Quán Sinh Tố

Buồn vài phút xin ghé thăm đây; muốn tán gẫu ghé đây... Chia sẻ tâm tư vô đây.... Không biết nói gì làm gì vô đây!!! Bài viết sẽ giữ lại trong 7 ngày và quá hạn sẽ đi vào thiên cổ của không gian Cyber!!!

Moderator: khieulong

User avatar
saohom
Posts: 2212
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Post by saohom »

Image

Một khoa học gia người Việt được chọn vào danh sách 100 thiên tài đương thời thế giới

Tác giả: VietnamNet Bridge-Công đồng VN
Nhờ vào những thành quả nghiên cứu xuất chúng, ông Võ Đình Tuấn, tiến sĩ vật lý gốcViệt vừa được Công ty Tư vấn Toàn cầu Creator Synectics chọn là một trong số 100 thiên tài đương thời thế giới.

Tiến sĩ vật lý Võ Đình Tuấn, Viện trưởng Viện Fitzpatrick thuộc Đại học Duke , North Carolina ( Hoa Kỳ)

Ngoài cương vị là Viện trưởng Viện Fitzpatrick thuộc Đại học Duke , North Carolina ( Hoa Kỳ), ông Tuấn còn là thành viên Hàn lâm viện Hóa học Hoa kỳ, biên tập viên và cố vấn của nhiều tạp chí quốc tế chuyên ngành.

Năm 17 tuổi ông Tuấn rời Việt Nam sang Thụy Sĩ du học và lấy bằng cử nhân vật lý (1971) rồi sau đó bằng tiến sĩ Sinh Vật lý Hoá học tại Viện Federal Institute of Technology (1975). Ông sang định cư tại Hoa kỳ vào năm 1975.

Ông Tuấn nhận bằng phát minh đầu tiên vào năm 1987 khi sáng chế ra loại thẻ (badge) nhỏ và dễ sản xuất , có thể gắn lên áo của công nhân khi họ làm việc trong những môi trường hoá chất độc hại. Sau giờ làm việc các thẻ này sẽ đươc một máy scan quang học đọc và ghi lại thông số của các hóa chất độc hại mà công nhân có thể nhiễm phải trong quá trình làm việc trong ngày. Trong lãnh vực y khoa, ông Tuấn đã phát minh những hệ thống tương tự để dò tìm các DNA bị tổn thương, bệnh tiểu đường và bệnh ung thư. Tất cả các hệ thống trên đều dựa vào hiện tượng phát quang đồng bộ (synchronous luminescence-SL) Điểm đặc biệt là qua tay ông, phương pháp phát quang đồng bộ đã trở thành thực dụng vì các dữ kiện đươc ghi lại, trưng bày và đọc nhờ vào hệ thống scan quang học (dùng laser và quang học sợi ) nên sức khoẻ con người có thể đươc theo dõi không cần đến các thủ thuật y khoa như sinh thiết ( by Text-Enhance">biopsy)

Năm 2003, ông Tuấn đã là một trong bốn nhà khoa học Mỹ gốc Á được Cơ quan Thương hiệu và Phát minh Hoa kỳ ( by Text-Enhance">US Patent and Trademark Organisation-USSPTO) vinh danh.Theo Cơ quan này, các phát minh của ông Tuấn đã góp phần làm cho Hoa kỳ trở thành một trong những nước có nền khoa học kỹ thuật tân tiến nhất trên thế giới.

Sau gần 30 năm hoạt động khoa học, đến nay ông Tuấn đã có hơn 30 bằng phát minh và sáng chế trong nhiều lãnh vực khác nhau như môi trường, sinh học và y học. Ngoài ra, ông Tuấn còn đoạt 5 giải thưởng Nghiên cứu và Phát triển (R &D)vào các năm 19811987,1992, 1994 và 1996 và là tác giả của hơn 300 công trình được phổ biến trên nhiều tạp chí khoa học.

Tuy là một khoa học gia nổi tiếng, ông Tuấn rất khiêm nhường khi cho rằng “các nghiên cứu của ông chỉ nhằm mục đích góp phần làm giảm bớt những đau đớn của con người”, và theo ông cái khó nhất đối với các bệnh nan y như ung thư hay AIDS chính là làm sao phát hiện ra những căn bệnh ấy.

Nhà khoa học tài ba này hiện đang tiếp tục đeo đuổi mục đích cải tiến công nghệ sản xuất máy móc y khoa hiện đại, có kích thước nhỏ và giá thành thấp nhằm góp phần nâng cao hiệu năng của chẩn đoán và điều trị.

User avatar
macco
Posts: 3543
Joined: Mon Jan 17, 2005 8:04 am

Post by macco »

BẠN NẰM NGỦ TRONG TƯ THẾ NÀO ?
1. NẰM NGỬA, CHÂN DUỖI THẲNG :

- Bạn là người khá tự tin và quyết đoán, những gì bạn có được hôm nay đều đựa vào công lao của bạn. Đôi khi bạn luôn tự trách mình chưa thực sự đủ cố gắng, bạn đặt rất nhiều niềm tin và hy vọng cho tương lai. Bạn cũng rất nóng tính, dễ giận mà mau quên không thù dai, bạn biết kiểm soát bản thân mình, biết mình cần gì, muốn gì và dừng lại đúng lúc.
Bạn có nhiều bạn bè đấy, nhưng đa số toàn là bè nhiều hơn bạn, rất ít bạn thật lòng đa số đều dựa dẫm hoặc lợi dụng lẫn nhau. Bạn cho đi nhiều hơn so với nhận lại.
Trong tình yêu bạn là người thích chủ động, bạn yêu rất thật lòng và nóng vội, ko tính toán nhiều. Điều kiện người yêu của bạn không quá đòi hỏi, vì bạn là người biết tự bảo vệ và tự lo lắng được cho mình.

2. NẰM NGHIÊNG SANG TRÁI :

- Có phải đôi khi bạn hay buồn vu vơ, không biết mình vì lý do gì ?
Đừng lo lắng, tính cách bạn là như thế, bạn sống hơi nội tâm, nhưng lại rất thật tình và khoan dung. Người khác có thể xấu với bạn nhưng bạn vẫn cho họ cơ hội nếu biết hối cãi, không bao giờ bạn tiệt đường sống của họ. Vì thế yếu điểm của bạn là dễ tin người, bạn sống cẩn thận, từ tốn, biết vón vén thời gian cho phù hợp. Ban luôn luôn cho rằng tiền bạc là thứ rất rất quan trọng với bạn, bạn mê tiền hơn cả tình yêu nhưng gia đình thì quan trọng hơn đối với bạn, không có gia đình thì bạn sẽ như chim mất cánh, bạn luôn coi gia đình là số 1.

3 NẰM NGHIÊNG SANG PHẢI :

- Con người này vốn không đơn giản, hay xét nét và đánh giá người khác. Là 1 người rất bình tĩnh và khôn khéo trong xử lý mọi rắc rối. Họ luôn là phiên toà hoà giải cho những mâu thuẫn gay gắt. Nhưng khi đến việc của họ thì họ lại khá ngoan cố và làm theo cách mình không thích nghe người khác góp ý, họ luôn cho mình là đúng.
Có đôi chút sự hiếu kỳ tò mò nên người này hay có những sáng kiến mới và dễ làm phật lòng người khác. Với họ tình bạn không thua gì tình yêu, nhưng cũng dễ dàng hất bỏ tất cả nếu mọi thứ không như mong muốn hay bị phản bội.
Sự nhanh trí đưa họ đến con đường thành công + thêm sự may mắn từ cuộc sống, ngoài ra khả năng của họ chưa tới mức độ ấy.
Tình yêu của người này mau đến lại mau đi, họ cho rằng tình yêu không phải vĩnh hằng, luôn luôn lo lắng về sự chung thuỷ tuyệt đối của người yêu đó là lý do khiến họ mau chán nản và rời bỏ tình yêu dù chưa đến lúc kết thúc.

4 NẰM ÚP :

Trường hợp này rất ít, thông thường có khoảng 5% người quen với tư thế ngủ này, họ là những người khá yếu đuối và dễ bị tổn thương, hình ảnh của họ cực kỳ quan trọng trong mắt người khác, họ chú ý đến điều đó rất nhiều, chỉ cần họ bị mất hình ảnh thì y như là tận thế sắp đến, nỗi kinh hoàng khó tả. Người này được cái siêng năng, làm nhiều nhưng lại tiết kiệm nên có của dư.
Thích không khí sôi nổi và ghét sự tẻ nhạt, nhưng họ ko chung thuỷ và cực kỳ nhanh chán mọi thứ nếu ko có sự thay đổi hợp lý.
Tình yêu của họ thường rất lãng mạn và nồng nhiệt nhưng kết thúc cũng êm ả không vướng bận, họ xem tình yêu qua đi như 1 cơn gió, chỉ để lại phảng phất những kỷ niệm cần giữ cho 2 người.

nguyenthanh
Posts: 859
Joined: Fri Jan 06, 2012 5:40 pm

Post by nguyenthanh »

Bạn thật, bạn giả

Lê Hữu

Nhiều người vẫn cho rằng một trong những hạnh phúc trên đời là tình bạn. Điều này thì ai cũng dễ dàng đồng ý thôi. Thế nhưng, để có tình bạn thực sự thì cần có những người bạn thực sự. Như thế nào gọi là một người bạn?

Liệu có phải những ai ta vẫn giao du đều là bạn cả? Không đâu, số người ấy gồm cả “bạn” lẫn “bè”, và phần nhiều là bè hơn là bạn. “Bạn bè” không phải là cách nói cho xuôi tai, cũng không phải là “từ láy” này nọ như nhỉều người tưởng mà là “từ ghép” của hai chữ “bạn” và “bè”. Bạn, nói đơn giản, là người đồng hành cùng chia vui sẻ buồn với ta trên những chặng đường đời. Bè là những kẻ tạt ngang qua đời ta trong chốc lát, rồi đường ai nấy đi mà không chút vấn vương. “Bè” trong những chữ “bè phái”, “kết bè, kết đảng” gợi lên ý tưởng không mấy hay ho. Tình bạn thường “tĩnh” hơn là “động”, lắng đọng hơn là sôi nổi. Những kẻ ở quanh ta trong những cuộc vui ồn ào mà ta tưởng là “bạn”, thường chỉ là “bè”. Như những cuộc vui chóng tàn, những người “bạn” ấy cũng nhanh chóng biến mất khỏi đời sống chúng ta. Những người tưởng rằng mình có nhiều bạn, thực ra là những người không có hoặc có rất ít bạn (và không biết phân biệt đâu là bạn, đâu là bè).

Bạn lại có “bạn thật” và “bạn giả”. Bạn thật là khuôn mặt thật, không điểm phấn tô son. Bạn giả là chiếc mặt nạ, với nhiều lớp phấn dày. Như cuộc sống có hai mặt, con người vừa có bạn thật lại vừa có bạn giả. Bạn giả lúc nào cũng nhiều hơn bạn thật, đến với ta vì lợi ích nào đó chứ không vì tình thật. Bạn giả là người đóng giả vai người bạn, ngoài mặt tỏ ra thân thiện nhưng có thể bất ngờ tặng cho ta những nhát dao trí mạng từ phía sau lưng hoặc phun ra những nọc độc của lòng đố kỵ. Đôi lúc có kẻ thù còn dễ chịu hơn có những người bạn giả. Bạn giả cũng tựa như bạc giả vậy, đã không xài được mà để trong túi có khi mang họa.

Khác với bạn giả, bạn thật là người thực tâm mong muốn những điều tốt lành cho người bạn mình và vui sướng trông thấy bạn mình hạnh phúc, thành đạt trong cuộc sống (dẫu có “qua mặt” mình đi nữa). Bạn thật không ngại nói thẳng nói thật về những sai trái của bạn mình để giúp bạn cải thiện bản thân cũng như không ngại tán thưởng về tài năng hoặc thành công của bạn mình để giúp bạn thêm tự tin trong cuộc sống. Bạn thật luôn nói tốt về bạn mình sau lưng bạn. Bạn thật là người đến với ta trong lúc ta trần trụi hay trong thời kỳ đen tối nhất của cuộc đời, và cũng là người mà ta có thể đến gõ cửa một cách thoải mái khi cần sự giúp đỡ.

Những người bạn như thế làm sao có nhiều được, thường chỉ đếm được trên những đầu ngón tay của một bàn tay (và ít khi đếm hết được). Đến một tuổi nào đó người ta khó mà có thêm được những người bạn mới, trong lúc những người bạn cũ thì cứ mất đi lần lần. Tình bạn cần có một bề dày của sự gắn bó, cảm thông và tin cậy.

Với những người tôi thực lòng quý mến, tôi vẫn nói: “Tôi mong cho anh/chị không có bạn hơn là có những người ‘bạn giả’. Có được chừng vài ba người ‘bạn thật’ thì anh/chị là người may mắn và hạnh phúc.”

Lê Hữu

User avatar
VuPhong
Posts: 2910
Joined: Wed Dec 01, 2004 4:28 pm

Post by VuPhong »

Chiếc xe chạy gần 5 triệu km


(Tin Nóng) Để cán đích 3 triệu dặm (4,8 triệu km), cụ Irv Gordon “chỉ” cần có 47 năm và chỉ lái một chiếc xe duy nhất, hiệu Volvo.

Image
Chân dung “siêu xe” 47 năm vẫn chạy tốt - Ảnh: Reuters

Xế hộp đưa tên ông Gordon, cư dân Mỹ, vào sách kỷ lục Guinness là chiếc Volvo “chào đời” từ năm 1966.
Tên của nó là P1800, đang khoác trên mình tấm áo màu đỏ tươi.

Cách đây 47 năm, Gordon tậu được nó. Ông vẫn nhớ đó là một buổi tối thứ sáu và ông lập tức lái nó chạy khắp thành phố,
tấp vào hết quán rượu này đến quán rượu khác để khoe với bạn bè.

Sau chuyến ra mắt hoành tráng, chiếc P1800 tiếp tục cùng ông rong ruổi khắp nước Mỹ, cán đích 2 triệu dặm vào năm 2002.
Chỉ 11 năm sau đó, ông đã thêm 1 triệu dặm vào công-tơ-mét.

Orange dẫn lời ông: “Tôi rất vui sướng vì có một chiếc xe đáng tin cậy. Bây giờ tôi vẫn còn lái nó”.

Tính ra, mỗi năm, ông cụ nay đã 74 tuổi này lái xe trung bình 63.829 dặm (102.700 km),
tức tương đương 5 lần chiều dài Vạn lý trường thành ở Trung Quốc.

Image
Còn đây là ông cụ 74 năm vẫn chạy xe tốt! - Ảnh: Reuters


Thấy cụ Gordon cán đích 3 triệu dặm rồi, ai cũng hỏi khi nào sẽ đến con số 4 triệu. “Chiếc xe dư sức làm điều đó,
vấn đề là tôi không chắc mình có làm nổi hay không mà thôi” là câu trả lời của cụ.

“Siêu xe” 47 năm vẫn chạy tốt sẽ được trưng bày trong một sự kiện của Volvo tại Vermon (Mỹ) vào tháng tới, theo tạp chí về ô tô Hemmings.

Nhật Khuê

User avatar
saohom
Posts: 2212
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Post by saohom »

Image

NHẢY MÚA DƯỚI CƠN MƯA
Tình yêu thật sự không phải là tình yêu thân xác, cũng không phải là tình yêu lãng mạn.
Tình yêu thật sự là sự chấp nhận tất cả những gì đang có, đã từng có, và sẽ có hoặc không.


Lúc đó khoảng 8.30 sáng, phòng cấp cứu rất bận rộn. Một ông cụ khoảng trên 80 tuổi bước vào phòng và yêu cầu được cắt chỉ khâu ở ngón tay cái. Ông cụ nói, ông rất vội vì ông có một cuộc hẹn vào lúc 9 giờ. Tôi bắt mạch, đo huyết áp cho ông cụ xong, tôi bảo ông ngôi chờ vì tôi biết phải hơn một tiếng đồng hồ nữa mới có người đến cắt chỉ khâu cho ông. Tôi thấy ông nôn nóng nhìn đồng hồ nên tôi quyết định sẽ đích thân khám vết thương ở ngón tay cái của ông cụ. Vì lúc đó tôi cũng không bận với một bịnh nhân nào khác cả.

Khi khám tôi nhận thấy vết thương đã lành tốt vì vậy tôi đi lấy dụng cụ để tháo chỉ khâu ra và bôi thuốc vào vết thương cho ông cụ. Trong khi săn sóc vết thương cho ông cụ, tôi hỏi ông là, ông vội như vậy chắc là ông có môt cuộc hẹn với một bác sĩ khác sáng hôm nay phải không.

Ông nói không phải vậy nhưng ông cần phải đi đến nhà dưỡng lão để ăn điểm tâm với bà cụ vợ của ông ở đó. Tôi hỏi thăm sức khỏe của bà cụ thì ông cho biết là bà đã ở viện dưỡng lão một thời gian khá lâu rồi và bà bị bịnh Alzheimer (bịnh mất trí nhớ ở người lớn tuổi). Khi nói chuyện tôi có hỏi ông cụ là liệu bà cụ có buồn không nếu ông đến trễ một chút. Ông cụ nói bà ấy không còn biết ông là ai nữa và đã 5 năm nay rồi bà không còn nhận ra ông nữa. Tôi ngạc nhiên quá và hỏi ông cụ, "và Bác vẫn đến ăn sáng với Bác gái mỗi buổi sáng mặc dù Bác gái không còn biết Bác là ai nữa?" Ông cụ mĩm cười, vỗ nhẹ vào tay tôi rồi nói:
"Bà ấy không còn biết tôi nữa nhưng tôi vẫn còn biết bà ấy là ai."
Khi ông cụ bước ra khỏi phòng, tôi phải cố gắng lắm để khỏi bật khóc. Tôi vô cùng xúc động và thầm nghĩ, "Ước gì đời mình có được một tình yêu như thế!"

Tình yêu thật sự không phải là tình yêu thân xác, cũng không phải là tình yêu lãng mạn.
Tình yêu thật sự là sự chấp nhận tất cả những gì đang có, đã từng có, và sẽ có hoặc không.

Mỗi ngày bạn nhận được rất nhiều email và phần lớn là chuyện vui hoặc chuyện khôi hài; nhưng thỉnh thoảng cũng có những email mang theo những thông điệp có ý nghĩa như thế này. Và hôm nay tôi muốn được chia sẻ thông điệp này với các bạn.

Người hạnh phúc nhất không nhất thiết là người có được những điều tốt đẹp nhất, mà là người biết chấp nhận và sống một cách tốt đẹp nhất với những gì mà mình có được.

Tôi hy vọng bạn chia sẻ ý tưởng này với những người mà bạn yêu mến.
"Cuộc sống không phải là làm sao để chịu đựng cho qua cơn bão, mà là làm sao để biết nhảy múa dưới cơn mưa".

nguyenthanh
Posts: 859
Joined: Fri Jan 06, 2012 5:40 pm

Post by nguyenthanh »

Image

Cám ơn cuộc sống
Truyện cổ Trung Hoa kể:


Ở miền núi Hô-Phu, có một người đàn bà bán rượu tên là Wong. Một hôm, xuất hiện một vị thiền sư đạo đức đến trọ ở gần quán, dù không có tiền, ngài cũng được bà chủ quán tiếp đái nồng hậu.

Vị thiền sư ở đó khoảng ba năm. Trước khi cáo từ, ngài đào một giếng cạnh quán. Mọi người ngạc nhiên khi một dòng nước trong vắt vọt lên, họ nếm thử thì thấy đó là một loại rượu hảo hạng. Từ đó, bà chủ quán trở thành nổi tiếng và giàu có.

Ít lâu sau, vị thiền sư lại ghé ngang quán, ngài hỏi thăm bà chủ quán về giếng rượu. Bà này than phiền:

- "Rượu tốt nhưng tôi không bao giờ có dư để dự trử"

Vị thiền sư mỉm cười rồi lẳng lặng viết lên tường:

-"Trời đất thật bao la, nhưng lòng tham của con người còn mênh mông hơn thế nữa. Dù không tốn kém bà chủ vẫn có rượu để bán thế mà vẫn không hài lòng."

Viết xong thiền sư lẳng lặng ra đi, và dòng rượu cũng khô cạn.


Người đàn bà thay vì biết ơn và ca ngợi lòng đại lượng của trời, bà lại than phiền vì không có nhiều rượu để dự trử. Ðôi khi chúng ta cũng giống như người đàn bà đó: "Có voi đòi tiên ". Kinh nghiệm thông thường cho thấy: Ít người được thoả mãn với chính mình, họ thường sa vào tình trạng "Ðứng núi này trông núi nọ", và cho rằng mình kém may mắn hơn người khác. Chúng ta thường mang tật so sánh và hay lập lại câu: "Giá tôi được như người này người nọ". Chúng ta quá bận tâm với nhứng ý nghĩ viễn vông, mà quên vui hưởng những ơn phúc hiện tại.


Mỗi người điều được Thượng Đế ban tặng những món quà riêng biệt, nhưng chúng ta không nhận ra, chúng ta chỉ muốn có được những thứ mà Thượng Đế biết rằng nó không thích hợp với chúng ta.Nếu cho bạn chọn một gia đình hạnh phúc, nhưng đời sống vật chất thì hơi khó khăn, sống qua ngày,không có điều kiện bon chen với bạn bè, Và chọn một cuộc sống giàu sang, hãnh diện và hưởng thụ, nhưng thiếu mất tình thương cha mẹ, gia đình tan nát, chỉ có thể dùng tiền để khỏa lấp khoảng trống trong lòng , vậy bạn sẽ chọn con đường nào?

User avatar
ngayngo
Posts: 1208
Joined: Sat Nov 01, 2008 8:34 pm

Post by ngayngo »

Mẹ và cha

Huy Phương
Bên người mẹ, cha như cái bóng mờ nhạt.

Trong hàng nghìn bài thơ, tranh vẽ, ca khúc dành cho mẹ, có mấy tác phẩm nói về cha. Phải chăng hình ảnh của người cha khô cứng, nghiêm khắc, nặng nề giáo huấn trong khi mẹ là dịu dàng, vỗ về, an ủi. Có mấy đứa con được khóc trên vai cha, nhưng thật lòng không hề giấu giếm dưới đôi mắt hiền từ nhưng lo lắng của người mẹ, nên cha được xem là nghiêm-phụ, nặng lời và roi vọt, mà mẹ thường giấu những lỗi lầm của con, cố hết sức mình che chở cho con, gọi là hiền mẫu.

Thái Sơn vẫn là ngọn núi cao sừng sững, dù vĩ đại đến bao nhiêu đi nữa, không sao gần gũi, dịu dàng, tươi mát bằng dòng nước “trong nguồn chảy ra.” Cha là sự che chở như khung ngôi nhà, mẹ là hơi ấm từ bếp lửa nấu bữa cơm chiều. Con không cha ví như nhà không có nóc, nhưng không mẹ thì mái ấm đâu còn!

Tiếng đời cũng có khi mỉa mai: “Thứ con không cha!” Con không cha, trong khi mẹ yếu đuối thì bị đời coi thường, hiếp đáp, phải chăng, “Còn cha gót đỏ như son, một mai cha chết gót con đen sì!”

Tuy vậy, công lao người cha ít được người đời tán dương, mặc dù bàn tay cha chai sần, khô nhám, làn da sạm đen vì ánh nắng trên đồng. Cha vẫn thường rong ruổi, như người thương buôn, thủy thủ hay người lính xa nhà dấn thân trận mạc, phải chăng vì thế mà hình ảnh người cha bao giờ cũng mờ nhạt, không gần gũi như người mẹ. Còn gì ví von gắn bó hơn “bánh mì và bơ” (bread and butter) theo phương Tây, nhưng với dân tộc Việt Nam là “cơm với cá” theo liền với vế sau, khắng khít “như mạ với con!”

Người cha đã làm gì, thiếu bổn phận đến mức nào mà người đời phải nói lời cay đắng: “Mồ côi cha ăn cơm với cá, mồ côi mẹ liếm lá đầu đường!”

Có người ví hình ảnh người cha như con gà trống đẹp đẽ dương oai, hay sinh sự kình đá nhau trước mặt các cô mái, không hề trung thành với một ai, suốt cuộc đời không bao giờ biết đến mình có bao nhiêu đứa con, chúng làm gì, ở đâu! Con gà trống không có được cái hình ảnh chịu khó, cần cù mỗi ngày nằm yên trong ổ rơm, có khi chịu đói, san sẻ thân nhiệt của mình với những quả trứng non nớt, dễ vỡ để cuối cùng mổ vào vỏ trứng cho con ra chào đời, thở vào hơi thở đầu đời. Con gà trống không có được sự tần tảo, bươi móc trong đống rơm rạ, cỏ rác để tìm mồi cho bầy con. Con gà trống cũng không có cái hành động dịu dàng nhưng can đảm, cương quyết trong những giờ phút hiểm nguy, dang rộng đôi cánh để che chở cho đàn con dưới móng vuốt của diều hâu. Và cái phút giây mất con, gà mẹ thảng thốt kêu gào, đau đớn!

Con gà mái chính là một hình ảnh tuyệt vời tượng trưng cho những đức tính của người đàn bà, ấp ủ, che chở, hết lòng lo cho bầy con. Hình ảnh ấy cho tôi nghĩ đến người góa phụ trong chiến tranh, khi mà nơi nương tựa đã không còn, người đàn bà bỗng nhiên cô đơn, trôi giạt theo dòng đời, nhưng lớn mạnh trong hoàn cảnh, để có thể lo cho đàn con dại. Tôi nghĩ đến những người đàn bà có chồng đi tập kết ra Bắc, sau ngày Hiệp Ðịnh Geneve được ký kết, sau bao nhiêu năm chờ đợi, nhưng hụt hẫng khi thấy người chồng trở về, đem theo một người đàn bà xa lạ, từ ngôn ngữ đến chính kiến do đảng đã kết hợp để giữ chân và đồng hóa người tập kết.

Người cha trở thành một người xa lạ trên làng mạc, quê hương của mình. Người mẹ vẫn đơn chiếc và buồn bã đau lòng hơn những ngày không chồng, người chồng không chết trong những năm bom đạn mịt mù, nhưng đứng chết sững trên thềm nhà xưa. Những đứa con đã lớn, ngượng nghịu, lạnh lùng trước những vòng tay của cha, và câu chuyện chưa ấm đã lạnh tan theo băng giá, tuy ngày nay xác thân gần gũi nhưng tâm hồn đã thật cách xa. Chiến tranh thù hận đã đưa đẩy những người cha chịu nhiều cảnh ngang trái của cuộc đời, nói cho cùng cũng đáng thương!

Rồi cuối cùng những đứa con vẫn gần gũi với mẹ hơn cha, dù thế nào đi nữa cũng không thương cha bằng mẹ. Nghĩ cho cùng, cha chỉ là một hạt mầm gieo xuống, mẹ bao bọc như khoảng đất cưu mang cho con một ngày kia trở thành cây vững mạnh. Chín tháng mười ngày, máu huyết mẹ nuôi con lớn dậy từng ngày, đau đớn mệt mỏi cho đến lúc con mở mắt chào đời, nỗi lo lắng, đôi lúc kề cận với bờ tử sinh, banh da, xẻ thịt, công lao cha làm sao sánh nổi. Mẹ nuôi con bằng sinh lực của mình qua dòng sữa, cũng có lúc mớm những hạt cơm như con chim mẹ vẫn thường tha mồi về bên tổ cho con. Ðêm lạnh mẹ đem hơi ấm của mình san sẻ cho con, mùa hè mẹ không hề ngưng tay quạt cho con ngủ. “Quạt nồng, ấp lạnh” ấy là thành ngữ chan chứa tình mẹ đối với con, có bao giờ là chuyện của đàn con đối với mẹ. Làm sao cha đủ tận tụy, kiên nhẫn, bền lòng như mẹ.

Ngày cha vì vận nước phải chịu cảnh tù đày, dù sao đi nữa cha cũng còn đồng đội bạn bè cùng cảnh ngộ, cha một bát ngô thì bạn tù bên cạnh cũng một bát ngô, cha “áo rách” thì đồng đội cũng “quần ôm,” cha xa nhà, trong lúc người cùng cảnh của mình của mình cũng cách biệt gia đình. Cha chẳng còn cơ hội hay bổn phận lo lắng miếng cơm manh áo cho ai. Phần mẹ, trong cảnh đời nhâng nháo của những người thắng trận thời cơ, những ngày bị tổ dân phố làm tội làm tình ép đẩy đi vùng kinh tế mới, với bầy con khát mồi há họng trên bờ tổ tan hoang, với cảnh nhà sa sút, phần thương cha mẹ già buồn khổ, phần xót cảnh chồng lưu lạc nơi xa, mẹ còn biết làm gì với những dòng nước mắt.

Mẹ đáng cho con thương yêu, kính trọng và lo lắng suốt đời. Ví như con có lòng thương cha một thì phải thương mẹ, thương mười. Ðừng như lũ súc sanh, gào thét thương tên “đao phủ” mang búa liềm vấy máu nào đó hơn mười lần thương cha, mà không biết mẹ nó ở đâu.

Cha không đem lòng ganh tỵ khi các con thương yêu và gần gũi mẹ hơn cha. Ðó là quy luật của đời người. Còn mẹ hôm nay là diễm phúc của tất cả đứa con, đừng để phải hối tiếc cho một ngày kia không còn mẹ.

User avatar
VuPhong
Posts: 2910
Joined: Wed Dec 01, 2004 4:28 pm

Post by VuPhong »

Image

Con Gà và Quả Trứng
Trần Văn Giang


Câu hỏi là “Cái nào sinh ra trước? Con gà hay quả trứng?”

Giả thừ con gà sinh ra trước.

Câu hỏi: Con gà sinh ra từ đâu?

Trả lời: Từ quả trứng.

Giả thử qua trứng sinh ra trước.

Câu hỏi: Quả trứng sinh ra từ đâu?

Trả lời: Từ con gà.

Câu hỏi “Cái nào sinh ra trước?” này đã nổi tiếng từ 3-4 thế kỷ trước công nguyên; và cũng là câu hỏi đươc rộng rãi công nhận là khó trả lời nhất. Triết gia cỡ đại cổ thụ cố giải thích lòng vòng lung tung rồi cũng đành chào thua; Khoa học gia nặng ký liên tục đưa ra rất nhiều kết quả thí nghiệm, bằng chứng hẳn hòi mà vẫn không được đa số quần chúng chấp nhận thỏa đáng; Lãnh đạo tôn giáo tích cực rao giảng, trích dẫn vô số tài liệu thần học, thánh kinh rồi cuối cùng cũng thuyết phục tín hữu là “phải” tin như vậy, đó là “phép lạ” không giải thích được!..

Một phó thường dân như tôi thì chỉ nghe qua câu hỏi thôi, đã thấy đầu dường như quay mòng mòng trên cổ, muốn khai bệnh nhức đầu chóng mặt tức thời. Giải thích bằng cách nào bây giờ – Quả trứng sinh ra con gà; Con gà sinh ra quả trứng; Quả trứng sinh ra con gà… - thì cuối cùng cũng trở lại chỗ mới bắt đầu.

Nói ngắn lại, chưa có lời giải nào gọi là thắng cuộc hay làm hài lòng mọi người. Mọi sinh vật phải có một sinh vật nguyên thủy (first origin of the spicies). Đúng như vậy! Nhưng làm cách nào chúng ta có thể biết hay ít ra hiểu được sự bắt đầu này như thế nào? Từ đâu? Khi nào?

Bây giờ, nếu quý vị quởn không có việc gì quan trọng để làm, xin hãy cùng tôi lần lượt xem qua các lời giải trên các lãnh vực to tát hơn đời thường; hy vọng cùng nhau rút ra được một lời giải riêng cho chính bản thân mình cho đỡ ấm ức.

Triết học

Từ thời cổ đại, câu hỏi nhức đầu này đã được các thầy triết gia và toán học cổ Hy Lạp. La Mã loại nặng cân chiếu cố bàn tới bàn lui, mặc dù không hề thấy họ đưa ra một bằng chứng nào cụ thể.

Plato (424-348? BC) triết gia đầu tiên đã lên tiếng về câu hỏi này, nhưng âm điệu của Plato nghe tương tự như của một nhà thần học, không phải là một triết gia. Plato nói: “Tất cả mọi sinh vật (all species) xuất hiện lần đầu tiên trên quả đất từ một sự thiêng liêng” (that everything before it appeared on earth had first its being in “spirit.”)

Aristotle (384-322 BC) có vẻ lúng túng với câu hỏi. Aristotle cho là con gà đầu tiên và quả trứng đầu tiên có lẽ (?) xuất hiện cùng một lúc. Nếu phóng đại ra, con người đầu tiên sinh (xuất hiện) ra không có cha mẹ. Vào lúc đó, ý kiến này bị đả kích là chẳng giải thích được cái quái gì, nghịch với lẽ tự nhiên… (?)

Plutarch (46-120? AD) nói về “con gà mái” hơn là nói chung chung về “con gà.” Plutarch đưa ra một số lời bàn loạn qua bài viết “Con gà mái hay là quả trứng có trước,” (Whether the hen or the egg came first). Nội dung bài viết này cũng tương tự như ý kiến của Aristotle ngày trước: Gà mái và quả trứng xuất hiện cùng một lúc (?)

Macrobius (Đầu thế kỷ thứ 5), một triết gia La mã – không phải Hy Lạp, cho là câu hỏi rất thú vị nhưng câu trả lời của triết gia lại thuộc loại “huề vốn” là: Cái nào ra trước cũng được; tùy theo cách nhìn, kinh nghiệm và sở thích của cá nhân..

Khoa học

Đối với Khoa học, trước khi tin, mọi sự việc cần phải được chứng minh. Khoa học gia cho rằng chúng ta nhìn, ngửi và cảm thấy thứ gì thì chúng ta cũng có các phương pháp khoa học với khả năng cân, đo hay làm cho nó lập lại (re-producing) được. Khoa học gia không dễ nhắm mắt khơi khơi tin vào một cái gì bí ẩn! Ậy! Thế mà với câu hỏi này, Khoa học gia từng đưa ra bằng chứng khoa học với hai lời giải trái ngược chiều với nhau: Khi thì Con Gà có trước; Khi thì Quả Trừng có trước. Thật lẩm cẩm !

Stephen Hawking, một bác học về vật lý vũ trụ (astrophysicist) được xem như người bác học kế tiếp thay thế cho Albert Einstein, và Christopher Langan từng bàn và cãi là Quả Trứng, nói chung chứng không riêng trứng gà, đến trước Con gà theo luật tiến hóa và đào thải. Tất cả bắt đầu từ một tế bào đơn giản nhất (single cell ameba)… Tế bào phân hóa (mutations), biến giải qua hàng triêu năm,… như vậy trứng phải thành hình (từ một tế bào) trước con gà. Một động vật không thế biến dạng thành một động vật khác trong suốt đời sống thực của nó. Sự phân hóa chỉ có thể xẩy ra ở trong lúc động vật thụ thai, hay trong giai đoạn còn trứng nước của động vật. Như vậy trên phương diện sinh lý học, quả trứng muốn thay đổi, phải đến trước và kết quả sinh trứng ra con gà.

Đến tháng 7 năm 2013, Bác sĩ Colin Freeman của Sheffield University, và sau đó 2 bác sĩ Mark Rodger và David Quigley của Warwick University cùng tại Anh Quốc qua thử nghiệm nhận thấy là buồng trứng (ovary) của gà mái có một loại “Protein Gà Mái” gọi là Ovocleidin-17 (OC-17) đã tạo ra (crystallization) và làm tăng trưởng vỏ trứng gà bên trong cơ thể con gà mái… Protein OC-17 này cũng làm cho lòng đỏ trứng gà hình thành và cuối cùng toàn thiện quả trứng gà. Bác sĩ Colin Freeman kết luận là:

“Từ lâu rồi chúng ta vẫn cho là quả trứng sinh ra trước, bây giờ tôi mới chứng minh được là phài là con gà sinh ra trước vì chỉ có gà mới tạo ra được vỏ trứng.”

Tin này được tất cả các hãng truyền thông quốc tế lớn như NBC, CBS và FoxNews đăng tải một lượt với hàng “tít” lớn:

“Câu hỏi Con Gà và Quả trứng đã có lời giải…”

Tuy vậy, rất nhiều người vẫn còn ngờ vực. Họ xem lời tuyên bố của Dr. Colin Freeman như là một sự diễn đạt một cách sai lạc sự kiện khoa học (misrepresentation of sciences, a bad science). Câu hỏi “Cái nào đến trước…” này có lẽ phải cần một thêm vài trăm năm nữa mới được chứng minh một cách thích đáng.

Tôn giáo

Tôn giáo không cần “bằng chứng” (evidences). Tôn giáo chỉ cần “niềm tin” (belief / faith) hay là “phép lạ” (miracles). Để đi từ điểm A và điểm B cần phải có một cái gì cụ thể có thể giải thích được?! Khoa học cần có thời gian, sự học hỏi, thí nghiệm và đo lường. Tôn giáo chỉ cần “Thượng đế.” Thượng đế có phép lạ làm được mọi chuyện trên đời. Theo thiển ý của tôi, nếu “smartphone” xuất hiện trên quả đất cách đây 200 năm, nó có thể được xem là một “Phép lạ.” Hôm nay, tất cả chúng ta đều hiểu là sự tiến bộ của khoa học điện toán làm ra “smatphone” chứ không phải phép lạ. Như vậy “Phép lạ” có thể cũng chỉ là một lời giải thuận tiện, tạm thời khi chưa tìm ra được có lời giải thực, rõ ràng…

Thiên Chúa giáo

Giáo lý Thiên Chúa giáo ghi là:

“Khởi đầu, Đức Chúa Trời lập ra Thiên đàng và Quả đất…” (In the beginning God created the heavens and the earth.)-- Genesis1:1.



“Thế rồi Đức Chúa Trời nói là: Hãy để cho trái đất sinh ra các loài, mỗi loài sẽ sinh sản ra con cái đồng loại …” (Then God said, "Let the earth bring forth living creatures after their kind: cattle and creeping things and beasts of the earth after their kind") – Genesis 1:24.

Như thế, theo kinh thánh thì con gà phải được sinh (lập) ra trước và con gà sẽ đẻ trứng đề tiếp tục duy trì nòi giống gà.

Nếu chúng ta nói đời sống nào cũng vậy, phải có một điểm bắt đầu (starting point) và trước điểm bắt đầu đó không (chưa) có đời sống thì chỉ có thượng đế mới có khả năng tạo nên đời sống từ chỗ không có đời sống. Nói cách khác, nhìn từ chỗ nguyên thủy của đời sống, rồi đến khi chúng ta nhìn lại cái kết quả ngày hôm nay thì phải hỏi “ai xuất hiện trước?” Cha mẹ hay con cái? Hay là Con gà hay quả trứng? Tín hữu Thiên Chúa giáo tin là cha mẹ phải sinh ra trước. Đời sống của cha mẹ là cần thiết. Hiểu như vậy Thiên Chúa giáo chứng tỏ và công nhận là “Thượng đế” có thực; và tất nhiên “Con gà phải có trước quả trứng.”

Cái vào đến trước, Con gà hay Quả trứng? Những ai tin vào thượng đế thì không cần bằng chứng; với những ai không tin vào thượng đế thì không có bằng chứng nào lđược chấp nhận !

Phật giáo (và cả Ấn Độ giáo)

Phật Giáo tin vào thuyết Luân Hồi: Mọi sự sẽ trở lại trong một vòng tròn vô định – không có điểm bắt đầu và cũng không có điểm đến. Như vậy “Cái nào đến trước…” không phải là vấn đề của Phật giáo.

Lời cuối

Vấn đề “Con gà và quả trứng” không còn đơn thuần là vấn đề tìm hiểu một lời giải sinh học mà bây giờ đã trở thành vấn đề của triết học, xã hội và kinh tế. Nó tiêu biểu cho các tình trạng khó khăn, lưỡng nan, không tìm ra được câu trả lời cho thỏa đáng. Luân lý mà chúng ta học được từ câu hỏi này là:

Trong đời sống, chúng ta bằng mọi cách nên cố tránh các trường hợp nan giải này xẩy đến cho mình là thượng sách.

Khôn ngoan chưa đủ để sống mạnh giỏi, cần phải biết (qua sự học hỏi, giáo dục) nữa mới sống nổi trên quả đất chật chội mà mọi thứ đều “made in china” này.

Trần Văn Giang

nguyenthanh
Posts: 859
Joined: Fri Jan 06, 2012 5:40 pm

Post by nguyenthanh »

'Ly Rượu Mừng'... được phép rót!


Image
'Ly Rượu Mừng' là một trong những ca khúc nổi tiếng nhất của nhạc sĩ Phạm Đình Chương
Sau 41 năm, giai điệu của ca khúc 'Ly Rượu Mừng' của nhạc sĩ Phạm Đình Chương mới được Hà Nội cấp phép hát trở lại trên quê hương.

Hôm 9/1, đại diện công ty Phương Nam Film xác nhận với BBC rằng họ sẽ phát hành ca khúc này trong album cùng tên nhân dịp Tết Bính Thân 2016. Bài hát sẽ do ca sĩ Quang Dũng và Trần Thu Hà trình bày.

'Ly Rượu Mừng' là một trong những sáng tác nổi tiếng nhất của nhạc sĩ Phạm Đình Chương. Hồ sơ của công ty gửi Cục Nghệ thuật - Biểu diễn xin cấp phép ghi "nhạc sĩ sáng tác ca khúc này năm 1952 tại Sài Gòn".


Nhưng cũng có giai thoại trong giới văn nghệ khẳng định: “Trước tháng 4/1975, khi cho in 'Ly Rượu Mừng' hình thức một bản nhạc lẻ, cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương đã ghi chú nguyên văn như sau: “viết tại Sài Gòn năm 1955 để đăng trên số báo Tết của báo Đời Mới, thể theo lời yêu cầu của cụ Trần Văn Ân và nhà văn quá cố Nguyễn Đức Quỳnh, là hai người chủ trương tờ báo này.”

Theo đó, ca từ của “Ly Rượu Mừng” là những lời chúc Tết khi mời nhau chén rượu, thể hiện niềm vui của người dân miền Nam sau khi hòa bình vừa được vãn hồi và nền Đệ nhất cộng hòa mới được thành lập (năm 1955).

Đại diện Phương Nam Film tiết lộ những năm trước, họ đã nhiều lần xin phép lưu hành ca khúc này nhưng không được. “Nếu ca khúc này ra đời sau năm 1955 thì sẽ bị Cục Nghệ thuật - Biểu diễn cho là 'hát về lính ngụy' và khó có khả năng được lưu hành chính thức”, nguồn tin nói với BBC.

'Ly Rượu Mừng' được trình bày đầu tiên do ban hợp ca Thăng Long ở Sài Gòn. Ban Thăng Long gồm bốn anh chị em Hoài Trung (Phạm Đình Viêm), Hoài Bắc (Phạm Đình Chương), Thái Hằng (Phạm Thị Quang Thái) và Thái Thanh (Phạm Thị Băng Thanh).

Từ thập niên 1950, ca khúc này đã được nhiều thế hệ ca sĩ Việt Nam trình diễn tại Sài Gòn và sau 1975 trên sân khấu của các trung tâm băng đĩa hải ngoại.

Đến nay, ca khúc này vẫn vang lên trong những ngày đón xuân của người Việt trên cả thế giới, chỉ riêng trong nước là không ‘được phép’ nghe.

'Xuân khúc kinh điển'

Có ý kiến lý giải sở dĩ 'Ly Rượu Mừng' trở thành ca khúc bất hủ là vì ca từ không chỉ chuyển tải lời chúc đầu năm mà còn thể hiện ước vọng “ngày mai sáng trời tự do” cho quê hương “máu xương thôi tuôn rơi”.

Trên website cá nhân, nhà thơ Du Tử Lê viết: “Tôi muốn gọi 'Ly Rượu Mừng' là xuân khúc kinh điển nhất của nền tân nhạc Việt Nam. Tính chất 'kinh điển' hiểu theo nghĩa không một thành phần nào của xã hội bị bỏ quên. Và, một cách ý thức, tác giả, đã sắp lại bậc thang giá trị của các thành phần xã hội, với lòng trân trọng, biết ơn của mình.

Mỗi khi cùng nhau nâng 'Ly Rượu Mừng' dù ở thời điểm nào của vòng quay trái đất, cũng chính là lúc chúng ta cùng với tác giả, hân hoan cầu chúc “Nước non thanh bình. Muôn người hạnh phúc chan hòa…”.

Tôi nghĩ, đó là một cầu nguyện đời kiếp của dân tộc ta. Như sự hiện diện bất biến của tác giả ca khúc vậy”.

User avatar
lynhcao
Posts: 883
Joined: Sat Apr 30, 2005 10:46 pm

Post by lynhcao »

Image


Đôi mắt Hoàng Trường Sa


Việt nam ơi, Hoàng Trường Sa đôi mắt
Trông xa vời tận biển Thái Bình Dương
Đã vang vọng 4000 năm lịch sử
Giờ chỉ còn vị đắng ở bờ môi


Giặc cộng về đã đâm mù đôi mắt
Dâng cho Tàu, đày đất nước tang thương
Mang bị gậy Mác-Lê lần từng bước
Đi giật lùi vào lịch sử đêm đen


Cả dân tộc mày mò trong bóng tối
Con đường hầm hang Pắc bó thâm sâu
Nơi trú ẩn bầy mặt dơi tai chuột
Làm chư hầu, say mùi máu nhân dân


Chúng đục bỏ bia chống Tàu xâm lược
Bắt bỏ tù ai mặc áo No-U
Chúng lúc nhúc loi nhoi như dòi bọ
Biến quê hương thành miếng thịt bầy nhầy


Hoàng Trường Sa đâu còn là cửa sổ
Cửa sổ tâm hồn thuần túy Việt Nam
Sau khung cửa mặt thằng Tàu lấp ló
Đảng Ba Đình khúm núm đứng bưng bô.



Babui

Post Reply