Chúng Ta Ðang Mất Nước Vào Tay Trung Cộng

Những đề tài nóng của Thời Sự. Các bài viết lượm nhặt trên Net ở nơi đây chỉ dùng để tham khảo không phải là chính kiến riêng của nhóm phụ trách.

Moderators: CayQueo, phu_de

Post Reply
User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Chúng Ta Ðang Mất Nước Vào Tay Trung Cộng

Post by phu_de »

Chúng Ta Ðang Mất Nước Vào Tay Trung Cộng

Ðinh Quang Tân



Ðã biết rõ tham vọng cuồng ngông của lãnh đạo Bắc Kinh muốn làm bá chủ thế giới, Hoa Kỳ đã và đang tìm cách bao vây TC để ngăn chặn tham vọng này. Hiện nay, Nhật Bản, Nam Hàn, Ðài Loan, Nam Dương, Phi, Úc đã kết hợp với Mỹ thành 1 chuỗi vòng đai hải đảo phía đông TC để chặn đứng TC bành trướng về phiá Ðông Bắc cũng như Ðông và Ðông Nam Thái Bình Dương. Phía Bắc TC có Nga, 1 nước lớn nhất và có khả năng quân sự hùng mạnh, bên ngoài là bạn, bên trong coi TC là kẻ thù, nên trong ngắn hạn, TC không thể bành trướng ra được. Phía Tây Nam TC có Ấn Ðộ, Pakistan. Paksitan đang ngả về phiá Mỹ, xa dần TC. Còn Ấn Ðộ là 1 cường quốc có bom nguyên tử, có dân số gần bằng TC, đồng minh của Mỹ, lại có nền kinh tế đang vươn lên và là kẻ thù của TC. Phía Tây và Tây Bắc TC là các nước Trung Á, trong đó quân Mỹ đang hiện diện (Afghanistan) hay có 1 số cơ sở quân sự. Như vậy, con đường để TC bành trướng nhất thời là con đường tràn xuống phía Nam qua ngả Miến Ðiện hay Việt Nam (VN) mà VN là con đường chính.


Hiện nay hồ sơ nguyên tử của Bắc Hàn, nhất là Iran đang là vấn đề nhức nhối mà Mỹ, Tây Phương và Nhật Bản phải đối phó. Cộng thêm tình hình bất ổn tại Iraq, kế đến là xung đột Do Thái – Palestine chưa có dấu hiệu chấm dứt, sau cùng, nhóm khủng bố quá khích Hồi giáo vẫn chưa chịu ngồi yên, tất cả đang là các vấn đề khó khăn mà Mỹ và đồng minh phải đối đầu. Do đó, TC nhân cơ hội này đang tìm cách khống chế và Hán hóa VN càng sớm càng tốt để từ đó chiếm lĩnh Ðông Nam Á trong thời gian thật ngắn, đặt Mỹ và thế giới vào tình thế đã rồi, trước khi Mỹ rảnh tay để quay sang đối phó TC trực tiếp. Cho nên, không có đại hội đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) lần nào Trung Cộng (TC) lại quan tâm đặc biệt và gây áp lực mạnh mẽ cũng như xen lấn vô nội bộ của VN 1 cách trắng trợn như đại hội đảng CSVN lần thứ 10 nàỵ


Tháng 11 năm ngoái, với tình hình phe cực kỳ bảo thủ, tay sai đàn em thân TC đang bị mất thế chủ động, trong đó, Ðỗ Mười, Lê Ðức Anh và đám đàn em đã bị tố cáo cấu kết phe đảng, lộng quyền, tham nhũng làm cho đất nước đi vào vòng tụt hậu, lại dâng đất, dâng biển cho TC, thì Hồ Cẩm Ðào (HCÐ) đã sang VN. HCÐ tới đúng vào thời điểm CSVN đang họp phiên trù bị đại hội Trung Ương (TU) thứ 14, để yểm trợ tinh thần cho đám đàn em tay sai này cũng như là để răn đe, gây sức ép lên những đảng viên CSVN chủ trương đổi mới, thân Tây Phương và những đảng viên khác còn có tinh thần yêu nước, thương nòi, không chấp nhận bị TC khống chế. HCÐ đọc 1 bài diễn văn tại Quốc Hội đảng CSVN, trong đó HCÐ nhấn mạnh đến sự quan trọng trong ý thức hệ CS giữa 2 nước cũng như sự hợp tác về mọi mặt giữa VN và TC. Sau cùng HCÐ thúc đẩy CSVN gia tăng nỗ lực thực thi những gì đã ký kết với TC.


Sang đầu năm nay, trước tình hình đám đàn em tay sai cực kỳ bảo thủ ngày càng bị mất thế mạnh, Bắc Kinh lại cử 1 phái đoàn hùng hậu khác do Giả Khánh Lâm (GKL), nhân vật cao cấp hàng thứ 4 của CS Tàu sang VN cũng đúng vào dịp khai mạc hội nghị Trung ương lần thứ 14 để chuẩn bị cho đại hội đảng CSVN lần thứ 10 diễn ra vào cuối tháng 4 tới. GKL và phái đoàn đã được lãnh đạo cao cấp VN nhiệt liệt đón tiếp như hàng đại thượng khách. Nhiều chiếc xe Limousine treo cờ TC đã rầm rộ diễn hành, phô trương thanh thế qua khu Ba Đình, rồi qua các khu phố Hà Nội.


Chuyến viếng thăm VN và vài nước ở Ðông Nam Á đã được Bắc Kinh hoạch định từ trước, trong đó VN là chặng dừng chân đầu tiên. Và Bắc Kinh chỉ thị nhóm tay sai đàn em đang nắm quyền kiểm sóat trong đảng CSVN sắp xếp hội nghị TU lần thứ 14 cũng xảy ra vào đúng dịp Giả Khánh Lâm và phái đoàn sang thăm VN. Phái đòan hùng hậu và cao cấp này sang VN cũng cốt ý để tạo áp lực mạnh mẽ lên hội nghị TU 14 này hầu nâng ưu thế nhóm CSVN tay sai của TC cũng như răn đe các đảng viên CSVN cao cấp khác có tinh thần phóng khóang và đang muốn ngả theo xu hướng đổi mới tự do kinh tế và chính trị do Mỹ-Úc-Tây Phương và Nhật Bản lãnh đạo. Lần sang VN này của GKL giống như kiểu quan thái thú Tàu sang chủ trì buổi họp (hội nghị TU thứ 14) của vùng đất phiên thuộc. Vì vậy trong khi hội nghị TU 14 dang diễn ra, GKL ở ngay Hà Nội, hằng ngày được tay chân đàn em CSVN báo cáo những diễn biến xảy ra trong hội nghị để rồi GKL chỉ thị nhóm đàn tay phải làm những gì, kể cả đe dọa hầu nắm thế chủ động.


Cho dù Bắc Kinh lần này đưa phái đoàn hùng hậu sang VN tăng cường kiểm tra, đôn đốc, chỉ thị để hà hơi, tiếp sức cho nhóm đàn em tay sai bảo thủ CSVN thân Tàu, nhưng Bắc Kinh vẫn chưa an tâm lắm. Cho nên tiếp theo phái đoàn này, vào tháng giữa tháng 4 tới (cũng gần trùng thời điểm Hồ Cẩm Ðào sang Mỹ gặp TT Bush), trong dịp đại hội đảng CSVN lần thứ 10, thêm một phái đoàn hùng hậu cao cấp khác nữa do nhân vật thứ 3 của TC cầm đầu sẽ sang VN. Phái đoàn hùng hậu và quan trọng này trên 100 người, gồm đủ mọi thành phần trong các cơ quan của chính phủ và đảng CS Tàu. Họ sẽ mang sang VN nhiều hứa hẹn viện trợ (kinh tế, quân sự, kỹ thuật, v.v.), hợp tác làm ăn để vừa tạo áp lực chính trị, vừa nhử món mồi quyền lợi hầu tạo thêm áp lực lần chót trong đại hội 10 này để TC đưa cho bằng được nhóm đàn em tay sai bảo thủ gồm Lê Ðức Anh, Ðỗ Mười, Nông Ðức Mạnh, Trần Ðức Lương, Trần Ðình Hoan, Nguyễn Khoa Ðiềm, Phan Diễn, Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng, Phạm Văn Trà, Nguyễn Chí Vịnh, v.v., tiếp tục nắm những chức vị cao nhất của Đảng CSVN là: Thái Thượng Hoàng, Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Trưởng Ban Tổ Chức Ðảng, Chủ tịch Quốc Hội, Bộ trưởng Quốc Phòng, Bộ trưởng Công An, An ninh - Tình báo.


Ðể thực hiện việc này, phái đoàn mới đây do nhân vật cao cấp thứ 4 của TC sang VN đã có những cuộc tiếp xúc riêng biệt với các nhân vật cao cấp nhất của CSVN như: Tổng Bí Thư Nông Ðức Mạnh, Chủ Tịch Nước Trần Ðức Lương, Thủ Tướng Phan Văn Khải. Chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc VN (MTTQ VN) Phạm Thế Duyệt. Ðương nhiên, trong vòng 4 ngày tại VN, GKL cũng có những cuộc tiếp xúc bí mật với Ðỗ Mười, Lê Ðức Anh, Phạm Văn Trà, Nguyễn Chí Vịnh và những tay chân thân tín khác để ra mệnh lệnh, vẽ sách lược cho các tay chân đàn em đồng bộ hành động nhịp nhàng ăn khớp với nhau để chuẩn bị nắm các chức vụ then chốt ở đại hội đảng CSVN lần thứ 10 trong tháng 4 sắp tới. Các sách lược này bao gồm: Nếu không nắm được toàn bộ các chức vụ then chốt thì phải làm gì, nếu bị thất thế thì phải hành động như thế nào, trong thời gian này, các ủy viên trung ương đảng nào cần được mua chuộc, dụ dỗ, đe dọa hay thủ tiêu,v.v.? Mục đích cuối cùng và bằng mọi giá mà Bắc Kinh và đám thiểu số đàn em tay sai nhất định phải đạt cho bằng được là: Khống chế toàn bộ hệ thống chính trị tại VN để cho VN không thể ngả theo đường lối tự do, dân chủ đang được các nước yêu chuộng tự do, dân chủ trên thế giới yểm trợ và toàn dân VN mong muốn.


Theo đúng thủ tục ngọai giao quốc tế thì 1 người chủ tịch của 1 tổ chức của 1 quốc gia (trong trường hợp này Giả Khánh Lâm chỉ là Chủ Tịch của Ủy Ban Hội nghị Hiệp thương Chính trị Toàn quốc và là Ủy viên bộ chính trị TC) không có vai trò quan trọng bằng Tổng thống hay Thủ tướng của 1 nước, cho nên khi nhân vật này sang thăm viếng 1 nước nào đó, quốc gia chủ nhà không cần đưa ra các vị như Tổng thống hay Thủ tướng tiếp đón. Quốc gia chủ nhà chỉ cần đưa ra 1 nhân vật có chức vụ tương đương để tiếp đón, trao đổi là đủ. Trong trường hợp này, Giả Khánh Lâm chỉ có thể được Phạm thế Duyệt, chủ tịch của MTTQ VN và Phan Diễn, ban bí thư thường trực của CSVN tiếp đón là đủ chứ không cần đưa ra 3 nhân vật chủ chốt là Nông Ðức Mạnh, Trần Ðức Lương và Phan Văn Khải bỏ thời giờ ra mở tiệc tiếp đón, trao đổi. Ngoài ra, trong khi đảng CSVN đang bận xúc tiến phiên họp TU thứ 14 quan trọng thì việc Nông Ðức Mạnh, Trần Ðức Lương, Phan Văn Khải dành thời giờ tiếp đón GKL lại càng không thể xảy ra theo đúng thủ tục ngọai giao thông thường. Vậy mà, cho dù bận rộn, Nông Ðức Mạnh, Trần Ðức Lương, Phan Văn Khải vẫn phải mở tiệc chiêu đãi, tiếp đón thịnh soạn, trao đổi riêng rẽ với GKL và coi GKL như là quốc khách. Ðể tiết kiệm thời giờ quý báu, tại sao các nhân vật quan trọng của đảng CSVN như Nông Ðức Mạnh, Trần Ðức Lương, Phan Văn Khải không mở tiệc khoản đãi GKL luôn 1 lúc và trao đổi những chuyện 2 phía cùng quan tâm, đâu cần tiếp đón riêng rẽ từng người? Chuyện trái theo quy luật ngọai giao thông thường này nói lên cái gì?


Nó nói:


Ngoài việc đích thân chỉ đạo, đốc thúc, hà hơi tiếp sức cho nhóm đàn em tay sai và tạo áp lực lên hội nghị TU 14 để cho nhóm đàn em thắng thế, thâm ý của Bắc Kinh khi sai phái đoàn hùng hậu do Giả Khánh Lâm, Ủy viên Bộ Chính Trị và chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc TC (Ủy Ban Hội nghị Hiệp thương Chính trị Toàn quốc của TC, 1 tổ chức tương đương với Mặt Trận Tổ Quốc của VN) sang thăm VN là muốn nói rằng: TC coi VN như là 1 tỉnh hay là 1 nước hoàn toàn phụ thuộc vào TC. Cho nên, chủ tịch của MTTQ của TC đi sang thăm 1 tỉnh của đất mẹ TC là đương nhiên.


Khi phái GKL sang VN và bắt các nhân vật cao cấp nhất của đảng CSVN phải tiếp đón long trọng và từng người phải tiếp kiến riêng rẽ GKL để nhận chỉ thị phải làm những gì trong thời gian sắp tới, ý Bắc Kinh muốn nói với thế giới nhất là Mỹ rằng: TC đang nắm quyền kiểm sóat tại VN. TC không bao giờ chịu nhả VN ra và không bao giờ để VN đi theo thể chế tự do. TC cũng muốn nói với dân chúng, cán bộ đảng viên CSVN là: VN không thể tách rời khỏi TC được. VN cũng giống như Ðài Loan rồi sẽ phải hiệp thương thống nhất với TC như là 1 tỉnh hay ít ra cũng như là 1 nước lệ thuộc vào TC về mọi mặt.


Tổng hợp tin tức từ người trong nước đưa ra, từ báo chí hải ngọai cũng như tin tức từ báo chí của Trung cộng, ta thấy, trong khi nói chuyện riêng với các nhân vật cao cấp nhất của CSVN, GKL đã nhắc lại 6 điều có vẻ như mệnh lệnh và hàm chứa những điều răn đe. Sáu mệnh lệnh này đã được HCÐ nói ra trong buổi HCÐ gặp gỡ giới lãnh đạo CSVN và quốc hội CSVN năm 2005, nay được GKL nhắc lại cho từng lãnh đạo cao cấp nhất của CSVN. Ta hãy phân tích, qua những mệnh lệnh này, TC âm mưu những gì tại VN:


Thứ nhất: Tiếp tục trao đổi đại diện cấp cao giữa Trung quốc và Việt Nam bất cứ trong tình huống nào, kể cả đảng của hai nước để gia tăng quan hệ chính trị mật thiết không ngừng


Trước tiên, ta hãy xét mệnh lệnh số 1:


Khi gặp đám lãnh tụ cao cấp của CSVN, GKL đã nói: Chưa bao giờ quan hệ VN và TC lại tốt đẹp như hiện nay. Tức là 2 nước đã trao đổi đại diện ở hàng cao cấp nhất rồi. Vậy đâu cần phải có sự trao đổi đại diện cấp cao giữa Trung quốc và Việt Nam bất cứ trong tình huống nào nữa. Như thế, mệnh lệnh thứ 1 của GKL, có ngụ ý là: CSVN phải gia tăng lệ thuộc vào TC hoàn toàn trên phương diện chính trị, tổ chức cho dù ở trong bất cứ tình huống nào. Trong bất cứ chuyện gì liên quan tới đối nội cũng như đối ngọai, CSVN phải báo cáo lên các cơ quan tương đương của TC. Tức là trong các ban ngành hiện nay của CSVN, đều phải có 1 viên quan cố vấn thái thú TC ngự trị để theo dõi, kiểm tra và ban hành các mệnh lệnh


Thứ hai: Hai nước phải bổ sung cho nhau để giữ lấy quan hệ này, báo cáo mọi chi tiết kinh tế cũng như quan hệ giao thương với các nước khác một cách xác thực, chủ động bành trướng thương mại hai chiều với Trung quốc để đưa sự hợp tác kinh tế giữa hai nước tới cực điểm, thực thi các dự án đã ký kết với Trung quốc, mở rộng hợp tác trên mọi lãnh vực như ngọai giao, an ninh, quốc phòng, văn hóa, năng lượng, xây cất hạ tầng cơ sở, v.v. và cùng nhau bàn thảo các vấn đề quốc tế cũng như trong vùng.


Ðiều 2 này nói về báo cáo giao thương, kinh tế, nhưng thực chất của điều này là: TC bắt CSVN trước khi nói chuyện, thương thảo với Mỹ-Úc-Tây Phương-Nhật, đặc biệt với Mỹ về mọi chuyện như hợp tác quân sự, kinh tế, ngọai giao, văn hóa, v.v. thì CSVN phải báo cáo cho TC biết và nếu TC đồng ý thì CSVN mới được tiến hành, nếu không thì phải ngưng ngay các cuộc thương thảo này. Chúng ta còn nhớ vào tháng 9 năm 1999, khi tham dự phiên họp của Diễn Ðàn Hợp Tác Kinh Tế Châu Á-Thái Bình Dương tại Tây Tây Lan, đáng lẽ Phan Văn Khải đã ký hiệp ước Thương Mại Việt- Mỹ với cựu TT Bill Clinton, sau đó được gia nhập WTO, nhưng đột nhiên vào phút chót Phan Văn Khải được lệnh từ Ðỗ Mười và Lê Ðức Anh (mà Ðỗ Mười và Lê Ðức Anh lại nhận lệnh từ Bắc kinh) phải ngưng ký hiệp ước này trước khi TC ký hiệp ước Mậu Dịch Song Phương với Mỹ. Tức là TC phải làm trước rồi đàn em tay sai CSVN mới được phép làm theo. Vì vậy, Việt Nam đã mất đà trong việc gia nhập Tổ Chức Mậu Dịch Quốc Tế. Lúc đó, nếu CSVN chịu ký kết Hiệp ước Thương Mại với Mỹ thì việc gia nhập WTO đã rất thuận lợi và xong rồi.


Bây giờ TC và các quốc gia Ðông Nam Á đều là hội viên của Tổ Chức Mậu Dịch Quốc Tế, chuyện này làm cho VN bị lép vế trên thị trường giao thương thế giới rất nhiều. Rõ ràng, TC luôn luôn tìm cách kìm hãm đà phát triển kinh tế của VN để TC vừa hưởng quyền lợi về kinh tế lẫn chính trị tại VN.


Quan hệ giao thương giữa VN và các nước khác là quyền lợi và là chuyện của VN. Cho nên, VN đâu cần phải báo cáo chi tiết mọi quan hệ giao thương cũng như quan hệ kinh tế với các nước khác cho TC một cách xác thực. Trong quan hệ ngọai giao bình thường giữa 2 nước độc lập, thì chiến lược kinh tế của 1 quốc gia không phải lúc nào cũng công khai nói ra cho nước khác biết được. Báo cáo cho TC về chiến lược này, chẳng khác chi CSVN giúp cho TC biết đường để phổng tay trên VN, giúp cho TC có thế mạnh hơn VN để làm ăn với các nước mà VN đang giao thương. Bắt CSVN phải báo cáo cho TC mọi chi tiết về các dự định, tính tóan kinh tế của VN với các nước khác thì chẳng khác gì TC coi VN như là 1 tỉnh của TC. Khi làm ăn buôn bán với thế giới, CSVN phải báo cáo lên chính quyền trung ương tại Bắc Kinh để xin được chấp thuận, vậy chẳng khác gì TC coi CSVN như là tên đầy tớ. TC bắt CSVN phải làm tay sai, nô lệ như vầy là hết cỡ nói!


Kế đến, TC bắt CSVN phải thực thi cho xong những hiệp ước đã ký với TC, kể cả những hiệp ước bí mật về quân sự cũng như chính trị (thí dụ rõ rệt nhất là năm 1958, Phạm Văn Ðồng đại diện cho Hồ Chí Minh và đảng CSVN bí mật gửi thư cho Chu Ân Lai công nhận chủ quyền của TC trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa) mà TC đã bắt CSVN phải ký kết. Những thỏa ước bí mật này, dân chúng VN, các đảng viên CSVN và quốc tế chưa được biết đến nhưng tới 1 lúc nào đó chúng sẽ được TC xì ra. Như vậy, TC buộc CSVN phải tiếp tục thi hành việc nhượng đất, nhượng biển, nhượng đặc quyền kinh tế lẫn chính trị, phải tiếp tục để cho quân đội TC có mặt tại VN cũng như được quyền can thiệp quân sự vào VN khi TC thấy cần thiết.


Sau cùng, câu: Cùng nhau bàn thảo các đề xuất quốc tế cũng như trong vùng. Tức là: TC bắt CSVN phải bàn thảo, lấy ý kiến và hợp tác với TC về mọi chuyện trong vùng Ðông Nam Á, Á Châu và thế giới. Như vậy, CSVN mất chủ quyền, mất độc lập ngọai giao và CSVN trở thành tên lính tiền phong trong những chiến lược bành trướng của TC tại vùng Ðông Nam Á cũng như trên thế giới. Làm như vậy, CSVN sẽ đưa dân tộc VN, thanh niên VN làm con vật tế thần, xung phong mở đường cho TC tràn xuống Ðông Nam Á để thực hiện mộng Hán hóa thế giới của TC.


Thứ ba: Cùng có tầm nhìn rộng, giữ quyền lợi lâu dài cho hai nước Trung quốc, VN, tiến bước vấn đề cắm cột mốc biên giới giữa hai nước, phải hợp tác mật thiết trong việc khai thác thuỷ sản và dầu khí tại vịnh Bắc bộ như đã ký kết, tăng tốc cùng Trung quốc bảo vệ biển Nam Hải với những kết qủa cụ thể.


Ý của của điều 3 này là: TC bắt CSVN phải " dứt khoát, mau lẹ thực thi cho xong việc dâng đất, dâng biển cho TC mà Lê Khả Phiêu đại diện cho đảng CSVN đã đồng ý ký kết năm 1999 và 2000 ". TC muốn tất cả những nhượng bộ của đảng CSVN dành cho TC trong các lãnh vực quan trọng như đất đai, đánh cá, dầu khí phải được thực hiện nhanh chóng. TC muốn nhanh chóng đặt dân tộc VN vào tình thế đã rồi, không thể đòi lại đất và biển được nữa. Ngoài ra, TC buộc CSVN phải cùng TC bảo vệ vùng biển Ðông mà TC gọi là biển Nam Hải. Tức là CSVN không được hợp tác với Mỹ, Tây Phương, Úc, Nhật Bản về hải quân, ngư nghiệp, dầu khí trong vùng biển Ðông. Và CSVN phải để cho TC toàn quyền xử dụng lãnh hải của VN từ Bắc tới Nam cho mục đích chống lại Mỹ, Nhật Bản và mục đích bành trướng của TC ra khắp vùng Ðông Nam Á và Á châu.


Cần phải nói thêm 1 điều ở đây: Thác Bản Dốc, 1 ngọn thác đẹp và nằm sâu trong nội địa của VN trước đây. Sau khi nhường đất cho TC thì 1 nửa của thác này rơi vào tay TC. Sau vụ CSVN nhường đất và biển cho TC, TC đã cho quảng cáo du lịch tại thác Bản Dốc. Thâm ý của TC khi làm chuyện quảng cáo du lịch ở ngọn thác này là muốn nhắm vô 2 mục đích:


Tạo 1 căn bản pháp lý để mai mốt, nếu 1 chính phủ mới không cộng sản có nắm quyền tại VN thì chính quyền này cũng không thể có cớ thưa kiện TC được vì TC sẽ đưa ra bằng chứng là thác này đã thuộc về TC và đã được TC quảng cáo du lịch mà quốc tế cũng như chính phủ cộng sản VN lúc đó không lên tiếng phản đối, tức là đã thừa nhận chủ quyền của TC trên vùng đất có ngọn thác này.


Thăm dò phản ứng của đảng viên, dân chúng VN trong cũng như ngoài nước, kể cả dư luận quốc tế về sự nhượng đất này cho TC của CSVN. Nếu phản ứng yếu ớt thì TC tiếp tục lấn đất tiếp, nếu phản ứng mạnh thì TC tạm thời dừng lại và tìm cách khác để chiếm đất VN nữa.


Kế đến, ta hãy bàn về " Quyền lợi lâu dài ". " Quyền lợi lâu dài của VN và TC thật ra hòan toàn khác nhau ". Vì trong suốt chiều dài lịch sử chống giặc phương Bắc cả ngàn năm của VN, một khi nước Tàu mạnh lên, giới lãnh đạo Tàu luôn luôn tìm cách lấn chiếm VN. VN chỉ được yên khi nước Tàu có loạn lạc, phân ly hay suy yếu. Khi VN hùng cường, giới lãnh đạo Tàu không thể đánh chiếm VN được. Do đó, TC không bao giờ muốn VN được hùng cường, phát triển. TC chỉ muốn VN bị yếu đi để TC dễ dàng khống chế và chiếm cứ.


Thứ tư: Hợp tác và trao đổi mọi lãnh vực, trao đổi tư tuởng trong các hội thảo đảng của hai nước, phải trao đổi tiếp xúc thanh niên, thiếu niên, đoàn viên giữa hai nước, tình hữu nghị Trung- Việt phải coi trọng để tạo tình thân thiết bền vững muôn đời giữa hai đảng, hai quốc gia và dân chúng đôi bên


Thực chất của điều 4 này là: TC bắt CSVN phải chuẩn bị cho ngày dân Việt Nam bị đồng hóa thành người Tàu. Vì khi CSVN hợp tác, trao đổi văn hóa toàn diện với TC trong tư thế đàn em lệ thuộc, tức là CSVN phải xoá bỏ tư tưởng luôn luôn đề phòng sự xâm lấn của người Tàu trong sách vở, thông tin, báo chí, v.v. của VN. Một tư tưởng đã thấm sâu trong máu huyết, trong đầu óc dân chúng và những đảng viên CSVN còn có tinh thần dân tộc, nhất là trong giới thanh niên, sau hàng ngàn năm dân Việt phải luôn chống chọi với sức xâm lăng kinh hồn, tham lam và thâm độc của người Tàu.


Khi sang thăm VN tháng 11 năm 2005, HCÐ lúc nói chuyện với sinh viên tại Hà Nội, ông ta đưa ra đề nghị trao đổi sự hợp tác giữa thanh niên sinh viên giữa 2 nước thì không có chi lạ. Nhưng bây giờ, GKL sang VN, có nhiều chuyện quan trọng để nói, vậy mà GKL, 1 lần nữa lại nhắc lại ý định trao đổi liên hệ giữa thanh niên sinh viên 2 nước. Rõ ràng Bắc Kinh có thâm ý đầy tính toán về chuyện này. Ta biết là TC từng có kinh nghiệm xử dụng đám thanh niên sinh viên để chống Mỹ, Nhật Bản và đập phá các toà đại sứ và cửa hàng 2 nước này tại TC cũng như đe dọa Ðài Loan trong thời gian vừa qua. Cho nên, TC biết tầm mức quan trọng của giới thanh niên sinh viên trong việc bài ngọai quốc. Tại sao Bắc Kinh lại quan tâm tới thanh niên VN trong lúc này? Vì thanh niên, đặc biệt, thanh niên VN trong dòng lịch sử, là những người có lòng yêu nước mạnh mẽ, đầy nhiệt huyết, dám hy sinh, sẵn sàng xông pha chiến trận để bảo vệ đất đai tổ tiên và dân tộc nhất. Và một khi lòng yêu nước hăng say này được 1 chính quyền có tinh thần độc lập dân tộc khuyến khích và cổ võ thì nó sẽ trở thành 1 sức mạnh vô song có thể đánh tan bất cứ thế lực ngọai xâm nào. Do đó, thanh niên VN chính là chủ lực trong việc chống Tàu khi có chiến tranh Việt-Tàu xảy ra. Thanh niên lại là giới lãnh đạo VN sau này. Một khi dân chúng, nhất là thanh niên VN không còn đề phòng, không còn coi TC là kẻ luôn luôn muốn chiếm VN, Hán hóa dân Việt nữa thì ngày TC chiếm lĩnh VN coi như đã gần kề. Và một khi văn hóa, lối sống, lối suy nghĩ của Tàu tràn ngập khắp mọi lãnh vực, mọi hang cùng ngõ hẻm VN, lúc đó, coi như VN đã thành 1 tỉnh của TC rồi.


Coi trọng tình hữu nghị và hợp tác văn hóa với các nước chung quanh và khắp nơi trên thế giới là đúng! Nhưng không thể coi trọng tình hữu nghị, hợp tác văn hóa với 1 nước luôn luôn tìm cách chèn ép để áp đặt văn hóa, rồi chiếm đất, chiếm biển và đồng hóa dân tộc mình (trừ khi nào giới lãnh đạo Bắc Kinh và dân TC thay đổi não trạng, bỏ mộng Hán hóa lân bang). Nếu CSVN nhắm mắt nghe theo TC thực thi tinh thần hữu nghị kiểu cá lớn nuốt cá bé của TC thì dân tộc VN kiên cường, bất khuất cả mấy ngàn năm, sẽ bị TC đồng hoá và tiêu diệt trong 1 tương lai rất gần.


Thứ năm: Luôn luôn tăng cường hợp tác và trao đổi toàn diện giữa Ủy ban Hội nghị Hiệp thương Chính trị Toàn quốc Trung quốc với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, để đóng góp cho việc củng cố quan hệ toàn diện giữa hai nước.


Phần này TC muốn dùng MTTQ VN thành công cụ để cho TC dễ dàng thao túng VN


Thứ sáu: Gia tăng những trao đổi và hợp tác trong những cơ quan địa phương của 2 nước, đặc biệt là những cơ quan của các tỉnh biên giới và các khu tự trị


Một khi mọi cơ quan của CSVN có những trao đổi, hợp tác với các cơ quan tương đương của TC thì CSVN càng đưa đất nước, dân tộc bị lệ thuộc vào TC càng mạnh, càng nhiều hơn nữa. So với thế và lực, CSVN rất là yếu với TC. Cho nên càng thân thiết với TC, 1 kẻ luôn luôn tìm cách chiếm đất và đồng hoá dân Việt, thì dân Việt sẽ càng mất nước sớm. Trong quan hệ với TC, chúng ta phải giữ 1 khoảng cách vừa đủ. Không quá lạnh nhạt nhưng cũng đừng thân thiết quá mức kẻo có ngày bị TC nuốt chửng.


Ngoài ra, việc đề nghị trao đổi, hợp tác giữa các cơ quan của 2 nước dọc theo biên giới và các vùng tự trị là 1 đề nghị thâm độc khác của TC. Ta hãy xét coi:


Vùng biên giới VN là vùng mà vua chúa Tàu ngày xưa và TC ngày nay luôn luôn tìm cách gây hấn về ngọai giao, kể cả quân sự để tìm cách lấn đất, dành dân. Thí dụ, sau cuộc chiến tranh biên giới với CSVN năm 1979, quân đội TC đã xua đuổi dân Việt Nam ra khỏi các vùng chiếm đóng và sau đó di dân Tàu tới ở, đặc biệt ở tỉnh Lạng Sơn gần quốc lộ số 1, để đặt VN vào tình trạng đã rồi, không thể đòi đất lại được nữa.


Hiện nay, cho dù CSVN đã dâng nhiều phần đất, phần biển cho TC rồi, nhưng lòng tham không đáy của TC chưa chịu dừng lại. TC muốn chiếm thêm được đất của VN càng nhiều càng tốt. Các tỉnh biên giới của VN với TC lại là những tỉnh có đông dân thiểu số sinh sống. Những dân này đều có chung gốc gác, họ hàng với những dân tộc thiểu số khác ở bên kia nước Tàu và các dân tộc thiểu số bên Tàu có số lượng dân số cao hơn dân thiểu số bên VN rất nhiều. Họ lại được tài trợ từ chính quyền TC dồi dào hơn nhiều so với dân thiểu số bên VN. Nếu so sánh dân thiểu số sống trong các khu tự trị hay các tỉnh biên giới giữa VN và TC, ta có thể nói:


Dân thiểu số ở TC đông hơn và sống sung túc hơn


Dân thiểu số với bản chất hiền hoà, chân thật nên có tầm nhìn hạn hẹp, ngắn hạn. về chính trị. Họ không có khái niệm chủ quyền đất nước, tinh thần dân tộc và chống giặc Bắc phương mạnh bằng người Kinh (tạm gọi là Người Việt Thuần Tuý). Cho nên, khi họ được nâng đỡ, khuyến khích có liên hệ thân thiết với các dân tộc đồng chủng sống bên TC (mà người đồng chủng này lại giàu có, sung túc và lãnh đạo của họ được TC cung cấp cho nhiều phương tiện vật chất dồi dào để thực thi kế thâm độc: Lôi kéo các dân tộc thiểu số bên VN ngả sang yểm trợ cho TC), thì giới lãnh đạo các dân tộc thiểu số bên VN sẽ bị các giới chức lãnh đạo dân tộc thiểu số bên TC dùng tiền bạc, vật chất và những lời đường mật dụ dỗ. Kết qủa, sớm hay muộn, 1 ngày nào đó, các dân tộc thiểu số VN sống dọc theo biên giới với TC sẽ ngả theo TC và 1 lúc nào đó, họ sẽ đòi vùng đất bên VN mà họ đang sinh sống sát nhập thành vùng đất của TC. Nếu chính quyền CSVN can thiệp, TC sẽ nhảy vào yểm trợ cho các nhóm dân tộc thiểu số này. TC sẽ đưa ra những bằng chứng ngụy tạo là vùng đất này hồi xưa thuộc về nước Tàu. Rốt cuộc VN và TC sẽ tranh cãi tới lui mà chẳng đi tới đâu. Ðể giải quyết yêm thắm, TC sẽ đề nghị trưng cầu dân ý các nhóm thiểu số này xem họ muốn thuộc về TC hay VN. CSVN không còn cách nào khác phải đồng ý đề nghị này. Kết qủa ra sao chúng ta đã biết: Các nhóm dân thiểu số này sẽ chọn sống với TC là 1 nước sẽ cho họ nhiều quyền lợi hơn (ít nhất là theo lời hứa hẹn). Như vậy, VN sẽ bị mất thêm đất vào tay TC. Chưa kể, nếu chưa chiếm được những vùng đất tại biên giới ngay, nhưng qua những sự trao đổi, hợp tác mật thiết rồi bị mua chuộc này, các dân tộc thiểu số bên VN, nhất là các lãnh đạo của họ cũng sẽ là nguồn cung cấp tin tức tình báo rất tốt hay là lực lượng nằm vùng hữu dụng khi có cuộc chiến tranh VN- TC xảy ra.


Ngoài 6 điều mệnh lệnh do HCÐ đưa ra cho CSVN năm ngoái, lần này GKL còn đề nghị:


Hai nước mở rộng quy mô trao đổi thương mại, tiếp tục đẩy mạnh hợp tác trong những dự án lớn, cùng nhau xây dựng khu mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN, đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực có nhiều triển vọng như năng lượng, xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông.


Như vậy TC muốn xử dụng VN như con chốt để tiến vào thống lĩnh khối Ðông Nam Á (ÐNA) về mặt kinh tế cũng như chính trị. Với đạo quân thứ 5 gồm những người Tàu đông đảo đang thống lĩnh nền kinh tế các nước ÐNA, một khi TC giúp VN xây dựng hạ tầng cơ sở giao thông xong thì VN sẽ là bàn đạp để TC có thể chuyển hàng hoá mau lẹ, kể cả hàng buôn lậu, ma túy và hàng dởm tới các nước ÐNA và thế giới và rồi mau chóng thống lĩnh kinh tế khắp ÐNA. Và khi chiến tranh nổ ra thì quân đội TC sẽ có thể chuyển quân, vũ khí mau chóng để khống chế ÐNA lục địa (VN, Lào, Campuchia, Miến Ðiện, Thái Lan, Mã lai).


GKL còn nói: TC và VN chia sẻ cùng lý tưởng và niềm tin, và có nhiều điểm chung trong quyền lợi chiến lược. Thúc đẩy tình hữu nghị và quan hệ song phương TQ-VN là lợi ích căn bản cho 2 nứơc, và dẫn tới ổn định và hòa bình khu vực.


Khi GKL nói: VN và TC có chung nhiều quyền lợi chiến lược, cùng có chung lý tưởng. Tức là TC bắt CSVN phải gia nhập liên minh các nước độc tài đảng trị như Miến Ðiện, Bắc Hàn, Iran, Syria, Cuba, Venezuela, Sudan, Zimbabwe do TC lãnh đạo để chống lại các nước tự do, dân chủ do Mỹ - Tây Phương lãnh đạo.


Như vậy, thúc đẩy quan hệ song phương giữa VN và TC về mọi mặt như kinh tế, văn hóa, chính trị, v.v., chỉ mang lại lợi ích cho TC chứ không cho VN. Vì với nền kinh tế èo uột, VN không thể cạnh tranh với nền kinh tế lớn cũng như cách buôn bán gian manh của TC được. Càng làm ăn, hợp tác buôn bán với TC khi TC luôn ở thế mạnh hơn VN và luôn tìm cách chèn ép VN, thì VN càng bị thiệt thòi. Môi trường sinh thái VN sẽ bị các công ty TC tham lam tại VN phá nát, tài nguyên phong phú của VN sẽ bị cái túi tham không đáy TC nuốt hết và TC chỉ nhả lại cho VN những món hàng dởm, những đồ thừa mà TC không thể bán ra thế giới được. Rốt cuộc kinh tế VN sẽ sụp đổ và hoàn toàn lệ thuộc vào TC.


Quan hệ văn hóa, chính trị chặt chẽ giữa VN với TC càng bền, càng lâu thì dân tộc VN càng bị cai trị bởi độc tài, đảng trị, tham nhũng, đói khổ lâu dài. Dân tộc VN càng bị tụt hậu càng bị nô lệ và càng mất nước sớm vào tay TC, 1 nước tham lam, ích kỷ, thâm độc, tàn ác và đầy tinh thần tự tôn, bành trướng bịnh họan.


Cuối cùng, khi VN bị TC thôn tính xong, các nước Ðông Nam Á và toàn thể Á châu cũng sẽ bị TC khống chế. Vậy làm sao có thể nói: Ðem an bình, ổn định cho khu vực được?


Tiện đây, ta cần bàn thêm chuyện này. Sáu điều HCÐ ban phát cho CSVN khi ông ta sang thăm VN năm ngoái và nay được GKL nhắc lại và mở rộng chỉ là sự khai triển 16 chữ mà Giang Trạch Dân trước đây đã truyền cho lãnh đạo CSVN. Chúng gồm những chữ như sau:


" Láng giềng hữu nghị. Hợp tác toàn diện. Ổn định lâu dài. Hướng tới tương lai."


Ta hãy phân tích ý thâm hiểm cũng như đe dọa của Giang Trạch Dân khi ban 16 chữ " vàng " này cho CSVN và sẽ thấy chúng giống y như những điều Hồ Cẩm Ðào và Giả Khánh Lâm nói với lãnh đạo CSVN:


Láng giềng hữu nghị:


GTD muốn cảnh cáo lãnh đạo CSVN là: Nếu không muốn bị TC xua quân xâm chiếm, nếu muốn được tiếp tục cai trị, hưởng thụ những bổng lộc, giàu sang có được từ tham nhũng, đè đầu cưỡi cổ dân VN, thì lãnh đạo CSVN phải nghe theo những mệnh lệnh của TC, phải thi hành những thoả ước được ký kết công khai hay bí mật giữa lãnh đạo CSVN và TC.

Chúng ta đã biết, vì là 1 đảng độc tài, phi dân tộc, chỉ biết phục vụ cho quyền lợi ngọai bang để được tiếp tục cai trị, hà hiếp đồng bào, cho nên, đảng CSVN và giới lãnh đạo CSVN đã nhiều lần ký kết những thỏa ước bất lợi cho sự toàn vẹn lãnh thổ VN, cho tương lai của dân tộc. Những thỏa ước này được ký kết bí mật và đem lại thua thiệt cho VN, nên lãnh đạo cao cấp CSVN không bao giờ dám cho dân chúng VN biết. Ngay cả các đảng viên trung cấp cũng chẳng biết được những thỏa ước bí mật này. Rồi theo thời gian, khi quan hệ giữa đảng CS Tàu và VN xấu đi, TC mới cho xì ra những thỏa ước bí mật này để minh chứng là TC hành động theo những gì đã được ký kết giữa lãnh đạo CS Tàu và VN. Thí dụ rõ nhất là khi CSVN và TC ở thế đối đầu, TC đã đưa hải quân tới chiếm thêm 1 số hòn đảo trong quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của VN. Khi CSVN phản đối vụ này, TC mới đưa ra văn thư ký kết giữa thủ tướng Phạm Văn Ðồng và Chu Ân Lai năm 1958, trong đó Phạm Văn Ðồng đại diện cho Hồ Chí Minh và đảng CSVN công nhận chủ quyền của TC trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa đầy tài nguyên thiên nhiên và giữ vai trò chiến lược quan trọng tại Biển Ðông mà lúc đó đang thuộc quyền kiểm soát của chính phủ Việt Nam Cộng Hoà tại Miền Nam. Vừa qua, để được TC yểm trợ tiếp tục cai trị tại VN, Tổng bí thư CSVN là Lê Khả Phiêu đã bí mật đại diện CSVN ký với TC Hiệp Ước Biên Giới Việt - Trung năm 1999, nhượng đất tại 6 tỉnh biên giới (theo các các chuyên gia ước tính thì VN mất khoảng 800 – 2.000 cây số vuông cho TC) và Hiệp ƯớcVịnh Bắc Bộ năm 2000 (cũng theo các chuyên gia thì VN mất từ 12.000 – 15.000 cây số vuông cho TC) để nhường cho TC những vùng biển quan trọng về an ninh cũng như kinh tế (ngư nghiệp, dầu khí) của VN. Vụ này, lãnh đạo đảng CSVN không thông báo cho đảng viên và dân chúng VN biết gì hết, nhưng sau đó có 1 số đảng viên CSVN còn nghĩ tới tiền đồ dân tộc nên đã tiết lộ tin tức tiết này ra ngoài. Từ đó, dân VN trong cũng như ngoài nước mới biết tin động trời này và 1 làn sóng phản đối dấy lên mạnh mẽ ở cộng đồng VN tị nạn hải ngọai cũng như tại VN. Biết không thể dấu diếm được nữa, lãnh đạo CSVN mới lên tiếng phản ứng yếu ớt đầy dối trá và gân cổ cãi bậy là: Vụ nhượng đất nhượng biển này là có lợi cho VN. Khi được yêu cầu công bố toàn bộ văn bản ký kết giữa VN và TC, lãnh đạo CSVN không chịu công bố hoàn toàn mà chỉ đưa ra 1 phần nhỏ của văn bản nhượng đất, nhượng biển này. Rõ ràng 2 Hiệp Ước về đất và biển này có những điều mờ ám và vô cùng bất lợi cho VN nên lãnh đạo CSVN không dám công bố toàn thể văn bản.


Hợp tác toàn diện:


Một khi là Láng giềng hữu nghị thì phải có sự Hợp tác toàn diện. Nghĩa là khi chịu nghe mệnh lệnh của TC thì lãnh đạo CSVN phải Hợp tác toàn diện. Do đó, toàn thể công việc của VN phải được lãnh đạo CSVN báo cáo và khi được phép của TC mới được thi hành. Như vậy, mọi chuyện ngọai giao, kinh tế, quân sự, văn hóa, giáo dục, v.v. của VN phải đi theo đúng đường hướng chỉ đạo của TC. Tức là đất nước VN phải nằm dưới sự kiểm sóat hoàn toàn của TC. Vậy VN coi như thành 1 tỉnh của TC.


Ổn định lâu dài:


Sau khi Hợp Tác Toàn Diện như phân tích ở trên, 1 cách ngấm ngầm, VN thành 1 tỉnh lỵ của Tàu, vì thế, CSVN không được thay đổi hệ thống chính trị gì hết khi TC chưa cho phép. Bằng mọi cách, CSVN phải tiếp tục độc tài, độc đảng và đàn áp những tiếng nói đòi tự do, dân chủ của dân chúng VN. Hãy cứ bắt chước TC mà đi! TC làm cái gì thì CSVN hãy làm theo! Vì nếu VN thay đổi theo hệ thống tự do, dân chủ, đa nguyên thì tình hình chính trị VN sẽ tác động lên tình hình chính trị và xã hội đang đầy bất ổn của TC. Nó sẽ khiến Tây Tạng, Tân Cương, Mãn Châu, Nội Mông sẽ tách ra độc lập, các tỉnh vùng Hoa Nam sẽ ly khai. Lúc đó, lục địa TC sẽ bị vỡ ra từng mảnh. Vậy, Ổn định lâu dài là ổn định cho TC chứ không cho VN.


Trái lại, CSVN càng làm tay sai cho TC, dân VN càng đói, khổ, càng lạc hậu, bất công càng lớn và bất ổn xã hội ngày càng gia tăng. Như vậy, VN theo TC không làm cho VN an bình, nhưng làm cho TC ổn định.


Hướng tới tương lai:


TC muốn nói như vầy:


Là Láng Giềng Hữu Nghị, CSVN phải Hợp Tác Toàn Diện với TC. Như vậy, CSVN sẽ giúp cho TC Ổn Ðịnh Lâu Dài, để từ đó 2 nước Hướng Tới Tương Lai.


Tương lai này ra sao thì ai cũng rõ. Ðó là: VN tiếp tục là 1 nước độc tài, đảng trị, yếu kém về kinh tế, nghèo đói, lạc hậu, tinh thần dân chúng bị bạc nhược và sẽ trở thành 1 tỉnh lỵ hay 1 nước hoàn toàn phụ thuộc vào TC trong mọi vấn đề. Vậy, tương lai của dân tộc VN sắp tới sẽ là 1 tương lai làm nô lệ cho dân Tàu.


Ta hãy bàn 2 thêm câu: Láng giềng hữu nghị và Ổn định lâu dài.


TC dùng giọng điệu gian trá, dở ngôn từ hoa mỹ để cảnh cáo các cán bộ cao cấp CSVN và muốn đánh lừa dân Việt. Nhưng toàn thể dân VN đều hiểu thấu âm mưu thâm độc và giọng điệu giả nhân giả nghĩa của TC. Vì hành động của TC không đi đôi với việc làm.


Ta hãy xét coi:


Láng giềng hữu nghị sao được khi TC luôn luôn tìm cách lấn chiếm từng bờ rau, bụi cỏ, vùng biển của VN. Làm sao gọi là Láng giềng hữu nghị tốt được khi hải quân TC ngang nhiên xâm phạm hải phận VN rồi lại ngang ngược đánh đập và bắt đi nhiều tàu bè và ngư dân VN mang sang đảo Hải Nam giam giữ với lý do các ngư dân VN này xâm phạm hải phận TC. Và mới đây nhất, năm 2005, TC xâm phạm lãnh hải VN, bắn chết tức tưởi 8 ngư dân vô tội, không 1 tất sắt trong tay, rồi đổ tội cho họ là hải tặc.


Láng giềng hữu nghị sao được khi TC luôn luôn tìm cách khống chế giới lãnh đạo của CSVN, gài các cán bộ TC (Tàu hay Tàu lai) vào các cơ quan của CSVN từ thượng tầng tới hạ tầng cơ sở để đưa VN vào vòng nô lệ cho TC, bất chấp những nguyện vọng chân chính của toàn thể dân tộc VN. Những tướng tài CSVN, có khả năng lãnh đạo quân đội chống TC, những cán bộ, đảng viên CSVN muốn cải tổ đất nước theo chiều hướng tự do, dân chủ, có tinh thần độc lập dân tộc hay không chịu làm tay sai cho TC mà lại nghiêng về Tây Phương thì bị tình báo Bắc Kinh qua tay sai đàn em thân TC tại VN ra tay tận diệt. Thí dụ, tình báo TC giết thủ tướng Phạm Hùng, thứ trưởng ngọai giao Lê Mai, ủy viên trung ương đảng Trần Ðình Tứ rồi Ðào Duy Tùng (bị đầu độc sém chết nhưng sống cũng thành mất trí), các tướng Lê Trọng Tấn, Hoàng Văn Thái, Trần Văn Trà, Chu Văn Tấn, vụ cho rớt máy bay của 14 tướng (5 tướng) và sĩ quan cao cấp (4 đại tá, 3 thượng tá, 1 trung tá và 1 thông dịch viên) của CSVN trong chuyến bay sang Lào năm 1998, trong đó có Trung tướng Ðào Trọng Lịch, Thứ Trưởng Bộ Quốc Phòng, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Ðội CSVN, Ủy Viên Trung ương Ðảng. Vụ gài cho rớt máy bay ở Quảng Bình để giết 1 số sĩ quan, cán bộ cao cấp CSVN (đang hợp tác với Mỹ ) và vài chuyên gia Mỹ đang đi tìm tù binh Mỹ mất tích trong chiến tranh VN. Rồi nhóm tướng lãnh và sĩ quan cao cấp của quân đội CSVN bị giết trong vụ rớt máy bay ra thăm bán đảo Sơn Trà, Ðà Nẵng. Mới đây nhất, vụ rớt máy bay năm 2005 của các tướng tá cao cấp CSVN thuộc tỉnh Thanh Hoá ngay sau vụ hải quân TC bắn chết 8 ngư dân VN tại tỉnh này.


Ta cần làm sáng tỏ lý do tại sao hải quân TC ngang nhiên bắn giết dã man 8 ngư dân VN vô tội tại vùng biển Thanh Hóa trong lãnh hải VN và bịa đặt, tố cáo họ là hải tặc mà CSVN chỉ phản đối yếu ớt, cho có lệ về vụ nghiêm trọng này. Trái lại, đồng bào VN tại hải ngọai trước tình cảm " máu chảy ruột mềm, 1 con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ " , đã tổ chức rầm rộ các cuộc biểu tình nhiều nơi trên thế giới, trước các toà đại sứ, lãnh sự quán của TC và VC để phản đối hành động bắn giết dã man này đồng thời tố cáo bản chất tay sai cho TC của giới lãnh đạo cao cấp CSVN. Như đã trình bày ở trên, lãnh đạo cao cấp nhất của CSVN đã có những ký kết ngầm với Bắc Kinh để cho Bắc Kinh có toàn quyền khai thác dầu khí trong vùng biển VN, đổi lại Bắc Kinh bảo đảm ngai vàng thống trị cũng như chia cho giới lãnh đạo cao cấp CSVN hàng chục tỉ đô lợi nhuận từ sự khai thác này. Vụ Bắc Kinh ra lệnh cho hải quân TC bắn giết 8 ngư dân Thanh Hóa nhắm vào các mục đích sau đây:


Cảnh cáo những thành phần cán bộ, đảng viên CSVN không chấp nhận việc TC khống chế VN.

Làm cho ngư dân VN sợ hãi không dám bén mảng tới những vùng đánh cá nơi có trữ lượng cá phong phú (như vậy tàu đánh cá TC tha hồ mà đánh vớt) và là vùng biển có những dàn khoan dầu của TC đang thăm dò, khai thác dầu khí mà hiện nay TC đang xâm chiếm của VN.

TC làm vậy cũng để cảnh cáo với các nước chung quanh là không được đụng chạm tới quyền lợi của TC tại Biển Ðông

4) Sau cùng, nói cho Mỹ, Nhật, Tây Phương biết: VN và vùng Biển Ðông thuộc về TC. Bắc Kinh sẽ bảo vệ cho tới cùng


Vì thế, khi 1 số tướng lãnh, sĩ quan CSVN còn có lòng yêu nước, thương nòi thuộc tỉnh Thanh Hóa có những phát biểu chống đối và thái độ bất mãn về việc hải quân TC ngang nhiên xâm phạm lãnh hải và bắn giết ngư dân Thanh Hóa của họ thì tình báo TC sai đàn em tại VN dàn dựng vụ rớt máy bay để thủ tiêu đám tướng lãnh sĩ quan này ngay lập tức. Vừa để trừ hậu họan vừa để răn đe thêm các cán bộ đảng viên CSVN khác nữa ở trong bộ chính trị và trung ương đảng, những người không chịu theo TC và đang muốn ngả sang Mỹ-Tây Phương.


Kể sơ sơ đủ thấy trong mấy chục năm vừa qua, sau 1975, TC đã giết biết bao nhiêu đảng viên CSVN (kể cả phe nhóm, đàn em của mấy người ở trên thì con số có thể lên tới hàng trăm) không chịu làm tay sai cho TC và muốn đi theo Mỹ - Tây Phương. Còn có những vụ tình báo TC và tay sai đàn em CSVN giết những cá nhân hay phe nhóm khác của CSVN mà chúng ta chưa được biết tới. Nếu kể con số này thì số cán bộ đảng viên CSVN bị giết có lẽ phải kể cả mấy trăm.


Láng giềng hữu nghị sao được khi TC luôn tìm cách làm suy yếu, phá nát nền kinh tế èo uột của VN để TC hoàn toàn khống chế VN về mặt chính trị cũng như kinh tế. Ai cũng biết là: Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, một nước có nền kinh tế yếu kém thì sẽ không thể tự chủ, độc lập trong các quan hệ quốc tế được.


Ổn định lâu dài là gì? Nghĩa là muốn được yên thân, không bị TC xua quân xâm chiếm thì VN phải nằm trong vòng kiểm sóat của TC, lãnh đạo CSVN phải làm theo chỉ thị của TC. VN phải thành 1 chư hầu, 1 tỉnh của TC, nếu không VN sẽ không bao giờ được ổn định lâu dài, dân VN sẽ không được sống trong hoà bình, phát triển? Rõ ràng TC đang đe dọa trắng trợn toàn thể dân tộc VN. Vậy làm sao dân tộc VN và lãnh đạo TC có thể có những quan hệ tốt đẹp được!


Sau 20 năm mở cửa với thế giới, dân chúng và đảng viên CSVN, kể cả đa số đảng viên cao cấp đã mở mắt. Tất cả đều thấy VN quá nghèo đói, lạc hậu so với thế giới, thấy hệ thống độc đảng đã và đang đưa dân tộc VN tới sự băng hoại về kinh tế, lạc hậu về kỹ thuật, hỗn loạn về xã hội, suy đồi về đạo đức, lòng dân ly tán, mất đất, mất biển về tay TC. Họ thấy chỉ có tự do kinh tế và chính trị mới có thể đưa dân VN thống nhất thành 1 khối. Lúc đó, quốc nội hải ngọai mới 1 lòng đưa đất nước thoát vòng nghèo đói, lạc hậu, bất ổn để phát triển tốt đẹp cả tinh thần lẫn vật chất, vươn lên theo nền văn minh dân chủ, khoa học tiến bộ của nhân loại.


Hiện nay, cản lực chính yếu của dân tộc là nhóm thiểu số CSVN đang nắm quyền, nhóm này vô cùng bảo thủ, ngu dốt, tham lam, ích kỷ, ham quyền cố vị, đầy tham nhũng và làm tay sai cho TC. Kế đến là giới lãnh đạo TC.


Bắc Kinh không muốn dân tộc VN đau khổ, lạc hậu của chúng ta vươn lên. Họ không muốn dân tộc chúng ta sống như 1 dân tộc có phẩm gía, được sống như 1 con người, được tự do, độc lập và mưu cầu hạnh phúc theo cách dân tộc chúng ta mong muốn. Họ chỉ muốn chúng ta làm nô lệ cho họ, muốn đất nước VN thân yêu của chúng ta trở thành 1 tỉnh của TC để họ tha hồ dày xéo, bóc lột và Hán hóa dân Việt.


Theo tin mới nhất từ VN, sau khi hội nghị TU lần thứ 14 kết thúc tuần qua, với sự yểm trợ tích cực của Bắc Kinh, phe bảo thủ, giáo điều, tay sai của TC đã nắm ưu thế, chiếm giữ những chức vụ quan trọng trong cơ cấu đảng và chính quyền CSVN. Như vậy, tương lai dân tộc VN ngày càng đen tối. Ngày chúng ta thực sự mất nước vào tay TC đã gần kề, nếu những người VN còn có lòng yêu nước, thương nòi trong và ngoài nước không đứng lên làm 1 cái gì đó để lật ngược lại thế cờ!




Trước tình trạng mất nước, khổ đau và bi thương này, chẳng lẽ tất cả chúng ta đều cam tâm, tiếp tục cúi đầu sống trong nhục nhã, đè nén, khổ đau, tiếp tục nhìn dân tộc, đất nước rơi vào vòng nô lệ cho TC mà không dám đứng lên tranh đấu? Chẳng lẽ cả dân tộc VN bất khuất và kiên cường trong mấy ngàn năm, nay lại chịu cúi đầu, khuất phục trước 1 nhóm thiểu số lãnh đạo CSVN tay sai cho TC, chịu để cho thiểu số bất tài, ngu dốt này nắm toàn quyền sinh sát cuộc đời chúng ta, gia đình chúng ta và cả 1 dân tộc VN hơn 80 triệu người sao?


Không phải vậy! Dân tộc Việt Nam không hèn nhát như vậy! Lịch sử đã chứng minh. Nếu dân tộc VN hèn nhát thì ngày nay chúng ta đâu còn phải là người VN, đất nước VN ngày nay đã thành 1 tỉnh của Tàu. Ngày càng có nhiều tiếng nói chống đối cất lên mạnh mẽ từ đủ mọi thành phần trong dân chúng và đảng viên CSVN. Toàn thể dân tộc VN đang bắt đầu ngẩng cao đầu để đòi quyền sống như 1 con người có nhân phẩm! Nhưng những tiếng nói mạnh mẽ, quyết tâm cho dân tộc này đang cần 1 bàn tay lãnh đạo, cần 1 nhóm người tài trí trong cũng như ngoài nước hướng dẫn hàng động.


Dân chúng đang chờ những người, nhất là những người cán bộ, đảng viên, phục viên CSVN chân chính, còn có lòng với dân tộc, quan tâm tới sự hưng vong của đất nước, sự vẹn toàn của lãnh thổ có đủ can đảm đứng lên lãnh đạo dân chúng để làm 1 cuộc cách mạng mới, 1 cuộc cách mạng thực sự đem độc lập, tự do, no ấm và thịnh vượng cho dân tộc. Bất cứ cuộc cách mạng nào không lấy dân làm gốc, không đem lại tự do, hạnh phúc ấm no cho dân tộc, không toàn diện, sâu rộng, triệt để và hướng thượng (như lời Cụ Lý Ðông A, một nhà cách mạng dân tộc đã nói cách đây 60 năm) cũng như không đi theo xu thế tiến lên của nhân loại, thì đó là cuộc cách mạng lừa bịp, phản dân, hại nước và đáng bị vứt đi! Hãy xem cuộc cách mạng phản nhân loại của chủ nghĩa cộng sản đã bị toàn thể loài người lên án và ném vào thùng rác của lịch sử là rõ.


Nước VN thân yêu của chúng ta đang bị Bắc Kinh khống chế về mọi mặt bởi vì nhóm thiểu số lãnh đạo CSVN cam tâm làm tay sai cho giặc TC. Dân tộc VN đang bị lãnh đạo CSVN dùng làm vật tế thần cho TC. Dân tộc VN đang mất nước vào tay đám lãnh đạo Bắc Kinh tham lam, tàn độc và điên rồ. Dân VN phải chịu đựng đau khổ, nghèo đói, đè nén, đàn áp đã đủ và không còn chịu đựng được nữa. Mọi người đang chuẩn bị vùng lên. Với sự hết lòng yểm trợ của dân tộc VN trong cũng như ngoài nước và của các lực lượng yêu chuộng tự do, tiến bộ trên thế giới, các cán bộ, đảng viên CSVN cũng như những nhà tranh đấu cho tự do, dân chủ cho quê hương còn có lòng với dân tộc, còn thiết tha với sự hưng vong của dân tộc không sợ lẻ loi, không thể sợ nhóm thiểu số CSVN vô cùng gian ác, tay sai đang tàn phá quê hương, bán đứng tổ quốc, dân tộc cho TC.


Câu hỏi đặt ra là: Ai, nhóm nào có đủ can đảm, dũng khí đứng lên lãnh đạo dân tộc lật đổ thiểu số CSVN cực kỳ bảo thủ, lạc hậu, tay sai đàn em của TC hiện nay đang khống chế cả dân tộc?


Tùy theo vị trí ở trong hay ngoài nước, tùy theo vai trò là dân hay là đảng viên CSVN, còn chức vụ hay phục viên, nếu mọi người hăng say làm công việc phải làm trong khả năng của mình, rồi liên kết, yểm trợ nhau, thì ngày lật đổ nhóm thiểu số lãnh đạo CSVN cực kỳ bảo thủ, tham lam, tàn ác, tay sai cho TC sẽ tới vô cùng nhanh chóng.


Giờ lịch sử đang điểm! Dân chúng trong và ngoài nước đang chờ đợi những hành động ngoạn mục đầy can đảm, dấn thân của mọi người, nhất là của những người CSVN chân chính, yêu quê hương dân tộc.



Ðinh Quang Tân

DIỄN ĐÀN NGƯỜI VIỆT QUỐC GIA

dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Post by dacung »

Đảng CSVN Giữ Điều 4 Để Bán Nước?

TRẦN NAM . Việt Báo Thứ Năm, 12/13/2007, 12:02:00 AM
http://ddcnd.org/main/

Mặc dù Việt Nam đã nhượng bộ và muối mặt làm lành nhưng Trung Quốc vẫn không từ bỏ tham vọng. Hải quân Trung Quốc tấn công vào ngư dân vô tội nhưng Hải quân Việt Nam đã không dám phản ứng. Trung Quốc áp lực Việt Nam đến nỗi hãng dầu BP của Anh Quốc đã phải hủy bỏ hợp đồng 2 tỷ dollars khai thác dầu và khí đốt. Gần đây, Trung Quốc lại leo thang bằng sự kiện xác nhận chủ quyền trên các hòn đảo đang tranh chấp ở Hoàng Sa và Trường Sa. Việt Nam chỉ phản ứng lấy lệ và biểu tỏ sự khiếp nhược. Quân đội Nhân dân Việt Nam sẽ làm gì trong bối cảnh phức tạp, tiếp tục trung thành với Đảng hay đứng về phía Nhân dân.

Hơn 25 năm trước chiến tranh Việt - Trung đã để lại không biết bao nhiêu tang thương tại các làng mạc thuộc biên giới phía Bắc. Dù vậy cuộc chiến tranh chống quân Trung Quốc xâm lược như Hà Nội đã từng công bố và tuyên truyền đã đi vào quên lãng.

Ngày hôm nay, những người Cộng Sản Trung Quốc không cần xua xe tăng, đại pháo và bộ binh để tràn qua biên giới. Trung Quốc chỉ bằng vào miệng lưỡi Tô Tần đã không đánh mà được thành vì Đảng CSVN đã tự nguyện dâng một phần đất màu mỡ tại biên giới và lãnh hải cho Trung Quốc qua hai văn kiện ký kết hồi năm 1999 và 2000. Theo cáo giác và công bố của dư luận quần chúng trong và ngoài nước thì biên giới Việt Trung đã bị lấn hơn 700km, các di tích lịch sử như Ải Nam Quan, Thác Bản Dốc v.v..., bổng nhiên một sớm một chiều lọt vào tay người Trung Quốc.

Đảng Ký Văn Kiện Bán Nước

Sự kiện những nhà lãnh đạo đảng CSVN ngang nhiên ký kết các văn kiện bán nước đã làm phẩn nộ cả một dân tộc. Nhiều tiếng nói từ trong nội bộ đảng CSVN đã lên tiếng. Nhiều cáo giáo, cảnh báo từ ngoài đảng, trong lẩn ngoài nước đã chất vấn đảng CSVN. Khi các ký giả quốc tế hỏi thẳng nhà cầm quyền CSVN, phát ngôn viên của Hà Nội đã trả lời theo kiểu "biết rồi nói mãi" trong cuộc họp báo như sau: " hai nước đã ký kết dựa trên tinh thần tôn trọng và bỉnh đẳng lẫn nhau". Trong khi đó tờ L'Express, tuần báo lớn ở Pháp trong số phát hành ngày 24 tháng 1 năm 2002 với tựa đề "Một vụ nhượng bổ bỉ ổi" đã nhận định: "Tại vịnh Bắc Bộ, vùng có nhiều tài nguyên hải sản và dầu khí, có ý nghĩa chiến lược, Hà Nội đã để mất đến 10.000km2, thậm chí gấp đôi. Theo hiệp nước Patenotre hồi 1885, Trung Quốc được chia 38% diện tích của toàn vịnh thì nay họ chiếm đến 47%. Còn việc tranh chấp quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc chiếm năm 1974 và quần đảo Trường Sa mà Trung Quốc chiếm năm 1988 - một vấn đề gai góc giữa hai nước đã bị gác lại do chưa có giải pháp."

Tướng nước Nam dưới triều Lý là Lý Thường Kiệt đã từng mang quân Nam đi đánh Quảng Đông, quấy rối Quảng Tây và áp lực Quảng Châu. Sự kiện này đã làm vua tôi Nhà Tống Trung Quốc bấy giờ phải một phen hồn vía lên mây. Năm 1076 quân Tống quyết định Nam chinh. Đại Tướng Lý Thường Kiệt đã viết bốn câu thơ bất hủ để động viên tinh thần kháng chiến dân tộc và nhờ đó nước Nam đã chận đứng mộng xâm lược của nhà Tống.

Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

(Đất nước của người Nam phải do người Nam cai tri.
Điều đó đã do ý trời định.
Kẻ nghịch kia dám xâm phạm đất ta
Chỉ là mua lấy sự thất bại mà thôi)


Quân Tống thất bại đành phải rút về và chấp thuận ký các nghị ước giao hảo. Năm 1078, vua Lý Nhân Tông sai sứ đưa voi triều cống và đòi lại được những Châu, Huyện ở miền Cao Bằng (Quảng Nguyên) đã bị Tống chiếm giữ. Mùa hạ năm Giáp Tý (1084) Lý triều lại phái Binh bộ Thị Lang Lê văn Thịnh (thủ khoa đầu tiên của nước Việt) sang yêu cầu Tống triều phải phân chia lại địa giới và trả nốt mấy huyện mà Tống vẫn còn chiếm giữ. Vấn đề phân chia địa giới đối với thời bấy giờ đáng kể là một việc quan trọng vì đến đời Lý, cương thổ Việt Nam chỉ mới rỏ rệt về phương Nam vào khoảng Thanh Hóa, cách biệt với đất Chàm do dẫy núi Hoàng Sơn và về phương Bắc từ Cao Bằng sang Đông. Điạ phận Đông Khê so sánh với ngày xưa không khác lắm. Từ nơi này ra biển, Bắc ngạn sông Kỳ Cùng thuộc về Tống gồm có châu Tây Bình, Lộc Châu và huyện Thanh Viễn rồi tới chổ gần bể, lĩnh thổ Việt Nam còn ăn vào tới tỉnh Quảng Đông đến gần vịnh Khâm Châu.

Dưới các chế độ phong kiến, trải qua nhiều đời Vua, đất nước có lúc mạnh lúc yếu nhưng người nước Nam chưa bao giờ chịu nhường một tấc đất cho Trung Quốc. Thậm chí khi thế mạnh còn dám đem quân chinh phạt để đòi lại các lãnh thổ đã bị mất. Trước khí thế quật cường và không chịu đồng hóa của dân tộc Việt, thiên triều Tống đã phải ngậm bồ hòn đồng ý đổi nước Nam từng coi như một quận của họ là Giao Chỉ Quận thành một nước có chủ quyền riêng biệt là An Nam Quốc, phong cho vua Nam là An Nam Quốc Vương năm 1164. (Theo Việt Sử Toàn Thư của Phạm Văn Sơn)

Năm 1206, Thành Cát Tư Hản đưa vó ngưa. Mông Cổ dẩm nát hơn 1/2 phần đất của thế giới. Nhiều quốc gia Âu Châu và Á Châu đã bị Mông Cổ chiếm giữ và cai tri. Cả một đế quốc Trung Hoa dưới triều Tống cũng bị đại bại và thần phục dưới những người lính Mông Cổ thiện chiến nhất hoàn cầu. Câu nói nổi tiếng của người Mông Cổ đã được thế giới chứng nghiệm. "Nơi nào vó ngựa quân Mông Cổ đi qua thì cỏ cây cũng hết sống".

Vậy mà vó ngưa. Mông Cổ đã bị đại bại dưới lòng can đảm và tài dụng binh có một không hai của quân Tướng nước Nam. Gần 30 năm liên tục , không chỉ đem quân có một lần, mà ba lần vượt biên giới Trung Viêt, ba lần quân nhà Nguyên (Mông Cổ) đã phải ôm đầu máu chạy dài. Từ Thoát Hoan, Toa Đô cho đến Ô Mã Nhi, danh tướng nhưng trở thành bại tướng, quân Mông Cổ, đoàn quân chưa bao giờ bại trận đã kiêng phục và đại bại trước lòng yêu nước và ý chí quật cường của dân tộc Việt.

Thời nào, thì đất nưóc cũng có những kẻ phản bội tổ quốc. Khi vua tôi nhà Trần lo chống đở ngoại xâm, thì Trần ích Tắc, cùng một số vương tôn tham sống sợ chết cũng đã dâng đất xin hàng. May lắm thay, Việt Nam nhờ có một Trần Hưng Đạo, bách chiến bách thắng, có Trần Thủ Độ một lòng báo quốc tận trung, đã nói câu nói để đời trong lịch sử Việt: "Đầu hạ thần chưa rơi xuống đất thì xin bệ hạ đừng lo".

Đọc sử sách gần 1000 năm trước mà rơi nước mắt. Ngày nay, địch chưa đánh thì vua tôi CSVN đã hai tay, qùi gối ký văn kiện bán nước, xin nhường đất. Cả một giải biên giới mênh mông, non sông gấm vóc của tổ tiên với nhiều di tích lịch sữ đã biến mất trên bản đồ địa lý Việt Nam. Ai sẽ là một Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo tân thời để trong nước thì dẹp lũ mãi quốc cầu vinh, ngoài nước thì đòi lại đất, hải đảo đã và đang bị ngoại bang xâm chiếm? Ai sẽ trả lại cho dân tộc Việt câu thuộc lòng lịch sử "Nước Việt Nam ta từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau".

Đảng Cần Điều 4 Để Bán Nước

Những nhà lãnh đạo đảng CSVN mắc chứng bệnh ảo vọng chính trị. Họ vẫn tự nhận đất nước Việt Nam thuộc quyền sở hửu riêng của Đảng. Vì vậy, Đảng độc quyền sang nhượng, ký kết các vùng biển, hải đảo cho các thế lực ngoại bang, các thương gia quốc tế v.v... để mang lại lợi ích riêng cho Đảng. Vì an toàn bản thân và vì các mưu đồ chính trị, Đảng đang nhượng đất, lãnh hải, hải đảo cho ngoại bang để giữ vững vị thế lãnh đạo.

Điều 4 Hiến Pháp của CSVN đã cho phép và đã thể hiện toàn bộ căn bệnh mộng tưởng ấy. Chưa hết, điều 17 trong Hiến Pháp còn qui định rõ về quyền làm chủ của Đảng CSVN trên các tài nguyên quốc gia. Điều này ghi như sau: " Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục điạ và vùng trời, phần vốn và tài sản do Nhà Nước đầu tư vào các xí nghiệp, công trình thuộc các nghành và lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác mà pháp luật qui định là của Nhà nước, đều thuộc sở hửu của toàn dân." Sợ còn chưa hết ý nghĩa, trong điều 18 đã được nhắc lại cho rõ: " Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật.... Nhà nước giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng đất ổn định lâu dài..."

Một mặt công nhận các quyền trên thuộc Nhà Nước và sở hửu của toàn dân, nhưng mặt khác thi minh thị quyền của Đảng có tính cách tối thượng. Điều 4 Hiến Pháp đã nói lên bản chất của chế độ, vì đã khẳng định vai trò chủ nhân ông duy nhất của đảng CSVN trên toàn bộ cơ chế chính trị, xã hội của Việt Nam kể cả các chủ thể do CSVN đặt ra như Nhà Nước, Quốc Hội v.v.... Điều 4 đã khẳng quyết rất rõ, không mập mờ, không che đậy bản chất: " Đảng CSVN là lực lượng (duy nhất) lãnh đạo Nhà nước và xã hội..."

Như vậy, điều 4 đã bao trùm toàn bộ căn bản pháp lý cho phép đảng CSVN, với danh nghĩa lưc lượng lãnh đạo Nhà Nước (duy nhất) để ký kết các văn kiện bán nước, ký kết các văn kiện chuyển nhượng đất đai để làm giàu cho ngân qủy kinh tài. Ngày nào điều 4 còn hiện hữu trong bản Hiến Pháp của chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngày đó đảng CSVN còn có thẩm quyền nhân danh Việt Nam để ký kết thêm các văn kiện bán nước, các giao dịch chuyển nhượng đất đai khác nữa.

Trong bối cảnh chính trị trên, bỏ điều 4 là bỏ vị trí hợp hiến và lực lượng duy nhất lãnh đạo nhà nước. Tạo điều kiện cho Quốc Hội (bù nhìn) và các chủ thể khác như Nhà nước (bù nhìn) được nâng cấp và bình đẳng về mặt chính trị với đảng CSVN. Vì vậy, đảng CSVN mất vị thế đơn phương là đại diện duy nhất của Việt Nam khi ký kết các văn kiện có tầm vóc liên hệ đến chủ quyền quốc gia. Các văn kiện đã ký kết trước kia nhân danh Đảng và Nhà nước, vô hình chung bị mất giá trị pháp lý. Trên căn bản có cơ sở để phủ nhận những văn kiện bán nước, Việt Nam và Chính Quyền Tự Do Dân Chủ trong tương lai có đủ thẩm quyền và tư thế để biện minh cho tính vô lý của các văn kiện trên về mặt công ước quốc tế.

Bỏ điều 4 cũng tạo điều kiện và cơ hội cho các tiếng nói đối lập, các tổ chức không trực thuộc quyền kiểm soát của đảng và nhà nước xuất hiện hợp pháp và hợp hiến để công khai hoá các áp lực đấu tranh. Nói một cách bạch hoá, huỷ bỏ điều 4 chính là để công khai hóa và hợp thức hóa vị trí của đối lập, đối trọng về mặt chính trị. Có sự hiện diện của nhiều tiếng nói đối lập, đảng CSVN có muốn bán nước cũng không đủ tư cách và vị thế để bán nước. Tính công khai về mặt chính trị dù không đủ mạnh để áp lực chế độ, nhưng có vị trí để làm các thế lực độc tài, bạo quyền phải e dè, cân nhắc trước khi có các quyết định quan trọng.

Ông Nguyễn Kiến Giang trong tiểu luận bàn về tính bí mật và công khai khi phân tích về bản chất của tính này đối với chế độ cực quyền đã nhận xét chính xác: "tính công khai đụng tới tất cả các mặt của đời sống, không có ngoại lệ...chẳng hạn quốc phòng và an ninh là những lãnh vực có nhiều bí mật nhất, những vẫn không phải là khu vực bí mật tuyệt đối...".Tính công khai sẽ đụng đến các vấn đề sau: "Đánh giá sự thật của các mặt đời sống xã hội, những mặt tích cực cũng như tiêu cực; Chuẩn bị và thông qua những quyết định quan trọng, có liên quan đến lợi ích của nhân dân; Lựa chọn người vào các chức vụ quan trọng trong bộ máy của đảng và nhà nước, trước hết là các cơ quan được bầu..."

Nhiều người vẫn cho là bản Hiến Pháp của CSVN chỉ là miếng giấy không hơn không kém vì Hà Nội chẳng bao giờ tôn trọng, vì vậy không cần phải đặt vấn đề thay điều này, sửa điều nọ. Phải xoá bỏ toàn bộ bản Hiến Pháp thì mới giải quyết rốt ráo vấn nạn Việt Nam. Vấn nạn của chúng ta là bằng cách nào để vô hiệu hoá bản Hiến Pháp “vi hiến” của CSVN, dựa vào căn bản của yếu tố nào? sức mạnh nào? lực lượng nào.... Thực tế đấu tranh lúc nào cũng khắc nghiệt và nhiều khi đối chọi lại với ước vọng. Bản Hiến Pháp 1992 của CSVN vẫn có giá trị pháp lý để đảng CSVN đại diện Việt Nam ký kết các văn kiện bán nước cho dù Nhân dân có chấp nhận hay không. Bản Hiến Pháp trên cũng vẫn mang đầy đủ áp lực để bóp chặt các tiếng nói đối lập đang hoạt động, để trấn áp các nỗ lực bí mật và công khai đang tìm cách đẩy chế độ độc tài đi bên lề lịch sử.

Bản Hiến Pháp này với các điều khoản vô lý chính là vòng kim cô thắt chặt lên đầu của hơn 80 triệu nhân dân Việt Nam. Không ai muốn mang nó, và cũng không ai chấp nhận nó cả. Tuy nhiên, phải vất bỏ nó ngay lập tức thì nhân dân chưa đủ pháp thuật thần thông.

Trong hoàn cảnh hiện tại, mọi pháp thuật nhằm làm giảm giá trị bản Hiếp Pháp 1992, làm thay đổi một cách tiệm tiến để có lợi cho tiến trình dân chủ, làm vô hiệu hoá từng điều khoản vô lý để bác bỏ tính hợp hiến của chế độ trong việc ký kết các văn kiện bán nước đều cần thiết, cấp bách và cần được tiếp trợ. Nhờ vậy, vòng kim cô trên đầu dân tộc Việt mới mỗi lúc một mất đi sức mạnh để cho tiến trình dân chủ hoá sớm được thành hình.

TRẦN NAM

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Image
Sân bay của quân Tầu xâm lược tại Hoàng Sa


Họ không phải là người Việt

Cuối cùng, cuộc biểu tình phản kháng Quốc Hội Trung Cộng tuyên bố sáp nhập hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam vào cái gọi là huyện Tam Sa, tỉnh Hải Nam, Trung Cộng, cũng đã diễn ra trước Ðại Sứ Quán Trung Cộng tại Hà Nội và Lãnh Sự Quán Trung Cộng ở Sài Gòn vào sáng 9 Tháng Mười Hai. Từ đầu thập niên 1990 -thời điểm Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam nối lại quan hệ ngoại giao với Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa - đến nay, đây là lần đầu tiên, người Việt biểu tình chống Trung Cộng cưỡng chiếm lãnh thổ của mình ngay trên quê cha, đất tổ.




Tuy nhiên, giống như những lần trước, đảng và nhà nước Việt Nam không đứng cùng phía với những người biểu tình, bất kể mục tiêu biểu tình chỉ là phản kháng sự xâm lăng của ngoại bang.


Hồi đầu năm 2005, khi hải quân Trung Cộng xả súng bắn chết 9 ngư dân, làm bị thương 7 người và bắt 8 ngư dân Thanh Hóa, thanh niên và sinh viên trong nước đã kêu gọi nhau biểu tình phản kháng song những cuộc biểu tình này đã bị công an Việt Nam giải tán ngay khi các nhóm biểu tình chuẩn bị tuần hành. Lần này, theo tin từ trong nước, song song với những lời kêu gọi biểu tình phản kháng việc Quốc Hội Trung Cộng sáp nhập Hoàng Sa và Trường Sa vào “huyện Tam Sa, tỉnh Hải Nam, Trung Cộng” là hàng loạt những tin nhắn khuyến cáo thanh niên, sinh viên đừng tham gia biểu tình vì đây là âm mưu của... các thế lực phản động, thù địch (?!)Trên Internet, người ta được xem tận mắt bản ảnh chụp một công văn, do ban giám hiệu Ðại Học Công Nghệ thuộc Ðại Học Quốc Gia Hà Nội, ký ngày 7 Tháng Mười Hai, gửi “Toàn thể cán bộ, sinh viên”, theo đó, một tiến sĩ tên Hà Quang Thụy - hiệu phó của trường Ðại Học Công Nghệ - yêu cầu: “Cán bộ, sinh viên, học viên cao học trong trường thực hiện đúng chủ trương của đảng và nhà nước đối với sự kiện này để tránh bị kích động, lôi kéo thực hiện những hành động đi ngược chủ trương”. Trong công văn vừa kể, chủ trương của nhà cầm quyền Việt Nam được mô tả là: “Mong muốn tăng cường quan hệ láng giềng hữu nghị với Trung Cộng, chủ trương giải quyết hòa bình mọi tranh chấp giữa hai nước trên cơ sở tôn trọng pháp luật quốc tế”.

Nếu sáng 9 Tháng Mười Hai, trước các trụ sở ngoại giao của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa ở Việt Nam, hàng trăm thanh niên, sinh viên Việt Nam giương cao biểu ngữ và hô vang những khẩu hiệu đòi Trung Cộng trả lại Hoàng Sa, Trường Sa - lãnh thổ của người Việt thì hôm sau, 10 Tháng Mười Hai, ông Lê Dũng - người phát ngôn của Bộ Ngoại Giao Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa VN - lớn tiếng phủ nhận các cuộc biểu tình này. Ông Dũng khẳng định đó chỉ là “tụ tập”, một “việc làm tự phát, chưa được phép của các cơ quan chức năng Việt Nam. Khi vụ việc trên xảy ra, lực lượng bảo vệ của Việt Nam đã kịp thời có mặt, giải thích và yêu cầu bà con chấm dứt”.

Trong quá khứ, dù Hải Quân và Tuần Duyên Trung Cộng liên tục bắn, bắt giữ các tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam, đưa họ ra tòa án Trung Cộng xét xử vì xem việc đánh bắt hải sản quanh Hoàng Sa, Trường Sa là “xâm phạm lãnh hải Trung Cộng”, buộc họ nộp phạt với khoản tiền phạt lên tới hàng trăm triệu đồng song nhà cầm quyền Việt Nam phản đối rất yếu ớt. Thái độ bạc nhược này khiến lòng tự hào dân tộc của mọi người Việt bị tổn thương. Cũng vì vậy, theo tường thuật trên diễn đàn điện tử www.x-cafevn.org, khi một phó chủ tịch của Ủy Ban Nhân Dân thành phố Sài Gòn đến khuyến dụ thanh niên, sinh viên Sài Gòn ngưng biểu tình, một bạn trẻ đã chất vấn: Chính phủ Việt Nam lên tiếng như ông Lê Dũng phát ngôn: “Chúng tôi cực lực phản đối” rồi chẳng hành động gì thì làm gì được họ? Chúng cháu cần hành động...

Vậy đảng và nhà nước Cộng Sãn Việt Nam, họ hành động thế nào?

Ngày 17 Tháng Hai năm 1979, sau khi Trung Cộng xua quân tấn công các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam, trong cuốn sách “Sự thật về quan hệ Việt Nam-Trung Cộng 30 năm qua”, do Bộ Ngoại Giao Việt Nam công bố vào ngày 4 Tháng Mười năm 1979, nhà cầm quyền Việt Nam nhận định: “30 năm qua, những người lãnh đạo Trung Cộng coi Việt Nam là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu đối với chiến lược của họ, luôn luôn tìm cách nắm Việt Nam. Muốn như vậy, nước Việt Nam phải là một nước không mạnh, bị chia cắt, không độc lập và lệ thuộc Trung Cộng. Trái lại, một nước Việt Nam độc lập, thống nhất và giàu mạnh, có đường lối độc lập và tự chủ và đường lối quốc tế đúng đắn là một cản trở lớn cho chiến lược toàn cầu của những người lãnh đạo Trung Cộng, trước hết là cho chính sách bành trướng của họ ở Ðông Nam Á”.

Ðầu thập niên 1980, trong “Ðiều lệ đảng Cộng Sản Việt Nam”, đảng Cộng Sản Việt Nam còn xác định Trung Cộng là kẻ thù nguy hiểm nhất. Ở bản hiến pháp 1980, tại “Lời mở đầu”, Quốc Hội Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khẳng định: “Ðồng bào ta thiết tha mong muốn có hòa bình để xây dựng tổ quốc nhưng lại phải đương đầu với bọn bá quyền Trung Cộng xâm lược cùng bè lũ tay sai của chúng ở Campuchia. Phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc, quân và dân ta đã giành được thắng lợi oanh liệt trong hai cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc chống bọn phản động Campuchia ở biên giới Tây Nam và chống bọn bá quyền Trung Cộng ở biên giới phía Bắc, bảo vệ độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mình...”

Thế nhưng, tới đầu thập niên 1990, sau khi nhà cầm quyền hai nước tuyên bố nối lại quan hệ ngoại giao và cùng cam kết sẽ tuân thủ phương châm: “Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, nhà cầm quyền Việt Nam đã ra lệnh cấm diễn, cấm chiếu các vở kịch, bộ phim có nội dung chống Trung Cộng như: “Tiếng Trống Mê Linh”, “Thái Hậu Dương Vân Nga”... Cũng trong giai đoạn này, toàn bộ sách giáo khoa với các bài giảng, bài học có nội dung chống xâm lược phương Bắc của cha ông người Việt bị thu hồi, rồi bị đục bỏ. Những con đường, những ngôi trường mang tên Lê Ðình Chinh, một công an vũ trang bị những Hoa kiều mà Việt Nam trục xuất về Trung Cộng đánh chết tại ga Hàng Cỏ năm 1979, được hệ thống tuyên truyền của Việt Nam tôn vinh như một anh hùng - bị đổi tên. Những bài viết, bài hát về nhân vật này bị dẹp bỏ...

Vì sao?

Trong “Hồi ức và suy nghĩ”, một hồi ký bị cấm xuất bản, lưu hàng, tàng trữ ở Việt Nam, ông Trần Quang Cơ (cựu thứ trưởng ngoại giao Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, người từng từ chối làm ngoại trưởng và năm 1997 xin rút lui khỏi ban chấp hành trung ương đảng khóa VII) tiết lộ: Từ 17 đến 27 Tháng Sáu 1991, đảng Cộng Sản Việt Nam họp đại hội lần thứ VII với nhiều thay đổi quan trọng về nhân sự: Ðỗ Mười thay Nguyễn Văn Linh làm tổng bí thư, Lê Ðức Anh nghiễm nhiên giữ vị trí thứ hai trong đảng, ủy viên thường trực Bộ Chính Trị kiêm bí thư trung ương phụ trách cả ba khối quốc phòng-an ninh-ngoại giao và lên chức chủ tịch nước. Võ Văn Kiệt được giới thiệu với nhà nước để cử làm chủ tịch hội đồng bộ trưởng, Ðào Duy Tùng thường trực ban bí thư. Bộ ba Ðỗ Mười, Lê Ðức Anh, Ðào Duy Tùng nắm bộ phận thường trực của Bộ Chính Trị và của ban bí thư. Ðại Tướng Võ Nguyên Giáp bị gạt ra khỏi chức ủy viên trung ương. Còn Nguyễn Cơ Thạch bị bật ra khỏi Bộ Chính Trị và chuẩn bị thôi làm bộ trưởng Bộ Ngoại Giao...

Dư luận quốc tế xôn xao cho rằng Nguyễn Cơ Thạch là “vật tế thần” trong việc Việt Nam bình thường hóa quan hệ với Trung Cộng. Tôi nghĩ rằng đó chỉ là một cách nói đơn giản vì vấn đề không chỉ là bình thường hóa quan hệ mà là phụ thuộc hóa quan hệ! Ông Cơ gọi đó là cái giá phải trả cho “bình thường hóa quan hệ với Trung Cộng”!

Theo ông Trần Quang Cơ: Từ sau đại hội VII, tiến trình bình thường hóa quan hệ Việt Nam-Trung Cộng như cỗ máy đã được tra dầu đầy đủ, diễn biến trơn tru theo trình tự đã định. Trong khi lãnh đạo ta ôm kỳ vọng cùng Trung Cộng “bảo vệ chủ nghĩa xã hội chống đế quốc” thì họ xác định quan hệ với ta là “thân nhi bất cận, sơ nhi bất viễn, tranh nhi bất đầu” (thân nhưng không gần, sơ nhưng không xa, đấu tranh nhưng không đánh nhau). Trung Cộng nói thế song luôn lấy thế nước lớn để lấn chiếm lãnh thổ lãnh hải ta và hiểm độc nhất là không ngừng tác động vào nội bộ ta.

Khi hoàn tất hồi ký này, ông Cơ nhận định: “Trước mắt cũng như trong tương lai, Trung Cộng là xuất xứ chính của những thách thức đe dọa đối với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, cũng như đối với an ninh và phát triển của Việt Nam. Những thách thức đe dọa trên nhiều mặt của Trung Cộng đối với ta đều đang là những vấn đề hiện thực, đang xảy ra và ta đang phải xử lý, khác với những thách thức đe dọa của các đối tượng khác, kể cả Mỹ, có phần nào còn là giả định và dự phòng. Những mâu thuẫn về lợi ích trên các mặt giữa ta với Trung Cộng nhiều hơn với các đối tượng khác”. Trong khi đó, ông Cơ lưu ý, lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam là những kẻ “vì ý đồ cá nhân, sẵn sàng bỏ qua danh dự và quốc thể”, kể cả xin ý kiến Trung Cộng về cách giải quyết vấn đề rút quân khỏi Campuchia trước khi đàm phán chính thức với ngay Trung Cộng. Ông Cơ cho rằng đó là chuyện “có một không hai trong lịch sử đối ngoại”!

Phản ứng của nhà cầm quyền Việt Nam trước sự càn rỡ của Trung Cộng cho thấy hai điều.

Thứ nhất, họ hoàn toàn không quan tâm đến tiền đồ xứ sở của mình.
Thứ hai họ không thèm đếm xỉa gì đến đồng bào của mình.

Những “Tuyên bố của phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao”, “Công hàm phản đối” chỉ nhằm đối phó với áp lực của dư luận. Những cá nhân lãnh đạo đảng và chính phủ Việt Nam hiểu hơn ai hết tham vọng và dã tâm của Trung Cộng song họ vẫn muốn dựa vào Trung Cộng nhằm duy trì “đặc quyền, đặc lợi” của riêng mình bởi “khối xã hội chủ nghĩa” đã vỡ vụn. Ðó cũng là lý do ra đời các hiệp định về biên giới trên đất liền và phân định lãnh hải. Lãnh đạo đảng cộng sản và chính phủ Việt Nam đã và đang hành xử như những đối tượng không có tổ quốc, không có dân tộc. Họ sinh ra ở Việt Nam, có quốc tịch Việt, nói tiếng Việt nhưng không có tâm cảm của một người Việt.


Thế thì họ là ai?


Trich báo: Gia Ðịnh/Người Việt

dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Post by dacung »

Vấn đề Thác Bản Giốc trong hiệp ước biên giới Việt-Trung

2008.01.13
Nguyễn An, phóng viên đài RFA

Theo hiệp ước biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc, ký vào cuối năm 1999, và dự định sẽ hoàn thành việc phân giới cắm mốc trên thực địa nội trong năm nay (2008), Việt Nam có mất phần nào tại thác Bản Giốc ở Cao Bằng hay không?

Image
Thác Bản Giốc.

Các viên chức chính phủ (Hà Nội) khẳng định là "không", nhưng một số nhà nghiên cứu lại cho là "có”. Biên tập viên Nguyễn An của Ban Việt Ngữ (Đài Á Châu Tự Do) phỏng vấn nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn về vấn đề này.

Ông Tuấn là tác giả cuốn sách "Biên giới Việt - Trung, 1885-2000, Lịch sử thành hình và những tranh chấp" do Nhà Xuât Bản Diễm Châu ấn hành tại Pháp vào năm 2005. Xin được nhắc rằng ý kiến của ông Trương Nhân Tuấn không nhất thiết phản ánh quan điểm của Đài Á Châu Tự Do.

Nguyễn An: Xin chào nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn. Trước hết thì có lẽ xin ông nói sơ lược về vị trí và đặc điểm của Thác Bản Giốc ạ.

Ông Trương Nhân Tuấn : Dạ thưa ông Nguyễn An. Thác Bản Giốc mà chúng ta nói ở đây là chúng ta chỉ nói trên bản đồ, trên tài liệu. Thác Bản Giốc ở về phía Đông-Bắc của Phủ Trùng Khánh (tỉnh Cao Bằng). Thác này nằm ở trên con sông gọi là Sông Quy Xuân, hay là Quy Thuận, hay là Quây Sơn. Thác Bản Giốc là một loại thác nước bậc thềm, cao vào khoảng 40-50 thước (mét). Đây là một cái thác rất là đẹp.

Cũng theo tài liệu của Sở Địa Dư của Pháp thì Thác Bản Giốc này cùng với vùng chung quanh là một thắng cảnh tuyệt đẹp của Miền Bắc.

Nguyễn An: Thưa ông, theo như chúng tôi biết thì ông có một số công trình chững minh rằng Thác Bản Giốc trước kia hoàn toàn thuộc về Việt Nam. Bây giờ xin ông tóm tắt những luận điểm mà ông đã sử dụng.

Ông Trương Nhân Tuấn : Vâng. Thưa, có một số tài liệu, nhưng mà tôi xin trích ra những tài liệu chánh. Ba tài liệu này khó có thể phản biện được.

Tài liệu thứ nhứt là tài liệu của ông Trung Uý Détrie là người phụ trách đi cắm mốc (1894). Ông này xác định Thác Bản Giốc ở gần cột mốc số 53. Trên bản đồ thì đoạn ngắn con sông làm thành đường biên giới là từ cột mốc số 51 đến số 52.

Tài liệu thứ hai là của ông Commandant Famin. Ông này viết thành một quyển sách và được in ra. Quyển sách này được tồn trữ tại các thư viện lớn ở bên Pháp cũng như ở các nước khác. Theo ông Commandant Famin thì Thác Bản Giốc thuộc về Việt Nam và cách đường biên giới khoảng 2 kilomet. (Nguyễn An: Thưa, kilomet ạ?). Dạ, cách Thác Bản Giốc 2 kilomet.

Tài liệu thứ ba là tài liệu của nhà nước cộng sản Việt Nam đã công bố vào năm 1979 [*]. Tôi xin phép đọc phần này.

Nguyễn An: Dạ vâng. Xin mời ông.

Ông Trương Nhân Tuấn : Nơi cuối trang 11, tài liệu viết như thế này : "Trên đoạn biên giới đất liền cũng như ở các đoạn biên biên giới đi theo sông suối, tại nhiều nới, phía Trung Quốc đã tự tiện mở rộng xây dựng các công trình để từng bước xâm lấn đất. Tại khu vực môc số 53 (xã Dàm Thuỷ, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng) trên sông Quy Thuận có thác Bản Giốc, từ lâu là của Việt Nam. . ." Ở đây tôi xin mở dấu ngoặc, đó là chính nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam cũng khẳng định: “ . .thác Bản Giốc từ lâu là của Việt Nam và chính quyền Bắc Kinh cũng đã công nhận sự thật đó. . .".

Đây là điều mà mình cần phải nhấn mạnh: ". . .Ngày 29 tháng 12 năm 1976, phía Trung Quốc đã huy động trên 2000 người,(tiếp theo sang trang 12) kể cả lực lượng vũ trang lập thành hàng rào bố phòng dày đặc bao quanh toàn bộ khu vực thác Bản Giốc thuộc lãnh thổ Việt Nam, cho công nhân cấp tốc xây dựng một đập kiên cố bằng bê-tông cốt sắt cắt ngang qua nhánh sông biên giới. . ." Đó là họ làm như vậy để họ giành Thác Bản Giốc về phía họ.

Nguyễn An: Nhưng mà trước khi họ giành đó thì cả hai bên đều công nhận rằng Thác Bản Giốc là của Việt Nam ?

Ông Trương Nhân Tuấn : Dạ. Đúng như vậy.

Nguyễn An: Dạ vâng.

Ông Trương Nhân Tuấn : Và vào năm 1953, trước đó, cũng trong tài liệu này, cũng đã tố cáo là nhà nước cộng sản Việt Nam có nhờ nhà nước cộng sản Trung Quốc in giùm một bộ bản đồ, thì lợi dụng vụ in này nhà nước Trung Quốc đã sửa đổi đường biên giới để giành lấy Thác Bản Giốc của Việt Nam.

Nguyễn An: Dạ thưa, vừa rồi ông có nói 3 tài liệu mà ông dựa vào để chứng minh rằng Thác Bản Giốc trước kia hoàn toàn là của Việt Nam?

Ông Trương Nhân Tuấn : Dạ.

Nguyễn An: Dạ, thưa ông, nhưng mà ông Lê Công Phụng thì ông ấy nói rằng theo tài liệu cũ thì Việt Nam chỉ có 1/3 thác, thế khi hai bên thảo luận với nhau để ký hiệp ước biên giới trên bộ vào năm 1999 thì mỗi bên được một nửa. Như vậy phải chăng ngay dù một nửa như thế thì cũng có nghĩa là Việt Nam đã mất một nửa, và cái khoảng 2 cây số (2 kilomet) cách đường biên giới giống như hồi nãy ông nói, có phải không?

Ông Trương Nhân Tuấn : Dạ, tôi đã đọc tài liệu của ông Lê Công Phụng từ lâu (2002). Khi ông Lê Công Phụng nói "theo tài liệu cũ thì Việt Nam chỉ có 1/3 thác", mình nhiều khi mình cũng tò mò muốn hỏi, sẵn đây muốn hỏi ông Lê Công Phụng răng ông coi tài liệu cũ đó là tài liệu nào?

Theo ông Lê Công Phụng, ông nói cột mốc số 53 được cắm ở trên một cái cồn nhỏ ở giữa suối, tức ở giữa con sông này. Nhưng mà điều này hoàn toàn sai nếu chúng ta so sánh với lại biên bản phân định biên giớí của Pháp, thì..

Nguyễn An: Của Pháp và Nhà Thanh, tức là cái biên bản mà ông cho rằng là tài liệu gốc có phải không ạ?

Ông Trương Nhân Tuấn : Dạ, đúng rồi. Cái tài liệu đó là cái tài liệu gốc ký kết giữa ông Đại Tá Galliéni với ông Thái Hy Vân, năm 1894, thì cột mốc ở tại vùng Bản Giốc đó nó mang số 53 và cái tên của nó ở đó gọi là "Nga Khẩu". Nó được cắm ở bên lề một con đường cạnh một khu rừng. Và trong biên bản của người Hoa thì họ ghi thêm một chi tiết nữa là "ở dưới chân một ngọn núi". Như vậy thì ông Lê Công Phụng đã hoàn toàn nói sai khi ông ta mô tả vị trí cột mốc ở Thác Bản Giốc.

Nguyễn An: Ổng mô tả đúng thì cột mốc đó sai, có phải không?

Ông Trương Nhân Tuấn : Dạ thưa, tôi không có nghĩ vậy. Tôi nghĩ là cột mốc đó có thể là nó đã từ bên lế con đường, ở dưới chân ngọn núi và bên lề con đường, rồi có người nào đó đem xuống cắm ở dưới suối, đó là một giả thuyết. Mà cho dù như thế nào đi chăng nữa thì cột mốc số 53 là hoàn toàn không đúng ở vị trí mà ông Lê Công Phụng đã mô tả.

Bạn nghĩ gì về việc này? Xin email về Vietweb@rfa.org
Nguyễn An: Dạ vâng. Thưa ông, bây giờ để kết luận vấn đề này, xin phép được hỏi ông là riêng với Thác Bản Giốc thì Việt Nam có mất một phần lãnh thổ cho Trung Quốc hay không? Còn nếu có thì mất từ bao giờ và bao nhiêu?

Ông Trương Nhân Tuấn : Điều này mình có thể khẳng định, khẳng định tại vì qua cái lời tuyên bố của các viên chức chịu trách nhiệm về cắm mốc, tức là ông Lê Công Phụng hay là ông Vũ Dũng ngày hôm nay. Mình có thể kết luận rằng vùng Thác Bản Giốc của Việt Nam đã bị mất.

Và cũng xin mở dấu ngoặc là Thác Bản Giốc này mặc dù là (Hà Nội) chưa công bố bản đồ, tức là không ai biết cái Thác Bản Giốc này trên bản đồ (đính kèm hiệp ước biên giới năm 1999), nhưng mà phía bên Trung Quốc đã cho tổ chức đi du lịch ở vùng này và họ gọi cái thác Bản Giốc là Đức Thiên Mộc Bố (Thác Đức Thiên).

Thành thử nếu bên Trung Quốc đã (Nguyễn An: Quảng cáo du lịch rồi) dạ, đã quản lý phân nửa cái thác đó rồi, cho nên mình có thể khẳng định rằng cái vùng này đã được phân giới và ở cái vùng này thì Việt Nam bị mất phân nửa Thác Bản Giốc và một phần đất rất là lớn chưa xác định được, tại vì theo những tài liệu ngày xưa thì thác này nằm sâu trong lãnh thổ Việt Nam, ít nhất là 2 cây số.

Nguyễn An: Dạ vâng. Như vậy thì nếu trong trường hợp trong tương lai mà nhà nước Việt Nam phổ biên cái bản đồ chính thức thì chúng ta sẽ biết được là mất bao nhiêu diện tích lãnh thổ Việt Nam. Nhưng mà bây giờ chúng ta tạm thời có thể kết luận về Thác Bản Giốc rõ ràng là có mất.

Ông Trương Nhân Tuấn : Dạ.

Nguyễn An: Dạ vâng. Xin cảm ơn nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn.

Ông Trương Nhân Tuấn : Dạ. Xin cảm ơn nhà báo Nguyễn An.

Tiếng Việt

--------------------------------------------------------------------------------

© 2008 Radio Free Asia

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Mời các bạn nghe một bản nhạc tranh đấu hay do nhạc sĩ Đỗ Quân sáng tác, hòa âm và trình bày.
Cám ơn anh Đồ Quân

PD

----------------------

Image
Image


Thù Nầy Quyết Phải Trả

Post Reply