Bình Luận Thời Sự

Những đề tài nóng của Thời Sự. Các bài viết lượm nhặt trên Net ở nơi đây chỉ dùng để tham khảo không phải là chính kiến riêng của nhóm phụ trách.

Moderators: CayQueo, phu_de

Post Reply
nguyenthanh
Posts: 859
Joined: Fri Jan 06, 2012 5:40 pm

Re: Bình Luận Thời Sự

Post by nguyenthanh »

Bầu cử Thổ Nhĩ Kỳ chưa phân được thắng thua
Bình Phương
14 tháng 5, 2023



Image
Cử tri ủng hộ Tổng thống Recep Tayyip Erdogan tụ tập chờ kết quả bầu cử trước trụ sở đảng AKP ở Istanbul đêm Chủ Nhật 14 tháng Năm 2023. Ông Erdogan đã lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ 20 năm, lúc đầu là thủ tướng, sau đó là tổng thống, nhưng uy tín của ông ta đang sút giảm vì khó khăn của nền kinh tế. Ảnh Jeff J Mitchell/Getty Images


Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đang đối mặt với thách thức chính trị lớn nhất trong hơn 20 năm cầm quyền của ông ta: cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 13 và quốc hội diễn ra ngày Chủ Nhật 14 tháng Năm 2023.

Phiếu bầu của cử tri đang được đếm, nhưng đến rạng sáng ngày thứ Hai 15 tháng Năm giờ địa phương, hãng thông tấn nhà nước Anadolu thông báo ông Erdogan chỉ được hơn 49% số phiếu, mà theo luật ông ta phải giành được đa số phiếu mới tránh được một vòng bầu cử thứ hai.

Cuộc bầu cử ở Thổ Nhĩ Kỳ hôm Chủ Nhật 14 tháng Năm được cả thế giới theo dõi sát, vì nó có khả năng định hình lại các chính sách đối ngoại và đối nội của đất nước nằm vắt qua hai lục địa Âu-Á, một thành viên Liên minh NATO nhưng có chính sách khá độc tài. Thổ Nhĩ Kỳ có 84 triệu dân, là một trong 20 nền kinh tế lớn của thế giới và có quan hệ kinh tế chính trị trải rộng khắp các châu lục.

Hãng thông tấn Anadolu không cho biết đến rạng sáng thứ Hai đã có bao nhiêu phần trăm phiếu được kiểm nhưng nói ông Erdogan, 69 tuổi, giành được 49.49% số phiếu, còn đối thủ chính của ông, nhà chính trị đối lập Kemal Kilicdaroglu, 74 tuổi, được 44.79%. Nếu không ai trong hai ông này giành được đa số quá bán, một vòng bầu cử run-off sẽ được tổ chức sau hai tuần nữa, trong đó người nhiều phiếu hơn sẽ thắng.

Các chính trị gia đối lập dự đoán ông Kilicdaroglu sẽ dẫn trước ông Erdogan nhưng cũng không giành được đa số quá bán.

Xuất hiện lúc 2 giờ sáng thứ Hai trên ban-công tòa nhà là đại bản doanh của đảng Công Lý và Phát triển (AKP) cầm quyền – nơi ông tuyên bố đắc cử vào năm 2016, ông Erdogan nói với người ủng hộ rằng dù chưa có kết quả cuối cùng nhưng ông và đảng AKP đang dẫn trước. Ông cũng nói ông sẵn sàng cho cuộc bầu cử run-off. Ông cam kết tôn trọng ý kiến của cử tri – một khẳng định đáp lại lời đồn đại rằng ông ta sẽ không rời nhiệm sở nếu bị thua cuộc.
Image
Xuất hiện cùng với vợ trên ban công tòa nhà của đảng AKP ở Ankara lúc rạng sáng, ông Erdogan nói ông đã sẵn sàng cho vòng bầu cử quyết định nếu không giành được đa số quá bán trong cuộc bầu cử hôm Chủ Nhật 14 tháng Năm 2023. Ảnh Yavuz Ozden / dia images via Getty Images

Cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ lần này được giới quan sát chính trị coi như một cuộc trưng cầu dân ý về thành tích của ông Erdogan trong hơn 20 năm cầm quyền của ông ta và có nhiều dự đoán rằng người dân Thổ sẽ bỏ phiếu cho một sự thay đổi, cho một đường lối mới, nhân vật mới.

Cuộc bầu cử diễn ra chỉ ba tháng sau một vụ động đất kinh hoàng giết chết hơn 50,000 người ở miền Nam nước này. Dư luận Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng, để thúc đẩy việc xây dựng nhà ở, chính quyền của ông Erdogan đã hạ thấp các tiêu chuẩn về xây dựng, nhà cửa được xây dựng dối trá và đã đổ sập hàng loạt khi động đất xảy ra, khiến nhiều người thiệt mạng như vậy.

Nhưng kinh tế là mối quan tâm hàng đầu của người Thổ. Cuộc bầu cử rất căng thẳng một phần vì cử tri tức giận với tình trạng của nền kinh tế, với tỷ lệ lạm phát thường niên hơn 80% từ năm 2018, giảm xuống còn 44% vào tháng trước.

Người ta cũng lo ngại khi dưới quyền lãnh đạo của ông Erdogan, đất nước đang chuyển dần theo hướng độc tài toàn trị, xa rời các nguyên tắc của chế độ dân chủ.

Với thế giới phương Tây, ông Erdogan được coi là một đối tác khó đoán. Là thành viên NATO, Thổ Nhĩ Kỳ lên án cuộc xâm lược của Nga ở Ukraine nhưng ông Erdogan đẩy mạnh giao dịch thương mại với Nga và càng ngày càng thân thiết với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Thổ cũng là thành viên chống đối việc gia nhập NATO của Phần Lan, ngăn chặn nỗ lực mở rộng của Liên minh này.

Thân thiết với ông Putin, ông Erdogan lại ác cảm với Tổng thống Mỹ Joe Biden. Trong đêm trước bầu cử, ông Erdogan nói rằng, ông Biden muốn ông thất cử; ông thúc giục các ủng hộ viên của mình hãy “phản ứng” với tổng thống Mỹ. Mối ác cảm Erdogan-Biden, cũng như quan hệ khó khăn giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ có thể đã bắt đầu từ một nhận xét của ông Biden trong cuộc vận động tranh cử tổng thống Mỹ năm 2016, trong đó ông Biden phê phán phong cách cai trị chuyên chế của ông Erdogan.

Ông Erdogan cũng rất tức giận khi Đại sứ Mỹ tại Thổ Nhĩ Kỳ Jeff Flake đã có cuộc tiếp xúc với ứng cử viên đối lập Kemal Kilicdaroglu vào tháng trước. “Chúng ta cần dạy cho Mỹ một bài học về cuộc bầu cử này,” ông Erdogan nói vào lúc đó và tuyên bố ông ta sẽ không bao giờ gặp Đại sứ Mỹ nữa.

Khi ông Erdogan có khuynh hướng độc tài, kết thân với Putin và bất đồng với các thành viên NATO khác, người Mỹ đã rất thất vọng. Một số nhà lập pháp Mỹ thậm chí còn muốn đẩy Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi NATO dù biết đó là việc làm lợi bất cập hại. Trước đây, khi chính phủ Erdogan quyết định mua hệ thống hỏa tiễn phòng không S-400 của Nga, bất chấp phản đối của các thành viên NATO khác, chính phủ Mỹ đã trả đũa bằng cách loại Thổ ra khỏi nhóm các quốc gia hợp tác để phát triển loại chiến đấu cơ tân tiến nhất của Mỹ F-35. Các quan chức Mỹ cho rằng hiện Thổ Nhĩ Kỳ cũng là kẻ trung gian môi giới cho Nga mua được các sản phẩm bị Phương Tây cấm vận, trong đó có các chip điện tử mà Nga rất cần để chế tạo vũ khí.
Image
Lãnh đạo phe đối lập Kemal Kilicdaroglu (giữa) cùng với thủ lĩnh của sáu đảng đối lập khác họp báo lúc rạng sáng ngày 15 tháng Năm khi kết quả sơ bộ cuộc bầu cử ngày hôm trước cho thấy không ứng cử viên nào được số phiếu quá bán. Ảnh Ugur Yildirim / dia images via Getty Images

Tuy thất vọng với chính quyền Erdogan nhưng Mỹ và các đồng minh cho rằng ông Erdogan vẫn là một đối tác quan trọng, giúp thương thảo những hợp đồng giữa Kyiv và Moscow cho phép nông sản Ukraine được xuất cảng từ các cảng biển ở Hắc Hải bị hải quân Nga phong tỏa.

Giới phân tích cho rằng, nếu ông Erdogan thất cử và Thổ Nhĩ Kỳ thay đổi lãnh đạo thì hai nước sẽ có cơ hội làm ấm lại mối quan hệ, lôi kéo Thổ quay lại với quỹ đạo phương Tây. Chính trị gia đối lập Kemal Kilicdaroglu, 74 tuổi, đại diện liên minh sáu đảng đối lập đã cam kết nếu đắc cử, ông ta sẽ cải thiện quan hệ với phương Tây, hoạch định chính sách qua các định chế dân chủ thay cho ý muốn cá nhân. Và do vậy trong cuộc bầu cử ông Kilicdaroglu được phương Tây đặt kỳ vọng nhiều hơn.

nguyenthanh
Posts: 859
Joined: Fri Jan 06, 2012 5:40 pm

Re: Bình Luận Thời Sự

Post by nguyenthanh »

Trung Quốc sẽ không còn là công xưởng độc quyền của thế giới
Lê Tây Sơn


Image
Tim Cook, CEO của Apple, trong buổi khai trương “Apple Store” đầu tiên tại Ấn Độ (tại khu phức hợp Bandra-Kurla ở Mumbai) ngày 18 Tháng Tư 2023 (ảnh: Anshuman Poyrekar/Hindustan Times via Getty Images)

Các công ty phương Tây, khi tìm kiếm một phương án dự phòng cho “công xưởng thế giới” Trung Quốc, đang nhìn về Ấn Độ, quốc gia duy nhất có lực lượng lao động và thị trường nội địa có quy mô tương đương TQ.

Những yếu tố khiến Trung Quốc mất sức hấp dẫn

Khi nỗ lực để làm cho môi trường kinh doanh thân thiện hơn trước, chính phủ Ấn Độ đã nhận được phản hồi lớn với quyết định của hãng Apple mở rộng hơn nữa sản xuất iPhone ở Ấn Độ, kể cả tăng lượng mẫu máy mới nhất. Các dấu hiệu về một Ấn Độ “công xưởng sản xuất” mới của thế giới có thể nhìn thấy tại các khu công nghiệp rộng lớn ở Sriperumbudur, một thành phố thuộc bang miền Nam Tamil Nadu. Từ lâu, các nhà máy nước ngoài ở đây đã sản xuất xe hơi và thiết bị cho thị trường Ấn Độ, nay, cùng tham gia với họ là các tập đoàn đa quốc gia sản xuất từ tấm pin mặt trời, turbin gió đến đồ chơi và giày dép. Tất cả là nhằm tìm kiếm một giải pháp thay thế cho công xưởng Trung Quốc – Wall Street Journal cho biết.

Năm 2021, Vestas, một trong những nhà sản xuất turbin gió lớn nhất thế giới của Đan Mạch, đã xây dựng hai nhà máy mới ở Sriperumbudur. Dự báo Ấn Độ sẽ trở thành thị trường lớn thứ hai về turbin đã thúc đẩy Vestas mở rộng sản xuất. Charles McCall, giám đốc cấp cao của Vestas Assembly India tuyên bố: “Chúng tôi không muốn tất cả trứng vào một giỏ ở TQ”. Một số nhà cung cấp vệ tinh của Vestas cũng đi theo. Ví dụ, công ty Mỹ TPI Composites đúc các cánh quạt turbin dài 260 foot đã mở rộng đáng kể ở Ấn Độ và giảm hoạt động ở TQ.

TQ trở thành công xưởng sản xuất của thế giới sau khi nước này gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2001. Nhưng nguy cơ quá lệ thuộc vào công xưởng này và các chính sách đơn phương của TQ gây ra gián đoạn chuỗi cung ứng đã khiến nhiều công ty đầu tư vào TQ phải tìm giải pháp dự phòng. Chi phí lao động tăng cao và áp lực chuyển giao công nghệ của chính phủ TQ cho các công ty nội địa đối thủ cạnh tranh của họ cũng là lực đẩy ra đi. Sau đó là chính sách áp đặt thuế quan của Mỹ đối với hàng nhập khẩu của TQ, rồi các đợt phong tỏa do Covid-19 từ 2020 đến cuối 2022, và nay là xu hướng của các chính phủ phương Tây muốn nền kinh tế ít lệ thuộc vào TQ. Ngoài Ấn Độ, nhiều quốc gia đang cạnh tranh để trở thành “công xưởng phụ”, đặc biệt là Việt Nam, Mexico, Thái Lan và Malaysia.
Image
Thủ tướng Narendra Modi phát biểu trong lễ khánh thành nhà máy sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới (do Samsung Electronics đầu tư), Tháng Bảy 2018 (ảnh: Sunil Ghosh/Hindustan Times via Getty Images)

Chính sách thu hút đầu tư của Ấn Độ có gì đáng chú ý?


Ấn Độ có những vấn đề mãn tính khiến nước này chỉ có vai trò nhỏ trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Hầu hết lực lượng lao động còn nghèo, không có kỹ năng; cơ sở hạ tầng kém phát triển và môi trường kinh doanh thiếu thân thiện với các quy định lạc hậu. Sản xuất vẫn manh mún so với quy mô của nền kinh tế. Tuy nhiên, sau nhiều thập niên cố gắng thay đổi, Ấn Độ đã đạt được nhiều tiến bộ.

Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), năm 2021 xuất khẩu hàng chế tạo của Ấn Độ chỉ bằng 1/10 TQ, nhưng đã vượt qua tất cả các thị trường mới nổi khác, trừ Mexico và Việt Nam. Mức tăng lớn nhất thuộc lĩnh vực điện tử, nơi xuất khẩu một năm tăng ba lần kể từ 2018 lên $23 tỷ trong tài khoá kết thúc vào Tháng Ba, 2023. Theo Counterpoint Technology Market Research, thị phần sản xuất điện thoại thông minh cầm tay của Ấn Độ trên thế giới đã tăng từ 9% trong năm 2016 lên 19% trong năm nay. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Ấn Độ đạt trung bình $42 tỷ hàng năm từ 2020-2022, tăng gấp đôi trong chưa đầy một thập niên.

Kể từ khi TQ tuyên bố tình hữu nghị “không giới hạn” với Nga vào đêm trước cuộc xâm lược Ukraine của Nga, Mỹ và các đồng minh đã đẩy mạnh nỗ lực giảm bớt sự phụ thuộc vào TQ. “Hoa Kỳ đang tăng cường hội nhập với nhiều đối tác thương mại đáng tin cậy, gồm cả Ấn Độ” – Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen tuyên bố trong chuyến thăm Ấn vào Tháng Hai qua.

Không có công ty nào thể hiện tốt hơn việc đặt cược vào Ấn Độ sẽ là “TQ tiếp theo” hơn Apple. Trong 15 năm qua, Apple đã xây dựng chuỗi cung ứng hiện đại gần như hoàn toàn ở TQ để sản xuất từ máy tính xách tay đến iPhone, phụ kiện và giúp ích rất nhiều để nâng vị thế “công xưởng sản xuất” của TQ. Tình hình nay đã khác. Apple lắp ráp các mẫu iPhone cấp thấp ở Ấn Độ kể từ năm 2017 nhưng bắt đầu sản xuất chiếc iPhone 14 cao cấp mới nhất tại đây.

J.P. Morgan ước tính 1/4 tổng số iPhone của Apple sẽ sản xuất tại Ấn Độ trong năm 2025. Các quan chức Ấn Độ hy vọng sự hiện diện tích cực của Apple sẽ thúc đẩy những công ty khác đi theo. “Những công ty chủ lực thường tạo ra xu hướng. Lần này Apple đang gửi tín hiệu mạnh mẽ đến các công ty khác ở châu Âu, châu Mỹ và Nhật Bản” – Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ Piyush Goyal trả lời một cuộc phỏng vấn. Apple đã và đang thúc đẩy các nhà cung cấp vệ tinh đa dạng hóa nhà máy ra ngoài TQ sau khi họ phải đối mặt với gián đoạn sản xuất trong thời gian TQ đóng cửa vì “zero-Covid”.

Căng thẳng địa chính trị gia tăng giữa Mỹ-TQ và giữa Bắc Kinh-Đài Loan, nơi đặt trụ sở của Foxconn Technology Group, nhà sản xuất chính của Apple, cũng khiến công ty này phải mở rộng sản xuất iPhone tại nhà máy gần thành phố Chennai của Ấn Độ với sản lượng iPhone khoảng 20 triệu chiếc mỗi năm từ 2024 và tăng gần gấp ba số công nhân lên 100,000 người.

Để tạo môi trường kinh doanh thân thiện, chính phủ Ấn Độ đã tháo gỡ một số rào cản kinh doanh. Năm 2014, Thủ tướng Ấn Narendra Modi công bố chiến lược “Sản xuất tại Ấn Độ” (Make in India) để thúc đẩy sản xuất. Ấn Độ đã số hóa nhiều dịch vụ của chính phủ và tăng tốc xây dựng đường sắt, sân bay, cảng container và nhà máy điện. Ấn Độ vươn lên trong bảng xếp hạng môi trường kinh doanh thuận lợi của WB và tăng “chỉ số đổi mới toàn cầu” (global innovation index) của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (World Intellectual Property Organization) đồng thời thương lượng được nhiều hiệp định thương mại tự do để hội nhập toàn cầu.

Sasikumar Gendham, giám đốc điều hành công ty Salcomp của Phần Lan, nhà sản xuất bộ sạc điện thoại thông minh lớn nhất thế giới, nhận định: “Ấn Độ đã áp dụng các khoản giảm thuế và hải quan cho hàng xuất khẩu từ năm 2015 và nâng cấp chúng vào năm 2021. Giảm thuế hải quan là cú huých cho toàn bộ ngành công nghiệp điện tử”. Kể từ 2014, lực lượng lao động tại chỗ của Salcomp đã tăng gấp sáu lần lên 12,000 người và hãng đặt mục tiêu thuê thêm 25,000 người nữa trong hai năm tới. Hiện Salcomp sản xuất khoảng 100 triệu chiếc mỗi năm tại Ấn Độ so với 180 triệu chiếc ở TQ.

Image
Trong một nhà máy lắp ráp thiết bị điện tử thuộc công ty Intex Technologies của Ấn Độ (ảnh: Miguel Candela/SOPA Images/LightRocket via Getty Images)

Còn một số rào cản

Tuy nhiên, Jules Shih, giám đốc cơ quan xúc tiến thương mại TAITRA của Đài Loan có trụ sở tại Chennai, nhắc rằng, “ở nhiều khía cạnh Ấn Độ vẫn tụt hậu so với các nước khác”. Ví dụ mất nhiều thời gian hơn để phê duyệt địa điểm và xây dựng nhà máy cũng như xin thị thực rất chậm cho các kỹ thuật viên, nhà quản lý và kỹ sư người nước ngoài.

Tháng Ba, 2020, Ấn Độ công bố “các biện pháp khuyến khích liên kết sản xuất” nhằm trợ cấp trực tiếp cho các sản phẩm mục tiêu, bắt đầu là điện thoại di động và linh kiện, dược phẩm và thiết bị y tế. Nhưng một số công ty nước ngoài nhận thấy quá trình đề nghị hưởng các ưu đãi này còn nhiêu khê. Trong số phàn nàn có công ty Hàn Quốc Samsung Electronics. Ngoài ra, tình trạng thiếu lao động bắt đầu xuất hiện ở các trung tâm sản xuất của Ấn Độ. Trong khi TQ khuyến khích các công ty nước ngoài đưa nhà máy của chuỗi cung ứng đến các đặc khu kinh tế, nơi được giảm thuế linh kiện và máy móc nhập khẩu thì chiến lược “Sản xuất tại Ấn Độ” lại ưu tiên cho các sản phẩm sản xuất trong nước bằng cách tăng thuế nhập khẩu!

Tăng thuế không có lợi cho các công ty phải nhập khẩu nhiều linh kiện. Viral Acharya, nhà kinh tế tại Đại học New York và là cựu phó thống đốc ngân hàng trung ương Ấn Độ nhận xét trong một báo cáo gửi cho Viện Brookings vào Tháng Ba: “Ấn Độ đang theo chủ nghĩa bảo hộ sản xuất hàng hóa trong khi đang khao khát trở thành công xưởng của thế giới”.

Trong bản đánh giá thường niên về nền kinh tế Ấn vào cuối năm ngoái, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo: “Việc hội nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu của Ấn Độ đang bị đình trệ. Tỷ trọng của khu vực sản xuất trong GDP đã thực sự bị thu hẹp kể từ khi ‘Make in India’ được triển khai, xuống còn 14% trong năm 2021, thấp hơn nhiều so với Mexico, Việt Nam và Bangladesh”.

hoangphong
Posts: 391
Joined: Tue Feb 12, 2019 7:20 am

Re: Bình Luận Thời Sự

Post by hoangphong »

Vỡ nợ hay không vỡ nợ – ai có lỗi?
May 26, 2023

Hiếu Chân/Người Việt
Nước Mỹ đang bước vào thời điểm nguy hiểm do nguy cơ vỡ nợ quốc gia lần đầu tiên vẫn đang treo lơ lửng: Cuộc thương lượng giữa Tòa Bạch Ốc và Hạ Viện về nâng trần nợ vẫn bế tắc trong khi các dân biểu bắt đầu nghỉ cuối tuần và lễ Memorial Day.
Image
Tổng Thống Joe Biden (phải) và Chủ Tịch Hạ Viện Kevin McCarthy tại Tòa Bạch Ốc hôm Thứ Hai, 22 Tháng Năm, bàn chuyện nâng trần nợ. (Hình: Drew Angerer/Getty Images)
Quốc Hội sẽ họp lại vào ngày Thứ Ba, 30 Tháng Năm, chỉ hai ngày trước “X-day” – tức là ngày mà chính phủ Mỹ sẽ không thể thanh toán các khoản chi do không được tiếp tục vay mượn khi số tiền vay đã chạm “giới hạn nợ” hay “trần nợ.” Không trả được hóa đơn, tiền lời, và tiền vốn trái phiếu đáo hạn có nghĩa là nước Mỹ bị vỡ nợ và điều đó sẽ gây ra bất ổn kinh tế trầm trọng cả trong và ngoài nước Mỹ. Bộ Trưởng Tài Chính Janet Yellen nhiều lần khẳng định “X-day” là vào ngày 1 Tháng Sáu.

“X-day” là ngày 5 tháng Sáu

Tin mới nhất là trong thư gửi Quốc Hội chiều Thứ Sáu, 26 Tháng Năm, bà Yellen nói lại bộ của bà sẽ cạn tiền trả nợ vào ngày 5 Tháng Sáu, sau khi áp dụng các biện pháp “đảo nợ” như tiếp tục vay các khoản nợ mới có giá trị bằng với các khoản nợ đáo hạn phải trả mà không làm gia tăng tổng số nợ. Tuy vậy, bà Yellen vẫn cảnh báo nếu “chờ đến phút cuối mới nâng giới hạn nợ sẽ gây thiệt hại trầm trọng cho lòng tin của doanh nghiệp và người tiêu thụ, làm tăng chi phí vay mượn của người đóng thuế và ảnh hưởng xấu tới xếp hạng tín dụng của Mỹ.” Theo phân tích của Trung Tâm Chính Sách Lưỡng Đảng (Bipartisan Policy Center), nếu Quốc Hội không hành động thì nước Mỹ có thể bị vỡ nợ trong khoảng từ 2 đến 13 Tháng Sáu.

Cho đến đầu tuần này, Tổng Thống Joe Biden vẫn kiên trì nhắc lại quan điểm mà ông đã nói trong nhiều tháng: Ông không thương lượng về trần nợ. Quốc Hội phải nâng trần nợ vô điều kiện để nước Mỹ không bị vỡ nợ và không nên sử dụng nó làm đòn bẩy để giành các ưu tiên khác mang tính đảng phái.


Đảng Cộng Hòa, đang nắm đa số ở Hạ Viện, do Dân Biểu Kevin McCarthy (Cộng Hòa-California) làm chủ tịch, cũng kiên trì quan điểm chỉ nâng trần nợ khi chính phủ đồng ý cắt giảm chi tiêu vì Cộng Hòa tin rằng chính phủ Mỹ đang chi tiêu quá nhiều và ngày càng nhiều hơn.

Vào tối Thứ Năm, 25 Tháng Năm, hai bên dường như đã nhân nhượng nhau để đi tới thỏa hiệp nhưng chưa có thỏa thuận nào được ký. Ông Biden nói quan điểm của ông và ông McCarthy là “hai bản sao khác nhau của nước Mỹ” nhưng cả hai đều lạc quan rằng sự cách biệt về lập trường của họ có thể được thu ngắn.

Ngay cả khi hai bên đạt được thỏa thuận trong vài ngày tới, việc ban hành luật cũng đòi hỏi thời gian. Ông McCarthy đã hứa rằng ông sẽ đưa dự luật ra bàn bạc 72 giờ trước khi bỏ phiếu – nghĩa là dự luật phải được trình ra Hạ Viện chậm nhất vào Thứ Ba hoặc Thứ Tư. Sau đó, chuyển dự luật qua Thượng Viện rồi chuyển đến ông Biden ký thành luật trước hạn chót có thể là vào Thứ Năm tuần tới.

Hình dạng của thỏa thuận nâng trần nợ

Theo những nguồn tin thông thạo, có vẻ như đảng Dân Chủ – hiện nắm Tòa Bạch Ốc và chiếm đa số Thượng Viện – đã nhân nhượng một số điểm để vượt qua bế tắc. Những đường nét chính của một thỏa thuận lưỡng đảng về trần nợ đã hình thành với nội dung chính là trần nợ sẽ nâng lên để chính phủ được tiếp tục vay nợ thêm hai năm nữa trong khi đặt ra những giới hạn nghiêm khắc cho những khoản chi tiêu ngân sách không liên can tới quốc phòng hoặc cựu chiến binh.

Tuy nhiên, dường như đảng Cộng Hòa chưa hài lòng và họ thúc ép đảng Dân Chủ phải nhượng bộ nhiều hơn nữa. Hãng tin AP cho biết, Tòa Bạch Ốc đã đề nghị “đóng băng” mức chi tiêu ngân sách cho năm 2024 ở mức hiện tại, và tăng 1% vào năm 2025 nhưng nhà lãnh đạo đảng Cộng Hòa nói rằng như thế là chưa đủ.


Yêu cầu giảm chi tiêu nhưng Cộng Hòa đề nghị tăng ngân sách quốc phòng, giảm phúc lợi xã hội. Theo đề nghị của ông McCarthy, được thể hiện trong một dự luật mà Hạ Viện thông qua hồi Tháng Tư, những người Mỹ muốn nhận trợ cấp y tế (Medicaid) và thực phẩm (food stamps) miễn phí của chính phủ thì phải có việc làm và thu nhập. Đề nghị này ảnh hưởng tới hàng triệu người Mỹ vì rất nhiều người được chính phủ trợ cấp do không có năng lực làm việc, tuổi cao, bị khuyết tật, hoặc thu nhập quá thấp không đủ trang trải cuộc sống.

Đáp lại, chính quyền Biden đề nghị giữ nguyên chi tiêu quốc phòng và phi quốc phòng vào năm tới và cho rằng điều đó sẽ tiết kiệm được $90 tỷ trong năm ngân sách 2024 và $1,000 tỷ trong 10 năm mà không cần phải cắt giảm các chương trình phúc lợi xã hội.

Điều kiện mà hai bên có thể đồng ý với nhau tương đối dễ là sẽ ngừng chi $30 tỷ từ quỹ phòng chống dịch COVID-19 còn “tồn kho” vì tình trạng khẩn cấp về đại dịch của Mỹ đã chấm dứt vào ngày 11 Tháng Năm vừa qua. Dự tính chi tiêu $80 tỷ để hiện đại hóa hệ thống và tuyển dụng thêm nhân viên cho Sở Thuế (IRS) để tăng cường kiểm tra chống trốn thuế, khai man thuế… cũng có thể bị bãi bỏ.


Để giảm thâm hụt ngân sách, từ đó giảm vay nợ, Tòa Bạch Ốc đề nghị chấm dứt việc giảm thuế cho các gia đình giàu có và một số công ty có lợi nhuận lớn, nhưng ông McCarthy cho biết ông đã nói với ông Biden ngay từ Tháng Hai rằng tăng thu ngân sách bằng cách tăng thuế là “điều không bàn tới.”

Chủ Tịch McCarthy đang bị áp lực nặng nề từ các dân biểu cánh hữu của đảng Cộng Hòa trong Hạ Viện, đòi ông không nhân nhượng, ngay cả khi không đạt được thỏa thuận trước ngày 1 Tháng Sáu. “Hãy giữ vững lập trường. Đừng bỏ cuộc quá sớm,” Dân Biểu Chip Roy (Cộng Hòa-Texas), thành viên nhóm Freedom Caucus, nhắn cho ông McCarthy. Cựu Tổng Thống Donald Trump, ứng cử viên của mùa bầu cử năm tới, khích lệ các dân biểu Cộng Hòa hãy để cho nước Mỹ vỡ nợ nếu các yêu cầu của họ không được Tòa Bạch Ốc chấp nhận.

Các dân biểu Dân Chủ ở Hạ Viện phản đối các đề nghị cắt giảm ngân sách của Cộng Hòa mà họ cho là “cực đoan,” lên án ông McCarthy và các dân biểu Cộng Hòa cực đoan đã “bắt nền kinh tế làm con tin và đổ những khoản cắt giảm lên đầu người dân Mỹ,” “muốn người Mỹ đưa ra một lựa chọn bất khả thi, đó là cắt giảm trầm trọng hoặc vỡ nợ trầm trọng.”

Ai có lỗi?

Xem ra, cuộc khủng hoảng về nợ công hiện nay là một trận đấu chính trị giữa hai đảng, hai nhánh quyền lực, hơn là kết quả hiển nhiên của những khiếm khuyết trong điều hành đất nước. Đây chỉ là một trong nhiều ví dụ phản ánh sự chia rẽ trầm trọng trong nội bộ nước Mỹ, giữa những người Mỹ theo các quan điểm chính trị khác nhau. Không chỉ các nhà lãnh đạo cấp cao tranh luận bất phân thắng bại mà cử tri Mỹ cũng chia thành hai phe, theo dõi cuộc đấu đá với thái độ ủng hộ hoặc phản đối theo lằn ranh đảng phái rất rõ rệt.

Thăm dò dư luận của Washington Post-ABC News, thực hiện từ 28 Tháng Tư đến 3 Tháng Năm trên toàn quốc về “lỗi của ai” nếu trần nợ không nâng lên và nước Mỹ vỡ nợ, ghi nhận 39% người Mỹ đổ lỗi cho Hạ Viện Cộng Hòa, 36% đổ cho chính quyền Biden, còn 16% đổ lỗi đều cho cả hai bên. Có 78% người Cộng Hòa đổ lỗi cho ông Biden và cũng có 78% người Dân Chủ đổ lỗi cho lãnh đạo Cộng Hòa.


Riêng tại tiểu bang California, cử tri có vẻ lạc quan rằng cuối cùng thì hai bên cũng đạt được một thỏa thuận lưỡng đảng và nước Mỹ sẽ không vỡ nợ như lo sợ. Thăm dò dư luận do đại học UC Berkeley và nhật báo The Los Angeles Times thực hiện hồi đầu tuần này và công bố vào Thứ Sáu, 26 Tháng Năm, ghi nhận có 61% cử tri California tin như vậy, chỉ có 34% không tin.

Khi được hỏi họ đứng về bên nào – Biden hoặc McCarthy – trong cuộc đối đầu về nợ công hiện nay, thì có 40% đứng về phía Biden, 28% về phía McCarthy, còn 17% đứng giữa. Trong cử tri Dân Chủ, số người đứng về phía Biden là 66% trong khi 77% cử tri Cộng Hòa đứng về phía McCarthy. Chỉ có 4% người Dân Chủ và 2% người Cộng Hòa không đồng tình với đường lối của người đại diện cho họ.

Có thể nước Mỹ sẽ không vỡ nợ, bây giờ và mãi về sau. Nhưng sự khác biệt quan điểm thì vẫn luôn tồn tại trong một xã hội đa nguyên, không ai là “đỉnh cao trí tuệ” hoặc nắm giữ chân lý tuyệt đối. Bản chất của dân chủ là thỏa hiệp vì quyền lợi chung nên cuối cùng chắc chắn các bên sẽ đi đến một giải pháp trước hạn cuối cùng. [đ.d.]

nguyenthanh
Posts: 859
Joined: Fri Jan 06, 2012 5:40 pm

Re: Bình Luận Thời Sự

Post by nguyenthanh »

Ukraine tố Nga phá đập thủy điện, báo động ngập lụt
Bình Phương
6 tháng 6, 2023

Image
Biểu tình chống chiến tranh xâm lược và lên án Putin ở Santa Monica, miền Nam California hôm thứ Bảy 3 tháng Sáu 2023. Ảnh David McNew/Getty Images)

Chính quyền Ukraine hôm thứ Ba tố cáo lực lượng Nga cho nổ tung một con đập lớn và nhà máy thủy điện trong khu vực mà Nga kiểm soát gần thành phố Kherson ở miền Nam, đồng thời tổ chức di tản hàng ngàn cư dân ở hạ nguồn vì lo sợ lũ lụt lớn. Phía Nga phản bác rằng con đập đã bị hư hại do các cuộc tấn công của quân đội Ukraine trong khu vực tranh chấp.

Đập Kakhovka giữ nước của hồ chứa cùng tên cung cấp nước uống, nước tưới nông nghiệp và làm mát một nhà máy điện hạt nhân gần đó. Hồ Kakhovka có kích thước bằng hồ Great Salt ở Utah. Trước đó, chính quyền Ukraine đã cảnh báo rằng một vụ vỡ đập Kakhovka có thể làm thoát ra 18 triệu mét khối (4,8 tỷ gallon) nước, gây lũ lụt cho thành phố Kherson và hàng chục khu vực khác có hàng trăm nghìn người sinh sống ở hạ lưu, cũng như đe dọa nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia lớn nhất châu Âu đang bị Nga chiếm đóng.

Trong nhiều tháng qua, cả phía Nga lẫn Ukraine đều tố cáo đối phương có âm mưu phá hoại con đập trong khu vực tranh chấp. Hồi tháng Mười, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cảnh cáo nếu con đập bị vỡ thì 80 khu vực dân cư sẽ nhanh chóng chìm dưới nước và hàng trăm ngàn người sẽ bị ảnh hưởng.

Vào sáng nay thứ Ba 6 tháng Sáu 2023, ông Zelensky đã lên án vụ phá hoại con đập là hành vi khủng bố mà ông đổ trách nhiệm cho quân Nga chiếm đóng. Ông Zelensky cũng đã triệu tập hội nghị khẩn cấp của Hội đồng An ninh quốc gia và ra lệnh di tản cho cư dân trong những vùng còn nằm trong sự kiểm soát của chính quyền Ukraine. Cơ quan quân quản địa phương nói mực nước trong hồ chứa Kakhovka bị giảm khoản 6 inches (15 cm) mỗi giờ và sẽ làm ngập các khu dân cư ở hạ lưu trong vòng 5 tiếng đồng hồ nữa.

Trong khi đó, ông Vladimir Leontyev, người được Nga bổ nhiệm làm thị trưởng thị trấn Nova Kakhovka – nơi có hồ chứa và đập nước, nói rằng nhiều vụ pháo kích vào nhà máy thủy điện Kakhovka đã phá hủy các van của nó và “nước từ hồ chứa Kakhovka bắt đầu chảy xuống hạ lưu một cách mất kiểm soát”. Leontyev nói các cuộc tấn công là “một hành động khủng bố rất nghiêm trọng” và cho biết các nhà chức trách do Moscow chỉ định đang “chuẩn bị cho những hậu quả tồi tệ nhất” dù họ không yêu cầu người dân phải di tản.

Hiện có khoảng 16,000 dân sống trong “khu vực nguy hiểm” trên hữu ngạn sông Dnipro chia đôi thành phố Kherson ở miền Nam Ukraine, đến lúc 7:30 sáng thứ Ba giờ địa phương đã có 9 khu dân cư bị ngập nước, theo lời ông Oleksandr Prokudin, chỉ huy quân sự khu vực. Cư dân của 10 ngôi làng và một phần thành phố Kherson đang được di tản tới vùng an toàn bằng xe buýt và một đoàn tàu lửa chở người di tản sẽ rời Kherson vào buổi trưa để đến thành phố Mykolaiv, ông Prokudin cho biết thêm.

Ông Vasyl, 40 tuổi, sống ở Kherson nói với báo chí rằng cư dân các vùng thấp trũng của thành phố đang được di tản nhưng quân Nga vẫn tiếp tục pháo kích vào khu vực. “Nga pháo kích cấp tập trong lúc mọi người đang tất bật di tản khỏi Ostriv. Họ đang khủng bố chúng tôi,” ông cho biết qua một tin nhắn.

Mối lo ngại lớn nhất là nhà máy điện nguyên tử Zaporizhzhia, sử dụng nước từ hồ chứa Kakhovka để làm nguội các lò phản ứng hạt nhân. Vài tuần gần đây, cơ quan tình báo quân sự Ukraine cảnh báo rằng quân Nga sẽ gây ra một tình huống khẩn cấp ở nhà máy điện, để lấy cớ yêu cầu ngừng bắn và chặn đứng cuộc tổng phản công của quân đội Ukraine.

Khi sự cố vỡ đập xảy ra sáng nay, tập đoàn điều hành năng lượng hạt nhân Energoatom của Ukraine cho biết vụ nổ đập “có thể gây ra hậu quả tiêu cực đối với nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia,” nhưng tình hình hiện tại “có thể kiểm soát được”.

Cơ quan Nguyên tử năng Quốc tế của Liên Hiệp Quốc (IAEA) viết trên Twitter rằng các chuyên gia IAEA đang theo dõi chặt chẽ tình hình tại nhà máy điện nguyên tử Zaporizhzhia và “không có rủi ro an toàn hạt nhân ngay lập tức” tại cơ sở này.

Hiện cả sáu lò phản ứng hạt nhân của nhà máy điện Zaporizhzhia đã được tắt nhưng vẫn cần có nước để làm mát các thanh nguyên liệu hạt nhân còn chứa trong lõi của lò phản ứng. Tuy nước làm mát các thanh hạt nhân lưu chuyển trong một chu kỳ khép kín không phải lấy nước trực tiếp từ hồ chứa nhưng việc mất nguồn nước làm mát sẽ không an toàn cho nhà máy, theo lời ông Ivan Plachkov, cựu bộ trưởng năng lượng Ukraine.

User avatar
nangchieu
Posts: 2060
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Re: Bình Luận Thời Sự

Post by nangchieu »

Putin thừa nhận đang đối mặt với một cuộc đảo chính thực sự nguy hiểm
June 25, 2023

Image

Nhóm lính đánh thuê Wagner đang tiến về thủ đô Moscow khi nhiệm kỳ tổng thống của Putin lần đầu tiên bị đe dọa.

Vladimir Putin đã có một bài phát biểu đặc biệt trước truyền hình quốc gia vào sáng thứ Bảy, thừa nhận rằng ông đang đối mặt với một “cuộc binh biến có vũ trang” do người bạn tâm giao cũ Yevgeny Prigozhin và đội quân lính đánh thuê Wagner của ông ta.

Trong bài phát biểu dài 5 phút được ghi âm trước, ông Putin thừa nhận rằng cuộc nổi dậy có nghĩa là chế độ của ông phải đối mặt với một “trận chiến khó khăn nhất cho tương lai ông và chính phủ của ông”.

Cuộc nổi dậy này, bắt đầu sau khi Prigozhin tuyên bố người của ông ta bị trúng hỏa tiễn do quân đội Nga bắn, là mối đe dọa rõ ràng nhất đối với quyền lực của Putin kể từ khi ông đảm nhận chức vụ tổng thống vào năm 2000.

Putin cho biết ông đã ra lệnh cho quân đội đáp trả những người tổ chức cuộc nổi dậy bằng “các biện pháp mạnh nhất” và nói rằng: “Tất cả những ai cố tình đi theo con đường phản bội sẽ phải chịu sự trừng phạt không thể tránh khỏi.”

Chưa hết, không có nhiều dấu hiệu cho thấy quân đội Nga đứng lên chống lại đội quân đánh thuê Wagner để bảo vệ tổng thống của họ.

Prigozhin khoe khoang rằng các công dân Nga khắp nơi đang ủng hộ cuộc hành quân của ông ta tới Moscow, và nói rằng đội quân Wagner đã không tấn công bất kỳ binh sĩ Nga nào. Progozhin tuyên bố rằng: “Tại sao đất nước lại ủng hộ chúng tôi? Bởi vì chúng tôi đã bước đi trên con đường công lý, vì họ đã tấn công chúng tôi, đầu tiên là bằng pháo binh, sau đó là bằng máy bay. Chúng tôi đã hành quân tiến về Moscow mà không phải bắn một phát súng nào.”

Cơ quan Tình báo Quốc phòng Anh cho biết các đơn vị Wagner đang di chuyển về phía bắc qua Vorenezh Oblast trực chỉ hướng đến thủ đô Moscow. Báo cáo tình báo cho biết: “Với rất ít sự chống đối của các lực lượng an ninh Nga, điều này cho thấy có một số người trong quân đội Nga đứng về phía Wagner. Đây là thách thức lớn nhất đối với nhà nước Nga trong thời gian hiện tại.”

Tổng cục Tình báo chính của Ukraine tuyên bố rằng họ đã thấy bằng chứng cho thấy Moscow đang chuẩn bị đáp trả cho một cuộc bao vây thủ đô của Nga.

Lần đầu tiên kể từ khi sự chia rẽ giữa Wagner và Bộ Quốc phòng Nga nổi lên, Prigozhin đã trực tiếp chỉ trích Putin hôm thứ Bảy.

Đáp lại bài phát biểu của tổng thống, Prigozhin đã tuyên bố: “Không ai tự ra đầu thú theo yêu cầu của tổng thống, FSB hay Bộ Quốc Phòng Nga, không ai muốn tiếp tục sống trong tham nhũng và lừa dối. Những người chống lại chúng tôi là những người đã tập hợp xung quanh đám cặn bã.”

Quy mô của nỗi sợ hãi trong giới tinh hoa của Moscow đã được nhà tuyên truyền số một của Điện Kremlin Vladimir Solovyov diễn tả tâm trạng sợ hãi khi nói rằng: “Tôi không mong đợi được sống để nhìn thấy những thứ như thế này. Đất nước chúng ta đang có chiến tranh. Không có gì đáng sợ hơn nội chiến,”. Solovyov đưa ra những điểm tương đồng trong lịch sử, ông trích dẫn cuộc nổi dậy dẫn đến cuộc cách mạng năm 1917 ở Nga và cuộc đảo chính thành công của Mussolini ở Rome, Italy.

Prigozhin cho biết ông “sẵn sàng chết” cùng với 25.000 chiến binh chuẩn bị tổ chức một cuộc binh biến và ngăn chặn “cái ác” dẫn đầu nỗ lực chiến tranh thất bại ở Ukraine.

Phương tiện truyền thông địa phương đưa tin các trạm kiểm soát đã được thiết lập vào tối thứ Sáu trên đường xa lộ dẫn từ Rostov-on-Don đến Moscow và lãnh thổ xung quanh Điện Kremlin được cho là sẽ đóng cửa đối với du khách. Thị trưởng Moscow Sergei Sobyanin cho biết các biện pháp an ninh đang được thực hiện để tăng cường an ninh ở thủ đô, trong khi người dân ở khu vực Rostov được thống đốc kêu gọi ở nhà.

Thủ lĩnh lính đánh thuê đã leo thang thách thức vào thứ Sáu, khẳng định rằng các nhà lãnh đạo quân sự Nga đang “lừa dối công chúng và tổng thống” về lý do tại sao một cuộc chiến với Ukraine là cần thiết ngay từ đầu. Ông cáo buộc các nhà lãnh đạo quân sự gieo rắc nỗi sợ hãi về một cuộc xâm lược tiềm tàng của Ukraine sẽ không bao giờ xảy ra để biện minh cho việc phát động một cuộc xâm lược của chính họ.

Đề cập đích danh Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu, Prigozhin cho biết Nga xâm lược Ukraine “để tự quảng cáo cho một lũ khốn nạn”. Ông nói thêm rằng chiến dịch được lên kế hoạch sơ sài và “đáng xấu hổ”. Shoigu đã nướng hàng trăm ngàn binh sĩ Nga trong cuộc chiến vô nghĩa này.

Hôm thứ Bảy, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cáo buộc Wagner phản quốc, nói rằng “lợi ích cá nhân đã dẫn đến sự phản bội đất nước của chúng ta và sự nghiệp mà các lực lượng vũ trang của chúng ta đang chiến đấu.”

Nhưng Prigozhin đã đưa ra một phản ứng thách thức trong một tin nhắn video trong đó ông chỉ trích trực tiếp tổng thống Nga, nói rằng Putin đã “sai lầm nghiêm trọng“. “Chúng tôi là những người yêu nước của quê hương chúng tôi,”.

Trên thực tế là Nga phải dựa vào Wagner và Prigozhin để tiến hành cuộc chiến của mình kể từ khi xâm chiếm Ukraine, và điều đó khó có thể thay đổi, bất kể điều gì tiếp theo xảy ra với Prigozhin.

Việt Linh,
25.06.2023

hoangphong
Posts: 391
Joined: Tue Feb 12, 2019 7:20 am

Re: Bình Luận Thời Sự

Post by hoangphong »

Cộng đồng gốc Việt trên bức tranh chính trị Mỹ
Mỹ Anh
3 tháng 7, 2023

Image
Ảnh: Allen J. Schaben / Los Angeles Times via Getty Images


Vấn đề đa số trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt thích Cộng hòa hơn Dân chủ, cụ thể là khoái ông Trump hơn ông Biden, chẳng là chuyện lạ. Mới đây, trong bài báo ngày 3 Tháng Bảy 2023 trên The Washington Post, cây bút Meena Venkataramanan lại mổ xẻ lại “hiện tượng” này, qua đó cho thấy sự hiện diện ngày càng đáng chú ý của cộng đồng người Mỹ gốc Việt trên bức tranh chính trị Mỹ.

Trong nhiều thập niên, quy ước chính trị cho rằng dân số người Mỹ gốc Á ngày càng tăng luôn có xu hướng bỏ phiếu cho Đảng Dân chủ. Tuy nhiên, có một ngoại lệ khi điều này rất không đúng với người Mỹ gốc Việt. Theo dữ liệu từ cuộc Khảo sát Cử tri Người Mỹ gốc Á năm 2022 và 2020, người Mỹ gốc Việt là nhóm sắc dân gốc Á duy nhất chiếm đa số – 39% vào năm 2022 – được xác định hoặc có khuynh hướng nghiêng về Cộng hòa hơn Dân chủ.

Trong khi đó, đa số trong mọi nhóm dân tộc châu Á khác được khảo sát – người Mỹ gốc Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines, Nhật và Hàn Quốc – lại được xác định hoặc có khuynh hướng nghiêng về Dân chủ. Một cuộc khảo sát lớn hơn của Trung tâm Nghiên cứu Pew công bố vào Tháng Năm cho thấy có đến 51% cử tri gốc Việt đăng ký đi bầu được xác định hoặc có khuynh hướng nghiêng về Cộng hòa, so với 42% được xác định hoặc có khuynh hướng nghiêng về Dân chủ. Trong khi đó, cũng theo kết quả cuộc thăm dò này, đa số cử tri người Mỹ gốc Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines và Hàn Quốc lại ngả sang Dân chủ.


Một số ý kiến giải thích rằng quá khứ chiến tranh cùng những ám ảnh của lịch sử nhập cư đầy bi thảm bởi hậu quả trực tiếp của chiến tranh và bởi chính sách đàn áp tàn bạo của cộng sản giai đoạn hậu chiến đã tác động mạnh mẽ đến khuynh hướng chính trị của lớp người lớn tuổi – những người tin rằng đảng Cộng hòa thường có khuynh hướng “đánh” cộng sản tốt hơn Dân chủ với những chính sách đối ngoại cứng rắn hơn.

Lập luận không thuyết phục này và thiếu cơ sở chứng minh một cách đúng đắn về mặt khoa học có thể dẫn đến những cuộc tranh cãi bất tận nhưng thực tế này lại được chính giới Hoa Kỳ ngày càng quan tâm và họ bắt đầu có những chiến lược cụ thể để giành phiếu cử tri người Mỹ gốc Việt – nhóm cộng đồng hiện chiếm 10% dân số người Mỹ gốc Á ở Mỹ, với tỉ lệ phát triển nhanh nhất nước Mỹ và trở thành khối cư tri ngày càng quan trọng. Với dân số khoảng 2,3 triệu vào năm 2021, theo dữ liệu điều tra dân số mới nhất, người Việt là cộng đồng gốc Á lớn thứ tư ở Mỹ, sau người Mỹ gốc Hoa, Ấn Độ và Philippines.

Những năm gần đây, Đảng Cộng hòa đã dồn sức đầu tư nhiều hơn trong việc giành phiếu cử tri Mỹ gốc Á khi xoáy mạnh vào các vấn đề như tội phạm, giáo dục và “cộng sản hóa”. Với một số chính trị gia Mỹ, việc khoác lên đối thủ chính trị chiếc áo cộng sản luôn là chiêu tranh cử hiệu quả, đặc biệt đối với người Mỹ gốc Việt – những người “rành sáu câu” về cộng sản và sự tồi tệ của chủ nghĩa cộng sản cũng như phiên bản quái thai của nó là “chủ nghĩa xã hội”.

Trong một chiến dịch quảng cáo tranh cử vào mùa Thu 2022, một nhóm bảo thủ thuộc cánh Cộng hòa đã tung ra một video về các cuộc tấn công nhằm vào người Mỹ gốc Á, với nội dung đổ lỗi cho chính quyền Biden thất bại trong việc ngăn chặn làn sóng bạo lực nhằm vào người châu Á, rằng phe Dân chủ quá mềm mỏng và nhẹ tay với tội phạm.

Cách này ít nhiều phát huy tác dụng: Cử tri người Mỹ gốc Á ngày càng nghiêng về Cộng hòa nhiều hơn trong các cuộc bầu cử gần đây, trong đó có mùa bầu cử 2020 và 2022. Chẳng phải tự nhiên mà Nainoa Johsens, phát ngôn viên của Ủy ban Quốc gia Đảng Cộng hòa, cho biết Ủy ban Quốc gia Cộng hòa, cam kết chi hàng triệu đôla trong cuộc chiến giành phiếu tại các cộng đồng người Mỹ gốc Á Thái Bình Dương tại các tiểu bang trọng điểm.


Phe Dân chủ cũng không ngồi yên. Tracy Falon King, giám đốc truyền thông của AAPI (Cộng đồng các sắc dân đảo Thái Bình Dương và Mỹ gốc Á), cho biết phe Dân chủ “sẽ tiếp tục làm việc để thu hút và huy động các cử tri AAPI, trong đó có người Mỹ gốc Việt. Khi bước vào mùa bầu cử tổng thống, chúng tôi dự định tăng gấp đôi cam kết của mình và tiếp tục chia sẻ cách mà Dân chủ đã mang lại kết quả chưa từng có cho cộng đồng AAPI.”

Karthick Ramakrishnan, người sáng lập và đồng giám đốc của AAPI Data, một trong những nhóm tài trợ cho cuộc Khảo sát cử tri người Mỹ gốc Á định kỳ hai năm một lần, cho biết khuynh hướng “chọn phe” của người Mỹ gốc Việt cũng tương tự người Mỹ gốc Cuba – những người hiểu rõ bộ mặt chế độ cộng sản. Yếu tố chống cộng cùng với yếu tố xây dựng sức mạnh cộng đồng địa phương đã kết hợp lại với nhau để tạo nên thiên hướng chính trị của người Mỹ gốc Việt và giúp giải thích được lý do tại sao họ đặt niềm tin vào phe Cộng hòa.

Trong một cuộc chạy đua vào Quốc hội ở Quận Cam vào mùa Thu 2022, Dân biểu Michelle Steel và đối thủ Dân chủ Jay Chen đều tăng cường chiến dịch vận động nhằm vào người gốc Việt dù cả hai đều không phải người gốc Việt. Michelle Steel là người gốc Hàn; và Chen gốc Đài Loan. Trong chiến dịch tranh cử, Michelle Steel gọi Chen là “cái thứ theo đuôi cộng sản” trong khi Chen khẳng định rằng ông chống cộng sản Trung Quốc đến cùng. Kết quả, Michelle Steel tái đắc cử.

California có số lượng người Mỹ gốc Việt đông nhất nước Mỹ. Tại Quận Cam, cộng đồng gốc Việt là khu vực bầu cử chính trị quan trọng đại diện cho tỷ lệ ngày càng tăng của các nhà lãnh đạo địa phương. Tất cả thành viên Hội đồng thành phố Westminster (trừ một người) đều theo Cộng hòa, kể cả thị trưởng Chi Charlie Nguyễn. Phó chủ tịch Hội đồng giám sát viên quận Cam và hai dân biểu tiểu bang cũng là “dân” Cộng hòa.

Với cộng đồng Quận Cam và đa số trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt nói chung, Donald Trump là tổng thống nhận được ủng hộ nhiều nhất trong lịch sử tổng thống Hoa Kỳ. Trong cuộc khảo sát năm 2022, gần một nửa số người Mỹ gốc Việt cho biết họ “khoái” Trump (47%) so với vỏn vẹn 29% trong cộng đồng người Mỹ gốc Á nói chung. Với nhiều người Mỹ gốc Việt, chỉ có Trump mới “tiêu diệt” được cộng sản và chỉ có Trump mới “đủ tầm” “đánh” Tập Cận Bình.

Tuy nhiên, khi ngày càng có nhiều người Mỹ trẻ gốc Việt đi bỏ phiếu, khuynh hướng chính trị của cộng đồng có thể thay đổi. Một số người cho biết họ đã vỡ mộng vì Trump và một số người khác bắt đầu nhận thấy rằng Biden không “hèn” như họ tưởng và không “bán nước” cho Trung Quốc như những gì những nhân vật bảo thủ cực đoan trong Cộng hòa từng rao rêu.

Trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt, giới trẻ và thành phần trí thức luôn có khuynh hướng ngả về Dân chủ. Ông bà nghị sĩ Mỹ nào muốn kiếm phiếu người Mỹ gốc Việt thì không bao giờ quên tiếp cận nhóm đối tượng này. Một cuộc khảo sát của Pew được cung cấp cho The Washington Post cho thấy, trong khi 68% cử tri người Mỹ gốc Việt từ 50 tuổi ủng hộ Cộng hòa thì 58% cử tri trẻ nghiêng về Dân chủ.

Vài nhân vật tham chính trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt, với màu áo Dân chủ, cũng đã đạt được thành công. Năm 2022, ông Hoan Huynh, thuộc Dân chủ, đã trở thành người Mỹ gốc Việt đầu tiên được bầu vào ghế dân biểu tiểu bang Illinois. Trong chiến dịch tranh cử, ông Hoan Huynh phát tài liệu vận động bằng tiếng Việt và tập trung vào các vấn đề kinh tế ảnh hưởng đến nhóm cử tri thuộc tầng lớp lao động cũng như chính sách trợ cấp các doanh nghiệp nhỏ. Ông Hoan Huynh, 33 tuổi, đến Mỹ với tư cách người tị nạn năm 1993, nói thêm rằng chiến dịch tranh cử của ông đã thu hút các cử tri người Việt thế hệ thứ nhất lớn tuổi, những người từng ủng hộ Trump vào năm 2016 và 2020 nhưng sau đó đã bỏ phiếu cho Dân chủ lần đầu tiên vào năm 2022.

User avatar
macco
Posts: 3542
Joined: Mon Jan 17, 2005 8:04 am

Re: Bình Luận Thời Sự

Post by macco »

Khi nào chiến tranh Ukraine kết thúc?
Lê Tây Sơn
19 tháng 7, 2023

Image
Tổng thống Nga Vladimir Putin (Getty Images)


Để trả lời câu hỏi này, tờ Wall Street Journal đã tìm đến một số chuyên gia về các vấn đề quốc tế. Sau đây là cảm nghĩ của họ.

Rafael Arbex-Murut, Khoa khoa học dữ liệu và thông tin Đại học California, Berkeley: Vladimir Putin cần phải ra đi

Cuộc chiến ở Ukraine là một phần trong kế hoạch chính trị của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Là một cựu điệp viên KGB, ông Putin được thúc đẩy bởi viễn cảnh khôi phục nước Nga như những gì ông tin là vinh quang của Liên Xô trước đây. Điều này giải thích cho việc ông sáp nhập Crimea năm 2014 và phát động cuộc xâm lược Ukraine năm 2022 mà ông gọi là “chiến dịch đặc biệt”.

Putin muốn khiêu khích phương Tây bằng cách mở rộng lãnh thổ và củng cố quyền lực của nước Nga, tất cả đều dưới chiêu bài “phi quân sự hóa” Ukraine, chống tân phát xít. Cuộc chiến ở Ukraine chỉ kết thúc khi Putin mất quyền lực. Sau khi ông ta ra đi, có thể Nga sẽ trở thành một quốc gia dân chủ nếu các biện pháp trừng phạt và phản đối chiến tranh phát huy tác dụng. Hoặc có thể một nhà chuyên quyền tham nhũng không kém sẽ thay thế ông Putin và giữ nguyên hệ thống chính trị hiện nay.

Nếu Yevgeny Prigozhin, lãnh đạo của Tập đoàn quân tư nhân Wagner thành công trong cuộc nổi loạn của mình, thì chúng ta có thể đã thấy chiến tranh kết thúc nhưng chế độ độc tài chính trị vẫn tiếp tục. Bất chấp điều đó, cơ sở ủng hộ Putin bắt đầu rạn nứt khi các công dân Nga và các nhân vật chính trị tuyên bố phản đối chế độ. Phương Tây cần tận dụng cơ hội bằng cách tiếp tục hỗ trợ Ukraine trên chiến trường và đấu trường quốc tế.

William Rampe, Khoa hành chính công Đại học Hamilton: Tùy thuộc vào Ukraine

Việc Ukraine bảo vệ lãnh thổ của mình là chính đáng. Người dân Ukraine xứng đáng được tôn vinh vì lòng dũng cảm và tình yêu đất nước. Nhưng nhận thức đó không làm cho chiến thắng của Ukraine và thất bại của Nga trở thành mối quan tâm sống còn của Hoa Kỳ. Mỹ cần xem xét lại các chính sách liên quan đến Ukraine, đặc biệt là cam kết viện trợ và mở rộng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (Council on Foreign Relations) vừa công bố báo cáo tổng viện trợ của Hoa Kỳ cho Ukraine đã vượt quá $76 tỷ, nhiều hơn gấp đôi so với những gì Liên minh Châu Âu (EU) đã cung cấp cho Ukraine cho cùng lý do tương tự và nhiều hơn năm lần tổng số tiền Hoa Kỳ đã chi trong những năm gần đây cho sáu nước nhận viện trợ xếp sau Ukraine. Dù vẫn còn thấp so với những gì cần thiết, nhưng chi tiêu ở quy mô này sẽ không nhận được sự ủng hộ của Quốc hội Hoa Kỳ mãi mãi.

Tổng thống Biden đã thể hiện sự mập mờ về địa chính trị khi gần đây ông cam kết chỉ chào đón Ukraine gia nhập NATO trong tương lai vì ngại khiêu khích Nga. Nhưng Nga có động cơ để kéo dài cuộc xung đột vô thời hạn cho đến khi chiến thắng. Tại sao cuộc chiến lại kết thúc khi Mỹ đã cam kết giữ Ukraine nằm ngoài NATO và phía bên kia vẫn tấn công? Một nước Nga suy yếu sẽ dẫn đến một thế giới an toàn hơn, nhưng mục tiêu này chỉ có thể đạt được thông qua các biện pháp trừng phạt mạnh tay và tăng cường sản xuất vũ khí để Ukraine có những thứ mà họ sử dụng khi cần.

Thông qua viện trợ quân sự nước ngoài, Hoa Kỳ có thể cung cấp cho Ukraine các khoản vay để mua vũ khí và sau đó sẽ thanh toán bằng các tài sản của Nga bị Hoa Kỳ và EU đóng băng. Chỉ Ukraine mới có thể quyết định xem họ muốn kết thúc chiến tranh bằng hòa giải hay chiến thắng. Việc chiếm lại Crimea chắc chắn là một khả năng, nhưng Ukraine sẽ cần quyết định xem làm như vậy có xứng đáng với cái giá phải trả hay không.
Image
Một cuộc biểu tình lên án Putin tại Brussels, Bỉ (ảnh: Thierry Monasse/Getty Images)

Stephen Tahbaz, Khoa chính trị, triết học và kinh tế Đại học Pennsylvania: Nghĩ về hình ảnh nước Mỹ

Hoa Kỳ đóng một vai trò quan trọng trong cuộc chiến của Nga với Ukraine. Trên mặt đất, sự an toàn mà người dân Ukraine có được là nhờ viện trợ của Hoa Kỳ. Các hệ thống phòng thủ trên không và mặt đất tiên tiến của chúng ta đã bảo vệ vô số phụ nữ và trẻ em để họ không sẽ bị pháo binh Nga bắn phá tàn nhẫn.

Ở cấp độ địa chính trị, bất kỳ dàn xếp nào không trả Crimea về cho Ukraine đều có vẻ không tốt như cuộc rút quân thảm khốc ở Afghanistan của Biden, trong đó vô số đồng minh bị bỏ lại phía sau, khiến Hoa Kỳ tỏ ra yếu thế trên trường quốc tế. Các đối thủ nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc, hiện nhìn về Ukraine như một phép thử đối với sức mạnh của Mỹ ở nước ngoài. Hãy để họ thấy một quốc gia quyết tâm thực hiện sứ mệnh bảo vệ tự do và bảo vệ các đồng minh của mình.

Eli Kravinsky, Khoa khoa học chính trị Đại học Haverford: Vấn đề thời gian

Những thất bại trong chiến dịch của Nga đã biến quân đội Nga thành một mớ hỗn độn không thể hòa giải với đội quân tư nhân và mở ra những rạn nứt giữa các chỉ huy Nga ngoài tiền tuyến và các lãnh đạo chính trị của họ. Cuộc đảo chính thất bại của Wagner vào tháng trước chỉ là ví dụ gần nhất về sự thoái hóa này nhưng sẽ không phải là cuối cùng. Ông Putin trước đây dựa vào sự lừa dối, chiến tranh kinh tế và áp dụng hạn chế lực lượng quân sự để đạt được mục tiêu của mình ở nước ngoài, nhưng chiến lược này không còn hiệu nghiệm vì đã đạt đến giới hạn.

NATO không có dấu hiệu giảm hỗ trợ cho Ukraine và châu Âu gần như đã hoàn toàn thoát khỏi sự phụ thuộc vào nhập khẩu năng lượng của Nga để chuyển sang nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng không phải của Nga. Nga về cơ bản đã trở thành một quốc gia bị bỏ rơi, như đã thấy gần đây trong bản cáo trạng của Tòa án Hình sự Quốc tế (International Criminal Court) đối với Putin. Ngay cả khi Ukraine phải đối mặt với những thất bại trong cuộc phản công, thời gian vẫn đứng về phía họ. Dù không thể đạt được một bước đột phá ấn tượng như mong muốn nhưng Ukraine cũng có thể giành chiến thắng bằng cách từ từ đẩy các lực lượng đang suy yếu và mất tinh thần của Nga quay trở lại đường biên giới thực sự của nước này vào năm 1991.

Sam Walhout, Khoa kinh tế Đại học Brown: Cuộc chiến bất tận

Cuộc chiến ở Ukraine sẽ không bao giờ kết thúc. Cuộc chiến có thể chấm dứt, các giải pháp ngoại giao có thể đạt được, nhưng chiến tranh kinh tế sẽ tiếp diễn. Máy bay không người lái, vệ tinh, hạn chế thương mại và trừng phạt kinh tế là những vũ khí cân não của chiến tranh hiện đại. Nga có thể tạm ngưng huy động xe tăng, nhưng tình trạng chiến tranh ở Đông Âu vẫn tiếp diễn chừng nào họ còn tranh giành quyền bá chủ tài chính thông qua các biện pháp thù địch.

Hoa Kỳ không tham chiến tích cực ở Ukraine, nhưng thông qua việc cho vay và cho thuê vật tư chiến tranh, nước Mỹ cũng đang chiến đấu. Viện trợ nước ngoài sẽ luôn sẵn sàng cho Ukraine, ngay cả khi chiến tranh kết thúc. Cuộc đấu tranh cho tự do và công lý sẽ không bao giờ có hồi kết. Và sẽ thật ngu ngốc nếu tin như thế.

User avatar
MatVit
Posts: 832
Joined: Fri Sep 02, 2011 9:18 pm

Re: Bình Luận Thời Sự

Post by MatVit »

Nga: Tiếp tục ném quân vào cỗ máy chiến tranh
Lê Tây Sơn
28 tháng 7, 2023

Image
Hoàn toàn tuyệt vọng trong việc xoay trở cục diện cuộc chiến Ukraine, Vladimir Putin vẫn lì lợm ném quân vào bãi lửa chiến trường (Getty Images)

Từ những khó khăn trên chiến trường đến chia rẽ nội bộ và chuẩn bị cho cuộc chiến tổng lực, cuộc xâm lược Ukraine của Nga hoàn toàn không có màu hồng như Vladimir Putin tuyên bố. Lãnh đạo Nga có vẻ đang chờ phép màu phản chiến tại Mỹ và cạn kiệt vũ khí của các nước phương Tây để “bất chiến tự nhiên thành”. Nhưng kỳ vọng là một chuyện, thực tế là chuyện khác!

Ukraine tăng cường tấn công và đạt được một số thắng lợi

Ngày 26 Tháng Bảy, các lực lượng Ukraine đã phát động một đợt phản công mới chống lại quân xâm lược Nga và tiến về phía Nam thành phố biển Orikhiv thuộc vùng Zaporizhzhia. Mục tiêu của Kyiv là tiến tới Biển Azov và cắt đứt cầu nối đất liền Nga với Crimea bị chiếm đóng, một đường dẫn quan trọng để di chuyển quân đội, thiết bị và vật tư của quân Nga vào Ukraine.

Các lực lượng Ukraine vẫn còn cách Orikhiv khoảng 60 dặm. Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Hanna Maliar xác nhận quân Ukraine đang tiến dần về hướng các thành phố ven biển Melitopol và Berdyansk, nhưng bà không cho biết họ đã di chuyển được bao xa. Cả phía Nga lẫn Ukraine đều thừa nhận có giao tranh dữ dội xung quanh thị trấn Robotyne, nhưng đưa ra cách giải thích khác nhau. Một quan chức Ukraine cho biết quân Ukraine đã chịu một số thương vong nhưng bác bỏ thông tin cho rằng các loạt pháo của Nga đã khiến họ phải rút lui.

Bộ Quốc phòng Ukraine cũng tuyên bố chặn đứng thành công các cuộc tấn công của Nga tại một số địa điểm dọc theo chiến tuyến dài 600 dặm và đã đạt được một số tiến bộ về lãnh thổ tại vùng Zaporizhzhia. Một quan chức Hoa Kỳ giấu tên bày tỏ sự thận trọng trong việc đánh giá các biến động mới chiến trường.

“Chúng tôi nhận thấy các dấu hiệu Ukraine tăng cường lực lượng ở khu vực Zaporizhzhia. Nhưng không rõ mục đích của động thái đó là gì – một quan chức giấu tên nói – Có thể các đơn vị được cử đến đó để thăm dò giúp thiết lập các điều kiện thuận lợi cho một trận chiến lớn hơn, hoặc tìm ra điểm yếu để phá hủy hệ thống phòng thủ của đối phương. Cũng có thể là chỉ là đợt thay quân cho những người lính đã kiệt sức sau cuộc chiến khó khăn chống lại các lực lượng Nga đang cố thủ. Không có dấu hiệu sắp có cuộc tổng tấn công” – dẫn lại từ The Washington Post.

Các cuộc giao tranh ác liệt, pháo binh và không kích đã được báo cáo suốt ngày ở vùng Zaporizhzhia và gần Bakhmut, Avdiivka ở phía Đông Ukraine. Vào tối 26 Tháng Bảy, Moscow đã tung ra một loạt cuộc tấn công bằng hoả tiễn (có cả bốn hoả tiễn đạn đạo siêu thanh Kinzhal) vào nhiều mục tiêu trên khắp Ukraine, gồm cả một sân bay ở khu vực Khmelnytskyi. Nhiều hoả tiễn bị đánh chặn.
Image
Bảng “quảng cáo” tuyển quân, Moscow ngày 12 Tháng Bảy 2023 (Getty Images)

Nga bắt giữ một nhà hoạt động cánh tả cộm cán

Trong một diễn biến khác, ngày 25 Tháng Bảy, Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) đã bắt giữ nhà xã hội học cánh tả Boris Kagarlitsky với cáo buộc “biện minh cho chủ nghĩa khủng bố” vì những bình luận của ông ta trên mạng xã hội vào Tháng Mười.

Đây là động thái mới nhất trong chiến dịch đàn áp mở rộng của chính phủ Tổng thống Vladimir Putin đối với những người bất đồng chính kiến. Là nhà bất đồng chính kiến Liên Xô cũ, một tác giả và nhà hoạt động theo chủ nghĩa Marx, Kagarlitsky đã bị chính quyền chuyển đến thành phố phía Bắc Syktyvkar, cách nhà ông ở Moscow hơn 800 dặm.

Ông bị giam trong nhà tù Lefortovo hơn một năm thời Tổng bí thư Leonid Brezhnev vì tội “tuyên truyền chống Liên Xô”. Năm 2007, ông thành lập nhóm chuyên gia cố vấn cánh tả, Viện Nghiên cứu Toàn cầu hóa và Các Phong trào Xã hội (Globalization Studies and Social Movements) tại Moscow.

Năm 2018, viện này bị Bộ Tư pháp Nga xếp vào danh sách “tác nhân nước ngoài”. Tháng Năm 2022, Kagarlitsky cũng bị gắn mác này. Kagarlitsky bị bắt sau khi cơ quan FSB phát hiện một bài đăng của ông trên mạng xã hội có ý biện minh cho chủ nghĩa khủng bố. Bài đăng liên quan đến một cuộc tấn công vào Cầu Crimean vào Tháng Mười và được diễn đạt cẩn thận để tránh vi phạm luật cấm chỉ trích chiến tranh khắc nghiệt nhưng cảnh báo việc cây cầu bị hư hại sẽ tạo ra các vấn đề về cung cấp quân sự.

Kagarlitsky thường lập luận rằng người Nga đang xa lánh chiến tranh do vỡ mộng trước tình trạng tham nhũng. Bị cấm bày tỏ ý kiến, họ rút lui vào thế giới cá nhân, tránh chính trị, phản đối chiến tranh và nói về cuộc xâm lược. Ông Sergei Markov, nhà phân tích nổi tiếng ủng hộ Điện Kremlin, gọi vụ bắt giữ là “một sai lầm chính trị thô thiển”.

Hãy để yên Kagarlitsky – Markov cảnh báo trên Telegram – Kagarlitsky có lẽ là chính trị gia Nga có ảnh hưởng nhất hôm nay và là chuyên gia của phe cánh tả trên thế giới. Điện Kremlin nên tích cực làm việc với ông ta chứ không nên bỏ tù. Bỏ tù ông ấy sẽ gây ra tổn hại lớn cho Nga hơn là có lợi.

Vụ bắt giữ làm nổi bật những rạn nứt ngày càng sâu sắc trong xã hội Nga khi Putin tiếp tục cuộc chiến của mình ở Ukraine bất chấp những dấu hiệu cho thấy quân đội của ông phần lớn bị bế tắc và đang dần thất thế trong bối cảnh Ukraine phản công dữ dội. Việc bắt giữ Kagarlitsky xảy ra sau vụ giam giữ vài ngày blogger dân tộc chủ nghĩa ủng hộ chiến tranh Igor Girkin. Bị cáo buộc thúc đẩy chủ nghĩa cực đoan, Girkin là nhân vật ủng hộ chiến tranh đầu tiên bị bắt theo luật cấm chỉ trích quân đội.

Tiếp tục thảy quân vào bãi lửa chiến trường

Về mặt nổi, Putin tự tin cuộc phản công của Ukraine đã “thất bại” và nguồn cung cấp vũ khí nhỏ giọt của phương Tây sẽ không thể giúp Ukraine chiến thắng. Nhưng đã có những dấu hiệu cho thấy quân đội Nga đang đối mặt với những thách thức khẩn cấp hơn về nhân sự khi các nhà lập pháp ở Moscow sắp thông qua luật mở rộng nghĩa vụ quân sự bắt buộc. Luật sẽ nâng độ tuổi tối đa nhập ngũ của nam giới từ 27 lên 30.

Nezavisimaya Gazeta, một tờ báo lớn của Nga, đưa tin: “Duma Quốc gia (Quốc hội Nga) đã ngửi thấy mùi của một cuộc chiến kéo dài”. Nhà lập pháp có ảnh hưởng Andrei Kartapolov, người đứng đầu Ủy ban quốc phòng tại Duma Quốc gia cho biết luật này được soạn thảo “cho một cuộc chiến lớn và cần tổng động viên. Và thực sự nó đã mang hơi thở của một cuộc chiến tổng lực”.

Đây là một dấu hiệu nữa cho thấy chế độ của Putin đang chuẩn bị cho một cuộc chiến kéo dài, tàn bạo và đẫm máu, với niềm tin rằng sự hỗ trợ quân sự của phương Tây cuối cùng sẽ tiêu tan khi áp lực chính trị quá sức chịu đụng. Trong sự bất đồng quan điểm ít thấy tại Duma Quốc gia, một số nhà lập pháp phản đối dự luật.

Viktor Bondarev, người đứng đầu Ủy ban quốc phòng có ảnh hưởng lớn ở Thượng viện, cho biết ông cảm thấy hoang mang trước sự thay đổi đột ngột này. Andrei Klishas, người đứng đầu ủy ban pháp lý của Thượng viện ủng hộ mạnh mẽ Bondarev và đặt câu hỏi về tính khẩn trương của dự luật. Những thay đổi được đề xuất đối với luật nghĩa vụ quân sự cho thấy Nga đang tiếp tục tăng quân để gửi tới Ukraine sau khi một chiến dịch tuyển mộ tích cực trong các nhà tù cho phép những người tù nhân được ân xá để đoái công chuộc tội trong tập đoàn quân tư nhân Wagner.

Ngày 24 Tháng Bảy, Putin đã ký một đạo luật tăng giới hạn tuổi cao nhất mà quân nhân dự bị từ 50 lên 55, và từ 55 lên 60 đối với sĩ quan giải ngũ, trong khi tuổi thọ trung bình của nam giới Nga là 67. Một luật khác cho phép các thống đốc Nga thành lập lực lượng dân quân và trang bị vũ khí cho họ “nhằm tăng cường bảo vệ trật tự và an toàn công cộng trong thời chiến”.

User avatar
nangchieu
Posts: 2060
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Re: Bình Luận Thời Sự

Post by nangchieu »

Nhật tăng cường củng cố hệ thống an ninh mạng quốc phòng
Lê Tây Sơn
8 tháng 8, 2023

Image
Fumio Kishida trong một chuyến công du Hoa Kỳ (ảnh: Andrew Burton/Getty Images)

Sau khi bị Trung Quốc (TQ) tấn công mạng quốc phòng cách đây ba năm, Tokyo đã tăng cường khả năng chống trả các cuộc tấn công mạng. Tuy nhiên, vẫn còn những lỗ hổng mà nếu không lấp đầy sẽ bị kẻ thù lợi dụng và làm chậm quá trình chia sẻ các thông tin nhạy cảm từ Ngũ Giác Đài.

Có nhiều lổ hổng an ninh cần lấp đầy

Vào mùa thu năm 2020, Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) có một phát hiện đáng sợ: Gián điệp mạng từ Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) đã xâm nhập vào các hệ thống máy tính phòng thủ nhạy cảm nhất của Nhật Bản, đồng minh chiến lược quan trọng nhất của Hoa Kỳ ở Đông Á.

Một cựu quan chức quân đội Mỹ, người biết về sự kiện này, nhớ lại: “Thật tồi tệ, điều chưa được nghe thấy trước đây!”. Từ đó, Tokyo đã thực hiện các bước đi cần thiết để tăng cường an toàn mạng điện toán quốc phòng. Vụ xâm nhập năm 2020 đáng lo ngại đến mức Tướng Paul Nakasone, người đứng đầu NSA và Bộ Tư lệnh Mạng Hoa Kỳ (US Cyber Command) lúc đó đã cùng Matthew Pottinger, Phó Cố vấn an ninh quốc gia của Toà Bạch Ốc bay đến Tokyo để thông báo cho bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản, và họ sắp xếp cuộc gặp trực tiếp với thủ tướng Nhật.


Phía Nhật Bản được thông báo vụ xâm nhập mạng là một trong những vụ tấn công gây thiệt hại nặng nề nhất trong lịch sử hiện đại của Nhật. Người Nhật sửng sốt. Lúc đó, Tổng thống Joe Biden và các quan chức chính quyền đang chuẩn bị quá trình chuyển đổi từ chính phủ Donald Trump. Các quan chức an ninh quốc gia cấp cao đã thông báo tóm tắt vụ việc cho cố vấn an ninh quốc gia sắp tới Jake Sullivan.

Đến đầu năm 2021, khi chính quyền Biden đã ổn định và các quan chức an ninh Mỹ nhận ra vụ tấn công mạng phòng thủ của Tokyo là rất nghiêm trọng, họ tìm cách gây áp lực với Nhật. Sau đó, với cam kết hỗ trợ của Mỹ, chính phủ Nhật công bố kế hoạch tăng cường an ninh mạng, tăng ngân sách an ninh mạng lên gấp 10 lần trong năm năm và tăng lực lượng an ninh mạng quốc phòng lên gấp bốn lần, với 4,000 người – The Washington Post cho biết.

Thời gian này, Bắc Kinh phô trương sức mạnh ở phía Tây Thái Bình Dương bằng cách bắn tên lửa đạn đạo vào vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản và dằn mặt Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi khi bà đến thăm Đài Loan.

TQ, vốn tự hào có đoàn quân tin tặc nhà nước lớn nhất thế giới ngày càng mở rộng năng lực chiến tranh mạng. Kể từ giữa năm 2021, chính phủ Hoa Kỳ và các công ty an ninh mạng phương Tây ghi nhận rằng TQ đã đẩy mạnh hoạt động tin tặc nhắm vào các cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc, giao thông vận tải, hệ thống điều khiển quan trọng của Mỹ ở Bắc Mỹ, đảo Guam và một số nơi khác ở Châu Á-Thái Bình Dương. Gần đây, khi chính quyền Biden cố gắng làm tan băng mối quan hệ với Bắc Kinh, các tin tặc TQ vẫn xâm nhập vào email của Bộ trưởng Thương mại Mỹ, Đại sứ Mỹ tại TQ và các nhà ngoại giao cấp cao khác.
Image
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin trong chuyến kinh lý Nhật đầu Tháng Sáu 2023 (ảnh: Franck Robichon / Pool/Anadolu Agency via Getty Images)

Trong thực tế đối đầu mới, Nhật Bản không còn kiên trì với học thuyết phòng thủ “lá chắn” mà bắt đầu phát triển khả năng phản công để có thể tấn công mọi mục tiêu ở TQ đại lục. Việc Nhật Bản mua tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ là để đáp ứng sự thay đổi tư duy này.


Đương kim Thủ tướng Fumio Kishida rất quan tâm đến việc tiếp tục kế hoạch do cố Thủ tướng Shinzo Abe phát động nhằm củng cố khả năng phòng thủ của Nhật Bản. Một chiến lược không gian mạng mới được bật đèn xanh, cả về tăng chi tiêu lẫn tăng nhân sự, đồng thời điều chỉnh các tiêu chuẩn an ninh mạng ngang bằng các tiêu chuẩn của Hoa Kỳ và quốc tế.

Nhật Bản thành lập Bộ Tư lệnh Mạng, giám sát hệ thống mạng 24/7 và liên tục phân tích rủi ro trong các hệ thống máy tính của quân đội để phát hiện sớm vấn đề. Nhật tăng cường đào tạo về an ninh mạng và phân bổ $7 tỷ trong năm năm để bảo đảm an ninh mạng. Noriyuki Shikata, thư ký báo chí nội các của Thủ tướng Kishida, nhấn mạnh trong một cuộc phỏng vấn: “Chính phủ Nhật có tham vọng tăng cường khả năng ứng phó an ninh mạng ngang bằng hoặc vượt qua khả năng của các nước phương Tây hàng đầu”. Mục tiêu đó cùng với “phòng thủ mạng tích cực” (tấn công lấy cắp dữ liệu để phòng thủ) đã được ghi trong chiến lược an ninh quốc gia mới của Nhật Bản.

Người Nhật từng thờ ơ với việc xây dựng bức tường an ninh cho hệ thống mạng

Trong nhiều năm trước khi Trung Quốc táo bạo tấn công mạng phòng thủ của mình, Nhật Bản được coi là một con tàu có nhiều lỗ thủng tình báo. Trong Chiến tranh Lạnh, các đặc vụ Liên Xô đã dùng các chiến thuật lỗi thời, lợi dụng thú vui thích ăn, uống, tiền và đánh bạc của một số người Nhật để mua chuộc nhà báo, chính trị gia và cả điệp viên Nhật.

Richard Samuels, nhà khoa học chính trị tại MIT, tác giả cuốn sách viết về lịch sử của cộng đồng tình báo Nhật Bản xuất bản năm 2022, nhận xét: “Liên Xô xem Nhật Bản là thiên đường gián điệp”. Khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, các quan chức Nhật Bản mới bắt đầu nhận thức được tầm quan trọng của việc thắt chặt thông tin tình báo.

Một năm trước thảm kịch 11/9 tại Mỹ, một báo cáo do nhóm chuyên gia cố vấn do Ngũ Giác Đài tài trợ (có cả hai chuyên gia chính sách đối ngoại Richard Armitage và Joseph Nye) lưu ý: “Bất chấp tầm quan trọng của liên minh Mỹ-Nhật, việc chia sẻ thông tin tình báo của Mỹ với Tokyo ít hơn nhiều so với các thành viên NATO. Trong khi Nhật Bản phải đối mặt với nhiều mối đe dọa đa dạng hơn và trách nhiệm quốc tế phức tạp hơn, việc phải có thông tin tình báo để hiểu rõ hơn nhu cầu an ninh quốc gia của mình là một đòi hỏi bắt buộc”.
Image
Lực lượng Phòng vệ Nhật trong một cuộc tập trận vào Tháng Năm 2023 (ảnh: Tomohiro Ohsumi/Getty Images)

Hơn bất kỳ nhà lãnh đạo chính trị hiện đại nào của Nhật Bản, (cố) Thủ tướng Abe là người mở đường cho cải cách an ninh ở Tokyo. Trong nhiệm kỳ thủ tướng thứ hai vào nửa đầu thập niên 2010, ông đã tạo ra những thay đổi quan trọng. Quốc hội Nhật đã thông qua luật bí mật nhà nước quy định các hình phạt nghiêm khắc đối với việc xử lý sai tài liệu và để lộ thông tin.

Abe thành lập một Hội đồng An ninh Quốc gia, mô phỏng một phần phiên bản của Hoa Kỳ để cố vấn cho thủ tướng. Các nhà hoạt động chống chiến tranh và tự do dân sự phản đối cải cách, cho rằng chúng vi phạm quyền riêng tư và bày tỏ lo ngại về lạm dụng an ninh quốc gia. Nhưng đến năm 2013, khi luật được thông qua, bối cảnh địa chính trị cũng thay đổi. Công chúng nhận ra rằng, trong hàng chục năm kiên trì với chủ thuyết phòng thủ, Nhật chỉ tạo cơ hội cho Bắc Kinh lấn lướt.

TQ từng đáp trả mạnh mẽ việc Nhật quốc hữu hóa quần đảo Senkaku bằng cách đưa vô số tàu cảnh sát biển và dân quân biển tràn ngập ngoài khơi quần đảo này. Ở Biển Đông, TQ biến các đảo san hô xa xôi thành các tiền đồn quân sự chỉ sau một đêm. Chủ tịch Tập Cận Bình đẩy mạnh hiện đại hóa quân đội trên quy mô lớn, trong khi Bắc Hàn tiếp tục các vụ thử hạt nhân đầy khiêu khích. Abe bị ám sát vào Tháng Bảy 2022 nhưng di sản của ông không mất mà còn được phát triển thêm. Trong thập niên qua, thái độ của người Nhật đối với TQ đã cứng rắn hơn: Ngày nay, phần lớn người Nhật có quan điểm không thiện cảm với chính phủ TQ, trong khi sự ủng hộ dành cho liên minh của Hoa Kỳ đang ở mức cao nhất mọi thời đại.

User avatar
phodem
Posts: 229
Joined: Sat Feb 26, 2011 4:00 am

Re: Bình Luận Thời Sự

Post by phodem »

Thời đại hỗn loạn của Putin – Nguy cơ nước Nga rối loạn
12/08/2023
Tatiana Stanovaya
Trịnh Khải Nguyên-Chương dịch

Lời người dịch: Càng ngày càng sa lầy tại cuộc chiến Ukraine, nội tình nước Nga theo đó ngày càng đen tối, trở nên phức tạp và hỗn loạn, nhất là sau vụ binh biến của nhóm lính đánh thuê Wagner. Tình trạng này có thể dẫn đến một tương lai bi thảm đen tối hơn nhiều cho nước Nga và hòa bình thế giới nếu các nhóm quyền lực theo dân tộc chủ nghĩa, cực đoan và cứng rắn lên nắm quyền. Đó là nhận định của tác giả Tatiana Stanovaya trong bài phân tích công phu dưới đây. Bà là Nghiên cứu viên cao cấp tại Trung tâm Á-Âu Carnegie Nga, đồng thời là sáng lập viên và giám đốc điều hành của công ty phân tích chính trị R.Politik.


***

Sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin phát động cuộc xâm lược Ukraine vào tháng 2 năm 2022, giới ưu đãi Nga đã hành động như thể cuộc chiến không thực sự thay đổi bất cứ điều gì trên mặt trận hậu phương. Ngay cả khi cuộc chiến sa lầy và phương Tây thắt chặt các biện pháp trừng phạt kinh tế, những người có quyền lực ở Moskva dường như vẫn tiếp tục như không hề có gì xảy ra. Tuy nhiên, kể từ mùa thu năm ngoái, mọi thứ trở nên phức tạp hơn một chút. Cuộc phản công thành công bất ngờ của Ukraine ở khu vực Kharkiv vào tháng 9 năm 2022 đã phơi bày lỗ hổng quân sự của Nga. Phản ứng trong giận dữ, Putin ban lệnh động viên bắt lính gây ra sự lo lắng to lớn cho xã hội, dù chỉ trong một thời gian ngắn. Sau đó vào tháng 10, một cuộc tấn công của Ukraine vào cây cầu eo biển Kerch đã khiến tuyến đường chính giữa Crimea và lục địa Nga chìm trong khói lửa. Sự kiện này hé mở cho thấy đường ranh đỏ của Điện Kremlin thực sự chẳng hề cố định; một sự kiện như thế chỉ vài tháng trước đó có thể xem là không thể nào chấp nhận được, nhưng đã không gây phản ứng cụ thể quyết liệt nào từ phía nhà nước Nga, khiến giới ưu đãi ngày càng có cảm giác rằng cuộc chiến có thể dội ngược trở lại trên lãnh thổ của chính họ.


Những tháng tiếp theo chỉ làm tăng áp lực. Mặt trận Ukraine mang lại rất ít tin tốt cho Điện Kremlin, ngoại trừ việc chiếm được thành phố Bakhmut vào tháng 5. Và trong lúc đó, một mặt trận mới mở ra trên sân nhà. Moskva bị tấn công bằng máy bay không người lái. Không rõ ai là kẻ chủ mưu những vụ tấn công này, nhưng nhiều phần họ là thành phần có liên hệ với các cơ quan an ninh Ukraine. Lực lượng bán quân sự cũng đột kích qua biên giới vào vùng Belgorod của Nga. Và gây sốc nhất là lực lượng của Yevgeny Prigozhin, lãnh tụ công ty quân sự tư nhân Wagner, đã phát động một cuộc binh biến vào tháng 6, chiếm giữ phần lớn thành phố Rostov-on-Don, gửi một đội quân chạy về phía Moskva, và thậm chí bắn rơi một số máy bay Nga, giết chết hơn chục phi công.


Cuộc nổi dậy của Prigozhin đã thu hút sự chú ý của thế giới, và gây xáo trộn sâu sắc đến giới ưu đãi của Moskva. Mặc dù một giải pháp nhanh chóng được thực hiện (trong một thỏa thuận do Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko làm trung gian một phần), nhiều người ở Moskva vẫn tỏ ra không hiểu nổi phương kế xử lý khủng hoảng của Putin. Một mặt, ông ta công khai và không tiếc lời lên án Prigozhin là “kẻ phản bội”, nhưng mặt khác, ông ta cho phép thủ lĩnh lính đánh thuê tự do di chuyển trong nước, thậm chí còn mời ông ta đến Điện Kremlin để đàm phán vào cuối tháng sáu.


Những sự kiện này chưa từng có bao giờ ở nước Nga vào thời buổi này. Tuy vậy, dường như nó không hề làm xáo trộn hiện trạng; mọi người tiếp tục cuộc sống như thể không có chuyện gì xảy ra. Một điều khá chắc chắn là các tướng lĩnh bây giờ dám mở lời phàn nàn một cách thẳng thắn hơn về thành phần chóp bu trong guồng máy quân sự. Nhưng tình hình chung trong quân đội vẫn ổn định, cho đến nay chính phủ và quân đội Nga chưa cải tổ hay bắt giữ bất kỳ quân nhân nào.


Nhưng đừng để bị lừa: mặt ngoài ra vẻ phục hồi trước những tin xấu, thờ ơ đối với các sự kiện đang diễn ra, tất cả chỉ là sự che giấu lừa dối. Điện Kremlin ngày càng gặp khó khăn trong việc che đậy những diễn biến không mấy tốt đẹp theo ý muốn. Chiến tranh đã bắt đầu thay đổi nước Nga, và những thay đổi sâu sắc trong nội bộ có thể đang diễn ra – trong chế độ của Putin, trong nhận thức của giới ưu đãi về Putin, và trong thái độ của công chúng đối với cuộc chiến. Thật vậy, chính sách quân sự hóa cuộc sống ở Nga đang trao quyền cho những kẻ theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan cứng rắn trong giới ưu đãi, làm lu mờ một hệ tư tưởng cũ kỹ mà công chúng Nga bắt đầu xem là ngày càng xa rời thực tế của cuộc chiến. Nhận thức về sự suy yếu của Putin càng làm bộc lộ những sai sót sâu xa của chế độ: chính quyền có thói quen đánh giá thấp những nguy cơ chính trị trong nước, bỏ qua những phát triển dài hạn để giải quyết những thách thức trước mắt, và chối bỏ trách nhiệm đối với những vụ việc ngày càng gia tăng trên lãnh thổ Nga liên quan đến cuộc chiến.


Cuộc binh biến của Prigozhin đẩy tình hình lên đến mức độ đáng ngại và có thể mở đường cho sự xuất hiện một nhà nước cực đoan, diều hâu và tàn bạo hơn. Các mối đe dọa đối với Điện Kremlin, chẳng hạn như cuộc nổi loạn của Wagner, và sự yếu kém của chính phủ, sẽ không nhất thiết khiến công chúng quay lưng lại với Putin và lật đổ chế độ. Thay vào đó, những diễn biến này đang biến nước Nga thành một thực thể kém gắn kết hơn rất nhiều, đầy mâu thuẫn và xung đột nội bộ, dễ thay đổi hơn và khiến người ta thiếu khả năng dự đoán. Với quá nhiều áp lực hướng nội, không gian tranh luận về cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine có thể được mở ra phần nào, ngay cả khi không dành cho những người bất đồng chính kiến. Nhưng ở trong nước, trật tự mà Putin cố công xây dựng bấy lâu sẽ trở nên hỗn loạn hơn, và thế giới sẽ phải đối đầu với một nước Nga nguy hiểm và khó lường hơn.


MỘT NHÀ NƯỚC YẾU KÉM


Trong những tháng dẫn đến cuộc nổi loạn của Prigozhin, Nga bất ngờ thấy chiến tranh lan vào cửa ngõ. Đầu tháng 5, chỉ vài ngày trước cuộc duyệt binh kỷ niệm Ngày Chiến Thắng hằng năm tại Quảng Trường Đỏ, các mục tiêu ở Moskva, bao gồm cả Điện Kremlin, đã bị máy bay không người lái tấn công. Sau đó, vào cuối tháng 5 và sang tháng 6, các nhóm bán quân sự liên kết với Ukraine đã tiến vào vùng Belgorod của Nga, gây hỗn loạn và chiếm giữ nhiều khu dân cư trong một thời gian ngắn. Các khu vực khác lân cận Ukraine cũng hứng chịu các đợt pháo kích liên tục. Phản ứng của Điện Kremlin đối với những sự kiện này là thụ động một cách đáng kinh ngạc; họ chỉ đơn giản tìm cách nhấn nút tắt tiếng. Thay vào đó, tin tức trên truyền hình và các “talk show” tập trung vào tính hiệu quả của hệ thống phòng không của Moskva và suốt ngày đêm rêu rao sự tàn bạo của người Ukraine và các “chủ nhân ông” phương Tây của họ. Với vài trường hợp ngoại lệ hiếm hoi, Putin hầu như không bình luận gì cả về những cuộc tấn công trên đất Nga này, ông ta giao trách nhiệm đó cho Bộ Quốc phòng. Việc Điện Kremlin có xu hướng lảng tránh các sự kiện gây sốc phù hợp với tính cách Putin nhìn cuộc chiến. Ông ta bám chặt niềm tin sâu sắc rằng người dân Nga bình thường tràn đầy lòng yêu nước, rằng vẫn có thể kiểm soát được giới ưu đãi, họ vẫn trung thành với nhà nước, rằng con đường dẫn đến chiến thắng ở Ukraine vẫn rộng mở và nền kinh tế Nga đủ mạnh mẽ để tồn tại cho đến ngày ông ta đạt được mục tiêu của mình. Do đó, các quan chức cấp cao trong guồng máy cai trị, vì nhận ra dấu hiệu từ thái độ tảng lờ không muốn gây hoảng sợ của Putin, nên họ tự thuyết phục bản thân rằng mọi thứ đều ổn và sự lo lắng của họ có thể còn có hại. Những nhân vật có thẩm quyền trong Điện Kremlin, khi nói chuyện riêng về tác động của cuộc chiến đối với sự ổn định chính trị, đã khoe khoang về khả năng ổn định chính trị của chính quyền, có người đưa ra lời cảnh báo thận trọng rằng tất cả sẽ ổn “nếu quân đội không làm chúng ta thất vọng.” Họ viện dẫn sự ủng hộ cao độ của công chúng đối với “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine và tỷ lệ ủng hộ mạnh mẽ đối với cả Putin lẫn nhà nước.


Điện Kremlin đã không tiên liệu được cuộc binh biến của Prigozhin, mặc dù sự bất mãn của ông ta trước đó ngày càng gia tăng. Thậm chí cho đến tận ngày 23 tháng 6, khi Prigozhin đã khởi động cuộc nổi loạn, nhiều nguồn tin thân cận với Điện Kremlin vẫn tiếp tục tin rằng không có gì đáng lo ngại đang xảy ra và Prigozhin vẫn hữu ích để đạt các mục tiêu chính trị nhất định, chẳng hạn như xoa dịu sự thất vọng của đám chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Thêm vào đó, nhiều quan chức tin chắc rằng những người thân cận với Putin trong Điện Kremlin đang giám sát Prigozhin và Wagner không đời nào dám thách thức nhà nước Nga. Sau đó, các báo cáo điện về mới cho thấy rõ là lực lượng Wagner đã chiếm giữ bản doanh quân khu chỉ huy chiến tranh Ukraine tại thành phố Rostov-on-Don, một nhóm binh lính Wagner đang tiến đến Moskva, và họ cũng bắn hạ hơn chục chiếc trực thăng.


Những sự kiện này làm hé lộ một sự thật nghiêm trọng: Putin đã đánh giá sai Prigozhin và sự phẫn nộ của ông ta, đã đánh giá thấp mối nguy hiểm gây ra từ một con buôn chuyên cung cấp thực phẩm trở thành chỉ huy trưởng lính đánh thuê, một kẻ lắm mồm, nay thế này mai thế khác, chẳng biết đâu lường được. Cuộc nổi loạn phần lớn là kết quả của sự thiếu quyết đoán trong hành động của Putin. Lập trường đứng ngoài và miễn cưỡng can thiệp vào cuộc xung đột đang leo thang giữa Prigozhin và hai quan chức quân sự cấp cao nhất của Nga –Sergey Shoigu, Bộ trưởng Quốc phòng và Valery Gerasimov, Tổng Tham mưu trưởng – đã góp phần châm ngòi cho cuộc nổi dậy. Cuộc nổi dậy không chỉ phơi bày những thất bại trong quản lý của Putin, sự vô trách nhiệm đã khiến Prigozhin cay đắng và nổi giận, mà còn cho thấy nhà nước đã tự bắn vào chân mình như thế nào. Dù sao chăng nữa, nhóm Wagner lớn mạnh thành một lực lượng chiến đấu với hàng chục nghìn binh sĩ là nhờ vào hàng tỷ đô la tài trợ của nhà nước, họ được ưu tiên tiếp cận các nguồn lực của nhà nước, và có liên hệ mật thiết với các quan chức cấp cao, những người sẵn sàng ủng hộ các hoạt động của họ.


Sau vụ nổi loạn, Điện Kremlin trở nên khó khăn hơn nhiều trong việc phóng chiếu hào quang của mình về khả năng kiểm soát, một năng lực chính trị vững chắc cũng có vẻ như bị nghi ngờ. Chỉ một tuần sau cuộc binh biến, Putin bất ngờ xuất hiện trước công chúng ở Dagestan. Nhân viên của ông ta không chuẩn bị cho sự kiện này và hành vi của Putin, có cả trò ôm hôn người trong đám đông, đã khiến nhiều người ở Điện Kremlin ngạc nhiên và được xem là bằng chứng cho thấy ông ta đang hành động theo cảm tính và bộc phát, nhằm tìm kiếm sự hỗ trợ đồng tình. Trước ống kính, ông ta giơ tay bế các em bé, bắt tay và chụp ảnh “selfie” với những người yêu mến ủng hộ. Cảnh tượng gây ngạc nhiên không ít vì Putin rất hiếm khi cho phép mình có những hành vi như vậy trong nhiều năm kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu. Mặc dù Putin có thể muốn thể hiện sự gần gũi của mình với những thường dân Nga sau cuộc binh biến của Prigozhin, nhưng nhiều nhà quan sát đã giải thích cảnh tượng này như một dấu hiệu cho thấy nhu cầu cấp thiết của ông ta muốn được người dân Nga yêu mến – một thước đo có lẽ để định vị cảm giác yếu đuối của chính ông ta.


Xử lý sai lầm chiến tranh, cộng thêm cuộc binh biến sau đó của Prigozhin, đã khiến chính quyền Nga tỏ ra vô trách nhiệm và nhà nước trở nên yếu kém. Các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái gây hoang mang trong dư luận về lý do tại sao các hệ thống phòng thủ của Nga lại kém hữu hiệu như vậy, khiến người dân Nga bình thường cũng như đám diều hâu ủng hộ cuộc chiến ở Ukraine đều nhận thức về sự yếu kém của nhà nước đã không đủ khả năng đảm bảo an toàn cho thủ đô (nói gì đến cả nước) và sự thất bại của chính quyền trong việc ngăn chặn quân địch xâm nhập lãnh thổ. Nhìn lướt qua các bình luận và diễn ngôn công khai trên mạng xã hội cho thấy dân Nga đang suy đoán về sự hiện diện có thể của những cảm tình viên Ukraine “trong chúng ta”, sẵn sàng “đâm sau lưng chúng ta”.


CÓ CÁI GÌ VỮA THỐI


Nhiều quan sát viên xưa nay quen xem chế độ Putin là sản phẩm một khế ước xã hội, trong đó nhà nước đảm bảo sự ổn định, và để đổi lại, người dân trao cho Kremlin quyền tự do đáng kể trong việc quản lý đời sống chính trị. Tuy nhiên, kể từ khi Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014, giá trị của sự ổn định trong nước đã bị bào mòn dần bởi nhu cầu sâu sắc hơn về an ninh địa chính trị – tức là sự bảo vệ an ninh từ khối phương Tây thù địch – đi kèm với sự bùng nổ của cảm tính dân tộc chủ nghĩa. Bây giờ, sau cuộc xâm lược Ukraine năm 2022, người Nga khao khát an ninh địa chính trị. Người dân trao cho Putin quyền đối phó với phương Tây – mà nhiều người Nga tin rằng trực tiếp đe dọa đến sự tồn vong của đất nước họ – ngay cả khi điều đó gây ra bất ổn trong nước do các biện pháp trừng phạt và đàn áp tàn bạo đối với những người theo chủ nghĩa tự do. Các cuộc thăm dò cho thấy kể từ khi chiến tranh bắt đầu, tỷ lệ người Nga công khai ngưỡng mộ Putin tăng từ 8% lên 19%, và 68% người Nga hiện nay nói rằng họ muốn ông ta tiếp tục làm tổng thống, một bước nhảy đáng kể so với 48% thời gian trước chiến tranh. Chiến tranh cũng làm tăng cường sức mạnh hỗ trợ cho tất cả các thiết chế nhà nước: nội các, thống đốc khu vực, nghị hội, và thậm chí cả đảng cầm quyền, đảng Nước Nga Thống Nhất (United Russia).


Nhưng sự thụ động của Putin trước các đe dọa quân sự nội bộ và lập trường tách rời sự kiện của ông ta có nguy cơ biến thành vấn đề lớn cho chế độ trong tương lai gần. Có những dấu hiệu cho thấy dân Nga, mặc dù ngày càng ủng hộ các thể chế nhà nước, đang trở nên bất mãn hơn nhiều về chính quyền. Họ bắt đầu nghi ngờ khả năng của giới cai trị trong việc làm tròn trách nhiệm của mình. Vào cuối tháng 5, một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái nhắm vào Rublyovka, một khu ngoại ô thượng lưu nổi tiếng ở Moskva, nơi có nhiều người Nga giàu có và có ảnh hưởng sinh sống. Trên mạng xã hội nhiều người tỏ ra không hoàn toàn lấy làm tiếc về vụ tấn công và cho rằng những kẻ giàu có và nắm quyền lực trong tay đáng nhận lãnh một hậu quả xấu nào đó. Rublyovka từ lâu đã là biểu tượng của giới thượng lưu ăn bám, giàu có, từ thời Yeltsin cho đến chế độ hiện tại. Nhiều blogger thuộc cả phe ủng hộ Điện Kremlin lẫn thường dân đều hy vọng rằng vụ tấn công sẽ là hồi chuông cảnh tỉnh đối với giới ưu đãi này, buộc họ phải tham gia nhiều hơn vào việc cứu vãn cuộc chiến với Ukraine và có phản ứng kiên quyết hơn trước các cuộc tấn công vào lãnh thổ Nga.


Sự trỗi dậy của Prigozhin phần nào có nguyên cớ bắt nguồn từ thái độ căm ghét giới ưu đãi của dân chúng. Ông ta được biết đến nhiều, trở nên nổi tiếng trong những tháng gần đây khi lực lượng của ông ta hoạt động ở Ukraine. Theo Trung tâm Levada, một công ty thăm dò độc lập của Nga, người Nga xem việc các chiến binh Wagner chiếm Bakhmut vào tháng 5 là sự kiện quan trọng nhất trong tháng đó. Một nghiên cứu của Romir, một nhóm thăm dò ý kiến khác, cho thấy chiến thắng của Wagner ở Bakhmut đã lần đầu tiên đưa Prigozhin vào danh sách năm chính trị gia được tín nhiệm nhất ở Nga, sau Putin, Ngoại trưởng Sergey Lavrov, Shoigu và Thủ tướng Mikhail Mishustin. Bước nhảy vọt của ông ta thật là ngoạn mục bởi vào đầu năm, Prigozhin chỉ được xếp hạng thứ 158 trong số các nhân vật chính trị đáng tin cậy của Nga.


Thường dân Nga cảm thấy chấn động bởi cuộc đối đầu thẳng thừng của Prigozhin với Bộ Quốc phòng, ông ta dám nói thẳng rằng quân lính của ông ta đang thiếu đạn chiến đấu. Công chúng xem ông ta là một chiến binh chống tham nhũng, một người dám thách thức giới ưu đãi hủ hóa. Một nhân chứng địa phương chứng kiến việc Wagner chiếm giữ Rostov-on-Don đã mô tả Prigozhin trong một bài đăng trên Facebook là “một người đàn ông bình thường, giản dị nhưng dám ăn thua đủ với bọn ăn trên ngồi trốc. (Chú thích của người dịch: Văn bản nguyên tác sử dụng thành ngữ “the fat cats of every stripe and color” ở đây được dịch thoát là “ăn trên ngồi trốc.”) Điều này giải thích lý do vì sao cư dân Rostov đã dành tình cảm nồng nhiệt chào mừng các chiến sĩ Wagner. Sự bất mãn đối với các nhóm quyền lực – “những con mèo mập ăn trên ngồi trốc” – ở mức độ nào đó giải thích việc Prigozhin dễ dàng kiểm soát thành phố. Cũng chính nhân chứng đó đã báo cáo rằng nhà nước hoàn toàn thụ động, không thấy bất cứ một hành động nào. Bà ta viết thêm: “Các tòa nhà của chính quyền tỉnh và thành phố vắng tanh. Trong nháy mắt, quân đội, trước đó tràn ngập thành phố, đột nhiên biến mất. FSB [Cơ quan An ninh Liên bang] tự dựng rào chắn đoạn vào núp bên trong, án binh bất động.” Việc che giấu những tin xấu đang trở nên khó khăn hơn đối với Điện Kremlin.


Nhiều quan sát viên phương Tây cho rằng những rắc rối quân sự này sẽ thúc đẩy giới ưu đãi và toàn xã hội khao khát tìm kiếm một giải pháp hòa bình. Thật là không may vì thực tế đen tối hơn nhiều: các tình huống đầy thách thức có xu hướng khiến Nga quyết tâm và tàn bạo hơn trong việc tiến hành chiến tranh và dẹp bỏ bất đồng chính kiến trong nước. Cuộc binh biến của Prigozhin không phải là sự từ chối chiến tranh, thay vào đó, nó có thể được hiểu là kết quả của sự không hài lòng với việc tiến hành chiến tranh không hiệu quả. Phản ứng đối với các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và các cuộc xâm nhập của lực lượng bán quân sự vào khu vực Belgorod có thể giúp ta có tầm nhìn trung thực hơn về vấn đề này. Theo cuộc thăm dò của Levada, những sự kiện đó chỉ khiến dân Nga ủng hộ cuộc chiến hơn, họ trở nên thù địch hơn với Ukraine, và lo lắng hơn về tương lai của “chiến dịch quân sự đặc biệt”. Sau các cuộc tấn công, công chúng Nga không hề yêu cầu phải bắt đầu một cuộc đàm phán hòa bình hay đòi Nga rút quân khỏi Ukraine, một quốc gia hơn bao giờ hết bị xem là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sự tồn tại của nước Nga. Theo cuộc thăm dò của Levada, trong những tháng gần đây, người Nga đã bắt đầu đi đến kết luận rằng cuộc chiến sẽ kéo dài. Vào tháng 5, 45% số người được hỏi cho biết họ tin rằng cuộc chiến sẽ kéo dài ít nhất hơn một năm nữa – tỷ lệ cao nhất kể từ khi cuộc xung đột bắt đầu (vào tháng 5 năm 2022, tỷ lệ này là 21%). Họ đang tìm cách thích nghi với thực tế đó và thu xếp đời sống bản thân cho những thời điểm khó khăn trước mặt; họ không đòi hỏi phải chấm dứt chiến tranh, tinh thần phản chiến bị đè nén, hoặc bị đàn áp hoàn toàn.


Nước Nga đang trở nên quyết tâm hơn trong cuộc chiến – không phải để theo đuổi tham vọng đế quốc mà xuất phát từ mối quan tâm ngày càng tuyệt vọng cho chính sự sống còn của mình. Theo một bài viết của tác giả Denis Volkov, giám đốc công ty thăm dò Levada, đăng trên tạp chí Forbes tiếng Nga, diễn giải kết quả các cuộc thăm dò gần đây, thì phe ủng hộ một “phản ứng kiên quyết” đối với kẻ thù đang có thêm người ủng hộ mới. Sau cuộc nổi dậy của Prigozhin, nhiều người Nga muốn thấy nhà nước táo bạo, quyết đoán, nhất quán và vững chắc hơn. Điều này được hỗ trợ bởi các cuộc thăm dò mới nhất của Levada vào cuối tháng 6, cho thấy sự thay đổi trong thái độ của người dân: cuộc binh biến đã dẫn đến sự suy giảm niềm tin, nhẹ hơn ở Shoigu, và rất đáng kể ở Prigozhin. Nói cách khác, cuộc nổi dậy của tay chỉ huy lính đánh thuê đã không truyền cảm hứng cho người Nga trong một quốc gia đang gặp khó khăn mà chỉ khiến họ sợ hãi trước một viễn ảnh bất ổn và hỗn loạn.


Cuộc binh biến và các sự kiện xảy ra trước đó cho thấy chế độ có thể kém kiên cường hơn nhiều so với vẻ bề ngoài của nó: một Điện Kremlin yếu ớt; một Putin tách biệt, thất bại trong việc giải quyết các xung đột nội bộ; một xã hội thất vọng đang bối rối trước phản ứng thờ ơ của nhà nước đối với những sự kiện trước đây không thể tưởng tượng được có thể xảy ra; giới ưu đãi đang run sợ, sẵn sàng bỏ chạy ngay giây phút chế độ sụp đổ (Điện Kremlin hiện đang tiến hành điều tra xem ai trong số các quan chức và giám đốc hàng đầu các tập đoàn nhà nước dám rời bỏ nhiệm sở ở Moskva trong cuộc binh biến của Prigozhin và tại sao); các cơ quan quân sự và an ninh, bị sốc sau cuộc binh biến, chắc chắn sẽ cố gắng vá víu các lỗ hổng và dập tắt các bất đồng chính kiến nội bộ ngày càng gia tăng trong hàng ngũ.


Putin, do bị tự mãn ru ngủ bởi niềm tin rằng mọi người vẫn yêu mến mình và giới ưu đãi trung thành với chế độ, có thể sẽ chẳng làm gì nhiều để ngăn chặn sự suy thoái này. Đồng thời, các cơ quan an ninh có thể sẽ tìm cách kiểm soát nhiều hơn và áp chế xã hội chặt chẽ hơn. Cùng nhau, những động thái này có thể dẫn đến sự thiếu nhất quán trong hành động của chính phủ, làm phức tạp thêm tình hình. Thay vì lật đổ chế độ, việc Prigozhin làm Điện Kremlin rúng động sẽ khiến chính quyền không chỉ đàn áp nhiều hơn, tàn bạo hơn mà còn khiến tình thế trở nên hỗn loạn và khó đoán hơn.


CON ĐƯỜNG CỨNG RẮN


Tình huống này hoàn toàn có lợi cho những kẻ chủ trương một đường lối cứng rắn, một phe phái bao gồm các cơ quan an ninh, những người bảo thủ diều hâu, phóng viên quân sự ủng hộ chiến tranh và các phát thanh viên truyền hình chống phương Tây triệt để. Họ ủng hộ việc siết chặt xã hội, săn lùng những kẻ phản bội và đặt đất nước vào tình trạng chiến tranh để tích lũy tất cả các nguồn lực cần thiết hầu giành được chiến thắng. Các điều kiện chính trị và xã hội hiện tại khiến chế độ hầu như không còn lựa chọn nào khác ngoài việc trở nên gắt gao hơn đối với các hoạt động đáng ngờ dù là nhỏ nhặt, chẳng hạn, bất kỳ đề xuất nào về sự cần thiết phải hòa giải với Ukraine đều bị quy chụp là phản động, nói gì đến việc công khai phản đối chiến tranh. Một phần đáng kể của xã hội Nga có thể sẽ ủng hộ và thậm chí hỗ trợ những cuộc đàn áp mới. Tâm trạng của công chúng đã trở nên bất mãn hơn đối với những thành phần đặc quyền, những người duy trì khoảng cách với chiến tranh, tiếp tục lối sống xa hoa và làm ăn như chẳng có gì xảy ra. Thờ ơ xa cách với cuộc chiến, thái độ đó đang ngày càng khó khăn hơn; ở khắp nơi, người Nga cảm thấy bị áp lực phải thể hiện lòng yêu nước của mình một cách rõ ràng.


Kể từ cuộc xâm lược, nhà nước Nga đã gạt các lực lượng phản chiến ra ngoài lề và không dành chỗ cho những nhân vật có tư tưởng tự do bằng cách đàn áp các cuộc biểu tình (lúc đầu không có quy mô lớn) và ban hành một loạt dự luật cấm các hoạt động phản chiến và chống chế độ. Sự đàn áp đó bên cạnh những hoạt động tuyên truyền cổ súy, đề cao lòng yêu nước, đã mở ra một không gian rộng lớn hơn cho đám diều hâu năng nổ, cứng rắn và táo bạo giành chỗ đứng trong sinh hoạt chính trị và đối thoại quốc gia. Một thế hệ diều hâu trẻ và táo bạo hơn có thể lên thay thế hệ cũ già nua có tư tưởng bảo thủ, bao gồm những nhân vật như Alexander Bastrykin, đứng đầu Ủy ban Điều tra, Sergei Naryshkin, đứng đầu Cơ quan Tình báo Nước ngoài ­và Nikolai Patrushev, bí thư Hội đồng An ninh, cũng như các nhân vật như Dmitry Medvedev, cựu tổng thống và hiện là phó chủ tịch Hội đồng An ninh, và Vyacheslav Volodin, chủ tịch Nghị hội Duma Quốc gia. Hệ tư tưởng bảo thủ giúp nuôi dưỡng và thúc đẩy “Chủ nghĩa Putin”, tức là các ý thức về dân tộc chủ nghĩa, bài phương Tây, bài chủ nghĩa tự do, nhấn mạnh đến các giá trị truyền thống như tầm quan trọng của gia đình, con cái, các mối ràng buộc tinh thần và ưu tiên cho lợi ích nhà nước, đặt nhà nước lên trên cá nhân. Đám lãnh đạo này góp phần tạo nên bầu khí quyển sôi sục thúc đẩy cuộc xâm lược Ukraine của Putin. Nhưng cuộc chiến kéo dài đã tước đi tính độc đáo về chính trị của họ, biến toàn bộ xu hướng chính trị trở nên bảo thủ và cứng rắn.


Tồi tệ hơn, phe cũ giờ đây có rất ít điều để nói về thực tế thời chiến, họ không biết chắc cuộc chiến sẽ đi về đâu, trong lúc viện trợ quân sự của phương Tây cho Kyiv đổ ào ạt xuống chiến trường, họ cũng hoàn toàn không có bất kỳ một chiến lược rút lui phù hợp nào, một tương lai ảm đạm hiện ra trước mắt. Các lãnh tụ như Medvedev và Patrushev, những người từ lâu thúc đẩy chính sách đối đầu chống phương Tây và hết lòng bảo vệ luận điệu của chế độ Putin, giờ đây trong mắt đám diều hâu hiếu chiến, là những kẻ bị đánh văng ra khỏi thực tế – về cả thể chất lẫn trí tuệ – họ bị xem là xa rời bản chất của cuộc chiến, ngay cả khi họ vẫn là những nhân vật cấp cao thân cận với Putin.


Một khi ngôi sao của họ suy tàn, một thế hệ diều hâu mới đang trỗi dậy. Trong số những diều hâu mới này là các nhà kỹ trị (chú thích của người dịch: kỹ trị, tạm dịch từ thuật ngữ technocrat, tức là những nhà chuyên môn trong guồng máy cai trị) trẻ tuổi của ngày hôm qua, chẳng hạn như trưởng cố vấn chính sách đối nội của Putin, Sergei Kiriyenko, người hiện đang phụ trách bốn khu vực của Ukraine mà Moskva tuyên bố sáp nhập vào mùa thu năm ngoái, hoặc Marat Khusnullin, phó thủ tướng được giao nhiệm vụ giám sát việc tái thiết các vùng lãnh thổ Ukraine bị phá hủy hiện do Nga kiểm soát. Các quan chức này dành nhiều thời gian ở các khu vực bị chiếm đóng, bất chấp nguy hiểm cho cá nhân, qua đó thể hiện lòng dũng cảm và sự siêng năng hành động trước Putin và giới ưu đãi nói chung. Đám diều hâu mới còn bao gồm các tập sự viên tham dự vào các vấn đề quân sự, những người đang theo dõi sát sao diễn biến của cuộc chiến và đã trở thành nguồn thông tin quan trọng đối với nhiều người Nga về chiến cuộc. Ngược lại, các quan chức như Patrushev không ngừng nói về mưu đồ thâm độc của người Anglo-Saxon nhằm chiếm cứ lãnh thổ Nga và đưa ra những thuyết âm mưu hoang tưởng (ví dụ, quan chức Hoa Kỳ có những kế hoạch định cư người Mỹ ở Nga và Ukraine trong trường hợp xảy ra thảm họa núi lửa phun trào tại Công viên quốc gia Yellowstone).


Tuy nhiên, một số thành viên cấp cao của chế độ hiện hành được hưởng lợi từ sự chuyển hướng diều hâu – đáng chú ý là Shoigu, Bộ trưởng Quốc phòng, và Viktor Zolotov, đứng đầu lực lượng quân sự nội địa của Rosgvardia. Họ có thể trở thành những người hưởng lợi chính xuất phát từ cuộc nổi dậy của Prigozhin: Zolotov giờ đây có thể dễ dàng tăng cường lực lượng của Rosgvardia để đối phó với các sự kiện như cuộc binh biến của Prigozhin, và Shoigu có thể sử dụng cuộc nổi dậy như một cơ hội để thanh trừng các đối thủ nội bộ trong quân đội. Không giống như những ý thức hệ bàn giấy, những lãnh tụ này có thể tiếp cận trực tiếp các nguồn lực và lực lượng hành chính để thay đổi thực tế và thể hiện quyền lực thực sự. Nói một cách đơn giản, Medvedev có thể viết thêm một bài viết đanh thép trên ứng dụng truyền thông xã hội Telegram, và Patrushev có thể thực hiện cuộc phỏng vấn thứ một trăm của ông ta về bọn đế quốc Mỹ hiểm ác, nhưng Shoigu và Zolotov có thể sử dụng sức mạnh thực sự để đối phó với những thách thức và chứng minh cho Putin thấy rằng sự hiện diện của họ là không thể thiếu (ngay cả khi Shoigu, với tư cách là Bộ trưởng Quốc phòng, vẫn phải chịu trách nhiệm về rất nhiều những thất bại quân sự năm ngoái).


Cuộc đụng độ của phe diều hâu, cũ và mới, sẽ định hình phản ứng của Nga đối với cuộc chiến ở Ukraine và các vấn đề trong nước. Chế độ càng phải đối mặt với nhiều thách thức, nó càng nhanh chóng phát triển thành cái gì đó đen tối hơn. Công chúng Nga ngày càng tuyệt vọng, chống phương Tây và chống Ukraine, giới ưu đãi Nga ngày càng trở nên lo lắng và xào xáo lẫn nhau. Hầu hết các quan chức cấp cao, doanh nhân và chính trị gia hy vọng chiến tranh kết thúc, họ chờ đợi ngày đó, nhưng giờ đây họ thấy mình là con tin cho tham vọng của Putin. Các phe nhóm mạnh công khai lộ bộ mặt diều hâu như bộ chỉ huy quân sự hay cái-gọi-là Chekist trong cơ quan an ninh quốc gia sẽ cố gắng đảm bảo trật tự, đặc biệt là sau cuộc binh biến của Prigozhin, để tăng cường khả năng của chế độ trong việc chịu đựng chiến tranh, tránh thất bại và nhất là ngăn chặn một cuộc binh biến khác trong tương lai. Tất cả những động thái này sẽ diễn ra trong một bối cảnh, trong đó khả năng lãnh đạo của Putin đang suy yếu, một yếu tố góp phần làm cho chế độ trở nên hỗn loạn, bừa bãi hơn, nơi sự kèn cựa và hiềm khích nội bộ trở nên gay gắt hơn.


Trên thực tế, Putin và những thuộc hạ cũ thân cận với ông ta, chẳng hạn như Patrushev, theo một nghĩa nào đó đang trở nên lỗi thời, tư tưởng của họ không còn phù hợp với cảm nghĩ của giới ưu đãi đối với Ukraine và phương Tây. Bất luận giới ưu đãi trở nên bảo thủ và diều hâu như thế nào, họ vẫn thực dụng hơn Putin. Họ ít bị ám ảnh bởi khái niệm “cứu” người Ukraine, và không cùng một suy nghĩ như Putin, họ không cho rằng Kyiv chắc chắn sẽ thua trận. Họ cũng có tầm hiểu biết chính xác hơn về năng lực tiến hành chiến tranh của Nga. Và nhiều người thấy rằng xu hướng phớt lờ những hồi chuông cảnh báo của Putin là không thể hiểu nổi. Đó là lý do tại sao phe chủ chiến đang kêu gọi cải cách triệt để để thiết lập một chế độ độc tài quân phiệt. Đó là lý do tại sao ngay cả Prigozhin cũng giành được sự chú ý và tầm nhìn đáng kể. Ông ta ủng hộ một chiến lược khác và đưa ra lập luận về sự cần thiết phải sử dụng tất cả các nguồn lực tài chính, kinh tế và xã hội để củng cố và tăng cường sức mạnh quân sự. Trong khi đó, không ai nghiêm túc xem xét hoặc thảo luận về một kết thúc ngoại giao cho chiến tranh: một điều chắc chắn nhiều người Nga xem như mối đe dọa cá nhân, bởi vì các tội ác chiến tranh mà đất nước họ gây ra, trách nhiệm toàn bộ giới ưu đãi hiện đang gánh chịu đối với các vụ tàn sát dã man ở Ukraine.


ĐI TRỆCH RA NGOÀI KỊCH BẢN


Hệ thống điều hành việc cai trị đã bắt đầu học hỏi cách hoạt động độc lập với Putin, mặc dù nó vẫn chưa thực sự phản ánh cảm tính chống Putin hoặc một phe đối lập chính trị đang nổi lên. Nó phản ánh nhận thức về những bất cập trong việc Putin đã không thèm đếm xỉa các mối đe dọa thực sự đối với chế độ. Bởi hoàn toàn đánh giá thấp quá trình cực đoan hóa của Prigozhin và xung đột gia tăng giữa Wagner với quân đội, Putin đã trở thành một lãnh tụ già nua đang bắt đầu chùn bước theo những cách mà trước đây ông ta chưa bao giờ để lộ. Ngay cả những tính toán sai lầm dẫn đến quyết định chống lại Ukraine cũng không được xem là nghiêm trọng như sự mất kiểm soát hoàn toàn tạo điều kiện cho cuộc nổi dậy của Prigozhin. Putin đã tỏ ra yếu thế hơn sau khi dễ dàng bỏ qua, không buộc tội Prigozhin, không đòi công lý cho vụ bắn chết hơn chục phi công trong cuộc binh biến. Một công ty quân sự tư nhân được tài trợ với một kinh phí khổng lồ dám tấn công nhà nước mà lại không bị trừng phạt, quả thực Putin đã để lộ điểm yếu của mình. Các phe phái khác không bỏ lỡ cơ hội thâm nhập ngay vào không gian được mở ra bởi sự yếu kém đó. Putin có thể trở thành một công cụ trong tay đám diều hâu mới, những kẻ năng động và thực dụng hơn, đang nhanh chóng học cách tận dụng cảm xúc và giáo điều của ông tổng thống để tìm lợi thế cho họ. Họ trở nên khôn ngoan hơn trong việc không chỉ xu phụ Putin mà còn tích cực hạn chế những gì ông ta biết bằng cách cung cấp cho ông ta những báo cáo tâng bốc về lòng yêu nước của dân chúng, vô số tài liệu về sự suy tàn của phương Tây và những câu chuyện về lòng khao khát được giải phóng của người Ukraine. Họ mô tả một thế giới đang háo hức chờ đợi Nga đảo ngược trật tự thế giới hiện tại. Vài năm trước đây, tay chân của Putin chủ yếu tìm cách tránh làm ông ta bực mình, điển hình là khi ông ta nhận được tin không vui. Giờ đây, họ đang mài giũa kỹ năng trong việc vo tròn bóp méo tâm trạng của Putin, bằng cách hướng sự tức giận của ông ta sang đối thủ của mình hoặc bằng cách tạo lạc quan cho ông ta khi điều đó có lợi cho họ. Việc duy trì các quan điểm cực đoan chống phương Tây và chống Ukraine có thể giúp phe diều hâu mới đạt được các mục tiêu chính trị của họ, một chế độ cực đoan khiến nhà nước trở nên khắc nghiệt hơn nhiều đối với kẻ thù của họ trong nước. Nhưng một chính phủ thiếu sự lãnh đạo chính trị vững chắc, không có viễn kiến chiến lược và sự gắn kết sẽ ít có khả năng tư duy chiến lược và thống nhất về các ưu tiên dài hạn. Các phe phái trong chính phủ sẽ tập trung chủ yếu vào việc lấn lướt lẫn nhau và thúc đẩy các lợi ích hạn hẹp của họ.


Trái ngược với những gì các phân tích viên dự đoán sẽ xảy ra sau cuộc nổi dậy của Prigozhin – như củng cố quyền lực, giải tán các lực lượng dân quân tư nhân và thống nhất toàn bộ các nhóm vũ trang Nga thành một thứ gì đó có sự phối hợp chặt chẽ – điều hoàn toàn trái ngược lại có thể xảy ra. Dmitry Mironov, cựu cận vệ và phụ tá có ảnh hưởng lớn của Putin, hồi tháng 6 đề xuất việc chính thức hóa các đơn vị binh sĩ trong đoàn võ trang mang danh hiệu là Cossacks, một động thái có thể chọc giận Shoigu vì Bộ Quốc phòng vốn luôn cảnh giác sự gia tăng của các nhóm quân sự tự trị. Điện Kremlin cũng thảo luận về việc tách lực lượng biên phòng ra khỏi FSB; Rosgvardia tìm cách mua vũ khí nặng và sáp nhập lực lượng bổ sung từ Bộ Nội vụ; các cuộc thanh trừng trong quân đội cộng với những thất bại quân sự có thể xảy ra trên mặt trận Ukraine có thể châm ngòi cho các cuộc chống đối ở địa phương chống lại quân đội. Nhiều người đoán Wagner sẽ bị giải tán sau cuộc nổi dậy; thay vào đó, có vẻ như Putin sẽ cho phép lực lượng lính đánh thuê này tiếp tục hoạt động dưới quyền chỉ huy của Aleksei Troshev, người kế nhiệm Prigozhin. Nói cách khác, thay vì tập trung lại, các lực lượng an ninh có thể bị phân mảnh hơn nữa, với các phe phái đối địch tranh giành các đặc quyền và quyền lực mới.


Tuy nhiên, cùng lúc đó, giai cấp chính trị đang chuyển sự chú ý của mình vào bên trong để giải quyết những thiếu sót và thất bại của chính đất nước mà cuộc nổi dậy của Prigozhin phơi bày, thay vì tập trung vào sứ mệnh lịch sử của Putin là giải phóng Ukraine. Chiến tranh càng sa lầy càng có nhiều đại biểu, bình luận gia, thượng nghị sĩ và blogger nổi tiếng tìm cách vạch rõ các khiếm khuyết trong nước mà họ cho là nguyên nhân khiến Nga tiến hành chiến tranh kém hiệu quả. Sự hướng nội này có thể dẫn đến một sách lược thực tế hơn đối với cuộc chiến Ukraine ngay cả khi nó có thể khiến nhà nước trở nên tàn nhẫn hơn nhiều đối với chính công dân của mình.


Chiến tranh đã khiến nước Nga lâm vào một tình huống cực kỳ bất định. Thường dân Nga dường như vẫn ủng hộ chiến tranh và ủng hộ Putin, nhưng họ đang trở nên thất vọng, dần dà tỏ ra mất kiên nhẫn với giới ưu đãi, và ngày càng cảm thấy bị tổn thương trước những hành động vụng về (đôi khi chẳng hành động gì) của nhà cầm quyền. Putin có thể vẫn có tỷ lệ ủng hộ cao, nhưng điều đó chỉ là chiếc mặt nạ che giấu sự bấp bênh ngày càng gia tăng, sự quan ngại của xã hội và (cho đến nay chưa thấy rõ) sự bất mãn không biết trút vào đâu về diễn biến của các sự kiện. Những nguy cơ chính trị thực sự đối với chế độ có thể xuất hiện dưới hình thức những nhân vật ủng hộ Putin và có vẻ trung thành với chế độ (như Prigozhin đã từng) nhưng những người này, theo thời gian, có thể tạo ra những vấn đề nghiêm trọng.


Trong tương lai gần, Điện Kremlin sẽ cùng lúc phải vật lộn với các áp lực nội bộ khác nhau: một cuộc khủng hoảng sâu sắc về sự lãnh đạo của Putin, sự thiếu trách nhiệm chính trị ngày càng tăng, phản ứng ngày càng kém hiệu quả của chính quyền đối với những thách thức mới, sự chia rẽ ngày càng gia tăng trong giới ưu đãi và một xã hội càng ngày càng tỏ ra chống đối nhà cầm quyền.


Nếu trước đây, các vấn đề đối nội là thứ yếu, phải nhường ưu tiên cho quân sự, thì bây giờ điều ngược lại có thể trở thành sự thật. Chiến tranh có thể trở thành bối cảnh cho những thách thức cấp bách hơn trong nước. Nội bộ, tương lai của Nga có vẻ ảm đạm, đánh dấu bằng sự chia rẽ ngày càng lớn trong giới ưu đãi, ảnh hưởng ngày càng thu hẹp của Putin, và một chế độ mang nặng tính ý thức hệ và khắc nghiệt hơn, trong đó các cơ quan an ninh đóng vai trò nổi bật hơn. Những thay đổi này sẽ khiến các hành động địa chính trị của Nga trở nên khó dự đoán, thậm chí mâu thuẫn với nhau, khi Điện Kremlin phản ứng trước các tình huống chuyển biến thay vì tuân thủ theo các ưu tiên và định hướng chiến lược của mình. Putin xem cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine là một sứ mệnh cho ông ta hoàn tất một kịch bản lịch sử. Thay vào đó, cuộc chiến đã khiến nước Nga vấp phải những điều bất trắc trong một thế giới cực kỳ bất định.

– Tatiana Stanovaya
(Tạp chí Foreign Affairs, 8/8/2023)
Trịnh Khải Nguyên-Chương dịch

Post Reply