Những điều trông thấy

Những đề tài nóng của Thời Sự. Các bài viết lượm nhặt trên Net ở nơi đây chỉ dùng để tham khảo không phải là chính kiến riêng của nhóm phụ trách.

Moderators: CayQueo, phu_de

Post Reply
User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Góp phần ngăn chặn bàn tay nhám nhúa của CS

Đỗ Văn Phúc

Thưa tất cả các anh chị.


Mới đây, Tướng Nicholson , Tổng Trưởng Cựu Chiến Binh HK cho biết tính đến năm 2006 Hoa Kỳ đã tài trợ 33 triệu mỹ kim để trợ giúp TPB VN, không phân biệt Nam hay Bắc. Có bao nhiêu tiền trong 33 triệu đô này tới tay thương phế binh VNCH? Đó là điều mà dân Việt hải ngoại cần đòi hỏi minh bạch sổ sách, và công bằng. Các anh chị em có tưởng tượng đến con số 33 triệu đô la, so với vài chục ngàn mà người Việt hải ngoại cố quyên góp để gửi về giúp đỡ anh em phế binh. Nhưng tiền của chúng ta thì đã đến tay người nhận. Còn tiền của Mỹ đi về đâu?

Tôi chợt nẩy sinh ra ý định lập một ủy ban để gop góp tất cả các tài liệu về việc Cộng sản ăn chận tiền nhân đạo, kể cả nạn nhân thiên tai, bão lụt; kể cả các em be khuyết tật, mồ côi, người già yếu cô đơn, bệnh nhân trong các trại xã hội.... Ủy ban sẽ không dính dấp đến việc tiền bạc, quyên góp, mà chỉ làm một nhiệm vụ sưu tầm, tổng hợp tin tức để cung cấp cho các đoàn thể, hội đoàn, tổ chức cứu trợ; và cũng để gửi lên các cơ quan chính phủ, thiện nguyện ngoài chính phủ. Mục đích là để họ biết sự thực mà có biện pháp tốt đẹp làm cho bọn CS không thể ngoắng bàn tay nhơ bẩn của chúng vào đồng tiền nhân đạo.

Nếu anh chị em nào có lòng (chỉ cần có lòng thôi) và chút thì giờ, xin mời tham gia vào công tác này. Công việc các anh chị là mỗi khi đọc được hay nhận được những tin tức như thế, sẽ chuyển về cho md46usa để tôi lưu trữ vào đúc kết. Tin cần có nguồn gốc xác thực (thí dụ đài nào, báo nào, web nào, ngày nào; ai nói, nguyên văn câu nói... Đoàn thể nào, cán bộ VC nào...)

XIN HÃY GIÚP SỨC. Chớ thấy việc thiện nhỏ mà không làm.

Xin email về cho md46usa@netzero.com (cần ghi rõ trên subject: Đáp lời kêu gọi; xin đừng attach gí khác ngoài file bằng ms Word (unicode, VNI, VPS đều OK cả); chúng ta sẽ liên lạc sau); Hoặc cho biết tìn ở trang web nào, xin cho cái link rõ ràng

Rất cám ơn.

Michael Do (Đỗ Văn Phúc)
26/01/2007

Xem thêm ở đây:
US Gives NVA and VC 33 Million- Why?

dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Post by dacung »

Sổ Tay Thường Dân : Thuyền Ra Cửa Biển

Tưởng Năng Tiến
Việt Báo Thứ Ba, 2/13/2007, 12:02:00 AM


(LTS: Việt Báo trân trọng cảm ơn nhà văn Tưởng Năng Tiến đã gửi bài viết này, trong lúc nhiều người đang quan tâm về lời Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng mời gọi chung sức đẩy thuyền VN ra biển lớn.)

Cả dân tộc bước ra biển lớn. (Lời Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng)

Cái gì chứ tắm giặt là không có … tui, à nha. Đánh răng, rửa mặt cũng không luôn. Nói tóm lại là tui hơi sợ nước, và nói tình ngay thì đây là nỗi sợ hãi (chung) của tất cả mọi người dân Việt.

Tắm thì ra sông, ra ao. Người già không thể bơi lội được thì ở nhà, lấy nước ở bể nước mà con cháu gánh về, dội ít gáo… Rửa mặt thì có khăn cũng được, không thì dùng bàn tay mà rửa, rồi vuốt một cái.

Rửa chân thì rửa bùn đất ở ao hay nước cạnh bếp, đợi một lát cho khô khi bước lên giường thì ngồi buông thong xuống, xoa vào nhau cho hết bụi cát, là rửa chân cạn. Đánh răng là chuyện không thấy ai nói đến. (Truyền Thống Dân Tộc, Lê Văn Siêu, 127& 128 (*).

Khỏi đánh răng luôn (cho nó khoẻ) là chuyện cũng … thường thôi nhưng rửa chân cạn thì quả là một hiện tượng lạ lùng, và độc đáo. Những bộ tộc của người da đen, sống quanh vùng sa mạc Sahara, khi nghe đến kiểu rửa chân không cần nước - theo cách mô tả của học giả Lê Văn Siêu, như vừa dẫn - chắc chắc sẽ đều phải gật gù thán phục, rồi (nhiệt liệt) vỗ tay khen ngợi. Có cha, không chừng, còn ước ao rằng rằng - sau giấc ngủ - sáng mở mắt dậy thấy mình biến (luôn) thành người dân … Việt!

Đó là mới nói (sơ) về sự e dè của dân tộc tôi đối với nước ở lu, ở gáo, ở chậu, ở khạp, ở ao, ở giếng… đào ngay cạnh nhà. Khi phải đụng chuyện với nước ngoài thiên nhiên - cỡ như thác, ghềnh, sông, biển - họ còn tỏ thái độ xa cách, và ngần ngại hơn nhiều:

Lênh đênh qua cửa Thần Phù
Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm!

Nghe mà thấy ớn. Dù chưa bao giờ qua cửa Thần Phù, và dù không phải là thày bói, tôi vẫn đoán chắc rằng ghe thuyền mà "lênh đênh" ngang đây thì nhang khói bốc lên (ôi thôi) dám thấu trời xanh!

Bộ chỗ này có ma sao? Không có đâu. Cửa Thần Phù - thuộc huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình - là chỗ sông Chính Đại đổ ra vịnh Bắc Bộ. Chưa bao giờ nghe ai nói tới ma qủi hay thủy quái gì ráo trọi. Chắc bị thấp thoáng thấy biển nên nhang đèn, lễ lạc, khấn vái, năn nỉ, cầu xin … cho nó chắc ăn. Có kiêng có lành mà.

Đó là chuyện hồi xửa, hồi xưa. Đến cuối đời Lê, cửa sông Thần Phù đă bị bồi lấp và trở thành đất liền. Tuy vẫn còn bị ám ảnh bởi hai câu ca dao vừa dẫn nhưng thái độ của mọi người, đối với nước, cũng đă khác rồi chớ bộ - đúng không?

Khác (mẹ) gì đâu. Nghe thử hai câu ca dao của thời đại này xem:

Mấy ngàn cây số biển xanh
Mà sao thiếu muối cho canh hàng ngày!

Và nếu bạn không tin vào sự truyền tụng trong dân gian, muốn có chứng cớ "bác học" hơn, xin hãy nghe nhận xét sau đây của một nhà sử học - ông Dương Trung Quốc (http://www1.vietnamnet.vn/baylenvietnam ... 12/644502/):

Đến mức mà một quốc gia có bờ biển dài rộng với tất cả các đô thị lớn đều nằm dọc kề bờ biển mà sau ngày thống nhất (1976) chúng ta cố đưa vào vận hành một con tàu khách hiện đại nối Hải Phòng với Thành phố Hồ Chí Minh mà chẳng bao lâu sau, mọi người lại lội lên bờ mà đi ô tô, tàu hỏa hay sang hơn là máy bay...

Như thế - nếu nói khái quát, và nói theo khoa tử vi - dân tộc Việt thuộc mạng mộc, mạng hoả, mạng kim, hay mạng thổ (tả) …gì đó, chứ không phải là mạng thủy - vậy thôi. Cớ gì phải lớn giọng nẫy giờ, nghe khó chịu dữ vậy?

Nếu chỉ "vậy thôi" thì nói làm chi. Coi: cả nước đang nằm thiu thiu, bỗng nghe ông tân thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hét lên:

- Cả dân tộc hãy bước ra biển lớn!

Ý Trời, nói thiệt không - cha nội? Mọi người (đều) ngớ ra một lúc, rồi đồng loạt "ồ" lên tán thưởng:

- Ờ, ra thì ra chớ! Ở nhà với cái Đảng thì biết ngày nào khôn, và đến kiếp sau (chắc) cũng không khá nổi.

Quyết định này đáp ứng được sự khát khao (bị đè nén từ lâu) của cả một dân tộc. Ai cũng đều mong muốn được nhìn xem cuộc sống của nhân loại ra sao, bên ngoài bức màn sắt.

Ít khi nào dân Việt có sự háo hức và đồng thuận (lớn) như thế. Tuổi Trẻ Online mở ngay diễn đàn Vươn Ra Biển Lớn (http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index ... nnelID=397 ), và được hưởng ứng nhiệt liệt của rất nhiều độc giả. Xin trích dẫn một vài ý chính.

Luật sư Lê Công Định hăng hái phát biểu (http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index ... nnelID=397)"Đối với vận hội lớn lao như thế của đất nước, cần lắng nghe tiếng nói của cộng đồng dân tộc".

Nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn (http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index ... nnelID=397 ) cũng lao ra khỏi lănh vực chuyên môn của mình, và sốt sắng góp ý như sau:

Bắt tay vào cuộc hội nhập là chấp nhận rằng chúng ta sẽ tham gia sân chơi lớn của thế giới. Điều cần thiết lúc này là soát xét lại mình, bàn bạc, học hỏi, rút kinh nghiệm, sẵn sàng làm lại mình nếu cần."

Để đáp ứng đề nghị "cần lắng nghe tiếng nói của cộng đồng dân tộc," của luật sư Lê Công Định, Bộ Chính Trị đă ra lệnh cho thủ tướng ban hành chỉ thị 37/2006/CT-TTg "tăng cường lãnh đạo quản lý báo chí quốc doanh, và cấm tuyệt đối không cho phép sự có mặt của báo chí tư nhân."

Và để thoả mãn yêu cầu "sẵn sàng học hỏi, làm lại mình nếu cần" của ông Vương Trí Nhàn, Bộ Chính Trị ra tiếp chỉ thị 06-CT/TW "yêu cầu toàn dân học tập … tư tưởng và tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh."

Đúng là cầu được, ước thấy. Thiệt là đã đời luôn. Tuy thế, tôi không chắc rằng hai ông Vương Trí Nhàn và Lê Công Định được hài lòng (lắm) về phản ứng của ĐCSVN - trước những đề nghị chí tình của họ.

Dù sao, nghĩ cho cùng, vẫn có điều an ủi là ư kiến của cả hai đă được tiếp thu và có phản hồi. Một độc giả khác của báo Tuổi Trẻ, ký tên tắt là B.H (http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index ... nnelID=397 ), đă không có được sự may mắn tương tự - dù cũng góp ư trên mục diễn đàn "Vươn Ra Biển Lớn," vào ngày 20 tháng 12 năm 2006, như sau: "Muốn đi ra được biển lớn trước hết phải có tàu to và những người thuyền trưởng thật giỏi. Để có được những thuyền trưởng giỏi, theo tôi, trước hết cần phải công khai dân chủ trong việc xét tuyển thuyền trưởng thay vì phụ thuộc nhận xét chủ quan của một nhóm người hoặc một người".

Cái "không may" là ư kiến này đă đưa ra hơi (bị) chậm. Những người chỉ huy con thuyền VN, đang lênh đênh ngoài cửa biển, đều đă (lỡ) được "xét tuyển" hết trơn rồi. Tất nhiên là hoàn toàn không theo tiến trình "công khai," hay "dân chủ" gì ráo trọi - trừ một vị: ông Nguyễn Phú Trọng.

Nhân vật này đă đắc cử (vẻ vang) vào chức vụ Chủ Tịch Quốc Hội với 85% phiếu bầu. Một cuộc bầu cử không lấy gì làm đàng hoàng (cho lắm) vì ông ấy là ứng viên … duy nhất! Theo tường thuật của BBC (http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam ... aker.shtml), nghe được vào hôm 26 tháng 6 năm 2006, khi nhậm chức, ông Trọng đã rất khiêm tốn thừa nhận rằng mình "chưa hiểu biết nhiều về công tác lập pháp và hoạt động nói chung của QH".

Khi tuyên bố nhũn nhặn như thế, có lẽ, ông Tân Chủ Tịch Quốc Hội tin tưởng rằng - cùng với Miên, Lào, Miến Điện - Việt Nam sẽ (vĩnh viễn) ẩn sâu trong rừng già ở Á Châu, nơi mà cái gọi là cơ quan lập pháp của một quốc gia luôn chỉ có vai trò làm … cảnh. Ai mà ngờ lại có chuyện (bỗng dưng) thuyền ra cửa biển!

Đối diện với biến cố này, ông Tân Thủ Tướng đă ban hành chỉ thị 37/2006/CT-TT "tăng cường lãnh đạo quản lý báo chí quốc doanh, và cấm tuyệt đối không cho phép sự có mặt của báo chí tư nhân," như một cách nhắm mắt và bịt tai lại - cho đỡ sợ.

Ông Tổng Bí Thư thì cầu đến vong linh của người đă khuất, qua chỉ thị 06-CT/TW, yêu cầu toàn dân học tập tư tưởng của (cố) chủ tịch Hồ Chí Minh, để cho mọi người đỡ cảm thấy bất an.

Còn ông Nguyễn Phú Trọng đâu? Sao nẫy giờ im re vậy, cha nội? Luật lệ ở rừng xanh (vốn) rất giản đơn, sát nhất nhân vạn nhân cụ, không thể tiếp tục mang ra thi thố giữa năm châu/bốn bể được. Bởi vậy, thằng chả - không chừng - đă trốn lại ở trên bờ rồi. Nếu ở địa vị ông Trọng, chắc chắn, tôi cũng hành xử y trang như thế.

Tiếc thay, tôi đă lỡ xuống thuyền, và đă đi hết biển từ lâu. Bằng vào kinh nghiệm (không vui) qua hơn nửa đời lưu lạc, đứng bên này bờ đại dương, tôi nhìn cả dân tộc mình đang ra cửa biển mà lòng vừa khấp khởi mừng, vừa nặng trĩu âu lo.

Coi: con tầu rơ ràng quá tải. Nó có đến hai ba bộ máy cổ lỗ, nặng nề, chồng chéo lên nhau. Nó mang theo một số lượng thủy thủ đông gấp mấy lần bình thường, và tất cả đều không có chút kinh nghiệm gì về chuyện hải hành. Nó chuyên chở một khối đông hành khách phẫn nộ, và sẵng sàng nổi loạn mỗi khi có dịp. Đã thế, con tầu lại được chỉ huy bởi những kẻ không biết làm gì khác - ngoài việc nhắm mắt bịt tai, và cầu kinh (Hồ Chí Minh) cho đỡ sợ khi ra cửa biển…

Nghĩ đến viễn tượng lỡ tầu (lần nữa) của cả dân tộc mình thì dù là kẻ thất phu như tôi cũng thấy lòng dạ xốn xang. "Các thuyền trưởng lưu danh trong lịch sử hàng hải luôn là những người, ngoài trí tuệ vượt trội của mình, biết đặt sinh mạng của cả con tàu lên trên quyền lợi cá nhân của họ và của những người thân cận… Trở thành thành viên chính thức của WTO thật ra chỉ mới mở được cánh cửa cơ hội, mọi việc tốt hoặc xấu hăy còn ở phía trước. Đừng để đất nước trễ thêm bất kỳ chuyến tàu lịch sử nào nữa".

Câu văn vừa dẫn là kỳ vọng chân thành của luật sư Lê Công Định (http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index ... nnelID=397 ), một người thuộc thế hệ trẻ, trước vận hội mới của người dân Việt. Tôi không còn trẻ nữa nhưng cũng cố dối già (và dối lòng) để xin được tận tình chia sẻ với ông Định cái "kỳ vọng" tốt đẹp này - dù biết rằng nó hơi (bị) lớn, so với tầm vóc, bản lãnh, và bản chất của những vị đang chỉ huy con tầu VN (hướng) đang ra biển lớn.

Tưởng Năng Tiến

(*) Sách được in lại ở Hoa Kỳ bởi (cái gọi là) nhà xuất bản Sống Mới, sau khi đã (thản nhiên) xé bỏ năm và tên của nhà xuất bản gốc - tại Sài Gòn, Việt Nam.

dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Post by dacung »

Tú Xương Chúc Nhân Quyền
VI ANH
Việt Báo Thứ Bảy, 2/17/2007, 8:21:00 PM

Tết Việt Nam, người biết chữ không thể không nghĩ đến khai bút,viết liểng và làm thơ Tết. Những điều đó cần cho Tết như "Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ; Cây nêu, tràn pháo, bánh chưng xanh." Có những thứ thay đổi như thịt mỡ ít dùng nữa vì khoa học tìm ra chất cholestrerol, và bánh chưng trên đường Nam Tiến thành bánh tét. Nhưng có thứ vẫn còn giá trị hiện tiền như bài thơ chúc Tết tiểu biêu của Tú Xương, nhứt là đoạn cuối, chúc Nhân Quyền.

Thực vậy trong văn học Việt Nam về thơ chúc Tết không thể không nói đến thơ chúc Tết của Tú Xương. Trong cuộc mạn đàm trước khi lên truyền hình SBTN vơi Nguyên Huy và Vi Anh nói về Tết, Gs Nguyễn thanh Liêm, Cựu Thứ Trưởng Văn Hóa, Giáo dục và Thanh Niên VNCH vui vui nói. Theo Ong bài thơ chúc Tết tiêu biểu của Tú Xương, gồm nhiều đoạn thất ngôn tứ cú, chúc sống lâu, giàu lớn, sang cả, nhiều con. Nhưng đoạn chót có lẽ là đoạn thâm thúy nhứt, có giá trị lâu dài nhứt, có thể đem ra xài thời buổi này. Người dân Việt trong nước 84 triệu người khổ vì mất nhân quyền vào tay CS, người Việt Hải ngoại đang tiếp tay đồng bào đấu tranh cho tư do, dân chủ, nhân quyền VN có thể xem đây là một lời chúc nhân quyền rất sớm, trước thời dại, của Tú Xương.

Thơ rằng

"Bắt chước ai ta chúc mọi người,
"Chúc cho tất cả ở trên đời,
"Vua, quan, sĩ, thứ người muôn nước,
"Sao được cho ra cái giống người."

Như bao người của Việt Quốc gia được tự do ở ngoại quốc hoặc còn kẹt khổ trong nước, Tú Xương là một sĩ phu bị mất nước, mất quê hương ngay giữa quốc gia dân tộc, trở thành nô lệ của Thực dân Pháp ngay trên quê cha đất tổ của mình nên thất thời, lỡ vận. Thời của Tú Xương là thời kỳ đầu Thực dân Pháp bắt đầu đem lối sống Lang xa vào VN và nền độc lập và chủ quyền VN phải đội nón ra đi một cách đau khổ. Chữ Nho là chữ của Thánh Hiền, Nho học sắp bị thay thế ở trường lớp. "Nho học ngày nay đã hỏng rồi, Mưới người đi học, chín người thôi. Cô hàng bán sách lim dim ngủ; Thầy khóa tư lương thấp thỏm ngồi". Trong khi đó bọn cơ hội, phù thịnh, "ăn theo" Thực dân Pháp múa máy quay cuồng làm sốt con mắt người Việt yêu nước thương nòi đang rơi vào vòng nô lệ của ngoại bang. May là chưa có những nhà báo của Saigon, chơ lúc đó nếu có bọn người này sẽ bị liệt vào hạng "sâu bọ lên làm người." Nhưng một trớ trêu của lịch sử thời CS Hà nội mở cửa, bọn tư bản Đỏ nhưng phi sản xuất ở thành thi, bọn cường hào ác bá Đỏ ở nông thôn và bọn " ăn theo" trưởng giả học làm sang thời CS Hà nội "tự thực dân" chuyển sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa lại sinh sôi nẩy nở nhiều hơn thời thực dân Pháp sáng sâm banh, tối sữa bò nữa. Họ trác táng, hoang dâm vô độ, mù quáng theo Mỹ, theo Tây còn hơn nữa.

Nhưng thời Thực dân Pháp có lẽ đỡ hơn thời CS Hà nội về quyền làm người. Nhà cầm quyền thực dân Pháp dành cho dân Annamites nhiều quyền tự do ăn nói, đọc viết hơn thời CS Hà Nội, nên Tú Xương mới để đời những vần thơ ngạo đời, cười đời được. Chớ thời "tự thực dân" của CS Hà nội, người dân đâu có được như vậy. Người biết chữ ở Miền Bắc Xã hội Chủ nghĩa phải dùng chiêu khác. Từ sau 1954 đồng bào Miền Bắc dùng thơ tiếu lâm phổ biến như đồng dao vô danh để xì bất mản ẩn ức để qua mặt CS, cho "bọn chúng" tức điên lên chơi. Từ 1975, anh em Miền Nam cũng làm thế cho "tụi nó" tức nổ lổ tai. Như câu thơ tuyệt cú, "Nam kỳ Khởi nghĩa bôi Công Lý; Đồng Khởi lên rồi mất Tự do", dùng tên đường do CS thay đổi mà nói lên cái độc tài của CS Hà nội như thế; thật quá tài ba người tác giả vô danh và những nhà phát hành truyền miệng trên phương diện văn học. Nhiều nhà văn nhà thơ trong ngoài nước đang cố công sưu tập lại để kho tàng văn học VN không thiếu thời kỳ ấy.

Thơ của Tú Xương như bất cứ tác phẩm nào của văn nghệ sĩ đều cũng muốn, bằng cách này hay cách khác, nói lên được tâm lý, ước vọng, thời sự, con người của một thời đại vì văn nghệ sĩ là những người có trái tim, khối óc dễ rung cảm với nhịp điệu của cuộc sống và viễn kiến của tương lai. Tú Xương không quên nguyên tắc "văn dĩ tãi đạo" nên dùng thơ ngạo đời để gián tiếp nhắc người đời về đạo lý của Con Người muôn thuở. Như Molière dùng nụ cười ra nước mắt đưa ra những cái "nởm, những cái dỏm đời" để người xem so sánh với chánh đạo, và tạo nên những vở kịch cổ điển bất hủ của "thế kỷ ánh sánh văn chương" Pháp, mà học sinh chương trình Pháp bây giờ còn phải học.

Nhân quyền là một ý niệm và giá trị cố hữu của cuộc sống Con Người. Lịch sử xã hội loài người là một cuộc tranh đấu trường kỳ cho quyền sống của Con Người trước Thiên Nhiên và Xã hội. Tùy hoàn cảnh không gian, thời gian, ý niệm và giá trị đó được diễn dịch và diển giải ra nhiêu mặt khác nhau nhưng bản chất tựu trung là một. Từ Platon đến Montesquieu, từ thiên tử đến thứ dân Trung Hoa, quyền làm người là quyền không thể phủ nhận được. Nên không có gì lạ Tú Xương trong đoạn chót của bài thơ chúc Tết tiêu biểu đã có lời chúc Nhân quyền dù lúc bấy giờ tiếng Việt chưa có thuật ngữ đó, và thế giới cũng chưa có tổ chức Nhân Quyền.

Nhưng giả sử "Vua, quan, sĩ, thứ người muôn nước, Sao được cho ra cái giống người", thi.. .

Ngay bây giờ nếu cán bộ đảng viên CS Hà Nội đang nắm quyền cai trị còn hơn vua quan bạc ác đối với dân Việt có thái đô và hành động "cho ra cái giống người", không đối xử với đồng bào Việt, như "sói với người" thì đâu còn phong trào đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền nữa.

Ngay giờ nếu "sĩ, thứ [ dân] VN có thái độ và hành động hành động "cho ra cái giống người", khẳng định quyền của mình, không để nhà cầm quyền tước đoạt quyền bất khả tương nhượng của Con Người với tư cách Con Người nữa, thì CS đâu còn lý do tồn tại. Không có cách mạng nhung ở Ba Lan thì cũng có đảo chánh ở Liên xô.

Ngay bây giờ nếu nhân dân và chánh quyền các siêu cường như Mỹ, Trung Quốc đừng hy sinh những giá trị căn bản tự do, dân chủ, nhân quyền vì lợi ích kinh tế riêng, mà có thái độ và hành động chính trực "cho ra cái giống người" đối với CS Hà nội thì người Việt trong ngoài nước đâu có kêu gào, đòi hỏi tư do, dân chủ, nhân quyền nữa.

Tết năm nay là Tết Định Hợi, người Việt chưa được hưởng mùa xuân và ba ngày Tết Nhân Quyền. Nhưng "quan chỉ nhứt thời, dân mới vạn đại". CS Hà nội dù có "ba đầu sáu tay", "thiên biến vạn hóa" tạo xảo thuật sân khấu để mà con mắt quốc tế cũng không thể làm liệt quyền làm người của người dân Việt được. Không thể được vì "ý đồ" đó là phản động đối với lịch sử tiến hóa của Con Người. "Ý đồ" đó sẽ bị bánh xe lịch sử cán nát - chậm hay mau mà thôi.

VI ANH

dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Post by dacung »

Đối Thoại Hay Độc Thoại?
Nguyễn Tấn Dũng Không Thuộc Bài Tự Do Báo Chí

PHẠM TRẦN . Việt Báo
Thứ Sáu, 2/16/2007, 9:05:00 PM

- Hoa Thịnh Đốn.- Cuộc được gọi là "Đối thoại" ngày 09/02/2007 của Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng,với chủ đề: "Vì một Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; hội nhập thành công, phát triển bền vững" đã biến thành cuộc Độc thọai vì nội dung thảo luận đã được Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương sắp đặt và đạo diễn.

Theo tin báo trong nước, trên 2,000 câu hỏi của nhiều tầng lớp nhân dân đã gửi đến Ban tổ chức gồm Website Chính phủ, Báo Điện tử Đảng Cộng sản Viêt Nam và Báo Điện tử VietNamNet, nhưng Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương do Đào Duy Quát đứng đầu chỉ chọn có 37 Câu hỏi để Dũng trả lời.

Nội dung 37 câu hỏi tập trung vào các lĩnh vực: Chống tham nhũng; Kinh tế và Những hạn chế chưa làm được để giải quyết các tệ nạn Xã hội; Cải cách Hành chính; Nhân sự Chính phủ và Chính sách sử dụng nhân tài.

Bài viết này chỉ bàn đến hai câu hỏi thời sự liên quan đến "Định hướng Xã hội Chủ nghĩa" và "Cấm Tư nhân hóa Báo chí".

Võ Văn Hoàng (20 tuổi, Hà Tĩnh) hỏi: " Thưa Thủ tướng, Việt Nam gia nhập WTO, đây là Tổ chức Thương mại toàn cầu, chúng ta phải thực hiện nghĩa vụ của WTO. Như vậy, Việt Nam có giữ được định hướng xã hội chủ nghĩa nữa hay không?"

Nguyễn Tấn Dũng: "Chủ nghĩa xã hội của Việt Nam chúng ta là dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Sau hơn 11 năm đàm phán, chúng ta đã là thành viên chính thức của WTO. Trung ương Đảng ta đã có nghị quyết, Chính phủ đã có chương trình hành động một cách đồng bộ, vừa cơ bản lâu dài, vừa cấp bách trước mắt để tranh thủ thời cơ thuận lợi, vượt qua thách thức, khó khăn, đưa đất nước ta, nền kinh tế chúng ta phát triển nhanh, bền vững, thực hiện bằng được con đường, mục tiêu chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã lựa chọn. Tôi rất vững tin vào ý chí và sự thành công này của dân tộc Việt Nam ta."

Câu trả lời của Dũng có vấn đề khi Dũng bảo "Nhân dân đã chọn lựa" cái "Chủ nghĩa Xã hội" Cộng sản hiện nay.

Từ ngày ra đời 70 năm trước của đảng CSVN và sau 60 năm cầm quyền của cái Nhà nước lấy Chủ nghĩa Mác-Lênin và điều được gọi là Tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng xây dựng đất nước, chưa bao giờ người dân được quyền lựa chọn thể chế chính trị cho mình. Vậy, nếu không phải Đảng, thì ai đã đội lên đầu dân cái "nón" Chủ nghĩa Xã hội?

Vì vậy, bất kỳ người nào trong đảng CSVN mà tuyên truyền chính "nhân dân ta đã lựa chọn" chế độ độc tài, độc đảng hiện nay là nói văng mạng lịch sử, không cần biết đúng hay sai và coi thường nhân dân.

Dũng còn nói: "Chủ nghĩa xã hội của Việt Nam chúng ta là dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh", nhưng những điều mỹ miều này đã không đến với mọi người dân. Sự cách biệt giàu-nghèo ngày một gia tăng, mức thu nhập giữa thành thị và nông thôn mỗi ngày mỗi giãn ra.

Dân chủ, công bằng xã hội và văn minh chỉ đến với những kẻ có chức có quyền và may mắn trong xã hội.

Thực tế trong đời sống đã chứng minh như thế và các cấp Lãnh đạo Đảng và Nhà nước cũng đã nhìn nhận như thế trong nhiều dịp.

Dũng nói trong cuộc Đối thoại: "Năm 2006 đã khép lại, đúng như các bạn đã nêu là vẫn còn tồn tại những vấn đề kinh tế-xã hội nổi cộm, yếu kém. Chúng ta phải nghiêm túc nhìn nhận rằng còn rất nhiều bất cập, yếu kém, khuyết điểm, không thể chủ quan, thỏa mãn, xem thường. Nổi lên là:

Thứ nhất là: Quy mô của nền kinh tế còn rất nhỏ, nước ta vẫn là một nước nghèo (bình quân năm 2007 mới có 720 USD/đầu người) nằm trong khoảng 40 nước có thu nhập thấp của thế giới, thu nhập đầu người đứng thứ 7 trong 10 nước ASEAN.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm.

Chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh (cả cấp độ quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm) vẫn còn thấp, trong khi chúng ta đã là thành viên của WTO.

Hạ tầng kinh tế-xã hội còn rất yếu kém.

Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp.

Thứ hai là: Vẫn còn nhiều vấn đề bức xúc về văn hóa xã hội như: việc làm cho người lao động và đời sống của đồng bào ở nông thôn, nhất là vùng sâu, vùng xa, đồng bào các dân tộc thiểu số; chất lượng trong giáo dục đào tạo; tệ nạn về ma túy, mại dâm/HIV; tai nạn giao thông... đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực giải quyết tốt hơn, quyết liệt hơn.

Thứ ba là: Tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng, vẫn là nguy cơ và là thách thức đối với chúng ta.

Thứ tư là: Nền hành chính quốc gia và quản lý nhà nước tuy có bước tiến bộ nhưng vẫn còn nhiều yếu kém, khuyết điểm. Thủ tục hành chính vẫn còn rắc rối, phiền hà, làm cản trở sự phát triển, gây bất bình trong nhân dân.

Nguyên nhân có rất nhiều, có cả khách quan và chủ quan. Là người đứng đầu Chính phủ, tôi nhận phần trách nhiệm của mình về những yếu kém, khuyết điểm nói trên."

Nhận lỗi là món qùa "nước bọt" truyền thống quen thuộc, không làm ai ngạc nhiên, của các tầng lớp lãnh đạo đảng CSVN. Năm 1976, Phạm Văn Đồng, khi giữ chức Thủ tướng, cũng đã "xin nhận trách nhiệm trước đồng bào và Quốc hội" khi báo cáo khó khăn trong tình hình kinh tế. Nhưng tụt hậu, yếu kém vẫn cứ diễn ra trong các năm sau đó mà Đồng và Tố Hữu, khi ấy là Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế có "sứt mẻ" gì đâu?

BÁO CHÍ TƯ NHÂN

Về vấn đề "Tư nhân hóa Báo chí", Phạm Dương Quốc Tuấn hỏi: "Kính chào Thủ tướng! Vì sao Thủ tướng lại ký chỉ thị nghiêm cấm tư nhân hoá báo chí dưới mọi hình thức? Như vậy, có đi ngược lại mục tiêu tự do dân chủ mà Thủ tướng phấn đấu hay không?"

Dũng đáp: "Đúng, tôi có ký chỉ thị nhằm tăng cường sự quản lý của Nhà nước về báo chí để phát huy tối đa nhất, tốt nhất vai trò của báo chí của chúng ta trong sự nghiệp xây dựng và phát triển về mọi mặt của đất nước. Để mỗi tờ báo, tạp chí (với hơn 600 tờ báo, tạp chí) của chúng ta thật sự là cơ quan ngôn luận, thật sự là diễn đàn dân chủ của các tầng lớp nhân dân; để mỗi tờ báo, mỗi tạp chí là một ngọn cờ chiến đấu của nhân dân ta vì mục tiêu một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh."

"Trong chỉ thị tôi ký có nghiêm cấm không được tư nhân hóa báo chí với bất cứ hình thức nào và không được để bất cứ thế lực nào chi phối báo chí để phục vụ ý đồ riêng trái pháp luật, gây phương hại cho đất nước. Đây là chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ đúng theo quy định của pháp luật hiện hành, đúng theo ý chí nguyện vọng của tuyệt đại đa số nhân dân ta, đồng bào ta, phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể của đất nước ta. Mọi việc làm tốt, làm hay của báo chí phải được trân trọng và khen thưởng thỏa đáng, kịp thời, đồng thời mọi vi phạm về hoạt động báo chí cũng phải được xem xét, xử lý nghiêm minh đúng pháp luật."

"Đảng, Nhà nước và nhân dân ta vui mừng về những bước trưởng thành vượt bậc, về sự phát triển rất nhanh và toàn diện của các loại hình báo chí Việt Nam. Chúng ta đánh giá rất cao sự đóng góp tích cực, quan trọng của báo chí vào thành tựu chung của đất nước trong sự nghiệp đổi mới suốt 20 năm qua. Chúng ta luôn mong muốn và tạo mọi điều kiện thuận lợi để báo chí Việt Nam tiếp tục vươn lên, phát huy ưu điểm, tiến bộ, ra sức khắc phục những yếu kém để làm tốt hơn nữa vai trò quan trọng của mình; đóng góp xứng đáng hơn nữa vào sự nghiệp phát triển đất nước, luôn xứng đáng với truyền thống tốt đẹp và lòng tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta."

Một lần nữa, Dũng đã nói những lời nghe chói tai không có thật trong sinh hoạt báo chí hiện nhay ở Việt Nam. Khi Dũng khoe Chỉ thị 37/2006/CT-TTg, ngày 29-11-06 "Về việc thực hiện kết luận của Bộ Chính trị về một số biện pháp tăng cường lãnh đạo và quản lý báo chí" là nhằm bảo đảm Báo chí do đảng lãnh đạo phải "thật sự là diễn đàn dân chủ của các tầng lớp nhân dân" là xuyên tạc quyền Tự do Báo chí của người dân đã ghi trong Hiến pháp.

Câu trả lời của Dũng nên chỉ dành riêng cho nhóm công dân được ăn bổng lộc của đảng chứ đâu đã đến lượt "các tầng lớp nhân dân". Báo chí và Người làm báo trong nước chỉ có nhiệm vụ duy nhất là phục vụ đảng và tuyền truyền, vận động nhân dân thi hành các chính sách của đảng. Cả dân và người làm báo đếu không có sự chọn lựa nào khác.

Diễn đàn của dân trên báo chí, nếu có, cũng chỉ là những lời ta thán về những khó khăn chồng chất trong đời sống hàng ngày chứ có ai dám phê bình lãnh đạo bất tài, tố cáo cán bộ, đảng viên quan liêu, tham nhũng và chỉ trích chính sách của nhà nước?

Nên khi Dũng bào chữa cho hành động cấm báo chí tư nhân là để ngăn chặn "bất cứ thế lực nào chi phối báo chí để phục vụ ý đồ riêng trái pháp luật, gây phương hại cho đất nước" là Dũng cố tình giấu đi cái tâm địa độc tài của một nhà nước độc quyền luôn cả dư luận.

Dũng còn ngụy biện khi bảo Chỉ thị chống tư nhân hóa Báo chí đã làm "đúng theo ý chí nguyện vọng của tuyệt đại đa số nhân dân ta, đồng bào ta, phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể của đất nước ta".

Có ai trong nhân dân được hỏi ý kiến đâu vì ai cũng biết, Chỉ thị 37/2006/CT-TTg, ngày 29-11-06, là bản văn phản dân chủ đã chống lại quyền Tự do ngôn luận của người dân ghi trong Hiến pháp.

Hành động tước bỏ quyền Tự do ngôn luận của nhân dân của Nhà nước đã rõ như thế mà khi Vũ Thanh Hữu hỏi: "Thưa Thủ tướng, trong cuộc sống hàng ngày ông yêu điều gì nhất và ghét cái gì nhất?" Nguyễn Tấn Dũng còn dám trả lời: "Tôi yêu nhất, quý nhất là sự trung thực và tôi cũng ghét nhất, giận nhất là sự giả dối."

Vậy khi ký Chỉ thị cấm Tư nhân hóa Báo chí, Dũng có nghĩ là mình đã "giả dối" với lương tâm của một Thủ tướng không, hay vì đã quen sống với "giả dối" nên có chà đạp lên Hiến pháp một lần nữa cũng chả sao? -/-

Phạm Trần

(02/07)

PHẠM TRẦN

dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Post by dacung »

28 Tháng 2 2007 - Cập nhật 02h32 GMT

Một trí thức yêu nước lý tưởng qua đời

Lê Quỳnh
BBC Việt ngữ, Bangkok

Image
Từ một trí thức dấn thân chính trị, ông Nguyễn Ngọc Lan mang nhiều tâm sự lúc cuối đời

Nguyễn Ngọc Lan, người được xem là trí thức đối lập ở cả hai chế độ trước và sau 1975, vừa qua đời tại TP. HCM, ở tuổi 77.
Là một linh mục đã đỗ tiến sĩ ở Đại học Sorbonne, ông Nguyễn Ngọc Lan nổi tiếng qua những bài báo phản chiến sắc sảo ở Sài Gòn ở thập niên 1960 và 70.

Với quan điểm chống sự có mặt của Mỹ ở Việt Nam, ông nhận được cảm tình của những người cộng sản.

Tuy vậy, sau khi Việt Nam thống nhất năm 1975, ông bày tỏ thất vọng trước tình hình nhân quyền, tự do ngôn luận, và kết quả bị nhà nước quản thúc tại gia.

Trí thức phản chiến

Lực lượng trí thức Thiên Chúa giáo, với những người như linh mục Cao Văn Luận, Nguyễn Văn Trung..., đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa tại miền Nam trước 1975, góp công giới thiệu các luồng tư tưởng mới từ phương Tây.

Theo tiểu sử, ông Nguyễn Ngọc Lan thuộc tu hội dòng Chúa Cứu thế cùng vị linh mục đàn anh là Chân Tín.

Lập trường chính trị của hai người ngả về "lực lượng thứ ba", một điều đem lại cho họ sự kính trọng cũng như tranh cãi.

Ông Lan viết nhiều cho báo Tin Sáng của dân biểu Ngô Công Đức, và từ 1969, làm chủ bút của tờ Đối Diện.

Thái độ chống Mỹ, kêu gọi hòa bình của những trí thức thiên tả ở Sài Gòn khiến những người cộng sản muốn lôi kéo họ về phía mình. Viết bài tiễn biệt trên báo Thanh Niên hôm 26-2, ông Trần Bạch Đằng nói trong phong trào chống Mỹ ở đô thị Sài Gòn, ông Nguyễn Ngọc Lan được biết đến "như một người xung trận quả cảm, đồng hành với trí thức, học sinh, sinh viên, phật tử và đồng bào."

Còn với một số người nặng tình cảm với chế độ Việt Nam Cộng Hòa trước đây, các tờ báo khuynh tả như tờ Đối Diện bị coi là đã "giúp cộng sản thôn tính miền Nam."

Không chỉ viết báo, ông Lan còn tham gia các hoạt động phản chiến như đi biểu tình cùng sinh viên, cung cấp thuốc men, quần áo cho các chính trị phạm.

Đối lập

Ngày 30-4-1975, xe tăng quân đội miền Bắc húc đổ cổng Dinh Độc Lập, đánh dấu thời khắc đầu hàng của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa.

Như nhiều trí thức miền Nam mang cảm tình với cách mạng khi ấy, ông Nguyễn Ngọc Lan hy vọng vào một thời kỳ hòa bình, thống nhất và hòa hợp dân tộc.

Một đồng nghiệp có quá trình làm báo tương tự, Lý Quí Chung (Chánh Trinh), viết trong hồi ký về cảm giác năm 1975 của các trí thức sắp sửa sống qua hai chế độ chính trị khác nhau:

Nói về Hội nghị Hiệp thương Thống nhất Tổ quốc sau tháng Tư 1975, ông Lý Quí Chung cảm thấy "sau bao nhiêu năm đấu tranh cho độc lập và mơ ước sự hợp nhất của hai miền Nam-Bắc thì giờ đây tôi là người được đưa tay lên biểu quyết sự thống nhất của Tổ quốc. Còn gì vinh hạnh và hạnh phúc hơn!"

Tuy vậy, những biến cố sau đó như bắt lính "ngụy" đi học tập cải tạo, cải tạo tư sản mại bản...khoét sâu thêm những vết thương chưa kịp lành.

Cha của ông Lý Quí Chung từ một người "hồ hởi đón chào Cách mạng, nô nức chờ bạn bè đi kháng chiến trở về, biến thành một người ác cảm với cộng sản và từ luôn con trai của mình."

Tờ báo Đối Diện do Nguyễn Ngọc Lan phụ trách tiếp tục được phát hành với tên mới "Đứng Dậy", trước khi bị nhà nước bắt "ngồi xuống" vào khoảng năm 1978.

Theo giáo sư Đỗ Mạnh Tri, một trí thức Công giáo hiện sống ở Pháp, thì thời gian đầu sau 1975, Nguyễn Ngọc Lan và cha Chân Tín sẵn sàng cộng tác với chính quyền mới để đưa đất nước tiến lên.

“Nhưng chính quyền chỉ muốn dùng họ như công cụ cho ý đồ toàn trị. Hai người này thì cứ ung dung ta nói điều ta nghĩ. Và họ đã phải trả giá rất đắt, » ông Đỗ Mạnh Tri nói.

Ba tập nhật ký của ông Lan được in ở hải ngoại trong thập niên 1990, thời điểm khi ông và người bạn thân, linh mục Chân Tín, bị chính quyền quản thúc vì những tuyên ngôn đòi hỏi tự do của họ.

Trước 1975, Nguyễn Ngọc Lan bị một số người gọi là ""ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản".

Sau 1975, ông cũng không được lòng những người cộng sản, bị xem là "có vấn đề" để rồi bị nhà nước cô lập, quản thúc một thời gian.

Ngay cả những người không đồng tình với quan điểm của Nguyễn Ngọc Lan cũng thừa nhận ông là một trí thức yêu nước chân chính, trung thành với niềm tin mà ông đã chọn.

Nói như giáo sư Đỗ Mạnh Tri, Nguyễn Ngọc Lan, “cũng như Chân Tín và nhiều người khác, có chống cũng vì nhân danh một lý tưởng. Chống để bênh vực nhân phẩm và tự do con người.”

-----------------------------------------------------

Nguyen, Dresden, Đức
Tờ báo Đối Diện do Nguyễn Ngọc Lan phụ trách tiếp tục được phát hành với tên mới "Đứng Dậy", trước khi bị nhà nước bắt "ngồi xuống" vào khoảng năm 1978.

Tue Mai, Vũng Tàu
Đọc bài viết của Trần Bạch Đằng,nếu còn tại thế hẳn ông Lan sẽ không đồng ý về quan điểm mà ông Đằng cố áp đặt nhằm biến ông Lan trở thành một người "một người như người CS". Ông Lan cũng như bao trí thức khác của miền Nam đã bị lọc lừa và phản bội thế nào? Lòng yêu nước của họ bị"nguời anh em phía bên" lợi dụng ra sao? Điều này sau năm 1975 đã rõ, và ai cũng hiểu thân phận "dấn thân" của ông khác biệt thế nào dưới hai chế độ "Cộng Hoà Và Cộng Sản".

Hành động và thái độ của ông Lan xảy ra dưới thời đệ nhị Cộng Hoà ai cũng hiểu đó là hành động thân Cộng, ngay cả bản thân tôi lúc ấy còn ngồi trên ghế giảng đường đã coi ông như "Việt Cộng nằm vùng" lợi dụng tự do báo chí của miền Nam để tuyên truyền cho CS.Sau năm 1975, cá nhân tôi nghĩ khác hẳn về ông cũng như một số nhà trí thức khác. Tôi cho rằng ông và các bạn ông đã muốn có một Việt Nam khác, một "Việt Nam không cộng sản Hoà Bình,Thịnh Vượng và Tự Do, Công Bằng, Bác Ái" khi ông tiếp tục dấn thân dưới chế độ mới XHCN. Có thể giờ đây, ở dưới suối vàng ông không hài lòng lắm với kết quả dấn thân của mình, nhưng ông thừa biết rằng con đường đi của ông hiện nay đang là sự lựa chọn của "dân tộc". Cầu mong linh hồn ông sớm yên nghỉ nơi nước Chúa.

dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Post by dacung »

Lên mạng khoe “hàng” kiếm tiền
(Dân Trí)

Image
Dùng webcam để "khoe hàng" trên mạng.

T. kể, cô phải “rửa mắt” cho không biết bao nhiêu gã, riết mới móc túi được một “con nai” Canada. Xong xuôi, T. dễ dàng xin hết thứ này đến thứ khác. Nhiều cô gái trong xóm rủ nhau học tập “gương sáng” của T.

Buổi tối tại một xóm bờ kè kênh Nhiêu Lộc, Thị Nghè, quận 3, TPHCM gần đây vắng lặng hẳn. Những nhóm bạn gái hay bày trò chơi với nhau bên bờ kênh này lâu nay không thấy xuất hiện.

Hỏi ra mới biết, các cô thi nhau đi chat cả. Từ ngày tin đồn về chuyện T. được một bạn chat mãi bên Canada mỗi tháng gởi về cho cả trăm USD được truyền tai nhau, cả xóm nhao nhác.

Điều ngạc nhiên là gia đình T. rất nhiệt tình cổ vũ cô chat. Rớt đại học, không việc làm, thời gian rảnh nhiều, T. lên mạng chat, thoạt đầu chỉ chuyện trò với bạn bè cho vui, sau tự nguyện vào “hội thiêu thân”.

T. kể, cô phải nhá “hàng” nhiều lần, “rửa mắt” cho không biết bao nhiêu gã đàn ông bên kia đại dương, riết mới móc túi được một “con nai” Canada. Qua “truông” được rồi, T. dễ dàng xin hết thứ này đến thứ khác. “Không cần màu mè lắm đâu, chỉ nói đại khái là nhà em khó khăn, không có máy vi tính, không có tiền đăng ký internet tại nhà..., là được gởi tiền, quà về liền”, T. mách nước.

Chuyện của T. nhanh chóng được cả xóm biết. Cô cũng chẳng thèm giấu giếm, thậm chí còn tự hào khoe “thành tích” của mình. Bắt chước T., V., em họ của cô, tan học về buông cặp là online để tìm “nhà tài trợ” cho ước mơ du học.

Nhiều cô gái trong xóm kháo nhau chán rồi rủ nhau học tập “gương sáng” của T., đi chat với hy vọng tràn trề sẽ lọt vào tầm mắt của một gã đàn ông nào đó bên kia đại dương

Ở tiệm Internet C.V trên đường Phạm Thế Hiển, quận 8, TPHCM, quen H., dân quận 8, mới qua 18 tuổi. Lần đầu đến dịch vụ internet này, không khỏi buồn cười khi chứng kiến cảnh nhiều quý cô lỡ thì, quý bà có tuổi cũng có mặt ở đây, vừa lò dò “mổ cò” trên bàn phím, vừa lúng ta lúng túng bày “hàng”.

H. kể, thi rớt, buồn chán, mỗi ngày cô đến tiệm internet này để giải sầu. Nghe bạn bè rủ nhập hội, H. đăng ký thành viên của diễn đàn và trở thành tay “săn” bạn chat chuyên nghiệp. Nhiều lúc thấy H. chat cùng lúc với 5 người ở khắp nơi trên thế giới.

Có lần thấy H. ỡm ờ với một ông đáng tuổi cha chú, thắc mắc. H. khoe: “Việt kiều Australia đó. Được cái ảnh dễ lắm. Mới gởi về 100 USD, nghe nói em chưa sắm đồ Tết, ảnh lại gởi tiếp 100 USD nữa. Ảnh gần về Việt Nam rồi”.

Những ngày cận Tết, gã đàn ông của H. về thật, mang theo cho cô bé chiếc điện thoại O2 đời mới. Quán C.V. thiếu vắng bóng dáng cô bé vì H. phải làm hướng dẫn viên cho ông ta chu du Nha Trang, Đà Lạt suốt cả tuần.

Mới đây lại gặp H. tíu tít ở tiệm internet C.V.. Hỏi thăm ông Việt kiều Australia, H. cười rất tươi: “Ảnh về nước rồi”. Thắc mắc tại sao ông ta lại dễ dàng cho cô bé nhiều tiền, quà? H. thú thật: “Phải có gì đánh đổi chứ chị. Em cho ảnh cái quý nhất luôn. Em còn mong mình dính bầu để ảnh bảo lãnh qua đó cho rồi”.

Đón Cường, người bạn trai khá thân lúc nhỏ ở VN, gần chục năm nay định cư ở Mỹ, bất ngờ khi thấy cậu ta vừa ra cổng sân bay Tân Sơn Nhất đã cặp kè thân thiết với một cô bé xinh xắn.

Trước đó, Cường mail bảo về một mình và ở Việt Nam cậu ta cũng không còn ai thân thích, quen biết. Sau khi Cường nhận phòng khách sạn, cô bé hẹn tối sẽ đến đón cậu ta đi chơi, rồi ra về.

Cô bé vừa đi, Cường liền thú nhận: “Tao quen trên mạng đó. Tranh thủ vài tháng trước khi về Việt Nam, tao chọn lọc hàng loạt cô qua chat và chấm được cô này”.

Cường giải thích: “Vậy cho an toàn mày ơi, khỏi phải đi kiếm lung tung rồi dính “ếch”. Mấy đứa bạn tao, đứa nào trước khi về Việt Nam cũng vậy hết”.

Cường cho biết thêm, để đi đến quyết định “đầu tư” cho cô bé, Cường buộc cô phải cho cậu ta “mãn nhãn” mỗi lần chat. Cường khoe: “Giá khá “mềm”. Tao chỉ tốn vài sản phẩm điện tử bán giảm giá, không có bảo hành bên Mỹ, rẻ rề”.

Cường chỉ vài địa chỉ forum có nhiều cô xinh như mộng trên mạng, giọng đểu giả: “Mấy đứa con gái mới lớn bây giờ dễ dụ lắm. Chỉ cần vài trăm USD là có thể “xài” thoải mái suốt những ngày về Việt Nam”.

Bẵng đi gần nửa năm, gần như quên lửng chuyện của họ thì bất ngờ nhận được mail của Cường. Trong mail, nó vẫn đểu giả: “Mày nhớ con bé hôm tao về không? Em có bầu, nằn nì xin tao bão lãnh qua Mỹ. Hi... hi...! Năm tới tao lại về Việt Nam, đang khẩn trương chat chọn hàng đây”.

D., dù một nách hai con nhưng vẫn vào hội chat và online đều đặn. Bất ngờ, bạn chat của D. về Việt Nam. Lén chồng con, D. về nhà mẹ ruột, giả làm gái “son”.

Chuyện của họ rồi cũng tới tai chồng D. Anh bỏ nhà, bỏ vợ con đi biệt. Như con thiêu thân, D. tiếp tục lao vào chat và hẹn hò yêu đương.

V., cũng qua chat mà thành “phòng nhì” cho T., Việt kiều Canada, trong suốt 6 tháng anh ta làm việc tại Việt Nam. T. thuê hẳn một căn hộ chung cư để sống với V. như vợ chồng. Khi T. về Canada, gia đình V. cứ ngỡ anh ta lo chuyện cưới xin nên khấp khởi chờ đợi.

Qua Việt Nam lần gần đây, T. đã nói lời chia tay với V. vì “vợ anh phát hiện, không cho về Việt Nam công tác nữa”. Mới đây gặp V., nghe nó khoe đã chat tìm được “mối” mới, vừa gởi tiền về cho và đang chuẩn bị về Việt Nam.

Theo Người Lao Động

dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Post by dacung »

Thưa Đại sứ Williamson, Cám Ơn Ông Lắm

VI ANH
Việt Báo Thứ Ba, 3/6/2007, 12:02:00 AM

Gần đây Cựu Đại sứ Mỹ Richard S. Williamson có viết một bài về Việt Nam Cộng sản. Bài viết tựa đề "Vietnam: A Paradise Haunted by Human Rights Abuse" [xin tạm dịch "Việt Nam: Một Thiên đàng Bị Lạm Dụng Nhân quyền Am Anh". Ô. Richard S. Williamson là một đại sứ Mỹ bên cạnh Liên Hiệp Quốc thời TT Reagan. Thời TT Bush năm 2004, Ông cũng được TT Bush bổ nhiệm vào Ủy Hội Nhân quyền của Mỹ bên cạnh Ủy Hội Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc ở Genève. Thâm niên công vụ của Ong trong thời chót của Chiến tranh Lạnh TT Reagan đối đầu cực điểm với CS quốc tế sụp đổ ít lâu sau đó; vị trí của Ông làm đại diện ngoại giao cao cấp nhứt cho Mỹ bên cạnh cơ quan quốc tế lớn nhứt của thế giới, và thời gian làm việc bên cạnh Ủy hội nhân quyền của Liên hiệp quốc; ngần ấy hiểu biết và kinh nghiệm làm cho bài viết của Cựu Đại sứ Richard S. Williamson được rất nhiều người chú ý.

Về hình thức bài viết rất gọn nhẹ, khoảng 1300 chữ thôi. Bố cục kinh điển. Chữ dùng gọn gàng, chữ nào nghĩa nấy không thể diễn dịch khác được. Ý tứ mạch lạc biến nội dung như một dòng nước chảy thong dong dù đề tài liên quan đến chánh trị vốn rất khô khan.

Về nội dung, hết sức súc tích, hàm chứa hầu hết các nét chánh về những vi phạm nhân quyền của CS Hà nội. Ông đã khéo léo đưa ra một bức tranh với bối cảnh tươi đẹp là đất nước và con người VN để làm nổi bật cái bóng ma đã ám nhân quyền VN. Quốc gia dân tộc VN, dưới cái nhìn của Ong Đại sứ là một quốc gia dân tộc giàu đẹp về thiên nhiên, di sản và văn hóa với một tiềm lực kinh tế năng động và dân chúng cần cù. Nhưng nhà cầm quyền lại chối bỏ mọi tự do và vị phạm nhân quyền một cách có hệ thống. Ông lấy lời của Dân biểu Chris Smith để mô tả bóng ma - CS Hà nội -- lạm dụng nhân quyền: "Việt Nam [CS] có một hồ sơ nhân quyền đáng hổ thẹn (shameful)."

Dẫn chứng sắc nét. CS siết chặt tự do ăn nói, tự do báo chí, tự do hội họp, và giam cầm nghiệt ngã hàng trăm tù nhân chánh tri. Năm 2006 tiếp tục trấn áp, bắt bớ nhiều nhà đấu tranh cho dân chủ, nhiều ngươi bất đồng chánh kiến và nhiều người thiểu số ở Cao Nguyên theo đạo Tin lành. Đàn áp những giáo hội độc lập, kiểm soát Internet, báo chí, siết chặt không cho hội họp, bắt cầm tù nhiều người vì tín ngưỡng. Truyền thông, chánh đảng, tổ chức tôn giáo, nghiệp đoàn độc lập bị cấm đoán

Thí dụ điển hình. Trường hợp Trương Quốc Huy bị CS bắt chỉ vì nghe bàn thảo dân chủ trên Internet. Kỹ sư Bạch Ngọc Dương bị đuổi việc vì ký vào tuyên ngôn Dân Chủ. Vũ Hoàng Hải bị tra tấn vì đã ủng hộ hiến chương Dân Chủ này.

Ông nói ở VNCS tất cả các tôn giáo phải "đăng ký". Văn kiện dẫn chứng, Pháp lịnh về Tôn giáo năm 2004, nhà cầm quyền cấm mọi cuộc tập họp tôn giáo mà nhà cầm quyền cho là có vẻ hại cho an ninh trật tự. Phật Giáo Việt Nam Thống Nhứt bị cô lập trong chùa. Hàng trăm Nhà Thờ Tin Lành xin "đăng ký" bị bác bỏ. Năm 2005, Nghị định 34 cấm dân không tụ tập trước cơ quan của Đảng Nhà Nước CS. Năm 2006, cuối năm khi TT Bush đến Hà nội trẻ em và người vô gia cư bị lùa vào các trung tâm phục hồi nhân phẩm và có người bị đánh đập nữa.

Quyền được luật pháp bảo vệ của người dân bị phủ nhận. Nghị định 31 cho phép nhà cầm quyền quản thúc người dân tại nhà hay tại trại giam, không cần tòa xét xử. Hàng nhiều trăm người bị giam cầm như thế, trong điều kiện nghiệt ngã.

Quyền ăn nói bị siết gắt. Nhà cầm quyền cấm 2,000 hoạt động văn hóa và lưu truyền thông tin. Nghị định 56 qui định hình phạt nặng nề các nhà báo. Nhà báo Nguyễn Vũ Bình bị kêu án 5 năm và Phạm Hồng Sơn, 7 năm

Internet bị siết. Các mạng chánh trị bị khóa, kiểm soát email, các quán có Internet. Hai nhà báo Dương Phú Quang và Nguyễn Huy Cường bị cấm đi Mamila dự cuộc họp về tự do Internet. Phụ nữ bị bán, đàn Ong bị đưa đi ngoại quốc nô lệ tình dục và lao nô. Có nhiều bé gái vị thành niên là nạn nhân. Tệ trạng này xảy ra cho người Việt ở nhiều nước.

Tham nhũng hoành hành, nhà cầm quyền, cán bộ đảng viên cướp đất, cướp của, cướp công của người dân, công nhân lẫn nông dân - từ thành thị đến thôn quê, suốt từ Bắc chí Nam.

Không thể chịu đựng được nữa, phong trào nhân dân ngày càng nổi lên chống nhà cầm quyền CS. Nhiều và nhiều chống đối lắm. Đó là những người yêu nước dũng cảm, tìm cách nói lên tiếng nói lương tri của mình, đấu tranh giành lại quyền tự do cho mình. Những người ấy đương đầu với mọi bắt bớ, giam cầm của nhà cầm quyền CS, không sơ hải nữa.

Ở câu đề luận (thesis sentence) câu quan trọng nhứt của bài viết kinh điển, là câu chót của đoạn nhập đề tóm gọn đại ý của bài viết sẽ trình bày trong thân bài, Ong Cựu Đại sứ Richard S. Williamson gián tiếp gởi một lời nhắn cho CS Hà nội. Rằng cơ hồi dồi dào của thương mại và đầu tư của Mỹ vào VN không làm chệch hướng tự do, dân chủ Mỹ. Vì đó là quyền căn bản bất khả tương nhượng của Con Người, lời hứa của Nhân Loại qua Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, và là giá trị lập quốc và động lực tiến bộ của đất nước và nhân dân Mỹ.

Qua bài này, người Việt Nam trong đó có người Việt hải ngoại, đặc biệt là một triệu rưỡi người Mỹ gốc Việt ở Mỹ hết sức thấm thía về bài viết của Ô. Cựu Đại sứ Wialliamson. Ông am tường vấn đề VN có khi còn hơn người Mỹ gốc Việt với tin tức nước nhà thời Tin học đi nhanh hơn ánh sáng. Ông nói giùm cho người Việt trong nước bị CS bóp hầu, bóp họng nói không được. Ông nói giùm cho người Mỹ gốc Việt để cho những người Mỹ hiểu biết tại sao công dân Mỹ gốc Việt suốt 31 năm ròng vẫn còn đấu tranh chống Cộng. Ông nói giùm cho hàng triệu cựu quân nhân Mỹ tham gia Chiến tranh VN, mà 57.000 người đã bỏ mình trên chiến trường và con số gấp đôi khác bị thương tật vì lằn đạn của Bộ đội CS Bắc Việt vào xâm chiếm Miền Nam và VNCH yêu cầu Mỹ đứng đầu Thế Giới Tự do vào tiếp viện.

Thưa Đại sứ Williamson, xin cám ơn Ông; cám ơn Ông lắm, lắm.

VI ANH

dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Post by dacung »

Sau 30 Năm Lìa Xa

PHAN THANH TÂM
Việt Báo Thứ Ba, 3/6/2007


Trở về Việt Nam sau ba mươi năm lià xa, tôi đã đi không ngừng, Saigon ra Trung, Hà Nôi vô Nam; và mong sẽ quên chuyện non nước mình, như qua lời bản nhạc Tôi Sẽ Đi Thăm của Trịnh Công Sơn. Càng đi tôi càng nhận thức rằng chúng ta không nên quên chuyện non nước mình. Muốn hướng tới một tương lai công bằng, dân chủ, văn minh, giàu mạnh ta phải nhớ quá khứ; nhớ để tha thứ chớ không phải nhớ để nuôi dưỡng hận thù. Theo tôi, ngày 30/4/75 là ngày thống nhất đất nước, gỉai phóng miền Bắc khỏi sự cơ cực, dối trá; và không phải là ngày mà cả nước đều đi chung cuộc mừng với các nhà lãnh đạo Cọng Sản ở Ba Đình.

Tôi đã thấy gì trong chuyến đi thăm xuyên Việt hồi tháng 12/06? Một nước Việt đang tiến bước và thay đổi rất nhiều. Hà Nội có một nếp sống đô thị đích thực, khởi sắc, sôi nổi chớ không gượng gạo, dè dặt và buồn như thời thập niên 80. Thủ đô nước Việt Nam đứng hàng thứ saú trên cả Bắc kinh trong cuộc bình chọn 10 thành phố du lịch hấp dẫn nhất ở Châu Á. Còn Saigon thủ đô của một chế độ đã chết, giờ mang tên mới Thành phố Hồ Chí Minh hết còn là Hòn Ngọc Viễn Đông, bị tụt hậu tuy có nhiều sửa sang, xây cất. Nón cối, dép râu, aó quần xộc xệch của cán bộ đã biến đi đâu mất.

Giao thông trong thành phố Saigon Hà Nội là một khủng hoảng lớn. Giờ cao điểm xe cộ rối nùi; mạnh ai nấy lách, lấn. Đi bộ băng qua đường là một thử thách. Du khách phải liều và bình tĩnh tiến bước mới được. Taxi và xe ôm rất thông dụng. Saigon co gồn tám triệu dân mà số xe gắn máy là bốn triệu chiếc.

Chuyện đánh cho Mỹ cút cho ngụy nhào, giờ đã xưa rồi vì rằng Mỹ không có cút và ngụy cũng chẳng có nhào. Đổi mới thực chất chỉ là trở về cái cũ. Thật vậy, ảnh hưởng Mỹ và ảnh hưởng của các con rồng, con cọp kinh tế Á Châu như Nam Hàn, Đài Loan, Singapore, Mã Lai Á, Thái Lan, Nhật… hửơng lợi nhờ cuộc chiến nói trên, hiển hiện trong mọi sinh hoạt. Dân tình sính dùng tiếng Anh nhiều hơn thời Việt Nam Cọng Hòa. Một số người có cung cách Mỹ hơn cả Việt Kiều. Một anh bạn của tôi cho biết khi tới một quán cà phê karoke ở Saigon anh nghe thấy họ hát toàn nhạc tiếng Anh. Tôi không bị làm khó dễ ở phi trường khi nhập nội hay khi trở về Mỹ. Báo chí nở rộ; in ấn đẹp, đủ loại, đủ kiểu, rất hiện đại nhưng tất cả đều nằm trong vòng cương tỏa. Nhà văn, nhà báo được nhà nước và đảng xem như con cháu trong nhà.

Trong gần một tháng ở Việt Nam tôi không bị phiền nhiễu giấy tờ hay phải khai báo chỗ lưu trú. Tôi cũng không hề thấy dấu vết gì của Nga và Trung Cọng. Các điệu nhạc giống Tàu ra rã trong những ngày tháng sau khi quân miền Bắc tiến chiếm Saigon không còn nghe nữa. Thiên hạ mua bán rộn rịp. Nếu không thấy bóng dáng mấy anh cảnh sát hay cờ đỏ, khẩu hiệu, tượng hình Hồ Chí Minh thì ta sẽ có cảm tưởng như cuộc sống trở lại như thời trước 1975. Nhà văn Dư thị Hoàn trong một bài phỏng vấn trên Văn Nghệ Sông Cửu Long ngày 27/9/06 cho biết “cuộc chuyển hướng này không mang dáng dấp bước tiến, hay vũ điệu bước ngoặt, mà thực chất là bước giật lùi, quay trở lại điểm xuất phát của thời thị trường tự do, sau khi đã trượt dài trên con đường bao cấp lạc hướng ê chề gần nửa thế kỷ qua”.

* Cuộc cách mạng thầm lặng

Ngoài ra, ít ai biết một cuộc cách mạng thầm lặng đã diễn ra ở miền Bắc sau năm 1975. Đó là “cuộc cách mạng khu phụ, có người gọi là nền văn minh toa lết từ Saigon tràn ra”. Theo hai tác giả Nguyễn thị Ngọc Hà và Trần Chiến trong cuốn 36 Góc Nhìn, sự kiện này là biến đổi lớn trong nền kiến trúc nhà cửa của các gia đình Hà Nội. Người ta chịu tốn nhiều tiền hơn để xây kiểu “xí bệt” thay vì kiểu “xí xổm”. Phó Thủ Tướng Mả Lai Á Najib Razak trong một buổi triển lãm cầu tiêu nhằm cổ động cho ngành du lịch nước này trong năm 2007 nói rằng “cầu tiêu là bộ mặt của đất nước”. Và mức độ văn minh của quốc gia được đánh giá qua độ sạch sẽ của phòng vệ sinh. Nếu thế thì hóa ra, cuộc “giải phóng” miền Nam đã giúp và làm cho miền Bắc xã hội chủ nghĩa văn minh hơn.

Về Việt Nam chưa được một tháng nhưng tôi đã đi thăm đủ bà con anh em thân thích, mồ mã cha ông từ Nam chí Bắc và gặp lại hầu hết bạn bè một thời; trở lại đường xưa phố cũ để nhớ về những kỹ niệm cũ. Tôi đã được ăn lại một số đặc sản của đất nước từ trái vú sữa, ly nuớc dừa ở Bến Tre, Bình Định, bưởi Biên Hòa, cho đến bánh xèo, bánh bột lọc ở Huế và chả cá, bánh cuốn ở Hà Nội... Lúc đầu tôi còn dè dặt sợ đau bụng nhưng sau nhiều lần ăn thử thấy không sao tôi đã không từ nan thứ gì bất kỳ ở đâu, từ đầu đường xó chợ cho đến các cửa tiệm như quán TIB gặp Hoàng Tá Thích và Trịnh Vĩnh Tâm, hai bạn cũ, kể chuyện về ông Bush ăn cơm Việt. Chỉ trừ uống nước có đá lạnh. Tôi thấy phở ở Việt Nam không ngon bằng phở ở ngoại quốc. Chỉ có bún bò Huế là ngon và càng ở chỗ bình dân lại càng tuyệt hơn. Tôi có dịp chiêm nghiệm lời nhận xét của nhà văn Trung Hoa Lâm Ngữ Đường cho rằng lòng yêu nước là lòng yêu những món ngon mà mình được ăn hồi nhỏ.

Sau khi đến Saigon một ngày, tôi đi Bến Tre thăm mộ Phan Thanh Giản ở ấp Thanh Nghĩa, xã Bảo Thạnh, Huyện Ba Tri. Mộ được ông Phan Thanh Nhàn trông coi sạch sẽ. Tôi không hiểu đảng Cọng Sản thù hằn gì Phan Thanh Giản mà trong những ngày đầu chiếm miền Nam, họ đòi phải dời mộ cụ Phan đi chỗ khác. Ông Phan Thanh Nhàn lúc đó học lớp chín bị đuổi, không cho học tiếp. Nhà văn Lê Thị Huệ rất đúng khi trong cuốn Văn Hóa Trì Trệ Nhìn Từ Hà Nội Đầu Thế Kỷ 21 đã gọi “những người Cọng Sản là Những Kẻ Chiến Thắng Hèn Hạ”. (Tôi còn nhớ trước 1975 trong một chuyến làm phóng sự khi đi qua mộ của cha Hồ Chí Minh ở Cao Lãnh, ông Tỉnh Trưởng chỉ cho tôi thấy và nói “chúng tôi vẫn giữ cho được sạch sẽ”. Chính mắt tôi thấy một người lao công đang quét dọn). Trước khi ra về, tôi ghé qua thắp nhang hai ngôi mộ Võ Trường Toản và Đồ Chiểu. Hai ngôi mộ này được ty Văn Hóa Thông Tin cử người đặc trách trông coi nên trông rất tươm tất và lại rộng rãi.

Từ Saigon, tôi đi Qui Nhơn, Bình Định thăm mồ mã anh chị em, bà ngọai, bà nội, ba má tôi bằng máy bay của Hàng Không Việt Nam. Hồi xưa, trước năm 1945 gia đình tôi ở đó. Bước lên chiếc maý bay hai cánh quạt của Nga Sô làm tôi hơi ớn. Các cô chiêu đãi trên máy bay lịch sự, toàn là giọng Bắc nhẹ nhàng. Trời buổi sáng tốt trong xanh. Maý bay bay êm ả, mất khỏang một tiếng. Tôi được dịp nhìn bờ biển miền Trung. Qui Nhơn phát triển nhiều, xây cất khắp nơi; dọc bờ biển toàn là khách sạn dành cho du khách. Mồ mã chôn ở Huỳnh Kim, Nhơn Hòa, An Nhơn. Người bà con dùng xe gắn maý chở tôi đi thăm mộ; chạy loanh quanh qua các đường mòn nhỏ hẹp, len lõi qua nhiều cánh đồng. Sảng khoái vì có thể hít thở không khí trong lành ở nhà quê và ngắm dãy núi Trường Sơn xa xa. Bức tranh thật đẹp.Tất cả như mơ.

* Từng đàn cò trắng

Hôm sau rời Qui Nhơn, tôi về Huế bằng xe lửa để viếng mộ hai ông cố Phan Tôn, Phan Liêm, ông nội; thăm bà con họ hàng sinh sống ở đất Thần Kinh; nhớ lại thời học sinh ở trường Quốc Học. Ruộng đồng, đồi núi, biển cả lần lượt lướt qua. Miền Trung có rất nhiều cò trắng. Chúng bay từng đàn hay chậm rãi bước trên những cánh đồng vắng. Ở trong Nam, khi đi Bến tre, xe chạy ra miền quê, tôi không thấy có nhiều cò như ở đây. Có lẽ miền Trung nhiều cò là vì chiều tối chúng có nơi trú ẩn ở các rặng núi xa xa? Xe lửa chạy mất một buổi mới đến Huế. Bầu trời xám xịt, ướt át. Huế mùa đông lúc nào cũng buồn. Về nhà người bà con ở. Nằm trong mùng nghe mưa rơi rĩ rã; tàu lá chuối sột soạt. Lòng bồi hồi. Ôi tiếng quê hương sao mà thấm vậy. Mấy mươi năm không về; cũng mấy mươi năm không ngủ trong mùng. Thao thức, mông lung.

Mộ hai ông Phan Tôn (1837-1893), Phan Liêm (1833-1896) được chôn ở chùa Trà Am, thôn Tư Tây, xã Thủy An, Huế. Bia mộ làm cách đây hơn cả trăm năm, viết bằng chữ Hán nên con cháu, tuy biết nơi chôn, nhưng không định rõ mộ naò vì đọc không được. Sau này nhờ vị trù trì chùa dịch ra; con cháu mới làm thêm chữ quốc ngữ ở sau bia để dễ tìm. Mộ nằm gần núi, xa xôi cách trở nên khó đi lại. Muốn đến chùa phải đi qua một đoạn đường mòn Hồ Chí Minh. Cũng là một dịp hay cho tôi để biết vì nghe nói nhiều về con đường này. Đường được tráng nhưa, rộng, tốt, nhưng vắng hoe. Không có xe nào chạy ngang cả. Ba ngày ở Huế, tôi đã đi lại những con đường quen thuộc. Vaò chợ Đông Ba, qua Gia Hôi; vào Thượng Tứ rồi lên Thiên Mụ, thăm Văn Miếu Huế và bia tiến sĩ, xây năm 1808 có những tên Phan Thanh Giản, Nguyễn Khuyến, Chu mạnh Trinh…;về Vỹ Dạ, tôi thấy Huế quá nhỏ và thời gian ở đây như chậm lại . Hồi đó đạp xe vòng vòng sao mà xa dữ.

Câu nói của tác giả Diệu Phước trên tập san Tiếng Sông Hương: “Huế quan liêu phong kiến, Huế cung cách bảo thủ, Huế thâm, Huế sâu, Huế trầm tĩnh hài hòa, Huế lãng mạn, ướt át, Huế khắt khe khó tính, Huế đam mê cực đoan, Huế đa tình, đa mang; vô vàng tĩnh từ khen chê khác nhau về người Huế, bề mặt và bề sâu, có đó mà không có đó” đủ để nói về cái chất và đất Huế. Mấy ai đã từng ở Huế hay đã đi qua Huế mà không vấn vương về Huế. Tôi đến đứng trước trường Đồng Khánh và Quốc Học để nhớ một thời. Thất vọng vì không còn thấy tà áo trắng. Trường nữ bây giờ là trường học hỗn hợp nam nữ học chung. Và việc chính quyền phá cái đàn Nam Giao để xây một đài liệt sĩ cũng làm cho tôi cảm thấy ghê tởm như nhà văn Phạm Xuân Đài đã viết trong Nghĩ Về Huế. Mặt khác, khi nhìn Tử Cấm Thành ở Huế quá nhỏ so với Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh tôi không tránh khỏi buồn.

Tôi đến Thăng Long, đất rồng bay, nơi mà năm 1010 Lý Công Uần lập đô, bằng chuyến xe lửa từ Huế ra, vào lúc 5:30 sáng ngày 20/12/06; thuộc loại vé “nằm mềm điều hòa”. Lần đầu tiên đặt chân xuống đất Hà Nội ở ga hàng Cỏ, tôi đã háo hức đi ra nhìn thành phố còn lù mù dưới ánh đèn đường. Tuy chưa bao giờ hít thở không khí quê ngoại của tôi, nhưng đã thấy ba mươi sáu phố phường, hồ Hoàn Kiếm, hồ Trúc Bạch, hồ Tây, Văn Miếu, đền Ngọc Sơn, cầu Thế Húc, chùa Một Cột … qua sách báo thơ văn từ thời niên thiếu. Thậm chí, còn nghêu ngao thì thầm hát Giấc Mơ Hồi Hương của Vũ Thành: “Nhìn "em" mờ trong mây khói, bước đi nhưng chưa nỡ rời. Lệ sầu tràn mi, đượm men cay đắng biệt ly” bao lần.

* Hà Nội Trong Mắt Tôi

Tôi cũng đã biết thủ đô nước Việt Nam Dân Chủ trong thập niên 80 qua lời kể của nhiều người trong đó có nhà tôi, trước khi vượt biên, đã ra Bắc tìm xác cha, ông đã mất lúc đi học tập cải tạo; qua Hà Nội Trong Mắt Tôi của nhà văn Phạm Xuân Đài; qua Lô Sơn Yên Tỏa của nhà phê bình Trần Doãn Nho; và qua cuốn Văn Hóa Trì Trệ Nhìn Từ Hà Nội Đầu Thế Kỷ 21. Thời đó, hầu như không có người nào ăn mặc đẹp đẻ. Đầu đội nón cối. Quần áo bộ đội thì sẩm màu và nhầu nát. Xe đạp khắp nơi. Tiếng chuông xe leng keng chừng như át cả tiếng người. Ở đây không có ý niệm về đời sống của một đô thị văn minh. Ngã tư có hệ thống đèn giao thông nhưng không nơi nào dùng cả. Thành phố đang nằm dưới sức đè nặng trĩu của một cơ chế. Thảo nào, nhà văn Dương Thu Hương khi vào đến Saigon, ngồi xuống vệ đường ôm mặt khóc, vì “thấy nền văn minh đã thua chế độ man rợ”.

Hà Nội ngày nay rất đẹp. Trong cái lạnh se sẽ buổi sớm mai vào tiết cuối năm, dễ khiến cho du khách muốn lang thang cùng khắp. Nắng đã lên. Sinh hoạt rộn ràng, linh hoạt. Xe cộ chạy len lách chẳng khác gì Saigon. Tôi đã ngồi bệt xuống một cái ghế nhựa thấp kiểu vỉa hè, thưởng thức một diã bánh cuốn Thanh Trì. Ở xa nhìn tới thấy như một dúm người ngồi chồm hỗm bu quanh một gánh hàng mà ăn xì xụp. Rất thú vị; một bửa ăn sáng đáng nhớ. Sau đó tôi đi loanh quanh để biết phố phường như thế nào. Rồi lại tạt vào một quán cà phê vỉa hè, quán Thái. Lại một lần nữa, tôi hưởng cái thú ẩm thực văn hóa vỉa hè. Một điệu nhạc quen thuộc của Trịnh Công Sơn vụt đến với tôi “phố xưa nhà cổ, mái ngói thâm nâu”. Xe lửa trước khi ngừng, họ bỏ bản nhạc Mùa Thu Hà Nội để nhắc mọi người là đã đến nơi ngàn năm văn vật rồi.

Muốn thăm dân cho biết sự tình có lẽ la cà ở các quán ở vỉa hè là tốt nhất. Hà NộI có trên ba triệu dân mà có đến 100.000 người sống nhờ văn hóa ẩm thực ở vỉa hè. Hằng ngày các hàng ăn uống được phép xử dụng vỉa hè để kinh doanh từ 5:00 giờ đến 8:00 giờ sáng hay từ 7:00 giờ đến 12:00 giờ đêm. Ngồi nơi đây có thể nghe đủ thứ chuyện. Họ làm thầy bàn từ chuyện thể thao đến chuyện thế giới hay chuyện riêng tư. Có một ông khách ngồi gần tôi cù tôi ghé quán ông mới mở có món thịt chó hầm sâm, vừa ngon, vừa bổ, vừa rẻ. Ông đã sáng tạo, kết hợp tài tình giữa ẩm thực Việt Nam và thế giới Trung Hoa, Đại Hàn để có một món ăn mới. Ăn thịt chó hầm sâm sẽ làm tăng được tính sinh lực cho cả ông lẫn bà và còn cho ta dáng đẹp lẫn làn da hồng.

Tôi viếng thăm Hà Nôi chỉ có ba ngày. Một ngày đi tham quan danh lam thắng cảnh Hạ Long. Còn hai ngày ngắn ngủi nhưng cũng đã thăm bà con bên ngoại, viếng Đền Ngọc Sơn, cầu Thế Húc, Văn Miếu, làng Bát Tràng bên bờ sông Hồng. Từ Hànội đi đến Bát Tràng nếu bằng xe hơi mất chưa tới một tiếng. Đậy là nơi sản xuất đồ gốm lâu đời nhất. Tôi thấy họ bày bán đủ chén bát diã, mấy tách trà tốt và rẻ hơn ở bên Tàu. Tại Hà Nôi, tôi may mắn được hai người bạn trẻ, hiện làm việc cho các hảng ngoại quốc, hướng dẫn đi tham quan và ăn uống nên rất thoải mái. Tôi đã đi chợ đêm, ăn ốc ở Tây Hồ, chã cá Lã Vọng. Hà Nội tuy có nhiều khẩu hiệu, nhiều hình tượng lãnh tụ nhưng hai nam nữ mà tôi vừa quen rất thoáng và cởi mở. Họ tin rằng, tương lai nằm trong tầm tay của họ chớ không phải tuỳ thuộc vào cơ chế.

Các cô gái Hà Nội mà tôi gặp rất xinh, lịch lãm, khó quên. Giọng nói dễ làm xiêu lòng. Còn thành phố đẹp là nhờ có những hàng cây xanh xum xuê hơn ở Paris. Hình như mỗi phố có mỗi loại cây khác nhau. Ngoài ra, Hà nội còn có nhiều nước. Hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây, Hồ Thiền Quang, Hồ Trúc Bạch…lúc nào cũng trong xanh diụ mát. Nhiều cành cây là đà, rũ bên bờ trông rất thơ mộng. Tạp chí Travel and Leisure của Mỹ vừa công bố kết quả bình chọn 10 thành phố du lịch hấp dẫn nhất ở Châu Á, qua đó, thành phố này đứng hạng sáu, trên cả Bắc Kinh. Ngoài những điểm nêu trên, Hà Nội còn là một thủ đô có bề dầy lịch sử một ngàn năm và có nét kiến trúc hòa quyện nét đặc trưng Á Đông với Phương Tây. Tuy nhiên, theo nhà văn Lê Thị Huệ thì thành phố buồn vì vắng tiếng chim hót. Cây xanh Hà Nội không phải là miền đất lành chim đậu vì nó không ăn ở tử tế với lòai vật bé nhỏ, hiền lành. Tôi cũng không thấy bóng dáng người ăn xin nào.

* Xa lạ nhưng vẫn vậy

Tôi ở Hà Nội chỉ có ba ngày rồi phải bay về Saigon, thành phố mà tôi đã lớn lên. Saigon vừa quen thuộc vừa xa lạ. Quen thuộc vì vẫn góc phố đó, vẫn khu nhà đó; nhưng người lạ, tiếng nói lạ, quang cảnh lạ. Tôi đã đi lại khắp phố cũ đường xưa. Tôi sống trong một tâm trạng khó tả. Tôi rời Việt Nam năm 1976 và nghĩ rằng sẽ không bao giờ trở lại và Không bao giờ mơ rằng sẽ có một ngày ngồi lại ở quán cà phê Givral, tán dốc với bạn bè thời trước. Bên kia Givral là toà nhà Quốc Hội bây giờ là nhà hát lớn. Nơi này một cách đây hơn ba thập niên đã có những sinh hoạt nghị trường, thể hiện phần nào cái mô hình xã hội miền đất bại trận mà theo nhà văn nữ miền Bắc Phạm Thị Hoài nhận định Việt Nam Cọng Hòa “là nhà nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam thiết lập trên những nguyên tắc căn bản của nền dân chủ hiện đại”.

Nhờ có mô hình xã hội này mà “miền Nam Việt Nam trong thời kỳ ấy cũng phát triển một nền văn học xứng đáng về phẩm lẫn lượng”. Đó là nhận xét của nhà văn Võ Phiến trong văn học tổng quan. Sau ngày 30/4/75 sách, báo nhạc bị cấm bán, cấm hát; bị tịch thu đi, tịch thu lại năm lần bảy lượt cho kỳ sạch vết tích. Dù vậy, nó vẫn tồn tại trên mọi nẽo đường đất nước và trong tâm hồn nhiều người từ Nam chí Bắc. Các tên tuổi Lý Quý Chung, Nguyễn Hữu Chung, Hồ Ngọc Nhuận, Ngô Công Đức, Kiều Mộng Thu…một thời ồn ào, nổi đình nổi đám từ chế độ này mà ra. Biết bao vui buồn, hỉ, nộ, ái, ố của thời Đệ nhất, Đệ Nhị Cọng Hòa. Sau ngày dinh Độc Lập bị xe tăng Nga Sô T54 uỉ tất cả êm re.

Tôi hỏi một người bạn về những khuôn mặt chống đối chế độ cũ bây giờ đâu rồi? Anh ta trả lời: hào khí Nam kỳ - hễ thấy chuyện bất bình thì nỗi xung lên tiếng, bênh vực - bây giờ như ngọn lửa rơm. Chủ nghĩa Cọng Sản đốt cháy trụi. Phong trào Phục Hưng Miền Nam giờ chẳng còn ai. “Đụ mẹ tao cũng sợ nó, mầy biểu tao còn nói cái gì”? Ông Nguyễn văn Trấn, trong cuốn Viết Cho Mẹ & Quốc Hội cho biết ông Tôn Đức Thắng đang ngồi đã liền đứng dậy bước ra khỏi ghế vừa đi vừa nói khi được hỏi sao để cho cải cách ruộng đất giết người nhiều như vậy? Điều này cho thấy rằng cái chủ nghĩa Cọng Sản mà ông Hồ Chí Minh mang về Việt Nam là nguyên ủy của mọi trì trệ, tang thương cho đất nước. Chất độc da cam thì níu áo Mỹ. Còn nọc độc của chủ nghĩa Cọng Sản được xem như tội ác chống nhân loại, thì bắt đền ai đây?

Ngay giữa trung tâm Saigon có một công viên Lê văn Tám, khá đẹp. Công viên này trước kia là nghĩa địa Mạc Đỉnh Chi. Bây giờ ai cũng biết nhân vật lịch sử “anh hùng Lê Văn Tám” hoàn toàn không có thật! Nhà sử học Trần Huy Liệu làm bộ trưởng bộ tuyên truyền và cổ động đã phịa ra Lê Văn Tám, một thiếu nhi tự tẩm xăng vào người và chạy vào đốt kho xăng giặc Pháp ở Thị Nghè. Ông Trần Huy Liệu được xem là một trong những nhà sử học hàng đầu và nhiều quyền lực tại miền Bắc VN, mất năm 1969.

Sách giáo khoa dành cho lớp 5 có nói về anh hùng này. Nhiều tỉnh và thành phố của VN lấy tên Lê Văn Tám đặt cho các trường học, tượng đài, công viên, đường phố.

Khác với Trần Doãn Nho khi ra Hà Nôi, nhìn lăng ông Hồ Chí Minh, nhà phê bình đã băn khoăn “nghĩ đến những phiền hà mà thế hệ sau sẽ gặp phải trong cuộc phế hưng”.

Tôi cho rằng giữa Saigon mà có một biểu tượng dối trá, xúi trẻ thơ ăn đạn và chết là môt tội ác, tuy nhiên cũng là một điều hay. Bên Nga sau khi chế độ Cọng Sản cáo chung, chính quyền Mạc Tư Khoa lập một công viên goi là công viên những thần tượng bị hạ bệ. Họ lôi vào đó các tượng đài Lenine, Staline cho nằm lăn lóc. Tôi đã đến nơi này vào mùa hè năm 2006. Công viên anh hùng xạo Lê văn Tám đã được dọn sẵn để làm nơi an nghỉ cho các tượng đài hết thời trong một ngày nào đó.

2/07
PHAN THANH TÂM

dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Post by dacung »

09 Tháng 3 2007 - Cập nhật 10h00 GMT
BBC

Quốc tế phản đối VN bắt phe đối kháng

Bill Hayton, Hà Nội

Image
Luật sư Nguyễn Văn Đài là một trong số những người bất đồng chính kiến bị bắt giữ trong thời gian gần đây

Đại diện của 33 quốc gia lên tiếng bày tỏ quan ngại về việc giới chức Việt Nam gần đây đã bắt giữ hàng loạt các nhà bất đồng chính kiến.
Toàn bộ 27 thành viên trong khối Liên Hiệp Châu Âu cùng một số nước khác, trong đó có Hoa Kỳ và Úc đã chính thức lên tiếng với Bộ Ngoại Giao Việt Nam.

Các nhóm nhân quyền tin rằng các vụ bắt bớ gần đây chính là một phần của chiến dịch triệt hạ những người đối kháng.

Liên Hiệp Châu Âu, do các vị đại sứ Đức, Bulgaria và Uỷ Hội Châu Âu, cùng một số toà đại sứ khác đã chuyển lời phản đối chính thức các vụ bắt bớ trên.

Trong ba tuần qua, giới chức Việt Nam đã cáo buộc ba gương mặt bất đồng chính kiến nổi tiếng với tội danh tuyên truyền chống phá nhà nước. Nếu bị kết tội, những người này sẽ phải đối diện với án tù tới 20 năm.

Nhiều người khác đã bị bắt giữ ngắn hạn, bị thẩm vấn và đặt dưới sự giám sát của chính quyền.

Ngạc nhiên

Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rightss Watch đã gọi các vụ việc này là "một trong những vụ triệt phá tồi tệ nhất từ suốt 20 năm qua đối với các nhà bất đồng chính kiến hoạt động một cách hoà bình."

Giới nhà ngoại giao ngạc nhiên về thời điểm diễn ra các vụ bắt bớ.

Một trong các nhân vật đối kháng là linh mục Thiên Chúa Giáo, bị bắt giữ chỉ vài ngày trước khi phái đoàn Vatican tới thăm Hà Nội.

Những người khác bị giam ngay trước khi Ngoại trưởng Việt Nam có chuyến thăm chính thức tới Hoa Kỳ.

Hiện đang có những lời đồn đoán rằng các lực lượng an ninh muốn thử phản ứng của cộng đồng quốc tế.

Và lời phản đối chính thức hôm Thứ Sáu cho thấy cộng đồng quốc tế đang rất quan ngại theo dõi tình hình bên trong Việt Nam.

dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Post by dacung »

Hồ được đặt tên là "Hoàn Kiếm" vì khi xưa Thần Rùa đã có lần hiện ra để đòi lại gươm. Không biết mấy thập niên trước HCM và đảng cộng sản có lợi dụng danh nghĩa dân tộc VN để mượn gươm hay không, nay không nhũng quên trả mà lại còn tiếp tục dùng gươm để hại dân; cho nên Thần phải hiện ra để đòi?

Nếu đúng vậy thì âu đây cũng là điềm lành cho dân ta!



Thứ Ba, 13/03/2007 - 2:47 PM

Cụ Rùa Hồ Gươm lại nổi

Image
Cụ Rùa xuất hiện rất xa bờ nên người dân không nhìn rõ hình ảnh cụ.

(Dân trí) - Khoảng 13h trưa nay (13/3), cụ Rùa một lần nữa xuất hiện trên mặt hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội), thu hút sự quan tâm của rất đông người dân, gây ách tắc giao thông trên đường Lê Thái Tổ.

Ghi nhận của phóng viên tại đây, hàng trăm người đã tụ tập xung quanh bờ hồ Hoàn Kiếm để xem cụ Rùa nổi. Nhiều người và phương tiện đang đi đường cũng dừng lại xem, thậm chí có người bỏ cả xe giữa đường, chạy ra tận gần bờ để được “mục sở thị” cụ Rùa.

Image
Rất đông người dân tụ tập bên bờ hồ để chiêm ngưỡng cụ Rùa.

Không như những lần trước, lần này cụ Rùa chỉ xuất hiện đoạn xung quanh tháp Rùa nên đám đông người dân không nhìn được rõ hình ảnh cụ. Theo một số người sống gần hồ thì đây là lần thứ hai trong ngày cụ Rùa ngoi lên mặt nước. Lần đầu tiên, cụ Rùa nổi lúc 9h30 sáng.

Image
Lực lượng an ninh trật tự đã phải có mặt để giãn đám đông.

Lực lượng an ninh trật tự của Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm đã có mặt kịp thời để xử lý đám đông. Đến 14h chiều, hoạt động giao thông nơi đây đã trở lại bình thường.

Mạnh Hùng

Post Reply