng Quốc gia (National Anti-Crisis Management Group), có bằng chứng cho thấy ít nhất 2,100 trẻ em Ukraine đã được đưa đến Belarus từ các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng từ Tháng Chín 2022 đến Tháng Năm 2023.
Image
Cuộc xâm lược Ukraine của Nga không chỉ là những cuộc tàn phá chiến tranh mà còn là những bi kịch chia cắt trẻ em với người thân của chúng. Chiến tranh cần phải được chấm dứt là thông điệp của nhiều đứa trẻ Ukraine (ảnh: Leon Neal/Getty Images)

Những gì họ phát hiện là bằng chứng về “tội ác chiến tranh quy mô [lớn] được tổ chức có hệ thống, do đích thân Lukashenko cầm đầu và được hỗ trợ bởi một số cá nhân và cái gọi là những tổ chức phi chính phủ,” Pavel Latushka nói. Tháng Sáu, Pavel Latushka đã gửi bộ hồ sơ về những phát hiện của ông cho Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC).

Chiến dịch bắt trẻ em Ukraine được tài trợ bởi Union State, một liên minh kinh tế và chính trị giữa Moscow và Minsk. Tháng Mười, Dmitry Mezentsev, một quan chức Nga, người đứng đầu Union State, đã đến thăm trại Dubrava. Union State đã trao hàng chục triệu rúp để hỗ trợ những chương trình “cứu” trẻ em Ukraine. Các bài đăng trên phương tiện truyền thông xã hội của tổ chức do vận động viên Alexei Talai đứng đầu mô tả rằng, những đứa trẻ là thành phần có nhiều hoàn cảnh khác nhau: Trẻ mồ côi, khuyết tật và những đứa xuất thân từ gia đình nghèo khó…

Công ước Geneva – xương sống của luật nhân đạo quốc tế – có các điều khoản chi tiết liên quan việc đối xử và sơ tán trẻ em thời chiến: Trẻ phải được sơ tán đến một nước thứ ba trung lập nếu có thể và phải có sự đồng ý bằng văn bản của người giám hộ. Các chuyên gia cho rằng việc tổ chức đưa trẻ em Ukraine sang Nga và Belarus là vi phạm trắng trợn những nguyên tắc căn bản của Công ước Geneva. Belarus – đồng minh số một của Nga – tất nhiên không thể là quốc gia trung lập.

Thậm chí trong những trường hợp có văn bản đồng ý của cha mẹ hoặc thân nhân, người ta cũng không thể biết chính xác thực hư câu chuyện. Khi một thành phố bị quân Nga bao vây và một hoặc nhiều tên lính Nga cầm súng xuất hiện trước cửa, yêu cầu chủ nhà giao con cái để được đưa đến các “trại hè”, cha mẹ khó có thể từ chối – theo lời Katya Pavlevych, cố vấn chính sách của tổ chức phi lợi nhuận Razom (Ukraine). Những bậc cha mẹ dĩ nhiên cũng không bao giờ được nói rõ rằng con cái họ có thể không bao giờ được trả lại.

Trong một cuộc phỏng vấn vào Tháng Mười 2022 với Sputnik, cánh tay quốc tế của truyền thông nhà nước Nga, người đứng đầu một công đoàn khai thác mỏ và dầu mỏ khu vực Minsk cho biết trẻ em Ukraine từ các khu vực khai thác mỏ của Donbas sẽ là “nhóm mục tiêu” lý tưởng để được đào tạo làm việc trong ngành công nghiệp khai khoáng của Belarus. Tuy nhiên, mục đích vẫn là tẩy não. Hãng tin AP cho biết, kể từ ngày 24 Tháng Hai 2022 khi Nga xâm lược Ukraine, Nga đã bắt hơn 5 triệu người Ukraine trong đó có 700,000 trẻ em cùng với cha mẹ, thân nhân hoặc người giám hộ chúng, trừ 2,000 em từ các trại mồ côi ở Đông Donbas.

Công ước Geneva nghiêm cấm mọi nỗ lực thay đổi danh tính hoặc quốc tịch của trẻ em sơ tán khỏi vùng chiến sự. Trong khi đó, những đứa trẻ Ukraine bị bắt đã nhanh chóng được tống vào các trại, nơi chúng được dạy tiếng Nga, văn hóa Nga và lịch sử Nga theo quan điểm nhà nước Nga. Chúng cũng nhanh chóng được nhập tịch Nga.

Post Reply