Quán Sinh Tố

Buồn vài phút xin ghé thăm đây; muốn tán gẫu ghé đây... Chia sẻ tâm tư vô đây.... Không biết nói gì làm gì vô đây!!! Bài viết sẽ giữ lại trong 7 ngày và quá hạn sẽ đi vào thiên cổ của không gian Cyber!!!

Moderator: khieulong

nguyennam619
Posts: 238
Joined: Mon May 09, 2011 6:49 am

Post by nguyennam619 »

Ta vể cho kịp độ Xuân sang...
Ngô Nhân Dụng

Có một nhà báo Mỹ đang chịu búa rìu dư luận trên mạng Internet, vì một bài ông ta viết sau chuyến đi thăm Việt Nam. Joel Brinkley mở đầu bài báo trên mạng Chicago Tribune như thế này: “Bạn không cần phải ở Việt Nam lâu ngày mới thấy một điều bất bình thường.

Không nghe thấy tiếng chim hót, không thấy những con sóc leo cây hay những con chuột bới đống rác. Không thấy ai dắt chó đi ngoài đường. Sự thật là, bạn không nhìn thấy con thú nào, sống hoang hay được người nuôi. Chúng đi đâu cả? Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết tại sao: Phần lớn đã bị ăn thịt.”

Joel Brinkley kể tiếp về thú vui ẩm thực của người Việt, đặc biệt là người ta ăn cả thịt chó lẫn thịt chuột. Ðó là ông chưa thấy họ ăn cả thịt rùa, ba ba, thịt rắn, thịt kỳ đà, thịt chim cút, ăn nhộng, ăn lòng lợn, gan gà, tiết canh vịt, ăn châu chấu, ăn rươi, ăn cả những con sâu “đoong” nằm trong cuống dừa. Nhiều người nghe nói tới những món đó chắc muốn hỏi có sách nấu nướng nào dạy không. Còn chàng du khách Brinkley thì nhận xét: “Người Việt thích ăn thịt, chắc ăn nhiều quá nên tính tình hung hăng hay gây sự (aggressive).”

Joel Brinkley có vẻ thích thú đã tìm thấy một định luật về “dinh dưỡng-xã hội-tâm lý-sinh lý học,” sau chuyến du lịch ba tuần! Một nhà báo (dù đã từng được giải Pulitzer), và một giáo sư dạy môn báo chí (dù dậy ở Ðại Học Stanford) cũng không nên công bố một định luật “đa khoa” (multidisciplinary) nhanh quá như vậy! Chẳng trách, một sinh viên người Mỹ viết: “May quá, ông này không dạy tôi!” Một người Mỹ khác than: “Brinkley làm xấu mặt cả giới làm báo!” Sonny ở California dùng các con số: “Về khuynh hướng hung hăng do ăn thịt gây ra thì tôi nghĩ ông đang nói về nước CHÚNG TA (nhấn mạnh trong nguyên văn), nước ông và nước tôi. Người Mỹ mỗi năm ăn trung bình 125 ký lô thịt, đứng thứ nhì trên thế giới, chỉ sau Luxembourg (136 kilos), so với người Việt ăn mỗi năm chỉ ăn 41 ký, đứng hàng thứ 90! Mà tôi chưa nghe nói nước Luxembourg đi đánh nhau với ai bao giờ cả!” Một độc giả khác, McElwee đã sống ở Việt Nam năm năm, cũng tự hỏi: “Không hiểu sao ông ta đi từ chỗ ghét những người ăn thịt chó và thịt chuột để liên hệ tới ý tưởng là ở Việt Nam thiên nhiên hoang dã không được bảo vệ?”

Sau khi đọc bao lời bình phẩm như trên (có cả một độc giả gốc Hàn Quốc tham dự), Joel Brinkley đã viết một bài ngắn tự phân trần. Ông nhận xét: “Người Việt Nam có vẻ rất nhậy cảm khi bị phê bình. Mà dân tộc nào chẳng vậy.” Ông nói rất chí lý, nhưng tưởng điều này ai cũng biết cả rồi. Vẫn bảo vệ định lý “ăn thịt sinh hung dữ,” ông so sánh người Việt với người Lào, Campuchia. Ông thấy dân chúng hai nước này thường chỉ ăn cơm, cho nên trẻ em nhỏ con hơn và không khôn lanh bằng trẻ Việt. Ông kết luận: “Có phải như vậy thì khi lớn lên chúng không hung hăng như người Việt Nam không? Tôi (Brinkley) tin như thế.”

Lại thêm một định luật đa khoa nữa. Ðộc giả có ai tin như thế hay không? Chắc ông Brinkley phải nghiên cứu lại xem Pol Pot và các đồng chí Khờ Me đỏ họ ăn cái gì! Một độc giả nói thẳng: “Bài trả lời của ông ta còn tệ hơn bài trước. Cứ theo lối ông ta nói về người Lào và người Campuchia thì chắc mình phải bắt các dân tộc này cứ tiếp tục nghèo và đói, để họ khỏi hung dữ...”

Trong bài trả lời, Brinkley cũng cho lên mạng một bức hình ông chụp ở Việt Nam, hình một bà đang ngồi ở chợ, trước mặt là mấy cái thau ngâm xác những con chuột trắng hếu: Ðó, trông ghê chưa? Nhưng nhiều người coi hình không thấy ghê. Cô Erica J. Peters, đã viết sách về thức ăn Việt Nam, nhận xét: “Bức hình của ông cho thấy những con vật này đã được làm sạch sẽ, giống như ở bất cứ một cửa hàng bán thịt nào!” Về chuyện giết chuột, một độc giả tên Quốc Tấn so sánh: “Ở Mỹ số chuột bị giết cao hơn ở Việt Nam gấp bội, họ gọi đó là Bảo vệ Mùa màng!”

Còn nhiều người phản đối ông Brinkley nữa, nhưng đọc bấy nhiêu lời cũng đủ. Một trong những “người Việt nhậy cảm” là cô Uyên Nguyễn, một sáng lập viên OneVietnam Network. Cô nói thẳng về bài báo: “Nó sỉ nhục. Nó đánh thẳng vào văn hóa của chúng tôi.”

Chắc cũng không cần quá nhậy cảm với một bài báo về du lịch. Một ký giả trang du lịch chỉ muốn viết mua vui, kiểu những người đi xa về thì hay nói; chắc không cố ý sỉ nhục ai hết. Tiếc là trong khi kể chuyện người viết không biết tự kiềm chế, lại đưa ra những định luật tổng quát nằm ngoài phạm vi chuyên môn của mình. Có thể tin lời Brinkley phân trần, ông ấy không hề có ý định nói xấu người Việt Nam. Ðúng kiểu người Việt Nam, tôi sẽ bảo ông: Thôi, xí xóa.

Tôi kể lại câu chuyện trên vì sau bài báo trên rất nhiều độc giả Mỹ xúm lại nói người Việt Nam rất tốt. Có người viết: “Người Việt, mặc dù họ ăn mấy món không hợp khẩu vị chúng ta, nhưng họ là một dân tộc rất dễ thương.” Tất nhiên rồi! Một người khác đã du lịch Việt Nam, viết: “Mấy năm trước tôi đi Việt Nam hai tuần... và ngạc nhiên thấy ngoài đường rất nhiều chó do người ta nuôi... Tôi chưa từng thấy dân tộc nào nồng hậu và hào phóng (warm and generous) bằng người Việt Nam. Có lần tôi đi dạo bằng xe đạp, khát nước quá, một người bán xăng đã chạy vào trong lấy ra chai nước của anh ta, cho tôi, và nhất định không nhận tiền.” Tất nhiên rồi! Người nước nào gặp người ngoại quốc cũng cư xử tốt hơn với người cùng nước họ! Những giống dân tử tế thì lại càng tốt hơn!

Mà chính người Việt, họ đâu có ngần ngại không tự kể tật xấu của mình? Nhà báo Từ Thức, ở Paris viết: “Tự hào dân tộc để một bên, phải nhìn nhận cái cảnh thịt chó, thịt chuột treo lủng lẳng trong tiệm ăn nó ghê rợn thiệt. Nhất là cái cảnh giết chó. Ngồi hào hứng nhậu, bên cạnh cái màn giết chó, cắt cổ con vật, lấy gậy đập đầu chó kêu thảm thiết. Khó kiếm chữ nào để diễn tả hơn chữ 'man rợ.'” Và ông viết chúc Tết Quý Tỵ cho bạn bè thế này: “Chúc cho đất nước yêu quý của chúng ta đang nằm trong số 10 nước nghèo khổ nhất thế giới sẽ tiến lên, trở thành một trong 20 nước nghèo khổ nhất thế giới!”

Nhưng tại sao chúng ta thấy ghê rợn trước cảnh “thịt chó, thịt chuột treo lủng lẳng” mà lại không cảm thấy gì hết khi nhìn những cái đùi heo hun khói cũng treo lủng lẳng trong các tiệm ăn ở Paris (jambon) hay Madrid (jamón) nhỉ? Chắc khi nhìn những cái đùi tròn trĩnh thơm tho thì mình chỉ thèm thuồng nên quên cảnh con heo bị chọc tiết! Nhiều cái chợ, trên cái tủ lạnh đầy thịt bò đỏ tươi còn treo cái hình đầu bò đang cười toe toét. Làm như cô bò đang hân hoan “kính mời quý khách mua các món thịt đùi, món xì tếch, món sườn bò Ðại Hàn, món filet mignon,” để thưởng thức thịt chúng tôi! Mại vô! Loài người kể cũng hay thật! Không hiểu nếu những con sư tử, con cọp biết mở siêu thị thì chúng có treo thịt đùi người lủng lẳng hay không nhỉ?

Thật ra, nếu muốn tìm những cái xấu ở Việt Nam không phải chỉ có tật ăn thịt chuột đáng mang ra phê bình. Nếu như Joel Brinkley chủ tâm nói xấu, ông sẽ được nghe nhiều chuyện tệ hơn, tha hồ kể. Như chuyện một phụ nữ bị cướp mất nhà, đất, uất ức quá mà không làm gì được, bèn cởi hết quần áo để bày tỏ ý kiến. Tất nhiên, bà bị kết tội “lạm dụng quyền tự do ngôn luận,” một thứ quyền thực ra chỉ được được nhà nước cấp phát từng trường hợp, giống như “tem phiếu tự do!” Lại đến cảnh một bà mẹ phải tự đốt mình sau khi cả mẹ con bà bị đe dọa đuổi nhà, chỉ vì có một cô con gái dám “tự do ngôn luận” bằng cách đi biểu tình và làm blog phản đối... một nước láng giềng cướp mấy hòn đảo của nước mình!

Ðiều đáng xấu hổ không phải chỉ là chuyện một chế độ đàn áp người dân. Ðáng hổ thẹn nhất là phản ứng của người dân trước nỗi khổ cùng cực của hai phụ nữ trên. Họ nhìn chuyện đó là bình thường! Nếu muốn cho người Việt Nam xấu hổ, Joel Brinkley có thể kể chuyện nước ông để so sánh. Năm 1955 một phụ nữ da đen ở Montgomery, tiểu bang Alabama đã từ chối không đứng dậy nhường chỗ cho một người da trắng, theo lệnh ông tài xế xe buýt. Vụ bà bị đưa ra tòa sau đó gây ra cả một phong trào đòi dân quyền trên cả nước Mỹ trong hàng chục năm; dẫn tới những đạo luật dân quyền sau này. Khi từ trần năm 2005, bà Rosa Parks là người Mỹ thứ nhì, chỉ là dân thường mà đám tang được cử hành trong trụ sở Quốc Hội. Còn ở nước Việt Nam, bà Ðặng Thị Kim Liêng tự thiêu chết oan khốc như vậy mà báo, đài không dám loan tin, không dám bình luận. Và sau đó cô con gái bà vẫn bị tòa án bỏ tù. Chuyện mới xẩy ra năm tháng trước, mà người Việt Nam bây giờ hầu như đã quên rồi.

Nhiều người Việt đã nhận xét dân mình đánh mất cái thói quen biết hổ thẹn; cũng không còn cái khả năng biết nổi giận trước cái ác. Nhiều cá nhân vẫn nổi giận khi bị người khác đi xe lấn đường, cũng biết hổ thẹn khi mặc cái quần rách. Nhưng đối với những chuyện lớn thì không, đại đa số hoàn toàn lãnh cảm.

Chắc chúng ta phải nhìn nhau tự hỏi: Tại sao nước mình đến nỗi như vậy nhỉ? Cái gì gây ra tính lãnh cảm tập thể này? Ông bà mình ngày xưa có thờ ơ như thế hay không?

Không, nước mình vốn không tệ như thế! Tổ tiên mình đâu đến nỗi tệ như thế? Mình vẫn thường hãnh diện về lịch sử dân mình đấy chứ?

Một người từng tuyên bố hãnh diện làm dân Việt Nam là Ngô Thì Nhậm (1746-1803). Trong một chuyến đi sứ sang Trung Quốc dưới thời vua Quang Trung, lúc đang trong tỉnh Quảng Tây, Ngô Thì Nhậm viết bài thơ “Hoãn Nhĩ Ngâm” (Mỉm cười mà ngâm thơ) để chế nhạo những thành kiến sai lầm trong sách sử của người Trung Hoa. Ngô Thì Nhậm dành lời phê bình nặng nề nhất đối với thói phân biệt, coi dân Hoa Hạ hơn dân Man di. Ðể thuyết phục người Trung Hoa, và những người Việt hay sợ Trung Quốc quá, ông viện dẫn Chu Hy đời Tống, một thẩm quyền có uy tín trong Nho Giáo và văn hóa Trung Quốc. Chu Hy đã nhận xét, “Thịnh xưng tây nam phiên - Văn tự đa cao thủ - Tất hữu khai kỳ tiên - Bất độc quốc trung hữu.” (Ðáng khen các dân tộc miền Tây Nam - Có nhiều người giỏi chữ nghĩa - Tất họ đã khai hóa từ lâu - Ðâu phải chỉ Trung Quốc mới có tiến bộ). Dẫn ra những lời đó rồi, ngay câu sau, Ngô Thì Nhậm nói khi về nước ông sẽ bảo với bạn hữu rằng: “Hạnh tai sinh Nam bang!” May mắn thay, chúng ta sinh ở Nước Nam!

Bây giờ có bao nhiêu người Việt đang nghĩ như Ngô Thì Nhậm? Nếu người nào không nghĩ mình may mắn làm dân Việt là, thì chắc cũng phải ước mong con cháu sau này được thấy làm dân Việt là may mắn. Ngô Thì Nhậm đã nghĩ như thế; thì thế hệ sắp tới cũng phải có người, có lúc, sẽ cao hứng thốt lên: May mắn thay, sinh làm người Việt Nam!

Nghĩ đến tổ tiên, phải thấy đó là một bổn phận. Bổn phận trả lại cho nước Việt Nam niềm hãnh diện mà người xưa vẫn nói với nhau trong đám bạn bè: Hạnh tai, sinh Nam bang! Ðêm giao thừa năm nay, sẽ khấn khứa ông bà, xin nguyện sẽ cố gắng giúp các thế hệ sắp tới có thể nói như thế: May mắn thay, sinh làm người Việt Nam!

Năm nay chúng ta có thể bắt chước Tú Xương mà chúc cả nước ăn ở với nhau “Sao được cho ra cái giống người!” Sống làm sao cho ra con người có phẩm giá. Thực hành lời nguyện này cũng không khó lắm. Sống với nhau cho tử tế. Như vậy đã là một điều cho con cháu hãnh diện rồi. Ăn ở như thế nào thì gọi là tử tế? Sống công bằng, ngay thẳng, chắc cũng đủ. Như trong cuốn sách hướng dẫn di dân muốn nhập quốc tịch Australia, họ nhấn mạnh đến một quy tắc “a fair go!” Ở nước Úc hễ ai có khả năng và cố gắng làm việc là sẽ khá hơn, không cần phải có cha mẹ giầu hoặc quyền thế. Thực hiện quy tắc này, phải bàn chuyện cách tổ chức chính quyền, hệ thống giáo dục, tư pháp, luật lệ kinh tế, vân vân.

Nhưng cũng không phải chờ đợi thi hành các quy tắc lớn như vậy mới sống tử tế được. Cứ tử tế với nhau ngay trong đời sống hàng ngày, trong cách cư xử với xóm giềng, ngay với những người qua đường, cũng đủ. Văn hóa thuần mỹ thể hiện trong đời sống hàng ngày, không cần hô khẩu hiệu. Trong cuốn sách chỉ dẫn về nhập tịch, chính phủ Anh quốc dặn dò các công dân mới một điều: “Nhớ giữ cho cái vườn nhà mình sạch sẽ đàng hoàng (không đầy rác hoặc cỏ dại); đến ngày đổ rác thì nhớ đem thùng rác hay túi rác ra đường, chỉ để ở chỗ dành riêng cho rác, và không đem ra quá sớm trước giờ ấn định.” Những chuyện nhỏ nhặt đó tạo nên những xã hội tử tế.

Người Việt Nam có thể sống tử tế với nhau, ngay bây giờ. Mỗi người cứ sống cho tử tế, rồi người khác sẽ theo. Khi người ta không tử tế, mình vẫn giữ tư cách con người tử tế. Ðó là đóng góp cho tương lai nước Việt Nam. Sẽ có ngày trẻ em Việt Nam được sống trong một đất nước an hòa, tự do, dân chủ, dù các em ăn thịt hay không ăn thịt. Trong vườn các em được nghe tiếng chim hót, như trong bài hát của Huy Tuấn: “Một ngày nắng rất hiền, nắng lung linh trong vườn, bông hoa đang cười thương thật thương!” Sẽ có ngày, nghề dạy học đủ nuôi sống gia đình nhà giáo. Các em đến trường không bao giờ quên cúi chào các thầy cô; các thầy cô đều mỉm cười. Tết đến, ra chợ lại nhớ cảnh xưa trong thơ Ðoàn Văn Cừ; cảnh trí khác nhưng niềm vui vẫn thế. Khi lớn khôn, có lúc các em sẽ thốt lên: May mắn thay, mình là người Việt Nam. Giống như Ngô Thì Nhậm hơn 200 năm trước.

Chúng ta đón mùa Xuân về với niềm tin tưởng là ngày đó không xa. Phục hồi một nếp sống thuần hậu, ngay thẳng, chánh trực; sống lại các giá trị đạo lý của Chu An, Nguyễn Ðình Chiểu; Phan Châu Trinh; chúng ta sẽ trở về trước bàn thờ, trong ngôi nhà cũ của tổ tiên. Ngày về sắp đến rồi. Cái gì tới chỗ cùng cực, sẽ phải thay đổi. Cả nước đang rạo rực chờ biến chuyển. Cả dân tộc đang trở về nhà, lòng náo nức như một thi sĩ sắp được về sau “Mười năm mặt sạm soi khe nước - Ta hóa thân thành vượn cổ sơ.” Trong lòng thi sĩ vẫn tràn ngập niềm vui:

Tiếng biển lời rừng nao nức giục
Ta về cho kịp độ xuân sang

(Ta Về, Tô Thùy Yên)

kholam
Posts: 19
Joined: Tue Jan 01, 2013 11:59 pm

Post by kholam »

Không đón tiếp người Nhật- Phi- Việt Nam và chó.


No China Shop - Tấm giấy thông báo trước cửa một tiệm ăn nhanh""Snacks Bắc Kinh", gần khu vực tử cấm thành, Trung Quốc:

Image
"Cửa hàng này không tiếp đón người Nhật - người Philippines - người Việt Nam và CHÓ"

Ba nước nêu trên hiện có tranh chấp chủ quyền, hay đúng hơn là bị xâm phạm thường xuyên bởi chính quyền Trung Quốc.

Rose Tang - tác giả bức ảnh là người Mỹ gốc Hoa đang sinh sống tại New York. Bức ảnh được chụp vào ngày 21/2/2013 trong khi cô đang công tác tại Bắc Kinh. Cô chia sẻ thêm trên facebook cá nhân:

"Bạn có thể chia sẻ nó, xin vui lòng chia sẻ nó với mọi người càng nhiều càng tốt, tôi hy vọng các phương tiện truyền thông và áp lực từ công chúng sẽ dạy cho những người này một bài học."

"Lý do khiến cho sự thù hận/chủ nghĩa dân tộc được xây dựng và khuyến khích bởi đảng (cộng sản TQ) là vì nó (ĐCSTQ) muốn dùng khía cạnh bẩn thỉu của con người để đánh lạc hướng dư luận khỏi những vấn nạn tham nhũng, bất công, khủng hoảng môi trường, v.v..."

"Of course you can share it, please share it with as many people as possible, i'm hoping pressure from the public and media will teach these guys a lesson.

The very reason why such hatred/nationalism is cultivated and encouraged by the party is because it needs to use such an ugly aspect of human life to divert public attention from corruption, injustice, environmental crises, etc..."

Nguồn ảnh: FB Rose Tang

nguyenthanh
Posts: 859
Joined: Fri Jan 06, 2012 5:40 pm

Post by nguyenthanh »

[img]http://files.myopera.com/nguyensinhk7/Pix/Ly%20vỡ.jpg[/img]

Ly và nước
Ly nói: "Tôi cô quạnh quá, tôi cần Nước, cho tôi chút nước nào!"

Chủ hỏi: "Được, cho ngươi nước rồi, ngươi sẽ không cô quạnh nữa phải không?"

Ly đáp: "Chắc vậy!"

Chủ đem Nước đến, rót vào trong Ly.

Nước rất nóng, Ly cảm thấy toàn thân mềm nhũn, rụng rời, tưởng như sắp tan chảy đến nơi. Ly nghĩ, đây chắc là sức mạnh của tình yêu.

Một lát Nước chỉ còn âm ấm, Ly cảm thấy dễ chịu vô cùng. Ly nghĩ, đây chính là mùi vị của cuộc sống.

Nước nguội đi, Ly bắt đầu sợ hãi, sợ hãi điều gì chính Ly cũng không biết. Ly nghĩ, đây chính là tư vị của sự mất mát.

Nước lạnh ngắt, Ly tuyệt vọng. Ly nghĩ, đây chính là 'an bài' của duyên phận.

Ly kêu lên: "Chủ nhân, mau đổ nước ra đi, tôi không cần nữa!"

Chủ không có đấy. Ly cảm thấy nghẹt thở. Nước đáng ghét, lạnh lẽo quá chừng, ở mãi trong lòng, thật là khó chịu.

Ly dùng sức lay thật mạnh. Ly chao mình, Nước rốt cục cũng phải chảy ra. Ly chưa kịp vui mừng, thì đã ngã nhào xuống đất.

Ly vỡ tan. Trước lúc chết, Ly nhìn thấy, mỗi mảnh của Ly, đều có đọng vết Nước. Lúc đó Ly mới biết, Ly yêu Nước, Ly thật sự rất yêu Nước. Nhưng mà, Ly không có cách nào để đưa Nước, nguyên vẹn, trở vào trong lòng được nữa.

Ly bật khóc, lệ hoà vào với Nước. Ly đang cố dùng chút sức lực cuối cùng, yêu Nước thêm lần nữa.

Chủ về. Ông ta nhặt những mảnh vỡ, một mảnh cứa vào ngón tay, làm bật máu ra.

Ly cười, tình yêu, rốt cục là cái gì, lẽ nào phải trải qua đớn đau mới biết trân trọng?

Ly cười, tình yêu, rốt cục là cái gì, lẽ nào phải mất hết tất cả, không còn cách gì vãn hồi nữa mới chịu buông xuôi?

(Sưu tầm).

User avatar
VuPhong
Posts: 2910
Joined: Wed Dec 01, 2004 4:28 pm

Post by VuPhong »

Image

Mời các bạn vào xem phim miễn phí khi rảnh rỗi ở site này

http://moovizon.com/

cuoigia
Posts: 255
Joined: Thu Aug 06, 2009 6:57 pm

Post by cuoigia »

Image

QUÁN CHIẾU HẠNH PHÚC

Chúng ta thường đi tìm một cái gì bên ngoài để mang lại cho mình hạnh phúc như vật chất, nhà cửa, xe hơi, máy móc, tiện nghi, … hoặc tình cảm gia đình, thân quyến, bạn bè, người yêu, … hoặc danh vọng, địa vị, lý tưởng. Ta khát khao tìm kiếm vì tưởng mình nghèo nàn, thiếu thốn, tâm luôn phóng ra ngoài chạy theo trần cảnh. Trong kinh Pháp Hoa kể thí dụ đứa cùng tử suốt đời đi ăn xin vì không biết trong túi mình có viên ngọc quý, đến khi được người bạn nhắc tỉnh ngộ lấy ngọc ra xài liền hết đói khổ.

Bài quán chiếu dưới đây nhắc bạn nhớ lại những viên ngọc quý mà bạn đã có, chỉ cần lấy ra dùng là sẽ có hạnh phúc.

Sau đây là 7 điều quán chiếu hạnh phúc:

1/ Ta đang còn sống
2/ Ta có sức khỏe
3/ Ta có đủ sáu căn
4/ Ta có tự do
5/ Ta có tiện nghi vật chất
6/ Ta có tình thương
7/ Ta có sự hiểu biết


1/ Ta đang còn sống

Trên đời này quý nhất là sự sống. Tất cả sinh vật từ côn trùng, sâu bọ, thú vật cho đến con người, loài nào cũng tham sống sợ chết. Giả sử bây giờ phải lựa chọn giữa trúng số độc đắc mà chết và sạt nghiệp mà sống thì bạn sẽ lựa cái nào ? Ở đời ai cũng lo đi tìm tiền của, nhưng thật ra tiền của chỉ để bảo đảm sự sống an toàn, tiện nghi. Có nhiều người giàu sang sẵn sàng chi hết tiền của để cứu lấy mạng sống. Như thế đủ thấy sự sống quý hơn tiền bạc, quý hơn gấp trăm ngàn, triệu ngàn lần. Ngay cả một tỷ đô la cũng không mua nổi mạng sống khi bị bệnh ung thư hay sida (aids). Vậy mà sáng nay mở mắt thức dậy còn sống, bạn có thấy mình hạnh phúc không?

Mỗi khi cảm thấy khổ đau, chán nản hay tuyệt vọng thì hãy nhớ lại ta đang còn sống đây. Còn sống thì còn tất cả.

2/ Ta có sức khỏe

Sự sống quý nhất trên đời, sức khỏe quý nhất trong sự sống. Có sức khỏe không có nghĩa là phải khỏe như lực sĩ thế vận hội mà chỉ cần không đau nhức, bệnh hoạn, không có bệnh trầm kha, nan y, v.v… Ở đời mấy ai tránh khỏi bệnh tật, không bệnh này thì bệnh nọ. Bệnh nặng như ung thư hay sida phải có thuốc giảm đau như morphine mới chịu nổi, nếu không thì đau đớn rên siết như bị hành hình ở địa ngục, bệnh nhẹ như cảm cúm, sổ mũi, nhức đầu cũng làm cho ta mệt mỏi, khó thở, đau nhức. Mỗi khi khỏe mạnh, không bệnh hoạn thì ta hãy mừng rỡ ý thức đó là một hạnh phúc. Có nhiều tiền mà bệnh hoạn liên miên, ăn không được, ngủ không yên, hết nằm nhà thương này đến nhà thương nọ, có tiền như vậy đâu có sướng !

Mỗi khi cảm thấy khổ đau, chán nản hay tuyệt vọng thì hãy nhớ lại ta đang còn sức khỏe đây. Còn sức khỏe thì còn làm được tất cả.

3/ Ta có đủ sáu căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý)

Có nguời đầy đủ sức khỏe nhưng lại bị mù, điếc, hoặc câm, què, tàn tật, v.v… Những người này dù có tiền, có sức cũng đâu sung sướng gì ! Bạn có thể tưởng tượng nếu bây giờ bị mù thì bạn sẽ ra sao ? Chỉ cần nhắm mắt lại trong năm, mười phút đi tới đi lui trong nhà mình xem. Bạn có hiểu được nỗi khổ của người mù không ? Vậy mà bạn đang còn đôi mắt sáng thấy được trời xanh, mây trắng, tai nghe được chim hót, nhạc hay, mũi ngửi được mùi cơm thơm, miệng nói năng được với người thương, thân không què quặt, tâm không điên loạn. Như vậy còn đòi hỏi gì hơn? Chỉ cần mất đi một căn thôi đời bạn sẽ mất đi rất nhiều ý nghĩa.

Dù ở trong cảnh khổ nào đi nữa, nhớ lại mình còn nguyên vẹn sáu căn cũng đủ an ủi và xóa tan đi mọi niềm đau.

4/ Ta có tự do

Tự do ở đây là không bị tù đày chứ không có nghĩa chính trị hay tôn giáo. Bởi vì theo giáo lý, tất cả chúng ta đều là tù nhân của ba cõi sáu đường. Chỉ khi nào thoát khỏi sinh tử luân hồi mới thực sự là tự do.

Hiện tại bạn có đang ở tù không? Có đang bị trói buộc, xiềng xích không ? Có ai cấm bạn đi đứng nói năng, ăn uống không? Có ai đánh đập theo dõi kiểm soát bạn không ? Bạn có biết đời sống trong tù ra sao không? Dù đó là tù ở Pháp, ở Mỹ? Có thể bạn nghĩ tù ở các xứ văn minh giàu có thì sướng hơn ở xứ nghèo chăng? Ở Mỹ nhân viên cai tù không hành hạ tù nhân nhưng chính những người tù đánh đập, áp bức, hiếp dâm lẫn nhau rất dã man.

Ngay bây giờ nhìn lại, bạn có thấy mình được tự do đi đứng nói năng không ? Nhớ ai thì lên xe rồ máy đi thăm, thèm ăn món gì thì ra chợ mua hoặc đi nhà hàng, v.v… Có biết bao người đang bị tù đày khổ sở, trong đầu chỉ ao ước được tự do như bạn là họ sung sướng lắm. Vậy mà đang sống tự do bạn có cảm thấy hạnh phúc không? Nếu không thì bạn hãy ý thức và nhớ lại đi, đừng để khi mất tự do rồi mới mơ ước thì quá muộn.

5/ Ta có tiện nghi vật chất

Tiện nghi vật chất không hẳn là nhà cao cửa rộng, xe hơi, ti vi, tủ lạnh, máy giặt, máy rửa chén, v.v… Tiện nghi ở đây là những thứ căn bản mà phần đông chúng ta đều có, đó là cơm ăn, áo mặc, chỗ ở che mưa nắng, không phải đi ăn xin, ngủ đầu đường xó chợ. Nhiều người ở Việt Nam vẫn tưởng rằng sống ở Pháp hay Mỹ chắc sướng lắm vì đầy đủ tiện nghi, họ đâu biết là ở đâu cũng có kẻ giàu người nghèo. Ngay tại Paris, thủ đô ánh sáng, hàng ngày vẫn có nhiều người ăn xin vô gia cư, tiếng pháp gọi là SDF (sans domicile fixe), ngửa tay đi xin tiền trong xe điện ngầm (métro), tối đến họ chui vào những gầm cầu thang để ngủ.;như ở Mỹ cũng có Homeless vậy. Nhìn lên chẳng bằng ai, nhưng nhìn xuống thì ta vẫn còn may mắn hơn nhiều người. Hãy nhìn lại hoàn cảnh của mình, bạn có đói đến nỗi thiếu ăn không ? Có nghèo đến nỗi không còn mảnh vải che thân ? Nếu chưa đến nỗi như vậy thì bạn hãy xem mình đầy đủ. Khi tâm biết đủ (tri túc) thì bao nhiêu cũng đủ, khi tâm tham muốn đòi hỏi thì bao nhiêu cũng không đủ. Người biết đủ là người giàu có hạnh phúc vì không thấy thiếu thốn, người tham lam keo kiệt dù có nhiều tiền vẫn là người nghèo vì không bao giờ thấy đủ.

6/ Ta có tình thương

Nhiều người khổ sở vì cảm thấy cô đơn, không có ai thương mình hết. Không ai thương mình bởi vì mình đâu có thương ai. Khi trong lòng ta tràn đầy tình thương thì tự nhiên nó tỏa ra và mọi người sẽ tìm đến. Giống như mùa xuân hoa nở thơm ngát thì tự động ong bướm bay tới xung quanh. Ai cũng có một trái tim, tiếng Hán là tâm, bản chất của tâm (tim) là thương yêu. Ta có dư tình thương cho chính mình và cho kẻ khác. Chỉ cần nhớ lại mình có trái tim thương yêu và đem ra xử dụng. Nếu chưa nhớ thì bạn hãy thực tập phép quán từ bi ở phần trước.

Hiện tại bạn có ai là người thân thương không? Có cha mẹ, anh em, vợ con, bạn bè không? Có ai đang thương và lo lắng cho bạn không? Có tình thương, biết thương và được thương là một hạnh phúc lớn nhất trên cõi đời này.

7/ Ta có sự hiểu biết

Hiểu biết ở đây là hiểu biết đạo lý chứ không phải kiến thức bằng cấp. Không kể người khùng điên mất trí, hoặc bị bệnh tâm thần mà ngay cả những người bình thường cũng chưa chắc có sự hiểu biết về nhân quả và đạo đức. Đầu óc ta còn sáng suốt, không điên khùng mất trí, lại gặp được Phật pháp, học hiểu giáo lý giải thoát, đó là một duyên lành hy hữu trăm ngàn muôn kiếp khó gặp được.

Nếu quán chiếu những điều trên chưa đủ để cho bạn hạnh phúc thì bạn cần phải “hạ sơn” đi vào cuộc đời để tiếp xúc với người sắp chết, người bệnh để thấy họ khổ ra sao, tiếp xúc với người tàn tật, người tù, người ăn xin, người cô đơn, người ngu cố chấp thì may ra nó sẽ giúp bạn tỉnh ngộ thấy mình hạnh phúc.

User avatar
phodem
Posts: 229
Joined: Sat Feb 26, 2011 4:00 am

Post by phodem »

Image

NEVER LOSE THE LIGHT

Nhớ chuẩn bị khăn giây lau mắt lệ - vì nhớ đến quê huơng mình qua bài hát này
Vừa hay vừa cảm động. Khó mà không rơi nước mắt !

Đừng bao-giờ mất ánh-sáng (Hy-Vọng), bài hát Tây-Tạng.
Bi cảm dưới chế-độ CHINA.

The Forbidden Tibetan Song " NEVER LOSE THE LIGHT "
by Serlha and Youlha



User avatar
ThienThu
Posts: 757
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:38 am

Post by ThienThu »

Image

3 Điều giá trị trong cuộc sống


* Ba điều trong đời một khi đã đi qua không thể lấy lại được:- Thời gian- Lời nói- Cơ hội

* Ba điều trong đời không được đánh mất:- Sự thanh thản - Hy vọng - Lòng trung thực

* Ba thứ có giá trị nhất trong đời:- Tình yêu - Lòng tự tin - Bạn bè

* Ba thứ trong đời không bao giờ bền vững được:- Giấc mơ - Thành công - Tài sản

* Ba điều làm nên giá trị một con người:- Siêng năng- Chân thành- Thành đạt

* Ba điều trong đời làm hỏng một con người:- Rượu - Lòng tự cao - Sự giận dữ.


User avatar
VuPhong
Posts: 2910
Joined: Wed Dec 01, 2004 4:28 pm

Post by VuPhong »

Image

Đừng bao giờ trách móc bất kỳ ai trong cuộc sống của bạn


Người Tốt sẽ cho bạn Hạnh Phúc...
Người Xấu cho bạn Kinh Nghiệm..
.Người Tồi Tệ nhất cho bạn Bài Học...
Và... người Tuyệt Vời Nhất sẽ cho bạn Kỷ Niệm.

“Đừng hứa khi đang... vui !
“Đừng trả lời khi đang... nóng giận !
“Đừng quyết đinh khi đang... buồn !
“Đừng cười khi người khác... không vui !

Cái gì mua được bằng tiền, cái đó rẻ.
”Ba năm học nói, một đời học cách lắng nghe”.
”Chặng đường ngàn dặm luôn bắt đầu bằng 1 bước đi”.
”Đừng a tòng ghen ghét ai đó, khi mà họ chẳng có lỗi gì với ta"


Lời Hay Ý Đẹp

User avatar
ngayngo
Posts: 1208
Joined: Sat Nov 01, 2008 8:34 pm

Post by ngayngo »

Không có gì là rác cả. “Không có gì là rác cả” là bài học đầu tiên đại sư Zuigan Goto dạy cho người đệ tử vừa thâu nhận, sau này chính là Thiền sư Soko Morinaga nổi tiếng của xứ Phù Tang.

Sống sót trở về sau chiến tranh tàn khốc giữa thập niên bốn mươi, Soko Morinaga tìm về căn nhà cũ, trực diện với những khó khăn và mất mát tận cùng của đời người. Cha mẹ không còn, anh chị em phân tán, nhà cửa, tiền bạc bị tịch thu. Ông cố ngoi lên bằng ý chí trở lại học đường nhưng đành chào thua vì cuộc vật lôn cam go đó khi bao tử thường xuyên lên tiếng kêu khó.

Giữa quạnh hiu đổ nát cả thân và tâm, một sự mầu nhiệm kỳ diệu nào đã dẫn bước chân vô định của Soko tới trước cửa chùa Daishuin ở Tokyo. Ngước nhìn mái chùa rêu phong, lưỡng lự đôi ba phút rồi Soko mạnh dạn bấm chuông. Người mở cửa chính là Đại sư Zuigan Goto. Soko ngỏ lời xin được đại sư thâu nhận làm đệ tử. Đại sư chỉ hỏi một câu duy nhất:

- Ngươi tin ta chứ? Nếu không tin ta thì có ở đây bao lâu cũng chẳng học được gì, phí công ta thôi.

Soko trả lời:

- Con xin hết lòng tin tưởng sư phụ.

Đại sư mở rộng cửa, lạnh lùng truyền:

- Theo ta.

Soko líu ríu theo vào. Tới góc sân, đại sư chỉ cây chổi tre, ra lệnh:

- Quét dọn vườn.

Trước khi cầm chổi, Soko quỳ xuống bái tạ đại sư đã thâu nhận mình.

Công việc quét vường thì có chi là khó, Soko hăng hái quét, quét và quét. Không bao lâu đã gom được đống rác cao nghệu đầy đất, sỏi, đã vụn và lá khô. Dừng chổi, Soko lễ phép hỏi:

- Bạch thầy, con phải bỏ đống rác này đi đâu ạ?

Bất ngờ, đại sư quát lên:

- Rác, người nói gì? Không có gì là rác cả!

Soko ngẩn ngơ nhìn đống chiến lợi phẩm, không hiểu đây không là rác thì là gì? Còn đang lúng túng thì đại sư lại bảo:

- Vào nhà kho kia lấy cái bao nhựa lớn ra đây.

Khi Soko tìm được bao nhựa mang ra thì thấy đại sư đang dùng hai tay, gạt đám lá khô sang một bên. Ông lại bảo:

- Mở rộng miệng bao ra.

Soko tuân lời, lẳng lặng theo dõi thầy mình quơ từng ôm lá, bỏ vào bao, thỉnh thoảng lại giậm giậm cho lá xẹp xuống. Cuối cùng, những lá khô trong đống rác đã được nhồi vào bao, cột lại. Soko lại nghe lệnh truyền:

- Đem bao lá này vào nhà kho, để dành đun nước tắm.

Vừa vác bao lá trên vai, Soko vừa nghĩ:

- Còn đống đất đá, không phải rác thì dọn đi đâu?

Ấy thế mà khi ở nhà kho ra, Soko thấy đại sư đang lượm những viên sỏi, đá vụn ra. Trước vẻ ngẩn ngơ của Soko, ông vừa hỏi, vừa sai:

- Có thấy hàng hiên ngay dưới máng xối kia không? Có thấy những chỗ bị nước mưa xoáy lồi lõm không? Đem những sỏi, đá vụn này ra, trám vào những chỗ đó.

Soko vừa làm, vừa thán phục thầy mình, vì quả thật, sau khi trám, không những chỗ lồi lõm bằng phẳng mà còn đẹp hẳn lên nữa.

Bây giờ, đống rác (theo Soko) chỉ còn lại đất và rêu. Lần này thì chắc chắn phải hốt, đổ đi rồi. Nhưng kinh ngạc biết bao khi Soko quay lại sân, thấy thầy mình thong thả nhặt từng miếng đất, từng tảng rêu trên tay, rồi chậm rãi nhìn quanh, tìm những khe tường nứt, những chỗ lõm nhỏ trên mặt đât, từ tốn trám vào.

Bây giờ thì đống rác không còn đó. Nhưng cũng không phải là vật phế thải vô dụng gom quẳng đi đâu. Mỗi loại rác, nếu biết tận dụng, sẽ lại trở thành hữu ích.

Nguyễn Tâm
( Theo Novice to Master (There is no trash), nguyên tác Soko Morinaga,
Diệu Trân dịch)

BÀI HỌC ĐẠO LÝ:

Thiền sư Soko Morinaga đã bắt đầu bài học nhập môn chỉ bằng niềm tin và lời dạy thật đơn giản rằng “Không có gì là rác cả!”. Vậy mà về sau ngài trở thành thiền sư danh tiếng, Viện trưởng Đại học Hanazono, thuộc tông Lâm Tế Nhật Bản. Phải chăng, niềm tin tuyệt đối vào tương lai tươi sáng và sự tiết kiệm, chắt chiu đã vực dậy một đất nước đổ nát bởi chiến tranh nhanh chóng trở thành siêu cường, và ở một phương diện khác, những đức tính ấy đã un đúc, tạo nên một nhân cách lớn.

“Không có gì là rác cả!” tuy đơn giản mà bao hàm một thông điệp về triết lý duyên khởi, trong rác có hoa và trong hoa có rác, rác chính là hoa và hoa chính là rác. Nhờ thấy được sự thật này nên không hề có sự loại bỏ, đối kháng và mâu thuẫn mà hoàn toàn nhuần nhuyễn, tùy thuận, các pháp cùng nương vào nhau để tồn tại và phát triển.

“Không có gì là rác cả!” là một tuệ giác lớn. Hãy nhìn thật kỹ, thật sâu sắc vào những bất đồng, những việc không như ý và tất cả những gì được gọi là xấu xa, đáng để loại trừ, vứt bỏ…cho đến khi nào nhận ra “Không có gì là rác cả!” để ôm ấp, bao dung và tận dụng hết thảy thì cuộc sống này đẹp biết dường nào!

User avatar
ngayngo
Posts: 1208
Joined: Sat Nov 01, 2008 8:34 pm

Post by ngayngo »

Cà phê đen đá Việt Nam "ngon nhất thế giới"

Nguyễn Văn Hiến

Tôi là người làm trong ngành cà phê hơn 25 năm ở phương Tây, xin chia sẻ kinh nghiệm về cà phê.

Image
Các nước sản xuất cà phê Arabica phần lớn là ở Nam Mỹ, một số nhỏ ở châu Á,
châu Phi và rất ít ở Hawai ở Mỹ, Robusta phần lớn là ở châu Á và châu Phi.
Người châu Mỹ nói chung và Bắc Mỹ nói riêng uống gần 100% Arabica. Châu Âu họ uống cả hai loại, dân châu Phi uống gần 100% là Robusta, còn ở châu Á về phía Đông Nam Á thì uống Robusta, miền bắc châu Á lại phần lớn là Arabica.

Cà phê nguyên chất tự nhiên là không có pha trộn bắp hoặc các loại hột khác, nếu có thì không thể gọi là cà phê nguyên chất.

Cà phê được chia làm ba hạng: hạng thứ nhất là chất lượng cao nhất, hạng hai là trung bình, loại ba là thấp nhất. Đồng thời cà phê cũng chia ra làm nhiều loại, ví dụ cà phê nguyên gốc tức là loại cà phê đó trồng ở đâu, vùng đất nào. Thị trường thế giới sẽ đánh giá cà phê của mỗi vùng, ví dụ cà phê ngon nhất thế giới là Blue Mountain được trồng ở Jamaique, Kona fancy được trồng ở Hawai trên các núi lửa đã bị tắt. Các nước khác đều có loại cà phê gốc của họ với vị riêng, những loại cà phê này đều là cà phê hạng nhất.

Các dạng cà phê Moka, Colombien, Afrique, Java... được đặt tên do công thức rang và chế biến cho đúng vị ở địa phương, chứ không phải cà phê nguyên gốc của địa phương đó. Chúng có thể là hạng nhất, hai hay ba, tùy theo mỗi lựa chọn của công ty khác nhau.

Cà phê còn có mùi vị như vani, caramel ... gọi là cà phê Aromatic. Dạng này có rất nhiều loại, có thể là vô giới hạn, tùy theo các công ty chế biến với những công thức khác nhau.

Theo tôi mỗi người, mỗi dân tộc đều có cách uống và biến chế riêng của họ, cũng như các công ty vậy, chúng ta phải có cách chế biến riêng của mình. Quan trọng ở đây là làm sao, cách uống, biến chế của mình phải hơn các nước khác, phải cùng nhau đưa cà phê Việt Nam lên.

Ví dụ, ly cà phê đen đá của Việt Nam, tôi đi rất nhiều nước và chưa bao giờ thấy ngon bằng ở Việt Nam, quan trọng là nó phải sạch không có các chất độc. Nước ta là ở nhiệt đới nên phải phát triển cà phê đá cho tất cả thế giới thấy. Các nước ở miền Bắc thường uống cà phê nóng, mìnn phải chỉ cho họ thấy cà phê đá gốc là ở Việt Nam, cũng như cà phê Latte, Cappuccino, Viennois ... phát xuất từ châu Âu .

Xin đừng chê cà phê Việt nữa, mà quan trọng hơn là nâng chất, tìm cách xây dựng danh tiếng cà phê đá Việt Nam nổi khắp thế giới.

Post Reply