Bình Luận Thời Sự

Những đề tài nóng của Thời Sự. Các bài viết lượm nhặt trên Net ở nơi đây chỉ dùng để tham khảo không phải là chính kiến riêng của nhóm phụ trách.

Moderators: CayQueo, phu_de

Post Reply
User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Bản Khẳng Ðịnh Lập Trường của Người Việt Trên Toàn Cầu
về Hai Quần Ðảo Hoàng Sa và Trường Sa

Monday, December 10, 2007
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/an ... 70585&z=12

Ngày 2 tháng 12 năm 2007, nhà cầm quyền Cộng Sản Trung Quốc lại đi một bước nữa trong việc lấn lướt chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa khi tuyên bố thành lập thành phố Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam để quản trị một số quần đảo, trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa. Quyết định này là điểm kết của một chuỗi các hành động ngang ngược trong việc chiếm cứ các hải đảo của Việt Nam, gồm:

- Ngày 19 tháng 1 năm 1974, dùng hải quân cưỡng chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa;

- Ngày 14 tháng 3 năm 1988, chiếm một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa;

- Ngày 14 tháng 4 năm 1988, tuyên bố sát nhập 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào tỉnh Hải Nam.

Trước các sự kiện trên, chúng tôi, đại diện các đoàn thể Người Việt khắp nơi trên thế giới cùng lên tiếng thay cho những người Việt quan tâm đến đất nước:

- Cực lực lên án chủ nghĩa bá quyền của Trung Quốc, thể hiện cụ thể và thô bạo qua việc dùng vũ lực cưỡng chiếm lãnh thổ và lãnh hải các nước lân bang;

- Hoàn toàn phủ nhận chủ quyền Trung Hoa trên các hải đảo Hoàng Sa và Trường Sa;

- Long trọng kêu gọi các quốc gia yêu chuộng hòa bình và công lý làm mọi cách để Trung Quốc hoàn trả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa về cho Việt Nam;

- Khẩn thiết kêu gọi dân chúng Việt Nam tích cực biểu tỏ thái độ phản đối hành vi ngang ngược của Trung Quốc, cụ thể nhất là tụ tập biểu tình trước sứ quán và lãnh sự quán Trung Quốc ở khắp nơi, đặc biệt tại Hà Nội và Sài Gòn.

Nhân đây, chúng tôi muốn nêu lên trách nhiệm to lớn của đảng Cộng Sản Việt Nam trong việc làm mất lãnh thổ và lãnh hải vào tay Trung Quốc. Bằng chứng cụ thể là:

- Công Hàm ngày 14 tháng 9 năm 1958 do Phạm Văn Ðồng ký, nhân danh Thủ Tướng Chính Phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã "công nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của chính phủ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc".

- Nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đã hoàn toàn im lặng trước việc Trung Quốc cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa sau cuộc hải chiến diễn ra ngày 19 tháng 1 năm 1974 giữa Hải Quân Trung Quốc và Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa.

Ðể có đủ khả năng bảo vệ giang sơn của cha ông để lại, dân chúng Việt Nam phải đoàn kết thành một khối. Sự đoàn kết này chỉ có thể đạt được trong môi trường sinh hoạt dân chủ, nhân quyền được tôn trọng, và nhân phẩm con người được đề cao. Chỉ có thế toàn dân mới ngồi lại được thành một khối trước hiểm họa ngoại xâm.

Ngày 7 tháng 12 năm 2007
Các đoàn thể chính trị 1. Ðại Việt Cách Mạng Ðảng (Ô. Bùi Diễm, Chủ Tịch)

2. Ðảng Dân Chủ Nhân Dân (Ô. Ðỗ Thành Công, Phát Ngôn Nhân)

3. Ðảng Tân Ðại Việt (TS Nguyễn Ngọc Sảng, Chủ Tịch)

4. Ðảng Vì Dân (Ô. Nguyễn Công Bằng, Ðại Diện)

5. Hiệp Hội Dân Chủ Hiến Ðịnh, Pháp Trị, và Ða Nguyên (LS Ðào Tăng Dực, Chủ Tịch)

6. Hiệp Hội Dân Chủ và Phát Triển Việt Nam (TS Âu Dương Thệ, Chủ Tịch)

7. Khối 8406 (LM Phan Văn Lợi, Ðại Diện)

8. Liên Minh Dân Chủ và Nhân Quyền Việt Nam (GS Nguyễn Chính Kết, Ðại Diện)

9. Nghị Hội Toàn Quốc Người Việt tại Hoa Kỳ (GS Nguyễn Ngọc Bích, Chủ Tịch)

10. Phong Trào Quốc Dân Việt Nam Hành Ðộng (Ô. Nguyễn Thành Nhân, Chủ Tịch)

11. Tổ Chức Phục Hưng Việt Nam (Ô. Trần Quốc Bảo, Chủ Tịch)

12. Tổ Chức Quốc Tế Yểm Trợ Cao Trào Nhân Bản (BS Nguyễn Quốc Quân, Chủ Tịch)

13. Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Ðảng (Ô. Ðỗ Hoàng Ðiềm, Chủ Tịch)

14. Việt Nam Quốc Dân Ðảng (TS Phan Văn Song, Chủ Tịch)

15. Đảng Thăng Tiến Việt Nam (Ông Nguyễn Ngọc Hùng, Đại Diện)
Các đoàn thể chuyên biệt: 1. Ban Vận Ðộng Lời Kêu Gọi Dân Chủ (GS Nguyễn Thanh Trang, Ðại Diện)

2. Ðoàn Thanh Niên Hồn Việt (Ô. Nguyễn Xuân Hiệp, Ðoàn Trưởng)

3. Gia Ðình Phật Tử Miền Quảng Ðức (Ô. Lê Quang Dật, Trưởng Ban Hướng Dẫn)

4. Hiệp Hội Công Nông Ðoàn Kết Việt Nam (Ô. Huỳnh Long, Phó Chủ Tịch)

5. Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam (GS Phạm Trần Anh, Phó Chủ Tịch)

6. Hội Cựu Chiến Binh VNCH/ Michigan (Ô. Nguyễn Thanh Vân, Hội Trưởng)

7. Hội Chiến Sĩ VNCH tại Austin và Vùng Phụ Cận, TX (Ô. Ðỗ Văn Phúc, Hội Trưởng)

8. Hội Khoa Học Kỹ Thuật (TS Mai Thanh Truyết, Chủ Tịch)

9. Hội Phụ Nữ Vì Nhân Quyền Việt Nam (Bà Jane Ðỗ Bùi, Ðại Diện)

10. Hội Sinh Viên Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Ðức, Ontario, Canada (Ô. Trần Quốc Thiện, Hội Trưởng)

11. Hội Tù Nhân Chính Trị và Nạn Nhân của Chế độ Cộng Sản Việt Nam tại Pháp (Ô. Dương Văn Lợi, Chủ Tịch)

12. Phong Trào Quốc Dân Ðòi Trả Tên Sài Gòn (LM Nguyễn Hữu Lễ, Ðại Diện)

13. Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại (Ô. Ðỗ Như Ðiện, Ðiều Hợp Viên)

14. Phong Trào Hưng Ca Việt Nam (Ô. Huỳnh Lương Thiện, Phong Trào Trưởng)

15. Tập Thể Cựu Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa (GS Nguyễn Xuân Vinh, Chủ Tịch)

16. Trung Tâm Việt Nam Hannover, Cộng Hòa Liên Bang Ðức (Ô. Lâm Ðăng Châu, Ðại Diện)
Các đoàn thể cộng đồng: 1. Cộng Ðồng Việt Nam Hoa Kỳ (Ô. Nguyễn Văn Tần, Chủ Tịch Hội Ðồng Ðại Biểu, Ô. Nguyễn Bác Ái, Chủ Tịch Hội Ðồng Chấp Hành, BS Trương Ngọc Tích, Chủ Tịch Hội Ðồng Giám Sát)

2. Cộng Ðồng Người Việt Tự Do Liên Bang Úc Châu (BS Nguyễn Mạnh Tiến, Chủ Tịch)

3. Cộng Ðồng Người Việt Quốc Gia Arizona (Ô. Phạm Văn Sinh, Chủ Tịch)

4. Cộng Ðồng Người Việt Quốc Gia tại Lincoln, Nebraska (Ô. Nguyễn Xuân Ðấu, Chủ Tịch)

5. Cộng Ðồng Việt Nam Tị Nạn Los Angeles (Ô. Nguyễn Duy Nghiêu, Chủ Tịch)

6. Cộng Ðồng Người Việt Quốc Gia Houston và Phụ Cận (LS Hoàng Duy Hùng, Chủ Tịch)

7. Cộng Ðồng Việt Nam Tiểu Bang Florida (Ô. Chu Bá Yến, Chủ Tịch Hội Ðồng Ðại Biểu, Bà Ðồng Thanh, Chủ Tịch Ban Chấp Hành)

8. Cộng Ðống Người Việt Tại Tampa Bay, Florida (Ô. Vũ Ðình Vượng, Chủ Tịch)

9. Cộng Ðồng Người Việt Quốc Gia Dallas, TX (Ô. Thái Hóa Tố, Chủ Tịch)

10. Cộng Ðồng Người Việt Quốc Gia Fort Worth, TX (Ô. Nguyễn Xuân Hùng, Chủ Tịch)

11. Cộng Ðồng Người Việt Quốc Gia Lancaster, PA (Ô. Lê Văn Chiếu, Chủ Tịch)

12. Cộng Ðồng Việt Nam Bắc California (Ô. Nguyễn Ngọc Tiên, Chủ Tịch)

13. Cộng Ðồng Việt Nam Nam California (BS Nguyễn Xuân Vinh, Chủ Tịch)

14. Cộng Ðồng Việt Nam Oregon (Ô. Nguyễn Bác Ái, Chủ Tịch)

15. Cộng Ðồng Việt Nam Miền Nam Florida (Ô. Lê Thanh Liêm, Chủ Tịch).

User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Không Độc Lập, chẳng Tự Do !
Bs Nguyễn Gia Tiến
Mấy ngày qua trên Internet đã có nhiều hình ảnh và tin tức về các cuộc biểu tình của thanh niên Hà Nội, thanh niên Sài Gòn, xuống đường phản đối Trung Cộng xâm chiếm Hoàng Sa,Trường Sa.

Đây là lần đầu tiên mọi người thấy tại Việt Nam, dưới chế độ công an kìm kẹp từ mấy chục năm nay, đã có một cảnh tượng khá hiếm hoi, khá lạ mắt. Đó là các cuộc « biểu tình », với những cánh tay giơ lên, những tiếng hô « đả đảo », những biểu ngữ « phản đối » …

Mặc dầu có giả thuyết cho rằng đây là sự dàn dựng, do xung đột phe phái trong nội bộ kẻ cầm quyền, nhưng phải nói nhiệt huyết của thanh niên Việt Nam, của tuổi trẻ trong nước, hình như vẫn còn tồn tại, còn tiềm tàng, và đã có dịp bùng lên trước nỗi nhục ngoại xâm.

Thật vậy, người dân đã phải đứng lên, phản đối ngoại bang và thực sự bất bình trước cảnh đớn hèn nhu nhược, quị lụy thần phục quan thầy Bắc Kinh của tập đoàn Cộng Sản Hà Nội. Họ đã nhận chân được khẩu hiệu rỗng tuếch « Không có gì quí hơn Độc Lập-Tự Do» chỉ là sự lừa bịp của Hồ Chí Minh và đồng bọn. Sau bao nhiêu thảm kịch gây ra cho đất nước, người dân chẳng hề thấy Tự do. Còn Độc lập thì chưa bao giờ Cộng Sản Việt thoát ra khỏi cảnh lệ thuộc ngoại bang Phương Bắc. Ải Nam Quan đã mất. Thác Bản Giốc chẳng còn. Rồi đến Hoàng Sa, Trường Sa … Ngày Việt Nam trở thành quận lỵ của Trung Cộng chắc cũng không xa !

Thành ra, sau nửa thế kỷ đau thương chết chóc, Tự do chẳng hề có, mà Độc lập cũng chẳng còn ! Thật là mỉa mai ! Không biết giới trẻ Việt Nam có ý thức được điều nghịch lý này.

Nhiệt huyết xuống đường của thanh niên trong nước phải chăng là chỉ dấu báo hiệu, cho thấy một niềm hy vọng chưa tắt hẳn ?

Niềm hy vọng đó là sự nhịn nhục của người dân Việt không phải là vô hạn định. Họ đã biết bất bình trước cảnh ngoại xâm. Hy vọng rằng rồi đây họ cũng sẽ biết bất bình trước cảnh « nội xâm ». Sẽ vùng lên, không nhẫn nhục chịu đựng mãi, cảnh hàng ngày bị đè đầu cưỡi cổ, bị tước đoạt hết mọi quyền tự do cơ bản của con người. Không chấp nhận mãi, một tập đoàn cầm quyền độc tài tham nhũng bất lực, gồm vài chục tên có quyền có thế, tự tung tự tác, tự phong quyền sinh sát vĩnh viễn lên tám chục triệu dân.

Trong khi người dân Việt nhẫn nhục chịu đựng độc tài công an trị từ mấy chục năm nay, thì nhìn quanh thế giới gần đây, tại các quốc gia mà dân trí chẳng hơn gì Việt Nam, người dân của họ đã biết vùng lên, không chấp nhận kẻ cầm quyền độc đoán.

Phải chăng họ can đảm hơn người Việt Nam ?

Thực vậy, ai cũng phấn khởi khi thấy người dân tại những nước này đã dũng cảm, rần rộ xuống đường, phản đối chống trả, bất chấp sự đàn áp của các tập đoàn thống trị. Nhưng lại không khỏi buồn tủi bất nhẫn, khi chạnh nghĩ đến số phận người dân Việt, cho đến nay vẫn im lìm, an phận cam chịu, trước sự đè nén của bạo quyền.

Trước hết là hình ảnh hàng ngàn sư sãi Miến Điện đi biểu tình như thác lũ, phản đối đám quân phiệt thống trị. Mặc dù sau đó họ bị đàn áp đẫm máu, lòng can đảm của họ đã khiến cả thế giới phải cảm phục. Cộng đồng quốc tế đồng thanh lên án, cô lập chế độ độc tài.

Rồi đến cảnh tượng dân chúng tại Pakistan, tại Nga, tại Venezuela … xuống đường hò hét, phản đối, chống lại kẻ cầm quyền. Họ chưa thành công nhưng các chế độ toàn trị tại đây đã phải trùn bước, không dám thẳng tay, tự tung tự tác.

Tướng Musharraf phải bãi bỏ thiết quân luật tại Pakistan, rời khỏi quân đội để có thể tái ứng cử. Trùm Mật vụ Nga Putin không dám thẳng tay đàn áp đối lập, phải thả lãnh tụ phản kháng Kasparov, dẹp bỏ tham vọng ngồi lì thêm một nhiệm kỳ. Tại Venezuela, người dân đã xuống đường, không chấp nhận mưu toan làm « tổng thống suốt đời » của Hugo Chavez.

Các thể chế độc tài không khi nào có thiện chí thực thi Dân chủ. Chúng chỉ nhượng bộ trước áp lực của đường phố, trước phản kháng của toàn dân. Người dân tại các nước vừa kể đã chứng tỏ sự quyết tâm của họ. Lòng dũng cảm đã bột phát mặc dầu bị kẻ thống trị đè nén lâu dài.

Sau này, nếu họ có cuộc sống xứng đáng, có Tự do, Dân chủ, là dĩ nhiên, là kết quả gặt hái được do lòng quả cảm của họ.

Câu thành ngữ tiếng Anh càng thấm thía ! « Freedom is not free ! ». Tự Do phải trả giá, không thể được “cho không”!

Vậy thì so sánh với các dân tộc vừa kể, phải chăng người dân Việt chưa chịu “trả giá”, chưa dám nổi dậy lật đổ độc tài vì thiếu can đảm?

Phân tích tâm lý của quần chúng nổi dậy, dĩ nhiên yếu tố “can đảm” là cần thiết. Nhưng một yếu tố khác không kém quan trọng cũng góp phần. Đó là sự “ý thức”. Phải ý thức được tính “cần thiết” của Dân chủ. Phải ý thức được “sự nhục nhã” khi bị tước đoạt hết các quyền cơ bản của con người, như tự do phát biểu, hội họp, như tự do báo chí, công đoàn …. Không nhận thấy Dân chủ là cần thiết, không cảm thấy nhục nhã khi bị tước đoạt hết quyền Tự do, thì cũng rất khó khơi dậy “lòng can đảm”.

Người dân dưới các thể chế toàn trị, đôi khi không thiếu can đảm, mà chỉ vì chẳng có khái niệm gì về Dân Chủ, về Tự Do, những điều hoàn toàn xa lạ đối với họ. Tâm lý quần chúng như vậy đã là những môi trường rất béo bở cho tập đoàn độc tài kéo dài ách thống trị.

Tại những nước Phương Tây, sở dĩ nền Dân chủ được bảo toàn lâu dài, là vì người dân có ý thức rất cao về các quyền tự do cơ bản của con người. Họ quyết tâm gìn giữ, không chấp nhận cho kẻ nào xâm phạm các quyền căn bản này. Họ ý thức được rằng đây là quyền tối thiểu phải có, và cảm thấy nhục nhã nếu bị tước đoạt.

Từ chỗ biết “ý thức”, biết “nhục nhã”, mới dẫn đến sự quyết tâm, mới dẫn đến lòng can đảm.

Những tập đoàn thống trị tại Trung Hoa, Việt Nam, ngoài việc dùng công an nhà tù gây sợ hãi trong quần chúng, còn áp dụng chính sách giáo dục ngu dân, bưng bít thông tin, để người dân chẳng còn ý thức được những quyền lợi cơ bản chính đáng của mình. Từ đó chẳng thể khơi dậy sự quyết tâm, lòng can đảm, để vùng lên tháo gỡ gông cùm.

Cho nên, đánh động ý thức Dân chủ nơi người dân, vạch trần, tố cáo, các vi phạm Nhân quyền của chế độ, vẫn là những bước quan trọng, trong tiến trình dẫn đến sự trút bỏ ách độc tài.

Hiện thời, với các phương tiện truyền thông điện tử hiện đại chưa từng có, đây là cơ hội ngàn vàng để thông tin, để thức tỉnh người dân dưới các thể chế độc tài. Đây là vũ khí sắc bén nhất để chọc thủng “bức tường dối trá, ngu dân” mà các chế độ toàn trị dựng lên giam hãm người dân.

Ngày nay người dân Việt trong nước đang bị trấn áp, bị bịt miệng, chưa thể lên tiếng. Cộng Đồng hải ngoại có bổn phận phải hỗ trợ, phải lên tiếng thay họ. Sự chống đối tập đoàn độc tài Hà Nội của người Việt hải ngoại, sự tố cáo liên tục, phanh phui trước quốc tế, là những hành động khôn ngoan, sáng suốt, cần duy trì.

Trái với sự chê bai, chỉ trích của một số người ác ý, hiện nay, hơn lúc nào hết, chưa bao giờ việc “Chống Cộng bằng mồm” lại hữu hiệu, lại cần thiết như vậy!

Thụy Sĩ, Tháng 12. 2007

User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Tổ Quốc Lâm Nguy Thưa quý vị cùng các bạn trẻ,

Dù muốn dù không, con người cũng phải có nguồn gốc, do sự hiện diện của mình trong cộng đồng dân tộc, con người không thể thoát khỏi sự chi phối của lịch sử. Họ không thể đóng vai trò bàng quang trước các vấn đề chính trị. Những vấn đề có ảnh hưởng sâu xa đến cái thiêng liêng căn bản tối cao của con người là Tổ Quốc.

Thưa quý vị cùng các bạn,
Ðứng trước tình trạng Trung Cộng ngang nhiên xâm chiếm quần đảo Trường sa, Hoàng Sa, và nhiều vùng đất, vùng biển của nước ta với một sự ngạo mạn ghê gớm đến như vậy, một sự thách thức như vậy đối với toàn thể nhân dân Việt Nam, ta có thể tiếp tục im lặng và nhẫn nhục được nữa không?

Thưa quý vị cùng các bạn,
Sứ mệnh thông thường của người công dân là bảo vệ Tổ Quốc, không thể ích kỷ sợ hãi. Hơn 84 triệu đồng bào Việt Nam không phải là con số vô cảm, vô hồn. Vì không thể chấp nhận chúng ta là một con số không, tôi tin rằng vận mệnh của đất nước là do hành động của chúng ta, và thuộc về quyền định đoạt của toàn dân, chứ không thuộc một nhóm người nào.

Tôi ví nhân dân như là một dòng sông nước chẩy mạnh, khi bị chặn lại lâu ngày, nước dâng lên cao sẽ đến ngày giờ tràn ngập, cuốn phăng đi các vật cản trở nó. Vân mệnh của một dân tộc cũng vậy, nó chỉ cho thấy sức mạnh vô địch của nó tàng ẩn trong lòng quần chúng, một sức mạnh không ai chối bỏ được, một sức mạnh có thể thấy được và rờ mó được đó là nhân dân
.
“Trong Vương triều nhà Trần luôn luôn bị sức mạnh từ bên ngoài đè nặng không thể tưởng tượng được. Nhưng sự thống nhất trong nội bộ của nó luôn luôn được ổn định và nhân dân đều cùng một lòng, thì cho dù giặc Mông Cổ có sức mạnh mẽ, hùng cường đến đâu cũng chẳng làm gì nổi. Trên thực tế, chưa bao giờ có một sức mạnh đáng kể bên ngoài nào uy hiếp được triều đại nhà Trần. Ðây là một bài học được rút ra từ thực tế của lịch sử chứ không phải bằng lý thuyết”(1).

Trong hiện tại qua cuộc biểu tình của sinh viên và nhân dân ngày 9-12 trước cửa Tòa đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội và Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc tại Sài Gòn, để phản đối việc Trung Quốc ngang nhiên xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của nước ta, chúng ta chứng kiến thấy luồng sinh khí ái quốc vẫn luân lưu trong lòng người Việt Nam.

Ôi Hoàng Sa, Hỡi Hoàng Sa yêu dấu
Ðất đai ta một mảng cũng thịt sương
Tổ Quốc ta một tấc cũng tim gan
Xương thịt đứt thì tim gan đau sót!
(Thơ của Phạm Lê Phan Tết Giáp Dần 1974)

Hỡi đồng bào,
Hoàng Sa, Trường Sa không thể phân chia khỏi lãnh thổ Việt Nam, cũng không thể nhượng lại cho bất cứ kẻ nào. Hơn 84 triệu đồng bào cùng một lòng bảo vệ. Trọng trách bảo vệ Tổ Quốc được giao phó cho mọi người dân Việt, không phải chỉ cho một nhóm người nào.

Ðối với những người cộng sản Việt Nam, giờ phút này nhiều người có thể biết được con người thực sự của họ. Nhân đây tôi cũng muốn nói với các đảng viên Đảng Cộng Sản Việt nam rằng: Lúc này, hơn lúc nào hết các anh chỉ có hai lựa chọn, hoặc là theo giặc, hoặc là cùng đứng trong hàng ngũ nhân dân để giữ nước.

Tổ Quốc réo gọi các anh thức tỉnh, thời gian không chờ đợi lâu, phải xuất hiện, và các anh sẽ được đón tiếp với một tình thương bao dung. Không có một cánh cửa nào đóng lại đối với những ai biết hối cải. Các anh phải hiểu rằng, tất cả nhân dân đều căm ghét và chán ngán bọn bám đít ngoại bang từ lâu rồi.

Giặc đã vào nhà bắng bạo lực, mà chủ trương đối phó của ban lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam vẫn là: “Trước sau như một Việt Nam chủ trương giải quyết các bất đồng thông qua thương lượng hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế.”(2). Ðây là một chủ trương trước sau như một đầu hàng vô điều kiện của những người lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam.

Muốn nắm giữ chủ quyền lãnh thổ quốc gia, cần phải dựa vào nhân dân, vì những hiệp định mà không có cây gươm cũng chỉ là từ ngữ thôi. Hãy chấm dút nhắc lại 16 chữ vàng, lặp lại theo lời phát biểu của Tề Kiến Quốc đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội ngày 14-1-2005. : “Láng giềng hữu nghị hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tương lai”.

Ðừng có hy vọng hão, tấm gương lớn các hòa ước của triều đình nhà Nguyễn ký với thực dân Pháp đấy. Năm 1878 triều đình Tự Ðức dẫu đã dâng cho Pháp Lục Tỉnh để cầu hòa và chỉ tin vào vài ba cái hòa ước là mất cả nước. Trước mắt là nước Tây Tạng, quốc tế làm gì được kẻ cướp? Tất cả sự thật lịch sử đã bày ra trước mắt, mà ban lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam còn muốn ký hiệp ước hòa bình với Bắc Kinh gì nữa đây, hay các anh muốn giữ: “Mối tình thắm thiết Việt Trung vừa là đồng chí vừa là anh em” như lời nói của Hồ chí Minh.

Ðây là một tinh thần phản lịch sử, phản quốc, nhu nhược mù quáng. Các anh đừng có tự an ủi và hy vọng vào sự thiện chí của Trung Quốc, chó sói không chịu ăn chay đâu. Tin ở họ, nếu các anh chết chìm, định kéo cả toàn dân chìm theo các anh hay sao? Tôi phải lưu ý các anh trong phần kết này: Các anh dâng Hoàng Sa, Trường Sa giặc lấn nữa, các anh dâng đất, dâng biển giặc lại lấn nữa, rồi lại ký hiệp định nữa sao? Không hề có một hiệp ước nào, không hề có một quy ước nào có giá trị đối với kẻ cướp cả.

Mất Trường Sa, Hoàng Sa sẽ ảnh hưởng đến những biến cố khác theo ý muốn của Bắc Kinh… Nếu chúng ta không thoát khỏi được tình trạng này Trung Cộng sẽ chiếm hết các tỉnh phía Bắc và họ đang làm việc đó. Họ không phải chỉ muốn có Hoàng Sa, Trường Sa, mà họ cũng như cha ông của họ thèm muốn cả nước Việt Nam.

Dân tộc Việt Nam, chỉ có thể thoát khỏi tình trạng này bằng cách đoàn kết toàn dân thành một khối, và loại bỏ hẳn những tên đầu xỏ bán nước… Chúng cản trở tình cảm bảo vệ Tổ Quốc của nhân dân. Yêu nước, biểu thị lòng yêu nước, không cần có giấy phép.

Trong lúc tổ quốc lâm nguy, ta không thể để cho con người nhu nhược, ngập ngừng khi phải đương đầu với một vấn đề sanh tử, mất còn của Tổ Quốc. Con người đó sẽ trở thành đầu mối cho mọi hiểm họa của dân tộc. Họ hèn hạ và tủi nhục, nay mất đất, mai mất biển, nhưng vẫn kiên trì nhẫn nhục “theo đuổi tình hữu nghị.” Ðó là một loại ngôn ngữ của kẻ bề tôi, lúng túng không thuyết phục được ai.

Hãy trả lại cho nhân dân sự can đảm và niềm tin yêu tổ quốc, sự khao khát nhân bản của con người và sự thăng hoa của dân tộc luôn luôn hướng về phía có ánh sáng, đang bị chà đạp đảo lộn.

Nhân đây: Chúng tôi cũng muốn nói với các nhà lãnh đạo Bắc Kinh rằng, chúng tôi chán ghét sự thù nghịch, và cực kỳ chán ghét chiến tranh. Nếu phải lựa chọn, thì đó là sự đại bất hạnh.

Các ông thừa biết rằng, từ trước đến nay chiến tranh hay thù hận không phát sinh từ nơi dân tộc Việt Nam. Người Trung Quốc hãy đọc nơi chính mình. Chúng tôi có thể chịu đựng được điều sỉ nhục nhỏ như việc lính Trung Quốc vô cớ bắn giết ngư phủ Viêt Nam trên lãnh hải của Tổ Quốc mình sao? Nhưng điều sỉ nhục này rất lớn và chúng tôi sẽ phải trả giá, như ông cha chúng tôi đã chống trả quyết liệt quân xâm lăng. Chúng tôi có liều thuốc dũng cảm, anh dũng. Những tư tưởng đó từ nguyên thủy đến ngày nay vẫn còn là một niềm tin giống nhau và rất rõ ràng: phải bảo vệ tổ quốc với bất cứ giá nào!

Việt Nam muôn năm!
Việt Nam muôn năm!
Việt Nam muôn năm

Công dân Trần Nhu.

User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Quan hệ Việt-Trung và vụ tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông
Nguyễn Khanh, phóng viên đài RFA, Dec 22, 2007

RFA - Mới đây, chính phủ Trung Quốc vừa phê chuẩn việc thành lập thành phố cấp huyện Tam Sa, trực tiếp quản lý ba hòn đảo ở Biển Ðông là Hoàng Sa, Trường Sa và Trung Sa. Việc làm này đã khơi dậy ngọn lửa phẫn nộ vốn âm ỉ trong lòng người Việt khắp nơi.

Trước các hành động của Bắc Kinh, nhiều cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc được thực hiện ở trong cũng như ngoài nước, và điều không thể chối cãi là quan hệ Việt-Trung đang ở giai đoạn rất tế nhị. Ðó cũng là đề tài được Ban Việt Ngữ chúng tôi đưa ra thảo luận với vị khách mời tuần này.

Khách mời là Giáo Sư Tiến Sĩ Edmund Malesky của trường đại học University California of San Diego. Ông hiện đang thực hiện cuộc nghiên cứu về Việt Nam ở Ðại Học Harvard.

Như thường lệ, cuộc phỏng vấn do Nguyễn Khanh thực hiện, và Ban Việt Ngữ chúng tôi xin được gửi đến quý thính giả trong khuôn khổ Tạp Chí Câu Chuyện Thời Sự Hàng Tuần.

Trung Quốc trong quan hệ với Việt Nam

Nguyễn Khanh: Cám ơn Tiến Sĩ đã nhận lời nói chuyện với chúng tôi. Nếu được yêu cầu đánh giá mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, Tiến Sĩ sẽ đánh giá như thế nào?

TS Edmund Malesky: Trong vài năm vừa qua, mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc có vẻ vẫn tiến triển tốt. Trao đổi mậu dịch tăng thấy rõ. Trung Quốc đầu tư nhiều chương trình lớn tại Việt Nam, nhất là ở miền Bắc. Hai quốc gia cũng đang tiến hành đàm phán nhiều chương trình hợp tác phát triển kinh tế khác.

Ngoài ra, chuyến thăm Trung Quốc của chủ tịch Nguyễn Minh Triết cũng cho thấy mối quan hệ giữa hai quốc gia tiến triển rõ rệt.

Tuy nhiên, Việt Nam có vẻ cẩn trọng trong việc phát triển mối quan hệ này trong bối cảnh quan hệ với Hoa Kỳ cũng đang phát triển. Việt Nam có vẻ thận trọng trong việc cân bằng mối quan hệ của mình với Trung Quốc và với Hoa Kỳ. Nói chung, mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc trong vài năm vừa qua tiến triển rõ rệt. Như vậy, vụ Tam Sa hơi có vẻ không phù hợp với tình hình hiện tại, vì mối quan hệ đang tiến triển tốt.

Nguyễn Khanh: Mối quan hệ tiến triển thấy rõ, vậy tại sao có vụ Tam Sa? Có phải Trung Quốc muốn hành xử tay trên?

TS Edmund Malesky: vụ Hoàng Sa, Trường Sa vẫn cứ luôn luôn tồn tại. Năm 2000, lúc ông Lê Khả Phiêu còn là Tổng Bí Thư Đảng, Việt Nam và Trung Quốc cũng đã giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến biên giới. Nhưng vụ Tam Sa đã không được giải quyết. Việt Nam muốn đẩy mạnh việc khai thác dầu khí tại khu vực này, và đã tiến hành làm việc với nhiều công ty khai thác dầu khí và khí đốt thiên nhiên quốc tế.

Trung Quốc đã chỉ trích Việt Nam về chuyện này. Như tôi đã nói, xét trên nhiều phương diện, mối quan hệ song phương tiến triển tốt, nhưng Tam Sa sẽ chẳng bao giờ có thể dứt điểm, vì có nhiều quốc gia khác cũng có tiếng nói trong việc này.
Nguyễn Khanh: Giáo Sư mới nhắc đến việc khai thác dầu khí, có phải ông muốn nói đến vụ BP bị Trung Quốc áp lực phải rút khỏi các khu vực đã ký hợp đồng khai thác với Việt Nam?

TS Edmund Malesky: Không chỉ BP, mà cả Conoco, và gần đây nhất, cách đây chỉ vài tháng, có một công ty dầu khí Ấn Độ cũng được phía Việt Nam tiếp xúc. Rồi năm 2004, Việt Nam dự tính mở đường bay du lịch đến các đảo này. Việt Nam có quyền để làm như vậy. Việt Nam càng khai triển mạnh, đặc biệt ở các đảo lớn, Trung Quốc càng gặp khó khăn trong việc rút lui. Đó cũng là lý do Trung Quốc mạnh tay lần này, trước khi Việt Nam kịp khai thác khu vực.

Nguyễn Khanh: Việt Nam và Trung Quốc vẫn thường gọi nhau là “anh em.” Thưa Giáo Sư, nếu đã là “anh em” thì đâu có đối xử với nhau như vậy?

TS Edmund Malesky: Việt Nam và Trung Quốc, trong quá khứ hàng ngàn năm qua, đã căng thẳng với nhau. Việt Nam luôn e ngại Trung Quốc có sức mạnh; Việt Nam quan tâm những gì Trung Quốc có thể làm tại khu vực. Vì vậy, chẳng có gì ngạc nhiên khi hai bên tranh cãi; họ đã tranh cãi lâu lắm rồi. Hai quốc gia có chung biên giới, và việc phát triển của từng bên dẫn đến các mâu thuẫn.

Tôi không cho đây là chuyện lớn. Tôi không nghĩ như vậy. Tôi nghĩ là cả hai bên đều khó chịu về chuyện này. Nhưng điều thú vị là chúng ta thấy dân Việt Nam biểu tình. Điều này chứng tỏ người Việt Nam khó chịu. Xét cho cùng, trên nhiều phương diện khác nhau, tôi không nghĩ là hai chính phủ lại để chuyện này rơi vào tình trạng không kiểm soát được.

Giải pháp cho vụ Tam Sa?

Nguyễn Khanh: Theo Giáo Sư, làm sao có thể giải quyết vụ Tam Sa? Có giải pháp khả thi nào không?

TS Edmund Malesky: Tôi không biết! Nhưng tôi nghĩ cần có một hội thảo quốc tế liên quan đến Hoàng Sa và Trường Sa, vì mỗi quốc gia đều tuyên bố chủ quyền của mình. Tôi không phải là một chuyên gia về vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa.

Tôi không thể biết được những gì nằm phía sau chuyện này, ngoài chuyện khai thác dầu khí. Nhưng vì có chuyện khai thác dầu khí, vì có chuyện nhiều quốc gia đều tuyên bố chủ quyền, tôi nghĩ cần có hội thảo quốc tế, và tất cả các bên đều nên ký vào thoả ước. Còn không thì tất cả đều tiếp tục tranh cãi, cả Đài Loan, Philippines, Malaysia, Indonesia, đều tiếp tục tranh cãi.

Nguyễn Khanh: Trung Quốc có ảnh hưởng chính trị lên Việt Nam từ nhiều năm nay, hiện giờ họ vẫn tiếp tục có ảnh hưởng như thế hay không?

TS Edmund Malesky: Trong vấn đề kinh tế, Việt Nam thường lấy Trung Quốc làm mẫu, đặc biệt là giai đoạn đầu. Trung Quốc cải cách kinh tế thành công, họ mở cửa ra thế giới, họ cải cách nông nghiệp. Trong nhiều phương diện, Việt Nam làm theo phương thức của Trung Quốc.

Ở Việt Nam thì có nhiều suy nghĩ khác nhau. Có người bảo rằng nên theo công thức của Trung Quốc, người khác thì nói không nên. Nhưng gần đây có chuyện thú vị, về mặt chính trị. Bầu cử quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân, Việt Nam có vẻ qua mặt Trung Quốc về cải cách chính trị.

Chẳng hạn, có nhiều ứng cử viên cho một vị trí Tổng Bí Thư Đảng; có người còn tự ứng cử vào quốc hội. Nhiều tờ báo tại Trung Quốc cũng đưa tin này, và gợi ý rằng đây là ý tưởng hay, và Trung Quốc nên theo Việt Nam. Đây rõ là điều thú vị.
Về câu hỏi ảnh hưởng ngầm, từ phía sau, của Trung Quốc lên Việt Nam, tôi không biết nhiều về chuyện này. Có vẻ như hầu hết các chính trị gia Việt Nam đều rất thận trọng trong vấn đề quan hệ với Trung Quốc. Họ muốn phát triển thương mại, nhưng nói chung không muốn quá gần với Trung Quốc.

Yếu tố Mỹ trong quan hệ Việt-Trung

Nguyễn Khanh: Giáo Sư có nghĩ vụ Tam Sa là tín hiệu từ Trung Quốc, rằng Việt Nam hãy nhìn vào sức mạnh Trung Quốc và đừng có mà xích lại quá gần với Hoa Kỳ?
TS Edmund Malesky: Trong 5, 6 năm vừa qua, sự phát triển của Trung Quốc có ý nghĩa với nhiều quốc gia láng giềng tại Á Châu. Thể hiện sức mạnh là điều ngạc nhiên. Tôi thực sự nghĩ rằng tranh cãi tại Hoàng Sa, Trường Sa gắn liền với những dự án phát triển đang được hoạch định cho khu vực này.

Tôi nghĩ Trung Quốc muốn giải quyết và có sự đồng thuận về chuyện tranh cãi, trước khi quá muộn. Tôi muốn nói lại cho rõ điều này. Trung Quốc và Việt Nam xích lại gần nhau trên nhiều phương diện, vậy tại sao lại đe doạ Việt Nam để làm ảnh hưởng những chuyện quan trọng khác?

Tôi không nghĩ Trung Quốc muốn như vậy. Tôi không muốn nói về chuyện ai có, và ai không có, chủ quyền tại Hoàng Sa, Trường Sa. Cuối cùng, quốc gia nào có chủ quyền thì tôi không biết. Tôi nghĩ là cần có hội thảo quốc tế, có các luật sư quốc tế, đứng ra giải quyết dứt điểm vụ này. Tôi không nghĩ là Trung Quốc có đủ sức mạnh theo hướng ấy. Và tôi ngạc nhiên về chuyện họ đang làm.

Những chuyện họ đang làm, theo tôi, không phải là ý tưởng hay. Việt Nam rất cẩn trọng trong việc cân bằng mối quan hệ của mình với Trung Quốc và các quốc gia khác tại Đông Nam Á. Và tôi nghĩ việc thể hiện sức mạnh như vậy có thể khiến Việt Nam xích lại gần với các quốc gia khác.

Nguyễn Khanh: xin cám ơn Giáo Sư Malesky.

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Đâu là tử huyệt của CSVN?







Hai thập niên của cuối thế kỷ 20 đã bắt đầu đánh dấu sự cáo chung của Chủ Nghĩa Cộng Sản. Nhân loại đã thắm thía và đau khổ vì chủ nghĩa cộng sản hay nói khác hơn là nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản vô nhân đạo. Người dân các nước Cộng Sản ở Đông Âu và kể cả Liên Bang Xô Viết cũng đã quyết tâm đứng lên lật đổ chế độ Cộng Sản vì khao khát Tự Do và Nhân Quyền.

Trong một đoạn hồi ký của Ông Trần Quang Cơ đã thú nhận sự hoảng loạn và sợ hải của CSVN trước sự suy sụp và cáo chung của Cộng Sản Liên Xô và các nước Cộng Sản Đông Âu. Cái điểm tựa duy nhất của CSVN là Liên Xô đã phá sản. Cũng nên nhắc lại là chính cái điểm tựa vào Liên Xô mà CSVN tin tưởng là vững chắc này nên CSVN đã xua quân xâm chiếm Campuchia và chống lại Trung Cộng.

Đây là nguyên văn trong hồi ký của Ông Trần Quang Cơ: “…Ngày 22.6.90, tại Bắc Kinh, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã thông báo cho Đại sứ các nước EEC (Khối thị trường chung châu Âu) về cuộc đàm phán Trung-Việt ở Hà Nội, và nhận xét là Việt Nam hết sức nóng lòng bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc vì lo sợ sự suy yếu của Liên Xô và tình hình hỗn loạn ở Đông Âu. Nói là Việt Nam rất xảo trá …”



“…* Trung Quốc không đáp ứng các đề nghị của lãnh đạo ta, đồng thời họ lại đánh giá sai lầm là Việt Nam yếu, có nhiều khó khăn do tình hình bản thân Việt Nam và do tác động của tình hình Liên Xô, Đông Âu nên quá lo sợ bị đế quốc diễn biến hoà bình như đối với các nước Đông Âu, do đó Việt Nam rất cần Trung Quốc. Vì vậy họ đã lợi dụng lòng khát khao hợp tác với Trung Quốc của lãnh đạo ta để gây sức ép mạnh với ta trong đàm phán. Đồng thời, từ khi có cuộc gặp không chính thức với ta ở Bắc Kinh cho đến nay, Trung Quốc không ngừng đưa tin về các hoạt động của Trung Quốc ở Trường Sa và Hoàng Sa với lý do vừa gây sức ép với ta vừa làm cho Mỹ, ASEAN yên tâm là quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam chẳng phải có sự ưu ái gì hơn mối quan hệ của Trung Quốc với các nước Đông Nam Á khác…”





Đảng CSVN đã nằm trong vị thế cô đơn sau khi Liên Xô sụp đổ, hoang mang lo sợ đến tột cùng. Điều lo sợ nhất của CSVN là bị sụp đổ và phá sản trước trào lưu Dân Chủ của nhân loại. Đảng CSVN lo sợ sẽ bị người dân Việt Nam đứng lên lật đổ. Đây chính là nguyên nhân CSVN quay sang bám víu vào Trung Cộng để mong đuợc tồn tại. Ông Trần Quang Cơ viết như sau:



“…Những biến động lớn trong tình hình thế giới bên ngoài lúc này đã tác động mạnh mẽ tới suy nghĩ của lãnh đạo ta về phương hướng chiến lược đối ngoại. Cuộc khủng hoảng chính trị tại nhiều nước theo chế độ XHCN đã bùng nổ từ năm 1989 và đang có chiều hướng lan rộng ra. Tháng 6.89 xảy ra vụ Thiên An Môn ở Trung Quốc. Cũng trong năm 1989, chế độ XHCN ở các nước Đông Âu như CHDC Đức, Ba Lan, Rumani, Hung, Tiệp, Ba Lan đều đã sụp đổ. Đầu tháng 10.89, TBT Nguyễn Văn Linh đi dự kỷ niệm 40 năm Quốc khánh CHDC Đức, khi về đến Hà Nội thì bức tường Berlin đổ, Honecker bị lật. Lãnh tụ Rumani Ceaucescu, người mà khi ở Berlin anh Linh xem ra tâm đầu ý hợp trong việc bàn chuyện tâm huyết cữu vãn sự nghiệp XHCN thế giới đang lâm nguy, vừa chân ướt chân ráo về đến Bucarest thì bị truy bắt. Với “tư duy mới” của Gorbachov, tình hình Liên Xô ngày càng trở nên lộn xộn…”



“…Nói chung, từ sau Đại hội VII, tiến trình bình thường hoá quan hệ Việt Nam – Trung Quốc như cỗ máy đã được tra dầu đầy đủ, diễn biến trơn tru theo trình tự đã định. Ngày 5-10.11.91, sau khi Hiệp định về Campuchia được ký kết ở Pari, TBT Đỗ Mười và Thủ tướng Võ Văn Kiệt thăm chính thức CHND Trung Hoa để hoàn thành việc bình thường hoá mối quan hệ bị trục trặc lớn từ tháng 2.79. Nhưng trong khi lãnh đạo ta ôm kỳ vọng cùng Trung Quốc “bảo vệ CNXH chống đề quốc” thì họ đã xác định quan hệ với ta là “thân nhi bất cận, sơ nhi bất viễn, tranh nhi bất đầu” (thân nhưng không gần, sơ nhưng không xa, đấu tranh nhưng không đánh nhau). Trung Quốc nói thế song luôn luôn lấy thế nước lớn để lấn chiếm lãnh thổ lãnh hải ta, và hiểm độc nhất là không ngừng tác động vào nội bộ ta….”.







Đảng CSVN đã không còn con đường chọn lựa là phải bám víu quyền lực bằng cách cầu luỵ, ôm chân Trung Cộng, hay nói một cách khác là lạy lục Trung Cộng xin được tha thứ, xin thần phục làm chư hầu. Cho mãi đến ngày hôm nay, Trung Cộng bảo gì Việt Cộng vâng theo không dám cải lại. Trung Cộng làm điều gì thì Việt Cộng bắt chước rập khuôn. Do đó việc dâng đất và biển cho Trung Cộng là một việc đương nhiên của Việt Cộng để làm vừa lòng và thỏa mãn mộng bá quyền của Trung Cộng. Nỗi lo sợ của CSVN là sẽ bị bỏ rơi nếu không làm vừa lòng quan thầy Trung Cộng. Lợi dụng vào thế bí và sự nhu nhược, luồn cúi để cầu vinh của CSVN, Trung Cộng lấn lướt để thao túng từ chính trị đến kinh tế, xâm nhập các huyết mạch kinh tế của Việt Cộng.







Những bằng chứng trên đã cho thấy thái độ và hành động phản quốc của CSVN trong sự kiện Trung Cộng xâm chiếm Hoàng Sa và Trưòng Sa. Đảng CSVN tuân theo lệnh của Trung Cộng là phải đàn áp sinh viên học sinh và đồng bào biểu tình chống Trung Cộng xâm lược. Ra lệnh bịt miệng trên 600 tờ báo và răn đe các phóng viên trong ngành truyền thông báo chí. Trói tay và bóp họng QĐVN không được lên tiếng hay có hành động quân sự. Xử dụng CA như những nô bộc ngu trung khống chế toàn xã hội Việt Nam như là một nhà tù khổng lồ. Đây chứng minh rõ ràng là CSVN buôn dân bán nước, đầu lụy Trung Cộng chỉ vì muốn cố bám víu quyền lực để tiếp tục cai trị nước Việt Nam, là hành động phản quốc, là tập đoàn mãi quốc cầu vinh.







Đảng CSVN sẽ phá sản, suy tàn và tuyệt lộ khi bị đẩy rời ra khỏi quỹ đạo của Trung Cộng. Đây chính là tử huyệt của CSVN. Nhận thức được điều này, xét lại khả năng của người dân cho thấy người Việt Nam trong và ngoài nước có điều kiện ắt có và đủ để thực hiện và theo đuổi cuộc đấu tranh chính nghĩa một cách ôn hoà và đầy tình tự dân tộc.







- Tiếp tục giữ vững tinh thần đấu tranh hiện nay. Biểu tình lan rộng khắp nơi trên thế giới, biểu tình ôn hoà, bền bỉ và kiên trì trước toà đại sứ hay toà lãnh sự của Trung Cộng (như đồng bào ở Nam California trong vụ Trần Trường). Vì tử huyệt của Trung Cộng là Olympic 2008. Biểu tình kéo dài vào ngày thưòng hay mỗi cuối tuần sẽ khiến các cơ quan truyền thông quốc tế chú ý và khai thác đề tài này triệt để. Trung Cộng sẽ rất bực tức và mất mặt với thế giới và lo lắng đến danh dự khi tổ chức Olympic 2008.



- Biểu tình trước toà đại sứ của Việt Cộng lên án hành vi bán nước của CSVN. Mục đích của những cuộc biểu tình này nhằm huy động tinh thần tổng lực của đồng bào ở hải ngoại.



- Các sinh viên học sinh và đồng bào ở trong nước tiếp tục biểu tình bằng nhiều hình thức khác nhau và lan rộng ra nhiều tinh thành khắp nước Việt Nam. Nếu Công An ngăn chặn các đường dẩn vào toà đại sứ Trung Cộng thì tập trung biểu tình ở nơi khác, thông báo cho các phóng viên ngoại quốc đang có mặt tại Việt Nam biết, để họ đến làm phóng sự. Chụp hình các cuộc biểu tình đưa lên mạng internet toàn cầu.



- Khi CSVN không thể ngăn cản được những cuộc biểu tinh của đồng bào trong và ngoài nước sẽ dẩn đến những xức mẻ về ngoại giao giữa Việt Cộng và Trung Cộng. Khi Trung Cộng lên cơn phẩn nộ thì có thể sẽ dứt núm sửa mà Việt Cộng đang cố bám víu núm sửa đó để tồn tại. Mất sự hậu thuẩn của Trung Cộng thì CSVN sẽ tứ bề thọ địch, tứ bề cô đơn, từ đó dẩn đến suy yếu và phá sản.







Muốn giữ gìn toàn vẹn lãnh thổ, đòi lại đất và biển mà CSVN đã bán cho Trung Cộng thì toàn dân Việt Nam phải thay đổi sinh mạng của đất nước Việt Nam, phải thay thế chế độ độc tài đảng trị CSVN bằng một chế độ Tự Do, Dân Chủ và Nhân Bản. Chính vì lẽ đó toàn dân Việt Nam phải đoàn kết để cùng nhau đấu tranh và tha thiết kêu gọi QĐND hãy đúng về phía dân tộc Việt Nam để thay đổi vận mệnh của dân tộc Việt Nam.



Cầu nguyện hồn thiêng sông núi phù hộ cho cộng cuộc đấu tranh Tu Do dân Chủ cho Việt Nam được thành công.







Nguyễn Thanh Nam.
28/12/2007







* Hồi Ký, Trần Quang Cơ, nguyên Thứ Trưỏng Ngoại Giao của Việt Cộng, đưọc bổ sung hoàn chỉnh 22/5/2003.

http://zdfree.free.fr/diendan/dossiers/HoikyTQC_00.html

dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Post by dacung »

Không chấp nhận lá Cờ Đỏ Sao Vàng tại hải ngoại?

Hoàng Cơ Định

Không thể đánh đổi việc chống Trung Cộng xâm lăng bằng cách chấp nhận lá Cờ Đỏ Sao Vàng tại hải ngoại

Vào ngày 9 tháng 12/2007 lần đầu tiên tại Việt Nam đã có những cuộc biểu tình với Cờ Đỏ Sao Vàng mang tính chất đặc biệt, đó là những cuộc biểu tình không phải để ủng hộ chủ trương hay chào mừng một ngày lễ hội của Nhà Nước Cộng Sản Việt Nam mà để phản đối Trung Cộng công khai xâm chiếm các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của nước ta. Những lá Cờ Đỏ Sao Vàng của đoàn người biểu tình đã có những ý nghĩa và tạo nên những tác dụng khác nhau tùy theo vị trí của mỗi người.

Đối với đa số đồng bào biểu tình, thường chỉ ở lứa tuổi 20 hay 30, là những người đã sinh ra và lớn lên trong một quốc gia chỉ có một lá Cờ Đỏ Sao Vàng, họ là những thanh niên thật sự yêu nước và đã biết được hành động xâm lăng của ngoại bang qua internet, họ mang theo lá Cờ Đỏ Sao Vàng để biểu thị “căn cước Việt Nam” đến trước Đại sứ quán hay Lãnh sự quán Trung Cộng để bầy tỏ sự bất bình. Lá Cờ Đỏ Sao Vàng trong các buổi biểu tình này hoàn toàn không mang dụng ý đề cao chế độ CSVN, ngược lại, trước thái độ khiếp nhược và vô trách nhiệm của chế độ đối với TC kèm theo sự đàn áp của công an, một ý thức chống chế độ CSVN đã phát sinh ra từ chính một số người mang Cờ Đỏ Sao Vàng, con số này sẽ tiếp tục gia tăng sau biến cố Hoàng Sa & Trường Sa.

Đối với guồng máy công an của chế độ, lá Cờ Đỏ Sao Vàng trong các cuộc biểu tình chống Trung cộng xâm lăng không có giá trị hay tác dụng gì cả. Các thành phần công an chỉ là những tay chân mù lòa của chế độ CSVN. Họ là công cụ của chế độ để kiểm soát mọi sinh hoạt và tình cảm của người dân, kể cả lòng yêu nước. Việc tự động biểu tình, tự động bầy tỏ lòng yêu nước, đối với họ là “phạm luật”, họ cứ theo “lệnh trên” mà giải tán và đàn áp…

Theo người viết, cộng đồng người Việt Tự Do tại hải ngoại, lần đầu tiên hình ảnh lá Cờ Đỏ Sao Vàng trong các cuộc biểu tình ở trong nước với một thái độ thông cảm, dầu là thông cảm bất đắc dĩ. Bất đắc dĩ vì trong thâm tâm người Việt hải ngoại cũng mong là các thanh niên biểu tình đừng dùng biểu tượng này, nhưng để biểu lộ ý thức quốc gia Việt Nam trước Đại Sứ Quán và Lãnh Sự Quán Trung cộng, đối với đồng bào trong nước, dùng biểu tượng Cờ Đỏ Sao Vàng là chuyện bình thường. Động cơ của sự thông cảm cũng còn từ thiện cảm của đồng bào hải ngoại trước ý thức trách nhiệm và lòng ái quốc của các thanh niên đã biểu tình chống Trung cộng xâm lăng.

Khi các cuộc biểu tình chống Trung Cộng lan ra hải ngoại, vấn đề trở nên tế nhị và phức tạp khi có thành phần du sinh tham dự, câu hỏi đặt ra là cộng đồng người Việt Tự Do phải có phản ứng ra sao nếu các du sinh tham gia biểu tình với lá Cờ Đỏ Sao Vàng? Liệu chúng ta có thể vì ý thức tự do và dân chủ chấp nhận những lá Cờ Đỏ Sao Vàng đó trong chính hàng ngũ của chúng ta được chăng? Câu trả lời dứt khoát là: Không, vì lá cờ đó là biểu tượng của một chế độ đang áp chế cả dân tộc chúng ta. Cũng có thể có đồng bào cho rằng trong các cuộc biểu tình chống Trung cộng xâm lăng, nếu có thêm Cờ Đỏ Sao Vàng bên cạnh Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ thì sẽ thể hiện được tinh thần đoàn kết dân tộc, câu trả lời cũng lại là: Không! Vì tinh thần đoàn kết dân tộc phải được thể hiện bằng cách khác chứ không thể bằng lá Cờ Đỏ Sao Vàng bên cạnh Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ vì trong hơn nửa thế kỷ nay Cờ Đỏ Sao Vàng đã liên tục là biểu tượng của sự lừa lọc và phản bội dân tộc thô bạo và trắng trợn nhất.

Image
Sinh viên Việt Nam biểu tinh chống Trung Cộng chiếm lấn Hoàng Sa và Trường Sa (Paris, 22/12/2007)
Nguồn: diendan.daugau.com/Ảnh: mephistophelic
--------------------------------------------------------------------------------

Chúng ta không thể nào vì ý thức tự do hay vì thiện chí đoàn kết mà trong một biến cố chính trị nhất thời là vụ phản đối Trung cộng xâm chiếm Hoàng Sa và Trường Sa lại chấp nhận bình thường hóa sự xuất hiện của lá Cờ Đỏ Sao Vàng tại hải ngoại. Đây là điều bao nhiêu năm qua chúng ta đã phấn đấu ngăn cản để trong cộng đồng người Việt tỵ nạn, cộng đồng người Việt đấu tranh cho tự do dân chủ tại hải ngoại chỉ có một lá cờ duy nhất, đó là Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ. Chúng ta trân quý và tôn trọng sự tham dự của các du sinh trong các cuộc biểu tình phản đối Trung cộng xâm lăng nhưng chúng ta không chấp nhận lá Cờ Đỏ Sao Vàng tại hải ngoại, không những vì nó không xứng đáng đại diện cho dân tộc mà nó còn gợi lại vết thương chiến tranh và tù ngục cho nhiều đồng bào và tạo nên một nguồn xung đột mới trong cộng đồng … Tại hải ngoại, chúng ta không nhìn những du sinh có ý định biểu tình chống Trung cộng với lá Cờ Đỏ Sao Vàng như những cánh tay nối dài của chế độ CSVN, chúng ta nên tiếp xúc với họ để tìm cách giải thích như chúng ta đã làm đối với các cơ sở ngoại quốc khi họ dùng Cờ Đỏ Sao Vàng để tượng trưng cho Việt Nam. Chúng ta nhắc nhở họ là biểu tượng này có tính chất xúc phạm cho cộng đồng người Việt tỵ nạn, là những nạn nhân của lá cờ đó. Nếu có nhóm du sinh nào chủ trương biểu tình với lá Cờ Đỏ Sao Vàng, họ sẽ không có sự hợp tác của cộng đồng là chuyện dĩ nhiên. Nếu việc biểu dương lá Cờ Đỏ Sao Vàng được lập lại nhiều lần thì không thể hiểu khác hơn đó là hành động khiêu khích từ phía CSVN nhằm bình thường hóa sự xuất hiện lá cờ của chế độ tại hải ngoại.

Trong việc đón nhận các du sinh tham gia biểu tình chống ngoại xâm cùng với chúng ta, cần thừa nhận một sự kiện là có những bạn trẻ từ trong nước ra hải ngoại sau này xa lạ và không chấp nhận Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ là cờ của họ. Chúng ta không ép buộc sự chấp nhận này và họ cần hiểu rằng không phải cứ có mặt trong một cuộc biểu tình có người mang Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ là đương nhiên cá nhân họ phải chấp nhận lá cờ. Nếu họ không muốn chấp nhận biểu tượng này họ có thể biểu tình chống xâm lăng dưới một biểu tượng do chính họ lựa chọn, miễn đó không phải là một dấu hiệu tượng trưng cho chế độ cộng sản độc tài, cũng giống như đã có những người với lá cờ Tây Tạng, Miến Điện Dân Chủ hay Pháp Luân Công tham gia sinh hoạt bên cạnh Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ…

Image
CDNVTNCS Hoà Lan biểu tình về vấn đề Hoàng &Trường Sa (Den Haag , 30/12/2007)
Nguồn: kodakgallery.nl/Ảnh: quyet
--------------------------------------------------------------------------------

Ngoài ra về phía người Việt Tự Do, tuy biểu tượng của chúng ta là Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, nhưng chúng ta có quyền lựa chọn tùy lúc, tùy môi trường để trương cao biểu tượng này. Trong một vài trường hợp đặc biệt, khi có sự hợp tác của du sinh, để tránh tạo khó khăn cho họ hay gia đình ở trong nước, chúng ta có thể tạm thời dùng một biểu tượng khác hơn là Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, tuy nhiên không nên coi đây là một thông lệ.

Tóm lại, thái độ của chúng ta đối với sự xuất hiện của lá Cờ Đỏ Sao Vàng của Việt cộng tại hải ngoại, với lý cớ là chống Trung Cộng xâm lăng, là phải làm sao tìm cách ngăn cản sự xuất hiện đó vì trong thực tế dân tộc Việt Nam hiện đang phải chịu đựng nạn nội xâm của Cộng Sản Việt Nam còn nặng nề hơn là nạn ngoại xâm của Trung Cộng. Tại hải ngoại, nếu có thêm những người biểu tình cầm Cờ Đỏ Sao Vàng, lá cờ đã và đang đầu hàng Trung Cộng, sẽ không giúp góp phần chống xâm lăng mà hậu quả trước mắt là tạo sự hiện diện cho lá cờ đó trong cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản tại hải ngoại và tạo thêm sự bền vững cho chế độ độc tài ở trong nước.

Chúng ta hoan nghênh sự việc các du sinh tham gia biểu tình chống Trung Cộng xâm lăng, họ có thể cầm bất cứ biểu tượng gì chứng tỏ họ là con dân nước Việt, nhưng lá Cờ Đỏ Sao Vàng là hình ảnh xúc phạm đối với cộng đồng người Việt Tỵ nạn, là biểu tượng của của chế độ độc tài, thì không thể nào chấp nhận được.

© DCVOnline

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Tàu Di Dân - Lấn Chiếm Biên Giới
Tiến Sĩ Nguyễn Ngọc Sảng

Image
Tập đoàn tài phiệt Vinh Cơ (Trung Cộng) vừa khai trương Trung tâm thương mại Vinh Cơ Plaza tại Việt Nam.



Gần đây nhà cầm quyền Hà Nội quyết định miễn chiếu khán nhập cảnh cho khách du lịch Trung Cộng khi vào Việt Nam. Đây là một quyết định đầy bất trắc cho tương lai dân tộc. Chúng ta hãy nhìn lại Trung Cộng đã làm trong quá khứ với các nước láng giềng của họ trong chánh sách di dân và biên giới.



Trung Cộng và Liên Sô có chung chiều dài biên giới khoảng 4,300 cây số. Họ đã có một cuộc chiến đẫm máu vào năm 1969 giữa hai người đồng minh ruột thịt vì Trung Cộng đã xua quân chiếm vùng sông Amur của Liên Sô, mà họ cho là thuộc chủ quyền của họ. Liên Sô phải dùng đến hỏa tiễn để tiêu diệt quân Trung Cộng. Sau đó hai người bạn tiêu biểu cho thành trì Xã Hội Chủ Nghĩa đã ký một hiệp định về biên giới năm 1977, nhưng Trung Cộng vẫn lén lút cho quân lính lấp đá và dồn bao cát bỏ xuống bờ sông Amur bên phía Trung Cộng để lấn ranh Liên Sô.


Khi Liên Sô xin gia nhập vào cơ quan Mậu Dịch Thế Giới (WTO), Trung Cộng chỉ đặt có một điều kiện duy nhất để hỗ trợ Liên Sô đó là cho phép dân lao động Trung Cộng được vào Liên Sô miễn chiếu khán nhập cảnh.



Một khi họ đã vào được Liên Sô, họ dùng mọi cách để ở lại hợp pháp. Ông Andrei Chernenko, vụ trưởng vụ Di Trú Liên Sô đã từng phát biểu rằng dân Trung Cộng dùng mọi hình thức để hợp pháp hóa sự hiện diện của họ, chẳng hạn như kết hôn với người bản xứ, hoặc kinh doanh để tạo sản nghiệp lớn để dễ dàng trong việc lưu trú vì tài sản lớn của họ.


Mặc dù đã ký kết hiệp định với Liên Sô, nhưng những vị lãnh đạo của Trung Cộng như Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình vẫn khẳng định rằng vùng đất Vladivostok và Khabarovsk vẫn là của họ, và trong trường học họ vẫn tiếp tục dạy học sinh rằng Liên Sô đã dùng bạo lực chiếm những vùng đất trên của họ.


Hơn thế nữa, họ đưa ra những bằng cớ về Nhân Chủng Học để chứng minh rằng những bộ lạc Trung Hoa có mặt ở đó rất lâu trước khi người Liên Sô tới.

Image

Sự di dân của dân Trung Cộng qua đường biên giới vẫn là nỗi ám ảnh của chính quyền Liên Sô. Theo ước tính của các chuyên gia thì đến năm 2010 dân số Trung Cộng tại vùng Cận Đông của Liên Sô sẽ lên đến 10 triệu người (hiện tại khoảng 3,26 triệu) và kiểm soát từ 30 đến 40 phần trăm nền kinh tế của vùng nầy. Vì vậy gần đây ông Viktor Ishayev, toàn quyền vùng Khabarovsk quyết định không cấp quyền công dân cho dân Trung Cộng dù đã kết hôn với người Liên Sô tại địa phương ông, mặc dù người ngoại quốc khác được hưởng quyền nầy.




Với Ấn Độ, bắt đầu từ năm 1950 đã có những sự căng thẳng giữa hai quốc gia, nhất là vào những năm 1956-1957 khi Trung Cộng xây dựng trục giao thông quân sự trên vùng đất đang tranh chấp Aksai, phía tây Tân Cương. Ấn Độ lên án Trung Cộng xâm lăng vùng đất này của họ. Tiếp theo là cuộc đàm phán giữa đôi bên kéo dài trong ba năm không mang lại kết quả nào cả. Tháng Mười năm 1962 Trung Cộng đưa chín sư đoàn chiếm đóng dọc theo biên giới 3,225 kí-lô-mét vùng biên giới Hy Mã Lạp Sơn và Trung Cộng. Hai nước đã nổ ra một cuộc đụng độ về biên giới rất khốc liệt. Kết qủa là Trung Cộng đã đẩy lùi Ấn Độ sâu 50 kí-lô-mét vào vùng đất Aksai mà Ấn Độ cho là thuộc chủ quyền của họ, và Trung Cộng đơn phương tuyên bố ngưng chiến. Mười hai năm sau khi ngưng chiến, một cuộc họp song phương cao cấp về biên giới giữa hai quốc gia được tổ chức tại Tân Đề Ly (Ấn Độ) vào tháng Hai năm 1994. Một giai đoạn mới về sự bang giao giữa hai nước bắt đầu, tuy vấn đề biên giới giữa hai nước vẫn xảy ra những mâu thuẩn gay gắt.


Với Mông Cổ, sau 11 năm làm chủ Hoa Lục, tháng Năm 1960, Thủ Tướng Chu Ân Lai của Trung Cộng thăm Ulaanbaatar (U-Lan-Ba-To) của Mông Cổ để bàn về hiệp định hợp tác song phương, và cả hai bên đã đạt được một hiệp uớc về biên giới. Trong buổi tiệc khoản đãi lãnh đạo Mông Cổ tại Bắc Kinh ngày 27 tháng 12 năm 1960, Chu Ân Lai tuyên bố: “Sự nhanh chóng giải quyết êm đẹp vấn đề biên giới giữa hai quốc gia không những đánh dấu sự củng cố và phát triển tình hữu nghị giữa hai quốc gia, mà còn tạo gương sáng trong mối quan hệ giữa hai nước xã hội chủ nghĩa anh em”. Tiếc thay kỷ nguyên hợp tác thân thiện này tồn tại không lâu.


Mặc dù hiệp định về biên giới được ký kết chính thức năm 1962, nhưng mãi đến 1982 mới được thực hiện. Trong khoảng thời gian 20 năm đó Trung Cộng luôn tìm cách lấn biên giới và cho di dân sang Mông Cổ. Năm 1981 dấy lên phong trào trục xuất dân Trung Cộng ra khỏi Mông Cổ đã bùng nổ. Thêm vào đó, Liên Xô tố giác Trung Cộng đã vi phạm hiệp định về biên giới với Mông Cổ tất cả hơn 400 lần chỉ riêng trong năm 1969. Tờ New York Times, ngày 27 tháng 5 năm 1983 chạy trang đầu tin Mông Cổ trục xuất nhiều ngàn công nhân Trung Cộng ra khỏi nước họ. Ngày 2 tháng 9 năm 1964, tờ Pravda, cơ quan ngôn luận chính thức của đảng cộng sản Liên Xô loan tin rằng Mao Trạch Đông rất hối tiếc vì không tranh thủ được sự đồng tình của Liên Xô để Trung Cộng chiếm Ngoại Mông. Trung Cộng, một quốc gia rộng mênh mông, nhưng người cầm quyền của họ luôn luôn tìm cách lấn chiếm lân bang mình dù chỉ năm, mười ngàn cây số !


Với Bắc Hàn, trong hai điện tín gởi cho Stalin vào tháng 10 năm 1950, Mao Trạch Đông khẳng định rằng nếu toàn bộ Đại Hàn bị Mỹ chiếm đóng, và lực lượng cách mạng Đại Hàn bị hủy diệt, bọn xâm lược Mỹ thêm kiêu căng, và toàn bộ vùng bắc Á sẽ bất lợi cho chúng ta (Liên Xô và Trung Cộng). Sau khi thấy Stalin ngần ngại trong việc gởi không lực yểm trợ, Mao kết luận rằng chúng ta phải tham chiến, tham chiến sẽ rất có ích lợi và ngược lại sẽ rất tai hại. Mao không ngần ngại tuyên bố mục tiêu của Trung Cộng trong việc xua quân chiếm Bắc Hàn là không những bảo vệ biên giới và cứu vãn chế độ Bình Nhưỡng. Mao hứa với Stalin là sẽ gởi 12 sư đoàn vào Bắc Hàn vào tháng 10 năm 1950 và sẽ tiếp tục gởi thêm 24 sư đoàn nữa vào mùa xuân và hè năm 1951.


Với chiêu bài “Mặt Trận Giải Phóng” của thế giới, Mao quyết định chiếm Bắc Hàn để bảo vệ mặt trận giải phóng của xứ này, bảo vệ cả mặt trận giải phóng Trung Cộng và thế giới nữa. Mao lạc quan tin rằng Hoa Kỳ sẽ bị bại trận tại Bắc Hàn, hậu quả sẽ thuận lợi cho mặt trận giải phóng quốc tế. Rõ ràng là Trung Cộng nhận ra cuộc chạm trán giữa họ và Hoa Kỳ là không thể tránh được, nhất là khi hạm đội thứ bảy của Hoa Kỳ bắt đầu bỏ neo ngoài khơi Đài Loan trong lúc quân đội Liên Hiệp Quốc can thiệp vào cuộc chiến Triều Tiên. Họ muốn đem chiến tranh ra ngoài nước họ, và Bắc Hàn là nơi Trung Cộng lựa chọn cho cuộc chiến. Tóm lại, mục tiêu của họ khi xua quân vào Bắc Hàn không phải vì bảo vệ nước xã hội chủ nghĩa anh em, mà là chiếm nước anh em làm chiến trường để đọ sức với địch thủ. Họ luôn coi các nước láng giềng là “ao nhà” và có quyền xử dụng vào bất cứ mục tiêu nào họ muốn.


Với Tây Tạng, sau khi chiếm được Hoa Lục vào năm 1949, nhà cầm quyền cộng sản Trung Cộng lập tức đòi Tây Tạng phải chấp nhận (1) quốc phòng của Tây Tạng phải do Trung Cộng kiểm soát, (2) Tây Tạng là một bộ phận của Trung Cộng. Dĩ nhiên đề nghị phi lý này không được chấp nhận. Liền sau đó, ngày 7 tháng 10 năm 1950 Trung Cộng xua 40,000 quân đánh chiếm Chamdo, thủ đô miền nam Tây Tạng. Mặc dù Ấn Độ, Hoa Kỳ, Anh Quốc cùng một số quốc gia khác phản đối quyết liệt. Trung Cộng không những làm ngơ mà còn thách thức quốc tế bằng cách đưa thêm một quân đoàn tiến vào thủ đô Lhasa vào ngày 9 tháng 9 năm 1951. Lần lượt các thành phố khác của Tây Tạng rơi vào tay quân Trung Cộng. Mặc dù Tây Tạng đã anh dũng tạo ra hai cuộc khởi nghĩa vào các năm 1956 và 1959, nhưng tất cả đều bị quân Trung Cộng đè bẹp. Kết quả là hơn hai chục ngàn người Tây Tạng bị giết, khoảng 80 ngàn người cùng Đức Dalai Lama phải lưu vong sang Ấn Độ.


Sau hai thập niên bị thống trị bởi Trung Cộng, khoảng 1,2 triệu người Tây Tạng, tức 20% dân số đã bỏ mình trong các trại tù hoặc tại các nông trường tập thể, hoặc bị thủ tiêu. Nhiều tù nhân bị bỏ đói đến chết. Hơn 6,000 cơ sở văn hoá, đền đài, chùa chiền, tu viện bị phá hủy. Để duy trì lực lượng thống trị tại Tây Tạng, khoảng 300,000 binh sĩ và công an, phần lớn lương thực bị thu mua, vì thế đã gây ra hai nạn đói vào các năm 1958-1961 và 1966-1976


Nhưng âm mưu thâm độc nhất vẫn là chánh sách đồng hoá cố hữu mà họ đã từng áp dụng không thành công tại Việt Nam khi họ đô hộ ta hàng ngàn năm trước. Họ đưa đến Tây Tạng khoảng 7,5 triệu dân Trung Cộng, vượt xa dân số Tây Tạng khoảng nửa triệu. Người Tây Tạng trở thành dân thiểu số ngay trên chính quê hương cuả họ. Họ thống trị Tây Tạng không những về mặt quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá và xă hội, mà còn ngự trị về mặt ngôn ngữ, vì ngôn ngữ chính thức là tiếng Trung Hoa, và Tây Tạng chỉ là ngôn ngữ địa phương.


Tây Tạng là bài học xương máu mà nhà cầm quyền Hà Nội phải học để bảo đảm sự tồn tại, độc lập của đất nước.


Với Việt Nam, trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước, tổ tiên chúng ta trải qua muôn vàn khó khăn với nước lân bang khổng lồ Trung Cộng. Với quan niệm Bắc địch, Tây rợ, Đông di, Nam man, các triều đại vua chúa Trung Cộng luôn đánh phá, gây bất ổn để đồng hoá, hoặc thôn tính Việt Nam. Cộng Sản Trung Cộng giữ nguyên quan niệm Đại Hán lạc hậu đó.


Chỉ kể trong lịch sử cận đại, hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Cộng rất thân thiện trong thời gian Việt Nam chống Pháp, nhưng sau khi Stalin qua đời, người kế vị là Khrushchev, quan niệm về cộng sản của ông khác hẳn, nhất là với Mao Trạch Đông, từ đó đưa đến tình trạng căng thẳng giữa hai đảng cộng sản anh em. Kể từ đó Việt Nam thân Liên Sô hơn Trung Cộng. Nắm cơ hội này, Liên Sô viện trợ nhiều cho Việt Cộng để chống Pháp, và hé lộ ý đồ giúp Việt Nam trở thành cường quốc cộng sản trong vùng Đông Nam Á. Trung Cộng rất khó chịu khi nhận ra điều này vì phía bắc của họ là Liên Sô, nếu phía nam Việt Nam trở thành cường quốc thì họ bị kẹt vào chính giữa, sẽ chận thế phát triển của họ về phía nam.

Phản ứng đầu tiên của Trung Cộng là bắt đầu liên hệ với Hoa Kỳ vào cuối năm 60, đầu năm 70 trên cấp bực cao với ngoại trưởng Henry Kissinger và rồi với Tổng Thống Nixon. Cùng lúc đó họ bắt đầu hỗ trợ cho Cam-Pu-Chia dưới sự lãnh đạo của Pol Pot về ý thức hệ cộng sản, nhưng trên thực tế, họ muốn cô lập Việt Nam với Trung Cộng về phía bắc và Campuchia ở hướng tây.


Khi Khmer Đỏ của Pol Pot nắm quyền, họ bắt đầu đòi lại lãnh thổ mà họ cho là Việt Nam đã chiếm trong quá khứ. Bị từ khước, Pol Pot bắt đầu tàn sát Việt Kiều ở Campuchia, và hỗ trợ cho du kích đánh phá Việt Nam ở phía tây vào năm 1978 (theo Wikipedia, Google). Nắm lấy cơ hội này, Liên Sô giúp Việt Nam đánh chiếm Campuchia, trước hết để loại trừ ảnh hưởng Trung Cộng tại đây, và để chứng minh với đám cộng sản đàn em là theo Liên Sô có lợi hơn là theo Trung Cộng. Việt Nam cũng nhận thấy rằng đây là cơ hội, vì Lào đã theo Liên Sô, nếu lật đổ được Pol Pot lập chánh phủ bù nhìn thì Việt Nam sẽ trở thành cường quốc cấp vùng ở Đông Nam Á. Vào ngày 7 tháng Giêng 1979, Việt Nam xua quân chiếm Phnom Penh, chấm dứt chế độ Khmer Đỏ và lập lên chánh phủ bù nhìn thân Việt Nam.

Để trả đũa, ngày 15 tháng Hai năm 1979 Trung Cộng công khai tuyên bố hiệp định giữa Trung Cộng và Liên Sô hết hiệu lực, và họ có quyền gây chiến tranh với đồng minh của Liên Sô vì Việt Nam ngược đãi Hoa Kiều và họ dùng chiêu bài bảo vệ kiều dân để gây chiến với Việt Nam. Hai ngày sau họ đưa 120 ngàn Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân đánh chiếm các tỉnh Cao Bằng, Lào Cai, và Lạng Sơn vào sâu trong lãnh thổ Việt Nam 30 cây số. Ngày 6 tháng Ba họ đơn phương tuyên bố nhiệm vụ “dạy cho Việt Nam một bài học” đã hoàn tất, và đơn phương rút quân. Và ngày 16 tháng Ba họ đã hoàn toàn triệt thoái khỏi biên giới Việt Nam.


Qua những sự kiện nêu trên, ta thấy Trung Cộng luôn tìm cách di dân họ, lấn biên giới, và dùng kiều dân như một loại vũ khí để xâm lăng các nước láng giềng khi cần. Với những nước yếu kém, họ coi như là “sân sau” của họ và sẵn sàng dùng vũ lực để xử dụng theo nhu cầu chiến lược.


Chúng ta đều biết rằng con số dân Trung Cộng hiện đang sinh sống tại Việt Nam không ít, và họ chiếm ưu thế trong lãnh vực kinh tế. Nay cho phép dân Trung Cộng vào Việt Nam không cần chiếu khán nhập cảnh sẽ tạo cơ hội cho một số trong đám họ ở lại, dù bất hợp pháp, điều ấy gây muôn vàn khó khăn cho đồng bào ta trong lãnh vực kinh tế, đó là chưa kể đến vấn đề an ninh, chính trị.


Quyết định trên của nhà cầm quyền Hà Nội hết sức sai lầm, vô tình, hay hữu ý thực hiện chánh sách di dân của nhà cầm quyền Trung Cộng mà họ không tốn cống sức đòi hỏi, hoặc trả giá để có được như họ đã từng làm với Liên Xô hoặc với các nước khác. Khi có nhiều cư dân Trung Cộng trên lãnh thổ Việt Nam đó là một trong nhiều nguyên cớ để họ dùng để xâm lấn ta khi họ có nhu cầu. Đành rằng họ có thể viện bất cứ nguyên nhân nào, nhưng chúng ta không nên tạo thêm nguyên nhân giúp họ.

Ngày nay Trung Cộng là một quốc gia hùng cường về kinh tế và quân sự đuợc cai trị bởi chế độ bá quyền đầy tham vọng, đó là hiểm họa cho thế giới nói chung và cho Việt Nam nói riêng. Nhà cầm quyền Hà Nội phải sáng suốt nhận ra cái hoạ mất nước từ Trung Cộng.


Vì quyền lợi tối thượng của dân tộc, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam phải mạnh dạn, nhanh chóng rút lại lệnh trên trước khi chánh quyền Trung Cộng lợi dụng nó gây bất lợi lâu dài cho dân tộc. Làm được việc nầy đảng cộng sản Việt Nam ít nhất còn có được một lần tuyên truyền với đồng bào rằng họ tranh đấu để bảo vệ quyền lợi dân tộc, và họ không phải là đầy tớ suốt đời của Trung Cộng.


Nhà cầm quyền Hà Nội luôn miệng hô hào hãy khép lại quá khứ thù nghịch, cùng nhau bắt tay xây dựng lại đất nước. Nhưng nghịch lý thay với dân Trung Cộng đến Việt Nam thì được miễn chiếu khán nhập cảnh, còn người Việt Nam sống ở nước ngoài khi về thăm quê hương thì những khúc ruột ngàn dậm nầy bắt buộc phải có chiếu khán nhập cảnh. Người cộng sản Việt Nam nói một đàng, làm một nẻo. Không biết bao giờ họ mới bắt đầu sự chân thật và chấm dứt sự lừa dối. Họ vẫn tiếp tục nuôi dưỡng thái độ thù nghịch với chính đồng bào của họ.

Tiến Sĩ Nguyễn Ngọc Sảng

Tài liệu tham khảo:
* Barnard, Calvin, J. Lieutenant Commander, U.S. Navy, The China- India Border War 1962, Marine Corps Publisher.
* Department of State, International Boundary Study, No 173, August 14, 1984.
* Nguyễn Quốc Khải, Liệu Tây Tạng.., Người Việt, số 7280, ngày 12/11/05.
* Sheng, Micheal M. Korea and World Affairs, Vol. XIX, No. 2, Summer 1995.
* World Press Review, No 12, Vol 50, December 2003.


Sự Khiếp Nhược của Đảng Cộng Sản Việt Nam
Văn thư cấm biểu tình
Image

Nguyễn_Sydney
Posts: 2581
Joined: Mon Dec 06, 2004 5:03 am
Been thanked: 1 time

Post by Nguyễn_Sydney »

Đại diện và nhân danh- Hãy trừ bớt lời tôi


Nguyễn Hoàng Văn

-Ông Lê Dũng đại diện cho ai mà bảo ( 1)

-Ông Lê Dũng là phát ngôn viên Ngoại giao của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ nghĩa Việt nam

Đại diện "Độc lập - Tự Do - Hạnh phúc

Nước co hai phép Trừ mai phục giữa những ngữ từ cao đẹp.

Nhân danh "Cộng Hòa "

Nhân danh " Xã Hội chủ nghĩa "

Nhân danh " Độc lập "

Để xoá trừ " Hạnh Phúc - Tự Do "

Tự Do đừng có mơ tưởng "Tự Do "

Hạnh Phúc " ồ , đấy là chuyện hão huyền , không tưởng

Còn lại " Độc lập " , bầu bạn láng giềng của những độc địa , độc ác , độc chứng , độc dữ , độc hại , độc mưu , độc kế , độc huyết , độc tâm , độc thủ , độc phụ,
độc trùng , độc xà , độc tài , độc tôn , độc đảng và độc vân vân trong Từ điển tiếng Việt .

Nhưng tuyệt nhiên chẳng dây mơ rễ má gì với độc đáo hay độc sáng

Thế nên những hìh nhân chán phèo mới nhẩy bàn độc liến thoắng hay làm trò bắng nhắng.


(1) Ông Lê Dũng đại diện cho ai ( câu này của nhà thơ Nguyễn Viện - làm nguồn cảm hứng cho Nguyễn hoàng văn viết tiếp )

Trích trong Tiền Vệ .

User avatar
khieulong
Posts: 6756
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Hẹn một ngày giành lại Hoàng Sa

Trần Trung Đạo
Hôm nay tại Việt Nam, những ngày biểu tình nóng bỏng đã lắng dịu nhiều, những ngày hồi hộp, đợi chờ đã qua đi. Cỗ xe ngựa già nua lại tiếp tục lăn đôi bánh nặng nề đưa 83 triệu dân Việt Nam chậm chạp đi về phía trước. Dù sao, đối với những người Việt Nam có mặt trong các cuộc biểu tình ngày 9 tháng 12 và những ngày sau đó tại Hà Nội, Sài Gòn, sẽ là một ngày khó quên trong đời. Sau này khi về già, các bạn trẻ hôm nay ít nhất có một điều hãnh diện để kể lại cho con, cho cháu. Ngày 9 tháng 12 năm 2007 cũng sẽ đi vào lịch sử như là ngày tuổi trẻ đứng lên bảo vệ chủ quyền đất nước ngay giữa lòng chế độ độc tài. Mặc dù số người trẻ tham gia biểu tình còn rất ít so với thế hệ trẻ tại Việt Nam nhưng đó là những bước đầu tích cực. Dăm con én không làm nên mùa xuân nhưng là tin vui cho chúng ta biết mùa xuân đang đến.

Tuổi trẻ Việt Nam đã đứng lên, không nhân danh một ý thức hệ, một chủ nghĩa nào mà chỉ vì lòng yêu nước thiêng liêng trong sáng. Các em đã giảng cho ba vạn ông bà tiến sĩ, 890 ông bà hội viên Hội Nhà văn, 493 ông bà đại biểu Quốc hội thế nào là sự khác nhau giữa lòng yêu nước thuần khiết chân thành và yêu nước theo chỉ thị, nghị quyết. Các em cũng nhắc cho giới lãnh đạo Đảng biết rằng một ngàn năm sống trong bóng tối không làm dân tộc Việt Nam mù mắt thì ba mươi ba năm trong triết học Mác-Lê làm sao có thể thui chột đi tình yêu nước thiết tha trong lòng người dân và nhất là trong lòng tuổi trẻ Việt Nam.

Nghĩ đến lịch sử là nghĩ đến những điều kỳ diệu, là nghĩ đến sức sống của dân tộc mình. Đất nước bốn ngàn năm nhưng vẫn còn rất trẻ bởi vì lịch sử dân tộc ta đã, đang và sẽ được viết từ bàn tay tuổi trẻ. Không phải chỉ một Phù Đổng Thiên Vương ngồi trên ngựa sắt, một Đinh Bộ Lĩnh cờ lau tập trận, một Trần Quốc Toản phá cường địch báo hoàng ân mới được gọi là trẻ, mà bao nhiêu anh hùng dân tộc đã đóng vai trò quan trọng trong các lãnh vực chính trị, quân sự quốc gia ngay khi còn trong tuổi 20. Trần Hưng Đạo mới 27 tuổi đã đem đại quân ra bảo vệ biên giới phía bắc và góp phần quan trọng trong việc đánh bại quân Nguyên lần thứ nhất. Nguyễn Huệ đã xuất hiện như lãnh đạo chính thức của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn khi mới vừa 23 tuổi. Và còn bao nhiêu nữa, bao nhiêu anh hùng, liệt sĩ đã âm thầm dâng hiến tuổi thanh xuân để bảo vệ nắm đất nhuộm bằng máu và nước mắt của tổ tiên.

Theo dõi các blog từ trong nước, tôi được biết nhiều em đã thét lên trong căm giận “Tần Cương câm miệng lại!” Vâng, sự phẫn nộ là điều đúng nhưng nghĩ cho cùng các lời tuyên bố đầy trịch thượng của Tần Cương mới đây:"Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các quần đảo và vùng biển lân cận ở khu vực biển Nam Trung Hoa" chỉ có giá trị với giới lãnh đạo Đảng mà thôi. Những lời phát biểu ngông cuồng, nước lớn đó chẳng những không có một giá trị gì đối với dân tộc Việt Nam mà chỉ làm sục sôi thêm lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam. Một nhóm nhỏ người đang nắm quyền cai trị dân tộc Việt Nam bằng súng đạn và nhà tù hôm nay không đại diện cho 83 triệu dân Việt Nam. Hoàng Sa, Trường Sa là đảo Việt Nam, là biển Việt Nam, là đất Việt Nam của hàng ngàn năm trước và sẽ của nhiều ngàn năm sau.

Như số phận một nước nhỏ, dân tộc chúng ta đã phải chịu đựng rất nhiều hy sinh xương máu trong hàng trăm cuộc chiến bảo vệ đất nước qua các thời Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần để chống lại các triều đại phong kiến Trung Hoa nói riêng và các thế lực xâm lăng từ phương Bắc nói chung đông hơn gấp nhiều lần, nhưng tổ tiên chúng ta luôn luôn thắng những trận cuối cùng và quyết định. Vinh dự biết bao khi được sinh ra trên một đất nước, nơi đó tên gọi của mỗi ngọn núi, mỗi con sông, mỗi gò đất cũng gợi lại trong lòng chúng ta niềm hãnh diện. Nhiều trăm năm qua đi nhưng tiếng thét của quân Nam anh hùng ở Chi Lăng, Bạch Đằng, Chương Dương, Ngọc Hồi, Đống Đa như vẫn còn nghe. Lời hịch của Hưng Đạo Vương: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ giận chưa thể xả thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù; dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa, cũng nguyện xin làm” hay của vua Quang Trung: “Đánh cho để dài tóc, đánh cho để đen răng, đánh cho nó chích luân bất phản, đánh cho nó phiến giáp bất hoàn” như vẫn còn vang lên trong mỗi tâm hồn Việt Nam. Sau bao nhiêu thăng trầm vận nước, Việt Nam vẫn còn là một dân tộc như Thượng tướng Trần Quang Khải dặn dò: “Thái bình nên gắng sức, non nước đấy ngàn thu”. Lãnh đạo cộng sản Trung Quốc không biết điều đó. Họ không thuộc sử Việt Nam đã đành mà cũng không thuộc sử của chính nước họ.

Trung Quốc có nhiều lý do để khinh thường giới lãnh đạo cộng sản Việt Nam, những đàn em phản trắc, thuở bần hàn đã từng sống dưới sự che chở của đàn anh Trung Quốc, đã được Trung Quốc trang bị cho từng khẩu súng trường, được nuôi dưỡng bằng túi lương khô ngay trong thời kỳ hàng chục triệu dân Trung Quốc phải chết đói đầy đường, chẳng những thế, miền Bắc Việt Nam còn được bảo vệ bằng hàng trăm nghìn quân Trung Quốc. Đặng Tiểu Bình đã oán trách trong buổi tiếp Lê Duẩn ngày 13 tháng 4 năm 1966: ”Phải chăng vì chúng tôi quá nhiệt tình đã làm cho các đồng chí nghi ngờ? Hiện nay chúng tôi đã có 130 ngàn người tại Việt Nam. Công trình quân sự tại vùng đông bắc cũng như các công trình đường xe lửa là các đề án mà chúng tôi đã đề xướng, và ngoài ra, chúng tôi đã gởi nhiều ngàn quân sang biên giới. Chúng tôi cũng đã thảo luận khả năng liên hiệp quân sự bất cứ khi nào chiến tranh bùng nổ. Các đồng chí nghi ngờ phải chăng vì chúng tôi đã quá nhiệt tình?… Các công trình trên các đảo phía đông bắc đã hoàn tất. Hai bên cũng đã thảo luận các công trình dọc bờ biển sẽ được quân đội Trung Quốc thực hiện. Vừa qua, đồng chí Văn Tiến Dũng đã đề nghị rằng sau khi hoàn tất các công trình vùng đông bắc, quân đội chúng tôi sẽ giúp xây các trạm tên lửa trong vùng trung châu…”

Mặc dù với nhiều tỉ đô-la cộng với máu xương đổ xuống miền Bắc Việt Nam, Trung Quốc cũng biết khuynh hướng thân Liên Xô trong hàng ngũ lãnh đạo cộng sản Việt Nam mạnh hơn phe thân Trung Quốc, và ngày cuộc chiến tranh Việt Nam chấm dứt cũng là ngày anh đi đường anh tôi đường tôi, nên họ đã dựa vào công hàm của Phạm Văn Đồng quyết định chiếm Hoàng Sa trước để làm điểm tựa chiến lược ngoài biển Đông sau này.

Cuộc chiến tranh ngắn mà Đặng Tiểu Bình gọi là “dạy cho Việt Nam bài học” vào tháng Giêng năm 1979 đã để lại vô số thiệt hại cho cả hai bên. Cũng giống như khi Mỹ bàng quang đứng nhìn hải quân Trung Quốc đổ bộ Hoàng Sa, và Liên Xô, ngoài việc kết án lấy lệ theo thủ tục ngoại giao hay vài giúp đỡ thông tin lén lút, gần 700 ngàn quân Liên Xô dọc biên giới phía bắc Tân Cương đã không bắn một viên đạn dù chỉ bắn lên trời. Trên bình diện yêu nước, người Việt có mọi ý do chính đáng để đứng lên bảo vệ lãnh thổ của cha ông và đã thật sự dạy cho quân xâm lăng một bài học đích đáng thay vì học bài học của Đặng Tiểu Bình. Ngay cả Tân Hoa xã cũng phải thừa nhận Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa đã chiến đấu một cách tệ hại. Tuy nhiên xét về mặt nguyên nhân của cuộc chiến, không phải tự nhiên mà họ Đặng xua quân sang đánh nước ta. Nợ máu xương, tham vọng và những tranh chấp quyền lực trong khối cộng sản đã được trả bằng thân xác của tuổi trẻ Việt Nam và cả tuổi trẻ Trung Hoa vô tội. Một lần nữa, “lá cờ vẻ vang của Đảng” đã nhuộm bằng máu và cắm bằng xương của hàng chục ngàn thanh niên và đồng bào Việt Nam sống dọc vùng biên giới phía Bắc.

Có người thắc mắc, tại sao từ nhiều năm nay, lúc nào ông Lê Dũng hay các phát ngôn viên khác của Bộ Ngoại giao Việt Nam vẫn cứ lặp đi lặp lại chỉ một lời phản đối giống nhau: “Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”. Mặc dù sự xâm phạm chủ quyền Việt Nam lần này nghiêm trọng hơn nhiều nhưng ông Lê Dũng một lần nữa cũng chỉ thay đổi ngày tháng trên một tờ thông cáo báo chí đã viết từ hơn hai mươi năm trước. Thế những khẩu hiệu đầy tính xách động như “Sông có thể cạn núi có thể mòn” hay “Dù đốt cháy cả dải Trường Sơn” v.v… đâu hết rồi? Nhưng nghĩ cho cùng nếu không nói như thế, ông Lê Dũng cũng chẳng biết nói gì khác. Tâm trạng của các cấp lãnh đạo Đảng đối với Trung Quốc giống như trong câu hát “Tôi xin người cứ gian dối nhưng xin người đừng lìa xa tôi” mà một độc giả talawas có lần ví dụ, thì làm sao dám nói khác hơn.

Sau khi Liên Xô sụp đổ, Đảng Cộng sản Trung Quốc là chỗ dựa duy nhất và cũng là cuối cùng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Quan hệ giữa hai đảng sau khi bình thường hóa ngày 6 tháng 11 năm 1991 đến nay không khác bao nhiêu so với thời kỳ ông Phạm Văn Đồng ký công hàm nhượng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nửa thế kỷ trước. Không còn đường thoát, giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam lại tìm về nương náu dưới chiếc bóng của đàn anh Trung Quốc. Các chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, từ các đổi mới kinh tế, xã hội cho đến các quan điểm chính trị, tư tưởng gần như rập khuôn Trung Quốc. Các lãnh đạo Đảng cũng ý thức rằng học lóm không bao giờ giỏi hơn thầy. Họ cũng biết rằng giới lãnh đạo Trung Quốc không còn tin tưởng họ như thời Điện Biên Phủ và cũng không bao giờ tha thứ cho tâm phản trắc của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhưng nếu tách ra khỏi quỹ đạo Trung Quốc và mở rộng quan hệ mật thiết về kinh tế chính trị với các nước dân chủ phương Tây, không sớm thì muộn Đảng Cộng sản sẽ mất đi vai trò lãnh đạo đất nước. Đó là điều tối kỵ của Đảng. Lãnh đạo Đảng chọn hy sinh quyền lợi dân tộc như họ đã làm nhưng nhất định không hy sinh quyền lợi Đảng.

Đầu óc của giới lãnh đạo cộng sản Trung Quốc là đầu óc thiên triều. Họ xem các nước nhỏ chung quanh, trong đó có Việt Nam là chư hầu truyền thống của họ. Họ luôn lợi dụng sự suy yếu nội bộ hay sự cô thế của các quốc gia láng giềng để thực hiện âm mưu xâm lược. Có giọt nước mắt nào của nhân loại nhỏ xuống cho Nội Mông? Tây Tạng thỉnh thoảng còn được nhắc chỉ vì đức độ của Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhưng một mai khi ngài viên tịch, số phận của Tây Tạng cũng sẽ rơi vào quên lãng. Trong cuộc tranh chấp chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa, Trung Quốc ngoài miệng luôn nhấn mạnh đến việc “đối thoại nhằm duy trì ổn định ở biển Nam Trung Hoa và vì quyền lợi toàn diện đôi bên” và nghiêm khắc trách cứ Việt Nam đã tạo ra bất ổn, nhưng lịch sử cho thấy Trung Quốc mới là cha đẻ của chiến lược tạo ra sự bất ổn thường trực không phải chỉ vùng Đông Nam Á mà bất cứ nơi nào trên thế giới, nhằm phục vụ cho lợi ích của Trung Quốc.

Trung Quốc không muốn bị bất ổn nhưng lại hay chủ động tạo ra sự bất ổn cho các nước khác. Tháng 4 năm 2005, lợi dụng việc Bộ Giáo dục Nhật bản liệt kê biến cố tàn sát Nam Kinh năm 1937 như một tai nạn rủi ro, nhà cầm quyền Trung Quốc đã khuyến khích hàng chục ngàn thanh niên sinh viên Trung Quốc biểu tình suốt 3 tuần lễ trước tòa đại sứ Nhật. Mục đích thật sự của các cuộc biểu tình chống Nhật là chỉ nhằm ngăn cản cố gắng của Nhật để trở thành hội viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc.

Mặc dù được xem như là lãnh tụ của khối được gọi là thế giới thứ ba sau hội nghị Bandung 1955, Trung Quốc chẳng những không giúp đỡ được gì cho các quốc gia nghèo khó vừa bước ra khỏi thời kỳ thực dân bóc lột nhưng đã trực tiếp gây ra không biết bao nhiêu đau thương tang tóc bằng việc nuôi dưỡng các phong trào Maoist, các chế độ độc tài khát máu như Pol Pot, Kim Nhật Thành cai trị các dân tộc bất hạnh bằng dao, búa và phòng hơi ngạt. Tội ác của giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với nhân dân các nước thuộc thế giới thứ ba nghiêm trọng không kém gì tội ác của Hitler đối với dân Do Thái.

Giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam quá lo cho nồi cơm riêng của họ đến nỗi quên rằng Trung Quốc cũng có nhiều thách thức kinh tế xã hội và hạn chế chính trị nội bộ cần phải vượt qua để có thể duy trì tốc độ phát triển kinh tế hiện nay và tiếp tục cạnh tranh với Mỹ, Nhật, Đức. Kỹ thuật quân sự của Trung Quốc đã tiến xa so với thời kỳ chiến tranh với Việt Nam tháng Giêng 1979, nhưng điều kiện kinh tế toàn cầu ngày nay cũng đã làm cho các cường quốc phụ thuộc vào nhau nhiều hơn so với 30 năm trước. Ngoài ra, các vấn đề môi sinh, ô nhiễm, khan hiếm năng lượng đang là những mối đe dọa trầm trọng tại Trung Quốc và ảnh hưởng lớn đến cán cân thương mại quốc gia trong tương lai gần. Cộng đồng châu Âu và Mỹ trước đây đã từng ngăn cấm việc nhập cảng hải sản từ Trung Quốc vì lý do vệ sinh và an toàn thực phẩm. Chỉ riêng năm 2007, hải sản từ Trung Quốc đã bị cơ quan kiểm nghiệm thực phẩm Mỹ từ chối 43 lần so với chỉ 1 lần từ Thái Lan. Trung Quốc cũng đang phải đối phó với việc phe thân dân chủ vừa thắng lớn trong nghị viện Hồng Kông và người dân trong phần lãnh thổ quan trọng này có khả năng thực hiện quyền phổ thông đầu phiếu dân chủ triệt để vào năm 2012.

Quốc gia nào cũng cần ổn định để phát triển nhưng Trung Quốc cần ổn định hơn bất cứ quốc gia nào khác trong vùng. Để làm dịu các căng thẳng trong cuộc tranh chấp về lãnh hải với Nhật Bản, Trung Quốc, qua chuyến viếng thăm của Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Masahiko Komura đầu tháng 12 năm 2007, đã đồng ý mở rộng các hợp tác kinh tế và tiếp tục đàm phán về khu vực khai thác khí đốt mà cả hai nước đang tranh chấp chủ quyền. Mặc dù viện trợ 2 tỉ đô-la hàng năm để nuôi dưỡng chế độ độc tài Kim Chính Nhất nhưng chính Trung Quốc lại là một trong những nước lo lắng nhất khi họ Kim ra lệnh thử đầu đạn hạt nhân vào tháng 7 năm 2006 và lần nữa vào tháng 10 năm 2006, bất chấp lời can gián của Bắc Kinh. Lần đầu tiên trong lịch sử, Trung Quốc đã nhiệt tình ký vào quyết nghị Liên hiệp quốc nhằm trừng phạt Bắc Hàn. Nhiều nhà phân tích còn cho rằng qua việc thử đầu đạn nguyên tử, Bắc Hàn không chỉ nhắm vào Mỹ, Nhật mà còn để chứng tỏ sự độc lập đối với Trung Quốc. Nếu chiến tranh Nam Bắc Hàn lần nữa xảy ra, ngoài làn sóng tỵ nạn khổng lồ sẽ tràn ngập biên giới phía đông bắc Trung Quốc, hạ tầng kinh tế gầy dựng bấy lâu nay sẽ sụp đổ và có thể cả toàn bộ thượng tầng kiến trúc chính trị Trung Quốc cũng sẽ tiêu vong theo.

Trở lại với vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa. Lịch sử đã chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam nhưng trong bối cảnh chính trị kinh tế quân sự hiện nay, việc lấy lại Hoàng Sa và những đảo đã mất của Trường Sa, trong thực tế, là một điều ngoài khả năng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Điều kiện để chiếm ưu thế trong mọi cuộc đàm phán song phương, ngoài bằng chứng, tài liệu, còn là khả năng làm cho đối phương nể sợ hay kính trọng. Cả hai vị thế đó lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam đều không có được.

Các xung đột biên giới giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, từ các nước nhỏ như Tây Tạng, Nội Mông cho đến các nước lớn như Liên Xô, Ấn Độ cho thấy, một khi Trung Quốc đã nuốt vào thì khó nhả ra và họ chỉ chịu đàm phán sau khi biết rằng mình không thể thắng bằng võ lực. Việt Nam và Trung Quốc, có thể 20 năm, 50 năm hay 100 năm nữa, rồi cũng phải giải quyết tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa bằng súng đạn. Nhưng để thắng Trung Quốc, Việt Nam phải lớn mạnh thật nhanh và để lớn mạnh nhanh thì chọn lựa đầu tiên của Việt Nam là bước ra khỏi cỗ xe cộng sản già nua lỗi thời hiện nay. Chuyến tàu mới có thể làm cho không ít người Việt cảm thấy khó khăn, bỡ ngỡ ban đầu nhưng chắc chắn đầy triển vọng tương lai.

Không ai chối cãi rằng Việt Nam đã có những phát triển nhất định về kinh tế trong hai chục năm qua, nhưng với những thành tựu giới hạn đang có, còn rất lâu, hay có thể không bao giờ Việt Nam có thể buộc Trung Quốc bước vào bàn hội nghị song phương hay đa phương bằng thái độ tương kính và bình đẳng. Một Việt Nam văn minh, dân chủ, đoàn kết với một nền kinh tế cường thịnh, một quân đội trang bị bằng kỹ thuật chiến tranh tiên tiến là những phương tiện hữu hiệu trong đàm phán để giành lại Hoàng Sa, Trường Sa từ tay Trung Quốc.

Lãnh đạo Đảng có thể lý luận rằng Trung Quốc vẫn phát triển kinh tế với tốc độ nhanh mặc dù cũng nằm dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản. Trung Quốc, một đất nước hơn một tỉ dân, với hàng trăm chủng tộc, sắc dân, giọng nói, các khu tự trị, nhiều vùng bị xâm lăng chỉ chờ cơ hội để đòi độc lập, việc duy trì một chế độ trung ương tập quyền có thể còn giải thích được. Nhưng ngay cả trong sự phát triển nhanh hiện nay của Trung Quốc đã phát sinh mầm mống của sự phân hóa tương lai. Việt Nam hoàn toàn khác với Trung Quốc trong mọi lãnh vực có thể so sánh. Không có một lý luận nào đủ tính thuyết phục để giải thích quyền tồn tại của Đảng Cộng sản Việt Nam, ngược lại, thực tế đất nước ba mươi hai năm qua đã cho thấy Đảng Cộng sản tại Việt Nam là chướng ngại lớn nhất để thăng tiến đất nước.

Khẩu hiệu quen thuộc hiện nay là đột phá, đột phá tư duy, đột phá lý luận, đột phá tư tưởng để đuổi kịp các nước láng giềng. Nguồn lực chính của mọi đột phá phải là lòng yêu nước. Thế nhưng, trong một nước có 600 tờ báo mà không một tờ nào được phép đăng dù chỉ mỗi một câu để nói lên lòng yêu nước của người dân khi hai phần lãnh thổ quan trọng của Việt Nam trở thành thành phố cấp huyện của Trung Quốc, thì làm sao có thể gọi là đột phá? Việt Nam có hơn hai triệu người Việt đang sống ở nước ngoài, tinh hoa Việt Nam có mặt trong hầu hết các lãnh vực và trên khắp thế giới nhưng chưa bao giờ tổng hợp được. Tất cả chỉ vì sự tồn tại của Đảng Cộng sản. Đối với phần lớn nhân loại, chủ nghĩa cộng sản, với các đặc tính độc tài, lạc hậu là một điểm đen đã mờ xa trong quá khứ loài người nhưng tại Việt Nam vẫn còn được Đảng tôn vinh như là ngọn đuốc chỉ đường, là đỉnh cao của trí tuệ loài người. Nhắc đến hai chữ “Cộng sản”, ngay cả những đảng viên có học chút ít cũng cảm thấy ngượng ngùng. Một nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo nào trong nước được các tổ chức văn hóa, giáo dục nước ngoài mời sang nghiên cứu hay giảng dạy, nếu không phải là đảng viên, điều mà họ luôn luôn muốn nhấn mạnh một cách hãnh diện trong phần tiểu sử, trong các buổi phỏng vấn, rằng họ không phải là đảng viên cộng sản. Đối với các đảng viên, khi ra nước ngoài một trong những điều họ làm họ khó chịu nhất là bị hỏi ông hay bà có phải là đảng viên cộng sản hay không, dường như một câu hỏi như vậy là một cách xúc phạm đến tư cách đạo đức của con người họ.

Một thuận lợi mà Việt Nam hơn hẳn Trung Quốc và đã được chứng nghiệm nhiều lần trong lịch sử dân tộc, đó là lòng yêu nước. Trung Quốc là một nước lớn nhưng thường bị các nước nhỏ xâm lăng và cai trị nhiều chục năm, thậm chí hàng trăm năm như dưới các triều đại Mãn Thanh. Nếu Việt Nam có được các điều kiện kinh tế chính trị, kỹ thuật quân sự tương xứng, hay cho dù có yếu hơn một chút so với Trung Quốc, khi chiến tranh giữa hai nước xảy ra chắc chắn Việt Nam sẽ thắng. Việc giành lại Hoàng Sa và các đảo trong quần đảo Trường Sa là một khả năng, một triển vọng chứ không phải chỉ là một giấc mơ. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu đó, trước hết phải tập trung sức mạnh dân tộc để dời cỗ xe ngựa già nua lạc hậu cộng sản hiện nay sang bên lề lịch sử.

User avatar
VuPhong
Posts: 2910
Joined: Wed Dec 01, 2004 4:28 pm

Post by VuPhong »

Tạm Cứu Hoàng Sa Trường Sa

VI ANH .
Không phải tự đề cao nhưng phải nói người Việt Hải Ngoại là người có thể tạm cứu Hoàng Sa và Trường Sa bằng cách trì hoãn việc Trung Cộng sáp nhập trong khi chờ đợi một chánh quyền Việt Nam mới thu hồi lại hai quần đảo bằng luật pháp quốc tế cùng sự can thiệp ngoại giao của thế giới.

Chế độ CS Hà nội đương thời là nhà cầm quyền đã hiệp ước, mật ước nhượng cho Trung Cộng rồi. Lời hứa và chữ ký đó đối với TC và VC coi như là luật pháp phải thi hành giữa đôi bên. CS kẹt cứng không còn làm gì được nữa. Còn CS Hà nội là Hoàng Sa và Trường Sa còn thuộc TC. Cần một chánh quyền mới để phủ nhận những hiệp ước, mật ước hà tì về hình thức, bất bình đẳng về nội dung, không trưng cầu dân ý, không được Quốc Hội khoáng đại phê chuẩn mà tinh lý công pháp một chuyện trọng đại như vậy đòi hỏi phải có.

Cho đến bây giờ, dưới áp lực của TC, coi như CS Hà nội đã triệt để cấm và dẹp biểu tình.

Lớp trẻ sinh viên thanh niên và những người yêu nước trong nước biểu tình, phản đối tới đâu đi nữa, thì CS Hà nội vẫn cứ ngậm miệng ăn tiền. Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhứt và các tổ chức đấu tranh trong nước đã bị bất động hóa bằng nhiều cách không có thể đứng lên lập Hội Nghị Diên Hồng, thay đổi nhà cầm quyến bán đất dâng biển cho Tàu, bỏ điều 4 Hiến Pháp. Người dân dân và các tổ chức tôn giáo, chánh đảng, phong trào ngoài chánh phủ lâu nay bị CS Hà nội khủng bố đen trắng dù cố gắng cũng không đủ sức kết họp, tạo nội lực dân tộc, giải quyết chuyện nước, việc dân trong cơn quốc nhục mất đất, mất biển không một tiếng súng nổ này. Quân Đội Nhân dân của chế độ CS bị CS Hà nội kềm kẹp đã tỏ ra bất động và im lặng, khiếp nhược trước nhiệm vụ giữ gìn bờ cõi, lời kêu gọi cứu quốc của người dân khi Tổ Quốc Việt Nam bị xâm phạm, khi Hoàng Sa và Trường Sa một phân thân thể của Mẹ Việt Nam bị TC cắt xe, ăn tươi nuốt sống.

Thời gian và sư yên lặng trong hiện tình đứng về phía CS Hà nội, có lợi cho CS Hà nội cầm quyền. Còn lâu CS Hà nội mới công bố những văn kiện có thể còn nữa, ngoài lời tuyên bố thừa nhận và công hàm bán nước mà công luận đã biết. Không chừng còn nguy hại cho giang sơn gấm vóc Việt Nam hơn, còn nặng nợ nần mà CS Hà nội đã vay của TC, ba đời con cháu Việt Nam chưa chắc trả nổi hết cho TC.

Chỉ có một chánh quyền Việt Nam mới, thay thế CS Hà nội bằng cách mạng, đảo chính, hủy bỏ hiến pháp của CS Hà nội mới huy động được nội lực dân tộc và phát động tố quyền vì bị thiệt hại, bi bất công. Chánh quyền mới đó mới có tư cách, thẩm quyền phủ nhận những gì CS đã hứa, đã ký, với TC. Và chỉ có chánh quyền mới đó mới có thể yêu cầu tòa án quốc tế giải quyết vấn đề. Nhưng trong khi chờ đợi một chánh quyền mới đó, người Việt hải ngoại có tư do, dân chủ, có thế quốc tế vận có thể trì hoãn việc sáp nhập hai đảo Hoàng Sa và Trường Sa sau khi Quốc Vụ Viện TC đã thông qua.

Người Việt quốc tế vận với các cường quốc đang định cư, đang là công dân. Đánh động lương tâm trước một nước lớn ăn hiếp một quốc gia nhỏ. Đề cao cảnh giác trước mối nguy TC trong an ninh và hòa bình thế giới. Kêu gọi tẩy chay hàng hóa, tây chay du lịch TC. Nhứt là kêu gọi tẩy chay Thế Vận Hội do TC đứng ra tổ chức ở Bắc Kinh. Như đã biết còn một năm nữa là tới ngày TC đã đăng cai, đứng ra tổ chức Thế Vận Hội ở Bắc Kinh. CS Bắc Kinh đang dọn mình, dọn mẩy, rửa mặt, rửa mày để chào đón cơ hội long trọng này, nó đánh bóng và đang quang TC trên nhiều lãnh vực. Cái TC đang sợ nhứt là mang tiếng mang tai ở ngoại quốc.

Người Việt may mắn hiện nay có trên 3 triệu người, định cư hầu hết ở các đại siêu cường thế giới mà CS Bắc Kinh đang e ngại tẩy chay Thế Vận Hội, hàng hóa.

Cứ biểu tình dài dài trước tòa Đại sứ, tổng Lãnh sự TC ở thủ đô các siêu cường Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Liên Âu, Nga, Nhưt, Úc. Cứ tố giác dài dài tội nước lớn xâm chiếm đất đai nước nhỏ . Cứ biểu tình dài dài tố cáo CS Hà nội phản dân hại nước sang nhượng đất đai cho Anh Cả Đỏ, tạo Đế quốc CS mới. Cứ tẩy chay dài dài hàng hóa TC và VC, tẩy chay du lịch TC, VC. Cứ kêu gọi dài dài tây chay thế Vận Hội tổ chức ở Bắc Kinh.

Nhiều tiếng vổ nên kêu. Nước chảy riết đá phải mòn. Với thế thủ lẫn thế công mà các đại siêu cường Tây phương đang nghi kỵ TC tăng ngân sách quốc phòng, hiện đại hóa quân đội, bành trướng kinh tế, chánh trị của Tây Phương, xuất cảng hàng hóa có hại ra ngoại quốc; những cuộc biểu tình của người Việt hải ngoại sẽ được nhân dân và chánh quyền nhiều nước chú ý, có cảm tình. Từ đó sẽ ảnh hưởng áp lực ngoại giao, giao thương đối với TC.

TC có thể trì hoãn tiến trình xâm thực Việt Nam, ít nhứt từ đây cho đến Thế Vận Hội khai mạc ở Bắc Kinh. Ít nhứt các cuộc biểu tình của người Việt trong ngoài nước cũng đã giải thích tại sao nhà cầm quyền tỉnh Hải Nam nói trên báo chí, tỉnh này chưa có kế hoạch thành lập Huyện Tam Sa, là huyện gồm ba hải đảo trong đó hai là Trường Sa và Hoàng Sa.

Ngay khi các cuộc biểu tình không làm TC xoa dịu bằng cách trì hoãn việc sáp nhập hai quần đảo, thì TC cũng có thể giận cá chém thớt. TC sẽ đổ tội trợ trưởng biểu tình trong nước cho CS Hà nội. Môi hở răng lạnh, tương quan ngoại giao Bắc Kinh sẽ căng thẳng. Ở một mức độ nào đó các cuộc biểu tình trong trường hợp này là một mũi tên bắn hai con chim cú đang đem lại niềm bất hạnh cho quốc gia dân tộc Việt Nam.

VI ANH

Post Reply