Cà Phê...Vịt

Buồn vài phút xin ghé thăm đây; muốn tán gẫu ghé đây... Chia sẻ tâm tư vô đây.... Không biết nói gì làm gì vô đây!!! Bài viết sẽ giữ lại trong 7 ngày và quá hạn sẽ đi vào thiên cổ của không gian Cyber!!!

Moderator: khieulong

User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Image

LÊ VĂN KHOA
MỘT NGHỆ SĨ ĐA NĂNG, MỘT
NHÀ GIÁO DỤC ĐÁNG KÍNH


NGUYỄN THANH LIÊM


Phần đông người Việt hải ngoại chúng ta không ai không biết Lê Văn Khoa. Ông nổi tiếng trong nhiều sinh hoạt nghệ thuật, nhất là ở hai lãnh vực âm nhạc và nhiếp ảnh. Ở phương diện này ông là một nghệ sĩ đa năng. Nhưng ở địa hạt khác, rất quan trọng mà ít người biết đến, ông còn là một nhà giáo bẩm sinh đáng kính mà chỉ những người có từng mài miệt trong ngành mới thấy được.

Trước hết hãy nói qua về những thành tích của ông trong lãnh vực âm nhạc. Ngay từ trước năm 1975 ở trong nước ông đã từng đoạt luôn một lần hai giải thưởng về sáng tác âm nhạc toàn quốc hồi năm 1953, và giải văn học nghệ thuật toàn quốc 1968-70. Sau khi định cư ở Mỹ hồi năm 1975, lòng yêu quê hương xứ sở cùng nỗi đau buồn vì cảnh tang thương trên đất nước thúc đẩy ông sáng tác nhiều tác phẩm nặng tinh thần dân tộc qua nhiều thể loại từ những đoản ca cho thiếu nhi đến những đại tấu khúc như, “Vietnamese Overture”, “Vietnamese Rhapsody”, “Symphonic Suite 1.9.7.5”, “Dialogue”. Đây là điểm nỗi bật trong nghệ thuật âm nhạc của Lê Văn Khoa. Phần đông nếu không nói là hầu hết các nhạc sĩ Việt Nam đều sáng tác những bản tân nhạc mà chúng ta thường nghe các ca sĩ quen thuộc trình diễn, riêng Lê Văn Khoa lại chuyên môn sáng tác và làm hòa âm cho những dàn nhạc giao hưởng (symphony), đại hòa tấu với sáu bảy mươi nhạc công đủ loại, hay cho những ban hợp ca lớn bao gồm nhiều người hợp xướng. Với “Se Chỉ Luồn Kim” ông đã chuyển dân ca qua hợp ca nhiều bè cho ban Tứ Ca Thùy Dương trình diễn rất thành công tại Fullerton hồi 1978. Vietnamese Rhapsody của ông đã được dàn nhạc Fullerton Community Symphony Orchestra trình diễn năm 1979. Symphonic Suite 1.9.7.5 được Pacific Symphony Institute Orchestra trình diễn năm 1995 trong chương trình kỷ niệm 20 năm của người Việt tị nạn. Tiếp theo đó trong những năm 1996, và 1997, dàn nhạc Pacific Symphony Orchestra cũng đã trình diễn các tấu khúc “Trăng Rằm” và “Ngày Hội” của ông đặc biệt viết cho dàn nhạc giao hưởng. Các tấu khúc khác như Vietnamese Overture và Romance đã được trình diễn trong các chương trình hòa tấu và hợp ca của ban hợp xướng Ngàn Khơi.

CD “Memories” của ông, ra đời hồi năm 2007 đã làm say mê nhiều thính giả.

Nhận định về nhạc phẩm “Việt Nam 1975” của Lê Văn Khoa, Alla Kulbaba, nhạc trưởng của dàn nhạc Kyiv Symphony Orchestra và dàn nhạc The National Ukranian Opera and Ballet, viết: “Nhạc của Lê Văn Khoa thật tinh vi, đầy xúc động, rất mực nhân hậu thân thiết. . . . Qua tác phẩm Symphony “Việt Nam 1975” Lê Văn Khoa chứng tõ ông là nhà viết đại tấu khúc có tài. Ông dùng thể loại Tây phương nhưng đặt trên căn bản nguồn gốc quốc gia. . .” Nhạc trưởng Vũ Tôn Bình, tiến sĩ Nghệ Thuật Âm Nhạc, nhận định về nhạc sĩ Lê Văn Khoa như sau: “Đối với người cùng thời, Lê Văn Khoa luôn luôn ở đầu giới tuyến; là người đưa cao ngọn đuốc và ánh sáng của ngọn đuốc ấy sưởi ấm lòng nhiều người ở các ngả rẻ của xã hội và những khúc quanh quan trọng trong lịch sử dân Việt.”

Bên cạnh nghệ thuật âm nhạc, Lê Văn Khoa còn là một nhiếp ảnh gia tài ba lỗi lạc. Ở trong nước, trước 1975, ông đã từng đoạt luôn ba giải thưởng nhiếp ảnh toàn quốc trong những năm 1964-65. Ông đứng ra thành lập hội Ảnh Nghệ Thuật ở Việt Nam năm 1968. Sang Hoa Kỳ ngay từ năm 1975, ông đã từng tổ chức các cuộc triển lãm các ảnh nghệ thuật tại Quốc Hội Hoa kỳ. Ông từng triển lãm ở Viện Bảo Tàng Maryland và tổ chức các cuộc triển lãm lưu động ở vùng này trong thời gian nói trên. Ông được mời dạy môn nhiếp ảnh ở Salisbury State College, Maryland. Một số báo chí Mỹ đã có bài viết tán thưởng nghệ thuật nhiếp ảnh và âm nhạc của Lê Văn Khoa.

Tháng 5, năm 1997 đài truyền hình Fox 11 , KTTV Los Angeles đã chọn Lê Văn Khoa để giới thiệu với công chúng ở đây như một nhiếp ảnh gia và nhà soạn nhạc người Mỹ gốc Á trong chương trình “Celebrating the Creative Spirit” for Asian Pacific American Heritage Month. Tiến sĩ Vũ Tôn Bình có nhận xét về Lê Văn Khoa: ” Ông là nhiếp ảnh gia có khóe nhìn hiện thực, là nhạc sĩ với khuynh hướng tân lãng mạn và tinh thần quốc gia dân tộc.”

Nói chung, lãnh vực nghệ thuật là lãnh vực đã làm cho Lê Văn Khoa được nhiều người biết đến và tán thưởng. Nhưng ở con người Lê Văn Khoa còn có một tài năng rất có giá trị khác mà ít người biết hay nói đến. Đó là tài dạy học của ông.

Trên phương diện dạy học, ông là một nhà giáo có khả năng sư phạm bẩm sinh rất đặc biệt. Trước kia ở Việt Nam ông đã có những lớp học trên đài truyền hình. Qua những lớp học đặc biệt này người ta có thể thấy được triết lý, chủ trương cũng như phương pháp giáo dục của ông. Ông không tốt nghiệp ở một trường sư phạm nào, không dạy chánh thức ở một trường công lập hay tư thục nào cả. Ông chỉ có một lớp học nhỏ với một ít học sinh trên đài truyền hình mà thôi. Bài học ông dạy không theo sát chương trình học của Bộ Giáo Dục. Tuy nhiên kết quả giáo dục của ông rất đáng kể. Trước hết những kiến thức mà ông trao cho học sinh của ông là những kiến thức rất thực tế, cụ thể mà nhà trường vì điều kiện vật chất thiếu thốn không cho phép, không thể cung ứng cho học sinh được. Thí dụ như một số những thí nghiệm về hóa học mà ông có thể cho học sinh của ông thực hiện được trong chương trình của ông trong khi học sinh ở các trường công lập cũng như tư thục chỉ học trên lý thuyết. Nhờ đó bài học cụ thể của ông giúp ích rất nhiều cho sự hiểu biết và sự ghi nhận của học sinh hơn là những bài học lý thuyết suông ở trường học. Kế đó tuy chỉ có một ít học sinh trên truyền hình nhưng trong thực tế, số người theo dõi chương trình của ông lại rất đông, có thể ca nước theo dõi chương trình học này. Ngoài ra trong lớp học của ông mối liên hệ giữa thầy trò, cùng tiến trình dạy và học (teaching-learning process) có tính cách thân mật, chặt chẽ, gắn liền với phương pháp cá nhân giáo huấn (individualized instruction) , vốn là một phương pháp rất có hiệu quả khi người ta tựa trên sự hiểu biết và hoàn cảnh của mỗi cá nhân để truyền thụ. Ngày xưa khi Khổng Tử bắt đầu nghề dạy học, sống cùng các đệ tử năm này qua tháng nọ, để ý từng hoàn cảnh sống và trình độ hiểu biết của mỗi cá nhân, trả lời câu hỏi của đệ tử theo hoàn cảnh riêng của mỗi người, dạy đệ tử của mình không phải chỉ kiến thức mà còn cả cách sống ở đời, Khổng Tử đã để lại cho hậu thế một phương pháp giảng huấn mà ngày nay các nhà sư phạm còn thường nhắc đến. Lê Văn Khoa không phải là đệ tử của bậc Vạn Thế Sư Biểu, nhưng ông có cái khiếu bẩm sinh về sư phạm không xa mấy với chủ trương và đường lối dạy học rất hiệu quả của người xưa. Ông đã từng sống với một đám trẻ “bụi đời” ở Việt Nam, dẫn dắt chúng trỡ về đường ngay lẽ phải, từng làm cho chúng cảm xúc, chảy nước mắt ăn năn, sám hối, sống lại cuộc đời lương thiện. Ông đã áp dụng đường lối sư phạm bẩm sinh của ông vào các lãnh vực khác như dạy nhạc, dạy nhiếp ảnh mà ông rất thành công từ xưa cho đến ngay bây giờ trên đất Mỹ.

Lê Văn Khoa là một nhà giáo có tài, có khiếu sư phạm bẩm sinh.

Lê Văn Khoa là người yêu nước, yêu dân tộc mình một cách chân thành. Nhạc của ông cũng như ảnh của ông, và cũng như việc dạy học của ông, tất cả đều thể hiện lòng yêu nước thương dân. Để vinh danh ông, ngày Thứ Bảy, 11 tháng 10 sắp tới đây Hội Hiếu Nhạc Việt Mỹ sẽ tổ chức một buổi trình diễn qui mô, có tầm vóc quốc tế, với sự cộng tác của nhiều ca sĩ tên tuổi như Nguyễn Hồng Nhung, Bích Vân, Y Phương, Phạm Hà, Kim Tước, Quỳnh Giao, Lâm Nhật Tiến, Lê Hồng Quang, Melody Versoza, Ngoạc Hà, ban Tứ Ca Thùy Dương, ban hợp xướng Ngàn Khơi, cùng dàn nhạc giao hưởng Vietnamese American Philharmonic Orchestra với 60 nhạc sĩ Việt Mỹ dưới quyền điều khiển của hai nhạc trưởng Nguyễn Khánh Hồng và Vũ Tôn Bình, tiến sĩ Nghệ Thuật Âm Nhạc, Đặc biệt có bốn nhạc sĩ đến từ Ukraine. Chương trình trình diễn mang tên “Lê Văn Khoa, người viết lịch sử Việt Nam bằng âm nhạc”, một chương trình âm nhạc làm hãnh diện cho người dân Việt.

NGUYỄN THANH LIÊM

User avatar
nangchieu
Posts: 2060
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Post by nangchieu »

10 năm quyền lực của Putin Thời điểm này cách đây 10 năm, lần đầu tiên Vladimir Putin, một cựu điệp viên KGB với nụ cười bí hiểm, xuất hiện trên chính trường Nga.


Khi đó ông vừa trở thành thủ tướng thứ năm của Nga trong vòng một năm, một nhân vật không tên tuổi trong chính giới. Ông được giao cho một công việc khó nhằn, bởi một nhà lãnh đạo ốm yếu và ngày càng mất dần thế lực, Boris Yeltsin, vị tổng thống đứng đầu một bộ máy chính quyền lỏng lẻo và đầy tham nhũng đang đứng trước nguy cơ sụp đổ.

Báo chí khi đó lập tức tràn đầy sự ngạc nhiên và chê bai "sai lầm mới nhất" của Yeltsin. Không một ai cho rằng tay thủ tướng mới toe này có thể tồn tại ở ghế hơn vài tháng. "Mọi người đều cho rằng Putin là một kẻ vô danh, chả có cơ hội nào", Sergei Strokan, bình luận viên của tờ nhật báo Kommersant, nhớ lại. "Chính quyền của Yeltsin giống như một con tàu đang chìm, và bất cứ ai có chút năng lực đều bỏ chạy khỏi nó".

Nhưng thực tế đã mở mắt biết bao người. Yeltsin bất ngờ từ chức vào đêm giao thừa năm 1999, đưa Putin trở thành quyền tổng thống. Ông giành chiến thắng thuyết phục vài tháng sau đó, và từ đó thẳng tiến không hề lui.
Image
Vladimir Putin năm 2000, trong quân phục hải quân. Ảnh: AP.


Putin, trở lại vị trí thủ tướng sau hai nhiệm kỳ tổng thống, giờ đây được coi là nhà lãnh đạo không thể thiếu của nước Nga. Ông luôn luôn nhận được tỷ lệ ủng hộ rất cao của công chúng - khoảng 74% trong suốt 10 năm qua - cao hơn cả mức dành cho vị tổng thống kế nhiệm Dmitry Medvedev. Một số nhà quan sát phương Tây vẫn cho rằng nhà lãnh đạo cao nhất của nước Nga trên thực tế là Putin, và ông có thể trở lại ngôi vị tổng thống vào năm 2012 với nhiệm kỳ dài hơn trước.

Báo chí Nga thường cho rằng bí quyết thành công của Putin là sự kết hợp giữa phong cách quyết liệt của cựu điệp viên KGB, lòng yêu nước và quyết tâm lấy lại sức mạnh cường quốc cho nước Nga, cùng với những tính cách đặc biệt của ông.

Từ khi lên nắm quyền, Putin trở thành một hình mẫu về lối sống lành mạnh, tích cực và điềm tĩnh - ông có đai đen nhu đạo. Putin thổi làn gió mới vào chính trường Nga vốn đang bị người dân chán ngán vì một Yeltsin run rẩy và đôi khi lảm nhảm say khướt. Hình ảnh của một Putin hành động cho đến nay vẫn hữu ích đối với thủ tướng Nga. Tuần trước, nhiều báo Nga và thế giới đưa hình ảnh về kỳ nghỉ hè ở Siberia của Putin trong đó ông khoe bộ ngực trần khỏe mạnh, leo núi, bơi trên sông băng và thám hiểm lòng hồ sâu nhất thế giới.

Putin có một tầm nhìn rõ ràng về mục tiêu mà ông muốn nước Nga đạt được. Đầu nhiệm kỳ tổng thống lần thứ nhất, Putin có lần đưa lên mạng một tuyên bố về những mục tiêu của mình, trong đó ông khẳng định bản thân là một nhà lãnh đạo nhà nước đặt mục tiêu hiện đại hóa quốc gia bằng cách kết hợp hài hòa truyền thống Nga với các giá trị dân chủ châu Âu.

"Ý tưởng cơ bản nhất của Putin là tạo ra một nước Nga mạnh, đoàn kết; và tìm cách có được nó thông qua một hệ thống quyền lực chặt chẽ từ trên xuống, với các nhân sự trung thành với ông ta", Alexei Mukhin, giám đốc Trung tâm Công nghệ Chính trị ở Matxcơva, nhận xét. "Ông ấy nỗ lực để định vị trong tâm trí mọi người như một 'sa hoàng tốt', và đã thành công phần nào. Nhưng mục tiêu biến nhà nước thành một công cụ hữu hiệu để phát triển quốc gia thì chưa được như những gì vẫn quảng bá".

Bình luận gia Strokan của tờ Kommersant ví Putin với "kỵ sĩ trên lưng ngựa". Strokan nói Putin "xuất hiện khi nền dân chủ dường như sắp đổ sụp, ông mang hình ảnh của một chiến binh có đôi tay sạch và một trái tim quả cảm, điều đó khiến dân chúng khâm phục... Nhưng khi đã nắm trong tay quyền lực, Putin cũng đã kiểm soát giới truyền thông để đảm bảo không một ai có thể sử dụng vũ khí này chống lại ông".

Kinh tế Nga dưới thời Putin phát triển mạnh mẽ, một phần là nhờ giá dầu tăng vọt. Sự thịnh vượng thấm dần xuống dân chúng và nhiều người cảm thấy hài lòng khi mức sống tăng lên nhanh chóng.

Tuy thế không phải ai cũng có cái nhìn màu hồng về sự lãnh đạo của Putin. Những năm ông năm quyền được đánh dấu bởi những cuộc chiến tranh và tấn công khủng bố. Bối cảnh ấy góp phần giúp Putin đè bẹp những tiếng nói bất đồng về chính trị và củng cố quyền lực của Kremlin.

Chỉ vài tuần sau khi Putin lên làm thủ tướng, nước Nga rung chuyển bởi một loạt vụ nổ bom ở tòa nhà chung cư giết chết 300 người. Kremlin mở một cuộc chiến mới chống các phần tử ly khai ở Chechnya. Trong cuộc bầu cử tháng 12/1999, giữa hoàn cảnh chiến tranh, cử tri nhất loạt bỏ phiếu cho đảng thân Putin.

Cuộc chiến ở Chechnya, vụ tấn công khủng bố khiến 120 người chết ở nhà hát Matxcơva, rồi thảm kịch khủng bố đẫm máu của hàng trăm học sinh ở Beslan đã dẫn đến những thay đổi mạnh mẽ về chính trị, khiến phủ tổng thống và giới an ninh có quyền lực mạnh hơn bao giờ hết.





Tuy nhiên, những người chỉ trích cho rằng việc Putin đề cao những người có gốc gác từ giới an ninh trong chính quyền đã khiến tình trạng tham nhũng trở nên trầm trọng.

"Putin đưa những người bên an ninh vào, bởi nghĩ rằng đó là những người có thể tin tưởng được", Andrei Soldatov, biên tập của Agentura.ru, một website chuyên về tin tức an ninh, nhận xét. "Nhưng trên thực tế, Putin đã tạo ra một tình trạng mà trong đó có sự hội tụ giữa các tổ chức kinh tế lớn và nhà nước. Cơ quan an ninh giờ làm việc cho các tập đoàn nhiều hơn là cho lợi ích quốc gia".

Nhà phân tích Masha Lipman, tổng biên tập tạp chí Pro et Contra thuộc Carnegie Center ở Matxcơva, dự đoán rằng khi sự giàu có nhờ dầu lửa phai nhạt dần vì khủng hoảng kinh tế thế giới, Putin có thể bị kẹt trong chính hệ thống mà ông đã tạo ra.

"Putin rời ghế tổng thống năm ngoái nhưng lại đảm nhiệm vai trò thủ tướng, bởi ông ấy không thể không ở lại", bà Lipman nói. "Ông ấy là điều kiện sống còn đối với sự vận hành của hệ thống. Nếu ông ấy đi, hệ thống sẽ nhanh chóng trở nên bất ổn".

T. Huyền (theo CSM)

User avatar
ngayngo
Posts: 1208
Joined: Sat Nov 01, 2008 8:34 pm

Post by ngayngo »

Image

Thơ Vui Vợ Là


Hôm nay tháng tám hăm ba
Tôi xin định nghĩa vợ là sau đây
Vợ là vú sữa chín cây
Xanh tươi ngoài vỏ, ngọt ngay trong lòng

Vợ là lửa ấm mùa đông
Vợ là gió mát ngoài song thổi vào
Vợ là mây trắng trên cao
Lẳng lơ yểu điệu bay vào tim tôi

Vợ là mật ngọt vành môi
Cho tôi ngây ngất cuộc đời thăng hoa
Vợ là cánh bướm vờn hoa
Dìu tôi vào cỏi mộng mơ ân tình

Vợ là ánh sáng bình minh
Giúp tôi tìm được niềm tin yêu đời
Vợ là sóng cả ngàn khơi
Đưa thuyền tình ái đến bờ yêu đương

Vợ là điệu múa Nghê Thường
Say lòng thiên tử vua Đường năm xưa
Dù cho sáng nắng chiều mưa
Vợ luôn hiền dịu cho vừa lòng nhau

Vợ là trăng sáng thuở nào
Đêm đêm mơ ước ôm vào lòng tôi
Vợ là cánh én lưng trời
Mổi năm mang lại cho đời mùa xuân

Vợ tôi là một cục cưng.


NguyễnQuân

User avatar
dodom
Posts: 2723
Joined: Fri Nov 28, 2008 8:38 pm

Post by dodom »

Image

Đà Lạt Quá Khứ & Hiện Tại



Những quán cà phê Đà Lạt là một nét văn hóa riêng của thành phố này. Đây cũng là nơi giúp người ta lưu giữ ký ức của tâm hồn.
Chiều nay tôi lại về Đà Lạt và chọn một góc khiêm nhường trong quán cà phê Tùng để ngắm phố mưa qua. Tùng nổi tiếng bởi địa chỉ này xuất hiện trong hầu hết sách hướng dẫn của các hãng lữ hành và còn bởi nó tồn tại trong một không gian đã đi qua thời gian. Quán cà phê nhỏ không mấy nổi bật ấy từ lâu đã trở thành một góc hồi niệm quá vãng và hơn nữa, là chốn tưởng niệm cho những kẻ luôn mang quá khứ vào đời sống hiện tại.

Thật lâu rồi tôi mới có lại cái cảm giác thư thái như thế. Được ngồi lặng lẽ giữa những ẩm khách lặng lẽ. Nhạc, vẫn những giai điệu của người nghệ sĩ rong rêu ấy, thong thả những thanh âm cầu hồn theo tiếng tí tách. Cà phê kết tinh qua phin. Những tà áo dài lướt qua cửa kính như những cánh lay-ơn run rẩy trong màn mưa thoang thoảng leo dốc…
Thời gian ngai ngái ủ vàng trên những mép viền khung cửa, những ranh gỗ của bàn và ghế. Thời gian lê bước chân chậm chạp đi qua và đọng mờ những vết bụi của mình lên những bức tranh tường mà chủ nhân đã tôn trọng lưu giữ như những dấu ấn không dễ xoá nhòa. Tôi có cảm giác như những người quanh mình đều mang một tâm sự hay ít ra là hoài niệm về một miền ký ức đã xa. Họ run rẩy đón nhận và sợ chạm vào thực tại sẽ xoá mất cái cảm giác như là chút vốn quý hiếm hoi trong phút cuối ngày.

Trong một góc khuất, đôi ghế nan tre còn đó, thời gian đánh bóng lên từng vân tre của ngày xưa một màu vàng như nhũ. Ngày xưa chưa thật đã xưa, người hát rong đi qua cuộc đời nhạc sĩ họ Trịnh và nữ tri âm của mình đã có những buổi chiều lãng đãng khói sương nơi đây trên đường dài du ca và luân lạc. Trong không gian thoắt ẩn thoắt hiện, nửa thực nửa hư đâu đây là những di âm của cung la thứ mở đầu cho những bản tình ca đồng hành với thời gian. Giờ đây, nàng đã cách hơn nửa vòng trái đất, chàng còn xa hơn, nhưng đôi ghế nan tre lên bóng kia như nấn ná đợi chờ một hội ngộ tương phùng trong tưởng tượng. Không biết người ra đi có còn hồi niệm? Còn tôi và những ẩm khách chiều nay dường như đang hoài niệm về họ trong dư âm của những giai điệu với xúc cảm tốt lành…

Người ta nói, cà phê không phải là thú thanh thản như trà, càng không mạnh mẽ, bạo liệt như rượu. Người thưởng thức nhẹ nhàng cho rằng cà phê là gạch nối giữa niềm vui và nỗi buồn. Với ai đang muộn phiền, cà phê càng day dứt như một bản nhạc có nhiều dấu lặng. Còn những kẻ môn đồ của giáo phái cà phê thì cho nó là người đàn bà mang bùa ngải trong mình…
Từng có một quán cà phê bên hồ Xuân Hương mang cái tên nhẹ bồng bềnh bằng tiếng Pháp: Danube Bleu. Dòng sông xanh ấy gắn bó với tôi và bạn bè từ những ngày đầu đặt chân lên xứ sương mù.

Có một đêm như mọi đêm, bản sonate "Ánh trăng” của Beethoven lung linh và thánh thiện đến thế. Những ánh đèn đường ngả bóng xuống mặt hồ như chùm ly pha lê sóng sánh rực rỡ. Chúng tôi vỡ oà cảm xúc và liên tưởng đến cái bi kịch thần thánh trong bức tranh “Bữa tiệc ly” của danh họa Leonard De Vinci.

Đó là đêm cuối cùng, ngày mai bạn tôi rời thành phố cao nguyên đi xa. Đèn trong quán tắt dần. Bữa tiệc với những vũ điệu ánh sáng trên hồ cũng nhạt. Bản sonate chỉ còn du dương những thanh âm cuối cùng, nấn ná luyến lưu cho một cuộc chia tay chưa hẹn ngày tái ngộ. Và nhiều đêm như thế, tôi và người đã ở trọ trong tâm hồn nhau. Cùng “dòng sông xanh” ngửa mặt trông đồi Cù sẫm bóng và lan man những điều gì không còn nhớ nữa. Gặp lại nhau, người hỏi, tôi ngậm ngùi: “Danube Bleu đóng cửa lâu rồi”. Lại có thêm xúc cảm “khắc dấu tìm gươm”.
Cà phê đâu còn là cà phê!…Tâm hồn đã quyện vào nhau trong những giọt tí ta tí tách thõng như sương ấy. Không gian ấy ta luôn lưu giữ và gợi lại những thổn thức hoài niệm về một thời đã qua.

Ở những đô thị khác, muốn có một không gian uyển chuyển tự nhiên như Đà Lạt thật khó. Người dịu tính coi đây như nơi trú chân lý tưởng. Khách giang hồ coi đây là chốn thỏa chí tang bồng. Trong cái se lạnh của heo may cao nguyên, lượn theo những con đường lúc ẩn lúc hiện, những quán cà phê giữa lưng chừng dốc như những quán Ba Cá Bống trong cổ tích về cậu bé Puratino ở đất nước Tí Hon. Nào Bích Đào, Dương Cầm, Nam Giao,PNCO,HaTrang, Song May,Bang Duong,Tony HT,Tu Zai, Nghệ Sĩ…; nào Guitare, Valentine, Memory…; nào 57, 60, 72, 81…

May mắn thay, chỉ với một cà phê Lâm ,hn đã tạo không gian cảm xúc cho sự ra đời những tuyệt phẩm văn chương của Nguyễn Tuân, Nguyễn Bính; những bản tình ca đi cùng năm tháng của Đặng Thế Phong, Hoàng Quý, Đoàn Chuẩn, Văn Cao,Le Trong Nguyen...; những họa phẩm lưu mãi với thời gian của Tô Ngọc Vân, Bùi Xuân Phái hay Nguyễn Phan Chánh,Phan Dien…

Kẻ tục lụy vạn sinh là tôi chưa phải là người sành thứ thức uống đầy thi vị này, cũng không dám lạm ngôn về những thú tao nhã tạo nên hưng phấn sáng tạo của các bậc tao nhân mặc khách. Chỉ biết rằng, chiều nay trong góc quán khiêm nhường ngắm phố mưa qua chợt nao lòng về những ngày quá vãng, những ngày không trở lại thêm một lần nào nữa trong đời…
GIỌT NẮNG BÊN THỀM
THANH TÙNG
Hoa vẫn hồng trước sân nhà tôi, chim vẫn hót sau vườn nhà tôi.
Giọt nắng bâng khuâng, giọt nắng rơi rơi bên thềm. Bài hát bâng khuâng Bài hát mang bao kỷ niệm những ngày đã qua
Lâu lắm rồi em không đến chơi, cây sen đã lá bạc như vôi.
Sỏi đá rêu phong sỏi đá chưa quên chân người.
Bài hát rêu phong bài hát viết không nên lời đã vội ... lãng quên
Bài hát tìm trong nỗi nhớ từng ngày bình yên.
Bài hát tìm trong ký ức cuộc tình đầu tiên .
Trả lại cho tôi, trả lại cho em.
Trả về hư không giọt nắng bên thềm
Hoa vẫn hồng trước sân nhà tôi,
chim vẫn hót sau vườn nhà tôi.
Một sớm mai kia chợt thấy hư vô trong đời.
Người vẫn đâu đây, người cũng đã như xa rồi,
chỉ là ... thế thôi
Khi thấy buồn em cứ đến chơi,
chim vẫn hót trong vườn đấy thôi.
Chỉ có trong tôi ngày đã sang đêm lâu rồi,
bài hát cho em giờ đã hát cho mọi người, để rồi lãng quên
Bài hát tìm trong khói thuốc từng giờ bình yên.
Bài hát tìm trong lá biếc từng chiều hoàng hôn.

UTB/08

User avatar
muanuadem
Posts: 461
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:47 pm

Post by muanuadem »

Ngắm ruộng bậc thang trong mùa tuyệt đẹp

(Dân trí) - Vùng núi cao tỉnh biên cương Lào Cai có hai mùa tuyệt đẹp để ngắm cảnh kỳ thú của ruộng bậc thang:
Mùa nước đổ vào vụ cấy đẹp như tranh thủy mặc và mùa thu khi lúa chín vàng trải dài ven sườn núi mờ sương…

Mùa vàng Quản Bạ

Image
Mùa nước đổ ở Bắc Hà

Là vùng tiểu khí hậu á nhiệt đới gió mùa và phải chờ nước mưa đổ xuống (đồng bào ở đây gọi là mùa nước đổ),
vùng cao Lào Cai cũng như một số tỉnh Tây Bắc đến tháng 5-6 hằng năm mới vào vụ gieo cấy lúa.
Đây là thời gian xuất hiện những cảnh đẹp nhất mùa hè trên những cánh đồng ruộng bậc thang lượn quanh ngọn núi cao của Sa Pa, Bắc Hà, Bát Xát, Si Ma Cai.

Image

Image
Nông dân Mường Vi - Bát Xát đang cấy mạ

Ruộng bậc thang ở Lào Cai có từ hàng trăm năm nay và đều do những đôi bàn tay tài hoa của người Dao, Mông, Hà Nhì, Giáy, Tày, Xa Phó… đời này nối tiếp đời kia tạo ra.

Image

Image
Những dải lụa vắt bên trời Trung Chải (Sa Pa)

Những cánh đồng bậc thang không chỉ là tuyệt tác mà còn là những bồ thóc di động của đồng bào các dân tộc miền núi.

[Image

Những triền xanh thẳm của ruộng bậc thang Mường Khương

Đây là phương thức canh tác nông nghiệp hiệu quả, góp phần tạo ra sản phẩm du lịch độc đáo cho Lào Cai từ nhiều năm nay.

Image
Đường nét Mường Hum (Bát Xát)...

Image
và Tả Phìn (Sa Pa)

Ruộng bậc thang ở Lào Cai còn là điểm đến hấp dẫn của du khách quốc tế và du khách các tỉnh phương Nam mỗi khi lên vùng Tây Bắc của Tổ quốc.

Image

Những đường nét, mảng màu không chủ đích của những
"nghệ sĩ" nông dân Sa Pa hút hồn bao du khách.

Phạm Ngọc Bằng

User avatar
dodom
Posts: 2723
Joined: Fri Nov 28, 2008 8:38 pm

Post by dodom »

Video :

Mode thời thượng của phụ nữ Việt Nam :
" Mua dâm với Tây đen tại công viên 23/9 Sàigòn ".


Một hiện tượng tại Việt Nam: Quý bà mua dâm

Đoạn băng vidéo do hai nhà báo Thu Ly và Trần Duy thu được trong đêm tại khu công viên 23 tháng 9 Quận I thành phố Sàigòn, nơi mua bán dâm dành cho quý bà với những người da đen có thành tích lừa đảo trộm cắp chuyên nghiệp đến Việt Nam với một cái gia tài độc nhất trên người là bộ răng và cái ‘của quý’. Người đàn bà trong đoạn vidéo thuộc hạng sang, có tiền…ra công viên tìm những tên điếm đực để kè cựa trả giá ngủ đêm bằng tiếng Anh học từ trường Cầu Muối. Giá đi đêm v9 Bi một điếm đực là 15 $US, nhưng nếu thấy chưa…đủ thì mua dâm với hai tên một lượt và số tiền sẽ vượt lên 25 $US ! Trả xong giá cả, người đàn bà dẫn tên điếm vào một hotel gần đó và tự động đến quầy trả tiền phòng…

Trong đoạn vidéo nầy hai nhà báo cũng phỏng vấn một người dân ở gần khu vực công viên 23 tháng 9, một cảnh sát kiểm soát khu vực và một sĩ quan công an quận. Đối với dân, họ không có ý kiến nhưng hai cảnh sát (hay công an) cho biết nguồn gốc đám đỉ đực như sau : Chúng từ một xứ Trung Phi qua Việt Nam, đầu không có một chữ, túi không có một xu, trên người chỉ có răng và ‘dế’. Đến Việt Nam thì ăn đường ngủ chợ và sống bằng nghề lừa bịp người Việt Nam đủ kiểu, đủ hình thức. Hết hạn tạm trú chúng sống chui từ khu nầy qua khu khác, ngày ngủ lấy sức, đêm tập trung tại những công viên để bán dâm cho quý bà. Xem kỹ hình ảnh trong đoạn phim vidéo, không phải chỉ có một mà nhiều bà, đêm đêm ra đây kiếm những tên điếm nầy để thỏa mãn tình dục…

Hình ảnh nầy tố cáo trình trạng sa đọa của xã hội Việt Nam, tố cáo danh giá đạo đức không còn ở người phụ nữ ngày hôm nay, nhất là những người đàn bà nhiều quyền lắm bạc. Họ bất chấp dư luận mua dâm ngay ở nơi công cộng và tìm những tên côn đồ, vô học, vừa hôi mùi trừu, mùi hành tỏi lẫn lộn với mùi hôi nách…không ngoài mục đích để thỏa mãn tối đa nhục dục…Tôi muốn lợm giọng khi nghe người đàn bà trong đoạn phim vidA 9o trả giá mua dâm một lượt cùng với 2 điếm đực lớn con. !

Cảnh sát cho biết xem như bó tay trước những tên điếm đực ngoại quốc thất nghiệp nầy, hết hạn tạm trú mà chúng vẫn ung dung sống tại các thành phố lớn để bán dâm cho đàn bà Việt Nam ! Thế thì ‘luật rừng’ của cộng sản đâu ? Đem ‘luật rừng’ ra xử ngay ‘tụi rừng’ nầy để khỏi ô danh cho xã hội Việt Nam. Nếu đã quá hạn tạm trú thì tống cổ bọn chúng cho Tòa Đại Sứ của chúng nó ở Hà Nội hay lùa chúng đi lao động trong các trại tù cải tạo. Nếu cảnh sát công an Việt Nam mặc y phục hành sự mà sợ những tên cô hồn nầy thì ‘Đám Xã Hội Đen Ưu Tú’ của nhà nước để làm gì và giấu ở đâu ? Hãy đem đám ‘xã hội đen mà nhà nước vừa sáng kiến thành lập ra chơi với thành phần cô hồn nầy thì hợp tình hợp lý còn hơn nhà nước phải mất công xử dụng lực lượng cảnh sát công an bảo vệ ‘đám xã hội đen’ để bọn nầy phá chùa vây nhà thờ và đánh giáo dân !

Chưa có xứ nào trên quả đất mà người đàn bà đi tìm mua dâm lộ liễu với những tên côn đồ của các xứ nhược tiểu thiếu văn minh như thế nầy. Chí có ở Việt nam ! Bất cứ cái gì xấu xa nhất đều xuất phat ở Việt Nam !

Tại sao đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta lại là nơi phát sinh, chứa chấp và dung túng những hành động bỉ ổi, tội lỗi xấu xa nhất của nhân loại ? Có phải là nhờ chế độ cộng sản với cái ‘đỉnh cao trí tuệ loài ngC6ời’ và ‘chiếc nôi của nhân loại’ sản xuất ra hay không ?.

User avatar
dauden
Posts: 575
Joined: Mon Aug 24, 2009 6:09 pm

Post by dauden »

Image

TÌNH GIÀ

Thái Quốc Mưu
Thời trai trẻ, tôi thấy nhiều ông bà già, đã già gần sụm bánh chè mà vẫn còn lấy nhau. Tôi vừa ngạc nhiên, vừa nực cười, tự nghĩ “già rồi còn làm ăn” gì được nữa mà bày đặt yêu đương!” Tôi đem ý nghĩ ấy nói với Ngoại tôi, lúc ấy bà gần bảy mươi. Ngoại tôi nói: “Cháu hổng biết, chớ chuyện tình yêu thì người nào đầu gối còn có máu thì còn muốn yêu và muốn được yêu.” Cách nay vài năm, tôi gặp người bạn vong niên, một nhà thơ lừng lẫy, tuổi gần chín chục, ông có người yêu ngoài sáu chục, tôi lại hỏi: “Anh già rồi còn gì nữa đâu mà yêu với yết?” Ông bạn tôi cười hồn nhiên, đáp: “Ở tuổi nào mà có người đề mình yêu và được người yêu mà không thích anh?”

Hồi đó, nghe Ngoại nói, tôi không phản đối, nhưng không tránh được tức cười thầm. Tôi muốn hỏi: “ông Ngọai mất lâu rồi, bà Ngoại có muốn yêu ai nữa không?” Nghĩ là vậy, nhưng tôi chẳng có gan đồng nên không dám hỏi.

Bây giờ tôi đã sáu lăm, có mười đứa con, với đàn cháu nội, ngoại gần bốn mươi đứa. Tôi đến Mỹ, vừa mười sáu năm. Tôi nhớ rõ như vậy là năm tôi đến Mỹ cũng là năm bà Nội bà Ngoại lũ cháu qua đời. Tôi quạnh quẽ từ đó. Ở vào cái tuổi xấp xỉ năm mươi mà “mồ côi”, lại mồ côi vợ trên cái xứ dư thừa vật chất, nhiều cám dỗ nầy. Lòng tôi rất khó chịu và phải tranh đấu thường xuyên trước sự cám dỗ quái ác kia.

Tôi chịu đựng như vậy gần tám, chín năm. Thời gian ấy là một chuỗi dài đáng kinh sợ cho một con người còn sung mãn về thể lực, nhưng lại thiếu thốn về tình cảm. Một thứ tình cảm đòi hỏi phải được đáp ứng từ một người không cùng giới tính.

Như mọi sự vật, sức chịu đựng trong lòng tôi cũng có giới hạn. Một hôm lòng khao khát trong tôi phát hiện ra nhược điểm của biên giới đó, nó len lỏi chui ra ngoài và chẳng đặng đừng, tôi quyết định đăng báo tìm bạn bốn phương, với hi vọng tìm được người bạn già cùng cảnh ngộ sớm hôm tâm sự cho đỡ buồn. Nếu có thể cùng tiến tới để hủ hỉ bên nhau.

Sau khi viết nội dung lời rao tìm bạn, gởi cho tờ tạp chí địa phương. Trở vào phòng, lòng tôi cảm thấy vui vui, đứng trước gương ngắm nghía, tôi thấy vóc dáng mình cũng còn “ngon lành ra phết”, gương mặt cũng đầy đặn, mái tóc vẫn tiêu nhiều hơn muối, râu ria nhẵn nhụi, chung chung cũng còn tí “có lý với đời”. Tôi mỉm cười rồi chợt giật mình, cái hàm răng chỉ còn hơn mười cái. Tôi nghĩ, mình phải làm lại hàm răng. Thế là sáng hôm sau, tôi đi tìm một ông nha sĩ.

Ngày tạp chí Kiến Thức Phổ Thông Dân Việt phát hành, đúng vào ngày hẹn tôi đến phòng mạch nha sĩ, nên quên phức nó đi. Khi về, tôi vừa bước vào nhà thấy trên chiếc sofa đôi ở phòng khách, vợ chồng thằng con Út đang ngồi bên nhau. Đứa cháu nội ba tuổi chạy tới chạy lui bên cha mẹ nó. Thấy tôi, chúng nhìn tôi rồi ngó nhau tủm tỉm cười có vẻ khác lạ. Tôi làm như không quan tâm định bước vào phòng thì vợ thằng Út nói:

- Thưa Ba, có tờ Dân Việt mới nè ba!

Trong khi tôi đưa tay lấy cuốn tạp chí từ tay con dâu Út thì thằng chồng nó nhìn tôi cười, nói:

- Con đọc thấy lời rao tìm bạn của Ba, nhưng con nghĩ Ba viết như vậy chưa đủ.

Tôi mở tờ báo, chọn mục “Tìm bạn bốn phương”, dò lời rao của mình, đọc nhẩm: “Đàn ông 65 tuổi, góa vợ 16 năm. Hiện đang sống với người con Út. Kinh tế, tài chính trung bình. Tìm bạn gái cùng lứa tuổi, cùng hoàn cảnh. Nếu hợp sẽ tiến xa hơn. Thư về…”

Đọc xong, tôi nhìn nó, hỏi:

- Ba đăng như vậy là đủ rồi. Con nói thiếu là thiếu chỗ nào?

Trong khi thằng con Út tôi cười ngặt nghẽo, thì vợ nó vừa cười vừa đáp thay chồng:

- Hồi nãy, đọc báo thấy Ba rao tìm bạn, ảnh nói với con, sao Ba không ghi thêm câu “Để ngắm nhau trong lúc vui và khi chết có thêm người khóc!”

Tôi bật cười vì lời châm chọc của tụi nó. Và tôi chợt nghĩ, cái tư tưởng của thằng Út nhà tôi, “để ngắm khi vui và…” Sao mà nó giống hệt với cái ý của tôi gần năm mươi năm về trước, “già rồi còn làm ăn gì được mà bày đặt…”

Tôi không nhớ rõ bao lâu, dường như hai tuần sau thì phải, tôi nhận được bốn lá thư của “những người bạn gái cùng cảnh ngộ như tôi”. Trong đó có một lá đáng chú ý nhất, tôi đọc đi đọc lại nhiều lần. Người đẹp viết:

“Ngày..

Kính gởi ông,

“Hân hạnh biết ông qua mục “tìm bạn bốn phương”. Lần đầu tiên đặt bút viết cho một người không quen biết, tôi cảm thấy e ngại thế nào ấy. Sở dĩ bức thư nầy gởi đến ông vì tôi muốn được giao thiệp với ông để trao đổi tâm tư và học hỏi thêm những điều hay, ý đẹp của bốn phương. Hy vọng thư tôi đến sẽ đem lại cho ông một niềm vui nho nhỏ và ông sẽ hồi âm với tất cả lòng chân thành.
Mặc dầu chưa được biết ông lần nào, nhưng tôi hy vọng ông sẽ là người bạn tốt của tôi sau nầy. Tôi không ao ước gì hơn là có được một người bạn tri kỷ cùng chung lý tưởng, hiền lành, thành thật để dìu nhau trên bước đường đời còn lại trên mảnh đất tha hương. Ngoài ra, tôi không ước gì hơn nữa. Vì suốt đời tôi đã trải qua nhiều đau khổ đắng cay nên mãi đến bây giờ vẫn cô đơn buồn chán.

Tôi nghĩ tiền tài, danh vọng không bao giờ đem lại hạnh phúc lâu dài mà chỉ có sự chân thật mới đem lại cho chúng ta một tình bạn cao đẹp đáng quý trọng mà thôi. Riêng tôi, với những tánh tình sẵn có của một người phụ nữ Á Đông thuần túy hiền lành, đảm đang và chung thủy, hy vọng sẽ được làm người bạn gái của ông sau nầy và mãi mãi…

Tôi là cựu nữ sinh trường trung học Gia Long ngày xưa, sau khi tốt nghiệp đại học, lập gia đình với một thương gia xuất nhập cảng và đã tan vỡ từ năm 1974, vì không chịu đựng được sự đau khổ triền miên của ông chồng hào hoa, nhiều nhân tình…

Tôi và các con qua Mỹ theo diện đoàn tụ gia đình do người chị ruột bảo lãnh trên 25 năm nay. Hiện các con tôi đã thành tài và có sự nghiệp, lập gia đình, nhà cửa khang trang. Tôi không còn lo lắng gì cho chúng nữa. Duy có một điều là tôi vẫn còn cô đơn và buồn chán vì từ trước đến nay, tôi chưa hề tìm được bạn tri kỷ như tôi đã từng ao ước. Cái ao ước nhỏ bé có được một người bạn đời chân thật, chỉ thế thôi ông ạ!

Đó là sự thật của lòng tôi. Tôi không dám viết gì nhiều hơn sợ làm phiền ông chăng? Vả lại, việc làm đầu tiên bao giờ cũng khó, khi ta chưa biết đường đi nước bước của nó. Dù sao tôi cũng rất mong nhận được thư ông một ngày gần đây để chúng ta có dịp hàn huyên cùng nhau trong những lúc cô đơn buồn thảm…

Xin phép ông cho tôi dừng bút. Hẹn những cánh thư sau sẽ dài và vui vẻ hơn.
Thành thật chúc ông nhiều may mắn trên đường đời.

Người bạn mới của ông

Trần Ngọc Lan Hương”

Tôi đọc đi đọc lại lá thư nhiều lần. Nội dung của nó làm tôi thích thú. Người đẹp trong trang thư có những đặc điểm tương đồng về học lực, hoàn cảnh, cô đơn… và nhất là cũng mong có một người bạn thành thật để chia sẻ vui buồn… cũng như tôi. Tôi “chấm” ngay người đẹp có cái tên đẹp đẽ nầy.

Tôi vào phòng, khóa cửa, tránh sự quấy phá từ thằng cháu nội. Tôi viết thư cho người đẹp mới quen. Vì muốn trải tâm tư qua trang giấy, tìm lại chút dư âm của thời trước bục giảng đại học. Tuy già nhưng chúng tôi cũng biết lãng mạn chứ bộ! Tình yêu không phân biệt tuổi tác nên ở bất cứ lứa tuổi nào cũng nôn nao, rạo rực như nhau.

Chúng tôi thỏa thuận không phone mà chỉ thư cho nhau. Hệ thống bưu điện ở Hoa Kỳ làm cho cả hai chúng tôi rất hài lòng. Mỗi xế chiều chúng tôi được thư nhau. Thư đi thư lại chừng hơn tháng, tình cảm biểu hiện, rõ nét qua từng cánh thư. Chúng tôi gởi ảnh cho nhau. Khi gởi tấm ảnh đến “cô Cử” gần bốn mươi năm về trước, tôi cẩn thận chọn một tấm ảnh vừa ý nhất, “bô trai” nhất rồi cặm cụi viết vào đó, “Trao Lan Hương, người đem đến cho anh nguồn vui và hạnh phúc.”

Đối lại, tôi cũng nhận được tấm ảnh của người thương. Trong ảnh, dưới lăng kính lúp, tôi thấy người phụ nữ xinh đẹp, tuổi trên dưới năm mươi, mặc thời trang, mái tóc dài chảy xuống ngập bờ lưng, kiểu tóc gợi nhớ giảng đường đại học xa xưa. Trong ảnh, người đẹp đứng trên lan can nhà.

Tôi rất thích thú vì ước vọng của mình đã đạt thành. Tôi viết thư cho nàng, hẹn ngày gặp mặt. Hôm sau, tôi nhận được hồi đáp. Nàng viết:

“Anh của em,

Không gì vui sướng bằng khi nhận được thư anh. Hương mong anh từng giờ đó! Anh biết không anh?

Đã lâu lắm rồi trên ba chục năm nay, Hương chưa bao giờ biết mong đợi ai mà bây giờ Hương đang mong chờ anh, chứng tỏ tình Hương đối với anh như thế nào. Anh ơi, Hương hồi hộp quá..!

Theo ý anh, Hương quyết định chọn ngày… chúng mình gặp nhau. Hương sẽ dành trọn vẹn ngày ấy bên anh.

Nhớ anh nhé, giờ ấy, ngày ấy nha anh!

Đêm về anh ngủ, mộng nhớ em nha!

Hôn nhiều,

Lan Hương của anh.”

Đọc thư xong, tôi thấy lòng rộn ràng khôn tả. Nói ra sợ lũ trẻ chúng cười, chẳng hiểu sao lòng tôi lúc bấy giờ rạo rực y chang như hồi mới biết yêu lần đầu. Tôi chợt nhớ đến lời của bà Ngoại tôi, và tôi thầm phục chính mình đã không hỏi Ngoại: “Già rồi, còn “làm ăn” gì được mà bày đặt yêu đương!”

Tôi ngắm gương,tóc hơi dài, tôi đi cắt ngay.Chỉ còn khoảng mười tám tiếng đồng hồ nữa là chúng tôi gặp nhau.Tôi chọn sẵn bộ veston đẹp nhất, chiếc càvạt xinh nhất, tìm quanh không biết cái kẹp càvạt biến đâu rồi. Tôi phóng xe ra tiệm, nhân tiện đi rửa luôn chiếc xe.

Sáng hôm sau, tôi dậy thật sớm. Trước gương, những sợi râu lún phún trên cằm bị tôi tận tình cạo nhẵn nhụi, cạo đi cạo lại nhiều lần, cạo đến nỗi da mặt nghe ran rát mới thôi. Tôi lấy hàm răng giả ra, săm soi, lau chùi lần nữa, gắn vào hàm, mỉm miệng cười, hàm răng đều đặn trắng bóng nhô ra.Tôi hài lòng về nó. Xịt lên đầu chút keo, tôi chải đi,chải lại những sợi tóc hiếm hoi, cố tình che dấu mái đầu hói của mình, nhưng tôi thất vọng. Thôi kệ, trời sinh sao chịu vậy! Tôi tự an ủi, “dầu sao tướng tá của mình vẫn còn có lý với đời”.

Tôi định bước ra cửa, thằng Út đang ngồi vừa xem TV vừa uống cà phê sáng. Nó thấy tôi ăn mặc tươm tất, dáng điệu lăng xăng, bèn cười hỏi:

- Hôm nay ba đi gặp Mommi hả ba?

Tôi làm giọng nghiêm khắc:

- Chuyện của ba, con đừng có xen vào.

Vậy mà nó còn cười tiếp:

- Con có dám nói gì đâu! Thấy Ba vui, con chúc mừng Ba mà! Ba cho con gởi lời chào Mommi nha Ba!

Rồi nó ôm con nó vào lòng nói nựng:

- Con ngoan! Bữa nay ông Nội đi coi mắt vợ, ít lâu nữa ông rước bà Nội về cho con. Hôm nay, con hổng được vào phòng lục lạo thư từ của bà Nội nha!
Nói xong nó nhìn tôi cười, đứng lên dang rộng hai tay hát:


“Tình yêu, ôi tình yêu,
Tình yêu làm cho lòng ta xôn xao,
Làm cho lòng ta nôn nao,
Làm cho giờ đây ta chao dao
Vì đêm qua ta không ngủ
Ta cám ơn tình yê…ê…êu…u!

Tôi không biết nó “sáng tác” lời ca quỷ quái đó hồi nào. Nhưng qua lời nó “dặn dò” đứa cháu nội, tôi biết chắc một điều là nó đã lén đọc thư Lan Hương gởi cho tôi. Đúng là “thằng con chết bầm”!

Mới đặt tay vào nấm cửa, tôi lại nghe con dâu nói với chồng nó:

- Anh kỳ quá, cứ “phá” Ba hoài. Mình nên thông cảm tuổi già cô đơn của Ba chứ anh!

Quay nhìn tôi, nó tiếp:

- Con chúc ba đi chơi vui vẻ. Ba lái xe cẩn thận nha Ba!

Đúng là con dâu của tôi hiếu thảo, khôn ngoan ra phết. Nó biết nói những lời làm vừa ý “ông già chồng”. Tôi bước ra ngoài, kéo cửa ập lại. “Hổng dè, con vợ thằng Út coi vậy mà biết điều. Đúng là khi chọn cưới nó cho thằng nhỏ, mình đã không lầm.” Tôi nghĩ, lòng cảm thấy vui vui.

Trời Đông năm nay thật lạnh, lạnh dai dẳng, lạnh lạ lùng.

Lòng tôi thì khác, ấm áp làm sao!

Tôi lên xe nổ máy. Chỉ gần ba mươi phút nữa, nó – chiếc xe, sẽ có người đẹp ngồi chiếc ghế bên cạnh “lão tài xế”. Trên đường tôi huýt sáo một bản nhạc tình, lòng cảm thấy khoan khoái vô cùng. Tôi phóng xe với tốc độ mà mỗi khi có việc hai tía con cùng đi, ngồi bên cạnh thằng Út, tôi thường nhắc nhở nó, “Con chạy vừa thôi, đâu cần chạy nhanh như vầy!”

Xe vào Exit chỉ dẫn, tôi lấy tờ giấy hướng dẫn lộ trình thủ sẵn trong túi ra xem, bất ngờ tay lái chao đảo, chiếc xe hơi lệch trên đường. Tôi nhẩm đọc,
“… quẹo trái, đến đường A, quẹo phải, gặp đường……… Đây rồi, số Z đúng rồi…”

Xuống xe, cẩn thận như chàng trai đi làm rể trước khi vào cổng nhà nhạc gia, tôi vuốt ve áo quần cho thẳng thớm, giữ thái độ bình thản, sửa tướng, “đường bệ” đi vào.

Ngôi nhà thật sang trọng, theo lời dặn của người đẹp, không cần bấm chuông, tôi gõ nhẹ vào cửa. Chỉ tiếng gõ đầu, cánh cửa mở ra. Nàng chờ sẵn.

Trước mắt tôi, người đàn bà khoảng sáu chục, vóc người mảnh khảnh, làm da trắng ngần, mặc đầm dài, trang điểm nhẹ, nét quý phái biểu hiện trên gương mặt mà nét thanh tú ngày nào còn phưởng phất đâu đây.Chiếc mũi thon, thẳng, kín đáo trên gương mặt trái soan đầy đặn, sáng sủa, trí thức dưới chiếc kính lão đắc tiền.

Tôi hỏi:

- Chào bà. Thưa bà tôi muốn gặp Lan Hương.

Người đàn bà nói:

- Xin chào ông, xin lỗi, ông là…

Tôi tiếp lời:

- Tôi là Tân, Nguyễn Đại Tân.

Người đàn bà cười khoe hàm răng trắng, đều như hạt bắp:

- Hân hạnh được gặp anh. Em là Lan Hương.

Tôi hơi giật mình, thoáng chút ngỡ ngàng. “Bà cụ” trước mặt tôi phưởng phất nét đẹp người trong ảnh mà Lan Hương đã gởi tôi, nhưng thể chất già hơn nhiều. Còn tấm ảnh cho thấy “người đẹp của tôi” chỉ khoảng trên dưới năm ba. Ai ngờ… Có lẽ Lan Hương nhận ra ý tôi, nàng cười nói:

- Tấm hình em gởi đến anh, chụp hồi em năm mươi hai tuổi, gần mười năm nay em không có chụp hình. Xin lỗi anh!

Đúng là nàng đã dối. Nhưng tôi chẳng dối nàng là gì! Khi gởi ảnh nàng tôi cũng lựa, chọn tấm ảnh “bô nhất” chụp hơn mười năm trước. “Đúng là vỏ quýt dày gặp móng tay… sắt”. Mà hổng sao, nàng của mình rất đẹp lão. Tôi nghĩ.

Chúng tôi cùng ngồi xuống. Trong khi tôi còn phân tâm, Lan Hương cất tiếng. Giọng nàng êm như lời văn trên những cánh thư gởi đến tôi. Nàng khéo léo:

- Em có cảm tưởng, dường như anh già dặn hơn tấm hình em có được.

Tôi không biết nàng nói thật hay là để trách khéo tôi, “anh cũng như em thôi, vậy mà còn trách người ta.” May thay! nàng đã giúp tôi trả lời:

- Sáu lăm tuổi mà trông anh còn trẻ, khỏe mạnh như trên năm mươi. Em rất mừng!

Tôi tiếp lời người đẹp:

- Em rất đẹp và quý phái. Được em chấp nhận anh làm người bạn đời, anh rất vui mừng!

Lan Hương khoe vành môi không son bóng mọng trong nụ cười duyên dáng:
- Cảm ơn anh! Mời anh dùng nước.

Tôi đứng lên, đến bên nàng. Lan Hương cũng đứng lên. Tôi nắm tay nàng rồi bất thần ôm trọn thân hình thon gọn ấy vào lòng. Nàng áp đầu vào vai tôi, lim dim đôi mắt đón nhận tình yêu như thuở xuân thời. Tôi tìm môi nàng, Lan Hương đáp nhận. Bốn cánh môi gặp nhau, quấn quýt.

Hai hàm răng giả mới gắn mấy ngày chưa quen, tôi cảm thấy khó chịu. Ngoảnh qua, tôi vội gỡ nó cho vào túi quần, lại tiếp tục đường môi. Toàn thân Lan Hương mềm nhũn, run bần bật, chẳng khác gì người tình đầu của tôi hơn bốn mươi năm trước.

Tôi vuốt tóc nàng, Lan Hương đưa tay giữ chặt, nói trong hơi thở thều thào:

- Đừng anh ! Em xuống tóc (cạo đầu) cầu nguyện Trời Phật ban cho em được gặp anh là người mà em nghĩ rằng, anh đến với em bằng tất cả lòng thành thật. Và chúng ta sẽ dìu nhau đi hết quãng đời còn lại. Đừng buồn em nghen anh!

Tôi chết lịm vì những lời ngọt ngày ấy, nhưng tôi không buồn vì mái đầu trọc của nàng, ngược lại tôi xúc động, lòng cảm thấy rưng rưng đón nhận mối chân tình của người “lão bà” đáng yêu đáng quý nầy./-


Thái Quốc Mưu

User avatar
muanuadem
Posts: 461
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:47 pm

Post by muanuadem »

Image

Mai... Nếu Em Có Về

Phạm Ngũ Yên
Cuối cùng thì chúng tôi cũng chia tay. Một ngày nào tôi sẽ để dành những đau khổ cùng với những lá thư của tôi định gởi cho nàng cất kín trong một ngăn đời riêng biệt. Những lá thư dài dòng và cường điệu nhiều đến nổi nếu gom lại và đốt có thể đun sôi một một ấm nước. Riêng nàng thì sao? Tôi biết nàng sẽ đi trên một con đường ngược chiều khác. Lòng bình an như ngày nào chưa có những lời gian dối trên môi. Như một đường bay của một mũi tên, câu nói của nàng để lại trong tim tôi một vết thương sâu hoắm. “Cầm xin cầu mong trái tim của anh, cuối cùng có nơi trú ngụ thôi buồn bã.”

Không ai có thời gian để quay lui về một quá khứ, một khi nó không cần thiết và choán chỗ vô ích. Cũng không ai muốn ngồi xuống thu nhặt những chiến lợi phẩm không đáng tự hào trong khi nỗi vinh quang còn đợi chờ phía trước.

Nàng cũng vậy. Nàng không có thời gian để hồi đáp cho một lời thăm hỏi vớ vẩn hàm chứa những ẩn ý đàng sau đó, đại khái là tình trạng em bây giờ ra sao? Việc làm em có xuôi chèo mát mái hay không...?

Những lá thơ tôi gởi cho nàng thời gian vừa qua không có cơ hội để đến đúng địa chỉ của người nhận. Nàng đã di chuyển về một nơi khác không trở lại. Người phát thơ mỗi buổi sáng lúc mười giờ ghé ngang qua thùng thơ lấy những lá thơ được bỏ vào đó chiều qua. Những cây sồi che hết một phần ánh sáng của mặt trời nên khoảng sân trước nhà nhìn ra lúc nào cũng có bóng mát, để từ đó những con sóc chạy qua chạy lại, thỉnh thoảng chúng dừng lại, cong đuôi đưa những cặp mắt tròn xoe nhìn tôi. Lá vàng bắt đầu rụng xuống từ những ngày chớm thu che lấp hai lề đường và bay tung lên mỗi khi có một chiếc xe vừa chạy qua. Chiều nào cũng vậy có hàng trăm con chim bay về đậu đen những ngọn cây bên khu nhà bưu điện. Những con chim thiết tha kêu gọi nỗi buồn về cho một trái tim đau.

Lần đầu tiên tôi gặp lại nàng trong khu triển lãm tranh. Có tất cả ba họa sĩ cùng trình bày tranh của mình tại đây và tôi là một.

Nàng đi với một người bạn gái cùng tuổi. Hôm đó là ngày cuối cùng, người ta có trình diễn thêm văn nghệ và dạ vũ để câu khách. Thời đại bây giờ đa số những cái gì dính líu đến văn hóa văn học đều phải có nhảy nhót đi kèm. Dù đó không phải là mục đích chính của thiệp mời, nhưng không có không được. Vả lại, khiêu vũ cũng là một bộ môn nghệ thuật mang đầy những dấu ấn, nó làm cho con người dễ gần gụi với nhau và thông cảm với nhau hơn. Trong khi những gì còn lại của một đêm thì mênh mang.

Từ buổi sáng, đài phát thanh địa phương thông báo cho những người tổ chức chương trình là phóng viên Nguyệt Cầm sẽ đến gặp chúng tôi tại phòng tranh để phỏng vấn một vài vấn đề mang tính chất nghệ thuật để làm cơ sở cho một bài bình luận cuối tuần. Hai người kia đã có vấn đề riêng của họ. Họ nhờ tôi thay mặt cả nhóm tiếp đón nàng. Chương trình tiếp theo cuộc phỏng vấn là tôi sẽ có bổn phận đưa cô ta đi ăn tối ở một quán ăn do nàng chọn. Sau đó ban tổ chức sẽ thanh toán lại những chi phí.

Nhưng giờ chót người có tên là Nguyệt Cầm gọi phone cho tôi biết sẽ không có mặt ở phòng tranh được vì phải đưa khẩn cấp người thân vào bệnh viện.

Khi nàng, chớ không phải ai khác bước vào phòng, lập tức tôi bị cuốn hút vào sự buồn bã trên khuôn mặt nàng. Tôi không biết tôi đã từng vẽ lên một đời sống như vậy trên khung vải hay chưa và màu sắc nào tôi phải pha chế để trùng hợp với nàng. Nhưng màu đen từ trong đôi mắt nàng đêm đó giống như một bóng tối toát ra đã che lấp mọi thứ hạnh phúc bên đời.

Hình như nàng có gật đầu chào tôi hay chỉ tại tôi giàu tưởng tượng. Nàng đi với một người bạn gái có lẽ suýt soát với tuổi của nàng. Khi đến một bức tranh nằm lạc lõng cuối phòng, hai người phụ nữ dừng lại, nhìn đăm đăm. Hôm đó nàng mặc chiếc áo thun màu nâu cùng chiếc robe đen có xẻ một chút bên dưới. Nó khiến cho những bước đi của nàng dù cố gắng cũng không thể giấu giếm được hết màu trắng chóng mặt từ hai bắp chân. Ðêm chưa đến nhưng đâu đây khua động những vũng tối đầy mùi hương mật và tôi bay theo nàng như một con bướm có đôi cánh sắp bị gẫy. Mái tóc nàng nhìn từ phía sau như một dòng sông đêm chảy về một cõi vô tận. Nơi có bóng tối, tiếng cười và những ràn rụa môi hôn. Nơi mà những cặp tình nhân không thể nói với nhau điều gì ngoài những lời thổn thức. Không biết có phải vì sự thu hút của đôi mắt buồn pha ít nhiều mệt mỏi của nàng hay vì bức tranh mà nàng định xem chính là của tôi mà tôi tiến đến gần nàng. Tôi nghe tiếng người bạn của nàng thì thào:

- Tao không biết tại sao họa sĩ lại đặt tên cho bức tranh này là Hôn Lễ. Mình có thấy cái gì dính líu tới hôn lễ đâu?

- Chắc đó chỉ là liên tưởng. Nàng nói. Nhiều khi cái tựa chỉ là một cái cớ để tác giả của nó muốn nói riêng với ai đó. Mình không thể hiểu hoặc không cần hiểu.

- Ừ nhỉ. Tiếng cô bạn vui vẽ. Nếu vậy thì chỉ có một người sẽ cảm thông được tín hiệu đánh đi từ bức tranh như thế nầy. Những người thưởng ngoạn khác sẽ trở thành vô can...

- Không có vô can đâu cô bé. Tôi nói từ phía sau hai người. Âm thanh cố hạ xuống chỉ vừa đủ nghe. Hình như cô bạn của cô đã nghe ngóng được tín hiệu...

Người con gái được tôi kêu bằng cô bé quay nhìn tôi. Gương mặt xinh xắn và mang dáng điệu tự tin của một người biết rằng mình đẹp. Tôi thấy cả hai cùng cười và bỗng dưng thấy mình lố bịch khi xen vào chuyện riêng tư của người khác.

- Nghĩa là bức tranh chỉ có thể dành riêng cho ai đó, nếu nhìn từ góc cạnh thuần túy tính cảm. Còn nói về bố cục thì... Nàng ngập ngừng...

- Thì sao?

- Có một cái gì gẫy đổ. Nó gây cho người ta sự bất an nhiều hơn là hạnh phúc.

Cô bạn nàng tiếp lời, giọng chế nhạo:

- Anh có vẽ là một người am tường về tư tưởng của người khác? Nhưng lại không biết gì về tuổi tác của một phụ nữ. Chúng tôi không phải là cô bé như anh tưởng đâu nhe.
- Vậy sao? Tôi xin lỗi và xin rút lại hai tiếng đó. Có lẽ tại vì gương mặt của hai cô đã đánh lừa thị giác của người ta.

- Anh chắc là một thành viên trong ban tổ chức? Nàng hỏi. Nụ cười có những chiếc răng trắng đều như ngọc.

- Tôi là họa sĩ có tranh tại đây. Bức Hôn Lễ nầy của tôi.

- Anh có thể giải thích tại sao có một cái tựa như vậy không?

- Nó là một cuộc hôn nhân thiếu vắng đoạn cuối. Người vẽ nó ước ao một kết thúc tròn trịa như một đám cưới sẽ xảy ra cho hai người. Nhưng nàng đã đi lấy chồng.

- Một tác phẩm hư cấu hay có thực của tác giả? Nàng tò mò.

- Cô muốn hiểu sao cũng được.

Khi phòng triển lãm đóng cửa, và mọi người đổ xô về phòng dạ vũ, tôi mời cả hai người đi uống nước nơi một quán bên kia đường. Cô bạn từ chối vì phải về ngủ sớm mai đi làm. Nàng nhận lời nhưng sẽ không ngồi lâu lắm và với điều kiện là tôi phải lái xe đưa nàng về. “Chuyện nhỏ thôi”. Tôi nói.

Một chiếc bàn nằm bên ngoài hành lang, dưới một cây dù nhiều màu nhìn ra một trạm xe buýt. Nếu là ban ngày, người ta sẽ thấy rõ ràng những khóm tường vi nở đỏ thắm một góc tường, nơi những băng ghế chờ xe và những con chim bồ câu đi tới đi lui tìm mồi. Tiếng nhạc vang xa từ một loa bắt chìm khuất trong quầy hàng và tiếng ca khàn đục mới nghe giống như giọng ca của Whitney Houston. Ðêm mùa thu mát rượi và chúng tôi cùng nghe rõ ràng tiếng gió đang lướt đi trên những giây cờ nhiều màu quảng cáo cho một Grocery mới vừa khai trương.

- Chúng ta vẫn chưa biết tên của nhau? Tôi hỏi khi người tiếp viên quay lưng vào bên trong.

- Lạ chưa? Sao có người vô tình quá vậy? Nàng cười.

Tôi ngỡ ngàng nhìn đăm đăm khuôn mặt nàng cố đào xới nhanh chóng trong ký ức một cái tên. Nhưng chịu thua.

- Mới ban sáng chúng ta đã nói với nhau trên điện thoại, anh quên rồi sao?

- Nguyệt Cầm? Cô là Nguyệt Cầm? Sao cô nói là không đến được?

- Lúc đầu thì đúng như vậy. Nhưng người chủ đài bắt buộc bằng mọi giá Cầm phải đến. Vả lại, để anh bất ngờ thì cuộc phỏng vấn sẽ trung thực hơn.

- Thì ra vậy. Những gì tôi nói lúc nãy có cần phải rút lại không?

- Nếu đó là những lời dối trá thì anh có quyền rút lại, Cầm không cản.

Trước mặt tôi người đàn bà đã không còn vẽ ủ rũ ban đầu. Không biết có phải vì gió đêm đã thổi bay đi những dấu vết phiền muộn (hoặc nàng làm ra vẽ phiền muộn như là một cái mode). Tôi nghĩ đến căn phòng dạ vũ mà chúng tôi mới vừa đi ra và những vòng tay đan kết nhau cùng những môi miệng thầm thì.

- Từ bỏ một nơi chốn đông vui để ngồi tại một nơi như vầy Nguyệt Cầm có hối tiếc không?

- Nguyệt Cầm không thích những chỗ ồn ào. Khác với Ngọc Anh. Dù nó với Cầm rất thân nhau. Nó với Cầm là hai người bạn học cùng lớp ngày trước ở VN.

- Tôi cũng vậy. Tôi không cảm thấy thoải mái khi tham dự vào những cuộc vui. Như một con cá bị bỏ vào trong một hồ nước không phải môi trường của mình. Trước sau gì nó cũng chết.

- Màu sắc trong tranh anh mang một vẽ khoắc khoải dữ dội. Nó có phải là những âm bản từ cuộc đời của anh hay không?

- Sao Cầm hỏi như vậy?

- Nếu anh không thấy thích thì đừng nên trả lời.

- Ðôi khi tôi muốn cố gắng đừng để những tồi tệ trong đời sống làm ngập ngụa bố cục của tranh. Nhưng càng giấu giếm nó càng bộc lộ ra. Bằng chứng là chính Cầm đã nhìn thấy.

- Thì đã sao? Ðâu có phải vì vậy mà nó giết chết những tài năng của người tạo ra nó.

Tài năng. Hai tiếng đó nghe như một lời đùa cợt nếu không thoát ra từ đôi môi gắn liền những đường mật kia. Tôi đổ một vài muỗng Irish cream từ chiếc chai cổ lùn vào ly cà phê của mình và nghe mùi thơm từ đó bốc lên. Như một thứ gia vị của đời sống.

- Tôi không biết có đúng như điều Cầm nói hay không. Nhưng nếu bỏ được hai tiếng đó mà tìm thấy một đời sống ít ỏi niềm đau hơn thì tôi cũng nên đánh đổi nó.

- Cầm thấy anh hơi bi quan.

- Khi những tình yêu làm cho người ta bị mất mát và khánh tận nhiều quá thì phải gọi làm sao? Lạc quan chăng?

- Dù sao thì anh cũng không nên tưởng rằng mình đã lật đến trang chót quyển sách đời mình. Biết đâu còn những đoạn cuối hay những dòng tái bút ghi chép rằng một hôn lễ nào đó thực sự sẽ xảy ra.

- Ai bảo đảm được như vậy?

Tôi hỏi. Nhưng Nguyệt Cầm không trả lời. Nàng đẩy dĩa bánh ngọt về phía tôi, và ly cà phê của nàng vẫn còn nguyên chưa thấy uống.

- Anh ăn thêm phần của Cầm đi.

Tôi ngại ngần vì không muốn ăn nhồm nhoàm trước một người phụ nữ vừa mới quen. “Ăn giùm em đi”. Nàng nói. “Anh gầy quá. Em thích thấy anh mập ra”.

Biết bao nhiêu người anh hùng ngày trước không qua được cửa ải mỹ nhân, trong khi tôi không phải là anh hùng để chống chọi lại với những lời mời gọi vật chất. Những lời nàng nói gợi trong tôi nỗi xốn xang từng mất mát bên ngoài những vách hiên đời.

Tôi đưa nàng trở về trước khi những giọt sương tàn đêm bay trên mái tóc của hai người. Nàng ở một mình trong một căn phòng trong một chung cư nằm trên đường Wilcrek. Nàng không mời tôi ghé qua nơi ở của nàng và tôi cũng không muốn nỗi buồn tồn tại theo tôi trên đường về. Nó sẽ làm tôi mất ngủ và cơ thể hao mòn, trong khi kể từ giờ phút nầy tôi không còn muốn mình ốm. Nhưng một chút rượu khi ngồi trong quán làm tôi mạnh dạn cầm bàn tay nàng. Tôi chờ đợi nó sẽ dãy giụa trong bàn tay tôi nhưng không thấy. Tôi ham hố hôn nàng dưới bóng tối của những tàng cây dẽ bộp. Ðâu đây tiếng bánh xe hổn hển trên mặt đường loang láng mưa bụi như tiếng cựa mình từ một trái tim đau. Từ chiếc áo hở cổ khoét sâu và đêm bứt rứt không muốn lìa khỏi vũng trắng chìm khuất nơi ngực nàng, tôi nghe tiếng đập bồi hồi của hai cánh chim uyên. Tôi hình dung ra sự khánh tận chắc chắn từ một tình cảm cho đi mà không hề được bù đắp. Hoặc nếu có bù đắp cũng không được là bao.

Khi chúng ta vừa khám phá ra tình yêu cũng là lúc lý trí chúng ta báo động về một chia tay ở cuối đường. Phải chi đời sống nầy luôn chật chội những mối tình thơ dại thì con người sẽ hạnh phúc biết bao.

Những tháng năm phôi pha đã trôi đi giống như những cơn giông trên bầu trời. Có những lúc tôi và Nguyệt Cầm là đôi bạn không thể rời xa như hai đứa trẻ vào đời. Có những lúc tôi không biết nàng đi đâu. Như một trò chơi cút bắt thời niên thiếu, tôi luôn lạc mất nàng trong những thời điểm vô lý nhất. Hình như có không dưới hai hay ba người đàn ông đang theo đuổi nàng. Tất cả mọi người đều trên cơ tôi và tôi ngạc nhiên khi biết mình là một đấu thủ không có kinh nghiệm chiến trường, ngoại trừ một tài năng đáng nghi hoặc mà nàng đã gán ghép cho tôi đêm nào. Một người trong số họ mà tôi vừa biết đang là ứng viên sáng giá.

Ðó là một nhà thơ đang lên của thành phố và giọng ngâm thơ của Vinh Tường thì số một. Anh ta sẽ làm tuyệt vọng những người ngâm thơ “nghiệp dư” muốn tìm kiếm sự may mắn để bon chen vào những căn phòng thu băng tuyệt vời tại thành phố nhiều nắng gió nầy. Tôi đã nghe anh ngâm thơ hai lần. Một lần trong đêm ra mắt tập thơ của nhiều tác giả trong thính đường mênh mông chứa 400 chỗ ngồi. Một lần khác nơi chỗ trọ của Nguyệt Cầm.

Ðêm đó từ một tiệc cưới con gái của người bạn họa sĩ trên đường về tôi tạt qua nơi ở của nàng. Hình như tôi lấy cớ là muốn nhấp thử một ngụm rượu vì nghe Nguyệt Cầm khoe vừa có ai đó tặng nàng chai Rémy Martin. Tôi muốn cảnh giác với nàng rằng hãy coi chừng những người đàn ông có thói quen tặng rượu cho đàn bà. Nhưng nếu như vậy thì làm sao tôi có lý do để cầm trên tay ly rượu sóng sánh những hơi thở hồi sinh và để âu sầu nghe nàng cười nói? Những cảm xúc nào cũng đều mới mẻ và đều đáng ca ngợi, dù cảm xúc được đào xới và vớt lên từ những cuộc tình thất bại. Vinh Tường cũng có mặt trong đêm và luôn cả người bạn gái thân thiết của nàng. Cả bốn người đều muốn quên đi những cuộc tình bầm vập hôm qua, (với tôi thì chắc vậy nhưng ba người kia thì còn phải xét lại). Tất cả đều mong mỏi cuộc đời thăng hoa và bốc hơi theo những hơi rượu càng uống càng thấy ngọt ngào trên đầu lưỡi. Mặc cảm thua thiệt làm tôi cũng nâng ly tới tấp. Biết đâu mai nầy đài phát thanh của nàng sẽ loan tin có một người lính vừa “tử trận” giờ thứ hai mươi lăm, trong khi mặt trận miền tây vẫn yên tỉnh?

Ðôi lúc chúng tôi khách sáo cụng ly nhiều lần để chúc cho nhau những điều gì bất chợt thoáng qua trong đầu. “Mừng cho tình bạn luôn bền vững, không có gì đánh đổ được, ngoại trừ Rémy Martin”. Tôi chúc cho Vinh Tường. Nghe cũng có lý nhưng hơi cải lương. “Thôi thì chúc cho em luôn là một người tự do (kể từ đêm nay) rong chơi bên những mối tình lãng đãng”. Một lần nàng chúc lại tôi: ”Chúc cho một trái tim đang hồi sinh”- Tôi tiếp lời nàng:“nhưng đừng quá nhiều trầy trụa”. Bạn của nàng, Ngọc Anh, cầm trên tay ly rượu nhưng không thấy uống: “Chúc các anh tìm thấy được một tình yêu chân thành”. Vinh Tường vổ tay: ”Hoan hô”.

Nàng yêu cầu Vinh Tường ngâm thơ cho nàng nghe.

- Bài gì? Vinh Tường hỏi.

- Bài gì cũng được. Nàng đáp, nhịp nhàng như hai kịch sĩ thoại kịch đã có tập dượt trước.

Sau một hớp rượu thấm giọng, Vinh Tường ngâm ngay không cần nhạc đệm. Anh ngâm bài “Chút Tình Ðầu” của Ðổ Trung Quân, một nhà thơ đang còn ở trong nước, có thời là thanh niên xung phong. Tiếng ngâm nghe buồn không biết có phải vướng vít chất men trong cổ họng. Hay bài thơ tự nó đã buồn: “Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng Em chở mùa hè của tôi đi đâu? Chùm phượng vĩ em cầm là tuổi tôi mười tám Thuở chẳng ai hay thầm lặng mồi tình đầu...”

Khi chai rượu chỉ còn sót lại một chút dưới đáy thì tiếng ngâm cũng dừng lại. Ðêm bành trướng những nỗi lo toan về một đường về mịt mùng và tôi cũng thấy tới bến. Có phải mưa đang vang trên vạt mái thấp của căn phòng trọ hay rền rĩ bật lên từ một giếng tim buồn, tôi thấy tôi không thể ngồi lại, dù biết mình đứng lên là sẽ té. Tôi bỏ ra về không quên lễ phép chào hết mọi người. “Ðừng bao giờ nên bộc lộ cho kẻ địch nhìn thấy những sơ hở” Tôi nói thầm trong khi xỏ tay vào chiếc Veston. “Chúc... ngủ ngon”. “Anh lái xe cẩn thận”. Ngọc Anh nói.

Tôi đứng hồi lâu dưới mái hiên. Mưa có lớn hơn và mang nhịp điệu tha thiết và cấp bách. Tôi không nhớ rõ xe mình đậu ở chỗ nào và không biết chìa khóa có còn trong túi quần hay rớt đâu đó trong căn phòng của nàng (có một lúc quá đã tôi nằm dài dưới thảm). Hi vọng tôi không phải đưa tay gõ lên cánh cửa căn phòng 305 để nghe nàng đùa cợt: ” Cầm cứ tưởng anh làm bộ bỏ quên cái gì đó để trở lại”.

Tôi bước qua hành lang, qua những khoảng tối âm u và những vũng nước mưa làm ngại ngùng những bước chân, trong đầu chợt bật ra lời hát : “sợ bến đất lấm gót chân. Sợ bến gió buốt trái tim...” Gót chân của nàng thì may ra chớ của tôi thì còn chi mà sợ lấm?

Tôi chạy xe loanh quanh một lúc vẫn chưa tìm thấy lối ra đường 10. Một lần tôi dừng xe lại bên một khu body shop tối mịt ngổn ngang những đời xe chờ sữa. Lòng hơi e dè không biết có một tên mỹ đen sì ke nào đó hiện ra dàn chào bắt tôi vui lòng đưa chìa khóa xe cho hắn. Có triệu chứng hình như bao tử tôi muốn phản đối không chịu giữ lại những thức ăn lúc ban chiều. Tôi gục đầu mữa thốc tháo bên một thùng rác công cộng. Mệt ngất như mới vừa chạy việt dã trở về. Tôi lên xe ngồi lại và chạy lạc thêm một khúc đường nữa. Cuối cùng tôi thấy tôi trở lại con đường cũ. Tôi thấy tôi đậu xe trước khu chung cư mà cách đây vài tiếng đồng hồ tôi từ trong đó bước ra. Mưa vẫn còn trùng điệp trên vòm cây đen và vùi dập không thương xót những ô cửa sổ phủ kín rèm. Tôi ngồi trong tay lái nhìn sững vào vũng tối đang phủ chụp trên chiếc xe van màu xám tro của Vinh Tường vẫn còn nằm yên chỗ cũ. Những dây nho dại đang níu kéo cuộc đời bằng những nhánh tay non yếu của chúng. Còn tôi, làm sao để níu kéo mọi hạnh phúc quá tãi trong đời? Không lâu nửa bình minh sẽ hiện lên cuối chân trời phía đông và tôi biết tôi không có khả năng tìm đường để trở về Austin. Trong khi giấc ngủ sật sừ hơi rượu không muốn tìm đến. Tôi mở hộc tủ trong xe tìm một CD nhạc quen, tình cờ bắt gặp mãnh giấy napkin có ghi vội vã một số phone và địa chĩ của ai đó. Chữ viết ngay ngắn và đẹp của nàng làm tôi đau lòng. Những mẫu tự cuối đều có nét bay thẳng lên giống như một mũi tên, xuyên thấu qua những định mệnh...

Một buổi chiều mùa đông Cyndy chạy qua nhà tôi hỏi tôi con gái tôi có thể giữ giùm con nàng một buổi tối hay không? Người bạn trai của nàng phải trở về Trung Ðông gấp vì chuyện riêng. Hắn sắp ra phi trường.

- Con gái của bạn có thể qua bên tôi vài tiếng đồng hồ được không? Nàng hỏi.

- Sao bạn không đưa cháu bé sang đây?

- Nó đang ngủ. Tôi phải đi liền bây giờ.

Cyndy là một phụ nữ hàng xóm cách tôi hai căn nhà phía bên kia đường. Nàng có một bạn trai người Thổ Nhỉ Kỳ và lâu lâu nàng nhờ con gái tôi trông dùm con của nàng vài tiếng đồng hồ. Khi thì party, khi thì sinh nhật. Cyndy có nhan sắc man dại của một người phụ nữ miền nhiệt đới. Ðôi chân mày rậm và cặp mắt màu nâu giống như hai hột nhãn lúc nào cũng long lanh tình tứ. Nghe nói quê hương của nàng ở đâu đó tận Nepal. Con gái của nàng là phó sản của mối tình mưa bóng mây với một người phóng viên Mỹ. Hắn gặp nàng trong một chuyến du lịch sang xứ sở của Ðạt Lai Ðạt Ma. Kết hôn với nàng trước khi bảo lãnh nàng sang Hoa Kỳ. Ðó là mối tình của bốn năm về trước. Bây giờ đã chấm dứt. Nàng đang có bạn trai khác.

Gương mặt đứa bé là sự hài hòa giữa hai vẻ đẹp đông tây. Mái tóc quăn quíu của ba và đôi mắt tròn đen của mẹ. Mới vừa bốn tuổi và thường đi lẫm đẫm bên chân của mẹ nó mỗi khi cùng mẹ nó ra lấy thư.

Nó rất thích con gái tôi. Không biết có phải vì con tôi khéo chìu, thường nựng nịu nó hay tại vì không có ai chơi với nó trong nhà. Một con chó lông xù chạy tới chạy lui mỗi khi có khách. Thỉnh thoảng nó hục hặc sủa vu vơ vài tiếng.

Tôi không quen một người hàng xóm nào khác ngoại trừ Cyndy. Ðôi lần thấy người bạn trai của Cyndy đậu xe trước của garage nhà nàng và chúng tôi cùng “Hi” với nhau một tiếng. Ðó là một thanh niên hơi đẹp trai theo lối cổ điển cách đây vài thập niên. Thời đại của Jean Paul Belmondo, có mái tóc hơi dợn sóng và môi dưới trề ra dầy dục vọng.

Một đôi lần tôi đi bộ ngoài công viên thì gặp Cyndy. Nàng mặc chiếc áo pull hở cổ màu vàng cam và chiếc quần thun dài có hai viền trắng hai bên. Mùa đông không có nắng nhiều nhưng tôi thấy mái tóc nàng sáng lên và hai má hồng vì mới vừa chạy quanh đó. Tôi thấy rõ những lông măng rịn ướt mồ hôi dưới sống mũi nàng. Tôi thầm nghĩ với một cơ thể tuyệt diệu như nàng chắc không cần phải thường xuyên đi bộ. Chuyện đó dành cho những người đàn bà có những vòng nây bụng ngang với vòng ngực, mỗi lần di chuyển những thớ thịt cũng rung động theo. Nàng hỏi:

- Con gái của bạn vẫn thường chứ?

- OK. Nó vẫn thường. Mùa đông nầy chắc nó đi Iowa để dự Giáng sinh với bà má nuôi của nó. Còn bạn ra sao?

- Rất khá. Bye. Nói rồi Cyndy chạy tiếp.

Mùa đông năm đó có lạnh hơn đôi chút. Những đụn rơm bên hông nhà bưu điện bị thưa dần vì người ta chở chúng đem về dự trữ trong các trang trại. Mai mốt, từ thửa đất trống đó nghe nói sẽ có thêm một cái chợ bán tạp phẩm và thuốc tây và một quán ăn có tên là Wendy’s. Nhiều buổi sáng sớm có tuyết bám trên mấy gờ mái và có tiếng loại chim gì đó kêu rúc từng hồi. Con gái tôi sửa soạn hành lý cho một chuyến đi dài ngày về Iowa vì đang mùa Giáng Sinh.

Ở với tôi đôi khi nó than buồn và đòi tôi dẫn đi ra ngoài, nhưng tôi không xin được phép. Những chuyến đi ngắn ngày về những thành phố lân cận đã làm cạn dần những ngày vacation trong năm. Tháng giêng nầy nó sẽ lên mười lăm tuổi và sẽ có rất nhiều cái làm tôi điên đầu. Mỗi ngày có hàng chục cú phone gọi tới và tôi không biết nó nói chuyện gì. Mỗi tháng trả bill điện thoại thấy chóng mặt. Ðôi khi chuông điện thoại kêu tôi đứng gần tiện tay bắt lên nghe giọng nói từ đầu giây bên kia của một đứa con trai vừa bể tiếng. Nó cúp và không đợi tôi hello tiếng thứ hai. Con gái tôi biết được và phàn nàn tôi: “Ba à. Ba nghe điện thoại của con làm chi làm bạn con nó sợ”. Tôi cũng muốn nói với nó rằng “Ba cũng sợ nó còn hơn nó sợ ba”. Nhưng chắc nó không hiểu và mất công giải thích dài dòng.

Thiếu vắng một người đàn bà trong gia đình làm cho sự sinh hoạt hàng ngày trở nên rối rấm và lộn xộn. Tôi không muốn áp đặt nhiều sự gò bó trên đứa con gái duy nhất sớm mồ côi. Ðiều nầy dĩ nhiên làm cho nó vòi vĩnh nhiều thứ. Hai cha con sống với nhau và mỗi người có một thứ mong ước không thể bộc lộ hoặc chia xẻ cho nhau. Dù không nói ra, nhưng nó và tôi đều cùng cảm thấy mỗi ngày trôi qua niềm vui trở nên hiếm hoi hơn. Một vài năm tôi tổ chức sinh nhật của nó một cách qua loa. Những nụ hồng dường như ít tươi tắn hơn trong khi những món quà tôi mua cho nó dường như không làm nó mừng rỡ.

Khi tôi đưa Nguyệt Cầm về chơi mùa hè cách đây một năm, nó tưởng tôi muốn giới thiệu nó với người bạn mới. Nó nói:

- Khi nào ba thực sự đem cô ấy về ở luôn đây ba ?

Nó không biết rằng, tình yêu không giống như một chuyện phim có một kết thúc có hậu mà nó thường coi ở rạp. Những nhân vật chính luôn nắm tay đi về một cõi an bình và đàng sau lưng những chông chênh sẽ mờ dần theo tiếng kèn kết thúc. Tháng giêng nầy nó mười lăm tuổi, nhưng nó chưa đủ khôn lớn để tưởng tượng ra rằng muốn tìm gặp một hạnh phúc nhỏ nhoi, người ta phải trải qua rất nhiều khổ đau, bầm vập. Trong khi những nhịp đập từ trái tim thì luôn bị giới hạn.

Khi tôi đưa con gái tôi lên máy bay, tôi mới thấy buồn. Trở về một mình buổi sáng sớm con đường mù mịt ánh đèn muộn và sương bay ở hai bên thành cầu. Những trạm xăng nhòe nhoẹt bên ngoài kính xe và ngọn đèn đỏ bị hư chớp tắt liên hồi. Tôi lái xe chạy về nghĩa trang. Xa lộ lạnh căm những vạt khói xám bay là đà trên mặt cỏ vàng úa. Cây cối trơ mình đưa những nhánh gầy thổn thức lên khung trời. Những bảng chỉ tên đường bị xóa nhòa không thương xót bởi sương mù và mưa bụi. Từ nhiều tháng qua công việc bề bộn ở sở làm khiến tôi không có dịp ra nhìn lại chỗ nằm của Ng.

Ai đó đã cắm thêm những nụ hoa giấy nhiều màu trên chiếc mộ kế cận. Và một bó hoa thật tươi tắn màu vàng cũng được đặt ngay ngắn trên một chiếc mộ khác. Những đóa hoa luôn đem lại niềm vui không nhiều thì ít cho người sống lẫn người chết. Và luôn là biểu tượng cho những hạnh phúc thơm tho trong lòng đời ngọt ngào.

Tôi ngồi trên chiếc băng ghế bằng gỗ sồi, dưới một mái che đang rung động vì những cơn gió. Phía sau là mặt ghế trống. Người ta làm những loại băng ghế hai chiều như vậy để cho những ai muốn ngồi bên nào cũng được.. Một bên nầy nhìn ra đời sống thênh thang những nụ hôn rực rỡ. Bên kia là im sững chìm khuất những môi cười.

Không biết bao lâu nửa mặt trời mới hiện ra bên kia vùng Pflugerville, nhưng đã có tiếng chim kêu vang không cần đợi một ngày đến. Vài con ong bay tìm hơi mật trong một thùng rác gần đó. Tôi thấy thèm một ly cà phê có pha một chút rượu dâu. Và nếu cần thiết, tôi sẽ trở về lấy sơn cọ và giá vẽ để vẽ lại một buổi sáng tan vỡ. Trong một ý nghĩa nào đó, thì trang sách đời tôi đã lật đến trang cuối. Không có những dòng tái bút dịu dàng. Tôi dựa đầu trên băng ghế lạnh căm mùa đông, nhắm mắt nghe tiếng gió rượt đuổi nhau ngỡ ngàng. Tiếng xe buýt ngừng lại bên kia đường và một hồi lâu có tiếng chân người giẫm lên mặt xi măng khô khốc như tiếng khua từ một trái tim đau. Mùi thơm thanh thoát từ thân thể một phụ nữ bay giạt qua mũi tôi cùng lúc tiếng vãi vóc chạm nhẹ trên thành ghế. Có ai đó vừa ngồi xuống. Rất nhẹ như sợ làm kinh động giấc ngủ của một em bé.

- Tại sao anh ra ngồi đây?

Tiếng của nàng vang lên sau lưng tôi. Âm thanh quen thuộc không thể trùng lấp với một người nào khác, từ lần gọi phone thứ nhất nơi đài phát thanh. Tôi ngồi thẳng người chống lại sự cám dỗ quay nhìn về phía Nguyệt Cầm.

- Anh mới vừa đưa con gái ra phi trường. Nó đi về Iowa.

Cánh tay nàng duỗi song song theo thành băng ghế. Những ngón tay xanh mướt vì lạnh. Không biết có chờ đợi một ve vuốt ngần ngại nào không. Chiếc nhẫn ngày nào tôi đeo vào ngón tay áp út vẫn còn đó, vừa khít, không suy suyển nắng mưa, bụi bặm. Nhưng tâm hồn nàng thì sao? Có còn nguyên vẹn thủy chung hay cũng trầy trụa vì những va chạm với đời?

Bàn tay ở không kia của nàng đưa lên kéo xuống chiếc mũ trắng che đầu. Mái tóc vẫn đen như ngày nào xổ tung và vẫn từng che lấp một tương lai. Chiếc cổ thanh tú đầy đặn như một bánh kem ngày sinh nhật.

- Dễ chừng chúng ta xa nhau lâu quá phải không? Tôi hỏi, mắt nhìn ra những đời xe nối nhau chạy mãi miết ngoài xa lộ.

- Tháng giêng nầy đúng một năm. Nàng trả lời.

- Em vẫn hạnh phúc?

- Theo nghĩa nào mới được chứ?

- Theo nghĩa thông thường nhất.

- Vậy thì câu trả lời là không

- Ðiều gì đã ngăn cản em không thể với đụng tới nó? Tôi nhìn khuôn mặt quay nghiêng của nàng. Chiếc gò má xanh xao và một vầng mắt thâm quầng mệt mỏi.

- Có khi nào chúng ta hiểu nhau cặn kẽ chưa?

- Ðôi khi anh không hiểu được em. Hoặc cứ tưởng mình đã hiểu hết một người đàn bà. Ðó là ưu điểm hay khuyết điểm đây?

- Cả hai.

- Em vẫn còn ôm con gấu ngủ mỗi đêm chứ?

- Vẫn còn. Bây giờ nó đã cũ mòn, nhưng em không muốn thay thế nó.

- Ðâu có ai giũ bỏ được một quá khứ hay một sự tuyệt vọng. Tốt hơn hết người ta đành giữ chặt nó vậy.

Tôi đưa bàn tay run vì lạnh của mình nắm bàn tay đeo nhẫn của nàng. Không phải mới đây không lâu tôi đã nắm nó trong tay mình và đồng thời nghe cộm lên một nỗi tức tưởi muộn phiền? Làm sao để chúng ta biết chắc rằng mọi hạnh phúc trong bàn tay sẽ nằm im luôn ở đó? Chúng không muốn cựa mình để đào thoát ra ngoài ?

Giữa một cõi sương chằng chịt, tôi và nàng ai sẽ là người rời nhau trước?...

Phạm Ngũ Yên

User avatar
macco
Posts: 3542
Joined: Mon Jan 17, 2005 8:04 am

Post by macco »

Những Tỷ Phú Hào Phóng Nhất Thế Giới
Trong số 793 tỷ phú đôla của thế giới, tạp chí Forbes chỉ tìm thấy 11 người sẵn sàng cho đi hơn 1 tỷ USD để giúp đỡ người khác. Trong số đó, không thể không nhắc tới Bill Gates hay Warren Buffet.

Ngoài 11 tỷ phú trên, còn có 3 người tuy tài sản chỉ đáng giá trăm triệu USD, nhưng vẫn chi nhiều hơn 1 tỷ USD để hỗ trợ cộng đồng và giúp đỡ những người kém may mắn. Do đó, họ cũng được liệt kê vào danh sách tỷ phú từ thiện của thế giới.

Hầu như tất cả 14 tỷ phú này đều làm giàu bằng chính đôi bàn tay của mình, chỉ trừ một người có tài sản nhờ thừa kế. Trong đó, Thị trưởng New York Michael Bloomberg và người giàu nhất Hong Kong Li Ka-shing từng bỏ học từ năm 15 tuổi. Năm trong số 14 người tạo lập thành công trong lĩnh vực công nghệ.

Ngay cả những người hào phóng nhất cũng phải bớt hào phóng hơn trong suy thoái. Điều này chứng minh một sự thật rằng phần lớn số tiền từ thiện trích ra từ thị trường chứng khoán, vốn mất khá nhiều giá trị khi kinh tế lao đao.

Một thống kê của Mỹ cho thấy tổng số tiền làm công tác nhân đạo đã giảm 2% trong suy thoái. Ngay cả tỷ phú nổi tiếng nhân từ Warren Buffet, người mỗi năm một lần trích cổ phiếu làm từ thiện, cũng chỉ đóng góp 1,25 tỷ USD hồi tháng 7 vừa rồi, ít hơn năm ngoái 500 triệu USD và giảm 350 triệu USD so với 2006.

Một điểm đáng chú ý nữa trong danh sách là số lượng người Mỹ chiếm áp đảo với 10 trên tổng số 14 nhân vật. Tỷ lệ này cao hơn nhiều so với con số 45% tỷ phú thế giới hiện sống ở Mỹ. Nhiều người Mỹ khác cũng từng nổi tiếng với lòng nhân từ như Andrew Carnegie và David Rockefeller.

"Một trong những lợi thế của nước Mỹ là lòng bác ái. Những nơi khác như Mỹ Latinh không hề có các tổ chức chuyên đi làm công tác nhân đạo", Peter Fuchs, người đứng đầu quỹ Viva Trust nói.

Trong khi đó, tỷ phú Li Ka-shing, đại diện duy nhất của châu Á, từng phát biểu: "Giá trị truyền thống của châu Á khuyến khích, thậm chí đòi hỏi người giàu phải giúp đỡ những người kém may mắn hơn. Ngay cả khi các chính phủ không có chủ ý xây dựng nền văn hóa cho tặng, chúng tôi vẫn luôn tâm niệm trong tim về trách nhiệm đóng góp cho xã hội và chăm sóc trẻ em".

Để lập danh sách và tính toán các con số, Forbes phải liên hệ nhiều quỹ phi lợi nhuận, chuyên gia, tổ chức, các nhà kinh tế và hỏi chính nhà hảo tâm. Chỉ có tiền đã được chi một cách công khai mới được tính.

Tỷ phú William Barron Hilton từng cam kết sẽ dành 1 tỷ USD làm từ thiện. Nhưng ông không được liệt kê vì số tiền này sẽ chỉ được hiến tặng sau khi ông chết. Tỷ phú Mexico Carlos Slim Helú thành lập Quỹ Carlos Slim và đóng góp tới 4,5 tỷ USD vào đó. Tuy nhiên, ông cũng không được đưa vào danh sách do quỹ này nhất quyết không tiết lộ thông tin.
1. Bill Gates

Image

Bill Gates, tổng số tiền từ thiện: 28 tỷ USD.
Ảnh: propertyinvesting. net


Tiền quyên góp của Bill Gates rải đều khắp các lĩnh vực, từ hệ thống máy tính của Đại học Harvard đến xây dựng thư viện, trường học và quyên góp cho các quỹ địa phương. Việc quyên tiền của ông được chính thức quy về một mối từ năm 1999 khi thành lập quỹ Bill & Melinda Gates Foundation, với số tiền ban đầu 15 tỷ USD lấy từ cổ phiếu Microsoft. Quỹ này nhận được sự ủng hộ lớn của người bạn thân lâu năm Warren Buffet. Kể từ đó đến nay, hàng năm quỹ của vợ chồng nhà Gates chi trung bình 3 tỷ USD mỗi năm, tập trung vào chăn sóc sức khỏe, đặc biệt cho 3 căn bệnh AIDS, sốt rét và lao phổi.
2. George Soros


Image
George Soros, tổng số tiền từ thiện: 7,2 tỷ USD.
Ảnh: Forbes


Soros ủng hộ cho nhiều lĩnh vực như làm sạch bệnh viện tại California, đóng góp cho nhiều nghiên cứu khoa học tại Nga. Quỹ mà ông đóng góp nhiều nhất, Viện Open Society, chi 540 triệu USD riêng trong năm ngoái, chủ yếu vào việc nâng cao tính dân chủ. Một trong những lĩnh vực Soros chú trọng những năm gần đây là giúp đỡ cộng đồng thiểu số chống lại sự phân biệt chủng tộc, bao gồm những người Roma tại Đông Âu và người Hồi giáo tại Tây Âu.
3. Gordon Moore


Image
Gordon Moore , tổng số tiền từ thiện: 6,8 tỷ USD.
Ảnh: Forbes


Người sáng lập ra hãng Intel nổi tiếng với giọng nói và phong thái nhỏ nhẹ. Năm 2000, ông cùng vợ dành 6 tỷ USD lập ra quỹ Gordon and Betty Moore Foundation. Quỹ tập trung vào nghiên cứu khoa học, các vấn đề môi trường và đào tạo y tá. Ý tưởng thành lập quỹ thai nghén sau một lần vợ của Moore là Betty bị một y tá tiêm nhầm thuốc.
4. Warren Buffett


Image
Warren Buffett , tổng số tiền đóng góp: 6,7 tỷ USD.
Ảnh: Forbes
Hồi 2006, Warren Buffett từng đưa ra cam kết sẽ đóng góp cho Quỹ của vợ chồng Bill Gates 30 tỷ USD trong vòng 20 năm. Cũng như sự khôn ngoan khi ông luôn đầu tư đúng chỗ, Buffett khẳng định tiền quyên góp của ông sẽ trở nên có ích hơn nếu đưa cho nhà Gates. Bill Gates từng phát biểu trong chương trình Charlie Rose: "Nếu bạn nhỡ tay sử dụng sai mục đích tiền của chính mình, cảm giác sẽ đỡ tồi tệ hơn so với việc phung phí tiền của người khác".
5. Eli Broad


Image
Eli Broad, tổng số tiền đóng góp: 2 tỷ USD.
Ảnh: Forbes


Khởi nghiệp là một công nhân xây dựng, Broad làm giàu nhờ tham gia vào lĩnh vực bảo hiểm. Tiền từ thiện của ông tập trung vào giáo dục, bao gồm đóng góp cho các trường học. Ông cũng ủng hộ cho bảo tàng nghệ thuật đương đại tại quê nhà Los Angeles. Lần gần đây nhất, Eli Broad cùng vợ đã trao 600 triệu USD cho các viện mới thành lập tại Harvard và M.I.T. Hai vợ chồng ông còn dự định sau này sẽ cho đi tất cả gia sản của họ, hiện ước tính đạt 5 tỷ USD.
6. James Stowers


Image
James Stowers, tổng tiền quyên góp: 1,9 tỷ USD.
Ảnh: Forbes


Stowers không còn có mặt trong danh sách 400 người giàu nhất thế giới từ năm 2000. Tuy nhiên, khác với những người bị loại vì chết hoặc mất tiền, ông trùm quỹ tương hỗ xuống hạng vì đã đóng góp 1,2 tỷ USD cho các khoa viện và công tác nghiên cứu khoa học. Mới đây, ông cùng vợ tiếp tục quyên 700 triệu USD cho việc nghiên cứu bệnh ung thư, bệnh tim và tiểu đường.
7. Vợ chồng Herbert và Marion Sandler

Image

Vợ chồng Herbert và MSandler, tổng số tiền quyên góp: 1,5 tỷ arion USD. Ảnh: Forbes


Nhà Sandlers từng bán Ngân hàng Golden West do họ sáng lập cho Ngân hàng Wachovia lấy 25 tỷ USD hồi 2006. Kể từ đó, họ bắt đầu công tác từ thiện bằng cách bỏ ra 1,3 tỷ USD thành lập quỹ của riêng mình. Nhà Sandlers cũng tài trợ cho nhiều tổ chức khác và các nghiên cứu khoa học, đặc biệt là nghiên cứu tìm ra cách chữa bệnh hen.
8. Michael Bloomberg

Image
Michael Bloomberg, Ttng số tiền quyên góp: 1,5 tỷ USD.
Ảnh: Forbes


Tỷ phú Bloomberg luôn âm thầm đi làm từ thiện ngay cả khi ông đang tranh cử nhiệm kỳ thứ ba chức Thị trưởng New York. Hồi 2007, ông chuyển 900 triệu USD vào quỹ từ thiện của gia đình. Ngoài ra ông còn tham gia đóng góp cho quỹ của vợ chồng nhà Gates nhằm chống lại việc hút thuốc. Ngoài ra, ông còn góp 200 triệu USD cho trường cũ Johns Hopkins University nơi ông ngồi trong ban điều hành, 50 triệu USD cho liên hợp Princeton Carnegie và hơn 200 triệu USD cho hơn 850 tổ chức xã hội khác. Bloomberg từng tuyên bố sau khi nghỉ hưu và xa rời chính trị, ông sẽ dành toàn bộ thời gian để phân phát khối tài sản trị giá 16 tỷ USD.
9. Li Ka-shing

Image

Li Ka-shing, tổng số tiền đóng góp: 1,7 tỷ USD.
Ảnh: Forbes


Nhà hảo tâm của châu Á từng có tuổi thơ không mấy êm đềm khi phải bỏ học từ năm 15 tuổi để đi làm phụ giúp gia đình. Sau những thành công trên thương trường, ông thành lập quỹ từ thiện vào năm 1980, tập trung vào giáo dục và phổ biến văn hóa. Một trong những nơi được tỷ phú Li đóng góp nhiều nhất là Đại học Shantou, nơi nhận 420 triệu USD suốt nhiều năm liền. Vào tháng 1/2005, ông bán cổ phần tại ngân hàng Canada Imperial Bank of Commerce và trích ra 1 tỷ USD vào quỹ của mình. Hồi 2006, Li từng tuyên bố sẽ dành một phần ba trong khối tài sản 16,2 tỷ USD vào quỹ từ thiện mà ông thường âu yếm gọi là "đứa con trai thứ ba".
10. Dietmar Hopp


Image
Dietmar Hopp, tổng số tiền quyên góp: 1,25 tỷ USD.
Ảnh: Forbes


Đồng sáng lập của hãng phần mềm Đức SAP quyên góp tới 70% cổ phần do ông sở hữu hồi 1995 vào quỹ từ thiện mang tên ông. Quỹ Dietmar Hopp tập trung nghiên cứu chữa ung thư, các bệnh của trẻ em, và nâng cao tinh thần thể dục thể thao cho thanh thiếu niên. Tuy nhiên, việc quản lý tài chính của quỹ này không thành công dẫn đến việc năm 2003, Hopp lại thành lập ProJustitia, một tổ chức phi lợi nhuận làm các nghiên cứu khoa học về hệ thống luật pháp của Đức. Nếu không làm từ thiện, chắc chắn Hopp đã không bị rơi ra khỏi danh sách 793 tỷ phú thế giới trong năm nay và khối tài sản có thể đạt 2 tỷ USD.
11. Michael Dell

Image

Michael Dell, tổng số tiền từ thiện: 1,2 tỷ USD.
Ảnh: Forbes
Hồi 1999, Michael cùng vợ mình là Susan Dell thành lập quỹ mang tên họ với mục đích nâng cao điều kiện sống cho trẻ em nghèo tại vùng đô thị. Tiền được dành làm học bổng cho những em nhỏ có thành tích học tập tốt, và để quyên góp cho các trường học. Gần đây, Dell còn mở rộng hoạt động sang ngăn chặn bệnh béo phì ở trẻ em.
12. Klaus Tschira

Image

Klaus Tschira, tổng số tiền quyên góp: 1,1 tỷ USD.
Ảnh: Forbes


Cùng với Dietmar Hopp, người đồng sáng lập hãng phần mềm SAP đồng thời là nhà vật lý Klaus Tschira cũng từng góp 7 triệu USD từ cổ phiếu để thành lập tổ chức phi lợi nhuận Klaus Tschira Stiftung. Tổ chức này hỗ trợ nghiên cứu toán, khoa học công nghệ và khoa học tự nhiên. Là một nhà thiên văn nghiệp dư, tên ông được đặt cho một ngôi sao nhỏ. Ông đã rời bỏ SAP để dành trọn thời gian cho tổ chức từ thiện, hiện có trụ sở tại ngôi nhà cũ của người từng đoạt giải Nobel hóa học, Carl Bosch. Vài trong số những chương trình được Tschira tài trợ là hội trại máy tính và giao tiếp cho những người khiếm thị, các giải thưởng phần mềm dành cho những sinh viên ngành máy tính.
13. Stephan Schmidheiny

Image

Stephan Schmidheiny, tổng số tiền từ thiện: 1 tỷ USD.
Ảnh: Forbes


Là thế hệ thừa kế thứ tư của một hãng công nghiệp Thụy Sĩ - Đức, Stephan Schmidheiny, quyết định nghỉ hưu vào năm 2003 để dành toàn bộ thời gian cho công tác nhân đạo. Năm vừa rồi ông thành lập quỹ Viva Trust, đầu tư tiền vào công ty ống nước và trồng rừng Grupo Nueva. Lợi nhuận của công ty này được dùng cho các hoạt động phát triển xã hội tại Mỹ Latinh.
14. Ted Turner

Image

Ted Turner, tổng số tiền làm từ thiện: 1 tỷ USD.
Ảnh: Forbes


Có vẻ như Ted Turner là ngôi sao ngành giải trí đầu tiên chi tiền tỷ đề làm từ thiện. Trùm truyền thông của Mỹ từng nhiều lần chỉ trích các tỷ phú khác vì tội keo kiệt và không chịu phân phát đồng nào. Năm 1998, ông cam kết sẽ dành 1 tỷ USD cho các tổ chức nhân đạo thuộc Liên Hợp Quốc. Kể từ đó đến nay, hàng năm ông đều đặn chi tiền để thực hiện lời hứa, kể cả khi tài sản bốc hơi đáng kể sau vụ sáp nhập của hai hãng AOL và Time Warner.

User avatar
saulong
Posts: 114
Joined: Thu Aug 06, 2009 6:02 pm

Post by saulong »

Image


Đọc hồi ký của Nhạc sĩ Tô Hải

Vào cái đêm bước vào tuổi 80 được 8 tháng 26 ngày, nhạc sĩ Tô Hải đã viết những dòng sau đây cho đoạn kết cuốn hồi ký của mình: “Hãy cho tôi được chết như các anh Trần Độ, Lê Liêm…, khi đăng ‘cáo phó’ không có cái mục ‘đảng viên Đảng CSVN’, dù so với các anh, tôi chỉ là con tôm, con tép! Các anh đã ‘được khai trừ’. Các anh đã dám ‘công khai chống Đảng Cộng sản’, dám công khai nhận ‘bản án đầy vinh quang’! Không hề sợ hãi, cúi đầu. Không hèn lâu như tôi.” (trang 469)

Cầu nguyện như vậy, nhưng ông cũng đã vùng lên thét lớn: “Phải sống! Tôi phải sống. Vì có sống tôi mới có thể làm nhân chứng cho cái thời đại… đểu cáng nhất trong lịch sử nước tôi, chẳng tư bản, chẳng cộng sản, chẳng ra ngô ra khoai, chẳng phải, chẳng trái, chẳng luân, chẳng lý, chẳng luật, chẳng pháp, thậm chí chẳng cha mẹ, anh em, họ hàng, làng xóm gì hết!” (trang 375)

Người viết những dòng đó chính là người đã từng “vừa làm lính trong ‘tổ chức’ (Tô Hải vào Đảng Cộng sản từ năm 1949), vừa sáng tác, vừa biểu diễn với cả tâm hồn và trái tim, rất tự nguyện, rất hiến dâng, không mảy may mặc cảm, suy tính, tôi đã sẵn sàng ra chiến trường chết như một chiến sĩ với câu hát ‘Đấu tranh này là trận cuối cùng…’ trên môi” (trang 439), là người đã có công lớn trong sự nghiệp “dùng âm nhạc phục vụ động viên lính cụ Hồ”. (trang 439

Bởi thế cho nên ông đã sám hối một cách vật vã: “Gần hết cuộc đời, tôi vẫn chỉ là ‘con đại bàng… cánh cụt’, chạy lè tè trên mặt đất mà vẫn vấp ngã đến gãy mỏ, trụi lông… Nhưng, ‘vừa là tội đồ vừa là tòng phạm’, làm sao những con đại bàng cánh cụt kia có thể bay cao, bay xa? Thôi thì xin làm con sói của Alfred de Vigny, con bói cá của Musset tru lên tiếng rú cuối cùng, phanh ngực, xé lòng, hiến cho lịch sử một mẩu trái tim, một mẩu trí óc, một chút hơi tàn của thân xác.” (trang 54)

Tâm trạng ông giống như tâm trạng của Nguyễn Đình Thi sám hối lúc sắp từ giã cuộc sống:

“Tất cả người tôi còn nhiều bùn tanh
Mặt tôi nhuốm xanh, nhuốm đỏ
Tay tôi vương nhiều đồ bỏ
Nhiều dây nhợ tự buộc mình
Thôi! Xin tha cho mọi lỗi lầm
Quên cho những dối lừa khoác lác
Tôi biết tôi đã nhiều lần tàn ác
Và ngu dại còn nhiều lần hơn…”

Tô Hải đã từng van xin: “Hi vọng rằng sau khi đọc hồi ký này người đọc sẽ thương cảm cho tôi, cho các bạn tôi, những người ngây thơ, tội nghiệp, cả cuộc đời bị lừa dối và đi dối lừa người khác một cách vô ý thức” (trang 53). Ông nghĩ mình vừa là tội đồ, vừa là tòng phạm bởi vì: “Chúng ta mới dại dột làm sao! Chúng ta đã đánh đổi lương tâm trong sáng ấy lấy một thứ lương tâm đen tối không phải của mình. Lương tâm thời buổi đánh nhau của tao, của chúng mày, ơi các bạn của tôi, đều là lương tâm của… người khác! Lương tâm của ông Diệm, ông Thiệu chống cộng sản, lương tâm của ông Mác, ông Lê, ông Mao, ông Hồ không khoan nhượng với kẻ thù giai cấp!” (trang 92). Cho nên: “Ôi! Cái đầu biết nghĩ, trái tim biết xúc động làm khổ những con người có học như tao, như chúng mày đấy, các bạn của tao ơi! Thằng giàu có bên xứ người cũng như thằng trắng tay trong lòng tổ quốc đều có nỗi đau tự đánh mất hết tuổi trẻ của mình. Chúng mày cảm thấy lạc lõng giữa trời Âu, Mỹ. Còn tao, đau hơn, thấy mình lạc lõng trên chính đất nước mình, ngay giữa lòng con, cháu mình. Một cuộc tha hương trên đất mẹ.” (trang 91)

Sao lại cảm thấy “lạc lõng trên chính đất nước mình”? Vì, trong khi từ chốn thị thành ồn ào đến nơi thâm sơn cùng cốc, trẻ phải học, già phải tụng niệm rằng cuộc chiến Nam-Bắc vừa qua là cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thì Tô Hải cho rằng “Với tôi cũng như với nhiều người được đọc, được nghe và có được tí chút độc lập suy nghĩ thì cuộc chiến chống Mỹ chẳng có gì là bất ngờ. Cuộc ‘mà cả’ về Việt Nam đâu có ở Việt Nam. Nó diễn ra từ khi Nixon sang Tàu, Brezhnev sang Mỹ, ở các cuộc bắt tay, khi nóng, khi lạnh giữa các ông trùm chính trị ở các cuộc hội đàm công khai, bí mật và kết cuộc là sự ‘nắn gân’, đọ sức, mặc cả nhau bằng cuộc chiến leo thang ở Việt Nam. Đâu phải nó nổ ra từ vụ hải quân tí hon Bắc Kỳ dám ‘đánh cú liều’ vào tầu Maddox ở vịnh Bắc Bộ! Quần áo, mũ, giày, thắt lưng, bao đạn, lương khô… tất cả là… Tàu! Kalachnikoff, T54, Sam I, Sam II, Mig 17 hay Mig 21… tất cả đều đến từ Matxcơva… Còn dân Việt Nam chỉ có… người, mà con người Việt Nam thì chỉ cần đứng trước hai chữ ‘xâm lược’ là sẵn sàng, kẻ thù nào cũng… ‘oánh’!” (trang 266)

Trong tâm khảm ông, cuộc chiến tương tàn ấy thật là hãi hùng: “Tất cả những người từng nhìn tận mắt cảnh ‘tay phải chém tay trái’, từng khóc lặng trước cái chết của cả một tiểu đoàn, một đoàn xe, một đơn vị thanh niên xung phong, từng ngửi mùi xác chết ở các ngọn ‘đồi thịt băm’ trong chiến dịch Lam Sơn 719, liệu còn lòng dạ nào viết lên những khẩu hiệu như ‘Tiêu diệt đến tên ngụy cuối cùng’? Trong cuộc chiến đã được Việt Nam hóa, bên ăn cơm quốc gia cũng như bên uống nước lã cộng sản đã đẩy ra mặt trận cả trăm ngàn trai trẻ Việt để họ lăn xả vào chém giết nhau! Những ‘đồi thịt băm’ mới này còn kinh hoàng hơn nhiều so với ‘đồi thịt băm’ Khe Sanh, vì ở đó người Mỹ có đủ phương tiện dọn sạch những gì còn lại của một xác lính Mỹ. Trái lại, trong chiến dịch Lam Sơn 719, hàng trăm thây người chỉ là những đống thịt thối rữa phơi mưa, phơi nắng làm mồi cho hàng đàn quạ đen và chó hoang! Chẳng bên nào kịp lo chôn cất hoặc thắp bó hương cầu cho linh hồn họ được siêu thoát! Tôi có thêm dịp để tự đặt cho mình những câu hỏi: ‘Thằng Mỹ ăn cái giải gì trong cuộc chiến hao tài tốn của này?’ Hay: ‘Chỉ vì các anh là cộng sản nên tôi phải diệt?’ Hoặc: ‘Vì sao nhiều người sợ, nhiều người căm cộng sản đến thế?’ v.v…” (trang 288)

Không phải chỉ riêng Tô Hải, hồi ức chiến trường xưa càng rùng rợn bao nhiêu thì mặc cảm tội lỗi của các văn nghệ sĩ càng ghê gớm bấy nhiêu. Hãy nghe Chế Lan Viên:

“Mậu Thân, 2000 người xuống đồng bằng
Chỉ một đêm, còn sống có 30!
Ai chịu trách nhiệm về cái chết của 2000 người đó?
Tôi, tôi người viết những câu thơ cổ võ
Ca tụng người không tiếc mạng mình
trong mọi cuộc xung phong…”

Tô Hải không chỉ nguyền rủa cuộc chiến tranh Nam-Bắc tương tàn mà còn xét lại cả cuộc kháng chiến chống Pháp: “Sau này, loại thanh niên ‘yêu nước hồn nhiên’ bọn tôi đâu có dám lên tiếng khi nghe người ta tự tâng bốc kể công với lịch sử rằng: ‘Đảng đã lãnh đạo toàn dân nổi dậy đánh Pháp, đuổi Nhật giành tự do, độc lập cho đất nước!’ Và các nhà viết sử nhà nước cộng sản cũng lờ tịt luôn cái chuyện Việt Minh cướp chính quyền từ chính phủ quân chủ lập hiến Trần Trọng Kim — Không khác vụ lật đổ chính phủ Kerensky ở nước Nga trong lúc nội tình nước này đang bối rối. Thực tế lúc ấy là Việt Minh đã xuất hiện như tổ chức duy nhất, chỗ dựa duy nhất, lá cờ duy nhất, để lũ thanh niên ‘yêu nước ngơ ngác’ chúng tôi đi theo. Chúng tôi có biết gì đến cái đảng cộng sản cộng xiếc, nhất là ông Nguyễn Ái Quốc tức Hồ Chí Minh sau đó còn công khai tuyên bố giải tán Đảng của ông ta trước thế giới và đồng bào cả nước! Trong chính phủ có đầy đủ các vị Huỳnh Thúc Kháng, Phan Kế Toại, Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam, Vũ Hồng Khanh… và cả ‘cố vấn’ Bảo Đại nữa. ‘Quả lừa lịch sử’ bắt đầu chính là từ đây! Vận nước khốn nạn nhất cũng bắt đầu từ đây! Tại sao Việt Nam không độc lập như Mã Lai, Nam Dương, Ấn Độ, Thái Lan, Phi Luật Tân… mà phải qua 30 năm chém giết kẻ thù thì ít… mà chém giết nhau thì nhiều?” (trang 125)

“Không có ông Hồ, không có cái đảng này thì đâu đến nỗi cả dân tộc tôi bị chiến tranh tàn phá, anh em, họ hàng đâu đến nỗi chia lìa, chém giết lẫn nhau, đâu đến nỗi thua xa những nước cũng thuộc địa như nước tôi đến cả thế kỷ về mọi mặt.” (trang 388)

“Tại sao các dân tộc khác, xung quanh ta thôi, họ đều là thuộc địa của Anh, Pháp, Hà Lan, Mỹ lại được độc lập, tự do, mở mang đất nước, kinh tế phát triển? Còn Việt Nam? Cái gì đã để cho họ ghét tới mức thay nhau diệt sạch dân mình thế nhỉ? Hỏi tức là trả lời! Tôi đã một lần nữa khẳng định được lý do của cuộc chiến tranh này: Đây là cuộc chiến của loài người chống nạn cộng sản vô luân, vô đạo lý! Đây là sự hy sinh cực kỳ vô duyên cho cái chủ nghĩa không tưởng, cho sự tiếm quyền của một lớp người âm mưu làm vua của cái nước Việt Nam khốn khổ này bằng chiêu bài Độc Lập, Tự Do mà ở các nước, người ta đã có từ nửa thế kỷ nay rồi vì may mắn thay, họ không có Đảng Cộng sản cầm quyền!” (trang 272)

Ông như vừa trải qua một “giấc Nam Kha khéo bất bình” để rồi tỉnh dậy bàng hoàng thấy “Trước mắt ngày nay chẳng có cái gì hết, không lý thuyết cách mạng vô sản, không đảng cộng sản, không ‘Bác Hồ’ anh minh lãnh đạo mà chỉ là một cuộc vơ vét cuối cùng của đoàn thủy thủ chuẩn bị nhảy khỏi con tầu sắp đắm với hành khách là nhân dân Viêt Nam bất hạnh! Đoàn thuỷ thủ ấy gồm những tên lưu manh vô học, những tên giám-đốc-không-vốn, những tay cầm đầu hải quan mà buôn lậu, những tay phụ trách tư pháp, toà án, thanh tra chuyên nghề kết án người vô tội, những tên quản lý nhà đất mà cướp nhà, cướp đất để chia nhau vô tội vạ, những kẻ buôn lậu ma tuý nằm ngay trong những trung tâm đầu não chống ma túy. Và ở bậc cao nhất của cung đình là những tên đại lưu manh trơ tráo, chẳng Mác chẳng Xít gì, đang trấn áp, đe dọa người dân bằng nhà tù, súng đạn, để ăn cướp bất cứ thứ gì có thể cướp, vơ vét của cải đất nước làm của riêng, lấy tiền bỏ vào các tài khoản khổng lồ ở nước ngoài do con, cháu, bồ bịch, tay chân chúng làm chủ!” (trang 79)

Ông không tin vào thực tài của những người lãnh đạo khi nhân ra: “Hàng lô hàng lốc những ông giám đốc, tỉnh uỷ, trung ương uỷ viên, đại biểu Quốc hội đều có bằng tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân… mà chẳng hề có tên trong hồ sơ sinh viên, nghiên cứu sinh ở bất cứ trường đại học nào! Hầu hết đều là tiến sĩ, thạc sĩ… Mác-Lênin, tốt nghiệp ở cái trường Đảng do ông giáo sư tiến sĩ tên Nguyễn Đức Bình, uỷ viên ‘bộ chính troẹ’ làm… giám đốc!” (trang 395)

Với những người lãnh đạo như thế thì lời cảnh báo sau đây của Tô Hải không phải hoàn toàn không đáng lưu tâm: “Cái đểu cáng nhất của bọn cầm quyền hiện nay là chúng dám làm bất kỳ điều gì có thể làm miễn ních đầy túi tham. Chúng sẵn sàng bán nước cho bất kể kẻ nào muốn mua, dù là Tầu, Mỹ, hay Nga. Một ngày nào đó chúng sẽ tuyên bố giải tán Đảng chưa biết chừng. Đó là lúc chúng đã ‘hạ cánh an toàn’ với đống của cải chiếm được. Cũng chưa biết chừng có những tên còn tự đứng ra, hoặc cho con cháu đứng ra lập Đảng này, Đảng nọ, rồi lớn tiếng chửi cái Đảng hiện tại hơn ai hết… để lại chiếm những ghế ngon lành trong một chính quyền mới của những tên tư bản đích thực mà chính chúng sẽ là đại diện!?” (trang 404)

Lời cảnh báo của Tô Hải càng làm ta sửng sốt, lo ngại khi thấy người ta ầm ầm đưa Trung Quốc vào Tây Nguyên, thiết lập xa lộ thênh thang nhất, hiện đại nhất dẫn thẳng từ Trung Quốc đến Hà Nội, lập đường dây nóng giữa các nhà lãnh đạo Việt Nam hiện nay với các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Càng kỳ lạ hơn là người ta không chỉ đàn áp các đám biểu tình ở trong nước mà cả đồng bào Việt Nam ở các nước khác biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lấn lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam!

Đối với Cụ Hồ, nhiều tư liệu có thể tin là xác thực đã chỉ rõ rằng Cụ từng cưới một bà y tá người Trung Quốc tên là Tăng Tuyết Minh làm vợ (đám cưới này có cả vợ ông Chu Ân Lai dự), Cụ cũng từng có một con trai với bà Nông Thị Xuân (người con trai này tên là Nguyễn Tất Trung, hiện đang ở Hà Nội). Về chuyện này, nhạc sĩ Tô Hải đã có cái nhìn thể tất: “Ông ta cũng là con người, cũng có quyền lấy vợ đẻ con, thậm chí ba bốn vợ như ông Lê Duẩn, cũng có quyền bồ bịch như ông Mitterand, ông Clinton chứ! Cái tội của ông là do bọn gọi là cộng sản An Nam phong kiến cố tình dựng ông ta lên thành ‘thánh sống’ (và ‘thánh chết’) để lừa bịp cái dân tộc đa số là nông dân thất học, đầu óc còn mê muội về thánh về thần. Ông ta chỉ là một nhà cách mạng chính hiệu cuồng tín với chủ nghĩa Mác-Lê mà thôi.” (trang 388)

Người viết bài này thì cho rằng, cả những người tô vẽ Cụ Hồ thành ông thánh, là vị cứu tinh; cả những ai thóa mạ Cụ là tên dâm tặc, là tội đồ dân tộc đều không đúng. Thực tế, Cụ cũng chỉ là một con người, một con người tài trí, tài trí đến mức có thể làm được những việc rất phi thường theo ý Cụ. (Đánh giá những việc làm ấy là công to hay tội lớn? Lịch sử sẽ còn bàn thảo công phu và sẽ được phán xét công minh.)

Đã là người thì có hỷ, nộ, ái, ố, dục, có xấu tốt, có đúng sai. Người ta thường cho rằng cái sai lớn nhất của Cụ Hồ là đã đưa chủ nghĩa Marx-Lenin vào Việt Nam.

Nếu chỉ lợi dụng chủ nghĩa Marx-Lenin để huy động được nông dân và lực lượng vô sản vào cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc thì chẳng nói làm gì. Đàng này, đúng như nhà văn Nguyễn Khải đã nói trong hồi ký “Đi tìm cái Tôi đã mất”: “Quả thật dân tộc Việt Nam đã thắng lớn trong phong trào đấu tranh giải phóng nhưng lại thua đậm trong công cuộc xây dựng một xã hội tự do, công bằng và dân chủ. Thoát ách nô lệ của thực dân lại tự nguyện tròng vào cổ cái ách của một học thuyết đã mất hết sức sống. Dân mình sao lại phải chịu một số phận nghiệt ngã đến thế!”

Như tự kiểm cuối đời, như lời di huấn viết lúc đã ngọai bát tuần, học giả Nguyễn Khắc Viện cũng thổ lộ: “Đời tôi là đời một thằng ngây thơ. Trong hai chữ ‘thơ’ và chữ ‘ngây’, tôi xin giữ lại cho mình chữ ‘thơ’ vì đã đi theo kháng chiến, còn cái chữ ‘ngây’ để chỉ cái sự đi theo chủ nghĩa xã hội thì xin… vứt nó đi!”

Tô Hải thì quyết liệt hơn. Ông rền rĩ thống thiết: “Tinh hoa đất nước giờ đâu tá? Ai cũng hèn như tôi sao?… Ai sẽ đưa con thuyền Việt Nam khỏi con đường vô định này, nếu những người hèn vẫn không dám nhận là mình hèn, không kiên quyết giã từ cái ngu dại, không lên án những gì mà mình lầm tưởng là ‘vinh quang rực sáng’ lại chính là ‘tội lỗi ngút trời’, không biết khuyên nhủ con cái chớ có giẫm vào vết chân đầy máu và nước mắt mà mình đã đi qua… Phải kiên quyết giã từ cái quá khứ đầy vinh quang vô ích của mình. Chỉ có sự giác ngộ chính trị cuối cùng này mới giải toả được mọi nỗi đau. Sự ‘trở cờ’, ‘phản bội’ để ‘đi tìm một sự trung thành mới’ như Jean Paul Sartre nói không ai dám làm ư? Vì còn… sĩ diện! Vì còn bị quá khứ níu kéo? Bỏ một thứ tà đạo, một niềm tin mù quáng, vứt vào sọt rác cái chiêu bài hoen rỉ, mốc meo, chẳng khác gì ly dị một con vợ độc ác, chẳng yêu gì mình khó lắm sao? Sao rất ít ‘thức giả’ dám tuyên bố công khai: Tôi từ bỏ chủ nghĩa cộng sản?” (trang 411)

Và: “tôi đã nhận ra cái nhục của một thằng suốt đời ăn theo, nói leo, nói dối, đã nhìn thấy bộ mặt thật của cái chủ nghĩa bất lương mà tôi đi theo một cách vô tình và bất đắc dĩ, nhưng không dám rời bỏ nó”. (trang 301)

Nỗi đau khổ đến quằn quại của những người có lương tri như ông còn bị nhân lên là do: cứ tưởng được người ta dắt dẫn mình rồi mình cũng như tình nguyện cùng họ dụ dỗ bao nhiêu đồng bào đổ cả núi xương, sông máu, cả biển đầy nước mắt mồ hôi để xây dựng nên một mô hình xã hội “triệu lần hơn… ” thế nào kia; hóa ra, quanh quéo sao lại trở về với kinh tế thị trường. Cho nên ông không thể lòng không nhủ lòng: “Phải nói lên cho mọi người biết rằng cái giá mà cả dân tộc phải trả bằng hàng chục triệu mạng sống để đổi lấy cái… ‘thị trường tự do’ là cái sẵn có ở các nước cựu thuộc địa nghèo nàn lạc hậu như hoặc hơn Việt Nam trước đây, chẳng cần đến đảng cộng sản, chẳng cần đến các lãnh tụ vô cùng sáng suốt và duy nhất đúng đắn, chẳng cần đến chiến tranh, chẳng cần đến cái gọi là ‘chủ nghĩa anh hùng cách mạng’.” trang 282)

Trớ trêu và cay đắng sao: “những người cộng sản bỗng bừng tỉnh, thấy mình trót bỏ phí cuộc đời để theo một lý tưởng ba lăng nhăng. Vậy thì tội gì mà không tương kế tựu kế, cứ phất cái ngọn cờ rách cộng sản lên mà lập thành một đảng mới, một đảng mafia, làm giầu cho mình và cho con cháu! Cuộc vơ vét bằng hết của cải, tài nguyên đất nước vào tài khoản của mấy thằng cộng sản to đầu nhất bắt nguồn từ những ngày chiếm được ‘viên ngọc Sài Gòn’. Cái trò đánh lận con đen, thay chủ nghĩa cộng sản đạo đức giả bằng chủ nghĩa tư bản đỏ đích thực bắt đầu từ đây.” (trang 360)

Ngộ nghĩnh mà oái oăm sao, mới hôm qua người ta coi giầu có là kẻ thù và tôn cái nghèo lên hàng lãnh tụ, người ta coi “mo cơm, quả cà với tấm lòng cộng sản” là lý tưởng… thì hôm nay, người ta hô toáng lên: “Đảng viên phải biết làm giầu”. Báo Nhân Dân ra ngày 15 tháng 6 năm 1994 còn nêu quy định giầu có là một trong 5 tiêu chuẩn để được bầu vào cấp ủy Đảng.

Cho nên Tô Hải ngao ngán vì quá đỗi thất vọng: “Không cách nào cứu vãn được tâm hồn, đạo đức của một dân tộc khi cả dân tộc đó chạy theo một cuộc thi kỳ quái được công khai khuyến khích: Làm giàu! Đáng sợ hơn là người ta thi nhau làm giàu trên cơ sở… hai bàn tay trắng và cái đầu… rỗng tuếch, cái mồm sẵn sàng nuốt tất cả sắt, thép, nhà, cửa, gỗ, quặng, xi măng… Tiền, vàng, đất đai là của ‘trời ơi’, ‘của chùa’, giờ đây nằm gọn trong tay kẻ có chức, có quyền! Cái chủ nghĩa ‘tư bản rừng rú’, cái thị trường tự do định hướng xã hội chủ nghĩa có một không hai trong lịch sử loài người đã đẻ ra những quái thai ‘tư bản đỏ’, không tài, không vốn và hầu hết không đầu!” (trang 92)

Thật vậy, người ta cứ cố duy trì cho được cái thứ mặt người “kinh tế thị trường”, chân tay quỷ “định hướng xã hội chủ nghĩa” là để tạo ra tình trạng “đất đai là của ‘trời ơi’, ‘của chùa’”. Có thế người ta mới có thể biến hóa để những thứ đó: “giờ đây nằm gọn trong tay kẻ có chức, có quyền”!

Cho nên ngày nay “ở Việt Nam không có cá nhân ăn cắp, ăn cướp mà chỉ có ăn cắp, ăn cướp tập thể, ăn cắp ăn cướp theo băng đảng qua cách phân phối của cải chiếm được. Có tài thánh cũng chẳng truy ra nổi nguồn gốc tài sản mà bốn đời làm việc, với lương bộ trưởng, một người cũng chẳng xây nổi căn nhà đáng giá hàng nhiều ngàn lần tháng lương của anh ta! Nghĩa là có chính sách cho sự ăn cắp và ăn cướp công khai và… có tổ chức.” (trang 389)

Gần kết thúc Hồi ký, Tô Hải lại hơn một lần rền rĩ: “cuộc đời không cho phép tôi… chết sớm như các bạn Xiêm, Ích, Tước, Niệm, Hòa… mà bắt tôi phải sống, sống để trở thành một thằng hèn, hèn cho đến những ngày ‘vừa viết vừa run’ tập hồi ký này.” (trang 440)

Nhưng…

*

Trước sự kiện Khổng Tử đem con gái gả cho Công Dã Tràng, Luận ngữ đã bình rằng:

Công Dã Tràng là học trò của Khổng Tử, đã từng bị ngồi tù. Khổng tử vẫn bằng lòng đem con gái mình gả cho Công Dã Tràng. Vì sao? Theo Khổng Tử, phạm tội mà vi phạm điều nhân là kẻ vô đạo thất đức, phạm tội mà không vi phạm điều nhân là người đáng thương. Công Dã Tràng tuy có tội, nhưng không vi phạm điều nhân. Cho nên vẫn là con người có nhân, kiên trì phấn đấu sẽ đắc đạo (về sau được tôn lên làm bậc tiên hiền), Khổng Tử quyết gả cho Công Dã Tràng để thể hiện lòng tin của mình vào học trò.

Tô Hải dù đã tự nguyện chui vào rọ cộng sản (tức ngồi tù) nhưng không vi phạm điều nhân (chẳng những thế còn làm điều nhân thật đáng trân trọng là đã trên dưới tám mươi, lại đau yếu mà vẫn cậm cạch ngồi viết cuốn hồi ký đầy tâm huyết, rất giá trị này). Cho nên, rồi đây khi đi gặp Khổng Tử, chắc ông nhạc sĩ này sẽ được Khổng Tử gả cho con gái đẹp như “Nụ cười sơn cước” (1).

Chỉ đáng trách là có những bọn người không hề bị “ngồi tù” (hoàn toàn khác chúng tôi, họ không hề bị Mác – Lê mê hoặc, không hề tin vào chủ nghĩa cộng sản mặc dù họ đang cầm thẻ đỏ), nhưng nhờ cả một thế hệ “yêu nước hồn nhiên”, “yêu nước ngơ ngác”, “yêu nước dại khờ”… đổ hết máu xương, mồ hôi nước mắt ra xây ngai vàng hôm nay cho họ được chễm chệ ngồi; để rồi, có ai đó than thân trách phận, ai đó thức tỉnh đem trải nghiệm bản thân ra khuyên nhủ họ thì liền bị họ xua sai nha lục soát, tra vấn, tống tù hay lệnh cho bọn bồi bút vô liêm sỉ trổ tài khuyển mã xuyên tạc, bôi bẩn, lăng nhục. Bất kể đấy là những người đáng bậc cha, bậc anh, bậc thầy của họ.

Gấp Hồi ký lại, tôi ngâm thầm câu hát ngày xưa: “Hỡi gió chiều có nhớ chăng? Mãi mối tình còn vấn vương” (2). Và, tôi thương, tôi yêu Tô Hải.

Hà Nội ngày 24 tháng 8 năm 2009
© 2009 Nguyễn Thanh Giang

nguồn http://www.talawas.org/?p=9395

Chú thích :
(1) Tên một bài hát của Tô Hải
(2) Lời trong bài hát "Nụ cười sơn cước" của Tô Hải

Post Reply