Vẫn chờ đợi mùa xuân dân tộc

Những đề tài nóng của Thời Sự. Các bài viết lượm nhặt trên Net ở nơi đây chỉ dùng để tham khảo không phải là chính kiến riêng của nhóm phụ trách.

Moderators: CayQueo, phu_de

Post Reply
User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Vẫn chờ đợi mùa xuân dân tộc

Post by phu_de »

VẪN CHỜ ĐỢI MÙA XUÂN DÂN TỘC
Ngô đức Diễm

Có chờ có đợi hay không thì rồi xuân cũng về! Cảnh vật lại tươi màu chan hòa sức sống. Pháo lại nổ dòn. Áo mới lại tung tăng bay lượn. Dân Việt trong nước cũng như ngoài nước đang nao nức đón xuân, lòng khấp khởi hy vọng đón nhận những tia nắng ấm trong đời...



Thoáng nhìn, người ta có thể có những cảm nghĩ lạc quan trước những dấu hiệu của một mùa xuân dân tộc đang ươm nụ. Thật vậy, nào là nền kinh tế Việt Nam tăng triển vượt mức 8.4% trong năm 2006. Nào là Việt Nam đã nghiễm nhiên bước vào Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO). Nào là Việt Nam đã được chọn đứng ra tổ chức Hội Nghị Hợp Tác Kinh Tế Á Châu Thái Bình Dương (APEC). Nhất là Việt Nam vừa được Hoa Kỳ rút tên ra khỏi danh sách những quốc gia đáng quan tâm về tự do tôn giáo, và còn ban thưởng Quy Chế Thương Mại Bình Thường Vĩnh Viễn (PNTR).. Nhà bỉnh bút Parija Bhanagar đài CNN còn cho rằng, thị trường kinh tế Việt Nam hiện nay còn nóng bỏng hơn Trung Hoa. Trong khi sức thu hút của thị trường Trung Hoa đối với dân chúng Hoa Kỳ tuột xuống từ số 1 xuống số 5, thì thị trường Việt Nam đả nhảy vọt lên hạng 3, chỉ thua Ấn Độ và Nga!



Mặt khác, người ta ghi nhận có sự đột xuất của một số tổ chức dân chủ và một số báo chí dân chủ trong nước, châm ngòi cho phong trao dân chủ nhen nhúm bừng khởi. Khối 8406, Đảng Thăng Tiến, Đảng Dân Chủ, Đảng Dân Chủ Nhân Dân, Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền, cùng với các tờ báo Tự Do Ngôn Luận, Dân Chủ, Tổ Quốc..Thêm vào đó, một số hội đoàn quần chúng cũng công khai xuất hiện, hiên ngang nói lên tiếng nói dân chủ nhân quyền, như Uỷ Ban Nhân Quyền, Công Đoàn Lao Động..



Hẳn nhiên, qua những dấu hiệu lạc quan đó, người ta có quyền hy vọng rằng, cánh cửa dân chủ đa nguyên đang hé mở đúng như Hà Sĩ Phu đã nhận định: “Phá vỡ được tình trạng im lặng một chiều, phá vỡ được tình trạng ổn định dối trá là một thắng lợi rất căn bản.” Nhưng bình tâm mà nhận định với cái nhìn có chiều sâu, người ta không khỏi buồn lòng nhận thấy cánh cửa dân chủ vẫn còn nhiều chốt đóng, và dân Việt vẫn còn phải chờ đợi mùa xuân dân tộc mới hé lộ từ cuối đường hầm.



Trước hết, sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, cũng như sự hội nhập của Việt Nam vào nỗ lực phát triển kinh tế toàn cầu là cơ hội có thể giúp Việt Nam tiến lên, nhưng câu hỏi căn bản vẫn còn đó, là khi nhà nước Việt Nam thêm giàu mạnh, dân Việt có thật sự khá hơn không, có được vui hưởng cuộc sống ấm no, thanh bình và tự do dân chủ không? Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Condoleeza Rice, trong chuyến tham dự Hội Nghị APEC đã thẳng thắn phát biểu đại ý rằng, kinh tế Việt Nam không thể phát triển đúng mức trong một xã hội luật lệ thiếu nghiêm minh và nạn tham nhũng hoành hành. Thực tế không thể phủ nhận, là sự tăng trưởng kinh tế hôm nay chỉ làm giàu cho giai cấp mới gồm những tên tư bản đỏ, hay những tên Mafia chụp giựt mánh mung, trong khi đại đa số dân chúng thì vẫn kéo lê cuộc sống nghèo xơ nghèo xác ! Một người bạn vừa thăm Việt Nam trở về Mỹ cho biết, một người lao động ở miền Bắc Việt Nam chỉ tiêu xài 2 ngàn đồng một ngày, tương đương với 15 xu tiền Mỹ, trong khi “con cháu Bác’ tấp nập xếp hàng vào những khách sạn sang trọng, trả 30 Mỹ Kim cho một bữa ăn sáng! Ông bạn còn cho biết, có một tên tài phiệt tại Việt Nam vừa đặt mua một chiếc xe Mercedes thượng hạng với giá gần 1 triệu Mỹ kim ! Gía chiếc xe đó tại Hoa Kỳ chỉ đáng giá 470 ngàn Mỹ Kim.



Bước qua lãnh vực chính trị, nhiều người đã suy nghĩ rằng, với sự gia nhập WTO, cũng như với Hội Nghị Thượng Đỉnh APEC, chắc chắn Cộng Sản Việt Nam sẽ nới lỏng gọng kìm chính trị, hé mở cánh cửa dân chủ đa nguyên. Thực tế khác hẳn! Trước thềm Hội Nghị APEC, Hà Nội đã chỉ thị cho công an đóng chốt trước lối vào tư gia tất cả các chiến sĩ dân chủ như Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Khác Toàn, Đỗ Nam Hải, Nguyễn Chính Kết, Lê Thị Công Nhân...hầu ngăn chặn tất cả mọi giao dịch trong ngoài “ nội bất xuất, ngoại bất nhập”. Đến khi Hội Nghị APEC xong, Cộng Sản Việt Nam vẫn tiếp tục sách nhiễu các chiến sĩ dân chủ nói trên đủ điều.. Nhất là sau Hội Nghị APEC, Thủ Tướng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng còn ban hành chỉ thị số 37, cấm ngặt tất cả các báo chí truyền thông tư nhân, ngang nhiên tước đoạt quyền tự do ngôn luận đã được Hiến Pháp Việt Nam công nhận!



Điều làm nhiều người thất vọng, là Tổng Thống Bush trong chuyến tham dự Hội Nghị APEC, dù có đến tham dự Thánh Lễ tại nhà thờ Cửa Bắc, cũng không hề mở miệng cổ võ cho tự do dân chủ và nhân quyển tại Việt Nam, dù trước đó, người Việt hải ngoại đã lên tiếng thỉnh nguyện, khuyến cáo, và còn đăng cả Thư Ngỏ trên báo Washington Post để lưu ý nhà lãnh đạo Hoa Kỳ về khát vọng chính đáng của dân tộc Việt Nam, liên hệ đến lời phát biểu của ông trong lễ nhậm chức kỳ 2: “Đừng sợ. Nếu các bạn đứng lên vì tự do dân chủ, chúng tôi sẽ đứng bên cạnh các bạn.”




Sự im lặng của Tổng Thống Bush thực ra chẳng có gì đáng ngạc nhiên, vì từ xưa tới nay, và có lẽ mãi mãi về sau, trong chính sách đối ngoại cũng như hành xử thực tế, Hoa Kỳ luôn luôn đặt quyền lợi nước Mỹ trên hết. Thế nên, làm đồng minh của Mỹ phải luôn luôn cẩn thận, đúng như nhận định của cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu: “Làm kẻ thù của Mỹ thật nguy hiểm, nhưng làm bạn của Mỹ càng nguy hiểm hơn.”



Suy nghĩ về thực tế phũ phàng này, Hà Sĩ Phu đã đưa ra một nhận định thật sâu sắc: “Đảng Cộng sản Việt Nam không những ngả giá thỏa thuận ngầm được với cộng đồng quốc tế mà hấu như đã ngả giá được trong một cuộc thỏa thuận ngầm vô hình với các giai tầng bị trị. Hai cựu thù (Việt Mỹ) đã tìm được một cân bằng để thỏa thuận thì đã có nhiều ví dụ, nhưng thủ phạm và nạn nhân thỏa thuận được với nhau là hiếm có.”



Trở lại phong trào dân chủ đột xuất trong nước, đàng sau những xuất hiện gọi là Diện của bối cảnh chính trị Việt Nam với một số đảng phái và báo chí dân chủ, người ta cũng nhìn thấy những tảng đá ngầm cản trở dân chủ ở phần dưới gọi là Điểm. Thật vậy, phong trào dân chủ bừng khởi trong nước là một phấn khởi lớn, nhưng không vì thế mà chúng ta có quyền ngây thơ đến độ lạc quan tếu, như Hà Sĩ Phu đã nhắc nhở: “Sự đánh gía sai tình hình, lạc quan tếu, tưởng bở đang là nguy cơ trực tiếp của phong trào dân chủ.”. Thế thì muốn đẩy mạnh công cuộc dân chủ hóa Việt Nam, chúng ta cần đánh giá đúng tình hình trong nước cũng như ngài nước.



Một cách tổng quát, chúng ta có thể đồng ý với Hà Sĩ Phu, nhận diện 3 loại sản phẩm dân chủ cần phải mổ xẻ.


Một là dân chủ tử tế nhưng nóng vội phát xuất từ những khát vọng dân chủ chính đáng.


Hai là mưu đồ dân chủ của một số cá nhân hay phe đảng muốn theo đà dân chủ để lập cơ đồ riêng của mình.


Ba là dân chủ giả hiệu của những người cầm quyền, ngụy tạo dân chủ để đàn áp
.

Đối phó với 3 trường hợp nói trên không phải là chuyện đơn giản. Hẳn nhiên, lọt vào dân chủ cuội của nhà cầm quyền là tự sát. Còn lạc vào mưu đồ cá nhân hay phe phái thì cũng thân bại danh liệt. Chỉ có dân chủ tử tế là đáng cổ võ tham gia. Nhưng làm sao nhận ra được đâu là dân chủ tử tế, đó là câu hỏi căn bản, và câu trả lời hoàn toàn tùy thuộc vào sự khôn ngoan nhận định về chủ trương đường lối cũng như lãnh đạo, cùng với sự sáng suốt hành xử uyển chuyển linh động theo hoàn cảnh, đúng như cảnh giác của Hà Sĩ Phu: “Nhận diện cho rõ loại nào ra loại ấy mới là vấn đề, mà nhận diện chưa rõ mà vội ứng xử thì coi chừng rước lấy tai vạ.”



Thế đó. Dân chủ cho Viêt Nam vẫn là một vấn nạn lớn, bởi lẽ những gì đã xảy ra nơi khác, chưa hẳn đã xảy ra tại Việt Nam. Dân chủ đã đến với các nước Đông Âu. Cộng Sản đã tàn tạ tại Liên Sô. Nhưng tại Việt Nam, Cộng Sản vẫn đứng vững, vì theo Hà Sĩ Phu, chính bản tính khôn lõi đã giúp Cộng Sản Việt Nam tồn tại: “ Việc xuất hiện một tổ chức đối lập tại Việt Nam cộng sản đáng lý là một qủa bom, đáng lý nếu xuất hiện thì phải biến thành một vụ Thiên An Môn, nhưng với cung cách ứng xử của Việt Nam thì nghịch lý vẫn có thể xảy ra dễ dàng như một trò chơi..”



Với bản tính khôn lõi đó, Cộng Sản Việt Nam đã phần nào hóa giải được mâu thuẫn, vô hiệu hóa được đối kháng và tồn tại: “Một chủ nghĩa đã bị đào thải tất nhiên về bản chất nó mâu thuẫn với nhân loại nói chung và với dân tộc nói riêng, nhưng bản tính khôn lõi đã giúp cho Đảng Cộng Sản Việt Nam chuyển được hai mâu thuẫn ấy từ bản chất đối kháng trở thành không đối kháng.”



Kết qủa, dân Việt muốn đẩy mạnh con tàu dân chủ mau đến bến tự do, nhưng bánh xe dân chủ tự do vẫn ì ạch leo dốc, qua bao nhiêu sức cản, và chưa biết bao giờ mới tới bến! Mối thao thức lớn đang dằn vật mỗi người, là chúng ta phải làm gì để đóng góp vào công cuộc vận động dân chủ hóa Việt Nam sớm thành công?



Có người nghĩ tới một cuộc đột biến chính trị như thể những đột biến đã xảy ra tại các nuớc Đông Âu trước kia. Nhưng theo nhận định chung, bối cảnh chính trị thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, không thuận lợi cho một cuộc đột biến như thế. Hà Sĩ Phu thật có lý khi nhận địng rằng: “ Cộng Sản Việt Nam đã tìm được đáp số cho bài toán giữ độc quyền thống trị trong điều kiện hòa nhập toàn cầu hóa, nói riêng thì cũng có nghĩa là đã tìm được sự đồng thuận của Mỹ trong bài toán này.”



Vậy để đẩy mạnh cuộc đấu tranh đi tới, dân Việt cấn có cái nhìn thực tế, chia ra từng phần mà đánh. Người nông dân đứng lên đòi trả lại ruộng đất bị cướp đoạt. Người cầm bút đứng lên đòi tự do sáng tác và phổ biến. Người sinh viên đứng lên đòi cải tổ giáo dục. Người tín hữu đứng lên đòi tự do tôn giáo. Dân chúng đứng lên đòi tận diệt tham nhũng. Đặc biệt, những người cộng sản thức tỉnh phải đứng lên đòi thay đổi chế độ...Những tiếng nói có vẻ cục bộ đó sẽ hợp lại thành tiếng nói chung, mà theo Hà Sĩ Phu, sẽ trở thành sức mạnh cọ sát và lấn dần nhau trong xã hội dân sự đang dần dần hình thành.. Trong những màn cọ sát và lấn dần đó, chúng ta còn có thể tìm thấy một mẫu số chung, là đồng thanh đòi Cộng Sản Việt Nam hủy bỏ Điều 4 Hiến Pháp, chấm dứt quyền lãnh đạo độc tôn, để mở cửa cho sinh hoạt chính trị dân chủ đa nguyên.



Cánh cửa dân chủ phải được khai mở, từng phần hay toàn diện, mau hay chóng, còn tùy thuộc vào những lực lượng dân chủ chân chính, không bị Cộng Sản xâm nhập lũng đoạn, không bị thao túng bởi tham vọng cá nhân hay phe phái. Dân chủ phải toàn thắng. Tự do phải được phục hồi. Dân Việt phải được sống trong một thể chế chính trị Dân Chủ Đa Nguyên và Pháp Trị. Mong thay!

Post Reply