Những điều trông thấy

Những đề tài nóng của Thời Sự. Các bài viết lượm nhặt trên Net ở nơi đây chỉ dùng để tham khảo không phải là chính kiến riêng của nhóm phụ trách.

Moderators: CayQueo, phu_de

Post Reply
dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Post by dacung »

Hồng Y PHẠM MINH MẪN Ngụy Biện

TS NGUYỄN PHÚC LIÊN

Lá thư của Hồng Y PHẠM MINH MẪN kết án Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, rồi mượn lời Chúa để bào chữa cho việc kết án. Tôi thấy tính cách nguỵ biện trong đó. Đồng thời Hồng y còn mượn lời Chúa để bào chữa cho sự ngụy biện của mình. Tôi nhớ cái tội “Kêu Tên Đức Chúa Lời vô cớ”, nhất nữa tội “Thề Dông Dài”.

Biểu tượng của Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ

Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ biểu tượng cho những giá trị Nhân Bản: Tôn trọng PHẨM GIÁ con người và những QUYỀN (Nhân Quyền) gắn liền với con người.

Dưới lá cờ ấy, người Việt Nam đòi hỏi nội dung mà Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ tượng trưng. Không phải vì chính Lá Cờ mà người Việt Nam đấu tranh, nhưng vì những Giá trị mà Lá Cờ tượng trưng.

Cờ Đỏ Sao Vàng tượng trưng cho một Lý thuyết Chính trị. Những người đấu tranh dưới Cờ Đỏ Sao Vàng là đấu tranh cho một Lý thuyết Chính trị. Trong khi ấy, Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ không tượng trưng cho một Lý thuyết Chính trị, mà biểu tượng cho những Giá trị Nhân Bản. Dưới lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, người Việt đấu tranh bảo vệ những Giá trị gắn liền với PHẨM GIÁ con người, làm cho những Giá trị ấy được triển nở.

Trong thư, Hồng y nhắc đến những Giá trị truyền thống: ”Di sản đó là truyền thống văn hoá của dân tộc VN, một nền văn hoá khá phong phú với những giá trị tinh thần và đạo đức. (như Tứ hải giai huynh đệ; Chuyện hôn nhân là chuyện trăm năm, là mối tình chung thuỷ; Lá lành đùm lá rách...)“. Chính lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ biểu tượng cho những Giá trị truyền thống này, trong khi ấy cờ Đỏ Sao Vàng tàn phá những Giá trị đó.

Lý do đích thực của ngụy biện

Với biểu tượng của Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ như vậy, không có lý do gì mà Hy MẪN phải sợ hãi lá cờ. Lý do sợ hãi mà Hồng y không nói ra, đó là Hồng y SỢ CSVN mà thôi, nếu không nói rằng Hồng y theo lệnh CSVN để loại bỏ Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ. Tôi nhớ đến cái BÙA mà Nhà Văn Duyên Lãng HÀ TIẾN NHẤT đề nghị với Giáo Dân Hải ngoại trong việc chận đứng phong trào các Giám Mục ra nước ngoài xin tiền. BÙA đó là cầm Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ để các Ngài không dám đến xin tiền. Thấy tiền thì ham, nhưng đứng bên cạnh Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ chụp chung hình, thì sợ CSVN cấm xuất ngoại sau này.

Tựu trung, đây là việc sợ CSVN mà Hồng y Phạm Minh Mẫn ngụy biện đổ tội cho Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ. Đây là việc ngụy biện, đổ tội cáo gian, không trúng với Lương Tâm của Hồng y.

Bà Mẹ Việt Nam

Hồng y đưa ra tỉ dụ:”người mẹ VN, lúc mặc áo vàng (cờ vàng), lúc mặc áo đỏ (cờ đỏ),...“. Trước khi nói như vậy, Hồng y đã không phân tích xem Mẹ VN có muốn mặc áo đỏ (cờ đỏ) hay không. Chính Hồng y đã chứng kiến sự tàn ác của Cộng sản Bắc Việt, đã mang súng ống của Thế Giới Cộng sản vào xâm chiếm Miền Nam, rồi khoác lên thân người các Bà Mẹ Việt Nam chiếc áo đỏ sặc mùi máu. CSVN chưa bao giờ hỏi các Bà Mẹ Việt Nam có đồng ý mặc chiếc áo đỏ máu hay không. Đây là việc mặc áo miễn cưỡng. Nói như vậy có nghĩa là Hồng y khẳng định võ đoán rằng dân chúng Miền Nam đồng thuận chấp nhận Cộng sản. Ba triệu người Việt Nam bất chấp nguy hiểm sống chết, đã bỏ nước ra đi, nghĩa là không chấp nhận mặc chiếc áo đỏ máu.

Không thể so sánh hai chiếc áo này được bởi lẽ người mặc mang hai tâm tình khác nhau. Việc Hồng y lấy tỉ dụ này chỉ là ngụy biện với chủ đích không muốn giới trẻ mang Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ. Đây là ngụy biện trái với Lương tâm của Hồng y.

Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ... “mang tính đối kháng“

Tại sao Hồng y lại nhìn Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ “mang tính đối kháng“. Đây là cái nhìn giống như CSVN. Thực vậy, CSVN luôn luôn dùng những chữ “thế lực thù địch“ để gán cho những ai nói lên sự thật có ich lợi cho chính mình. Thường đây là thái độ của những ai phạm lỗi, nhìn người khác như thù địch đang muốn phanh phui cái lỗi của mình. Tục ngữ có câu: “Có tật giật mình“. Có tật rồi, thấy ai động rạng gì, thì cắt nghĩa là họ đang moi cái tật của mình ra.

Hồng y đã nhìn Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ theo quan điểm tiêu cực của CSVN vậy. Tại sao Hồng y không nhìn Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ ở góc độ tích cực: tượng trưng cho những Giá trị Nhân Bản.

Lấy lời Chúa để cắt nghĩa ngụy biện của mình
Đây là cái tội “Kêu Tên Đức Chúa Lời vô cớ“, “Thề dông dài“.

Hồng y viết: “Mặt khác, lịch sử thế giới xác minh hai sự thật nầy: (1) đời sống cũng như tinh thần hiệp thông trong Giáo Hội Công Giáo chưa bao giờ được xây trên nền tảng một chủ nghĩa trần thế, hay một thói đời mang tính đối kháng; (2) một chủ nghĩa trần thế, dù là tư bản, hay cộng sản, hay quốc gia, bao giờ cũng tạo nên sự phân rẽ mang tính đối kháng và loại trừ nhau trong lòng một dân tộc, trong hàng ngũ con cái chung một mẹ.

Bản chất của Giáo Hội Công Giáo là hiệp thông với Chúa, với nhau, với mọi người anh em đồng bào và đồng loai.“

Hồng y nói ra những điều này có ý gán cho lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ. Chính lẽ những tuyên bố này phải áp dụng cho CSVN dưới lá cờ Đỏ Sao Vàng tượng trưng cho:

=> Độc tài độc đảng, làm phân rẽ hàng ngũ Dân tộc
=> Lịch sử Cộng sản là chuỗi dài đấu tranh giai cấp đãm máu
=> CSVN Chính trị hóa Tôn giáo theo Lý thuyết của mình
=> Thiết lập các Giáo Hội quốc doanh để chia rẽ Tôn giáo
=> Ngay trong lòng Giáo Hội Công Giáo VN, CSVN đã gài các ngợm giáo gian vào để kiểm soát hàng Lãnh đạo, để chia rẽ ngay trong hàng Giám mục Việt Nam.

Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ không tượng trưng cho một Lý thuyết Chính trị để vì Lý thuyết Chính trị ấy mà gây chia rẽ, tang tóc. Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ tượng trưng cho những Giá trị Nhân Bản mà chính Tôn giáo cổ võ kêu gọi. Gọi Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ “mang tính đối kháng“, rồi đổ vạ cho lá cờ này là gây chia rẽ, đi ngược với Lời Chúa khuyên phải hợp nhất, đó là việc mượn tinh thần của Chúa để buộc tội người ngay. Hồng y MẪN đã phạm thượng vậy.

Phải nêu cao Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ

Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ không tượng trưng cho một Lý thuyết Chính trị mà là biểu tượng cho những Giá trị Nhân Bản, là tôn trọng PHẨM GIÁ con người.

Chính lẽ Hồng y MẪN phải cổ võ lá cờ này mới phải, dù phải đe dọa bởi CSVN. Người chân chính và can đảm, dù trước những đe dọa, cũng phải nói lên sự thật. Thánh Gioan Tẩy Giả, trước đe dọa bị chém đầu, vẫn nói lên sự thật. Trước đe dọa mà phải nói theo chiều, đó là hèn.

Phải nêu cao Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ lên như ánh sáng soi rọi vào bóng tối u ám, tàn nhẫn của lá cờ Đỏ Sao Vàng. Đó là nhiệm vụ, nhất là nhiệm vụ của những Lãnh đạo Tôn Giáo mà chính Phúc Aâm đã nhấn mạnh.

Tôi xin trích ra đây những câu Phúc Aâm cho Hồng y MẪN:

* “Đoàn dân đang ngồi trong cảnh tối tăm đã thấy một ánh sáng huy hoàng, những kẻ đang ngồi trong vùng bóng tối của tử thần nay được ánh sáng bừng lên chiếu rọi.“ (Mt 4:16)

* “Muối cho đời và ánh sáng cho trần gian“. (Mc 9:50; Lc 14:34-35)

* Và đây là bản án: ánh sáng đã đến thế gian, nhưng người ta đã chuộng bóng tối hơn ánh sáng, vì các việc họ làm đều xấu xa.“ (Jn 3:19)

* Quả thật, ai làm điều ác, thì ghét ánh sáng và không đến cùng ánh sáng, để các việc họ làm khỏi bị chê trách.“(Jn 3:20)

Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ là tượng trưng cho ánh sáng: ánh sáng của những Giá trị Nhân Bản. Tại sao Hồng y MẪN lại cố tình cắt nghĩa tiêu cực để cấm cản, chống đối. Phải nêu cao ánh sáng ấy để rọi vào những tối tăm, tử thần tượng trưng bởi Cờ Đỏ Sao Vàng.

Hay chính Hồng y MẪN “chuộng bóng tối“, “làm điều ác“, nên sợ ánh sáng, sợ sự thật vậy.


NGUYỄN PHÚC LIÊN

dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Post by dacung »

Người dân nghĩ gì về chuyến đi Mỹ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Nhã Trân, phóng viên đài RFA
2008-06-24

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng hiện đang có mặt ở Washington trong cuộc viếng thăm Hoa Kỳ chính thức. Người Việt trong nước có suy nghĩ, ý kiến gì nhân cuộc thăm viếng, Nhã Trân trao đổi với một số người dân ở Việt Nam để tìm hiểu.


Chuyến công du Hoa Kỳ của Thủ tướng Việt Nam hiện đang diễn ra ở Washington DC như dự liệu. Đây là chuyến viếng thăm nước Mỹ thứ hai của một vị thủ tướng chính phủ Hà Nội.

Chuyến công du Mỹ của ông Nguyễn Tấn Dũng lần này nhằm nhằm củng cố mối quan hệ và hợp tác song phương về nhiều lãnh vực, đặc biệt trong các lãnh vực kinh tế, giáo dục và đào tạo, khoa học - kỹ thuật và môi sinh.

Báo chí trong nước cũng loan tin nhiều về chuyến đi này, vậy còn người dân họ nghĩ gì về chuyến thăm của thủ tướng Việt Nam?

Đặt nhiều tin tưởng

Một cư dân Hà Nội, làm việc trong ngành pháp lý, cho biết ông phấn khởi và đặt nhiều tin tưởng nhiều vào chúyến đi của thủ tướng:

"Sự kiện Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng sang Hoa Kỳ, theo quan điểm của mình, việc làm này là hoàn toàn hợp lý, thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ thì nó phát triển một bước tốt đẹp, nhất là sau chuyến thăm của Thử Tướng Phan văn Khải và hợp với xu hướng quan hệ hợp tác toàn cầu hiện nay. Còn đối với lợi ích của người dân thì chuyến thăm này như thế nào thì người dân hai nước chắc chắn sẽ là rất hài lòng."

Theo chương trình của cuộc hội đàm Việt-Mỹ qua chuyến thăm Hoa Kỳ lần này, ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ gặp gỡ nhiều nhân vật quan trọng của chính phủ Mỹ để hội ý về các vấn đề kinh tế và tài chính.

Ghi nhận rằng phái đoàn Việt Nam, gồm thủ tướng và nhiều bộ trưởng, viên chức các sở bộ sẽ hội đàm với một số nhân vật cao cấp của Mỹ để xin ý kiến về các vấn đề kinh tế, bất động sản và tài chính, một nông gia ở tỉnh Tây Ninh, từng được biểu dương vì một số công trình về khoa học, có ý kiến rằng bên cạnh vấn đề kinh tế thì dân chủ và tự do tôn giáo xem ra có thể cũng nhân dịp này được đề cập đến:

"Theo tôi biết thì Thủ Tướng Việt Nam đi đến Mỹ để nói lại những gì mà Việt Nam đã ký kết với Hoa Kỳ trong cái tình hình kinh tế Việt Nam đương bối rối thì nhờ người Mỹ giúp đỡ để chống lạm phát. Thứ nhì là giữa Việt Nam với Hoa Kỳ có một số bất đồng thì dụ như về dân chủ - nhân quyền mà Việt Nam đã ký nhưng chưa thực hiện, thì lúc này khi đến Mỹ, thì theo quan điểm của tui thì cũng có cái lợi cho Việt Nam, nhưng mà nó cũng có cái khó khăn cho Việt Nam.

Lợi là cái gì? Là thúc đẩy kinh tế như là Việt Nam với Mỹ đã ký kinh tế hiệp ước nhưng mà chưa thực hiện thì nối lại nó nhanh hơn là thoả thuận từ ban đầu. Còn về vấn đề chính trị là Việt Nam chỉ thực hiện trong điều kiện bị bắt buộc thôi.

Còn người Mỹ cũng có lợi cái gì? Là những cái đã ký với Việt Nam về nhân quyền, về tự do tôn giáo và một số cái khác mà Mỹ muốn thực hiện thì người Mỹ chỉ cần gút lại để bàn cãi thêm nhưng mà Việt Nam phải đồng ý bởi vì trong độ này Việt Nam bị suy thoái kinh tế, đang khó khăn về mọi mặt.

Và nhiều tổ chức trong nước về tôn giáo họ đòi tự do thì đây có thể là nó mở ra một chương mới để Việt Nam có được dân chủ hơn, người dân được rộng rãi những quyền tự do hơn nếu chính phủ Mỹ có một kế hoạch và làm tới nơi tới chốn."

Vấn đề kinh tế, nhân quyền và dân chủ

Một nhân viên bảo vệ, cư dân Quận 10 Sài Gòn, cho rằng ngoài vấn đề kinh tế, nhân quyền và dân chủ cũng cần được thế giới quan tâm nhân chuyến thăm viếng Mỹ của ông Nguyễn Tấn Dũng lần này:

"Thủ Tướng đi qua bên đó mà gặp Tổng Thống Bush để mà gặp gỡ nói về tiến trình tiến hoá của Việt Nam thì cái đó em thấy có tốt nhưng mà có thành công hay không là cũng phải do bên ông tổng thống Mỹ ổng có chấp nhận hay không.

Dân ở đây rất là mong muốn Thủ Tướng mà ký kết được với Mỹ bên đó thì em thấy vấn đề quan trọng nhứt là kinh tế để nền kinh tế của Việt Nam tăng trưởng lên chớ còn như hiện giờ công nhân, cán bộ, những người dân thường khó sống vì vật giá rất là cao, nên nhờ có chuyến đi nếu mà ổng ngoại giao thành công thì đỡ cho Việt Nam, đỡ cho người dân.

Dân ở đây rất là mong muốn Thủ Tướng mà ký kết được với Mỹ bên đó thì em thấy vấn đề quan trọng nhứt là kinh tế để nền kinh tế của Việt Nam tăng trưởng lên chớ còn như hiện giờ công nhân, cán bộ, những người dân thường khó sống vì vật giá rất là cao, nên nhờ có chuyến đi nếu mà ổng ngoại giao thành công thì đỡ cho Việt Nam, đỡ cho người dân.
Em cũng thấy về dân chủ - nhân quyền thế giới người ta cũng phải có yêu cầu Việt Nam phải có dân chủ - nhân quyền cho người dân, đòi hỏi cho quyền lợi của người ta chớ ở đây không có nhân quyền gì hết trơn.

Trong nước em thấy đất đai bị chèn ép, nhân dân người ta cũng biểu tình giăng biểu ngữ đi khắp Sài Gòn đó, đi ngang ngân hàng tụi em với biểu ngữ của dân Bến Tre, rồi ở dưới Hậu Giang người ta lên trên này, Kiên Giang người ta cũng lên trên này. Người dân người ta bị những tình trạng bức xúc, người ta đòi hỏi nhân quyền, người ta đả đảo hoài, mà ở đây nó không xử lý."

Dư luận người Việt nước ngoài đã sôi động từ nhiều ngày qua, và nhiều người có cùng suy nghĩ, rằng đây là dịp để nêu lên với chính phủ Mỹ vấn đề nhân quyền, dân chủ tại Việt Nam.

Các tổ chức tranh đấu cho nhân quyền của ngừơi Việt tại Mỹ hiện đang có kế họach mở nhiều cuộc biểu tình để bày tỏ phản đối về những đường lối chính sách của chính phủ Hà Nội, hiện do ông Nguyễn Tấn Dũng làm thủ tướng.

dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Post by dacung »

Trần Khải Thanh Thủy mạn đàm với GS Kết về chuyến đi Mỹ của ông Dũng

Trần Khải Thanh Thủy (ghi)
Monday, June 30, 2008


Chuông điện thoại reo vang, tôi nhấc ống nghe, giọng dè dặt:

- A lô!

Từ đầu dây vang lên tiếng người nói:

- Xin gặp nhà văn Trần Khải Thanh Thủy ạ!

Thành thực, tôi thật sự ái ngại, kể từ ngày bị đảng vô cớ bắt giam, tôi không còn là nhà văn dưới con mắt của bạn bè, người dân trong quốc nội nữa.

Ðơn giản vì sống lâu trong sự lừa dối, ác độc của đảng cộng sản, người ta chỉ có hai cách để lựa chọn, hoặc phải làm quen với nó, sống cảnh “mũ ni che tai”, “không biết, không nghe, không thấy”, hoặc tự bộc lộ quan điểm của mình. “Biết rõ, vẫn nghe, luôn thấy”. Tôi thuộc loại người thứ hai, không thể làm như lời người xưa dặn, dù thâm thúy đến đâu, qua đúc kết cả nghìn năm kinh nghiệm đi chăng nữa: “Tâm hệ nhất xứ, thủ khẩu như bình” (Buộc trái tim lại, miệng kín bưng như hũ nút...).

Tiếc thay, số người dám lựa chọn con đường thứ hai như tôi: “Bung trái tim ra, miệng nói theo những lời mách bảo của con tim” không nhiều, vì thế mà bị kết tội phản đảng (phản lại các hoạt động làm kìm hãm sự phát triển của đất nước của đảng độc tài tiếm quyền). Bởi vậy, 463 hội viên hội văn học nghệ thuật Hà Nội, cùng 700 hội viên hội nhà văn Việt Nam, và bao nhiêu mối quan hệ khác, không ai dám gọi điện thoại, giao tiếp với tôi vì sợ bị liên lụy, sợ lý lịch có vấn đề, sợ bản thân cũng như gia đình, chồng con bị nhòm ngó, có tên trong sổ đen của lũ chó săn nội hóa (do cài đặt thiết bị nghe trộm)...

Chính vì thế chiếc điện thoại bàn gần như bị bỏ không, hầu như chỉ để dùng vào một việc duy nhất: Tôi gọi sang bà ngoại hoặc bà gọi sang thăm con cháu, nay nó bỗng reo lên một cách đầy bất ngờ và thật vô cớ như vậy...

- Chị Thủy à, đầu dây giọng anh Nguyễn Chính Kết vang lên:- Tôi Kết đây.

- À! Vâng! Vâng ạ. Cái tên lập tức làm sáng lên gương mặt bình dị quen thuộc, dù chưa gặp ngoài đời lần nào nhưng đã trở nên thân thiết ngay khi tôi trở thành thành viên của khối 8406.

- Vừa rồi có đọc thư ngỏ của chị gửi Nguyễn Tấn Dũng, bà con bên này nhiều người ủng hộ chị lắm đấy. Lý do gì thúc đẩy chị viết thư gửi Nguyễn Tấn Dũng vậy?

- Có gì đâu anh, tôi mạnh dạn bày tỏ, vì câu trả lời đã nằm sẵn trong đầu: - Lý do đầu tiên là sự thất vọng tột cùng của cá nhân em với ngài đương kim thủ tướng này, anh ạ. Chính em và gần như toàn thể người dân trong nước đã bị mắc lừa bởi những lời kêu gọi hào sảng của ông ta trong việc chống tham nhũng: Nào tham nhũng và quan liêu là một trong 4 nguy cơ của xã hội hiện tại, làm cản trở việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của đảng, gây bất bình và giảm lòng tin của nhân dân với đảng và nhà nước. Nào: Phải đề ra các biện pháp, pháp lệnh chống tham nhũng. Cụ thể ra cả một bộ luật hình sự, với quy định 11 tội danh trong nhóm tội phạm tham nhũng. Nào không chống được tham nhũng tôi sẽ xin từ chức. Nào đưa ra 8 vụ án điển hình phải giải quyết dứt điểm trong năm 2007 như PMU 18, đất đai ở Ðồ Sơn (Hải Phòng), phân đạm ở Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, đất đai ở quận Gò Vấp (Sài Gòn) v.v... Nhưng tất cả chỉ là sự nói láo, nói lấy được, nghĩa là nói như dân gian nhận định về Bộ Chính Trị của triều đình cộng sản:

Một bầy thay trắng đổi đen
Phía dưới hủ hóa, phía trên dạy đời.

Cùng là tham nhũng cả, có khác nhau ở mức độ nhiều ít, vì vậy làm sao chống nổi tham nhũng? Cùng là quạ chứ có phải là bồ câu đâu, cho nên việc gì phải xấu hổ vì màu đen của quạ?

- Ôi chị Thủy à? Không biết bà con ngoài Bắc hoặc trong quốc nội thế nào chứ, cá nhân tôi và nhiều người bên này luôn tin vào nhận định xác thực của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu: -“Ðừng nghe những gì cộng sản nói, hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm. Vì thế khi nghe tin Nguyễn Tấn Dũng hô hào chống tham nhũng, chúng tôi biết ngay là ông ta nói xạo.

- Tất nhiên điều làm em lầm tưởng là Việt Nam chống được tham nhũng. Còn có một lý do khách quan nữa, đó là theo tiền lệ, Việt Nam lệ thuộc khá nhiều vào Trung Quốc, gần như rập khuôn theo mô hình Trung Quốc (tiếc là những mặt tích cực của Trung Quốc thì không rập khuôn được, để đến nỗi bế tắc về chính trị, khủng hoảng về đường lối, tồi tệ về đủ mọi thứ từ đối sách, quyết sách, chính sách như hiện tại).

Các thành tựu của Việt Nam thường đi sau Trung Quốc 10 năm, ví dụ Trung Quốc đổi mới 10 năm thì Việt Nam cũng quyết định đổi mới theo. Năm 1996, sau một năm hô hào chống tham nhũng, Trung Quốc tổ chức hội nghị quốc tế tại Bắc Kinh có 89 nước tham dự với 900 đại biểu trong đó có Việt Nam, nội dung của hội nghị này là nhận định về thực trạng tham nhũng trên thế giới và đưa ra những biện pháp chống lại tệ nạn này. Trong đó bắt buộc tất cả các quan chức trong nội các chính phủ phải kê khai và công khai tài sản trước khi nhận chức và sau khi rời khỏi chức vụ, để ủy ban quốc gia chống tham nhũng kiểm tra.

Suốt 13 năm qua (1995-2008) Trung Quốc đã phát hiện 227,000 vụ tham nhũng, truy tố 13,000 quan chức cấp huyện trở lên và 57,000 quan chức cấp phường xã, thu hồi cho nhà nước 22.9 tỷ nhân dân tệ ($2.8 tỷ USD) theo đúng quan điểm của Chủ Tịch Giang Trạch Dân: “Trị nước phải trị đảng trước, cán bộ cấp càng cao, càng phải xử lý nghiêm.”

Kể từ năm 1995 một loạt tên tuổi đã bị bắt như Trần Hy Ðồng (nguyên ủy viên Bộ Chính Trị, bí thư thành ủy Bắc Kinh 16 năm), Thành Khắc Kiệt (nguyên phó chủ tịch quốc hội bị kết án tử hình). Tử Bỉnh Tùng (nguyên phó chủ tịch Khu Tự Trị Choang, Quảng Tây bị tù chung thân). Du Phương Lan, nguyên bí thư thành ủy thành phố Khâm Châu, Hồ Trường Thành, phó chủ tịch tỉnh Giang Tây (tử hình ) v.v... Ðặc biệt nghiêm trọng là vụ án thế kỷ của tập đoàn buôn lậu công ty Viễn Hoa thành phố Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến, với 600 bị cáo, trong đó 16 án tử hình, 12 án chung thân, và 56 án khổ sai. Cả 3 phó chủ tịch tỉnh bị cách chức, gây chấn động dư luận cả nước, được nhân dân Trung Quốc nức lòng phấn khởi và đồng tình ủng hộ. Chính vì thế hồi tháng 6-2006, khi nghe ông Dũng lên nhận chức và đưa ra những lời kêu gọi hào sảng như những lời “sát thát” trong lĩnh vực diệt tham nhũng thì em tin cơn bão chống tham nhũng ở Trung Quốc đã tràn sang Việt Nam. Và dưới những lời kêu gọi của ông Dũng thì Việt Nam cũng sẽ chống được, sẽ có những vụ án hi hữu nhất trong lịch sử chống tham nhũng của đảng cộng sản xảy ra. Hàng trăm cán bộ sĩ quan an ninh, quân dội dính lứu đến ăn hối lộ, bao che cho những đường dây ma túy, rồi vụ PMU sẽ được đưa ra ánh sáng làm thay đổi bộ mặt xã hội, giúp Việt Nam đẩy lùi các tệ nạn v.v... Nhưng sau hai năm theo dõi, thì thấy đất nước càng ngày càng khốn khó, tham nhũng không những không bị đẩy lùi mà còn phát triển với mức độ chưa từng thấy, những người chống tham nhũng từ dân oan đến nhà báo lần lượt vào ngồi tù hoặc trại tâm thần...

Quá thất vọng, thêm bản thân bị tù tội vì nói thẳng, nói thật... nên biết tin Nguyễn Tấn Dũng sang Mỹ em quyết định phải viết thư ngỏ.

- Chị nhận xét gì về tình trạng lạm phát hiện nay?

- Lạm phát với tốc độ phi mã anh ạ, không chỉ: 22 hoặc, 25 % như báo chí cộng sản nói đâu, mà có nhiều mặt hàng tới 60%. Lạm phát tăng chóng mặt, thời cuộc chưa bao giờ phải run trong từng cọng rau, từng hạt mắm, muối như thời điểm 2008 này. Không chỉ đơn thuần là giá chạy, lương nằm mà lương còn phải đắp chăn rên hừ hừ trong nhà hàng tuần như người lên cơn sốt rét vậy. Chính vì lương ốm, nên những người sống bằng đồng lương tội nghiệp lắm, từ cán bộ công nhân viên theo ca, theo kíp, hoặc ôm bàn đủ 8 tiếng mà lương chỉ 50-60 USD, trăm khoản phải chi dùng. Từ tiền học của con, chi tiêu hàng ngày, điện nước sinh hoạt, phụng dưỡng cha mẹ già, chưa kể khóc cười cùng thiên hạ (đám cưới, đám tang) không sao mà bôi đủ. Cho nên đi làm cả tháng cho nhà nước chỉ để lĩnh số lương tiêu đủ một tuần, ba tuần còn lại, nhà giàu, có của ăn của để thì mắc bệnh “chảy máu vàng” (bán vàng đã tích lũy từ trước để phụ thêm vào tiền sinh hoạt, nhà nghèo chỉ còn nước cháo rau qua ngày.

Nói chung ở Việt Nam bây giờ nhiều cảnh tội lắm, số bàn tay lật ngửa (ăn xin, ăn mày) tăng gấp 10-15 lần so với thời điểm trước năm 2,000. Hơn nữa đã đói, nghèo thì sự dung tục sẽ tăng cao hơn và nhận chìm bao giá trị làm người, giá trị tự thân của người dân trong xã hội. Câu thơ day dứt nhất trong điều kiện hoàn cảnh hiện tại của nông thôn Việt Nam là:

Hoa nở chẳng vì đâu
Khi vàng con mắt đói
Bởi xóm làng thương nhau
Bếp mỗi chiều vẫn khói

Không có bánh mì, thì hoa hồng cũng chẳng giúp ích trong cuộc sống... Ngọn khói lam mỗi chiều bốc lên trong mỗi mái nhà chỉ là tượng trưng, theo thói quen, để tự an ủi mình và an ủi xóm làng xung quanh, dù dạ dày vẫn co thắt trong đầu mỗi người, mỗi khi chiều về. Bố mẹ vẫn phải nhường nhau và nhường con trong bữa ăn hàng ngày. Cơm ba bát, áo ba manh, thuốc ba thang (3 lần sắc) xem ra vẫn là điều khó, và việc thỏa mãn bần cố nông trong thời cộng sản vẫn chẳng thay đổi bao nhiêu so với thời phong kiến, đế quốc mục ruỗng thối nát hàng nghìn năm trước đó.

- Vâng, chị là nhà văn, nên có những nhận định sống động xác thực lắm. Câu hỏi cuối cùng: - Chị nhận xét về tình trạng đấu tranh dân chủ trong nước như thế nào?

- Tất nhiên là có triển vọng hơn anh ạ. Lớp gạo cội thì vững tin là phong trào dân chủ đang đi tới đích cần thiết, tự do dân chủ cho nước nhà. Từ giờ cho đến cuối năm 2008 và đầu 2009 sẽ có những biến chuyển lớn. Thời cuộc như người buộc xích lôi đi, tạo ra những cú nhảy vọt về nhân quyền, tự do, chứ không còn nằm trong vũng lầy của lịch sử nữa, nên rất tin tưởng, phấn khởi. Lớp trẻ cũng ý thức được trọng trách trên vai mình, lại biết được cộng đồng Hải ngoại hỗ trợ cả về vật chất lẫn tinh thần nên đối đầu trực diện hơn, không e dè nhút nhát, không vướng bận sợ hãi như trước nữa. Thời gian vừa rồi tại Hà Nội xảy ra 2 biến cố, tuy chưa được trọn vẹn, song cũng đủ như một tiếng gà gáy sáng, xua đi bóng đêm ma quỷ, làm nức lòng người dân thủ đô. Ðó là cuộc chống đuốc cộng Tàu và thả bóng bay nhân quyền. Sắp tới 16-7 sẽ là ngày biểu tình vòng quanh bờ hồ với số lượng hàng trăm người... Tất cả những mầm xanh tự do tuy còn nhỏ nhoi này song đến một ngày gần nhất sẽ trở thành kẻ thù của sa mạc, nguy cơ của độc tài, giúp chế độ cộng sản sớm chấm dứt, và bà con mình ở hải ngoại sẽ lần lượt trở về tổ quốc, tay trong tay và mắt cười trong mắt với tất cả các nhà dân chủ tại quốc nội rồi cùng xắn tay xây dựng đất nước đàng hoàng to đẹp, dân chủ và giàu mạnh, như tất cả các nước anh em bên ngoài.

- Vâng, thành thực cám ơn chị, thời gian hạn hẹp quá, đành dừng cuộc mạn đàm tại đây, hẹn gặp lại chị sau.

- Dạ. Chào anh, hy vọng sẽ sớm gặp lại.

Hang đá, 30-6-2008

Trần Khải Thanh Thủy

dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Post by dacung »

BBC-10 Tháng 7 2008 - Cập nhật 14h06 GMT

Trung Quốc hướng dẫn dư luận mạng


Một nghiên cứu ở Hong Kong cho hay Trung Quốc tuyển tới 280 nghìn người để xâm nhập mạng Internet nhằm canh chừng bất đồng chính kiến và tải các bình luận về Đảng.

Bài của nhà nghiên cứu David Bandurski trên tờ Far Eastern Economic Review tháng 7 và 8/2008 nói rằng Trung Quốc chuyển từ kiểm soát Internet sang chủ động phản công.

Bài “Cuộc chiến tranh du kích để chiếm web của Trung Quốc” cho rằng các sinh viên được tuyển làm việc bán phần nhằm theo dõi các diễn đàn và chatroom ở Trung Quốc.

Từ một sáng kiến của chi bộ đảng ở Đại học Nam Kinh, nay chiến dịch này, được các cấp lãnh đạo cao nhất chuẩn thuận năm 2005, đã lan ra cả nước.

Chừng 280 nghìn người được nhà nước trả tiền để vào các diễn đàn nhằm đăng các ý kiến có lợi cho đảng Cộng sản.

Người ta gọi họ là “Đảng 50 xu” (wumaodang) vì họ được trả 50 mao (đơn vị xu của đồng Nhân dân tệ) cho một lần đăng bài trên các diễn đàn.

Những người này, theo tác giả Bandurski còn theo dõi các ý tưởng dễ gây ra vấn đề trong giới sinh viên, học sinh và dân vào mạng.

Hoạt động của họ hỗ trợ cho công việc vẫn có của công an mạng.

Theo bài báo, nay đảng Cộng sản Trung Quốc hiểu rằng không thể nào ngăn chặn bằng tường lửa toàn bộ các trang Internet ở Trung Quốc.

Nay, họ chủ động giao nhiệm vụ cho ngành thông tin phải cho người vào tác động, hướng dẫn dư luận.

Vai trò của truyền thông

Quan trọng hơn, đảng cầm quyền nhận định rằng “truyền thông hiện đại đã chiếm vị trí của các đảng phái chính trị” trong các cuộc Cách mạng Màu ở vùng Đông Âu và Liên Xô cũ.

Như thế, hướng dẫn và phản công trên mạng là hết sức quan trọng.

Chính sách của ông Hồ Cẩm Đào nay là kiểm soát và dùng mạng Internet.

Bản thân ông Hồ Cẩm Đào ngày 20/06 vừa qua đã tham gia thảo luận mạng trực tuyến với người dùng Internet.

Khi được một người với nickname tiếng Trung là “Danh lam thắng cảnh của tổ quốc” hỏi ông có hay vào các diễn đàn không, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói ông thường đọc Diễn đàn của tờ Nhân dân Nhật báo.

Điều này cho thấy sự chuyển hướng trong cách nhìn nhận vai trò của Internet ở chính cấp cao nhất trong ban lãnh đạo Trung Quốc.

Hơn nữa, các “bình luận viên trên mạng” của Trung Quốc còn lấn ra cả nước ngoài.

Bài báo nêu vụ việc họ vận động dư luận chống lại đài CNN của Mỹ vì nhà bình luận Jack Cafferty gọi người Trung Quốc là “côn đồ” nhân chuyện Tây Tạng hồi tháng 3/2008.

Mặt khác, theo bình luận của Issac Mao, một chuyên gia về Internet được trích lời, “Mục tiêu của chính quyền là tạo sự ồn ào và lấn át những tiếng nói tiến bộ hay khác biệt trên mạng ở Trung Quốc.”

Thậm chí, họ còn tìm cách thiết kế nghị trình cho các đề tài thảo luận trên Internet.

Tuy thế, theo David Bandurski, việc dùng các tiếng nói ủng hộ mình để tràn ngập Internet có thể chỉ làm cho người dùng web có cảm tưởng là các lãnh đạo đảng lại nói chuyện với chính mình.

dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Post by dacung »

Phong Thủy Hà Nội:

Rồng Cuộn Hổ Ngồi Là Thế Tán Gia Bại Sản


THIÊN ĐỨC . Việt Báo Thứ Năm, 7/10/2008, 12:02:00 AM

Để bảo vệ kế hoạch mở rộng Hà Nội, ngày 29/5/2008 thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra giải trình trước kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XII bằng một thủ pháp đặc biệt gây ngạc nhiên và tranh cãi của nhiều giới bạn đọc trong và ngoài nước.
Bản báo cáo giải trình mở rộng địa giới hành chánh thủ đô Hà Nội hoàn toàn không dựa trên luận chứng kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, lại càng bỏ qua ý kiến của giới chuyên môn về kiến trúc và phát triển đô thị.


Bản giải trình chỉ căn cứ trên luận chứng phong thủy duy nhất như sau:

Theo phương án mở rộng này, địa thế của Hà Nội tựa vào dãy núi Ba Vì và hướng ra dòng sông Hồng, Hà Nội sẽ luôn giữ được thế rồng cuộn hổ ngồi tiện hướng nhìn sông dựa núi; tiếp nối được giá trị khoa học và nghệ thuật trong lịch sử hình thành và phát triển đô thị Việt Nam là luôn gắn môi trường sống của con người với môi trường cảnh quan thiên nhiên, đó cũng là xu hướng phát triển bền vững nhất mà nước ta cũng như các quốc gia trên thế giới đang hướng tới.

http://www.hanoimoi.com.vn/store/files/ ... %20cao.htm

Điều ngạc nhiên đầu tiên là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa là ủy viên thứ 3 trong bộ chính trị đã công khai ca tụng lợi ích về phong thủy như là một động lực chính trong xây dựng đề án mở rộng thủ đô Hà Nội. Phong thủy là một loại khoa học xã hội đông phương dựa trên tâm linh, dịch lý mang ít nhiều màu sắc huyền bí khó lý giải và chưa hề được công nhận chính thức tại Việt Nam. Khoa phong thủy hoàn toàn tương phản lại học thuyết Mac Lenin mang tính vô thần. Luận chứng phong thủy của Nguyễn Tấn Dũng không hề mang ”tính đảng, tính chiến đấu và tính giai cấp” đi ngược lại tinh thần tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là một con người suốt cuộc đời theo chủ thuyết vô thần và đấu tranh giai cấp.

Điều ngạc nhiên thứ hai là trong phiên họp quốc hội hầu hết đại biểu đảng csvn bao gồm ủy viên trung ương bộ chính trị đều là những đỉnh cao trí tuệ trang bị đầy mình chủ thuyết Mac Lenin và tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, thế mà tất cả họ đều không hề có một lời phản bác luận chứng phong thủy nói trên. Kết quả là 92% đại biểu quốc hội trên tổng số 493 đại biểu đảng csvn bỏ phiếu thuận. Phải chăng đây là hồi chuông báo tử của lý thuyết Xã Hội Chủ Nghĩa? Câu trả lời nên dành cho những người có thẩm quyền trong đảng csvn vậy.

Điều quan tâm của bài viết này là sự tranh cãi giữa những nhà phong thủy trong và ngoài nước về luận chứng nói trên của Nguyễn Tấn Dũng, có hai khuynh hướng:

1)- Khuynh hướng chống đối: cho rằng luận chứng phong thủy do thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu ra sai bét hoàn toàn trên cơ bản. Thật vậy, phân tích thuật phong thủy là căn cứ vào thực địa thiên nhiên, hoàn toàn không chịu ảnh hưởng bởi địa giới hành chánh hay chính trị, xã hội do con người đặt để nên. Thực tế, dãy núi Ba Vì, hướng ra dòng sông Hồng, đã hiện diện mấy ngàn năm nay, như vậy thế rồng cuộn hổ ngồi về mặt phong thủy (nếu có?) cũng đã hiện diện từ lâu, thế thì tại sao từ 1945 cho đến nay, đất nước đặt dưới sự cai trị của đảng csvn lại không được phát triển?

2)- Khuynh hướng ủng hộ, phản bác lập luận trên cho rằng Việt Nam sở dĩ chưa phát triển được là vì từ lâu nay thế rồng cuộn hổ ngồi bị nằm ngoài ranh giới thủ đô Hà Nội, giờ đây nhờ có sáng kiến của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mở rộng ranh giới để đưa thế rồng cuộn hổ ngồi nhập chung với Hà Nội mới có thể phát triển đất nước.

Quý hóa thay một sáng kiến vĩ đại (?),thiết tưởng cũng nên tìm hiểu rõ ràng về luận chứng phong thủy này vậy.

Đến đây người viết nhớ lại một giai thoại làng y như sau: có một anh học trò dốt, muốn làm thầy thuốc, thế nhưng học hoài cũng không thuộc được các đặc tính của dược liệu, vì thế để bảo đảm cho sự hành nghề của mình, anh học trò này luôn luôn cặp bên mình cuốn sách chỉ nam chữa bịnh, trước là để khoe với thiên hạ, ta đây là người có học đàng hoàng, sau nữa là để đảm bảo khi chữa bịnh sẽ áp dụng đúng sách vở.

Một hôm có một bà già bị tiêu chảy cấp tính, đến gặp anh học trò để xin chữa bịnh. Đúng bài bản, anh ta cũng bắt mạch và giở sách ra có câu cuối trang ghi rằng “Trị bịnh tiêu chảy cấp tính dùng hạt bã đậu” (hết trang). Dựa vào đó, anh học trò hốt cho bà già một nắm hạt bã đậu và dặn dò đem về nấu trong 3 chén nước còn lại 10 phân để uống sẽ khỏi bịnh.

Ngày hôm sau, thân nhân của bà già đến kêu cứu khiếu nại là uống thuốc của thầy chẳng những không cầm, mà còn ỉa chảy hơn nữa, kiệt sức đến chết. Anh học trò ngạc nhiên bào chữa là tôi cho thuốc đúng sách vở mà. Anh đưa cuốn sách y học cho mọi người xem để chứng minh sự học thông thái của mình. Không ngờ lật thêm trang kế tiếp chỉ thấy để vỏn vẹn hai chữ “chắc chết” (1).

Theo sách vở khoa phong thủy, hiếm khi nói tới thế rồng cuộn, hổ ngồi mà chỉ có đề cập đến thế rồng chầu hổ phục.

Nếu đúng như thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói về phong thủy thế rồng cuộn hổ ngồi thì đây là thế tán gia bại sản đưa đến hậu quả phải đi ăn mày. Thật vậy, rồng cuộn là rồng ngủ hay rồng bệnh. Hổ ngồi là hổ bị què hay bị liệt. Thử hỏi cai quản một đất nước mà dựa vào thế rồng bịnh hổ liệt thì chắc chắn phải đi ăn mày. Phải chăng ý nghĩa phong thủy này đã được thể hiện qua hình ảnh khủng hoảng kinh tế Việt Nam hiện nay do lạm phát và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sang Mỹ trong cuối tháng 6 vừa qua với cái mũ trong tay. “Hat-in-hand trip to the United States” - Chuyến đi ăn xin http://www.atimes.com/atimes/Southeast_ ... 8Ae02.html

Trái lại thế rồng chầu hổ phục là thế hùng bá thiên hạ, với con rồng bay lượn trên không luôn luôn chầu chực tuân lệnh, biểu thị cho chữ thiên (thời). Con hổ với uy phong của mình ở dáng đứng hay nằm dưới đất trong trạng thái phục tùng biểu thị chữ địa (lợi). Ông vua ở giữa cai trị biểu thị chữ Nhân (hòa). Chính vì ý nghĩa này mà các cung điện ngai vàng nhà vua thường xây dựng, thiết kết theo thế long chầu hổ phục để nói lên quyền uy tối thượng của nhà vua. Nhưng cái thế này lại rất hung hiểm, bởi vì ông vua muốn đạt được uy quyền của thế rồng chầu hổ phục, điều kiện đòi hỏi phải là minh quân, vương đạo mới có thể nhất hô bá ứng (một lời nói ra, trăm họ đều hưởng ứng). Lịch sử thời Lý, Trần đã từng có những minh quân nhất hô bá ứng qua “hịch tướng sĩ cần vương” hay “hội nghị Diên Hồng” đại phá quân Nguyên Mông. Trái lại nếu ông vua là một phường phản dân hại nước như là Lê Chiêu Thống, ngồi ở thế rồng chầu hổ phục ắt không chịu nổi tai kiếp một đời.

Trở về với tình hình chính trị Việt Nam hiện nay, lãnh đạo đảng, nhà nước, thường rơi vào tình trạng trên bảo dưới không nghe, luôn luôn trốn chạy trước dân oan, người dân bị bịt miệng không cho nói, khi ra hải ngoại đều chui lòn cửa sau không hề dám giáp mặt khúc ruột ngàn dặm. Đối với ngoại bang thì âm thầm bán đất dâng biển, thì lấy đâu ra oai phong để nhất hô bá ứng theo thế rồng chầu hổ phục? chắc chắn số phận chẳng khác gì Lê Chiêu Thống.

Trước đây núi Ba Vì và sông Hồng ở thế rồng cuộn hổ ngồi bị ngăn ranh giới Hà Nội nên không phát huy được tác dụng. Lăng Hồ Chí Minh là điểm đặc trưng phong thủy tại Hà Nội. Giờ đây nhờ thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhốt rồng cuộn hổ ngồi chung với đống thịt khô tại lăng Ba Đình trong cái gọi là kế hoạch mở rộng Hà Nội. Điều tất yếu phải xảy ra Hồ Chí Minh là linh hồn của đảng csvn phải bị cọp nhai, rồng xực. Phải chăng đây là điềm báo hiệu khí số đảng csvn đã hết.

Một chính trị gia sử dụng phong thủy thì kết quả cũng chẳng khác gì hơn một thằng học trò dốt làm thầy thuốc chữa bịnh ỉa chảy bằng hạt bã đậu vậy.

-----------------------
Ghi chú:

(1)- Cây ba đậu còn gọi là mắc vát, cóng khói, bã đậu, giang tử, mãnh tử nhân, lão dương tử, ba nhân, mần để, cây để, cây đết, phổn (Hòa Bình).

Tên khoa học Croton tiglium L. Thuộc họ Thầu dầu Euphorbiaceae.

Ba đậu là một cây nhỡ cao 3-6m, cành nhẵn. Lá mọc so le, nguyên, hình trứng, đầu nhọn, mép có răng cưa nhỏ, dài 6-8cm, rộng 4-5cm, cuống nhỏ, dài 1-2cm. Trông toàn thân cây thường thấy một số lá màu đỏ nâu. Hoa mọc thành chùm dài 10-20cm ở đầu cành, hoa cái ở phía dưới, hoa đực ở đỉnh, cuống nhỏ dài 1-3mm. Quả nang, nhẵn, màu vàng nhạt, cao 2cm, có 3 mảnh vỏ khi chín tách ra. Hạt hình trứng dài 10mm, rộng 4-6mm, ngoài có vỏ cứng, mờ, màu nâu xám (khác hạt thầu dầu bóng và có vân).

Thuốc dùng cả trong Đông y và Tây y nhưng cách dùng có khác nhau.

Theo tài liệu cổ, ba đậu vị cay, tính nóng, rất độc, vào 2 kinh vị và đại tràng. Có tác dụng tả hàn tích, trục đờm, hành thủy.

Tây y chỉ ... làm thuốc tẩy, dùng trong những trường hợp táo khó chữa, sau khi dùng những loại thuốc khác không có tác dụng. Nhưng thuốc rất độc (xếp vào loại độc bảng A).

GS. ĐỖ TẤT LỢI

http://www.ykhoanet.com/yhoccotruyen/29_308.htm

THIÊN ĐỨC

dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Post by dacung »

Trao đổi thư tín với thính giả (Ngày 4-9-2008)

Thanh Trúc, phóng viên đài RFA
2008-09-05

. . . .

Thư của ông Hoàng Trung Kha

Tuần rồi ban Việt ngữ nhận được thư góp ý của ông Hoàng Trung Kha từ trong nước. (Xin lỗi trước nếu chúng tôi đọc tên ông không đúng vì tên trên thư không có dấu.) Thư có ba phần, và chúng tôi sẽ trả lời từng điểm một. Nhưng trước hết, xin cám ơn ông vì ông là một người thường xuyên đọc tin tức của RFA, lại gửi thư góp ý với chúng tôi về những điểm mà ông chưa hài lòng.


Về điểm thứ nhất, ông nhận xét nguyên văn rằng, “RFA quá nghiêng về chính trị và phủ nhận, điều này làm “mệt lòng” những người đọc tin do RFA đăng. Hầu như các bài viết của RFA không đứng trên góc độ công bằng những nhận định, mà chỉ thấy chê bai chính phủ Việt Nam.” Ông cho rằng những tin tức ấy chỉ làm “hài lòng những sĩ quan của chế độ ông Thiệu,” trong khi RFA “cung cấp thông tin cho cả những học giả, trí thức đang làm việc trên đất nước Việt Nam này.” Cuối thư ông viết rằng những thính giả như ông cần “những thông tin trung thực và ngôn từ “sạch sẽ,” trí tuệ hơn. Thay vì dùng từ “Nhà nước Cộng sản,” sao không dùng từ “Chính quyền Việt Nam?””


Xin thưa với ông rằng chương trình của RFA bao gồm tất cả mọi mặt của đời sống chứ không phải chỉ nói về chính trị. Cụ thể là trong 14 chuyên mục hàng tuần của chúng tôi, có kinh tế, phụ nữ, thanh niên, âm nhạc, cổ nhạc, văn học nghệ thuật, môi trường, phát minh, sức khỏe, chứ không có mục nào là chính trị cả. Về tin tức và các bài khác, thì tất là phải là theo dòng thời sự, trong đó cũng có tất cả các mặt của đời sống mà chính trị chỉ là một thôi. Nguyên tắc căn bản của chúng tôi trong việc đưa tin là trung thực, khách quan và đầy đủ.

Hiện ở trong nước có hơn 800 tờ báo, nhưng theo chỉ thị số 25-CT/TƯ ngày 31 tháng Bảy của ban bí thư đảng Cộng sản Việt Nam, thì vai trò của báo chí là “tiếng nói của Đảng, Nhà nước, …đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của đảng, sự quản lý của nhà nước…” và chỉ thị số 37 của thủ tướng Nguyên Tấn Dũng ký sau đó xác nhận “kiên quyết không để tư nhân hóa báo chí dưới mọi hình thức.” Những khẳng định đó xác nhận rằng báo chí chỉ nói khi được nhà nước bảo nói đi, và chỉ nói những gì mà nhà nước cho nói theo cách mà nhà nước xác định thôi. Trong khi đó, chúng tôi mong được đưa đến cho thính giả những tin tức đầy đủ, theo nghĩa là cả những gì nhà nước cho phép báo chí trong nước được nói lẫn những gì báo chí trong nước không được phép nói nữa. Những điều ấy chắc là ông nghe không quen, nên ông mới cảm thấy “mệt lòng,” và chính là khi ông thấy là những tin tức của RFA đưa có vẻ “không công bằng,” thì thật ra nó lại “rất công bằng” theo nghĩa nó phản ánh trung thực thực tế xẩy ra, và nó tạo điều kiện phát biểu cho “những người không được phép phát biểu”

Cũng trong đọan đầu, ông có nói về những sĩ quan trong quân đội ở miền Nam Việt Nam, mà ông gọi là chế độ thời ông Thiệu. Chúng tôi không bàn đến điều này, thứ nhất vì nó nằm ngoài vấn đề thông tin của RFA, và thứ hai là vì những kiến thức của ông về vấn đề này e là vẫn còn quá đơn sơ và cảm tính.

Khi ông khuyên RFA “nên dùng ngôn từ “sạch sẽ,” trí tuệ hơn. Thay vì dùng từ “Nhà nước Cộng sản,” sao không dùng từ “Chính quyền Việt Nam?”” thì chúng tôi thật sự ngạc nhiên vì từ “Nhà nước” rất quen thuộc đối với thính giả trong nước, và được sử dụng rất nhiều trong các văn bản chính thức, còn Cộng sản là từ được cả hiến pháp nói đến, và cũng được rất nhiều hãng thông tấn sử dụng, nên khi ông cho thí dụ như thế để minh họa thế nào là “sạch sẽ” và trí tuệ, thì rốt cuộc chúng tôi thú thật là không hiểu ông muốn nói gì, và xin được phép khuyên lại ông là nên cẩn thận hơn.

Trong phần thứ hai của lá thư, ông đưa thí dụ về vụ Giáo xứ Thái Hà. Ông giảng giải về lý do tại sao lại có vụ đòi đất, rồi phân biệt dân chủ và đập phá và khuyên đừng nên “cay cú” mà phải hiểu rằng từ từ sẽ có những thay đổi. Cũng theo tinh thần ấy, trong phần ba, ông nói về Giáo Hội Phật giáo Việt Nam thống nhất mà ông cho là không phải là một tổ chức vì không được chính phủ thừa nhận.

Ông cũng khẳng định rằng điều đầu tiên của một phật tử là không được chống lại quốc gia. Nói chung thì những điều ông khuyên bảo đều không có gì mới vì nó chỉ là sự trình bày lại những gì đã đăng tải trên các báo chí trong nước, phản ánh điều mà nhà nước muốn người dân phải tuân theo, quan trọng nhất là sống trong một quốc gia, thì nhà nước đưa ra lụât lệ thế nào thì cứ theo thế, tuyệt đối không được vi phạm luật của nhà nước, dù lụât ấy ra sao.

Xin nói ngay về vấn đề luật. Đúng là quốc gia nào cũng có luật lệ và người dân phải sống theo luật lệ nếu không muốn xã hội bị hỗn lọan. Tuy nhiên, luật lệ có khi chứa những điểm bất hợp lý và người dân phải được quyền nói lên những điểm bất hợp lý ấy để đòi được sửa đổi. Nhưng nếu tuyệt đối không được phép phát biểu, hay cứ nói điều gì không hợp ý nhà nước là bị kết tội phản động, tội chống lại nhà nước và bị bỏ tù thì vấn đề lại khác hẳn, và từ lâu, người ta đã có một từ để chỉ những nhà nước ấy, đó là những nhà nước toàn trị, cho dù họ tự xưng là gì đi nữa.

Cũng xin thưa thêm với ông rằng trên luật lệ mà mỗi nhà nước thiết lập để trị dân, có một hệ thống luật khác nữa quy định những quyền mà con người được hưởng vì là con người, và bất cứ hệ thống luật lệ do nhà nước nào thiết lập mà vi phạm những quyền ấy đều phải bị phế bỏ. Hệ thống luật thiêng liêng ấy đã được nhắc đến trong phần mở đầu bản tuyên ngôn độc lập được tuyên đọc tại quảng trường Ba Đình ngày mùng 2 tháng chín năm 1945, nguyên văn như sau:

Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”

Chúng tôi cũng xin nói với ông rằng nhiệm vụ của RFA không phải là đưa ra lời khuyên, không phải là trình bày điều này nên làm điều kia nên tránh, mà chỉ là thông tin thôi. Chúng tôi không hề nói “điều gì nên xẩy ra,” mà chỉ trình bày “điều gì đang xẩy ra và xẩy ra thế nào.” Trong vụ Thái Hà, khi báo chí nhà nước nói và chỉ nói những gì nhà nước muốn nói thôi, thì chúng tôi hỏi những người trong cuộc, từ linh mục chánh xứ đến các giáo dân và những bà con không phải là giáo dân để họ được nói lên tiếng nói của họ, nhưng tiếng nói uất nghẹn vì không được nói lên, không hề được bàn đến trên hơn 800 tờ báo và đài phát thanh của nhà nước. Chúng tôi tự hào đã trình bày được đầy đủ các khía cạnh của vấn đề mà không phê phán ai hết, đúng theo yêu cầu và nhiệm vụ của một đài phát thanh quốc tế. Chúng tôi tin rằng ông có nghe và đọc chúng tôi cũng vì thế, bởi trong đáy lòng, chắc ông cũng chán cái chuyện “chưa nói đã biết nói gì” của các dàn đồng ca quen thụôc rồi. Trước khi dứt lời, cũng xin được nhắc ông rằng quốc gia không phải là chế độ hay chủ nghĩa, vì quốc gia thì vĩnh cửu trong khi chủ nghĩa hay chế độ nào thì cũng chỉ nhất thời thôi!

Sau cùng, một lần nữa, ban Việt ngữ RFA xin cảm ơn ông đã quan tâm đến chương trình của chúng tôi và viết thư góp ý. Mong ông hiểu quan điểm hành sử của chúng tôi và tiếp tục viết cho chúng tôi.

Đó là phần trao đổi thư tín tối nay, Nếu quí vị không chấp nhận quan điểm của những lá thư những lời thoại trong mục Trả Lời Thư Tín thì cũng chẳng hề chi, bởi lời nói của quí vị vẫn phải được chúng tôi lắng nghe với tất cả sự trân trọng.

Thanh Trúc sẽ trở lại cùng quí vị tối thứ Sáu tuần tới.

dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Post by dacung »

10 Tháng 9 2008 - Cập nhật 09h49 GMT

Câu chuyện hai người lính

Giáo sư Andrew Wiest
Gửi cho BBC từ Đại học Nam Mississippi

Image
Tác phẩm của GS. Andrew Wiest được Đại học New York ấn hành

Trong lúc Cuộc chiến Việt Nam vẫn thu hút dư luận Hoa Kỳ và cộng đồng Việt tại Mỹ, kể cả trong cuộc tranh cử tổng thống năm nay, BBC Việt Ngữ xin giới thiệu bài của nhà nghiên cứu Andrew Wiest về đề tài này:

Khi Sài Gòn sụp đổ năm 1975, tôi chỉ mới 14 tuổi. Nhưng cuộc chiến của người Mỹ chiếm giữ phần trung tâm trong quá trình trưởng thành của thế hệ tôi.

Chúng tôi theo dõi cuộc chiến qua màn ảnh truyền hình, và sống với tác động xã hội của nó; nhưng hình như không ai có thể giải thích cuộc xung đột mà đã hủy hoại đất nước tôi quá nhiều.

Lớn lên tôi theo học lịch sử quân sự, một phần là để hòa giải với cuộc chiến, nhưng khi đó, ít đại học nào dạy về chủ đề gây tranh cãi này. Thành ra cuộc chiến Việt Nam vẫn là một bí ẩn mà tôi phải tự nghiên cứu.

Sau nhiều năm tìm hiểu, tôi bắt đầu dạy một khóa tại Đại học Miền Nam Mississippi, trong đó tôi làm việc gần gũi với các cựu binh.

Gặp gỡ

Năm 2001, tôi dẫn lớp đến Việt Nam, đi từ Đồng bằng sông Cửu Long tới Hà Nội, nghe chuyện của cả các cựu binh Mỹ và những kẻ thù một thời của họ.

Khi chuyến đi gần kết thúc, tôi gặp được mảnh còn thiếu cuối cùng của câu đố lịch sử.

Đại tá Phạm Văn Đính, cựu binh của Quân đội Việt Nam Cộng hòa, đến nói chuyện với lớp của tôi. Ông kể về trải nghiệm ở trận Huế trong Tết Mậu thân, và sau đó kể lại việc ông cho cả trung đoàn đầu hàng trong chiến dịch 1972 và việc ông chạy sang phía Bắc Việt.

Tôi tới Việt Nam để cố hiểu cuộc chiến của người Mỹ, nhưng điều tôi tìm thấy là một cuộc chiến của người Việt – thường bị phương Tây quên lãng.

Quyết kể câu chuyện về một anh hùng VNCH thành kẻ phản bội, tôi cố thu thập hết thông tin về Phạm Văn Đính. Nhưng trong lúc đi tìm, tôi lại thấy một cái tên khác: Trung úy Trần Ngọc Huế.

Ông này cũng là anh hùng VNCH, và là bạn của ông Đính. Nhưng khi đơn vị bị vây hãm ở Lào năm 1971, Huế đã chiến đấu tới cùng. Ông bị thương nặng và rồi sống 13 năm trong trại tù Bắc Việt.

Đây là hai người đàn ông, bạn bè và đồng đội, chiến đấu cho VNCH. Họ anh dũng phục vụ đất nước hơn một thập niên, nhưng khi chiến tranh đến hồi kết, họ đã chọn con đường khác nhau. Kể câu chuyện về họ có thể giúp đem lại nhận định quý giá về lịch sử phong phú và phức tạp của Nam Việt Nam thời chiến.

Tại phương Tây, rất ít tác phẩm viết về VNCH. Các sử gia Mỹ gần như chỉ tập trung vào bi kịch của Mỹ, khiến VNCH và miền Nam gần như vô hình trong sách sử.

Những gì đã viết về VNCH thường chỉ mô tả đây là một thể chế thất bại, với những kẻ hèn hạ và bất tài.

Quân đội miền Nam

Vì thế, câu chuyện về ông Huế và Đính trở nên càng quan trọng hơn vì nó giúp đưa Nam Việt Nam vào lịch sử của cuộc chiến tranh của chính họ.

Tác phẩm của tôi, Đội quân bị quên lãng của Việt Nam, nói về sự nghiệp hai sĩ quan, chứ không kể về cả cuộc chiến. Nhưng Phạm Văn Đính và Trần Ngọc Huế phục vụ trong phần lớn thời gian xung đột, họ nhập ngũ năm 1961 và 1963, chỉ huy các đơn vị từ trung đội đến trung đoàn.

Vì vậy trải nghiệm chiến tranh của họ giúp ta hiểu rõ hơn về tính chất của Quân đội VNCH và quan hệ thời chiến của Mỹ và Nam Việt Nam.

Trái với suy nghĩ thông thường, Nam Việt Nam và quân đội của nó không chắc chắn phải bại trận. Dĩ nhiên cả nhà nước và quân đội miền Nam không hoàn hảo, bộc lộ tham nhũng sâu sắc, đấu đá chính trị tàn nhẫn. Nhưng một Nam Việt Nam khiếm khuyết vẫn chiến đấu suốt 25 năm để cố độc lập.

Image
Các sử gia Mỹ gần đây đề cập những khía cạnh ít được nhắc của cuộc chiến Việt Nam

Cuộc đời của Đính và Huế chứng tỏ chất liệu quân sự thô để chiến thắng là có tại miền Nam, nếu nó được sử dụng đúng.

Thay vì quy trách nhiệm thất bại cho riêng người miền Nam, cuốn sách của tôi muốn tìm sự hiểu biết đầy đủ hơn về thất bại phức tạp trong liên minh Mỹ - Nam Việt Nam.

Hoa Kỳ xem cuộc chiến đơn thuần theo nghĩa quân sự; đó là cuộc chiến để lính Mỹ thắng trên chiến trường, chứ không phải là xung đột chứa đựng nhiều vấn đề phức tạp đòi hỏi giải pháp của người Việt.

Liên minh khiếm khuyết

Họ nghĩ lính Mỹ, chứ không phải lính Nam Việt Nam, sẽ giúp thắng lợi. Kết quả là, đội quân miền Nam, vốn đã gặp nhiều trắc trở, ban đầu bị gạt ra lề và rồi bị xa lánh trong chính cuộc chiến của họ.

Nhiều sĩ quan thế hệ trẻ hơn, gồm Phạm Văn Đính và Trần Ngọc Huế, nhận ra câu trả lời không thể chỉ bằng áp dụng vũ lực.

Chiến thắng quân sự đòi hỏi sự bền bỉ, một thứ mà chỉ có miền Nam cung cấp nổi.

Chiến thắng thực sự đòi hỏi làm việc với dân để đem lại an ninh cho vùng nông thôn, đòi hỏi một quân đội độc lập của miền Nam và một chính phủ hiệu quả.

Nhưng thay vì làm việc với người miền Nam, quân Mỹ gần như tiến hành một cuộc chiến riêng.

Mặc dù liên minh Mỹ / Nam Việt Nam có lẽ hỏng không thể cứu vãn, sự nghiệp của ông Đính và Huế là bằng chứng về khả năng và sự ngoan cường của Quân đội VNCH.

Cùng đồng minh Mỹ, các đơn vị VNCH của Đính và Huế đã tham chiến trên khắp Quân khu 1, từ trận Thung lũng An Hậu, đến Khe Sanh và Đại lộ Kinh hòang (trận Quảng Trị mùa hè 1972).

Lực lượng miền Nam đóng vai trò quan trọng hơn nhiều so với những gì sách sử Mỹ ghi lại. Và quân đồng minh đã thường xuyên đánh thắng các đơn vị Bắc Việt và Việt Cộng trên chiến trường.

Đến năm 1969, Quân đội VNCH đã học cách đóng vai là trợ thủ đắc lực cho cuộc chiến của Mỹ. Nhưng đến lúc ấy, Hoa Kỳ đã mệt với cuộc xung đột ở xa, và bắt đầu tách dần khỏi cuộc chiến.

Chỉ đến khi ấy mới có nỗ lực thực sự nhằm tạo nên đội quân VNCH thực sự độc lập.

Nhưng đã quá muộn.

Khi sự dính líu trực tiếp của Mỹ bắt đầu giảm, Quân đội VNCH tham dự hai trong số các chiến dịch lớn nhất – chúng bộc lộ cả ưu và nhược của họ.

Trong cả Chiến dịch Đường 9 – Nam Lào (Lam Sơn) năm 1971 và Chiến dịch Xuân Hè 1972, quân VNCH đã chiến đấu ngoan cường.

Nhưng trong cả hai lần, VNCH phải phụ thuộc hỏa lực của Mỹ và bộc lộ sự chỉ huy và kiểm soát kém.

Hai ngã rẽ

Cả Phạm Văn Đính và Trần Ngọc Huế nhận thức được một VNCH tạo ra để làm anh lính phó của Mỹ thì sẽ rất khó khăn khi phải tự mình chiến đấu với cả Bắc Việt và Việt Cộng.

Nhưng họ đã tiếp tục chiến đấu trong tình hình ngày càng tuyệt vọng.

Khi đơn vị bị bao vây trên đỉnh đồi ở Lào, Huế chiến đấu cho tới khi bị thương và bị bắt.

Nhưng vào năm sau, khi đơn vị bị vây trên Căn cứ Camp Carroll, nhận thấy liên minh Mỹ/Việt không còn đáng để lính của ông hy sinh, Đính đã chọn cách đầu hàng và sau đó sang phía bên kia.

Mặc dù cuộc chiến chấm dứt, cuộc đời binh nghiệp của ông Đính và Huế tiếp tục.

Đính trở thành hàng binh quý giá trong quân đội của Việt Nam thống nhất. Còn Huế làm người tù suốt 13 năm, và rồi là người bị ruồng bỏ trong một đất nước ông không còn nhận ra.

Sau này, Huế tìm thấy hạnh phúc sau khi di cư sang Mỹ, còn ông Đính vẫn bị dày vò vì quyết định đầu hàng.

Cuốn sách của tôi là câu chuyện về hai người bạn bị chi phối vì những quyết định thay đổi đời họ.

Cả hai đã chiến đấu dũng cảm, bác lại hình ảnh về một Việt Nam Cộng hòa kém cỏi.

Nhưng họ, theo cách riêng của mỗi người, đã là nạn nhân của mối liên minh đầy khiếm khuyết giữa Mỹ và Nam Việt Nam.

Về tác giả:Nhận bằng tiến sĩ ở Đại học Illinois năm 1990, ông Andrew Wiest chuyên nghiên cứu về Thế chiến I và chiến tranh Việt Nam. Tác phẩm mới nhất, Vietnam’s Forgotten Army: Heroism and Betrayal in the ARVN, ra mắt năm 2007, đề cập cuộc đời ông Phạm Văn Đính và Trần Ngọc Huế.

dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Post by dacung »

Scandal Hoa hậu Thùy Dung

Phương Anh, phóng viên RFA
2008-09-09

Việt Nam tổ chức các cuộc thi nhan sắc ngày càng nhiều khiến báo chí đã phải lên tiếng cảnh báo rằng liệu chất lượng các cuộc thi có bảo đảm hay không?

Image
Hoa hậu Trần Thuỳ Dung

Chỉ trong vòng 6, 7 tháng, nào là hoa hậu trang sức, hoa hậu các dân tộc, hoa hậu tài năng, hoa hậu Anh Đào, và mới đây, là cuộc thi hoa hậu Việt Nam do báo Tiền Phong tổ chức.

Trình độ học vấn Tân Hoa hậu?

nay, một sự việc đang trở thành đề tài bàn tán sôi nổi trong dư luận, nhất là ở thành phố Đà Nẵng, quê hương của người đẹp Trần Thị Thuỳ Dung, người vừa đoạt giải hoa hậu Việt Nam 2008 vào đêm 31 tháng 8 vừa qua.

Đó là chuyện tấm bằng tốt nghiệp phổ thông trung học của tân hoa hậu là thật hay giả? Và thực chất, hạnh kiểm và học lực của cô có xứng đáng với danh hiệu Hoa Hậu Việt Nam hay không? Kỳ này, Phương Anh mời quý vị nghe ý kiến của một số người dân thành phố Đà Nẵng, thuộc các thành phần khác nhau về việc này.

Sau khi đăng quang và được báo Thanh Niên Online phỏng vấn, thì có nhiều dư luận đã phản ảnh rằng cô tân hoa hậu Việt Nam Trần Thị Thuỳ Dung đã thiếu trung thực trong chuyện học hành, đồng thời, họ cũng lên tiếng về hạnh kiểm của cô.

Và thật bất ngờ, vào ngày 3 tháng 9, hiệu trưởng trường PTTH Quang Trung, ông Phạm Sỹ Liêm đã khẳng định với truyền thông rằng: Hoa hậu Trần Thuỳ Dung chưa tốt nghiệp phổ thông, vì khoảng cuối học kỳ I lớp 12, gia đình đã rút hồ sơ khỏi trường.

Thế nhưng, một học bạ khác chứng thực cô đã hoàn thành lớp 12 được trưng ra với 12 chữ ký của thầy cô giáo và giáo viên chủ nhiệm lớp 12/4, cùng chữ ký của hiệu trưởng Phạm Sỹ Liêm, và có cả con dấu của nhà trường.

Điều đáng nói là khi được khảo sát lại, thì nhiều thầy cô đã sững sờ khi thấy 2/3 trong số đó là tên giả, hoàn toàn không có tên trong danh sách giáo viên của trường Quang Trung, lại càng không phải danh sách giáo viên dậy lớp 12/4 năm học 2007-2008 vừa qua

Cho đến nay, dư luận vẫn đang chờ kết quả điều tra của các cơ quan chức năng. Trong thời gian này, hoa hậu Thuỳ Dung vẫn được giữ nguyên vương miện, theo lời tuyên bố của ông Dương Xuân Nam, trưởng ban tổ chức cuộc thi, trong cuộc họp báo vào ngày 5 tháng 9 vừa qua.

Phản ứng của dư luận

Thùy Dương, giám đốc công ty Trang Phục và Biểu Diễn Phương Trần tại Đà Nẵng, nơi chuyên cung cấp người mẫu phát biểu:

"Tôi chỉ thấy tội cho cô ta thôi, một cô bé 18 tuổi, thì cô ta không đủ trình độ để dàn xếp một cái chuyện như thế, cô ta bị người lớn dàn xếp thôi, nhất là trình độ thực sự, theo tôi biết thì trình độ văn hoá của cô ta chỉ vừa đủ để mà cập nhật những kiến thức phổ thong. Rõ ràng là cô ta không đủ sức để đối phó với cuộc đời đang xảy ra cho cô bây giờ.

Công ty tôi thường cũng hay tiếp xúc với các cô người đẹp vì cung cấp người mẫu và lo sự kiện, ở nhà cũng đang tranh luận về chuyện đó, cô ta mới 18 tuổi, được một kết quả tốt, nhưng nếu xảy ra chuyện đó thì đó là một cú sốc quá lớn với cô. Nếu mình tước hiệu danh cô ta thì chưa biết là cô sẽ đi về đâu, vì thành phố Đà Nẵng nhỏ, cô ta sẽ không thể nào sống ở Đà Nẵng được.

Người Quảng Nam – Đà Nẵng “ăn cục nói hòn”, nghĩ gì nói nấy, người ta sẵn sang dè biủ người khác khi người khác có lỗi, chứ không tha thứ và không nhìn hai phiá. Rất nhiều người quan tâm, và phải nói là tất cả nhân dân thành phố Đà Nẵng đang quan tâm đến vấn đề này và đi đâu cũng nghe người ta bàn luận về chuyện này.

Dư luận không bênh vực và chính tôi cũng không bênh vực nhưng đứng về góc cạnh phụ nữ, thì tôi thấy tội nghiệp cho cô ta. Thậm chí, gia đình cô cũng chỉ là một “con tốt”, người ta cũng không đủ trình độ để sắp xếp một việc lớn như thế."

Cũng theo lời bà Thùy Dương cho biết, bà vô cùng bất ngờ và thất vọng khi thấy ban giám khảo đã chọn cô là Hoa Hậu Việt Nam vì trước kia, khi cô Trần Thị Thuỳ Dung đang là học sinh lớp 10, lớp 11 thì bà đã từng biết đến cô, bà cho hay:

"Người ta đăng quang rồi thì mới biết là cô ấy từng tiếp xúc với tôi, tôi không nhận cô ta làm cho tôi vì nói thực, ở Đà Nẵng, học sinh trường Quang Trung vừa văn hoá kém, và đạo đức kém…Những thành phần văn hóa kém và đạo đức kém mới vào học ở đó. Năm học lớp 10, lớp 11 thì cô ta có đến với tôi vì tôi vẫn tuyển chọn người mẫu cho các chương trình của Đà Nẵng, nhưng học sinh trường Quang Trung thì mình không làm việc với họ, mình sợ lắm!"

Được hỏi rằng, có thể thời gian sau này, người đẹp Đà Nẵng Thùy Dung đã tự rèn luyện mình và khi dự thi cuộc thi, cô đã hội đủ điều kiện trở thành Hoa Hậu Việt Nam, để tranh tài với thế giới, thì bà phát biểu:

"Không, rõ ràng là không rồi, tôi là dân Đà Nẵng, đáng lẽ mình phải hãnh diện, vì điạ phương của mình có một người đăng quang hoa hậu, nhưng lần này, thì mình cảm thấy khó chịu, sau đó thì tội nghiệp cho cô ta. Bởi vì ở Việt Nam bây giờ thì sắc đẹp phải đi đôi với trí tuệ, chiều cao thể hình phải đi đôi với trí tuệ… Còn bây giờ rõ ràng, chiều cao thể hình đâu có đi đôi với trí tuệ và đây là điều sỉ nhục chứ."

Một bạn trẻ khác, tên Phương, cũng hoạt động trong ngành trang điểm, trang phục và cung cấp người mẫu cho các hoạt động văn hoá ở Đà Nẵng, biết khá rõ về tân hoa hậu Thùy Dung cũng cho cho biết:

Image
Hoa hậu Trần Thuỳ Dung

"Hầu hết, các học sinh phổ thông, coi như không còn chỗ nào đi nữa thì mới đến trường Quang Trung, là trường mà từ trước đến giờ giống như trường Bổ Túc Văn Hoá. Nói tóm lại, trường đó có thể có người đẹp rất nhiều, nhưng tất cả học sinh thì hầu hết vừa dốt vừa hỗn.

Cô đó mới chỉ 18 tuổi, vừa trưởng thành, em nghĩ rằng khả năng của cô không đủ để làm điều đó, tất cả hoàn toàn là do người lớn. Cô đó chẳng có tội gì để trách cả. Chuyện giữ được vương miện thì còn hy vọng rằng cô ta có thể tự hoàn thiện bản thân mình hơn, không thể giỏi hơn, vì cái đầu nó ngang tầm nào thì phải ngang ở vị trí đó thôi. Việc chấm điểm của Ban Tổ Chức em không hiểu như thế nào nhưng rất bất ngờ khi thấy cô đoạt giải hoa hậu."

Đáng trách hay đáng thương?

Liên quan đến chuyện học bạ giả hay thật, một giáo viên xin không nêu tên, đang dậy ở trường Trưng Vương, thành phố Đà Nẵng bức xúc:

"Em không quan tâm đến chuyện thi hoa hậu, nhưng nghe nói vậy thì em cũng thấy rất bất bình. Đến khi báo chí phỏng vấn Giám Đốc Sở Giáo Dục thì Giám Đốc cũng nói là ông cũng chẳng biết vì ông ở trên, em lại càng bất bình hơn. Một vấn đề nghiêm trọng như vậy mà không ai biết chuyện đó và cuối cùng khi thành hoa hậu thì mới lòi cái chuyện này ra…

Khi cô được hoa hậu thì em đã không đồng ý vì bản thân cô này không xứng đáng. Trả lời thì không xuất sắc, chỉ được cái cao nhất trong các cô thôi. Em nghĩ là ban giám khảo dưạ vào tiêu chí này để chấm hoa hậu để đi thi quốc tế vì cần người cao thôi, thực sự, cô ta không xứng đáng."

Với cô giáo này, chuyện học bạ giả, nếu thực sự tân hoa hậu đang dùng để đi thi hoa hậu là một điều hết sức đáng trách, vì nó gian dối ngay từ ban đầu và trách nhiệm này thuộc về rất nhiều người, cô nói tiếp:

"Nói về bằng giả thì đó là trách nhiệm của nhiều người, không phải chỉ riêng phía gia đình hay phía nhà trường, mình không thể qui trách nhiệm cho riêng ai được!"

Nhà giáo Lê thị Ái Liên, đang làm việc tại Phòng Giáo Dục thì cho biết thêm rằng:

"Ông Huỳnh Văn Hoa, giám đốc Sở Giáo Dục đã trả lời công luận rồi. Ông ta nói rằng cái này nó nằm ở bên giáo dục thường xuyên, có nghĩa là bằng của cô này, hệ thống cấp bằng cho cô này, cũng rất là tầm thường, nó chỉ là bổ túc thôi, cho những người không đủ sức để thi nổi chính quy.

Nếu như là bằng đúng của cô ta thì nó cũng không có giá trị…Có nhiều vấn đề nghi vấn ở bằng này, những người có trách nhiệm thì người ta lại đổ lỗi cho những người làm ra cái bằng này."

Để rộng đường dư luận, Phương Anh cũng đã cố gắng liên lạc với gia đình hoa hậu Trần thị Thùy Dung, Ban Tổ Chức cuộc thi và Hiệu Trưởng trường Quang Trung, nhưng rất tiếc, không được sự hồi đáp.

Điều đáng khó hiểu ở đây là vì sao tân hoa hậu lại có được học bạ của cả hai kỳ học với đầy đủ điểm, lời phê, sau khi đã rút hồ sơ ra khỏi trường.

Và khi câu chuyện vỡ lỡ, thì ban tổ chức lại giải thích điều lệ cuộc thi theo chiều hướng khác, nhưng cái học bạ thì vẫn còn ở đó! Đó là chưa kể đến trình độ và hạnh kiểm, liệu có xứng đáng với danh hiệu hoa hậu Việt Nam hay không, hay như lời nhận xét của bà Lê Ái Liên:

"Làm sao cô ta có thể đủ sức để đại diện cho Việt Nam đi thi quốc tế, không hiểu sao những người trong ban tổ chức nghĩ đơn giản quá, không hiểu tổ chức này như thế nào nữa. Hôm coi chương trình này, coi trực tiếp, thì cô này được chiều cao, cao nhất trong các cô, chiều cao thì đi thi quốc tế được, nhưng cái đầu thì không thi được…chắc là nhà nước nghĩ rằng sẽ rèn luyện được cái đầu cho cô, còn chiều cao thì không tìm ra được!"

dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Post by dacung »

Tôi Thấy Nhục Nhã Vì Hộ Chiếu Việt Nam Bị Soi Xét

VŨ HẢI ĐĂNG .
Việt Báo Thứ Tư, 9/24/2008, 12:02:00 AM

Gần đây, vụ việc tranh chấp nhà đất ở 42 Nhà Chung và 178 Nguyễn Lương Bằng là điểm nóng thời sự trong nước.
Thiết tưởng đây là những đòi hỏi hợp lý từ phía Giáo Dân mà Chính quyền Cộng sản cần giải quyết sớm trước khi sự việc bùng nổ, vượt ra khỏi tầm kiểm soát của hai bên. Tuy nhiên, khi báo chí đăng lại phát ngôn của Tổng Giám Mục Hà Nội - Ngô Quang Kiệt, đã khiến nhiều người dân bức xúc, vì họ chỉ được nghe đoạn trích không đầy đủ:

“Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái Hộ chiếu Việt Nam.”

Nếu chỉ có phát ngôn trên, thì dư luận hiểu là Ông Ngô Quang Kiệt cảm thấy nhục vì phải mang quốc tịch Việt Nam, là công dân nước CHXHCNVN.

Nhưng khi nghe toàn văn lời phát biểu của ông trước các quan chức TP Hà Nội, thì chúng ta có thể hiểu theo nghĩa khác:

“Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái Hộ chiếu Việt Nam, đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ, chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên. Làm sao như một anh Nhật, nó cầm cái Hộ chiếu là đi qua tất cả mọi nơi, không ai xem xét gì cả. Anh Hàn Quốc bây giờ cũng thế.”

Có phải TGM Ngô Quang Kiệt muốn nói “Tôi thấy nhục nhã vì mang Hộ chiếu Việt Nam đi đâu cũng bị soi xét, không như công dân Nhật Bản, Hàn Quốc, đi đâu cũng không bị xem xét gì cả?”

Nếu đây chỉ là lỗi về diễn đạt, cũng như nhiều trường hợp các Chính khách nước ngoài “nói nhịu”, và đã bị báo chí, dư luận chỉ trích, thì sự việc này mang một ý nghĩa sâu xa hơn, đó là “Truyền thông nhà nước đã cắt xén câu nói, nhằm mục đích hạ uy tín của TGM Ngô Quang Kiệt”.

Truyền thông nhà nước đang tìm cách quy kết TGM Ngô Quang Kiệt là đã xúi giục, kích động giáo dân có những hành vi vi phạm pháp luật, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân, nhằm mục đích chống chính quyền. Đặc biệt, qua đoạn phát biểu bị cắt xén trên, chính quyền cộng sản muốn quy TGM Ngô Quang Kiệt thêm một tội danh “Phản Bội Tổ Quốc”.

Phải có Độc Lập Tự Tôn, sau đó mới nói đến Độc Lập Tự Do. Có Độc Lập mà nước nhà yếu nghèo, tụt hậu, thì chúng ta phải cảm thấy nhục nhã, lòng tự tôn dân tộc bị xúc phạm. Do đó, khi mang Hộ chiếu Việt Nam mà đi đâu cũng bị soi xét, hẳn không ai trong chúng ta là không thấy buồn!

Có một câu nói đã thành chân lý: “Thời thế, Thế thời, thời phải thế”. Từ xưa, chưa một chính quyền độc tài nào tồn tại mãi mãi. Lịch sử Việt Nam, trừ những giai đoạn ngắn ngủi người dân có được một chính quyền Dân chủ, còn lại, lịch sử 4000 năm của dân tộc ta là sự đổi thay, tiếp nối của các nhà nước độc tài: Độc tài Quân chủ Phong kiến, Độc Tài Quân phiệt Thực dân (thời Pháp thuộc), Độc tài Chuyên chế Phát xít (thời Nhật chiếm đóng), và Độc tài Toàn trị thời nay.

Chế độ Độc tài đã kìm hãm sự phát triển của nước nhà, một thời gian dài nước ta bị cô lập với thế giới văn minh. Người dân sống trong Chế độ Độc tài bị mất tự do, còn chính quyền thì ngày càng suy thoái, thối nát.

Biết bao anh hùng dân tộc, họ là lãnh tụ của các cuộc khởi nghĩa Nông dân, tiêu biểu là người anh hùng Áo Vải Cờ Đào Quang Trung – Nguyễn Huệ đã đứng lên lãnh đạo nhân dân lật đổ các chính quyền độc tài. Họ là những người yêu nước, thương dân, có lòng Tự Tôn Dân Tộc, trung thành vô hạn với Tổ quốc.

Để có được địa vị cao sang, bổng lộc lợi quyền như ngày nay, các quan chức Cộng sản không được quên sự hi sinh của hàng triệu người con Việt Nam, họ đã ngã xuống vì mục đích cao cả: Hi sinh vì Tổ quốc, cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh, cho non sông Việt Nam đời đời bền vững.

Không được đánh đồng, lẫn lộn giữa Chính quyền Cộng sản với Dân tộc Việt Nam, giữa Đảng Cộng sản với Tổ Quốc Việt Nam .

Một chính quyền mà không lo được cho dân, không mưu cầu hạnh phúc cho dân, thì theo quy luật của tạo hóa, chính quyền đó phải bị đánh đổ, không phải nhân dân, mà chính họ đã tự đánh đổ mình.

Vụ việc Nhà thờ đòi đất, chỉ là một trong những biểu hiện bùng phát của những mâu thuẫn đang tồn tại trong lòng chế độ: Mâu thuẫn giữa Khát vọng Tự do – Dân chủ của nhân dân và Chế độ Độc tài – Toàn trị, mâu thuẫn giữa yêu cầu đòi cải cách chính trị và sự bảo thủ giáo điều của nhóm lãnh đạo chóp bu, mâu thuẫn giữa quá trình xã hội hóa thông tin và nạn độc quyền tư tưởng, độc quyền báo chí, mâu thuẫn giữa cực giàu và cực nghèo, mâu thuẫn giữa kinh tế hội nhập và văn hóa truyền thống v.v…

Mang tấm Hộ chiếu Việt Nam đi đâu cũng bị soi xét, nguyên nhân chính là vì dòng chữ ghi trên đó: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM – HỘ CHIẾU (SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM - PASSPORT). Tên nước ta được thêm chữ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA (SOCIALIST) mới có 32 năm (1976-2008), nó không thuộc về dân tộc, chỉ thuộc về một học thuyết (Mác-Lênin) mà trên thế giới, còn vài nước vẫn đi theo.

Nhìn lại lịch sử, cha ông ta đã lấy những tên nước (Quốc Hiệu) thể hiện tinh thần Độc Lập Tự Tôn, như Vạn Xuân, Đại Cồ Việt, Đại Việt, Đại Nam, rồi Việt Nam.

Tôi vô cùng tự hào là người Việt Nam, nhưng tôi không tự hào, thậm chí thấy xấu hổ vì trên Hộ chiếu của tôi, có dòng chữ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA (SOCIALIST), điều đó khiến cả thế giới soi xét tôi, nhòm ngó tôi, coi thường tôi!

Hà Nội, ngày 22-9-2008

Vũ Hải Đăng – Đảng DCND, www.ddcnd.org

dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Post by dacung »

Tôi - "Đại ngu" (!)

Trần Anh Kim


Nghe những lời tuyên truyền đường mật của Cộng Sản, say sưa mục tiêu của một chế độ tốt đẹp, ưu việt hơn chế độ Phong Kiến, Thực Dân mà Cộng Sản thường lên án. Tin theo lời tuyên truyền đó, ông nội và bố tôi hết lòng vì cách mạng. Mặc dù gia đình rất nghèo, nhà tường đất, vách tre trát bùn, lợp rạ, nhưng có nghề phụ nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa. Hoàn cảnh gia đình vô cùng khốn khó, song ông nội tôi vẫn chắt chiu, dành dụm từng mảnh vải cho Nhà nước vay 1075 vuông để may áo mùa đông binh sỹ, bố tôi 9 áo sợi, 1000 đồng công phiếu kháng chiến. Ông nội và bố tôi coi công việc của cách mạng hơn cả công việc gia đình. Bởi vậy: năm 1949, bố tôi được kết nạp vào Đảng Lao Động Việt Nam, năm 1954 là phó bí thư chi bộ. Thế mà Cải cách ruộng đất bọn chúng vu cho bố tôi là phó bí thư Quốc dân đảng. Nếu bố tôi nhận là phó bí thư Quốc dân đảng chắc chấn bị bắn (thực tế, bố tôi không biết gì về quốc dân đảng). Vì bố tôi kiên quyết không nhận nên bọn chúng tra tấn rất dã man. Chúng dùng dây thừng buộc vào hai ngón chân cái nhiều lần kéo lên xà nhà bắt phải nhận. Trước sau như một, bố tôi chỉ nhận là đảng viên Đảng Lao Động Việt Nam. Đau quá không chịu nổi bố tôi kêu khóc, chúng dùng rơm nhét vào mồm. (Trước khi qua đời, bổ tôi kể lại toàn bộ tội ác của loài lang sói, tôi ghi âm đầy đủ những lời trăng trối của bố tôi). Không quy được cho bố tôi là phó bí thư quốc dân đảng, chúng đem số ruộng đất của ông nội và bố tôi cộng lại được 1 mẫu 7 sào 15 thước để lấy cớ nhiều ruộng đất quy thành địa chủ và chúng trưng mua toàn bộ ruộng đất, cầy, bừa, trâu các nông cụ khác . Những dụng cụ nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa, "ông - bà" nông dân không biết xử dụng, họ cho đó là phương tiện để bóc lột nông dân nên đốt, phá cho bằng hết. Trên thế giới này chắc không có một chế độ nào thu tư liệu sản xuất để triệt đường sinh sống của những người nông dân chất phác như chế độ Cộng Sản Việt Nam bạo tàn !. Tóm lại: Chúng thu từ chổi cùn, dễ rách trở lên quy ra thóc bằng 2040 kg. Hẹn 10 năm sau trả, mỗi năm hưởng 15 phân lãi song, đảng cộng sản Việt Nam ăn quịt tất cả. Ông nội và bố tôi bị chúng bắt cùm tại bếp nhà lão Rụng (lão Rụng người cùng xóm, là cốt cán của đảng) gần hai năm trời. Khi tha về người nào, người ấy như thân tàn ma dại !.

Chưa đầy 8 tuổi, cái tuổi lẽ ra phải được đi học, đi múa hát cùng các bạn thiếu niên. Vì là con địa chủ, bọn chúng coi thường, khinh miệt không cho tham gia. Gần hai năm trời, ngày hai lần tôi phải lọ mọ mang khoai lang luộc cho ông nội và bố. Tôi nhớ như in, mỗi lần mang khoai đến, hôm thì chúng dùng đồ xúc phân gà, hôm thì chúng nhặt que cạnh chuồng lợn chọc vào khoai để kiểm tra. Nước, chúng đổ bớt đi, đái vào cho ông nội và bố uống. Chúng còn giải thích: "uống loại nước này để sáng mắt ra cho chúng mày khỏi bóc lột". Mỗi khi ra đường, tôi đều phải quỳ xuống chắp tay lậy, van xin mấy ông "cốt cán" mới được đi. Điều kỳ lạ này, nay được lập lại bởi: thời cải cách ruộng đất cổng nhà ông nội và bố tôi hàng ngày cũng có "cốt cán" canh gác. Nay, cách nhà tôi khoảng 40m, chúng cho xây một bốt canh, hàng ngày cử Công An canh gác nhưng khác ông nội và bố tôi ngày trước ở chỗ: tôi đi đâu, làm gì, chúng cho Công An bám theo từng bước. Chúng còn trang bị máy cắt sóng trị giá hàng tỷ VNĐ gắn trên xe máy đi theo cắt sóng điện thoại di động, không cho tôi liên lạc với bạn bè (cả trong và ngoài nước) nhằm bưng bít thông tin. Cảnh này, bọn chúng không thể chối cãi nổi bởi toàn dân ai cũng biết !.

Cộng sản Việt Nam đầy đoạ gia đình tôi bần cùng đến như vậy, bị oan khiên, ông nội và bố tôi có làm đơn khiếu nại. Song, qúa đói nghèo vì của cải đã bị đảng cướp trắng tay. Đông qua, thu lại gia đình chỉ biết cặm cụi mò cua, bắt ốc... kiếm sống cho qua ngày. Muốn quay lại nghề truyền thống nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa cũng bó tay do phương tiện không còn. Quá trình lam lũ, làm ăn khi có bát ăn bát để, gia đình mở nghề làm bánh đa kiếm sống. Được một thời gian bị cấm, họ cho rằng làm bánh đa là huỷ hoại lương thực, gia đình phải chuyển nghề làm miến dong và sau đó xoay nghề làm chiếu cói. Thấy gia đình làm chiếu phát đạt, Hợp tác xã đứng ra hứng lấy, tệ nạn ăn cắp, làm ẩu nẩy sinh thế là nghề làm chiếu do bố tôi dóng dựng lụi tàn. Sống dưới chế độ Cộng Sản những người có trí tuệ, có sáng kiến, mày mò bằng sức lao động của chính mình để kiếm miếng ăn cũng khó, thậm chí bị kìm hãm không thể làm ăn nổi.

Sửa sai, anh em chúng tôi mới được bố mẹ cho đi học. Sinh ra từ một gia đình có truyền thống chỉ biết hết lòng vì cách mạng và cần cù lao động hưởng thụ bằng chính sức lao động của mình không bóc lột và cũng chẳng biết ăn cắp, ăn cướp của ai !. Tuy nghèo khó, song bố mẹ rất quan tâm đến việc học hành của chúng tôi. Được sự chăm lo của bố mẹ, chúng tôi quyết tâm học ra đầu, ra đũa để khỏi phụ lòng các cụ. So với thời nay, tuổi học của anh em chúng tôi đều quá. Cũng vì lớn tuổi mới đi học nên ở lớp nào tôi cũng học giỏi và được các bạn bầu làm lớp trưởng. Những năm ngồi trên ghế nhà trường, tôi được trau dồi thêm nhiều lời đường mật của Cộng Sản. Tôi đặt rất nhiều niềm tin vào chế độ, ngỡ tưởng những điều Cộng Sản tuyên truyền trước sau sẽ thành hiện thực. Vào đội thiếu niên tôi làm đội trưởng. Vào đoàn, tôi làm bí thư chi đoàn. Vào đảng, tôi làm công tác đảng. Bởi vậy, ở bất kỳ cương vị nào, tôi cũng luôn luôn phải gương mẫu đi đầu. Trong quân đội, khi thực hiện cơ chế một người chỉ huy, xoá cấp trưởng chính trị, tôi chuyển sang chuyên làm công tác đảng. Vốn là người rất tin vào chủ trương, chính sách của đảng và đã từng được phân công đi chỉ đạo công tác đảng - công tác chính trị từ cấp quân đoàn trở xuống nên càng phải nắm thật chắc đường lối, chủ trương mới vận dụng và chỉ đạo được. Mặc dù lúc còn ở chủ lực cũng có nhiều điều chướng tai, gai mắt. Song, mỗi khi được học tập, chỉnh huấn những thói hư tật xấu đều được tiếp thu, sửa chữa. Và sau mỗi lần học tập, chỉnh huấn sức mạnh nhân lên gấp bội, vì vậy "khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng" !.

Xa quê hương, tôi cũng như nhiều đồng đội của tôi mỗi khi nghe tới danh Quân Khu 3 ai cũng mến mộ !. Những lần đi tập huấn hoặc đi học bổ túc, thấy cảnh sinh hoạt của các sỹ quan Quân Khu 3 hơn hẳn sỹ quan các Quân Khu khác trên mọi lĩnh vực, nghĩ mà thèm. Họ còn kính biếu chúng tôi nhiều tài liệu tuyên truyền về những thành tựu của Quân Khu 3, trong đó có tác phẩm "kết hợp kinh tế với quốc phòng - Quốc phòng với kinh tế trên địa bàn Quân Khu 3". Nghiên cứu tác phẩm, tôi thấy chủ đề nổi bật là: tập trung ca ngợi phong trào "làm giầu đánh thắng", làm chúng tôi càng thêm mến mộ. Suốt cuộc đời quân ngũ, tôi ở ba quân khu. Thời chiến tranh chống Mỹ, tôi ở địa bàn Quân Khu 5 mười năm. Chống quân Bành Trướng Bắc Kinh xâm lược, tôi ở địa bàn Quân Khu 1 mười hai năm. Thời kỳ ở Quân Khu 1, tôi khẳng định: nếu không có trận đánh lúc 08 giờ ngày 17-02-1979 tại cánh đồng Song Áng, Mỹ Cao, Văn lãng, Lạng Sơn thì quân Bành Trướng Bắc Kinh sẽ thực hiện được ý đồ chiến lược của chúng là "ăn cơm sáng ở Lạng Sơn, ăn cơm trưa ở Hà Nội", nếu để chúng tiến đến Hà Nội thì, hậu quả khôn lường !. Bị trận đòn đau, chúng căm thù đánh sập cả hang Con Khoang, hiện trường còn đó !. Ngày 28-02-1979, trận đánh thứ 2 xẩy ra tại Kéo Càng, chặn đứng lực lượng chính của quân Bành Trướng Bắc Kinh tấn công vào Thị xã Lạng Sơn, đỡ tốn thất biết bao nhiêu cho nhân dân thị xã Lạng Sơn.

Nghĩ về vận mệnh quốc gia, mặc dù lực lượng không cân sức, tôi vẫn bình tĩnh, chủ động, mưu trí... chỉ huy bộ đội chiến đấu giành thắng lợi hai trận đánh trên, phá tan ý đồ chiến lược của nhà cầm quyền Bắc Kinh, giữ vững từng tấc đất thiêng liêng của Tổ Quốc mà không được một bức điện chỉ đạo của thượng cấp. Trong khi câp trên của tôi chỉ biết hô quân tháo chạy chui hang viết báo cáo thành tích, lĩnh huân chương các loại (!). Tôi cũng như các chiến hữu dưới sự chỉ huy của tôi, thì tay trắng. Thử hỏi: nếu tôi cũng như các sỹ quan khác trong sư đoàn, chỉ biết hô quân tháo chạy ngay từ sáng 17-02-1979 thì hậu quả sẽ ra sao ?!.

Cuối đời quân ngũ, tôi có diễm phúc hơn đồng đội của tôi được điều về quân khu 3. Vốn là người chuyên làm "Công tác đảng - công tác chính trị" tôi tìm hiểu sâu bản chất của sự việc. Sau một thời gian thực thi nhiệm vụ và thực tiễn cuộc sống đã chứng minh rằng: phong trào "làm giầu đánh thắng" của quân khu 3 chỉ là khẩu hiệu, là lý thuyết suông !. Bản chất của phong trào "làm giầu đánh thắng" là "buôn lậu trốn thuế" (!). Còn những sỹ quan quân khu 3 khi đi học hoặc đi tập huấn đều phải góp thêm tiền ăn, tiền đút lót giáo viên từng bộ môn. Bởi vậy thành tích nuôi dưỡng cũng như học tập của các sỹ quan quân khu 3 đều vượt trội. Những cán bộ có chức, có quyền họ dùng trợ lý có chuyên môn, có trình độ biết khom lưng, quỳ gối đi theo làm bài cho lãnh đạo. Bọn họ còn dùng tiền cử trợ lý mua đáp án và đáp án chính là bài kiểm tra của họ. Nếu không biết các mẹo vặt , ai cũng tưởng các sỹ quan quân khu 3 đều là những người "tài-giỏi"(!). Mua đáp án, cử người thi hộ, thuê sinh viên bảo vệ luận án lấy hàm "tiến sỹ" của những kẻ có chức, có quyền, háo danh, chắc chắn các quân khu bạn không thể có kinh nghiệm bằng (!). Tiếp xúc với địa phương, sau một thời gian tôi phát hiện tập đoàn giặc nội xâm phá hoại thành quả cách mạng một cách ghê gớm. Tôi vào cuộc điểm mặt, vạch tên... lũ quan tham, thế là gặp hoạ (!).

Mặc dù sống ở một xã hội đầy rẫy thối tha, mục ruỗng, đầy rẫy bất công.... Song lối sống, lẽ sống của tôi như xưa, vẫn trong sáng, thanh bạch... luôn kiên định với mục tiêu: vì nhân dân, vì dân tộc, vì Tổ Quốc mà quên mình phục vụ. Nay thêm quan điểm "Gạn đục khơi trong", tôi rất quý trọng, khâm phục, noi gương những cán bộ, đảng viên chân chính, những người thực sự yêu nước, thương nòi, hết lòng vì dân (bất kể họ là ai). Tôi thường lấy những câu danh ngôn của các vị tiền bối để tự răn mình như: "quan liêu tham nhũng là giặc nội xâm, coi kẻ tham nhũng là Việt gian, Mật thám". Giặc nội xâm chính là những tên việt gian, phản động, phản bội, mật thám, ăn cắp, ăn cướp, bán nước, hại dân.... tôi kiên quyết không tha thứ loại giặc này, phải vạch mặt, chỉ tên lũ giặc nội xâm bất kể kẻ đó là ai, trừ hoạ cho dân !. Vì luôn giữ vững quan điểm đó, nhiều bạn bè trách tôi là loại người không thức thời, "đại ngu". Tôi đành ngậm đắng, nuốt cay chịu đựng và không bao giờ thoả hiệp, hoà nhập với lối sống sa đoạ, suy đồi... do chế độ CS Việt Nam hiện thời đang thao túng !. Suốt cuộc đời tôi phấn đấu chỉ mong được sống ở một xã hội tốt đẹp, ưu việt hơn hẳn các chế độ xã hội cũ. Ai dè, nay lại phải sống ở một xã hội suy đồi đến tột độ, còn thối tha, mục ruỗng, bẩn thỉu... hơn cái chế độ mà chính tôi đã bị đảng lừa phải đổi bằng máu, bằng xương chiến đấu quên mình xoá bỏ nó đi. Chính vì tôi không vào ê kíp của loại đảng ăn cướp nên bị gạt ra khỏi tổ chức của "đảng" !

Nay tự kiểm điểm lại mới thấy tôi "đại ngu". Những điều "đại ngu" được thể hiện như sau:

- Điều "đại ngu" thứ nhất là: Quá tin những lời đường mật của loại "Đảng" siêu lừa nên tôi đã công hiến trọn đời cho sự nghiệp cách mạng của "đảng". Khi đã bị đảng cộng sản Việt Nam vắt kiệt sức, tôi không thức thời, không chịu tuân theo lối sống của tập đoàn giặc nội xâm, lại còn điểm mặt, vạch tên bọn chúng. Phát hiện thấy tôi không ăn cánh, không chịu vào ê kíp... nên "đảng" gạt ra lề. Mọi chế độ, quyền lợi của tôi tận tụy phấn đấu suốt đời mới có, nay bị "đảng" cướp trắng tay tất cả !.

- Điều "đại ngu" thứ hai: Khi được phân công làm kinh tế, tiền vay về đáng lẽ phải học tập lũ giặc nội xâm, dành ra một phần đút miệng "quan" trên, còn lại bỏ túi. Tôi tin rằng không những tôi không việc gì mà còn được thăng quan, tiến chức và chắc chắn không đến nỗi bần hàn như ngày hôm nay. Quyền lợi của quần chúng được hay không, không cần biết. Như kiểu Bùi Minh Vượng - Chỉ huy trưởng (loại B quay) cứ việc ăn cắp, ăn cướp, buôn lậu... mặc cho đồng đội tố cáo, Vượng vẫn là chiến sỹ thi đua, vẫn được thăng quân hàm, quần chúng làm gì được hắn (!). Chỉ vì tôi "đại ngu", vay tiền Nhà nước ít, trả tiền Nhà nước nhiều, không biết luồn cúi, đút lót nên bị những kẻ chuyên "Ngậm máu phun người" ở các cơ quan pháp luật quân khu 3 và Bộ Quốc Phòng, nay lại được Vụ 3 thuộc viện kiểm sát nhân dân tối cao phù hoạ, nên tôi mới phải hứng chịu nông nỗi này !. Vụ việc của tôi, "đảng" thừa thấu hiểu. Ngày 24-5-2008, tôi có ĐƠN ĐỀ NGHỊ gửi các uỷ viên Bộ chính trị , các cơ quan chức năng nói rõ quan điểm của mình: nếu tôi không chứng minh được những điều tôi nêu trong đơn thì, các ông cứ việc chặt đầu, nhưng không nhận được hồi âm. Quá thời gian luật định, tôi tung ĐƠN ĐỀ NGHỊ lên mạng cho cả thế giới biết. Vậy mà "đảng" vẫn cứ câm như hến !. Rõ ràng "đảng" cũng chẳng khác gì lũ đầu trâu, mặt ngựa ở các cơ quan pháp luật quân khu 3 và Bộ Quốc Phòng, cũng là loại "ngậm máu phun người" không hơn, không kém (!?)

Nay, xin nêu ra để cho mọi người nhất là các bạn trẻ lấy đó làm bài học chớ có dại đem hết sức lực và tuổi thanh xuân quý báu của mình cống hiến cho loại "đảng" siêu lừa này để rồi lại trở thành người "đại ngu" như tôi (!).

Tự do - Dân chủ - Đoàn kết muôn năm !
Dân tộc Việt Nam bất diệt !
Tổ Quốc Việt Nam muôn năm !

© 2008 www.danchimviet.com

Post Reply