Bình Luận Thời Sự

Những đề tài nóng của Thời Sự. Các bài viết lượm nhặt trên Net ở nơi đây chỉ dùng để tham khảo không phải là chính kiến riêng của nhóm phụ trách.

Moderators: CayQueo, phu_de

Post Reply
TuanAnh
Posts: 329
Joined: Sat Jan 30, 2010 3:44 am

Post by TuanAnh »

Image

Tại sao tất cả lãnh tụ cộng sản đều phá tan hoang đất nước?

Ngọc Ẩn
(Danlambao) - Chủ nghĩa CS kêu gọi đấu tranh giai cấp. Lúc đầu là đấu tranh giữa giai cấp công nhân, nông dân nghèo và chủ nhân. Sau khi giới chủ nhân bị đảng CS cướp hết tài sản, đấu tố, giết hoặc đày đi lao động khổ sai và chết trong rừng. Kế đến là CS đấu tranh, giết hại người trí thức. Một đất nước mà nhóm cầm quyền không biết tôn trọng nhân tài, người biết phát triển kinh tế và trí thức bị đào tận gốc, tróc tận rễ thì đất nước đó phải hoang tàn.


Sau khi đảng CS nắm được toàn quyền sinh sát thì bước kế tiếp người CS đấu tranh giai cấp với ai? Cách thức đảng CS chọn lựa lãnh tụ như Tổng Bí thư, Thủ tướng, Chủ tịch Nước là do một thiểu số nhỏ đảng viên bầu chọn chứ không do dân bầu. Như thế thì đấu tranh giai cấp phải xảy ra trong thành phần đảng viên để leo lên các chức vụ quyền lực. Chúng ta đã thấy đấu tranh giai cấp giữa Hồ Chí Minh và Lê Duẫn, giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và TBT Nguyễn Phú Trọng. Giờ đây là đấu tranh giai cấp giữa TBT Trọng và Chủ tịch Nước Trần Đại Quang và Bí thư Thành ủy Sàigòn Đinh La Thăng. Các chức vụ chóp bu do một nhóm nhỏ đảng viên bầu chọn vì thế chuyện kết bè, kết đảng, hối lộ, mua chuộc lá phiếu là chuyện đương nhiên. Sau khi các lãnh tụ ngồi vào ghế quyền lực thì họ tiếp tục bảo vệ cái ghế bằng cách đưa thân tộc vào các chức vụ dưới quyền của họ, chia quyền lợi cho bè đảng đã bầu họ lên. Các lãnh tụ lấy tiền từ đâu để cung phụng cho đàn em? Họ lấy từ tiền thuế xăng, tăng giá điện, cướp nhà, cướp đất của dân, bán tài nguyên, bóc lột công nhân, xuất khẩu lao động, bán nước cho Tàu Cộng. Dưới trướng của vài trăm đảng viên cao cấp là vài triệu đàn em ăn theo. Dân có chết đói, chết bệnh, chết vì cá nhiễm độc Formosa, chết lạnh, chết vì xả lũ đều mặc kệ bọn dân đen. Đảng CSVN cũng chẳng cần bảo vệ tổ quốc vì họ đâu cần dân bầu họ vào ghế quyền lực.


Ở các nước tự do dân chủ thì Tổng thống hoặc Thủ tướng do dân bầu ra. Nếu muốn còn tại chức thì họ phải biết lo cho dân, cho tổ quốc. Dân thì quá đông nên Tổng thống không thể dùng tiền mua chuộc lá phiếu mà phải tạo công ăn việc làm, giúp kinh tế phát triển và lo cho dân được ấm no, hạnh phúc. Tổng thống phải lo bảo vệ tổ quốc, bảo vệ an toàn cho người dân. Ở cái thiên đường XHCNVN thì đảng CSVN câm họng nhìn Tàu cộng húc chìm tàu đánh cá của ngư dân và sau đó là đảng tìm cách bịt miệng ngư dân đã bị TC húc chìm tàu nhưng chưa chết.


Đảng CSVN cứ bóc lột, róc dân cho cho đến xương, giờ đây đảng CS lại chặt cả xương mà hầm nước lèo thì dân đói ắt hẳn phải nổi lên. Lịch sử lại tái diễn cái vòng lẩn quẩn đấu tranh giai cấp giữa giới bần cùng và giới cộng sản đại gia đang cầm quyền như đã xảy ra ở những nước cộng sản ở Đông Đức, Tiệp Khắc, Ba Lan, Hung Gia Lợi, Nga. Để bảo vệ quyền lợi và tính mạng của nhóm lợi ích chóp bu thì đảng CSVN chi một số tiền khổng lồ để nuôi công an. Các nguồn tiền để nuôi công an, quân đội đang cạn kiệt. Hải sản nhiễm độc không ai mua, ngư dân không ra khơi đánh cá khiến công nhân chế biến hải sản thất nghiệp, nhà nước xả lũ làm hư hại mùa màng, sụp đổ nhà cửa, cuốn trôi tài sản của dân miền Trung, ruộng nhiễm mặn ở miền Nam thì dân lấy gì xuất khẩu và đóng thuế. Đảng và nhà nước CSVN đang tìm cách ăn cướp sạch số vàng và đô la của dân, trông chờ vào nguồn tiền từ thiện từ ngoại quốc và tiền đi ăn mày từ các nước tư bản. Nguồn tiền từ thiện cũng chẳng nuôi nỗi vài chục triệu dân. CSVN đi ăn mày còn láo cá vặt và vi phạm nhân quyền khiến thế giới khinh ghét. Nhà cầm quyền CSVN cứ vi phạm nhân quyền, đánh đập những nhà đấu tranh dân chủ sẽ khiến người Việt hải ngoại cắt luôn nguồn tiền từ thiện cho dân nghèo mà chỉ giúp những nhà đấu tranh dân chủ để đất nước sớm thoát khỏi ách CS. Dân đói sẽ vào nhà cán bộ giàu có mà lấy lại những gì họ đã bị cán bộ trấn lột mấy chục năm qua. Dân đói thì công an hạng tép riêu cũng đói. Khi công an đói thì họ cướp giật của dân càng khiến xã hội loạn lạc, cướp giật nổi lên như rươi. Những địa phương người dân biết đoàn kết bảo vệ cho nhau chống cướp thì còn tồn tại sau thời loạn lạc.


Ở các nước tự do dân chủ thì Tổng thống, Dân biểu Quốc hội đều cần lá phiếu của người dân nên họ giốc hết tâm sức làm việc phụng sự người dân. Ở các nước cộng sản thì các lãnh tụ chóp bu không cần lá phiếu của dân để trở thành Tổng Bí thư, Thủ tướng, Chủ tịch Nước vì thế họ coi dân như rơm rác, như nô lệ làm ra vật chất để họ nuôi công an bảo vệ họ. Những đảng viên cộng sản giốc toàn lực và trí tuệ vào đấu tranh giai cấp trong nội bộ đảng, kết bè đảng dành ghế quyền lực khiến họ không còn tâm trí để chăm lo cho dân tộc và đất nước mà chỉ lo cho nhóm lợi ích và ngoại bang đã bầu họ vào ghế quyền lực. Sau khi được chức quyền thì họ phải lại quả cho Tàu cộng bao gồm tài nguyên, đất đai, biển đảo. TBT Nguyễn Văn linh đã từng tuyên bố "thà mất nước còn hơn mất đảng." Nhìn hành động của TBT Nguyễn Phú Trọng bảo vệ Formosa, dâng đất, triều cống biển đảo, rước Tàu cộng vào VN thì đã rõ ông đang phục vụ cho Tàu cộng và sẳn sàng giết dân Việt để bảo vệ Tàu cộng. Hồ Chí Minh là tên Việt gian bán nước và các đàn em của Hồ tiếp tục sự nghiệp Việt gian cho dến hôm nay.

Tập đoàn Việt gian CSVN đã và đang phá hoại, xâu xé một đất nước VN tươi đẹp, giàu tài nguyên thiên nhiên để biến tổ quốc VN thành một bãi rác chứa chất độc kỷ nghệ do Tàu cộng mang vào. Tên đồ tể diệt chủng Pol Pot đã nhận lệnh TC giết dân Campuchia bằng súng đạn, dao búa. Những tên đồ tể từ thời HCM nhận súng đạn giết dân đến Nguyễn Phú Trọng nhận lệnh của TC đang diệt chủng dân Việt bằng thuốc độc của Tàu cộng. Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc bao che TC đầu độc sông, hồ, biển, đất (bauxite). Dân Campuchia bị giết chết ngay lập tức khiến thế giới lên án Pol Pot. Dân VN sẽ chết từ từ trong âm thầm vì nhiễm độc, vì ung thư, vì đói rét và thế giới sẽ không thấy mà lên án bọn diệt chủng CSVN.

30.12.2016

Ngọc Ẩn

danlambaovn.blog

User avatar
ngayngo
Posts: 1208
Joined: Sat Nov 01, 2008 8:34 pm

Post by ngayngo »


Loạn vì bất chấp luật pháp


Ngô Nhân Dụng
Em Đỗ Tuấn Lâm, học sinh lớp 4 ở huyện Thường Tín, Hà Nội, chửi nhau với bạn, bị cô giáo phạt, cho 42 bạn cùng lớp tát vào mặt, kêu khóc cũng không tha. Hình ảnh được truyền nhanh trên mạng khiến cô giáo bị cho nghỉ. Bà hiệu trưởng nói rằng cô giáo vốn dạy giỏi, cả lớp cô dậy đều là học sinh xuất sắc! Các công dân mạng đều trách cô giáo, và cả nền giáo dục ở Việt Nam. Nhưng tại sao một cô giáo giỏi lại đối xử tàn nhẫn như vậy, với một học sinh mồ côi và lâu nay vẫn bị bạn cùng lớp bắt nạt?

Trách tội cô giáo và những người bạn của em Lâm là đúng. Nhưng nên biết chính họ cũng là nạn nhân đáng thương. Một học sinh chửi mắng thô lỗ, cô giáo đã “thi hành kỷ luật” theo đúng bổn phận của mình. Thi hành cách nào? Cô chỉ việc bắt chước những cảnh chung quanh mình. Cô giáo biết ở nước ta những người có quyền là nắm toàn quyền. Cô giáo đã thấy cảnh sát lưu thông vẫn tát tai người lái xe, có khi đánh người ta ngã quỵ xuống đường, chỉ vì những tội nho nhỏ như xe thiếu bảng số, hay quên đội nón an toàn. Cô sống trong một xã hội những người nắm quyền tự mình đặt ra luật lệ, người dưới chỉ có việc tuân theo. Cô không bao giờ biết rằng ở nước khác, cảnh sát chỉ có quyền biên phạt người vi phạm luật lưu thông, chứ không được đụng tới thân thể người ta! Trước khi hỏi giấy tờ, cảnh sát còn phải chào người tình nghi phạm luật.

Mới tháng trước, một người dân ở xã Sông Nhạn, tỉnh Đồng Nai đang chạy xe máy, bất ngờ một nhóm dân phòng và công an xã lao ra chặn xe dù anh vẫn theo đúng luật đi đường. Vòi tiền không được, bọn chúng giật chìa khóa xe mang đi, bỏ mặc anh Nguyễn Trường Hải, 36 tuổi, giữa đêm khuya đứng ngoài đường, cách nhà 10 cây số. Cả một “xã hội loạn” đã ảnh hưởng trên hành vi và thái độ của cô giáo cũng như các học sinh.

Các em học sinh xúm lại tát tai bạn cũng chỉ là nạn nhân của xã hội hỗn loạn. Các em đã chứng kiến cảnh con người đối đãi với nhau thế nào, cho nên bắt chước. Những bà con nông dân đi kêu oan vì mất đất, mất ruộng, đã bị công an ném lựu đạn cay rồi đánh, đấm túi bụi. Cả một làng xúm đánh mấy người bắt trộm chó, đánh chết không tha! Các toán côn đồ giành giật cũng đánh nhau không khác gì công an đánh người. Người bị công an tra tấn, hành hạ đến chết trở thành một truyện dài nhiều tập không bao giờ ngưng. Năm ngoái, Bộ Công An báo cáo với Quốc Hội từ năm 2011 đến 2014, có “226 người chết trong các trại tạm giữ, tạm giam, chủ yếu do tự sát và bệnh lý.” Tại sao người ta mắc bệnh không cho đi nhà thương mà lại giam đến chết không tha? Tại sao có người lại chọn đồn công an làm nơi tự sát?

Các học sinh ở Thường Tín, Hà Nội, chắc phải được nghe chuyện ông Nguyễn Cao Tấn, 45 tuổi, ở tỉnh Vĩnh Phúc, không xa. Ông Tấn được mời đến trụ sở công an “làm việc,” về nhà thì trên người đầy vết bầm tím. Sáng ngày 28 Tháng Mười, 2016, người nhà vào phòng gọi thì thấy ông Tấn đã ngừng thở, thân hình cứng lạnh. Mới ngày 28 Tháng Mười Hai vừa rồi, ông Nguyễn Quốc Toản, 36 tuổi, bị bắt tạm giam ở huyện Lấp Vò, Đồng Tháp, tới buổi chiều cũng “lấy quần dài làm dây treo cổ tự tử.”

Các em học sinh chắc phải biết tin hàng trăm con nghiện tại trung tâm Cai Nghiện Đồng Nai vào lúc nửa đêm đã phá cửa, tràn ra Quốc lộ 1, tay cầm gậy gộc chặn xe xin tiền, đập phá, giật điện thoại, cướp thức ăn. Căn trại này chỉ có chỗ chứa 600 người, nhưng đã giam giữ 1,500 người khi vụ nổi loạn xẩy ra.

Côn đồ làm loạn, người ghiền bị nhốt làm loạn, công an làm loạn thường xuyên. Dân Việt Nam không còn tôn trọng luật pháp nữa. Vì người ta thấy những kẻ nắm quyền coi thường luật pháp. Họ thấy luật pháp là do bọn cường quyền đặt ra để bảo vệ quyền lợi và tài sản của chúng nó! Cái gì dân còn giữ được thì cố mà giữ. Cái gì chúng nó cướp rồi thì đi biểu tình đến chết cũng khó đòi được. Tất cả công sản quốc gia chúng độc quyền thao túng, khai thác, bán lấy tiền bỏ túi. Khái niệm “của công” đã biến mất!

Cho nên mới hôm qua, 30 Tháng Mười Hai năm 2016, người dân xã Triệu Nguyên, huyện Đăkrông, Quảng Trị, đã mang cưa máy, dao rựa vào chặt phá những khu rừng thuộc loại được bảo vệ, chưa được đốn. Một người dân địa phương nói, “Việc phát rừng diễn ra ngang nhiên đã nhiều năm nay, nhưng không thấy nhà chức trách ngăn chặn.” Khi người cầm quyền không còn tôn trọng pháp luật, người dân đã tự làm lấy luật theo ý họ!

Một tháng trước đây, tại huyện Di Linh, nhiều chiếc xe khách, xe tải trên quốc lộ 20 bị ném đá làm vỡ kính, hành khách bị thương và lưu thông gián đoạn. Hung thủ là hai thanh niên đi xe máy, họ đeo ba lô chứa đựng đá, để tấn công xe cộ! Tại sao hai anh này đi phá làng phá xóm như vậy? Họ nổi loạn chống cái gì? Chắc họ chỉ muốn chứng minh rằng: Xã hội loạn rồi! Ai muốn làm gì thì cứ làm đi!

Chúng ta biết rằng xã hội hỗn loạn này là do chế độ độc tài toàn trị gây ra. Nhưng cái gì trong chế độ cộng sản là động cơ chính đưa tới tình trạng này? Đó là quan niệm và thái độ khinh thường pháp luật của các lãnh tụ cộng sản, từ Stalin, Mao đến Hồ Chí Minh và đám con cháu. Đối với các lãnh tụ cộng sản, chính trị quyết định tất cả. Chính trị làm chủ, đứng trên cả luật pháp lẫn đạo đức. Con người cộng sản gương mẫu là một người “chính trị tốt,” nghĩa là chỉ biết vâng theo lệnh đảng, không tự mình suy nghĩ và phán đoán. Một người dân tốt là người chỉ tuân lệnh, cán bộ bảo sao là làm như thế.

Cho nên trong chế độ Cộng Sản họ không cần trường đại học luật khoa, không cần huấn luyện các luật sư. Tòa án nhân dân do các bần cố nông đứng ra, vừa kết tội, vừa tuyên án, vừa thi hành bản án.

Khi một nhóm người cướp chính quyền rồi tự phong cho họ độc quyền “lãnh đạo nhà nước và xã hội” theo điều 4 Hiến Pháp, thì họ bất chấp luật pháp. Ai nắm quyền trong tay thì tự mình làm ra luật, phán xử mọi người khác theo ý mình, và thi hành luật của họ với người khác tùy thích. Các lãnh tụ cao nhất bắt đầu nêu gương xấu cho đám tay chân thủ hạ, bệnh lan truyền từ trên xuống dưới, dần dần ảnh hưởng trên tất cả mọi người; ngoài đường, trong xóm là các chú công an, trong nhà thương là bác sĩ, y tá, trong trường họ là các cô giáo, truyền tới cả học sinh. Cứ như vậy, xã hội thành loạn.

Mạnh Tử đã liệt kê các hiện tượng cho thấy một chế độ khó đứng vững: “Khi người trên không dựa vào đạo lý, kẻ dưới không theo luật pháp, trong triều vi phạm lễ nghĩa, các công chức không tin chế độ, người quân tử không giữ nghĩa, kẻ tiểu nhân phạm hình luật.” Ông kết luận: “Một nước như vậy mà tồn tại là điều hiếm có.” (Thượng vô đạo quỹ dã, hạ vô pháp thủ dã, triều bất tín đạo, công bất tín độ, quân tử phạm nghĩa, tiểu nhân phạm hình, quốc chi sở tồn giả, hạnh dã). [上無道揆也,下無法守也,朝不信道,工不信度,君子犯義,小人犯刑,國之所存者幸.]

Nhiều người lo cho nếp sống đạo lý ở nước ta. Nhưng chỉ một quốc gia sống có pháp luật mới có cơ hội phục hồi đạo lý.

Nhiều người đang lo lắng cho nếp sống đạo lý ở nước ta; không biết làm sao khôi phục được. Nhưng một quốc gia phải sống có pháp luật thì mới tạo cơ hội cho việc phục hồi đạo lý. Khi chế độ cộng sản sụp đổ, việc đầu tiên người Việt Nam cần làm là tái lập tinh thần tôn trọng pháp luật. Muốn vậy, chính những người ở địa vị cao nhất phải làm gương tôn trọng luật pháp; truyền xuống đến cả guồng máy hành chánh, quân đội, cảnh sát, vân vân. Cứ như vậy, mới hy vọng người dân bình thường cũng tôn trọng luật lệ. Các cô giáo, thầy giáo sẽ suy nghĩ trước khi phạt học sinh: Lỗi lầm em mới phạm là thuộc loại tội nào, có bao nhiêu cấp nặng nhẹ trong tội đó, mỗi cấp được phép trừng phạt thế nào, vân vân. Chắc chắn sẽ không có cô giáo nào hô hào cả lớp “đánh hội đồng” một bạn học cùng với mình!

User avatar
saohom
Posts: 2212
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Post by saohom »

Tình báo Mỹ : Putin đã tìm cách giúp Trump đắc cử

Thanh Phương


Image
Tổng thống tân cử Mỹ Donald Trump.REUTERS/Brendan McDermid

Theo tình báo Mỹ, chính điện Kremlin đã tìm cách làm suy yếu ứng cử viên Dân chủ Hillary Clinton và đã giúp cho ứng cử viên Cộng hòa Donald Trump đắc cử tổng thống Hoa Kỳ.


Trong một báo cáo, đã được lược bớt những phần thuộc về bí mật tình báo, được công bố hôm qua, 06/01/2017, ba cơ quan gồm Cục Điều tra Liên bang FBI, Cơ quan Tình báo Trung ương CIA và Cơ quan An ninh Quốc gia NSA khẳng định là tổng thống Putin và chính phủ Nga đã có thái độ thiên về ông Donald Trump, nên đã cố giúp gia tăng các cơ may đắc cử cho nhà tỷ phú New York và cố làm mất uy tín của bà Clinton.

Từ Washington, thông tín viên Jean - Louis Pourtet gởi về bài tường trình :

« Đối với các cơ quan tình báo Mỹ, không còn nghi ngờ gì nữa, đích thân tổng thống Putin đã ra lệnh tiến hành một chiến dịch gây ảnh hưởng nhằm khiến cho bà Hillary Clinton thất cử hơn là giúp cho ông Donald Trump giành chiến thắng. Lý do là vì lãnh đạo điện Kremlin không tha thứ việc cựu Ngoại truởng Mỹ đã tổ chức các cuộc biểu tình chống ông vào cuối năm 2011, đầu 2012.

Theo bản báo cáo, nước Nga hiện vẫn tiếp tục các hoạt động tin tặc ở Hoa Kỳ và Matxcơva sẽ mở rộng các hoạt động này sang những nước mà sắp tới đây sẽ tổ chức bầu cử, trên cơ sở những bài học rút ra từ chiến dịch tấn công tin tặc vào Mỹ.

Về phần ông, Donald Trump đã nhận được bản báo cáo đầy đủ của bốn lãnh đạo chủ chốt của ngành tình báo Mỹ, trong đó CIA và FBI. Theo phó tổng thống tân cử Mike Pence, cuộc họp kéo dài hai tiếng đồng hồ (giữa Trump với các lãnh đạo tình báo Mỹ) đã mang tính « xây dựng ».

Thế nhưng, trong một thông cáo, ông Donald Trump vẫn không đồng ý với những lời tố cáo nước Nga, do các chuyên gia tình báo đưa ra. Ông không chấp nhận bị người ta cho là đã đắc cử nhờ sự trợ giúp của Matxcơva. Thật ra thì báo cáo của các cơ quan tình báo nói rõ là Nga đã không tác động đến hệ thống bầu cử của Mỹ.

Tuy vậy, sau cuộc họp nói trên, Donald Trump đã yêu cầu êkíp của ông là, trong vòng ba tháng sau khi ông nhậm chức tổng thống, phải đệ trình cho ông một kế hoạch nhằm chặn đứng các vụ tấn công tin tặc. Tổng thống tân cử Hoa Kỳ cũng bày tỏ sự tôn trọng của ông đối với giới nhân viên tình báo Mỹ. »

User avatar
VuPhong
Posts: 2910
Joined: Wed Dec 01, 2004 4:28 pm

Post by VuPhong »

Image


Obama chào từ biệt: Khi những giấc mơ còn dang dở


11/01/2017

Sáng nay, Tổng thống Mỹ Barack Obama có lời chào từ biệt ở Chicago. Ông để lại những di sản còn dang dở và có thể sớm bị chính quyền mới của Donald Trump phá bỏ.

Tháng 1/2009, khi Tổng thống Obama nhậm chức, kinh tế Mỹ mất 800.000 việc làm/tháng và tỷ lệ thất nghiệp lao nhanh tới mốc 10% giữa vòng xoáy của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ.

Khi ông Obama phát biểu từ biệt vào lúc 9h sáng nay (giờ VN) tại Chicago, nền kinh tế ông để lại có tỷ lệ thất nghiệp 4,7%, nước Mỹ về cơ bản đã hồi phục. Các chỉ số chứng khoán như Dow Jones và Nasdaq đang liên tục đạt kỷ lục mới.
Obama chao tu biet: Khi nhung giac mo con dang do hinh anh 1
Ông Obama và bà Michelle nhìn về Chicago. Ảnh: White House.

Tổng cộng, chính quyền Obama đã tạo được khoảng 11,3 triệu việc làm, tỷ lệ đáng kể nếu tính đến cuộc khủng hoảng nghiêm trọng mà ông kế thừa từ Bush (ông không xuất sắc nhất, Tổng thống Reagan tạo được 15,9 triệu việc làm, Bill Clinton 22,9 triệu).

Từng ở đáy vực

“Chúng ta khi đó ở đáy vực”, Mark Zandi, nhà kinh tế trưởng của hãng Moody’s Analytics, nói với Boston Globe. “Giờ thị trường lao động đã hồi phục gần như hoàn toàn ... Đó là 8 năm tuyệt vời”, Mark Zandi đánh giá.

Nhưng những thành quả kinh tế không phải được trải đều hết. Tình trạng lao động chân tay gặp nhiều khó khăn ở vùng “Vành đai công nghiệp” - các bang tranh chấp giúp Trump chiến thắng trong bầu cử 2016 - cho thấy những người bị bỏ rơi bên lề còn rất nhiều. Họ đã lên tiếng và tạo ra bất ngờ có lẽ là lớn nhất trong vài thập kỷ qua trên chính trường Mỹ.

Ngoài kinh tế, ông Obama để lại một nước Mỹ với những thay đổi đáng kể: chính sách Obamacare của ông lần đầu tiên mang bảo hiểm y tế cho thêm khoảng 22 triệu người, những thay đổi tiến bộ về quyền lợi dành cho người đồng giới, một nước Mỹ biết từ bỏ quan điểm đơn phương trong các vấn đề thế giới...

Năm 2016 bắt đầu như một cột mốc lịch sử với Obama. Sau gần 100 năm, ông trở thành tổng thống Mỹ đầu tiên đặt chân tới Cuba, đất nước mà 11 đời tổng thống ở Washington theo đuổi chính sách thù hận và cấm vận sau những sự kiện như Vịnh Con Lợn hay Khủng hoảng tên lửa.

Obama, người đoạt giải Nobel Hoà bình 2009, lật ngược tất cả. Ông chìa cành olive tới quốc đảo của xì gà, du lịch, y tế và giáo dục đỉnh cao.

Sau 18 tháng đàm phán bí mật, một chuyến đi tới Vatican để nhờ Giáo hoàng làm trung gian, hình ảnh Air Force One chở ông bay qua khu ngoại ô Havana tháng 3/2016 có thể coi là dấu mốc lịch sử đối với cả Mỹ cũng như thế giới Caribe - Mỹ Latin trong suốt nhiều thập kỷ qua. Đó cũng là tàn dư cuối của đối đầu Đông Tây từng chi phối thế giới gần nửa thế kỷ sau Thế chiến II.

Ở Trung Đông, cuộc chiến Syria còn dai dẳng, nhưng Obama đạt được thoả thuận hạt nhân với Iran - tháo được ngòi nổ cuộc chiến hạt nhân vốn luôn chực chờ bùng nổ. Ở châu Á, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã được đại diện các nước ký hồi đầu tháng 2 và chỉ chờ ông Obama vận động quốc hội phê chuẩn.

Di sản nào còn lại?

Di sản của Obama về cơ bản đã thành hình: thoả thuận lịch sử với Cuba - Iran và một hệ thống trật tự mà Mỹ có thể kiểm soát ở châu Á. Ở nước Mỹ, chỉ số thất nghiệp xuống mức thấp nhất, luật Obamacare mang bảo hiểm tới hơn 22 triệu người trước đó không có. Washington đạt được thoả thuận biến đổi khí hậu ở Paris.

Chỉ riêng thoả thuận với Cuba và Iran, ông Obama đã có thể trở thành tổng thống có ảnh hưởng nhất về đối ngoại của Mỹ kể từ sau Thế chiến II. Nếu TPP được thông qua, ông có thể là người có dấu ấn nhất đối với toàn cầu hoá kể từ sau NAFTA và thoả thuận thành lập WTO từ 1994.

Nhưng tất cả đã đảo lộn sau cuộc bầu cử 8/11 vừa rồi. Chiến thắng của tỷ phú Donald Trump đang chỉ dấu con thuyền của nước Mỹ sắp rẽ theo hướng khác. Rất nhiều di sản tưởng chừng chắc chắn của Obama có thể sẽ sớm bị đảo lộn và gỡ bỏ hết.

Trump muốn rút Mỹ khỏi TPP ngay ngày đầu nhậm chức trong khi những nhân vật trong đội hình an ninh mới phần lớn đều muốn xoá bỏ thoả thuận hạt nhân với Iran và lật lại chính sách với Cuba.

Những người trong chính quyền Obama hiện không rõ những chính sách nào của mình sẽ được duy trì. Một loạt cơ quan hành pháp đang chạy đua với thời gian để thông qua những quy định mới trước khi chính quyền Trump nhậm chức. Họ cũng hiểu rằng ông Trump có thể xoá bỏ ngay những chính sách mới đó.

Những thách thức mới

Thách thức với Washington đã xuất hiện ở một loạt mặt trận. Ở châu Âu, Nga được xác định là đã thực hiện các vụ tấn công tin tặc trong cuộc bầu cử vừa rồi để hạ phe Dân chủ. Tất cả xuất phát từ mối lo sợ nhiều năm nay của Điện Kremlin đối với sự “diều hâu” của bà Hillary Clinton.

Dùng công nghệ tin học tấn công đối thủ từng là vũ khí tối tân của quân đội Mỹ, giờ bản thân an ninh nước này đang bị thách thức trong lĩnh vực Washington từng ưu thế tuyệt đối.

Ở châu Á, sự kiện tàu hải quân Trung Quốc thu giữ tàu lặn không người lái (UUV) của Hải quân Mỹ ở vị trí cách vịnh Subic của Philippines chỉ 50 hải lý là dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh sẵn sàng thách thức sức mạnh Mỹ ở châu Á (khu vực thu giữ thậm chí nằm ngoài đường 9 đoạn phi pháp).

Trung Quốc đang cảm thấy tự tin hơn trong việc nắn gân Washington, kể cả trước một Tổng thống tân cử Donald Trump “khó lường” và đang lấp lửng chuyện thay đổi chính sách “Một Trung Quốc”.

Đồng minh tìm "phương án dự phòng"

Một số đồng minh của Mỹ đã bắt đầu đi tìm giải pháp “dự phòng”. Bất chấp sự phản đối của Washington, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tháng 12 đã có 2 cuộc gặp liên tiếp với Tổng thống Nga Vladimir Putin và ký một loạt 60 thoả thuận thương mại với Điện Kremlin.

Việc Tokyo chủ động “làm lành” quan hệ với Moscow, bất chấp những tranh chấp lãnh thổ, đang làm phá sản dần kế hoạch cấm vận và đẩy ông Putin vào thế khó của Washington. Bản thân Tokyo cũng rất thất vọng sau khi đánh cược chính trị rất nhiều vào TPP và giờ thì hiệp định này đang “chết yểu”.


Thái Lan, một đồng minh cũ của Mỹ ở khu vực, thì hiện đang đề xuất Trung Quốc sản xuất vũ khí ở nước mình. Ở Philippines, Tổng thống Duterte muốn “tạm biệt nước Mỹ” và chấm dứt một loạt hoạt động hợp tác.

Ông Obama bắt đầu hành trình 8 năm trước từ “Những giấc mơ của cha tôi” (Dreams from my father) và “Hy vọng táo bạo” (Audacity of Hope). Khi đó, hình ảnh hàng dài cử tri đứng đợi trong ánh bình minh mới ló là ảnh bìa của New York Times khi nói về cuộc bầu cử lịch sử đưa Barack Obama trở thành tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ.

Ngày 9/11, sau bầu cử với nước Mỹ là hình ảnh trái ngược: nước Mỹ của chia rẽ, sợ hãi và giận dữ. Hàng chục nghìn người biểu tình ở New York ngay sau khi Trump thắng cử. Đó là một trong những cuộc biểu tình lớn nhất kể từ sau các cuộc biểu tình chống chiến tranh Iraq. Những giấc mơ của Obama đang bị đe dọa hơn bao giờ hết.

Với nước Mỹ, có lẽ chỉ đến khi Donald Trump nhậm chức và vận hành đất nước, họ sẽ hiểu rõ hơn nữa vai trò và giá trị của ông Obama.


Thanh Tuấn

User avatar
VuPhong
Posts: 2910
Joined: Wed Dec 01, 2004 4:28 pm

Post by VuPhong »

Image

Tân Tổng thống Donald Trump sẽ được dân Mỹ chào đón như thế nào?

Nguyễn Tường Tâm
(Danlambao) - Ngày Thứ Sáu, 20 tháng 1-2017 sắp tới, tân Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump sẽ tuyên thệ nhậm chức tại trụ sở Quốc Hội. Người Á châu nói chung, và người gốc Việt nói riêng ít có ý muốn tham dự sinh hoạt như vậy; ngay cả với những người Việt sinh đẻ tại Mỹ và cư trú quanh vùng phụ cận thủ đô Hoa Kỳ. Vì cái tò mò cần thiết của một người làm truyền thông, vào năm 2001, khi còn làm việc tại đài VOA ở thủ đô Washingon D.C., ngay cạnh công viên lớn (National Mall) là chỗ thường xuyên có biểu tình, tôi đã tham dự lễ tuyên thệ nhiệm kỳ thứ nhất của Tổng thống George W. Bush (Bush con). Hôm nay tôi tường thuật lại đôi điều lý thú cho độc giả.

Sau lễ tuyên thệ, theo truyền thống Tân TT sẽ di chuyển trên đại lộ Pennsylvania mênh mông, thẳng tắp từ Quốc Hội tới Tòa Bạch Ốc, nơi ông sẽ cư ngụ cùng gia đình và điều hành đất nước. Khác với lễ tuyên thệ nhậm chức của TT Obama cách nay 8 năm (2009), lễ tuyên thệ nhậm chức của Tân TT Donald Trump năm nay không những không thấy không khí chờ đợi náo nhiệt trên truyền thông, báo chí; mà thậm chí nội các của ông cũng chưa được thành lập xong. Đồng thời phong trào phản đối ông Trump vẫn mạnh mẽ. Theo Reuters những người chống đối sẽ được cấp chỗ đứng nơi công cộng gần chỗ diễn hành để biểu tình phản đối lễ tuyên thệ. Hiện nay con số các tổ chức chống đối xin cấp phép đã lên tới gần 30. Trong khi Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay mới đang dự trù sẽ (chưa biết bao giờ) thảo luận luật Biểu Tình (!) Theo trang mạng âm nhạc, đã có khoảng gần 20 ca sĩ nổi tiếng từ chối lời mời tham dự trình diễn trong lễ tuyên thệ của ông Trump; trong đó tiêu biểu như Elton John, và Céline Dion.

Theo tờ New York Daily News, ra ngày 15 /1, đã có ít nhất 26 dân biểu liên bang thuộc đảng Dân Chủ sẽ tẩy chay không tham dự lễ tuyên thệ của ông Trump. Tuy nhiên chưa có Thượng Nghị Sĩ liên bang nào tham gia cuộc tẩy chay này. Theo dõi hàng ngày và liên tục mỗi ngày đài truyền hình CNN tôi thấy vẫn có những chương trình tranh cãi về ông Donald Trump. Đối với mấy vị tổng thống trước điều này chưa từng có.

Tuy nhiên, tạp chí Times ngày 13-1 dự trù sẽ có khoảng hàng chục triệu người theo dõi lễ tuyên thệ qua truyền hình. Cơ quan tổ chức lễ tuyên thệ dự trù sẽ có khoảng 800,000 (tám trăm ngàn) người đích thân tới thủ đô Washington tham dự lễ tuyên thệ. Năm 2009 Ủy ban này đã ước lượng trong lễ tuyên thệ nhiệm kỳ đầu của TT Obama có tới 1 triệu 800 ngàn người tham dự. Năm 2001, đích thân tôi tham dự lễ tuyên thệ nhiệm kỳ đầu của TT Bush (Bush con) chỉ có khoảng 300 ngàn người tham dự. Nhưng với con số đó, tôi thấy đã ngút ngàn, không có chỗ chen chân rồi.

Ủy ban tổ chức lễ tuyên thệ cho biết riêng cư dân thủ đô Washington D.C. đã phải chi 47 triêu tiền thuế cho lễ tuyên thệ năm nay. Trong khi các tư nhân ủng hộ viên của ông Trump tự nguyện đóng góp từ 65 triệu tới 75 triệu để bù vào những chi phí còn thiếu. Mặc dù quần chúng tham dự dọc đường thì tự do nhưng mỗi vé hạng VIP để tham dự các nghi lễ (events) giá là 25 ngàn đô la.

Lực lượng an ninh gồm có 13,000 Vệ binh Quốc gia, chưa kể các nhân viên an ninh chìm, cảnh sát ở thủ đô, và cảnh sát của Quốc Hội.
Mỗi vé tầu điện giá 25 đô. Tầu sẽ chạy tới 2 giờ sáng trong ngày tuyên thệ. Năm 2009, trong lễ tuyên thệ đầu tiên của TT Obama đã có hơn 10 ngàn xe bus chuyên chở hơn 500 ngàn người vào thủ đô tham dự lễ tuyên thệ.

Đặc biệt theo thông cáo của ban tổ chức, sẽ có 6 vị lãnh đạo các tôn giáo tham dự lễ tuyên thệ. Nhưng không thấy có lãnh đạo Phật giáo.

Sự kiện có hàng trăm ngàn tới gần một triệu người từ khắp mọi miền xa xôi của Hoa Kỳ đổ về thủ đô tham dự ngày lễ tuyên thệ nhậm chức của tân Tổng thống nếu xảy ra ở một quốc gia thiếu dân chủ, nhất là các quốc gia Cộng Sản, thì không ai ngạc nhiên, bởi vì người dân luôn luôn bị bắt buộc tập trung đi tung hô lãnh tụ. Nhưng tại một nước rất dân chủ như Hoa Kỳ, thì sự kiện như vậy sẽ khó hiểu và gây ngạc nhiên đối với những ai chưa từng chứng kiến. Ngay cả những người Hoa Kỳ, đặc biệt là những người gốc Việt, nếu chưa từng tham dự lễ tuyên thệ đó sẽ không hiểu những người tham dự lễ tuyên thệ thuộc thành phần và tuổi tác nào, họ tới để làm gì, họ tới từ những tiểu bang nào, họ tới bằng phương cách nào, họ tới đó trong bao lâu và họ làm gì trong ngày hôm đó tại thủ đô. Chứng kiến tại chỗ buổi lễ tuyên thệ tổng thống Hoa Kỳ, chắc chắn cũng sẽ học hỏi được đôi điều quan trọng về dân chủ.
Image
Quang cảnh lễ tuyên thệ của TT Obama năm 2009.
Ảnh chụp từ tiền đình Quốc Hội, nhìn xuống đại quảng trường National Mall
(ảnh của Boston.com)
Làm sao ban tổ chức có thể đưa ra dự đoán con số những người sẽ tham dự lễ tuyên thệ lớn lao như vậy? Đó là dựa theo kinh nghiệm của những lễ tuyên thệ trong lịch sử và dựa vào con số những người đã liên lạc với ban tổ chức qua các đại diện dân cử của họ để đặt vé tham dự. Số vé tham dự có hai loại, một loại được ngồi ngay tại địa điểm tuyên thệ là khuôn viên trụ sở quốc hội, một loại được ngồi trên những hàng ghế như hàng ghế sân khấu được dựng rải rác dọc theo đại lộ Pennsylvania. Những vé này những năm trước được bán, nhưng năm 2009 ban tổ chức đã quyết định phát miễn phí 240, 000 vé cho dân chúng qua các vị dân cử theo nguyên tắc ai xin trước thì được trước (First come, first served). Chỉ riêng việc bán hay phát không những vé này theo nguyên tắc ai ghi tên trước, được trước cũng là một bài học quan trọng trong việc thực thi dân chủ, công bằng và trong sáng.

Dân chúng sẽ tập trung tại Công Trường chính của thủ đô, có tên chính thức là National Mall. Công Trường này đã nhiều lần đón tiếp các cuộc tập trung cỡ trên dưới một triệu người như cuộc tập trung có tên “Over One Million March for Women's Lives” diễn ra vào ngày 25/4/2004 có tới 1 triệu 150 ngàn người tham dự. Cuộc diễn hành ngày 15 tháng 10, 2005 kỷ niêm 10 năm cuộc diễn hành lịch sử có tên “the Million Man March”. Nhưng cuộc tập trung luôn luôn được nhớ tới là cuộc tuần hành “the Million Man March”. Cuộc tuần hành này do mục sư Louis Farrakhan chủ xướng là cuộc biểu tình lớn nhất so với các cuộc biểu tình trước đó tại thủ đô Washington D.C. Cuộc biểu dương của một triệu người đàn ông da đen đó không nhằm tranh đấu một điều gì với chính quyền mà chỉ nhằm bảo nhau, những người đàn ông da đen, hãy nhận lấy trách nhiệm về cuộc đời mình (take charge of their own fate.)

Thủ đô vốn thường ngày đã rất hiếm chỗ đậu xe. Ví dụ thời đó, đài VOA, nơi tôi làm việc, chỉ cung cấp một chỗ đậu xe cho từng nhóm nhân viên ít nhất bốn người. Nhưng không đủ chỗ cho tất cả các nhóm, cho nên ưu tiên cho nhóm nhân viên nào có tổng số năm công tác của các thành viên tại đài cộng lại nhiều hơn hết. Những người không có được chỗ đậu xe trong cơ quan thì cũng phải kết hợp với nhau đi chung xe để vừa đỡ hao mòn xe, đỡ tiền săng và đỡ tiền gửi xe. Nhóm 4 người của tôi lúc đó có anh Trần Nam, cựu xướng ngôn viên đài Truyền Hình Sài Gòn trước 1975, và nhà báo nổi tiếng Bùi Bảo Trúc, mới qua đời. Những ngày có tập trung đông đảo trong thủ đô thì việc kiếm chỗ đậu xe càng khó hơn nữa. Thêm nữa, ngày nào có cuộc tập trung, biểu tình, thì các con đường dẫn tới thủ đô lại thường rất kẹt xe. Vừa khó lái xe tới nơi, vừa khó tìm chỗ đậu xe, cho dù chỗ đậu nào cũng phải trả tiền. Vì vậy cách nay 16 năm, cũng ngày 20 tháng 1, muốn tới quan sát dân chúng tham dự ngày tuyên thệ nhiệm kỳ thứ nhất của tổng thống Bush, tôi đã chọn cách đi tầu điện. Muốn vậy phải lái xe tới trạm tầu điện và gửi xe tại đó. Tới trạm tầu điện gần khu chợ Việt Nam, khu Eden, tức cũng gần với Thủ đô, không tìm được chỗ đậu xe, vì vậy tôi phải lái xe lui trở lại nhà ga ở xa hơn. Tại đây, rất đông người đang đứng chờ tầu. Các chuyến tầu kéo những dãy toa dài hơn thường lệ. Cơ quan tầu điện thủ đô đã quen với các ngày lễ hội tập trung rồi nên họ luôn luôn có kế hoạch tăng cường vận chuyển thích nghi để tạo thoải mái cho người dân. Rất đông nhưng không có cảnh chen lấn và không có cảnh chật như mắm nêm trên tầu. Không phải chỉ có người lớn, là những người quan tâm tới chính trị, mà còn có cả thanh thiếu niên, trẻ em, và thậm chí cả trẻ con còn nằm trên xe đẩy. Có người đi cả gia đình. Già trẻ lớn bé người ta tới dự ngày đón chào tân tổng thống như một ngày vui gia đình, một lễ hội, một ngày giỗ, tết trong họ, trong tộc, trong làng. Tôi tự hỏi không biết tới nơi họ sẽ làm gì, chẳng lẽ người dân Mỹ thương yêu lãnh tụ của họ tới như vậy sao? Tới nơi rồi mới thấy quả đúng như vậy. Có lẽ đây cũng là một bài học về dân chủ. Dân chúng chỉ thực sự thương yêu lãnh tụ khi họ được tự do bầu chọn người lãnh đạo họ. Ngày nào người dân chưa có được quyền đó thì ngày đó người dân còn chửi thầm những ông chủ tịch đảng, chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, và nhiều chức danh chủ tịch khác nữa. Trạm tôi tới ở ngay gần trước cửa Quốc Hội. Khi vừa từ mặt đất chui lên, một cảnh tượng khiến tôi sửng sốt. Tôi đã từng chứng kiến những tập trung vài chục ngàn người tại quảng trường này, nhưng tôi chưa từng thấy một số đông như ngày hôm đó. Giữa rừng người là một rừng xe bán đồ ăn thức uống. Thông báo cho biết có ba trăm ngàn người tập trung hôm đó.

Trên khắp thế giới, chỗ nào có du khách, có tập trung đông người, thì có hàng quán bán đồ ăn thức uống và đồ lưu niệm. Như tại mọi nơi trên đất nước Hoa Kỳ, tất cả mọi thứ đều phải có giấy phép. Nhưng khác với ở Việt Nam, tại Hoa Kỳ những giấy phép kinh doanh được cấp cho người xin dựa theo nguyên tắc công khai, công bằng với tất cả mọi người. Nếu số đơn xin kinh doanh quá số nhu cầu cần thiết thì sẽ được tổ chức rút thăm. Rất là công bằng và trong sáng. Không có ai khiếu nại. Vào năm 2009, thông tin mà tôi ghi nhận được cho biết năm đó có một ngàn người bán hàng bên đường đã được cấp địa điểm.

Cứ một món hàng họ bán với giá ít nhất gấp 4 giá vốn. Ví dụ một chai nước trong (bottle water) họ mua sỉ giá 25 xu, được bán với giá 2 đô la. Thực tế một chai họ mua có 10 xu khi hàng đại hạ giá. Ngày thường, không phải cao điểm du khách, họ bán lai rai cũng dư sống, mặc dù tôi không ghi nhận được lợi tức một ngày bình thường của họ là bao nhiêu. Nhưng vào ngày lễ hội, có tập trung đông người, hay ngày cuối tuần đông du khách, thì một ngày lợi tức của họ gần bằng cả một tháng lương của một người tốt nghiệp đại học, một kỹ sư. Thời gian làm ở đài VOA, tôi hay đứng mua hàng và nói chuyện với một chủ xe hàng gần đài, tôi đùa anh ta rằng, “Trông chúng tôi mặc complet, cà vạt, tay sách samsonite có vẻ sang trọng vậy chứ, cả tháng lương của những người như tôi mới chỉ bằng lợi tức anh kiếm được trong hơn một ngày cao điểm.” Anh ta cười, lặng lẽ xác nhận.

Tôi xin lập lại, dưới đây là đoạn tường thuật lễ tuyên thệ của Tổng thống Bush (Bush con) nhiệm kỳ đầu vào năm 2001 mà tôi có tham dự. Trời bắt đầu mưa. Không mưa rào nhưng cũng khá nhiều để phải khoác áo mưa mà những giọt nước vẫn đổ ào ạt ướt mặt. Không khí vẫn náo nhiệt. Thông báo cho biết có một màn ảnh rộng dựng trước trụ sở Quốc Hội trực tiếp truyền hình lễ tuyên thệ cho dân chúng bên ngoài coi. Nhưng tôi không thể nào chen tới đó. Và tôi cũng chưa thấy được cái màn hình đó to như thế nào. Tôi bèn lang thang quanh quẩn quan sát đám đông. Mọi người đều có vẻ vui tươi phấn khích. Đột nhiên tôi thấy có hai hàng người đứng đối diện nhau, cách nhau khoảng năm mét (5m). Mỗi phe đều cầm biểu ngữ và hô những khẩu hiệu bày tỏ quan điểm của phe mình. Thật là lý thú. Một phe hoan hô Tổng thống Bush. Một phe chửi Tổng thống Bush là “thằng ăn cắp.” Lý do là trong nhiệm kỳ đó tổng thống Bush đắc cử sau khi tranh kiện với ứng cử viên đối thủ Al Gore về số phiếu được kiểm. Cái điều dân chúng chửi tổng thống thì không có gì lạ tại Hoa Kỳ. Những người chửi tổng thống ở Mỹ không bị bắt, đưa ra tòa kết tội nhục mạ lãnh tụ như ở Việt Nam Xã hội chủ nghĩa. Nhưng sự kiện hai phe có hai quan điểm chính trị cực kỳ đối chọi nhau như nước với lửa, đứng gần nhau mà không đánh nhau, hay ít ra là chửi nhau, thì quả thực đối với người Việt là chuyện lạ. Và đối với tôi cũng là chuyện cực kỳ lạ; lần đầu tiên tôi chứng kiến như vậy. Lại càng lạ hơn nữa là không những họ không có thái độ thù hận nhau mà lại còn vừa hô khẩu hiệu trái ngược nhau, vừa nhìn nhau cười thân hữu. Đây là một bài học sống động về tinh thần dân chủ. Tiếc rằng tôi không mang theo máy hình. Thời đó chưa có kỹ thuật cao, iPhone, chưa Facebook, và internet chưa phổ biến sử dụng cá nhân như bây giờ. Tôi bèn đi giữa hai hàng người đối nghịch đó để cảm nhận cái thích thú của tinh thần dân chủ cao độ: bất đồng nhưng không bất hòa.

Xuyên qua đám đông, tôi hướng về đại lộ rộng lớn Pensylvania. Phải qua một trạm xét túi xách. Có nhiều trạm xét như vậy nên việc đi qua trạm xét rất mau. Tháng đó chưa có vụ khủng bố 9-11 nên hầu như mọi thứ mang theo đều được mang vào khu vực có kiểm soát an ninh. Trái lại, vào năm 2009, danh sách những vật dụng không được mang vào khu vực kiểm soát an ninh hơi nhiều.

Trong đám người cực kỳ đông đảo đó, hỏi thăm tôi được biết nhiều nhóm người tới từ các tiểu bang xa. Nhiều gia đình tới từ mấy hôm trước. Nhiều nhóm người nhân dịp này đi thăm thủ đô, nơi mà từ lúc sinh ra họ chưa có dịp tới thăm. Tôi quen rất nhiều người Mỹ gốc, có trình độ, công ăn việc làm khá vẫn chưa có dịp thăm thủ đô Washington. Bởi vì khoảng cách từ bở biển miền tây (tiểu bang California) bay sang thủ đô Washington mất đúng 5 tiếng nếu bay trực tiếp, cách nhau 3 múi giờ. Nhưng thường máy bay dừng tại một chỗ nào đó để khách đổi máy bay cho nên phải mất khoảng 7 tới 9 tiếng. Và thủ đô Hoa Kỳ có nhiều cái để thăm cho nên phải mất nhiều ngày và tốn nhiều tiền. Nếu đi một gia đình 4 người thì số tiền không phải nhỏ. Rất đông người ra ngồi giữ chỗ trên đại lộ Pennsylvania từ rất sớm để bảo đảm sẽ được trông thấy vị tân tổng thống. Tôi ngạc nhiên về nhiệt tình của họ. Riêng tôi nếu không vì chủ đích quan sát thì không thể có nhiệt tình tham gia như họ. Từ sáng sớm tới lúc đó là gần 11 giờ rồi, trời vẫn mưa, gió vẫn thổi và tôi cảm thấy lạnh. Tôi muốn bỏ về. Lạnh quá! Tôi không có đủ nhiệt tình để ở lại chịu mưa gió và lạnh cóng để nhìn mặt vị tân tổng thống. Nhưng nhìn sang bên cạnh, một em bé khoảng một tuổi nằm trong xe đẩy, cũng bị mưa, và gia đình em cũng để em ở lại. Nhiều em bé như vậy, và cũng nhiều em lớn hơn đang vui vẻ chịu mưa lạnh chờ giây phút tổng thống đi qua. Tại sao các em bé này ở lại được mà tôi lại chịu thua? Nghĩ như vậy nên tôi quyết định ở lại. Từ sáng tôi không giữ chỗ nên bây giờ khó kiếm được chỗ đứng trông ra đường. Loay hoay một hồi cũng có một người di chuyển và tôi len vào chỗ vừa bỏ trống. Mọi người sát cánh nhau. Tôi không dám bỏ đi tiểu, vì bỏ ra ngoài là mất chỗ luôn. Gần trưa, buổi tuyên thệ chắc đã kết thúc. Cuộc diễn hành bắt đầu với các ban nhạc, các cơ quan quân sự, cảnh sát, cứu hỏa, học trò trung học v.v... như mọi cuộc diễn hành khác tại Hoa Kỳ. Cuối cùng rồi giây phút chờ đợi thật lâu cũng tới. Tổng Thống sắp đi ngang. Nhưng không phải đi bộ theo truyền thống mà đi bằng xe hơi. Mọi người nôn nao hướng về đầu đường chờ đợi. Chiếc xe limousine mầu đen xuất hiện từ đằng xa. Chiếc xe sắp tới gần. Mọi người nô nức. Và... rồi, chiếc xe có kính mầu che phủ nên mọi người chỉ nhìn thấy hình dạng Tổng thống mờ mờ. Chiếc xe lướt qua thật nhanh. Chưa tới 02 giây! Đó là tất cả những gì mọi người có được sau khi phải bỏ rất nhiều công sức, tiền bạc và thời gian chờ đợi từ cả tháng trước đó.

Đột nhiên ở cách chỗ tôi đứng không xa, một người hay một vài người, tôi không rõ, nhào ra chặn xe của tổng thống. Cảnh sát và mật vụ nhào ra ôm anh ta lôi vô lề đường. Chiếc của tổng thống dừng lại một vài giây rồi cũng vút qua. Mọi việc mau chóng trở lại bình thường. Đám đông tan hàng. Không có ai bị đánh đập. Không có ai bị bắt. Đó là quyền lên tiếng của người dân Hoa Kỳ.

Ba trăm ngàn người phải mất hơn hai tiếng đồng hồ mới rời khỏi được Quảng Trường mênh mông. Năm nay thông báo vừa cho biết tầu điện có khả năng chuyên chở 120,000 hành khách trong mỗi giờ vào ngày tuyên thệ. Rất đông, nhưng mọi người xếp hàng trật tự để chờ xuống hầm tầu điện ngầm. Lại thêm một bài học về tinh thần văn minh, kỷ luật tự giác. Lễ tuyên thệ tân tổng thống Hoa Kỳ mang lại một số bài học thật đơn giản nhưng đó là nền tảng của dân chủ. Thiếu tinh thần đó, thì dù có sao chép một bản hiến pháp tiến bộ nhất, có sao chép những bộ luật của những nước văn minh nhất, cũng không thể có được một nền dân chủ. Cái cần thiết hơn hết là tinh thần dân chủ của toàn thể dân tộc, người dân cũng như nhà cầm quyền. Việt Nam cần bao nhiêu năm nữa mới học được cái tinh thần đó thì tôi không biết nhưng trải qua 41 năm nơi xứ Mỹ, cộng đồng người Việt tại đây, kể cả rất nhiều người có học vị cao tại Hoa Kỳ, vẫn cần học tập nhiều về phong cách hành xử dân chủ.

17.01.2017
Nguyễn Tường Tâm
danlambaovn.blogspot.com

nguyenthanh
Posts: 859
Joined: Fri Jan 06, 2012 5:40 pm

Post by nguyenthanh »



Trump ‘đảo lộn mọi thứ’ trước khi vào Tòa Bạch Ốc

January 19, 2017

Image
Ông Donald Trump
WASHINGTON, DC (AP) – Ông Donald Trump bước vào Tòa Bạch Ốc hôm Thứ Sáu cũng với một phong cách giống như khi ông tiến vào cuộc tranh cử tổng thống: ương ngạnh, bất chấp những gì gọi là tiêu chuẩn, không bị ràng buộc bởi các “truyền thống,” và cực kỳ tự tin vào hướng đi của mình.

Trong 10 tuần lễ kể từ chiến thắng bất ngờ trong cuộc bầu cử và trở thành tổng thống thứ 45 của nước Mỹ, ông Trump vi phạm nghi thức ngoại giao có từ nhiều thập niên, tạo ra chấn động trong thành phần lãnh đạo các công ty ở Mỹ, thách đố các luật lệ lâu đời về liêm chính và tiếp tục cách hành xử hung hãn, “ăn miếng trả miếng,” sẵn sàng đích thân đánh ngược trở lại mỗi khi nghĩ rằng mình bị chê bai – bằng cách dùng Twitter hay qua lời phát biểu trước công chúng.

Các vị tổng thống trước thường hay diễn tả việc lần đầu bước vào Văn Phòng Bầu Dục (Oval Office) là cảm giác khiến họ phải có sự khiêm cung, một điều làm họ ngay lập tức cảm thấy sự quan trọng trong nhiệm vụ mới – là người bảo vệ nền dân chủ Mỹ. Ông Donald Trump trong phần lớn thời gian chuyển tiếp cho người ta thấy rõ là ông nhìn mọi sự khác hẳn: thay vì phải điều chỉnh để phù hợp với tổng thống chế, chính nơi này phải thay đổi để phù hợp với ông.

“Người ta nói rằng việc triệu tập các nhà lãnh đạo đại doanh nghiệp không phù hợp với cương vị của một tổng thống,” ông Trump tuyên bố trước đám đông ở thành phố Indianapolis, tiểu bang Indiana, hồi Tháng Mười Hai, sau khi thương thảo với một công ty chế tạo máy điều hòa không khí để giữ công việc trong tiểu bang, một phương cách mà nhiều kinh tế gia cho rằng không thể cứ tiến hành trong chính sách kinh tế quốc gia.

“Tôi nghĩ rằng điều này chứng tỏ rõ ràng cương vị tổng thống,” ông Trump tuyên bố. “Và nếu điều này không đúng như vậy thì cũng không sao. Bởi vì tôi thích làm như vậy.”

Ngay cả trước khi tuyên thệ nhậm chức, ông Trump có nhiều hành động thay đổi bản chất của tổng thống chế Mỹ, phá vỡ các nguyên tắc đã có và khiến các nhà lãnh đạo khác của thế giới tự do phải bàng hoàng vì cách hành xử không giống theo sự trông đợi của họ.

Các cố vấn của ông Trump cho hay nhà tỷ phú ngành địa ốc và cũng là ngôi sao chương trình truyền hình thực tế (reality TV) này hiểu rất rõ tầm vóc lịch sử của công việc mới ông sắp nhận. Ông nói với những người quen biết rằng ông dựa vào những ước vọng của cả Ronald Reagan, ở đảng Cộng Hòa, và John F. Kennedy, ở đảng Dân Chủ. Ông có ý định sẽ ngủ đêm đầu tiên ở Tòa Bạch Ốc trong căn phòng ngủ Lincoln Bedroom, căn phòng từng là nơi làm việc của Tổng Thống Abraham Lincoln trước đây, theo một số người từng dùng bữa tối với ông ở Florida mới đây.

Tuy nhiên, ông Trump cũng tự coi mình là một tổng thống thuộc hạng “sui generis” có cá thể riêng biệt, chẳng nợ nần ai về sự thành đạt của mình và cũng chẳng dựa theo khuôn mẫu của bất cứ tổng thống nào trước ông.

Ông Trump nói rằng, ông chẳng đọc sách tiểu sử của cựu tổng thống nào. Khi được hỏi ai là người hùng của ông, ông Trump nhắc tới cha của mình, nhưng rồi sau đó trả lời rằng ông “không thích khái niệm người hùng.”

Sử gia Douglas Brinkley, người vừa có bữa tối thời gian gần đây với ông Trump và các thực khách khác ở hội quán do ông Trump làm chủ tại South Florida, nói rằng: “Tôi không nghĩ ông Trump hiểu biết nhiều về lịch sử của Tòa Bạch Ốc. Khi bạn không hiểu lịch sử của mình, bạn sẽ khó mà hoàn toàn tôn trọng truyền thống.”

Ông Brinkley nói thêm: “Đây không phải là người thích khoe là đã đọc bao nhiêu cuốn sách về tiểu sử các nhân vật lịch sử. Đây là người sẽ khoa trương rằng đây là một sự kiện vĩ đại và ông là người điều khiển mọi chuyện.”


Và thái độ này cũng là điều tạo sự hứng khởi trong những người ủng hộ ông Trump, khi họ bỏ phiếu cho ông với mong muốn là sẽ có sự thay đổi về điều mà họ coi là chính quyền liên bang thối nát, không đáp ứng nguyện vọng dân chúng, trong “bãi sình lầy” ở Washington.

“Tôi không muốn ông thay đổi,” theo lời ông Brad Zaun, thượng nghị sĩ tiểu bang Iowa, một trong những người ủng hộ ông Donald Trump ngay từ lúc đầu. “Một trong những lý do tôi ủng hộ ông là vì ông nói thẳng vấn đề, không vòng vo. Ông không nói theo cách của các chính trị gia thường thấy.”

Ông Trump chiến thắng trong cuộc bầu cử nhờ vào thái độ này, nhưng ông chưa đạt được sự ủng hộ của toàn thể nước Mỹ. Chiến thắng của ông với 304 phiếu của Cử Tri Đoàn (Electoral College) có phần nào bị ảnh hưởng bởi thực tế là bà Hillary Clinton giành được nhiều hơn ông tới gần 3 triệu lá phiếu phổ thông.

Các cuộc biểu tình phản kháng dự trù diễn ra một ngày sau lễ nhậm chức có thể lôi kéo nhiều người tới Washington, DC, hơn là các buổi lễ chính thức của ông.

Kết quả các cuộc thăm dò tuần qua cho thấy ông Trump chuẩn bị vào Tòa Bạch Ốc với sự ủng hộ thấp nhất của dân chúng Mỹ dành cho tân tổng thống từ bốn thập niên qua. Phía người theo đảng Dân Chủ tiếp tục mạnh mẽ chống đối ông, người thuộc thành phần độc lập không bày tỏ sự ủng hộ ông, và ngay cả phía người theo đảng Cộng Hòa cũng không còn hào hứng như trước, theo kết quả các cuộc thăm dò.

Trong phản ứng thường thấy đối với kết quả các cuộc thăm dò có tính cách bất lợi, ông Trump gửi tweet hôm Thứ Ba, gọi đây là “thủ đoạn gian lận.”

Và những bản tweet này chính là điều gây lo ngại cho các chuyên gia về chính quyền, các nhà lập pháp cùng là những thành phần khác, những người cho rằng truyền thống của tổng thống chế ở quốc gia này là bảo vệ nền dân chủ Mỹ.

“Tuy có một số trường hợp ngoại lệ, chúng ta từ trước tới nay vẫn có một nền văn hóa chính trị trong đó các tổng thống phần lớn tôn trọng những luật bất thành văn để giúp nền dân chủ cũng như pháp quyền được phát triển,” theo lời ông Brendan Nyhan, một giáo sư về chính quyền ở đại học Darthmouth College. “Điều đáng lưu ý về ông Trump là ông bất chấp các quy tắc ứng xử trước đây vẫn được cả hai đảng tôn trọng trong đời sống hàng ngày. Ông đặt ra sự nghi ngờ về những điều mà trước đây không ai có sự thắc mắc.”

Kể từ khi đắc cử, ông Trump tấn công đủ mọi người, từ các tài tử ở Hollywood, các nhà tranh đấu dân quyền lão thành, cũng như các đối thủ chính trị của mình. Ông làm thay đổi thị trường chứng khoán bằng cách tấn công một số công ty, trong khi khen ngợi một số công ty khác.

Ông bày tỏ sự nghi ngờ về sự chính thống của một số cơ chế Mỹ – trong khi tỏ ra tin tưởng vào lời nói của Tổng Thống Nga Vladimir Putin hơn là các cơ quan tình báo Mỹ, vốn sẽ làm việc dưới quyền chỉ huy của ông, cũng như có cự cãi cá nhân với các nhà báo trong khi tấn công giới truyền thông và nói cuộc bầu cử là “gian lận,” dù rằng chính kết quả này đưa ông vào Tòa Bạch Ốc.

Ông cũng đả kích giới lãnh đạo của các quốc gia là đồng minh lâu đời của Mỹ khi đặt vấn đề về tổ chức quốc tế được thành lập sau Thế Chiến 2, vốn giúp chiến thắng Chiến Tranh Lạnh và duy trì hòa bình ở Âu Châu từ nhiều thế hệ nay.

Đối với những người ủng hộ ông Trump, lối “đánh xả láng” này chính là lý do tại sao họ bỏ phiếu cho ông. Nhưng đối với những người khác trong nước Mỹ, đây là phong cách lãnh đạo mà họ từng nhìn thấy và sẽ khiến người ta lo sợ.

Họ nêu lên trường hợp tiểu bang Maine, nơi một thống đốc có phong cách giống như ông Trump đang tạo ra nhiều tranh cãi trong chính quyền tiểu bang với các lời phát biểu bị coi là có tính cách xúc phạm, mối quan hệ đối chọi và không tôn trọng Quốc Hội tiểu bang, để cảnh cáo rằng đây là điều nước Mỹ có thể sẽ gặp phải, với chính phủ Trump.

Ông Lance Dutson, một chiến lược gia đảng Cộng Hòa, người từng giúp Thống Đốc Paul LePage đắc cử trước khi đứng về phía chống đối ông, nói rằng: “Điều tôi lo ngại là sẽ xảy ra tình trạng tương tự ở cấp quốc gia như những gì chúng ta nhìn thấy nơi đây – đó là sự ‘kiểm soát và cân bằng’ (checks and balances) mà chúng ta vẫn coi là điều tự nhiên, sẽ bị mất đi.”

Trong lúc đó, có các chỉ dấu cho thấy hành động của ông Trump cũng làm thay đổi truyền thống của chính phủ ở Washington, tạo sự dễ dàng cho các nhà lập pháp cũng như các giới chức khác để không phải tôn trọng những cách hành xử lâu đời trong chính trị liên bang Mỹ.

Hơn 50 dân biểu thuộc đảng Dân Chủ tại Hạ Viện Mỹ dự trù tẩy chay buổi lễ tuyên thệ nhậm chức của ông Trump, một hành động chưa từng thấy khi phá vỡ truyền thống của cả hai đảng là đón mừng sự chuyển tiếp quyền lực trong ôn hòa của nước Mỹ. Trước đây, tuy có nhiều người phía đảng Dân Chủ không hài lòng với kết quả của cuộc bầu cử năm 2000, trong đó Tổng Thống George W. Bush đánh bại ông Al Gore sau các cuộc tái kiểm phiếu và phán quyết của Tối Cao Pháp Viện, nói chung, họ đều tham dự lễ tuyên thệ nhậm chức của ông Bush.

Những người biết về ông Trump nói rằng nhà tỷ phú này thích đi ngược lại các trông đợi từ các thành phần lão làng, dù là thương mại hay chánh trị, ngay cả trong khi ông mong muốn có sự đón nhận của giới này ở cả New York và Washington.

Ông Michael D’Antonio, người viết cuốn sách tiểu sử “Never Enough” về ông Trump, nói rằng ông Trump cũng giống như một người ở bên khu Queens nhìn sang khu Manhattans ở New York, rất thèm muốn được ở trong thành phần thượng lưu nơi đây, nhưng cùng lúc cũng có sự thù ghét những kẻ “quý tộc” chiếm lãnh Manhattan.

Ông D’Antonio cho rằng việc ông Trump muốn làm rung chuyển các cơ chế “phản ánh ý tưởng cho rằng đó là vì các cơ chế này không đón nhận ông.”

Cách hành xử của ông Trump có thể thích hợp với vai trò tổng giám đốc một công ty của gia đình, người không bị sự kiểm soát của hội đồng quản trị hay của các cổ đông – hơn là một vị tổng thống vốn bị hệ thống kiểm soát và cân bằng ràng buộc. Các cựu giới chức trong chính quyền nói rằng ông Trump sẽ sớm gặp thách đố trong cách làm việc của mình từ các quy luật của chính phủ cũng như Quốc Hội.

“Tổng thống không có quyền tối thượng. Đây là điều rất khác với một tổng giám đốc, người có thể thuê hay đuổi việc bất cứ ai,” theo lời bà Kathleen Sebelius, cựu bộ trưởng Y Tế và thuộc đảng Dân Chủ. “Ông ấy chưa hề ở trong bất cứ cơ chế nào trong đó có các quy luật ấn định rõ ràng,” bà Sebelius nói thêm.

Tổng Thống Barack Obama, người từng có các lời khuyên cho ông Trump, cả khi trước công chúng cũng lúc gặp riêng, nói rằng: “Tôi có nói một điều với ông Trump, và tôi cũng khuyên các bạn trong đảng Cộng Hòa tại Quốc Hội cũng như người ủng hộ họ trên cả nước, rằng trong thời gian tới, đừng hủy hoại những nguyên tắc ứng xử, những truyền thống nay là một phần của cơ chế, vì sự hiện hữu của chúng đều có lý do.”

Nhưng những người ủng hộ ông Trump nói rằng các cơ chế và Washington, chứ không phải vị tân tổng thống, phải thay đổi.

“Ông Trump tin rằng ông hiểu biết về cách vận hành của thế giới mới ngày hôm nay hơn tất cả những người chỉ trích ông,” theo lời ông Newt Gingrich, cựu chủ tịch Hạ Viện, người thuộc đảng Cộng Hòa và hiện là cố vấn của ông Trump.

“Đó là con người ông Trump. Tất cả chúng ta phải học cách làm sao hiểu về ông qua quan điểm đó,” ông Gingrich cho hay. (V.Giang)

User avatar
thuyduong
Posts: 447
Joined: Fri Dec 04, 2009 6:41 pm

Post by thuyduong »


Washington, DC: Hàng trăm ngàn người phản đối Trump

January 21, 2017

Image
Hàng trăm ngàn người biểu tình chống Tổng Thống Donald Trump. (Hình: Mario Tama/Getty Images)
WASHINGTON, DC (NV) – Đông đảo phụ nữ, nhiều người đội mũ len đan mầu hồng tươi, ồ ạt kéo vào trung tâm thủ đô Washington, DC ngày Thứ Bảy, bằng đủ mọi phương tiện di chuyển, để tuần hành phản đối Tổng Thống Donald Trump, chỉ một ngày sau khi ông tuyên thệ nhậm chức.

Cuộc tuần hành ở Washington là một trong hàng loạt các cuộc tuần hành tại các thành phố lớn khác trên khắp thế giới, gồm cả Sydney, London, Tokyo và New York, để chỉ trích các phát biểu bị coi là kỳ thị, xúc phạm của vị tân tổng thống Mỹ, theo bản tin của hãng thông tấn Reuters.

Làn sóng người kéo về khiến hệ thống xe điện tại thủ đô quá tải, với hành khách gửi tweet cho hay trên các toa xe đầy chật người.

Một số trạm phải từ chối, không cho hành khách vào vì bãi đậu xe hết chỗ hoặc sàn đứng đợi tàu chật cứng.

Ông Trump làm nhiều người Mỹ có khuynh hướng cấp tiến giận dữ với các phát biểu bị coi là khinh miệt phụ nữ, người gốc Mexico và người theo Hồi Giáo.

Ông cũng làm một số quốc gia khác lo ngại với lời khẳng định hôm Thứ Sáu là sẽ đặt “Nước Mỹ Trên Hết” trong các quyết định của mình.
Washington, DC: Hàng trăm ngàn người phản đối Trump
Image
Số liệu của hệ thống xe điện Washington, DC cho thấy, vào lúc 11 giờ sáng của mỗi ngày,
số người sử dụng phương tiện này trong ngày biểu tình chống ông Trump nhiều hơn ngày ông nhậm chức tổng thống. (Hình: AP)

Hôm Thứ Sáu, thủ đô Mỹ xảy ra các cuộc biểu tình bạo động chống Tổng Thống Donald Trump, với thành phần quá khích mặc đồ đen, che mặt, đốt phá xe cộ, đập cửa kính các tiệm và giao tranh với cảnh sát.

Một trong những tổ chức biểu tình hôm Thứ Sáu cũng gửi ra lời kêu gọi thành viên của họ quay trở lại đường phố sau khi cuộc biểu tình của phụ nữ chấm dứt.

Các cuộc biểu tình này cho thấy mức độ giận dữ trong một quốc gia hiện đang chia rẽ trầm trọng và vẫn chưa qua được ảnh hưởng gay gắt của cuộc vận động tranh cử tổng thống 2016.

“Quyền của phụ nữ phải được tôn trọng. Chúng tôi từng phải tranh đấu kịch liệt cho quyền này và Tổng Thống Trump cho thấy rõ ràng là ông sẽ không tôn trọng những quyền này,” theo lời Lexi Milani, 41 tuổi, một chủ tiệm ăn ở Baltimore, về Washington, DC trên chiếc xe buýt cùng 28 người bạn khác.

Cơ quan điều hành hệ thống xe điện Washington, DC cho hay có 275,000 lượt hành khách sử dụng hệ thống này vào lúc 11 giờ sáng, giờ địa phương hôm Thứ Bảy, 82,000 người cao hơn con số 193,000 báo cáo cùng thời gian hôm Thứ Sáu, ngày ông Trump tuyên thệ nhậm chức, và cao gấp tám lần hơn con số các ngày Thứ Bảy khác, theo Reuters. (V.Giang)

User avatar
MatVit
Posts: 832
Joined: Fri Sep 02, 2011 9:18 pm

Post by MatVit »

Image

Bắt cho hết đi rồi trả nợ một lần

Trần Nhật Phong
(Danlambao) - Dù hôm nay khá bận rộn, về nhà rất trễ nhưng tôi vẫn không thể nhịn được cảm xúc, khi buổi sáng nhìn thấy hình ảnh của Trần Thị Nga, mà mọi người vẫn quen thuộc với với cái tên Thúy Nga, bị an ninh Việt Nam còng tay và bắt giữ cô với điều luật “88” của đảng cộng sản Việt Nam.

So với Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tôi lại chưa hề quen biết với Thúy Nga, mặc dù vẫn theo dõi cuộc tranh đấu của người mẹ có mấy con này, xưa nay tôi vẫn cảm phục họ, bởi vì họ hơn tôi rất nhiều, ít nhất tôi là một kẻ hèn nhác đã bỏ chạy khỏi Việt Nam hơn 30 năm trước, trong khi những người phụ nữ này đã can đảm ở lại tranh đấu cho một nước Việt Nam không lệ thuộc kẻ thù phương bắc, không “ăn mày” ở cộng đồng quốc tế, họ không hề rời khỏi Việt Nam, mặc dù nếu họ đồng ý, thì họ vẫn có thể rời khỏi Việt Nam một cách dễ dàng như một số anh em tranh đấu cho quyền làm người ở Việt Nam.

Hôm nay khi nhìn thấy hình ảnh Thúy Nga bị bắt, tôi không biết diễn tả cảm xúc của mình như thế nào, chỉ có thể dùng 2 chữ để minh họa “đê tiện”.

Sự đê tiện của những kẻ cầm quyền, đã và đang “cuồng điên” với những bế tắc, sẵn sàng làm đủ mọi thứ “đê tiện” nhất để tồn tại, bất kể chữ nhân bản là gì, bất kể bối cảnh của những đứa con thiếu sự chăm sóc của người mẹ.

Liên tục bắt giữ Thúy Nga, Mẹ Nấm và nhiều nhà tranh đấu xã hội dân sự khác, rõ ràng những kẻ cầm quyền đang lo sợ, sợ sự bất mãn của dân chúng đã lên đến tột đỉnh, sợ những giả dối bị phanh phui, sợ những “chắp vá” quyền lực đang bị tróc dần và sợ sự yếu hèn trước Trung Quốc đang bị lột trần khắp nơi.

Đây được xem là phản ứng “đê tiện” nhất của bất cứ một chính quyền độc tài, độc đảng nào thường làm trước khi chúng bị dân chúng đào thải, bắt giữ những nhà tranh đấu, một mặt muốn dùng hình ảnh này để trấn áp người dân, một mặt lại muốn có thêm một số “con tin” để trao đổi quyền lợi với cộng đồng quốc tế, nhằm giữ lại quyền cai trị.

Nhưng CSVN đã lầm, cảnh bắt giữ, thì nỗi bất mãn của dân chúng sẽ càng bùng phát dữ dội hơn, sẽ còn nhiều “tin xấu” từ công chúng đưa lên mạng, sẽ còn nhiều “sự thật” được phanh phui và khi người dân hiểu rõ bản chất của chế độ này, họ cũng sẽ hiểu CSVN không thể thay đổi, mà chỉ có thể “đào thải”, các vụ bắt giữ chỉ làm cho tốc độ sụp đổ của CSVN nhanh thêm mà thôi.

Đừng bao giờ nghĩ rằng với những “con tin” trong tay, thì có thể trao đổi với chính phủ mới của Hoa Kỳ dưới thời của tân Tổng Thống Donald Trump, ông Trump không phải là Bill Clinton, không phải là Obama, với cá tánh quyết liệt của ông, quyền lợi và giá trị của Hoa Kỳ sẽ được ưu tiên hàng đầu, ông Trump sẽ không để cho bất cứ quốc gia nào “uy hiếp” Hoa Kỳ bằng những trò "láu cá vặt", “rẻ tiền” kiểu như CSVN đã từng làm dưới thời của Bill Clinton hay Obama.

Quyền lợi cốt lõi về kinh tế, quân sự của Hoa Kỳ sẽ được bảo vệ với những chính sách mới, không nhân nhượng cho quốc gia nào vi phạm đến các quyền lợi cốt lỏi của Hoa Kỳ.

Giá trị về quyền con người, là một trong những giá trị lớn nhất mà Hoa Kỳ theo đuổi từ nhiều năm nay, Donald Trump cũng sẽ không bỏ rơi giá trị này, và sẽ có thái độ cứng rắn hơn đối với những quốc gia nào có những hành động vi phạm vào quyền con người, vì đó chính là những giá trị mà đất nước Hoa Kỳ đã đưa Trump trở thành tổng thống thứ 45 của đất nước này.

Do đó việc sử dụng các “con tin” để trao đổi như CSVN đã từng làm dưới thời Clinton hay Obama sẽ không còn hữu hiệu dưới thời đại của ông Trump, việc bãi bỏ TPP đã là một chứng minh tốt nhất cho thấy ông Trump sẽ quyết liệt trong việc bảo vệ quyền lợi và giá trị của Hoa Kỳ.

Bắt giữ Thúy Nga, CSVN đang đốt giai đoạn cho sự sụp đổ của chính họ, sự lũng đoạn của Trung Quốc đối với nền kinh tế của Việt Nam, đang là sợi dây thòng lọng thắc cổ đảng CSVN, chứ không phải là cứu cánh cho quyền lực, càng để cho Trung Quốc thao túng, CSVN sẽ càng “chết” nhanh hơn.

Hôm nay Trung Quốc “ép” thông qua các dự án thép, thì ngày mai chúng sẽ “ép” không được đụng đến tàu đánh cá Trung Quốc vào lãnh hải của Việt Nam, và những ngày tới chúng sẽ “ép” sử dụng Nhân Dân Tệ làm đống tiền chính lưu hành, hay bay vào không phận Việt Nam sẽ không cần thông báo vì đó là… không phận của Trung Quốc.

Bắt nữa, bắt tiếp đi, rồi sẽ trả nợ trong một lần, và lần trả nợ này sẽ là một cơn “đại hồng thủy”, bởi vì người dân không những chỉ bất mãn, mà sự thù hận của họ với chế độ này, sẽ càng lúc càng sâu đậm hơn bao giờ hết, và cứ chờ xem, với tình hình toàn màu xám về kinh tế, văn hóa, giáo dục và y tế, sẽ không đến 2 năm đâu, sự sụp đổ của CSVN sẽ còn khốc liệt liệt hơn bất cứ cuộc sụp đổ nào của chủ nghĩa CS trên khắp thế giới ở đầu thập niên 90.


Trần Nhật Phong

danlambaovn.blogspot.com

User avatar
VuPhong
Posts: 2910
Joined: Wed Dec 01, 2004 4:28 pm

Post by VuPhong »


Tỷ lệ tín nhiệm Trump thấp sau tuần đầu nhậm chức

28/01/2017

Zing.vn Sau một tuần chính thức trở thành tổng thống Mỹ, ông Donald Trump đang đối mặt với tỷ lệ tín nhiệm thấp cùng sự hoài nghi từ công chúng.


Kết quả khảo sát do Đại học Quinnipiac công bố hôm 26/1 cho thấy chỉ 36% người được hỏi ủng hộ các quyết định của tân Tổng thống Donald Trump trong tuần đầu tiên tại Nhà Trắng trong khi có tới 44% không ủng hộ.

Theo CNN, trong cuộc khảo sát cùng kỳ cách đây 8 năm, tỷ lệ tín nhiệm dành cho Tổng thống Barack Obama là 59% trong khi 25% không ủng hộ.

Khi được hỏi về kỳ vọng đối với nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump, 43% người tham gia khảo sát cho biết họ nghĩ vị tỷ phú sẽ là một tổng thống "tốt" hoặc "tuyệt vời". 52% nghĩ ông sẽ hoàn thành "không tốt lắm" trong khi 36% dự đoán ông sẽ có nhiệm kỳ "tệ hại".

Tuy nhiên, 53% người được hỏi cho biết họ lạc quan về nhiệm kỳ của vị tổng thống Mỹ thứ 45. Thậm chí, nhiều người nghĩ ông Trump sẽ vực dậy nền kinh tế Mỹ hơn là khiến nó đi xuống. Image
Tổng thống Trump ký sắc lệnh khôi phục dự án xây dựng đường ống dẫn dầu Keystone XL ngày 24/1. Ảnh: AP.



Cuộc khảo sát của Đại học Quinnipiac cũng cho thấy người dân Mỹ không thích tính cách của vị tân tổng thống. Nhiều người nói ông Trump không điềm tĩnh, không nhạy cảm và không trung thực. 53% nói ông "không quan tâm đến những người Mỹ bình thường".

Nói về vai trò người đứng đầu, 49% nói ông có kỹ năng lãnh đạo tốt. Nhiều người tin rằng tân tổng thống là một người thông minh và mạnh mẽ.

Sau khi tuyên thệ nhậm chức hôm 20/1, Tổng thống Trump ngay lập tức bắt tay vào việc gỡ bỏ những di sản của người tiền nhiệm Barack Obama. Ông rút Mỹ khỏi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), khôi phục dự án đường ống dẫn dầu từng bị ông Obama đình chỉ vì lý do môi trường, khởi động quá trình xây tường biên giới với Mexico...

Chính quyền của vị tân tổng thống hầu như không tham khảo ý kiến của các quan chức liên bang hay nhà lập pháp khi ký một loạt sắc lệnh hành pháp trong tuần qua. Điều này dấy lên lo ngại rằng Nhà Trắng đang và sẽ tạo ra những sắc lệnh khiếm khuyết, kém khả thi hay thậm chí bất hợp pháp.

Đông Phong

User avatar
ThienThu
Posts: 757
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:38 am

Post by ThienThu »

Image

Một chế độ hèn hạ và ti tiện

Trần Thảo
(Danlambao) -
Khi chị Trần Thị Nga bị an ninh cộng sản Hà Nam đem lực lượng hùng hậu bố ráp, bắt giữ, những tiếng nói phẫn nộ vang lên khắp nơi, trong cũng như ngoài nước. Ai cũng biết chế độ CSVN tàn bạo bất nhân, nhưng vào lúc cận kề tết nguyên đán, thời gian của sum họp gia đình, tiễn năm cũ, đón năm mới với ít nhiều hy vọng, hành động thô bỉ của chế độ CSVN qua việc huy động một lực lượng hùng hậu chó săn để vây bắt một người phụ nữ có con nhỏ như chị Trần Thị Nga, quả thật đã làm cho người dân Việt Nam lắc đầu ngao ngán.


Đây không phải là một vụ bắt bớ đột xuất, mà nó đã được tính toán kỹ lưỡng bởi những đầu óc thâm độc một cách bệnh hoạn của giới an ninh CSVN.

Chúng đã suy tính kỹ khi lựa thời điểm chỉ còn mấy ngày nữa là tới tết nguyên đán của người dân. Thời điểm này, ai cũng mong mỏi sự an bình, không muốn gặp bất cứ rắc rối nào từ phía chế độ đối với cá nhân và gia đình của mình. An ninh CSVN đã nhắm tới hiểm huyệt tâm lý này!

Chúng không chỉ muốn trấn áp tiếng nói bất khuất của cá nhân chị Trần Thị Nga, mà qua đó chúng muốn gửi một đe dọa tới những manh nha đấu tranh mà chúng luôn coi là nguy hiểm cho sống còn của chế độ.


Những bài viết trên các trang mạng, biểu đồng tình với chị Trần Thị Nga, lên án hành động vô lương tâm của chế độ CSVN, đã gây nên cơn bão dư luận dữ dội. Nhất là khi tìm hiểu về quá trình tham gia phong trào đấu tranh với tất cả nhiệt tình của chị Trần Thị Nga để đến nỗi bị côn an, an ninh giả dạng lưu manh chận đánh ngoài đường, bị trọng thương, gãy chân, gãy tay. Hình ảnh chị TTN với chân và tay bị bó bột nằm trên giường bịnh trước đây đã kích thích sự phẫn nộ của quần chúng hơn bao giờ hết. Một chế độ tàn bạo, sử dụng bạo lực để bảo vệ ngai vàng, trên thế giới cũng không thiếu, nhưng cách thức mà CSVN đang sử dụng, như giả dạng lưu manh chận đánh người dân giữa đường, ném mắm tôm, sơn, phân người v.v... vô nhà dân, theo dõi và canh giữ những người bất đồng chính kiến, không cho họ đi lại tự do, và rồi dùng cách lấy thịt đè người trong mọi hoàn cảnh để tăng độ khiếp đãm nơi đối tượng, thì quả là quá ti tiện và hèn mọn.


Nhưng điều trái khoáy là vụ bắt người lần này có vẻ đã không đạt được "ý đồ" của CSVN. Hình ảnh lũ an ninh cúi gằm mặt khi bắt giữ chị TTN, và gương mặt lạnh như băng, kiêu hãnh của " người vi phạm bộ luật hình sự 88 " khiến cho vụ bắt giữ TTN lần này trở thành một hoạt cảnh bi hài cho chế độ CSVN. Bi hài vì người ta thấy bản chất hèn mọn của chế độ CSVN nó lộ ra quá rõ, thật mắc cười và tội nghiệp. Cái chế độ luôn khoa trương là tốt đẹp, là đỉnh cao của trí tuệ loài người, là dân chủ đến thế là cùng, là đất nước có bao giờ được như thế này chưa? v.v. chỉ qua một hình ảnh nhỏ của chị TTN bị bó bột chân tay nằm trên giường bịnh, và hình ảnh gương mặt bình tĩnh lạnh lùng, kiêu hãnh của một phụ nữ giữa vòng vây của bầy thú dữ, khiến cho tất cả lớp mạ vàng được sơn phết lên mặt của 200 UVTW, của 19 tên trong BCT, của tứ trụ triều đình Trọng Quang Phúc Ngân, đã rớt lộp độp xuống đất, lộ ra nanh vuốt của loài quỷ dữ, của lũ thú rừng hoang dã.

Nếu bạn theo dõi những bài viết trên các trang mạng về sự kiện bắt giữ chị Trần Thị Nga, ở phần dành cho comments, các bạn sẽ thấy an ninh CSVN không dừng ở việc nhốt chị Nga vào chốn lao tù, chúng còn sử dụng một lực lượng đông đảo của lũ dư luận viên, đem một lý lịch đã được soạn sẵn về chị TTN, dĩ nhiên là nói xấu chị TTN triệt để từ A tới Z, bêu rếu trên đó. Nếu là một người bình thường, bị nhồi sọ bởi tuyên truyền của chế độ, không hiểu gì về chị TTN, có thể nghĩ chị TTN là kẻ gây rối xã hội và có vào viết còm chửi bới cũng là điều dễ hiểu, nhưng lũ dư luận viên, chó săn của an ninh CSVN, thì hoàn toàn không phải như vậy! Mười đứa y như chục, cùng một giọng điệu, cùng một bản lý lịch được soạn sẵn về chị TTN, ào ào như sôi, bêu rếu, bôi đen hình ảnh của một phụ nữ kiên cường, dù đã từng bị đánh gãy tay, gãy chân, bị dọa giết, vẫn lừng lững đi tới với niềm tin vào tự do, công lý. Lũ dư luận viên này, riêng trong vụ chị Trần Thị Nga, chúng né tránh tranh luận với mọi người, chúng chỉ đem lý lịch của chị Nga xả rác tùm lum trên các trang mạng. Mục tiêu của an ninh CSVN là gì thì ai cũng đã hiểu, không cần dài dòng thêm nữa!

Một bạn trên FB nhận định: "CSVN không chịu làm tốt chính mình, lại cứ đi tìm bắt người nói xấu chế độ."

Câu nhận định này có lẽ còn có ý nghĩa nếu được nói vào đầu thập niên 80, sau khi kế hoạch 5 năm đầu tiên của chế độ CSVN bị phá sản, vì lúc đó nếu CSVN biết nhìn nhận sai lầm của mình, và thực sự đi đúng nguyện vọng tha thiết của người dân, tạo dựng sức mạnh đoàn kết dân tộc, dẹp hết ảnh hưởng xấu xa của CNCS, một lòng vì sự phát triển của đất nước, vì cuộc sống hạnh phúc của nhân dân, thì quả là một phước lớn của đất nước và dân tộc. Nhưng sau khi đã bỏ qua những cơ hội hiếm có để kết nối lòng người, để xây dựng đất nước, lại càng ngày càng dấn sâu vào vũng lầy của tội ác, chế độ CSVN ngày nay không còn đường để quay lại nữa. Những người lãnh đạo của chế độ CSVN, qua nhiều đời tổng bí thư, đã quá lầm lạc khi mang đầu óc nô lệ, hết theo Liên Sô lại theo Trung Cộng, miệng họ thì coi nhân dân như trụ cột của đất nước, nhưng trong thực chất họ coi nhân dân như rơm rạ, như đàn cừu mặc tình cho họ lợi dụng và săn giết. Sức mạnh dân tộc bây giờ như bãi cát rời, lòng người nhạt nhẽo. Cái họa mất nước đã rõ ràng trước mắt, nhưng chế độ không hề bận tâm. Họ chỉ có một bận tâm duy nhất, đó là làm sao kéo dài sinh mệnh của đảng. Điều này giải thích cho việc những kiến nghị, những đòi hỏi chính đáng của những người Việt Nam yêu nước chân chính đã không hề được ngó ngàng tới. Thay vì hướng vào dân tộc để tìm về nguồn cội, tìm về sức mạnh của triệu triệu lòng dân, họ đi triều bái kẻ thù phương bắc, chịu nhận những hiệp ước, hiệp định thua thiệt, nhường biển, nhường đất cho kẻ thù, với mục đích duy nhất là bảo tồn sinh mệnh của đảng, dù là trong vị thế của một tên nô tài bán nước.

Cho tới thời điểm này, mà còn có người viết thư ngỏ cho ông Nguyễn Phú Trọng rằng: "Đảng ta không bao giờ có lợi ích gì khác ngoài lợi ích dân tộc..." và khuyên Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng hãy bãi bỏ chỉ thị 15 được ban hành ngày 7 tháng 7 năm 2007 CT/TW trong đó quy định việc điều tra đảng viên phải được sự đồng ý của cấp ủy đảng quản lý đương sự, và đề nghị Tổng Trọng ra tuyên bố: "Vì danh dự, vì sự tồn vong của đảng, lực lượng CAND được trao nhiệm vụ bảo vệ, ngăn ngừa mọi khả năng dẫn đến hành vi tham nhũng của lãnh đạo đảng, nhà nước các cấp, không có vùng cấm, kể cả tôi (Nguyễn Phú Trọng)."

Tôi không rõ nhân vật Vũ Công Hùng, một người bạn ở Thành Phố Hải Dương của Tổng Trọng, tác giả của thư ngỏ nói trên, muốn góp ý với Tổng Trọng để chấn chỉnh đảng CSVN, hay lại có ý tại ngôn ngoại, tôi không rõ, nhưng xin nhắn với ông Vũ Công Hùng một lời: Đã quá muộn rồi ông Hùng ơi! Ung thư đã ở vào giai đoạn cuối rồi, cái chế độ CSVN hèn hạ và ti tiện ấy bây giờ chỉ còn chờ giây phút thở hắt ra lần cuối và được đưa ra nghĩa địa mà thôi.

24.01.2017
Trần Thảo

Post Reply