Tháng 4 Lại Về

Những đề tài nóng của Thời Sự. Các bài viết lượm nhặt trên Net ở nơi đây chỉ dùng để tham khảo không phải là chính kiến riêng của nhóm phụ trách.

Moderators: CayQueo, phu_de

Nguyễn_Sydney
Posts: 2581
Joined: Mon Dec 06, 2004 5:03 am
Been thanked: 1 time

Post by Nguyễn_Sydney »

Hôm nay 30 tháng 4. Ngày này 32 năm trước Toàn thể Nước Việt nam Cộng Hoà bị mất vào tay Cộng sản. Một ngày đau buồn nhất cho các Chiến sĩ Quân kực VNCH bị bắt buộc buông súng đầu hàng trong tủi nhục.
Xin các bạn ,đúng 10 giờ 20 phút ,dành một phút mặc niệm cho đất nước của chúng ta ,tưởng niệm 5 vị Tướng lãnh đã tuẫn tiết không chịu đầu hàng kẻ địch ,và cùng tưởng niệm tất cả các chiến sĩ Vô danh cùng đồng bào đã hy sinh trong ngày 30 tháng 4.
Nam MÔ A Di Đà Phật.

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Nguyễn_Sydney wrote:Hôm nay 30 tháng 4. Ngày này 32 năm trước Toàn thể Nước Việt nam Cộng Hoà bị mất vào tay Cộng sản. Một ngày đau buồn nhất cho các Chiến sĩ Quân Lực VNCH bị bắt buộc buông súng đầu hàng trong tủi nhục.
Xin các bạn ,đúng 10 giờ 20 phút ,dành một phút mặc niệm cho đất nước của chúng ta ,tưởng niệm 5 vị Tướng lãnh đã tuẫn tiết không chịu đầu hàng kẻ địch ,và cùng tưởng niệm tất cả các chiến sĩ Vô danh cùng đồng bào đã hy sinh trong ngày 30 tháng 4.
Nam MÔ A Di Đà Phật.

Cám ơn anh Năng nhắc nhở, còn 1 vị nữa là Trung Tá Nguyễn văn Long , chủng ta đừng quên.

Image

Nguyễn_Sydney
Posts: 2581
Joined: Mon Dec 06, 2004 5:03 am
Been thanked: 1 time

Post by Nguyễn_Sydney »

Hình ảnh biểu tình ngày 29 tháng 4 trước toà đại sứ Cộng sản ở Thủ đô Canberra của Cộng đồng Người Việt Tự Do Úc châu .khoảng 2000 đồng hương ở khắp các Tiểu bang trên nước Úc tham dự. Đặc biệt có Biệt kích quân Đặng chí Bình tác giả Thép đen đến từ Boston Hoa kỳ

Image

Image

Image


hình từ trên xuống dưới , đồng hương tham dự biểu tình
biệt kích quân Đặng chí Bình tác giả Thép đen
thế hệ hậu duệ tham dự lễ đặt vòng hoa ở đài tưởng niện Việt Nam War.

Nguyễn_Sydney
Posts: 2581
Joined: Mon Dec 06, 2004 5:03 am
Been thanked: 1 time

Post by Nguyễn_Sydney »

Image

Poster hình ảnh Linh mục Nguyễn văn Lý bị Công An bịt miệng đã được dán trước cửa Tòa đại sứ VC ở Belgium.
Sau khi dán poster ,nhân viên Toà đại sứ đã xé bỏ , nhưng Cộng Đồng Người Việt Tị nạn tại Bỉ đã cho dán lại.

dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Post by dacung »

Nhận định một cựu chiến binh đã trải qua hai cuộc chiến tại Việt Nam

2007.04.28
Gia Minh, phóng viên đài RFA

Dịp 30 tháng 4 là lúc các cơ quan truyền thông trong nuớc nhắc nhiều đến cuộc kháng chiến chống Mỹ thống nhất đất nước. Vậy chính những người tham gia chiến đấu nói gì về quá trình tham chiến của họ và nhận định về cuộc sống hiện nay? Gia Minh hỏi chuyện ông Vũ Cao Quận, một cựu chiến binh đã trải qua hai cuộc chiến tại Việt Nam.

Gia Minh: Thưa ông, ông từng tham gia chiến đấu và đuợc khen ngợi là anh hùng, dũng cảm, xin ông chia xẻ là ông đã đấu tranh tại những đâu?

Ông Vũ Cao Quận: Nói lại chuyện cũ lại thấy xấu hổ chứ không có chiến tích gì. Ở chiến trường Điện Biên Phủ thì tôi là chiến sĩ, và khi đánh ở chiến trường miền nam tôi là chỉ huy. Nay tôi thấy xấu hổ vì phải đánh nhau với người anh em ở miền nam. Họ gọi chúng tôi là Việt cọng, còn chúng tôi gọi họ là ngụy. Tôi chỉ làm tròn danh dự của người lính thôi, còn về mục tiêu thì tôi không thể nói.

Gia Minh: Nay về thì ông đã hoàn thành những nhiệm vụ gì của người công dân?

Ông Vũ Cao Quận: Thông cảm cho, tôi lắm bệnh tật lắm. Hôm nay có thể nói chuyện nhưng biết đâu mấy hôm nữa đã xanh cỏ; nên mọi cái thanh niên phải làm. Tôi thì luôn tin vào quy luật mà lịch sử thì công minh.

Anh đang nói chuyện với một công dân, mà tôi nói vui ‘tôi là một người già ngối xệp bên vỉa hè lịch sử nhìn dòng đời trôi qua truớc mặt mình mà không làm đuợc gì; nghĩ gì thì viết dăm, câu vu vơ’ vậy thôi.

Gia Minh: Hẳn nhiên có những ngườio trẻ thắc mắc về quá khứ và đến hỏi ông thì ông nói gì?

Ông Vũ Cao Quận: Quả thật tôi đang xấu hổ về quá khứ dù truớc hết tôi phải làm người luơng thiện. Tôi xấu hổ vì tôi làm những việc mà giá tôi đuợc làm lại thì tôi không nên làm thế. Nói lại những cái đó không phải là chiến tích; tự tôi thấy vậy có thể nhiều người sẽ chửi bới và phê phán tôi.

Gia Minh: Nhưng ông phải nói gì với người trẻ để khi họ đến tuổi ông họ không phải nuối tiếc về quá khứ?

Ông Vũ Cao Quận: Tôi trả lời là bạn có thể vào mạng thông tin toàn cầu để tìm thông tin, kiến thức của bạn sẽ là bậc thầy của tôi. Sauk hi tìm ra thông tin về mọi vấn đề, và bạn sẽ tự quyết định đuợc. Cái đó người già không dạy cho người trẻ đuợc. Chính họ giảng giải cho tôi phải làm gì.

Gia Minh: Đối với con cháu trong gia đình thì ông phải có những chia xẻ chứ?

Ông Vũ Cao Quận: Có chứ, tôi tâm đắc nhất câu khi người thủ truởng cũ của tôi là tuớng Trần Độ mất; đến dự đám tang thì đại tá Trần Thắng con ông Trần Độ nói là truớc khi chết ông có trăn trối là các con phải làm người tử tế. Tôi cũng sẽ nói với con cháu thế thôi.

Gia Minh: Có những đánh giá là Việt Nam đang thay đổi và thậm chí là cất cánh nữa, ông thấy những đánh giá đó chính xác đến đâu?

Ông Vũ Cao Quận: Tôi suy nghĩ, ở bất cứ nuớc nào mà nghèo cả như những nuớc ở Châu Phi; nếu đuợc quay cảnh ở thủ đô thì không ai nghĩ là dân khổ đến thế. Ở đây cũng thế thôi; những người khách đi du lịch đến những nơi cao sang, có tiền thì họ phát biểu hay; nếu cho họ về vùng quê vùng xa thì họ sẽ phát biểu khác thôi.

Gia Minh: Nay thì du khách đuợc đi đến mọi nơi đó chứ?

Ông Vũ Cao Quận: Họ đi đến tham quan những nơi văn hóa dân tộc: cồng chiêng, bản làng xa xôi đón họ với cặp mắt tốt đẹp; nhưng có bao giờ đến những cảnh khác không. Việt Nam thì rộng rừng rậm nhiều ao truông sông ngòi mênh mông, cái nghèo đói còn rộng lắm thì họ đã đến chưa?

Gia Minh: Cám ơn ông đã dành cho chúng tôi cuộc nói chuyện vừa rồi.

Tiếng Việt

--------------------------------------------------------------------------------

© 2007 Radio Free Asia

Nguyễn_Sydney
Posts: 2581
Joined: Mon Dec 06, 2004 5:03 am
Been thanked: 1 time

Post by Nguyễn_Sydney »

Ngày Quốc hận 30/4 ở Hoà Lan

Image


Image

Người nữ mặc áo trắng Miên Thuỵ

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Mỗi Độ Tháng Tư Về



Cứ "Mỗi Độ Tháng Tư Về…" như tựa bài viết của Trung Tá Lê Minh Ngọc, Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 4 Dù của những ngày cuối tháng 4, 32 năm trước, lòng người dân Việt tha hương lại thêm một lần gợn sóng để nhớ lại cuộc đổi đời bi thảm, để tưởng niệm thân nhân, bà con, và đồng bào mình đã bỏ mình trong và sau mốc thời gian ấy, mong mưu tìm bóng dáng hai chữ TỰ DO!



32 năm nay, đã có quá nhiều người, qua hồi ký, qua bút ký, và tự…ký(!), vẽ lại hình ảnh bi hùng của nữa phần dân tộc. Nhung nhúc trong mớ chữ nghĩa kết sù đó, một thiểu số còn giữ được lòng tự trọng và điểm liêm sĩ tối thiểu để nói lên SỰ THẬT. Thế nhưng, một đa số khác vì quyền lợi, tham vọng cá nhân trên phương diện chính trị và kinh tế; vì muốn thoát xác từ con ếch dưới đáy giếng u tối để một sớm, một chiều, trở thành con bò mộng trong ánh bình minh rạng rở của văn hóa, đã nhẫn tâm tự khai tử lương tâm mình, đi ngược lại sự thật. Mục đích phải chăng để tăng cường độ bi thảm (mà bỏ quên đi nét hùng tráng tự thân) của sự kiện hầu làm mủi lòng người đọc để kiếm vài nắm đô la (fistful of dollars)?! Mục đích cũng phải chăng để hòa điệu cùng những tài liệu và sách vở láo khoét của đám văn nô ngụy quyền CSVN trong âm mưu viết lại lịch sử của Bắc bộ phủ?!



Đã có một số người viết, tự xưng "biên khảo gia" (buồn thay, chỉ có "biên" mà không "khảo"!) sao chép lại nguyên văn những điều không thật, nếu không muốn nói là giả tưởng, để hãnh diện tự cho là sử liệu! Riêng tác phẩm "Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên" của cố Thiếu tá Phạm Huấn với những đoạn viết về những đơn vị tham chiến trong cuộc lui quân Quân Khu II với những mô tả "bi thảm" thay vì "bi hùng". Sóng lòng của một người nghệ sĩ trong tác giả phải chăng đã lấn lướt phán đoán của một người lính cấp trung?! Và vì vậy, SỰ THẬT đã thật sự mất dấu trên một số chiến trận được ghi lại trong tác phẩm!



Điều nguy hại cho thế hệ con cháu chúng ta khi tìm hiểu về thế hệ cha, chú cầm súng bảo vệ tự do và quyền sống, các biến cố KHÔNG ĐÚNG SỰ THẬT này, vì được sao chép, lập lại, phổ biến thường xuyên và lại cũng được các nhà "biên khảo bất lương" trân trọng đặt nó vào chiếc chiếu Sử Liệu, nên MỘT HÔM ĐẸP TRỜI chúng sẽ trở thành LỊCH SỬ! Một người chép lại, hai người sao lại, ba người "kể" lại…lập lại và lập lại hằng mỗi năm, đến một lúc nào đó SỰ THẬT sẽ vĩnh viễn mất dấu cùng với sự nằm xuống của lớp người chứng nhân và nạn nhân!


Mùa Quốc Hận năm nay, trên Mạng Lưới Điện Thư của một tổ chức Quân Đội, một điện thư ngắn mà nội dung chỉ bao gồm các trích dẫn những mạt sát Quân Lực VNCH trích từ quyển sách Đại Thắng Mùa Xuân của Văn Tiến Dũng và…những dòng trong Cuộc Triệt Thối Cao Nguyên của tác giả Phạm Huấn về một số đơn vị trên đường lui quân, đặc biệt là đơn vị LĐ3ND. Chính vì vậy, người lính Nhẩy Dù thật sự Lê Minh Ngọc đã lên tiếng để chỉ mong SỰ THẬT được trả về với Quân Sử. Cái gì của Ceasar xin trả lại cho Ceasar!!!

Trong niềm xúc động khi đọc lại đoạn sử bi hùng qua tường thuật của người lính Dù Lê Minh Ngọc, người đọc bài viết xin ghi lại một số cảm nhận riêng tư trình độc giả và xin được xem như một cái "bắt súng chào" đối với anh linh các chiến sĩ đã can trường chiến đấu cho TỰ DO DÂN TỘC.
Phan Thiết Phạm Đình Thừa

==+=o0o=+==


Image
Trung tá Lê Minh Ngọc, Thiếu Tá Nguyễn đức Tâm


Mỗi Độ Tháng Tư Về
Mũ Đỏ - Lê Minh Ngọc



Hàng năm, cứ mỗi độ tháng tư về, thiên hạ lại thấy xuất hiện trên báo chí và mạng lưới điện toán những tin tức, hình ảnh liên quan đến biến cố tháng tư năm 1975. Năm nay, cuốn "Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên" của tác giả Phạm Huấn bỗng được đặc biệt chiếu cố, được khai thác, trích dẫn rộn ràng trên các mạng lưới toàn cầu. Tên tuổi Phạm Huấn được đặc biệt nhắc nhở, đề cao và đặc biệt hơn nữa, ngay cả chữ nghĩa trong cuốn "Đại Thắng Mùa Xuân" của răng-đen-mã-tấu Văn Tiến Dũng cũng được trang trọng trưng bày, xen kẻ với chữ nghĩa của Phạm Huấn! Lý do tại sao, xin dành quyền thẩm định, phê phán khách quan lại cho quý độc giả, sau khi đọc xong bài viết nhỏ bé này.



Khoan thai mà nhận diện tin tức, chúng ta thấy có hai phần khác nhau trong các bài phóng lên mạng. Phần 1 là những trích dẫn từ ngay trong chính cuốn "Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên" của tác giả Phạm Huấn và phần 2, những bài viết khác, nhưng cũng nhằm vào một hướng -mạt sát Miền Nam Việt Nam ngày trước!



Hãy bắt đầu bằng những trích dẫn từ ngay trong cuốn "Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên". Trong phần này, trên nhiều mạng lưới, nhiều trích đoạn, mô tả các diễn tiến dồn dập, ào ạt, nóng bỏng, vào những ngày cuối của miền Nam Việt Nam. Trong dòng diễn tiến cuồn cuộn đó, có một đoạn trích dẫn "bắt mắt" tôi nhất. Bắt mắt tôi, một phần vì cường độ chữ nghĩa được xử dụng và phần khác, vì giá trị xác tín của nguồn tin. Xin chép lại nguyên văn đoạn này:


"Lữ đoàn 3 Nhẩy Dù tăng phái cho Mặt trận Khánh Dương, buông súng trưa ngày 1.4.1975, sau khi vỡ tuyến, bị tràn ngập, và không còn được tiếp tế, liên lạc được với quân đoàn II. Lữ Đoàn 3 Nhẩy Dù bị tổn thất 70% lực lượng. Đó là thực trạng và tinh thần chiến đấu của các đơn vị chủ lực Quân Đoàn II, và Lữ Đoàn 3 Nhẩy Dù trong những ngày sau cùng trên chiến trường Cao Nguyên, Pleiku, Kontum, Nha Trang: Chưa đánh đã bỏ chạy! Đúng!" . . .


Nếu là kẻ bàng quang, đọc thoáng qua, chắc tôi cũng chỉ dững dưng đọc tiếp. Nhưng riêng tôi, không là người dưng nước lã với Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù (LĐ3ND). Tôi đã có những tháng năm phục vụ trong đơn vị này. Sự thật không phải như vậy! Hoàn toàn không! Nhân đây, tôi cố gắng trình bày lại, hầu quý độc giả, tất cả những diễn tiến, mà các đơn vị Nhảy Dù Việt Nam có tham dự trong những tháng ngày cuối cùng của cuộc chiến. Trước khi mổ xẻ đoạn văn của Phạm Huấn trên đây, cũng xin thưa trước một điều: vì nhu cầu trình bày mạch lạc tin tức và dữ kiện (để Quý Vị dễ theo dõi), có đôi lúc tôi phải viết lên mối liên quan mật thiết của cá nhân tôi với các đơn vị này. Xin đừng hiểu lầm là người viết muốn nói về "cái tôi" của mình. Trong biển lửa mênh mông và cường độ khốc liệt của cuộc chiến bất hạnh đó, tôi nghĩ, và tôi chắc rằng, mỗi chúng ta chưa đáng là con đom đóm. Mỗi cá nhân chúng ta chỉ là hạt cát vô nghĩa bị xoay cuồng trong giòng định mệnh oan khiêng của dân tộc. Từ các cấp lãnh đạo, chỉ huy của Việt Nam, cho đến cả Đại Sứ Mérillon của Pháp, ngay cả chính Đại sứ Graham Martin của Mỹ, cũng chỉ là nạn nhân, phục vụ cho quyền lợi kinh tế và chiến lược tối thượng của Hoa Kỳ và Trung Cộng. Ra hải ngoại, "cái tôi" là điều mà đại đa số qúy vị độc giả, trong đó có chính tôi, đã quá kinh tởm, trong rừng lúc nhúc các "bút ký chán chường"!



Trọn năm 1973, tôi là Lữ Đoàn Phó LĐ3ND này, hành quân liên tục trong vùng "Động Ông Đô", Quảng Trị. Đụng chạm với địch suốt nam với nhiều kỷ niệm mồ hôi, xương máu, ký ức còn nóng hổi như mới ngày hôm qua. Tháng giêng năm 1974, Bộ Tư Lệnh Nhảy Dù bổ nhậm tôi làm Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 2, thay thế Đại Tá Nguyễn Thu Lương, Khóa 4 Thủ Đức. LĐ2ND ở lại bắc Quảng Trị, trách nhiệm vùng khoảng phía tây Phong Điền/La Vang, dưới sự phối hợp và kiểm soát hành quân của Thiếu Tướng Bùi Thế Lân, Tư Lệnh/TQLC. Còn lại, SĐND(-) được Trung Tướng Ngô Quang Trưởng TL/QĐI điều động về nam đèo Hải Vân để giúp trấn giữ Đà Nẵng.



Hòa Đàm Ba-Lê kết thúc ngày 27 tháng giêng năm 1973 và trở thành bản án bức tử cho "đồng minh" Nam Việt Nam, vì quyền lợi chính trị và chiến lược của chính "đồng minh" Hoa Kỳ. Henry Kissinger và Lê Đức Thọ được giải "Nobel Hòa Bình" sau đó! Cộng sản Hà Nội không còn nhu cầu nhắm chiếm Huế để làm "thủ đô" cho Nguyễn Hữu Thọ và Nguyễn Thị Bình nữa. Chúng dồn áp lực tối đa vào Đà Nẵng và Ban Mê Thuột, và mục tiêu tối hậu là ... Saigòn.



Sau đúng 1 năm ở lại Quảng Trị, tháng 12 năm 1974, bất thần tôi lại được Chuẩn Tướng Lê Quang Lưỡng, Tư Lệnh Dù sau cùng, cho lệnh bàn giao LĐ2ND ngược lại cho ĐTá Nguyễn Thu Lương. Tôi trở về BTL/Phòng 3 Hành Quân (ở Non Nước, Đà Nẵng) nhận lệnh mới. Tiễn tôi ra trực thăng chỉ huy là "Moshe Dayan" Tr/tá Lữ Đoàn Phó Trần văn Sơn Khóa 11 Dong Tien/ TĐ. Anh em Dù gọi Sơn như vậy, vì Sơn đã bị thương mất một mắt, ngày còn là Đại Đôi Trưởng ở Tiểu Đoàn 5, nhưng vẫn tình nguyện ở lại với đơn vị.



Tại căn cứ Non Nước, công việc của tôi hằng ngày là bay đi kiểm soát phần huấn luyện của các đơn vị Dù "Đa Năng". Đây là những trung đội và đại đội, được rút ra từ 6 tiểu đoàn Nhảy Dù kỳ cựu đang tham chiến trong vùng Thường Đức và Đại Lộc, phía tây Đà Nẵng, thuộc các LĐ1ND (Tr/Tá Nguyễn Văn Đỉnh Khóa 15 Võ Bị) và LĐ3ND (ĐT Lê Văn Phát Khóa 4 TĐ). Khi tôi còn trách nhiệm LĐ2ND tại bắc Hải Vân trong năm 1974, chính tôi cũng nhận được lệnh rút các trung đội và đại đội từ các tiểu đoàn cơ hữu của tôi (TĐ5, 7, và 11ND), gởi đi huấn luyện "Đa Năng". Mục đích mở khoá huấn luyện "Đa Năng" là để cấp tốc hình thành môt Lữ Đoàn mới. Địa điểm huấn luyện nằm ngay trong vùng trách nhiệm hành quân của LĐ3ND, phía tây Đà Nẵng, nên tôi gặp "Bố Già" Phát (ĐTá Lê Văn Phát) rất thường xuyên. Các đơn vị huấn luyện, đi "bứng chốt" ban ngày, và chạm địch ban đêm như cơm bữa.



Hạ tuần tháng giêng năm 1975, tôi được lệnh Chuẩn tướng LeQuang Lưỡng, đưa, đơn vị được đào luyện từ lò luyện thép "Đa Năng" và có cái tên mới cáo cạnh "Lữ Đoàn 4 Nhảy Dù", về Saigon nhận lệnh Bộ Tổng Tham Mưu (vì Bộ Tư Lệnh/SĐND còn ở Đà Nẵng). Khi kéo quân ra khỏi vùng hành quân của LĐ3ND, tôi hỏi "Bố Già" Phát: "ĐTá Lương đang ở đây, sao ông Tướng không để ĐT Lương đi, mà kéo tới kéo lui chi rắc rối vậy, ĐTá có biết gì không"?. Tôi hỏi vậy, vì các tướng Bùi Thế Lân, tướng Lê Quang Lưỡng, tướng Ngô Quang Trưởng, và hai ông Đại Tá này là bạn cùng Khóa 4TĐ với nhau. Giọng Bố Già Phát bỗng nghiêm trọng hơn thường ngày: "Ở đây nặng, nhưng đơn giản. Chỉ có thằng Việt Cộng trước mặt thôi. Mấy năm nay, TQLC và Dù không được về Saigòn. Về đó, Ngọc nhớ phải thận trọng mọi mặt . ...."



Sáng ngày 20 tháng giêng năm 1975, tôi đang ngồi trên xe Jeep tại bến tau Đà Nẵng để xem các Tiểu đoàn chuyển quân xuống chiến hạm của HQVN để về Vũng Tau, thì Chuẩn Tướng Lưỡng đến nơi bằng xe. Ông hỏi diễn tiến công việc ra sao. Tôi trình bày vắn tắt, là suông sẻ như kế hoạch. Và nhân đó, có hỏi "mi mí" ông tướng, xem nhiệm vụ của tôi ở Saigon trong vài ngày sắp tới, đại khái như thế nào.



Tướng LQ Lưỡng đăm chiêu: "Đánh rắn, phải đánh giập đầu. Đáng lẽ phải có Tổng Trừ Bị bảo vệ Biệt Khu Thủ Đô và Tổng Tham Mưu từ sớm hơn, như hồi Mậu Thân vậy. Anh về đó, tình hình sẽ không nhẹ nhàng gì hơn ngoài này đâu. Khác với các Lữ Đoàn còn lại đây, là tình hình có thể đột biến bất ngờ, mà anh chỉ có một mình. Ngoài việc điều binh ra, anh phải cảnh giác luôn luôn, báo cáo chặt chẻ với tôi. Trường hợp thật đặc biệt, phải có lệnh của tôi". Ông Tướng không nói rõ, nhưng tôi đã hiểu mi mí, qua câu nói của ông anh "Bố Già" Lê Văn Phát. Dĩ nhiên, chuyện loại này, chả ông nào nói rõ trước cả! May mắn thay, thời cuộc không xoay chuyển về hướng "phải cảnh giác" đó. Sau này, đọc hồi ký của Tướng Lê Quang Lưỡng ở hải ngoại, mới thấy ông nói rõ hơn.



Truyền lệnh xong, ông tướng vội vả ra đi, trước khi bảo tôi giao cho các Tiểu Đoàn Trưởng đôn đốc việc hải hành. Còn tôi, thì ra ngay phi trường, đã có nhân viên BTL/Phòng Tư lo phương tiện C-130 bay về trước, trình diện Bộ Tổng Tham Mưu nhận lệnh. Tôi ghi lại đoạn này, để quý độc giả theo dõi mạch lạc hơn, vì trong những biến cố sau cùng, các LĐ2ND và LĐ4ND vừa kể, lại sẽ còn dính líu đến hoạt động của LĐ3ND, đơn vị đã bị Phạm Huấn khai tử trước, trong cuốn "Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên", trước khi lịch sử của cuộc chiến tranh lạnh thế kỷ thứ 20 bức tử Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa .


Image


Tôi rời Bố Già Phát, nhưng không phải vì thế mà tôi "mất dấu" LĐ3ND. Tình hình điều động và tham chiến của các Lữ Đoàn và Tiểu Đoàn bạn trong binh chủng, tôi đều được ban tham mưu Lữ Đoàn thuyết trình hằng ngày. Sau nhiều trận chạm địch, các tiểu đoàn được hoán chuyển, để binh sĩ được về thăm gia đình và đơn vị được bổ sung, chỉnh bị. Vì vậy, tại vùng hành quân, ít khi các Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn có được đủ mặt các tiểu đoàn cơ hữu của mình. Thường thì mỗi Lữ Đoàn Nhảy Dù tham dự hành quân với 3 Tiểu đoàn tác chiến, một Tiểu đoàn Pháo Binh ND, một Đại đội Công Binh ND, một Đại đội Truyền Tin ND, một Đại đội Quân Y ND, một đại đội Trinh sát ND, và Đại đội Chỉ Huy Công Vụ (gồm các ban tham mưu Lữ Đoàn, quân cảnh, an ninh, súng cối ..)

Đúng 2 tháng sau khi tôi rời Vùng I Chiến Thuật, SĐND cũng được Bộ TTM điều động về Saigòn. LĐ3ND xuống tầu Hải Quân, rời Đà nẵng ngày 15 tháng 3. Đang lênh đênh trên biển, thì được lệnh tấp vào Cầu Đá Nha Trang: LĐ3ND được tăng phái cho QĐII, theo đơn xin của Thiếu Tướng Tư Lệnh Phạm Văn Phú. Bộ Tư Lệnh/SĐND cùng các Lữ Đoàn 1 và 2 tiếp tục hải hành về hướng nam. ĐT Lê Văn Phát được lệnh di quân gấp lên đèo Khánh Dương, lập phòng tuyến. Nhiệm vụ: trì hoãn trục tiến của các đơn vị cộng quân, bọc hậu cho các đơn vị bạn trong vùng giao phó.



Sau khi Ban Mê Thuột thất thủ, lực lượng cộng quân ào ạt trên các trục đông tiến này, gồm có các sư đoàn F10, 316 và 320 CSBV. Trục chuyển quân của địch đi ngay vào tuyến án ngữ của LĐ3ND trên đèo Khánh Dương chính là Sư đoàn F10, cùng với một trung-đoàn chủ lực miền, và đặc công, giao liên. Tổng cộng quân số địch đông gấp 5 lần lực lượng Nhảy Dù tại đây. Cộng quân có đầy đủ pháo yểm, trong khi LĐ3ND chỉ có hỏa lực của 1 Tiểu Đoàn pháo binh 105 ly cơ hữu. Đó là tương quan lực lượng chính xác tại đèo Khánh Dương ngày 17/3/75.



Lúc bấy giờ LĐ3ND của Bố Già Phát gồm có TĐ2ND (Th/tá Trần Công Hạnh Khóa 20/VB), TĐ5ND (Tr/Tá Bùi Quyền Khóa 16/VB), và TĐ6ND (Tr/tá Nguyễn Văn Thành, Khóa 9/TĐ). Th/tá Nguyễn Ngọc Triệu là TĐT/TĐ2 Pháo Binh/ND. Lữ Đoàn Phó là Tr/tá Trần Đăng Khôi Khóa 16/VB. Quân Nhảy Dù giữ vững đèo Khánh Dương, chận đứng Sư Đoàn F10 tại đây cho đến ngày 22 tháng 3. Sáng hôm đó, địch giảm cường độ tấn công, chỉ bám sát tuyến đang chạm, nhưng lại tung 2 Trung đoàn đánh bọc hông. ĐT Phát xin không yểm. Tướng Phú chấp thuận, nhưng lại không có phi tuần để thỏa mãn yêu cầu. Tướng Phú cho lệnh LĐ3ND tuần tự lui quân về Nam, xa nhất là dừng lại Cam Ranh chờ lệnh. Khi về ngang Huấn Khu Dục Mỹ, ĐT Phát có gặp ĐT Nguyễn Hữu Toán, Chỉ Huy Trưởng Huấn Khu Dục Mỹ, ĐTá BĐQ Nguyễn Văn Đại, CHT/Trung Tâm Huấn Luyện Biệt Động Quân, Khóa 8/VB.



ĐT Phát cho ĐT Nguyễn Văn Đại BĐQ biết về tình hình địch trước mặt, nói thẳng với ĐT Đại hai điều. Một là, địch đông hơn mình nhiều lần, có đủ tiếp liệu và hỏa yểm hùng hậu. Còn mình thì đến hôm nay, khó còn trông cậy gì vào "ở trên" và "sau lưng" nữa. ĐT Phát hỏi ĐT Đại có phụ giúp được gì trong việc giữ an ninh trục lộ phía sau, dẫn về Ninh Hòa hay không, vì địch thế nào cũng bọc hông đặt chốt để gây khó khăn cho việc điều động chung các đơn vị thuộc Huấn khu này. ĐT Đại đồng ý, và gửi Viễn Thám BĐQ đi thi hành. Nhờ vậy, cuộc lui binh tại đây thảm cảnh ở Quốc Lộ 7 đã không xảy ra.



LĐ3ND chưa về đến Cam Ranh. Ngày 30 tháng 3, mới về đến đèo Rù Rì, phía bắc Nhatrang, thì mất liên lạc với Bộ Tư Lệnh/QĐ II. ĐT Phát không còn cách nào khác hơn, là phải liên lạc thẳng vềBTL/SĐND ở Saigon bằng máy GRC-106 để xin lệnh. Lệnh của Tướng Lưỡng cho LĐ3ND: trực chỉ phi trường Bửu Sơn, Phanrang, để phối hợp với Chuẩn Tướng Phạm Ngọc Sang, Tư Lệnh SĐ6KQ tổ chức phòng thủ phi trường này, và tái lập an ninh trật tự tại hai thị xã Phanrang và Tháp Chàm. Ổn định vừa được Nhảy Dù phục hồi tại đây thì Trung Ương cử Trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi ra đến, đặt Bộ Tư Lệnh nhẹ của Quân Đoàn III tại Bửu Sơn đúng ngày 1 tháng 4 năm 1975. Trước mặt Trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi, LĐ3ND vẫn còn cầm súng trên tay, và đang hiển hiện là niềm tin tưởng, là nỗi vững tâm của quân dân Tháp Chàm, Phanrang, của Tiểu Khu Ninh Thuận.

Vậy LĐ3ND nào chưa đánh, đã buông súng bỏ chạy, đầu hàng?!



Ngày 4 tháng 4, LĐ3ND được tướng LQ Lưỡng cho thay thế bằng LĐ2ND do ĐT Nguyễn Thu Lương đưa ra Bửu Sơn bằng vận tải cơ C-130. Không Quân VN chuyển các Tiểu đoàn 3, 7 và 11 Nhảy Dù đến Bửu Sơn, và bốc các Tiểu đoàn 2, 5 và 6 Nhảy Dù về Tân Sơn Nhất. Lập tức LĐ3ND được bổ sung và chỉnh bị nhanh chóng. Tr/tá Trần Đăng Khôi được bổ nhậm làm Lữ Đoàn Trưởng/LĐ3ND, thay thế Bố Già Phát (lên Tham Mưu Phó Hành Quân BTL/SĐND).


Image


Trở lại với hai Lữ Đoàn Nhảy Dù kia tại Vùng III Chiến Thuật. Tôi từ Đà Nẵng đáp C-130 về Saigon ngày 20 tháng giêng/75, trình diện Bộ TTM. Gặp Chuẩn Tướng Trần Đình Thọ, Trưởng Phòng 3, ông ta hỏi tôi ngay về khả năng tham chiến của LĐ4ND. Tôi thưa, có 2 tiểu đoàn sẵn sàng ngay, ba tiểu đoàn nữa (15, 16 và 18 ) sẽ về đến và sẵn sàng khoảng 2 tuần sau. Tôi cũng không quên khai thật, là tôi chưa có hậu cứ, chưa có Lữ Đoàn Phó và nhất là chưa có pháo binh Nhảy Dù cơ hữu như các Lữ Đoàn cũ. Tướng Thọ vào đề: "Tôi ghi nhận những điều đó. TTM sẽ phối hợp với hậu cứ Sư Đoàn Nhảy Dù lo tiếp cho anh. Bây giờ tình hình phía Tây bắc Biệt Khu Thủ Đô nghiêm trọng. Địch đã vượt sông Vàm Cỏ, chiếm xã Lương Hòa. Đức Hòa Đức Huệ bị uy hiếp nặng nề. Phải nhờ anh lên đó giúp họ ngay. Anh sang Phòng 2 nghe tình hình chi tiết vùng này. Tôi nhờ Phòng Tư lo phương tiện cho anh lên đó".



Hai ngày sau, 22 tháng giêng/ 75, tàu HQ cập bến Saigon. Tôi hướng dẫn hai Tiểu Đoàn 12 và 14/ND về tạm trú tại sân cờ của TĐ8/ND trong trại Hoàng Hoa Thám. Các Phòng sở của BTL/Hậu cứ đến lăng xăng giúp đỡ các trang bị cần thiết. Tôi gọi các Tiểu Đoàn Trưởng đến, trải bản đồ ra, chỉ tình hình và mục tiêu. Tôi nhấn mạnh về trang bị: bản đồ, điện trì, lựu đạn M-26 tối đa, phóng lựu M-79, và ống phóng M-72 (vì không có pháo binh, khi hữu sự, sẽ phải đánh như đơn vị khinh chiến). Đoàn xe đến, LĐ4ND "xuất hành" trận đầu tay, trực chỉ lên hướng Tây Ninh. Đến "Thành Ông Năm" (trại Công Binh), xuống xe, lấy đội hình hướng về mục tiêu Vàm Cỏ Đông. Quần thảo 2 ngày ven bờ con sông nổi tiếng, đẩy lui được đầu cầu vẹm về bên kia, tái chiếm được Lương Hòa, an ninh lại trục lộ. Trận đầu tay này, cũng như những lần chạm địch mấy tháng sau đó, LĐ4ND đã "đánh khô", vì không có pháo cối yểm trợ.



Hai Tiểu Đoàn 12 và 14ND bắt được rất nhiều vũ khí đạn dược, dọc theo dãy lùm bụi, ngay vùng đầu cầu mà địch vượt sông hai đêm trước, còn nguyên trong nhiều thùng gỗ bọc giấy dầu, bôi đầy mỡ bò màu vàng của Trung cộng: AK47, B-41, và "thượng liên nồi" mới toang (hộp băng đạn bự và tròn). Tôi cho Ban 2 và Ban 5 đi tìm, liên lạc với giới chức địa phương, để phối hợp việc an ninh, cứu trợ và bình định. Tưởng là ai, hóa ra người trai khói lửa, lại là Th/tá Tô Công Thất, cùng khóa với tôi ở Đàlạt! Bắt tay bắt chân qua loa, hỏi cần gì không? M-79, M-26, Claymore! Tôi kêu đệ tử để hết các loại này lại, rồi bái biệt người trai khói lửa, lội ngược ra quốc lộ, vì truyền tin báo có Ch/tướng Trần Đình Thọ sắp lên Thành Ông Năm. Tướng Thọ bắt tay tôi: "Đơn vị anh không cần huấn luyện nữa. Vả lại, tình hình không cho phép". Và ông xỉa cho tôi một phóng đồ hành quân, cho đất đai làm ăn, án ngữ về hướng Bắc và Tây bắc thủ đô.



LĐ1ND vừa đặt chân đến hậu cứ khoảng giửa tháng 3/75, là liền được bổ sung, tái tiếp tế nhanh chóng. Và Tr/Tá Nguyễn Văn Đỉnh được lệnh trực chỉ lên Xuân Lộc ngay để tăng cường cho SĐ18BB. Theo dõi phần thuyết trình hằng ngày, tôi được biết TĐ8ND của Thanh Râu, tức Th/tá Nguyễn Viết Thanh Khóa 19VB, đã làm ăn một trận để đời tại "Vườn cây Ông Tỵ". Trong tháng này, có Tr/tá Nguyễn Đình Ngọc cầm công điện mang tay, về trình diện tại Thành Ông Năm. Nội dung công điện: "Chỉ định Tr/tá NĐ Ngọc giữ chức vụ Phụ tá Hành Quân LĐ4ND. Quyết định hợp thức hóa Lữ Đoàn Phó sẽ theo sau". Có ông này về, thật đỡ cho tôi quá. Khóa 19VB, nguyên TĐT/TĐ2ND ngày còn ở Động Ông Đô với LĐ3ND năm trước. Giữa tháng 3, Biệt Khu Thủ Đô cũng có yêu cầu đến giúp Tiểu Khu Gia Định, giải tỏa xóm Cư Xá Thanh Đa (bị một đại đội đặc công xâm nhập), đến đầu cầu thương cảng xa lộ. Th/tá Nguyễn trọng Nhi Khóa 20VB được gởi đi với 2 đại đội của TĐ12ND, và đã thanh toán xong trong cùng ngày 22 tháng 3.



Ngày 10 tháng 4, tôi được gọi về họp ở BTL/BKTĐ. Tại đây, tôi gặp Tr/tá Trần Đăng Khôi, LĐT/LĐ3 ND, cũng đến họp nhận lệnh. Lữ Đoàn 3 được tăng cường hoạt động cho BKTĐ, thay thế LĐ4ND. Còn tôi được lệnh di quân xuống tăng phái cho BTL/Quân Đoàn III, trách nhiệm khu vực từ Tam Hiệp, Biên Hòa, vắt qua sông Đồng Nai, hướng về Long Thành. Đấy là lần sau cùng tôi gặp, lần cuối tôi thấy LĐ3ND điều động đi thi hành một nhiệm vụ chiến thuật khác: bảo vệ khu kho xăng Nhà Bè, và an ninh trục thủy lộ Rừng Sát. Tối 13 tháng 4, tôi được tin LĐ2ND chạm địch nặng nề tại Bửu Sơn Phanrang. Lực lượng tấn công, vẫn là Sư Đoàn F-10 và đơn vị địch đã bị khựng lại. Ngày 15 tháng 4, Sư Đoàn 325 Cộng Sản Bắc Việt từ quốc lộ 11 tăng cường đến, cùng với đông đảo chiến xa và pháo nặng. Tối 16 rạng ngày 17, ĐT Nguyễn Thu Lương và Tr/tá Trần văn Sơn bị báo cáo mất tích, cùng với Tr/tướng Nguyễn Vĩnh Nghi và Ch/tg Phạm Ngọc Sang KQ. Bửu Sơn thất thủ, tiếp theo là Tháp Chàm và Phanrang!




Sau cùng, LĐ3ND cũng đã buông súng, cùng với tất cả các đơn vị khác, khi hai ông Vũ Văn Mẫu và Dương văn Minh tuần tự cho lệnh buông súng chiều 29 và sáng 30 tháng 4 năm 1975. Tôi không phải là người xa lạ đối với LĐ3ND; tuy nhiên, để đảm bảo sự chính xác của dữ kiện, tôi vẫn điện thoại kiểm chứng chi tiết kỹ lưỡng với những nhân vật trong cuộc, trước khi viết lại những diễn tiến cuối cùng của cuộc chiến, mà các đơn vị Nhảy Dù VN có can dự. Tất cả vẫn còn đấy, chỉ trừ có Ch/tướng Phạm Ngọc Sang SĐ6KQ đã qua đời cách đây 3 năm, và "Moshe Dayan" Trần Văn Sơn đã nằm xuống trong những năm tháng tù đày ngoài bắc.



Bây giờ, mời Quý Vị hãy nhìn lại câu chuyện kể về cùng một đơn vị đó, LĐ3ND, trong cùng thời gian đó, bởi đại ký giả chiến trường Phạm Huấn trong cuốn "Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên" được phổ biến khắp thế giới, để mà ngán ngẩm cho điều mà chính các ngài viết lách này gọi là. Lương Tâm Ngòi Bút:. . "buông súng trưa ngày 1.4.1975, sau khi vỡ tuyến, bị tràn ngập . . Lữ Đoàn 3 Nhẩy Dù trong những ngày sau cùng trên chiến trường Cao Nguyên, Pleiku, Kontum, Nha Trang: Chưa đánh đã bỏ chạy! Đúng!" !!!

Trong khi đó, chính ĐTá Nguyễn văn Đại BĐQ, người cùng có mặt tại trận với LĐ3ND lúc bấy giờ, vừa nói điện thoại với tôi đêm qua:

"Tình hình đó, địa thế đó, nhiệm vụ đó, LĐ3ND đã làm quá sức mình. Và ĐT Phát còn về ổn định lại Phanrang Tháp Chàm, giúp tướng Khánh, tướng Nghi nữa, trước khi được thay thế ..".

Đến tháng cuối cùng của chiến cuộc, tác giả Phạm Huấn vẫn còn lĩnh lương Thiếu Tá của QLVNCH, sao lại có thể ăn nói khinh bạc đến vậy?! Đành rằng, chung cuộc vẫn là sự sụp đổ của Miền Nam Việt Nam, nhưng xin hãy để cho sự thật vẫn còn được là sự thật ..



Chỉ trong một đoạn viết ngắn khoảng nửa trang giấy, tác giả đã đề cập đến diễn tiến và số phận của mấy chục đơn vị, một cách ngắn gọn, dễ dàng và tàn nhẫn. Phạm Huấn đã thảm sát hết bằng giấy mực từ các Trung đoàn 41, 42, 47 Bộ Binh, mấy Liên đoàn BĐQ, Lữ đoàn 2 Thiết kỵ, Liên đoàn 6 Công Binh Chiến Đấu, các đơn vị Pháo Binh, đến các đơn vị Lôi Hổ, Thám kích và LĐ3ND. Đơn vị Nhảy Dù này, sự thật ra sao, tôi là người trong cuộc, đã vừa thưa cùng Quý Vị. Từ sau ngày rời Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, tôi về Liên Đoàn Nhảy Dù và tuần tự phục vụ qua các TĐ3ND, TĐ7ND, LĐ3ND, LĐ2ND, LĐ4ND. Tôi chưa hề được gặp gở ký giả chiến trường Phạm Huấn lần nào, chỉ đọc sách, báo thấy hình ảnh ông ta mặc quân phục Nhảy Dù!



Đối với LĐ3ND đã như vậy thì còn mấy chục đơn vị khác, mà Phạm Huấn nêu tên ra trên đây, thì sao? Tôi không rõ Phạm Huấn hiểu biết thế nào về các đơn vị đó, càng không biết các đơn vị đó có được Phạm Huấn đến thăm viếng lần nào chưa?. Nhưng khi trên giấy trắng mực đen, đã viết truyện chiến trường như đoạn viết về LĐ3ND trên đây, thì nếu người đời họ có chọn "Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên", để sắp chung với "Đại Thắng Mùa Xuân" của Văn Tiến Dũng, cũng là điều hiểu được mà thôi! Thiếu tá Phạm Huấn suốt đời ở thiên cung, mới trở thành tiên đọa xuống trần-gian Quân Khu II, chỉ vài tháng trước cuộc dầu sôi lửa bỏng, làm sao nắm vững được từng ấy tin tức dữ kiện? Rừng dữ kiện này, nếu được trình bày bởi các Vị Đại Tá, chức vụ tối thiểu từ Trưởng Phòng Nhì, Trưởng Phòng 3 Quân Đoàn trở lên, thì họa may mới khả tín ..



Chua chát chưa chịu dừng lại tại đó. Mãi đến nay tại hải ngoại, vẫn có những nhà văn, nhà báo, viết theo, lên án gắt gao tất cả, từ lãnh đạo đến thứ dân, từ tướng xuống quân! Khôi hài đen ở chỗ là hầu hết đều nhập đề bằng câu "Có đọc Phạm Huấn, chúng ta mới thấy ..", hoặc là: "Cuốn Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên" của tác giả Phạm Huấn đã phơi bày ra tất cả "sự thật .."! . . Với các ông gọi là nhà báo, nhà bình luận này, chữ nghĩa trên đây của Phạm Huấn, đã trở thành chữ nghĩa của thánh kinh! Rồi tất cả những văn chương, tư tưởng siêu việt này, rốt cuộc hội tụ về một đoạn tiểu sử, được phổ biến rộng rãi trên khắp các mạng lưới toàn cầu.



Xin chép lại nguyên văn, để Quý Vị thưởng lãm:

"Phạm Huấn là một nhà báo quân đội và trong "Bộ Biên Tập Diều Hâu". Thành viên Ban Liên Hợp Quân Sự 4 Bên và 2 Bên, đặc trách về Báo Chí, khi Hiệp Định Paris 1973 được ký kết. Chủ tịch Hội Phóng Viên Chiến Tranh Việt Nam, 1972-1975.

Tác giả đã theo học .… Trường Đại Học Quân Sự năm 1963. Và cả Trường Quân sự tại Hoa Kỳ: Infantry School (Fort Benning, GA, 1958), Civil Affairs School (Fort Gordon, GA) và Special Warfare School (Fort Braggs, NC, 1965).…Trong nghề phòng viên chiến tranh, Phạm Huấn có một chỗ đứng riêng biệt, dù đi chung với những phóng viên nổi tiếng hàng đầu của thế giới như Moshe Dayan, Dickey Chapel, hay chỉ đi có một mình, bao giờ anh cũng được đón nhận nồng nhiệt của mọi chiến hữu ở ngoài mặt trận .. ".


Đọc qua đoạn trên, quý vị có thấy độc giả bị coi thường quá hay không? Cùng một "văn phong" này, tôi nhớ đã được đọc đâu đó vài lần. Lần đầu, năm 2005 thì phải. Anh bạn Bùi Đăng cùng khóa với tôi ở San Jose, bắc Cali, gởi cho tôi nguyên một trang nhật báo khổ lớn. Nguyên trang báo, là bài Phân Ưu Trung Tá Phạm Huấn. Với nửa trang trên, đầy đủ sự nghiệp vĩ đại của người nằm xuống. Toàn là các khóa du học ngoại quốc, và các việc văn phòng. Anh Huấn quả đã được quân đội đãi ngộ, ưu ái, và đầu tư vào kỹ hơn ai hết. Và nửa trang dưới, đầy đủ tên tuổi quân nhân Nhảy Dù, từ Đại Tướng Cao văn Viên, Trung Tướng Nguyễn Chánh Thi . . cho đến em út cấp úy, và cũng có cả tên tôi trong đó. Cầm tờ báo, tôi mới hay tin ông anh qua đời vì bạo bệnh. Anh bạn Bùi Đăng gởi báo cho tôi, không họ Bùi, mà cũng chẳng tên Đăng. Mùa hè 1972, anh dẫn TĐ6ND nhảy xuống Đồi Gió Bình Long, mở đường máu vào cứu An Lộc. Bị trận địa pháo, Phạm Kim Bằng bỏ lại Đồi Gió một con mắt, đi vào An Lộc với một con. Trở thành Bằng đui, nhưng Bùi Đăng không chịu rời tiểu đoàn tác chiến Nhảy Dù.




Đầu năm 2007, Trung Tướng Ngô Quang Trưởng lại ra đi. Trên Internet và báo chí, liền ngay dưới sự nghiệp của Trung Tướng Trưởng, lại có hàng chữ: "tài liệu của Đại Tá Phạm Huấn, Chủ Tịch Hiệp Hội Ký Giả Chiến Trường"(!). Ông lỏi tì nào đó ơi, "văn phong" này nặng mùi lắm, xin ông dừng tay lại, đừng đem tên tuổi của ông anh mình ra mà diễu dở. Cấp bậc, thì ai cho bằng Thiếu Tướng Nguyễn cao Kỳ và Đại Tướng Nguyễn Khánh. Chức vụ, thì ai sánh nổi với Quốc Trưởng Nguyễn Khánh và Thủ Tướng Nguyễn cao Kỳ! Có thơm tho chi đâu. Phải nói ngay từ bây giờ, kẻo nay mai, có một vì sao sáng nào khác rơi rụng, ông lỏi tì lại lôi ông anh Phạm Huấn dậy, mà truy thăng lên Chuẩn Tướng! Tội nghiệp cho ông anh. Ông anh đã và đang sám hối về cuốn "Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên" dưới kia. Khó ăn, khó ở khi "hội ngộ" với anh em lính tráng người phàm, đã tham dự Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên ngày xưa lắm. Hởi ông lỏi tì ơi, hãy để cho ông anh được yên nghỉ.



Dậu đổ, bìm leo! Viết lách chưởi bới, mạt sát, mọi thứ thuộc Miền Nam Việt Nam ngày trước, đã và vẫn đang là kiểu thời trang thịnh hành. Có nhiều người viết để vẽ lên hình ảnh mình là ... người hùng! Một số khác viết lên, để tỏ ra mình là người trí giả, là nhà tư tưởng, dựa vào cuốn Kinh Tân Ước Phạm Huấn! Riêng nhà báo vĩ đại Phạm Huấn, thì hùng dũng tỏ ra mình là nhà siêu quân sự, siêu lãnh đạo, chê bai xoa đầu từ trên xuống dưới, chả chừa một ai. Chỉ nửa trang giấy, dẹp hết cả lực lượng một quân đoàn! Phạm Huấn luận về các ông anh, ông thầy, các ân nhân của chính anh ta, như Gia Cát Khổng Minh nói về các mạt tướng Trương Phi, Ngụy Diên!



Anh Phạm Huấn chỉ quên có một đôi điều nho nhỏ. Thật nhỏ. Nhỏ xíu. Vì tầm mắt anh không thấy, mặc dù anh mặc quân phục tác chiến Nhảy Dù, mang lon Thiếu tá của QLVNCH làm việc tại Ủy Ban Quân Sự 2 bên, 4 bên. Đó là việc Lập Pháp Mỹ, qua Quốc Hội Dân Chủ ngày đó, đã cúp hết viện trợ quân sự cho QLVNCH từ mùa hè 1973! Đó là việc Hành Pháp Mỹ, qua tên Do Thái nói ngọng Henry Kissinger, đã công khai đứng về phía Lê Đức Thọ và Nguyễn Thị Bình, để bức thúc Hòa Đàm Ba Lê, bức tử VNCH. Cho nên, chuyện gì phải đến, đã đến. Trong hoàn cảnh đó, nếu rước đại ký giả Phạm Huấn vào Dinh Độc Lập, liệu đương sự gồng được mấy phút? Nếu mời nhà báo Phạm Huấn sang Bộ Ngoại Giao, liệu ông anh gồng được mấy giờ? Nếu phong cho Thiếu tá Phạm Huấn thay thế Đại Tướng Cao Văn Viên, Thiếu Tá Huấn có lãnh đạo một tiểu đội ngày giờ nào chưa?



Các ông lính thợ vịn, ăn lương quân đội Miền Nam, mạt sát các đơn vị quân đội Miền Nam, nhưng chả bao giờ biết chút gì về các đơn vị này. Mạt sát, vì ganh tị, vì mất mác. Bất cứ ai thật sự có trải qua những tháng ngày gạo xấy nước ruộng, đều biết rằng, cùng một cỡ đơn vị, cùng hỏa lực xấp xỉ nhau, bộ đội cộng sản chưa hề là đối thủ của Quân Đội Quốc Gia, dù là chính quy, hay địa phương, dù là TQLC, BĐQ, hay Bộ Binh, Không Quân, Hải Quân. Chiến thuật của cộng sản, có hai chữ "biển người", là vì vậy. Một phần ba thế kỷ đã trôi qua, bao nhiêu tài liệu đã được giải mật. Bây giờ mà còn nói vuốt theo Văn Tiến Dũng, là vô liêm, là bất trí.



Thảm cảnh tháng tư, người khách quan, không ganh tị, không càm ràm bệnh hoạn, ai cũng thấy là vì hai lý do: Dân chúng kinh hoảng, đưa tới náo loạn. Các đơn vị quân đội lại không có được những tiếp liệu, yểm trợ, hỏa lực tối thiểu để chu toàn nhiệm vụ chiến thuật được giao phó, vì QLVNCH đã bị cúp quân viện từ năm 1973, chỉ "liệu cơm gắp mắm". Mùa hè năm sau, Trung Tướng Tùy Viên Quân Sự tòa Đại Sứ Anh Quốc ra thăm hỏa tuyến, có ghé qua Bộ Chỉ Huy/LĐ2ND ở phía nam sông Thạch Hãn. Nghe thuyết trình xong, ông đứng lên trước bản đồ, quay lại nói trước mặt tôi và đông đủ sĩ quan tham mưu hiện diện: "Giới quan sát quốc tế cho rằng, các ông không tồn tại nổi quá 6 tháng, sau Hiệp Định Ba Lê. Bây giờ, hơn một năm đã trôi qua ..". Bấy giờ, là tháng 7 năm 1974.



Suốt chiều dài cuộc chiến, người lính đổ mồ hôi, xương máu. Người dân quằn quại, thống khổ điêu linh. Còn các ông thợ vịn, lính kiểng, sống phè phỡn ngay trong lòng Hòn Ngọc Viễn Đông, ăn tục nói phét, làm chơi ăn thiệt. Bây giờ, mồ ma Miền Nam Việt Nam không còn nữa, các ông muốn ăn thiệt, thì phải bò ra làm thiệt, dù là ăn .. welfare! Vì vậy nên các ông tiếc nuối cái thời vàng son, sáng Thanh Thế, trưa Givral, chiều Đồng Khánh. Và các ông cay cú, các ông hằn học.. Có nhiều lý do làm sụp đổ Miền Nam. Trước hết, là bàn tay lông lá của Mỹ, Nga, Tàu, và xuẩn vọng của tên đồ tể họ Hồ. Kế đến, là những tham nhũng thối nát, mà các ông đã ngoắc mồm ra chửi bới ba chục năm qua. Hoa Kỳ, Pháp, Nga, Tàu v. v., có thối nát tham nhũng hay không? Lý do thứ ba là ai? Là đám làm chơi ăn thiệt, là lũ kiêu binh hàm thụ. Là đám sâu bọ, dòi mọt, cặn bã của một Quân Đội hào hùng. Quân Đội "cao số" đã bị lịch sử cận đại trao cho một sứ mạng oan khiên, một "mission impossible". . Những tên né tránh, đánh bóng chữ thọ, không có tư cách mở mồm về đoàn quân này.



Các cụ thường nói "Tiên trách kỷ, hậu trách nhân". Các ông chỉ suốt đời chỉ trích ta bà thế giới. Sao các ông không dám nói, chính các ông mới là thủ phạm, mới là tội đồ thiên thu, làm Miền Nam nước Việt sụp đổ vào tay cộng sản. Nhân vô thập toàn, ai cũng có lúc lầm lỗi. Câm mồm lại đi thì vẫn là anh em. Chửi Miền Nam hơn ba mươi năm rồi, bây giờ sao còn hùa theo Văn Tiến Dũng mà chửi bới nữa! Gần xuống lổ rồi, các ông vẫn chưa chịu phục thiện, chưa dám soi gương lại cái bản mặt của mình, sờ lại cái gáy của chính mình. Các ông vẫn đè Miền Nam Việt Nam ra mà xỉa xói, mà kiêu binh cái lổ mồm! Thê thảm thay, chỉ vì một lý do: dối gạt luôn chính lương tâm mình!



Tội nghiệp cho Miền Nam Việt Nam, đã bao năm tháng cưng kiu, cưu mang, đãi ngộ các ông, kaki cũng như dân chính! Hít thở không khí tự do của Miền Nam, Trịnh Công Sơn đã dệt lên được những tình khúc bất hủ. Ngày Miền Nam sụp đổ, Trịnh Công Sơn lên đài phát thanh, phừng phừng guitar hát bài "Nối Vòng Tay Lớn". Lặn ngụp trong vòng tay lớn của xã hội chủ nghĩa một thời gian, Trịnh Công Sơn đã mửa ra một ca khúc, chưa bao giờ nghe thấy trong âm nhạc nhân gian: "Tiến Thối Lưỡng Nan" !



Sau cùng, trên đỉnh cao trí tuệ của thời trang mạt sát Miền Nam Việt Nam, là các ... chiến lược gia. Thôi thì, xuân thu nhị kỳ, luận đủ thứ chuyện chiến lược thiên trời địa đất. Cũng chỉ cùng một kiểu: mạt sát hết mọi sự của Miền Nam Việt Nam để mình cố nhón cao lên, vì biết chắc rằng mình không đủ cao. Để tỏ ra mình là người thức giả, vì biết mình đang tơ lơ mơ, không thức thật. Càng phải trực diện với việc áo cơm thân phận hằng ngày, nổi nuối tiếc mất mác thời vàng son, càng điên cuồng gào thét dằn vặt. Khổ một điều, không biết đọc địa bàn, nên không phân biệt nổi hướng Đông với hướng Tây, để mà bắn cái hỉ-nộ ái-ố vô duyên đó đi. Cứ nhắm mắt nhằm Miền Nam Việt Nam mà phạng!



Đại Sứ Graham Martin, không như vậy. Ông đâu có muốn sự nghiệp ngoại giao trọn đời của ông kết thúc cái kiểu này. Giờ phút cuối của Miền Nam Việt Nam, ông cũng chỉ kịp cuốn lấy lá cờ hoa. Bộ Tư Lệnh Quân Sự Mỹ (MACV) tại Saigon thì đã nhanh chân "rút lui trong danh dự" ra soái hạm của Đệ Thất Hạm Đội từ năm trước! Cho nên, xin lỗi Quý vị, ông Đại Sứ cũng chạy sút quần, ra tàu USS Blue Ridge ngoài biển đông, bước đến boong tàu ngồi thở. Được cái là, ông Đại Sứ biết đọc địa bàn. Ông biết rõ phương hướng, để mà khen tặng, để mà trách móc. Thở xong, ông chỉ vào lá cờ hoa, mà mắng cho mấy mắng:

"That's not the way I saw American Honor!"


Lê minh Ngọc
Tháng 4/2007


dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Post by dacung »

Thấm Thía Niềm Đau Quốc Hận

- Bán nguyệt san Tự do ngôn luận (số 26 ngày 01-05-2007)
(Phát hành trong nước)

(Việt Báo Thứ Sáu, 5/4/2007, 12:30:00 AM )


Ngày Quốc hận 30 tháng 4 lần thứ 32 lại về với toàn thể dân tộc trong bối cảnh tại Việt Nam, bạo quyền Cộng sản đang ra sức đàn áp qui mô các vị lãnh đạo tinh thần, các nhà đấu tranh dân chủ, các công nhân đình công và các dân oan khiếu kiện... Trước hết, chúng ta kính cẩn dâng nén hương lòng tưởng niệm các con dân đất Việt, nhất là tại miền Nam, đã hy sinh vì lý tưởng tự do trước và sau ngày 30-4-1975, đã bỏ mình tại chiến trường, trong tù ngục, giữa rừng sâu và trên biển cả, để hét lên cho thế giới thấy dân tộc Việt Nam chúng ta là dân tộc anh dũng bất khuất, không chịu sống quỳ.

Ngày Quốc hận 30 tháng 4 gọi là trở về với toàn thể dân tộc, bởi lẽ đây là nỗi đau chung, nỗi đau rộng lớn bao trùm từ quốc nội ra tới hải ngoại, phủ lên hầu hết mọi đứa con của Mẹ Việt. Nó chẳng đơn giản là nỗi thương nhớ Quê nhà đã phải rời bỏ hay nhung nhớ Thân thuộc đã ra xứ người, cách nhau nửa vòng trái đất, trùng khơi vạn dặm, nhưng là một nỗi đoạn trường thấm thía đã kéo dài gần một phần ba thế kỷ.

Đúng thế, cách đây 32 năm, cuộc chiến Việt Nam chấm dứt với sự toàn thắng của lực lượng miền Bắc. Sách lược xích hóa thế giới của cộng sản quốc tế đã đạt được một "thành công lừng lẫy". Chủ trương nhuộm đỏ toàn cầu được Liên Xô phát động công khai từ Lênin qua các cuộc xâm nhập và thôn tính các nước Đông Âu, rồi dùng các chi bộ CS, các đảng CS dưới quyền chỉ huy của Đệ Tam Quốc Tế để xâm chiếm nhiều quốc gia khác, đã tiến một bước lớn tại châu Á, trên toàn bộ đất Việt.

Nhưng đó chỉ là chiến thắng của những lãnh đạo cộng sản ứ tràn bản năng quyền lực, ám ảnh cuồng vọng thống trị, muốn bắt tất cả nhân loại phải quỳ dưới chân, làm nô lệ cho mình. Từ nhà ngục miền Bắc, thi sĩ Nguyễn Chí Thiện cùng các bạn tù nghe tin "giải phóng", đã buông tay thất vọng, rồi chưởi đổng miền Nam hèn nhát. Bên vệ đường thành phố Sài Gòn còn ngổn ngang, một Dương Thu Hương ngồi khóc tức tưởi, một Nguyễn Khắc Toàn đứng trân bàng hoàng vì thấy mình đã bị lừa gạt một cách trắng trợn. Và chắc chắn vô số người miền Bắc từng được "bác đảng" kêu gọi "cắn đôi hạt muối, sẻ nửa bát cơm" để cứu giúp đồng bào ruột thịt miền Nam bị Mỹ Ngụy áp bức bóc lột, nay mới thấy chân tướng các lãnh đạo CS và thực chất cuộc "chống Mỹ cứu nước!" Thế nhưng đó chỉ mới là khởi điểm cho niềm đau Quốc hận. Vì chỉ một thời gian ngắn, toàn thể dân tộc đã phải quằn quại trong cái gọi là xã hội xã hội chủ nghĩa, được khởi sự xây dựng với ba thành tố: một chủ nghĩa phi nhân sai lạc, một chế độ gian dối bạo tàn và một chính đảng độc tài sắt máu.

1- Thành tố thứ nhất, tức cái chủ nghĩa phi nhân sai lạc mang tên học thuyết Mác-xít, bắt đầu hoành hành trên cả nước. Nó được nhồi nhét vào đầu óc từ ông già bà cả đến thiếu niên nhi đồng, qua các phương tiện truyền thông, các buổi học tập chính trị, các giáo khoa nhà trường, kể cả trường đạo, và đến nay vẫn vậy. Bao nhiêu giá trị văn hóa, đạo đức cao đẹp ngàn đời vốn đã được tổ tiên xây dựng và bồi đắp nhờ sự trợ lực của các tôn giáo, nay bị thứ chủ nghĩa duy vật vô thần, lai căng tồi tệ đó coi khinh, xóa bỏ. Gia đình, tôn giáo, tổ quốc chỉ còn là những khái niệm vô nghĩa và bị thay thế bởi đảng, lãnh tụ, giai cấp, quốc tế vô sản, thế giới đại đồng... Lãnh đạo Cộng sản sẵn sàng dâng đất dâng biển qua hiệp định lãnh thổ và lãnh hải với Trung Quốc năm 1999 và 2000. Đầu tháng 3-2007 mới đây, dù bị những người yêu nước phản đối, bộ chính trị đảng lại ra một quyết định tày trời: xây dựng trụ sở Quốc hội mới ngay trong khu vực di tích lịch sử Hoàng thành Đại La - Thăng Long thời Lý - Trần - Lê được phát hiện từ mùa xuân năm 2003. Mục đích là hạ thấp việc kỷ niệm Nghìn năm Thăng Long (1010-2010), tâng công với Bắc triều vốn không ưa nghe nói đến Lý Thường Kiệt và Trần Hưng Đạo...

Luân lý truyền thống phải nhường chỗ cho cái gọi là "đạo đức cách mạng" vốn chỉ gồm những "sát đức" (không phải nhân đức) là dò xét, tố cáo, hận thù, vâng phục đảng.... Lòng nhân ái, sự tha thứ, đức bao dung bị phê phán là hèn yếu, ủy mị. Yêu nước được đồng hóa với yêu đảng, yêu xã hội chủ nghĩa. Hậu quả là trí óc và tâm hồn dân Việt tại quốc nội đã dần dần bị đầu độc. Tình người trở thành thiếu vắng, tương trợ trở nên hiếm hoi, lý luận dễ dàng ngụy biện và lương tâm dối trá cách bình thản. Biểu hiện rõ nhất là một nền y tế với cảnh "chém tiền thuốc" kẻ nghèo, xe cứu thương chở bác sĩ đi ăn nhậu, bệnh nhân bị vất xuống bên đường..; và một nền giáo dục ngày càng suy đồi với cảnh thầy cưỡng dâm trò, học dốt vẫn lên lớp, bằng giả mọi cấp, kể cả tiến sĩ, tràn lan... Đó là sự tàn phá tâm linh cách ghê gớm của chủ nghĩa Mác-xít phi nhân sai lạc.

2- Thành tố thứ hai là cái chế độ gian dối bạo tàn mang tên chế độ xã hội chủ nghĩa. Khẩu hiệu "mỗi người vì mọi người", "chính quyền của dân, do dân, vì dân" luôn được cán bộ CS ngoác mồm nói to nhưng rồi chẳng thấy đâu cả, một chỉ thấy óc cá nhân, nạn bè phái, thói phe đảng mặc sức hoành hành. Xã hội Việt Nam biến thành một chợ đời cạnh tranh khốc liệt, ai nấy hầu như đạp lên nhau mà sống; biến thành một trường dạy nói dối khổng lồ, mọi người hầu hết phải tìm đủ kiểu luồn lách, thỏa hiệp để cho được việc. Cơ chế "xin-cho" được nhà nước quyết tâm duy trì bằng đủ mánh lới. Giấy phép mẹ, giấy phép con, giấy phép cháu lúc nhúc sinh sản. Lệnh trung ương, lệnh địa phương, lệnh văn bản, lệnh truyền miệng tha hồ ban ra. Tham nhũng, hối lộ trở thành chuyện bình thường. Đàn áp, bóc lột xảy ra như cơm bữa. Cán bộ viên chức hầu hết trở thành những ông trời con tham lam và gian dối. Ai chẳng biết các ông bà trong bộ chính trị và trung ương đảng là những người giàu nhất Việt Nam. Một đảng viên tên Phan Văn Trung vừa gởi một lá thư tố cáo thủ tướng CS Nguyễn Tấn Dũng "đã hình thành một nhóm tư bản dưới trướng và tạo mọi điều kiện để nhóm này thâu tóm nền kinh tế VN hầu thực hiện mưu đồ dơ bẩn. Tài sản ông ta có hiện nay đã đưa ông ta trở thành người giàu nhất châu Á" (VNN 27-04-2007).

Công an cảnh sát đa số trở nên những hung thần mù quáng và tàn bạo. Việc đàn áp dân oan cách nhẫn tâm và trắng trợn tại văn phòng tiếp dân Trung ương 1 ở Hà Nội và văn phòng tiến dân Trung ương 2 tại Sài Gòn là thành tích của nhiều kẻ mang danh bạn dân nhưng thực chất là côn đồ, chỉ biết làm theo mệnh lệnh chứ không làm theo luật pháp, lại càng không theo lương tâm. Chính quyền chủ yếu bóc lột nhân dân, lừa gạt quốc tế và khai thác đồng bào hải ngoại. Luật pháp chủ yếu nghiêm trị những người ngoài đảng. Vụ ăn đất ở Đồ Sơn, ở Gò Vấp là những bằng chứng. Dân thường yếu thế, không tiền bạc trở thành bơ vơ, bị gạt ra bên lề cuộc sống: hoặc vất vưởng đầu đường xó chợ, vật vạ trước cửa quan im lìm, do đã bị cán bộ tước đoạt đất đai, ruộng vườn, nhà cửa qua trò quỷ thuật "quy hoạch phát triển", hoặc bị bóc lột bởi công ty ngoại quốc đến đầu tư, bị khai thác tình dục và sức khỏe bởi bao chủ nhân ở nước ngoài. Đó là sự tàn phá xã hội cách ghê gớm của chế độ bạo tàn gian dối.

3- Thành tố thứ ba là cái chính đảng độc tài sắt máu mang tên đảng Cộng sản. Từ ngày được thành lập bởi tên tội đồ dân tộc số một là Hồ Chí Minh, đảng chính trị đó đã coi cả tổ quốc như tài sản riêng, biến cả đất nước thành một nhà tù và đối xử với toàn dân như lũ tôi mọi. Quốc hội, tòa án, chính quyền cũng có như ai, nhưng đó không phải là chế độ tam quyền phân lập mà là tam quyền phân công theo sự chỉ đạo của đảng cộng sản. Đảng ngang nhiên chuẩn bị cuộc bầu cử Quốc hội sắp tới với đủ mánh lới gian dối và cưỡng bức không cần che đậy. Các quyền lực khác như cảnh sát quân đội, báo chí truyền thông nói chung đều bị buộc trở thành công cụ sắt máu và vô lương tâm. Báo chí tư nhân không được quyền hiện hữu. Thậm chí các tôn giáo, các chức sắc cũng bị thuần hóa, quốc doanh hóa một phần để trở thành nô bộc im lặng và ngoan ngoãn. Vụ án linh mục Nguyễn Văn Lý bất công như thế, với cảnh bịt miệng tàn bạo như thế, gây phẫn nộ cho toàn thể năm châu, thế mà vẫn có những đồng đạo của cha một mực câm miệng không bênh vực, ngược lại vu cáo cha làm chính trị, coi thường giáo luật, chống lệnh bề trên... khiến đảng vô cùng đắc ý vì công lao thuần hóa của đảng đã đạt kết quả!

Mọi người dân trong nước bị đảng xem như con cái để xoa đầu dạy dỗ, xem như con ở để sai bảo bóc lột, xem như con vật để bịt miệng giam nhốt, xem như con nợ để bán cho nước ngoài và xem như con tin để thương lượng với quốc tế. Đó là trường hợp các nhà dân chủ đang bị cầm tù. Họ là những lá bài CS luôn có trong tay để xòe ra khi cần trên bàn mặc cả. Nhân dân và nhất là giới trẻ bị nhồi sọ để chỉ còn xem đảng cộng sản như đấng tuyên phán chân lý, chỉ dạy đạo đức, thông ban ân huệ. Có gì mà không phải xin đảng và nhà nước rồi được nhà nước và đảng ban cho nhiều ít tùy mức độ tùng phục hay biết điều. Nòi giống Việt ngàn năm kiêu hùng, muôn đời đứng thẳng, chiến thắng hết mọi kẻ thù, nay như phải cúi đầu quỵ lụy đảng cộng sản độc tôn và độc ác, bị đảng làm cho ra hèn nhát và khiếp nhược. Đó là sự tàn phá dân tộc cách ghê gớm của cái chính đảng sắt máu và độc tài.

Nỗi đau sâu thẳm của mỗi người chúng ta, nỗi nhục lớn lao cho dân tộc chúng ta trong mùa Quốc hận này nằm ở chỗ đó, chứ không nằm ở thân phận nhược tiểu, tình trạng đói nghèo như bao nhiêu nước thuộc thế giới thứ ba. Nỗi đau và nỗi nhục thấm thía này càng gia tăng vì trong những năm tháng gần đây, bạo quyền Cộng sản đang tìm cách ngăn cản, trấn áp, trả thù những con dân can đảm tại quốc nội lẫn hải ngoại, cách cá nhân hoặc tập thể, quyết liều mình để rửa sạch nỗi nhục, xoa dịu nỗi đau, khử trừ mối họa mà Mẹ Âu Cơ, Quốc Tổ Hùng vương và bao Anh hùng dân tộc đội mồ sống lại cũng không thể hiểu nổi và ngờ nổi. Vậy còn chờ đợi gì mà không biến niềm đau chung thành sức mạnh tổng hợp, nỗi hận chung thành mối dây liên kết, để cùng chung tay thực hiện đại cuộc xây dựng một nước Việt Nam đa nguyên đa đảng, dân chủ nhân quyền?

BAN BIÊN TẬP

dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Post by dacung »

Không, Không Có Giải Phóng, Thống Nhất...

BÙI TÍN . Việt Báo Thứ Ba,
4/29/2008, 12:02:00 AM

(Nhà báo tự do Bùi Tín, cũng là người trong quân đội Miền Bắc đặt chân vào Dinh Thống Nhất ngaỳ 30-4-1975, hiện cư ngụ ở Paris, đã trình bày về cảm nghĩ khi nhìn lại thực chất ở quê nhà 33 năm qua như sau.)

Nhà báo tự do Bùi Tín phát biểu nhân ngày 30-4-:

* không, không có giải phóng, thống nhất *cuộc ăn cắp khổng lồ.
* những ngộ nhận vô duyên * chung vui cùng Lịch sử và Thời đại.


Nhân ngày 30-4, trả lời phỏng vấn một số báo trong và ngoài nước, nhà báo tự do Bùi Tín hiện sống ở Pháp, 33 năm trước từng có mặt tại dinh Độc lập Sàigòn, phát biểu như sau:

33 năm đã qua, theo tôi, với khoảng cách thời gian dài để có thể suy ngẫm sâu sắc và nhận ra sự thật lịch sử, mọi người Việt nam, kể cả những người Cộng sản, cần đính chính một nhận thức sai lầm nguy hiểm đã bị những người lãnh đạo cộng sản áp đặt theo kiểu cưỡng hiếp mọi người dân phải thừa nhận. Họ buộc mọi người công nhận rằng việc họ chủ trương đưa quân từ miền Bắc vào miền Nam chiến đấu từ 1960 đến 1975 là chính nghĩa nhằm giải phóng và thống nhất đất nước, và ngày 30-4 là ngày Toàn thắng Vĩ đại.

Giống như xưa kia Giáo hội La mã cưỡng bức mọi người phải thừa nhận trái đất là một mặt phẳng, ai nói khác là phạm trọng tội, là nói sai chân lý. Có người đã chịu hỏa thiêu để khẳng định rằng :' 'không! trái đất không phẳng! nó hình cầu và nó quay!''. Nay ai cũng nhận ra Chân lý ấy. Có điên mới nói khác.

Hôm nay tôi sẵn sàng nói to cho mọi người nghe rõ : đất nước Việt nam ta sau ngày 30-4-1975 không hề được giải phóng, cũng không hề được thống nhất. Ngày 30-4, đảng cộng sản thắng, toàn dân vẫn thua, vẫn bị thống trị bới độc quyền đảng trị.

Đảng cộng sản đã thực hiện chính sách chiếm đóng và thống trị miền Nam, bỏ tù và quản thúc hàng triệu người dân, tước đoạt của cải của dân qua đổi tiền và cải tạo, thải loại ngay Mặt trận dân tộc giải phóng, gây thảm cảnh hàng triệu thuyền nhân. Như thế mà là giải phóng, là thống nhất ư ?

Sau 30-4-1975, chỉ riêng đảng cộng sản cầm quyền, không cho ai lập hội, không cho một tư nhân nào ra báo, không có tự do ứng cử và bầu cử, thế mà gọi là giải phóng dân tộc ư ? là tự do ư ?

Còn nay thì đảng giàu, giàu sụ, dân nghèo, nghèo rớt. Thống nhất kiểu gì vậy? phát triển kiểu gì vậy?

Một nước ''độc lập'' mà buộc phải ký những hiệp ước bất bình đẳng, để bị mất đất, mất biển hàng trăm, hàng nghìn kilômét vuông, mất đảo, mất vô vàn tài nguyên hải sản; rồi người nước ngoài muốn đuốc của họ đến nước ta, vào lúc nào, ở đâu là do họ quyết định; bộ trưởng ngoại giao của họ lại còn sang thủ đô ta để giao nhiệm vụ cho bộ trưởng ngoại giao, cho thủ tướng và cho chủ tịch quốc hội phải bảo vệ đuốc của họ cho triệt để, và còn cho an ninh vũ trang của họ vào tham gia đàn áp nhân dân nếu có biểu tình ôn hòa...thì thử hỏi nước ấy độc lập ở chỗ nào? có chủ quyền ở chỗ nào ? những người lãnh đạo của ta có còn chút thực quyền, có còn chút tự hào dân tộc gì nữa đâu ! Người Việt chân chính tự trọng không xử sự như thế.

Đây là điều mỗi người Việt ta ở trong hay ngoài nước hãy suy nghĩ cho kỹ nhân ngày 30-4 năm nay.

Tôi mong tuổi trẻ trong nước trau dồi tư duy độc lập, tập suy nghĩ bằng cái đầu tỉnh táo của chính mình, và đọc bài luận văn ngắn của nhà triết học Pháp trứ danh Jean - François REVEL :''Hồ Chí Minh: sự tước đoạt lòng yêu nước ''. Bài luận văn sắc sảo chỉ thẳng ra sự thật phũ phàng, là ông Hồ và đảng CS đã lợi dụng lòng yêu nước của nhân dân Việt nam để phục vụ cho mưu đồ phe đảng của ông ta, để thỏa mãn mục tiêu thống trí thế giới của Quốc tế Cộng Sản III. Chữ ''détournement'' theo tiếng Pháp có ý nghĩa khá rộng là ''tước đoạt'', ''lấy trộm, lấy cắp '', '' của người khác xoáy làm của mình'','' chuyển thành, biến thành của mình ''.

Đọc xong, tôi ngấm sâu ý nghĩa của từ ''tước đoạt'', và cảm thấy mình như bị mất cắp, mà mất cắp cái gì quý lắm, vô giá. Cả tuổi trẻ đầy lý tưởng và nghị lực, cả mấy chục năm bị đánh lừa, bị móc túi, bị gạ gẫm, để đến gần cuối đời mới tỉnh ra, mà thương hại, mà tiếc thay cho bao nhiêu người vẫn chưa tỉnh! Giả thử trong cuộc đời thường, một người bị mất cắp chiếc xe máy, chiếc đồng hồ đắt tiền, chiếc nhẫn vàng kỷ niệm ngày cưới ... hẳn là tiếc, tiếc nuối vô cùng, xót xa hàng tháng. Thế mà biết bao người bị lừa cả cuộc đời, có khi mất cả mạng sống, và hàng triệu triệu anh chị em, dòng họ, đồng bào mình cùng bị lừa hàng nửa thế kỷ ! một cuộc ăn cắp, lường gạt khổng lồ. Hãy chỉ cho nhau kịp thấy đi, để mà tiếc, mà xót xa, mà đòi lại quyền sống tự do cho mỗi người, mở ra cuộc đấu tranh mới dành lại độc lập thật sự và thống nhất thật sự cho Tổ quốc.

30-4- năm nay, tôi vui vẻ nhẹ nhàng lắm. Tôi có thêm biết bao bạn quý, từ khi là nhà báo tự do 18 năm nay. Bạn trong nước, ngoài nước, bạn già, bạn trẻ, bạn rất trẻ. Tôi viết không theo lệnh ai, không phải đưa ai duyệt, chỉ có theo lương tâm và trí tuệ, không sùng bái ai, chỉ sùng bái sự thật. Tuổi già tự do thế này thật đáng sống. Khó khăn vật chất mà sướng vô kể.

Tôi bỏ hết danh vọng hão, chức tước phù du, huân chương mai mỉa, tự hổ thẹn từng cao ngạo vô duyên về chuyện vào dinh Độc lập sớm, xế trưa 30-4, vớ vẩn, lạc điệu cả, cá nhân lầm lạc, ngộ nhận hết.

Để làm gì cơ chứ ? để đất nước ra nông nỗi này ư? độc lập, không ! tự do, không ! chủ quyền, không ! về mặt nào cũng đứng dưới 100 nước khác!

30 tháng 4 năm nay, tự thâm tâm, tôi chỉ có một lời kêu gọi với các bè bạn và đông chí cũ của tôi: hãy quý trọng lòng yêu nước thương dân của chính mình, nếu bạn thấy lòng yêu nước ấy đã bị ai đó '' xoáy'' mất để dùng vào mục đích đáng nghi ngờ và đen tối, thi hãy lên tiếng tố cáo và tự tách mình khỏi trò lừa bịp và đánh cắp trắng trợn ấy !

Bạn hãy tự phục hồi lòng yêu nước thương dân trọn vẹn của mình để cùng mọi người Việt nam tỉnh táo và tử tế đấu tranh cho một Tổ quốc Việt nam thật sự độc lập, thật sự tự do, dựa vững vào Lịch sử Dân tộc và Thời Đại.

Kính chào các bạn.

Bùi Tín. Paris 28-4-2008.

BÙI TÍN

Nguyễn_Sydney
Posts: 2581
Joined: Mon Dec 06, 2004 5:03 am
Been thanked: 1 time

Post by Nguyễn_Sydney »

Ngày này 33 năm trước


Hôm nay là ngày thứ Tư 30 tháng năm 2008. Ngày này 33 năm trước cũng ngày thứ Tư 30 tháng 4 năm 1975. Nước Việt Nam Cộng Hoà bị mất vào tay Cộng sản

Xin dành một phút vào lúc 10 giờ 30 để tưởng nhớ đất nước thân yêu bị bọn Qu3y đỏ cưỡng chiếm

Xin kính cẩn cúi đầu tưởng nhớ những Tướng lãnh Anh Dũng Tuẫn Tiết không chịu đầu hàng Cộng sản : thiếu tướng Nguyễn khoa Nam , chuẩn tướng lê văn Hưng , chuẩn tướng lê nguyên Vỹ , Thiếu tướng Trần văn Hai và Thiếu tướng Phạm văn Phú cùng hàng ngàn Anh Hùng Vô Danh .

Post Reply