Bình Luận Thời Sự

Những đề tài nóng của Thời Sự. Các bài viết lượm nhặt trên Net ở nơi đây chỉ dùng để tham khảo không phải là chính kiến riêng của nhóm phụ trách.

Moderators: CayQueo, phu_de

Post Reply
User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

CHÁNH TRỊ VÀ THUA CUỘC
(POLITICS AND THE LOST WARS)
Nguyễn Bách (Montréal )


Truyên xưa kể rằng Đỗ Sinh, người xứ Tấn, là người tài hoa, văn võ tinh thông, nhưng suốt đời chỉ vui thú yên hà, làm bạn cùng mây nước. Là con nhà đại phú, Sinh rất vui với cuộc sống hiện tại nhàn tản, không phải bận tâm tới cuộc sống vật chất hàng ngày. Vua nước Tấn, An Lạc Vương, là người bạo ngược, không màng gì đến việc trị nước. Loạn lạc xẩy ra khắp nơi; dân tình đau khổ, ta thán. Giặc dã, loạn lạc nổi lên ngay tại quê hương của Sinh nhưng Sinh không bận tâm, coi việc trị nước an dân là việc của người khác.



Sinh tuyên bố KHÔNG LÀM CHÁNH TRỊ mỗi khi bị người thân thúc dục từ bỏ thái độ rửa tay gói kiếm, từ bỏ cuộc sống nhàn hạ để làm một cái gì cho quê hương đất nước. Giặc dã tràn đến quê hương của Sinh. Sinh mất tất cả tài sản, đất đai, ruộng vườn, trở nên trắng tay. Khi Sinh biết hối hận về thái độ trùm chăn, không làm chánh trị của mình thì đã quá trễ, nước đã mất nhà đã tan; thân phận của Sinh là thân phận một kẻ lưu đầy, nhưng bị lưu đầy trên quê hương của chính mình.



Tại Việt Nam , trong suốt cuộc chiến chống Cộng bảo vệ quê hương, rất nhiều người đã trùm chăn, hành sử như Đỗ Sinh. Cho đến bây giờ tại Hải ngoại, chúng ta lại vẫn được nghe đi nghe lại điệp khúc cũ KHÔNG LÀM CHÁNH TRỊ. Ta tự hỏi Chánh trị là gì?


Theo Tự điển Larousse, Chánh trị (politique) là việc điều hành đất nước, xác định các thể chế sanh hoạt (direction de l’État et determination des formes de son activité).



Theo Tự điển Canadian Dictionary ( Oxford ): Chánh trị (politics) là nghệ thuật, phương pháp cai trị trong một nước (the Art and Science of government).


Theo Việt Nam Tự điển của Nguyễn Văn Khôn, Chánh trị là việc thi hành quyền trị nước. Nghĩa rộng là lừa đảo khôn khéo như làm việc phải có chánh trị. Thiếu chánh trị khi làm việc có nghĩa là thực thà.


Thực ra hai chữ chánh trị có nghĩa rất rộng: việc đối xử, giao thiệp với nhau trong một gia đình, trong một đoàn thể, trong xã hội đều là việc chánh trị. Không làm chánh trị tức là làm chánh trị đó, làm cái KHÔNG LÀM. Việc bỏ nước ra đi làm thuyền nhân, không chịu sống với Cộng Sản là một hành vi có tính cách chánh trị. Theo những người tị nạn Cộng Sản thì đó là một hình thức bỏ phiếu bằng hai chân phủ nhận chế độ Cộng Sản. Trong ngôn ngữ thường dùng của đại chúng, hai chữ chánh trị được hiểu theo một nghĩa hạn hẹp là các tư tưởng, hành động có liên quan đến đảng phái, chánh quyền. Ta nên xác định rõ một vài từ ngữ có liên quan đến hai chữ chánh trị:


Làm chánh trị tức là trực tiếp tham dự vào các công việc có liên quan đến đảng phái, liên quan đến chánh quyền.


Lập trường chánh trị hay thái độ chánh trị là một hình thức xác định lập trường một cách tiêu cực trong một tổ chức, một tập thể.


Bất hợp tác, nhưng không tích cực chống đối, là một thái độ chánh trị. Lập trường của các người Việt quốc gia là không chấp nhận chế độ phản dân chủ Cộng Sản trên quê hương Việt Nam .


Trước ngày 30-4-1975, trong cuộc chiến đấu chống lại quân xâm lăng Cộng Sản Bắc Việt, mấy chữ KHÔNG LÀM CHÁNH TRỊ - được hiểu là đồng nghĩa với KHÔNG CHỐNG CỘNG - đã được Cộng Sản lợi dụng triệt để, làm lũng đoạn hậu phương của Miền Nam. Chắc hẳn bạn đọc còn nhớ:

Nguyên Chủ tịch của Tổng Hội sinh viên Sàigòn Huỳnh Tấn Mẫm, Chủ tịch học sinh Sàigòn Lê Văn Nuôi, Dương Văn Đầy luôn luôn hô hào sinh viên, học sinh không làm chánh trị. Những sinh viên biểu lộ ý muốn chống Cộng đều bị đe dọa hay loại trừ. Điển hình là việc ám sát Đại diện sinh viên Luật Khoa Lê Khắc Sinh Nhật hay việc bắn bị thương sinh viên Ngô Vương Toại. Toại đã may mắn được các Bác sĩ của Bệnh viện Bình Dân, Sàigòn giải phẫu kịp thời cứu sống. Sau ngày 30-4-1975, Mẫm, Nuôi, Đầy đã hiện rõ là các cán bộ Cộng Sản của Thành ủy Sàigòn.


- Ni sư Huỳnh Liên là người đã luôn luôn to tiếng khích động và cầm đầu các đoàn biểu tình xuống đường chống đối Chánh phủ của Miền Nam , hô hào đưa chánh trị ra khỏi tôn giáo. Sau khi Cộng Sản hoàn toàn chiếm được miền Nam , Ni sư Huỳnh Liên đã hiện nguyên hình là một cán bộ tôn giáo vận của Cộng Sản.


- Các phong trào đòi hỏi đưa chánh trị ra khỏi học đường, các cuộc biểu tình trong ngày ký giả đi ăn mày, đòi hỏi tự do báo chí phi chánh trị……đã tạo ra nhiều bất ổn cho xã hội miền Nam.




- Tại miền Trung, nhứt là tại Huế, nhóm người trẻ Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân, Ngô Kha (em rể của Trịnh Công Sơn) Trần Xuân Kiêm ….. luôn luôn hô hào đưa chánh trị ra khỏi các sanh hoạt học đường, ra khỏi tôn giáo. Trong cuộc thảm sát hồi Tết Mậu thân tại Huế, họ đã hiện hình là các cán bộ Cộng Sản rất khát máu. Họ chính là thủ phạm trong các vụ thảm sát tại đây. Mọi người đều không lạ gì về gốc tích và hành tung của anh em Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan. Còn sinh viên Nguyễn Đắc Xuân thì không được nổi bằng anh em Tường, Phan, nhưng y đã nổi tiếng sau Tết Mậu Thân. Chính y là người đã tự tay xử tử bạn cũ là Trần Mậu Tý khi CS chiếm đóng Huế chỉ vì Tý là đảng viên Đảng Đại Việt (chuyện này đã được kể rõ trong tác phẩm GIẢI KHĂN SÔ CHO HUẾ của nhà văn Nhã Ca). ”Thi sĩ’’’ Hoàng Phủ Ngọc Tường ngày nay ung dung ngồi xe lăn Trần Xuân Kiêm là Chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên Huế vào thời điểm đó. Kiêm học Trung học tại Sàigòn (trường Trung học Pétrus-Ký). Kiêm đậu Tú Tài năm 1962, sau đó y về Huế học tại Đại Học Văn Khoa, Huế. Trong Phong trào Hướng đạo, Kiêm là Tráng sinh trong Tráng đoàn Lam Sơn thuộc Đạo Đông thành của Đỗ Ngọc Yến (nguyên Chủ báo Người Việt , California , USA ). Kiêm đã có vài bài thơ được đăng báo như bài thơ sau đây:

NGÕ TỐI

Xin em bước dưới hàng cây bóng cả
Buồn mùa thu làm hết cả mầu xanh
Trong hoàng hôn tôi đếm bước một mình
Qua ngõ tối gió lùa không qua tới

Lầu cao làm mắt nhìn thêm chới với
Bầy chim về gác trọ giữa lầu chuông
Nóc giáo đường xuyên thành những vết thương
Không thương tiếc màu da trời úa máu


Kiêm không lộ mặt như Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường … nhưng Kiêm đích thực là người giữ vai trò chánh, ẩn mình trong bóng tối, đứng đằng sau các vụ ruồng bố, thảm sát hàng ngàn đồng bào vô can trong vụ Tết Mậu Thân tại Huế.


Những người dân Huế này có ai “làm chính trị” đâu?


- Trước năm 1975, các thành phố lớn như Sàigòn, Huế không bao giờ thiếu vắng các cuộc biểu tình đòi hỏi phi chánh trị, làm hậu phương của miền Nam trở nên luôn luôn bất ổn, gây khó khăn không ít cho các Chánh phủ Việt Nam Cộng hòa.



Trong tham vọng và kế hoạch bành trướng Chủ Nghĩa Cộng Sản theo lệnh Cộng Sản Quốc tế, Đảng Cộng Sản Việt Nam, ngay sau khi chiếm được miền Bắc nước Việt, đã có kế hoạch xâm chiếm miền Nam. Sau năm 1954, Miền Nam, dưới sự lãnh đạo của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, đạt được nhiều tiến bộ đã khiến cho các tên Cộng Sản nằm vùng hoặc bị vô hiệu hóa, hoặc bị lộ diện. Trước viễn tượng tan rã của đám Việt Cộng nằm vùng nên năm 1958, Lê Duẩn được cử vào miền Nam nghiên cứu tình hình, hầu mong cứu vãn tình thế. Bản phúc trình của Lê Duẩn gửi Bộ Chánh Trị ở Hà Nội: Đề cương cách mạng miền Nam khẳng định chỉ có một đường lối duy nhứt để cứu vãn tình thế ngõ hầu Cộng Sản hóa miền Nam là phát động một cuộc chiến tranh giải phóng, một cuộc chiến toàn diện trên mọi lãnh vực: kinh tế, chánh trị, quân sự. Lập tức các đảng viên nằm vùng được lệnh moi vũ khí chôn dấu, lập các mật khu trong rừng núi, bắt đầu gây loạn ở miền Nam, bằng cách khuấy động, khủng bố tàn bạo tại các vùng quê theo đúng sách lược của Cộng Sản Trung Quốc: Lấy rừng núi chế ngự nông thôn, lấy nông thôn bao vây thành thị. Gây xáo trộn trên toàn miền Nam về phương diện chánh trị là kế hoạch hàng đầu bên cạnh các áp lực về quân sự.



Tháng 5 năm 1959, Cộng Sản Bắc Việt cho mở lại đường mòn Hồ Chí Minh để bắt đầu chuyển vận võ khí, quân đội và cán bộ Cộng Sản vào thâm nhập miền Nam. Ngày 21 tháng 12 năm 1959, cái gọi là Mặt Trận Giải phóng Miền Nam chánh thức ra đời, đánh đấu một khúc quanh quan trọng của những điên loạn giải phóng giết người do Cộng sản Việt Nam gây ra cho dân tộc. Nằm đúng trong sách lược của Bắc Việt, hậu phương miền Nam bị chúng làm xáo trộn bằng đủ mọi cách, bằng các cuộc biểu tình, xuống đường đòi đưa chánh trị ra khỏi các sanh hoạt như tôn giáo, học đường…Hầu hết, nếu không nói là tất cả, các phong trào chống đối đều bị Cộng Sản xâm nhập. Mục tiêu chánh trị hàng đầu của Cộng Sản là làm cho miền Nam trở nên bất ổn định, càng bất ổn định chừng nào thì càng tốt cho công cuộc Cộng sản hóa chừng đó.



Trong cuộc chiến bảo vệ miền Nam, chống lại cuộc xâm lăng của Cộng Sản, người Việt Quốc gia đã thua cuộc, để Cộng Sản thống trị cả nước từ Ải Nam Quan đến mũi Cà Mâu. Có nhiều nguyên nhân đưa đến sự thất trận của miền Nam . Các nguyên nhân này đã được nói tới rất nhiều kể từ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975. Một trong những nguyên nhân đưa đến sự xụp đổ của miền Nam, theo chúng tôi, là sự kém hiểu biết về hiểm họa Cộng Sản. không thấy được tầm quan trọng và nhiệm vụ của mỗi người trong việc bảo vệ quê hương. Điều đó đưa đến việc thờ ơ, không tích cực tham gia trong cuộc chiến đấu một mất một còn với Cộng Sản. Có nhiều người đã nhìn cuộc chiến với cặp mắt bàng quang, không mấy quan tâm, dấu mình trong cái vỏ không làm chánh trị như Đỗ Sinh trong truyện xưa. Họ coi cuộc chiến bảo vệ tổ quốc là cuộc chiến của riêng những người lính. Nay phần lớn đã thức tỉnh, nhưng thức tỉnh vào giờ thứ 25 của trận chiến. Than ôi quá muộn màng!!


Cuộc chiến Quốc-Cộng 1954-1975 là cuộc chiến mà người Quốc Gia đã thua từ đầu ngay khi Hiệp định Genève được ký ngày 20 tháng 7 năm 1954 còn chưa ráo mực. Ta thua vì nhiều lý do nhứt là ta không được người bạn đông minh Hoa Kỳ cho phép thắng. Nhiệm vụ bảo vệ quê hương đè nặng trên vai người lính. Họ chiiến đấu nhưng không được phép thắng, chỉ được phép tự vệ khi bị địch tấn công. Trong những ngày cuối của tháng 4 năm 1975, họ đã chiến đấu trong bi thảm, trong đáy cùng của tuyệt vọng, Ta phải cảm ơn họ, các chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng hòa, họ đã đơn độc chiến đấu. Mặc dù bị phản bội từ nhiều phía, họ đã giữ vững Miền Nam được 21 năm.


Cuộc di cư vĩ đại bỏ nước ra đi sau ngày miền Nam bị rơi vào tay Cộng Sản là một hành vi chánh trị, một lập trường chánh trị. Đó là khẳng định không chấp nhận chủ nghĩa Cộng Sản.

Trên thực tế, cuộc chiến chống Cộng Sản chưa chấm dứt. Mặt trận chống Cộng đã thay đổi hình thái. Hiện nay cuộc chiến Quốc - Cộng được trải dài trên khắp thế giới.Trong suốt cuộc chiến 1954-1975, người Quốc gia chúng ta bị bắt buộc chỉ ở thế phòng thủ, không được phép tấn công, không được Hoa Kỳ bật đèn xanh cho phép đem chiến tranh ra tận hậu phương của quân xâm lăng, tức là miền Bắc của vĩ tuyến số 17. Bây giờ thế trận đã khác, hiện nay người Việt Quốc Gia đang đối đầu với bọn Cộng Sản - đối đầu trong thế công- tại khắp mọi nơi trên thế giới, tại bất kỳ nơi nào mà bọn hậu duệ của “Bác Hồ” héo lánh tới. Trong cuộc chiến mới mẻ này, chúng ta hoàn toàn không tùy thuộc vào đồng dollars, chúng ta không bị các chủ nhân ông sai khiến. Chúng ta đã và đang thắng bọn Cộng Sản tại bất cứ nơi nào họ đặt chân tới. Chúng ta đang giữ thế chủ động. Nơi nào có người Việt Quốc gia cư ngụ là nơi đó có ngọn lửa chống Cộng. Tại khắp mọi nơi trên thế giới tự do, ta không thấy một Cộng đồng thân cộng nào cả. Trên thế giới, bất cứ một lãnh tụ nào khi đến thăm viếng một nước tự do cũng được đồng hương của họ long trọng tiếp đón. Trái lại, lãnh đạo của Việt Nam Cộng Sản, khi đến bất kỳ một nước tự do nào khác, như Thủ tướng Cộng Sản Phan Văn Khải sang Hoa Kỳ, đều phải trốn chui trốn nhủi, không dám gặp đồng hương.



Cộng Sản đã áp đặt chế độ vô sản lên dân tộc ta bằng bạo lực, bằng phá hoại, bằng giết người một cách man rợ. Nói dối và giết người tàn bạo không gớm tay là sở trường của Cộng Sản. Nay sở trường khốn nạn đó trở nên vô dụng khi họ phải đối đầu với đám Người Việt di tản đang sống tại các nước tự do. Ta phải nhìn nhận rằng các cuộc tranh đấu, biểu dương lực lượng, các cuộc vận động dư luận của người Việt Hải ngoại, tuy chưa thành công làm tan vỡ đảng ăn cướp Cộng Sản Việt Nam, đã thành công trên nhiều phương diện, thí dụ :


- CS Bắc Việt đã không dám làm cuộc tắm máu ở Miền Nam như Cộng Sản Cao Miên đã làm ở xứ Chùa Tháp khi chiếm được nước này.

- Cộng Sản Việt Nam đã không dám tự do giết người như họ đã từng làm trong quá khứ.

- Cộng Sản Việt Nam đã không dám đàn áp môt cách công khai các thành phần dân chúng không đồng ý với họ.

- Cộng Sản Việt Nam , dưới áp lực của Hoa Kỳ và của thế giới tự do, đã phải thả hết tù cải tạo. Áp lực đó, sở dĩ có được là nhờ các vận động của người Việt Hải ngoại.

- Cũng vì nhờ sự vận động nói rõ sự thực về con người Hồ Chí Minh trước dư luận thế giới của người Việt Hải ngoại khiến tên tội đồ của lịch sử dân tộc này không được UNESCO của Liên Hiệp Quốc tôn vinh là danh nhân của thế giới.

- Qua các cuộc vận động, tố cáo của người Việt tị nạn, công luận thế giới đã biết rõ về bản chất lưu manh, tráo trở, gian dối, độc tài chà đạp nhân quyền của những người Cộng Sản Việt Nam. Thí dụ tấm hình Cha Nguyễn Văn Lý bị Công An bịt miệng trong một cái được gọi là phiên toà tại Huế đã được truyền đi khắp thế giới, tố cáo nền Công lý bịt miệng của Cộng Sản Việt Nam .

Tại quê hương Việt Nam, sau 32 năm độc quyền cai trị đất nước, Cộng Sản đã phải thay hình đổi dạng nhiều lần (métamorphose) để sống còn. Nhứt là kể từ khi các chế độ Cộng Sản trên khắp thế giới cáo chung vào đầu thập niên 90.

"Công lý Bịt miệng" của CSVN

Các người lãnh đạo mới của Cộng Sản Việt Nam tương đối có học thức hơn đám hậu duệ già nua của Hồ Chí Minh nên họ rất tinh ma trong việc độc quyền cai trị đất nước. Họ đã thay đổi hoàn toàn kế hoạch để đối phó và khai thác đám người Việt quốc gia đang sống tại các nước tự do trên khắp thế giới. Nghị quyết 36, hoạch định các kế sách đối với đám Việt kiều di tản, là một trong muôn vàn mưu chước của Cộng Sản nhằm khống chế các Cộng Đồng người Việt Hải ngoại. Nào đổi mới, nào mở cửa, các chương trình du lịch, chấp nhận cho phép có quyền tư hữu, nới lỏng gọng kìm cai trị của chuyên chính vô sản…là những bước lùi chiến lược của Cộng Sản Việt Nam để được tồn tại. Xin cứ về du lịch, tiêu tiền ở Việt Nam nhưng tuyệt đối không được chống đối, đụng đến chế độ. Công An của họ có tai mắt ở khắp mọi nơi. Mọi mầm mống chống đối đều bị lực lượng Công An của họ dập tắt từ trong trứng nước. Mọi ý đồ thay đổi chế độ đều bị đàn áp một cách tàn bạo. Sau cùng tất cả đều trông cậy vào các áp lực đến từ bên ngoài, nhứt là các áp lực đến từ phía các người Việt Hải ngoại.


Người Việt Quốc gia vẫn chưa thành công trong mục tiêu tối hậu: đó là dứt điểm những người Cộng Sản Việt Nam , đem lại dân chủ, tự do cho đồng bào ở quê nhà. Vì đâu nên nỗi? Lý do nào đã giúp bọn phản dân hại nước vẫn nhởn nhơ trên quê hương ta? Sau đây là một vài lý do đã khiến người Việt Quốc gia chưa thắng, và có lẽ sẽ không bao giờ thắng bọn Cộng Sản nếu vẫn chưa thức tỉnh và cảnh giác.


Người Việt tị nạn Cộng Sản vẫn tiếp tục gửi tiền về Việt Nam , giúp đỡ đảng Cộng Sản. Ngay từ những ngày đầu tị nạn, chúng ta đã gửi tiền về giúp đỡ thân nhân còn kẹt tại quê nhà. Có ai lại không sót thương người thân đang gặp khó khăn đâu? CSVN có cả một hệ thống tổ chức qui mô để tóm thâu các số tiền gửi về quê nhà. Các trung tâm gửi tiền về Việt Nam mọc lên như nấm, tại tất cả các nước có người Việt tị nạn sanh sống. Khoảng những năm 80, CS đã đứng trên bờ vực thẳm của tan vỡ vì kinh tế lụn bại do bất tài và quản lý dở. Nhưng họ đã thoát hiểm chính vì tiền của chúng ta gửi về. Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh và đồng đảng đã thoát hiểm. Chánh sách đổi mới được phát động từ đó. Người Việt Hải ngoại hết bị gọi là lũ phản động, trốn khỏi nước để đi làm đĩ điếm. Chúng ta được CSVN gọi với một cái tên mỹ miều khúc ruột ngàn dặm. Hiện nay, mỗi năm các khúc ruột ngàn dăm gửi về quê độ 3 tỷ dollars USA . Ngoài ra, CSVN có trăm phương ngàn kế để dụ dỗ chúng ta mang tiền về Việt Nam : du lịch, đầu tư, các chương trình được gọi là chương trình từ thiện…..



- Bản tánh dễ quên của người Việt Quốc gia. Một số lớn người Việt tị nạn đã quên cái quá khứ tị nạn Cộng Sản của họ; quên những ngày vượt biên hãi hùng; quên những chết chóc của bạn bè, đồng đội, của người thân mà thủ phạm là các tên Cộng Sản. Điều tai hại là họ đã cố tình quên những đổ vỡ của quê nhà do CS gây ra. Họ đã và đang trở về Việt Nam hoặc để làm ăn, buôn bán với kẻ thù hoặc để hưởng thụ các thú vui vật chất để thỏa mãn thú tánh. Họ đã và đang làm hại cho chánh nghĩa của người Quốc gia. Hai vị Cựu Chủ tịch của một Hội đoàn chống Cộng khá nổi tiếng ở Montréal (Hội đoàn của những người đã cầm súng bảo vệ quê hương), đã đầu hàng CSVN để được về Việt Nam ăn chơi, du hý. Chỉ mới cách đây vài năm, mọi người trong Cộng Đồng còn tin tưởng 2 vị Cựu CT này thuộc nhóm của những người thề không đội trời chung với Cộng Sản. Nay mọi sự đã đổi thay, lời thề năm nào đã thành chuyện của quá khứ, nên chôn vùi đi là hơn. Cơn nguy biến đã qua, người ta không mấy khi nhớ những gì đã hứa (Le péril passé, on ne se sousvient guerre de ce qu’on a promis) như người xưa đã nói. Một số tên tuổi trong các Cộng Đồng người Việt tị nạn như Phạm Duy, Nguyễn Cao Kỳ, Đỗ Mậu… đã về Việt Nam, đầu hàng những kẻ thù cũ. Họ đã muối mặt phủ nhận cái quá khứ chiến đấu chống Công để đánh đĩ tâm hồn, thốt lên những lời ca tụng những kẻ đang phá hoại quê hương.


- Thời gian là yếu tố bất lợi cho những người chống Cộng. Sau hơn 30 năm tại Hải ngoại, số người chống Cộng nhiệt tình nhứt càng ngày càng bớt đi vì tuổi tác, bệnh tật. Tinh thần Quốc gia chống Cộng sẽ không còn ở thế hệ thứ hai, thứ ba. Các thế hệ đó được sanh ra, lớn lên và trưởng thành tại các xứ tự do. Họ không có kinh nghiệm sống với Cộng Sản, không có một quá khứ chống Cộng như cha ông của họ. Trái lại tại quê nhà, các con cháu của những tai to mặt lớn Cộng Sản được huấn luyện để kế nghiệp cha ông, tiếp tục cầm quyền ở Việt Nam . Vì mệt mỏi và tuổi tác nên một số Hội đoàn bị khủng hoảng lãnh đạo, tìm không ra người gánh vác công việc chung. Cộng Sản đã lợi dụng khủng hoảng này để từ từ đưa người của chúng hay đưa người có cảm tình với chúng vào các vị trí lãnh đạo. Khủng hoảng lãnh đạo đã khiến một Hội đoàn có quá trình hoạt động và lập trường chống Cộng khá vững chắc tại Montréal đã lần lượt chịu đựng 2 Chủ tịch rất kém tài đức, không có phong thái của người lãnh đạo, chưa nói đến khả năng. Một ông Chủ tịch một Hội đoàn khác đã vì quyền lợi cỏn con của gia đình mà hi sinh danh dự cuả cả cộng đồng người Việt chúng ta tại đây, trước chính quyền và người dân điạ phương, nhưng ông vẫn được bầu ra vì không có người nào ra ứng cử, ngoại trừ ông.


- Kế hoạch xâm nhập các Cộng Đồng tị nạn tinh vi của Cộng Sản

Kế hoạch xâm nhập các CĐ của CS rất tinh vi. Một thí dụ theo nghị quyết 36 của chúng:Tích cực đầu tư cho các chương trình dậy tiếng Việt cho người Việt ở nước ngoài. Tổ chức cho các đoàn nghệ thuật, nhứt là các đoàn nghệ thuật dân tộc ra nước ngoài biểu diễn…Đầu tư cho các chương trình dành cho người Việt Nam ở nước ngoài như đài phát thanh, truyền hình và internet…Hỗ trợ việc ra báo viết, mở đài phát thanh, truyền hình ở nước ngoài. Hỗ trợ kinh phí vận chuyển và đơn giản hóa thủ tục đối với việc gửi sách báo, văn hóa phẩm ra ngoài .


Tác dụng của nghị quyết 36 đã được cảm thấy tại Montréal. Ngay tại Montréal, một số các hội đoàn (như Gia đình Giáo chức, Hội Phụ nữ…) công khai tuyên bố không làm chánh trị tức là không chống Cộng Sản. Họ từ chối tham dự mọi sanh hoạt có tánh cách biểu dương lập trường quốc gia của người Việt tị nạn. Mới đây, một Hội đoàn quốc gia rất có uy tín tại Montréal đã bầu một vị Chủ tịch mới để thay thế Chủ tịch tiền nhiệm vừa đột ngột từ trần. Chủ tịch đắc cử qua cuộc bầu cử độc diễn này là người đã và đang buôn bán công khai với Cộng Sản Việt Nam từ hàng chục năm qua. Trong quá khứ, người ta chưa bao giờ thấy vị CT này có mặt trong các hoạt động chánh trị của Cộng Đồng. Các thắc mắc về các hoạt động buôn bán với Cộng Sản của vị Tân Chủ tịch đều bị cố tình lờ đi, bảo rằng: Hội ta không làm chánh trị. Các ténors của hội đã không ngớt lời ca tụng vị CT mới này, khẳng định tính cách phi chánh trị của Hội. Phải chăng phi chánh trị có nghĩa là nếu Cộng Sản thiệt lên làm CT cũng không sao ?

Cuốn sách giới thiệu các hoạt động của một Trung tâm văn hóa (?) tại Montréal đầy các từ ngữ Cộng Sản. Thí dụ Ban Giám Đốc được họ gọi là Ban Giám Hiệu, y hệt ngôn ngữ của Cộng Sản tại Việt Nam . Chủ tịch của Trung tâm đã đi đi về về Việt Nam như đi chợ, Chủ tịch tuyên bố về Việt Nam để tìm tài liệu cho cơ sở (?). Cờ quốc gia mầu vàng ba sọc đỏ ít được họ nghiêm chào trong các buổi sanh hoạt. Chúng ta sẽ không lấy làm ngạc nhiên, một ngày nào đó họ sẽ cho trưng bầy lá cờ máu của Cộng Sản để chào.


Ban Điều hành của một tờ báo có số phát hành khá cao tại Montréal đã không bao giờ cho đăng tải các bài viết có ý tưởng chống Cộng. Lý do: Báo của chúng tôi không làm chánh trị. Nhưng họ đã cố ý tổ chức Đại nhạc hội đúng vào ngày sanh nhựt của Hồ Chí Minh: 19 tháng 5. Vô tình hay cố ý đây? Phải chăng CS đã âm thầm theo đúng nghị quyết 36 để mua đứt tờ báo? Hay Ban Chủ trương của tờ báo đã bán linh hồn cho quỉ dữ CS?


Những hội đoàn và những cá nhân từng tuyên bố “không làm chính trị” hay thậm chí làm ăn, giúp đỡ, che chở, kinh tài cho CS hãy nhớ kỹ tấm gương của người dân vô tội Huế, gương cuả bà Nguyễn Thị Năm (Cát Hanh Long) trong cải cách ruộng đất (che chở cho “bác” và các đồng chí cuả “bác” để rồi cũng bị xử tử), hay gương cuả một ông duợc sĩ nọ ở Saigon trước 75, đã mua thuốc trị bệnh cho “bác” để rồi khi CS chiếm miền Nam cũng bị đánh tư sản như thường. Cái gương đau đớn nhất cuả các ông bà trí thức trong Mặt Trận giải phóng miền Nam hãy còn ngờ ngờ đó. Quí vị đừng mơ tưởng khi CS đã chiếm đoạt được sự lãnh đạo người Việt hải ngoại nhờ thái độ “khôn ngoan” (hay hèn nhát?) “không làm chính trị” của quí vị là họ sẽ tiếp tục để quí vị vẫn lãnh đạo các Hội đoàn của quí vị và tiếp tục hợp tác hay sử dụng quí vi nữa.

***

Trong cuộc đấu tranh chống CS, người Việt quốc gia tại Hải ngoại khó đạt được thắng lợi, nếu không nói là sẽ thất bại, vì chính chúng ta không muốn thắng lợi :

- chúng ta vẫn cung cấp, bằng cách này hay cách khác, tiền bạc cho kẻ thù.

- chúng ta tiếp tục đầu hàng kẻ thù, về VN để làm ăn, buôn bán, tìm thú vui

- chúng ta không dấn thân hoạt động để kẻ thù càng ngày càng thành công len lỏi trong hàng ngũ của chúng ta

- trong tập thể của chúng ta vẫn có người kêu gọi PHI CHÁNH TRỊ tức là từ chối tham dự mọi hoạt động có tính cách chống Cộng trong tập thể người Việt tha hương vì họa Cộng Sản tại quê nhà.

- thời gian là yếu tố bất lợi (le temps joue contre nous) cho chúng ta. Bệnh tật, tuổi tác, sức khỏe hao mòn với thời gian sẽ làm hàng ngũ của chúng ta càng ngày càng thưa vắng. Đã hơn 30 năm rồi mà kẻ thù vẫn nhởn nhơ trên quê hương.

Chúng ta đã đánh mất một nửa quê hương năm 1954, chúng ta đã mất cả quê hương năm 1975 vì chúng ta không có quyền lấy quyết định điều khiển cuộc kháng Cộng, vì chúng ta bị địch cấy độc tố không làm chánh trị. Nay chúng ta đang đứng trước viễn tượng có thể sẽ thua cuộc một lần nữa, nhưng thua cuộc lần này là do lỗi của chính chúng ta:

Chúng ta đã và đang trợ giúp kẻ thù bằng cách này hay cách khác.


Montreal 06/07/2007

Nguyễn Bách

User avatar
VuPhong
Posts: 2910
Joined: Wed Dec 01, 2004 4:28 pm

Post by VuPhong »

Bài diễn văn Tổng Thống Bush tập trung vào đề tài chiến tranh và thuế

Linh Vũ, Jan 29, 2008
Cali Today News: Trong thời gian nền kinh tế Hoa Kỳ đang sút giảm và cuộc chiến Iraq chưa có kết quả tốt đẹp, trong đêm thứ Hai Tổng Thống Bush đọc bài diễn văn Liên Bang cuối nhiệm kỳ với mục đích chuyển đạt nhanh chóng dự luật giảm thuế và kêu gọi sự kiên nhẫn thêm nhiều hơn trong cuộc chiến Iraq. Ông nhấn mạnh nên tăng cường thêm 300 triệu Đô La để giúp đỡ cho các học sinh nghèo và các nhà trường đang gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn và yêu cầu những nhà làm luật ủng hộ để tăng cường nền kinh tế Hoa Kỳ hiện nay.

Tổng Thống Bush đọc bài diễn văn lần này nhiều người cho rằng lời lẽ không mấy mạnh mẽ như bài diễn văn đầu tiên nhậm chức, hình như ông nói có tính cách gượng gạo để thừa nhận rằng người Mỹ không cảm thấy an tâm mấy trong tương lai, ông cũng thừa nhận nền kinh tế Hoa Kỳ đang xuống dốc, nhưng ông cũng không quên khuyến khích và đưa ra quyết tâm của ông bảo vệ nền kinh tế Mỹ vững bền trong tương lai. Ông cho rằng trong tương lai về lâu về dài nền kinh tế Hoa Kỳ chắc chắn sẽ tăng trưởng.

Về chiến tranh ở Iraq, ông tin tưởng quân đội Hoa Kỳ đang thành công, sự tăng cường thêm quân rất lợi ích cho cuộc tảo thanh quân khủng bố Al. Qaida, bọn khủng bố đang trên đường tháo chạy. Quân đội Hoa Kỳ đã đạt được nhiều thành tích mà mọi người không thể ngờ được chỉ trong vòng có một năm.

Tuy thế Tổng Thống Bush vẫn cảnh báo rằng con đường phía trước vẫn còn nhiều khó khăn, kẻ thù đang tấn công chúng ta, chúng ta chưa tiêu diệt hoàn toàn. Hoa Kỳ nên nhìn về phía trước, chúng ta không thể lùi hay chỉ biết củng cố.

Trong thời gian nhiệm chức, chính sách của ông chưa thật sự hoàn tất với những điều mà ông đã hứa trong bài diễn văn nhậm chức cách đây 07 năm. Những vấn đề nêu lên trong ngày thứ Hai không có gì mới lạ. Ông đã dành gần phân nửa bài diễn văn để nói về chính sách đối ngoại của ông. Đề tài được nhấn mạnh là chiến tranh ở Trung Đông (Do Thái và Palestine) và vấn đề tham vọng chương trình hạt nhân của Iran.

Tổng Thống Bush cho rằng hiện tình kinh tế yếu kém hôm nay là vì chúng ta phải đối đầu với những khó khăn về hòa bình và chiến tranh trong cuộc chạy đua kinh tế toàn cầu, đồng thời chúng ta còn phải lo cho đời sống lành mạnh và phúc lợi cho người dân nữa. Tuy nhiên lịch sử sẽ ghi nhận giữa những sự khác nhau của chúng ta và chắc chắn là chúng ta hành động ‘với’ mục đích.

Trong diễn tiến mười tháng qua cho cuộc vận động bầu cử, Tổng Thống đã kêu gọi hai đảng Dân Chủ lẫn Cộng Hòa nên gác lại việc chính trị, hãy cùng hợp tác với nhau để nhận lãnh trách nhiệm, hãy chứng tỏ cho người dân thấy rằng hai đảng không chỉ chú trọng trong việc tranh giành lá phiếu bầu, mà còn tranh giành làm sao cho nước Mỹ tốt hơn và hoàn thành những lời hứa hẹn của mình.

Trong bài diễn văn tối hôm thứ Hai có nhiều chính khách và các nhà bình luận đưa ra nhiều nhận định và ý kiến khác nhau. Ông Sebelius cho rằng: Đây là cơ hội chót 357 ngày của Tổng Thống ở cuối nhiệm kỳ, ông nên phục hồi lòng tin cậy của dân chúng, phải thực thi ngay chính sách để có kết quả thực sự tạo cho người Mỹ niềm lạc quan mới, đó chính là những thách thức mà ông phải đương đầu. Nếu tất cả chúng ta cùng nhau thực hiện, chấp nhận mọi khó khăn, cố gắng đạt kết quả, chắc chắn chúng ta sẽ làm được việc đó.

Phát ngôn viên tòa Bạch Ốc Bà Dana Perino thì cho rằng: những đề nghị của Tổng Thống Bush có thể thực hiện nhịp nhàng với các thành viên Quốc Hội đa số là đảng Dân Chủ và các nhà làm luật để kích thích nền kinh tế tăng trưởng và những mối đe dọa của khủng bố hiện nay.

Các nghị viên đảng Dân Chủ cũng nêu lên vấn đề Quỷ 'Social Security' và nhập cư bất hợp pháp đó là hai vấn đề cần giải quyết hiên nay mà TT Bush không thể chống lại. Ông Ed Gillespie cố vấn TT nói rằng: TT đã nhìn thấy vấn đề đó và ông sẽ giải quyết trong quyền hạng TT của ông. Ông tiếp. TT cũng biết rằng cả hai đảng Dân Chủ lẫn Cộng Hòa đều có những đề nghị và ý nghĩ riêng, tất cả điều đó chính là đề tài tranh cãi lòng vòng.

Nhiều chính khách Hoa Kỳ đang nhìn vào quá khứ hoạt động của Tổng Thống Bush trong những năm qua để chọn làm đề tài tranh cử cho năm 2008. Hôm nay trong bài diễn văn tại tòa nhà lập pháp người ta không tìm thấy điều gì mới lạ, không có những kế hoạch nào đầy tham vọng, những lời lẽ hôm nay có vẽ khiêm nhường hơn nhiều, có lẽ do phản chiếu sự biến dạng của thời gian với những công việc và chức vụ tối cao mà ông đảm trách. Hiện nay nhiều người đưa ra câu hỏi là Tòa Bạch Ốc sẽ giúp gì được cho ông hoàn thành nhiệm vụ tốt trong 51 tuần còn lại?

Trong bài diễn văn Tổng Thống Bush cũng kêu gọi các chính trị gia hãy cưỡng lại kế hoạch khổng lồ với kinh phi 150 tỷ Đô La. Đồng thời kêu gọi Quốc Hội hãy thông qua dự luật về giáo dục “ No Child Left Behind” và xem xét lại hiệp định thương mại với Colombia, Panama, South Korea. Ông yêu cầu các nhà lập pháp ban thành luật giảm thuế lâu dài. Ông cũng yêu cầu Quốc Hội gia hạng đạo luật bảo vệ Quốc Gia sắp hết hạng vào cuối tháng. Trong bộ luật gồm có việc cho phép các viên chức tình báo được quyền theo dõi những cuộc điện đàm của những người khả nghi là thành viên của khủng bố trong và ngoài nước.

Trong bài diễn văn hôn thứ Hai TT Bush không đề cập nhiều đến những vấn đề mà chính sách ngoại giao của ông đã làm như vấn đề Bắc Hàn, ông chỉ hy vọng Bắc Hàn sẽ trưng bày toàn thể kế hoạch hạt nhân của họ, nhưng rất tiếc, Bắc Hàn không cam kết như lời hứa, thời hạng cuối là ngày 31 tháng Chạp.

Iran là Quốc Gia thứ ba ngoài Iraq và Bắc Hàn mà trước đây TT Bush cho là trục ma quỷ. Trong bài diễn văn ông lập lại nhiều lần lời phát biểu của ông xem như là một thông điệp gởi đến toàn dân Iran và lãnh tụ của họ. Ông nói: Chúng ta không cần tranh cãi với họ, chúng ta luôn xem trọng truyền thống và lịch sử của Iran. Đối với người lãnh đạo ông nói tiếp: Hãy dẹp bỏ những tham vọng về hạt nhân, những hoạt động trong quá khứ và chấm dứt mọi dàn áp người dân, ngưng mọi hỗ trợ cho khủng bố ở nước ngoài. Tuy nhiên trong bài diễn văn của ông vẫn có cường điệu cứng rắn là không thay đổi mọi ý hướng của ông trước đây.

Tổng Thống Bush cũng đề nghị thông qua dự luật cho phép các thành viên của quân đội được chuyển “Bill” giáo dục GI của họ thành lợi ích cho người chồng, vợ hoặc con. Ông cũng hứa sẽ rút gọn hay có thể loại trừ 151 lập trình của chính phủ. Theo như ông Gillespia cố vấn của TT cho rằng: Đó là những lãng phí, hay giúp thêm cho húp híp nên cất dành 18 tỷ đô la cho nhiều lợi ích khác.

Tổng Thống kêu gọi Quốc Hội đưa ra dự luật nhanh chóng với ngân khoản 150 tỷ đô la để kích thích nền kinh tế hiện nay, nếu chậm trễ sẽ gây ra nhiều tai hại.
Ông cũng yêu cầu Quốc Hội sữa đổi luật thuế má để mọi người có đủ khả năng mua bảo hiểm sức khỏe, điều này ông đã nêu lên trong bài diễn văn năm vừa qua. Ông kêu gọi Quốc Hội hãy phê chuẩn 30 tỷ đô la cho năm năm tới để giúp cho việc phòng ngừa bệnh Aids trên thế giới, đề nghị này ông chỉ nhắc lại lời yêu cầu của lần trước ở vườn Hồng Tòa Bạch Ốc.

Ông yêu cầu Quốc Hội thông qua luật cấm chỉ chương trình tạo sinh vô tính mà ông đã nói đến trong năm 2006.

Sau hết ông hy vọng sẽ tìm thấy sự đồng ý của hai đảng trong chương trình giáo dục mà ông đã thỏa thuận (No Child Left Behind Act) và những kế hoạch hữu ích khác mang phúc lợi cho dân Mỹ. Chúng ta không thể phủ nhận những kết quả thành đạt trong nhiều năm qua. Giờ đây chúng ta phải làm việc cùng nhau, phải lãnh trách nhiệm chung, phải linh hoạt mọi công việc từ khu vực đến tiểu bang để giảm bớt số lượng học sinh trung học bỏ học nửa chừng và cung cấp, trợ giúp thêm cho những trường học đang thiếu thốn phương tiện và những hoàn cảnh khó khăn.

User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Bao giờ Việt Nam độc lập?

Ngô Nhân Dụng
Muốn trắc nghiệm coi Cộng Sản Việt Nam dám giữ thái độ độc lập đối với Trung Cộng hay vẫn còn lệ thuộc, cứ tìm xem mấy bữa nay các báo ở Hà Nội và Sài Gòn có báo nào loan tin về nhà đạo diễn Steven Spielberg hay không. Tuyệt nhiên không thấy báo nào viết lấy một câu về tin Steven Spielberg tuyên bố rút lui, không làm cố vấn cho Thế Vận Hội Bắc Kinh 2008 nữa. Ngay trên các mạng lưới, ít người đọc nên thường được công an kiểm soát nhẹ nhàng hơn báo in, cũng không thấy tin đó. Báo chí bên Trung Quốc tất nhiên hoàn toàn giấu kín không loan báo chuyện này. Ở Việt Nam cũng vậy; giống như bàn tay kiểm duyệt của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa đã được nối dài từ Bắc Kinh sang tới Hà Nội.

Chắc Trung Cộng sợ nếu cho phép loan tin này thì độc giả Việt Nam sẽ tự hỏi tại sao ông Spielberg lại tẩy chay Thế Vận Hội Bắc Kinh 2008. Trong thời đại thông tin trên mạng lưới, người ta muốn tìm tin tức rất dễ tìm ra. Họ sẽ biết là Steven Spielberg, cùng với đạo diễn Trung Hoa nổi danh Trương Nghệ Mưu, đã được mời làm cố vấn cho ban tổ chức nghi lễ khai mạc và bế mạc Thế Vận Hội 2008. Nay Spielberg không cho Trung Cộng mượn tên mình đánh bóng cho bộ mặt của họ nữa. Vì ông phản đối chính phủ Bắc Kinh đang nuôi dưỡng một chế độ tàn bạo ở Sudan, một nhóm độc tài chuyên chế đã giết hại 200,000 đồng bào của họ ở Darfur trong 4 năm qua, và khiến cho 2 triệu người dân phải vượt biên tị nạn.

Báo chí ở Việt Nam cũng không được phép loan tin cô tài tử Mia Farrow đã vận động một cuộc tẩy chay Thế Vận Hội Bắc Kinh 2008 hàng năm qua, tạo áp lực buộc chế độ Cộng Sản Trung Quốc phải tuân theo nghị quyết của Liên Hiệp Quốc phong tỏa chính quyền Khartum về kinh tế. Các công ty dầu khí Mỹ, Canada và Âu Châu đã rút khỏi Sudan, các công ty Trung Quốc bèn nhẩy vào thay thế. Trước đây, Sudan phải nhập cảng dầu. Sau khi được Bắc Kinh hỗ trợ Sudan đã đào thêm các mỏ dầu, xây nhà máy lọc dầu và các đường ống dẫn dầu, đã trở thành một nước xuất cảng dầu lửa. Phần lớn dầu xuất cảng bán sang Trung Quốc! Tài tử Mia Farrow đã kêu gọi được hàng triệu người ký tên yêu cầu Bắc Kinh rời khỏi Sudan, cô đã hoan hô Steven Spielberg biết nghe theo lời yêu cầu của bà, và bà đang kêu gọi mọi người tẩy chay các công ty Mỹ đang ủng hộ Thế Vận Hội Bắc Kinh, như Visa, Kodak, vân vân. Nhưng các độc giả Việt Nam không ai được nghe, được đọc các tin tức đó!

Có phải báo đài ở nước ta không thích loan tin về các tài tử điện ảnh hay chăng? Không phải. Ngày hôm qua nhiều báo đã loan tin rất đầy đủ, với các chi tiết hấp dẫn về vụ diễn viên Tạ Ðình Phong ở Hồng Kông muốn ly dị. Vì hình ảnh của vợ anh là nữ tài tử Trương Bá Chi mới được đưa lên mạng lưới. Mà trong hình, chụp cùng với diễn viên Trần Quán Hy, cô không mặc quần áo (báo trong nước viết là ảnh nude, chúng tôi dịch sang tiếng Việt). Tờ báo trong nước đăng cả hình hai vợ chồng tài tử, lấy từ báo China Daily (Bắc Kinh), và còn mô tả là Tạ Ðình Phong “giận tím người,” theo tin tức của Minh Báo (Hồng Kông). Ðiều đó chứng tỏ người làm báo nước ta cũng không thờ ơ trước các tin tức về các ngôi sao điện ảnh. Trên cùng trang mạng đó họ còn ghi hàng chục tin tức các tài tử xi nê khác. Như lời tuyên bố của Dolly Parton về bộ ngực của cô; Brad Pitt muốn cưới trước khi sanh con; hoặc đăng tên sáu cô đào đã ngủ với tài tử Trần Quán Hy và hình ảnh bị đưa lên mạng, khi anh này đi sửa laptop. Toàn là những tin hấp dẫn đủ để cho thanh niên Việt Nam chăm chú đọc, tha hồ bàn tán, khâm phục và noi gương. Họ cũng biết chụp hình, quay phim, gài trong laptop, rồi đưa lên mạng, vân vân. Không ai còn thì giờ nghĩ đến các hòn đảo Hoàng Sa đã bị chiếm nữa!

Như vậy thì khi các báo ở Việt Nam không loan tin nào về vụ Mia Farrow và Steven Spielberg tẩy chay Thế Vận Hội Bắc Kinh để phản đối chính quyền Trung Quốc, đó là do chính sách của Bắc Kinh và Hà Nội, hai đảng cộng sản đồng chí anh em, không muốn dân Việt biết Trung Cộng đang giúp một chế độ diệt chủng ở Bắc Phi. Hai mươi năm trước, Trung Cộng cũng bảo vệ chế độ diệt chủng Khờ Me Ðỏ ở Campuchia đến phút chót. Hiện giờ họ đang đóng vai quan thầy của nhóm quân phiệt Miến Ðiện và giao thiệp hữu hảo với nhà độc tài Robert Mugabe ở Zimbabwe. Cộng Sản Trung Quốc trước sau như một, đặt quyền lợi kinh tế của họ lên trên hết.

Nếu biết chính sách của Bắc Kinh như vậy, đồng bào mình sẽ không cần hỏi tại sao Cộng Sản Việt Nam không dám tố cáo trước dư luận quốc tế việc Bắc Kinh xâm chiếm các phần đất trên bộ và những hòn đảo trên biển của nước ta. Lúc nào họ cũng một mực hòa hoãn, kín đáo, để thương thuyết, đi đêm với các đồng chí, anh em của họ. Cộng Sản Trung Quốc không phải chỉ biết đe dọa mà còn có khả năng mua chuộc nữa. Họ đang dùng tiền bạc, hối lộ, mở rộng ảnh hưởng khắp thế giới qua các hoạt động doanh thương, đầu tư - Sudan chỉ là một thí dụ nổi bật khiến những người có lương tâm khắp thế giới nổi cơn bất bình trước cảnh mấy trăm ngàn thường dân vô tội bị tàn sát.

Trung Quốc đã ký tên vào Công Ước Chống Tham Nhũng của Liên Hiệp Quốc. Các công ty của những nước đã ký công ước này không được phép hối lộ quan chức các nước khác. Khi các công ty dầu khí Âu Mỹ rút khỏi Ecuador vì tình trạng tham nhũng vô độ của công ty quốc doanh dầu khí nước này, Bắc Kinh đã nhẩy vào và đã chi ra hàng trăm triệu Mỹ kim để hợp tác khai thác dầu. Nigeria là một nước nhiều dầu lửa nhất Phi Châu, nhưng dân chúng vẫn sống trong cùng khổ. Năm ngoái, chính phủ Ấn Ðộ đã ngăn không cho một công ty dầu Ấn Ðộ hợp tác với Nigeria, ngay sau đó công ty Khai Thác Dầu Hải Ngoại của Trung Quốc đã bỏ ra hơn 2 tỷ Mỹ kim để mua 45% quyền khai thác một vùng mỏ dầu mà công ty Ấn Ðộ đã phải bỏ đi. Hàng trăm triệu Mỹ kim sẽ vào tay các quan chức tham nhũng. Năm 2005, ông Hồ Cẩm Ðào đã viếng thăm và viện trợ cho Gabon, “không đặt một điều kiện nào cả.”

Ở Ðông Nam Á, chính phủ Campuchia cũng nhận được 600 triệu đô la Mỹ, vô điều kiện. Nhưng sau đó Campuchia đã cho Trung Quốc quyền khai thác dầu ngoài khơi. Năm ngoái, Phi Luật Tân được Ngân Hàng Xuất Nhập Cảng Trung Quốc hứa cho vay mỗi năm 2 tỷ Mỹ kim, trong ba năm. Chế độ quân phiệt Miến Ðiện cũng cho Trung Quốc khai thác dầu khí, đổi lại Bắc Kinh ngăn cản không cho Hội Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc lên án bọn quân phiệt đàn áp các tăng sĩ và Phật tử.

Ngoài các món tiền viện trợ, Trung Quốc còn bành trướng qua ngả các ngân hàng cho vay lãi nhẹ. Trong ba năm từ 2001 đến 2003, các ngân hàng Trung Quốc đã cho người nước khác vay 7.6 tỷ Mỹ kim vào năm 2001, 9.6 tỷ năm 2002, đến năm 2003 đã lên 14.4 tỷ. Tại các nước Á Châu, số tiền Trung Quốc cho vay đã tăng từ 9% lên 13%, rồi 21%, cũng trong ba năm đó. Những dự án đầu tư bị các ngân hàng Âu Mỹ chê vì không đủ tiêu chuẩn, thì các ngân hàng Trung Quốc sẵn sàng cho vay, chỉ cố để đặt chân vào gây ảnh hưởng lâu dài. Sở dĩ các ngân hàng Trung Quốc làm được như vậy vì đó không phải là những ngân hàng tư có trách nhiệm với cổ đông. Bốn ngân hàng lớn nhất Trung Quốc, chuyên cho vay ở nước ngoài, đều là ngân hàng chính phủ. Và họ không thiếu tiền. Dân chúng Trung Hoa, hàng tỷ người, gửi 11 ngàn tỷ đồng nhân dân tệ trong các ngân hàng chính phủ, nhận được lãi suất rất thấp, chỉ có 2 tới 3% một năm. Vì chỉ có các ngân hàng của nhà nước được đặt chi nhánh khắp nơi, người dân không có cơ hội gửi tiền vào các ngân hàng tư nhân hoặc ngoại quốc. Với số tiền đó, tương đương với khoảng 1,300 tỷ Mỹ kim, các ngân hàng Trung Quốc tha hồ cho vay theo tiêu chuẩn chính trị của đảng Cộng Sản, chứ không cần kiếm lời. Ðó là một vũ khí cho cuộc bành trướng thế lực trên thế giới của Cộng Sản Trung Quốc.

Và khi nào những người cầm quyền ở Việt Nam vẫn là những người đồng chí anh em với cộng sản Trung Quốc thì không có một lực lượng nào ở nước ta có thể đứng lên tìm cách ngăn cản bớt cơn sóng bành trướng đó. Mối đe dọa bành trướng sẽ càng ngày càng mạnh hơn. Một bài trước trong mục này đã nói tới việc sử dụng quỹ đầu tư 200 tỷ đô la Mỹ của chính phủ Bắc Kinh. Một nhà kinh tế thuộc ngân hàng Bank of America đã tính rằng chính phủ Trung Quốc sẽ dùng một phần quỹ đó để tài trợ các công ty của Hoa kiều đang hoặc sẽ hoạt động ở vùng Ðông Nam Á. Thử tưởng tượng nếu họ dành ra một số tiền nhỏ, khoảng một tỷ Mỹ kim, chia ra nhiều xí nghiệp thuộc nhiều quốc gia Ðông Nam Á. Trong mươi năm họ sẽ có một mạng lưới các cơ sở kinh tế làm nội ứng cho chính sách bành trướng của Cộng Sản Trung Hoa!

Bao giờ báo chí Việt Nam được phép loan báo các tin tức như vụ nhà đạo diễn Steven Spielberg tẩy chay Thế Vận Hội Bắc Kinh? Bao giờ người Việt trong nước được tự do xuất bản sách của Ðức Ðạt Lai Lạt Ma? Ðó sẽ là những dấu hiệu cho thấy nước Việt Nam có độc lập hay không! Khi mà Sở Kiểm Duyệt ở Bắc Kinh có cánh tay kéo dài sang tới Hà Nội, thì nước Việt Nam chưa độc lập!

User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Bình luận thời sự: Cơn Sốt Bạch Ốc 2008

Trương Sĩ Lương, Feb 22, 2008

Cali Today News - Sau “Super Tuesday”, thứ Ba vĩ đại, ngày 2-5-2008 với cuộc so tài giữa hai ngôi sao Obama và Clinton của đảng Dân Chủ tại 24 tiểu bang; sau 11 trận chiến thắng liên tiếp qua những cuộc bầu cử sơ bộ tại 10 tiểu bang và 20,000 cử tri, được coi như 1 tiểu bang của công dân Mỹ ở ngoại quốc vừa qua, TNS Barack Obama đã lật ngược thế cờ và đang dẫn đầu con số đại biểu (cử tri đoàn) tổng cộng 1,351 ÐB, trong khi TNS Hillary Clinton chỉ được 1,262 ÐB.

Nếu tính theo từng tiểu bang thì TNS Obama thắng 25 tiểu bang và TNS Clinton chỉ được 13. Sự chiến thắng liên tiếp và bất ngờ của TNS Obama đã làm ngạc nhiên chính giới Hoa Kỳ và cả thế giới. Cuộc đua đầy hấp dẫn và gay cấn giữa hai ngôi sao Hillary Clinton và Barack Obama được mô tả là đã cuốn hút người dân tham gia mạnh mẽ nhất trong lịch sử các cuộc bầu cử sơ bộ.
Sự chiến thắng liên tục của TNS Obama, khiến bộ chỉ huy vận động tranh cử của TNS Clinton trở nên lúng túng và phải thay đổi chiến thuật. Ngay tức khắc, TNS Clinton đã dồn nỗ lực, vận động ráo riết tại 2 tiểu bang có con số đại biểu lớn là Texas và Ohio để tìm chiến thắng sau cùng. Ngay cả cựu TT Clinton cũng đã lên tiếng như một lời kêu gọi cử tri ở 2 tiểu bang này rằng: “Hillary có được đảng Dân Chủ đề cử hay không chắc chắn đang nằm trong tay quý vị”.
Bất cứ ai theo dõi cuộc chạy đua nước rút của hai ngôi sao Obama và Clinton cũng đều thấy như vậy. Nghĩa là tính đến giờ này thì bà Clinton đang ở thế yếu, đang lo ngại trước một Obama lên như diều gặp gió. Liệu bà có thể thắng được đại đa số cử tri đoàn của Texas (193 ÐB), Ohio (141 ÐB) vào ngày 4 tháng 3 sắp tới để bắt kịp con số đại biểu mà Obama đang gác hay không?

Xin thưa:

Các bình luận gia cho rằng, bà Clinton phải thắng với tỷ lệ lớn ở hai tiểu bang này thì mới có thể tiếp tục chạy đua tại 8 tiểu bang còn lại: Vermont vào ngày 4-3; Mississippi ngày 11-3; Pennylvania ngày 22-4; Indiana ngày 6-5; N Carolina ngày 6-5; Kentucky ngày 20-5; Oregon ngày 20-5 và S. Dakota ngày 3-6. Nếu không, người ta cho rằng bà sẽ bỏ cuộc như phu quân là cựu TT Clinton đã than thở với cử tri ở Texas hôm 20-2-08.

Trong trường hợp bà Clinton hạ được Obama sát nút ở một trong hai tiểu bang Texas và Ohio mà vẫn chưa bắt kịp con số ÐB mà TNS Obama đã đạt được thì sao? Câu trả lời là bà sẽ tiếp tục vận động ở 8 tiểu bang còn lại cho đến khi Ðại Hội đảng Dân Chủ được tổ chức vào ngày 25-8-2008 tại Denver, Colorado. Tại đại hội này với số 795 Siêu Ðại Biểu (Super-delegates) sẽ quyết định dồn phiếu cho ứng cử viên nào có số ÐB cao hầu có đủ túc số 2025 để được chính thức đề cử.

Tại sao đảng Dân Chủ lại có con số 795 Siêu Ðại Biểu này, họ là ai? Theo đảng quy, họ là những chính khách, gồm: Thượng khách danh dự như cựu tổng thống, phó tổng thống, Chủ tịch đảng, nghị sĩ, dân biểu, Thống Ðốc tiểu bang, và những yếu nhân lãnh đạo đảng các cấp... Hiện tại, theo thống kê thăm dò, bà Clinton đang được 232 siêu ÐB ủng hộ; ông Obama được 170 siêu ÐB ủng hộ và số 351 siêu ÐB còn lại, chưa quyết định họ sẽ dồn phiếu cho ai trước đại hội đảng.
Thông thường thì con số ÐB chưa quyết định, sẽ bỏ phiếu thuận cho ứng cử viên nào đã được đa số Ðại biểu của 50 tiểu bang chọn trong mùa bầu cử sơ bộ. Thế nhưng, nếu hai ứng cử viên có số ÐB sát nhau, cũng theo tài liệu của đảng Dân Chủ, họ không nhất thiết phải bỏ phiếu cho ứng cử viên đã thắng cử sơ bộ. Nếu sự việc xảy ra như vậy, nội bộ đảng Dân Chủ, người ta e rằng, sẽ đưa tới một biến cố chia rẽ trầm trọng trong lịch sử đảng này.

Theo dõi cuộc tranh luận cuối cùng của TNS Clinton và Obama tại trường đại học UT Austin, Texas vào tối thứ Năm 21-2 vừa qua, giới bình luận cho rằng sau 1 giờ 30 phút đấu khẩu về nhiều đề tài như: tình hình Cuba, Kinh tế, cải tổ di trú, bảo hiểm sức khỏe, vai trò của vị tổng tư lệnh quân đội v.v... hai ứng cử viên đã không gay gắt nhau. Tuy nhiên, một cú móc lò duy nhất mà bà Clinton tấn công ông Obama, đó là việc chỉ trích ông Obama đã học thuội (copy) từ ngữ của người khác trong lúc vận động. Cuộc tranh luận này cũng không có đề tài gì mới lạ, nhưng mục tiêu của 2 vị là vận động để được cộng đồng người Mỹ gốc La-tinh ủng hộ. Người ta cũng ghi nhận lời kết của bà rất cảm động, có thể làm mũi lòng người nghe. Khi được hỏi bà có chuyện gì xảy ra khá đau buồn trong đời, đại khái như vậy? Bà đã trả lời: chuyện đau buồn mà bà đã trải qua thì nhiều lắm, nhưng so với những mất mát của các thương binh về từ các chiến trường và những công dân bất hạnh trong đời sống thì không thấm béo gì cả.

1) Có nhiều người thắc mắc, tại sao TNS Obama lại lên như vù vù trong những cuộc bầu cử sơ bộ như vậy? Sức đẩy nào đã giúp ông thu hút giới trẻ, nhất là giới trí thức trung lưu mà đại đa số là người da trắng?

Một số bình luận gia cho rằng:
a) Ông Obama lên vù vù là do thị hiếu của đa số đảng viên Dân Chủ, thành phần ưa chủ trương thay đổi, nhất là giới trẻ. Thật ra, họ chỉ muốn thay đổi, tốt hay xấu hậu xét, miễn là có thay đổi.
b) Theo một nhận xét khác, ông Obama là một người trẻ, có tài hùng biện, thu hút người đối diện, nhưng thực chất chưa đạt tới mức trung bình của một nhà lãnh đạo. Ông có thể là một nhà cách mạng, có thể tạo khí thế cho một cuộc cách mạng, một phong trào đấu tranh nào đó, chứ không thể là một chính trị gia để lãnh đạo một quốc gia.

c) Có người lý luận cách khác: TT Bush đâu có kinh nghiệm của một chính trị gia sáng giá, nhưng ông cũng đã đắc cử hai nhiệm kỳ? Ông Obama, một người trẻ trung, có tài hùng biện, ông như một hiện tượng lạ (phenomenon) mà nước Mỹ cần có để thay đổi cuộc diện mà người dân đã mệt mỏi vì chiến tranh, nhất là kinh tế suy trầm.

d) TNS Obama đã và đang được giới truyền thông thổi lên ào ào. Người ta cho rằng, đó chính là thế lực khó hiểu mà chính giới đang suy nghiệm tại sao?
Xin lướt sơ qua về tử vi của TNS Obama trong năm Mậu Tý tốt xấu ra sao. Sinh năm 1961, tuổi Tân Sửu, mạng Bích Thượng Thổ, ông bị sao thủy diệu chiếu, có hạn ở cung hỏa, đầu năm tương đối còn nhẹ nhưng cuối năm sẽ gặp nhiều khó khăn. Thế nhưng lý số chỉ là xem qua cho vui. Chờ xem!

Cũng xin lướt sơ qua về tử vi của bà Clinton để quý vị nghiệm thử có đúng hay không. Bà Clinton, sinh năm 1947, tuổi Ðinh Hợi, mạng ốc thượng thổ, năm nay gặp sao Thái Bạch khá năng, tức sạch nhà sạch cửa, mất của thua thân. Bà Clinton, tuy tài giỏi về nhiều mặt, nhưng đã nhảy vào cuộc đua không đúng thời điểm. Cũng xin nói vài nét cho vui. Chờ xem!

2) Có người thắc mắc tại sao một nữ lưu tài giỏi như TNS Hillary Clinton, ăn nói lưu loát, điềm đạm, có sự hỗ trợ đắc lực của phu quân là cựu TT Clinton lại tuột dốc trong cuộc đua vào Bạch Ốc một cách thê thảm như vậy? Tại sao hệ thống truyền thông lại xoay qua ủng hộ TNS Obama mạnh như thế?

Người ta cho rằng, khởi đi từ những cuộc tranh luận giữa các ứng cử viên và bà Clinton. Sau đó, cựu TT Clinton nhảy vào chỉ trích nặng nề TNS Obama. Chính giới của đảng Dân Chủ như TNS Kennedy, Kerry có lên tiếng khuyên can, nhưng vì ông bà Clinton không nghe lời nên họ đã nhảy vào ủng hộ ông Obama. Ðó cũng là lý do đã tạo ra một ấn tượng không tốt cho bà Clinton.

Một lý do khác khá thầm kín, đó là chính giới cho rằng một thế lực rất mạnh (tài phiệt) đứng đàng sau nhìn thấy Hoa Kỳ đang lâm chiến với các tổ chức khủng bố Hồi giáo tại Trung Ðông, chiến trường A-phú Hãn và Iraq chưa yên, đang ở giai đoạn khó khăn. Quốc gia Iran đã và đang có ý đồ gây hấn với tây phương về vũ khí chiến lược, khó tránh một cuộc xung đột xảy ra về năng lượng tại Trung Ðông. Do đó, một nước Mỹ cần tiếp tục mạnh về đối ngoại, quốc phòng v.v... để đối đầu. Nếu đảng Dân Chủ lên nắm hành pháp trong nhiệm kỳ tới, với đường hướng thiên tả, yếu cả hai mặt quân sự và ngoại, e rằng sẽ tạo nên thế mạnh cho các tổ chức khủng bố. Vì vậy, thế lực mạnh ấy đã vận động báo giới để đưa Obama đối đầu với TNS McCain, thay vì để bà Clinton ra lãnh đạo, với ê-kip hùng hậu, đầy kinh nghiệm chính trị thì TNS McCain sẽ khó nuốt. Nghĩa là nếu bà Clinton được đề cử thì ông Obama dễ chấp nhận đứng chung liên danh Clinton-Obama hơn. Liên danh này sẽ có nhiều cơ hội đánh bại TNS McCain của đảng Cộng Hòa vào cuộc bầu cử mùng 4 tháng 11 năm nay. Thế nhưng, thế lực ngầm ấy đã vận động, đã vạch thế cờ để Dân Chủ phải thua Cộng Hòa thêm một nhiệm kỳ nữa.

Nếu sự việc xảy ra như thế thì gần giống như chuyện khó khăn mà đảng Dân Chủ đã gặp phải vào năm 1972, khi ông George McGovern, một nhân vật cực tả, phản chiến, bị một số siêu Ðại biểu chống đối trong việc đề cử tại đại hội đảng Dân Chủ ở Miami, Florida, mặc dù ông thắng sát nút TNS Hubert Humphey ở các cuộc bầu cử sơ bộ. Kết cuộc, ông McGovern vẫn được đảng đề cử, nhưng ông đã bị TT Nixon đánh bại thê thảm với tỷ số 48/50 tiểu bang.

Thật ra, chiến trường chính trị đột biến khó lường, lý luận, góp ý là một chuyện, nhưng tướng bất cập số. Nếu số trời đã định ông Obama có tướng quân vương, được toàn dân tung hô, và sẽ là vị Tổng thống da đen đầu tiên trong lịch sử của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ thì ai mà biết được.

Trương Sĩ Lương

User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

LẠI THÁCH THỨC CỘNG ĐỒNG... Chiều nay, đang lu bu về những chuyện Tết nhất sắp đến, tôi nhận liên tiếp hai cú điện thoại. Một từ Utah , một từ Houston . Hai bạn cựu tù, bạn chiến đấu đã hỏi tôi tới tấp về việc một tờ báo lớn ở California đăng hình ảnh một chậu rửa chân có vẽ lá cờ Tổ quốc. Tôi vào ngay trang web Người Việt Online, chỉ đọc được tin cuộc biểu tình phản đối và một bài viết ngắn của cô Trần Thúy Châu viết để ca ngợi công lao bà mẹ chồng đã 20 năm làm nghề rửa chân cho thiên hạ để nuôi nắng các con thành tài.

Trong lòng tôi bán tín bán nghi. Tôi tự nhủ: “Chắc mấy anh ở Cali quá nhậy cảm, nên dễ nhìn thấy cái gì cũng sai. Kiểu Việt Cộng gọi là “đeo cặp kính quan điểm".

Nhưng sau khi vào trang Take2Tango, nhìn rõ cái chậu màu vàng có vẽ 3 sọc đỏ chạy theo cái vành chậu; thì cơn phẫn nộ của tôi lên cực điểm. Tôi không thể ngờ rằng có kẻ bạo gan và táo tợn dám làm chuyện này. Nhất là do một cô gái có trình độ học thức tương đối cao.

Có lẽ trước hết phải dạy cho cô một bài học về Công Dân Giáo Dục và Lịch Sử (vì chưa hẳn người có bằng cấp cao là người có trí tuệ và đạo đức).

Kể từ khi con người biết sống quần tụ thành những nhóm, những xã hội, những quốc gia; thì biểu hiệu đầu tiên để phân biệt các nhóm, các tập thể, quốc gia là lá cờ. Dù ở bất cứ quốc gia nào, dưới chế độ chính trị nào, thời đại nào, thì lá cờ cũng là biểu tượng thiêng liêng nhất của một quần thể nhân dân sống trong đó. Lá cờ không phải là một mảnh vải màu sắc để trang trí, mà là hình ảnh đại diện cho tập thể, cho quốc gia, dân tộc. Nó được kèm theo với bản quốc ca, quốc thiều để trở thành hai biểu tượng gắn bó trong đời sống nhân dân. Người ta chào cờ hàng ngày và trong các dịp lễ long trọng.

Sở dĩ lá cờ linh thiêng vì đó là hồn nước, nó thắm máu đào bao thế hệ đã bỏ mình để bảo vệ và di dưỡng cho thế hệ sau. Người ta đứng nghiêm chào lá quốc kỳ với một lòng tự hào và con tim thổn thức.

Để cắm được lá cờ sao sọc tại Iwo Jima , quân đội Hoa Kỳ đã có bảy ngàn hy sinh và mười chin ngàn chiến thương.

Để cắm được lá cờ vàng trên cổ thành Quảng Trị, gần năm ngàn quân sĩ VNCH đã hy sinh anh dũng sau nhiều tuần chiến đấu.

Vì thế, quốc dân ai cũng trân trọng lá cờ của mình. Chỉ có kẻ thù mới đem lá cờ của đối phương ra bêu nhục. Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam , bọn phản chiến côn đồ đã dày xéo lá cờ Sao Sọc, đốt xé nó tàn tệ đã đưa đến những tranh luận về quyền tự do trong Tu Chính Án thứ Nhất (Freedom of Expression). Những nhóm tả khuynh, cấp tiến (Liberal) bênh vực quyền này; và hậu quả là những nhà chế trang phục đã đem màu cờ in lên áo quần lót, thậm chí có những tên điên khùng mất dạy đã lấy lá cờ Mỹ làm giẻ lau xe. Chỉ mới đây thôi, Tối Cao Pháp Viện mới chấp thuận việc truy tố những tội làm nhục lá cờ.

Cô Trần Thúy Châu, năm nay chắc chưa quá ba mươi, viết tiếng Việt có vẻ thông thạo, rành rẻ; thì chắc chắn đã từng được sinh và lớn lên ở Việt Nam. Dù bị giáo dục bởi Cộng Sản, cô cũng phải được dạy rằng lá cờ là thứ không thể đem ra làm trò chơi. Cô chắc cũng chưa ở Hoa Kỳ lâu đến độ tiêm nhiểm thói côn đồ của bọn Mỹ tả khuynh đem cờ ra hành nhục. Chúng tôi không muốn mang tiếng chụp mũ cô, nhưng hành vi của cô chắc chắn chỉ có những người Cộng Sản mới dám làm để thách thức cộng đồng tị nạn.

Chúng tôi biết gần đúng rằng cô rời Việt Nam hoặc theo cha mẹ trong thành phần cựu tù, chương trình HO; hoặc liều mạng trên những chiếc tàu mong manh vượt biển khơi để né tránh chế độ Cộng Sản; hoặc được bảo lãnh qua trong chương trình đoàn tụ. Dù thuộc thành phần nào, thì cô cũng có gắn bó, có ơn nghĩa với những người từng sống ở miền Nam, từng phục vụ chiến đấu dưới lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ.

Việc làm của cô - nếu quả thực không nằm trong mưu đồ của Cộng Sản – thì cũng chứng tỏ cô là con người phản bội, vong ân đối với những tín niệm mà cha anh cô đã tôn thờ, hay đã được bao bọc nhiều năm trước ngày đen tối 30-4-1975. Vẫn biết rằng từ nỗ lực riêng của cô mà cô có được bằng cấp cao, thân thể xinh tốt, đời sống đầy đủ hạnh phúc ngày nay; nhưng chính đó là cũng một phần rất lớn về tinh thần mà cộng đồng tị nạn đã đóng góp cho cô chứ không phải những người Cộng Sản bên kia đại dương chu cấp cho.

Việc làm của cô chứng tỏ rằng dù cô có đến trường, đỗ đạt bằng cấp cao, nhưng cô là một kẻ vô hạnh, có tri mà không có trí vì đã đem biểu tượng thiêng liêng của người khác (hay của chính cô) ra bêu rếu.

Tôi tin chắc chắn cộng đồng Người Việt Tị Nạn California sẽ có thái độ dứt khoát với việc làm ngu muội, phản phúc của cô.

Chúng tôi cũng vô cùng phẫn nộ việc tờ báo lớn nhất tại California đã đưa hình ảnh bêu rếu này trong số báo Xuân Mậu Tý. Giữa Người Việt và chúng tôi từng có những quan hệ mật thiết. Những bài chính luận chống Cộng của chúng tôi thường đuợc Người Việt đăng một cách trang trọng và nhanh chóng cho kịp lúc. Vì thế, chúng tôi yêu cầu Ban Biên Tập báo Người Việt - mà trong đó có người bạn của tôi từng chia xẻ những năm tù khổ sai ở trại A-20 – có lời thích đáng với cộng đồng và rà soát lại nhân sự để xem có bàn tay nối dài nào của phía bên kia không. Chứ cứ lâu lâu, rình đánh một phát như thế này thì khó bào chữa lắm.

Đỗ Văn Phúc

User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Việt Nam khó chống lạm phát

Ngô Nhân Dụng

Trước ngày ông Nguyễn Tấn Dũng lên đường đi Anh Quốc, nhật báo Financial Times ở London đã phỏng vấn ông về tình hình kinh tế Việt Nam. Nguyễn Tấn Dũng nói muốn giữ cho sản lượng kinh tế Việt Nam năm nay tăng từ 8-9%; sẽ cố giảm số lạm phát từ gần 16% lúc đầu năm xuống chỉ còn 12% vào cuối năm; và sẽ tăng số hàng xuất cảng thêm 20%, so với năm ngoái.

Mục tiêu cuối cùng có thể dễ thực hiện nhất nếu dốc lực vào việc xuất cảng. Khi nhà nước nắm trong tay các công ty xuất cảng, cố giữ hối suất thấp để dễ cạnh tranh, còn ở trong nước thì buộc công nhân phải lãnh lương rất thấp, thì có thể hạ thấp giá hàng bán ra ngoài. Tổng số xuất cảng có thể tăng lên, các công ty xuất khẩu sẽ có lời; mọi thiệt thòi đã có giới lao động chịu đựng.

Mục tiêu khó đạt hơn, là làm sao đẩy lạm phát thấp xuống. Chống lạm phát khó, không phải vì thiếu những phương cách kiềm chế. Khó, vì các biện pháp ngăn ngừa lạm phát sẽ buộc các ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước sẽ phải bớt xài tiền. Bớt xài tiền thì cũng bớt cơ hội kiếm chác. Các đảng viên cao cấp sẽ chống, mà không biết những người cầm đầu đảng Cộng Sản có đủ sức cưỡng lại họ hay không!

Tháng trước, giá sinh hoạt ở Việt Nam tăng theo tốc độ 15.7% một năm. Tại các thành phố lớn thì giá cả còn tăng nhanh hơn. Trong các món hàng tiêu thụ, thực phẩm tăng giá nhanh nhất, trên 20%. Riêng tại Sài Gòn giá thức ăn trung bình tăng một phần tư hơn năm ngoái. Khi thức ăn lên giá, người nghèo chịu thiệt hại nhất.

Ðể ngăn chặn lạm phát, có hai loại thuốc thường dùng. Một là dùng chính sách tiền tệ để giảm số tiền các ngân hàng cho vay. Như tăng lãi suất, tăng dự trữ bắt buộc, hoặc bán công trái để nhà nước vay tiền, thu về bớt số tiền ở trong dân chúng. Với các biện pháp tiền tệ đó, số tiền lưu hành giảm bớt, sức tiêu thụ giảm theo, giá cả sẽ không tăng nhanh nữa.

Nhưng chỉ riêng các biện pháp tiền tệ chưa đủ để kiềm chế lạm phát. Giảm bớt số chi tiêu của guồng máy nhà nước cũng là một cách bớt số tiền đổ vào trong nền kinh tế, tức là bớt lạm phát.

Hai loại biện pháp tiền tệ và công chi cần hỗ trợ lẫn nhau. Nếu chỉ thắt chặt trong lãnh vực tiền tệ mà thả lỏng trong việc chi tiêu, thì sẽ không đạt được hiệu quả. Dùng biện pháp tiền tệ để hạn chế số tiêu thụ trong dân mà nhà nước vẫn tiếp tục chi tiêu nhiều hơn, thì không thể ngăn ngừa lạm phát được.

Trong cuộc phỏng vấn với nhật báo Financial Times, ông Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh sẽ giảm lạm phát từ gần 16% xuống 12% vào cuối năm nay. Nhưng ông Dũng phải thú nhận với nhà báo rằng trong năm ngoái nhà nước cộng sản đã thất bại. Họ đã tăng lãi suất, tăng số dự trữ bắt buộc ở các ngân hàng thương mại; nhưng vẫn chưa kiềm chế được số lượng tiền tệ lưu hành. Lý do chính là số tín dụng vẫn gia tăn. Nói cách khác, cả guồng máy kiểm soát tài chánh của đảng Cộng Sản không ngăn được các ngân hàng của đảng đem tiền cho các xí nghiệp của đảng vay!

Tại sao họ không kiểm soát được lẫn nhau? Ông Nguyễn Tấn Dũng giải thích rằng các ngân hàng và các doanh nghiệp của nhà nước đều làm ăn theo quy tắc của kinh tế thị trường, ai có tiền cho vay cứ cho vay, ai vay được mà dùng tiền kiếm ra lời thì cứ di vay, không cản được! Tóm lại, đảng và nhà nước cộng sản cũng không bảo được các đảng viên cộng sản phải ngưng “làm kinh tế” kiếm lời! Hậu quả là toàn dân phải chịu cảnh lạm phát, xăng gạo cái gì giá cũng lên, nhưng đó là việc của người khác, không phải trách nhiệm của các đảng viên làm việc kinh doanh! Ông Nguyễn Tấn Dũng đổ lỗi tại thị trường, nhưng ông quên rằng ở Việt Nam bây giờ chưa phải thị trường thật, chỉ có một thứ thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa! Ðảng Cộng Sản đã tạo ra một khung cảnh kinh tế, khung cảnh đó khuyến khích các ngân hàng của đảng cho vay và các xí nghiệp của đảng đi vay, tín dụng tăng lên gây cảnh lạm phát khiến toàn dân phải chịu. Nếu tư nhân được hoạt động tự do, nếu đảng Cộng Sản không nắm độc quyền để nâng đỡ các đảng viên cao cấp, thì các chính sách tiền tệ sẽ có hiệu quả hơn.

Một cách cụ thể, theo định hướng xã hội chủ nghĩa là thế nào? Một mặt, chính sách của đảng Cộng Sản là kiểm soát và hạn chế các cơ hội đầu tư của tư nhân, bắt buộc dân chúng hễ có chút tiền là chỉ có cách gửi vô ngân hàng. Ðó là chính sách hút hết tiền của dân vào cho các đảng viên cao cấp ngân hàng sử dụng. Ngân hàng của nhà nước trả mức lời rất thấp, cho nên ngân hàng chỉ cần cho vay với lãi suất cao hơn chút đỉnh là đủ kiếm ăn thoải mái rồi.

Trong guồng máy độc quyền cai trị của đảng Cộng Sản, các xí nghiệp nhà nước cùng với các ngân hàng cũng của nhà nước đều liên kết với nhau trong quan hệ trong đảng; tiền bên ngân hàng được chuyển sang cho các xí nghiệp sử dụng không cần biết đến hiệu quả kinh doanh! Ở các nước kinh tế thị trường thật, khi cho vay là ngân hàng phải tra hỏi người muốn vay có dự án đầu tư như thế nào. Trong một nước cộng sản, chỉ cần đảng nói một tiếng là đủ.

Nhưng mặt khác, đảng Cộng Sản Việt Nam cũng tạo cơ hội kiếm tiền cho các xí nghiệp của đảng. Nhật báo Financial Times cho biết rằng rất nhiều các doanh nghiệp nhà nước cộng sản khi vay được tiền họ không dùng để phát triển các hoạt động mà lại dùng tiền để đầu cơ đất đai, nhà cửa! Nghĩa là tiền vay để cho các sếp lớn kinh doanh nhưng không giúp tạo thêm công việc làm cho giới lao động, không giúp kinh tế phát triển!

Tại sao các đảng viên có cơ hội làm giầu dễ dàng như vậy? Cũng chính đảng Cộng Sản, không cho tư nhân được làm chủ đất, đã tạo ra cảnh giá nhà đất tăng vùn vụt trong mấy năm qua, để cho các nhà tư bản đỏ kiếm lời! Việc thay đổi quyền sử dụng đất ở các vùng chung quanh thành phố hoàn toàn cho các đảng viên cao cấp quyết định; tất cả đã tạo cơ hội cho những người có quan hệ với guồng máy đảng và nhà nước tha hồ đầu cơ đất đai trục lợi! Nếu trong một nền kinh tế tự do thật sự, các đảng viên không có nhiều cơ hội làm giầu như vậy! Chính đảng Cộng Sản đặt ra những hạn chế, kìm hãm không cho người dân được kinh doanh tự do, cho nên các đảng viên cao cấp mới có cơ hội vay và cho vay, làm giầu cho họ mà không giúp cho kinh tế phát triển.

Trong cuộc phỏng vấn kể trên, ông Nguyễn Tấn Dũng đồng ý rằng các chính sách tiền tệ không có hiệu quả, nhưng ông cũng xác nhận là chính sách chi tiêu của đảng Cộng Sản vẫn không thay đổi. Ông Dũng nói với nhà báo Amy Kazmin rằng trong năm 2008 đảng Cộng Sản sẽ thúc đẩy “tất cả các lãnh vực đầu tư mạnh thêm.” Nói cách khác, đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ tiếp tục đổ thêm tiền vào các xí nghiệp quốc doanh để họ “đầu tư.” Nghĩa là, một mặt ngân hàng nhà nước tìm cách thu tiền vào để bớt lạm phát; mặt khác, nhà nước vẫn đưa thêm tiền cho các quan chức kinh tế “đầu tư” thoải mái! Trước khi những đồng tiền đó được đầu tư vào chi không biết, thế nào các quan cộng sản cũng có thêm tiền bỏ túi!

Trong bài viết về cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Tấn Dũng, nhà báo Amy Kazmin cũng thuật những lời nhận xét của ông Jonathan Pincus, kinh tế gia của Liên Hiệp Quốc ở Hà Nội. Nhà ngoại giao này dùng những ngôn ngữ rất ngoại giao khi phê bình chính sách của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Ông Pincus nói rằng đảng Cộng Sản cần phải “học” để đối phó với một thế giới ngày càng phức tạp, thế giới này không dễ dàng như trước. Ông phê bình là “chính sách chi tiêu của nhà nước không hỗ trợ cho các chính sách tiền tệ.” Ðảng cộng sản không thể chỉ dùng các biện pháp tiền tệ để ngăn ngừa lạm phát, trong khi họ vẫn chưa giảm bớt số chi tiêu qua việc các doanh nghiệp nhà nước đua nhau đi đầu tư. Mà những vụ gọi là “đầu tư” đó trong thực tế chỉ tiêu phí tiền mà không đem lại hiệu quả kinh tế mà chỉ làm cho lạm phát tăng thêm.

Tình trạng lạm phát gia tăng làm khổ dân nghèo ngay bây giờ, nhưng khi nhìn về tương lai, lạm phát cũng là một mối đe dọa vì giới đầu tư quốc tế sẽ ngần ngại không dám vào Việt Nam. Trong năm qua, số tiền ngại quốc đầu tư đã tăng vọt sau khi Việt Nam được vào Tổ Chức Thương Mại Thế Giới. Nhưng ông Peter Rider, giám đốc quỹ đầu tư Indochina Capital cho biết sau một thời gian “hồ hởi” giới có tiền quốc tế đã khựng lại, không hăng hái như trước nữa. Công ty Standard and Poor tuần trước mới báo tin là nếu tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam không giảm bớt thì trong vài năm tới “mức độ tín nhiệm sẽ bị giảm” (creditworthiness could be eroded). Ông Pincus, đại diện của Liên Hiệp Quốc, cũng cảnh cáo rằng số đầu tư nước ngoài sẽ giảm nếu lạm phát không được kìm hãm.

Muốn kìm hãm lạm phát thì chính quyền Cộng Sản Việt Nam phải giảm bớt quyền tiêu tiền của các cán bộ cầm đầu những xí nghiệp quốc doanh, giảm bớt quyền cho vay của các ngân hàng do các đảng viên nắm giữ! Nhưng hiện nay đảng Cộng Sản Việt Nam nằm trong tay giới tư bản đỏ này chứ không phải do các đảng viên thấp cổ bé miệng quyết định. Cắt bớt quyền lấy tiền của dân đem dùng thì các quan chức bị thiệt, họ theo đảng “làm cách mạng” để làm gì? Ðó là cảnh khó khăn của ông Nguyễn Tấn Dũng. Ðảng Cộng Sản kiểm soát kinh tế, không mở cửa thị trường tự do thật sự; tạo ra cơ hội cho các đảng viên cao cấp làm giầu. Bây giờ rất khó hạn chế bớt “quyền làm giầu” của các nhà tư bản đỏ! Lạm phát tăng lên sẽ gây khó khăn cho cả nền kinh tế, những người chịu thiệt hại nặng nhất là đám dân lao động chứ không phải các nhà tư bản đỏ!

User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Cái tên lót “Hussein’ của Obama lợi hại thế nào trong cuộc đua vào Tòa Bạch Ốc? Cali Today News - Tên trọn vẹn của ông Obama là Barack Hussein Obama, Jr. Khi Bill Cunningham, tay nói chuyện radio bảo thủ, cố ý gọi “Barack Hussein Obama’, có người hỏi ông McCain cho ý kiến thì ông nói: “Ô không, không được làm thế, bất cứ bình phẩm có vẻ khiếm nhã với ông Obama hay bà Clinton là không thích hợp chút nào”.

Những người ủng hộ ông Obama lập tức hoan hô thái độ của ông McCain. Thậm chí họ còn nói cái tên Hussein còn có nghĩa là “xinh đẹp” (beautiful).

Nhưng người ta nhận ra khi cánh hữu tìm cách “rù rì rủ rỉ” cái tên Husein này, ông Obama lại vô tình giúp cho họ. Vì nếu cứ né tránh tranh luận, ông sẽ tạo cảm tưởng muốn “chôn” cái tên giữa như thế vào tiềm thức của cử tri. Và thế là cử tri cứ “nhớ nhớ” cái tên Hussein này cho dến…tháng 11 năm nay!

Khi ban tham mưu của bà Clinton khẳng định họ không đứng đàng sau tấm ảnh ăn mặc truyền thống người Phi Châu của ông Obama ở Kenya, ông Obama nói: “Ừ, thì cũng nên bỏ qua chuyện đó một bên cho xong.”

Thật ra ông Obama đã không chính xác, ông bỏ qua một cơ hội. Ông nên chụp cơ hội này để chứng tỏ ông “không có cái gì cần dấu diếm cả”, thậm chí cái Hussien cũng không có cái gì ghê gớm lắm.

Ông Obama cần biết cử tri nước Mỹ đang nhìn ông kỹ hơn, “gần hơn” (pay closer attention). Cho dù các cố vấn của ông có cắt nghĩa ra sao, ông Obama không việc gì che đậy những khác biệt của mình.

Huống chi ông từng nhiều lần tự xưng mình là “ứng cử viên của sự thay đổi”. Có thể McCain tặng Obama một bài học hữu ích khi ông vẫn kiên định trong lập trường ủng hộ chiến tranh Iraq, chứ không phủ nhận.

Ông Obama nên để dân chúng Mỹ hiểu sự khác biệt rất lớn giữa một người Thiên Chúa Giáo sinh quán ở Hawaii và Saddam Hussein, tên đồ tể thành Baghdad, chẳng cần gì phải chặt bớt cái tên giữa và cũng chẳng có cái gì là cấm kỵ (taboo) ở đây cả.

Trần Vũ theo tuần báo Time

User avatar
VuPhong
Posts: 2910
Joined: Wed Dec 01, 2004 4:28 pm

Post by VuPhong »

Có tiến bộ về nhân quyền ở Việt Nam không?
Tuesday, March 11, 2008

Trần Thanh Hiệp & Nguyễn An

I. Ðộc tài không thể là tiêu chuẩn để đánh giá tiến bộ dân chủ

Theo nhà cầm quyền Hà Nội thì tình trạng nhân quyền ở Việt Nam đang được cải thiện, vấn đề nhân quyền tốt hơn trước. Nhưng có nhiều luồng dư luận nhất là tổ chức quan sát nhân quyền Human Rights Watch ở Nữu Ước lại cho rằng ở Việt Nam, đàn áp nhân quyền vẫn tiếp tục. Ðể tìm hiểu về sự khác biệt giữa hai cách nhận định này, BTV Nguyễn An của Ban Việt Ngữ đài ACTD đã phỏng vấn Luật Sư Trần Thanh Hiệp, chủ tịch Trung Tâm Việt Nam về nhân quyền, trụ sở đặt tại Paris, về tình hình nhân quyền ở Việt Nam hiện nay. Xin được nhắc lại rằng ý kiến của Luật Sư Hiệp không nhất thiết phản ánh quan điểm của đài Á Châu Tự Do.

A.C.T.D.: Nhà cầm quyền Hà Nội, qua lời đại sứ Lê Công Phụng nói là tình trạng nhân quyền ở Việt Nam đang được cải thiện và vấn đề nhân quyền ở Việt Nam tốt hơn trước. Là người đã từng theo dõi tình trạnh nhân quyền ở Việt Nam từ nhiều năm qua, luật sư nhận định ra sao về ý kiến nói trên của ông Lê Công Phụng?

T.T.H.: Theo tôi, nói như vậy là khẳng định những điều mà thực tế đang diễn ra hàng ngày ở trong nước đã bác bỏ, dư luận quốc tế đã gián tiếp đính chính. Không những không có chuyện nhân quyền ở Việt Nam đang được cải thiện tốt mà trái lại tôi cho rằng Hà Nội vẫn tiếp tục theo đuổi chính sách đàn áp dưới đủ mọi hình thức.

A.C.T.D.: Có lẽ khi nói như vậy, nhà cầm quyền Việt Nam dựa trên cơ sở là những phiên tòa xét xử mới đây có khác với trước: quyền biện hộ đã được tôn trọng, và hình phạt tiếp tục được giảm nhẹ so với ngày xưa. Cụ thể là trường hợp một người đối kháng từng công kích cực kỳ mạnh mẽ chế độ là nhà văn Trần Khải Thanh Thủy đã được trả tự do và không bị quản chế sau khi rời nhà tù. Dù thế nào chăng nữa thì cũng phải nhìn nhận rằng tình hình có khác trước chứ.

T.T.H.: Có thay đổi không hẳn là đã có tiến bộ nếu chỉ là những thay đổi về hình thức bên ngoài. Theo tôi, để xét xem thật sự có tiến bộ hay không thì trước hết cần phải dựa vào những cơ sở chính xác để cân nhắc sai đúng, nặng nhẹ rồi sau đó mới rút ra được những kết luận đáng tin cậy. Nếu nhìn vấn đề như thế thì tôi cho rằng tình trạng nhân quyền ở Việt Nam hiện nay chưa được cải thiện vì Hà Nội vẫn theo đưổi chính sách đàn áp cố hữu của họ. Những gì đã khiến cho có thể nói đã có thay đổi thì theo tôi là Hà Nội nay không đàn áp theo đường thẳng nữa mà đàn áp theo đường vòng tức là trước sau vẫn là đàn áp.

A.C.T.D.: Ðàn áp theo đường vòng là một cụm từ mới. Xin ông phân tích thêm thế nào là đàn áp theo đường vòng?

T.T.H.: Thực chất của chính sách nhân quyền của Hà Nội là đàn áp vì Hà Nội chủ trương dùng bạo lực và quyền uy do pháp luật họ tự quyền đặt ra để ngăn cấm không cho dân có bất cứ khả thế nào để hành xử các nhân quyền mà luật quốc tế đã công nhận cho bất kỳ ai, ở bất kỳ đâu cũng có. Muốn dễ bề đàn áp như thế, Hà Nội đã tước đoạt hết những nhân quyền quốc tế này rồi thay vào đó bằng những nhân quyền giả mạo chỉ có hình thức mà không có nội dung. Trước đây, hễ người dân nào dám đòi hay hành xử nhân quyền thì Hà Nội lập tức bắt giữ không cần xét xử hay nếu có xử thì cũng xử chiếu lệ thôi. Nhưng mấy năm gần đây, trước áp lực quốc tế, Hà Nội đã nghĩ ra cách đàn áp theo nhiều giai đoạn như ra pháp luật phi nhân quyền, cho phép bắt giữ và xét xử dưới những hình thức hợp pháp để rồi sau cùng thực hiện hành động đàn áp. Do đó Hà Nội mới nới tay cho phép luật sư tranh cãi một phần nào và giảm nhẹ chút đỉnh hình phạt. Cho nên nếu coi đó là có tiến bộ về nhân quyền thì chẳng khác nào chỉ thấy cây mà không thấy rừng. Tôi cho rằng Hà Nội không thay đổi chính sách đàn áp nhân quyền của họ mà chỉ viết lại kịch bản đàn áp để diễn tuồng tiến bộ mà thôi.

A.C.T.D.: Vậy theo luật sư việc nhà văn nữ Trần Khải Thanh Thủy được trả tự do mà không kèm theo quản chế có thể coi là một tiến bộ được hay không?

T.T.H.: Không phạt tù bừa bãi là một điều tốt. Nhưng trước hết cần phải hỏi rằng có được phép bắt hay không đã, rồi mới định được xem có tiến bộ hay không có tiến bộ. Nếu không được phép bắt mà cứ bắt giam bừa bãi hàng năm rồi mượn tòa án để tha mà xí xóa việc bắt ấy thì sao gọi là tiến bộ được!

A.C.T.D.: Ngoài những nhận định về trường hợp bà Trần Khải Thanh Thủy, luật sư còn muốn viện dẫn những sự kiện nào khác nữa để bênh vực quan điểm của mình không?

T.T.H.: Khẳng định rằng hiện nay tình hình nhân quyền ở Việt Nam đang được cải thiện trong khi cả hệ thống pháp luật đàn áp chưa được cải thiện là lấy độc tài làm tiêu chuẩn để đánh giá tiến bộ về nhân quyền. Cả hệ thống pháp luật của chế độ Hà Nội đã mang trong nó mầm mống đàn áp rồi. Từ hiến pháp xuống cho đến luật và bản văn dưới luật đều nhắm giới hạn tới mức tước đoạt nhân quyền dân quyền để áp đặt trật tự đảng trị. Cho nên dù ở trước tòa án hay ở ngoài đời, đàn áp là nguyên tắc chứ không phải biệt lệ. Thiết tưởng kể không hết được. Có lẽ chúng ta chỉ cần giới hạn vào hai ba trường hợp điển hình cũng hiểu được vì sao tình hình nhân quyền trong nước vẫn còn xấu.

A.C.T.D.: Chắc trong buổi phát thanh tới, sẽ mong được nghe luật sư nói về một vài trường hợp điển hình mà ông vừa nêu lên. Xin cảm ơn Luật Sư Hiệp.

MC cuối bài: Quý thính giả vừa theo dõi cuộc trao đổi giữa BTV Nguyễn An của Ban Việt Ngữ và Luật Sư Trần Thanh Hiệp, chủ tịch Trung Tâm Việt Nam về Nhân Quyền, trụ sở đặt tại Paris, về tình hình nhân quyền ở Việt Nam hiện nay. Xin được nhắc lại rằng ý kiến của Luật Sư Hiệp không nhất thiết phản ánh quan điểm của đài Á Châu Tự Do.

II. Hà Nội xuống thang hình phạt để leo thang vi phạm nhân quyền

A.C.T.D.: Trong năm vừa qua, sự kiện nhiều luật sư, trong đó có những luật sư trẻ tuổi, được phép đứng ra biện hộ trước Tòa Phúc Thẩm Hà Nội cho hai bị cáo đồng thời cũng là hai đồng nghiệp của họ, là Ls Nguyễn Văn Ðài và Ls Lê Thị Công Nhân, có phải là một biến chuyển rất có ý nghĩa của ngành tư pháp Việt Nam trên bước đường trở thành độc lập để thực hiện công lý đích thực hay không thưa luật sư?

T.T.H.: Bề ngoài thì có vẻ như thế, nhưng đi sâu vào bên trong thì tôi tưởng là nên thận trọng, không nên vội kết luận. Vì không thể đánh giá riêng lẽ sự kiện nói trên mà phải đặt nó vào trong khuôn khổ chung là chế độ đảng trị hiện nay thay vì đặt ra giả thuyết lạc quan là tiến bộ về nhân quyền đang được thực hiện ở Việt Nam. Nếu nhìn vấn đề một cách toàn bộ như thế thì tôi cho rằng sự xuất hiện có vẻ ngoạn mục của các luật sư nói trên không thể đánh giá như một bước phát triển của nghề luật sư hay là bước khởi đầu của tiến trình quyền biện hộ thoát ly khỏi sự giám hộ đảng trị.

A.C.T.D.: Lý do tại sao mà ông cho rằng không thể coi việc luật sư được biện hộ trước tòa là một bước phát triển của nghề luật sư mặc dù đó rõ ràng là một điều mới tại Việt Nam?

T.T.H.: Ðó là vì hệ thống văn bản của luật hình mà Hà Nội đã và đang dùng làm công cụ phục vụ đường lối cai trị độc đảng chưa có một thay đổi nào trong thực chất phi nhân quyền cố hữu của nó. Từ các tội danh, các hình phạt cho đến các thủ tục điều tra, xét xử, thi hành án, tất cả đều chỉ nhắm vào mục tiêu độc nhất là đàn áp thẳng tay mọi hành vi bị coi là chống chế độ. Vậy thì vai trò của luật sư không thể là gì khác hơn vai trò làm phông cảnh cho thứ công lý một chiều này. Dù rằng trước đây luật sư là những diễn viên mờ nhạt, bây giờ họ được phép một phần nào tự do diễn xuất để cho kịch bản xét xử tiền chế không quá lộ liễu và tẻ nhạt. Tôi chắc những đồng nghiệp trẻ tuổi của tôi trong phiên xử phúc thẩm hai bị cáo Nguyễn Văn Ðài và Lê Thị Công Nhân cũng thấu hiểu được điều này. Nhưng họ không bỏ lỡ cơ hội để thực hiện một cách nghiêm chỉnh nghiệp vụ biện hộ của mình nên đã đem hết kiến thức luật học và nhiệt tình để bênh vực cho hai đồng nghiệp lâm nạn. Giá mà nhà cầm quyền Hà Nội chịu để cho họ tự do tranh cãi, dù với những tự chế cần thiết, thì ít ra cũng đã có được một cuộc đối thoại giữa bên công tố với với bên biện hộ để phân định phải trái, có tội hay vô tội. Nhưng rất tiếc là Hà Nội chỉ nhượng bộ nửa vời nên ngay trong phiên xử hai bị cáo Nguyễn Văn Ðài và Lê Thị Công Nhân, những người thừa hành của họ đã không ngần ngại gây cản trở tối đa không cho luật sư hành sư đúng đắn quyền biện hộ. Theo những gì đã được người hiện diện trong phiên xử ghi lại thì giả thuyết lạc quan về sự hình thành của quyền tự do biện hộ đã bị thực tế là phiên xử bác bỏ.

A.C.T.D.: Xin Luật sư tóm tắt những gì xảy ra trong phiên xử Nguyễn Văn Ðài và Lê Thị Công Nhân mà ông nói là đã ngăn cản các luật sư làm nhiệm vụ biện hộ.

T.T.H.: Vâng, nếu nói đầy đủ thì sẽ rất dài, tôi chỉ xin tóm lược thôi. Với kinh nghiệm hành nghề trên 10 năm tại miền Nam Việt Nam trước đây và sau thời gian dài trên hai thập niên quan sát, nghiên cứu các hoạt động tư pháp tại hải ngoại, tôi chưa từng thấy có phiên xử nào mà thẩm phán và cử tọa đã đối xử tàn tệ với luật sư như chủ tọa, hội đồng xét xử và cử tọa đã đối xử với Luật Sư Ðặng Trọng Dũng, một trong những luật sư bênh vực cho Nguyễn Văn Ðài và Lê Thị Công nhân trước Tòa Phúc Thẩm Hà Nội. Trước hết, chủ tọa phiên xử và hội đồng xét xử đã luân phiên cắt ngang bài biện hộ của Luật Sư Ðặng Trọng Dũng tới 16 lần ngay khi Luật Sư Dũng vừa mới bắt đầu nói. Vừa cắt lời, vừa dọa nạt để yêu cầu Luật Sư Dũng phải theo những điều rất phi lý; như yêu cầu Luật Sư Dũng chỉ trình bày vào điểm chính, còn những gì liên quan tới lập pháp hay luật pháp thì không được nói; như chỉ bào chữa cho các bị cáo về những hành vi gọi là liên quan mà không được bàn đến những vấn đề nhân quyền, dân chủ hay công ước quốc tế; như ngăn cấm không cho giải thích về nghĩa vụ và trách nhiệm của luật sư. Nhưng vì những điều bị cấm kỵ ấy lại chính là những điều liên quan tới tội phạm của các bị cáo nên Luật Sư Dũng cứ phải tìm đủ cách nêu lên. Ông liền bị hội đồng to tiếng thét mắng: “Dừng lại đi! Thôi! Thôi! Thôi! Luật sư dừng lại! Luật sư dừng lại...”. Rồi ông Dũng nhận được lời cảnh cáo là nếu tòa thấy vấn đề gì mà tòa cho là không hợp là sẽ cắt vì tòa không có thời gian. Chưa hết, điều khiến phải kinh ngạc là những tham dự viên ngồi dưới đã gây huyên náo, hò hét ầm ĩ đòi Luật Sư Dũng: “Câm đi! Thôi! Thôi!”. Biết không thể tiếp tục được nữa Luật Sư Dũng đành bỏ dở bài cãi của mình.

A.C.T.D.: Cảnh tượng hiếm có này đã xảy ra có lẽ tại vì các thẩm phán chưa được chuẩn bị đủ để đối đầu với các luật sư chăng...

T.T.H.: Cũng có thể là một phần là do thiếu hụt về sự đào tạo nghề nghiệp của các thẩm phán. Nhưng tôi cho rằng sở dĩ các thành phần xét xử của Tòa Phúc thẩm Hà Nội đã ứng xử một cách thô bạo như thế là do đường lối cai trị khinh miệt nhân quyền dân quyền. Ðối với các luật sư mà còn như vậy thì đối với dân thường chắc còn thô bạo gấp bội. Tôi cho là ta có thể mượn phiên xử phúc thẩm trong vụ án Nguyễn Văn Ðài và Lê Thị Công Nhân làm bảng tổng kết về thực trạng dân quyền ở Việt Nam trong năm Ðinh Hợi. Với lời kết luận nghiêm khắc rằng quả thật vùng đất này hãy còn cách quá xa vùng đất của văn minh nhân quyền.

A.C.T.D.: Xin có một câu hỏi cuối cùng: Luật sư có nghĩ rằng tang lễ của cụ Hoàng Minh Chính vừa đây có là một chỉ dấu cho thấy đang có sự cải thiện về nhân quyền ở Việt Nam không?

T.T.H.: Khách quan mà nhận xét thì vào dịp tang lễ của cụ Hoàng Minh Chính, nhà cầm quyền Hà Nội đã có những nhượng bộ chưa từng thấy đối với những nhân vật chống chế độ. Trong một phạm vi nào đó, những nhượng bộ này đã nói lên lòng tôn trọng phẩm giá con người, nền tảng của văn hóa nhân quyền thường vốn không tìm thấy được dưới chế độ cộng sản. Bởi thế, chỉ nên coi đó là những nhượng bộ nhất thời đối với người đã khuất mà thôi, và chẳng có gì bảo đảm rằng nó sẽ tiếp tục xảy ra đối với người tại thế cả. Vì vậy tôi không coi đó là chứng tích của tiến bộ mà muốn nói rằng đó là những thắng lợi của cuộc tranh đấu dân chủ của toàn dân đã giành được trong những cuộc đụng độ trực diện với độc tài.

A.C.T.D.: Xin cảm ơn Luật Sư Hiệp và xin được nhắc lại rằng ý kiến của Luật Sư Hiệp không nhất thiết phản ánh quan điểm của Ðài Á Châu Tự Do.

User avatar
VuPhong
Posts: 2910
Joined: Wed Dec 01, 2004 4:28 pm

Post by VuPhong »

NƯỚC MỸ THAY ĐỔI


Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh
"Thay đổi...thay đổi", những tiếng đó đã vang lên như một khẩu hiệu thần kỳ trong cuộc tranh cử ở Mỹ năm nay. Người dân Mỹ muốn có sự thay đổi, nhưng thay đổi như thế nào? Khi bất mãn hay thất vọng về một tình trạng nào đó, dân chúng một nước muốn có thay đổi, đó là lẽ tự nhiên. Trong lịch sử không thiếu gì những biến cố tạo ra những sự thay đổi như vậy. Vào cuối Thế kỷ 19, nước Pháp đã có một sự thay đổi ngoạn mục, khi người dân đứng lên lật đổ chế độ vua chúa phong kiến để tạo ra chế độ Cộng Hòa do người dân làm chủ, nên còn gọi là Dân Chủ. Từ ngữ Cách Mạng ra đời từ đó. Đến Thế kỷ 20, những người Cộng sản ở Nga sau khi lật đổ chế độ Nga Hoàng đã gọi đây là Cách Mạng đổi đời, nghĩa là đảo lộn tất cả, kể cả đời sống của dân chúng.
Nhưng sau Thế chiến II, những người Cộng sản trên thế giới lợi dụng chữ Cách Mạng để lật đổ các chế độ thực dân độc quyền cai trị ở các nước nhỏ yếu. Họ lợi dụng vì trên thực tế sau khi chế độ thực dân tan rã, họ đã thay thế bằng một chế độ chuyên chính vô sản, nghĩa là độc tài Cộng sản. Việc hình thành chế độ Xã hội Chủ nghĩa ở Việt Nam là một thí dụ điển hình. Thập niên 80, Cộng sản Việt Nam bị khủng hoảng kinh tế nên họ đưa ra chủ trương "đổi mới". Từ ngữ này cũng che đậy một sự lừa bịp. Đổi mới hàm ý cái cũ hết nay đổi thành cái mới, chớ không thay đổi hẳn. Đây chỉ là thay đổi người, không thay đổi cấu trúc chế độ vì bản Hiến pháp cũ vẫn còn đó và theo Hiến pháp này, đảng CS vẫn độc quyền cai trị, không đối lập.
Hãy trở lại chữ "thay đổi" trong cuộc tranh cử Mỹ năm 2008. Mỹ là một nước dân chủ hàng đầu trên Thế giới và Hiến pháp Mỹ năm 1788 cho đến nay vẫn được coi là một văn kiện gương mẫu tạo ra sự phát triển về mọi mặt, đưa nước Mỹ lên hàng siêu cường đệ nhất. Không ai nghĩ người dân Mỹ muốn thay đổi Hiến pháp của họ. Dĩ nhiên mọi cấu trúc chính trị không thể tồn tại mãi mãi, nó sẽ thay đổi vào một thời điểm nào đó trong tương lai để theo kịp với đà tiến bộ của văn minh nhân loại. Nhưng tôi nghĩ tương lai đó còn khá xa đối với nước Mỹ. Bởi vậy người dân Mỹ đang đòi hỏi một sự thay đổi nhân sự. Họ đã thất vọng với 8 năm lãnh đạo của Tổng Thống George W. Bush trên mọi lãnh vực từ đối ngoại đến đối nội. Họ lo ngại vì tình trạng kinh tế hiện nay có dấu hiệu suy thoái, phát triển trì trệ trong khi vật giá lên cao, dấu hiệu của lạm phát, nên gọi chung là "trệ lạm". Nguyên nhân có nhiều, chẳng hạn giá xăng nhớt lên cao, vật giá gia tăng, cơ chế mượn tiền để mua nhà bị khủng hoảng, giá nhà xụt, giới trung lưu gặp khó khăn, thất nghiệp không giảm bớt được bao nhiêu, thâm thủng ngân sách quốc gia nặng nhất là do chiến tranh Iraq.
Hiển nhiên dân Mỹ muốn thay đổi người lãnh đạo. Nhưng nhiệm kỳ của ông Bush vào cuối năm sẽ hết và tháng 11 này dân chúng Mỹ đi bầu Tổng Thống mới. Cuộc vận động tranh cử đã sôi nổi ngay từ đầu năm. Hiện nay chỉ là những cuộc bầu sơ bộ (primaries) của hai chính đảng Cộng Hòa và Dân Chủ mỗi đảng họp lần lượt ở các tiểu bang khác nhau để chọn ứng cử viên ra tranh cử Tổng Thống trên toàn quốc vào cuối năm. Các cuộc họp này nhằm mục đích thâu thập phiếu cử tri đoàn của mỗi đảng ở mỗi tiểu bang. Ứng cử viên đảng Cộng Hòa cần phải hội đủ 1,191 phiếu mới được ra tranh cử. Ứng cử viên đảng Dân Chủ cần phải có 2,025 phiếu mới được ra tranh cử.
Cho đến tuần này, đảng Cộng Hòa thuộc khuynh hướng bảo thủ hầu như chắc chắn sẽ chọn Thượng nghị sĩ John McCain làm ứng cử viên Tổng Thống, vì cho đến nay McCain đã thu được được đại đa số phiếu cử tri đoàn, bỏ xa đối thủ của ông là Mike Huckabee. Về phía đảng Dân Chủ thuộc khuynh hướng tự do phóng khoáng, tình hình trong đảng gay go hơn về việc lựa chọn ứng cử viên. Thượng nghị sĩ Barack Obama cho đến nay được 1,598 phiếu, còn Thượng nghị sĩ Hillary Clinton được 1,487 phiếu, nghĩa là suýt soát nhau. Có thể phải chờ đến đại hội ngày 3 tháng 6 mới biết chắc ai sẽ là ứng cử viên Tổng Thống.
Nhưng ngay lúc này đảng Dân Chủ với tư tưởng cấp tiến đã bắt đầu làm một cuộc cách mạng ngoạn mục về giới tính và mầu da trong việc ra tranh chức Tổng Thống Mỹ. Trong lịch sử nước Mỹ chưa hề có một bà Tổng Thống hay một ông Tổng Thống gốc da đen. Bánh xe Cách Mạng Dân Chủ đã quay, chỉ chưa biết nó sẽ quay đến độ nào. Theo thống kê năm 2005, dân Mỹ có 296 triệu rưỡi người, trong số này có 12.3% là người da đen hay gốc Phi châu. Còn về giới tính, phụ nữ và đàn ông Mỹ tính chung gần bằng nhau. Bánh xe Cách mạng của đảng Dân Chủ sẽ quay lộn tùng phèo để chọn Obama hay quay lưng chừng để chọn Hillary? Hãy chờ xem.
Đảng Cộng Hòa chọn McCain làm ứng cử viên Tổng Thống và chính Tổng Thống Bush cũng đã ủng hộ ông này. McCain là người chủ trương tăng thêm quân Mỹ ở Iraq để đánh đến chiến thắng hoàn toàn. Các poll thăm dò cho biết TT Bush chỉ còn được khoảng 1/3 dân chúng tán thành, nên đảng Cộng Hòa gặp khó khăn trong cuộc tranh cử Quốc hội năm nay. Mới đây báo chí Mỹ loan tin một cố vấn của Thượng nghị sĩ McCain đã làm cho hãng Boeing mất việc đấu thầu chế tạo phi cơ bồn xăng cho Không quân Mỹ, để Công ty Airbus của Âu châu trúng cuộc đầu thầu khổng lồ này trị giá 35 tỷ đô-la. Một số Công ty Tổ hợp Mỹ và cả người của đảng Cộng Hòa đã chỉ trích McCain. Như vậy đảng Dân Chủ dù chọn Obama hay Hillary cũng dễ dàng chiếm được Bạch Cung.
Trong tình hình hiện nay, tôi thiết nghĩ yếu tố quan trọng nhất để người dân Mỹ lựa chọn Tổng Thống của họ là chính sách đối ngoại, vì trong 8 năm qua niềm đau của họ xuất phát từ lãnh vực này. Chính sách chỉ là nguyên tắc ai nói lên cũng hùng hồn oai dũng, nhưng phải có chiến lược chiến thuật mới thi hành được chính sách. Nếu chiến lược chiến thuật dở, chính sách nghe rổn rảng đến đâu cũng là đồ bỏ.

User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Nhục quốc thể

Ngô Nhân Dụng

Người làm báo có một điều tránh, là không loan báo những điều mà ai cũng biết. Thí dụ, nếu có một nhà báo viết, “lãnh tụ cộng sản nói dối;” chắc ai cũng chán. Nói vậy cũng không khác gì tờ báo loan tin “trái đất vẫn quay mỗi ngày một vòng.” Nói rõ ràng, “Nguyễn Tấn Dũng nói láo” nghe cụ thể hơn. Nhưng độc giả nghe chuyện này mãi rồi, viết thêm chỉ khiến người ta thấy nhàm tai. Người ta coi báo là để đọc những “chuyện mới nghe,” ngày xưa các cụ mình theo lối người Trung Hoa đặt tên báo là “Lục tỉnh tân văn” . Tân văn nghĩa là mới nghe thấy, người Nhật, người Hàn Quốc vẫn dùng hai chữ tân văn để gọi tờ nhật báo.

Hay là viết, “Nguyễn Tấn Dũng lên đài BBC bên Anh Quốc vẫn còn nói láo!” Ðộc giả rất khó tính, nhiều vị sẽ hỏi rằng, “Bộ một thằng nói láo ở trong nhà, nói láo khi ra đường, còn hy vọng khi nó sang nhà lối xóm thì nó hết nói láo hay sao?” Người miền Bắc dùng chữ “nói dối,” miền Nam dùng chữ “nói láo,” vừa có nghĩa nói dối vừa có nghĩa là nói dối một cách trâng tráo, không biết hổ thẹn. Nhưng loan tin Nguyễn Tấn Dũng sang bên Anh vẫn nói láo thì cũng không thể coi là một tin “mới nghe” được. Khi loan tin, nhà báo phải nêu rõ ông thủ tướng cộng sản nói láo những gì, có thể gọi đó là một tin tức mới nghe thấy.

Nhưng những điều ông Nguyễn Tấn Dũng nói với đài BBC tuần trước dối trá một cách lộ liễu và trâng tráo quá, khiến nhiều người nghe xong phải bất bình. Thí dụ, ông ta nói rằng chế độ cộng sản ở Việt Nam có một đạo luật báo chí tự do nhất thế giới, nhiều nước trông thấy mà thèm vì họ không có thứ luật ngon lành như vậy! Người Việt Nam nghe câu đó, nhất là các nhà báo Việt Nam nghe xong câu đó vừa “lộn ruột” lại vừa bật cười. Cả nước 600 báo đài không ai được loan tin công an Trung Quốc bắn chết các tăng sĩ và nhân dân Tây Tạng biểu tình. Luật báo chí của chế độ Nguyễn Tấn Dũng tự do nhất thế giới, nhưng nhà báo Việt Nam lại phải theo cả luật báo chí Trung Quốc nữa, bên đó nó khắt khe hơn!

Ngày hôm qua trên Nhật Báo Người Việt, ông Lê Việt đã nêu ra một bằng cớ cho thấy không những Nguyễn Tấn Dũng đã nói dối mà còn dấu đầu hở đuôi nữa. Bằng cớ là bản xếp hạng của Liên Hiệp Quốc về tự do báo chí. Trong số 198 quốc gia được nghiên cứu thì Liên Hiệp Quốc xếp chế độ cộng sản Việt Nam vào hạng thứ 192! Vẻ vang đứng cao hơn được 6 nước! Ngay một nước đàn em cộng sản cũ là Campuchia cũng được xếp hạng 82, tức là báo chí của họ được tự do hơn! Ai đã đi thăm xứ Chùa Tháp thì biết trong xứ này đảng đối lập vẫn được xuất bản báo. Ông Lê Việt đã bàn rằng khi đài BBC cho phát thanh câu nói của ông, “ông Dũng ơi, họ đã ‘chửi xỏ’ ông đấy!” Bởi vì khi một người nói dối mà ai cũng biết rằng nó nói dối, thì tất cả mọi người phải bật cười. Họ thấy, không những cái anh này nó dối trá, mà nó còn ngu nữa! Người khôn không ai nói dối một cách ngu dại như vậy!

Một chuyện thứ hai Nguyễn Tấn Dũng nói láo trâng tráo khiến người nghe phát chán không thèm nhắc lại nữa, dù nhắc lại để chửi; là chuyện tù nhân chính trị. Nguyễn Tấn Dũng quả quyết nhiều lần rằng chính quyền cộng sản Việt Nam không bao giờ bỏ tù những người bất đồng chính kiến. Tức là không có ai bị ra tòa vì lý do chính trị. Ai bị bắt đều vì phạm luật cả, Dũng nói, “Ðiều đó là một điều bình thường, tất cả các nước khác trên thế giới này, hay nhân loại đều như thế!”.

Khi mang cả nhân loại làm chứng, tức là chọc cho cả nhân loại nó nổi sùng! Nhưng nhân loại không ai cần chửi ông Nguyễn Tấn Dũng, vì Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản đã chửi xỏ ông ta rồi!

Gần đây có một tài liệu mật của Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Việt Nam ra lệnh cho đám công an “xử lý các vụ án chính trị” mới được một tổ chức đối lập công bố cho tất cả mọi người biết. Ðảng Dân Chủ Nhân Dân đã đưa tài liệu này lên Internet, nhan đề là “Kết luận của Bộ Chính Trị” do Trương Tấn Sang ký. Nhiều người lúc đầu còn nghi ngờ về tính xác thực của bản văn, mặc dù Ðảng Dân Chủ Nhân Dân đã cho in cả con dấu và chữ ký của Trương Tấn Sang ngày 12 Tháng Chín năm 2007 làm bằng chứng. Nhưng mối nghi ngờ nay đã hết, vì bản điều trần trước Thượng Viện Mỹ về tình hình bang giao với Việt Nam đã nhắc tới bản văn mật này và cho biết người ta đã xác định được đây là một bản văn đích thực, không còn nghi ngờ gì nữa.

Chỉ cần đọc những câu văn trong bài Kết Luận này thì chúng ta biết ở Việt Nam có những vụ án chính trị hay không. Trong phần đầu Trương Tấn Sang viết, “Thời gian gần đây, việc xử lý các vụ án chính trị đã đạt một số kết quả tốt... Ðội ngũ cán bộ... có nhiều cố gắng trong việc xử lý các vụ án chính trị...”. Ðoạn sau lại viết: “Tuy nhiên, chất lượng, hiệu quả xử lý các vụ án chính trị chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu...”. Trong đoạn giữa, Sang viết, “Ðể nâng cao chất lượng, hiệu quả xử lý các vụ án chính trị trong tình hình mới...” Ðoạn chót có câu, “Trên cơ sở tổng kết... về công tác xử lý các vụ án chính trị vừa qua...”.

Trong ba trang bản chỉ thị của Bộ Chính Trị đã nhắc đến chục lần những chữ “các vụ án chính trị...” Bây giờ ông Nguyễn Tấn Dũng chối cãi làm sao được rằng trong chế độ cộng sản của ông không có ai bị xử án vì lý do chính trị?

Nhưng các bằng cớ chứng tỏ Nguyễn Tấn Dũng nói láo còn chứa đầy trong những đạo luật hình sự ở Việt Nam hiện nay. Trong bộ luật đó, những từ ngữ “an ninh quốc gia” đã được nêu lên một cách mơ hồ để chế độ có thể bắt bỏ tù bất cứ người nào, chỉ cần gán cho tội phá hoại an ninh quốc gia! Ðiều 88 nói đến tội tuyên truyền chống chính quyền xã hội chủ nghĩa. Thế nào là chống lại chính quyền? Một đứa trẻ đứng đái vào cột đèn có hình Hồ Chí Minh cũng có thể bị buộc tội chống lại chính quyền vô sản! Ðiều 258 kê ra một loạt những tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ,” từ quyền tự do báo chí, tự do tín ngưỡng đến tự do hội họp. Người dân chưa thấy được hưởng quyền tự do nào, nhưng bất cứ ai cũng có thể bị gán tội lợi dụng các quyền tự do tưởng tượng đó! Một thứ tội mà đảng Cộng Sản hay buộc cho những người có chính kiến độc lập là tội làm gián điệp cho nước ngoài (điều 80). Nhiều nhà văn chỉ mang trong mình một bài viết có tư tưởng tự do là có thể bị bắt, ghép vào tội “gián điệp” để bỏ tù.

Tất cả những điều luật mơ hồ để buộc tội người đối lập chính trị đó chưa đủ, đảng Cộng Sản Việt Nam còn ban hành nghị định 31/CP, sau được bỏ đi thay thế bằng chỉ thị 44, cho phép guồng máy công an quản chế, giam lỏng tất cả những người không chịu vâng lời đảng Cộng Sản. Nhiều người đã bị bắt đem vào nhà thương điên, sau nhiều năm tháng trở về có thể mắc bệnh tâm thần vì bị công an cho uống thuốc!

Với tất cả những “vũ khí đàn áp” đó, từ giữa năm 2006 đến nay đã có hơn 40 người bất đồng chính kiến bị bắt và bỏ tù, chỉ vì họ yêu tự do và công lý. Nhắc đến tên ai cũng biết, những Linh Mục Nguyễn Văn Lý, Luật Sư Nguyễn Văn Ðài, nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, vân vân.

Vậy mà ông Nguyễn Tấn Dũng, lên đài BBC, vẫn khẳng định chế độ cộng sản của Ðảng ông không bao giờ bỏ tù những người bất đồng chính kiến!

Nhưng nói láo là nghề của cán bộ cộng sản, việc nói láo lúc ở trong nước hay nói láo khi ra nước ngoài, không làm cho ai phải ngạc nhiên. Chúng ta phải đem chuyện này ra bàn không phải vì đây là một câu chuyện mới mẻ gì. Người nghe có cảm thấy nổi giận hay buồn cười khi nghe Nguyễn Tấn Dũng nói. Nhưng nhiều người nghe qua rồi bỏ chỉ vì thấy đây là một chuyện đã diễn ra nhiều lần quá rồi, không kích thích được ai nữa. Giống như những người đã đi tù cải tạo, nghe nói láo mãi rồi quen tai, bây giờ nghe người ta cũng dửng dưng. Nghe quản giáo Nguyễn Tấn Dũng nói láo, không ai thèm bày tỏ lòng khinh bỉ nữa.

Nhưng khi nghĩ đến người ngoại quốc thì thấy phải đem câu chuyện ra bàn. Vì suy đi nghĩ lại, nhiều người Việt Nam cảm thấy xấu hổ khi nghe ông Nguyễn Tấn Dũng nói trên một đài phát thanh ngoại quốc. Nghe rồi cảm thấy một mối nhục chung, tất cả 84 triệu người Việt Nam đều nhục. Cả thế giới người ta sẽ cười cho, vì một quốc gia có một ông thủ tướng nói láo một cách trơ trẽn, không biết ngượng. Cả thế giới người ta sẽ hỏi không hiểu cái nước Việt Nam là nước thế nào, dân tộc Việt Nam là dân tộc thế nào mà lại chịu đựng được những thứ thủ tướng nói láo không biết ngượng miệng như vậy?

Post Reply