ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM BÓP NGHẸN THÔNG TIN

Những đề tài nóng của Thời Sự. Các bài viết lượm nhặt trên Net ở nơi đây chỉ dùng để tham khảo không phải là chính kiến riêng của nhóm phụ trách.

Moderators: CayQueo, phu_de

Post Reply
leduc_henri
Posts: 32
Joined: Mon May 22, 2006 1:17 pm
Contact:

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM BÓP NGHẸN THÔNG TIN

Post by leduc_henri »

Nhà cầm quyền cộng sản Việt nam (tức Việt Cộng) siết chặt gọng kìm kiểm soát thông tin trên mạng
Năm 2006!
Như chúng ta đã biết, thời đại ngày nay là thời đại của công nghệ thông tin và tin học phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết và như vũ bão, sự tiến bộ thể hiện qua việc các sản phẩm của công nghệ thông tin thay đổi rất nhanh chóng thậm chí là từng ngày nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người. Và cái thời điểm xảy ra cuộc cách mạng về tin học là thế kỷ 21, loài người tiến bộ đã bước vào thế kỷ 21 một cách vững chắc. Ấy vậy mà tại một đất nước nhỏ bé và nhược tiểu thuộc Đông Nam Châu Á có tên gọi dài dằng dặc là nước "Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam" do cộng sản Việt Nam nhảy lên nắm quyền và đặt tên nước như vậy, lại xảy ra một chuyện ngược đời có một không hai trên thế giới. Trong khi tất cả mọi người dân của hơn 200 quốc gia trên thế giới luôn mong muốn tiếp cận nhanh nhất mọi thông tin cập nhật từng giờ, từng ngày để có thể theo kịp sự phát triển của thế giới, thì nhà cầm quyền cộng sản Việt nam lại làm cái chuyện ngược đời là ngăn chặn không cho người dân sống trong đất nước nhỏ bé và nhược tiểu Việt nam tiếp cận với các luồng thông tin đa chiều trên thế giới nhằm mục đích bưng bít và loè bịp. Người dân ở Việt nam bắt đầu được tiếp cận thế giới thông tin internet vào quãng độ những năm 1995-1996, nhưng đến năm 1997 nhà cầm quyền cộng sản Việt nam mới chỉ hé mở cửa ngõ thông tin ra thế giới bên ngoài, vừa mở vừa run, hầu như rất ít người dân biết đến mạng internet và thư điện tử (email), những thứ này là hàng xa xỉ phẩm chỉ có mặt tại các văn phòng đại diện của nước ngoài đặt tại Việt nam và một số rất ít cơ quan công sở của nhà nước Việt Cộng. Nhưng 10 năm sau tức là đến năm 2005 và bây giờ là năm 2006 thì tình hình đã biến chuyển rất nhiều, từ chỗ là hàng xa xỉ phẩm chỉ có cơ quan công sở của nhà nước Việt cộng mới được xài thì đến nay hầu như bất cứ ai biết đến mạng internet và thư điện tử (email) thì cũng đều có thể truy cập mạng thông tin internet toàn cầu và lập cho mình một địa chỉ thư email cá nhân riêng để sử dụng. Các quán dịch vụ café internet tư nhân mọc lên như nấm sau cơn mưa để đáp ứng nhu cầu sử dụng, trao đổi thông tin của từng người dân trong một môi trường thế giới phát triển với tốc độ chóng mặt như hiện nay. Góp phần vào sự phát triển này phải kể đến công lao to lớn của các công ty như YAHOO, GMAIL, HOTMAIL, HUSHMAIL…họ đã cung cấp miễn phí hàng tỷ hộp thư điện tử (email) cho hàng tỷ con người đang sinh sống trên hành tinh. Hầu hết các công ty này đều có xuất xứ và đại bản doanh tại Hoa Kỳ, một siêu cường giữ vị trí số 1 thế giới về kinh tế và quân sự, cũng như là một trong những quốc gia tự do dân chủ hàng đầu trên thế giới, luôn tôn trọng tối thượng các quyền con người, mọi quyền công dân được minh định trong Hiến pháp đều được bảo đảm và được thực thi rất nghiêm minh và công bằng bởi các chính phủ dân chủ do người dân trực tiếp bỏ phiếu bầu nên, bởi vì họ là các chính phủ dân chủ cho nên họ tuyệt đối tôn trọng các quyền cơ bản của người dân.
Mạng thông tin internet toàn cầu đã giúp cho con người mặc dù sinh sống ở khắp nơi trên trái đất này, ở cách xa nhau đến hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn km vẫn cảm thấy rất gần gũi, đã giúp con người rút ngắn khoảng cách, thậm chí khoảng cách là bằng không, khái niệm về không gian và thời gian không còn xa xôi cách trở như trước nữa. Đất nước nhỏ bé và nhược tiểu Việt nam của chúng ta cũng có khoảng hơn 3 triệu cư dân đang sinh sống rải rác ở hơn 80 quốc gia trên thế giới, với thân thế của họ là những "người Việt tị nạn cộng sản", và hầu hết đều sinh sống tại các quốc gia dân chủ như Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Đức, Úc, Hà lan, Nauy, Thuỵ Điển, Ba Lan, khối EU…Mạng thông tin internet toàn cầu cũng là mạch nối giữa hơn 3 triệu người Việt Hải ngoại với thân nhân, gia đình của họ đang ở Việt nam.
Mặc dù trong thời gian gần đây cầm quyền Việt cộng tức cộng sản Việt nam luôn mồm ra sức kêu gào "hoà hợp hoà giải dân tộc, quên đi quá khứ hận thù", mị dân lừa đảo bằng những khẩu hiệu như "đồng bào ở xa Tổ quốc", "Khúc ruột ngàn dặm", "Việt Kiều yêu nước", "Là một bộ phận không thể tách rời của dân tộc"…Tuy nhiên một mặt thì kêu gào như vậy, nhưng một mặt khác thì lại làm những chuyện mờ ám, thất nhân thất đức như chuyện đập bỏ những bia tưởng niệm tại hai đảo Galang và Bidong của thuyền nhân Việt nam không may bị chết trên biển. Rồi ngăn chặn không cho người dân trong nước tiếp cận với văn hoá, sách báo, ấn phẩm của người Việt Tự do, cho đến nay sách báo hải goại vẫn chưa mảy may được cập bến bờ quê hương, (Việt cộng có cho cập bến quê hương chăng thì đó chỉ là những đồng dollar có in hình George Washington hay là các cựu Tổng thống Hoa kỳ khác), một mặt lại tung các sách báo của Việt cộng tràn ngập làm đỏ lòm hết cả các thư viện hải ngoại. Nhất là trong lĩnh vực thông tin mạng internet toàn cầu, cộng sản Việt nam cũng không để yên cho các sinh hoạt văn hoá, chính trị của Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại hải hoại được yên ổn, Việt cộng đã thuê những chuyên gia giỏi nhất về tin học để phá phách các trang web của bà con ta ở hải ngoại, và thay thế vào đó là các trang web đỏ lòm của nhà nước Việt cộng cộng sản Việt nam. Cụ thể các trang web hải ngoại bị Việt cộng phá phách, cho hacker xoá trắng là trang Danchimviet.com, NguoiVietOnline, Vietnam, Vietnamexodus, Vietland, Doithoai, Ykien…nhưng chỉ một thời gian rất ngắn sau đó các trang web hải ngoại lại được khôi phục với sức sống mãnh liệt hơn trước gấp bội phần. Trên thực tế thì băng Đảng Mafia Việt cộng dùng bức tường lửa để ra sức ngăn chặn, áp bức trói buộc không cho người dân trong nước truy cập vào các trang web của người Việt Hải ngoại, nhưng lại cho đám an ninh mật vụ theo dõi 24/24 giờ những hoạt động của các trang web này, cho nên mới có chuyện công an cộng sản Việt nam bắt bớ, hành hung, khủng bố các nhà đấu tranh dân chủ trong nước ngay sau khi các nhà dân chủ đưa những ý kiến hay bài viết về dân chủ của họ lên mạng
Hiện nay, trong những ngày đầu của tháng 6 năm 2006 này băng Đảng Mafia Việt cộng đang họp hành lu bù với đám Đại biểu Quốc hội Bù Nhìn chỉ tổ tốn tiền đóng thuế của Nhân dân phục vụ cho một đám sâu dân mọt nước, báo hại Nhân dân chứ không được cái tích sự gì. Để đảm bảo một phần yên ổn cho các cuộc họp hành tốn kém tiền bạc của dân này, Đảng Mafia Việt cộng đã tung đám tay chân, an ninh mật vụ ăn chuyên ăn lương bằng tiền đóng thuế của người dân, nhưng lại đi phục vụ cho đảng Mafia Việt cộng, giả dạng thường dân trà trộn vào các quán dịch vụ café internet để theo dõi, kiểm soát ngăn chặn không cho người dân vào mạng, xem tin tức "ngoài luồng", "phản động" theo cách gọi của Đảng Mafia Việt cộng. Những tên an ninh chìm thường được tung đi rải khắp các quán dịch vụ café internet, bọn chúng không mặc sắc phục, mà ăn mặc như thường dân, khi đến thì chìa ra cái thẻ công vụ đỏ lòm giơ lên cho chủ quán dịch vụ internet xem và bảo:
"Tôi là công an an ninh mạng, đang đi kiểm tra các hoạt động của dịch vụ internet, tôi sẽ vào ngồi chơi như một người khách bình thường, và để theo dõi xem có ai lợi dụng internet để chống phá nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam hay không?".
Đương nhiên là không một chủ quán dịch vụ internet nào mà lại dám to gan từ chối câu nói như mệnh lệnh phát ra từ miệng tên an ninh mật vụ như thế, và tên an ninh mật vụ này còn tỏ ra rất gian manh, xảo trá, lớn tiếng lừa đảo bịp bợm nói với chủ quán dịch vụ internet:
"Chúng ta chấp nhận tụt hậu hơn 10 năm về thông tin so với thế giới để đảm bảo an ninh trật tự, ổn định chính trị ở Việt nam, trong khi đang họp Quốc Hội, có rất nhiều kẻ đã lợi internet để tung lên mạng những bài viết có tính chất nói xấu, bêu riếu sự lãnh đạo của Đảng CSVN, chúng tôi có nhiệm vụ phải ngăn chặn những bài viết như thế hay là những kẻ nói xấu như thế".
Như thế có nghĩa là đồng nghĩa với câu nói của tên an ninh mật vụ này là Đảng Mafia Việt cộng muốn nắm đầu, túm tóc lôi dân tộc Việt nam đẩy xuống vũng bùn đen!!! Cùng với hàng loạt các văn bản, nghị định 55/2001/NĐ-CP ngày 23/8/2001 (Về việc quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet) do thủ tướng Việt cộng Phan Văn Khải đã ký, thông tư số 02 liên bộ (Bộ bưu chính viễn thông, Bộ văn hoá thông tin, Bộ công an…) ngày 14 tháng 7 năm 2005 về việc kiểm soát internet. Mới đây nhất là việc thủ tướng Việt cộng Phan Văn Khải lại ra tay ký nghị định số 56/2006/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong hoạt động văn hoá thông tin có hiệu lực bắt đầu từ ngày 1 tháng 7 năm 2006 …Có lẽ băng Đảng Mafia Việt cộng cảm thấy rất chờn khi báo chí gần đây liên tục phanh phui đả kích các vụ tham ô tham nhũng tày trời của những tên quan chức chóp bu của Đảng Mafia Việt Cộng như vụ Bưu chính viễn thông, Seaprodex, VietsoPetro, PUM18, Vietnam AirLine, vụ sắp tới đây nữa sẽ là Tổng công ty than Việt nam đang làm lung lay và có nguy cơ ảnh hưởng đến sự sống còn của băng Đảng Mafia Việt cộng. Đảng Mafia Việt cộng đang muốn kiểm soát, kìm kẹp, ngăn chặn các sinh hoạt tự do thông tin của người dân. Ở Việt nam các chủ quán dịch vụ internet còn phải làm bản cam kết với bên công an văn hoá rồi mới được phép kinh doanh, nghe nói từ ngày 1 tháng 7 năm 2006 tới đây, cộng sản Việt nam bắt buộc mọi người dân khi vào mạng xem tin tức tại các quán dịch vụ internet là phải trình thẻ, chứng minh thư nhân dân…và buộc chủ quán dịch vụ phải ghi lại tên tuổi, địa chỉ, nghề nghiệp của khách hàng, nội dung những trang web mà khách hàng truy cập…Đúng là một trò hề của Việt cộng cộng sản Việt nam trong thời đại bùng nổ thông tin kỹ thuật số ở thế kỷ 21 này! Quả là không ngoa khi Tổ chức phóng viên không biên giới RSF có trụ sở tại Paris đã xếp băng Đảng Mafia Việt cộng vào một trong 15 quốc gia là kẻ thù của internet. Tuy nhiên trên mạng thông tin internet toàn cầu hiện nay có trên 8 tỷ trang web các loại, hàng ngày lại có không biết bao nhiêu trang web mới được sản sinh ra, như vậy thì băng Đảng Mafia Việt cộng có ba đầu sáu tay, mười hai con mắt cũng không thể nào mà kiểm soát hết nổi, đây cũng là lời thú nhận của tên mật vụ an ninh mạng với một chủ quán dịch vụ internet. Băng Đảng Mafia Việt cộng cũng không biết làm gì hơn là lại cho dán cáo thị, niêm yết tại các quán dịch vụ café internet với nội dung lời lẽ như sau: "Cấm không được truy cập vào các trang web có nội dung không lành mạnh" hoặc là "Cấm không được truy cập vào các trang web có nội dung đồi truỵ và phản động chống phá nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam!", nhằm để đe doạ phủ đầu người dân khi lên mạng xem tin tức, đó thực ra chỉ là một đòn để ngăn chặn không cho người dân tiếp xúc với những sinh hoạt chính trị trên mạng internet mà thôi. Trong khi đó đa phần người dân Việt nam trong nước không biết rằng quyền tự do thông tin là một trong những quyền tối thượng, quyền căn bản của con người đã được Tuyên Ngôn Quốc Tế Về Nhân Quyền của Tổ chức lớn nhất hành tinh, quy tụ hàng trăm quốc gia trên thế giới là Liên Hợp Quốc minh định, được Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc thông qua và công bố vào ngày 10 tháng 2 năm 1948.
Như vậy có nghĩa là băng Đảng Mafia Việt cộng đang lợi dụng lộng quyền hành để chà đạp lên quyền con người ở Việt nam. Chúng ta những người dân Việt nam chân chính cần phải lên tiếng đòi lại những quyền căn bản cho dân tộc Việt nam, cho con cháu chúng ta mai sau, để dân tộc Việt nam trường tồn và phát triển theo kịp đà phát triển của nhân loại trên thế giới.
Nhóm bạn trẻ Tri Thức-Hải Hà
email: nhombantretrithuchaiha@yahoo.com
Luôn là bạn đồng hành và ủng hộ các nhà đấu tranh dân chủ, phong trào dân chủ hoá đất nước Việt nam!
14-06-2006.

dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Post by dacung »

Từ Thái Bình 1997 đến biểu tình 2007

Quốc Phương
Ban Việt Ngữ BBC

Các cuộc tuần hành được cho là tự phát ‘Vì Hoàng Sa-Trường Sa’ vừa qua ở Hà Nội và TP HCM làm người ta nhớ lại các cuộc biểu tình của nông dân Thái Bình 10 năm trước.
Trong cả hai sự kiện nhà chức trách kiểm soát chặt chẽ việc đưa tin của các phương tiện truyền thông đại chúng trong nước để hạn chế biểu tình, tuần hành lan rộng.

Có vẻ có cố gắng chia cắt người biểu tình với các tầng lớp dân chúng khác có mục tiêu cô lập họ, đồng thời tạo sự mất phương hướng trong những giới không tham gia vì thiếu thông tin.

Nhưng đến khi truyền thông trong nước được phép tham gia thì có chiến lược rõ ràng cho phù hợp với quan điểm ý thức hệ và tình hình nội bộ.

Có chăng sự khác biệt lần này thông tin truyền đi nhanh hơn các vụ tuần hành vì Hoàng Sa-Trường Sa xảy ra ngay tại các đô thị lớn, trong thời đại truyền thông mạng, điện thoại di động phát triển hơn hẳn năm 1997.

Thái Bình 1997

Một nhà nghiên cứu từ Hà Nội xin ẩn danh kể lại: "Cuối tháng 6 năm 1997, Viện của tôi được lệnh khẩn về tỉnh Thái Bình để tiến hành một cuộc điều tra tình trạng và nguyên nhân của sự biến tại năm trên bảy huyện của tỉnh này. Đoàn từ Hà Nội đi Thái Bình chỉ ba ngày sau sự kiện người dân xã An Ninh, huyện Quỳnh Phụ, tấn công và chiếm UBND xã trong đêm 26 rạng ngày 27 tháng Sáu.''

''Những gì mà ba tổ công tác chứng kiến của chúng tôi chứng kiến là không thể tin được bằng mắt: chậu cảnh, tường hoa, bát đĩa, bàn ghế xa lông tiếp khách, tủ kính bàn của trụ sở uỷ ban xã An Ninh, trung tâm diễn ra điểm nóng, được xây ngót nghét gần 1 tỉ đồng thời đó bị đập phá tan tành.''

''Đoàn cũng được thị sát 8 ngôi nhà của cán bộ xã gồm bí thư đảng uỷ, chủ tịch uỷ ban nhân dân, chủ tịch hợp tác xã, trưởng ban địa chính xã… bị người dân dân thiêu rụi. Rõ ràng, một cuộc xung đột bạo lực chưa từng có đã bùng phát.”

Cuộc đầu tiên của tháng Tư có sự tham gia của gần 3.000 nông dân ở Quỳnh Phụ, là một cuộc đi bộ cực kỳ có văn hoá, có tổ chức và có đầu óc của người dân.

Những người biểu tình đã xếp thành hàng lối, có tầng lớp, kỷ luật chặt chẽ, được sự chỉ đạo và hướng dẫn của những cựu cán bộ, đảng viên, quan chức cũ các cấp, có trình độ của chính quyền và quân đội.

Image
Cảnh chính quyền can thiệp khi có tranh chấp đất đai ở một tỉnh miền Bắc Việt Nam năm 2005

Họ đưa ra những yêu sách đòi xét xử các quan tham nhũng địa phương, trong khi cách ứng xử, hành xử của cả đoàn mấy nghìn người ấy là ôn hoà.

Vẫn theo nhà nghiên cứu từ Hà Nội, người đã từng về Thái Bình tham gia điều tra: “Cuộc tuần hành thứ hai là một cuộc biểu tình bằng xe đạp của hơn 2.000 người dân thuộc mấy chục xã của huyện Quỳnh Phụ lên tỉnh vào tháng Năm.''

''Cuộc biểu tình lần này cũng rất hoà nhã, lúc đầu diễn ra có trật tự với mục tiêu đòi Viện Kiểm soát và Chính quyền Tỉnh trả tự do vô điều kiện cho hai người đại diện hợp pháp của họ đã bị bắt giữ sai trái.''

''Song rất tiếc là cuối cùng, do chính quyền sử dụng bạo lực cảnh sát dã chiến với vòi rồng, dùi cui, lựu đạn cay, đoàn biểu tình đã buộc lòng phải chống lại, và khi bị trấn áp quá mạnh tay, căm phẫn, họ đã bùng lên và tấn công lại lực lượng trấn áp mình, cũng như tiến tới uy hiếp, chiếm đóng các cơ quan trụ sở chính quyền.”

Giống như các cuộc tuần hành năm 2007, người dân Thái Bình đảm bảo trật tự tuyệt đối, đem theo các khẩu hiệu như: “Ðảng Cộng Sản Việt Nam muôn năm”, “Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta” cùng các khẩu hiệu như "Ðả đảo bọn tham nhũng!".

Trong hai ngày 26 và 27 tháng Sáu, tại một số huyện khác nổ ra biểu tình, khiếu kiện. Tại xã Ðông Cường, huyện Ðông Hưng, nông dân tấn công bằng bạo lực vào các cán bộ xã bị coi là phần tử tham nhũng.

Đối phó

Đỉnh cao của đợt biến động tấn công bạo lực này là ba xã Thái Thịnh, Thái Tân và Mĩ Lộc thuộc huyện Thái Thụy. Hàng ngàn người kéo tới trụ sở UBND xã, thoạt đầu chất vấn, truy cung lãnh đạo xã, sau đó đập phá trụ sở, nhà cửa, tịch thu tài sản, hành hung cán bộ xã.

Phần đông các cán bộ xã bị tấn công đã phải trốn chạy. Những người còn lại phải dùng hình thức tự vệ bằng vũ khí và sự hỗ trợ của họ hàng, người thân cùng xóm.

Các ngày cuối tháng 6/97, nông dân ở các huyện Quỳnh Phụ, Hưng Hà, Tiền Hải, Ðông Hưng, Thái Thụy (5 trên 7 huyện, thị của Thái Bình) liên tục khiếu kiện về dân chủ và công bằng.

Họ đòi thanh tra và công khai hóa việc phân chia ruộng, nhất là việc thu và chi các khoản đóng góp mà chính quyền địa phương (xã, huyện) thu của nông dân để xây dựng cơ sở hạ tầng.

Image
Dân khiếu kiện tại TPHCM hồi tháng Bảy 2007

Sự kiện Thái Bình đã ngay lập tức tác động mạnh đến giới quan sát, nghiên cứu và hoạch định chính sách của nhà nước Việt Nam.

Đã có nhiều cuộc họp, hội thảo của các cơ quan liên ngành để bàn bạc, đánh giá vấn đề, phân tích nguyên nhân và tìm giải pháp.

Nhà nước cũng đề ra cách dùng báo chí và truyền thông đối ngoại để giải thích biến cố với dư luận trong và ngoài nước.

Theo các nhân chứng, nguyên nhân của các vụ biểu tình, bạo động ở huyện quê của các cô là do cán bộ xã, huyện tham nhũng quá đáng, bắt nông dân đóng góp quá lớn, đến hai ba chục loại thuế, lệ phí, trong khi dân chỉ sống nhờ vào hạt lúa, củ khoai.

Quan chức địa phương thu thì nhiều, nhưng chi thực thì bớt, sén đi, để ăn chênh lệch. Họ có mấy cuốn sổ, cuốn đưa ra cho dân xem, cuốn đưa ra cho thanh tra và cấp trên xem, cuốn còn lại là sổ đen, chỉ họ xem các khoản ăn chia với nhau.

Nguyên nhân

Một báo cáo đã được công bố của Viện Xã hội học ở Hà Nội ngay trong năm 1997 cũng tổng kết mấy nguyên nhân chính dẫn đến cuộc bạo động là:

Sức dân bị khai thác quá mức, bị sử dụng lãng phí và bị tham nhũng quá mức; Cơ chế quản lý có vấn đề trầm trọng tạo điều kiện cho tham nhũng và lạm quyền, đối lập quyền lợi cán bộ với dân, các giải pháp quản lý can thiệp, xử lý biến cố bất hợp lý; Vi phạm dân chủ tại nông thôn thường xuyên xảy ra nghiêm trọng và kéo dài.

Trong một cuộc họp năm 1999 do Ban Dân Vận Trung ương kết hợp với các cơ quan nghiên cứu viện, trường, mặt trận trung ương ở Hà Nội đã bàn về khái niệm thế nào là điểm nóng.

Có những ý kiến nói nếu chỉ nhìn Thái Bình là điểm nóng thì có ít, nhưng nếu nhìn theo kiểu chẻ nhỏ lẻ, thì có thể phải có đến vài trăm điểm, từ ngay Sóc Sơn, Hà Nội ở phía Bắc tới Xuân Lộc, Đồng Nai ở phía Nam.


Không thấy báo chí VN đưa tin nhiều về các cuộc tuần hành gần đây

Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến dự cuộc họp đã nói với các đại biểu, đại ý rằng Thái Bình chỉ là một thôi, nếu chúng ta tiếp tục quay lưng lại với dân như thế này, quên đi những đóng góp, gian khổ của dân, thì ngay ở cả miền Núi phía Bắc, miền Trung Tây Nguyên...nếu sau này có sự biến gì xảy ra, không ai chắc là đồng bào sẽ tiếp tục bảo vệ chúng ta đâu.

Truyền thông tham gia

Trong tháng Bảy, báo Tiền Phong đã cử đoàn về Thái Bình. Ngày 28 tháng Tám Reuters đưa tin tình hình Thái Bình vẫn căng thẳng, nhà nước đã điều động 1200 công an thuộc Ðội đặc nhiệm chống biểu tình về tỉnh này để tìm cách trấn áp.

Hãng AFP (28.8) trích các nguồn từ chính quyền đã xác nhận là một viên chức lãnh đạo địa phương đã chết vì thương tích sau khi được đưa vào bệnh viện.

Nhưng theo một nguồn tin khác từ có từ 3 đến 5 cán bộ lãnh đạo địa phương chết hồi tháng 6 sau khi bị đám đông đánh đập vì bị tố cáo là ăn cắp tiền bạc của dân chúng đóng thuế.

Cùng ngày 28/8, một quan chức thuộc Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Thái bình đã cải chính tin của AFP cho rằng các vụ việc xảy ra không hề gây ra tử vong.

Theo viên chức này thì tình hình đang dần dần ổn định. Vị này cũng cho biết là đảng và nhà nước ở TƯ đã ra chỉ thị kiểm soát (cấm) báo chí địa phương không được loan tin về các vụ việc (nổi dậy).

Mãi đến ngày 8 tháng Chín lần đầu tiên báo Nhân dân mới đưa tin về vụ Thái Bình và mở màn bằng một loạt bài báo phóng sự về những sự cố xảy ra tại 128 làng ở tỉnh Thái Bình trong hai tháng Năm và Sáu.

Tờ Nhân Dân đưa tin là dân chúng tại đây đã biểu tình để phản đối việc chính quyền địa phương thu quá nhiều thuế và đã biển thủ công quỹ dành cho việc xây cất đường sá.

Cùng ngày, Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) trích dẫn chính thức bài báo trên tờ Nhân Dân cho biết là các vấn đề ở tỉnh Thái Bình xuất phát từ sự cạnh tranh giữa các huyện xây cất cơ sở hạ tầng. Và để thu vốn cần thiết, chính quyền địa phương đã đánh thuế quá nặng.

Theo báo Nhân Dân, sự việc sẽ không trở thành trầm trọng nếu như chính quyền địa phương biết hành động nhanh chóng một khi nhận được tín hiệu của người dân địa phương.

Sang tháng 10, các báo Thanh Niên, Tiền Phong bắt đầu đưa bài và bình luận về các vụ việc ở Thái Bình. Sang tháng 11 năm 1997 có tin 23 cán bộ và công an bị nhân dân huyện Quỳnh Phụ bắt giữ làm con tin trong các đợt tiến hành vây hãm dân, đã được dân thả ra. Cuối năm 1998 đầu năm 1999 có tin hàng trăm cán bộ xã bị thay đổi công tác, nhiều người bị bãi chức, khiển trách, kỷ luật đảng, chính quyền, một số bị truy tố.

Cùng thời điểm, các quan sát viên và phóng viên quốc tế, trong đó có đài BBC, cho biết vụ nhân dân tỉnh Thái Bình nổi dậy đã trở thành một trong những quan tâm lớn của đảng và nhà nước.

Một ủy viên Bộ Chính trị là ông Phạm Thế Duyệt đã được cử đến để trấn an người dân và các vụ nổi dậy.

Về phía người biểu tình, hơn 100 người (không phải là những cá nhân mà nhà chức trách nói là cơ hội, lưu manh cướp phá, hình sự) được cho là những người tổ chức, cầm đầu lớn nhỏ các vụ việc bị bắt, tống giam.

Có tin một số trong số này bị chết trong tù do bị giam chung với thường phạm, điều được nữ văn sĩ bất đồng chính kiến Dương Thu Hương nói đến trên phương tiện truyền thông quốc tế ở nước ngoài vào đầu năm 2006 nhưng chưa có nguồn nào chính thức xác nhận hoặc bác bỏ.

Gốc rễ vấn đề

Nhìn lại biến cố Thái Bình, điều dễ nhận thấy là các giải pháp của chính quyền chỉ có tính chữa cháy chứ không đáp đứng được nhu cầu thực sự của vấn đề mà chính các báo cáo chuyên ngành tại Việt Nam nêu ra.

Đó là việc cải tổ cơ chế quản lý cán bộ, quyền sở hữu đất đai, chính sách thuế, và sâu xa hơn là sự thiếu vắng dân chủ cơ sở.

Trong vòng 10 năm vụ Thái Bình, các cuộc biểu tình, đình công của công nhân ở những khu chế xuất và nông dân lên Hà Nội và TPHCM khiếu kiện vẫn diễn ra.

So sánh các vụ biểu tình năm 1997 và 2007, nhà nghiên cứu ở Hà Nội nói: “Cách mạng là ngày hội của quần chúng, và khi nào quần chúng muốn làm ngày hội của mình thì cách mạng tự đến.''

''Song nên nhớ rằng, quần chúng bây giờ có độ tuổi trung bình ngày càng trẻ hơn so với quần chúng ở thời điểm 10 năm trước.“

Post Reply