Bình Luận Thời Sự

Những đề tài nóng của Thời Sự. Các bài viết lượm nhặt trên Net ở nơi đây chỉ dùng để tham khảo không phải là chính kiến riêng của nhóm phụ trách.

Moderators: CayQueo, phu_de

Post Reply
kalua
Posts: 836
Joined: Sun Apr 22, 2012 5:26 pm

Post by kalua »

Image

500 triệu USD và cục xương hối lộ
D.L.V
(Danlambao) - Đọc, nhìn sự hý hửng của các viên bộ trưởng và người đứng đầu chánh phủ Nguyễn Xuân Phúc về chiến lợi phẩm 500 triệu USD của Formosa bố thí cho mà buồn nôn. Không chỉ buồn nôn mà còn thấy nhục nhã cho sự ngây thơ, ngu muội của những kẻ đang cầm tay chèo đất nước.

Trên thế giới, những thảm họa môi trường do các hãng kỹ nghệ nặng gây ra thường phải đền bù với mức tiền tỷ đô-la. Vài tháng trước đây Brazil kiện tập đoàn Samarco Mieracao đòi bồi thường gần 5 tỷ USD vì hủy hoại môi trường, gây cho 19 người chết. Mới vài hôm trước vụ Formosa bồi thường, tập đoàn xe hơi Volkswagen phải bồi thường cho Hoa Kỳ 15 tỷ USD vì tội nói dối và làm hại môi trường. Cái tội của Samarco Mieracao và Volkswagen cũng giống y như cái tội của Formosa. Nhưng Formosa may mắn hơn hai tập đoàn kia vì họ làm ăn ở một đất nước do cộng sản cầm quyền.

Tuy vậy, hãy bình tĩnh để xem tại sao Formosa dễ chấp nhận "tội" và dễ chấp nhận "bồi thường" 500 triệu USD. Theo báo chí CSVN viên bộ trưởng Trần Hồng Hà nói rằng bằng chứng để kết tội là Formosa là có hơn 50% cá chết bị nhiễm phenol và xyanua, và 2 độc tố này chỉ do Formosa thải ra biển. Câu nói của viên bộ trưởng có nghĩa là khoảng 50% cá chết không do 2 độc tố do Formosa thải ra. Nếu đúng như viên bộ trưởng nói thì chưa đủ bằng chứng để kết tội Formosa.

Vậy mà Formosa chấp nhận "bồi thường" cho nhà nước CSVN! Một tập đoàn lớn và đa quốc gia như Formosa mà dễ dàng chi tiền như thế sao? Về mặt khoa học và kiểm nghiệm, chắc chắn các nhà khoa học Formosa là bậc thầy của các viên chức khoa học CSVN. Họ đâu có dễ dàng bị "kết tội" đơn giản như thế. Vì thế, có thể suy luận rằng việc Formosa chấp nhận chi ra 500 triệu USD cho CSVN là vì một lý do khác chứ không phải "bồi thường".

Trong thực tế có thể nói cái món tiền 500 triệu USD mà nhà nước CSVN nói rằng Formosa hứa bồi thường là một sự hối lộ. Hối lộ để được yên ổn làm ăn và mua sự bảo kê của nhà nước CSVN. Ai cũng biết ở Việt Nam là một chế độ cộng sản công an trị. Trong cái chế độ đó để được làm ăn doanh nghiệp cần có sự bảo kê của công an. Ai cũng biết công an CSVN là một lực lượng chuyên ăn hối lộ. Đó là lý do tại sao bộ công an đứng ra thương lượng với Formosa chứ không phải là một bộ khoa học hoặc bộ nông nghiệp.

Đối với doanh nghiệp, nhất là tập đoàn đa quốc gia, việc chi tiền phía này và lấy lại phía sau chỉ là một chiến thuật làm ăn. Đưa cửa trước (nếu thật sự có đưa) lấy cửa sau là "chiêu" làm ăn bình thường của doanh nghiệp. Số tiền đó sẽ được tính vào giá bán thành phẩm, hoãn nâng lương cho công nhân, kéo dài thời gian khai thác và tiếp tục phá hoại môi trường.

Con số 500 triệu USD có thể làm cho cán bộ và các viên chức CSVN hý hửng chia chác, nhưng đối với một tập đoàn như Formosa thì đó chỉ như là một cục xương. Họ ném một cục xương cho nhà nước CSVN gặm. Trong khi nhà nước CSVN gặm cục xương 500 triệu USD, Formosa có những kế hoạch tàn phá lớn hơn nữa trong tương lai. Họ sẽ không sợ bị làm khó nữa vì họ đã mua được sự bảo kê của chế độ. Chỉ có người dân Việt Nam là bị thiệt thòi.

D.L.V

User avatar
saohom
Posts: 2214
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Post by saohom »


Bài nhận định tình hình mới của nhà báo BÙI TIN.


Bùi Tín
Trung Quốc đang ở trong tình trạng bất ổn toàn diện. Về chính trị, cuộc tiến công của phe Tập Cận Bình vào thành lũy cuối cùng của phe Giang Trạch Dân – Tăng Khánh Hồng, phe được Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị đương nhiệm Lưu Vân Sơn bí mật tiếp sức, vẫn lần lữa vì không nắm chắc phần thắng.

Kinh tế bế tắc lớn, dự trữ ngoại tệ mỗi tháng hao hụt đến 300 tỷ đôla, kho sắt thép ế ẩm không xuất khẩu nổi lên đến hàng chục triệu tấn. Giá cả đắt đỏ, thất nghiệp gia tăng nhanh. Tình hình Hồng Kông không mấy dễ chịu khi ký ức u uất trong lòng dân về vụ tàn sát Thiên An Môn vẫn không giảm với thời gian, lại trùng với một năm kỷ niệm cuộc Biểu tình ô dù đầy khí thế. Tình hình Đài Loan còn tệ hơn với phong trào đòi tự trị và độc lập âm ỉ có thể bột phát, giới lãnh đạo mới không ai nhắc đến thỏa thuận ‘’ Một quốc gia- hai chế độ’’, do Bắc Kinh dựng lên.

Về đối ngoại, Bắc Kinh bối rối không kém. Mặc dầu đã phô diễn nền ngoại giao “nụ cười’’ mọi khu vực, chính sách tăng cường xây dựng căn cứ quân sự vùng Biển Đông được coi như trọng điểm bành trướng xuống phương Nam đang có nguy cơ bị phá sản, và bị phá sản to.

Đó là vì Hoa Kỳ và phương Tây đã dần dần nhận rõ nguy cơ bành trướng này và có quyết tâm ngăn chặn có hiệu quả. Hoa Kỳ đã củng cố các mối Liên minh toàn diện với Nhật Bản, Philippin, Ấn Độ, đang tranh thủ thêm Malaysia và Indonesia cùng Viet Nam thành đối tác hợp tác toàn diện, đồng thời xoay trục hẳn sang vùng châu Á – Thái Bình Dương , tổ chức các cuộc tuần tra quân sự chung của hải quân Hoa Kỳ với hải quân Nhật bản, Ấn độ và Philippin vào mọi vùng biển quốc tế trong khu vực biển Đông, không loại trừ một vùng nào. Hải cảng Cam Ranh, căn cứ hải quân quan trọng, lợi hại nhất trong vùng, mở rộng cửa đón các tàu quân sự các nước bạn và khách hàng vào nghỉ ngơi, bảo dưỡng, tiếp liệu, huấn luyện, diễn tập.

Trung Quốc đang cố che giấu dã tâm bành trướng, ra vẻ cùng các nước xây dựng một thế giới hòa bình, bình đẳng, phát triển, tỏ ra là ‘’một cường quốc có trách nhiệm’’ trên trường quốc tế. Thế nhưng dã tâm đó đã bị phơi trần, lên án ở nhiều nơi, trong bất cứ hội nghị quốc tế nào.

Mới ngày 31/5 vừa qua ở Ottawa, Canada, trong chuyến thăm Canada, ngoại trưởng TQ Vương Nghị, trong một cuộc họp báo chung với ngoại trưởng Canada

Stephane Dion, đã phạm một lỗi lầm ngoại giao khá nghiêm trọng . Đó là khi một nữ ký giả Canada chất vấn ngoại trưởng Canada về việc trong cuộc hội đàm ông có đề cập với phía TQ về trường hợp các nhà buôn sách báo ở Hồng kông bị bắt cóc, về vụ hai vợ chồng nhà báo Canada Kevin và Julia Garratt bị bắt giữ, cũng như vụ TQ xây dựng các căn cứ quân sự ở Biển Đông, và những vi phạm nhân quyền hay không.

Lẽ ra phải để ngoại trưởng Canada trả lời trước thì ngoại trưởng TQ Vương Nghị nổi đóa ‘’ xông ra ‘’, mất bình tĩnh mắng mỏ cô nhà báo Canada rằng: ‘’ Cô không được kiêu ngạo, định kiến , cô có hiểu TQ không? cô đã đến TQ chưa? Đa số người dân TQ hiểu, cô không hiểu gì cả! ‘’.

Cả cuộc họp báo phản ứng, có người đòi Vương Nghị phải xin lỗi cô nhà báo về thái độ thô lỗ cực kỳ xấu trong quan hệ đối ngoại, lẽ ra để cho chủ nhà trả lời rồi ông ta có thể góp ý thêm. Rõ ràng hai vấn đề Nhân quyền và Biển Đông là hai gót chân A sin của TQ, Vương Nghị rất lo sợ bị phơi bày hai điều yếu kém xấu xa ấy ra ánh sáng.

Cũng đúng ngày 31/5 ở Singapore, trong cuộc họp quốc tế về an ninh Sangri-La, Đô đốc Tôn Kiến Quốc phó Tổng tham mưu trưởng quân đội TQ cũng ở trong tình trạng bị động khi bị lên án tới tấp về xây dựng các căn cứ quân sự ở Biển Đông.

Các nhà ngoại giao và quân sự TQ còn lo sợ vì tháng 6 này Tòa án trong tài quốc tế sẽ kết luận về vụ Philippin kiện TQ trong khu vực Biển Đông, TQ sẽ bị mất mặt trên trường quốc tế, làm cho Tập Cận Bình rất lo âu vì luôn lo giữ uy tín hão, danh dự của một cường quốc đang lên. Philippin đã đệ trình hơn 7 ngàn trang tư liệu và bản đồ chứng minh chủ quyền của mình, chủ yếu là bác bỏ 9 đoạn lãnh hải do TQ nhận xằng là của mình. Họ còn rất sợ là sau Philipin đến Việt Nam, Malaysia ... cũng đưa đơn kiện TQ. Tôn Kiến Quốc rất cay lại rất lo khi bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ash Carter tuyên bố : ‘’các căn cứ quân sự TQ ở Biển Đông chỉ là Vạn Lý Trường thành của sự cô lập ‘’. Các nhà ngoại giao và quân sự Bắc Kinh rất tức giận.

Giới quân sự TQ rất hiểu rằng tình hình quân sự của họ ở biển Đông là tiến lui đều khó.

Họ đe dọa sẽ lập ra ‘’khu nhận dạng phòng không’’ để khẳng định chủ quyền trên biển và trên không, nhưng Hoa Kỳ, các nước đồng minh của Hoa Kỳ và nhiều nước ASEAN đã tuyên bố trước là ‘’khu nhận dạng phòng không tại các không phận quốc tế là vô giá trị’’. Cảnh báo trước và thách thức kịp thời.

Đối với Việt Nam, nhân dân ta hiểu rõ và cảm nhận sâu sắc là kết bạn thân thiết với Hoa Kỳ và các nước dân chủ là xu hướng tất yếu, sáng suốt, nhìn xa thấy rộng của toàn dân ta. Thái độ toàn dân ta thân mật, tin cậy đối với TT B. Obama là rõ ràng, sâu sắc, đầy đủ, nói lên sự trưởng thành chính trị của dân chúng. Lãnh đạo có cảm nhận rõ và đồng tình sớm sủa và sâu sắc hay không? Lòng dân là thế, ý đảng rõ rệt ra sao?

Đúng vào lúc này, hãng thăm dò dư luận quốc tế PEW cho ra con số thống kê mới, cho biết hiện có 76 % dân VN muốn kết thân với Hoa Kỳ, trong khi đó 51% dân Đức, 23% dân Nga và chỉ có 10% dân Ai Cập muốn làm bạn hay liên minh với Hoa Kỳ. Bộ chính trị có thấu hiểu điều đó hay không. Và giá trị cao quý nhất mà Hoa Kỳ tiêu biểu chính là Dân chủ pháp trị, Tự do và Nhân quyền, không có điều gì khác.

Hãng Pew còn cho biết rõ theo điều tra ở 38 quốc gia, số nước không ưa thích Trung Quốc có tỷ lệ là : Nhật bản 89 %, Tây Ban Nha 85 %, Ý 83 %, Anh 82 %, Israel 79 %, Hàn quốc 79 %, Úc 79 %, Hoa Kỳ 60 %, Pháp 53 % ( theo Google và Reuters).

Lòng dân ở các lục địa không khác nhau là mấy. Rõ ràng dân các nước rất ít muốn kết thân với TQ, trong khi tỷ lệ muốn kết thân với Hoa Kỳ ngày càng cao thêm.

Đó chính là trình độ dân trí, chân thực, chuẩn xác, không thể coi thường được.

BÙI TÍN

nguyennam619
Posts: 238
Joined: Mon May 09, 2011 6:49 am

Post by nguyennam619 »

Image

"Chiếu sáng biển Đông"?

D.L.V. (Danlambao) -

Lãnh đạo có trình độ và tầm nhìn thường thốt ra những câu nói xứng đáng danh ngôn. Những các cán bộ CSVN do thiếu học nên thường thốt lên những phát ngôn làm cho thiên hạ cười ồ. Nghe viên thủ tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc nói về Sài Gòn "tỏa sáng" làm chúng ta không khỏi cười lăn. Cười cho sự ngu ngốc của một cán bộ cộng sản học đòi làm trưởng giả trí thức.

Tuần vừa qua dân Sài Gòn bàn tán về câu nói nổi hứng của viên thủ tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc. Nhân dịp kỷ niệm ngày Sài Gòn bị cưỡng ép thành "Hồ Chí Minh, ông nói:

"TP. HCM là hòn ngọc chiếu sáng Biển Đông, chứ không phải là hòn ngọc viễn đông theo cách gọi thông thường".

Thốt ra câu nói đó chứng tỏ viên cán bộ cấp cao Nguyễn Xuân Phúc cực kỳ dốt nát và ngu xuẩn. Tưởng toả sáng ra đâu, ai ngờ toả sáng ra... biển Đông! Thế nào là hòn ngọc Viễn Đông theo "cách gọi thông thường"? Tôi dám chắc rằng ông cán bộ Nguyễn Xuân Phúc không biết xuất xứ của "Hòn ngọc Viễn Đông".

Ngày xưa, năm 1862, khi người Pháp xây dựng thành phố Sài Gòn, họ đã muốn thành phố này là Ba Lê phương đông (Paris de l'Orient). Theo nhiều sách sử, người Pháp đã xây dựng một Sài Gòn tối tân, theo mô hình Paris. Một thành phố phương Đông mà có được một thánh đường hoành tráng, và những tòa nhà hành chánh nguy nga thời đó. Trong vùng đất kỳ bí và còn hoang sơ mà có một thành phố như vậy, nên chính người Pháp ví von thành phố như là một Hòn Ngọc Viễn Đông (la Perle de l'Extrême-Orient). Chữ "Hòn Ngọc Viễn Đông" không phải do người Việt đặt ra. Sau này, nghe nói có lần ông Lý Quang Diệu muốn phấn đấu để Singapore được như Sài Gòn. Có thể nói rằng Sài Gòn thời trước 1975 tuy không phải là thành phố loại số 1, nhưng ít ra cũng có cái trang nhã và mức hiện đại mà các nước trong vùng ít nhiều ngưỡng mộ.

Nhưng đó là Sài Gòn thời xa xưa, chứ ngày nay thành Hồ có gì để gọi là "toả sáng" như viên thủ tướng CSVN nói. Bất cứ lãnh vực chánh trị, kinh tế, văn hóa, xã hội đến hạ tầng, cái thành phố bị cưỡng ép mang tên Hồ Chí Minh không có một cái gì để tự hào hay để toả sáng. Hầu như bất cứ một lãnh vực nào cái thành Hồ đều làm cho Việt Nam thêm xấu hổ.

Trong thời đại dân chủ, sự hiện diện của hệ thống chánh trị độc quyền và độc tài là một nỗi nhục. Với cái hệ thống chánh trị đó thì thành Hồ vẫn hoàn Hồ thành, không thể nào khá hơn được. Đó là một sự thật. Một thành phố bị cai trị bởi những con người từ trong rừng ra hay được tiến hóa từ cuộc sống rừng rú thì làm sao có thể nói chuyện văn minh. Ai còn nhớ những năm tháng người miền bắc vào chiếm nhà, chiếm đất và họ đem theo cái "văn minh rau muống" vào Sài Gòn, họ trồng rau trên sân thượng villa, họ nuôi heo trong villa, họ ăn ngủ trong phòng làm việc... Ngày nay họ đã tiến hóa khá hơn nhưng bản chất rừng rú thì vẫn còn. Vậy mà dám mơ tưởng đến "chiếu sáng"!

Sài Gòn ngày xưa là "hòn ngọc Viễn Đông", thành Hồ là một nỗi nhục của Việt Nam. Thành phố người ta chỉnh chu, văn minh, hiện đại bao nhiêu thì thành Hồ dơ dáy, lạc hậu, bán khai bấy nhiêu. Hãy nhìn những khu "đô thị" do cộng sản xây dựng thì sẽ thấy cái bản chất tủn mủn, chấp vá, tù túng như thế nào. Người Pháp xây dựng Sài Gòn có quy hoạch đâu ra đó, VNCH phát huy thêm, nhưng những cán bộ cộng sản bắc Việt thì chỉ giỏi phá hoại và chia chác riêng tư chứ chẳng quan tâm đến mỹ quang chung. Nói "toả sáng" mà không biết nhục thì quả là đáng xấu hổ.

Kinh tế thì lẹt đẹt, toàn theo sau đuôi thiên hạ. Hạ tầng cơ sở nghèo nàn và tồi tệ. Có thành phố nào mà cứ mưa xuống là đường thành sông? Càng sửa là càng phá. Càng phá lại thêm sửa chữa. Cái vòng sửa - phá - sửa cứ luân phiên nhau làm tan nát Sài Gòn. Chắc sẽ có dư luận viên phản đối rằng thành Hồ đã xây được những cây cầu, nhưng họ đâu biết rằng đó là những món nợ do nước ngoài cho vay hoặc bố thí. Một nhà nước suốt ngày chỉ giơ tay xin tiền thiên hạ và bị thiên hạ mắng vào mặt mà chưa biết nhục, lại còn đòi "tỏa sáng". Đúng là một lũ nằm mơ giữa ban ngày.

Thành phố đáng lý ra phải là một trung tâm văn hoá, nhưng hãy nhìn vào thành Hồ xem, cái chất văn hoá ở đâu? Thành Hồ ngày nay là một sự pha trộn hỗn tạp của văn hoá cộng sản được du nhập từ Trung Cộng, văn hoá hiphop Nam Hàn và cặn bã của phương Tây. Người Sài Gòn ngày xưa lịch thiệp bao nhiêu thì người thành Hồ ngày nay thô lỗ bấy nhiêu. Nhìn ra đường là những dòng xe gắn máy chạy như điên và những phụ nữ thanh niên trùm khăn, bịt mặt cứ như là ở một nước Trung Đông Ả Rập. Một loại văn hoá như thế thì toả sáng ra đâu?

Nói "toả sáng" mà không nhìn thấy cuộc sống cùng cực của người dân thì viên thủ tướng CSVN hoặc là không có mắt hoặc là có mắt mà không biết nhìn. Nhìn vào thực tế thành Hồ chẳng đâu xa mà ngay tại trung tâm quận I ông sẽ thấy người bán dạo đầy đường. Họ đi trên những chiếc xe đạp cũ kỹ, mặc quần áo rách tả tơi, rao bán vài trái cây không bằng một phần trăm tiền lẻ của một cái túi xách LV đang được bày bán cách đó vài mươi mét. Đó chỉ là một hình ảnh tương phản rõ rệt nhất của một thành phố với sự cách biệt lớn giữa người nghèo và kẻ giàu. Kẻ nghèo là con em thân nhân của dân quân cán chánh VNCH miền nam, kẻ giàu là con em thân nhân của cán bộ CSVN đa phần là người từ miền bắc. Sự hiện diện của những người nghèo ngay tại trung tâm thành Hồ còn là một chỉ dấu rõ rệt nhất về một nền kinh tế bất ổn. Thành Hồ ngày nay chỉ có thể ví như một cô gái quê miền bắc đang vội vã tô son trét phấn để che giấu cái gốc của mình.

Kể ra thì cũng có thể hiểu cho trình độ của những người cán bộ như Nguyễn Xuân Phúc. Suốt đời chỉ sống trong giáo huấn của đảng cộng sản thì làm sao có được một tư duy độc lập để suy xét thấu đáo. Suốt đời chỉ loanh quanh trong cái tỉnh Quảng Nam nghèo đói thì làm sao có thể thấy được những Singapore, Hồng Công, Đài Bắc, Kuala Lumpur, Bangkok để mà so sánh và đối chiếu. Những Singapore, Hồng Công, Đài Bắc, Kuala Lumpur, Bangkok chẳng ai dám vỗ ngực đòi "toả sáng" cả vì sự thật nói lên tất cả. Chỉ có những kẻ có tư duy trẻ con, ham hố làm người lớn mới đòi toả sáng. Tưởng rằng toả sáng sang các thành phố lân cận, ai ngờ cán bộ Xuân Phúc đòi toả sáng ra... biển Đông. Quả là một tư duy trẻ con học làm người lớn.

Một thành phố mà sau khi chiếm được thay vì làm cho tốt hơn thì lại trở nên tồi tệ hơn, để rồi sau 40 năm người CSVN lại mơ "toả sáng", mơ làm "Hòn Ngọc Viễn Đông" của thế kỷ 19. Cái giấc mơ "toả sáng" của Nguyễn Xuân Phúc là một lời tố cáo hùng hồn cho sự bất tài của CSVN, một minh chứng hùng hồn cho một quá trình phá tan hoang Sài Gòn suốt 40 năm.

07.07.2016
D.L.V
danlambaovn.blogspot.com

User avatar
khieulong
Posts: 6757
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Image

Khát tiền, Nguyễn Xuan Phúc chỉ đạo cướp có tổ chức

Người Quan Sát
(Danlambao) - Kinh tế Việt Nam hiện đang trong tình trạng bi đát. Nợ công vượt ngưỡng, ngân sách cạn kiệt, tham nhũng tràn lan. Trước tình hình ngập mặn của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, tiền cứu trợ từ các nơi gửi đến giống như muối bỏ bể. Chính vì vậy, giữa lúc đất nước khó khăn, thiệt hại do thảm họa môi trường, các lãnh đạo đảng CSVN đã lập tức bàn cách bắt giữ con tin là hai lãnh đạo tập đoàn Formosa Đài Loan để thương lượng tiền chuộc.

Cơn khát tiền của các chóp bu Cộng sản ngày càng lộ rõ trên thông tin lề đảng.

Điển hình một ngày sau khi công bố tin nhà máy thép Formosa là thủ phạm xả thải độc hại ra biển khiến cá chết hàng loạt tại 4 tỉnh ven biển miền Trung, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã lập tức đăng đàn chỉ đạo cách xài tiền hỗ trợ. Tại phiên họp trực tuyến Chính phủ với các địa phương ngày 1/7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo lên kế hoạch sử dụng 11.500 tỷ (500 triệu USD) đền bù của Formosa sau vụ cá chết. (1)

Chưa dừng lại ở đó, sau hàng chục bản tin thăm dò về việc “huy động vốn trong dân”, nay cũng chính Thủ tướng Phúc giao cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghĩ cách để “huy động được nguồn lực trong dân (gồm cả vàng và tiền), tạo nguồn vốn phục vụ tăng tưởng kinh tế”. (2)

Hàng loạt chuyên gia, tiến sĩ kinh tế thời XHCN được tăng cường để cân đo đong đếm và dự toán lượng tiền và vàng trong dân để cho ra con số 500 tấn là tiêu điểm của nhiều báo đảng trong thời gian gần đây.

Tờ Công an Nhân dân thậm chí còn truy tìm nguyên nhân 500 tấn vàng “ngủ” trong dân bằng cách nào? (3)

Các lý do “hợp pháp” được đưa ra để dọn đường cho kịch bản cướp có bảo chứng lần này của đảng CSVN là: kinh tế khó khăn, sản xuất kinh doanh thiếu vốn, nguy cơ nguồn viện trợ ODA sẽ sớm chấm dứt, thị trường vàng ảm đạm…

Từ trước đến nay, đảng CSVN đã có rất nhiều lần tổ chức cướp tiền của dân bằng nhiều cách. “Cải cách ruộng đất”, “Tuần lễ vàng”... là các chiêu thức sử dụng lời hay ý đẹp và nạn nhân điển hình của màn kịch này chính là bà Nguyễn Thị Năm. Bà Năm, còn được biết đến với tên Cát Hanh Long đã bị đảng CSVN xử bắn, mở màn cho cuộc đấu tố ‘cải cách ruộng đất’ khiến hàng trăm ngàn thường dân bị giết hại. Và người mở màn phong trào đấu tố bà Nguyễn Thị Năm chính là ông Hồ Chí Minh lừng lẫy với bút hiệu C.B.

“Vàng của Việt kiều hồi hương”, “16 tấn vàng của chính quyền VNCH”, “vàng của người Hoa vượt biên”, “vàng là tang vật trong các vụ án”... Tất cả được huy động, gom góp, biển thủ, và cướp trắng trợn trước mắt người dân từ xưa đến nay.

Quay trở lại thời điểm hiện tại, Thủ tướng Phúc mới lên với gánh nặng do tập đoàn sâu tham nhũng đồng đảng để lại, đã khai mạc màn kịch cướp có bảo chứng sắp tới đây bằng chiến dịch truyền thông huy động vàng trong dân.

Nguyễn Xuân Phúc và đồng đảng sẽ không dừng lại, bởi khi tuyên bố giao cho Ngân hàng NNVN nghĩ cách “huy động” là Phúc đã bắn phát súng đầu tiên mở đường cho đồng bọn mình.

Người dân Việt Nam sau hơn 80 năm bị cai trị dưới ách đảng CSVN hy vọng sẽ khôn ngoan và tỉnh táo hơn trong quá khứ.

Người Quan Sát

nguyenthanh
Posts: 859
Joined: Fri Jan 06, 2012 5:40 pm

Post by nguyenthanh »

Image

SỨC MẠNH CỦA ĐỒNG TIỀN

Bùi Tín
Không có một quốc gia nào không có tiền, doanh nghiệp chết hàng loạt, và nợ ngập đầu mà không bị xụp đổ vì ảnh hưởng kinh tế. Chính vì thế, nguời VN hải ngoại có một vũ khí mạnh mẽ nhưng không xử dụng đúng mức; mà ngược lại, bị CSVN lừa gạt nên người đã vô tình, vì tình cảm hay thoả mãn cá nhân mà nuôi chế độ CSVN hơn 41 năm qua là điều không thể chối cãi…

Để chận đứng Trung Cộng (TC) trong âm mưu thống trị thế giới, Hoa Kỳ đã xử dụng sự truyển thông hữu hiệu, thông báo sự tệ hại, nguy hiểm của hàng hoá Tàu, khiến thế giới tẩy chay, xuất cảng giảm; chỉ cần lợi tức giảm một nửa, TC thiếu ngoại tệ, đưa đến sự xáo trộn xã hội, tạo khó khăn kinh tế hiện nay, thị trường chứng khoán xuống dốc, tiền TC xuống giá, nợ xấu gia tăng, và đưa đến sự vỡ nợ trong một tương lai gần...

... Hãy suy nghĩ, trước năm 1975, chỉ vài trăm triệu cắt viện trợ của Hoa Kỳ mà miền Nam VN thất thủ; và bây giờ vài tỉ dollars gửi vào Việt-Nam hàng năm để nuôi CSVN một cách vô điều kiện, thì chúng ta cho là đâu có bao nhiêu?

Thiên thời đã đến, ô nhiễm môi trường tại VN khiến số người du lịch sẽ giảm xút rõ ràng, sự khó khăn của đồng bằng sông cửu long cũng đã xảy ra sẽ tạo sự hỗn loạn cho xã hội VN vì đói khổ; và vì ngoại tệ giảm, CSVN sẽ đối diện với sự vỡ nợ trong tương lai...

Chỉ cắt giảm ngoại tệ của CSVN, người Việt hải ngoại đã yểm trợ tích cực người dân trong nước đấu tranh hữu hiệu để lật đổ chế độ không có cái đầu CSVN và chống Trung Cộng: quyết không ủng hộ những tổ chức từ thiện, nhân đạo, tôn giáo, không đầu tư tại VN, và không du lịch VN. Tiền gửi vào VN cho người Việt tiêu dùng sẽ tạo mãi lực, khiến kinh tế đi chuyển, đưa đến xã hội ổn định, và kết quả là giảm sự đấu tranh của dân trong nước...

Trong giai đoạn này nên gửi đồ ăn vì môi trường độc hại. Phải làm việc với quốc gia nơi cư ngụ để hàng cứu trợ VN không lọt vào CSVN vì chúng sẽ xử dụng để nuôi công an đàn áp dân lành như Bắc Hàn đã áp dụng... Nếu phải gửi tiền vào trong nước, nguời Việt hải ngoại phải khuyên Người Việt trong nước phải tích cực tự cứu mình, và bảo vệ đất nước VN bằng những hành động sau đây:

1) áp dụng mọi phương pháp làm giảm thêm tiềm năng du lịch Việt Nam để giảm ngoại tệ, tạo bất ổn kinh tế, xã hội

2) không hối lộ để tạo công ăn việc làm cho bọn công an, cảnh sát, ... vì CSVN đã xử dụng sự hối lộ, tham nhũng như là một quyền lợi cho lũ động vật tương cận này để hăng say làm việc, đàn áp sự nổi dậy của người dân địa phương vì phải bảo vệ miếng ăn của chúng... và do đó, chính quyền CS trung ương được bền vững

3) không gửi ngoại tệ (dollars, yen, tiền nước ngoài..) vào ngân hàng CSVN, phải giữ ngoại tệ vì những điểm lợi thực tế như:

- lạm phát gia tăng tại VN, ngoại tệ đổi sẽ được nhiều hơn tiền lời ngân hàng trả

- ngoại tệ dễ dàng cất giữ không như vàng, tiền CSVN

- không mua vàng vì khó bán, khó tin tưởng, khó cất giữ, khó mang theo trong người

- khi cần, ngoại tệ xử dụng được khắp nơi

- CSVN thay đổi tiền, ngoại tệ được an toàn, không bị ảnh hưởng.

Nghĩ xa hơn nữa, nguời Việt phải quan tâm đến nạn đồng hoá đất nước; TC đến VN, đàn bà con gái VN sẽ là khối người cho đàn ông TC giải quyết sinh lý vì bên TC thiếu đàn bà; và sau đó, là sinh con tàu chệt để đồng hóa VN. Còn nữa, hơn 6000 người chết hàng ngày vì sự ô nhiễm bên TC sẽ là động lực để dân số tại những tỉnh kỹ nghệ TC di cư, chỉ cần 10% thôi thì cũng 70 triệu người đến Việt Nam vì không cần chiếu khán và sự trong lành của nước Việt... Số người TC nầy, sẽ tàn sát hết dân tộc VN trước là cướp tài sản cư ngụ, để không có sự đòi lại như CSVN đã gặp khi đuổi dân đi vùng kinh tế mới để cướp nhà cửa sau năm 1975, và sau đó, là sự đồng hoá như TC đã áp dụng tại Tân Cương, Tây Tạng và Mông Cổ.

Thêm vào đó, Người Việt hải ngoại gửi tiền, liên tục du lịch Việt Nam, và người Việt trong nước không nổi dậy chống bọn lãnh đạo CSVN... Điều này khiến nhiều quốc gia trên thế giới có cảm tưởng là: Người Việt Nam (hải ngoại và quốc nội) đã và đang đồng ý, chấp thuận, hài lòng, và ủng hộ chế độ CSVN này...

CSVN không lừa đảo được khối thế giới tự do, dân chủ; họ biết rất rõ là bọn lãnh đạo CSVN tham nhũng, hối lộ, không muốn thay đổi, thiếu khả năng xây dựng đất nuớc, áp dụng chính sách ngu dân để cai trị, muốn được bảo vệ nên nô lệ Trung Cộng để không bị mất đảng, và hiện tại đang đu dây với Mỹ để được sống còn... Nhưng CSVN đã lừa được người Việt tị nạn hải ngoại, CSVN đã ngụy biện, tuyên truyền là “nếu chúng ta không gửi tiền vào trong nước, thân nhân của chúng ta sẽ chết, người dân sẽ chết chứ bọn CSVN sẽ không chết... hãy nhìn những quốc gia như Bắc Hàn thì sẽ rõ”... Xin thưa với quí vị, Bắc Hàn hay sự khó khăn của Nga Sô hiện tại, sẽ không xụp đổ vì những quốc giá này không có nợ nần (ngoại trừ người dân nổi dậy tạo xụp đổ); ngược lại, CSVN nợ nần rất cao và dân oan nổi dậy khắp nơi, nếu không có ngoại tệ, đây là yếu tố chính để CSVN sẽ vỡ nợ và bị xụp đổ... thế giới tự do chờ đợi sự quyết tâm của người dân Việt Nam, và họ tôn trọng sự quyết định của người dân Việt Nam chúng ta. Họ không ủng hộ chế độ CSVN, họ không xen vào nội bộ của Việt Nam, họ chỉ ngoại giao với chính phủ đang cầm quyền, không có nghĩa là ủng hộ chế độ CSVN hiện tại...

Người Việt hải ngoại phải thức tỉnh và hiểu rằng CSVN còn tồn tại vì có ngoại tệ... Đau buồn thay là số ngoại tệ này được cung cấp bởi người Việt hải ngoại... Và 90 triệu dân trong nước phải sống trong đau khổ vì chế độ CSVN này còn sống... Nói khác đi, dân lành trong nước đang là nạn nhân của người Việt hải ngoại cung cấp ngoại tệ cho CSVN...

Sau đó, hậu Cộng sản, cộng đồng hải ngoại sẽ là bộ Ngoại Giao, là cān bản kinh tế vững mạnh cho đất nước, và với 1/2 triệu chuyên gia hải ngoại; người Việt chúng ta có tiền, có tài, có quyền, sẽ cùng nhau xây dựng một dân tộc no ấm, một VN hùng mạnh của Đông Nam Á châu trong một thời gian ngắn. Chỉ có sự hùng mạnh, VN sẽ là đồng minh của những cường quốc thay vì làm nô lệ cho Trung Cộng như bây giờ.

Mất miền Nam, sau 10 năm chiến tranh, nhiều người đổ lỗi cho Hoa Kỳ đã cắt viện trợ... 41 năm qua, CSVN vẫn cưỡi đầu, cưỡi cổ dân, chúng ta đổ lỗi cho ai đã và đang nuôi chúng sống ?

Mong một sự tươi sáng, thay đổi cho Việt-Nam vì hành động sáng suốt của mỗi cá nhân chúng ta (tại hải ngoại và trong nước

User avatar
ngayngo
Posts: 1208
Joined: Sat Nov 01, 2008 8:34 pm

Post by ngayngo »

“Phạt cho tồn tại …”

Nguyễn Trung Dân

Chuyện Formosa sau khi công bố là tác nhân chính gây ra hiện tượng cá chết , biển nhiễm độc lan tràn trên bốn tỉnh miền Trung ( Hà Tĩnh , Quảng Bình , Quảng Trị , Thừa Thiện – Huế ) và có khả năng lây lan trên diện tích hơn 250 Km vuông biển dọc thềm lục địa nước ta , đã tạo ra những hệ luỵ và những câu hỏi chưa có lời giải ! Tiền bạc đền bù cho người bị hại là nhân dân đã gánh chịu tai ương ấy là điều đương nhiên , phải làm ! Giải cứu vùng biển ấy , làm cho biển không còn chất độc , trở lại trong xanh hiền hoà như ngày nào là việc bắt buộc phải làm , mà làm cẩn thận để khỏi di hại bao đời con cháu hiện tại và mai sau !

Nhưng làm sao để có được điều ấy khi cho đến bây giờ , trong tất cả những văn bản , thông báo , tuyên bố chính thức của quan chức trách nhiệm , của Formosa chưa hề có một phân tích nào về chất gây độc ( công bố chính thức ) ; tác hại của nó ; quy mô nhiễm độc và quan trọng hơn hết là giải pháp giải độc cho biển và ai là chủ thể trách nhiệm trong việc giải độc biển này ! Người ta chỉ biết và ngầm hiểu rằng : đền bù chủ yếu là hổ trợ , chuyển đổi việc làm cho ngư dân vùng này . Và nguy hiểm hơn qua các văn bản thì đương nhiên dù đã hay chưa đền bù đầy đủ , Formosa vẫn tiếp tục tồn tại hoạt động” bình thường ” ; thậm chí là ngay quý ba này ( theo thông báo của Formosa ) sẽ tổ chức khánh thành nhà máy mà chưa có điều gì chứng tỏ Formosa có cải thiện hệ thống xã thải , nguyên nhân gây ra thảm hoạ vừa qua . Trước sự việc này , mọi người đều có thể hiểu theo nghĩa ” PHẠT CHO TỒN TẠI ” . Tệ hại hơn là không có PHẠT vẫn cho TỒN TẠI !

Ngày nay , ai cũng hiểu chữ câu chữ ” phạt cho tồn tại ” thông thường áp dụng cho các công trình xây dựng , các Dự án làm sai phép , có vấn đề về môi trường , xâm hại đến cọng đồng , sỡ hữu khác . Nó đồng nghĩa với chuyện vẫn tiếp tục làm như cũ , hoặc có sửa đổi tí chút cho phải phép sau khi đã tốn …một thời gian chạy các nơi có thẩm quyền cho tồn tại . Dù có nhiều quy mô xây dựng , Dự án trước nay đã được ” PHẠT CHO TỒN TẠI ” , thậm chí đến như cái mới nhất là công trình 8A Lê Trực ( Hà Nội ) thì Thủ Tướng đã hai lần đích thân chỉ thị , thì nó vẫn dùng dằng ” tồn tại ” ( hồi sau sẽ rõ ) thì việc ” PHẠT CHO TỒN TẠI ” một Dự án gây quá nhiều và quá lớn tác hại đến con người , môi trường như Formosa quả là chưa có tiền lệ và thiếu mọi yếu tố để có thể cho nó TỒN TẠI như hiện nay dự án vẫn đang tiến hành !
Ngay cả khi Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc nói ” …nếu Formosa tái diễn sẽ kiên quyết đóng cửa ” để hàm ý buộc Formosa phải thay đổi , phải làm tốt môi trường khi tiếp tục hoạt động , thì các cơ quan quản lý vẫn chưa đưa ra các tiêu chí , những bắt buộc Formosa phải làm đúng các quy định , Luật về môi trường … khi tiếp tục hoạt động . Mà những quy định này đều có thể hiểu nhiều cách khác nhau và thậm chí có thể có “đặc cách ” để kẻ làm sai ,làm bậy dễ dàng nương vào . Ví dụ vấn đề ống thải của Formosa nằm sâu và dẫn xa dưới lòng biển , khi vào lần đầu tiên ông Bộ Trưởng TNMT Trần Hồng Hà , mới nhậm chức đã phát biểu ” Đối với pháp luật Việt Nam hệ thống xã thải mà lắp đặt ngầm là không được phép . ” thì ngay lập tức Formosa đã trình ra giấy phép được lắp đặt như hiện tại cũng do Bộ TNMT cấp , cho phép . Và diễn tiến sau đó là Bộ Trưởng cũng lờ đi , không truy cứu ai , vì sao đã cấp trái phép như vậy ( đặc cách ? ) ! Và cả những lần sau này , kể cả khi công bố Formosa là thủ phạm gây ra thảm hoạ trên , cũng không nghe ông BT hay bất kỳ ai nhắc đến ống xã thải nằm sâu dưới biển và trái phép này ! Vậy có phải là sau ba tháng nghiên cứu , điều tra , cái ống thải , nguyên nhân ấy vẫn cứ TỒN TẠI hay sao ? Ngay những lần kiểm tra đầu tiên sau tháng 4/2016 , Formosa cũng trưng ra những thiết kế , thủ tục kiểm tra… cho rằng mình đã làm đúng , hợp chuẩn mà chưa có ý kiến nào phản bác cho đến hôm nay . Vậy có nghĩa là không cần phải thay đổi gì thì hệ thống xã thải của Formosa đã đủ chuẩn xã thải , không có gì phải sửa chữa , làm thêm . Vậy ” TỒN TẠI ” ở đây chính là nguyên trạng .

Mặt khác chính trong các thông báo của Formosa và của chính phủ qua cuộc họp báo đều cho rằng việc gây ra thảm hoạ môi trường vừa qua chỉ là sự cố do mất điện hay do nhà thầu phụ ( không biết là ai và đã làm gì gây nên xả thải độc vào môi trường ) gây nên . Như vậy là do không cố ý và chỉ là sự cố dễ dàng khắc phục khi có điện đầy đủ và thay đổi nhà thầu phụ là xong ! Với quan điểm và nhận định đó , làm sao có thể buộc Formosa phải sửa chữa hệ thống xã thải không đạt tiêu chuẩn cho được . Hay chính với động thái vừa qua đã chính thức cho phép Formosa ” KHÔNG PHẠT VẪN CHO TỒN TẠI ” . Đó mới chính là thảm hoạ lâu dài về môi trường không chỉ cho bốn tỉnh miền Trung mà còn cho cả nước hay nói đúng hơn Formosa đã gây thảm hoạ môi trường cho trái đất này , cho mọi cư dân tồn tại trên hành tinh xanh cần có sự an toàn !

Thực sự khi nhìn lại , tìm hiểu Formosa là ai ; đã làm gì để huỷ hoại môi trường sống của rất nhiều nơi khác Việt Nam ta hoàn toàn kinh ngạc vì sao Formosa có thể nhanh chóng được chấp thuận đầu tư vào Hà Tĩnh mà không ai quan tâm đến quá khứ quá kinh khủng của pháp nhân này . Ngay cả nơi xuất thân là Đài Loan thành tích phá hoại môi trường đã khiến họ bị đuổi đi từ nơi này đến nơi khác và hơn 11 lần bị phạt , dừng sản xuất , trục xuất …thì mới có thể hiểu ra lời hứa gió bay của tập đoàn này ; huống hồ ở Hà Tĩnh , họ không có cả lời hứa .Hồ sơ phá huỷ môi trường của Formosa trên thế giới đã vào sách giáo khoa Luật môi trường tại Mỹ , và họ đã bị trao giải ” Hành tinh đen ” do tổ chức môi trường Ethecon trao năm 2009 . Có thể tra trên mạng về ” thành tích ” khủng khiếp của Formosa để thấy rằng hệ thống công quyền của chúng ta đã ” lỏng lẻo ” đến đâu khi để cho Formosa đầu tư vào Hà Tĩnh với rất nhiều ưu đãi chưa từng có và ” dễ dàng ” thông qua các tiêu chuẩn môi sinh , tác động môi trường v.v… Cho đến những quan trắc môi trường cần thiết, bắt buộc khi Formosa hoạt động cũng được Bộ uỷ quyền cho Tỉnh và Tỉnh thì ” uỷ quyền ” … vào các báo cáo của Formosa để cho rằng đã đạt tiêu chuẩn môi trường . Cái gì để có thể hiểu được điều này nếu không muốn nói rằng ” nén bạc đã đâm toạc tờ giấy ” !

Trong nội dung văn bản 160610/. CV-FHS ngày 18/6/2016 của Formosa thì số tiền họ bỏ ra còn để ” giúp người dân nâng cao năng lực tìm kiếm việc làm phù hợp ” . Điều này có nghĩa là người dân nơi đây phải từ bỏ nghề nghiệp đánh cá truyền thống bao đời để nhờ sự ” giúp đỡ ” của Formosa tìm việc làm khác ! Có thể hiểu việc này như thế nào ? Nếu Formosa đã có cải thiện môi trường biển , cá vẫn sống bình thường thì người dân sao lại phải học nghề khác . Hay nói đúng là không thể bảo đảm không ô nhiễm khi Formosa hoạt động và cá vẫn chết ( hay không còn ) ; môi trường biển vẫn độc hại nên ngư dân phải chuyển đổi ngành nghề khác . Vậy mà các cơ quan chức năng trong cuộc họp báo ngày 30/6/2016 công bố điều tra nguyên nhân cá chết , môi trường biển nhiễm độc vẫn ủng hộ là số tiền đền bù ấy sẽ giúp ngư dân học nghề , ổn định cuộc sống ! Như vậy dù nói quanh co thế nào thì Formosa vẫn ” TỒN TẠI ” như hiện trạng mặc cho môi trường tương lai thế nào !

formosaKhông phải càn rỡ hay coi thường pháp luật Việt Nam , một vị lãnh đạo Formusa , ông Chu Xuân Phàm đã nói bộc tuệch đúng bản chất của nó ” Muốn bắt cá , bắt tôm hay nhà máy , cứ chọn đi . Nếu chọn cả hai thì làm Thủ tướng cũng không giải quyết được … ” . Vậy thì khi cho Formosa ” KHÔNG PHẠT VẪN TỒN TẠI ” có phải chăng Chính phủ , các cơ quan chức năng đã chọn thép !

Điều rất đáng ngạc nhiên là vì sao không xử phạt đơn vị đã gây ra tai hoạ môi trường là Formosa ! Chúng ta đã có nhiều tiền lệ về xử phạt những đơn vị gây ô nhiễm môi trường như : Vedan , các Cty xử lý rác Tp HCM , Nghệ An , các công ty gây ô nhiễm trên sông Bưởi … Quá nhiều trường hợp đã bị xử lý mạnh mẽ , nhưng chưa bao giờ từng có một đơn vị gây ô nhiễm trầm trọng và ở diện rộng như Formosa tại Hà Tĩnh mà lại không có án phạt . Hay do đã phạt thì phải đình chỉ hoạt động để xem xét sửa chữa , trong khi Formosa công bố mình vẫn hoạt động sản xuất bình thường , chỉ hoãn làm lễ khánh thành mà thôi , vậy làm sao có thể phạt để dừng sản xuất , hoạt động của Formosa . Có điều gì đó bất thường khi Formosa công nhận mình là thủ phạm và thống nhất đền bù 500 triệu Mỹ kim mà lại không hề có một xử phạt nào cho hành động phá huỷ môi trường này . Và thật đáng nói khi chúng ta không biết Formosa có tiếp tục phun thải , phun chất độc vào biển khi vẫn ” TỒN TẠI ” như vậy . Người bị hại chính là NHÂN DÂN vẫn chưa có câu trả lời CÁ đã ăn được chưa và BIỂN bao giờ trong sạch để mọi người có thể yên lành hưởng được môi trường biển như khi chưa có Formosa .

Để phát triển bền vững , tạo dựng cuộc sống ít bệnh tật , chúng tôi chọn cá , chọn biển không chọn Formosa ./.

Nguyễn Trung Dân .

User avatar
VuPhong
Posts: 2910
Joined: Wed Dec 01, 2004 4:28 pm

Post by VuPhong »

Trung cộng cướp biển trâng tráo ngang ngược
Nguyễn Thành Trí


- Trong quá khứ Trung cộng đã từng tỏ ra rất trâng tráo, ngang ngược trong một số vấn đề có liên quan tới các nước khác. Quan hệ quốc tế của Trung cộng đã từng có lúc không tốt, nhất là những khi Trung cộng đã yễm trợ cho các nhóm cộng sản Mao-ít địa phương nổi dậy nhưng không thành công trong việc chống chính phủ của các nước chậm tiến ở Á Châu. Đó là những thành tích cộng sản Mao-ít bất hão trong thế kỷ 20 vừa qua.

Bây giờ, trong hiện tại cũng rõ ràng là Trung cộng vẫn còn có mối quan hệ quốc tế rất xấu, rất trâng tráo và ngang ngược, đối xử hung hăng với các nước nhỏ láng giềng trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á. Vào đầu tháng 7/2016 Trung cộng đã tuyên bố một “vùng cấm hải hành, phi hành” bao gồm khoảng 190000 cây số vuông của hải phận quốc tế ở phía đông nam của Đảo Hải Nam trong Biển Đông Nam Á. Tuyên bố một vùng cấm hải hành, phi hành (No Sail Zone) trong hải phận quốc tế như vậy, rõ ràng Trung cộng đã vi phạm Công Ước Quốc Tế Luật Biển của Liên Hiệp Quốc (the United Nations Law of the Sea Convention).

Căn cứ vào Công Ước Quốc Tế Luật Biển của Liên Hiệp Quốc thì các quốc gia có khả năng hải quân và có phương tiện khả thi một cuộc tập trận trên biển đều có quyền tuyên bố một vùng biển để luyện tập hải quân của họ và phải thông báo rõ cho các hãng hàng không và hãng hàng hải (Notice to Airmen, Notice to Mariners) để họ biết đề phòng tai nạn có thể xảy ra. Quốc gia tổ chức cuộc tập trận như vậy phải luôn cảnh giác phòng ngừa những nhầm lẫn tai nạn có thể do chính cuộc tập trận gây ra, nên phải yêu cầu, chứ không được ra lệnh cho bất cứ tàu thuyền hoặc phi cơ của ngoại quốc phải chạy tránh đi chỗ khác. Bởi một lý lẽ giản dị dễ hiểu, đó là hải phận quốc tế.

Cơ Quan Quản Lý An Toàn Hàng Hải của Trung cộng đã tuyên bố một vùng “cấm hải hành, phi hành” (No Sail Zone) với lý do của cuộc tập trận hải quân Trung cộng trên biển trong thời gian từ ngày 5/7/2016 đến 11/7/2016. Cũng có một điều đáng được chú ý là ngày chấm dứt cuộc tập trận trên biển này lại trùng hợp trước một ngày Toà Trọng Tài Thường Trực ở Hague công bố phán quyết về cuộc tranh chấp giữa hai nước Trung cộng và Phi Luật Tân về chủ quyền lãnh thổ bãi cạn Scarborough. Trung cộng dự kiến rằng sẽ bị thua kiện, nhưng họ cũng đã từng tỏ rõ thái độ không chấp nhận Toà Trọng Tài Thuờng Trực và kết quả phán quyết của toà.

Tuy nhiên, sự kiện Bắc Kinh “đơn phương tuyên bố một vùng Nhận Dạng Phòng Không - ADIZ hoặc một vùng Cấm Hải Hành, Phi Hành - No Sail Zone” không có gì mới lạ cả, vì Trung cộng đã từng làm như vậy, và các nước Mỹ cùng với đồng minh của Mỹ đều xem thường những trò giành giật chủ quyền, trâng tráo vô liêm sĩ, tư cách ngang ngược kẻ cướp của Bắc Kinh. Trong quá khứ Hải Quân Trung cộng đã từng tập trận có qui mô nhỏ trên Biển Đông Nam Á và cũng khoanh một vùng biển có chu vi tượng trưng chung chung rộng lớn để tập trận, nhưng cuộc tập trận hiện nay có tính cách nhạy cảm của thời gian trùng hợp với ngày dự định công bố phán quyết của Toà Trọng Tài Thường Trực về việc Trung cộng tranh chấp chủ quyền biển, đảo với nước Phi.

Mặc dù phán quyết của Toà Trọng Tài Thường Trực sẽ không thể giải quyết được những vấn đề chủ quyền biển, đảo của hai nước Phi và Trung cộng, nhưng phán quyết của toà sẽ đặt căn bản pháp lý trên những khía cạnh tranh chấp của Trung cộng. Bắc Kinh đã tuyên bố chủ quyền trên 95% vùng Biển Đông Nam Á ở phía nam miền duyên hải của Trung cộng. Một cách cụ thể 95% vùng Biển Đông Nam Á có nghĩa rất rõ ràng là Trung cộng ngang ngược cưỡng chiếm hầu hết những lãnh hải của các nước láng giềng như Việt Nam, Philippines, Brunei, Indonesia, Malaysia.

Nhiều người cũng đã suy đoán là Tòa Trọng Tài Thường Trực sẽ có thể tuyên bố rằng Trung cộng không có chủ quyền lãnh hải, bởi vì một vùng biển quá rộng, lớn hơn 370 cây số của Vùng Đặc Quyền Kinh Tế thường có của một quốc gia ven biển, là một điều rất vô lý; mọi người không thể chấp nhận.

Mặt khác, Toà Trọng Tài Thường Trực cũng sẽ có thể tuyên bố có lợi cho Trung cộng rằng căn cứ vào huyền sử của dân tộc Hán ở trung nguyên đại lục Á Châu hơn 4000 năm về trước là con cháu của Rồng, của Khủng Long Á Châu đã từng làm chủ muôn loài thú vật khác trong khu vực Biển Hoa Nam, nay còn gọi là Biển Đông Nam Á. Bây giờ, người Hán Hoa Lục phải tuân thủ chấp nhận di sản của tổ tiên Khủng Long Hán tộc để lại, thừa kế truyền thống Khủng Long Vương Á Châu để tiếp tục chiếm hữu cai trị tất cả vùng biển này. Đây là một loại huyền sử thời kỳ khủng long có mặt trên trái đất trước khi bị tuyệt chủng. Bây giờ, người Hán Hoa Lục biện luận rằng cái di sản Biển Đông Nam Á, còn gọi là Biển Hoa Nam, là do chính tổ tiên Khủng Long Hán Tộc của họ để lại cho họ, nên họ đương nhiên có quyền thừa hưởng. Tuy nhiên, cái nguồn gốc tổ tiên Khủng Long Hán Tộc không có tính cách thuyết phục, không có bằng chứng lịch sử rõ rệt; bởi vì đó là loại huyền sử thời kỳ khủng long, và tất cả các loài khủng long trên mặt đất này đều bị tuyệt chủng.

Hoặc sẽ có thể là Toà Trọng Tài Thường Trực như tên gọi của toà là trọng tài, hoà giải, để bảo vệ hoà bình thế giới, cho nên toà sẽ công bố một phán quyết dung hoà để bảo vệ hoà bình thế giới, để tránh cho Trung cộng không bị mất thể diện, để tránh làm cho những tên lãnh đạo Bắc Kinh nổi trận điên cuồng làm điều xằng bậy nguy hiểm cho những nước khác. Mục đích của một phán quyết yêu chuộng hoà bình như vậy của toà trọng tài, hoà giải cũng sẽ có thể giúp cho cả hai nước Phi và Trung cộng cùng nhận thấy rằng họ có thể tránh được sự xung đột vũ trang mà khi xảy ra, thì phải có qui mô rất lớn và rất ác liệt.

Sự xung đột vũ trang giữa nước Phi và Trung cộng sẽ có qui mô rất lớn và rất ác liệt, bởi vì sẽ có quân đội Mỹ tham dự. Cho dù Bắc Kinh luôn miệng nói rằng nước Mỹ không được can thiệp vào, vì nước Mỹ không phải là một nước Á Châu, và không có liên quan gì tới các vấn đề tranh chấp biển, đảo trong khu vực Biển Đông Nam Á, nhưng rõ ràng là trong thời gian hơn một trăm năm qua nước Mỹ đã đang có nhiều quyền lợi nhất ở Á Châu khi nước Mỹ bảo vệ quyền tự do lưu thông, giao thương quốc tế trong một khu vực có trị giá hơn năm ngàn tỉ đôla mỗi năm. Vì vậy, khi bị Trung cộng gây trở ngại, xâm phạm những quyền lợi, an ninh quốc gia của nước Mỹ đã từng có từ trước tới nay, thì lẽ tất nhiên nước Mỹ phải có biện pháp quyết liệt bảo vệ, và đồng thời tôn trọng thực hiện những cam kết giữa nước Mỹ với các nước đồng minh Châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ.

Hơn nữa, xem xét trên phương diện địa lý, không có một quốc gia nào như nước Mỹ có một miền duyên hải rất rộng, rất dài trên bờ Thái Bình Dương là liên tiếp những tiểu bang Alaska, Washington, Oregon, California, và nhất là Hawaii ở ngay giữa Thái Bình Dương. Khi Bắc Kinh nói rằng nước Mỹ không phải là một nước Á Châu, là họ nói năng hàm hồ. Trong chính sách toàn cầu của nước Mỹ có chính sách Xoay Trục Á Châu vào thế kỷ 21 là một lý lẽ tất nhiên. Chỉ có một điều đáng được quan tâm là Trung cộng có trỗi dậy lớn mạnh trong hoà bình hay không. Người ta vẫn giữ kiên nhẫn chờ xem cái thái độ của Trung cộng là một nước lớn phát triển toàn diện, văn minh, có văn hoá và có trách nhiệm, hay chỉ là một bọn Cương Thi Tàu Cộng có truyền thống gian manh, xảo quyệt, bành trướng lãnh thổ, cưỡng chiếm lãnh hải của nước láng giềng rất ngang ngược theo cách kẻ cướp.

Không cần phải xác định là sự kiện Trung cộng đã đang quân sự hoá các hòn đảo nhân tạo có làm tổn hại những quyền lợi an ninh quốc gia của nước Mỹ hay không, giữa hai nước Phi và Mỹ đã có một hiệp ước phòng thủ chung, nếu một cuộc tấn công quân sự nhắm vào quân đội, tàu thuyền, máy bay, hoặc lãnh thổ hải đảo của nước Phi dưới quyền quản trị của nước Phi ở phiá Tây Thái Bình Dương, thì dĩ nhiên là nước Mỹ phải can thiệp bảo vệ nước đồng minh. Nước Mỹ cũng đã từng gián tiếp bày tỏ thái độ không công nhận chủ quyền của Trung cộng ở những vùng biển, đảo nhân tạo đang tranh chấp với nước Phi; như vậy có nghĩa là nước Mỹ vẫn luôn luôn tôn trọng hiệp ước phòng thủ chung với nước Phi.

Vào ngày thứ Tư 6/7/2016 Hải Quân Mỹ đã điều động bảy chiến hạm hoạt động tuần tra trong khu vực phía nam Biển Đông Nam Á, gồm có chiếc tàu sân bay USS Reagan, hai chiếc hộ tống hạm, và bốn chiếc khu trục hạm. Ba chiếc khu trục hạm USS Spruance, USS Stethem, USS Momsen trong số bốn chiếc khu trục hạm này đã áp sát tuần tra những hòn đảo nhân tạo được quân sự hoá của Trung cộng trong nhóm quần đảo Trường Sa. Trong suốt thời gian dài mấy chục năm Chiến Tranh Lạnh cho tới nay, Hải Quân Mỹ vẫn thường xuyên điều động những chiếc khu trục hạm phối hợp cùng với những chiếc phi cơ trinh sát của Hải Quân Mỹ thi hành những chuyến hải hành, phi hành trong toàn vùng trời và vùng biển thuộc miền Tây Thái Bình Dương. Hải Quân Mỹ đã từng thực hiện hành quân như vậy trong quá khứ, và cũng sẽ làm như vậy trong hiện tại, cũng như trong tương lai.

Tóm lại để kết luận rằng khu vực Biển Đông Nam Á trong phạm vi Châu Á-Thái Bình Dương sẽ có một tương lai hoà bình thịnh vượng chung của các nước có liên quan sống chung hoà bình tuân thủ nghiêm chỉnh luật pháp quốc tế, hay các nước Đông Nam Á sẽ phải chịu sự khống chế thống trị Trung cộng trong một liên minh độc tài đảng trị Tàu Cộng-Hàn Cộng-Việt Cộng-Lào Cộng-Miên Cộng ở Đông Á và Đông Nam Á. Cũng có thể cái liên minh độc tài này sẽ có sự tiếp tay của bọn Phi Cộng. Bây giờ, thực tế quá rõ ràng như vậy, Đảng Trưởng Tàu Cộng Mao và Đảng Trưởng Việt Cộng Hồ đã cùng nhau từng có ý đồ cưỡng chiếm cả Đông Nam Á, đúng không?

Sài Gòn, Chủ Nhật 10/7/2016
Nguyễn Thành Trí

User avatar
saohom
Posts: 2214
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Post by saohom »

Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà thú nhận:
thải chất độc là do bàn tay Trung cộng
CTV Danlambao - Trong phiên họp sáng 11/7 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thú nhận rằng: các công việc "chuyển giao công nghệ, lắp ghép thiết bị và vận hành hệ thống xử lý nước thải thì hầu hết nhà thầu này đều là nhà thầu của Trung Quốc." (1)


Nhà máy Formosa do tập đoàn Đài Loan đứng tên lại do Trung cộng điều hành và kiểm soát tất cả những khâu cực kỳ quan trọng trong việc làm độc môi trường Việt Nam.


Từ tiết lộ này, xin được trích dẫn lại 1 đoạn trong bài viết cách đây hơn 1 tuần của tác giả Vũ Đông Hà "Có bàn tay của Trung Nam Hải trong thảm họa môi trường lớn nhất của lịch sử Việt Nam?" (2):

"Sự cố" mất điện đầy nghi vấn

Ngày 18.06.2016 Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Formosa gửi một công văn cho Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Trong công văn này có lời giải thích lý do dẫn đến chất thải độc hại ra biển là vì bị mất điện trong thời gian đầu tháng 4, 2016 và hệ thống quản lý không kiểm soát được nước thải.

Lối giải thích này cho thấy:

- Hệ thống quản lý chất lượng nước thải bị "mất điện" không hoạt động nhưng nước thải vẫn đổ ra biển.

- Nước thải đổ ra biển tức là "hệ thống làm mát (nguội)" (cooling system) có điện và hoạt động, đồng nghĩa là nhà máy có điện, đang hoạt động nên mới có nhu cầu dùng cooling system.

Cả nhà máy có điện, hệ thống làm mát có điện, hệ thống bơm nước thải từ nhà máy ra tận biển có điện. Chỉ có hệ thống kiểm soát và thanh lọc những hoá chất độc hại trong nước thải là không có điện!

Rõ ràng việc xả thải độc hại ra biển là một "hành động có chủ ý" của một số người phụ trách khâu thanh lọc.

Trong văn thư của ông chủ tịch HĐQT Formosa viết rằng sự việc "mất điện" xảy ra trong "một số ngày". Một dự án khởi sự với tổng số vốn 10,5 tỷ USD mà bộ phận thanh lọc bị mất điện kéo dài trong "một số ngày" là điều vô lý.

Do đó, hệ thống thanh lọc vẫn chạy nhưng không lọc là có chủ ý và chủ ý đó kéo dài trong "nhiều ngày". Chủ ý đó cũng đã gia tăng cường độ của những hoá chất độc hại trong chất thải đến mức chỉ trong vòng vài ngày có thể làm cá chết hàng loạt - một hiện tượng thường chỉ xảy ra trong một thời gian dài mới phát hiện được.

Những kẻ có chủ ý này tại Formosa Hà Tĩnh là ai?

Nghi vấn của tác giả Vũ Đông Hà về thủ phạm cố tình xả độc vào biển Đông bây giờ đã được Bộ trưởng TN-MT chính thức xác nhận.

Song song với việc thú nhận bàn tay nhà thầu Trung cộng là thủ phạm xả thải, ông Trần Hồng Hà còn cho biết:

"Cơ quan chức năng phát hiện 53 hành vi vi phạm về hành chính, trong đó liên quan đến thiết kế, vận hành, xây dựng, thi công, vấn đề qua giai đoạn thử nghiệm có dấu hiệu xảy ra sự cố liên quan đến điện, liên quan đến việc triển khai các hệ thống xử lý chưa đáp ứng theo đúng quy trình, chưa đúng quy định của pháp luật và quy định của cơ quan quản lý. “Trong 53 hành vi đó có một hành vi rất quan trọng là Formosa đã tự ý thay đổi công nghệ xử lý cốc từ xử lý khô sang công nghệ xử lý cốc ướt - là công nghệ xử lý có rất nhiều chất thải. Công nghệ này hoàn toàn do họ tự ý điều chỉnh, đây là bằng chứng rõ ràng về mặt pháp lý. Tuy nhiên, việc sửa đổi công nghệ này không liên quan đến sự cố môi trường mà nó liên quan đến việc họ đã vi phạm quy định của ta”.

Ở đây có một điều cần lưu ý trong phát biểu lắt léo, tréo cẳng ngỗng của ông bộ trưởng: "việc sửa đổi công nghệ này không liên quan đến sự cố môi trường mà nó liên quan đến việc họ đã vi phạm quy định của ta". Tức là ông ta đang bào chữa cho hành vi "tự ý thay đổi công nghệ xử lý cốc từ xử lý khô sang công nghệ xử lý cốc ướt - là công nghệ xử lý có rất nhiều chất thải" lại là hành vi không liên quan đến thảm hoạ môi trường đã xảy ra.

Từ ông này, chúng ta cũng được biết rằng:

"Hiện nay các vấn đề về xử lý đang trong giai đoạn chạy thử, trên thực tế công suất và nơi có nguồn thải nguy hiểm nhất là lò luyện cốc, tại đó nguồn nước thải ra được xử lý ở trạm sinh hoá mới chạy được ¼ công suất."

Theo như ông ta, chỉ mới chạy thử, và nguồn nước thải mới chạy 1/4 công suất mà cá đã chết hàng loạt như thế thì thử hỏi nếu chạy thật, chạy 100% vào tháng 4 vừa rồi thì hậu quả sẽ như thế nào?

Trước những dữ kiện, cúp điện, cố tình thải nước độc không thanh lọc, ông Hà vẫn khăng khăng rằng: “Việc xảy ra ô nhiễm như vậy có thể khẳng định là do sự cố, còn trên thực tế nếu vận hành đầy đủ, đúng quy định và được kiểm tra chặt chẽ thìhoàn toàn có thể đáp ứng được việc kiểm soát và xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường”.


Rõ ràng ông không xem những "nguy cơ tiềm ẩn" không những về môi trường mà còn về an ninh quốc phòng của Việt Nam không là gì cả. Làm thế nào người dân tin tưởng "sự cố" có thể kiểm soát được dựa vào những gì đã xảy ra và những hành xử của các quan chức, trong đó có ông Trần Hồng Hà trong mấy tháng vừa qua!?


Và hơn hết, làm sao các ông kiểm soát được khi không những nhà thầu Trung cộng nắm giữ những khâu độc hại này và:

“Hiện nay, chúng tôi được biết có 70% lao động ở Formosa được cấp giấy phép,còn con số của các nhà thầu luôn biến động phụ thuộc vào từng giai đoạn.”theo như lời thú nhận của ông Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Phạm Minh Huân?

Còn 30% lao động không có giấy phép (tức là khong kiểm soát được) là thành phần nào? Ai kiểm soát được Trung Nam Hải cài người theo "biến động phụ thuộc vào từng giai đoạn" và lại "cúp điện" bộ phận thanh lọc trong vài ngày như vừa mới làm vào đầu tháng 4 năm 2016?


CTV Danlambao
danlambaovn.blogspot.com

nguyenthanh
Posts: 859
Joined: Fri Jan 06, 2012 5:40 pm

Post by nguyenthanh »

Image

Toà đã phán, Việt Nam làm gì?
Phạm Trần

- Những đoạn trích dẫn Thông cáo trong bài căn cứ theo Bản dịch chính thức của Bộ Ngoại giao Việt Nam.

Tòa án trọng tài thường trực của Liên Hiệp Quốc (Permanent Court of Arbitration, PCA) đã phán rằng Trung Quốc "không có cơ sở pháp lý để yêu sách quyền lịch sử đối với tài nguyên tại các vùng biển phía bên trong đường 9 đoạn.”

Trong thông cáo phổ biến ngày 12/07/2016, Tòa cũng nói: "Dù trong lịch sử, những người đi biển cũng như ngư dân từ Trung Quốc cũng như từ các nước khác đã sử dụng các đảo tại Biển Đông nhưng không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy về mặt lịch sử Trung Quốc đã chỉ một mình thực hiện việc kiểm soát vùng nước này cũng như tài nguyên tại đây."

Về việc Trung Quốc tự cho các mỏm đá ở Trường Sa mà họ đã chiếm của Việt Nam (7 vị trí năm 1988) hay của Phi Luật Tân ở vùng Hoàng Nham (Scarborough Reef năm 2012), có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý (1 hải lý dài 1,852 mét), Tòa phán: "Theo Công ước, các đảo tạo ra vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa nhưng các “đảo đá không thích hợp cho con người đến ở và có đời sống kinh tế riêng không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa”.

Phán quyết viết tiếp: "Trong Phán quyết ngày 12/7/2016, Tòa đã xem xét các bằng chứng về các bãi và đảo mà Trung Quốc yêu sách ở Biển Đông và kết luận rằng không một đảo, bãi nào có khả năng được hưởng vùng đặc quyền kinh tế. Do Trung Quốc không có khả năng được hưởng vùng đặc quyền kinh tế chồng lấn với vùng đặc quyền kinh tế của Philippines ở quần đảo Trường Sa, Tòa quyết định là các đệ trình của Philippines không phụ thuộc vào việc phân định trước ranh giới..."

Sự khẳng định “không một đảo, bãi nào có khả năng được hưởng vùng đặc quyền kinh tế” rất quan trọng vì có liên hệ đến đảo Ba Bình (Itu Aba Island), hay Thái Bình theo Trung Hoa do Đài Loan kiểm soát từ sau Đệ nhị Thế chiến. Ba Bình có diện tích lớn nhất trong quần đảo Trường Sa (0.443 cây số vuông) hiện đang tranh chấp giữa Việt Nam, Phi Luật Tân, Trung Quốc và Đài Loan.

Thông cáo diễn giải thêm: "Tòa kết luận rằng quy định này phụ thuộc vào khả năng khách quan của các cấu trúc khi chúng ở tình trạng tự nhiên để có thể duy trì một cộng đồng dân cư ổn định hoặc các hoạt động kinh tế mà không phụ thuộc vào các nguồn lực từ bên ngoài hoặc hoàn toàn chỉ có tính chất khai thác. Tòa cũng nhận thấy rằng sự có mặt của các nhân viên công vụ trên các cấu trúc là phụ thuộc vào sự hỗ trợ từ bên ngoài và không phản ánh khả năng của các cấu trúc. Tòa cũng thấy rằng các bằng chứng lịch sử có ý nghĩa hơn và nhận thấy quần đảo Trường Sa trong lịch sử được sử dụng bởi một số nhóm nhỏ các ngư dân và rằng đã có một vài hoạt động khai thác phân dơi và đánh cá của Nhật Bản. Toà kết luận rằng việc việc sử dụng ngắn hạn như vậy không phải là sự định cư của một cộng đồng ổn định và rằng các hoạt động kinh tế trong lịch sử chỉ là hoạt động mang tính khai thác.”

Rõ ràng Tòa có ngụ ý nói đến những chữ viết hay cột đá có khắc chữ mà phía Trung Quốc đã tự chế đem cắm ở những nơi họ chiếm đóng ở Trường Sa để bảo rằng Tổ tiên người Hoa đã sinh sống ở đó từ lâu!

Điều quan trọng khác là Tòa còn nói rõ cho Trung Quốc biết: "Toà kết luận rằng không một cấu trúc nào tại Trường Sa có khả năng tạo ra các vùng biển mở rộng. Toà cũng quyết định rằng các đảo Trường Sa không thể cùng nhau tạo ra các vùng biển như một thực thể thống nhất. Trên cơ sở kết luận không một cấu trúc nào mà Trung Quốc yêu sách có khả năng tạo ra vùng đặc quyền kinh tế, Toà nhận thấy Tòa có thể không cần phải phân định ranh giới biển mà vẫn có thể tuyên bố rằng một số vùng biển nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Phi-líp-pin vì không bị chồng lấn với bất cứ quyền hưởng vùng biển nào mà Trung Quốc có thể có."

Vì vậy, các quan Tòa quốc tế không ngần ngại quy kết rằng: "Trung Quốc đã vi phạm quyền chủ quyền của Phi-líp-pin trong vùng đặc quyền kinh tế của nước này bằng việc (a) can thiệp vào hoạt động đánh cá và thăm dò dầu khí của Phi-líp-pin, (b) xây dựng đảo nhân tạo và (c) không ngăn chặn ngư dân Trung Quốc đánh bắt ở khu vực này."

Vê những hành động kiến tạo đảo nhân tạo tử các mỏm đá để xây sân bay, bến cảng và nơi đồn trú quân của Trung Quốc đe dọa an ninh trong khu vực, phán quyết của Tòa trọng tài nói: "Tòa xem xét ảnh hưởng với môi trường biển của các hoạt động bồi đắp và xây dựng nhân tạo trên 7 cấu trúc của Quần đảo Trường Sa gần đây của Trung Quốc, và nhận thấy rằng Trung Quốc đã gây hại nghiêm trọng với môi trường của các rặng san hô và vi phạm nghĩa vụ bảo tồn và bảo vệ các hệ sinh thái dễ bị tổn thương và môi trường sống của các loài đang suy yếu, bị đe dọa và bị hủy diệt."

Thông báo viết tiếp: "Toà nhận thấy rằng việc bồi đắp và xây dựng đảo nhân tạo trên quy mô lớn của Trung Quốc gần đây là không phù hợp với nghĩa vụ của quốc gia thành viên Công ước trong quá trình giải quyết tranh chấp, trong chừng mực mà Trung Quốc đã gây ra những tác hại không thể sửa chữa được với môi trường biển, xây dựng một đảo nhân tạo lớn trong vùng đặc quyền kinh tế của Phi-líp-pin, và phá hủy các bằng chứng về điều kiện tự nhiên của các cấu trúc ở Biển Đông mà là một phần của tranh chấp giữa các Bên.”

Ngoài những phán quyết cơ bản về chủ quyền và quyền chủ quyền mà Trung Hoa đã cố tình vi phạm ở Biển Đông, Tòa Trọng tài còn: "Xác định rằng việc Trung Quốc cải tạo đất quy mô lớn và xây dựng đảo nhân tạo gần đây tại bảy cấu trúc tại Trường Sa đã gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đối với môi trường rặng san hô và Trung Quốc đã vi phạm nghĩa vụ của mình theo Điều 192 và 194 của Công ước trong việc bảo tồn và bảo vệ môi trường biển đối với các hệ sinh thái dễ bị tổn thương và môi trường sinh sống của các loài động vật bị đe dọa, sắp cạn kiệt. Đồng thời Tòa Trọng tài cũng xác định rằng ngư dân Trung Quốc đã thực hiện việc khai thác động vật bị đe dọa như rùa biển, san hô và trai khổng lồ ở quy mô lớn tại Biển Đông, sử dụng các biện pháp gây hủy hoại nghiêm trọng đối với môi trường rặng san hộ. Tòa Trọng tài xác định rằng chính quyền Trung Quốc đã nhận thức được các hành vi này và không thực hiện nghĩa vụ cẩn trọng theo Công ước để ngăn chặn."

Như vậy rõ ràng hành động của Trung Quốc ở Biển Đông không chỉ nhằm lấn chiếm lãnh thổ và lãnh hải của nước khác mà còn chủ trương huy diệt các sinh vật biển, miễn sao có lợi cho mình.

Phản ứng và hành động

Các cơ quan báo chí nhà nước Cộng sản Việt Nam đã loan tin rộng rãi về phán quyết của Tòa trọng tài vì có lợi cho Việt Nam, dù Chính quyền không trực tiếp tham gia kiện Trung Quốc với Phi Luật Tân.

Nhiều giới trí thức và chuyên gia về chủ quyền biển đảo và lãnh thổ trong nước đã yêu cầu nhà nước hãy can đảm kiện Trung Quốc ra Tòa án như Phi Luật Tân đã làm nhưng bị từ chối, đúng ra là không dám làm vì sợ bị trả đũa. Một trong những người này là Tiến sỹ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ. Ông là người từng tham gia thương thảo và biết rõ những âm mưu và mánh khóe của Trung Quốc trong nhiều năm. Ông Trục từng nói “chỉ khi nào mình làm mạnh thì họ mới lùi”.

Với một thái độ có tính toán, phản ứng đầu tiên của Hà Nội là: "Việt Nam hoan nghênh việc Tòa Trọng tài đã đưa ra phán quyết cuối cùng ngày 12/7/2016."

Qua lời người phát ngôn Lê Hải Bình, Bộ Ngoại giao Việt Nam nói: "Việt Nam một lần nữa khẳng định lập trường nhất quán của mình về vụ kiện này như đã được thể hiện đầy đủ trong Tuyên bố ngày 05/12/2014 của Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi Tòa trọng tài.

Trên tinh thần đó, Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, bao gồm các tiến trình ngoại giao và pháp lý, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực theo quy định của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, tôn trọng nguyên tắc thượng tôn pháp luật trên các vùng biển và đại dương."

Và như thường lệ, phía Việt Nam chỉ biết: "Tiếp tục khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chủ quyền đối với nội thủy và lãnh hải, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam được xác định phù hợp với Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, cũng như tất cả các quyền và lợi ích pháp lý của Việt Nam liên quan đến các cấu trúc địa lý thuộc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa".

Phản ứng nhất thời của Việt Nam chỉ có thế, khác với cuộc rầm rộ xuống đường biểu tình ăn mừng của người dân Phi ở thủ đô Manila.

Về phía Bắc Kinh, không có người dân nào ra đường căng biểu ngữ chống phán quyết của Tòa trọng tài nhưng Phát ngôn viên Bộ ngoại giao nước này đã ăn nói hằn học rằng: "Về việc Tòa trọng tài vụ Nam Hải được thành lập theo yêu cầu đơn phương của Phi-li-pin (gọi tắt là Tòa trọng tài) ngày 12/7/2016 đưa ra phán quyết, Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trịnh trọng tuyên bố, phán quyết này là vô gia trị, không có sức ràng buộc, Trung Quốc không chấp nhận, không công nhận.”

Tuyên bố của Trung Hoa được đăng trên website của Đài Phát Thanh Quốc tế Trung Hoa (China Radio International, CRI) nói tiếp: "Hành động và phán quyết của Toà trọng tài đã trái ngược nghiêm trọng với thực tiễn thông thường của Toà trọng tài quốc tế, trái ngược hoàn toàn với mục đích và tôn chỉ thúc đẩy giải quyết hoà bình tranh chấp của "Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển", làm tổn hại nghiêm trọng tính hoàn chỉnh và uy tín của "Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển", xâm phạm nghiêm trọng quyền lợi hợp pháp của Trung Quốc là nhà nước chủ quyền và nước ký kết "Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển", là phán quyết không công bằng và phi pháp."

Chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi biển của Trung Quốc trên Nam Hải không bị ảnh hưởng bởi phán quyết của trọng tài trong bất cứ tình huống nào, Trung Quốc phản đối và không chấp nhận bất cứ chủ trương và hành động nào dựa trên phán quyết trọng tài này.

Chính phủ Trung Quốc tái khẳng định, về tranh chấp vấn đề lãnh thổ và phân định biên giới trên biển, Trung Quốc không chấp nhận bất cứ phương thức giải quyết tranh chấp nào của bên thứ 3, không chấp nhận bất cứ phương án giải quyết tranh chấp nào áp đặt Trung Quốc.”

Tập Cận Bình lên tiếng

Ngoài ra, Tổng Bí thư đảng Cộng sản, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết nước này sẽ không chấp nhận bất kỳ đề xuất hay hành động nào dựa trên phán quyết của tòa án. Ngoài ra, ông Tập cho rằng, chủ quyền và lợi ích của Trung Quốc trong vùng biển sẽ không bị ảnh hưởng bởi phán quyết trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

Các hàng thống tấn Tây phương nói họ Tập đã nói như thế tại cuộc họp với Chủ tịch Hội đồng châu Âu và Chủ tịch Ủy ban châu Âu ở Bắc Kinh.

Ông Tập Cận Bình là người từng nói chủ quyền biển của Trung Quốc ở Nam Hải (Biển Đông) là vĩnh viễn và đã có từ ngàn xưa. Họ Tập cũng nối gót lãnh tụ Đặng Tiểu Bình để thúc đầy các nước hãy “gác tranh chấp để cùng khai thác” có lợi chung.

Nhưng vấn đề là Trung Hoa chỉ muốn xông vào nhà người khác rồi bắt họ phải thượng thuyết làm ăn chung ngay trên đống gia tài của chủ nhà, trong khi Bắc Kinh không có gia tài trong căn nhà.

Rất tiếc là đảng cầm quyền Cộng sản Việt Nam đã không thoát khỏi bẫy Trung Quốc như đang thương thuyết điều được gọi là “hợp tác cùng phát triển” ở Vịnh Bắc Bộ là nơi có dự trữ hàng triệu tấn dầu, khí đốt và tài nguyên của Tổ tiên Việt Nam để lại.

Ngoài ra Trung Hoa cũng chủ trương chỉ nói chuyện tay đôi (song phương) với những nước có tranh chấp với Bắc Kinh và sẽ không bao giờ đồng ý quốc tế hóa vấn đề tranh chấp ở Biển Đông. Do đó lần này người ta lại được nghe họ Tập nói: "Chúng tôi kiên quyết kêu gọi duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông, đàm phán trực tiếp để có một giải pháp hòa bình với các quốc gia có liên quan trực tiếp, dựa trên sự tôn trọng lịch sử và phù hợp với luật pháp quốc tế."

Trung Hoa đã tìm mọi cách trì hoãn tham gia thảo luận với Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) để hoàn tất văn kiện gọi là “Bộ quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông” (Code of Conduct, COC), thay cho Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông (gọi tắt là Quy tắc Hướng dẫn DOC, Declaration of Conduct), ký tại Cao Miên năm 2002 giữa Trung Quốc với ASEAN.

Lý do Trung Quốc không muốn vì COC có ràng buộc pháp lý còn DOC thì không nên Bắc Kinh đã lợi dụng để hoạt động bất hợp pháp ở Biển Đông từ 4 năm qua mà không bị chế tài.

Với phán quyết làm đen mặt Bắc Kinh của Tòa hòa giải Liên Hiệp Quốc ngày 12/07/2016, không ai biết liệu Bắc Kinh có tiếp tục hung hăng như trước đây hay sẽ dịu đi để chờ thời?

Còn đối với Việt Nam thì có nhân cơ hội này mà soi lại mặt mình trong gương xem có dám thẳng mặt đương đầu với Trung Quốc ở Biển Đông không, hay ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cứ tiếp tục cúi đầu cho Tập Cận Bình lôi đi?

Bây giờ hậu thuẫn pháp lý quốc tế đã có và đúng với đòi hỏi của Việt Nam, nhưng liệu lãnh đạo có dám đòi quân Trung Hoa rời khỏi 7 vị trí họ đã chiếm ở Trường Sa năm 1988, hay sẽ tiếp tục “nhũn như con chi chi” để chờ sung rụng như đã được ăn bám trong chiến thắng của Phi Luật Tân?


Phạm Trần

User avatar
TheLang
Posts: 1960
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:43 am

Post by TheLang »

Image

Chúng tôi đang có mặt
Phạm Đình Trọng
(Danlambao) - Nhận lời ông bạn lính hẹn sáng chủ nhật 17.7.2016 sẽ mang đến trả tôi quyển sách và cùng tôi đến thăm ông bạn lính của chúng tôi đang nằm bệnh viện. Nhưng khi vào mạng xã hội thấy những người bạn ngoài Hà Nội thông báo kêu gọi người dân cũng sáng chủ nhật 17.7.2016 xuống đường biểu tình đòi nhà nước cộng sản kiện Tàu Cộng ra Tòa Trọng tài quốc tế về đường lưỡi bò và đòi nhà nước cộng sản phải truy tố hình sự Formosa đầu độc biển nước ta thì tôi biết cuộc hẹn của tôi với ông bạn lính đổ bể rồi.

Tàu Cộng đang vây hãm chúng ta bốn phía, đang bức hại chúng ta đủ đường. Formosa danh nghĩa Taiwan nhưng hồn cốt cũng là China mà thôi. Và không khí chống Tàu Cộng xâm lược đang sôi sục khắp nước thì chủ nhật 17.7.2016 an ninh cộng sản lại kéo đến giăng quân chốt chặn kín mọi ngả đường trước nhà tôi, làm sao tôi có thể ra khỏi nhà đi thăm ông bạn lính đột quị đang nằm bệnh viện được!

Ông ơi, đừng đến tôi nữa nha. Tôi không ra khỏi nhà được đâu! Sáng chủ nhật, xuống mảnh sân trước nhà lung linh những vệt nắng sớm, tận mắt nhìn rõ những tên công cụ bạo lực của nhà nước cộng sản đứng ngồi lố nhố cả một đám, tôi liền phôn cho ông bạn như vậy. Sao? Ông lại bị họ cầm tù tại nhà rồi à? Quái gở quá! Chúng ta đã ném cả tuổi trẻ vào bom đạn sốt rét để dựng lên cái nhà nước quái gở này à? Lúc này tôi càng phải đến với ông. Thôi khỏi. Mai mốt tôi được tự do, ông hãy đến tôi và tôi sẽ đi với ông.

Dứt cuộc trò chuyện trên điện thoại với ông bạn lính, tôi lại vào bàn làm việc với chiếc laptop. Làm việc mệt không động não được nữa tôi liền vào mạng xã hội thư giãn. Ôi, Sài Gòn của tôi đây. Không thông báo biểu tình nhưng Sài Gòn không im lặng, không thờ ơ trước vận nước đang chung chiêng, nghiêng ngả, đang nguy nan, khốn khó do những người cộng sản gây ra. Những người trẻ Sài Gòn đã có những hình thức rất sáng tạo, rất độc đáo, rất trẻ trung, rất Sài Gòn bộc lộ thái độ chính trị, bộc lộ trách nhiệm công dân. Một cô gái trẻ trung, xinh đẹp dong cổ thần chết Formosa đi diễu phố cho người dân Việt Nam nhận thức được rằng Formosa đã mang chết chóc, mang diệt chủng đến đất nước chúng ta.

Ở ngả đường khác của Sài Gòn. Từng cặp, từng cặp, hai người trên một xe máy. Người ngồi trước hai tay cầm lái. Người ngồi sau hai tay giơ cao khẩu hiệu viết trên vải trắng. Đoàn xe máy với những khẩu hiệu phấp phới như bay lượn giữa dòng xe cuồng cuộn tuôn chảy: Yêu nước phải kiện China! Việt Nam xấu hổ với Philippines! Đường 9 đoạn của Trung Quốc vô giá trị!...

Những người già như tôi, như nhà thơ Phan Đắc Lữ, nhà báo Kha Lương Ngãi, nhà nghiên cứu Hạ Đình Nguyên,... sức lực đã để lại ở những ngả đường chiến tranh rồi, đâu còn đủ sức ngồi trên xe máy giơ cao khẩu hiệu “Yêu nước phải kiện China” chạy bon bon giữa phố đông. An ninh mật vụ nhà nước cộng sản có thể giam cầm được vài chục người già đó tại nhà của họ nhưng làm sao có thể giam cầm được hàng triệu, hàng triệu những người trẻ trung đã ý thức được vận nước đang trong tay họ.

Nghĩ rằng những người đã hết thời như chúng tôi, dù ngồi nhà nhưng mỗi người cũng giữ chân được năm, mười tên công cụ bạo lực của nhà nước cộng sản và ngoài đường kia sẽ giảm bớt bóng công cụ bạo lực đi để những người trẻ cứ giương cao khẩu hiệu “Yêu nước phải kiện China” bon bon trên xe máy thức tỉnh nhân dân về vận nước, tôi lại thấy như chúng tôi đang có mặt bên những người trẻ kia trên đường phố Sài Gòn đang lung linh nắng đẹp.

18.07.2016

Phạm Đình Trọng

Post Reply