Bình Luận Thời Sự

Những đề tài nóng của Thời Sự. Các bài viết lượm nhặt trên Net ở nơi đây chỉ dùng để tham khảo không phải là chính kiến riêng của nhóm phụ trách.

Moderators: CayQueo, phu_de

Post Reply
User avatar
nangchieu
Posts: 2060
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Post by nangchieu »

Image


43 NĂM SAU 30/4, ĐẤT NƯỚC HIỆN RA SAO?
BÙI TÍN

Hơn lúc nào hết mỗi người Việt hãy nhìn thẳng vào những sự thật hiển nhiên. Càng là bộ máy lãnh đạo đảng lại càng phải nhìn nhận chính xác chân thật.
Đây là câu hỏi rất quan trọng, mỗi công dân có trách nhiệm, từ quan chức đến phó thường dân, cần chung sức góp ý để đạt đồng thuận chung nhằm đưa đất nước khỏi bế tắc và lạc hậu hiển nhiên hiện nay.

Không một ai có trách nhiệm có thể cho rằng từ sau ngày 30/4 gọi là ngày «Giải phóng miền Nam Thống nhất Tổ quốc,» đất nước ta đã phát triển mạnh mẽ,
toàn dân đã được hưởng trọn vẹn độc lập, tự do dân chủ nhân quyền, bình đẳng và hạnh phúc.

Hơn lúc nào hết mỗi người Việt hãy nhìn thẳng vào những sự thật hiển nhiên. Càng là bộ máy lãnh đạo đảng lại càng phải nhìn nhận chính xác chân thật.
Điều cay đắng nhất là nền độc lâp dân tộc giành được từ tay phát xít Nhật và thực dân Pháp, với hàng triệu con em người Việt của các bên bị hy sinh đã bị ban lãnh đạo Cộng Sản thay thế bằng chế độ «Bắc thuộc mới» qua cuộc mật đàm Thành Đô tháng 9/1990. Từ đó đến nay đất nước bị gặm nhắm có hệ thống, từ đất liền, vùng biển, hải đảo, người Trung Quốc hầu như tự do nhập vào biên giới, mang Nhân dân tệ hình Mao cùng mọi thứ hàng hóa, hàng giả, hàng dỏm, hàng cấm, hàng độc hại tràn ngập đất nước ta. Chúng có mặt khắp nơi, trồng rừng quy mô lớn; khai thác nhiệt điện, thủy điện, các mỏ quặng bô-xít phân đạm, tàn phá môi trường ven biển, lập phố xá, cửa hàng cửa hiệu như ở quê hương chúng.

Không ít trong số ấy là tội phạm lưu manh bất lương đe dọa an ninh nhân dân ta. Bộ xậu lãnh đạo Việt Nam phải ngậm bồ hòn làm ngọt, coi bọn xâm lược láo xược hung hãn phương Bắc như bạn thân quý nhất, như ông chủ đáng kính sợ nhất. Nền độc lập dân tộc bị mất dần mòn là nguy cơ lớn nhất, là mối ô nhục lớn nhất của người Việt hiện nay, không một ai có thể cho qua.
Trong khi lãnh đạo đảng Cộng sản trở nên hèn với giặc ác với dân, đàn áp không chút ngần ngại các chiến sĩ yêu nước kiên cường bất khuất chống bành trướng như Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh… thì Đảng cũng đồng thời biến chất, càng chỉnh đốn lại càng đổ đốn, trở nên một kiểu mafia tội ác, tham nhũng tràn lan, đua nhau tàn phá chia chác mọi nguồn tài sản quốc gia, ăn cắp của nước của dân không chừa một thứ gì, từ nhà đất, ruộng vườn, rừng cây, lập nên những biệt thự, biệt phủ xa hoa giá trị hàng chục tỷ.

Theo đà suy thoái của đảng, bộ máy Nhà Nước trở thành bộ máy tội ác, các công ty, Tổng công ty Quốc doanh, các hệ thống ngân hàng bị tước đoạt, phá sản hàng loạt, với hàng chục vụ đại án, hàng trăm tên bị cáo bị điều tra xét xử, trong đó có cả ủy viên Bộ chính trị, ủy viên TƯ, bí thư thành ủy, tỉnh ủy, hàng loạt thiếu tướng, trung tướng, thượng tướng chống tội phạm tự chuyển biến thành tội phạm với những bản án biển thủ cực lớn hàng nghìn tỷ đồng.
Trong mấy chục năm suy thoái và tha hóa của Đảng và Nhà Nước, xã hội cũng bị ruỗng nát theo. Lực lượng an ninh lẽ ra là lá chắn bảo vệ dân, là thanh bảo kiếm trừng trị bọn gian ác lại trở thành thế lực đàn áp dân, đánh đập dân như gây thương tật cho cô Đoan Trang, gây nên hàng 30 người chết trong đồn công an trong năm qua.

Công an là bọn kiêu binh nêu gương xấu mọi nơi. Công an có ngân sách thuê bọn du côn mất dạy theo dõi từng bước các chiến sĩ dân chủ không cho ra khỏi nhà, đi họp, đi biểu tình, khen thưởng chúng nếu chúng ra tay đàn áp, cứ mỗi lần lập công ở Hà Nội, Sài gòn, Đà Nẵng chúng được thưởng 500.000 đồng, ở các quận huyện mỗi tên được 300.000 đồng. Đến nay sự chính đốn toàn ngành Công an đã quá ư chậm trễ.

Trong khi đó nền giáo dục bệ rạc, mất phương hướng, chạy theo mua bán bằng cấp, thầy cô giáo bắt học trò quỳ, phụ huynh học sinh là đảng viên xông vào nhà trường chửi bới cô giáo bắt quỳ đến mức gần xẩy thai!
Đạo đức học đường lao dốc khi sinh viên học sinh chửi bới đâm chém cô giáo.
Đạo đức gia đình thê thảm khi vợ chồng giết nhau, ông hiếp dâm cháu. Y đức
không còn lương tâm khi bộ y tế buông lỏng quản lý thuốc men cho hàng độc dược tràn lan, bệnh viện chen chúc 2, 3 người bệnh chung một giường.
Trên đây là bức tranh bi đát toàn cảnh đất nước ta 43 năm sau ngày “lịch sử 30/4”. Thành tích vĩ đại hay thất bại nặng nề?

Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, Việt Nam hiện nay vẫn còn lạc hậu về nhiều mặt, tự do ngôn luận, tự do báo chí đứng thứ 175 trên 186 nước. Tự do tôn giáo ở trong số 60 nước bị mất tự do nặng nề nhất.. Thu nhập bất công còn rất xa mới được như các nước Bắc Âu, nơi hầu như không có nạn tham nhũng.

Không gì nhục bằng người Việt Nam có tỷ lệ phạm pháp cao nhất Đông Nam Á, ăn cắp vặt nhiều nhất ở các siêu thị Nhật Bản, Malaisia, Thái Lan, hộ chiếu ngoại giao Việt Nam bị kém giá trị nhất.

Về thu nhập bình quân đầu người, Việt Nam còn cách xa Thái Lan và Indonesia, phải 8 năm mới ngang Thái Lan, phải 12 năm mới ngang Indonesia hiện nay.

Nghĩ mà đau, nghĩ mà buồn, đất nước mình kỳ quá phải không anh? Bài thơ cô giáo Trần Thị Lam xoáy sâu vào tấm lòng quặn đau của mỗi công dân.
Nhà thơ Bùi Minh Quốc cũng rất đau đớn khi “nhìn tới đâu cũng phải kìm cơn mửa, Khi một thời bọn đểu đã lên ngôi”.

Tất cả mọi nguyên nhân đều từ do đảng mà ra?
Nguyên nhân của những nguyên nhân là đường lối chính trị sai lầm tận gốc; Là chủ nghĩa Mác - Lê đã bốc mùi, là chế độ toàn trị độc đảng theo luật rừng xanh, vô pháp, vô đạo, vô luân, là sự giả dối che dấu sự thật, lừa mỵ nhân dân, nói một đằng làm một nẻo.

Nếu Bộ chính trị hãy còn có lương tâm và đạo đức, nhân dịp này, hãy mở một cuộc hội họp dân tộc, lắng nghe những người bất đồng chính kiến trong các tổ chức xã hội dân sự trong và ngoài nước góp ý, phê bình, kiến nghị, đấu trí, đấu lòng yêu nước, thương dân lại để tìm ra con đường chính trị và các chính sách kinh tế, tài chính, văn hóa, quốc phòng, đối ngoại cho đất nước mình, cho nhân dân mình.

Cuộc họp dân tộc này sẽ quan trọng hơn cuộc họp TƯ7, càng quan trọng hơn một phiên họp Quốc hội, nó sẽ là đôi đũa thần tạo nên cuộc hòa giải hòa hợp dân tộc tối cần thiết, mở đường cho kỷ nguyên tự do dân chủ của dân tộc ta gắn bó với thời đại mới từ trong năm 2018 này.
·

Bùi Tín
17/04/2018

kalua
Posts: 836
Joined: Sun Apr 22, 2012 5:26 pm

Post by kalua »

TT Trump ngưng họp thượng đỉnh, Kim Jong Un hứa sẽ chờ
May 24, 2018

Image
Tổng thống Donald Trump tại phòng Roosevelt
của Tòa Bạch Ốc hôm 24 tháng 5 năm 2018 trong bài phát biểu trước khi ký kết tăng trưởng kinh tế,
cứu trợ quy định và Đạo luật bảo vệ người tiêu dùng. Trước đó ít giờ Tổng thống Trump tuyên bố hủy bỏ hội nghị thượng đỉnh
vào ngày 12 tháng 6 tới với lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong Un.
(Hình: NICHOLAS KAMM / AFP / Getty Images)

WASHINGTON, DC (AP) – Sáng Thứ Năm, Tổng Thống Donald Trump tuyên bố hủy cuộc họp thượng đỉnh với Chủ Tịch Kim Jong Un vào ngày 12 Tháng Sáu, và gửi thư cho chủ tịch Bắc Hàn với lời lẽ ôn hòa. Buổi chiều, chính phủ Bình Nhưỡng cho biết Kim Jong Un vẫn sẵn sàng gặp ôngTrump “bất cứ lúc nào.”

Một nhân viên cao cấp Bộ Ngoại Giao Bắc Hàn, Kim Kye Gwan, đã đưa ra ý kiến của Bắc Hàn vào sáng Thứ Sáu (chiều Thứ Năm ở Mỹ) trên thông tấn xã nhà nước KCNA, nói rằng quyết định của Tổng Thống Trump đi ngược lại với ước nguyện của cộng đồng thế giới mong mỏi hòa bình trên bán đảo Triều Tiên.


Kim Kye Gwan nhắc lại rằng Bắc Hàn rất muốn gặp gỡ tay đôi với Mỹ “mặt đối mặt bất cứ lúc nào và theo phương cách nào.”

Trong bức thư gửi Kim Jong Un, Tổng Thống Trump viết: “Tôi rất muốn gặp ông. Buồn thay, dựa trên các tuyên bố đầy giận dữ và hiếu chiến từ phía ông mới đây, tôi cảm thấy không đúng, vào lúc này, khi cuộc họp được chuẩn bị từ lâu,” Tổng Thống Trump nói với lãnh tụ Bắc Hàn. “Vì vậy, xin ông hiểu lá thư này là một cách cho ông biết cuộc họp ở Singapore, tốt cho cả đôi bên, nhưng thiệt hại cho thế giới, sẽ không diễn ra.”

Lá thư này cũng được Ngoại Trưởng Mike Pompeo của Mỹ đọc trước buổi điều trần tại Ủy Ban Ngoại Giao Thượng Viện vào sáng Thứ Năm.

Lá thư này được đưa ra chỉ vài giờ sau khi Bắc Hàn chỉ trích thậm tệ Phó Tổng Thống Mike Pence.

Trước đó trong ngày, một giới chức cao cấp của Bắc Hàn gọi Phó Tổng Thống Mike Pence của Mỹ là “con rối chính trị,” và nói rằng sẵn sàng đối đầu về nguyên tử.

Ngoài ra, cũng hôm Thứ Năm, Bắc Hàn tuyên bố vừa hủy ba đường hầm trong cơ sở thí nghiệm nguyên tử tại Punggye-ri, vùng Đông Bắc nước này. với sự hiện diện của nhiều nhà báo quốc tế, có 10 ký giả Nam Hàn, người Trung Quốc và đài CNN của Mỹ.

Cơn giận dữ của Bắc Hàn nhắm vào ông Pence, được một giới chức cao cấp Bắc Hàn đưa ra, vài ngày sau khi Bình Nhưỡng chỉ trích phát biểu của ông John Bolton, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng Thống Trump, nói rằng Bắc Hàn sẽ giải giới như Libya trước đây.

Cả hai phản ứng này của Bình Nhưỡng cho thấy ngày càng có nhiều bất đồng giữa Bắc Hàn và Mỹ trước cuộc họp thượng đỉnh, dự trù diễn ra tại Singapore vào ngày 12 Tháng Sáu.
Image
Báo Straits Times của Singapore đăng hình hai lãnh đạo Bắc Hàn và Mỹ chuẩn bị cho cuộc họp thượng đỉnh ngày 12 Tháng Sáu,
giờ đã bị phía Mỹ hủy bỏ. (Hình: AP Photo/Wong Maye-E)
Hôm Thứ Ba, trong cuộc họp với Tổng Thống Moon Jae In của Nam Hàn, Tổng Thống Trump có nói cuộc họp thượng đỉnh có thể bị hoãn lại.

Trong cả hai phản ứng, Bình Nhưỡng khó chịu khi các giới chức Mỹ đưa ra “kiểu mẫu Libya” đối với Bắc Hàn.

Bà Choe Son Hui, thứ trưởng Ngoại Giao Bắc Hàn, được cơ quan thông tấn nhà nước Bắc Hàn, trích lời nói rằng phát biểu của ông Pence là “dốt nát” và “ngu xuẩn” khi ông so sánh Bắc Hàn với Libya trong cuộc phỏng vấn trên đài Fox News.

Hồi tuần trước, trên chương trình Face the Nation của CBS News, ông Bolton cũng đưa ra kiểu mẫu tương tự cho Bắc Hàn.

Hồi năm 2011, Libya từ bỏ chương trình nguyên tử và sau đó nhà độc tài của quốc gia này bị lật đổ và bị sát hại một cách tàn bạo vài năm sau.

Bà Choe thắc mắc có nên có cuộc họp thượng đỉnh hay không, nếu những phát biểu này là quan điểm của Mỹ.

“Chúng tôi không bao giờ năn nỉ Hoa Kỳ đối thoại, và cũng không chấp nhận điều phiền muộn này để thuyết phục họ, nếu họ không muốn ngồi xuống với chúng tôi,” bà Choe được KCNA trích lời nói. “Mỹ có muốn gặp chúng tôi trong phòng họp hoặc đối đầu nguyên tử là hoàn toàn tùy thuộc vào quyết định và thái độ của Hoa Kỳ.”

Cho dù có những “lời qua tiếng lại,” hai bên có vẻ vẫn muốn có cuộc họp sắp tới.

Thành công tại cuộc họp này sẽ là một thành tích đáng kể trên trường quốc tế cho ông Trump, cũng như ông Kim.

Nhà ngoại giao Bắc Hàn Kim Kyr Gwan dẫn giải ý kiến của Kim Jong Un, nói rằng: “Chủ tịch của chúng tôi nói nếu ông gặp Tổng Thống Trump, ông sẽ mở đầu một giai đoạn tốt đẹp và ông đang hết sức chuẩn bị cho điều đó.” Ông Kim nói tiếp: “Chúng tôi luôn luôn sẵn lòng dể cho nước Mỹ có thời giờ và cơ hội với một tấm lòng rộng rãi và cởi mở.” (Đ.D.)

User avatar
bichphuong
Posts: 574
Joined: Mon Apr 25, 2016 12:10 am
Been thanked: 1 time

Post by bichphuong »

'Cho thuê đất gần thế kỷ thuộc quyền của nhân dân'
Quốc Phương
BBC Tiếng Việt
Quốc Hội Việt Nam dự kiến bấm nút biểu quyết dự luật về ba đặc khu hành chính - kinh tế Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc vào ngày 15/6/2018
Năm trăm Đại biểu Quốc Hội Việt Nam 'không đủ thẩm quyền' quyết định thông qua đạo luật cho thuê đất đặc khu xuyên thế kỷ và dự luật này cần phải được trưng cầu ý kiến của 'ông chủ' tức là người dân, một nguyên Đại biểu Quốc Hội Việt Nam nói với Bàn tròn Thứ Năm của BBC Tiếng Việt.

Mô hình đặc khu kiểu Thâm Quyến ở Trung Quốc có bối cảnh đặc thù lịch sử, trong khi ngày nay môi trường kinh tế liên thông của thế giới đã đổi khác, do đó rất khó có thể nói việc tiến hành các đặc khu và cho thuê đất lâu dài tới 99 năm như nhà nước Việt Nam đang đề nghị sẽ thành công hay không, theo một nhà nghiên cứu Trung Quốc học từ Đại học Quốc gia ở Việt Nam.

Tuy người dân đã bầu ra Quốc Hội để đại diện cho mình, nhưng tôi nghĩ rằng 500 Đại biểu Quốc Hội không có đủ thẩm quyền và cũng không thể chịu trách nhiệm về một quyết định có tầm vóc lớn lao xuyên thế kỷ như là những vấn đề mà luật này đề ra
Image
GS Nguyễn Minh Thuyết, cựu ĐBQH Việt Nam
Việt Nam nên có điều khoản phòng ngừa hầu dĩ có thể cứu xét và thay đổi được hợp đồng, giao kèo cho thuê đất các đặc khu cứ 5 năm và 10 năm một lần do thời hạn cho thuê đất được đề nghị là quá lâu dài, một kinh tế gia và nhà phân tích từ California nói với Tọa đàm của BBC.

Đảng Cộng sản Việt Nam nên thay đổi lề lối làm việc mà đi ngược với xu thế 'Đảng không can thiệp vào công việc của nhà nước', điều đã thể hiện qua việc 'thúc ép', 'can thiệp quá sâu' vào công việc làm luật của Quốc Hội Việt Nam nhằm 'cho ra luật' về ba đặc khu mà đang gặp một làn sóng phản đối mạnh mẽ đến mức Thủ tướng Chính phủ phải thừa nhận, theo một nhà nghiên cứu chính sách, pháp luật.

Mở đầu thảo luận tại Bàn Tròn hôm thứ Năm 07/6/2018, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, nêu quan điểm về các căn cứ, cơ sở của Dự luật về ba Đặc khu hành chính - kinh tế Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc:

Bản quyền hình ảnhFB NGUYỄN MINH THUYẾT
Image caption
Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Đại biểu Quốc Hội Việt Nam cho rằng Quốc hội và Nhà nước Việt Nam phải hỏi ý kiến 'ông chủ' là toàn dân Việt Nam trước khi thông qua dự luật về ba đặc khu.
"Tôi có lý giải vì sao nhiều người không đồng tình như vậy, tôi thấy cụ thể đạo luật này thiếu cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn. Nó cũng không phù hợp với nguyện vọng của người dân."

Về cơ sở pháp lý, vị nguyên Phó Chủ Nhiệm Ủy Ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc Hội Việt Nam nói:

"Chúng ta thấy các quy định ở trong luật Đặc khu kinh tế liên quan đến chủ quyền, an ninh quốc gia và liên quan đến việc chiếm hữu đất đai. Đây là những vấn đề thuộc quyền quyết định của nhân dân, Hiến Pháp năm 2013 đã long trọng tuyên bố Nước CHXHCN Việt Nam do nhân dân làm chủ, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

"Riêng về đất đai, điều 53 của Hiến Pháp cũng đã quy định rõ đất đai là thuộc sở hữu toàn dân, giao cho nhà nước quản lý. Thế thì người quản lý không thể tự mình quyết định cho thuê đất tới gần một thế kỷ và quyết định những vấn đề mà nó liên quan mực thiết đến chủ quyền, lãnh thổ, đến an ninh quốc gia mà lại không xin ý kiến ông chủ.

"Tuy người dân đã bầu ra Quốc Hội để đại diện cho mình, nhưng tôi nghĩ rằng 500 Đại biểu Quốc Hội không có đủ thẩm quyền và cũng không thể chịu trách nhiệm về một quyết định có tầm vóc lớn lao xuyên thế kỷ như là những vấn đề mà luật này đề ra.

"Thế thì theo quy định tại điều 6 của Luật Trưng cầu ý dân, những vấn đề đặc biệt quan trọng về chủ quyền lãnh thổ quốc gia, về quốc phòng, an ninh, đối ngoại, có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích quốc gia, thì là một trong bốn trường hợp phải trưng cầu ý dân."

User avatar
TheLang
Posts: 1960
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:43 am

Post by TheLang »

Image

Muốn có độc lập tự do, muốn được ấm no hạnh phúc, phải giải trừ CSVN
Ng. Dân
(Danlambao) - Phát động chiến tranh, hô hào vận động toàn dân tham gia kháng chiến - gọi là chống thực dân, đế quốc - để giành lấy độc lập tự do, và toàn dân có được ấm no hạnh phúc. Một hứa hẹn rất hay, và mục đích vô cùng lý tưởng, cao đẹp, người cộng sản đã lừa mị toàn thể dân tộc VN suốt chặn đường dài - trên mấy mươi năm.

Hy sinh không ngại, chết chóc không sờn, tiêu hao sinh lực, tài sản, của tiền… nhiều người dân vẫn một lòng tin theo đảng (CSVN) để đánh đuổi thực dân, đánh thắng Mỹ và một thể chế VNCH. Thắng lợi mang về, và đảng giành lấy toàn quyền thống trị. Cái giá phải trả qua hai cuộc chiến (30 năm) thật vô cùng khủng khiếp: trên 3 triệu sinh mạng hy sinh (hy sinh nơi chiến trận, cũng như phải chết oan uổng vì chủ trương đường lối). Hy sinh tổn thất không màng, toàn dân phải chấp nhận chỉ vì “độc lập tự do, ấm no hạnh phúc”.

Thế mà, từ khi thắng lợi hoàn toàn - từ 1975 - đảng thống trị cầm quyền, và đảng đưa dân tộc tiếp nối với những giai đoạn, chặn đường vẫn là lầm than cơ cực. Sau 43 năm đảng chăn dắt toàn dân “lặn hụp” để đi tìm nẽo “thiên đường” (như đã từng hứa hẹn).

Để đến bây giờ (2018): đất nước (toàn thể đất liền và biển đảo) bị lấn chiếm và mất dần, tài nguyên cạn kiệt, kinh tế lụn tàn, nợ nần (nợ quốc gia) chồng chất, cả dân tộc rách rưới, lang thang, đói nghèo. Văn hóa suy đồi, và một xã hội đi vào hỗn loạn băng hoại… Đánh đổi bằng: tầng lớp cầm quyền, giai cấp thống trị là thành phần đảng viên của đảng CSVN: giàu có vượt bực, vinh sang sung sướng tột cùng, quyền hạn vô song, cuộc sống như là vua chúa. Và bao hình ảnh được cho là phát triển, sung túc, là tráng lệ, là đồ sộ nguy nga là không thuộc về dân mà là thuộc về bao giai cấp khác: tầng lớp lãnh đạo và người ngoài vào ngự trị chiếm lĩnh. Mà “người ngoài” là ai? Đại đa số thuộc Tàu cộng (tầng lớp cai trị trên đảng), là ngoại bang, là kẻ địch, mà đảng (CSVN) rất mực cung kính rước mời vào, chỉ vì lợi quyền của riêng đảng.

Độc lập tự do: không có. Hạnh phúc ấm no (cho toàn dân): lại càng không. Một dân tộc vẫn lầm than cơ cực. Và một đảng vẫn ngự trị ngôi cao. Một đất nước đang bị ngoại bang xâm chiếm.

Thực trạng của VN hôm nay là như vậy. Rất rõ ràng là như thế. Vây thì, suốt trên 30 năm đấu tranh máu xương tuông đổ, một sự hy sinh và chịu đựng cùng cực vô bờ. Suốt trên 43 năm được gọi là xây dựng, phát triển… để đến bây giờ, câu trả lời ngầm hiểu là: đất nước mất dần, và người dân sắp đi vào nô lệ? Vì sự yếu hèn của đảng. Vì sự tham lam vô độ, cướp đoạt không ngừng. Vì sự sống còn tồn tại mà cam tâm rước giặc vào nhà.

Đảng lừa mị, dối gian, lưu manh tráo trở, rất dã man tàn độc (với dân), rất quì lụy cung kính (với kẻ thù), và cũng rất trơ tráo cho là: “lo cho dân và vì dân” một cách vô lương, bỉ ổi…

Và đỉnh điểm là: hôm nay, “đảng ta” lại xúm nhau bàn bạc để chấp nhận dâng hiến thêm cho Tàu 3 vùng “đặc khu” trọng điểm khắp Bắc, Trung, Nam để đổi chác lợi quyền. Và cũng để bịt tai, bịt mắt, bịt miệng người dân qua luật “An ninh mạng”. Nhốt chúng dân vào “hủ nút” – không được nghe, được thấy và được nói - để cho đảng tự tung tự tác lộng hành. Không cần quan tâm ý kiến người dân. Đảng và phe phái tự sắp bày, tự quyết.

Thì như vậy, người dân sẽ phải làm sao đây? Có phải cam tâm để một đảng bất lương, độc đoán, độc tài và tàn ác tiếp tục xỏ mủi dắt đi theo con đường đã sắp định sẵn? Sợ sệt để bằng lòng hay quật khởi vùng lên?

Đấu tranh giành độc lập: mà nay vẫn bị lệ thuộc. Đấu tranh cho tự do: mà ngày nay hoàn toàn không có tự do. Đấu tranh cho hạnh phúc ấm no: mà vẫn cứ đói khát và cùng khổ… Chỉ vì đảng đã giành lấy và tước đoạt mọi thứ.

Trông mong, chờ đợi để được đảng ban phát, gia ơn, bố thí…? Hay là đấu tranh giành lấy? Và phải giành lấy bằng cách nào?

Đến đây, người viết xin dành cho quí vị (người đọc) và toàn dân VN ta, nếu ai thật sự quan tâm, cần nên nghĩ suy và có biện pháp: Phải loại bỏ đảng CSVN mới có được độc lập tự do và ấm no hạnh phúc cho toàn dân.

Và bây giờ, xin chuyển tiếp với một đề tài khác:

Tên “Trọng Thủy” của thời đại thế kỷ 20:

Trong lịch sử VN ta trước kia - thế kỷ thứ ba trước Tây lịch - triều đại Thục Phán An Dương Vương (257-207 trước TL), vì lầm tin, công chúa Mỵ Châu đã phải gá nghĩa trao duyên cho một tên ác gian là Trọng Thủy, để rồi cơ nghiệp triều đại (nhà Thục) đã phải tiêu tan.


Và lịch sử (hầu như) cũng lập lại. Sau này - thế kỷ 20 - cả dân tộc đã phải “lầm tin” mà theo một tên (ngoại chủng) vô cùng gian ác là HCM. Và cũng từ đấy, mà dân tộc đã gặp phải hết thảm họa này đến điêu linh khác, trải qua bao tai ương đeo đẳng, thời gian kéo dài suốt cả 70-80 năm. Mãi đến ngày nay vẫn còn vương mang hệ lụy: tên đại gian tặc đã chết mà bao thảm họa mãi còn. Vì xác thân chưa mục rữa, linh hồn chưa thoát kiếp? Dật dờ phưỡng phất chốn Ba Đình?

Cần tiêu diệt cái đảng bán nước hại dân, và dẹp tan cái xác mục rữa thối tha để VN có cơ bình yên và thịnh phát. Đây là một việc phải cần làm. Nếu không, đất nước dân tộc cứ mãi hoài lầm than đen tối. Dân tộc phải cương quyết vùng lên!

Bản án dành cho “đảng ta”

Trong khi bàn thảo cho luật “đặc khu kinh tế”, chủ tịch quốc hội Nguyễn thị Kim Ngân có nói (đại ý): việc này Bộ Chính Trị đã quyết, xét thấy cũng không vi phạm hiến pháp, thì cũng phải tán đồng. Như vậy, “ông đảng” là vua đã quyết định từ trước, thì đưa qua QH bàn bạc biểu quyết “ý vua” cũng chỉ là làm cảnh, người dân chẳng là gì.

Từ trước nay vẫn là như thế: mọi việc gì của đất nước là do “đảng ta” quyết định, chẳng thể đổi thay.

Từ trên 50 - 60 năm, từ khi đảng chính thức nắm quyền (1945), bao nhiêu lúc, bao nhiêu lần đảng đã gây nên bao thảm khóc: hàng ngàn, hàng vạn, hàng triệu người bị chết chóc thảm thê. dân tình đồ thán trong những lần như: cải cách ruộng đất - nhân văn giai phẩm - đánh Pháp đuổi Mỹ và diệt Ngụy - tổng nổi dậy Tết Mậu Thân - đánh tư sản - cưỡng chế đất… Và rồi sau này là không ngừng cướp của giết người, đàn áp (thành phần dân chủ, dân quyền chống đối), bắt bỏ tù, và dâng nạp giang sơn cho giặc… Thì như vậy, đảng xứng đáng là “tội” hay “công”?

Ngày trước, lưu lạc nơi xứ người (Anh, Pháp quốc), Nguyễn Ái Quốc đã nhân danh toàn dân VN nêu ra “bản án chế độ thực dân Pháp”. Thì ngày nay, bất cứ đâu, là dân VN vẫn có quyền lên án bọn phản dân hại nước, bán cả giang sơn. Một bản án cho đảng CSVN cần được lập ra và chờ ngày xét xử: Tội bán nước, tội hại dân, và tội theo giặc, rước giặc vào giày xéo quê hương, đưa dân tộc vào bước đường nô lệ. Bao thứ “tội” mà đảng đã gây nên, và vẫn tiếp tục làm.

“Một thước núi, một tấc sông của ta, lẻ nào lại tự tiện vất bỏ? Nếu người nào dám đem một tấc đất của ta để làm mồi cho giặc thì phải tội tru di”. Lời di huấn của vua Lê Thánh Tông đã rành rành trong sử sách.

“Quân nhất thời, Dân vạn đại”. Một đảng không do dân uỷ quyền bầu chọn, không do dân giao phó trao quyền - chỉ là áp chế, tước đoạt - đảng đang nắm thế lực, đang tự ý cầm quyền. Rồi một ngày cũng mất, một khi toàn dân tộc vùng lên. Dù có chạy đi đâu, có núp bóng dưới thế lực nào cũng phải được xét xử. Công và tội, lịch sử sẽ công tâm mà phán xét xử phân.

Viết thêm về: Sự việc Bình Thuận

Tổ quốc gọi, và dân tộc vùng lên. Ngày 10/6/2018 đang là khởi đầu cho sự vùng dậy. Tức nước, vở bờ. Ở đâu có áp bức, nơi đó có vùng dậy phản kháng, đấu tranh. Chỉ tiếc rằng dân tộc VN ta đã bị CS ru ngủ suốt đoạn đường quá dài.

Ngày 10/6/2018, một sự quật khởi và vùng lên cả nước. Riêng Bình Thuận có phần bạo loạn. Và kẻ bạo quyền phải thúc thủ chạy dài. Đã thấy được “thế nào”? Một khi người dân bị áp chế quyết tâm vùng dậy.

Một số người thật vui, và một số lo sợ? “Người ta” lên giọng chu choa và sợ rằng bạo loạn? Người ta sợ lòng yêu nước bị xúi giục, và kêu gọi phải biết bình tĩnh, phải biết lắng nghe - nghe đảng nói - có gì thì nên bàn bạc.

Thật là “mô Phật”, một khi làm lay động đến kẻ cần quyền?

Suốt trên 40 năm, người dân bị cướp mất đất. Từng đoàn “dân oan” như những kẻ lữ hành sa mạc, nắng gió gội nhuần, đi kêu oan và thỉnh cầu công lý. Những tiếng kêu thất thanh, khàn hơi tan loảng vào nắng gió. Chẳng một kẻ lắng nghe. Họ phải lang thang đói khát chết bụi chết bờ. Những ngư dân, nông dân bị chất độc xâm hại tràn lan cũng cùng cảnh ngộ…

Và những cảnh cắt cổ, xiết cổ bằng dây để tự hủy thân mình trong các đồn công an, cũng không được ai lưu ý? Chết, chết, và chết… Chết nằm lê la, người dân tộc vùng cao, nơi rừng núi, vẫn chẳng thấy đoái hoài…

Ngày nay, bạo loạn biểu tình, họ sợ, họ lo - lo cho toàn dân: “hiểu lầm vấn đề, hiểu không đúng về bản chất của mọi sự việc, dễ bị khích động, xúi giục. Đừng nên manh động, có gì cần nói, sẽ luôn được lắng nghe…

- “Do đó qua đây quốc hội kêu gọi đồng bào, nhân dân cả nước hãy bình tĩnh và tin tưởng vào những quyết định của đảng, nhà nước và đặc biệt là những dự án luật mà quốc hội đang thảo luận. Quốc hội luôn luôn lắng nghe những ý kiến của nhân dân”. Chủ tịch quốc hội Việt Nam nói.

Có thật không? Có đáng tin không? Chắc là cần phải hỏi Ông Trời:

Bắt thang lên hỏi Ông Trời
Cộng sản tàn bạo, chỉ nói bằng lời - được chăng?

12.06.2018
Ng. Dân

User avatar
nangchieu
Posts: 2060
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Post by nangchieu »

Image

Cảm ơn Sài Gòn

truongduynhat's

Cảm ơn Sài Gòn đã cho tôi làm một ngọn sóng nhỏ, hoà cùng biển sóng cuồn cuộn sục sôi ấy. Đến giờ, vẫn nguyên cảm xúc ấy. Vẫn như đang bơi giữa biển người Sài Gòn mênh mông ào ạt ấy.

Chưa bao giờ xuống đường biểu tình. Là một nhà báo, trước nay, tôi luôn chọn cho riêng mình một phương cách khác. Nhưng lần này thì không thể không. Máu như sôi chảy hừng hực trong người..

Nhập đoàn biểu tình trước Tổng lãnh sự Mỹ. Kéo qua phía nhà thờ Đức Bà. Đạp bung dãy rào thép gai trước trụ sở Uỷ ban nhân dân thành phố. Tràn sang phố đi bộ Nguyễn Huệ. Nhiều người đẩy tôi lên phía trước. Người dúi vào tay tôi chai nước, chiếc khăn. Có mẹ già nào đó đưa tay lau mặt giúp tôi.

Trời nắng quá. Nhưng cái nóng như lửa cháy trong lòng lại là điều đẩy thúc bước chân chúng tôi đi.
“Vì độc lập, phản đối đặc khu”!
“Vì tự do, phản đối luật an ninh mạng”!
Tôi hô đến khản giọng. Hàng trăm, nghìn tiếng hô đáp lại.

Sài Gòn ơi. Cảm ơn người đã cho tôi được cháy, được thét gào đến khản giọng giữa biển trời này. Cảm ơn hàng trăm, hàng vạn đồng bào đã cho tôi thấy thế nào là sức mạnh và sự thôi thúc, sục sôi của lòng yêu nước.
Hoà trong biển người ấy, tôi không thấy “bọn phản động, phe nhóm xúi giục, kích động” nào. Tôi không tin bất kỳ ai, hay một tổ chức phe nhóm nào có thể kích động nên những cuộc biểu tình hùng dũng, hiên ngang ngợp trời Sài Gòn thế.

Tôi chỉ thấy quanh mình, giữa biển ngừoi mênh mông ấy, trong những tiếng thét gào ấy là lửa lòng yêu nước đến sục sôi, bỏng cháy.
Chính những ngừoi dân, hàng trăm hàng vạn đồng bào quanh tôi đã tạo nên một Sài Gòn cháy bỏng thế, hôm nay.
“Vì độc lập, phản đối đặc khu”!
“Vì tự do, phản đối luật an ninh mạng”!
”Phản đối! Phản đối! Phản đối!”...

Không chỉ là tiếng tôi nữa. Không còn nhận ra tiếng một ai nữa. Cả biển ngừoi. Dội vang như sóng. Cuồn cuộn mọi ngả đường.
Rồi tiến về Dinh Độc Lập. Vâng, đoàn ngừoi sùng sục như sóng biển khơi tiến thẳng hướng Dinh. Nó khiến tôi liên tưởng đến cảnh đoàn xe tăng húc đổ cánh cổng Dinh, trong sự kiện Sài Gòn 30/4/1975.

“Những làn sóng khủng khiếp”. Đó là câu ông Phúc Thủ tướng thốt lên sau cơn phản ứng tức tối từ dư luận về hai dự luật “đặc khu” và “an ninh mạng”.
Không biết, khi thốt câu đó, Thủ tướng Phúc đã nhìn đoán trước cảnh này?
Không biết, nhìn cảnh Sài Gòn hôm nay, thấy trông những biển sóng ngừoi như thác thế, có ai liên tưởng đến một ngày nào, rất có thể cánh cổng Dinh Độc Lập kia lại một lần sụp đổ.

Không bởi một chiến xa nào, mà bởi chính những ngọn sóng biển ngừoi kia, bởi chính bàn tay không tấc sắt của hàng vạn, hàng triệu đồng bào- những biển ngừoi đang đứng bên tôi, quanh tôi hôm nay.

Chưa bao giờ, cho tôi cảm xúc diệu kỳ thế.
Tôi yêu họ, yêu những ngừoi quanh tôi. Những ngừoi dân bình thường đã làm nên một Sài Gòn dậy sóng, hôm nay.

truongduynhat's blog

User avatar
nangchieu
Posts: 2060
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Post by nangchieu »

Image

Tuyen bo chung Hoa Ky va Bac Han
Jun 14 at 9:26 PM

Toàn văn tuyên bố chung lịch sử Tổng thống Mỹ và Lãnh đạo Triều Tiên
Ngày 12/6, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã ký tuyên bố chung lịch sử tại Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều ở Singapore.

Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ Donald J. Trump và Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Triều Tiên Kim Jong-un đã tổ chức cuộc họp thượng đỉnh đầu tiên tại Singapore vào ngày 12/6/2018.

Tổng thống Trump và Chủ tịch Kim Jong-un đã thực hiện một cuộc trao đổi ý kiến toàn diện, sâu sắc và chân thành về các vấn đề liên quan tới việc thiết lập mối quan hệ Mỹ-CHDCND Triều Tiên mới và việc xây dựng một cơ chế hòa bình lâu dài và bền vững trên Bán đảo Triều Tiên. Tổng thống Trump cam kết cung cấp các bảo đảm an ninh cho CHDCND Triều Tiên, và Chủ tịch Kim Jong-un tái khẳng định cam kết chắc chắn và kiên định của mình đối với việc phi hạt nhân hóa hoàn toàn Bán đảo Triều Tiên.

Tin tưởng rằng việc thiết lập quan hệ mới giữa Mỹ và CHDCND Triều Tiên sẽ đóng góp vào hòa bình và thịnh vượng của Bán đảo Triều Tiên và của thế giới, đồng thời nhận thức rằng việc xây dựng lòng tin lẫn nhau có thể thúc đẩy tiến trình phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên, Tổng thống Trump và Chủ tịch Kim Jong-un tuyên bố như sau:

1- Mỹ và CHDCND Triều Tiên cam kết thiết lập mối quan hệ Mỹ-Triều Tiên mới, đáp ứng khát khao của hai dân tộc vì hòa bình và thịnh vượng.

2- Mỹ và CHDCND Triều Tiên sẽ chung sức xây dựng một cơ chế hòa bình lâu dài và ổn định trên Bán đảo Triều Tiên.

3- Tái khẳng định Tuyên bố Bàn Môn Điếm ngày 27/4/2018, CHDCND Triều Tiên cam kết nỗ lực phi hạt nhân hóa hoàn toàn Bán đảo Triều Tiên.

4- Mỹ và CHDCND Triều Tiên cam kết tìm kiếm tù binh và hài cốt những người mất tích trong chiến tranh (POW/MIA), bao gồm việc hồi hương các hài cốt đã được xác định danh tính.


Ghi nhận Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên - hội nghị đầu tiên trong lịch sử - là một sự kiện lịch sử có ý nghĩa trọng đại, vượt qua hàng thập kỷ căng thẳng và thù địch giữa hai đất nước, và nhằm mở ra một tương lai mới, Tổng thống Trump và Chủ tịch Kim Jong-un cam kết thực thi đầy đủ và khẩn trương các điều trong tuyên bố chung này. Hoa Kỳ và CHDCND Triều Tiên cam kết tổ chức các cuộc thương lượng tiếp theo dưới sự dẫn dắt của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và một quan chức cấp cao phù hợp của CHDCND Triều Tiên, vào thời điểm sớm nhất có thể, nhằm thực hiện các kết quả của Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên.

Tổng thống Hoa Kỳ Donald J. Trump và Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un đã cam kết hợp tác vì sự phát triển mối quan hệ mới giữa Mỹ và Triều Tiên, và nhằm thúc đẩy hòa bình, thịnh vượng và an ninh của Bán đảo Triều Tiên và thế giới.

Singapore, ngày 12/6/2018

User avatar
MatVit
Posts: 832
Joined: Fri Sep 02, 2011 9:18 pm

Post by MatVit »

Image

Các giải pháp để kinh tế VN không cần 3 đặc khu

TS Đinh Trường Hinh

Tiến sĩ kinh tế Đinh Trường Hinh ở Virginia, Hoa Kỳ nói chính phủ Việt Nam nên tìm các giải pháp khác để thúc đẩy kinh tế bền vững thay cho cách làm ba đặc khu ở nơi quan yếu về địa lý và chính trị.

Trả lời câu hỏi của BBC nhân sự kiện Luật ba đặc khu (SEZ) tạm được hoãn bỏ phiếu trong Quốc hội Việt Nam dư luận phản đối nhưng có vẻ như Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn quyết tâm làm, ông gợi ý giải pháp gì để ba khu vực Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc vẫn phát triển được ra sao.

Ông cũng nói về cách mà Việt Nam về lâu dài không bị thua thiệt, hoặc như một số ý kiến, là gặp nguy hiểm về an ninh, quốc phòng nếu cho xây ba đặc khu này:

TS Đinh Trường Hinh: Tôi vẫn chưa hiểu lý do tại sao phải lập ra ba đặc khu này. Nếu mục đích là để tăng phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm vững chắc lâu bền cho dân chúng thì ba đặc khu này sẽ không giúp gì cho mục đích đó. Thứ nhất, các nước như Trung Quốc vào thời kỳ bắt đầu cải tổ kinh tế đã dùng bốn đặc khu kinh tế Sán Đầu, Hạ Môn, Thâm Quyến, và Chu Hải (Shantou, Xiamen, Shenzhen, và Zhuhai) làm thí điểm để rút kinh nghiệm trước khi đem ra áp dụng những cái cách kinh tế này vào toàn trong cả nước và đã thành công. Nhưng sau đó, khoản từ 1979 đến 1989, các đặc khu này không còn đóng vai trò gì đáng kể.

Thứ hai, vấn đề Việt Nam đang gặp không phải là thiếu vốn đầu tư mà là thiếu kém về chất lượng đầu tư và thiếu đầu tư vào những lănh vực đặc biệt mà Việt Nam đang cần để thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình. Những lãnh vực này là những ngành công kỹ nghệ cao có thể đem lại giá trị sản xuất cao hơn và tận dụng trí tuệ của dân Việt Nam.

vấn đề cần nhất của Việt Nam là làm sao để các công ty tư nhân trong nước được lớn mạnh và cạnh tranh thành công trên thế giới

Muốn như vậy, điều quan trọng hơn hết là Việt Nam cần phải rà soát lại những đầu tư nước ngoài để chú trọng hơn về chất lượng và phải làm sao giúp các công ty nội địa (Việt Nam) nối kết với các công ty ngoại quốc hầu có thể thu nhập kỹ thuật và học hỏi để tiến lên.

Thứ ba, muốn Việt Nam phát triển kinh tế và tạo công ăn việc làm lâu dài cho người dân thì phải nâng cấp (upgrade) các công ty nhỏ và vừa hoặc các công ty gia đình Việt Nam trong nước (chứ không phải các công ty ngoại quốc) để gia nhập và cạnh tranh thành công trên thị trường thế giới.

Như vậy trọng tâm của các cuộc cải cách cần có hiện nay là giúp đỡ các doanh nghiệp nội địa phát triển chứ không nhắm đến các doanh nghiệp nước ngoài. Tôi đã trình bày những rào cản cho sự phát triển kỹ nghệ Việt Nam trong cuốn sách ‘Light Manufacturing in Vietnam’ (Công nghiệp nhẹ tại Việt Nam).

Cho nên, thay vì lập những đặc khu kinh tế này, Việt Nam nên thí nghiệm các cải cách muốn làm ở các khu công nghiệp hiện có (thay vì sẽ có).

Có thể lập ra ba khu kinh tế đã hoạt động dựa trên những công ty đã ghi danh trước với chính phủ (vào cuối năm 2017 [?] chẳng hạn) và đem những cải cách đó thử trong một thời gian. Nếu chỉ dùng những công ty hiện hữu thì cũng tránh được những lời ra tiếng vào về đầu tư của một nước lạ làm ảnh hưởng đến nền độc lập và tự chủ của nước ta.

Còn nếu mục đích lập các đặc khu này là để phát triển về du lịch giải trí và một mặt khác để tách những ảnh hưởng xấu của du khách ra khỏi xã hội Việt Nam chẳng hạn như casinos thì không nên cho người nước ngoài mua bán đất đai và cũng không cần phải theo các luật lệ nước ngoài làm gì.

BBC: Qua quan sát của các ông, Việt Nam Cộng hòa trước đây, và các nước khác ở châu Á, đã đi qua giai đoạn thúc đẩy phát triển kinh tế hoặc mở SEZ thế nào, phần hơn thiệt ra sao?

TS Đinh Trường Hinh: Tôi đã viết khá nhiều về SEZ cho các nước đang phát triển và trong phạm vi của một bài phỏng vấn như thế này, khó có thể trình bày cho hết ý. Nói tóm tắt là không phải mở SEZ ra ở đâu cũng thành công cả. Có rất nhiều các nước mà SEZ đã thất bại hoàn toàn. Cho nên vấn đề quan trọng nhất là phải định hướng rõ mục đích của SEZ và học hỏi những bài học của những nước đã thành công. Những bài học của Trung Quốc tôi đã viết ra trong cuốn sách ‘Tales from the Development Frontier’.

Theo Ngân hàng Thế giới, từ ngữ đặc khu kinh tế SEZ rất tổng quát, bao gồm nhiều khái niệm khác nhau như khu thương mại tự do, khu công nghiệp, cảng tự do, khu thương mại nước ngoài, khu chế xuất, khu kinh tế đặc biệt, khu xuất khẩu tự do, khu hợp tác thương mại và kinh tế, khu chế xuất…

Mặc dù có nhiều biến thể về tên và hình thức, tất cả có thể được định nghĩa một cách rộng rãi là các khu vực đã được phân ranh giới trong phạm vi của một quốc gia mà ở trong các khu vực này, điều lệ kinh doanh khác với các điều lệ trong lãnh thổ quốc gia. Các điều lệ khác biệt này chủ yếu liên quan đến các điều kiện đầu tư, thương mại quốc tế, hải quan, thuế và môi trường pháp lý; theo đó, môi trường kinh doanh trong các khu vực này thường tự do hơn và hiệu quả hơn là môi trường kinh doanh trong lãnh thổ quốc gia.

Chính vì định nghĩa tổng quát ở trên của SEZ trên thế giới, bao gồm cả khu công nghiệp, nên những kinh nghiệm về SEZ trên thế giới dều là những kinh nghiệm chung chứ không phải là kinh nghiệm cho đặc khu như Vân Đồn, Bắc Vân Phong hay Phú Quốc là những trường hợp đặc biệt khác với khu công nghiệp thông thường chẳng hạn như về cho thuê đất đai hay luật lệ.

Theo định nghĩa tổng quát này, hiện nay trên thế giới đã có trên 130 nước có SEZ và con số SEZ cũng đã tăng từ 79 năm 1975 lên đến 3500 năm 2006.

Vai trò của SEZ thay đổi tùy theo quốc gia, chẳng hạn vào năm 2000, SEZ đã chiếm 81% của FDI ở Philippines, 80% ở Trung Quốc và 23% ở Mexico.

Nhiều quốc gia trên thế giới nhất là ở Phi Châu như là Nigeria, Senegal, Malawi, Namibia, và Mali đã gặp nhiều vấn đề với SEZ. Một số những yếu tố góp phần vào sự thất bại này là lập kế hoạch chiến lược kém, không phù hợp với lợi thế so sánh (comparative advantage).

Nhiều SEZ đã được bắt đầu mà không có nghiên cứu cẩn thận về nhu cầu thị trường hoặc lập kế hoạch chiến lược. Một số thất bại vì lựa chọn vị trí kém, chẳng hạn vị trí khu vực được xác định quá thường xuyên bởi chính trị hơn là cân nhắc về kinh tế hoặc thương mại.

Một số vì không đủ đầu tư vào cơ sở hạ tầng hoặc vì khả năng thực hiện kém và thiếu thẩm quyền hay thiếu sự hỗ trợ cấp cao và ổn định chính sách.

Các phân tích của WB cho thấy muốn SEZ thành công cần có một số các điều kiện tiên quyết sau đây ở các nước đang phát triển:

– Phải tập trung SEZ ở những nơi có thể bổ sung và hỗ trợ tốt nhất cho lợi thế so sánh được xác thực thông qua một quy hoạch chiến lược chi tiết, bản báo cáo feasibility và quy trình lập kế hoạch tổng thể.

– Nhập SEZ vào gói chính sách phát triển kinh tế, thương mại và kinh tế rộng lớn hơn.

– Nhập và hỗ trợ SEZ vào cụm công nghiệp hiện có thay vì để thay thế các cụm này.

– Thúc đẩy các trao đổi giữa SEZ và môi trường trong nước thông qua các cải cách chính sách và hành chính.

– Hỗ trợ việc cung cấp các cơ sở hạ tầng cứng và mềm bao gồm SEZ, các khu đô thị trọng điểm và các cửa ngõ thương mại

– Phát triển các khung pháp lý và củng cố chúng bằng cách giải quyết những thách thức về thiết kế và phối hợp thể chế.

– Thúc đẩy sự tham gia của khu vực tư nhân và các quan hệ đối tác công-tư, cùng với sự hỗ trợ kỹ thuật với việc cấu trúc và đàm phán các PPP.

– Thiết lập các tiêu chuẩn rõ ràng về tuân thủ môi trường, lao động và xã hội, và xác định các trách nhiệm pháp lý để theo dõi và thực thi.

– Xây dựng và thực hiện một chương trình giám sát và đánh giá toàn diện ngay từ đầu, với các biện pháp bảo vệ tại chỗ để đảm bảo các chương trình phát triển chương trình SEZ vẫn phù hợp với các kế hoạch chiến lược và tổng thể.

Trong thời gian vừa mới cải tổ kinh tế, các khu công nghiệp giúp Trung Quốc giải quyết được một số vướng mắc quan trọng về phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của công kỹ nghệ như thiếu đầu vào, thiếu mặt bằng sản xuất, kinh doanh, thiếu vốn, kho vận thương mại yếu kém, quản lý kém, hay trình độ lao động thấp (Xin xem thêm chương 3 của sách Tales from the Development Frontier).

Các khu công nghiệp ở Trung Quốc phát triển qua ba giai đoạn. Ở giai đoạn đầu (1980-91), các khu công nghiệp là một phần của các đặc khu kinh tế được lập ra để thiết lập những phương thức mới nhằm thu hút vốn FDI, phát triển sản xuất hàng xuất khẩu. Đến giai đoạn hai (1992-98 ), những cải cách này được mở rộng quy mô lên cấp quốc gia. Số lượng các khu công nghiệp tăng nhanh khi các địa phương tham gia vào cuộc đua tăng trưởng trên toàn quốc.

Trong giai đoạn ba (1999 đến nay), sau cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997-98 và việc Trung Quốc gia nhập WTO, Bắc Kinh phát động Chiến lược ‘Tây bộ đại khai phá’, tập trung đầu tư quy mô lớn để giúp các tỉnh miền tây bắt kịp với những khu vực duyên hải phát triển. Trọng tâm phát triển các ngành sản xuất có hàm lượng lao động cao đã chuyển dịch vào các khu vực vùng sâu vùng xa, đồng thời các khu công nghiệp ven biển cũng bắt đầu chuyển dịch sang các ngành hàng có hàm lượng vốn, công nghệ cao hơn.

Khu kinh tế đầu tiên của Trung Quốc được thành lập ở Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông năm 1980. Mùa xuân năm 1992, sau chuyến công tác của Đặng Tiểu Bình tới miền nam Trung Quốc và lời khẳng định lại về cam kết cải cách kinh tế của Trung Quốc, chủ trương nới lỏng quy định về ngoại thương và đầu tư dần dần được áp dụng mở rộng ra cho các thành phố lớn và toàn bộ khu vực ven biển, đồng thời các khu kinh tế, phát triển công nghệ cũng ngày càng xuất hiện nhiều. Một số khu kinh tế đã có đóng góp đáng kể vào tăng trưởng vùng miền và nguồn thu của địa phương.

Thành công này khuyến khích các tỉnh khác thành lập, khuyến khích thành lập các khu kinh tế riêng của mình, cũng như khắc phục những trở ngại về môi trường kinh doanh bằng cách xây dựng thêm cơ sở hạ tầng, cải cách chính sách cho những khu vực trọng điểm. Phong trào xây dựng khu kinh tế trọng điểm bùng nổ ở Trung Quốc. Tính đến cuối năm 1992, hơn 2.700 khu kinh tế trọng điểm đã mọc lên ở khắp nước, cao gấp 23 lần năm 1991.

Sau đó, chính quyền các cấp còn tiếp tục xây dựng thêm các khu kinh tế trọng điểm. Đến giữa năm 2012 đã có tới năm đặc khu kinh tế (Hải Nam, Sán Đầu, Thâm Quyến, Hạ Môn, Châu Hải), 90 khu kinh tế trọng điểm quốc gia, 88 khu phát triển công nghiệp công nghệ cao quốc gia, 22 khu phi thuế quan và 15 khu hợp tác kinh tế cửa khẩu. Tất cả những khu kinh tế này đều được hưởng ưu đãi đặc biệt của chính quyền trung ương. Chính quyền cấp tỉnh và địa phương hỗ trợ hơn 1000 khu phát triển công nghiệp khác. Năm 2010, các khu kinh tế trọng điểm cấp quốc gia đóng góp 7% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), 11% sản lượng sản xuất, 15% kim ngạch ngoại thương. Những khu kinh tế này cũng chiếm tới 29% lượng vốn FDI.

Nên nhớ miền nam Trung Quốc được chọn để xây dựng bốn đặc khu kinh tế đầu tiên của Trung Quốc vì một số lý do. Thứ nhất, vị trí này cho phép thu hút các thương nhân Hoa kiều vì hầu hết những người này đều có nguồn gốc từ đây. Mục đích là tận dụng nguồn vốn, trình độ quản lý, kiến thức về công nghệ cao của đối tượng này. Thâm Quyến và Chu Hải có chung đường biên với Hong Kong và Ma Cao, trong khi Sán Đầu và Hạ Môn có quan hệ với Hong Kong, Đài Loan và các cộng đồng Hoa kiều ở Đông Nam Á. Người dân ở những khu vực này có liên hệ mật thiết với nước ngoài và có truyền thống giao tiếp với thế giới bên ngoài.

Dù cơ sở hạ tầng của Đại Liên, Thanh Đảo, Thượng Hải và những nơi khác còn nhiều yếu kém nhưng các nhà đầu tư nước ngoài vẫn có thể yên tâm rằng các khu kinh tế sẽ bảo đảm được cho họ môi trường hoạt động gần chuẩn mực thị trường nếu nằm ở xa những trung tâm công nghiệp chính của Trung Quốc cũng như cách xa những thế lực cực đoan có khả năng phản đối cải cách hơn.

BBC: Nhiều ý kiến lo ngại về đồng tiền và nhân sự Trung Quốc liên quan đến ba đặc khu nêu trên, vậy nếu để thu hút các nhà đầu tư từ nước khác, chính phủ Việt Nam cần làm gì?

TS Đinh Trường Hinh: Quan trọng nhất vẫn là chất xám của người Việt Nam. Do đó để thu hút các nhà đầu tư và một mặt khác để vượt lên trên bẫy thu nhập trung bình, Việt Nam cần phải có những cải tổ đột phá về giáo dục và về đào tạo trường dạy nghề. Đã có biết bao nhiêu là những báo cáo nói về đề tài này nhưng những cái cách đó vẫn chưa được thực hiện. Chẳng hạn trong cuốn sách về Việt Nam ở trên, tôi đã đề nghị một số các biện pháp chính sách cần được triển khai để tăng số lượng và chất lượng công nhân có tay nghề, giúp nền kinh tế vươn lên mức cao hơn trên bậc thang giá trị gia tăng:

– Tăng cường sự phối hợp giữa Bộ Giáo Dục Đào Tạo (GDĐT) và Bộ Lao Động, Thương Binh, và Xã Hội (LĐTBXH). Đây là bước đi căn bản trong nỗ lực củng cố hệ thống GDĐT dạy nghề kỹ thuật.

– Nới lỏng các gánh nặng và sự kiểm soát hành chính đối với các trường đại học và cơ sở GDĐT dạy nghề kỹ thuật, và xác định các ưu tiên phát triển sao cho trường đại học và cơ sở GDĐT dạy nghề kỹ thuật có thể được mở rộng để đáp ứng nhu cầu thị trường lao động và nâng cao tiêu chuẩn giáo dục.

– Tăng cường sự liên kết giữa trường đại học và ngành, xây dựng khung pháp lý để các cơ sở GDĐT có cơ hội đối thoại với các chủ thể kinh tế khác trong môi trường xung quanh, thí dụ như với doanh nghiệp, ngành, đại diện về chuyên môn trong các cơ quan nhà nước quản lý giáo dục, ủy ban thẩm định chương trình đào tạo, các nhóm đánh giá nghiên cứu, và các hội đồng đánh giá luận án.

– Tạo động lực để xây dựng cơ chế khuyến khích doanh nghiệp nhận học viên thực tập và tạo nhiều khuyến khích hơn để có cơ hội tích lũy kinh nghiệm tại nơi làm việc.

– Khuyến khích đầu tư tư nhân vào GDĐT dạy nghề kỹ thuật bằng cách tạo khung pháp lý minh bạch.. Cơ chế mới cần tính đến cả việc tư nhân hóa và cổ phần hóa các trường công và đầu tư tư nhân mới, cũng như tăng đầu tư của chủ doanh nghiệp trong GDĐT dạy nghề kỹ thuật.

– Tăng cường hỗ trợ thể chế thị trường lao động. Các thể chế thị trường lao động này cần tăng cường dịch vụ hướng nghiệp, tư vấn nghề nghiệp và các dịch vụ khác.

BBC: Ông đã từng làm việc cho Ngân hàng Thế giới, và biết nhiều về các nước châu Phi, châu Á, vậy bài học chung nhất ông có thể nói cho Việt Nam vào thời điểm này gì?

Tiến sĩ Đinh Trường Hinh: Là một nhà kinh tế, tôi luôn luôn đặt các đề nghị về giải pháp kinh tế vào trong bối cảnh chính trị xã hội. Nước Việt Nam có một láng giềng lớn mà lại nhiều thủ đoạn luôn luôn muốn xâm chiếm các nước khác nhỏ hơn. Trong tình thế đó Việt Nam phải luôn luôn đề cao cảnh giác và nếu phải hy sinh về những mối lợi kinh tế ngắn hạn để được độc lập tự chủ lâu dài thì là một điều phải làm. Việt Nam không nên lựa chọn những địa điểm nhạy cảm về quốc phòng chẳng hạn như Vân Đồn, Bắc Vân Phong hay Phú Quốc để lập đặc khu.

Hơn nữa cần phải xác định rõ tại sao muốn chọn đặc khu trong thời điểm này.

Như đã trình bày ở trên, muốn kinh tế phát triển lâu dài thì phải thay đổi chính sách kinh tế đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong nước chứ không phải tăng FDI vào những ngành về dịch vụ như du lịch hoặc là mở sòng bài. Trong trường hợp muốn tăng trưởng các dịch vụ này thì chỉ nên dùng các luật hiện hành ở các khu doanh nghiệp và không nên cho các đặc chế về cho thuê đất đai hay là dùng luật nước ngoài và cần nhất là không nên cho miễn visa đối với các nước láng giềng để tránh những tai hại lâu dài về độc lập và tự chủ của nước Việt Nam.

Cũng cần nhớ rằng gần đây Trung Quốc hô hào về các đặc khu về du lịch như Hải Nam là vì trong mấy năm gần đây, nguồn FDI net vào Trung Quốc đã cạn, vì xin nhớ là net FDI là sự khác biệt giữa FDI đầu vào và FDI đầu ra.

Chẳng hạn như từ năm 2015 đến nay, net FDI của Trung Quốc đã là số âm trong khi đó net FDI của Việt Nam vẫn là 11-12 tỷ đô la.

Nếu tính net FDI theo đầu người thì Việt Nam hiện hơn xa Trung Quốc và là một nước mà nguồn đầu tư FDI vào nhiều nhất. Vấn đề do đó là Việt Nam có vận dụng để hưởng tối đa những ích lợi từ FDI hay không mà thôi.

Theo như tôi thấy vấn đề cần nhất của Việt Nam là làm sao để các công ty tư nhân trong nước được lớn mạnh và cạnh tranh thành công trên thế giới. Đó là cách tăng trưởng kinh tế bền vững và lâu dài nhất.

Đ.T.H.

Tiến sĩ Đinh Trường Hinh hiện là Chủ Tịch Công Ty EGAT tại Hoa Kỳ. Ông nguyên là Chuyên gia kinh tế chính, Văn phòng Phó chủ tịch và Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới ở Washington, D.C. (1978-2014).

Hiện sống tạ̣i bang Virginia, Hoa Kỳ, ông đã đăng tải các tác phẩm Công nghiệp nhẹ châu Phi (2012), Các câu chuyện kể từ mặt trận phát triển kinh tế (2013), Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam (2013), và Công việc làm, kỹ nghệ hoá, và toàn cầu hóa.

User avatar
bichphuong
Posts: 574
Joined: Mon Apr 25, 2016 12:10 am
Been thanked: 1 time

Post by bichphuong »

Image

Bức Tâm thư của một linh mục gửi quân đội mà Nguyễn Thị Kim Ngân hoảng loạn:


Trần Nhật Phong 21/06/2018 Houston Nhật Ký Mỗi Ngày 080:
Bình tĩnh và tin tưởng

Bài Nguyễn Đạt Thịnh.
Hôm thứ Hai 11 tháng Sáu 2018 Chủ tịch Quốc hội, bà Nguyễn Thị Kim Ngân, kêu gọi “nhân dân cả nước hãy bình tĩnh và tin tưởng vào những quyết định của Đảng, Nhà nước.”

Không có chữ 'và' giữa hai chữ Đảng, Nhà Nước, vì Đảng là Nhà Nước, và Nhà Nước là Đảng.
Trong câu nói quen miệng đó có thể bà Ngân không ý thức được là bà xin người Việt quốc nội hai thứ mà họ không còn nữa để cho bà; hai thứ đang trở thành hiếm hoi đó là bình tĩnh và tin tưởng.

Người dân trong nước đã hết bình tĩnh trước sự đàn áp của chế độ cộng sản. Họ tràn xuống đường để biểu tình tại Sài Gòn vào ngày Chủ Nhật, 10 tháng Sáu, 2018.

Sau nhiều thành tích của Đảng, Nhà Nước (ĐNN) bán biển, bán đất, bà Ngân đòi người dân Việt đừng hàm hồ, đừng vội chống việc ĐNN lại bán thêm cho ngoại bang nhiều nguồn lợi nữa. Bà bảo mọi người bình tĩnh, vì ĐNN không bán gì cả, như nhiều người vu oan, mà chỉ cho ngoại bang thuê dài hạn 99 năm; hợp đồng thuê mướn có thể tái tục ký đi, ký lại vài chục lần nữa, cho bằng với câu hát “một ngàn năm đô hộ giặc Tầu.”

Ách đô hộ, lần này mang tính kinh tế; họ không chiếm đất mà chỉ khai thác nguồn lợi tại ba tỉnh, Quảng Ninh, Khánh Hòa, và Kiên Giang (Phú Quốc). Sức chống đối của quần chúng quá mạnh, nên ĐNN đành gác dự án Đặc Khu Kinh Tế lại.

Ngày hôm sau -12 tháng Sáu 2018- họ ban hành luật An Ninh Mạng (ANM). Trong tổng số 466 đại biểu (ĐB) Quốc Hội (QH), 423 ĐB có mặt biểu quyết thông qua luật An Ninh Mạng (ANM); chỉ có 15 người không tán thành, và 28 người không biểu quyết. Tỉ lệ tán thành luật ANM là 86.86%.
Luật ANM là gì mà được đại đa số ĐB tán thành đến như vậy?

Đài BBC đem câu hỏi đó ra phỏng vấn linh mục Phan Văn Lợi, một trong những người phản đối luật ANM; linh mục cho biết ông phản đối luật ANM vì luật này xâm phạm ba quyền của người dân và gây năm hậu quả tác hại cho đất nước.

Hôm mùng 10 tháng Sáu, 2018 -hai ngày trước ngày dự luật ANM được QH thông qua- linh mục Lợi phổ biến trên trang Facebook của ông một bích chương liệt kê 5 hậu quả của dự luật ANM.
Cũng hôm đó, linh mục Nguyễn Văn Lý gửi một email kêu gọi mọi người tiếp tục biểu tình phản đối hai dự luật Đặc khu và ANM.

BBC hỏi: Linh mục có cách nào để giải thích về luật này một cách rất bình dân để ai cũng có thể hiểu được không? Hỏi cách khác, linh mục thường giải thích về luật này với giáo dân như thế nào?
LM Phan Văn Lợi: Theo định nghĩa thông thường của các quốc gia thì luật An Ninh Mạng là luật làm ra để bảo vệ an ninh ở trên mạng cho người dân, cho chính quyền, hay cho những tổ chức. Tức là luật này chống sự xâm nhập của các hacker, của những kẻ lên mạng để tìm những cái mã số hay thông tin cá nhân của người khác để mà lợi dụng hay làm bậy. Nhưng Luật ANM ở Việt Nam này thì hoàn toàn ngược lại. Nó là luật của đảng cộng sản, của một chế độ độc tài đảng trị luôn luôn băn khoăn về cái chuyện phải kiểm soát người dân về mọi phương diện.

Thành ra với tôi Luật An ninh mạng của Việt Nam nó xâm phạm ba quyền.
Thứ nhất là nó xâm phạm quyền riêng tư, do việc nhà cung cấp mạng phải xác thực căn cước người dùng, và cung cấp những căn cước đó cho cơ quan chấp pháp khi có yêu cầu, mà không qua tòa án. Như vậy thì cơ quan chấp pháp có quyền yêu cầu lý lịch cá nhân bất cứ lúc nào, mà không cần phải chứng minh là người đó có vi phạm pháp luật hay là không. Đó là xâm phạm quyền riêng tư của cá nhân.

Thứ hai, luật ANM này xâm phạm quyền tự do ngôn luận, khi nó buộc nhà cung cấp dịch vụ mạng phải xóa thông tin đăng tải trên mạng, những thông tin mà cơ quan chấp pháp cho là xấu và phải xóa đi trên tài khoản người dùng, theo yêu cầu của chính quyền, nhưng cùng một lúc lại phải đưa các thông tin đó cho công an. Trong khi đó thì các thông tin bị cho là xấu này được liệt kê rất mơ hồ. Ở tại Việt Nam này, những tội gọi là phản động, là chống lại chính quyền đều là rất mơ hồ, để nhà cầm quyền muốn diễn giải sao cũng được cả.

Thứ ba, Luật ANM xâm phạm, hay nói đúng hơn cướp đi quyền sử dụng internet của người dân. Khi mà nhà cung cấp dịch vụ mạng phải không được cung cấp hay phải ngừng cung cấp dịch vụ internet cho những cá nhân đăng tải lên mạng những thông tin mà nhà chức trách cho là thông tin xấu theo luật. Như vậy thì sao? Chỉ cần nhà chức trách cho là một cá nhân hay một tổ chức đăng những tin xấu tin độc thì họ sẽ bị mất quyền sử dụng internet.

ĐNN còn hiểu lầm một tổ chức của ngoại quốc, Bộ Tư Lệnh Tác Chiến Không Gian Mạng; họ tưởng đó là một tổ chức quân sự, nên ngày mùng 8 tháng Giêng ông thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng với nhiều tướng lãnh VC tới bộ Quốc Phòng dự lễ công bố quyết định thành lập Bộ Tư lệnh Tác Chiến Không Gian Mạng (BTL/TCKGM)
Phát biểu tại buổi lễ, ông Phúc nói lên cái lầm của Việt Cộng, khi ông chỉ thị BTL/TCKGM phối hợp chặt chẽ” với Bộ Công An và Bộ Thông Tin, Truyền Thông.

Ông dặn dò biên chế lực lượng "phải tinh gọn, trang bị vũ khí phải đồng bộ, hiện đại nhất."
Thật ra Bộ Tư Lệnh Tác Chiến Không Gian Mạng của những cường quốc là để chống những cường quốc thù địch khác chen vào mạng của mình để đánh rối, gây đình trệ, hỗn loạn những sinh hoạt quốc phòng và kỹ nghệ được điều khiển bằng mạng.

BTL/TCKGM của Trung Cộng còn chủ trương đánh cắp bí mật quốc phòng và kỹ thuật của Mỹ nữa; trong lúc thủ tướng Phúc chỉ thị ba quân “tuyệt đối không để các thế lực thù địch móc nối, làm ảnh hưởng đến uy tín của quân đội.”

Thủ tướng là viên chức điều hành guồng máy chính trị cả nước, mà ông ta không hiểu BTL/TCKGM là ký gì thì quả là đáng lo.
Người Việt quốc nội cứ bình tĩnh và tin tưởng sẽ có ngày thủ tướng Phúc chỉ thị binh sĩ thay thi sĩ để ... làm thơ.

(ndt).

User avatar
saohom
Posts: 2212
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Post by saohom »

Image

Sài Gòn ăn năn

Nguyễn Bá Chổi
(Danlambao) - Nếu như “tổ quốc ăn năn” (1) “tội” đã nẻ ra những đứa con hư thân mất nết, bán nước hại dân, rước voi về giày mả tổ, thì Sài Gòn đang phải đấm ngực sám hối, “lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng” vì đã một thời dung dưỡng bọn ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản nối dáo cho giặc miền Bắc vô đây gây phỏng hai hòn cả Miền Nam; hơn 43 năm rồi nhưng triệu chứng “phỏng” ngày càng “rát”; một trong những cái ”rát” nhất là Sài Gòn đang khi phơi phới “Hòn ngọc Viễn Đông”, sau ngày bị “phỏng” đã thoái hóa tức thì, thành “Vương quốc Khỉ đột” (2).

Mối ăn năn của Sài Gòn “hoành tráng” ở chỗ: giá như bọn “ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản” chỉ là một số ít chui rúc đâu đó - chẳng hạn đóng vai “anh hùng núp” trong nhà Chùa nhà Chúa - Sài Gòn biết, song vì lòng “từ bi bác ái” mà “hỉ xả” chúng nó thì cũng tạm được đi, nhưng đàng này, bọn ăn cơm quốc gia thờ ma cs lại “chạy đầy đường”, công khai thách thức nhà cầm quyền được dân bầu lên theo thể chế Tự do Dân chủ chứ đâu phải thứ chui ra từ hang gì đó trên lãnh thổ Việt Nam nhưng trong hang lại có núi và suối mang tên người nước lạ Cạc Mác, Lê-nin; chả lẽ trước khi “Vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải lo giữ nước”, Việt Nam đã bị hai ông râu xồm và đầu hói bên Tây đã sang đây chui vào hang Ta “lãnh đạo” Ta.
Image Bọn ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản được Sài Gòn để cho “chạy đầy đường” một cách thoải mái. Được thoải mái nhưng không bát nháo nhờ có chỉ đạo, được tổ chức theo đội ngũ đàng hoàng; tuy có khác nhau về “diện”, nhưng cùng chung một “điểm”: thờ ma Cộng Sản.

“Diện” được Sài Gòn cho ăn cơm quốc gia để đi thờ ma CS gồm những bộ mặt tròn méo thế nào tên tuổi là gì thì tất cả những người lương thiện chưa mất trí còn nhớ rành rành; nhắc ra đây chỉ mang tiếng “gây chia rẽ tinh thần đoàn kết dân tộc”, và tội nghiệp đám hậu sinh không bị khăn quàng đỏ siết cổ phải bẽ bàng về tiên sinh đã để làm mất Miền Nam tự do dân chủ vào tay CS độc tài đảng trị đang đưa dân tộc đến tận cùng băng hoại và thảm họa mất nước không còn là nguy cơ nữa mà là đang từng bước hiện thực do đám cầm quyền phản quốc.

Không những để mặc cho bọn ăn cơm quốc gia thờ ma cs tự do thoải mái “chạy đầy đường”, là một cách tiếp tay, Sài Gòn còn tiếp miệng bằng bài hát “Nối vòng tay lớn” ong ỏng khắp nơi, kể cả do ca sĩ của Đoàn văn nghệ Trung ương yểm trợ tiền tuyến. Chẳng hạn như chuyện:

Đầu Tháng Tư 1975, để tưởng thưởng Trường Thiết Giáp Long Thành đã phản công và đánh bại cuộc đột kích bất ngờ của Đặc công CS, Sài Gòn đã tức thì điều một phái đoàn hùng hậu mang quà gồm thuốc lá Quân Tiếp vụ, tiền mặt và nhất là “tiếng hát hậu phương” do Đoàn Văn nghệ Trung Ương, một ưu ái đặc biệt. Một trong những bài hát “động viên tinh thần chiến sĩ” có bài “Nối vòng tay lớn” do ca sĩ NM hát…

…”Mặt đất bao la anh em ta về Gặp nhau mừng như bão cát quay cuồng trời rộng Bàn tay ta nắm nối tròn một vòng Việt Nam…”

Trong khi đó, bên ngoài hội trường, dưới chân cột cờ còn chất đống những xác VC “người anh em” chưa kịp đem chôn!

Nay thì, nhờ “trải qua một cuộc bể dâu”, những “kẻ ăn năn” trông thấy thì nhiều vô kể. “Tuyệt đại bộ phận” những kẻ ăn cơm quốc gia thờ ma cs” đã “sáng mắt sáng lòng”. Như Lê Hiếu Đằng đã phải “ngậm đắng” những ngày cuối đời trên giường bệnh (3). Như Trần Vàng Sao đã ”vàng mắt” ngày sau khi đặt chân lên đất Bắc (4). Như… kể không xiết.

Còn Sài Gòn ăn năn là chuyện đương nhiên, nhưng ăn năn bằng cách gì đây, giữa lúc vận Nước đang lâm cảnh ngàn cân treo sợi tóc bởi bọn cầm quyền vô tổ quốc tiếp tay với giặc phương Bắc xâm lược?

*

Ghi chú:

(1)Người viết xin mượn tựa một cuốn sách của tác giả Nguyễn Gia Kiểng, “Tổ quốc ăn năn”;

(2)

(3) https://www.bbc.com/vietnamese/forum/20 ... eudang_vnh

(4) (http://www.viet-studies.net/TranVangSao_HoiKy.pdf)...

Nguyễn Bá Chổi

User avatar
MatVit
Posts: 832
Joined: Fri Sep 02, 2011 9:18 pm

Post by MatVit »

Image

Kim Ngân cương quyết giữ KHU, không yêu KHU là không yêu nước
Dân đen
(Danlambao) - Sau khi tạm dừng thông qua Dự luật Đặc khu vì người dân lên tiếng phản đối, Nguyễn Thị Kim Ngân và bầy đàn quốc hội của đảng đã nhanh chóng thông qua Dự luật An ninh mạng để gia tăng khả năng bịt miệng người dân. Bước tiếp của bầy đàn yêu KHU là xuống đường, nhưng không xuống đường yêu nước. Bà Ngân xuống đường gặp cử tri đảng viên để khẳng định lập trường cương quyết giữ KHU và lên án những ai người biểu tình chống KHU là không yêu nước.

Tại Quân khu 9, bà Ngân khẳng định lập trường giữ KHU: “Tôi nói rõ luật này nhằm xây dựng một định hướng góp phần hoàn thiện kinh tế thị trường phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng. Đặc khu là để góp phần phát triển kinh tế tạo vùng động lực để xây dựng đất nước. Nếu xây dựng đặc khu mà ảnh hưởng đến an ninh, chủ quyền quốc gia thì chúng ta không làm. Chúng ta không thể đơn giản đề ra luật, hình thành một đơn vị đặc khu mà làm cho đất nước khó khăn”.

Ai cũng có thể tuyên bố 1 câu "tốt đẹp" như thế. Bà Ngân đã không và không thể giải thích hiểm họa cho thuê đất 99 năm cho trường hợp "đặc biệt", không trình bày được tại sao lại chọn 3 địa điểm chiến lược về an ninh quốc phòng làm đặc khu, không xoá tan được viễn ảnh đặc khu sẽ được cho bá quyền phương Bắc thuê và hoàn tất việc "xâm lược mềm" Việt Nam.

Từ đó Nguyễn Thị Kim Ngân lên án "những kẻ phá hoại gây rối vừa rồi là những người không yêu nước nhưng vỗ ngực tự xưng mình là người yêu nước..." và lên mặt dạy đời về lòng yêu nước "Đừng để lòng yêu nước bị những kẻ lợi dụng dân chủ xuyên tạc, kích động, gây rối để từ tình yêu nước trở thành phá hoại đất nước, phá hoại cuộc sống bình yên của nhân dân".

Nhìn lại lịch sử, quá trình hoạt động và hành vi của tập đoàn lãnh đạo Ba Đình - từ Hồ Chí Minh đến Nguyễn Phú Trọng - câu nói "lợi dụng lòng yêu nước để phá hoại đất nước" lại phản ảnh chính xác vô cùng bản chất của họ. Nếu cần chính xác hơn thì phải nói: "Đ ảng cộng sản mới là tập đoàn lợi dụng lòng yêu nước của người dân để cướp quyền cai trị, tàn phá đất nước và bán buôn Tổ Quốc".

Yêu KHU là yêu nước.................... TÀU.

Đó là mệnh lệnh của thời đại Hồ Bả Chó.

21/06/2018
Dân đen

Post Reply