Việt Cộng Chơi Việt Kiều

Những đề tài nóng của Thời Sự. Các bài viết lượm nhặt trên Net ở nơi đây chỉ dùng để tham khảo không phải là chính kiến riêng của nhóm phụ trách.

Moderators: CayQueo, phu_de

User avatar
linhgia
Posts: 1308
Joined: Fri Dec 03, 2004 9:30 am

Giáo Sư Nguyễn Văn Canh và V/d Biển Đông

Post by linhgia »

TUYÊN CÁOCỦA UỶ BAN BẢO VỆ SỰ VẸN TOÀN LÃNH THỔ
VỀ TÌNH TRẠNG BIỂN ĐÔNG
Ngày 28 tháng 12, 04 Tân Hoa Xã loan báo vòng đàm phán thứ 11 về biên giới giữa Trung Hoa và Việt nam đã được tổ chức tại Bắc Kinh vào ngày 27 và 28 tháng 12, 04: Phaí đoàn Trung Hoa do Thứ trưởng Ngoại Giao Wu Dawei lãnh đạo và phía Việt nam, Phụ tá Bộ trưởng Vũ Dung đứng đầu toán thương thuyết. Hai bên ca tụng đạt các tiến bộ trong các thuơng thuyết trước, đề cao ý nghĩa Hiệp Định về Phân Định Ranh Giới Vùng Vịnh và Hiệp Định Đánh Cá và sắp xếp công việc cho giai đọan tới. a) tiến nhanh việc cắm mốc; b) thi hành nghiêm chỉnh Hiệp Định Đánh Cá trong vịnh trong tinh thần thân hữu, hiểu biết và hợp tác.
Tân Hoa Xã tiết lộ “trong khi đồng ý duy trì ổn cố trong vùng biển đông, hai bên bắt đầu chính thức thương thảo về ngoại giao và xúc tiến các dự án hợp tác song phương về lãnh hải.”
. Bản tin này là báo hiệu cho thấy sẽ có một giải pháp cho cuộc tranh chấp chủ quyền trên vùng Trường Sa. Báo hiệu này cho thấy gì về tương lai Biển Đông?
Để làm sáng tỏ vấn đề, Ủy Ban lần lượt xét các điểm sau đây:
Trước hết, xác định về chủ quyền của Việt nam trên Hoàng Sa và Trường Sa từ dưới thời Việt Nam Cộng Hoà. Kế đó là tình trạng vùng biển này bị xâu xé dưới sự cai trị của Đảng Cộng Sản Việt nam (ĐCS) và âm mưu bành trướng của Trung Cộng. Cuối cùng phơi bày giải pháp mà Tân Hoa Xã tiết lộ.

I. CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM TRÊN BIỂN ĐÔNG.
Chủ quyền ấy đã được Quốc Gia Việt nam, rồi Việt Nam Cộng Hoà (VNCH) nhiều lần công khai xác nhận , kể cả mỗi khi có một quốc gia trong vùng tuyên bố có chủ quyền trên một vài hòn đảo:
-Ngày 1 tháng 6 năm 1956, khi các nước Trung Cộng, Ðài Loan và Phi Luật Tân dành chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa, bộ Ngoại Giao Quốc Gia Việt-Nam liền công bố một tuyên cáo xác định chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo nầy.
-Chính Phủ VNCH vào ngày 22 tháng 1, 59 bắt giữ 82 người dân Trung Hoa lục địa vì họ đã xâm nhập bất hợp pháp lên đảo Hữu-Nhật, Duy-Mộng, Quang-Hòa thuộc quần-đảo Hoàng-Sa.
-Vào ngày 13 tháng 7 năm 1971, VNCH xác nhận lại chủ quyền của Việt-Nam tại quần đảo Hoàng Sa, khi Tổng thống Phi, 3 ngày trước đó, tuyên bố có chủ quyền trên quần đảo này.
-VNCH ra tuyên cáo lên án Trung Cộng xâm-phạm chủ quyền lãnh-thổ Việt Nam, khi Trung cộng dùng võ lực xâm chiếm nhóm đảo phía Tây của quần đảo Hoàng Sa vào ngày 19 tháng 1, 1974. Ngoài ra, Hải quân VNCH đã gửi ít nhất 4 chiến hạm ra chống lại quân xâm lược.
-Về quần đảo Trường Sa, VNCH ngày 20 tháng 4 năm 1971 xác nhận chủ quyền của Việt Nam khi MãLai đòi có chủ-quyền tại một số đảo thuộc quần đảo nầy.
-VNCH vào ngày 28 tháng 6 năm 1974, cũng tuyên-bố trước kỳ họp thứ 2 và thứ 3 của Hội Nghị Liên Hiệp Quốc về Luật Biển được tổ chức tại Caracas rằng Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Việt Nam; và ngày 14 tháng 2 năm 1974, công bố một tuyên cáo xác nhận hai quần đảo nầy thuộc lãnh thổ Việt-Nam, và vào năm 1975, ban hành cuốn Bạch Thư xác nhận chủ quyền trên Trường Sa và Hoàng Sa.
ĐCS hoàn toàn im lặng trước các biến cố trên, đặc biệt là khi Trung cộng dùng võ lực xâm chiếm Khu Tuyên Đức (phần phía Đông) vào năm 1956 và Khu Nguyệt Thiềm (phía Tây) của quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974. Chưa kể đến sự kiện là vào năm 1958, Phạm văn Đồng với tư cách Thủ Tướng VC gứi cho Chu Ân Lai một công hàm xác nhận chủ quyền của Trung Cộng trên vùng Biển Đông chiếu theo lời tuyên bố về chủ quyền của Trung cộng vào lúc đó.

II. QUỐC TẾ XÂU XÉ BIỂN ĐÔNG VÀ CHỦ NGHĨA BÁ QUYỀN CỦA TRUNG CỘNG.

A. Dưới sự cai trị của Đảng Cộng Sản, Biển Đông của Việt nam bị xâu xé bởi quốc gia hải cận:
-Ðài-Loan chiếm đảo lớn nhất là Itu Aba, diện tích hai đảo nầy là 0,432 Km2. Riêng Ðài Loan là nước đóng tại đây đầu tiên từ khi sau Thế Chiến Thứ Hai, Hoa Kỳ đã kêu gọi Tưởng Giới Thạch kiểm soát đảo nầy vì trước đó đã được Nhật Bản sử-dụng để tiến đánh Phi Luật Tân và Mã Lai. Ðài Loan xây dựng tại Itu Aba một căn cứ quân sự và có chừng 6.000 quân trú đóng tạI đó và họ cũng xây một phi trường nhỏ dùng cho các phi cơ vận tải cỡ nhỏ.
-Phi-Luật-Tân. Từ sau năm 1978, Phi mới bắt chiếm đóng 7 đảo phía Ðông-Bắc mà họ đã nói rằng có chủ-quyền. Sau đó, Phi chiếm thêm một đảo nữa. Đó là Commodore Reef, ở xa hơn về phía Nam mà đảo nầy Mã-Lai cũng dành chủ-quyền.
-Mã-Lai: năm 1983, chiếm 3 đảo, trong đó có đảo Swallow Reef, chỉ cách đảo Amboya Cay của Việt-Nam 60 cây số. Năm1999, Mã Lai xây khách sạn trên đảo Investigator Shoal và đưa du khách ra một hòn đảo mà họ nhận là có chủ quyền. VC doạ đưa vấn đề ra trước Tòa án quốc tế, nhưng không làm.
-Việt Nam chiếm là 21 đảo, trong đó Spratley và South West Cay được biến thành cơ sở quân sự.
-Trung Cộng: lúc đầu chỉ lên tiếng đòi hỏi chủ-quyền toàn quần-đảo. Đến các năm 1987 và 1988, Trung cộng đổ bộ lên 7 vị-trí về phía Tây và Tây Nam Biển Đông. Năm 1992, Trung Cộng đánh chiếm một đảo khác của VN trên Trường sa là đảo d’Eldad Reef. Tổng số đảo chiếm đóng là 8. Trung cộng đặt mốc chủ quyền trên đảo Đa lạc
-Brunei chỉ tuyên bố có chủ-quyền, nhưng không có quân chiếm đóng trên bất cứ đảo nào.

B. Âm Mưu Bá Quyền của Trung Cộng trên Biển Đông và phản ứng của Việt cộng.
1. Thiết lập căn bản xác nhận chủ quyền
-Vẽ lại Bản Đồ, Trung cộng cho phổ biến vào năm 1983 Bản đồ mới, vạch một khu lãnh hải mới thuộc Bắc Kinh. Khu vực này bao gồm toàn thể vùng Nam hải, từ bờ bể Việt nam về phía Tây cho tới Phi Luật Tân về phía Đông, còn về phía Nam khu ấy chạy tới Mã Lai Á. Hànội nói rằng: “TC muốn làm sở hữu chủ 3 trong tổng số 3.5 triệu cây số vuông”.
-Vào 25 tháng 2 năm 1992, quốc hội Trung-Cộng thông qua một dự luật tuyên bố chủ quyền tại toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, gồm cả không phận, lòng biển và đất đai thuộc đáy biển trong khu vực này. Theo luật này, TC dành quyền sử dụng lực lượng quân sự để ngăn cản bất cứ tàu chiến hoặc tàu nghiên cứu nào của ngoại quốc vi phạm hảI phận ấy. Tất cả mọi tàu loại này phải xin phép TC để lưu hành qua đó.
2. Hành xử chủ quyền trên vùng Trường Sa và Hoàng Sa.
a) Hoạt động quân sự
-Năm 1988: Đưa hải quân đến chiếm đòng một số đảo. Một vụ chạm súng đã xãy ra giữa hảI quân TC và VC làm 3 tàu VC bị chìm và 70 người chết.
-TC cấm lui tới vùng Hoàng Sa từ 27 tháng 5 đến 3 tháng 6, 02 để tập trận. Đài phát thanh của Tỉnh Quảng Châu loan báo tin này vào ngày 25 tháng 5, 02. Thông tấn xã Hà nội mô tả khu vực tập trận tại tọa độ nằm giữa 14 độ 30’ và 17 độ 00’ và 114 độ 00’ về phía Đông để tập bắn từ 0:0 giờ ngày 27 tháng 5 đến 24:00 giờ ngày 3 tháng 6. Phan thuý Thanh nói “khu vực này hoàn toàn thuộc quần đảo Hoàng sa và thềm lục địa của Biển Đông.” Ngày 28 tháng 5, 02 Thanh, trích lời tuyên bố của Nhật Báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của ĐCS tái xác nhận “chủ quyền trên vùng quần đảo”. Thanh nói thêm ”vùng tập trận bao gồm toàn thể quần đảo và thềm lục địa của Việt nam. Việt nam có đầy đủ căn bản… để tuyên bố chủ quyền không thể tranh cãi được trên vùng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”, và “ mọi hoạt động của các quốc gia khác trong các vùng này không có thoả thuận của chính phủ Việt nam là vi phạm chủ quyền của Việt nam.” Hà nội tỏ ra “rất quan tâm về sự việc này” và kêu gọi “thương thuyết để đi tới thoả hiệp căn bản và lâu dài cho quần đảo này. Trong khi còn đang thảo luận về Qui Tắc Ứng Xử, mọi bên tranh chấp duy trì ổn cố trên căn bản nguyên trạng và tự chế không được dung võ lực hay đe doạ dùng võ lực, và không có hành động gì làm cho tình hình thêm phức tạp.”
- Ngày 8 tháng 1, 05, Hải quân Trung cộng bắn chết 9 ngư dân Việt và làm một số người bị thương đang đánh cá ở Vịnh Bắc Việt . Toà đạI sứ TC ở Hà nộI nói rằng đó là quân cướp biển. Các ngư dân này quê ở Thanh Hoá. Hiện, 9 tàu khác của ngư dân Việt nam đang bị bắt giữ tạI đảo HảI nam.
b) Tìm dò dầu hoả
-Ngày 8 tháng 5 năm 1992, TC ký khế ước với công ty Crestone ở Colorado, Hoa Kỳ để tìm dò dầu hoả trên một khu vực 25,000 km2 thuộc lãnh thổ Việt nam, nằm về phía tây quần đảo Trường Sa và cách bờ biển Việt nam 400km. Randall Thompson, chủ tịch công ti này còn tuyên bố rằng TC sẽ dùng hải quân bảo vệ sự an toàn cho hoạt động công ti.
-Vào tháng 8 năm 2002, Trung Cộng phản đối Việt cộng về việc cho đấu thầu tìm dò dầu thuộc tỉnh Phú Khánh, dù khu vực tìm dò thuộc khu đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt nam.
-- 2004 Trung cộng mang dàn khoan KANTAN 3 vào trong hải phận Việt nam để tìm dò dầu từ ngày 19 tháng 11 đến 31 tháng 12,04. Khu vực mục tiêu nằm ở tọa độ 17 độ 25’ 42 ‘’, vĩ độ Bắc, 108 độ 19’05’’ kinh độ Đông, cách bờ bể Việt nam 63 hải lý, và cách Hải Nam 67 Hải lý. Phát ngôn viên Ngoại Giao Việt cộng Lê Dũng phản đối và kêu gọi Trung cộng hủy bỏ kế họach tìm dò dầu này, “vì khu vực đặt dàn khoan thuộc phạm vi chủ quyền Việt nam chiếu theo Hiệp ước phân định vùng Vịnh.” Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung cộng một ngày trước khi đưa dàn khoan tới địa điểm trên tuyên bố rằng Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với các quốc gia trong khối ASEAN, kể cả Việt nam trên căn bàn tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng là lưỡng lợi, kêu gọi các nước liên hệ tìm kiếm những phương thức để thực hiện các kế hoạch phát triển chung trong vùng Biển Đông.
c) Vấn đề đánh cá: Cấm và bắt giữ ngư phủ VN, để ngư phủ TH vào hải phận VN hoạt động:
Ngư phủ Trung Hoa xâm nhập hải phận Việt nam trong năm 2002 & 2003:
-Tháng Giêng, 02 có 42 tàu đánh cá Trung cộng bị bắt ở Quảng Bình
-Giữa tháng 7,02 có 9 tầu đánh cá và 179 ngư phủ Trung cộng bị bắt, vì hoạt động trong vùng duyên hải tỉnh Quảng Bình. Họ bị phạt, sau đó được thả.
-Trong 6 tháng đầu năm 2002 có trăm tàu và hàng ngàn ngư phủ TC bị bắt vì đánh cá trong hải phận Việt nam.
-Tháng 9/2003, VN bắt giữ 1 tầu đánh cá TC hoạt động trong hải phận VN, không lâu sau đó thả họ.
-Trung Cộng ban hành lệnh cấm đánh cá ở Biển Đông từ 1 tháng 6, đến 1 tháng 8, 02 và năm sau cũng từ 1 tháng 6, 03 đến 1 tháng 8, 03. Phan thúy Thanh nhắc lại chủ quyền Việt nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng nhắc lại rằng mọi hoạt động trong vùng phải có ưng thuận của Chính phủ Việtnam.
d). Cấm hoạt động khác: Ngày 18 tháng 4 năm 04 Tàu VN chở chừng 100 khách du lịch đi từ Tân Cảng ra Trường Sa. Chỉ thăm dàn khoan Bạch Hổ, một đảo có quân VN trú đóng ở đó, và Côn Sơn. TC phản đối dữ dội, triệu dụng Đại sứ VC đến Bộ Ngoại Giao đế phản đối, nói rằng VC không tuân theo Tuyên Bố Ứng Xử đã ký ở Pnom Penh vào năm 2002. VC nói là “hoạt động du lịch dân sự bình thường của VN trên lãnh thổ của VN.”
e) Tuyên bố:
-Khi Trần đức Lương, Chủ tịch nước của ĐCS vừa tới Bắc Kinh để ký các Hiệp Ước phân chia vùng Vịnh và Đánh Cá thì nữ phát ngôn nhân Zhang Qiyeue Bộ Ngoại Giao TC ngày hôm sau 26 tháng 12 trong một buổi họp báo tuyên bố rằng “ Vị trí của Trung Hoa về Nam Hải rất rõ rệt là Trung Hoa có chủ quyền không thể tranh cãi được trên vùng quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa và vùng biển xung quanh”. Cũng cần nhấn mạnh rằng Thứ Hai (25 tháng 12, 2000) là ngày đầu tiên trong 5 ngày viếng thăm Trung Hoa của Trần đức Lương, hai quốc gia ký một số thoả hiệp “trong khi mở đường cho vấn đề hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa đang tranh chấp trong vùng Nam Hải.” Thông cáo chung ký hôm 25 tháng 12 nói rằng hai bên “đồng ý duy trì cơ cấu thương thuyết hiện có về vấn đề lãnh hải” và “ tiếp tục tìm giải pháp căn bản và lâu dài có thể chấp thuận đựoc cho cả hai bên bằng thương nghị hoà bình”.
-Vào đầu tháng 2, 01 Báo Sài gòn Giải Phóng, cơ quan ngôn luận của ĐCS ở phía Nam, thuộc thành phố Hồ chí Minh, có trích dẫn lời tuyên bố của các viên chức cộng sản có lập trường cứng rắn về vấn đề Trường Sa cho biết trong một buổi họp mới đây các viên chức hàng đầu, chỉ huy quân đội và chỉ huy biên phòng bàn luận về vấn đề phòng thủ quần đảo này. Họ nói :”chúng ta phải mau chóng thiết lập cơ quan chính quyền cho quần đảo để giải quyết vấn đề hành chánh”. Bản tin này được tung ra một ngày trước khi Bộ trưởng Quốc Phòng Trung Cộng Chi Haotian đến thăm thành phố này.
Ngày 13 tháng 2, 01, phát ngôn viên Ngoại Giao TC bực tức nói rằng “chúng tôi rất quan tâm về báo cáo cho biết VC thiết lập đơn vị hành chánh trên một số đảo, và đòi VC phải giải thích, vì lẽ Trung Hoa có chủ quyền không thể tranh cãi trên vùng này. Mọi xâm lấn lãnh thổ là bất hợp pháp và vô hiệu.“ Hai ngày sau, ngày 15 tháng 2, Phan thuý Thanh, Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao VC né tránh đòi hỏi của Trung cộng, chỉ nói rằng: “ Tờ Báo tường thuật về kế hoạch thiết lập cơ quan hành chánh mới cho vùng quần đảo trên Nam Hải chỉ là một tờ báo của thị xã”. Điều này ngụ ý là Hà nội tìm cách biện luận rằng kế hoạch ấy không phải là chủ trương của Nhà Nước CS VN.
-Chiến lược phát triển kinh tế 10 năm được Đại Hội Toàn Đảng thông qua chủ trương “định cư dân chúng ở những đảo quan trọng phù hợp với công tác phòng thủ quốc gia.” Vào ngày 20 tháng 4, 02, Bộ trưởng Ngoại Giao VC Nguyễn dy Niên đã tránh né trả lời câu hỏi là chính sách mới này có áp dụng cho các đảo hoang vắng ( không có người ở) trong vùng Trường Sa hay không. Tuy nhiên, Niên có nhấn mạnh rằng “ trong khi chờ đội thoả hiệp về Qui Tắc Ứng Xử, chúng tôi nghĩ rằng việc phát triển kinh tế quốc gia có thể được thực hiện.” Ngay ngày hôm sau, 21 tháng 4, 02 , hãng thông tấn quốc gia Mã Lai Bernama trích lời tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại Giao Mã Lai Syed Hamid Albar nói với báo chí rằng 5 quốc gia tranh chấp đã đồng ý không được định cư thêm người ở khu vực đó, nghĩa là duy trì nguyên trạng.
Phản ứng của ĐCS trong mọi trường hợp lấn chiếm Biển Đông kể từ 1988 rất yếu ớt. Rất nhiều trường hợp, các nhà lãnh đạo hàng đầu ĐCS không dám công khai lên tiếng phản đối dù những lời qui trách xuất phát từ viên chức cấp thấp của Trung Cộng.

III.CHIẾN LƯỢC ĐCS THƯƠNG THẢO SONG PHƯƠNG VÀ NAY HỢP TÁC SONG PHƯƠNG
Ngay từ đầu, để khống chế các quốc gia trong vùng Biển Đông, Trung cộng đưa ra sách lược thương thuyết song phương với từng quốc gia trong vùng. Sách lược này để trả lời đòi hỏi của vài quốc gia trong khối ASEAN, đòi Trung Cộng thương thảo với cả khối. Kề từ khi qui tắc ứng xử được Trung Cộng thoả hiệp và thông qua vào tháng 11, 02 tại Cao Miên, Trung cộng biết rằng có lợi khi thương thảo hợp tác với từng quốc gia có tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông. Ta có thể gọi là chính sách chia để trị, dễ hơn là ăn cả. Vào năm 2002, Trung cộng đã ký thoả ước với Nam Dương trong vịêc cùng khai thác dầu. Trung cộng bỏ ra 5 tỉ MK để đầu tư. Đối với vùng Biển Đông, vào ngày 1 tháng 9, 04 vừa qua, Tổng thống Phi Gloria Arroyo khi đến thăm Trung Hoa, đã đồng ý tiến hành khảo sát dầu khí ở 3 khu vực trong Biển Nam Trung Hoa (không tiết lộ vị trí). Hai công ty là China National Offshore Oil Co. và Phillipine National Oil Co. thi hành công tác này trong vòng 3 năm. Ngoài ra, họ còn ký Hiệp Ước đánh cá chung nữa. Đây là cách giải quyết các tranh chấp bằng ngả thương thuyết hòa bình chiếu theo Qui Tắc Ứng Xử được thông qua tháng 11 năm 2002 giữa Trung Cộng và các quốc gia trong khối ASEAN.
Với chiến lược này của Trung cộng, ĐCS sẽ bị loại ra ngoài. Và phần lớn Biển Đông bị lọt vào tay ngoại bang: Trung cộng và Phi, rồi sẽ có hợp tác giữa Trung Cộng và Mã lai.
ĐƯỜNG HỨƠNG CỦA ĐẢNG ĐCS.
Bản tin Tân Hoa Xã vào tháng 12,04 nêu trên nói tới hai bên “ bắt đầu thương thuyết ngoại giao…, xúc tiến các dự án hợp tác song phương về lãnh hải”. Điều này đã hé mở cho thấy ĐCS bắt đầu công khai nhìn nhận chủ quyền của Trung Cộng trên Biển Đông. Ta có thể tìm thấy ý nghĩ này của ĐCS trong tuyên cáo chung giữa Giang trạch Dân và Trần đức Lương, một kẻ đã sang Trung Cộng vào tháng 12 năm 2000 để ký Hiệp Ước dâng hiến 11,000 km2 vùng Vịnh Bắc Việt và Hiệp Ước Đánh Cá để Trung Cộng vào vơ vét tài nguyên của dân tộc. Tinh thần này còn được tìm thấy trong Bạch Thư Quốc Phòng được VC họp báo và cũng đựoc công bố trong tháng 12 năm 2004 ( không phải ngẫu nhiên maw hai sự việc này xảy ra vào cùng một thời điểm).
Bách Thư nói gì? Sau đây là các điểm chính 1) Xác định chủ quyền của Việt nam trên hai quần đảo 2) VC sẵn sàng tham gia các cuộc thương thuyết hòa bình, 3) Không tham gia liên minh quân sự và 4) không cho phép nước ngoài lập căn cứ quân sự trên lãnh thổ cùa mình. Bạch Thư nêu trên về thương thuyết hoà bình (khoản 2) cùng với khoản 3 và 4 có mục đích một mặt che lấp mưu đồ phục vụ ngoại bang và mặt khác tỏ ra đóng trọn vẹn vài trò thừa sai mà ngoại bang giao phó. Thực ra, âm mưu này chỉ là nối tiếp những công việc mà Đỗ Mười, Võ văn Kiệt đã cam kết với Giang trạch Dân và Lý Bằng từ tháng 11 năm 1991 khi họ sang Trung cộng để thiết lập bang giao. Trong đường hướng này ĐCS sẽ ký thoả ước song phương với Trung Cộng đề cùng khai thác dầu khí và đánh cá ngoài khơi v.v. trong vùng Biển Đông. Đây là một tính toán đánh lạc hướng nhằm giảm bớt chống đối nhất là sau khi ĐCS hoàn tất nhiệm vụ hiến đất, dâng Vịnh (Bắc Việt) và để cho ngoại bang công khai vào khai thác tài nguyên của dân tộc Việt trong vùng Vịnh . Và nay là một bước khác trong việc chuyển nhượng tài sản quốc gia cho ngoại bang.

UỶ BAN BẢO VỆ SỰ VẸN THOÀN LÃNH THỔ LONG TRỌNG TUYÊN BỐ:

1. Quyết liệt phản đối sự xâm chiếm từng bước lãnh thổ của Bọn Bá Quyền Bắc Kinh. Bọn bá quyền này không bao giờ thoả mãn lòng tham của chúng. Nhờ bọn thừa sai, qua hiệp ước trên đất liền (2000), chúng đã nghiễm nhiên chiếm được một cách ‘êm thấm’: a) tại Lạng Sơn: Khu vực bình độ 400 thuộc huyện Cao Lộc và hai dãy đồi 820 à 636 thuộc huyện Tràng Định; b) tại Hà Giang: hai dãy núi mà nay chúng đã đổi tên là Lão Sơn và Giải Âm Sơn, các dãy đồi 1250,1545, 1509,772 và 233 thuộc huyện Yên Minh; và một số cao địa thuộc xã Lao ChảI, huyện Vi Xuyên. Qua hiệp ứơc phân định vùng Vịnh Bắc Việt (2004), chúng được hưởng 11,000km2 cùng với tài nguyên trong Vịnh và dưới lòng Vịnh và còn giúp chúng có lợi thế về an ninh va quốc phòng; thêm nữa, với hiệp ước nghề cá, chúng còn được vơ vét tài nguyên này trong vòng 15 năm.
Nay, chúng sẽ được bọn thừa sai sẽ thực hiện công tác dâng hiến Biển Đông.
2. Cực lực lên án lãnh đạo ĐCS về những hành động hiến đất, dâng Vịnh Bắc Việt cho Trung cộng để củng cố quyền hành. Nay, ĐCS chuẩn bị thực hiện mưu đồ dâng thêm Biển Đông giúp chúng tiến tới địa vị Đồng Sở Hữu Chủ vùng biển này. Tập đoàn lãnh đạo ĐCS là kẻ thừa sai của ngoạI bang gồm cả những kẻ đương quyền, hay đã về hưu và những kẻ đã chết. Dân tộc Việt sẽ không bao giờ tha thứ chúng vì những hành vi phản bội này. Đây còn là một sự ô nhục của chúng.
3. Kêu gọi mọi con dân Việt yêu nước ở trong cũng như ngoài nước tích cực tố cáo, phản kháng hành vi bán nước bọn thừa sai , ngăn cản chúng tiếp tục hành động dâng nốt phân Biển Đông cho Trung Cộng.
Làm tại California ngày 12 tháng 1, năm 2005

Đại diện: GS Nuyễn văn Canh

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Văn kiện bán nước của Phạm văn Đồng
Image

Nguyễn_Sydney
Posts: 2581
Joined: Mon Dec 06, 2004 5:03 am
Been thanked: 1 time

Post by Nguyễn_Sydney »

Chứng cớ rành rành trên giấy trắng mực đen ,còn nỗi nhục nào hơn nỗi nhục tự dâng Đất của nước mình cho Ngoại bang .

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Trích đoạn từ tác phẩm "Biển Đông Nổi Sóng" của Trần Đỗ Cẩm

Bằng cớ bán nước của Việt Cộng
Trong lúc miền Nam Việt Nam ra sức bảo vệ các quần đảo tại Biển Đông chống lại các hành động xâm lăng của ngoại quốc thì Việt Cộng tại miền Bắc lại nịnh bợ, thản nhiên công nhận chủ quyền của Trung Cộng tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sau đây là các bằng cớ: - Vào năm 1956, ngoại trưởng Việt Cộng là Ung Văn Khiêm tuyên bố:" Hà Nội nhìn chủ quyền của Trung Cộng đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà Trung Cộng gọi là Tây Sa và Nam Sa."

- Trong số báo phát hành ngày 22-9-1958, tờ Nhân Dân, cơ quan ngôn luận chính thức của Việt Cộng đã đăng một bản tin với tựa đề "Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa công nhận quyết định về hải phận của Trung Quốc." Nguyên văn bản tin này như sau: "Sáng ngày 21-9-1958, đồng chí Nguyễn Khang, Đại sứ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tại Trung quốc, đã gặp đồng chí Cơ Bằng Phi, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và đã chuyển bức công hàm sau đây của Chính phủ ta:

"Thưa đồng chí Tổng Lý,
Tổng lý Quốc vụ viện nuớc Cộng hòa nhân dân Trung hoa,

Chúng tôi in trân trọng báo tin để đồng chí Tổng lý rõ:

Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958, của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, quyết định về hải phận của Trung quốc. Chính phủ nước Việt nam dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung quốc rong mọi quan hệ với nước Cộng hòa nhân dân Trung hoa trên mặt biển.


Chúng tôi xin kính gửi đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng.
Hà Nội ngày 14 tháng 9 năm 1958
Phạm Văn Đồng
Thủ tướng Chính phủ
Nước Việt nam dân chủ Cộng hòa

- Sau khi chiếm được miền Nam Việt Nam, tờ báo Sài Gòn Giải Phóng vào tháng 5 năm 1976 đã đăng một bài xã luận liên quan tới quần đảo Hoàng Sa, trong đó có những câu nịnh bợ Trung Cộng rất ngớ ngẩn như sau:


"Trung quốc vĩ đại đối với chúng ta không chỉ là người đồng chí mà còn là người thầy tin cẩn, đã cưu mang chúng ta nhiệt tình để chúng ta có được ngày hôm nay, thì chủ quyền Hoàng Sa thuộc Trung quốc hay thuộc ta cũng vậy thôi (Việt Nam, Trung Quốc, sông liền sông, núi liền núi). Khi nào chúng ta muốn nhận lại quần đảo này, Trung quốc sẽ sẵn sàng giao lại."

Về sau, vào năm 1979, hai đồng chí thầy trò "sông liền sông, núi liền núi" này đã dậy nhau một bài học đẫm máu tại vùng biên giới Hoa - Việt. Tới năm 1988, người thầy tín cẩn Trung Cộng đã chẳng những không giao lại quần đảo Hoàng Sa cho tên đày tớ Việt Cộng mà còn xua quân chiếm luôn quần đảo Trường Sa. Ngày 14-3-1988, tàu chiến Trung Cộng bắn chìm 3 chiến hạm của hải quân Việt Cộng (một chiếc thuộc loại Shangai do Trung Cộng viện trợ trước đây, một tuần duyên hạm PGM cũ của Hải Quân VNCH, một hải vận hạm do Nga Sô viện trợ) khiến trên 100 lính Việt Cộng thương vong. Trung Cộng đã dùng những bức công hàm của Việt Cộng công nhận chủ quyền của Trung Cộng tại Biển Đông để làm bằng cớ. Bị bí lối, Việt Cộng trâng tráo giải thích trên tờ báo Nhân Dân số ra ngày 26-4-1988:

"Đúng là có những lời tuyên bố đó. Cần phải đặt những lời tuyên bố này đúng trong bối cảnh lịch sử của nó ... Trong cuộc chiến đãu một mất một còn, chống một kẻ thù xâm lược có sức mạnh quân sự lớn hơn mình rất nhiều, Việt Nam tranh thủ được Trung quốc gắn chặt với cuc chiến đấu của Việt Nam càng nhiều bao nhiêu và ngăn chận Mỹ xử dụng hai quần đảo cũng như vùng Biển Đông chống lại Việt nam, thì càng tốt bấy nhiêu. Phải đứng trên tinh thần đó và trong bối cảnh đó để hiểu các tuyên bố nói trên."

Cóc Tía
Posts: 42
Joined: Sun Dec 26, 2004 10:33 pm

Post by Cóc Tía »

Họ Làm Gì Trong Khi Dân Ta Đói Khổ ???

Những tiệc, đám 'đốt' tiền hợm của

“Quan, hôn, tang, tế” vốn là chuyện lễ nghĩa. Nhưng bây giờ, với thức ăn cao cấp, rượu ngoại tràn ngập, đây lại là dịp để người ta khoe của, tranh thủ... kinh doanh hoặc thông qua đó để tạo mối quan hệ.
Một ngày cuối tháng 12/2004, phòng Đại yến của khách sạn Caravelle (TP HCM) hầu như không còn chỗ trống. Đêm hạnh phúc của con trai một quan chức cấp cao ở một cơ quan ngang bộ chuyên nắm “đồng tiền bát gạo” diễn ra linh đình.
Trước đó, 600 tấm thiệp cưới bằng nhung đỏ thêu chữ vàng với giá 50.000 đồng/tấm đã được phát ra cho khách mời. Cứ sau mỗi lần MC xướng tên các vị trong “tứ thân phụ mẫu” là một tiếng nổ “bốp” của chai rượu mới khui làm ai nấy giật mình.
Thực đơn gồm 9 món trong đó có 3 là vây cá mập, tổ yến sào và hải sâm. Ai nấy bình luận râm ran, tiếng đũa, ly chạm nhau lách cách bởi giá trị thực đơn dành cho 1 khách những... 28 USD.
Một thực khách kể lại: “Số khách chỉ có 600 người, nhưng lượng rượu có đến 1.000 chai vang Pháp, giá chưa tính thuế VAT mỗi chai lên tới 480.000 đồng. Nói đúng ra là họ “tắm” rượu”.
Cũng tại một khách sạn 5 sao khác ở trung tâm thành phố mới đây, ngày thôi nôi của một “hoàng tử”, (nghe nói là con một cán bộ) được tổ chức rất “nghệ thuật”. Trước khi nhập tiệc, khách phải vào tham quan một gallery trưng bày toàn là tranh ảnh phóng to của “hoàng tử” đó, được đặt trên những chiếc giá đỡ cao ngất.
Ngoài ra, còn những đoạn phim “tư liệu” gia đình quay cảnh đang khóc lóc, tiểu tiện, ngủ của...“hoàng tử”. Chỉ riêng chi phí phim ảnh, dàn dựng và phòng ốc trưng bày thôi, vị cán bộ nọ cũng mất gần 100 triệu đồng. Cái bánh kem to đùng có đường kính 1,2 m, không đi lọt thang máy đã báo hại phục vụ nhà hàng. Họ phải khiêng bằng… lối thoát hiểm lên lầu 3.
Để mừng quý tử của mình tròn 1 tuổi, chủ tiệc còn mời một dàn ca múa nhạc con nít diễn toàn các bài hát như “Con cò bé bé”, “Cả nhà thương nhau”, thù lao: 5 triệu đồng! Trong tiệc thôi nôi ấy, các món ăn toàn là thực phẩm nhập từ nước ngoài về như cá hồi, thịt bò Mỹ, kanguru Australia… với giá là 24 USD/khách. Cả buổi tiệc dùng toàn rượu Hennessy và Whisky gần 1 triệu đồng/chai. Những vị khách, vì vậy cũng “tự hiểu” mức độ mỏng, dày của phong bì để mà móc hầu bao coi sao cho tương xứng.
Tại đám tang ở chùa Vĩnh Nghiêm vừa rồi, khách khứa đều bàng hoàng trước một quan tài ngoại nhập trị giá gần 50 "vé", lồng kính trong suốt. Hai đầu áo quan có hai ống nhựa dẫn hơi lạnh giữ "tươi" tử thi đã được ướp phoocmôn. Không sử dụng trà thường (loại 3.000 đồng/kg) để ướp xác, tang chủ mạnh tay chi 40 kg trà lài giá 20.000 đồng/kg và ngần ấy cây kim bấc để rải trong hòm. Gia đình không dùng loại vải màn quấn thông thường, thay vào đó là 20 m lụa tơ tằm “xịn” dùng quấn xác.
Gần đây, người dân tại đường Thống Nhất, phường Bình Thọ, Thủ Đức còn hoảng kinh trước cảnh một đám tang mà rượu ngoại được khách và chủ khui tấp nập để chia buồn với nhau. Riêng cái huyệt chôn thì rộng gấp 4 lần những ngôi mộ bình thường, diện tích 6x12 m. Trong nhà mồ, cổng hoa sặc sỡ như… rước dâu, lối mòn rải sỏi với nhiều cây cảnh đắt tiền tạo vẻ tôn nghiêm giả tạo. Với hai ban nhạc tây, ta rầm rộ, các nam ca sĩ uốn éo còn thể hiện suốt đêm những bài nhạc kích động làm hàng xóm mất ngủ mấy đêm liền. Không chỉ vậy, tang chủ còn chơi nổi bằng cách rải một xấp tiền thật loại 100.000 đồng.

(Theo Sài Gòn Giải Phóng)

User avatar
linhgia
Posts: 1308
Joined: Fri Dec 03, 2004 9:30 am

Post by linhgia »

Thầy về "Thầy" về thăm lại quê hương,
Hỏi "Thầy" có thấy trên đường "Thầy" qua:
Bao nhiêu kẻ sống không nhà?
Bao nhiêu tụ điểm , quán bar trá hình?
Bao nhiêu thiếu nữ bán trinh?
Từ quê lên chốn thị thành xa qua!
Không cần kinh điển cao xa,
Không cần xuống tóc mới là đi tu !
Chỉ cần có mắt đừng mù...
Tiếp tay kẻ ác, giả tu hại đời !
"Thầy" về có đi khắp nơi ?
Có nhìn tận mắt cuộc đời dân đen ?
Vì đâu cơm không đủ ăn ?
Ốm đau thiếu thuốc, sống chen vỉa hè ?
"Thầy" về, tai "Thầy" có nghe ?
Người dân chửi "Đảng" một bè tham ô ?
Nhìn "Thầy" quần áo bảnh bao,
Tay cầm nón lá, khác nào du Xuân ?
Bên đường, một anh bán bưng,
Anh nầy kiếp trước, chắc không... theo "Thầy" !?


3G cốp pi

LE HAN SINH
Posts: 8
Joined: Thu Jul 06, 2006 8:59 pm

Post by LE HAN SINH »

Trong sấm của Trạng Trình có câu :

Kình ngư hải ngoại huyết lưu hồng. Nghĩa là cá ngoài biển cũng bị dính máu.
Chữ ngoại đây nghĩa là ngoài đó. Có thể câu này ám chỉ sự việc sắp xảy ra. Mà xảy ra là do uýnh nhau tranh dành dầu.

Đúng rồi đó anh bạn, câu sấm ấy có nghiã là:
Kình ngư, tức là Các loại Hàng Không Mẫu Hạm,
Cư = ở hải ngoại= ngoài biển,huyết lưu hồng tức là hàm đội 7 cuả Mỷ sẻ đánh nhau với Hải quân Trung Quốc, Sau đó máu sẻ chảy trên biển Đông; lời sấm đó ứng cho tương lai không xa

CNN
Posts: 1017
Joined: Wed Dec 01, 2004 8:18 am

Post by CNN »

Mỹ chơi Việt kiều

Chủ tịch Hội đồng Thương mại Mỹ-Việt Virginia Foote cũng mang đến buổi điều trần quan điểm của toàn bộ thành viên trong Hội đồng.

"Tất cả các thành viên trong liên minh của chúng tôi coi việc VN gia nhập WTO là vô cùng quan trọng đối với việc kinh doanh của họ, đối với quan hệ kinh tế song phương.... Chúng tôi thúc giục Quốc hội xem xét dự luật S.3495 trao PNTR cho Việt Nam..."

Trước đó, giới kinh doanh Mỹ đã lập ra các liên minh ủng hộ trao quy chế PNTR cho VN. Ông Thomas O'Dore, Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ tại VN cho biết, chiến dịch vận động hành lang đã được các DN Mỹ tiến hành hết sức khẩn trương và quyết liệt trong suốt một tuần. Mỗi ngày, nhóm DN Mỹ đã tiến hành hàng chục cuộc gặp với từng nghị sỹ nhằm thuyết phục họ ủng hộ thông qua PNTR cho Việt Nam.

Trao đổi với VietNamNet, ông O'Dore tỏ ra khá lạc quan về kết quả của chiến dịch này. Theo ông, có đến 90% trong số gần 200 nghị sỹ mà giới kinh doanh Mỹ đã tiến hành vận động sẽ bỏ phiếu cho VN.

Cũng theo Chủ tịch Amcham tại Hà Nội, phiên điều trần tại Thượng viện diễn ra suôn sẻ vì đa số các TNS đều ủng hộ trao PNTR cho VN. Dự đoán, phiên điều trần tại Hạ viện sẽ diễn biến khó khăn hơn khi có sự góp mặt của các hạ nghị sỹ bị chi phối bởi các vấn đề liên quan đến nhân quyền và tự do tôn giáo.

Source: Net

Post Reply