Bình Luận Thời Sự

Những đề tài nóng của Thời Sự. Các bài viết lượm nhặt trên Net ở nơi đây chỉ dùng để tham khảo không phải là chính kiến riêng của nhóm phụ trách.

Moderators: CayQueo, phu_de

Post Reply
User avatar
saohom
Posts: 2212
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Re: Bình Luận Thời Sự

Post by saohom »

Đảng CSVN, con chốt hèn trong bàn cờ chế ngự Bá Quyền Trung Quốc tại Biển Đông
Đào Tăng Dực
26-8-2023

Thứ Sáu ngày 18-8-2023, một biến cố quan trọng xảy ra. Đó là cuộc họp thượng đỉnh giữa 3 nguyên thủ quốc gia tại Camp David, nơi nghỉ mát truyền thống của các tổng thống Hoa Kỳ.

Thật vậy Tổng thống Joe Biden, Thủ Tướng Nhật Fumio Kishida và Tổng thống Nam Hàn Yun Suk Yeol đã tham dự thượng đỉnh này và kết quả là một kết hợp tay ba trên nền tảng một số nguyên tắc gọi chung là “Những Nguyên Tắc Camp David” (David Camp Principles), bao gồm nhiều vấn đề, từ quốc tế công pháp, nhân quyền, đến thay đổi khí hậu. Trong số đó, các nguyên tắc sau đây có tính chiến lược tại Biển Nhật Bản, Biển Hoa Đông và Biển Đông, khi cả 3 quốc gia cùng chủ trương:


1. Một khu vực Ấn Độ- Thái Bình Dương đặt nền tảng trên quốc tế công pháp và những bản giá trị chung, chống lại tất cả mọi tác động thay đổi hiện trạng bằng bạo lực hay sự cưỡng ép.

2. Ủng hộ và hợp tác với các quốc gia thuộc khối ASEAN trong khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương

3. Hợp tác chặc chẽ với các đảo quốc Thái Bình Dương và Diễn Đàn các Đảo Thái Bình Dương (Pacific Islands Forum) trên nền tảng tương kính.

4. Quyết tâm phi nguyên tử hóa bán đảo Triều Tiên và ủng hộ một bán đảo thống nhất tự do và hòa bình.


5. Bất cứ tranh chấp nào giữa CSTQ và Đài Loan đều phải giải quyết trong tinh thần bất bạo động.

Trước hết, trên bề mặt, sự liên minh giữa Hoa Kỳ, Nhật Bản và Nam Hàn nhằm đối phó với sự hung hăng của CS Bắc Hàn, nhưng trên thực tế, sự tái võ trang của Nhật Bản, sự tăng cường quốc phòng của Nam Hàn và sự xoay trục sang Á Châu của Hoa Kỳ, nhằm vào chính CSTQ.

Cần ghi nhận rằng, tuy chỉ là một bản công bố nguyên tắc chung giữa ba cường quốc hàng đầu về kinh tế và quân sự, nhưng trong bản chất bao gồm một cường quốc thứ tư, đó là đảo quốc Đài Loan. Khi bao gồm Đài Loan trong phương trình thì cánh cửa ra Thái Bình Dương của TQ hầu như bị khống chế 90%. Lý do là vì Nam Hàn đã là một pháo đài của thế giới tự do, chọc sâu vào các khu kỹ nghệ phía Đông Bắc TQ. Quần đảo Nhật Bản trải dài từ Hokkaido ngoài khơi Nga Sô và Bắc TQ, kéo dài đến những chuỗi đảo nhỏ như những pháo đài nổi, thuộc chủ quyền Nhật Bản, cách xa Đài Loan chỉ 100 cây số.

Hậu quả là TQ bị bao vây chiến lược, không còn đường thông ra Thái Bình Dương nếu tình trạng chiến tranh xảy ra.


Hy vọng còn lại duy nhất của CSTQ là từ đảo Hải Nam, đi xuống Biển Đông nhưng cũng không dễ gì thoát ra Ấn Độ Dương. Nơi đây, khối ASEAN đóng vai trò chiến lược và trội nhất là Việt Nam với vị trí nhìn trực tiếp ra Biển Đông của mình. Nếu Việt Nam đứng về phía Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nam Hàn và Đài Loan, thì trong tình trạng chiến tranh, CSTQ hầu như bị bao vây trọn vẹn.

Tại đây, một biến cố thứ nhì có thể xảy ra. Cũng ngày 18 tháng 8, 2023, hãng tin Reuters loan tin rằng Tổng thống Joe Biden, khi thăm Việt Nam vào trung tuần tháng 9 sẽ ký một Hiệp Ước Hợp Tác Chiến Lược (Strategic Partnership Agreement) nâng cấp quan hệ ngoại giao, xây dựng kỷ nghệ cấp cao, kỹ nghệ bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, hợp tác quân sự và mua vũ khí của Hoa Kỳ.

Tuy nhiên về phía Việt Nam, rất ít tin tức được thừa nhận về hiệp ước này. Tại sao CSVN lại câm như hến trước một tin quan trọng như thế? Có một số lý do như sau:

a. Có thể lãnh đạo của họ đang âm thầm giải thích hoặc lạy lục quan thầy tại Bắc Kinh, hoặc

b. Có thể vào giờ phút chót, dưới áp lực của Bắc Kinh, họ sẽ không xúc tiến hiệp ước với Hoa Kỳ, hoặc

c. Có thể tầm mức hợp tác sẽ hạ cấp để làm vừa lòng đàn anh Bắc Kinh

Tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp hiệp ước này xúc tiến thì sự đóng góp của CSVN sẽ không đáng kể. Một là vì phe thân CS Trung Quốc còn rất mạnh trong nội bộ đảng. Hai là vì sau khi đánh mất nhiều cơ hội canh tân và dân chủ hóa đất nước sau năm 1975 và sau khi CS Liên Xô sụp đổ hồi thập niên 90, cả kinh tế và khả năng quân sự của Việt Nam tụt hậu thê thảm so với Nam Hàn, một quốc gia Đông Á khác với bàn tay và khối óc tương tự như dân Việt.

Nếu không có sự ra đời của đảng CSVN, thì hôm nay, Việt Nam với 100 triệu dân, so với Nam Hàn 50 triệu, đã có GDP xấp xỉ gấp đôi cường quốc này. Chúng ta đã có một hệ thống an sinh xã hội không kém cho nhân dân. Kỹ nghệ quân sự của chúng ta cũng có thể chế tạo chiến đấu cơ, chiến hạm, hàng không mẫu hạm như họ và hải quân chúng ta đã dễ dàng chọc thủng Đường Lưỡi Bò 9 Đoạn của Bá Quyền TQ, khai mở tầm nhìn của dân tộc xuyên suốt Thái Bình Dương.

Thay vì CSVN làm một con chốt hèn trên bàn cờ bao vây CSTQ, dân tộc ta đã có thể sánh vai ngang hàng cùng Hoa Kỳ, Nam Hàn, Đài Loan và Nhật Bản, trực diện đối đầu với bá quyền Bắc Kinh, như một dân tộc tiến bộ của thời đại, nhân danh chính nghĩa, tiêu diệt gian tà, góp phần cho nhân loại văn minh.

Bất hạnh thay cho tổ quốc, đến nay, chưa hề có chỉ dẫn cho thấy đảng quyết định trở về với dân tộc, thôi thần phục quan thầy Bắc Kinh, buông bỏ sách lược “thà mất nước còn hơn mất đảng” cố hữu của người CSVN.

Thay vì dân chủ hóa và phát triển đất nước, chế độ thà mất nước còn hơn mất đảng của CSVN đã biến dân tộc Việt thành bệnh phu khiếp nhược của miền Đông Á.

User avatar
TheLang
Posts: 1960
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:43 am

Re: Bình Luận Thời Sự

Post by TheLang »

“Quốc tang” của Yevgeny Prigozhin
Lê Tây Sơn


Image
Một địa điểm tưởng niệm Yevgeny Prigozhin ở Moscow (ảnh: Pelagiya Tihonova/Anadolu Agency via Getty Images)

Sự thương tiếc kéo dài cái chết của Yevgeniy Prigozhin là một thách thức đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin, một dấu hiệu cho thấy uy tín của trùm Wagner và sự chia rẽ trong giới tinh hoa Nga và quân đội về nguyên nhân cái chết của ông ta.

Điểm tưởng niệm mọc lên như nấm sau mưa

Những người Nga thương tiếc Prigozhin đã dựng các đài tưởng niệm tạm thời ở gần hai chục thành phố trên khắp nước Nga và tại vùng chiếm đóng của Ukraine. Các đài tưởng niệm ca ngợi trùm Wagner vẫn tiếp tục mọc lên bất chấp chiến dịch tuyên truyền phối hợp của Điện Kremlin sau cuộc binh biến để bêu rếu Prigozhin như “một tên tội phạm tham lam và kẻ phản bội nước Nga”.

Tại nơi tưởng niệm là những bức ảnh có dòng chữ “Anh hùng nước Nga”, cờ và huy hiệu Wagner, nến, ảnh tôn giáo và cả một cây vĩ cầm (Wagner tự gọi mình là “dàn nhạc” và các thành viên là “nhạc sĩ”). Các đài tưởng niệm dù không phải nỗi đau buồn chung của cả nước nhưng vẫn cho thấy sức thu hút của Prigozhin trong số đông ủng hộ chiến tranh theo đường lối cứng rắn, đồng thời nhắc nhở Điện Kremlin phải khôn khéo khi chọn cách hành xử trước sự tức giận của công chúng về cái chết của Yevgeny Prigozhin trong tình hình có không ít người trong giới tinh hoa Nga tin rằng đây là một vụ ám sát do Điện Kremlin dàn dựng.


Người phát ngôn Dmitry Peskov của Putin mạnh mẽ phủ nhận những tin đồn về sự liên quan của Điện Kremlin nhưng thông điệp máu đã được lan truyền: “Ai tìm cách vượt qua Putin người đó phải chết!”. Nhà phân tích và nhà báo độc lập Nga Dmitry Kolezev (rời Nga sau cuộc xâm lược Ukraine) nhận định:

“Trong số những người tức giận, ngoài những kẻ ủng hộ Prigozhin và Wagner, còn có cả các sĩ quan quân đội cấp cơ sở và cấp trung, một số blogger quân sự, những người ủng hộ Wagner và các cựu chiến binh Wagner, đặc biệt là một lượng lớn người sùng bái Prigozhin. Putin cần ngăn chặn những người này trở thành đối thủ của ông ta và ngăn chặn trước những hành động cực đoan có thể xảy ra. Prigozhin dù tuyên bố trung thành với Putin, nhưng đã khiến chế độ của người bảo trợ mình gặp nguy hiểm và bộc lộ sự yếu đuối. Vì vậy ông ta phải nhận hình phạt. Giới tinh hoa Nga hiểu rất rõ hệ quả này”.

Prigozhin đã truyền cảm hứng như một người dám đứng lên chống lại ban lãnh đạo quân sự Nga, bảo vệ binh sĩ dưới quyền cho dù tỷ lệ thương vong cao của Wagner, đặc biệt là các cựu tù nhân (có thông tin lan truyền ông ta ra lệnh xử tử những người đào ngũ).

Prigozhin được xem là “người dám nói lên sự thật, một trong số ít người nổi tiếng dám làm mất uy tín quân đội bằng cách vạch trần những thất bại quân sự và thương vong nặng nề. Chỉ trong hai ngày, Prigozhin đăng video hàng chục xác chiến binh Wagner thiệt mạng trong trận chiến ở Bakhmut trong khi ông ta hét lên những lời tục tĩu với Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu và tổng tham mưu trưởng Valery Gerasimov, cáo buộc họ phản quốc và yêu cầu quân Wagner phải được cung cấp nhanh đạn dược.

Một chiến binh Wagner đến từ St. Petersburg tên Pavel Shabrin, viết một bài thơ tôn vinh Prigozhin: “Ông ấy đã ở cùng chúng tôi tại mặt trận, trong chiến hào, trong hầm trú ẩn. Ông biết vấn đề của chúng tôi và vui mừng với chúng tôi. Ông ngủ trong lều, ăn cháo bằng dao và thắp nến cho người chết”. Trong chiến tranh, Prigozhin đánh bóng mình bằng những đoạn video trực tiếp quay gần tiền tuyến, thăm binh sĩ trong hầm ngầm như ở Bakhmut…


Gia đình của các chiến binh Wagner bày tỏ sự đau buồn và lòng trung thành trên các cuộc trò chuyện nhóm Telegram và không biết liệu họ có nhận được các khoản thanh toán và quyền lợi như hợp đồng không. “Trở thành một chiến binh Wagner là sống mãi! – em gái của một chiến binh Wagner tử trận viết – Đối với cá nhân tôi, ông ấy là một người đàn ông đáng kính, người đã tạo ra đội quân thiện chiến nhất thế giới, một gia đình thực sự của nhiều chàng trai! Ông ấy là một người yêu nước Nga thực sự, yêu Tổ quốc và ghét bọn quan liêu. Nhưng đáng tiếc, ông ấy không bao giờ có thể vượt qua được chúng!”.

Một người phụ nữ khác bày tỏ lo ngại về tương lai bấp bênh của các chiến binh Wagner khi không còn sự bảo vệ của Prigozhin và bị buộc phải chuyển sang các nhóm lính đánh thuê do Bộ Quốc phòng Nga kiểm soát. “Không có tố chất lãnh đạo, không có mối quan hệ tốt, không có quyền lực của Yevgeniy Prigozhin, ai sẽ đứng ra bảo vệ những người này ký hợp đồng với Bộ Quốc phòng? – bà viết – Và ai sẽ đảm bảo cho họ được trở về nhà an toàn?”

Thách thức không thể xem thường

Ở Moscow, người ta viết những dòng tưởng nhớ tại Nhà thờ Thánh Maxim the Bless trên Phố Varvarka. Còn tại thành phố St. Petersburg, quê hương của Prigozhin, những dòng tưởng nhớ được treo tại trung tâm thương mại của Prigozhin và tại một quán cà phê thuộc chuỗi làm ăn kinh doanh của ông. Phó Chủ tịch Duma Quốc gia Nga (Quốc hội), Vasily Vlasov, thuộc Đảng Dân chủ Tự do, đề xuất đổi tên Phố Zolnaya ở St. Petersburg, nơi đặt văn phòng chính của Prigozhin, để vinh danh ông ta.

Những người Nga nổi tiếng còn đọc điếu văn trước công chúng. Nhà văn theo chủ nghĩa dân tộc Zakhar Prilepin gọi trùm Wagner là “người đàn ông tốt nhất”. Alexei Dyumin, Thống đốc Tula, cựu lãnh đạo cơ quan an ninh của Putin, người biết rõ về Prigozhin, gọi ông ta là “người yêu nước thực sự, một người kiên quyết, không sợ hãi và không phải là kẻ phản bội”.

Sergei Mironov, người đứng đầu đảng chính trị Công lý vì sự thật cho nước Nga, tuyên bố: “Prigozhin chết khiến nhiều người buồn nhưng những kẻ thù của nước Nga sẽ phải trả giá đắt cho cái chết của người anh hùng”.

Trong một chuyên mục trên tờ Daily Mail, cựu Thủ tướng Anh Boris Johnson kết luận “Putin đã ra lệnh ám sát Prigozhin”. Đây được xem là tuyên bố thẳng thừng nhất của các chính trị gia phương Tây cho đến nay. “Khi xem đoạn phim rùng rợn chiếc máy bay lao xuống, chúng ta cũng chứng kiến một thời khắc lịch sử. Đây là cách một nguyên thủ quốc gia hiện tại thanh trừng kẻ thù. Tôi không thể nghĩ ra một ví dụ nào khác về sự tàn bạo không có giới hạn của một nhà lãnh đạo thế giới trong thời đại của chúng ta!”.

Các nhà phân tích phương Tây tin rằng nguyên nhân thực sự của vụ tai nạn sẽ không bao giờ được biết đến, do hệ thống điều tra bị chính trị hóa của Nga. Các phương tiện truyền thông nhà nước Nga và ủng hộ Điện Kremlin còn suy đoán, chiếc máy bay bị phá hủy bởi phía Ukraine hoặc nhân viên tình báo nước ngoài. Tờ báo lá cải ủng hộ Điện Kremlin Moskovsky Komsomolets đánh lạc hướng dư luận:

“Máy bay phản lực của Prigozhin đậu ngoài trời và được sửa chữa ngay trước chuyến bay định mệnh. Có thông tin cho biết hai người định mua chiếc máy bay này có mặt trên máy bay một giờ trước khi nó khởi hành”.

Ngày 25 Tháng Tám, lực lượng bán quân sự cực hữu Nga Rusich đang chiến đấu ở Ukraine thông báo sẽ rút các chiến binh của họ ra khỏi cuộc chiến sau khi Yan Petrovsky, một lãnh đạo của họ bị bắt ở Phần Lan và có thể bị dẫn độ về Ukraine để xét xử tội tham gia khủng bố. Rusich than phiền trên Telegram: “Chính phủ Nga đã làm rất ít để giúp Petrovsky. “Nếu một quốc gia không thể bảo vệ công dân của mình thì tại sao người dân lại phải bảo vệ đất nước họ?”.

User avatar
saohom
Posts: 2212
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Re: Bình Luận Thời Sự

Post by saohom »

G-20 khép lại, một dự án vành đai mới hình thành
Lê Tây Sơn
10 tháng 9, 2023

Image
Các nguyên thủ quốc gia tại G-20, Tháng Chín 2023 (ảnh: Indian Press Information Bureau / Handout/Anadolu Agency via Getty Images)

Tuyên bố chung G-20 được đưa ra vào ngày đầu tiên của hội nghị thượng đỉnh kéo dài hai ngày, nói về các vấn đề như biến đổi khí hậu, tài trợ phát triển. Cuộc xung đột Ukraine cũng là điểm nóng trong các cuộc đàm phán căng thẳng trước khi có tuyên bố chung.

Ukraine xuống hàng thứ yếu

Các nhà lãnh đạo của Nhóm 20 (G20) đã nhất trí ủng hộ tuyên bố chung công bố vào ngày 9 Tháng Chín trong đó nêu rõ thiệt hại kinh tế của cuộc chiến ở Ukraine nhưng tránh cách diễn đạt “trực tiếp” như trong tuyên bố năm ngoái mà nhẹ nhàng hơn để đạt được sự đồng thuận. Chọn lựa này phản ánh sự chia rẽ địa chính trị ngày càng sâu sắc trong G20. Tuyên bố không còn đề cập đến nghị quyết của Liên Hợp Quốc, không còn lên án hành động gây chiến của Nga hay kêu gọi rút khỏi Ukraine. Nó cũng không cho thấy đa số các thành viên lên án chiến tranh.

Căng thẳng về cuộc chiến Ukraine trong G20 đã làm dấy lên nghi ngờ 19 quốc gia thành viên và Liên minh châu Âu (EU) có thể đạt được thoả thuận về tuyên bố chung. Nhưng đến chiều thứ Bảy, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tươi cười tuyên bố các thành viên đã đạt được đồng thuận sớm hơn dự kiến. Ông nói: “Với sự làm việc chăm chỉ và hợp tác, chúng tôi đã đạt được sự đồng thuận về tuyên bố chung của Hội nghị thượng đỉnh G-20 ở New Delhi. Tuyên bố đã được thông qua”.


Trước hội nghị, Nga và Trung Quốc (TQ) thân thiết hơn, trong khi căng thẳng giữa Ấn Độ và TQ tăng. Tổng thống Nga Vladimir Putin và lãnh đạo TQ Tập Cận Bình không tham dự thượng đỉnh G20 mà cử các quan chức khác thay thế. Ấn Độ (quốc gia vẫn giữ thái độ trung lập về cuộc chiến Ukraine và duy trì mối quan hệ lâu dài với Nga) và các nước thành viên khác thừa nhận phần nói về Ukraine trong thông cáo chung là điểm tranh cãi mấu chốt.

Nhà đàm phán G-20 của Ấn Độ, Amitabh Kant, nhận xét: “Cuộc đàm phán rất khó khăn, rất gay gắt, nhưng cuối cùng tất cả các nước đều tán thành tuyên bố chung với tỷ lệ chấp thuận 100%”. Ông xem đây là “một thắng lợi ngoại giao của Ấn Độ”. Tuyên bố có đoạn: “Theo Hiến chương Liên Hợp Quốc, tất cả các quốc gia phải kiềm chế đe dọa hoặc sử dụng vũ lực để chiếm đoạt lãnh thổ, vi phạm tính toàn vẹn, chủ quyền và độc lập chính trị của các quốc gia khác”.

Ông Jake Sullivan, Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ, cho biết tuyên bố bao gồm “các phần nói về hậu quả của cuộc chiến ở Ukraine” và Nga đã “vi phạm trắng trợn nhiều nguyên tắc cốt lõi được nêu trong tuyên bố”. Tuyên bố chung nêu rõ “các thành viên nhấn mạnh đến tác động của chiến tranh đối với an ninh lương thực, chuỗi cung ứng toan cầu và lạm phát” đồng thời nhắc lại câu nói của Thủ tướng Modi với Putin tại cuộc gặp trước hội nghị thượng đỉnh G-20 năm ngoái ở Bali, Indonesia: “Thời đại ngày nay không được để xảy ra chiến tranh”.

Theo một quan chức cấp cao của EU cho biết, EU đã thống nhất lập trường về Ukraine trước khi Nga hoặc TQ ký vào văn kiện. Ông nhấn mạnh: “Ưu tiên trong cuộc đàm phán khó khăn năm nay là tìm giải pháp cụ thể cho các vấn đề liên quan đến chiến tranh, chẳng hạn như khôi phục thỏa thuận đảm bảo an ninh cho các chuyến hàng ngũ cốc từ Ukraine qua Biển Đen”. Tuyên bố chung năm nay trái ngược với hội nghị thượng đỉnh G-20 năm ngoái, nơi nhiều thành viên tập trung vào trách nhiệm đối với cuộc chiến Ukraine. Kant cho biết “Ấn Độ đã hợp tác rất chặt chẽ với Brazil, Nam Phi và Indonesia để giúp đạt được sự đồng thuận về vấn đề chiến tranh giữa Nga và Ukraine”. Ngày 9 Tháng Chín, G20 hoan nghênh việc Liên minh châu Phi trở thành thành viên mới, một động thái được cả Biden và Modi ủng hộ.

Đối trọng với “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc

Thủ tướng Modi đã sử dụng vai trò chủ tịch G-20 để nâng cao tầm vóc toàn cầu của Ấn Độ. Hàng chục bảng quảng cáo hội nghị thượng đỉnh đặt rải rác khắp thủ đô Ấn Độ thường có hình khuôn mặt của Modi. Các nhà lãnh đạo Ấn Độ và Mỹ đã tận dụng hội nghị để thể hiện mối quan hệ ngày càng tăng giữa hai quốc gia trong bối cảnh lo ngại về ảnh hưởng của TQ.

Một tiết lộ quan trọng tại hội nghị là kế hoạch của Biden và các đồng minh nhằm xây dựng một hành lang nối châu Âu, Trung Đông và châu Á, đại diện cho một mặt trận mới trong cuộc tranh giành quyền thống trị phía Nam bán cầu khi Mỹ tìm cách đối trọng với các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng quốc tế của TQ. “Đây thực sự là một vấn đề lớn – Biden nói – Dự án mới sẽ tạo việc làm, thúc đẩy thương mại và bảo đảm an ninh lương thực cho người dân ở nhiều quốc gia”. Modi nói: “Hành lang mới hứa hẹn sẽ là ngọn hải đăng của sự hợp tác, đổi mới và tiến bộ chung”.

Dự án vành đai mới nhằm mục đích kết nối Ả-rập Saudi, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và có thể cả Israel bằng tuyến đường sắt chở hàng, sau đó thêm tuyến vận tải đường biển để đến Ấn Độ và Châu Âu, đi qua một số nền kinh tế lớn nhất thế giới với tổng chiều dài hơn 3,000 dặm. Phó Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jon Finer mô tả kế hoạch mới là “một mở rộng đầy tham vọng cho thấy Hoa Kỳ ý thức được giá trị của việc liên kết ba khu vực để cải thiện cơ sở hạ tầng toàn cầu”.

Theo Sullivan, sau chuyến thăm của Tổng thống Biden tới Ả-rập Saudi vào năm ngoái, các cuộc thảo luận đã khởi động vào Tháng Một, 2023 về dự án xây dựng một hành lang vận tải biển kết hợp đường sắt và cuộc thảo luận vẫn tiếp tục tại Saudi sau đó. Các khoản đầu tư của TQ vào cơ sở hạ tầng dưới thời Tập Cận Bình đã làm dấy lên mối lo ngại của Mỹ, Ấn Độ và nhiều nước về sức mạnh kinh tế và ảnh hưởng ngày càng mở rộng của TQ.

Dự án đường sắt mới được triển khai trong bối cảnh Mỹ cũng đang cố gắng đàm phán một thỏa thuận với Ả-rập Saudi để Ả-rập Saudi công nhận Israel, đổi lấy nhượng bộ người Palestine của Israel kèm các đảm bảo an ninh và trợ giúp hạt nhân dân sự của Hoa Kỳ. Thời gian gần đây, Ả-rập Saudi đã tăng cường quan hệ kinh tế và an ninh với Trung Quốc. Năm ngoái, TQ đã môi giới một thỏa thuận giúp Ả-rập Saudi khôi phục quan hệ ngoại giao với Iran, một đối thủ lớn ở Trung Đông. Dưới thời Thủ tướng Modi, Ấn Độ đã xây dựng mối quan hệ chặt chẽ hơn với UAE và Ả-rập Saudi.

User avatar
bichphuong
Posts: 574
Joined: Mon Apr 25, 2016 12:10 am
Been thanked: 1 time

Re: Bình Luận Thời Sự

Post by bichphuong »

Báo Việt Nam dành nhiều mỹ từ cho chuyến thăm của Biden
September 9, 2023
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Các báo ở Việt Nam hôm 9 Tháng Chín đồng loạt dành nhiều mỹ từ ca ngợi chuyến thăm của ông Joe Biden, tổng thống Mỹ.

Báo Tuổi Trẻ dẫn lời ông Nguyễn Quốc Dũng, đại sứ Việt Nam tại Mỹ, cho biết dự kiến trong chuyến thăm của ông Biden, hai bên sẽ gặp gỡ các doanh nghiệp công nghệ, ký kết nhiều thỏa thuận, hợp đồng kinh tế trị giá “hàng tỷ đô la.”
Image
Ông Joe Biden (phải), khi làm phó tổng thống Mỹ, tiếp đón ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng CSVN, hồi năm 2015 tại Washington, DC. (Hình: Brendan Smialowski/AFP via Getty Images)

Tuy vậy, chi tiết các bản hợp đồng và doanh nghiệp liên quan không được làm rõ. Nhiều khả năng đây chỉ là các biên bản ghi nhớ (MOU) của doanh nghiệp để làm truyền thông cho chuyến thăm.


Đại Sứ Dũng cho hay nhân chuyến thăm của ông Biden, hai nước Việt-Mỹ sẽ rà soát lại quan hệ “đối tác toàn diện” trên các lĩnh vực và đề ra những định hướng cho thời gian tới.

Trong đó, tập trung vào hợp tác khoa học công nghệ, kinh tế, thương mại và đầu tư, giao thiệp giữa người dân hai nước, khắc phục hậu quả chiến tranh.


Cũng theo lời ông Dũng, hai nước “sẽ khởi động nhiều sáng kiến về đào tạo nguồn nhân lực, cấp học bổng cho sinh viên Việt Nam theo học tại Mỹ.”

Cùng thời điểm, báo điện tử Chính Phủ dẫn lời ông Hà Kim Ngọc, thứ trưởng Ngoại Giao, ca tụng chuyến thăm của ông Biden “rất đặc biệt.”

Ông Ngọc cho biết: “Về đầu tư, Hoa Kỳ luôn luôn là một trong những nhà đầu tư hàng đầu tại Việt Nam. Tính đến năm 2022, đã có hơn $11 tỷ đầu tư trực tiếp từ Hoa Kỳ vào Việt Nam, đó là chưa kể đầu tư thông qua chi nhánh của công ty Hoa Kỳ từ các nước thứ ba.”

Trong khi đó, theo báo South China Morning Post của Hồng Kông, mặc dù Việt-Mỹ mong muốn hợp tác chặt chẽ hơn nhưng mối quan hệ giữa hai nước “vẫn có những hạn chế nhất định trong bối cảnh có một số thách thức địa chính trị quan trọng.”

Tuy vậy, với khả năng nâng cấp quan hệ lên “đối tác chiến lược toàn diện,” Việt Nam báo hiệu với thế giới rằng nước này có chính sách đối ngoại độc lập.

Trong lịch trình 24 giờ ở Hà Nội, dự kiến Tổng Thống Biden sẽ gặp cả “tứ trụ,” và có các hoạt động bên lề như viếng bia tưởng niệm cố Thượng Nghị Sĩ John McCain tại hồ Trúc Bạch.

Chuyến thăm tuy ngắn ngủi nhưng việc nâng cấp quan hệ Việt-Mỹ mang lại thành quả cho nỗ lực của lưỡng đảng ở Washington, nhằm củng cố mối quan hệ với Hà Nội trong lúc Mỹ tìm cách chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc ở Châu Á.

Giới quan sát cũng đặt câu hỏi, liệu Việt Nam có bắn 21 phát đại bác chào mừng tổng thống Mỹ hay không.

Đến nay, Việt Nam mới chỉ bắn đại bác đón ông Tập Cận Bình, chủ tịch Trung Quốc, và ông Yoon Suk Yeol, tổng thống Nam Hàn. (N.H.K) [qd]

User avatar
nangchieu
Posts: 2060
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Re: Bình Luận Thời Sự

Post by nangchieu »

Biến động cung đình Bắc Kinh: Bộ trưởng Quốc phòng Lý Thượng Phúc rớt đài
Mỹ Anh
15 tháng 9, 2023

Image
Lý Thượng Phúc (ảnh: Britta Pedersen/picture alliance via Getty Images)

Wall Street Journal ngày 15 Tháng Chín 2023 cho biết, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc (Li Shangfu) đã bị bắt giữ vào tuần trước, trong khi giới chức Mỹ cho biết Tướng Lý đã bị cách chức. Lý đã không xuất hiện trước công chúng kể từ cuối Tháng Tám.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã không trả lời câu hỏi của báo chí phương Tây được gửi qua Văn phòng Thông tin Hội đồng Nhà nước, nơi thay mặt chính phủ xử lý các câu hỏi của giới truyền thông. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, trong cuộc họp giao ban thường kỳ vào hôm nay, 15 Tháng Chín, nói rằng mình “không nắm tình hình” về Lý Thượng Phúc.

Sự vắng mặt không rõ nguyên nhân của Lý Thượng Phúc, 65 tuổi, cho thấy triều đình Bắc Kinh đang bất ổn, với sự “mất tích” gần đây của nhiều quan chức cấp cao. Vào Tháng Bảy, Bắc Kinh đột ngột hất Tần Cương khỏi ghế ngoại trưởng, sau khi ông này biến mất một cách bí hiểm một tháng trước đó. Vài ngày sau, Tập Cận Bình bổ nhiệm tư lệnh mới cho lực lượng tên lửa chiến lược sau khi cách chức một vị tướng đã không xuất hiện trước công chúng trong nhiều tháng.


Trong cương vị Bộ trưởng Quốc phòng, Lý Thượng Phúc chủ yếu xử lý các vấn đề ngoại giao quân sự và không giữ trách nhiệm chỉ huy các hoạt động chiến đấu. Những vụ việc liên quan Lý Thượng Phúc cũng như loạt quan chức lặng lẽ “mất tích” đã đặt ra những câu hỏi mới về tình hình nội bộ chóp bu Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình.

Sự vắng mặt của Lý Thượng Phúc vài tuần qua đã thu hút sự chú ý của giới ngoại giao nước ngoài và các chuyên gia về Trung Quốc. Đại sứ Hoa Kỳ tại Nhật Bản, Rahm Emanuel, viết trên X (Twitter) ngày 8 Tháng Chín, rằng nội bộ chính quyền Tập Cận Bình ngày càng ly kỳ hệt như tiểu thuyết trinh thám Agatha Christie. “Đầu tiên, Ngoại trưởng Tần Cương mất tích, sau đó là chỉ huy Lực lượng Tên lửa, và bây giờ đến lượt Bộ trưởng Quốc phòng Lý Thượng Phúc không xuất hiện trước công chúng suốt hai tuần,” Rahm Emanuel viết, kèm hashtag, “#Tòa nhà bí ẩn ở Bắc Kinh” (“#MysteryInBeijingBuilding.”)

Vào Thứ Sáu, Emanuel tiếp tục đăng một bài khác về sự biến mất của Lý Thượng Phúc. “Như Shakespeare viết trong Hamlet, ‘Có gì đó đang mục nát ở nhà nước Đan Mạch’, Rahm Emanuel bóng gió.

Cuộc thanh trừng Lý Thượng Phúc đã biến ông trở thành thành viên đương nhiệm đầu tiên của Quân ủy Trung ương bị “xử trảm” trong những năm gần đây. Năm 2017, Tướng Phùng Phong Huy (Fang Fenghui) cũng bị xử tương tự.

Phùng Phong Huy từng là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XVII và khóa XVIII, Ủy viên Quân ủy Trung ương khóa XVIII, Đại biểu Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc (Quốc hội) khóa XI (2003-2008) và Tư lệnh Quân khu Bắc Kinh. Ngày 9 Tháng Giêng 2018, Tân Hoa Xã cho biết Phòng Phong Huy bị khởi tố vì tình nghi nhận hối lộ. Trước đó ít lâu, Phùng cũng đột ngột biến mất. Tháng Mười 2018, Phòng Phong Huy bị chính thức khai trừ khỏi Đảng, tước quân hàm Thượng tướng. Ngày 20 Tháng Hai 2019, Phùng bị kết án tù chung thân nhưng tội trạng cụ thể thì không được công bố.

Với Lý Thượng Phúc, lần cuối đương sự xuất hiện trước công chúng là vào ngày 29 Tháng Tám, khi ông có bài phát biểu tại hội nghị an ninh Trung Quốc-Châu Phi ở Bắc Kinh. Lý Thượng Phúc dự kiến tham dự và phát biểu tại Diễn đàn Hương Sơn sắp tới, một hội nghị an ninh quốc tế tại Bắc Kinh quy tụ các lãnh đạo quốc phòng. Lý Thượng Phúc cũng đã đột ngột không dự cuộc họp với lãnh đạo quốc phòng Việt Nam vào tuần trước.

Dự kiến cuộc họp thường niên về hợp tác quốc phòng Việt Nam-Trung Quốc sẽ được thực hiện vào ngày 7 và ngày 8 Tháng Chín. Chuyến công du nước ngoài cuối cùng của Lý Thượng Phúc là đến Nga và Belarus vào giữa Tháng Tám. Tại Moscow, Lý gặp người đồng cấp Nga Sergey Shoigu và ca ngợi mối quan hệ quân sự giữa Trung Quốc và Nga là “một mô hình hợp tác”. Tại Minsk, Lý Thượng Phúc gặp Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko.

Lý Thượng Phúc mới ngồi ghế bộ trưởng quốc phòng vào Tháng Ba 2023. Tại kỳ họp thứ nhất Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (Quốc hội) Trung Quốc khóa XIV ngày 12 Tháng Ba 2023, Thượng tướng Lý Thượng Phúc được bầu làm Bộ trưởng Quốc phòng thay thế Ngụy Phượng Hòa. ​Trước khi trở thành Bộ trưởng, Lý Thượng Phúc từng giữ các chức vụ tại Trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương, trong đó có việc giám sát hoạt động phóng tàu thăm dò mặt trăng và tên lửa chống vệ tinh đầu tiên của Trung Quốc.

Tháng Hai 2016, Lý Thượng Phúc được bổ nhiệm chức Phó tư lệnh kiêm tham mưu trưởng Lực lượng Chi viện chiến lược. Đây là một lực lượng chiến đấu được thành lập với nhiệm vụ giành ưu thế tác chiến về không gian, vũ trụ, không gian mạng và không gian tác chiến điện tử trên chiến trường. Cũng trong năm này, Lý Thượng Phúc được phong quân hàm Trung tướng. Năm 2017, Lý Thượng Phúc được bổ nhiệm chức Cục trưởng Cục Phát triển Trang bị thuộc Quân ủy Trung ương.

Washington đã áp đặt các lệnh trừng phạt Lý Thượng Phúc kể từ năm 2018, do vai trò của ông trong việc giám sát mua máy bay chiến đấu và thiết bị tên lửa từ Nga (liên quan việc mua 10 chiếc máy bay chiến đấu Su-35 vào năm 2017 và các thiết bị liên quan đến hệ thống tên lửa đất đối không S-400 từ tập đoàn sản xuất vũ khí lớn của Nga là Rosoboronexport). Lý Thượng Phúc được bổ nhiệm làm thành viên Quân ủy Trung ương gồm bảy người vào Tháng Mười 2022.

Vào cuối Tháng Bảy 2023, khoảng một tháng trước lần xuất hiện cuối cùng của Lý Thượng Phúc, Cục Phát triển Trang bị ban hành một thông báo cho biết họ đang xử lý những trường hợp vi phạm quy định và kỷ luật trong quy trình đấu thầu và mua sắm thiết bị, đặc biệt những vụ việc xảy ra kể từ Tháng Mười 2017.

Lý Thượng Phúc là Cục trưởng Cục Phát triển Trang bị thuộc Quân ủy Trung ương từ năm 2017 đến năm 2022. Reuters hôm nay cho biết thêm, việc Lý Thượng Phúc bị trảm liên quan đến những tình nghi tham nhũng từ việc mua sắm cho quân đội. Tính đến nay, có tám quan chức cấp cao của Cục Phát triển Trang bị do Lý Thượng Phúc lãnh đạo từ năm 2017 đến năm 2022 đang bị điều tra.

hoangphong
Posts: 391
Joined: Tue Feb 12, 2019 7:20 am

Re: Bình Luận Thời Sự

Post by hoangphong »

Tướng Nga tiết lộ: Đánh Ukraine là bước đầu kế hoạch tái chiếm Đông Âu
Mai Nguyễn
19 tháng 9, 2023

Image
Xe tăng Leopard 1 viện trợ cho quân đội Ukraine (ảnh: Roman Chop/Global Images Ukraine via Getty Images)

Một chỉ huy hàng đầu của Nga bất ngờ thừa nhận rằng cuộc chiến ở Ukraine chỉ là ‘bàn đạp’ cho phần còn lại của Đông Âu. Tướng Andrey Mordvichev ám chỉ kế hoạch mở rộng cuộc đánh chiếm Đông Âu trong tương lai của Vladimir Putin. Tuy không nói cụ thể những nước bị Nga nhắm tới, nhưng tuyên bố này lập tức gióng lên hồi chuông cảnh báo với Ba Lan, Moldova và Georgia. Những quốc gia từ lâu đã lo sợ sự leo thang chiến tranh từ Ukraine và cũng chuẩn bị những kịch bản xấu sẽ tới.

Trong một cuộc phỏng vấn được ghi lại vào cuối Tháng Bảy, Tướng Andrey Mordvichev cho rằng cuộc xâm lược Ukraine “chỉ là khởi đầu” cho một kế hoạch khác, đầy tham vọng quân sự và bành trướng đế quốc của Nga. Mordvichev, người được thăng chức Chỉ huy Quân khu trung tâm và Tập đoàn lực lượng trung ương Nga ở Ukraine, khi được hỏi giao tranh Nga và Ukraine sẽ kéo dài bao lâu, đột ngột nói ra chi tiết này. “Vẫn còn nhiều thời gian. Thật vô nghĩa khi nói về một thời kỳ cụ thể”, Tướng Andrey Mordvichev nói.

Theo một báo cáo từ Viện Nghiên cứu Chiến tranh, Putin trước đây đã công khai ca ngợi Mordvichev, cho thấy vị tướng này có thể được Putin ưu ái hơn các tư lệnh quân khu khác. Thậm chí có ý kiến ​​cho rằng Putin có thể trao cho Tướng Mordvichev sự thăng tiến như một phần thưởng cho “lòng trung thành và sự phục tùng”, hơn là để ghi nhận “thành tích chiến trường” của anh ta. Những điều quan trọng là vì sự gần gũi này, những tính toán không nằm trên bàn họp của Putin và các vị tướng khác, lại chỉ được trao đổi riêng với Mordvichev.


Nhưng giới báo chí từng ghi nhận Mordvichev cũng sai lầm, khi tiên đoán rằng cuộc phản công của Ukraine sẽ kết thúc vào cuối Tháng Tám. Hiện tại, mặc dù tiến độ phản công của Ukraine có chậm hơn nhiều so với kỳ vọng, kể từ khi bắt đầu vào đầu Tháng Sáu, nhưng rõ là Ukraine đã đạt được những bước quan trọng trong các khu vực bị chiếm đóng.

Đưa ra dự đoán xa hơn về cuộc phản công này, Mordvichev nói: ‘Ukraine sẽ không đạt được nhiều thành tựu trong mùa Đông. Đến mùa Xuân, tôi nghĩ mọi chuyện sẽ kết thúc. Câu hỏi đặt ra là chúng tôi sẽ phải đáp trả cuộc tấn công của họ vào một lúc nào đó. Chúng tôi phải giải phóng vùng đất của mình. Nó phải được thực hiện và chúng tôi sẽ phải làm cho được”, Tướng Andrey Mordvichev nói.

Bình luận của vị tướng này lại xuất hiện, vào lúc các chuyên gia an ninh cảnh báo rằng Putin đang chuẩn bị bổ sung kho vũ khí quân sự của mình, như một phần của thỏa thuận vũ khí với Triều Tiên. Cuộc gặp giữa ông Kim Jong-un và người đồng cấp đã kết thúc vào thứ Tư, 13 Tháng Chín, với việc nhà lãnh đạo cực đoan và khó lường của Bắc Hàn thề sẽ ủng hộ “cuộc chiến chính nghĩa” của Nga.

Tướng Andrey Mordvichev là một nhân vật ẩn hiện khó lường. Ngày 18 Tháng Ba 2023, Ukraine công bố Andrey Mordvichev là vị tướng thứ năm của Nga đã tử trận kể từ đầu cuộc xâm lăng đến nay. Phía Nga đã không xác nhận cũng không cải chính tin này. Đến ngày 28 Tháng Ba, Tướng Mordvichev được nhìn thấy ở Mariupol trong cuộc gặp với Ramzan Kadyrov. Truyền hình Nga chiếu nhiều hình ảnh về Mordvichev, xác nhận vị tướng này chưa chết. Ngày 30 Tháng Năm 2023, BBC sau khi đi tìm hiểu, cũng xác nhận vị tướng này còn sống. Ông được coi là người hiểu và được chia sẻ riêng nhiều kế hoạch lớn của Putin.

Ivan Stupak, cựu sĩ quan Cơ quan An ninh Ukraine, nói rằng Nga đang bí mật tái hoạt kho vũ khí thời Liên Xô để tiến hành cuộc tấn công của riêng mình ở phía Đông. Trong danh sách có các loại đạn dùng cho BM-21 Grad, loại pháo 122mm tự hành được thiết kế ở Liên Xô; đạn pháo và xe tăng; đạn cho vũ khí tấn công và mìn súng cối.

Nói với BBC hồi năm 2021, một quan chức tình báo cấp cao của phương Tây đã cảnh báo rằng, sau cuộc xung đột Ukraine, chiến sự có thể lan rộng hơn vào châu Âu.

Phát biểu với các nhà báo, bao gồm cả BBC, quan chức tình báo cấp cao, người yêu cầu giấu tên, nói: “Chúng ta đừng mù quáng. Nếu Nga khởi xướng một kịch bản dưới bất kỳ hình thức nào, họ cũng sẽ bắt đầu hành động chống lại các thành viên NATO”.

“Nghĩ rằng chiến tranh có thể được kiềm chế được ở một quốc gia, là ngu ngốc”, họ nói thêm.

Những lo ngại đó đã được lặp lại bởi sĩ quan quân đội cao cấp nhất của Anh. Tham mưu trưởng Quốc phòng, Đô đốc Sir Tony Radakin, nói với giới báo chí: “Tầm quan trọng của các kịch bản tồi tệ nhất về một cuộc xâm lược toàn diện sẽ ở quy mô chưa từng thấy ở châu Âu kể từ Thế chiến thứ hai”.

User avatar
saohom
Posts: 2212
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Re: Bình Luận Thời Sự

Post by saohom »

Thẩm Phán New York Ra Phán Quyêt Donald Trump Phạm Tội Lừa Đảo
28/09/2023
Việt Báo

Image
Một thẩm phán ở NewYork đã ra phán quyết Donald Trump phạm tội lừa đảo. (Nguồn:Unplash)

Vào tháng 9 năm 2022, Bộ trưởng Tư pháp Letitia James của bang New York, đã kiện Donald Trump và tổ chức kinh doanh gia đình ông gian lận kinh doanh. Theo James, Trump và Trump Organization đã nói dối về tài sản của họ trong suốt một thập kỷ, trong đó gồm giá trị tài sản Mar-a-Lago của ông ở Florida, căn penthouse của tòa nhà chọc trời Trump Tower ở Manhattan cũng như các tòa nhà văn phòng và sân gôn.


Hôm thứ Ba, một thẩm phán ở Manhattan, New York đã ra phán quyết rằng Trump và các bị cáo khác trong vụ án phạm tội lừa đảo vì Trump và các trợ lý của ông đã thổi phồng tài sản của họ lên vài tỷ USD. Bên cạnh đó, gia đình ông Trump còn lừa dối cơ quan thu thuế, ngân hàng và hãng bảo hiểm trong nhiều năm khi thường xuyên kê khai sai giá trị tài sản của tập đoàn để làm giàu bản thân.


Ngoài Cựu Tổng Thống, các con trai của ông là Donald Trump Jr. và Eric Trump cũng được nhắc đến, cũng như giám đốc tài chính của tập đoàn Trump Organization, Allen Weisselberg và Giám đốc điều hành Jeff McConney.


Quyết định của thẩm phán được đưa ra vài ngày trước khi phiên tòa xét xử vụ án này dự kiến ​​bắt đầu vào thứ Hai, ngày 2 tháng 10. Phán quyết áp dụng cho điểm chính trong vụ án dân sự, nhưng vẫn còn sáu điểm nữa - bao gồm cả việc Trump định giá thấp tài sản để giảm thuế.


Bộ trưởng tư pháp James cũng yêu cầu ông Trump phải chịu trách nhiệm pháp lý, với mức phạt 250 triệu USD cũng như truất quyền quản lý của ông Trump và hai con trai với tập đoàn Trump Organization, cũng như ngăn cản gia đình và công ty của Trump ua bất động sản ở bang này trong 5 năm.


Phiên tòa được cho là sẽ kéo dài đến tháng 12.

User avatar
dauden
Posts: 575
Joined: Mon Aug 24, 2009 6:09 pm

Re: Bình Luận Thời Sự

Post by dauden »

Kevin McCarthy bị hất khỏi ghế Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ
Minh An
3 tháng 10, 2023

Image
Kevin McCarthy (ảnh: Chip Somodevilla/Getty Images)

Hạ viện hôm thứ Ba đã bỏ phiếu loại bỏ Kevin McCarthy khỏi vị trí Chủ tịch, một động thái chưa từng có trong lịch sử hiện đại của Quốc hội Hoa Kỳ, khiến Hạ viện rơi vào tình trạng hỗn loạn. Đây là đỉnh điểm của cuộc tranh giành quyền lực gay gắt giữa McCarthy và các thành viên phe cực hữu.

Trước cuộc bỏ phiếu, một cuộc tranh luận ồn ào chưa từng có trong nội bộ Đảng Cộng hòa đã diễn ra trên sàn Hạ viện khi các thành viên của phe cực hữu chỉ trích nặng nề Kevin McCarthy. Các thành viên Dân chủ ngồi im lặng. Một vị trí trống trên ghế Chủ tịch Hạ viện về cơ bản sẽ làm tê liệt Hạ viện cho đến khi người kế nhiệm được chọn. Điều này dẫn đến một cuộc bỏ phiếu bầu Chủ tịch Hạ viện chắc chắn sẽ diễn ra trong lộn xộn, vào thời điểm Quốc hội chỉ còn hơn 40 ngày để ngăn chặn một đợt đóng cửa khác có khả năng xảy ra. Vài giờ trước cuộc bỏ phiếu, McCarthy lạc quan tin rằng ông tự tin về khả năng sống sót.

-Kevin McCarthy ngồi ghế Chủ tịch Hạ viện chỉ 269 ngày. Ông bị truất phế với tỉ lệ phiếu 216-210, khi gần như tất cả thành viên Dân chủ tham gia cùng tám thành viên Cộng hòa bảo thủ.


-Nhận định về sự kiện, cựu Phó Tổng thống Mike Pence, nói: “Sự hỗn loạn không bao giờ là bạn của nước Mỹ”.

-Tám thành viên GOP đã bỏ phiếu loại bỏ Kevin McCarthy là Andy Biggs của Arizona, Ken Buck của Colorado, Tim Burchett của Tennessee, Eli Crane của Arizona, Matt Gaetz của Florida, Bob Good của Virginia, Nancy Mace của South Carolina và Matt Rosendale của Montana.

_________________

Về sự kiện Kevin McCarthy bị hất khỏi ghế Chủ tịch Hạ viện, cựu Tổng thống Donald Trump tránh không có ý kiến trực tiếp. Các nguồn tin cho biết Trump tin rằng ông không có lợi lộc gì khi tham gia vào cuộc đấu đá khốc liệt liên quan chuyện “xử trảm” Kevin McCarthy trong nội bộ Cộng hòa. Thái độ của Trump lần này hoàn toàn trái ngược với những nỗ lực của ông trong việc ủng hộ McCarthy hồi đầu năm 2023. Cần nhắc lại, vào Tháng Giêng 2023, khi Kevin McCarthy vật lộn giành ghế Chủ tịch Hạ viện, ông Trump đã bước vào giờ thứ 11 để vận động sự rút lui của những thành viên GOP phản bác Kevin McCarthy.

Khi McCarthy cuối cùng giành được ghế Chủ tịch Hạ viện, một trong những người đầu tiên ông cám ơn là cựu Tổng thống Trump.
Image
Patrick McHenry, quyền Chủ tịch Hạ viện (ảnh: Tom Williams/CQ-Roll Call, Inc via Getty Images)

Dân biểu Patrick McHenry của North Carolina, đồng minh sát cánh lâu nay của Kevin McCarthy, sẽ tạm thời lãnh đạo Hạ viện sau khi vị trí Chủ tịch Hạ viện bị bỏ trống. Patrick McHenry 47 tuổi, được bầu vào Quốc hội năm 2004 khi mới 29 tuổi.


Một trong những động thái đầu tiên của Patrick T. McHenry với tư cách Chủ tịch Hạ viện lâm thời là ra lệnh cho cựu Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi “ngay lập tức” “dọn đồ” khỏi văn phòng của bà ở Điện Capitol trước Thứ Tư.

Thường thì những nghị sĩ không còn ngồi ghế sếp trong Hạ viện sẽ không có văn phòng nhưng bà Pelosi, với tư cách cựu Chủ tịch Hạ viện, được phép giữ một văn phòng. Phản ứng trước yêu cầu của Patrick T. McHenry, bà Pelosi nói rằng “việc trục xuất này là một sự khác biệt so với truyền thống” và nhắc rằng, khi còn là Chủ tịch Hạ viện, bà đã để ông cựu Chủ tịch Hạ viện Dennis Hastert (Cộng hòa-Illinois) thoải mái sử dụng “một dãy văn phòng lớn hơn đáng kể chừng nào mà ông ấy còn muốn dùng.”

Đến tối Thứ Ba 3 Tháng Mười 2023, người ta vẫn chưa rõ McHenry và McCarthy sẽ cát cứ phòng nào. Sau khi cuộc bỏ phiếu bãi nhiệm kết thúc, McCarthy quay trở lại văn phòng Chủ tịch Hạ viện. Khoảng một giờ sau, McHenry cũng đến đó. Sau đó, người ta thấy McCarthy bước ra khỏi văn phòng dành cho Chủ tịch Hạ viện và tòa nhà Capitol, tay kẹp một chiếc hộp giấy.

Chuyện gì tiếp theo?

Câu hỏi lơ lửng trên Điện Capitol bây giờ là ai thay thế Kevin McCarthy?

“Tôi nghĩ có rất nhiều người có thể đứng ra và đảm nhận công việc,” phát biểu của dân biểu Tim Burchett (Tennessee), một trong những người “xung phong” lật đổ Kevin McCarthy, dù ông không nói rõ là “nhiều người” là những ai. Dân biểu Eli Crane của Arizona, một trong những người có đường lối cứng rắn chống McCarthy, cho biết ông vẫn chưa sẵn sàng hỗ trợ ai khác. “Tôi không thích lấy xe trước ngựa,” (“I don’t like to get the cart before the horse,”) – Eli Crane nói.

Dân biểu Matt Gaetz, kẻ đầu têu trong cuộc “nổi loạn” thực hiện cuộc “đảo chánh” lật đổ Kevin McCarthy, cho biết ông sẵn sàng ủng hộ dân biểu Steve Scalise của Louisiana, đối thủ lâu năm của McCarthy. Dân biểu Tom Emmer của Minnesota cũng được một số đồng nghiệp đề cập như một lựa chọn khả thi.

Một ứng cử viên tiềm năng nữa là dân biểu Patrick McHenry (hiện là quyền Chủ tịch Hạ viện, như nói ở trên). Tuy nhiên, McHenry không muốn dây dưa với ghế Chủ tịch Hạ viện. Ông đã chọn không tranh cử vai trò lãnh đạo Hạ viện vào năm ngoái, thay vào đó ông chọn lãnh đạo Ủy ban dịch vụ tài chính đầy quyền lực.

Về nữ, người ta đang nhìn về dân biểu Elise Stefanik. Giữ vai trò chủ trì hội nghị (conference chair) và giám sát việc truyền tải thông điệp (overseeing messaging) cho tất cả các thành viên Đảng Cộng hòa tại Hạ viện, bà được nhiều người coi là người có tham vọng chính trị lớn, bên ngoài khuôn khổ Hạ viện, chẳng hạn phục vụ trong chính quyền Trump trong tương lai. Dân biểu Tom Cole của Oklahoma, một trong những đảng viên Cộng hòa phục vụ lâu nhất trong Hạ viện, cũng được cả Cộng hòa và Dân chủ tôn trọng.

________

User avatar
macco
Posts: 3542
Joined: Mon Jan 17, 2005 8:04 am

Re: Bình Luận Thời Sự

Post by macco »

Bắt con tin, Hamas đang nắm quyền giao bóng
Lê Tây Sơn
8 tháng 10, 2023


Image
Cuộc pháo kích phản công của Israel vào Gaza ngày 8 Tháng Mười 2023 (ảnh: Mustafa Hassona/Anadolu Agency via Getty Images)

Lịch sử cho thấy, con tin luôn là “món hàng quý” để trao đổi, trong bất kỳ cuộc xung đột nào. Việc một số khá lớn binh sĩ và dân thường Israel bị Hamas bắt giữ và được đưa vào Dải Gaza là vấn đề cực kỳ nhạy cảm đối với Israel. Nó sẽ là vết thương nhức nhối đối với Israel, quốc gia có lịch sử tiến hành các cuộc trao đổi không cân xứng để đưa những người Israel bị giam giữ về nước và thả ra những kẻ thù cộm cán.

Con tin bị bắt như thế nào?

Quân đội Israel cho biết một số lượng đáng kể dân thường và binh lính Israel đã bị chiến binh khủng bố Hamas bắt làm con tin ở Dải Gaza. “Một số còn sống và một số đã chết, phát ngôn viên quân đội – Trung tá Jonathan Conricus cho biết – Có cả trẻ em, phụ nữ, người già và người khuyết tật”.


Theo người phát ngôn của cánh quân sự Hamas, Abu Obeida, nhóm này đang giữ hàng chục binh sĩ Israel tại “những nơi an toàn và các đường hầm ở Dải Gaza”. Nếu đúng như thế, tuyên bố này sẽ là tiền đề cho các cuộc đàm phán phức tạp về trao đổi tù nhân giữa Hamas và Israel, quốc gia đang giam giữ hàng ngàn người Palestine trong các nhà tù.
Image
Israel không kích vào Gaza ngày 8 Tháng Mười 2023 (ảnh: Ali Jadallah/Anadolu Agency via Getty Images)

Một nhà quan sát nhận định: “Số người Israel bị Hamas bắt sẽ định hình tương lai của cuộc chiến này”. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu nói: “Hamas phải chịu trách nhiệm về số phận của những con tin và Israel sẽ không nhân nhượng với bất kỳ ai làm hại họ”. Nhưng kinh nghiệm cho thấy, khi giải bài toán con tin, quả bóng luôn nằm bên sân những kẻ khủng bố nói riêng và các chế độ độc tài nói chung.

Đổi con tin lấy lượng lớn tù nhân hay lấy số tiền lớn là chọn lựa ưu tiên. Có rất nhiều video lan truyền trên mạng quay cảnh con tin Israel bị các chiến binh Hamas làm nhục. Một đoạn video được BBC xác minh cho thấy một chiếc xe tải chở những người bị bắt lao qua đám đông ở Dải Gaza.

Một bức ảnh khác, cũng ở Dải Gaza, cho thấy một người phụ nữ chân trần bị kéo từ phía sau xe tải với đôi tay đẫm máu trói sau lưng. Một số con tin bị bắt trong một bữa tiệc ngoài trời ở Kibbutz Re’im, vùng ngoại ô thành phố Ofakim phía Nam Israel, cách không xa Gaza.

Việc vào sâu bên trong lãnh thổ Israel để bắt con tin như chốn không người là điều mà ngay cả những người bi quan nhất với hệ thống an ninh của Israel cũng không dám nghĩ đến. Nó nằm ngoài sức tưởng tượng, nhất là khi Israel biết rất rõ rằng việc bắt con tin luôn là ưu tiên hàng đầu của Hamas.

Các tay súng Hamas tiến vào 22 địa điểm gồm các thị trấn và cộng đồng cách xa biên giới Gaza tới 24 km. Ở một số nơi, chúng đi lang thang hàng giờ, bắn chết dân thường và binh lính cho đến khi quân đội Israel phản ứng. Các cuộc đấu súng vẫn tiếp tục diễn ra nhiều giờ sau đó ở một số địa điểm. Các video đăng trên mạng xã hội cho thấy một phụ nữ tham dự bữa tiệc đã bị hai người đàn ông bắt cóc và đưa lên xe gắn máy.
Image
Những tay súng Palestine bị bắt ngày 8 Tháng Mười 2023 (ảnh: Ilia Yefimovich/picture alliance via Getty Images)


Người phụ nữ được Moshe Or, anh trai của người bạn trai của cô, xác định là Noa Argamani. Hai người cùng bị mất tích. Or nói trong một cuộc phỏng vấn kênh Israel Channel 12: “Tôi thấy Noa la hét hoảng loạn trên một chiếc xe gắn máy trong video và không thể biết điều gì đang diễn ra trong đầu cô ấy”.

Truyền thông Israel đưa tin, tại Kibbutz Be’eri, khoảng 50 con tin bị giữ trong phòng ăn đã được giải cứu sau 18 giờ. Phát biểu với hãng tin Reuters, một phụ nữ được xác định là Ella cho biết chị phải trú ẩn trong một hầm trú bom nhiều giờ. Chị nói: “Chúng tôi nghe rất nhiều tiếng súng và được thông báo những kẻ khủng bố đã vào được phòng ăn. Tôi mất liên lạc với gia đình. Tôi biết cha tôi đã bị bắt và không biết mẹ tôi còn sống không”.

Một đoạn video cho thấy các tay súng Hamas ở Be’eri dẫn các con tin chân trần đi dọc một con phố. Những bức ảnh của AP cho thấy một phụ nữ lớn tuổi được các tay súng Hamas đưa đến Gaza trên một chiếc xe golf và một phụ nữ khác bị ép giữa hai chiến binh đi xe máy.

Hình ảnh trên mạng xã hội cho thấy các chiến binh diễu hành trên một chiếc xe quân sự của Israel qua đường phố ở Gaza. Một binh sĩ Israel thiệt mạng bị đám đông người Palestine kéo lê và giẫm đạp. Trong khi đó, tại Kibbutz Urim, ngoại ô thành phố Ofakim, hai cư dân Israel bị bốn chiến binh Hamas bắt họ làm con tin trước khi bị lực lượng Israel tiêu diệt.

Bài toán khó cho Israel

Hiện Lực lượng Quốc phòng Israel (IDF) vẫn tiến hành các cuộc không kích vào Dải Gaza. Thủ tướng Benjamin Netanyahu thề “kẻ thù sẽ phải trả một cái giá chưa từng có” và “sẽ bị phản công với cường độ chúng chưa từng biết đến”.

Trong số mục tiêu bị không kích Israel hủy diệt có một tòa tháp 14 tầng với hàng chục căn hộ và các văn phòng của Hamas ở trung tâm thành phố Gaza. Các cuộc xung đột trước đây giữa Israel và Hamas ở Gaza đã gây ra cái chết và sự tàn phá trên diện rộng ở Gaza. Nay, cuộc tổng tấn công trên bộ, trên không và đất liền của Hamas báo hiệu sẽ còn khốc liệt hơn, nhất là khi chính phủ cực hữu nắm quyền tại Israel có xu hướng lấn đất tranh chấp và người Palestine tuyệt vọng vì sự chiếm đóng không biết bao giờ mới kết thúc.

Mohammed Deif, thủ lĩnh bóng tối của cánh quân sự Hamas gọi cuộc tấn công tổng lực của Hamas là phản ứng cần thiết trước lệnh phong tỏa Gaza kéo dài 16 năm, bởi các cuộc đột kích của Israel vào các thành phố Bờ Tây, cũng như tình trạng bạo lực tại Al-Aqsa (thánh địa Jerusalem tranh chấp mà người Do Thái gọi là Núi Đền-Temple Mount) nhắm vào người Palestine; cùng với chiến dịch xây dựng phát triển các khu định cư của người Israel.

“Quá đủ rồi! – Mohammed Deif nói trong thông điệp được ghi âm – Cuộc tấn công này chỉ là bước khởi đầu cho ‘Chiến dịch Bão Al-Aqsa’. Tôi kêu gọi người Palestine từ Đông Jerusalem đến miền Bắc Israel tham gia cuộc chiến. Hôm nay người dân (Palestine) đang lấy lại cuộc cách mạng của mình”.
Image
Thủ tướng Benjamin Netanyahu thề nghiền nát Hamas (ảnh: Ilia Yefimovich/picture alliance via Getty Images)

Cuộc tấn công của Hamas đúng vào ngày Simchat Torah (ngày người Do Thái hoàn thành chu kỳ đọc cuộn sách Torah hàng năm), khơi lại những ký ức đau buồn về cuộc chiến Trung Đông năm 1973 đúng vào ngày Yom Kippur, ngày linh thiêng nhất trong lịch Do Thái.

Sự liên tưởng đã làm tăng thêm sự chỉ trích đối với Netanyahu và các đồng minh cực hữu của ông. Trong năm qua, chính phủ cực hữu của Israel đã tăng cường xây dựng các khu định cư ở Bờ Tây bị chiếm đóng. Sự đàn áp bạo lực của người định cư Israel đã khiến hàng trăm người Palestine phải di dời và căng thẳng bùng lên xung quanh thánh địa Jerusalem.

Các nhà bình luận chính trị chỉ trích chính phủ Israel không lường trước khả năng của Hamas trong việc lập kế hoạch và phối hợp tấn công. Trong bài phát biểu trên truyền hình, Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant cảnh báo “Hamas đã phạm phải sai lầm nghiêm trọng và nhà nước Israel sẽ chiến thắng cuộc chiến này”.

Quân đội Israel đã điều bốn sư đoàn và xe tăng tới biên giới Gaza, bổ sung cho 31 tiểu đoàn đã có mặt trong khu vực. Câu hỏi lớn hiện nay là, liệu Israel có tiến hành một cuộc tấn công trên bộ vào Gaza, khu vực đông dân với hơn hai triệu người không, một động thái đã gây ra nhiều thương vong trong quá khứ.

Phần mình, Hamas đã lên kế hoạch cho một cuộc chiến kéo dài. Saleh al-Arouri, phó trưởng phòng chính trị của Hamas, nói với kênh Al-Jazeera: “Chúng tôi đã chuẩn bị cho mọi lựa chọn, gồm cả chiến tranh tổng lực và sẵn sàng làm bất cứ điều gì cần vì phẩm giá và tự do của người dân chúng tôi”. Israel phong tỏa Gaza kể từ khi Hamas nắm quyền kiểm soát lãnh thổ này vào năm 2007 và “những kẻ thù không đội trời chung” đã trải qua bốn cuộc chiến tranh kể từ đó.

lequyen
Posts: 283
Joined: Sun May 22, 2011 6:22 am

Re: Bình Luận Thời Sự

Post by lequyen »

Nước Mỹ và chiến cuộc Trung Đông
October 10, 2023

Hiếu Chân/Người Việt
Lò lửa Trung Đông bùng cháy dữ dội sau cuộc tấn công bất ngờ và đẫm máu của nhóm dân quân Hamas vào miền Nam Israel sáng Thứ Bảy, 7 Tháng Mười, vừa qua làm dấy lên câu hỏi liệu Hoa Kỳ có sẽ tham gia chiến tranh hay không và đâu là những thách thức mà chính quyền Tổng Thống Joe Biden phải đối mặt.
Image
Một người dân Palestine đứng nhìn cảnh hoang tàn đổ nát ở một khu nhà bị trúng hỏa tiễn của Israel tại dải Gaza. (Hình minh họa: Ahmad Hasaballah/Getty Images)

Mỹ có tham chiến hay không?



Ngay sau khi Hamas tấn công tổng lực vào 22 làng mạc, thị trấn biên giới của Israel giáp Dải Gaza và chính phủ của Thủ Tướng Benjamin Netanyahu tuyên bố đất nước trong tình trạng chiến tranh, phát động chiến dịch trả đũa có tên “Kiếm Sắt,” Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ lập tức điều động nhóm tác chiến hàng không mẫu hạm USS Gerald Ford tới Đông Địa Trung Hải để sẵn sàng ứng cứu khi tình hình biến động. Tại Tòa Bạch Ốc, Tổng Thống Biden tuyên bố Hoa Kỳ sẽ cung cấp cho Israel “tất cả các phương tiện hỗ trợ thích hợp” và cảnh cáo các thế lực thù địch với Israel chớ lợi dụng tình hình để đục nước béo cò. “Chúng tôi sẽ luôn luôn ủng hộ Israel. Israel có quyền tự vệ và bảo vệ người dân của mình,” ông Biden nói trên truyền hình lên án vụ tấn công đẫm máu của Hamas mà nhiều nhà quan sát ví như vụ khủng bố ngày 11 Tháng Chín, 2001 tại Mỹ hoặc vụ Tết Mậu Thân ở Việt Nam năm 1968.

Như vậy, chỉ hai năm sau ngày người lính Mỹ cuối cùng trở về nhà từ cuộc viễn chinh cuối cùng ở Afghanistan, nước Mỹ có nguy cơ phải tham dự một cuộc chiến mới ở hải ngoại. Một quan chức cao cấp và ẩn danh của Tòa Bạch Ốc nói với báo chí, hành động của Mỹ chủ yếu nhằm răn đe và đề phòng các tổ chức Hồi Giáo như Hezbollah ở Lebanon hoặc kẻ thù truyền kiếp của Israel là Iran mở mặt trận mới “chia lửa” với Hamas khi quân đội Israel phản công. Hezbollah đã cao giọng cảnh báo nếu quân đội Hoa Kỳ tham chiến thì lực lượng Hồi Giáo khắp vùng sẽ tấn công các căn cứ và các lợi ích của Mỹ ở khu vực.


Chính vì thế, nhiều người cho rằng, Hoa Kỳ sẽ không trực tiếp tham chiến mà chỉ hỗ trợ Israel về tình báo và vũ khí, giống như việc người Mỹ đang làm trong cuộc chiến ở Ukraine. Những xung đột trong quá khứ làm nhiều người tin rằng, đội quân nhỏ nhưng thiện chiến và được trang bị vũ khí tân tiến của Israel có thừa năng lực đối phó với các nhóm như Hamas hoặc Hezbollah mà không cần sự tham gia trực tiếp của người Mỹ. Tình trạng yên ắng của thị trường chứng khoán New York hai ngày nay cũng như giá xăng dầu không tăng một cách đột ngột như lo ngại cho thấy giới kinh doanh vẫn tin cuộc chiến Trung Đông hiện nay chưa có tác động lớn đến nước Mỹ và kinh tế Mỹ.

Thế nhưng, vào Thứ Ba, 10 Tháng Mười, Tổng Thống Biden lần đầu xác nhận có 14 công dân Mỹ bị Hamas giết chết, một số bị bắt làm con tin. Ông Jake Sullivan, cố vấn an ninh quốc gia, nói chính phủ vẫn chưa biết chính xác số người Mỹ bị giam giữ làm con tin nhưng ông cho biết hơn 20 người đang bị ghi nhận “mất tích.” Sinh mạng và sự an toàn của công dân Mỹ trong tay kẻ thù có thể là yếu tố làm thay đổi cục diện, thay đổi thái độ của người Mỹ và đưa quân đội Mỹ vào cuộc chiến mà Washington không muốn. “Với tư cách tổng thống, tôi không có ưu tiên nào cao hơn là sự an toàn của người Mỹ đang bị giữ làm con tin ở bất cứ đâu trên thế giới,” ông Biden nói. Tại thời điểm này, chưa rõ chính phủ và quân đội Mỹ sẽ làm gì để giải thoát con tin nhưng rõ ràng Hamas đã đặt ra trước mặt ông Biden một lựa chọn rất khó.

Về đâu hiệp định hòa bình Trung Đông?

Vụ tấn công đẫm máu của Hamas có nguy cơ làm sụp đổ kế hoạch hòa bình Trung Đông mà chính quyền Biden theo đuổi. Mới ba tuần trước, ông Biden tiếp Thủ Tướng Netanyahu tại Tòa Bạch Ốc và cả hai nhà lãnh đạo đều lạc quan rằng một hiệp định hòa bình lịch sử giữa Israel và Saudi Arabia dường như đã ở trong tầm tay. Theo hiệp định này, Saudi Arabia sẽ từ bỏ lập trường chống đối sự tồn tại của nhà nước Israel đã có suốt hơn 70 năm qua, công nhận và bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Israel đổi lấy việc Hoa Kỳ ký hiệp định hỗ trợ an ninh cho Saudi Arabia. Mới tuần trước, ông Sullivan hào hứng nhận xét: “Khu vực Trung Đông ngày nay yên tĩnh hơn hai thập kỷ trước.” Thái Tử Mohammed bin Salman (MBS), người có thực quyền cai trị Saudi Arabia, cũng lạc quan cho biết mỗi ngày “chúng tôi lại đến gần hơn” một thỏa thuận lịch sử với Israel.

Một hiệp định hòa bình giữa Jerusalem và Riyadh sẽ là một di sản chính trị của ông Biden, ông Netanyahu, và Thái Tử MBS. Họ đã làm điều mà nhiều nhà lãnh đạo tiền nhiệm không thực hiện được.


Hiệp Định Israel-Saudi Arabia mà chính quyền Biden môi giới là bước tiếp nối của Hiệp Định Abrahams mà chính quyền Donald Trump thúc đẩy trước đây, theo đó Israel đã ký hiệp định bình thường hóa với Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE), Bahrain, và Morocco. Hai hiệp định giữa Israel và các nước Ả Rập, được chính quyền Mỹ thúc đẩy dưới thời cựu Tổng Thống Trump và Tổng Thống Biden có thể mở đường cho nhiều quốc gia Ả Rập theo đạo Hồi từ bỏ thái độ phản đối Israel kể từ khi nước này thành lập năm 1948, đặt nền tảng cho sự ổn định, hợp tác và thịnh vượng ở một khu vực vốn là lò lửa xung đột nhiều thập niên qua.

Tuy nhiên, theo giới phân tích, cả hai hiệp định đều không đếm xỉa đến nhu cầu của người Palestine về việc thành lập nhà nước độc lập, cũng không có biện pháp kiềm chế sự bành trướng của người Israel và chính sách đối xử tàn bạo với người Ả Rập dựa trên sự kỳ thị chủng tộc của chính quyền Israel. Do đó, các hiệp định này luôn gặp phải sự chống đối của nhiều tầng lớp dân chúng Ả Rập và bị các tổ chức cực đoan lợi dụng. Cuộc tấn công của Hamas hôm Thứ Bảy và phản ứng từ chối lên án Hamas của phần lớn thế giới Ả Rập đặt câu hỏi, liệu hai hiệp định cải thiện quan hệ của Israel với một số nước Trung Đông có thể bỏ qua khát vọng sống, khát vọng chủ quyền của người Palestine hay không. Ngay sau vụ tấn công, Bộ Ngoại Giao Saudi Arabia ra tuyên bố không lên án Hamas mà nói họ đã nhiều lần cảnh báo “sự chiếm đóng của Israel, tước đoạt các quyền hợp pháp của người dân Palestine và việc lặp lại các hành động khiêu khích có hệ thống” sẽ dẫn tới những hậu quả đáng tiếc.


Dù sao, qua vụ tấn công hôm Thứ Bảy, Hamas đã đạt được phần nào mục đích phá hủy sáng kiến hòa bình của Mỹ, Israel, và Saudi Arabia. Sau vụ này, Hamas có thể bị xóa sổ, căn cứ của họ ở Gaza có thể bị san bằng nhưng tiến trình bình thường hóa quan hệ giữa Israel với thế giới Ả Rập chắc chắn sẽ bị ngừng lại, nếu không nói là đã chết lâm sàng. Tại thời điểm này, cả Washington và Riyadh đều khẳng định đàm phán hòa bình Israel-Saudi Arabia vẫn tiếp tục nhưng cuộc chiến leo thang làm cho lời khẳng định đó ít được tin tưởng. Cho dù có được tái tục sau này, hiệp định giữa Israel với Saudi Arabia nhất thiết phải được điều chỉnh để phản ánh tiếng nói của người Palestine và Israel phải có những nhượng bộ đáng kể.

Ai hưởng lợi?

Chính quyền Biden từng hy vọng một Trung Đông ổn định sẽ cho phép Washington được rảnh tay đối phó với những thách thức lớn ở nhiều nơi khác: Đối phó với Nga ở Ukraine, với Trung Quốc ở Biển Đông và Đài Loan chẳng hạn. Nhưng đáng tiếc, cuộc tấn công bất ngờ và đẫm máu của Hamas làm chệch hướng tất cả. Nó không chỉ buộc nước Mỹ phải căng sức trên nhiều mặt trận mà còn làm giảm đáng kể nguồn lực của Mỹ cung cấp cho các đồng minh ở Châu Âu và Châu Á. Người được hưởng lợi trong hành động của Hamas không ai khác hơn là Tổng Thống Vladimir Putin của Nga và Chủ Tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc.

Một quốc gia hưởng lợi khác là Iran. Iran là nước bảo trợ cho hai tổ chức Hezbollah ở Lebanon và Hamas ở Dải Gaza. Mỗi năm, Iran viện trợ cho Hamas hàng trăm triệu đô la, phần lớn là vũ khí. Nhưng sau vụ tấn công, các quan chức cao cấp của Tòa Bạch Ốc như Ngoại Trưởng Antony Blinken đều nói họ biết Iran đồng lõa với Hamas nhưng không có bằng chứng cho thấy Iran có liên can trực tiếp tới sự kiện hôm Thứ Bảy. Lãnh đạo thần quyền Iran cũng phủ nhận sự can dự của họ.

Khác với người tiền nhiệm, ông Biden có phần mềm mỏng hơn với Iran để tìm cách nối lại hiệp định về chương trình hạt nhân của Iran ký kết với Mỹ, Nga, Trung Quốc, Pháp, Anh, và Đức (gọi tắt là P5+1) năm 2015, nhưng sau đó bị Tổng Thống Trump rút ra vào năm 2017. Mới tháng trước, Washington đồng ý trao đổi tù nhân với Tehran và tháo khoán khoản tiền $6 tỷ của nước này đang bị đóng băng ở Nam Hàn vì vi phạm lệnh cấm vận của Mỹ. Các chính trị gia cao cấp nhất của đảng Cộng Hòa đã lập tức chỉ trích ông Biden và tố cáo, khoản tiền đó đã được Iran hỗ trợ cho các tổ chức khủng bố, dẫn tới vụ tấn công vừa qua của Hamas. Lời tố cáo đó không đúng sự thật, không có căn cứ, nhưng cũng đang làm cho chính quyền Biden hết sức khó xử khi nó lan truyền mạnh mẽ trong dư luận Mỹ nhờ bộ máy truyền thông của đảng Cộng Hòa. Dù vậy, sau sự kiện Trung Đông, chính sách của Mỹ với Iran có thể phải thay đổi sang hướng cứng rắn.

Cuộc đụng độ giữa nước Mỹ và các thế lực chuyên chế hắc ám Nga, Trung Quốc, Iran xem ra càng ngày càng gay gắt và phức tạp, khủng hoảng nối khủng hoảng, chưa thấy có điểm dừng. [đ.d.]

Post Reply