Phụ nữ VN có phải là món hàng

Những đề tài nóng của Thời Sự. Các bài viết lượm nhặt trên Net ở nơi đây chỉ dùng để tham khảo không phải là chính kiến riêng của nhóm phụ trách.

Moderators: CayQueo, phu_de

Post Reply
dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Phụ nữ VN có phải là món hàng

Post by dacung »

Phụ nữ VN có phải là món hàng?

Image
Việt Nam ra phản ứng gay gắt sau khi bài báo xuất hiện

Những tranh cãi quanh bài báo về phụ nữ Việt Nam lấy chồng Nam Hàn, do một nhật báo ở Seoul đăng tải, một lần nữa đặt ra nhiều vấn đề xã hội.
Nam Hàn đã lên tiếng xin lỗi Việt Nam sau khi nhật báo Chosun đăng bài và hình chụp các cô gái Việt Nam muốn kết hôn với người Nam Hàn.

Nhật báo Chosun tuần rồi đăng một bài báo có tựa đề “Các trinh nữ Việt Nam đến Triều Tiên - đất nước của hi vọng”, với bức hình 11 cô gái đang quỳ gối và được mô tả là "dàn hợp xướng các cô gái Việt."

Trong khi người đàn ông quay lưng lại trong hình, gương mặt các cô gái hoàn toàn không được che, và bức hình có chú thích: "Các hoàng tử Triều Tiên, hãy đưa em về nhà."

Tùy viên Đại sứ quán Hàn Quốc, ông Ahn Tae Sung, nói ông đã gặp các viên chức ngoại giao Việt Nam hôm thứ Tư.

Báo Tuổi Trẻ dẫn lời ông Ahn Tae Sung nói rằng sứ quán đã yêu cầu báo Chosun xin lỗi.

Ông nói thêm rằng tác giả bài báo đã gửi thư cho sứ quán và nói muốn thông qua sứ quán Nam Hàn ở Việt Nam để "chuyển lời xin lỗi của mình tới người dân Việt Nam."

Bà Hà Thị Khiết, chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, nói bà "vô cùng đau xót và cảm thấy mình bị xúc phạm khi đọc những thông tin này."

Ban biên tập báo Tuổi Trẻ cho đăng một thư ngỏ viết rằng: "Có phải các ông tự cho mình là những người giàu có của một đất nước giàu có, để rồi coi thường nhân phẩm của những người phụ nữ nghèo khó ở một đất nước khác, bất chấp những nguyên tắc phổ biến trên thế giới về đạo đức báo chí?"

Mặt khác, không phải người Việt Nam nào cũng đồng ý rằng Nam Hàn phải xin lỗi.

Một độc giả viết trên trang web Vnexpress rằng: "Chúng ta đừng tự lừa dối mình, lừa dối dân tộc mình. Điều cần hơn là chúng ta phải tự biết xấu hổ, thật xấu hổ khi đã để có những người con gái lấy chồng như vậy chỉ vì kinh tế."

"Tôi thấy tác giả bài báo không cần phải xin lỗi, chí ít thì anh ta cũng đã nói lên sự thật và anh ta không có dụng ý xấu hay xuyên tạc điều gì trong bài báo."

Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam nói sẽ gửi thư đến Bộ Bình đẳng giới và Hội phụ nữ Nam Hàn để phản đối "việc đăng tin xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự của phụ nữ Việt Nam."

Đặt vấn đề ở tầm mức chung hơn, quý vị nghĩ gì về việc nhiều phụ nữ Việt Nam lấy chồng xa xứ trong mấy năm qua?

...........................................................

Communitarian, Hoa Kỳ
Ngày xưa mất nước thì nhục, nhưng ông cha đã xả thân giành độc lập và rửa nỗi nhục mất nước. Ngày nay khi có "độc lập, tự do" thì người Việt lại có nỗi nhục nghèo hèn. Nhưng cái hèn lớn nhất ngày nay là không dám nhìn vào cái nghèo, cái nhục của mình.

Nghĩ mà ứa nước mắt khi đọc các tin phụ nữ đi lấy chồng Hàn QUốc, Đài loan vì lý do kinh tế chứ không phải tình cảm. Ứa nước mắt vì hàng đoàn thanh niên lam lũ xếp hàng đi làm và phục dịch bên nước ngoài bị ngược đãi, bị bỏ rơi thật là thương tâm. Chẳng có lỗi nhục nào bằng nỗi nhục này. Có lẽ giới hạn chịu đựng của người Việt đã đến giới hạn.

Hiền, TP HCM
Đọc bài báo này tôi cảm thấy hết sức xót xa cho nền văn hóa của dân tộc đang ngày càng lụng bại. Ngược dòng thời gian vào những thập niên 50 - 60, lúc đó miền nam Việt Nam chịu sự bảo hộ của người Mỹ, thế nhưng những ai lấy Mỹ, cặp bồ với Mỹ đều bị mọi người nguyền rủa cho là con "me Mỹ". Còn bây giờ đất nước đã được gọi là độc lập tự do, thế mà những cô gái lấy chồng hờ "Đài loan, Hàn Quốc" thì cảm thấy hãnh diện đi ra phố cứ ngênh ngênh mặt tự hào vì chuyện đó.

Tất cả mọi thứ đó từ đâu mà ra? Từ một đất nước quá nghèo nàn lạc hậu, dân trí thấp kém, nạn tham nhũng, hối lộ nhũng nhiều ngày càng gia tăng, luật pháp không nghiêm minh...Càng ngẫm nghĩ càng thấy buồn và thương cho dân tộc con rồng cháu tiên, thật đúng với câu "giặc đến nhà đàn bà cũng lấy"

Phú Nông
Tôi không ngờ "việc thường nghe,thấy" mười mấy năm rồi,ai cũng coi như mặc kệ, mà bây giờ bị ký gỉa Hàn Quốc chụp hình đăng lên báo bản địa, tán lăng nhăng lại thành chuyện quốc sỉ của người VN. Rốt cuộc người Hàn Quốc nói riêng và những nông dân trên thế giới nói chung, bị nhà mô phạm ở Vancouver, Canada giận "cá chém thớt" chê là "khoe sang kiểu nông dân", không những thế hàng ngàn phụ nữ đáng thương bị bách hại trong chiến tranh cũng bị đem ra sỉ nhục. Tôi không biết ai là người gánh trách nhiệm, và ai phải xin lỗi ai trong sự việc này.

Lê Minh, Hà Nội
Từ lâu rồi, nạn đưa phụ nữ Việt Nam sang Hàn Quốc, Đài Loan dưới mác lấy chồng đã gây nhức nhối trong dư luận. Người phụ nữ Việt Nam lúc này chỉ là món hàng đưa ra trao đổi mặc cả.Tôi không hiểu nhà cầm quyền Việt Nam hôm nay thấy thế nào? nhưng đối với cá nhân tôi đây là nỗi nhục của toàn thể dân tộc Việt Nam. Tại sao lại để xảy ra những hành động như vậy? phải chăng vì lợi ích kinh tế mà họ sẵn sàng làm ngơ trước thực tế đau lòng này? Có lẽ do người phụ nữ Việt Nam ở các vùng nông thôn quá nghèo họ vẫn nuôi hy vọng tìm được mảnh đất hứa để đổi đời. Nhưng tại sao họ lại nghèo? Câu hỏi này chắc tất cả những người có lương tri đều trả lời được!

Manh, TP HCM
Một XH không có giáo dục. Những người lãnh đạo không có lương tâm là hệ quả của những vụ bi thảm như thế của thân phận người Việt bất kể nam hay nữ trên thế gian này. Không chỉ các cô dâu VN hay phụ nữ VN mới bị nhục mà ngay cả tôi là nam khi đi ra nước ngoài ngủ hotel 5sao vẫn cảm thấy xót xa sống mũi mỗi khi có 1 bạn nam đồng nghiệp nước ngoài rỉ tai nhau về cái "hay hay khờ khờ hám tiền" của gái VN là nhục không chịu nổi. Nhớ lại lần đi Phnom Penh mấy ngừơi bạn rủ đi Karaoke. Vô tới nơi thì hỡi ôi toàn bộ cave gái bán bar là người Việt. Chịu không nỗi tôi xin cáo từ ra về.

Những chuyện động trời như thế ai cũng thấy ai cũng xót xa mà cái bà đại diện cho HLLPNVN Hà Thị Khiết lại chẳng biết gì. Khi việc vỡ lỡ ra mới vội vã lên tiếng "tôi ăn không ngon, ngũ không yên" không biết vì lý do gì? Chắc là vì lo sợ mất ghế nên mới không ăn ngon. Chứ nếu vì chị em phụ nữ hẳn bà ta phải hành động quyết liệt từ rất rất lâu rồi như cái thời CS tấn công miền Nam ấy.

Việc này làm tôi liên tưởng đến vụ công nhân biểu tình vì đồng lương chết đói thì 1 bà Cù cu gì đó giả vờ la lên "Tôi đau xót" Trời ơi, làm lãnh đạo cái quái gì mà khi người do mình chịu trách nhiệm chết đói khổ sở, cùng quẫn phải vùng lên thì mới nhào vô giành chiến tích.

Quốc
Đây là nỗi nhục của tất cả chúng ta, những người Việt nam. Ký giả Nam hàn không có lỗi khi đăng bài báo (chỉ có lỗi khi không che mặt các cô gái mà thôi, tức là lỗi với các cô gái này thôi). Sự việc này đã được đánh động lâu nay, qua báo chí trong nước cũng như ở hải ngoại, nhưng chính phủ đã không có những biện pháp để giải quyết, để thay đổi. Lãnh đạo là tiên liệu. Các lãnh đạo Việt nam không có khả năng này, toàn là "mất trâu mới làm chuồng".

Kim Hoa
Xin mấy ông nhà nước đừng sĩ diện hão để mị dân, và cũng xin quý vị chỉ biết bắt lỗi bắt phải, khôn ở chợ dại ở nhà, những quốc nhục thế này đã diễn ra từ hàng chục năm sau cởi trói. Thử hỏi quyền làm dân của người Việt ở ngay trên đất nước của người Việt này có thoát khỏi sự thống trị của hơn 200 ông trung ương đảng không mà bắt lỗi người ta vạch áo mình cho dân người ta coi .

VKYN
Các "dịch vụ" loại này không mới và cũng không dành riêng cho người Hàn quốc, vì vậy không hiểu vì sao nhiều người lại ầm ỉ, chẳng lẽ họ thật sự ngây thơ không biết nó đã đang và sẽ tồn tại khắp VN, hay chỉ vì bị nói trúng điều họ cố gắng che đậy bao nhiêu năm nay nên quá giận dữ? Đây là hội chứng "người chồng ăn vụng" bị bắt ghen tại trận nên đùng đùng chối bỏ, đổ thừa kẻ thứ 3 chăng? Chưa kể các nơi "tắm tiên" với hàng trăm cô gái phục vụ khách nước ngoài, các động điếm trá hình trong các sân gôn, thì làm sao mà kể cho hết?

Tôi về VN không nhiều, nhưng lần nào đi các công viên Đầm Sen hoặc khu Bình quới đều thấy ít ra 5 cặp đám cưới loại này ở mỗi nơi trong 1 ngày, đến ngay cả các anh thợ chụp hình ở Đầm Sen có nuôi hẳn mấy đàn chim chuyên làm cảnh như biết bay lên tay cô dâu chú rể, v.v... ngôn ngữ trao đổi (quay trái, phải, ôm nhau, v.v...) đều bằng tiếng Đài loan, Hàn quốc cả.

Đây là dịch vụ nuôi sống cả ngàn người, cả đường dây bao trọn gói từ nước ngoài, đến VN có người ra tận phi trường đón đem về lựa chọn, không thích sau vài tuần có thể trả lại, nếu thích thì dàn xếp khám sức khỏe, lo mọi thủ tục, chụp hình, đãi ăn, v.v... Các cô gái trước khi "được may mắn" bày bán hoàn toàn tự nguyện đều phải qua các lớp "học cấp tốc", nói vài câu tiếng Đài, Hàn, được làm tóc, dũa móng tay, cho mặc quần áo mộc mạc nhưng sạch sẽ, v.v...

Nhiều làng quê VN sống hoàn toàn là do tiền các cô này gởi về, nếu không cả làng đã bỏ hoang từ cả chục năm trước, một cô đi có thể nuôi cả chục thân nhân sống, ăn, học, ngay cả "xây nhà gạch" như thí dụ trong bài báo này.

Lê Minh, USA
Khi có một chuyện gây xôn xao dư luận như vậy thì việc đầu tiên là ông đại sứ ở nước sở tại phải lên tiếng ngay. Vậy mà dân trong nước đã biết, đã lên tiếng phản đối mà ngài đại sứ nhà ta im như thóc. Nếu nói rằng bộ Ngoại giao nhu nhược hoặc thiếu người biết ngoại ngữ chắc không đúng vì trong vụ tấm bia tưởng niệm những người đã chết trên đường vượt biển ở Mã lai, bộ ta làm rất tới đến nỗi nhà nước Mã phải ra lệnh đập bỏ. Vậy có thể kết luận rằng đồng chí đại sứ bận đi cửa sau "cải thiện" cuộc sống. Rõ chán!

Nguyen Hung, Westminster, USA
Theo tôi, nhà báo Nam Hàn không cần xin lỗi, vì anh ta chỉ nói lên một sự thật mà thôi! Việc các cô gái trẻ VN trở thành “món hàng” bày bán kiểu đó thực chất là kết quả của những “đỉnh cao trí tuệ loài người” nắm quyền đã trên 60 năm nay ở VN. Do đó, kẻ cần xin lỗi – nếu không nói là đền tội – là Đảng CS VN chứ không phải nhà báo Nam Hàn đó. Nếu ai có bất mãn về ý kiến này, xin nhớ lại rằng cho mãi tới năm 1975, chuyện này không hề xảy ra tại miền Nam VN. Thật đau xót cho dân tộc ta.

John Vu, Vancouver, Canada
Mọi người không nên ngạc nhiên khi những kẻ bần cùng bị Nhật làm nhục ngót ngàn năm nay có được tí tiền muốn khoe sang kiểu nông dân. Rồi con gái đàn bà Hàn đi làm tiền bán thân cho lính Mỹ trong chiến tranh Cao ly thì có phải gợi lại cho dân Hàn hãnh diện không? Xấu đến tận tâm hồn là sau chiến tranh rất nhiều dân Hàn đã bỏ đạo tổ tiên để mà theo Tân giáo. Cái nhục ấy họ tưởng không ai biết à?

NGM, Montréal, Canada
VN từng xuất khẩu lao động nay tới xuất khẩu cô dâu thì cái chuyện người VN có là một món hàng là đúng rồi, than phiền gì nữa. Chuyện nầy ai cũng biết nhưng không dám nói. Lợi nhuận của chuyện buôn nô lệ nầy sẽ vào tay ai và chánh quyền đối phó với chuyện nầy cách nào. Chỉ cần tìm hiểu hai chuyện nầy thì biết ai phải xin lỗi người dân VN.

Dương Xinh
Nếu ai từng đọc trên báo chí Việt Nam thì cũng không ngạc nhiên với những hình thức mai mối kết hôn kiểu hàng cá hàng tôm như ký giả Hàn Quốc phản ảnh. Chỉ có điều đây là tờ báo ngoại quốc lại phanh phui với dân tộc họ một trong những sự thật trắng trợn kiếp người như thế, làm giảm nhân phẩm người VN nói chung và nhân cách những cô dâu VN tương lai của Hàn Quốc, Mã lai và Đài Loan.

Là một người VN, tôi không dám trách ai, chỉ trách chính mình đã không đóng góp được gì cho Tổ Quốc, để thế hệ sau mình khổ như thế, thật là có lỗi với tổ tiên, với giống nòi.

VKMM
Buồn cười, báo Chosun có nói điều gì gian dối đâu mà phải xin lỗi, hơn nữa một hai lời "nhận lỗi" có tính cách ngoại giao càng làm những ai có lòng tự trọng thấy thêm nhục nhã.

Gái Việt không là món hàng thì là gì đây, khi mà quỳ xếp lớp dưới đất như cá mòi (bên Singapore mấy tháng trước thì ngồi trong lồng kiếng), trong khi Hoàng tử Hàn quốc oai vệ chễm chệ ngồi trên ghế cao nhìn xuống, trước mặt có chai bia, đồ gạt tàn thuốc, như trong hình?

Các cô gái trong vụ này đã rất may mắn rồi, cô Shen nào đó còn "được" người trong bài lấy về đàng hoàng, chồng 35 tuổi, có được cái thật thà mà thú nhận anh ta hiện không có việc làm, v.v... chứ các vụ khác thì cụ rể ngồi xe lăn, hoặc trong nhà thương điên, hoặc vừa ở tù ra mà nói là thương gia, v.v... thì sao? Nước mất thì nhà tan, kẻ thua trận phải chịu nhục, đó là việc đã biết trước, hoặc nên biết trước.

Tôi hiện đang khỏe re ở Mỹ, nhưng nếu đổi lại có hoàn cảnh như các cô này thì cũng sẽ làm y như vậy. Trước kia vượt biên 1 phần sống, 9 phần chết hoặc ở tù để trốn CS mà còn phải làm, bây giờ lấy chồng xuất cảnh trong 2 tháng thì chắc cũng chấp nhận thôi.

Lê Thanh
Chúng ta đau vì họ thản nhiên xúc phạm người dân Việt. Chúng ta đau vì họ xúc phạm “nỗi đau có thật” của chúng ta. Chúng ta đau vì những người xúc phạm chúng ta không hơn gì chúng ta ở 30 năm trước.

Chúng ta xót thương những người con gái còn quá trẻ phải gánh vác “nợ tổ tông” kéo dài đã 30 năm nhưng không biết bao giờ chấm dứt. Vì vậy chúng ta có lý do để sợ sẽ có thêm một số lân bang mai này lại xúc phạm chúng ta như hôm nay.

Nhật Xuân, TP. HCM
Yêu cầu nhật báo Chosun xin lỗi, tôi ủng hộ hành động đó. Lời nhận xét của tác giả bài báo thật lạnh lùng, vô cảm. Nhưng mà đau xót thật, những năm 60 Miền nam Việt Nam nào có thua Nam Hàn. Nhưng hôm nay người ta dùng giọng điệu của một người giàu xem thường nhân phẩm của người phụ nữ nghèo khó, ở một nước Việt Nam nghèo nàn, lạc hậu.

Phát biểu của bà chủ tịch HLHPN VN thật cảm động, nếu hỏi bà, có bao nhiêu phụ nữ VN lấy chồng Hàn Quốc trong những năm gần đây? Vì sao có xu hướng nhiều cô gái nông thôn lấy chồng ở Đài Loan, Hàn Quốc? Cuộc sống của đa số họ sau khi về nhà chồng như thế nào? Không biết bà sẽ trả lời như thế nào?

Fantome, Paris
Các cô gái muốn lấy chồng nước ngoài, với một người mình không quen, không biết, không thấy với mục đích duy nhất là thoát khỏi đói nghèo. Phải bỏ bạn bè người thân ra đi vậy sao? Thân phận phụ nữ rẻ mạt vậy sao? Tôi hoàn toàn hiểu và thông cảm, xót xa thay.

Đặng Phương, TP. HCM
Tôi thật bất bình khi đọc những thông tin trên báo Chosun và trích đăng lại bởi báo Tuổi Trẻ. Nỗi hổ thẹn của một dân tộc bị mang tiếng "nghèo" và bất chấp tất cả.

Phóng viên tờ Chosun không những xúc phạm đến nữ giới Việt Nam mà còn xuyên tạc rằng những ông chồng Việt Nam lười nhác nên phụ nữ Việt mong muốn lấy chồng Hàn. Hỡi những người Việt chân chính! Nhân phẩm của chúng ta đã ít nhiều bị tổn thương trong mắt người Hàn, chúng ta hãy hành động, hãy làm tất cả để đích thân ban lãnh đạo Chosun trực tiếp xin lỗi chúng ta!

Nguyên nhân chính của viêc này cũng phần lớn do chánh quyền địa phương không quản lý việc môi giới hôn nhân, thật nhếch nhác khi tôi tận mắt chứng kiến cảnh các cô gái quê lên chầu chực ở SG để dược một anh chồng Hàn hoặc Đài Loan chọn làm vợ như người ta mua bó rau hoặc miếng thịt ngoài chợ!

Chánh quyền Việt nam thì chẳng có bao giờ quan tâm đến việc hổ thẹn này! Thật đáng tủi nhục cho một dân tộc!

Tin sáng nay trên báo Tuổi Trẻ rằng Hội liên hiệp Phụ nữ VN sẽ có hội nghị để giải quyết việc này, đã quá muộn rồi. Chuyện này đã xảy ra từ cả chục năm nay, chẳng lẽ cái hội này đến giờ này mới biết và họp để hội thảo?

dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Post by dacung »

Tiếng Nổ Sau Chiến Tranh

Trẩn Ngọc Tuấn


Sau chiến tranh tất nhiên vẫn có tiếng nổ ví dụ như: Mìn phá đá, bắn tội phạm mang án tử hình, công an bắn kẻ cướp, kẻ cướp bắn công an...nhưng cũng có những tiếng nổ không nằm trong sự liệt kê của các nhà xã hội học...

Tốt nghiệp đại học, tôi về một thị xã nhỏ ở vùng than lớn nhất tổ quốc để có nơi thực thi kiến thức của mình phục vụ nhân dân đất nước ̣̣(điều này thấm vào từ sự giáo dục của nhà trường từ khi còn bé) tôi phải chạy qua biết bao cửa ải, lắt léo khôn lường (sự việc này hoàn toàn không có trong sách vở), trong nghệ thuật ngoại giao, trong đạo đức học, thẩm mỹ học...tôi không muốn kể chi tiết làm gì, bởi nó nhục nhã, cay đắng, bỉ ổi và đê tiện, những điều mà tôi hoàn toàn không muốn, và tôi chắc cũng chẳng công dân nào muốn ....

Nhà anh Bảo nằm gần cơ quan. Cuối tuần tôi hay tới nhà anh nói chuyện lăng nhăng. Anh Bảo làm nghề nổ mìn phá đá, trước là lính đặc công, anh nói: Tôi được mệnh danh vua chất nổ từng phá sập bao nhiêu chiếc cầu, kho tàng thời chiến tranh. Vợ anh tên Thản, làm việc tại khách sạn chuyên gia, anh Bảo lấy vợ muộn, chưa có con, anh nói: Phải chiến thuật lắm tôi mới cưa đổ em nó lúc xuất ngũ chỉ có mấy bộ quần áo, mũ cối thì bán đứt chiêu đãi bạn bè bữa rượu còm, được cái nhiều huân chương, huy chương, bằng khen. Chị Thản rất quý tôi, chị nói: Chị thương em. Tôi hỏi: Tại sao? Chị tủm tỉm: Vì em đần mà đần và trong sáng từa tựa giống nhau. Anh Bảo gãi tai: Yêu mến ơi! Em toàn đánh tráo khái niệm. Chị Thản nói: Anh chẳng hiểu gì, em lấy anh làm chồng vì yêu sự ngây ngô của anh...Chị tiếp: Đẹp nhất là mắt trẻ con khi đói được mẹ cho bú tí, dịu dàng, mãn nguyện. Anh Bảo nói: Sung sướng nữa, khi anh được thưởng huân chương chắc cũng có đôi mắt như thế. Chị Thản mắng yêu: Thôi, ông nỡm, mắt ông lúc ấy chắc hừng hực khí thế tấn công, đừng so sánh với mắt trẻ sơ sinh, mang tội.(không nói ra song tôi biết hai vợ chồng anh đều mong có con cho bớt phần cô quạnh).

Gần nhà anh Bảo có ông Cúc, người Miền Nam tập kết, lấy vợ địa phương. Ông không về quê, khi tôi hỏi thì thở dài: Trong đó chẳng còn ai... Biết chuyện chị Thản bảo: Ông ấy có vợ trước khi ra Bắc, ngại không muốn về.

Tôi hay đi săn nhím ban đêm với ông Cúc khi những cơn mưa đầu hạ trút nước. Vườn sắn mênh mông nằm kề núi, đây là nơi tung hoành của loài gậm nhấm hôi mùi chuột chù , nhưng thịt trắng thơm như gà mái tơ chưa chung đụng xác thịt với lũ gà trống phóng đãng. Đeo đèn thợ lò trên đầu, hai chúng tôi dò dẫm trên trảng cỏ đẫm nước. Ông Cúc thích dùng CKC, tôi ưa AK điểm xạ ba phát một. Ông Cúc bảo: Chắc cậu chinh chiến nhiều, bắn AK kiểu ấy phải là lính cựu. Tôi trả lời: Cháu học trường dân sự ra, chỉ bắn bia, giờ thì bắn nhím. (Tôi thấy buồn, mới 23 tuổi đầu, có người tưởng là lính cựu chắc mình già lắm). Ông Cúc lại nói: Chưa trận mạc mà bắn như vậy, chứng tỏ cậu có năng khiếu sát thủ. Tôi chữa: Xạ thủ mới đúng. Ông Cúc bảo: Cậu nên chuyển ngành đi học luật vì cậu biết cách cãi.

...Tôi và ông Cúc nép mình sau bụi cây, khi mưa nhẹ hạt lũ nhím bắt đầu chui ra khỏi hang chuẩn bị tấn công vào ruộng sắn. Mắt nhím khi bắt đèn đỏ hệt than bếp lò rèn, cứ nhằm vào điểm giữa kéo nhẹ cò súng, quá nửa đêm cũng hơn một tiểu đội nhím nằm gọn trong ba lô.

Hồng – con gái ông Cúc vừa tốt nghiệp phổ thông, hình như ông Cúc đang xin việc cho Hồng ở mỏ than Đèo Vàng. Hồng không xinh, nhưng cũng chẳng xấu, ưa việc bếp núc, dịu dàng. Tôi khoái khẩu món thịt nhím om sả do Hồng chế biến. Nhìn tôi ăn, Hồng nói: Anh nhai rau ráu như yêu tinh ăn thịt trẻ con trong chuyện cổ tích, khiếp thật, ai mà dám yêu. Tôi hỏi: Tại sao? Hồng trả lời: Phàm tục! Ông Cúc quệt đũa ngang miệng: Đàn ông phải ăn như hổ. Hồng bảo: Con nhím hiền lành, bắn nó tội nghiệp gây mất cân bằng sinh thái. Ông Cúc ngẩn mặt hỏi lại: Thế nào là mất cân bằng sinh thái? Hồng trả lời: Ba nên đọc thêm sách. Ông Cúc cười: Tao chỉ đọc Duy Vật Biện Chứng, Duy Vật Lịch Sử và Luật Công Đoàn, từng ấy đủ rồi. Tôi bảo: Không có cái nhét vào miệng thì loài người không tồn tại, chúng ta ăn rau, thịt, ngũ cốc, ăn thịt lẫn nhau mới đáng lên án. Hồng hỏi: Thế nào là ăn thịt lẫn nhau? Tôi trả lời: Giống như nhà nước chơi đểu các công ty tư nhân. Hồng thở dài: Nhục nhã và cay đắng quá khác hoàn toàn với sách vở và trên ti vi. Tôi bảo: Chỉ có đi xin việc mới nhục nhã và cay đắng thôi, còn mọi sự đều là quy luật và đậm đà bản sắc dân tộc. Ông Cúc hỏi: Dân tộc nào? Tôi trả lời: Dạ thưa bác, dân tộc Kinh.

Tôi yêu Hồng lúc nào chẳng biết, không tỏ tình, không tặng hoa mà đè Hồng ra nghiến ngấu trong bếp khi Hồng đang nấu cám lợn. Lúc ấy, đã nửa đêm, Hồng ôm tôi thút thít: Em sợ có chửa. Tôi nói: Yên tâm, anh xuất tinh ra ngoài. Hồng hỏi: Anh có cưới em không? Tôi trả lời: Đợi lúc nào anh được tăng lương. Hồng ngập ngừng: Có lâu không anh? Tôi bảo: Điều này phụ thuộc vào sự thỏa hiệp của anh đối với cấp trên, phải biết im lặng, biết hèn và cộng thêm tố chất lưu manh, càng vô học càng tốt. Hồng nói: Em nổi hết gai ốc.

Ông Cúc hình như biết chuyện, cũng chẳng ủng hộ hay phản đối, chỉ xa xôi: Chồng kỹ sư, vợ công nhân đó là sự liên minh giữa trí thức và người lao động. Giai cấp công nhân luôn làm đầu tầu trong gia đình hay ngoài xã hội cũng vậy.

Phó Giám Đốc phụ trách kỹ thuật gọi điện cho tôi: Tối nay chiêu đãi chuyên gia Hàn Quốc tại nhà hàng “Biển Đông” vào lúc mười chín giờ ba mươi. Tôi sẽ cho xe tới đón cậu.
Nhà Hàng “Biển Đông” sang nhất thị xã, chiêu đãi viên cô nào cô nấy đẹp như tiên giáng trần, nói tiếng Anh trơn tru phát âm đúng giọng London, mấy anh bảo vệ giỏi võ Karate và KungFu. Xe vừa tới nơi, ông chủ quán xăng xái: Mời quý khách vào đây. Gian trong cùng kín đáo, ấm cúng, đèn mầu hồng, máy điều hòa nhiệt độ chạy rất êm, văng vẳng khúc tam tấu soạn cho Piano của Mozart, khăn bàn trắng tinh, thìa nĩa nạm bạc, ly cốc pha lê Pháp. Ông chuyên gia Hàn Quốc nom giống vị Chủ Tịch đã quá cố ở Bắc Triều Tiên. Ông tự giới thiệu: Tên tôi là Kim Young Sam, trước từng tham chiến tại Bình Định Miền Nam Việt Nam.

Khai vị bằng rượu rắn, con Hổ Mang trong tay người hầu bàn ngoe nguẩy đuôi, đường dao cứa nhẹ ngang cổ máu phụt ra có vòi xói vào từng ly rượu nếp. Ông chuyên gia Hàn Quốc nói: Món này tuyệt vời, người cắt cổ rắn như một nghệ sĩ không giọt máu nào rơi ra ngoài. Phó Giám Đốc lên tiếng: Sẽ còn nhiều bất ngờ cho ngài. Giám Đốc tiếp lời: Đất nước tôi có rất nhiều điều kỳ diệu ̣(Tôi dịch nhanh các mẩu đối thoại và không quên uống cạn ly rượu pha máu rắn)...Món chim sẻ nướng tẩm ngũ vị hương được bưng ra cùng lúc với đĩa thịt nai xào lăn, kèm theo mâm tôm hùm, hào sống và lỉnh kỉnh một đống gia vị. Tôi cắm đầu vào ăn, kệ cho mọi người uống rượu khui bia. Phó Giám Đốc vuốt má bẹo cằm cô phục vụ, giọng líu ríu: Thơm! Cho tụi anh bao tử lợn rừng tiềm thuốc bắc. Ông chuyên gia Hàn Quốc gọi thêm két bia, một chai nếp cẩm: Tôi chỉ thích rượu gạo, ông giải thích.

Giám Đốc nói như quát: Mở băng nhạc nào “bốc bốc” vào. Thơm nḥẹ nhàng: Thưa anh, đây là những bản nhạc cổ điển nổi tiếng của các nhạc sĩ lừng danh như Chopin, Mozart, J.S. Bach...Giám Đốc nói: Cả ba ông này là người Nga tôi không thích nghe, chỉ có nhạc Mỹ mới hấp dẫn, em gọi thêm mấy cô vào đây uống với bọn anh cho vụi, anh sẽ bao trọn gói.

Bầy tiên nữ mặc váy ngắn ùa vào bá vai bá cổ các vị khách, họ gắp thức ăn đút vào miệng nhau nom thật tình tứ. Ngồi trên đùi tôi là cô gái trạc mười tám, đôi mươi. Cô áp sát đôi vú mềm nhẽo õng ẹo: Em mớm cho anh ăn nhé. Tôi trả lời: Cám ơn, răng tôi còn chắc.

Vẫn đủ tỉnh táo quan sát bàn tiệc, tôi thấy tay của Giám Đốc luồn vào váy Thơm. Phó Giám Đốc đang “Bóp đất nặn tượng” trên ngực cô gái ngồi cạnh. Ông chuyên gia Hàn Quốc quỳ xuống vùi đầu vào háng một cô khác. Tôi cứ ăn, mặc kệ sự đời, ăn ráo riết, món nào ngon là gắp, tôi mong mình có được dạ dầy của cá voi và sự dũng mãnh của hổ báo vào giây phút này, mấy khi...

Hai két bia hết sạch, rượu cũng thế, Phó Giám Đốc gọi: Cho thêm hai két nữa, và rượu nếp cho đối tác Hàn Quốc. Giám Đốc phấn khích: Cứ uống cho đã, khỏi sợ say, ai nôn cứ việc nôn, đã có cháo yến và súp vi cá giã rượu.

Đến lúc cả ba ông “ Cho chó ăn chè” , họ nôn thốc lên bàn, tôi phải cố kìm nếu không cũng cho ra sản phẩm vì cái mùi hết sức khó chịu...

Ba anh say rồi, để em lấy khăn ướp lạnh lau mặt cho – Thơm nói.

Khỏi! Giám Đốc bảo, rồi tiếp: Nếu các em ăn hết chỗ bọn anh nôn ra, anh sẽ cho mỗi em ba trăm Dolars.

Tôi ngỡ ngàng vì cái sự thách đố, cả triệu Dolars thì cũng chẳng dám. Đã thế, tôi phải dịch lại cho ông chuyên gia Hàn Quốc biết được nội dung sự thách đố này theo lệnh của Giám Đốc.
Cô gái ngồi gần tôi nhấp nhổm mắt lòe lên ánh đỏ (y hệt mắt nhím khi bắt đèn). Chỉ một thoáng lưỡng lự, các cô tiếp viên cúi xuống, húp, nuốt, liếm hối hả và tốc độ còn nhanh hơn khi tôi ăn món thịt nhím om sả mà Hồng thường chế biến.

Ông Kim Young Sam vừa cười, vờa nói: Quả như Giám Đốc của ông nói lúc đầu, đất nước này thật lắm điều kỳ diệu. Tôi lảng sang chuyện khác để kìm lại sự nhục nhã, uất ức: Tôi muốn rủ ngài đi săn nhím, Thịt loài gậm nhấm này tuyệt vời khi nấu với sả. Mắt ông ta sáng lên: Tôi rất thích săn bắn, tuần sau được không? Tôi trả lời: Vâng! Tuần sau.

Bụng chị Thản đã to, anh Bảo vui lắm, anh nói: Bốn nhăm tuổi tớ mới chuẩn bị được làm bố. Tôi hỏi: Anh thích con trai hay con gái? Anh cười khì khì: Đầu gái, thứ là trai để nối dõi tông đường. Chị Thản lườm anh: Đẻ một đứa thôi, nhà mình nghèo lấy gì mà nuôi. Anh Bảo nói: Vùng than được mệnh danh là:”Vàng đen của tổ quốc”, thời đổi mới công nghiệp sẽ phát triển lo gì công ăn việc làm. Chị Thản gắt: Chờ đấy, vàng đâu chẳng thấy, chỉ hít bụi than lỗ mũi thọc tay vào đen sì...

Đúng hẹn, tôi và ông Kim Young Sam đi săn nhím. Trời mưa mỏng, cuối hè hiếm có những cơn mưu dữ dội, lũ nhím có vẻ lười biếng trong việc kiếm ăn, chúng ít ra khỏi hang, quá nửa đêm mới hạ được một con, bù lại đó là con nhím quái dị lông đỏ au. Ông Kim nói: Điềm gở, theo quan niệm dân tộc tôi, đây là nhím chúa, cái chết của nó báo hiệu sự bất hạnh...Chợt vang trong đêm tiếng nổ dữ dội không bình thường như tiếng mìn phá đá, âm thanh lay động những hạt mưa bám trên lá rơi lọt vào cổ khiến tôi rùng mình...

...Tôi về nhà lúc ba giờ sáng, mệt mỏi rã rời tưởng ngủ được ngay nhưng trằn trọc mãi, cảm giác bất an từ khi nghe tiấng nổ...con nhím lông đỏ au...lời ông Kim về điềm gở cứ ám ảnh. Sáu giờ sáng ông Cúc tới phòng tôi, mặt tái xanh, miệng lắp bắp: Vợ chồng anh Bảo chết rồi. Ông kể: ..Chị Thản trở dạ, anh Bảo và ông đưa chị vào bệnh viện huyện. Chị Thản tuổi cao nên đẻ khó phải mổ mới bảo đảm tính mạng cho chị và đứa con. Bác sĩ phụ trách khoa sản yêu cầu phải có số tiền hai triệu vì phải tiếp máu. Tôi và anh Bảo cuống lên chạy về nhà, tôi lục vét được một triệu, anh Bảo “tổng động viên” túi trên, túi dưới gộp lại vẫn không đủ. Năn nỉ mãi gã bác sĩ vẫn lắc đầu quầy quậy...Thế là...

Khi người hộ lý báo tin chị Thản đã tắt thở, cứ ngỡ anh Bảo phải lồng lên, nhưng không, mắt anh khô khốc, anh nói với bác sĩ: Cho tôi vào nhìn mặt vợ lần cuối. Trên đường về anh nói: Sẽ có trận đánh cuối cùng sau chiến tranh... Tôi ngắt lời ông Cúc: Bác chẳng nhạy cảm chút nào. Ông Cúc kể tiếp: Theo sự phán đoán của mọi người, anh Bảo buộc thuốc nổ vào người lao vào phòng gã bác sĩ và điểm hỏa, anh ấy từng được mệnh danh là vua chất nổ mà...
Thảo nào! Vào thời điểm ấy ̣(khi cùng ông Kim Young Sam đi săn nhím) tôi đã nghe thấy tiếng nổ dữ dội…Anh Bảo và chị Thản ơi! Hai triệu, không bằng số tiền ông Giám Đốc trả cho cô phục vụ ăn hết mọi thứ ̣nôn ra trong nhà hàng Biển Đông ( Tôi muốn hét lên nhưng cổ họng tắt nghẹn).

Ông Cúc mếu máo: Cái Hồng theo bạn bè buôn mắt mèo sang Trung Quốc, con ơi! (lần đầu tiên ông gọi tôi bằng con) . Hai tuần rồi không thấy nó về, ba nhờ con tìm cái Hồng dùm.
Tôi đi, rừng bạt ngàn, thị xã vùng than lùi sau lưng, biển không còn nữa, tiếng con nai gọi cái nghe thiết tha, buồn bã. Hồng em ở đâu? Tôi thì thầm, nước suối trong lạnh ngắt khi lội qua. Tôi tin sẽ gặp em, sẽ không có điều gì tồi tệ xẩy ra. Bởi lẽ niềm tin, hy vọng của con người vô cùng lớn, ch̉ỉ cần căn cứ vào số lượng phát hành tiêu thụ xổ số, đánh số đề trên khắp các hang cùng ngõ hẻm ở xứ sở tôi thì hiểu ngay, khỏi cần phải bàn cãi.

Post Reply