Những điều trông thấy

Những đề tài nóng của Thời Sự. Các bài viết lượm nhặt trên Net ở nơi đây chỉ dùng để tham khảo không phải là chính kiến riêng của nhóm phụ trách.

Moderators: CayQueo, phu_de

Post Reply
dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Những điều trông thấy

Post by dacung »

Chuyện Thường Ngày
Chủ Nhật, 16/04/2006, 00:39 (GMT+7)
(Tuổi Trẻ Online)

Lời giải thích của quan

TT - - Ông này, vị quan to để quên cái vali lủ khủ tiền ở máy bay giải thích rằng tiền đó có phần của anh em trong nhà góp lại mua gì cho mẹ đấy.

- Ừ, thì phải nhờ vả anh em hay bà con, họ hàng gì đó để giải thích chứ.

- Một quan lớn nọ lý giải việc con trai mình - một giảng viên đại học - mua ôtô 40.000 đô là nhờ mượn của anh em bà con trong Nam ngoài Bắc.

- Tất nhiên rồi, phải lấy anh em, chú bác gì đấy... chứ lương giảng viên đại học của “công tử” ấy cả đời cũng không đủ mua nửa chiếc xe.

- Vị quan lớn láng giềng nhà tôi mới xây một cái biệt thự to "vật vã" ông ạ, cũng nói là tiền mượn của gia đình, anh em, họ hàng.

- Lại gia đình, anh em, họ hàng… Thế nhưng lúc kê khai tài sản cán bộ công chức, thì chắc chắn là các vị ấy cho rằng mình rất nghèo với đồng lương công chức.

- Thế tiền đâu mà các vị ấy có nhiều thế?

- Họ sẽ nói là nhờ nuôi heo... đất đấy bác ạ! Chắc con heo này bự bằng khủng long quá.

BÚT BI ghi lóm ở quán cà phê sáng

dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Post by dacung »

Cơ chế khiến người Việt nói dối mỗi ngày?

Image
Ông Trần Quốc Thuận cảnh báo cái lớn nhất bị mất ở Việt Nam là đạo đức

Những khuyết tật trong hệ thống nhà nước ở Việt Nam đang khiến người Việt phải 'tự nói dối với nhau để sống', Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội thừa nhận.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn thẳng thắn trên báo Thanh Niên, ông Trần Quốc Thuận nói tham nhũng ở Việt Nam không chỉ gây ra thiệt hại vật chất mà còn khiến đạo đức của cả xã hội suy thoái.

"Cơ chế hiện nay đang tạo kẽ hở cho tham nhũng, vơ vét tiền của của Nhà nước. Không tham nhũng mới là lạ! Nhưng cái mà chúng ta mất lớn nhất lại không phải là mất tiền, mất của, dù số tiền đó là hàng chục tỉ, hàng trăm tỉ."

"Cái lớn nhất bị mất, đó là đạo đức. Chúng ta sống trong một xã hội mà chúng ta phải tự nói dối với nhau để sống."

Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nhận xét nói dối đã trở thành thói quen hàng ngày trong xã hội Việt Nam.


Chúng ta sống trong một xã hội mà chúng ta phải tự nói dối với nhau để sống.


Ông Trần Quốc Thuận

"Thói quen đó lặp lại nhiều lần thành "đạo đức", mà cái "đạo đức" đó là rất mất đạo đức. Đấy là một cái nguy, nhưng tôi thấy ít người quan tâm, chỉ chăm chăm vào vụ tham nhũng này, vụ tham nhũng kia."

Ông cho rằng bộ máy hiện tại quá cồng kềnh, chồng chéo và cần phải có một cuộc đại phẫu.

"Phải làm triệt để giống như chúng ta chuyển đổi từ cơ chế quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường."

"Quốc hội phải thực sự đại diện cho nhân dân, vì quyền lợi nhân dân...Thực tế là đại biểu QH đều biết rằng số phận của họ không gắn với sự tín nhiệm của cử tri, nó gắn với tín nhiệm của một nơi khác. Vậy thì làm sao họ làm theo ý kiến của cử tri được?"

Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội kêu gọi mở rộng quyền tự do ứng cử, bầu cử.

"Phải mở rộng quyền tự do ứng cử, bầu cử, tranh cử. Phải để cho Quốc hội có thực quyền. Thực quyền mới quyết được các vấn đề. QH phải có cơ quan chuyên trách, tổ chức điều tra tới nơi tới chốn. QH đâu phải là diễn đàn để nói cho xả hơi. Anh ra đây báo cáo rồi xin lỗi là xong, đâu có được!"

Gần đây, Chủ tịch nước Trần Đức Lương, người được dự kiến sẽ sớm chuyển giao chức vụ của mình, cũng lên tiếng rằng 'cần sửa lỗi hệ thống.'

Quý vị nghĩ gì về những nhận xét này? Có phải xã hội Việt Nam đang đối diện nguy cơ băng hoại nền tảng đạo đức, và nói dối đang trở thành thói quen, thành điều bình thường?

---------------------------------------------------------------
Tony Nguyễn, Hoa Kỳ
Nói dối thì ở đâu cũng có, thời nào cũng có nhưng đặc biệt nghiêm trọng ở VN. Là một người dân VN sống ở nước ngoài nhưng luôn luôn quan tâm tới tình hình chính trị và mong mỏi ngưòi dân mình sẽ sớm thoát khỏi nạn độc tài, tiến đến một xã hội tốt đẹp hơn. Tôi xin mạn phép hỏi hai ông Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và ông Chủ tịch Nước một câu: Hai ông đề cập tới tệ nạn nói dối và những hệ lụy của nó với xã hội VN vậy chứ hai ông có thành thực với lương tâm mình khi phát biểu điều đó chăng, khi chính mình lại ở trong cái guồng máy "nói dối dân?" Làm sao các ông thành thật mà lại leo lên được những chức vụ quan trọng trong guồng máy này?

Thứ nhất đối với ông Trần Quốc Thuận. Ông bảo quốc hội phải thực sự đại diện cho nhân dân, vì quyền lợi nhân dân...Ai cũng thấy quốc hội do ông làm phó chủ nhiệm chỉ là quốc hội "bù nhìn" không hề có sự bầu bán dân chủ, ông có thành thực khi nói ra điều này không? Thứ hai đối với ông Trần Đức Lương. Ông bảo cần "sửa lỗi hệ thống" Đã bao nhiêu lần các ông hứa hẹn sửa lỗi hệ thống XHCN của các ông, người dân chờ dài cả cổ rồi đâu vẫn hoàn đó, ông có thành thực không khi nới ra điều này không? Hay là vì người dân quá bức xúc với tệ nạn nói dối của Đảng nên Đảng sai các ông ra xoa dịu?

Ai mà tin được các ông nữa, hãy im lặng và làm đi thì tốt hơn. Các ông chưa chắc đã thành thực thì không nên chê bai người khác hay lên giọng đạo đức dạy đời, dạy người khác chân thực. Các ông không biết là người dân đã một phần lây mhiễm cái tính nói dối của các ông đó hay sao! Khi mà nói dối trở nên phổ thông và đại trà thì con đường dẫn tới sự tha hóa của xã hội là điều hiển nhiên. Hãy để cho những người đạo đức thực sự nói về tính chân thực.

Thu Phong, Silver Spring, USA
Xin kính cẩn cảm ơn và kính phục những lời nói vô cùng xác thực của bác Thuận trong hoàn cảnh hiện tại. Hơn mười năm trước, lúc còn là một du học sinh, tôi vô cùng bàng hoàng khi nhận được thư của mẹ tôi; trong thư có những câu: “Con phải tìm cách ở lại, không nên trở về VN. Mẹ khuyên con như vậy không phải là mẹ muốn cho con có một cuộc sống vật chất sung túc mà là vì nơi quê hương mình, mọi hình thức sống đều khởi nguồn bằng sự dối trá. Những gì mẹ đã dạy cho con, tạo con nên một con người không còn thích hợp trong xã hội này nữa. Con không thể nào đương đầu nổi với sự dối gạt từ trên xuống dưới. Dù mất đi tiền bạc, của cải, và ngay cả đất đai, mẹ có buồn; nhưng nỗi buồn lớn lao, đau xót nhất, không bao giờ nguôi ngoai là mất đi nền văn hóa tốt đẹp mà cha ông ta đã tạo dựng.

Nếu mẹ đã không dạy con có cuộc sống thật thà và thẳng thắn thì chắc con cũng đã bị đầu độc để trở thành những người chỉ biết nhắm mắt suy luận một chiều để bảo vệ cho một hệ thống chủ trương thù hận và dối gạt. Mẹ vẫn luôn luôn biết rằng, trong môi trường gia đình, không một nới nào trên thế giới làm cho con có một cuộc sống tốt hơn là nơi mà con gần với mẹ. Nhưng môi trường xã hôi này sẽ nghiền nát con ra nếu con quá chân thật. Dù xa mẹ, con hãy ở một nơi nào để con có đủ tri thức và hành động theo chiều hướng của một con người thật sự”.

Sau sáu năm, khi vừa học xong, tôi không thể nào xa được miền đất đã thấm máu cha ông trong cuộc chiến chống ngoại xâm. Tôi đã trở về và những lời mẹ dạy năm xưa đã hiển hiện ra trước mắt. Tôi bị ăn một cái bánh vẽ to tướng. Nhờ vào đìều kiện hôn phối, tôi trờ lại miền đất có guống máy nhà nước mang dư âm cựu thù với dân tộc Việt. Tôi không ngừng nghỉ tìm hiểu để biết rằng người Việt, dù sống ở bất cứ nơi đâu trên thế giới cũng không bao giờ quên được đất tổ thân yêu. Khi đã tạo được một cuộc sống vật chất và tinh thần được ổn định, chắc chắn một điều là chẳng những họ không hận thù gì mà còn rất đau xót cho cuộc sống tụt hậu của dân ta cả hai miền Nam Bắc.

Trong thâm tâm, từ những người đã liều chết vượt biển đến những người thuộc thế hệ thứ hai, đều rất mong muốn được trở về phục vụ quê hương. Nhưng tại sao họ không chịu về? Câu trả lới chính là những điều mà bác Thuận đã nêu ra. Sự dối gạt đã làm mất niềm tin nên họ không thể chấp nhận bất cứ một điều gì từ những người nói một đàng làm một nẻo. Trong chức vụ và vai trò của bác Thuận, những lời của bác sẽ làm thức tỉnh nhiều người đang dối gạt người khác và dối gạt chính mình để sống.

Nguyễn Kim, Hoa Kỳ
Rất lâu rồi tôi mới đọc được điều trăn trở của một người có thẩm quyền trong chính phủ nói lên điều bức xúc của lương tâm với công chúng. Tôi hy vọng rằng từ ông Thuận sẽ có nhiều những lương tâm bức xúc khác cũng lên tiếng để biến điều bức xúc này thành phong trào mà người dân chúng ta cùng chỉnh sửa lại xã hội mà mọi người Việt có lương tâm dù ở đâu trên thế giới này đang đau lòng.

Nguyễn Hùng, Westminster
Phải cảm phục ông Trần Quốc Thuận đã vô cùng can đảm nói lên sự thật phũ phàng này. Theo tôi, việc nói dối đã khởi sự từ năm 1946 khi bản hiến pháp đầu tiên ra đời. Lúc đó, vì Đông Dương chưa phải là mục tiêu bành trướng của Liên Xô, còn Tầu chưa đủ mạnh để “xuất cảng cách mạng”, nên đảng CSVN yếu thế, phải viết bản hiến pháp đó, cùng với các “bả” như “bình đẳng xã hội”, “chia đất cho nông dân”, “độc lập, tự do”, v.v... -- thậm chí còn đổi tên Đảng -- để dụ nhiều tầng lớp nhân dân tham gia cách mạng.

Nhưng kết quả những chiêu bài trên chỉ là bánh vẽ. Bản hiến pháp này chưa hề được áp dụng, vì nếu theo đúng hiến pháp, thì đâu có vụ Nhân Văn Giai Phẩm xảy ra, đâu có vấn đề “Đảng cử, dân bầu”, và đâu có một Quốc Hội toàn “nghị gật” cho Đảng. Do đó, nói dối có thể xem là “bản chất” của chế độ, chứ chưa hẳn cơ chế hiện nay tạo ra “đạo đức” nói dối. Thật là nguy hiểm nếu lời ai đó nói, “Mười năm trồng cây, trăm năm trồng người”, là đúng, vì nếu vậy, nếu ngay bây giờ “đại phẫu” cái cơ chế đó thì cả trăm năm sau VN mới vực dậy được đạo đức nói thật hay sao? Liệu trái đất này có còn tồn tại đến ngày đó hay không?!!!

TYVN
Tại sao đất nước ta không phát triển mặc dù chiến tranh đã lùi xa? Do đâu, vì đâu?! Theo tôi, đó là do đường lối lãnh đạo. Ếch ngồi đáy giếng thì chỉ ca ngợi nhau, biết gì ở ngoài đâu. Từ đó hình thành thói "đạo đức giả", cứ phỉnh nịnh nhau rồi sau lưng lại chê bai đủ điều, đấy là người VN!!! Tôi không phải là loại người ngu dốt (ít ra thì cũng đã tốt nghiệp trên ĐH), nhưng tôi kô hiểu đất nước ta nhiều người giỏi, GS, TS như vậy mà vẫn nghèo-hèn??? Không nên cứ đổ tại chiến tranh, đó là lời ngụy biện cho sự ngu dốt !!!! "Không làm được thì xin nghỉ" là đường lối thích hợp nhất để đất nước phát triển.

Dang Quang, HCM, VN
Đạo đức xã hội Việt Nam hiện nay đang suy thoái và tương lai không xa nó sẽ càng suy thoái trầm trọng hơn. Tất cả là do con người, mà nơi đào tạo con người chính là nền Giáo dục. Nền Giáo dục Việt Nam hiện nay đang suy thoái trầm trọng. Lương giáo viên khá thấp so với mặt bằng cuộc sống nên buộc lòng họ phải kiếm thêm bằng cách đi dạy thêm. Họ dùng mọi thủ đoạn để bắt các học sinh của mình phải đi học thêm nếu không muốn bị điểm kém, và phụ huynh vào những ngày lễ tết đều phải biết điều phong bì cho thầy cô.

Đây giống như một mô hình thu nhỏ của xã hội Việt Nam hiện nay: Đó là tình trạng tham nhũng, đưa và nhận hối lộ tràn lan. Nhà trường chạy đua lấy thành tích dẫn đến thầy cô cũng dạy theo kiểu đua thành tích.. cuối cùn toàn là thành tích ảo. Điều này dễ dàng nhận thấy ở xã hội, đó là các cơ quan ban ngành cũng chạy theo thành tích, đạt danh hiệu này danh hiệu nọ, nhưng thực chất bên trong tham nhũng tùm lum như vụ PMU18. Các quan chức luôn mồm kêu chống tham nhũng nhưng thực chất đa số ông nào ít nhiều cũng từng nhúng chàm rồi nên khó nói được cấp dưới, vả lại lương công chức hiện nay quá thấp nên buộc lòng họ phải làm người xấu.

Không tên
Xã hội ta là một xã hội toàn đồ giả : bằng giả, hàng giả, cơ quan chống tham nhũng giả (vì thanh tra nhà nước lại tham nhũng như rươi), cơ quan chống buôn lậu giả ( vì chính cơ quan chống buôn lậu lại là nơi chứa chấp buôn lậu )... Vì sao lại giả ? Vì kim chỉ nam Mác Lê nin của nước ta là giả dối. Một khi nền tảng đã giả dối thì làm sao những liên hệ của nó lại thật cho được hả các bạn ?

Nono
Xâ hội VN hiện tại đang thịnh hành thói đạo đức giả. Toàn là "các bác chưa bị lộ" đang lên tiếng mạnh mẽ trên các sân khấu, diễn đàn, người nào cũng hô hào chống tham nhũng. Việt Nam cũng là một xã hội thích sử dung thuốc an thần, tất nhiên dành cho cấp lãnh đạo. Thua người ta thì nói "ta khác", còn lại có gì đường được thì "đó là tính ưu việt của chế độ ta".

Một độc giả
Tôi là người VN, đọc cái tựa này xong là muốn khóc vì với bản tính trung thực tôi luôn luôn muốn và thích ngay thẳng trong cuộc sống. Thế mà quan hệ với chánh quyền này phải biết đóng kịch, che đậy như kẻ phạm tội và tôi xác định rằng bám chắc vào hệ thống chế độ này đa số đều là những kẻ như thế cả.

Thật là đau lòng cho những người VN còn chút lương tri tự trọng, chỉ tội cho con cháu chúng ta sẽ bị lây nhiễm và hư cả bao thế hệ người VN mai sau.

Xin cám ơn ông Trần Quốc Thuận đã có một tiếng nói hoàn toàn xác đáng. Nhưng xin hỏi ông Thuận một câu : Chúng ta là người vn nếu có tự trọng trước điều đau lòng như thế phải làm gì? Nguyên nhân của điều này bắt nguồn từ đâu, từ ai? từ hệ thống nào?

Trân Hoa, Hà Nội
Xin thưa rằng điều này đã kéo dài hàng chục năm nay, cụ thể là từ sau năm 1954 khi "công cuộc xây dựng CNXH" bắt đầu ở miền Bắc. Chúng tôi đã được giáo dục như những cái máy chỉ biết nhai đi nhai lại một cách giáo điều mớ lý luận chính trị của nhà nước. Đó là thời chiến, thế thì làm sao trách được chúng tôi khi trong cuộc sống hòa bình hiện tại, chúng tôi phải nói dối để phục vụ cuộc sống gia đình của chúng tôi.

User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Con rể Lê Đức Anh say rượu, doạ khủng bố trên máy bay Máy bay bị bị đe dọa khủng bố là chuyện không phải nhỏ
Những tin hành lang trong nước hiện đang xầm xì cái tin nóng hổi quanh vụ chuyến bay Vietnam Airlines bị đe dọa là có bom khủng bố nên phải hủy bỏ và cuối cùng thì là tin vịt do hai hành khách say rượu phịa ra để vui đùa. Tin này đã được tất cả các hãng thông tấn quốc tế đánh đi lúc vừa xẩy ra vì việc máy bay bị bị đe dọa khủng bố là chuyện không phải nhỏ.

Vào ngày 8 tháng 5, nhà chức trách VN đã bắt giữ hai người đàn ông sau khi hai người này nói rằng họ cài bom trong hành lý trên một chuyến bay của hãng hàng không Việt Nam khiến chuyến bay phải đình hõan. Hai người này lúc đó có vẻ say rượu, đáp chuyến bay #VN 740 đi từ Sài Gòn ra Hà Nội. Tất cả 234 hành khách và phi hành đoàn 10 người trên chiếc Boeing 777 đã được yêu cầu xuống máy bay để cho nhân viên an ninh lên kiểm tra máy bay, nhưng không tìm thấy gì.

Theo lời tường thuật của các tiêp viên trưởng chuyến bay với báo Tuổi Trẻ thì "khi hàng trăm hành khách đã yên vị, sẵn sàng cho chuyến bay thì hai người đàn ông đột nhiên la lớn: Trong hành lý của tôi có cài bom! Những người ngồi xung quanh chưa hết bàng hoàng thì hai người đàn ông lại khủng bố tiếp: Còn có bom trong hành lý của một hành khách khác. Liền sau đó, hai vị này cùng đồng thanh... cất tiếng hát rồi lớn tiếng với tiếp viên trên máy bay”.

Trước sự việc xẩy ra trên chuyến bay VN 740, hôm (8/5) lãnh đạo Vietnam Airlines đã ra thông báo khẳng định hành vi của hai vị khách trên là rất nghiêm trọng, không chỉ gây những thiệt hại về kinh tế mà còn làm ảnh hưởng lớn đến uy tín và công tác phục vụ hàng trăm hành khách của Vietnam Airlines.

Tổng công ty Hàng không VN đề nghị các cơ quan chức năng và cơ quan an ninh hàng không cần có những biện pháp xử lý nghiêm túc đối với các hành khách có hành vi gây rối như trên.

Dư luận ai cũng cho rằng đùa nghịch kiểu này thì ở tù mọt gông và người ta chờ đợi biện pháp trừng trị nặng tay của nhà chức trách.

Thế nhưng vụ này đột nhiên bị cho chìm xuồng êm ái. Theo báo Tuổi Trẻ “Công ty vận chuyển không có chức trách giữ hành khách, cơ quan an ninh ở sân bay đã giữ hai vị khách đó để làm rõ động cơ, hành vi của họ. Được biết hai vị khách đó đã được người nhà bảo lãnh về nhà vào 3 giờ sáng 8/5”.

Phần tin mà báo chí trong nước không dám động tới và khai thác sâu hơn, theo một nguồn tin công an mà Ngày Nay có được ở Sài Gòn thì chẳng qua một trong hai vị khách "say rượu" trên là con rể của "Thái thượng hoàng" Lê Đức Anh, một người dù không còn tại chức chủ tịch nước những vẫn còn đầy quyền uy ở Việt Nam. Trong hai người khách trên, một người tên Bạch Trường Sơn, 52 tuổi, hiện ở phường Phú Nhuận, còn người kia là Nguyễn Xuân Hoàng 45 tuổi ở khu Đa-Kao, Sài Gòn. Ông Sơn làm nghề họa sĩ và chính là ông con rể của ông tướng Lê Đức Anh.

Nguồn tin của Ngày Nay cho hay viên thiếu tá công an đặc trách phi trường đã thả ông Sơn ra ngay sau khi biết vị thế của ông này, trước khi nội vụ được thụ lý.

Nay thì chính giới cao cấp chỉ huy công an đang điên đầu vì không biết xử trí ra sao, truy tố tội không tặc khủng bố như Mỹ mong muốn hay khinh thường pháp luật làm lơ tha cho con rể của... "ông Kẹ".

Cần biết ở VN, lực lượng chống khủng bố được trợ cấp bởi qũy chống khủng bố của Hoa Kỳ. Giới đồn đãi tin tức ở Sài Gòn đang đánh cá nhau về vụ này.

dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Post by dacung »

Chuyện Kể Năm 2006
Tưởng Năng Tiến

- Hỡi thằng chiến binh một đời dũng cảm
Mày lang thang xứ lạ đến bao giờ?

(Cao Tần)

Trong Chuyện Kể Năm 2000, Bùi Ngọc Tấn dành nhiều trang để viết về những người bạn tù, được phóng thích cùng khoảng thời gian với ông: Già Đô, Giang, Dự, Min, Dần... Họ đều không có hộ khẩu, không có thân nhân để nương tựa, và vô phương kiếm được một việc làm nên phải đi ăn xin, trộm cắp hay móc túi. Những nhân vật này, không bao lâu sau, đều lần lượt bị bắt trở lại hay chết giấm chết dúi ở một nơi nào đó - như trường hợp Già Đô:

“Già đi bới rác. Già lê la ở các cửa hàng mậu dịch, khách sạn. Dồn dịch những bát phở, vét đĩa, nhặt những mẫu bánh mì thừa... Rồi đến một ngày già không đi được nữa. Già thấy mình đang phiêu diêu... Già chọn cho mình chỗ nằm để phiêu diêu: Một ngôi đình đổ nát và bị bỏ quên... Ngôi đình hoàn toàn hoang phế. Không một dấu vết thờ phượng... Thực là một chỗ nằm yên tĩnh lý tưởng để phiêu diêu. Chẳng ai quấy rầy già. Phiêu diêu là một cảm giác sung sướng lạ lùng. Chẳng nhớ được một điều gì, chỉ thấy mình đang tan đi và đang bay” - ( Bùi Ngọc Tấn. Chuyện Kể Năm 2000, tập II. CLB Tuổi Xanh, Hoa Kỳ, 2000, 226-229).

Già Đô, rõ ràng, ra tù hơi (bị) sớm. Giá cứ ở lại trại giam thêm độ mươi hai mươi năm nữa, đến “thời mở cửa,” chắc chắc, ông đã không đến nỗi nằm chết cong queo vì đói lạnh - ở một nơi hoang phế như thế. Cuối thập niên 80, tình hình kinh tế ở Việt Nam thay đổi khả quan thấy rõ. Những đĩa thức ăn thừa, những bát phở cặn, những mẩu bánh mì dư rơi rớt ... (hẳn) đều chất lượng hơn - có thể nuôi sống được những kẻ đi ăn mày, ăn nhặt.

Tương tự, Giang, Dự, Min, Dần... nếu được phóng thích chậm hơn – có lẽ- đã không đến nỗi đều lâm vào cảnh đường cùng. Vào thời buổi kinh tế thị trường, ở Hà Nội, bất cứ ai còn sức vóc cũng có thể làm phu cửu vạn – bất kể lý lịch của họ ra sao.

Tôi thực lấy làm tiếc vì những chuyện (không may) đã xẩy ra cho đám bạn tù của nhà văn Bùi Ngọc Tấn. Tôi cũng vô cùng tiếc cho những bạn tù của nhà báo Nguyễn Khắc Toàn, người vừa được phóng thích vào đầu năm 2006.

Xã hội thời mở cửa “dễ sống” như thế mà ngoài Nguyễn Khắc Toàn, tiếc thay, không còn ai khác được thả khỏi những trại giam. Và vì không có cơ hội để viết về đời sống của những kẻ cũng được phóng thích cùng lượt – như Bùi Ngọc Tấn, trong Chuyện Kể Năm 2000 – Nguyễn Khắc Toàn đã kể chuyện về đời sống trong tù và những người còn ở lại. Xin đọc chơi vài đoạn ngắn, trong một bài báo mới nhất của ông, có tựa là Viết Về Tù Nhân Trương Văn Sương Và Những Người Tù Khác, được phổ biến vào giữa năm 2006:

“… trong số những người tù chính trị trên, tôi cảm phục và có quí mến nhất là người tù mang tên Trương Văn Sương quê ở Chùa Dơi tỉnh Sóc Trăng bị bắt vào khoảng những năm 1977-1978. Và tổng số thời gian ở tù của anh cũng đã ngót 28 đến 30 năm ròng rã… Anh đã từng là sĩ quan của quân lực Việt Nam Cộng Hoà trước đây. Nhưng đối với cán bộ quản giáo, công an và ban giám thị trại thì anh rất cứng rắn. Anh là một người tù chính trị không thể khuất phục được, một con người gang thép. Anh luôn dẫn đầu các cuộc đấu tranh đòi cải thiện chế độ sinh hoạt trong lao tù. Chẳng hạn như đòi phải được phát báo Nhân dân hàng ngày đủ và đúng theo quy định của nhà nước, đòi phải được cấp phát đầy đủ khẩu phần thức ăn rau cơm theo đúng nội quy trại giam. Nhiều lúc cơm bị sống, rau chưa chín anh đã lên tiếng tranh đấu, đòi cán bộ phải cho người tù được đem đổi cơm, rau khác đã nấu chín lúc đó mới nhận cho anh em cả buồng.

Có những lần, những chậu đựng thức ăn bằng nhôm bị dúm dó trông rất mất mỹ quan, anh cũng yêu cầu phải thay đổi cái khác mới hơn, đẹp mắt hơn và hợp vệ sinh làm cho cán bộ quản giáo và ban giám thị rất khó chịu, nhưng cuối cùng họ vẫn phải ra lệnh cho những tù hình sự là “tù tự giác” chuyên đưa cơm, rau cho tù nhân ở các buồng mang đi đổi cái khác…”

“Ban giám thị trại giam Nam Hà họ rất ngại và rất ít xuống thăm buồng số 6. Bởi vì đã nhiều lần họ xuống đây đã bị anh em tù chính trị miền Nam thẳng thừng la ó phản đối, quyết liệt chẳng e dè hay giữ mồm giữ miệng gì làm cho các cán bộ lãnh đạo rất bối rối và thật khó phản ứng, khó mà tranh luận với lý lẽ đáng thuyết lại được …”

“Họ kể rõ anh Sương bị gán tội "gián điệp" cứ mỗi lần kiểm điểm hàng tháng, quý, năm theo quy định của trại giam và ‘4 Tiêu chuẩn thi đua chấp hành án phạt tù số 1269’ mang tính bắt buộc mọi tù nhân phải chấp hành của Bộ công an và cục V26 ngày 25/12/2002, thì anh và một số người khác đều phản kháng lại chế độ CS và ban giám thị trại bằng cách không viết nội dung nhận tội mà tố cáo luôn chế độ lao tù, tố cáo bản án bất công, đòi đa nguyên đa đảng, đòi tự do dân chủ, tố cáo chế độ độc tài cộng sản Việt nam…Không bao giờ anh và những người tù án nặng ở buồng 6 viết bản nhận tội…”

“Cứ mỗi lần như vậy thì anh Sương đều là người đứng đầu đấu tranh và ban giám thị trại Nam Hà phải điều hàng chục binh sĩ và cán bộ công an xuống khoá tay, đưa anh đi cùm biệt giam ở nhà kỷ luật. Các tù nhân Trần Văn Tuấn, Vũ Văn Khiêm, Ngô Văn Phung, Hoàng Đồng, Phạm Văn Viết, Vũ Hữu Huynh đều kể rằng: không năm nào là anh Trương Văn Sương không bị đưa đi cùm và biệt giam trong buồng giam kỷ luật vài tháng. Sau mỗi lần như vậy anh Sương trở về buồng giam chung lại tiếp tục đấu tranh và lại tiếp tục bị đi cùm. Có những năm, anh Sương bị kỷ luật như vậy tới 2-3 lần…”

“Những người tù chính trị miền Nam ở buồng 6 phần lớn chống đối không lao động, anh Trương Văn Sương cũng ở trong số này. Và như vậy anh Sương ở trong buồng giam số 6 suốt hơn chục năm cứ thế trôi đi, cuộc đời của những người tù mòn mỏi, chết dần, chết mòn theo năm tháng. Những người tù trong cảnh ngộ như vậy chẳng khác nào như một con thú bị nhốt trong lồng cũi quanh năm với chút cơm, nước, rau để tồn tại ngắc ngoải…”

“Tôi đã từng ở những buồng biệt giam như thế này gần 2 năm, đó là thời kỳ ở trại B14 Thanh Liệt Hà nội 16 tháng và ở khu biệt giam kỷ luật, cùm chân phân trại III trại giam Nam Hà gần 4 tháng. Nên tôi biết rất rõ sự khắc nghiệt và khổ sở đến cùng cực của sự đày đoạ trong ngục tù như thế. Trong hoàn cảnh bị giam cầm khốc liệt như vậy, nếu người tù không chịu vận động, tự tập thể dục, tự đi lại thì chỉ sau một thời gian ở khu biệt giam này hầu hết sẽ bị liệt hai chân.

Sau khi được ra khỏi khu biệt giam, muốn đi lại phải bám vịn vào tường, hoặc có người khác dìu, mất gần nửa năm trời mới đi lại bình thường được…”

“Buồng giam số 6 và khu giam đặc biệt buồng 17 nói trên có lắp camera quan sát, theo dõi mọi động tĩnh 24/24 giờ của tù nhân trong buồng”

“Chuyện kể năm 2006” của nhà báo Nguyễn Khắc Toàn, chắc chắn, khiến nhiều người... chưng hửng. Ủa, té ra, cuộc chiến vẫn chưa tàn sao? Những sĩ quan của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa - như Trương Văn Sương và đồng đội của ông ở phòng 6, trại giam Nam Hà - vẫn chưa bao giờ chịu giải ngũ và chấp nhận ngưng chiến sao? Làm cách nào để họ có thể tiếp tục chiến đấu - liên lỉ , ròng rã hơn ba mươi năm qua - trong một hoàn cảnh sống khắc nghiệt, dã man và tàn bạo đến như vậy?

Xót xa và cảm khái vì sự bất khuất của những người bạn đồng cảnh, nhà báo Nguyễn Khắc Toàn, một cựu sĩ quan của quân đội CSVN - qua bài viết vừa dẫn - đã khẩn thiết kêu gọi:

“ … mong Đảng CSVN, nhà nước Việt Nam và Bộ công an thôi đi hãy đừng cố chấp, hãy đừng mong mỏi gì được mấy dòng chữ ‘tôi nhận rõ tội lỗi, thật thà ăn năn hối cải’ ở nơi anh Trương Văn Sương và nhiều người tù khác nữa theo "4 tiêu chuẩn 1269" vô hồn, vô nghĩa kia nữa. Mà hãy cao hơn thế là tình người, là lòng nhân đạo, là sự bao dung, là sự khoan dung và sự đại lượng…hãy thả vô điều kiện những người tù như anh Trương Văn Sương ra khỏi trại giam vì anh đã ở tù gần 30 năm là quá đủ rồi. Dù những người án tù nặng như anh Sương, anh Bàn, anh Thuỵ, anh Huy…Và rất nhiều người khác nữa, cho dù tất cả họ có được thả ra ngay thì tôi tin chắc rằng họ cũng không đe doạ nghiêm trọng đến sự sống còn của đảng và nhà nước CSVN hiện nay. Bởi vì, đa số họ đã quá già yếu và cùng lắm họ chỉ là những người có chính kiến, quan điểm, lập trường chính trị đối lập mãnh liệt với Đảng và nhà nước CSVN hiện nay như các ông Hoàng Minh Chính, Trần Độ, Dương Thu Hương, LM Nguyễn Văn Lý, Hoà thượng Thích Quảng Độ, chủ hội Phật giáo Hoà Hảo Lê Quang Liêm, LM Chân Tín, nhà văn Trần Mạnh Hảo, TS Nguyễn Thanh Giang, nhà văn Hoàng Tiến, học giả Trần Khuê, GS Nguyễn Chính Kết, cựu trung tá Trần Anh Kim, một số trí thức trẻ như KS Đỗ Nam Hải, luật sư Nguyễn Văn Đài, nhà báo Phan Thế Hải, hoạ sỹ Nguyễn Minh Thành, kể cả chính tôi nữa…"

Đúng như nhận xét của Nguyễn Khắc Toàn: ông Trương Văn Sương (và những bạn đồng đội ở phòng 6) đều là “những người có chính kiến, quan điểm, lập trường chính trị đối lập mãnh liệt với Đảng và nhà nước CSVN hiện nay...”, y như tất cả những nhân vật đấu tranh cho tự do dân chủ (nổi tiếng) vừa được nêu tên.

Chỉ có sự dị biệt đáng nói là họ chưa bao giờ được thế giới bên ngoài biết đến. Và đó là lý do họ đã và đang bị vùi dập thẳng tay bởi bạo quyền Hà Nội.

Khó mà biết được hiện còn bao nhiêu vị sĩ quan của QLVNCH - như trường hợp ông Trương Văn Sương - và bao nhiêu những phòng 6 (rực lửa) tương tự trong những trại giam, rải rác khắp Việt Nam. Tuy nhiên, ai cũng biết rằng có vô số bạn đồng đội của họ hiện đang có mặt ở khắp nơi trên thế giới. Bất cứ nơi đâu có đông người Việt tị nạn cộng sản quần tụ, cũng đều có (ít nhất) năm bẩy Hội Cựu Chiến Sĩ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

Sau “Chuyện Kể Năm 2006” - của Nguyễn Khắc Toàn - hy vọng các hội đoàn này sẽ có những hoạt động tích cực hơn, và những bài diễn văn mà quí vị hội trưởng sẽ đọc hàng năm (nhân Ngày Quân Lực 19/6) cũng đỡ sáo rỗng hơn.

Tưởng Năng Tiến

dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Post by dacung »

Văn Hóa Hà Nội
Trần Khải
(Việt Báo)

- Hà Nội, Hà Nội... Hai chữ đó có những âm vang tuyệt đẹp và cực kỳ thơ mộng đối với hầu hết người dân Miền Nam trứơc năm 1975. Bởi vì hai chữ Hà Nội đã mang theo cả một khung trời thơ mộng.

Nếu bạn trưởng thành ở Sài Gòn trứớc năm 1975, bạn nhiều phần sẽ nhìn về Hà Nội qua ký ức của các nghệ sĩ từng một thời gắn bó với Hà Nội -- nơi của những gì rất là thanh lịch. Hà Nội, một thành phố đã nuôi lớn những nhạc của Cung Tiến, Phạm Đình Chương, những truyện của Nhất Linh, Mai Thảo, những thơ của Nguyễn Sa, Thanh Tâm Tuyền...

Hà Nội ơi... Còn gì là thơ mộng hơn nữa, nếu bạn là một thiếu niên ở Sài Gòn và lớn lên cùng với một nền văn học thơ mộng, hoaì cảm... Thế là bạn hình dung ra một Hà nội trong trí tưởng đầy sương mù qua trí nhớ của người khác.

Bạn không nghĩ rằng Miền Nam mình tuy bộc trực mà thô lỗ, tuy chân tình mà lỗ mãng... làm sao mà có thể thanh lịch như người Hà Nội được.

Trí tưởng của bạn về Hà Nội sẽ còn bồi đậm thêm nếu bạn ngồi học ở Trung Học Chu Văn An (Quận 5, Sài Gòn), nơi hầu hết các thầy và cả bác giữ cửa cũng là dân Hà Nội chính tông. Trời ạ, hỏi về Hà Nội là có thầy rơm rớm nứơc mắt. Và giọng nói của quý thầy, và tuyệt vời là giọng của các cô giáo ngừơi Hà Nội đã gieo vào trí nhớ của bạn một khung trời không quên nổi: giọng nói người Hà Nội tại Sài Gòn trứơc 1975 thực sự là âm nhạc, thực sự là đầy mê hoặc.

Chưa hết. Khi bạn đạp xe đạp về một nơi ở Quận 1 -- thì một cách tự động, bạn sẽ nhớ tới huyền thoại về những mối tình thơ mộng giữa con trai học trò Chu Văn An, và con gái học trò Trưng Vương. Thực sự, không hiểu ai bày ra cái huyền thoại đó. Đó cũng có thể là một huyền thoại đề cân bằng cái huyền thoại về các “tình bạn” hay các “bạn tình” giữa nam sinh Petrus Ký chỉ làm bạn với nữ sinh Gia Long -- hai ngôi trường có phòng ốc bề thế nhất thời đó.

Thế đấy, chỉ cần đạp xe ngang qua Trưng Vương thôi, là quả tim con trai Chu Văn An đã đập thình thịch rồi. Và nếu may mắn bạn có một cô bạn Trưng Vương nói giọng Hà Nội, thì trong các giờ dạy Văn của Thầy Vũ Hoàng Chương ở các lớp đệ Tứ, đệ Tam Chu Văn An là trong tim đầy ắp lá vàng...

Hà Nội đẹp và thơ mộng như thế đấy. Đẹp tuyệt, ngay cả khi bạn bứơc vào đời quân ngũ ở Miền Nam để liều thân ngăn chận làn sóng đỏ cộng sản... bạn cũng thấy Hà Nội đẹp tuyệt. Không phải rằng phở và bún chả là người Hà Nôị đưa vào hay sao? Còn nhạc của Vũ Thành nữa. Tuyệt lắm mà. Bạn chiến đấu, bạn hy sinh để chống lại Cộng Quân, nhưng lòng bạn không thấy người Miền Bắc là quân thù, không thấy Hà Nội là đáng ghét. Bạn chỉ ghét các ông râu xồm...

Thế đấy. Học trò Miền Nam thơ mộng và mang ơn các hình ảnh về Hà Nội thế đấy. Cho tới ngày Bắc Quân tràn vào chiếm trọn Miền Nam. Tất cả những gì thơ mộng đã biến mất. Chỉ còn sự thô lỗ, cứng nhắc, nhám nhúa và gian hiểm của một Hà Nội xã hội chủ nghĩa. Và bạn hoàn toàn không hiểu vì sao Hà Nội bỗng nhiên biến dạng như thế.

Nơi đây, thử xem giải thích từ chính một người Hà Nội, bằng cách trích vài đoạn của nhà văn Nguyên Ngọc trong bài “Hãy tôn trọng cái quyền tiêu dùng của người dân” trong số báo chủ nhật 25-6-2006 của tờ Tuổi Trẻ:

“Năm 1962 tôi xa Hà Nội, tôi nhớ cái văn hóa thanh nhã, nhớ dáng đi, giọng nói của những cô gái Hà thành tuổi mười tám, đôi mươi xinh như mộng. Sau 1975, tôi quay trở lại Hà Nội, một mình đi lang thang khắp các phố phường chỉ để làm mỗi việc ngắm nhìn các thiếu nữ... và phát hiện họ toàn nói tục...

Lúc ấy tôi cảm thấy quá kinh ngạc và... sụp đổ. Tôi đã tự hỏi không lẽ mình mới xa Hà Nội chừng 13 năm... mà văn hóa Hà Nội xuống cấp đến vậy ư?

Vậy nguyên nhân tại sao? Nhiều người cứ bảo rằng nguyên nhân là do chiến tranh, nhưng theo tôi không phải thế, thậm chí chiến tranh còn làm cho con người ta ứng xử tốt đẹp với nhau hơn, sống vì nhau hơn.

Nhưng có một điều đáng lưu tâm là quá trình đô thị hóa đã khiến một luồng dân cư các vùng nông thôn lân cận nhập vào Hà Nội. Trong quá trình di dân, họ đã mang văn hóa nông thôn len lỏi vào từng ngóc ngách của phố phường. Chính lực lượng này đã khiến cho Hà Nội bị "nhà quê hóa".

Hà Nội có một nét đặc biệt là việc đô thị hóa Thăng Long ngày xưa bắt đầu từ các làng nghề xung quanh và len dần vào các kẻ chợ. Điều này lý giải vì sao Hà Nội có 36 phố phường (thật ra trên thực tế con số này nhiều hơn rất nhiều). Và văn hóa Hà Nội chính là văn hóa hội tụ của những làng nghề đó. Mà những làng nghề này bản thân nó lại có nền văn hóa riêng, do vậy văn hóa Hà Nội là văn hóa làng nghề, văn hóa buôn bán, văn hóa thương nhân... hết sức thanh nhã.

Tuy nhiên dân tộc ta lại trải qua một thời kỳ bao cấp, thời kỳ cải tạo công thương nghiệp mà Hà Nội là tâm điểm. Chính thời kỳ này đã "đánh bật" đi cả một giai tầng trung lưu sống nơi đây. Khổ nỗi văn hóa của Thăng Long lại đọng ở giai tầng này cho nên khi cả Hà Nội tiến hành cải tạo công thương nghiệp xong thì văn hóa của Hà Nội tan nát. Những gia đình Hà Nội chính gốc giờ đây cảm thấy bị "lép vế" nên đã tìm cách rút lui sâu vào bên trong những ngõ hẻm nhỏ... và nhường lại "mặt tiền" cho những đối tượng nhập cư. Mà những người này lại buôn bán, làm ăn theo kiểu kinh tế thị trường... hoang dã. Đây chính là nguyên nhân khiến cái nếp văn hóa của Hà Nội bị mất dần đi. Điều này làm cho những người yêu mến văn hóa Hà Nội, những người Hà Nội chính gốc bị tổn thương. Bên ngoài họ im lặng nhưng bên trong họ buồn lòng lắm. Điều đáng nói nữa là thời bao cấp Nhà nước giữ quyền tiêu dùng của người dân, mà nhân viên nhà nước là thay mặt Nhà nước giữ quyền tiêu dùng cho nên họ xem thường người tiêu dùng trong quá trình mua bán là điều tất yếu.

Văn hóa ứng xử của thời bao cấp đã được nảy sinh từ đây ra và rồi thẩm thấu dần vào trong phá nát đi cả nền văn hóa Kinh bắc... Chính vì thế tôi đã vô cùng ngạc nhiên khi nghe những cô gái Hà thành chửi thề ngoài phố một cách vô tư. Nhiều khi tôi tự hỏi vì sao ở Sài Gòn người ta giữ được nét văn hóa trong buôn bán. Đơn giản, bởi một lẽ họ không nắm cái quyền tiêu dùng của người dân, họ tôn trọng cái quyền đó của người dân. Người bán phải chiều theo người mua và điều này tồn tại đến ngày nay ở Sài Gòn...”

À ha, bây giờ mới nghe một nhà văn Hà Nội giải thích điều bí ẩn này: văn hóa thanh nhã của Hà Nội bị xóa sổ bởi “văn hóa bao cấp”... khi uy quyền cán bộ tăng, thì lòng tương kính không còn nữa... vì bao tử đã bị nắm rồi, muôn cho đói là đói, muốn cho no là no...

Đó là một cách giaỉ thích. Tôi người Sài Gòn thiệt sự không biết tận tường để lý giaỉ. Chỉ xin đứng dưạ cột mà nghe. Nhân đây, xin cảm ơn nhà văn đã nói về một thắc mắc trong lòng nhiều người có từ 30 năm nay, rằng vì sao lá vàng vẫn còn rơi giữa Hà Nội mà tâm hồn thơ mộng đã dọn vào Sài Gòn.

dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Post by dacung »

Đòi Trả Tên Sài Gòn
Vi Anh
(Việt Báo)

- Đòi trả tên Sài Gòn lại vì "Sài Gòn Còn Mãi Trong Tôi", là tâm tình tha thiết của mỗi một người dân Việt ở Bắc, ở Trung, ở Nam, và ở Hải ngoại. Vì vậy mà chỉ sau non nửa năm ra đời ở Little Saigon (Mỹ), Phong Trào Quốc Dân Đòi Trả Tên Sài Gòn đã họp được Đại Hội Thế giới năm 2006. Họp ngay tại Little Saigon, thủ đô tinh thần của người Việt tỵ nạn CS, nơi thường phát xuất những phong trào và tổ chức đầu tiên và lớn, như Nghị quyết Cờ Vàng, Đại hội Toàn Quân, Đại hội Truyền thông tiếng Việt hải ngoại -- qui mô thế giới. Họp trước Tượng Đài Chiến sĩ Việt Mỹ thành phố Westminsterbằng một cuộc lễ chắc chắn đông người dự với nghi thức long trọng có chào kính quốc kỳ Việt Nam Cộng hòa, tưởng niệm anh linh tử sĩ đã vị quốc vong thân. Họp đúng năm thứ 31 ngày Saigon bị CS Bắc Việt cưỡng chiếm. Họp đúng ngày Chủ Nhựt 2 tháng 7 là ngày Quốc Hội bù nhìn CS thông qua và tay cán bộ đầu sỏ CS Trường Chinh ký ban hành nghị quyết gắn tên một con người Hồ chí Minh nhiều tai tiếng, nhiều tranh luận thay cho tên một địa danh Sài Gòn đã đi vào lịch sử dân tộc, lịch sử thế giới, và vào lòng dân Việt hằng thế kỷ.

Đòi trả tên Sài Gòn lại là ý chí đấu tranh liên tục cho tự do, dân chủ, nhân quyền Việt Nam, của người Việt trong ngoài nước bằng một hình thái chiến tranh khác và mới. Một cuộc đấu tranh chánh trị tiếp nối cuộc chiến tranh võ trang, Chiến tranh Việt Nam chống CS Bắc Việt xâm lược Việt Nam Cộng Hòa từ Bến Hải đến Cà mau. Mỹ vì quyền lợi quốc gia riêng đi với Trung Cộng, Miền Nam thua một trận ngày 30-4-1975 - chớ chưa thua cuộc chiến tranh Việt Nam.

Đòi trả tên Sài Gòn lại là vừa nói cho mình ở hải ngoại và vừa nói giùm cho trên 80 triệu đồng bào trong nước vì bị CS Hà Nội bóp họng, bóp hầu chưa nói mạnh được tâm tư nguyện vọng của mình. Tuy nhiên nhiều người trong nước đã bắt đầu kết nối với hải ngoại phổ biến tin mừng này. Nhiều kết quả khả quan, cụ thể như trong thư từ bà con trong nước ít xài chữ Thành phố Hồ chí Minh. Trên nội san của Tòa Tổng Giám mục Saigon đã có nhiều bài dùng lại chữ Saigon, viết Tòa Giám mục Saigon thay vì Tòa TGM Thành phố Hồ chí Minh. Còn ở hải ngoại thì khỏi nói, phong trào đòi trả tên Saigon như diều gặp gió, ở ba châu, Âu, Mỹ, Úc và khắp mấy chục nước có người Việt định cư.

Đòi trả tên Sài Gòn lại là giáng một đòn chiến lược sanh tử đánh vào cái phao cứu sinh tư tưởng chánh trị của CS Hà Nội - cái gọi là tư tưởng Hồ chí Minh -- mà CS bám víu để làm thế chánh thống công quyền. Chủ nghĩa CS đã thất bại hầu như khắp nơi trên thế giới. Liên xô đột quị ngay tại sân nhà vì thất bại kinh tế. Đông Âu các chế độ CS bị lật đổ bởi các cuộc cánh mạng của người dân. Chỉ còn sót lại 4 chế độ CS ở Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Hàn và Cuba. CS như còn tắc kè đổi màu để thích nghi tồn tại. CS Trung Quốc, và Việt Nam "chuyển hệ tư duy" đổi sang kinh tế thị trường là hệ kinh tế khắc tinh với kinh tế tự do như nước với lửa. Bị phá sản tư tưởng và lý luận, CS Hà Nội bám vào tư tưởng Hồ chí Minh để sống cầm hơi dù chính Ông Hồ chí Minh đã từng thú nhận chẳng có tư tưởng gì ngoài việc bắt chước Mác Lê Mao. Hầu hết những khẩu hiệu, chánh sách, đường lối của Ô Hồ chí Minh đưa ra áp dụng ở Việt Nam chỉ là dạng bản lấy của mấy tay tổ CS Nga Tàu. Đòi bôi tên Hồ chí Minh ở Sàigon được là làm căn bản tư tưởng chánh trị của CS Hà Nội đang bám víu sụp đổ như cục gạch nêm của cái vòm ghothique bị rút, kéo theo sự sụp đổ của cả cái vòm là chế độ CS Hà Nội.

Đòi trả tên Sài Gòn lại là gián tiếp lên án CS đã xóa bỏ căn cước và công lao của đại bộ phận dân tộc trên đường Nam Tiến. Lên án CS đã phủ nhận công lao hãn mã của dân Nam kỳ Lục tỉnh đã dày công khai phá phần đất muỗi kêu như sáo thổi, đĩa lội như bánh canh, xuống sông sấu cắn, lên bờ cọp ăn, là phần đất khai hoang sau cùng trên đường Nam tiến của dân tộc. Lên án CS Hà Nội đã hủy hoại công trình chánh trị của đại bộ phận của dân tộc từ Bến Hải đến Cà mau, kể cả một triệu đồng bào Miền Bắc di cư vào Nam đã xây dựng nên tự do, dân chủ từ sau Hiệp định Geneve đến 30-4-1975.

Đòi trả tên Sài Gòn lại là so sánh một cách hùng hồn cho mọi người dân Việt và các nước thấy tự do, dân chủ làm cho dân giàu nước mạnh; độc tài CS làm cho nước nghèo, dân mạt. Là lên án CS Hà nội đã "cào bằng" kinh tế Miền Nam cho bằng kinh tế nghèo nàn, lạc hậu ở Miền Bắc vì theo chế độ xã hội chủ nghĩa. Cả thế giới đều biết Saigon hậu thân của Hòn Ngọc Viễn Đông ngay trong thời Pháp Thuộc sang thời kỳ độc lập của dân tộc - Việt Nam Cộng Hòa -- vừa là thủ đô chánh trị, vừa là thủ đô kinh tế của đại bộ phận dân tộc Việt. Dù chiến tranh, kỹ nghệ tương đối phát triển, chánh trị tương đối có tự do, dân chủ, xã hội ít ngăn cách, ít bất công, ít tham nhũng. Trăm lần tự do, dân chủ, công bình, dễ chịu, dễ sống hơn Miền Bắc xã hội chủ nghĩa lúc bấy giờ và ngay bây giờ.

Đòi trả tên Sài Gòn nhơn dịp tham dự Đại Hội Thế giới năm 2006 do Phong Trào Quốc Dân Đòi Trả Tên Sài Gòn tổ chức ngày Chủ Nhựt 2 tháng 7, trước Tượng Đài Chiến sĩ Việt Mỹ ở Little Saigon là dịp ký kiến nghị đã có hơn mấy chục ngàn chữ ký rồi để áp lực CS Hà Nội trong công cuộc quốc tế vận cho tự do, dân chủ, nhân quyền Việt Nam. Lời nói bay đi cây viết ở lại. Tham dự đại hội để lấy và để dành cho mình tài liệu và chứng tích tội ác của CS Hà Nội đối với người dân Việt Nam Cộng Hòa. Linh mục Nguyễn hữu Lễ đã sưu tập và phát hành, chỉ lấy tiền giấy mực cho Phong trào, 5$ mỗi cuốn. Đó cũng là dịp những người yêu Saigon thủ đô kinh tế chánh trị của Việt Nam Cộng hòa, từ Úc châu, Âu châu, Canada và nhiều tiểu bang Mỹ về gặp gỡ lại nhau để hàn thuyên tâm sự và bàn chuyện nước việc dân trong "Buổi Sinh hoạt Tâm Sài Gòn Còn Mãi Trong Tôi" suốt từ 6 giờ đến 11 giờ đêm ở Nhà Hàng Seafood World, số 15251 Đường Brookhurst, TP Westminster.

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Khốc Lại

Ngô Nhân Dụng

Thời còn chế độ cộng sản ở nước Nga, anh Ivan chuyên môn đến xưởng trễ năm mười phút. Một hôm, công an KGB bắt anh bỏ tù vì tội “chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa.” Vì mỗi ngày anh đã chiếm đoạt mất mươi phút của giai cấp vô sản toàn thế giới - thời giờ làm việc cũng kể như một thứ tài sản, thuộc quyền quản lý của đảng và nhà nước đại biểu cho giai cấp vô sản quốc tế. Con anh ta là Lev Ivanovich cũng làm cùng xí nghiệp thấy gương bố bị tù, sợ quá, bèn đi làm sớm 5 phút mỗi ngày cho chắc ăn. Nhưng một bữa công an bắt giam Lev vì tội làm gián điệp cho CIA. Nếu không phải gián điệp thì ai đến xưởng sớm ngồi ngó lên cái trần nhà đen dầu hắc ín làm cái gì? Alexei là em của Lev, ngày nào cũng đi làm đúng giờ không sai một giây. Cho tới khi KGB mời anh lên trụ sở làm việc rồi tống giam, vì anh không thể giải thích tại sao cái đồng hồ của anh lại chạy đúng giờ. Chắc chắn phải là đồng hồ ngoại quốc!

Câu chuyện cười trên đây chỉ muốn nói trong chế độ cộng sản, mọi người có thể bị bắt về bất cứ tội gì, bất cứ lúc nào. Ðảng là vua, vua bảo KGB đi bắt ai là người đó có tội, không tội này cũng tội khác. Như một viên công an trong Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn hỏi: “Nếu anh không có tội thì tại sao anh lại bị bắt?” Hỏi thế thì hết đường cãi! Cũng giống một viên quan đời Hán Vũ Ðế mà Tư Mã Thiên nhắc đến trong Sử Ký, thiên “Khốc Lại.” Có người hỏi Ðỗ Chu: “Ông thay mặt nhà vua coi về hình pháp, tại sao không dựa trên pháp luật để xét xử mà lại chỉ chìu theo ý vua?” Ðỗ Chu trả lời: “Luật lệ ở đâu mà ra? Chẳng phải do nhà vua mà ra hay sao?”


Khốc Lại ở đâu mà ra? Vì ông vua nắm toàn quyền sinh sát. Ðảng Cộng Sản đúng là một ông hoàng đế chuyên chế. Ðảng làm ra pháp luật, thi hành luật lệ, chính sách, phán xử người dân theo luật lệ của đảng. Lập Pháp, Hành Pháp, Tư Pháp đều do đảng kiểm soát, quyền hành còn lớn hơn các ông vua ngày xưa nữa. Vì dưới thời quân chủ ông vua cũng chỉ “làm vua” thôi; trong xã hội người ta vẫn có những sinh hoạt mà nhà vua không kiểm soát. Thí dụ ai muốn thờ phượng cúng bái, mở hội, làm đình chùa đều được tự do, các ông thầy đồ tha hồ dạy học, những người muốn họp nhau hát đúm, hát quan họ cũng “thoải mái vô tư” không cần học tập những nghị quyết của cái đại hội khỉ khô nào cả. Các ông vua đời xưa có lúc còn lo bị các quan ngự sử đàn hạch chứ đảng Cộng Sản bây giờ thì không ai dám đụng tới. Thời Tư Mã Thiên chỉ có “quan lại tàn khốc.” Thời nay cả bầu không khí người ta thở hàng ngày cũng tàn khốc.


Thử tưởng tượng có cái xứ sở nào mà luật lệ bắt người dân muốn tụ họp với nhau từ 5 người trở lên là phải xin phép trước không? Luật bắt dân chúng phải cho biết mục đích việc họp mặt, phải theo đúng cái mục đích mà nhà nước cho phép, phải đăng ký tên người, phải khai báo họp mặt từ giờ nào tới giờ nào. Họp nhau ở bất cứ nơi nào, “vỉa hè, trên lòng đường, ở quảng trường, cơ sở kinh tế, văn hóa, nơi sinh hoạt cộng đồng,” vân vân, nếu không có phép, không làm đúng là bị phạt! Bây giờ có 5 anh em công nhân muốn ngồi đánh cờ, hút thuốc, uống trà mạn với nhau ở trong nhà ăn của cơ xưởng, không nắm tờ giấy phép trong tay là có tội! Nếu được phép ngồi tán gẫu về trận Brazil đấu với Nhật Bản trong cúp Bóng Ðá Thế Giới, mà có lúc quên mất mục đích đã đăng ký, lỡ miệng bàn sang chuyện quán bia ôm nào tươi mát nhất thủ đô; nếu cao hứng lại lỡ ngồi lâu quá 10 phút ngoài thời gian đăng ký, thế là vi phạm luật pháp rồi!


Có những người bênh vực chế độ cộng sản, bảo rằng đảng Cộng Sản có lý; vì tất nhiên phải có luật lệ quy định việc tụ họp ở nơi công cộng, chứ nếu không thì bọn thanh niên nó họp nhau tổ chức đua xe gắn máy trên đường phố nguy hiểm lắm! Nghĩa là nếu có những bọn họp nhau làm bậy thì phải làm ra luật ngăn cản không cho mọi người hội họp nếu không nộp đơn trước! Bây giờ có những bọn ăn cắp tiền viện trợ đem mấy triệu đô la đi đánh cá độ, hồ sơ chứa đầy trong máy vi tính; sao không làm cái luật cấm cá độ nếu không xin phép, cấm dùng máy vi tính vào những việc chưa đăng ký, cấm không cho ai viện trợ đô la luôn cho rồi?


Có người muốn bênh vực chế độ cộng sản, nói rằng luật lệ nghiêm khắc vậy nhưng nhà nước lúc nào cũng thương dân, nhà nước sẽ chỉ bắt những bọn “phản động” chứ không làm khó dễ người dân hiền lành cúi đầu khuất phục chịu nhục đâu. Nhưng đó chính là cái mẹo treo dây thòng lọng của nhà nước. Họ làm ra những thứ luật lệ treo trên đầu người dân, thòng sợi dây thừng sẵn vào cổ dân. Nếu thằng dân chỉ lo họp nhau ăn, uống, chơi bời hút xách, chửi bới suông cho hả rồi về nhà đi ngủ, thì dù có làm sai luật cũng được nhà nước ngoảnh mặt nhìn đi chỗ khác. Còn những người dân nào từng có lúc bất đồng ý kiến với đảng và nhà nước thì hễ 5 người gặp nhau ở một chỗ, dù ở trên vỉa hè, trong lòng đường, trong sân banh, trong đình, chùa, vân vân, là sợi dây thòng lọng sẽ siết lại ngay!


Ðó là một chính sách được thực hiện từ thời Stalin, Mao Trạch Ðông, Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Pol Pot. Chính sách của họ là tạo ra một tình trạng mà người dân nào cũng có thể bị buộc tội. Sinh ra ở đời đã là phạm tội. Còn thở không khí được tức là có thể đã phạm tội. Ai cũng cảm thấy trên cổ mình có sẵn sợi dây thòng lọng, bất cứ lúc nào đảng và nhà nước cũng có thể thắt lại, kéo lên được! Muốn sống là phải biết sợ, phải ý thức tình trạng lúc nào mình cũng có thể bị kết tội, như nhà văn Nguyễn Tuân đã thú nhận.

Thí dụ bây giờ có 5 phụ huynh học sinh tình cờ đến trường tiểu học cùng một lúc, cùng van xin cho con mình được đóng học phí bằng năm ngoái, đợi tới ngày mùa bán được thóc sẽ xin nộp nốt số tiền học mới tăng lên. Như thế là có tội rồi, vì không ai xin phép trước việc có mặt trên 5 người một lúc cả! Nếu bây giờ có 5 công nhân cùng tới trước ông chủ Ðài Loan hay Hàn Quốc yêu cầu mỗi ngày được phép dùng nhà vệ sinh 5 lần thay vì chỉ có 3 lần; trong lúc đứng đợi trước văn phòng chỉ hỏi nhau về chuyện đó một câu thôi, là có thể bị bắt rồi! Ðúng luật là phải xin đăng ký với hội đồng nhân dân trước, có giấy phép rồi mới được nói chuyện với nhau!


Làm sao cho tất cả mọi người dân luôn luôn lo sợ mình bị bắt, bị phạt, là một chính sách khủng bố dã man, bất nhân, tàn bạo, còn tệ hại hơn cả đời Tần Thủy Hoàng! Ðó cũng là một chủ trương trước sau như một của các chế độ cộng sản khắp thế giới! Nhưng các chế độ cộng sản như vậy đã tan rã ở Nga và Ðông Âu từ mười mấy năm nay rồi. Chỉ ở những bộ lạc man dã mới còn thứ chế độ như vậy! Nếu người ngoại quốc họ biết ở nước Việt Nam bây giờ vẫn còn những thứ luật lệ cấm tụ họp trên 5 người như thế này thì họ sẽ phải hỏi: Tại sao một chế độ quái đản như thế mà vẫn ngồi trên đầu trên cổ hàng triệu con người trong thế giới ngày nay? Nước Việt Nam là cái thứ nước gì? Dân tộc Việt Nam là cái giống dân gì vậy? Chỉ những người muốn bóc lột sức lao động của người công nhân Việt, muốn đi du lịch ăn chơi ở một nơi có đám dân dễ bảo, hoặc đi tìm gái đẹp rẻ tiền, thì mới ủng hộ thứ chế độ hà khắc như thế.


Nhưng cái luật cấm 5 người còn là nhẹ. Một thứ luật lệ dã man hơn nữa là cái nghị định số 56 vừa phát hành đầu Tháng Sáu này. Gọi là luật về văn hóa thông tin, cái nghị định dài mấy chục ngàn chữ này cấm đủ thứ, từ sao chụp photocopy cho tới sử dụng máy in nếu không theo đúng các luật lệ của nhà nước. Mà luật lệ của nhà nước thì cũng giống như luật của vua, vua nói sao thì đó là luật. Ðó là một sợi dây thòng lọng tròng quanh cổ tất cả mọi người Việt Nam biết đọc biết viết!

Có thứ luật xuất bản nào mà phạt người ta nếu “xuất bản phẩm có nội dung sai sự thật”? Chẳng hạn nếu có sách viết rằng nước Việt Nam có 80 triệu người, nhưng kiểm tra dân số thấy có 83,113,288 người, thì có phạm luật “sai sự thật” hay không? Nếu có người in lại một cuốn sách về anh hùng Lê Văn Tám bây giờ thì sao? Ngày xưa đảng bảo ông ấy là anh hùng, bây giờ các sử gia thú nhận đó là một nhân vật do trí tưởng tượng bịa đặt ra để tuyên truyền. Như vậy có bị phạt hay không? Nếu có ai làm photocopy cuốn sách của Trần Dân Tiên hoặc T Lan viết về Hồ Chí Minh, cứ giả bộ người viết không phải là Hồ Chí Minh, mà bây giờ ai cũng biết cả hai tác giả và nhân vật chỉ là một người; như vậy có bị tội vì viết sai sự thật hay không?

Ðiều kinh khủng là cái nghị định 56 này nó viết những câu mơ hồ khiến cho không người nào biết có những thứ gì bị cấm nữa! Nghi định cấm “xuất bản phẩm có nội dung tiết lộ bí mật... kinh tế” chẳng hạn. Nếu có sách viết về ngân sách làm đường sá, về số sản xuất thủy điện, về lương chết đói của người lao động, như vậy có bị tội hay không? Tội hay không tội, hoàn toàn do “nhà vua” quyết định! Không những người xuất bản có tội, mà các nhà in thấy các xuất bản phẩm có nội dung trái luật mà “không báo cáo ngay với cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản” cũng bị tội nữa! Nghĩa là tất cả các nhà in phải tự đặt ra bộ phận kiểm duyệt, nếu không thì lúc nào cũng thấy mình đang phạm tội! Ðúng chính sách của đảng Cộng Sản, là biến tất cả mọi người dân thành kẻ phạm tội! Ðể cho đảng dễ cai trị! Thời thực dân Pháp cai trị nước ta, những nhà cách mạng như Nguyễn An Ninh, Nguyễn Thế Truyền, Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm còn được làm báo công khai chỉ trích chế độ thực dân. Những bài diễn văn của Phan Châu Trinh, thơ văn của Phan Bội Châu còn được in ra để phổ biến khắp nước. Nếu như lúc đó mà ông Nông Ðức Mạnh làm toàn quyền Ðông Dương thì không bao giờ họ được tự do như vậy!


Trong lịch sử nước ta chưa có một thời nào mà chính quyền có chính sách khốc liệt đối với người dân bị trị như bây giờ! Người Việt Nam có hèn hay không? Chúng ta có cảm thấy cùng chia sẻ một nỗi nhục hay không?

Ngô Nhân Dụng

User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Vẫn Như Cũ
Vi Anh-

Tam đầu chế Nhà Nước của CS Việt Nam đã thoát thai trót lọt như sau. Quốc Hội bỏ thăm một cái rẹt cho Nguyễn phú Trọng làm Chủ tịch Quốc Hội. Kế đó Trọng giới thiệu Nguyễn minh Triết, Quốc Hội bỏ thăm một cái rẹt cho làm Chủ tịch Nước. Và tiếp theo Triết giới thiệu Nguyễn tấn Dũng, Quốc Hội bỏ thăm một cái rẹt cho làm Thủ Tướng. Quốc Hội biểu quyết không cần thắc mắc, hợp thức hóa không cần bàn cãi -- làm cho có hình thức, cho có lệ - không hơn không kém. Không có gì mới ở Việt Nam, Tây nói rượu cũ bình cũ; Việt nói vũ như cẩn, vẫn như cũ.

Không sai. Về hình thức và nguyên tắc, những ai ăn học sách vở chánh trị, hành chánh công quyền học Tây Phương có thể cho đây là một thay đổi gần toàn bộ ba nhà lãnh đạo guồng máy công quyền quốc gia. Đứng về mặt thời gian đây là một thay đổi lớn lao nhứt trong vòng năm năm trở lại đây của Nhà Nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Đứng về mặt tuổi tác đây là một sự trẻ trung hóa hàng ngũ lãnh đạo quốc gia.Trong vài tiếng đồng hồ Quốc Hội đã biểu quyết một cái rẹt đồng ý cho Thủ Tướng Phan văn Khải 72 tuổi, Chủ Tịch Nước Trần đức Lương 69 tuổi, và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn văn An 68 tuổi xin từ chức. Để Nguyễn minh Triết 63 tuổi, bí thư thành ủy TP Sài Gòn, Nguyễn tấn Dũng Phó 56 tuổi Phó Thủ Tướng thứ nhứt, Nguyễn phú Trọng, 62 tuổi Bí Thư TP Hà Nội-lên thay.

Nhưng về nội dung và thực chất, nếu theo sát các sự kiện có trước có sau, thì thấy Quốc Hội chỉ đóng vai trò hợp thức hóa, một cách hình thức, chiếu lệ quyết nghị của Đảng CS trong Đại Hội X, cụ thể là của Bộ Chánh trị do Ô. Nông đúc Mạnh hãy còn tại vị. Cả ba lên và xuống đều từ Bộ Chánh Trị của Đảng mà ra. Ba người lên thay thế đã được chính Đảng CS "đầu tư, bồi dưỡng" nhiều năm trước rồi.. Cả ba đã đã được Đảng chỉ định làm bí thư thánh ủy hai trung tâm kinh tế và trung tâm chánh trị lớn nhứt nước mấy năm rồi và phó thủ tướng thứ nhứt cả mấy năm trước rồi. Và gần đây nhứt, Đảng đã chánh thức chuẩn bị đưa tam đầu chế này lên nắm Nhà Nước. Không những thế mà ba người ra đi cũng đã chuẩn bị từ tháng Tư trong thời kỳ các "hội nghị trù bị". Người lên kẻ xuống đều do Đảng, vì Đảng, của Đảng CS. Đảng CS đã nắm trọn quyền hành, đảng quyền, quân quyền, chánh quyền cả nước từ năm 1975. Quyền hành toàn đảng tập trung vào tay một chục ngoài người gọi là Bộ Chánh trị. Cả ba người xuống cũng như ba người lên đều xuất thân từ cái Bộ ít người, ít bằng cấp, nhưng quyền hành rộng, lớn nhứt của nước do chế độ CS thống trị độc quyền. Do hai Ong Đỗ Mưới và Lê đức Anh hồi dương liệt lão Thái Thượng Hoàng giựt dây, quyền thế lớn nhứt nhưng vô trách nhiệm trước người dân nhứt vì trên nguyên tác Ong chẳng có làm gì để qui trách hình sự được và cũng không thể bãi miễn được..

Quốc Hội còn họp thức hóa một số trung ương ủy viên của Đảng cũng do Bộ Chánh trị đã quyết định cho ra làm Bộ Trưởng Ngoại Giao, Tài Chánh, Giao Thông Vận Tải, Y tế Văn Hóa và Thông tin, làm xong Bộ Chánh trị mới cho về đơn vị nghỉ và làm các chức vụ hành chánh của mình vì đại biểu nhân dân của CS được quyền kiêm nhiệm vhức vụ nhà cầm quyền hành pháp.

Vậy là những người lên cả kẻ xuống đều do và vì Đảng CS Hà Nội, và là người của Đảng, vì Đảng, do Đảng cả-- từ cái lò Đảng mà ra, do cái Bộ Chánh trị đưa ra, và phải làm việc theo chánh sách và đường lối của Bộ Chánh trị đưa ra. Còn Bộ Chánh trị thì vẫn rập khuôn theo đường lối đưa người theo kiểu CS. Theo kiểu mấy nhà chánh trị Tây gọi biên chế biểu (nomenclaturat), Việt gọi là sống lâu lên lão làng ngày xưa bây giờ gọi là Xếp Hàng Chờ Ngay, tiếu lâm lấy 4 chữ XHCN là chữ đầu của Xã Hội Chủ Nghĩa.

Trẻ trung hóa lãnh đạo ư? Không. Nhìn số tuổi bên ngoài thì có đó nhưng cần coi lại. Tài năng không có tuổi. Ô. Nguyễn phú Trọng mới 62 tuổi thật nhưng xem lại việc Ong lãnh đạo Hà Nội, người ta thấy ông là một người CS "cực kỳ" bảo thủ. Còn Nguyễn tấn Dũng cũng bảo thủ cực kỳ, thân Trung Cộng dù là gốc Nam Kỳ lục tỉnh. Mà bảo thủ thường là bịnh của người già về tâm lý. Ô. Nguyễn minh Triết được xem là một bí thư tỉnh ủy dám làm ở Bình Dương tỉnh nhà của Ong rồi tiến về Saigon. Với sức mạnh kinh tế của Miền Nam, người ít học như Ô. Nguyễn văn Linh sanh Bắc nhưng sự nghiệp chánh trị ở Nam, Ô. Võ văn Kiệt Nam chánh tông mà còn vọt lên được Tổng Bí Thư, Thủ Tướng, thì huống hồ gì Ô. Triết có học khá hơn về Toán học. Ong Triết lên không phải vì trẻ vì Ong là người bị bịnh hậu nặng (ung thư tiền liệt tuyến) . Ong lên là vì Miền Nam kinh tế mạnh, Saigon đóng góp một tỷ lệ rất lớn cho ngân sách quốc gia, và là bí thư thủ đô kinh tế, nơi nào làm ra tiền người nơi đó có quyền.

Sau cùng, thế cho nên không ai tin là những người mới lên này đem lại cái gì mới cho nước cho dân Việt Nam. Người ta tin tam đầu chế này vẫn đi theo con đường của những người cũ. Hầu hết những nhà phân tích thời cuộc và nghiên cứu tập tục công quyền CS đều đồng ý một nhận định này. Chánh sách, đướng lối của người CS không tùy thuộc con người, mà tùy thuộc xu thế của phe phái mạnh trong nội bộ của Đảng. Cá nhân của người cầm quyền không thay đổi chánh sách đường lối của Nhà Nước được. Chánh sách, đướng lối của nhà cầm quỳên tùy thuộc Đảng, cụ thể là phe mạnh trong Đảng và Bộ Chánh trị. Chánh phủ, Nhà Nước chỉ thi hành lịnh của Bộ Chánh trị nếu muốn tồn tại.

Nhưng nói tới thì cũng phải nói lui, sư thay đổi con người trong Nhà Nước kỳ này dù gì đi nữa cũng phần nào đem lại bộ mặt mới cho CS Hà Nội về măt ngoại giao và giao thương. Đó là sự dọn mình để đón rước TT Bush đến Hà Nội dư hội nghị thượng đĩnh Diễn Đàn Hợp Tác Kinh tế Á châu Thái bìng dương APEC vào tháng 11 và gia nhập Tổ chức Thương Mại Thế giới WTO.

dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Post by dacung »

Bàn về 'Chính danh' trong thể chế pháp trị

Luật sư Lê Công Định
Viết từ TP. HCM

Image
Tác giả nói trong một nhà nước pháp trị, mọi hoạt động liên quan đến quốc gia phải minh bạch

Không cần phải chờ đến kết quả “bầu cử” vào ngày 26 và 27 tháng 6/2006 vừa qua tại Quốc hội, ngay từ lúc bế mạc Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X, ai cũng biết Ủy viên Bộ Chính trị nào sẽ đảm nhận những chức vụ Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Nước và Thủ tướng Chính phủ.
Dư luận không hề ngạc nhiên khi biết các ông Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Minh Triết và Nguyễn Tấn Dũng lần lượt được “tấn phong”vào những vị trí then chốt đó. Điều đáng tiếc là không một ứng cử viên nào khác xuất hiện để tranh cử và hòa thêm vào dàn đồng ca dân chủ tại diễn đàn nghị viện mặc dù đã có nhiều ý kiến đề nghị như vậy.

Trước khi Quốc hội bỏ phiếu chọn Chủ tịch Quốc hội, ông Nguyễn Phú Trọng thậm chí còn thừa nhận đã dành phần lớn thời gian trước đó cho công việc nghiên cứu lý luận và “chưa hiểu biết nhiều về công tác lập pháp và hoạt động nói chung của Quốc hội”, và để trấn an các đại biểu của dân, ông cam kết sẽ có “quyết tâm cao và phương pháp đúng” để làm tròn trọng trách của người đứng đầu cơ quan lập pháp tối cao.

Đối với hoạt động nghị viện dân chủ trên thế giới, điều này quả nhiên lạ lùng, bởi lẽ Chủ tịch Quốc hội là một chức vụ chính trị, rất nhiều người muốn “tranh dành”, các ứng viên phải vận động tranh cử và tìm cách chứng minh mình có nhiều kinh nghiệm nghị trường và, quan trọng hơn, có đủ khả năng điều hành một quốc hội đa thành phần đại diện nhiều lợi ích khác nhau trong xã hội. Họ không thể là người “khiêm tốn”, tự thừa nhận mình thiếu kinh nghiệm và không cần vận động gì cả, mà vẫn được … “bầu” với tỷ lệ đa số hầu như tuyệt đối.

Ở khía cạnh khác, trong những phiên họp chất vấn bộ trưởng trước diễn đàn Quốc hội vừa qua, dân chúng một phen choáng váng khi nghe các bộ trưởng, sau khi trả lời quanh co một số vấn đề mà đại biểu của dân cần được giải đáp thỏa đáng, đã biện minh cho sự yếu kém trong quá trình thực thi chức trách của mình bằng cách viện dẫn các quyết định của Đảng, thay vì nêu ra cơ sở pháp lý thuyết phục.

Rõ ràng họ, và không chỉ có họ, luôn cố tình quên rằng luật pháp và lợi ích dân tộc là điều duy nhất cần phải được thượng tôn. Thiếu vắng tinh thần thượng tôn luật pháp và mất đi sự tín nhiệm của cộng đồng dân tộc, thì dù có cầu viện đến bất kỳ khiêng mũ che chắn nào chăng nữa và dẫu có tại vị lâu đến đâu chăng nữa, người dân vẫn không tâm phục và nhìn nhận những chức phận kiểu như vậy.

Thể chế hiện hành

Cơ chế bầu cử nhiều tầng trước các kỳ đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó những đại biểu “ẩn danh” (tại Đại hội X con số này là 1.176) mặc nhiên “đại diện” quốc dân chọn ra các nguyên thủ quốc gia, là một thực tế lịch sử, dù muốn hay không, từ nhiều năm nay từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam nắm quyền lãnh đạo đất nước.

Khoan bàn đến ưu điểm và nhược điểm của một cơ chế bầu cử như vậy. Trước hết hãy nhìn khía cạnh “chính danh” của quy trình lựa chọn các thành viên trong bộ máy lãnh đạo quốc gia hiện nay. Đối với một thể chế nhà nước pháp trị, sự “chính danh” gắn liền với tính hợp hiến, nghĩa là việc bầu cử nguyên thủ quốc gia để quốc dân “chọn mặt gửi vàng” phải được minh định trong Hiến pháp, chứ không từ bất kỳ văn kiện chính trị nào khác.

Theo Hiến pháp Việt Nam, Điều 84.7, Quốc hội - vốn do toàn dân bầu ra - có quyền “bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ”.

Trên thực tế, có thể nói thẳng, ai cũng biết Quốc hội chỉ “hợp thức hóa” kết quả lựa chọn tại các kỳ Đại hội Đảng. Đặc biệt gần đây, khi dư luận gây áp lực buộc Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đào Đình Bình từ chức, thậm chí còn đề nghị cách chức ông này, cựu Thủ tướng Phan Văn Khải đã “tiết lộ” rằng việc cách chức hoặc miễn nhiệm một bộ trưởng thuộc thẩm quyền của Ban Bí thư Trung ương Đảng, chứ không phải của Thủ tướng.

Tất nhiên, Hiến pháp hiện hành không cho phép Thủ tướng cách chức một bộ trưởng, nhưng cũng không trao thẩm quyền đó cho Ban Bí thư. Theo Điều 84.7 nêu trên, chỉ Quốc hội có quyền phê chuẩn việc cách chức bộ trưởng theo đề nghị của Thủ tướng. Như vậy, tuy thực quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức bộ trưởng thuộc về Ban Bí thư, song thẩm quyền này không “chính danh” vì không được hiến định.

Rộng hơn, không chỉ riêng việc bổ nhiệm, miễn nhiệm hay cách chức này, mà toàn bộ quy trình thông qua quyết định cũng như đề cử cán bộ cho hoạt động nhà nước trong và ngoài các kỳ Đại hội Đảng, cũng đều không chính danh như vậy.

Việc điều hành hệ thống quản lý nhà nước với cơ chế thông qua những quyết sách quan trọng và bầu chọn nguyên thủ quốc gia, mà trên thực tế do một đảng chính trị quyết định, dù là đảng cầm quyền, một lần nữa cho thấy Đảng, chứ không phải nhà nước, đang cai trị quốc gia. Thể chế chính trị như vậy, trong ngành chính trị học, được định danh là “đảng trị”, chứ không phải “pháp trị”.

Tiến đến thể chế pháp trị thực sự

Trong xu thế dân chủ hóa hoạt động của Đảng và xã hội sau Đại hội X, cần phải từ bỏ thể chế “đảng trị” nói trên để chuyển sang thể chế “pháp trị”, đặt đảng cầm quyền và mọi hoạt động của đảng này dưới sự giám sát minh bạch của luật pháp.

Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền duy nhất hiện nay tại Việt Nam. Vai trò lãnh đạo này đã được quy định trong Hiến pháp hiện hành. Tuy nhiên, toàn bộ hoạt động của Đảng, vốn ảnh hưởng đến sự phát triển đất nước và vận mệnh dân tộc, lại không được luật pháp chi phối cụ thể và do vậy khiếm khuyết tính chất chính danh như đã nêu trên. Danh không chính thì ngôn không thuận.

Tuy không nói ra, nhưng rõ ràng rất nhiều người đã không tâm phục khẩu phục khi bị buộc phải mặc nhiên trao quyền “đại diện” cho 1.176 đại biểu tham gia Đại hội X - mà họ không được biết danh tính - thay mặt họ thông qua các quyết sách quan trọng, trong đó có việc lựa chọn nguyên thủ quốc gia. Hiến pháp không thể mặc nhiên bị các văn kiện của Đảng “qua mặt” và Quốc hội không thể bị những quyết định của Đảng đặt trước “việc đã rồi” trên thực tế.

Đối với một nhà nước pháp trị, mọi hoạt động liên quan đến quốc gia đều phải minh bạch. Chuyện của một đảng cầm quyền không chỉ là chuyện riêng của đảng ấy, và chuyện của 83 triệu dân không chỉ là chuyện riêng của một nhóm thiểu số 3 triệu người, thậm chí 1.176 người.

Để củng cố vị trí lãnh đạo của mình trong hiện tại, thay vì phải cầu viện đến lập luận thiếu thuyết phục về sự “lựa chọn của lịch sử” trong quá khứ, cần phải chính danh hóa mọi hoạt động của Đảng Cộng sản bằng luật pháp, đồng thời trao cho người dân thực quyền thách thức năng lực của những ứng viên do Đảng giới thiệu, thậm chí đề cử những ứng viên ngoài Đảng tham gia hoạt động nghị trường và điều hành quốc gia.

Nói cách khác, phải chuyển từ thể chế đảng trị sang pháp trị để đạt được “ngôn thuận” trong nhân dân.

......................................................................

Nguyen Thanh, Hà Nội
Thật buồn lắm, tôi thấy hiện nay người dân Việt Nam, đặc biệt là tầng lớp trí thức, đang bị đặt ra ngoài trong đời sống chính trị. Trong những cuộc trò chuyện với nhau về những vấn đề trong đời sống xã hội chính trị, chúng tôi nói như những người ngoài cuộc, nói mà mặc nhiên chỉ để cho vui. Đảng viên là một khái niệm mà đã từ lâu người ta không còn tự hào nhắc đến nó nữa, vậy một đảng mà thành viên của nó không được xã hội coi trọng liệu còn xứng đáng để lãnh đạo đất nước hay không.

Tầng lớp trẻ tuổi ngày hôm nay tuy không phủ nhận những hy sinh, những mất mát của những bậc cha anh trong chiến tranh giành độc lập. Nhưng sự trân trọng, sự tín nhiệm với tầng lớp bộ máy điều hành đất nước, mà Đảng CS là thành phần chi phối đã không còn tồn tại trong chúng tôi nữa.

Thật sự, những điều sáo rỗng mà các vị lãnh đạo vẫn trả lời trên các phương tiện thông tin đại chúng đã không dành được sự quan tâm của chúng tôi nữa, mà thay vào đó là một cái nhếc mép, một tiếng cười khẩy. Tuy nhiên, bên cạnh những sự bi quan về khả năng điều hành đất nước của các vị, tôi vẫn tin vào khả năng thay đổi của một vài cá nhân, trong đó có ông Nguyễn Thiện Nhân, tân Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. Tôi chỉ nghĩ một điều cái gì không minh bạch, ắt ẩn chứa những điều điều khuất tất. Cái gì bị chi phối một cách độc đoán, ắt ẩn chứa những điều oan ức, bất công.

Sao Mai, TP HCM
Bạn Sa, TPHCM ạ. Từ ngày xưa đến nay chống trả các thế lực ngoại xâm chỉ có Đảng Công sản VN thôi sao! Bạn có biết rằng trong thời chiến tranh, Đảng CS phải hợp tác với nhiều Đảng khác để giành chiến thắng không? Hiến pháp VN hiện nay do ĐCSVN biên soạn thì đương nhiên là họ phải ghi vào cái việc họ là người lãnh đạo, giống như ngày xưa ai giành thắng lợi thì xưng lên làm Vua vậy mà. Chuyện của luật sư Định không nói ra thì ai cũng biết, nó là phải như vậy, cho tới vài trăm năm nữa mà Đảng CSVN còn lãnh đạo thì nó vẫn cứ là như vậy. Không thể thay đổi được đâu, đừng mơ các bạn ơi.

Nguyễn Minh, TP. HCM
Cũng có một chút an ủi là trong diễn đàn Quốc hội người ta còn tranh luận chút ít. Còn trong Đại hội Đảng thì không ai được biết chuyện gì xảy ra trong đó. Có một điều tôi tin chắc là trong đó cũng không có gì gọi là dân chủ.

Cứ nhìn vào danh sách ban chấp hành Trung ương thì sẽ thấy toàn bộ bí thư các tỉnh thành đều hiện diện đầy đủ. Điều đó có nghĩa là người ta đã cơ cấu và thỏa thuận rất cao trong Đại hội. Tiếc thay, một tổ chức thiếu tính đấu tranh như thế lại đang chi phối toàn bộ chuyện hệ trọng của đất nước.

Tôi thật sự thất vọng về văn kiện Đại hội Đảng vì trong đó người ta vẫn còn đề cập quá nhiều vấn đề xa rời thực tế. Rất mong các vị lãnh đạo có cái nhìn thực tế hơn và đừng nhầm lẫn rằng bắt mọi người tin vào những điều không thực tế sẽ giữ mãi được quyền lãnh đạo của mình. Trước hết hãy vì lợi ích của toàn dân.

dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Post by dacung »

Thầy Đỗ Việt Khoa: Tôi hơi thất vọng về cách xử lý của tân Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân
2006.07.14
Gia Minh, phóng viên đài RFA

Gần đây tại Việt Nam có hai nhân vật trong ngành giáo dục được báo chí nhắc đến khá nhiều. Thứ nhất là giám thị Đỗ Việt Khoa, người lên tiếng tố cáo gian lận tại hội đồng thi TNPT Phú Xuyên A tại Hà Tây vừa qua.

Image
Thầy giáo Đỗ Việt Khoa. Photo courtesy HaNoi Moi Online

Nhân vật thứ hai là tân bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân của Bộ Giáo dục- Đào Tạo. Người được nhiều người kỳ vọng sẽ giúp chỉnh đốn tình hình giáo dục nước nhà đầy dẫy những điều tiếng lâu nay.

Vào chiều ngày 12 tháng 7 vừa qua, đích thân ông Nguyễn Thiện Nhân và phái đoàn Bộ đã đến nhà riêng của thầy giáo Đỗ Việt Khoa tại xã Vân Tảo, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây để thăm hỏi. Đây là một sự kiện hy hữu ở Việt Nam.

Gia Minh đã hỏi chuyện thầy giáo Đỗ Việt Khoa về chuyến thăm đó cũng như ý kiến của thầy về khả năng giúp chấn hưng nền giáo dục Việt Nam của ông tân Bộ trưởng Giáo dục- Đào tạo. Trước hết thầy giáo Đỗ Việt Khoa thuật lại:

Thầy giáo Đỗ Việt Khoa: Lần đầu tiên có cảnh một bộ trưởng giáo dục đến gặp một giám thị tố cáo tiêu cực. Bộ trưởng đến bất ngờ, khá sớm. Ông có hỏi tôi về cuộc sống.

Gia Minh: Ngoài chuyện cuộc sống hẳn nhiên vấn đề giảng dạy và chống tiêu cực mà thầy có tham gia là nội dung chính. Vậy hai bên trao đổi thế nào?

Tôi thì thấy hơi thất vọng một chút là bộ trưởng xử lý chưa được mạnh mẽ, mà chấp nhận cho Sở Hà Tây xử lý theo kiểu mà người ta nói là 'dĩ hoà vi quý', 'dơ cao đánh khẽ', 'dọa nhau một chút thôi'. Như thế thì có nghịch lý là không đủ sức răn đe, mà những người làm sai tiếp tục làm hiệu trưởng thì họ coi thường pháp luật. Cá biệt có thể sau này có người sẽ quay lại trù dập tôi.

Thầy giáo Đỗ Việt Khoa
Thầy giáo Đỗ Việt Khoa: Chúng tôi chỉ có 40 phút, mà phóng viên đông nên không thể nói lên quan điểm riêng. Nhưng tôi có nêu ra là tình trạng tiêu cực diễn ra khắp nơi trên cả nuớc, đâu đâu ai cũng kêu.

Thực ra chính quyền thì không xúi ai làm thế; chẳng qua lỗi là nơi trường học, nơi các thầy cô, phụ huynh học sinh. Và lỗi rất lớn là sự gian dối trong xã hội phát triển quá; gian dối trong mọi lĩnh vực nên dẫn đến gian dối trong thi cử. Tôi có kể một chút là cấp trên ép chúng tôi thực hiện điểm các môn phải đúng.

Gia Minh: Bộ trưởng có hỏi về nguồn gốc gây ra tình trạng đó không?

Thầy giáo Đỗ Việt Khoa: Không, qua hai tuần làm việc ông nhận được cả 200 bức thư và qua báo chí thì ông cũng nắm được nguyên nhân. Ông chỉ muốn nghe trực tiếp thôi. Tôi nói với ông là tôi không đấu tranh cho nguyện vọng của một cá nhân nào.

Gia Minh: Bộ trưởng có nói điều gì mà ông cho là đặc biệt, khác với những điều ông đã tuyên bố trên báo chí?

Thầy giáo Đỗ Việt Khoa: Nói chung ông cũng không đưa ra điều gì đặc biệt ghê gớm lắm; mà qua chuyến thăm này có điều là muốn khẳng định với đồng bào cả nứoc và các bạn ở nước ngoài là ông muốn chống tiêu cực.

Tôi có nói với ông về biện pháp xử lý những cán bộ vi phạm tại Hà Tây vừa qua là nhẹ. Ông nói với tôi thì 15 ngày nữa, Bộ sẽ có thông báo chính thức về trường hợp đó. Vấn đề này cũng được đưa sang cho ông Bành Tiến Long, và ông này nói là đã làm theo pháp luật rồi.

Tôi thì thấy hơi thất vọng một chút là bộ trưởng xử lý chưa được mạnh mẽ, mà chấp nhận cho Sở Hà Tây xử lý theo kiểu mà người ta nói là 'dĩ hoà vi quý', 'dơ cao đánh khẽ', 'dọa nhau một chút thôi'. Như thế thì có nghịch lý là không đủ sức răn đe, mà những nguời làm sai tiếp tục làm hiệu trưởng thì họ coi thuờng pháp luật. Cá biệt có thể sau này có nguời sẽ quay lại trù dập tôi.

Bạn nghĩ gì về việc này? Xin email về Vietweb@rfa.org
Gia Minh: Thầy có trình cho ông bộ trưởng 10 kiến nghị, vậy ông ta tiếp nhận ra sao?

Thầy giáo Đỗ Việt Khoa:Tôi trình kiến nghị bằng văn bản viết tay, và ông nói là nhận qua tinh thần tiếp nhận ý kiến của một nhà giáo mà không phải là một nguời tố cáo.

Gia Minh: Thầy có tin rằng một ông bộ trưởng có thể giúp cho tình hình giáo dục thay đổi như lời hứa của ông khi nhậm chức?

Thầy giáo Đỗ Việt Khoa: Tôi không kỳ vọng lắm vào cá nhân một mình bộ trưởng. Ông sốt sắng muốn thế, ông công tâm nhưng không mạnh mẽ không dám cách chức hiệu trưởng các trường thì 10 năm nữa không làm được.

Hơn nữa quanh ông bộ trưởng là một bộ máy cũ mà bộ máy ấy gian lắm rồi, mà nếu không cách chức những nguời ấy đi thì hơn 10 năm nữa cũng chưa chắc có thể chấn hưng nền giáo dục.

Gia Minh: Cám ơn thầy.

Tiếng Việt

--------------------------------------------------------------------------------

© 2006 Radio Free Asia

Post Reply