Những điều trông thấy

Những đề tài nóng của Thời Sự. Các bài viết lượm nhặt trên Net ở nơi đây chỉ dùng để tham khảo không phải là chính kiến riêng của nhóm phụ trách.

Moderators: CayQueo, phu_de

Post Reply
dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Post by dacung »

Thương ông Nguyễn Thiện Nhân
Tuesday, March 18, 2008

Ngô Nhân Dụng


Mấy năm trước ở Việt Nam có người nêu vấn đề tại sao cứ phải chọn người trong đảng Cộng Sản vào làm chính phủ, tại sao không chọn theo tiêu chuẩn khả năng, cho những người ngoài Ðảng vào cũng được vào? Nhưng lại có nhiều người sợ nhân tài của nước Việt Nam đã thành đảng viên cộng sản hết cả rồi, bên ngoài lấy đâu ra người giỏi nữa? Lúc đó là trước cái Ðại Hội X, họ cho dân được nói linh tinh cho vui cửa vui nhà. Một người Việt quốc tịch Mỹ đang ở Sài Gòn hồi đó, ngồi uống cà phê nói chuyện với một nhà báo, anh nói đùa rằng nếu được mời làm bộ trưởng giáo dục, một người như anh cũng làm được! Không ngờ ông ký giả đem câu nói đó lên báo, khiến cho kinh tế gia Phạm Ðỗ Chí bị nhiều đảng viên cộng sản nhìn bằng con mắt nghi ngờ, như lo có người đang tranh mất “giốp” của họ. Ở bên ngoài thì Phạm Ðỗ Chí còn bị bạn bè mắng là “thân Cộng” nữa!

Phạm Ðỗ Chí may mắn vì chỉ nói đùa chơi. Vì làm bộ trưởng giáo dục trong chế độ cộng sản ở nước ta bây giờ chỉ mang tội. Bài này mang tựa đề là “Thương ông Nguyễn Thiện Nhân”, là thương hại một người đang chịu búa rìu dư luận do tội lỗi của cả một chế độ gây ra.

Ông Nguyễn Thiện Nhân là phó thủ tướng kiêm bộ trưởng giáo dục ở Việt Nam. Ông mới bị rất nhiều người đả kích, rất tội nghiệp. Chẳng qua chỉ vì ông nói sự thật. Trong một cuộc chuyện trò với mạng lưới VNExpress, ông nói như vầy: “Học kỳ một năm học này (tức trong niên khóa 2007-2008) có trên 100,000 học sinh bỏ học, thì chúng ta chưa đủ thông tin đánh giá là tình trạng này xấu đi hay tốt hơn. Tôi (Nguyễn Thiện Nhân) cho rằng về tổng thể thì tốt hơn.”

Một ông bộ trưởng giáo dục mà nhìn thấy cảnh 100 ngàn học sinh bỏ học rồi nhận xét rằng về tổng thể là tốt hơn trước! Ðọc lời tuyên bố đó, nếu không nổi giận thì cũng phải bật cười! Một trăm ngàn học sinh phải bỏ học mà nói rằng tốt hơn, vậy cái gì mới là xấu hơn? Nhiều người nổi nóng lên tiếng chỉ trích ông Nguyễn Thiện Nhân, họ có lý do chính đáng.

Nhưng ông Nguyễn Thiện Nhân chỉ nói lên một sự thật. Nếu giỏi nói dối, ông đã chối phăng rằng không có học sinh nào bỏ học cả - giống như ngài thủ tướng (gọi như vậy chắc không có vẻ hằn học) Nguyễn Tấn Dũng chối rằng ở Việt Nam không có ai bị bắt giam vì bất đồng chính kiến với nhà cầm quyền cộng sản. Nói xong, chùi mép một cái, nhìn mọi người chung quanh coi chúng là ngu dốt hết, thế cũng xong!

Sự thật mà ông Nguyễn Thiện Nhân đã nêu lên là tình trạng năm học 2007 chỉ có 114,000 học sinh bỏ học là “tốt hơn trước.” Vì báo chí trong nước cho biết niên khóa 2003-2004 trên toàn quốc đã có tới 580,000 học sinh bỏ học. Trong niên khóa 2005-2006 con số trò bỏ học đã lên tới hơn 600,000 em. Số học trò bỏ học đang thừa thắng xông lên như vậy, đến năm ngoái nó tụt xuống chỉ còn 100 ngàn, ông Nguyễn Thiện Nhân nói như vậy là tốt hơn; đó là một sự thật! Giống như một nhà thương năm trước làm chết 200 bệnh nhân vì cho uống nhầm thuốc, năm nay chỉ gây tai nạn cho 180 người, theo lối ông Nguyễn Thiện Nhân cũng phải nói là “về tổng thể là tốt hơn!” Ai dám bảo là nó xấu hơn những năm trước nào? Cứ tình trạng hàng trăm ngàn học sinh bỏ học mỗi năm như vầy, nếu còn tiếp tục sẽ tới lúc không còn trẻ em nào đi học nữa. Cuối năm, có thể kết toán là số học sinh bỏ học đã xuống số không, zero! Lúc đó, về tổng thể, có thể coi là tình trạng tốt nhất!

Ðể tránh không cho tình trạng “tốt nhất” đó xảy ra, chúng ta phải tìm tới căn nguyên sâu xa để trừ tận gốc, chứ không thể chỉ đổ tội cho một ông bộ trưởng giáo dục. Tất nhiên, trong quốc gia nào cũng vậy, chỉ cần MỘT học sinh bỏ học người ta cũng phải tự hỏi đâu là nguyên nhân, và làm sao để sửa chữa. Không thể nào chấp nhận việc có những học sinh muốn học, có khả năng học, mà phải bỏ học. Nhưng trong nước Việt Nam của chúng ta, những lý do gây ra cảnh học sinh bỏ học hàng trăm ngàn một năm không phải chỉ do Bộ Giáo Dục gây ra; chắc chắn một đời bộ trưởng giáo dục không thể gây ra cảnh đó. Cho nên vẫn phải thương ông Nguyễn Thiện Nhân là người phải đưa đầu ra nhận những búa rìu dư luận.

Tuần trước, đài phát thanh BBC đã phỏng vấn Giáo Sư Võ Tòng Xuân, hiệu trưởng trường Ðại Học An Giang về vấn đề này; theo thống kê chính thức tỉnh An Giang có 17,000 học sinh bỏ học. Giáo Sư Võ Tòng Xuân nêu lên mấy nguyên nhân chính. Thứ nhất là lạm phát. Thứ hai là việc tăng học phí ở các trường công lập. Và thứ ba là hậu quả của chính sách “đề cao thành tích” trước đây, cứ cho các em học sinh lên lớp dù không đủ sức.

Có thể tin những phân tích của Giáo Sư Võ Tòng Xuân, vậy xét ba nguyên nhân trên, ta thấy ông bộ trưởng giáo dục chịu trách nhiệm về những khoản nào? Ông Nguyễn Thiện Nhân không có khả năng gây ra nạn lạm phát. Việc tăng học phí là do đảng Cộng Sản không cung cấp đủ tiền cho ngân sách giáo dục, ai là bộ trưởng cũng chịu thua, không tìm đâu ra tiền. Còn cái thói đề cao thành tích, đó không phải là do các nhà giáo đặt ra. Từ thời ông Hồ Chí Minh vẫn có những phong trào “thi đua đạt thành tích,” rồi “thi đua vượt chỉ tiêu,” khắp mọi ngành chứ không riêng ngành giáo dục. Thi sĩ Hồ Chí Minh rất hãnh diện về những câu “thơ” như “Người người thi đua, ngành ngành thi đua, ta nhất định thắng, địch nhất định thua” mà thi sĩ Tố Hữu ca ngợi là nghe ròn như tiếng súng liên thanh!

Bất cứ một chế độ độc tài nào cấm không cho ai được nói trái ý mình, mà lại bắt con người phải thi đua, thi đua, thi đua mãi, thì hậu quả tất nhiên là sinh ra bệnh “làm láo báo cáo hay!”. Không cần phải thông minh xuất chúng cũng biết như vậy. Tại sao Hồ Chí Minh và các lãnh tụ cộng sản khác cũng biết vậy mà vẫn cứ bắt người ta phải đề cao thành tích? Vì họ không quan tâm đến kết quả thật. Nếu số thóc báo cáo là 10 tấn mà thực tế chỉ có 3 tấn, thì thằng dân đói chứ lãnh tụ đâu có đói? Nếu học sinh học hết trung học không làm được con tính hai ẩn số thì học sinh dốt chứ thầy giáo hề hấn chi? Nhưng hệ thống thi đua đó buộc mọi người phải sống trong căng thẳng, lúc nào cũng thấy mình bị kiểm soát và sợ hãi không biết mình báo cáo thành tích ra sao cho vừa lòng cấp trên. Khi đó, các cán bộ sẽ kiểm soát được tất cả mọi người. Kiểm soát chính trị bằng hộ khẩu, kiểm soát kinh tế bằng tem phiếu, kiểm soát thất tình lục dục của người ta bằng thi đua, đêm nằm mơ cũng thấy thi đua thành tích! Dân thì sợ cán bộ, cán bộ nhỏ sợ cán bộ lớn, tất cả sợ mấy anh lãnh tụ ngồi trên đầu mọi người. Ðó là một hệ thống kiểm soát tinh vi do các ông Stalin, Mao Trạch Ðông sáng chế ra và đã áp dụng thấy có lợi. Các ông Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Lê Duẩn chỉ sao chép lại áp dụng ở nước ta mà thôi.

Hậu quả là cả nước học cái thói quen nói dối, thằng dưới gạt thằng trên, thằng trên giả bộ tin. Lâu ngày nó thành tập quán của cả xã hội! Trong trường học thầy nói dối trò, biết nó dốt vẫn cho lên lớp. Từ lớp dưới đùn lên lớp trên, năm sau lại đùn lên lớp trên nữa, càng ngày càng ứ ra, càng ngày trình độ học sinh càng dốt. Một cán bộ giáo dục ở quê tôi là tỉnh Bắc Ninh đã nói thật rằng bây giờ mà học sinh lớp 12 biết làm bốn phép tính cộng trừ nhân chia đã là một điều may mắn rồi. Tất cả những thói quen gian dối đó tích lũy từ thời ông Hồ để lại, đổ tội cho ông Nguyễn Thiện Nhân là oan!

Ông Nguyễn Thiện Nhân có ý muốn chấm dứt tình trạng học sinh dốt, cho nên ông ta mới gây tai họa cho chính mình. Bắt học sinh lớp 10 phải học đúng trình độ lớp 10 thì hầu hết các em sẽ không đủ sức, vì trình độ chỉ ở lớp 7, lớp 8. Ðó là một lý do nhiều học sinh bỏ học. Nguyên nhân gây ra nạn bỏ học có từ ngày đảng Cộng Sản củng cố chế độ độc tài của họ, muốn thay đổi phải làm lại tất cả, một đời bộ trưởng giáo dục không thể làm nổi.

Giáo Sư Võ Tòng Xuân nhận xét rằng các thầy các cô giáo đứng lớp bây giờ “cũng chỉ là sản phẩm của một hệ thống ‘học vẹt’ và họ lại dạy học sinh theo lối học vẹt như cũ.”

Nhưng ai bầy ra cái thói học vẹt như vậy? Những con vẹt lên lớp hăng hái nhất là các anh quản giáo. Nhưng tất cả hệ thống giáo dục đều bị các quản giáo chỉ huy. Một sinh viên Việt Nam ở Ðà Nẵng than rằng trong đại học anh phải học 6 tới 7 môn về chính trị, không còn thời giờ học về chuyên môn nữa. Học thứ chính trị gì? Tất nhiên là phải học chủ nghĩa Mác-Lênin, trong khi ở nước Nga người ta cũng bỏ nó rồi, đến cái xác ông Lê Nin cũng sắp được đem chôn. Chính các ông lãnh tụ cộng sản ở Việt Nam bây giờ cũng chỉ theo chủ nghĩa đô la, không còn ai tin chủ nghĩa cộng sản nữa. Sinh viên Việt Nam đã nói đùa rằng ông Karl Marx tiên đoán chủ nghĩa tư bản đang trên đường giẫy chết, trong khi chủ nghĩa cộng sản nhất quyết qua mặt chủ nghĩa tư bản. Tức là chủ nghĩa cộng sản phải chết trước!

Cho nên ông Nguyễn Thiện Nhân là một người đáng thương. Chỉ khi nào các ông lãnh tụ cộng sản dám thú nhận rằng họ đã lầm, Hồ Chí Minh đã lầm khi đi theo chủ nghĩa cộng sản, bây giờ người Việt Nam phải làm lại nước Việt Nam, thành thật với nhau, tử tế với nhau, phục hồi những đạo lý của cha ông, khi đó mới có thể nói tới chuyện cải thiện nền giáo dục. Khi đó mới chấm dứt được nạn học sinh bỏ học.
Thương ông Nguyễn Thiện Nhân
Tuesday, March 18, 2008

Ngô Nhân Dụng


Mấy năm trước ở Việt Nam có người nêu vấn đề tại sao cứ phải chọn người trong đảng Cộng Sản vào làm chính phủ, tại sao không chọn theo tiêu chuẩn khả năng, cho những người ngoài Ðảng vào cũng được vào? Nhưng lại có nhiều người sợ nhân tài của nước Việt Nam đã thành đảng viên cộng sản hết cả rồi, bên ngoài lấy đâu ra người giỏi nữa? Lúc đó là trước cái Ðại Hội X, họ cho dân được nói linh tinh cho vui cửa vui nhà. Một người Việt quốc tịch Mỹ đang ở Sài Gòn hồi đó, ngồi uống cà phê nói chuyện với một nhà báo, anh nói đùa rằng nếu được mời làm bộ trưởng giáo dục, một người như anh cũng làm được! Không ngờ ông ký giả đem câu nói đó lên báo, khiến cho kinh tế gia Phạm Ðỗ Chí bị nhiều đảng viên cộng sản nhìn bằng con mắt nghi ngờ, như lo có người đang tranh mất “giốp” của họ. Ở bên ngoài thì Phạm Ðỗ Chí còn bị bạn bè mắng là “thân Cộng” nữa!

Phạm Ðỗ Chí may mắn vì chỉ nói đùa chơi. Vì làm bộ trưởng giáo dục trong chế độ cộng sản ở nước ta bây giờ chỉ mang tội. Bài này mang tựa đề là “Thương ông Nguyễn Thiện Nhân”, là thương hại một người đang chịu búa rìu dư luận do tội lỗi của cả một chế độ gây ra.

Ông Nguyễn Thiện Nhân là phó thủ tướng kiêm bộ trưởng giáo dục ở Việt Nam. Ông mới bị rất nhiều người đả kích, rất tội nghiệp. Chẳng qua chỉ vì ông nói sự thật. Trong một cuộc chuyện trò với mạng lưới VNExpress, ông nói như vầy: “Học kỳ một năm học này (tức trong niên khóa 2007-2008) có trên 100,000 học sinh bỏ học, thì chúng ta chưa đủ thông tin đánh giá là tình trạng này xấu đi hay tốt hơn. Tôi (Nguyễn Thiện Nhân) cho rằng về tổng thể thì tốt hơn.”

Một ông bộ trưởng giáo dục mà nhìn thấy cảnh 100 ngàn học sinh bỏ học rồi nhận xét rằng về tổng thể là tốt hơn trước! Ðọc lời tuyên bố đó, nếu không nổi giận thì cũng phải bật cười! Một trăm ngàn học sinh phải bỏ học mà nói rằng tốt hơn, vậy cái gì mới là xấu hơn? Nhiều người nổi nóng lên tiếng chỉ trích ông Nguyễn Thiện Nhân, họ có lý do chính đáng.

Nhưng ông Nguyễn Thiện Nhân chỉ nói lên một sự thật. Nếu giỏi nói dối, ông đã chối phăng rằng không có học sinh nào bỏ học cả - giống như ngài thủ tướng (gọi như vậy chắc không có vẻ hằn học) Nguyễn Tấn Dũng chối rằng ở Việt Nam không có ai bị bắt giam vì bất đồng chính kiến với nhà cầm quyền cộng sản. Nói xong, chùi mép một cái, nhìn mọi người chung quanh coi chúng là ngu dốt hết, thế cũng xong!

Sự thật mà ông Nguyễn Thiện Nhân đã nêu lên là tình trạng năm học 2007 chỉ có 114,000 học sinh bỏ học là “tốt hơn trước.” Vì báo chí trong nước cho biết niên khóa 2003-2004 trên toàn quốc đã có tới 580,000 học sinh bỏ học. Trong niên khóa 2005-2006 con số trò bỏ học đã lên tới hơn 600,000 em. Số học trò bỏ học đang thừa thắng xông lên như vậy, đến năm ngoái nó tụt xuống chỉ còn 100 ngàn, ông Nguyễn Thiện Nhân nói như vậy là tốt hơn; đó là một sự thật! Giống như một nhà thương năm trước làm chết 200 bệnh nhân vì cho uống nhầm thuốc, năm nay chỉ gây tai nạn cho 180 người, theo lối ông Nguyễn Thiện Nhân cũng phải nói là “về tổng thể là tốt hơn!” Ai dám bảo là nó xấu hơn những năm trước nào? Cứ tình trạng hàng trăm ngàn học sinh bỏ học mỗi năm như vầy, nếu còn tiếp tục sẽ tới lúc không còn trẻ em nào đi học nữa. Cuối năm, có thể kết toán là số học sinh bỏ học đã xuống số không, zero! Lúc đó, về tổng thể, có thể coi là tình trạng tốt nhất!

Ðể tránh không cho tình trạng “tốt nhất” đó xảy ra, chúng ta phải tìm tới căn nguyên sâu xa để trừ tận gốc, chứ không thể chỉ đổ tội cho một ông bộ trưởng giáo dục. Tất nhiên, trong quốc gia nào cũng vậy, chỉ cần MỘT học sinh bỏ học người ta cũng phải tự hỏi đâu là nguyên nhân, và làm sao để sửa chữa. Không thể nào chấp nhận việc có những học sinh muốn học, có khả năng học, mà phải bỏ học. Nhưng trong nước Việt Nam của chúng ta, những lý do gây ra cảnh học sinh bỏ học hàng trăm ngàn một năm không phải chỉ do Bộ Giáo Dục gây ra; chắc chắn một đời bộ trưởng giáo dục không thể gây ra cảnh đó. Cho nên vẫn phải thương ông Nguyễn Thiện Nhân là người phải đưa đầu ra nhận những búa rìu dư luận.

Tuần trước, đài phát thanh BBC đã phỏng vấn Giáo Sư Võ Tòng Xuân, hiệu trưởng trường Ðại Học An Giang về vấn đề này; theo thống kê chính thức tỉnh An Giang có 17,000 học sinh bỏ học. Giáo Sư Võ Tòng Xuân nêu lên mấy nguyên nhân chính. Thứ nhất là lạm phát. Thứ hai là việc tăng học phí ở các trường công lập. Và thứ ba là hậu quả của chính sách “đề cao thành tích” trước đây, cứ cho các em học sinh lên lớp dù không đủ sức.

Có thể tin những phân tích của Giáo Sư Võ Tòng Xuân, vậy xét ba nguyên nhân trên, ta thấy ông bộ trưởng giáo dục chịu trách nhiệm về những khoản nào? Ông Nguyễn Thiện Nhân không có khả năng gây ra nạn lạm phát. Việc tăng học phí là do đảng Cộng Sản không cung cấp đủ tiền cho ngân sách giáo dục, ai là bộ trưởng cũng chịu thua, không tìm đâu ra tiền. Còn cái thói đề cao thành tích, đó không phải là do các nhà giáo đặt ra. Từ thời ông Hồ Chí Minh vẫn có những phong trào “thi đua đạt thành tích,” rồi “thi đua vượt chỉ tiêu,” khắp mọi ngành chứ không riêng ngành giáo dục. Thi sĩ Hồ Chí Minh rất hãnh diện về những câu “thơ” như “Người người thi đua, ngành ngành thi đua, ta nhất định thắng, địch nhất định thua” mà thi sĩ Tố Hữu ca ngợi là nghe ròn như tiếng súng liên thanh!

Bất cứ một chế độ độc tài nào cấm không cho ai được nói trái ý mình, mà lại bắt con người phải thi đua, thi đua, thi đua mãi, thì hậu quả tất nhiên là sinh ra bệnh “làm láo báo cáo hay!”. Không cần phải thông minh xuất chúng cũng biết như vậy. Tại sao Hồ Chí Minh và các lãnh tụ cộng sản khác cũng biết vậy mà vẫn cứ bắt người ta phải đề cao thành tích? Vì họ không quan tâm đến kết quả thật. Nếu số thóc báo cáo là 10 tấn mà thực tế chỉ có 3 tấn, thì thằng dân đói chứ lãnh tụ đâu có đói? Nếu học sinh học hết trung học không làm được con tính hai ẩn số thì học sinh dốt chứ thầy giáo hề hấn chi? Nhưng hệ thống thi đua đó buộc mọi người phải sống trong căng thẳng, lúc nào cũng thấy mình bị kiểm soát và sợ hãi không biết mình báo cáo thành tích ra sao cho vừa lòng cấp trên. Khi đó, các cán bộ sẽ kiểm soát được tất cả mọi người. Kiểm soát chính trị bằng hộ khẩu, kiểm soát kinh tế bằng tem phiếu, kiểm soát thất tình lục dục của người ta bằng thi đua, đêm nằm mơ cũng thấy thi đua thành tích! Dân thì sợ cán bộ, cán bộ nhỏ sợ cán bộ lớn, tất cả sợ mấy anh lãnh tụ ngồi trên đầu mọi người. Ðó là một hệ thống kiểm soát tinh vi do các ông Stalin, Mao Trạch Ðông sáng chế ra và đã áp dụng thấy có lợi. Các ông Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Lê Duẩn chỉ sao chép lại áp dụng ở nước ta mà thôi.

Hậu quả là cả nước học cái thói quen nói dối, thằng dưới gạt thằng trên, thằng trên giả bộ tin. Lâu ngày nó thành tập quán của cả xã hội! Trong trường học thầy nói dối trò, biết nó dốt vẫn cho lên lớp. Từ lớp dưới đùn lên lớp trên, năm sau lại đùn lên lớp trên nữa, càng ngày càng ứ ra, càng ngày trình độ học sinh càng dốt. Một cán bộ giáo dục ở quê tôi là tỉnh Bắc Ninh đã nói thật rằng bây giờ mà học sinh lớp 12 biết làm bốn phép tính cộng trừ nhân chia đã là một điều may mắn rồi. Tất cả những thói quen gian dối đó tích lũy từ thời ông Hồ để lại, đổ tội cho ông Nguyễn Thiện Nhân là oan!

Ông Nguyễn Thiện Nhân có ý muốn chấm dứt tình trạng học sinh dốt, cho nên ông ta mới gây tai họa cho chính mình. Bắt học sinh lớp 10 phải học đúng trình độ lớp 10 thì hầu hết các em sẽ không đủ sức, vì trình độ chỉ ở lớp 7, lớp 8. Ðó là một lý do nhiều học sinh bỏ học. Nguyên nhân gây ra nạn bỏ học có từ ngày đảng Cộng Sản củng cố chế độ độc tài của họ, muốn thay đổi phải làm lại tất cả, một đời bộ trưởng giáo dục không thể làm nổi.

Giáo Sư Võ Tòng Xuân nhận xét rằng các thầy các cô giáo đứng lớp bây giờ “cũng chỉ là sản phẩm của một hệ thống ‘học vẹt’ và họ lại dạy học sinh theo lối học vẹt như cũ.”

Nhưng ai bầy ra cái thói học vẹt như vậy? Những con vẹt lên lớp hăng hái nhất là các anh quản giáo. Nhưng tất cả hệ thống giáo dục đều bị các quản giáo chỉ huy. Một sinh viên Việt Nam ở Ðà Nẵng than rằng trong đại học anh phải học 6 tới 7 môn về chính trị, không còn thời giờ học về chuyên môn nữa. Học thứ chính trị gì? Tất nhiên là phải học chủ nghĩa Mác-Lênin, trong khi ở nước Nga người ta cũng bỏ nó rồi, đến cái xác ông Lê Nin cũng sắp được đem chôn. Chính các ông lãnh tụ cộng sản ở Việt Nam bây giờ cũng chỉ theo chủ nghĩa đô la, không còn ai tin chủ nghĩa cộng sản nữa. Sinh viên Việt Nam đã nói đùa rằng ông Karl Marx tiên đoán chủ nghĩa tư bản đang trên đường giẫy chết, trong khi chủ nghĩa cộng sản nhất quyết qua mặt chủ nghĩa tư bản. Tức là chủ nghĩa cộng sản phải chết trước!

Cho nên ông Nguyễn Thiện Nhân là một người đáng thương. Chỉ khi nào các ông lãnh tụ cộng sản dám thú nhận rằng họ đã lầm, Hồ Chí Minh đã lầm khi đi theo chủ nghĩa cộng sản, bây giờ người Việt Nam phải làm lại nước Việt Nam, thành thật với nhau, tử tế với nhau, phục hồi những đạo lý của cha ông, khi đó mới có thể nói tới chuyện cải thiện nền giáo dục. Khi đó mới chấm dứt được nạn học sinh bỏ học.Thương ông Nguyễn Thiện Nhân
Tuesday, March 18, 2008

Ngô Nhân Dụng


Mấy năm trước ở Việt Nam có người nêu vấn đề tại sao cứ phải chọn người trong đảng Cộng Sản vào làm chính phủ, tại sao không chọn theo tiêu chuẩn khả năng, cho những người ngoài Ðảng vào cũng được vào? Nhưng lại có nhiều người sợ nhân tài của nước Việt Nam đã thành đảng viên cộng sản hết cả rồi, bên ngoài lấy đâu ra người giỏi nữa? Lúc đó là trước cái Ðại Hội X, họ cho dân được nói linh tinh cho vui cửa vui nhà. Một người Việt quốc tịch Mỹ đang ở Sài Gòn hồi đó, ngồi uống cà phê nói chuyện với một nhà báo, anh nói đùa rằng nếu được mời làm bộ trưởng giáo dục, một người như anh cũng làm được! Không ngờ ông ký giả đem câu nói đó lên báo, khiến cho kinh tế gia Phạm Ðỗ Chí bị nhiều đảng viên cộng sản nhìn bằng con mắt nghi ngờ, như lo có người đang tranh mất “giốp” của họ. Ở bên ngoài thì Phạm Ðỗ Chí còn bị bạn bè mắng là “thân Cộng” nữa!

Phạm Ðỗ Chí may mắn vì chỉ nói đùa chơi. Vì làm bộ trưởng giáo dục trong chế độ cộng sản ở nước ta bây giờ chỉ mang tội. Bài này mang tựa đề là “Thương ông Nguyễn Thiện Nhân”, là thương hại một người đang chịu búa rìu dư luận do tội lỗi của cả một chế độ gây ra.

Ông Nguyễn Thiện Nhân là phó thủ tướng kiêm bộ trưởng giáo dục ở Việt Nam. Ông mới bị rất nhiều người đả kích, rất tội nghiệp. Chẳng qua chỉ vì ông nói sự thật. Trong một cuộc chuyện trò với mạng lưới VNExpress, ông nói như vầy: “Học kỳ một năm học này (tức trong niên khóa 2007-2008) có trên 100,000 học sinh bỏ học, thì chúng ta chưa đủ thông tin đánh giá là tình trạng này xấu đi hay tốt hơn. Tôi (Nguyễn Thiện Nhân) cho rằng về tổng thể thì tốt hơn.”

Một ông bộ trưởng giáo dục mà nhìn thấy cảnh 100 ngàn học sinh bỏ học rồi nhận xét rằng về tổng thể là tốt hơn trước! Ðọc lời tuyên bố đó, nếu không nổi giận thì cũng phải bật cười! Một trăm ngàn học sinh phải bỏ học mà nói rằng tốt hơn, vậy cái gì mới là xấu hơn? Nhiều người nổi nóng lên tiếng chỉ trích ông Nguyễn Thiện Nhân, họ có lý do chính đáng.

Nhưng ông Nguyễn Thiện Nhân chỉ nói lên một sự thật. Nếu giỏi nói dối, ông đã chối phăng rằng không có học sinh nào bỏ học cả - giống như ngài thủ tướng (gọi như vậy chắc không có vẻ hằn học) Nguyễn Tấn Dũng chối rằng ở Việt Nam không có ai bị bắt giam vì bất đồng chính kiến với nhà cầm quyền cộng sản. Nói xong, chùi mép một cái, nhìn mọi người chung quanh coi chúng là ngu dốt hết, thế cũng xong!

Sự thật mà ông Nguyễn Thiện Nhân đã nêu lên là tình trạng năm học 2007 chỉ có 114,000 học sinh bỏ học là “tốt hơn trước.” Vì báo chí trong nước cho biết niên khóa 2003-2004 trên toàn quốc đã có tới 580,000 học sinh bỏ học. Trong niên khóa 2005-2006 con số trò bỏ học đã lên tới hơn 600,000 em. Số học trò bỏ học đang thừa thắng xông lên như vậy, đến năm ngoái nó tụt xuống chỉ còn 100 ngàn, ông Nguyễn Thiện Nhân nói như vậy là tốt hơn; đó là một sự thật! Giống như một nhà thương năm trước làm chết 200 bệnh nhân vì cho uống nhầm thuốc, năm nay chỉ gây tai nạn cho 180 người, theo lối ông Nguyễn Thiện Nhân cũng phải nói là “về tổng thể là tốt hơn!” Ai dám bảo là nó xấu hơn những năm trước nào? Cứ tình trạng hàng trăm ngàn học sinh bỏ học mỗi năm như vầy, nếu còn tiếp tục sẽ tới lúc không còn trẻ em nào đi học nữa. Cuối năm, có thể kết toán là số học sinh bỏ học đã xuống số không, zero! Lúc đó, về tổng thể, có thể coi là tình trạng tốt nhất!

Ðể tránh không cho tình trạng “tốt nhất” đó xảy ra, chúng ta phải tìm tới căn nguyên sâu xa để trừ tận gốc, chứ không thể chỉ đổ tội cho một ông bộ trưởng giáo dục. Tất nhiên, trong quốc gia nào cũng vậy, chỉ cần MỘT học sinh bỏ học người ta cũng phải tự hỏi đâu là nguyên nhân, và làm sao để sửa chữa. Không thể nào chấp nhận việc có những học sinh muốn học, có khả năng học, mà phải bỏ học. Nhưng trong nước Việt Nam của chúng ta, những lý do gây ra cảnh học sinh bỏ học hàng trăm ngàn một năm không phải chỉ do Bộ Giáo Dục gây ra; chắc chắn một đời bộ trưởng giáo dục không thể gây ra cảnh đó. Cho nên vẫn phải thương ông Nguyễn Thiện Nhân là người phải đưa đầu ra nhận những búa rìu dư luận.

Tuần trước, đài phát thanh BBC đã phỏng vấn Giáo Sư Võ Tòng Xuân, hiệu trưởng trường Ðại Học An Giang về vấn đề này; theo thống kê chính thức tỉnh An Giang có 17,000 học sinh bỏ học. Giáo Sư Võ Tòng Xuân nêu lên mấy nguyên nhân chính. Thứ nhất là lạm phát. Thứ hai là việc tăng học phí ở các trường công lập. Và thứ ba là hậu quả của chính sách “đề cao thành tích” trước đây, cứ cho các em học sinh lên lớp dù không đủ sức.

Có thể tin những phân tích của Giáo Sư Võ Tòng Xuân, vậy xét ba nguyên nhân trên, ta thấy ông bộ trưởng giáo dục chịu trách nhiệm về những khoản nào? Ông Nguyễn Thiện Nhân không có khả năng gây ra nạn lạm phát. Việc tăng học phí là do đảng Cộng Sản không cung cấp đủ tiền cho ngân sách giáo dục, ai là bộ trưởng cũng chịu thua, không tìm đâu ra tiền. Còn cái thói đề cao thành tích, đó không phải là do các nhà giáo đặt ra. Từ thời ông Hồ Chí Minh vẫn có những phong trào “thi đua đạt thành tích,” rồi “thi đua vượt chỉ tiêu,” khắp mọi ngành chứ không riêng ngành giáo dục. Thi sĩ Hồ Chí Minh rất hãnh diện về những câu “thơ” như “Người người thi đua, ngành ngành thi đua, ta nhất định thắng, địch nhất định thua” mà thi sĩ Tố Hữu ca ngợi là nghe ròn như tiếng súng liên thanh!

Bất cứ một chế độ độc tài nào cấm không cho ai được nói trái ý mình, mà lại bắt con người phải thi đua, thi đua, thi đua mãi, thì hậu quả tất nhiên là sinh ra bệnh “làm láo báo cáo hay!”. Không cần phải thông minh xuất chúng cũng biết như vậy. Tại sao Hồ Chí Minh và các lãnh tụ cộng sản khác cũng biết vậy mà vẫn cứ bắt người ta phải đề cao thành tích? Vì họ không quan tâm đến kết quả thật. Nếu số thóc báo cáo là 10 tấn mà thực tế chỉ có 3 tấn, thì thằng dân đói chứ lãnh tụ đâu có đói? Nếu học sinh học hết trung học không làm được con tính hai ẩn số thì học sinh dốt chứ thầy giáo hề hấn chi? Nhưng hệ thống thi đua đó buộc mọi người phải sống trong căng thẳng, lúc nào cũng thấy mình bị kiểm soát và sợ hãi không biết mình báo cáo thành tích ra sao cho vừa lòng cấp trên. Khi đó, các cán bộ sẽ kiểm soát được tất cả mọi người. Kiểm soát chính trị bằng hộ khẩu, kiểm soát kinh tế bằng tem phiếu, kiểm soát thất tình lục dục của người ta bằng thi đua, đêm nằm mơ cũng thấy thi đua thành tích! Dân thì sợ cán bộ, cán bộ nhỏ sợ cán bộ lớn, tất cả sợ mấy anh lãnh tụ ngồi trên đầu mọi người. Ðó là một hệ thống kiểm soát tinh vi do các ông Stalin, Mao Trạch Ðông sáng chế ra và đã áp dụng thấy có lợi. Các ông Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Lê Duẩn chỉ sao chép lại áp dụng ở nước ta mà thôi.

Hậu quả là cả nước học cái thói quen nói dối, thằng dưới gạt thằng trên, thằng trên giả bộ tin. Lâu ngày nó thành tập quán của cả xã hội! Trong trường học thầy nói dối trò, biết nó dốt vẫn cho lên lớp. Từ lớp dưới đùn lên lớp trên, năm sau lại đùn lên lớp trên nữa, càng ngày càng ứ ra, càng ngày trình độ học sinh càng dốt. Một cán bộ giáo dục ở quê tôi là tỉnh Bắc Ninh đã nói thật rằng bây giờ mà học sinh lớp 12 biết làm bốn phép tính cộng trừ nhân chia đã là một điều may mắn rồi. Tất cả những thói quen gian dối đó tích lũy từ thời ông Hồ để lại, đổ tội cho ông Nguyễn Thiện Nhân là oan!

Ông Nguyễn Thiện Nhân có ý muốn chấm dứt tình trạng học sinh dốt, cho nên ông ta mới gây tai họa cho chính mình. Bắt học sinh lớp 10 phải học đúng trình độ lớp 10 thì hầu hết các em sẽ không đủ sức, vì trình độ chỉ ở lớp 7, lớp 8. Ðó là một lý do nhiều học sinh bỏ học. Nguyên nhân gây ra nạn bỏ học có từ ngày đảng Cộng Sản củng cố chế độ độc tài của họ, muốn thay đổi phải làm lại tất cả, một đời bộ trưởng giáo dục không thể làm nổi.

Giáo Sư Võ Tòng Xuân nhận xét rằng các thầy các cô giáo đứng lớp bây giờ “cũng chỉ là sản phẩm của một hệ thống ‘học vẹt’ và họ lại dạy học sinh theo lối học vẹt như cũ.”

Nhưng ai bầy ra cái thói học vẹt như vậy? Những con vẹt lên lớp hăng hái nhất là các anh quản giáo. Nhưng tất cả hệ thống giáo dục đều bị các quản giáo chỉ huy. Một sinh viên Việt Nam ở Ðà Nẵng than rằng trong đại học anh phải học 6 tới 7 môn về chính trị, không còn thời giờ học về chuyên môn nữa. Học thứ chính trị gì? Tất nhiên là phải học chủ nghĩa Mác-Lênin, trong khi ở nước Nga người ta cũng bỏ nó rồi, đến cái xác ông Lê Nin cũng sắp được đem chôn. Chính các ông lãnh tụ cộng sản ở Việt Nam bây giờ cũng chỉ theo chủ nghĩa đô la, không còn ai tin chủ nghĩa cộng sản nữa. Sinh viên Việt Nam đã nói đùa rằng ông Karl Marx tiên đoán chủ nghĩa tư bản đang trên đường giẫy chết, trong khi chủ nghĩa cộng sản nhất quyết qua mặt chủ nghĩa tư bản. Tức là chủ nghĩa cộng sản phải chết trước!

Cho nên ông Nguyễn Thiện Nhân là một người đáng thương. Chỉ khi nào các ông lãnh tụ cộng sản dám thú nhận rằng họ đã lầm, Hồ Chí Minh đã lầm khi đi theo chủ nghĩa cộng sản, bây giờ người Việt Nam phải làm lại nước Việt Nam, thành thật với nhau, tử tế với nhau, phục hồi những đạo lý của cha ông, khi đó mới có thể nói tới chuyện cải thiện nền giáo dục. Khi đó mới chấm dứt được nạn học sinh bỏ học.

dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Post by dacung »

Việt Nam Ngày Nay

NGUYỄN VIỆT NAM . Việt Báo Thứ Tư, 4/2/2008, 12:02:00 AM

Tôi rời Việt Nam sang Mỹ cách đây hơn mười năm. Ngày đó tôi không hề nghe bố mẹ tôi kể về cuộc chiến tranh Việt Nam và Mỹ. Khi học trung học tôi được kết nạp vào đoàn, học biết chào cờ và “lịch sử” Việt Nam qua những nhân vật nữ “anh hùng” như chị Sứ của nhà văn Anh Đức, hoặc nhân vật Võ Thị Sáu…Khi có dịp sang Mỹ học, tôi đã cố gắng vượt khó và hoàn tất bằng cao học. Chuyến về Việt Nam vừa qua của tôi không mang tính cách của một Việt Kiều, tôi đã trở về với tính cách một người con sống xa gia đình về thăm nhà. Sau đây là những suy nghĩ và băn khoăn của một đứa con hướng về quê nhà nhân dịp năm mới.

Phi trường Tân Sơn Nhất & Sài Gòn

Phi trường quốc tế tân Sơn Nhất có vừa được xây cất nên rất thoáng mát và sạch sẽ, tạo cảm giác rất thoải mái cho những hành khách sau những chuyến bay khá dài. Tuy nhiên, khi bước qua khâu kiểm hàng hóa thì gia đình chúng tôi bị nhân viên hài quan ở đây kỳ kèo thêm vài chục đô vì cô ta cho rằng gia đình chúng tôi đem về quá nhiều đồ. Mặc dù tôi cố giải thích những đồ này là quà tặng không đáng giá cho người thân của tôi, nhưng cô hải quan này không đồng ý, thế là tôi quyết định đưa cho cô ta 40 đô để đi được an thân.

Bước ra khỏi phi trường, xe cộ đông đúc, cộng thêm cái nóng và ẩm ướt của mùa đông Sài Gòn làm tôi cảm giác rất khó chịu và khiến tôi bị khan tiếng trong suốt ba tuần lễ về thăm nhà.

Đứng trước khu hẻm có bảng hiệu” “Khu phố Văn Hóa” tôi nhìn thấy một thanh niên chạy xe Honda ôm đứng úp mặt vào tường…tiểu, mẹ tôi giục tôi: “Đi bộ vào nhà đi, vì khu hẻm nhà mình lúc này người ta bày bán hàng đông đúc lắm, xe taxi không chạy vào dễ dàng giờ này đâu!” Tôi kinh ngạc: “Ủa khu này là nhà mình hả mẹ, sao bây giờ đổi tên là khu phố văn hóa?” Mẹ tôi giải thích rằng: “Bây giờ khu hẻm nào nhà nước cũng ghi như vậy để khuyến khích người dân sống có văn hóa hơn đấy con ạ!” Sài Gòn hôm nay rất đông người từ khắp nơi kéo về sinh sống. Xe cộ đông đúc hơn, giao thông đường phố không được sắp xếp phù hợp nên bà con mình chạy loạn cả lên. Người mới về thăm nhà sau mười năm như tôi không còn dám lái xe hay băng qua đường một mình như trước đây nữa. Nói tóm lại, Sài Gòn nói riêng và Việt Nam nói chung đều có sự thay đổi, nhưng nếp sống văn hóa của người dân vẫn chưa thực sự được nâng cao.

Ngày đầu tiên về thăm nhà tưởng chừng trôi qua rất suông sẻ và tốt đẹp. Từ nhà tôi ra khu chợ Bến Thành khoản 10 phút lái xe Honda, nhưng tôi đã tốn gần một tiếng đi bằng taxi vì tôi không có nón bảo hiểm và sự can đảm để lái xe Honda như lúc xưa. Mà có đội nón bảo hiểm cũng vẫn có người chấn thương sọ não và chết như thường, vì phần đông người dân đội mũ không đúng cách và đủ tiêu chuẩn an toàn. Ở Sài Gòn, nón bảo hiểm được bày bàn khắp nơi. Giá từ vài chục ngàn đến vài trăm ngàn đồng do Trung Quốc sản xuất, nhưng chất lượng rất kém. Tôi có dịp đi du lịch từ Nam ra Bắc trong vòng hơn mười ngày và đã chứng kiến năm vụ đụng xe và có 10 người chết tại chỗ vì bị thương ở đầu. Khi xe tông vào nhau, người trên xe Honda bị văng xuống đất, nón thì bị bể tan tành. Khi chứng kiến cảnh đụng xe như vậy, xe cấp cứu không đến kịp giờ nên nếu nạn nhân bị thương nặng thì chỉ có nước nằm trên mặt đường để chờ…chết!

Sài Gòn bây giờ có rất nhiều cơ sở thương mại, khách sạn, và nhà hàng hơn là trường học và thư viện. Điện thoại cầm tay hiên đang là mốt cho tất cả mọi giới va mọi lứa tuổi tại Việt Nam. Khi tôi đến một tiệm bán điện thoại ở đường Ngô Quyền mua thẻ để gài vào vào điện thọai gọi về Mỹ, một chị nhân viên tên T. nói rằng: “Ở đây ai cũng thích điện thoại và sử dụng nó như một cách khoe hàng. Người Việt Nam mình nghèo nhưng thích sài sang lắm!”

Ai giàu? Ai nghèo?

Lời nói một cách tình cờ của cô bán điện thoại khiến tôi tò mò muốn tìm hiểu thêm về đời sống của người dân ở thành phố Sài Gòn nói riêng, và của người dân ở những vùng quê nói chung.

Tại trung tâm Sài Gòn, những con đường lớn bây giờ nhà hàng và khách sạn mọc cao hơn và đèn thắp lộng lẫy hơn. MỗI tối giới có tiền thường tụ tập tại tòa nhà Sunwah để hóng mát và uống “cà phê cao cấp”. Người dân ở đây hay gọi đùa là cà phê cao cấp vì giá của một ly cà phê hoặc kem bình thường nhưng giá của nó lên cao gấp mười lần so với tiệm bình dân. Nếu một người dân với thu nhập trung bình từ hai đến ba triện đồng Việt Nam một tháng thì họ không thể nào đến khu này để ăn một ly kem trị giá vài ba chục ngàn được!

Tôi có một người quen vốn rất nghèo, nhưng nay ông đã trở thành “đại gia” của những khu đất rộng mênh mông và đang có nhiều triển vọng xây dựng như khu Phú Mỹ Hưng (Khu nhà ở cao cấp bậc nhất so với Việt Nam hiện nay ở ngoại thành Sài Gòn), ông H. tâm sự: “ Sau sự cố sụp đổ tại miền nam Việt Nam năm 1975, đời sống người dân ở Sài Gòn nói riêng trở nên hoàn toàn thay đổi, gia đình tôi phảI bán từng cái bàn, cái ghế, và sau cùng là cái… giường ngũ để nuôi bố tôi ở trại cải tạo. Cả nhà phải năm ngũ dưới đất trong một thờI gian dài.” Khi tôi hỏI bí quyết làm gìau của ông, ông nói: “Việt Nam hiện nay có rất nhiều thay đổi: tốt có, xấu có! Nhưng điều đau lòng nhất là tôi nhìn thấy đất đai của Việt Nam mình bị bán đi cho nước ngoài để đầu tư. Lúc ấy gia đình tôi không đủ tiền để mua, nhưng vì không chịu nổi cảnh đất của khu xóm tôi bị bán đi, tôi cố gằng làm việc rất chăm chỉ và vay mượn ba phương tứ hướng để mua cho bằng được những khu đất gần nhà tôi đang ở. Vả lại thời gian đó đất đai cũng không mắc mỏ như bây giờ. Tôi trở nên giàu có như bây giờ và vì nhờ ông trời giúp tôi có thêm nghị lực để vượt qua những khó khăn và nợ nần.”

Đứng trong ngôi nhà cổ của ông tôi vô cùng ngưỡng mộ một con người sống trong thời đại văn minh nhưng trong lòng lúc nào cũng hướng về văn hóa và nghệ thuật của thời xưa. Ông cho biết là trong tương lai ông sẽ dùng một trong những khu đất của ông để xây nên một thư viện thật lớn., và có lẽ đây là việc làm cuối cùng của ông trước khi ông từ bỏ lĩnh vực địa ốc này. Tôi thắc mắc và hỏI ông: “Lý do tại sao ông từ bỏ việc mua bán đất này khi nó đã làm ông trở nên giàu có?” Ông đã cho biết: “Hai yếu tố; “rừng luật” và “luật rừng” đã khiến tôi rất nhức đầu, bởi vì nếu cứ chiếu theo luật mà không “chịu chi” thì việc cũng không xong. Tôi không muốn tập một thói quen xấu là…hay hối lộ!

Lái xe ra khỏi khu trung tâm Sài Gòn, tôi đến Củ Chi để thăm mộ của bà ngoại tôi, bà chết cách đây ba năm khi tôi còn đang học ở Mỹ. Sau khi thắp cho ngoại nén nhang tôi được mẹ dẫn về nhà dì Bay, nhà dì không có gì thay đổi so với mười năm trước đây. Vệ sinh vẫn còn là một vấn đề nan giải cho những ngườI dân Việt Nam hiện nay. Có hai kinh nghiệm mà những người Việt Kiều thường truyền cho nhau khi ra ngoài đường dạo chơi, đó là: “1. Đừng uống nước nhiều để tránh trường hợp “tiểu đường” (tiểu ngoài đường vì thiếu và kém vệ sinh công cộng” 2. Mang theo giấy lau mặt nếu không muốn dùng giấy đi vệ sinh để chùi miệng sau khi ăn. Vì hầu hết các tiệm ăn bình dân đều dùng giấy vệ sinh để cho khách đến ăn chùi miệng.

Hiện nay ở Việt Nam nói chung, người giàu thì rất giàu. Họ thuộc hạng có quyền có chức, hay thuộc dạng thương gia, đại gia về các loại hình kinh doanh như nhà cửa đất đai, hay dưới hình thức kinh doanh xuất nhập khẩu các loạI hàng hóa khác nhau…nhưng phần lớn đều thông qua các hình thức mua chuộc công khai hoặc bán không khai.

Thành phần khá giả thì xuất phát từ lớp trí thức. Họ cố gắng học hỏi và có cơ hội giao dịch với ngoại quốc. Dì M. Nguyễn, một trợ lý giám đốc cho một ngân hàng của Pháp tại Việt Nam. Dì làm việc ở đây khá lâu nên lương của dì tương đương gần ba ngàn đô Mỹ một tháng. Dì M. cho tôi biết là dì đã từng sang Úc, Pháp, Nhật, Singapore, Hồng Kông, và Mỹ để du lịch và giao dịch. Gia đình dì M. sống trong một khu biệt thự to lớn và sang trọng ở Phú Nhuận. Sài Gòn bây giờ có rất nhiều nhà lầu và biệt thự, tuy nhiên người dân xây cất đủ kiểu và tùy tiện, nhà nước đưa ra những điều lệ và qui chế không rõ ràng và hợp lý. Ở Mỹ, việc xây cất hoặc sửa chữa nhà cửa phải có bản vẽ và bản vẽ phải do kiến trúc sư và kỹ sư có kinh nghiệm và bằng cấp hẳn hoi để thiết kế và thẩm định trước khi thông qua thành phố (City/ Building & Planning Departments) xét duyệt đúng theo “code” (qui định). Tôi thiết nghĩ, nếu nhà nước Việt Nam đừng “cho phép” xây cất lung tung, thì sẽ tránh bớt việc xây đi rồi phải đập phá để xây lại thì đời sống người dân sẽ khá hơn nhiều!

Phần lớn người nghèo là những người không có bằng cấp cao, vì trước đây họ thuộc tầng lớp nông dân hoặc dân đánh cá. Thời buổi hiện đại ngày nay đã khiến những tầng lớp này bị đào thải. Hầu hết máy móc công nghiệp được nhập sang Việt Nam từ nước ngoài để cải thiện chất lượng và nâng cao số lượng hàng hóa. Ông Đ. Nguyễn, một chủ nhân của một cửa hàng chuyên bán các vật dụng và dụng cụ đánh cá tại Bến Đá-Vũng Tàu cho tâm sự: “Lúc này nghề đánh cá rất chậm, khu vực Bến Đá trong tương lai sẽ biến thành nơi phục vụ cho khách du lịch, nên hàng hóa về đánh cá bán rất chậm. Số lượng người dân sống bằng nghề này ngày càng giảm đi. Phần lớn lớp trẻ phải đi xa để học hành và lập nghiệp.” Tại các khu thương mại hoặc các cửa hàng mua bán sầm uất, hàng hóa và quần áo phần lớn do nhập sang Việt Nam từ Hàn Quốc, tuy nhiên, đồ hiệu ở Mỹ bán rất được giá ở Việt Nam. Vật giá ở Việt Nam rất mắc so với thu nhập trung bình của người dân từ hai đến ba triệu đồng một tháng (khoảng 10-15 đô Mỹ), vì một ký thịt heo vào khoảng 100 ngàn (gần 5 đô Mỹ). Ông H. Nguyễn, một cư dân ở Vũng Tàu không thể một mình nuôi bốn miệng ăn trong gia đình ộng. Ông tâm sự: “Tôi làm nghề chuyên chở khách từ năm giờ sáng đến 5 giờ chiều cho một công ty nhà nước, lương của tôi mỗI tháng được hai triệu rưỡi. Số tiền này chỉ đủ chi trả cho hai đứa con tôi đi học và chi phí quần áo và điện nước, phần tôi và vợ tôi phải nhờ vào sự trợ giúp của gia đình bên nội.”

Đường phố ở những thành phố lớn ở Việt Nam trong mùa lễ rực rỡ những ánh đèn, nhưng đời sống và tương lai của người dân ở đây nói chung vẫn còn đen tối. Liệu đến bao giờ Việt Nam trở thành một nước văn minh & giàu mạnh theo đúng nghĩa của nó?!

NGUYỄN VIỆT NAM

dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Post by dacung »

Trả Chân Lý Cho Lớp Trẻ

VI ANH . Việt Báo Thứ Tư, 4/16/2008, 12:02:00 AM

Sự thật là sự thật. Sự kiện lịch sử là của khoa học, Thượng Đế cũng không đổi được. Chánh trị có thể phủ bụi mờ một thời gian nhưng không thể đổi trắng thay đen được. Quyền hiểu biết sự kiện lịch sử là quyền hằng cữu của con người. Chánh trị nếu có dùng quyền thế giáo dục nhồi nhét cho lớp trẻ ở học đường, thì chỉ một thời gian thôi vì quan nhất thời dân mới vạn đại. Chân lý lịch sử rồi ra cũng được khoa học và quần chúng trả lại cho lớp trẻ ở học đường.

Dưới cái nhìn đó, người ta thấy chân lý lịch sử cuộc chiến tranh Quốc Cộng ở Đông Nam Á mà người dân Việt, Miên, Lào đã chiến đấu tự vệ, bảo vệ nước nhà và niềm tin tư do, dân chủ bị khuynh hướng từ Thiên Tả đến Phản chiến chống Chiến tranh VN ỏ Mỹ đã phủ lớp bụi mờ lần lần được khoa học và dân chúng đưa ra ánh sáng. Trung Tâm nghiên cứu về VN của các đại học Mỹ, như của Đại Học Texas, qua nhiều năm kiểm chứng cho thấy nếu quân đội Mỹ bị Quốc Hội bó tay, bó chân như Quân đội VN Cộng Hòa thì Quân đội Mỹ chỉ có thể chịu đựng được 3 tháng, chớ không phải gần 3 năm như Quân Đội VNCH. Cuộc thảm sát Tết Mậu Thân do bộ đội CS Bắc Việt gây ra cho hàng năm sáu ngàn người dân ở Huế trong đó có vài người ngoại quốc là một thảm sát bị bỏ quên vì truyển thông Phản Chiến Mỹ cố tình làm nổi bật vụ quân đội Mỹ thảm sát thường dân ở Mã Lai, và Tướng Nguyễn ngọc Loan bắn tù binh, biến trận Tết Mậu Thân ở VN là một thất bại của CS ở VN thành chiến thắng của CS Hà nội ở Mỹ.

Cũng dưới cái nhìn đó người ta thấy nổ lực đầy ý nghĩa và đầy tinh thần trách nhiệm của những người lãnh đạo cộng đồng người Mỹ gốc Hmong và của những người dân biểu Hạ Viện Cali đối với lớp trẻ trong việc đệ trình Dự Luật Dự luật AB 2064. Nếu được Quốc Hội Cali thông qua và Thống Đốc ban hành thành luật, luật này sẽ giúp trả chân lý lịch sử lại cho học sinh - những người được quyền biết để khẳng định mình là ai, rút kinh nghiệm cho tương lai. Chẳng những cho học sinh gốc Đống Nam Á ở Cali, như Việt, Miên, Lào mà chính học sinh Mỹ nói chung ở Cali nữa vì nhà trường bị luật bó buộc phải đưa vào chương trình giảng huấn một số sư kiện lịch sử. Phải đưa vào sách giáo khoa dạy tại các trường công lập ở tiểu bang Cali, lịch sữ của cuộc chiến tranh bí mật ở Lào, vai trò của người Đông Nam Á trong chiến tranh chống CS trong Chiến Tranh VN, nhất là người Hmong trong "chiến tranh bí mật," cũng như lịch sử và tiến trình của người tị nạn Đông Nam Á sau cuộc chiến, từ việc bị đàn áp, tù đày đến việc bỏ nước ra đi thành người di dân tị nạn trên đất Mỹ.

Tiến trình lập pháp đã khởi động. Kềm nước mắt, nữ sinh Connie Vang, 14 tuổi, nói với quí vị dân biểu, "Suốt 14 năm đầu trong đời tôi, tối bị tách rời khỏi nên văn hóa của tôi. Tôi chẳng biết gì về nền văn hóa đó." Mãi đến khi lên 14, Cô mới được trường Sanger High School cho xem cuốn phim tài liệu mô tả thân phận của người Hmong, mà nhiều người đang ở Mỹ sau khi đã giúp nước Mỹ chống Cộng sản Lào và Việt Nam trong thập niên 1960 và 1970. Đó là lần đầu tôi hiểu lý do tại sao người Hmong đến đây."

Lòng thành và lời cảm động của nữ sinh này đã xúc động tận đáy tâm cang của 20 cựu chiến binh Hmong và một số nhân sĩ gốc Việt đang định cư ở Fresno đi lên thủ phủ Sacramento tham dự buổi điều trần trước Uy Ban Giáo dục Hạ Viện. Đó là những người ông bà, cha chú, những người me, cô, dì của học sinh gốc Việt, gốc đồng bào Thượng, gốc lại, gốc Miên từng vào sanh ra tử để bảo vệ đất nước. Nhưng từ lâu những nhà làm chánh trị đạo đức giả đã khóa miệng bằng lời khuyên để quá khứ ra sau, hướng về tương lai phía trước để đi đêm với CS. Nên những quân dân cán chánh này không thích nói nhữngnổi niểm trắc ẩn của mình, nhưng trước lời chân tình và ý muốn tìm lại căn cước, nguồn gốc, lý do tại sao đến Mỹ của thế hệ hậu duệ ở Mỹ, những cựu chiến sĩ này vô cùng cảm động

Lòng thành và lời lẽ cảm động của nữ sinh này cũng đã thuyết phục quí vị dân biểu tiểu bang của Quốc Hội thông qua Dự Luật AB 2064, vào ngày 9 tháng 4 năm 2008,với đa số 100% người có mặt, 6-0, toàn thuộc đảng Dân Chủ. Dự Luật AB 2064 do DB Arambula (Dân Chủ -Fresno) là tác giả. Phát biểu ủng hộ có người nghị viên gốc Hmong đầu tiên ở Cali đang làm Chủ Tịch Hội Đồng Thành Phố Fresno, nói lịch sữ chiến đấu của người Hmong đáng được kể lại. Dân Biểu Jose Solorio (Dân Chủ -Anaheim) người đồng bảo trợ dự luật và biểu quyết ủng hộ, nói, "Tôi nghĩ sách lịch sử phải phản ảnh chính xác những đóng góp của các chủng tộc tiểu số trong xã hội chúng ta." Thượng Nghị Sĩ Lou Correa (Dân chủ, Quân Cam) có mặt trong buổi điều trần, ủng hộ, "Những gì con em chúng ta được giảng dạy trong trường học phải đề cập đến lịch sử của chính gia đình của các em. Chúng ta phải dạy tại trường học về lịch sử chiến tranh Việt Nam theo cái nhìn của người dân Việt Nam Cộng Hòa và người Đông Nam Á hiện nay đang là cư dân tỵ nạn tại Hoa Kỳ."

Nếu Dự luật sẽ được đưa ra khoáng đại Hạ Viện thảo luận, biểu quyết và sau đó đưa lên Thượng Viện xét ở tiểu bang và khoáng đại thảo luận biểu quyết. Nếu trót lọt Quốc Hội, Thống Đốc sẽ xem xét để ban hành. Thì chỉ cần 12 năm sau chân lý lịch sử Chiến tranh VN bị Phản Chiến phủ bụi mờ, sẽ được trả lại cho xã hội Mỹ ở Cali, tiểu bang đông dân nhứt Mỹ.

Trở lại cộng đồng người Mỹ gốc Việt ở Cali. Qua tin này, người Mỹ gốc Việt hy vọng vì chân lý lịch sử, vì quyền lợi cộng đồng, vì căn cước tỵ nạn của mình, có thể giúp một bàn tay. Dân cử gốc Việt, sẽ không phân biệt đảng phái vận động đồng viện ở Quốc Hội ủng hộ. Dân Biểu Jose Solorio không gốc Việt, là bạn thân của cộng đồng người Việt còn là đồng tác giả, bỏ phiều thuận. TNS Lou Correa không gốc Việt, là bạn thân của cộng đồng người gốc Việt, đã đích thân tham dư cuộc điều trần và sẽ tham gia đồng tác giả. Chắc dân cử gốc Việt không vì lý do gì mà từ nan.

Cộng đổng, đoàn thể, hội đoàn, và cử tri gốc Việt vận động dân biểu, nghị sĩ vùng mình bầu cử ủng hộ. Để Dự luật AB 2064 biến thành luật của tiểu bang Cali và có thể tạo cảm hưng cho Texas, Virginia nơi có đông người gốc Việt làm tới. Để sách giáo khoa và nhà trường phải dạy lịch sử của cuộc chiến tranh bí mật ở Lào, vai trò của người Đông Nam Á trong chiến tranh chống CS trong Chiến Tranh VN, cũng như lịch sử và tiến trình của người tị nạn Đông Nam Á sau cuộc chiến, từ việc bị CS đàn áp, tù đày đến việc bỏ nước ra đi thành người di dân tị nạn trên đất Mỹ.

VI ANH

dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Post by dacung »

1975: Những gì thay đổi?
Friday, April 25, 2008

Ngô Nhân Dụng


Mỗi năm sắp đến ngày 30 Tháng Tư, nhiều người Việt Nam lại tự hỏi ngày lịch sử đó có ý nghĩa thế nào. Năm 1975, các lãnh tụ Cộng Sản vào Nam ăn mừng tuyên bố rằng đó là ngày “chiến thắng” của nhân dân Việt Nam. Sự thật ra sao?

Trước ngày 30 Tháng Tư năm 1975, trẻ em miền Nam có lời nói, cử chỉ kính trọng các thầy cô giáo hơn bây giờ. Chỉ 3 năm sau năm 75 là các em đã thay đổi rồi, theo kịp các trẻ em miền Bắc. Mà các thầy cô hồi đó cũng nhiều người giữ được tư cách đạo đức hơn bây giờ. Trước năm 1975 trẻ em miền Nam dưới 10 tuổi đều được đi học, các trường công lập không thu học phí. Ngay cả trong các trại tị nạn của các đồng bào chạy xa chiến trận, cũng có các lớp học miễn phí. Trẻ em ngoan ngoãn, biết nói năng lễ phép với cha mẹ, với những người lớn tuổi trong lối xóm. Bây giờ đã thay đổi hẳn.

Trước ngày 30 Tháng Tư 75 ở miền Nam trai thiếu gái thừa, nhưng chưa có người mẹ nào bán con đi lấy những người chồng ngoại quốc không hề quen biết, với giá mấy trăm đô la Mỹ. Không có những cô gái xếp hàng trưng bầy cho đàn ông ngoại quốc chọn. Không có người mẹ nào đem con gái bán cho các mụ Tú Bà. Bây giờ phong cảnh đã khác.

Trước ngày 30 Tháng Tư năm 1975, trong miền Nam cũng có nạn tham nhũng, mà một nước đang chiến tranh khó tránh khỏi nạn đó. Nhưng những quan lại tham nhũng thường cố tìm cách che đậy, giấu giếm, khi bị lộ thì biết hổ thẹn, vì bị họ hàng, bạn hữu coi khinh. Bây giờ cả nước đầy những tay tham nhũng, nhưng họ không biết hổ thẹn. Nếu bị phe đảng tranh ăn tố cáo, thì bắt rồi lại thả, coi như vô tội!

Trước ngày 30 Tháng Tư 1975 trong Nam cũng có nạn ma túy, nhưng tỷ lệ thanh niên ghiền ma túy thấp hơn, chỉ bằng một phần mười ngày nay. Hồi đó cảnh sát công an ít hơn bây giờ so với dân số, nhưng họ lùng bắt những kẻ buôn ma túy mạnh hơn. Người ta đồn hồi đó có những ông tướng buôn ma túy, nhưng chỉ là đồn đại. Còn bây giờ, số công an cảnh sát đông như thế, nhưng con buôn ma túy vẫn hoành hành, không biết mạng lưới ma túy đã được ai bảo trợ!

Trước ngày 30 Tháng Tư 75, dân miền Nam lâu lâu vẫn tổ chức biểu tình phản đối chính phủ, không thua gì dân Nam Hàn cùng thời gian đó mặc dù đang có chiến tranh. Sinh viên Sài Gòn biểu tình đòi giáo sư phải dậy bằng tiếng Việt, ký giả biểu tình phản đối bộ thông tin đóng cửa báo, các công nhân đình công, bãi thị, các học sinh lâu lâu bãi khóa vì những nguyên do khác nhau. Ðến những ngày chót của chế độ Việt Nam Cộng Hòa vẫn còn những cuộc biểu tình đòi bài trừ tham nhũng, bất công. Tinh thần độc lập, tự chủ của người dân rất cao, chính quyền không dám bắt họ. Ngày nay công an đi lùng bắt những người “có thể” đi biểu tình chống Trung Cộng xâm chiếm Hoàng Sa, hàng tháng trước ngày cuộc biểu tình có thể diễn ra! Và như vậy, người ta gọi là dân miền Nam đã “được giải phóng.”

Trước ngày 30 Tháng Tư 1975 trong miền Nam có đủ thứ báo chí. Có báo ủng hộ nhà nước, có báo chống chính quyền, phần lớn những tờ báo đều độc lập và nếu không chống mạnh thì cũng chống nhà nước nhè nhẹ. Báo Thần Chung, Ðuốc Nhà Nam chống ông Nguyễn Văn Thiệu một cách, báo Chính Luận chống cách khác, báo Ðại Dân Tộc (trong đó ký giả này viết hàng ngày) lại chống cách khác nữa. Những nhà báo kỳ cựu như Trần Tấn Quốc, Nam Ðình, Chu Tử, Nguyễn Vĩ, vân vân, mỗi người một vẻ. Bây giờ tất cả báo chí do một nhóm người lãnh đạo, bảo viết thì được viết, bảo im thì phải im. Và như vậy, người ta gọi là “giải phóng.”

Trước ngày 30 Tháng Tư 1975 ở Sài Gòn có một Quốc Hội, trong đó có những người đối lập dám lên tiếng chỉ trích, có khi còn tuyệt thực để phản đối chính phủ. Họ hoạt động mạnh không thua gì những dân biểu đối lập ở Nam Hàn và Ðài Loan cùng thời. Chưa nói chuyện ai đúng ai sai, nhưng không khí sinh hoạt hào hứng. Những đại biểu Quốc Hội còn nêu tấm gương đạo đức trong sáng, tư cách bất khuất, như Trần Văn Văn, Phan Khắc Sửu, Nguyễn Văn Huyền, Trần Văn Tuyên, đến giờ nói tới vẫn khiến nhiều người dân hãnh diện. Bây giờ không ai biết các đại biểu Quốc Hội đang làm gì, ở đâu, trong lúc lạm phát lên tới 20%, trong lúc Trung Cộng đang in bản đồ Hoàng Sa thuộc nước họ đi phô bầy khắp nơi!

Trước ngày 30 Tháng Tư 1975 ở miền Nam báo chí có tự do, chính trị được tự do, rất nhiều con mắt nhắm vào chính quyền để quan sát và chỉ trích, khiến những kẻ cầm quyền có muốn làm bậy cũng phải e ngại. Chính vì thế mà nạn tham nhũng không bột phát mạnh như bây giờ.

Vậy thì ở Sài Gòn bây giờ ai vui mừng kỷ niệm ngày 30 Tháng Tư, sau cuộc rước quác Thế Vận Bắc Kinh được chế độ Cộng Sản gồng mình bảo vệ?

Hồi sinh thời, ông Nguyễn Hữu Chung, cựu dân biểu Việt Nam Cộng Hòa mươi năm trước đã viết trên báo Người Việt rằng có hai nơi nhiều người ăn mừng ngày 30 Tháng Tư, một là ở Ban Mê Thuột, hai là ở Sài Gòn. Ở Ban Mê Thuột thì có nhiều người đã kéo lên đó chiếm đồn điền, chiếm đất, nếu không nhờ ngày 30 Tháng Tư thì cả đời họ có đổ mồ hôi sôi máu mắt cũng không được hưởng những chiến lợi phẩm lớn như vậy. Còn ở Sài Gòn, số người hưởng lộc nhờ ngày 30 Tháng Tư còn đông hơn. Họ từ rừng kéo ra hay từ Bắc kéo vô, chiếm được những ngôi nhà, những cửa tiệm, có khi chiếm cả vợ con người khác. Từng lớp tư bản đỏ phát triển lên bắt đầu từ những cuộc chiếm đoạt đó, họ thuộc lớp người muốn bảo vệ chế độ để bảo vệ những “chiến lợi phẩm” thu được từ năm 1975 đến nay. Nhờ một chế độ kiểm soát các công đoàn, kiểm soát báo chí, ngăn cấm những người có ý kiến độc lập, thì giới tư bản đỏ mới có cơ hội lợi dụng guồng máy kinh tế hoang dã, đổi mới nửa nạc nửa mỡ, để thủ lợi.

Cứ nghĩ đến những gì đã thay đổi ở miền Nam Việt Nam kể từ năm 1975 thì chỉ buồn. Nếu có niềm vui, thì ở miền Bắc được hưởng nhiều hơn; cho nên bà con miền Nam cũng nên chia sẻ nỗi vui mừng với đồng bào miền Bắc. Sau năm 1975 nhiều người ở miền Bắc đã khá giả hơn nhờ chiến tranh chấm dứt. Nhờ chế độ Cộng Sản sụp đổ ở Âu Châu và Liên Xô, guồng máy kìm kẹp của đảng Cộng Sản cũng được tháo lỏng hơn. Người dân dễ thở hơn, nên những vụ cãi cọ nhau, đánh lộn nhau, giữa hàng xóm láng giềng, giữa vợ chồng, cha con, cũng giảm bớt. Những cảnh mà nhà văn Nguyễn Huy Thiệp mô tả bây giờ cũng bớt đi. Nhiều người ở miền Bắc khi mua hàng đã biết nói cám ơn những người bán hàng, hai bên cùng bầy tỏ lòng tương kính. Nhiều bậc cha mẹ ở miền Bắc lấy lại được quyền dậy dỗ con cái thay vì hoàn toàn để cho đảng Cộng Sản nhồi sọ, cho nên trẻ em cũng học được lễ độ, phép tắc con nhà. Tất nhiên, đời sống kinh tế người dân miền Bắc đã vượt cao lên bằng trăm lần những ngày trước năm 1975.

Nhắc đến ngày 30 Tháng Tư năm 1975, nhưng trong cả bài này quên chưa nhắc đến khẩu hiệu “chống Mỹ cứu nước” mà Hồ Chí Minh đã dùng để cổ động cho hàng triệu thanh niên miền Bắc hy sinh mạng sống. Quên, cũng dễ hiểu thôi. Bởi vì bây giờ chẳng ai nhắc đến khẩu hiệu đó nữa. Chống Mỹ? Bây giờ ai bỏ cả triệu đô la đăng một trang quảng cáo trên nhật báo Wall Street, chỉ để đem về nói dối với dân khoe rằng tờ báo lớn nhất của tư bản Mỹ cũng phải viết về thành tích làm giầu của đảng Cộng Sản! Chống Mỹ? Vậy ai đưa con cái qua Mỹ lấy cớ du học để mua nhà, mua cơ sở thương mại và dần dần đưa vợ con sang Mỹ sống?

Còn cứu nước thì sao? Có chính phủ miền Nam nào đã viết thư nhượng đất đai, hải đảo cho nước Mỹ hay không? Chỉ có ông Phạm Văn Ðồng ký cho Trung Quốc hưởng! Chính phủ Mỹ có bao giờ tính chiếm lấy một mảnh đất nào của người Việt Nam không? Chính quân đội Trung Quốc đã cướp Hoàng Sa sau khi giết chết các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa giữ đảo! Tại sao đảng Cộng Sản ngăn cấm không cho dân Việt Nam biểu tình phản đối tội xâm lăng Hoàng Sa của chính quyền Cộng Sản Bắc Kinh?

Từ năm 1954 cho đến năm ông chết, trong 15 năm mỗi năm ông Hồ đều hô hào chống Mỹ cứu nước. Chắc trong đảng Cộng Sản không còn ai muốn nhắc đến khẩu hiệu đó nữa.

Ðể kết thúc bài này, xin kể một câu chuyện gia đình.

Một người cháu ở Hà Nội vào Sài Gòn thăm ông chú đã từng bị giam giữ nhiều năm trong trại cải tạo. Ông cháu là đảng viên Cộng Sản muốn an ủi chú, nói rằng, cuối cùng đất nước ngày nay đã đổi mới, đời sống dân hai miền Nam Bắc đã được cải thiện hơn trước nhiều so với trước đây, chắc chú cũng vui trong cuộc sống mới.

Người chú nói: “Nếu như đảng Cộng Sản của cháu không phát động kế hoạch xâm chiếm miền Nam từ năm 1959 thì dân trong Nam không cần chính sách đổi mới nào cả cũng vẫn tiến được. Chắc chắn người miền Nam đã có mức sống cao như vầy từ nhiều năm trước rồi. Bây giờ nói chung người mình cũng chỉ mới tiến lên bằng dân Ðại Hàn vào khoảng năm 1975 thôi. Giả thử dân mình không giỏi như dân Nam Hàn chăng nữa, dù mình chậm hơn họ 5 đến 10 năm, nếu không bị ‘giải phóng’ thì vào năm 1980, 85 miền Nam cũng tiến lên không kém gì bây giờ rồi.”

“Tại sao người mình lại chịu thua kém, chậm tiến hơn các nước trong vùng Á Ðông, tụt hậu đi sau họ đến 30 năm? Vì đảng Cộng Sản đã gây chiến tranh Nam Bắc. Từ năm 1960 họ đã phá hoại liên tục, cái gì cũng phá, khiến cho miền Nam không xây dựng gì được. Sau năm 1975 họ lại tìm cách Cộng Sản hóa người miền Nam, theo đúng lối Nga Xô, Trung Cộng như ông Hồ Chí Minh vẫn mong muốn. Họ tập thể hóa nông nghiệp, xóa bỏ công thương nghiệp tư nhân. Vì thế mà kinh tế suy sụp, lần đầu tiên dân miền Nam cũng thiếu ăn, trong khi ở miền Bắc thì nhiều người chết đói. Làm dân tộc thụt lùi như thế, họ còn khoe công đổi mới làm gì nhỉ? Tại sao họ không thú nhận đã lầm lẫn, đã gây nên tội với đất nước, với tổ tiên và con cháu? Tại sao không can đảm tuyên bố thẳng là tất cả đảng họ đã sai lầm đi theo chủ nghĩa Cộng Sản, hãy đổi tên đảng đi, vì đằng nào thì cũng đang đi theo đường lối tư bản rồi? Mà lại đi theo thứ hình thức tư bản lạc hậu nhất trong các chế độ tư bản nữa chứ!”

dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Post by dacung »

Cảm nhận 30-4

Trần Khải Thanh Thuỷ


Sinh năm 1960 nên ngày 30-4-1975 tôi tròn 15 tuổi, đang còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông trung học. Tin miền Nam hoàn toàn giải phóng dội tới từng công sở, xí nghiệp, trường học làm nức lòng toàn dân, nét mặt ai cũng hân hoan khúc khải hoàn ca. Lây tâm tâm trạng chung của mọi người, tôi cũng cảm thấy nhẹ bỗng như người không trọng lượng. Cảm giác của người chiến thắng, nở hoa trong hồn, vui mừng không sao kể xiết. Khắp góc chợ, vỉa hè, đâu đâu người dân cũng đưa tin nước nhà giải phóng, chế độ nguỵ quyền sụp đổ. Các quầy báo đông nghịt người xếp hàng mua báo quân đội, nhân dân, Hà Nội mới, để xem tin chiến thắng. Một cuộc cách mạng long trời, lở đất, một chiến thắng vĩ đại của quân và dân Việt Nam, cũng là một cuộc cách mạng mùa thu tháng 8-1945 lần thứ hai của người Việt Nam, thời kỳ khổ ải trường kỳ kháng chiến, thắt lưng buộc bụng qua rồi, giờ chỉ còn xây dựng đất nước to đẹp đàng hoàng gấp 10 lần xưa thôi....

Mẹ tôi mừng gấp đôi vì đã hơn 20 năm trời xa cách, nay mới gặp được chị cả, di cư vào Nam từ 1954 theo chồng. Người chị mà vì có họ hàng dây mơ, rễ má, máu mủ ruột thịt mà cả nhà phải ngậm đắng, nuốt cay, tám anh chị em trong nhà, kể cả mẹ tôi không ai được kết nạp đảng dù thoát ly, làm đường, thanh niên xung phong từ năm 16 tuổi, phải sống, cống hiến, lao động và chịu đựng hơn gương Bác Hồ vĩ đại cả ngàn vạn lần, vẫn ra rìa, vì trong gia đình có người đầu hàng, theo địch... một vết nhơ trong gia đình, dòng tộc mà ngay cả khi thống nhất đất nước vẫn không thể nào gột rửa được

Loay hay vất vả mãi, tận năm 1976 mẹ tôi mới xin được cán bộ tổ chức cơ quan một tờ giấy phép vào Nam ( thời gian đầu, nhà nước chỉ xét các đối tượng trong diện vợ chồng, con cái, bố mẹ...) khỏi phải nói đến sự mừng tủi của hai chị em sau 21 năm xa cách. Bác ôm lấy mẹ tôi khóc khi hay tin cả bố và mẹ đẻ đã mất ngay sau khi tiến hành cải cách ruộng đất, nhà bị đưa vào diện địa chủ, bóc lột. Ông tôi khi ấy đang làm hiệu trưởng trường cấp I, vì uất ức mà phải giằng kính khỏi mắt đập mạnh xuống nền nhà cho mắt kính vỡ tan để lấy một mảnh nhọn và sắc nhất rạch ruột tự tử ngay trước mặt cán bộ cải cách... Khi cả đoạn ruột lòi ra ngoài ổ bụng, một viên bác sĩ người Pháp vội vàng chạy đến băng bó, cấp cứu, nhưng ông tôi đưa tay ra hiệu không cần thiết, kèm câu nói chứng tỏ sự lựa chọn đúng đắn của mình:

"Một xã hội mà kẻ vô văn hoá lên cầm đầu, trừng trị người lương thiện, cũng là người đã góp phần nuôi cả đại đội chiến sĩ trong nhà ăn no đánh thắng, giết giặc, lập công...thì xã hội ấy chỉ còn là sự đồi bại, tha hoá, cướp bóc, trừng trị, không những không đưa đất nước ra khỏi quỹ đạo luẩn quẩn của nghìn năm Bắc thuộc, mà còn không bằng xã hội trong thời kỳ phong kiến thối nát"...Một xã hội bất công, vô lý như thế thì tôi còn sống làm gì ? Làm sao cam tâm nhìn cảnh đất nước bị tàn phá, lương dân bị giày xéo ....Đời người chỉ chết có một lần, sống mà phải mang vết nhơ gia đình mình là địa chủ, chuyên áp bức, bóc lột dân lành thì sống sao nổi?

Nói lại những lời hùng hồn trăng trối cho viên bác sĩ người Pháp nghe xong, ông tôi nhắm mắt trút hơi thở cuối cùng. Bà tôi không chịu đựng nổi cái chết phi lý, đường đột của ông, lại chứng kiến cảnh mất nhà, cướp đất của lũ cán bộ cốt cán, từng ăn mòn bát, ngồi mòn chiếu nhà mình, một điều u, hai điều con, nay giở mặt gọi bà là địa chủ bóc lột, đòi đưa ra đấu tố, trong khi con cái ly tán khắp các phương trời góc bể, Từ Hải Phòng, Lạng Sơn, Hà Tây, Hà Nội v.v nên cũng ốm đau, mòn mỏi, đành nhắm mắt, xuôi tay khi tuổi đời chưa tròn một vòng hoa giáp...

Khóc cho bố mẹ chán, bác tôi quay ra khóc cho mình, cho cả đại gia đình 9 đứa con, gần 30 chục cháu nội ngoại cùng 9 cặp dâu rể đang trong cảnh bấn loạn tinh thần. Chỉ vì tin ông bà còn sống mà nấn ná ở lại, cấm con cái không được "lầm đường lạc bước theo giặc, bỏ quê cha đất tổ mà đi"... Giờ cơ hội đã lỡ, tất cả đều trong cảnh sống giở chết giở, 6 anh con trai là sĩ quan cộng hoà đều phải đi học tập cải tạo mút mùa, vợ con không ai nuôi nấng, chăm sóc ...Đang từ xã hội tiêu thụ, gi gỉ gì gi, cái gì cũng có, thành xã hội bao nhiều, cấp ít, gi gỉ gì gi, cái gì cũng thiếu ...ai cũng hoang mang chán nản, bởi cuộc sống đã bị cướp đi những gì quý giá, căn bản nhất, không còn là sống mà chỉ là sự tồn tại, vạ vật cho qua ngày đoạn tháng, đau khổ đến chết và đói nghèo đến chết, thậm chí có người không chịu đựng nổi cảnh địa ngục trần gian do bọn phát xít mới đưa lại đã lặng lẽ tìm đến cái chết, hòng làm đứt tung mọi sự ràng buộc, dan díu với đời

Khi tôi vào, điều cảm nhận đầu tiên của tôi là sự hụt hẫng, suốt dọc đường trên chuyến tàu xuyệt Việt, tầm mắt chỉ được nuôi dưỡng bằng cảnh nghèo, cái đói. Không phải "Đường vô xứ nghệ quanh quanh, non xanh, nước biếc như tranh hoạ đồ" như thơ Tố Hữu miêu tả mà là:

Đất nước mình đâu cũng mái nhà gianh,
Gương mặt người ai cũng xám xanh,

Đơn giản vì đồng đất bạc màu, hoang hoá, hết tím hoa mua lại trắng mùa hoa sở. Thứ hoa dại vốn chỉ mọc ở ven đồi, sườn núi, đẹp thì có đẹp nhưng không nuôi sống nổi con người.

Vào đến Sài gòn, nếu nhà văn Dương Thu Hương đã phải ngồi thụp xuống vỉa hè vì đau xót, hẫng hụt trước một sự thực trần trụi: Nền văn minh mọi rợ chiến tháng nền văn minh hiện đại thì tôi cũng có những nỗi buồn tương tự. Đất nước liền một dải, non sông thu về một mối, nhưng lòng người đầy cách ngăn. Một con sông bến Hải, một vĩ tuyến 17 ngày và đêm, một nhịp cầu Hiền Lương vẫn tồn tại trong lòng mỗi con người. Dù là tình máu mủ, ruột thịt, anh em, họ hàng, bà con, cô bác vẫn không sao xoá nhoà được ranh giới của kẻ thua, người thắng, kẻ bắc, người Nam, kẻ lấn chiếm, người bị động...Khắp thành phố, sự phân biệt kị thì vẫn hằn lên trong từng ánh mắt, giọng nói, điệu cười. Các anh chị tôi tiếp đón một cách vừa phải, qua quýt, không thân cũng chẳng sơ. Nếu không có bác tôi làm cầu nối hẳn cuộc đón tiếp còn gượng gạo, buồn tủi hơn nữa. Đơn giản vì tôi là người miền Bắc, người của phe đối địch, bị đầu độc từ tấm bé, nên mọi lời ăn tiếng nói đều do "cha mẹ sinh con, đảng đoàn xã hội chủ nghĩa sinh tính"... Động mở miệng là nhắc đến bác Hồ, gọi tên thành phố cũng là thành phố Hồ Chí Minh chứ không phải Sài Gòn, càng không dám nói "Sài Gòn hoa lệ" hay "hòn ngọc Viễn Đông". Đã thế còn luôn bảo vệ ý kiến mình theo đúng đường lối, chủ trương, chính sách, quan điểm của đảng và chính phủ. Ngay cả khi bác hỏi: "Ngoài Bắc, mỗi tháng được phát mấy lon sữa, hả con?" Cũng phải lên gân, lên cốt trả lời theo đúng những lời dạy dỗ khuyên bảo của thầy cô trên lớp học của mình: "Cần gì đâu bác, không một gram sữa, không một ký thịt nào mà vẫn đánh thắng bè lũ đế quốc và tay sai đấy thôi".

Biết bao ông bố bỏ lại vợ con ra căn cứ địa cách mạng rồi tập kết ra Bắc, trở về dắt theo cả vợ lẽ, con thêm . Biết con trai đi học tập cải tạo, con dâu một nách 4,5 con nhỏ, vẫn không một lần lên trại thăm nuôi, còn dài giọng trách: - "Ai biểu nó vô Việt Nam cộng hoà, quay súng bắn lại cách mạng, Giờ tao vô trại cũng có bảo lãnh cho nó ra được đâu"... khiến con dâu vì nghèo, đói, uất ức mà phải tự tử, bỏ lại bốn, năm đứa con côi cút, găm thêm vào lòng người chồng đang ngồi tù cải tạo một vết thương sâu hoắm

Trong khi người miền Bắc thích ăn món "cua bể" (bê của) hàng hoá rùng rùng chuyển động ra phía bắc, thì trong nam cứ dần dần nghèo đi, câu hát của người dân miền Nam như lưỡi dao đâm vào tim người miền Bắc đau nhói: " Đi ta đi giải phóng miền Nam, đi đến khi nào người dân không còn cái quần, thì ta còn chiến đấu, quét sạch chúng sinh, lời bác sui dại bên tai, chiến đấu cho đến ngày Nam, Bắc nghèo bằng nhau".

Một dân tộc bị qúa khứ lịch sử chia đôi thành hai vùng địa lý, chính trị, thuộc về hai chiến tuyến. Một vết cắt xuyên thấu mỗi gia đình, số phận, tưởng chừng giải phóng được rồi là tình người, no ấm về theo. Ai ngờ, vì những chính sách cai trị man dợ kéo dài mà kéo theo bao cảnh ba đào loạn ly, trước tiên là cảnh chia đàn xẻ nghé của tất cả các gia đình "nguỵ quân, nguỵ quyền" chồng, con, anh em vào trại cải tạo, vợ con ở lại nheo nhóc đói khổ, phải đương đầu với cuộc sống vô cùng khắc nghiệt cùng bao quyết sách man rợ, sai lầm chết người của đảng cộng sản: Tài sản bị cướp trắng sau cải tạo công thương nghiệp, giết chết cái gọi là mầm mống tư sản mại bản để đề cao lý tưởng xoá bỏ chế độ người áp bức bóc lột người. Đổi tiền "Nguỵ " ra tiền đảng với gía trị gần như không, đến mức người dân phải thốt lên đầy cay đắng khi cầm một nhúm tiền của đảng, bác trên tay:

Bố cạn tiền rồi cán bộ ơi,
Đổi tiền mà sao đến nỗi này
Chưa tiêu đã hoá tiêu đi hết
Chú phỉnh tôi rồi, chính phủ ơi"

Trong khi đại bộ phận người dân thành phố nghèo đi trông thấy, thì những anh bộ đội cụ Hồ, ba lô con cóc lép kẹp trên lưng với chiếc khung xe đạp, con búp bê nhựa xấu xí hôm nào, bỗng giàu lên một cách đáng ngờ. Từ vô sản thành hữu sản, còn người dân chịu cảnh đấu tranh giai cấp, cải tạo công thương nghiệp, nên đi từ hữu sản thành vô sản. Không những khốn khổ vì đời sống thấp kém, còn khốn khổ vì bị cán bộ cách mạng đè đầu cưỡi cổ, sách nhiễu lung tung.

Biết bao cán bộ lãnh đạo với khẩu hiệu - tưởng chừng bất di bất dịch như một chân lý sống: "Một cái kim, sợi chỉ của dân không lấy", bỗng vụt hiện lên thành các quan cách mạng, quan đồng chí. Vừa ngủ quên trên ngai vàng quyền lực, chia nhau quả thực, vừa quay lưng lại nỗi khổ của dân, hà hiếp cai trị dân, dù đó là những người từng nuôi dưỡng bao bọc che chở cho mình trong suốt những ngày cách mạng còn gian khổ cam go nhất. Bao nhiêu tàn dư đế, quốc, phong kiến, tưởng đào tận gốc, trốc tận rễ bỗng rùng rùng trở lại, gấp cả trăm, nghìn lần những tiêu cực yếu kém của thời kỳ tồi tệ, hà khắc, phong kiến trước kia- tàn dư của chế độ mới xã hội chủ nghĩa. Càng giành được chính quyền, giành được quyền tự chủ, tự quyết thì càng lòi sự dốt nát, bất lực trong phương pháp quản lý của đảng cộng sản. Đất nước liền một dải nhưng lại thực hiện chính sách, ngăn sông, cấm chợ, khiến 400 quận, huyện trong cả nước biến thành 400 lô cốt, pháo đài riêng biệt...Từ Lạng Sơn tới mũi Cà Mau, đất nước bị băm nát thành trăm nghìn mảnh vụn bởi các trạm gác, chốt canh, nhân viên thuế vụ v.v Chỉ đem cân gaọ, lạng thịt từ tỉnh này sang tỉnh khác, huyện này sang huyện khác đã bị coi là buôn lậu và bị phạt, bị bắt, bị nhốt vô tội vạ, khiến lòng dân tứ tán ... Làn sóng di tản ồ ạt, di tản bằng mọi giá, gần 90% các sĩ quan ra khỏi trại cải tạo trở về là cùng vợ con bỏ đất nước ra đi, tạo thành một làn sóng lưu vong nhiều không kể xiết, nạn thuyền nhân khủng khiếp nhất thế giới... Chưa kể các trại tù mọc lên như nấm suốt dọc bờ biển Đông để nhốt người vượt biển. Hiếm có người nào đi một lần đã trót lọt. Người bỏ mình trên biển thẳm, người bị bắt hết lần này lần khác, người trở thành nạn nhân của bọn hải tặc Thái Lan v.v Đau thương nhiều không kể xiết... Đất nước không phải của toàn dân tộc Việt Nam như lời cha già dân tộc nói mà chỉ là của một phe nhóm những kẻ lãnh đạo cộng sản, còn những người dân thấp cổ bé học thì thuộc tầng lớp bị trị, bị cai quản, đầy áp đặt thô bạo và phân biệt đối xử không khác gì bài học lịch sử đau xót của cả nghìn năm trước đó: "Được làm vua, thua làm giặc". Hễ là người miền Bắc dù không có chứng chỉ văn bằng, năng lực lãnh đạo, quản lý, nhưng đều được cất nhắc lên thành cán bộ. Con em "Nguỵ quân, nguỵ quyền" bị phân biệt đối xử, bị xem xét về lý lịch, thành phần. Bao nhiêu khẩu hiệu dùng để tập hợp lực lượng, thu hút quần chúng sớm đến ngày chiến thắng, giờ trở thành đầu môi, chót lưỡi , thành sự bội ước với số đông đồng bào, đồng chí, anh em, cô bác. Xã hội bị tha hoá , tuột dốc từng ngày. Thời điểm trước "giải phóng", miền Nam Việt Nam dưới sự chỉ đạo của chính thể cộng hoà, 21 triệu người đã ra khỏi sự đói nghèo luẩn quẩn của nghìn năm lịch sử, nay nhờ được đảng cộng sản "giải phóng" mà cả nước húp chung một niêu cháo loãng, cả nước lặn ngụp trong những ô tem phiếu, nhá bo bo, mì hạt sái hàm, ăn khoai và củ mì đớ họng. Từ chỗ vượt xa Nam Hàn và Thái Lan trong thập kỷ 70, thì ngay sau "giải phóng" một năm, đã kém xa Nam Hàn và Thái Lan về mọi mặt. Mượn lý tưởng "xoá bỏ chế độ người bóc lột người" để liên tục đánh vào tầng lớp hữu sản, để dần dần thay thế vai trò, từ vô sản thành hữu sản và ngược lại . Ngọn cờ của giai cấp vô sản càng giương cao thì tầng lớp cán bộ, lãnh đạo đảng càng giàu lên một cách bất ngờ, trong một thời gian vô cùng ngắn ngủi , trong khi bao nhiêu căn cứ cách mạng, bao nhiêu vùng nông thôn rộng lớn phải sống cảnh giật gấu vá vai, ăn bữa nay, lo bữa mai thì cán bộ cộng sản ăn chơi phè phỡn, ăn luôn cả thành tựu cách mạng bao năm gây dựng trong lòng dân . Khắp thành phố khi đó là một bức tranh hiện thực trơ trụi, xám mgoét, hậu quả tất yếu của sự lãnh đạo dốt nát, cộng với chủ nghĩa cơ hội, ăn xổi ở thì, cũng như kiêu ngạo, ảo tưởng của kẻ chiến thắng. Vừa công kênh cái dốt, đề cao cái ác, lại vừa giày xéo lên lương tâm của những người lương thiện, chưa kể còn cố tình bám vào những lý thuyết sách vở lỗi thời là chủ nghĩa Mác, Lê để níu kéo sự phát triển hài hoà của cuộc sống . Càng dương cao ngọn cờ "bách chiến bách thắng" trong mọi lĩnh vực thì càng khủng hoảng, thua lỗ. Càng nêu cao khẩu hiệu "nói thẳng , nói thật , đổi mới tư duy, nhìn thẳng vào sự thật" thì càng dối lừa, gian trá, khiến cho bài toán kinh tế mỗi ngày lại mang thêm nghiệm âm

Hàng nghìn gia đình bị dồn lên khu kinh tế mới, mới chẳng thấy đâu, chỉ thấy mênh mông mịt mùng là rừng, núi, vách đá dựng đứng. Ngày nắng rát da, đêm lạnh thấu xương. Một ngày trải đủ 4 mùa xuân, hạ, thu, đông, chẳng biết làm gì để ăn, để sống đành ôm nhau mà khóc, ôm nhau mà sợ, rồi không thể ôm nhau mà chết, đành dắt díu lếch thếch kéo nhau về lại nơi ở cũ, vạ vật nơi xó chợ, lề đường, vì nhà cũ đã được quan cách mạng chiếm cứ, trưng dụng vô điều kiện ...

Ba mươi ngày ở lại Miền Nam thâm nhập thực tế, trở ra lòng tôi trĩu nặng. Cũng như tất cả những người dân miền Nam khác trong thời kỳ đó, tôi không nhận được gì từ chế độ mới xã hội chủ nghĩa mà chỉ cảm được nỗi đau, nỗi khổ, nỗi bàng hoàng, hẫng hụt, bất bình của người dân với chính quyền cộng sản

33 năm qua rồi, nỗi đau còn đọng lại, vẹn nguyên, làm tổ, kết kén trong hồn tôi, càng ngày càng mưng mủ, và bây giờ vỡ toác trên trang giấy ...

Bệnh viện Châm Cứu 28-4-2008
Trần Khải Thanh Thuỷ

dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Post by dacung »

Việt Nam: Mặt Trái Của 30-4

PHẠM TRẦN
Việt Báo Thứ Sáu, 5/2/2008, 12:02:00 AM

Hoa Thịnh Đốn.- Mỗi lần kỷ niệm 30 tháng Tư là thêm một lần phải nghe người Cộng sản Việt Nam nói phét để che đi những cái xấu của chế độ.

Năm nay, 2008, cũng không ngoại lệ mà họ còn huyênh hoang hơn.

Chẳng hạn như Vũ Duy đã hào sảng trong báo Điện tử của Trung ương Đảng : “Chiến thắng 30-4-1975 là thắng lợi tuyệt đối, thắng lợi trọn vẹn của cả dân tộc ta trong kỷ nguyên Hồ Chí Minh. Sự kiện vĩ đại này không phải là kết thúc một cuộc nội chiến như một số kẻ rêu rao mà là kết thúc thắng lợi một cuộc chiến tranh chống ngoại xâm, kẻ thua trận là lực lượng ngoại xâm và tay sai của chúng và mọi người Việt Nam yêu nước là người chiến thắng.”

Trước hết cả thế giới biết người Mỹ không xâm lược chiếm lãnh thổ của Việt Nam như người Pháp nên không làm gì có “chiến tranh chống ngoại xâm”. Và cả thế giới cũng biết Quân đội miền Nam không hề xâm lăng miền Bắc mà chỉ thấy lực lượng Bộ đội miền Bắc, được cả khối Cộng sản thế giới do Nga-Tầu lãnh đạo, cung cấp vũ khí đã đi chiếm đất, dành dân của người miền Nam.

Với tình huống như thế, một mình 20 triệu dân miền Nam không có sức và lực để chống lại khối Cộng sản nên đã phải cầu viện từ bên ngoài. Hoa Kỳ và các nước đồng minh của Việt Nam Cộng hòa trong vùng Á Châu (Phi Luật Tân, Thái Lan, Nam Hàn) và Thái Bình Dương (Úc và Tân Tây Lan) đã đem quân giúp nhân dân miền Nam chống cuộc xâm lăng của miền Bắc.

Cuộc chiến tranh như thế thì do ai chủ động? Miền Bắc hay miền Nam mà bảo không phải là cuộc “nội chiến” ?

Hơn nữa nếu miền Bắc không để lại trong Nam trên 30 ngàn quân du kích sau Hiệp định Geneve 1954 và Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam không quyết định xâm chiếm miền Nam từ năm 1960 thì làm gì có chiến tranh Nam-Bắc ?

KẺ NÀO TAY SAI ?

Còn “kẻ thua trận là lực lượng ngoại xâm và tay sai của chúng” là ngôn ngữ của kẻ ngông cuồng vô ý thức.

Chính quyền miền Nam là “tay sai” Mỹ ư ? Vũ Duy hãy đọc lại Tập Sách Trắng của Nhà xuất bản Sự Thật ấn hành tháng 3/1979, sau Cuộc chiến tranh biên giới Việt-Tàu, để biết Cộng sản Tầu đã đối xử “chủ-tớ” ra sao với đảng Cộng sản Việt Nam trong vấn đề biên giới giữa hai nước.

Hành động “bầy tôi” của CSVN còn tiếp tục diễn ra trong hai năm 1999 và năm 2000 khi Đảng Cộng Sản Việt Nam ký Hiệp Định Biên Giới và Hiệp Định Phân Định Vịnh Bắc Bộ với Bắc Kinh.

Nhưng bằng chứng dâng đất, dâng biển cho Tầu của Cộng sản Việt Nam đã có từ thời Phạm Văn Đồng làm Thủ tướng khi Đồng xác nhận bằng văn thư năm 1958 đồng ý nhượng chủ quyền các đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt nam cho Bắc Kinh.

Thái độ bạc nhược của cả chế độ trước sức ép của Tầu còn được chứng minh không những trước 83 triệu người dân mà cả thế giới khi nhà nước ngăn chặn, khủng bố và đàn áp thanh niên, sinh viên và người dân yêu nước xuống đường biểu tình trong hai ngày 9 và 16 tháng 12-2007 đòi Tầu trả lại Hoàng Sa và từ bỏ âm mưu chiếm Trường Sa.

Hành động sợ Tầu trả đũa của chính quyền đã đẩy người dân yêu nước đứng sang hàng ngũ đối lập với đảng CSVN như khi nhân dân miền Nam phải tự vệ chống cuộc xâm lăng của miền Bắc trong 20 năm chiến tranh. Vì vậy, chiến thắng quân sự của Bộ đội miền Bắc và đảng CSVN ở trong Nam ngày 30-4-1975 không thể được coi là chiến thắng của “mọi người Việt Nam yêu nước.”

Bằng chứng “mở mắt” của người lính Cộng sản và nhân dân miền Bắc khi nhìn thấy cuộc sống và sự phát triển kinh tế của miền Nam sau cuộc chiến 33 năm trước đây đã khiến nhiều người Cộng sản phải đau lòng, nhưng đã qúa muộn để hối hận vì đã nhẹ dạ để cho đảng đánh lừa đi theo cuộc chiến “huynh đệ tương tàn”.

Do đó, càng ngược ngạo khi Vũ Duy đã sai trái nói rằng chiến thắng 30-4 của đảng CSVN có thể : “ Sánh ngang tầm với chiến thắng của Ngô Quyền trước quân Nam Hán, nhà Lý thắng quân Tống, nhà Trần thắng quân Nguyên, nhà Hậu Lê thắng quân Minh, nhà Tây Sơn thắng quân Thanh, Điện Biên phủ thắng quân Pháp… Nó là niềm tự hào chung của mọi người Việt Nam, dù ở trong nước hay ở ngoài nước, dù đang sống hay sẽ ra đời.”

So sánh như thế là vô lễ, xúc phạm đến tiền nhân. Các anh hùng dân tộc đã đánh thắng quân xâm lược, bảo tòan bờ cõi vì có nhân dân dốc lòng một dạ đoàn kết đứng sau lưng các Ngài.

Cuộc chiến thắng quân sự của đảng CSVN ngày 30-4-1975 ở miền Nam là kết qủa của một cuộc đánh lừa nhân dân vĩ đại của thế hệ tự phong thuộc thời đại Hồ Chí Minh.

Những kẻ chiến thắng đã che dấu không biết bao nhiêu tội ác mà họ đã gây ra cho dân tộc từ sau cuộc chiến. Từ nhiều chục ngàn người dân vô tội bị chết chìm trên biển Đông cho đến những thảm cảnh bị chia lìa, gia đình tan hoang, chết mất xác trong các trại tù lao động từ Nam ra Bắc, và sau này, hàng ngàn phụ nữ phải đem thân xác ra nước ngoài đổi lấy đồng tiền nuôi thân và phụ giúp gia đình trong nhiều hòan cảnh trái ngang vẫn còn sờ sờ ra đấy.

Ngay trong nước, tuy tình trạng kinh tế và đời sống người dân được cải thiện nhưng mức chênh lệch giầu-nghèo, bất công xã hội, không có tự do, dân chủ, mất đạo đức, xâm phạm thuần phong mỹ tục đang chất cao như núi làm băng hoại xã hội.

Nổi nhất trong số tệ nạn này là nạn tham nhũng trong hàng ngũ cán bộ, đảng viên và những kẻ có chức, có quyền trong guồng máy lãnh đạo.

Bằng chứng đã được Giáo Sư Trần Nhâm viết trong Tạp chí Xây dựng Đảng ngày 3/4/2008 : “Phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ quan trọng liên quan đến sự tồn vong của Đảng và Nhà nước ta. Nạn tham nhũng đã có từ lâu, nhưng chỉ đến Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII, Đảng ta mới xác định rõ là một nguy cơ lớn gây tác hại về nhiều mặt. Tuy là một nguy cơ nghiêm trọng, nhưng nó lại được bao che, bọc lót khá vững chắc khiến cho ta khó chống trả và khó tiêu diệt tận gốc. Vì là một tệ nạn tồn tại trong Đảng, trong các cơ quan nhà nước, trong cán bộ đảng viên và trong cả một số cán bộ cao cấp, nên việc tiến công không có trận tuyến, khó bố trí lực lượng. Bọn tham nhũng như một thế lực vô hình chui lủi khắp nơi, chúng cấu kết với nhau, không dễ công phá.”

Nạn tham nhũng biểu hiện như thế nào? Trần Nhâm trả lời : “Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, cách thức bòn rút, đục khoét tài sản công của bọn tham nhũng đa dạng, tinh vi….Tham nhũng về kinh tế dẫn đến tha hóa về lối sống, tha hóa về lối sống kích thích mạnh mẽ tham nhũng. Một bộ phận cán bộ, đảng viên, kể cả cán bộ lãnh đạo tha hóa, xuống cấp về đạo đức, có kẻ thậm chí biển thủ công quỹ để bao nhân tình, ăn chơi trác táng, đánh bạc, hút xách... làm tổn hại thanh danh của Đảng, suy giảm niềm tin của nhân dân...”

“…Bọn tham nhũng lợi dụng chức, quyền biến quan hệ công tác thành quan hệ hàng hóa để trao đổi, hai bên cùng có lợi. Hiện tượng dùng người theo cánh hẩu, kết bè kết cánh không ít. Bố trí cán bộ không căn cứ vào tiêu chuẩn, không đủ tiêu chuẩn là một hiện tượng tham nhũng chính trị có ảnh hưởng xấu và vô cùng nguy hiểm.“

Bùi Công Tường viết trên Tạp chí Xây Dựng Đảng ngày 9-1-2008 cũng đã chua chát : “Ở nước ta, lâu nay thủ trưởng nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương… kiêm luôn trưởng ban chống tham nhũng. Nếu trong cơ quan, đơn vị, địa phương xảy ra tham nhũng thì trước hết thủ trưởng phải chịu trách nhiệm. Vậy là “vừa đá bóng vừa thổi còi”.

Đó là những hình ảnh “huy hòang” mà đảng CSVN đã tạo ra cho đất nước sau ngày 30-4-1975. Người Cộng sản không cần phải tranh cãi hay biện bạch vì sự thật đã rõ như ban ngày. -/-

Phạm Trần
(05/08)

dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Post by dacung »

Đại sứ quán Việt Nam hay chợ trời?

Xuân Cang


Chợ Trời Praha (Phòng Lãnh Sự Quán)

Người Việt Nam (VN) sinh sống ở nước ngoài mang hộ chiếu VN có lẽ ai cũng biết tới sự phiền hà sách nhiễu của Lãnh sự quán (LSQ) VN, nhất là lãnh sự tại các nước Đông Âu. Do một duyên nợ không đáng có mà tôi phải có mặt 8 lần để chứng kiến cách làm việc của LSQVN tại Cộng hòa Séc (Czech).

Thực tế đập vào mắt tôi không thể nói gì khác bằng một câu tôi đã được nghe ở đâu đó “Hành là chính”.

Khả năng "hành" của nhân viên LSQ đã đạt tới thượng thừa, phong cách Bá kiến thời XHCN, “hãy đập bàn đập ghế đòi cho được năm đồng, nhưng được rồi thì lại vất trả lại năm hào vì thương anh túng quá!”.

“Dấu nhập cảnh của anh đâu”, “Chứng minh thư nhân dân của chị đâu”, “Chị phải đưa các cháu lên trinh diện”, v.v… Các câu hỏi có tính bắt bí thường được đưa ra có tính phủ đầu làm những người làm giấy tờ (NLGT) lo ngại việc này khó xong.

Như vậy là mũi tên đã trúng đích. Nhân viên lãnh sự (NVLS) hết sức nhã nhặn “lấy ngay buổi chiều nhé, nộp 3500 Kč (Kuron - đơn vĩ tiền Séc, gần 205$)”. Phần đông NLGT dễ dàng chấp nhận cái giá đó như môt sự thoát nạn. Những người không muốn chi 3500Kč sẵn sàng đợi cả tuần thường chuẩn bị tinh thần sẵn từ nhà, trước khả năng vòi tiền lão luyện của NVLS đôi khi vẫn chấp nhân giá 3500Kč coi đó như sự mất tiền khôn ngoan. Người ta lo sợ bị gây khó dễ bắt bí lại tốn thêm vài lần đi lại.

Tôi được chứng kiến một thanh niên trẻ bối rối trả lời: “chị cho em chờ 1 tuần” với giọng của người có lỗi. Tôi không thể hiểu được bạn trẻ đó và bao người khác có lỗi gì để phải bị hành như vậy, phải chăng lỗi là đã làm công dân một nước XHCN dân chủ gấp triệu lần nước Tư bản. Những câu hỏi bắt bí trên không được đặt ra với các anh chị làm dịch vụ (NLDV), những người này thường mang tới cả tập giây tờ và giải quyết công việc tương đối nhanh chóng. Sự trao đổi của họ nghe cũng rất đễ thương hơn, thân ái hơn vì cùng hội cùng thuyền, cả hai đều là người ăn tiền. Tiền thì “có Liên Xô chịu”, mọi sự đã có khổ chủ lo. NLDV là bước đệm an toàn giải tỏa được nhiều nỗi xung khắc cho NVLS, nó cũng giúp đỡ được nhiều người không có thời gian, hoặc không muốn gặp những cái mặt không chơi được của mấy kẻ... đầy tớ cho dân kia.

Những người làm dịch vụ cũng giúp cho một số người thiếu tự tin trước sự bắt bí của NVLS nhưng cũng chính cái cơ chế này đã báo hại nhiều người. Một bạn trẻ đã phải trả 25000Kč để làm lại cuốn hộ chiếu đó là những người thay mặt cho những người sẵn sàng trả tiền cho việc không phải gặp NVLS. Một anh dich vụ chuyên nghiệp thổ lộ, giấy tờ của em, em cũng nhờ người khác làm.

Phòng tiếp dân LSQ có không khí hết sức đặc biệt, mặc dù là cơ quan ngoại giao nhưng không khác gì cái chợ trời: có mặc cả, có chặt chém, có tiếp thị, có luồn lách... "Sao anh khỏe mất hộ chiếu vậy"? "Anh mất lần này lần thứ hai phải không?" "Đáng nhẽ phải thu anh 5.000!" - Chị Hằng NVLS nói với một người tới nhận hộ chiếu với giọng tiếc rẻ vì không sớm phát hiện ra khiếm khuyết kia trước khi thu tiền, 3.500 Kč vẫn chưa thỏa mãn lòng tham.

Một người cần làm hộ chiếu riêng cho con được NVLS mời chào “anh đổi hộ chiếu đi, được luôn 10 năm” mặc dù hộ chiếu của anh mới được cấp năm 2007. Hộ chiếu đã trở thành món hàng béo bở cho NVLS, mỗi quyển hộ chiếu với điều kiện chờ một tuần họ thu 1500Kč (85 đô la Mỹ) lời ít nhất 45 đô la, so với giá được ấn định của bộ ngoại giao và thông thường họ thu 150 đô la. Phương thức thanh toán ở đây theo kiểu tiền trao cháo múc không có chi phiếu rườm rà hay quệt Visa card (thẻ tín dụng) gì cả, cứ tiền tươi thóc thật, chẳng bao giờ thấy họ viết hóa đơn. Khi tôi đề nghị NVLS viết phiếu thu tiền họ đã né tránh khất lần, nhưng đến khi thấy rằng không viết cho tôi không đựợc, họ đã phải viết tới 4 lần xé đi viết lại. Đây là kết quả của việc: 1/ họ không quen viết phiếu; 2/ họ không nhớ là thu của tôi bao nhiêu tiền. 3/ là họ lo lắng vì đây là chứng từ ăn tiền trắng trợn. Vì mối lợi họ đã phí phạm tài sản, hủy bỏ biết bao nhiêu cuốn hộ chiếu hoàn toàn còn giá trị sử dụng.

Một câu chuyện khá ngộ nghĩnh giữa mấy người bạn "Tây bánh mỳ" (Người Séc) và "Tây rau muống" (người VN mang quốc tịch Séc) trong một quán bia. Những người Séc biết tiếng Việt (có thể nói họ là bạn của VN) hỏi người VN “Cậu làm vizum hết bao nhiêu?”. Câu hỏi chứa đựng sự hiểu biết lọc lõi văn hóa chợ trời, họ cùng cười xòa vì cùng 1 vizum mà mỗi người mỗi giá, anh ta nói thêm người xếp hàng trước anh ta trả tiền Vizum với giá khác nữa...

Về chuyên môn nghề nghiệp của nhân viên tôi có thể nhận xét một cách thành thực là tệ không thể hiểu được. Một người Sloven sau khi xem vizum vào VN không biết vì lý do gì vizum của anh ta có giá trị từ ngày 13 của tháng sau mà anh đã có vé vào ngay hôm sau. Anh đề nghị sửa lại, chị cấp vizum bối rối bâng quơ hỏi “nó bảo cái gì vậy?”. Chị không biết hỏi ai vì chắc chị biết khả năng tiếng Séc của đồng nghiệp ngồi bên. Một người nhận hộ chiếu thắc mắc “chị ơi sao nơi sinh trong hộ chiếu của em lại ghi sai” , “không sao đâu sai một chút không có vấn đề gì đâu” - anh ta được trả lời một cách ráo hoảnh. Một người nói đùa chêm vào 1 câu, “sao không ghi nhầm luôn là sinh ở Pháp may ra còn được nhờ”. Tôi hiểu nỗi lo lắng chính đáng của thân chủ quyển hộ chiếu, sai sót này dễ dang trở thành nguyên nhân để bị hành vào dịp khác và anh chính là người phải trả giá cho sự sai sót này trong lần làm giấy tờ sau. Một cuộc trao đổi giữa chị Hằng nhân viên LS và 1 người làm dịch vụ giấy tờ “cái hộ chiếu này phải nộp 5000Kč" (gần 290$). Anh dịch vụ trả lời vui vẻ “vâng chị cứ thu, cái này là lỗi của người ta họ phải trả thôi”. Không biết khổ chủ cuốn hộ chiếu phạm cái lỗi gì, có phải sai nơi sinh không? Cái này tôi không biết, và rất khó biết.

Tôi chứng kiến nhiều điều rất đặc biệt, có rất nhiều người VN mang hộ chiếu tên người khác đặc biệt hơn là có một người Trung Quốc mang hộ chiếu VN. Chỉ cần chi tiền "đậm" hơn bạn sẽ thay tên đổi họ như bạn muốn.

Có rất nhiều mực thước căn bản được NVLS kê làm ghế ngồi: Không niêm yết minh bạch giá lệ phí theo đúng quy định, không viết phiếu thu tiền, không đeo bảng hiệu ghi rõ danh tính chức vụ, trả lời tùy tiện không dựa trên văn bản của luật pháp, đồng thời việc cấp hộ chiếu 1 cách bừa bãi cho thấy những người có chức quyền sẵn sàng ngồi xổm trên luật pháp. Có hai thứ được họ đặt lên đầu đó là quyền và tiền.

Trong cuộc trao đổi với những người bạn một người nói rất buông xuôi “biết làm sao được chính họ cũng phải bỏ ra cả đống tiền mới được ngồi vào chỗ đó. Giờ phải thu vốn thu lãi chứ”. Câu trả lời của anh bạn tôi biểu hiện 1 não trạng con buôn theo đúng nghĩa của nhà cầm quyền vẽ ra đó là buôn gian bán lận, buôn quan bán chức. Rặt một phường con buôn.

Tôi mơ ước có một ngày phường con buôn không còn thao túng nước Việt, người Việt Nam khước từ văn hóa chợ trời trong những nơi không đáng có, chúng ta có những Thương gia theo đúng nghĩa của nó .

Praha, 28/03/2008


© DCVOnline

dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Post by dacung »

Giáo sư: “Học viên mang luận án đến nhà tôi đều đưa phong bì"

Sunday, May 18, 2008

Image
Sinh viên đọc một số tài liệu quảng cáo về các trường đại học ở Hoa Kỳ nhân một cuộc triển lãm giới thiệu về giáo dục cao đẳng của Hoa Kỳ ở Hà Nội hồi tháng 10, 2007.


HÀ NỘI 16-5.- “Tất cả những trường hợp đến nhà tôi đưa luận văn, luận án để chấm đều có phong bì. Tôi không biết là bao nhiêu và chắc rằng họ đến nhà các thầy khác cũng thế thôi” - Giáo Sư, Tiến Sĩ Nguyễn Minh Thuyết, đại biểu quốc hội CSVN nói như vậy và được báo Tiền Phong ngày Thứ Sáu 16 tháng 5, 2008 vừa qua kể lại.

Ðiều này xác nhận cho thấy phẩm chất của nền giáo dục Việt Nam ở cấp bậc cao nhất vì sao nó lại tồi tệ. Nạn mua bằng cấp và kỳ thi tiến sĩ tại Việt Nam chỉ có hình thức từng được mổ xẻ hồi năm ngoái nay lại được ông Thuyết hâm lại.

Ông Nguyễn Minh Thuyết, hiện là phó chủ nhiệm Ủy Ban Văn Hóa, Giáo Dục, Thanh Thiếu Niên và Nhi Ðồng của Quốc Hội nói với báo Tiền Phong những điều sau đây cho thấy hệ thống giáo dục tại Việt Nam dột từ nóc dột xuống:

“Thực tiễn đào tạo sau đại học ở nước ta hiện nay không nghiêm, từ khâu chọn đề tài cho đến quá trình hướng dẫn, nghiên cứu, đánh giá. Nhiều đề tài nghiên cứu phù phiếm. Trong quá trình đào tạo, chương trình không được cập nhật, bị cắt xén nhiều. Phương pháp giảng dạy cũ. Ðặc biệt, khâu đánh giá luận án, luận văn phần lớn được thực hiện với sự xuê xoa, dễ dãi. Hiện nay có một hiện tượng rất phổ biến: Nhiều cơ sở đào tạo cho học viên, nghiên cứu sinh trực tiếp cầm luận văn, luận án đến nhà riêng của thành viên hội đồng để chấm. Như thế là sai với quy chế của Bộ GD&ÐT.”

Ông nói tiếp rằng: “Tất cả những trường hợp đến nhà tôi đưa luận văn, luận án để chấm đều có phong bì. Tôi không biết là bao nhiêu. Tôi chắc rằng đến nhà các thầy khác cũng thế thôi. Nhưng nếu các thầy nhận phong bì như thế thì làm gì còn khách quan nữa.”

Ngày 15 tháng 5, 2008, báo điện tử VNExpress nêu nguồn tin từ Bộ Giáo Dục và Ðào Tạo CSVN nói rằng trên cả nước, trong niên học này đang có khoảng 147,000 học sinh từ tiểu học đến trung học bỏ học vì nhiều lý do khác nhau, đặc biệt là gia đình không đủ khả năng đóng tiền học phí.

Tuy nền giáo dục hoàn toàn do nhà nước độc quyền, giáo viên là công chức nhà nước, nhưng học sinh sinh viên đều phải đóng học phí rất nặng mà chỉ những gia đình đủ khả năng chi trả, con cái mới được đi học.

Ngày 6 tháng 3, 2008, báo điện tử VietnamNet cho hay trên cả nước có ít nhất 1.6 triệu học sinh “yếu kém”. Trước đó, nhiều tờ báo tiết lộ cho thấy hàng ngàn học sinh dù đã lên cấp trung học rồi mà vẫn không biết đọc biết viết, hoặc làm các phép tính căn bản, cộng trừ nhân chia.

Mô tả nền giáo dục tại Việt Nam sa đọa đến thế nào, báo Khoa Học và Ðời Sống ngày 13 tháng 3, 2008 cho hay vì đồng lương không đủ sống, giáo viên tại Việt Nam từ cấp thất nhất, dạy mẫu giáo, tiểu học, đến cấp cao nhất, dạy tiến sĩ, cũng đều tìm cách tăng thêm “thu nhập”.

Báo Khoa Học và Ðời Sống nói rằng cách dễ nhất là giáo viên “làm tiền ngay chính học trò của mình”. Tệ nạn mua điểm, bán điểm rất phổ biến ở các trường đại học Việt Nam, theo tờ Khoa Học và Ðời Sống.

Ngày 19 tháng 12, 2006 báo Tuổi Trẻ tiết lộ chi tiết của một cuộc hội thảo về giáo dục tại Việt Nam nói rằng 89% sinh viên đã gian lận cách này hay cách khác trong các kỳ thi.

Ông Nguyễn Văn Yến, trưởng ban thanh tra giáo dục và công tác thi đua của thành phố Ðà Nẵng nói rằng: “Thuê mượn người khác làm luận văn, luận án diễn ra chủ yếu ở khâu cán bộ làm công tác lãnh đạo, vì thường có một đội ngũ giúp đỡ.” Nói khác, quan chức đảng viên ghi tên học “tại chức” cho có hình thức, còn làm bài, học hành thì đều lấy tiền và quyền thế để giải quyết. Sau đó, bằng cấp của những người này được cấp phát để làm vẻ vang cho chế độ, tức là các cấp lãnh đạo CSVN đều không phải là một lũ vô học, thiến heo như Ðỗ Mười, Lê Ðức Anh nữa.

Việt Nam có khoảng 6,000 tiến sĩ, giáo sư, phó giáo sư thì hơn hai năm trước, báo chí trong nước nói rằng ít ra một phần ba thuộc loại bằng cấp dỏm. Nay ông Nguyễn Minh Thuyết nhìn nhận có chuyện đem luận văn đến nhà thầy giáo để chấm cộng với phong bì thì con số 1/3 vừa nói có chính xác hay cao hơn nhiều? Không thấy có một cuộc khảo cứu nghiêm chỉnh nào về thực trạng giáo dục tại Việt Nam ngoài một số bài viết của một số chuyên gia lượng giá nước ngoài.

dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Post by dacung »

Một Diễn Tiến Mới

VI ANH . Việt Báo Thứ Bảy, 5/31/2008, 12:02:00 AM

Phong trào đình công của công nhân VN đang trải qua một diễn tiến mới: đụng chạm tự ái dân tộc, lôi cuốn dân chúng bên ngoài nhảy vào binh vực công nhân, và pha trộn bạo động.

Nếu nhìn chung phong trào đình công của người lao động VN, đó là một mũi tên tăng tiến từ trái sang phải, nói theo đại số học là đạo hàm dương. Phong trào bắt đầu từ công nhân Miền Nam nơi đầu tư của ngoại quốc nhiều, có tăng lượng người tham dự và số lần xảy ra, nhưng không tăng phẩm, đấu tranh quyết liệt biến thành bất tuân hành dân sự, hay nổi dậy, có đập phá. Có lẽ vì công nhân Miền Nam dù bản tánh rất cộc nhưng còn bị mặc cảm mà CS Hà nội gán cho là "dân Ngụy" và bị trấn áp mạnh sau khi Saigon bị sụp đổ nên tỏ ra dè dặt hơn đồng bào Miền Bắc. Nếu nhìn nội dung phong trào đình công, tức đề tài đấu tranh, thì ngươi ta thấy hai giai đoạn: đình công đòi tăng lương và cải tiến điều kiện lao động và đình công đòi tăng lương cho phù họp tỷ lệ lạm phát, vật giá gia tăng. Nếu nhìn hình thái đình công, thì người ta thấy từ lãng công, đình công, đến biểu tình, và nổi dậy khi công an hay bảo vệ chủa chủ nhơn dùng bạo lực. Hình thái biểu tình nổi dậy, có xô xát, đập phá sau khi bảo vệ của chủ và công an của nhà cầm quyền dùng bạo lực, và bạo lực kêu gọi bạo lực, phiá công nhân phản ứng xô xát đập phá, xảy ra ở miền Bắc nhiều hơn vì đồng bào Miền Bắc ở lâu với CS nên tức nước vở bờ nhiều hơn, hiểu biết CS nhiều hơn nên ít ngàn công an hơn.

Diển tiến mới nhứt của phong trào công nhân là cuộc đình công của công nhân của Công ty Nam Hoa Hạ chủ là người Hoa, ở tỉnh Bắc Giang (Miền Bắc), 60 km Bắc Hà nội, vào ngày 9 tháng 5 vừa qua, đã biến thành bạo động.Theo phóng viên Roger Mitton, thì vào ngày ấy, khoảng 3000 công nhân đình công đòi tăng lương 20% của mức lương hàng tháng là khỏang 60 đô la, vì không đủ sống trong tình hình vật giá càng ngày càng tăng với mức lạm phát được nhà nước ghi nhận là trên 21% như hiện nay. Chủ nhân là ngưòi Hoa không chấp nhận. Một số công nhân bị chủ nhân người Hoa và dàn bảo vệ của công ty hành hung. Trong đó có một phụ nữ bị giám đốc đánh sẫy thai và nhiều ngưòi bị bảo vệ dùng thanh sắt thọc vô họng. Công nhân phẫn nộ xảy ra xô xát. Công ty cầu viện công an, cảnh sát. Cảnh sát CS trấn áp theo kiểu chống bạo loạn, một số người bị thương nặng và 60 người bị cảnh sát bắt giữ. Dĩ nhiên như mọi cuộc đình công, "công đoàn" cánh tay kềm kẹp công nhân của Đảng CS, nhà cầm quyền đia phương hưởng nhiểu lợi lộc ăn chia binh hay bất động đúng về phiá chủ nhân người Hoa.

Phân tích diễn biến qua nhân chứng và sư kiện cuộc đình công này là một bước ngoặc mói. Giám đốc ngưới Tàu đánh công nhân và dàn bảo vệ của y đánh công nhân, có một nữ công nhân có thai ba tháng bị xảy thai. Cảnh một phụ nữ VN có thai ba tháng bị đánh sẩy thay và nhiều người Việt bị người Hoa đáng gãy răng bể họng đã khích động tự ái dân tộc, căm thù dân tộc. Bao nhiêu oan ức khi nhà cầm quyền địa phương truất hữu đất đai trả rẻ mạt như giựt của dân và bán lại cho công ty này xây nhà xưỡng; bao nhiêu căm hờn chất chưá, ẩn ức trong lịch sử 1000 năm bị Tàu cai trị, bao nhiêu uất hận đất nưóc Ong Bà VN ngàn nam để lại, đảo Hoàng Sa và Trường Sa gần đây bị Tàu lấy làm quận huyện, bao nhiêu tủi nhục khi nghe thấy hàng ngàn người Ba Tàu qua VN cầm cờ quạt, xí xô xí xào, như chỗ không người trong vụ rước đuốc Bắc Kinh, người dân ẩn ức bấy lâu nay nhảy vào tiếp công nhân bị Ba Tàu đánh; tất cả bùng lên. Thinh nộ, trẻ em có đá ném đá, người lớn có gì phá nấy. Bạo loạm dây chuyền, dân chúng còn vây đánh Ba Tàu ở nhà máy khác của công ty này. Công ty phải đóng cửa dài hạn và có tin có thể đóng cửa vĩnh viễn vì khó mà làm ăn trong lòng "địch".

Vấn đề còn lại là chuyện của những nhà đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN trong ngoài nước. Uy Ban Bảo Vệ Người Lao Động VN ở Ba Lan, Chủ Tịch là một người du học từ Miền Bắc Xã Hội Chủ Nghĩa từ lâu đã đứng lên chống CS Hà nội, đòi tư do, dân chủ, nhân quyền, đã lên tiếng. Không cuộc cách mạng nào có thể xảy ra khi không có dân chúng dấn thân, nhập cuộc. Không có chánh nghĩa cao siêu nào thành công nếu không kết họp được với vấn đề com áo gạo tiền của quần chúng. Một trăm Ong Voltaire, Jean Jacques Rousseau, Montequieu thông kim quán cổ, lý luận cao kỳ về dân quyền, khế ước xã hội, rất lâu trong các salons, mà không có cô bé gái đánh phèn la trước lớp người Pháp gọi là thần dân hạng ba (tiers etats) đang còm lưng vì sưu cao thuế nặng dưới triểu đại vua quan Louis, thì Ngục Bastille, tượng trưng cho vương quyền chuyên chính, thì không có ai phá, để cuộc cánh Mạnh Dân quyển của Pháp năm 1789 thành công.

Đã đến lúc những nhà dân chủ trong nước đến với dân nghèo, nông dân. Không cần phải phát tiền, phát gạo gì cả cho những đồng bào khốn khổ ấy. Những người khốn khổ ấy chỉ cần một cảm hứng đổi thay. Đem làm sinh khí đổi thay đến với đồng bào. CS Hà nội đã thất bại triền miên, đã xơ cứng, đã lỗi thời quá rồi, chỉ biết trị nước trị dân theo thời Trung Cổ, làm dân ngheo, nước mạt, nhục nhã quá rồi. Không có lý do tồn tại. Đổi thay và đổi thay. Để là chết chùm theo CS.

VI ANH

dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Post by dacung »

Đức Hồng Y Mẫn Gửi Bản Văn Về ‘Cờ Vàng’

Việt Báo Thứ Bảy, 6/7/2008, 12:02:00 AM

Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn vừa gửi thư cho biết rằng ngài sẽ tham dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới (World Youth Day 2008, viết tắt WYD) dự kiến vào tháng 7-2008, và ngài bày tỏ quan ngạị rằng vấn đề cờ vàng sẽ làm “tắt nghẽn con đừơng hiệp thông của các bạn trẻ VN.” Ngài nhấn mạnh rằng các bạn trẻ VN là “con một Cha , là anh em một nhà...” và “người mẹ VN, lúc mặc áo vàng (cờ vàng), lúc mặc áo đỏ (cờ đỏ), lúc mặc áo lành, lúc áo rách, vẫn là người mẹ đã dày công sinh thành dưỡng dục...”

Thay vào đó, Ngài kêu gọi trở về “Bản chất của Giáo Hội Công Giáo là hiệp thông với Chúa...” Bản văn quan trọng của Đức Hồng Y toàn văn như sau.

Lạy Thánh Tâm Chúa Giêsu là trái tim chứa đầy lòng từ bi bao dung của Cha trên trời, xin uốn lòng chúng con nên giống như Trái Tim Chúa.

Tháng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, ngày 4, năm 2008

Kính gởi Đức Cha chủ tịch UBGM đặc trách Mục vụ Giới Trẻ,
Đức Cha chủ tịch UBGM đặc trách Giáo lý Đức tin,
Đức Cha Giuse, Giám mục Lạng Sơn

Thưa quý Đức Cha,

1. Đức Hồng Y G.Pell mới biên thư tha thiết mời cá nhân tôi đến Sydney dự WYD 2008. Thấy không từ chối được, tôi phải cắt bớt chuyến đi công tác mục vụ di dân của tôi và những ngày nghỉ để đáp lời mời của Ngài. Sau khi suy nghĩ mình phải làm gì đem lại lợi ích thiêng liêng cho các bạn trẻ VN từ nhiều châu lục quy tụ về một chỗ để cùng gặp gỡ Chúa và gặp gỡ nhau, để làm chứng cho niềm tin của mình, tôi muốn chia sẻ vài ý nghĩ với quý Đức Cha sẽ có mặt trong WYD. Mục đích là cùng nhau giúp cho các bạn trẻ, - là sức sống của Giáo Hội, của đất nước -, khai thông con đường hiệp thông với Chúa là Cha trên trời, hiệp thông với nhau là con một Cha, là anh em một nhà. Một sự hiệp thông phong phú hoá, tăng lực cho sức sống trẻ của các bạn.

2. WYD ba lần trước ở Pháp, Đức, Canada, đều có một sự kiện mà một số bạn trẻ ở một số nơi coi như một sự cố làm tắc nghẽn con đường hiệp thông của các bạn trẻ VN. Sự cố đó là lá cờ vàng ba sọc đỏ đã được dương lên trong lúc các bạn trẻ VN từ nhiều châu lục quy tụ lại để cử hành phụng vụ hoặc sinh hoạt chung.

3. Một lá cờ biểu tượng cho điều gì? Có lúc lá cờ được coi là biểu tượng cho một đất nước, lúc khác được coi là biểu trưng một chủ nghĩa, chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa quốc gia... Có lúc chỉ biểu trưng một thói đời mang tính đối kháng. Giám mục của tôi, cách đây hơn 30 năm, lúc còn sinh thời, đã để lại cho các tín hữu và cho bản thân tôi bài học lịch sử nầy : người mẹ VN, lúc mặc áo vàng (cờ vàng), lúc mặc áo đỏ (cờ đỏ), lúc mặc áo lành, lúc áo rách, vẫn là người mẹ đã dày công sinh thành dưỡng dục con dân VN, vẫn là người mẹ đã để lại cho dân tộc VN một di sản vô giá. Di sản đó là truyền thống văn hoá của dân tộc VN, một nền văn hoá khá phong phú với những giá trị tinh thần và đạo đức. (như Tứ hải giai huynh đệ; Chuyện hôn nhân là chuyện trăm năm, là mối tình chung thuỷ; Lá lành đùm lá rách...)

4. Mặt khác, lịch sử thế giới xác minh hai sự thật nầy: (1) đời sống cũng như tinh thần hiệp thông trong Giáo Hội Công Giáo chưa bao giờ được xây trên nền tảng một chủ nghĩa trần thế, hay một thói đời mang tính đối kháng; (2) một chủ nghĩa trần thế , dù là tư bản, hay cộng sản, hay quốc gia, bao giờ cũng tạo nên sự phân rẽ mang tính đối kháng và loại trừ nhau trong lòng một dân tộc, trong hàng ngũ con cái chung một mẹ.

5. Bản chất của Giáo Hội Công Giáo là hiệp thông với Chúa, với nhau, với mọi người anh em đồng bào và đồng loại. Và đời sống hiệp thông của Giáo Hội chỉ có thể được xây đắp trên nền tảng một niềm tin, tin rằng Thiên Chúa là Cha trên trời giàu lòng từ bi bao dung, tin rằng mọi người là con một Cha, là anh em một nhà, tin rằng tình huynh đệ giữa đồng bào còn có thể phát huy trên cơ sở một sắc tộc và một nền văn hoá dân tộc.

6. Tôi thành tâm khẩn cầu cho quý Đức Cha, cho mọi người trong ban tổ chức WDY, cho các bạn trẻ VN quy tụ trong WDY nầy, cho người người lãnh nhận tràn đầy Thánh Thần là nguồn lực tình yêu, là sức mạnh đổi mới Giáo Hội cũng như xã hội. là ánh sáng soi lòng mở trí cho mọi người biết dùng cơ hội quy tụ nầy như con đường bồi đắp cho tình hiệp thông hiếu thảo với Chúa, cho tình hiệp thông huynh đệ với nhau, cho tinh thần hiệp thông liên đới huynh đệ tương thân tương trợ trong Giáo Hội Công Giáo tại VN cũng như trên thế giới toàn cầu hoá hôm nay. Ước mong mọi người cũng nhận được sự bình an của Chúa Kitô, và niềm vui của cuộc gặp gỡ giữa anh em một nhà.

Gioan B. Phạm Minh Mẫn

Hồng Y Tổng Giám mục

Post Reply