Những điều trông thấy

Những đề tài nóng của Thời Sự. Các bài viết lượm nhặt trên Net ở nơi đây chỉ dùng để tham khảo không phải là chính kiến riêng của nhóm phụ trách.

Moderators: CayQueo, phu_de

Post Reply
dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Post by dacung »

Cộng Sản Việt Nam và lý luận về nhân quyền

Tuesday, January 20, 2009
Ðỗ Thái Nhiên

Tin tức từ Ðài Á Châu Tự Do cho biết: Hai ngày 17 và 18 tháng 12 năm 2008, phái đoàn quốc hội CSVN đã đến tiếp xúc với quốc hội Âu Châu ở Brussels và Strasbourg. Ðây là cuộc thương thảo lần thứ 7 nhằm tái tục ký kết hiệp ước Song Phương Liên Âu và Việt Nam. Những phát biểu của đại biểu quốc hội CSVN trong trường hợp này là những phát biểu chính thức và có chuẩn bị trước.

Ngày 20/12/2008, cô Ý Lan phóng viên đài Á Châu Tự Do thực hiện một cuộc phỏng vấn dành cho ông Marco Cappato, dân biểu quốc hội Âu Châu. Ông dân biểu Marco Cappato xác nhận: Trưởng phái đoàn quốc hội CSVN là ông Nguyễn Văn Sơn. Người phát biểu quan điểm về nhân quyền của CSVN là ông Nguyễn Viết Thịnh, dân biểu thành phố Hà Nội. Qua cuộc phỏng vấn vừa kể ông Nguyễn Viết Thịnh đã trình bày với quốc hội Âu Châu các quan điểm của CSVN về nhân quyền. Trong những trình bày kia có một quan điểm rất đáng quan tâm. Quan điểm rằng: “Ðối với dân chúng nghèo, họ không quan tâm đến tự do ngôn luận mà quan tâm về ăn uống, đói no”.

Bây giờ, bài viết này xin trình bày những phân tích và lượng giá đối với quan điểm cho là: Người dân nghèo không cần tự do ngôn luận, chỉ cần ăn uống. Muốn có tự do ngôn luận, con người cần có đầy đủ những dữ kiện và năng lực cần thiết để có thể ngôn và có thể luận. Những dữ kiện và năng lực kia là quyền tự do hấp thụ giáo dục. Tự do tiếp nhận nhiều nguồn thông tin khác nhau. Tự do tư tưởng và diễn đạt tư tưởng. Tự do báo chí. Tự do tôn giáo. Tự do hội họp và lập hội. Tự do được sống trong môi trường lành mạnh của con người. Lành mạnh cả về thể chất lẩn tinh thần... Tự do ngôn luận cũng như bất kỳ loại tự do nào, không thể đứng tách rời với các quyền tự do khác. Tự do đơn lẻ là tự do rỗng tuếch, vô nghĩa. Nói ngắn và gọn: Nhân quyền là một tập hợp nhiều quyền tự do bất khả phân ly. Từ đó, tự do ngôn luận chính là nhân quyền và nhân quyền chính là tự do ngôn luận. Như vậy, phải chăng: “Ðối với dân chúng nghèo, họ không quan tâm đến NHÂN QUYỀN mà quan tâm về ăn uống đói no”?

Vấn đề không là sự nhấn mạnh một cách dư thừa: Người dân nghèo khổ cần cơm ăn, nước uống. Vấn đề chính là sự xác định những nguyên nhân đã giam cầm người dân trong nghèo đói. Biết được nguyên nhân tức là biết được các phương pháp giải cứu người dân thoát khỏi vòng cùng khổ. Sau đây là những suy nghĩ căn bản về các nguyên nhân của nghèo đói:

1./ Suy nghĩ một: Muốn có đời sống hạnh phúc và no ấm, trước tiên con người phải được hấp thụ một nền giáo dục tiến bộ. Giáo dục cung ứng cho người dân nghề nghiệp để mưu sinh, đạo đức để làm người lương hảo. CSVN chỉ dành cho công cuộc phát triển giáo dục học đường một số kinh phí tượng trưng. Hầu hết ngân quỹ quốc gia đều chạy vào túi riêng của đảng viên CS. Trường lớp khan hiếm, hư nát, học cụ nghèo nàn... Thầy giáo lương không đủ sống. Ban ngày đi dạy, ban đêm đi bán hàng rong. Mãi cho đến ngày nay sinh viên, học sinh vẫn bị cưỡng bách học Marx, học Hồ, hai môn học hoàn toàn không liên hệ gì đến nhu cầu phát triển xã hội. Về mặt giáo dục xã hội, CSVN ru ngủ tinh thần chống đối độc tài của người dân bằng cách vừa thả nổi các loại tệ đoan xã hội, vừa ngăn cấm tự do báo chí, bưng bít mọi tin tức bất lợi cho đảng CS. Người dân không được thấy, không được nghe, không được nói. Chính sách giáo dục học đường cũng như giáo dục xã hội của chế độ Hà Nội hiển nhiên là chính sách ngu dân. Trên địa bàn giáo dục, CSVN đã triệt để chà đạp điều 26 của Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền ngày10/12/1948. Ðiều này qui định quyền được hấp thụ giáo dục của con người.

2./ Suy nghĩ hai: Ðiều 23 khoản (1) Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (TNQTNQ) đòi hỏi mọi người phải được đối xử công bằng trong cơ hội làm việc, cơ hội chống thất nghiệp. Xã hội Việt Nam dưới chế độ CS có hai giai cấp rõ rệt: đảng viên thống trị; quần chúng bị trị. Ðảng chỉ lo thu xếp cho đảng viên có việc làm nhiều bổng lộc, nhiều cơ hội để bóc lột người dân. Quần chúng bị đảng CS cố tình lãng quên. Họ phải ngược xuôi đi tìm miếng cơm, manh áo, sống đắp đổi qua ngày.

3./ Suy nghĩ ba: Qui luật vận hành kinh tế thị trường tự do đòi hỏi: Giá cả sức lao động phải do sự thương lượng tự do giữa chủ và thợ. Nhằm giúp công nhân thấp cổ bé miệng đương đầu với mọi âm mưu bóc lột của giới chủ, điều 23 khoản (4) TNQTNQ đòi hỏi nhà cầm quyền các quốc gia phải tôn trọng quyền tự do thành lập nghiệp đoàn để bảo vệ quyền lợi của người thợ. CSVN phục vụ giới chủ quốc doanh và chủ ngoại quốc bằng cách nghiêm cấm công nhân thành lập nghiệp đoàn, gia nhập nghiệp đoàn.

4./ Suy nghĩ bốn: Ðiều 17 TNQTNQ xác định quyền tư hữu của con người phải được triệt để tôn trọng thì người dân mới có thể an cư. An cư là điều kiện tiên quyết của lạc nghiệp. Ngày 09/01/2009, trả lời một câu hỏi về quyền tư hữu tại Việt Nam của ký giả Thiện Giao, đài Á Châu Tự Do, tiến sĩ Nguyễn Văn Nam, nguyên giảng sư luật học tại Ðức quốc cho biết: “Người dân chỉ được quyền sử dụng đất thôi. Quyền sử dụng đất là một quyền có thời hạn và giới hạn. đây chính là một vấn nạn. Theo tôi thì chính việc không thừa nhận quyền tư hữu về đất đai là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra tệ nạn tham nhũng ở Việt Nam”. Tham nhũng là cửa ngõ đẩy toàn dân vào đại họa nghèo đói.

Bốn suy nghĩ ở trên tuy được trình bày một cách khái quát nhưng đủ để nêu bật chân lý rằng: Chính tệ nạn chà đạp nhân quyền do CSVN chủ động là nguyên nhân cội rễ của nghèo đói chứ không phải “Ðối với dân chúng nghèo, họ không quan tâm đến nhân quyền, mà quan tâm về ăn uống đói no”. Vì vậy, muốn giải quyết nạn nghèo đói tại Việt Nam quần chúng Việt Nam phải loại bỏ nhà cầm quyền chà đạp nhân quyền thay vì ngoan ngoãn chấp nhận đời - sống - ăn - uống - đủ - để - không - chết.

Vả lại, muốn phân định được các vấn đề cần quan tâm hay không cần quan tâm, người dân phải có trình độ nhận thức nhất định. Ði tìm trình độ nhận thức trong một xã hội ngu dân do CSVN sản sinh ra chẳng khác nào mò kim đáy biển. Mới đây nhất, các ngày đầu năm, từ ngày 1 đến 5 tháng 01/ 2009, lễ Hội Hoa Xuân của Hà Nội bất ngờ bị người Hà Nội biến thành lễ hội tự do trộm hoa, bẻ hoa, chôm hoa, chỉa hoa, phá hủy hoa... Lễ Hội Hoa Xuân của thủ đô Hà Nội 2009 đã làm cho toàn thể người Việt Nam xấu hổ đến ngẩn ngơ. Xấu hổ bởi lẽ Lễ Hội Hoa Xuân là cơ hội mở ra cho thế giới được hiểu: Thế nào là “Văn hóa của bầy ruồi”? Blogger Ðông Ngàn xuất hiện trên TinNhanhBlog.com là tác giả của thuật ngữ “Văn hóa của bầy ruồi”. Ai là người chịu trách nhiệm về hiện tượng văn hóa của bầy ruồi? Câu hỏi này là sự gợi ý để người Việt Nam nghĩ đến quan niệm Xã ước của Jean Jacque Rousseau cuối thế kỷ 18 (1712-1778). Xã ước là ý tưởng rằng: Con người sống hợp quần thành xã hội có nghĩa là giữa con người và xã hội đã hình thành một khế ước gồm hai điều khoản:

Một là: Con người tự nguyên hạn chế tự do cá nhân trên căn bản: tự do của một người có ranh giới là tự do của những người chung quanh.

Hai là: xã hội - Do nhà cầm quyền đại diện - có nghĩa vụ cung ứng cho người dân những nhu cầu của đời sống hợp quần. Trong đó, có hai nhu cầu nền tảng. Nhu cầu thể chất là cơm no, áo ấm. Nhu cầu tinh thần là văn hóa giáo dục thăng hoa.

Từ xã ước của Jean Jacque Rousseau nhìn vào xã hội Việt Nam, chúng ta nhận ra ngay rằng đảng CSVN do mải mê ngụp lặn trong tham ô đã không thi hành điều hai của Xã Ước. Như vậy chế độ Hà Nội phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về biến cố “Văn hóa của bầy ruồi”. Biến cố kia đã hiên ngang và ầm ĩ vẫy vùng ngay giữa thủ đô Hà Nội. Trước khi bị CSVN thống trị, Thăng Long Thành được tiếng là Quê Hương của ngàn năm văn hiến. Giữa muôn vàn điên đảo trong quốc bệnh “văn hóa của bầy ruồi” đảng CSVN không thể viện dẫn lý lẽ rằng người dân quan tâm điều này, không quan tâm điều kia để biện minh cho tội ác chà đạp nhân quyền của chế độ Hà Nội. Bác sĩ y khoa chửa bệnh cho bệnh nhân bằng kiến thức y khoa chuyên biệt chứ không bằng cách chạy theo các loại vi trùng và dược liệu mà bác sĩ cho là bệnh nhân quan tâm. Rõ ràng là không có bệnh nhân nào có đủ kiến thức y khoa để đưa ra những quan tâm khiến bác sĩ phải chạy theo. Sau rất nhiều thập niên bị CSVN giam trói trong hầm hố ngu dân, sau rất nhiều biến cố quay cuồng kiểu “Văn hóa của bầy ruồi”, kiến thức của dân chúng Việt Nam, dưới chế độ CS, về quan hệ giữa kinh tế, chính trị và nhân quyền còn tệ hại hơn kiến thức y khoa của bệnh nhân trong câu chuyện vừa kể. CSVN đã thực sự gian dối, và làm nhục quốc thể khi mang nhóm chữ “Người dân quan tâm” đặt trên bàn thương nghị về Quốc Tế Nhân Quyền.

Xin đừng trốn tránh chủ đề Nhân Quyền bằng cách ẩn nấp đàng sau tấm bảng “Người dân quan tâm về ăn uống, đói no”.

Xin hãy tức thời chấm dứt vở tuồng nói suông về nghèo đói. Hãy hành động chống nghèo đói. Hãy giải thoát người dân khỏi cảnh nghèo đói. Các hành đông giải thoát kia bao gồm:

1./ Liên tục giải thích sâu và rộng cho toàn thể quần chúng Việt Nam đặng biết: CSVN chà đạp nhân quyền là nguyên nhân trọng tâm khiến đất nước nghèo đói triền miên. Nghèo đói cơm áo cũng như nghèo đói văn hóa giáo dục. Cao điểm của nghèo đói văn hóa giáo dục là “Văn hóa của bầy ruồi”.

2./ Can đảm và quyết liệt vận dụng các đòn bẩy của lịch sử để tạo điều kiện buộc đảng CSVN phải đối mặt với thế lực của đại khối quần chúng nổi giận. Trong cuộc đối mặt này CSVN chỉ có thể chọn lựa một trong hai con đường: hoặc là triệt để tôn trọng nhân quyền, hoặc là lập tức chấp nhận luật đào thải khắc nghiệt của lịch sử.

ÐỗTháiNhiên
(http://www.vietvusa.com)

dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Post by dacung »

Mùa Xuân Cách Biệt

TRẦN KHẢI
Việt Báo Chủ Nhật, 1/25/2009, 12:00:00 AM

Việt Nam đã thống nhất từ hơn ba thập niên, nhưng các ngăn cách trong văn hóa vẫn rất nhiều cách biệt. Vì sao như thế? Nền giáo dục hai miền đã thống nhất, và tất cả thanh thiếu niên từ bậc tiểu học tới qua đại học đều chung một học trình từ hơn ba thập niên tới giờ, vậy mà sao khoảng cách văn hóa hai miền vẫn cách biệt? Đó là những điều hết sức lạ lùng, và hiện tượng này đã lộ rõ qua một số chuyện khi hai thành phố lớn - Hà Nội và Sài Gòn - chuẩn bị đón xuân.

Hiện tượng này hẳn là phải nằm sâu hơn là tập quán địa phương. Bởi vì chúng ta thấy rằng sau năm 1975, chính phủ Hà Nội đã áp dụng chính sách tàn bạo có thể gọi là thực dân đối với dân Miền Nam. Nhưng sự căm thù giữa người dân hai miền chỉ trong vài năm là không còn nữa, mà chỉ còn ở các cấp cán bộ và dân. Ngăn cách này thể hiện ở cả cách cư xử hiển lộ ở tầm vóc quốc tế: chính phủ Hà Nội vận động và áp lực hai chính phủ Indonesia và Mã Lai để đập phá hai tấm bia tưởng niệm thuyền nhân tại nơi trước kia là hai trại tị nạn. Thù dai như thế đối với đồng bào mình, mà lại không giấu giếm gì với thế giới, có phải là đặc chất Việt Nam hay đặc chất cộng sản? Hay là đặc chất tổng hợp hay đã bị biến chất? Có một điều chắc chắn có thể thấy: văn hóa Miền Nam, dù là sau khi đã bị "thực dân hóa từ Hà Nội" hơn ba thập niên, không thể nào thù dai như thế. Không tin, cứ hỏi người dân Sài Gòn hay Cần Thơ thì biết. Bởi thế, nền văn hóa Miền Nam đơn giản và bao dung đã thu hút rất nhiều người Miền Bắc vào lập nghiệp, mà rồi không kỳ thị gì.

Trong những ngày chuẩn bị xuân, hai miền lại thấy cách biệt ngay ở Hà Nội và Sài Gòn. Thí dụ, như chuyện phố hoa. Trong khi các phố hoa tổ chức ở Sài Gòn đã nhiều thập niên, thực tế là từ nhiều năm trước 1975 khi toàn bộ con đường Nguyễn Huệ (quận 1, Sài Gòn) biến thành con đường hoa mừng xuân, mọi chuyện vẫn êm đẹp, dịu dàng. Nhưng tại Hà Nội, lần đầu năm nay mới làm phố hoa, thì ngăn cách văn hóa thấy rõ một trời cách biệt.

Bản tin thông tấn nhà nước VnExpress đang ngày 1-1-2009 cho thấy hình ảnh rực rỡ ngay ở nhan đề "Rộn rã lễ hội phố hoa Hà Nội," và rồi các dòng đầu bản tin ghi lên một câu chuyện hứa hẹn là sẽ vui, êm đềm:

"Chiều 31/12, hàng nghìn du khách đã đổ về khu vực hồ Hoàn Kiếm, dọc phố Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) để đón xem nghệ thuật sắp đặt hoa và các sản phẩm thủ công..."

Vậy mà chỉ vài ngày sau, chưa quá ba ngày, bản tin cùng thông tấn này đăng vào ngày 3-1-2009, có nhan đề cũng "rực rỡ' theo một dạng khác. Bản tin nhan đề "Tan hoang phố hoa Hà Nội," có dòng đầu là:

"Một ngày sau khi khai mạc (31/12), phố hoa bên hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã tan hoang, nhiều bông hoa bị nhổ, cánh héo quắt do không chăm sóc."

Tại sao như thế? Có phải là dân Hà Nội không thích hoa, nên mới vô tình như thế? Không phải. Bởi vì dân quá thích hoa, nên mới tới gần mà chụp hình, và ngắt vội mấy cành về nhà làm tài sản riêng. Trời ạ, đúng là phong thái người cán bộ cộng sản gộc: cứ thấy tài sản chung, là vô tư cầm về làm của riêng. Nhìn lại Sài Gòn, đâu có tác phong này, dù là đã hơn ba thập niên bị đồng hóa bằng mọi cách.

Thế cho nên, nói chi hai bia đá tượng đài thuyền nhân. Phải chi Nông Đức Mạnh cứ để yên các tượng đài này, đích thân tới trước tượng đài để thắp nhang tưởng niệm các thuyền nhân đã chết ngoài biển, thì sẽ chiêu dụ thêm biết bao nhiêu là những con nhạn về quê tìm chùm khế ngọt.

Một hình ảnh nữa của chuyện mừng xuân là các Phố Ong Đồ. Trong khi các hình ảnh ông đồ ngồi vỉa hè Sài Gòn từ nhiều thập niên là cái gì tự nhiên, và bây giờ gom lại làm các khu phố ông đồ thì vẫn êm thắm, không có gì là lạ lùng. Chuyện thư pháp ầm ĩ trên báo chí Hà Nội nhiều năm nay thực sự là cái gì rất là hồn dân tộc, tuy rằng nét bút trong thế kỷ mới phải là khác, nét tân kỳ của người tân học phải là khác, nhưng mỗi nét mực trên tờ giấy hoa tiên vẫn là một tấm lòng với văn hóa quê nhà. Một cái gì phảng phất hồn nước.

Sài Gòn không chỉ một Phố Ong Đồ, mà là nhiều. Trước đây hai "phố ông đồ" cũ đã thành hình từ năm 2003 tại Nhà văn hóa thanh niên (quận 1) và lề đường Trương Định (quận 3), bây giờ một "phố ông đồ" nữa đã được một CLB Thư pháp chữ Việt tổ chức sinh hoạt trước mặt tiền Cung văn hóa Lao động TP Sài Gòn ( thời Tây xưa kia là Cercle Sportif Saigonnais, sát bên vườn Tao Đàn, gọi tắt là Hội Xẹc). Tại địa chỉ mới này, có hơn 20 "chiếu" giấy, mực của phần lớn là các ông đồ, cô đồ thật trẻ trung. Cùng với các nhà thư pháp kỳ cựu, các anh chị em cặm cụi múa bút viết tặng và bán tranh thư pháp, thư họa, thủy mặc…, cho bà con - cả khách nước ngoài - yêu nét đẹp tao nhã, phóng dật của chữ Việt được trình bày trên lụa, đá, giấy hồng điều, giấy dó…

Lặng lẽ ngồi, vẽ hồn nước. Tuyệt vời. Thế mới gọi là tết. Chúng ta không thấy có gì làm công an thắc mắc, hay ngược lại chưa thấy có chuyện công an tới đòi tiền bảo kê tại Sài Gòn. Hay ít nhất, cũng chưa có chuyện để đưa lên mặt báo.

Vậy mà, Phố Ong Đồ Hà Nội lại có chuyện. Công an tới làm ầm ĩ, đưa xe xúc các ông đồ ngồi vỉa hè, bắt phải vào ngồi nơi bàn ghế, có nhà dù che nắng… Nghĩa làm dù là mang theo hồn dân tộc, các ông đồ vẫn bị cấm ngồi ở lề trái, mà phải ngồi theo lề phải. Và sẽ được bảo kê kiểu "cưa đôi." Trời ạ, giá bảo kê này đắt quá. Dù là trùm băng đảng Năm Cam cũng may ra là lấy gái "tứ lục" cho hợp đạo nghĩa giang hồ. Thậm chí tới như chơi bảnh, có thể mời các công ty du lịch chi trả cho khoản tiền bảo kê này thì đẹp biết mấy.

Bởi vậy các ông đồ Hà Nội mới bất mãn. Không phải vì chuyện tiền, nhưng vì cách đối xử thiếu văn hóa với những người đang lưu giữ hồn dân tộc.

Báo Đất Việt trong ngày 20-1-2009 có bản tin nhan đề "Xung đột ở phố Ông đồ," đã cho thấy ngay tình hình có những người đặt bục công an ngay giữa lòng phố các cụ đồ. Bản tin viết:

"Phố Ông đồ khai trương trong không khí khá căng thẳng giữa các thư pháp gia bám trụ lâu năm trên hè đường Văn Miếu (Hà Nội) với Ban tổ chức gồm: Công ty Bảo tồn Di sản Văn hóa Việt và Câu lạc bộ Unesco thư pháp Việt Nam.

Một bên đường Văn Miếu là các dãy lều bạt và bàn ghế ngay ngắn, thẳng hàng với sự tham gia của CLB UNESCO thư pháp Việt Nam, nhóm Nhị Thập Bát Tú, nhóm thư pháp ĐH KHXH&NV; bên kia là nhóm ông đồ quen thuộc tại con phố này, nhưng đứng ngoài "cuộc chơi", bàn tán trong bức xúc…

Khoảng gần 20 ông đồ thường cho chữ ở Văn Miếu từ nhiều năm nay, quyết định treo lên hè tường những câu chữ thư pháp để phản đối: "Ông đồ vỉa hè, cụ nghè ngồi xổm", "Phản đối viết chữ vì tiền"...

Theo đề án từ Ban tổ chức, phố Ông đồ tại đường Văn Miếu - Quốc Tử Giám hoạt động từ 8h30 đến 21h30 hằng ngày, kéo dài từ ngày 19/1 đến 9/2. Phố quy tụ 18 gian hàng viết chữ theo nhiều trường phái thư pháp như: hành, chân, triện, lệ, thảo và thư pháp quốc ngữ, vẽ tranh phong thủy... trên các chất liệu giấy, lụa, trúc, đá…, đồng thời triển lãm tác phẩm của những nhà thư pháp nổi tiếng Hà Nội. Theo Ban tổ chức, đây là một cách giúp hoạt động truyền thống này đi vào quy củ, văn minh hơn, thể hiện nét văn hóa thanh lịch người Thủ đô trong mắt du khách thập phương.

Tuy nhiên, các ông đồ phố Văn Miếu quyết định "tẩy chay" dự án này, dù đã nhận được lời mời. Thư pháp gia Trần Lụa lên tiếng: "Ban tổ chức đòi chia tỷ lệ 50 - 50, nghĩa là cứ bán được một tờ giấy thì họ thu 50%. Chúng tôi không chấp nhận cách cào bằng". Ông Lụa còn cho rằng, Ban tổ chức đã chiếm hết chỗ của các ông đồ, khiến họ không còn được ngồi tự do như trước đây. Một thư pháp gia khác nhận định, việc làm này của Ban tổ chức là một kiểu "kinh doanh sức lao động của các ông đồ".

Hình thức hoạt động của phố Ông đồ vấp phải nhiều phản đối. Tiến sĩ Cung Khắc Lược, được nhiều người coi là một trong "tứ trụ Thư pháp Việt Nam" (cùng các bậc lão thành về thư pháp: Lê Xuân Hoà, Nguyễn Văn Bách, Lại Cao Nguyện) khẳng định, ông bất đồng với Ban tổ chức không phải về tài chính, bởi ông sẵn sàng tặng chữ miễn phí. Theo ông, cách dựng lều mà Ban tổ chức thực hiện là thiếu hiểu biết. "Tôi là một trong những người đầu tiên ngồi ở nơi này viết chữ. Tôi không tham gia vào các gian hàng vì không quen với các dãy lều đỏ. Văn Miếu ngày xưa rất nhiều ông nghè ngồi, dù không làm nhà, lều mà vẫn làm đẹp cho văn hóa Thăng Long", ông Lược nói gay gắt…" (hết trích)

Trời ạ. Chuyện đơn giản thế, vậy mà nhà nước vẫn không giải quyết được. Đáng lý ra, nhà nước còn phải mời các ông đồ vào, cho ngồi miễn phí, khỏi có chuyện "cưa đôi" hay "tứ lục" làm chi. Mà còn phải trao tặng các ông đồ tiền giấy, mực… Hãy xem Nam Hàn khi mở cuộc vận động du lịch có tên là Korea Sparkling (Triều Tiên Lấp Lánh), quảng cáo cả trên truyền hình Mỹ CNN, mời gọi du khách toàn cầu tới thăm, đã mở nhiều lễ hội múa hát, biểu diễn võ thuật… và không hề lấy "tiền bảo kê" các ca sĩ hay võ sư, mà còn trả tiền cho họ nữa.

Không chỉ vì chuyện du lịch, mà vì còn phải cảm ơn vì họ đã hiển lộ được hồn dân tộc cho cả thế giới xem. Việt Nam cũng cần đối xử với các cụ đồ như thế. Hình ảnh một cụ đồ, một thiếu nữ ngồi bên phố, vẽ các chữ chúc xuân… có sức mạnh hơn cả guồng máy tuyên truyền của Bộ Du Lịch.

Và để nhắc tới ước mơ dân chủ cho cả nước, nơi đây xin chép lại bài thơ của Tiến Sĩ Hà Sĩ Phu cho Xuân Kỷ Sửu 2009:

Xuân bất tái lai

(Tết con Trâu nhớ về Hà Nội)

Đất đã nảy trăm phường địa tặc
Trời lại hành một trận thiên tai
Chuột dẫu rút, lưu manh còn đó
Trâu đang về…vẫn ách trên vai ?
Than/cười rằng… Xuân bất tái lai!

Sau cùng, xin gửi lời chúc Xuân tới quê nhà, cầu nguyện cho sớm có mùa xuân dân chủ đa nguyên đa đảng.

TRẦN KHẢI

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Chúc Mừng Năm Mới anh Đắc Ứng.
Cám ơn anh rinh một bài hay về, mời anh và các bạn đọc bài thơ tức cảnh chiều 30 Tết của Hà Sĩ Phu


------------------------



ÔNG ĐỒ VẪN CÒN ĐÓ
(tức cảnh chiều 30 Tết)

Hà Sĩ Phu


(Kính tặng hương hồn cố thi sĩ Vũ Đình Liên)



Người muôn năm cũ hồn ở đâu
Giao thời mõm Chuột gối đầu Trâu
Thư pháp không “đô”, Đồ cũng giẹp
Văn/Ôn vật nghìn năm cứt lộn đầu

Cuộc chiến dùi cui với bút lông
Bút thành vũ khí, thủ và công.
Bàn tay hắn chỉ theo đường ấy
Non nước về đâu có biết không?

Chữ TÂM chữ NHẪN giật đi rồi
Chữ TĨNH thôi đừng dán khắp nơi
Chữ ĐỒNG chữ TIẾN sao không viết
Cải Á, trừ mau hận giống nòi ?

Thư pháp hay là Nhân pháp đây
Gian thần cũng phượng múa rồng bay
Mực “Tàu”, giấy “Đỏ” làm Chiêu Thống
Chớ để qua đường không ai hay!

Ông Đồ vẫn còn đó
Còn đau nỗi nước này !

Chiều 30 Tết Kỷ Sửu 2009

Hà Sĩ Phu


Image


Bàn tay hắn chỉ theo đường ấy
Non nước về đâu có biết không ?



Image



Chữ TÂM chữ NHẪN giật đi rồi
Chữ TĨNH thôi đừng dán khắp nơi
Chữ ĐỒNG chữ TIẾN sao không viết
Cải Á, trừ mau hận giống nòi ?

dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Post by dacung »

Cám ơn anh PD.

Năm mới tôi cũng xin chúc anh cùng tất cả quý anh HNC luôn luôn khoẻ mạnh, chí khí mãi mãi ngất trời để đưa tin đến bà con xem!


Ðại sứ Việt Cộng chỉ trích dân biểu Mỹ gốc Việt!

Ðại sứ Việt Cộng tại Hoa Kỳ, ông Lê Công Phụng, nặng lời chỉ trích dân biểu Cao Quang Ánh, khi ông Phụng trả lời một câu hỏi của đài BBC; ông Phụng nói:

"Chắc nhiều người mừng khi ông Joseph Cao trở thành nghị sĩ người Việt đầu tiên. Chúng tôi chưa tiếp xúc với ông ấy, cũng chưa phê phán. Nhưng tôi nghĩ thế này, đến ông Obama làm đến tổng thống thì ông ấy vẫn là người gốc Kenya.

Bà con người Việt ở đây muốn làm đến tổng thống, thủ tướng thì vẫn là người Việt.. Mà nếu lại đi nói xấu Việt Nam, người nghe cũng cảm thấy mình không đứng đắn lắm".

"Chúng tôi mong muốn tất cả những người Việt có gì thì góp ý thẳng thắn với đồng bào trong nước, có gì chỉ trích thì cứ chỉ trích, nhưng không nên chống lại đồng bào mình".

"Còn hệ thống chính trị, có thể có nhiều ý kiến khác nhau, và chúng ta chấp nhận sự khác nhau để cùng tồn tại trong cộng đồng người Việt."

Chỉ nói có một câu 151 chữ mà ông Phụng đã phạm vào vô số lỗi lầm.

Lỗi lầm thứ nhất là inconsistency, một lỗi cấu trúc hành văn, nếu phê phán ông trên góc cạnh biên tập. Inconsistency là bất nhất, ông Phụng bất nhất vì câu trước ông nói, "Chúng tôi chưa tiếp xúc với ông ấy, cũng chưa phê phán". Rồi ngay câu sau ông lại nói, "Bà con người Việt ở đây muốn làm đến tổng thống, thủ tướng thì vẫn là người Việt. Mà nếu lại đi nói xấu Việt Nam, người nghe cũng cảm thấy mình không đứng đắn lắm".

Ông bảo ông Ánh "không đứng đắn lắm" thì câu đó có phải là phê phán không? Ông sợ gì, sợ ai mà chối, không dám nhận là mình phê phán ông Ánh?

Nhưng ông Ánh nói gì "chạm nọc" đảng Việt Cộng đến mức ông Phụng chỉ trích ông Ánh là "không đứng đắn lắm"? Ông Ánh chỉ tuyên bố một điều mà mọi người Việt Nam hải ngoại và quốc nội đều đồng ý là cần bắt nhốt Việt Cộng trở vào cũi CPC.

Chỉ phê bình ông Phụng về cái lỗi cấu trúc hành văn, tôi tự cho mình là đã nhân nhượng lắm với ông đại sứ Việt Cộng, đối tượng xét ra không nên nhân nhượng.

Phê bình trên góc cạnh nhân sinh quan, cái lỗi bất nhất của ông Phụng, có thể được ngôn từ dân gian mô tả là "ăn đằng sóng, nói đằng gió", hay ăn nói tráo trở.

Một lỗi nhỏ khác là danh xưng: ông Ánh không là nghị sĩ, mà là dân biểu; lỗi lầm khác nữa, lớn hơn, nằm trong câu "Chắc nhiều người mừng khi ông Joseph Cao trở thành nghị sĩ người Việt đầu tiên", câu này hàm chứa đôi chút ganh ghét đối với "nhiều người" Việt mừng ông Ánh, và chắc chắn trong số "nhiều người" Việt này không có Lê Công Phụng.

Lý do khiến nhiều người mừng ông Ánh, một người Việt Nam đắc cử vào hạ viện liên bang, vì họ là người Việt Nam; ông Phụng không mừng mà còn chỉ trích những người mừng ông Ánh vì ông Phụng không phải là người Việt Nam, mà là người Việt Cộng, những người cũng có máu mủ Việt Nam nhưng lạc giống.

Ông Phụng còn lấy thí dụ Obama ra để "ngụ ngôn" người Việt Nam trong câu, "Nhưng tôi nghĩ thế này, đến ông Obama làm đến tổng thống thì ông ấy vẫn là người gốc Kenya"; nói hươu, nói vượn, nhưng ông Phụng vẫn chỉ nói quanh, ví von, thí dụ lẩm cẩm. Thử đặt giả thuyết một cuộc binh biến tại Kenya đưa một bọn du côn, chuyên cướp của, giết người, phá nhà thờ, phá chùa, hành hạ, giam giữ nhà tu, lên nắm chính quyền Kenya thì liệu ông Obama, gốc người Kenya có ủng hộ bọn du côn này không.

Một câu nói nhảm nữa là, "Chúng tôi mong muốn tất cả những người Việt có gì thì góp ý thẳng thắn với đồng bào trong nước, có gì chỉ trích thì cứ chỉ trích, nhưng không nên chống lại đồng bào mình".

Chưa bao giờ người Việt hải ngoại chống lại "đồng bào trong nước", 4 chữ bị ông Phụng đánh lộn sòng để tự nhận ông là đồng bào của chúng tôi. Ông muốn chúng tôi coi ông như đại sứ Việt Nam, trong lúc thật sự ông chỉ là đại sứ Việt Cộng, đại diện cho một chính quyền đảng cướp, không do bất cứ một cử tri Việt Nam nào bầu ra cả.

Tôi thách thức ông Phụng làm một cuộc thử nghiệm để tìm xem ông là đại sứ Việt Nam hay là đại sứ Việt Cộng: mời ông xuống Houston đi ăn bún chả Canvas với tôi để xem thái độ của người Việt Nam đối với ông như thế nào. Chỉ cần nhận lời tôi mời cũng đủ chứng tỏ ông bản lãnh hơn ông Nguyễn Tấn Dũng nhiều lắm.

Hơn ở chỗ ông Dũng tuy tên là Dũng mà chẳng dũng tí nào, trái lại rất hèn. Đã đến Houston, nơi có trăm rưởi ngàn người Việt Nam sinh sống mà không dám đến thăm người Việt Nam, cũng không dám lú ra cửa sổ khách sạn vẫy tay chào mừng hàng chục ngàn người kéo đến cổng khách sạn dàn chào ông; trong lúc ông tên Công Phụng múa như công, như phụng, dù không múa khoe mã, khoe lông mà múa lưỡi để khoe tài nói lảm nhảm, không đâu vào đâu cả.

Nguyễn Ðạt Thịnh

dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Post by dacung »

Ông Đồ và Hoa Đào

Tuesday, January 27, 2009
Ngô Nhân Dụng

Mỗi năm hoa đào nở,
Lại thấy ông đồ già
Bày mực Tầu, giấy đỏ
Bên phố đông người qua

Các học sinh ở Sài Gòn trước năm 1975, không ai không biết mấy câu thơ cổ của Vũ Ðình Liên. Hầu như thầy giáo, cô giáo dạy văn nào cũng dạy bài thơ đó, một bài thơ chân phương mộc mạc, với những nét chấm phá đẹp và buồn. Ông Ðồ, hai chữ đó hàm ý kính trọng. Vì chỉ các nhà Nho, có thể làm thầy dạy người ta chữ nghĩa Thánh Hiền mới mang danh hiệu đó. Bài thơ này Vũ Ðình Liên viết năm 1936, thời văn hóa Nho giáo tuy đã mất địa vị xã hội nhưng vẫn còn ảnh hưởng mạnh trong luân lý, đạo đức trên lối sống hàng ngày của dân Việt Nam. Nhưng đời sống, tín ngưỡng, và quan niệm thẩm mỹ đã đổi nhiều; người ta không còn thưởng thức được nét chữ đẹp của các ông Ðồ như xưa nữa. Ít người treo câu đối, ít người muốn treo những bức đại tự trên tường để đón Xuân, người ta cũng không còn chuộng mầu giấy đỏ thẫm và mầu mực đen. Cho nên trước đây hơn 70 năm Vũ Ðình Liên đã nhìn thấy cảnh tiêu điều:

Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay.

Năm 1982 thi sĩ Vũ Ðình Liên đã 70 tuổi, ông viết thêm một bài “Bóng Ông Ðồ.” Trong thành phố Hà Nội cũ kỹ, không ngờ ông còn thấy những ông đồ về ngồi ngay chỗ cũ trên hè phố, tuy khăn áo đã bạc mầu:

Ông đồ vẫn ngồi đấy
Khăn áo bạc màu dưa
Nhắc cho người qua thấy
Lẽ Nhân đạo, Thiên cơ

Năm 1982 là năm đói và rét ở miền Bắc Việt Nam dưới chế độ kinh tế bao cấp theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chắc bài thơ Xuân này cũng giúp cho tác giả được một số tiền nhuận bút để vui Xuân, 14 năm trước khi cụ qua đời. Việc làm thơ của mình, cũng giống công việc viết chữ của các ông đồ đã trở lại, tác giả nhìn thấy như một món nợ từ kiếp trước:

Người chết nghiệp không chết
Nợ tiền kiếp luân hồi

Trong thời cực thịnh của chủ nghĩa cộng sản giáo điều ở Việt Nam, luân lý Nho Giáo đã bị ông Mao Trạch Ðông đả phá, ông Hồ Chí Minh bắt toàn dân học khẩu hiệu “Trung với Ðảng,” lấy Ðảng thay cho Vua, lấy chính trị thay cho đạo đức học. Các ông đồ lúc đó còn được bầy giấy bút viết trên lề đường mà không bị quốc doanh hóa, không bị “đánh tư sản;” phải coi đó là một ân huệ của đảng và nhà nước cộng sản. Cho nên, dưới “sự chỉ đạo văn nghệ” của đảng, thi sĩ kết thúc bài thơ rất đúng lập trường như sau:

Cách mạng là nhân nghĩa
Ông đồ là thi thư
Chữ tuôn dòng Thiện Mỹ
Từ ngón tay ông đồ

(1982)

Làm bổn phận với các cán bộ chi tiền nhuận bút của đảng bằng lời suy tôn coi “Cách Mạng (viết hoa) chính là nhân nghĩa (viết chữ thường); xong rồi Ông Ðồ Vũ Ðình Liên chỉ khiêm tốn nhận vai trò của mình là “thi thư.” Không biết hai chữ “thi thư” đó nghĩa là gì, đó là danh từ hay động từ, nghe thì thấy nó ngô nghê, rõ ràng ghép vào lấy lệ cho đủ 4 câu 5 chữ.

Những lời ca tụng đảng và nhà nước cố ý viết một cách ngây ngô này là một kiểu “xỏ lá” của giới sĩ phu Bắc Hà khi phải uốn mình viết theo lệnh cán bộ, mà trong tay không còn thứ vũ khí nào ngoài tài trào phúng. Bài thơ năm 1982 này khác hẳn phong thái thong dong với những âm thanh và ý tứ bay bổng, đã chấm dứt bài thơ năm cũ khi để lại một dư vị mang mang nhớ tiếc:

Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?

(1936)

Vũ Ðình Liên may mắn đã qua đời năm 1996, cho nên cụ không phải trông thấy cảnh các ông đồ dưới chế độ Nông Ðức Mạnh, Nguyễn Tấn Dũng năm 2008, 09 này!

Như quý vị đã đọc và coi hình ảnh trên Người Việt hoặc các mạng lưới khác, các ông đồ Hà Nội đã bị đảng và nhà nước cộng sản đè ra, áp dụng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Khi các ông không chịu vào “công xã viết” của nhà nước thì công an sẵn sàng đem dùi cui đánh chữ nghĩa!

Từ khi đảng cộng sản thả cho dân làm ăn để tham nhũng trục lợi, người Việt nào có đồng ra đồng vào cũng bắt đầu tìm lại nếp sống xưa. Người ta dám trưng bầy cảnh sung túc mới của mình. Ngày xưa dân muốn ăn thịt con gà cũng không dám chặt thịt bằng dao, bằng thớt, sợ hàng xóm nghe thấy sẽ bị “kiểm điểm.” (Dân Hà Nội là thủy tổ khai sáng món thịt gà xé bằng tay). Nhưng bây giờ những tay tư bản đỏ sẵn sàng khoe mình có tiền mua xe sang, ở nhà sang; thì người dân nghèo nhất cũng cố đi “thỉnh” mấy chữ Nhân, chữ Nghĩa, chữ Hòa, chữ Nhẫn (chữ này cần nhất, nếu không sống không nổi) đem về treo trên vách, trên cửa trong ba ngày Tết.

Nhưng cái cảnh các cụ “bầy mực Tầu giấy đỏ - bên phố đông người qua” giống như các cụ đồ hàng ngàn năm ở đất Thăng Long cũ như vậy, là “làm ăn theo lối cá thể,” không còn thích hợp với nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa của thời đại Nông Ðức Mạnh, với những tổng công ty và tập đoàn kinh tế theo kiểu Nguyễn Tấn Dũng.

Cho nên mới có anh cán bộ ma lanh nó nhìn thấy cảnh Phố Ông Ðồ là một cơ hội để đảng viên không phải làm mà vẫn được ăn chia! Cái đó các đồng chí gọi là kinh tế thị trường.

Làm cách nào để mình có thể ăn chia tứ lục trên công phu gò lưng ngồi viết của các ông đồ? Muốn vậy phải trông cậy vào ủy ban nhân dân của thành phố Hà Nội! Lê Nin đã viết “nhà nước và cách mạng” làm kim chỉ nam. Khi nhà nước ghé vào ăn ké mấy miếng, sẽ không ai dám cãi lại nền chuyên chính vô sản. Cái đó các đồng chí gọi là định hướng xã hội chủ nghĩa!

Thế là những cái lều được dựng lên, các ông đồ được “tập trung cải tạo” dưới sự chỉ đạo của các cô gái thu tiền. Công viết được tính đồng đẳng theo lối cộng sản hóa. Ngày xưa còn làm ăn cá thể, các cụ chẳng thèm ra giá bao giờ. Ai thích chữ đẹp thì biếu nhiều, ai không có mắt tinh đời đưa ít thì cụ cười khà, nháy một cái ra cái điều ở đời “Biết lòng ai đỏ mắt ai xanh?” (Thơ Vũ Hoàng Chương, sau 1975). Nhưng người sành điệu “thỉnh chữ” mà không đi “mua chữ;” các cụ đồ “cho chữ” chứ không ai “bán chữ.” Bây giờ, nhà nước cộng sản đã tập trung cải tạo các ông đồ, lại còn “siêu thị hóa” việc viết lách. Các cán bộ định giá nhiều chữ nhiều tiền ít chữ ít tiền, giấy lớn chữ lớn thì giá đắt, giấy nhỏ chữ nhỏ giá rẻ, vân vân, văn minh không khác gì Wal-Mart hay Cotsco bên Mỹ! Ðó là kinh tế thị trường! Và nhà nước đứng làm chủ hồ, lấy sâu! Có người nói ngày xưa Năm Cam mở sòng bài còn chia tứ lục cho tay em, bây giờ đảng làm ăn chính thức nên cứa đôi, lấy béng 50%. Ðó gọi là định hướng xã hội chủ nghĩa!

Nhưng các ông đồ đất Thăng Long ngày nay không còn nhút nhát như thời 1982 nữa. Nhiều ông đã từ chối không chịu vào “hợp tác xã” cho đảng lãnh đạo! Cho nên mới có cảnh dùi cui đối phó với chữ nghĩa! Nó cũng chứng tỏ câu “Con giun xéo lắm cũng quằn” đời nào cũng đúng.

Tết năm nay dân Hà Nội được coi màn kịch Dùi Cui Ðại Náo Phố Ông Ðồ, đủ đem kể với nhau làm chuyện cười vui trong ba ngày Tết.

Ðể bù lại với một cảnh buồn. Ðó là cảnh Hội Phố Hoa Hà Nội, ở phố Ðinh Tiên Hoàng bên bờ Hồ Hoàn Kiếm.

Tháng trước một tờ báo trong nước loan tin “Rộn rã lễ hội phố hoa Hà Nội”: Ngày 31 Tháng Mười Hai năm 2008 hàng ngàn du khách đã kéo nhau về Hội Phố Hoa để thưởng thức nghệ thuật cắm hoa của thủ đô Hà Nội.

Ba ngày sau, vẫn trên mạng lưới tờ báo này, là bản tin cho biết phố hoa đã tan hoang rồi! Dân đi coi hoa vì yêu hoa quá nên có người bẻ, có người nhổ, “thương gì đến ngọc, tiếc gì đến hoa!”

Ðọc tin trên, chúng tôi nhớ đã nhận được một đoạn video của bạn bè, nhiều người cùng gửi một đoạn trong youtube hồi cách đây mấy tháng. (

Mở địa chỉ ra, sẽ thấy cảnh thanh niên, thiếu nữ Hà Nội đi dự lễ hội hoa anh đào Nhật Bản tại Việt Nam, Sukura Festival in Vietnam, tổ chức vào đầu Tháng Tư năm 2008. Họ dự lễ như thế nào?

Thế này: Mạnh ai nấy chôm: hái, ngắt, vặt, bẻ, giật, có dao dùng dao, có kéo dùng kéo, vừa bẻ trộm hoa công khai giữa ban ngày, vừa hò hét, kêu gọi nhau ơi ới (Mày ơi, sao nó bẻ được cành to tướng kia kìa!) Trong chốc lát, những cây hoa anh đào Nhật Bản đã biến thành những cành cây trơ trụi đứng trên một bãi rác. Tác phẩm của nền văn hóa chụp giật của Chủ Nghĩa Cộng Hòa Xã Hội Việt Nam (tôi không biết mình có nhớ đúng tên gọi như thế hay không).

Tại sao tư cách con người lại xuống thấp đến như vậy?

Chỉ vì có những trẻ em lớn lên chỉ thấy những tấm gương Bùi Tiến Dũng, Mai Văn Dâu, Nguyễn Tấn Dũng, Nông Ðức Mạnh, Huỳnh Ngọc Sỹ, Hồ Chí Minh, Lương Quốc Dũng, Nguyễn Việt Tiến. Các em không được học tấm gương những “Ông Ðồ” như Nguyễn Khuyến, như Nguyễn Văn Giai, như Nguyễn Tri Phương hay Hoàng Diệu; vì những người đó chưa giác ngộ chủ nghĩa Mác Lê Nin.

Lớp thanh niên được đào tạo với “tư tưởng” đặt lòng trung với đảng lên cao nhất của Hồ Chí Minh, cho nên mới có cảnh hai xe vận tải đụng nhau trên Quốc Lộ 1 ở Huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh, các tài xế bị thương nhưng người ta xúm tới mà không ai cứu hết. Vì toàn dân còn lo hôi của, lo cướp những trái cây từ chiếc xe đổ lăn ra đường! Trong cảnh hồ hởi thi đua hôi của đó, có anh lơ đễnh để mất 2 chiếc xe gắn máy nữa! Trên đầu những thằng ăn cướp có những thằng ăn cướp, trên đầu nó lại có những thằng ăn cướp khác. Và trên cùng là ai? Hà Sĩ Phu gọi là Phường Ðịa Tặc (khác hải tặc!)

Cả một chế độ đã giết chết ý thức về công ích trong mấy thế hệ thiếu nhi. Khi bọn lãnh đạo đảng chỉ biết dùng tiền để mua chuộc lẫn nhau và dùng dùi cui, còng số tám để đối phó với dân, nhìn đâu cũng thấy cơ hội kiếm tiền bất nghĩa; thử hỏi làm sao các em không bắt chước thói sử dụng bạo lực, gian trá và trò ăn cướp?

Cho nên Hà Sĩ Phu, một ông đồ thời đại mới, đã viết mấy dòng thơ Tết khi nhớ về quê hương Hà Nội như sau:

Ðất đã nảy trăm phường địa tặc
Trời lại hành một trận thiên tai
Chuột dẫu rút, lưu manh còn đó
Trâu đang về vẫn ách trên vai?

(Tết con Trâu nhớ về Hà Nội)

dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Post by dacung »

Tháng Tư Ðen không gởi tiền, không về Việt Nam

Wednesday, February 04, 2009
Võ Long Triều


Lời đề nghị của nhà văn Huy Phương là không gởi tiền, không về Việt Nam có thể đánh thức được lòng yêu nước của những người tị nạn cộng sản hay không?

Có hâm nóng được lập trường chống độc tài, quân phiệt của đảng cộng sản không?

Sẽ gởi được một thông điệp cho đồng bào trong nước hay không? Rằng đồng hương ở hải ngoại cùng một lòng với họ, trường kỳ đấu tranh bằng mọi phương cách, giành cho bằng được tự do dân chủ và nhân quyền cho nhân dân Việt Nam?

Có thể chứng minh được rằng cộng đồng người Việt ở nước ngoài là một lực đối kháng đáng kể với cộng sản hay không?

Ðể giải đáp những câu hỏi trên đây, mỗi người chúng ta phải tự ý trả lời cho chính mình bởi vì nó lệ thuộc vào quyết định của cá nhân mình. Mặt khác muốn giải đáp những câu hỏi trên còn phải nhờ vào các công ty du lịch xem họ có bằng lòng nhắc nhở hay không những đồng hương của mình nếu những người nầy chưa nghe thấy lời kêu gọi đó? Và còn phải nhờ vào các hội đoàn, tổ chức, nhân sĩ ở hải ngoại có hết lòng vận động với những thành viên và người thân của mình hay không? Quan trọng hơn nữa là phải nhờ vào giới truyền thông báo chí Việt Nam ở hải ngoại có sẵn lòng tiếp tay phổ biến rộng rãi đề nghị nêu trên hay không?

Thiết nghĩ nếu chỉ chấp nhận không gởi tiền, không về Việt Nam thăm viếng thân nhân “trong Tháng Tư Ðen” mà thôi, điều đó không khó thực hiện. Gởi tiền trước hay sau một tháng, về thăm gia đình trước hay sau một tháng xét cho cùng không phương hại gì cho người bên nầy hay người thân bên kia ở trong xứ. Nhưng nếu thực hiện được điều đó chúng ta chứng tỏ được sự đoàn kết và quyết tâm của cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản.

Mẫu số chung mà cộng đồng chúng ta mặc nhiên chấp nhận là đấu tranh giành lại tự do dân chủ cho quê hương đất nước. Nhưng chúng ta chưa tập hợp được một sự đoàn kết thống nhứt tư tưởng và kế hoạch đấu tranh. Chúng ta chưa thành lập được một tổ chức lãnh đạo cuộc đấu tranh có kỷ luật và hiệu quả.

Ðối đầu với một đảng cộng sản gian xảo, mưu mô quỉ quyệt có kỷ luật thép mà chúng ta cứ hời hợt sử dụng sự tự do quá trớn, sự nghi kỵ tranh giành hay đặt tự ái cá nhân lên trên quyền lợi của đất nước, thử hỏi làm sao và bao giờ chúng ta mới thấy đảng cộng sản tan rã và bọn cầm quyền Hà Nội tản hàng tẩu thoát?

Xưa nay giới người tị nạn cộng sản sống ở nước ngoài thường có thái độ “năm người mười ý” và thường đố kỵ nhau nhiều hơn là hợp tác. Nhưng tôi hy vọng lần nầy đồng hương chúng ta một lòng hiệp sức phát động một phong trào rất dễ thực hiện. Bề ngoài nó có giá trị tượng trưng nhưng thực tế nó rất quan trọng. Bởi vì thực hiện được điều đó, đánh dấu được một tháng tư không có ngoại tệ của kiều bào gởi về, trừ những trường hợp bất khả kháng, nếu sân bay Saigon và Hà Nội vắng bóng Việt Kiều điều đó nói lên sự phản kháng của chúng ta, những người tị nạn cộng sản đang lên án bọn rước voi về dầy mả tổ, bọn người mù quáng tự nguyện làm nghĩa vụ quốc tế để bành trướng một chủ nghĩa vô luân tàn ác, lỗi thời bị cả thế giới lên án.

Chúng ta phản kháng bọn người tôn thờ một cách mù quáng chủ nghĩa sai trái vô luân, nếu Tố Hữu không “thương cha thương một, thương Staline thương mười” và nếu Lê Duẩn và đồng bọn không xua quân nướng hàng trăm ngàn binh sĩ bên nầy và bên kia vĩ tuyến 17, theo lệnh của Liên-Xô và Trung Quốc, thì sẽ không có máu đổ thịt rơi xương chất thành núi, sẽ không có những trại cải tạo tàn nhẫn ác độc kiểu Goulag của Liên Xô. Và sẽ không có hàng trăm ngàn người Việt bỏ xác ở biển sâu rừng rậm vì trốn nạn cộng sản phải liều chết bỏ xứ ra đi .

Nếu cộng sản Hà Nội không có tham vọng điên rồ, không làm tay sai thực hiện nghĩa vụ quốc tế thì bây giờ nước Việt Nam sẽ giống như Ðông-Tây Ðức, lần hồi sẽ xóa bỏ quá khứ và thống nhất sơn hà, hoặc đôi bên sẽ tự do phát triển làm cho dân giàu nước mạnh.

Tóm lại không gởi tiền, không về thăm quê hương trong Tháng Tư Ðen còn chứng minh được sự đồng tâm của Việt kiều hải ngoại. Ðó là một dấu chỉ, một thông điệp cho cộng sản Hà Nội thấy rằng kiều bào là một lực đối kháng đáng kể biết đoàn kết thực hiện những điều cần thiết. Ðồng thời cũng tạo được một phần sự tin tưởng, niềm hy vọng của đồng bào chúng ta trong nước.

Tôi triệt để ủng hô đề nghị của ký giả Huy Phương và hết lòng mong mỏi kiều bào chúng ta nhận thức được ý nghĩa sâu sắc của vấn đề và cứ mỗi năm đến tháng tư là chứng tỏ thái độ phản kháng trường kỳ cho tới khi nào chế độ độc tài sụp đổ.

02-03-09

dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Post by dacung »

TRỜI ƠI! DUYÊN DÁNG VIỆT NAM !!!

- Mấy người?
- Bốn, hai Việt Kiều với hai Việt Cộng!

Đó là câu đối đáp giữa nhóm người vừa bước vào tiệm phở với ông chủ tiệm. Cách ăn nói ở Việt bây giờ coi mòi tự nhiên và hình như họ không còn e dè gì nữa.
Về nước, mặc bộ đồ lao động, da được phơi nắng hai ba tuần nám đen cho giống người VN, tôi ung dung ngoắc chiếc xe ôm và oách như người Di cư 54:

- Đi Thủ Đức!

Gió chiều lồng lộng trên xa lộ Biên Hoà, tôi mỉm cười đắc chí, lẩm bẩm ca bài "Từ bắc vô nam tay cầm bó rau.... đay, còn tay kia... chúng ông dắt con cầy..."

Chạy ngang khoảng Cát Lái, chú xe ôm bắt chuyện: - Anh ở lước lào về?

Ô hay, sao lại "lước lào về" xế lày?
Tôi hỏi: - Anh tưởng tôi là Việt Kiều à? Tôi quê ở ngoài Hà Lam Linh đấy.

Anh nhất định tôi chẳng lừa được anh.
Có đời nào người trong "lước" mà lại ra đường đứng ngẩn ngơ ngó trời ngó đất, ngó cái bảng hiệu, ngó tùm cây bông giấy và ngó... con gái đi đường, y hệt đám bộ đội hồi mới vô nam năm 75!
Anh giải thích thêm: - Ra đường, cứ thấy ai băng qua lộ mà thập thò như con nít, nắm tay nhau hai ba người như dân quê lần đầu ra tỉnh, chắc trăm phần trăm họ là Việt Kiều đấy.

Hôm về quê, vợ chồng tôi ra chợ, cũng được chào đón một câu rất niềm nở:
- Mời anh chị Việt Kiều mua cho em ít rau.

Tôi ngạc nhiên, nhưng con em giải thích: - Ai đời vào chợ mà mặt mày ngơ ngáo, chợ quê có ai đi cả hai vợ chồng như thế, mà có đi chăng nữa cũng nguời đầu chợ kẻ cuối chợ lo mua đồ mà về cho sớm, chứ có đâu dẫn nhau đi vô hàng rau, nhìn quả khổ qua, ngó thúng cà pháo, ngó cả bó rau dền.

Nhớ lúc mới bước xuống phi trường, tôi mắc cười ngay cái bảng ghi hàng chữ "Tổ Lái", người đi bên cạnh hỏi nhỏ:
- Cười gì thế?
- Cái bảng ghi Tổ Lái.
- Kệ họ, đó là lối đi dành riêng cho tiếp viên và phi công, mình đi lối bên này.

Khi về tới đò Vàm Cống gần Long Xuyên, vợ tôi lại chúm chím cười với hàng chữ: Cụm Phà Vàm Cống.
Thằng em tôi thấy thế nói rằng: - Ăn thua gì, ở SG còn có một cơ quan đề là Cụm Cảng Hàng Không Phía nữa kìa.

Từ đường lộ vào nhà Má tôi còn hai cây số nữa, khi bước xuống đò, tôi thấy hàng chữ sơn trên một tấm tôn treo toòng teng: Đừng cột ghe xập nhà.
Em tôi lại phải giải thích là nhà làm de ra phía trên sông, nếu người ta cột ghe vào mấy cây chống sàn nhà, khi tàu lớn chạy ngang sẽ tạo ra sóng nhồi xóc chiếc ghe, thì nó sẽ giật tung lên và đổ nhà là cái chắc.

Bao nhiêu năm xa nhà, về lại thì cái gì cũng lạ và dễ tức cười, mà người ở nhà họ cũng cười cái lạ của mình. Tôi ra phố chợ, đặt tiệm da giầy một cái bao điện thoại theo ý mình, đeo vào, thằng bạn lắc đầu cười:
- Y như cái bao đựng đạn súng lục.

Mặc cái áo sơ mi kiểu Hawaii định ra phố, bà chị nói: - Trông cậu y như phường tuồng!

Tôi ở Garden City, KS. muốn về VN phải lên Wichita để đón máy bay, lái xe hơn ba tiếng đồng hồ. Khi đi, mùa hè oi ả, mặc chiếc quần ngắn cho nó mát, lên đến nơi, gặp bạn bè nói chuyện đến khuya, gần nửa đêm chuẩn bị áo quần để sáng mai ra phi trường sớm mà về VN, lục quần áo mới thấy "sự cố" là không có cái quần dài nào cả, vội vàng ra chợ Walmart kiếm cái quần vào lúc nửa đêm. Walmart bán đủ mọi cỡ áo quần, duy chỉ có size của tôi nó lại không bán, cuối cùng cũng lựa được một cái tạm hài lòng: lưng rộng hơn hai số, bù lại, chiều dài ngắn đi một số.
Hôm sau tôi mặc vào cảm thấy nó làm sao ấy, nhưng lỡ rồi, mặc đại, đi đường cứ lâu lâu lại phải ôm nó mà xốc lên vì dây lưng cũng quên tuốt ở nhà.

Về đến SG, bà chị tôi nhìn em thương hại quá, cứ xuýt xoa hoài, tội nghiệp nó ở Mỹ mà quần áo xốc xếch, xộc xệch!
Trời mùa hè VN nóng thật, con tôi không muốn đi giầy nên tôi dẫn nó ra chợ Thái Bình mua đôi dép Nhật, tôi định tập cho nó trả giá cho quen. Hỏi giá thì bà hàng nói 4,500 đồng, thằng bé ngơ ngác không hiểu nên tôi phải thông dịch từ tiếng Việt qua tiếng Việt:

- Giá bốn mươi lăm trăm đó con, trả giá đi.
Thằng bé nói: - Đâu cần trả đâu, được rồi, rẻ quá mà.

Những người chung quanh cười um lên, xúm lại coi thằng Việt Kiều con mua đồ.

Có bữa kia ngồi ở quán cóc đầu ngõ uống cà phê, đứa em thò cổ vô gọi: - Anh ra đây xem Việt Kiều Con bị đày.

Tôi ngạc nhiên không hiểu nó nói gì, ra xem thì thấy một bà già kè hai đứa nhỏ khoảng dưới sáu tuổi, ăn mặc có vẻ tươm tất lắm, không biết là đi nhà trẻ hay ra công viên chơi nhưng mặt tụi nó ỉu xìu.
Thì ra hai đứa bé đó có cha mẹ làm Nail ở Mỹ, không hiểu sao lại giao chúng về cho bà ngoại nuôi, cả xóm này gọi tụi nó là hai thằng Việt Kiều Con Bị Đày!

MỜI BẠN CÙNG TÔI KHÁM PHÁ SỰ ĐỔI MỚI CỦA VN TRONG 3 TUẦN THĂM QUÊ CỦA TÔI.

Xe Đò Nằm: Hồi này có một loại xe đò (xe khách) gọi là xe đò nằm. Đi xe này hành khách không ngồi ghế như xe đò thường, mà được nằm dài ra. Xe có ba dãy giường, mỗi dãy ba chiếc giường sắt và lại còn chồng lên một tầng nữa, vị chi là 24 cái giường.

Đây là loại giường hiện đại điều chỉnh được, tựa như giường ở trong bệnh viện.
Xe có điều hoà không khí và mở nhạc vàng nghe thoải mái. Mỗi người lên xe đều được phát một chiếc mền để đắp vì xe mở máy lạnh.

Hành khách mua vé qua điện thoại, tài xế sẽ bốc khách hẹn trước tại bất cứ khúc đường nào trên tuyến xe sẽ chạy qua.
Xe chạy khá đúng giờ, giá vé cũng tương đối hạp với túi tiền, thí dụ tuyến Rạch Giá-Vũng Tàu là 125,000 một lượt (chưa tới 8 đô la). Lơ xe rất điệu nghệ, phục vụ hành khách rất lịch sự và tận tình.

Hôm đó, nằm kế tôi là một cô nhìn dễ thương lắm, nhưng hai giường lại cách nhau đến nửa thước. Tôi ước ao lần sau họ ghép giường gần nhau hơn, để hành khách có thể nằm mà dòm nhau, âu cũng là cách rút ngắn thời gian trên đường dài.
Ai cũng biết xe đò VN có cái tật là hễ thấy khách đón xe thì không cần biết họ muốn đi tới đâu, anh lơ nhảy xuống kéo ào lên xe, miệng la "Tới luôn bác tài".

Chuyến tôi đi, có hai cha con ông kia lên xe, xe chạy một quãng thì lơ xe mới khám phá ra "có vấn đề". Ông già có tính tiết kiệm, đặt mua vé có một giường, mà lại dẫn theo cô con gái. Ông cãi với lơ xe:
- Hai người ngồi trên giường thì cũng choán chỗ y như một người nằm chớ gì.

Mặt nạ lịch sự của anh lơ xe bèn rớt xuống, anh ta với ông già xổ tiếng Đức với nhau một hồi, rồi sau cùng ông già nhượng bộ trả thêm 20,000 để cô con có thể ngồi ké ở phía cuối giường.
Tôi rất tội nghiệp mà không thể mời cô ngồi qua phía giường tôi, hoặc là mua cho cô một vé, vì hôm đó tôi đang đi chung với "con gấu yêu dấu" của tôi!

*Ăn Uống: Nghệ thuật ẩm thực VN thì quá siêu đẳng rồi, tôi xin không đề cập đến những chuyện uống máu rắn, ăn bò cạp hoặc trích mật gấu ..., mình chỉ làm một người bình thường ăn những món ăn bình thường.
-Bạn muốn xài tiền triệu?

Mời vào tiệm C. Steak House ở đường Đinh Công Tráng (chợ Tân Định), một miếng T Bone 6oz.. giá rất nhẹ nhàng là 250,000 (tiệm này có vẻ kỳ thị nặng, trên bảng giá đề: Thịt bò Mỹ: 250.000 thịt bò Úc 225.000 thịt bò nội địa 180.000).
Miếng steak ăn vào, nuốt đến đâu, thấy nó nghẹn nghẹn đến đó, vì giá cả là một, nhưng cũng tại vì nó giống như miếng thịt được bỏ trong Microwave!

- Bạn muốn xài tiền lẻ?
Mời bạn đi ăn cháo lòng bình dân với tôi.

Tôi biết cô bán cháo lòng ở quê, trước 1975 cô thuộc loại sắc nước hương trời, nhưng hồng nhan đa truân, cô đã kẹt lại. Quán cô chỉ là một cái bàn làm bằng gỗ tạp nho nhỏ, trên để mấy chai lọ lỉnh kỉnh như muỗng đũa, nước mắm, ớt... ngang chỗ cô ngồi là một nồi cháo đang sôi ọc ạch đặt trên cái cà ràng lửa liu riu.
Là khách đặc biệt nên tôi được cô vồn vã hỏi thăm và ân cần đưa cho một đôi đũa không nằm trên ống đũa "dân gian" trên bàn, cô lau cẩn thận bằng một miếng giẻ và nói:

- Anh dùng đũa này sạch hơn.
(Đũa của cô có nhiều loại: Sạch, sạch vừa, sạch hơn)

Cháo bán giá từ 3 ngàn một tô, dĩ nhiên khách muốn thêm thịt, thêm lòng thì sẽ tính thêm tiền.
Tôi ngồi ăn cháo mà ái ngại cho cuộc đời cô, vì cách đây hơn hai mươi năm, thấy cô đi ngoài đường thì tôi "chỉ nhìn mà không dám nói" vì nghĩ tới cái thân phận "quản chế" của mình.

Chợt một bà đi ngang phía trước, bà bước bỗng một chân và né sang phía trái, tôi ngạc nhiên khi thấy động tác của bà nên chú ý nhìn xuống mặt đường thì - eo ơi một đống phân chó nằm thù lù ở đó. Khiếp đảm, tôi bèn gài tờ giấy bạc vào dưới tô rồi cám ơn cô chủ quán để vọt gấp. Dợm đứng lên thì cũng vừa lúc cánh cửa sắt phía sau lưng cô hàng mở ra, một mùi nồng nặc xộc vào mũi tôi, thì ra đây là cửa hàng bán phân bón và thuốc trừ sâu rầy, mà cô hàng chỉ thuê phía trước chái hiên để bán buổi sáng. Khách hàng của cô cứ tự nhiên ăn uống kề bên những bao phân và những chai thuốc sâu độc hại, có điều mỗi lần xe đò chạy ngang, bụi tung lên mù mịt nên mùi phân bón cũng vì thế mà bớt đi phần nào!

Tham Dự Phiên Toà Lưu Động

Đang lững thững gần chợ Kinh 8 để ngó ông đi qua bà đi lại thì tôi nghe "loa cột đèn" thông báo hôm nay có phiên toà lưu động xử vụ ăn cắp trong chợ cách đây ít lâu, phòng xử ở ngay trong trường tiểu học Đông Thọ, Tân Hiệp, Kiên Giang.
Trong sân trường có một xe công an, phía trước có hai anh công an đang đọc báo, thiên hạ xầm xì rằng hai người bị còng ngồi phía sau là một cặp vợ chồng, tôi nhìn thấy tụi nó nhóc quá, chừng mười bảy mười tám tuổi là cùng. Viên chức toà án, nhân viên an ninh và ấp đội chộn rộn chạy lăng xăng trong sân trường.

Tới giờ xử, bị cáo được dẫn từ xe vào trong trường, rồi thủ tục rất rườm rà, nào là trình diện bị cáo, nào là giới thiệu thành phần các cấp dự phiên toà và tuyên đọc quyền hợp pháp của bị cáo ..

Theo cáo trạng, hai vợ chồng trẻ vì túng tiền nên len lỏi vào chợ bấm dây chuyền của một đứa bé mà má nó đang bồng trên tay, bị phát hiện thì cô vợ đưa tang vật cho chồng, anh này nuốt ngay vô bụng. Họ bị bắt đem vào nhà thương rọi X ray và bị truy tố.

Phiên toà bắt đầu bằng cảnh thư ký toà đọc tên tuổi, lý lịch của bị cáo, cáo trạng bị truy tố ... sau đó là phần chất vấn giữa Công Tố Viên và bị cáo:

- Bị cáo tên gì?
- Tên là Hoa, ông có tên tui ở trong miếng giấy ở trên đó.
- Bị cáo bị tội gì có biết không?
- Dạ bị chi tố tội chôm đồ, bấm dây chiền. (bị truy tố tội chôm đồ, bấm dây chuyền)
- Bị cáo tả lại cảnh âm mưu đi bấm dây chiền như thế nào.
- Đâu có âm mưu gì đâu, hết tiền nói đi vô chợ kiếm tiền xài với trả nợ thôi.
- Bị cáo hãy kể rõ, ở nhà hai vợ chồng bàn tính âm mưu như thế nào để giựt dây chiền trong chợ.
- Ông đổ oan, chứ đâu có mưu gì, làm sao ở nhà mà biết có đứa nhỏ ở trong chợ có dây chiền mà âm mưu.
- Bị cáo không quí trọng sức lao động, không chịu làm ăn lương thiện mà tối ngày cứ lo đi giựt đồ là làm sao, bị cáo có muốn nói gì không?
- Đâu có tối ngày đi giựt đâu, lâu lâu mới làm một lần, giờ muốn xin dìa.
- Bị cáo phạm tội, bị cáo lại xin về, bị cáo nói vậy nghe có được không?
- Chứ lỡ rồi biết làm sao giờ, ở tù rồi ai nuôi con, nó còn nhỏ híu mới chín tháng hà.
- Cha bị cáo bao nhiêu tuổi? Làm nghề gì?
- Tuổi hổng nhớ, nghề đi ghe.
- Tuổi cha mà không nhớ, hay dữ, đi ghe mà làm nghề gì?
- Đã nghề đi ghe là nghề đi ghe chứ ai mà biết làm gì.
- Bao lâu về một lần?
- Dạ vô chừng, ổng có bà nhỏ, về vô chừng lắm.

Quan toà đúng là Phụ Mẫu Chi Dân nên quay qua hỏi thân nhân bị cáo có ai muốn nói gì không, thì một bà quấn khăn rằn đứng lên xưng là mẹ bị cáo:
- Ông có cách gì coi cho nó dìa sớm sớm một chút tui đội ơn, nó là "con ních" đâu có làm hại ai bao giờ, tự tay giựt dây chiền mới bị bắt có một lần hà.

Quan toà rất thông cảm, cười cười rồi nói: - Mới bị bắt có một lần, còn thoát được mấy chục lần rồi?
Thằng chồng đen thui, chắc gốc Miên, không thấy nó nói gì ngoài những câu trả lời về lý lịch khi toà hỏi, đa số là con vợ nói xen vô.
Thằng bạn tôi thì thầm: - Đàn bà ở đâu cũng lắm mồm, kể cả khi ra toà.

Phiên toà toàn là những câu đối đáp cù cưa như trên, nghe cũng buồn cười và giải trí được chốc lát.
Phiên toà kết thúc bằng một bản án 36 tháng tù dành cho mỗi người.

Dân trí ở miền quê hình như còn quá mộc mạc, họ không coi phiên toà ra gì, hoặc họ lì rồi nên coi như một trò hề trong phiên xử.
Nhìn cảnh anh Trung uý Công An đeo quân hàm oai vệ, bước bẻ góc ở ngoài sân khi trình diện bị cáo với quan toà, rồi nghe những lời đối đáp giữa quan toà và bị cáo, giống như hai cảnh ở hai nơi, bị ép duyên vào một màn kịch bi hài.

Đi Thăm Mộ Ngô Tổng Thống

Báo chí hải ngoại đưa tin rằng anh em ông Diệm được cải táng rồi đem chôn ở Lái Thiêu, nên tôi hỏi người bạn:

- Ông biết nghĩa trang Lái Thiêu có mộ anh em ông Diệm ở đâu không?
- Ai nói với ông là ông Diệm chôn ở Lái Thiêu?
- Thấy báo nói vậy.
- Lầm tuốt. Ba anh em họ Ngô và thân mẫu của họ đều chôn ở nghĩa trang Vườn Ngâu - Thủ Đức, chỗ này còn có tên là Thừa Thiên Tương Tế.
Bởi vì bên kia xa lộ có cái bảng đề là Lái Thiêu nên người ta tưởng lầm vậy, chứ phía bên này đường là thuộc về quận Thủ Đức.
Anh xe ôm ở gần nhà cãi lại: - Hổng dám đâu. Mộ ông Diệm chôn cùng chỗ với ông Nhạc Sĩ Trịnh Công Sơn đó. Họ đều là người Huế hết mà, ngay nghĩa trang Gò Dưa gần đây chớ đâu xa.
Thế là tôi và ba người quen được anh ta hướng dẫn đi thăm.
Trời chiều mưa sụt sùi, nhưng nghĩa trang không có không khí ảm đạm, coi cũng khá đẹp. Chúng tôi đứng nhìn mộ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trang trí như một hòn non bộ lớn.

Lúc chúng tôi đứng chụp hình thì anh xe ôm lội cùng khắp mà không kiếm ra mộ ông Ngô Đình Diệm, anh ta tẽn tò nói tụi tôi ra ngồi chờ ở quán cà phê rồi xách xe đi kiếm. Cả tiếng đồng hồ sau mới quay trở lại và cho biết người bạn tôi đã nói đúng: Họ được chôn ở nghĩa trang Vườn Ngâu chứ không phải Gò Dưa.

Chạy xe khoảng 5 cây số nữa mới đến nơi, người ta chỉ cho ngôi mộ ông Diệm đề là Gioan Baotixita Huynh, mộ kế đó là của bà mẹ, tức là bà Ngô Đình Khả, rồi mới tới mộ ông Nhu đề là Giacôbê Đệ. Ngay kế bên là một ngôi mộ có hình một người mặc quân phục VNCH, mang một sao hai bên cổ áo, đề tên Trần Văn Ân. Cách đó dăm ngôi mộ mới là mộ ông Ngô Đình Cẩn, phía trước đề tên là Cẩn, nhưng phía sau lưng bia lại đề tên Can. Những người giữ nghĩa trang kể cho tôi nghe rằng tháng trước có người đặt một tấm bia mới đề tên là Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, rồi đem tới gắn lên ngôi mộ, đang làm thì công an tới bắt đập bể ra, còn người thì bắt đi làm kiểm điểm.

Ngày còn ở lính, tôi không hề nghe tên Chuẩn Tướng Trần Văn Ân bao giờ, hay đây là Đại Tá Ân, có bà vợ cũng là Nữ Quân Nhân, hai vợ chồng tử nạn khi bay trên chiếc trực thăng C&C trong một cuộc hành quân trên vùng Cao Nguyên (?)

Cuộc Sống Xã Hội

Hồi thời kỳ chống Mỹ cứu nước, cứ ra đến ngõ là gặp anh hùng, còn bây giờ đến quán cà phê, vô tiệm phở hay lúc đến thăm người quen, đều nghe người ta nói về những tỷ phú!

Hầu hết là chuyện nhà cửa đất đai, nào là giá một mét vuông đất từ một triệu vọt lên năm triệu, mà có người sở hữu đến dăm ngàn mét vuông; lại nghe ông kia mua một miếng đất năm bảy chục ngàn cách đây mấy năm, bây giờ nếu bán cũng được ít nhất hai ba tỷ!

Tôi đang ngồi ở quán cà phê, một anh cò đất xề tới gạ: - Bên kia có miếng đất 3 ngàn mét, nếu anh trả chừng 500 ngàn một mét (một tỷ rưỡi) nó bán ngay, bảo đảm với anh, chỉ tháng sau là anh sẽ bán được 3 tỷ, nếu không dô mánh như vậy, thằng này xin làm con anh.

Trời ơi, nhìn cặp mắt láo liên của nó, tôi đã ngán rồi, nó lại còn xin làm con tôi nữa thì xin chạy mất dép.

Cứ chỉ nghe nói không thôi, thì tiền ở VN sao dễ kiếm quá.
Vậy mà hễ cứ "giúp vốn" cho đứa cháu nào, thì cứ y như rằng năm sau cụt vốn, nó nói "Làm ăn ở VN bây giờ khó lắm chú ơi! Chú ở xa không biết ..." Tôi quát lên:

- Làm ăn ở đâu không khó? Chỉ có nằm ngửa ăn sẵn mới dễ thôi.

Hôm tôi lại nhà người thân, anh đã đặt cọc để mua một miếng đất 40 ngàn đô, thì có một anh bá vơ chạy xe tới đưa cho coi một bản đồ qui hoạch, mà trong đó chỉ rõ miếng đất kia đã bị qui hoạch làm công viên và nhà thể thao. Anh ta nói:
- Thấy anh tính mua thì thương mà báo cho biết vậy, mai mốt có mất đất thì đừng trách là thằng em không báo trước.
Trời ạ, bây giờ còn biết tin ai? Lên hỏi Địa Chính thì họ cũng trả lời mờ ớ. Hay là thằng cò kia nói thế để mình nản, đi mua miếng đất của nó ở chỗ khác (?).

Bên cạnh những người nói chuyện tiền tỷ, thì lại có những cảnh lầm than quá sức.

Gia đình tôi có làm bữa tiệc đãi bà con họ hàng lối xóm nhân dịp chúc thọ mẹ tôi được 90 tuổi. Sau bữa tiệc, có một số lon bia bán ve chai. Tôi thấy con cháu gọi chị mua đồ nhôm vô, hai người nói gì đó rồi chị ta tất tả ra đi, và khoảng hai giờ sau trở lại. Chị nhờ tôi phụ đếm số lon bia đã uống hết, chứa trong mấy cái thùng giấy. Tôi hỏi:

- Chị tính đếm từng lon hay sao?
- Dạ, vì mỗi lon giá đến 200, nếu lộn thì lỗ.

Tôi nhìn đống lon bên trong chứa lẫn lộn tàn thuốc lá lẫn xương gà.

- Con cháu tôi nói với chị là bao nhiêu lon?
- Dạ cô nói là 24 két, mỗi két 24 lon, nhưng chắc không còn đủ vì có nhiều người uống rồi lấy luôn lon.
- Hồi nãy thấy chị vô rồi đi luôn, tưởng chị không mua.
- Dạ không có, tại không đủ tiền nên phải về vựa vay thêm.
- Vựa ở đâu? Vay như thế nào?
- Dạ cũng gần, cách đây 5 cây số, đi xe ôm có ba ngàn đồng hà, vay rồi chiều về bán lại, trả họ tiền lời.
- Sao hồi sáng chị không đem về bán cho họ rồi mai đem tiền vô trả?
- Dạ sợ cô nhỏ không chịu.

Tôi thấy chán đời cho cô quá, tính ra số tiền chưa tới trăm ngàn, nếu không ngồi đếm với cô thì có vẻ bất nhẫn, mà ngồi đếm đống lon hôi rình đó thì tôi chẳng hào hứng tí nào. Tôi nói:

- Thôi, khỏi đếm nữa, cô cứ đưa cho con nhỏ 20 ngàn thôi, thiếu bao nhiêu tôi bù.
Cô ngước lên nhìn tôi rồi ứa nước mắt nói nhỏ:
- Cám ơn anh.

Vừa lúc đó mẹ tôi bước ra hàng hiên vì có tiếng người đàn bà la chói lói ở phía trước bờ sông, rồi một người chạy như bay vô sân:
- Cứu mạng! Cứu mạng! Bà ngoại ơi, ngoại có thuốc gì cho đứa con của con mấy viên, không thôi nó chết.
Mẹ tôi hỏi: - Con chị bị đau gì mà đến nỗi chết? Mà tôi đâu biết thuốc gì mà cho.
- Dạ, nó đang giựt đùng đùng dưới ghe kìa, hông có thuốc chắc nó chết.
Tôi xen vào: - Ở nhà chỉ có thuốc cảm thôi chứ có thuốc gì mà cho, sao chị không đưa nó lại Trạm Y tế coi.
- Dạ thuốc cảm cũng được chú Hai, ở Trạm Y Tế họ đâu có cho cái gì đâu.
- Tôi chỉ có thuốc cảm người lớn thôi chứ không có thuốc con nít.
- Dạ chú Hai cho con đi, con dìa bẻ làm hai cho thằng nhỏ uống cũng được mà.
Tôi vô lục túi lấy chai thuốc Tylenol đưa cho chị nhưng vẫn ngần ngại nói: - Thuốc này là thuốc người lớn, tôi sợ con chị uống không hạp.

Chị ta sợ tôi đổi ý nên chụp vội chai thuốc trên tay tôi rồi nói: - Dạ không sao đâu, con cho nó uống mỗi lần nửa viên.

Những người thợ gặt mướn tạm trú bên bờ kinh, hay ngủ dưới ghe, họ ra ruộng từ khi còn tối trời, mang theo cả đứa con mới sanh chưa đầy tháng, thằng bé nằm chổng chân ngọ ngoạy trong cái thúng, phơi nắng cả ngày mặc dù có tấm mủ cao su che phất phơ trên đầu, chắc là đang tập làm Chúa Hài Đồng nằm trong máng cỏ ngày xưa. Thỉnh thoảng nó khóc ré lên thì bà mẹ chép miệng:

- Chắc thằng nhỏ bị kiến lửa chích!
Cô em gái tôi kể một chuyện khó tin nhưng có thật: - Thằng bé mười ba tuổi vào nhà bà ngoại với chiếc giỏ đeo toòng teng trên ghi đông xe. Bà già hỏi:
- Mày có cái gì đem vô cho tao đó Tèo?
-Dạ không có gì cho ngoại hết, má con nói đem em con vô nhờ ngoại chôn giùm!
Thì ra má nó nghèo quá không có đất chôn con, nên mới bỏ đứa nhỏ vô cái bị cói, kêu nó đem vô nhờ bà ngoại chôn.

Ấp Văn Hoá

Khắp miền quê, đâu đâu cũng thấy nhiều khẩu hiệu, thỉnh thoảng có tấm áp phích lớn đề là Ấp Văn Hoá. Đây là những ấp đã đạt đủ những tiêu chuẩn gì đó về nếp sống văn minh, tiến bộ, xoá nạn mù chữ...
Tôi đến nhà bạn chơi, cũng là một Ấp Văn Hoá, chứng kiến cảnh hai đám người chửi lộn nhau to tiếng, họ dùng toàn những lời lẽ "thầy chạy" luôn. Tôi chọc bạn tôi:

- Dân xóm mày chửi tục quá.
Nó nói: - Họ không phải dân ở đây, họ ở ấp Văn Hoá bên kia, qua đây để gặt mướn.
Tôi diễu: - Ở ấp Văn Hoá mà còn chửi nhau hả?
Nó cười:
- Càng ở Ấp Văn Hoá, càng chửi tục điệu nghệ hơn.

Đi Câu Giải Trí

Gọi một chiếc Taxi, tôi nhờ anh tài xế đưa đến một nơi câu cá giải trí, anh ta cam đoan biết rõ một hồ câu có lý lắm, lại có tiếp viên phục vụ và ngồi nói chuyện hết xẩy. Rồi ông chở tôi vào khu giải trí Thanh Đa. Chỉ là một cái hồ nông toen hoẻn rộng chừng một công đất, nước đục ngầu và có váng phèn. Từ cổng vào có ít bụi dừa nước đứng xơ rơ còi cọc. Chung quanh hồ có trồng một ít cây ăn trái như dừa, xoài và ít bụi tre, cứ cách vài ba bước lại làm một cái lều dã chiến, lợp lá, treo mấy cái võng. Có tiếp viên thật, nhưng là những anh thanh niên từ miền Bắc vào, họ lăng xăng mắc võng, dưa cần câu tới rồi mắc mồi bằng những miếng đậu hũ chiên vàng, nếu cá dính câu thì họ sẽ gỡ cá, bỏ vào giỏ hoặc đem đi chiên nướng theo yêu cầu của khách. .

Câu hơn nửa ngày, khách câu khoảng 50 người mà tôi thấy chỉ có một cần dính cá, nản quá tôi bảo anh phục vụ:
- Anh làm thế nào thì làm, mồi câu nào tốt nhất thì cứ móc vô cho tôi, nếu câu dính một con cá tôi tặng riêng anh 10 ngàn.
Thánh thật! Chỉ một lát là đầu cần câu tôi nhúi xuống, tôi gặc mạnh cần rồi ra sức quay vào, con cá khá lớn lao trên mặt nước nhủi qua kéo lại làm rối nùi dây câu của những người gần đó, thế là từng tràng tiếng chửi thề vang lên.

Tôi hết hứng, bỏ dở buổi câu mà lòng chán nản.

Thương Quá Em Bé Việt Nam

Ăn sáng ở lề đường Phan Thanh Giản, một em bé chừng mười hai mười ba tuổi cứ quẩn quanh mời tôi mua vé số, gương mặt và ánh mắt trông rất tội nghiệp. Tôi từ chối vài lần vì biết nếu mình mua của em này, thì vô khối người khác sẽ đổ xô vào mời mua thì rất kẹt, nhưng khi nhìn đến ánh mắt van lơn của em, lòng thương người rất hiếm hoi của tôi nổi dậy, tôi muốn mua giúp em để hôm nay em có thể về sớm một bữa. Tôi hỏi:

- Bình thường em bán đến mấy giờ thì hết xấp vé số này?
- Dạ thường thì ít khi hết lắm, nhưng nếu còn dư thì em phải đem về trả cho đại lý trước 3g chiều, nghĩa là trước khi sổ số.

Em nói từ sáng tới giờ mới bán được có 3 tấm, còn lại 97 tấm. Tôi kêu em đếm lại coi còn bao nhiêu tấm tôi mua hết cho, để hôm nay có thể về nhà nghỉ. Trong lúc tôi ăn thì em ngồi đếm từng tờ và nói còn đúng 97 tấm, giá 5 ngàn 1 tấm, vị chi là 485 ngàn. Tôi móc 500 ngàn ra đưa luôn, nói khỏi thối.
Thằng bé sung sướng nói cám ơn rồi lách vào dòng người xuôi ngược trên phố đông nghẹt những xe và người.
Đúng là: Sáng nay tươi hồng, trời không có mây... tôi tiếp tục bữa ăn sáng tuyệt vời.

Ở Mỹ mỗi lần mua vé số dĩ nhiên tôi mong mình trúng, mà trúng là trúng lớn để tôi có thể điềm nhiên lật ngửa cái xe cà tàng của tôi lên mà đốt, tuy nó có vẻ hơi bạc bẽo, nhưng để giã từ cái sự không sung sướng của kiếp nghèo, nếu không trúng đi nữa thì âu cũng là mua một niềm vui trong chốc lát, vì đời chỉ vui khi có hy vọng.
Đọc bài essay của một sinh viên nói về mua vé số, tôi thấy cũng có lý, vé số giúp cho mọi người trúng.

Này nhé: Ngân sách nhà nước hưởng 40%, người bán lẻ và giới quảng cáo 20%, người trúng hưởng 40% .. và ngay cả chúng ta cũng trúng luôn vì ta chỉ bỏ ra có mấy đồng, mà mua được niềm hy vọng, rẻ quá đi ấy chứ.
Những tín đồ các tôn giáo đã bỏ ra bao nhiêu tiền của, cũng chỉ là mua lấy một hy vọng mai sau có về cõi trời được hơn người khác, mà niềm hy vọng này chưa được ai kiểm chứng cụ thể cả, còn mua vé số thì có người trúng thật rồi.
Hoan hô những người mua số như tôi là những người thông minh.
Lần này mua số ở VN, tôi lại thêm được cái lợi nữa là làm cho một em bé dễ thương vui được một ngày.

Ông Trương Quang Nhơn viết bài kể chuyện ông bị thằng đánh giầy lấy đinh đục cho thủng giầy rồi đòi tiền vá. Tôi nghi ông này vẫn còn thù Cộng Sản nên đặt chuyện viết "linh tinh".

Buổi chiều về nhà, tôi móc xấp vé số ra cho các cháu, tụi nó đang ồn ào chia chác thì có đứa hỏi:
- Bác mua bao nhiêu tấm?
- Thằng nhỏ biểu là 97 tấm.
- Bác có đếm không?
- Đếm làm gì?
- Thế thì bác bị nó lừa rồi, chỉ có 75 tờ thôi bác ạ.

Tôi suy nghĩ và tội nghiệp cho thiếu niên VN bị thất học, ngần ấy tuổi rồi mà đếm có mấy chục tấm vé số hãy còn sai.
Bọn nhóc trong nhà vừa cười vừa la:
- Ê, bác Việt Kiều bị thằng bán vé số nó lừa!
Tôi phân vân: Không lẽ thằng nhỏ đó nó nỡ lừa tôi, mà sao nó nghĩ cái kế lừa tôi mau như vậy được. Có lẽ nó đã lừa nhiều quả như vậy rồi.

Sách Báo

Tôi vào nhà sách mua một số sách báo mới xuất bản năm 2006.

Trong thời chiến tranh, nếu phải viết để tuyên truyền thì không nói làm gì, nhưng bây giờ đâu cần làm vậy nữa, vậy mà có những câu chuyện hay ký sự về thời chiến đã không được thi vị hoá một chút nào, toàn nói những chuyện mà người đọc bình thường cảm thấy tội nghiệp cho tác giả, bà Mã Thiên Đông viết cuốn Chuyện Giờ Mới Kể, nói về những cuộc khủng bố hay những toán đặc công đột nhập vào SG khoảng thập niên 60 hay Tết Mậu Thân. Tôi có cảm tưởng bà ta bị bệnh hoang tưởng hay là xã hội đã làm cho bà và một thế hệ cùng thời có những suy nghĩ như vậy.

Bà kể cứ chỗ nào mà đám xung kích nội thành có mặt thì bên phe Quốc Gia kể như "Tàn đời cô Lựu". Chỉ có nửa tiểu đội đặc công tấn công vào Đài Phát Thanh mà họ tả xung hữu đột, bắn cháy một xe nồi đồng, quân địch chết 38 người còn lính bị thương thì nằm la liệt khắp các nơi. Các chiến sĩ còn rất trẻ mới 17 hoặc 18 tuổi.

Ban đầu thì tôi tưởng rằng bà tả nhân dân anh hùng của SG nổi dậy nên họ rành rẽ đường đi nước bước như thế, nhưng tác giả tiết lộ đó là những du kích ở làng Trung Hoà Hạ, dưới miệt Củ Chi - Hậu Nghĩa. Trước giờ nổ súng 15 phút họ còn cách Đài Phát thanh 100 thước, với lời hứa hẹn là Đại quân sẽ tiếp viện, chỉ cần họ giữ vững 15 phút mà thôi.
Bà Mã Thiên Đông còn viết một cuốn sách quái đản: Kẻ Bị CIA Cưa Chân Sáu Lần.

Chuyện kể Mỹ dùng 10 chiếc trực thăng đổ quân để chặn bắt một anh Giao Liên ở trong rừng, họ thiệt hại một máy bay lên thẳng và chết mấy chục quân. Bắt được anh Giao Liên họ mừng lắm, chở ngay về SG cho ở trong một biệt thự tráng lệ, hứa hẹn nếu anh chịu khai báo thì sẽ tưởng thưởng cặp lon Trung Tá, cho 100 ngàn đô la với 10 người con gái đẹp phục vụ ngày đêm.

Dĩ nhiên câu chuyện lâm li ở chỗ là cái anh Vẹm con này đã thấm nhuần lý tưởng của Bác và đảng, nên từ chối những thứ kia, thế là CIA đem anh đi cưa chân đến 6 lần, mỗi lần một khúc. Một anh Bác sĩ Nguỵ còn doạ đểu, khi cầm cái cưa dứ dứ và nói cắt đến chỗ này, chỗ này... để cho anh sợ mà khai hết bí mật ra.
Đọc xong những "Đại tác phẩm" này tôi lẩm bẩm: - Sách báo như thế này mà cũng bày đặt viết rồi xuất bản.
Bà xã tôi cười mũi: - Sách vớ vẩn như vậy mà cũng có người mua đọc, rồi tức mới hay

.Người Xưa Lối Cũ

Có người về VN thăm thắng cảnh quê hương, có người về kiếm thế hưởng thụ ăn chơi, cũng có người về vì tình cảm sâu đậm đối với thân nhân bạn bè năm cũ, thoáng đâu đó, có người tìm về để ôn lại một mối tình xưa..
Tôi theo người bạn đi đến nhà người xưa của nó. Bước chân vào con hẻm cụt có bóng mấy cây khế rợp mát, chân nó bước líu ríu như lê không nổi. Đến trước căn nhà có cây ngọc lan toả bóng, thấy có người đàn bà đang quét lá, tôi với tay bấm chuông, chứ thằng Thịnh như người mất hồn. Người đàn bà hỏi:

- Hai ông kiếm ai?
Thịnh buột miệng nói liền: - Thưa bác, cô Hằng có ở nhà không ạ?

Người đàn bà vừa mở cổng vừa ngờ ngợ: - Anh là ai mà biết Hằng?
- Trời ơi, bác không nhớ cháu hay sao? Cháu là thằng Thịnh hồi trước đây có kèm cho Hằng lúc cô thi Tú Tài đó.

Cây chổi rớt xuống đất cái xẹp, hai tay bà ôm chầm lấy Thịnh và tiếng khóc oà ra:
- Trời ơi anh Thịnh, em là Hằng đây mà.

Thì ra qua hơn 30 năm, Hằng ngày xưa nay đã hơn 50 rồi. Thời gian nó tàn phá chẳng chừa một ai.

Hôm tôi về Rạch Giá, vừa bước xuông con đò ngang thì đã có cả hơn chục người đứng ngồi dưới đò, ai cũng đưa mắt nhìn tôi, miệng cười cười như chào hỏi, nhưng tôi không nhận ra mặt ai quen, bỗng có một người đàn ông chừng 50 tuổi nhưng tóc còn loe hoe có mấy sợi phất phơ trước gió, vồn vã:

- Anh mới về chơi ạ, anh còn nhớ em không?
Đầu óc tôi bây giờ tây ta lẫn lộn, chỉ nhớ mang máng hình như anh này là Khanh Khờ. Và để tỏ ra là người nhiều tình cảm, chẳng bao giờ quên anh em bạn bè, tôi tiến tới vỗ vai rồi cả quyết:

- Quên thế chó nào được, cậu là thằng Khanh Khờ đây mà!

Nguyên cả chuyến đò cười ngặt nghẹo, có người ôm bụng rũ xuống cười suýt rớt xuống sông. Tôi sượng trân, còn người đàn ông hem hễ kia nói như than:
- Em là Đĩnh đây, nhưng mà thằng Khanh mới bị khờ, còn em thì bình thường mà anh.

Tôi chỉ còn biết xin lỗi anh ta vì cái tài nhớ dai của mình.

Về đi lại trên bờ con kinh xưa, tôi gặp một thiếu phụ bồng con trên tay, thôi đúng là người vợ của bạn tôi rồi, tôi xăng xái hỏi:
- Xin lỗi, chị là chị Độ phải không? Anh chị hồi này khoẻ chứ?

Cô ta ngơ ngác vài giây rồi lí nhí: - Dạ thưa, Độ là tên của bố mẹ cháu ạ.
Ôi! Từ Thức về trần, tôi quên béng đi là mình đã xa quê hương một thế hệ rồi.

Ngày còn nhỏ, thập niên 50, tôi thường nghe bản Gạo Trắng Trăng Thanh khi nghe tiếng cắc cụp đều đều ở quê tôi, vùng suối rừng Thủ Dầu Một. Người dân vần công giã gạo cho nhau, cũng là dịp trai gái hẹn hò gặp gỡ qua công việc và lời ru tiếng hát:

"Trong đêm trăng, tiếng chày khua, ta hát vang trong đêm trường mênh mang. Ai đang xay, chày buông lơi nghe tiếng vơi tiếng đầy ".


Bây giờ không còn cảnh giã gạo đêm trăng nữa, nhưng bạn tôi, một ông Pilot 69A - Ông Đông Nguyên (thi sĩ Điên Ngông) - cũng trong tâm trạng Từ Thức về trần như tôi, nặn ra được một bài thơ có thể làm Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ phiền lòng:

Ta về giã lại cối xưa
Nửa đêm trăng tỏ bóng dừa ngả nghiêng
Thấy trong gạo trắng ưu phiền
Thương em hạt gạo còn nguyên nỗi buồn


Vận nước xoay vần, có những người đi xa, có những người còn ở lại, bài Tình Già của Phan Khôi sao mà thấm thía quá thể:

Hai mươi bốn năm xưa
Một đêm vừa gió lại vừa mưa
Dưới ngọn đèn mờ trong gian nhà nhỏ
Hai mái đầu xanh kề nhau than thở...


Để rồi:

Hai mươi bốn năm sau
Tình cờ QUÊ CŨ gặp nhau
Đôi mái đầu đều bạc
Nếu chẳng quen lung, đố có nhìn ra được...


Người ta nói "Quê hương là chùm khế ngọt", ngọt như vần điệu ca dao và ngọt như nụ hôn người tình.
Vài vần thơ lạc điệu, xin gửi cho ai có những kỷ niệm khó quên của cây khế quê nhà:

Năm xưa có cây khế ngọt
Quả non đeo nhẹ trên cành
Tay trần anh đưa muốn hái
Em cười: Khế hãy còn xanh
Hôm nay anh cầm trái khế
Muốn cắn vào năm cánh hồng
Nhưng rồi nâng niu tay khẽ
Ôm ấp chuyện xưa vào lòng.


Phương Toàn

dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Post by dacung »

Việt Báo Thứ Ba, 3/17/2009, 12:00:00 AM

Chuyện Giáo Khoa Thư
Trần Khải

Chúng ta sống trong đời thường, nhìn và xử thế trong đời thường, vẫn nghĩ rằng các câu chuyện trong Quốc Văn Giaó Khoa Thư chỉ là chuyện đời xưa chỉ để dạy học thôi. Nhưng đôi khi, bỗng nhiên gặp một vaì hình ảnh rất là "giaó khoa thư" dị thường trong đời, chúng ta mới thực sự cảm động. Cuộc đời, đáng trân quý biết là bao nhiêu, khi nhìn thấy những người từ các trang sách cổ tích bước ra khỏi giấy để sống đời thường bên ta.

Một câu chuyện lạ lùng như thế đã xảy ra tại Quận Cam: một giaó sư Đaị Học UCI được xếp vào danh sách 34 kinh tế gia được nhiều giảỉ thưởng nhất thế giới. Không chỉ thế, vị giaó sư này đứng hạng 4 trong danh sách. Nhìn tới nhìn lui, nghĩ đi nghĩ lại, giaó sư này bèn khiếu nại rằng xếp hạng như thế là nhầm. Đơn giản vì tính toán nhầm, chứ thực ra, theo giaó sư naỳ, ông không có vinh dự như thế.

Đúng là chuyện của Quốc Văn Giaó Khoa Thư.

Báo Orange County hôm 16-3-2009 đã có bản tin nhan đề "UCI prof objects to being named among the best in the world" (Giáo Sư UCI phản đối vì được vinh danh trong nhóm kinh tế gia xuất sắc nhất thế giới). Bản tin của phóng viên khoa học Gary Robbins.

Giaó sư UCI này là Duncan Luce, giaó sư toán và là giaó sư tâm lý học. Người có nhiều công trình được ứng dụng rộng rãi về kinh tế, và được ca ngợi toàn cầu.
Một bản nghiên cứu thực hiện bởi Bruno Frey và Susanne Neckermann của Đaị Học Zurich phân tích số lượng các giaỉ thưởng nhận lãnh bởi 1,200 người trong sách "Who's Who in Economics" (Danh sách Người Nổi Tiếng Về Kinh Tế).
Bản nghiên cứu cho thấy, Luce là một thành viên trong nhóm này, đứng thư tư toàn cầu trong danh sách 34 kinh tế gia được vinh danh nhiều nhất. Luce còn đứng cao hơn cả Daniel Kahneman và Gary becker, những người thắng giải Nobel về kinh tế.

Luce nói rằng vinh dự vào chỗ thứ 4 thế giới là không chính xác hoàn toàn, và ông nói sẽ bảo 2 nhà nghiên cứu Zurich như thế.

Luce, người thắng giải National Medal of Science (do TT George W. Bush trao ngày 14-3-2005), nói với phóng viên rằng, "Dĩ nhiên, tôi thấy vui chứ, dù thế nào theo thứơc đó này, tôi như dường đứng vị trí quá cao trong các nhà kinh tế. Nhưng thật tâm mà nói, xếp hạng như thế không chính xác. Chỉ vì tôi đã làm việc về, trong nhiều công trình, về quyết định cá nhân trong sự bất định giữa sự tương tác kinh tế vi mô và tâm lý cá nhân, và nhờ đó mà tôi vào danh sách Who's Who mà họ dùng làm bản nghiên cứu đó. Thực sự, hầu hết giải thưởng trao cho tôi đều là cho tư cách tâm lý gia, hay toán học gia ứng dụng, chứ không phải kinh tế gia."

Thế là ông giaó bèn viết cho Frey và Neckermann.

Luce viết qua email tới 2 nhà nghiên cứu Thụy Sĩ để phản đối, vì nhầm lẫn đó.
Frey trả lời nhanh chóng, "Tôi rất vui và rất vinh dự rằng ngài đã đọc bản nghiên cứu của chúng tôi về 'Awards.' Cảm ơn ngài rất nhiều vì đã chỉ rọ các nhầm lẫn trong bản văn của chúng tôi. Chúng tôi sẽ sưả chữa và làm sáng tỏ."

Tuyệt vời. Câu chuyện y hệt là Quốc Văn Giáó Khoa Thư. Từng dòng chữ một, từng chi tiết một, từng câu nói một... tất cả đều đang làm ngát hương cho cuộc đời đầy gió bụi này. Ai bảo đó là chuyện cổ tích?

dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Post by dacung »

Nỗi sợ hãi của dân tộc

Nguyễn Ngọc
Viết cho BBCVietnamese.com từ Đà Nẵng

Một ông nông dân gọi cho tôi giọng có vẻ nghiêm trọng, nói sẽ cung cấp thông tin về mấy cán bộ thôn, xã làm việc bậy bạ, sai nguyên tắc.

Ông nói qua điện thoại nghe giọng run run, kêu tôi đừng tới nhà, chạy xe qua xã khác rồi gặp nhau nói chuyện. Vậy là phải chạy thêm mấy cây số. Cuối cùng, nghe ông nói thầm vô tai toàn những chuyện biết rồi.

Vừa buồn cười, vừa tội nghiệp cái kiểu sợ quan của ổng. Sợ vậy hèn chi không bị đè đầu cưỡi cổ mãi cho.

Nghĩ nhiều, và nghiệm ra rằng cái đặc tính cố hữu của dân Việt mình là sợ. Có lẽ do xa xưa dựng nước mở cõi ở cái xứ rừng thiêng nước độc, nhiều mối đe dọa nhiều thú dữ, rắn rết... nên họ luôn phải sống trong nơm nớp lo sợ. Riết rồi thành quen, sợ mãi, cái gì cũng sợ. Luôn phải rụt mình lại trong tương quan với thế giới xung quanh.

Quây thành bầy đàn

Sợ nên phải sống quần tụ với nhau thành từng bầy đoàn, rồi thành từng làng khép kín. Nhiều người cho rằng tính cộng đồng, làng xã của dân mình có nguyên nhân từ văn hóa nông nghiệp, cần sự tương trợ, hợp sức lẫn nhau. Tôi nghĩ có khi cái đó chỉ là sau này thôi, còn nguyên nhân đầu tiên để người ta sống co cụm, dựa vào nhau đó là sự sợ hãi. Cuộc sống càng có nhiều bất trắc, hiểm họa từ xung quanh thì người ta càng sống gắn kết, quần tụ với nhau. Số đông luôn làm người ta yên tâm hơn, ít sợ hơn.

Từ thuở còn hoang sơ, dân mình đi chài lưới đánh cá dưới sông hay bị thuồng luồng ăn thịt. Dân lo sợ. Dân đến hỏi vua, vua mới bày cho dân một cách: các giống thủy quái nó hại mình là bởi mình khác nó, vậy cứ xăm lên người các hình thủy quái giống nó thì nó sẽ không hại mình nữa. Dân làm y vậy và không ai bị thuồng luồng hại nữa thiệt. Cũng từ đó xăm mình thành cái tập tục của người Việt.

Đó chẳng qua chỉ là một "chiêu" của vị vua hiền minh giúp thần dân vượt qua được nỗi sợ hãi, yên tâm làm ăn thôi. Chứ làm gì có thuồng luồng, mà có thì nó cũng sợ gì mấy cái hình xăm kia.

Danh tướng Lý Thường Kiệt sau cũng dùng "chiêu" này. Để kích động sĩ khí, làm át đi nỗi sợ hãi của quân lính, ông cho người vào một ngôi đền thiêng ở gần đó đọc mấy câu thơ "thần": "Nam quốc sơn hà nam để cư....".

Bài "thơ thần" này có hướng đến đối tượng nghe là quân Tống không? Xin thưa là rất ít có khả năng đó. Quân Đại Việt ở bên này phòng tuyến sông Như Nguyệt, giặc đóng bên bờ Bắc con sông. Giữa chốn chiến trường ồn ào, hỗn loạn và cách nhau một con sông làm sao giặc bên kia sông nghe được bài thơ phát ra từ một ngôi đền thiêng bên này. Mà có nghe thì cũng chẳng có lí do gì để nó nghĩ đó là "thơ thần", quân Tống chân ướt chân ráo qua đất này, có biết đền nào là thiêng hay không thiêng.

Vậy thì có thể nói bài "thơ thần" này chỉ là đọc cho lính mình nghe, để diệt cái nỗi sợ hãi, giúp phấn chấn tinh thần mà xông lên chiến đấu thôi.

Sức mạnh dân tộc chỉ trỗi dậy khi nỗi sợ hãi tan biến.

Từ sợ đến hèn

Thế nhưng dân mình hay sợ quá, lắm khi thành hèn.

Thời Pháp thuộc, ông Thống đốc Nam kỳ có ra một cái trát lệnh cho các quan Pháp phải đối đãi lễ phép hơn với người An Nam, không được để dân An Nam phải vái lạy. Không cho lạy rồi, nhưng dân An Nam mình quen tật, cứ thấy quan là lại... khòm lưng lạy.

Hồi trước đó vua Thành Thái cũng đã có ra chỉ dụ là dân không được lạy người sống, ấy thế mà dân cứ lạy mãi. Quái chưa, không cho lạy mà cứ lạy.

Vì sao? Vì sợ. Đến nỗi cụ Phan Khôi cũng ngán ngẩm nói: "Ta mà còn đê hèn vậy, mong gì ai trọng ta". Rồi cụ còn cười buồn mà rằng dân mình cứ vái lạy mãi thế "có khi khỏi phải tập thể thao". (Theo Phan Khôi- Tác phẩm đăng báo 1928, Lại Nguyên Ân)

Nói chi thời Pháp thuộc, ngay đến thời XHCN rồi, mà dân còn sợ, còn lạy. Ở các đợt "Cải cách ruộng đất" những năm 50 của thể kỷ trước, khi các anh đội trẻ măng xuống xã, xuống làng làm "cải cách", mấy cụ già tóc bạc nhìn thấy từ xa đã đứng nép sát một bên đường vái lạy dồn dập "con lạy cụ đội". Lúc đó mà "cụ đội" chỉ nhếch mép trách cứ chi một cái là dân hồn vía lên mây.

Từ thuở khai thiên lập địa đến bây giờ dân mình cứ sợ mãi, sợ triền miên. Và bây giờ cũng còn sợ vậy thôi.

Dân đến cơ quan nhà nước thì vẫn cứ quen khúm núm, em em- anh anh, vẻ mặt sợ sệt. Ra đường, dù chẳng sai phạm gì, mà thấy công an giao thông tim vẫn đập loạn xạ.

Xem mấy tờ báo trong nước im thin thít, không dám nói một lời nào trong đợt kỷ niệm 30 năm cuộc chiến Việt- Trung (17/2/1979- 17/2/2009) vừa rồi cũng rõ. Tất cả chìm trong sự im lặng của sợ hãi.

Làm sao để đập tan, thoát ra khỏi cái nỗi sợ dai dẳng, triền miên của dân tộc mình đây, để sức mạnh của dân tộc trỗi dậy? Làm sao?

Xin nhắc lại một lần nữa câu của cụ Phan Khôi để kết thúc bài này: "Ta mà còn đê hèn vậy, mong gì ai trọng ta".

dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Post by dacung »

Trung Quốc: lấn biển, lấy tài nguyên, dành thị trường lao động

Thiện Giao, phóng viên RFA
2009-04-01

Giới quan sát cho rằng Việt Nam đã và đang trở thành nơi lý tưởng để Trung Quốc giảm căng tình trạng thất nghiệp và giải cơn khát tài nguyên của nền kinh tế đang vươn lên nhóm hàng đầu thế giới hiện nay.

Cái nhìn thiển cận của chính quyền Việt Nam

Điều đáng để ý, là trong khi Trung Quốc thực hiện điều này, với sự cho phép của chính quyền Việt Nam, thì một số quốc gia khác ở Châu Phi xa xôi lại bắt đầu rút ra bài học khi làm ăn với người Trung Quốc. Biên tập viên Thiện Giao tìm hiểu thêm về vấn đề này.

Bản tin ngày 26 tháng Ba trên tờ New York Times, với tựa đề “Niềm Hy Vọng Tan Vỡ Khi Đầu Tư Trung Quốc Tại Châu Phi Sụt Giảm,” viết rằng “khi giá hàng hoá toàn cầu sụt giảm, một vài bạn hàng Châu Phi của Trung Quốc dấn sâu vào bất ổn, Trung Quốc bắt đầu rút lui khỏi một vài dự án rủi ro và tham vọng nhất. Người Trung Quốc bây giờ bắt đầu đi tìm một sự bảo chứng mà các công ty Phương Tây đã mưu tìm từ lâu: sự ổn định về chính trị và kinh tế.”

Bản tin viết về trường hợp Guinea rằng, người dân xứ này cho đến nay vẫn chưa nhận được những gì họ thật sự chờ đợi từ người Trung Quốc. Đó là một hợp đồng nhiều tỷ Mỹ kim Trung Quốc giúp xây dựng hệ thống hạ tầng cơ sở, đổi lại Bắc Kinh được khai thác những mỏ sắt và bô xít khổng lồ của xứ xở này.

Đến nay, người Trung Quốc vẫn còn chần chờ, không đổ tiền vào Guinea. Lý do, theo lời Đại Sứ Trung Quốc tại đây nói với tờ New York Times, là vì “chính trị bất ổn” và “thị trường thế giới không thuận lợi.”

Trong khi chính trị và thị trường không thuận lợi để Trung Quốc khai thác khoáng sản tại Guinea, trong đó có bô xít, thì tại khu vực Tây Nguyên của Việt Nam, người ta đã bắt đầu thấy sự xuất hiện của người Trung Quốc.

Người Trung Quốc đến đây khai thác bô xít trong một dự án bị chống đối dữ dội bởi nhiều giới khoa học, chính trị, văn hoá trong nước. Nhưng người Trung Quốc vẫn cứ tiếp tục khai thác, và người đứng đầu chính phủ Việt Nam khẳng định “khai thác bô xít là chủ trương lớn của Đảng và Nhà Nước.”

TQ vào Tây Nguyên là nguy cơ lớn cho an ninh quốc phòng

Nhà văn Nguyên Ngọc đã từng xác định, dự án bô xít tại Tây Nguyên đang “gây rất nhiều dư luận trong xã hội.”

“Dự án bauxite Tây Nguyên đang gây rất nhiều dư luận trong xã hội. Nói chung là lo lắng nhiều mặt, về kinh tế sẽ thua lỗ, về môi trường thì tác hại không thể khắc phục. Còn nhiều mặt khác, như xã hội, an ninh quốc phòng, vân vân…”

Tin tức gần nhất cho biết, tập đoàn nhôm Chalco của Trung Quốc, một trong những nhà đầu tư khai thác bô xít tại Tây Nguyên đang bị lỗ nặng. Cụ thể, tập đoàn này thông báo lãi ròng năm 2008 giảm gần 100% so với năm 2007 và sẽ còn tiếp tục thua lỗ trong quý 1 năm nay.

Bản tin của tờ Wall Street Journal ngày 29 tháng Ba viết rằng, bản báo cáo của tập đoàn Chalco phân tích lý do lỗ lã là vì “nạn động đất và bão tuyết tại Trung Quốc trong năm qua,” và “khủng hoảng tài chánh thế giới, sự tăng giá của vật liệu thô cùng với sự giảm giá thành phẩm đã tạo ra những khó khăn chưa từng có tiền lệ cho thương vụ và hàng hoá của Tập Đoàn.”

Chalco ký hợp đồng với tập đoàn Than và Khoáng Sản Việt Nam, TKV, hồi năm 2006 để khai thác bô xít tại Đắc Nông trong một dự án bị chính một số nhà khoa học của TKV phản đối.

Gần đây, người ta thấy lan truyền trên Internet một bức thư được xem là của tiến sĩ Nguyễn Thành Sơn, Giám Đốc Công ty Năng Lượng Sông Hồng trực thuộc TKV, phản đối các dự án bô xít của TKV với Trung Quốc.

Nguồn tin của chúng tôi tại Việt Nam xác định, bức thư ấy được tiến sĩ Sơn viết gởi riêng cho lãnh đạo Đảng Cộng Sản, trong đó có ông Trương Tấn Sang, Uỷ Viên Bộ Chính Trị, Thường Trực Ban Bí Thư.

Thư có đoạn, rằng “lựa chọn nhà thầu Trung Quốc là một sai lầm cố ý của TKV” và rằng tác giả “hoàn toàn đồng tình với đa số các ý kiến tại cuộc tọa đàm cho rằng việc lựa chọn nhà thầu Trung Quốc vào Tây Nguyên là một nguy cơ rất lớn đối với an ninh quốc phòng.”

Áp dụng mô hình đầu tư kiểu Trung Quốc

Trở lại bài viết của tờ New York Times. Bài báo viết, rằng Trung Quốc đang tạo ra một mô hình đầu tư mới tại Châu Phi. Đó là, quan tâm đến quyền lợi của 2 phía nhưng không đưa ra những yêu cầu mà các công ty và giới tài trợ Tây Phương thường đòi hỏi, chẳng hạn tiêu chuẩn môi trường, điều kiện lao động, và sự tôn trọng nhân quyền, dân chủ.

Dự án khai thác bô xít tại Đắc Nông cũng làm nảy sinh nhiều câu hỏi, trong đó có câu hỏi về môi trường.

Khai thác khoáng sản chỉ là một vế của câu chuyện người Trung Quốc ở Việt Nam. Gần đây, báo chí Việt Nam lại báo động một hiện tượng khác, là “đã có hàng vạn công nhân Trung Quốc vào Việt Nam.”

Bản tin của báo Tuổi Trẻ ngày 28 tháng Ba dẫn lời Chủ Tịch Tổng Hội Xây Dựng Việt Nam, rằng “các nhà thầu Trung Quốc đang thắng thầu rất nhiều công trình trọng điểm về điện, ximăng, hóa chất... Đáng quan tâm là các nhà thầu Trung Quốc thường đem theo hàng ngàn công nhân và đem cả thiết bị của họ sang, trong khi những thiết bị đó Việt Nam hoàn toàn có thể sản xuất được…”

Không chỉ len lỏi mang người, Trung Quốc còn áp dụng bất cứ biện pháp khả dĩ nào để mang cả thiết bị, nguyên vật liệu vào Việt Nam. Tuổi Trẻ viết rằng, “Một số loại vật liệu Trung Quốc được đem qua Thái Lan rồi vòng vào Việt Nam. Máy móc thiết bị không nhập riêng được thì họ lắp sẵn rồi đem cả sang …đến cái bệ xổm toilet họ cũng không dùng hàng Việt Nam mà mua hàng Trung Quốc.”

Những gì đang diễn ra tại Việt Nam khiến giới quan sát tin rằng, người Trung Quốc vào Việt Nam để lấy được tài nguyên rẻ, đồng thời giải quyết phần nào tình trạng thất nghiệp của chính Trung Quốc với cách thức “đầu tư đến đâu, mang người theo đến đó.”

Post Reply