Cà Phê...Vịt

Buồn vài phút xin ghé thăm đây; muốn tán gẫu ghé đây... Chia sẻ tâm tư vô đây.... Không biết nói gì làm gì vô đây!!! Bài viết sẽ giữ lại trong 7 ngày và quá hạn sẽ đi vào thiên cổ của không gian Cyber!!!

Moderator: khieulong

User avatar
nangchieu
Posts: 2060
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Post by nangchieu »

MỘT BẤT NGỜ ĐẾN TỪ XA XƯA

Image
"Baby in the box" của Chick Harrity.
Mặc dù Chick Harrity được mọi người biết đến như là một phóng viên ảnh với 33 năm kinh nghiệm đặc trách Toà Bạch Ốc cho hãng thông tấn AP và U.S. News, nhưng bức ảnh được yêu thích nhất của ông lại là một bức ảnh ông chụp vào năm 1973 ở Việt Nam. Trong bức ảnh đó, một cô bé gái đang nằm ngủ say trong một cái thùng giấy trên một đường phố Saigòn bên cạnh người anh trai của mình.

Bức ảnh này, khi xuất hiện trên báo chí khắp thế giới, đã làm dấy lên một làn sóng ủng hộ trẻ em mồ côi ở Việt Nam. Các gia đình người Mỹ đã nhận nuôi hàng ngàn trẻ em Việt Nam. Gia đình Evelyn Heil ở Springfield, Ohio đã dầy công tìm kiếm cô bé ở trong hình và nhận đem cô về Mỹ nuôi. Họ đặt tên cho cô là Nhanny. 32 năm sau (ngày 21 tháng 5 năm 2005), người phóng viên nhiếp ảnh Chick Harrity được trao tặng giải "Lifetime Achievement Award" (Giải Thưởng Thành Tựu Một Đời, được xem là vinh dự cao qúy nhất).

Khi ông bước lên sân khấu để nhận giải, ánh đèn bỗng chiếu đến một cô gái đang từ từ bước đến bục trao giải, một phần hoàn toàn không có trong phần tập dợt cho buổi lễ.

Image
Tổng thống George W.Bush tại buổi lễ.
Cô gái ấy là...Nhanny. Ban tổ chức đã dành cho Chick Harrity một ngỡ ngàng xúc động khi để chính nhân vật trong tác phẩm đặc biệt này của ông lên trao cho ông giải thưởng "Thành Tựu Một Đời". Tất cả mọi người dự lễ trao giải hôm ấy đã khóc khi nhìn thấy Chick Harrity ôm chầm lấy Nhanny. Chick Harrity nói trong nước mắt, "Một bức ảnh có thể lam thay đổi cuộc sống của nhiều người. Bức ảnh đó chắc chắn đã làm thay đổi cuộc sống của cô ta. Chúng ta, những phóng viên nhiếp ảnh có thể ảnh hưởng thế giới."

Phan Bích Vân

User avatar
TheLang
Posts: 1960
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:43 am

Post by TheLang »

Image

Mười Thương

Một thương răng trắng như ngà
Phải chi bớt tật ăn quà thì hay.
Hai thương mười búp măng tay
Nếu không "ngắt, véo" hẳn hay quá chừng.

Ba thương môi mọng ngập ngừng
Vui không cười ré, quá chừng là duyên!
Bốn thương đôi mắt hạt huyền
Giận không trừng trợn, hẳn tiên cũng nhường.

Năm thương áo trắng qua đường
Không giăng hàng chạy, dễ thương hơn nhiều.
Sáu thương học giỏi thầy yêu
Phải chi bỏ tật tự kiêu, tuyệt vời!

Bảy thương nét mặt rạng ngời,
"Cúp cua" môi vẫn tươi cười thì... thua!
Tám thương "Ý" khoái món chua
Nhưng không xả rác, ném đùa lung tung.

Chín thương má đỏ thẹn thùng
Mười thương "Ý" biết ngượng ngùng sửa sai.


Siu tầm

User avatar
VuPhong
Posts: 2910
Joined: Wed Dec 01, 2004 4:28 pm

Post by VuPhong »

Báo chí Mỹ xôn xao vì quần đùi của Michelle Obama

Những bức ảnh đệ nhất phu nhân Mỹ Michelle Obama bước xuống chiếc phi cơ tổng thống trong chiếc quần đùi khiến báo chí Mỹ "toát mồ hôi".
Nhiều người cho rằng bà đã khoe quá nhiều da thịt.

Image
Michelle Obama mặc quần đùi bước xuống chiếc Air Force One. Ảnh: AP.
Ảnh được chụp khi gia đình tổng thống Mỹ đi nghỉ cuối tuần ở Grand Canyon, vùng được cho là nóng nhất Mỹ. Anya Strzemien - cây viết thời trang của tờ Huffington Post - biết chắc nhiều người sẽ xôn xao bàn tán khi bà thấy bức ảnh Obama mặc quần đùi.

"Tôi nghĩ việc Michelle mặc quần đùi rất đáng thành tin vì bà là đệ nhất phu nhân và ngồi trên chiếc Air Force One", Strzemien nói. "Tôi để tâm tới điều này với tư cách một người đưa tin. Đây là sự kiện lần đầu tiên diễn ra. Nhà Obama có rất nhiều cái 'đầu tiên'".

Cây bút này cũng đăng một trưng cầu ý kiến độc giả trong bài viết cuối tuần qua. Phần lớn người đọc ủng hộ trang phục của Obama. Tuy nhiên, cũng có người nói rằng bà mặc như thế là không thích hợp hoặc quá ngắn.

Hãng tin AP đã điểm một vòng sự xuất hiện của bà Obama trên các báo khác về chuyện trang phục nghỉ hè. Chương trình Today của kênh NBC cũng đăng một trưng cầu ý kiến độc giả trên website của họ và có tới 300.000 người bỏ phiếu. Bài viết này cũng nhận được số bình luận nhiều nhất trong năm 2009 của chương trình. "Người ta thích nói về Michelle Obama", Dee Dee Thomas, nhà sản xuất của Today, cho hay.

Rõ ràng, báo chí rất thích nói về đệ nhất phu nhân Mỹ. Nhiều tờ báo lên tiếng ủng hộ bà, nói rằng bà mặc quần đùi vì đi nghỉ cuối tuần ở vùng sa mạc nóng bỏng. "Bà ấy nên mặc gì tới Grand Canyon cơ chứ? Quần dài à? Hay váy dạ hội? Các vị mặc gì khi đi nghỉ hè?", Elizabeth Snead, cây bút của Los Angeles Times, viết.

Bà cũng nhận được không ít lời chỉ trích. "Tại sao bà ấy không mặc quần vải lanh cơ chứ? Như thế đẹp hơn", Charlie Smith, một độc giả của Today, bình luận. "Dù đi nghỉ thì bà ấy cũng nên tôn trọng văn phòng tổng thống và nước Mỹ chứ".

Tuy thế, đa số ý kiến là ủng hộ Obama. "Đệ nhất phu nhân Michelle Obama trông rất đẹp trong chiếc quần đùi. Nó thậm chí không đáng bị đưa tin. Để bà ấy yên", Joann Begonja, ở New York, nhận định.

Văn phòng của Obama không bình luận gì về vấn đề này.

Thomas, nhà sản xuất của Today, nhận định bà không ngạc nhiên vì làn sóng ủng hộ Obama. "Bà ấy là mẹ của hai cô bé tuổi teen, lại đang đi nghỉ ở nơi nóng nhất đất nước", Thomas nói.

Mary Tomer - nhà sáng lập blog Mrs-O.org - cho rằng chính báo chí làm ầm ĩ về quần đùi của bà Obama. "Nhiều người tự hỏi, sao chuyện này mà cũng thành tin", Tomer nói. "Ai mà không mặc quần đùi khi đi nghỉ ở Grand Canyon với gia đình cơ chứ?".

Mandi Norwood - tác giả cuốn sách về phong cách của đệ nhất phu nhân - cho rằng kiểu ăn mặc đời thường khiến Obama trở thành một biểu tượng thời trang. "Người ta không thể nghĩ bà là một người gần gũi nếu lúc nào cũng mặc đồ xịn", Norwood nhận định.

Norwood không cho rằng mặc quần đùi tôn lên vẻ đẹp của Obama song chuyện ầm ĩ quanh nó "thật nực cười". "Nhưng dù sao, chuyện bàn tán này cũng rất thú vị", hãng tin AP trích lời Norwood nói.

Hải Ninh

User avatar
ThienThu
Posts: 757
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:38 am

Post by ThienThu »

Image

Những đôi mắt chết

Trần Mộng Tú
Chúng tôi đang đi chơi xa nhà 800 dặm, nghỉ lại hai đêm ở Bed & Breakfast của thành phố Polson, Montana. Ðó là một ngôi nhà trung bình, không lớn lắm như khách sạn, bên ngoài, các khung cửa sổ và lối đi phủ kín hoa đỏ, trông như ngôi nhà vẽ trong sách thiếu nhi. Bên trong trưng bày kín đặc những sưu tầm đồ cũ kỹ (không biết đã thuộc đồ cổ chưa?) Từ những kiểu nón mũ của phụ nữ từ thập niên 50, đến 300 cái đĩa treo trên tường, đủ hình ảnh, sinh hoạt của khoảng sáu mươi năm về trước; ly, tách, máy may, gương, lược, đồ chơi trẻ em cách đây vài chục năm, và trong một hộp kính giữa phòng khách, bày khá nhiều nữ trang có mặt đá lấp lánh. Tất cả trưng ra như một cái viện bảo tàng nhỏ. Ngôi nhà nhìn ra hồ có tên là Plathead Lake (người da đỏ đặt tên) một cái hồ trông rộng như sông, chảy ngay giữ lòng thành phố, phía bên kia là những vườn Anh Ðào đang mùa ra trái, ửng đỏ, phản ảnh với mặt nước trong xanh. Dưới mặt trời mùa Hè, phong cảnh trở nên rất ngoạn mục, hấp dẫn du khách phương xa, nhìn hoài không chán mắt.

Tối đầu tiên, sau một ngày lái xe đường trường, hơi mệt, tôi rơi ngay vào giấc ngủ. Trong giấc ngủ, tôi rơi vào một giấc mơ không có liên quan gì đến những phong cảnh, sự việc của ngày hôm đó.

Tôi mơ thấy một chị bạn thân của gia đình (hiện vẫn ở Việt Nam) chở tôi bằng xe gắn máy đến một buổi chợ chiều, hình như ở miền Trung. Ðó là một cái chợ đã vắng ngắt, không còn ai. Ngay trước cửa chợ, có một người đàn bà khoảng 40 tuổi, ngồi với một mẹt khoai trước mặt, phía sau lưng chị thấy hun hút và tối, im ắng. Bên cạnh chị có ba thằng bé, đứa lớn nhất khoảng 5 tuồi, thằng bé nhất cỡ 2 tuổi.Cả ba đứa trông xanh xao vàng vọt trong buổi chiều tắt nắng. Mẹt khoai chỉ có năm củ. Tôi cúi xuống hỏi mua, chị lựa ba củ lớn nhất đưa cho tôi, nói:

- Cô cho 3 đồng, hai củ nhỏ này để lại cho các cháu ăn.

- 2 đồng thôi.

- Dạ.

Tôi mặc cả 2 đồng, nhưng khi đưa tiền, tôi nhớ rất rõ là trả 3 đồng, và thấy còn tờ 10 đồng trong tay, tôi đưa nốt cho chị. Hình như thấy sự rộng rãi của khách, chị ngước mắt nhìn tôi. Chao ôi! Ðó là đôi mắt buồn rười rượi của một người đã chết (Người đã chết làm sao mà nhìn được, nhưng sao nhìn vào cặp mắt đó, tôi tưởng như người đó đã chết rồi). Cho đến bây giờ ngồi viết những dòng này, tôi vẫn còn nhớ thật rõ ràng ánh mắt buồn, lạ kỳ đó. Chị nhìn tôi, nói khẽ:

- Cô có muốn buôn cau với em không?

- Buôn cau thì cần bao nhiêu tiền, tôi hỏi.

- 100 đồng cô ạ.

Giấc mơ chỉ đến đó, tôi giật mình tỉnh dậy, bóng đêm vẫn dầy đặc trong phòng, tôi nhìn đồng hồ, thấy 3 giờ sáng. Ðôi mắt người đàn bà đó theo tôi cho đến bây giờ.

Cả ngày hôm sau trong lúc đi gặp người này, người kia, đi ăn, đi chơi, nói đủ mọi thứ chuyện, tôi vẫn bị giấc mơ đó lảng vảng trong đầu. Ðêm đó, trước khi đi ngủ, tôi để hết tâm trí mình vào chuyện người bán khoai của buổi chợ chiều, tôi cứ tâm niệm xin cho được gặp lại chị trong mơ tối nay, xin cho được mơ tiếp giấc mơ, tôi còn ngu ngơ lấy sẵn tờ giấy 100 đồng, kiếm cái áo có túi, bỏ vào, mặc trước khi đi ngủ.Cứ tưởng làm như thế thì sẽ gặp lại chị trong mơ, đưa cho chị tiền để chị buôn cau nuôi ba đứa nhỏ èo uột.

Trong những đêm kế tiếp, tôi chỉ lơ mơ thấy hình như mình đi mua mấy cái nón mùa Hè ở Mỹ, hình như mình đi leo núi, rồi quên ngay. Giấc mơ tỉnh dậy, không nhớ hết.

Ðêm kế tiếp tôi cũng mơ, và tôi vẫn mơ những giấc mơ không thành chuyện, hoặc thành một cái chuyện chẳng có đầu chẳng có kết. Những giấc mơ như trăm ngàn giấc mơ khác của một người nằm ngủ. Tôi không gặp lại người đàn bà với ba thằng con trai èo uột, với cái mẹt khoai có ba củ to, hai củ nhỏ nữa. Người đàn bà có cặp mắt thật lạ kỳ, mà tôi nghĩ chỉ một người âm mới có.

Tôi không tin vào chuyện đốt vàng mã thành tiền cho người chết, mà có tin thì cũng đâu có biết tên của chị mà khấn, nhỡ có ai đó ở dưới âm lấy mất của chị thì sao?

Tôi tự hỏi: Hay là mình gửi một trăm đồng về Việt Nam nhờ người thân ra chợ vào buổi chiều, gặp ai bán khoai thì cho người ta. Nhưng nếu gặp hai, ba người thì biết cho ai? Ở chợ thiếu chi người bán khoai. Thì chọn người nào có ba thằng bé con trai, chọn người nào có cặp mắt âm hồn. Thật là khó, nhưng nếu không cho thì cặp mắt đó cứ ám ảnh tôi hoài, tôi nghĩ như mình đang thiếu ai một món nợ mà không bao giờ trả được.


Tôi trở lại nhà sau một tuần đi xa, sau một tuần không đọc báo, không gọi điện thoại, không đọc điện thư. Mấy hôm nay bắt đầu làm việc lại, đọc báo trước: Báo hàng ngày trên mạng, báo tuần và báo tháng (gửi đến nhà) Báo nào mở ra cũng có mục: Phụ nữ Việt Nam làm gái bán dâm (tự nguyện hoặc bị lừa). Báo Người Việt, ngày 7 Tháng Bảy, 2009 đăng tin 51 phụ nữ Việt lại xếp hàng cho 5 người đàn ông Ðại Hàn lựa vợ. Những cô gái này phần đông thuộc về vùng An Giang, Ðồng Tháp, Kiên Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ. Nơi trước 1975 dù đất nước còn chiến tranh, những phụ nữ sinh ra ở đây là những người phụ nữ nổi tiếng với vẻ đẹp hồn nhiên, chất phác. Những địa phương kể trên kế cận nhau, như: An Giang, có Tây Bắc giáp với Campuchia, Tây Nam giáp với Kiên Giang, phía Nam giáp với Cần Thơ và phía đông giáp với Ðồng Tháp. Ai cũng biết dân ở đây cứ mười người thì tám người sống về nghề nông, nhưng bây giờ người ta than càng ngày công việc đồng áng càng khó khăn. Một là ruộng không còn thuộc về tư nhân, hai là ruộng càng ngày càng ít đi, vì nhà cửa xây cất thêm lên, và đất đai bị những người có quyền chức chiếm hết. Các thôn nữ sinh sau, lớn lên, đời sống rất khó khăn, cứ bỏ làng lên tỉnh, tha phương cầu thực. Ít học (phần đông chỉ biết đọc, biết viết,) cái vốn để sinh sống duy nhất chính là thân xác mình.

Hình ảnh trên báo thấy các cô, có người lấy tay che mặt, có người nhìn rõ mặt. Những cô gái còn rất trẻ, cô nhỏ từ mười sáu, cô lớn chưa đến ba mươi. Tôi nhìn hoài những tấm hình đó, thấy hình như có một điều gì quen quen, ngờ ngợ trên những khuôn mặt họ. Hình như mình đã gặp họ ở đâu? A, tôi nhớ ra rồi: Những đôi mắt, chúng giống hệt đôi mắt của người đàn bà bán khoai trong giấc mơ, đôi mắt của người đã chết. Những cô gái này không có cái mẹt với mấy củ khoai đem đi bán, các cô chỉ có cái món hàng chính là thân thể mình để đem bán, và đang bày ra cho người mua lựa chọn. Những đôi mắt đó rõ ràng là mắt của người còn sống nhưng sao trông như mắt của người đã chết. Những cô trong một vài tấm hình khác, khi in lên báo, hoặc lên mạng, người ta làm nhòe đi một phần mặt, để khỏi bị người quen biết nhận diện, phần nhiều những vệt nhòe đó bôi qua đôi mắt.

Như vậy dù ở tấm hình nào, cũng là những đôi mắt tự chết, hay bị chết. Có phải các cô đã biết mình có thể bị chết ở một vùng đất xa xăm nào đó như chị, em, bạn gái mình đã chết trước đây, hoặc coi như mình chấp nhận một cái chết của số mệnh, cái chết của linh hồn mình thể hiện qua những đôi mắt đó.

Tôi để hoài tiền trong túi mỗi đêm trước khi đi ngủ, vẫn không tìm được lại người đàn bà bán khoai có đôi mắt chết trong giấc mơ, để giúp vốn cho chị buôn cau. Ðiều đó làm tôi buồn bã lắm!

Tôi cũng chẳng biết làm sao mà cứu được những đôi mắt chết của các cô gái trong hình hồi sinh, khi tôi không biết làm cách nào giúp cho những cô gái đó (và thêm bao nhiêu cô nữa) có vốn buôn một cái gì đó thay vì buôn bán chính thân mình.

Ở quê tôi, ai là người chịu trách nhiệm đã làm cho những người đang còn sống mang trên mặt những đôi mắt của người đã chết? Họ có buồn bã như tôi đang buồn bã hay không!

TMT
Tháng Bảy, 2009

User avatar
saulong
Posts: 114
Joined: Thu Aug 06, 2009 6:02 pm

Post by saulong »

Image

Mộng hay Thực

Huy Phương
Tôi không có khả năng để phân tích những hiện tượng tâm lý, đưa chúng ta vào việc khám phá ý nghĩa của các giấc mộng, nhưng một cách đơn giản người ta thường nghĩ mộng là hiện tượng ẩn ức của tâm lý, mộng thể hiện những dồn nén những ao ước của đời người. Tôi xin kể một chuyện có thật, đó là giấc mộng của một người vợ tù “cải tạo” năm xưa:

“Từ ngày chồng ra đi biền biệt, rất nhiều lần chị nằm mơ thấy anh về. Anh mở cửa bước vào, anh cầm lấy tay chị, anh cười nói bên những đứa con hay bước đi bên cạnh chị như những ngày nào. Nhưng tất cả đó đều là những giấc mộng chưa hề có thực, sau bao nhiêu năm tháng phiền muộn, vì chị đã thức giấc giữa những sự thật trống vắng, bẽ bàng.

Lần này thì anh về thực. Anh đứng đó. Chị hỏi anh: “Có phải anh đã về thực không? Hay đây chỉ là một giấc mộng như mọi lần?” Anh ôm lấy chị, cười và nói: “Không anh về thật đây mà!” Ðể phân biệt thực và mộng chị bấu vào tay mình. Chị không có cảm giác đau. Chị mở mắt, thì ra đây cũng chỉ là giấc mộng, và nước mắt chị trào ra!

Trong chiến tranh, chia lìa, mất mát, đời người đã có bao nhiêu giấc mộng đau đớn như thế, vì khi giấc mộng tàn, chúng ta trở lại với những sự thật đắng cay, phũ phàng, cho nên nhiều người muốn sống mãi trong mơ, đi hoài trong những giấc mộng cho cuộc đời đỡ khổ. Khi chúng ta nghèo khổ, chúng ta có thể có những giấc mơ giàu sang, khi chúng ta chia ly, thường có những giấc mơ sum họp, khi chúng ta buồn phiền vẫn thường có những giấc mơ hạnh phúc. Chúng ta mơ đến những điều chúng ta không có, những điều chúng ta đã mất mát hay từ bỏ. Những năm đầu phải bỏ học để ra đời sớm, chúng ta thường có những giấc mơ ngồi lại trên ghế nhà trường, bên bạn bè và thầy cô giáo cũ, hay tuổi trẻ vẫn nằm mơ thấy ai đó của một “đêm qua mơ dáng em đang ôm đàn dìu muôn tiếng tơ”.

Nhưng có phải giấc mơ nào cũng đẹp đẽ hay không, mà còn phải kể đến những giấc mơ phàm tục về sự đói khát và sắc dục. Bạn có biết rằng trong trại tập trung của Cộng Sản, nhiều đêm tôi đã nằm mơ đang được ăn một bát phở, tỉnh giấc rồi, mà miệng vẫn đang còn tiếp tục nhai nhóp nhép, hay những giấc mơ Liêu Trai của những chàng thư sinh ngủ với hồ ly trong chuyện của Bồ Tùng Linh.

Nhiều người cho rằng thực không bằng mộng, cho nên thi sĩ Tản Ðà năm mới 23 tuổi, khi thất tình với người đẹp, công danh lận đận (hỏng thi), sống nghèo khổ, ông đã tìm đến với những “Giấc Mộng Con”, “Giấc Mộng Lớn”, mơ lên hầu trời, gặp các danh nhân, đàn hát với các mỹ nhân, đi du lịch đây đó.

Thói thường thì mơ bao giờ cũng đẹp hơn sự thật cho nên Phạm Duy đã viết:


“Tôi đang mơ giấc mộng dài

Ðừng lay tôi nhé, cuộc đời chung quanh”


Nhưng đôi khi chúng ta cũng cần cuộc đời lay tỉnh dậy, nếu không chúng ta sẽ chìm vào những cơn ác mộng kinh hoàng. Chiến tranh, biệt ly vẫn còn đeo đuổi chúng ta suốt đời cho đến khi chúng ta nhắm mắt lìa đời. Ðã hai mươi bảy năm nay, từ khi ra khỏi nhà tù, tôi vẫn có những giấc mơ đang tuyệt vọng ở trong nhà tù. Ðó phải chăng là những giấc mơ xót xa, nhiều khi chúng ta tưởng nó đã lặn chìm trong tiềm thức và lãng quên, nhưng lại hiện về qua những giấc mơ. Nhiều người đã thức giấc nửa đêm với những tiếng kêu la, khóc gào vì những cơn ác mộng với ma quỷ, nước lũ bao vây hay tuyệt vọng khốn cùng.

Năm 1970, gia đình tôi dọn nhà về gần Chợ Cá Trần Quốc Toản, người dân ở đây vẫn thường phơi cá khô giữa trời nắng, thỉnh thoảng theo cơn gió mùi cá phơi bên chợ vẫn thoảng đến. Lẫn mộng và thực, có đêm tôi đã có những giấc mơ trở lại những ngày cùng với những toán người đi đào những hầm chôn tập thể sau Tết Mậu Thân ở Huế với mùi tử khí của xác người thối rữa.

Tuổi trẻ thường có những giấc mộng thần tiên, hoa bướm, ngọt ngào. Tuổi già hay bắt gặp những cơn ác mộng vì những hồi tưởng khổ đau nén sâu trong tiềm thức.

Nhiều nhà hiền triết cho cuộc đời là một giấc mộng. Không là giấc mộng sao được, khi mới ngày nào đó, mà đã qua năm bảy mươi năm hay một đời người. Hai mươi năm chinh chiến phải chăng là một giấc mộng, năm bảy năm tù tội phải chăng là một giấc mộng, hai ba mươi năm lưu lạc nơi xứ người rồi cũng qua mau như một giấc mộng. Theo giáo lý nhà Phật thì cuộc đời là huyễn mộng, đương nhiên những thứ trên đời này như danh vọng chức vị, tiền tài, luyến ái của cải đều huyễn cả.

Ðời người ví như giấc mộng Hoàng lương. Lữ sinh đời Ðường đến quán trọ, nằm đợi chủ nhà nấu nồi cháo kê (hoàng lương), ngủ thiếp, mộng lấy vợ, sinh con đẻ cháu, giàu sang phú quí, lúc tỉnh dậy thấy đó chỉ là mộng, trong khi nồi kê của người chủ quán chưa chín. Cái mà chúng ta cho là thực đã là huyễn, thì mộng chính nó càng huyễn hơn. Hạnh phúc nếu có là ở trên đời này chứ không phải là trong mộng, như bài thơ Lô Sơn sau đây của Ðỗ Phủ:


“Lô sơn yên tỏa Triết Giang triều

Vị đáo bình sinh hận bất tiêu

Ðáo đắc hoàn lai vô biệt vị

Lô sơn yên tỏa Triết giang triều”


“Mù tỏa Lô Sơn sóng Triết Giang

Khi chưa đến đó hận muôn vàn

Ðến rồi về lại không gì lạ

Mù tỏa Lô Sơn sóng Triết Giang”

(Thích Mật Thể dịch)


Ðiều gì qua mau chúng ta thường ví với những giấc mộng mơ: “mấy tháng Hè trôi qua như một giấc mộng” hay “cuộc đời như một giấc mơ”. Con người vốn đau khổ, muốn tìm đến hạnh phúc, chúng ta bỏ thực tại để mơ ước và vẽ ra những giấc mộng, nhưng đó cũng chỉ là giấc mộng, không bao giờ trở thành sự thật, để rồi “lúc tỉnh rượu, lúc tàn canh, giật mình mình lại thương mình xót xa”.

Trái lại, có những điều chúng ta mong muốn nó chỉ là một giấc mộng, nhưng phũ phàng thay, nó lại là sự thật. Ba mươi bốn năm rồi, nhiều khi chúng ta vẫn ao ước nghĩ rằng biến cố ba mươi Tháng Tư chẳng qua như một cơn ác mộng trong đêm, để khi thức giấc nó không là hiện thực, nhưng tiếc thay nó vẫn hiển nhiên là một sự thật.

“Con ơi, từ ngày con ra đi, tan biến trong sóng biển nghìn trùng, cha vẫn mong đó chỉ là một giấc mộng, nhưng xót xa thay, đó chính là sự thật. Những giấc mộng gặp lại con, chỉ làm xót xa thêm khi tỉnh giấc trở về hiện tại. Ðang sống với sự thật phải hít thở, va chạm mỗi ngày, làm sao cha có thể cho tất cả đều là huyễn mộng để quên đi tất cả, mặc dầu vẫn biết cuộc đời là vô thường?”

User avatar
muanuadem
Posts: 461
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:47 pm

Post by muanuadem »

Image

Khi vợ hồi xuân
Nhiều bà vợ hồi xuân mà không biết, nhưng với nhiều ông chồng tinh ý, nhạy cảm và có kiến thức thì nhận ra ngay. Như anh TZ, một người đàn ông ngoài 50, khi đứa con út của anh vào đại học, đứa lớn ra trường có việc làm, vợ mới 47 tuổi. Anh thấy vợ vẫn chưa già, trái lại chị có vẻ trẻ ra, đỏm dáng trở lại, may quần áo liên tục, hợp thời trang hơn, đổi một kiểu tóc trẻ trung hơn.

Rồi chị hay đi chơi với bạn bè hay đi uống cà phê mà không rủ chồng theo nhưng anh không ghen, vì chị tỏ ra rất nồng nhiệt trong... chuyện chăn gối , còn “nồng” hơn cả lúc mới cưới nhau.



Lúc đầu, anh cũng hơi ngỡ ngàng nhưng rồi nhận ra rằng vợ mình đang hồi xuân. Với anh, đó là một điều thú vị, cuộc sống vợ chồng như được... hâm nóng. Thỉnh thoảng, anh rủ vợ đi uống cà phê, đi nghe nhạc hoặc đi du lịch để hưởng “tuần trăng mật” thứ hai... Chính sự tình tứ, chăm chút ngọai hình của vợ tăng lên khiến cuộc hôn nhân của họ như trẻ lại. Điều đó cũng dễ hiểu vì vợ chồng họ vốn êm ấm, hòa hợp và tin cậy nhau...

Còn ông Tú, một Vịt kều về hưu đã vài năm lại hết “Xốn con mắt bên phải”, rồi lây sang “Xốn con mắt bên trái”, khi thấy bà vợ gần 50 của mình cứ “cưa sừng làm nghé” bằng cách mượn quần áo của cô con gái 19 tuổi để mặc đi làm, đi chơi. Mà áo của con bé toàn là áo lửng, áo hai dây, quần hở rốn... Con gái mặc thì được nhưng bà mặc thì trông lố lăng quá, dù dáng bà cũng còn gọn gàng, trông “ngọt nước” lắm.

Ông càm ràm thì bà “đốp” lại “Ông có bao giờ sắm cho tôi cái quần, cái áo? Tôi phải mặc bính của con, ông cũng sưng sỉa, tôi đã lấy của ông đồng nào để chưng diện chưa?” Thế là ông thua.

Bây giờ, mỗi lần đi làm ông để ý bà trang điểm rất kỹ, tối về thì dưỡng da bằng đủ thứ “mặt nạ”... Thấy chồng cứ “soi mói” mình, bà lấy cớ đòi ngủ riêng. Ờ riêng thì riêng, ông mệt mỏi, bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường khiến ông chẳng còn ham muốn gì chuyện chăn gối, lại lớn hơn vợ đến 15 tuổi nên ông đuối lắm rồi... Bạn bè cũ hay trêu chọc ông: “Lão này ngày xưa thì “tham ô” còn bây giờ thì “lãng phí”, ý nói ông ngày xưa ham vợ trẻ, bây giờ vợ hồi xuân phơi phới mà không làm gì được, thật... phí của trời!

Một buổi tối đã khuya, thấy phòng vợ còn sáng đèn lại có tiếng nhạc, ông tò mò nhìn vào khe cửa, ôi dào, một hình ảnh khiến máu của ông phải sôi lên. Trong ánh đèn mờ ảo, vợ ông mặc một chiếc váy ngủ mỏng tang, ngắn ngủn đang nhún nhảy quay vòng theo một điệu valse vang ra từ chiếc máy, với một người đàn ông... tưởng tượng, trong một vòng tay... thân ái và ánh mắt đê mê. Chị quay vòng sung sướng, bay bổng như đang khiêu vũ thật sự với một người đàn ông hào hoa. Ông gầm lên trong lòng, hóa ra lâu nay mụ ta lén chồng đi học nhảy đầm...

Theo ông, đó là cái trò “chết tiệt”, “lẳng lơ” mà ông chẳng biết mô tê gì. Ông chỉ muốn đập cửa, vào ném cho vỡ tan cái cassette và mắng cho mụ vợ một trận... Nhưng rồi nỗi sợ “kinh niên” khiến ông đâu dám, nhất là lúc này khi ông đã “lực bất tòng tâm”. Ông thấy thật bất hạnh, khi vợ “hồi xuân” mà chồng thì không thể thưởng thức nổi “cốc rượu” xuân tình ấy, mà có lẽ “ thằng hàng xóm nào” đó đã uống lén!

Hiện tượng hồi xuân, nếu có thì cũng chỉ là một trạng thái bình thường. Nó sẽ là ân huệ khi người ta biết kìm chế, tận dụng nguồn năng lượng ấy cho hạnh phúc gia đình. Nếu không, đó sẽ là tai ương cho những ai buông thả, thiếu kìm chế, khiến gia đình lục đục, bản thân bị tai tiếng... những gì có được có thể rơi vào cảnh “Gom củi ba năm đốt một giờ”.

User avatar
dodom
Posts: 2723
Joined: Fri Nov 28, 2008 8:38 pm

Post by dodom »

Image

Thơ Độc Siu Tầm

Chưa đi chưa biết "Bến Tre"
Đi rồi mới biết toàn tre với dừa
Dừa to, dừa nhỏ, dừa vừa
Trèo lên, tụt xuống nước dừa đầy tay

Chưa đi chưa biết "Bà Đen"
Đi rồi mới thấy đen hơn bà nhà
Bà nhà tuy có hơi già
Nhưng mà vẫn... trắng hơn là Bà Đen!

Chưa đi chưa biết "Đồ Sơn"
Đi rồi mới biết chẳng hơn đồ nhà,
Đồ nhà tuy xấu tuy già
Nhưng là..đồ thật, không là đồ “sơn”!

Chưa đi chưa biết Sài Gòn
Ði về trong túi không còn một xu
Tức giận vì thấy quá ngu
Minh ăn thì ít, thằng cu ăn nhiều

Chưa đi chưa biết "Bình Dương"
Đi rồi mới biết kỷ cương rất cần
Mát xa rồi lại mát gần
Âm dương cách biệt một làn cao su

Chưa đi chưa biết "Vũng Tàu"
Ði rồi mới biết họ giầu hơn ta
Có tắm biển, có mát xa
Có gà móng đỏ đem ra...đá liền

Chưa đi chưa biết Nha Trang
Đi rồi mới biết nó sang hơn mình
Sáng tắm biển, chiều tắm sình
Có hồ be bé cho mình rửa chim

Chưa đi chưa biết Huế thương
Ði rồi mới biết cũng thường mà thôi
Khác nhau là ở cách chơi
Hắn chơi dưới nước, mình chơi trên bờ

Chưa đi chưa biết Hải Dương.
Đi rồi mới biết cũng thường như ai
Chỉ có là cái hưởng dai
Ông già biết hưởng, cậu trai biết sài !


ĐD Siu Tầm

User avatar
dodom
Posts: 2723
Joined: Fri Nov 28, 2008 8:38 pm

Post by dodom »

Tác giả “Loan Mắt Nhung” qua đời tại Sài Gòn, thọ 71 tuổi

Image

Di ảnh nhà văn Nguyễn Thụy Long, vừa qua đời tại Sài Gòn, thọ 71 tuổi. (Hình: Tạp chí Khởi Hành)
SÀI GÒN (NV) -Tin tức từthân hữu ở Sài Gòn cho biết nhà văn Nguyễn Thụy Long đã qua đời tại nhà riêng, hồi hai giờ sáng, ngày ba Tháng Chín 2009, hưởng thọ 71 tuổi.

Nhà văn Nguyễn Thụy Long sinh ngày 9 tháng Tám,1938 tại Hà Nội, vào Nam từ năm 1952,từ đó sinh sống tại Sài Gòn. Ông học trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu, sau bỏ để theo học Trường Cao Ðẳng Mỹ Thuật Gia Ðịnh, tính theo nghề bố, một họa sĩ, nhưng rồi thân phụ mất nên vào đời rất sớm, kể cả đi bụi “sống với tầng lớp dao búa, sống ở những nơi hạ lưu của xã hội,” như chính ông viết.

Tác phẩm đầu tay của ông là tập truyện ngắn Vác Ngà Voi, xuất bản năm 1965, nhưng lúc đó còn ký bút hiệu'Lan Giao.' Tác phẩmđầu tay thành công ngay. Ông bắt đầu vào nghề viết truyện dài từng kỳ, ký tên là Nguyễn Thụy Long, cho nhiều tờ báo phát hành tại Sài Gòn vào lúc đó.

Ông viết rất khỏe, có nămđến 10 cuốn truyện và một trong các tác phẩmăn khách vào lúc đó, là cuốn 'Loan Mắt Nhung,'được quay thành phim.

Nhà văn Nguyễn Thụy Longcó khoảng 30 tác phẩm được xuất bản trước năm 1975, và tại thư viện của Viện Ðại Học Cornell, New York, hiện còn lưu giữ 20 tác phẩm của ông.

Có thể kể đến các tác phẩm được ưa thích và đọc nhiều nhất của nhà văn Nguyễn Thụy Long, là 'Loan Mắt Nhung,' 'Chim Trên Ngọn Khô,' 'Trong Vòng Tay Ðàn Ông,' 'Vết Thù,' 'Bà Chúa Tám Cửa Ngục,' 'Ðêm Ðen,' 'Nữ Chúa,' 'Nợ Máu,' 'Ven Ðô,' 'Sầu Ðời'...

Sau tháng Tư, năm 1975, nhà văn Nguyễn Thụy Long bị bắt giữ, giam cầm nhiều lần, nhiều năm. Sau khi được thả về, ông tiếp tục viết 'Hồi Ký Viết Trên Gác Bút,' từ căn gác ở vùng Gia Ðịnh, nơi ông cư ngụ ...Một số trích đoạn đã được đưa ra hải ngoại phổ biến.

Nguyệt san văn hóa văn học nghệ thuật Khởi Hành, của chủ nhiệm, chủ bút Viên Linh, với trụ sở tại Little Saigon, Orange County, Nam California, đã trao Giải Văn Chương Toàn Sự Nghiệp cho nhà văn Nguyễn Thụy Long vào năm 2005.

Giải Văn Chương Toàn Sự Nghiệp của nguyệt san Khởi Hành, là nhằm vinh danh một nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo đã suốt đời cầm bút trong ý thức công bằng, tranh đấu cho những người bị áp bức, sự thật, điều lành và cái đẹp. (L.T)
Last edited by dodom on Sat Sep 05, 2009 1:22 am, edited 1 time in total.

User avatar
dodom
Posts: 2723
Joined: Fri Nov 28, 2008 8:38 pm

Post by dodom »

Chúa ơi ! Sao cho con biến thành đàn bà ?



Có một gã đàn ông kia chán ngấy việc mình phải đi làm mỗi ngày trong khi vợ thì cứ ở nhà. Anh ta muốn vợ thấy những việc anh phải cáng đáng ở sở nên cầu nguyện như sau:
“Lạy Chúa, con phải đi làm mỗi ngày và phải cực nhọc suốt 8 tiếng đồng hồ ở sở làm, trong khi vợ con thì tà tà ở nhà. Con muốn vợ con biết những gì con phải trải qua, xin Chúa tráo đổi thân hình nàng và con chỉ một ngày thôi. Amen”.


Trong sự khôn ngoan vô hạn của Ngài, Đức Chúa Trời bèn chấp thuận và hoàn thành điều ước của gã đàn ông.

Ngay sáng hôm sau, gã thức dậy trong cơ thể người đàn bà.

Gã ra khỏi giường , làm bữa ăn sáng cho người “chồng” của mình, đánh thức các con, mặc đồ đi học cho chúng, cho chúng ăn sáng, sửa soạn đồ ăn trưa mang theo, chở chúng tới nhà trường, chạy về nhà lấy quần áo đem đi tiệm giặt sấy và ghé nhà băng gửi tiền, đi chợ mua thức ăn, đoạn về nhà quăng thức ăn vào tủ lạnh, ngồi trả bills và tính toán tiền bạc trong trương mục.

Anh ta chùi rửa hộp đựng phân mèo, tắm con chó.

Lúc đó đã đến 1 giờ trưa và anh ta lật đật sắp xếp giường ngủ, soạn quần áo dơ bỏ vào máy giặt, hút bụi, lau nhà, chùi sàn nhà bếp.

Chạy đến trường chở các con và suốt đường về phải cải vả với chúng. Lấy sữa và bánh cho các con xong, cho chúng vào bàn ngồi làm bài tập thầy cô đã cho mang về làm, xong lại dọn ra bàn ủi đồ, vừa ủi quần áo vừa xem TV.

Đúng 4:30 anh ta bắt đầu gọt khoai tây, rửa rau làm sà lách sửa soạn các món thịt dành cho bữa ăn chiều.
Sau bữa ăn chiều, anh ta lau bếp, bỏ chén dĩa vào máy rửa chén, xếp quần áo vừa giặt xong, mang các con ra tắm, và đưa chúng vào đi ngủ.

Vào 9 giờ đêm anh ta đã mệt đờ người, dù mọi chuyện nhà vẫn chưa xong, cũng phải lên giường, rồi cũng phải “trả bài” cho “chồng”, mệt cũng phải rán cho qua cuộc làm tình.

Sáng hôm sau, anh ta thức giấc và lập tức quì cạnh giường và cầu nguyện: “Chúa ơi, con không biết những điều con đã suy nghĩ. Con đã quá lầm lẫn mà ganh tỵ với việc vợ con ở nhà suốt ngày.
Chúa ơi, xin giúp con được tráo đổi lại vai trò như cũ.”
Đức Chúa Trời, trong sự khôn ngoan vô hạn của Ngài, trả lời:
“Con yêu quí, Ta cảm nhận được là con đã học được bài học nên sẵn lòng cho con tráo đổi lại như cũ.
Nhưng con phải đợi 9 tháng, vì tối hôm qua con đã thọ thai!"

User avatar
ngayngo
Posts: 1208
Joined: Sat Nov 01, 2008 8:34 pm

Post by ngayngo »

88 Tài Tử TC Bị Tống Tiền Vì Ảnh Sex Cảnh sát Bắc Kinh vừa bắt giữ một người đàn ông đã gửi tin nhắn tống tiền hàng chục minh tinh Hoa ngữ, đe dọa sẽ phát tán ảnh nude hoặc clip sex lên mạng Internet.

Scandal ảnh nóng của Trần Quán Hy từng làm rúng động làng giải trí châu Á suốt năm 2008

Theo nguồn tin của tờ Global Times, ông Vương đã gửi hơn 120 tin nhắn đe dọa 88 diễn viên, ca sĩ và đạo diễn khác nhau trong tháng 7 vừa rồi.

Những tin nhắn này thường có nội dung kiểu: "Tôi đang nắm trong tay vài bức ảnh nude và băng sex của anh/chị. Gửi cho tôi 300 ngàn tệ (khoảng 44 ngàn đô la) trước 2 giờ chiều nay. Sau khi gửi tiền, hãy gửi cho tôi địa chỉ email của anh/chị và chúng ta sẽ bàn bạc cụ thể. Nếu không, hãy đón xem bản tin lúc 3 giờ".

Đi kèm những tin nhắn này luôn là số tài khoản của một ngân hàng nào đó.

Tuy nhiên, ngay sau khi Vương gửi tin nhắn cho một nữ ca sĩ, cô này đã thông báo với cảnh sát. Họ nhanh chóng lần ra đầu mối và bắt giữ kẻ tống tiền to gan này.

Vương cũng tiết lộ trong tay anh ta chẳng hề có bức ảnh hay đoạn băng sex nào. Thế nhưng một trong số 88 nhân vật nói trên đã gửi vào tài khoản của anh ta 3 ngàn tệ đúng hôm 30 tháng 7 - ngày anh ta bị bắt.

Cũng giống như trường hợp của Trần Quán Hy, Vương cho biết anh ta tìm được địa chỉ liên lạc và số điện thoại của 88 nhân vật nổi tiếng này từ máy tính của một đạo diễn phim. Trước đây, ông đạo diễn này từng nhờ Vương sửa chữa máy tính.

Trước đó, một kỹ sư máy tính Hong Kong đã bị tống giam vì tội phát tán hơn 1000 tấm ảnh sex của Trần Quán Hy cùng vô số nữ diễn viên, ca sĩ, MC nổi tiếng khác. Vụ scandal này khiến làng giải trí Hong Kong nói riêng và châu Á nói chung rúng động suốt một thời gian dài. Trần Quán Hy phải "trốn" tới Mỹ lánh nạn trong khi những ngôi sao nữ từng quan hệ tình cảm chẳng thể sống yên.

Quỳnh Anh (Theo AsianFan)

Post Reply