TỪ NGỮ CỦA CỘNG SẢN VIỆT NAM

Những đề tài nóng của Thời Sự. Các bài viết lượm nhặt trên Net ở nơi đây chỉ dùng để tham khảo không phải là chính kiến riêng của nhóm phụ trách.

Moderators: CayQueo, phu_de

Post Reply
User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

TỪ NGỮ CỦA CỘNG SẢN VIỆT NAM

Post by phu_de »

LTS: Bài viết dưới đây được phổ biến rộng rãi trên hệ thống Internet toàn cầu, với danh tính của người phổ biến là Nguyễn Văn Ruộng. Vì vấn đề từ ngữ của tiếng Việt rất quan trọng, ở trong nước người Cộng Sản sau khi tiến chiếm được miền Nam, đã du nhập vào miền Nam một số từ ngữ không đúng, khiến cho những người bị kẹt lại trong nước nhiều năm, phải dùng những từ ngữ này một cách miễn cưỡng, lâu dần quên cả những từ ngữ chính xác trước kia. Đến khi ra sống tại hải ngoại khi nói và viết, đôi khi tạo nên những bất đồng chính kiến với người Việt hải ngoại. Chúng tôi đăng tải bài viết này để rộng đường dư luận.


Ở trong nước, hiện tượng dùng chữ nghĩa kỳ cục do CS Bắc Việt du nhập vào miền Nam, lai căng với nhiều từ ngữ mới chế rất ngô nghê và xa lạ đối với phần đông dân chúng. Với chủ trương nôm na hóa ngôn ngữ Việt, tập đoàn CS nắm quyền đã lạm dụng từ thuần Việt quá mức trở thành thô tục (như: "xưởng đẻ" dùng cho "nhà bảo sanh", "nhà ỉa" dùng cho "nhà vệ sinh", hay "lính thủy đánh bộ" dùng cho "thủy quân lục chiến" v.v..) và đặt ra nhiều từ sai hẳn với nguyên nghĩa.

Sau đây, chúng tôi xin ghi lại một số từ ngữ mà chế độ CSVN ép dân chúng dùng, đọc lên, nói lên sai với nguyên nghĩa, nghe thô tục, kỳ lạ và ảnh hưởng Tây phương rất nặng, khó có thể chấp nhận:

1. "Đại trà" = on a large scale = cỡ lớn, quy mô lớn. Thí dụ: đồng bào trồng cây cà phê đại trà. Tại sao không dùng như trước là "quy mô lớn"? Ngoài ra dùng "đại trà" là bắt chước Trung Quốc. Có thể gây hiểu lầm là "cây trà lớn"!!
Xem: http://vnexpress.net/Vietnam/Vi-tinh/2003/09/3B9CB94E/

2. "Đăng ký " = register = ghi tên, ghi danh. Nghĩa rất đơn giản, nhưng bắt chước Trung Quốc, cố dùng Hán-Việt. Câu nói sau đây nghe kỳ lạ: "Tôi đã đăng ký mua khoai mì ở Phường..." Tại sao không dùng "ghi danh", "ghi tên"?

3. "Cải tạo" = transform, improve; re-education. Họ không phân biệt "cải tạo vật chất" với "cải tạo tư tưởng", quan niệm chính trị. Nói: "Phải dùng cát để cải tạo đất", khác với "Trung úy miền Nam bị đi tù cải tạo". Nếu muốn chữa cho đất có màu mỡ hơn nên dùng "cải tiến", "cải thiện". Khoảng 50 năm nay từ cải tạo cả nước đã hiểu là ở tù rồi!

4. "Đầu ra, đầu vào" = output, input = cái đưa ra, cái đưa vào, dòng điện cho vào máy; dữ kiện đưa vào máy vi tính. Họ còn dùng có nghĩa là vốn, hoặc thì giờ, công sức bỏ vào và kết quả của cuộc đầu tư đó. Nhưng dùng "đầu ra, đầu vào" nghe thô tục (giống như từ bộ phận = một phần việc, một nhóm, tổ, đã bị nhà văn Kathy Trần đốp chát, hỏi: Bộ phận gì? bộ phận của đàn ông, đàn bà). Có thể dùng "vốn đầu tư" và "kết quả sản lượng".

5. "Kích cầu" = to level the bridge/ needing to sitimulate = nâng cao cái cầu lên / nhu cầu để kích thích . Cả hai nghĩa đều hàm ý là chất xúc tác, kích thích tố khiến sự việc tiến nhanh hơn. Cách dùng hơi lạ. Bên công chánh có lối dùng những con đội để nâng cao cái cầu giao thông lên. Tại sao không dùng "kích thích tố ", "chất xúc tác" như trước?

6. "Quản lý " = management = quản trị, chịu trách nhiệm. Bắt chước từ Trung Quốc và bị lạm dụng. Nói: "Anh X quản lý một xí nghiệp" thì được, nhưng câu sau "nhái lại" khôi hài "Anh sẽ xây dựng với đồng chí gái, và đồng chí gái sẽ quản lý đời anh..." "Quản lý" chỉ dùng để trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại, hành chánh. "Quản lý " không dùng cho lĩnh vực tình cảm được, tình cảm không phải là một lô hàng, không phải là một xí nghiệp.

7. "Trao đổi" = exchange = theo nghĩa của họ là nói chuyện, đối thoại, hội thoại. Cách dùng chịu ảnh hưởng nặng Tây phương. Trao đổi theo đúng nghĩa là đổi chác "ông đưa cái giò, bà thò chai rượu". Họ chịu ảnh hưởng Tây phương quá nặng, vì trao đổi chỉ áp dụng cho hàng hóa (giao thương) hay con người. Thí dụ: "Hai nước trao đổi lãnh sự, trao buôn bán, mậu dịch". Kiều và Kim Trọng đã trao đổi quà tặng tình yêu cho nhau. Không bao giờ trao đổi lại có nghĩa là nói chuyện, đối thoại. Thí dụ sau đây cho thấy cách dùng sai lạc: "Anh Phillippe Jamet đang trao đổi với một bé gái Việt Nam..." Trao đổi gì? Quà tặng gì?
Trao đổi không bao giờ có nghĩa là converse, talk to... chỉ là exchange thôi.

8. "Khả thi" = applicable; ability to carry out = có thể thực hiện được, có thể thi hành được. "Khả thi" và "bất khả thi" cũng chịu ảnh hưởng nặng của Trung Quốc. Sao không dùng: "không thực hiện được"/ "không thực hiện nổi". Ngoài ra khả thi sẽ đưa đến sự hiểu lầm là có thể dự thi được.

9. "Vị trí " = place/ position/ job, task = chỗ đứng, vị thế / nơi chốn/ việc làm, trách vụ. Nhưng họ dùng vị trí cho luôn cả nghĩa là trách vụ, việc làm.
Câu nói sau đây là sai: "Anh A đã thay anh B công tác ở vị trí kế toán trưởng" Nên nói: "Anh A đã thay anh B công tác ở trách vụ kế toán trưởng" mới đúng. Thường thường chúng ta hay dùng: "Tiểu đội A đã chiếm được một vị trí trên cao, từ đó có thể ngăn chặn được trung đội địch tiến lên đồi".

10. "Giải phóng" = liberate, emancipate/ free, relieve, release = giải tỏa, xả, thả, trả tự do. Từ giải phóng chỉ nên dùng cho con người, không dùng cho loài vật, đất, vườn... Họ lạm dụng từ giải phóng, nghe không thuận tai và sai nghĩa.Thí dụ: "Đã giải phóng (giải tỏa) xong mặt bằng để xây dựng nhà máy/ Anh công an lưu thông tích cực công tác để giải phóng (giải tỏa) xe cộ../ Em X giải phóng (thả) con chó!! Những câu sau đây mới là dùng đúng cách: "phong trào giải phóng phụ nữ../ Công cuộc giải phóng nô lệ..."

11. "Cuộc gặp" = meet, run into = hội kiến, gặp mặt, gặp gỡ, buổi họp. Nghe "Cuộc gặp" thấy cụt ngủn, chưa trọn nghĩa. Ý họ muốn tả một cuộc hội kiến tay đôi, một lần gặp gỡ, chưa hẳn là một hội nghị (conference). Nên dùng như thí dụ này: Bộ trưởng Thái đã hội kiến bộ trưởng Lào...

12. "Thành viên" = member = theo cách nói và viết thông thường là một người trong một tổ chức, hội đoàn, nhóm nào đó. Không thể dùng thành viên cho một cá nhân trong gia đình được. Thí dụ sau đây nghe rất Tây: "Các thành viên trong hộ đó có cha, mẹ và hai con/ Bé Năm là một thành viên trong gia đình..." Tại sao không nói: "Trong hộ đó có cha, mẹ và hai con/ Bé Năm là một đứa con trong gia đình.... " Thí dụ sau đây mới là dùng đúng: "Mỹ là thành viên trong Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc có quyền phủ quyết...

13. "Cầu lông" = Badmington = Một môn thể thao nhẹ nhàng gần giống quần vợt, có giăng lưới cao, dùng vợt nhẹ và quả cầu có gắn lông vũ, đánh qua lại trên lưới. Trên thực tế quả cầu badmington làm giả bằng nhựa không chế bằng lông gà lông vịt nữa. Cách gọi này thô tục quá!. Tại sao không gọi là cầu lông vũ hoặc bát-minh-tơn? Người viết còn nhớ có lần đã bị bà vợ một đại tá sửa lưng, khi lở miệng nói: lông quả đào. Bà kể lại, tôi bị bà Trg. Tg. Khg. một người miền Bắc chữa khéo: "Chị nên gọi là tuyết của quả đào thì lịch sự, thanh tao hơn".

Sau đây là cách dùng sai lạc, nhằm chủ đích tuyên truyền hoặc làm giảm đi hoặc tăng mức quan trọng của sự việc.

14. "Trúng thưởng" = reward, award.Thế nào gọi là thưởng?Thưởng là thưởng cho những cá nhân hay tập thể có công, tài giỏi, đạt thành tích cạo.. Thưởng đi đôi với phạt. Vậy không thể nói: "Mua hàng sẽ được trúng thưởng.../ Anh X trúng thưởng xổ số thành phố X. được 50 triệu. "Đó chỉ là quà tặng, biếu không, không phải là thưởng, và chỉ là trúng xổ số chứ không lĩnh thưởng. Xổ số là hình thức đánh bạc, nên gọi tránh đi là trúng thưởng (Thật là mâu thuẫn, trong khi đó họ bỏ tiền ra mua máy đánh bạc đặt trong các khách sạn lớn!!)

15. "Trúng tuyển" (nghĩa vụ quân sự) = select, choose/ recruit. Chúng ta vẫn nói và viết "tuyển sinh", "tuyển quân", "tuyển mộ", "tuyển dụng"... Nhưng nói: "trúng tuyển nghĩa vụ" thật là khôi hài. Nghĩa vụ quân sự là thi hành quân dịch, đến tuổi phải đi, bắt buộc phải đi, không có chuyện trúng tuyển hay không được tuyển (nên dùng theo nghĩa xấu chỉ có dân nghèo, không có tiền đút lót và không phải là con cán bộ cao cấp, mới bị trúng tuyển).

16. "Sơ hữu". "Mối quan hệ Việt-Mỹ chỉ là sơ hữụ". Sơ hữu = bạn mới quen, mới làm bạn (new friendship). Tại sao không nói: "Mối quan hệ Việt-Mỹ chỉ là bạn mới quen...?

17. "Hiển thị" "Chỉ cần ấn nút thì mọi nhu cầu sẽ được hiển thị trên máy tính... " (appear on screen) Tại sao không nói "sẽ thấy hiện rõ trên máy".

18. "Hung hiểm": "Địa thế nơi đó rất hung hiểm..." =hùng vĩ + hiểm trở (majestic greatness + dangerous)

19. "Tương thích". Giá cả đó tương thích với chất lượng mặt hàng... " tương đương=thích hợp (equal=appropriated). Cách ghép nối gượng gạo.

20. "Tai tệ nạn". "Tai tệ nạn xảy ra khá nhiều trên đoạn đường này" : tai nạn + tệ nạn xã hội (accident + social crime/evil). Cách ghép nối kỳ lạ.

21. "Trọng thị" Coi trọng (show consideration for/ attach important to) trong từ điển ghi là một từ cũ, không hiểu sao lại được dùng trở lại. Thí dụ: Chúng ta phải trọng thị yếu tố đó. Cứ nôm na nói: "Chúng ta phải coi trọng yếu tố đó" là đủ và giản dị rồi.

22. "Vùng sâu xa" Vùng rừng núi, đầm lầy (highland=swamp area). Đây là cách sử dụng chữ trốn tránh thực tệ. Vùng ở trong sâu hiểu là vùng hẻo lánh, sình lầy và vùng xa tức là vùng trên cao, ở xa. Đây là cách dùng mị dân, cũng như để dễ bề đẩy giáo viên, kỹ sư, bác sĩ không phe đảng, không là con cháu cán bộ đến phục vụ nơi khỉ ho cò gáy. Ngoài ra "sâu xa" còn gây hiểu lầm với "lòng cảm ơn, biết ơn sâu xa"đã quen dùng trước đây.

23. "Cảm giác". "Xin anh cho biết cảm giác ra sao về hiện tượng đó" những gì cảm thấy được được bằng giác quan. Có ngũ giác: xúc giác: sờ chạm, thị giác: mắt thấy, thính giác: tai nghe; vị giác: lưỡi nếm, khứu giác: mũi ngửi. Đó là các sense organs, còn cảm giác và cảm tưởng; cảm tính (feeling, khác với lý tính) dễ lầm lẫn vì đó là sensation, impression. Dùng đúng chữ phải là: "Xin anh cho biết cảm nghĩ, cảm tưởng, về hiện tượng đó" chính xác hơn là cảm giác. (ngoài ra impression còn có nghĩa là ấn tượng, dấu ấn). Chúng ta có thể nói: có cảm giác ghê sợ, nhờm tởm, lạt lẽo, ấm cúng.. một giác xuất phát từ não bộ, tuy cũng do từ năm giác quan vừa kể gửi tín hiệu lên óc.

24. "Thống nhất". "Tôi đã xuống huyện thống nhất đồng chí X. . " Câu này mắc hai lỗi. Thứ nhất thiếu từ liên tự với , thứ nhì là thống nhất điều gì, chuyện gì. Thống nhất (unify; unified). Trường hợp này phải nói là "đồng ý " với; "nhất trí " với.

25. "Buổi đêm". "Buổi đêm tôi có gặp đồng chí ấy". Từ xưa đến nay người Việt không bao giờ nói "buổi đêm" cả, chỉ nói "ban đêm", "ban ngày". "Ban" được hiểu như là một thời gian khoảng 12 giờ, ban đêm 12 giờ cộng với ban ngày 12 giờ là 24 giờ. Còn "buổi" thì chúng ta có "buổi sáng", "buổi trưa", "buổi chiều", "buổi tối". Ban ngày có 12 giờ và tạm coi như có 4 buổi, như vậy mỗi buổi có 3 giờ đồng hồ. Night time, day time khác với morning; noon; afternoon; evening. Chúng ta thường nói:"Chờ ông ấy mất cả buổi. Buổi ở đây là khoảng ba giờ. Câu nói khác; "Thế là mất một buổi càỵ " Buổi ở đây lại có nghĩa mất cả một ngày công. Chế ra từ "buổi đêm" là làm hỏng tiếng Việt.

26. "Cưới". Nhà văn Lê Minh Hà đi từ miền bắc, công tác ở Đông Đức, rồi xin tỵ nạn ở Đức, viết trong tập truyện ngắn "Trăng Góa": "Bọn này chưa cưới ", " chúng tôi cưới " Đó là thói quen từ vùng cộng sản. Đây không phải là lối hành văn mới lạ, kiểu cách, chỉ là thói quen dùng sai từ. To marry, get married, nhưng người Việt phải nói là "Chúng tôi chưa làm đám cưới; bọn này cưới nhau. Câu này lại do một vai nữ tự thuật, lại càng sai nặng nữa. Chúng ta chỉ nói cưới vợ, không bao giờ nói cưới chồng cả. Chỉ có hai trường hợp dùng được hai chữ cưới chồng. Một là cô gái có lỗi lầm nào đó, nhà gái phải bỏ tiền, chịu mọi chi phí đám cưới để lấy cho được một tấm chồng. Hai là những đồng bào thiểu số, sắc dân nào còn theo chế độ mẫu hệ, cô gái cưới chồng, vì chàng rể sẽ thuộc về nhà gái. Nhà gái phải trả cho nhà trai trâu, lợn, gà, chiêng đồng, v.v. để mua rể.

27. "Ngài" " : Bộ trưởng ngoại giao ta đã gặp Ngài Brown, thị trưởng thành phố San Francisco". Ngài là Sir, một tước vị của Hoàng gia nước Anh ban cho một nhân vật nào đó. Sir có thể dịch ra là Hiệp sĩ, cũng có thể là Knight = Hầu tước xuống đến tòng Nam tước = Baronet. Theo nghĩa thứ nhì ngài là một từ dùng để xưng hô và là một từ tôn xưng như cụ, ông bà, bác, chú.

Trong cả hai trường hợp câu trên đều sai . Ông W. Brown chưa bao giờ được Nữ hoàng Anh trao tặng tước hiệu Sir. Theo lối xưng hô chính thức ngoại giao của Mỹ và theo lối Việt Nam, không nên gọi ông W. Brown là Ngài viết hoa.Theo lối xưng hô chính thức của Mỹ, trên văn thư phải là: The Honorable.. . W. Brown Mayor of San Francisco Hình thức chào hỏi: Sir: Dear Mayor Brown. Như thế gọi một ông thị trưởng Mỹ là Ngài đã hoàn toàn sai.

Qua sách báo từ sau 1954, miền bắc dùng sai và lạm dụng từ Ngài. Cách dùng thứ nhất để tôn xưng quá đáng giới chức ngoại quốc, thứ nhì là để chế diễu, khôi hài các nhân vật trong khối tự do dân chủ, và ở miền nam, thí dụ: Ngài đại úy, ngài thiếu tá. Ngay cả có dạo họ đã gọi Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ là Nguyên soái! Từ sau 1954, trong miền nam gần như không bao giờ chúng ta thấy xuất hiện từ Ngài! Chế độ cộng sản tự nhận là vô sản, đánh phong kiến, diệt quan lại, nhưng nay họ lại quan lại, phong kiến hơn ai hết. Chứng cớ qua từ tôn xưng Ngài và họ còn tự nhận và gọi các cán bộ và nhân vật quan trọng ngoại quốc là Quan chức. Quan chức = officials, có thể dịch là viên chức, hay giới chức ngoại giao, nhân viên chính phủ, phái đoàn ngoại giao, v.v..

28. "Làm rõ" "Công an Phường 16 đang làm rõ vụ việc nàỵ" . Làm rõ=clarify, cần làm rõ vì có sự mù mờ, chưa minh bạch, ngoài còn có nghĩa gần như nói lại cho rõ, đính chính. Đúng nghĩa phải là điều tra = investigate. Cách sử dụng từ làm rõ cũng giống như làm việc (với công an) chỉ nhằm xóa bớt sự ghê sợ, hãi hùng của người dân khi phải tiếp xúc với công an cộng sản. Họ cố tránh những động từ như "điều tra", "khai báo", "trình diện" v.v..

29. "Tháng một; tháng mười hai". Hiện nay ở Việt Nam trong trường học họ không dạy học sinh tháng giêng và tháng chạp nữa. Tháng giêng và tháng chạp là cách gọi rất Việt Nam. Lịch in ở Việt Nam ghi tháng một là tháng giêng cũ. Từ xưa đến nay chúng ta vẫn gọi tháng đầu năm âm lịch là tháng giêng, tháng thứ 11 là tháng một và tháng cuối năm là tháng chạp. Gọi là tháng chạp là do tháng cuối năm âm lịch có nhiều lễ, trong đó có lễ chạp. Ca dao đã có câu: "Tháng chạp là tiết trồng khoai Tháng giêng trồng đậu tháng hai trồng cà" Tháng thứ 11 âm lịch gọi là tháng một dễ lầm lẫn với tháng giêng, nên đã tạm bỏ. Nhưng gọi tháng January dương lịch là tháng một nghe không ổn, phải gọi là tháng giêng. Còn tháng December gọi là tháng mười hai, không có vấn đề. Nhưng họ có dạy cho học sinh tiểu học hiểu rằng muốn chỉ tháng thứ 12 trong năm âm lịch bắt buộc phải gọi là tháng chạp không?

30. "Thứ nhất, thứ nhì". Từ xưa theo cách đếm số, chúng ta có con số thường (cardinal number) như 1.2.3.4 và số thứ tự (ordinal number) thứ nhất, thứ nhì. Hiện nay họ dường như không ưa dùng số thứ tự và gọi thứ nhì là thứ hai. Chỉ second; deuxième là thứ hai dễ lầm lẫn với thứ hai = Monday.Trên sách báo chỉ thấy viết: một là; hai là. Như thế chỉ riêng nước Việt Nam không cần đến số thứ tự (ordinal number) nữa sao?

31. "Có khả năng". Đây là cách sử dụng rất Tây, thí dụ: "Hôm nay thời tiết có khả năng mưa" chúng ta tạm chấp nhận (sao không nói giản dị là: Hôm nay trời có thể mưa). Thí dụ này khó chấp nhận" "Học sinh X có khả năng không đạt điểm tốt nghiệp". Có khả năng là ability; aptitude; capacity và luôn luôn dùng ở trạng thái tích cực (positive), không bao giờ dùng với trạng thái tiêu cực (negative). Những câu sau đây nghe rất chướng: "Bệnh nhân có khả năng bị hôn mê". "Địch có khả năng bị tiêu diệt..." v.v..

32. "Khẳng định". Thói quen dùng động từ này bị lạm dụng: "Diễn viên X đã khẳng định được tài năng. Đồng chí A khẳng định ở vị trí giám đốc" Khẳng định; xác định, xác nhận = affirm và confirm có nghĩa gần giống nhau, ngoài nghĩa theo luật pháp có nghĩa là phê chuẩn, chuẩn y. Tuy nhiên âm thanh của khẳng định nghe nặng nề.

33. Còn hai từ nữa bị người dân miền bắc lạm dụng vì lây cách dùng của cán bộ là bản thân và chủ yếu. "Bản thân" = self, oneself và "chủ yếu" = main, principal.
Qua những câu chuyện thường ngày, chúng ta nghe họ dùng hai từ này bừa bãi, sai lệch: "Thức ăn chủ yếu của đồng bào vùng này là ngô và khoai; Chúng tôi lấy gạo làm chủ yếu để qui thành giá trị trao đổi." Và: "Bản thân tôi cũng không tránh khỏi dao động. Bản thân sự kiện đó còn nhiều tồn tại". Người ta đã bỏ quên từ "tự" và "chính" được dùng từ xưa đến nay, thí dụ: Thức ăn chính của đồng bào. Chính tôi cũng không tránh khỏi dao động; Tự thân sự kiện đó.

Hiện nay đang có phong trào ghép chữ bừa bãi giữa hai từ Hán-Việt + Hán- Việt hoặc Hán-Việt + Nôm. Thí dụ: động thái, thể trạng, siêu sao, siêu trường.
Động thái là hành động + thái độ (action + attitude); thể trạng là tình trạng thân thể (physical form sitituation); siêu sao = super-star; siêu trường = super-long. nghe lạ tai.

Đã đành là ngôn ngữ chẳng qua chỉ là những ước hiệu con người sử dụng để hiểu nhau, thông cảm nhau .Tuy nhiên những ước hiệu đó không được khó hiểu, bí hiểm, khó nghe, chói tai, kỳ lạ. Những tiếng nói, những chữ viết nào không được quần chúng chấp nhận sẽ bị quên lãng ngay.

Nguyễn Văn Ruộng

Post Reply