Những điều trông thấy

Những đề tài nóng của Thời Sự. Các bài viết lượm nhặt trên Net ở nơi đây chỉ dùng để tham khảo không phải là chính kiến riêng của nhóm phụ trách.

Moderators: CayQueo, phu_de

Post Reply
User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

dacung wrote:Khóc Michael Jackson tại Hà Nội

Dân bị tàu CẤM làm ăn, ĐÁNH, GIẾT như súc vật ... Con gái phải cởi truồng ra cho người ta sờ nắn mua bán thì .... KHÔNG ai khóc , có đứa còn MỈA MAI :"Đáng đời, ai biểu HAM tiền" !! (Tiền ai hổng HAM !!)

Hà Nội khóc người phương xa !!!

Ông khóc Xít-ta-lin….
Bố khóc Bác Hồ….
Giờ Con cháu khóc Mai Cồ Jackson !!!
Hi anh Đắc Ứng

Kết quả của 100 năm trồng người đó,
Nghĩ cũng tội cho giới trẻ VN, trong thì bị bưng bít, ngoài hể ai có chuyển tin tức gì thì bọn "ăn cơm Quốc Gia thờ ma CS " giẫy nẫy lên "không làm chính trị.""cực đoan" v.v....

PD

dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Post by dacung »

Về một nền du lịch lễ độ

14/03/2009

Một chính quyền man rợ sẽ đưa một đất nước hiền hòa đến chỗ man rợ. Bài học này không chỉ riêng của Khmer đỏ
__________________________________________________________________


Trên những nẻo đường mịt mù bụi đỏ tôi đã lang thang trên đất nước Angkor, có
những ký ức không thể nào quên được. Cứ một lần quay lại, những ấn tượng này lại tươi
mới và sống động thêm một lần nữa. Vì nó hiện hữu và không hề thay đổi!

Quả thực, đã chán chê với những cảnh chèo kéo, chụp giật, chém chặt trong các điểm du lịch
Việt nam, tôi không khỏi ngỡ ngàng thú vị khi đặt chân đến Siem Reap, nơi có Angkor, một
trong bảy kỳ quan thế giới mà chắc Kim tự tháp Ai cập, hay Vạn lý trường thành cũng khôn
sánh về sự vĩ đại và trầm mặc.

Mang trong mình một di sản đến tầm cỡ nhân loại là vậy, với số lượng du khách mỗi năm lên
đến hàng triệu, nhưng tuyệt nhiên, thị trấn nhỏ bé này vẫn giữ nguyên vẻ hiền hòa chân chất
của một tỉnh lỵ. Trên đường phố mù bụi đỏ, những tủ đổi tiền, cỡ bằng tủ thuốc lá của ta, vẫn
hoạt động bình thường, thong thả với hàng cọc tiền đủ từ mọi quốc gia chứa bên trong. Tiền
bày ra đường, an nhiên, tự tại như vậy, ắt hẳn nạn trộm cướp ở đây không hề là nỗi ám ảnh
thường xuyên của những ngân hàng đường phố kiểu này! Trộm cướp thì đâu cũng có, nhưng
chắc không nhiều ở đây, khi mà không dưới một lần, dừng chân hỏi đường với một anh xe ôm
đen sạm, phong sương bên đường bằng một thứ tiếng Miên bồi, tôi đã không khỏi ngạc nhiên
và cảm động khi câu trả lời chỉ được thốt ra sau khi giở nón. Rõ ràng, người xe ôm này thuộc
về một nền văn hóa lớn, mà những con người của nó đã học cách sống lễ độ và văn minh một
cách rất tự nhiên.

Khác với những nụ cười được trình diễn, chèo kéo, mua bán ở Sapa, người Siem Reap quả
tình là những kẻ thích được chụp ảnh nhất thế giới. Mỗi lần giở lại những tấm chân dung
đường phố đã chụp trong đời, nhìn lại những tấm chụp trẻ em đường phố ở Kampuchia, là
những tấm ảnh thân thuộc và ấm áp nhất. Như thể chúng là em, là con, là cháu tôi vậy!
Những đứa trẻ đen sạm, lấm lem này, ngoài việc là những người mẫu nhiếp ảnh thân thiện,
chúng còn là những người bán hàng rong khá lễ độ. Không nói thách, không chèo kéo, dù
bằng một thứ tiếng Anh lưu loát và chuẩn mực đến kinh ngạc, chúng lập tức tản ra ngay sau
cái lắc đầu đầu tiên của du khách mà không hề biểu lộ một sự dấm dẳng nào. 1 USD cho một
xấp bưu ảnh 14 tấm, gã du khách keo kiệt nào có thể trả giá cho đành?

Khách phương xa đến đây, tuyệt nhiên không hề biết mùi phở chưởi, cháo quát. Những món
“đặc sản” đã được nhiều du khách, trong nước cũng như ngoài nước, trên các diễn đàn du lịch
viện dẫn làm lý do cho sự ra đi không trở lại Việt nam lần thứ hai của mình. Thật vậy, ẩm thực
KPC không hề kém cạnh Việt nam về mức độ tinh tế và vi diệu trong nêm nếm chế biến. Với
một cái giá chừng 3-5 USD, người ta có thể ăn no nê 5 món ăn rất đời thường dân dã nhưng
tuyệt ngon của người dân nơi đây. Kèm theo một niềm vui miễn phí: sự ân cần và cái ánh
sáng lấp lánh sung sướng trong mắt cô bé dọn bàn trước sự ngon miệng và những lời khen
ngợi của thực khách.

Điều kinh ngạc là ngay cả người KPC cũng không hề biết đến sự tồn tại của Angkor vĩ đại, vì
kỳ quan thế giới này đã bị chìm sâu trong rừng già nhiệt đới hơn 6 thế kỷ. Cho đến khi một
viên phi công người Anh bay qua miền đất này, Angkor mới thức giấc và lộ diện từ từ, làm
sửng sốt bao nhiêu nhà sử học và là miếng mồi ngon cho nhiều kẻ cướp bóc di sản. Trong số
đó, có một cái tên nổi tiếng: André Malraux, người sau này là bộ trưởng văn hóa Pháp và đã
bị tòa án Đông Dương thời đó kết án 3 năm tù giam vì tội trộm cắp những cổ vật vô giá ở đây
(?)

Biết vậy, để thấy rằng Siem Reap là một thành phố trẻ, thoát thân từ rừng già cùng với
Angkor của nó. Nhưng thật đáng khâm phục, khi thấy chính quyền đã qui hoạch Siem Reap
thành một tổng thể du lịch đồng nhất. Mặc dù các khách sạn lừng danh trên thế giới đều đã
có mặt tại Siem Reap, kiến trúc của chúng đã được thiết kế kỹ lưỡng, nền nếp để không phá
vỡ cái tổng thể thanh bình của Siem Reap, cũng không lấn át cái vĩ đại của Angkor. Đâu đó,
người ta có thể thấy những cái tên lừng danh như Sofitel, Meridien…sang trọng, nhưng nền
nã, nép mình dưới những tán cây cổ thụ hàng trăm năm. Không một tòa nhà ốc hợm hĩnh nào
được phép vượt quá chiều cao của Angkor. Tuyệt nhiên không có kính, thép.. lạnh lùng theo
kiểu cao ốc Metropolitan tai tiếng ở Sài gòn. Người ta qui định thế, đó là điều mà Tom, cố vấn
du lịch người Thái của chính phủ KPC xác nhận với tôi trong một buổi tối chuyện trò. Thật vậy,
chỉ 10 năm trước thôi, người Kampuchia không hề biết buffet, không hề biết dịch vụ du lịch là
gì, Tom bảo thế!.

Chỉ 5 năm sau khi những du khách đầu tiên đặt chân đến tỉnh lỵ này, người KPC đã nhanh
chóng chiếm lĩnh những vị trí quan trọng trong ngành du lịch của quê hương mình. Với sự
hiếu học và khả năng tiếp thu nhanh chóng, du lịch đã trở thành một nghề thời thượng. Nhiều
thanh niên Siem Reap đã may mắn chiếm lĩnh những vị trí quản lý quan trọng và có thu nhập
cao khá cao trong các tập đoàn du lịch quốc tế.

Tôi biết Tom yêu Siem Reap, yêu khách sạn Tara của mình ghê gớm. Thật tình, chính cái qui
hoạch khá chặt chẽ trong xây dựng của Siem Reap đã một phần nào đó, tạo nên sự đơn điệu
trong kiến trúc và trang trí nội thất. Nghĩa là đi đâu cũng gặp tượng thần Visnu, vũ nữ Apsara
uốn éo, rắn thần Naga phùng mang trợn mắt…Chỉ với Tara, khách sạn duy nhất ở Sieam
Reap, bất chấp bụi đỏ mù mịt, sơn màu trắng cho toàn bộ khối nhà, thay vì màu vàng đất
truyền thống của kiến trúc thuộc địa. Nhìn từ xa, màu trắng tinh của Tara nổi bật giữa bóng
cây xanh và những kiến trúc vàng đất chung quanh. Tara đẹp và tinh tế trong từng nét trang
trí, trong từng chậu hoa sen cắm theo kiểu Khmer thật lạ. Tỷ như ly welcome drink
bằng nước gừng mát lạnh, trong một chiếc ly tuyệt đẹp, cắm thêm một ống hút bằng cọng sả,
thì quả tình tôi chưa hề được thấy và bái phục ở những khách sạn tên tuổi khác. Vì nó là Tara,
là Kampuchia đích thực.

Con mắt tinh tế của Tom cũng biết gạt bỏ những Vishnu, Apsara hay những họa tiết Chăm
đầy dẫy đến nhàm chán trên các vách tường của Tara. Thay vào đó, Tom cho vẽ trên tường
những bài thơ bằng ký tự Sankrit, trên gam màu đất sét. Dưới hiệu ứng chiếu sáng khéo léo,
sự mô phỏng thi ca trên nền đá này thật lạ, độc đáo, và… đẹp. Hẳn thế rồi!

Tom và Tara, đã và đang là một phần của Siem Reap. Chính phủ KPC quả là nhìn xa trông
rộng, khi dám mời, và mời được những người có nghề và tâm huyết như Tom làm cố vấn cho
mình. Có gì đáng ngạc nhiên nếu như Tom, một gã người Thái đã chọn nơi đây làm quê
hương? Vì gã được trọng dụng trong quản lý và qui hoạch, vì gã được thỏa chí sáng tạo cho
cơ nghiệp riêng của mình.

Quả thực, chúng ta có thể học được rất nhiều thứ, một cách rất nhanh chóng từ những nước
bậc thầy về du lịch, kể cả nơi chuyên nghiệp như Las Vegas hay Disneyland. Kỹ năng thiết kế
và tổ chức du lịch là điều có thể học được, nếu chúng ta thật sự muốn học. Nhưng tự khi nào,
chúng ta đã đánh mất đi phần lớn sự thân thiện, trung thực và hiếu khách như những người
KPC lam lũ mà tôi đã gặp?

Về nhà, lật tờ báo tả cảnh bát nháo chụp giật ở suối Yến chùa Hương, lại thêm một câu hỏi
bật ra: Làm sao để học lại, để xây dựng lại những giá trị đó, lỡ như chúng đã bị đánh mất
trong nền du lịch hỗn hào của chúng ta ?

Vậy đó, tôi đã về lại quê nhà với tâm trạng ngổn ngang buồn bực của kẻ đã yên bề gia thất,
nhưng trót dại đem lòng tơ tưởng người vợ lam lũ của gã hàng xóm (?)! Tôi nào có muốn
đem lòng phụ rẫy, xin thề là như vậy!

Dr. Nikonian


-------------------------

Tôi cũng có cảm giác như bác khi đi KPC.
Tôi thích cái cách họ làm du lịch và đối xử với khách du lịch. Tôi đã
ngạc nhiên và thú vị làm sao khi người Việt kiều Mỹ có ghi nơi sinh
là KPC trong passport đã được miễn tiền vé vào xem Angkor – với
một lý do cực kỳ cảm động: “Angkor là của tổ tiên người KPC để
lại cho con cháu thì tại sao lại thu tiền của người KPC?”.
Những khúc ruột ngàn dặm của tổ quốc KPC hẳn đã ấm lòng biết
mấy. Tôi thấy người con KPC, lớn lên ở nước Việt, thành nghiệp ở
Mỹ đã rút tờ 100 $ để đóng góp xây dựng Angkor, gấp 4 lần số
tiền mà đáng lẽ ra ông phải trả cho việc tham quan kinh thành cổ.
Tôi đã đi lang thang vào lúc 4 giờ sáng trong thị trấn mù bụi Siêm
Riep và cảm nhận được sự an lành nơi đây. Không có ăn xin,
không có hàng rong, không có xe ôm níu kéo…Những người chạy
xe tuk tuk đều phải đăng ký, và chiếc áo họ mặc có một số điện
thoại để nếu du khách phàn nàn thì họ sẽ có biện pháp. Những
người ăn xin được tập trung học đàn, học các nhạc cụ và biểu diễn
nhạc, để được du khách cho tiền trong phiên chợ đêm. Những
người bán hàng lưu niệm ở chợ đêm không hề cau có, không đốt
phông lông khi khách ghé qua mà không mua hàng…
Tôi đã lưu giữ trong lòng mình những kỷ niệm tuyệt đẹp về
Angkor, về KPC và rất mong được trở lại một lần nữa…Dĩ nhiên,
lần này phải đi với người tôi thương, để người ấy có cảm giác thật
an lành như tôi chứ không phải là những lo toan, cảnh giác như
khi chúng tôi đi du lịch ở VN hàng năm.

bởi Người yêu Angkor 03/06/2009

dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Post by dacung »

Lớp già, hãy tỉnh lại và tự vấn!

Vương Văn Quang


Trên Tuổi Trẻ Cuối tuần, 2/11/07 (Vì bài không lên trang tuoitreonline nên tôi không thể đặt link, mà tôi sẽ xin phép nhà văn đưa bài lên như kiểu phụ lục), nhà văn Hồ Anh Thái có một bài viết ngắn: Đi cho biết. Bài viết tuy rất ngắn, nhưng nhà văn đã gợi mở cho ta thấy nhiều điều, và điều gì ngẫm cũng … thấy đúng!

Ngại đi, sợ đi, an phận thủ thường, ít khát vọng, không thích khám phá, kĩ năng giao tiếp với thế giới bên ngoài kém (cụ thể là ngoại ngữ) …v.v. Mở đầu bài viết, nhà văn cho ta thấy, những thuộc tính ấy là của người Việt Nam, là đặc tính Việt Nam, nhưng đối tượng nhà văn muốn nhắm tới và phê phán, đó là giới trẻ. Điều này là đương nhiên (bởi vì nói điều này với lớp già thì chẳng hóa ra… bằng thừa ư?). Nhưng, có thật sự là như vậy không?


Người đọc cảm nhận một sự trách móc (dù là nhè nhẹ) của nhà văn với giới trẻ. Và đó chính là điều đáng bàn.

Xưa nay, ở trường cũng như ở nhà, trong sách vở, trên báo chí, người Việt Nam ta thường dậy bảo lớp trẻ, trách móc lớp trẻ, mổ xẻ chi li tỉ mỉ lớp trẻ, băn khoăn về lớp trẻ …Ở trường, thì ngay từ bậc mẫu giáo nhỏ (lớp mầm chăng?), người ta đã ra sức, thả sức mà nhét vào đầu lũ trẻ, cái gì người lớn làm cũng đúng, cái gì người lớn nói thì… cấm cãi. Khiến cho lũ trẻ nhìn người lớn nào cũng như biểu tượng của chân lý vậy.

Nhưng ngược lại, ít khi thấy người ta có những “thao tác” suy tư tương tự như vậy về lớp già. Điều này cũng có thể khẳng định ngay: đó là truyền thống của người Việt Nam. Tục ngữ thì: Cụ bẩy mươi còn phải hỏi cụ bẩy mốt, ca dao thì: Khôn đâu tới trẻ/ khỏe đâu tới già, Đi xa hỏi già/ về nhà hỏi trẻ. Và cái câu tục ngữ rất đáng ghét vì tính áp đặt, giáo điều, tuy có vẻ xuất phát bên Tầu, có vẻ là lời Khổng Khâu, nhưng người Việt ta lại ảnh hưởng nó một cách vô cùng sâu đậm: “Tam thập nhi lập, tứ thập nhi bất hoặc, ngũ thập nhi tri thiên mệnh, lục thập nhi nhĩ thuận, thất thập nhi tùng tâm sở dục bất du cú”, chính vì ghét cái “tư tưởng” này nên tôi lại thích cái câu tục ngữ đường phố, tuy nó có vẻ “hơi bị” láo: “Đã dại thì tới già vẫn dại”. Quả thật, thực chứng đời sống cho ta thấy, điều đó thường là …đúng. Ồ! Thế mới “đau” chứ lị

Tại sao người ta không suy tư, không một lần thử “mổ” lớp già để tìm nguyên nhân những nhược điểm của lớp trẻ hiện thời?

Giới trẻ Việt Nam thiếu tự tin, an phận thủ thường, là do kiểu cách giáo dục, ứng xử truyền thống của lớp già (lớp già này lại chịu ảnh hưởng điều tương tự từ lớp già trước, cứ như thế mà quay vòng, nó trở thành một “ý thức hệ dân tộc”). Có mấy gia đình Việt cho trẻ con ngủ riêng từ lúc lọt lòng ? Có mấy gia đình Việt điều kiện sống đầy đủ lại khuyến khích con cái “tự thân vận động”, tự lo cho mình một cách triệt để trong khả năng có thể ? Tâm lí luôn coi con cái là những đứa trẻ cần bảo bọc (dù chúng không còn trẻ, thậm chí đã già) là tâm lí của tuyệt đại đa số các bậc phụ huynh, đặc biệt là các bà mẹ Việt ! (Bà mẹ tôi, vào Sài Gòn chơi, nhưng tới bữa cơm luôn gọi điện ra Hà Nội cho ông con giai trưởng (bé bỏng 43 tuổi) để hỏi … đã ăn cơm chưa). Trong khi đó, câu chuyện của chàng thanh niên Che Guevara không phải là câu chuyện quá đặc biệt của thanh niên Âu-Mĩ.

Tôi từng biết một thanh niên Mĩ, vừa xong năm nhất đại học, bảo lưu kết quả và nhẩy tót ra đường, đi lang thang. Gã đi một loạt các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, với chiếc ví lép kẹp, hay nói cho chính xác là với chiếc ví chỉ là ví. Thậm chí không thèm có cả cái ba-lô (hay có thể gã vứt đâu đó, khi cần thì ra… bãi rác kiếm lại chăng?). Hết tiền thì làm ra tiền. Việc gì cũng làm. Và gã sống tốt. Gã dậy Anh văn, kiếm cả ngàn dollar một tháng, trung tâm Anh ngữ nọ, vì lí do gì đó phải giải tán, gã đi làm… phu hồ (chuyện thật 100%, và chính vì gã làm phu hồ, nên tôi mới quen, và biết gã). Tới nay, gã vẫn lang thang đâu đó bên đất Chùa Tháp và chưa có ý định quay về.

Giới trẻ Âu-Mĩ làm được điều này không phải vì họ là công dân thế giới, hay công dân loại 1 như nhiều người vẫn nói, công nhận là có đúng, nhưng cũng chỉ là một phần vô cùng nhỏ, mà bởi “giới già” Âu-Mĩ biết “quăng quật” con cái một cách hợp lí, dưỡng dục một cách khoa học. Không có chuyện “nâng như nâng trứng hứng như hứng hoa” con cái một cách thậm tệ vô lí như như các bậc phụ huynh Việt.

Với “bọn Tây”, chúng chơi đùa, ngã, khóc. Và cũng như trẻ con Việt Nam, chúng quay ra nhìn bố mẹ, ông bà. Nếu ông bà, hay bố mẹ “Tây” cũng lại “đánh chừa” cái sân làm em đau, “mắng mỏ” viên sỏi làm em vấp ngã, thì đương nhiên là trẻ “Tây” hay trẻ “Ta” sẽ đều cùng một giuộc cả. Nó càng gào. Gào thật lực. Nhưng khác với các bậc sinh thành Việt với cài trò rất ư vớ vẩn là “đánh chừa” cái sân, hòn đá, ông bà cha mẹ “Tây” sẽ tỉnh bơ như sáo sậu, quên đi, nhá! Khóc to càng khỏe phổi, hết đau hết khóc. Tự ngã thì ráng mà chịu đau.

Và vì vậy, hệ quả của nó sẽ là “ỷ lại hay không ỷ lại. Đó là câu hỏi”. Ai hay qua lại các sân bay châu Âu, lại hay săm soi, để ý, thì sẽ thấy rất rõ. Ở góc khuất nào có tiếng trẻ con khóc to như gào, như thét, rõ là nhằm ăn vạ, thì 100 % là quân (châu Á) ta, trong đó chiếm tới ¾ là quân Việt mình đấy. Còn chỗ nào có tiếng khóc ti tỉ, khóc nho nhỏ, âm ức, thì đích thị là “bọn Tây”, cấm có sai.

Vụ việc Vàng Anh vừa qua cũng là dịp cho các “nhà” mổ xẻ phân tích lớp trẻ. Họ gióng lên các kiểu chuông lớn chuông bé chuông rè chuông vang. Họ băn khoăn về một lớp trẻ mất phương hướng, thiếu lí tưởng sống, buông thả, hoang lạc, thác loạn. Họ nghiêm nghị cảnh báo về một cuộc “xâm lăng văn hoá”, về “mặt trái của toàn cầu hoá”, về một “cái giá phải trả cho phát triển kinh tế” của lớp trẻ. Toàn những hồi chuông rợn người mà ai cũng phải giật mình nhìn lại… lớp trẻ.

Khốn khổ ở chỗ ấy!

Một thao tác tối cần thiết là nhìn lại lớp giả, mổ xẻ lớp già, thì lại chẳng ai làm, hầu như không thấy ai nhìn, ai “mổ”. Quãng thời gian già hai chục năm, non ba chục năm là dài hay ngắn cho một “hành trình tư tưởng”? Cái “hành trình tư tưởng” khiến cho những giá trị đạo đức nền tảng nhất, cơ bản nhất bỗng chốc lộn tùng phèo (có quyền nói lái). Cách đây hai chục năm, “đàn bà chửa hoang” là điều ghê tởm sẽ bị “ném đá”, tình dục trước hôn nhân là điều cấm kị, “ăn cơm trước kẻng” là việc làm đáng xấu hổ và bị cộng đồng phỉ nhổ …v.v; vậy mà hôm nay, trong khi chương trình giáo dục (cả giáo dục nhà trường, gia đình, lẫn “giáo dục xã hội”) chưa hề công khai phê phán giá trị cũ, cổ vũ xiển dương những ưu điểm của giá trị mới, bỗng đùng một cái người ta la làng: “quan hệ tình dục là bình thường” (bất kể tình huống nào), “tự chửa, tự đẻ, tự nuôi là dũng cảm” … v.v.

Tôi không muốn bàn tới chuyện đúng sai, không muốn bênh vực cổ vũ cho “hệ giá trị” nào, bởi bàn về nó chắc chắn sẽ tốn nhiều thời gian và công sức; nhưng tôi muốn hỏi, phải chăng sự lấp liếm, nói lấy được, đổ thừa, đổi trắng thay đen là nhằm che dấu một vấn đề gì khác? Sự thiếu lí tưởng, buông thả ở lớp trẻ chắc không phải đến từ “toàn cầu hoá” hay bị “xâm lăng văn hoá”, nếu có cũng không đáng kể, mà nó đến từ chính lớp già, là kẻ trực tiếp nhất tác động đến nó. Xin đừng cãi rằng: “dưng cơ mà tôi dậy nó toàn điều hay lẽ phải”. Nói ngắn gọn, chúng ta đang thiếu một cuộc “tổng tự vấn”, thiếu một thái độ công bằng giữa lớp trẻ và lớp già. Có lẽ, cái chân lí phẳng cũ kĩ “dột từ nóc dột xuống” vẫn còn rất đúng.

Nếu lớp trẻ hôm nay khốn nạn thì chắc chắn là tại lớp già khốn kiếp, chứ không bởi gì khác. Con ông thượng tá công an “ấy nhau” với ngôi sao truyền hình rồi “quay phim ghi lại giây phút thăng hoa” chắc chắn có nguyên nhân từ một lớp già ưu tú như ông thứ trưởng đánh bài póp bướm, ông chủ nhiệm uỷ ban chính phủ xả xui bằng bướm trẻ em, chứ dứt khoát không phải từ “thế giới phẳng” hay “blog đen”, internet …

Hiện thực hôm nay luôn là hệ quả của hôm qua. Có lẽ, hơn lúc nào hết, đây là lúc rất cần một cuộc “tổng mổ xẻ”, “tổng tự vấn”, “tổng tự xỉ”.

Đặc biệt là của… lớp già!


© Đàn Chim Việt Online

dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Post by dacung »

Một Thời Để Nhớ

Vi Anh
Việt Báo Thứ Ba, 11/10/2009, 12:00:00 AM

Nhơn những ngày cuối năm nay và đầu và năm tới người Việt ở hải ngoại tưởng niệm hai tổng thống dân cử của Việt Nam Cộng Hòa Ngô đình Diệm, Nguyễn văn Thiệu và vị tổng thống thay thế hiến định Trần văn Hương, thử cùng nhìn lại quá khứ để vững tâm trong tưong lai trên con đường đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN.

Chế độ Việt Nam Cộng Hoà ở Miền Nam suốt hai thời kỳ đệ nhứt và đệ nhị, kể cả thời kỳ chuyển tiếp giữa đệ nhứt và đệ nhị gọi là nội các chiến tranh, tuy có chiến tranh phá hoại của CS nhưng xã hội VN có phát triễn và nhân dân có thăng tiến. Người dân có chạy giặc nhưng không bao giờ chạy về phía CS; chữ "chạy giặc" được người dân mặc thị hiểu là chạy giặc CS. Đi trong vùng hẻo lánh mà thấy bóng cờ nền vàng ba sọc đỏ ở đồn bót xa xa là yên tâm. Đại đa số dân chúng ở Miền Nam sống khá hơn thời CS về vật chất cũng như tinh thần.

Theo sưu khảo của phát triển kinh tế tại Miền Nam Việt Nam từ 1955 đến 1975 do Douglas C. Dacy của đại học Austin (Texas) viết vào năm 1986. người lao động Việt Nam có lợi tức cao gần 4 lần hơn thời CS bây giờ. Lợi tức thực tế kiếm được trung bình mỗi ngày của người lao động VN năm 1960 thời Đệï nhứt Cộng Hoà bằng 18,1 kg gạo, trong khi thời Xã Hội Chủ nghĩa năm 2006, theo tài liệu của Nhà Nước và Ngân Hàng Thế giới, tính ra chỉ 5,1 kg gạo

Suốt thời đệ nhứt Cộng Hoà gạo Miền Trung không tăng giá. Anh chạy xích lô ở Saigon, xe lôi ở Cần thơ sáng vẫn có thể ăn điểm tâm tô phở, chiều có khi làm một chai la de, ở Cần thơ lót lòng một dỉa cơm tấm, chiều "giải cảm" một vài ly xây chừng rượu đe hay rượu thuốc.

Học trò tiểu học, học sinh trung học không phải đóng học phí hay lệ phí nào trừ tiền hiệu đoàn một năm học chưa bằng giá tiền ba má cho bỏ túi ăn hàng cho một tuần. Hầu như ấp nào cũng có trường sơ cấp hay tiểu học; quận nào cũng có trung hoạc đệ nhứt hay đệ nhị cấp; còn đại học các loại công tư thì kỳ cựu ở Sài Gòn, Huế, Cần Thơ, Đà Lạt, và mới hoặc đang lập ở An giang, Tây Ninh, Mỹ tho, Nha Trang, Qui Nhơn. Chương trình giáo dục rất nhân bản, khoa học, khai phóng, dân tộc. Giáo sư Tạ văn Tài khi xưa dạy nhiều trường đại học ở VNCH, qua Mỹ dạy ở ĐH Harvard, nhận định đại học thời Việt Nam Cộng Hoà, từ 1954 đến 1975, từ các đại học Miền Nam Việt Nam, đã có nhiều sinh viên du học sang Pháp, Đức, Anh, Úc , Nhật và Hoa Kỳ v.v.. và thành công, nhiều khi ngay trong năm đầu, ở các đại học ở các nước ấy, rồi đậu bằng đại học Âu Mỹ dễ dàng, và hàng loạt, trong đủ các ngành, kể cả nguyên tử lực, nhiều người đậu đến bằng tiến sĩ , chứng tỏ nền dại học Miền Nam Việt Nam có phẩm chất và đào tạo người giỏi." Sinh viên đi du học 99% về nước. Sĩ quan công chức học, tu nghiệp không cần thông dịch viên, được các nước trọng vọng vì nắm vững ngoại ngữ, chuyên môn.

Y tế nông thôn, mỗi xã đều có y tá, hộ sinh và trạm xá, săn sóc sức khoẻ ban đầu hoàn toàn miển phí. Ở tỉnh và một số quận có bệnh viện trang bị đầy đủ, có nhà thuốc tây thừa sức cung ứng dịch vụ y tế cho đồng bào. Người lợi tức thấp cũng được chửa trị do ngân sách nhà nước đài thọ.

Chưa bao giờ các tổ chức từ thiện công hay tư, các tổ chức tôn giáo của VNCH ra ngoại quốc xin xỏ xây cất, hay quỹ từ thiện. Bão lụt Miền Tây, Miền Trung lớn, các bộ trưởng, các tỉnh trưởng đi thị sát, và đoàn thể khắp nước nhất tề cứu trợ, không ngửa tay xin xỏ ngoại quốc. Khác với CS Hà nội, đụng một chút là la lên để các nước cứu trợ làm giàu cho đảng viên cán bộ, còn mỗi ngưởi dân chỉ được vài gói mì khô.

Không có chuyện phụ nữ VN nghèo túng đi làm nô lệ tinh dục ở ngoại quốc, cho Miên, cho Thái, cho Tàu; và đàn ông VN nghèo túng đi làm lao nô ở Mã Lai, Đại Hàn, và các nước Cận Đông.

Dù chiến tranh nhưng những quyền căn bản bất khả tương nhượng của người dân vẫn có. Có đối lập, có bất đồng chánh kiến. Có báo chí của tư nhân, có biểu tình đốt xe, có ký giả giả ăn mày phản đối chánh quyền, có "dàn chào", có tịch thu báo, nhưng không bao giờ có lịnh cấm. Đi từ Bến Hải vô, từ Cà mau lên Saigon không cần xin phép "tạm vắng, tạm trú"ù. Tờ khai gia đình chỉ có giá trị địa chỉ hành chánh hơn là tờ "hộ khẩu" hay “quản lý hành chánh" "và kiểm soát" nhân dân về kinh tế, chánh trị, di chuyển.

Chánh quyền căn bản do dân bầu. Địa phương, xã hoàn toàn do dân bầu, cơ quan quyết nghị và chấp hành. Tỉnh dân bầu cơ quan quyết nghị. Nếu VNCH kéo dài vài năm nữa thì sẽ bầu tỉnh trưởng. Trung ương, chánh quyền tam lập cũng do dân bầu trực tiếp hay gián tiếp. Lưỡng viện Quốc Hội hoàn toàn do dân bầu, Tư Pháp, Tối cao Pháp Viện do hai cơ quan dân bầu hiến dịnh bầu chọn. Ngoài ra còn có một đệ tứ quyền là Giám sát viên có quyền điều tra, truy tố những viên sai phạm ở mọi cấp.

Bầu cử thời VNCH nói chung là tốt nếu so với thời CS đảng cử dân bầu thành định chế. Chánh quyền VNCH có xen vào chuyện bầu cử như bất cứ nước nào. Địa phương có chỗ có ăn gian bầu cử nhưng cũng làm kín đáo, chớ không dám lộ liểu. Tỷ lệ gian lận bầu cử không ảnh hưởng đến toàn cục cuộc bầu cử. Đối lập vẫn đắc cử. Đối lập có tiếng nói, có chỗ nói, có thế và có quyền nói. Chẳng những thế mà có quyền hành động chống Hành Pháp ngoài đường phố, qua hệ thống tư pháp, trong hàng ngũ đảng phái, tôn giáo một cách công khai. Chưa đầy hai thập niên sinh hoạt dân chủ mà VNCH được tự do, dân chủ như vậy, thì dù đối lập, dù bi quan hay dè dặt với chế độ VNCH, người ta cũng phải công bình mà nói tiến trình dân chủ hoá của VNCH là một tiến trình tích cực, tốt lành - không đến nổi tệ.

Còn những vị tổng thống hiến định do dân bầu của VNCH là Tổng Thống Ngô đình Diệm, Nguyễn văn Thiệu, Trần văn Hương trên phương diện vì dân vì nước thì bội phần hơn Ô.Ô. Hồ chí Minh, Lê Duẩn, Trường Chinh, Đỗã Mười, Lê khả Phiêu, Trần đức Lương, Nguyễn minh Triết v.v. Xem lại ba vi tổng thống hiến định của VNCH có ai có tài sản gì đáng giá như Đỗ Mưới, Lê đức Anh, Lê Khả Phiêu, Nguyễn tấn Dũng, Nguyễn minh Triết không. Có ai mang tiếng mang tai với đàn bà con gái như Ông Hồ chí Minh đâu.

Tóm lại Việt Nam Cộng Hoà là một thể chế, một thời đáng nhớ. Trong khi đó chế độ CS Hà nội có 35 năm hoà bình nhưng dân chúng đồ thán, mất đất, mất biển là một chế độ, một thời cần tránh cho Việt Nam tương lai - sẽ phân tích trong một bài sau.

VI ANH

dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Post by dacung »

Chuyện vỉa hè:

Vài lời tâm huyết gửi các cháu Dziệt Kiều


Saturday, November 21, 2009
Nhạc sĩ Tô Hải

Image
Nhạc sĩ Tô Hải thời còn trung niên.

LTS: Nhạc sĩ Tô Hải, 82 tuổi vừa có một bài viết nhắn gửi “Dziệt Kiều” về nước dự hội nghị “Dziệt Kiều” do nhà nước CHXHCNVN tổ chức. Nhạc sĩ Tô Hải, đang ở Sài Gòn, sau nhiều bài viết blog vạch ra những cái ác, cái lưu manh của đảng và nhà nước cũng như việc ông cho xuất bản ở Hoa Kỳ quyển “Hồi ký của một thằng hèn” làm chế độ Hà Nội bực tức, đã bị cắt Internet cách đây hơn hai tháng. Dù vậy, thỉnh thoảng ông vẫn đánh du kích “tuần ký” trên blog langdu126.multiply.com chứ nhất định không chịu thua. Dưới đây là tuần ký thứ 26 của ông.

Phải nói ngay rằng: bài này tớ dành riêng cho lớp Dziệt Kiều vào tuổi u 50 - u60, nghĩa là đồng trang lứa với hơn... 60 cháu nội, ngoại, xa, gần của tớ đang sống và làm việc ở khắp thế giới mà tớ đã tính sơ sơ được. Con số này phải lên tới vài trăm nếu kể cả các cháu, con của bạn bè đồng học, đồng đội, đồng hương... nhưng nay chẳng may cũng bị gọi là Dziệt Kiều (còn yêu nước nhiều hay ít thì chưa biết). Tớ không dám ý kiến ý cò gì với các vị trưởng lão Việt Kiều ở cùng tuổi tớ hoặc là đàn anh của tớ vì tớ tin chắc rằng, đối với các vị này, mọi lời khuyên nhủ, xúi bẩy đều... vô tác dụng! Lí do:

1. Vụ trở thành Việt Kiều bất đắc dĩ của các vị này là một nỗi đau không thể nào hàn gắn lại được. Sự căm thù Cộng Sản đã làm các vị mất hết quyền lợi, chức vụ, nhà cửa, tài sản, tan nát gia đình, đi học tập cải tạo, vượt biển, sẵn sàng làm mồi cho cá mập đại dương để rồi lại bị gọi là những “đĩ điếm ma cô, lưu manh... bám theo địch kiếm bơ thừa sữa cặn... ” thì dù có đến 3,600 cái nghị quyết 36 cũng chẳng thể nào “xóa bỏ quá khứ, hướng tới tương lai” được. Cho nên, dù các vị có “chống Cộng quá khích”, phát biểu hung hăng hoặc... kệ mẹ sự đời, tớ cũng chẳng dám khuyên can hoặc tiếp lửa!

2. Tóm lại, cái lo của tớ chính là lo cho các cháu Dziệt Kiều khi ra đi chưa thấy tổ quốc mình nó tròn méo ra sao hoặc mới lên năm lên ba đã kéo dài cuộc sống tị nạn trong các trại tập trung Galang, Bidon... Ðặc biệt hơn nữa là những cháu Dziệt Kiều bằng xương bằng thịt đã có dịp về Sài Gòn, Hà Nội trực tiếp đến thăm tớ thì tớ mới thấy rõ là cái nghị quyết 36 nó ra đời là nhằm vào chính các cháu Dziệt Kiều này, chứ không dám rớ tới mấy bác việt kiều trưởng lão. Lý do:

a. Các cháu không có một quá khứ căm thù, thậm chí không hề biết căm thù hoặc có căm thù tí chút nhưng nay đã... quên đi không ít thì nhiều.

b. Về đến Việt Nam, hầu như các cháu tôi đều phát biểu giống ông Nguyễn Cao Kỳ: “Ði từ Nam ra Bắc, từ Bắc vô Nam, cháu có thấy cái gì là Cộng Sản đâu?” Vậy mà mấy ông chống Cộng ở bển cứ hô loạn lên! Cứ như đánh nhau với ma ấy!

c. Người ta bảo ở Việt Nam mất tự do nhưng chúng cháu lại cho rằng ở Việt Nam này... tự do nhất thế giới! “Chỉ cần có đô la, rượu quý uống thả ga, đàn bà vơ cả đống!” Ngay giữa một tiệm ăn trung tâm Hà Nội, trong một bữa tiệc liên hoan với gần 30 Dziệt Kiều trẻ về du hí đất nước (trong đó có cháu ruột tớ). Sau vài chén ngà ngà say, một cháu Việt Kiều đã đứng lên nâng cốc hô lớn “Hãy trở về quê hương, Việt Nam thiên đường của thế giới! Việt Nam đã đổi mới! Trở về! Mau trở về!” Chuyện có thật này xảy ra ngay trong nội bộ họ hàng nhà tớ, nói láo trời bắt chết ngay tối nay!

d. Một số cháu Dziệt Kiều khác thì lại tỏ vẻ “cao đạo” hơn bằng những phát biểu có vẻ “không quan tâm đến vấn đề chính trị”, thậm chí “siêu chính trị” với những nhận định như sau - Về nước Việt Nam không lo làm ăn lại cứ dính vào những vấn đề tự do, dân quyền thì về làm gì? - Thế hệ bọn cháu không thích nói chuyện chính trị v.v...

Tóm lại, suốt 20 năm qua được sống, được gặp và được trao đổi với các cháu Dziệt Kiều đã để lại trong tớ nhiều niềm vui và nỗi buồn cho tương lai của đất nước nếu sau này có một phép lạ nào đó dẫn đến hòa hợp dân tộc... thật sự. Vậy mà, tin ở bên Mĩ đưa về, bên ta phát ra, chỉ trong Tháng Mười Một này thôi sẽ có một cuộc gặp gỡ lớn mang tên “Meet Việt Nam” tại San Fransico và hội nghị Dziệt Kiều toàn quốc tại Hà Nội tập hợp tới 900 đại biểu từ khắp các nước trên thế giới.

Chẳng hiểu tiêu chuẩn được mời dự sẽ là những ai nhưng chắc chắn không thể nào gồm toàn những người coi Việt Nam như là một điểm du hí rẻ tiền. Càng không phải là một nơi để các đại biểu về đọc các bài diễn văn, phát biểu vô thường vô phạt. Chỉ nghe qua lời giới thiệu của Ban Dziệt Kiều Trung Ương là thành phần dự hội nghị lần này đều là những “Dziệt Kiều tiêu biểu” thì tớ đã giật bắn người, chẳng biết mấy ông cháu của mình có lọt vào danh sách tiêu biểu đó không. Tớ cũng lại lo rằng: Hầu hết sẽ lại bao gồm những cháu Dziệt Kiều không thích chính trị lại ngồi bên mấy ông Dziệt Kiều Ðông Âu (xuất cảng lao động, nay làm ăn buôn bán khó khăn ở các thứ chợ vòm, nay muốn nhờ vả sự giúp đỡ, can thiệp của các sứ quán) lại sẽ thay phiên nhau lên đọc vài câu chúc mừng đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết.

Liệu có mấy đại biểu được mời như giáo sư tiến sỹ Nguyễn Ðăng Hưng dám tuyên bố: “Ở cái thời điểm vừa ban hành nghị quyết 97, IDS vừa tự giải tán. Tia Sáng vừa bị đóng cửa thì việc triệu tập hội nghị Dziệt Kiều này là không hợp thời?!” Trước tình hình dù muốn hay dù không thì hội nghị sắp tới cũng vẫn diễn ra. Cũng sẽ có đủ người Nga gốc Việt, người Pháp gốc ta, người Tây gốc Giao Chỉ, người Bỉ gốc.. Xè-Gòn... Cũng sẽ có Dziệt kiều vượt biên, Dziệt kiều đi học, Dziệt Kiều công tác bỏ trốn, Dziệt Kiều xuất cảng lao động bỏ chạy sau vụ đổ tường Bá Linh... nghĩa là đủ loại Dziệt Kiều... cơ hội... Cũng sẽ có tuyên bố khai mạc, bế mạc, và chắc chắn sẽ có một bản tuyên bố chung cực kỳ hoành tráng và đầy chữ nghĩa rối rắm trừu tượng chung chung và thế nào cũng kết thúc thắng lợi cực kì to lớn, có thể lịch sử nữa! Vậy thì, nhân danh tớ, một lão già đã có khá đủ kinh nghiệm suốt quá trình 65 năm được “ưu ái”, được ôm cả đống vinh quang với thành tích chuyên lừa dối người khác và lừa dối mình, tớ xin cảnh giác cho các cháu Dziệt Kiều thân yêu mấy điều sau đây:

1. Ðừng có ảo tưởng, đây chỉ là chuyện “về nguồn” xây dựng đất nước, không cần xu hướng chính trị chính chọe gì.

2. Trừ những người đã được mời để “làm cảnh, tất cả các chú hãy lợi dụng cái “diễn đàn mở” (theo như lời hứa hẹn của ban tổ chức) này mà cùng tiến sỹ Ðăng Hưng cứ kéo nhau về mà đặt những vấn đề huỵch toẹt ra để yêu cầu được trả lời.

a. Chúng tôi là những người không Cộng Sản, chúng tôi sẽ đóng góp gì, đóng góp thế nào để xây dựng một nền kinh tế thị trường mà con đường tất yếu các ông lại cứ kiên quyết đi theo chủ nghĩa Mác Lê Nin và coi xã hội chủ nghĩa là lý tưởng bất di bất dịch, là khát vọng của loài người (trích chỉ thị 34 mới ban hành). Vậy thì, quyền tư hữu, nhà cửa, ruộng đất, nhà máy của chúng tôi liệu có bị mang ra cải tạo, đấu tố, tịch thu như xưa kia khi những người tiền nhiệm các ông đã đối xử với cha ông chúng tôi không?

b. Chúng tôi có quyền góp ý, phản biện những gì mà chúng tôi thấy là phản khoa học, không có lợi cho sự phát triển của đất nước, góp ý kiến thay đổi về tổ chức cũng những con người trong các các cơ quan nhà nước mà chúng tôi không thể không lệ thuộc khi về góp phần xây dựng đất nước không?

c. Trong lĩnh vực đời sống, do đã bị tiêm nhiễm, từ lúc mới lọt lòng mẹ, phong cách tự do, phóng khoáng của các nước “tư bản giẫy chết”, do quá quen với những khái niệm dân chủ, nhân quyền của thế giới phương Tây, đặc biệt là tự do thông tin, tự do phát biểu, chỉ trích chẳng chừa một ai, kể cả tổng thống, thích xem thích đọc gì không ai cấm, liệu khi về Việt Nam, vẫn mang quốc tịch Mỹ, Pháp, Ý, Balan, Ðức, Hungary... có bị các chỉ thị về văn hóa, tư tưởng, chế tài?

Những điều thắc mắc trên yêu cầu được giải đáp, chính là những điều cốt tử để các chú Dziệt Kiều quyết định số phận của mình có nên dính líu tới đất nước VN trong lúc này không đấy! Cũng cần phải cẩn thận, tế nhị trong lời ăn tiếng nói! Kẻo mấy chú lại bị người ta xếp vào hàng ngũ “lực lượng thù địch”, vào “những bọn đĩ điếm ma cô, bám đít đế quốc” hoặc những bọn “Peace Corp”, “USAID”... đang âm mưu làm cho Nhân dân, cán bộ,đảng viên, trí thức, văn nghệ sĩ ta đang “tự diễn biến” để... chuyển sang “cách mạng màu”!? Chẳng cần nêu lại các số phận khốn lịn của mấy chú Dziệt kiều Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Gia Thiều, Trịnh Vĩnh Bình... xuýt mất mạng trước đây làm gì! Thế nào cũng sẽ được trả lời bằng... băng cassette: “Ðó là bọn phạm pháp hình sự... truy tố theo điều luật 88” Nghe phải lại thêm... tức cái mình!

Cứ nghe... khôn tớ, tranh thủ thẳng thừng đặt mấy câu hỏi này xem mấy ông có dám trả lời không? Bất quá thì lần sau không mời vì không... tiêu biểu... thôi! Chẳng lẽ lại trục xuất “người nước ngoài gốc Việt” tại chỗ không chờ hội nghị kết thúc!

Ôi! Sao tớ thèm làm “Dziệt kiều tiêu biểu” lúc này quá!

dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Post by dacung »

"Cũng bởi thằng dân ngu quá lợn"
Lời: Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu

Tác giả: Shinra

Đây là bài đầu tiên tôi viết trong diễn đàn này.

Khỏi mất thời gian của quý vị, xin nói mấy lời chân tình.

Quý vị có biết vụ tẩy trứng gà Tàu thành trứng gà ta không? Quý vị có suy nghĩ như thế nào?

Nếu hỏi quý vị một câu rằng nếu quý vị là một người dân thuộc làng Đông Ngàn, quý vị có tham gia vào cái việc tẩy trứng rồi đem đầu độc lại đồng bào của các vị không, thì chắc 100% quý vị ở đây trả lời là không !

Nhưng kỳ thực là quý vị đang làm những việc tệ hại hơn nhiều so với việc ấy.

Quý vị có bao giờ thấy người dân các nước "tư bản thối nát" "theo đuôi Mỹ" như châu Âu, Nhật, hàn Quốc người ta làm những cái trò đồi bại như tẩy trứng bằng axit, trộn melamin vào sữa, bơm hoá chất vào rau quả, quết mật ong giả vào chân gà thối.... để đem đầu độc chính giòng giống của họ không? Tuyệt nhiên là không.

Những vị nào đọc đến đây mà bảo tôi là "rân chủ", "ăn phải bả của tư bản", thì mời quý vị khỏi đọc nữa, đỡ mất thời gian của quý vị.

Quý vị có bao giờ nói hàng Mỹ, châu Âu, Nhật, Hàn, Thái là rởm, là đểu, là lừa đảo, là chạy theo đồng tiền... không? Hay là quý vị lùng sục mua bằng được những món đồ sản xuất ở những nước "tư bản thối nát" ấy với giá đắt gấp đôi gấp ba so với hàng của Trung Quốc?

Quý vị có thể không tẩm chất độc vào trứng, vào rau như những người nông dân kém hiểu biết, nhưng quý vị lại tẩm chất độc vào đầu óc của những con người xung quanh quý vị bằng những lời dối trá, hối lộ, chạy chọt để được vinh thân phì gia. Dần dần, mọi người trong xã hội đều chạy theo quý vị với một suy nghĩ cực kỳ lệch lạc rằng "mình không làm ắt sẽ có người khác làm".

Kinh tế quyết định chính trị, nhưng chính trị lại có tác động ngược trở lại kinh tế.

Một xã hội mà ai cũng chỉ biết lo cho bản thân mình như xã hội Việt Nam, xã hội Trung Quốc thì có đáng được gọi là "xã hội chủ nghĩa" không?

Các vị có hiểu thế nào gọi là "xã hội chủ nghĩa" và "tư bản chủ nghĩa" không?
Các vị hiểu "XHCN" tức là có đảng cộng sản lãnh đạo còn "TBCN" là có nhiều đảng thay nhau lãnh đạo, hoặc là "nhiều đảng tư sản thay nhau lãnh đạo" phải không? Sai lầm

Xã hội chủ nghĩa là đặt xã hội lên đầu, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân, nó đối lập với tư bản chủ nghĩa nơi mà "tư bản" được đặt lên đầu, mà tư bản chính là "tiền nằm trong lưu thông", hay nói tóm lại "tư bản" là lợi ích cá nhân.

Theo Hán Việt "tư bản" nghĩa là "vốn".

Một xã hội như Mỹ, Nhật là nơi mà con người luôn sống vì lợi ích riêng, nhưng không chà đạp lên lợi ích chung.

Người Nhật không bao giờ tẩm thuốc kích thích vào rau quả vì họ biết làm như thế sẽ gây hại cho những người đồng bào của họ, họ cũng không xuất khẩu những đồ kém chất lượng vì nó sẽ gây hại đến những đồng loại của họ, dù là người nước ngoài.

Người Nhật có thể tự sát, kết thúc sinh mệnh của mình, để bảo toàn danh dự cho gia đình, cho dòng tộc của họ.

Một xã hội như Việt Nam, trung Quốc là nơi con người miệng thì nói rằng "vì lợi ích tập thể", "xã hội chủ nghĩa", nhưng tay và chân thì chà đạp giày xéo lên người khác. Hãy nhìn thử một vụ tắc đường ở Việt Nam và một vụ tắc đường ở Thái Lan thì biết.

Vậy ở đâu mới xứng đáng là xã hội chủ nghĩa?

Đó là một điều mà tôi muốn nói với quý vị

Các vị nói rằng ngày xưa dù nghèo khổ nhưng Việt Nam vẫn kiên cường chống lại hai đế quốc to. Điều này là đúng và theo một nghĩa nào đó, thì đáng tự hào

Nhưng các vị lại nói ngày nay để được hoà bình, hay nói toẹt ra là để các vị được yên ổn làm ăn, yên ổn kiếm tiền, thì Việt Nam cần mềm dẻo với trung quốc, cho dù trên thực tế và trên tuyên bố, Trung Quốc đã và đang chiếm nhiều đất của chúng ta.

Vậy theo cái lý ngày xưa của quý vị thì đáng ra Việt Nam phải vùng lên đánh lại Trung Quốc, hoặc theo cái lý ngày nay của quý vị thì đáng ra ngày xưa Việt Nam không nên đánh lại Pháp và Mỹ mới phải.

Nhưng sự thực thì quý vị luôn tự hào về ngày xưa và đớn hèn về ngày nay. Chẳng có cái lý nào ngoài cái lý tiền. Các vị sợ đánh nhau với trung quốc thì con cái các vị phải ra trận, hoặc ít ra thì khi có chiến tranh, việc làm ăn kiếm tiền của các vị sẽ khó khăn hơn. Tóm lại các vị chỉ biết có bản thân mình, các vị cá nhân chủ nghĩa ở trình độ cao cấp.

Đó là cái thứ hai tôi muốn nói với các vị.

Các vị khi thì hô hào "Việt Nam là bạn với thế giới" , khi thì hô hào "Việt Nam phải cảnh giác với Mỹ, Âu, Tàu, Nhật". Như thế là cái lý gì?

Vì cái tư tưởng lúc nào cũng thù với hận của các vị, nên các vị không bao giờ thật lòng giao hảo với bất cứ ai. Các vị bắt tay người nước ngoài khi họ đến mang theo đô la và các vật dụng đắt tiền cho các vị hưởng, nhưng các vị lại vênh mồm lên chửi khi họ chỉ ra những cái sai lầm của quý vị. Quý vị biện luận rằng trong quan hệ quốc tế thằng nào cũng chỉ lợi dụng lẫn nhau thôi. Vậy thì người ta sẽ nghĩ về quý vị đúng như thế. Thuỵ Điển, na uy hàng năm cho không Việt Nam hàng triệu đô la và nhiều chương trình đào tạo phát triển, họ lợi dụng gì quý vị? Hay là quý vị nghĩ rằng họ chẳng qua muốn lấy lòng quý vị nên mới thế? Vậy nghĩ xem quý vị đã là cái thá gì mà người ta phải lấy lòng?

Quý vị thử chìa tay ra cho một người, rồi biết được người ấy lúc nào cũng nhăm nhăm "cảnh giác cao độ" với cái chìa tay của quý vị, thì quý vị sẽ nghĩ gì về người đó?

Đầu óc quý vị quá đen tối và nói thẳng ra quý vị cũng suốt ngày tìm cách lợi dụng người khác nên mới nghĩ cho người khác đen tối như thế.

Vì thế nên Việt Nam ta mới tụt hậu so với nước ngoài như hôm nay. Những quốc gia như Nhật, Hàn, Thái Lan vốn có điểm xuất phát không hơn ta là mấy nhưng nay họ đã vượt ta nhiều, đó là vì sao? Vì họ có tầm nhìn hơn chúng ta. Vì họ hiểu được một lý thuyết cơ bản nhất của thương mại đó là cả hai bên cùng có lợi, họ không bao giờ bắt tay với người khác mà trong bụng thì cứ nơm nớp lo người ta "lợi dụng" mình. Suy nghĩ kiểu như thế chỉ tồn tại trong những bộ óc chưa tiến hoá hết từ vượn sang người.

Nói thẳng ra, các vị là những kẻ hám tiền, lo cho lợi ích của cá nhân và cùng lắm là gia đình mình, là hết. Các vị ưa xiểm nịnh, khi báo Washington Post đưa tin rằng nền KT việt nam đang cất cánh thì quý vị tung hô tờ báo ấy như là chuẩn mực của sự trung thực, còn khi cũng báo Washington Post đưa tin về tham nhũng của Việt Nam thì các vị nói họ đưa tin không chính xác. Cái thái độ lá mặt lá trái ấy cũng đúng trong trường hợp người ta nói về "kẻ thù" của quý vị, ví như việc Ân Xá Quốc Tế lên án Mỹ vi phạm nhân quyền và cũng lên án Việt Nam với tội danh tương tự.

Đây là điều thứ ba tôi muốn nói với quý vị

Điều thứ tư nghe sẽ hơi sốc: nói thẳng ra là quý vị cực ngu

Quý vị không tin vào các thông tin "lề trái", tức là những thông tin trái ngược với báo chí chính thống và những tuyên bố chính thức của Việt Nam. Nhưng bản thân quý vị đang sinh hoạt ở một diễn đàn có tên miền quốc tế, đã hoạt động được hơn 2 năm nhưng ngân khoản duy trì sự tồn tại của nó vẫn là từ tiền của cá nhân những con người đáng trân trọng đã lập ra website này. Tại sao website này không thể có đuôi .vn và cũng không thể đăng quảng cáo được, quý vị nếu đủ thông minh thì đã nghĩ ra từ lâu rồi.

Quý vị quy kết tất cả những lời nói, bài viết của người khác là "phản động" "chống lại Việt Nam", "bán rẻ tổ quốc" chỉ vì những người ấy không có tư tưởng giống như quý vị. Quý vị bỏ ngoài tai mọi lời phân tích không theo ý kiến của quý vị, quý vị biến một diễn đàn trao đổi tri thức thành một cái chợ để cãi nhau và sỉ vả nhau bằng những từ như "thằng chó", "con lợn", một cách tự nhiên không biết ngượng mồm. Nếu vậy quý vị mất thời gian lên diễn đàn làm gì? Sao không trùm chăn lại tự nói cho xong?

Quý vị gọi người khác là "chống lại đất nước" bởi vì họ chống lại suy nghĩ của quý vị, như thế khác gì quý vị tự coi mình là đại diện của nước Việt Nam? Quý vị tự cho mình là người phát ngôn của chính phủ Việt Nam, hay ngắn gọn, quý vị chính là Việt Nam?

Quý vị kêu gọi người ta "cảnh giác với những âm mưu gây chia rẽ", nhưng lại không nhận ra rằng chính cái lời kêu gọi ấy của quý vị là một âm mưu gây chia rẽ. Nếu quý vị muốn sống tốt với hàng xóm của mình, ắt quý vị không bao giờ bắc loa giữa phố mà rằng "hãy cảnh giác với thằng A, con B, hàng xóm của tôi, chúng nó đang âm mưu chia rẽ".

Quý vị ngu lắm.

Muốn đất nước phát triển được, hãy thôi mò mẫm và ảo tưởng trong cái thế giới độc tôn của quý vị, hãy tỉnh táo trước những khẩu hiệu, hãy đi vào bản chất thay vì hô hào bên ngoài, hãy lắng nghe xem người khác nói thế nào, và hãy chân thật trong mọi mối quan hệ.

Nhưng tôi không vọng tưởng rằng một ngày nào đó quý vị sẽ thay đổi. Quý vị sẽ mãi mãi là người dân của một đất nước tụt hậu, tham nhũng, ô nhiễm và không được bạn bè quốc tế coi trọng.

Đên đây chợt nhớ câu nói của cụ Tản Đà:
"Cũng bởi thằng dân ngu quá lợn..."

User avatar
tiendung
Posts: 329
Joined: Wed Dec 01, 2010 10:09 pm

Post by tiendung »

Vợ chồng Hoàng tử William học nấu ăn ở Canada


Trong khuôn khổ chuyến thăm tới Canada, vợ chồng Công tước Cambridge tới thăm trường dạy nấu ăn hàng đầu ở thành phố Montreal.
Tại đây, các đầu bếp đã hướng dẫn cặp đôi này cách chế biến một vài món đơn giản. Hình ảnh trên AP, Canadian Press và Daylife.



Image
Sau 40 phút thực hành trong bếp, William đã chứng tỏ mình không chỉ là một phi công giỏi mà còn là ông chồng đảm đang.

Image
Công nương Catherine chăm chú lắng nghe cách làm tôm.

Image

Image
Vợ chồng Công tước Cambridge hào hứng với các đầu bếp người Canada.

Image
William và Kate mặc đồng phục trắng của nhà bếp.

Image
Hoàng tử trổ tài món trứng rán phồng tôm và nhận được lời khen ngợi của ông Jean Charest, hiệu trưởng học viện nấu ăn Quebec.

Image

Image

Image
Sau bài học nấu ăn, vợ chồng Kate cùng thưởng thức những món do mình nấu.

User avatar
CarteNoire
Posts: 361
Joined: Mon Sep 21, 2009 11:58 pm

Post by CarteNoire »

[center]Delphine Wespiser, nouvelle Miss France 2012, a 19 ans et vient d'Alsace



Image

Image

Image

Image


[/center]

Post Reply