Chuyện dài đài BBC

Những đề tài nóng của Thời Sự. Các bài viết lượm nhặt trên Net ở nơi đây chỉ dùng để tham khảo không phải là chính kiến riêng của nhóm phụ trách.

Moderators: CayQueo, phu_de

Post Reply
User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Chuyện dài đài BBC

Post by phu_de »

Mời quý vị tiếp tục đọc chuyện dài đài BBC,
sưu tầm trên Net

--------------------------------


Bóp Méo Tin Chính Trị
Nguyễn Ðạt Thịnh


Image
Nhóm làm tin cho đài BBC (Từ trái sang phải) Xuân Hồng, Hương Ly, Phương Vân, Nguyễn Hùng, Trần Hạnh, Nguyễn Giang.



Bóp méo tin chính trị là việc thường xẩy ra trong sinh hoạt truyền thông, mặc dù không một ký giả nào không thuộc bài học sơ đẳng về viết tin là tin tức phải chính xác và vô tư.

Trên hai tiêu chuẩn này người đọc đánh giá một bản tin. Chính xác là yếu tố tương đối dễ đạt được, nhưng “vô tư” là điều chỉ có trong những bản tin không liên quan đến chính trị.

Tin chính trị chuyên chở quan điểm của người viết và của cơ quan thông tấn. Cùng một tin nhưng hai hãng tin viết khác nhau, và tạo những ấn tượng khác nhau cho người đọc.

Image
Từ trái sang phải: Quốc Vinh, Lê Minh, Nguyễn Hùng, Xuân Hồng, Phạm Khiêm, Trần Sa, Hương Ly, Minh khuê, Hà Mi, Nguyễn Giang, Thu Nga. (Ðài phát thanh RFA}

Thử phân tách nhận xét này qua cách thông tin của hai đài phát thanh BBC và RFA về việc bác sĩ Phạm Hồng Sơn được cộng sản trả tự do.


Ðài BBC loan tin này dưới cái tựa “Việt Nam đặc xá nhân ngày quốc khánh,” và viết tiếp như sau, “Ông Phạm Hồng Sơn là một trong số 5,352 phạm nhân được trả tự do trong đợt kỷ niệm Quốc Khánh 2/9 tại Việt Nam theo quyết định của chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết.

“Các tiêu chuẩn để xét đặc xá và giảm hạn tù nhân dịp lễ lớn năm nay đã được thắt chặt hơn so với mọi năm, thí dụ như phạm nhân trong diện đặc xá phải thực hiện đước ít nhất ½ thời hạn hình phạt tù.

“Tất cả những người này, theo Hội Ðồng Ðặc Xá Trung Ương, đều đủ điều kiện và tiêu chuẩn để hưởng đặc xá.

“So với các năm trước, điều kiện để xin đặc xá năm nay đã cao hơn, thay vì chỉ thực hiện được ít nhất 1/3 thời hạn như trước, nay phạm nhân cần thực hiện it nhất một nửa thời hạn của mình, hoặc ít nhât 14 năm đối với hình phạt tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn 20 năm.

“Các phạm nhân này cũng phải có thành tích chấp hành nội quy cải tạo tốt.


Image
Chị Vũ Thúy Hà vợ bác sĩ Phạm Hồng Sơn

“Thượng tướng Lê Thế Tiệm, thứ trưởng bộ Công An, được trích lời, nói, “ông Phạm Hồng Sơn, do đã chấp hành đủ thời hạn theo quy định và có đơn xin được hưởng đặc xá nên cũng được đặc xá dịp này. Tuy nhiên, thể theo quyết định của toà án phúc thẩm tại Hà Nội, sau khi chấp hành xong hình phạt tù, ông Phạm Hồng Sơn vẫn phải chấp hành hình phạt quản chế 3 năm tại địa phương.”

Không vỗ ngực tự xưng là phát ngôn nhân của chính phủ Hà Nội, nhưng BBC vẫn nói lên được đầy đủ những gì Hà Nội muốn nói: Một là bác sĩ Sơn được cộng sản trả tự do là việc chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tự ý quyết định, không quyết định vì áp lực của thế giới hay của Hoa Kỳ; hai là bác sĩ Sơn cũng chỉ là một trong số 5,352 thường phạm được ân xá nhân ngày quốc khánh của cộng sản; và chót hết ông chỉ được thả ra khỏi nhà giam, nhưng vẫn bị quản chế.


Image
Gia đình những Tù Nhân Lương Tâm


Tốn kém bao nhiêu để chuyên chở bản tin bị bóp méo này đến cho thính giả Việt Nam, trong và ngoài nước, cộng sản cũng sẵn sàng chi ngay; chuyên chở được bằng một lằn sóng trung lập và đứng đắn như BBC thì quả là vô giá vì BBC được thính giả tín nhiệm hơn bản tin của đài Hà Nội hay của báo Nhân Dân.

Trong khi đó, cũng loan tin về bác sĩ Sơn, đài phát thanh RFA viết tựa “Cần phải tiếp tục áp lực để VN trả tự do cho các tù nhân lương tâm khác” và loan tin “Việt Nam vừa loan báo sẽ trả tự do cho nhà bất đồng chính kiến Phạm Hồng Sơn trong đợt ân xá kỷ niệm quốc khánh 2/9. Từ năm 2003, bác sĩ Phạm Hồng Sơn ban đầu bị tuyên án 13 năm tù, sau được giảm xuống còn 5 năm, với tội danh làm gián điệp sau khi ông chuyển dịch các bài viết về dân chủ trên trang web của toà đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam.

“Tổ chức ký giả không biên giới RSF, một trong những tổ chức nhân quyền quốc tế đã nhiều lần lên tiếng yêu cầu nhà nước Việt Nam phải phóng thích ông vô điều kiện dù không được hồi đáp, phản ứng như thế nào trước tin này?”



Tiếp theo phóng viên Trà Mi của đài RFA phỏng vấn ông Julian Pain, chuyên gia về tự do ngôn luận trên internet, ông Pain là một thành viên thuộc RSF.


Ðài phát thanh RFA không xếp bác sĩ Sơn ngang hàng với trên 5,000 tù thường phạm được phóng thích đồng loạt với ông, đài cũng không nói ông Sơn được trả tự do là nhờ “lượng khoan hồng của chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết”, và nhờ có “thành tích chấp hành nội quy cải tạo tốt”.


Trên tiêu chuẩn kỹ thuật cả hai bản tin BBC và RFA đều chính xác, mặc dù BBC làm cho người nghe đài không biết Hà Nội trả tự do cho bác sĩ Sơn là do áp lực của Hoa Kỳ và thế giới.


Chi tiết này không nhỏ, vì che dấu nguyên nhân phóng thích không chỉ làm giảm một nữa giá trị bản tin, mà còn bóp méo tin tức, mô tả thái độ nhượng bộ của Hà Nội như một hành động nhân ái của Nguyễn Minh Triết.


Một chính khách Việt Nam nói “mỗi ngòi bút truyền thông là một sư đoàn”; nếu nhận xét này đúng thì anh ký giả Nguyễn Giang, trưởng phần Việt ngữ của đài BBC phải lợi hại hơn nguyên cả quân đội Bắc Việt; lợi hại vì trong vị trí của cánh quân thứ 5 anh đang tự tung tự tác đánh phá lập trường của người Việt hải ngoại chống cộng sản tàn ác, tham nhũng và tụt hậu.

Cái hay của Giang là anh ung dung đánh phá, ung dung tuyên truyền cho cộng sản giữa một cộng đồng người Việt hải ngoại đầy quyết tâm không “nghe những gì cộng sản nói”, và vô cùng nhậy cảm về “những gì cộng sản làm.”



Image
Từ trái sang phải: (hàng đầu) Nguyễn Hoàng, Hoài Thu, Hà Mi, Nguyễn Hùng, Phạm Khiêm. (hàng sau) Nguyễn Giang, Lê Minh, Sandra Fox, Quốc Vinh, Lê Phan.



Anh đánh lận che dấu áp lực của thế giới đòi hỏi cộng sản Việt Nam biến thể, thay đổi thực chất độc tài để có đủ điều kiện chung sống trong cộng đồng thế giới, rồi thả hoả mù ca tụng lớp hoá trang chính trị của Hà Nội, tô điểm, vẽ mặt, vẽ mày, để làm ra vẻ thay đổi thực chất.

Trên sân khấu, trong phim trường, sống giữa hư cấu, hoá trang là một nghệ thuật vô cùng cần thiết, nhưng trên chính trường hoá trang là hành động lường gạt của bọn chính khách táng tận lương tâm, kiếm miếng đỉnh chung bằng lừa đảo và thủ đoạn.

Cô Trà Mi, phóng viên đài phát thanh RFA nêu vấn đề chính phủ cộng sản Việt Nam thực sự thay đổi thực chất hay chỉ hoá trang trong việc chúng trả tự do cho bác sĩ Phạm Hồng Sơn. Cô phỏng vấn ông Julian Pain, chuyên gia về tự do ngôn luận trên internet của tổ chức ký giả không biên giới RSF.

Cô hỏi, “Như ông vừa nhắc tới, bác sĩ Phạm Hồng Sơn đứng đầu danh sách các nhà bất đồng chính kiến được quốc tế quan tâm. Thế thì với việc trả tự do cho ông Sơn, có phải Việt Nam muốn chứng tỏ cho thế giới thấy thiện chí thay đổi và cố gắng hoà nhập với cộng đồng quốc tế?

Ông Julian Pain: Không, tôi không cho là Việt Nam đang thay đổi. Họ cố tình tạo cho quốc tế cảm giác là họ đang thay đổi đó thôi. Vì thế cho nên họ phóng thích cho người tù lương tâm được nhiều ngừơi biết đến nhất. Sở dĩ chính phủ Hà Nội cần lấy điểm với quốc tế trong thời điểm này là vì họ đang vận động sự ủng hộ để bước vào WTO. Hà Nội biết rằng họ không thể cô lập mà cần phải hội nhập với thế giới để mở rộng giao thương và phát triển kinh tế.


Sự kiện bác sĩ Sơn được phóng thích không có nghĩa là tất cả các hồ sơ tương tự khác cũng sẽ đựơc chấm dứt, và việc làm này cũng không có nghĩa là chính quyền Việt Nam thay đổi quan điểm của họ về tự do báo chí, hoặc giả, từ nay, Việt Nam sẽ trở thành một quốc gia có tự do báo chí. Nhà nước Việt Nam cần phải chứng tỏ cho thế giới thấy đây không phải là một sự cải thiện tạm thời mà sẽ tiếp tục cải thiện nhân quyền và tự do báo chí trong nước.

Trà Mi: Nhưng Hà Nội vẫn một mực khẳng định rằng những nhân vật này bị tù tội là do có hành vi chống đối nhà nước, xâm hại đến an ninh quốc gia?

Julian Pain: Đối với Nhà cầm quyền Việt Nam, báo giới phải là tiếng nói của đảng, đứng về phía đảng. Nếu anh vượt khỏi ranh giới này, anh sẽ bị coi là người bất đồng quan điểm chính trị.

Trong khi đối với quốc tế, báo chí truyền thông phải độc lập đối với các đảng phái chính trị và mọi phóng viên đều có quyền chỉ trích chính phủ và tự do bày tỏ quan điểm của mình mà không bị tù tội hay đàn áp. Tóm lại, những nhà báo này bị tù đày là do họ bất đồng chính kiến, nhưng nguyên nhân chính chỉ vì chính quyền không chấp nhận ý kiến độc lập và đối lập mà thôi.

Trà Mi: Chính phủ Việt Nam cho là chấp nhận những điều này sẽ có hại cho an ninh quốc gia. Ông nghĩ sao về quan điểm đó?

Julian Pain: Tôi tin rằng tự do báo chí không thể nào gây hại cho xã hội nếu xã hội đó vững mạnh. Nếu thể chế chính trị lành mạnh và vận hành đúng vì lợi ích xã hội, thì tự do thông tin-tự do báo chí chỉ góp phần giúp nâng cao, cải thiện xã hội mà thôi.

Image


Trước ngày bác sĩ Sơn được trả tự do, Pain còn nghi ngờ nói, “ Dĩ nhiên chúng tôi rất vui mừng trước tin nhà bất đồng chính kiến Phạm Hồng Sơn sẽ được trả tự do. Tuy nhiên, trước mắt vẫn chưa thấy gì nên chúng ta nên chờ đợi đến đầu tháng 9 xem chính phủ Việt Nam có thật sự giữ lời hay không.

“Nếu quả đúng bác sĩ Sơn được phóng thích thì điều này chứng tỏ rằng Hà Nội có nhượng bộ trước áp lực quốc tế. Và như vậy, chúng ta nên tiếp tục áp lực, yêu cầu Việt Nam trả tự do cho trường hợp của Nguyễn Vũ Bình cũng như nhà bất đồng chính kiến trẻ Trương Quốc Huy. Chúng ta đừng quên rằng ngoài các trường hợp cụ thể này, ở Việt Nam vẫn còn nhiều nạn nhân khác đang chịu sự kèm kẹp, đàn áp.

Ðại sứ Mỹ Michael Marine nói việc trả tự do cho bác sĩ Sơn, “thể hiện xu hướng cho phép một ít không gian thảo luận chính trị ở Việt Nam. Vấn đề không rõ ràng, đôi khi xu hướng có vẻ co lại, những lần khác nó lại có vẻ mở rộng.”

Mái Cồ ngỡ là cộng sản cũng “khi không nó dãn, khi mùi nó thun” thì quả là ông chưa hiểu cộng sản bằng ông Pain. Xin cô Việt Nam, thư ký riêng của Mái Cồ dạy ông câu ngạn ngữ Việt Nam “mềm nắn, rắn buông” đi thôi.

Hoa Kỳ phải rắn với cộng sản vì chỉ có “bí kíp” MNRB (mềm nắn, rắn buông) mới lột được lớp hoá trang trên mặt chúng, và bắt chúng thật sự biến thể.

Nguyễn Ðạt Thịnh

Post Reply