Bình Luận Thời Sự

Những đề tài nóng của Thời Sự. Các bài viết lượm nhặt trên Net ở nơi đây chỉ dùng để tham khảo không phải là chính kiến riêng của nhóm phụ trách.

Moderators: CayQueo, phu_de

Post Reply
User avatar
macco
Posts: 3544
Joined: Mon Jan 17, 2005 8:04 am

Re: Bình Luận Thời Sự

Post by macco »

Image

Tháng tư: Vì sao nên nỗi?

Xin dâng một nén hương lên các chiến sĩ, nhân viên quân cán chính Việt Nam Cộng Hoà, đã hy sinh trong hằng trăm trại tù cộng sản sau "Tháng tư đen 1975". Kính cẩn nghiêng mình trước anh linh tử sĩ tại nghĩa trang Quân đội Biên Hoà và mộ phần khắp nơi trên đất nước. Thành kính tưởng nhớ năm vị Tướng lãnh đã tuẫn tiết trong ngày mất nước. Quỳ lạy trước bàn thờ hai vị Tư lệnh Sư đoàn 5 Bộ binh, Tướng Lê Văn Hưng và Lê Nguyên Vỹ, mà tôi được vinh dự phục vụ dưới quyền tại mặt trận An Lộc, Rạch Bắp...

Vinh danh người em kết nghĩa, Trung uý Tiêu Quốc Quyền, Đại đội phó 7/5 Trinh sát nơi tôi làm Đại đội trưởng cho đến ngày cuối cùng. Quyền được biết trong ám danh đàm thoại quân đội: "Tố Quyên" hoặc "59", sau ngày mất nước, bị giam tại trại Gia Trung Kontum, theo lời kể của bạn tù, cố Hải quân Trung uý Vũ Mạnh Hùng trên báo Người Việt (17/5/2016): Ngày 12/4/1979, Quyền và 7 sĩ quan bị giam giữ đã cướp súng AK 47 bắn chết bọn cai ngục, anh đã bị chúng bắt lại và hạ sát. Tố Quyên không bao giờ chết, mộ phần bạn sẽ nằm mãi trong trái tim chúng tôi. Không ai có thể vui trong những ngày cuối tháng tư này, nghĩ đến Biển đông đã đem theo khoảng 300,000 sinh mạng người Việt, thà chết hơn bị nhuộm đỏ! Và hôm nay, csVN vẫn tiếp tục ồn ào, kỷ niệm 45 năm "người Việt giết người Việt" ngay cả loài cầm thú cũng không làm điều ô nhục như thế! Hỡi "loài man rợ", cứ vay trước đi, vay hận thù ân oán, ngày trả nợ sắp đến xin đừng hỏi tại sao tiền lời lại quá cao! Như những cánh rừng cháy, lửa thiên thu sẽ đốt sạch, đám cây già cằn cỗi mục nát biến thành tro bụi, để cho những hạt mầm mới vun lên. Việt Nam sẽ vươn lên trong hoang tàn đổ nát, thế hệ sau vững mạnh hơn lớp đi trước. Hận thù bị đốt sạch, chôn sâu, để con rồng cháu tiên từ núi đi xuống, từ biển vươn lên hội tụ bên nhau, tay bắt mặt mừng.

Sau cái ngày miễn cưỡng buông súng, tủi nhục đi tù, trốn trại Hàm Tân Z 30C đi 10 ngày trong rừng, vượt biên, bị bắt lại hai lần, nếm mùi Chí Hoà và cả hai lần sau cũng đều trốn trại thành công, trước khi đến bến bờ tự do. Tôi đã suy nghĩ rất nhiều về số phận hẩm hiu đất nước chúng ta. Vì sao nên nỗi?

Tại sao một chế độ tốt đẹp thua "loài man rợ"? Tại sao người văn minh, có học lại phải ngồi nghe bọn "dốt đặc cán mai" ngọng líu ngọng lo lên mặt dậy dỗ? Rất nhiều câu hỏi "tại sao", và hôm nay xin trình bầy cùng bạn đọc một vài suy nghĩ đến từ trí óc nông cạn của người viết.

I. Cộng sản thắng không phải vì chính nghĩa, nhưng vì tàn ác

Bưng bít thông tin. Miền Bắc trước 1975 và cả nước sau này có được tự do báo chí không? Bịt mắt, che tai người dân là một tội ác trời không tha, đất không dung. Chính sách "hộ khẩu" kiểm soát "lương thực" dã man vô cùng. Chúng biến con người thành nghi kỵ lẫn nhau, người em trai của mẹ tôi ở lại miền Bắc sau này kể lại, ăn con gà cũng phải lén lút, mang chôn đám lông, chỉ sợ hàng xóm biết được đi báo côn an! Đi làm phải khai lý lịch ba đời, côn an khu vực trở thành ác mộng của xóm làng, khu phố, chúng vào nhà dân như chốn không người... Hôm nay, ở trong nước ai cất lên tiếng nói, viết Facebook đều phải trả giá bằng nhiều năm tù tội. Không riêng gì người chống đối, cả gia đình của họ cũng sẽ bị vạ lây, côn an gác trước cửa, thân nhân bị đuổi việc nơi họ làm, triệt đường sống những ai chống đối là chính sách của cộng sản. Không tàn ác, không phải là cộng sản, và họ không ngần ngại che dấu điều đó qua hành động! Chỉ có người dân hiền lành không hoặc không muốn nhận ra mà thôi! Cứ xem, cho đến nay đã bao nhiêu người khi ra khỏi đồn côn an là đi thẳng về nghĩa trang? Bao nhiêu quan tài được gia đình đem đến trước những cơ sở bạo quyền? Bao nhiêu người viết blog nhận những bản án tù năm mười năm? Mọi người im lặng, xã hội vô cảm xem như không có chuyện gì xẩy ra! Số đông chỉ biết chăm chú về miếng cơm, manh áo, và quay mặt trước đau khổ của đồng loại! Sợ hãi trước bạo lực khiến lương tâm đi vắng và quên đi rằng chấp nhận đánh đổi tự do cho an toàn nhất thời, chúng ta sẽ vĩnh viễn mất tự do! Người nô lệ, không có bổn phận tuân theo luật của kẻ áp bức, vùng lên hay là suốt đời tăm tối!

Bọn cầm quyền cộng sản Hà Nội là tội phạm, ngày phán xét sẽ đến, tên nào nhanh chân chạy ra nước ngoài, sớm muộn cũng sẽ phải ra toà án quốc tế. Đám gian ác còn lại, tôi e rằng máu sẽ đổ, những ngôi nhà bạc tỷ, những chiếc xe hơi bóng bẩy sẽ bùng cháy trên đường phố. Bọn côn an sẽ trút bỏ quân phục giống như đồng đội chúng đã từng làm khi bị dân chúng bao vây, cờ máu sao vàng chỉ còn là miếng giẻ rách ô nhục. Nhưng, chúng ta cũng đừng vơ đũa tất cả người dân miền Bắc, họ cũng chỉ là nạn nhân, bị tuyên truyền, đầu độc từ bao năm. Nếu hơn một triệu người Bắc di cư 1954 không chạy kịp vào Nam thì số phận cũng chẳng khác gì họ. Không ai có quyền chọn cha mẹ, hay nơi sinh trưởng, số phận làm điều đó! Nhưng chúng ta có quyền xây dựng lại quê hương, quét dọn lại ngôi nhà, xua đuổi bầy quỷ ám.

II. Cộng sản một xã hội toàn dân bị tẩy não

Triết lý giáo dục của Việt Nam Cộng Hoà dựa trên: Nhân bản - Dân tộc - Khai phóng. Tại miền Bắc sau khi cộng sản cướp chính quyền từ chính phủ hợp pháp Trần Trọng Kim, và trên cả nước, sau "Tháng tư đen 1975" một chính sách "tẩy não" áp đặt toàn diện. Vladimir Lenin, ông tổ của csVN chỉ rõ về điều này, "Hãy cho tôi bốn năm để dậy dỗ bọn trẻ, hạt giống tôi gieo sẽ không bao giờ bị mất gốc" (Give me four years to teach the children and the seed I have sown will never be uprooted).

Người Việt Nam ở trong hay ngoài nước đều rất thông minh. Cứ nhìn vào Hoa Kỳ hiện nay chúng ta sẽ thấy, rất nhiều vị Tướng trong quân đội Mỹ là người Việt, có Khoa học gia Dương Nguyệt Ánh, Thẩm phán, Dân biểu Quốc hội... Có bao nhiêu sắc dân khác, từng có mặt trên đất nước Hoa Kỳ nhiều năm trước người Việt đạt được? Nhưng tại sao người trong nước không tìm ra những cá nhân xuất sắc như thế? Cùng một giòng họ Nguyễn, Lê, Trần, cùng một huyết thống di truyền DNA?

Chính sách "tẩy não" ngu dân là câu trả lời. Một em bé ngay từ tiểu học phải quàng khăn đỏ, học tập theo gương lão Hồ bán nước, tên ấu dâm đến quốc tế phải cảnh cáo! Đất nước 4,000 năm có cả trăm ngàn anh hùng, giờ đây chúng vất tất cả, chỉ còn lại một "xác thối" để thờ, thì lấy đâu ra người giỏi!

Người trẻ trong nước, như chim Ưng được nuôi trong lồng năm này, tháng nọ, nên họ không tin là mình có thể soãi cánh trên trời cao. Đó chính là sự khác biệt giữa tuổi trẻ Việt Nam và Hồng Kông! Chim Ưng Việt chỉ biết đi và không được dậy bay, lâu ngày mất cả khả năng săn mồi, chỉ biết trông vào ơn đảng.

Trong trận chiến giữa "thiện" và "ác" bao giờ cái "ác" cũng chiến thắng đầu tiên, để rồi theo thời gian chúng sẽ tự huỷ. Người công chính sẽ phải vượt qua bão tố, trải qua nhiều sàng lọc, để cuối cùng như Frederic Nietzsche khẳng định: "Những gì không giết được chúng ta, sẽ giúp chúng ta vững mạnh hơn" (That wich does not kill us, make us stronger). Làn sóng "thất nghiệp" đang gào thét, cuồng bạo tiến về quê hương, không ai muốn bão táp đến với gia đình, nhưng cũng chẳng một ai ngăn được cơn phẫn nộ của trời đất! Sau cơn bão, cây nào đứng vững, cây đó mới xứng đáng tồn tại, Nietzche đã nói như thế!

III. Cộng sản dùng bọn ngu dốt để cai trị

Trái với thể chế tự do, trọng dụng người tài giỏi, cộng sản làm ngược lại, càng ngu càng tốt. "Hồng hơn chuyên" là thế đó! Hồng có nghĩa là đỏ, là cộng sản, và chuyên là chuyên môn. Bạn đọc vào Google tìm thêm những câu nói "ngu" của cán bộ csVN, mọi người sẽ được dịp cười vỡ bụng. Một ông tưởng thú mà đọc "ma dzê in Việt Nam" thì đủ biết trình độ cao cỡ nào? Bạn có nghe câu nói, "đem một con bò qua Liên xô, ba năm sau trở về thành tiến sĩ". Lý lịch ba đời bần cố nông là quan trọng, đảng ta có trường đào tạo bác sĩ dốt như "chuyên tu", kỹ sư ngu như "tại chức". Cả nước lao đao chống dịch "Chinese virus" thì Chủ tịch tự phong Lù Trọng Thắng chui rúc trong hang lo việc đảng!

Khi những thằng ngu có chức, có quyền, chúng sẽ sống chết bảo vệ chế độ, bọn này thừa biết đảng toi thì số phận chúng sẽ đi theo. Nhà bề thế chúng nó ở, xe đẹp chúng đi, tiền tươi thóc thật chúng mua nhà bên Mỹ, con cái gửi ra nước ngoài... Tất cả đến từ đảng mà ba đời chúng có nằm mơ cũng không thấy! Tin rằng bọn này sẽ thay đổi là "ảo tưởng!" Tên Nguyễn Minh Triết từng nói "Bỏ điều 4 hiến pháp là tự sát" theo hiến pháp thổ tả của csVN, "điều 4" công nhận quyền lĩnh đạo của đảng. Lù Trọng Thắng còn sủa to hơn nữa "Cương lĩnh đảng đứng trên cả hiến pháp". Những ai còn tin rằng sẽ có ngày csVN tự thay đổi, những người đó cần phải xem lại chỉ số IQ của mình! Đừng nhắc đến bọn 30/4, mặc dù không phải gia đình cộng sản nhưng nhờ vào vc chúng mới có công ăn việc làm, lật cộng sản đi thì lấy gì mà ăn? Số còn lại chỉ muốn an thân an phận, miễn là thoải mái ăn nhậu mỗi ngày.

Trong xã hội, có người này, người kia! Sẽ có người chọn kiếp sống cỏ cây, không hề phản kháng, cứ tưới lên chúng tôi bia rượu thế là đủ rồi! Nhưng xã hội càng nhiều bất công, khoảng cách giầu nghèo cách xa, và số người "thất nghiệp" tăng cao vì ảnh hưởng gián tiếp từ "Chinese virus" thì tất yếu nó sẽ đổ. Vị lãnh tụ Dân quyền Hoa Kỳ, Mục sư Martin Luther King từng nói: "Bi kịch lớn nhất không phải sự áp bức và tàn ác của kẻ xấu, mà chính là sự im lặng của người tốt." (The ultimate tragedy is not the oppression and cruelty by the bad people, but the silence over that by the good people). Người tốt sẽ không thể "im lặng" khi "thất nghiệp" và "đói" bao phủ! Vợ đau, con đói thì người tốt biết sẽ phải làm gì? Tin mới nhất ở ngoài Bắc vào cả chùa ăn trộm chuông đồng và tượng Phật, những ngày tới còn nhiều chuyện khác mà không ai tiên đoán được! Ngôi nhà trên cát đang bị sóng cuốn ra biển!

IV. Cộng sản còn đến hôm nay vì chúng ta đi theo lối cũ.

Tha thứ cho chúng tôi khi mạo muội viết lên điều này. Can đảm nhìn vào phương pháp đấu tranh của người Việt trong lẫn ngoài nước trong 45 năm qua, chẳng có gì mới! Đức Phật dậy, "Muốn thấy điều ít người thấy, bạn phải đến chỗ ít người đi" (To see what few have seen, you must go where few have gone.) Để thành công trong tranh đấu, phải làm những điều không mấy ai làm.

Trong nước, là nơi quan trọng nhất để lật đổ chế độ độc tài, đảng trị, các trí thức, trí ngủ chỉ biết viết "kiến nghị" với hàng đống chữ "kính xin" "kính gửi" hoặc bạo hơn nữa làm bản sao gửi cho các toà đại sứ một vài quốc gia tự do. Xin lỗi quý vị, bọn chúng nhận đơn, đem vào nhà vệ sinh đọc, sau đó làm gì người thông minh sẽ biết. Thành thật, chúng tôi cũng không tin là bọn cướp "người Bắc có ný nuận" phí thời giờ ra đọc! Chúng đang bận thu vén, chuẩn bị cho chuyến tầu cuối chạy trốn! Toà Đại sứ nước ngoài, đón tiếp quý vị, nhận đơn, và chụp ảnh thì có gì là ghê gớm? Nhưng họ đâu có quyền can thiệp vào chính quyền nước khác? Khi Tổng thống Barrack Obama qua thăm Việt Nam, ông mời một số nhà hoạt động dân sự đến dự buổi nói chuyện của mình, côn an cộng sản ngang nhiên tóm vài chú, Obama cũng đành nhịn nhục như từng có lần phải đi cửa sau máy bay!

Hải ngoại, năm nào cũng thế, chừng đó màn chống cộng, nhưng sau đó lại đua nhau đi gửi tiền về Việt Nam. Tại sao các hội đoàn người Việt tại nước ngoài không thay đổi chiến thuật, chiến lược? Biểu tình chống treo cờ cộng sản, ĐÚNG! Biểu tình chống các phái đoàn cộng sản, ĐÚNG! Một số người xúm nhau lại vác cờ quốc gia, nửa đêm ra sân bay đón đám con tin Việt cộng đem ra đổi chác, SAI! Trở nên thần tượng của người Việt hôm nay quá dễ, vào tù cộng sản vài năm là đủ thành anh hùng! Buồn nôn!

Tại các thành phố trên nước Mỹ, và nhiều nước khác, người Việt biết rõ những siêu thị, văn phòng du lịch, chợ thực phẩm Á Đông hay nơi nào nhận gửi tiền về Việt Nam. Tại sao các hội đoàn không trình bầy và thuyết phục những nơi đó chấm dứt màn tiếp sức cho giặc? Chủ tiệm không đồng ý! Không sao, hội đoàn họp nhau lại, chia ra, mỗi ngày cử năm ba người đến trước cửa tiệm, cầm quốc kỳ VNCH, không ồn ào, không vi phạm luật pháp quốc gia nơi cư trú, phát truyền đơn cho khách đến mua hàng... Cứ thế mà làm, ở California năm 1999, cộng đồng người Việt Quốc gia đã áp dụng phương pháp đó trong 53 ngày khiến tên Trần Trường phải đóng cửa tiệm. Cơn đại dịch "Chinese virus" đang cho chúng ta cơ hội, sẽ ít người gửi tiền về hơn, và đây là trận đánh sinh tử quyết định. Nếu các trang mạng, chương trình radio trên

Youtube... cùng gửi thông điệp này đến khán thính giả, chúng ta sẽ thắng. Xin đừng mất thời giờ chửi nhau, một tập thể chia rẽ không thể làm chuyện lớn. Chưa đánh giặc, đã đánh lẫn nhau! Đừng tranh dành công lao chống cộng, ném cái "tôi" vào sọt rác, chúng ta chỉ có thể thắng khi mọi người cùng hợp sức. Mỗi chúng ta chỉ là một bánh xe rất nhỏ, trong cả guồng máy, nếu tất cả cùng làm hết bổn phận của mình, chiếc máy sẽ chuyển động.

Nhà bác học Albert Einstein nhận xét về lý do chúng ta không thành công, trong câu nói ngắn gọn: "Định nghĩa của ngu xuẩn là cứ làm đi làm lại một việc, và mong một kết quả mới" (The definition of insanity is doing the same thing repeatedly and expecting different results). Chúng tôi tôn trọng các hội đoàn người Việt tại hải ngoại, không mong gì hơn chỉ xin đề nghị một cách đánh mới, hiệu quả hơn. Cộng sản đã dùng chính sách lương thực để kiểm soát dân, tại sao chúng ta không biết quay lại "xiết bao tử" chúng? "Chinese virus" đang khiến csVN tan ra từng mảng vì "thất nghiệp" và "đói", hãy bồi thêm những quả đấm thôi sơn vào ngay bao tử con quái vật. Thử xem chúng sống thêm được mấy ngày?

Tiền của người Việt hải ngoại gửi về trong bao nhiêu năm qua, chính là "máy thở" cho chế độ bạo tàn, khốn nạn csVN. Giờ đây là lúc rút "ống thở". Thân nhân chúng ta ở trong nước không đến nỗi khó khăn đâu, ngưng một năm gửi tiền về là chúng toi thôi.

Chính trị là nghệ thuật thay đổi để đáp ứng tình thế. "Chinese virus" cho chúng ta một cơ hội tuyệt vời, vài chục triệu người đã và đang bị "thất nghiệp" (xem lại bài Tháng tư Cách mạng 2020) chiến thuật mới là cùng nhau xuống đường, đòi lại tiền "Bảo hiểm thất nghiệp" và "Bảo hiểm xã hội". Vài chục ngàn công nhân đứng lên vì cuộc sống, cơn sóng đó sẽ nhanh chóng lôi cuốn thêm thành triệu, triệu người. Chế độ csVN không còn tiền đâu mà trả, chúng chia chác nhau hết từ lâu rồi, chúng dùng tiền của chúng ta để trả nợ cho những công ty quốc doanh nhà nước làm ăn thua lỗ, đút túi xây nhà, mua xe, gửi con du học, người trong nước biết rõ điều này. Chúng sẽ bỏ chạy!

Người Việt Nam chân chính trong và ngoài nước, không thể tiếp tục im lặng như loài Đà điểu chui đầu dưới cát khi gập dông bão. Hãy đứng lên cho quyền sống của bản thân và gia đình. Đứng lên vì tương lai nước Việt.

V. Cộng sản còn đến hôm nay, vì người trí thức vẫn còn trong "tháp ngà"

Bất cứ cuộc tranh đấu nào, cũng cần đến sự dấn thân của nhiều thành phần trong xã hội. Tôi đã có mặt tại vài cuộc biểu tình tại Sài Gòn vào những năm trước đây. Tinh thần người dân tuyệt vời, tuổi trẻ can đảm. Nhưng vắng bóng những trí thức tên tuổi trong nước!

Người Việt tại ngoại quốc không thiếu gì những vị thành đạt, tại đây chúng ta cũng cần phải biết theo luật pháp Mỹ, những sĩ quan trong quân đội, những viên chức cao cấp trong guồng máy chính phủ Hoa Kỳ đều không được phép tham gia chính trị. Nhưng còn các vị giáo sư đại học, chuyên gia trong những, viện nghiên cứu quốc tế với bằng cấp cao ngất trời... Quý ngài làm gì cho đất nước hôm nay?

Chúng tôi đọc nhiều bài phân tích của quý vị trên báo chí, chương trình tiếng Việt VOA, BBC, RFA, trình độ chuyên môn rất cao, không chối cãi điều đó. Nhưng quý vị quên một điều quan trọng, khiến bài viết như gửi về chốn "hư không". Xin hãy tự hỏi, Lù Trọng Thắng, tưởng thú "cờ lờ mờ vờ", và đám Bộ Cá Tra Hà Nội có đứa nào hiểu được điều quý vị viết không? Thật ra, chúng cóc cần hiểu! Trong thư gửi Gorkin năm 1919, Lenin ông tổ của bè lũ Ba đình là người đầu tiên gọi "Trí thức là cục phân", quý vị chẳng là gì với bầy thảo khấu csVN! Chỉ là cây cảnh, không hơn không kém!

Nhà lĩnh tụ thông minh của Singapore, cố Thủ tướng Lý Quang Diệu đã từng nhiều lần qua cố vấn bọn chúng, chẳng ma nào nghe, để rồi khi ký giả hỏi ông ta về Việt Nam, ông Lý Quang Diệu chua chát trả lời: "Đừng hỏi tôi về Việt Nam nữa!" Nói theo Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, trí thức Việt Nam hôm nay hành động như "người già trong công viên", suy nghĩ như "người điên trong thành phố". Xin lỗi!

Cố vấn cho Việt Nam một chính sách kinh tế đổi mới, hoặc nhân lúc này nên bỏ Tầu theo Mỹ, rất ĐÚNG. Nhưng vượt quá trình độ cũng như khả năng hiểu biết của bè lũ Ba đình! Chưa nói đến theo Mỹ thì mất đảng, cho nên thà theo Tầu chấp nhận mất nước nhưng giữ được đảng thì vẫn hơn. Có vị nào giỏi, được thế giới kính trọng hơn ông Lý Quang Diệu? Ba đình có thèm nghe ông ta đâu?

Thứ hai, căn nhà Việt Nam đã mục nát từ nóc xuống tận móng rồi. Mọi phòng đều bị mối mọt ăn, đụng vào đâu rã rời nơi đó. Cách duy nhất là phá bỏ toàn diện để xây lại ngôi nhà mới. Hãy chỉ cho chúng tôi làm sao phá cho nhanh, thay vì vẽ vời sửa sang từng phòng một. Sửa lại phòng ngủ thật đẹp, trong căn nhà mục nát thì nghĩa lý gì? Một cơn gió thổi, toi cả lũ! Biển đảo mất chúng có dám hó hé đâu? Trung cộng xây đập trên thượng nguồn khiến Đồng bằng sông Cửu Long hạn hán, chúng câm như hến! Lời khuyên vàng ngọc của các vị chẳng qua là gửi gió cho mây ngàn bay!

Bằng cấp giá trị gì nếu không đóng góp được thực tế được cho xã hội! Hãy để dân đen chúng tôi đập phá căn nhà đổ nát trước, đứng lên quét sạch bọn bán nước... Lúc đó sẽ cần đến sự giúp đỡ của quý vị. Việt Nam Cộng Hoà trước đây, mất nước cũng chỉ vì bọn trí thức, xuống đường như tên Huỳnh Tấn Mẫm. Anh em chúng tôi hy sinh trên chiến trường, chết trong tù cải tạo cũng chỉ vì bọn khốn nạn này. Bây giờ, khi cơn địa chấn đang làm rung chuyển cả nhân loại, thì quý vị lại ngồi trong "tháp ngà" đưa ra những bài viết xa rời thực tế, chẳng khác gì đàn gẩy tai trâu, nước đổ đầu vịt.

Căn nhà Việt Nam đã mục nát, cần phá đi toàn bộ để xây dựng lại từ đầu. Vất đi những ý kiến làm sao để "thoát Trung". Bảo csVN "thoát Trung" khác nào tròng giây treo cổ vào đầu Lù Trọng Thắng? Con đường "thoát Trung" hiệu quả nhất cho đất nước là nhanh chóng lật đổ chế độ cộng sản Việt Nam.

Cho phép chúng tôi kết luận bằng câu nói nổi tiếng của Thomas Jefferson, Tổng thống thứ 3 của Hoa Kỳ, một trong những vị tổ phụ khai sinh ra Bản Hiến pháp Mỹ: "Khi người dân sợ chính phủ, độc tài xuất hiện. Khi chính phủ sợ người dân, tự do sẽ đến" (When the people fear their government, there is tyranny; when the government fears the people, there is liberty).

Cụ Nguyễn Trãi nhà chính trị, nhà văn, nhà quân sự lỗi lạc, người đã tham gia cuộc Khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống lại quân Minh. Khi thành công vào năm 1428, Nguyễn Trãi trở thành khai quốc công thần của triều đại quân chủ nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam, để lại cho con cháu lời khuyên: "Chở thuyền là dân mà lật thuyền cũng là dân". Hãy cho bọn côn đồ thấy sức mạnh vũ bão của toàn dân,

Hãy chỉ cho những chú chim Ưng tập bay! Đây là thời điểm!

Nguyễn Tường Tuấn.

cuoigia
Posts: 255
Joined: Thu Aug 06, 2009 6:57 pm

Re: Bình Luận Thời Sự

Post by cuoigia »

Image

THÁNG TƯ HỎI NGƯỜI CÓ TIẾC?

- ĐẶNG CHÍ HÙNG
45 năm, thế là đã 45 năm của cái ngày đau thương cho Miền Nam nói riêng và VN nói chung. Cái ngày tang tóc ấy là một nỗi buồn trong lịch sử dân tộc VN.


45 năm, thế là đã 45 năm của cái ngày đau thương cho Miền Nam nói riêng và VN nói chung. Cái ngày tang tóc ấy là một nỗi buồn trong lịch sử dân tộc VN. Nó dứt khoát không phải là “Nỗi buồn chiến Tranh” mà Bảo Ninh đã viết bởi vì ông ấy đã viết cho Miền Bắc mà không biết rằng kẻ gây chiến đau thương cho Miền Nam và Việt Nam lại bắt nguồn từ chính Miền Bắc. Và cho đến hôm nay, một người Miền Bắc chẳng có chút liên quan gì đến Miền Nam lại viết về cái ngày đó và hỏi rằng “Người còn có tiếc?”

Tôi muốn hỏi những người lính cộng sản, những người đã tham gia đoàn quân tiến vào Miền Nam năm 1975 rằng “Có phải Miền Nam nghèo khổ, sống trong cùm kẹp không?” Trả lời thật lòng đi, đừng trả lời bằng những điều dối trá trong sách của tuyên giáo cộng sản. Chắc chắn các vị còn lương tri sẽ phải trả lời giống như những gì bà Dương Thu Hương đã nói “Chế độ man rợ lại thắng chế độ văn minh”.

Vâng! Chiến thắng không phải là vĩnh cửu và chiến thắng không phải chỉ bằng quân sự. Nước Tàu đã mất cả ngàn năm chiến tranh xâm chiếm nước ta. Đã có lúc mấy trăm năm liền chúng cai trị dân ta, tìm mọi cách xóa đi nước Việt, người Việt và văn hóa Việt. Nhưng chúng đã không thành công. Điều đó đã nói lên một sự thật không thể chối bỏ rằng “Bạn có thể cưỡng bức một quốc gia, một dân tộc bằng quân sự, nhưng để đắc nhân tâm dân tộc đó, bạn phải có một tấm lòng”. Nhưng kẻ đi cưỡng bức thì làm gì có tấm lòng mà nhất là CSVN thì càng không có điều đó. Chúng ta đã thấy sau năm 1975, CSVN đã trả thù tàn bạo với những quân dân cán chính VNCH như thế nào, chắc tôi không còn nhắc tới nữa. Cho nên, cái gọi là “Chiến thắng mùa xuân 1975” của CSVN chỉ là một sự may mắn trong một thế cờ quân sự và chính trị của những nước lớn như Mỹ, Liên Xô (Cũ), Tàu cộng mà thôi.

Tôi trách những người lính Miền Bắc tham gia đoàn quân chiếm Miền Nam trong đó có nhiều người thân của tôi 7 phần thì tôi phải trách những người Miền Nam phá hoại Miền Nam 10 phần. Tại sao lại nói thế? Tôi không hề bao biện cho người Bắc, nhưng sống trong một xã hội độc tài toàn trị, không thông tin, không internet và nếu không gia nhập quân đội thì chỉ có nước “Sống không bằng chết” thì chuyện bị lừa, bị ép vào cái mục đích để làm bá quyền cho bộ chính trị là chuyện bình thường. Họ không hoàn toàn vô tội trong sự đau thương của dân tộc bởi dù đúng hay sai, chủ quan hay khách quan thì họ cũng đã ở trong guồng máy gây đau thương cho cả dân tộc.

Nhưng đáng trách hơn là những người Miền Nam trong cái gọi là Mặt Trận giải phóng Miền Nam. Họ chẳng phải mặt trận trung lập gì cả, họ thực sự là đảng viên CS lập ra để mà phá Miền Nam. Những nhân sĩ trí thức được VNCH cho ăn học đàng hoàng, trong và ngoài nước như Dương Quỳnh Hoa, Lê Hiếu Đằng, Huỳnh Tấn Mẫm vv…đã quay lại tiếp tay cho CSVN phá nát Miền Nam. Giờ thì VN ra sao? Đã đủ độc tài chưa? Đã đủ cay đắng chưa? Đã đủ nhục nhã chưa? Các vị có hối tiếc không? Các vị có hối hận hay không?

Không chỉ Miền Nam bị mất mà từ đó nước VN đã rơi vào thảm cảnh CS. Những người trí thức Miền Nam đã tham gia phá nát Miền Nam nghĩ gì khi VNCH là một đất nước có nền kinh tế, văn hóa, đời sống, giáo dục khiến cả Singapore, Thái vv…ngưỡng mộ, lấy làm mô hình học tập lại bị phá nát bởi sự tiếp tay của các người? Để giờ đây dân Sài Gòn bì bõm lội trong nước ngập bẩn đầy phân thối của cái tên Hồ Chí Minh.

Cái Hồ Chí Minh nó thối nát và bẩn thỉu như chính cái tên của con người mang họa cho Việt Nam đó. Miền Nam đau thương, cả nước đau thương. Hỏi các vị đã một lần nào xin lỗi Miền Nam? Hỏi các vị đã một lần dám nói lên những sự thật đau lòng mà các vị đã làm: Góp tay cùng CS giết chết VN.

Giờ thì nước nhục, lòng dân đau, người dân khổ, các vị có thấy hối tiếc nếu còn Miền Nam trù phú? Giá mà, giá mà…chắc các vị sẽ nhủ trong lòng như vậy. Nhưng đừng giá mà nữa mà đã đến lúc các vị phải công khai thừa nhận lỗi lầm, công khai sửa nó bằng cách chung tay cùng người dân xóa bỏ chế độ CS. Đó mới chính là cách bù lại lỗi lầm đúng nhất mà các vị MTGPMN phải làm. Các vị còn ngồi đó mà thở dài, mà im lặng để che giấu lỗi lầm quá khứ thì các vị càng để lỗi lầm của các vị nặng nề thêm.
45 năm rồi, Hỏi người có tiếc?

Đặng Chí Hùng

hoangphong
Posts: 395
Joined: Tue Feb 12, 2019 7:20 am

Re: Bình Luận Thời Sự

Post by hoangphong »

Thế giới hôm nay:
Trong một dấu hiệu cho thấy covid-19 đang gia tăng ở Nga,
Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Anthony Fauci, thành viên đội chuyên trách Covid-19 của Nhà Trắng và là chuyên gia hàng đầu về các bệnh truyền nhiễm của Mỹ, cảnh báo Thượng viện rằng việc kết thúc lệnh ở nhà quá sớm có thể dẫn đến hậu quả “rất nghiêm trọng”. Chỉ một đốm lửa cũng tạo thành vụ cháy lớn, ông nói. Thông điệp của Tiến sĩ Fauci trái ngược hoàn toàn với giọng điệu của Tổng thống Donald Trump, người đã khuyến khích các bang dỡ bớt các hạn chế. Nhiều bang đã bắt đầu mở cửa trở lại.

Bộ trưởng Tài chính Anh Rishi Sunak đã công bố kế hoạch kéo dài chương trình duy trì việc làm của chính phủ cho đến cuối tháng 10, mặc dù quy mô của các khoản trợ cấp mất việc sẽ giảm xuống trong những tháng tới. Các công ty cảnh báo sẽ có sa thải hàng loạt nếu chương trình không được gia hạn.

Trong một dấu hiệu cho thấy covid-19 đang gia tăng ở Nga, nước này đã báo cáo hơn 10.000 ca nhiễm mới một ngày, ngày thứ mười liên tiếp. Nga hiện có số ca nhiễm cao thứ hai trên thế giới sau Mỹ. Mặc dù số người chết ngày càng tăng, chính phủ đang chậm rãi cho phép nền kinh tế mở cửa trở lại.

Lợi nhuận ròng của Saudi Aramco trong quý đầu tiên giảm 25% xuống còn 16,7 tỷ USD do khủng hoảng coronavirus làm giảm nhu cầu dầu mỏ toàn cầu. Gã khổng lồ năng lượng quốc doanh, nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới, từng cam kết chia 75 tỷ đô la cổ tức trong năm nay cho các cổ đông, song để giữ lời họ sẽ phải đi vay.

Nhà sáng lập Tesla Elon Musk làm leo thang cuộc cãi vã giữa ông với các quan chức y tế địa phương California. Hôm thứ Hai, ông tuyên bố nhà máy sản xuất ô tô của ông đã quay trở lại sản xuất hoàn toàn, bất chấp lệnh ở nhà của hạt Alameda. Trong khi đó, ông Musk lôi kéo một số thống đốc khác công khai kêu gọi Tesla rời California và chuyển đến một trong những bang của họ.

Ryanair, hãng hàng không giá rẻ lớn nhất châu Âu trước đại dịch, vừa công bố kế hoạch khôi phục 40% lịch trình bay vào tháng 7. Wizz Air, một đối thủ giá rẻ khác, đã khởi động lại một số chuyến bay. Trong khi đó, IAG, tập đoàn sở hữu nhiều hãng hàng không, có thể trì hoãn việc mở lại để đáp ứng kế hoạch của một số nước châu Âu, bao gồm cả Anh và Tây Ban Nha, về việc cách ly 14 ngày đối với người nhập cảnh.

Ít nhất 16 người, trong đó có hai trẻ em, đã thiệt mạng trong một cuộc tấn công bệnh viện phụ sản ở Kabul, Afghanistan. Lực lượng an ninh đã giết ba kẻ tấn công mặc đồng phục cảnh sát, và sơ tán khoảng 100 người khỏi Bệnh viện Dasht-e-Barchi, một cơ sở điều hành bởi chính phủ và được hỗ trợ bởi một tổ chức từ thiện, Médecins Sans Frontières (Bác sĩ không biên giới). Chưa có nhóm phiến quân nào nhận trách nhiệm về vụ tấn công.

TIÊU ĐIỂM

Kinh tế Malaysia chững lại

Một số người Malaysia than thở rằng đất nước của họ bị kẹt trong bẫy thu nhập trung bình. Các dữ liệu không đồng ý. GDP của nước này tăng trưởng tổng cộng 27% trong năm năm qua. Chỉ có hai quốc gia giàu hơn Malaysia vào năm 2014 có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn trong cùng kỳ (Malta và Ireland). Với xu hướng như thế, Malaysia có tiềm năng tốt để trở thành nền kinh tế thu nhập cao trong nửa đầu thập niên này.

Đáng buồn thay, họ đã bị covid-19 làm cho thiệt hại nặng. Chính phủ áp đặt phong tỏa vào ngày 18 tháng 3, và chỉ mới dỡ bớt gần đây. Số liệu công bố hôm nay sẽ cho thấy tăng trưởng GDP chậm lại đáng kể trong quý đầu năm so với cùng kỳ năm 2019, bất chấp các biện pháp kích thích, bao gồm trợ cấp lương, bảo lãnh cho vay và thậm chí cả internet miễn phí. Thiệt hại sẽ trì hoãn tăng trưởng kinh tế của Malaysia. Nhưng đó là vì đại dịch, không phải vì những vấn đề của một nước thu nhập trung bình.

Chủ tịch Fed nói về khả năng đưa lãi suất về âm

Chủ tịch Fed Jerome Powell hôm nay sẽ phát biểu tại một sự kiện trực tuyến tổ chức bởi Viện Peterson, một viện nghiên cứu. Ông Powell có thể muốn dập tắt những lời đồn đại về lãi suất âm. Các thị trường hợp đồng tương lai, nơi các nhà giao dịch đặt cược vào các quyết sách tiền tệ, tuần trước đã gợi mở về khả năng lãi suất âm vào cuối năm nay, và dường như vẫn mong đợi điều này tiếp diễn vào năm 2021. Một số ngân hàng trung ương, bao gồm cả Ngân hàng Trung ương châu Âu, những năm gần đây đã đưa ra lãi suất dưới không.

Một số nhà kinh tế, chẳng hạn như Kenneth Rogoff của Đại học Harvard, muốn sử dụng lãi suất mạnh tay hơn để chống lại các tác động kinh tế của đại dịch covid-19. Nhưng cho đến nay Fed đã từ chối hầu hết các đề xuất này – và cho rằng họ có thể thiếu thẩm quyền pháp lý để làm điều đó. Powell có thể sẽ lặp lại thông điệp của Fed và nhấn mạnh tính hiệu quả của các công cụ chính sách khác, như mua trái phiếu và đưa ra định hướng về các quyết sách trong tương lai.

Câu hỏi về vai trò của đại cử tri đoàn ở Mỹ

Người Mỹ có thể sớm có một lý do khác để chỉ trích đại cử tri đoàn, một thiết chế chọn tổng thống sáu tuần sau ngày bầu cử. Sáng nay, Tòa án Tối cao sẽ giải quyết hai phiên tòa xoay quanh câu hỏi liệu hiến pháp có cho phép các đại cử tri bỏ phiếu cho bất cứ ai họ muốn hay không, bao gồm các vụ Chiafalo v Washington và Thư ký Chính quyền Colorado v Baca. Các nguyên đơn – những người đã bị kỷ luật sau khi bầu ứng viên không theo cam kết hồi năm 2016 – có được sự ủng hộ từ những người cha lập quốc.

Luật sư của họ chỉ ra bằng chứng rằng các tác giả của hiến pháp xem đại cử tri là những tác nhân tự do, không phải là những người thực thi quyết định sẵn có. Nhưng tiểu bang Washington nói rằng lập luận của các đại cử tri bất tín này “sụp đổ khi bị soi xét” và “tạo ra những rủi ro nguy hiểm cho nền dân chủ của chúng ta”. Họ nói rằng sẽ rất kì dị nếu tách các đại cử tri khỏi kết quả bầu cử phổ thông của bang nhà. Một nhà bình luận cảnh báo rằng việc các đại cử tri được tự quyết sẽ “ném hệ thống hiến pháp Mỹ vào khủng hoảng”. Sự hỗn loạn có thể nảy sinh từ phiên tòa này sẽ thử thách niềm tin của các thẩm phán cho rằng cần phải trở về nguồn cội của hiến pháp.

Triển vọng sắp tới của kinh tế Anh

Dữ liệu GDP Anh công bố hôm nay sẽ nghiệt ngã. Các dự báo cho rằng mức giảm theo quý là khoảng 2,5% trong ba tháng đầu năm, kết quả tồi tệ hơn thời kỳ khủng hoảng tài chính 2007-09. Và đó là chưa kể đến cuối tháng 3 nền kinh tế Anh mới bắt đầu đóng cửa. Quý hai sẽ còn tồi tệ hơn, với sản lượng có thể giảm 20-30%.

Mặc dù tốc độ và mức độ nghiêm trọng của suy thoái là chưa từng có, nhưng phản ứng của chính phủ cũng vậy. Hôm qua, bộ trưởng tài chính thông báo rằng chương trình duy trì việc làm, theo đó chính phủ trả 80% tiền lương cho các lao động bị sa thải, lên tới 2.500 bảng mỗi tháng (3.100 đô la), sẽ được gia hạn lần nữa đến tháng 10. Kế hoạch ban đầu là chỉ đến tháng 5. Tuy nhiên, từ tháng 8, tất cả các công ty sẽ được yêu cầu chi trả một phần chi phí 8 tỷ bảng một tháng của chương trình, và một số công việc bán thời gian sẽ được cho phép.

Đức vừa mở cửa vừa lo ngại dịch tái bùng phát

Thủ tướng Angela Merkel sẽ phải đối mặt với một tràng câu hỏi từ các nghị sĩ ở Quốc hội Đức. Vị thủ tướng cực kỳ thận trọng lo ngại việc mở cửa lại đất nước quá sớm có thể gây ra làn sóng lây nhiễm thứ hai. Song cách tiếp cận dè dặt của bà bị lấn át bởi sự háo hức khởi động lại cuộc sống công cộng của một vài trong số 16 thủ hiến bang, trong bối cảnh ca nhiễm Covid-19 giảm mạnh. Các khách sạn, nhà hàng, bảo tàng và nhà thờ bắt đầu mở cửa trở lại trên khắp nước Đức vào ngày 6 tháng 5, mặc dù chậm rãi và với các biện pháp phòng ngừa.

Ai đúng? Kể từ thứ bảy, hệ số lây nhiễm của covid-19 ở Đức đã cao hơn 1, nghĩa là một người nhiễm bệnh có thể truyền virus cho nhiều hơn một người khác. Một số điểm nóng đã phải áp dụng lại các hạn chế theo các điều khoản mới. Tuy nhiên, các quan chức cảnh báo vẫn còn quá sớm để đưa ra kết luận. Tác động của việc nới lỏng gần đây nhất sẽ chỉ được thể hiện qua tỷ lệ ca nhiễm sau ít nhất hai tuần.

cuoigia
Posts: 255
Joined: Thu Aug 06, 2009 6:57 pm

Re: Bình Luận Thời Sự

Post by cuoigia »

Image

Đối đầu Mỹ-Trung có dẫn tới chiến tranh?
May 16, 2020
HIẾU CHÂN

Đại dịch Covid-19 và mâu thuẫn Mỹ-Trung chung quanh nó đã làm sống dậy bóng ma một cuộc Chiến tranh Lạnh mới.

Những ngày gần đây, báo chí, mạng xã hội và các quan chức Trung Quốc đã dùng những lời lẽ cay độc và chua ngoa để phản bác sự phê phán của Mỹ chuyện nước này che giấu đại dịch Covid-19, đẩy nhân loại vào một thảm họa y tế chưa từng có. “Độc ác”, “Điên khùng”, “Bệnh hoạn”, “Ngu dốt”… là những từ ngữ họ dùng để nói về các quan chức cao cấp của Mỹ, từ Tổng thống Donald Trump tới các bộ trưởng có quan điểm cứng rắn như Ngoại trưởng Mike Pompeo, Phó cố vấn an ninh quốc gia Matt Pottinger… – những người đòi phải điều tra minh bạch căn nguyên của đại dịch.


Tình trạng lời qua tiếng lại càng lúc càng kịch liệt giữa hai bên đã đẩy quan hệ Mỹ – Trung xuống mức thấp nhất và có nguy cơ đi quá đà, kích hoạt một cuộc Chiến tranh Lạnh mới.
Image
Hải quân Trung Quốc dàn trận trên biển Đông Việt Nam. Ảnh defencenews
Những phát ngôn và hành động của Bắc Kinh – vượt ngoài khuôn khổ ngoại giao thông thường – bộc lộ cái não trạng thâm căn cố đế của Bắc Kinh là Hoa Kỳ và các đồng minh đang cố gắng ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc như một cường quốc quân sự, kinh tế và ngoại giao. Lối suy luận này bất chấp thực tế rằng sự phát triển mạnh về kinh tế quân sự của Trung Quốc gần bốn chục năm qua sẽ không thể có được nếu thiếu một môi trường an ninh và cởi mở do Mỹ thiết lập và điều hành, thiếu sự hỗ trợ cả về vốn liếng, công nghệ và thị trường của các quốc gia công nghiệp.

Đại dịch Covid-19, xuất phát từ Trung Quốc và đang tàn phá nặng nề các nước phương Tây. Nghĩ rằng cơ hội làm bá chủ đã tới, những kẻ hiếu chiến trong đảng Cộng sản Trung Quốc kêu gọi Bắc Kinh phải cứng rắn hơn nữa trong quan hệ với Mỹ; trong khi những kẻ ôn hòa cảnh báo rằng các phản ứng quá đà của Bắc Kinh có thể bị phản ứng ngược, khiến Trung Quốc bị cô lập vào lúc nước này cần thị trường để xuất cảng hàng hóa, cần đối tác ngoại giao để vực dậy nền kinh tế và lấy lại uy tín quốc tế.

Giữa hai phe hiếu chiến và ôn hòa trong đảng Cộng sản Trung Quốc đang có một cuộc đấu tranh quyết liệt. Tương tự như vậy, trong chính phủ Mỹ cũng có hai phe, phe kinh tế muốn hòa hoãn với Bắc Kinh để từng bước điều chỉnh cán cân thương mại và tái lập chuỗi cung ứng hàng hóa trong khi phe an ninh nhìn Trung Quốc như một đối thủ đáng gờm, một mối đe dọa về an ninh quốc gia mà Mỹ phải khống chế trước khi quá muộn. Chính sách ràng buộc (engagement) với Trung Quốc để cùng phát triển qua nhiều đời tổng thống Mỹ, cả Dân Chủ và Cộng Hòa, nay bị coi là “nuôi ong tay áo”, cần giải kết (decoupling) càng sớm càng tốt.

Trong khi đó, cuộc đối đầu giữa hai cường quốc, lúc đầu xoay quanh vấn đề đại dịch, nay mở rộng ra trên hầu hết các mặt trận, cả thương mại, công nghệ, gián điệp v.v… và có rủi ro lan rộng hơn nữa khi ông Trump và đảng Cộng Hòa xác định “chống Trung Quốc” là lá bài quan trọng trong chiến dịch tái tranh cử tổng thống của ông.

Hiện nay, cuộc đối đầu chủ yếu vẫn là “đấu khẩu”, sử dụng ngôn từ là chính, nhưng cũng đã bắt đầu có dấu hiệu khởi sự những hành động và chính sách cụ thể. Hôm thứ Sáu, Bộ Thương mại Hoa Kỳ ban hành quy định mới, cấm các công ty sản xuất chip bán dẫn có sử dụng thiết bị và công nghệ của Hoa Kỳ bán sản phẩm cho tập đoàn công nghệ Huawei của Trung Quốc, leo thêm một nấc thang căng thẳng. Cái nhìn về Trung Quốc của dân chúng Mỹ và nhiều nước khác đã xấu đi rất nhiều kể từ khi đại dịch bùng phát, theo các cuộc thăm dò ý kiến.

Thỏa thuận thương mại giai đoạn một, tạm ngừng cuộc thương chiến khởi sự năm 2018, mà ông Trump ký kết với Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc (Liu He) tại Washington hồi tháng 01-2020 có nguy cơ đổ vỡ, dù cả hai bên đều cam kết tuân thủ các điều khoản. Nhiều “điểm nóng xung đột” đã ngày càng căng thẳng ở Đài Loan, Biển Đông Việt Nam và Tân Cương. Trên biển Đông, các chiến hạm USS Bunker Hill, USS Barry, tàu đổ bộ tấn công USS America liên tục thực hiện các chuyến tuần tra bảo vệ tự do hàng hải trong khi Trung Quốc cũng gia tăng bố trí phi cơ trinh sát và phi cơ săn tàu ngầm ra các đảo nhân tạo ở Trường Sa mà Bắc Kinh bồi đắp mới đây. Chỉ cần một sự hiểu lầm, một tính toán sai của một bên thì ngọn lửa có thể bùng cháy bất cứ lúc nào.

Xung đột đã tới điểm mà ông Trump phải tuyên bố thẳng: “Chúng ta có thể cắt toàn bộ quan hệ [với Trung Quốc],” ông nói hôm thứ Năm trong chương trình phỏng vấn với Fox Business trên đài Fox News, và thêm rằng, dù ông với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có quan hệ thân thiết nhưng nay thì ông không muốn nói chuyện với ông Tập nữa.

Image
Viện nghiên cứu virus ở Vũ Hán, nơi mà các quan chức Mỹ cho rằng đã để xổng con virus chết chóc ra cộng đồng, gây ra đại dịch. AFP/Getty Images
Châu Phong (Zhu Feng), giáo sư về quan hệ quốc tế Đại học Nam Kinh miền Đông Trung Quốc nói với báo New York Times qua cuộc phỏng vấn điện thoại: “Dưới mắt người Trung Quốc, chính phủ Trump đang cố gắng làm mất tính chính danh của sự cai trị của đảng Cộng sản và bêu xấu cả lãnh đạo Trung Quốc”.

Trung Quốc tất nhiên rất phẫn nộ với các tuyên bố của Washington. Hoàn Cầu Thời báo – tờ báo lá cải quảng bá chủ nghĩa dân tộc cực đoan của đảng Cộng sản Trung Quốc, hôm thứ Sáu lên án bình luận của ông Trump trên Fox News: “Sự điên rồ như vậy là một phụ phẩm rõ ràng, trước hết và trên hết, của nỗi lo sợ ai cũng biết Mỹ phải chịu từ khi Trung Quốc bắt đầu cuộc vươn lên toàn cầu. Đó cũng là kết hợp giữa sợ hãi và ghen tị trong giới tinh hoa của Washington”.

Báo chí của đảng Cộng sản Trung Quốc đặc biệt cay độc với Ngoại trưởng Mike Pompeo vì ông Pompeo cho rằng con virus chết chóc kia có thể đã xổng ra từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán – một giả thuyết mà nhiều nhà khoa học nói rằng có thể có trên lý thuyết nhưng chưa có bằng chứng. Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) bình luận: “Nếu như chính trị gia độc ác Pompeo được tiếp tục phun ra những lời bịp bợm khoác lác như vậy thì sợ rằng “nước Mỹ vĩ đại trở lại” là một trò đùa”.

Khi ông Matt Pottinger, Phó cố vấn an ninh quốc gia, đọc bài diễn văn – bằng tiếng Quan thoại – kêu gọi nhân dân Trung Hoa đi theo những thay đổi dân chủ thì CCTV ví hành động đó như con cáo chúc mừng năm mới con gà!

Các nhà hoạch định chính sách của đảng Cộng sản Trung Quốc trước đây thường coi những lời cáo buộc ồn ào của chính phủ Trump là sản phẩm của những vận động chính trị nội bộ nước Mỹ. Các chính trị gia Mỹ cũng coi những lời lẽ đao to búa lớn của Bắc Kinh là mánh khóe tuyên truyền với dân chúng trong nước mà không lưu tâm nhiều. Nhưng những lời lẽ cay độc gần đây là triệu chứng của một mối quan hệ không còn suôn sẻ, từ trước khi xảy ra đại dịch Covid-19.

Hồ Tích Tiến (Hu Xijin), chủ bút Hoàn Cầu Thời báo, thậm chí còn lớn tiếng kêu gọi Trung Quốc gia tăng kho vũ khí nguyên tử để đối phó với hành động của Mỹ. Nhiều quan chức cao cấp khác, phần lớn là tướng về hưu, kêu gọi Trung Quốc phải sẵn sàng cho những vụ xung đột ở Đài Loan và trên biển Đông Việt Nam, nơi các chiến hạm Mỹ gia tăng tuần tra từ đầu năm nay. Vài kẻ hiếu chiến còn đi xa hơn, kêu gọi Trung Quốc phát động chiến tranh chống Mỹ và loại trừ những kẻ “phản quốc”, “bị Mỹ mua chuộc” đang ở trong hàng ngũ của đảng Cộng sản Trung Quốc.

Tuy vậy, những tiếng nói hiếu chiến ở Bắc Kinh vẫn thường gặp thách thức từ những người ủng hộ một lối xử sự ôn hòa hơn. “Trung Quốc bị phân cực sâu sắc. Vài người tin rằng không có cách nào khác là chiến đấu chống lại [Mỹ]. Nhưng tôi không nghĩ vậy,” ông Châu của Đại học Nam Kinh nói.
Image
Ông Tập Cận Bình đi thăm ổ dịch Vũ Hán hồi tháng Ba. Ảnh Xinhua/AP
Ông Tập Cận Bình thì dường như chọn một cách ứng xử hai mặt: với dân chúng trong nước, ông ta tỏ bộ gây gổ với Mỹ để được ủng hộ sau khi đảng và chính phủ của ông mất uy tín trầm trọng trong những tháng ngày đầu tiên của đại dịch; nhưng đối ngoại ông ta không có dấu hiệu muốn leo thang thành cuộc xung đột toàn diện. Khi đại dịch lên tới đỉnh điểm, ông ta đã điện thoại cho ông Trump, đề nghị các quốc gia “thống nhất trong cách ứng phó” với cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu. Nhưng rồi từ tháng 03 đến nay, hai nhà lãnh đạo không gọi điện cho nhau nữa và mối thống nhất mong manh đó đã đổ vỡ khi dịch lan mạnh ở Mỹ, cướp đi hàng chục ngàn sinh mạng và ông Trump bắt đầu đổ lỗi cho Trung Quốc che giấu thông tin, xử lý chậm chạp.

Chủ trương hòa hoãn bên ngoài để che giấu ý đồ thâm độc bên trong luôn là cách ứng xử của Tập. Từ khi lên cầm quyền tối cao ở Trung Quốc năm 2012 ông ta đã có nhiều quyết sách liều lĩnh như mở rộng các căn cứ quân sự trên các hòn đảo Hoàng Sa và Trường Sa, khởi sự một chương trình công nghiệp hóa gây phẫn nộ cho các công ty Mỹ, tập trung hàng triệu người thiểu số Hồi giáo vào các trại tập trung ở Tân Cương v.v… – ông ta làm tất cả những chuyện này với niềm tin rằng ông ta có thể kiềm chế được phản ứng của Washington bằng cách lúc nào cũng tỏ ra thân thiết với các ông chủ Tòa Bạch ốc, từ ông Obama tới ông Trump.

“Nhưng bây giờ, tôi nghĩ mối quan hệ cá nhân tốt đẹp giữa các nhà lãnh đạo chóp bu dường như đã không còn,” Thành Hiểu Hà (Cheng Xiaohe), phụ tá giáo sư trường Nghiên cứu Quốc tế thuộc Đại học Nhân dân Bắc Kinh nói với báo The New York Times.

Ông Tập sẽ làm gì trong cuộc đối đầu với Mỹ là một câu hỏi còn để ngỏ. Ông không muốn tỏ ra nhu nhược trước các đòi hỏi của nước ngoài, nhưng cũng không muốn cứng rắn để gây rủi ro cho nền kinh tế, nhất là trong lúc ông và đảng của ông đang phải đối mặt với nhiều thách thức ở trong nước do hậu quả của đại dịch.

Lịch sử cho thấy, khi Trung Quốc gặp vấn đề mâu thuẫn trong nước thì Bắc Kinh thường gây xung đột ở biên giới để huy động sự ủng hộ của dân chúng vốn có não trạng dân tộc chủ nghĩa cực đoan, còn khi trong nước ổn định và phát triển thì Bắc Kinh lại rất uyển chuyển và linh hoạt trên trường quốc tế vì tự tin vào sức mạnh và vị thế của mình.

“Trung Hoa có triết lý rằng, khi lãnh đạo mạnh thì ông ta sẽ ôn hòa, còn khi lãnh đạo yếu kém, thì đó là lúc chúng ta cần phải lo sợ,” bà Tôn Vân (Yun Sun), giám đốc Chương trình Trung Quốc tại Trung tâm Stimson nhận xét.

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Re: Bình Luận Thời Sự

Post by phu_de »

Bỉ quyết ra tay chống gián điệp Trung cộng

Image
Toàn cảnh khu công viên công nghệ cao ở Louvain-la-Neuve (Bỉ), nơi đặt trụ sở Trung tâm công nghệ Bỉ-Trung cộng được Tập Cận Bình khánh thành năm 2014. © Wikipedia




Le Monde ngày 18/05/2020 cho biết, nước Bỉ đang quyết liệt chống lại gián điệp Trung cộng.

Từ một năm qua, chính quyền Bỉ liên tục có các biện pháp đối phó với các hoạt động thù địch của Bắc Kinh trên lãnh thổ nước mình.

Sau khi cấm cư trú đối với Tống Tân Ninh (Song Xinning), giám đốc Viện Khổng Tử đặt tại trường đại học tiếng Hà Lan ở Bruxelles (VUB) năm 2019, Bỉ vừa có quyết định tương tự với một quan chức phụ trách văn hóa của Trung cộng tại Bruxelles. Ngoài ra, Ủy ban kiểm soát tình báo an ninh, được mệnh danh là « Ủy ban R », còn mở điều tra về nghi vấn Trung cộng xâm nhập cả vào cơ quan tình báo Bỉ.

Vụ Viện Khổng Tử đã đánh dấu một bước ngoặt về mặt các tuyên bố công khai của Bỉ. Nước này vốn rất dè dặt khi phản ứng trước một chủ đề nhạy cảm như gián điệp Trung cộng trên đất nước mình. Cơ quan an ninh Bỉ từ năm 2016 đã bày tỏ quan ngại trước sự xuất hiện của viện này, khi hoạt động của Viện Khổng Tử không chỉ giới hạn trong lãnh vực văn hóa mà cả chính trị. Viện Khổng Tử trực thuộc bộ Văn Hóa Trung cộng, và tình báo Bỉ nghi ngờ ông Tống Tân Ninh che giấu các hoạt động khác, phía sau tư cách giáo sư.


Hợp đồng tư vấn

Cuộc điều tra cho thấy giám đốc Viện Khổng Tử tiếp xúc với hai thành viên đại sứ quán Trung cộng ở Bruxelles, báo cáo công việc tuyển mộ các nhân vật có thể gây ảnh hưởng thân Bắc Kinh.

Những cái loa mang tuyên bố của Bắc Kinh đến rao giảng ở châu Âu đa số là từ cộng đồng người Hoa sống tại Bỉ. Nhưng người ta còn nhận ra sự hiện diện của những người châu Âu, là sinh viên hoặc giảng viên, được Trung cộng mời sang tham quan văn hóa.

Khi trở về Bỉ, họ nhận được số tiền hoàn trả vượt xa chi phí chuyến đi, rồi sau đó là những món quà đắt tiền, và dần dần trở nên bị chi phối. Những hợp đồng tư vấn cũng được ký kết với các giảng viên và chuyên gia với các điều kiện hào phóng, khiến họ trở nên phụ thuộc.

Ông Jonathan Holslag, giáo sư chính trị quốc tế ở trường đại học VUB, nhớ lại một người “rất lịch sự và có văn hóa, đôi khi phát biểu chỉ trích chế độ Trung cộng, có lẽ là để trấn an người đối thoại và âm thầm tiến lên…”. Đối với vị giáo sư chuyên nghiên cứu về Trung cộng, “vấn đề nằm ở chỗ phản gián Bỉ còn yếu trong khi nguy cơ liên quan đến toàn châu Âu ; chúng ta chỉ có thể thắng được khi cùng nỗ lực. Trung cộng tập trung vào các chủ đề kinh tế : công nghệ 5G, vấn đề kết nối, cơ sở hạ tầng, giao thông, ‘con đường tơ lụa’…”.

Cơ quan di trú Bỉ hôm 30/07 đã báo cho Tống Tân Ninh việc ông bị từ chối gia hạn giấy phép cư trú có thời hạn 8 năm. Biện pháp này có giá trị tại tất cả các nước thuộc không gian Schengen. Tống Tân Ninh chối cãi việc làm gián điệp. Trả lời báo chí Hoa lục, ông ta khẳng định rằng quyết định trên đây có liên quan đến việc hồi tháng 4/2019 ông đã từ chối lời mời của một nhà ngoại giao Mỹ làm gián điệp chống lại Trung cộng, và bị đe dọa sẽ trả đũa.

Được Le Monde chất vấn, đại sứ quán Trung cộng ở Bruxelles cũng bác bỏ cáo buộc gián điệp. Tòa đại sứ cho rằng “cựu giám đốc Viện Khổng Tử của VUB, ông Tống Tân Ninh, đã kiện cơ quan di trú Bỉ ra trước tòa án vì đã cấm ông di chuyển trong khu vực Schengen”.]


Giả dạng nhà báo

Giờ đây những nghi ngờ còn liên quan đến các cơ sở công và tư, các trường đại học và cơ quan tư vấn có liên quan đến Trung cộng. Chẳng hạn Collège d’Europe ở Bruges, được tình báo Bỉ coi là “gót chân Achille và là ngõ vào của ảnh hưởng Trung cộng tại châu Âu”. Quan hệ của các chính khách Bỉ cũng được quan sát kỹ.

Cuối năm 2018, nhà lãnh đạo cực hữu Filip Dewinter đã trở thành « cố vấn » cho một công ty Trung cộng tại Anvers, do Thiệu Thường Thuần (Shao Changchun), một người chuyên tổ chức các sự kiện văn hóa làm giám đốc. Chi phí xăng dầu, ăn uống, khách sạn và đi nước ngoài đều được công ty chi trả. Đổi lại, ông ta thường gặp gỡ giám đốc cảnh sát liên bang Bỉ, theo yêu cầu của Trung cộng. Cựu bộ trưởng Nội Vụ Jan Jambon cũng có mặt trong một bức hình chụp năm 2014 với Thiệu Thường Thuần.

Đối với cơ quan an ninh Bỉ, những khuôn mặt tình báo Trung cộng rất đa dạng : các điệp viên dưới vỏ bọc nhà ngoại giao, nhiều nhà báo giả hiệu đăng ký hoạt động tại Bruxelles, sinh viên Trung cộng thực chất làm việc cho chính quyền Bắc Kinh, các chương trình hợp tác đại học đáng ngờ, và việc thành lập những công ty khởi nghiệp nhằm xâm nhập mạng lưới kinh tế.

Đọc thêm: Bóng đen gián điệp Trung cộng phía sau đại sứ quán Malta ở Bruxelles
Một người có trách nhiệm của cơ quan tình báo Bỉ cho biế : “Các doanh nhân hay nhà ngoại giao Trung cộng thường có những thái độ khả nghi : ngay khi vừa đến nơi là họ thay đổi phòng ở, thậm chí cả khách sạn ; sửa đổi thời điểm chuyến đi, và liên tục thay đổi hành trình”.

Quá bức xúc, cơ quan an ninh Bỉ năm 2019 đã tuyên bố: “Tình báo Trung cộng cố gắng gây ảnh hưởng lên quan hệ song phương với Bỉ để các nhà lãnh đạo phải thuận theo tham vọng của Bắc Kinh. Do một lượng lớn chính khách và viên chức Bỉ sang làm việc cho các định chế quốc tế, cơ quan tình báo Trung cộng rất quan tâm đến cá nhân của những người này, vào giai đoạn họ mới khởi đầu sự nghiệp, nhằm xây dựng mối quan hệ lâu dài với họ”.

Nhân cuộc tranh cãi về việc thiết trí mạng lưới 5G của tập đoàn Hoa Vi (Huawei) ở Bỉ và châu Âu, ông Jaak Raes, người đứng đầu cơ quan an ninh quốc gia hôm 30/01 đã làm đậm thêm vấn đề trước Quốc Hội liên bang. Theo ông: “Gián điệp công nghệ thông qua việc lạm dụng cơ sở hạ tầng 5G mang lại những khả năng chưa từng có (…). Đó là vấn đề bảo vệ dữ liệu của chính quyền và bí mật kinh doanh, cuộc sống riêng tư cũng như các cơ sở hạ tầng thiết yếu”.


Gián điệp sinh học Trung cộng

Một lãnh vực khác cũng gây nhiều lo ngại là “gián điệp sinh học”. Trang web EUobserver hôm 06/05 tiết lộ báo cáo của tình báo Bỉ về các hoạt động của Trung cộng liên quan đến các chuyên gia về vaccin và nhân tố sinh học, dược phẩm, công nghệ cao. Các thông tin trong tài liệu này chủ yếu về thời kỳ 2010-2016, nhưng những công dân Trung cộng liên can tình nghi là gián điệp vẫn đang hiện diện trên lãnh thổ Bỉ.

Tình báo Trung cộng hoạt động trong khuôn khổ một chương trình bí mật của Bắc Kinh về vũ khí sinh học, vừa mang tính chất « thủ » (ngăn dịch) vừa « công (sản xuất vũ khí sinh học). Một công ước quốc tế cấm vũ khí sinh học có hiệu lực từ năm 1975 và được 180 quốc gia phê chuẩn, nhưng hiệu quả rất hạn chế vì Mỹ phản đối và không có cơ chế kiểm tra.

Các nhà khoa học tại Bỉ nằm trong tầm ngắm của Bắc Kinh. Một trong số đó, ông Jean-Luc Gala, cựu quân nhân và là chuyên gia về virus Ebola, phụ trách Trung tâm công nghệ phân tử ứng dụng (CTMA) chuyên nghiên cứu về các nhân tố sinh học nguy hiểm và phương tiện trị liệu. Hai công ty Trung cộng được cho là khả nghi đã đặt trụ sở gần văn phòng ông Gala ở trường đại học Công giáo Louvain (UCL). Giám đốc của một trong hai công ty này có quan hệ với bộ An ninh Quốc gia Trung cộng.

Louvain-la-Neuve cũng là nơi được chọn để đặt Trung tâm Công nghệ Bỉ-Trung (CBTC), với khoảng 20 công ty chuyên về khoa học đời sống và trí tuệ nhân tạo. Về lâu về dài, khoảng 800 chuyên gia Trung cộng đến làm việc tại đây. Theo tình báo Bỉ, CBTC được Tập Cận Bình khánh thành năm 2014, là « nguy cơ gián điệp kinh tế gây thiệt hại cho các trường đại học và nhiều công ty công nghệ cao ».

Các nguồn tin lưu ý là CBTC còn nằm gần một nhà máy của GlaxoSmithKline (GSK) Biological, trong đó có trung tâm nghiên cứu vaccin của tập đoàn đa quốc gia Anh. GSK vừa thỏa thuận với Sanofi để tìm kiếm vaccin chống virus corona chủng mới. Đã từng nhiều lần là mục tiêu gián điệp của Trung cộng tại Thụy Sĩ và Hoa Kỳ, tập đoàn khẳng định đã có những biện pháp bảo vệ thích hợp.

Một nhà khoa học Bỉ khác được Trung cộng đặc biệt quan tâm là Martin Zizi, – chuyên gia nổi tiếng thế giới trong lãnh vực vũ khí sinh học, cựu giáo sư VUB – hiện đang lãnh đạo một công ty ở California. Một trong những nữ sinh viên cũ của ông, được cho là gián điệp Trung cộng, cố gắng lôi kéo, nhưng ông Zizi luôn tỏ ra cảnh giác, ý thức rằng công việc của ông thu hút sự chú ý của nhiều nước.

Tất nhiên là phái đoàn Trung cộng bên cạnh Liên Hiệp Châu Âu ở Bruxelles chối bỏ tất cả những hoạt động bất hợp pháp. Theo tờ La Libre Belgique, cơ quan an ninh Bỉ bối rối vì các báo cáo được tiết lộ do một cựu nhân viên tình báo đã từ chức năm 2018 soạn thảo – người này bất mãn vì cấp trên im lặng trước các hồ sơ rất nhạy cảm. Tuy nhiên lãnh đạo tình báo Bỉ khẳng định vẫn thường xuyên lưu ý chính quyền về nguy cơ gián điệp kinh tế từ Bắc Kinh.

Dù sao thì vụ này cũng khiến Ủy Ban Châu Âu rất lưu tâm, sắp tới sẽ công bố những đường hướng chỉ đạo cho các trường đại học để tự vệ trước sự xâm nhập của Trung cộng.

Thụy My
TIN THẾ GIỚI

hoangphong
Posts: 395
Joined: Tue Feb 12, 2019 7:20 am

Re: Bình Luận Thời Sự

Post by hoangphong »

Image

Ý chí quyền lực tự do và sự nô lệ quyền lực

Phạm Văn (Danlambao)
1. Lời dẫn

Sáng Chủ nhật, ngày 10 tháng 5 vừa rồi, tôi có cuộc hẹn tại một địa điểm trên đường Hùng Vương Hà Nội. Cả lúc đi và về, dường như tôi cũng đã rơi vào đúng cái tâm trạng của thi sĩ Trần Dần trước kia: “Tôi đi, không thấy phố, không thấy nhà, chẳng thấy cỏ hoa mang màu sự sống”, chỉ thấy chình ình một cái mả lớn xám ngoét với hai hồn ma áo quần trắng toát đứng bất động, hai hàng rào chắn hai bên đường Hùng Vương không cho người và các phương tiện đi qua trước cửa, gần xa bóng những công an chìm nổi vàng, trắng, xanh, xám đều có, đi đứng, ẩn hiện, xung quanh, nhất là hai bên đường vô số những biểu ngữ, cờ phướn với những chữ số “19 - 5” hoặc “130 năm…” màu vàng được in nổi bật trên nền đỏ màu máu v.v...

Tất cả những gì tôi thấy, tôi hình dung chúng giống như một cái vòng sắt rất lớn đen chũi có nhiều đinh ốc với những sắc màu khác nhau, có cả những cái được mạ vàng, chụp lên bầu trời thủ đô Hà Nội, mà từ đây sinh ra không biết bao nhiêu những vòng sắt lớn nhỏ vô hình chụp lên đầu người dân Việt Nam, đêm ngày không ngừng xiết chặt. Một cảm giác lạnh toát và ghê rợn, như luồng điện giật mạnh sống lưng. Rất may, tôi đã nhận ra và tháo gỡ được cái vòng này khỏi đầu mình. Nhưng khốn thay, còn nhiều người dân vẫn tự hào, hát ca khi ngỡ tưởng đó là cái vương miện bằng vàng thật trên đầu mình, mà không biết rằng mỗi lần tự hào, ca hát ấy là một lần những chiếc đinh ốc kia lại xiết chặt thêm.

Sau khi trở về căn phòng của mình và đi ngủ. Khoảng gần 4 giờ sáng ngày 11 - 5 tôi bỗng thức giấc, những biểu tượng về buổi sáng hôm qua vụt hiện đến. Tôi thấy cần phải viết một điều gì đó, nhất là vào những ngày tháng 5 này. Rất nhiều ý nghĩ, ý tưởng xuất hiện như “Cái lăng, Ngày sinh và Màu máu”, “Hồn ma Ba Đình” hay “Bãi tha ma Ba Đình”, “Cái lăng và bóng tối”, “Cái vòng “kim cô” trong tâm hồn, tư duy và tinh thần của một dân tộc” v.v.. Tuy nhiên, tôi không muốn để cho các cảm xúc lấn át. Vì thế, kết hợp với vấn đề tôi đang nghiên cứu là văn hóa phương Đông - Trung Quốc, cụ thể về “cơ sở xã hội - lịch sử của Nho Khổng giáo”, tôi xác định chủ đề bài viết là “Ý chí quyền lực tự do và sự nô lệ quyền lực”.

Lưu ý, ở tựa đề và nội dung bài viết này tôi “mượn” từ ngữ, khái niệm “ý chí quyền lực” của triết gia Đức F. Nietzsche (1844 - 1900) và sẽ căn cứ vào cách hiểu của F. Nietzsche và của truyền thống tư tưởng châu Âu - phương Tây nói chung để mở rộng, phát triển nội dung, ý nghĩa của khái niệm này.

2. Ý chí quyền lực tự do hay ý chí quyền lực của Con Người

Khi xem tồn tại nói chung là “đời sống”, F. Nietzsche cho rằng ý chí quyền lực chính là bản chất hay cái tồn tại căn bản của nó. Trong lĩnh vực đời sống con người, xã hội, F. Nietzsche cho rằng ý chí quyền lực của con người, xã hội là hiện thân của ý chí quyền lực nói chung và là bản chất của đời sống con người, của chính con người. Đồng thời, ông cũng xem ý chí quyền lực là cái đặc trưng cho con người, là bản chất giá trị của nó.

F. Nietzsche hiểu ý chí quyền lực của con người là cái khả năng, năng lực sai khiến, chi phối, thống trị không chỉ đối với bản thân mỗi con người cả về tinh thần và hành động, mà cả đối với những người khác, thế giới bên ngoài nói chung và cái khả năng, năng lực này là thuộc đời sống vô thức, không có tính chủ đích, hay là cái phi lý tính. Ở đây ý chí không phải là tất cả, nhưng nó như cái cường lực, một sức mạnh, lực lượng tiềm tàng, hoàn toàn tự phát bên trong tinh thần con người. Theo F. Nietzsche, cái con người mang ý chí quyền lực đã từng tồn tại trong lịch sử, đó là những chủ nhân ông. Họ chính là những cá nhân con người với đủ những thuộc tính, giá trị cơ bản khác như tính độc lập, chủ thể, đạo đức, đặc biệt là tự do, hoàn toàn khác biệt, đối lập với đám đông quần chúng. F. Nietzsche không coi ý chí quyền lực chỉ là ý chí quyền lực chính trị.

Tư tưởng về ý chí quyền lực của F. Nietzsche hình thành vào cuối thế kỷ XIX, là thời kỳ chủ nghĩa tư bản - tự do vẫn đang ở giai đoạn đầu của nó, mà theo một số nhà chuyên môn kinh tế chính trị học, nó là thời kỳ chủ nghĩa tư bản man rợ, cũng là thời kỳ xuất hiện khuynh hướng xã hội chủ nghĩa cả về tư tưởng và hiện thực. F. Nietzsche phê phán quyết liệt gần như phủ nhận hoàn toàn cả hai khuynh hướng lịch sử nói trên khi cho rằng chính chúng đang phá hủy hoàn toàn truyền thống ý chí quyền lực (chủ nhân ông) của loài người. Do đó, ông kỳ vọng vào sự khôi phục truyền thống này với sự xuất hiện của những chủ nhân ông mới với ý chí quyền lực và những thuộc tính, giá trị khác như tự do, tính độc lập, chủ thể, đức hạnh cao quý, lớn lao hơn bao giờ hết. Ông cho rằng những con người này trước hết thể hiện ở sự ra đời của thế hệ triết gia mới với những quan niệm, tư tưởng đoạn tuyệt hoàn toàn với mọi triết học truyền thống.

F. Nietzsche đã quá đề cao cái phi lý tính trong việc khẳng định ý chí quyền lực và chưa hoặc không thuyết phục ở chỗ cho rằng mọi tồn tại đều là đời sống và bản chất của nó là ý chí quyền lực. Nhưng cần thấy rằng vào thời của ông, việc phát hiện ra vai trò của cái phi lý tính, cái phi chủ đích nhằm phê phán khuynh hướng tuyệt đối hóa lý tính, là một phát hiện vĩ đại. Mặt khác việc ông giải thích sự tồn tại của ý chí quyền lực trong đời sống xã hội, con người, rõ ràng có nhiều điểm sâu sắc, chính xác và hợp lý. Thực chất của điều mà ông gọi là “ý chí quyền lực” chính là về cái khả năng, năng lực làm chủ của con người, là cái đặc trưng cho con người nhằm phân biệt rõ nó với loài vật, cũng chính là cái đặc trưng của con người mà ông gọi là “chủ nhân ông”.

Tuy nhiên, điều mà F. Nietzsche gọi là “ý chí quyền lực” thực ra là tư tưởng của thế kỷ XVII - XVIII ở châu Âu - phương Tây về tính chủ thể (độc lập) của con người. Chỉ có điều ở đó người ta đề cao lý tính, trí tuệ, trong khi F. Nietzsche đề cao cái phi lý tính, phi chủ đích. Đồng thời, ở đây người ta cũng nói đến đạo đức, nhất là tự do, ý chí tự do (khái niệm của I. Kant) trong mối liên hệ hữu cơ, không thể chia cắt với tính chủ thể. Quả thực, khát vọng trở thành người chủ, có thể làm chủ bản thân, chi phối, thống trị, chiếm lĩnh thế giới bên ngoài, kể cả mong muốn được chỉ huy, lãnh đạo người khác, nhằm đạt mục đích hoạt động, để có cuộc sống hạnh phúc thực sự, là nhu cầu, bản năng tự nhiên vốn có của con người, hơn thế nó chứng tỏ sự trưởng thành của con người về tâm lý, văn hóa. Rõ ràng bằng ý thức, tinh thần (tôi hiểu ý thức, tinh thần theo nghĩa rộng, tức là bao gồm cả ý thức theo nghĩa hẹp và vô thức, cái phi lý tính) con người đã làm ra thế giới văn hóa, những nền văn minh của mình trong tư cách chủ thể của chúng.

Như vậy, kết hợp tư tưởng của F. Nietzsche với tư tưởng của thế kỷ XVII – XVIII và của cả ngày nay, có thể hiểu ý chí quyền lực theo cách mới hơn, đầy đủ hơn, đó là khả năng, năng lực tinh thần bên trong con người bao gồm cả cái phi lý tính và lý tính, tâm hồn và trí tuệ (và có thể cả những quá trình khác nữa?), đó là cái sai khiến, chi phồi hành động con người, giúp con người có thể tác động, chi phối, biến đổi các đối tượng khác nhằm tạo ra thế giới riêng, đặc trưng cho sự tồn tại của nó - thế giới văn hóa. Ý chí quyền lực chính là cái khẳng định tính chủ thể của con người-cá nhân con người và nó là của những con người tự do và đức hạnh.

Theo đó, nhìn một cách hình thức, bề ngoài, ta cứ tưởng quyền lực là những khả năng, năng lực cơ bắp hoặc của những công cụ, phương tiện vật chất của con người cho phép nó có thể hành động biến đổi các đối tượng để đạt mục đích. Nhưng thực ra, chính cái khát vọng, ý chí, tư tưởng, ý thức hay tinh thần mới là cái ra lệnh cho chính con người, do đó cho kẻ khác hành động theo ý muốn của nó. Vì thế, nói quyền lực trước hết là nói “ý chí” quyền lực hay mở rộng ra là cái tinh thần hay ý thức quyền lực, tức là cái sức mạnh tinh thần bên trong sai khiến con người hành động. Đó là bản chất của cái mà ta gọi là quyền lực.

Song rất cần nhấn mạnh rằng việc hiểu ý chí quyền lực không tách rời tự do, đức hạnh, nhất là Tự do, là rất quan trọng. Ở đây ta nói ý chí quyền lực là nói ý chí quyền lực tự do, là ý chí quyền lực do con người tự tạo dựng và thực hiện. Người tự do không trông chờ sức mạnh ở bên ngoài, trái lại họ tự tạo ra nó và sử dụng nó một cách tương xứng. Cả F. Nietzsche và truyền thống tư tưởng châu Âu - phương Tây nói chung đều rất đề cao điều này. Cho nên, đối với họ đặt tự do ra ngoài ý chí quyền lực, thì tư tưởng về ý chí quyền lực trở thành vô nghĩa. Tự do, đức hạnh quy định tính chính danh, tính chân chính của ý chí quyền lực, của tính chủ thể, của chủ nhân ông - người chủ. Nói cách khác, người chủ (chủ nhân ông), con người mang ý chí quyền lực tự do, đó chính là con người thực sự với chữ Con Người (viết hoa).

Nhưng đến đây hẳn có người muốn nói rằng thực ra chúng ta - con người chẳng làm chủ cái gì cả, chúng ta không phải là chủ nhân của tồn tại, của chính chúng ta. Vâng, đó là cách nói của những người theo tôn giáo hay có đức tin một cách thụ động hoặc có thể cực đoan, hoặc của những người vô tình hay cố ý rơi vào quan điểm khách quan chủ nghĩa, bao gồm cả chủ nghĩa khách quan lịch sử. Những người thứ nhất cho rằng Chúa Trời hay Thượng đế đã sắp đặt cả rồi, con người chỉ hành động trong-theo trật tự của Thượng đế. Còn những người theo chủ nghĩa khách quan, nhất là khách quan lịch sử, cho rằng tự nhiên, lịch sử có tiến trình của nó, chẳng cần hành động thì một thời kỳ, một biến cố nào đó vẫn xảy ra.

Theo tôi, đó là những cái nhìn lệch lạc, thậm chí sai lầm, trong đó có thể bao gồm cả cái nhìn muốn biện hộ cho sự hèn nhát, cơ hội và nô lệ cho quyền lực. Bởi vì, nếu xem con người là đối tượng hoàn toàn thụ động như thế thì sự tồn tại, mọi cố gẳng của nó cho những giá trị chân - thiện - mỹ ngàn đời nay là vô nghĩa. Tôi không theo tôn giáo nào, nhưng tôi tin vào sự tồn tại của Chúa Trời, đối với tôi điều này như một Đức tin. Vì vậy, tôi có niềm tin lớn lao vào ý chí quyền lực, tính chủ thể của con người. Con người phải trở thành người chủ cuộc sống của mình mới có thể tạo ra sự tồn tại đặc trưng của nó là thế giới văn hóa. Tuy nhiên, con người cần phải biết rõ sự thật lớn lao là nó chỉ có thể làm chủ, tự do trong trật tự mà chính nó không thể làm chủ, không thể tự do, trong trật tự mà nó nhất định bị lệ thuộc. Đó là nghịch cảnh, nghịch tồn, là mâu thuẫn tự nhiên của tồn tại của nó và đó cũng là nơi con người đã và phải tiếp tục tìm ra, chứng minh ý nghĩa của sự tồn tại của nó.

3. Sự nô lệ quyền lực - Quyền lực nô lệ và những con vật mang hình người

Để hiểu thế nào là sự nô lệ quyền lực chúng ta cần làm rõ các nội dung bao gồm quyền lực nô lệ, tức là quyền lực mà có những kẻ làm nô lệ cho nó và kẻ nô lệ cho quyền lực. Căn cứ vào đây ta sẽ chỉ ra nội dung, đặc điểm của quyền lực nô lệ và kẻ nô lệ quyền lực trong thể chế độc tài toàn trị, cụ thể là ở Việt Nam hiện nay.

- Về quyền lực nô lệ. Cũng như ý chí quyền lực nói chung, quyền lực nô lệ trước hết là cái ý thức, tinh thần sai khiến, chi phối con người hành động. Cho nên, cũng có thể xem quyền lực nô lệ cũng là một thứ ý chí quyền lực. Nhưng quyền lực nô lệ khác căn bản so với ý chí quyền lực tự do ở chỗ nó không có nội dung là tự do và đức hạnh. Đây là thứ quyền lực không phải do con người tự tạo nên tương xứng với những địa vị và chức vụ của họ trong các lĩnh vực hoạt động khác nhau. Về thực chất, nó là thứ quyền lực, ý chí quyền lực ở bên ngoài, của kẻ khác, chi phối kẻ nô lệ, khiến kẻ nô lệ thụ động, khuất phục trước nó.

Quyền lực nô lệ đem đến nỗi sợ hãi, khiếp nhược cho những kẻ nô lệ. Trong nhiều trường hợp quyền lực nô lệ là những cái rất lệch lạc, bệnh hoạn, chẳng hạn như kẻ nô lệ đủ loại lớn bé, cao thấp khác nhau tin vào những điều nhảm nhí, mơ hồ, sẵn sàng cúi đầu, quỳ lạy trước các loại ấn tước (như “ấn kim cang”), trước những thứ vô tri, vô hồn như “đất”, “gỗ”, “gạch”, “đá” v.v.. Những quyền lực này đem đến những nỗi sợ vu vơ, mơ hồ. Chúng như những “ma lực” hay những “bóng ma” quyền lực và luôn tồn tại sẵn ở đâu đó đối với những kẻ nô lệ cho chúng.

- Về những kẻ nô lệ quyền lực. Khi nói đến ý chí quyền lực nô lệ thực ra ta cũng đã nói về kẻ nô lệ quyền lực rồi. Nhưng cần hiểu rõ rằng kẻ nô lệ quyền lực không thể nô lệ cho ý chí quyền lực tự do, vì nếu như thế theo nghĩa nào đó, lại là điều tốt, nó cũng giống như chàng trai nói với người yêu: anh xin làm kẻ nô lệ cho em. Thực ra, kẻ nô lệ ý chí quyền lực chỉ có thể nô lệ cho ý chí quyền lực nô lệ, không thể khác được. Đối với kẻ nô lệ quyền lực thì ý chí quyền lực không bao giờ là của chúng, trái lại nó luôn là cái bên ngoài chúng. Nó thuộc về vật khác, kẻ khác.

Bởi vì, khi ta nói kẻ này chỉ là nô lệ cho lòng tham tiền bạc, sự giàu có, kẻ kia là nô lệ của sự hám danh, hám địa vị, chức tước, kẻ kia nữa là nô lệ cho sự hám dục v.v.., nghĩa là chúng ta nói những kẻ đó đều bị tâm lý, sự hiểu biết nhất định, thậm chí cả “đạo đức” của chúng sai khiến chúng. Tất cả những điều ấy không sai. Nhưng bản chất vấn đề là ở chỗ khi những cái bên trong kia vượt khỏi sự kiểm soát của chúng, thì chúng trở thành những cái đối lập, ở ngoài chúng. Cho nên, những cái không kiểm soát được, trở thành cái bên ngoài ấy đến lượt mình sẽ bị những cái bên ngoài thực sự thao túng, chi phối. Kẻ nô lệ cho sự hám danh vọng, nhất định sẽ tìm đến những kẻ, thế lực đem cho chúng danh vọng, kẻ nô lệ cho tiền bạc nhất định sẽ tìm đến những thế lực đem lại cho chúng nhiều tiền bạc và sự giàu có v.v..

Có hai loại kẻ nô lệ: kẻ nô lệ và kẻ nô lệ của nô lệ. Sự phân loại này mang ý nghĩa định vị, tức là xác định kẻ thứ nhất để biết kẻ thứ hai. Nếu tôi không nhầm thì có một nhà nghiên cứu đã nói rằng đối lập giữa chủ nô và nô lệ chỉ là hình thức, còn thực chất là đối lập giữa tự do và nô lệ (tức là đối lập giữa người chủ nô tự do, có thể hiểu theo cách nói của F. Nietzsche là “chủ nhân ông”, và người nô lệ). Tôi cho rằng đó là một nhận định rất sâu sắc và chính xác. Đối lập giữa tự do và nô lệ chính là mâu thuẫn, động lực bên trong của chế độ xã hội chiếm hữu nô lệ, do đó của tiến bộ xã hội, lịch sử. Trong khi đó, ở chế độ này nhiều kẻ tưởng mình là ông chủ so với người nô lệ này, nhưng thực ra hắn lại là nô lệ của kẻ khác khi hắn nô lệ cho ý chí, lòng tham của hắn. Sự đối lập của hai kẻ nô lệ này nhất quyết không phải là động lực thực sự của tiến bộ xã hội.

Mối quan tâm chung, phổ biến của kẻ nô lệ, cả nô lệ cũng như nô lệ của nô lệ, là đời sống thân xác, là những gì thỏa mãn những nhu cầu thân xác của nó. Tâm lý, phẩm tính chung của kẻ nô lệ quyền lực là sợ hãi, cúi đầu, cam chịu, khuất phục, luôn thấy mình nhỏ bé so với cái lớn, cái lấn át của những cái, những kẻ mà nó tôn thờ, sùng bái (bởi vì hắn đã “quỳ xuống”).

- Đặc điểm nổi bật của ý chí quyền lực nô lệ và của kẻ nô lệ cho ý chí quyền lực ở phương Đông - Trung Quốc và cả ở các nước độc tài toàn trị nói chung, cụ thể là ở Việt Nam, đó là sự tuyệt đối hóa quyền lực chính trị, do đó là sự tuyệt đối hóa quyền lực của kẻ đứng đầu hệ thống chuyên chế. Sự chi phối tuyệt đối của quyền lực chính trị nói lên tính chất toàn trị của hệ thống cai trị này. Hầu như ở đây quyền lực được duy trì bằng cách những kẻ ở địa vị, chức vụ cao hơn nhân danh quyền lực mà trao cho những kẻ có địa vị, chức vụ thấp hơn. Đến lượt mình, những kẻ cao hơn kia lại được nhận bởi kẻ cao hơn nữa, rồi sau đó, cao hơn nữa là Trởi (Thiên mệnh), thậm chí cuối cùng có thể là những thế lực ngoại bang v.v..

Bời vậy, trong hệ thống này kẻ làm ác không phải thực thi quyền lực trong tay nó, mà là vì kẻ sai khiến nó ở sau, cao hơn nó. Cho nên, nói chung ở đây kẻ nô lệ không sợ kẻ trực tiếp nô dịch mình mà sợ kẻ-thế lực, nhất là vô hình, đứng sau kẻ đó. Nó sợ cái bóng quyền lực và kẻ nô dịch nó luôn cố tạo ra cái bóng ấy. Rõ ràng ở đây quyền lực tồn tại như những cái đã có sẵn với những thang bậc cao thấp, lớn nhỏ khác nhau. Vì thế, trong hệ thống này những kẻ không có hiểu biết, không có năng lực, bất tài và vô luân, vô đạo, vẫn có thể có địa vị, chức tước cao, rất cao, thậm chí đứa trẻ con cũng có thể chễm chệ trên ngai vàng.

Vì thế, trong hệ thống quyền lực này, kẻ có quyền thường nói chúng “nhân danh” cái này cái kia, chứ không phải bản thân chúng. Những cái chúng nhân danh ấy hầu hết là vô hình, không xác định, mơ hồ, thần bí, có thể là Trời (Thiên mệnh), là “nòi giống tinh hoa”, “chủng tộc thượng đẳng”, là “trung tâm thiên hạ”, là “đất đai của tổ tiên lâu đời”, là thần linh, ma quỷ, và có thể là “tư tưởng” hay chủ yếu là “hồn ma” của những kẻ đã chết v.v.. Cho nên, thực chất quyền lực nô lệ không nằm ở những sức mạnh cơ bắp hoặc bạo lực nói chung, có chăng chúng chỉ mang tính trực tiếp, mà ở những gì được nhân danh ấy. Có lẽ sự đểu giả, ma mãnh nhất là khi kẻ cai trị độc tài nói chúng “nhân danh” nhân dân (chính quyền nhân dân, nguyện vọng, quyền lợi của người dân v.v..).

Một trong những hình thức phổ biến mà thể chế nô lệ quyền lực chính trị thực hiện, đó là tạo sự ban ơn và biết ơn. Kẻ nô lệ cao hơn ở trên ban mệnh - quyền lực và kẻ nô lệ ở dưới nhận mệnh - nhận ơn để trả ơn. Đây là cách thức đặc biệt nhằm trói chặt con người vào hệ thống để dễ bề sai khiến, thao túng. Mặt khác, sự dối trá, do đó bạo lực và sự tàn bạo như một thuộc tính cố hữu của hệ thống nô lệ tuyệt đối quyền lực chính trị. Thể chế này còn duy trì lòng ham thích địa vị, chức quyền phổ biến, cho nên không phải ngẫu nhiên mà một người Pháp nói: “Trong đầu người dân Việt Nam luôn có một ông quan”.

Trong chế độ toàn trị mối quan tâm lớn nhất của kẻ nô lệ là đời sống thân xác. Con vật vì đời sống thân xác của mình, có thể bất chấp hiểm nguy là do bản năng của nó, nhưng con vật mang hình người duy trì sự tồn tại của nó bằng sự sợ hãi. Bởi thế, duy trì sự sợ hãi bằng bạo lực thậm chí không ghê tay, hoặc ngấm ngầm hoặc công khai, là cách phổ biến của chế độ nô lệ quyền lực chính trị tuyệt đối. Mặt khác, hệ thống này duy trì một thái độ thụ động, thói quen phổ biến là trông chờ mọi điều từ trên ban xuống. Điều cực kỳ tệ hại trong chế độ toàn trị, nhất là toàn trị cộng sản, là người dân không biết mình là nô lệ, thay vào đó là thái độ, tình trạng ngộ tưởng mình là người chủ.

Có thể thấy rất rõ là trong hệ thống nô lệ tuyệt đối quyền lực chính trị tất cả đều là nô lệ dưới mọi hình thức. Quan chức cao thấp, lớn nhỏ đều là tôi tớ-nô lệ của nhau và cùng với nó còn là thái độ cam chịu, cúi đầu, khuất phục của hàng triệu người dân trước cường quyền và tất cả đều là nô lệ của nhà vua, của kẻ quyền lực tối cao. Nhưng rất đáng nói là bản thân nhà vua, kể cả vua Thiên tử, cũng chỉ là một tên nô lệ không hơn không kém. Những kẻ này tiêu biểu cho sự nô lệ-không kiểm soát được (“không thể nhốt vào lồng được”) những tham muốn ích kỷ tột cùng mà không thần dân nào của hắn có được và do đó, hắn thường nhân danh những gì được xem là tối cao, thiêng liêng như “nòi giống”, “chủng tộc”, “lý tưởng”, “lãnh tụ”, “dân tộc”, “nhân dân”, “Tổ quốc”, thậm chí cả quỷ thần v.v..

Nguyên nhân, nguồn gốc của sự nô lệ quyền lực chính trị tuyệt đối này chính là việc không có sở hữu tư nhân, chế độ sở hữu tư nhân, thay vào đó là một hình thức sở hữu duy nhất, tuyệt đối, đó là sở hữu chung (xã hội) hay sở hữu công, mà thực ra là sở hữu của nhà vua, của kẻ nắm quyền tối cao. Cho nên, ở đây không có con người cá nhân, tức những con người tự do - những người chủ đích thực. Ở đây chỉ tồn tại cái thân xác cá nhân, còn tâm hồn, ý chí, nhận thức hay trí tuệ thì không phải của nó, vì thể dựa dẫm, vay mượn tâm hồn, tư tưởng, ý chí của người khác, từ bên ngoài là đương nhiên. Nói khác đi, trong hệ thống này tuyệt đối không có chủ nô tự do, tức là những chủ nhân ông như ở phương Tây, nếu những nhân tố này xuất hiện, chúng sẽ bị loại trừ, triệt tiêu ngay.

Lưu ý rằng có người nói rằng ở Việt Nam hiện nay có sự tham nhũng quyền lực và xem đó là nguyên nhân cơ bản của tham nhũng, thú thật, có lúc tôi cũng từng nghĩ thế, nhưng hiểu như vậy là không đúng. Bởi vì, trong thể chế độc tài - nô lệ quyền lực, nhất là quyền lực chính trị tuyệt đối, thì không tồn tại ý chí quyền lực thực sự, chân chính để tham nhũng, trái lại chỉ có quyền lực nô lệ, bất chính và vô minh, đã tồn tại sẵn, vì thể chỉ cần có địa vị, chức vụ là có nó để thực hiện sự tham nhũng. Cho nên, trong thể chế nô lệ quyền lực, “mua bán” địa vị và chức vụ, chứ không phải mua bán quyền lực, là điều hiển nhiên và nó làm tăng thêm quyền năng, “sức mạnh” cho những “bóng ma” quyền lực, sự sợ hãi, bất lực cho những kẻ tôn thờ, sùng bái quyền lực. Tự nó thể chế này không thể ngăn chặn, xóa bỏ được tệ nạn mua bán địa vị, chức vụ.

4. Lời kết

Kẻ nô lệ xét về bản chất của nó, không thể là kẻ tạo dựng tương lai tươi sáng, tốt đẹp, nó không thể là hy vọng của chính nó, của dân tộc và nhân loại, mặc dù nó là một mặt của mâu thuẫn xã hội giữa tự do và nô lệ nhằm khẳng định tự do. Trái lại, nhất là trong hệ thống nô lệ cho ý chí quyền lực chính trị tuyệt đối, nghĩa là dưới ách của những kẻ cai trị mà bản thân chúng cũng chính là những kẻ nô lệ quyền lực, nó chỉ có thể là một lực lượng tiêu cực. Nó có thể tạo nên được những kết quả nhất định về kinh tế, cuộc sống nói chung, nhưng với sự cúi đầu, cam chịu, khuất phục và bất lực, hơn thế, cả sự dối trá và hung bạo, nó đã và sẽ làm đồi bại chính con người mình, do đó làm đồi bại, phá hủy tinh thần, văn hóa nói chung và do đỏ cả tương lai của một dân tộc và hơn thế cả nhân loại. Khi một kẻ nô lệ làm “ông chủ”, đấy là thảm họa, bi kịch của chính bản thân hắn và của cả một dân tộc.

Tuy nhiên, chúng ta vẫn có quyền hy vọng và hy vọng lớn lao rằng trong mỗi con người nô lệ ấy vẫn còn một con người khác, đấy là con người tiềm tàng khát vọng, ý chí làm người, muốn trở thành con người có ý chí quyền lực tự do, trở thành người chủ - chủ nhân ông của cuộc sống của mình mà không một thế lực tôn thờ quyền lực nào có thể tiêu diệt được. Không những thế, ngay cả trong những kẻ nô lệ của nô lệ trong hệ thống quyền lực chính trị, kể cả những kẻ khốn nạn nhất, vẫn còn thoi thóp những phần người nhất định của chúng. Vấn đề là làm thế nào cho tất cả những tiềm năng con người này thức tỉnh để tạo dựng tương lai dân tộc?

Ở Việt Nam chúng ta đã từng diễn ra những cuộc va chạm-so sánh Đông - Tây giúp làm thức tỉnh, bùng cháy mạnh mẽ những tiềm năng con người ấy. Có thể xem cuộc va chạm-so sánh thứ nhất là cuộc xâm lược của thực dân Pháp, được xem là của chủ nghĩa tự do cũ, đối với Việt Nam trong thế kỳ XIX - XX, đã làm bật dậy những tiềm năng con người vốn bị che đậy, chìm ngập trong văn hóa phương Đông, nhất là với sự thống trị của Nho giáo. Sự xuất hiện của những nhà tư bản dân tộc tuy còn nhỏ yếu và những trí thức được đào tạo khá căn bản theo Tây học, chẳng hạn như Phan Châu Trinh với tư tưởng cải cách rất tiên bộ và nhiều người khác nữa.

Cuộc va chạm-so sánh thứ hai là giữa chủ nghĩa tự do mới mà Mỹ là đại diện với văn hóa Việt Nam mà một bên là những người cộng sản (ở cả hai miền) đại diện cho văn hóa cũ ở đỉnh điểm của nó, còn một bên là những người Việt Nam cộng hòa đại diện cho những yếu tố văn hóa mới nhất định của dân tộc. Những nhân tố con người mới đã tiếp tục nảy sinh, phát triển ở miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên, “chiến thẳng” của cộng sản và sự thất bại-đau thương của dân tộc, đã triệt tiêu gần như hoàn toàn những nhân tố mới đã này sinh ấy, như việc đánh phá, tiêu diệt “nhân văn giai phẩm” và tiêu diệt những mầm mống tư hữu, dân chủ, tự do ở miền Bắc, đặc biệt cuộc cưỡng chiếm miền Nam và sau đó với cuộc tấn công “đánh” tư sản và phá hủy những nhân tố văn hóa, kinh tế mới của Việt Nam ở miền Nam. Thay vào đó, một thể chế nô lệ quyền lực tuyệt đối đã được xác lập và không ngừng được củng cố. Đau đớn nhất là ở đây tồn tại một ý thức khuất phục, nô lệ trước ngoại bang, cụ thể là trước Tàu Cộng.

Tuy nhiên, giờ đây có thể nói, chúng ta đang bước vào, đang ở trong cuộc va chạm-so sánh lần thứ ba và những nhân tố con người mới đã được đánh thức và được biểu hiện rõ ràng nhất với cuộc biểu tình, xuống đường đấu tranh của hàng nhiều vạn người dân, nhất là ở miền Nam hồi tháng 6 năm 2018. Đặc biệt trong cuộc đấu tranh này lòng yêu nước mới của con người, của Nhân dân Việt Nam đã nảy nở và được xác lập. Nó gắn chặt với ý chí Tự do - Độc lập dân tộc, không chỉ thể hiện trong việc chống lại âm mưu, dã tâm xâm chiếm Việt Nam của Tàu Cộng, mà còn trong việc khẳng định tính chủ thể - ý chí quyền lực - chủ nhân ông, rõ nhất là ở việc đòi hỏi phải xóa bỏ chế độ cộng sản toàn trị, chế độ nô lệ quyền lực, nhất là quyền lực chính trị, để thiết lập chế độ Tự do - Dân chủ.

Lòng yêu nước mới của Dân tộc, Nhân dân Việt Nam là một yếu tố cốt yêu của ý chí quyền lực tự do. Đối với những người Tự do - Dân chủ, đối với Dân tộc, Nhân dân Việt Nam nói chung, không có câu chuyện khôi hài và bịp bợm là yêu nước gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội, với yêu đảng, lãnh tụ. Chúng ta hiểu đó thực chất là mong muốn của những kẻ muốn tiếp tục duy trì ách cai trị của chúng, muốn tiếp tục thân phận làm nô lệ để bắt cả dân tộc làm nô lệ, để chúng tiếp tục làm nô lệ cho ngoại bang, cho Tàu Cộng. Mong muốn của chúng trái ngược với quy luật tiến bộ xã hội, lịch sử.

Nhưng phải chăng sẽ còn những cuộc va chạm-so sánh nữa? Rất có thể, nhưng chúng ta có niềm tin, hy vọng lớn lao vào cuộc va chạm-so sánh lần thứ ba này. Tôi muốn lưu ý điều là người ta nói F. Nietzsche có tư tưởng về những con người “siêu phàm” hay “siêu nhân”, tức là cho rằng tư tưởng của ông có tính hoang tưởng và cực đoan, phản nhân loại. Nhưng như những gì tôi được biết, thì thực ra ông nói rất hay về những con người này - những chủ nhân ông tương lai với một nền triết học, tư tưởng mới và dường như những con người đó đang cần và đang xuất hiện trong thời đại chúng ta - những con người gánh vác trách nhiệm, mang sứ mạng không chỉ quốc gia dân tộc, mà còn cả khu vực, toàn cầu-toàn nhân loại, toàn bộ sinh quyền và sự sống nói chung. Thiết nghĩ, cuộc va chạm-so sánh lần này sẽ đào luyện nên những con người Việt Nam với sức sống và tầm vóc lớn lao ấy.

Ngày 18 tháng 5 năm 2020.
Phạm Văn

cuoigia
Posts: 255
Joined: Thu Aug 06, 2009 6:57 pm

Re: Bình Luận Thời Sự

Post by cuoigia »

Image

Nhà văn Phạm Thành - tác giả cuốn sách
"Nguyễn Phú Trọng: Thế Thiên Hành Đạo Hay Đại Nghịch Bất Đạo” bị bắt giam


CTV Danlambao -

Nhà văn Phạm Thành đã bị côn an Hà Nội ập vào nhà, khám xét, tịch thu máy tính và bắt giam vào sáng ngày 21.05.2020. Côn an đã đọc lệnh bắt theo Điều 117 -BLHS năm 2015: “Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Nếu nói đúng hơn thì "tội" của ông là đã tự xuất bản tác phẩm “Nguyễn Phú Trọng: Thế thiên hành đạo hay Đại nghịch bất đạo” được xem là cuốn sách đầu tiên được xuất bản tại Việt Nam công khai phê phán lãnh đạo cao cấp nhất của chế độ.

Ông cũng là tác giả của cuốn Nền Kinh tế Thị trường Định hướng XHCN Xuống hố cả lũ và tác phẩm Cò hồn Xã nghĩa.

Theo nhà văn Phạm Thành thì “Nguyễn Phú Trọng: Thế thiên hành đạo hay Đại nghịch bất đạo” là “một bằng chứng, một dữ liệu về những lời ăn tiếng nói, hành xử của ông Trọng, trong những chính sách đối nội và đối ngoại của ông ấy, đối với Trung Quốc cũng như đối với thế giới. ”

Ông cũng cho biết thêm là kể từ khi ông làm việc trong ban thư ký biên tập của đài Tiếng nói Việt Nam từ năm 2006 ông đã luôn bám sát và theo dõi những việc làm, phát biểu, thái độ của Nguyễn Phú Trọng để viết về tên đại nghịch bất đạo này.

Kết luận của ông về Nguyễn Phú Trọng là “Cuối cùng, tôi nhận ra rằng ông Trọng là người mà làm tất cả những điều gì mà Trung Quốc muốn.”

Hiện côn an đã chuyển nhà văn, chủ trang blog Bà Đầm Xoè, người công khai phê phán tên "đốt lò vĩ đại" của đảng xuống nhà giam Hoả Lò.

22.05.2020

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Re: Bình Luận Thời Sự

Post by phu_de »

Luật An ninh quốc gia Hong Kong: Đó là gì, vì sao lại gây tranh cãi?

The Guardian
Kiểm Tin, lược dịch

22-5-2020

Quốc hội Bắc Kinh thông báo sẽ thảo luận về luật an ninh quốc gia áp dụng cho Hong Kong trong nỗ lực cố gắng áp đặt kiểm soát lên lãnh thổ bán tự trị và ngăn chặn các cuộc biểu tình dân chủ.

Luật An Ninh Quốc Gia Là Gì?

Điều 23 của hiến pháp sửa đổi của Hồng Kong, Luật Cơ Bản, nói rằng đặc khu phải ban hành luật an ninh quốc gia ngăn cấm các hành vi “phản quốc, ly khai, kích động bạo loạn” chống lại chính quyền Trung cộng.

Tuy nhiên điều khoản này chưa bao giờ được thực thi vì những lo ngại hạn chế các quyền dân chủ ở Hồng Kong như quyền tự do ngôn luận. Nỗ lực để ban hành điều 23 vào năm 2003 đã phải hoãn lại sau khi nửa triệu người dân xuống đường biểu tình.

Vì Sao Những Điều Luật Này Lại Đặt Trở Lại Trong Chương Trình Nghị Sự?

Khả năng các điều luật đã bị hoãn sẽ được ban hành trở lại khi Hong Kong gia tăng các cuộc biểu tình và bị đàn áp vào năm ngoái. Trong một vài tháng qua, khi phần lớn thế giới bị xao nhãng vì đại dịch do virus Vũ Hán thì Bắc Kinh đã mạnh tay hơn đối với Hồng Kong.

Vào tháng 4, quan chức hàng đầu của Bắc Kinh tại Hồng Kong, Lạc Huệ Ninh kêu gọi Hong Kong mau chóng thông qua những điều luật đó để chống lại bạo lực cực đoan và can thiệp của nước ngoài cũng như các lực lượng ủng hộ độc lập.

Văn phòng Bắc Kinh tại Hồng Kong cũng tuyên bố rằng các điều luật trong Luật Cơ Bản nhằm loại trừ các bộ ngành Trung cộng can thiệp vào Hồng Kong không áp dụng cho họ.

Các cuộc biểu tình bao trùm khắp thành phố vào năm ngoái đã tan biến trong đại dịch. Tuy nhiên Hong Kong sắp tới sẽ bị phong toả trở lại. Chính phủ quả quyết cho rằng các phong trào biểu tình phải dừng lại để cứu vãn danh tiếng, xã hội và kinh tế của Hong Kong.

Bắc Kinh có thể cũng trông chờ vào cuộc bầu cử hội đồng lập pháp của Hong Kong vào tháng 9 sắp đến. Sau những tháng biểu tình và việc điều hành rất thành công các cuộc bầu cử hội đồng quận năm ngoái thì các ứng cử viên thiên dân chủ có thể giành được số phiếu đại đa số. Họ tuyên bố sẽ ngăn chặn các dự luật do chính phủ đưa ra.

Vì Sao Điều Luật Này Gây Tranh Cãi?

Hong Kong vẫn đang vận hành thể chế một quốc gia, hai chế độ và vẫn có được những tự do mà Trung cộng đại luật không có như sự độc lập, tự do báo chí, và quyền được biểu tình. Đặc khu này cũng được quyền phê bình chính phủ Trung cộng. Những chỉ trích lo ngại những điều luật sẽ được sử dụng để chống lại những ai phản đối chính quyền trung ương hay chính quyền Hong Kong được Bắc Kinh hậu thuẫn.

Họ đặc biệt lo ngại điều luật sẽ được áp dụng đối với những người tham gia biểu tình trong năm ngoái. Một vài trường hợp đã đốt cờ Trung cộng hoặc làm mất thể diện văn phòng liên lạc Trung cộng tại Hong Kong. Các quan chức Trung cộng cũng liên tục nói rằng nững người biểu tình là “khủng bố”.

Image
© AP Photo/Kin Cheung Pro-democracy activist Joshua Wong, left, speaks to the media, against Beijing's national security legislation in Hong Kong, Friday, May 22, 2020.

Maya Wang, nhà nghiên cứu về Trung cộng của tổ chức Theo dõi nhân quyền Human Rights Watch nói rằng “dựa trên các khái niệm “an ninh quốc gia” mà Bắc Kinh đưa ra đó là không được có bất cứ hành động hoặc lời nói nào phê bình đảng thì điều luật nhằm bảo vệ an ninh quốc gia có nghĩa là dấu chấm hết cho Hong Kong”. “Điều quan trọgn nhất là chúng ta sẽ mất một bến cảng an toàn cho người bất đồng chính kiến ở Trung cộng, khi mà tại thời điểm này thế giới đang cần một nơi để có thể nó lên sự thật về Trung cộng”.

Những Gì Sẽ Diễn Ra Tiếp Theo?

Các điều luật có thể sẽ được thực thi dưới dạng một nghị định sau khi ban hành. Các nhà phân tích nói rằng đây là một hành động khiêu kích chưa từng có, mặc dù các điều luật phải gửi qua hội đồng lập pháp Hong Kong xem xét trước.

Các nhà lập pháp ủng hộ dân chủ đang tranh cãi mạnh mẽ về tính hợp pháp của những điều luật mà Bắc Kinh đưa ra. Các cuộc biểu tình phản đối Bắc Kinh nhanh chóng được kêu gọi vào hôm thứ 5 (21/5). Dù cho các điều luật có diễn ra hay không nhưng hầu hết người dân Hong Kong cực kỳ phẫn nộ.

TIN THẾ GIỚI

User avatar
VuPhong
Posts: 2913
Joined: Wed Dec 01, 2004 4:28 pm

Re: Bình Luận Thời Sự

Post by VuPhong »

Image

Đại hội đồng Y tế thế giới

Chân Như
(Danlambao) - Trong hai ngày 18 và 19/05 vừa qua, Đại hội đồng Tổ chức Y tế thế giới (WHA) - cơ quan hoạch định chính sách của WHO - đã diễn ra hội nghị ở Geneva, Thụy Sĩ với 194 quốc gia thành viên của WHO để cùng nhau bàn bạc, vạch ra con đường chống dịch cho toàn cầu.

Phải thấy ngay là có một bàn tay đầy mưu lược sắp đặt từng đường đi nước bước để giật dây WHA trong kỳ đại hội này và không ai khác hơn là Trung cộng. Điều đó được diễn ra trắng trợn khi quốc gia lên phát biểu đầu tiên lại là TC. Phát biểu tại Hội nghị, Tập Cận Bình huênh hoang tuyên bố, TC sau khi miệt mài nỗ lực và hy sinh, đã lội ngược dòng chống virus và cứu nhiều mạng sống. Đồng thời TC đã làm mọi thứ trong khả năng để hỗ trợ các quốc gia cần giúp đỡ như trong mấy tháng qua, đã liên tục gửi trang thiết bị y tế và chuyên gia ra thế giới. Ngoài ra TC sẽ tài trợ cho WHO 2 tỷ USD trong vòng hai năm. Và sau khi vaccine được đưa vào sử dụng, nó sẽ được sử dụng như một sản phẩm công cộng toàn cầu...(1)

Xin phân tích từng phần:

TC gửi trang thiết bị ra thế giới

Thế giới còn lạ gì chiến dịch khẩu trang, rồi đến những lô hàng thiết bị y tế xuất khẩu kém chất lượng, chưa kể những Test Kit còn dính virus thì có đáng để khoe khoang? Cần làm rõ ở đây, hàng hóa TC xuất khẩu sang Hoa Kỳ và Liên Âu đâu phải viện trợ mà chính là TC bán ra và thu về một mối lợi khổng lồ. (Một khẩu trang giá sản xuất chỉ là 0,2 Nhân dân tệ nhưng bán ra đến 4 Nhân dân tệ. Một quan chức hải quan TC cho biết kể từ 01/03/20 đến nay, TC xuất khẩu 3,86 tỷ khẩu trang, 37,5 triệu bộ trang phục bảo hộ, 16.000 máy thở và 2,84 triệu Test Kit đạt doanh thu lên đến 10,2 tỷ nhân dân tệ (tương đương 1,45 tỉ USD).

Đây là hành động “Đục nước béo cò” nhưng vẫn lên giọng gia ơn!

TC sẽ ủng hộ WHO 2 tỷ USD

Khoản tiền 2 tỷ đô la này nói trắng ra là TC "vung tiền mua chuộc" dân tình thế giới vì sợ phong trào chống đối TC ngày càng cao. Trong bối cảnh Hoa Kỳ và các nước EU đang vật lộn với dịch bệnh thì TC đang cố gắng dấn bước giành lấy vị trí lãnh đạo thế giới, đồng thời cố làm thế giới quên đi sai lầm khủng khiếp ban đầu khi che giấu sự bùng phát của dịch bệnh tại Vũ Hán. Về phía Hoa Kỳ từ khi nạn dịch xẩy ra tới nay, tổng số tiền của HK nhằm hỗ trợ sức khỏe, hỗ trợ kinh tế cho hơn 120 quốc gia đã lên tới 900 triệu USD (TC cũng nhận được) tất cả chỉ vì lý do nhân đạo.

Vaccine

Tính đến cuối tháng 4, có hàng chục loại vaccine COVID-19 đang được nghiên cứu trên thế giới, đa phần là tại châu Âu và Mỹ, riêng TC thì vẫn không nghe lên tiếng. Nay đùng một cái thì một ngày rất gần TC sẽ có vaccine để mang đi cứu trợ cho khắp cộng đồng. Điều này gây nên rất nhiều ngờ vực.

Triển vọng tìm ra vaccine đang khả quan nhưng đòi hỏi nhiều thời gian thử nghiệm. Đầu tiên tiến hành trên thú vật, rồi mới chuyển sang người. Như Hoa Kỳ có tuyên bố thì phải đợi đến cuối năm may ra mới có vaccine. Còn theo cách nói khoa môi múa mép của TC thì “dường như” họ đã có vaccine trong tay rồi. Nhanh như vậy có lẽ vì TC đã đốt giai đoạn thử nghiêm trên thú mà chích trực tiếp lên người và người bị mang ra làm thử nghiệm thì TC có đầy trong các nhà tù giam người Duy Ngô Nhĩ.

Chưa hết, cố vấn thương mại Tòa Bạch Ốc ông Peter Navarro hôm 17/5 trả lời phỏng vấn trong chương trình “This Week” của Đài ABC đã nói rõ, ngoài việc ĐCSTQ gây ra đại dịch virus toàn cầu, một chuyện khác khiến ông cảm thấy hành động của ĐCSTQ quá đáng là: “Cục Điều tra Liên bang Mỹ trong một báo cáo có nói rằng Chính phủ Trung Quốc tiến hành tấn công (hack) nhắm vào quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ, để đánh cắp thông tin vaccine. Họ sẽ dùng vắc-xin này để kiếm lời lớn, kìm kẹp thế giới này.” (2)

Thật là ghê tởm, một tay siêu trộm mà còn lên giọng nhân từ!

Quốc tế yêu cầu một cuộc điều tra độc lập

TC thật sự chẳng tử tế với thế giới mà chỉ vì muốn bằng mọi cách ngăn chặn việc đòi hỏi điều tra độc lập của quốc tế. Úc là quốc gia đầu tiên, kéo theo EU và thêm nhiều nước khác kêu gọi mở cuộc điều tra độc lập, tìm hiểu đại dịch Covid-19 đã bùng phát như thế nào.

Trong Đại hội đồng Y tế Thế giới lần này, Tập cũng có phản hồi về đòi hỏi này. Nhưng đó là câu trả lời vô cùng trí trá. Câu trước thì cho là “Đây là một ý kiến rất hay, qua đó có thể tổng kết kinh nghiệm và rút ra những thiếu sót”, nhưng câu sau lại “Việc này phải dựa trên cơ sở khoa học và sự chuyên nghiệp, do WHO dẫn dắt, tiến hành một cách khách quan và công bằng!"

Thế giới muốn điều tra “độc lập” trong khi TC lại muốn “khách quan và công bằng” dưới sự dẫn dắt của WHO là hai việc đối nghịch nhau hoàn toàn. Việc để WHO, một định chế bị cho là thông đồng với Bắc Kinh, mà nay lại có quyền “dẫn dắt” cuộc điều tra thì không bao giờ có thể gọi là “khách quan và công bằng” cho được.

Chắc chắn việc lựa chọn những thành viên trong nhóm điều tra sẽ bị TC ra sức tác động, ví dụ như TC chỉ đồng thuận cho những người mà TC biết chắc họ sẽ đồng tình với Bắc Kinh, thì những người này mới có thể đặt chân đến TC mở cuộc điều tra.

Trước mũi dùi của trên 2/3 thành viên của WHO muốn điều tra nguồn gốc của con virus, thì Tập một lần nữa lươn lẹo bằng câu trả lời: "Bất kỳ cuộc điều tra nào cũng sẽ diễn ra vào một vào thời điểm thích hợp sớm nhất, sau khi khủng hoảng đã lắng xuống!"

Thật ra khi TC mở cửa cho phái đoàn điều tra vào thì cũng chẳng còn dấu vết gì để điều tra cả. Vào tuần trước, ngày 15/5, TC đã lên tiếng xác nhận có ra lệnh cho các phòng thí nghiệm ở nước này tiêu hủy các mẫu xét nghiệm virus Corona Vũ Hán ngay từ khi dịch bệnh mới bùng phát.(3)

Lại một hành động lưu manh, lươn lẹo của TC.

Trước khi chấm dứt bài, xin có vài dòng về Tổng Giám đốc WHO là Tedros. Tedros làm ra vẻ thành khẩn tiếp nhận những chỉ trích về cách tổ chức xử lý dịch chưa tốt trong giai đoạn đầu nhưng vẫn cố tình tránh đề cập đến cáo buộc của Đài Loan, rằng WHO đã phớt lờ cảnh báo của Đài Loan, là Covid-19 lây từ người sang người, nhiều ngày trước khi TC đại lục thừa nhận... Đó chính là nguyên do, vì sao cả TC lẫn WHO đã tìm mọi cách ngăn chặn không cho Đài Loan vào tham dự đại hội kỳ này, vì sợ Đài Loan sẽ tố cáo toàn bộ sự việc thiếu minh bạch của Tedros.

Và người bao giờ cũng lên án WHO mạnh mẽ nhất là Tổng Thống Trump:

"Rõ ràng là những sai lầm lặp đi lặp lại của ông (Tedros) và WHO trong việc ứng phó với đại dịch đã khiến thế giới phải trả cái giá vô cùng lớn. Cách duy nhất để WHO hướng về phía trước là thực sự có thể chứng minh sự độc lập khỏi Trung Quốc."

Nếu thế giới vẫn còn lưỡng lự không đồng hành với Hoa Kỳ thì rồi sẽ có ngày, nhân loại sẽ bị hủy diệt bởi bàn tay độc ác tham tàn của Trung cộng.

Chú thích:

(1) https://www.ntdvn.com/the-gioi/tap-can- ... 38738.html

(2) https://trithucvn.net/the-gioi/vi-sao-o ... trung.html

(3) https://www.ntdvn.com/trung-quoc/tq-thu ... 38027.html

22/5/2020
Chân Như

User avatar
dodom
Posts: 2723
Joined: Fri Nov 28, 2008 8:38 pm

Re: Bình Luận Thời Sự

Post by dodom »

Tổng thống Trump tiếp tục tô hồng nền kinh tế Mỹ
May 25, 2020

Image
Tổng thống Trump đang chuẩn bị ra sân khấu tại một cuộc vận động tranh cử, tháng Hai, 2020. AP.
NGUYỄN HÒA

Hãng tin Mỹ AP trích nguyên văn lời Tổng thống Hoa Kỳ, Donald Trump, như sau: Chúng ta sẽ thấy những con số vĩ đại trong ba tháng cuối năm. Cuối cùng chúng ta sẽ làm nên chuyện vĩ đại vào năm sau.

Cố vấn về kinh tế của Tổng thống, ông Larry Kudlow, nói sẽ có một “big bang” trong năm 2021, ý nói kinh tế sẽ bùng nổ vào năm 2021.

Ông Tim Murtaugh, giám đốc truyền thông của chiến dịch tranh cử của ông Trump nói rằng ông Trump đã xây dựng nền kinh tế mạnh “chưa từng có”, rồi lại bị coronavirus phá đi “một cách nhân tạo”, rằng ông sẽ xây dựng lại một lần nữa.

Nước Mỹ hiện có 38 triệu người thất nghiệp, và theo một số nhà kinh tế thì đang nằm trong tình trạng khủng hoảng tồi tệ nhất trong một 100 năm qua.

Theo Văn phòng ngân sách Quốc hội (Congressional Budget Office), một cơ quan phi đảng phái, thì nền kinh tế Mỹ cần hàng năm trời mới có thể phục hồi được.

Theo một cuộc thăm dò của hãng AP, hiện nay chỉ có 49% người Mỹ cho là ông Trump làm tốt về kinh tế, so với 56% hồi tháng Ba. Trong số những người Mỹ có người thân và bạn bè mất việc làm, có đến 70% cho rằng nền kinh tế đang tồi tệ.

Tuy ông Trump và các cộng sự của ông phát biểu rất lạc quan về chuyện họ sẽ thắng cử trong tháng 11 tới đây, một nhà phân tích chiến lược của Đảng Cộng hòa là ông Michael Steel nói với AP rằng cuộc bầu cử sắp tới đây dựa trên những sự việc chứ không phải thông điệp (hứa hẹn). Theo ông Steel nếu sắp tới số thất nghiệp và số người chết lại tăng thì canh bạc lớn của ông Trump là mở cửa sớm nền kinh tế, phớt lờ cảnh báo của các viên chức y tế, sẽ thất bại.

Post Reply