BẦU CHO AI, ÐỂ KHÔNG UỔNG LÁ PHIẾU ?

Những đề tài nóng của Thời Sự. Các bài viết lượm nhặt trên Net ở nơi đây chỉ dùng để tham khảo không phải là chính kiến riêng của nhóm phụ trách.

Moderators: CayQueo, phu_de

Post Reply
User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

BẦU CHO AI, ÐỂ KHÔNG UỔNG LÁ PHIẾU ?

Post by phu_de »

THÁNG 11-2006, NGƯỜI VIỆT TỊ NẠN VC TẠI MỸ,
BẦU CHO AI, ÐỂ KHÔNG UỔNG LÁ PHIẾU ?

MƯỜNG GIANG





Từ vài năm trở lai đây, báo chí Mỹ đã không ngớt phanh phui những bê bối của vua chúa, cũng như chính khứa Hoa Kỳ, trong số này đáng kể có cố tổng thống Franklin Roosevelt, John F.Kennedy, Lyndon Johnson.. và nhất là vợ chồng Bill Clinton. Theo tờ New York Times tháng 2.1998, trươc việc Bill Clinton, dù trong cương vị là tổng thống của một siêu cường, nhưng đã bất chấp tư cách, đạo đức, làm rất nhiều chuyện bê bối, liên quan tới tình dục, tiền bạc và trên hết là đám nói dối trước quốc dân, để chạy tội.



Thế nhưng người Mỹ vẫn tiếp tục bỏ phiếu ủng hộ thêm cho Clinton , một nhiệm kỳ tổng thống. Xưa nay, bất kỳ nước nào cũng vậy, vị nguyên thủ quốc gia, luôn được xem là tấm gương phản chiếu của mọi người. Nhưng qua sự kiện tréo cẳng trên , đã làm các nhà lãnh đạo tinh thần ngao ngán. Riêng các sử gia thì cho rằng, xu hướng chính trị ngày nay của Hoa Kỳ, thật sự đã suy đồi về đạo đức nên không còn tin vào lời nói của các chính trị gia. Bởi vậy tổng thống hay gì gì chăng nửa, đối với người Mỹ , đã mất đi sự tôn kính của một lãnh tụ đạo đức nhử thuở nào. Tệ hơn mọi người còn xếp họ vào loại nói dối chuyên nghiệp, cho nên Clinton có nói dối, thì cũng là chuyện thường .



Trong lịch sử của nước Mỹ, cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 43, vào tháng 11-2000, giữa Phó tổng thống Al.Gore ( Ðảng Dân Chủ) và Thống Ðốc Tiểu Bang Texas,G.W.Bush (Ðảng Cộng Hòa), được xem là đắt tiền nhất thế giới và gay go hơn bao giờ hết , vì số phiếu bầu khít khao. Ðiều này cũng dễ hiểu, vì cả hai ứng viên, được xem như kẻ tám lạng, người nửa cân, nên khó cho người dân lựa chọn lúc đi bầu, Tương tự là lần bầu cử tổng thống thứ 44 vào tháng 11-2004, giữa đương kim Tổng Thống G.W.Bush của đảng Cộng Hòa và Thượng Nghị sĩ John Kerry, đại diện Ðảng Dân chủ, cũng bầm dập tả tơi cho tới phút chót ông Bush được thắng cử.



Dù ai có nói gì chăng nữa, thì việc Kerry thất cử năm 2004 một phần do ảnh hưởng bất tín nhiệm của đa số cử tri Người Mỹ gốc Việt., nhất là sự kiện Kerry lợi dụng chức vụ, đã công khai ém nhẹm ‘ DỰ LUẬT NHÂN QUYỀN VN’ đã được Hạ Viện thông qua.



Bởi vậy, trong kỳ bầu cử đó, dù hầu hết người Việt vì sinh kế, cũng như hoàn cảnh , ít muốn quan tâm tới chính trị, nhưng khi nghe tin Kerry, được Ðảng Dân Chủ đề cử ra tranh ghế Tổng Thống Hoa Kỳ, niên khóa 2004-2008. Lập tức một luồng sóng chống đối đã nổi lên. Ai cũng biết, Kerry nguyên là một Trung Úy Hải Quân Mỹ, đã phục vụ ba năm tại Kiến Hòa. Bị thương và giải ngũ năm 1970. Thời gian này, sinh viên Mỹ qua sự xúi giục của Cọng Sản , đã biểu tình phản chiến khắp nơi nhưng đầu não chỉ huy, vẫn là Ðại Học Kent State, thuộc tiểu bang Ohio. Người đứng trong hậu trường giựt dây là Giáo sư Tiến sĩ Sidney Jackson, một đảng viên cọng sản Mỹ. Thời gian này, Kerry là một lãnh tụ phản chiến, hô hào mọi người chống chiến tranh VN, đồng thời công khai thóa mạ và làm nhục quân đội Hoa Kỳ, trước đám đông để lấy điểm và nổi tiếng, mặc kệ cho thảm kịch xảy ra, nước Mỹ rút quân, miền nam VN bị Cọng sản quốc tế cưỡng chiếm bằng bạo lực. Mới đây tài liệu Mỹ cón hé thêm bí mật, đó là những gì Kerry hay Jane Fonda tố cáo cuộc chiến tại VN, đều là những tài liệu cũ rích mà Hồ Chí Minh đã sử dụng thời Pháp thuộc, chứ không liên quan gì tới VNCH.



Tháng 11 năm 1980, Ronald Reagan ( đảng Cộng Hòa), đánh bại đương kim tổng thống Jimmy Carter ( Ðảng Dân Chủ). Sự kiện trên, làm nức lòng nhiều người tị nạn, vì trong thâm tâm họ vẫn còn mang ảo tưởng , là tổng thống của Ðảng Cộng Hòa, sẽ đưa quân Mỹ trở lại VN, để tiêu diệt Việt Cộng . Nhưng rồi thời gian nước chảy qua cầu, tổng thống dân chủ hay cộng hòa, vẫn phải để quyền lợi của nước Mỹ lên trên hết. Rồi thì lo đền ơn đáp nghĩa cho các nguồn tài trợ, lúc vận động bầu cử, để còn có lần sau. Nói rõ hơn, vì quyền lợi, nước Mỹ có thể buôn bán với kẻ thù của nhân loại để kiếm lời. Ðó là một nguyên lý, một thứ chính trị con buôn của nước Mỹ.



Người Việt tị nạn VC tại Hoa Kỳ hiện nay rất đông đảo. Nhiều người đã có quốc tịch. Ngoài ra chúng ta đã có nhiều người chen được vào guồng máy chính quyền. Thế đứng của người Việt , tuy ít so với nhiều cộng đồng khác, nhưng rất được nể trọng. Do trên ta đã đạt được nhiều thắng lợi chính trị, như vụ Trần Trường, Vinh Danh Cờ Vàng Ba Sọc Ðỏ. Tóm lại cử tri Mỹ nhìn sự việc như thế nào, để chọn mặt gửi vàng là quyền của họ. Riêng chúng ta,đã từng DÙNG LÁ PHIẾU CỦA MÌNH, để dạy John Kerry, một bài học về lòng nhân ái, đức tín, sự thành thật và cách ăn ở lể độ. Kỳ bầu cử bán phần vào tháng 11-2006 sắp tới, tuy không quan trọng như cuộc bầu cử chính thức nhưng không phải vì thế mà Người Việt lại thờ ơ. Trái lại, chúng ta phải biệt chọn mặt gởi vàng nhất là giai đoạn cả nước VN đang hừng hực lửa đấu tranh, quyết tâm bức bỏ xích xiềng nô lệ của đảng CS quốc tế, đang được mọi thế lực thực dân quốc tế bưng bợ, để chia phần xương máu của hơn 80 triệu người Việt.




1-CHUYỆN BẦU CỬ TỔNG THỐNG MỸ :


Hoa Kỳ là một Hiệp Chủng Quốc hay một Cộng Ðồng Dân Tộc (Communauté), gồm nhiều sắc dân cùng sống chung một nước, cùng chia sẻ một thân phận, một tâm lý bất khả phân. Người Việt tị nạn VC tại Hoa Kỳ, từ 1975 tới nay, là một trong nhiều thành phần sắc tộc,cấu thành Dân Tộc Hoa Kỳ. Cộng Ðồng người Việt, là một trong nhiều Cộng Ðồng Dân Tộc, của Ðại Gia Ðình Dân Tộc Hoa Kỳ. Do trên trong mọi sinh hoạt chính trị, chúng ta đều có quyền lợi cũng như bổn phận phải tham gia, trong đó quan trọng nhất là quyền BẦU VÀ ỨNG CỬ .



Là một quốc gia tự do, nên nước Mỹ cũng có rất nhiều đảng phái chính trị hoạt động. Tuy nhiên chỉ có hai chính đảng là Cộng Hòa và Dân Chủ mà thôi. Theo truyền thống, đảng Cộng Hòa luôn luôn được giới tài phiệt ủng hộ, trái lại đảng Dân Chủ được sự ủng hộ của người nghèo, trí thức và tuổi trẻ. Có một điều nghịch lý, đó là dân Mỹ ít thích đi bầu. Người bản xứ còn vậy, thì trách dân VN tị nạn sao được ? , Cho nên từ trước tới nay, trong lịch sử, chưa có vị tổng thống nào đạt được số phiếu tuyệt đối. Nhiều Tu Chính Án đã được bổ sung liên tiếp , mục đích mở rộng quyền bầu và ứng cử tới mọi người. Năm 1870 xóa bỏ phân biệt chủng tộc. Năm 1920 phụ nữ được đi bầu. Năm 1964 công dân không đóng thuế vẫn được đi bầu. Năm 1971 hạ thấp tuổi đi bầu xuống 18. Dù vậy, người đi bầu vẫn không đông mấy, bằng chứng tổng thống Lyndon B. Johnson , đạt được số phiếu cao nhất từ trước tới nay, cũng chỉ có 37,8% và Martin Van Buren năm 1836, lại có số phiếu thấp nhất là 11,4%.



Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1878, qui định nhiệm kỳ tổng thống là 4 năm nhưng không đề cập tới số nhiệm kỳ. Bản Tu Chỉnh Hiếp Pháp số 22, ngày 12-4-1945, qui định nhiệm kỳ tổng thống không quá 2 kỳ. Tu chỉnh này đã chính thức ban hành ngày 27-2-1951.



Nhiều người cho rằng phương thức bầu và ứng cử tại Hoa Kỳ quá rườm rà và phưc tạp so với Tây Phương, tuy cùng một thể chế. Nhưng với quan niệm của người Mỹ, việc chọn ứng viên ra tranh cử tổng thống, là một việc vô cùng hệ trọng. Nên chuyện này, chỉ được diễn ra trong nội bộ đảng phái chính trị, từ tháng 1 cho tới tháng 8, gọi là Bầu Cử Sơ Bộ và Ðại Hội Ðảng. Người được đề cử ra tranh chức tổng thống phải đạt hơn 50% số phiếu của đại biểu đi bầu. Cũng do rắc rối như vậy, nên năm 1924, đảng dân chủ phải bầu lần thứ 103 mới chọn được người đúng luật. Riêng ứng cử viên độc lập, thì khống cần theo thủ tục trên. Nhưng vì không có phe đảng, nên họ chẳng bao giờ đắc cử. Ngày bầu cử tổng thống Mỹ trên toàn quốc, thường được diễn ra vào ngày thứ ba đầu tiên của tháng 11. Theo luật định, các công dân sẽ đi bầu trực tiếp Ðại Cử Tri, ứng vào số Nghị Sị của Liên Bang, hiện nay được ấn định là 540 người ( 438 Hạ Viện + 100 Thượng Viện + 2 ( Hawaii và Alaska).. Theo Hiến Pháp cũng như Tu Án Chính số 12, thì các Nghị Sĩ và Viên Chức Chính Quyền, không được ra tranh cử Ðại Cử Tri. Riêng 2 ứng viên tổng thống, nếu không đạt được số phiếu tuyệt đối hoặc bằng nhau, thì Hạ Viện sẽ bỏ phiếu bầu 1 trong 2 người. Trường hơp việc bầu cử bị trở ngại, thì sau ngày 3-4 năm tới, phó tổng thống đương nhiệm sẽ lên làm Tổng Thống.



Theo dư luận, vì cái gọi là quốc hội Mỹ, sợ Vị Tổng Thống do người dân trực tiếp bầu lên, có uy tín, sẽ coi thường họ và sinh ra kiêu căng độc tài, nên đã đẻ ra luật bầu cử tri đoàn, khiến người dân rất bất mãn. Ðó cũng là lý do họ không muốn đi bầu. Nhiều sự kiện tréo cẳng ngổng đả xảy ra như năm 1876 Samuel J Tilden (Cộng Hòa) được 4.284757 phiếu hơn Rutherford B.Hayed (Dân Chủ) nhưng lại đắc cử vì hơn 1 phiếu Cử Tri Ðoàn. Lịch sử cũng đã tái diễn qua lần bầu cử năm 2000 giữa Al.Gore (Dân Chủ) và G.W.Bush (Cộng Hòa). Lần này gây sôi nổi khắp thế giới, khiến mọi giới lên án gay gắt, đòi sửa đổi lề luật nhưng không biết chừng nào Quốc Hội Hoa kỳ mới chịu làm theo. Cũng theo Tu Cháinh Án năm 1933, thì tân Tổng Thống và Phó Tổng Thống sẽ nhậm chức vào ngày 20-1 năm tới, đồng thời với sự chấm dứt nhiêm kỳ của Tổng Thống củ. Nghi lễ sẽ được tổ chức tại Tòa Bạch Cung ốHoa Thịnh Ðốn.




2. NHIỀU CHUYỆN LẠ VỀ TỔNG THỐNG :



Franklin D.Roosevelt đã đắc cử bốn lần tổng thống vào các nhiệm kỳ 1932, 1936, 1940 và 1944. Ông làm tổng thống tới khi gục chết vào ngày 12-4-1945 khi đang tại chức. Tiểu bang Virginia có người đắc cử tổng thống nhiều nhất ( 8 ). Tổng thống đầu tiên của Mỹ là George Washington, là người đạt 100% số phiếu của Cử Tri Ðoàn, trong 2 nhiệm kỳ 1789, 1782. Tổng thống Lyndon B.Johnson , dành được phiếu cao nhất của cử tri ( 61,1%). Geral R.Ford là người duy nhất , được chỉ định làm tổng thống không qua bầu cử, để thế Richard Nixon bị truất phế vì vụ nghe lén Watergate năm 1974. Ba vị tổng thống chết đúng ngày lễ Ðộc Lập Hoa Kỳ (7-4-) là John Adams, Thomas Jefeerson và James Monjoe. Bốn tổng thống chết vì bị ám sát là Abraham Lincoln, James A.Garfield, Wiliam Mc Kinley và John F.Kenedy. Bốn tổng thống chết vì bệnh trong lúc tại chức là William Henry Harrison (nhậm chức chỉ 31 ngày thì chết), Zachary Taylor, Warren G.Harding và Franklin D.Roosevelt.



Nhưng lạ nhất vẫn là tổng thống Bill Clinton của đảng dân chủ, bị mang tiếng nhiều nhất. Ðầu tiên là bị nghi ngờ đã sử dụng những mánh lới không chính đáng, để nhận tiền ủng hộ trong lần tái ứng cử lần 2 (1996-2000), mà bằng chứng chính xác là cho THUÊ MƯỚN phòng ngủ của tổng thống Abraham Lincoln như một khách sạn, với giá thật cắt cổ. Kế đó là vụ liên hệ tình dục với Monica Lewinsky. Sau 131 năm, từ ngày tổng thống Andrew Johnson bị xét tội công khai, vào ngày 20-1-1999, người Mỹ lần nữa lại chứng kiến Vụ tổng thống Bill Clinton, bị hài tội trước trước bồi thẳm đoàn với hơn 100 thượng nghị sĩ và 2800 trang luận tội, của Kenneth Star. Nhưng nước Mỹ chỉ cần tiền, không cần đạo đức, nên tổng thống thoát được tội, chỉ bị cấm hành nghề luật sư, vì tội nói láo mà thôi.




+ BẦU CỬ NĂM 2000 GIỮA Al GORE VÀ G.W BUSH :



Theo nhận xét chung của tất cả mọi người, trong cũng như ngoài nước, thì cuộc chạy đua vào tòa bạch ốc năm 2000, là cuộc chơi đắt tiền nhất thế giới, từ trước tới nay. Theo báo chí, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2000, thống đốc Texas là G.W.Bush, con trai cưụ tổng thống G.Bush, đã quyên được một số tiền khổng lồ chưa từng có là 37 triệu đô la, để vận động bầu cử, trong khi đó đương kim phó tổng thống Al Gore, chỉ kiếm được 17 triệu. Dĩ nhiên không phải có tiền mua tiên cũng được, bằng chứng là Bob Dole (Cộng hòa), có nhiều tiền vẫn thua Bill Clinton năm 1996. Tuy nhiên có tiền nhiều, vẫn chiếm được ưu tiên như GW.Bush đã dùng tiền, mua rất nhiều quảng cáo trên truyền hình và treo được áp phích, biểu ngữ khắp các tiểu bang.



2 giờ 17 phút sáng ngày 8-11-2000, căn cứ vào tin của MSNBC, qua lệnh của giám đốc đài CNN là Tom Hannon, thông tín viên người Úc, có vợ VN là Bernard Shaw, một nhân vật lừng danh thân VC, nên trong chiến tranh VN, đã loan tin thất thiệt và thành tích khac bị người Mỹ kết tội phản quốc, khi được Saddam Hussein, cho ở lại Baghdad, để tuyên truyền chống Hoa Kỳ, trong cuộc chiến vùng Vịnh năm 1991. Chính đương sự là người thứ nhất, loan tin George W.Bush đắc cử tổng thống, trong lúc tình trạng hỗn loạn đang diễn ra sôi nổi khắp nơi vì sự khiếu nại của Al Gore.. Nhưng tin trên đã được ba hãng truyền hình lớn nhất của Pháp loan nhanh , sau khi tiếp vận đài Mỹ, khiến cho cả thế giới cũng đều bắt chước loan theo. Nhiều tờ báo lớn của Mỹ đã chạy tin buổi sáng và ngay tổng thống Ðức là Johannes Rau, vì tin theo đài CCN, nên là người đầu tiên, nhanh lẹ gửi điện văn chúc mừng.



Thật ra đây không phải là lần đầu tiên có sự khủng hoảng trong vấn đề bầu cử Mỹ và sự lố bịch của truyền thống báo chí. Dĩ nhiên, Bernard Shaw bị đuổi nhưng để lấy thể diện, y nói là từ chức về hưu. Khắp nước Mỹ dư luận bàn tán sôi nổi nhưng không biết ai mới đích thực là người thắng cuộc. Nguyên do vì sự chênh lệch giữa hai người chỉ có 0,5%, nên số phiếu của Bush chỉ hơn Gore, vỏn vẹn chỉ có 1,784 phiếu . Trong khi đó có 6 triệu lá phiếu tại tiểu bang Floria, bắt buộc phải kiểm lại và đây mới chính là ngòi nổ của lời qua tiếng lại, giữa hai đảng dân chủ và cộng hòa, vì không ai chịu nhường ai, để nhận là mình thua cuộc. Nhưng kinh nghiệm trong cac cuộc bầu cử qua, kết quả thay đổi thường do số phiếu vắng mặt quyết định vào hạn chót là ngày 17-11-2000. Ðến phút chót, tất cả chỉ còn chờ kiểm phiếu của Florida và ai đạt được số phiếu của cử tri đoàn tại đây cao nhất, người đó thắng cuộc. Ngoài ra phiếu tại đây cũng được kiểm lại bằng tay.



Tóm lại cuộc bầu cử năm đó, gần như biến thành cái chợ, cuối cùng cả hai phe lại rủ nhau ra toà để thưa kiện lẫn nhau, khiến cho người dân đứng giữa không biết đâu mà mò. Cuối cùng sau khi kiểm phiếu bằng tay tại Florida, G.W.Bush đắc cử tổng thống Hiệp Chủng Quốc kỳ 43, vì hơn Al Gore 961 phiếu. Ðó là chưa kể phiếu của cử tri vắng mặt và hạt Palm Beach. Ðây là lần tiên từ năm 1952, đảng Cộng Hòa đại thắng, chiếm trọn Tòa bạch Cung, Thượng và Hạ Viện. Ngoài ra trong cuộc bầu cử này, tuy Al Gore thắng Bush số phiếu của cử tri đoàn (155/246), nhưng ngược lại Bush lại thắng Gore nhiều tiểu bang ( 29/19). Ðó là lý do, Bush thắng cử nhưng sự nhằm lẩn của Bernard Shaw, đài CNN, lại là dịp tốt của Pháp, đem lên đài ngạo báng và trả thù vặt.




+ BẦU CỬ TỔNG THỐNG HOA KỲ LẦN 44, GIỮA TT G.W.BUSH VÀ THƯỢNG NGHỊ SĨ JOHN KERRY.



Giống như lần trước, kỳ bầu cử năm 2004 cũng đạt nhiều kỷ lục như quyên tiền, huy động vợ con hai phía và nhất là sự chống đối quyết liệt của Cộng Ðồng Người Việt Tị Nan VC trên đất Mỹ, đối với ứng cử viên đảng dân chủ John Kerry vì thân cộng, phản chiến, kỳ thị nên đã làm tổn thương đến danh dự và thiệt hại cho họ, điễn hình là vụ Kerry, lợi dụng chức vụ, ém nhẹm Dự Luật Nhân Quyền VN, đã được Hạ Viện Hoa Kỳ chấp thuận, chỉ chờ đem lên thượng viện biểu quyết. Ngoài ra, Kerry còn tuyên bố ẩu tả, làm hại đến thanh danh của quân đội Hoa Kỳ và QLVNCH, khi đương sự có tham chiến tại Bến Tre một thời gian. Tóm lại , tuy chưa đến ngày bầu cử nhưng với thái độ huênh hoang, hống hách , cộng vào bà vợ Terasa Heinz, chuyên phát ngôn bừa bãi với chủ trương cố hữu của đảng dân chủ nhằm mị dân, bất chấp đạo đức như cổ võ phá thai và nhất là chấp thuận đồng tính luyến ái.



Do các lý do trên, cho dù Kerry có là một tín đồ Thiên Chúa Giáo La Mã nhưng cũng đã gây bàn cãi dữ dội, trong phiên họp tháng 6/2004 giữa 275 Giám Mục Công Giáo Hoa kỳ tại Denver (Colorado). Sự việc nghiêm trọng, khiến cho Hồng Y Nigérie Francis Arinze, chuyên trách mục vụ của Giáo Hội La mã, cũng như Ðức Hồng Y đứng hàng 2 trong Tòa Thánh là Josef Ratzinger, dù lịch sự cũng đã phải tuyên bố ‘ cấm cửa những chính trị gia, đi ngược lại giáo luật của giáo hội ‘.Sự việc nghiêm trọng , theo báo chí đã làm chia rẽ 63 người công giáo Hoa Kỳ vì những người bảo thủ thì bỏ cho Bush, trái lại phe cấp tiến thì ủng hộ Kerry. Tuy nhiên, từ trước tới nay, dù Hoa Kỳ là một gia siêu tự do chăng nửa nhưng quyết định chọn ai làm tổng thống, không phải là kết quả bầu cử, mà là bàn tay của Nhóm Quyền Lực Vô Hình. Sự việc Tổng thống Bush tuyên bố tái phối trí lực lượng Hoa Kỳ, gần như dồn hết quân lực bao vây các mỏ dầu vô tận tại Tây Bá Lợi Á, Trung Ðông, các con đường vận chuyển.. đã hé mở cho thấy Ai được chọn làm Vua Mỹ kỳ này. Ngoài ra trong những ngày gần bầu cử, tổng thống Bush và chính quyền, đã tạo được thành tích đáng kể về sự phục hưng kinh tế, giải quyết nhiều vụ bắt cóc khủng bố trong cũng như ngoài nước nhưng trên hết là chận đứng được cuộc nổi loạn của người Hồi Giáo Iraq trong mấy ngày qua. Quan trọng nhất là dàn hòa được sự bất đồng ý kiến của Âu Châu, nhất là Pháp-Ðức-Nga về chiến tranh Iraq, đồng thời kéo được Khối OTAN vào con đường chống khủng bố. Tất cả do lòng thành thật, sự can đảm quyết thắng của Tổng Thống G.W.Bush đương nhiệm cũng là Ứng Cử Viên kỳ bầu cử vào tháng 11-2004., nên một lần nữa đã thắng cử.






3- BẢN TUYÊN NGÔN ÐỘC LẬP HOA KỲ :



Sau cuôc chiến đẫm máu với thực dân Anh, cuối cùng 13 tiểu bang ly khai đã thắng trận và dành được độc lập đầu tiên vào ngày 4-7-1776, cũng là ngày ra đời của Bảng Tuyên Ngôn Nhân Quyền. Ðể tạo nên tự hào của dân tộc mình, Webster Noah đã xuất bản quyển tử điển đầu tiên của người Mỹ. Ðồng thời Benjamin Franklin cũng đã phát minh ra những chữ cái đơn giản , để giảng dạy con em. Nhận thức Hoa Kỳ sẽ là một quốc gia vĩ đại, bờ cõi được mở rộng thênh thang, nên nhiều trí thức đã quyết tâm xây dựng ngôn ngữ riêng cho dân tộc mình. Dù rằng theo thời gian, những công trình của Noah có thể bị lỗi thời nhưng sự nghiệp của ông vẫn chói sáng, tạo nên một thứ tiếng Mỹ riêng, tuy bắt nguồn từ Anh ngữ nhưng không phải là thứ tiếng rập khuôn nguyên thủy, giống như chữ quốc ngữ của Việt Nam.



Ngày nay mọi người sống hạnh phúc sang giàu trên đất Mỹ, với đầy đủ quyền lợi, đã được qui định bằng Tuyên Ngôn Nhân Quyền, nhưng ít ai biết nó đã được đổi bằng máu và sinh mạng của tiền nhân trước bạo lực. Trong lúc đại biểu của 13 quốc gia nhóm họp, đề cử Thomas Fefeerson soạn thảo bản tuyên ngôn cho Mỹ, thì chiến tranh vẫn tiếp diễn với người Anh. Nghi hội kéo dài suốt 3 ngày tới 2-7 thì kết thúc và chính thức được công bố ngày 4-7-1776. Ðiều bi thảm mà lịch sử không nói tới, vì số phận của 56 người đã ký tên vào bản tuyên ngôn, mà hầu hết là sĩ phu, trí thức đương thời, thật mỏng manh, trước họng súng của thực dân Anh. Trong số này có họa sĩ tài hoa ở New Jersey là Francis Hogkin, người đã vẽ Lá Cờ Hiệp Chủng Quốc. Tất cả đều bị giết chết, mà lớn tuổi nhất là Benjamin Franklin ( 70 tuổi) và trẻ nhất có 3 người dưới 20 tuổi. Thực dân Anh đã khủng bố tất cả những người trên, một số chết vì bị treo cổ hay cảnh tù đầy, số khác chết do thương tật và ai cũng tan nhà nát cửa, gia đình ly tán. Hai người còn sống sót là John Adams và Thomas Jefeerson sau này đều là tổng thống Mỹ. Cái giá của nền độc lập Hoa Kỳ là thế đó, nên từ đó tới bây giờ, nhiều thếÀ hệ đã cố gắng không ngừng, làm cho quốc gia mình hạnh phúc thịnh vượng và miên viễn là một siêu cường . Người Việt tị nạn may mắn đến được đây, phải trang trọng và biết sống sao, đừng để bị mang tiếng là vong ơn bội nghĩa.



VNCH tồn tại trong dòng lịch sử dân tộc vỏn vẹn chỉ 20 năm ngắn ngủi (1955-1975). Là một thuộc địa của Pháp mới được thu hồi đôc lập nhưng thời gian qua hai chế độ đệ nhất và đệ nhị cộng hòa, cũng đã tổ chức nhiều lần bầu cử tổng thống cũng như quốc hội. Và dù rằng so với các nước tiền tuyến , VNCH chưa đạt được tự do dân chủ đúng mức nhưng cũng không đến nỗi bị trí thức, lãnh tụ tôn giáo trước ngày 30-4-1975, chế giễu và chống đối là gian lận độc tài. Sống nhiều năm trên đất Mỹ, qua nhiều lần bầu cử, mới biết thì ra ở đâu cũng chỉ là nghề làm chính tri không hơn không kém, đó là chưa nói tới những tồi tệ mà chúng ta đã chứng kiến.



Ở Mỹ, đảng nào cũng đặt quyền lợi của đất nước trên hết, có khác là đường lối thực thi. Tháng 11-2006, nước Mỹ lại có cuộc bầu cử bán phần, đồng lúc Tổng thống Bush sắp sang VN, để thăm viếng và gặp gở đảng VC đang cầm quyền cai trị cả nước. Trong hai nhiệm kỳ qua, TT Bush cũng như đảng CH, gần như chưa một lần bày tỏ thái độ cứng rắn với bạo quyền VC, trước những hành động bất nhân, bất nghĩa, phi pháp d6i với dân tộc VN. Hành động trên ai cũng thấy rõ, nhất là sự kiện một công dân Mỹ tên Lý Tống, bị giam cầm tại Thái Lan vì chính trị, đã mản hạn tù nhưng vẫn không được Hoa Kỳ can thiệp hồi hương.. Cho nên kỳ bầu cử này, người Việt tị nạn chúng ta cần phải hiểu rằng “ Lá phiếu là của mọi người có được bằng máu và nước mắt, sau khi bỏ nước ra đi trốn chạy thiên đàng xã nghĩa..” , nên phải sử dụng sao cho xứng đáng và không tự hổ thẹn với lòng mình.



Bầu cho ai để không hối hận, vì đây là lương tâm của con người, do chính ta quyết định , hơn nữa qua cuộc phong trần vàng thau đâu còn lẫn lộn như trước ngày 30-4-1975 . Có cứng rắn như vậy, may ra đồng bào đang chờ chết trong địa ngục thiên đàng, mới rút ngắn được thời gian đau khổ, đói nghèo và tủi hận -/-





Tháng 10-2006

Mường Giang

Post Reply