Tháng 4 Lại Về

Những đề tài nóng của Thời Sự. Các bài viết lượm nhặt trên Net ở nơi đây chỉ dùng để tham khảo không phải là chính kiến riêng của nhóm phụ trách.

Moderators: CayQueo, phu_de

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Nguyễn_Sydney wrote:Ngày này 33 năm trước


Hôm nay là ngày thứ Tư 30 tháng năm 2008. Ngày này 33 năm trước cũng ngày thứ Tư 30 tháng 4 năm 1975. Nước Việt Nam Cộng Hoà bị mất vào tay Cộng sản

Xin dành một phút vào lúc 10 giờ 30 để tưởng nhớ đất nước thân yêu bị bọn Qu3y đỏ cưỡng chiếm

Xin kính cẩn cúi đầu tưởng nhớ những Tướng lãnh Anh Dũng Tuẫn Tiết không chịu đầu hàng Cộng sản : thiếu tướng Nguyễn khoa Nam , chuẩn tướng lê văn Hưng , chuẩn tướng lê nguyên Vỹ , Thiếu tướng Trần văn Hai và Thiếu tướng Phạm văn Phú cùng hàng ngàn Anh Hùng Vô Danh .
Cám ơn anh Năng
Nhìn tờ lịch cũ thấy đau lòng

Image

dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Post by dacung »

Đúng ngày nầy, 33 năm về trước:

Image

Việt Nam, 33 năm sau biến cố 30-4-1975

Thy Nga, phóng viên đài RFA
2008-04-30

30 tháng Tư, ngày mà nhiều người Việt Nam gọi là “ngày dài nhất”. Dài nhất vì trong cái ngày ấy vào năm 1975, biết bao nhiêu sự kiện diễn ra, khiến hàng triệu người phải rời khỏi quê hương, trong đó, hàng trăm ngàn người thiệt mạng trên đường đi tìm tự do.

Đối với thế hệ trẻ Việt Nam, những người sinh ra và lớn lên sau biến cố 30-4-1975, chiến tranh chỉ còn hiện diện trong các viện bảo tàng, đài tưởng niệm.

Từ đó, hằng năm, đối với những người ly hương tỵ nạn Cộng sản, 30-tháng-Tư là một ngày đau thương.

Trong khi ấy, ngược lại, ngày này ở trong nước, là ngày mà nhà cầm quyền ăn mừng thống nhất.

Nhưng nếu ngày 30-tháng-Tư 1975, cờ Giải Phóng tràn ngập Sài Gòn thì ngày 29 tháng Tư năm nay, lá cờ đỏ với năm cánh sao vàng của Trung Quốc đã tràn ngập thành phố Hồ Chí Minh trong tiếng reo hò của hàng ngàn thanh niên từ Trung Quốc qua.

Dịp 30 tháng Tư năm nay là dịp chính quyền Việt Nam tổ chức đón rước đuốc Olympic Bắc Kinh, trấn dẹp tất cả những nhóm biểu tình chống đối Trung Quốc.

Trong khi đó nhiều người Việt Nam do bất bình với chuyện Trung Quốc lấn chiếm Hoàng Sa - Trường Sa, nhân dịp này cũng đã bằng cách này cách khác lên tiếng phản đối các chính sách của Bắc Kinh.

dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Post by dacung »

Nhân Ngày 30/4 Nghĩ Về Những Người CS Xưa Và Nay

Việt Báo Thứ Năm, 5/1/2008, 12:02:00 AM
Alfonso Hoàng Gia Bảo

Những người muôn năm cũ,
Hồn ở đâu bây giờ? (thơ Vũ Đình Liên)

Chuyện 33 năm trước...

Cứ mỗi dịp 30/4 về tôi lại nhớ đến mấy "chú bộ đội" năm xưa trong một ngôi biệt thự tọa lạc trên đường Kỳ Đồng, chuyện xảy ra không lâu sau ngày Sàigòn "bị giải phóng"!

Khi ấy, tôi đang học những năm cuối bậc trung học thì biến cố 30/4 xảy đến. Sau những ngày đầu dân chúng thành phố bị hoang mang bởi sự hỗn loạn khi quân đội miền Bắc tràn vào Sàigòn quá nhanh và bất ngờ khiến ai nấy chẳng kịp toan tính bất cứ điều gì. Đến khoảng đầu tháng 5/1975 khi mọi sinh hoạt đã trở lại bình thường hơn, học sinh chúng tôi cũng đến trường lại lo tiếp việc học tập.

Hằng năm, vào khoảng thời gian này niên học xem như đã gần kết thúc, học sinh chúng tôi háo hức chuẩn bị được nghỉ "xả hơi" mấy tháng hè. Nhưng năm ấy, Ban Giám Hiệu trường Trung học Cứu Thế nơi tôi đang theo học, các cha nhà dòng (LM. Phạm Huy Lãm là hiệu trưởng và LM Thành Tâm lúc đó rất "phong độ" làm giám thị, các Ngài nay hiện vẫn ở tại nhà thờ ĐM-HCG Kỳ Đồng) cho biết những lớp lớn như chúng tôi chưa được nghỉ hè mà phải đi làm công tác xã hội tại địa phương. Sau này tôi mới biết việc này là do yêu cầu của bên chính quyền nhân dân cách mạng và tất cả các trường lân cận cũng đều thế cả.

Phải công nhận là ngày xưa học sinh chúng tôi, mặc dù đã học gần hết bậc trung học rồi mà đứa nào đứa nấy đều rất "ngố" chứ chẳng được lanh lợi như lũ trẻ con thời bây giờ, cái gì chúng cũng biết. Bởi vậy, khi nghe bác cán bộ vào trường thông báo "đi làm công tác xã hội", người lạ - việc cũng lạ, mà chẳng đứa nào dám hó hé hỏi xem đi làm việc gì, ở đâu, trong bao nhiêu ngày?

Thật ra chuyện gì cũng có căn nguyên của nó, "ngố" mới chỉ là một phần. Lý do quan trọng hơn có lẽ do vào tuổi ấy đã bắt đầu biết quan sát suy nghĩ về những gì đang diễn ra trong xã hội. Sau một loạt biến cố từ vài tháng trước và những gì được chứng kiến trong những ngày lo âu và lộn xộn vừa qua, tôi lờ mờ hiểu ra rằng cái bác "cán bộ" ấy là người nắm "quyền sinh sát" trong tay, còn mình chỉ là con nhà bên phía bị thua trận. Vì thế mà cảm thấy hơi... ngán, bác biểu sao thì cứ như vậy mà làm, chứ nào dám thắc mắc?

Cái sợ ấy cũng còn do lúc trước, thỉnh thoảng hay được nghe lõm bõm trong những câu chuyện của người về những tên "vi-xi" tức Việt cộng pháo kích vào trường học Cai Lậy, giết dân tập thể ở Huế tết Mậu Thân... đặc biệt bị ám ảnh bởi tấm áp-phích tuyên truyền của chế độ cũ, vẽ 3 tên VC đang đu đưa trên cây đu đủ làm thân cây oằn xuống nhưng vẫn không gãy nổi, vì họ quá ốm do thiếu ăn, mặt mày lại quá xấu xí v.v...
Bởi vậy, nay phải chạm trán với họ lại thấy đúng những bộ áo quần, cái nón cối cùng đôi dép râu ấy mà "thằng nhỏ" không thấy sợ mới là chuyện lạ!

Nhưng cũng may bởi chưa đến nỗi như những bậc cha chú mình, cũng vì "ngoan ngoãn" tưởng đi học tập chỉ có 3 ngày, chẳng ai buồn chuẩn bị gì mà ngờ đâu bị đưa đi "mút chỉ cà tha" đến mấy năm sau, ai còn sống mới được thả cho về. Công tác xã hội của đám học sinh chúng tôi chỉ là đi dọn dẹp đống hoang tàn đổ nát trong mấy tòa nhà trước đây là cơ quan nước ngoài, họ đã di tản và bị dân chúng tràn vào hôi của, đập phá vào mấy ngày cuối cùng tháng 4 năm ấy.

Những tòa nhà này thường là các tòa nhà nằm rải rác dọc theo những con đường Kỳ Đồng, Yên Đổ (nay là Lý Chính Thắng), bà Huyện Thanh Quan, Đoàn Thị Điểm v.v...gần trường chúng tôi học.

Nhóm tôi khoảng 5-6 đứa và nhờ có mấy "tiểu thơ" tham gia nên được bố trí đi gần hơn (hồi ấy phần lớn hoc sinh quen đi bộ) đó là một căn biệt thự khá kín đáo mà hằng ngày đi học ngang nhiều năm liền chẳng bao giờ thấy mở cửa, nằm phía đối diện với trường học gần với đường Đoàn Thị Điểm (nay là Trương Định).

Khi đến biệt thự này, tôi thấy trong sân đã có khoảng chục anh bộ đội có lẽ họ cũng mới đến canh gác vài ngày trước. Sau khi trình giấy giới thiệu, họ cho chúng tôi vào làm nhiệm vụ và cứ thế mỗi sáng chúng tôi đến đó để dọn dẹp, công việc kéo dài trong khoảng mươi ngày.

Điều có thể xem là khám phá gây bất ngờ nhất cho tôi chính là những "chú bộ đội" ấy. Gọi là "chú" do quen miệng chứ thật ra họ còn rất trẻ chỉ trạc tuổi 17-18 như chúng tôi và là người miền Bắc hoàn toàn trừ anh chỉ huy lớn tuổi hơn chút. Sau mỗi buổi lao động, các bạn ra về tôi vì nhà gần bên nên thường hay nán lại chuyện trò, nhờ vậy một sự thân thiện bắt đầu nảy nở, điều mà chính tôi cũng không thể ngờ khi mới đến.
Nói thế không có nghĩa là tôi đã vội yêu Việt cộng, mà chỉ là thiện cảm về sự chất phác, hiền lành của họ do đều ở lứa tuổi học sinh, vì hoàn cảnh mà bị người lớn huy động ra chiến trường. Bản chất lương thiện của họ tôi nhận ra trong khi tiếp xúc, qua vẻ thờ ơ của họ với tài sản đồ đạc còn nguyên vẹn trong căn nhà này và cả những gì tôi đọc được trong bút ký của một vài người trong họ khi đã thân thiện hơn lúc sắp xong việc.

Những dịp chuyện trò như vậy, tôi thường hỏi thăm họ về gia đình, việc học hành nhờ vậy tôi mới biết ngoài Bắc khi ấy bậc trung học chỉ có đến lớp 10 và mấy chú bộ đội này đang dở dang lớp 6-7 đã phải bỏ học, thật tội nghiệp! Cũng nhờ có chút văn hóa ấy trong hoàn cảnh phải sớm xa nhà, sống nơi xa lạ nên ai nấy đều có vẻ thích viết nhật ký, thư từ.

Có lần tôi được cho xem một quyển sổ nhật ký nhỏ loại kẻ hàng carô, bên trong viết bằng loại mực xanh nét lớn hơn cây Pilot của tôi vì do TQ chế tạo, nhìn cũng thô hơn. Dần dần tôi cũng được mấy chú bộ đội khác cho xem nhật ký của họ, cũng vẫn những nét chữ ốm nghiêng, loại mực giống nhau và nội dung là không gì khác chủ yếu là những tình cảm nỗi nhớ gia đình, bạn bè, trường lớp v.v...

Căn biệt thự này nhờ kín cổng cao tường nên dân đi hôi của không ai biết chủ nhà đã di tản nhờ vậy đồ đạc bên trong vẫn còn nguyên vẹn. Khi lên lầu trên, chúng tôi mới biết trước đây là nơi nuôi dưỡng trẻ khoảng vài chục mồ côi sơ sinh của một cơ quan từ thiện Mỹ. Đồ đạc, vật dụng mọi thứ đều để dùng cho trẻ sơ sinh rất nhiều, đẹp và còn thơm "mùi Mỹ". Ngoài ra còn nhiều loại máy móc, thiết bị và nguyên một gian thực phẩm, sữa và đồ hộp. Những đưá bé ấy có lẽ đã ra được chuyển đi từ khoảng giữa tháng 3, thời điểm chiến dịch "Baby Lift" mà có một chuyến máy bay nghe nói đã bị rớt gần cầu Bình Lợi khi vừa cất cánh khỏi phi trường TSN.

Có một điều lạ, chỉ mỗi chúng tôi là được lên trên ấy dọn dẹp, còn bộ đội chỉ làm nhiệm vụ giữ ngoài sân mà không được vào bên trong và tất nhiên chúng tôi cũng không được đem ra ngoài bất cứ món gì từ căn biệt thự này nếu chẳng được họ cho phép.

Một hôm phát hiện ra kho thực phẩm vì bị chủ nhà ngắt điện lâu nhiều thức ăn đã hư hỏng, có cái bốc mùi chúng tôi báo cáo cho họ biết và nhân tiện việc dọn dẹp chúng ra đường, chúng tôi "hí hửng" đem vài lon Cocacola xuống mời họ uống, tưởng rằng sẽ được hưởng ứng, nào ngờ còn bị la rầy "coi chừng bọn Mỹ nó bỏ thuốc độc trong đó" khiến đứa nào đứa nấy được một phen ôm bụng cười vì sự "ngây thơ trong trắng" quá sức của họ, tôi nghĩ ngay cái này chắc là do cấp chỉ huy họ bảo vậy.

Những loại nước ngọt lon này đâu có lạ gì với dân Sàigòn thời bấy giờ, nhưng có giải thích "dụ dỗ" cỡ nào mấy chú cũng nhất định không chịu uống là không. Thế là chúng tôi đành phải xin phép "xơi xả láng" vài lon mà chẳng đứa nào lăn đùng ra chết cho họ thấy khi ấy mấy chú mới chịu tin.

Và chuyện hiện tại

Thấm thoát vậy mà cũng đã 33 năm trôi qua...
Mấy anh bộ đội ngày ấy bây giờ đang trôi dạt phương trời nào, có ai trong họ leo lên cấp tướng tá hay đã giải ngũ tôi cũng chẳng rõ? Nhưng có một điều chắc như đinh đóng cột là nếu có ai trong họ nhớ lại chuyện lon Cocacola hôm ấy, hẳn sẽ tự hỏi không hiểu sao ngày ấy mình quá "thơ dại" dễ tin vào cấp chỉ huy đến thế? may mà chưa bị bỏ mạng dọc đường trong lúc còn chiến tranh vì niềm tin vô lý kiểu ấy..

Cách nay mấy hôm, tôi gặp một em nhà ở Sàigòn đang làm nghĩa vụ quân sự tại tỉnh Bình Dương. Hỏi thăm về đời bộ đội mới thấy thật "hãi hùng". Chuyện sĩ quan cấp trên ăn chận ăn bớt tiền ăn hằng ngày em này cho biết "ở đâu cũng vậy". Tiền ăn mỗi người là 28 ngàn đồng / ngày, với khoản tiền ấy gia đình 4 người ở Sàigòn cũng tương đối ngon miệng. Vậy mà các em chỉ toàn cơm hẩm, rau muống tự trồng với chút thịt cá gọi là "trang điểm" mâm cơm. Chỉ khi nào có đoàn kiểm tra, quay phim chụp hình đến thì mới được một bữa ngon miệng.

Chưa hết, vì là thời bình nên thay vì cầm súng phải đi lao động theo những hợp đồng do sĩ quan cấp trên ký với những công trình xây dựng, tiền thầy bỏ túi mồ hôi đã có lính chịu.

Quốc gia nào cũng vậy, quân đội là nơi ít phải lo chuyện tiền nong nhất, nhưng VN không phải vậy. Tướng tá "kiếm chác" làm kinh tế còn dữ dằn và dễ dàng hơn doanh nhân ngoài đời nhiều vì chẳng phải cạnh tranh với ai. Tiền nong thì đã có ngân sách rót xuống hàng tháng, lao động thì đều đều hằng năm hết lớp cũ đã có lớp mới vào thay.

Một người quen của tôi ở Củ Chi mấy năm trước "được chọn" làm nhà cung cấp cấp gạo, thực phẩm cho quân trường Đồng Dù bảo phải lo lót đều đặn hằng tháng cho vị tướng chỉ huy trung tâm này mỗi tháng. Vậy tiền hối lộ ấy lấy đâu ra nếu chẳng phải là khẩu phần ăn của lính vì làm gì có chuyện dân kinh doanh mà chịu đi làm không công?

Nay mấy chục năm sau chiến tranh, những mặt trái của cuộc chiến "huynh đệ tương tàn" mà miền Bắc họ tự cho là chính nghĩa ấy đã và đang lộ diện dần. Chúng tệ hơn rất nhiều so với những gì họ rêu rao và nhồi sọ như những người lính năm xưa bị. Ngày càng có thêm nhiều người nhận ra tính chất phi lý, phi nhân bản của cuộc chiến khi so sánh với hoàn cảnh tương tự của nhiều nước thuộc địa thời bấy giờ.

Như vậy dễ dàng nhận ra Hồ Chí Minh chẳng là cái "đinh rỉ" gì nếu đem so với một Mahatma Gandhi cùng thời của Ấn Độ, xét cả về mặt tài năng lẫn đạo đức cần có tối thiểu của một lãnh đạo bình thường.

Lịch sử mặc dù đã qua đi có bị ai bóp méo cỡ nào, nhưng chỉ cần chịu khó suy gẫm đôi chút cũng không khó nhận ra một vài chân lý, từ đó có thể rút ra kết luận "những lãnh tụ chết trong vinh quang, chôn cất long trọng trong những lăng mộ sang trọng hầu hết chỉ là những con người rất tầm thường, thậm chí kém cỏi"

Kinh nghiệm này rút ra chính từ cái chết của Chúa Jésus trên thập giá với tội danh "Người này tự xưng mình là vua dân Do Thái" theo cách kết tội của người La-Mã gần 2.000 năm trước, có thể dùng nó làm bài học căn bản trong đánh giá và để nhận dạng chân dung phải như thế nào mới có thể xem là lãnh tụ vì nước vì dân đích thực.
Và thật trớ trêu khi thấy, ở Nga, TQ và VN vài chục triệu sinh linh đã phải đền mạng ngoài bãi chiến trường, mất tích trong ngục tù, trại cải tạo, giữa biển khơi v.v... thay cho những Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông, Chí Minh, Trường Chinh, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng được tôn là vĩ đại một thời, chết trong vinh quang, mồ mả lộng lẫy!
Cần phải có cái nhìn bao quát như vậy, mới thấy cái giá phải trả cho sự hòa bình của người VN mình đã quá lớn, nó khác xa với việc chỉ mỗi một mình Mahatma Gandhi chịu thiệt mạng vì bị ám sát để giành lấy độc lập cho dân chúng Ấn Độ

Vậy giữa Hồ Chí Minh và Mahatma Gandhi - người đã chết thay cho hàng triệu dân Ấn vì đấu tranh chống người Anh bóc lột cũng như người Pháp với VN mình - ai xứng đáng được dân chúng tôn kính hơn ai? Vậy mà Mahatma Gandhi tuy được dân Ấn tôn là Thánh nhưng xác không ướp, nơi chôn cất chẳng phải là lăng mộ tốn kém như Hồ chí Minh.

Điều đáng nói hơn nữa là chính vì thiếu trình độ, mù quáng nghe theo lời dụ dỗ của thiên hạ mà Hồ Chí Minh chọn chủ thuyết cộng sản dùng nó để giải phóng dân tộc khỏi người Pháp, mà cho đến nay, vì sự vô phép tắc của chủ thuyết này khiến hơn 80 triệu người dân đang phải khắc phục hậu quả do chính việc đấu tranh dựa vào vũ lực để lại, đặc biệt là về mặt tinh thần đó là sự hận thù nội ngoại, sự tàn phá đạo đức xã hội, lệ thuộc vào TQ và còn bao điều bất công khác đang diễn ra khắp đất nước.
Không còn giống như những anh bộ đội tôi gặp năm xưa, dù bị nhồi sọ bởi nhiều sai lầm nhưng trong con người họ ít ra cũng còn biết sống có lý tưởng, nhờ vậy mà họ còn giữ được bản tính tử tế của một con người. Những kẻ cầm quyền hiện nay, mặc dù chủ thuyết cộng sản của họ đã bị sụp đổ hoàn toàn nhưng họ vẫn khư khư nhân danh nó để tiếp tục cai trị dân. Chẳng cần phải học cao hiểu rộng, ai cũng có thể thấy với những lãnh đạo "tầm cỡ" như vậy thì tai họa giáng xuống đất nước là chuyện khó tránh khỏi, đơn giản chỉ vì họ thiếu lòng tự trọng.

Làm người mà thiếu lòng tự trọng thì đào đâu ra nhân cách? Vì vậy tuy mang tiếng là chính quyền nhưng suy cho cùng thì họ nào có hơn gì những kẻ lợi dụng lúc tranh tối tranh sáng những ngày Sàigòn lộn xộn năm xưa để đi hôi của? hơn chăng chỉ là 'hôi của có tổ chức' mà thôi.

Thời gian quả là loại thuốc đáng sợ vì nó đã làm thay đổi tất cả mọi thứ nhanh chóng, từ trong ruột ra đến ngoài vỏ.

Mỗi khi nhớ đến câu "trong lon Cocacola ấy có thuốc độc" của mấy anh bộ đội năm xưa, tôi lại mong họ, những người bạn cùng trang lứa ngày ấy, nay cũng đã hiểu ra chính những sản phẩm được bào chế từ những "Lab" hay "phòng thí nghiệm" mang nhãn hiệu "made by VC" mới là những thứ có độc dược, vì nguyên liệu làm nên chúng đều bằng sự giả dối.

Sàigòn, 30/4/2008
Alfonso Hoàng Gia Bảo

dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Post by dacung »

Quốc Hận 30 Tháng Tư

VI ANH
Việt Báo Thứ Sáu, 5/2/2008, 12:02:00 AM

Chữ "Ngày Quốc Hận Ba Mươi Tháng Tư" là chữ càng ngày càng thấy đúng sau 33 năm CS Hà Nội Hà nội cầm quyền cả nước. Ngày Quốc Hận thứ 33 năm nay người dân Việt lại thêm nỗi uất ức, tủi buồn trước cảnh Ba Tàu từ Chợ Lớn từ Trung Cộng qua với cờ quạt TC rợp trời Saigon , giương oai, diệu võ như "Con Trời" ngay giữa Saigon như chỗ không người Việt Nam vậy.

30-4-75 CS Hà nội xé bỏ Hiệp Định Paris cưỡng chiếm Việt Nam Cộng Hoà, lãnh thổ từ Sông Bến Hải vô Cà Mau. Người dân VN Cộng Hoà gồm người Miền Nam, Miền Trung (tới Bến Hải) và một triệu đồng bào người Miền Bắc di cư chỉ buồn mất tự do, dân chủ (tuy trong thời chiến công tâm mà nói còn nhiều hạn chế). Kế đó mới hận CS Hà nội. CS Hà nội giải quyết chiến tranh Nam Bắc không một chút tình đồng bào. Xử tử hàng ngàn người. Dối gạt đưa hàng trăm ngàn quân dân cán chính VNCH đi tù cải tạo, biệt xứ, khổ sai, cưỡng bức lao động, không bản án, không ngày ra. Đối với dân, không một chút nghĩa dân tộc, cào bằng kinh tế Miền Nam qua biện pháp đổi tiền đánh tư sản đôi lần ba lượt, và cào bằng văn hoá Miền Nam, đốt sách, phân loại học trò, bải bỏ bằng cấp. Hàng ba triệu người chịu không nổi CS, phải bỏ nước ra đi tỵ nạn CS, tạo thành một cuộc di tản làm rúng động lương tâm nhân loại và công luận thế giới.

Lúc đó người dân Miền Bắc không có bao nhiêu người như Dương thu Hương lần đầu tiên đến Saigon thấy được sự thật, những văn minh tiến bộ của lối sống ở Miền Nam, đã tức phát khóc. Khóc mình bị CS tuyên truyền dối gạt. Những năm đầu CS Hà nội mới chiếm được Miền Nam, họ hạn chế không cho dân Miền Bắc đi vào Miền Nam vì sợ bể tuyên truyền hồi thời chiến. Rằng Miền Nam là đất thuộc địa của kiểu thực dân mới của người Mỹ: độc tài, tham nhũng, nghèo đói, mất gốc, đầy tệ nạn xã hội, tay sai cho Mỹ. Đồng bào Miền Bắc CS qua tuyên truyền ấy và qua biện pháp cai trị bàng bao tử và bó chân, sổ gạo và "tem phiếu", hộ khẩu, của CS Hà nội phải thắc lưng buộc bụng, liều sanh Bắc tử Nam, để chống Mỹ cứu nước, giành độc lập cho quốc gia dân tộc, thống nhứt giang sơn gấm vóc VN.

30-4-2008, 33 năm sau, "những điều trông thấy mà đau đớn lòng" thêm, càng hận CS Hà nội hơn. Người dân Việt ở Bắc, ở Trung, ở Nam, và ở hải ngoại thấy rõ 33 năm dài đất nước được thống nhứt mà lòng dân không gần lại được một ly đối với nhà cầm quyền. Người CSVN độc tài đảng trị toàn diện theo kiểu vừa Staline vửa Mao Trạch Đông ngày càng xa rời quần chúng, bóc lột áp bức đồng bào hơn. Nhà cầm quyền CS càng ngày càng mang tai, mang tiếng với ngoại quốc hơn, biến VN thành ổ tham nhũng, nghèo nàn lạc hậu. Biến chế độ thành đồ tể nhân quyền, lái buôn nô lệ, đem con bỏ chớ, bán phụ nữ trẻ em VN làm nô lệ tình dục, làm con nuôi, bán người Việt làm lao nô.

Nhiều tài liệu mật bạch hoá cho thấy CS Hà nội chẳng những tệ mà còn tê lậu hơn vây nữa. Họ là tập đoàn CS mãi quốc cầu vinh. Từ thời Bộ Trưởng Ngoại Giao CS Ung văn Kiêm, Thủ Tướng CS Phạm văn Đồng, CS Hà nội đã ký công hàm công nhận lãnh hải mở rộng cho Trung Cộng, thực tế là chấp nhận mất đảo. Đến thời Tổng bí Thư Đỗ Mười, Lê khả Phiêu cũng không khá gì hơn, cứ bán đất dâng biển nhưng bí mật, giấu đút quốc dân.

Quốc dân hận bị CS lường gạt. Người dân Miền Nam Quốc Gia lẫn Miền Bắc CS đều thua Đảng Cộng sản. Người dân hai miền bị CS lạm dụng đem xương máu ra để CS ngồi không hưởng lợi trên xương máu đồng bào. Chỉ có đảng CS là kẻ thắng lợi, lấy đất nước nhân dân VN làm của riêng. Guồng máy công quyền đều do đảng viên CS độc quyền nắm từ lưỡi đến cán. CS Hà nội vận động nhân dân Miền Bắc đánh Miền Nam chẳng phải để chống Mỹ cứu nước, vì độc lập, vì thống nhứt gì cả - chỉ tuyên truyền thôi. Thực chất, thực sự là đánh để giành quyền thống trị cả nước cho Đảng CS mà thôi. Đánh để làm nhiệm vụ quốc tế, xuất cảng cách mạng CS cho Nga Tàu mà thôi.

Thời kinh tế thị trường, CS sẵn sàng trải thảm đỏ rước Mỹ trở lại. CS Hà nội bòn vét tài nguyên quốc gia đem bán đố tháo cho ngoại quốc, cấu kết với tài phiệt ngoại bang bóc lột sức lao động của người dân Việt. CS Hà nội củng cố và tăng gia quyền cai trị đồng bào như những "gia nô" không hơn không kém. Chế độ tư thực dân của CS Hà nội còn khắc nghiệt hơn Thực dân Pháp nữa.

Ngày 30-4-2008, năm thứ 33, đặc biệt CS Hà nội còn gây nỗi buồn, nỗi nhục thêm cho cái quốc hận của quốc gia VN, cho dân tộc Việt ở Bắc, ở Nam, ở Trung và ở hải ngoại. Người dân Việt buồn tủi thấy hàng ngàn người Bà Tàu tràn ngập lãnh thổ của thủ đô chánh trị bây giờ là Hà Nội và thủ đô kinh tế hiện tại là Saigon. Tại Saigon, nhơn cuộc Rước Đuốc Thế Vận Hội Bắc Kinh, CS để cho "mấy ông con Trời" giương oai diệu võ tại Saigon như chỗ không người Việt vậy. Không thấy một bóng cờ dù là CSVN, do người Việt Nam cầm. Mà rợp trời cờ TC tại các khu sầm uất nhứt của Saigon: Chợ Bến Thành, Rạp Rex, Hạ Viện khi xưa, khu Nhà Thờ Đức Bà. Họ tụ tập, tuần hành, mặc đồng phục áo trắng chữ đỏ, phất cờ Trung Cộng đỏ năm sao vàng. Họ xí xô, xí xào, hò hét rước Đuốc Thế Vận Hội Bắc Kinh mà người dân Việt chống vì Bắc Kinh là hang ổ tội lỗi đã mới đây xâm chiếm hai đảo Hoàng Sa, Trường Sa và sáp nhập làm quận huyện của TC - vết thương lòng Mẹ Việt còn rướm máu.

Công an, cảnh sát CS chỉ theo bảo vệ, chớ không dám đụng sợi lộng chân của "mấy ông con Trời" này. Trong khi đó, công an, cảnh sát của chề độ CS Hà nội thẳng tay dẹp biểu tình của người Việt, ở Chợ Đồng Xuân ( Hà nội) của thanh niên, sinh viên, các nhà dân chủ và thân nhân gia đình đánh cá bị TC bắn chết trên biển. Công an, cảnh sát của CS cũng dẹp cuộc biểu tình của thanh niên sinh viên, trí thức ở Saigon, dẹp trong trứng nước.

Hoà Thượng Quảng Độ dù tuổi già sức yếu, bận nhiều Phật sự cũng cố gắng tham dự. Ngài lợi dụng ngày đi khám bịnh, len lỏi ra điểm hẹn, mà không thấy ai, chỉ thấy một số thanh niên Bà Tàu aó trắng chữ đỏ, trương cờ TC. CS đã bất động hoá những người Việt chủ trương và tham dự trước đó rồi. Đến đổi Ngài một chân tu suốt đời cũng thấy buồn. Nhưng lời xuất phát tận đáy tâm cang của một người suốt đời vì đạo pháp và dân tộc, ngày tù CS của Ngài nhiều hơn ngày Ngài ở ngoài trong thời CS Hà nội; những lời đầy thấm thiá của Ngài nghe được trên đài RFA, người Việt phải cắn răng. Cắn răng kềm nước mắt buồn tủi cho vận mạng nước nhà VN, và căn răng để khỏi tuông ra lời uất hận CS Hà nội đã quá khiếp nhược và coi thường danh dự và quyền lợi dân tộc VN.

Quê cha đất tổ VN này tiên nhân gầy dựng. Người đi sau có bổn phận giữ gìn. CS Hà nội không chống TC xâm chiếm, thì cũng phải đủ liêm sĩ để người dân chống dân chống TC. Tại sao CS đang tâm dẹp các cuộc biểu tình chốngTC của người dân Việt.

Nỗi buồn, nỗi hận CS Hà nội biết thuở nào nguôi!

VI ANH

dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Post by dacung »

Cờ Vàng, Khát Vọng Dân Chủ
TRẦN KHẢI . Việt Báo Thứ Tư, 4/21/2010, 12:00:00 AM


Cờ vàng Việt Nam Cộng Hòa đã treo trên nhiều khu nhà, khu phố tại các cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Năm nay cũng tròn 35 năm ngày Miền Nam thất thủ.

Cũng như mọi năm, nhiều công viên mobile home trên đường Bolsa lại được chủ phố cho treo cờ từng nhà. Ông chủ phố nơi tôi ở là người Đài Loan, mà người đại diện quản lý là người Palestine; nghĩa là, cũng xuất xứ từ cả hai nơi mà không khí chiến tranh lúc nào cũng bao phủ và đe dọa.

Buổi sáng, ra đứng nhìn các lá cờ nằm một chuỗi dài trên các nhà trong công viên lại thấy không khí bùì ngùi hơn mọi năm. Không phải đơn giản vì đây là biểu tượng của một chính thể đã trôi qua. Chắc chắn là hoàn toàn không ai có thể níu lại thời gian; khi tóc đã trắng, thì màu đen sẽ biến mất, không tìm lại được. Không ai trên thế giới này tin là Liên Hiệp Quốc có thể áp lực chính phủ Hà Nội lùi lại bên kia bờ Bến Hải. Chuyện đó không thể xảy ra. Nhưng bùi ngùi khi nghĩ rằng quá nhiều đau thương cho dân tộc, và đất nước. Và màu cờ vàng bây giờ thực ra không phảỉ là một quá khứ, mà đã và đang là một ước mơ tự do dân chủ cho cả nước.

Như thế là 35 năm trôi qua. Nghĩa là ba thế hệ trôi qua, nếu nhìn mỗi thế hệ là mười năm (tính cho chẵn), hay nhìn mỗi thế hệ là mười hai năm (tính theo học trình hết trung học). Mỗi thế hệ tất nhiên có suy nghĩ, cảm xúc, thói quen, và ước mơ khác nhau. Đã có ba thế hệ biến mất, và ba thế hệ mới khai sinh ra. Nhưng Việt Nam vẫn còn nhiều nan đề chưa biến đổi.

Trong khi cờ vàng đã hóa thân từ một chính thể VNCH để trở thành ước mơ tự do dân chủ cho VN, thì cờ đỏ trong nước vẫn “kiên trung xã hộị chủ nghĩa.” Nhiều năm sau khi tượng đàì thuyền nhân tại Indonesia và tại Mã Lai bị chính phủ Hà Nội áp lực chính phủ Jakarta và Kuala Lumpur đập phá, báo nhà nước mới nói về “hòa hợp hòa giải” với các ngôi mộ ở Nghĩa Trang Quân Đội ở Biên Hòa.

Trong khi những đau thương chia cắt hiện nay chưa lành, chính phủ Hà Nội lại bàn chuyện hòa hợp hòa giải cho những người đã chết 700 năm trước, để làm lễ cầu siêu hóa giải oan cừu giữa hai họ Lý và Trần.

Mọi chuyện thực ra không khó, nếu chính phủ Hà Nội thực tâm – thay vì cầu siêu cho người chết 700 năm trước, mà hãy cầu an cho toàn dân ngày hôm nay.

Đó là lời mời gọi hãy đối thoạị với chính những người trong nước trước, với những người tuy không liên hệ gi với cờ vàng nhưng đã và đang bày tỏ các ý kiến dân chủ hóa đất nước. Những trấn áp, ngăn chận, hay bắt cóc, hù dọa đối với trí thức quốc nội, như với Nguyễn Huệ Chi, với Nguyễn Thanh Giang, với Phan Thanh Hải, với Tạ Phong Tần, và nhiều người khác.

Nhưng chính phủ Hà Nội đã không chịu nhìn về một tương lai thay đổi để tìm thế hợp nhất lòng dân, mà vẫn hầm hừ về một quá khứ.

Trong tháng 4 này, trên các mạng diễn đàn Việt Ngữ, người ta thấy lại một lá thư năm 2004 của ông Đạị Sứ CSVN Nguyễn Tâm Chiến phản đối về việc vinh danh lá cờ VNCH và dự án Tượng Đài Chiến Sĩ Tự Do tại tiểu bang Washington. Hẳn nhiên, ông Chiến hy vọng là áp lực được, kiểu như đã áp lực Indonesia và Mã Lai. Các thư phúc đáp lưu hành tất nhiên là bằng tiếng Anh, được ghi là dịch bởi Giaó Sư Nguyễn Châu. Trong đó có thư của một công dân Mỹ trả lời ông Nguyễn Tâm Chiến.

Tình hình mô tả như sau: “Nhân vụ Thượng Nghị Sĩ Tiểu Bang là Pam Roach đưa ra hai nghị quyết tại Thượng Viện Tiểu Bang. Nghị quyết thứ nhất là công nhận lá cờ của Việt Nam Cộng Hòa cũ; nghị quyết thứ hai ủng hộ dự án xây tượng đài tại tiểu bang Washington kỷ niệm các chiến sĩ chiến đấu cho Tự Do. Sau đó Nghị Sĩ Roach nhận một bức thư từ Đại sứ Cộng sản Việt Nam phản đối cả hai Nghị quyết trên. Ông Terrell A. Minarcin đã đánh máy lại thư Nguyễn Tâm Chiến và viết thư trả lời.”(hết trích)

Thư phản đối của Nguyễn Tâm Chiến, Đại Sứ Cộng sản Việt Nam gửi Thượng Nghị Sĩ Pam Roach, tiểu bang Washington , trích như sau:

“Ngày 10-2-2004

Kính thưa Thượng Nghị Sĩ Roach:

Với sự quan tâm đặc biệt mà tôi viết thư này gửi ông liên quan đến một nỗ lực thứ hai nhằm thừa nhận lá cờ của Việt Nam Cộng Hòa cũ được trình bày trong văn kiện SJM8045. Đây là để tái khẳng định rằng nhân dân và chính phủ Việt Nam không thể chấp thuận với dự án xây dựng Tượng Đài. Tôi xin chia sẻ với ông về ý nghĩ của tôi.

Thứ nhất, dự án Tượng Đài đi ngược lại những quy ước quốc tế và thực tiễn. Bây giờ, cái gọi là Việt Nam Cộng Hòa đã không còn tồn tại, hơn ba mươi năm qua, lá cờ của nó đã không còn chỗ đứng hợp pháp tại Việt Nam. Giống như một số văn bản hoặc nghị quyết, ngôn ngữ của dự án Tượng Đài Kỷ Niệm rõ ràng đã phủ định sự hiện hữu của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là nước đã thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ vối Hoa Kỳ từ năm 1995.

Thứ hai, kể từ khi khởi đầu của giai đoạn mới của sự bình thường hóa và hòa giải với quý quốc vào năm 1995, Việt Nam đã làm hết sức mình để đẩy lùi quá khứ và nhìn về phía tương lai, phấn đấu để xây dựng một quan hệ mà đôi bên đều có lợi. Trong tiểu bang của ông, hãng Boeing đã bán máy bay cho Việt Nam và Cảng Seattle vẫn là một cảng chị em với cảng Hải Phòng của miền Bắc Việt Nam trong chương trình trao đổi. Theo ý tôi, dự án Tượng Đài Kỷ Niệm, dấu hiệu làm sống lại quá khứ của hận thù và buồn đau, không phục vụ cho lợi ích của cả Việt Nam lẫn Hoa Kỳ hoặc tiểu bang Washington.

Thứ ba, với một chính sách kiên định, Việt Nam hoan nghênh sự tham gia năng động của Việt kiều trong việc mở rộng quan hệ có lợi cả hai bên giữa Việt Nam và Hoa Kỳ và sự hội nhập hữu hiệu của họ vào dòng sinh hoạt chính lưu của đời sống Mỹ.Việt Nam hy vọng mãnh liệt rằng cộng đồng của người Mỹ gốc Việt, khoảng gần năm mươi ngàn đã chọn tiểu bang của ông làm quê hương mới, sẽ cũng tiếp nhận tinh thần thân hữu và hợp tác.

Sau hết, ở cấp liên bang vị Ngoại Trưởng và các giới chức cao cấp Hoa Kỳ đã luôn luôn tuyên bố rằng Hoa Kỳ không công nhận lá cờ của Việt Nam Cộng Hòa cũ. Trong cuộc họp với tôi vào mùa hè vừa qua, Thống Đốc Gary Locke đã nói ông ta và tiểu bang Washington ủng hộ sự gia tăng quan hệ hai bên cùng có lợi giữa tiểu bang Washington và Việt Nam ...”
(hết trích)


Và sau đây là trích thư phúc đáp từ tiểu bang Washington:

“Ngày 23-2-2004

Thưa Ông Đại Sứ,

Tôi vừa nhận được một bản sao của thư ông gửi đến Nghị Sĩ Pam Roach đề ngày 10-2-2004. Tôi xin trả lời thư đó.

Nếu bất cứ một nước nào khác viết bức thư này, thì sẽ đơn thuần một chuyện buồn cười. Nhưng đây lại là của nước ông, Ông Đại Sứ, nước Cộng sản Việt Nam.

Nước ông chưa bao giờ tôn trọng hoặc thành thật tuân theo những thủ tục và quy định của bất cứ một thỏa hiệp quốc tế nào mà nước ông đã ký kết vào...

Tuy nhiên, nước ông sẽ chỉ núp đằng sau các Thỏa hiệp ấy khi nào chúng thích hợp cho quyền lợi của nước ông. Khi có những cá nhân, chẳng hạn như bản thân tôi hoặc Ông M. Benge, hoặc các tổ chức như Ân Xá Quốc Tế, Ủy Ban Tự Do, Tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền, cáo buộc quý quốc với vô số hành động vi phạm nhân quyền hoặc tổn hại, thì lập tức quý quốc đáp lại bằng cách nói rằng những vấn đề mà chúng tôi đang quan tâm tới là những vấn đề nội bộ và rằng chúng tôi đã can thiệp vào chính sách của quý quốc.

Thế cũng được.. Ở đây, với quá trình được sắp đặt, chính ông đang can thiệp vào Tiểu bang Washington về những vấn đề không liên quan gì đến ông cả. Sao mà chúng tôi vinh danh sự đóng góp của các cá nhân hoặc các cộng đồng dân tộc ở đây tại Washington lại là ăn nhập đến ông. Xin hãy từ bỏ hành động can thiệp vào những vấn đề nội bộ của chúng tôi.

Ông muốn chúng tôi công nhận và vinh danh lá cờ của ông. Lá cờ đại diện cho một quốc gia đã thực hiện những cuộc tàn sát diệt chủng, huynh đệ tương tàn và buôn bán nô lệ quốc tế. Tôi, với tư cách một cư dân của tiểu bang Washington, không thể nào tha thứ hành động ấy. Sao ông dám đòi hỏi tôi làm? Làm như thế sẽ đưa tôi đến sự đồng lõa với những tội ác lớn lao chống nhân loại của nước ông.

Ông nói rằng dự án Đài Tưởng Niệm phủ định sự tồn tại của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Nó chẳng làm được việc nào như thế đâu. Đối lại với các bảo tàng viện và đài tưởng niệm của nước ông, Đài Tưởng Niệm này bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với những người đã trả cái giá cao nhất cho Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền trong nước Việt Nam Cộng Hòa cũ. Ngọn cờ của Việt Nam Cộng Hòa từ đó được công nhận như là ngọn cờ của tranh đấu cho Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền trên khắp thế giới. Các màu sắc của nó thật là tiêu biểu.

Ba sọc đỏ tượng trưng cho Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền. Trong lúc màu vàng nói lên sự quý giá biết bao của những lý tưởng ấy, màu đỏ tượng trưng cho sự đổ máu để bảo vệ những lý tưởng đó. Cả trong quá khứ và cả đối với những người sẽ bảo vệ những lý tưởng ấy cho đến chết. Tôi, trước hết, hân hạnh công nhận lá cờ Tự Do và tỏ lòng vinh danh nó. Tôi cũng sẽ hân hạnh công nhận lá cờ của ông khi ông công nhận lá cờ của chúng tôi. Trước khi ấy, đối với tôi, lá cờ của ông tượng trưng cho giết hại, khủng bố, ngược đãi, tráo trở, buôn bán nô lệ và vi phạm nhân quyền.

Ông tuyên bố rằng ông đang cực kỳ nỗ lực để đẩy lùi quá khứ.. Vâng, với nước của ông, hồ sơ quá khứ là sự xâm phạm tất cả các tiêu chuẩn của hành động văn minh, nên tôi hoàn toàn hiểu được mong muốn đẩy lùi quá khứ của ông. Sau hết, mục đích về sự thừa nhận của ông chỉ bị tổn thương bởi những hành động quá khứ của nước ông.

Tất cả các cư dân của tiểu bang Washington sẽ cảm thấy sung sướng hơn để mở bàn tay thân hữu và hợp tác khi nước ông có đầy đủ Tự Do, Dân Chủ và mở rộng Nhân Quyền cho tất cả người dân Việt Nam. Trước khi đó, xin hãy tránh khỏi công việc nội bộ của chúng tôi.

Dự án Đài Tưởng Niệm không phải là một lời tuyên bố của chính sách ngoại giao. Nơi mà ông lấy ra cái ý tưởng đó ngoài phạm vi của tôi. Một lần nữa, ông lại cố gắng làm mờ tối vấn đề. Những gì mà nhân dân Mỹ làm không mắc mớ gì tới ông. Đây là một vấn đề nội bộ của tiểu bang Washington do những công dân bình thường vinh danh những người đã hy sinh mạng sống của mình để bảo vệ Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền, là những lý tưởng đáng nguyền rủa đối với chính phủ chuyên chính bạo ngược của ông.

Đó là những lý tưởng mà lá cờ nền vàng với ba sọc đỏ đã tượng trưng.

Bây giờ chúng ta hãy nhìn kỹ vào những gì mà nước ông đã làm và đang tiếp tục làm.

Cộng sản Việt Nam đã tham gia vào hành động diệt chủng. Nó đã chính thức bắt đầu suốt trong cuộc Chiến Tranh Đông Dương lần thứ hai. Chính nước ông đã tuyên chiến Cuộc Chiến Tranh Đông Dương Thứ Hai. Theo định nghĩa lúc bấy giờ, đó là một cuộc chiến tranh. Như vậy, nước ông bị ràng buộc bởi những Quy Ước Genève về cách đối xử với Tù binh chiến tranh. Thế nhưng, như tôi đã nói trước đây, nước ông chưa đủ thành thật và tôn trọng đối với những nguyên tắc căn bản của bất cứ một hiệp định quốc tế nào mà nước ông đã ký vào.
Sự đối xử với tù binh chiến tranh của các ông đã chứng minh cho điều đó.

Ngoài ra, các ông đã hành quyết ít nhất là 11 tù binh Hoa Kỳ đang bị các ông giam giữ. Đó là một tội phạm chiến tranh và diệt chủng. Cho đến ngày nay, các ông vẫn cố tình phạm tội diệt chủng. Hãy lấy trường hợp của Lý Tống, một người Mỹ gốc Việt. Các ông đã tìm cách can thiệp vào tòa án và luật pháp của Thái-Lan và yêu cầu Thái-Lan hãy hành quyết Lý Tống.. Tội danh của ông ta là gì? Nói cho dân Việt Nam về Tự Do là một trường hợp mà các ông không thể nào tha thứ được.

Cộng sản Việt Nam đã tham gia và tiếp tục tham gia vào cuộc huynh đệ tương tàn. Việc này đã khởi đầu vào năm 1956 khi chế độ Cộng sản tại Hà Nội phát động chương trình Cải Cách Ruộng Đất. Trong lúc có thể dễ dàng trút trách nhiệm lên kẻ khích động của Cộng sản Quốc tế là Hồ Chí Minh, thì kiến trúc sư thực sự là Trường Chinh.. Đã có bao nhiêu người Việt Nam chết dưới cuộc tàn sát này? 10,000? - 50,000? - 100,000? Nhiều hơn? Ngay cả chỉ có một nạn nhân của cuộc tàn sát này, cũng đã tạo nên cảnh tương tàn huynh đệ rồi.

Cuộc tàn sát nhắm vào người thiểu số Việt Nam tại miền Tây Bắc Việt Nam cũng cùng một loại (với cải cách ruộng đất). Mục đích của cuộc tàn sát này là xóa sạch chủng tộc số người Việt Nam thiểu số đã giúp cho người Pháp.

Tôi nhắc đến điều này là để chứng minh rằng các ông đã tiếp tục chính sách này sau khi kết thúc Cuộc Chiến Tranh Đông Dương Thứ Hai với sự bắt đầu chính sách cưỡng bách tái định cư những người Việt Nam đã cộng tác với Việt Nam Cộng Hòa cũ tại những vùng mà các ông thản nhiên gọi là Vùng Kinh Tế Mới. Các ông tiếp tục chính sách diệt chủng hiện nay dưới dạng ngược đãi và khủng bố tôn giáo, nó cũng là một bằng chứng hiển nhiên về vi phạm nhân quyền. Bất cứ một người nào bị giết hại trong cuộc tàn sát này cũng là nạn nhân của chính sách diệt chủng và tương tàn của nước ông...(...)

... Với hồ sơ của nước ông, lẽ ra ông nên vui mừng là đã không bị đưa ra xét xử bởi một Tòa án Quốc Tế về những tội ác chống nhân loại mà nước ông đã phạm.

Vậy thì, xin đừng can thiệp vào các vấn đề nội bộ của chúng tôi trong việc vinh danh những người đã chết vì Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền. Xin đừng xen vào để xem làm sao chúng tôi vinh danh những công dân đã đóng góp vào sự an sinh và no ấm của Tiểu bang chúng tôi.

Terrell A.. Minarcin
Concerned Citizen for Freedom, Democracy, and Human Rights for Vietnam .
Bản dịch của NGUYỄN-CHÂU ( San Jose )”
(hết trích)


Khi lá cờ vàng đã trở thành biểu tượng của dân chủ và tự do, chắc chắn chính phủ Hà Nội không thể ngăn cản được ước mơ này, vì đây là hướng đi tất yếu của nhân loại. Không đối thoại với ước mơ tự do dân chủ của người dân, chế độ sẽ tới lúc phải sụp đổ.

Điều mà CSVN đang cố gắng mô tả về lá cờ vàng là gắn liền lá cờ này với cuộc chiến Nam-Bắc, nhưng chuyện này đã qua rồi. Ba thế hệ trôi qua rồi, đã biến lá cờ trở thành biểu tượng cho một ước mơ dân chủ tự do. Trong lá cờ vàng này, không có hình ảnh của chiến tranh nữa, mà thực sự phải là lá cờ của hòa bình, của tự do, dân chủ và nhân quyền cho toàn dân VN, không phân biệt Nam-Bắc.

Làm sao CSVN có thể tránh cuộc đối thoại với ước mơ của các thế hệ hiện nay và tương lai như thế?

TRẦN KHẢI

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Bức hình: Tâm sự của một cựu sinh viên Du Học ở Tân Tây Lan



Bức hình ! Chỉ là một bức hình đen trắng ! Do người bạn bên Âu châu gởi qua cho xem. Nhưng nó đã đeo đuổi trong đầu óc tôi từ sáng đến giờ.

Bức hình chụp cách đây đã lâu lắm rồi. Ba mươi lăm năm về trước. Mà lại không phải là nguyên bản, chỉ “ …được một anh bạn tốt nghiệp KTS tại Pháp trước 75 scan lại từ một tờ báo Pháp mà anh đã cất giữ từ ngày đó, mãi đến hôm nay P.. mới tìm thấy lại xin chia sẻ cùng các ACE …. xa gần.”

Nhưng anh bạn ắt hẳn đã vô cùng trân quý tấm ảnh vì trông vẫn còn rất rõ. Rõ từng hàng chữ trắng và to trên biểu ngữ màu đen “HONNEUR À NOS SOLDATS MORTS POUR LA LIBERTE’”, hay “ GRANDE JOURNÉE DE DEUIL” đã đành. Mà còn rõ nét mặt của từng thanh niên, nam nữ trong đoàn biểu tình hôm đó.

U buồn ! Hoang mang ! Uất hận ! Nhưng không kém phần cương quyết. Nói lên cho người dân Ba Lê, và cho cả thế giới, biết lập trường chính trị của các bạn không hề suy xuyển.

Nhìn những khuôn mặt của các bạn sinh viên Quốc gia trên dưới đôi mươi ở Pháp thời bấy giờ, bỗng dưng tôi trông thấy lại chính mình và những người bạn của mình 35 năm về trước ở Christchurch, Tân Tây Lan. Ừ phải rồi ! BST cũng với cặp kính cận như anh ôm bình nhang đi đầu. TĐN cũng có dáng cao ròm như anh đi phía bên trái. Chị BC cũng có mái tóc dài và thường mặc quần jeans như cô bạn mang lá Đại kỳ VNCH.

Chúng tôi cũng đã trãi qua những ngày đêm khắc khoải của tháng Tư năm đó. Bỏ học. Bỏ giảng đường. Ngày thì ôm cái radio đón nghe tin tức. Tối đến, xem trên TiVi hình ảnh của đồng bào lánh nạn từ Cao nguyên xuống miền Trung, rồi dần dần phải di tản về Xuân Lộc, Long Khánh.

Trong phòng khách của BST có 1 bản đồ Việt Nam thật lớn treo trên vách. Trên đó anh em cắm những cây kim gúc có đầu màu vàng lên những địa danh bên ta còn giữ được, và những cây kim màu đỏ đánh dấu những nơi đã rơi vào tay giặc.

Để từ giữa tháng Ba, tim mỗi ngày một thắt lại, lòng mỗi ngày một chùn xuống. Vì kim màu đỏ càng lúc càng lấn át những cây kim màu vàng.

Một tuần lễ của Xuân Lộc kiên cường là một tuần lễ của niềm hy vọng cuối cùng đối với chúng tôi, như một cái phao cho người rơi xuống biển giữa sóng trùng vây bủa

Cái khổ là nguy hiểm cận kề nhưng không làm gì được. Ai cũng cố gắng gọi điện thoại về bên nhà để hỏi thăm tin tức của gia đình. Nhưng thời đó đã làm gì có direct link như bây giờ. Muốn gọi ra nước ngoài phải qua 2 Tổng Đài, một ở NZ và một ở VN, đó là chưa kể đến chuyện phải làm cái hẹn trước.

Bất lực ! Tuyệt vọng ! Đến mức nảy sinh những ý định ngông cuồng. Không phải chỉ từ chúng tôi. Ngay cả một anh bạn Tân Tây Lan, vốn đã từng sang dạy Anh văn ở đại học Văn Khoa Sàigòn vào năm 73 và có 1 cô bạn gái bên đó. Một đêm, anh nói với chúng tôi “Tao sẽ sang Thái Lan, hijack một chiếc máy bay, hẹn với L. ra Tân Sơn Nhất ngồi chờ, ngày đó, giờ đó, tao sẽ đáp xuống và bốc cồ nàng đi!”.

Nghe sao giống kiểu người hùng Lý Tống quá, phải không ?

Nhưng bực bội nhứt là mỗi đêm phải nghe những tiếng rè rè từ máy phát thanh của đám “phản thùng” ở căn flat kế bên. Chúng cố gắng bắt các đài Hà Nội, đài Bắc Kinh trên các làn sóng ngắn để nghe “những bản tin chiến thắng” (sic !) và cố tình vặn âm thanh thật lớn để lọt vào tai chúng tôi. Hơn một lần, đã suýt có ấu đả xảy ra cũng vì chuyện này.

Thật sự, tôi cũng không ngờ đám “30 tháng 4” đó trở cờ một cách nhanh chóng như vậy. Mới 1, 2 tháng trước, chúng còn khúm núm trước các vị làm việc trong Tòa Đại sứ VNCH để xin được gia hạn ở lại học tiếp. Thế mà bây giờ, Sàigòn chưa mất mà chúng đã vuốt mặt. in ra những tờ báo bằng roneo để phi báng những người này bằng những ngôn từ xảo trá, hạ tiện nhứt. Trí thức gì lạ vậy ? Tự trọng của chúng ở đâu ? Sĩ diện của chúng có còn hay không ? Không cần phải nói thêm là chúng tôi tuyệt giao với bọn đó kể từ ngày lằn ranh đã rỏ rệt phân chia.

… Hôm nay, nhận được tấm hình, tự dưng nhìn thấy lại mình, nhìn thấy lại bạn bè của mình 35 năm về trước. Ai nấy tóc cũng đã hai màu muối tiêu. Có người đã có cháu nội, ngoại.

Nhưng các bạn vẫn chưa ngừng nghỉ. Các anh LQL, NH, NVB vẫn tiếp tục lên tiếng về Hoàng Sa, Trường Sa với sự tiếp tay của ĐGT. Anh PPL là tiếng nói hàng đầu về các vấn đề thuộc khu vực sông Cửu Long. Và xin đừng chọc giận chị DVT với mấy chuyện “hòa hợp, hòa giải”

Tôi cảm ơn các anh, các chị, các bạn. Nhưng tôi nghĩ các bạn tôi, cũng như tôi, với tấm hình mang đến những ký ức năm xưa, tất cả đều thầm cảm tạ hồn thiêng sông núi đã hướng dẫn chúng tôi đi đúng theo con đường của chính nghĩa Quốc gia. Đi theo anh Trần văn Bá. Đi cùng anh Phan văn Hưng, chị Nam Dao. Và nhiều anh chị em khác nữa !

Hôm trước. Hôm nay. Và mãi mãi !!!

HƯNG VIỆT (Brisbane)
11/5/2010



===

Biểu tình ở Paris 27/4/1975

Image


Trên đây là một tấm ảnh rất cảm động ghi lại cuộc biểu tình của SV Việt Nam tại Paris ngày 27/4/75, ba ngày trước khi Saigon sụp đổ, lúc đó trong nước chúng ta vẫn chưa biết Đất nước sẽ đi về đâu, nhưng tại Âu châu, nhất là tại Pháp mọi người đã biết số phận của VNCH. Các bạn SV Việt Nam đều đã để tang cho một Dân Tộc, một Đất nước, lá Đại kỳ VNCH đã được rước đi khắp quận 13, thành phố Paris.

Bức ảnh được một anh bạn tốt nghiệp KTS tại Pháp trước 75 scan lại từ một tờ báo Pháp mà anh đã cất giữ từ ngày đó, mãi đến hôm nay Phi mới tìm thấy lại xin chia sẻ cùng các ACE nhà Kiến xa gần.

Thân mến,
Phi Nguyễn (K-70)

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Tưởng Niệm Quốc Hận lần thứ 36….

Xin giới thiệu đến Quý Vị, Quý NT và CH…

Bản nhạc:
** Một Góc Trời : Lời và Nhạc của Bác sĩ/Nhạc sĩ Dương Đình Hưng..

Một đóa hoa hồng xin tặng cho các Bà Mẹ, Vợ, Chị, và Em Gái của những Chiến Sĩ Quân Lực Việt nam Cộng Hòa.
Góp phần vinh danh những sự hy sinh, với muôn vàn gian khổ, tủi nhục phải gánh chịu của những người mẹ, vợ, chị và em của những Chiến Sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, trong suốt thời gian họ bị đọa đày trong gông cùm cộng sản.
Đặc biệt là sự hy sinh của quả phụ những Chiến Sĩ VNCH, đả oan thác trong những ngục tù của bọn giặc thù phương Bắc.
Bản nhạc này cũng từ cảm xúc một câu chuỵện thật của gia đình BS Dương Đình Hưng,
một người thân của Ông cũng là một Quân Y Sĩ đã vĩnh viễn ra đi trong một trại tù của bọn Việt cộng.

Xin mời Quý Vị thưởng thức bản nhạc : Một Góc Trời..

BMH
Washington, D.C

http://dir.groups.yahoo.com/group/ThoVan/message/50449




Image


[flash width=480 height=385][/flash]

Nguyễn_Sydney
Posts: 2581
Joined: Mon Dec 06, 2004 5:03 am
Been thanked: 1 time

Post by Nguyễn_Sydney »

Hình ảnh Biểu tình Ngày Quốc hận ở Thủ đô Canberra Của Cộng Đồng Người Việt Tự Do Liêng bang Úc châu sáng 30 tháng 4 - Với sự tham dự của 1000 đồng hương ở Các tiểu bang NSW-Queensland-Victoria - South Australia - Wollongong trước tòa đại sứ Việt cộng .

Image


Image

Post Reply