Lao động xuất khẩu

Những đề tài nóng của Thời Sự. Các bài viết lượm nhặt trên Net ở nơi đây chỉ dùng để tham khảo không phải là chính kiến riêng của nhóm phụ trách.

Moderators: CayQueo, phu_de

Post Reply
dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Lao động xuất khẩu

Post by dacung »

Công nhân Việt Nam ở Ðài Loan: Nạn nhân của nạn Nô Lệ Thời Mới

Duy Ái
26/02/2007
(VOA)

Không được tự do tìm chỗ làm khác khi bị người chủ chèn ép, bóc lột và phải trả tiền môi giới quá cao là hai trong các nguyên do chính khiến cho công nhân Việt Nam ở Đài Loan dễ trở thành nạn nhân của nạn nô lệ lao động. Đó là nhận xét của hầu hết các nhân vật tranh đấu cho quyền lợi của người lao động nhập cư ở Đài Loan.

Image
Lớp tư vấn tâm lý cho những nạn nhân của nạn buôn bán người tại Ðài Loan

Hầu hết những người Việt Nam sang Đài Loan làm việc là những người nghèo khó ở thôn quê. Và cũng giống như những người lao động nhập cư ở các nước khác, những người này thường làm các loại công việc được gọi là 3-Ds (dangerous, dirty, demanding) – những công việc nguy hiểm, dơ bẩn, và cực nhọc mà người bản xứ không muốn làm hoặc chỉ làm với mức lương cao gấp đôi hoặc gấp ba. Những người mà giới hữu trách Việt Nam thường gọi là “lao động xuất khẩu” này sang Đài Loan với hy vọng có thể dành dụm được chút ít tiền bạc để giúp đỡ cho gia đình. Tuy nhiên, chế độ lao động nhập cư có nhiều chỗ không hợp lý của đảo quốc này cộng với nạn thu phí môi giới quá cao đã khiến cho nhiều người đã trở thành nạn nhân của nạn nô lệ lao động.

Một trong những nạn nhân của tệ nạn này là một phụ nữ Việt Nam quê ở Hà Tây sang Đài Loan làm việc tại một viện dưỡng lão. Tại đây, cô đã bị người chủ ép buộc phải làm việc đến 18, 19 tiếng đồng hồ mỗi ngày, không được nghỉ ngơi và bị đối xử không khác gì nô lệ. Người phụ nữ bất hạnh này thuật lại như sau:

Sau khi không còn chịu đựng được nữa, người phụ nữ này cùng với 4 người Việt Nam khác cùng làm ở viện dưỡng lão đã phải tìm đến một tổ chức phi chính phủ do Linh mục Nguyễn Văn Hùng điều hành để xin giúp đỡ. Họ được Văn phòng Trợ giúp Pháp lý Công nhân và Cô Dâu Việt Nam tại Đài Loan sắp xếp để có chỗ tá túc và giúp tìm luật sư để đòi bồi thường và kiện người chủ về tội cưỡng bách lao động.

Image
Linh mục Nguyễn Văn Hùng, người điều hành Văn phòng Trợ giúp Pháp lý Công nhân và Cô Dâu Việt Nam tại Đài Loan

Một nạn nhân khác đến xin tá túc ở “văn phòng Cha Hùng” đã kể lại về hoàn cảnh bi đát của mình và có lời nhắn nhủ như sau cho những ai nuôi mộng “sang Đài Loan đổi đời”:

Anh Dũng, một công nhân Việt Nam làm việc ở Khu Công nghiệp Đại Viên ở huyện Đào Viên cũng ta thán về nạn thu phí quá cao của các công ty môi giới:

Chị Hương, chủ một cửa hàng tạp hóa và quán ăn ở gần khu công nghiệp Đại Viên, cũng tán đồng nhận xét vừa kể.

Nạn thu phí môi giới quá cao cộng với quy định của chính phủ Đài Loan không cho lao động nhập cư được tự do đổi chủ khiến cho nhiều người phải hoàn toàn lệ thuộc vào chủ thuê và công ty môi giới. Anh Dũng ở Đào Viên nói rằng: để thoát khỏi sự chèn ép này, một số người đã phải bỏ trốn:

Hoàn cảnh của những người bỏ trốn thật ra cũng chẳng khả quan chút nào, vì ngoài việc bị nhà chức trách Đài Loan ruồng bắt, họ còn bị những người chủ và môi giới bắt chẹt nhiều hơn. Một số người đã chết tức tưởi, như trường hợp của anh Nguyễn Ngọc Trọng, người bị thiệt mạng ở Đài Bắc hồi tháng 10 năm ngoái. Theo lời giới hữu trách Đài Bắc, anh bị rơi xuống đất từ lầu 9 của trại giam trong lúc tìm cách trốn trại sau khi bị cảnh sát bắt giam cách đó hơn 2 tháng vì bỏ trốn ra ngoài đi làm.
dacung

dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Post by dacung »

02 Tháng 3 2007 - Cập nhật 13h54 GMT

Hoa Kỳ chưa hề nhận lao động Việt Nam
BBC

Image
Hoa Kỳ chủ yếu nhận người lao động từ Trung và Nam Mỹ

Một báo tiếng Việt ở Hoa Kỳ đã cảnh báo dư luận về những thông tin không đúng sự thực trong thông báo của hai công ty xuất khẩu lao động Việt Nam.
Tờ Ngày Nay, ra ở Houston, Texas số 01.02.2007 cho rằng Công Ty Cổ Phần Tiến Bộ Quốc Tế (AIC) và Trung Tâm Xuất Khẩu Lao Động Viracimex đã thông báo không đúng về chuyện đưa người sang Mỹ lao động.

Ví dụ như họ nói rằng cần tuyển công nhân sang Mỹ hái cam, cắt cỏ thợ hàn với lương tháng 5.000 đôla ngoài lệ phí chưa biết. Ngoài ra ai đi còn phải đóng tiền thế chân 15.000 đôla.

Ngoài hai cơ quan AIC và Viracimex, công ty TNHH Úc Việt đã thu lệ phí từ 5000 đến 8.000 Mỹ kim để đưa người Việt sang Thái Lan học Anh văn chờ ngày đi Mỹ lao động.

Theo báo Tuổi Trẻ nhiều người sang Thái Lan đóng học phí rồi mới biết mình bị lừa nên lập tức đòi bồi hoàn.

Ngày 8 tháng 1 vừa qua Đại sứ quán Hoa Kỳ là đã mở cuộc họp báo để đính chính những thông tin sai lạc của hai cơ quan AIC và Viracimex.

Ông Jeffrey C.Schwenk, trưởng bộ phận Lãnh sự, ông P. Matthew Gillen, trưởng phòng chiếu khán không di dân (non-immigrant visa) và bà Mary Ann Russell trưởng ban Di Trú và Nhập Tịch nói chính phủ Mỹ và Việt Nam chưa ký một thỏa thuận nào về xuất khẩu lao động.

Phía Hoa Kỳ theo họ cũng không làm việc với tổ chức môi giới hay xuất khẩu lao động nào tại Việt Nam mà sẽ làm việc trực tiếp với từng người, từng hồ sơ. Ngoài lệ phí visa (100 Mỹ kim) sứ quán sẽ không thu bất cứ lệ phí nào khác.

Không có chuyện thẻ xanh

Vẫn theo ban Biên tập Ngày Nay, ông Jeffrey C. Schwenk nhận định nguồn tin trong nước nói rằng người Việt Nam sang Mỹ lao động có thể xin trở thành thường trú nhân hay thẻ xanh sau thời gian làm việc tốt ở Mỹ là hoàn toàn không đúng vì giữa lao động và xin thường trú không có quan hệ với nhau.

Ông Jeffrey S.Schewenk cho biết thêm là ông chưa bao giờ nghe đến việc tuyển dụng lao động thông qua một nước thứ ba, và chuyện nhận lệ phí để đưa đi Thái Lan học chờ ngày đi Mỹ lao động là hoàn toàn không đúng.

Các viên chức sứ quán Mỹ cũng cho hay là chính phủ Hoa Kỳ không quyết định thị trường lao động mà chính người lao động chủ động trong việc chọn quốc gia nào để đi lao động. Hiện nay đa số chủ nhân Mỹ sử dụng nguồn lao động từ Mexico và các nước Trung và Nam Mỹ.

Nhưng chỉ một ngày sau cuộc họp báo của Sứ quán Mỹ tức ngày 09-02, Cục trưởng Cục Quản Lý Lao Động Ngoài Nước thuộc Bộ Lao Động–Thương Binh và Xã Hội cho báo chí biết chính phủ Việt Nam vừa cho phép đưa người lao động sang Mỹ làm việc và giao cho hai doanh nghiệp phụ trách việc này sau khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phổ biến công văn 883/VPCP-VX.

Báo Tuổi Trẻ trong bài “Thêm Một Chiêu Lừa Xuất Khẩu Lao Động: Giấc mơ Mỹ trên đất Thái” (11/02/07) đã có bài về chuyện lừa đảo xuất khẩu lao động sang Mỹ mà họ nói là của công ty TNHH Úc Việt, có trụ sở tại quận Tân Bình, Saigon và Trung Tâm Anh ngữ ESI ở Bangkok.

dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Post by dacung »

Thứ Tư, 14/03/2007, 05:11 (GMT+7)
Tuoi Tre

Chiêu lừa “Người nghèo đi Mỹ”!

TT - Từ sau tết, tại các xã Gia Tân 1, 2 & 3, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai rộ lên cơn sốt “Người nghèo được hỗ trợ đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) Mỹ”.

Hàng chục gia đình đã và đang cho con em làm thủ tục chờ đợi với hi vọng đổi đời trên đất Mỹ. Thực chất lại là một chiêu lừa đảo mang tên “giấc mơ Mỹ”.

3.000 “giấc mơ Mỹ”

Ngay sau tết, gia đình ông Đào Xuân M. (ấp Bát Lâm 2, xã Gia Tân 2) sống trong hi vọng tràn trề khi hai đứa con và một đứa cháu họ sắp được sang Mỹ lao động. “Mọi thủ tục chúng tôi đã lo xong rồi, chỉ còn chờ công ty ở TP.HCM làm visa là bay qua Mỹ” - ông M. khoe. Theo ông M., hôm tết, bà Bính (hàng xóm) tới nhà chơi, khoe có quen một công ty XKLĐ tại TP.HCM. Công ty này đang có 3.000 suất đi hợp tác lao động dành cho người nghèo ở nông thôn. Chỗ quen biết nên bà Bính hứa sẽ giúp đỡ hai đứa con ông M. và đứa cháu họ đi Mỹ.

Trao đổi với Tuổi Trẻ chiều 13-3, ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH), cho biết đến thời điểm này Chính phủ mới chỉ cho phép (về nguyên tắc) hai đơn vị được thí điểm tuyển chọn, đưa lao động đi làm việc ở Mỹ. Đó là Công ty cổ phần Tiến Bộ Quốc Tế (AIC, 75 Âu Cơ, Hà Nội) và Trung tâm Phát triển việc làm và XKLĐ (thuộc Tổng công ty Xuất nhập khẩu và cung ứng vật tư thiết bị đường sắt - Viracimex, ở TP.HCM). Theo ông Quỳnh, hai đơn vị này được phép tuyển thí điểm đưa tám thợ hàn đi làm việc tại Mỹ. Nhu cầu về lao động của Mỹ khá lớn, từ lao động phổ thông, làm việc theo thời vụ (hợp đồng ngắn hạn, dưới một năm) trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp đến lao động kỹ thuật cao như kỹ sư công nghệ thông tin, y tá. Hiện cũng đã có một số ít lao động VN làm việc tại đây, chủ yếu là lao động lĩnh vực nông nghiệp và một số ít làm nghề y tá.

ĐỨC BÌNH


Cũng như gia đình ông M., hàng chục gia đình nghèo khác cũng đã được bà Bính xông đất với “giấc mơ Mỹ” làm quà. Hầu hết đều thuộc đối tượng nghèo, thất nghiệp hay nghề nghiệp không ổn định.

Hai vợ chồng chị Phan Thị Thu V. (xã Gia Tân 3) đã được bà Bính tận tình giúp đỡ. Chị V. cho biết: “Hôm tết hai vợ chồng đi chơi; gặp bà Bính giữa đường kêu lại và cho biết sẽ giúp đỡ thằng T. - con trai chúng tôi - đi Mỹ lao động”. “Giấc mơ Mỹ” lan nhanh các xã Gia Tân 1,2,3.

Tỉ tê, lôi kéo được hơn 50 gia đình nghèo, sau tết bà Bính cho tổ chức ba chuyến xe đưa các thanh niên đi làm thủ tục tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Trước khi lên xe, mỗi người nộp cho bà Bính 300.000 đồng gọi là tiền công đi lại liên lạc và tiền thuê xe.

Tất cả thanh niên được đưa tới một quán cà phê không tên gần chợ Bà Rịa. Tại đây, họ được giới thiệu gặp một người mà theo bà Bính là Việt kiều Mỹ và một người tên Tuấn (con rể bà Bính). Sau thủ tục làm hồ sơ theo hướng dẫn của “Việt kiều Mỹ”, các thanh niên lại lên xe trở về nhà chờ đợi trong hi vọng.

Ngoài số tiền đã đóng cho bà Bính khi lên xe, mỗi gia đình còn tốn thêm các khoản như khám sức khỏe, làm hộ chiếu và các thủ tục khác. Ông Đào Xuân M. than: “Gia đình tôi đã tốn hết hơn 3 triệu cho hai đứa con và một đứa cháu”. Nhiều gia đình khác cũng đã mất tiền triệu từ việc làm các thủ tục đi Mỹ.

Điều đáng ngạc nhiên, trong khi phong trào đi Mỹ đang là cơn sốt thì UBND các xã nói trên không hề biết gì. Ông Nguyễn Thanh Bình, chủ tịch xã Gia Tân 2, ngớ người khi biết thông tin hàng chục thanh niên đã và đang làm thủ tục đi Mỹ. Thậm chí cái tên bà Bính sau vài giờ điều tra thì UBND xã Gia Tân 2 mới biết được bà Bính tên thật là Nguyễn Thị Ánh Tuyết, có chồng tên Bính.

“Thực tế UBND xã chưa nhận chứng thực hồ sơ lý lịch cho ai về chuyện đi Mỹ cả. Rất nguy hiểm, chúng tôi sẽ cho điều tra và ngăn chặn vì nhiều gia đình nghèo sẽ tiền mất tật mang” - ông Bình lo lắng. Tuy nhiên, trong hai ngày UBND xã cho người xuống tận nơi tìm bà Bính và viết giấy mời nhưng bà này không có nhà hoặc luôn đi vắng. Một cán bộ của xã Gia Tân 2 cho biết thêm: bà Bính từng là người làm cò môi giới hôn nhân với người nước ngoài khiến nhiều người mất tiền, ôm hận.

HỒ VĂN - M.QUÂN

dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Post by dacung »

Cơ Quan Quốc Tế Giải Cứu Công Nhân Việt Ở Jordan

Việt Báo Thứ Sáu, 2/29/2008, 12:02:00 AM
- Bản tin sau của Vietnam Review (www.vietnamreview.com)


Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển (BPSOS)

Amman, Jordan - 02-272008

Thể theo yêu cầu của một tổ chức người Việt ở Hoa Kỳ, trưa nay nhân viên của một cơ quan quốc tế cùng với giới chức Bộ Lao Động Jordan đến hiện trường nơi xẩy ra vụ bóc lột và đàn áp trên 200 công nhân Việt, tất cả là phụ nữ ngoại trừ bốn thanh niên thợ máy.

Cuộc tiếp cứu xảy ra do sự phối hợp giữa Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, và cơ quan International Organization for Migration (IOM) trong mấy ngày qua.

Cô Theodora Suter, đại diện tổ chức IOM, và giới chức Bộ Lao Động đi chung đều tỏ ra kinh hoàng trước cảnh tượng của những phụ nữ Việt nằm ngồi la liệt, với những vết bầm sưng do bị đánh đập và dấu hiệu suy nhược vì đói. Cô Suter đặc biệt quan tâm đến tình trạng của chị Trần Thị Ánh, đang mê man và trong tình trạng bệnh nguy kịch.

Phần lớn các công nhân này được đưa đến Jordan trong vòng 5 tháng qua để làm việc cho hãng W&D Apparel Jordan Corp, một công ty may mặc ở ngoại ô của thủ đô Amman. Trong hợp đồng chủ nhân cam kết trả 220 Mỹ kim một tháng nhưng trong thực tế phần lớn công nhân chỉ nhận được từ 80 đến 120 Mỹ kim.

Khi các công nhân đình công để đòi chủ nhân tôn trọng hợp đồng thì họ bị bỏ đói.

“Chúng em mỗi bữa chỉ được một chén cơm. Còn những người đau bệnh không được thuốc men”, một nữ công nhân cho biết.

Họ cầm cự nhờ vào số mì gói và nước đường tích trữ từ trước nhưng rồi số thực phẩm này cũng cạn kiệt.

Khi 167 công nhân quyết định không đi làm và đòi hồi hương, chủ nhân đã cho nhân viên bảo vệ đến đàn áp, đánh đập họ thật dã man. Cảnh sát địa phương, thay vì bênh vực lại tiếp tay với nhóm bảo vệ và xúm vào hành hung các công nhân.

Cũng theo chị nữ công nhân kể trên, “Họ rất to lớn. Họ nắm tóc và quật chúng em xuống đất như những con ếch. Làm sao mà chịu nổi”

“Chị Ánh bị bịnh nặng nằm trên giường cũng bị cầm tóc lôi xuống và dọng đầu vào thành giường đến bất tỉnh”, chị Nguyễn Thị Luyến tả lại cảnh hỗn loạn của vụ đàn áp.

Ngay khi được thông tin về vụ đàn áp, TS Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Điều Hành của UBCNVB, liên lạc ngay với các công nhân để thu thập dữ kiện và báo động cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Qua sắp xếp của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Ông đã làm việc chặt chẽ với tổ chức IOM để lập kế hoạch giải cứu cho số công nhân Việt Nam.

Theo kế hoạch, sáng sớm ngày hôm nay Cô Suter đến họp với Bộ Lao Động Jordan để trình bày sự việc và yêu cầu can thiệp. Cùng lúc ấy một số công nhân đã kín đáo rời khỏi công ty và đến văn phòng chi nhánh của Bộ Lao Động trong khu vực để yêu cầu can thiệp. Qua đường dây điện thoại, TS Thắng nối hai đầu với nhau: Văn phòng chi nhánh chính thức xác nhận với Bộ Lao Động có công nhân Việt đang yêu cầu bảo vệ.

Dựa vào lý do ấy, hai tiếng đồng hồ sau Cô Suter và giới chức Bộ Lao Động đã đến công ty W&D. Sau một vài giằng co nhỏ với các nhân viên bảo vệ, các công nhân Việt đã gặp được phái đoàn và hướng dẫn họ vào khu nhà trọ, nơi đã xẩy ra và còn nhiều chứng tích của vụ đàn áp. Phái đoàn chụp hình quang cảnh ngổn ngang và hỏi han các phụ nữ ốm yếu và bị thương tích.

Để giải quyết tình trạng bất đồng ngôn ngữ, TS Thắng đã giúp thông dịch cho phái đoàn và các công nhân qua điện thoại.

Phái đoàn lập tức gọi bác sĩ cấp cứu để đưa gấp 5 nữ công nhân, trong đó có chị Ánh, đến bệnh viện với hai nữ công nhân đi kèm để săn sóc và trấn an.

Vào lúc 4 giờ chiều, vị Tổng Giám Sát của Bộ Lao Động đã có mặt tại hiện trường để điều tra và lập biên bản.

Vì các công nhân không nói được tiếng Anh, TS Thắng đã giúp thông dịch qua điện thoại.

“Chúng tôi rất cảm ơn cơ quan IOM, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, và đặc biệt là Bộ Lao Động Jordan. Bước kế tiếp là sắp xếp để đưa các công nhân về nước an toàn và sau đó là truy tố chủ nhân hãng W&D. Đây là một trường hợp buôn người điển hình”, TS Thắng nói.

Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển là một trong những tổ chức hàng đầu về chống buôn người trên thế giới và đã can thiệp cho nhiều chục vụ lớn nhỏ trong 9 năm qua. Cuộc giải cứu cho 250 công nhân Việt và Hoa ở American Samoa là một trong những vụ nổi tiếng—đó là vụ buôn người lớn nhất bị truy tố bởi chính phủ liên bang trong lịch sử Hoa Kỳ. Trong một vụ rất lớn khác, UBCNVB đang can thiệp cho 1,300 công nhân Việt bị bóc lột nặng và đàn áp nặng nề bởi hãng Esquel Malaysia. Các luật sư của UBCNVB đã huấn luyện về phòng chống buôn người cho nhiều cơ quan chính quyền và tổ chức phi chính phủ trên thế giới. Để đẩy mạnh hơn nữa nỗ lực chống buôn người, gần đây UBCNVB phối hợp với một số tổ chức bạn để thành lập Liên Minh Chống Nô Lệ Tân Thời Tại Á Châu, tiếng Anh là Coalition to Abolish Modern-day Slavery in Asia (CAMSA).

Post Reply