Bình Luận Thời Sự

Những đề tài nóng của Thời Sự. Các bài viết lượm nhặt trên Net ở nơi đây chỉ dùng để tham khảo không phải là chính kiến riêng của nhóm phụ trách.

Moderators: CayQueo, phu_de

Post Reply
cuoigia
Posts: 255
Joined: Thu Aug 06, 2009 6:57 pm

Re: Bình Luận Thời Sự

Post by cuoigia »

Chiến tranh ở Gaza làm phức tạp cuộc chiến Ukraine đối với cả Zelensky và Putin
Washington Post
Tác giả: Adam Taylor
Cù Tuấn, biên dịch


12-10-2023
Image
Ảnh: Người dân đi ngang qua một màn hình khổng lồ hiển thị quốc kỳ Israel trên một con phố ở trung tâm thành phố Kyiv, Ukraine, hôm thứ Bảy. Nguồn: Sergey Dolzhenko/ EPA-EFE/ Shutterstock

Trong hơn một năm rưỡi, cuộc chiến ở Ukraine thu hút sự chú ý của toàn cầu với những cảnh tượng đẫm máu sau cuộc xâm lược của Nga. Nhưng các cuộc tấn công gây sốc hôm thứ Bảy ở Israel, do nhóm Hamas của Palestine lãnh đạo, và một cuộc chiến sắp xảy ra ở Dải Gaza do Israel trả đũa, có vẻ như sẽ làm thay đổi chiến trường cho cả Kiev và Matxcơva.

Đối với Ukraine, có nguy cơ thực sự là một cuộc xung đột ở Trung Đông sẽ làm chuyển hướng sự chú ý của phương Tây – và cùng với đó là sự hỗ trợ về quân sự và kinh tế cần thiết để tiếp tục cuộc chiến chống lại Nga. Và trong khi Nga có thể hoan nghênh sự chuyển hướng đó, một cuộc xung đột rộng lớn hơn ở Trung Đông có thể cắt đứt mối quan hệ vốn đã lạnh giá của Nga với Israel, một đối tác kinh tế cũ và là nhà cung cấp quân sự công nghệ cao tiềm năng cho Ukraine.

Hiện tại, hai quốc gia đang chọn phe. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky là một trong những nhà lãnh đạo thế giới đầu tiên tiếp cận Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu sau vụ tấn công hôm thứ Bảy. Trong các tuyên bố công khai, ông đã trực tiếp so sánh Tổng thống Nga Vladimir Putin với Hamas. “Những kẻ khủng bố sẽ không bao giờ thay đổi. Chúng sẽ phải thua – và điều đó có nghĩa là chúng ta phải thắng”, ông Zelensky nói hôm thứ Tư trong chuyến thăm bất ngờ tới trụ sở NATO ở Brussels.

Trong khi đó, Putin giữ im lặng về vụ tấn công cho đến thứ Ba và thậm chí sau đó, ông mô tả tình hình chiến sự chủ yếu tập trung vào thất bại ngoại giao của Washington. “Tôi nghĩ nhiều người sẽ đồng ý với tôi rằng đây là một ví dụ rõ ràng về sự thất bại trong chính sách của Mỹ ở Trung Đông”, ông Putin nói tại cuộc gặp ở Điện Kremlin với Thủ tướng Iraq Mohammed Shia al-Sudani, đồng thời nói thêm rằng “lợi ích cơ bản của người dân Palestine” chưa bao giờ được tính đến.

Ông Putin, người trước đây có mối quan hệ thân thiết với Netanyahu, đã không liên hệ với nhà lãnh đạo Israel để gửi lời chia buồn sau khi Hamas giết chết hơn 1.200 người Israel. Theo tình báo phương Tây, cuộc chiến ở Ukraine đã kéo Nga đến gần hơn với Iran, đối thủ mạnh nhất trong khu vực của Israel và là nước ủng hộ chính cho Hamas.

Tại Brussels, cuộc chiến ở Gaza rõ ràng diễn ra vào thời điểm quan trọng. Đối với Ukraine, sự kiên nhẫn của các đồng minh đang bị thử thách khi cuộc xung đột kéo dài sang một mùa đông mới và những mâu thuẫn chính trị trong các nước châu Âu đã thay đổi.

Các đồng nghiệp của tôi tại trụ sở NATO ở đó đưa tin rằng, Zelensky đã nhận thức được thái độ của những người trong căn phòng và tìm cách miêu tả mình “không phải là một đối thủ cạnh tranh để giành được sự chú ý và nguồn lực, mà là một đồng minh thông cảm cho Israel”. Tuy nhiên, sau đó trong cuộc họp báo với Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo, ông thừa nhận tình hình ở Trung Đông khiến ông lo lắng. “Tất nhiên là mọi người đều sợ”, Zelensky nói.

Ở Washington, có những hy vọng rằng liên kết giữa viện trợ của Mỹ cho Israel và viện trợ cho Ukraine có thể vượt qua sự phản đối dai dẳng của Đảng Cộng hòa đối với Ukraine. Các quan chức Mỹ từng nói rằng không có mâu thuẫn giữa việc cung cấp vũ khí cho cả Ukraine và Israel. Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin nói với các phóng viên ở Brussels: “Chúng tôi có thể hỗ trợ cả hai quốc gia trên và chúng tôi sẽ làm cả hai việc”.


Tham mưu trưởng Liên quân, Tướng Charles Q. Brown và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin lắng nghe Tổng thống Volodymyr Zelensky, Ukraine ở Brussels hôm thứ Tư 11-10-2023. Nguồn: Olivier Matthys/ Pool/ EPA-EFE/ Shutterstock
Bradley Bowman của Tổ chức Quốc phòng Dân chủ viết trong một bài báo: “Nhu cầu cấp thiết nhất của Israel là các loại vũ khí dẫn đường chính xác, phóng từ trên không và bổ sung tên lửa đánh chặn cho hệ thống Vòm Sắt của họ – và không có sự cạnh tranh nào đáng nói giữa Israel và Ukraine về những khả năng đó”.

Tuy nhiên, có thể có những tác động trực tiếp. Ví dụ, Ukraine rõ ràng muốn có nhiều hệ thống tên lửa Patriot hơn vì chúng đã được chứng minh là có hiệu quả trước cả những tên lửa tiên tiến nhất của Nga. Tuy nhiên, nếu cuộc chiến ở Gaza chuyển thành xung đột khu vực, cuộc chiến này sẽ cần nhiều hơn những hệ thống đó. Nhiều chiến lược của chính quyền Biden nhằm giải quyết tình trạng bế tắc về nguồn tài trợ của Ukraine ở Washington được cho là xoay quanh việc chuyển giao vũ khí của Israel sang Ukraine, khiến cho nguồn cung vũ khí trở nên eo hẹp hơn.

Ít nhất một ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa Mỹ đã tuyên bố rằng, việc chuyển đạn pháo của Mỹ sang Ukraine đã gây tổn hại cho Israel, quốc gia có thể sử dụng pháo binh để bảo vệ biên giới phía bắc của mình. Các quan chức Nga đã cố gắng khuấy động cuộc tranh luận, với việc cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev công khai tuyên bố mà không có bằng chứng, rằng vũ khí phương Tây cung cấp cho Ukraine đã được Hamas sử dụng trong các cuộc tấn công vào Israel.

Nhưng đối với Matxcơva cũng vậy, Gaza khiến mọi việc trở nên phức tạp hơn. Trong nhiều năm, Putin và Netanyahu khá thân thiết với nhau, với việc thủ tướng Israel ca ngợi tình bạn của ông với nhà độc tài Nga trên các bảng quảng cáo bầu cử khổng lồ vào năm 2019. Israel có một lượng lớn người Do Thái gốc Nga đã di cư, một số có mối liên hệ đáng kể với Điện Kremlin – bao gồm cả những người đối thoại có ảnh hưởng như nhà tài phiệt Roman Abramovich.

Có lẽ vì mối quan hệ này mà Israel đã có lập trường trung lập, thận trọng trong cuộc chiến ở Ukraine. Hầu hết, điều đó đã mang lại lợi ích cho Nga, với việc chính phủ của ông Netanyahu kiên quyết từ chối cung cấp vũ khí cho Ukraine hoặc tham gia các lệnh trừng phạt quốc tế đối với Nga. Quan điểm này đã khiến cả Washington và Kyiv tức giận, với việc Zelensky năm ngoái cho rằng “mối quan hệ cá nhân” giữa Netanyahu và Putin đang gây tổn hại cho Ukraine.

Nhưng cuộc chiến ở Ukraine cũng khiến Nga trở nên phụ thuộc vào đối thủ nặng ký nhất của Israel ở Trung Đông. Máy bay không người lái của Iran đã trở nên quan trọng đối với các nỗ lực chiến tranh của Matxcơva do tính hiệu quả và chi phí tương đối khiêm tốn của chúng. Các quan chức Mỹ nói rằng Tehran đang trao đổi hàng tỷ USD hàng hóa quân sự của Nga để đổi lấy sự hỗ trợ của nước này, bao gồm việc cho phép Matxcơva tạo ra các phiên bản riêng của máy bay không người lái tấn công tự kích nổ của Iran.

Vấn đề phức tạp hơn nữa là những cáo buộc về chủ nghĩa bài Do Thái của các quan chức cấp cao của Nga vì những nhận xét của họ về Zelensky, một người Do Thái. Tháng trước, chính Putin nói rằng “các quan thầy phương Tây” đã “dựng một người Do Thái, có nguồn gốc Do Thái lên lãnh đạo nước Ukraine hiện đại” để giúp tôn vinh “chủ nghĩa phát xít”.

Quan hệ của Nga với Israel là một khái niệm tương đối gần đây. Trong Chiến tranh Lạnh, Matxcơva đã trang bị vũ khí cho các quốc gia Ả Rập, gây phản đối từ phía Israel, khiến Liên Xô cắt đứt quan hệ ngoại giao với nước này sau cuộc chiến tranh Ả Rập-Israel năm 1967. Ukraine hy vọng mối quan hệ Nga-Israel có thể tan vỡ hoàn toàn một lần nữa: Axios đưa tin hôm thứ Tư rằng Zelensky đã chính thức yêu cầu một chuyến thăm Israel, một hành động thể hiện tình đoàn kết tiềm năng, nhằm củng cố cho mối quan hệ chặt chẽ hơn.

User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Re: Bình Luận Thời Sự

Post by khieulong »

Chiến tranh – Trẻ em nào có tội gì đâu!
Duy Lê
19 tháng 10, 2023

Image
Một người đàn ông bế thi thể đứa trẻ thiệt mạng trong cuộc không kích hôm 18 Tháng Mười 2023 tại Khan Yunis, Gaza. (ảnh: Ahmad Hasaballah/Getty Images)

Hàng trăm người tụ họp cầu nguyện, thương tiếc cậu bé 6 tuổi người Mỹ gốc Palestine bị đâm chết gần Chicago, chỉ vì con là người Hồi giáo.

Tại sân bóng rổ ở Plainfield, Illinois, nơi bé Wadea Al-Fayoume, 6 tuổi, rất mê môn thể thao này, mọi người cầu nguyện cho linh hồn cháu, một cậu bé người Mỹ gốc Palestine.
Image
Hơn 1,000 người tụ họp cầu nguyện, thương tiếc cậu bé 6 tuổi người Mỹ gốc Palestine bị đâm chết gần Chicago, chỉ vì con là người Hồi giáo.(ảnh: Scott Olson/Getty Images)

Những bức ảnh của cậu bé được trưng bày đầy trên sân, miệng nở nụ cười tươi, rất ngây thơ, trong trắng, khiến ai nhìn thấy cũng không cầm được nước mắt.


Cha của cậu bé, Oday Al-Fayoume, nói ngắn gọn với mọi người bằng tiếng Ả Rập, giải thích rằng ông đã học được rất nhiều tiếng Anh từ con trai mình. “Wadea đi rồi, ai dạy tiếng Anh cho tôi đây!” người cha đau buồn kêu lên, vào ngày sau khi con trai được chôn cất.
Image
Oday Al-Fayoume, cha của Wadea Al-Fayoume, 6 tuổi, người Mỹ gốc Palestine, nhìn ảnh của con trai mình trong buổi cầu nguyện vào ngày 17 tháng 10 năm 2023 tại Plainfield, Illinois. (ảnh: Scott Olson/Getty Images)

Nhưng có một chi tiết anh muốn mọi người biết. Ông chỉ vào một bức ảnh hiện được chia sẻ rộng rãi về con trai mình khi đang mừng sinh nhật vài ngày trước khi bị giết và hỏi: “Bạn có biết Wadea đang làm gì trong bức ảnh này không? Nó đang đợi tôi hoàn thành ghép nửa trái tim vào bàn tay có sẵn nửa trái tim của nó đấy!,” người cha nói, giơ tay lên và uốn cong các ngón tay để hoàn thành hình trái tim.

Văn phòng Cảnh sát trưởng Will County cho biết Wadea bị người chủ nhà đâm 26 nhát tại nhà vào Thứ Bảy. Mẹ của cậu bé, Hanaan Shahin, 32 tuổi, cũng bị đâm hơn chục nhát dao, nhưng còn sống sót, nhà chức trách cho biết.

Văn phòng cảnh sát trưởng cho biết hai mẹ con bị nghi phạm nhắm tới để triệt hạ, vì họ theo đạo Hồi và vì cuộc xung đột đang diễn ra ở Trung Đông liên quan đến Hamas và người Israel.
Image
Mọi người đến góc tưởng niệm phía trước ngôi nhà nơi cậu bé 6 tuổi người Mỹ gốc Palestine Wadea Al-Fayoume bị chủ nhà đâm chết hôm Thứ Bảy. (ảnh: Scott Olson/Getty Images)

Nghi phạm 71 tuổi, bị buộc tội giết người cùng nhiều tội danh khác. Vụ tấn công cũng đang được Bộ Tư pháp điều tra như một tội ác của lòng thù hận.


Theo văn phòng của Hội đồng Quan hệ Mỹ-Hồi giáo ở Chicago, cậu bé Wadea được sinh ra ở Mỹ. Juhie Faheem, thành viên Ban Y tế Tâm thần Will County, cho biết: “Những gì bạn nhìn thấy là một cậu bé Mỹ con, cháu bé không hề đeo biển hiệu hay vòng cổ cho rằng cháu là người Hồi giáo. Cháu luôn nở nụ cười trên môi, rất đáng yêu và không có lý do gì để bị ghét bỏ.”

Image
Một số trẻ em đã tham dự buổi cầu nguyện, trong đó có một cậu bé giơ tấm biển có dòng chữ “Cháu không phải là mối đe dọa” (I am not a threat) với hình vẽ màu cờ Palestine.
(ảnh: Scott Olson/Getty Images)

Cynthia Glass, mẹ của người bạn thân nhất của Wadea, nói trong nước mắt, rằng từ giờ, hai đứa trẻ không còn được hơi với nhau nữa; không bao giờ được ngồi cạnh nhau trong lớp nữa, và không bao giờ được đi lên xe buýt cùng nhau nữa.

Buổi cầu nguyện có những giây phút im lặng, do Imam Hassan Aly chủ trì.

“Wadea có nghĩa là hòa bình, nhưng cháu đã không được sống trong hòa bình ở thế giới này,” Aly nói. “Nhưng chúng tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng giờ đây cháu bé đã được yên nghỉ trong hòa bình vĩnh cửu, bên cạnh những đứa trẻ khác ở Gaza, cũng như những trẻ em và thường dân vô tội khác, phải chết vì bạo lực.”

Xung đột Hamas – Israel đã giết chết nhiều em bé ở Dải Gaza, trong khi gia đình của các bé cũng mất nhà cửa, người chết không được an táng, người sống trong cảnh thiếu thốn vì lệnh phong tỏa, và phập phồng lo sợ không biết bao giờ đến phiên mình.
Image
Đội dân phòng và người dân địa phương khiêng thi thể của một em bé được kéo ra từ đống đổ nát của ngôi nhà bị phá hủy ở Khan Yunis, Gaza vào ngày 16 Tháng Mười năm 2023. (ảnh: Belal Khaled/Anadolu via Getty Images)

Giữa giao tranh, người Palestine ở Dải Gaza trú ẩn trong các trường học do cơ quan cứu trợ của Liên Hợp Quốc (UNRWA) điều hành. Nhưng có những đứa trẻ nói rằng trú ẩn trong trường học cũng không an toàn. “Mảnh tên lửa rơi khắp nơi, cháu sợ lắm, lúc chạy loạn trong đêm tối, cháu sợ không được nhìn thấy ông bà, cha mẹ nữa,” Haneen, 16 tuổi, nói.

Đêm 17 Tháng Mười , xung đột ở Dải Gaza tăng nhiệt khi bệnh viện Al-Ahli ở miền trung bị tập kích, khiến ít nhất 500 người thiệt mạng và rất nhiều người bị thương, trong số thương vong có nhiều trẻ em.

Cùng ngày, Lực lượng Hamas đang kiểm soát Dải Gaza cho biết ít nhất 940 trẻ nhỏ ở dải đất này đã thiệt mạng từ khi giao tranh nổ ra. Theo Al Jazeera, ở Dải Gaza chỉ có có 2.3 triệu dân, khoảng một nửa dân số dưới 18 tuổi.

Mấy ngày qua, người dân và trẻ em ở Dải Gaza sống trong tình cảnh thiếu điện, nước cùng các nhu yếu phẩm, các em phải mang theo can để lấy nước sinh hoạt. Nguồn nước cạn kiệt đến mức nhiều người dân ở khu vực phải nhịn tắm, để lấy nước mà uống.

Hamas – Israel đang đổ lỗi cho nhau, trong khi các quốc gia và các tổ chức trên thế giới lên án hành động này. Nhưng bom vẫn rơi, đạn vẫn nổ, và sinh mạng của người dân vẫn bị đe dọa từng giờ từng phút, trong đó có biết bao trẻ em vô tội.

User avatar
VuPhong
Posts: 2910
Joined: Wed Dec 01, 2004 4:28 pm

Re: Bình Luận Thời Sự

Post by VuPhong »

Ukraine không phải là Việt Nam Cộng hòa thứ hai

Jackhammer Nguyễn

Cuối tháng 9-2023, ngân sách quốc gia tạm thời (kéo dài đến giữa tháng 11-2023) của chính phủ Mỹ được Quốc hội lưỡng đảng thông qua, với một sự nhân nhượng từ phía đảng Dân chủ là bỏ qua số tiền dùng để cung cấp vũ khí cho Ukraine chống quân Nga xâm lược.

Hiện nay, các gói viện trợ vũ khí trước đây của Mỹ và NATO cho Ukraine đang được triển khai, tức là trong ngắn hạn Ukraine không thiếu vũ khí để đánh Nga. Nhưng với sự chống đối viện trợ cho Ukraine ngày càng tăng của đảng Cộng hòa ở Mỹ, chủ yếu là từ nhóm cực hữu của đảng này, người ta lo ngại sự giúp đỡ tài chính và quân sự của Mỹ dành cho Ukraine sẽ chấm dứt, hay đỡ tệ hơn là sẽ giảm đi rất nhiều.


Việc này làm cho nhiều người Việt Nam liên tưởng đến thảm cảnh của Việt Nam Cộng hòa (VNCH) đúng 50 năm trước, khi bị Mỹ cắt viện trợ quân sự sau hòa đàm Paris năm 1973, đã phải buông súng đầu hàng cộng sản Bắc Việt hai năm sau đó.

Nhưng tôi nghĩ rằng Ukraine không phải là một VNCH thứ hai. Điều đầu tiên đó là về mặt kinh tế xã hội, Ukraine hoàn toàn không phải là VNCH. Ukraine là quốc gia lớn thứ nhì ở châu Âu, chỉ sau nước Nga. Ukraine có đầy đủ nguồn lực để trở thành một cường quốc kinh tế và quân sự, mà những nguồn lực này không phải chỉ ở dạng tiềm năng. Ukraine đã là một quốc gia công nghiệp trước khi chiến tranh xảy ra, trong khi VNCH vẫn còn là một nước nông nghiệp lạc hậu trong giai đoạn chiến tranh.

Thời kỳ mồ ma Liên Xô, Ukraine đã là một cường quốc công nghiệp, làm chủ được công nghệ hạt nhân và chế tạo vũ khí. Ukraine chỉ từ bỏ sở hữu vũ khí hạt nhân khi thỏa thuận với quốc tế để trở thành một quốc gia độc lập với Nga, sau khi Liên Xô sụp đổ.


Xin nhắc lại một số sự kiện trong gần hai năm chiến tranh vừa qua để thấy sức mạnh nội tại của Ukraine. Trong những ngày đầu chiến tranh, Nga đã phá hủy chiếc máy bay vận tải lớn nhất thế giới do Ukraine chế tạo, trong một sân bay gần Kiev. Sau đó vài tháng, hỏa tiễn do Ukraine chế tạo đã bắn chìm soái hạm Moskva, niềm “tự hào” của hải quân Nga. Trong vài tháng gần đây, các drone do Ukraine chế tạo đã thọc sâu vào nội địa Nga, tấn công cả thủ đô Moscow, tấn công các phi trường, căn cứ quân sự Nga, phá hủy máy bay Nga.

Cuối tháng 9-2023, các viên chức của Tổ chức Hiệp ước bắc Đại Tây Dương (NATO) cùng hai bộ quốc phòng Anh và Pháp đến Kiev, bàn việc thúc đẩy kỹ nghệ quốc phòng của Ukraine, trong đó một hãng của Đức đã ký được thỏa thuận với Ukraine để sản xuất xe tăng.

VNCH thời chiến tranh đã không sản xuất được vũ khí (cũng giống như cộng sản Bắc Việt), mà VNCH lệ thuộc vào viện trợ quân sự của Mỹ. Sự việc còn tồi tệ hơn, khi Mỹ bắt đầu thực hiện chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh, từ năm 1969, quân đội VNCH được bảo phải chiến đấu theo cách mà cựu tổng trưởng kế hoạch của VNCH, Nguyễn Tiến Hưng, gọi là theo kiểu nhà giàu, tức là dựa trên súng đạn và xăng dầu dồi dào.


Trong gần hai năm chiến tranh vừa qua, quân đội Ukraine đã đánh giặc theo cách của họ. Họ có chia sẻ tin tức tình báo với phương Tây, lắng nghe các tướng lĩnh phương Tây, nhưng họ tiến hành chiến tranh theo cách họ nghĩ là tốt nhất. Điều đó là rất tốt vì không ai hiểu một đất nước bằng chính những người sống ở đó.

Bên cạnh lĩnh vực quân sự, nền kinh tế Ukraine, như đã nói ở trên, đạt đến mức độ một quốc gia công nghiệp, mà nước Việt Nam hiện tại, gần 50 năm sau khi chiến tranh kết thúc, do cộng sản lãnh đạo, chưa chắc gì có thể so sánh được; huống hồ VNCH năm chục năm trước, một quốc gia nông nghiệp nghèo, chủ yếu dựa vào viện trợ của Mỹ. Dân Ukraine hiện tại không chỉ đủ sức sản xuất lương thực nuôi chính mình, mà còn dư thừa để xuất cảng.

Dĩ nhiên khi không còn viện trợ súng đạn, kinh tế, từ phương Tây, Ukraine sẽ gặp vô vàn khó khăn, nhưng không phải như câu tháu cáy của tổng thống Nga Putin là Ukraine sẽ không cầm cự được một tuần. Ông Putin nên nhớ rằng, trong tuần lễ đầu tiên của cuộc chiến, khi Ukraine chưa có những giàn hỏa tiễn và đạn pháo hiện đại do phương Tây cung cấp như hiện nay, quân đội Nga cũng đã thất bại thảm hại trước cửa ngõ vào Kiev, với hàng ngàn xe tăng bị thiêu hủy.


Và cuối cùng, tinh thần và ý chí chiến đấu của Ukraine cũng khác VNCH. Khi quân Nga tiến tới cửa ngõ thành Kiev, tổng thống Zelensky của Ukraine khước từ lời mời bỏ chạy đi tị nạn của người Mỹ. Điều này hoàn toàn khác với ý chí chiến đấu của một số tướng lĩnh VNCH trong giai đoạn đầu năm 1975.

Ukraine chắc chắn không phải là Việt Nam Cộng hòa thứ hai và nước Nga của Putin không thể thôn tính Ukraine.

User avatar
bichphuong
Posts: 574
Joined: Mon Apr 25, 2016 12:10 am
Been thanked: 1 time

Re: Bình Luận Thời Sự

Post by bichphuong »

Image
Việc Hoa Kỳ viện trợ cho Ukraine là một cam kết chính trị có giá trị rất ý nghĩa đối với Ukraine lẫn với châu Âu, thậm chí với thế giới (ảnh: Samuel Corum/Getty Images)

Quốc hội Hoa Kỳ ngổn ngang trăm mối, việc “bơm máu” cho Ukraine ảnh hưởng ra sao?
Nỗi ám ảnh của bi kịch Quốc hội Mỹ bỏ rơi VNCH quay trở lại

Mỹ Anh
4 tháng 10, 2023




Mối nghi ngờ về tương lai hỗ trợ của Mỹ đối với Ukraine đang tăng trong bối cảnh chính trường Mỹ hỗn loạn và âm thanh từ những tiếng nói phản đối của những ông nghị cực đoan ngày càng vang vọng…

Khoản viện trợ mới nhất trị giá $300 triệu cho Ukraine đã được Hạ viện thông qua với tỷ lệ áp đảo vào Thứ Năm tuần trước, trong cuộc bỏ phiếu 331-117, nhưng tất cả 117 người không bỏ phiếu đều là đảng viên Cộng hòa. Nhóm Cộng hòa cực hữu đã lật đổ Kevin McCarthy chính là những người ủng hộ cắt nguồn bơm máu tài trợ của Hoa Kỳ cho Kyiv. Việc lựa chọn một Chủ tịch Hạ viện mới sẽ hết sức quan trọng đối với tương lai Ukraine. Tổng thống Joe Biden nói rằng sự hỗ trợ của Mỹ dành cho Ukraine không thể bị gián đoạn “trong bất kỳ trường hợp nào” và ông vẫn tin tưởng vào sự ủng hộ của lưỡng đảng.

Thời điểm hiện tại, những ứng cử viên cho vị trí Chủ tịch Hạ viện có nhiều quan điểm khác nhau về việc ủng hộ Ukraine. Nhóm Defending Democracy Together đã đánh giá theo thang điểm từ A đến F, trong đó A biểu thị sự ủng hộ mạnh mẽ nhất và F phản đối mạnh nhất.


Steve Scalise, nhân vật quyền lực số hai của Đảng Cộng hòa tại Hạ viện và hiện là ứng cử viên hàng đầu cho ghế Chủ tịch Hạ viện, đạt điểm B, cao hơn một bậc so với điểm B- của McCarthy.

Các ứng cử viên khác như Jim Jordan và Kevin Hern có điểm F, tương tự Matt Gaetz, người dẫn đầu chiến dịch lật đổ McCarthy và chắc chắn sẽ có ảnh hưởng trong việc lựa chọn người kế nhiệm. Jim Jordan (điểm F) đã nói rõ rằng ông sẽ không ủng hộ việc tiếp tục viện trợ cho Ukraine nếu được bầu làm Chủ tịch Hạ viện.
Image
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin và Ngoại trưởng Antony Blinken trong chuyến công du Kyiv vào Tháng Tư 2022 (ảnh: Ukrainian Presidential Press Office via Getty Images)

The Guardian cho biết, một cuộc thăm dò được Hội đồng Chicago về các vấn đề toàn cầu (Chicago Council on Global Affairs) công bố ngày 4 Tháng Mười 2023 cho thấy 6/10 người Mỹ vẫn ủng hộ viện trợ kinh tế và quân sự cho Ukraine nhưng tâm lý ủng hộ đang dần suy yếu, đặc biệt là trong số những người theo đảng Cộng hòa.

Theo hãng tin NPR, Tổng thống Biden đã yêu cầu Quốc hội cấp $24 tỷ cho viện trợ quân sự, nhân đạo và kinh tế cho Ukraine cho đến cuối năm 2023. Nhưng Hạ viện đã loại chi tiết này ra khỏi biện pháp tạm thời nhằm duy trì nguồn tài trợ của chính phủ cho đến ngày 17 Tháng Mười Một. Giờ đây, với việc “The House” không có chủ, số phận của yêu cầu từ Tổng thống Joe Biden đang trở nên mong manh.

Những người ủng hộ Ukraine khẳng định rằng nguồn tài trợ liên tục là rất quan trọng khi Ukraine tiến hành cuộc phản công ở phía Nam và phía Đông, trong bối cảnh chiến dịch quân sự diễn ra chậm hơn và gây thiệt hại về nhân mạng cũng như trang thiết bị cao hơn nhiều so với dự đoán. Ngoài ra, Ukraine đang chuẩn bị đối phó cuộc tấn công dữ dội của Nga, tương tự mùa Đông năm ngoái, khi lưới điện dân sự của Ukraine bị Nga bắn phá tan nát.


NPR cho biết Ngũ Giác Đài đang thúc ép các nhà lập pháp Hạ viện và Thượng viện hành động nhanh chóng để dòng vũ khí và những hỗ trợ quân sự khác không bị gián đoạn; đặc biệt, sự cần thiết phải bổ sung hệ thống phòng không và cung cấp thêm pháo, trong đó có đạn pháo 155mm mà Ukraine đang bắn với tốc độ chóng mặt. Ngũ Giác Đài vẫn còn khoảng $5 tỷ viện trợ quân sự đã được Quốc hội cho phép nhưng chưa xài. Khi được hỏi về việc Mỹ có thể tiếp tục tài trợ cho Ukraine bằng số tiền sẵn có trong bao lâu, John Kirby – phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia – nói “khoảng vài tháng”.

Với những người chỉ trích, họ nói rằng châu Âu cần phải mở hầu bao nhiều hơn chứ không thể để Mỹ è cổ ra gánh vác. Tuy nhiên, một số nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng châu Âu nói chung đã viện trợ nhiều hơn Hoa Kỳ. Ngoài ra, Ba Lan và các nước châu Âu còn tiếp nhận hàng triệu người tị nạn Ukraine.

Xét riêng về vũ khí, Mỹ là nước cung cấp nhiều hỗ trợ nhất cho Ukraine. Điều này thật sự mang lại hiệu quả đáng kể. Dân biểu Jason Crow (Dân chủ-Colorado) nói: “Chúng tôi đã chi khoảng 5% ngân sách quốc phòng hàng năm của mình; với số tiền đó, người Ukraine đã tiêu diệt hơn 60% quân đội Nga”. Crow là cựu biệt kích (Army Ranger) từng phục vụ ở Iraq và Afghanistan.

Viết trên The Washington Post ngày 2 Tháng Mười, sử gia Max Boot chứng minh thêm:

Washington đã viện trợ rất nhiều cho Ukraine: Tổng hỗ trợ là $76.8 tỷ, bao gồm $46.6 tỷ viện trợ quân sự; và đó chỉ là một phần rất nhỏ – chỉ 0.65% – trong tổng chi tiêu liên bang trong hai năm qua là $11.8 nghìn tỷ.

Nga đã thiệt hại nghiêm trọng, mất khoảng 120,000 binh sĩ và 170,000 đến 180,000 người bị thương. Nga cũng mất khoảng 2,329 xe tăng; 2,817 xe chiến đấu bộ binh; 2,868 xe tải và xe jeep; 354 xe bọc thép chở quân; 538 xe pháo tự hành; 310 pháo kéo; 92 máy bay cánh cố định và 106 trực thăng. Tất cả điều đó đã đạt được mà Mỹ không cần phải đưa người lính nào của mình ra trận. Max Boot viết thêm:

“Bằng cách tài trợ cho Ukraine, chúng ta đang tăng cường mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương và giữ vững niềm tin với các đồng minh thân cận nhất của mình. Nếu chúng ta cắt đứt Ukraine, đó sẽ là một sự phản bội không thể tả không chỉ đối với người dân Ukraine mà còn đối với toàn bộ châu Âu. Ngăn chặn sự xâm lược của Nga là một vấn đề mang tính sống còn của toàn bộ lục địa. Cắt đứt Ukraine có nghĩa là Hoa Kỳ đang quay lưng lại với cam kết an ninh sau năm 1945 với châu Âu – một cam kết đã củng cố thời kỳ dài nhất không xảy ra xung đột giữa các nước lớn kể từ khi xuất hiện hệ thống nhà nước hiện đại vào thế kỷ 17.
Image
Lính Ukraine với vũ khí Mỹ (Javelin missile) – ảnh: John Moore/Getty Images

“Hỗ trợ Ukraine cũng cần thiết nhằm có thể ngăn chặn cuộc xâm lược (Đài Loan) của Trung Quốc. Một số người cho rằng cuộc chiến Ukraine khiến dẫn đến sự xao lãng khỏi Thái Bình Dương nhưng đó không phải là cách người Đài Loan nhìn nhận. Đại diện của Đài Loan tại Washington năm nay lưu ý rằng việc hỗ trợ Ukraine “sẽ giúp ngăn chặn bất kỳ sự cân nhắc hoặc tính toán sai lầm nào rằng một cuộc xâm lược có thể được tiến hành mà không bị trừng phạt”.

Tuy nhiên, sử gia Max Boot, dù là tác giả một quyển sách về chiến tranh Việt Nam – ‘The Road Not Taken: Edward Lansdale and the American Tragedy in Vietnam (Norton/Liveright, 2018) – đã quên đưa ra thêm một chứng minh nữa. Đó là sự bỏ rơi miền Nam Việt Nam của Quốc hội Hoa Kỳ vào đầu thập niên 1970, dẫn đến bi kịch 1975 khiến một miền đất dân chủ từng là nơi đáng tự hào nhất của thế giới tự do tại châu Á cuối cùng bị mất hẳn vào tay cộng sản.

User avatar
macco
Posts: 3542
Joined: Mon Jan 17, 2005 8:04 am

Re: Bình Luận Thời Sự

Post by macco »

Image

Cuộc chiến văn hoá Bắc-Nam vẫn sẽ luôn tiếp diễn
Tuấn Khanh
30 tháng 11, 2023



Vào những ngày cuối của tang lễ hòa thượng Thích Tuệ Sỹ, người ta dần tìm thấy dòng dư luận đập phá và phủ nhận được tổ chức một cách bài bản xuất hiện ở khắp mọi nơi trên các hệ thống diễn đàn mạng xã hội, cũng như xâm nhập vào các bài viết hay hội luận trên YouTube, với những bình luận hết sức tệ hại.

Có thể nhìn thấy ngay, đó là những người bình luận không có tín ngưỡng, hoặc là những người không có một chút thông tin nào về hòa thượng Thích Tuệ Sỹ. Hay bao quát hơn, đó là một, hay vài thế hệ mù tịt về văn hóa của miền Nam cũ trước năm 1975. Sự thiếu hiểu biết là cội nguồn dẫn đến những bình luận ngông cuồng, và thậm chí là hoàn toàn không biết mình đang nói gì về một nền văn hóa đủ rực rỡ, hình thành những con người với nội lực trải dài và mở rộng, bất chấp nhiều năm bị ngăn trở và hủy diệt của chính quyền mới.

Sự kiện này cũng cho thấy rằng cách bóp chặt và không cho kế thừa phát triển văn hóa của miền Nam, dẫn đến sự tăm tối trong tiếp nhận của nhiều thế hệ thanh niên sau nội chiến. Nó giới thiệu rõ việc thống nhất địa lý là chuyện dễ dàng, nhưng hòa đồng thống nhất, và chia sẻ đẳng cấp văn hóa là một điều hoàn toàn khác.


Điều thú vị là trong khi miền Nam, ở chế độ bị coi là thù địch, tất cả những điều độc đáo và đáng quý của miền Bắc, ngay trong khi đang chiến tranh, học sinh trung học, tiểu học cũng đều được học, và được biết, ngưỡng mộ được kính trọng. Vào thời ấy không có ai miệt thì Văn Cao trên đường phố hay trên một diễn đàn nào, và không ai làm chuyện phủ nhận hay thóa mạ Lưu Hữu Phước, thậm chí bài hát của ông còn được dùng làm quốc ca của Việt Nam Cộng Hòa. Chiến tranh là điều bất đắc dĩ phải đến, nhưng con người Việt Nam trong lịch sử và những giá trị tồn tại đúng, luôn hiển nhiên được văn hóa Việt Nam Cộng Hòa nhìn nhận.

Đó là lý do khi thống nhất địa lý đất nước, người miền Nam đã ngỡ ngàng nhìn thấy cả một hệ thống tuyên truyền miệt thị chửi bới, từ cấp chính quyền cho đến lịch sử cả dân tộc, vốn người miền Nam được giáo dục coi trọng đồng đẳng, được học thuộc với lòng kiêu hãnh là công dân Việt với ngàn năm văn hiến. Thậm chí với từng cá nhân của những người miền Bắc tham gia vào hệ thống phỉ báng đó, cũng dường như được đào luyện kỹ càng từ nhà trường đến trên đường phố, để luôn suôn sẻ những ngôn ngữ tấn công như vậy. Những ngôn từ như chiến tranh, nặng nề như đấu tố dễ dàng tuôn ra, mà không cần biết rằng họ thực sự đang nói gì, và có đủ hiểu gì về những điều đó hay không.

Ngay cả giới trí thức miền Bắc, sự xóa trắng thông tin về một nền văn hóa trong một vùng đất khác biệt, cũng là điều được tìm thấy trên mạng xã hội với những câu chuyện mỗi ngày dần mở ra.

Trên trang facebook của giáo sư Mạc Văn Trang, một trí thức đáng kính với tư duy tự do, ông đã bất ngờ khi phát hiện qua lễ tang của hòa thượng Thích Tuệ Sỹ, về thân thế và cuộc đời hoạt động của ngài, từ trước năm 75 cho đến lúc viên tịch.

“Trước khi Hoà thượng Thích Tuệ Sỹ mất, tôi không biết tiểu sử của ông, không hiểu ông có vai trò gì trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất; tôi chỉ đọc mấy bài thơ của ông và bài nhà thơ Bùi Giáng bình thơ Tuệ Sỹ… và cảm thấy mến mộ cả hai người.


Nhưng khi Hoà thượng Thích Tuệ Sỹ viên tịch, trên mạng xã hội trong và ngoài nước tràn ngập những bài viết về Ngài, tôi bỏ công tìm hiểu, và thấy Nhân cách của Ngài, sự nghiệp của Ngài đã hoàn toàn chinh phục trái tim và khối óc của tôi: Đây đích thực là một vị Chân tu, một Trí thức lớn, một nhà Phật học uyên thâm, một Nhân cách văn hoá không chỉ của Phật giáo mà của Dân tộc”, giáo sư Mạc Văn Trang viết.

Vị giáo sư uyên bác của miền Bắc, lúc này như bị hệ thống mà mình phục vụ cả đời lạnh lùng, vì các phát ngôn độc lập và trung thực, cũng tự mình mở ra thêm một cánh cửa sự thật, về việc văn hóa của hai miền đất nước chưa bao giờ có thể hòa hợp, thực sự không có cánh cổng nào để đi qua nó bằng sự hiểu biết và nhìn nhận trong tình dân tộc.

“Điều ngạc nhiên là sau khi Ngài mất 3 ngày, đến sáng nay tôi gõ cụm từ “HT Thích Tuệ Sỹ viên tịch” trên Google xuất hiện Khoảng 178.000 kết quả (0,29 giây), mà trên toàn bộ hệ thống báo chí Nhà nước chỉ có báo Tuổi trẻ đưa tin về sự kiện này.

Vậy là từ trước đến nay và cả khi Ngài mất, toàn hệ thống truyền thông nhà nước không được giới thiệu về Thích Tuệ Sỹ, ém nhẹm mọi thông tin về Ngài, cố tình vùi lấp đi một Nhân cách Văn hoá, một sự kiện Văn hóa đáng được tôn vinh”, giáo sư Mạc Văn Trang kết luận. Trong văn bản gốc, ông cố ý viết hoa nhiều cụm từ, trong đó có “văn hoá nhân cách”, như một cách lên giọng, nhấn mạnh.

Điều mà người miền Nam vẫn làm – và có thể gây khó chịu trong tính thống nhất địa lý – là họ tự lưu giữ, tự biết ơn và tiếc nhớ những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống và văn hóa mà họ đã thụ hưởng. Mỗi người dân bình thường đã là một cột trụ truyền thông để âm thầm nhắc nhở nhau, về ngày mất, ngày sinh của những người đã đóng góp cho nền văn hóa hình thành con người của họ. Họ nhớ Mai Thảo, nhớ Thâm Tâm Tuyền, nhớ Trầm Tử Thiêng, kể về Phạm Duy, nói về Nguyễn Đình Toàn… Từ cuốn sách nhỏ cho đến những câu thơ đã dựng nên một trời văn hóa của miền Nam, cho đến những khổ nạn mà những con người đó đã chịu qua thời thế biến động. Dĩ nhiên, mọi chuyện chỉ có người miền Nam tự gìn giữ với nhau, tự lưu truyền, chứ báo chí của người nhà nước thì khó mà nhắc đến.

Dường như có một sự chủ trương rất rõ mang tính khiêu khích trong vài ngày cuối của tang lễ Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ. Trên mạng xuất hiện một người trẻ trong nền văn hoá mới, có hiểu biết về tiếng Phạn, và đưa phân tích rằng Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ đã nói sai. Sự lên giọng đúng thời điểm, càng làm cho người ta hình dung rõ điều gì đang xảy ra. Điều anh ta nói, không phải là tranh luận về triết học, mà tựa vào vài con chữ, mục đích là giới thiệu mình uyên bác hơn hết.

Nhưng thử nhìn lại, ngay cả với sự hiểu biết Phạn ngữ và Phật giáo đó, đó là chuyện chỉ có được từ khi văn hóa tín ngưỡng tự do từ miền Nam lan sang miền Bắc và thôi thúc việc hiểu biết thêm nhiều thứ ngoài văn hoá của khối xã hội chủ nghĩa. Trong đó có tiếng Phạn và triết học Phật giáo. Bởi trước năm 1975, Phật giáo miền Bắc cũng lặng lẽ như miếu đền thờ cúng cầu an, chứ không có một giá trị Phật giáo xiển dương như trong miền Nam, và điều kiện để dễ dàng học hỏi Tiếng Phạn thì cũng không có.

Việc phô trương hiểu biết đó, có thể là một ví dụ điển hình của danh xưng và học thức hôm nay. Ở miền Nam trước đây, thật khó khăn để được gọi tên là một dịch giả hay người chuyển ngữ, nhưng thời đại mới hôm nay thì bất kỳ người nào học ngoại ngữ cũng dễ dàng trở thành một dịch giả, bởi đơn giản không cần nền văn hóa, người ta chỉ cần dịch được từ, dịch được câu là đủ để xưng danh.


Người trẻ tham gia phản biện về tiếng Phạn đó, có thể đã 10 hay 20 năm học biết giỏi tiếng Phạn, nhưng chắc chưa từng có cuộc đời đọc qua hàng chục bộ kinh bằng tiếng Phạn, tiếng Trung Quốc, tiếng Nhật… tham khảo với các bậc đại sư các nước để suy tư, nghiền ngẫm về nó nhằm chuyển ngữ đúng với tinh thần triết học Phật Giáo, và sao cho thật gần, hợp lẽ với người Việt Nam, vượt qua rào cản thô thiển và đơn giản của chuyện dịch câu từ nước ngoài. Thật ngại để nói, nhưng để hiểu được miền Nam, hiểu được văn hoá miền Nam không thể ngu ngơ như đọc một cuốn tự điển mở sẵn, mà phải học đủ, sống đủ để biết nơi chốn đó đã viết ra những cuốn tự diển như thế nào. Đó là chưa nói riêng về Phật học hay tiếng Phạn.

Đốt một ngọn đền để xưng danh, là cách làm quen thuộc, nhất là vào lúc thời sự tập trung. Ngọn đền càng cao quý, tên người đốt sẽ được nhắc muôn đời trong khoái cảm bệnh hoạn đã mưu tính. Đốt một sự nghiệp đã lừng lẫy trên thế giới, được khắp nơi trân trọng như thầy Tuệ Sỹ hay đốt ngọn đền Artemis thì cũng một đích đến như nhau. Mà chuyện xưa đã rõ, kẻ đốt đền Herostratus bị nguyền rủa mõi khi được nhắc đến. Chỉ có khác, chuyện muốn huỷ hoại thầy Tuệ Sỹ, nó là sự ghét bỏ của văn hoá xuất phát không cùng điểm, mà không nhìn thấy đó là sự tự hoại những điều cao đẹp chung của người Việt Nam. Tất cả chỉ bộc lộ tâm bệnh của a dua thấp hèn.

Đó cũng là lý do vì sao nửa thế kỷ sau khi thống nhất địa lý đất nước, những tài liệu học thuật, kể cả sách giải trí của trước 1975 vẫn được săn tìm in lại. Sách cũ vẫn được chuyền tay đáng với giá ngày càng cao hơn. Thậm chí với những tác phẩm văn học đã được dịch mới, in mới xuất hiện đầy trong các nhà sách, vẫn có vô số người tìm đến các ấn bản cũ hoặc tìm lại ở các bản pdf gốc, để được đọc giọng văn và cách dịch thuật của người có học, và có văn hóa – cũng là “văn hoá cũ”.

Có một người khác trên mạng xã hội trong những ngày này đi làm một cuộc thăm dò bỏ túi, Anh nói 100% những người được hỏi, không ai biết thầy Tuệ Sỹ là ai. Điều này hé lộ một tin tức đáng suy nghĩ: Sự kiểm duyệt và bóp nghẹt thông tin mà giáo sư Mạc Văn Trang mô tả là có thật. Và cũng không biết vui hay buồn khi những người lớn lên sau năm 1975 nói mình không ai biết thầy Tuệ Sỹ là ai – như cuộc thăm dò nói – nhưng tên tuổi hay những điều thị phi của những người bán hàng online, dạy làm giàu tiêu biểu lúc này, họ đều thuộc nằm lòng.

“Trên đời này làm gì có đường, người ta đi mãi cũng thành đường thôi”, Lỗ Tấn có nói. Vực sâu hay núi cao là do mỗi người tự quyết chọn để đi tới bằng con đường của mình. Phỉ báng hay trân trọng, hiểu biết hay ngu dốt, thì tuỳ theo giáo dục và văn hoá, mà con người tự do sẽ tìm thấy ngã đường mình phải bước.

Và trên ngã đường được chọn, vươn vai đứng dậy để nhìn thấy nhau cùng là người Việt Nam, trên một đất nước giàu có văn hoá không dị biệt bằng chính trị, đó luôn là lựa chọn của người trí thức.

User avatar
ngayngo
Posts: 1208
Joined: Sat Nov 01, 2008 8:34 pm

Re: Bình Luận Thời Sự

Post by ngayngo »

Người ở Dải Gaza có thể chết nhiều hơn nữa, vì bệnh tật
Bảo Duy


Image
Một bé gái ôm những đồ đạc còn sử dụng được giữa đống đổ nát sau khi Bệnh viện Al-Ahli Baptist chỉ còn đống đổ nát hôm 18 Tháng Mười năm 2023. (ảnh: Ali Jadallah/Anadolu via Getty Images)

Ngày 30 Tháng Mười Một, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Qatar Majed Al Ansari cho biết, Hamas và Israel đã đạt được thỏa thuận gia hạn lệnh ngừng bắn ở Gaza thêm một ngày, tức là sang đến 1 Tháng Mười Hai.

Theo thỏa thuận, các bên phải ngừng mọi hoạt động quân sự, cho phép viện trợ nhân đạo vào Gaza, nhưng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, nếu hệ thống y tế ở Dải Gaza không được sửa chữa thì sẽ có nhiều người chết vì bệnh tật hơn là các vụ đánh bom.

Sau gần hai tháng diễn ra xung đột, đã có hơn 15,000 người được xác nhận thiệt mạng trong vụ bắn phá Gaza, khoảng 40% trong số đó là trẻ em và còn hàng ngàn người khác đang nằm dưới đống đổ nát.
Image
Bệnh viện Al-Ahli Baptist tan nát sau khi bị trúng bom vào ngày 18 Tháng Mười năm 2023. (ảnh: Ali Jadallah/Anadolu via Getty Images)

Israel thề sẽ tiêu diệt Hamas, nhóm chiến binh cai trị Gaza, sau khi các tay súng của lực lượng này tấn công và giết chết khoảng 1,200 người và bắt giữ 240 con tin vào ngày 7 Tháng Mười.

Tại cuộc họp giao ban của Liên hợp quốc ở Geneva, bà Margaret Harris, phát ngôn viên của WHO cho biết: “Rất có thể, chúng ta sẽ chứng kiến ​​nhiều người chết vì bệnh tật hơn những gì chúng ta thấy từ vụ ném bom, nếu như hệ thống y tế ở nơi này không thể khôi phục lại”.

Bà Margaret Harris nhắc lại nhiều lần về mối lo ngại sự gia tăng bùng phát các bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là bệnh tiêu chảy.

“Chúng tôi thấy rất nhiều trường hợp mắc bệnh, đặc biệt là bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh. Người dân ở đây không có thuốc men, cũng chẳng được chích ngừa, không đủ nước sạch, vệ sinh không bảo đảm, vừa thiếu mặc lại đói ăn,” bà Harris trích dẫn một báo cáo của Liên hợp quốc về điều kiện sống của những người dân phải di dời ở Gaza.
Image
33 trẻ sinh non đang gặp nguy hiểm đến tính mạng tại phòng chăm sóc đặc biệt Bệnh viện Al-Shifa, hôm 11 Tháng Mười Một năm 2023. (ảnh: Bệnh viện Al-Shifa / Handout /Anadolu via Getty Images)

Bà cũng mô tả sự sụp đổ của Bệnh viện Al Shifa ở phía bắc Gaza là một thảm kịch. James Elder, người phát ngôn của Cơ quan Trẻ em Liên hợp quốc tại Gaza cho biết các bệnh viện ở Gaza chứa đầy trẻ em bị vết thương chiến tranh và viêm dạ dày ruột do uống nước bẩn.

Ông nói: “Tôi đã gặp rất nhiều bậc cha mẹ… Họ biết chính xác con mình cần gì. Họ không có được nguồn nước sạch và điều đó đang khiến những đứa trẻ kiệt quệ, chết dần chết mòn”.

Ông James Elder nói rằng trái tim của ông tan nát khi nhìn thấy một đứa trẻ bị mất một chân, nằm trên sàn bệnh viện trong nhiều giờ mà không được điều trị, vì thiếu nhân viên y tế.
Image
Các bệnh nhân ở Bệnh viện Nasser ở Khan, Yunis, Gaza phải lọc máu, giờ không được điều trị do mất điện và thiếu thuốc, hình chụp hôm 24 Tháng Mười năm 2023. (ảnh: Mustafa Hassona/Anadolu via Getty Images)


Kể từ khi Israel, Hamas thỏa thuận được lệnh ngừng bắn hôm 24 Tháng Mười Một, 70 con tin Israel và gần 30 con tin nước ngoài đã được thả để đổi lấy sự tự do của 210 tù nhân người Palestine bị giam giữ trong các nhà tù Israel.

Thỏa thuận ngừng bắn và gia hạn ngừng bắn giữa Israel và Hamas đạt được nhờ vào nỗ lực đàm phán của các bên trung gian gồm Ai Cập và Qatar.

Hai bên đều thu được lợi ích từ thỏa thuận ngừng bắn hiện tại. Nhưng ngừng bắn không có nghĩa là kết thúc chiến tranh. Cả Israel và Hamas đều tuyên bố sẵn sàng giao tranh khốc liệt trở lại nếu lệnh ngừng bắn hết hiệu lực.

Triển vọng đàm phán thời gian tới có thể khó khăn hơn khi có thông tin rằng không phải tất cả con tin đều nằm trong tay Hamas. Theo một nguồn tin ngoại giao, lực lượng Thánh chiến Hồi giáo Palestine và một số nhóm vũ trang khác dường như đang bắt giữ 40-50 con tin. Israel cho rằng, còn khoảng 159 con tin đang bị giữ ở Gaza.

(theo Reuters, Guardian)

nhuvan
Posts: 342
Joined: Sun Mar 27, 2016 8:29 pm

Re: Bình Luận Thời Sự

Post by nhuvan »

Trung Quốc: Chạy trốn khỏi thiên đường

Hiếu Chân/Người Việt

Cuộc khủng hoảng biên giới phía Nam đang gây sức ép rất lớn, buộc chính quyền Tổng Thống Joe Biden phải thương lượng với các thượng nghị sĩ Cộng Hòa, xem xét ban hành những hạn chế mới đối với người nhập cư và mở rộng quy trình trục xuất di dân bất hợp pháp đổi lấy việc được chấp thuận viện trợ thêm cho Ukraine và Israel. Đáng chú ý trong làm sóng người nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ những tháng gần đây có rất nhiều người Trung Quốc chạy trốn khỏi thiên đường cộng sản.
Image
Một thanh niên Trung Quốc ngồi trước lều ở Jacumba, California, ngày 6 Tháng Mười Hai chờ vượt biên vào biên giới Hoa Kỳ. (Hình: Valerie Macon/AFP via Getty Images)

Số liệu của cơ quan bảo vệ biên giới CBP cho biết năm tài khóa 2023 có số người nhập cư bất hợp pháp lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ, 3.2 triệu người, tăng 16% so với năm 2022 (2.76 triệu người) và 63% so với năm 2021 (1.96 triệu người). Tính chung từ khi ông Joe Biden lên làm tổng thống đầu năm 2021 đến cuối Tháng Chín, 2023, CBP đã bắt được 5,815,600 người nhập cư bất hợp pháp và đã trục xuất hơn 2 triệu người. Chỉ riêng số người nhập cư bất hợp pháp trong năm 2023 đã nhiều hơn bốn năm cầm quyền của ông Donald Trump cộng lại.


Riêng với Trung Quốc – đất nước có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và nằm cách nước Mỹ nửa vòng trái đất – số người vượt biên vào Mỹ tăng với tốc độ chóng mặt. Số liệu của CBP ghi nhận trong năm 2023 có 52,000 người Trung Quốc vào Mỹ qua biên giới phía Nam, trong đó có 24,500 người bị CBP bắt và hiện bị giữ trong các trại tạm giam gần biên giới. Năm 2021 có chưa tới 2,000 người Trung Quốc và trong thập niên qua có chưa tới 15,000 người vượt biên trái phép như vậy. Theo hãng tin AP, hiện người Trung Quốc là nhóm đông thứ tư trong số người nhập cư bất hợp pháp ở biên giới phía Nam, chỉ sau người Venezuela, Ecuador, và Haiti.


Trong một phóng sự đăng ngày 3 Tháng Mười Hai, nhật báo the New York Times thuật lại hành trình gian khổ mà anh Gao Zhibin, cư dân tỉnh Sơn Đông, và anh Zhong (chỉ cho biết tên họ vì sợ bị trả thù), từ tỉnh Tứ Xuyên, đã trải qua để đến nước Mỹ. Không như những người Trung Quốc giàu có thường di cư qua những con đường hợp pháp như đi du học, kết hôn hoặc đầu tư, những người như anh Gao và anh Zhong – chiếm đa số trong làn sóng vượt biên của người Trung Quốc – đi theo con đường nguy hiểm băng qua khu rừng Darien Gap khét tiếng ở Panama mà dân Trung Mỹ như người Cuba, Haiti, Venezuela, Ecuador thường đi.

Anh Gao cho biết có nhiều “cẩm nang” lan truyền trên các mạng xã hội Trung Quốc chỉ dẫn từng bước cách mua vé máy bay đến Ecuador – quốc gia mà người Trung Quốc có thể đến mà không cần xin visa. Từ đó, họ bắt đầu hành trình vạn dặm về phía Bắc, băng qua Colombia, Panama, Costa Rica, Nicaragua, Honduras, Guatemala và Mexico để đến biên giới Mỹ. Tại cửa khẩu biên giới, họ sẽ trình diện nhân viên biên phòng Mỹ, bị bắt vào các trại giam giữ người vượt biên bất hợp pháp. Ở đó họ sẽ làm hồ sơ xin tị nạn với lý do sợ bị ngược đãi nếu bị trả về Trung Quốc. Nếu may mắn, họ sẽ được thả ra sau vài ngày và được tạm trú tại Mỹ trong thời gian hồ sơ của họ được cứu xét. Nếu đơn xin tị nạn được chấp nhận, họ có thể tìm việc làm và bắt đầu xây dựng cuộc sống mới ở Mỹ.


Rời Trung Quốc vào ngày 24 Tháng Hai năm nay, anh Gao, 39 tuổi, cùng con gái 13 tuổi, đã đáp máy bay tới Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, rồi đến Quitto, thủ đô Ecuador ở Nam Mỹ. Từ đó, sau cuộc hành trình 34 ngày, sụt mất 30 pound, anh Gao và con gái đến được nước Mỹ, định cư ở San Francisco, thuê được chỗ ở, mua xe, xin được giấy phép làm việc và một chân giao hàng cho một công ty bán hàng qua mạng với thù lao $2 mỗi gói hàng. Con gái anh được đi học, còn anh nỗ lực mỗi ngày giao được 100 gói hàng dù phải đi sớm về trễ. Hồi giữa tháng trước, anh Gao đã nghỉ việc một ngày để xuống phố San Francisco tham gia biểu tình, hô khẩu hiệu bằng tiếng Quan Thoại đòi ông Tập Cận Bình từ chức khi đoàn xe của nhà lãnh đạo Trung Quốc dự hội nghị APEC đi qua.

Trò chuyện với nhà báo, anh Gao nói anh không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải chạy khỏi Trung Quốc. Anh tin rằng, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình có thể sẽ dẫn đất nước tới chiến tranh và đói kém. Nhiều người Trung Quốc khác cũng theo hướng dẫn của “cẩm nang” trên mạng mà chạy trốn khỏi viễn cảnh kinh tế u ám và đàn áp chính trị ngày càng quyết liệt ở quê hương của họ.


Dưới sự cai trị của ông Tập và đảng CSTQ, bất kỳ người Trung Quốc nào cũng có thể trở thành mục tiêu của nhà nước công an trị. Họ có thể gặp rắc rối chỉ vì là tín đồ Thiên Chúa Giáo, Hồi Giáo, là người sắc tộc Uyghur, người Tây Tạng hay người Mông Cổ. Một công nhân có thể bị bắt vì gửi đơn khiếu nại đòi tiền lương bị nợ. Người mua nhà bị bắt vì kiện công ty địa ốc không giao nhà đúng hợp đồng. Một sinh viên bị bắt vì vượt tường lửa vào xem Facebook, ngay cả các cán bộ đảng viên cũng có thể bị bắt nếu bị phát hiện họ tàng trữ những tài liệu sách vở bị cấm… Anh Zhong trong phóng sự của The New York Times phải chạy trốn sau khi bị quấy nhiễu liên tục chỉ vì trong một lần kiểm tra giao thông dịp Giáng Sinh, cảnh sát phát hiện trong xe anh có cuốn Kinh Thánh. Họ mắng anh mê muội tin theo tà đạo, ném cuốn kinh xuống đất và giẫm lên rồi buộc anh phải cài vào máy điện thoại một ứng dụng theo dõi các hoạt động của chính anh.

Tệ hơn nữa, kinh tế Trung Quốc mấy năm nay không tăng trưởng như thời trước đại dịch COVID-19. Xuất cảng giảm sút, hoạt động sản xuất công nghiệp bị đình trệ, thị trường bất động sản sụp đổ và thanh niên thất nghiệp tràn lan. Người dân Trung Quốc không thấy lối thoát (no way out) dưới thời ông Tập Cận Bình, một học giả Trung Quốc tại Mỹ than thở. Dẫn tài liệu của Liên Hiệp Quốc, hãng AP cho biết trong năm nay Trung Quốc có thể mất khoảng 310,000 công dân do di cư, cả hợp pháp và bất hợp pháp. Đích đến được ưa chuộng nhất của họ không đâu khác hơn là nước Mỹ, sau đó là Canada và Úc.

Làn sóng chạy trốn hiện nay trái ngược hoàn toàn với xu hướng “hồi hương” của người Trung Quốc cách đây khoảng một vài thập niên. Khi nền kinh tế tăng trưởng mạnh đầu những năm 2000 và chính quyền nới lỏng các biện pháp kiểm soát xã hội, rất nhiều người gốc Trung Quốc ở khắp thế giới đã quay về xây dựng quê hương theo lời kêu gọi “hải quy” (hải ngoại quy cố hương) của chính phủ. Sinh viên tốt nghiệp các đại học Âu Mỹ ồ ạt về nước làm việc do có nhiều cơ hội thăng tiến và đãi ngộ cao hơn. Nhiều nhà khoa học tham gia các chương trình công nghệ lớn mà Bắc Kinh đưa ra như dự án “Ngàn Tài Năng” (A Thousand Talents), “Made in China 2025”… làm cho một số nước Âu Mỹ rất khó xử.


Bây giờ thì người Trung Quốc “bỏ phiếu bằng chân” chạy trốn khỏi thiên đường của ông Tập. Nhà lãnh đạo Trung Quốc vẫn thường huênh hoang rằng “Phương Đông đang trỗi dậy còn Phương Tây đang suy tàn.” Ông cho rằng mô hình quản trị xã hội của Trung Quốc chứng tỏ là ưu việt hơn hệ thống dân chủ của Phương Tây và trọng tâm kinh tế của thế giới ngày nay đã “chuyển từ Phương Tây sang Phương Đông.” Mới đây nhất, ông đã khuyến dụ giới lãnh đạo Việt Nam “cùng chia sẻ tương lai” với Trung Quốc, coi đó là con đường duy nhất thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, tiến tới hiện đại hoá. Thực tế cho thấy những lời đại ngôn của ông Tập là trống rỗng, xa rời thực tế.

Làn sóng di cư khỏi Trung Quốc đang rộ lên nhưng khác với cha ông họ, những người Trung Quốc vượt biên ngày nay có vốn liếng, có kiến thức về thế giới bên ngoài nhờ mạng xã hội; họ ra đi không chỉ để cải thiện đời sống kinh tế mà còn do khát vọng tự do, tự chủ – đi theo con đường nhập cư bất hợp pháp chỉ là giải pháp cuối cùng, bất đắc dĩ. Tạp chí The Diplomat ghi nhận trong số người Trung Quốc bị giam tại các trại gần biên giới Mỹ có một số chủ doanh nghiệp nhỏ, nhà giáo, thậm chí có cả người đã tốt nghiệp ngành tài chính ở Úc.

Để đến được biên giới nước Mỹ, hầu hết những người Trung Quốc vượt biên phải bỏ ra khoảng $35,000, cao gấp ba lần mức chi phí mà người dân Trung Mỹ hoặc Nam Mỹ phải trả. Điều đó cho thấy đa số người nhập cư bất hợp pháp từ Trung Quốc thuộc thành phần trung lưu. Tại khu tạm giữ Jacumba Hot Springs gần San Diego, California, bà Erika Pinheiro, một luật sư về di trú, nói với tuần báo The New York Post rằng bà đã gặp các gia đình bị chính quyền Trung Quốc đàn áp về chính trị, nhiều người là nhà bất đồng chính kiến nhưng có rất nhiều người khá giả. Trong đó có người trông như khách du lịch, mang theo những chiếc va li Samsonite đắt tiền. “Vài người trong số họ có thị thực du lịch, cứ như họ vừa đi nghỉ mát ở Mexico rồi nhân tiện đi bộ qua biên giới vào Mỹ xin tị nạn (!)”

Sự hiện diện đông đảo của người Trung Quốc trong làn sóng người vượt biên trái phép cũng gây lo ngại cho an ninh của nước Mỹ. Ông Gordon Chang, nhà nghiên cứu gốc Hoa của Gatestone Institute, cho rằng có một số người chạy trốn khỏi Trung Quốc vì tuyệt vọng, nhưng cũng có những kẻ có ý đồ đen tối. Ông nhận thấy có nhiều người Trung Quốc nhập cư bất hợp pháp là nam giới, ở độ tuổi quân dịch, không có thân nhân ở Mỹ và giả vờ không biết tiếng Anh. “Họ có thể là những kẻ phá hoại đến đây để chờ ngày nổ ra chiến tranh [của Mỹ] với Châu Á,” ông Chang nói và đưa ra một dự báo đáng sợ.

“Tôi nghĩ chúng ta sẽ thấy nhiều các hành vi phá hoại, ám sát, nổ bom, đốt rừng… Và chính quyền Biden chẳng để ý tới những chuyện đó,” ông Chang nói trong chương trình “Morning With Maria” trên truyền hình Fox News.

Theo thỏa thuận đang bàn bạc với đảng Cộng Hòa, chính quyền Biden sẽ phải thay đổi chính sách kiểm soát biên giới, việc xin tị nạn sẽ khó khăn hơn, chính quyền sẽ đẩy mạnh trục xuất những người vượt biên bất hợp pháp… Điều đó có ngăn chặn được làn sóng chạy trốn khỏi thiên đường của người Trung Quốc hay không thì chưa biết chắc được. [đ.d.]

User avatar
saohom
Posts: 2212
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Re: Bình Luận Thời Sự

Post by saohom »

Năm 2023 vẫn là năm của Bộ Thông tin và Truyền thông
Huy Đức

1-1-2024
Chỉ số tự do báo chí của Việt Nam 2023 đứng ở mức 178/180, chỉ trên Trung Quốc và Bắc Triều Tiên. Tôi vốn rất ít khi dẫn các số liệu của RSF không phải vì chế độ vẫn xếp họ vào hàng “thế lực thù địch” mà bởi họ không thực sự hiểu Việt Nam.


Việt Nam không phải là Bắc Triều Tiên và, nếu như Trung Quốc kiểm soát tự do ngôn luận có mục tiêu, có chiến lược, thì Việt Nam lại chưa bao giờ nhất quán. Điểm xếp hạng tự do ngôn luận của Việt Nam đôi khi bị đánh tụt chỉ vì sự ấu trĩ của một vài lãnh đạo và những âm mưu vặt vãnh của những người sau lưng họ.

Nhưng, thứ hạng của năm 2023 không phải không có lý do của nó.

Theo VnExpress: Từ tháng 10-2023, các kênh truyền hình hấp dẫn và lành mạnh như National Geographic, Nat Geo Wild và Baby TV, Mezzo Live ngừng phát sóng ở Việt Nam. Trước đó là Paramout Network, Baby First, còn từ 2021 cũng có 14 kênh nước ngoài không còn hoạt động ở thị trường trong nước. Đến đầu tháng 11, nền tảng OTT truyền hình Prime Video của Amazon ngừng hoạt động sau bảy năm.


Chẳng phải vì các kênh truyền hình nói trên “ngừng phát sóng là vì sự chuyển hướng kinh doanh”.

Cục trưởng Phát thanh, truyền hình và Thông tin điện tử, Lê Quang Tự Do, nói thẳng: “Các dịch vụ trên phải xác định mô hình kinh doanh tại Việt Nam là cung cấp dịch vụ truyền hình, hay phim. Nếu là phim, họ phải tuân thủ luật Điện ảnh sửa đổi và phải gỡ các nội dung truyền hình. Nếu cung cấp truyền hình, các dịch vụ phải làm thủ tục cấp theo Nghị định 71 về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình, có hiệu lực đầu năm nay”.


Điều này có vẻ như là hợp lý trong tư duy của quan chức Việt Nam; nhưng, với những nhà cung cấp dịch vụ cho gần 200 quốc gia này thì không ở đâu họ phải làm những thứ thủ tục ngớ ngẩn như các quy định trong 71.

Cùng một kênh giải trí có thể bị điều chỉnh bởi nhiều luật. Trong khi Luật Điện ảnh sửa đổi [của Bộ Văn hóa Thể thao là khá thông thoáng] thì với các quy định trong 71, những kênh có các dịch vụ ngoài phim hoặc phải làm thủ tục xin phép mới hoặc phải gỡ bỏ các ứng dụng thể thao, giải trí vô cùng hữu ích.

Nhiều nhà cung cấp dịch vụ truyền hình xuyên biên giới không chấp nhận điều đó, họ bỏ Việt Nam. Nạn nhân lớn nhất của những quy định này là khán giả Việt.


Thủ tướng Phạm Minh Chính, hôm 22-12-2023, nói rằng, ông “xót ruột khi cứ mở tivi là thấy phim nước ngoài”. Và, Bộ trưởng Nông nghiệp Lê Minh Hoan thì cho biết, mỗi phim truyền hình Hàn Quốc quảng cáo trung bình khoảng 57 sản phẩm, bao gồm đồ nội thất, mỹ phẩm, công nghệ, một cách khéo léo.

Chắc hẳn, hai nhà lãnh đạo đều biết, phải qua NetFlix, Amazon Prime… nhiều người Việt mới biết đến hàng trăm bộ phim của Việt Nam như Thanh Sói, Hai Phượng, Bí Mật Của Gió… và biết đến, ngay cả những bộ phim rất “chủ nghĩa anh hùng cách mạng” như Mùi Cỏ Cháy…

Nhờ được đưa lên những nền tảng ấy, những phim này của Việt Nam mới có cơ hội đến được với hàng triệu thuê bao ở gần 200 quốc gia.


Phần lớn các kênh truyền hình phải rút khỏi Việt Nam vì Nghị định 71 đều phi chính trị. Và, những thủ tục, phép tắc trong Nghị định 71 chẳng mang lại lợi ích gì cho khán giả và cho đất nước, nó chỉ trao cho các viên chức trong bộ máy công cụ nhũng nhiễu và mang lại một số lợi ích không đáng kể cho “sân sau”.

Hội nghị toàn quốc hôm 22-12-2023, đã cho thấy tín hiệu tốt khi Chính phủ coi “phim ảnh” cũng là một “ngành công nghiệp”, “công nghiệp văn hóa”. Và, Bộ trưởng Lê Minh Hoan thì nhận thấy, phim ảnh không chỉ là một sản phẩm văn hóa. Nông dân của ông đang nhờ các nền tảng công nghệ xuyên quốc gia để quảng bá các nông phẩm.

Và trong khi Bộ TT & TT điên cuồng chống lại, cả VTV, Truyền hình Quốc hội… đều lên sóng “khoe” đài của họ được lan tỏa là nhờ Tik Tok, Facebook, Youtube…

Trên thực tế, nhà nước vẫn không đối xử với phim ảnh, sách vở, báo chí như đối xử với một ngành kinh doanh. Các cơ quan quản lý thường rất vô cảm khi cấm chiếu, hủy một buổi biểu diễn, đóng cửa, đình bản một tờ báo chỉ vì vài câu chữ [đôi khi sai đúng chỉ dựa trên cách đánh giá chưa chắc đã trong sáng của các chuyên viên] mà không bao giờ đánh giá tác động kinh tế xã hội của các quyết định ấy.


Từ sai lầm sáp nhập chức năng viễn thông [công nghệ] vào truyền thông [chính trị] mà sự lựa chọn lãnh đạo cho Bộ Thông tin và Truyền Thông luôn có sai lầm. Lãnh đạo ngành, khi còn bưu chính viễn thông thì luôn sáng tạo, tiên phong, đưa đất nước mở cửa, hội nhập. Khi nhập thêm chức năng báo chí, xuất bản thì chỉ ngay ngắn được một nhiệm kỳ. Các bộ trưởng về sau, kẻ thì tham nhũng vào tù, kẻ thì vừa nổ, vừa viễn vông vừa trại lính.

Nhưng, cho dù đã lộ nguyên hình là tội phạm, Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn cũng không thù địch với internet như kế nhiệm của các ông.

Trước hay sau Đổi Mới thì báo chí đều là “công cụ của Đảng”. Nhưng trước và trong hơn hai thập niên đầu của Đổi Mới, các nhà lãnh đạo vẫn luôn dành cho báo chí sự tôn trọng nhất định. Chưa bao giờ các công cụ kinh doanh của báo chí bị hạn chế như thế [mặc dù nhiều tờ báo vẫn phải tự chủ về kinh tế] và cũng chưa bao giờ địa vị của nhà báo và úy tín của báo giới bị coi thường đến thế.

Càng trong thời đại nhiễu nhương về thông tin, vai trò của báo chí chính thống càng hết sức quan trọng. Nhưng cách quản lý báo chí hiện nay đã làm suy yếu tiếng nói chính thống ấy. Kết quả là, không chỉ “mặt trận tư tưởng” của Tuyên giáo bị giảm khả năng “định hướng”, xã hội cũng thiếu hẳn những tiếng nói tin cậy. Tin giả hoành hành và nhiều khi mạnh hơn tin thật.


Khi tướng Nguyễn Mạnh Hùng sang làm Bộ trưởng, trên trang này tôi đã cảnh báo ông, quốc gia không phải là trại lính.

Trong kỷ nguyên internet chủ quyền và lãnh thổ của quốc gia không đơn giản chỉ là những cột mốc bê tông. Thiết lập chủ quyền quốc gia càng không phải là đẻ ra các loại thủ tục để ngăn chặn người dân Việt Nam tiếp cận với các nền tảng công nghệ trên internet mà phải khai thác những nền tảng ấy sao cho sáng tạo và thích hợp nhất.

Cấm đoán các nền tảng công nghệ rồi đóng cửa, nhái theo cách làm của họ thì sẽ hoặc là thất bại như “Lotus” hoặc chỉ cho ra những sản phẩm công nghệ kiểu Việt Á.

Tinh thần “hậu kiểm”, người dân được làm những gì pháp luật không cấm đã được đưa vào Luật Doanh nghiệp từ năm 1999. Quản lý nhà nước không bằng những điều kiện, chuẩn mực mà bằng giấy phép không chỉ là đi ngược với tinh thần ấy mà còn rất lỗi thời.

Chúng ta đang ở trong một thời đại mà có thể ngày mai, các nền tảng công nghệ sẽ bổ sung các ứng dụng mới mà hôm nay loài người chưa nghĩ tới và thật vô nghĩa khi ta mất rất nhiều thời gian loay hoay chẻ nhỏ họ ra cho từng bộ ngành hành hạ với cái gọi là quản lý.

Việt Nam có thể đã phải cân nhắc rất cẩn trọng, tính toán rất chiến lược và ấp ủ không phải trong một sớm một chiều mới có thể dàn xếp trong ngoài để đưa quan hệ Việt – Mỹ lên tầm “chiến lược toàn diện”. Các nhà lãnh đạo Việt Nam sang Mỹ, sang châu Âu đều cố gắng để tìm gặp, thuyết phục lãnh đạo các công ty công nghệ quan tâm tới Việt Nam.

Nhưng, những tư duy chiến lược và những nỗ lực ấy đôi khi lại có thể bị vô hiệu hóa bởi những âm mưu vặt vãnh.

Sự thiếu chuyên nghiệp của các cơ quan lập pháp, sự vị nể, thỏa hiệp giữa các bộ ngành có thể để lọt những thủ tục được cài cắm trong các văn bản, khiến cho những “chiến lược”, những “toàn diện” có nguy cơ trở nên vô nghĩa.

Bởi, các công ty công nghệ khi tới Việt Nam, không phải là sẽ đối diện với các nhà lãnh đạo đã nỗ lực khai mở lộ trình chiến lược mà sẽ rơi vào “thập diện mai phục” của những thủ tục không được dạy ở bất cứ trường luật nào; phải đối diện với một bộ máy rất nhiều cửa mà không biết mở cửa nào; đối diện với những cam kết mà không có cam kết; đối diện một lịch trình mà không có thời hiệu; đối diện với những chi phí không thể dự toán và không làm sao quyết toán.

2023 đúng là năm của Bộ TT & TT.

Những quy định trong Nghị định 71 cũng như những quy định đang được Bộ TT & TT dự thảo trong Nghị định 72 có thể mang lại những lợi ích rất nhỏ nhặt và cục bộ. Nhưng uy tín của quốc gia, cơ hội của hàng chục triệu người dân Việt Nam sẽ phải trả giá.

Lịch sử không cần biết danh tính những kẻ đang dấm dúi cài cắm các quy trình đẩy lùi văn minh ấy nhưng lịch sử sẽ lại rất vô tư lưu danh những ai đã để cho bọn họ lộng hành.

muoiot
Posts: 100
Joined: Sat Sep 19, 2009 6:52 pm

Re: Bình Luận Thời Sự

Post by muoiot »

Nghĩ Gì khi Một Nửa Người Mỹ Đồng Ý với Trump:
“NGƯỜI NHẬP CƯ ĐẦU ĐỘC HUYẾT THỐNG MỸ”.

20/01/2024
Cung Đô


Image
Thuyền Nhân Việt Nam.
Ảnh từ Wikimedia.org


Một tuần trước Giáng Sinh, ngày 16 tháng 12 vừa qua, tại cuộc vận động tranh cử ở New Hampshire, Cựu Tổng thống Donald Trump đã dõng dạc trước đám đông: “Những người nhập cư đến Hoa Kỳ đang “đầu độc huyết thống của đất nước chúng ta”, Ông nói tiếp, ám chỉ chính quyền Biden: “Họ cho phép – tôi nghĩ con số thực là 15, 16 triệu người nhập vào đất nước chúng ta. Khi họ làm điều đó, chúng ta có rất nhiều việc phải làm. Họ đang đầu độc huyết thống của đất nước chúng ta.”

Trong tiếng vỗ tay của những người ủng hộ, Trump tiếp tục: “Đó là những gì họ đã làm. Họ đầu độc các viện tâm thần và các nhà tù trên khắp thế giới, không chỉ ở Nam Mỹ, không chỉ ở ba hoặc bốn quốc gia như chúng ta tưởng, mà trên toàn thế giới. Họ nhập vào đất nước chúng ta từ Châu Phi, từ Châu Á và trên toàn thế giới.”

Trump sáng hôm sau lại một lần nữa lặp lại từ “đầu độc” trong một bài đăng trên trang web truyền thông xã hội Truth Social của ông, trong một bài đăng viết hoa toàn bộ rằng “Nhập Cư Bất Hợp Pháp Đang Đầu Độc Huyết Thống Của Đất Nước Chúng Ta. Họ Đến Từ Các Nhà Tù, Từ Các Viện Tâm Thần - Từ Khắp Nơi Trên Thế Giới.”

Trump lập lại trong một cuộc phỏng vấn hôm thứ Sáu tiếp theo với đài truyền hình bảo thủ Hugh Hewitt: “Chúng ta đang đầu độc đất nước của chúng ta. Chúng ta đang đầu độc huyết thống đất nước của chúng ta. Chúng ta đang để cho người ngoài nhập vào.” Ông nói thêm: “Chúng ta đang nhét đầy trường lớp của chúng ta bằng những đứa trẻ không nói được ngôn ngữ của chúng ta.” Được hỏi lại, ông nhắc lại một lần nữa: “Họ là những người nhập vào từ Châu Phi, từ Châu Á, từ khắp nơi trên thế giới.” Ông không đề cập gì đến Châu Âu.

Trump thật ra chỉ cọp-dê lại thuật ngữ “đầu độc huyết thống” được Hitler sử dụng trong tuyên ngôn “Mein Kampf”, trong đó Hitler chỉ trích việc nhập cư và sự pha trộn các chủng tộc. Hitler viết: “Tất cả các nền văn hóa vĩ đại trong quá khứ đều bị diệt vong chỉ vì chủng tộc chính gốc ban đầu đã chết vì nhiễm độc máu”.

Đây không phải là lần đầu tiên Trump viện dẫn thuật ngữ “đầu độc huyết thống” để chỉ trích vấn đề nhập cư, từ trước đến nay, luôn có sự hòa điệu giữa Donald Trump và những lời hùng biện của cánh hữu. Chiến dịch tranh cử tổng thống của Đảng Cộng hòa năm 2016 của Trump đã thành công - thành công một cách đáng ngạc nhiên - vì ông sẵn sàng chấp nhận những lập luận và khẳng định cực đoan được coi là vượt quá giới hạn khuôn khổ đối với những đối thủ của ông. Bằng cách chọn ra và sau đó một mực bảo vệ những tuyên bố hạ thấp đối tượng, ở đây là người nhập cư, gây thù ghét, cùng với những khẳng định cực đoan khác, Ông đã khơi dậy một luồng ý tưởng chống người nhập cư sẵn có trong quần chúng Hoa Kỳ, hợp thức hóa và bẻ xu hướng này trở về quỹ đạo chính thống.

Những viên chức trong chiến dịch tranh cử của Trump đã chỉ ra rõ ràng rằng Trump sẽ tiếp tục đánh mạnh vào vấn đề nhập cư, trích dẫn các cuộc thăm dò cho thấy cử tri coi biên giới là mối quan tâm hàng đầu và nói rằng họ tin tưởng Trump về vấn đề này hơn các đối thủ của ông. Trump cũng đã không ngần ngại mô tả việc nhập cư là một “cuộc xâm lược”, một thuật ngữ mà Đảng Dân chủ và những người ủng hộ di dân bất bình.

Vào Chủ Nhật vừa qua, CBS News đã trình bày kết quả của một cuộc thăm dò mới được thực hiện từ ngày 10 đến ngày 12 tháng 1, do công ty thăm dò YouGov thực hiện - kết quả đưa ra một mô hình rõ ràng, cho thấy rằng ngay cả những lập luận cực kỳ cực đoan của cánh hữu hiện nay đã trở thành những suy nghĩ thường tình, không nằm ngoài tiêu chuẩn đạo lý trong quần chúng.

Những người tham dự cuộc thăm dò được YouGov hỏi liệu họ có đồng ý với Trump rằng người nhập cư vào Mỹ bất hợp pháp đã ảnh hưởng gây "đầu độc huyết thống" đất nước hay không. Và hãy suy nghĩ kỹ, đây không chỉ là lời hùng biện của cánh hữu mà còn là sự phản ánh của một số chính sách phân biệt chủng tộc cực đoan nhất trong lịch sử hiện đại. Nó mô tả rõ ràng rằng những người nhập cư là nguy hiểm, gây ra mối đe dọa cho bản sắc dân tộc đất nước Hoa Kỳ. Đây là ngôn ngữ của chủ nghĩa phát xít. Dẫu thế, gần một nửa số người Mỹ đồng ý với Trump về điều này.

Kết quả này chủ yếu là vì hơn 3/4 đảng viên Đảng Cộng hòa đồng ý với Trump, trong khi chưa đến một nửa số đảng viên Đảng Dân chủ và đảng viên độc lập đồng ý lập luận đóng khung này.

Điều thú vị là khi những bình luận không được cho là của Trump thì mức độ ủng hộ lại thấp hơn. Đảng Cộng hòa có nhiều khả năng thể hiện sự đồng ý với Trump (cao hơn 10 điểm) khi họ được thông báo rằng chính Trump là người đưa ra ý kiến.

Cuộc khảo sát của CBS đã thăm dò với con số là 2,870 cử tri Mỹ trên toàn quốc, trong đó có 786 người là đảng viên Cộng hòa. Cuộc thăm dò đã đưa ra những câu hỏi về quan điểm của người tham gia trong các vấn đề khác nhau, hỏi xem họ có đồng ý hay không đồng ý với nhận xét hoặc lập trường của ứng cử viên hay không.

Một trong những chủ đề trong cuộc thăm dò bao gồm việc đánh giá cảm nhận của mọi người về việc Trump sử dụng cụm từ "đầu độc huyết thống của đất nước" khi đề cập đến những người nhập cư vào Mỹ bất hợp pháp.

Trong số tất cả các cử tri được khảo sát, không chỉ những người thuộc Đảng Cộng Hòa, khoảng 47% người dân Hoa Kỳ nói chung cho biết họ "đồng ý với Trump" về nhận xét của ông về những người nhập cư bất hợp pháp và 53% tổng số cử tri cho biết họ "không đồng ý" với nhận xét này.

Mặc dù hầu hết cử tri nói chung không đồng ý với ngôn ngữ này, nhưng khoảng 8 trong số 10 cử tri bầu cử sơ bộ của Đảng Cộng Hòa cho biết họ đồng ý.

Có rất nhiều lý do hợp lý hóa được đưa ra để chấp nhận ngôn ngữ này của Trump, nhưng rõ ràng vấn đề chủng tộc là trọng tâm của ý tưởng này. Điều đó được phản ánh ở những phần tham khảo khác trong cuộc thăm dò của CBS-YouGov, như khi mọi người được yêu cầu đánh giá những nỗ lực thúc đẩy sự đa dạng và bình đẳng chủng tộc trên nước Mỹ, hầu hết người Mỹ không thuộc đảng cộng hòa đều cho rằng những nỗ lực như vậy là đúng hoặc chưa đủ trong khi hai phần ba người cộng hòa nói rằng những nỗ lực đó đi quá xa.

Sự ủng hộ dành cho Trump ban đầu bắt nguồn từ cảm giác của những người Cộng hòa da trắng rằng họ đang bị tấn công. Trong suốt nhiệm kỳ tổng thống của ông và những năm sau đó, vai trò của sự bất bình của người Da trắng - mối lo ngại về việc người Mỹ da trắng bị giảm sút địa vị - đã trở thành một yếu tố ngày một tăng cường trong nền chính trị của Đảng Cộng Hòa.

Cuộc thăm dò của CBS cũng hỏi các cử tri sơ bộ của Đảng Cộng hòa rằng liệu một loạt quan điểm chính sách có gây ra nhiều sự ủng hộ hơn cho một ứng cử viên cụ thể hay không. Ba nơi có tỷ lệ cử tri cao nhất cho biết rằng những quan điểm này sẽ ảnh hưởng đến kết quả bầu cho các ứng cử viên. Cắt giảm thuế, cấm phẫu thuật chuyển đổi giới tính trẻ vị thành niên… và thách thức những ý tưởng/thuyết “tỉnh thức” (Woke). Gần 9 trong 10 cử tri sơ bộ cho rằng việc ủng hộ những vấn đề đó sẽ làm tăng sự ủng hộ của họ đối với một ứng cử viên.

Hỏi cùng câu hỏi về chủng tộc đối với ứng cử viên là Trump, gần một nửa số người được hỏi cho biết họ tin rằng Trump sẽ ưu tiên cho người Mỹ da trắng hơn các chủng tộc khác.

Một câu hỏi khác trong cuộc thăm dò ít được chú ý hơn nhưng cho thấy môi trường chính trị sẽ xoay hướng thế nào đối với kết quả cực đoan nhất có thể xảy ra từ nhiệm kỳ tổng thống của Trump. Những người trả lời được hỏi họ quan tâm đến điều gì hơn trong vài năm tới, một nền kinh tế mạnh mẽ hay liệu Hoa Kỳ sẽ có một nền dân chủ hoạt động tốt hay không? Nhìn chung, kết quả được chia ở giữa. 2/3 đảng viên Đảng Dân chủ bày tỏ quan ngại nhiều hơn về nền dân chủ của đất nước. 2/3 đảng viên Cộng hòa bày tỏ quan ngại nhiều hơn về nền kinh tế.

Trump và các đồng minh của Ông như cố vấn Stephen Miller thường coi việc gia tăng nhập cư là mối đe dọa kinh tế, bất chấp sự gia tăng số lượng người nhập cư ở biên giới Mỹ-Mexico trùng với thời kỳ việc làm tăng lên. Nhưng kết quả trên cho thấy một con đường rõ ràng dẫn đến ảnh hưởng xấu cho nền dân chủ Hoa Kỳ: sử dụng các vấn đề như nhập cư để lập luận rằng nền kinh tế đang bị đe dọa và sử dụng sự sợ hãi khủng hoảng kinh tế của người dân để lèo lái kết quả bầu cử, và thêm một bước nữa, phủ nhận kết quả chính thức.

Câu chuyện bầu cử và nền dân chủ Hoa Kỳ là một câu chuyện dài. Ảnh hưởng nguy hại ngay trước mắt là đối với những người nhập cư đang tần tảo hội nhập vào cuộc sống mới ở Hoa Kỳ. Nếu trí nhớ là thứ được gạn lọc, nhiều người trong chúng ta hầu như đã quên bẵng rằng tất cả chúng ta, những người hiện đang sống trên đất nước này đều là hậu duệ của một sắc dân nhập cư từ nơi khác đến, riêng chúng ta, những người mũi tẹt da vàng, một sắc dân mà cựu tổng thống ứng cử viên đảng Cộng Hòa Donald Trump “ưu ái” gọi thẳng tên là “đến từ Châu Phi, Châu Á” làm hoen ố huyết thống của người Mỹ, hãy lục lọi trí nhớ, bởi chúng ta, như tất cả các sắc dân mắt xanh da trắng nhập cư vào Hoa Kỳ xưa nay, đã không ngừng góp phần giúp tạo dựng một “hiệp chủng quốc” Hoa Kỳ hùng mạnh.

Cung Đô

langbat
Posts: 256
Joined: Sat Sep 22, 2012 3:50 am

Re: Bình Luận Thời Sự

Post by langbat »

Ngày tồi tệ của Tổng thống Joe Biden
Huỳnh Hoa
28 tháng 1, 2024

Image
Một căn cứ quân đội Mỹ tại đông bắc Jordan bị tấn công bằng drone hôm Chủ Nhật 28 tháng 1 khiến 3 binh sĩ thiệt mạng và 35 người khác bị thương, đe doạ chiến tranh lan rộng. Ảnh minh hoạ: Binh sĩ Mỹ trong một căn cứ ở Jordan vùng Trung Đông. Ảnh Jordan Pix/ Getty Images

Vụ tấn công bằng máy bay không người lái (drone) vào một doanh trại quân đội Mỹ ở Jordan rạng sáng Chủ Nhật 28 tháng Một 2024 có nguy cơ khiến lò lửa Trung Đông lan rộng và đặt Tổng thống Mỹ Joe Biden vào những lựa chọn hết sức khó khăn.

Bộ Tư lệnh Trung ương Mỹ trong một thông báo hôm Chủ Nhật xác nhận một tiền đồn của quân đội Mỹ, có tên Tháp 22 (Tower 22) ở đông bắc Jordan gần biên giới với Syria và Iraq vừa bị tấn công làm ba binh sĩ Mỹ thiệt mạng, 34 binh sĩ khác bị thương. Trong hơn ba tháng từ khi cuộc chiến tranh giữa Israel và Hamas nổ ra ở dải Gaza, các căn cứ quân đội Mỹ tại Trung Đông đã bị tấn công hơn 160 lần bằng phi pháo và drone từ các nhóm phiến quân được Iran hậu thuẫn nhưng vụ việc hôm 28 tháng Một gây thiệt hại nhân mạng trầm trọng nhất.

Nếu không tính hai lính biệt động Mỹ mất tích hồi tuần trước và đã được xác định tử vong sau khi rơi xuống biển trong vụ khám xét một con tàu Iran chở vũ khí cho lực lượng Houthi ở Yemen thì những binh sĩ thương vong hôm nay là những người lính Mỹ đầu tiên đổ máu xuống sa mạc Trung Đông trong một cuộc chiến mà người Mỹ không muốn can dự. Trong tuyên bố mới nhất sau sự kiện bi thảm này, Tổng thống Joe Biden cam kết sẽ trả thù.


“Ba binh sĩ Mỹ mà chúng ta mất là những người ái quốc thật sự theo ý nghĩa cao cả nhất. Chúng ta sẽ cố gắng xứng đáng với danh dự và lòng dũng cảm của họ. Chúng ta sẽ tiếp tục cam kết của họ chống chủ nghĩa khủng bố. Và đừng nghi ngờ, chúng ta sẽ truy cứu trách nhiệm những kẻ gây ra tội ác này vào một thời điểm và theo một cách thức mà chúng ta chọn lựa”, ông Biden nói.

Ông Biden sẽ chọn lựa như thế nào?

Khi xảy ra vụ tấn công dã man của lực lượng Hamas vào miền Nam Israel ngày 7 tháng Mười năm ngoái và sau đó là cuộc trả đũa cũng tàn bạo không kém của quân đội Israel vào dải Gaza, ai cũng lo sợ chiến tranh leo thang, dẫn tới cuộc đối đầu khó tránh khỏi giữa lực lượng Mỹ-Israel với Iran và các tổ chức phiến quân được Tehran hậu thuẫn. Để đề phòng khả năng đó, Mỹ một mặt cử lực lượng quân đội hùng hậu tới khu vực để răn đe, một mặt đẩy mạnh các nỗ lực ngoại giao, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã bốn lần bay tới thủ đô các nước trong khu vực tìm cách hạ nhiệt căng thẳng.

Ông Biden và đội cố vấn của ông lo ngại một vụ tấn công liều lĩnh của các nhóm phiến quân thân Iran – như nhóm Hamas ở Gaza, Hezbollah ở Lebanon, Houthi ở Yemen và nhiều nhóm khác ở Syria và Iraq – vào tàu bè hoặc căn cứ quân sự gây thiệt hại nhân mạng cho lính Mỹ sẽ có thể làm bùng ngọn lửa chiến tranh ra toàn khu vực, lôi kéo cả quân đội Mỹ.

Trong hơn ba tháng chiến tranh vừa qua Washington duy trì một chính sách không quá cứng rắn, cũng không quá mềm mỏng với hy vọng sẽ có cơ hội tái lập hoà bình và ổn định ở Trung Đông, sao cho lợi ích về an ninh của Israel được bảo đảm mà giải pháp “hai nhà nước” cũng được thực thi, hình thành một nhà nước hợp pháp đại diện cho quyền lợi của người Palestine.

Tại thời điểm ba binh sĩ Mỹ bị giết ở Jordan thì tại thủ đô Paris nước Pháp, Giám đốc Cơ quan Tình báo Mỹ (CIA) William J. Burns đang có cuộc họp kín với các quan chức cao cấp của Israel, Ai Cập và Qatar tìm kiếm một thoả thuận theo đó Israel sẽ tạm ngừng tấn công Hamas trong hai tháng đổi lấy việc trả tự do cho hơn 100 con tin người Do Thái vẫn đang còn bị Hamas giam cầm. Chính quyền Biden cũng đang đàm phán một thỏa thuận khác để tránh một cuộc xung đột toàn diện giữa Israel và tổ chức Hezbollah ở Lebanon. Với vụ tấn công hôm Chủ Nhật 28 tháng Một, niềm hy vọng đó của Mỹ dường như tan thành mây khói.


Cho đến nay các quan chức cao cấp nhất trong chính quyền Mỹ vẫn tin rằng Iran không muốn một cuộc xung đột trực tiếp với Mỹ mà chỉ muốn sử dụng các tổ chức phiến quân được Tehran uỷ nhiệm kể trên để gây sức ép lên Hoa Kỳ và Israel, cứu Hamas. Hiện các cơ quan quân đội và tình báo Mỹ vẫn đang thu thập và phân tích thông tin để xác định vụ tấn công ở Jordan là do Iran ra lệnh hoặc chỉ là quyết định riêng của nhóm phiến quân Shiite tại Syria. Tuần trước, quân đội Mỹ đã san bằng một cơ sở tình báo của Iran tại Syria, giết chết năm sĩ quan Iran trong đó có một sĩ quan cao cấp, nên có thể vụ tấn công hôm nay là một đòn trả đũa của Iran.
Image
Phát biểu với cử tri tại West Columbia, tiểu bang South Caroline tối Chủ Nhật 28 tháng 1, Tổng thống Joe Biden cam kết sẽ phản ứng, nhưng ông chưa cho biết Mỹ sẽ phản ứng thể nào với vụ tấn công vào căn cứ quân đội Mỹ khiến ba binh sĩ thiệt mạng ở Jordan hôm nay. Ảnh Sean Rayford/Getty Images

Nếu Mỹ xác định Iran đứng sau vụ tấn công thì ông Biden có thể phải quyết định đánh vào các mục tiêu bên trong lãnh thổ Iran và chiến tranh chắc chắn sẽ lan rộng.

Các đối thủ chính trị bên đảng Cộng hòa đang thúc giục ông Biden phải hành động cương quyết nếu không muốn bị coi là “kẻ hèn nhát”. Thượng nghị sĩ Mitch McConnell, lãnh đạo phe Cộng hoà ở Thượng viện, tuyên bố: “Giờ đây cả thế giới đang nhìn các dấu hiệu cho thấy cuối cùng tổng thống sẽ thi triển sức mạnh Hoa Kỳ để buộc Iran phải thay đổi thái độ”.

Thượng nghị sĩ Lindsey Graham (Cộng hoà – South Carolina) máu me hơn: “Tấn công Iran ngay. Đánh mạnh vào”. Còn thượng nghị sĩ diều hâu Tom Cotton (Cộng hoà – Arkansas) gay gắt hơn nữa: “Câu trả lời duy nhất cho những vụ tấn công này phải là cuộc trả đũa bằng quân sự quyết liệt chống lại các lực lượng khủng bố của Iran, cả trong lãnh thổ Iran lẫn khắp vùng Trung Đông. Nếu không làm được như vậy thì Joe Biden chỉ là kẻ hèn nhát không xứng đáng làm tổng tư lệnh quân đội”, theo báo The New York Times.

Đảng Cộng hoà từ lâu vẫn cho rằng, chính quyền Biden dung túng cho Iran qua việc tái đàm phán hiệp ước về cắt giảm chương trình vũ khí hạt nhân của nước này và chấp nhận tháo khoán khoản tiền bán dầu $6 tỷ của Iran bị phong toả ở nước ngoài – một thỏa thuận ký kết dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump. Trong cuộc chiến tại Gaza, đảng Cộng hoà nói chính quyền Biden không có biện pháp dứt khoát, làm cho Iran và các chiến binh Hồi giáo nghĩ rằng họ có thể mặc sức tung hoành mà Hoa Kỳ sẽ không can dự.

Cuộc vận động tái tranh cử tổng thống của ông Biden đang rất gian nan khi các cuộc thăm dò ghi nhận tỷ lệ cử tri ủng hộ ông chỉ quanh quẩn ở mức 42%. Ông Biden đang đi giữa nhiều lằn đạn; ông không chỉ bị các đối thủ Cộng hoà đả kích vì cuộc khủng hoảng biên giới mà còn bị một bộ phận đảng Dân chủ phản đối vì quyết định ủng hộ tối đa chính phủ cực hữu ở Israel bất chấp cuộc khủng hoảng nhân đạo ở dải Gaza.

Bên ngoài, ông Biden không chỉ phải đối phó với những đối thủ cộm cán như Vladimir Putin hay Tập Cận Bình mà còn gặp khó với đồng minh cứng đầu như Benjamin Netanyahu. Bây giờ, với thương vong của binh sĩ Mỹ ở Trung Đông, ông Biden càng khó xử: nếu ông mạnh tay đưa quân Mỹ vào cuộc thì chiến tranh sẽ lan rộng ra toàn khu vực còn ngược lại thì uy thế nước Mỹ sẽ lung lay và khó ăn khó nói với đông đảo cử tri trong nước.

Vào cuối ngày Chủ Nhật 28 tháng Một 2024, Tổng thống Biden và Phó Tổng thống Kamala Harris đã có cuộc họp với các quan chức cao cấp về an ninh, gồm Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin, Bộ trưởng Ngoại giao Antony Blinken, Cố vấn An ninh quốc gia Jake Sullivan, Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Jon Finer, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân tướng Charles Brown và Giám đốc Tình báo Quốc gia Avril D. Haines để bàn biện pháp đối phó.

“Chúng ta có ta có một ngày tồi tệ ở Trung Đông. Chúng ta mất ba linh hồn dũng cảm trong một trận tấn công vào một trong các căn cứ của chúng ta”, sau cuộc họp, ông Biden nói với đám đông ủng hộ viên ở South Carolina; rồi ông im lặng một lát trước khi nói thêm: “Chúng ta sẽ phản ứng”.

Phản ứng của ông Biden, của Hoa Kỳ như thế nào, hãy chờ xem.

Post Reply