Cà Phê...Vịt

Buồn vài phút xin ghé thăm đây; muốn tán gẫu ghé đây... Chia sẻ tâm tư vô đây.... Không biết nói gì làm gì vô đây!!! Bài viết sẽ giữ lại trong 7 ngày và quá hạn sẽ đi vào thiên cổ của không gian Cyber!!!

Moderator: khieulong

User avatar
muanuadem
Posts: 461
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:47 pm

Post by muanuadem »

Khóc Cười Bi Kịch "Người Tình Ảo"

Khi ngày càng nhiều đàn ông độc thân tìm đến những chiếc gối ôm in hình các người đẹp nổi tiếng trong truyện tranh hay phim hoạt hình và coi đó là người tình lý tưởng,
một câu hỏi được đặt ra: Phải chăng hôn nhân là giấc mơ xa xỉ đối với một bộ phận đàn ông xứ sở hoa anh đào?

Image
Nisan và người tình ảo.
“Tôi yêu em, gối ôm!”

Chàng trai 37 tuổi Nisan và “bạn gái” Nemutan lần đầu gặp nhau trong một triển lãm truyện tranh ở Tokyo khi Nisan đi lang thang trong căn phòng rộng lớn và bất chợt bắt gặp đôi mắt xanh biếc của Nemutan. Tình bạn giữa hai người thăng hoa vài tháng sau đó khi Nisan có bằng lái xe hơi và mời Nemutan lên chiếc Toyota của mình đi chơi trong thành phố, đi biển ở vùng ngoại ô Tokyo, đi hát karaoke, tới những thành phố cách xa hàng trăm dặm như Kyoto, Osaka và Nara, chụp ảnh tình tứ dưới cây hoa anh đào, hay chia sẻ niềm vui trong những quán ăn ấm cúng. “Suốt 3 năm qua chúng tôi đã cùng nhau trải nghiệm bao điều tuyệt vời. “Cô ấy” thực sự đã thay đổi cuộc đời tôi”, ôm chặt bạn gái trong lòng, Nisan chia sẻ với phóng viên Lisa Katayama trên tờ New York Times.

Người tình Nemutan của Nisan thực ra không phải là người thật, mà là hình ảnh của nhân vật tuổi teen Nemu trong phiên bản game máy tính Da Capo, được in trên chiếc gối ôm trong bộ bikini màu xanh, giờ đây đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của Nisan. “Tất nhiên đó là bạn gái của tôi. Trái tim tôi thực sự rung động trước cô ấy” – Nisan tâm sự, bất chấp việc anh biết rằng Nemutan không phải là người thật.

Nisan nâng niu “bạn gái” một cách cẩn thận nhưng không mang Nemutan tới cơ quan nơi anh đang làm việc như một phụ tá kỹ thuật. Để giúp vơi nỗi nhớ, Nisan luôn có một Nemutan y hệt trong ngăn kéo cơ quan: “Thật tuyệt vời khi ôm cô ấy ngủ vào những hôm làm việc muộn ở cơ quan. Nếu tôi chết, tôi muốn được chôn cùng với cô ấy trong vòng tay”.

Nisan chỉ là một ví dụ điển hình của lối sống mang tên “Otaku” của một bộ phận người dân Nhật Bản bị ám ảnh bởi các nhân vật tưởng tượng 2-D (hai chiều) trong các bộ phim hoạt hình, truyện tranh, hay trò chơi điện tử. Họ vẫn đi làm, tụ tập bạn bè, một vài người thậm chí đã kết hôn. Tuy nhiên, những người như Nisan được xếp vào nhóm “Moe”, một bộ phận của “Otaku”, dành cho những người biến niềm đam mê các nhân vật hoạt hình thành “tình yêu đích thực”.

Những nghiên cứu của các chuyên gia xã hội học cho thấy hiện tượng “tình yêu 2- D” phát triển ngày càng mạnh mẽ ở Nhật Bản là do những khó khăn thanh niên Nhật phải đối mặt khi đi tìm người yêu. Bản thân Nisan cũng đã từng có bạn gái, nhưng cô gái này đã nhanh chóng bỏ rơi Nisan.

Một cuộc khảo sát do Chính phủ Nhật Bản tài trợ cho thấy, hơn 1/4 nam giới và nữ giới độ tuổi 30-34 chưa từng quan hệ tình dục; 50% không hẹn hò với ai vào thời điểm được phỏng vấn. Điều này giải thích lý do tại sao cuốn sách 6 chương “Giáo dục thể chất và sức khỏe cho người trên 30 tuổi” lại trở thành sản phẩm bán chạy nhất tại Nhật Bản năm vừa qua.

Takuro Morinage hiện là một trong những chuyên gia kinh tế hàng đầu ở Nhật Bản với một công ty riêng và đã có vợ. “Tôi đã từng có một tình yêu 2-D. Đó là khoảng thời gian tôi thực sự không may mắn trong tình yêu. Tôi hiểu cảm giác của họ, đó là những người không muốn tiếp tục tiến lên trong xã hội, họ chỉ muốn tạo riêng cho mình một thế giới trải đầy hoa và sống một cách yên bình trong đó”, Takuro nhìn nhận về xu hướng “Moe”.

Mặt trái của ảo vọng tình yêu

“Tình yêu 2- D” giờ đây đang phát triển lên một mức mới, khi mà những người như Nisan bắt đầu có chung một sở thích: sưu tập “tình yêu 2- D”. Họ gặp gỡ bạn bè cùng quan điểm và lối sống, tham dự các câu lạc bộ, lùng sục khắp các cửa hàng bán các vật dụng từ gối ôm cho đến những mô hình khác nhau, miễn là có thể tìm thấy những “bạn gái” mới để thêm vào bộ sưu tập.

“Có hai điều nên nhớ khi đi mua hàng. Thứ nhất là gợi cảm của hình ảnh. Thứ hai là đồ vật đó phải thật mềm mại khi chạm vào” - Ken Okayama, một “Moe” chính hiệu, 38 tuổi, đam mê nhân vật Sasami trong bộ phim hoạt hình Tenchi Muyo, cho biết - “Thế giới hôn nhân gia đình thật khó. Bạn phải cố gắng không làm tổn hại ai đó, dọn dẹp sạch sẽ nơi ở và không được ngoại tình hay có thêm ai khác khi đã lập gia đình. Nhưng với “người tình 2- D” bạn có thể mỗi ngày yêu một người mà không phải lo lắng”.
Image
Một cửa hàng bán các nhân vật 2-D ở Tokyo (Nhật Bản).
Điều đáng chú ý là những nhân vật trong tưởng tượng khi bước vào thế giới tình yêu “Moe” đều tỏ ra “sexy” hơn khi e thẹn trong trang phục thiếu vải, khác xa với hình ảnh thật nguyên gốc, như một sự khiêu khích khó cưỡng lại dành cho những người thuộc thế giới này. Toru Taima, người chuyên bán gối ôm 2-D và có tình yêu với Karada-Chan, một nhân vật lớp 6 trong bộ phim hoạt hình “A Direction in the Day After Tomorrow”, thậm chí ngại ngùng thừa nhận: “Họ thật đáng yêu và tôi không thể cưỡng lại được mỗi đêm. Tôi không quan tâm người ta có hiểu hay không, tôi chỉ muốn tất cả để tôi yên trong thế giới 2-D này”.

Nhật Bản luôn tự hào là cái nôi của truyện tranh thế giới với sức sáng tạo không ngừng. Nhưng có lẽ mặt sau của niềm tự hào ấy là một nỗi ám ảnh cực đoan đang lan rộng trong xã hội. “Tất nhiên tôi cũng muốn lấy vợ chứ. Nhưng ai sẽ lấy tôi với một niềm đam mê không thể rũ bỏ như thế này?” - Nisan thể hiện sự bất lực trên con đường đi tìm tình yêu đích thực - “Người ta bảo tôi thần kinh và tôi cũng thấy mình như vậy. Chính tôi cũng mâu thuẫn với bản thân, bởi tận sâu trong đáy lòng những người như chúng tôi cũng mong muốn một gia đình hạnh phúc. Nhưng nếu có thể lấy vợ được, mong sao vợ tôi sẽ chấp nhận người tình 2- D Nemutan. Đó là cuộc đời tôi, tôi sẽ chết nếu phải xa rời cô ấy”.

User avatar
TheLang
Posts: 1960
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:43 am

Post by TheLang »

Image

5 lời khen tặng mà bất cứ phụ nữ nào cũng thích nghe

Những lời khen tặng được trực tiếp trao gởi cho người tình có hiệu lực dọn đường cho mối quan hệ yêu đương hạnh phúc và lành mạnh. Hãy luôn ghi nhớ rằng những bất hòa giữa đôi bạn tình (từ chuyện nhỏ nhặt tới chuyện lớn) lúc nào cũng có thể vượt qua được bằng đôi lời bày tỏ lòng biết ơn do một trong hai người thốt ra. Nhưng bạn cần phải nói một câu gì đó hơn là câu “Này em yêu, em thật hấp dẫn” để được điểm với người tình nhỏ bé của mình. Sau đây là 5 câu khen tặng quan trọng nhất mà bất cứ người phụ nữ nào cũng ưa thích được nghe. Nếu bạn không thể nhớ từng chữ, từng lời thì bạn hãy nắm vững các ý tưởng then chốt này: ghi nhận công ơn, ủng hộ và chấp nhận. Ðây là chìa khóa mở cửa vào mối quan hệ tình ái đậm sâu, dài lâu và cực kỳ lãng mạn.

1. Chẳng ai thay thế được em đâu. Ðây là một cách biểu hiện tình cảm chắc chắn sẽ làm cho đôi mắt người bạn gái của bạn phải rực sáng lên vì hãnh diện. Hãy thốt lên những lời này -dĩ nhiên là phải nhìn sâu vào đôi mắt của người yêu- đặng nhân vật đặc biệt nhất trong đời bạn biết rằng bạn hiểu rõ chỗ đứng của nàng trong trái tim mình, và rằng bạn đánh giá cao nàng là một con người độc đáo. Tại sao câu nói đó tạo nên hiệu quả lớn? Hãy nghĩ tới lúc đôi bạn tình phải chia tay nhau. Một trong những hậu quả dai dẳng của cuộc chia tay là khi người con gái bỗng khám phá ra, qua những trang Facebook hoặc qua những lần tán gẫu với bạn bè, rằng mình đã bị một người mới đến thay thế. Như vậy, khi nghe chính miệng chàng nói ra rằng không ai có thể thay thế được mình trong trái tim của chàng thì câu nói đó quả thật đã đem về cho người bạn tình của nàng điểm số cao.

2. Em mang ánh sáng lại cho đời anh. Vâng, mới nghe thì câu này có vẻ to lớn quá. Nhưng hãy suy gẫm lời giải thích sau đây: Quan hệ giữa hai người sẽ đi chệch hướng nếu một trong hai người cứ coi nhẹ đóng góp của người kia trong cuộc đời mình. Khi nói lên điều này tức là người đàn ông thấu hiểu và ghi nhớ rằng một người con gái đã lựa chọn việc sống chung với mình và chọn luôn cả việc đem hết nghị lực và thì giờ phục vụ cho người mình thương. Nếu từ ngữ ánh sáng nghe có vẻ cường điệu quá thì bạn có thể thay thế nó bằng từ hạnh phúc, niềm vui, ánh mặt trời... tức là bằng bất cứ từ ngữ nào mà bạn có thể thốt lên với lòng chân thành.

3. Em cứ được như vậy là đã hoàn toàn lắm rồi. Câu nói này đáng được thưởng huy chương vàng về khả năng làm cho người phụ nữ vui vẻ suốt ngày, suốt tuần, suốt tháng hay suốt cả năm-lỡ khi nàng bực mình vì bạn về một chuyện gì vặt vãnh thì nàng cũng sẽ nhớ lại rằng bạn từng nói với nàng điều này. Ingrid Michaelson đã trình bày bản “The Way That I Am” thật hay cũng là nhờ lời ca trong bản nhạc đã nói lên ý tưởng đó. Nếu bạn thật tình muốn cho người yêu vui sướng thì hãy email hoặc gởi qua youtube bài hát này cho người mình yêu thương. Tình yêu sâu đậm và bền vững luôn là tình yêu không điều kiện. Chứng tỏ cho nàng thấy rằng bạn thấu hiểu và trân trọng với ý niệm này sẽ làm cho người tình của bạn xúc động nhiều hơn là những câu nói hời hợt như “Ðôi bông tai của em xinh xắn quá!”

4. Anh yêu thích (đôi mắt sáng, ngón chân đẹp, cánh tay dịu dàng, cặp giò thon thả, mái tóc mềm) của em. Không có người phụ nữ nào mà lại không thích được nghe người bạn tình của mình bình phẩm về những phần thân thể mà họ đã dành hết thì giờ và công sức ra trau chuốt chỉ để cho người yêu nhìn ngắm. Và điều then chốt ở đây là những gì bạn nói ra đều phải chân thật. Ðừng làm cái việc là cứ chọn đại một điểm nào đó trên thân mình người phụ nữ mà khen. Chỗ nào là đẹp nhất trên con người của nàng, và tại sao mà bạn thích ngắm chỗ đó? Nói với người yêu điều này chứng tỏ với nàng rằng bạn chú ý đến từng chi tiết trên thân mình nàng và luôn cả con người của nàng nữa.

5. Anh thật hãnh diện vì có em. Khi bạn tỏ dấu chú ý tới những mục tiêu mà người tình của bạn phấn đấu để thực hiện trong đời thì tức là bạn đã làm cho nàng phải yêu mến bạn suốt đời. Dù đó là chuyện trả dứt nợ credit card cho nàng, làm xong bài vở cuối khóa cho nàng, tạo cơ hội cho nàng được thăng thưởng, hoặc giúp đem lại thăng bằng cho cuộc sống của nàng thì cũng chứng tỏ rằng bạn lúc nào cũng sẵn lòng đưa tay nâng đỡ người yêu. Nàng sẽ cảm động đến rưng rưng nước mắt lúc đó và mãi mãi sau này khi nhớ lại rằng bạn luôn luôn giúp đỡ nàng trong cuộc đời, nhờ thế mà nàng mới được mọi sự tốt lành và mọi trở ngại xảy ra đều được giải quyết êm thấm.

Phan Tú Khuynh, viết theo Shine.yahoo.com

User avatar
khieulong
Posts: 6757
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Image

Cây sầu riêng vườn cũ

Võ-Kỳ-Điền
Tôi rề lại cái băng cây, ngồi xuống ở đằng đầu. Cái băng được làm bằng tấm ván dầy, các chưn được đóng dính luôn xuống đất. Tấm ván được cưa cắt rất thô nhưng vì nhiều người ngồi tới ngồi lui nên nó trở thành trơn láng. Ở trại chuyển tiếp để đi định cư, ai cũng thích đến đây, vì ít ra tại vị trí nầy, người ta có thể nhìn ra ngoài thấy được một khoảng trời nhỏ và ở dưới kia, cái sườn đồi thoai thoải có vài mãnh vườn, cây cối xanh mát.

Ngồi kế bên tôi là chú hai thợ bạc, quê ở Sóc Trăng. Mỗi lần ra đây, tôi đều gặp chú. Khí hậu Mã Lai thiệt là kỳ cục. Ban đêm, trời lạnh teo ruột teo gan, ngủ phải đắp mền. Ban ngày trời nóng như đổ lửa, hơi nóng hừng hực từ sáng tới chiều, mồ hôi tươm ra đầy người. Ở tại lều không cách gì chịu nổi nên ai cũng tìm nơi để trốn nóng. Còn chỗ nào lý tưởng hơn chỗ nầy. Cái băng núp dưới bóng mát một bụi tre um tùm, ngoài kia dưới sườn đồi là phong cảnh kỳ thú. Thiệt ra ở vùng nầy còn nhiều nơi cảnh vật đẹp hơn nhiều nhưng dân tỵ nạn bị giới hạn trong vòng rào kẽm gai nên đâu có được ra ngoài mà đi đó đi đây. Có mấy người đi chữa bịnh về kể lại rằng ở ngoài kia, thành phố đẹp đẽ, sang trọng, sạch sẽ, tiện nghi. Riêng tôi và chú hai thợ bạc thì chỉ biết xứ Mã Lai qua cái khung trời nhỏ xíu nầy.

Tôi ngồi ở đây mà đầu óc ở đâu đâu. Cái vùng đất mới mà tôi sẽ đến thì xa lạ quá, nơi đó có vẽ hấp dẫn lắm. Có nhà lầu chọc trời, có xa lộ thênh thang, có tuyết rơi trắng xoá, có đủ mọi thứ vui. Tôi tưởng tượng ra bao cảnh kỳ lạ mà tôi sẽ được mắt thấp, tai nghe trong một ngày rất gần. Nhưng có anh bạn đi trước, gởi thơ về trại, trong có đoạn viết " ...vừa bước ra khỏi máy bay như đi vào cái tủ lạnh, mũi thở ra khói, tay chưn tê cóng..", tôi chợt thấy ghê quá, quay qua chú hai thợ bạc:

-Mai mốt qua bển, chú sợ lạnh hông chú hai?

-Sợ chớ thầy tư, Ở nhà tôi lúc nào cũng tắm bằng nước nóng như mấy ông ghiền thuốc phiện. Tại không nước nào nhận nên tôi đành phải chịu đi Canada. Tuổi già xương cốt chịu lạnh dở lắm. Người ta nói ở bển, xin lỗi thầy tư nghen, đi tiểu ngoài đường, nó đóng lại thành cây nước đá. Nghe nói sợ quá. Mấy đứa nhỏ thì khoái chí. Tối tối tụi nó rủ nhau đi đến hội trường coi chiếu phim. Thấy tây tà trượt tuyết với nhảy đầm, coi bộ tụi nhỏ chịu dữ.

Tôi nhìn chú hai thợ bạc. Chú ốm người, da xanh mét, mặt xương xương, dáng khắc khổ. Muốn gợi chuyện cho vui, tôi nói:

-Thì lần hồi rồi cũng quen. Người ta chịu được thì mình chịu được, có gì mà lo. Tôi với chú qua bển, mình học một khoá nhảy đầm với tập trượt tuyết là xong hết. Người ta tới đâu mình tới đó. Vượt biên nguy hiểm, chết sống vầy mà mình còn làm được, nhằm nhò gì ba cái lẻ tẻ đó!

-Ý thôi thầy tư, thầy tuổi trẻ thì còn được, tôi trên năm mươi rồi, tiếng Tây tiếng Mỹ một chữ cũng không biết, nói chi tới việc ôm đầm mà nhảy nhót.

-Vậy chú chịu cực, chịu khổ lặn lội qua đây để làm chi?

Chú hai nhìn ra xa trả lời ngập ngừng:

-Tại bên mình khó sống quá, vừa nhức đầu, vừa nghẹt thở, nên phải đi. Chớ vui vẻ gì. Tôi đâu có muốn nhưng hoàn cảnh bắt buộc. Thầy tư nghĩ coi, cái tiệm thợ bạc nhỏ xíu cũng bị tịch thâu. Thôâi đành dẹp kềm, dẹp búa. Tôi làm đơn xin về quê làm ruộng. Nhà nước cũng không cho, bắt phải đi xây dựng kinh tế mới. Cái chế độ gì có mắt không được nhìn, có tai không được nghe, có miệng không được nói, thì ở lại làm gì. Nói thiệt với thầy tư, tôi ngồi đây mà đầu óc vẫn nhớ Bãi Xàu. Trước nhà tôi có cái rạch nhỏ, chiều chiều ra đằng trước câu cá, cũng đủ vui. Lớn tuổi rồi, đâu còn ham muốn gì nữa!

Nói xong, chú ngó mênh ngó mông. Chợt chú đưa tay chỉ xuống phía dưới sườn đồi, hỏi:
-Cái vườn ở dưới đó trồng cây gì mà cành lá xanh um?

Tôi nhìn theo, trả lời ngay:

-Cây sầu riêng đó. Mấy cây nầy mới trồng chừng ba bốn năm, còn nhỏ chưa có trái. Nếu lớn hơn một chút thì mùa nầy đã có bông rồi.

Tôi nhìn cây sầu riêng Mã Lai lá nhỏ nhưng tàn rậm hơn sầu riêng ở Việt Nam. Thấy khu vườn nầy lòng tôi đâm ngẩn ngơ. Quê tôi là xứ của sầu riêng, măng cụt, bây giờ nó ra sao?

Tôi quay qua hỏi chú hai:

-Ủa, chú chưa bao giờ thấy cây sầu riêng sao? Chú có ăn được sầu riêng không? Có nhiều người hễ nghe tới mùi là chạy mất, họ nói hôi không chịu nổi.

-Tôi khoái lắm chớ. Cứ tới mùa trái cây là mua mỗi lần cả chục kí, ăn tới mờ con mắt... Nhưng tiếc quá, tôi chưa có dịp đi vườn để thấy cây của nó...

Tôi bèn mô tả cây sầu riêng cho chú hai biết:

-Thông thường thì ở bên mình, cây trung bình có thân lớn cỡ cột nhà, cao hơn cột đèn đường chút xíu, tàn thưa mà rộng, mùa có trái nhìn thấy mê lắm. Trái nó treo lủng lẳng đầy cành, gai đâm tua tủa. Những trái còn non nhỏ cở trái cau, trái quít, thường bị rụng rải rác quanh gốc. Hồi nhỏ tụi tôi lượm lấy, bẻ mấy cái gai nhọn, cắm lên càm... để làm ông già râu!

-Trái nó to quá mà đầy gai, rủi nó rụng trúng đầu thì chắc chết!

-Vậy mà hình như chưa có ai bị rớt bể đầu vì sầu riêng. Chỉ có mấy anh đi ăn trộm mới sợ thôi vì trái nó chỉ rụng vào nửa đêm về sáng. Trái sầu riêng chín rụng ăn mới ngon. Nếu cắt cuống sớm, còn non ăn lạt nhách, nhiều khi bị sượng. Người sành điệu họ lựa chọn kỹ càng khi mua. Phải là thứ vỏ mỏng, nhỏ hột, cơm dầy màu mỡ gà, ăn cái vị nó beo béo, đăng đắng mới đã. Chớ ăn sầu riêng mà lựa thứ cơm ngọt ngay, thì ăn chừng vài múi là ngán ngược. Ăn buổi sáng, buổi chiều còn nghe mùi thơm.

-Mà chú hai ơi, ăn sầu riêng mà ăn một mình cũng chưa đủ ngon. Phải đi vào vườn với một cô bạn gái dễ thương, lựa một nơi im mát, gom cỏ khô lại làm đệm, khui trái sầu riêng chín thơm nực nồng, cầm từng múi bằng năm ngón tay, ăn hết rồi còn liếm cơm còn dính trên các ngón tay, mút chùn chụt, nhìn nhau mà cười... mới đã thèm.

-Sao tả cảnh nghe mê quá vậy. Chắc thầy tư ăn sầu riêng kiểu đó hoài?

-Phải được như chú nói, cũng đỡ. Nhiều khi tôi nghĩ tới còn tức mình. Hồi đó tới giờ, ngồi dưới gốc cây sầu riêng thì nhiều, còn ăn như vậy thì chưa bao nhiêu. Bây giờ ngồi đây, nhớ tới kỷ niệm mà trong lòng nao nao. Lúc đó tôi vừa được hai mươi tuổi...


Tôi gặp lại Phương do một sự tình cờ. buổi chiều hôm đó, trời vừa sẩm tối. tôi ở lớp học ra, đi ngay đến ngả tư đầu đường, để đón xe về tỉnh nhà. Chiếc xe lô ngừng lại. Tôi nhìn vào xe, thất vọng, trong khoang không còn một chỗ trống. Người ta ngồi đen nghẹt, chen chúc nhau. Anh lơ xe mở cửa, nhảy xuống kéo tay tôi, đẩy vào. Tôi cố chen vào trong. Có vài tiếng cằn nhằn nho nhỏ:

-Xe chật cứng, chỗ đâu mà chứa nữa!

Tôi vừa ngồi xuống vừa nghe bác tài xế trả lời:

-Bà con cô bác thông cảm. Chuyến chót hổng rước, người ta phải ngủ lại Sài Gòn sao? Thế là đâu vào đó. Ai nấy đành chịu chật. Tôi bị kẹt cứng tư bề. Phía trước, phía trong, phía sau là người ta, còn bên phải là cánh cửa xe bằng sắt. Tôi không có cách gì để đặt chưn cho gọn. day qua, trở lại, sửa tới, sửa lui, cũng không ổn thoả chút nào. Nhờ xe chạy có được chút ít gió mát. Ánh sáng về đêm của thành phó lấp loáng qua cửa xe. Đèn quảng cáo xanh xanh, đỏ đỏ. Đèn đường sáng trắng nhợt nhạt. Bầu trời lấp lánh đầy sao. Chiếc xe còn chạy loanh quanh chưa ra khỏi thành phố. Tôi yên chí nó sẽ chạy một mạch về tới tỉnh. Chật quá rồi làm sao chứa được nữa. Nào ngờ, qua một góc phố, chiếc xe từ từ ngừng lại. Có tiếng ồn ào:

- Trời đất ơi, cái xe nhỏ xíu như vậy, bác tài tính chứa bao nhiêu mạng ?

Tôi thất vọng. Nếu có thêm người, tôi sẽ bị dồn vào trong. Còn đâu mà nhìn thấy phong cảnh bên đường với gió mát trăng sáng. Chưa kịp phản ứng gì, thì cửa xe đã mở, anh lơ nhảy xuống, đẩy người khách mới lên chỗ tôi. Tôi bắt buộc ở cái thế phải ép sát vào bên trong để nhường chỗ. Đúng là hộp cá mòi. Hành khách bị ép như mấy con cá nằm sắp lớp, hết cục cựa. Bác tài vừa cho xe chạy, vừa cam kết:

-Thôi đủ rồi, không rước nữa. Bây giờ thì xe hơi chật. Xe chạy một hồi, nó lắc xuống đâu vào đó. Bà con cô bác thông cảm!

Không thông cảm với bác tài cũng không được. Trời tối rồi, không lẽ bước xuống xe để ở lại Sài gòn đêm nay. Mà bây giờ thì tôi đâu còn muốn bước xuống nữa. Người hành khách vừa mới lên là một cô gái còn trẻ, trong ánh sáng mờ mờ, tôi không thấy rõ nhưng có lẽ nàng đẹp lắm. Tà aó vàng được vén khéo qua bên, nàng cố thu mình cho nhỏ gọn lại, dáng khép nép. Riêng tôi vì đụng chạm bên người nàng nên loay hoay, xoay ngang người lại cho thư thả. Ở cái thế nầy tôi thấy thoải mái hơn nhưng đồng thời cánh tay phải như ôm lấy người nàng. Tôi mắc cỡ quá, đâu có dám đụng, đành phải vói tay qua gác trên cửa xe cho đỡ mõi. Trọn nửa người bên phải tôi ép sát nửa người bên trái của nàng. Tôi nghe một cảm giác êm ái bềnh bồng. Tôi đâu có ngờ hoàn cảnh trái ngang như vậy. Lần đầu tiên ngồi gần một cô gái lạ, tôi bối rối quá. Tôi thử nghĩ hằng chục câu hỏi để mong làm quen với nàng, nhưng thấy câu nào cũng vô duyên. Thôi đành ngồi im, làm ra vẻ đứng đắn nghiêm nghị. Bỗng chiếc xe quẹo gắt ở một khúc quanh, người nàng đè hẳn lên tôi. Như để đỡ mắc cở, nói nói bâng quơ:

-Chiều thứ bảy nào xe cũng chật nứt!

Tôi bèn bắt chuyện:

-Dạ, dạ, cũng hơi đông.

-Chút xíu nữa là tôi đón hụt rồi. Từ trường ra tới đây kẹt xe quá!

-Chắc cô học trường Luật?

Cô ta hơi nghiêng đầu qua tôi, hỏi lại:

-Sao anh biết?

Tôi thấy vui trong bụng, có dịp để nàng thấy tôi thông minh:

-Đa số sinh viên luật thường đón xe chỗ cô vừa lên.

Nàng cười nhẹ nhàng, hàm răng trắng bóng đều đặn:

-Dạ không phải, tôi học ở Văn Khoa.

Tôi đoán trật lất. Nhưng không hề gì. Miễn nói chuyện được với nàng là vui rồi. Tôi tuy không học ở đó, nhưng cũng biết chút ít:

- Xin lỗi, tôi hơi tò mò, cô đang theo chứng chỉ nào ?

-Dạ, tôi học lớp dự bị…

-Vậy là cô được học với ông giáo sư Vương Hồng Sển. Tôi khoái được nghe ổng nói chuyện. Hễ sách nào có bài ổng viết, tôi đều kiếm mua. Ổng rành về đồ cổ... Chắc cô cũng thích các giờ ông ấy dạy?

Lại một lần nữa tôi bị hố:

-Dạ, tôi sợ các giờ đó lắm. Kỳ rồi, tôi bị rớt vì môn Văn Chương Quốc Âm, nên kỳ nhì phải thi lại môn nầy.

Tôi không dám hỏi thêm. Tôi suy nghĩ hoài cũng không hiểu tại sao cô ta lại rớt môn Quốc Âm, cái môn được coi là dễ hơn các môn khác. Vốn ít nói và hay rụt rè, tôi lại đành ngồi im. Thoang thoảng, tôi ngửi thấy tóc nàng có mùi thơm nhè nhẹ. Tự nhiên tôi cảm thấy trong lòng một xúc động bất ngờ. Trời đất nào xui khiến cho tôi gặp nàng như vậy. Bây giờ tôi phải nói câu nào nữa ?

-Chắc cô về tới bến xe ?

-Dạ không, tôi xuống Cầu Ngang.

Tôi lại tìm được câu đối đáp:

-Cô ở gần cái nhà ngói đỏ, có cổng sắt sơn xanh không? đằng trước có bụi tre ngà ?

Cô ta nghiêng đầu qua nhìn tôi:

-Chắc anh là bạn học của anh Bình! căn nhà đó của tôi.

Đoạn nàng chăm chú nhìn tôi, thoáng do dự, nàng tiếp:

-Phải anh là anh Hưng không, em là Phương đây !

Tôi vừa xác nhận thì nàng líu lo:

-Trời ơi, sao lâu quá không thấy anh xuống nhà chơi. Ba má em với anh Bình thường nhắc tới anh hoài.

Tôi ngạc nhiên sung sướng. Không dè con nhỏ Phương ngày nào nhỏ xíu, đen thui, mới có mấy năm mà lớn đẹp như vậy. Những chuyện năm trước bây giờ được tôi và Phương nhắc lại. Nàng nói chuyện lanh lợi, duyên dáng. Tôi lần lần bình tĩnh hơn. Tôi hỏi thăm tin tức Bình, sau cùng tôi thắc mắc:

-Ông Sển dễ lắm má! Tại sao Phương lại bị kẹt môn Quốc Âm?

Phương phân trần:

-Anh Hưng thử nghĩ coi, em vào vấn đáp, ổng đưa em quyển " Truyện Đời Xưa " của Trương Vĩnh Ký, biểu em đọc bài " Anh chàng sợ vợ ". Cái chuyện anh chàng lùi khoai lang trong tro nóng cho chín để ăn vụng, nào ngờ chị vợ về nửa chừng, anh ta sợ quá bèn cột túm ống quần lại, bỏ củ khoai lang vào trong đó để dấu, nóng quá bèn nhẩy cà tưng. Đọc đến đây, ổng bảo ngừng lại và hỏi em:

-Nhẩy cà tưng là nhảy làm sao

Em còn đang suy nghĩ chưa kịp trả lời, thì ổng hỏi tiếp:

- Đâu cô nhảy cà tưng cho tôi coi!

-Anh Hưng thử nghĩ cả cái phòng thi rộng mênh mông. Ở dưới cả mấy chục người ngó lên, em mắc cở quá, làm sao dám nhảy. Chờ hồi lâu không được, ổng nghĩ là em không biết, nên cho dưới điểm trung bình. Em đành phải thi lại kỳ hai.

Tôi an ủi nàng:

-Gặp tôi mà ổng biểu nhảy thì cũng rớt. Ai lại nhảy cà tưng trước mắt mọi người, kỳ thấy mồ.

Phương cười nhẹ:

-Lạy trời cho mai mốt đừng gặp cái "Anh chàng sợ vợ " nữa.

Tôi chớp ngay lấy cái câu nói hớ đó, hỏi lại:

-Vậy chớ Phương muốn gặp anh chàng như thế nào, cho tôi biết các điều kiện đòi hỏi.... để kiếm cái đầu heo.

Phương chống chế:

-Ơ Anh Hưng, không phải vậy ! Mấy năm rồi gặp lại, anh vẫn y như hồi xưa, cứ phá em hoài.

Từ đó tôi thường xuống Cầu Ngang thăm gia đình nàng. Bình thì đã vào quân đội, ít khi có nhà. Má nàng lần nào thấy tôi, cũng nói:

-Khi nào rảnh rỗi cháu xuống đây chơi, đừng ngại gì hết, thằng Bình đi lính, hai Bác nhớ nó quá. Nhà đơn chiếc không có ai.!

Còn Ba nàng thì ít nói, thường dẫn tôi ra sau vườn, bẻ trái cây cả đống bắt ăn. Phương xinh xắn, dễ thương, lăng xăng làm các món ngon để đãi khách. Chúng tôi thường ăn dưới gốc cây sầu riêng lớn. Vườn nhà Phương rất rộng, các mương nước nhỏ đầy rong. Nước trong vắt, thấy được những con cá bãi trầu, cá lia thia, cá lìm kìm, lội nhởn nhơ dưới đó. Đất đen mầu mỡ, cây dâu, cây măng cụt, cây sầu riêng, có những tàn lá xanh um, mát rượi...

Tôi ngồi mà nghe lòng khoan khoái, mắt nhìn ánh nắng lấp lánh qua các khoảng lá thưa. Đâu đây có con chim hót trên cành, tiếng nghe trong trẻo quá. Phương cũng như chim líu lo:

-Trên nhà anh Hưng có vườn không? có trồng nhiều bông không? đôi khi lên tỉnh, em muốn ghé chơi cho biết mà sợ... anh Hưng không thèm tiếp.

Má Phương mắng yêu con gái:

-Cái con nhỏ nầy, mầy làm như cậu Hưng là người dưng!

Phương vừa ngó xéo tôi, vừa trả lời mẹ:

-Thì má thấy đó, hôm con gặp anh Hưng trên xe, ngồi gần cả giờ đồng hồ, ảnh đâu có thèm nhìn... bà con!

Tôi không biết trả lời ra sao, đành cười trừ! Ôi! những buổi trưa ấm cúng, lòng vui như mở hội. Tôi vẫn đắn đo, rụt rè, chưa dám ngỏ ý với Phương. Học hành chưa thành, công danh chưa toại, bây giờ còn quá sớm để nói chuyện yêu đương....

Những ngày tháng kế tiếp qua mau. Ba má Phương sẵn có vốn, mở thêm căn tiệm cầm đồ ngoài chợ. Ngoài những giờ học, Phương còn phụ mẹ buôn bán, trông nom công việc sổ sách. Tôi lại có dịp gặp gỡ nàng nhiều hơn. Chúng tôi trao đổi chuyện trời mưa, trời nắng, chuyện học hành, thi cử. Toàn là chuyện đâu đâu, vậy mà cũng có để nói hoài, không chán. Có lần Phương hỏi tôi:

-Anh Hưng ơi, hiện thời anh thương ai nhứt ?

Tôi trả lời, cười cười:

-Thì Phương biết rồi, tôi nói hoài! Đời tôi chỉ thương có chú lùn bán hủ tiếu dưới gốc me...
Mặt Phương hơi phụng phịu:

-Vậy chớ mấy người đẹp của anh, không ai bằng chú lùn sao ?

Tôi giảng nghiã:

-Đẹp đâu có ăn được. Còn hủ tiếu cây me ăn ngon, cho nên tôi thương... chú lùn.

Phương nín thinh, bậm môi tức tối. Tôi muốn giải hoà cho khuây khoả:

-Phương ơi, mấy ngày ở nhà không có buôn bán, em làm gì ?

-Em đi chợ, mua cá mua cua.

-Rồi sau đó Phương làm gì nữa ?

Nàng trả thù tôi, trả lời tỉnh rụi:

-Thì em làm cá làm cua.

-Vậy chớ không lúc nào Phương nhớ tới bạn bè chút xíu nào sao ?

Phương bật cười, tươi như đoá hoa buổi sáng:

-Có chớ, lúc ghé ăn hủ tiếu cây me thì nhớ tới anh!

Tôi vừa làm điệu bộ thất vọng, vừa nhìn sững mặt nàng. Phương cười, khuôn mặt vuông vuông, rạng rỡ, làn da trắng mịn màng. Tóc cắt ngắn gọn, cái mũi thẳng cao, xinh xắn. Cặp môi trề trề. Hèn chi nàng nói chuyện tía lia. Ông trời sao thiệt bất công. Mặt Phương không một khuyết điểm. Tất cả đường nét đều hoà hợp, thêm vào đó là cái duyên dáng nữa. Còn tôi thì vừa xấu, vừa đen, được quen với nàng, đời tôi còn hạnh phúc nào hơn. Do câu chuyện đẩy đưa, bất chợt tôi thấy Phương dễ thương làm sao. Trong một thoáng ngẩn ngơ, tôi nói đại:

-Cô chủ tiệm cầm đồ ơi, sao cô đẹp quá vậy ? Tiệm cô cầm vàng bạc, châu báu ngọc ngà mà có cầm "người ta" không ?

Phương trố mắt nhìn tôi. Hình như nàng chưa hiểu câu nói. Cặp mắt nàng tròn to, đen bóng, ngây thơ. Tôi nói tiếp:

-Có một sinh viên nghèo, học hành dang dở, hoàn cảnh túng bấn, cần cầm tạm để đủ tiền ăn học, miễn có cơm canh ngày hai bữa, mai sau có nghề nghiệp vững chắc, nguyện sẽ làm "tôi mọi" để trả công lẫn lời.

Phương hiểu ra, cười nho nhỏ, thủ thỉ bên tai tôi;

-Anh Hưng muốn cầm thiệt không đó ? Tiệm của em không khó khăn như mấy tiệm khác đâu. Miễn là sòng phẳng, siêng năng, trả nợ suốt đời...

Từ đó, tôi và Phương thương nhau. Rồi chiến tranh ngày một tàn khốc. Tôi phải vào quân ngũ, trôi nổi ngược xuôi. Những cánh thơ nồng nàn thay thế những lần gặp gỡ. Phương thường viết cho tôi biết, nàng đã phải nhiều lần từ chối những mối mai xung quanh. Tôi run trong bụng. Làm sao nàng có thể chờ đợi và nếu chờ thì đến bao giờ. Thân tôi, tôi còn lo chưa xong. Cưới Phương bây giờ, chỉ làm khổ cho nàng, điều mà tôi không muốn. Yêu Phương, tôi muốn nàng được hoàn toàn sung sướng. Phương xinh xắn và dễ thương quá, nàng đâu thể vì tôi mà chịu khổ cực. Rốt cuộc rồi thì tôi cũng phải chịu thua định mạng. Một buổi sáng mùa thu, tôi nhận được thơ cuối cùng của Phương. Vào phòng riêng, tôi xé thơ ra đọc. Nét chữ quen thuộc dễ thương ngày nào, quay cuồng trước mắt tôi:

" ...ba má bắt em phải lập gia đình với một người không quen. Giữa tình yêu và gia đình, em phải chọn một. Gởi đến anh bức ảnh cuối cùng em chụp bên gốc sầu riêng ngày nào... như nỗi lòng em.."

Nước mắt tôi tự nhiên ứa ra, ràn rụa. Những chữ còn lại, mờ nhạt. Cuối thơ Phương không ký tên, tôi đọc được câu ca dao ở hàng dưới cùng:

Đêm khuya thắp chút dầu dư
Tim loang cháy lụn, sầu tư một mình.

Câu chuyện đã trên hai mươi năm rồi, bây giờ tôi còn nhớ lại như in. Cái kỷ niệm ngày xưa sao mà êm ái nhẹ nhàng quá. Tôi với chú hai thợ bạc, ngồi im lặng bên nhau. Mỗi người một ý nghĩ vụn vặt, tản mác. Xa quê hương là xa hết những cảnh, những vật, những người thân yêu. Trước mắt tôi, bây giờ cũng có cây sầu riêng. Nhưng đâu phải là cây sầu riêng vườn cũ. Phương bây giờ đã có chồng, có con. biết được nàng hạnh phúc, tôi mừng lắm. Nhưng rồi vận nước đổi thay. Hiện giờ vợ chồng con cái nàng vẫn còn ở nguyên nơi quê xưa. Liệu nàng có đủ sức khoẻ và nghị lực để vượt qua những khổ nhục mà chế độ mới đưa tới hay không ?

Nhớ tới giờ phút nầy hình ảnh của hằng triệu người đang phải lam lũ, chân lấm tay bùn, cuốc xới trên vùng đất khô cằn miền kinh tế mới để phục vụ một thứ chủ nghiã ngoại lai, tim tôi như muốn nghẹn lại:

-Chú hai ơi! mấy người còn ở lại làm sao mà sống nổi với tụi nó ?

-Rồi cũng phải sống chớ thầy tư, hổng lẽ... tự tử chết ! Con ngựa đua bắt đem đi kéo cày thì cũng như con bò, con trâu vậy !

Nghe chú hai thợ bạc nói, tôi nghĩ ngay đến Phương ngày nào. Trời đất ơi! cái sự thật sao mà chua xót. Tôi đứng dậy hết muốn nổi:

- Vậy thì chừng nào dân mình hết khổ, chú hai ? Hổng lẽ phải chịu như vậy hoài !

Chú hai thợ bạc vừa đi vừa trả lời:

- Thầy tư đừng có lo! Luật tạo hoá tuần hoàn hết bĩ cực rối tới thới lai. Như trái sầu riêng chín thì phải rụng. Ngày đó tôi với thầy tư trở về, gầy dựng lại quê hương cũ. Cầu trời cho nó đừng quá tang thương, đổ nát...

User avatar
VuPhong
Posts: 2911
Joined: Wed Dec 01, 2004 4:28 pm

Post by VuPhong »

Bộ Phim
Ngày
Tận Thế
Năm 2012


Image
Thành phố hiện đại cũng không thoát khỏi cơn đói của biển cả.
Bộ phim thảm họa Ngày Tận Thế 2012 do đạo diễn Roland Emmerich thực hiện sẽ chính thức ra mắt khán giả vào tháng 11 này. Vừa qua, các nhà làm phim đã tiếp tục hâm nóng không khí chờ đợi của người hâm mộ bằng cách tung ra các poster rất dể sợ.

Ngoài tấm poster thành phố bị nứt đôi đã được công bố cách đây khá lâu, 3 tấm posters mới xuất hiện cũng khủng khiếp không kém. Lần lượt đó là hình ảnh Tượng Chúa Cứu Thế ở Rio De Janeiro, Mexico sụp đổ trước hàng ngàn con người đang tuyệt vọng cầu khẩn.; hình ảnh chiếc tàu USS JOHN F. KENNEDY khổng lồ bị sóng cuốn văng đến tận Nhà Trắng và hình ảnh đường phố Los Angeles tan hoang trên cả chục cây số.

Ngày Tận Thế 2012 được sản xuất dựa trên cảm hứng từ lời tiên tri của người Maya cổ rằng thế giới sẽ bị huỷ diệt vào năm 2012.

Do đó các nhà làm phim cũng đưa nhiều hình ảnh ẩn dụ mang tính tâm linh và tôn giáo vào các posters:

Image
Tượng Chúa đổ sụp trước mắt hàng ngàn người cầu khẩn.
- Cảnh Tượng Chúa Jesus bị đổ hàm ý con người bây giờ không có Chúa trời bên cạnh trợ giúp nữa, thể hiện sự mai một của đức tin.

- Vết nứt ở giữa thành phố Los Angeles chính là hố sâu ngăn cách con người với nhau, thể hiện lối sống văn minh tân tiến đang dần kéo dài khoảng cách của chúng ta trong đời sống thực.

- Và hàng không mẫu hạm USS JOHN F. KENNEDY va vào Nhà Trắng thể hiện việc ai gieo chiến tranh ắt sẽ gặp quả báo.

Thành phố tan hoang bởi động đất.

Trong tấm poster đầu tiên của Ngày Tận Thế 2012, chúng ta chỉ nhìn thấy chữ 2012 và một luồng sáng ở dưới cùng số 1. Điểm hay nhất trong tấm teaser poster này là câu tagline: " Ai sẽ bị bỏ lại ? " (Who will be left behind?), nó rất khác với tagline của 4 posters chính là " Chúng ta đã được cảnh báo " (We Were Warned).

Có thể nói, nếu như tấm teaser poster là để quảng bá thật sự cho nội dung phim, thì 4 tấm poster chính lại đem đến cho chúng ta những thông điệp về môi trường, giống như các bộ phim cảnh báo khác như The Happening hay The Day After Tomorrow ... Nhưng liệu 2012 có đạt được thành công trong việc cảnh tỉnh con người trước những thói xấu của họ? Câu trả lời có lẽ sẽ được biết trong tháng 11 tới.

Chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy có tất cả 3 trong số 4 posters chính thức của bộ phim Ngày Tận Thế 2012 mô tả sự tàn phá khốc liệt của đại dương: một hình là ở Tượng Chúa cứu thế ở Brazil; một hình là ở trước Bạch Ốc và một hình ảnh đất liền bị chìm dần xuống mặt nước.

Đó là một hình ảnh ví von vô cùng hay. Các nhà làm phim muốn nói với chúng ta một thực tế là trên Trái Đất có ¾ diện tích là nước biển, và một khi biển cả " giận dữ " thì ngày tàn của thế giới coi như đã cận kề, phần đất liền – tức ¼ diện tích còn lại của Trái Đất – sẽ bị nuốt chửng một cách nhanh chóng.
Image
USS JOHN F. KENNEDY đâm vào tòa Bạch Ốc.
Các nhà làm phim cũng tỏ ra khá chu đáo khi đưa lên poster chính dòng chữ " Để biết sự thật, hãy tìm kiếm 2012 trên mạng ". Đó không chỉ là một lối marketing hiệu quả cho phim, mà còn là một cách giúp cho khán giả biết tới lời tiên tri của người Maya về năm 2012 sắp tới.

Bạn cứ tra Google thử mà xem, trong số vài trăm triệu kết quả về " 2012 " thì ít nhất phải có hơn nửa là nói về lời tiên tri kia. Vậy là nhà làm phim đã " một công đôi việc ", vừa sản xuất phim vừa đỡ cho nhiều khán giả thắc mắc với những câu hỏi đại loại như " Vô lý, năm 2012 sao mà tận thế được ... "

Theme trang web của 2012 là cảnh nhà sư Tây Tạng đứng nhìn thần chết (đại hồng thuỷ) đang tiến dần qua dãy Hy Mã Lạp Sơn.

Chi phí thực hiện phim 2012 lên tới 200 triệu Mỹ Kim, nhưng chủ yếu là để nướng vào công việc kỹ xảo hậu kỳ. Do đó hình ảnh thiên tai trong phim rất vĩ đại và trông rất chân thật. Bộ phim dự định trình chiếu khắp thế giới vào ngày 10.07 nhưng sau cùng đã được lùi tới ngày 13.11.2009 ...

Phạm thắng Vũ

User avatar
saohom
Posts: 2215
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Post by saohom »

Một Số Đũa Gỗ Nhập Từ TQ Mang
Mầm Bệnh Ung Thư


Anh Duong
OTTAWA, Canada (KL) – Các bạn tin hay không tuỳ ý, bạn hãy thử những đôi đũa có sẵn như sau:
Image
Đôi đũa có sẵn ngâm vào nước đang sôi khoảng từ 3 tới 5 phút. Một chất mầu trắng sẽ hiện ra trước mắt và tan ngay vào trong nước đang sôi. Chính đôi đũa này đã tiết ra một hóa chất thuộc loại thuốc tẩy trắng.

Trong cuộc vận động giữ gìn sức khoẻ được lành mạnh mới đây tại Singapore, giáo sư Jakson Mathis lưu ý dân chúng Singapore không nên dùng một số loại đũa được chế tạo và nhập cảng từ Trung quốc.

Giáo sư này đã giải thích, qui trình sản xuất tại Trung quốc ngay trước khi những đôi đũa được sản xuất, tất cả các nguyên liệu làm đũa đã mang sẵn mầm bịnh trong trạng thái đang phát triển. Nguyên vật liệu như gỗ của Trung quốc bao phủ nhiều mầu của các loại nấm độc sau khi cây được đốn và chờ để mang ra khỏi rừng.

Chính vì thế các hãng sản xuất tại Trung quốc đã làm chuyện kinh khủng như ngâm gỗ vào các thùng rất lớn chứa hoá chất rất độc hại với mục đích để làm cho gỗ đỡ bị mục.

Sau khi ngâm gỗ làm đũa trong vài ngày, các hãng này còn rửa nguyên liệu gỗ bằng các hoá chất độc hại như thuốc tẩy. Hoá chất độc hại này đã để lại một lượng lớn gấp hơn cả ngàn lần theo như tiêu chuẩn quốc tế cho phép.
Image Bạn hãy đoán thử cái gì sẽ xãy ra?


Chính những hoá chất này vốn đã không tốt cho cơ thể lành mạnh của bạn, chúng là những chất dễ sinh ra bịnh ung thư.

Cách đây 5 năm giáo sư Jackson Mathis đã có dịp tham quan các hãng sản xuất đũa tại Trung quốc. Giáo sư đã khủng khiếp và từ ngày đó, giáo sư không còn dùng các đôi đũa do Trung quốc sản xuất trong các bữa ăn.

Mỗi lần đi các nhà hàng Trung quốc tại Singapore. giáo sư đều không quên mang theo đôi đũa riêng của giáo sư.
Image Giáo sư cho biết: “Nếu bạn đã từng dùng những đội đũa này và vẫn tiếp tục dùng chúng. Bạn hãy tạm dừng lại để suy nghĩ. Tại sao bệnh ung thư phát tán nhanh như ngày nay trên khắp thế giới cho bất cứ tầng lớp nào?

Sau một phút suy ngẫm về những đôi đũa được sản xuất tại Trung quốc. Câu trả lời:

Chính những đôi đũa này đang phát tán bịnh ung thư, có thể bạn đang mang mầm bịnh này mà bạn không biết.”

User avatar
ThienThu
Posts: 757
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:38 am

Post by ThienThu »

'Sao' thử tài nấu phở của mẹ Kỳ Duyên

Hoa hậu Giáng My, siêu mẫu Thanh Tuyền, Thục Quyên, diễn viên Hiền Mai, MC Thanh Bạch... hăm hở đến thưởng thức món phở của bà Đặng Tuyết Mai.
Nhà hàng "Phở ta" với công nghệ nấu đặc trưng của bà vừa khai trương trong ngày đẹp 9/9.

Image
Đích thân bà chủ Tuyết Mai ra đón tiếp các người đẹp đến chia vui.
Từ trái qua: Hoa hậu Vũ Hoàng Điệp, bà Đặng Tuyết Mai, người mẫu Chung Thục Quyên, Hoa hậu Giáng My.

Image
Ăn phở sạch, nước trong sẽ làm làn da em ngày mỗi đẹp hơn", phút vui đùa của bà chủ và MC Thanh Bạch.

Image
Hai chàng MC Thanh Bạch, Anh Quân hội ngộ trong nhà hàng.


Image
Đông đảo người mẫu cũng có mặt để thử món phở được bà chủ giới thiệu là ăn vào không nguy ngại đến sắc đẹp và sức khỏe:
siêu mẫu Huỳnh Thanh Tuyền...

Image
Người mẫu Kim Minh.

Image
Người đẹp Vân Anh.

Image
Top 15 Hoa hậu Siêu quốc gia Chung Thục Quyên cũng đến tham dự.

[/img]http://www.vnexpress.net/Files/Subject/ ... 12.jpg[img]
Diễn viên Hiền Mai đến dự cùng ông xã.

Image
Nhà thiết kế Nguyễn Công Trí...

Image
Ca sĩ kiêm diễn viên trẻ Nam Cường.

Image
Nhà thiết kế Văn Thành Công (bìa phải) bên người mẫu Ngọc Quyên cùng quản lý nhà hàng.

Image
Từ trái qua: người mẫu Quang Hòa, Hoa hậu Vũ Hoàng Điệp, siêu mẫu Xuân Thu và nhà thiết kế Văn Thành Công.

Ảnh: Phan Thanh Tin, K.H

User avatar
ThienThu
Posts: 757
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:38 am

Post by ThienThu »

Một vài hình ảnh nhớ lại sự kiện 9/11/2001

Image

Image

Image

User avatar
TheLang
Posts: 1960
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:43 am

Post by TheLang »

Có Chăng Món Ăn Kích Dục ?

Bác sĩ Nguyễn Ý-Đức M.D.
Ngôn ngữ Anh, Pháp có chữ Aphrodisiac để chỉ những tác nhân được cho là có thể tăng cường tài nghệ giao hoan, sự ham muốn và đáp ứng tình dục. Mà ham muốn tình dục là một cảm xúc đặc biệt không thể thiếu trong tình yêu nam nữ. Không có xúc động này thì tình yêu mang nặng ý nghĩa thân thương bằng hữu, quyến thuộc. Các tác nhân đó có thể là chất như món ăn, nước uống, hóa chất hoặc dược phẩm

Ngược lại với Aphrodiasic có chữ Anaphrodiasic là những chất có tác dụng làm giảm cảm xúc dục tình.

Aphrodisiac bắt nguồn từ tên một nữ thần trong huyền thoại Hy Lạp là Aphrodite. Nàng được coi như là nữ thần của tình yêu, của ước muốn, của sắc đẹp, của tốt giống (fertility), của biển cả, thảo mộc. Tương truyền, nữ thần được sinh ra dưới lòng biển cả rồi được một con sò há miệng đưa lên mặt nước.

Trong khi đó thì dân La Mã ngày xưa lại sùng bái Venus, vị nữ thần tượng trưng cho sự màu mỡ của mọi sinh động vật. Venus cũng là biểu tượng cho sự trinh bạch của người phụ nữ, mặc dù nàng có nhiều “trăng hoa” với thần nhân cũng như người thế tục.

Tìm kiếm phương thức hoặc chất kích dục không phải là việc làm mới đây. Nó đã là điều mong muốn của con người từ thuở xa xưa và sẽ tiếp tục dài dài, chẳng khác chi người ta tìm thuốc trường sinh bất tử. Nhà tự nhiên học Pliny the Elder (23-79 sau công nguyên ) giới thiệu bàn chân trâu nước, y sĩ Hy Lạp Dioscorides (thời gian năm 100 sau công nguyên) nói hạt hồi (aniseed) như những chất kích dục.

Khởi thủy thì sự tìm kiếm này có thể là để giải tỏa các nỗi lo âu liên quan tới kém khả năng “phòng the” hoặc để tăng cường sự mầu mỡ, sinh sản. Sinh đẻ là vấn đề đạo đức và tôn giáo rất quan trọng.

Các tác nhân này có thể là một hương thơm, dáng đẹp, vẻ tươi mát hoặc rượu, hóa chất, thuốc kích thích, một số thực phẩm. Trong nhiều trường hợp, các chất được truyền tụng không phải vì thành phần hóa học mà do hình thù “ giống” như cơ quan sinh dục nam nữ.

Ý niệm giống như này không phải là vô căn cứ. Nó bắt nguồn từ “Niềm Tin ký Hiệu” - Doctrine of Signatures được danh y dược thảo Hi Lạp Paracelsus nêu ra từ thế kỷ thứ 16. Theo thuyết này, khi tạo ra sự vật, Thượng đế đánh dấu bằng một ký hiệu với mục đích riêng. Do đó hình dạng màu sắc, hương vị của mỗi thảo mộc đều có thể dung để trị bệnh. Một lá cây hình dạng giống như lá gan có công dụng chữa bệnh gan. Sò huyết gợi hình cơ quan sinh dục nữ cho là có tác dụng tốt về tính dục.

Theo nhà báo Clifford Bishop, tác giả Sex and Spirit, một trong các chất kích thích tính dục đầu tiên được ghi nhận là bột dương vật cá sấu, rất phổ biến tại Ai Cập cổ xưa.

Hai món ăn được nhiều người ưa thích là nấm cục và sò. Tại tiểu bang Louisiana, Hoa Kỳ, có bảng số xe đặc biệt với hàng chữ “Ăn Sò Louisiana, yêu nhau lâu hơn” -

"Eat Louisiana Oysters and love longer”. Rồi lại còn bột sừng tê giác, ruồi Tây Ban Nha.

Người mình thường có quan niệm “ăn gì, bổ nấy”. Cho nên mới có “tam tinh hải cẩu bổ thận hoàn” với lộc nhung, hải mã, đảng sâm, đỗ trọng, tinh hoàn dê, bò rừng hầm thuốc bắc…

Các triều đại vua chúa Việt Nam, Trung Hoa đã có những bài thuốc “nhất dạ lục giao”, những món ăn cung đình ích dục.

Và tại các tiệm sách khắp nơi, có vô số những Aphrodiasic Cookbook với chỉ dẫn nấu nhiều món ăn tăng tình yêu.

Sau đây là một số món ăn được dân gian coi như “liều thuốc tình yêu” nhưng tiếc rằng chưa được thực nghiệm chứng minh.

Nấm Đất

Người giầu tưởng tượng thích ăn nấm vì vẻ tương tự bề ngoài giữa nấm truffles với cơ quan sinh dục nam.

Nhà chuyên môn về cây thuốc nổi danh của Anh (1616-1654) Nicolas Culpepper viết rằng nấm khơi động lòng ham muốn nhục dục của nam cũng như nữ. Trong khi đó thì tại Pháp, vào thế kỷ 19, thực phẩm đêm tân hôn của chú rể bao gồm nhiều ngọn nấm rất gợi hình.

Theo nhà trồng nấm Gareth Renowden, tác giả sách The Truffle Book, thì từ năm 1651, đầu bếp LaVarenne thường xuyên tiến ngự món ăn có nấm cho vua Louis vì tin tưởng có tác dụng giúp nhà vua tận hưởng thú vui với cung tần mỹ nữ.

Về khía cạnh dinh dưỡng, nấm có nhiều kali, sinh tố B6, B1, E, folic acid, chất xơ… Vitamin E được coi như cần thiết cho sự sản xuất hormon nam, tăng sức mạnh tình dục.

Chuối

Cũng có hình dạng giống như cơ quan sinh dục nam, chuối được coi như món ăn kích dục khá phổ thông.

Theo huyền thoại Hồi Giáo, sau khi Adam và Eve phạm tội cám dỗ thì họ che thân không với lá sung mà lá chuối.

Nhưng thực tế là chuối có nhiều kali, magnesium, vitamin B6 là những chất cần thiết cho việc sản xuất kích thích tố nam. Chuối cũng chứa enzym bromeliad mà nhiều người cho là có tính cách khích lệ dục tính nam.

Hạt hạnh nhân

Mùi thơm có tính cách khêu gợi, mời chào của hạt hạnh nhân được nhiều phụ nữ ưa thích.

Từ thuở xa xưa, hạt hạnh nhân được ví như biểu tượng của sự mầu mỡ sinh đẻ. Hạnh nhân lại có nhiều vitamin E, magnesium.

Avocado

Nhiều người gán cho trái này tác dụng kích dục vì sự mọc đôi của trái trên cây.

Chẳng thế mà dân chúng đế quốc Aztec ở Mexico khi xưa gọi là « cây tinh hoàn ».

Theo lời đồn đại thì một số tu sĩ Tây Ban Nha trước đây đã cấm trồng cây này chỉ vì sự sắp đặt của trái trên cây nom hơi khiếm nhã, khiêu dâm.

Nhưng nhiều người vẫn ưa ăn avocado vì có nhiều folic acid, B6, Magnesium. Nhất là tác dụng tăng cường tính miễn dịch cho cơ thể.

Chocolat

Vào ngày Lễ Tình Yêu Valentine Day, số lượng chocolat bán ra nhiều gấp bội so với những ngày khác trong năm. Người ta tặng nhau chocolat khi cho và nhận tình yêu cũng như trong dịp sinh nhật, lễ lạc. Để nói là « Tôi Yêu Bạn ».

Có nghiên cứu nói là chocolate chứa hóa chất phenylethylamine có tác dụng hưng phấn, tương tự chất « yêu đời » endorphins có tự nhiên trong cơ thể.

Lại còn hóa chất theobromine ảnh hưởng lên sự dẫn truyền tín hiệu thần kinh, tương tự chất kích thích caffeine.

Chocolat cũng nhiều antioxidant hơn là trong rượu vang mà nhiều tin tưởng cho là vũ khí lợi hại giúp ước tình lên cao.

Cà phê

Nói tới chocolat thì cũng không nên quên cà phê, một chất vẫn được cho là có tác dụng kích thích thần kinh não, khiến con người tỉnh táo. Chẳng thế mà hầu hết các loại nước giải khát trên thị trường đều có ít nhiều cafeine.

Năm 2006, giáo sư tâm lý Fay Guaraci, Đại học Southwestern, đã thử nghiệm tiêm cafeine cho chuột để quan sát sự kết đôi ở chuột cái. Kết quả là chuột cái sớm mon men trở lại với chuột đực sau mỗi lần giao hợp. Bà hy vọng sẽ có nghiên cứu tương tự ở người.

Tuy nhiên cũng nên lưu ý là, dùng ít thì cafeine kích thích nhưng uống nhiều thì lại có tác dụng ngược lại.

Sò tươi

Sò đã đưa nữ thần tình yêu Aphrodite sanh từ lòng biển lên mặt nước và đã được dân Hy Lạp xưa coi như thức ăn kích dục. Hình dáng con sò há miệng cũng khiến nhiều người liên tưởng tới cơ quan sinh dục phụ nữ.

Có nghiên cứu cho hay sò chứa nhiều chất kẽm, cần thiết cho việc sản xuất kích thích tố nam. Sò cũng có chất mucopysaccharride, tăng sản xuất tinh dịch.

Sò tươi nên uống với một ly champagne thật lạnh để thêm phần lãng mạn lứa đôi. Nhưng cũng nên cẩn thận vì sò chứa vi khuẩn vibrio có thể gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe.

Mật ong

Những cặp vợ chồng mới cưới đều đưa nhau qua một thời gian gọi là « trăng mật » Honeymoon.

Tương truyền rằng vào thời kỳ Babylon, cha cô dâu cung cấp rượu mật ong cho đôi uyên ương uống trong suốt tháng trăng mật để cho đôi trẻ thêm phần sung sức và khả năng có con.

Honeymoon cũng ám chỉ là trong tháng đầu sau hôn lễ, mối tình của hai người thường ngọt ngào, êm dịu như mật ong.

Mật ong có khoáng boron giúp cơ thể sử dụng và chuyển hóa hormon nữ estrogen. Mật cũng có nhiều vitamin B vá các chất dinh dưỡng khác.

Ginkgo Biloba

Ginkgo Biloba đã được dùng để tăng cường trí nhớ vì tác dụng đưa máu nhiều hơn tới não bộ và trái tim.

Quan sát người cao tuổi dùng Ginkgo để tăng cường trí nhớ, hai nhà khoa học Cohen AJ, Bartlik B., Đại học California, nhận thấy thảo mộc này có ảnh hưởng tốt lên cả 4 giai đoạn của đáp ứng tình dục. Đó là sự ước muốn (desire), niềm hân hoan cương cứng, ướt át (Excitement với erection, lubrication), sự cực khoái (orgasm) và sự thỏa mãn kết thúc (resolution). Các vị cao tuổi này thường hay bị rối loạn cương dương, một tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm mà họ đang dùng.

Bác sĩ Richard P. Brown, Đại học Columbia ở Nữu Ước, cho hay Gingo có khả năng hoàn tất và kéo dài sự cương cứng dương cụ bằng cách giãn nở động mạch, máu tới nhiều hơn do tác dụng của hóa chất nitric oxide. Theo ông, tác dụng này tương tự như tác dụng của Viagra. Cần lưu ý là Viagra chỉ giải quyết được rối loạn cương dương chứ không tăng sự ham muốn libido và có rất ít tác dụng khoái cảm orgasm.

Tỏi

Từ nhiều ngàn năm, người Trung Hoa đã hiểu rõ giá trị dinh dưỡng của tỏi sống.

Ngoài công dụng như gia vị, tỏi tăng cường hệ miễn dịch, tiêu diệt vi khuẩn, tiêu hóa thực phẩm, một kháng sinh mạnh và chất kích dục tốt.

Chất allicin của tỏi có tác dụng tăng lưu hành máu trong huyết quản. Mà sự cương dương là do sự tụ nhiều máu vào bộ phận sinh dục nam.

Vỏ cây yohimbe

Corynanthe yohimbe là một loại cây có nhiều ở Trung Phi châu. Từ lâu, dân chúng nơi đây đã dùng nước vỏ cây này như một chất làm tăng khả năng làm tình.

Một số nghiên cứu cho hay, vỏ cây này có một hoạt chất hỗ trợ sự cương dương ở nam giới bằng cách kích thích thần kinh, tăng máu tới dương cụ và cơ quan sinh dục nữ. Tất cả đều giúp sự hoan lạc.

Các tác dụng phụ là nhịp tim nhanh, huyết áp lên cao, lo âu, buồn nôn. Do đó, cần được bác sĩ hướng dẫn khi dùng.

Và dân gian cũng còn nêu ra nhiều món ăn kích dục khác nữa như dưa hấu, nhân sâm, cam thảo, ớt, cacao, dừa, sung, sầu riêng, măng tây, trái bơ, sừng tê giác... Các tin tưởng này chưa được khoa học chứng minh. Trong khi chờ đợi, người tin tưởng cứ tiếp tục chuốc mua, tiêu thụ.

Ý kiến các nhà nghiên cứu

Theo Giáo sư Robert Shmerling, Đại học Y Harvard, "khi không có bằng chứng và không có khả năng xác định chất kích thích thì cũng khó mà phủ nhận". Theo ông, các món ăn như caviar, nấm đất, snail và một số thực phẩm khác được coi như hỗ trợ tình yêu chỉ vì sự hiếm hoi và giá tiền quá cao của chúng. Chẳng khác chi chiếc xe Roll Royce không tiết ra mùi thơm pheromone nhưng sở hữu chủ nó là dấu hiệu của sự giàu sang, một thứ kích dục. Vị giáo sư này đã dành nhiều thì giờ để nghiên cứu về các thần thoại myth liên quan đến thực phẩm.

Trái ớt với tin tưởng có khả năng kích dục vì hình dáng cũng như vị cay cay thì tác giả "The Chilli Pepper Encyclopedia" DeWitt có ý kiến là chilli pepper không có tác dụng kích thích dục tính, dù là về hình thức cũng như cấu trúc. Tuy nhiên, ớt có tác dụng giảm đau nhờ chất capsaicin và tăng tiết dịch vị bao tử.

Nhà sành ăn gastronomer người Pháp Jean Anthelme Brillat-Savarin, trong tác phẩm “The Physiology of Taste” viết về nấm đất truffle như sau: “Nấm đất không phải là món ăn kích dục thực sự, nhưng trong một số hoàn cảnh, nấm đất có thể làm cho phụ nữ trở nên âu yếm hơn và nam giới đáng yêu hơn."

James Trappe, chuyên viên hàng đầu về nấm của Mỹ tại Đại học Oregon quả quyết là: "Tác dụng kích dục của nấm đất chưa bao giờ được chứng minh một cách khách quan."

Cynthia Finley, nhà tiết chế dinh dưỡng tại Đại học Harvard quả quyết rằng chưa có một bằng chứng cụ thể nào chứng minh các thực phẩm đó tác động như chất kích dục. Món ăn tình yêu chỉ là huyền thoại.

Theo chuyên viên này, phương thức hữu hiệu nhất là vận động cơ thể và ăn uống đầy đủ...

Kết luận

Để có đời sống tình dục tốt đẹp, mọi người nên :

- dinh dưỡng đầy đủ với nhiều loại thực phẩm khác nhau ;

- có đời sống tinh thần thanh thoát, thoải mái;

- có sự thương yêu chân tình với nhau;

- có sự nâng niu, sẵn sàng hỗ trợ, tạo điều kiện cho nhau trong hoạt động yêu đương, và

- áp dụng một chương trình vận động cơ thể đều đặn

Nhắc lại là suy dinh dưỡng, trầm cảm cũng giảm ước muốn và khả năng hoạt động tình dục rất nhiều. Mà sau một bữa ăn thịnh soạn, cơ thể quá mập, khả năng “phòng the” cũng xìu xìu, ểnh ểnh, kém ngoạn mục đấy.

Và nếu có rối loạn cương dương, giảm ước muốn tình dục thì nên đi bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân rồi điều trị.

Bác sĩ Nguyễn Ý-Đức M.D.

User avatar
lynhcao
Posts: 883
Joined: Sat Apr 30, 2005 10:46 pm

Post by lynhcao »

Bush đứng đầu danh sách nói nhảm

Một đoạn phát biểu của cựu tổng thống Mỹ George Bush được xếp hạng nhất
trong cuộc bình chọn 10 phát ngôn bằng tiếng Anh trúc trắc và vô nghĩa nhất trong giới chính trị, thể thao và ngôi sao.

Image
Cựu tổng thống Mỹ George Bush. Ảnh: Reuters.
Phát ngôn giúp ông "lên ngôi đầu" được Bush đưa ra vào tháng 7/2004. "Kẻ thù của chúng ta rất sáng tạo và nhiều thủ đoạn. Chúng ta cũng không kém gì. Chúng không ngừng nghĩ ra những cách để hại đất nước và nhân dân ta. Chúng ta cũng thế", ông nói.

Telegraph cho hay, ông còn một câu nói khác đứng trong top 10. “Tôi biết rõ những điều tôi tin tưởng. Tôi sẽ tiếp tục nói ra những điều tôi tin và những điều tôi tin, tôi tin rằng, những điều tôi tin đều đúng”, Bush phát biểu tháng 7/2001.

Về nhì trong danh sách 10 “câu nói bất hủ” này là thống đốc bang California Arnold Schwarzenegger: "Tôi tin rằng hôn nhân đồng giới là giữa đàn ông và đàn bà".

Các chính trị gia khác cũng góp mặt trong danh sách bao gồm cựu phó tổng thống Dick Cheney và đương kim Thủ tướng Anh Gordon Brown, trong đó, ông dự đoán việc chi tiêu ngân sách sẽ tiếp tục tăng, và "sẽ tăng 0% trong khoảng thời gian từ 2013-2014".

Đứng thứ tư trong danh sách là câu nói của một bình luận viên môn đua xe Murry Walker: "Chiếc xe dẫn đầu đúng là có một không hai, ngoại trừ việc nó giống hệt chiếc xe ở ngay phía sau". Bình luận viên bóng đá John Motson cũng góp mặt với câu: "Với những ai đang xem ti vi đen trắng, đội Spurs mặc áo màu vàng".

Tổ chức vì sự trong sáng của tiếng Anh Plain English Campaign đã đưa ra danh sách này sau cuộc thăm dò 4.000 người.

H. Ninh

User avatar
nangchieu
Posts: 2061
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Post by nangchieu »

Phạm Duy vĩnh biệt thôn Đoài "Đó là chưa nói đến ông cụ Phạm Duy, bởi nhiều người đã nói nhiều về cụ rồi. Một trong vài danh ngôn xanh dờn mà cụ để lại cho đời là “Tôi có chống cộng đâu, tôi chỉ chống gậy”. Có lẽ đó là lá bùa hộ mệnh giúp cụ được thung dung về lại Việt Nam và khiến cho Hà Nội hài lòng. Ngoài ra cụ còn cấm những người chống cộng hải ngoại không được hát nhạc của cụ nữa, chắc không muốn vẹm nghe lại những điệu nhạc hùng tráng và những lời lẽ “chống gậy” rất đanh thép của cụ dành cho chúng, làm chúng ngứa ngáy, không khéo chúng tống xuất cha con cụ trở ra ngoại quốc thì khốn cả lũ. Cụ Phạm Duy đi về đã đành, cụ còn kéo theo cả một lô một lốc con cái nhà cụ theo. Nào là Duy Quang, Duy Cường, rồi Duy Minh. Nào Thái Thảo, Thái Hiền. Thậm chí cô cựu dâu nhà họ Phạm là Julie cũng xách gói về."
Trích "Ca Sĩ Hải Ngoại về Việt Nam: thành công hay thát bại",
Phạm Phong Dinh
***

Phạm Duy Vĩnh biệt thôn đoài!

... Vì chút quyền lợi cuối đời nhạc sĩ Phạm Duy đã trở về Việt Nam nói những lời xum xoe bợ đỡ, nịnh hót, nhận tội để xin xỏ Đảng và Nhà nước cho ông được “hoạt động thu âm, thu hình và phổ biến tác phẩm”, để làm một đêm nhạc “Phạm Duy cuối đời nhìn lại”. Tiếc thay! Vì chút danh lợi cuối đời mà nhạc sĩ Phạm Duy đã tự mình… vĩnh biệt thôn Đoài!
LTG.- Xin thưa ngay đây chỉ là cái tựa của một bài viết để quý vị có quen biết với nhạc sĩ Phạm Duy khỏi thắc mắc, chất vấn vì ông ta ở Midway City mà ông ta thường dịch ra là “Thị Trấn Giữa Đường” chớ đâu có ở thôn Đông, thôn Đoài nào đâu mà bảo là Phạm Duy vĩnh biệt …thôn Đoài!

Vào năm 1995, chúng tôi có viết bài “Phạm Duy vẫn ở thôn Đoài”, lấy từ tựa đề do nhà thơ Trần Dạ Từ đặt, và tờ báo đăng tải bài viết này là tạp chí Thế Kỷ 21. Vào khoảng năm 1993, khi mới định cư ở Thụy Điển, nhà thơ Trần Dạ Từ được nhạc sĩ Phạm Duy nhờ viết lời giới thiệu cho quyển Hồi Ký. Trong bài viết đại ý nhà thơ ca ngợi là tù nhân ở nơi nhà thơ bị giam giữ là trại tù Phan Đăng Lưu rất “biết ơn” nhạc sĩ Phạm Duy đến nỗi cứ khi vắng mặt cai tù là các tù nhân bèn “ới” nhau “Phạm Duy đi”, tức mang nhạc Phạm Duy ra mà hát.
Dù thiên kiến đến thế mấy, chúng ta cũng không thể phủ nhận nhạc sĩ Phạm Duy là một thiên tài đã đóng góp rất nhiều cho nền âm nhạc Việt Nam. Chúng ta “mang ơn” Phạm Duy cũng như chúng ta đã “mang ơn” Nguyễn Trãi với “Bình Ngô đại cáo”: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân/Quân điếu phạt chỉ vì khử bạo”;

mang ơn thái-sơn-lục-bát Nguyễn Du với “chữ tài liền với chữ tai một vần/Hải đường lả ngọn đông lân/Giọt sương treo nặng cành xuân la đà/Rằng trong lẽ phải có người, có ta”;

mang ơn Nguyễn Đình Chiểu với “Trai thời trung hiếu làm đầu/Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình”;

mang ơn Lam Phương với “em ơi nếu mộng không thành thì sao/Non cao đất rộng biết đâu mà tìm?... Tàu đưa ta đi tàu sẽ đón ta về. Quê hương sẽ sống lại yêu thương…” v.v…

Với bài viết này, người viết không làm chuyện khen phò mã tốt áo! Cũng không có ý đả kích nhạc sĩ Phạm Duy. Chúng tôi chỉ xin ghi lại những bài báo ở hải ngoại cũng như ở trong nước có liên quan đến nhạc sĩ Phạm Duy, để độc giả có cái nhìn chính xác về những việc làm của nhạc sĩ Phạm Duy.
*
-Bài thứ nhất là một trích đoạn trong bài “Buồn vui Cali”, tác giả là Người Cali, đăng trong tạp chí Dân Chủ Mới số 43, phát hành vào tháng 6 năm 1995, như sau:

“…Thêm một Phạm Duy, ngày xưa nhà cao cửa rộng, con cái toàn làm lính kiểng, nhờ những bài “Tình ca”, “Kỷ vật cho em”… chửi Cộng sản và mang tình tự dân tộc, giờ đã mấy phen xin về Việt Nam nhưng bị tụi Việt Cộng từ chối. Ông “già không nên nết này” đã trả lời cuộc phỏng vấn của nhật báo “Người Việt” ra ngày thứ Sáu 28-4-95 trong bài “Cảm nghĩ của người Việt hải ngoại về 30/4”, do ký giả Lý Kiến Trúc thực hiện rằng:

“Trong hai mươi năm thế giới đã đổi thay, Berlin đã thay đổi thì tất nhiên Hà Nội cũng phải thay đổi. Và tôi, tôi cũng thay đổi cái suy nghĩ của tôi, cũng như một số người khác, về cuộc sống ở đây. Ví dụ như những năm đầu đến Mỹ, tôi nghĩ có lẽ tôi sẽ sống và chết ở đây, nhưng hôm nay tôi lại thấy tôi có thể về được. Đừng bắt tôi suy nghĩ như năm bảy mươi nhăm. Về cái cuộc sống của tôi, thì trước kia tôi chuẩn bị chết ở đây, còn bây giờ tôi chuẩn bị chết ở Việt Nam. Điều đó có ảnh hưởng đến công việc làm. Như trước kia, tôi cũng như mọi người, chống một cái gì đó đến tận cùng… cho đến bây giờ cái lối chống cũ nó không cải tiến được, nên cũng chẳng gọi là theo được.”
Để kết thúc bài phỏng vấn, nhật báo Người Việt hỏi nhạc sĩ Phạm Duy cảm tưởng về ngày 30-4, ông hoan hỉ trả lời:

“Tôi rất vui mừng, vì tôi cảm thấy cái ngày tôi chết… tôi sẽ chết tại quê hương, chứ không phải tôi sống tại quê hương, không lâu đâu…”
Đó, những lời tâm huyết của một thiên tài âm nhạc của Việt Nam Cộng Hòa trước đây như thế đấy! Nhà thiên tài đã viết trong cuốn hồi ký của đời mình rằng ông ta đã từng “có hơn hai trăm mối tình mật thiết với đàn bà” trong thời gian ông ta nổi tiếng và đã có gia đình, “bỏ vùng Cộng sản về với Quốc Gia vì sinh kế, chứ không phải vì lý tưởng…”

-Bài thứ hai, được đăng ở trang 26, tạp chí Thời Sự số 2 ở Florida như sau:

“Nhạc sĩ Phạm Duy có chụp hình chung với Đại sứ Việt Cộng hay không?”
Gần đây có một vài tờ báo đưa tin nhạc sĩ Phạm Duy đã đến tòa Đại sứ CS Trịnh Ngọc Thái vào ngày 7-1-95. Tin này đã gây xôn xao dư luận không ít trong hàng ngũ những người Quốc Gia từng yêu mến một nghệ sĩ tài ba tên tuổi như nhạc sĩ Phạm Duy.

Chúng tôi đã gặp nhạc sĩ Phạm Duy và đã được nhạc sĩ cho biết như sau:
“Tôi xin khẳng định với quý anh là Phạm Duy này không hề quen biết với ông đại sứ Trịnh Ngọc Thái bao giờ để mà nói câu như thế, cũng chưa từng chụp hình với ông ấy. Bức hình mà một số báo đưa ra là hình tôi chụp với một người bạn thân tên Nguyễn Văn Tuyên tại nhà riêng của ông ấy, chứ không phải Đại sứ Cộng sản Trịnh Ngọc Thái.”

Nhạc sĩ Phạm Duy còn cho biết ông đã yêu cầu tờ Ép-Phê ở Paris do ông Trần Trung Quân chủ trương đăng tin sai phải đính chính, nếu không ông sẽ đưa ra tòa về tội vu cáo. Tạp chí Ép-Phê đã đăng lời “cáo lỗi” trên mặt báo, nguyên văn như sau:
“Cáo lỗi
Trong ấn bản số 4, phát hành tháng 2-1995, nơi trang 12, phóng viên Dương Thiện Ý đã viết: “Nhạc sĩ Phạm Duy tuyên bố:
Tôi bỏ chiến khu đi ra thành chẳng qua vì cuộc sống kinh tế. Thực tâm mà nói, 40 năm nay tôi chẳng ưa thích gì ‘bọn ngụy miền Nam’,
cùng với một tấm hình với lời ghi chú: ‘Từ trái qua phải: Đại sứ VC Trịnh Ngọc Thái, Phạm Duy và ông Trần Văn Khê.’

Nay phối kiểm lại, nhạc sĩ Phạm Duy cho biết ông chỉ chụp hình chung với ông Trần Văn Khê và một người bạn thân chứ không phải là đại sứ VC Trịnh Ngọc Thái, cũng như chưa bao giờ tuyên bố câu nói trên. Thành thật xin lỗi nhạc sĩ Phạm Duy về sự sơ suất ngoài ý muốn này.Tạp chí Ép-Phê.”

-Bài thứ ba là một trích đoạn trong bài “Từ Chế Lan Viên đến Nam Chi – 4 Điểm Chiến Thuật Trong Âm Mưu Du Kích Văn Hóa của Cộng sản” của tác giả Trần Ngọc Lũ, đăng trên tạp chí Tân Văn số Xuân Mậu Thìn như sau:

“… Có lần trong bài viết có tựa đề ‘Văn hóa thực dân mới chết hay chưa chết?’ đăng trên tạp chí Văn Học, Hà Nội số 5-6-1985. Chế Lan Viên quay mỏ ra chửi rủa Phạm Duy:

“Cái anh nhạc sĩ dân ca, dâm ca, tục ca từng tuyên bố: “Moa thì có lý tưởng mẹ gì ngoài tình và tiền”, anh ấy năm kia lại giở trò lý tưởng rồi. Đêm ấy tôi ở Bruxelles (Bỉ) đang nói chuyện với anh chị em Việt kiều, thì cách chỗ tôi một cây số thôi, Phạm Duy cùng đoàn nghệ thuật của anh ta đang thóa mạ Tổ quốc.”

Hai năm sau, trên tạp chí Sông Hương số 21, xuất bản tại Huế vào tháng 9-86, cũng lại Chế Lan Viên viết về Phạm Duy, nhưng giọng điệu khác hẳn. Tưởng như lúc này cuối năm 1986, Chế Lan Viên vừa viết vừa cầm khăn mù-xoa thút thít:

“Mất Phạm Duy, chúng ta tiếc lắm, vì anh có tài lớn. Nhưng chúng ta làm sao được! Anh ấy bỏ chúng ta chứ chúng ta đâu có bỏ anh. Hồi đi Bình Trị Thiên với tôi năm 49, anh viết “Bên ni, bên tê”, “Bà mẹ Gio Linh” rất xúc động. Nhưng anh đã “dinh tê” vềHàNội

Sau chiến thắng vĩ đại của ta hồi năm 75, hình như anh lại xúc động lại. Anh Trần Văn Khê ở Pháp về, hỏi ý kiến anh Tố Hữu, anh Tố Hữu bảo “bỏ khúc giữa, lấy khúc đầu và khúc đuôi.” Nghĩa là quên đi thời Phạm Duy theo Pháp và theo Mỹ, chỉ nhớ cái gì đẹp nhất trước kia và nên, sau này…

… Chúng ta kiên trì, nhưng biết làm sao được! Nếu Phạm Duy cóc cần sự kiên trì ấy, 1979 tôi đang ở thủ đô Bruxelles của Bỉ. Đêm ấy cách chỗ tôi 800 mét, đoàn của Duy đang biểu diễn và chửi rủa chúng ta. Tôi chỉ biết nhắn:

-Mọi người đều tùy thích có thể yêu thương hay nguyền rủa trong đời. Nhưng tổ quốc chúng ta đang ốm… Cần gì phải chửi, chờ cho mẹ khỏe ra, giàu lên rồi ai muốn đi đâu thì đi.”

Hai bài viết, cách nhau hai năm. Vẫn cũng một người viết về một người khác mà sao giọng điệu cứ như nước với lửa? Tôi không nói đến sự ngụy biện cố tình đồng hóa Tổ quốc với chế độ Cộng sản của Chế Lan Viên. Chỉ xin bạn đọc lưu ý sự khác nhau trong hai bài viết về cách gọi tên.

Ở bài đầu, viết 1984, đăng báo 1985, là “cái anh nhạc sĩ”, “anh”, “anh ấy”…một cách trịch thượng hằn học, xấc láo. Ở bài dưới, viết và đăng cuối 1986, ngược lại, rất ngọt ngào. Hoặc gọi là “anh”, “anh Phạm Duy”. Ra vẻ kính mến. Hoặc gọi “Phạm Duy” không. Ra vẻ thân mật. Hoặc gọi là “Duy” thôi. Ra chừng âu yếm.

… Tại sao bỗng dưng Chế Lan Viên viết về Phạm Duy và đổi giọng ngọt nào với Phạm Duy?

Câu trả lời đầu tiên là: nhờ Trần Văn Khê.
Hãy để ý đến câu văn thật ngắn trong đoạn viết về Phạm Duy của Chế Lan Viên mới dẫn ở trên: “Anh Trần Văn Khê ở Pháp về, hỏi ý kiến anh Tố Hữu…” Trần Văn Khê hỏi ý kiến Tố Hữu về việc gì? Về Phạm Duy. Trước khi đi hỏi ý kiến, Trần Văn Khê làm gì? Báo cáo. Có lẽ nắm bắt được một nét giao động, buồn nản nào đó trong tâm lý Phạm Duy những ngày khắc khoải lưu xứ ở nước ngoài. Trần Văn Khê về báo cáo ngay với “lãnh đạo” bàn bạc ra lệnh. Kẻ thừa hành là Chế Lan Viên. Đoạn viết về Phạm Duy của Chế Lan Viên là một nỗ lực “chiêu dụ” trong âm mưu du kích văn hóa của Cộng Sản nhắm vào Việt kiều.

-Bài viết thứ tư, do tạp chí Làng Văn ở Canada đăng tải, đại ý cho biết trong lần gặp gỡ học giả Lê Hữu Mục ở Quận Cam, nhạc sĩ Phạm Duy đã tuyên bố là “ông ta sáng tác nhạc trong cầu xí”, là “ông ta không chống Cộng, chỉ có chống gậy mà thôi”, và “nếu ai cho ông ta 10 ngàn đô-la ông ta sẽ sáng tác nhạc ca tụng Hồ Chí Minh (sic!)”. Dư luận rùm beng lên. Nhạc sĩ Phạm Duy tuyên bố ông ta không có tuyên bố những lời bậy bạ như thế và cho biết sẽ mướn luật sư kiện tờ báo nào đã vu cáo cho ông ta, nhưng không hiểu vì sao, sau đó, mọi chuyện đều chìm xuồng.

Ít lâu sau, cũng theo tin báo chí, nhạc sĩ Phạm Duy đã được VC cho phép về Việt Nam. Khi trở lại Hoa Kỳ ông ta tuyên bố sẽ về Việt Nam mở hai quán cà phê lấy tên “Phạm Duy”, một tiệm ở Hà Nội, một tiệm ở Sàigòn thì tha hồ mà hốt bạc (sic!).

-Bài viết thứ năm là một bài phỏng vấn do phóng viên Nguyễn Đông Thức của tuần báo Tuổi Trẻ ở trong nước, có nội dung như sau:

Phóng viên (PV): 30 năm qua, ông vẫn sáng tác đều đặn?

-Phạm Duy (PD): Vâng. 30 năm ở Mỹ, tôi viết được khoảng 300 ca khúc. Và riêng trong 10 lần về nước bốn năm qua, tôi đã viết được tập Hương ca, gồm 10 ca khúc về quê hương, bắt đầu với Trăm năm bến cũ (phổ nhạc bài thơ Về thôi của Lưu Trọng Văn), Hương rừng (phổ vài câu thơ trong Hương rừng Cà Mau của Sơn Nam), Lời mẹ dặn (phổ thơ Phùng Quán)… và kết thúc bằng Tây tiến (thơ Quang Dũng), thể hiện sự hùng tráng của dân tộc Việt… Mong ước thứ ba hiện nay của tôi là được giới thiệu các ca khúc này với đồng bào trong nước.

-PV: Mong ước thứ ba, ở tuổi 85? vậy còn thứ nhì, thứ nhất?

-PD: Tôi vừa nộp đơn xin Nhà nước Việt Nam cho phép phổ biến 9 ca khúc cũ của tôi, gồm 5 ca khúc tôi viết trong thời gian dân tộc kháng chiến chống Pháp (Tình ca, Bà mẹ Gio Linh, Quê nghèo, Nương chiều, Ngày trở về) và 4 ca khúc phổ thơ (Áo anh sứt chỉ đường tà - phổ Màu tím hoa sim của Hữu Loan, Ngậm ngùi - thơ Huy Cận, Mộ khúc – thơ Xuân Diệu, Thuyền viễn xứ - thơ Hà Huyền Chi). Đây chính là mong ước thứ nhì của tôi. Nhưng điều mà tôi đang thiết tha mong đợi nhất chính là được trở về sống và làm việc hẳn ở quê nhà. Tôi mong được về hẳn, đưa tất cả con cái cùng sự nghiệp của mình về…

-PV: Vì sao và từ khi nào ông muốn về?

-PD: Năm 1994, tôi được anh Lưu Trọng Văn – là con của một người bạn tôi, nhà thơ Lưu Trọng Lư - tặng cho bài thơ Về thôi. Có mấy câu đã làm tôi hết sức xúc động và quyết định phải về: Về thôi… Làm gì có trăm năm mà chờ. Làm gì có kiếp sau mà đợi… Vâng, thật sự tôi đã muốn về từ lâu. Tôi đã quyết định chuyển sang bước sáng tác mới. Bài “Về thôi” của anh Văn càng cho tôi thấy rõ tôi chẳng còn được bao năm nữa, đã muốn làm gì thì phải làm ngay thôi…

-PV: Nếu được cho phép trở về, ông sẽ làm gì?

-PD: Tôi sẽ viết thêm một số ca khúc về quê hương sau một chuyến đi xuyên Việt, tiếp tục nghiên cứu dân ca và sẽ xin phép được… biểu diễn.

-PV: Ông vẫn có thể hát ở tuổi này?

-PD: Chứ sao!

Và nhạc sĩ Phạm Duy lập tức hát cho tôi nghe bài Trăm năm bến cũ. Tôi nhìn người nhạc sĩ già đang nhắm mắt say sưa hát và thầm nghĩ cuộc hành trình “nghìn trùng xa cách” về lại bến cũ của ông chắc chắn sẽ không chút dễ dàng, nhưng quả thật ông không còn nhiều thời gian để có thể chờ đợi lâu hơn. Dù ông đã có làm gì đi nữa thì tôi vẫn tin trong sự rộng mở của dân tộc Việt, sau cùng ông sẽ thực hiện được mong ước lớn cuối đời: về với quê nhà, với nơi chốn đã từng cho ông viết những câu “Tôi yêu tiếng nước tôi, từ khi mới ra đời…” và nhiều ca khúc nữa một thời đã làm rung động biết bao người.”

-Bài viết thứ sáu là bài “Nhạc sĩ Phạm Duy, những dự định, niềm vui và niềm tin” được đăng tải trên bán nguyệt san Trẻ, số 174, phát hành ngày 15-02-2005. Tạp chí Trẻ có tòa sọan tại Westmister, Nam California. Đây là một số trích đoạn trong bài phỏng vấn này:

-Bác nghĩ như thế nào khi 30 năm qua Nhà nước Việt Nam chưa cho phổ biến tác phẩm nào của nhạc sĩ Phạm Duy?

-Theo tôi nghĩ. Chính quyền nào cũng có một đường lối chính trị. Trong giai đoạn trước, đất nước đã có sự phân chia rõ rệt. Có người coi tôi là người của “quốc gia”, nhưng nói thế thì hơi quá. Suy cho cùng thì tôi cũng chỉ là một nhạc sĩ. Trong cuộc chia cắt đất nước suốt một quãng thời gian dài 20 năm, có thể có những tác phẩm của tôi không được sự đồng tình của bên này hay bên kia, nhưng với thời cuộc lúc bấy giờ, cũng như một số người khác tôi không thể chống lại chính quyền Sàigòn, có nhiều lúc tôi không thể làm gì khác ngoài cách viết để kiếm sống và để kéo “một đoàn tàu” gồm 1 vợ 8 con. Nếu xét về dĩ vãng thì ai cũng có tội hết. (do người viết bài này gạch đít).
-Thế trong 30 năm sống trên đất Mỹ, bác đã có tham dự những tổ chức nào chống lại Nhà nước Việt Nam, đã lên diễn đàn hoặc đã phát biểu trước giới báo chí những lời chống lại Nhà nước Việt Nam không?
-Ô không! Never and never! Tôi không quan tâm tới những chuyện đó, mặc dù gia đình tôi có nhận những lá thư mời gọi tham gia các tổ chức này nọ. Nhưng cả nhà chúng tôi không một ai tham gia một đảng phái chống đối nào. Với giới báo chí cũng vậy, tôi không hề phát biểu điều gì chống lại quê hương. Nếu quý vị biết có một tờ báo nào đã đăng tin tôi về điều này quý vị hãy cho tôi biết để tôi cải chính…

-Bác quả là một người lạc quan. Nhưng ngẫm lại chặng đường dài của cuộc đời mình, bác có thấy trong lòng còn điều gì ray rứt, buồn phiền hay phải hối hận không?

-Trước kia, có một người bạn là ông Tạ Tỵ đã viết quyển sách về tôi với tựa đề “Phạm Duy, còn đó nỗi buồn”. Có lần ông ấy hỏi tôi về nỗi buồn và tôi trả lời: “Tôi buồn vì tôi thành công mà đất nước thì chưa thành công. Tôi đã thành công và được công chúng đón nhận ngay từ tác phẩm đầu tay “Cô Hái Mơ” phổ thơ Nguyễn Bính, hồi ấy số lượng nhạc sĩ sáng tác khá ít ỏi, chỉ đếm trên đầu ngón tay. Còn đất nước lúc bấy giờ đang bị chia cắt hai miền, năm 72 chiến sự quyết liệt dữ dội kéo theo nhiều điều nghiệt ngã đau buồn. Theo tôi, đất nước chỉ thành công khi nào núi sông liền một dải, nhân dân được sống trong hòa bình, no ấm… Nhưng ông ấy không hiểu ý tôi nên đã viết một cách chủ quan tùy tiện về những chuyện tình cảm và chuyện vui chơi lan man. Mặc dù nội dung tác phẩm ông ấy hết lời ca ngợi Phạm Duy, nhưng theo tôi, đó chỉ là quyển “Phạm Duy còn đó nỗi buồn, cười”. Và tôi đã không muốn nhắc đến trong hồi ký của tôi.

-Thế, có còn niềm ray rứt nào làm nhạc sĩ Phạm Duy nặng lòng khi trở về Việt Nam?

-Tôi không quan tâm về thế chế chính trị. Tôi chỉ cần một quần chúng để tôi hát. Những lần về nước trước đây, thú thật tôi vẫn cảm thấy lòng buồn bã và khắc khoải. Vì thấy cái chỗ đứng của nhạc sĩ Phạm Duy trong lòng công chúng còn quá chông chênh. Vâng, tôi cảm thấy mình như một thân cây đã bị nhổ lên đem trồng ở một vùng đất khác, bây giờ đem về trồng lại trên mảnh đất cũ ngày xưa thì bộ rễ chưa thể cắm sâu vào lòng đất, nên thân cành vẫn chông chênh, nghiêng ngả. Bây giờ thấy Duy Quang được hát trước đông đảo khán giả Việt Nam, được hoan nghênh xem như là 50% tôi rồi. Tôi về đây xem như được 100% rồi…
-Bác đã ví mình như một thân cây đã nhổ lên đem trồng ở một vùng đất khác, giờ đem về trồng lại trên mảnh đất cũ thì bộ rẽ chưa thể cắm sâu vào lòng đất, nên thân cành vẫn chông chênh – đó là sự khắc khoải trong cảm nhận của những lần về nước trước đây. Còn bây giờ? Bác mong ước gì khi trở về VN lần này.

-Tôi rất vui khi thấy đất nước ngày càng có nhiều chính sách cởi mở thông thoáng với kiều bào, nhất là khi Nghị quyết 36 kêu gọi thực hiện sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc, không phân biệt thành phần và lý do ra đi… Ở tuổi 85, mong muốn cuối đời của tôi là được trở về sinh sống trên quê cha đất tổ, theo quy luật mà ông bà ta đã đúc kết “lá rụng về cội” Là người nghệ sĩ, tôi tha thiết mong muốn được góp phần vào đời sống âm nhạc tại quê nhà…

-Trong cả gia tài gần một ngàn tác phẩm, bác nghĩ những tác phẩm nào của bác sẽ được các cấp có thẩm quyền xem xét đồng ý cho lưu hành?

-Tôi nghĩ nếu phải bỏ đi 50% tôi cũng thực sự vui lòng. Tôi nghĩ đó là một sự “gạn đục khơi trong” cần phải có. Cái gì đục thì mình mạnh dạn bỏ đi, những gì tinh khôi trong trẻo thì nên giữ lại.

-Bác có tin là ý nguyện của Bác sẽ được cấp có thẩm quyền chấp thuận?

-Trước kia thì không, nhưng bây giờ thì tôi rất hy vọng Nhà nước sẽ xem xét và sớm chấp thuận. Tôi thực sự cảm động khi vừa qua, con tôi là ca sĩ Duy Quang đã được Nhà nước cho phép được biểu diễn tại Việt Nam, điều đó tạo cho tôi một niềm tin rằng Chính phủ Việt Nam luôn rộng lượng đối với những người Việt Nam muốn trở về đóng góp xây dựng đất nước.”
*
Bài viết của nhà thơ Chế Lan Viên cách đây 20 năm nằm trong âm mưu “chiêu dụ những người có tài, có tầm ảnh hưởng lớn trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Để họ động lòng đừng tiếp tục đấu tranh. Để họ làm ngơ mặc kệ bao nhiêu tội ác đang hoành hành trên quê hương khốn khổ. Để những tù nhân chính trị tại Việt Nam vẫn cứ “bình yên” trong các trại tù. Để hàng triệu người dân vô tội tiếp tục bị xua đi vùng kinh tế mới như những bầy súc vật. Để họ cứ tiếp tục hát tình ca, làm văn chương thuần túy dỗ giành nhau thiếp dần trong giấc ngủ lưu đày.”

Nhạc sĩ Phạm Duy là một người có tài, có tầm ảnh hưởng lớn trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Việt Cộng tìm cách “chiêu dụ” ông là chuyện không có gì khó hiểu. Báo chí hải ngoại viết về ông là chuyện đương nhiên.

Khi nhạc sĩ Phạm Duy chối cãi và hăm dọa “kiện đứa nào” nói ông về Việt Nam, chúng tôi có viết bài “Phạm Duy vẫn ở thôn Đoài”. Bài viết này đã được phổ biến trên nhiều tờ báo tại hải ngoại, vào năm 1995
Mới đây, qua hai bài trả lời phỏng vấn của báo Tuổi Trẻ ở trong nước và bán nguyệt san Trẻ tại hải ngoại, đọc những câu nhạc sĩ Phạm Duy xum xoe, bợ đỡ Nhà nước VC, gửi đơn đến Bộ Thông Tin, Văn hóa, Cục Nghệ thuật biểu diễn và các cơ quan liên hệ xin xỏ để được “hoạt động thu âm, thu hình và phổ biến tác phẩm”, bắn tiếng dù cho Nhà nước VC có dẹp bỏ 50% sáng tác của ông thì ông cũng rất vui lòng… những người đã từng ái mộ nhạc sĩ Phạm Duy bỗng cảm thấy “thần tượng” của mình hoàn toàn… sụp đổ!

Nghe nhạc sĩ Phạm Duy cho biết là ông ta quyết định trở về Việt Nam vì được Lưu Trọng Văn tặng cho ông ta bài thơ “Về thôi” vào năm 1994, mọi người đều cảm thấy ngỡ ngàng; nhưng những ai có đọc bài viết “Quê hương, lối về” đăng trên tạp chí Pháp Luật số Xuân Nhâm Ngọ (năm 2000) ở Việt Nam, thì chẳng có gì ngạc nhiên.

Lưu Trọng Văn là nhà văn gốc bộ đội, con của nhà thơ Lưu Trọng Lưu, mà nhạc sĩ Phạm Duy khoe là bạn của ông ta. Trong bài viết “Quê hương, lối về”, Lưu Trọng Văn đề nghị lập ra một “Bộ người Việt Nam ở nước ngoài” để quản lý Việt kiều hải ngoại như sau:

“Chúng ta có các sứ quán nhưng trách nhiệm lớn nhất của các sứ quán là công tác ngoại giao nên không hề có bộ phận quản lý nhà nước giúp đỡ những công dân Việt hoặc Việt kiều ở nước sở tại. Chúng ta có Ủy ban Người nước ngoài nhưng Ủy ban này lại chưa được đặt ngang tầm một cơ quan lớn của chính phủ và cũng không có các văn phòng đặt ở nước ngoài. Nhiều bà con Việt kiều cho rằng Quốc hội cần lập ra một bộ, đó là ‘Bộ người Việt Nam ở nước ngoài.’ Tất cả các việc liên quan đến Việt kiều, bộ này có trách nhiệm lo. Khi hình thành ‘Bộ người Việt Nam ở nước ngoài’, chúng ta mới có bộ máy kinh phí để trước hết thống kê ba triệu người Việt Nam ở nước ngoài sinh sống ra sao, làm việc ra sao, có nhu cầu gì…”

Trong bài viết, Lưu Trọng Văn cho rằng Việt Nam ngày nay đổi mới rồi, và dẫn chứng những người “có vấn đề” với Đảng và Nhà nước bây giờ đã về Việt Nam rất thoải mái – như giáo sư Nguyễn Ngọc Giao, giáo sư Đặng Tiến, nhạc sĩ Phạm Duy. Sợ người đọc không tin, bài viết của Lưu Trọng Văn còn đăng kèm hình Đặng Tiến, Phạm Duy chụp chung với những cán bộ Cộng Sản thứ thiệt như Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường - những kẻ đã chít “dải khăn sô cho Huế” vào Tết Mậu Thân 1968. Trong bài viết, Lưu Trọng Văn còn quả quyết nhạc sĩ Phạm Duy có tới thăm mộ cha ông là nhà thơ Lưu Trọng Lư.

Để được thực hiện ước mơ cuối đời là được về sinh sống ở Việt Nam và “làm được một đêm nhạc ‘Phạm Duy cuối đời nhìn lại”, do chính ông ta đứng điều khiển từ đầu tới cuối,” qua hai bài phỏng vấn, nhất là bài phỏng vấn của bán nguyệt san Trẻ có toà soạn tại Westminster tại Hoa Kỳ, nhạc sĩ Phạm Duy đã phải nói những lời xum xoe bợ đỡ Nhà nước VC làm những người đã từng ái mộ ông lòng tràn ngập đắng cay. Thấy nhạc sĩ Phạm Duy biện bạch là trong 30 năm sống ở hải ngoại chưa bao giờ phát biểu những lời chống lại Nhà nước Việt Nam mà ngán ngẫm. Lại càng ngán ngẫm hơn khi thấy nhạc sĩ Phạm Duy đã phải biện bạch và bác bỏ quyển “Phạm Duy nỗi buồn còn đó” của nhà văn Tạ Tỵ đã viết để ca tụng ông ta vào năm 1972.

Tôi tin rằng nhạc sĩ Phạm Duy đã rất thành thật khi viết trong hồi ký là đã “bỏ vùng Cộng Sản về với Quốc Gia vì sinh kế, chứ không phải vì lý tưởng”. Khi hiệp định đình chiến ký kết vào năm 1954, nhạc sĩ Phạm Duy và gia đình đã cùng 1 triệu người miền Bắc lên tàu há mồm di cư vào Nam sinh sống và sáng tác, nay lại tuyên bố: “Có người coi tôi là người của “quốc gia”, nhưng nói thế thì hơi quá” nghe có vẻ chướng tai làm sao. Chuyện càng trái khoáy là vì muốn “minh định lập trường”, muốn chứng tỏ là mình đã “sáng mắt, sáng lòng” với Đảng và Nhà nước, nhạc sĩ Phạm Duy đã tự mâu thuẫn khi phủ nhận những gì mà nhà văn Tạ Tỵ đã viết về ông trong quyển “Phạm Duy nỗi buồn còn đó” khi phát biểu: “… Tôi buồn vì tôi thành công mà đất nước thì chưa thành công… Theo tôi, đất nước chỉ thành công khi nào núi sông liền một dải, nhân dân được sống trong hòa bình, no ấm”. Không biết nhạc sĩ Phạm Duy sẽ trả lời như thế nào khi Công an Văn hóa thành Hồ đặt câu hỏi: “Vào ngày 30-4-1975, đất nước đã thống nhất, núi sông liền một dải, nhân dân được sống trong hòa bình no ấm… vì sao ông và gia đình lại tìm mọi cách leo lên Đệ Thất hạm đội của đế quốc Mỹ để… chạy trốn tổ quốc cùng với bọn đĩ điếm, ma cô?”

Không ai trách gì một ông già 85 tuổi muốn về Việt Nam để chờ chết. Hoạ sĩ, nhà văn Tạ Tỵ là một cựu tù nhân chính trị, ở tù VC hơn 10 năm, ra hải ngoại đã viết hồi ký “Đáy Địa Ngục” để tố cáo tội ác của Cộng sản, về cuối đời đã về sống và chết tại Việt Nam.

Khổng Tử có câu: “Ngũ thập tri thiên mệnh”, tức “tới 5
0 tuổi mới biết mệnh trời”, và “Lục thập nhi thuận nhĩ”, có nghĩa “tới 60 tuổi nghe thấy đều thông hiểu cả”. Nhạc sĩ Phạm Duy tới 85 tuổi mới “tri thiên mệnh”, nhưng vẫn chưa “nhi thuận nhĩ”.

Vì chút quyền lợi cuối đời nhạc sĩ Phạm Duy đã trở về Việt Nam nói những lời xum xoe bợ đỡ, nịnh hót, nhận tội để xin xỏ Đảng và Nhà nước cho ông được “hoạt động thu âm, thu hình và phổ biến tác phẩm”, để làm một đêm nhạc “Phạm Duy cuối đời nhìn lại”.
Tiếc thay! Vì chút danh lợi cuối đời mà nhạc sĩ Phạm Duy đã tự mình… vĩnh biệt thôn Đoài!

Nguyễn Thiếu Nhẫn - San José

Post Reply