Quán Vắng không Người ...3

Buồn vài phút xin ghé thăm đây; muốn tán gẫu ghé đây... Chia sẻ tâm tư vô đây.... Không biết nói gì làm gì vô đây!!! Bài viết sẽ giữ lại trong 7 ngày và quá hạn sẽ đi vào thiên cổ của không gian Cyber!!!

Moderator: khieulong

User avatar
dodom
Posts: 2723
Joined: Fri Nov 28, 2008 8:38 pm

Re: Quán Vắng không Người ...3

Post by dodom »

Biển Đông: Căng thẳng Trung Quốc-Philippines gia tăng
October 24, 2023

Hiếu Chân/Người Việt

Lợi dụng lúc Hoa Kỳ chú tâm vào cuộc chiến mới bùng phát ở Trung Đông, Trung Quốc đẩy mạnh thủ đoạn xâm chiếm Biển Đông bằng việc gia tăng các hành động gây hấn với Philippines.

Image
Hình chụp ngày 22 Tháng Mười cho thấy tàu tuần duyên Trung Quốc chặn tàu Philippines gần Bãi Cỏ Mây trên Biển Đông. (Hình: Ted Aljibe/AFP via Getty Images)

Vụ va chạm tại Bãi Cỏ Mây ngày 22 Tháng Mười


Xung đột giữa Trung Quốc và Philippines trên Biển Đông không mới, nhưng đột ngột nóng lên vào cuối tuần khi tàu tuần duyên Trung Quốc đâm vào một tàu tiếp tế của Philippines chuyên chở nhu yếu phẩm cho một đơn vị quân đội Philippines đồn trú trong một con tàu cũ trên bãi cạn Second Thomas Shoal mà Việt Nam gọi là Bãi Cỏ Mây (Philippines gọi là Ayungin Shoal). Vụ va chạm nghiêm trọng tới mức Tổng Thống Ferdinand Marcos Jr. của Philippines phải triệu tập phiên họp khẩn cấp các giới chức lãnh đạo Bộ Quốc Phòng cùng các sĩ quan quân đội và nhân viên an ninh cao cấp nhằm thảo luận biện pháp đối phó với các hành động thù nghịch mới nhất của Trung Quốc.

Bãi Cỏ Mây nằm cách bờ biển Palawan của Philippines khoảng 194km về phía Tây và cách đảo Hải Nam của Trung Quốc hơn 1,000km về phía Đông Nam. Theo Công Ước Quốc Tế Về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc (UNCLOS) năm 1982, bãi cạn này hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý của Philippines. Nhưng do Trung Quốc tuyên bố chủ quyền bãi cạn và thường xuyên cho tàu thuyền đến hoạt động, năm 1999 Philippines quyết định cho chiến hạm cũ BRP Sierra Madre (LT-57) lao lên bãi và biến nó thành một tiền đồn của quân đội. Một đơn vị nhỏ Thủy Quân Lục Chiến của Philippines đóng trong con tàu cũ để thực thi chủ quyền lãnh thổ và từ đó hàng tháng người Philippines đều cho tàu chở vật phẩm ra cung cấp. Những chuyến tiếp tế của Philippines luôn bị Trung Quốc ngăn cản và đôi khi xảy ra va chạm. Trung Quốc sử dụng một số lượng tàu tuần duyên, tàu dân quân biển đông hơn, lớn hơn, bắn vòi rồng hoặc chiếu tia laser vào tàu tiếp tế của Philippines nhưng chưa có vụ nào gây chết người hoặc hư hại nặng.


Trong vụ va chạm mới đây, các video quay bằng máy bay không người lái (drone) mà Philippines công bố cho thấy có tám tàu của lực lượng cảnh sát biển Trung Quốc bao vây ba tàu của Philippines. Sau đó, tàu cảnh sát biển Philippines bị một tàu Trung Quốc đâm vào phía bên trái tại một địa điểm cách Bãi Cỏ Mây khoảng 6.4 hải lý về phía Đông Bắc. May mắn là cả hai phía không có người nào thiệt mạng hoặc bị thương.

Sau vụ này, Bộ Ngoại Giao Philippines triệu tập đại sứ Trung Quốc là ông Hoàng Khê Liên đến trao công hàm phản đối hành động gây hấn. Đây là công hàm phản đối thứ 55 trong năm nay. Trong cuộc họp báo ngày hôm đó, bà Teresita Daza, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Philippines, nói rằng: “Tất cả những vụ này sẽ củng cố luận điểm rằng không phải Philippines mới là kẻ xâm lược mà là bên kia, đó là Trung Quốc.”

Về phía Trung Quốc, ngay hôm đó, cảnh sát biển nước này nhanh chóng ra tuyên bố đổ lỗi cho Philippines “xâm nhập trái phép” lãnh thổ Trung Quốc dẫn tới sự việc nêu trên. Bắc Kinh từ lâu vẫn nói Bãi Cỏ Mây thuộc lãnh thổ “lịch sử” của họ, cáo buộc Philippines chiếm đóng trái phép và luôn đòi Manila phải di chuyển xác tàu Sierra Madre đi nơi khác. Trung Quốc biện hộ cho hành động của mình là ngăn cản Philippines vận chuyển vật liệu xây dựng tới bãi cạn để xây dựng công sự kiên cố.


Lời qua tiếng lại giữa hai bên thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đang lo ngại Biển Đông – cùng với Đài Loan – có thể trở thành một điểm nóng mới trong một thế giới đang rất lộn xộn vì chiến tranh ở Ukraine và Trung Đông.

Philippines là đồng minh quan trọng của Hoa Kỳ. Hôm Thứ Hai, 23 Tháng Mười, Bộ Ngoại Giao Mỹ ra tuyên bố nhấn mạnh Hoa Kỳ sát cánh cùng Philippines để “đương đầu với các hành động nguy hiểm và bất hợp pháp của lực lượng cảnh sát biển và dân quân biển Trung Quốc ngăn chặn việc tiếp tế của Philippines tới Bãi Cỏ Mây hôm 22 Tháng Mười.” Tuyên bố của Mỹ “tái khẳng định rằng Điều 4 của Hiệp Ước Phòng Thủ Chung Mỹ – Philippines (Mutual Defense Treaty – MDT) năm 1951 áp dụng đối với cả các cuộc tấn công vũ trang vào các lực lượng vũ trang, các tàu, và máy bay công cộng – bao gồm cả các phương tiện thuộc lực lượng Bảo Vệ Bờ Biển – ở bất cứ đâu trong khu vực Biển Đông.” Điều 4 của MDT cũng đã được Phó Tổng Thống Kamala Harris và Bộ Trưởng Quốc Phòng Lloyd Austin của Mỹ nhắc lại trong các chuyến thăm Philippines trong năm nay.


Có Mỹ chống lưng, Philippines thay đổi chiến thuật

Không khó nhận ra cái bóng của Hoa Kỳ sau lưng Philippines và làm cho nước này trở nên cứng rắn hơn trong đối sách với Trung Quốc ở Biển Đông, nhất là từ khi ông Ferdinand Marcos Jr. lên làm tổng thống Tháng Năm năm ngoái. Trái với người tiền nhiệm Rodrigo Duterte, vốn có chủ trương thân thiện với Bắc Kinh, ông Marcos “xoay trục” càng lúc càng cứng rắn với Trung Quốc, dựa vào hai nền tảng quan trọng là hiệp ước đồng minh với Hoa Kỳ và phán quyết của Tòa Trọng Tài Quốc Tế Thường Trực (PCA) năm 2016 có lợi cho Philippines và bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc qua “đường lưỡi bò chín đoạn” mà nay thành 10 đoạn.

Vững tin vào lẽ phải và vào liên minh với Hoa Kỳ, Philippines đã thay đổi chiến thuật đối phó với các hành động hung hăng của Trung Quốc. Thay vì lặng lẽ chở hàng ra biển tiếp tế cho lính, tránh né những vụ ngăn cản của tuần duyên Trung Quốc, gần đây, Philippines luôn công khai kế hoạch tiếp tế và mời các cơ quan truyền thông quốc tế tham gia các chuyến đi biển để trực tiếp chứng kiến và tường trình tới thế giới. Sau mỗi cuộc chạm trán trên biển, các lực lượng vũ trang Philippines đều tổ chức họp báo, công bố đầy đủ video, hình ảnh từ hiện trường để hỗ trợ cho các thông tin chính thức. Cách làm này giúp Philippines tạo được sự ủng hộ của quốc tế và khiến Trung Quốc phải ngần ngại mỗi khi ra tay. Theo ông Ray Powell, trưởng dự án Myoushuu (Biển Đông) tại đại học Stanford University, Manila “đã bắt đầu một chiến thuật minh bạch và quyết đoán” để đối phó với chiến thuật “vùng xám” của Bắc Kinh. “Điều mới mẻ là Philippines giờ đây đang cho thế giới thấy điều gì đã và đang xảy ra ngay trước mũi của chúng ta trong nhiều năm và thế giới sẽ phải quyết định cần phải làm gì về điều này,” ông Powell nói, theo RFA.


Thái độ cứng rắn của Philippines cùng sự quyết đoán và hung hăng của Trung Quốc khiến tình hình Biển Đông luôn căng thẳng. Mấy tháng gần đây, Trung Quốc gia tăng đối đầu ở khu vực Bãi Cỏ Mây như một phản ứng chống lại việc Tổng Thống Ferdinand Marcos Jr. đồng ý cho phép Hoa Kỳ sử dụng chín căn cứ quân sự của Philippines theo Thỏa Thuận Hợp Tác Quốc Phòng Tăng Cường (EDCA). Ba trong số các căn cứ quân sự này nằm trên đảo lớn Luzon gần Đài Loan và một căn cứ ở Palawan gần quần đảo Trường Sa sẵn sàng ứng phó với Trung Quốc ở cả Đài Loan và Biển Đông.

Trung Quốc một mặt đẩy mạnh việc ngăn chặn hoạt động tiếp tế của Philippines trên Bãi Cỏ Mây, một mặt hối thúc Manila tháo dỡ tàu BRP Sierra Madre, khôi phục nguyên trạng Bãi Cỏ Mây trả lại cho Trung Quốc. Các nhà quan sát dự đoán Bắc Kinh sẽ phải đưa ra một tối hậu thư để buộc Philippines phải “chấp hành” nhưng động thái đó sẽ biến Trung Quốc thành trò cười vì không bao giờ Manila thực thi một yêu sách quái đản như vậy. Còn nếu Trung Quốc hung hăng động thủ, vượt qua lằn ranh đỏ, gây tổn hại cho người và tàu thuyền của Philippines thì hậu quả sẽ rất khó lường vì quân đội Hoa Kỳ chắc chắn sẽ không ngồi yên.

Hy vọng nào cho vấn đề Biển Đông

Cùng với Philippines, Việt Nam là một nạn nhân của chính sách bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông. Việt Nam không chỉ bị Trung Quốc chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa năm 1974, một phần quần đảo Trường Sa năm 1988, mà còn thường xuyên bị Trung Quốc xâm chiếm vùng đặc quyền kinh tế. Chuyện ngư dân Việt Nam bị tàu dân quân, tàu tuần duyên Trung Quốc đâm chìm, quấy nhiễu, cướp bóc tài sản đánh đập đã trở thành “chuyện thường ngày ở huyện” mà không được nhà cầm quyền quan tâm ngoài những lời tuyên bố “quan ngại” nhắc đi nhắc lại như một chiếc đĩa hát đã mòn vẹt. Đi xa hơn, Trung Quốc còn ngăn cản các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và buộc các công ty dầu khí nước ngoài phải rút khỏi các dự án, gây thiệt hại vô cùng lớn cho nền kinh tế đất nước.

Đúng vào lúc Philippines và Trung Quốc va chạm ở Bãi Cỏ Mây như nêu trên thì hàng chục tàu đánh cá của ngư dân Trung Quốc ngang nhiên xâm nhập và hoạt động trong vùng biển Việt Nam, khu vực đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận, nhưng nhà cầm quyền Việt Nam vẫn im lặng. Một bản tin trên báo Người Việt ngày 22 Tháng Mười dẫn nguồn từ ông Ray Powell cho biết: “Ngày 18 Tháng Mười, một đoàn tàu đánh cá Trung Quốc hoạt động ở phía Đông đảo Phú Quý, giữa khoảng 50 đến 100 hải lý,” tức là hoàn toàn nằm trong phạm vi vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Trong hoàn cảnh Việt Nam không có một thế lực cường quốc chống lưng và không được dư luận quốc tế ủng hộ như Philippines, khó mà hy vọng Hà Nội có thái độ cứng rắn với Bắc Kinh. Trái lại, “ngoại giao cây tre” của Việt Nam ngày càng ngả về phía Trung Quốc, nhân nhượng tối đa các yêu sách của Bắc Kinh để duy trì chế độ độc tài toàn trị thì người Việt Nam chỉ có thể đau lòng nhìn những tấc biển tấc đất của tổ tiên rơi dần vào tay kẻ thù truyền kiếp phương Bắc.

Nhưng trường hợp Philippines có thể làm dấy lên một tia hy vọng. Giải pháp lâu dài cho hòa bình ở Biển Đông chỉ có thể là Hoa Kỳ gia tăng sự hiện diện ở khu vực, hợp tác với các nước nhỏ đang bị Trung Quốc chèn ép. Một sự liên kết chặt chẽ hơn giữa Hoa Kỳ với Philippines, Việt Nam, Malaysia, Indonesia mới có thể ngăn chặn mưu đồ bành trướng của Trung Quốc và buộc Bắc Kinh phải tuân thủ luật pháp quốc tế. [đ.d.]

User avatar
mexanh
Posts: 477
Joined: Tue Nov 04, 2008 4:18 am

Re: Quán Vắng không Người ...3

Post by mexanh »

Những tín hiệu gì dự báo chính trị Mỹ 2024?
Lê Tây Sơn
5 tháng 11, 2023

Image
Tân Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson vừa phải cố gắng làm hài lòng các thành viên cực hữu trong đảng của mình vừa phải tìm ra con đường dẫn đến một thỏa hiệp với Dân chủ (ảnh: Alex Wong/Getty Images)

Một năm trôi qua, nước Mỹ bất ổn báo hiệu những bất ngờ trong cuộc đối đầu chính trị sắp đến. Cuộc bầu cử năm 2024 chỉ còn đúng một năm nữa là diễn ra. Đây cũng là cuộc bầu cử mà nhiều người dự báo là có những hệ quả lớn nhất trong cuộc đời họ. Năm 2023 không cho thấy dấu hiệu nào thật sự khả quan cho con đường phía trước.

Vẫn như cũ!

Phân tích của Dan Balz trên The Washington Post cho thấy, nhiều sự kiện lớn nổi bật năm nay, và bất kỳ sự kiện nào cũng có thể ảnh hưởng đến bối cảnh chính trị sắp bước vào năm bầu cử tổng thống. Cựu tổng thống Donald Trump bị truy tố bốn lần ở bốn khu vực pháp lý khác nhau và phải đối mặt với các phiên tòa liên quan đến 91 tội nghiêm trọng. Đảng Cộng hòa (GOP) tại Hạ viện phải mất nhiều tuần để bầu Dân biểu Mike Johnson vào ghế chủ tịch mới thay ông Kevin McCarthy bị các thành phần siêu bảo thủ trong đảng lật đổ.


Vụ giết người hàng loạt ở tiểu bang Maine khiến 18 người thiệt mạng là hành động tàn sát mới nhất cảnh báo một loại thảm họa không hề biến mất mà ngày càng phổ biến và đáng sợ liên quan đến súng ống. Trên bình diện quốc tế, cuộc đột kích tàn bạo giết và bắt công dân Israel của những kẻ khủng bố Hamas ngay bên trong lãnh thổ Israel vào ngày 7 Tháng Mười đã dẫn đến một cuộc chiến mới ở Trung Đông, gây thương vong cho hàng ngàn dân thường ở Dải Gaza. Những cái chết đó đã khiến Tổng thống Biden phải kêu gọi ngưng chiến vì lý do nhân đạo nhưng Israel chỉ đồng ý tạm dừng theo từng thời điểm tại một số nơi nhất định.

Cuộc chiến của Ukraine nhằm đẩy lùi cuộc xâm lược của Nga diễn ra chậm chạp trong gần hết năm 2023 mà không có bên nào chiếm thêm hay lấy lại lãnh thổ đáng kể. Chính quyền Biden vừa giải quyết hai cuộc chiến tranh nóng vừa phải nỗ lực điều chỉnh lại mối quan hệ với một đối thủ Trung Quốc ngày càng hung hăng. Ngược dòng lịch sử, những sự kiện thế giới lớn thường tác động mạnh đến chính trị và làm thay đổi nó. Tuy nhiên, cán cân cuộc bầu cử tổng thống năm 2024 phần lớn vẫn giữ nguyên như hồi đầu năm.
Image
Donald Trump vẫn đứng vững trên đường đua tổng thống (ảnh: Joe Raedle/Getty Images)

Tỷ lệ tán thành của Tổng thống Biden hầu như không thay đổi. Một vài số liệu thống kê kinh tế rất tốt, nhưng nhiều cử tri vẫn thấy không hài lòng do giá xăng và hàng tạp hóa tăng cao. GOP đã thất bại hoàn toàn trong việc loại bỏ những người ủng hộ “chủ nghĩa phủ nhận bầu cử” khỏi hàng ngũ và đứng trước thực tế rằng, nhiều đảng viên GOP vẫn không thừa nhận Biden thắng cử một cách hợp pháp và Trump đã sai khi tuyên bố ngược lại (cần nhớ, Chủ tịch Johnson từng là người ủng hộ mạnh mẽ tuyên bố của Trump về cuộc bầu cử bị đánh cắp).

Dân biểu Ken Buck (Cộng hòa-Colorado), một thành viên của Freedom Caucus, người có quan điểm diều hâu về tài chính, đã xới lại vấn đề này sau khi ông tuyên bố sẽ không tái tranh cử vào năm tới vì “quá thất vọng đối với một GOP đầy rẫy những thành viên ủng hộ chủ nghĩa phủ nhận bầu cử và không sẵn sàng lên án vụ tấn công vào Điện Capitol vào ngày 6 Tháng Một, 2021 của những người trung thành với Trump).

Cách ăn nói của Trump vẫn “khó nghe” như trước khiến tòa án đôi khi phải có lệnh “bịt miệng” (gag order), nhưng không phải lúc nào họ cũng thành công. Tính đến thời điểm này, một trận tái đấu giữa Biden và Trump vẫn là kịch bản dễ xảy ra nhất cho cuộc tổng tuyển cử vào năm tới và rất ít người Mỹ phấn khích trước viễn cảnh này.

Dường như không có chính trị gia nào đủ mạnh để đương đầu với hai đối thủ trên. GOP hầu như thất bại toàn tập trong việc loại bỏ những người ủng hộ Trump và loại bỏ chính ông trong cuộc đua tổng thống. Thống đốc Florida Ron DeSantis, một người tưởng có tiềm năng hoá ra càng lúc càng… thụt lùi! Cử tri cũng bị chia rẽ sâu sắc. Hệ quả cuối cùng là nước Mỹ có một nền chính trị không ổn định.


Trong gần hai thập niên, cử tri đã giúp đổi chủ Hạ viện vào các năm 2006, 2010, 2018, 2022; Thượng viện vào các năm 2014, 2020 và Tòa Bạch Ốc đổi chủ các năm 2008, 2016, 2020. Liệu năm 2024 có tái hiện công thức này không? Với biên độ hẹp tồn tại ở cả hai viện, Thượng viện (hiện nằm trong tay Dân chủ) và Hạ viện (nằm trong tay GOP) có thể đổi chủ vào năm tới? Người chiếm giữ Tòa Bạch Ốc cũng thế? Không ai dám đoan chắc! Biến động chính trị đến mức chia rẽ sâu sắc cũng làm trì trệ hoạt động lập pháp tại Quốc hội trong năm 2023.

Tìm những tín hiệu từ các cuộc bầu cử và trưng cầu cuối năm

Sau khi đạt được một số đạo luật quan trọng liên quan đến cơ sở hạ tầng, đại dịch, chip bán dẫn khí hậu, thời gian gần đây Quốc hội hầu như không làm gì khác ngoài những hành động “phải làm” để ngăn chặn việc chính phủ vỡ nợ sau khi các cuộc đàm phán căng thẳng để gia tăng khả năng vay nợ của chính phủ không thành công.

Năm 2023 vẫn chưa kết thúc và Quốc hội còn nhiều việc phải làm. Hạ viện và Thượng viện cần thông qua luật để duy trì hoạt động của chính phủ sau hai tuần nữa để chính phủ không bị đóng cửa. Điều quan trọng là Quốc hội phải giải quyết đề xuất của Tổng thống Biden về hơn $100 tỷ hỗ trợ quân sự cho Israel và Ukraine, hỗ trợ nhân đạo ở Trung Đông, tài trợ cho an ninh ở biên giới Mỹ-Mexico và viện trợ cho Đài Loan trước các đe dọa từ Trung Quốc.

Tân Chủ tịch Hạ viện Johnson vừa phải cố gắng làm hài lòng các thành viên cực hữu trong đảng của mình vừa phải tìm ra con đường dẫn đến một thỏa hiệp với Dân chủ. Cửa ải đầu tiên của ông là việc Hạ viện thông qua $14 tỷ viện trợ cho Israel gắn liền với việc cắt giảm nguồn tài trợ tương đương cho Sở Thuế vụ. Nhưng Thượng viện sẽ bác và Biden báo trước sẽ phủ quyết nó.

Khi viện trợ cho Israel được giải quyết, Johnson sẽ quay sang giải bài toán hỗ trợ Ukraine, ưu tiên hàng đầu của người đồng cấp tại Thượng viện, lãnh đạo phe thiểu số Mitch McConnell (Cộng hòa-Kentucky). Tình hình nói chung là rối ren, nhưng những gì sắp diễn ra trong những tháng cuối năm 2023 có thể dùng dự báo cho năm 2024.
Image
Một số cử tri Dân chủ trung thành đã tuyên bố không bỏ phiếu cho Joe Biden 2024 bởi chính sách ủng hộ Israel của ông (ảnh: Kevin Dietsch/Getty Images)

Một số cuộc bầu cử địa phương vào ngày 7 Tháng Mười Một và sau đó sẽ được phân tích để tìm manh mối cho năm tới, dù giá trị dự đoán của chúng là “năm ăn năm thua”. Ở Kentucky, nơi GOP chiếm ưu thế trong các cuộc đua tổng thống, Thống đốc (Dân chủ) Andy Beshear đang cố gắng vượt qua Bộ trưởng Tư pháp tiểu bang (GOP) Daniel Cameron.

Ở Mississippi (một tiểu bang nghiêng về GOP) Thống đốc (GOP) Tate Reeves bị vướng vào vụ bê bối trong nhiệm kỳ của mình phải vất vả chống đỡ thách thức từ Brandon Presley (Dân chủ). Cuộc bầu cử ở hai tiểu bang khác cũng thu hút nhiều sự chú ý đối với những người quan tâm đến chính trị Mỹ năm 2024.

Tại Virginia, tất cả 140 ghế Hạ viện và Thượng viện tiểu bang đều mãn nhiệm vào ngày 7 Tháng Mười Một (đảng Dân chủ đang kiểm soát Thượng viện và GOP đang kiểm soát Hạ viện). Thống đốc (GOP) Glenn Youngkin đã vận động tích cực với hy vọng GOP kiểm soát cả hai viện sẽ giúp ông thoải mái hơn trong việc theo đuổi chương trình nghị sự của mình. Một chiến thắng lớn của GOP sẽ khiến đảng Dân chủ lo lắng vào năm tới trong tình hình có tin đồn Youngkin sẽ tham gia cuộc đua tổng thống.

Cuộc bầu cử (không ứng viên) dự báo được theo dõi nhiều nhất là cuộc trưng cầu dân ý ở tiểu bang Ohio về quyền phá thai. Nếu được đa số cử tri chấp thuận, quyền này sẽ đưa vào hiến pháp tiểu bang. Một cuộc thăm dò vào Tháng Tám cho thấy đa số cử tri ủng hộ trưng cầu dân ý.

Ohio sẽ giúp trả lời câu hỏi: Ai sẽ thắng, bên phản đối quyết định năm 2022 của Tối cao Pháp viện lật ngược phán quyết liên bang Roe v. Wade hay bên ủng hộ chống phá thai muốn ban hành các hạn chế ở các tiểu bang (thậm chí trên toàn quốc). Những người ủng hộ quyền phá thai kỳ vọng một chiến thắng tiếp nối thuận lợi của các cuộc thăm dò tại một số tiểu bang. Dù không khí chung là tâm lý chán nản và lơ là nhưng các cử tri biết rằng những gì diễn ra vào năm 2024 sẽ quyết định một số vấn đề lớn liên quan đến tương lai họ và tương lai quốc gia.

User avatar
macco
Posts: 3543
Joined: Mon Jan 17, 2005 8:04 am

Re: Quán Vắng không Người ...3

Post by macco »

Israel-Hamas, càng đánh càng rối và bế tắc
Lê Tây Sơn
8 tháng 11, 2023


Image
Viễn cảnh Israel tái chiếm đóng Gaza sau khi cuộc chiến kết thúc là điều giới ngoại giao thế giới phản đối (ảnh: Alexi J. Rosenfeld/Getty Images)

Một tháng sau cuộc chiến tàn khốc ở Dải Gaza, Israel vẫn chưa đạt được những gì mong muốn. Ai sẽ điều hành Gaza sau khi cuộc chiến khủng khiếp này kết thúc? Câu trả lời cũng không rõ ràng.

Israel không nghe theo lời khuyên của Mỹ

Ngày 6 Tháng Mười Một, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu bất ngờ tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn với ABC News: “Israel sẽ chịu trách nhiệm về an ninh chung của Gaza trong một thời gian không xác định khi xung đột kết thúc”.


Đối với nhiều người, tuyên bố này nghe giống như Israel chuẩn bị chiếm đóng Gaza một lần nữa, điều mà Washington và các đối tác phương Tây của Israel đã nhiều lần lên tiếng không đồng ý. Mới tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant đã đưa ra thông điệp ngược lại, nhấn mạnh “việc loại bỏ trách nhiệm của Israel đối với cuộc sống ở Dải Gaza là mục tiêu cốt lõi của chiến dịch”.

Chính phủ của Tổng thống Mỹ Joe Biden nói rằng Chính quyền Palestine (Palestinian Authority-PA) – dù yếu kém và mất uy tín – vẫn nên cai quản Gaza sau chiến tranh. Khi lực lượng Israel tiến sâu hơn vào Gaza, thậm chí đã ở “trái tim của Thành phố Gaza” như tuyên bố của Netanyahu, rủi ro sẽ nhân lên. Việc liên tục sửa đổi “kịch bản Gaza” đang làm tăng thêm thảm họa nhân đạo và làm sâu sắc thêm sự tức giận bên trong Gaza, nơi đa số người dân tin rằng họ không có tiếng nói nào về tương lai của chính mình.
Image
Ảnh: Omar Zaghloul/Anadolu Agency via Getty Images

Theo Bộ Y tế của Hamas ở Gaza, sau một tháng xung đột, đã có hơn 10,000 người Palestine thiệt mạng, hơn phân nửa là phụ nữ và trẻ em. Thành phố Gaza bị bao vây bởi xe tăng, pháo binh và quân đội Israel vẫn đang trong giai đoạn đầu của cuộc chiến mà các nhà quan sát tin rằng sẽ là một trận chiến đô thị lâu dài mang tính trừng phạt đối với Hamas. Đã có nhất 34 binh sĩ Israel thiệt mạng trong cuộc xâm nhập Gaza, vượt xa con số thiệt mạng trong những cuộc chiến trước đó.

Các chuyên gia cảnh báo: “Gaza đang trở thành một hố thải độc hại chứa đầy vũ khí và cạm bẫy”. Hơn một triệu người mất chỗ ở. Hàng chục ngàn người ẩn náu trong sân bệnh viện và các trường học. Israel xem các địa điểm này cũng là nơi ẩn náu của Hamas và không ngại tấn công vào đó để phá hủy các đường hầm sau lời cảnh báo. Gần như toàn bộ cấu trúc điều hành của các thành phố phía Bắc Gaza đã bị phá hủy, báo hiệu Gaza sẽ là một trong những dự án tái thiết lớn nhất được thực hiện sau khi chiến tranh kết thúc.
Image
Gaza tan nát cần hàng tỉ đôla để tái thiết sau chiến tranh (ảnh: Ahmad Hasaballah/Getty Images)

Tuy nhiên, Israel và các đồng minh vẫn chưa có được tầm nhìn nhất quán về việc bao giờ có thể kết thúc chiến tranh và ai sẽ quản lý vùng đất này sau đó. Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đã nêu vấn đề hóc búa này với nhà lãnh đạo Mahmoud Abbas của PA. Nhưng Abbas khẳng định chính quyền của ông chỉ quay trở lại Gaza như một phần của “giải pháp toàn diện”, nghĩa là có được “các quyền và tư cách nhà nước” của người Palestine.

Ý tưởng rằng Abbas, 87 tuổi, đảng Fatah của ông và PA đang điều hành một phần Bờ Tây, sẽ quản lý Gaza đã tạo ra phản ứng ngay lập tức. “Không thể như thế! – nhiều người dân Gaza khẳng định – Thậm chí sẽ không bao giờ xảy ra!”. Họ cảnh báo, giới lãnh đạo PA bám rễ tại Ramallah đã quá già, quá tham nhũng, quá mất uy tín và hầu như xa rời thực tế. Tahani Mustafa, một chuyên gia về các vấn đề Palestine tại Nhóm Khủng hoảng Quốc tế (International Crisis Group) gọi ý tưởng PA điều hành Gaza là “buồn cười”. “Abbas không có khả năng quản lý Bờ Tây, nói chi đến Gaza!” – bà mỉa mai.


Người Israel đặc biệt im lặng về vai trò tương lai của chính quyền Abbas. Phong trào định cư của người Israel ở Bờ Tây phát triển mạnh mẽ nhờ sự mất đoàn kết của người Palestine. Câu hỏi trọng tâm – “Nếu không phải Abbas và PA, ai sẽ là người đứng đầu một Gaza tan nát?” – vẫn chưa được trả lời.

Raafat Murra, một thành viên ban lãnh đạo chính trị của Hamas tuyên bố: “Chúng tôi cảnh báo một lần nữa là không nên đặt cược vào những lời hứa của Israel nhằm xác định hình thức chính phủ ở Dải Gaza. Hãy nhớ, không phải Hamas đang gặp khủng hoảng mà là Netanyahu và chính phủ của ông ta. Người dân Palestine của chúng tôi ở Dải Gaza, sau tất cả những hy sinh này, sẽ không chấp nhận một quy tắc mới hoặc một chính quyền mới nào thay thế những kẻ chiếm đóng và cho phép chúng đạt được các mục tiêu”.

Abbas và Fatah là hai đối thủ gần như không đội trời chung. Fatah nắm quyền Bờ Tây và Hamas thống trị Gaza nhiều năm qua và luôn có cớ để không tổ chức bầu cử thống nhất. Lý do: Cả hai đều sợ sẽ thua cuộc.

Giữa lúc bị oanh tạc dữ dội từ trên không và tấn công trên bộ của Israel, người dân Gaza tuyệt vọng nói họ chỉ muốn sống để nhìn thấy ngày mai. Họ hiếm khi được các nhà lãnh đạo hỏi ý kiến những vấn đề liên quan đến sự sống và cái chết của họ kể cả khi Gaza đang trở thành “nghĩa địa trẻ em” (như Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Gonzales nói) trước các đợt không kích dữ dội của Israel.
Image
Mahmoud Abbas, nhân vật chính trị yếu kém và lu mờ của PA (ảnh: Rıza Ozel/dia images via Getty Images)

Tiếng nói từ các bên


Người dân Gaza đã chịu đựng hết cuộc chiến này đến cuộc chiến khác (và xen kẽ là những cuộc tái thiết vô ích) không còn im lặng như trước. Họ muốn được lắng nghe. The Washington Post thuật:

Ayman Shrafi, 43 tuổi làm việc cho một nhóm viện trợ địa phương tại trại tị nạn Jabalia, tuyến đầu trong cuộc tấn công của Israel, nhận định: “Hamas điên rồ và Fatah tham nhũng. Hamas đang tìm kiếm lợi ích riêng của mình và Fatah cũng thế. Thật không may, người dân Gaza chúng tôi không được tham gia làm quyết định. Sau chiến tranh, chắc chắn chúng tôi sẽ chịu sự bóc lột lớn”.

Ghadeer Rafiq, 32 tuổi, giáo viên dạy tiếng Ả-rập ở Beit Lahia, phía Bắc Thành phố Gaza bộc bạch: “Chiến tranh có thể kết thúc, Fatah hoặc ai khác có thể quay trở lại. Hamas có thể vẫn tồn tại, nhưng sự sống của tôi thì không chắc chắn! Tôi không hề hạnh phúc dưới thời Hamas. Tôi hy vọng Fatah sẽ quay trở lại Gaza, nhưng lại sợ Gaza bị nội chiến tàn phá. Hamas phải lấy lại chính quyền vì không còn nơi nào để cai trị”.
Image
Lực lượng an ninh quốc gia Palestine thuộc Fatah, cánh chính trị bê bối và mất uy tín nghiêm trọng đối với người dân Palestine nói chung (ảnh: Paula Bronstein/Getty Images)

Ahmed al-Bash, 26 tuổi, tốt nghiệp kế toán nhưng không có công việc ổn định như đa số cư dân Gaza. Anh hiện sống ở trại tị nạn Nuseirat ở phía Nam. “Việc PA trở lại Gaza là không thể. Tôi không tin người dân Gaza sẽ chấp nhận một chính quyền tham nhũng sống dưới cái bóng của Israel này. Cơ sở hạ tầng của Hamas bị đánh bom và các thủ lĩnh của họ bị giết, nhưng Hamas vẫn tồn tại và sức mạnh ngày càng tăng lên bởi vì đây là phong trào đại diện cho các ý tưởng của người dân Palestine. Yếu tố chính quyết định ai sẽ cai trị Gaza là của người dân Palestine chứ không phải đến từ nước ngoài” – anh phân tích.

Hanan Ashrawi, một lãnh đạo Palestine nổi tiếng ở Bờ Tây, nhận định: “PA về mặt lý thuyết chỉ có thể quay trở lại Gaza như một phần của hiệp ước hòa bình rộng lớn hơn đảm bảo quy chế nhà nước của Palestine. Không có nhóm Palestine nào muốn quản lý Gaza sau cuộc tấn công hủy diệt của Israel”. Zaha Hassan, một thành viên cấp cao tại Viện Hòa bình Carnegie, người từng tham gia cùng đoàn Mỹ trong các cuộc đàm phán hòa bình giữa Israel và người Palestine, nói:

“Rất khó để PA quản lý Gaza sau chiến tranh. Những tàn phá khủng khiếp do Israel gây ra là thách thức rất lớn. PA quá yếu trên đôi chân mình không còn là một chỗ dựa đáng tin cậy của người Palestine. PA có cơ hội xây dựng lại uy tín nếu chấm dứt được sự chiếm đóng và tái lập các cơ quan chính quyền thống nhất để thực sự đại diện cho người dân. Nhưng Israel không muốn PA tiếp quản Gaza và Washington khó có thể gây áp lực quá mức. Cho đến nay, chính quyền Biden chưa sẵn sàng hy sinh bất kỳ quyền lợi chính trị nào để giải quyết xung đột Israel-Palestine, vì vậy tôi không mấy hy vọng họ có thể áp lực Israel vào lúc này. Thậm chí Biden còn không thể khiến Israel đồng ý tạm ngưng chiến vì mục đích nhân đạo”.

Ngày 7 Tháng Mười Một, nhà cựu đàm phán hòa bình của Mỹ Aaron David Miller đăng trên mạng xã hội X: “Nếu Israel vẫn tái chiếm Gaza bất chấp phản đối của Tổng thống Biden, Washington nên khiêm tốn hơn khi đưa ra lời khuyên cho đồng minh Do Thái trong các tình huống tiếp theo. Việc Obama rút khỏi Iraq năm 2011 và Biden rút khỏi Afghanistan năm 2021 đã đánh mất niềm tin vào Mỹ. Việc Israel ở lại Gaza có thể là một thảm họa đối với cả Israel và Mỹ”.

User avatar
saohom
Posts: 2212
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Re: Quán Vắng không Người ...3

Post by saohom »

Henry Kissinger – “kẻ thù” của một nửa thế giới – vừa vĩnh viễn ra đi
Mỹ Anh – 29 tháng 11, 2023

Henry Kissinger, học giả, chính khách và nhà ngoại giao nổi tiếng, người từng nắm quyền lực vô song đối với chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ suốt thời Richard M. Nixon và Gerald Ford, vừa qua đời, ở tuổi 100, vào ngày 29 Tháng Mười Một tại nhà riêng ở Connecticut.

Một tượng đài nhiều vết bẩn

Là một người Do Thái nhập cư chạy trốn khỏi Đức Quốc xã, Kissinger hầu như không nói được tiếng Anh khi đến Mỹ năm 1938. Nhưng ông đã sử dụng trí tuệ nhạy bén, khả năng thông thạo lịch sử và kỹ năng viết lách để thăng tiến cực nhanh sau khi tốt nghiệp Đại học Harvard. Là người duy nhất từng là cố vấn an ninh quốc gia kiêm ngoại trưởng, Henry Kissinger đã kiểm soát chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ theo cách hiếm ai có thể sánh nếu không phải là tổng thống.


Henry Kissinger và nhà ngoại giao cộng sản Việt Nam Lê Đức Thọ đã chia sẻ giải Nobel Hòa bình, với sự can dự các cuộc đàm phán mật dẫn đến Hiệp định Paris năm 1973 và chấm dứt sự tham gia của quân đội Hoa Kỳ vào cuộc chiến Việt Nam. Bên lề những ghi chú về loạt chuyến đi bí mật tới Trung Quốc năm 1971 để giải quyết số phận Việt Nam, Kissinger viết nguệch ngoạc: “Chúng tôi muốn có một khoảng thời gian hợp lý,” cho thấy ông chỉ đơn giản tìm cách câu giờ để Mỹ có thể bán đứng VNCH một cách khéo léo hơn và rút chân khỏi Việt Nam sao cho đỡ mất mặt hơn.

Henry Kissinger đã cố vấn cho 12 tổng thống, từ John F. Kennedy đến Joe Biden. Có lúc, Henry Kissinger chỉ đứng thứ hai sau Tổng thống Richard Nixon. Ông vào Tòa Bạch Ốc thời Nixon vào Tháng Giêng 1969 với tư cách cố vấn an ninh quốc gia và sau đó được bổ nhiệm làm ngoại trưởng năm 1973. Henry Kissinger giữ cả hai chức danh, một điều rất hiếm. Khi Nixon từ chức, ông tiếp tục nắm quyền thời Tổng thống Gerald Ford.
Image
Tổng thống Richard Nixon và cố vấn an ninh quốc gia Henry Kissinger (ảnh: White House via CNP/Getty Images)
Realpolitiks
Trong nhiều thập niên, Henry Kissinger luôn là tiếng nói quan trọng nhất nước Mỹ trong việc định hình quan hệ Washington-Bắc Kinh. Ông là người Mỹ duy nhất làm việc với tất cả nhà lãnh đạo Trung Quốc, từ Mao Trạch Đông đến Tập Cận Bình. Mới đây, Tháng Năm 2023, ở tuổi 100, Henry Kissinger đã gặp Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo Trung Quốc khác ở Bắc Kinh, nơi ông được đối xử như một thượng khách ngay cả khi quan hệ với Washington đang trở nên thù địch.

Với tư cách là người điều phối việc mở cửa lịch sử với Trung Quốc và là nhà lý thuyết về chính sách hòa hoãn với Liên Xô, Kissinger đã mang lại những ảnh hưởng có tính định hướng và định hình lại các diễn biến thế giới. Tuy nhiên, nhiều thập niên qua, “tượng đài khổng lồ” trong lịch sử ngoại giao Hoa Kỳ Henry Kissinger cũng là mục tiêu của vô số chỉ trích không ngừng.

Ít nhất một nửa thế giới căm ghét ông. Những gì ông coi là chính trị thực dụng thì nhiều nhà phân tích coi là những hành động vô nguyên tắc, không tôn trọng nhân quyền hay thậm chí mạng sống con người. Hai trong số nhà phê bình gay gắt nhất, Christopher Hitchens và William Shawcross, gọi Kissinger là tội phạm chiến tranh.
Image
Henry Kissinger và Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, Sài Gòn, ngày 17 Tháng Tám 1972 (Getty Images)

Điều đáng nói nhất là Henry Kissinger chưa bao giờ ngưng bảo vệ bản thân và vị trí của mình trong lịch sử. Henry Kissinger bị quy kết bán đứng các giá trị quốc gia của chính nước Mỹ khi tìm kiếm sự hòa hợp với Moscow và đặc biệt với Trung Quốc. Thông qua công ty Kissinger Associates, Henry Kissinger đã tư vấn cho nhiều tập đoàn và các giám đốc điều hành. Khi tìm cách thuyết phục giới lãnh đạo Trung Quốc xây dựng một công viên trị giá $5.5 tỷ ở Thượng Hải, Disney đã gọi ngay cho Kissinger.

Image
Henry Kissinger và Lê Đức Thọ, Paris, Tháng Giêng 1973 (ảnh: Reg Lancaster/Express/Hulton Archive/Getty Images)

Thất bại lớn nhất trong sự nghiệp chính trị của Kissinger là ông không bao giờ quan tâm tiến trình đấu tranh dân chủ của các quốc gia nhỏ. Cá nhân ông là một kẻ từng bị đuổi khỏi đất nước mình nhưng ông không hề lo lắng trước tình trạng vi phạm nhân quyền của các chính phủ ở Châu Phi, Mỹ Latin, Đông Nam Á và nhiều nơi khác. Những đoạn băng từ Phòng Bầu dục của Nixon cho thấy Kissinger quan tâm nhiều đến việc giữ đồng minh trong guồng máy quan hệ đối ngoại của Mỹ hơn cách họ đối xử với người dân của họ.

Kissinger với Nga và Trung Quốc

Được đánh giá như bậc trưởng thượng làng ngoại giao thế giới, Henry Kissinger vẫn được mời viết bài, được “thỉnh” đến các buổi tọa đàm tại nhiều đại học hàng đầu nước Mỹ, được mời dự các hội thảo nghiên cứu chiến lược quốc tế…

“Nhiều viên chức chính phủ (Mỹ), thành viên Quốc hội và giới truyền thông đang tấn công các chính sách Trung Quốc, từ tỉ giá đến phát triển quân sự… Với nhiều người, sự lớn mạnh Trung Quốc đã trở thành thách thức quan trọng nhất đối với an ninh quốc gia Hoa Kỳ…

Tư tưởng bành trướng đế quốc bằng quân sự không phải là phong cách Trung Quốc… Chính sách Mỹ tại châu Á không thể để bị thôi miên bởi xu hướng phát triển quân sự Trung Quốc. Trung Quốc, với lợi ích riêng, đang tìm kiếm hợp tác với Mỹ vì nhiều lý do… Lợi ích Mỹ trong quan hệ hợp tác với Trung Quốc phải đặt trên tinh thần theo đuổi một hệ thống quốc tế ổn định…”.

Nhận xét trên không phải của một giáo sư Trung Quốc đăng trên tờ Hoàn Cầu hoặc Nhân Dân nhật báo mà của Henry Kissinger trên Washington Post ngày 12 Tháng Sáu 2005. Quan điểm Kissinger trong bài viết 1,898 từ này, đến nay, vẫn không thay đổi. Tại sao Kissinger luôn kêu gọi nước Mỹ áp dụng chính sách hòa hoãn, thay vì kiềm tỏa, đối với Trung Quốc? Cùng lúc, Kissinger cũng phản đối việc Washington chơi rắn với Nga.
Image
Henry Kissinger và Chu Ân Lai, Bắc Kinh, ngày 9 Tháng Bảy 1971 (ảnh: White House via CNP/Getty Images)

Lợi ích cá nhân là một trong những lý do. Trong quyển The China Threat, tác giả Bill Gertz chỉ ra rằng Kissinger dùng “sự tiếp cận đặc biệt mở rộng của mình với giới lãnh đạo Trung Quốc để giúp hoạt động tư vấn doanh nghiệp của ông phát triển”. Fareed Zakaria (CNN) có lần thuật, hãng tư vấn “Kissinger Associates, Inc.” của Kissinger làm ăn rất mạnh ở Nga. Có lẽ không phải tự nhiên mà Kissinger viết lời mở đầu cho quyển “Chính sách đối ngoại thời kỳ mới” của viên chức Nga Igor S. Ivanov, trong đó, Kissinger nói: Nga và Mỹ “có một cơ hội hiếm để cùng nhau xây dựng một hệ thống quốc tế mới”.

Như được thuật từ Cliff Kincaid trên trang Accuracy in Media, Kissinger và cựu Thủ tướng Yevgeny Primakov từng chủ trì nhóm nghiên cứu quan hệ Mỹ-Nga năm 2007 – một năm trước khi Nga xâm lược Georgia. Trong cuộc phỏng vấn Zakaria ngày 14 Tháng Chín 2014, Kissinger vẫn đứng về phía Vladimir Putin, khi nói: “Người ta phải hiểu cho nước Nga. Ukraine không bao giờ có thể là một quốc gia khác. Ukraine là một phần liên đới với di sản Nga”.

Việc Kissinger dùng chính sách đối ngoại như một thứ hàng hóa không phải mới. Cuối thập niên 1980, New York Times thực hiện một phóng sự cho thấy “Kissinger Associates Inc.” đã tổ chức “thảo luận vấn đề quan hệ Đông-Tây với giới chức hàng đầu Mỹ và Liên Xô nhằm có thể tư vấn tính phí cho một số tập đoàn lớn nhất thế giới…


Qua mối quan hệ gần gũi của họ với các chính phủ nước ngoài và kiến thức rộng về các vấn đề đối ngoại, họ (“Kissinger Associates Inc.”) đã kiếm bộn tiền bằng cách đưa ra những góc nhìn địa chính trị, lời khuyên và cách tiếp cận cho khoảng 30 công ty toàn cầu hàng đầu. Trong số những công ty sẵn sàng trả $200,000 hoặc hơn để trở thành khách hàng “Kissinger Associates Inc.”, có ITT, American Express, Anheuser-Busch, Coca-Cola, H. J. Heinz, Fiat, Volvo, L. M. Ericsson, Daewoo và Midland Bank” (nguồn: Kissinger and Friends And Revolving Doors, New York Times, 30 Tháng Tư 1989).
Image
Henry Kissinger và Tập Cận Bình, Bắc Kinh ngày 8 Tháng Mười Một 2018 (ảnh: Thomas Peter – Pool/Getty Images)

Bài báo trên tiết lộ: một viên chức công ty Heinz cho biết, đích thân Kissinger đã giúp họ bằng cách cung cấp “thông tin nền” và chịu trách nhiệm giới thiệu khi công ty dự tính lập nhà máy thực phẩm tại Trung Quốc. “Kissinger Associates Inc.” qui tụ toàn thành phần máu mặt: William French Smith (cựu Bộ trưởng tư pháp) hoặc Zbigniew Brzezinski (cựu cố vấn an ninh quốc gia).
Image
Với Vladimir Putin, Moscow, ngày 29 Tháng Tư 2015 (ảnh: Sasha Mordovets/Getty Images)

Đến nay, “Kissinger Associates Inc.” vẫn tồn tại. Và Kissinger vẫn kiếm tiền bằng nghề “đi buôn chính sách”. Theo Sydney Morning Herald (SMH; 29 Tháng Ba 2015), Kissinger đã bỏ túi gần $5 triệu để giúp tập đoàn khoáng sản Rio Tinto (Úc) phủi tay vụ Hồ Sĩ Thái (Stern Hu), đại diện Rio tại Thượng Hải, bị Trung Quốc bắt tội hối lộ năm 2009 – sự việc ảnh hưởng mạnh đến việc làm ăn của Rio Tinto tại Trung Quốc. Kissinger đã bàn vụ này với Phó thủ tướng (lúc đó) Vương Kỳ Sơn.

__________

Heinz Alfred Kissinger sinh ngày 27 Tháng Năm 1923 tại thị trấn Fürth, Bavaria, Đức. Mùa thu 1938, gia đình Kissinger rời khỏi Đức. Với ít đồ nội thất và một chiếc rương, họ đến New York trên con tàu viễn dương Ile de France của Pháp.

Gia đình Kissinger định cư ở Upper Manhattan, khi đó là thiên đường cho những người tị nạn Đức gốc Do Thái. Năm 1943, Henry Kissinger vào quân đội, được đưa đến Trại Claiborne ở Louisiana, rồi được điều động sang Đức làm thông dịch viên.
Image
Ảnh: Getty Images

Henry Kissinger trở lại Hoa Kỳ vào năm 1947 với ý định tiếp tục học đại học nhưng bị một số trường đại học ưu tú từ chối. Harvard là ngoại lệ. Với sự hướng dẫn của giáo sư William Yandell Elliott, Henry Kissinger gây chú ý khi tung ra luận án “The Meaning of History”, tập trung mổ xẻ Immanuel Kant, Oswald Spengler và Arnold Toynbee.

Với độ dày 383 trang, luận án sau đó trở thành “quy tắc Kissinger” (ấn định độ dài tối đa một luận án tốt nghiệp). Kissinger tốt nghiệp xuất sắc năm 1950. Vài ngày sau, Chiến tranh Triều Tiên nổ ra, với việc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập và Liên Xô ủng hộ cộng sản Triều Tiên. Henry Kissinger nhận lời làm một số công việc tư vấn cho chính phủ Mỹ tại Nhật và Hàn Quốc.

Trở lại Harvard để theo đuổi bằng tiến sĩ, Henry Kissinger và giáo sư William Yandell Elliott bắt đầu tổ chức Hội thảo Quốc tế Harvard (Harvard International Seminar), một dự án thu hút các nhân vật chính trị trẻ lẫn công chức và nhà báo… Hội thảo đã đặt Kissinger vào trung tâm của một mạng đào tạo một số nhà lãnh đạo lừng lẫy sau này, trong đó có Valéry Giscard d’Estaing, người sau này trở thành tổng thống Pháp; Yasuhiro Nakasone, thủ tướng tương lai của Nhật; Bulent Ecevit, sau này là thủ tướng lâu năm của Thổ Nhĩ Kỳ; và Mahathir Mohamad, thủ tướng tương lai của Malaysia… Năm 1954, Henry Kissinger nhận bằng tiến sĩ và danh tiếng ông bắt đầu vượt ra ngoài phạm vi giới học thuật.

Thập niên 1960, với không khí đặc quánh của Chiến tranh Lạnh và cục diện chiến tranh Việt Nam nóng hổi, Henry Kissinger được Nixon bổ nhiệm làm cố vấn an ninh quốc gia. Ông đã thoát khỏi vụ bê bối Watergate mà hầu như không bị tổn hại gì, tiếp tục giữ chức ngoại trưởng cho đến khi kết thúc chính quyền Ford vào năm 1977, khi ông được trao Huân chương Tự do của Tổng thống, giải thưởng dân sự cao quý nhất của Hoa Kỳ… Dù không còn là ngoại trưởng nhưng ông vẫn tiếp tục cố vấn cho nhiều chính quyền tiếp theo.
Image
Henry Kissinger (ảnh: Adam Berry/Getty Images)

Reagan bổ nhiệm ông làm chủ tịch Ủy ban lưỡng đảng quốc gia về Trung Mỹ mà ông lãnh đạo từ năm 1983 đến năm 1985. Ông cũng từng là thành viên Ban cố vấn tình báo nước ngoài của Tổng thống từ năm 1984 đến năm 1990. Tháng Mười Một 2002, Tổng thống George W. Bush bổ nhiệm Kissinger làm Chủ tịch Ủy ban 11/9, nhưng ông từ chức vài tuần sau do có nghi vấn về xung đột lợi ích tiềm ẩn. Kissinger đóng vai trò là người có “ảnh hưởng mạnh mẽ, phần lớn là vô hình” đối với cách tiếp cận của chính quyền Bush đối với cuộc chiến Iraq, theo quyển State of Denial của nhà báo Bob Woodward.

Nhiều nhà phê bình luôn phản đối việc Kissinger tiếp tục tham gia vào chính sách đối ngoại, cho rằng hành động của ông chẳng mang lại lợi lộc gì mà còn tạo ra những vấn đề lâu dài mà Hoa Kỳ tiếp tục vật lộn cho đến nay. Tuy nhiên, Kissinger vẫn hoạt động tích cực. Ông liên tục gặp lãnh đạo Nga và Trung Quốc, trong đó có ít nhất 17 cuộc gặp với Vladimir Putin.

nguyenthanh
Posts: 859
Joined: Fri Jan 06, 2012 5:40 pm

Re: Quán Vắng không Người ...3

Post by nguyenthanh »

Image

Từ tham nhũng kinh tế đến tham nhũng quyền lực ở Việt Nam
07/12/2023
Phạm Trần

“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố. Cơ quan này viết: “Tham nhũng ở Việt Nam ngày càng phát triển tinh vi, phức tạp và có tổ chức cấu kết từ Trung ương đến địa phương…Tham nhũng kinh tế, tham nhũng chính trị hiện nay và mối quan hệ nhân quả giữa các loại hình tham nhũng này.”

Vậy sự khác biệt giữa hai loại tham nhũng này thế nào?

Ban Nội chinh Trung ương (BNC) giải thích: “Tham nhũng kinh tế hiện nay được hiểu theo nghĩa phổ biến là lạm dụng chức vụ, quyền lực công được giao để thu lợi bất chính cho mình và người thân về vật chất. Các hành vi phổ biến như tham ô tài sản, nhận hối lộ, chiếm đoạt tài sản, vụ lợi vật chất”.
Điều khiến đảng lo sợ là: “Tham nhũng kinh tế, vì mục đích kinh tế diễn ra khắp toàn quốc, trong cả hệ thống chính trị, từ địa phương tới Trung ương và càng lên cấp cao, vụ việc càng lớn, nghiêm trọng. Tham nhũng kinh tế đã đạt đến mức có tổ chức, móc ngoặc, câu kết từ cán bộ địa phương đến cán bộ Trung ương, vừa tinh vi vừa trắng trợn, có khi công khai ngang nhiên.”

CHỐNG ĐÂU XIÊU ĐÓ

Tình trạng nghiêm trọng như thế mà trong 10 năm chống tham nhũng (2012-2022), chỉ có: “Hơn 7.390 đảng viên bị kỷ luật do tham nhũng, có hơn 170 cán bộ cấp cao diện Trung ương quản lý, trong đó có 33 Ủy viên, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, hơn 50 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang. Riêng từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay, có 50 cán bộ diện Trung ương quản lý, trong đó có 8 Ủy viên, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, 20 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang bị thi hành kỷ luật.”

Về lĩnh vực tố tụng, Báo cáo cho hay: “Các cơ quan tiến hành tố tụng cả nước đã khởi tố, điều tra 19.546 vụ/33.868 bị can, truy tố 16.699 vụ/33.037 bị can, xét xử sơ thẩm 15.857 vụ/30.355 bị cáo về các tội tham nhũng, chức vụ, kinh tế. Nhiều vụ án tham nhũng, tiêu cực đặc biệt nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn, xảy ra trong lĩnh vực y tế, quản lý, sử dụng đất đai, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp...”

Nhưng mức độ nghiêm trọng của loại “tham nhũng kinh tế” tiềm ẩn âm mưu gì?

BNC trả lời: “Dự báo có nguyên nhân sâu xa hơn là tham nhũng vật chất để toan tính, đầu tư vào tham nhũng chính trị và khi cần thì tiến hành “tự chuyển hóa”, “tự diễn biến” trong nội bộ, thực hiện giấc mơ lớn là khống chế, làm chủ chế độ, đất nước lâu dài vì mục đích của cá nhân và nhóm lợi ích. Cùng với sự phát triển của đất nước, tham nhũng kinh tế ngày càng phát triển phức tạp và nhanh chóng chuyển sang cấp độ tinh vi hơn là tham nhũng chính trị như một bước tất yếu.” (Ban Nội chính Trung ương, ngày 02/03/2023).

Như vậy rõ ràng càng “tham nhũng kinh tế” bao nhiêu thì tham vọng chính trị càng nẩy sinh phức tạp trong nội bộ Đảng. Do đó, BNC cho biết: “Các hành vi tham nhũng chính trị phổ biến ở Việt Nam hiện nay là dùng quyền lực, lợi ích để kết nối sự ủng hộ trong nội bộ, kể cả mua chuộc và đe dọa, khống chế để giành quyền lãnh đạo, quản lý bộ máy Đảng, Nhà nước; bố trí con, cháu, người thân, tay chân thân tín vào các chức vụ chủ chốt để tiếp nối tham nhũng, bảo vệ lợi ích của mình lâu dài; chấp nhận, giúp đỡ, bao che cho các hành vi chạy chức, chạy quyền để thu lợi; kết nối quan hệ, tác động, can thiệp, cấu kết có hệ thống với các phần tử tham nhũng để chia phần lợi ích;…Tham nhũng chính trị nhanh chóng hình thành các nhóm lợi ích, phát triển thành các tập đoàn lợi ích vững chắc, thao túng quyền lực cả về lập pháp, hành pháp tư pháp và truyền thông báo chí. Từ đó, các tập đoàn lợi ích cấu kết để nắm quyền lợi về kinh tế và chính trị, thâu tóm quyền lực để tự do tham nhũng, tiêu cực. Lúc này, thế lực tham nhũng đã kết nối vững chắc, trở nên rất lớn mạnh, sẵn sàng bất chấp quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước, dư luận của nhân dân và nguy hiểm hơn, tiến hành vô hiệu hóa hoặc tiêu diệt thẳng tay những người chân chính, dám đấu tranh chống lại họ. Các tập đoàn tham nhũng hình thành, kết nối, phát triển sẽ thao túng nền chính trị đất nước và ngày càng thách thức nghiêm trọng sự lãnh đạo của Đảng cũng như quyền lực Nhà nước và cả hệ thống chính trị.”

Đây là lấn đầu tiên, nhóm chữ “Các tập đoàn tham nhũng” đã được sử dụng để chứng minh “tham nhũng kinh tế” và “tham nhũng quyên lực” đã cấu kết với nhau sâu rộng và nguy hiểm đến tài sản của dân và sự tồn vong của chế độ. Chứng minh cho kết luận này đã được báo Đầu Tư xác nhận: “Mặc dù Chính phủ đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực “có bước tiến mới”, song tội phạm tham nhũng tăng mạnh, đặc biệt, số vụ nhận hối lộ phát hiện tăng 312,5% khiến thành viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đầy lo ngại.” (Đầu Tư-Chứng Khoán, ngày 08/09/2023). Báo Đầu Tư viết: “Chính phủ đánh giá, tham nhũng ngày càng tinh vi, diễn biến phức tạp, phát sinh nhiều vụ việc có tổ chức, mang tính lợi ích nhóm, tài sản tham nhũng có giá trị lớn, có yếu tố nước ngoài. Tham nhũng không chỉ xảy ra trong khu vực nhà nước, mà xảy ra ở cả khu vực ngoài nhà nước, cản trở sự cạnh tranh lành mạnh, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, kinh doanh.”

Tuy nhiên Chính phủ không tiết lộ “yếu tố nước ngoài” là gì, cá nhân hay nhà nước? Nhưng, theo lời Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội Nguyễn Mạnh Cường thì: “Tình trạng tham nhũng, tiêu cực trên một số lĩnh vực vẫn còn nghiêm trọng, diễn biến phức tạp, nổi lên là các sai phạm lớn trong lĩnh vực đăng kiểm, đất đai, đấu thầu, trái phiếu, y tế, giáo dục, rửa tiền, gây bức xúc trong dư luận xã hội.”
Tất nhiên “rửa tiền” phải có “yếu tố nước ngoài” tiếp tay thì mới đầu xuôi, đuôi lọt.

VÀO CẢ QUỐC HỘI

Đáng chú ý hơn là “giặc tham nhũng” đã chui vào cả Quốc, cơ quan Lập pháp có quyền lực cao nhất nước, sau khi đã “ngồi an toàn ” trong Hành pháp và Tư pháp. Nội chính Trung ương cho hay: “Về lập pháp, lực lượng tham nhũng chính trị tác động vào công tác xây dựng và ban hành pháp luật, thể chế, chính sách theo hướng có lợi cho họ, cài cắm lợi ích nhóm vào các luật. Mức cao hơn, lực lượng tham nhũng này có thể tác động vào công tác nhân sự và đại biểu Quốc Hội, vận động hành lang để Quốc Hội biểu quyết thông qua những dự án lớn theo tính toán của họ. Dần dần, Quốc Hội sẽ bị thao túng, khống chế bởi các tập đoàn tham nhũng, không còn là cơ quan quyền lực tối cao của nhân nhân, hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, vì quyền lợi nhân dân nữa, hay nói cách khác là nhân dân đã bị chiếm mất quyền lực tối cao theo Hiến định.”

Như vậy hèn gì mà “tham nhũng cứ trơ ra” như lời than của Tồng Bí thư Nguyễn Phú Trong!

Hậu thuẫn cho thừa nhận của ông Trọng, Nội chính Trung ương xác nhận: “Nhìn chung, tham nhũng kinh tế và tham nhũng chính trị ở Việt Nam thời gian qua đã phát triển ở mức nghiêm trọng, gắn kết với nhau trong mối quan hệ ràng buộc nhân quả và dù Đảng ta đã hết sức quyết liệt đấu tranh, trừng trị nhưng vẫn chưa bị ngăn chặn, đẩy lùi”.
Vì chưa đẩy lùi được nên “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, đảng viên đã “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, quay lưng lại với Chủ nghĩa Cộng sản Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, như đảng đã nhìn nhận.
Nhìn chung, như Nội chính Trung ương đã thừa nhận, hai thế lực “tham nhũng kinh tế” và “tham nhũng quyền lực” đã cấu kết với nhau để “hóa giải” quyền cai trị của đảng cho lợi ích nhóm và cá nhân, gia đình. Như vậy, cuộc chiến giữa hai nhóm tham nhũng với đảng CSVN kéo dài bao nhiêu thì đất nước càng suy thoái và nhân dân càng bị bóc lột bấy nhiêu.

– Phạm Trần
(12/023)

User avatar
TheLang
Posts: 1960
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:43 am

Re: Quán Vắng không Người ...3

Post by TheLang »

Chủ nghĩa phát xít sống lại ở Mỹ?
December 19, 2023

Hiếu Chân/Người Việt
Không một người Mỹ nhập cư nào yên lòng khi nghe tuyên bố đầy thù hận của cựu Tổng Thống Donald Trump trước vài ngàn người ủng hộ ông trong buổi vận động tranh cử ở Durham, New Hampshire, Thứ Bảy vừa qua. Ông Trump nói người nhập cư bất hợp pháp “đang đầu độc dòng máu đất nước chúng ta… Họ đầu độc bệnh viện tâm thần và nhà tù khắp thế giới, không chỉ ở Nam Mỹ… mà còn khắp thế giới. Họ đang vô đất nước chúng ta, từ Phi Châu, Á Châu, khắp thế giới,” nhật báo Người Việt dẫn tin từ CNN. Khi nói những lời ấy, ông Donald Trump quên chính gia tộc ông cũng là người nhập cư được nước Mỹ cưu mang chỉ mới vài thế hệ.
Image
Trong hình là tượng ông John Smith tại thành phố Jamestown, Virginia, hồi năm 2022. Năm 1607, ông Smith, người Anh, cùng 106 người khác đi trên ba con tàu từ Anh đến “nhập cảnh lậu” vào thị trấn này, mở đầu thời kỳ thuộc địa hóa mảnh đất sau này là nước Mỹ. (Hình minh họa: Ryan M. Kelly/AFP via Getty Images)

Và chính tổ tiên người Mỹ là những di dân bất hợp pháp khi nhập cư lậu vào Mỹ Châu của thổ dân, trước khi Hiệp Chủng Quốc ra đời năm 1776.

Đây không phải là lần đầu tiên ông Trump nói như vậy. Trả lời phỏng vấn của National Pulse, một trang báo cực hữu, hồi cuối Tháng Chín, ông nói tới chuyện “đầu độc máu,” và bị Liên Đoàn Chống Phỉ Báng (ADL) và các tổ chức nhân quyền lên án. Sang Tháng Mười Một, cũng trong một buổi vận động tranh cử, ông Trump gọi những đối thủ chính trị của ông là “bọn sâu bọ” và đe doạ sẽ trả thù một khi ông giành lại được Tòa Bạch Ốc trong cuộc bầu cử sắp tới.


Rồi hôm Chủ Nhật, 17 tháng Mười Hai, trong cuộc vận động ở Reno, Nevada, ông Trump lại đưa ra một thuyết âm mưu không có căn cứ rằng lãnh đạo của một số quốc gia mà ông không nói rõ đã thả những bệnh nhân tâm thần ra khỏi nhà thương điên và gửi họ tới nước Mỹ. Ông Trump ví những di dân “điên khùng” này như Hannibal Lecter, một nhân vật giết người hàng loạt và ăn thịt người tưởng tượng trong hàng loạt phim Hollywood. Ông nói di dân đang “xâm lăng” nước Mỹ. Ông đổ lỗi cho chính quyền Tổng Thống Joe Biden biến nước Mỹ thành “nơi trú ẩn của bọn tội phạm khát máu.” “Đây là một cuộc xâm lăng. Giống như một cuộc xâm lăng quân sự. Ma túy, tội phạm, thành viên băng đảng, và những kẻ khủng bố đang đổ vào đất nước chúng ta với mức độ kỷ lục. Chúng ta chưa từng thấy chuyện như vậy. Họ đang chiếm các thành phố chúng ta,” ông Trump nói tại Reno, nhật báo The Washington Post dẫn lại.

Những câu nói của ông Trump lặp lại y hệt tuyên ngôn của trùm phát xít Đức Adolf Hitler trong cuốn tự truyện Mein Kampf (Cuộc đấu tranh của tôi) khét tiếng. Chủ nghĩa phát xít đặt căn bản tư tưởng lên cái gọi là “tính ưu việt chủng tộc,” theo đó một vài chủng tộc da trắng cao quý hơn các chủng tộc da màu và phải độc quyền cai trị. Chính Hitler là người đề ra thuyết dòng máu Đức bị dòng máu Do Thái đầu độc, và để làm trong sạch dòng máu Đức, đảng Quốc Xã đã tiêu diệt 6 triệu người Do Thái trong các trại tập trung và phòng hơi ngạt, vụ diệt chủng kinh khủng nhất trong lịch sử nhân loại.


Chủ nghĩa phát xít tưởng chừng đã chết sau Thế Chiến 2, nhưng nay sống lại trong một học thuyết mới, có tên là “the replacement theory” (lý thuyết về sự thay thế) hoặc “the great replacement” (cuộc thay thế vĩ đại), cho rằng người da trắng ở Mỹ và Châu Âu có nguy cơ “bị người da màu thay thế.” Những người da màu này gồm những người da đen, da vàng nhập cư từ Châu Phi, Châu Á và Châu Mỹ Latinh. Ông Trump và đảng MAGA của ông, với chủ trương đề cao “người da trắng thượng đẳng,” đang cổ xúy cho thứ chủ nghĩa phát xít mới ấy.

“Bình luận mới nhất của cựu tổng thống vượt xa sự dối trá và bốc phét vốn là đặc điểm các bài diễn văn của ông, đã đi vào lãnh địa của chủ nghĩa cực đoan và kỳ thị chủng tộc,” nhật báo The Guardian, Anh, nhận định về phát ngôn của ông Trump.

Mặt khác, theo Giáo Sư Jason Stanley, thuộc đại học Yale University, một chuyên gia về chủ nghĩa phát xít, những diễn ngôn vô căn cứ và sặc mùi kỳ thị chủng tộc của ông Trump là một mối đe dọa sự an toàn của người nhập cư ở nước Mỹ. Cảnh báo của Giáo Sư Stanley có cơ sở từ một thực tế đáng sợ: Trong 10 năm qua, nước Mỹ có 450 vụ giết người hàng loạt do những kẻ cực đoan về chính trị thực hiện; 75% trong số đó là do những kẻ cực đoan cánh hữu, kể cả 55% do những người tin vào thuyết da trắng thượng đẳng; 20% do những kẻ cực đoan Hồi Giáo và 4% do những kẻ cực đoan cánh tả, theo dữ liệu của ADL.


Ông Jonathan Greenblatt, giám đốc điều hành ADL, nhận xét: “Bạo lực của những kẻ cực đoan cánh hữu là mối đe dọa lớn nhất của chúng ta. Số liệu không nói dối.” ADL cũng khẳng định những phát ngôn kỳ thị chủng tộc của ông Trump và các chính trị gia cực hữu là nguyên nhân của những vụ tàn sát người da màu ở Pittsburg, Pennsylvania, năm 2018, ở El Paso, Texas, năm 2019, hoặc ở Buffalo, New York, năm 2022. Tình trạng bạo lực chống người gốc Châu Á, trong đó nhiều người Việt Nam là nạn nhân, cũng do những phát ngôn kỳ thị này.

***

Không chỉ kỳ thị người nhập cư trong các diễn ngôn tranh cử, ông Donald Trump còn hành động quyết liệt để ngăn chặn dòng người nhập cư bất hợp pháp, thực hiện chủ thuyết da trắng thượng đẳng. Ngay sau khi lên làm tổng thống Mỹ năm 2017, ông ký một sắc lệnh hành pháp, cấm công dân bảy quốc gia theo Hồi Giáo ở Châu Phi nhập cư vào Mỹ. Ông gọi các nước nghèo là “hố phân” (shithole), gọi di dân từ các nước Trung và Nam Mỹ là bọn tội phạm ma túy, mãi dâm. Ông quyết xây một bức tường biên giới cao 10 mét ngăn cách Mỹ với Mexico. Thậm chí, ông còn thi hành những biện pháp vô nhân đạo như tách người nhập cư khỏi con cái họ, gây bao đau khổ cho các gia đình di dân. May cho ông Trump là đại dịch COVID-19 làm cho các nước phải đóng cửa biên giới, kinh tế đình đốn, và làm cho số người nhập cư vào Mỹ giảm mạnh.

Bây giờ ông Donald Trump cho biết, nếu tái đắc cử tổng thống, ông sẽ phục hồi và mở rộng lệnh cấm nhập cảnh mà ông áp dụng cho một số quốc gia Hồi Giáo năm 2017, tách cha mẹ khỏi con cái ngay tại biên giới, mở chiến dịch vây bắt di dân đang ở Mỹ nhưng không có giấy tờ, nhốt họ vào những trại tập trung lớn rồi trục xuất hàng loạt (mass deportation). Ông hứa thực hiện “chiến dịch trục xuất nội địa lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ” (“begin the largest domestic deportation operation in American history”). Ông sẽ điều động hàng trăm ngàn binh sĩ Mỹ tới giữ an ninh biên giới Mỹ-Mexico và chấm dứt việc nhập tịch tự động cho trẻ em sinh ra ở Mỹ nếu cha mẹ là người nhập cư bất hợp pháp. Ông Trump cũng sẽ tái phục hồi Khoản 42 (Title 42), từ chối tiếp nhận người tị nạn vì lý do sức khoẻ cộng đồng. Trước đây Title 42 được vận dụng để đóng cửa biên giới phòng ngừa COVID-19, lần này ông sẽ viện cớ đề phòng các bệnh truyền nhiễm như bệnh lao phổi.

***

Chuyện chống người nhập cư không phải mới, mâu thuẫn giữa người nhập cư và dân “bản địa” đã âm ỉ từ lâu trong nội bộ nước Mỹ. Từ năm 2015, đảng Cộng Hòa đặt vấn đề nhập cư thành điểm nóng trong cuộc tranh chấp chính trị với đảng Dân Chủ, nhưng phải đến khi ông Trump cầm quyền thì vấn đề chống nhập cư mới bị cực đoan hóa, phát xít hóa như trình bày ở trên. Cuộc đối đầu giữa hai đảng căng thẳng đến mức các thượng nghị sĩ và dân biểu Cộng Hòa trong Quốc Hội từ chối phê chuẩn gói viện trợ quân sự cho Ukraine, Israel, và Đài Loan nếu Tòa Bạch Ốc chưa giải quyết thỏa đáng vấn đề nhập cư ở biên giới. Một cuộc thương lượng kín giữa đại diện hai bên đang diễn ra, và được biết chính quyền Biden sẽ phải nhượng bộ một số điều khoản.

Trở lại với những diễn ngôn chống nhập cư của ông Donald Trump, nhiều chuyên gia cho rằng chúng trái với luật pháp và truyền thống văn hóa nước Mỹ. Sau những vụ tàn sát kinh khủng thời Thế Chiến 2, thế giới thông qua Công Ước Geneva Về Người Tị Nạn (Geneva Refugee Convention) năm 1951 mà nội dung chính là những người bị bức hại vì sắc tộc, tôn giáo hoặc quan điểm chính trị ở quê hương họ có quyền được tị nạn ở một quốc gia khác. Tinh thần của Công Ước Geneva được đưa vào hệ thống luật pháp về di trú của Mỹ, đặc biệt là Luật Về Người Tị Nạn (Refugee Act of 1980), theo đó người nhập cư đến biên giới Mỹ có quyền xin tị nạn mà không bị ghép tội hình sự, không bị đuổi ra, không bị lạm dụng vào mục đích chính trị.


Nhiều thập niên qua, thực hiện Luật Về Người Tị Nạn, nước Mỹ dang tay bảo bọc hàng chục triệu người chạy trốn chiến tranh hay áp bức từ Việt Nam, Afghanistan, Haiti, gần đây là người Ukraine, người Venezuela. Các nghiên cứu học thuật và số liệu thống kê chính thức cho thấy không có mối quan hệ nhân quả giữa nhập cư và tội phạm, người nhập cư không làm gia tăng tình trạng tội phạm ở Mỹ và người nhập cư có khuynh hướng tuân thủ luật pháp đầy đủ hơn người bản xứ. Chụp cho người nhập cư những chiếc mũ tội phạm, ma túy, vu khống họ “xâm lăng” nước Mỹ là một trò chính trị bẩn thỉu từ các đầu óc phát xít bệnh hoạn mà không có căn cứ thực tế. Suy cho cùng, nước Mỹ được xây dựng từ mồ hôi nước mắt của biết bao thế hệ người nhập cư. Không có những thế hệ người nhập cư từ khắp nơi trên thế giới sẽ không có một Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ tươi đẹp và hùng mạnh hiện nay.

Chính quyền Biden đang chật vật trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng người nhập cư ở biên giới phía Nam. Hầu hết những chính trị gia tham gia tranh cử tổng thống năm 2024, cả Dân Chủ và Cộng Hòa, đều cam kết cải tiến luật pháp, gia tăng kiểm soát biên giới để làm giảm tình trạng vượt biên, thanh lọc tội phạm trong làn sóng người nhập cư sao cho những người bị bức hại ở các nơi khác có thể tìm được sự an toàn ở nước Mỹ mà không gây rối loạn cho tình hình trong nước.

Còn dựa vào những thuyết âm mưu vô căn cứ và vào lý thuyết chủng tộc phi nhân để ve vuốt tâm lý “thượng đẳng” của tầng lớp cử tri da trắng nhằm kiếm phiếu bầu là thủ đoạn không sớm thì muộn sẽ phản tác dụng. Nước Mỹ – ngọn hải đăng của dân chủ, tự do – với những định chế dân chủ lâu đời sẽ không bao giờ đi vào vết xe đổ của chủ nghĩa phát xít mà các thế hệ đi trước đã đổ máu để tiêu diệt. [đ.d.]

nhuvan
Posts: 342
Joined: Sun Mar 27, 2016 8:29 pm

Re: Quán Vắng không Người ...3

Post by nhuvan »

Mười sự kiện Chính trị – Kinh tế – Xã hội nổi bật năm 2023

Dương Quốc Chính
31-12-2023
1. Nâng cấp quan hệ Việt – Mỹ

Mình cho đây là sự kiện quan trọng nhất vì nó là sự nâng cấp vượt bậc và khá bất ngờ. Nhất là do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ động đề nghị, theo nguồn tin từ một thứ trưởng Ngoại giao tiết lộ với các cụ hưu ở Câu lạc bộ Thăng Long.

2. Miễn nhiệm Chủ tịch nước và hai Phó Thủ tướng

Đây là hiện tượng hiếm có, khi có tận ba lãnh đạo cấp cao, “tình nguyện” xin nghỉ hưu non! Có lẽ là hiện tượng nghỉ đồng loạt nhiều nhất sau vụ án “Xét lại chống đảng” năm 1967. Mình so sánh vậy vì nó nằm trong bối cảnh “đốt lò” (siêu vụ án) hậu Covid.

3. Cháy chung cư mini

Vụ cháy khiến nhiều người chết với lý do đơn giản là không có lối thoát nạn.

4. Vụ khủng bố ở Đak Lak

Vụ tấn công chớp nhoáng, bất ngờ và thành công rực rỡ của một nhóm người đồng bào cho thấy bóng ma Fulro Dega vẫn còn lảng vảng và cơ quan an ninh, tình báo tưởng là thiên hạ vô địch nhưng vẫn bị bất lực trước người đồng bào.

5. Phiên tòa sơ thẩm chuyến bay giải cứu

Phiên tòa chưa từng có trong lịch sử khi xuất hiện một bị can, từng là trung tá an ninh, dám cãi tòa, cãi Viên kiểm sát nhem nhẻm để chứng minh sự trong sáng của mình, chỉ nhận rượu chứ không nhận tiền chạy án. Phiên tòa tự nhiên mang màu sắc “tư bản giãy chết”, chứ lẽ thường thì bị can kiểu này đều ngoan như cún, xin lỗi bác Trọng, xin lỗi đảng và nhân dân.

Nhưng phiên phúc thẩm mới diễn ra cho thấy, các bị can lại quay xe đúng tư thế truyền thống.


6. VinFast IPO kiểu SPAC ở Mỹ và giá cổ phiếu VFS khiến chủ tịch Vượng vào top 30 người giàu nhất thế giới

VinFast đã nhấp nhổm IPO ở Mỹ từ khá lâu trước đó, nhưng không thành công theo cách thông thường nên anh Vượng đã phải chọn cách SPAC (chui vào một công ty rỗng đã niêm yết thành công).


Sau đó, giá cổ phiếu VFS tăng dựng đứng, khiến Chủ tịch Vượng bị hàng trăm tỉ đô rơi vào đầu trong vài tuần! Báo chí cách mạng được dịp hoan hỉ, Việt Nam đã thực hiện được lời dạy của bác Hồ, sánh vai với các cường cuốc năm châu. Tuy nhiên, qua thời điểm cực khoái thì giá cổ phiếu này còn loanh quanh $5-7 và chủ tịch quay về với việc chiến đấu với “thằng ranh” Sonnie Tran, chuyên đi tụt quần chủ tịch.

7. Chủ tịch Tập Cận Bình thăm Việt Nam và nâng cấp quan hệ ngoại giao Việt – Nhật

Hai sự kiện này không quá bất ngờ, vì dù sao thì mối quan hệ cũng đã mặn nồng từ trước. Nhưng vì Việt Nam đã nâng cấp quan hệ với Mỹ nên việc này tất yếu phải diễn ra cho đồng bộ và đỡ mất lòng “đại ca”.


Việt Nam vẫn kiên định hình ảnh “cây tre” dị dạng xoắn quẩy quay về hai hướng nhưng vẫn chầu nén bạc.

8. Đầu tư công quá mạnh nhưng tỷ lệ giải ngân còn thấp. Lãi suất ngân hàng quá thấp, giá vàng quá cao, bóng ma suy thoái kinh tế

Nằm trong bối cảnh kinh tế suy thoái toàn cầu và đặc biệt là suy thoát kinh tế ở Trung Quốc, Việt Nam đã có kế hoạch đầu tư công cực kỳ mạnh từ trước đến giờ, một loạt đường cao tốc, sân bay được khởi công, hi vọng đốt được càng nhiều ngân sách càng tốt, hòng vực dậy nền kinh tế.

Tuy nhiên, sức nóng từ “lò” bác Trọng tỏa ra mạnh quá nên nhiều cơ quan chấp nhận cơm, không ăn thì gạo còn đó, kiên định không tiêu hết ngân sách (phổ biến tỉ lệ chỉ khoảng 50% kế hoạch). Thà không hoàn thành nhiệm vụ, chứ nhất định không “vào lò” vì chi tiêu sai phạm.


9. Cái gọi là “Xá lợi tóc Phật” biết tự quay được trưng bày ở chùa Ba Vàng


Vụ việc vẫn chưa có hồi kết, nhưng cho thấy shark Minh thực sự có đầu óc làm kinh tế, xứng đáng là shark pagoda số 1 Việt Nam. Làm sư mà có học hành kinh tế bài bản, cũng khác các sư chỉ biết kinh kệ gõ mõ. Học viện Phật giáo nên mở thêm khoa Kinh tế để phát huy tinh thần nỗ lực cày tiền vượt qua nghịch cảnh, trỗi dậy huy hoàng sau một năm bị đì xuống bùn vụ “oan gia trái chủ”.

10. Một loạt người bất đồng chính kiến vượt biên hoặc được xuất khẩu. Ông Lưu Bình Nhưỡng bất ngờ bị bắt vì “bảo kê cho bảo kê”

Năm nay có một hiện tượng lạ là nhiều người bất đồng chính kiến đã phải vượt biên trốn ra nước ngoài (thường qua ngả Thái Lan). Một số khác thì đi máy bay theo diện xuất khẩu “phản động”, với các đối tác ngoại giao, làm quà. Điều đó cho thấy sự o ép của phía an ninh khiến “cột điện” mà phản động cũng phải bỏ nước mà đi. Những người còn lại bắt buộc phải ngoan hơn, không thấy còn các vụ biểu tình, công an gác cổng nhà phản động nữa. Nói cách khác là cơ quan an ninh đã “thành công rực rỡ” trong việc đập quả trứng vịt lộn để chúng không thể nở.

Phó ban Dân nguyện Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, một tiếng nói trái chiều đặc biệt trên nghị trường, đột nhiên bị hốt với tội danh ban đầu là “bảo kê cho thằng bảo kê”. Vụ án đang được mở rộng điều tra sang hướng có màu sắc chính trị, đại khái là nhận tiền để tác động, can thiệp vào một số vụ việc khác.

Bình Luận từ Facebook

hoangphong
Posts: 391
Joined: Tue Feb 12, 2019 7:20 am

Re: Quán Vắng không Người ...3

Post by hoangphong »

Phát biểu của Tổng thống Zelensky tại Diễn đàn Kinh tế thế giới ở Davos

Volodymyr Zelensky
Nataliya Zhynkina, biên dịch

18-1-2024

Mọi sự đầu tư vào niềm tin của người phòng thủ đều rút ngắn cuộc chiến – Bài phát biểu của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trước những người tham gia cuộc họp đặc biệt của Diễn đàn Kinh tế thế giới ở Davos, ngày 16/1:


Image
Thưa Giáo sư Schwab, cảm ơn lời giới thiệu tử tế của ông.

Thưa Chủ tịch Brande,

Thưa quý vị,

Tôi đánh giá cao sự sẵn lòng của quý vị khi nghe câu trả lời cho những câu hỏi thực sự quan trọng. Khi nào chiến tranh sẽ kết thúc? Liệu chiến tranh thế giới thứ ba có thể xảy ra? Đã đến lúc đàm phán với Putin?

Cuộc chiến toàn diện ở châu Âu đã diễn ra được gần hai năm. Tính thời gian kể từ khi Nga sáp nhập trái phép Crimea của chúng ta đến nay đã gần 10 năm.

Và trong gần 10 năm, Nga đã can thiệp vào các nước châu Phi, từ Sudan đến Mali.

Cuộc chiến ở Syria, vẫn còn đẫm máu vì quyết định của Putin nhằm chứng minh điều gì đó với thế giới, đã kéo dài gần 13 năm.

Trên thực tế, một người đã đánh cắp ít nhất 13 năm hòa bình để thay thế chúng bằng nỗi đau, nỗi đau, nỗi đau và những cuộc khủng hoảng ảnh hưởng đến toàn thế giới.

Putin đang cố gắng bình thường hóa những gì đáng lẽ phải kết thúc trong thế kỷ XX – trục xuất hàng loạt, thành phố và làng mạc bị san bằng, và cảm giác kinh hoàng rằng chiến tranh có thể không bao giờ kết thúc.

Trên thực tế, Putin là hiện thân của chiến tranh. Tất cả chúng ta đều biết rằng ông ta là lý do duy nhất khiến nhiều cuộc chiến tranh và xung đột vẫn tiếp diễn và tại sao mọi nỗ lực khôi phục hòa bình đều thất bại. Và ông ấy sẽ không thay đổi. Ông ấy sẽ không thay đổi.


Chúng ta phải thay đổi. Tất cả chúng ta đều phải thay đổi để sự điên rồ trú ngụ trong đầu của người đàn ông này hoặc bất kỳ kẻ xâm lược nào khác sẽ không thể thắng thế.

Putin thẳng thắn về những gì ông ta muốn, những gì ông ta làm và mục tiêu của ông ta là ai.

Câu trả lời của ông ta cho sự kéo dài của cuộc chiến luôn là chiến tranh không có hồi kết. Ông ấy muốn điều này.

Câu trả lời của ông ta cho giới hạn của sự hỗn loạn trên thế giới là sự hỗ trợ vô tận các lực lượng khủng bố. Ông ta thích những xung đột gây đau khổ cho người khác.


Câu trả lời của ông ta cho những lời kêu gọi hòa bình là ngày càng cung cấp nhiều vũ khí hơn từ [Bắc] Triều Tiên và Iran.

Các chế độ như chế độ của ông ta còn tồn tại khi họ còn gây chiến.

Và chúng ta – tất cả chúng ta trong thế giới tự do – tồn tại, miễn là chúng ta có thể tự bảo vệ mình.

Nếu ai đó cho rằng đây chỉ là về Ukraine thì về cơ bản họ đã nhầm. Những phương hướng khả dĩ và thậm chí cả mốc thời gian cho một cuộc xâm lược mới của Nga bên ngoài Ukraine ngày càng trở nên rõ ràng.

Hãy để tôi hỏi một cách thật lòng: Quốc gia châu Âu nào ngày nay có thể cung cấp một đội quân sẵn sàng chiến đấu ngang với chúng tôi để cầm chân Nga? Và quốc gia của các bạn sẵn sàng cử bao nhiêu người đàn ông và phụ nữ đến để bảo vệ một quốc gia khác, dân tộc khác?

Nếu người ta phải cùng nhau chiến đấu chống lại Putin trong những năm tới, chẳng phải tốt hơn là nên chấm dứt ông ta và chiến lược chiến tranh của ông ta ngay bây giờ, trong khi những người đàn ông và phụ nữ dũng cảm của chúng tôi đang làm điều đó sao? Họ là cơ hội của thế giới. Chính họ.


Trong bất kỳ cuộc đối đầu khốc liệt nào, luôn có một điểm có thể ngăn chặn thảm họa. Ukraine chính là cơ hội đó.

Và tất cả chúng ta trong thế giới tự do phải kiên định theo đuổi những mong muốn, hành động và mục tiêu của mình, giống như Putin đã thẳng thắn nói về những tham vọng đầy diệt vong của mình.

Chúng tôi, tất cả những người Ukraine, bắt đầu cuộc bảo vệ của mình vào thời điểm mà hầu như không ai trên thế giới tin tưởng vào Ukraine. Nhưng chúng tôi đã lật ngược tình thế để giờ đây thế giới không còn tin vào Nga nữa.

Ngay cả những người bạn hiện tại của Putin ở Bình Nhưỡng và Tehran cũng chỉ đơn giản lợi dụng sự điên rồ của ông ta trong khi ông ta vẫn có công nghệ và nguồn lực để trả cho họ. Không ai tin vào tương lai của ông ta hoặc đầu tư vào điều đó.

Và tất cả chúng ta, hôm nay, thậm chí ngày hôm qua, phải đầu tư vào việc đưa hòa bình đến gần hơn – một nền hòa bình vừa công bằng vừa ổn định.


Trước cuộc xâm lược toàn diện, chúng tôi liên tục nghe thấy – đừng leo thang! Chúng tôi kêu gọi hành động tích cực, các biện pháp trừng phạt để ngăn chặn chiến tranh mở rộng. Chúng tôi đã được thông báo: Đừng leo thang. Và sau ngày 24 tháng 2, không có gì gây tổn hại cho liên minh của chúng ta hơn khái niệm này.

Mỗi câu “đừng leo thang” đối với chúng tôi đều có vẻ giống như “bạn sẽ thắng” đối với Putin. Chúng tôi đã yêu cầu các loại vũ khí mới và câu trả lời là “đừng leo thang”. Nhưng sau đó vũ khí xuất hiện và không có sự leo thang nào cả. Một tên lửa của Nga rơi xuống lãnh thổ NATO – câu trả lời một lần nữa là “đừng leo thang”. Nhưng sự trả đũa vào thời điểm đó có thể đã dạy cho Nga rất nhiều điều và sẽ tạo thêm niềm tin cần thiết cho phương Tây. Chúng tôi đã bàn về việc ngăn chặn vận chuyển hàng hóa bị trừng phạt tới Kaliningrad, nhưng câu trả lời là “đừng leo thang”. Toàn bộ sức mạnh của các biện pháp trừng phạt có thể buộc Putin phải nhượng bộ.

Vì “đừng leo thang” mà mất thời gian. Sinh mạng của nhiều chiến binh giàu kinh nghiệm nhất của chúng tôi, những người đã chiến đấu kể từ năm 2014, đã thiệt mạng. Một số cơ hội đã bị mất.

Bài học rất rõ ràng.

Mọi người đều nghĩ Nga có tên lửa không thể bắn hạ được. Những người yêu nước bắn hạ mọi thứ.

Nhiều người lo ngại hậu quả nếu Ukraine có được vũ khí tầm xa. Kết quả là Nga chỉ bị mất nhiều hơn.

Chúng tôi nghe nói Nga sẽ không bao giờ cho phép xây dựng một hành lang ngũ cốc nếu không có sự tham gia của nước này. Gần 16 triệu tấn hàng hóa đã được vận chuyển từ các cảng của chúng tôi.

Và chúng tôi có thể chứng minh rằng, Nga sẽ chấp nhận việc mất hoàn toàn Hạm đội Biển Đen vốn đã khủng bố các tàu thương mại.

Chúng ta phải giành được ưu thế trên không cho Ukraine, giống như chúng ta đã giành được ưu thế ở Biển Đen. Chúng ta có thể làm được. Đối tác biết những gì cần thiết và với số lượng bao nhiêu. Điều này sẽ cho phép tiến bộ trên mặt đất.

Chỉ hai ngày trước, chúng tôi đã chứng minh Ukraine thậm chí có thể bắn hạ máy bay quân sự rất giá trị của Nga mà trước đó chưa có nước nào bắn hạ được.

Nhiều bước trừng phạt bị trì hoãn nhiều tháng, thậm chí nhiều năm vì phải đối mặt với cơn bão đe dọa từ Moscow. Nhưng không có lời đe dọa nào trong số đó trở thành hiện thực. Mỗi cơn bão hóa ra là trò lừa bịp của họ.

Và làm sao người ta có thể hài lòng với các biện pháp trừng phạt chống lại Nga hoặc kiểm soát xuất khẩu nếu họ thậm chí không chặn việc sản xuất tên lửa của nước này? Trong mỗi tên lửa của Nga đều có những thành phần quan trọng từ các nước phương Tây. Hàng chục thành phần trong mỗi tên lửa. Và đó là sự thật. Đó là thực tế.

Tất nhiên, tôi cảm ơn từng gói trừng phạt. Cảm ơn các đối tác. Cảm ơn các bạn. Nhưng mang hòa bình đến gần hơn sẽ là phần thưởng cho tất cả những ai quan tâm đến việc đảm bảo rằng các biện pháp trừng phạt có hiệu quả một trăm phần trăm.

Và nhân đây, điểm yếu rõ ràng của phương Tây là ngành công nghiệp hạt nhân của Nga vẫn chưa bị trừng phạt toàn cầu, mặc dù Putin là kẻ khủng bố duy nhất trên thế giới chiếm giữ nhà máy điện hạt nhân làm con tin.

Đây phải là một quyết định mạnh mẽ trong năm nay, khi các tài sản bị đóng băng của Nga, có chủ quyền và của những kẻ đầu sỏ chính trị, sẽ dành cho việc phòng vệ do cuộc chiến tranh của Nga và tái thiết Ukraine.

Putin yêu tiền hơn tất cả. Càng mất nhiều tỷ đô la mà ông ta cùng những kẻ đầu sỏ, bạn bè và đồng phạm của mình, ông ta càng có nhiều khả năng hối tiếc vì đã bắt đầu cuộc chiến này.

Putin phải hối tiếc. Chúng ta cần ông ấy thua. Cuối cùng chúng ta cần xóa tan quan niệm cho rằng, sự đoàn kết toàn cầu yếu hơn lòng căm thù của một người.

Và chúng ta có thể làm được điều đó.

Thưa quý vị!

Năm nay phải quyết định. Liệu việc đóng băng cuộc chiến ở Ukraine có thể là dấu chấm hết?

Tôi không muốn chấp nhận sự thật hiển nhiên rằng bất kỳ cuộc xung đột đóng băng nào cuối cùng cũng sẽ bùng phát trở lại.

Tôi nhắc bạn rằng, sau năm 2014, đã có những nỗ lực nhằm đóng băng cuộc chiến ở Donbas. Có những người bảo đảm rất có ảnh hưởng cho quá trình đó – khi đó là Thủ tướng Đức và sau đó là Tổng thống Pháp.

Nhưng Putin là kẻ săn mồi, không hài lòng với các sản phẩm đông lạnh. Và chúng ta phải bảo vệ chính mình, con cái, nhà cửa, mạng sống của chúng ta. Chúng ta phải làm điều đó. Chúng ta có thể đánh bại ông ta trên mặt đất. Chúng tôi đã chứng minh điều đó. Và trên biển. Và trên bầu trời.

Chúng tôi tăng cường sản xuất vũ khí. Chúng tôi đã đạt được tăng trưởng kinh tế ở Ukraine, GDP của chúng tôi đang tăng lên – bất chấp chiến tranh, cộng thêm hơn 5% vào năm ngoái. Chúng tôi đã nhận được quyết định về các cuộc đàm phán gia nhập EU. Chúng tôi đang bình thường hóa ý tưởng rằng các cuộc xâm lược có thể bị đánh bại – ngay cả những cuộc xâm lược của Putin, vốn đã diễn ra trong mười năm và hơn thế nữa.

Bây giờ chúng tôi có thể nói: Đừng leo thang. Cho tất cả những ai nghi ngờ. Gửi tới tất cả những ai muốn giảm bớt sự hỗ trợ.

Và trong cảnh báo này, chúng tôi sẽ hoàn toàn chính xác.

Bởi vì mỗi lần giảm áp lực lên kẻ xâm lược sẽ làm tăng thêm nhiều năm chiến tranh. Nhưng mọi sự đầu tư vào niềm tin của người phòng vệ đều rút ngắn cuộc chiến.

Chúng ta phải làm sao để có thể trả lời câu hỏi quan trọng nhất: Chiến tranh sẽ kết thúc – với một nền hòa bình công bằng và ổn định.

Và tôi muốn các bạn là một phần của nền hòa bình này – bắt đầu từ bây giờ – để mang hòa bình đến gần hơn. Và chúng tôi cần các bạn ở Ukraine – để xây dựng, tái thiết, khôi phục cuộc sống của chúng tôi. Mỗi các bạn có thể thành công hơn nữa với Ukraine.

Và những ngày này, ngay tại đất nước Thụy Sĩ xinh đẹp này, chúng ta đã có đóng góp chính trị quan trọng vào khả năng chấm dứt chiến tranh.

Đã có cuộc họp tiêu biểu nhất của các cố vấn an ninh quốc gia liên quan đến việc thực hiện Công thức Hòa bình. Hơn 80 quốc gia và tổ chức quốc tế đã có đại diện. Hôm qua, tôi đã có những cuộc đàm phán rất hiệu quả với Tổng thống Thụy Sĩ, thảo luận về khả năng tổ chức hội nghị thượng đỉnh cấp lãnh đạo ở Thụy Sĩ – hội nghị thượng đỉnh đầu tiên, Hội nghị thượng đỉnh Hòa bình toàn cầu. Hôm nay, các nhóm của chúng tôi đã bắt đầu công việc tổ chức một hội nghị thượng đỉnh như vậy. Không phải Thế chiến thứ ba, mà là Hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu.

Và tôi xin mời mọi nhà lãnh đạo và quốc gia tôn trọng hòa bình và luật pháp quốc tế tham gia cùng chúng tôi.

Cùng nhau chúng ta có thể trả lời bất kỳ câu hỏi quan trọng nào. Và đó sẽ là những câu trả lời tốt nhất.

Hòa bình phải là câu trả lời.

Cảm ơn lời mời của các bạn. Cám ơn sự quan tâm của các bạn!

Vinh quang cho Ukraine!

hoangphong
Posts: 391
Joined: Tue Feb 12, 2019 7:20 am

Re: Quán Vắng không Người ...3

Post by hoangphong »

Thảm sát Đồng Tâm: “Chuyện trời không dung, đất không tha”
Tuấn Khanh
30 tháng 1, 2024

Image
(Ảnh: dongtam.org)


Đã 4 năm, kể từ khi vụ thảm sát cụ Lê Đình Kình ở làng Đồng Tâm diễn ra. Đó là một vết thương không lành trên hai chữ Việt Nam. Nhắc lại sự kiện này, từ vụ án bất minh và bi thảm đối với ông Lê Đình Kình vào ngày 9/1/2020 tại Đồng Tâm, nhà văn Nguyên Ngọc cũng mượn ý của Emile Zola, đưa ra lá thư của mình, có tên Tôi Tố Cáo, nhằm đánh động lại sự kiện, yêu cầu nhà cầm quyền phải có một thái độ đúng của một nhà nước, phải cho điều tra việc giết hại một công dân 84 tuổi ngay tại nhà của ông ta.

Lá thư của nhà văn Nguyên Ngọc nhắn gửi “Là công dân Việt Nam, là nhà văn Việt Nam, tôi tố cáo tội ác trời không dung đất không tha này trước toàn dân Việt Nam và thế giới. Tôi thiết tha kêu gọi mọi bậc trí giả trong nước và trên thế giới cùng mọi người có lương tri lên án tội ác man dại này và ngăn chặn nó có thể tái diễn bất cứ ở đâu”.

Trong cuộc trò chuyện kỷ niệm ngày thảm nạn Đồng Tâm, nhà văn Nguyên Ngọc đã gửi chút tâm tình, giải thích về những lý do buộc ông phải viết lá thư này.


Nguyên Ngọc: Trên đất nước này rõ ràng đã có một vụ án giết ông Lê Đình Kình. Một mặt người ta đang cố để mọi thứ chìm dần, một mặt thì lại vu cáo ông ấy là kẻ ác. Nhưng việc tấn công vào làng Đồng Tâm lại không hề có một căn cứ pháp lý nào cả. Báo chí nhà nước thì đồng loạt đặt tên ông Kình cầm đầu nhóm phiến loạn, nhóm khủng bố… nhưng lại không có một cơ quan pháp luật nào khẳng định điều đó. Điều đó cho thấy 3000 cảnh sát cơ động không thể tổ chức tấn công và giết người từ những dư luận linh tinh, từ những tin đồn.

Đã vậy 3 lần giải thích của Bộ Công An đều cho thấy cuộc tấn công vào thôn Hoành không hề có lệnh của tòa án, viện kiểm sát hay công an… vậy thì phải chăng mục đích cuộc tấn công đó chỉ để nhằm giết người có chủ đích? Kịch bản của cuộc tấn công cho thấy rõ: họ cô lập mọi gia đình chung quanh nhà ông Kình, dùng thuốc nổ phá cửa, tấn công bắt người và tra tấn, và giết.

Người ta tìm thấy một cái bao đầy quần áo đầy máu, mà chúng dùng để lau dọn phi tang vụ tra tấn. Sau đó chúng dùng súng bắn vào ông. Cái phát súng bắn vào tim đó – tôi là bộ đội, tôi biết rõ – vết thương cho thấy phát súng đó bắn gọn, bắn rất gần, kê thẳng vào ngực mà bắn. Vết đạn sắc gọn, không nở toét ra như bắn từ xa. Họ còn bắn thêm vào đầu, bắn vào chân.

Đó là lý do tôi nói rằng đã có một vụ án giết công dân.

Điều đáng nói là 3 lần thông báo của Bộ Công an, nhằm giải thích cho vụ thảm sát này, đều là nội dung bất nhất. Lần đầu họ nói đang xây tường ở đồng Sênh thì bị lực lượng của ông Kình tấn công nên đã xung đột, và ông Kình chết tại đồng Sênh. Lần thứ hai, họ nói là đi tuần vào làng thì bị tấn công, và ông Kình chết. Lần thứ ba thì đến ông tướng công an Lương Tam Quang, mới nói thật là ông Kình bị giết chết tại nhà. Tất cả những chuyện này, rõ là ám muội.

Đó là chưa nói vụ 3 người công an chết khi tấn công vào thôn Hoành, mà đến giờ này chỉ nghe đổ lỗi chứ không có một cuộc điều tra nào xừng đáng với cái chết của họ.


Theo tôi, không cần biết như thế nào, vì có một vụ án làm chấn động dư luận nên chính quyền phải mở một cuộc điều tra minh bạch và công khai về vụ án này.
Image
Vợ chồng cụ Lê Đình Kình, và chứng cứ cụ thảm sát (Ảnh: dongtam.org)

Tuấn Khanh: Trước đây đã có nhiều lần các nhóm nhân sĩ trí thức lên tiếng, cùng ký thư… ông cũng đã có tham gia, vào vì sao, lần này lại là một mình ông?

Nguyên Ngọc: Tôi lấy danh nghĩa của một công dân, và là một nhà văn để lên tiếng, tương tự như Emile Zola với J’Acusse. Giữa tình hình truyền thông nhà nước đang đơm đặt và bẻ cong ý nghĩa về sự sát hại cụ Lê Đình Kình, tôi mong là lời tố cáo của tôi một lần nữa sẽ khuấy động được dư luận nhìn lại sự kiện này. Tôi cũng hy vọng giới nhân sĩ trí thức Việt Nam, với lương tâm của mình, cũng sẽ cùng hợp sức kêu gọi nhà nước phải mở một cuộc điều tra rõ ràng, độc lập và minh bạch trước tội ác này.

Tuấn Khanh: Sự kiện chấn động này khiến dư luận hoang mang. Người ta nói với nhau không hiểu vì sao một việc làm càn quấy ở cấp nhà nước lại có thể diễn ra như vậy. Liệu đây có là hành động sai lầm của riêng một cá nhân hay một nhóm người không?

Nguyên Ngọc: Có rất nhiều thứ để người dân suy đoán từ sự kiện này. Người ta bàn tán khắp nơi, rằng lệnh này của ông Trọng hay của ông Phúc, hay của ông Tô Lâm? Có người nói ông Trọng không biết gì, bị đưa thông tin một chiều nên làm theo sự sắp xếp nào đó. Có người nói ông Phúc ba phải nên theo mà không đánh giá hết tình hình… Nhưng tôi không muốn bàn đến những chuyện như vậy. Mọi thứ lúc này cần là sự kiện đúng và rõ ràng từ nhà nước đưa ra cho người dân, chứ người dân thì không thể xác định chân dung nhà nước bằng những tin đồn.

Tôi chỉ xác nhận rằng trên đất nước này đã xảy ra một vụ án tàn bạo mà không có dựa trên bất kỳ chứng cứ pháp lý gì cả. Cần phải có điều tra, phải có tòa án. Tôi muốn gửi lời tố cáo của mình đến người dân Việt Nam và cả thế giới. Mọi thứ không thể đi qua và trở thành hợp lý từ tuyên truyền một chiều. Đất nước này cần phải có luật pháp.

cuoigia
Posts: 255
Joined: Thu Aug 06, 2009 6:57 pm

Re: Quán Vắng không Người ...3

Post by cuoigia »

Vì sao Nguyễn Phú Trọng không dám đụng đến Lê Thanh Hải?
January 31, 2024
Thanh Hà

Tại đại hội đảng CSVN lần thứ 12 năm 2016, ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng CSVN, thắng áp đảo ông Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng lúc đó.

Image
Ông Lê Thanh Hải, cựu ủy viên Bộ Chính Trị và là cựu bí thư Thành Ủy ở Sài Gòn. (Hình: Hữu Khoa/VNExpress)

Ngay sau đó, ông Trọng chính thức phát động công cuộc “đốt lò” và có rất nhiều quan chức bị kỷ luật hoặc khởi tố bắt giam vì tội tham nhũng. Tuy nhiên, giới phân tích khẳng định, chiến dịch chống tham nhũng của ông Trọng thực chất là cuộc chiến tranh giành quyền lực trong nội bộ đảng CSVN.


Để chứng minh cho điều kể trên, người ta thường dẫn chứng vụ “đốt” ông Đinh La Thăng, ủy viên Bộ Chính Trị, bí thư Thành Ủy của Sài Gòn, với tiền nhiệm của ông là ông Lê Thanh Hải. Rõ ràng những vi phạm của ông Lê Thanh Hải, được đánh giá gấp vạn lần của ông Đinh La Thăng, một người đang thụ một bản án tù 30 năm.

Tuy nhiên, vào lúc này, khi quyền lực của ông Trọng đang đi xuống, kèm theo thể trạng sức khỏe của ông được cho là không mấy khả quan, bắt đầu có các thông tin liên quan đến việc ông Trọng sẽ ra đi và ai sẽ thay thế ông trên cương vị tổng bí thư.

Lúc này nội bộ chính trường Việt Nam đang diễn biến hết sức phức tạp và náo hoạt. Giáo Sư Jonathan London, thuộc đại học Leiden University, Hòa Lan, cho rằng: “Việt Nam đang bước vào thời kỳ bất ổn và không chắc chắn.” Và ông lo ngại: “Liệu khoảng trống quyền lực này sẽ còn kéo dài trong bao lâu?”

Báo Người Lao Động của nhà nước Việt Nam ngày 30 Tháng Giêng đăng một bản tin với tựa đề “Lý Nhã Kỳ tung bộ ảnh gợi cảm sau loạt tin đồn.” Bản tin cho biết, trước tin đồn thất thiệt ác ý trên mạng xã hội, diễn viên – doanh nhân Lý Nhã Kỳ có cách đáp trả gây chú ý không kém.

Theo đó, gần đây, cô này bị nhiều tin đồn kiểu “bị mời lên phường uống trà,” “đang bị tạm cấm xuất cảnh điều tra”… Cô lập tức tung bộ ảnh gợi cảm với bộ ảnh Rồng, báo hiệu một năm hoạt động sôi nổi.


Nhắc tới diễn viên – doanh nhân Lý Nhã Kỳ, người ta sẽ nghĩ tới một phụ nữ giàu có nổi tiếng và nhờ quan hệ tình cảm với doanh nhân Lê Trương Hiền Hòa, con trai của “ông trùm” Lê Thanh Hải. Lý Nhã Kỳ được đánh giá là một mắt xích trong hệ thống kinh tài của gia tộc Lê Thanh Hải.

Chưa nói đến gia tài kếch xù của gia tộc, chỉ nói đến khối tài sản do Lý Nhã Kỳ đứng tên cũng lên đến hàng trăm tỷ, trong đó có du thuyền, đeo nhẫn kim cương 7 tỷ… đó là chưa kể đến ngôi biệt thự đắt tiền ở Thảo Điền, Quận 2, Sài Gòn.

Dư luận và giới quan sát đánh giá những thông tin về người đẹp Lý Nhã Kỳ phải chăng là tín hiệu “cảnh báo” cho việc “ông trùm” Lê Thanh Hải sắp bị sờ gáy?

Đây không phải là lần đầu tiên có những tin xấu đối với ông Lê Thanh Hải, mà trước đó, từ năm 2018, gia tộc Lê Thanh Hải từng bị xử lý rồi. Vào Tháng Tư, 2018 ông Lê Tấn Hùng, em trai ông Hải, bị khởi tố bắt giam do liên quan đến tham nhũng. Sau đó không lâu, ông Lê Trương Hải Hiếu, chủ tịch ủy ban quận 12 và là con trai cả của ông Hải, bị gọi tên và bị kỷ luật bị khiển trách.


Trong dự án quy hoạnh khu đô thị mới Thủ Thiêm, một vụ án tham nhũng tham nhũng đất đai và tiền bạc, làm thất thoát tài sản của nhà nước vô cùng lớn, người có trách nhiệm cao nhất là ông Lê Thanh Hải. Vụ án này xảy ra trong thời gian 20 năm liên tục. Đã có hàng ngàn lá đơn của người dân khiếu kiện gửi tới trung ương, đến mức giữa trung tâm thủ đô Hà Nội đã hình thành làng dân oan Thủ Thiêm. Nhưng cuối cùng mọi sự “nguyễn y vân,” ông Lê Thanh Hải hoàn toàn bình an vô sự.

Cuối năm 2022, Bộ Công An tiến hành khởi tố vụ án tham nhũng đặc biệt lớn liên quan đến tập đoàn Vạn Thịnh Phát, ngân hàng SCB, và bà Trương Mỹ Lan. Đây là một vụ án tham nhũng chưa từng có về mức độ, quy mô trong thời gian 10 năm mà không bị phát hiện. Bất chấp những cảnh báo trước đó của truyền thông nhà nước, vụ án vẫn không được cơ quan phòng chống tham nhũng trung ương, do Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đứng đầu, để ý tới và được cho là “cố ý bỏ qua.”

Có những cáo buộc cho rằng, ông Lê Thanh Hải sử dụng quyền lực, tạo điều kiện cho bà Trương Mỹ Lan và Vạn Thịnh Phát dễ dàng chiếm đoạt hơn 300,000 tỷ đồng, tương đương $12 tỷ, tại SCB. Đó là chưa kể đến số lượng lớn các công sản, là các công trình kiến trúc và đất đai của nhà nước tại các vị trí đắc địa, được gọi là đất “vàng” hay “kim cương,” lọt vào tay Vạn Thịnh Phát với giá rẻ như cho không.

Công luận thấy rằng, nếu như chiến dịch “đốt lò” của ông Trọng thật sự “không có vùng cấm” thì tại sao những sai phạm tày đình như vậy không bị xử lý? Phải chăng có sự che chắn từ cá nhân ông, hay các áp lực chính trị từ các phe cánh khác, kể cả ngoại bang?


Giáo Sư Zachary Abuza, thuộc đại học National War College ở Washington, DC, khi phân tích vụ án Vạn Thịnh Phát đã đánh giá: “…đây là một thất bại nặng nề của việc giám sát, kiểm tra trong công tác chống tham nhũng.” Vậy mà, một năm sau khi bà Trương Mỹ Lan bị bắt, cho đến nay, không có bất kỳ một quan chức lãnh đạo cấp cao nào trong chính phủ hay hệ thống Ngân Hàng Nhà Nước bị xử lý vì vụ bê bối này.

Công luận thắc mắc, vì sao Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng để cho “con voi” Vạn Thịnh Phát vẫn chui lọt được lỗ kim của cơ quan phòng chống tham nhũng trung ương của ông vậy?

Lẽ ra, vụ án Trương Mỹ Lan và Vạn Thịnh Phát đã bị phát hiện trước đây 10 năm, qua lời khai của tử tù Dương Chí Dũng về việc bà Lan đã nhờ ông Dũng “biếu” quà Bộ Trưởng Công An Trần Đại Quang. Nếu như vụ án Vạn Thịnh Phát được đưa vào diện theo dõi đặc biệt của Ban Phòng Chống Tham Nhũng và Tiêu Cực Trung Ương để xử lý thì những thất thoát tới hàng chục tỷ đô la không xảy ra.

Giới thạo tin cho rằng, ông Nguyễn Phú Trọng “kỵ rơ” nên không dám đụng đến ông Lê Thanh Hải?

Bằng chứng cụ thể là chiều ngày 19 Tháng Ba, 2020, Bộ Chính Trị khóa 12 nhóm họp, xem xét kỷ luật ông Lê Thanh Hải và ông Lê Hoàng Quân, cựu chủ tịch ủy ban của Sài Gòn. Theo đó, ông Hải chỉ bị cách chức nguyên bí thư Thành Ủy nhiệm kỳ 2010-2015. Còn ông Lê Hoàng Quân chỉ bị cảnh cáo.

Kết quả xử lý kỷ luật này được đáng giá là quá nhẹ so với hàng loạt các tội trạng tày đình, mà “sâu chúa” Lê Thanh Hải đã gây ra.

Post Reply