Bình Luận Thời Sự

Những đề tài nóng của Thời Sự. Các bài viết lượm nhặt trên Net ở nơi đây chỉ dùng để tham khảo không phải là chính kiến riêng của nhóm phụ trách.

Moderators: CayQueo, phu_de

Post Reply
kalua
Posts: 836
Joined: Sun Apr 22, 2012 5:26 pm

Post by kalua »

Obama: “Số phận Hoa Kỳ và thế giới đang nằm trong tay cử tri”

Bình Minh | 03/11/2016 15:10

Image
Obama: “Số phận nước Mỹ và thế giới đang nằm trong tay cử tri”

Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 2/11 kêu gọi các thành viên của Đảng Dân chủ thuộc mọi thành phần đi bỏ phiếu cho ứng cử viên Tổng thống của đảng này, bà Hillary Clinton, trong cuộc bầu cử diễn ra vào ngày 8/11.

Ông Obama cảnh báo rằng số phận của nước Mỹ và cả thế giới đang phụ thuộc vào quyết định của cử tri Mỹ.
Theo tin từ BBC, phát biểu tại một sự kiện vận động tranh cử cho bà Clinton ở bang North Carolina, ông Obama nói rằng ứng cử viên Tổng thống của Đảng Cộng hòa, ông Donald Trump, là một mối đe dọa đối với các quyền dân sự mà phải khó khăn lắm nước Mỹ và thế giới mới đạt được.
“Số phận của nước Mỹ đang đặt lên đôi vai của các bạn”, người đứng đầu Nhà Trắng nói. “Số phận của thế giới đang bấp bênh, và các bạn, North Carolina, cần đảm bảo rằng chúng ta sẽ đưa mọi chuyện đi đúng hướng”, ông Obama nói.
North Carolina được xem là một trong những bang có ý nghĩa quan trọng nhất trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay.
“Tôi không phải là hòm phiếu, nhưng tôi muốn nói với các bạn rằng sự công bằng nằm ở hòm phiếu, lẽ phải nằm ở hòm phiếu, công lý nằm ở hòm phiếu, tiến bộ nằm ở hòm phiếu và nền dân chủ của chúng ta nằm ở hòm phiếu”, ông Obama nói.
Đáp trả những phát biểu trên của Tổng thống, ông Trump nói ông Obama nên dừng việc vận động tranh cử cho bà Clinton và tập trung vào việc điều hành đất nước.
“Chốt lại là không ai muốn có thêm 4 năm Obama nữa”, tỷ phú bất động sản nói khi vận động tranh cử ở Pensacola, Florida.
Ông Trump cũng nói bà Clinton đã bị “mất phương hướng” trong mấy ngày gần đây, khi Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) tuyên bố mở một cuộc điều tra e-mail mới nhằm vào bà.
Giám đốc FBI, ông James Comney, đã hứng chịu sự chỉ trích mạnh khi công bố về cuộc điều tra này vào thời điểm chỉ còn 11 ngày là tới cuộc bầu cử. Giới quan sát nói rằng cuộc điều tra có thể tạo ra một bước ngoặt trong cuộc đua vào Nhà Trắng.
Phát biểu ngày 2/11, ông Obama cũng ngầm chỉ trích ông Comey vì thời điểm công bố cuộc điều tra e-mail mới. Trả lời phỏng vấn trang NowThisNew, ông Obama nói các cuộc điều tra của nước Mỹ không nên được thực hiện dựa trên cơ sở “những lời nói bóng gió” hoặc “thông tin không đầy đủ”.
Cách xử lý e-mail của bà Clinton đã gây ra cho bà nhiều phiền toái trong chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ. Hồi tháng 3/2015, cựu đệ nhất phu nhân Mỹ bị phát hiện không tuân thủ quy định liên bang khi sử dụng một máy chủ e-mail cá nhân khi còn giữ cương vị Ngoại trưởng từ năm 2009-2013.
Hồi tháng 7, FBI khép lại cuộc điều tra e-mail nói trên, kết luận rằng bà Clinton đã “cực kỳ bất cẩn” khi xử lý thông tin mật, nhưng không đưa ra bất kỳ lời buộc tội nào. Tuy nhiên, vụ bê bối đã khiến nhiều cử tri Mỹ cho rằng bà Clinton là người thiếu trung thực.
Theo kết quả cuộc thăm dò mới nhất do Reuters/Ipsos thực hiện cho thấy bà Clinton đang dẫn trước ông Trump 6 điểm phần trăm về tỷ lệ ủng hộ trên toàn quốc, không thay đổi so với trước khi FBI tuyên bố vụ điều tra e-mail mới.
Tuy nhiên, trong một số cuộc thăm dò khác, bà Clinton đang bị cựu ngôi sao truyền hình thực tế rút ngắn khoảng cách.
Những dấu hiệu về một cuộc bầu cử gay cấn đã khiến thị trường tài chính hoảng sợ. Nhiều nhà đầu tư đã phải đánh giá nghiêm túc khả năng Trump chiến thắng vào ngày 8/11.
Thị trường chứng khoán thế giới, tỷ giá đồng USD và giá dầu cùng giảm trong phiên giao dịch ngày thứ Tư, trong khi những tài sản an toàn như vàng và đồng Franc Thụy Sỹ cùng tăng giá.
Bà Clinton được đánh giá là người sẽ giữ nguyên trạng các chính sách của Mỹ nếu đắc cử Tổng thống, trong khi ông Trump được cho là có thể gây ra nhiều xáo trộn nếu trở thành vị chủ nhân tiếp theo của Nhà Trắng.

nguyenthanh
Posts: 859
Joined: Fri Jan 06, 2012 5:40 pm

Post by nguyenthanh »

RFS: ‘Tự do báo chí là nền móng của nhân quyền’


Image
RSF xếp Việt Nam 175/180 nước trong Chỉ số Tự do Báo chí năm 2016
Tổ chức Phóng viên Không Biên Giới (RSF) nói về l‎ý do đưa Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vào danh sách "kẻ thù của tự do truyền thông".

RSF vào hôm 2/11 lập danh sách mà họ mô tả là "kẻ thù của tự do truyền thông" trên thế giới.

Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng, có tên trong danh sách 35 người bao gồm lãnh đạo một số nước, chính khách, lãnh tụ tôn giáo...


BBC đã phỏng vấn ông Benjamin Ismail, Trưởng Ban Châu Á Thái Bình Dương của RSF.

Benjamin Ismail: Chúng tôi lập danh sách 35 kẻ thù của tự do truyền thông và ông Nguyễn Phú Trọng nằm trong danh sách này. Giai đoạn ông Trọng làm tổng bí thư thì có nhiều bloggers bị ngồi tù.

Việc đưa cá nhân vào danh sách này là chiến thuật của các tổ chức dân sự và các tổ chức như của chúng tôi. Chúng tôi muốn điểm mặt chỉ tên và tạo áp lực với những cá nhân dính dáng vào việc trấn áp tự do báo chí
Chúng tôi cũng từng nhắm tới cả ông Nguyễn Tấn Dũng. Nhưng trong nhiều năm chúng tôi tập trung vào người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam.


Image Đó là vì nhà nước thì bị chi phối bởi Đảng Cộng sản và Đảng thực hiện việc trấn áp báo chí để duy trì quyền lực. Mục đích của bước đi này là để qui trách nhiệm đối với các cá nhân bị nêu tên và chúng tôi kêu gọi cộng đồng quốc tế cũng như đặc biệt là LHQ tham gia.

BBC: Tự do báo chí nằm ở đâu trong các cuộc đối thoại nhân quyền giữa Việt Nam và các bên như Hoa Kỳ, EU…?

Trong những năm qua chúng tôi đã thông qua các nước phương Tây, EU có quan hệ gần gũi với Việt Nam tạo áp lực trực tiếp với nhà chức trách Việt Nam và yêu cầu trả tự do cho các bloggers, nhà báo mà họ bắt giữ.

Tự do báo chí là một phần trong các cuộc đối thoại song phương về nhân quyền giữa Việt Nam và một số nước và trớ trêu là dường như càng đối thoại nhiều thì lại có thêm nhà báo và bloggers bị bắt, bị đem ra xét xử và bị nhận án tù.

Tự do báo chí là một phần trong khá nhiều chủ đề trong đối thoại nhân quyền. Nhưng tự do báo chí là nền móng của nhân quyền. Vấn đề là để có được các cuộc đối thoại nhân quyền, tự do tôn giáo hay các chủ đề mà người ta cho là nhạy cảm thì nhà báo và các cơ quan truyền thông phải đưa những thông tin này ra để các bên muốn đối thoại với nhau có thể nắm được.

Do đó, tự do báo chí là việc tạo điều kiện để làm thước đo cho những hình thái tự do khác và quan trọng nhất trong trật tự có tính logic. Chúng ta nên nhớ là không chỉ các nhà báo, bloggers bị trấn áp mà người thân hay bè bạn của họ cũng bị sách nhiễu và thậm chí có sự tham gia của một số côn đồ được thuê để hành hung các nhà báo, bloggers và người nhà của họ.

Chính phủ Việt Nam và Đảng Cộng sản Việt Nam cần ngưng hành động này và nên hiểu rằng các bloggers và nhà báo không tạo ra sự đe dọa nào. Họ chỉ tăng cường nhu cầu bàn luận và trao đổi trong công chúng và hỗ trợ cho sự phát triển của đất nước và dùng các quyền cơ bản và chính đáng của họ.

BBC: Nếu ông có điều kiện gặp ông Nguyễn Phú Trọng thì ông sẽ nói gì với ông ấy?


Tôi sẽ đưa cho ông ấy danh sách những người mẹ, người cha, người con, mà đang bị coi là phạm vào những tội mà họ không hề vi phạm như các điều 88 hay 79 của Bộ luật Hình sự về tuyên truyền chống nhà nước hay lật đổ chính quyền cũng như lạm dụng quyền tự do dân chủ. Họ chỉ cung cấp thông tin cho các công dân khác về các chủ đề hết sức quan trọng và họ không nên bị ngồi tù vì việc làm đó.

nhuvan
Posts: 342
Joined: Sun Mar 27, 2016 8:29 pm

Post by nhuvan »

Image

Lũ lụt miền Trung: dân chúng bất tín nhiệm đảng cộng sản

Đi Tới
(Danlambao)
Lũ lụt Trọng Lú im re
Phúc, Quang ngậm miệng, Ngân khoe áo dài.


Trận lũ lụt lớn tại Miền Trung vừa qua đã phơi bày sự độc ác và đểu cáng của đảng CS: không kịp thời lo cho dân mà còn tịch thu tiền cứu trợ của dân, chận đánh, ném đá, dọa truy tố và làm khó dễ những người đi cứu trợ đồng bào nạn nhân lũ lụt... Việc đồng bào nhanh chóng gửi tiền cứu trợ qua các cá nhân, tổ chức tôn giáo, tổ chức xã hội dân sự, cho thấy tình thương yêu đồng bào, đùm bọc lẫn nhau, vẫn đầy ắp trong tim người dân VN. Sự đóng góp và cứu trợ - không qua nhà cầm quyền và các tổ chức của CS - cho thấy dân chúng đã không còn tin đảng CS nữa. Năm 1975, khi quân VC tới đâu, đồng bào đã bỏ chạy về phía có Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa - phía tự do dân chủ. Thế giới đã gọi đây là “cuộc bỏ phiếu bằng chân” để lánh nạn cộng sản. Việc làm từ thiện của người dân VN hôm nay - không qua tay bạo quyền cộng sản - có thể được xem là một hình thức bỏ phiếu bất tín nhiệm đảng CS.


1. Trận lũ lụt lịch sử

Theo phát biểu của người dân Quảng Bình, đây là trận Lũ lụt lớn nhất trong vòng 100 năm qua. Trận lũ năm 2010 gây lụt lội lớn nhưng nước lên chậm, người dân kịp di tản và mang theo được tài sản, gia súc lên vùng đất cao lánh nạn. Năm nay, trận lũ lụt kinh hoàng hơn vì nhà máy thủy điện Hố Hô đã xả lũ với vận tốc 1.800m3/giây, từ độ cao 72m xuống đầu hàng ngàn dân dưới hạ lưu.

Việc xả nước thủy điện vào khoảng 10h đêm ngay trong cơn lũ lớn--mà không thông báo trước--làm lượng nước lũ tăng với sức mạnh và tốc độ khủng khiếp. Chỉ trong phút chốc, nước chảy xiết dâng cao đến nóc nhà khiến dân không kịp chạy lánh nạn vì đêm tối, tầu thuyền bị chìm cuốn ra khơi, người và gia súc chết thảm... Thậm chí Chủ tịch UBND huyện yêu cầu thủy điện Hố Hô ngưng xả nước 1 giờ cho dân kịp chạy, cũng không được chấp nhận. Trong 2 ngày đầu của trận lũ lụt, nhiều làng mạc từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên bị ngập lụt và chìm trong biển nước làm nhiều người bị chết và mất tích, hàng trăm ngàn ngôi nhà bị hư hại và ngập nước. Có nơi nước lên quá mái nhà. Có nơi nước lên cao 3,53m. Nhiều xã thôn bị cô lập, giao thông bị tê liệt.

Vì lợi ích nhóm, nhà nước CS đã bảo vệ đập thủy điện Hố Hô bất chấp thiệt hại về nhân mạng và tài sản của dân. Uất ức trước việc xả nước thủy điện Hố Hô gây ra chết người và thiệt hại nặng về tài sản mà không bị truy tố, người dân than: “Mặc dù nhà máy thủy điện Hố Hô xả nước quá định mức cho phép, gây ra thiệt hại nặng nề cho dân, các quan chức nhà nước vẫn nói xả nước “đúng quy trình”. Cứ mỗi lần có khiếu nại, họ lại bảo “đúng quy trình”, người dân chẳng còn biết kêu cứu vào đâu.”

Người dân chỉ còn biết kêu than trong vô vọng. Trong hàng chục năm qua, bao nỗi oan khiên, bao đơn khiếu kiện của người dân oan đều bị đảng CS vứt vào sọt rác. Nạn nhân phải chờ đợi mòn mỏi trong vô vọng hoặc bị tù tội, đàn áp hết thập niên này tới thập niên khác. Người CS vẫn tiếp tục tự kiêu, đàn áp và lừa dối người dân. “Đảng viên CS mà tự nhận là thành thật và liêm khiết thì chẳng khác nào tú bà, đĩ điếm khai báo vẫn còn trinh.” Dân chẳng còn ai tin đảng CS nữa.

2. Người dân làm công tác cứu trợ hữu hiệu và tử tế hơn hẳn đảng CS


Trước nỗi bất hạnh của đồng bào miền Trung, nhiều cá nhân, hội đoàn dân sự, tôn giáo… bất chấp bị đe dọa về an ninh, đã tự nguyện đứng ra quyên tiền và tới tận nơi trao tiền và tặng phẩm cho nạn nhân bão lụt, không qua tổ chức của CS.

Kết quả cho thấy người dân làm công tác cứu trợ rất hữu hiệu và thành công. Các tổ chức của đảng CS quyên góp trên cả nước được 8 tỷ đồng. Về phía người dân, chưa kể các cá nhân, hội đoàn dân sự và tôn giáo khác, chỉ riêng cá nhân MC Phan Anh, trong vài ngày, quyên góp qua Facebook được số tiền gấp đôi là 16 tỷ đồng. Anh đã cùng các bạn đến tận hiện trường ân cần trao tặng tiền và tặng phẩm cho đồng bào nạn nhân bão lụt. Khi được tin đồng bào nạn nhân bị nhà cầm quyền CS địa phương tịch thu lại 400 000$/người, anh đã quay lại can thiệp để yêu cầu nhà cầm quyền trả lại tiền cho dân. Tất cả mọi chi tiêu đều được cập nhật trên Facebook cho mọi người biết. Vì việc làm trong sáng này, dân chúng vẫn tiếp tục gửi tiền cứu trợ tới tài khoản của Phan Anh, nhưng trước những áp lực và đe dọa của nhà cầm quyền CS, anh đành phải yêu cầu đồng bào gửi tiền qua các tổ chức và cá nhân tín nhiệm khác.

3. Hành động xấu xa, ác độc của đảng CS


Ở những nước tự do dân chủ, khi biết có thảm họa như bão lụt, sóng thần…, các vị nguyên thủ quốc gia đều lên tiếng thông báo cho đồng bào cả nước rõ và đích thân tới tận nơi thăm hỏi, chỉ đạo việc cứu trợ kịp thời để xoa dịu nỗi thống khổ của nạn nhân và giúp họ ổn định cuộc sống.


Tại Việt Nam thì:

Lũ lụt Trọng Lú im re
Phúc, Quang ngậm miệng, Ngân khoe áo dài.



Cả bốn nhân vật quyền lực nhất của CS gọi là “tứ trụ” - Tổng bí thư đảng CS, Chủ tịch nước, Thủ Tướng và Chủ tịch QH - đều im lặng trong trận lũ lụt lớn tại miền Trung. Kẻ thì lo tranh giành quyền lực, người thì lo khoe mẽ trong lễ hội áo dài. “Cứu nhân như cứu hỏa” mà sau lũ lụt bốn ngày và bị dư luận chỉ trích, văn phòng QH mới lên tiếng kêu gọi cứu trợ. Đảng CS đã tỏ ra vô cảm và vô trách nhiệm trước tình trạng khẩn cấp của đất nước. Người dân còn mong gì được ở họ khi đất nước có giặc xâm lăng.

May thay! Trong cuộc cứu trợ bão lụt vừa qua, người dân đã tự nguyện làm công tác từ thiện tốt hơn hẳn các tổ chức của đảng CS: nhanh chóng kịp thời, tới đúng đối tượng, không bị ăn chận và ân cần, tử tế với dân. Có lẽ bị mất mặt vì dân không tín nhiệm và mất cơ hội ăn chận tiền cứu trợ, nhà cầm quyền CS đã có hành động xấu xa, đáng lên án là họ tịch thu lại tiền cứu trợ người dân mới được trao tặng, chận các đoàn xe cứu trợ không cho tới nơi bị lũ lụt, cho công an mặc thường phục chạy xe gắn máy rượt theo ném đá vào người và xe của người đi cứu trợ, dọa nạt người cứu trợ đã vi phạm luật, nói xấu người cứu trợ làm từ thiện để “tạo tên tuổi” cá nhân… Đảng CS đã hành xử như một đảng cướp. Những hành vi kiểu “đầu đường xó chợ” này chẳng những làm thiệt hại cho nạn nhân lũ lụt mà còn làm người dân khinh ghét và lánh xa đảng CS.

4. Tại sao dân Việt Nam bất tín nhiệm đảng CS?

Mặc dù nhà cầm quyền CS đe dọa, vu khống người dân tự nguyện cứu trợ và kêu gọi góp tiền vào Hội Chữ Thập Đỏ, dân vẫn không tín nhiệm CS vì các tổ chức của cộng sản đã có “bề dày lịch sử”, “thành tích hoành tráng” về ăn cắp, ăn chận, ăn bớt quà và tiền cứu trợ bằng cách tịch thu, lấy thuế lưu kho, khai khống danh sách, đưa tiền không đủ như trong bản khai, ký khống thay nạn nhân … Điền hình là những vụ sau đây:

Nhà nước đã ăn chận tiền của nước Lào hỗ trợ nhân dân tại Cà Mâu (1). Cán bộ xã “ém” tiền trợ cấp cho các hộ nghèo và kê khống diện tích lúa bị hạn mặn để rút tiền hỗ trợ được UBND tỉnh Kiên Giang cấp (2). Không phải một ấp, một xã trong huyện mà tất cả các xã đều có “sai sót”. Điều này chứng tỏ họ học hỏi và dạy bảo nhau về cách ăn cắp tiền của dân.

Đoàn từ thiện vừa rời đi, cán bộ thôn đến đòi lại tiền cứu trợ (3): “Bà Lê Thị Liệu (87 tuổi) bất bình nói: “Ðoàn từ thiện đó họ thấy cụ nghèo khổ, tài sản trôi hết nên họ hỗ trợ cho cụ cái phong bì 500 ngàn đồng. Cụ chưa kịp vui mừng thì ông bí thư chi bộ thôn đến thu lại 400 ngàn đồng.” Cái “trò” ăn cắp này cán bộ CS đã thực hiện nhiều lần tại nhiều nơi khác nhau.

“Không chỉ ăn chặn tiền của người tàn tật, cán bộ chính sách xã Xuân Lộc (Thường Xuân- Thanh Hóa) còn lập hồ sơ khống cho người đã chết hoặc người không có thực để chiếm đoạt hàng chục triệu đồng của nhà nước.” (4)

Các vụ đục khoét công quỹ, hối lộ, cướp nhà đất của dân, ăn chận tiền cứu trợ, vòi tiền dân… của cán bộ CS thì không thể nào kể hết được.

5. Kết luận

Có ba trách nhiệm mà nhà cầm quyền cộng sản VN không thể chối cãi và phải chịu trách nhiệm trong vụ lũ lụt miền Trung vừa qua. Một, không chuẩn bị phòng chống lũ lụt có hiệu quả; hai, xả nước thủy điện trong đêm - mà không báo trước--làm tăng lưu lượng và sức mạnh tàn phá khủng khiếp của nước lũ khiến người dân phải chịu thiệt hại nặng về nhân mạng và tài sản; ba, không cứu trợ kịp thời và hữu hiệu mà còn ngăn cản, đe dọa, ném đá các đoàn cứu trợ tự nguyện của người dân. Nói chung, người dân cỏn phải chịu đựng những tai họa này trong nhiều năm vì đây là hậu quả, vì lợi ích nhóm, đảng CS đã để các công ty hoạt động bất chấp việc bảo vệ môi trường. Người dân đã thấy rõ qua việc đảng CS khăng khăng bảo vệ Formosa một cách mù quáng.

Đảng CS đã lộ rõ là một đảng cực kỳ phản động, hại dân, bán nước. Để lấp liếm các tội ác, lãnh đạo CS ngày nay thường trân tráo, muối mặt tuyên bố lếu láo rằng đã làm “đúng quy trình” mặc dù chính họ cũng không hề biết cái quy trình đó có lợi hay hại, có đem lại lợi ích thực tế và hữu hiệu không.

Rút kinh nghiệm trong thành quả làm từ thiện không qua tổ chức của đảng CS, kính mong đồng bào chỉ gửi tiền từ thiện tới bạn bè, cá nhân, tổ chức dân sự, tôn giáo và các địa chỉ mà quý vị tin cậy. Làm như vậy, tiền cứu trợ của quý vị sẽ nhanh chóng và chắc chắn tới tay nạn nhân hơn là qua tay các cán bộ CS lưu manh và tham lam như đã dẫn chứng bên trên, trong mục 4. Điều này cũng giúp người dân và các hội đoàn dân sự liên kết với nhau và lớn mạnh để có thể chống lại những hành vi lưu manh, độc ác của CS.

Từ việc bất tín nhiệm đảng CS thông qua việc làm từ thiện - không qua bàn tay của đảng CS - hy vọng sẽ dẫn đến những bất tuân dân sự khác của quần chúng. Khi có một cơn “ bão lớn” ập tới, một ngọn lửa mạnh bùng lên, thời cơ thuận lợi đến, chắc chắn dân Việt Nam sẽ vùng lên đạp đổ đảng cộng sản theo “đúng quy trình” để cứu lấy giống nòi Việt Nam và bảo vệ mảnh đất thân yêu hình chữ S do tổ tiên để lại.


06.11.2016
Đi Tới

User avatar
saohom
Posts: 2213
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Post by saohom »


Những người có thể xuất hiện trong nội các của Donald Trump
Donald Trump dự kiến sắp xếp công việc cho các chuyên gia đã giúp ông đắc cử tổng thống thứ 45 của nước Mỹ.


Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ Donald Trump sẽ nghe nhiều báo cáo chính sách và lựa chọn các thành viên chủ chốt của chính quyền sắp tới trong vài tuần tới, theo Telegraph.

Ông sẽ chỉ định chánh văn phòng Nhà Trắng, lựa chọn đội ngũ an ninh quốc gia và xây dựng nội các - bao gồm bộ trưởng ngoại giao, quốc phòng, tài chính cũng như tư pháp.

Phó tổng thống Mike Pence


Image
Mike Pence, phó tướng của Donald Trump. Ảnh: Telegraph.


Phó tổng thống đắc cử Mike Pence đã dành nhiều thời gian trong chiến dịch tranh cử để xoa dịu những người mà ông Trump làm mất lòng.

Mike Pence, 57 tuổi, là một chính trị gia tinh tế, thống đốc bang Indiana nổi tiếng hơn nhiều so với Donald Trump, đặc biệt là với những người bảo thủ. Pence có quan điểm cứng rắn về phá thai và hôn nhân đồng tính.

Phó tướng của Donald Trump được kỳ vọng là cầu nối với quốc hội, nơi đảng Cộng hòa đã giành kiểm soát ở cả thượng viện và hạ viện trong cuộc bầu cử hôm qua, trong khi vẫn sẽ để tâm tới triển vọng làm tổng thống trong nhiệm kỳ sau.

Rudy Giuliani - Giám đốc An ninh quốc gia Image
Rudy Giuliani có thể là Giám đốc An ninh quốc gia Mỹ. Ảnh: Telegraph.


Cựu thị trưởng New York, ở cạnh ông Trump trong suốt chiến dịch tranh cử, có nhiều nhận xét được cho là không sáng suốt nhưng gây ấn tượng với tổng thống đắc cử nhờ lòng trung thành.

Ông gần như chắc chắn sẽ được đề cử vào một vị trí hàng đầu trong chính quyền mới, có thể là Giám đốc An ninh quốc gia, do ông xuất thân là một công tố viên, tổng chưởng lý.

Ở tuổi 72, Giuliani có cơ hội trở lại cơ quan nhà nước sau 15 năm vắng bóng.

Michael Flynn - Bộ trưởng Quốc phòng


Viên tướng về hưu từng tư vấn cho ông Trump về chính sách đối ngoại, tích cực bảo vệ chính sách "Nước Mỹ là trên hết". Flynn có thể sẽ lãnh đạo Lầu Năm Góc trong chính quyền Trump.

Flynn từng nói NATO cần một cuộc cải tổ mạnh. Ông cũng nói nước Mỹ dưới thời Trump cần tìm "các liên minh mới trong thế kỷ 21".

Newt Gingrich - Chánh Văn phòng Nhà Trắng Image
Newt Gingrich có thể là Ngoại trưởng Mỹ. Ảnh: Telegraph.


Cựu chủ tịch Hạ viện Newt Gingrich có thái độ lưỡng cực với Trump trong suốt chiến dịch tranh cử của ông. Gingrich từng mô tả Trump là lãnh đạo "cả thế hệ chỉ có một" và công kích ông là "đứa trẻ nóng tính".

Gingrich, 73 tuổi, không được chọn làm "phó tướng"của Trump nhưng dường như chắc chắn có tên trong danh sách nội các mới.

Các nguồn tin trong chiến dịch tranh cử của Trump nói Gingrich có thể là một ngoại trưởng tốt. Gingrich cũng có thể là chánh văn phòng tổng thống.

Gingrich rời quốc hội Mỹ năm 1999.

Steven Mnuchin - Bộ trưởng Tài chính

Trump được cho là có ý định bổ nhiệm Steven Mnuchin, nhà gây quỹ trưởng, lãnh đạo Bộ Tài chính Mỹ.

Mnuchin, cựu giám đốc điều hành Goldman Sachs, thiếu kinh nghiệm để làm việc tại những vị trí tiềm năng khác.

Chọn Mnuchin, người hiểu tình hình Wall Street, có thể giúp xoa dịu những bất ổn trong lĩnh vực tài chính.

Gia đình Trump
Image
Donald Trump theo dõi kết quả bầu cử cùng gia đình và các trợ lý. Ảnh: Telegraph.


Con trai Donald Trump Jr có thể là một bộ trưởng trong nội các mới. Anh sẽ là thành viên đầu tiên trong gia đình tổng thống nhận vai trò này kể từ khi Robert F Kennedy trở thành bộ trưởng tư pháp dưới thời tổng thống John F Kennedy, anh trai ông.

Jared Kushner, con rể Trump và một trong những cố vấn cấp cao của ông, có thể làm việc ở Cánh Tây (West Wing) Nhà Trắng.

Trump đề xuất đưa Ivanka Trump vào nội các nhưng con gái ông thích tập trung vào vai trò hiện tại của cô tại tập đoàn Trump Organisation hơn.

Xem thêm: Lãnh đạo thế giới chúc mừng Donald Trump trong sự bàng hoàng

Văn Việt - Như Tâm

kalua
Posts: 836
Joined: Sun Apr 22, 2012 5:26 pm

Post by kalua »

Image

Xanh đỏ và người Mỹ gốc Việt

Sau tám năm dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Barack Obama, người của Đảng Dân chủ, ngày 8/11 vừa qua cử tri Mỹ đã quyết định chuyển quyền sang cho Donald Trump của Đảng Cộng hòa, là ứng cử viên đã đánh bại Hillary Clinton trong một cuộc tranh cử thật gay go, hào hứng.

Với kết quả đã được công bố, số phiếu phổ thông do dân bầu cho Hillary Clinton là khoảng 230.000 phiếu nhiều hơn Donald Trump, trong tổng số gần 120 triệu phiếu bầu. Nhưng đếm phiếu cử tri đoàn thì Trump được 306, Clinton 232, như thế, theo cách bầu chọn tổng thống Mỹ, Donald Trump sẽ là người kế nhiệm Tổng thống Barack Obama.

Cuộc bầu cử tổng thống năm 2000 cũng đã có kết quả như lần này. Năm đó George W. Bush (con) của Đảng Cộng hòa cũng được ít phiếu phổ thông hơn ứng cử viên Dân chủ Al Gore, nhưng hơn phiếu cử tri đoàn nên đã trở thành tổng thống.

Sau bầu cử 8/11 vừa qua, chính trường Mỹ từ đầu năm tới sẽ đổi từ xanh sang toàn đỏ, với tổng thống Cộng hòa và hai viện Quốc hội cũng vẫn do Cộng hòa nắm đa số. Tương lai ra sao chưa biết, phần vì tổng thống mới đắc cử Donald Trump là người hoàn toàn đứng ngoài chính quyền từ trước đến nay. Nước Mỹ chỉ hy vọng vào một tương lai với nhiều thay đổi, nhưng không chắc sẽ ra sao.

Nước Mỹ đang đổi màu từ xanh qua đỏ trong khi khối cử tri gốc Việt lại chuyển ngược lại từ đỏ sang xanh.

Theo một khảo sát của National Asian American Survey, tám năm trước đây số người Việt theo Đảng Cộng hòa là 42%, nay chỉ còn 23% và theo Dân chủ hiện thời là 29%, còn lại 47% không theo đảng nào.

Như thế khuynh hướng chính trị của người Việt cũng đã hòa đồng với sắc dân châu Á nói riêng và các sắc dân thiểu số nói chung, tức nghiêng về ủng hộ Đảng Dân chủ nhiều hơn.

Theo thăm dò trước ngày bầu cử, cũng do tổ chức nêu trên thực hiện, cho thấy cử tri gốc Việt ủng hộ Hillary Clinton là 41%, Donald Trump 16% và 34% chưa quyết định.

Với nhiều người Việt theo Dân chủ hơn, con số ứng cử viên gốc Việt theo Đảng Dân chủ cũng tăng theo, từ California qua Texas và Florida.

Trong kỳ bầu cử vừa qua có bà Stephanie Murphy (tức Đặng Thị Ngọc Dung) từ Địa hạt 7 của tiểu bang Florida thắng cử vào Hạ viện Hoa Kỳ. Khu vực bà sinh sống không có đông người Việt nhưng bà được sự yểm trợ của Tổng thống Barack Obama và đã đánh bại đối thủ John Mica, một dân cử Cộng hòa từ 23 năm qua, với tỉ số mong manh 51% - 49%.

Cũng ở Florida có bà Thuy Lowe là ứng cử viên Cộng hòa ra tranh chức vào Hạ viện Hoa Kỳ, Địa hạt 10, nhưng không thành công.

Bà Murphy là người gốc Việt thứ nhì vào được lập pháp liên bang. Năm 2009 có ông Joseph Cao Quang Ánh, người Đảng Cộng hòa, đắc cử Hạ viện nhưng chỉ làm được một nhiệm kỳ hai năm và sau đó thất cử vì khu vực của ông ở tiểu bang Louisiana đa số là người theo Đảng Dân chủ.

Kỳ này ông Ánh tranh chức vào Thượng viện Hoa Kỳ với tư cách là ứng cử viên Cộng hòa. Trong số 24 ứng cử viên của cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa, ông chỉ đạt 1% số phiếu.

Tại tiểu bang có đông người Việt sinh sống nhất là California, ở Quận Cam có Thị trưởng Nguyễn Bảo ra tranh chức dân biểu liên bang. Ông là người Đảng Dân chủ, tranh chức với một ứng cử viên Dân chủ khác là Lou Correa và ông Correa đã thắng với 70% số phiếu.

Trên vùng San Jose có ứng cử viên Dân chủ Madison Nguyễn tranh chức vào Hạ viện California nhưng không thành công. Trong kỳ bầu sơ bộ bà hơn đối thủ là Nghị viên Thành phố San Jose Ash Kalra, cũng là người của Đảng Dân chủ, đến 15% số phiếu. Trong kỳ tổng tuyển cử bà thua với tỉ số 47% - 53%.

Sự thất bại của Madison Nguyễn một phần vì có những cử tri gốc Việt đã không còn ủng hộ bà như 10 năm trước, sau khi bà từ chối chọn tên Little Saigon để đặt cho khu phố Việt.

Mặc dù được sự ủng hộ của nhiều dân cử cao cấp của Thành phố San Jose, được nhật báo Mercury News chính thức chuẩn thuận, nhưng Madison Nguyễn đã không thắng được. Với thất bại thêm một lần nữa, lần trước là khi tranh chức thị trưởng San Jose năm 2014, bà sẽ phải xem lại con đường chính trị của mình. Năm nay mới 41 tuổi, Madison Nguyễn sẽ còn cơ hội để trở lại chính trường trong tương lai.

Tranh chức vào hội đồng thành phố San Jose có luật sư Jimmy Nguyễn. Kết quả hiện rất sít sao vì số phiếu của đối thủ chỉ hơn ông chừng 50 phiếu, trong tổng số 23.208 phiếu đã được đếm, tính đến 5 giờ chiều ngày 10/11, và vẫn còn vài nghìn phiếu chưa đếm. Nếu ông thắng cử, hội đồng thành phố sẽ có 3 nghị viên gốc Việt.

Thành phố Milpitas bên cạnh có ứng cử viên Richard Trần, 31 tuổi, là người Việt đầu tiên đã đánh bại 4 ứng cử viên khác để giành chức thị trưởng. Tại đây cũng có Anthony Phạm là người Việt đầu tiên được bầu vào hội đồng thành phố trong kỳ bầu cử vừa qua.

Kết quả bầu cử ở Quận Cam, ngoài sự thất cử của Bảo Nguyễn, nhiều ứng cử viên gốc Việt khác đạt kết quả tốt đẹp.

Andrew Đỗ tái đắc cử giám sát viên quận hạt. Tạ Trí tiếp tục làm thị trưởng Westminster thêm một nhiệm kỳ nữa và thành phố này có thêm một nghị viên gốc Việt là Kimberly Hồ.

Thành phố Garden Grove sẽ có thêm hai nghị viên gốc Việt là Thu Hà Nguyễn và Kim Bernice Nguyễn. Như thế số dân cử gốc Việt vẫn chiếm đa số trong hội đồng thành phố.

Học khu Westminster có Thuỷ Thế Nguyễn và Học khu Garden Grove có Dina Nguyễn đắc cử.

Vùng Los Angeles có luật sư Kim Nguyễn đắc cử chánh án tòa thượng thẩm.

Ở tiểu bang Texas, Hubert Võ của Đảng Dân chủ tái đắc cử dân biểu tiểu bang Địa hạt 149. Ông đã phục vụ cư dân khu vực này từ năm 2004.

Nhìn chung, các ứng cử viên gốc Việt theo Đảng Dân chủ có nhiều cơ hội thắng hơn là ứng cử viên Cộng hòa, ngay cả ở những vùng được biết đến như truyền thống của Đảng Cộng hòa là Quận Cam nay cũng đang chuyển từ đỏ sang xanh.

Nhìn vào kết quả bầu chọn tổng thống vừa qua sẽ thấy, tại Quận Cam, thủ phủ của người Mỹ gốc Việt: Hillary Clinton đạt 49.8%, Donald Trump 44.8%.

* Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

User avatar
VuPhong
Posts: 2910
Joined: Wed Dec 01, 2004 4:28 pm

Post by VuPhong »

Sau chiến thắng, ông Trump bắt đầu dịu giọng
November 12, 2016
Nguyễn Văn Khanh

Trong thời gian vận động tranh cử, ứng cử viên Cộng Hòa Donald Trump chẳng ngần ngại đưa ra những lời tuyên bố thật hùng hổ để làm “hài lòng” một nửa nước Mỹ, chẳng đếm xỉa gì đến nửa còn lại “kinh ngạc” khi nghe những điều ông nói. Sau ngày thành công, tổng thống đắc cử Donald Trump hé lộ một số điều về chính sách ông sẽ thực hiện sau ngày tuyên thệ nhậm chức, khiến nửa nước Mỹ ủng hộ ông “thắc mắc” không biết ông có giữ đúng lời hứa với họ hay không, nửa còn lại “phân vân,” không rõ ông sẽ làm những gì sau khi đặt chân vào Tòa Bạch Ốc.


Chỉ 48 giờ đồng hồ sau khi chiến thắng, ông Trump bắt đầu hạ giọng, khéo léo cho biết vẫn giữ nguyên những điều đã cam kết với cử tri khi còn vận động kiếm phiếu, nhưng cách làm thì khác những gì ông đã nói trước đây. Lúc tranh cử, ông nhắc đi nhắc lại “sẽ xây bức tường ngăn chia biên giới với Mexico” để ngăn chận làn sóng người từ quốc gia láng giềng trốn vào Mỹ sinh sống, bảo thêm “có cách buộc bên Mexico sẽ phải trả chi phí xây bức tường tuyệt đẹp này.”

Ông còn cam kết sẽ ký sắc lệnh không cho người Hồi Giáo vào Mỹ định cư, cũng như “tôi sẽ yêu cầu Quốc Hội mở phiên nhóm đặc biệt để hủy bỏ hẳn Obamacare,” rồi khoe thêm “tôi đã có cả một kế hoạch, vẫn giúp mọi người có bảo hiểm y tế vừa tốt hơn vừa rẻ hơn,” chưa kể đến lời hứa sẽ lập ủy ban điều tra đặc biệt để xét tội đối thủ chính trị Hillary Clinton, người được ông đặt tên là “người đàn bà gian xảo,” nở nụ cười thật tươi khi thấy những người ủng hộ cùng nhau hò hét câu “nhốt bà ấy vào tù.”

Tổng thống đắc cử Donald Trump hạ giọng ở những điểm nào?

Trong cuộc phỏng vấn dành cho nhật báo The Wall Street Journal, ông cho biết sau buổi gặp gỡ và bàn luận đầu tiên với Tổng Thống Barack Obama, ông đồng ý giữ lại một số điều khoản quan trọng của đạo luật Obamacare như quy định buộc các công ty bảo hiểm phải bán bảo hiểm cho người đang mắc bệnh, hay quy định cho con cái hưởng bảo hiểm chung với bố mẹ cho đến năm 26 tuổi. Theo ông Trump, ông “rất thích những điều khoản này,” và còn tỏ ý cho thấy có thể ông chỉ đề nghị Quốc Hội sửa đổi Obamacare sao cho tốt hơn, hữu hiệu hơn, không đòi hỏi lập pháp phải hủy bỏ hẳn đạo luật này như ông từng hứa.

Cũng trong cuộc phỏng vấn, ông tránh né trả lời câu hỏi còn giữ ý định lập ủy ban điều tra để hạch tội bà Clinton hay không, cho hay “đó không phải là điều tôi (bỏ thì giờ) suy nghĩ, vì tôi muốn (dành thì giờ) giải quyết chuyện bảo hiểm y tế, tạo việc làm, an ninh biên giới, cải tổ thuế (để giảm thuế cho người dân).” Trong cuộc phỏng vấn dành cho chương trình “60 Minutes” của đài CBS, ông còn ngợi khen bà Clinton là “người phụ nữ (có ý chí) mạnh mẽ và thông minh.”

Vị tổng thống đắc cử của nước Mỹ không nhắc tới những điều khác mà ông đã hứa với cử tri, nhưng phát biểu của các nhân vật thân cận nhất với ông cũng cho thấy ông quả đã dịu giọng hơn trước. Chẳng hạn như về chuyện xây tường và bắt chính phủ Mexico phải trả tiền, ông cựu Chủ Tịch Hạ Viện Newt Gingrich tiết lộ: “Tổng Thống Trump sẽ dành nhiều thì giờ để giải quyết chuyện an ninh biên giới, nhưng ông có thể không bỏ nhiều thì giờ vào chuyện làm sao bắt chính phủ Mexico phải trả chi phí xây bức tường.”

Trong cuộc phỏng vấn trên đài CNN, ông cố vấn Rudy Giuliani, người được dự đoán sẽ giữ chức bộ trưởng Bộ Tư Pháp hoặc bộ trưởng Bộ Nội An, cũng nói “trong 100 ngày đầu tiên, Tổng Thống Trump sẽ đặt trọng tâm vào chương trình giảm thuế cho dân,” không vội vã bàn tính đến kế hoạch xây tường ngăn chia biên giới Hoa Kỳ-Mexico. Theo ông Giuliani, “chắc chắn Tổng Thống Trump sẽ làm. Đây là lời hứa với cử tri, Tổng Thống Trump sẽ giữ đúng lời đã hứa,” nhưng không cho biết bao giờ bức tường sẽ được xây.

Nếu chưa vội xây bức tường, liệu ông Trump có bắt đầu thực hiện cam kết trục xuất 11 triệu di dân bất hợp pháp về nguyên quán và không cho người Hồi Giáo vào Mỹ định cư hay không? Cho đến chiều Thứ Bảy, 12 Tháng Mười Một, tin được những người quen biết với cánh ông Trump tung ra cho hay “vẫn đang bàn cãi xem nên thực hiện như thế nào, và bao giờ sẽ thực hiện.” Nhiều lý do được đưa ra, từ chuyện “ban tham mưu của ông Trump không muốn làm mất lòng tập thể cử tri Latino đã bỏ phiếu ủng hộ,” cho tới việc “phải cân nhắc xem ý kiến cấm cửa người tị nạn Hồi Giáo có vi hiến, đi ngược lại với căn bản đạo đức của nước Mỹ hay không.”

Một yếu tố khác nữa cũng được ban tham mưu của ông Trump nói tới: “bên Clinton” có sẵn các nước đồng minh Hồi Giáo ở Trung Đông, Châu Á và Châu Phi, “Tổng Thống Trump muốn bắt tay làm việc với mọi quốc gia, vì thế trong thời gian sát ngày bầu cử, ông có nói chỉ cấm cửa những người đến từ các nước đang có khủng bố mà thôi.” Theo The Wall Street Journal, điều đó có nghĩa là có thể chính phủ Trump vẫn chào đón tị nạn di dân Hồi Giáo “nhưng với điều kiện phải điều tra thật kỹ trước khi cho họ vào Mỹ.”

Cũng liên quan đến ngoại giao và an ninh, ứng cử viên Donald Trump từng lên tiếng chỉ trích bản hiệp ước “ngu xuẩn chưa từng thấy” mà Tổng Thống Obama đã ký kết với Iran hồi năm ngoái, kể tội “ngu xuẩn tới mức giao cho họ (Iran) cả tỷ bạc tiền mặt để họ tiếp tục chế tạo võ khí nguyên tử và nuôi bọn khủng bố” dọa “sẽ bắt Iran điều đình lại, bắt họ phải tuân theo những điều kiện tôi đặt ra để bảo vệ quyền lợi của nước Mỹ.” Cam kết này được ông phó Mike Pence phụ họa, nói một trong những điều “Tổng Thống Trump sẽ làm là xé bỏ bản hiệp ước” chính quyền Obama đã ký với Iran.

“Sự thật không hẳn đúng như thế” là nội dung những điều được ông cố vấn ngoại giao Walid Phares trình bày trong cuộc phỏng vấn dành cho BBC hôm Thứ Năm tuần này. Trước hết, ông Phares nói rõ “đương nhiên chính phủ Trump không chấp nhận bản hiệp ước,” nhưng “nếu bảo rằng Tổng Thống Trump sẽ xé bỏ bản hiệp ước này thì hơi quá.”

Ông Phares, một chuyên gia về Trung Đông từng đứng trong dàn tham mưu của ứng cử viên Cộng Hòa Mitt Romney, tiết lộ sau ngày vào Tòa Bạch Ốc “Tổng Thống Trump sẽ duyệt xét lại toàn bộ bản hiệp ước, sau đó gửi thư sang Quốc Hội yêu cầu được sửa đổi một vài điều hoặc bắt buộc Iran phải thi hành thêm một vài điều (không có trong bản hiệp ước hiện giờ).” Ông Phares cũng báo trước “cuộc tranh luận (giữa hành pháp và lập pháp) sẽ rất sôi nổi,” trước khi hai bên đồng ý “những điều khoản nào phải sửa đổi và buộc Iran phải làm thêm những gì.”

Điều cũng cần phải nói tới, đó là chưa có lời giải thích nào được đưa ra để trả lời câu hỏi tại sao ông Trump lại dịu giọng, nhưng theo quan sát viên Aaron Blackman, “trong quá khứ, ông Trump đã nhiều lần dịu giọng, vài ngày sau lại chứng nào tật nấy.” Lần này, “tôi hy vọng ông điềm tĩnh hơn, vì chẳng bao lâu nữa, ông sẽ tuyên thệ nhậm chức tổng thống Hoa Kỳ.”

User avatar
lynhcao
Posts: 883
Joined: Sat Apr 30, 2005 10:46 pm

Post by lynhcao »

Nato cảnh báo ông Trump về 'lựa chọn đơn phương'
13 tháng 11 2016

Image
Tổng thư ký Nato Jens Stoltenberg cảnh báo ông Donald Trump về chính sách đơn phương 'đi một mình một đường'
của Tổng thống đắc cử Mỹ đối với khối liên minh quân sự này.
Tổng thư ký Nato Jens Stoltenberg cảnh báo tân Tổng thống đắc cử Donald Trump của Mỹ rằng "đi riêng một mình" không phải là một lựa chọn cho cả châu Âu lẫn Hoa Kỳ.


Ông nói phương Tây đang phải đối mặt với thách thức an ninh lớn nhất trong một thế hệ.

Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump mô tả liên minh quân sự phương Tây Nato là lỗi thời.


Đi một mình không phải là một lựa chọn, cho cả châu Âu lẫn Hoa Kỳ. Chúng ta đang phải đối mặt với những thách thức lớn nhất về an ninh trong một thế hệ
Tổng thư ký Nato Jens Stoltenberg

Ông đề nghị rằng Hoa Kỳ nên suy nghĩ lại về việc trợ giúp bất kỳ đồng minh nào trong Nato bị tấn công nếu đồng minh đó không thanh toán (trả tiền) cho các nghĩ vụ (tài chính).

Viết trên tờ The Observer của Anh, ông Stoltenberg thừa nhận rằng ông Trump đã nêu ra được một điểm về việc một số thành viên (của Nato) cần có những đóng góp tài chính lớn hơn, khi mà Mỹ hiện chi trả cho gần 70% chi tiêu của Nato.

Nhưng ông nói thêm rằng các nhà lãnh đạo Mỹ đã luôn luôn công nhận rằng họ có một lợi ích chiến lược sâu sắc trong một châu Âu ổn định và an toàn.

"Thật là quá dễ dãi khi cho rằng việc chúng ta đang hưởng thụ tự do, an ninh và thịnh vượng là một điều hiển nhiên."

Nato rút quân khỏi biên giới Nga?
Image Một phát ngôn viên của Tổng thống Nga Putin hôm 11/11 nói rằng ông Trump có thể giúp 'xây dựng lòng tin với Nga bằng cách thuyết phục Nato rút quân khỏi các biên giới với Nga'

Cựu thủ tướng Na Uy viết:

"Trong những thời điểm bất chắc này, chúng ta cần một nền lãnh đạo mạnh mẽ của Mỹ và châu Âu cũng cần ghé vai san sẻ trách nhiệm và gánh nặng."

"Đi một mình không phải là một lựa chọn, cho cả châu Âu lẫn Hoa Kỳ.

"Chúng ta đang phải đối mặt với những thách thức lớn nhất về an ninh trong một thế hệ. Đây không phải là lúc đặt câu hỏi về giá trị của quan hệ đối tác giữa châu Âu và Hoa Kỳ."


Ông Trump có thể giúp xây dựng lòng tin với Nga bằng cách thuyết phục Nato rút quân khỏi các biên giới với Nga
Phát ngôn viên của Tổng thống Putin

Cuộc tấn công 11/9 vào nước Mỹ, ông Stoltenberg chỉ ra, là lần duy nhất mà Nato đã viện dẫn điều khoản tự vệ của mình vốn yêu cầu tất cả các thành viên trợ giúp một thành viên bị tấn công.

"Điều đó còn nhiều hơn là một biểu tượng đơn thuần. Nato đã đảm trách các chiến dịch tại Afghanistan. Hàng trăm ngàn binh sĩ châu Âu đã phục vụ tại Afghanistan kể từ.

"Và hơn 1.000 người đã phải trả giá cao nhất trong một chiến dịch là một phản ứng trực tiếp đối lại với cuộc tấn công nhắm vào Hoa Kỳ."

Phóng viên BBC Paul Adams ở Washington nói rằng những gì mà một số người, có lúc còn coi là những 'mơ màng' về một ứng cử viên không dự kiến đã giành chiến thắng, nay đang được xem gần như một mối đe dọa được đặt ra với sự tồn tại của khối liên minh.

Ông nói thêm rằng sự ngưỡng mộ rõ ràng của ông Trump đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin làm sâu sắc thêm điều quan ngại đó.

Vào ngày thứ Sáu, một phát ngôn viên của Tổng thống Putin nói rằng ông Trump có thể giúp xây dựng lòng tin với Nga bằng cách thuyết phục Nato rút quân khỏi các biên giới với Nga.

nguyennam619
Posts: 238
Joined: Mon May 09, 2011 6:49 am

Post by nguyennam619 »


Ai sẽ ở trong nội các của ông Trump?

November 17, 2016

Nguyễn Văn Khanh
Những ai đã được mời và những ai hy vọng sẽ được mời vào trong nội các chính phủ của tổng thống đắc cử Donald Trump? Câu trả lời đúng nhất: chưa biết, cho dù đồn đãi thì rất nhiều, nghe đâu danh sách cũng rất dài.

Mười ngày sau khi ông Trump đắc cử, tin đồn chính trị cho thấy có rất nhiều người được ban tham mưu của vị tổng thống đắc cử nhắm tới cho những vai trò khác nhau, nhưng đến chiều Thứ Năm, 17 Tháng Mười Một, vẫn chưa có công bố chính thức, đẩy mọi người tới chỗ phải chờ đợi xem ông Trump sẽ chọn những ai, đặc biệt là những vai trò quan trọng, như các bộ trưởng ngoại giao, quốc phòng, tư pháp, hoặc tài chánh.

Tin duy nhất được xác nhận là tin ông Trump gặp ông phó Mike Pence để “bàn chuyện” trước khi công bố danh tánh những người được chọn, đi kèm theo tin vị tổng thống tương lai của nước Mỹ “chưa vội thông báo ngay lúc này, sẵn sàng đợi đến đầu tuần tới khi Tổng Thống Barack Obama về lại Washington, DC.” Tại sao ông Obama của đảng Dân Chủ lại dính dáng đến chuyện của vị tổng thống đắc cử Cộng Hòa? Xin thưa: giới thạo tin nói rằng theo đề nghị của ông Chánh Văn Phòng Reince Prebius, “chỉ nên công bố danh sách tân chính phủ sau khi ông Obama hoàn tất chuyến công du cuối cùng,” để vị tổng thống đương nhiệm không phải trả lời các câu hỏi của báo chí về người được ông Trump bổ nhiệm.

Một lời đồn khác cũng được giới thạo tin tại Washington, DC đưa ra, cho biết danh sách những người được chọn “sẽ được công bố vào đầu Tháng Mười Hai,” sau khi người dân Hoa Kỳ cùng gia đình nghỉ Lễ Tạ Ơn (Thanksgiving). Khi được hỏi về chuyện này, bà sếp ban tham mưu tranh cử Kellyanne Conway cũng trả lời nước đôi, bảo rằng “có thể danh sách sẽ được công bố trước Thanksgiving, cũng có thể sẽ được loan báo sau Thanksgiving.”

Chưa rõ bao giờ ông Trump mới công bố danh tánh những người được chọn, chỉ thấy đồn đãi về những nhân vật có triển vọng tham gia chính quyền ngày một nhiều và một sôi nổi hơn. Dẫn đầu vẫn là ông cựu Thị Trưởng New York Rudy Giuliani, người hùng của nước Mỹ sau biến cố 11 Tháng Chín, 2011. Từng làm việc ở Bộ Tư Pháp, ông Giuliani hãnh diện nói “không ai biết Bộ Tư Pháp bằng tôi,” khiến mọi người nghĩ ông muốn về điều khiển bộ này, nhưng một hai ngày qua lại có tin cho biết ông đang trên đường trở thành ngoại trưởng, thực hiện chính sách ngoại giao của Tổng Thống Trump.

Thứ Hai vừa rồi, khi có mặt tại Washington, DC tham dự buổi nói chuyện do nhật báo The Wall Street Journal tổ chức, ông Giuliani khéo léo ủng hộ một chính trị gia bảo thủ cũng đứng trong danh sách ứng viên cho chức vụ này là ông John Bolton, cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc, nói rằng chọn ông này là “điều hợp lý,” nhưng khi được hỏi có thấy ai sáng giá hơn không, ông nói nửa đùa nửa thật “có thể (người sáng giá hơn ông Bolton) là tôi.” Nhưng đến tối Thứ Tư, lại có tin nói bà Thống Ðốc Nikki Haley của tiểu bang South Carolina sẽ là nữ ngoại trưởng, sáng sớm Thứ Năm lại có tin nói ông Trump muốn giao vai trò quan trọng này cho ông Mitt Romney.

Ngoài những nhân vật vừa nêu trên, còn có ít nhất hai người khác cũng được báo chí nêu tên, gồm ông Henry Paulson, cựu bộ trưởng tài chánh, và ông Richard Amitage, cựu thứ trưởng ngoại giao. Ðồn đãi chính trị cho rằng ông Amitage “không sáng lắm” tức chẳng có nhiều hy vọng, còn ông Paulson “có nhiều triển vọng trở lại vị trí tổng trưởng tài chánh.” Tin này được tung ra hồi sáng Thứ Ba, đến buổi trưa thì… tắt ngúm, sau khi tỷ phú Carl Icahn gửi tin nhắn qua mạng xã hội, báo tin “đã nói chuyện trực tiếp với ông Trump, được (ông Trump) báo là đang tính chuyện chọn ông Steven Mnuchin làm sếp Bộ Tài Chánh.”
Image
Ông Mitt Romney có thể là ngoại trưởng dưới thời chính quyền Donald Trump. (Hình: Justin Sullivan/Getty Images)

Ông Steve Mnuchin là ai? Xin thưa: ông từng làm việc với đại tổ hợp tài chánh Goldman Sachs trước khi làm trưởng ban vận động tài chánh cho ứng cử viên Trump. Ngoài nhiệm vụ “tay hòm chìa khóa” giúp ông Trump tranh cử, ông Mnuchin còn là người soạn thảo kế hoạch kinh tế, cũng là người thúc đẩy ông Trump phải “đánh thật mạnh, phải nhắc đi nhắc lại với cử tri rằng chỉ có mình Trump mới đưa kinh tế nước Mỹ trở lại thời thịnh vượng, chỉ có mình Trump mới lấy lại công ăn việc làm cho công nhân Hoa Kỳ.”

Cũng phải nói thêm trong tin nhắn qua mạng, ông tỷ phú Icahn còn tiết lộ người nhiều triển vọng giữ chức bộ trưởng thương mại là ông Wilbur Ross, một nhà đầu tư nổi tiếng trong giới sinh hoạt tài chánh, cũng đi sát với ông Trump ngay từ lúc đầu. Ngoài ra, ông Dan DiMicco, chủ tịch công ty thép Nucor Corp., được nói sẽ giữ vai trò đại diện thương mại Hoa Kỳ (US Trade Representative). Ông DiMicco không được nhiều người biết đến dù là cố vấn chuyên trách mậu dịch cho ứng cử viên Donald Trump, nghe đâu ông chính là người đưa ý kiến xếp Trung Quốc trong danh sách những quốc gia “cố ý hạ giá đồng tiền để trục lợi khi xuất cảng hàng sang Mỹ,” sau đó sẽ đánh mức thuế nhập cảng tới 45% trên các mặt hàng Trung Quốc sản xuất bán sang Mỹ.

Vẫn theo đồn đoán, chức bộ trưởng quốc phòng sẽ được trao cho Thượng Nghị Sĩ Jeff Sessions (Cộng Hòa-Alabama), người đầu tiên trong Thượng Viện lên tiếng ủng hộ ông Trump đồng thời cũng là thành viên trong ban cố vấn đặc trách về đối ngoại. Một vài ngày gần đây, lại có tin cho hay ông Stephen Hadley, cựu cố vấn an ninh quốc gia thời Tổng Thống George W. Bush, cũng là ứng cử viên cho chức vụ này, cùng với cựu Thượng Nghị Sĩ Jim Talent nổi tiếng của nhóm dân cử bảo thủ cứng rắn.

Bên cạnh những người đang trông chờ được tuyển chọn là những người đã lên tiếng cho hay sẽ từ chối nếu được mời. Ðứng trong danh sách này có ông Ben Carson, đầu năm nay từng là đối thủ chính trị của ông Trump trước khi quay sang ủng hộ vị tổng thống đắc cử. Ông Benson được dự đoán sẽ điều hành Bộ Y Tế hoặc Bộ Giáo Dục, nhưng theo lời ông “tôi tin rằng nếu đứng ngoài chính phủ, tôi có thể giúp Tổng Thống Trump nhiều hơn.” Cũng với lời phát biểu tương tự, ông Newt Gingrich, cựu chủ tịch Hạ Viện, cho tờ Politico biết sẽ không tham gia chính phủ “chỉ muốn giữ vai trò cố vấn,” đóng góp ý kiến cho Tổng Thống Trump và các quan chức chính quyền.

Sôi nổi nhất trong số những nhân vật “chưa kịp lên nhưng… đã xuống” là trường hợp của cựu Dân Biểu Mike Rogers, thành viên ủy ban tuyển chọn người tham gia chính phủ, đồng thời cũng là nhân vật sáng giá cho cả chức bộ trưởng nội an hoặc chức giám đốc CIA.

Trưa Thứ Ba vừa rồi ông Rogers bất ngờ loan báo từ chức, không đầy nửa giờ đồng hồ sau khi truyền thông khắp nơi đưa tin ông bị loại chỉ vì chuyện “đấu đá nội bộ.” Ông bị người trong gia đình Trump ghét bỏ vì có liên hệ thân tình với Thống Ðốc Chris Christie, người cũng vừa bị giáng chức, từ vị trí chủ tịch ủy ban tuyển chọn xuống làm phó chủ tịch.

Tin cho hay người đòi giáng chức ông Christie và đẩy ông Mike Rogers khỏi ủy ban là Jared Kushner, con rể của ông Trump. Một trong những lý do được nói tới: khi còn là công tố liên bang, ông Chris Christie đã thực hiện cuộc điều tra đưa thân phụ của anh Jared Kushner vào tù về tội trốn thuế, do đó cậu con rể đầy quyền uy của vị tổng thống tương lai có ác cảm với ông là điều chẳng ai ngạc nhiên, và chuyện cậu tìm cách giáng chức người đã hại cha cậu và đẩy lui những người thân tình với “kẻ thù” là điều được đoán trước sẽ xảy ra.

Anh Jared Kushner sẽ giữ vai trò gì trong chính phủ Donald Trump cũng là điều mọi người đang thắc mắc. Tuần trước khi ông Trump đến Washington, DC gặp Tổng Thống Barack Obama, cùng một lúc Tòa Bạch Ốc có ba cuộc gặp gỡ, thứ nhất là cuộc gặp giữa vị tổng thống đương nhiệm và người sẽ kế nhiệm, thứ nhì là buổi gặp gỡ giữa Ðệ Nhất Phu Nhân Michelle Obama và bà Melania Trump, đệ nhất phu nhân tương lai của nước Mỹ, cuộc gặp thứ ba là buổi gặp gỡ giữa ông chánh văn phòng Denis McDonough và anh Jared Kushner. “Ðiều đó,” theo một viên chức đang làm việc tại Tòa Bạch Ốc, “xác nhận Jared là người được ông Trump tin cậy nhất, là cánh tay mặt, là tai mắt của ông.”

Nhận xét đó có lẽ đúng.

Tối Thứ Tư vừa qua, đài truyền hình NBC đưa tin nói ông Trump muốn cậu con rể có mặt với ông để nghe viên chức an ninh tình báo liên bang trình bày những tin quan trọng nhất trong ngày, tựa như bản báo cáo nói về tình hình Hoa Kỳ và thế giới mà Tổng Thống Barack Obama và Phó Tổng Thống Joseph Biden được nghe mỗi buổi sáng. Theo NBC, ngoài cậu con rể tháp tùng, ông Trump còn muốn có sự hiện diện của cựu Trung Tướng Michael Flynn, người sẽ đảm nhận vai trò cố vấn an ninh quốc gia.

User avatar
TheLang
Posts: 1960
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:43 am

Post by TheLang »

Ông Trump tuyên bố bỏ TPP ngay ngày đầu làm Tổng thống
22.11.2016

Trà Mi-VOA

Image
Tổng thống tân cử Mỹ Donald Trump

Tổng thống tân cử Mỹ Donald Trump ngày 21/11 công bố video đề ra những việc sẽ làm ngay ngày đầu tiên nhậm chức vào Tòa Bạch Ốc, trong đó có việc rút Mỹ ra khỏi thỏa thuận Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP mà chính quyền Tổng thống Barack Obama khởi xướng và dày công vun đắp.

Trong danh mục những ưu tiên ngày đầu làm Tổng thống được tiết lộ trong video hôm nay, ngoài rút bỏ TPP, ông Trump còn cho biết sẽ yêu cầu Bộ Lao động điều tra những lạm dụng trong chương trình cấp visa của Mỹ đối với lao động nhập cư.

Cùng ngày ông Trump công bố video này, Thủ tướng Nhật Bản, Shinzo Abe tuyên bố Hiệp định TPP sẽ trở nên vô nghĩa nếu không có Hoa Kỳ.

Phát biểu từ cuộc họp báo ở Buenos Aires hôm 21/11, Thủ tướng Abe cho biết thêm rằng kể từ sau cuộc bầu cử Mỹ hôm 8/11, không một nước nào tham gia TPP trì hoãn các nỗ lực nội bộ chấp thuận TPP hay hủy bỏ thỏa thuận này.

Dẫu vậy, TPP mà 11 quốc gia cùng Hoa Kỳ bỏ công thương lượng lâu nay vẫn không kịp ‘chào đời’ trước khi Mỹ thay đổi bộ máy lãnh đạo.

Chính quyền của Tổng thống sắp mãn nhiệm Barack Obama kỳ vọng thỏa thuận chiếm 40% sức mạnh kinh tế thế giới TPP sẽ giúp Hoa Kỳ đề ra nghị trình mậu dịch toàn cầu trước sức trỗi dậy của Trung Quốc.

Nhật và các nước Châu Á tham gia hiệp định này cũng mong muốn thiết lập một đối trọng với chính sách bành trướng của Bắc Kinh ở khu vực Thái Bình Dương trong lúc Trung Quốc đang tìm cách mở rộng phạm vi ảnh hưởng kinh tế, chính trị tại đây.

Vì vậy, chỉ hai ngày sau khi ứng viên Cộng hòa Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ, Hạ viện Nhật nhanh chóng thông qua thỏa thuận thương mại do chính phủ Obama dẫn đầu mà ông Trump mạnh mẽ phản đối.

Luật sư Vũ Đức Khanh kiêm Giáo sư luật tại Đại học Ottawa (Canada) chuyên nghiên cứu về chính trị Việt Nam, quan hệ quốc tế, và luật pháp quốc tế nhận định với VOA Việt ngữ:

“Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương, xuyên Thái Bình Dương nghĩa là gồm hai trục: phía bờ Tây và bờ Đông. Phía bờ Đông, Nhật là nước dẫn đầu. Phía bờ Tây là Mỹ. Cho nên, sự thông qua của Hạ viện Nhật đã đặt chuyện thúc đẩy Mỹ trong ván bài cuối cùng của năm nay.”

Các nhà lập pháp Nhật hy vọng việc họ thông qua TPP sẽ gửi một thông điệp tới Mỹ, nhưng thông điệp đó xem ra không có tác dụng.

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe xem TPP là cột trụ trong cương lĩnh kinh tế của ông nhằm vực dậy lĩnh vực xuất khẩu chủ đạo của quốc gia.

Tháng 9 năm nay, Tổng thống Barack Obama đã ra lời cảnh báo rằng nếu Mỹ không xúc tiến TPP để đề ra những quy chuẩn cho mậu dịch công bằng tại thị trường Châu Á, thì Mỹ sẽ bị hất chân, sẽ là một thua thiệt lớn cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ trong lúc Bắc Kinh đang thúc đẩy một hiệp định tự do thương mại trong khu vực với các luật lệ không có lợi cho người lao động và doanh gia Mỹ.

Thế nhưng, tân Tổng thống Donald Trump lại xem TPP là một thảm họa cho nước Mỹ. Ông Trump khẳng định dù ông ủng hộ tự do mậu dịch, ông không tán thành TPP hay các thỏa thuận hiện hành khác như Hiệp định Tự do Thương mại Bắc Mỹ NAFTA vì, theo ông, các hiệp định này không được thương lượng công bằng và không phục vụ lợi ích nước Mỹ.

Chiến thắng của ông Trump vào Tòa Bạch Ốc xua ta hy vọng rằng Quốc hội Mỹ sẽ thông qua TPP trước cuối năm nay và là một đòn giáng đối với những ai kỳ vọng TPP sẽ giúp củng cố vai trò cân bằng của Mỹ tại khu vực đang bị Trung Quốc ‘làm mưa làm gió.’

Luật sư Vũ Đức Khanh:

“Quả thật tôi không biết vai trò của Mỹ sẽ như thế nào trong khu vực, đặc biệt khi chúng ta thấy sự trở cờ của Philippines, Malaysia cũng đã quay lại với Bắc Kinh, còn Việt Nam thì không biết bám vào ai trong thời điểm này. Cho nên, nếu như không thông qua TPP kỳ này, kể như vai trò của Mỹ không còn vai trò nào ảnh hưởng trong khu vực châu Á Thái Bình Dương cả.”

Ngoài hai cường quốc Mỹ, Nhật ở hai bờ Đông-Tây, TPP còn bao gồm sự tham gia của 10 nước khác như Australia, Brunei, Canada, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam.

nguyenthanh
Posts: 859
Joined: Fri Jan 06, 2012 5:40 pm

Post by nguyenthanh »


Lần thứ nhì Mỹ bỏ rơi Việt Nam?

November 23, 2016

Image
Biếm họa Trump (phải) và Putin hút cần sa trên một bức tường nhà hàng tại Vilnius, Lithuania. Hình minh họa. (Hình: Sean Gallup/Getty Images)
Hà Tường Cát/Người Việt

HOA KỲ – Năm 1975, Mỹ bỏ rơi miền Nam Việt Nam sau hơn 10 năm trực tiếp trợ giúp không thành công trong việc ngăn chặn làn sóng Cộng Sản. Đã có rất nhiều bàn luận về sự kiện này, chẳng hạn tác giả Nguyễn Tiến Hưng đã viết ra cuốn “Khi Đồng Minh Tháo Chạy.”

Bây giờ sau gần 10 năm chính quyền Tổng Thống Barack Obama tìm cách đưa Việt Nam vào làm một đồng minh quan trọng của Mỹ nhằm kềm chế Trung Quốc bành trướng tại Đông Nam Á, tổng thống tân cử Donald Trump dường như sẽ đảo ngược hoàn toàn đường hướng này. Một lần nữa, với hình thức khác, đồng minh lại tháo chạy khỏi Việt Nam?

Chưa thể dự đoán hết mọi biến chuyển sau ngày 20 Tháng Giêng, 2017, ngày ông Trump tuyên thệ nhiệm chức. Tuy nhiên, trong những sự kiện đã được xác định, thì TPP sẽ là “nạn nhân” đầu tiên của một loạt những hủy bỏ mà ông Trump đã hứa hẹn từ thời kỳ tranh cử.

Khi nói đến sự can dự của Mỹ ở Châu Á, người ta thường nghĩ đến sự hiện diện quân sự, và nguy cơ xảy ra xung đột. Nhưng nếu chiến tranh là một hình thức khác của chính trị, như định nghĩa của Von Clausewitz, thì sự triển khai quân lực mới chỉ là giai đoạn đầu hay sự sẵn sàng ứng phó, răn đe, mà thôi. Trong thời đại này, chưa có nhiều nguy cơ chiến tranh giữa các nước lớn, và sự đối đầu chính là kinh tế.

TPP, hay Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương, là thỏa thuận mậu dịch tự do được ký kết tại Auckland, New Zealand ngày 4 Tháng Hai, 2016, giữa 12 nước: Brunei, Chile, New Zealand, Singapore, Australia, Canada, Nhật, Malaysia, Mexico, Peru, Mỹ và Việt Nam, sau năm năm thương thuyết. Tuy nhiên nhiều nước, trong đó quan trọng nhất là Mỹ, chưa phê chuẩn hiệp ước. Trị giá mậu dịch giữa các nước này được ước lượng là $27,000 tỷ mỗi năm, 40% kinh tế toàn cầu.

Không ai ngạc nhiên về việc ông Trump loan báo Mỹ sẽ rút khỏi TPP. Nhưng bằng nỗ lực tối hậu, Thủ Tướng Nhật Bản, Shinzo Abe, là nhà lãnh đạo đầu tiên trên thế giới đã đến New York gặp ông Trump tuần trước và thảo luận trong 90 phút. Rồi ông Abe vừa xác định rằng TPP sẽ không còn ý nghĩa gì nếu không có Mỹ, thì chỉ ít giờ sau đó ông Trump loan báo qua một đoạn video dài 2.5 phút trên Youtube, vạch rõ 5 quyết định sẽ thi hành trong 100 ngày đầu ở Tòa Bạch Ốc, trong đó có việc rút khỏi TPP, nhưng không đề cập gì đến Obamacare và xây bức tường biên giới, những điều cũng đã hứa hẹn khi tranh cử.

Quyết định ấy sẽ ảnh hưởng đến hàng trăm triệu dân ở 11 quốc gia vùng Thái Bình Dương, và chưa thể rõ lợi hại đối với giới công nhân Mỹ cùng tương lai của California, tiểu bang mà sự phát triển kinh tế chịu tác động mạnh nhất của mậu dịch toàn cầu.

Vui mừng đón nhận tin này là Trung Quốc, nước chưa bao giờ được tham gia thương lượng TPP và chỉ được mô tả mơ hồ sẽ làm một đối tác tương lai. Cho đến nay Bắc Kinh vẫn đang cổ vũ RCEP, Hiệp Định Đối Tác Kinh Tế Toàn Diện Khu Vực, bao gồm Trung Quốc, Nhật, Nam Hàn, Australia, New Zealand và 10 nước Đông Nam Á và Ấn Độ, nhưng… không có Mỹ!

Như thế chính sách bảo hộ mậu dịch mà ông Trump chủ trương và (có lẽ) thực hiện sẽ mở đường cho Tung Quốc thay thế vai trò của Mỹ tại thị trường đang tiếp tục phát triển mạnh ở khu vực Tây Thái Bình Dương. Trong hoàn cảnh đó, về phần nước Mỹ, dù cho hùng mạnh bao nhiêu hay bằng cách nào thì cũng không thể là vĩ đại, và tương lai chỉ là cường quốc hạng nhì trên thế giới.

Zhang Yansheng, trưởng ban nghiên cứu thuộc viện kinh tế Trung Quốc, nói là “chủ trương cô lập của ông Trmp là một thách thức và cơ hội hiếm có cho Trung Quốc cùng các công ty Trung Quốc.” Theo ông: “Có thể là với chính sách kinh tế của ông Trump sẽ có thêm nhiều công ty Trung Quốc vào thị trường Mỹ.”

Chưa có cơ sở để đánh giá dự phóng ấy, bởi lẽ ông Trump và đảng Cộng Hòa từng đe dọa áp thuế quan 45% trên hàng hóa Trung Quốc nhập cảng Mỹ, và chiến tranh mậu dịch có tiềm năng xảy ra giữa hai cường quốc.

Tuyên bố tại hội nghị APEC ở Peru tuần trước, chủ tịch Tập Cận Bình nhấn mạnh đến tầm quan trọng “tiếp tục gia nhập vào kinh tế toàn cầu và đưa các nền kinh tế Á Châu – Thái Bình Dương đến khai phóng hơn.”

Nhiều chuyên gia kinh tế trên thế giới không cho là việc Mỹ rút khỏi TPP là một hành động khôn ngoan. Simon Rabinovitch, chủ biên kinh tế Á Châu của tờ Economist, nói với BBC rằng “mặc dầu ông Trump gọi là một thỏa hiệp ‘kinh khiếp,’ thật ra TPP có lợi nhiều cho nước Mỹ.”

Cùng với việc xóa bỏ TPP sẽ là thay đổi chiến lược “chuyển trục về Châu Á” của chính quyền Obama. Thành tố chính của chiến lược này không phải là quân sự mà chính là kinh tế. Cùng lúc chuyển đổi cả hai chủ trương đó sẽ là bãi bỏ sự kiềm chế Trung Quốc bành trướng, phát triển quân lực và mở đường cho nước này phát triển hợp tác chính trị, kinh tế với các nước khu vực.

Việt Nam được xem là nước hưởng lợi ích nhiếu nhất với TPP. Bây giờ, hơn bất kỳ nước nào khác, Việt Nam được coi như lâm vào thế tiến thoái lưỡng nan. Sự hiện diện của Mỹ ở Á Châu là một bảo đảm vững chắc cho nền độc lập trước mọi âm mưu xâm lược từ Trung Quốc.

Ngày nay, gần như chỉ còn một mình đứng ở tuyến đầu sau khi Philippines quay ngang và nhiều nước không còn trung thành trong khối ASEAN, Việt Nam sẽ phải tìm cách thích ứng có chừng mực trong đường lối đối phó với Trung Quốc. Tuy vậy, dù tình hình khó khăn phức tạp hơn, Việt Nam vẫn có đủ khả năng uyển chuyển để không dễ dàng phải lệ thuộc đại quốc này như người ta lo ngại. Thái độ dè dặt trong mối quan hệ với Mỹ mấy năm vừa qua là một minh chứng về sự tính toán khôn ngoan của Việt Nam, dự phòng không bị bất ngờ đi vào tình trạng nan giải quá đáng trong trường hợp đồng minh Mỹ tháo chạy.

Singapore và Malaysia cũng là hai nước sẽ chịu nhiều thiệt thòi vì không còn TPP. Kinh tế Malaysia hy vọng đạt mức tăng trưởng 5.5% năm 2025 với TPP. Singapore là một trong những thành viên sáng lập đầu tiên và Thủ Tướng Lý Hiển Long đã từng bày tỏ sự thất vọng: “Cuối cùng nếu chờ đợi trước bàn thờ mà cô dâu không đến, thì theo tôi mọi người sẽ cảm thấy rất tổn thương, nhưng không chỉ về mặt tình cảm, mà thực tế là những tổn hại trong một thời gian dài tương lai.”

Sự lo ngại của các thành viên TPP về chủ trương cô lập mới của Mỹ được trình bày thẳng thắn nhất qua phát biểu của tân thủ tướng New Zealand, ông John Key. Ông nói: “Tôi sẽ cố gắng thuyết phục ông Trump về giá trị của TPP và tầm quan trọng về sự can dự của Mỹ ở Châu Á.” Và ông nói thêm: “New Zealand và các nước khác sẽ không chờ đợi mãi mãi. Nếu Mỹ không có mặt ở đây thì Trung Quốc sẽ lấp vào khoảng trống ấy và sự hợp tác của chúng tôi không có lựa chọn nào khác.”

Post Reply