Bình Luận Thời Sự
Re: Bình Luận Thời Sự
Bạo lực chính trị đe dọa nền dân chủ Mỹ
Hiếu Chân/Người Việt Vụ một kẻ cực đoan đột nhập nhà riêng dùng búa đập vỡ đầu ông Paul Pelosi, phu quân của Chủ Tịch Hạ Viện Nancy Pelosi, hôm Thứ Sáu tuần trước gióng lên hồi chuông báo động về tình trạng bạo lực có động cơ chính trị ngày càng lan tràn, không chỉ đe dọa các chính trị gia mà cả nền dân chủ lâu đời của nước Mỹ.
Cảnh sát phong tỏa nhà bà Nancy Pelosi ở San Francisco, California, sau vụ tấn công hôm 28 Tháng Mười. (Hình minh họa: Justin Sullivan/Getty Images) “Nancy đâu?”
Những lời khai của nghi can David DePape, 42 tuổi, được Biện Lý Cuộc San Francisco công bố tại buổi họp báo tối Thứ Hai, 31 Tháng Mười, vừa qua làm người nghe sởn da gà. Ông DePape khai ông đột nhập nhà bà Pelosi lúc 2 giờ 30 phút sáng, mang theo dây trói và băng keo, dùng búa đập vỡ kính cửa sau, rồi lên lầu nơi ông Paul Pelosi, 82 tuổi, đang ngủ.
Ông cho biết dự định của ông là bắt nhà lãnh đạo đảng Dân Chủ làm con tin, và “đập bể xương bánh chè của bà” để bà phải đi đến Hạ Viện bằng xe lăn nhằm cảnh cáo các thành viên khác của Quốc Hội về “hậu quả hành động” của họ. Ông DePape cho rằng Chủ Tịch Hạ Viện Nancy Pelosi là “thủ lĩnh của nhóm dối trá trong đảng Dân Chủ.”
Theo thông tin của cảnh sát, nghi can hỏi ông Pelosi: “Nancy đâu?” – đúng nguyên văn câu hỏi mà những kẻ bạo loạn xông vào tòa nhà Quốc Hội Hoa Kỳ đã hỏi trong lúc lùng tìm bà Chủ tịch Hạ Viện trong vụ tấn công ngày 6 Tháng Giêng, 2021, qua sự xúi giục của cựu Tổng Thống Donald Trump. Sự trùng hợp đó cho thấy hành vi của ông DePape có thể nằm trong chuỗi những hành động thù địch nhắm vào bà Pelosi.
Đảng Cộng Hòa, cùng với truyền thông cánh hữu và thành phần ủng hộ đảng, đã thực hiện nhiều chiến dịch quảng cáo rộng lớn miêu tả bà Pelosi là một kẻ ác cần phải bị tước bỏ quyền lực để “cứu nước Mỹ.” Có những hình ảnh hoặc đoạn phim quảng cáo vẽ hình chân dung bà Pelosi với cặp sừng của quỷ, miệng đầy máu như ma cà rồng, hoặc trên trán có hình chữ thập ngoặc của Đức Quốc Xã…
“Đối với đông đảo những người theo đảng Cộng Hòa, bà Pelosi là kẻ thù số 1, là mục tiêu của cơn thịnh nộ tập thể của đảng này trong mấy năm gần đây,” nhật báo The Washington Post nhận định. Bên cạnh bà Pelosi, những người Cộng Hòa cũng tấn công các chính trị gia hàng đầu của đảng Dân Chủ như cựu Tổng Thống Barack Obama, Tổng Thống Joe Biden, và cựu Ngoại Trưởng Hillary Clinton…
Thực tế, đảng Cộng Hòa cũng không tránh khỏi sự thù ghét của những người chống đối và báo chí ghi nhận bạo lực đã xảy ra với các nhà lãnh đạo của cả hai đảng.
Đầu tuần trước, ba bị cáo bị buộc tội âm mưu bắt cóc và hãm hại nữ Thống Đốc Gretchen Whitmer (Dân Chủ-Michigan). Đầu năm nay, Thẩm Phán Brett Kavanaugh của Tối Cao Pháp Viện, người có quan điểm bảo thủ, liên tục bị đe dọa và cảnh sát đã bắt một người đàn ông mang súng đến gần nhà ông ở Chevy Chase, Maryland.
Trước đó, năm 2017, Dân Biểu Steve Scalise (Cộng Hòa-Louisiana), nhân vật số hai của đảng Cộng Hòa trong Hạ Viện, bị một người ủng hộ Thượng Nghị Sĩ Bernie Sanders (Độc Lập-Vermont) bắn trọng thương trong một buổi tập thi đấu bóng chày ở phía Bắc tiểu bang Virginia. Mười một năm trước, một cuộc vận động chính trị ở Tucson đã biến thành vụ thảm sát bằng súng với sáu người chết, 13 người bị thương, trong đó Dân Biểu Gabrielle Giffords (Dân Chủ-Arizona) bị bắn vào đầu, thập tử nhất sinh, và sau đó phải từ chức.
Bạo lực chính trị gia tăng
Không chỉ các chính trị gia nổi tiếng mới bị đe dọa bạo lực. Từ sau cuộc bầu cử tổng thống tháng Mười Một, 2020, các quan chức và nhân viên bầu cử cấp liên bang, tiểu bang, và địa phương đều cho biết đe dọa nhắm vào họ đang ngày càng gia tăng, chủ yếu đến từ những người phủ nhận kết quả bầu cử tổng thống và tin vào câu chuyện sai trái “bầu cử gian lận” của cựu Tổng Thống Donald Trump.
Lời nói không vô hại. Nhưng những phát ngôn xuyên tạc sự thật, mang tính hận thù, kích động thường dẫn tới những hành động bạo lực mà có khi người nói không lường trước được. Từ lúc ông Trump ra tranh cử tổng thống và trong các buổi vận động cử tri, ông thường kêu gọi bỏ tù đối thủ Hillary Clinton (Lock Her Up!) thì các diễn ngôn kích động như vậy bắt đầu lan rộng trong trong không khí chính trị Mỹ.
Câu chuyện “bầu cử bị đánh cắp” mà ông Trump tung ra sau khi thất bại lại càng thôi thúc ủng hộ viên của ông dùng hành động bạo lực như là cách duy nhất để đòi lại công bằng sau khi các con đường hợp pháp như kiện tụng đều không có kết quả. Vụ tấn công Quốc Hội ngày 6 Tháng Giêng, 2021 là đỉnh điểm của bạo lực chính trị trong lịch sử Hoa Kỳ. Để ngăn chặn Quốc Hội chứng nhận chiến thắng của ứng cử viên Joe Biden, những kẻ bạo loạn đã đòi “Treo cổ Mike Pence,” phó tổng thống lúc đó, buộc các nhà lãnh đạo và các thượng nghị sĩ, dân biểu phải trốn vào nơi an toàn.
Sau khi các đặc nhiệm FBI lục soát tư dinh Mar-A-Lago, Florida, của ông Trump hôm 8 Tháng Tám, các mối đe dọa còn nhắm tới các nhân viên thực thi pháp luật liên bang và địa phương. Trên mạng xã hội còn lan truyền rộng rãi những lời kêu gọi ám sát Bộ Trưởng Tư Pháp Merrick Garland!
Tình hình nghiêm trọng tới mức, theo điều tra của các tổ chức thăm dò dư luận, có tới 28% cử trị Mỹ, trong đó 37% có súng ở nhà, đồng ý rằng một lúc nào đó, công dân Mỹ cần phải cầm vũ khí chống lại chính quyền! Có một phần ba những người Cộng Hòa, trong đó có 45% những người Cộng Hòa “trung kiên” và 20% những người Dân Chủ, nghĩ như vậy.
Khủng hoảng thật sự
Trái ngược với chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa phát xít sử dụng bạo lực để giải quyết những mâu thuẫn chính trị, chế độ dân chủ tôn trọng ý kiến khác biệt và hướng tới sự thỏa hiệp. Nền chính trị dân chủ không coi đối lập quan điểm là thù địch. Không ai nghĩ mình là “đỉnh cao trí tuệ” để độc chiếm chân lý, không miệt thị những người có ý kiến khác. Hãm hại hoặc giết chết họ và thân nhân của họ lại càng không.
Nếp sinh hoạt dân chủ đó dường như đang biến mất trong không khí chính trị nước Mỹ.
Từ khi ông Donald Trump không chấp nhận thất cử và liên tục quảng bá luận điệu “chính quyền Biden là bất hợp pháp” thì nền móng của tòa nhà dân chủ tự do bị lung lay dữ dội. Và khi nếp sinh hoạt dân chủ bị xói mòn thì những kẻ cực đoan tìm đến bạo lực để triệt hạ các “kẻ thù chính trị” của họ là chuyện không khó hiểu.
Có điều, ông Trump và những người ủng hộ ông quên rằng, nếu cuộc bầu cử bị đánh cắp thật sự, thì chính ông, trong vai trò tổng thống thứ 45 của Mỹ, lãnh đạo quốc gia này trong năm 2020, mới là người chịu trách nhiệm.
Đáng lý, ông Trump và những người ủng hộ ông, phải tự trách mình vô trách nhiệm, để xảy ra “bầu cử bị đánh cắp” mới đúng.
Theo Sở Cảnh Sát Quốc Hội, cơ quan công lực liên bang có nhiệm vụ bảo vệ các nhà lập pháp liên bang, số vụ đe dọa nhằm vào các thành viên quốc hội tăng hơn 10 lần trong năm năm kể từ khi ông Trump được bầu làm tổng thống cuối năm 2016, lên tới 9,625 vụ năm 2021.
Giáo Sư Peter Simi, thuộc đại học Chapman University ở Orange County, California, chuyên nghiên cứu các tổ chức cực đoan và bạo lực ở Mỹ trong 20 năm qua, nhận định với nhật báo The New York Times: “Khi chúng ta thấy những gì xảy ra ở tư gia của bà chủ tịch Hạ Viện, khi chúng ta thấy những chuyện như âm mưu bắt cóc các thống đốc tiểu bang… thì chúng ta đã thật sự rơi vào khủng hoảng.”
Biện pháp đầu tiên để chống lại nạn bạo lực chính trị là nhận diện và lên án nó. Phớt lờ các hành vi hoặc lời đe dọa bạo lực đồng nghĩa với sự cổ vũ bạo lực. Nhưng ở vụ đột nhập tư gia bà Pelosi rất tiếc là nhiều chính trị gia hàng đầu của đảng Cộng Hòa không có phản ứng mạnh mẽ cần thiết.
Ông Trump hoàn toàn im lặng, còn nhiều người khác lấy đó làm trò đùa để chế giễu.
Tỷ phú Elon Musk, ông chủ mới của mạng xã hội Twitter, thậm chí còn đăng, sau đó xóa đi, một giả thuyết sai lạc rằng nghi can DePape và gia đình Pelosi có quan hệ cá nhân và hành vi tội phạm của ông DePape không có động cơ chính trị!
Bạo lực xem ra đã trở thành chuyện thường ngày trong đời sống chính trị Mỹ. Và đó là nguy cơ nhãn tiền của nền dân chủ! [đ.d.]
Hiếu Chân/Người Việt Vụ một kẻ cực đoan đột nhập nhà riêng dùng búa đập vỡ đầu ông Paul Pelosi, phu quân của Chủ Tịch Hạ Viện Nancy Pelosi, hôm Thứ Sáu tuần trước gióng lên hồi chuông báo động về tình trạng bạo lực có động cơ chính trị ngày càng lan tràn, không chỉ đe dọa các chính trị gia mà cả nền dân chủ lâu đời của nước Mỹ.
Cảnh sát phong tỏa nhà bà Nancy Pelosi ở San Francisco, California, sau vụ tấn công hôm 28 Tháng Mười. (Hình minh họa: Justin Sullivan/Getty Images) “Nancy đâu?”
Những lời khai của nghi can David DePape, 42 tuổi, được Biện Lý Cuộc San Francisco công bố tại buổi họp báo tối Thứ Hai, 31 Tháng Mười, vừa qua làm người nghe sởn da gà. Ông DePape khai ông đột nhập nhà bà Pelosi lúc 2 giờ 30 phút sáng, mang theo dây trói và băng keo, dùng búa đập vỡ kính cửa sau, rồi lên lầu nơi ông Paul Pelosi, 82 tuổi, đang ngủ.
Ông cho biết dự định của ông là bắt nhà lãnh đạo đảng Dân Chủ làm con tin, và “đập bể xương bánh chè của bà” để bà phải đi đến Hạ Viện bằng xe lăn nhằm cảnh cáo các thành viên khác của Quốc Hội về “hậu quả hành động” của họ. Ông DePape cho rằng Chủ Tịch Hạ Viện Nancy Pelosi là “thủ lĩnh của nhóm dối trá trong đảng Dân Chủ.”
Theo thông tin của cảnh sát, nghi can hỏi ông Pelosi: “Nancy đâu?” – đúng nguyên văn câu hỏi mà những kẻ bạo loạn xông vào tòa nhà Quốc Hội Hoa Kỳ đã hỏi trong lúc lùng tìm bà Chủ tịch Hạ Viện trong vụ tấn công ngày 6 Tháng Giêng, 2021, qua sự xúi giục của cựu Tổng Thống Donald Trump. Sự trùng hợp đó cho thấy hành vi của ông DePape có thể nằm trong chuỗi những hành động thù địch nhắm vào bà Pelosi.
Đảng Cộng Hòa, cùng với truyền thông cánh hữu và thành phần ủng hộ đảng, đã thực hiện nhiều chiến dịch quảng cáo rộng lớn miêu tả bà Pelosi là một kẻ ác cần phải bị tước bỏ quyền lực để “cứu nước Mỹ.” Có những hình ảnh hoặc đoạn phim quảng cáo vẽ hình chân dung bà Pelosi với cặp sừng của quỷ, miệng đầy máu như ma cà rồng, hoặc trên trán có hình chữ thập ngoặc của Đức Quốc Xã…
“Đối với đông đảo những người theo đảng Cộng Hòa, bà Pelosi là kẻ thù số 1, là mục tiêu của cơn thịnh nộ tập thể của đảng này trong mấy năm gần đây,” nhật báo The Washington Post nhận định. Bên cạnh bà Pelosi, những người Cộng Hòa cũng tấn công các chính trị gia hàng đầu của đảng Dân Chủ như cựu Tổng Thống Barack Obama, Tổng Thống Joe Biden, và cựu Ngoại Trưởng Hillary Clinton…
Thực tế, đảng Cộng Hòa cũng không tránh khỏi sự thù ghét của những người chống đối và báo chí ghi nhận bạo lực đã xảy ra với các nhà lãnh đạo của cả hai đảng.
Đầu tuần trước, ba bị cáo bị buộc tội âm mưu bắt cóc và hãm hại nữ Thống Đốc Gretchen Whitmer (Dân Chủ-Michigan). Đầu năm nay, Thẩm Phán Brett Kavanaugh của Tối Cao Pháp Viện, người có quan điểm bảo thủ, liên tục bị đe dọa và cảnh sát đã bắt một người đàn ông mang súng đến gần nhà ông ở Chevy Chase, Maryland.
Trước đó, năm 2017, Dân Biểu Steve Scalise (Cộng Hòa-Louisiana), nhân vật số hai của đảng Cộng Hòa trong Hạ Viện, bị một người ủng hộ Thượng Nghị Sĩ Bernie Sanders (Độc Lập-Vermont) bắn trọng thương trong một buổi tập thi đấu bóng chày ở phía Bắc tiểu bang Virginia. Mười một năm trước, một cuộc vận động chính trị ở Tucson đã biến thành vụ thảm sát bằng súng với sáu người chết, 13 người bị thương, trong đó Dân Biểu Gabrielle Giffords (Dân Chủ-Arizona) bị bắn vào đầu, thập tử nhất sinh, và sau đó phải từ chức.
Bạo lực chính trị gia tăng
Không chỉ các chính trị gia nổi tiếng mới bị đe dọa bạo lực. Từ sau cuộc bầu cử tổng thống tháng Mười Một, 2020, các quan chức và nhân viên bầu cử cấp liên bang, tiểu bang, và địa phương đều cho biết đe dọa nhắm vào họ đang ngày càng gia tăng, chủ yếu đến từ những người phủ nhận kết quả bầu cử tổng thống và tin vào câu chuyện sai trái “bầu cử gian lận” của cựu Tổng Thống Donald Trump.
Lời nói không vô hại. Nhưng những phát ngôn xuyên tạc sự thật, mang tính hận thù, kích động thường dẫn tới những hành động bạo lực mà có khi người nói không lường trước được. Từ lúc ông Trump ra tranh cử tổng thống và trong các buổi vận động cử tri, ông thường kêu gọi bỏ tù đối thủ Hillary Clinton (Lock Her Up!) thì các diễn ngôn kích động như vậy bắt đầu lan rộng trong trong không khí chính trị Mỹ.
Câu chuyện “bầu cử bị đánh cắp” mà ông Trump tung ra sau khi thất bại lại càng thôi thúc ủng hộ viên của ông dùng hành động bạo lực như là cách duy nhất để đòi lại công bằng sau khi các con đường hợp pháp như kiện tụng đều không có kết quả. Vụ tấn công Quốc Hội ngày 6 Tháng Giêng, 2021 là đỉnh điểm của bạo lực chính trị trong lịch sử Hoa Kỳ. Để ngăn chặn Quốc Hội chứng nhận chiến thắng của ứng cử viên Joe Biden, những kẻ bạo loạn đã đòi “Treo cổ Mike Pence,” phó tổng thống lúc đó, buộc các nhà lãnh đạo và các thượng nghị sĩ, dân biểu phải trốn vào nơi an toàn.
Sau khi các đặc nhiệm FBI lục soát tư dinh Mar-A-Lago, Florida, của ông Trump hôm 8 Tháng Tám, các mối đe dọa còn nhắm tới các nhân viên thực thi pháp luật liên bang và địa phương. Trên mạng xã hội còn lan truyền rộng rãi những lời kêu gọi ám sát Bộ Trưởng Tư Pháp Merrick Garland!
Tình hình nghiêm trọng tới mức, theo điều tra của các tổ chức thăm dò dư luận, có tới 28% cử trị Mỹ, trong đó 37% có súng ở nhà, đồng ý rằng một lúc nào đó, công dân Mỹ cần phải cầm vũ khí chống lại chính quyền! Có một phần ba những người Cộng Hòa, trong đó có 45% những người Cộng Hòa “trung kiên” và 20% những người Dân Chủ, nghĩ như vậy.
Khủng hoảng thật sự
Trái ngược với chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa phát xít sử dụng bạo lực để giải quyết những mâu thuẫn chính trị, chế độ dân chủ tôn trọng ý kiến khác biệt và hướng tới sự thỏa hiệp. Nền chính trị dân chủ không coi đối lập quan điểm là thù địch. Không ai nghĩ mình là “đỉnh cao trí tuệ” để độc chiếm chân lý, không miệt thị những người có ý kiến khác. Hãm hại hoặc giết chết họ và thân nhân của họ lại càng không.
Nếp sinh hoạt dân chủ đó dường như đang biến mất trong không khí chính trị nước Mỹ.
Từ khi ông Donald Trump không chấp nhận thất cử và liên tục quảng bá luận điệu “chính quyền Biden là bất hợp pháp” thì nền móng của tòa nhà dân chủ tự do bị lung lay dữ dội. Và khi nếp sinh hoạt dân chủ bị xói mòn thì những kẻ cực đoan tìm đến bạo lực để triệt hạ các “kẻ thù chính trị” của họ là chuyện không khó hiểu.
Có điều, ông Trump và những người ủng hộ ông quên rằng, nếu cuộc bầu cử bị đánh cắp thật sự, thì chính ông, trong vai trò tổng thống thứ 45 của Mỹ, lãnh đạo quốc gia này trong năm 2020, mới là người chịu trách nhiệm.
Đáng lý, ông Trump và những người ủng hộ ông, phải tự trách mình vô trách nhiệm, để xảy ra “bầu cử bị đánh cắp” mới đúng.
Theo Sở Cảnh Sát Quốc Hội, cơ quan công lực liên bang có nhiệm vụ bảo vệ các nhà lập pháp liên bang, số vụ đe dọa nhằm vào các thành viên quốc hội tăng hơn 10 lần trong năm năm kể từ khi ông Trump được bầu làm tổng thống cuối năm 2016, lên tới 9,625 vụ năm 2021.
Giáo Sư Peter Simi, thuộc đại học Chapman University ở Orange County, California, chuyên nghiên cứu các tổ chức cực đoan và bạo lực ở Mỹ trong 20 năm qua, nhận định với nhật báo The New York Times: “Khi chúng ta thấy những gì xảy ra ở tư gia của bà chủ tịch Hạ Viện, khi chúng ta thấy những chuyện như âm mưu bắt cóc các thống đốc tiểu bang… thì chúng ta đã thật sự rơi vào khủng hoảng.”
Biện pháp đầu tiên để chống lại nạn bạo lực chính trị là nhận diện và lên án nó. Phớt lờ các hành vi hoặc lời đe dọa bạo lực đồng nghĩa với sự cổ vũ bạo lực. Nhưng ở vụ đột nhập tư gia bà Pelosi rất tiếc là nhiều chính trị gia hàng đầu của đảng Cộng Hòa không có phản ứng mạnh mẽ cần thiết.
Ông Trump hoàn toàn im lặng, còn nhiều người khác lấy đó làm trò đùa để chế giễu.
Tỷ phú Elon Musk, ông chủ mới của mạng xã hội Twitter, thậm chí còn đăng, sau đó xóa đi, một giả thuyết sai lạc rằng nghi can DePape và gia đình Pelosi có quan hệ cá nhân và hành vi tội phạm của ông DePape không có động cơ chính trị!
Bạo lực xem ra đã trở thành chuyện thường ngày trong đời sống chính trị Mỹ. Và đó là nguy cơ nhãn tiền của nền dân chủ! [đ.d.]
Re: Bình Luận Thời Sự
Sau bầu cử, Mỹ có thay đổi chính sách đối ngoại?
Bình Phương
13 tháng 11, 2022
Tuy đảng Cộng hòa có thể kiểm soát Quốc hội sau bầu cử nhưng Tổng thống Biden vẫn cho rằng ngày Bầu cử là ngày tốt cho nền dân chủ và đường lối đối ngoại của Hoa Kỳ sẽ không có thay đổi căn bản. Ảnh ông Biden đến dự một cuộc meeting của đảng Dân Chủ tối ngày 10-11-22 khi phiếu bầu đang được kiểm đếm. Ảnh Nathan Posner/Anadolu Agency via Getty Images.
Khi ngôi sao MAGA mờ dần, các nhà phân tích dự đoán sau bầu cử giữa kỳ Washington sẽ tiếp tục hỗ trợ cho Ukraine và NATO và có thể gây áp lực mạnh hơn với Trung Quốc. Báo The New York Times ghi nhận ý kiến các chuyên gia.
Kết quả sơ bộ của cuộc bầu cử giữa kỳ cho thấy đảng Cộng Hòa dường như đang có một chiến thắng sít sao tại Hạ Viện, còn số phận của Thượng Viện chưa chắc chắn. Các nhà ngoại giao và phân tích chính sách đã bắt đầu tìm hiểu xem, tình hình đó sẽ có ý nghĩa như thế nào đối với chính sách của Mỹ ủng hộ cuộc chiến của Ukraine chống Nga, đối với NATO và đối với Trung Quốc.
Chính sách với châu Âu sẽ không thay đổi
Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi (trái) giới thiệu Đệ nhất phu nhân Ukraine Olena Zelenska phát biểu trước toàn thể Quốc hội Mỹ về nạn nhân chiến tranh ở Ukraine. Chính sách hỗ trợ Ukraine của Mỹ dự kiến sẽ không có sự thay đổi lớn sau bầu cử. Ảnh Jabin Botsford – Pool/Getty Images Các nhà phân tích cho rằng ít nhất châu Âu cũng sẽ bị nhiều áp lực phải tăng cường hỗ trợ tài chính và quân sự cho Ukraine hơn nữa.
Michael Gahler, một thành viên bảo thủ người Đức của Nghị viện Châu Âu nhận xét: “Tôi tin phần lớn đảng Cộng Hòa không có thiện cảm với Nga, và về bản chất, tôi không thấy có sự thay đổi trong chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine.”
Ủng hộ NATO là một trong số ít sự đồng thuận lưỡng đảng tại Quốc hội Mỹ và dự kiến điều đó sẽ tiếp tục, đặc biệt là trước thách thức của Nga đối với toàn bộ trật tự an ninh xuyên Đại Tây Dương.
Nathalie Tocci, Giám đốc Học viện Quan hệ Quốc tế của Ý, đồng ý như vậy. “Một điều chúng tôi biết là đã không có ‘làn sóng đỏ’ mà mọi người sợ hãi và nhiều đảng viên Cộng hòa MAGA đã không được bầu”, bà Tocci đề cập đến khẩu hiệu “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại” (MAGA) của ông Trump.
Bà Tocci nói: “Bất kể kết quả chính xác ra sao, tôi không nghĩ bây giờ sẽ có những thay đổi lớn trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, đặc biệt là về Ukraine. Những người Cộng hòa sẽ không có một nòng cốt đủ mạnh để ngăn cản việc hỗ trợ quân sự cho Ukraine.”
Leslie Vinjamuri, người điều hành Chương trình Hoa Kỳ và Châu Mỹ của Viện nghiên cứu uy tín Chatham House ở London, nói rằng đối với châu Âu, điều quan trọng về cuộc bầu cử giữa kỳ là kết quả “không tốt cho Donald Trump và cho cả nước Mỹ mà số phận đã gắn chặt với số phận của Trump, đây không phải là chuyện nhỏ”.
Nhưng bà Vinjamuri nhận định thắng lợi của đảng Cộng hòa không đủ lớn để có thể tạo ra một sự thay đổi căn bản trong chính sách đối ngoại của Mỹ. “Nếu tổng thống bị áp lực phải giảm sự ủng hộ Ukraine, thì nhiều khả năng áp lực đó đến từ các đối tác quốc tế của Mỹ hơn là từ Quốc hội”.
Sẽ cứng rắn hơn với Trung Quốc
Vấn đề Trung Quốc và cách Hoa Kỳ nhìn nhận Đài Loan, một hòn đảo dân chủ tự trị, có thể sẽ thay đổi một chút nhưng không căn bản – đó là nhận định của bà Bonnie S. Glaser, Giám đốc chương trình châu Á của Quỹ Marshall Đức, một cơ quan nghiên cứu có trụ sở tại Washington.
Bà Glaser nhận định: “Vấn đề duy nhất có được sự ủng hộ đầy đủ của cả hai đảng là Trung Quốc”. “Tôi không nghĩ sẽ có sự thay đổi lớn. Nếu có điều gì thay đổi thì đó là đối với Trung Quốc, đảng Cộng hòa sẽ ủng hộ mạnh hơn cho đường lối ‘rõ ràng về chiến lược’ (strategic clarity) khi cam kết bảo vệ Đài Loan về mặt quân sự thay vì chính sách mơ hồ chiến lược (strategic ambiguity) hiện nay”.
Theo bà Glaser hiện có những lĩnh vực tiềm ẩn xung đột. Dân biểu Kevin McCarthy của California, lãnh đạo phe thiểu số Cộng hòa trong Hạ viện hiện nay và là người có tham vọng thay thế bà Nancy Pelosi làm lãnh đạo Hạ viện nếu Cộng hòa giành được đa số, đã nói rằng ông ta sẽ đi thăm Đài Loan. Chuyến đi Đài Bắc của bà Pelosi hồi Tháng Tám đã gây ra một cuộc khủng hoảng, do Trung Quốc thực hiện các cuộc tập trận bắn đạn thật để trả đũa. “Trung Quốc sẽ phản ứng mạnh mẽ với một chuyến thăm khác như vậy, và họ muốn làm một điều gì đó chưa từng có”, bà Glaser nói.
“Chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc sẽ tiếp tục đi theo cùng một quỹ đạo, sẽ không có thay đổi đáng kể. Nhưng đảng Cộng hòa có xu hướng thích những lời hùng biện cứng rắn về mọi thứ”, bà Oriana Skylar Mastro, thành viên Viện Nghiên cứu Quốc tế Freeman Spogli của Đại học Stanford, nhận định.
Chính quyền của Tổng thống Biden đã coi việc quản lý mối quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh là “phép thử địa chính trị lớn nhất trong thế kỷ 21” và xác định phần lớn cách tiếp cận của Mỹ với Trung Quốc trong tinh thần đó, tập trung vào các mối quan tâm về nhân quyền, an ninh quốc gia và sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế.
Làm ăn giữa Mỹ với Trung Quốc sẽ bị hạn chế
Một cửa hàng giới thiệu và bán xe Tesla ở Thượng Hải, Trung Quốc. Quan hệ thương mại Mỹ-Trung được cho là sẽ hạn chế hơn trong thời gian tới, Ảnh CFOTO/Future Publishing via Getty Images Một Hạ viện do đảng Cộng hòa kiểm soát có thể làm cứng rắn thêm lập trường vốn đã cứng rắn đối với các công ty Mỹ bằng cách hạn chế xuất cảng sang khu vực Tân Cương, nơi Bắc Kinh bị cáo buộc giam giữ trong các trại cải tạo hàng trăm nghìn người Duy Ngô Nhĩ và các sắc tộc khác theo Hồi giáo.
Isaac Stone Fish, Giám đốc điều hành công ty tư vấn Strategy Risks, cho biết điều đó có thể khiến các công ty như Tesla của Elon Musk rơi vào thế khó. Tesla đã bị chỉ trích vì đã mở đại lý bán xe ở Tân Cương, nhưng điều đó không bị luật pháp Hoa Kỳ hạn chế. Một Hạ viện do Đảng Cộng hòa kiểm soát có thể thay đổi các luật lệ đó.
Đảng Cộng hòa cũng có thể thúc đẩy việc gia tăng hạn chế sự tham gia của Trung Quốc trên thị trường chứng khoán Phố Wall, trong các công ty Mỹ và trong khuôn viên các trường đại học. “Đảng Cộng hòa cảm thấy thoải mái hơn trong việc hạn chế đầu tư của Trung Quốc vào Hoa Kỳ và hạn chế khả năng của các học giả và nhà khoa học Trung Quốc ở đây”, ông Stone Fish nói.
Amanda Hsiao, nhà phân tích cấp cao về Trung Quốc tại International Crisis Group, cho biết các thông điệp và hành động đối kháng nhau của các nhà lập pháp Mỹ, đặc biệt là trong vấn đề Đài Loan, khiến Trung Quốc dễ hiểu lầm và có những phản ứng thái quá.
Nhìn rộng hơn, tỷ lệ sít sao giữa đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ tại Thượng viện có thể cho ông Biden có thêm không gian rộng rãi hơn để làm dịu căng thẳng với Trung Quốc và thực hiện một số điều chỉnh trong mối quan hệ mà trước đây từng bị đảng Cộng hòa chỉ trích trong các cuộc vận động bầu cử, ông Scott Kennedy thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) nhận xét.
Bình Phương
13 tháng 11, 2022
Tuy đảng Cộng hòa có thể kiểm soát Quốc hội sau bầu cử nhưng Tổng thống Biden vẫn cho rằng ngày Bầu cử là ngày tốt cho nền dân chủ và đường lối đối ngoại của Hoa Kỳ sẽ không có thay đổi căn bản. Ảnh ông Biden đến dự một cuộc meeting của đảng Dân Chủ tối ngày 10-11-22 khi phiếu bầu đang được kiểm đếm. Ảnh Nathan Posner/Anadolu Agency via Getty Images.
Khi ngôi sao MAGA mờ dần, các nhà phân tích dự đoán sau bầu cử giữa kỳ Washington sẽ tiếp tục hỗ trợ cho Ukraine và NATO và có thể gây áp lực mạnh hơn với Trung Quốc. Báo The New York Times ghi nhận ý kiến các chuyên gia.
Kết quả sơ bộ của cuộc bầu cử giữa kỳ cho thấy đảng Cộng Hòa dường như đang có một chiến thắng sít sao tại Hạ Viện, còn số phận của Thượng Viện chưa chắc chắn. Các nhà ngoại giao và phân tích chính sách đã bắt đầu tìm hiểu xem, tình hình đó sẽ có ý nghĩa như thế nào đối với chính sách của Mỹ ủng hộ cuộc chiến của Ukraine chống Nga, đối với NATO và đối với Trung Quốc.
Chính sách với châu Âu sẽ không thay đổi
Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi (trái) giới thiệu Đệ nhất phu nhân Ukraine Olena Zelenska phát biểu trước toàn thể Quốc hội Mỹ về nạn nhân chiến tranh ở Ukraine. Chính sách hỗ trợ Ukraine của Mỹ dự kiến sẽ không có sự thay đổi lớn sau bầu cử. Ảnh Jabin Botsford – Pool/Getty Images Các nhà phân tích cho rằng ít nhất châu Âu cũng sẽ bị nhiều áp lực phải tăng cường hỗ trợ tài chính và quân sự cho Ukraine hơn nữa.
Michael Gahler, một thành viên bảo thủ người Đức của Nghị viện Châu Âu nhận xét: “Tôi tin phần lớn đảng Cộng Hòa không có thiện cảm với Nga, và về bản chất, tôi không thấy có sự thay đổi trong chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine.”
Ủng hộ NATO là một trong số ít sự đồng thuận lưỡng đảng tại Quốc hội Mỹ và dự kiến điều đó sẽ tiếp tục, đặc biệt là trước thách thức của Nga đối với toàn bộ trật tự an ninh xuyên Đại Tây Dương.
Nathalie Tocci, Giám đốc Học viện Quan hệ Quốc tế của Ý, đồng ý như vậy. “Một điều chúng tôi biết là đã không có ‘làn sóng đỏ’ mà mọi người sợ hãi và nhiều đảng viên Cộng hòa MAGA đã không được bầu”, bà Tocci đề cập đến khẩu hiệu “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại” (MAGA) của ông Trump.
Bà Tocci nói: “Bất kể kết quả chính xác ra sao, tôi không nghĩ bây giờ sẽ có những thay đổi lớn trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, đặc biệt là về Ukraine. Những người Cộng hòa sẽ không có một nòng cốt đủ mạnh để ngăn cản việc hỗ trợ quân sự cho Ukraine.”
Leslie Vinjamuri, người điều hành Chương trình Hoa Kỳ và Châu Mỹ của Viện nghiên cứu uy tín Chatham House ở London, nói rằng đối với châu Âu, điều quan trọng về cuộc bầu cử giữa kỳ là kết quả “không tốt cho Donald Trump và cho cả nước Mỹ mà số phận đã gắn chặt với số phận của Trump, đây không phải là chuyện nhỏ”.
Nhưng bà Vinjamuri nhận định thắng lợi của đảng Cộng hòa không đủ lớn để có thể tạo ra một sự thay đổi căn bản trong chính sách đối ngoại của Mỹ. “Nếu tổng thống bị áp lực phải giảm sự ủng hộ Ukraine, thì nhiều khả năng áp lực đó đến từ các đối tác quốc tế của Mỹ hơn là từ Quốc hội”.
Sẽ cứng rắn hơn với Trung Quốc
Vấn đề Trung Quốc và cách Hoa Kỳ nhìn nhận Đài Loan, một hòn đảo dân chủ tự trị, có thể sẽ thay đổi một chút nhưng không căn bản – đó là nhận định của bà Bonnie S. Glaser, Giám đốc chương trình châu Á của Quỹ Marshall Đức, một cơ quan nghiên cứu có trụ sở tại Washington.
Bà Glaser nhận định: “Vấn đề duy nhất có được sự ủng hộ đầy đủ của cả hai đảng là Trung Quốc”. “Tôi không nghĩ sẽ có sự thay đổi lớn. Nếu có điều gì thay đổi thì đó là đối với Trung Quốc, đảng Cộng hòa sẽ ủng hộ mạnh hơn cho đường lối ‘rõ ràng về chiến lược’ (strategic clarity) khi cam kết bảo vệ Đài Loan về mặt quân sự thay vì chính sách mơ hồ chiến lược (strategic ambiguity) hiện nay”.
Theo bà Glaser hiện có những lĩnh vực tiềm ẩn xung đột. Dân biểu Kevin McCarthy của California, lãnh đạo phe thiểu số Cộng hòa trong Hạ viện hiện nay và là người có tham vọng thay thế bà Nancy Pelosi làm lãnh đạo Hạ viện nếu Cộng hòa giành được đa số, đã nói rằng ông ta sẽ đi thăm Đài Loan. Chuyến đi Đài Bắc của bà Pelosi hồi Tháng Tám đã gây ra một cuộc khủng hoảng, do Trung Quốc thực hiện các cuộc tập trận bắn đạn thật để trả đũa. “Trung Quốc sẽ phản ứng mạnh mẽ với một chuyến thăm khác như vậy, và họ muốn làm một điều gì đó chưa từng có”, bà Glaser nói.
“Chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc sẽ tiếp tục đi theo cùng một quỹ đạo, sẽ không có thay đổi đáng kể. Nhưng đảng Cộng hòa có xu hướng thích những lời hùng biện cứng rắn về mọi thứ”, bà Oriana Skylar Mastro, thành viên Viện Nghiên cứu Quốc tế Freeman Spogli của Đại học Stanford, nhận định.
Chính quyền của Tổng thống Biden đã coi việc quản lý mối quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh là “phép thử địa chính trị lớn nhất trong thế kỷ 21” và xác định phần lớn cách tiếp cận của Mỹ với Trung Quốc trong tinh thần đó, tập trung vào các mối quan tâm về nhân quyền, an ninh quốc gia và sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế.
Làm ăn giữa Mỹ với Trung Quốc sẽ bị hạn chế
Một cửa hàng giới thiệu và bán xe Tesla ở Thượng Hải, Trung Quốc. Quan hệ thương mại Mỹ-Trung được cho là sẽ hạn chế hơn trong thời gian tới, Ảnh CFOTO/Future Publishing via Getty Images Một Hạ viện do đảng Cộng hòa kiểm soát có thể làm cứng rắn thêm lập trường vốn đã cứng rắn đối với các công ty Mỹ bằng cách hạn chế xuất cảng sang khu vực Tân Cương, nơi Bắc Kinh bị cáo buộc giam giữ trong các trại cải tạo hàng trăm nghìn người Duy Ngô Nhĩ và các sắc tộc khác theo Hồi giáo.
Isaac Stone Fish, Giám đốc điều hành công ty tư vấn Strategy Risks, cho biết điều đó có thể khiến các công ty như Tesla của Elon Musk rơi vào thế khó. Tesla đã bị chỉ trích vì đã mở đại lý bán xe ở Tân Cương, nhưng điều đó không bị luật pháp Hoa Kỳ hạn chế. Một Hạ viện do Đảng Cộng hòa kiểm soát có thể thay đổi các luật lệ đó.
Đảng Cộng hòa cũng có thể thúc đẩy việc gia tăng hạn chế sự tham gia của Trung Quốc trên thị trường chứng khoán Phố Wall, trong các công ty Mỹ và trong khuôn viên các trường đại học. “Đảng Cộng hòa cảm thấy thoải mái hơn trong việc hạn chế đầu tư của Trung Quốc vào Hoa Kỳ và hạn chế khả năng của các học giả và nhà khoa học Trung Quốc ở đây”, ông Stone Fish nói.
Amanda Hsiao, nhà phân tích cấp cao về Trung Quốc tại International Crisis Group, cho biết các thông điệp và hành động đối kháng nhau của các nhà lập pháp Mỹ, đặc biệt là trong vấn đề Đài Loan, khiến Trung Quốc dễ hiểu lầm và có những phản ứng thái quá.
Nhìn rộng hơn, tỷ lệ sít sao giữa đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ tại Thượng viện có thể cho ông Biden có thêm không gian rộng rãi hơn để làm dịu căng thẳng với Trung Quốc và thực hiện một số điều chỉnh trong mối quan hệ mà trước đây từng bị đảng Cộng hòa chỉ trích trong các cuộc vận động bầu cử, ông Scott Kennedy thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) nhận xét.
- CarteNoire
- Posts: 364
- Joined: Mon Sep 21, 2009 11:58 pm
Re: Bình Luận Thời Sự
‘Làn Sóng Xanh’ vẫn vững: Dân Chủ tiếp tục ‘nắm’ Thượng Viện sau khi thắng ở Nevada
November 12, 2022 LAS VEGAS, Nevada (NV) – “Làn Sóng Xanh” tiếp tục đứng vững trước đe dọa của “Làn Sóng Đỏ” hôm Thứ Bảy, 12 Tháng Mười Một, và đảng Dân Chủ tiếp tục giữ được quyền kiểm soát Thượng Viện sau khi ứng cử viên đảng này – Thượng Nghị Sĩ Catherine Cortez Masto của Nevada thắng đối thủ Cộng Hòa – ông Adam Laxalt – trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ, theo nhiều hãng truyền thông lớn đưa tin.
Ông Laxalt là cựu bộ trưởng Tư Pháp Nevada và là một người được cựu Tổng Thống Donald Trump ủng hộ hết mình.
Thượng Nghị Sĩ Catherine Cortez Masto (Dân Chủ-Nevada). (Hình: Anna Moneymaker/Getty Images) Thêm thắng lợi của bà Masto, đảng Dân Chủ được 50 ghế, tiếp tục làm chủ Thượng Viện, bất chấp kết quả tranh cử thượng nghị sĩ vòng hai ở Georgia tháng tới, nhờ Phó Tổng Thống Kamala Harris (Dân Chủ) nắm lá phiếu phá vỡ thế hòa. Đảng Cộng Hòa hiện chỉ được 49 ghế.
Đảng Dân Chủ giữ được Thượng Viện là thất bại đáng kể cho đảng Cộng Hòa vì trước đó, họ rất hy vọng giành quyền kiểm soát cả hai viện Quốc Hội sau bầu cử giữa nhiệm kỳ, mà theo lịch sử, thường có lợi cho đảng không cầm quyền. Hiện chưa chắc đảng nào sẽ nắm Hạ Viện vì việc kiểm phiếu vẫn đang diễn ra ở một số tiểu bang quan trọng, trong đó có California.
Thượng Nghị Sĩ Cortez Masto, thành viên gốc Latina đầu tiên ở Thượng Viện, được xem là ứng cử viên yếu nhất của đảng Dân Chủ trong bầu cử giữa nhiệm kỳ năm nay, do đó đảng Cộng Hòa rất hy vọng giành được chiếc ghế đó. Tuy nhiên, bất chấp các nhóm Cộng Hòa tung tiền đăng quảng cáo công kích bà Cortez Masto, bà vẫn tái đắc cử, dù sít sao.
Tính đến 7 giờ tối Thứ Bảy, trong 97% số phiếu đã đếm, bà Cortez Masto được 48.7%, còn ông Laxalt được 48.2%, theo AP, Reuters, CNN, CNBC và các hãng truyền thông lớn khác.
Nevada mất vài ngày mới đếm phiếu xong, một phần do hệ thống bỏ phiếu qua thư mà Quốc Hội tiểu bang này thành lập năm 2020, theo đó, quận hạt phải nhận phiếu bầu qua thư đóng dấu bưu điện trễ nhất là ngày bầu cử và đến văn phòng bầu cử trong vòng bốn ngày sau đó.
Thượng Nghị Sĩ Mark Kelly (Dân Chủ-Arizona) phát biểu trong buổi mừng tái đắc cử ở Phoenix, Arizona, hôm Thứ Bảy, 12 Tháng Mười Hai. (Hình: Jon Cherry/Getty Images)
Một ngày trước khi bà Cortez Masto đem về tin vui cho đảng Dân Chủ, hôm Thứ Sáu, ở Arizona, Thượng Nghị Sĩ Mark Kelly (Dân Chủ) cũng tái đắc cử sau khi thắng đối thủ Cộng Hòa là tỷ phú Blake Masters trong cuộc tranh cử thượng nghị sĩ liên bang ở “tiểu bang chiến trường” này.
Thượng Nghị Sĩ Kelly là cựu phi hành gia NASA từng bốn lần bay lên vũ trụ. Vợ ông là cựu dân biểu liên bang – bà Gabby Giffords – từng là niềm khích lệ cho cả nước Mỹ khi bà hồi phục sau khi bị bắn trúng đầu trong vụ mưu sát năm 2011 làm sáu người chết và 13 người bị thương. Sau đó, ông Kelly và bà Giffords cùng thành lập tổ chức cổ xúy an toàn súng đạn.
Vợ chồng ông Kelly đang xem chương trình ca nhạc Elton John ở Phoenix tối Thứ Sáu khi hãng tin AP xác nhận ông tái đắc cử, phát ngôn viên ban tranh cử của ông cho hay.
Maricopa County, quận hạt đông dân nhất Arizona, công bố kết quả một lượng phiếu lớn, theo đó, ông Kelly gia tăng thế dẫn trước, còn ông Masters rõ ràng không thể đuổi kịp bằng số phiếu chưa đếm còn lại. (Th.Long) [đ.d.]
November 12, 2022 LAS VEGAS, Nevada (NV) – “Làn Sóng Xanh” tiếp tục đứng vững trước đe dọa của “Làn Sóng Đỏ” hôm Thứ Bảy, 12 Tháng Mười Một, và đảng Dân Chủ tiếp tục giữ được quyền kiểm soát Thượng Viện sau khi ứng cử viên đảng này – Thượng Nghị Sĩ Catherine Cortez Masto của Nevada thắng đối thủ Cộng Hòa – ông Adam Laxalt – trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ, theo nhiều hãng truyền thông lớn đưa tin.
Ông Laxalt là cựu bộ trưởng Tư Pháp Nevada và là một người được cựu Tổng Thống Donald Trump ủng hộ hết mình.
Thượng Nghị Sĩ Catherine Cortez Masto (Dân Chủ-Nevada). (Hình: Anna Moneymaker/Getty Images) Thêm thắng lợi của bà Masto, đảng Dân Chủ được 50 ghế, tiếp tục làm chủ Thượng Viện, bất chấp kết quả tranh cử thượng nghị sĩ vòng hai ở Georgia tháng tới, nhờ Phó Tổng Thống Kamala Harris (Dân Chủ) nắm lá phiếu phá vỡ thế hòa. Đảng Cộng Hòa hiện chỉ được 49 ghế.
Đảng Dân Chủ giữ được Thượng Viện là thất bại đáng kể cho đảng Cộng Hòa vì trước đó, họ rất hy vọng giành quyền kiểm soát cả hai viện Quốc Hội sau bầu cử giữa nhiệm kỳ, mà theo lịch sử, thường có lợi cho đảng không cầm quyền. Hiện chưa chắc đảng nào sẽ nắm Hạ Viện vì việc kiểm phiếu vẫn đang diễn ra ở một số tiểu bang quan trọng, trong đó có California.
Thượng Nghị Sĩ Cortez Masto, thành viên gốc Latina đầu tiên ở Thượng Viện, được xem là ứng cử viên yếu nhất của đảng Dân Chủ trong bầu cử giữa nhiệm kỳ năm nay, do đó đảng Cộng Hòa rất hy vọng giành được chiếc ghế đó. Tuy nhiên, bất chấp các nhóm Cộng Hòa tung tiền đăng quảng cáo công kích bà Cortez Masto, bà vẫn tái đắc cử, dù sít sao.
Tính đến 7 giờ tối Thứ Bảy, trong 97% số phiếu đã đếm, bà Cortez Masto được 48.7%, còn ông Laxalt được 48.2%, theo AP, Reuters, CNN, CNBC và các hãng truyền thông lớn khác.
Nevada mất vài ngày mới đếm phiếu xong, một phần do hệ thống bỏ phiếu qua thư mà Quốc Hội tiểu bang này thành lập năm 2020, theo đó, quận hạt phải nhận phiếu bầu qua thư đóng dấu bưu điện trễ nhất là ngày bầu cử và đến văn phòng bầu cử trong vòng bốn ngày sau đó.
Thượng Nghị Sĩ Mark Kelly (Dân Chủ-Arizona) phát biểu trong buổi mừng tái đắc cử ở Phoenix, Arizona, hôm Thứ Bảy, 12 Tháng Mười Hai. (Hình: Jon Cherry/Getty Images)
Một ngày trước khi bà Cortez Masto đem về tin vui cho đảng Dân Chủ, hôm Thứ Sáu, ở Arizona, Thượng Nghị Sĩ Mark Kelly (Dân Chủ) cũng tái đắc cử sau khi thắng đối thủ Cộng Hòa là tỷ phú Blake Masters trong cuộc tranh cử thượng nghị sĩ liên bang ở “tiểu bang chiến trường” này.
Thượng Nghị Sĩ Kelly là cựu phi hành gia NASA từng bốn lần bay lên vũ trụ. Vợ ông là cựu dân biểu liên bang – bà Gabby Giffords – từng là niềm khích lệ cho cả nước Mỹ khi bà hồi phục sau khi bị bắn trúng đầu trong vụ mưu sát năm 2011 làm sáu người chết và 13 người bị thương. Sau đó, ông Kelly và bà Giffords cùng thành lập tổ chức cổ xúy an toàn súng đạn.
Vợ chồng ông Kelly đang xem chương trình ca nhạc Elton John ở Phoenix tối Thứ Sáu khi hãng tin AP xác nhận ông tái đắc cử, phát ngôn viên ban tranh cử của ông cho hay.
Maricopa County, quận hạt đông dân nhất Arizona, công bố kết quả một lượng phiếu lớn, theo đó, ông Kelly gia tăng thế dẫn trước, còn ông Masters rõ ràng không thể đuổi kịp bằng số phiếu chưa đếm còn lại. (Th.Long) [đ.d.]
Re: Bình Luận Thời Sự
Bộ Tư pháp bổ nhiệm cố vấn đặc biệt điều tra ông Trump
Bình Phương
19 tháng 11, 2022
Hôm thứ Sáu 18-11-2022 Bộ trưởng Tư pháp Merrick Garland (giữa) công bố quyết định bổ nhiệm ông Jack Smith làm công tố viên đặc biệt điều tra các vụ án liên quan đến cựu Tổng thống Donald Trump. Ảnh Anna Moneymaker/Getty Images
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hoa Kỳ Merrick Garland đã bổ nhiệm một cố vấn đặc biệt để giám sát cuộc điều tra cựu Tổng thống Donald Trump, bao gồm cuộc điều tra sự hiện diện các tài liệu mật tại dinh thự của ông Trump ở Florida và cuộc điều tra riêng liên quan đến cuộc bạo loạn ngày 6 tháng Giêng năm 2021 và các nỗ lực nhằm hủy bỏ cuộc bầu cử năm 2020.
Bản tin của hãng AP nói việc bổ nhiệm công tố viên đặc biệt được công bố chỉ ba ngày sau khi ông Trump chính thức thông báo ra tranh cử tổng thống năm 2024. Cố vấn đặc biệt là ông Jack Smith, cựu trưởng bộ phận liêm chính công của Bộ Tư pháp và là một công tố viên kỳ cựu về tội ác chiến tranh. Báo The New York Times nhận định việc bổ nhiệm công tố viên đặc biệt Jack Smith cho thấy ông Garland đang tìm cách chứng tỏ các cuộc điều tra về ông Trump không hề có động cơ chính trị.
Bộ trưởng Garland cho biết: “Từ lâu Bộ Tư pháp đã nhận ra rằng trong một số trường hợp đặc biệt nhất định, việc bổ nhiệm một công tố viên đặc biệt để thực hiện điều tra và truy tố một cách độc lập là vì lợi ích của công chúng”.
Ông Trump đã ngay lập tức phản đối quyết định của bộ Tư pháp. Tại một dạ tiệc tối thứ Sáu 18 tháng Mười Một ở dinh thự Mar-a-Lago của ông, ông Trump chỉ trích điều mà ông mô tả là “thông báo kinh hoàng ngày hôm nay của chính quyền Biden cực kỳ tham nhũng và bộ Tư pháp được vũ khí hóa của họ”.
Ông ta gọi đó là “sự lạm dụng quyền lực khủng khiếp” và là “vụ mới nhất trong một chuỗi dài các cuộc săn lùng phù thủy”, đồng thời khẳng định ông ta “không làm gì sai cả”. “Họ muốn làm những điều tồi tệ với phong trào vĩ đại nhất trong lịch sử của đất nước chúng ta, mà cụ thể là những điều tồi tệ với tôi”, ông Trump nói thêm.
Các quan chức Nhà Trắng cho biết họ không liên quan đến quyết định của Bộ Tư pháp.
Ảnh chụp tại hiện trường vụ khám xét nhà ông Trump ở Florida cho thấy nhiều tài liệu có dấu mật và tối mật (SCI) lẫn lộn với những giấy tờ, tạp chí thông thường. Ảnh Bộ Tư pháp.
Ông Garland nói ông Smith, người từng đứng đầu bộ phận liêm chính công của Bộ Tư pháp ở Washington và sau đó là quyền trưởng công tố liên bang ở Nashville, Tennessee dưới thời chính quyền Obama, sẽ bắt đầu công việc của mình ngay lập tức. Từ năm 2018 ông Smith đã phục vụ với tư cách là công tố viên trưởng của tòa án đặc biệt ở The Hague, Hà Lan, được giao nhiệm vụ điều tra các tội ác chiến tranh quốc tế.
Bộ Tư pháp mô tả Smith là một người độc lập đã đăng ký – một cách để bảo đảm công việc của ông Smith không bị thiên vị chính trị chi phối.
“Trong suốt sự nghiệp của mình, Jack Smith đã tạo dựng được danh tiếng là một công tố viên vô tư và cương quyết, người lãnh đạo các nhóm điều tra bằng năng lượng và sự tập trung cao để theo đuổi sự thật ở bất cứ nơi nào sự thật dẫn họ đến. Với tư cách là công tố viên đặc biệt, ông ta sẽ phán đoán một cách đôc lập để quyết định xem có nên đưa ra các cáo buộc hay không”, Bộ trưởng Garland nói.
Trong một tuyên bố do Bộ Tư pháp đưa ra, Smith cho biết ông dự định thực hiện công việc của mình một cách độc lập và “theo truyền thống tốt nhất của Bộ Tư pháp.” Cả ông Garland và ông Smith đều nhấn mạnh quyết định bổ nhiệm công tố viên độc lập sẽ không làm chậm tiến độ của cả hai cuộc điều tra, đặc biệt là cuộc điều tra tài liệu thu được ở dinh thự Mar-a-Lago, vốn đang tiến triển nhanh hơn vụ án ngày 6 tháng Giêng. Trong một tuyên bố, ông Smith tuyên bố rằng các cuộc điều tra sẽ diễn ra nhanh chóng “dẫn đến bất kỳ kết quả nào mà sự thật và luật pháp chứng tỏ.”
***
Với tư cách là cố vấn đặc biệt, Smith sẽ giám sát hai cuộc điều tra đang diễn ra đều liên quan đến Trump.
Cuộc điều tra tài liệu của chính phủ ở Mar-a-Lago đã tiến triển đặc biệt nhanh chóng. Các nhà điều tra đã thẩm vấn nhiều nhân chứng và, trong hồ sơ tòa án, đã viện dẫn những lo ngại pháp lý về sự hiện diện của các tài liệu tuyệt mật ở Mar-a-Lago bất chấp các thủ tục nghiêm ngặt quy định việc xử lý thông tin mật của chính phủ.
Bộ cũng ủy quyền cho cuộc đặc biệt “tiến hành cuộc điều tra đang diễn ra về việc liệu có cá nhân hoặc tổ chức nào vi phạm luật” liên quan đến “việc chuyển giao quyền lực hợp pháp” sau cuộc bầu cử năm 2020 hay không.
Bộ đã điều tra các hành động của ông Trump và các cộng sự thân cận của ông ta như một phần của cuộc điều tra sâu rộng về vụ tấn công ngày 6 tháng Giêng, dẫn đến 900 vụ truy tố. Một yếu tố của cuộc điều tra đó tập trung vào cái gọi là kế hoạch đại cử tri giả, trong đó các đồng minh của ông Trump tập hợp các nhóm đại cử tri được cho là đã cam kết với ông Trump ở các bang dao động mà ông Biden thắng phiếu.
Cuộc bạo động tấn công tòa nhà Quốc Hội ngày 6-1-2021 được coi là sự kiện báo động cho thấy nền dân chủ Mỹ đang bị đe dọa nghiêm trọng. Ảnh Wikipedia
Với vai trò là công tố viên đặc biệt, ông Smith sẽ được quyền quyết định liệu có nên đưa ra các cáo buộc hình sự như là kết quả của quá trình điều tra hay không và có truy tố bất kỳ tội ác nào mà ông ta phát hiện ra hay không. Với tư cách bộ trưởng tư pháp, ông Garland sẽ có tiếng nói cuối cùng đối với các khuyến nghị của công tố viên đặc biệt, nhưng ông Garland nhấn mạnh rằng ông Smith sẽ đưa ra quyết định độc lập.
Việc lựa chọn một người nào đó từ bên ngoài bộ cho vai trò cố vấn đặc biệt là rất đáng chú ý do ông Garland cố gắng bảo đảm niềm tin của công chúng vào lực lượng công tố viên của bộ Tư pháp sau những năm đầy biến động dưới chính quyền Trump, và để trấn an người Mỹ rằng quyết định của các công tố viên là dựa trên sự thật, bằng chứng và luật pháp và do đó có thể được tin cậy.
Bộ Tư pháp Trump năm 2017 đã chỉ định cựu Giám đốc FBI Robert Mueller làm công tố viên đặc biệt để dẫn đầu cuộc điều tra về khả năng phối hợp giữa chính phủ Nga và chiến dịch tranh cử của ông Trump trong mùa bầu cử năm 2016, công nhận có sự xung đột liên quan đến việc điều tra một tổng thống kiểm soát ngành hành pháp. Sau điều tra, ông Mueller đã từ chối đưa ra quyết định về việc liệu ông Trump có cản trở công lý hay không, lưu ý đến chính sách lâu đời của Bộ Tư pháp chống lại việc truy tố một tổng thống đương nhiệm.
Hiện nay với tư cách là một cựu tổng thống, ông Trump sẽ không còn sự bảo vệ đó nữa.
Nhưng Bộ trưởng Garland đã phải thận trọng. Ông Trump và những người ủng hộ ông ta đã tố cáo Tổng thống Biden “vũ khí hóa” bộ Tư pháp để nhắm vào kẻ thù chính trị chính. Một ngày trước thông báo của ông Garland, các đảng viên đảng Cộng Hòa tại Hạ viện đã báo hiệu ý định sẽ điều tra bộ Tư pháp khi họ nắm quyền kiểm soát Hạ viện vào tháng Giêng.
Trong khi đó nhiều đảng viên đảng Dân chủ và Cộng hòa chống Trump sẽ vô cùng bất mãn nếu bộ Tư pháp có thiếu sót trong bản cáo trạng và kết án ông Trump.
Đọc thêm:
Trump quyết định tái đấu lần ba: Thời thế nay đã khác!
Hồ sơ mật nhà ông Trump: Bộ Tư pháp khó xử
Lưới pháp lý tiếp tục bủa vây Trump
Bình Phương
19 tháng 11, 2022
Hôm thứ Sáu 18-11-2022 Bộ trưởng Tư pháp Merrick Garland (giữa) công bố quyết định bổ nhiệm ông Jack Smith làm công tố viên đặc biệt điều tra các vụ án liên quan đến cựu Tổng thống Donald Trump. Ảnh Anna Moneymaker/Getty Images
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hoa Kỳ Merrick Garland đã bổ nhiệm một cố vấn đặc biệt để giám sát cuộc điều tra cựu Tổng thống Donald Trump, bao gồm cuộc điều tra sự hiện diện các tài liệu mật tại dinh thự của ông Trump ở Florida và cuộc điều tra riêng liên quan đến cuộc bạo loạn ngày 6 tháng Giêng năm 2021 và các nỗ lực nhằm hủy bỏ cuộc bầu cử năm 2020.
Bản tin của hãng AP nói việc bổ nhiệm công tố viên đặc biệt được công bố chỉ ba ngày sau khi ông Trump chính thức thông báo ra tranh cử tổng thống năm 2024. Cố vấn đặc biệt là ông Jack Smith, cựu trưởng bộ phận liêm chính công của Bộ Tư pháp và là một công tố viên kỳ cựu về tội ác chiến tranh. Báo The New York Times nhận định việc bổ nhiệm công tố viên đặc biệt Jack Smith cho thấy ông Garland đang tìm cách chứng tỏ các cuộc điều tra về ông Trump không hề có động cơ chính trị.
Bộ trưởng Garland cho biết: “Từ lâu Bộ Tư pháp đã nhận ra rằng trong một số trường hợp đặc biệt nhất định, việc bổ nhiệm một công tố viên đặc biệt để thực hiện điều tra và truy tố một cách độc lập là vì lợi ích của công chúng”.
Ông Trump đã ngay lập tức phản đối quyết định của bộ Tư pháp. Tại một dạ tiệc tối thứ Sáu 18 tháng Mười Một ở dinh thự Mar-a-Lago của ông, ông Trump chỉ trích điều mà ông mô tả là “thông báo kinh hoàng ngày hôm nay của chính quyền Biden cực kỳ tham nhũng và bộ Tư pháp được vũ khí hóa của họ”.
Ông ta gọi đó là “sự lạm dụng quyền lực khủng khiếp” và là “vụ mới nhất trong một chuỗi dài các cuộc săn lùng phù thủy”, đồng thời khẳng định ông ta “không làm gì sai cả”. “Họ muốn làm những điều tồi tệ với phong trào vĩ đại nhất trong lịch sử của đất nước chúng ta, mà cụ thể là những điều tồi tệ với tôi”, ông Trump nói thêm.
Các quan chức Nhà Trắng cho biết họ không liên quan đến quyết định của Bộ Tư pháp.
Ảnh chụp tại hiện trường vụ khám xét nhà ông Trump ở Florida cho thấy nhiều tài liệu có dấu mật và tối mật (SCI) lẫn lộn với những giấy tờ, tạp chí thông thường. Ảnh Bộ Tư pháp.
Ông Garland nói ông Smith, người từng đứng đầu bộ phận liêm chính công của Bộ Tư pháp ở Washington và sau đó là quyền trưởng công tố liên bang ở Nashville, Tennessee dưới thời chính quyền Obama, sẽ bắt đầu công việc của mình ngay lập tức. Từ năm 2018 ông Smith đã phục vụ với tư cách là công tố viên trưởng của tòa án đặc biệt ở The Hague, Hà Lan, được giao nhiệm vụ điều tra các tội ác chiến tranh quốc tế.
Bộ Tư pháp mô tả Smith là một người độc lập đã đăng ký – một cách để bảo đảm công việc của ông Smith không bị thiên vị chính trị chi phối.
“Trong suốt sự nghiệp của mình, Jack Smith đã tạo dựng được danh tiếng là một công tố viên vô tư và cương quyết, người lãnh đạo các nhóm điều tra bằng năng lượng và sự tập trung cao để theo đuổi sự thật ở bất cứ nơi nào sự thật dẫn họ đến. Với tư cách là công tố viên đặc biệt, ông ta sẽ phán đoán một cách đôc lập để quyết định xem có nên đưa ra các cáo buộc hay không”, Bộ trưởng Garland nói.
Trong một tuyên bố do Bộ Tư pháp đưa ra, Smith cho biết ông dự định thực hiện công việc của mình một cách độc lập và “theo truyền thống tốt nhất của Bộ Tư pháp.” Cả ông Garland và ông Smith đều nhấn mạnh quyết định bổ nhiệm công tố viên độc lập sẽ không làm chậm tiến độ của cả hai cuộc điều tra, đặc biệt là cuộc điều tra tài liệu thu được ở dinh thự Mar-a-Lago, vốn đang tiến triển nhanh hơn vụ án ngày 6 tháng Giêng. Trong một tuyên bố, ông Smith tuyên bố rằng các cuộc điều tra sẽ diễn ra nhanh chóng “dẫn đến bất kỳ kết quả nào mà sự thật và luật pháp chứng tỏ.”
***
Với tư cách là cố vấn đặc biệt, Smith sẽ giám sát hai cuộc điều tra đang diễn ra đều liên quan đến Trump.
Cuộc điều tra tài liệu của chính phủ ở Mar-a-Lago đã tiến triển đặc biệt nhanh chóng. Các nhà điều tra đã thẩm vấn nhiều nhân chứng và, trong hồ sơ tòa án, đã viện dẫn những lo ngại pháp lý về sự hiện diện của các tài liệu tuyệt mật ở Mar-a-Lago bất chấp các thủ tục nghiêm ngặt quy định việc xử lý thông tin mật của chính phủ.
Bộ cũng ủy quyền cho cuộc đặc biệt “tiến hành cuộc điều tra đang diễn ra về việc liệu có cá nhân hoặc tổ chức nào vi phạm luật” liên quan đến “việc chuyển giao quyền lực hợp pháp” sau cuộc bầu cử năm 2020 hay không.
Bộ đã điều tra các hành động của ông Trump và các cộng sự thân cận của ông ta như một phần của cuộc điều tra sâu rộng về vụ tấn công ngày 6 tháng Giêng, dẫn đến 900 vụ truy tố. Một yếu tố của cuộc điều tra đó tập trung vào cái gọi là kế hoạch đại cử tri giả, trong đó các đồng minh của ông Trump tập hợp các nhóm đại cử tri được cho là đã cam kết với ông Trump ở các bang dao động mà ông Biden thắng phiếu.
Cuộc bạo động tấn công tòa nhà Quốc Hội ngày 6-1-2021 được coi là sự kiện báo động cho thấy nền dân chủ Mỹ đang bị đe dọa nghiêm trọng. Ảnh Wikipedia
Với vai trò là công tố viên đặc biệt, ông Smith sẽ được quyền quyết định liệu có nên đưa ra các cáo buộc hình sự như là kết quả của quá trình điều tra hay không và có truy tố bất kỳ tội ác nào mà ông ta phát hiện ra hay không. Với tư cách bộ trưởng tư pháp, ông Garland sẽ có tiếng nói cuối cùng đối với các khuyến nghị của công tố viên đặc biệt, nhưng ông Garland nhấn mạnh rằng ông Smith sẽ đưa ra quyết định độc lập.
Việc lựa chọn một người nào đó từ bên ngoài bộ cho vai trò cố vấn đặc biệt là rất đáng chú ý do ông Garland cố gắng bảo đảm niềm tin của công chúng vào lực lượng công tố viên của bộ Tư pháp sau những năm đầy biến động dưới chính quyền Trump, và để trấn an người Mỹ rằng quyết định của các công tố viên là dựa trên sự thật, bằng chứng và luật pháp và do đó có thể được tin cậy.
Bộ Tư pháp Trump năm 2017 đã chỉ định cựu Giám đốc FBI Robert Mueller làm công tố viên đặc biệt để dẫn đầu cuộc điều tra về khả năng phối hợp giữa chính phủ Nga và chiến dịch tranh cử của ông Trump trong mùa bầu cử năm 2016, công nhận có sự xung đột liên quan đến việc điều tra một tổng thống kiểm soát ngành hành pháp. Sau điều tra, ông Mueller đã từ chối đưa ra quyết định về việc liệu ông Trump có cản trở công lý hay không, lưu ý đến chính sách lâu đời của Bộ Tư pháp chống lại việc truy tố một tổng thống đương nhiệm.
Hiện nay với tư cách là một cựu tổng thống, ông Trump sẽ không còn sự bảo vệ đó nữa.
Nhưng Bộ trưởng Garland đã phải thận trọng. Ông Trump và những người ủng hộ ông ta đã tố cáo Tổng thống Biden “vũ khí hóa” bộ Tư pháp để nhắm vào kẻ thù chính trị chính. Một ngày trước thông báo của ông Garland, các đảng viên đảng Cộng Hòa tại Hạ viện đã báo hiệu ý định sẽ điều tra bộ Tư pháp khi họ nắm quyền kiểm soát Hạ viện vào tháng Giêng.
Trong khi đó nhiều đảng viên đảng Dân chủ và Cộng hòa chống Trump sẽ vô cùng bất mãn nếu bộ Tư pháp có thiếu sót trong bản cáo trạng và kết án ông Trump.
Đọc thêm:
Trump quyết định tái đấu lần ba: Thời thế nay đã khác!
Hồ sơ mật nhà ông Trump: Bộ Tư pháp khó xử
Lưới pháp lý tiếp tục bủa vây Trump
- bichphuong
- Posts: 593
- Joined: Mon Apr 25, 2016 12:10 am
- Been thanked: 1 time
Re: Bình Luận Thời Sự
Làm cách nào Trump giành được đề cử Tổng thống của GOP?
November 28, 2022
Để giành được đề cử tổng thống, Trump thừa hiểu những thủ tục, quy trình để dẫn đến một lựa chọn và thông báo chính thức về một ứng cử viên của đảng để tham gia cuộc đua Tổng thống.
Quy trình lựa chọn đại biểu của Đảng Cộng hòa trên hơn 50 tiểu bang, vùng lãnh thổ và khối thịnh vượng chung là một thủ tục rắc rối, rườm rà và cần rất nhiều thời gian chứ không đơn giản như việc Trump tổ chức một buổi ra tuyên bố “Tôi sẽ tranh cử ghế Tổng thống năm 2024” là xong.
Trước hết, cách các đại biểu được lựa chọn bởi các cuộc bầu cử sơ bộ, đại hội và họp kín của tiểu bang quan trọng hơn nhiều với hàng chục cuộc tranh luận và hàng chục triệu đô la vận động tranh cử. Và cách các đảng Cộng hòa cấp tiểu bang quyết định cách thức lựa chọn các đại biểu đại hội của họ cũng có thể cho chúng ta biết liệu các đảng cấp bang này có muốn cản trở cựu tổng thống hay không hay họ sẽ đưa ra một đề cử khác.
Đầu tiên, điều quan trọng cần lưu ý là Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ có các quy tắc rất khác nhau.
Để phù hợp với khuynh hướng khác nhau của các bên đối với quyền lực nhà nước so với quyền lực liên bang. Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ trong hơn bốn thập niên đã áp đặt cho các tiểu bang yêu cầu rằng các đại biểu phải được phân bổ theo tỷ lệ.
Ngược lại, Ủy ban Quốc gia Đảng Cộng hòa hầu như để các tiểu bang tự quyết định. Sau khi làn sóng tranh cử đầu tiên kết thúc, GOP có thể sử dụng đại diện theo tỷ lệ; người chiến thắng tất cả theo khu vực quốc hội sẽ là người chiến thắng được tất cả theo tiểu bang nếu một ứng cử viên nhận được 50 phần trăm phiếu bầu. Điều đó có nghĩa là nhiều cuộc bầu cử sơ bộ của Đảng Cộng hòa đã kết thúc theo kiểu người thắng sẽ được tất cả.
Sự khác biệt này quan trọng như thế nào? Vào năm 2008, Hillary Clinton đã thua Barack Obama phần lớn đề cử vì chiến dịch tranh cử của bà không hiểu được tác động của đại diện theo tỷ lệ. Chiến thắng ở các tiểu bang lớn với cách biệt hẹp thực sự khiến bà Clinton có ít đại biểu hơn so với việc Obama giành được chiến thắng ở các tiểu bang nhỏ với cách biệt lớn.
Và điều gì sẽ xảy ra nếu Đảng Dân chủ có các quy tắc giống như Đảng Cộng hòa, với sự phân bổ theo kiểu người thắng cuộc được tất cả ở nhiều tiểu bang?
Vào năm 2008, nếu Đảng Dân chủ có các quy tắc giống như Đảng Cộng hòa, thì bà Clinton đã là người được đề cử. Bà Clinton sẽ dễ dàng đánh bại ông Obama, vì bà có 1899 đại biểu so với 1511 của ông Obama.
Bây giờ hãy xem xét con đường dẫn đến đề cử của Trump vào năm 2016. Mặc dù Trump rõ ràng là ứng cử viên có lợi thế dẫn đầu, nhưng quy tắc kẻ thắng được tất cả của Đảng Cộng hòa “đã đẩy nhanh quá trình đề cử và nó tạo ra ít sự lộn xộn hơn”.
Chỉ cần nhìn vào vận may của Trump và Clinton tương phản như thế nào trong các cuộc bầu cử sơ bộ của đảng ở New York năm 2016 nói riêng chỉ với tiểu bang này thôi thì Trump đã giành được khoảng 60% phiếu bầu – nhưng bằng cách vượt qua ngưỡng 50% ở hầu hết các khu vực bầu cử, ông đã giành được 89 trong số 95 đại biểu nhất định của tất cả tiểu bang. Bà Clinton đã giành được tỷ lệ phiếu bầu sơ bộ gần như giống nhau – 58% – nhưng theo các quy tắc của đảng Dân chủ, bà chỉ giành được 139 trong số các đại biểu bị ràng buộc, so với 108 của Bernie Sanders.
Đây là bối cảnh quan trọng cho cuộc đua năm 2024. Trước hết, chiến dịch tranh cử của Trump có lợi thế bị đánh giá thấp về chính sách và uy tín thấp, không được sự nhìn nhận của đại đa số người Mỹ ngoại trừ một số người Mỹ da trắng tự cho là thượng đẳng, những thành phần dân quân cực đoan và đoàn âm binh MAGA, chiến dịch tranh cử trump đã mất uy tín từ cuộc bầu cử năm 2020 với những thuyết âm mưu dối trá và mấy chục vụ kiện gian lận bầu cử gặp thất bại vì không có chứng cứ.
Những nhân vật cấp cao trong chiến dịch tranh cử của Trump được cho là đã nhìn thấy trước một con số không nhỏ những đảng viên Cộng Hòa chống đối, họ là những người muốn nhìn thấy một gương mặt mới, trẻ hơn, ít tai tiếng hơn nhưng đủ mạnh mẽ, cứng rắn để dẫn dắt đảng Cộng Hòa và thâu tóm sự ủng hộ từ đám âm binh MAGA, đây thực sự là một trở ngại không nhỏ cho Trump nếu trong khoảng thời gian một năm rưỡi nữa mà Trump vẫn còn an toàn trên xa lộ.
Ngoài kinh nghiệm thuyết giáo thu hút, Trump có một cơ sở vững chắc trong nhiều đảng phái cấp tiểu bang, điều này có thể tồn tại lâu dài ngay cả khi một loạt các quan chức GOP, các ứng cử viên tiềm năng và những người bảo thủ thúc giục đảng này vượt qua Trump hay nói rõ hơn, hãy can đảm loại bỏ Trump.
Nhưng hãy nhớ rằng, Trump đã làm việc trong suốt 4 năm nhiệm kỳ tổng thống của mình để loại bỏ những kẻ phản ngịch, bất tuân lệnh khỏi hàng ngũ của đảng Cộng Hòa.
Với hai thí dụ đối nghịch nhau, hãy nhìn vào Ohio, giả sử Thống đốc Mike DeWine có đủ ảnh hưởng trong hàng ngũ đảng của tiểu bang để cố gắng đưa tiểu bang của mình vào phe chống Trump. Và trong một cuộc đua có nhiều ứng cử viên đang diễn ra, Đảng Cộng hòa Ohio có thể tùy ý loại bỏ quy tắc người thắng được cả, để ngăn Donald Trump thu hút một lượng lớn đại biểu.
Ngược lại, giả sử các đảng viên Cộng hòa ở New York ủng hộ Trump, chiến dịch của Trump có thể chỉ cần 50% số phiếu bầu chứ không cần đa số là đủ để giành được tất cả theo tiêu chuẩn đa số.
Lời kết:
Nếu có một số lượng lớn các ứng cử viên đồng lòng cùng chống Trump, họ có thể thành lập các liên minh để tìm kiếm sự đại diện theo tỷ lệ, với hy vọng ngăn chặn Trump – hoặc Ron DeSantis, hoặc bất kỳ ai có thể nổi lên như một ứng cử viên hàng đầu – giành được đa số phiếu đại biểu theo quy tắc người thắng được tất cả, và kéo dài cuộc chiến đề cử. Đây là viễn cảnh rất có thể sẽ xảy ra trong năm 2024, với cả Donald Trump và Ron DeSantis cùng tham gia cuộc đua, các ứng cử viên yếu hơn sẽ phải hợp tác để ngăn một trong hai nhân vật này ngoi lên dẫn đầu.
Việt Linh 28.11.2022
November 28, 2022
Để giành được đề cử tổng thống, Trump thừa hiểu những thủ tục, quy trình để dẫn đến một lựa chọn và thông báo chính thức về một ứng cử viên của đảng để tham gia cuộc đua Tổng thống.
Quy trình lựa chọn đại biểu của Đảng Cộng hòa trên hơn 50 tiểu bang, vùng lãnh thổ và khối thịnh vượng chung là một thủ tục rắc rối, rườm rà và cần rất nhiều thời gian chứ không đơn giản như việc Trump tổ chức một buổi ra tuyên bố “Tôi sẽ tranh cử ghế Tổng thống năm 2024” là xong.
Trước hết, cách các đại biểu được lựa chọn bởi các cuộc bầu cử sơ bộ, đại hội và họp kín của tiểu bang quan trọng hơn nhiều với hàng chục cuộc tranh luận và hàng chục triệu đô la vận động tranh cử. Và cách các đảng Cộng hòa cấp tiểu bang quyết định cách thức lựa chọn các đại biểu đại hội của họ cũng có thể cho chúng ta biết liệu các đảng cấp bang này có muốn cản trở cựu tổng thống hay không hay họ sẽ đưa ra một đề cử khác.
Đầu tiên, điều quan trọng cần lưu ý là Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ có các quy tắc rất khác nhau.
Để phù hợp với khuynh hướng khác nhau của các bên đối với quyền lực nhà nước so với quyền lực liên bang. Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ trong hơn bốn thập niên đã áp đặt cho các tiểu bang yêu cầu rằng các đại biểu phải được phân bổ theo tỷ lệ.
Ngược lại, Ủy ban Quốc gia Đảng Cộng hòa hầu như để các tiểu bang tự quyết định. Sau khi làn sóng tranh cử đầu tiên kết thúc, GOP có thể sử dụng đại diện theo tỷ lệ; người chiến thắng tất cả theo khu vực quốc hội sẽ là người chiến thắng được tất cả theo tiểu bang nếu một ứng cử viên nhận được 50 phần trăm phiếu bầu. Điều đó có nghĩa là nhiều cuộc bầu cử sơ bộ của Đảng Cộng hòa đã kết thúc theo kiểu người thắng sẽ được tất cả.
Sự khác biệt này quan trọng như thế nào? Vào năm 2008, Hillary Clinton đã thua Barack Obama phần lớn đề cử vì chiến dịch tranh cử của bà không hiểu được tác động của đại diện theo tỷ lệ. Chiến thắng ở các tiểu bang lớn với cách biệt hẹp thực sự khiến bà Clinton có ít đại biểu hơn so với việc Obama giành được chiến thắng ở các tiểu bang nhỏ với cách biệt lớn.
Và điều gì sẽ xảy ra nếu Đảng Dân chủ có các quy tắc giống như Đảng Cộng hòa, với sự phân bổ theo kiểu người thắng cuộc được tất cả ở nhiều tiểu bang?
Vào năm 2008, nếu Đảng Dân chủ có các quy tắc giống như Đảng Cộng hòa, thì bà Clinton đã là người được đề cử. Bà Clinton sẽ dễ dàng đánh bại ông Obama, vì bà có 1899 đại biểu so với 1511 của ông Obama.
Bây giờ hãy xem xét con đường dẫn đến đề cử của Trump vào năm 2016. Mặc dù Trump rõ ràng là ứng cử viên có lợi thế dẫn đầu, nhưng quy tắc kẻ thắng được tất cả của Đảng Cộng hòa “đã đẩy nhanh quá trình đề cử và nó tạo ra ít sự lộn xộn hơn”.
Chỉ cần nhìn vào vận may của Trump và Clinton tương phản như thế nào trong các cuộc bầu cử sơ bộ của đảng ở New York năm 2016 nói riêng chỉ với tiểu bang này thôi thì Trump đã giành được khoảng 60% phiếu bầu – nhưng bằng cách vượt qua ngưỡng 50% ở hầu hết các khu vực bầu cử, ông đã giành được 89 trong số 95 đại biểu nhất định của tất cả tiểu bang. Bà Clinton đã giành được tỷ lệ phiếu bầu sơ bộ gần như giống nhau – 58% – nhưng theo các quy tắc của đảng Dân chủ, bà chỉ giành được 139 trong số các đại biểu bị ràng buộc, so với 108 của Bernie Sanders.
Đây là bối cảnh quan trọng cho cuộc đua năm 2024. Trước hết, chiến dịch tranh cử của Trump có lợi thế bị đánh giá thấp về chính sách và uy tín thấp, không được sự nhìn nhận của đại đa số người Mỹ ngoại trừ một số người Mỹ da trắng tự cho là thượng đẳng, những thành phần dân quân cực đoan và đoàn âm binh MAGA, chiến dịch tranh cử trump đã mất uy tín từ cuộc bầu cử năm 2020 với những thuyết âm mưu dối trá và mấy chục vụ kiện gian lận bầu cử gặp thất bại vì không có chứng cứ.
Những nhân vật cấp cao trong chiến dịch tranh cử của Trump được cho là đã nhìn thấy trước một con số không nhỏ những đảng viên Cộng Hòa chống đối, họ là những người muốn nhìn thấy một gương mặt mới, trẻ hơn, ít tai tiếng hơn nhưng đủ mạnh mẽ, cứng rắn để dẫn dắt đảng Cộng Hòa và thâu tóm sự ủng hộ từ đám âm binh MAGA, đây thực sự là một trở ngại không nhỏ cho Trump nếu trong khoảng thời gian một năm rưỡi nữa mà Trump vẫn còn an toàn trên xa lộ.
Ngoài kinh nghiệm thuyết giáo thu hút, Trump có một cơ sở vững chắc trong nhiều đảng phái cấp tiểu bang, điều này có thể tồn tại lâu dài ngay cả khi một loạt các quan chức GOP, các ứng cử viên tiềm năng và những người bảo thủ thúc giục đảng này vượt qua Trump hay nói rõ hơn, hãy can đảm loại bỏ Trump.
Nhưng hãy nhớ rằng, Trump đã làm việc trong suốt 4 năm nhiệm kỳ tổng thống của mình để loại bỏ những kẻ phản ngịch, bất tuân lệnh khỏi hàng ngũ của đảng Cộng Hòa.
Với hai thí dụ đối nghịch nhau, hãy nhìn vào Ohio, giả sử Thống đốc Mike DeWine có đủ ảnh hưởng trong hàng ngũ đảng của tiểu bang để cố gắng đưa tiểu bang của mình vào phe chống Trump. Và trong một cuộc đua có nhiều ứng cử viên đang diễn ra, Đảng Cộng hòa Ohio có thể tùy ý loại bỏ quy tắc người thắng được cả, để ngăn Donald Trump thu hút một lượng lớn đại biểu.
Ngược lại, giả sử các đảng viên Cộng hòa ở New York ủng hộ Trump, chiến dịch của Trump có thể chỉ cần 50% số phiếu bầu chứ không cần đa số là đủ để giành được tất cả theo tiêu chuẩn đa số.
Lời kết:
Nếu có một số lượng lớn các ứng cử viên đồng lòng cùng chống Trump, họ có thể thành lập các liên minh để tìm kiếm sự đại diện theo tỷ lệ, với hy vọng ngăn chặn Trump – hoặc Ron DeSantis, hoặc bất kỳ ai có thể nổi lên như một ứng cử viên hàng đầu – giành được đa số phiếu đại biểu theo quy tắc người thắng được tất cả, và kéo dài cuộc chiến đề cử. Đây là viễn cảnh rất có thể sẽ xảy ra trong năm 2024, với cả Donald Trump và Ron DeSantis cùng tham gia cuộc đua, các ứng cử viên yếu hơn sẽ phải hợp tác để ngăn một trong hai nhân vật này ngoi lên dẫn đầu.
Việt Linh 28.11.2022
-
- Posts: 859
- Joined: Fri Jan 06, 2012 5:40 pm
Re: Bình Luận Thời Sự
Hòa bình là điều muôn dân ước mong
Nguyễn Văn Nghệ
29-11-2022 Ngày 24-2-2022 Putin đã ra lệnh xua quân xâm chiếm Ukraine với một cụm từ mỹ miều “Chiến dịch quân sự đặc biệt”. Xua quân xâm chiếm một quốc gia có chủ quyền là vi phạm các nguyên tắc của Liên Hiệp Quốc.
Từ ngày 24-2-2022 đến nay (cuối tháng 11-2022), cuộc chiến giữa Nga và Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc và Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc đã bốn lần thông qua Nghị quyết đối với nước Nga.
– Lần I vào ngày 1-3-2022, ra Nghị quyết lên án Nga xâm lược Ukraine. Kết quả có 141 quốc gia thông qua, 5 quốc gia bỏ phiếu chống và 35 quốc gia bỏ phiếu trắng. Trong số 35 quốc gia đó có Việt Nam.
– Lần II vào ngày 24-3-2022, ra Nghị quyết kêu gọi Nga chấm dứt “Chiến dịch quân sự đặc biệt” tại Ukraine. Kết quả có 140 quốc gia thông qua, 5 quốc gia bỏ phiếu chống và 38 quốc gia bỏ phiểu trắng. Trong số 38 quốc gia đó có Việt Nam.
– Lần III vào ngày 7-4-2022, ra Nghị quyết đình chỉ tư cách thành viên của Nga tại Hội Đồng Nhân quyền liên Hiệp Quốc (UNHCR). Kết quả có 93 quốc gia thông qua, 24 quốc gia bỏ phiếu chống và 58 quốc gia bỏ phiếu trắng. Trong số 24 quốc gia đó có Việt Nam.
– Lần IV vào ngày 12-10-2022, ra Nghị quyết lên án Nga sáp nhập bốn khu vực ở Ukraine vào nước Nga. Kết quả có 143 quốc gia thông qua, 5 quốc gia bỏ phiếu chống và 35 quốc gia bỏ phiếu trắng. Trong số 35 quốc gia có Việt Nam.
Chỉ vài ngày sau chiến tranh Nga-Ukraine nổ ra thì vào ngày Chúa nhật 27-2-2022 Giáo hoàng Francis đưa ra lời kêu gọi hòa bình cho Ukraine. Giáo hoàng đã lên án những kẻ gây ra chiến tranh. Giáo hoàng nói rằng, họ là những người quên đi nhân loại: “Họ không bắt đầu từ người dân, không nhìn vào cuộc sống cụ thể của người dân, nhưng đặt quyền lực và lợi ích trên tất cả. Họ tin tưởng vào thứ logic ác độc và gian trá của vũ khí, là điều rất xa vời với ý muốn của Thiên Chúa. Họ xa cách với dân chúng, những người muốn hòa bình và trong mọi cuộc xung đột – những người dân thường – là nạn nhân thực sự, những người phải trả giá cho sự điên cuồng của chiến tranh trên chính làn da của họ”.
Giáo hoàng Francis đã thiết tha đưa ra lời kêu gọi hòa bình không chỉ cho Ukraine mà còn cho tất cả những nơi đang xảy ra chiến tranh trên thế giới: “Với trái tim tan nát vì những gì xảy ra ở Ukraine – Và chúng ta đừng quên những cuộc chiến ở những nơi khác trên thế giới, chẳng hạn như ở Yemen, Syria, Ethiopia… – tôi xin lặp lại, hãy ngưng tiếng vũ khí”.
Cuối lời kêu gọi, Giáo hoàng Francis trưng dẫn câu trong Hiến pháp nước Ý: “Bởi vì những người yêu chuộng hòa bình từ chối chiến tranh như một công cụ xúc phạm quyền tự do của các dân tộc khác và như một phương tiện giải quyết các tranh chấp quốc tế” [1].
Từ khi bắt đầu cuộc chiến đến nay đã hơn 9 tháng mà vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt. Những người có lương tri, yêu chuộng hòa bình trên thế giới đều cầu mong cho hòa bình sớm vãn hồi trên đất nước Ukraine.
***
Vào những ngày cuối tháng 9 đầu tháng 10-2022 quân đội Nga đã nã nhiều đạn pháo vào các vùng trên lãnh thổ Ukraine, cho nên vào trưa Chúa nhật 2-10-2022 Giáo hoàng Francis đưa ra lời kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức ở Ukraine: “Phải chăng bao nhiêu máu nữa để chúng ta nhận ra rằng chiến tranh không bao giờ là giải pháp, mà chỉ là sự hủy diệt? Nhân danh Thiên Chúa và nhân danh cảm thức nhân loại vốn có trong mỗi trái tim, tôi lặp lại lời kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức. Hãy ngừng sử dụng vũ khí, hãy tìm kiếm các điều kiện để đàm phán, điều đưa đến những giải pháp không bị áp đặt bởi sức mạnh nhưng bằng sự đồng thuận, công bằng và ổn định. Chúng ta sẽ làm được điều này nếu chúng ta biết tôn trọng các giá trị bất khả xâm phạm của sự sống con người cũng như chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi quốc gia, các quyền của những nhóm thiểu số và các mối bận tâm chính đáng”.
Giáo hoàng Francis cũng mời gọi các nhà lãnh đạo Nga và Ukraine, cũng như các nhà lãnh đạo có liên quan, cùng nhau tìm cách đối thoại để có hòa bình: “Lời kêu gọi của tôi trước hết gửi tới Tổng thống Liên bang Nga, tôi thỉnh cầu Tổng thống Nga, chấm dứt vòng xoáy bạo lực và chết chóc này, cũng vì lợi ích của chính người dân Nga. Mặt khác đau buồn trước những đau khổ to lớn của người dân Ukraine do hậu quả của sự xâm lược mà họ phải gánh chịu. Tôi cũng tin tưởng gửi lời thỉnh cầu Tổng thống Ukraine hãy cởi mở với những đề nghị nghiêm túc về hòa bình. Tôi kêu gọi tất cả những người quan trọng trên đấu trường quốc tế và các nhà lãnh đạo chính trị của các quốc gia hãy làm mọi thứ có thể để chấm dứt chiến tranh và không để mình bị cuốn vào những leo thang nguy hiểm, đồng thời thúc đẩy và ủng hộ các sáng kiến đối thoại. Xin hãy giúp cho các thế hệ trẻ được hít thở bầu khí lành mạnh của hòa bình, thay vì sự ô nhiễm của chiến tranh vốn là sự điên rồ” [2].
Ngày 12-10-2022 Giáo hoàng Francis nói: “Trong những ngày này, trái tim tôi luôn hướng về dân tộc Ukraine, đặc biệt là với những người dân ở những nơi xảy ra các vụ đánh bom”. Giáo hoàng đã cầu mong “biến đổi trái tim những người nắm giữ số phận của cuộc chiến trong tay của họ, để cơn bạo lực có thể chấm dứt và sự chung sống hòa bình trong công lý có thể được xây dựng lại” [3].
Từ xưa đến nay nhân loại đều khao khát thế giới hòa bình. Cách nay khoảng 2500 năm, bên xứ Do Thái ngôn sứ Isaia khao khát: “Họ sẽ lấy gươm mà rèn nên lưỡi cày, lấy giáo rèn nên lưỡi liềm. Nước này không còn tuốt gươm ra đánh nước kia nữa; người ta sẽ không còn thao luyện để chiến đấu nữa” (Kinh Thánh Isaia chương II, câu 4-5).
Bên Á Đông, nhà thơ Đỗ Phủ cũng mong muốn: “An đắc tráng sĩ vãn thiên hà/ Tịnh tẩy giáp binh trường bất dụng”. (Sao có tráng sĩ kéo sông Ngân xuống/ Rửa sạch giáo mác, mãi mãi không dùng đến nữa – Tẩy binh mã [Rửa vũ khí]).
Người chinh phụ cũng mong mỏi hết chiến chinh để gia đình được sum vầy đoàn tụ: “Vãn Ngân Hà hề tẩy đao cung” (Kéo nước sông Ngân xuống rửa sạch đao cung – Chinh phụ ngâm, câu 443).
Phạm Quý Thích lập luận: “Thùy năng nhất vãn thiên hà thủy/ Tảo vị càn khôn tẩy giáp binh” (Ai có thể kéo nước sông Ngân hà xuống?/ Sớm vì trời đất mà rửa sạch giáp binh – Thu bộ dạ nguyệt hữu hoài [Đêm thu dạo dưới trăng xúc cảm]).
Muốn có hòa bình trường cửu trên thế giới thì chỉ có một giải pháp duy nhất là mọi người phải xem nhau như là anh em (Tứ hải giai huynh đệ – Bốn biển đều là anh em). Giáo hoàng Francis khẳng định: “Hòa bình được xây lên trong bài đồng ca những sự khác biệt…Và từ những khác biệt này ta học hỏi nơi người khác, như anh em với nhau…Ta có một người Cha (Thiên Chúa- T/g), chúng ta là anh em với nhau. Chúng ta hãy yêu thương nhau như anh em. Và nếu ta tranh cãi nhau thì nên làm việc đó như anh em với nhau, làm hòa với nhau ngay lập tức và luôn trở về sống như anh em với nhau” [4].
Nguyễn Văn Nghệ
Giáo xứ Cây Vông, Nha Trang
Chú thích:
[1]- https://www.vaticannews.va/vi/pope/news ... raina.html
[2]- https://www.vaticannews.va/vi/pope/news ... raina.html
[3]- https://www.vaticannews.va/vi/pope/news ... raina.html
[4]- https://www.simonhoadalat.com/suyniem/s ... ls0618.htm
Nguyễn Văn Nghệ
29-11-2022 Ngày 24-2-2022 Putin đã ra lệnh xua quân xâm chiếm Ukraine với một cụm từ mỹ miều “Chiến dịch quân sự đặc biệt”. Xua quân xâm chiếm một quốc gia có chủ quyền là vi phạm các nguyên tắc của Liên Hiệp Quốc.
Từ ngày 24-2-2022 đến nay (cuối tháng 11-2022), cuộc chiến giữa Nga và Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc và Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc đã bốn lần thông qua Nghị quyết đối với nước Nga.
– Lần I vào ngày 1-3-2022, ra Nghị quyết lên án Nga xâm lược Ukraine. Kết quả có 141 quốc gia thông qua, 5 quốc gia bỏ phiếu chống và 35 quốc gia bỏ phiếu trắng. Trong số 35 quốc gia đó có Việt Nam.
– Lần II vào ngày 24-3-2022, ra Nghị quyết kêu gọi Nga chấm dứt “Chiến dịch quân sự đặc biệt” tại Ukraine. Kết quả có 140 quốc gia thông qua, 5 quốc gia bỏ phiếu chống và 38 quốc gia bỏ phiểu trắng. Trong số 38 quốc gia đó có Việt Nam.
– Lần III vào ngày 7-4-2022, ra Nghị quyết đình chỉ tư cách thành viên của Nga tại Hội Đồng Nhân quyền liên Hiệp Quốc (UNHCR). Kết quả có 93 quốc gia thông qua, 24 quốc gia bỏ phiếu chống và 58 quốc gia bỏ phiếu trắng. Trong số 24 quốc gia đó có Việt Nam.
– Lần IV vào ngày 12-10-2022, ra Nghị quyết lên án Nga sáp nhập bốn khu vực ở Ukraine vào nước Nga. Kết quả có 143 quốc gia thông qua, 5 quốc gia bỏ phiếu chống và 35 quốc gia bỏ phiếu trắng. Trong số 35 quốc gia có Việt Nam.
Chỉ vài ngày sau chiến tranh Nga-Ukraine nổ ra thì vào ngày Chúa nhật 27-2-2022 Giáo hoàng Francis đưa ra lời kêu gọi hòa bình cho Ukraine. Giáo hoàng đã lên án những kẻ gây ra chiến tranh. Giáo hoàng nói rằng, họ là những người quên đi nhân loại: “Họ không bắt đầu từ người dân, không nhìn vào cuộc sống cụ thể của người dân, nhưng đặt quyền lực và lợi ích trên tất cả. Họ tin tưởng vào thứ logic ác độc và gian trá của vũ khí, là điều rất xa vời với ý muốn của Thiên Chúa. Họ xa cách với dân chúng, những người muốn hòa bình và trong mọi cuộc xung đột – những người dân thường – là nạn nhân thực sự, những người phải trả giá cho sự điên cuồng của chiến tranh trên chính làn da của họ”.
Giáo hoàng Francis đã thiết tha đưa ra lời kêu gọi hòa bình không chỉ cho Ukraine mà còn cho tất cả những nơi đang xảy ra chiến tranh trên thế giới: “Với trái tim tan nát vì những gì xảy ra ở Ukraine – Và chúng ta đừng quên những cuộc chiến ở những nơi khác trên thế giới, chẳng hạn như ở Yemen, Syria, Ethiopia… – tôi xin lặp lại, hãy ngưng tiếng vũ khí”.
Cuối lời kêu gọi, Giáo hoàng Francis trưng dẫn câu trong Hiến pháp nước Ý: “Bởi vì những người yêu chuộng hòa bình từ chối chiến tranh như một công cụ xúc phạm quyền tự do của các dân tộc khác và như một phương tiện giải quyết các tranh chấp quốc tế” [1].
Từ khi bắt đầu cuộc chiến đến nay đã hơn 9 tháng mà vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt. Những người có lương tri, yêu chuộng hòa bình trên thế giới đều cầu mong cho hòa bình sớm vãn hồi trên đất nước Ukraine.
***
Vào những ngày cuối tháng 9 đầu tháng 10-2022 quân đội Nga đã nã nhiều đạn pháo vào các vùng trên lãnh thổ Ukraine, cho nên vào trưa Chúa nhật 2-10-2022 Giáo hoàng Francis đưa ra lời kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức ở Ukraine: “Phải chăng bao nhiêu máu nữa để chúng ta nhận ra rằng chiến tranh không bao giờ là giải pháp, mà chỉ là sự hủy diệt? Nhân danh Thiên Chúa và nhân danh cảm thức nhân loại vốn có trong mỗi trái tim, tôi lặp lại lời kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức. Hãy ngừng sử dụng vũ khí, hãy tìm kiếm các điều kiện để đàm phán, điều đưa đến những giải pháp không bị áp đặt bởi sức mạnh nhưng bằng sự đồng thuận, công bằng và ổn định. Chúng ta sẽ làm được điều này nếu chúng ta biết tôn trọng các giá trị bất khả xâm phạm của sự sống con người cũng như chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi quốc gia, các quyền của những nhóm thiểu số và các mối bận tâm chính đáng”.
Giáo hoàng Francis cũng mời gọi các nhà lãnh đạo Nga và Ukraine, cũng như các nhà lãnh đạo có liên quan, cùng nhau tìm cách đối thoại để có hòa bình: “Lời kêu gọi của tôi trước hết gửi tới Tổng thống Liên bang Nga, tôi thỉnh cầu Tổng thống Nga, chấm dứt vòng xoáy bạo lực và chết chóc này, cũng vì lợi ích của chính người dân Nga. Mặt khác đau buồn trước những đau khổ to lớn của người dân Ukraine do hậu quả của sự xâm lược mà họ phải gánh chịu. Tôi cũng tin tưởng gửi lời thỉnh cầu Tổng thống Ukraine hãy cởi mở với những đề nghị nghiêm túc về hòa bình. Tôi kêu gọi tất cả những người quan trọng trên đấu trường quốc tế và các nhà lãnh đạo chính trị của các quốc gia hãy làm mọi thứ có thể để chấm dứt chiến tranh và không để mình bị cuốn vào những leo thang nguy hiểm, đồng thời thúc đẩy và ủng hộ các sáng kiến đối thoại. Xin hãy giúp cho các thế hệ trẻ được hít thở bầu khí lành mạnh của hòa bình, thay vì sự ô nhiễm của chiến tranh vốn là sự điên rồ” [2].
Ngày 12-10-2022 Giáo hoàng Francis nói: “Trong những ngày này, trái tim tôi luôn hướng về dân tộc Ukraine, đặc biệt là với những người dân ở những nơi xảy ra các vụ đánh bom”. Giáo hoàng đã cầu mong “biến đổi trái tim những người nắm giữ số phận của cuộc chiến trong tay của họ, để cơn bạo lực có thể chấm dứt và sự chung sống hòa bình trong công lý có thể được xây dựng lại” [3].
Từ xưa đến nay nhân loại đều khao khát thế giới hòa bình. Cách nay khoảng 2500 năm, bên xứ Do Thái ngôn sứ Isaia khao khát: “Họ sẽ lấy gươm mà rèn nên lưỡi cày, lấy giáo rèn nên lưỡi liềm. Nước này không còn tuốt gươm ra đánh nước kia nữa; người ta sẽ không còn thao luyện để chiến đấu nữa” (Kinh Thánh Isaia chương II, câu 4-5).
Bên Á Đông, nhà thơ Đỗ Phủ cũng mong muốn: “An đắc tráng sĩ vãn thiên hà/ Tịnh tẩy giáp binh trường bất dụng”. (Sao có tráng sĩ kéo sông Ngân xuống/ Rửa sạch giáo mác, mãi mãi không dùng đến nữa – Tẩy binh mã [Rửa vũ khí]).
Người chinh phụ cũng mong mỏi hết chiến chinh để gia đình được sum vầy đoàn tụ: “Vãn Ngân Hà hề tẩy đao cung” (Kéo nước sông Ngân xuống rửa sạch đao cung – Chinh phụ ngâm, câu 443).
Phạm Quý Thích lập luận: “Thùy năng nhất vãn thiên hà thủy/ Tảo vị càn khôn tẩy giáp binh” (Ai có thể kéo nước sông Ngân hà xuống?/ Sớm vì trời đất mà rửa sạch giáp binh – Thu bộ dạ nguyệt hữu hoài [Đêm thu dạo dưới trăng xúc cảm]).
Muốn có hòa bình trường cửu trên thế giới thì chỉ có một giải pháp duy nhất là mọi người phải xem nhau như là anh em (Tứ hải giai huynh đệ – Bốn biển đều là anh em). Giáo hoàng Francis khẳng định: “Hòa bình được xây lên trong bài đồng ca những sự khác biệt…Và từ những khác biệt này ta học hỏi nơi người khác, như anh em với nhau…Ta có một người Cha (Thiên Chúa- T/g), chúng ta là anh em với nhau. Chúng ta hãy yêu thương nhau như anh em. Và nếu ta tranh cãi nhau thì nên làm việc đó như anh em với nhau, làm hòa với nhau ngay lập tức và luôn trở về sống như anh em với nhau” [4].
Nguyễn Văn Nghệ
Giáo xứ Cây Vông, Nha Trang
Chú thích:
[1]- https://www.vaticannews.va/vi/pope/news ... raina.html
[2]- https://www.vaticannews.va/vi/pope/news ... raina.html
[3]- https://www.vaticannews.va/vi/pope/news ... raina.html
[4]- https://www.simonhoadalat.com/suyniem/s ... ls0618.htm
Re: Bình Luận Thời Sự
Zelensky kêu gọi hỗ trợ trước Quốc hội Mỹ,
trong bối cảnh Nga tiếp tục tấn công Ukraine
Cù Tuấn
21-12-2022 Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky xác nhận trên Twitter rằng, ông đang trên đường tới Washington để gặp Tổng thống Mỹ Biden và phát biểu trước Quốc hội Mỹ. Ông cũng có một loạt các cuộc gặp song phương đã được lên kế hoạch.
Đây là chuyến đi đầu tiên của ông Zelensky ra bên ngoài Ukraine kể từ khi Nga xâm lược Ukraine vào tháng Hai. Đây là một bước đi táo bạo khi các lực lượng Nga thường xuyên nhắm mục tiêu vào cơ sở hạ tầng năng lượng, nước và internet của quốc gia này. Không có dấu hiệu nào cho thấy Nga hay Ukraine đang tìm kiếm một giải pháp hòa bình khi cuộc chiến bước vào ngày thứ 300 trong tuần này, với việc cả hai bên đều chuẩn bị cho cuộc giao tranh mới.
Quân đội Ukraine đã giảm đà tiến công sau nhiều tháng chiếm lại lãnh thổ do Nga chiếm và tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp, và có bằng chứng cho thấy Nga có thể đang chuẩn bị một cuộc tấn công khác vào Kyiv sau khi không chiếm được thành phố thủ đô này hồi đầu năm nay.
Tổng thống Nga Vladimir V. Putin đã đến thăm Belarus vào ngày 19/12 để gặp Tổng thống Aleksandr G. Lukashenko, khiến Ukraine lo ngại về một cuộc tấn công có thể xảy ra vào Kyiv vốn nằm ngay phía nam của Belarus. Mỹ được cho là đang tăng gấp đôi số lượng binh sĩ Ukraine mà họ đang huấn luyện ở căn cứ tại Đức, bao gồm cả các chiến thuật dùng bộ binh.
Ông Zelensky đã ưu tiên việc cung cấp điện cho mùa đông, vốn thường lạnh giá và có tuyết trên khắp Ukraine. Các cuộc tấn công của Nga khiến khoảng 10 triệu người, khoảng 20% dân số Ukraine trước chiến tranh, không có điện tại bất kỳ giờ nào trong ngày. Điều này buộc công ty năng lượng của Ukraine phải chạy đua để sửa chữa các thiệt hại.
Dưới đây là những diễn biến mới nhất:
* Hôm thứ Ba, Quốc hội Mỹ đã đề xuất viện trợ khẩn cấp 44 tỷ đôla cho Ukraine, nhiều hơn hàng tỷ đôla so với yêu cầu của ông Biden vào tháng 11. Gói này chủ yếu bao gồm chi tiêu quân sự, gần 20 tỷ đôla để trang bị cho các lực lượng của Ukraine, đồng thời bổ sung vũ khí vào kho dự trữ của Bộ Quốc phòng để gửi vũ khí đến Kiev.
* Ông Biden sẽ công bố vào thứ Tư khoản viện trợ ngay lập tức trị giá 1,8 tỷ đôla cho Ukraine, bao gồm hệ thống phòng không trên mặt đất tiên tiến nhất của Hoa Kỳ, gồm cả dàn tên lửa Patriot.
Bình Luận từ Facebook
trong bối cảnh Nga tiếp tục tấn công Ukraine
Cù Tuấn
21-12-2022 Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky xác nhận trên Twitter rằng, ông đang trên đường tới Washington để gặp Tổng thống Mỹ Biden và phát biểu trước Quốc hội Mỹ. Ông cũng có một loạt các cuộc gặp song phương đã được lên kế hoạch.
Đây là chuyến đi đầu tiên của ông Zelensky ra bên ngoài Ukraine kể từ khi Nga xâm lược Ukraine vào tháng Hai. Đây là một bước đi táo bạo khi các lực lượng Nga thường xuyên nhắm mục tiêu vào cơ sở hạ tầng năng lượng, nước và internet của quốc gia này. Không có dấu hiệu nào cho thấy Nga hay Ukraine đang tìm kiếm một giải pháp hòa bình khi cuộc chiến bước vào ngày thứ 300 trong tuần này, với việc cả hai bên đều chuẩn bị cho cuộc giao tranh mới.
Quân đội Ukraine đã giảm đà tiến công sau nhiều tháng chiếm lại lãnh thổ do Nga chiếm và tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp, và có bằng chứng cho thấy Nga có thể đang chuẩn bị một cuộc tấn công khác vào Kyiv sau khi không chiếm được thành phố thủ đô này hồi đầu năm nay.
Tổng thống Nga Vladimir V. Putin đã đến thăm Belarus vào ngày 19/12 để gặp Tổng thống Aleksandr G. Lukashenko, khiến Ukraine lo ngại về một cuộc tấn công có thể xảy ra vào Kyiv vốn nằm ngay phía nam của Belarus. Mỹ được cho là đang tăng gấp đôi số lượng binh sĩ Ukraine mà họ đang huấn luyện ở căn cứ tại Đức, bao gồm cả các chiến thuật dùng bộ binh.
Ông Zelensky đã ưu tiên việc cung cấp điện cho mùa đông, vốn thường lạnh giá và có tuyết trên khắp Ukraine. Các cuộc tấn công của Nga khiến khoảng 10 triệu người, khoảng 20% dân số Ukraine trước chiến tranh, không có điện tại bất kỳ giờ nào trong ngày. Điều này buộc công ty năng lượng của Ukraine phải chạy đua để sửa chữa các thiệt hại.
Dưới đây là những diễn biến mới nhất:
* Hôm thứ Ba, Quốc hội Mỹ đã đề xuất viện trợ khẩn cấp 44 tỷ đôla cho Ukraine, nhiều hơn hàng tỷ đôla so với yêu cầu của ông Biden vào tháng 11. Gói này chủ yếu bao gồm chi tiêu quân sự, gần 20 tỷ đôla để trang bị cho các lực lượng của Ukraine, đồng thời bổ sung vũ khí vào kho dự trữ của Bộ Quốc phòng để gửi vũ khí đến Kiev.
* Ông Biden sẽ công bố vào thứ Tư khoản viện trợ ngay lập tức trị giá 1,8 tỷ đôla cho Ukraine, bao gồm hệ thống phòng không trên mặt đất tiên tiến nhất của Hoa Kỳ, gồm cả dàn tên lửa Patriot.
Bình Luận từ Facebook
Re: Bình Luận Thời Sự
Nền dân chủ Hoa Kỳ: ‘Ngàn cân treo sợi tóc’
Mai Vũ Phạm
Người biểu tình đấu tranh cho quyền bỏ phiếu cầm bảng kêu gọi chấm dứt quyền tự do vẽ lại bảng đồ phân chia khu vực (Gerrymandering) trước Tối Cao Pháp Viện ngày 7 Tháng 12. Ảnh: Getty Images
Thứ Tư, ngày 7 Tháng Mười Hai, Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ sẽ bắt đầu nghe các tranh luận trong vụ kiện Moore vs Harper. Cựu thẩm phán liên bang, đồng thời là luật gia bảo thủ nổi tiếng, J. Michael Luttig, nói rằng vụ kiện này là “vụ án quan trọng nhất đối với nền dân chủ Hoa Kỳ và cho nền dân chủ Hoa Kỳ trong lịch sử quốc gia.”
Điều gì khiến vụ án này lại có ảnh hưởng quan trọng đến thế?
Vào Tháng Hai năm 2022, Tòa Tối cao bang North Carolina đã ra phán quyết không chấp nhận bản đồ tái phân chia khu vực bầu cử (redistricting maps) do các thành viên Đảng Cộng hòa thiết lập vì vi phạm hiến pháp của bang này. Một hội đồng gồm các chuyên gia bất phân đảng phái, do tòa án chỉ định, đã vẽ một bản đồ mới và nó đã được sử dụng trong cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2022.
Biểu tình bên ngoài Tối Cao Pháp Viện trong ngày bắt đầu các tranh luận vụ kiện Moore vs Harper. Ảnh: Drew Angerer/Getty Images
Tuy nhiên, Đảng Cộng hòa đã không chấp nhận phán quyết này và đã áp dụng học thuyết quyền lực độc lập của cơ quan lập pháp bang (Independent State Legislature Theory) để kháng cáo lên Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ.
Trong những năm gần đây, một nhóm thành viên Đảng Cộng hòa đã khơi nguồn học thuyết này nhằm trao cho cơ quan lập pháp của các tiểu bang quyền hạn rộng rãi trong việc tái phân chia khu vực bầu cử. Trong thực tế, Hiến pháp Hoa Kỳ trao quyền điều hành các cuộc bầu cử liên bang cho cơ quan lập pháp của tiểu bang, nhưng dưới thẩm quyền của Quốc hội Hoa Kỳ. Nghĩa là, hiện tại đã có sự bất đồng về mức độ quyền lực được giao cho quốc hội ở các bang.
Hiến pháp Hoa Kỳ có hai Điều khoản quy định về vấn đề bầu cử liên bang. Thứ nhất, Điều 1 Khoản 4 qui định: “Thời gian, địa điểm, và cách thức tiến hành bầu cử thượng nghị sĩ và dân biểu sẽ do cơ quan lập pháp mỗi bang quy định. Nhưng vào bất cứ lúc nào, Quốc hội cũng có thể dựa theo luật để đưa ra hoặc thay đổi các quy định đó.”
Thứ hai, Điều 2 Khoản 1 qui định: “Theo thể thức mà cơ quan lập pháp ở bang qui định, mỗi bang sẽ chỉ định một số Đại cử tri bằng tổng số thượng nghị sĩ và dân biểu mà bang sẽ bầu ra trong quốc hội.”
Hiện tại có hai lập luận trái ngược nhau về định nghĩa của từ “cơ quan lập pháp” trong hai điều khoản Hiến pháp trên. Theo cách hiểu truyền thống, ““cơ quan lập pháp” chỉ các quy trình làm luật chung tại quốc hội của mỗi bang. Vì vậy, nếu hiến pháp của bang quy định một đạo luật có thể bị thống đốc phủ quyết, thì các luật bầu cử cũng có thể bị vô hiệu hoá tương tự. Tòa án tại mỗi tiểu bang phải đảm bảo rằng các luật bầu cử liên bang, giống như các luật khác, phải tuân thủ hiến pháp của tiểu bang đó.
Biểu tình bên ngoài Tối Cao Pháp Viện trong ngày bắt đầu các tranh luận vụ kiện Moore vs Harper. Ảnh: Tasos Katopodis/Getty Images for Common Cause
Trái ngược với cách hiểu truyền thống là lập luận đến từ Đảng Cộng hòa cho rằng hai điều khoản của Hiến pháp trao cho cơ quan lập pháp ở mỗi bang quyền lực chính trị độc quyền và gần như tuyệt đối để quy định các cuộc bầu cử liên bang. Nghĩa là, những người phe bảo thủ cho rằng quốc hội ở mỗi tiểu bang có thể tự do vi phạm hiến pháp tiểu bang, và các tòa án tiểu bang không thể ngăn cản họ. Hiện tại, Đảng Cộng hòa tại Hạ viện bang North Carolina đang áp dụng lý thuyết này trong cuộc chiến phân chia lại khu vực bầu cử, lập luận rằng họ có thể đặt ra quy tắc trong các cuộc bầu cử liên bang mà không có bất kỳ sự ràng buộc nào của tòa án, hoặc các cơ quan có thẩm quyền khác của bang.
Các nhóm bảo vệ quyền bầu cử cho rằng học thuyết này là sai trái và sẽ dẫn đến quyền lực tuyệt đối của các tiểu bang, bao gồm việc chọn người chiến thắng trong cuộc bầu cử liên bang. Kịch bản ác mộng là quốc hội của một bang nào đó, ví dụ như Arizona, không hài lòng với cách quan chức bầu cử diễn giải luật bầu cử của Arizona, sẽ viện dẫn học thuyết này như một cái cớ để từ chối xác nhận kết quả bầu cử tổng thống và thay vào đó chọn nhóm đại cử tri của riêng mình.
Thực tế, đây gần như là kế hoạch mà các đồng minh của cựu Tổng Thống Donald Trump đã tìm cách thực hiện, sau thất bại của Trump trong cuộc bầu cử năm 2020. Theo cựu thẩm phán liên bang thuộc phe bảo thủ, J. Michael Luttig, học thuyết này sẽ là một phần trong “kế hoạch chi tiết của Đảng Cộng hòa nhằm đánh cắp cuộc bầu cử tổng thống năm 2024.”
Đối với đông đảo cử tri đảng Dân chủ, nếu Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ ra phán quyết ủng hộ học thuyết này, thì hậu quả sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự công bằng của các cuộc bầu cử tương lai.
Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ sẽ phán quyết ra sao?
Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ, hay còn được gọi là nhánh Tư pháp, đang dưới quyền kiểm soát của sáu thẩm phán theo quan điểm bảo thủ ủng hộ Đảng Cộng hòa (3 thẩm phán còn lại theo quan điểm tự do phóng khoáng ủng hộ Đảng Dân chủ). Trong cuộc tranh tụng hôm thứ Tư, các thẩm phán bảo thủ, bao gồm Samuel Alito, Clarence Thomas, và Neil Gorsuch, dường như đã bật đèn xanh chấp nhận học thuyết trao quyền lực lớn hơn cho tiểu bang mà Đảng Cộng hòa đưa ra.
Biểu tình bên ngoài Tối Cao Pháp Viện trong ngày bắt đầu các tranh luận vụ kiện Moore vs Harper. Ảnh: Drew Angerer/Getty Images
Trước Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ, đội ngũ luật gia ưu việt đại diện cho các nhóm bảo vệ quyền bầu cử tranh luận với đội ngũ pháp lý của Đảng Cộng hòa bang North Carolina, bao gồm ông Neal Katyal (cựu tổng cố vấn pháp lý thời Obama), ông J. Michael Luttig (cựu thẩm phán liên bang), ông Don Verrilli (cựu cố vấn pháp lý thời Obama), và bà Elizabeth Prelogar (tổng cố vấn pháp lý của chính quyền Biden).
Bà Elizabeth Prelogar lập luận rằng: “Thực tiễn hơn hai thế kỷ đã xác nhận rằng các cơ quan lập pháp của bang phải tuân theo các ràng buộc hiến pháp của bang đó.” Trong phần tranh tụng giữa hai bên, Thẩm phán Tòa án Tối cao Ketanji Brown Jackson, nói: “Điều tôi không hiểu là làm sao bạn có thể loại bỏ hiến pháp bang ra khỏi vấn đề thảo luận, khi mà hiến pháp bang trao cho cơ quan lập pháp của bang đó quyền hành để thực thi pháp luật.“
Đội ngũ pháp lý của Đảng Cộng hòa lập luận rằng nhiều tòa án bang đã vượt quá thẩm quyền của họ trong cuộc bầu cử năm 2020, thay đổi các quy tắc mà không có sự cho phép của quốc hội ở bang đó. Họ còn cho rằng tòa án tối cao ở North Carolina đã bác bỏ bản đồ tái phân chia khu vực bầu cử dựa trên một điều khoản mơ hồ trong hiến pháp quy định các cuộc bầu cử phải “tự do”. Đó cúng là mối quan tâm mà Thẩm phán Tối cao John Roberts đã nêu ra trong các cuộc tranh luận, đề xuất một con đường trung gian sẽ mang lại chiến thắng cho Đảng Cộng hòa trên một phạm vi hẹp và hạn chế hơn.
Luật sư cao cấp của Liên đoàn Tự do Dân sự Mỹ (American Civil Liberties Union – ACLU), ông Ari Savitzky, cho biết nếu Tối cao Pháp viện ra phán quyết có lợi cho các nhà lập pháp Cộng hòa của bang North Carolina, điều đó sẽ giúp các cơ quan lập pháp ở các bang dễ dàng hơn trong việc giới hạn quyền bỏ phiếu của cử tri, cũng như phủ nhận kết quả bầu cử. Điều quan trọng hơn, phán quyết sẽ bật đèn xanh cho cả hai chính đảng vẽ ra các khu vực bầu cử có lợi cho đảng mình, bỏ mặc lợi ích của cử tri.
Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ dự kiến sẽ đưa ra quyết định trước cuối tháng Sáu năm 2023. Ông Michael Struett, chủ tịch ngành khoa học chính trị của Đại học North Carolina, cho biết bất kể phán quyết của Tối cao Pháp viện ra sao, kết quả sẽ ảnh hưởng to lớn tới tương lai của luật bầu cử. Ông Struett nhấn mạnh: “Phán quyết chắc chắn sẽ thay đổi cách thức hoạt động của luật bầu cử Hoa Kỳ vĩnh viễn và mãi mãi nếu Tối cao Pháp viện ra phán quyết vô hiệu hóa phán quyết của Tòa án Tối cao North Carolina.”
Biểu tình bên ngoài Tối Cao Pháp Viện trong ngày bắt đầu các tranh luận vụ kiện Moore vs Harper. Ảnh: Drew Angerer/Getty Images
Cựu Bộ trưởng Tư pháp của chính quyền Obama, ông Eric Holder, cảnh báo rằng, phán quyết sắp tới của Tối cao Pháp viện có thể tạo ra “mối đe dọa hiện hữu đối với nền dân chủ của chúng ta.” Luật sư Steven Donziger cho rằng một phán quyết có lợi cho Đảng Cộng hòa có nghĩa là “dù đảng Cộng hòa thắng hay thua trong cuộc bầu cử sẽ không là vấn đề vì họ sẽ có thể duy trì quyền lực bất luận kết quả ra sao.” Đây cũng là nỗi lo lắng của đông đảo cử tri Mỹ. Vụ kiện này rõ ràng là một lời nhắc nhở quan trọng cho những ai luôn cho rằng ‘không có thế lực nào có thể phá hoại’ nền dân chủ Mỹ.
Theo một bản báo cáo của học viện Brookings về thực trạng nền dân chủ Mỹ, bà Elaine Kamarck (Giảng viên Đại học Havard) và ông William A. Galston (Giáo sư Đại học Maryland) lập luận rằng, nếu dân chủ Mỹ bị khai tử một ngày nào đó, thì nguyên nhân không phải là do đa số người Mỹ chán ghét chế độ dân chủ, mà là do một nhóm nhỏ độc đoán có tổ chức, có quyết tâm nắm giữ các vị trí chiến lược trong hệ thống và âm thầm lật đổ các giá trị cốt lõi của dân chủ mà vẫn giữ được lớp vỏ bên ngoài của nó. Trong khi đó, nhóm những người yêu chuộng dân chủ còn lại không có qui mô tổ chức tốt, hoặc không đủ quan tâm để chống lại.
Mai Vũ Phạm
Người biểu tình đấu tranh cho quyền bỏ phiếu cầm bảng kêu gọi chấm dứt quyền tự do vẽ lại bảng đồ phân chia khu vực (Gerrymandering) trước Tối Cao Pháp Viện ngày 7 Tháng 12. Ảnh: Getty Images
Thứ Tư, ngày 7 Tháng Mười Hai, Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ sẽ bắt đầu nghe các tranh luận trong vụ kiện Moore vs Harper. Cựu thẩm phán liên bang, đồng thời là luật gia bảo thủ nổi tiếng, J. Michael Luttig, nói rằng vụ kiện này là “vụ án quan trọng nhất đối với nền dân chủ Hoa Kỳ và cho nền dân chủ Hoa Kỳ trong lịch sử quốc gia.”
Điều gì khiến vụ án này lại có ảnh hưởng quan trọng đến thế?
Vào Tháng Hai năm 2022, Tòa Tối cao bang North Carolina đã ra phán quyết không chấp nhận bản đồ tái phân chia khu vực bầu cử (redistricting maps) do các thành viên Đảng Cộng hòa thiết lập vì vi phạm hiến pháp của bang này. Một hội đồng gồm các chuyên gia bất phân đảng phái, do tòa án chỉ định, đã vẽ một bản đồ mới và nó đã được sử dụng trong cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2022.
Biểu tình bên ngoài Tối Cao Pháp Viện trong ngày bắt đầu các tranh luận vụ kiện Moore vs Harper. Ảnh: Drew Angerer/Getty Images
Tuy nhiên, Đảng Cộng hòa đã không chấp nhận phán quyết này và đã áp dụng học thuyết quyền lực độc lập của cơ quan lập pháp bang (Independent State Legislature Theory) để kháng cáo lên Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ.
Trong những năm gần đây, một nhóm thành viên Đảng Cộng hòa đã khơi nguồn học thuyết này nhằm trao cho cơ quan lập pháp của các tiểu bang quyền hạn rộng rãi trong việc tái phân chia khu vực bầu cử. Trong thực tế, Hiến pháp Hoa Kỳ trao quyền điều hành các cuộc bầu cử liên bang cho cơ quan lập pháp của tiểu bang, nhưng dưới thẩm quyền của Quốc hội Hoa Kỳ. Nghĩa là, hiện tại đã có sự bất đồng về mức độ quyền lực được giao cho quốc hội ở các bang.
Hiến pháp Hoa Kỳ có hai Điều khoản quy định về vấn đề bầu cử liên bang. Thứ nhất, Điều 1 Khoản 4 qui định: “Thời gian, địa điểm, và cách thức tiến hành bầu cử thượng nghị sĩ và dân biểu sẽ do cơ quan lập pháp mỗi bang quy định. Nhưng vào bất cứ lúc nào, Quốc hội cũng có thể dựa theo luật để đưa ra hoặc thay đổi các quy định đó.”
Thứ hai, Điều 2 Khoản 1 qui định: “Theo thể thức mà cơ quan lập pháp ở bang qui định, mỗi bang sẽ chỉ định một số Đại cử tri bằng tổng số thượng nghị sĩ và dân biểu mà bang sẽ bầu ra trong quốc hội.”
Hiện tại có hai lập luận trái ngược nhau về định nghĩa của từ “cơ quan lập pháp” trong hai điều khoản Hiến pháp trên. Theo cách hiểu truyền thống, ““cơ quan lập pháp” chỉ các quy trình làm luật chung tại quốc hội của mỗi bang. Vì vậy, nếu hiến pháp của bang quy định một đạo luật có thể bị thống đốc phủ quyết, thì các luật bầu cử cũng có thể bị vô hiệu hoá tương tự. Tòa án tại mỗi tiểu bang phải đảm bảo rằng các luật bầu cử liên bang, giống như các luật khác, phải tuân thủ hiến pháp của tiểu bang đó.
Biểu tình bên ngoài Tối Cao Pháp Viện trong ngày bắt đầu các tranh luận vụ kiện Moore vs Harper. Ảnh: Tasos Katopodis/Getty Images for Common Cause
Trái ngược với cách hiểu truyền thống là lập luận đến từ Đảng Cộng hòa cho rằng hai điều khoản của Hiến pháp trao cho cơ quan lập pháp ở mỗi bang quyền lực chính trị độc quyền và gần như tuyệt đối để quy định các cuộc bầu cử liên bang. Nghĩa là, những người phe bảo thủ cho rằng quốc hội ở mỗi tiểu bang có thể tự do vi phạm hiến pháp tiểu bang, và các tòa án tiểu bang không thể ngăn cản họ. Hiện tại, Đảng Cộng hòa tại Hạ viện bang North Carolina đang áp dụng lý thuyết này trong cuộc chiến phân chia lại khu vực bầu cử, lập luận rằng họ có thể đặt ra quy tắc trong các cuộc bầu cử liên bang mà không có bất kỳ sự ràng buộc nào của tòa án, hoặc các cơ quan có thẩm quyền khác của bang.
Các nhóm bảo vệ quyền bầu cử cho rằng học thuyết này là sai trái và sẽ dẫn đến quyền lực tuyệt đối của các tiểu bang, bao gồm việc chọn người chiến thắng trong cuộc bầu cử liên bang. Kịch bản ác mộng là quốc hội của một bang nào đó, ví dụ như Arizona, không hài lòng với cách quan chức bầu cử diễn giải luật bầu cử của Arizona, sẽ viện dẫn học thuyết này như một cái cớ để từ chối xác nhận kết quả bầu cử tổng thống và thay vào đó chọn nhóm đại cử tri của riêng mình.
Thực tế, đây gần như là kế hoạch mà các đồng minh của cựu Tổng Thống Donald Trump đã tìm cách thực hiện, sau thất bại của Trump trong cuộc bầu cử năm 2020. Theo cựu thẩm phán liên bang thuộc phe bảo thủ, J. Michael Luttig, học thuyết này sẽ là một phần trong “kế hoạch chi tiết của Đảng Cộng hòa nhằm đánh cắp cuộc bầu cử tổng thống năm 2024.”
Đối với đông đảo cử tri đảng Dân chủ, nếu Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ ra phán quyết ủng hộ học thuyết này, thì hậu quả sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự công bằng của các cuộc bầu cử tương lai.
Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ sẽ phán quyết ra sao?
Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ, hay còn được gọi là nhánh Tư pháp, đang dưới quyền kiểm soát của sáu thẩm phán theo quan điểm bảo thủ ủng hộ Đảng Cộng hòa (3 thẩm phán còn lại theo quan điểm tự do phóng khoáng ủng hộ Đảng Dân chủ). Trong cuộc tranh tụng hôm thứ Tư, các thẩm phán bảo thủ, bao gồm Samuel Alito, Clarence Thomas, và Neil Gorsuch, dường như đã bật đèn xanh chấp nhận học thuyết trao quyền lực lớn hơn cho tiểu bang mà Đảng Cộng hòa đưa ra.
Biểu tình bên ngoài Tối Cao Pháp Viện trong ngày bắt đầu các tranh luận vụ kiện Moore vs Harper. Ảnh: Drew Angerer/Getty Images
Trước Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ, đội ngũ luật gia ưu việt đại diện cho các nhóm bảo vệ quyền bầu cử tranh luận với đội ngũ pháp lý của Đảng Cộng hòa bang North Carolina, bao gồm ông Neal Katyal (cựu tổng cố vấn pháp lý thời Obama), ông J. Michael Luttig (cựu thẩm phán liên bang), ông Don Verrilli (cựu cố vấn pháp lý thời Obama), và bà Elizabeth Prelogar (tổng cố vấn pháp lý của chính quyền Biden).
Bà Elizabeth Prelogar lập luận rằng: “Thực tiễn hơn hai thế kỷ đã xác nhận rằng các cơ quan lập pháp của bang phải tuân theo các ràng buộc hiến pháp của bang đó.” Trong phần tranh tụng giữa hai bên, Thẩm phán Tòa án Tối cao Ketanji Brown Jackson, nói: “Điều tôi không hiểu là làm sao bạn có thể loại bỏ hiến pháp bang ra khỏi vấn đề thảo luận, khi mà hiến pháp bang trao cho cơ quan lập pháp của bang đó quyền hành để thực thi pháp luật.“
Đội ngũ pháp lý của Đảng Cộng hòa lập luận rằng nhiều tòa án bang đã vượt quá thẩm quyền của họ trong cuộc bầu cử năm 2020, thay đổi các quy tắc mà không có sự cho phép của quốc hội ở bang đó. Họ còn cho rằng tòa án tối cao ở North Carolina đã bác bỏ bản đồ tái phân chia khu vực bầu cử dựa trên một điều khoản mơ hồ trong hiến pháp quy định các cuộc bầu cử phải “tự do”. Đó cúng là mối quan tâm mà Thẩm phán Tối cao John Roberts đã nêu ra trong các cuộc tranh luận, đề xuất một con đường trung gian sẽ mang lại chiến thắng cho Đảng Cộng hòa trên một phạm vi hẹp và hạn chế hơn.
Luật sư cao cấp của Liên đoàn Tự do Dân sự Mỹ (American Civil Liberties Union – ACLU), ông Ari Savitzky, cho biết nếu Tối cao Pháp viện ra phán quyết có lợi cho các nhà lập pháp Cộng hòa của bang North Carolina, điều đó sẽ giúp các cơ quan lập pháp ở các bang dễ dàng hơn trong việc giới hạn quyền bỏ phiếu của cử tri, cũng như phủ nhận kết quả bầu cử. Điều quan trọng hơn, phán quyết sẽ bật đèn xanh cho cả hai chính đảng vẽ ra các khu vực bầu cử có lợi cho đảng mình, bỏ mặc lợi ích của cử tri.
Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ dự kiến sẽ đưa ra quyết định trước cuối tháng Sáu năm 2023. Ông Michael Struett, chủ tịch ngành khoa học chính trị của Đại học North Carolina, cho biết bất kể phán quyết của Tối cao Pháp viện ra sao, kết quả sẽ ảnh hưởng to lớn tới tương lai của luật bầu cử. Ông Struett nhấn mạnh: “Phán quyết chắc chắn sẽ thay đổi cách thức hoạt động của luật bầu cử Hoa Kỳ vĩnh viễn và mãi mãi nếu Tối cao Pháp viện ra phán quyết vô hiệu hóa phán quyết của Tòa án Tối cao North Carolina.”
Biểu tình bên ngoài Tối Cao Pháp Viện trong ngày bắt đầu các tranh luận vụ kiện Moore vs Harper. Ảnh: Drew Angerer/Getty Images
Cựu Bộ trưởng Tư pháp của chính quyền Obama, ông Eric Holder, cảnh báo rằng, phán quyết sắp tới của Tối cao Pháp viện có thể tạo ra “mối đe dọa hiện hữu đối với nền dân chủ của chúng ta.” Luật sư Steven Donziger cho rằng một phán quyết có lợi cho Đảng Cộng hòa có nghĩa là “dù đảng Cộng hòa thắng hay thua trong cuộc bầu cử sẽ không là vấn đề vì họ sẽ có thể duy trì quyền lực bất luận kết quả ra sao.” Đây cũng là nỗi lo lắng của đông đảo cử tri Mỹ. Vụ kiện này rõ ràng là một lời nhắc nhở quan trọng cho những ai luôn cho rằng ‘không có thế lực nào có thể phá hoại’ nền dân chủ Mỹ.
Theo một bản báo cáo của học viện Brookings về thực trạng nền dân chủ Mỹ, bà Elaine Kamarck (Giảng viên Đại học Havard) và ông William A. Galston (Giáo sư Đại học Maryland) lập luận rằng, nếu dân chủ Mỹ bị khai tử một ngày nào đó, thì nguyên nhân không phải là do đa số người Mỹ chán ghét chế độ dân chủ, mà là do một nhóm nhỏ độc đoán có tổ chức, có quyết tâm nắm giữ các vị trí chiến lược trong hệ thống và âm thầm lật đổ các giá trị cốt lõi của dân chủ mà vẫn giữ được lớp vỏ bên ngoài của nó. Trong khi đó, nhóm những người yêu chuộng dân chủ còn lại không có qui mô tổ chức tốt, hoặc không đủ quan tâm để chống lại.
-
- Posts: 859
- Joined: Fri Jan 06, 2012 5:40 pm
Re: Bình Luận Thời Sự
Tóm lược các diễn biến chính trên thế giới trong năm 2022
Đỗ Kim Thêm
31-12-2022 Ngày 30 tháng 1: Đảng Dân chủ Xã hội Bồ Đào Nha thắng cử Quốc hội
Ảnh: Antonio Costa, Thủ tướng Bồ Đào Nha và là Chủ tịch Đảng Xã hội sau cuộc bầu cử. Ảnh: Tân Hoa Xã/ Pedro Fiuza Đảng Dân chủ Xã hội (Partido Socialista, PS) đã giành được 42% số phiếu bầu với 117 trong số 230 ghế tại quốc hội. Do đó, Đảng PS đạt đa số tuyệt đối. Từ năm 2015 đến năm 2022, dưới thời Thủ tướng António Costa, đảng PS nắm quyền điều hành đất nước với một chính phủ thiểu số đôi khi do các đảng thuộc cánh tả ủng hộ.
Ngày 13 tháng 2: Steinmeier tái đắc cử chức vụ Tổng thống Cộng hoà Liên bang Đức
Tổng thống Frank-Walter Steinmeier chào mừng sau khi tái đắc cử. Ảnh: DPA/ Bernd Von Jut Với 1.045 trên 1.437 phiếu bầu trong vòng đầu tiên, Quốc hội Liên bang Đức đã tái tín nhiệm Tổng thống Frank-Walter Steinmeier trong chức vụ nguyên thủ quốc gia. Quốc hội Liên bang bao gồm 736 thành viên của Hạ viện Đức và nhiều đại biểu do các cơ quan đại diện của 16 tiểu bang chỉ định. Steinmeier là Tổng thống thứ 12 và nhiệm kỳ sẽ kết thúc vào tháng 3 năm 2027.
Ngày 24 tháng 2: Nga tấn công Ukraine
Cảnh hoang tàn trong một khu vực gần thủ đô Kyiv, Ukraine. Nguồn: ZUMAPRESS.com | Carol Guzy Ngày 24 tháng 2 năm 2022, lực lượng Nga tấn công vào nội địa Ukraine. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố tình trạng thiết quân luật. Dù việc chiếm giữ thủ đô Kyiv bị ngăn chặn, nhưng Nga chiếm được phần lớn lãnh thổ phía đông và nam Ukraine.
Vào tháng 9, Nga đã ngụy tạo tổ chức 4 cuộc trưng cầu dân ý ở khu vực do Nga đang kiểm soát. Đến cuối năm 2022, quân đội Ukraine đã tái chiếm một phần các khu vực do Nga chiếm đóng. Tuy nhiên, khi mùa đông bắt đầu, quân đội Nga nhắm đánh phá các nguồn cung cấp điện và nước của Ukraine. Liên Hiệp Quốc phát hiện ra nhiều tội ác chiến tranh do Nga gây ra. Theo Cao uỷ Liên Hiệp quốc về Người tị nạn (UNHCR), tính đến tháng 12 năm 2022, có hơn 7,8 triệu người đã tỵ nạn đến các nước châu Âu và hơn 6,5 triệu người đã phải di dời trong nước.
Ngày 16 tháng 3: Đức lập Quỹ tân trang Quân đội
Sau khi Nga xâm lăng Ukraine, trong buổi họp Quốc hội ngày 27-2-2022, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đưa ra các biện pháp giải quyết. Ảnh: AP/ Michael Sohn
Sau khi Nga tấn công Ukraine, Thủ tướng Olaf Scholz tuyên bố, Quân đội Đức (Bundeswehr) cần những năng lực và trang thiết bị mới. Vào ngày 16 tháng 3, chính phủ Đức thông qua dự thảo luật tăng công chi quốc phòng. Tháng 6, với đa số 2/3 Quốc hội đồng thuận việc tu chỉnh hiến pháp, lập Quỹ đặc biệt trị giá 100 tỷ euro để tân trang cho Quân đội.
Ngày 24 tháng 4: Macron tái đắc cử tổng thống Pháp
Tổng thống Emmanuel Macron vui mừng sau khi tái đắc cử. Ảnh: AP/ Christophe Ena Ngày 24 tháng 4 năm 2022, Pháp tổ chức cuộc bầu cử vòng hai cho chức vụ tổng thống. Tổng thống Emmanuel Macron, nhậm chức từ năm 2017, đã thắng cử với 59% số phiếu khi tranh cử với Marine Le Pen, một đối thủ thuộc phe cánh hữu. Với gần 28%, Macron nhận được nhiều phiếu bầu nhất trong vòng đầu vào ngày 10 tháng 4.
Le Pen là nhà lãnh đạo Phong trào Rassemblement National thuộc cực hữu trong khi Macron, người sáng lập La République en Marche, được coi là thân châu Âu.
Ngày 18 tháng 5: Phần Lan và Thụy Điển xin gia nhập khối NATO
Cờ Phần Lan, Thụy Điển và khối NATO. Ảnh: CHROMORANGE | Christian Ohde
Ngày 18 tháng 5 năm 2022, Phần Lan và Thụy Điển nộp đơn xin gia nhập, làm thành viên của khối NATO. Trong một thời gian dài, Thụy Điển và Phần Lan theo chính sách đối ngoại trung lập. Sau khi Nga tấn công Ukraine, hai nước thay đổi mô hình hợp tác.
Tuy nhiên, việc gia nhập vẫn chưa hoàn tất vì tất cả các thành viên của khối NATO phải đồng thuận. Riêng Thổ Nhĩ Kỳ ban đầu tỏ ra từ chối và cáo buộc là hai nước đều thiếu thiện chí hợp tác trong việc chống khủng bố. Cụ thể là Tổng thống Erdogan nhiều lần yêu cầu dẫn độ các thành viên của các nhóm người Kurd mà Thổ coi là khủng bố, nhưng không có kết qủa Vào cuối tháng 6, sau khi Helsinki và Stockholm nhượng bộ, một thỏa thuận về nguyên tắc đã đạt được. Cho đến nay, Thổ vẫn chưa phê chuẩn việc gia nhập.
Mùa hè: Pakistan lâm cảnh thiên tai
Cảnh ngập lụt tại khu chợ Lahore, phía Đông Pakistan. Ảnh: Pacific Press | Rana Sajid Hussain
Từ giữa tháng 6 đến tháng 9, khi gió mùa bắt đầu, Pakistan gặp phải một lượng mưa cực lớn. Tại nhiều địa phương, lượng mưa lớn gấp bốn lần so với những năm trước. Thảm họa lũ lụt tăng cao vì còn nhiều lý do khác, thí dụ như sự tan chảy của các sông ngòi bị đóng băng. Kết quả là một phần ba lãnh thổ chìm trong sóng nước. Lũ lụt và sạt lở đất hoành hành khắp nơi cho đến hết mùa thu. Dịch bệnh lây lan nghiêm trọng làm cho ít nhất là 1.300 người chết. Nguyên nhân chính là thời tiết khắc nghiệt do biến đổi khí hậu.
Ngày 8 tháng 9: Nữ hoàng Elizabeth II băng hà, Sunak trở thành Thủ tướng
Gia bảo của Nữ hoàng được đặt trên linh cữu lúc di quan đến Buckingham Palace vào ngày 18.09. 2022 để cử hành quốc táng. Ảnh: Photoshot Nữ hoàng Elizabeth II của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland băng hà vào ngày 8 tháng 9, thọ 96 tuổi. Đăng quang từ năm 1952, Nữ hoàng là vị nguyên thủ quốc gia tại vị lâu nhất trên thế giới. Hoàng tử Charles III kế vị trong khi Vương quốc có nhiều biến động nghiêm trọng.
Sau khi Thủ tướng Boris Johnson từ chức vào đầu tháng 7, bà Liz Truss, người kế nhiệm cũng từ chức vài tuần sau đó. Rishi Sunak, Thủ tướng mới là đối thủ của bà Truss. Trong lịch sử nước Anh, ông là vị Thủ tướng đầu tiên không phải người da trắng.
Ngày 13 tháng 9: Biểu tình toàn Iran
Phụ nữ Iran biểu tình phong toả đường phố Iran. Ảnh: ZUMAPRESS.com | Social Media
Vào ngày 13 tháng 9, cô Jina Masha Amini, 22 tuổi, người Kurd đã bị cảnh sát bắt giữ và cáo buộc là đội khăn trùm đầu không đúng quy cách đạo đức. Khi bị giam giữ, nghi can hôn mê và chết trong bệnh viện vào ngày 16 tháng 9.
Nhiều cuộc biểu tình đầu tiên diễn ra trước bệnh viện. Sau đó, các cuộc biểu tình ôn hoà chống bạo lực của cảnh sát đã lan rộng và hiện nay bạo loạn chống các chính sách của chế độ Iran nổ ra trên khắp đất nước.
Tính đến cuối tháng 11, có 448 người, trong đó có 60 trẻ em và 29 phụ nữ, đã bị lực lượng an ninh Iran giết chết. Trên khắp thế giới có những cuộc biểu tình tỏ tình đoàn kết với nhân dân Iran và cho đến nay đang còn tiếp tục. Cả chính giới Mỹ và Liên minh châu Âu cũng đáp trả Iran bằng các biện pháp trừng phạt kinh tế.
Ngày 5 tháng 9: Liên minh cánh hữu Ý thắng cử
Giorgia Meloni tuyên bố thắng cử với lời cám ơn nước Ý. Ảnh: AA | Riccardo De Luca
Đảng Fratelli d’Italia theo chủ nghĩa dân tộc cánh hữu đã dẫn đầu trong cuộc bầu cử quốc hội ở Ý với khoảng 26%. Khối bảo thủ cánh hữu bao gồm Fratelli d’Italia, Lega của Matteo Salvini và Forza Italia của Silvio Berlusconi, tất cả đạt được tổng cộng khoảng 43%. Kết quả này đủ để có được đa số tuyệt đối tại Hạ viện và Thượng viện.
Ngược lại, Đảng Dân chủ Xã hội Partito (19,3%) đã không lập được một liên minh với các chính đảng. Vào ngày 22 tháng 10, lãnh đạo Đảng Fratelli, Giorgia Meloni tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng và là phụ nữ đầu tiên đảm nhận chức vụ này trong lịch sử nước Ý.
Ngày 30 tháng 10: Lula da Silva thắng cử ở Brazil
Lula da Silva mừng thắng cử tại Sao Paulo, Brasilien. Ảnh: AP | Andre Penner
Lula da Silva thắng cử trong vòng hai cho chức vụ Tổng thống Brazil. Là ứng cử viên thuộc Đảng Công nhân cánh tả (“Partido dos Trabalhadores”), ông đã thắng với 50,9% số phiếu so với Jair Messia Bolsonaro là người đương nhiệm theo cực hữu và đạt được 49,1% phiếu.
Lula đã từng là Tổng thống Brazil từ năm 2003 đến 2010. Năm 2018, Lula bị kết án tù vì tội tham nhũng và rửa tiền. Sau khi kháng án, các bản án bị hủy bỏ vào năm 2021. Brazil là quốc gia đông dân nhất ở Nam Mỹ. Trong nhiệm kỳ của Bolsonaro, nạn phá rừng nhiệt đới Amazon đã gia tăng liên tục. Các nhà hoạt động về bảo vệ khí hậu hy vọng, Lula sẽ sớm có biện pháp cải thiện tình thế. Tuy nhiên, thách thức cho Lula là Đảng cánh tả không chiếm được đa số tại quốc hội.
Ngày 1 tháng 11: Khối cánh hữu thắng cử ở Israel
Benjamin Netanjahu trước Quốc hội sau khi cuộc kiểm phiếu kết thúc. Ảnh: DPA| Ilia Yefimovich.
Khối các chính đảng thuộc cánh hữu, cực hữu và tôn giáo thắng phiếu trong bầu cử quốc hội vào ngày 1 tháng 11. Đây là cuộc bầu cử lần thứ năm kể từ năm 2019. Thủ tướng đương nhiệm Yair Lapid thất bại trong cuộc bầu cử này. Người thắng cử là cựu Thủ tướng Benjamin Netanyahu, lãnh đạo phe đối lập.
Đảng Likud của Netanyahu nắm giữ 64 trong số 120 ghế trong Quốc hội Israel (Knesset). Kể từ khi Israel thành lập năm 1948, khối cánh hữu mới được thành lập lẩn đầu tiên. Một trong những lo âu chính của các chuyên gia là tư pháp không còn hoạt động độc lập. Sau khi liên minh chính trị của Thủ tướng Lapid tan rã vào tháng Tư, các cuộc bầu cử quốc hội mới trở nên cần thiết.
Ngày 8 tháng 11: Bầu cử giữa nhiệm kỳ tổng thống Mỹ
Các vận động viên của Đảng Dân chủ mừng chiến thắng của Nghị sĩ Raphael Warnock, ngày 6-12-2022, Atlanta. Ảnh: AP | John Bazemore
Cứ hai năm một lần, cử tri Mỹ bầu lại 435 dân biểu và 1/3 nghị sĩ. Lần bầu này, đã có nhiều dự đoán cho rằng đảng Cộng hòa sẽ thắng phiếu đáng kể, vì đảng của tổng thống đương nhiệm thường mất sự ủng hộ trong các cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ. Vì tình trạng lạm phát, Đảng Dân chủ của Tổng thống Joe Biden mất nhiều uy tín và suýt mất thế đa số tại Hạ viện.
Nhưng sau cuộc bầu cử vòng hai ở bang Georgia vào ngày 6 tháng 12, Đảng Dân chủ đã giành được 51 trên 100 ghế tại Thượng viện, nhiều hơn trước đó 1 ghế. Đa số đảng viên Cộng hòa đổ lỗi sự thất bại cho cựu Tổng thống Donald Trump. Trong khi đó, Donald Trump muốn tái tranh cử vào năm 2024.
COP27 lập qũy khắc phục thiệt hại do biến đổi khí hậu
Trước tiền đình Hội nghị COP 27 Ảnh: photothek | Thomas Imo
Từ ngày 6 đến ngày 20 tháng 11 năm 2022, đại diện của 196 quốc gia nhóm họp tại Sharm El-Sheikh, Ai Cập, trong khuôn khổ Hội nghị Khí hậu Thế giới lần thứ 27 của Liên Hiệp Quốc (COP27).
Tại cuộc họp này, các đại biểu thống nhất về việc thành lập một qũy đền bù thiệt hại liên quan đến việc biền đổi khí hậu. Các quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng sẽ được hỗ trợ tài chính. Các hình thức hỗ trợ cụ thể vẫn chưa được chung quyết Mặt khác, các đại biểu cũng không đồng ý đưa ra các biện pháp hiệu quả hơn trong bảo vệ khí hậu, chẳng hạn như loại bỏ dần sản xuất dầu khí.
Ngày 18 tháng 12: World Cup kết thúc tại Qatar
Lion Messi tạo chiến thắng cho Argentina tại Qatar 2022. Ảnh: David Pamoa/ FIFA/ Getty/Images
Từ ngày 20-11 đến 18-12, giải bóng đá thế giới diễn ra tại Qatar. Theo ước tính, Qatar đã chi khoảng 220 tỷ đô la cho việc tổ chức. Tinh thần thi đua thể thao của giải bị lu mờ bởi những cáo buộc chống lại FIFA và nước chủ nhà.
Qatar là một quốc gia độc tài và hạn chế bảo vệ nhân quyền. Theo các nhà phê bình, lẽ ra Qatar không nên được trao cho việc tổ chức giải. FIFA cũng cấm một số đội tuyển quốc gia đeo băng “One Love”, được coi là dấu hiệu của nhân quyền. Cuối cùng, đội bóng Argentina chiến thắng và trở thành vô địch bóng đá thế giới năm 2023.
Bình Luận từ Facebook
Đỗ Kim Thêm
31-12-2022 Ngày 30 tháng 1: Đảng Dân chủ Xã hội Bồ Đào Nha thắng cử Quốc hội
Ảnh: Antonio Costa, Thủ tướng Bồ Đào Nha và là Chủ tịch Đảng Xã hội sau cuộc bầu cử. Ảnh: Tân Hoa Xã/ Pedro Fiuza Đảng Dân chủ Xã hội (Partido Socialista, PS) đã giành được 42% số phiếu bầu với 117 trong số 230 ghế tại quốc hội. Do đó, Đảng PS đạt đa số tuyệt đối. Từ năm 2015 đến năm 2022, dưới thời Thủ tướng António Costa, đảng PS nắm quyền điều hành đất nước với một chính phủ thiểu số đôi khi do các đảng thuộc cánh tả ủng hộ.
Ngày 13 tháng 2: Steinmeier tái đắc cử chức vụ Tổng thống Cộng hoà Liên bang Đức
Tổng thống Frank-Walter Steinmeier chào mừng sau khi tái đắc cử. Ảnh: DPA/ Bernd Von Jut Với 1.045 trên 1.437 phiếu bầu trong vòng đầu tiên, Quốc hội Liên bang Đức đã tái tín nhiệm Tổng thống Frank-Walter Steinmeier trong chức vụ nguyên thủ quốc gia. Quốc hội Liên bang bao gồm 736 thành viên của Hạ viện Đức và nhiều đại biểu do các cơ quan đại diện của 16 tiểu bang chỉ định. Steinmeier là Tổng thống thứ 12 và nhiệm kỳ sẽ kết thúc vào tháng 3 năm 2027.
Ngày 24 tháng 2: Nga tấn công Ukraine
Cảnh hoang tàn trong một khu vực gần thủ đô Kyiv, Ukraine. Nguồn: ZUMAPRESS.com | Carol Guzy Ngày 24 tháng 2 năm 2022, lực lượng Nga tấn công vào nội địa Ukraine. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố tình trạng thiết quân luật. Dù việc chiếm giữ thủ đô Kyiv bị ngăn chặn, nhưng Nga chiếm được phần lớn lãnh thổ phía đông và nam Ukraine.
Vào tháng 9, Nga đã ngụy tạo tổ chức 4 cuộc trưng cầu dân ý ở khu vực do Nga đang kiểm soát. Đến cuối năm 2022, quân đội Ukraine đã tái chiếm một phần các khu vực do Nga chiếm đóng. Tuy nhiên, khi mùa đông bắt đầu, quân đội Nga nhắm đánh phá các nguồn cung cấp điện và nước của Ukraine. Liên Hiệp Quốc phát hiện ra nhiều tội ác chiến tranh do Nga gây ra. Theo Cao uỷ Liên Hiệp quốc về Người tị nạn (UNHCR), tính đến tháng 12 năm 2022, có hơn 7,8 triệu người đã tỵ nạn đến các nước châu Âu và hơn 6,5 triệu người đã phải di dời trong nước.
Ngày 16 tháng 3: Đức lập Quỹ tân trang Quân đội
Sau khi Nga xâm lăng Ukraine, trong buổi họp Quốc hội ngày 27-2-2022, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đưa ra các biện pháp giải quyết. Ảnh: AP/ Michael Sohn
Sau khi Nga tấn công Ukraine, Thủ tướng Olaf Scholz tuyên bố, Quân đội Đức (Bundeswehr) cần những năng lực và trang thiết bị mới. Vào ngày 16 tháng 3, chính phủ Đức thông qua dự thảo luật tăng công chi quốc phòng. Tháng 6, với đa số 2/3 Quốc hội đồng thuận việc tu chỉnh hiến pháp, lập Quỹ đặc biệt trị giá 100 tỷ euro để tân trang cho Quân đội.
Ngày 24 tháng 4: Macron tái đắc cử tổng thống Pháp
Tổng thống Emmanuel Macron vui mừng sau khi tái đắc cử. Ảnh: AP/ Christophe Ena Ngày 24 tháng 4 năm 2022, Pháp tổ chức cuộc bầu cử vòng hai cho chức vụ tổng thống. Tổng thống Emmanuel Macron, nhậm chức từ năm 2017, đã thắng cử với 59% số phiếu khi tranh cử với Marine Le Pen, một đối thủ thuộc phe cánh hữu. Với gần 28%, Macron nhận được nhiều phiếu bầu nhất trong vòng đầu vào ngày 10 tháng 4.
Le Pen là nhà lãnh đạo Phong trào Rassemblement National thuộc cực hữu trong khi Macron, người sáng lập La République en Marche, được coi là thân châu Âu.
Ngày 18 tháng 5: Phần Lan và Thụy Điển xin gia nhập khối NATO
Cờ Phần Lan, Thụy Điển và khối NATO. Ảnh: CHROMORANGE | Christian Ohde
Ngày 18 tháng 5 năm 2022, Phần Lan và Thụy Điển nộp đơn xin gia nhập, làm thành viên của khối NATO. Trong một thời gian dài, Thụy Điển và Phần Lan theo chính sách đối ngoại trung lập. Sau khi Nga tấn công Ukraine, hai nước thay đổi mô hình hợp tác.
Tuy nhiên, việc gia nhập vẫn chưa hoàn tất vì tất cả các thành viên của khối NATO phải đồng thuận. Riêng Thổ Nhĩ Kỳ ban đầu tỏ ra từ chối và cáo buộc là hai nước đều thiếu thiện chí hợp tác trong việc chống khủng bố. Cụ thể là Tổng thống Erdogan nhiều lần yêu cầu dẫn độ các thành viên của các nhóm người Kurd mà Thổ coi là khủng bố, nhưng không có kết qủa Vào cuối tháng 6, sau khi Helsinki và Stockholm nhượng bộ, một thỏa thuận về nguyên tắc đã đạt được. Cho đến nay, Thổ vẫn chưa phê chuẩn việc gia nhập.
Mùa hè: Pakistan lâm cảnh thiên tai
Cảnh ngập lụt tại khu chợ Lahore, phía Đông Pakistan. Ảnh: Pacific Press | Rana Sajid Hussain
Từ giữa tháng 6 đến tháng 9, khi gió mùa bắt đầu, Pakistan gặp phải một lượng mưa cực lớn. Tại nhiều địa phương, lượng mưa lớn gấp bốn lần so với những năm trước. Thảm họa lũ lụt tăng cao vì còn nhiều lý do khác, thí dụ như sự tan chảy của các sông ngòi bị đóng băng. Kết quả là một phần ba lãnh thổ chìm trong sóng nước. Lũ lụt và sạt lở đất hoành hành khắp nơi cho đến hết mùa thu. Dịch bệnh lây lan nghiêm trọng làm cho ít nhất là 1.300 người chết. Nguyên nhân chính là thời tiết khắc nghiệt do biến đổi khí hậu.
Ngày 8 tháng 9: Nữ hoàng Elizabeth II băng hà, Sunak trở thành Thủ tướng
Gia bảo của Nữ hoàng được đặt trên linh cữu lúc di quan đến Buckingham Palace vào ngày 18.09. 2022 để cử hành quốc táng. Ảnh: Photoshot Nữ hoàng Elizabeth II của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland băng hà vào ngày 8 tháng 9, thọ 96 tuổi. Đăng quang từ năm 1952, Nữ hoàng là vị nguyên thủ quốc gia tại vị lâu nhất trên thế giới. Hoàng tử Charles III kế vị trong khi Vương quốc có nhiều biến động nghiêm trọng.
Sau khi Thủ tướng Boris Johnson từ chức vào đầu tháng 7, bà Liz Truss, người kế nhiệm cũng từ chức vài tuần sau đó. Rishi Sunak, Thủ tướng mới là đối thủ của bà Truss. Trong lịch sử nước Anh, ông là vị Thủ tướng đầu tiên không phải người da trắng.
Ngày 13 tháng 9: Biểu tình toàn Iran
Phụ nữ Iran biểu tình phong toả đường phố Iran. Ảnh: ZUMAPRESS.com | Social Media
Vào ngày 13 tháng 9, cô Jina Masha Amini, 22 tuổi, người Kurd đã bị cảnh sát bắt giữ và cáo buộc là đội khăn trùm đầu không đúng quy cách đạo đức. Khi bị giam giữ, nghi can hôn mê và chết trong bệnh viện vào ngày 16 tháng 9.
Nhiều cuộc biểu tình đầu tiên diễn ra trước bệnh viện. Sau đó, các cuộc biểu tình ôn hoà chống bạo lực của cảnh sát đã lan rộng và hiện nay bạo loạn chống các chính sách của chế độ Iran nổ ra trên khắp đất nước.
Tính đến cuối tháng 11, có 448 người, trong đó có 60 trẻ em và 29 phụ nữ, đã bị lực lượng an ninh Iran giết chết. Trên khắp thế giới có những cuộc biểu tình tỏ tình đoàn kết với nhân dân Iran và cho đến nay đang còn tiếp tục. Cả chính giới Mỹ và Liên minh châu Âu cũng đáp trả Iran bằng các biện pháp trừng phạt kinh tế.
Ngày 5 tháng 9: Liên minh cánh hữu Ý thắng cử
Giorgia Meloni tuyên bố thắng cử với lời cám ơn nước Ý. Ảnh: AA | Riccardo De Luca
Đảng Fratelli d’Italia theo chủ nghĩa dân tộc cánh hữu đã dẫn đầu trong cuộc bầu cử quốc hội ở Ý với khoảng 26%. Khối bảo thủ cánh hữu bao gồm Fratelli d’Italia, Lega của Matteo Salvini và Forza Italia của Silvio Berlusconi, tất cả đạt được tổng cộng khoảng 43%. Kết quả này đủ để có được đa số tuyệt đối tại Hạ viện và Thượng viện.
Ngược lại, Đảng Dân chủ Xã hội Partito (19,3%) đã không lập được một liên minh với các chính đảng. Vào ngày 22 tháng 10, lãnh đạo Đảng Fratelli, Giorgia Meloni tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng và là phụ nữ đầu tiên đảm nhận chức vụ này trong lịch sử nước Ý.
Ngày 30 tháng 10: Lula da Silva thắng cử ở Brazil
Lula da Silva mừng thắng cử tại Sao Paulo, Brasilien. Ảnh: AP | Andre Penner
Lula da Silva thắng cử trong vòng hai cho chức vụ Tổng thống Brazil. Là ứng cử viên thuộc Đảng Công nhân cánh tả (“Partido dos Trabalhadores”), ông đã thắng với 50,9% số phiếu so với Jair Messia Bolsonaro là người đương nhiệm theo cực hữu và đạt được 49,1% phiếu.
Lula đã từng là Tổng thống Brazil từ năm 2003 đến 2010. Năm 2018, Lula bị kết án tù vì tội tham nhũng và rửa tiền. Sau khi kháng án, các bản án bị hủy bỏ vào năm 2021. Brazil là quốc gia đông dân nhất ở Nam Mỹ. Trong nhiệm kỳ của Bolsonaro, nạn phá rừng nhiệt đới Amazon đã gia tăng liên tục. Các nhà hoạt động về bảo vệ khí hậu hy vọng, Lula sẽ sớm có biện pháp cải thiện tình thế. Tuy nhiên, thách thức cho Lula là Đảng cánh tả không chiếm được đa số tại quốc hội.
Ngày 1 tháng 11: Khối cánh hữu thắng cử ở Israel
Benjamin Netanjahu trước Quốc hội sau khi cuộc kiểm phiếu kết thúc. Ảnh: DPA| Ilia Yefimovich.
Khối các chính đảng thuộc cánh hữu, cực hữu và tôn giáo thắng phiếu trong bầu cử quốc hội vào ngày 1 tháng 11. Đây là cuộc bầu cử lần thứ năm kể từ năm 2019. Thủ tướng đương nhiệm Yair Lapid thất bại trong cuộc bầu cử này. Người thắng cử là cựu Thủ tướng Benjamin Netanyahu, lãnh đạo phe đối lập.
Đảng Likud của Netanyahu nắm giữ 64 trong số 120 ghế trong Quốc hội Israel (Knesset). Kể từ khi Israel thành lập năm 1948, khối cánh hữu mới được thành lập lẩn đầu tiên. Một trong những lo âu chính của các chuyên gia là tư pháp không còn hoạt động độc lập. Sau khi liên minh chính trị của Thủ tướng Lapid tan rã vào tháng Tư, các cuộc bầu cử quốc hội mới trở nên cần thiết.
Ngày 8 tháng 11: Bầu cử giữa nhiệm kỳ tổng thống Mỹ
Các vận động viên của Đảng Dân chủ mừng chiến thắng của Nghị sĩ Raphael Warnock, ngày 6-12-2022, Atlanta. Ảnh: AP | John Bazemore
Cứ hai năm một lần, cử tri Mỹ bầu lại 435 dân biểu và 1/3 nghị sĩ. Lần bầu này, đã có nhiều dự đoán cho rằng đảng Cộng hòa sẽ thắng phiếu đáng kể, vì đảng của tổng thống đương nhiệm thường mất sự ủng hộ trong các cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ. Vì tình trạng lạm phát, Đảng Dân chủ của Tổng thống Joe Biden mất nhiều uy tín và suýt mất thế đa số tại Hạ viện.
Nhưng sau cuộc bầu cử vòng hai ở bang Georgia vào ngày 6 tháng 12, Đảng Dân chủ đã giành được 51 trên 100 ghế tại Thượng viện, nhiều hơn trước đó 1 ghế. Đa số đảng viên Cộng hòa đổ lỗi sự thất bại cho cựu Tổng thống Donald Trump. Trong khi đó, Donald Trump muốn tái tranh cử vào năm 2024.
COP27 lập qũy khắc phục thiệt hại do biến đổi khí hậu
Trước tiền đình Hội nghị COP 27 Ảnh: photothek | Thomas Imo
Từ ngày 6 đến ngày 20 tháng 11 năm 2022, đại diện của 196 quốc gia nhóm họp tại Sharm El-Sheikh, Ai Cập, trong khuôn khổ Hội nghị Khí hậu Thế giới lần thứ 27 của Liên Hiệp Quốc (COP27).
Tại cuộc họp này, các đại biểu thống nhất về việc thành lập một qũy đền bù thiệt hại liên quan đến việc biền đổi khí hậu. Các quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng sẽ được hỗ trợ tài chính. Các hình thức hỗ trợ cụ thể vẫn chưa được chung quyết Mặt khác, các đại biểu cũng không đồng ý đưa ra các biện pháp hiệu quả hơn trong bảo vệ khí hậu, chẳng hạn như loại bỏ dần sản xuất dầu khí.
Ngày 18 tháng 12: World Cup kết thúc tại Qatar
Lion Messi tạo chiến thắng cho Argentina tại Qatar 2022. Ảnh: David Pamoa/ FIFA/ Getty/Images
Từ ngày 20-11 đến 18-12, giải bóng đá thế giới diễn ra tại Qatar. Theo ước tính, Qatar đã chi khoảng 220 tỷ đô la cho việc tổ chức. Tinh thần thi đua thể thao của giải bị lu mờ bởi những cáo buộc chống lại FIFA và nước chủ nhà.
Qatar là một quốc gia độc tài và hạn chế bảo vệ nhân quyền. Theo các nhà phê bình, lẽ ra Qatar không nên được trao cho việc tổ chức giải. FIFA cũng cấm một số đội tuyển quốc gia đeo băng “One Love”, được coi là dấu hiệu của nhân quyền. Cuối cùng, đội bóng Argentina chiến thắng và trở thành vô địch bóng đá thế giới năm 2023.
Bình Luận từ Facebook
Re: Bình Luận Thời Sự
Năm Mới Putin vẫn ngoan cố, chiến tranh chắc chắn kéo dài
Bình Phương
Tổng thống Nga Vladimir Putin đến thăm bộ tư lệnh quân khu miền Nam Nga và đọc bài diễn văn mừng năm mới trong đó ông ta biện minh cho cuộc xâm lược Ukraine mà Nga bắt đầu từ tháng 2-2022. Ảnh Kremlin Press Office / Handout/Anadolu Agency via Getty Images
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã dùng bài diễn văn mừng năm mới để biện minh cho cuộc xâm lược Ukraine, mắng nhiếc phương Tây vì cái mà ông nói là nỗ lực sử dụng cuộc xung đột để chia rẽ nước Nga, đồng thời báo hiệu quyết tâm của ông ta kéo dài cuộc chiến hiện đã sang tháng thứ mười một, theo tường thuật của báo The Wall Street Journal.
Đọc diễn văn trong chuyến thăm sở chỉ huy của Bộ Tư lệnh Quân khu Miền Nam Nga ở thành phố Rostov-on-Don hôm thứ Bảy 31 tháng Mười Hai, ông Putin nói năm 2022 được đánh dấu bằng “những quyết định khó khăn nhưng cần thiết” để bảo đảm nền độc lập hoàn toàn của Nga, củng cố sự gắn kết của xã hội Nga đã bị xói mòn bởi ảnh hưởng của phương Tây.
“Đây là một năm của những sự kiện thực sự có tính chuyển hóa, định mệnh,” nhà lãnh đạo Điện Kremlin nhận xét. “Những sự kiện đó đã đặt nền móng cho tương lai chung của chúng ta, nền độc lập thực sự của chúng ta. Đó là những gì chúng ta đang chiến đấu ngày hôm nay, bảo vệ người dân của chúng ta trong các lãnh thổ lịch sử của chúng ta và cả trong các khu vực mới của Liên bang Nga,” ông nói, ám chỉ những vùng lãnh thổ của Ukraine mà Nga chiếm được một cách bất hợp pháp bằng vũ lực trong cuộc chiến đang diễn ra.
Cuộc xâm lược Ukraine của Nga vào tháng Hai 2022 là cuộc chiến tranh trên bộ lớn nhất ở châu Âu kể từ Thế chiến thứ Hai. Những ai có đầu óc suy nghĩ bình thường đều thấy Nga đã vô cớ xua quân tấn công một nước láng giềng nhỏ hơn nhưng độc lập và có chủ quyền – một hành vi không thể chấp nhận được cả theo luật pháp quốc tế và theo lẽ công bằng thông thường. Thế nhưng, theo Putin, cuộc xâm lược – mà ông ta gọi trệch đi là “chiến dịch quân sự đặc biệt” – là nhằm ngăn chặn phương Tây xâm nhập vào Ukraine, một nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ.
Qua mười tháng binh lửa, cuộc chiến đã cướp đi sinh mạng của hàng nghìn thường dân, buộc hàng triệu người Ukraine phải rời bỏ nhà cửa và dẫn đến một loạt lệnh trừng phạt quốc tế đối với nền kinh tế Nga. Hàng chục nghìn binh sĩ Nga và Ukraine đã bị tàn sát khiến ông Putin phải huy động khoảng 300,000 lính quân dịch vào tháng Chín để bù đắp cho những tổn thất ngày càng tồi tệ trên chiến trường.
Ông Putin cũng tỏ ý muốn leo thang chiến tranh bằng cách sử dụng vũ khí hạt nhân, coi cuộc chiến như một cuộc đấu tranh sinh tồn chống lại những gì ông nói là chủ nghĩa đế quốc phương Tây trong khi khẳng định mình là người bảo vệ các giá trị truyền thống. “Sự thật lịch sử, đạo đức đứng về phía chúng ta,” ông Putin nói trong bài phát biểu.
Các nhà phân tích cho biết khi bắt đầu cuộc chiến, Putin tự tin rằng quân đội Nga có thể chiến thắng nhanh chóng. Nhưng vấp phải sự kháng cự quyết liệt của các lực lượng Ukraine, các chỉ huy quân sự của Nga đã từ bỏ mục tiêu ban đầu là chiếm thủ đô Kyiv, chuyển sang tranh giành lãnh thổ ở phía đông và nam Ukraine. Rồi khi bị sa lầy trên chiến trường và bị đuổi khỏi những phần đất đã chiếm được, quân Nga lại chuyển hướng tấn công vào mạng lưới hạ tầng của Ukraine, pháo kích bừa bãi vào các nhà máy điện, trường học, trạm cấp nước và hơi đốt, gây nên bao thảm họa cho thường dân Ukraine trong mùa đông lạnh giá. Hành vi của Putin đã có thể bị liệt vào tội ác diệt chủng.
Nhưng Putin và các quan chức cấp cao của Nga trong bộ sậu của ông ta cho rằng, sở dĩ Ukraine kiên cường chống đỡ như vậy là nhờ nguồn yển trợ hỗ trợ quân sự và tài chính từ phương Tây, đặc biệt là Mỹ. Ủng hộ chính nghĩa của người Ukraine kháng chiến, Mỹ đã cung cấp cho Ukraine loại hỏa tiễn vác vai Javelin để tiêu diệt các đoàn xe tăng Nga, các bệ phóng tên lửa Himars tân tiến để đẩy lùi lực lượng Nga ở nhiều khu vực. Đầu tháng này, chính quyền Biden đã công bố gói viện trợ vũ khí trị giá gần $2 tỷ cho Ukraine, lần đầu tiên bao gồm hệ thống phòng không Patriot để giúp Kyiv tự bảo vệ trước những cơn mưa tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình mà Nga liên tục nhắm vào các nhà máy điện, lưới điện cùng các mục tiêu chiến lược khác của nước này.
Phần còn lại của hỏa tiễn và đạn pháo Nga bắn vào thành phố Kharkiv được các công tố viên Ukraine thu thập để làm bằng chứng tố cáo tội ác chiến tranh của Nga. Ảnh Ảnh Vyacheslav Madiyevskyi / Ukrinform/Future Publishing via Getty Images
Trong bài phát biểu Putin cáo buộc phương Tây lừa dối về cam kết giúp bảo đảm hòa bình ở khu vực Donbass phía đông Ukraine, nơi một cuộc xung đột đã kéo dài suốt tám năm, trước khi Nga xâm lược Ukraine. “Phương Tây đang nói dối về hòa bình trong khi chuẩn bị cho một cuộc xâm lược. Họ đang sử dụng một cách trắng trợn đất nước Ukraine và người dân Ukraine để làm suy yếu và chia rẽ nước Nga. Chúng tôi chưa bao giờ cho phép bất cứ ai làm như vậy và chúng tôi sẽ không cho phép điều này xảy ra trong tương lai”, Putin nói.
Ông Putin khẳng định cuộc chiến tranh đã giúp củng cố xã hội Nga, trong khi thực tế hàng trăm ngàn người Nga, bao gồm nhiều chuyên gia trẻ trong độ tuổi chiến đấu, đã trốn khỏi đất nước để tránh bị nhập ngũ.
“Đây là năm [2022] đã đặt nhiều thứ vào đúng vị trí của chúng, tách biệt rõ ràng lòng dũng cảm và chủ nghĩa anh hùng khỏi sự phản bội và hèn nhát, đồng thời cho thấy không có sức mạnh nào cao hơn tình yêu dành cho gia đình và bạn bè, lòng trung thành với bạn bè và đồng đội, và cống hiến cho quê hương của một người,” Putin nói và tránh đề cập đến thực tế bi đát của nền kinh tế Nga do hậu quả của chiến tranh.
Hồi đầu tháng này, ngân hàng trung ương Nga cho biết họ lo ngại rằng việc chuyển hướng nhân lực và nguồn lực vào cuộc chiến ở Ukraine có thể gây ra một đợt lạm phát mới trong năm tới sau khi nó đã được kiềm chế phần lớn. Vào tháng Mười Một, Bộ Phát triển Kinh tế Nga cho biết quy mô nền kinh tế đã co lại 5% so với cùng kỳ năm ngoái. Bất chấp thực tế đó, trong bài phát biểu năm mới, Putin đã giảm nhẹ tác động của các lệnh trừng phạt quốc tế và nói nước Nga đã thách thức những người ở phương Tây “mong đợi sự phá hủy hoàn toàn ngành công nghiệp, tài chính và giao thông của chúng ta”.
Trong những tháng gần đây, Điện Kremlin cũng đã cố gắng tô vẽ nước Nga như một bức tường thành chống lại những gì họ nói là giới tinh hoa tự do ở phương Tây đang muốn thống trị phần còn lại của thế giới. Putin đã tăng cường quan hệ với các quốc gia chuyên chế như Belarus, Iran và Trung Quốc để lập một liên minh chống phương Tây.
Các nhà phân tích cho rằng, điều đáng chú ý trong phát biểu đầu năm của Putin là không có dấu hiệu cho thấy cuộc chiến ở Ukraine sắp kết thúc.
Điện Kremlin nhiều lần lên tiếng nói họ sẵn sàng đàm phán, nhưng đã bác bỏ kế hoạch do Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đề ra, trong đó yêu cầu Nga phải rút quân. Moscow đặt điều kiện tiên quyết để đàm phán là các vùng lãnh thổ mà Nga chiếm được phải thuộc về nước Nga – điều mà Kyiv không thể nào chấp nhận được.
Hôm thứ Bảy, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu nhấn mạnh Moscow sẽ không lùi bước. “Chiến thắng của chúng ta, giống như Năm Mới, là không thể tránh khỏi,” ông Shoigu trong lời chúc năm mới gửi tới quân đội Nga.
Bình Phương
Tổng thống Nga Vladimir Putin đến thăm bộ tư lệnh quân khu miền Nam Nga và đọc bài diễn văn mừng năm mới trong đó ông ta biện minh cho cuộc xâm lược Ukraine mà Nga bắt đầu từ tháng 2-2022. Ảnh Kremlin Press Office / Handout/Anadolu Agency via Getty Images
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã dùng bài diễn văn mừng năm mới để biện minh cho cuộc xâm lược Ukraine, mắng nhiếc phương Tây vì cái mà ông nói là nỗ lực sử dụng cuộc xung đột để chia rẽ nước Nga, đồng thời báo hiệu quyết tâm của ông ta kéo dài cuộc chiến hiện đã sang tháng thứ mười một, theo tường thuật của báo The Wall Street Journal.
Đọc diễn văn trong chuyến thăm sở chỉ huy của Bộ Tư lệnh Quân khu Miền Nam Nga ở thành phố Rostov-on-Don hôm thứ Bảy 31 tháng Mười Hai, ông Putin nói năm 2022 được đánh dấu bằng “những quyết định khó khăn nhưng cần thiết” để bảo đảm nền độc lập hoàn toàn của Nga, củng cố sự gắn kết của xã hội Nga đã bị xói mòn bởi ảnh hưởng của phương Tây.
“Đây là một năm của những sự kiện thực sự có tính chuyển hóa, định mệnh,” nhà lãnh đạo Điện Kremlin nhận xét. “Những sự kiện đó đã đặt nền móng cho tương lai chung của chúng ta, nền độc lập thực sự của chúng ta. Đó là những gì chúng ta đang chiến đấu ngày hôm nay, bảo vệ người dân của chúng ta trong các lãnh thổ lịch sử của chúng ta và cả trong các khu vực mới của Liên bang Nga,” ông nói, ám chỉ những vùng lãnh thổ của Ukraine mà Nga chiếm được một cách bất hợp pháp bằng vũ lực trong cuộc chiến đang diễn ra.
Cuộc xâm lược Ukraine của Nga vào tháng Hai 2022 là cuộc chiến tranh trên bộ lớn nhất ở châu Âu kể từ Thế chiến thứ Hai. Những ai có đầu óc suy nghĩ bình thường đều thấy Nga đã vô cớ xua quân tấn công một nước láng giềng nhỏ hơn nhưng độc lập và có chủ quyền – một hành vi không thể chấp nhận được cả theo luật pháp quốc tế và theo lẽ công bằng thông thường. Thế nhưng, theo Putin, cuộc xâm lược – mà ông ta gọi trệch đi là “chiến dịch quân sự đặc biệt” – là nhằm ngăn chặn phương Tây xâm nhập vào Ukraine, một nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ.
Qua mười tháng binh lửa, cuộc chiến đã cướp đi sinh mạng của hàng nghìn thường dân, buộc hàng triệu người Ukraine phải rời bỏ nhà cửa và dẫn đến một loạt lệnh trừng phạt quốc tế đối với nền kinh tế Nga. Hàng chục nghìn binh sĩ Nga và Ukraine đã bị tàn sát khiến ông Putin phải huy động khoảng 300,000 lính quân dịch vào tháng Chín để bù đắp cho những tổn thất ngày càng tồi tệ trên chiến trường.
Ông Putin cũng tỏ ý muốn leo thang chiến tranh bằng cách sử dụng vũ khí hạt nhân, coi cuộc chiến như một cuộc đấu tranh sinh tồn chống lại những gì ông nói là chủ nghĩa đế quốc phương Tây trong khi khẳng định mình là người bảo vệ các giá trị truyền thống. “Sự thật lịch sử, đạo đức đứng về phía chúng ta,” ông Putin nói trong bài phát biểu.
Các nhà phân tích cho biết khi bắt đầu cuộc chiến, Putin tự tin rằng quân đội Nga có thể chiến thắng nhanh chóng. Nhưng vấp phải sự kháng cự quyết liệt của các lực lượng Ukraine, các chỉ huy quân sự của Nga đã từ bỏ mục tiêu ban đầu là chiếm thủ đô Kyiv, chuyển sang tranh giành lãnh thổ ở phía đông và nam Ukraine. Rồi khi bị sa lầy trên chiến trường và bị đuổi khỏi những phần đất đã chiếm được, quân Nga lại chuyển hướng tấn công vào mạng lưới hạ tầng của Ukraine, pháo kích bừa bãi vào các nhà máy điện, trường học, trạm cấp nước và hơi đốt, gây nên bao thảm họa cho thường dân Ukraine trong mùa đông lạnh giá. Hành vi của Putin đã có thể bị liệt vào tội ác diệt chủng.
Nhưng Putin và các quan chức cấp cao của Nga trong bộ sậu của ông ta cho rằng, sở dĩ Ukraine kiên cường chống đỡ như vậy là nhờ nguồn yển trợ hỗ trợ quân sự và tài chính từ phương Tây, đặc biệt là Mỹ. Ủng hộ chính nghĩa của người Ukraine kháng chiến, Mỹ đã cung cấp cho Ukraine loại hỏa tiễn vác vai Javelin để tiêu diệt các đoàn xe tăng Nga, các bệ phóng tên lửa Himars tân tiến để đẩy lùi lực lượng Nga ở nhiều khu vực. Đầu tháng này, chính quyền Biden đã công bố gói viện trợ vũ khí trị giá gần $2 tỷ cho Ukraine, lần đầu tiên bao gồm hệ thống phòng không Patriot để giúp Kyiv tự bảo vệ trước những cơn mưa tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình mà Nga liên tục nhắm vào các nhà máy điện, lưới điện cùng các mục tiêu chiến lược khác của nước này.
Phần còn lại của hỏa tiễn và đạn pháo Nga bắn vào thành phố Kharkiv được các công tố viên Ukraine thu thập để làm bằng chứng tố cáo tội ác chiến tranh của Nga. Ảnh Ảnh Vyacheslav Madiyevskyi / Ukrinform/Future Publishing via Getty Images
Trong bài phát biểu Putin cáo buộc phương Tây lừa dối về cam kết giúp bảo đảm hòa bình ở khu vực Donbass phía đông Ukraine, nơi một cuộc xung đột đã kéo dài suốt tám năm, trước khi Nga xâm lược Ukraine. “Phương Tây đang nói dối về hòa bình trong khi chuẩn bị cho một cuộc xâm lược. Họ đang sử dụng một cách trắng trợn đất nước Ukraine và người dân Ukraine để làm suy yếu và chia rẽ nước Nga. Chúng tôi chưa bao giờ cho phép bất cứ ai làm như vậy và chúng tôi sẽ không cho phép điều này xảy ra trong tương lai”, Putin nói.
Ông Putin khẳng định cuộc chiến tranh đã giúp củng cố xã hội Nga, trong khi thực tế hàng trăm ngàn người Nga, bao gồm nhiều chuyên gia trẻ trong độ tuổi chiến đấu, đã trốn khỏi đất nước để tránh bị nhập ngũ.
“Đây là năm [2022] đã đặt nhiều thứ vào đúng vị trí của chúng, tách biệt rõ ràng lòng dũng cảm và chủ nghĩa anh hùng khỏi sự phản bội và hèn nhát, đồng thời cho thấy không có sức mạnh nào cao hơn tình yêu dành cho gia đình và bạn bè, lòng trung thành với bạn bè và đồng đội, và cống hiến cho quê hương của một người,” Putin nói và tránh đề cập đến thực tế bi đát của nền kinh tế Nga do hậu quả của chiến tranh.
Hồi đầu tháng này, ngân hàng trung ương Nga cho biết họ lo ngại rằng việc chuyển hướng nhân lực và nguồn lực vào cuộc chiến ở Ukraine có thể gây ra một đợt lạm phát mới trong năm tới sau khi nó đã được kiềm chế phần lớn. Vào tháng Mười Một, Bộ Phát triển Kinh tế Nga cho biết quy mô nền kinh tế đã co lại 5% so với cùng kỳ năm ngoái. Bất chấp thực tế đó, trong bài phát biểu năm mới, Putin đã giảm nhẹ tác động của các lệnh trừng phạt quốc tế và nói nước Nga đã thách thức những người ở phương Tây “mong đợi sự phá hủy hoàn toàn ngành công nghiệp, tài chính và giao thông của chúng ta”.
Trong những tháng gần đây, Điện Kremlin cũng đã cố gắng tô vẽ nước Nga như một bức tường thành chống lại những gì họ nói là giới tinh hoa tự do ở phương Tây đang muốn thống trị phần còn lại của thế giới. Putin đã tăng cường quan hệ với các quốc gia chuyên chế như Belarus, Iran và Trung Quốc để lập một liên minh chống phương Tây.
Các nhà phân tích cho rằng, điều đáng chú ý trong phát biểu đầu năm của Putin là không có dấu hiệu cho thấy cuộc chiến ở Ukraine sắp kết thúc.
Điện Kremlin nhiều lần lên tiếng nói họ sẵn sàng đàm phán, nhưng đã bác bỏ kế hoạch do Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đề ra, trong đó yêu cầu Nga phải rút quân. Moscow đặt điều kiện tiên quyết để đàm phán là các vùng lãnh thổ mà Nga chiếm được phải thuộc về nước Nga – điều mà Kyiv không thể nào chấp nhận được.
Hôm thứ Bảy, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu nhấn mạnh Moscow sẽ không lùi bước. “Chiến thắng của chúng ta, giống như Năm Mới, là không thể tránh khỏi,” ông Shoigu trong lời chúc năm mới gửi tới quân đội Nga.