Tháng 4 Lại Về

Những đề tài nóng của Thời Sự. Các bài viết lượm nhặt trên Net ở nơi đây chỉ dùng để tham khảo không phải là chính kiến riêng của nhóm phụ trách.

Moderators: CayQueo, phu_de

dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Tháng 4 Lại Về

Post by dacung »

Tháng Tư Lại Về

Việt Báo Chủ Nhật, 4/1/2007, 12:02:00 AM
Tác giả: Hải Triều Lại Thế Lãng

Bài số 1231-1842-548vb8010407

Hải Triều tên thật Lai Thế Lãng là tác giả đã được vinh danh trong năm thứ nhất của giải thưởng Viết Về Nước Mỹ 2000. Sang năm thứ hai, ông còn là tác giả có số lượng bài Viết Về Nước Mỹ nhiều nhất. Là một cựu sĩ quan Việt Nam Cộng Hoà, cựu tù nhân cộng sản, ông hiện định cư và làm việc tại tiểu bang Vermont miền Đông nước Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất của ông, nhân “Tháng Tư lại về” cùng với tin tòa án Cộng sản tại Việt Nam vừa mang Linh Mục Nguyễn Văn Lý ra xử với bản án 8 năm tù giam.

*

Biến cố 30-4-75 đã gây cảnh đau thương, ly tán cho hầu như mọi gia đình của người dân ở miền Nam. Biến cố này cũng tạo ra một thời kỳ vô cùng đen tối cho các giáo hội ở quê nhà.

Tôi không thể quên được cái cảnh “tan đàn rã gánh” của gia đình tôi sau khi chế độ miền Nam hoàn toàn sụp đổ. Bố mẹ tôi quyết định bỏ vùng Hàn Giang ở miền Đông tìm về miền đồng ruộng Hậu giang vì các cụ biết trước khó khăn sẽ đến, phải bám lấy đồng ruộng để có hột lúa hột gạo mà sống. Vợ tôi dẫn 5 đứa con dại trở về căn nhà cũ ở Nha Trang với một tương lai thật mờ mịt. Còn tôi ở lại Sài gòn, ruột nóng như lửa đốt, chờ ngày trình diện để được đi “học tập cải tạo”.

Trong cảnh chia tay, mẹ tôi buồn lắm nhưng bà không khóc như nhiều bà mẹ khác khi phải đối diện với hoàn cảnh như vậy. Đến bên tôi nhưng mắt mẹ tôi nhìn đi nơi khác và với giọng yếu ớt nhưng đầy tin tưởng mẹ tôi nói: “Cứ yên tâm mà đi. Đi rồi về. Những kẻ vô thần, ngược ngạo chẳng tồn tại được lâu đâu”. Bố tôi thì ngồi bất động, không nói gì. Nhìn vẻ mặt trầm ngâm của ông và nhân câu nói của mẹ tôi, tôi bỗng nhớ lại thời xa xưa rồi nhớ đến những lá thư bố tôi gửi về gia đình trong những ngày bố tôi chinh chiến xa nhà. Trên góc trái của bất cứ lá thư nào gửi về gia đình, bao giờ cũng có hàng chữ đậm nét “Trái tim Mẹ sẽ thắng.” (Đây là lời Đức Mẹ nói khi hiện ra với ba trẻ tại Fatima năm 1917 “ Cuối cùng, Trái Tim Vô Nhiễm của Mẹ sẽ toàn thắng”.)

Có thể coi đó là tất cả gia tài bố mẹ tôi để lại cho tôi trước khi chia tay mỗi người một ngả để tôi dùng làm hành trang mang theo trên bước đường đi “học tập cải tạo”. Trong những ngày tháng sống kiếp tù đầy trong các trại “lao động cải tạo”, chính những lời nói của bố mẹ tôi đã vực tôi dậy những khi tôi gần ngã qụy vì chán nản và tuyệt vọng.

Lời tiên đoán của mẹ tôi và niềm tin được thể hiện qua hàng chữ xác quyết của bố tôi năm nào nay đã có phần đúng.

Cuối cùng thì như ai nấy đều biết, nước Nga đã ăn năn trở lại như ý Đức Mẹ muốn (Lời Đức Mẹ nói trong một lần hiện ra tại Fatima năm 1917: “Nếu lời cầu xin của Mẹ được chấp nhận, Nước Nga sẽ hoán cải . . .” ) và chủ nghĩa cộng sản đã chết ngay tại nơi nó được sinh ra cùng với sự sụp đổ của chủ nghĩa này ở nhiều quốc gia khác.

Rất tiếc chủ nghĩa cộng sản vẫn còn tồn tại trên quê hương Việt Nam. Nhân dân Việt Nam vẫn chưa được hưởng quyền tự do tôn giáo. Các giáo hội nói chung và giáo hội Công giáo nói riêng vẫn còn nhiều gian nan, thử thách. Trong bài này chỉ xin đề cập đến giáo hội Công giáo là lãnh vực mà người viết có chút ít hiểu biết.

Gần đây cả thế giới đều hướng về Ba Lan, một nước từng theo chủ nghĩa cộng sản trước đây. Dư luận xôn xao về việc một số linh mục và giám mục Ba Lan bị tố cáo đã cộng tác với cơ quan mật vụ trong thời kỳ chế độ cộng sản cai trị quốc gia này. Trong số những giáo sĩ đã cộng tác với mật vụ có Giám mục Stanislaw Wielgus, người được Tòa thánh bổ nhiệm làm Tổng Giam mục để cai quản Tổng giáo phận Warsaw (Tổng giáo phận lớn vào bậc nhất của Ba Lan) đã phải tuyên bố từ chức ngay trước buổi lễ tấn phong.

Hội đồng giám mục Ba Lan coi việc làm của các giáo sĩ này là hết sức sai trái nên đã triệu tập ngay một phiên họp khoáng đại bất thường để tìm ra hướng giải quyết đối vơi các giáo sĩ đã một thời dính líu với chế độ cộng sản. Hội đồng giám mục Ba Lan còn chọn ngày thứ Tư lễ tro vừa qua làm ngày “cầu nguyện và sám hối cho toàn thể giáo sĩ Ba lan”.

Chuyện ở Ba Lan khiến người ta nghĩ tới Việt Nam. Ở Ba Lan các giáo sĩ chỉ lén lút cộng tác với cơ quan mật vụ còn ở Việt Nam thì một số linh mục đã công khai cộng tác với chế độ cộng sản. Những linh mục này người ta thường gọi là linh mục quốc doanh.

Có những người dễ dãi nghĩ rằng linh mục quốc doanh hay không quốc doanh thì cũng là linh mục. Họ còn cho rằng sự gần gũi người cộng sản của những linh mục quốc doanh biết đâu lại chẳng làm lợi cho giáo hội. Nhưng không phải người Công giáo nào cũng tin như vậy và phần đông người Công giáo không thích những linh mục quốc doanh. Lý do cũng dễ hiểu là vì dù muốn hay không muốn những linh mục quốc doanh cũng đã trở thành công cụ của chế độ cộng sản mà chế độ này lại không ưa thích người Công giáo. Hơn nữa linh mục là những người đã từ bỏ tất cả để theo Chúa, không thể một lúc tôn thờ hai chủ, vừa rao giảng lời Chúa lại vừa là đồng chí với những người luôn luôn rình rập và tìm cách khống chế Giáo hội. Trong một bản tuyên bố, Hội đồng Giám mục Ba Lan cũng đã khẳng định “Không bao giờ có thể đi tìm điều tốt bằng cách làm điều xấu”.

Có lẽ cũng giống như ở Ba Lan, những linh mục ở Việt Nam có thể sa ngã vì bị những áp lực nặng nề nhưng cũng có những linh mụỳc chỉ vì ham danh ham lợi đã chấp nhận cộng tác với chế độ cộng sản.

Cánh đây không lâu trên một số web sites Công giáo có một bài viết mang tựa đề “Giuđa vẫn còn sống” và sau đó xuất hiện một bài khác có tựa đề “Giuđa đang biện hộ vì Giuđa vẫn còn sống”. Tác gỉa của mỗi bài viết có cái nhìn riêng nhưng cả hai cùng có chung một nhận định là Giuđa vẫn còn sống. Dĩ nhiên không phải Giuđa Itcariôt ngày xưa mà là những Giuđa của thời đại ngày nay.

Theo kinh thánh thì Giuđa Itcariốt, một trong 12 môn đệ của Chúa Giêsu sau khi bán Chúa lấy 30 đồng bạc thì lấy làm hối hận. Nhưng khi ông ta hối hận thì tình thế đã qúa muộn màng, không còn cứu vãn được nữa. Quá thất vọng ông ta đi tìm nơi thắt cổ tự tử. Thật là uổng công cho ông ta đã ba năm đi theo Chúa nhưng chỉ vì chút lợi nhỏ đã thay lòng đổi dạ để rồi đi đến cái chết thảm thương. Như vậy trên giấy trắng mực đen Giuđa Itcariôt đã thật sự chết cách đây trên 2000 năm rồi nhưng những Giuđa mang những dòng họ khác thì vẫn còn sống và đang sống nhan nhản trong hàng ngũ giáo dân cũng như giáo sĩ.

Sau khi chế độ cộng sản thống trị miền Nam người ta đã chứng kiến không ít cảnh đau lòng. Một số người Công giáo vì sợ bóng sợ gió không dám đến nhà thờ. Có người yếu bóng vía không dám đi xưng tội hay tiếp xúc với linh mục vì ngại bị nghi ngờ này nọ. Có người bỏ đạo để được làm công nhân viên nhà nước hay để được đề bạt gia nhập đoàn, đảng. Có kẻ còn đặt điều vu khống cho người đồng đạo để “lấy điểm” với cộng an. Tai hại hơn có những linh mục đã coi nhẹ nhiệm vụ mục tử để chạy theo bả lợi danh. Rõ ràng là Giuđa vẫn còn sống và vẫn tiếp tục bán Chúa.

Tuy nhiên nếu bình tâm mà xét thì dưới hình thức này hay hình thức khác, bằng cách này hay cách khác, ở mức độ này hay mức độ khác, có ai trong số giáo dân lại chẳng đã có lần là Giuđa bán Chúa hay nhẹ hơn là Phêrô chối Chúa.

Trong một lần trả lời một cuộc phỏng vấn, Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn của Tổng giáo phận Sài gòn có nói “Chúa không chọn ai khác mà chọn Phêrô để cai quản Hội thánh”. Thánh Phêrô, người từng chối Chúa ba lần chỉ trong vòng hơn 1 giờ đồng hồ ở tại dinh thượng tế nhưng sau đó đã biết ăn năn thống hối để trở về với Chúa và rồi đã trở thành người đứng đầu Hội thánh. Khi đề cập đến thánh Phêrô có phải ĐHY Mẫn muốn mở ra một hướng đi cho những ai đã từng làm “Phêrô”? Phải chăng ĐHY Mẫn muốn thúc giục những “Phêrô” ngày nay hãy tỉnh ngộ và trở lại với Chúa như thánh Phêrô đã làm khi xưa? Và phải chăng ĐHY Mẫn cũng muốn kêu gọi những ông “Phêrô”, những bà “Phêrô”, những anh “Phêrô”, những chị “Phêrô”, những linh mục “Phêrô” hãy cởi bỏ sự yếu nhược để trở thành những Phêrô thực sự của Chúa. Phêrô nghĩa là đá. Trở thành Phêrô là trở thành những tảng đá vững chắc để không bị lay chuyển bởi những cám dỗ, mua chuộc và nhất là kiên cường để đứng vững trước những thử thách và đe dọa?

Đã hơn 30 năm qua kể từ sau biến cố 1975, tháng Tư được gọi là tháng Tư đen. Trong lịch phụng vụ của giáo hội Công giáo, những ngày cuối cùng của mùa chay thường nằm trong tháng Tư để kết thúc bằng đại lễ Phục sinh. Trong lịch sử cứu độ, Chúa Giêsu đã chịu khổ nạn để rồi phục sinh vinh quang. Người đã sống lại từ cõi chết.

Hy vọng rằng sau những đau thương, dân tộc Việt nam sẽ chổi dây. Mong rằng trong một ngày không xa lịch sử dân tộc sẽ lật sang trang khác để người dân được hưởng các quyền tự do trong đó có quyền tự do tôn giáo. Và cũng mong rằng trên bầu trời của các giáo hội nói chung và giáo hội Công giáo nói riêng sẽ sớm trở lại trong sáng, không còn bị những lọn mây đen làm vẩn đục nữa.

HẢI TRIỀU LẠI THẾ LÃNG
Last edited by dacung on Sun Apr 15, 2007 6:54 pm, edited 1 time in total.

dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Post by dacung »

Dấu Mốc Tháng 4

TRẦN KHẢI .
Việt Báo Thứ Ba, 4/10/2007, 12:02:00 AM

Tháng 4. Ngaỳ này năm xưa. Quá nhiều kỷ niệm cho nhiều thế hệ người Việt Nam, trong và ngoaì nứơc. Tháng 4 là một dấu mốc rất lớn, kể từ năm 1975 trở đi tới nay, và chắc chắn cũng là một hình ảnh không quên được cho nhiều thế hệ về sau.

Có thể rồi một trăm năm sau, người thế hệ sau sẽ không còn nhớ tới tháng 4; cũng hệt như chúng ta bây giờ không thể nhớ chính xác ngày và tháng, thậm chí cả năm, mà cuộc chiến phân tranh Trịnh Nguyễn kết thúc, cũng không thể nhớ tới ngày Vua Gia Long toàn thắng nhà Tây Sơn, và tương tự.

Nhưng bây giờ thì, tháng 4 vẫn là những kỷ niệm thật lớn lao, một dấu mốc khổng lồ, cho cả những người một thời hai bờ chiến tuyến Quốc -Cộng, và cho cả những thế hệ sau vẫn còn chưa quên các năm “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên xã hội xã hội chủ nghĩa,” trong khi chĩa mũi súng đẩy hàng trăm ngàn người vào trại cải tạo, đẩy cả triệu dân đi vùng kinh tế mới...

Những hình ảnh kinh hoàng, bây giờ nhìn lại vẫn thấy y hệt như là truyện tiểu thuyết Liên Xô. Có vẻ gì rất là siêu thực, như không thể là thực, nhưng lại rất là bi thảm, và đã làm chết biết bao nhiêu người, trên rừng, ngoài phố và sau naỳ là trên biển. Bao giờ thì tháng 4 có thể hàn gắn, không còn là một vết thương, ít nhất là với nhiều triệu người?

Và bây giờ thì những vấn đề đã thay đổi -- đã thay đổi cả người và việc.

Một cuộc chiến mới đã hình thành: tự do, dân chủ và nhân quyền. Cuộc chiến cũ đã biến mất trên thực tế -- đặc biệt là sau khi đất nứớc VN bước vào WTO, và chấp nhận xóa sổ nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, để từng bứơc hội nhập nền kinh tế thị trường.

Nhân sự của cuộc chiến mới cũng đa dạng hơn, thuộc nhiều thành phần và nhiều điạ phương. Như anh Nguyễn Khắc Toàn, cựu sĩ quan bộ đội, một người vào Miền Nam với vị trí kẻ chiến thắng và đột ngột thấy dân Miền Nam hạnh phúc hơn là những gì đươc5 tuyên truyền. Như nhà văn Dương Thu Hương, một nhà văn Miền Bắc ở cương vị dễ dàng được ưu đãi, nếu chịu im lặng và chiều chuộng lãnh đạo văn nghệ. Như anh Nguyễn Vũ Bình, nhà báo Tạp Chí Cộng Sản, nơi được xem là lò đaò tạo lý thuyết gia chủ nghĩa CS. Hay như cụ Hoàng Minh Chính, cựu Viện Trưởng Viện Triết Học Mác Xít. Hay thế hệ trẻ Miền Bắc như luật sư Nguyễn Văn Đài, LS Lê Thị Công Nhân. Và nhiều nữa. Tất cả những người vừa kể đều sinh quán từ Miền Bắc, hay trưởng thành ở Miền Bắc, và đều đã ở tù hay đang bị giam tù vì lớn tiếng đòi hỏi dân chủ.

Nhân sự cũng còn đa dạng theo một chiều khác. Những người đòi hỏi dân chủ cũng có Hòa Thượng Huyền Quang và Quảng Độ, có Linh Mục Nguyễn Văn Lý, có Mục Sư Phạm Hồng Quang, có Hội Trưởng Phật Giáo Hòa Hảo Lê Quang Liêm, có Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế, có cụ Bảy Trấn, có Linh mục Chân Tín, có Đỗ Nam Hải, có anh Trương Quốc Tuấn, và nhiều nữa. Tất cả những người vừa kể đều có sinh quán Miền Nam hay trưởng thành ở Miền Nam.

Lằn ranh của sông Bến Hải đã không còn ngăn cách cuộc chiến này nữa. Bản chất cuộc chiến đã thay đổi. Nhân sự tham chiến cũng đã thay đổi. Và như thế, phương pháp tác chiến cũng đã thay đổi.

Cuộc chiến mới phải là cuộc chiến của các phương tiện hòa bình, bởi vì tất cả các tiếng nói dị biệt đều cần được lắng nghe. Cuộc chiến này sẽ không đưa mọi người vào tư thế phaỉ triệt tiêu, hay phải hủy diệt, hay phaỉ cô lập nhau.

Đây là cuộc chiến của lòng tương kính đa nguyên. Nơi đây, tiếng nói của nhà dân chủ cần được nghe, và tiếng nói của người cộng sản cũng sẽ chỉ được xem ngang hàng như của người dân chủ. Nơi đây, phài là sự tôn trọng cần thiết, mới có thể xây dựng laị đất nứơc, và mới có thể toàn lực gom hết sức cho xây dựng đất nứơc. Cần phải có một hệ thống dân chủ thực sự: nơi đây, Ông Đỗ Mười, cũng chỉ một lá phiếu, tương đương quyền lực của nhà dân chủ Nguyễn Khắc Toàn.

Và mục tiêu phải là như thế, nơi tiếng nói của toàn dân đều được tôn trọng.

Tháng 4 năm nay đã có những dấu mốc mới, cho thấy cách làm việc cũ không còn thích nghi nữa.

Như trường hợp Dân Biểu Loretta Sanchez tới tận Hà Nội, được Đại Sứ Mỹ thu xếp buổi gặp gỡ với các phụ nữ thân nhân các nhà dân chủ đang bị cầm tù. Và chính mắt bà dân biểu chứng kiến cảnh công an thò tay xô đẩy các phụ nữ ngay trứơc cổng nhà đại sứ. Hình ảnh này cho thấy đây là cuộc chiến của lương tâm thế giới. Những bàn tay thô bạo kia, và cũng tương tự bàn tay bịt miệng Linh mục Nguyễn Văn Lý trứơc tòa, sẽ vào lịch sử cuộc chiến dân chủ Việt Nam. Đời sau sẽ không quên được. Cuộc chiến mà bà Sanchez muôn là để thúc đẩy các cuộc đối thoại nhân quyền.

Trong khi đó, những phương cách chiến đấu khác đang thu hẹp và sẽ biến đi.

Như trường hợp người hùng Lý Tống được tòa Thái Lan trả về Mỹ. Cũng trong tháng 4 này. Chúng ta có thể thấy sẽ không có trường hợp thứ nhì tương tự nữa.

Hay như trường hợp anh Võ Đức Văn ra Tòa Thái Lan. Cũng tháng tư này. Về “tội danh âm mưu khủng bố khi đặt bom không có ngòi nổ trước tòa đại sứ Việt Nam ở Bangkok hồi năm 2001,” theo tường thuật của đài RFA.

Báo The Nation hôm Thứ Hai 9-4-2007 cho biết Tòa Thaí Lan sẽ quyết định vào ngày 30-4. Cũng lại ngày 30-4 kỳ lạ.

Và như thế, vụ án anh Võ Đức Văn sẽ khép lại một tháng 4 đầy biến động của năm 2007.

Và sau đó, là những phương pháp hoạt động mới, cho một cuộc chiến mới, của dân tộc, của toàn dân.

Cũng như hình ảnh chim phượng hoàng trong truyện cổ, bay lên từ những tro tàn xưa cũ một thời.

Do vậy, tháng 4 năm nay cũng là một dấu mốc lớn, với hình ảnh của Linh Mục Nguyễn Văn Lý, của DB Sanchez, của Lý Tống trở về Thái, và cũng hy vọng Võ Đức Văn cũng được về lại Mỹ.

Để rồi cuộc chiến mới mở ra. Thật mới. Nơi đó sẽ nối kết mọi người, không kể Nam Bắc, già trẻ. Cuộc chiến vì dân chủ, tự do và phú cường.

TRẦN KHẢI

dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Post by dacung »

Chuyền từ anh TQ Thái:

Chiến sĩ Vô Danh

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

dacung wrote:Chuyền từ anh TQ Thái:

Chiến sĩ Vô Danh
Cám ơn anh Dacung
Em bé mới 10 tuổi mà diền xuất hay quá

dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Post by dacung »

Ông Đại sứ

Tiến Hồng
(Lettre d’Information des Réfugiés Viêtnamiens
Mars&Avril 2007 - France)

“… Đảng cộng sản đã đi quá xa trong việc không thực thi dân chủ chỉ vì đặt quyền lợi của đảng lên trên quyền lợi đất nước …”

Trong không khí sôi động cuối tháng 3/2007 chung quanh vụ xử L.M. Nguyễn văn Lý, một nhà lãnh đạo của phong trào dân chủ, thì tại thành phố Rennes, thủ phủ của miền Tây nước Pháp đã diễn ra một cuộc hội thảo về hiện tình Việt Nam và mối quan hệ kinh tế Việt-Âu do Maison de l’Europe và nhật báo hàng đầu của Pháp Ouest-France bảo trợ. Đại sứ Việt Nam Nguyễn Đình Bin được mời phát biểu. Tôi muốn nêu một số cảm nghĩ chung quanh buổi hội thảo này.

Để nhắc nhở ông Bin và quan khách về hiện trạng chính quyền cộng sản Việt Nam gia tăng bóp nghẹt nhân quyền sau khi đã gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO, một nhóm người Việt tại Rennes đã trưng biểu ngữ và phân phát truyền đơn ngay cạnh phòng họp. Báo Ouest-France đã tường thuật lời phát biểu của người đại diện nhóm: người Việt tị nạn chúng tôi đòi hỏi chính quyền tôn trọng tự do phát biểu và đối lập trong hệ thống chính trị. Được hỏi về yêu cầu chính đáng này, ông Bin đành thừa nhận và coi đó là đương nhiên và dễ hiểu (naturelle et compréhensible).

Cái tai hại trơ trẽn trong lời phát biểu này là hiện nay chính quyền đã không tôn trọng nó, mà tờ truyền đơn đã nêu lên những trường hợp điển hình trong báo cáo của tổ chức nhân quyền. Để gỡ gạc thể diện, ông thêm vào: Nhiều người Việt đã xa xứ lâu năm nên thiếu thông tin đúng đắn (informations correctes) về đất nước. Đây lại là một lỗi lầm tai hại nữa của ông Bin. Trong buổi hội thảo kế tiếp «Pouquoi aller au Vietnam maintenant» (tại sao lại đến Việt Nam lúc này), một đại diện khác của nhóm người Việt tị nạn đã đặt câu hỏi: quý vị có biết số tiền mà người Việt ở nước ngoài chuyển về nước hàng năm là bao nhiêu không ? Đáng xấu hổ biết bao khi nhiều người trong ban tổ chức đưa ra những con số trên trời dưới biền, chỉ mãi cuối cùng mới có người nêu lên con số gần đúng (3 tỉ mỹ kim).

Với phương tiện truyền thông internet mà nhiều sites người trong nước bị bức tường lửa ngăn chận, người Việt ở nước ngoài có thể biết rõ hơn người trong nước về phiên toà ô nhục xử cha Lý đấy ông Bin ! Tôi còn nhớ một câu chuyện xảy ra cách đây vài năm khi một phái đoàn người Việt dự cuộc thi Đố vui tại Pháp. Một thành viên trong phái đoàn khi được cho xem photocopy bức thư viết tay của anh Nguyễn Tất Thành xin theo học tại trường thuộc địa (1) để về phục vụ mẫu quốc, đã sửng sốt và thốt lên: nếu giới trẻ trong nước mà biết được tin này thì họ sẽ không còn niềm tin về những gì đã được dạy về ông Hồ... Đó là những thông tin đúng đắn không thể chối cãi!

Trong bài diễn văn soạn sẵn mà ông rất vất vả để đọc với một giọng Pháp văn không giống ai khiến cử toạ phải ngao ngán, ngoài một số chi tiết nêu ra không đúng (như cho Việt Nam là nước xuất khấu gạo đứng đầu thế giới (2) ..), ông Bin chỉ nêu những thành quả đạt được như xoá đói giảm nghèo, tỉ lệ phát triển cao, mà không hề nhắc đến những vấn đề nan giải của phát triển bền vững như giáo dục tồi tệ, tham nhũng hết thuốc chữa vì thuộc bệnh cơ chế, ô nhiễm môi sinh trầm trọng, tệ nạn và bất công xã hội gia tăng (HIV, buôn người và trẻ em, hố ngăn cách giàu nghèo tăng, tình trạng dân oan khiếu kiện đất đai vô vọng, đình công hàng loạt của công nhân ...).

Nhưng sang đến phần chất vấn, ông đã tỏ ra lúng túng khi phải trả lời những câu hỏi nhạy cảm. Ông tìm cách nói dông dài câu giờ để cho anh thông dịch câu giờ luôn, nại cớ là mình dở tiếng Pháp ! Tình trạng muốn độc diễn này đã bị một sinh viên Pháp của trường kỹ sư ở Rennes đã từng làm việc ba tháng ở Việt Nam lột trần trong mục diễn đàn của tờ Ouest-France ! Đáp câu hỏi tại sao Việt Nam lại rơi vào tình trạng kinh tế tụt hậu mấy chục năm so với các nước lân bang như Thái Lan, Mã Lai, ông cho rằng Việt Nam chỉ thực sự có điều kiện bình thường để phát triển kể từ 12 năm nay (1995) sau khi nối lại bang giao bình thường với Mỹ , Asean, châu Âu. Ông không nói tới những sai lầm của Đảng cộng sản trong chính sách kinh tế bao cấp, tập trung, đánh phá tư sản (1975-86) đã chủ yếu gây nên thảm cảnh thuyền nhân và chính sách đối ngoại hoàn toàn thiếu sáng suốt đã gây nên cuộc chiến kéo dài ở Căm-phu-chia và xung đột biên giới 2 lần với Trung quốc. Việt Nam đã tự mình cô lập với thế giới chứ không phải bị thế giới cô lập như ông nói đâu.

Sang câu hỏi thứ hai: tại sao Việt Nam còn giữ nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong khi chế độ xã hội chủ nghĩa đã bị nghị viện châu Âu lên án qua nghị quyết 1481 ? Chính ở câu hỏi này tôi thấy tội nghiệp cho ông đại sứ. Ông loay hoay mấy phút, hết giở trang này, lật trang kia trong bài diễn văn như để câu thời gian tìm lời giải đáp. Ông không chờ đợi một câu hỏi khó khăn như thế trong hoàn cảnh cử toạ là những nhà thức giả nước ngoài. Cuối cùng, bằng nụ cười cầu tài giả tạo, ông đành ấp úng trả lời: Thôi, về mặt lý luận thì tôi xin dành cho các nhà nghiên cứu, người nói thế này, người nói thế kia. Giai đoạn tư bản chủ nghĩa sẽ phát triển và kéo dài không biết đến bao giờ. Đối với người cộng sản Việt Nam chúng tôi thì xã hội chủ nghĩa chỉ có nghĩa là: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh ! À, thì ra đơn giản chỉ như vậy (!) (nhưng phải thực hiện mới được chứ) và gần như y chang câu trả lời của ông thủ tướng Dũng trong buổi truyền hình trực tuyến tháng 2/2007. Tất nhiên câu trả lời đó đã lờ đi những tội ác của chế độ cộng sản Việt Nam gây ra trong quá khứ (cải cách ruộng đất là chủ yếu) nhân danh hai nguyên tắc: đấu tranh giai cấp và chuyên chính vô sản.

Chúng ta chỉ xét đến ý nghĩa và hệ luỵ của quan niệm không giống ai về xã hội chủ nghĩa này. Tại sao đảng cộng sản Việt Nam phải đi đến một định nghĩa thô thiển như vậy về xã hội chủ nghĩa ? Bởi vì đã từ lâu, các nhà lý luận và lãnh đạo của đảng đã không tìm ra câu giải đáp- trừ câu giải đáp tào lao của Đỗ Mười mà sau đó đảng phải cho chìm luôn ! Mọi người trong và ngoài đảng đều đã biết điều đó. Phải nói đây là là một thú nhận rõ ràng sự bất lực và thất bại trong việc đi tìm các bước đi đáng ra phải có về mặt lý luận trong chủ nghĩa Mác-Lênin. Đảng cộng sản Trung Quốc lại vừa mới ban hành đạo luật trả lại quyền tư hữu cho người dân mà chắc rằng đảng cộng sản Việt Nam cũng sẽ phải noi theo để có thể giải quyết phần nào những vụ khiếu kiện đất đai chồng chất hiện nay. Về nội dung duy vật, người ta đang chứng kiến sự nở rộ phong trào những nhà ngoại cảm tìm mộ tử sĩ vì đã liên lạc được với tâm linh người chết. Giáo sư Trần Văn Hà đã nêu kiến nghị trong một buổi họp chuyên đề của Mặt trận Tổ quốc dịp gần Tết: Nhà nước chính thức thừa nhận có thế giới tâm linh (3) !

Nếu nội dung xã hội chủ nghĩa chỉ còn là câu khẩu hiệu ngắn như vừa kể thì tại sao lại bắt các em học sinh, sinh viên phải học tập chủ nghĩa Mác-Lênin trên ghế nhà trường và bắt công quỹ phải trả cho mấy chục học viện trên toàn quốc ! Về mặt chính danh, đảng cộng sản phải đổi tên cho phù hợp với thực trạng ! Nhưng đảng cộng sản Việt Nam cũng phải trả lời trước nhân dân về việc có thực hiện hay không nội dung khẩu hiệu đã nêu. Đặc biệt là việc thực hiện xã hội dân chủ. Chúng ta đã biết ngay cả báo chí trong nước như VietNamNet đã «có ý kiển» về tính cách phản dân chủ trong tiến trình bầu đại biểu Quốc hội khoá 12. Rồi vết nhơ vụ án dân chủ Nguyễn Văn Lý đã đi vào lịch sử. Chưa kể việc chính thức coi đảng Việt Tân thuộc thành phần khủng bố. Đảng cộng sản đã đi quá xa trong việc không thực thi dân chủ chỉ vì đặt quyền lợi của đảng lên trên quyền lợi đất nước. Hãy nghe ông Đai sứ Mỹ M.Marine nêu ý kiến xác đáng trên website toà đại sứ:

«Tôi cho rằng Việt Nam sẽ không bao giờ có thể đạt được mọi tiềm năng của mình, cũng như không thể thực sự đạt được các khát vọng toàn cầu của mình, nếu không tăng cường nền pháp quyền, giải quyết tham nhũng, bảo đảm các quyền tự do cơ bản của công dân và mở cửa hệ thống chính trị. ».

Đây là bài học mà giới lãnh đạo đảng nên suy gẫm trước khi quá muộn.

Tiến Hồng
-----------------------------
(1) Nguồn: Service de Contrôle et d'Assistance en France des Indigènes des Colonies francaises, “Notice sur Nguyen Ai Quoc (26/6/1932)” ; CAOM (Aix), INF, carton 326, d. 2637.

(2) Số ngoại tệ mang về do xuất khẩu gạo cũng chỉ bù trừ số phải nhập để mua hạt giống, thuốc bảo vệ thực vật ...

(3) Ông nêu lên có nhiều uỷ viên trung ương và cả Bộ Chính trị đã đi tìm những nhà ngoại cảm. Ông còn đề nghị Chủ tịch Nước chính thức xin lỗi nhân dân thay cho các bậc tiền nhiệm vì đã để xảy ra những vụ phá đền chùa hàng loạt trong quá khứ. Ngoài ra, nên lập đàn cầu siêu cho tử sĩ hai miền trong cuộc chiến như thiền sư Nhất Hạnh đã làm

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Ngày 30 Tháng 4
Tâm bút của Trần trung Đạo

Đối với người Việt Tự Do, ngày 30 tháng 4 mang nhiều ý nghĩạ. Trên bình diện lịch sử ngày 30 tháng 4 là một ngày đen.


Ngày những chiếc tăng T54 do Liên-Xô chế tạo nghiền nát đường phố Sài Gòn thân yêu rợp bóng me xanh. Ngày những chiếc trực thăng cất cánh từ sân thượng của những cao ốc. Ngày có những tiếng loa phóng thanh ra lịnh các cấp chính quyền miền Nam tập trung, trình diện vang lên trên đường phố. Ngày với những tiếng hát cao the thé của những nữ văn công miền Bắc vọng ra từ đài phát thanh vừa rơi vào tay Cộng Sản.
Ngày những Nguyễn Khoa Nam, Lê Nguyên Vỹ, Lê Văn Hưng, Hồ Ngọc Cẩn, Nguyễn Văn Long và bao nhiêu người con yêu khác của mẹ VN đã dò theo bước chân của Trần Bình Trọng, Hoàng Diệu, Phan Thanh Giản, Nguyễn Tri Phương mà lần lượt ra đị.
Trong bình diện xã hội, 30 tháng 4 là ngày điêu tàn tang tóc. Mẹ mất cha, anh xa em, vợ lạc chồng, những đứa trẻ mồ côi lạc loài trên đường phố, nước mắt ai rơi trên bờ biển, tiếng khóc thét của em bé vừa sinh ra trên những chuyến hải hành vội vã trong đói khát, lo âu, tuyệt vọng


Trong bình diện đấu tranh 30 tháng 4 là ngày quốc kháng. Ngày khởi điểm cho một mặt trận mới vì nhân quyền, tự do và dân chủ. Dù gọi 30 tháng 4 là ngày quốc hận, quốc nạn, quốc kháng hay là ngày gì đi nữa, thì trong tâm tư của mỗi người miền Nam sống trong ngày tháng đó vẫn là một tâm tư hãi hùng, lo sợ, bàng hoàng và đau xót.

Tất cả hình ảnh đó dường như đang xảy ra trong phút giây chúng ta đang thở. Tiếng súng như vẫn còn nghe. Ngọn lửa như vẫn còn đang nóng.
Thế nhưng đã là 29 năm. Đứa bé nằm trên bụng mẹ ngậm núm vú lạnh tanh không còn một giọt sữa mà không biết mẹ mình đã chết từ lâu, trong một bức ảnh đăng trong một tờ báo Mỹ, nay đã gần 30 tuổị Và chúng ta, những người VN may mắn còn sống sót, vẫn như em bé kia, đang ngậm nỗi buồn nơi đất khách.


Dù tự an ủi bằng bao nhiêu bài thơ, bài hát chuyên chở niềm tin và hy vọng, bao nhiêu tuyên ngôn, tuyên cáo khẳng định lập trường, thì giấc mơ VN về một buổi sáng đẹp trời cho dân tộc vẫn còn là một giấc mơ thôi.

Hai mươi chín năm qua đị Thế giới đã đổi thay nhanh chóng. Cuộc vận hành của lịch sử văn minh con người không chạy bằng những chuyến tàu điện nhưng đã chuyển sang thời kỳ của những máy bay siêu tốc. Tín hiệu Morse đã được chính thức thành lịch sử. Ông Denis Tito đã mua vé đi du lich trong quỹ đạo trái đất và trở về bình an. Ông Nelson Mandela đã ra khỏi tù và đưa đất nước ông vững tiến trên con đường dân chủ. Anh Ismail Darramy cụt hai tay của xứ Sierra Leon đã cười tươi vì được quyền bỏ phiếụ Những đồ dùng chúng ta đang xử dụng trong nhà từ chiếc máy vi tính, chiếc microwave, DVD v.v. đều không có ba mươi năm trước, hay nếu có, cũng chỉ trong phòng thí nghiệm. Nói chung, tiến bộ và văn minh nhân loại đã bước một bước rất dài.



Nhìn lại đất nước VN, trong mọi lãnh vực, sau 29 năm chẳng những không bước thêm một bước nào; trái lại, về kinh tế, chính trị, đã lùi xa hơn vào quá khứ, và văn hóa đạo đức thì đang trở về gần với thời sơ khai nô lệ, nghĩa là thời kỳ mọi của cải đều có thể
mua bán, trao đổi, kể cả mua bán, trao đổi chính con ngườị Và do đó, vấn nạn lớn nhất mà dân tộc VN đang phải đối diện hiện nay là lạc hậu về kinh tế chính trị và lạc hậu về văn hóa tư tưởng.


Khi nhận xét rằng VN lạc hậu kinh tế, không ít độc giả trong nước chưa có dịp tiếp xúc và so sánh giữa tiến bộ của thế giới và thay đổi tại VN, có thể không đồng ý với tôi VN có cao ốc mới, khách sạn mới, cầu mới, đường mới, xe mới, nhà mới, số lượng du khách ngày càng tăng. Vâng, không ai chối cãi điều đó. Thế nhưng, trong một nền kinh tế thế giới đang toàn cầu hóa, mức độ phát triển của một quốc gia được xác định không phải bằng các chỉ tiêu riêng của từng quốc gia nhưng bằng sự so sánh với các quốc gia trong cùng khu vực, cũng như trong tương quan kinh tế thế giớị So sánh với đà phát triển của nhân loại, hai mươi chín năm, nền kinh tế VN như người bộ hành già nua đang đếm từng bước thầm trên xa lộ tân thờị Hãy nhìn bầy kiến cõng những hạt gạo nhỏ li ti kia, nếu chúng cõng liên tục ba mươi năm cũng có thể tạo nên một cao ốc đừng nói chi con ngườị Câu khẩu hiệu "Với sức người sỏi đá cũng thành cơm" không phải nói lên sự cố gắng nhưng phản ảnh sự lạc hậu về kỹ thuật, và cũng tố cáo bản chất bất nhân, tàn nhẫn của một giai cấp thống trị đối với nhân dân VN



Hai mươi chín năm qua, nếu không có nhiều tỉ đô-la hàng năm gởi về từ những người một thời đã bị chế độ nguyền rủa, trù ẻo để bị chết trôi, chết chìm trên biển Đông thì nền kinh tế VN còn tệ hại đến mức nàọ Hai triệu người Việt hải ngoại gởi tiền về để giúp đỡ gia đình, bà con, thân thuộc, trại mồ côi, trại cùi bởi vì họ là những người đã được nuôi dưỡng bằng những lời ru đậm đà tình thương của mẹ, bằng những câu ca dao chan chứa tình đồng bào "Lá lành đùm lá rách", "Chị ngã em nâng". Nếu họ được giáo dục bằng hận thù giai cấp, bằng sắc máu đấu tranh như những người Cộng Sản thì nền kinh tế VN ngày nay có thể vẫn còn đứng đầu bảng xếp hạng các quốc gia nghèo đói hàng năm của Liên Hiệp Quốc.



Khi nhắc đến những đổi thay kinh tế tại VN, một yếu tố quan trọng khác cũng cần lưu ý là những cái mới đó thuộc về ai.
Hãy bước ra đường hỏi người lái chiếc xe Nhật đắt tiền kia ông là ai, bà là ai.
Hãy bước vào một cao ốc hỏi ông chủ khách sạn năm sao nguy nga tráng lệ kia, trong điều kiện xã hội chủ nghĩa thì tiền ở đâu ông có để xây một khách sạn nhiều tầng như thế.
Hãy bước vào nhà ông Chủ Tịch Huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên hỏi rằng với đồng lương của cán bộ cấp thấp như ông, thì mấy chiếc xe tải và đàn bò mấy chục con của ông từ đâu tớị
Hãy bước vào trụ sở Hội Đồng Bộ Trưởng để hỏi các ông bà ủy Viên Trung Ương Đảng, Bộ Trưởng, với cấp số lương Bộ Trưởng mà Chủ Tịch Quốc Hội Cộng Sản Nguyễn Văn An than thở "Lãnh đạo VN là những người nghèo nhất" thì làm sao các ông, các bà có dư hàng trăm ngàn đô-la để lo cho con sang Mỹ học.

Sẽ không ai trả lời. Đơn giản bởi vì chẳng một kẻ cướp nào muốn thừa nhận mình là cướp, nhất là cướp từ những người cùng khổ nhất trong xã hội.



Tương tự, hãy đi bờ sông Thu Bồn, sông Trà Khúc và hỏi những người đang đào hến, họ đã đào như thế bao nhiêu năm rồị Hãy bước vào chợ Bến Thành hỏi những đứa bé đang lượm từng con cá ươn trong buổi chợ chiều, cha mẹ em đâu, nhà cửa em đâu, trường học em đâụ Hãy lên bịnh viện Chợ Rẫy hỏi những bà mẹ đang sắp hàng chờ bán máu, trong hai mươi chín năm qua, bà đã bao nhiêu lần bán máụ Hãy bước ra đường hỏi người phu đang cong chiếc lưng hốt từng đống rác, bao nhiêu chiếc chổi đời đã quét xuống lưng ông.

Hãy vào những con hẻm tối hỏi các em thanh niên nam nữ tuổi hai mươi đang bán á-phiện, ma túy, làm điếm trên những công viên tăm tối hay đang tự giết đời mình bằng những cuộc đua xe bạt mạng trên đường phố, hoài bão của các em về cuộc sống hôm qua, hôm nay và mai sau rồi sẽ ra saọ Họ có thể cũng không trả lời; không phải họ không muốn nói, nhưng như một Mục Sư làm công tác thiện nguyện tại VN đã viết: "Tuổi trẻ VN ngày nay không biết định nghĩa của hai chữ hoài bão là gì". Một dân tộc mà thế hệ hai mươi không có một hoài bão cho đời mình, dân tộc đó sẽ đi về đâu? Một dân tộc với 65 phần trăm tuổi trẻ nhưng không có một cơ hội để tiến thân, sống trong hoang phí, sống như những tử tù đang chờ chết thì tương lai của họ sẽ về đâu? Muốn biết đất nước về đâu, hãy nhìn thẳng vào đôi mắt sâu chứa đầy nỗi lo âu, chiếc lưng đầy vết sẹo, bàn tay còn hàng trăm dấu chích của họ để qua đó đọc được cả quá khứ lẫn tương lai của một đất nước. Đất nước của họ không phải là bài ca anh hùng đánh thắng bao nhiêu đế quốc nhưng là một địa ngục đày đọa kiếp con người mấy chục năm quạ.



Số lượng du khách đến VN ngày một đông. Vâng. Hãy hỏi một người du khách, phải chăng bà đến đây vì long kính phục VN như một nhà thơ phản chiến Thụy Điển, đã từng viết trong thời kỳ chiến tranh: "Tôi mơ sáng mai thức dậy biến thành người VN", hay chỉ vì VN là một nơi hưởng thụ rẻ nhất Á Châụ Hãy hỏi ông du khách phải chăng ông đến VN để tìm hiểu một dân tộc có hơn bốn ngàn năm văn hiến hay là vì trên quê hương tôi giá trị đồng đô-la còn hấp dẫn hơn nhân cách con ngườị Hai chữ đầu tiên trên những tờ quảng cáo du lịch VN bao giờ cũng bắt đầu hai chữ Hấp Dẫn và Rẻ Tiền. Hấp dẫn và rẻ tiền chứ không phải nhân phẩm và lịch sử.

Đúng thế. Phóng viên ký tên Tương Lai của báo tuổi trẻ trong bài viết "Nỗi Đau Từ Những Con Số", đăng vào sáng ngày mùng Một Tết vừa qua, mô tả số phận của 65 ngàn phụ nữ VN đang sống với những ông chồng già Đài Loan, bất đồng ngôn ngữ, tuổi tác, học vấn. Họ bỏ gia đình và quê hương đi làm tôi mọi cho ngoại nhân, chỉ vì một vài trăm đô-la.

Ngoại trừ VN, có lẽ không có nơi nào trên thế giới, chính phủ lại cho phép mua bán đàn bà, con gái một cách công khai như thế.

Ngoại trừ VN, có lẽ không một quốc gia nào có một bà Bộ Trưởng Lao Động Xã Hội và Thương Binh Nguyễn Thị Hằng miệng cười như hoa nở khi đặt bút ký hợp đồng xuất cảng lao động ra nước ngoài, thực chất là xuất cảng mồ hôi, máu, nước mắt và cả thể diện quốc gia.

Phải chăng, sau 29 năm, những định nghĩa của phẩm cách con người cũng theo đà tiến lên chủ nghĩa xã hội mà thay dần ý nghĩạ Nhắc chuyện đạo đức, tôi chợt nhớ lại một đêm thật khuya của mười hai năm trước, ngồi đọc phóng sự của một nhà báo Mỹ viết về cảnh các cô gái VN vừa mới lớn đang hành nghề mãi dâm trên trên đại lộ Sri Ayuthaya, thủ đô Bankok, Thái Lan. Tôi buồn không ngủ được. Các em đều trong tuổi vị thành niên. Hầu hết chỉ mười sáu, mười bảy tuổị Lẽ ra giờ này các em phải ngồi trong lớp học, học làm người phụ nữ VN, học chuyện thêu thùa, may vá, trông con và học cả chuyện yêu đương, đẹp như trăng khi tròn khi khuyết. Thế nhưng, nghèo đói đã xô đẩy em khỏi ngôi trường mà em yêu mến. Nghiệt ngã đã xua em ra khỏi vòng tay nuông chiều của me.. Lạc hậu đã xô em xuống giòng sông Chao Phraya nước đục quê ngườị Ngày đó tôi vẫn nghĩ hoàn cảnh như thế là đau thương và bi thảm nhất, như tôi đã viết trong bài thơ:


Sau những lúc đau thương da thịt rã rời
Em có khóc một mình trong bóng tối
Mỗi giọt lệ sẽ mang màu sám hối
Mỗi lời rên chôn giấu những ăn năn
Tóc thu buồn như những sợi oan khiên
Trói lấy cuộc đời em nghiệt ngã
Về đâu em chiều nay trên đất lạ
Về đâu em mưa gió phủ đầy sông
Người con gái VN trên đại lộ Sri Ayuthaya
Đang nhắm mắt nhìn đời trôi vô tận
Lịch sử VN vinh nhục thăng trầm bao nhiêu bận
Nhưng chưa bao giờ đen tối hơn hôm naỵ




Ngày đó Internet chưa thịnh hành như bây giờ, nhưng cũng đã có nhiều khuynh hướng. Có anh chị thích bài thơ, nhưng cũng có người cho rằng tôi đã bi thảm hóa tình trạng VN chỉ nhằm mục đích tuyên truyền chống chế đô..
Theo anh chị đó, đất nước đã chuyển mình sang thời kỳ mới, nghèo đói đã đi dần vào quá khứ, một tương lai tươi sáng đang mở ra, hãy để cho nhà nước một cơ hội thay cũ và đổi mới, v.v.và v.v. Mười hai năm sau, điều mà trước đây tôi bị gọi là đã làm "thảm hóa" thực trạng VN lại càng thê thảm hơn nhiềụ Những cô gái 16, 17 tuổi đứng trên đường Sri Ayuthaya hay trên đường phố Nam Vang ngày nào, bây giờ không còn nữạ Các em đã về đâu giữa một thành phố, mà nơi đó, theo thống kê của cơ quan AIDS Liên Hiệp Quốc, UNAIDS, 44 phần trăm gái mãi dâm mang trong người bịnh AIDS. Các em hoặc đã chết trong một trại AIDS ở Bangkok, ở Chiang Mai, hay nếu may mắn sống sót trở về được quê hương cũng chỉ để lây lất ở một góc tối nào đó trong chuỗi ngày tàn tạ của đời mình. Chỗ của em đứng ngày xưa không phải vì em chết đi mà bỏ trống.
Chiếc giường tre nơi em đã nằm chờ khách không phải vì em ra đi mà bỏ trống. Nơi em đứng năm xưa đã có một bàn chân khác vừa đứng đó. Trên manh chiếu em nằm đã có người con gái khác đang nằm. Bàn chân của kẻ đến sau nhỏ nhắn hơn em. Bàn tay như hai búp măng non của kẻ đến sau hồng hào xinh xắn hơn em. Đôi mắt của kẻ đến sau đen và tròn hơn đôi mắt của em. Thân hình của kẻ đến sau không lớn hơn thân hình của những con búp-bê Barbie đang bày trên giá của tiệm bán đồ chơị.


Vâng, những kẻ đến sau chính là những Barbie VN. Nói như chị Nam Dao, chúng là những con búp-bê biết khóc tiếng ngườị Những kẻ đến sau chính là những cháu bé, lẽ ra giờ này đang ngồi trong trường mẫu giáo, học những bài hát tuổi thơ "Kìa con bướm vàng", "Ông trăng xuống chơi" thay vì những tiếng lóng "yum yum", "bom bom" nhục nhã. Nghe các cháu vừa cất giọng bằng tiếng Việt, tôi cảm thấy như đang một viên thuốc đắng vừa vỡ ra trong cổ mình.


Tôi chỉ mong các cháu nói dùm tiếng Thái, tiếng Miên, tiếng Làọ Tôi biết mình nghĩ thế là ích kỷ nhưng vẫn hơn là tiếng Việt. Không, các cháu nói tiếng Việt. Đau xót, nhục nhã, bất hạnh đã không còn đủ nghĩạ Lâu lắm rồi tôi mới cảm thất mất bình tĩnh như thế.
Tôi viết khá nhiều thơ về thực trạng VN, từ những bà mẹ chết trôi sông cho đến những trẻ thơ lạc loài trên vùng Kinh Tế Mới, nhưng tôi không đủ can đảm xem hết đọan phim phóng sự về nạn bán dâm tại Campuchia, đừng nói gì đến chuyện cầm bút viết một bài thơ hay một đoản văn. Tôi sẽ viết gì? Ngôn ngữ dù phong phú bao nhiêu cũng có giới hạn, nhưng sự tủi nhục khi nhìn một đứa bé VN 8 tuổi bán dâm đã vượt qua sức chịu đựng của tôị Loài cầm thú còn biết chọn nơi, chọn tuổi đừng nói chi là con ngườị Khi bàn đến sự lạc hậu về tư tưởng tại VN, cũng có thể một số bạn trong nước cho rằng tôi xa nhà lâu năm nên không biết.


VN có tư tưởng chứ. Tư tưởng Mác Lê-Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là những ngọn hải đăng của thời đạị Nhắc đến Mác, tôi chợt nhớ câu chuyện đọc trên báo cách đây không lâu nhân ngày sinh nhật 5 tháng 5 của Các Mác. Sáng ngày đó, một bản tin nhỏ được gởi đi từ nghĩa trang High Gates, nơi có ngôi mộ của triết gia Cộng Sản nàỵ Bản tin không phải trích lời chúc mừng sinh nhật Các Mác của một chủ tịch nước hay một tổng bí thư đảng Cộng Sản nhưng trích lời than thở của người quản lý 166 ngàn ngôi mộ, trong đó có Các Mác, chen chúc nhau trong nghĩa địa thuộc phía đông thành phố London , Anh Quốc. Trong bản tin, người quản lý nghĩa địa High Gates than phiền rằng ông không có một ngân khoản nào để mướn người cắt cỏ hoang trong nghĩa trang rộng 36 mẫu nàỵ Từ sau khi Liên Xô và hệ thống Cộng Sản thế giới sụp đổ không còn ai buồn thăm viếng Mác, và đương nhiên cũng không còn ai đóng góp tiền bạc để chăm sóc mộ Mác. Nghĩa trang High Gates tiêu điều và hoang vu đến nỗi một lần đã được chọn để làm ngoại cảnh cho một cuốn phim mạ Mặc dù nơi chon cất của Mác là nơi dựng phim kinh dị, câu chuyện về thiên đường Cộng Sản đã nhiều lần được viết thành hài kịch, chủ nghĩa Mác đã bị các phần lớn trường đại học thế giới loại bỏ khỏi giáo trình, thành phố

Leningrad đã được đổi lại tên cũ Saint Petersburg,
Có một nơi vẫn còn con đường mang tên Mác, còn công viên mang tên Lênin, và những bài viết đấu tranh giai cấp đầy sắc máu hận thù của Mác, Lênin, Stalin vẫn được xem là kinh điển, vẫn mỗi ngày nhuộm đỏ lên tâm hồn trong như ngọc của tuổi thợ. Nơi đó là VN.


Sau sự sụp đổ của hệ thống Cộng Sản thế giới, giới lãnh đạo Cộng Sản VN không còn chỗ dựa về mặt lý luận nên đã Việt hóa ý thức hệ Cộng Sản bằng việc thêm cụm từ tư tưởng Hồ Chí Minh sau khẩu hiệu chủ nghĩa Mác Lênin đã không còn dụ dổ được aị Thật sự làm gì có tư tưởng Hồ Chí Minh, một người cả đời không viết được một tác phẩm lý luận hoàn chỉnh, ngoài tác phẩm Những Mẩu Chuyện Về Đời Hoạt Động Của Hồ Chủ Tịch ký dưới tên Trần Dân Tiên.


Hầu hết các tác phẩm gọi là của Hồ Chí Minh được phát hành tại VN luôn bắt đầu với chữ "Về", như "Về Độc Lập Dân Tộc", "Về Chủ Nghĩa Xã Hội". Đó là những lời phát biểu trong các buổi mít-tinh được chép lạị Khi gọi những bài nói chuyện, bài viết không đầu không đuôi của Hồ Chí Minh là tư tưởng độc lập của dân tộc VN, giới lãnh đạo Cộng Sản đã chứng tỏ sự khinh mạn đối với truyền thống lịch sử dân tộc.

Ý thức độc lập tự do của dân tộc bắt đầu từ hơn bốn ngàn năm trước chứ không phải từ ngày thành lập đảng Cộng Sản Đông Dương năm 1930.

Quyền tự chủ của dân tộc VN đã được Trưng Trắc, Trưng Nhị, Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi và vô số anh hùng dân tộc khẳng định từ nhiều ngàn năm trước chứ không phải từ Hồ Chí Minh.

Giới lãnh đạo Cộng Sản VN đã cướp đoạt không những chỉ tài nguyên của cải đất nước, mà cướp đoạt cả những giá trị tinh thần đã hun đúc nên giòng giống Đại Việt. Mười lăm năm sau ngày đế quốc Cộng Sản Liên Xô sụp đổ, trên đường phố Hà Nội vẫn còn treo khẩu hiệu "Chủ Nghĩa Mác-Lênin Vô Địch Muôn Năm" để mừng ngày đại hội đảng.

Thật là chuyện mỉa mai, buồn cười và ngu xuẩn vượt thời gian. Nếu Jay Leno và David Letterman có dịp thăm viếng VN, hai danh hề này sau khi trở về, sẽ làm khán giả cười nghiêng ngửa với những mẫu chuyện có thực trong đời sống tại VN.
Hiểu được điều này chúng ta sẽ thấy tại sao các thế hệ trẻ VN ngày nay không còn quan tâm đến trường học, không biết chọn một hướng đi cho đời mình. Làm sao các em có thể thấy hướng đi khi bị nhồi sọ bằng những lý thuyết viễn vông mà nhân loại đã xếp vào ngăn tủ từ bao nhiêu năm trước. Làm sao các em có thể thấy tương lai, hiểu được tình người, khi cả tuổi ấu thơ đến lúc trưởng thành bị nhào nặn bằng những tư tưởng hận thù giai cấp, bóc lột, đấu tranh. Tuổi trẻ VN thà chọn lựa những trò tiêu khiển hiểm nguy, chọn lựa đời sống ngoài khuôn thước hơn là phấn đấu để vào đoàn, vào đảng.


Chúng ta đều biết đến thảm trạng tại VN nhưng ai sẽ là những người chịu trách nhiệm trước lịch sử và trước tòa án lương tâm của dân tộc VN sau nàỷ Đối với tuyệt đại đa số người Việt yêu chuộng tự do, câu trả lời rất dễ dàng. Thủ phạm đã gây ra những điêu linh tang tóc, nghèo nàn lạc hậu, làm mất nhân phẩm của người Việt, đầu độc các thệ trẻ VN, hủy diệt mọi mầm xanh đang cố gắng vươn lên của dân tộc, không ai khác hơn là giới lãnh đạo Đảng Cộng Sản VN.


Điều đó không sai nhưng tôi vẫn cảm thấy chưa đủ. Một băng cướp ngân hàng không thể di chuyển hàng tỉ đô-la ra khỏi nhà băng nếu không có kẻ đưa đường, người dẫn lối, không có tay trong, tay ngoài, bao che, thờ ơ, dung túng.
Tương tự, đảng Cộng Sản VN sau 29 năm vẫn còn tiếp tục trấn áp nhân dân VN bởi vì, ngoài nhà tù và sân bắn, họ cũng đã được dung túng, bao che, thờ ơ và thỏa hiệp. Và những người đã thờ ơ, dung túng cho Cộng Sản trong 29 năm qua không ai khác hơn là những người VN có quyền hạn tinh thần, có trách nhiệm xã hội, có kiến thức văn hóa, có lương tâm tôn giáo nhưng đã vì quyền lợi cá nhân, tổ chức, tôn giáo riêng mà làm ngơ trước đau thương của đất nước.


Tôi thật sự không tin rằng nhà nước Cộng Sản sẽ bỏ tù Hòa Thượng Thích Chơn Thiện hay Linh Mục Nguyễn Công Danh nếu hai ngài đã từ chối không chịu ra ứng cử dân biểu quốc hội bù nhìn tại VN. Tôi thật sự không tin Cộng Sản VN dám kết án Hòa Thượng Thích Trí Tịnh hay Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn đã "âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân" nếu các ngài gióng lên tiếng nói bất bình trước cảnh những em bé 8 tuổi đã phải làm những việc vô cùng thương luân bại lý tại Campuchiạ Cả nhân loại đều phẫn uất khi biết một em bé VN chỉ vỏn vẹn 8 tuổi đầu phải phục vụ nhu cầu sinh lý cho những người bằng tuổi cha, bằng tuổi ông của các cháụ Ký giả Chris Hansen lên tiếng.



Bộ Trưởng Ngoại Giao Mỹ lên tiếng. Bộ trưởng Tư Pháp Mỹ lên tiếng. Liên Hiệp Quốc lên tiếng. Đức Giám Mục Agustinus Agus của Nam Dương lên tiếng. Nhưng các ngài thì không.
Con biết các ngài có trọng trách đối với giáo hội mà các ngài đang lãnh đạọ Con biết mọi hành vi của các ngài có ảnh hưởng nghiêm trọng đối với tôn giáo mà các ngài đang dẫn dắt tại VN. Vâng, nhưng tôn giáo đó, giáo hội đó, tín đồ đó từ đâu mà có. Phải chăng đã bắt đầu từ những tiếng khóc, tiếng cười, trái tim, bàn tay, khối óc của một giống dân đã vượt qua bốn nghìn năm gian khổ để tạo thành dải đất thân thương hình cong chữ S hiện naỷ Phải chăng đã bắt đầu từ Cha Lạc Long, Mẹ Âu Cơ trong một đêm huyền diệu của đất trời và để lại 80 triệu người con, trong đó có các ngài, hiện diện cùng năm châu nhân loại như ngày naỷ. Trên con đường các ngài đi còn vọng lên tiếng kêu trầm thống của cả dân tộc chịu đựng khổ đau suốt 29 năm quạ Hạt gạo, hạt muối mà các ngài ăn là tích lũy của bao nhiêu hy sinh gian khổ mà dân tộc VN đã đổ xuống trong 29 năm quạ Tất cả đều từ Dân Tộc VN mà có. Các ngài có trách nhiệm với giáo hội của các ngài thì ai sẽ có trách nhiệm với đất nước đâỷ Các ngài quan tâm đến sự thịnh suy của tôn giáo các ngài, thì ai sẽ quan tâm đến sự thịnh suy của dân tộc VN đâỷ Phát triển tôn giáo là trách vụ của các bậc lãnh đạo tinh thần, vâng, nhưng trách vụ đó không nên và ngay cả không được quyền đi ngược lại quyền lợi sống còn và thiêng liêng của dân tộc VN.


Hôm nay, những tiếng kêu của những con búp-bê VN biết khóc ở Campuchia vẫn như những viên sỏi nhỏ rơi vào biển cả, không tạo nên chút sóng lương tâm nào trong lòng những vị lãnh đạo tinh thần cao cấp nhất VN. Trong lời kinh đêm nay, ngoài việc cầu nguyện các đấng thiêng liêng để ban cho các ngài cuộc sống bình an, phò trợ cho tôn giáo của các ngài không ngừng phát triển, xin các ngài dành một lời cầu nguyện cho những đứa bé 8 tuổi bất hạnh kia được có cơ hội trở về với lớp học mẫu giáo của các cháu như hàng triệu trẻ thơ khác trên thế giớị Tôi không tin đảng Cộng Sản VN có thể đồng loạt bỏ tù hàng trăm nhà văn, nhà thơ một lúc nếu họ gióng lên tiếng nói ủng hộ nhà thơ Tiêu Dao Bảo Cự, ủng hộ nhà văn Dương Thu Hương, ủng hộ nhà trí thức phản kháng Hà Sĩ Phụ


Tôi không tin rằng đảng Cộng Sản có thể bỏ tù tất cả trí thức VN vì dám lên tiếng chia xẻ quan điểm dân chủ của bác sĩ Phạm Hồng Sơn, luật sư Lê Chí Quang. Tôi không tin chế độ Cộng Sản VN bỏ tù tất cả những người cầm bút khi họ viết về cuộc sống khổ đau của hàng trăm ngàn phụ nữ VN trên đất Thái, Miên, Đài Loan, Nam Hàn. Cuộc đời họ là những tác phẩm, những vở kịch, những cuốn phim đau thương đang cần được viết lại, chiếu lại cho các thế hệ hôm nay để đọc, để xem và và cho ngàn đời sau để tránh. Im lặng là đồng lõạ Im lặng là dung túng. Nếu một nhà văn, nhà thơ không đủ can đảm nói lên sự thật, viết lên sự thật của xã hội mình đang sống thì liệu có xứng đáng để được gọi là "những phát ngôn nhân thời đại" hay không?


Điều kiện chính trị ngày nay không giống như thời Nhân Văn Giai Phẩm. Để nhận được viện trợ của nước ngoài và được công nhận như một chính phủ trong cộng đồng thế giới, Cộng Sản VN buộc lòng phải tháo lỏng bớt chiếc dây thòng lọng trên cổ văn nghệ sĩ. Nhưng tiếc thay những nhà văn, nhà thơ sĩ khí thời nay lại cũng không nhiều như thời Nhân Văn Giai Phẩm. Một tiếng nói trung thực chưa kịp vang xa đã chìm vào im lă.ng. Một tác phẩm mang tinh thần cách mạng xã hội vừa ra đời đã bị thu hồị Tác giả của chúng sau một chuyến được phép tham quan nước ngoài đã tự nguyện biến thành những con cừu non nằm yên trong một góc chuồng để được chờ chủ nhân sai bảo như xưạ. Ngày 30 tháng 4, ngoài tất cả ý nghĩa mà chúng ta đã biết, với tôi, còn là ngày để mỗi chúng ta nhìn lại chính mình, ngày để mỗi chúng ta tự hỏi mình đã làm gì cho đất nước, và đang đứng đâu trong cuộc vận hành của lịch sử hôm naỵ Mỗi người VN có hoàn cảnh sống khác nhau, quá khứ khác nhau, tôn giáo khác nhau, bức xúc khác nhau và mang trên thân thể những thương tích khác nhau, nhưng chỉ có một đất nước để cùng lo gánh vác. Đất nước phải vượt qua những hố thẳm đói nghèo lạc hậu và đi lên cùng nhân loạị Không ai có quyền bắt đất nước phải đau nỗi đau của mình hay bắt đất nước phải đi ngược chiều kim lịch sử như mình đang đi lùi dần vào quá khứ.

Sức mạnh của dân tộc VN không nằm trong tay thiểu số lãnh đạo đảng Cộng Sản VN. Tương lai dân tộc không nằm trong tay thiểu số lãnh đạo đảng Cộng Sản VN. Sinh mệnh dân tộc VN do chính nhân dân VN quyết đi.nh. Và do đó, con đường chung để đến một điểm hẹn lịch sử huy hoàng cho con cháu, chính là con đường dân tộc và không có một con đường nào khác.

Trần Trung Ðạo

dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Post by dacung »

Xem Phim Vượt Sóng

VI ANH .
Việt Báo Thứ Tư, 4/25/2007, 12:02:00 AM

Phim về Chiến tranh VN ở Mỹ có nhiều, nhưng đa số do đạo diễn Mỹ viết chuyện, nhiều khi thiếu cái hồn, cái tâm của người trong cuộc. Nhưng phim về hành trình tìm tự do còn rất ít, nếu có chăng chỉ là phim tài liệu hay phim ngắn, chưa đủ qui mô của một bộ phim có thể so với các phim lớn của Mỹ. Sau 32 năm tỵ nạn CS trên đất Mỹ, thế hệ một rưởi và hai mới sản xuất được một bô phim đầu tiên có tầm cỡ. Ngày Quốc Hận thứ 32, người Mỹ gốc Việt mới trình chiếu tại nhiều tiểu bang, ngay tại các rạp lớn của Mỹ, cuốn phim nói về "mình": Phim Vượt Sóng (Journey From the Fall).

Thiếu Tướng Lê minh Đảo, người thắng trận lớn cuối cùng ở VN, người người đã lặn lội vận động Đại Hội Toàn Quân ở hải ngoại, nói với nhà báo Vi Anh trên truyền hình SBTN, xem phim Vượt Sóng là sống lại chuyện chúng mình. Chủ bút nhật báo Việt Báo Phan tấn Hải nói với nhà văn Vy Thanh của quyển "Lớn Lên Với Đất Nước", Anh xem phim rồi, kêu điện thoại cho bè bạn, thân nhân cùng đi. Nhà báo Vi Anh "thật thà khai báo" xem phim, đắm mình trong dòng kỷ niệm, nước mắt chảy hồi nào không hay, thấy công cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền của tập thể đúng là một nghĩa vụ thiêng liêng đối với người đã chết và đang sống ở nước nhà. Và còn nhiều người có những cảm nghĩ tương tự hay sâu sắc hơn sau khi xem phim Vượt Sóng, một cuốn phim đầu tiên về cuộc hành trình đầy gian nguy khổ sở của người Việt trong cuộc di tản vô tiền khoáng hậu của lịch sử nước nhà VN.

Thực vậy, nhơn kỷ niệm 30- 4 thứ 32 này, xem phim Vượt Sóng để thấy lại, sống lại những ngày đau khổ tận cùng cây số trong trại tù cải tạo. Xem để ôn cố tri tân, để biến đau thương xưa thành hành động đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền bây giờ. Lớp trẻ cần xem nhứt để biết nhờ ai, tại sao, từ đâu mà đến được bến bờ tự do để có cơ hội tiến thân vạn lần hơn bè bạn trong chế độ CS. Xem để ủng hộ thiện tâm và thiện chí của lớp trẻ đã đầu tư tim óc, tiền bạc ra thực hiện cuộc phim đầu tiên về hành trình đầy gian khổ nhưng cũng đầy vinh quang khi đến bến bờ tự do. Xem để chứng tỏ cho các chủ rạp Mỹ và giới truyền thông Mỹ hiểu rằng người Mỹ gốc Việt trẻ già biết mình từ đâu đến, căn cước mình là ai, người Việt có thể tha thứ nhưng không quên (forgive, not forget) cái chế độ độc tài đảng trị đã làm hàng triệu người gạt nước mắt dùng thuyền nan vượt biên khơi, mà phân nửa chết trên biển cả, một nửa đến được bến bờ tự do.

Phim Vượt Sóng là một kết họp tài hoa giữa lớp trẻ và già người Việt hải ngoại. Với một đạo diễn sanh trước 1975 một năm, là Hàm Trần. Với một tài tử nổi danh lâu đời trong ngành điện ảnh như Kiều Chinh. Với những tài hoa trẻ đang lên, hậu duệ của quân dân cán chính VNCH đầy triển vọng. Với tim óc, nghệ thuật, kỹ thuật tân tiến nhứt của thời đại Tin Học ở Mỹ. Với một chuyện phim đẽo gọt từng chữ, từng lời, nghiên cứu từng cái áo, mái tóc, màu sắc thích ứng không gian và thời gian chuyện phim diễn biến,

Chuyện phim kể lại - trung thực với tất cả sụ thực thà triết học (sincereté philosophoque), về những đoạn trường khổ ai mà quân dân cán chính VNCH đã phải chịu sau khi CS Hà nội cưỡng chiếm được Miền Nam, Saigon sụp đổ. Vợ xa chồng, con xa cha. Nhà tan, cửa nát, sạch nhà, sạch phố vì CS. Tội tù, nợ máu, tên ngụy mà CS đã gán oan sai cho dân quân cán chính Miền Nam. Kẻ thì đi tù cải tạo, không bản án, không biết ngày về. Không bị tắm trong biển máu nhưng bị giết chết lần mòn bằng triền miên đói lạnh, tuyên truyền láo khoét như tra tấn, và nỗi tuyệt vọng không nguôi cho số phận nước non nhà. Cùng tắc biến, biến tắc thông, thông tắc cữu. Kẻ thì vượt trại, người thì vượt biên, vượt biển dùng thuyền nan vượt đại dương, thà chết ngoài biển, trong rừng còn sướng hơn sống với CS.

Cuộc đàn áp, bóc lột, hành hạ của CS Hà nội đối với dân quân cán chính Miền Nam sau 30-4-75 còn tàn tệ hơn quân xâm lược Tàu trong 1000 năm Bắc thuộc và 100 năm Pháp thuộc. Cuộc di tản sau 30-4 là một cuộc di tản vô tiền khoán hậu trong lịch sử Việt. Có thể so sánh lớn hơn cuộc di tản của dân tộc Do Thái ra khỏi cổ Ai cập. Lương tâm Nhân Loại chấn động. Liên Hiệp Quốc mở một chiến dịch cứu vớt lớn nhứt thế kỷ. Từ điển Mỹ thêm chữ thuyền nhân (boat people).

Phim Vượt Sóng của Trần Hàm chuyên chở tất cả. Bằng con tim và khối óc của tuổi trẻ VN, biết mình nhờ ai, từ đầu, tại sao đến, đạo diễn Trần Hàm khảo cứu rất nhiều tài liệu, gặp gỡ rất nhiều nhân chứng sống, để viết script và tham khảo nhiều nhân chứng sống quân dân cán chính khác để phối kiểm. Nên Phim Vượt Sóng, đó là một phóng sự bằng hình, bằng tình, bằng nghĩa, bằng máu, nước mắt, mồ hôi của người Việt tỵ nạn CS. Đó là hiện thân của cuộc di tản nói lên bằng nghệ thuật thứ bảy với kỹ thuật tiền tiến của Mỹ. Phim được những người trẻ tuổi hậu duệ của những gia đình đoạn trường khổ ải thực hiện, nên thấm thía sâu xa và sâu sắc. Carol Peterson nhà nhiếp ảnh đã đi theo đoàn làm phim phê một điển A qua câu thực hiện "bằng trái tim và tinh thần tự nguyện".

Xem Phim Vượt Sóng để giải tỏa ám ảnh quá khứ, để nhận chân tương lai đấu tranh cho tự do là chánh đáng, là tất thắng -- Thiện thắng Ac. Thiện ác đáo đầu chung hữu báo. Cao phi viễn tẩu giả nan tàng. Xem Phim Vượt Sóng để cảm thấy như nhà văn Yung Krall, tên Việt là Mỹ Dung, tác giả quyển Ngàn Giọt Lệ Rơi viết bằng tiếng Anh, nói, "Chúng ta không sống ở VN, Việt Nam sống trong chúng ta". Xem Phim Vượt Sóng để hiểu tại sao Lm Nguyễn văn Lễ đòi trả lại tên Saigon và mạnh dạn nói với hàng giáo phẩm và giáo dân Công Giáo, rằng trước khi trở thành một Linh mục, Ông là một người Việt Nam.

Được biết Phim Vượt Sóng được trình chiếu tại nhiều tiểu bang Mỹ suốt đến hết 30-4-07, tại Nam, Bắc Cali, Texas, Virginia, Gergia, Illinois, Washington state, Oregon, Hawaii, Chi tiết về các rạp xin vào: vuotsong.com hay journeyfromthefall.com

VI ANH

dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Post by dacung »

Ở cuối hai con đường

(Một câu chuyện hoàn toàn có thật. Tác giả xin được kể lại
nhân dịp 32 năm từ ngày miền Nam thất thủ)

Phạm Tín An Ninh

Những năm "cải tạo" ở miền Bắc, tôi được chuyển đi khá nhiều trại. Từ Lào Cai, xuống Hoàng Liên Sơn, rồi Nghệ Tĩnh. Khi mới đến Hoàng Liên Sơn, tôi được đưa đến trại Hang Dơi, nằm sâu trong núi. Đây là một vùng sơn lâm chướng khí, nên chỉ mới gần hai năm mà tôi đã có hơn 20 người bạn tù nằm lại vĩnh viễn ở dưới sườn đồi.

Sau đó, tôi được chuyển về trại 6/ Nghĩa Lộ. Trại này nằm gần Ban chỉ huy Tổng Trại, và cách trại 5, nơi giam giữ gần 30 tướng lãnh miền Nam, chỉ một hàng rào và mấy cái ao nuôi cá trám cỏ. Ban ngày ra ngoài lao động, tôi vẫn gặp một vài ông thầy cũ, kể cho nhau nghe đủ thứ chuyện vui buồn.

Ngày nhập trại, sau khi "biên chế" xong, cán bộ giáo dục trại đưa 50 thằng chúng tôi vào một cái láng lợp bằng nứa, nền đất, ngồi chờ "đồng chí cán bộ quản giáo" đến tiếp nhận.

Vài phút sau, một sĩ quan mang quân hàm thượng úy đi vào láng. Điều trước tiên chúng tôi nhìn thấy là anh ta chỉ còn một cánh tay. Môt nửa cánh tay kia chỉ là tay áo bằng kaki Nam Định, buông thỏng xuống và phất phơ qua lại theo nhịp đi của anh. Không khí trở nên ngột ngạt. Không nói ra, nhưng có lẽ trong đám tù chúng tôi ai cũng có cùng một suy nghĩ : - Đây mới đích thực là nợ máu đây, biết trả như thế nào cho đủ ?.

Nhưng bất ngờ, người cán bộ quản giáo đến trước chúng tôi , miệng nở nụ cười. Nhìn khuôn mặt hiền lành, và ánh mắt thật thà, chúng tôi cũng bớt lo âu.

Bằng một giọng đặt sệt Nghệ Tỉnh, anh quản giáo giới thiệu tên mình: Nguyễn văn Thà, rồi "báo cáo" môt số nội quy, yêu cầu của Trại. Anh đưa cho anh đội trưởng một tập vở học trò, phát cho anh em mỗi người một tờ giấy để làm bản "lý lịch trích ngang".

Tôi đang ngồi hý hoáy viết cái bản kê khai lý lịch ba đời với bao nhiêu thứ "tội" dưới biển trên trời mà tôi đã thuộc lòng từ lâu lắm - bởi đã phải viết đến cả trăm lần, ngay cả những lần bị đánh thức lúc nửa đêm - bỗng nghe tiếng anh quản giáo hỏi:

- Trong này có anh nào thuộc Sư 23 ?

Tôi im lặng giây lát rồi lên tiếng :

- Thưa cán bộ, có tôi ạ,.
- Anh ở trung đoàn mấy
- Trung Đoàn 44
- Vậy anh có tham dự trận đánh Trung Nghĩa ở KonTum đầu mùa hè 1972?
- Vâng, có ạ.

Anh quản giáo đưa cánh tay bị mất một nửa, chỉ còn cái tay áo đong đưa, lên ;

- Tôi bị mất cánh tay này trong trận đó.

Nhìn qua anh em, thấy tất cả mọi con mắt đều dồn về phía tôi. Để lấy lại bình tĩnh, tôi làm ra vẻ chủ động:

- Lúc ấy cán bộ ở đơn vị nào ?
- Tôi ở trung đoàn xe tăng thuộc Sư 320.

Anh quản giáo rảo mắt nhìn quanh, rồi hạ giọng tiếp tục:

- Trận ấy đơn vị tôi thua nặng. Cả một tiểu đoàn tăng của tôi còn có 2 chiếc. Chiếc T54 của tôi bị bắn cháy. Tôi thoát được ra ngoài, nhưng bị các anh bắt làm tù binh.

- Sau đó cán bộ được trao trả ? tôi hỏi .

- Tôi bị thương nặng lắm, do chính đạn trong xe tôi phát nổ. Tôi được các anh đưa về quân y viện Pleiku chữa trị . Nhờ vậy mà tôi còn sống và được trao trả tù binh đợt cuối cùng năm 1973, sau khi có hiệp định Ba Lê.

Dạo đó, miền Bắc, đặc biệt trên vùng Hoàng Liên Sơn, trời lạnh lắm. Mỗi láng được đào một cái hầm giữa nhà, đốt những gốc cây được anh em nhặt ngoài rừng, sau giờ lao động, mang về sưởi ấm. Tối nào, anh quản giáo cũng xuống sinh hoạt với anh em. Gọi là sinh hoạt, nhưng thực ra anh chỉ tâm tình những chuyện vui buồn đời lính, thăm hỏi hoàn cảnh của anh em tù, và khuyên anh em nên cố gắng giữ gìn sức khỏe, đừng làm điều gì sai phạm để không phải nghe mấy ông cán bộ nặng lời. Anh thường nói :

- Tôi rất đau lòng, khi thấy các anh phải nghe những lời thô lỗ. Tôi biết các anh đều là những người có trình độ văn hóa và ai cũng đã từng chỉ huy.

Mùa đông, không trồng trọt được, nên khẩu phần ăn của một nguòi tù chỉ có một miếng bánh mì đen bằng hai ngón tay, hoặc lưng một bát bắp hạt. Phần thiếu ăn, một phần ẩm ướt thiếu vệ sinh, nên nhiều anh em tù bị bệnh kiết lỵ. Thuốc men hoàn toàn không có, nên bệnh kéo dài lâu ngày. Nhiều người đứng không vững.

Một buổi chiều cuối đông, mưa phùn rả rích, sương mù giăng kín cả thung lũng trại tù, cả đám tù chúng tôi ngồi co ro trong láng, cố nhai từng hạt bắp cứng như viên sỏi, nhìn ra cánh đồng phía trước, thấp thoáng một người mang áo tơi (loại áo mưa kết bắng lá cây) chạy lúp xúp từ chỗ này đến chỗ khác, cho đến khi trời tối.

Đêm đó, như thường lệ, anh Thà xuống sinh hoạt với anh em bên bếp lửa. Anh bảo nhỏ anh đội trưởng :

- Tôi để một giỏ cá đàng sau láng. Trước giờ ngủ, anh ra mang vào, chia cho mấy anh bị bệnh kiết lỵ đang mất sức để các anh bồi dưỡng. Nhớ giữ kín, đừng để trên biết.

Bây giờ anh em mới hiểu, người mà chiều nay, đặt lờ bắt cá ngoài đồng ruộng chính là quản giáo Thà. Ai cũng cảm động.

Biết là anh em tù bị đói triền miên, nhất là sau mùa đông dài, một buổi sáng đầu mùa xuân , quản giáo Thà đưa cả đội 50 người tù lên một đồi trồng toàn sắn của một hợp tác xã nào đó. Sắn đầu mùa, củ còn nhỏ. Anh chỉ cho anh em cách đào lấy củ mà thân sắn vẫn còn nguyên; đào mấy cái bếp "Hoàng Cầm" để luột sắn mà không ai phát hiện có khói. Anh dắt hai anh tù xuống đồi xách hai thùng nước mang lên, căn dặn anh em thay phiên nhau luột sắn ăn cho no. Anh đích thân ở lại đứng gác, nếu có ai vào, anh vờ ra lệnh "chuẩn bị đi về", anh em tức khắc dấu hết "tang vật" xuống một cái hố đã đào sẵn.

Dường như đó là cái ngày duy nhất mà 50 người tù chúng tôi được no -dù chỉ là no sắn-

Không biết tối hôm ấy, trong giờ "giao ban" , quản giáo Thà đã báo cáo với ban chỉ huy trại là đội tù của chúng tôi đã phát được bao nhiêu hecta rừng ?

Mỗi lần ra bãi thấy anh em lao động nặng nhọc, anh Thà bảo nhỏ :

- Anh em làm việc vừa phải, khi nào mệt thì ta nghỉ. Nhớ giữ gìn sức khỏe, vì thời gian cải tạo còn dài lắm.

Vào một dịp Tết, cầm giấy nghỉ phép trong tay, nhưng anh không về nhà, mà ở lại với anh em. Số tiền lương vừa lãnh được, anh mua mấy bánh thuốc lào, vài ký kẹo lạc, biếu anh em ăn tết. Lần ấy, anh tâm sự thật nhiều với anh em :

- Lần bị thương năm 1972 ở Kontum, tôi nghĩ là tôi đã chết. Vết thương quá nặng, lại phải nằm trong rừng rậm một mình, không có thức ăn, nước uống. Trong lúc tuyệt vọng nhất, tôi bất ngờ được một đơn vị của Sư 23 các anh phát giác. Các anh băng bó vết thương, cho tôi ăn uống, tận tình săn sóc tôi như một người đồng ngũ. Các anh luân phiên khiêng tôi ra khỏi khu rừng rậm, gọi máy bay tản thương đến đưa tôi về bệnh viện. Trời tối, máy bay chưa xuống được, đảo mấy vòng, thì vị trí bị lộ. Các anh bị pháo kích, may mà không có ai bị thương. Các anh lại phải vội vàng di chuyển đi nơi khác. Cả khu rừng chỉ có một khe đá là nơi trú ẩn an toàn, các anh lại dành cho tôi, rồi phân tán mỏng. Tôi được hai anh y tá săn sóc suốt cả đêm . Người chỉ huy hôm ấy là một anh rất trẻ, mang quân hàm trung úy, mấy lần ôn tồn hỏi thăm tôi và khuyên tôi cố gắng để được đưa về quân y viện chữa trị. Anh còn cho tôi nửa bao thuốc lá còn lại của anh, bảo tôi hút thuốc để quên bớt cơn đau của vết thương. Sáng sớm hôm sau, tôi được máy bay tản thương đưa tôi về quân y viện Pleiku. Ở đây, mặc dù tôi phải nằm riêng, nhưng được bác sĩ các anh chăm sóc tận tình. Tất cả đã đối xử với tôi như người đồng đội. Có lần, một phái đoàn đến ủy lạo thương binh các anh, họ cũng đến thăm, cho tôi quà, và an ủi tôi thật chân tình. Vết thương vừa lành, thì tôi được lệnh trao trả tù binh. Khi chia tay, bệnh viện còn cho tôi nhiều thuốc men và một số đồ dùng. Lòng tôi tràn ngập cảm xúc. Tôi nghẹn ngào trước tình con người, tình dân tộc mà các anh đã dành cho tôi. Tình cảm ấy tôi chôn chặt tận đáy lòng, không dám tâm sự cùng ai, vì lòng tôi lúc nào cũng nghĩ đến vợ con tôi, và nhất là người mẹ già gần tuổi 80 đang ngày đêm mong chờ tôi trở về.

Anh cố gắng giữ bình tĩnh, nhưng rõ ràng là giọng nói của anh sắp nghẹn ngào.

- Khi về lại ngoài Bắc, người ta có còn tin cậy anh không? - một anh tù hỏi.

- Ngay sau khi được trao trả, tôi phải vất hết thuốc men và những thứ các anh cho. Tôi cố dấu mấy viên thuốc trụ sinh phòng nhiễm trùng, nhưng họ khám xét kỹ quá, tôi phải tìm cách vất đi. Trước khi đưa về Bắc, chúng tôi được học tập hơn một tháng, làm kiểm điểm và lên án sự đối xử tàn ác của các anh. Tôi thấy xấu hổ lắm khi nói điều ngược lại, nhưng rồi ai cũng thế, không thể làm khác hơn. Chính vì vậy mà lòng tôi cứ dằng vặt mãi cho đến hôm nay.

Thời gian vàng son của năm mươi người tù đội 4 trại 6/ Nghĩa Lộ, Hoàng Liên Sơn, kéo dài không quá sáu tháng.

Một buổi sáng sớm, khi sương mù còn vương trên thung lũng trại tù, một người đạp chiếc xe đạp vội vã rời ban chỉ huy trại. Sau xe đèo theo một cái rương bằng gỗ và một túi đeo lưng bộ đội. Một vài anh em nhận ra anh Thà và báo cho anh em. Cả một đội năm mươi người tù vừa mới thức dậy, còn ngái ngủ, chạy ùa ra sân, vẫy tay gọi. Anh Thà không nhìn lại, đưa cánh tay chỉ còn một nửa lên vẫy vẫy, rồi biến dạng trước cổng trại.

Chiếc thuyền nhỏ mang theo trên 30 người vượt biển, trong đó có tôi và ba người bạn cùng tù ở Nghĩa Lộ ngày trước, ra đến hải phận quốc tế hai ngày thì gặp bão. Chúng tôi may mắn được một chiếc tàu chuyên chở dầu hỏa của vương quốc Nauy, trên đường từ Nhật sang Singapore, cứu vớt. Hai ngày đêm trên tàu là cả một thiên đường. Từ vị thuyền trưởng đến anh thủy thủ, chị bác sĩ, y tá, đều hết lòng săn sóc lo lắng cho chúng tôi. Hôm rời tàu để được chuyển đến trại tị nạn Singapore, chúng tôi quá xúc động không ai cầm được nước mắt. Tất cả thủy thủ đoàn đều ra đứng thành hai hàng dài trên boong tàu, ai nấy đều khóc sướt mướt ôm lấy từng người chúng tôi mà chia tay. Rồi những ngày sống trong trại, chúng tôi được thầy cô giáo và ông đại sứ Nauy, thường xuyên có mặt lo lắng cho chúng tôi đủ điều. Chúng tôi vừa xúc động vừa đau đớn. Nỗi đau của một người vừa mới bị anh em một nhà hành hạ, đuổi xô đến bước đường cùng, phải bỏ nhà bỏ xứ để thoát thân trong cái chết, bây giờ lại được những kẻ xa lạ không cùng ngôn ngữ, màu da, màu tóc, lại hết lòng đùm bọc yêu thương. Mang cái ân tình đó, chúng tôi chọn Nauy là nơi tạm gởi phần đời còn lại của mình.

Bốn anh em, những người cùng tù Nghĩa Lộ năm nào, được sắp xếp ở gần nhau. Mỗi ngày gặp nhau đều nhắc lại những năm tháng khốn khổ trong tù. Đặc biệt khi nhắc tới quản giáo Thà, ai trong chúng tôi cũng ngậm ngùi, nghĩ đến một người không cùng chiến tuyến mà còn có được tấm lòng. Sau lần bị "hạ tầng công tác" ở trại tù Nghĩa Lộ, không biết anh đi về đâu, nhưng chắc chắn là bây giờ cũng vất vả lắm.

Sau hai năm theo học, tôi được nhận vào làm trong ngân hàng bưu điện trung ương. Tại đây, tôi quen với Kenneth Hansen, một bạn đồng nghiệp còn trẻ tuổi, lại ở gần nhà, nên sau này trở nên thân tình. Anh ta là sinh viên đang theo học về kinh tế, chỉ làm việc thêm ngoài giờ hoc. Làm chung gần một năm, thì anh bạn Nauy này lại được nhận vào một công ty lớn và sang làm việc ở chi nhánh bên Ấn Độ.

Bẵng đi vài năm, bất ngờ một hôm anh gọi điện thoại báo là sẽ đến thăm tôi và đem đến cho tôi một bất ngờ. Và đúng là bất ngờ thật, vì cùng đến với anh là một người con gái Việt nam. Anh giới thiệu với vợ chồng tôi, đó là vị hôn thê của anh.

Cô gái tên Đoan, nói giọng Hà Nội chính tông. Gặp chúng tôi ở một nơi xa lạ, cô vui mừng lắm, nhưng khi nhìn thấy tấm ảnh của tôi treo trên tường, mang quân phục và cấp bậc của quân đội VNCH, cô có vẻ ái ngại. Biết vậy, chúng tôi cũng niềm nỡ , đùa cợt cho cô được tự nhiên. Cô cho biết cô là bạn thân với nữ ca sĩ Ái Vân từ lúc hai người còn đi học ở Hà Nội. Sau sáu năm du học ở Đông Đức, rồi Liên Xô, cô được sang thực tập tại Ấn Độ. Chính tại đây cô có dịp gặp và quen với chàng trai Nauy này. Khi ấy cô đã có chồng và một đứa con trai. Người chồng trước cùng du học ở Liên Xô, sau này trở thành một cán bộ cao cấp trong ngành dầu khí tại Hà Nội. Sau thời gian thực tập ở Ấn Độ trở về, cô được bạn bè và người thân cho biết là anh chồng đã cặp một cô gái khác chỉ một vài tuần sau ngày cô đi. Cô đem việc này nói phải trái với chồng, lại bị anh ta hành hung và nói những lời thô lỗ. Cô vừa buồn vừa giận, bỏ chồng, xin sang học tiếp chương trình Tiến sĩ tại một đại học ở Đông Đức.

Sau ngày bức tường Bá Linh ô nhục bị nhân dân Đức phá sập, nước CHND Đức (Đông Đức) bỗng chốc không còn nữa. Cô không về nước mà tìm cách trốn sang Tây Đức. Qua một thời gian hết sức khó khăn, cô may mắn liên lạc được với anh Kenneth Hansen, để được bảo lãnh sang Nauy. Biết cô thuộc gia đình một đảng viên cộng sản cao cấp, bởi cô được du học ở nhiều nước thuộc khối cộng sản trước đây, nhưng tôi không hỏi vì sợ cô ngại. Sau này chính Kenneth Hansen, cho biết, bố của cô trước kia là đại sứ Việt Nam tại Liên Xô cũ. Sau ngày Liên Xô sụp đổ, kéo theo sự tan vỡ của toàn khối cộng sản Đông Âu, ông xót xa nhìn ra được một điều gì đó. Trở về Việt Nam, ông không còn được nhà nước Cộng sản trọng dụng, trở thành kẻ bất mãn, cả ngày nằm nhà không tiếp xúc một ai.

Sau một thời gian, được cấp quốc tịch Nauy, cô Đoan trở về Việt Nam thăm gia đình, đặc biệt là người cha già đang ốm nặng. Nhân tiện xin mang đứa con trai sang Nauy với cô.

Việc cô Đoan trở về Hà Nội, làm tôi nghĩ dến anh quản giáo Nguyễn văn Thà thưở trước. Tôi cùng với mấy người bạn tù cũ, góp một số tiền khoảng 800 đôla, nhờ cô Đoan về Nghệ Tĩnh tìm và trao lại cho anh, như để tỏ chút lòng biết ơn một người bao nhiêu năm sống trong đám bùn lầy nước đọng mà vẫn còn giữ sạch được tấm lòng. Việc tìm anh không phải dễ dàng, vì chúng tôi không biết nhiều về anh. Trong mảnh giấy nhắn tin, chỉ vỏn vẹn vài chữ : "ông Nguyễn văn Thà, gốc Nghệ Tĩnh, khoảng năm 1979 là thượng úy, làm quản giáo trại tù cải tạo số 6/ Nghĩa Lộ, Hoàng Liên Sơn ". Cô Đoan vui vẻ nhận lời và hứa sẽ tìm đủ mọi cách để gặp hoặc liên lạc anh Thà. Cô cũng cho biết là cô có ông chú họ hiện làm việc tại bộ quốc phòng. Cô sẽ nhờ ông ta tìm hộ.

Một tháng sau, cô Đoan trở lại Nauy, báo cho chúng tôi biết là ông chú của cô không tìm thấy tên Nguyễn văn Thà trong danh sách sĩ quan. Ông đoán là anh ta đã bị phục viên từ lâu lắm rồi. Cô đã đích thân vào Nghệ Tĩnh, hỏi thăm mọi cơ quan, nhưng không ai biết. Cuối cùng cô phải thuê mấy tờ báo địa phương đăng lời nhắn tin, trong đó có ghi số điện thoại của tôi. Cô còn cho biết là nhân tiện có mặt ở Nghệ Tĩnh thì cô nhờ họ thôi, chứ không có nhiều hy vọng gì, vì chỉ một ít người ở thành phố có báo đọc.

Thời gian trôi qua, bận bịu bao nhiêu việc làm ăn, lo cho con cái, để kịp hội nhập vào đời sống trên quê hương mới, chúng tôi không còn ai nhắc đến chuyện anh Thà.

Bỗng một hôm, khi đang say ngủ, nghe tiếng điện thoại reo, tôi giật mình tỉnh giấc. Xem đồng hồ, hơn hai giờ sáng. Mùa đông Bắc Âu, nhiệt độ bên ngoài cửa sổ chỉ - 20 độ C. Tôi ái ngại. Giờ này mà ai gọi điện thoại thì phải có điều gì khẩn cấp lắm. Tôi bốc ống nghe, Đầu giây bên kia là giọng một cô gái, nói tiếng Việt rất khó nghe. Cô hối hả, nhưng rất lễ phép, xin được gặp tôi. Cô cẩn thận nhắc lại tên tôi hai lần, với đầy đủ họ và tên.

- Xin lỗi, cô là ai và đang ở đâu ạ ? tôi hỏi.
- Dạ, cháu là Hà, Nguyễn Thị Hà, cháu đang ở Ba Lan ạ.

Tôi im lặng. Thoáng lục lọi trong trí nhưng tôi không nhớ là mình đã quen ai tên Hà. Bên kia đầu giây, cô gái lên tiếng:

- Bác có còn nhớ ông Thà, làm quản giáo ở Nghĩa Lộ không ạ?

- Ông Thà, Nguyễn văn Thà, Bác nhớ, nhưng cô là gì của ông Thà, và sao lại ở Ba-Lan ?

- Dạ, ông Thà là bố cháu. Cháu ở Ba-Lan với một đứa em trai. Bọn cháu khổ lắm Bác ạ. Tiếng cô gái sụt sùi.

- Cháu cho bác số phôn, bác gọi lại ngay, để cháu khỏi tốn tiền.

Tôi gọi lại, và nghe tâm sự não nề của cô gái. Cô và em trai, tên Tĩnh, được bố mẹ lo lắng, chạy vạy, bán hết đồ đạc trong nhà, kể cả chiếc xe đạp Trung quốc mà cha cô nâng niu như là một thứ gia bảo, vay mượn thêm, lo cho hai chị em cô sang lao động ở Ba-Lan. Sau khi chính quyền cộng sản Ba-Lan bị cuốn theo làn sóng dân chủ ở Đông Âu, chị em cô cùng hầu hết những người được chính quyền Việt Nam gởi sang lao động, đã không về nước, trốn ở lại. Vì sống bất hợp pháp, nên không tìm được việc làm chính thức. Hầu hết làm chui, buôn bán thuốc lá lậu. Một số trở thành ăn cắp, băng đảng, quay lại cướp bóc hoặc tống tiền chính những nguòi đồng hương, đồng cảnh. Số người Việt này trở thành mối bận tâm không nhỏ cho những chính quyền mới ở các nước Đông Âu.

Hai chị em cô Hà thuê một căn gác nhỏ trong thành phố Warszawa, nhận thuốc lá của một người khác, mang đi bán. Nhưng mỗi lần dành dụm được một ít, chưa kịp gởi về giúp gia đình thì bị cướp sạch. Một hôm, cậu em trai nhận thuốc lá mang đi bán, bị cảnh sát bắt và phát hiện là số thuốc lá kia vừa bị mất cắp tại một cửa hàng Ba-Lan. Vì vậy cậu em trai bị nhốt vào tù, còn cô Hà thì đang bị truy nã. Việc xảy ra một ngày trước khi cô Hà gọi điện thoại cho tôi .

- Bây giờ cháu đang ở đâu ? Tôi hỏi.

- Cháu đang trốn ở nhà một nguòi bạn, nhưng cô ta không dám chứa cháu lâu. Cháu không biết phải làm sao, thì bất ngờ nhớ đến lá thư của ba cháu gởi cho cháu cách nay vài tháng. Ba cháu bảo cháu trong trường hợp rất cần thiết mới gọi cho bác.

- Ba cháu bây giờ làm gì ?

- Ông bị ốm nặng. Cách nay hai năm bị tai biến mạch máu não, liệt nửa người, nên chỉ nằm một chỗ. Vì vậy nên chị em cháu trốn ở lại đây để kiếm tiền gởi về cho bố cháu điều trị và sống qua ngày bác ạ.

Tôi ghi số điện thoại, địa chỉ người bạn của Hà, tên nhà tù mà Tĩnh, em trai của Hà đang bị giam giữ, trấn an và hẹn sẽ gặp cô trong một ngày rất gần ở Ba-Lan.

Tôi nhớ tới một người bạn Ba-lan, anh Zbigniew Piwko. Chúng tôi quen khá thân lúc cả hai vừa mới đến Nauy. Anh ta lớn hơn tôi ba tuổi. Trước kia là một đại tá không quân, chỉ huy môt không đoàn chiến đấu thuộc quân đội cộng sản Ba-Lan. Về sau. anh ta ngầm ủng hộ Công Đoàn Đoàn Kết do ông Walesa lãnh đạo. Hành tung bại lộ, trong khi bị truy bắt, anh đã lấy một chiếc trực thăng, chở gia đình, gồm người vợ và hai đứa con, bay sang Tây Đức. Theo sự thỉnh cầu của anh, gia đình anh được chính phủ Nauy đặc biệt nhận cho tị nạn chính trị.

Anh và tôi học tiếng Nauy cùng một lớp, và sau đó có một thời gian chúng tôi cùng làm thông dịch cho Sở Cảnh Sát. Nhưng chỉ hơn một năm sau, thì tình hình chính trị ở Ba-Lan thay đổi bất ngờ. Công Đoàn Đoàn Kết của ông Walesa lãnh đạo đã thắng lợi vẻ vang . Ông được bầu làm Tổng Thống đầu tiên của nước Ba-Lan dân chủ. Anh Piwko, người bạn tị nạn của tôi, được mời về nước để giữ môt chức vụ khá lớn trong ngành cảnh sát. Vào những dịp Giáng sinh, nhớ đến tôi, anh gởi thiệp mừng giáng sinh và năm mới. Anh kể đủ thứ chuyện về xứ sở của anh, về niềm vui và hy vọng của người dân Ba-Lan bây giờ. Sau tấm thiệp không đủ chỗ nên lúc nào anh cũng viết kèm theo vài trang giấy. Anh mời vợ chồng tôi có dịp thu xếp sang chơi với gia đình anh vài hôm và xem đất nước Ba-Lan của anh đang hồi sinh trong dân chủ.

Sáng hôm sau, tôi tìm lại số phôn và gọi cho anh. Anh rất vui mừng khi nghe tôi báo tin sang thăm . Vì đi vội, nên tôi chỉ đi một mình. Vợ chồng anh đón tôi ở phi trường, nơi dành cho VIP (thượng khách). Anh chị còn cho biết là rất thú vị khi có dịp được dùng lại ngôn ngữ Nauy để nói chuyện với tôi. Tôi thực sự xúc động trước sự tiếp đón nồng hậu mà gia đình anh đã dành cho tôi. Tôi ngại ngùng không dám nói với anh những điều muốn nhờ anh giúp. Nhưng rồi cuối cùng, tôi cũng phải tâm tình cùng anh về chuyện anh quản giáo Thà trong trại tù Nghĩa Lộ năm nào, và hoàn cảnh khốn cùng của hai đứa con hiện đang ở tại đây, ngay trên đất nước Ba-Lan của anh. Nghe tôi kể, anh ngậm ngùi giây lát rồi đứng lên ôm vai tôi, hứa sẽ hết lòng giúp tôi về việc này.

Anh đưa tôi đến gặp hai chị em cháu Hà. Đưa Hà về nhà ở với gia đình anh. Hai hôm sau anh làm thủ tục bảo lãnh Tĩnh, em của Hà từ trại tù về.

Trước khi về lại Nauy, tôi đã thức trọn một đêm để tâm tình khuyên lơn hai chị em Hà, biếu cho hai cháu một số tiền để tạm sinh sống và chuyển về Việt nam biếu anh Thà, bố hai cháu. Trên đường đưa tôi ra phi trường, vợ chồng Piwko bảo tôi yên tâm, anh chị xem hai chị em Hà như là cháu trong nhà và sẽ tận tình lo lắng cho hai cháu.

Hơn một tháng sau, Piwko gọi phôn báo cho tôi tin mừng: hai chị em Hà đã được Piwko bảo trợ, được cấp giấy tờ chính thức cư trú tại Ba-lan. Hai cháu đang được học ngôn ngữ Ba-lan. Hà, vì lớn tuổi, nên sẽ xin việc làm. Tĩnh, em Hà, sẽ được tiếp tục theo học tại một trường trung học.


><><><><><><><><


"Các Anh thân quí,

Khi ngồi viết nhừng dòng này cho các anh, thực tình tôi không còn nhớ mặt các anh, nhưng tôi còn nhớ rất rõ thời gian tôi làm quản giáo ở trại Nghĩa Lộ. Vậy mà không ngờ hôm nay các anh còn nhớ đến tôi. Đọc thư của cháu Hà từ Ba-Lan gởi về, cùng với số tiền của các anh gởi cho, lòng tôi cảm xúc đến nghẹn ngào. Tôi và gia đình xin muôn vàn cảm tạ. Các anh làm tôi nhớ tới một câu nói của Các-Mác: Chỉ có loài súc vật mới quay lưng trước cảnh khốn khổ của đồng loại". Ngày nay, cả thế giới đều lên án Mác, những nước một thời lấy chủ nghĩa Mác làm ánh đuốc soi đường, bây giờ cũng đã từ bỏ Mác, chỉ còn một vài nơi lấy Mác làm bức bình phong để che đậy những mục nát ở phía bên trong, nhưng câu nói trên kia của Mác, với tôi, vẫn mãi mãi là một lời vàng ngọc. Điều tệ hại là những kẻ một thời theo Mác đã luôn luôn làm ngược lại lời nói này của Mác.

Chúng tôi mừng cho các anh đã đưa được gia đình ra khỏi nước. Mặc dù tôi biết một người phải bỏ quê hương mà đi, còn đau đớn nào hơn. Ngay cả con cái chúng tôi, vất vả biết chừng nào, mà tôi cũng đành khuyên các cháu phải ra đi để may ra còn tìm được một chút tương lai, giá trị nào đó của kiếp con người

Phần tôi, sau khi bị kiểm điểm nặng nề ở trại Nghĩa Lộ, tôi bị điều ra mặt trận phương Bắc, trong thời kỳ giặc bành trướng Trung Quốc tràn qua biên giới . Nhờ thương tật, tôi được bố trí một công tác lặt vặt ở hậu cần. Mặt trận kết thúc, tôi bị phục viên về nhà, tiền phụ cấp không đủ nuôi chính bản thân. Tôi chỉ còn một cánh tay mà phải phát rẫy trồng rau để phụ giúp gia đình.

Hơn ba năm nay, tôi bị ốm nặng, nằm liệt giường. Nhờ chị em cháu Hà gởi tiền về nuôi tôi và cả gia đình, tôi mới còn sống được đến hôm nay. Biết trốn lại Ba Lan, không có giấy tờ, hai cháu sẽ khó khăn ghê lắm, nhưng vẫn còn hơn là về lại bên này. Có làm suốt ngày cũng chẳng đủ ăn. May mà nhờ các anh hết lòng giúp hai cháu. Cái ơn này biết khi nào chúng tôi mới trả được cho các anh đây.

Tôi biết mình không còn sống bao lâu. Cuối đời một con người, tôi nghiệm rõ được một điều: Chỉ có cái tình con người với nhau mới thực sự quí giá và tồn tại mãi với thời gian. Những chế độ này, chủ nghĩa nọ, cuối cùng cũng chỉ là những đám mây đen bay trên đầu. Đôi khi che ta được chút nắng, nhưng nhiều lúc đã trút bao cơn mưa lũ xuống để làm khốn khổ cả nhân gian..."


**-***-****-***-**


Không ngờ lá thư đầu tiên này cũng là lá thư cuối cùng chúng tôi nhận được từ anh Thà. Anh đã qua đời sau đó không lâu. Nghe cháu Hà kể lại. Khi hấp hối, anh bảo vợ anh mang mấy cái huy chương, anh được cấp trong thời chiến tranh, đào lỗ chôn xuống phía sau nhà. Anh thầm thì: xin hãy chôn chặt hộ tôi cái quá khứ đau thương và lầm lỡ đó lại. Chính nó đã gây biết bao chia lìa, tang tóc, và sự thù hận giữa những người anh em cùng một mẹ, không biết sẽ kéo dài cho đến bao giờ?


Phạm Tín An Ninh
(Vương Quốc Nauy )

dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Post by dacung »

VỀ CÁI CHẾT OAN KHUẤT CỦA NHẠC SĨ MINH-KỲ
phạmtínanninh (do anh TQThái chuyễn đến)

“ Nha Trang là miền quê hương cát trắng
Có những đêm nghe vọng lại , ầm ầm tiếng sóng xa đưa
Nha Trang cánh đồng bao la bát ngát
Hương quê dâng lên ngào ngạt, hòa cùng sức sống yên vui
. . . . . . .
Ai ơi, người về cho ta nhắn với
Nha Trang quê hương dịu hiền, ngàn đời lòng tôi mến yêu”

Ai đã sinh ra và lớn lên ở Nha Trang, hoặc đã từng ghé lại đây đôi lần, đều không quên bài hát dễ thương này, mà cả một thời gian gần hai thập niên , đài phát thanh Nha Trang đã dùng làm nhạc hiệu mở đầu .
Cuối tháng 3/75, Nha Trang bị nhận chìm trong làn sóng đỏ. Người Nha Trang đã cùng chịu chung số phận. Kẻ bị giết, người bị tù đày, gia đình, bè bạn, thầy trò, chia ly tan tác. Số phận của nhạc sĩ Minh Kỳ, tác giả bài hát này (cùng nhiều bản nhạc về Nha Trang khác nữa) cũng đã gắn liền với định mệnh đau thương của thành phố mà ông đã được sinh ra, hết lòng yêu thương và đã gởi trọn lòng mình qua những dòng nhạc thiết tha trìu mến đó. Ông đã bị giết . Cái chết thê thảm và oan khuất của ông có lẽ được ít người Nha Trang, - dù còn ở trên quê nhà, hay tha phuơng khắp chốn - biết đến

Người viết bài này, có cái cơ duyên được ở chung cùng một trại tù với ông , và cũng đã được tâm sự cùng ông một vài ngày trước khi ông chết.

Đầu tháng 3/75, sau khi Ban Mê Thuột mất, những đơn vị từng sống chết với Cao Nguyên có lệnh triệt thoái. Tôi theo đơn vị, chỉ còn một phần tư quân số, lần lượt“di tản chiến thuật” vào Cam Ranh, rồi Vũng Tàu để tái tổ chức, trước khi tham dự những trận đánh cuối cùng “cô đơn và buồn tẻ” ở những địa danh xa lạ : Cần Giuộc, Bến Lức, thuộc tỉnh Long An, ngăn bước chân địch quân đang ồ ạt kéo về vây hãm Sài Gòn.

Ngày 28/4/75, tôi và cả vợ con , theo lời hẹn của người bạn chí thân, là SQ Hải Quân , có mặt tại Bến Bạch Đằng. Nhưng đến giờ chót, trước sự ngỡ ngàng và tức giận của người bạn có lòng, tôi quyết định không cùng vợ chồng anh ấy xuống tàu di tản. Có lẽ anh không hiểu được là tôi cũng đã khổ tâm biết dường nào để có cái quyết định “sống chết” ấy, mặc dù tôi biết trước là rồi tôi cũng phải trả một cái giá, chắc không nhỏ. Tôi không đành lòng bỏ lại những đồng đội đã theo tôi từ những quê quán miền Trung , mà giờ đây đã trở nên xa tít mịt mờ trong tay giặc, và nhất là cha tôi, người cha đã làm gà trống nuôi con từ lúc tôi mới lên ba, mà tôi được tin là ông đã bị bắt và đang bị giam giữ ở đâu đó ngoài Nha-Trang. Tôi không thể xa ông trong hoàn cảnh khốn cùng này.

Điều đáng ân hận nhất là, dù ở lại để chấp nhận mọi điều, nhưng tôi cũng không bao giờ có cơ hội gặp lại cha tôi. Ông đã chết trong trại cải tạo Đá Bàn, cuối tháng 6/76, và đúng ngay vào cái đêm tôi bị chở bằng xe “bịt bùng” từ trại tù An Dưỡng Biên Hòa ra bến Tân Cảng để xuống tàu Sông Hương ra Bắc. Mãi gần năm năm sau tôi mới nhận đuợc tin buồn.

Trại tù An Dưỡng Biên Hòa, cũng chính là nơi tôi đã gặp nhạc sĩ Minh Kỳ, và đã tâm tình cùng ông một ngày trước khi ông chết.

Tôi trình diện tại Trường Đại Học Kiến Trúc, bị đưa lên nhốt tại trại tù binh Tam Hiệp. Một tháng sau được chuyển đến trại tù An Dưỡng Biên Hòa, nằm bên cạnh phi trường quân sự Biên Hòa. Trại An Dưỡng này, trước là một khu quân sự, về sau đuợc chỉnh trang lại để tiếp nhận những quân nhân tù binh của ta được miền Bắc trao trả theo hiệp định Paris. Họ được nghỉ ngơi, bồi dưỡng cả sức khỏe lẫn tinh thần ở trại An Dưỡng này trước khi trở về đơn vị cũ và gia đình.

Đến trại này, tôi gặp những anh em ở đây từ trước cùng một số mới đuợc chuyển từ các trại khác tới. Gồm đủ các quân binh chủng, kể cả những sĩ quan biệt phái về các Bộ, và Cảnh Sát. Trong số này có nhạc sĩ Minh Kỳ. Tôi ở Nhà 1, còn anh Minh Kỳ ở Nhà 3 (?), cách nhau khu nhà bếp ( gọi là hậu cần).

Cũng như những người Nha Trang khác, lớn lên vào những năm giữa thập niên 50, dầu thập niên 60, tôi thuộc lòng những bài hát Nha Trang của nhạc sĩ Minh Kỳ, nhưng chưa hề biết tên thật và cũng chưa được hân hạnh gặp ông. Trong Nhà 1, tôi nằm bên cạnh hai anh bạn tù lớn tuổi hơn tôi. Một anh từ Trường Chỉ Huy Tham Mưu, một anh làm ở Nha Quân Pháp.
Hai anh này rất tốt bụng và vui tính, có quen biết nhạc sĩ Minh Kỳ. Biết tôi là dân Nha Trang, nên có lần anh đã giới thiệu tôi với anh Minh Kỳ.

Nhạc sĩ Minh Kỳ lớn tuổi hơn tôi nhiều, nên tôi gọi ông bằng Anh và xưng em.. Có lẽ bản tính của anh vốn thầm lặng, ít nói, và đặc biệt trong hoàn cảnh như vừa trải qua cơn ác mộng, chưa biết ngày mai sẽ ra sao này, anh lại càng ít nói hơn. Gặp anh vài ba lần, tôi chỉ nói lên lòng hâm mộ của tôi về những bài hát Nha Trang, mà với tôi bây giờ nó lại là những kỷ niệm vô giá. Anh thường chỉ trả lời tôi bằng một nụ cười buồn

Một dêm,cuối tháng 8/75 (31/08/75 ?),vào khỏang 09.30 tối, cả trại tù đang chìm trong bóng đêm với cả ngàn người tù đang nằm thao thức, bởi tâm tư còn nặng trĩu lo âu, đang chờ đợi những điều bất trắc nào đó sẽ đến với số phận mình, bỗng một tiếng nổ long trời kèm theo những tiếng la thất thanh, và rồi tiếng còi báo động, tiếng chát chúa trên loa phóng thanh, lệnh cho tất cả “cải tạo viên” nằm yên tại vị trí, kẻ nào bước ra khỏi nhà sẽ bị bắn tại chỗ.

Khi đám tù chúng tôi chưa hết hoang mang, thì tiếng xích sắt xe tăng T 54 tràn vào trại rít lên từng chặp, chia nhau bao vây từng căn nhà. Hằng lọat bộ đội, súng gắn lưỡi lê, mặt tên nào cũng đằng đằng sát khí túa vào từng nhà, kéo cơ bẩm lên đạn, quát tháo chúng tôi đứng dậy ngay tại chỗ, hai tay để trên đầu. Tôi có cảm giác là chúng tôi sắp bị xử tử..

Chúng tôi đứng bất động như vậy cho đến gần 10 giờ trưa . Nhìn qua khe cửa, tôi thấy mấy anh em tù ở nhà 3 khiêng một số người bị thương lên bệnh xá.

Cả ngày sau, tất cả tù đều không được ra khỏi nhà, ngọai trừ đi ra cầu tiêu và ở đó cũng có đầy lính gác. Sau đó, đúng vào ngày 2 th áng 9, Quốc khánh của VC, tất cả chúng tôi được đưa lên hội trường. Ngồi chễm chệ trên dãy bàn trước mặt chúng tôi là những “thủ trưởng” không mang quân hàm, nên chúng tôi cũng chẳng biết họ là ai. Chúng tôi bị “nghiêm khắc”cảnh cáo là “có bọn phản động trong các anh đã dấu diếm vũ khí, mang lựu đạn Mỹ vào để nhằm phá họai thành quả kách mệnh”(!) , Sau đó chúng tôi làm “bản tự khai tội ác” và bắt đầu bài học số 1, “Đế Quốc Mỹ là kẻ thù của nhân dân ta”.

Khi ấy chúng tôi mới biết tiếng nổ tối hôm ấy đã xảy ra tại Nhà 3, làm chết và bị thương khá nhiều. Mọi dấu tích đã được thu dọn sạch sẽ, như chưa hề có việc gì xảy ra.

Có điều cái “sự cố” thảm khốc ấy, không phải như lời “lên lớp” hù dọa của mấy ông thủ trưởng, bởi một điều rất dễ hiểu là ngay từ lúc vào trại cho đến bây giờ, đã qua hằng trăm lần kiểm sóat, vã lại hành trang mang theo của mỗi người tù đâu có cái gì, ngoài hai bộ áo quần , cái khăn lau mặt và bàn chải đánh răng. Tiền bạc và tư trang khác đã được “kách mạng” giữ hộ ngay sau khi nhập trại. Vậy thì một trái lựu đạn có phép màu nào lọt vào trong trại. Điều quan trọng hơn, là nếu người tù nào dám liều mạng mang đuợc lựu đạn vào trại thì cũng chỉ nhằm mục đích giết kẻ thù chứ sao lại giết chết bao nhiêu bè bạn của mình ?

Những câu hỏi đó đã có sự trả lời chính xác ngay sau đó : Một số bạn tù ở Nhà 3 và Nhà kế bên kể lại như sau

Nhà 3 ( chứa khỏang 80 tù nhân, đa số là SQ Cảnh Sát)) nằm đối diện ngay trước Khu Trực Ban và Nhà Vệ Binh của Trại, chỉ cách nhau chừng hơn năm mét và một hàng rào kẻm gai. Khi ấy tổ của nhạc sĩ Minh Kỳ đang họp để phân công nấu bếp vào ngày mai, thì một quả lựu đạn được quăng vào vách tôn ngay phía sau làm 3 người chết tại chỗ và khỏang 8 người bị thương. Nhạc sĩ Minh Kỳ bị th ương rất nặng, được anh em tù khiêng lên bệnh xá cùng với những anh em bị thương khác. Ông bị thương ở ngực, bụng và cổ rất nặng. Biết mình sắp chết nên trăn trối với những bạn t ù :

- T ụi mày về nói với vợ tao ráng nuôi con tao, chắc tao không sống được.

Sau đó máu ở ngực và cổ chảy ra lênh láng. Ông vừa la vừa rên :
- Sao chân lạnh quá !
- Lạnh quá ! Sao bụng tao lạnh quá! Sao ngực tao lạnh quá !
- Ông chết từ từ, chết từ chân đến bụng rồi đến ngực cho đến lúc tắt thở.

Một cái chết mà chính Ông cảm nhận được, biết được nó đến với mình từng phút từng giây.

Sáng sớm hôm sau, anh em bạn tù , với sự giám sát của toán vệ binh VC, đem chôn các bạn tù vắn số của mình trên một mảnh rừng bên ngoài vòng đai phi trường quân sự Biên Hòa.

Ai cũng biết là trái lựu đạn giết chết nhạc sĩ Minh Kỳ cùng những người bạn tù khác, là do chính bọn VC quăng từ khu trực ban của Trại phía bên kia hàng rào.

( Có một số Sĩ Quan ngành đạn dược còn cho là tiếng nổ ấy có thể là tiếng nổ của đạn B40 hay B41, có sức tàn phá còn hơn cả lựu đ ạn ).

Và cũng sau ngày ấy, chúng tôi phải chịu một trò chơi trả thù ác độc từ phia những người chiến thắng. Mỗi ngày chia nhau đi gỡ các bãi mìn trong hàng rào phi trường quân sự Biên Hòa.

Họ đã bày ra cái trò giết người dấu tay ở Nhà 3, để rồi lại lấy đó làm lý do giết tiếp những người còn lại bằng cái trò chơi đẫm máu “ gỡ mìn” này.
Những bãi mìn này do Công Binh của ta thiết lập chằng chịt dọc theo hệ thống phòng thủ phi trường. Bây giờ, không có sơ đồ những bãi mìn, chúng tôi lại là những người không chuyên môn về mìn bẫy , có nhiều anh em giữ các chức vụ tham mưu, hay đuợc biết phái về các bộ khác, chưa hề thấy lại quả mìn sau ngày rời khỏi quân trường. Vậy mà bây giờ phải tham dự cái trò chơi bất nhân này. Ngày nào cũng có mìn phát nổ, người chết, vài người mất tay, mất chân, nhưng vẫn không làm giao động được tấm lòng của những người “ kách mạng !”.

Và cũng chính nhờ được cắt cử đi đào huyệt chôn một người bạn tù chết mìn, sớm trả “nợ máu” sau ngày miền Nam “giải phóng” này, đám chúng tôi mới phát hiện dược bố n ngôi mộ mới đã nằm sẳn tại “ nghĩa trang” vô danh trong một mảnh rừng hoang. Trước mỗi ngôi mộ đuợc đắp đất sơ sài đó có cái bia làm bằng một mảnh gổ nhỏ. Bọn chúng tôi lén đọc tên trên từng tấm bia viết bằng sơn đỏ, trong đó có tên Vĩnh My (Vĩnh Mỹ ?) . Đó chính là tên trong khai sinh của nhạc sĩ Minh Kỳ (Nguyễn Phúc Vĩnh Mỹ). Dưới sự canh gác nghiêm ngặt của đám vệ binh, tôi chẳng biết làm gì khác hơn là khi đi ngang trước mộ anh để trở về trại, chắp hai tay trước ngực và cúi đầu tưởng niệm anh cùng những bạn bè xấu số đã chết tức tưởi cùng anh.

Lòng tôi nhói lên đau đớn như vừa bị một nhát chém hư vô nào đó. Trong tôi vừa mới mất thêm một điều gì, mà với tôi nó trở thành thành thiêng liêng hơn là kỷ niệm. Nhiều đêm sau đó tôi trằn trọc cả đêm không ngủ. Dư âm những bài hát NhaTrang của anh lúc nào cũng văng vẳng bên tai tôi. Tâm tư lúc nào cũng mơ màng đến thành phố Nha Trang, đến ngôi trường Võ Tánh, nhớ da diết những kỷ niệm ấu thơ, của những ngày đi học, và hình dung đến từng khuôn mặt bè bạn thân quen.. Cũng mới đây thôi, mà bây giờ tưởng chừng như đã là một quá khứ thật xa xăm, mơ hồ như kiếp trước.

Ba mươi năm chiến tranh trên quê hương đã đem lại biết bao điều bi thảm. Vậy mà sau khi chiến tranh chấm dứt lại còn nhiều bi thảm hơn. Cái chết của nhạc sĩ Minh Kỳ cũng chỉ là một trong hàng vạn, hàng triệu điều oan khiên bi thảm đó. Nhưng chúng ta xót xa và nhớ đến nhạc sĩ Minh Kỳ, bởi chính vì ông là một nghệ sĩ, một người đã sống và cống hiến cho đời bằng chính trái tim mình, Đặc biệt với những người Nha Trang và những người yêu Nha Trang, đã mang ơn Ông vì Ông đã cho chúng ta những dòng nhạc biểu tượng của quê nhà , mà chúng ta sẽ mang theo dư âm tiếng hát cho đến suốt cuộc đời.

Với tôi, những đau đớn này cứ tưởng chỉ chôn chặt trong lòng, không ngờ sau khi xem chương trình nhạc Lê-Dinh trên Thúy Nga Paris trước đây, trong đó nhạc sĩ Lê-Dinh có nhắc tới cái chết của nhạc sĩ Minh Kỳ, và mới đây là chương trình Huyền Thọai Lê Minh Bằng trên Asia , đã làm tôi nhớ thật nhiều đến cái chết của Ông và ngồi xuống viết lại những dòng này.

Xin được thay một nén hương lòng đốt lên cho một người đồng hương, đồng tù, bỏ bạn bè ra đi bằng một cái chết thảm thương, oan khuất.. Cũng để được nói lên lòng tiếc thương một nhạc sĩ tài hoa đã làm Nha Trang sống mãi trong lòng người . Và nếu được phép, xin gởi một lời chia buồn thật muộn màng nhưng với trọn tấm lòng đến gia đình Ông.

Bắc Âu, một ngày không có mặt trời
phạmtínanninh

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Mời các anh chị nghe 2 bài về tháng 4 đen




Bài viết của Mường Giang,
Người đọc: Tuyết Lê và Nguyễn Đình Khánh
Tháng 4 đen, đêm dài nhất ở Sài Gòn


Vũ Ánh
Giờ phút cuối cùng--Sự thật quan trọng hơn sự kiện


Post Reply