Bình Luận Thời Sự

Những đề tài nóng của Thời Sự. Các bài viết lượm nhặt trên Net ở nơi đây chỉ dùng để tham khảo không phải là chính kiến riêng của nhóm phụ trách.

Moderators: CayQueo, phu_de

Post Reply
kalua
Posts: 836
Joined: Sun Apr 22, 2012 5:26 pm

Post by kalua »

Image

Donald Trump và nhà báo

Cuộc họp báo hàng tuần của Tòa Bạch Ốc hôm Thứ Sáu, 24 Tháng Hai năm 2017 đã không mời các ký giả thuộc một số báo và đài như The New York Times, CNN, The Los Angeles Times, Politico và BuzzFeed. Những cơ sở truyền thông lớn khác như The Wall Street Journal, Bloomberg, Fox News, ABC News, và CBS News vẫn có mặt, nhưng nhiều cơ sở khác đã từ chối. Hành động của ngăn cấm một số nhà báo của chính quyền Donald Trump bị chê là “dại dột và bất lợi” (and counterproductive), như lời phê phán của ông Ari Fleischer, cựu phát ngôn viên báo chí Tòa Bạch Ốc thời Tổng Thống George W. Bush. Ngày hôm trước, Tổng Thống Donald Trump nhắc lại, một lần nữa, lời đả kích các báo đài loan tin bất lợi cho ông trong một bài diễn văn tại cuộc họp của Liên Ðoàn Bảo Thủ Hoa Kỳ (American Conservative Union, viết tắt ACU). Trong Hội nghị Hành động Chính trị Bảo thủ (Conservative Political Action Conference, viết tắt CPAC), ông Trump tiếp tục kết án các báo đài đối nghịch là “kẻ thù của nhân dân” vì “họ không có nguồn tin nào hết, họ bịa đặt ra tin.”

Tổng Thống Trump bắt đầu buộc tội các báo, đài New York Times, CNN, vân vân, là “tin bịa đặt” sau khi họ loan tin về những liên hệ giữa ông Trump và các cố vấn của ông với chính quyền Nga và giới tình báo Nga. Sau đó, ông Trump tăng cường độ tấn công, gọi các cơ sở đó là “kẻ thù của nhân dân.”

Một điều khác Tổng Thống Trump trách cứ nhà báo là họ mô tả cách làm việc của bộ tham mưu Tòa Bạch Ốc trong tháng qua là “hỗn loạn,” trống đánh xuôi kèn thổi ngược, vì các cố vấn cao cấp bất đồng ý kiến. Ông Trump cực lực bác bỏ cách diễn tả đó, ông nói rằng bộ tham mưu của ông hòa hợp và nhất trí. Ông Trump còn tố cáo rằng các báo, đài trên đã dẫn chứng từ “nguồn tin giấu tên” mà theo ông thì nhà báo không được giấu tên nguồn tin của mình.

Nhưng sau cùng, các tin tức được các báo, đài trên loan báo đều là sự thật. Các cơ quan tình báo Mỹ đang điều tra về những quan hệ giữa ban vận động tranh cử của ông Trump với giới tình báo của ông Vladimir Putin. Việc từ chức của ông cố vấn an ninh vì nói dối phó tổng thống của và việc cách chức một phụ tá của ông này cho thấy có lủng củng trong bộ tham mưu Tòa Bạch Ốc, Những tin tức trên được tiết lộ, hoặc bởi những người làm trong giới tình báo, hoặc của một vài nhân viên Tòa Bạch Ốc. Hiện tượng này không mới lạ, đời tổng thống Mỹ nào cũng có cảnh các tin tức bên trong bị chính những người trong cuộc tiết lộ để tạo áp lực nghiêng về phe mình.

Trong lịch sử báo chí ở Mỹ, nhiều vụ tai tiếng đã được tung ra trước dư luận nhờ những “nguồn tin giấu tên.” Vụ Watergate khiến Tổng Thống Richard Nixon phải từ chức bắt nguồn từ một người giấu tên, được nhà báo đặt cho biệt hiệu là “Deap Throat” mà hơn 30 năm sau danh tính thật mới được tiết lộ, khi nhân vật đó qua đời. Nếu không có những nguồn tin giấu tên như vậy thì nhiều việc nhơ bẩn của những người quyền thế không bao giờ được phanh phui để trừng phạt và sửa đổi.

Sau khi Tổng Thống Trump gọi một số báo đài là “kẻ thù của nhân dân,” bây giờ đến hành động của phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc không cho phóng viên các báo đài bị ông tố cáo dự các cuộc họp báo hàng tuần. Ðây là một bước leo thang của chính phủ Trump đối với những cơ quan truyền thông đã loan tin bất lợi cho họ.

Hành động này đi ngược với quy tắc của một xã hội tự do dân chủ. Giới truyền thông tự do đóng một vai trò trọng yếu trong cuộc sống dân chủ, vẫn được gọi là “quyền thứ tư,” sau ba ngành hành pháp, lập pháp và tư pháp. Truyền thông tự do bảo đảm sự thật sớm muộn sẽ được phơi bày vì chính giới truyền thông cũng cạnh tranh gắt gao với nhau để giành sự ủng hộ của độc giả, khán giả. Cuộc cạnh tranh này bảo đảm nền tự do báo chí sẽ tạo ra các báo, đài đứng đắn, trong sạch; cũng giống như sự cạnh tranh giữa các xí nghiệp bảo đảm giới tiêu thụ sẽ có được những sản phẩm và dịch vụ tốt và rẻ. Nếu ngăn cản không cho những báo, đài chống mình được nghe tin tức, chỉ loan tin riêng cho những báo đài có cảm tình với mình thì chẳng khác gì các chế độ độc tài đảng trị.

Ðài CNN đã phản đối Tòa Bạch Ốc, nói rằng, “Hình như đây là cách họ trả đũa khi mình loan báo các tin tức mà họ không ưa. Nhưng chúng tôi sẽ tiếp tục loan báo tin tức.” Báo The New York Times nhận xét rằng hành động cấm cản này chưa bao giờ xảy ra tại Tòa Bạch Ốc, qua nhiều đời tổng thống thuộc cả hai đảng. Hãng tin AP và tuần báo Time tuy không bị ngăn cấm nhưng đã quyết định không gửi phóng viên dự cuộc họp báo vừa qua tại Tòa Bạch Ốc để phản đối. Nhật báo The Wall Street Journal, có mặt trong cuộc họp báo hôm Thứ Sáu đã tuyên bố rằng nếu họ biết trước một số đồng nghiệp bị cấm thì chính tờ báo này cũng không tham dự cuộc họp báo. Ký giả Bret Baier thuộc đài Fox News, một đài được ông Trump có thiện cảm, cũng phản đối, viết rằng, “Tòa Bạch Ốc họp báo thì phải mở cửa cho tất cả các cơ sở truyền thông.”

Một số thành viên hội đồng quản trị của Liên Ðoàn Bảo Thủ Hoa Kỳ (ACU) ngồi nghe Tổng Thống Trump nói ngày Thứ Năm vừa qua cũng không đồng ý với ông Trump khi gọi nhà báo là “kẻ thù của nhân dân.” Họ tỏ ý lo ngại những thành phần có khuynh hướng phát xít, chống Do Thái và Da Trắng Trên Hết xâm nhập vào đảng Cộng Hòa.

Một điều Tổng Thống Donald Trump không dự tính khi tấn công báo chí, là ông giúp cho công chúng Mỹ chú ý theo dõi những báo, đài bị ông tấn công nhiều hơn. Ông Ari Fleischer, một người ủng hộ ông Trump nhận xét rằng những lời công kích của ông Trump giúp cho các báo đài đó rất nhiều. “Làm báo tự nhiên thành hay ho thú vị vì các nhà báo có biết bao nhiêu chuyện hay ho để kể!” Ngành truyền thông ở Mỹ đang trên đà xuống dốc từ hàng chục năm qua. Thu nhập nhờ quảng cáo đã giảm 60%, mất khoảng 30 tỷ Mỹ kim trong 10 năm từ 2006 đến 2015. Báo The New York Times đã mất 16% tiền quảng cáo trong năm ngoái, báo The Wall Street Journal thì mất đến 21%.

Nhờ ông Trump, một số báo đài đã được vực dậy! Theo cơ sở nghiên cứu báo chí Nielsen thì các đài ti vi đã tăng thêm được 40% khán giả trong sáu tuần lễ kể từ khi ông Trump đắc cử. Những người ủng hộ ông Trump được đài Fox News thu hút, số khán giả thường xuyên của đài đã lên tới trên ba triệu.

Từ khi ông Donald Trump tranh cử, các nhật báo như The New York Times, Washington Post (đối nghịch), The Wall Street Journal (thân Trump) đều tăng số độc giả mua báo dài hạn, báo giấy và online. Các đài ti vi như CNN, Fox News đều tăng số khán giả. Báo The New York Times đã tăng thêm nửa triệu người mua bản trên mạng online trong năm qua, trong đó có 276,000 mới mua báo sau khi Tổng Thống Trump đắc cử. Hiện nay tờ báo bị ông Trump ghét nhất này có 3 triệu người mua, tăng một phần ba so với năm ngoái, trong đó 1.7 triệu trả tiền để đọc báo trên mạng, online. Tờ The Wall Street Journal thường phản ảnh quan điểm giới lãnh đạo đảng Cộng Hòa cũng tăng thêm nhiều độc giả, trang mạng của họ có hơn một triệu độc giả trả tiền mua, tăng thêm một phần tư triệu so với năm ngoái. Cả báo The Wall Street Journal và đài Fox đều do công ty của tỷ phú Rupert Murdoch làm chủ. Cả hai cơ sở này cũng không ngần ngại, nhiều lần đã loan báo các tin không tốt về chính quyền Trump.

Khi Tổng Thống Trump gọi một số báo đài là kẻ thù của nhân dân vì họ loan tin bất lợi cho ông, ông cựu tùy viên báo chí của Tổng Thống George W. Bush, ông Ari Fleisher nhận xét, “Tu Chính án số Một (về tự do báo chí) đang bị đe dọa” vì những lời ông nói đó. Ai đã sống ở Việt Nam hay Trung Quốc đều nhớ rằng chính quyền Cộng Sản vẫn gọi những người họ muốn giết là kẻ thù của nhân dân!

Nhưng chế độ dân chủ ở nước Mỹ bảo đảm không vị tổng thống nào có thể chống lại báo chí tự do. Ông tổng thống muốn nói gì thì nói, các độc giả và khán giả vẫn dành quyền chọn các báo, các đài mà họ thích. Các báo, đài không những phải chạy đua loan tin nhanh, mà còn phải cạnh tranh giành lấy lòng tín nhiệm của công chúng. Truyền thống dân chủ, tự do đã bám rễ ở nước Mỹ hơn 200 năm bảo đảm người dân biết sự thật, dù xấu hay tốt.

kalua
Posts: 836
Joined: Sun Apr 22, 2012 5:26 pm

Post by kalua »

Image

Donald Trump sau một tháng?
Lữ Giang
Hôm 28.2.2017 vừa qua, Donald Trump đã đọc một bài diễn văn trước lưỡng viện Quốc Hội với tiếng vỗ tay ào ào của Đảng Cộng Hòa. Nhưng đài BBC nhận xét rằng “với bài diễn văn của Trump, người ta nhận thấy nhiều ý tưởng vẫn như cũ... nhưng cách ông truyền tải thông điệp có vẻ êm tai hơn. Lần này, người ta thấy ông nói chứ không gào thét. Trong những bài diễn văn như thế này, câu chữ thường nhẹ về chính sách và nặng về sáo ngữ, mơ hồ”.
Ông tuyên bố "The time for small thinking is over", nhưng chúng ta thấy ông đang nghĩ và làm những chuyện lặt vặt, hay đưa ra các kế hoạch hoang tưởng vượt ra ngoài tầm tay của ông, hoặc nói xuôi rồi nói ngược như trở bàn tay. Ông nói: "Tôi ở đây hôm nay để đưa ra một thông điệp về đoàn kết và sức mạnh, và đó là thông điệp từ đáy lòng tôi". Nhưng ông lại đang mở cuộc chiến rất gay cấn với các cơ quan truyền thông, với các cơ quan tình báo, với Đảng Dân Chủ… và với cả tòa án!
Nghe tin Tổng Thống Donald Trump xin tăng ngân sách quốc phòng 54 tỷ USD và tăng võ khi nguyên tử, tờ Diplomat viết: "Ngành công nghiệp vũ khí thông thường và hạt nhân đang trông thấy một tương lai sáng, nhưng đây hoàn toàn không phải là tin vui với nhân loại".

PUTIN VÀ GIỚI TÀI PHIỆT LO NGẠI

Qua một tháng Donald Trump lãnh đạo chính quyền nước Mỹ theo mô thức lãnh đạo một cơ sở kinh doanh, nhóm tài phiệt Mỹ và Tổng Thống Putin đang lo sợ Donald Trump sẽ làm hỏng các kề hoạch họ đã hoạch định. Hôm 20.2.2017, hãng thông tấn NBC News loan tin cựu Thứ trưởng Ngoại giao Nga Andrei Fedorov đã cho biết Nga đang soạn một hồ sơ tâm lý của Trump cho Putin trong bối cảnh điện Kremlin đang quan ngại Donald Trump không có đủ quyền lực chính trị để cải thiện quan hệ với Nga. Ông Fedorov nói rằng việc yêu cầu báo cáo về một lãnh đạo quốc gia đồng minh hay đối thủ là bình thường, nhưng việc yêu cầu cung cấp một hồ sơ chi tiết về tâm lý như trường hợp của Trump lại là điều bất ngờ và hiếm thấy.
Image result for Pictures of Trump and Putin
Tài liệu và các phân tích của các chuyên gia sẽ giúp chúng ta thấy được chính quyền Donald Trump đang đưa nước Mỹ đi về đâu. Trong bài này chúng tôi sẽ trình bày các hư chiêu mà Donald Trump đã tung ra sau một tháng cầm quyền với những hậu quả không mong muốn. Trong bài tới chúng tôi sẽ nói về những lo sợ của giới tài phiệt Mỹ và Tổng Thống Putin về sự nông nổi, háo thằng và vụng về của Donald Trung có thể phá vỡ những kế hoạch mà họ muốn dùng con bài Donald Trump để thực hiện.

DONALD TRUMP: TỀ THIÊN ĐẠI THÁNH!

Khi được đắc cử, vì thiếu hiểu biết về tổ chức và lãnh đạo chính quyền, Donald Trump tưởng rằng Tổng Thống là Tề Thiên Đại Thánh, có thể “hô phong hoán vũ”, muốn làm gì thì làm, nên đã làm loạn. Ông không hiểu rắng trong chế độ tam quyền phân lập của Hiến pháp Mỹ, Tổng Thống chỉ có quyền thi hành các chính sách và đạo luật do Quốc Hội ấn định, chứ không có quyền làm luật. Việc thi hành luật cũng phải theo đúng các quy tắc do Hiến pháp và luật pháp ấn định, nếu không sẽ bị các cơ quan tư pháp ngăn chận.
Về phương thức hành động, Donald Drump tin rằng có thể lãnh đạo nước Mỹ gióng như điều khiển Trump Organization: có thể dùng tiểu xảo (trick) hay mánh mung (dodge) để chiến thắng các đối thủ. Mặc dầu phải đối phó với 4085 vụ tranh tụng, trong đó có 150 khai phá sản, nhưng với các tiểu xảo và mánh mung, Trump vẫn đưa Trump Organization đi lên. Tuy nhiên, với nước Mỹ thì khác hẳn.
Trong bài “Donald the Destroyer” (Donald Trump Kẻ hủy diệt) Simon Johnson, nguyên kinh tế trưởng tại Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) đã viết:
“Lời hứa hẹn của Trump “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại” là một sự bịp bợm chính trị. Các chính trị gia dân túy sẽ hứa hẹn bất cứ điều gì, kể cả những chính sách không tưởng hoặc sẽ dẫn đến những thảm họa hiển nhiên. Các chính sách mà Trump đề xuất cũng vậy: chúng sẽ phá hoại an ninh nước Mỹ, làm khủng hoảng nền kinh tế và hủy hoại hệ thống tài chính.”
Theo Simon Johnson, với các chính sách đó, sự sụp đổ kinh tế đầy đau đớn sẽ xảy ra, trong đó người giàu tiếp tục giàu hơn, tầng lớp trung lưu dần dần trở nên nghèo khó hơn, và mạng lưới an sinh xã hội sẽ bị xé vụn…
Chúng ta có thể kiểm chứng những gì mà chuyên gia kinh tế Simon Johnson và các chuyên gia khác tiên đoán qua quá trình Donald Trump điều khiển chính quyền trong một tháng vừa qua.

NHỮNG HƯ CHIÊU CỦA TRUMP

Bỏ ra ngoài những văn kiện liên quan đến việc tổ chức và chỉnh đốn nội bộ, chúng ta thấy trong hơn 20 văn kiện mà Donald Trump đã ban hành, có 4 vấn đề đang gây tranh luận lớn đó là (1) văn kiện hủy bỏ Obamacare, (2) văn kiện về nhập cư, (3) văn kiện về xây bức tường giữa Mỹ và Mexicô và (4) văn kiện “tạo thêm công ăn việc làm”. Văn kiện thứ tư được ca tụng như một công trình sáng tạo mới mẻ của Trump có thể đưa đất nước này đi lên, nhưng thực tế hoàn toàn trái ngược.

1.- Obamacare: đạo luật nguy hiểm nhất!

Sau khi đắc cử, hai công việc ưu tiên của Donagl Trump là phá bỏ hiệp định TPP và Đạo luật Chăm sóc sức khỏe Hợp túi tiền (ACA), thường được gọi là Obamacare. Tại sao phải ưu tiên hủy bỏ Obamacare?
Tạp chí Economist, dưới dầu đề “Tại sao Đảng Cộng hòa ghét Obamacare?” đã giải thích rằng các nhà bảo thủ thuộc Đảng Cộng Hòa cho rằng Obamacare là “đạo luật nguy hiểm nhất từng được thông qua”, “có tác động phá hoại tới các quyền tự do con người và cá nhân giống như Đạo luật Giải quyết Nô lệ bỏ trốn.” Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ đã đứng đầu trong việc chống lại Obamacare gọi nó là một thứ “thuốc xã hội hóa” (socialised medicine), một liều thuốc nổ chính trị trong thời kỳ chống cộng dữ dội. Nói một cách rõ ràng hơn, họ thấy rằng Đạo luật Obamacare phương hại đến quyền lợi của giới kinh doanh ngành y tế nên tìm mọi cách để ngăn chận.
Nhưng việc tiêu hủy đạo luật Obamacare không phải là chuyện dễ. Viện Urban cho biết việc hủy bỏ Obamacare sẽ khiến nước Mỹ có thêm 28,9 triệu người không được đóng bảo hiểm vào năm 2019, nâng tổng số người không đóng bảo hiểm lên 58,7 triệu người. Đặc biệt, những hộ gia đình lao động sẽ bị từ chối đóng bảo hiểm nhiều nhất, lên tới 82%, phần lớn là những lao động không có nhiều trình độ.
Trước thực trạng nói trên, Chủ Tịch Hạ Viện Paul Ryan thuộc Đảng Cộng Hòa nói rằng sẽ không có quyết định nào đột ngột, mọi chuyển biến sẽ trong vòng trật tự và “không muốn 2017 là năm sẽ rút chiếc thảm dưới chân những gia đình đang khó khăn thụ hưởng Obamcare, trong khi chúng tôi đem đến sự thay thế.” Đó là thất bại đầu tiên

2.- Sắc lệnh nhập cư: một đòn biểu diễn vừa vi hiến vừa vi luật

Hôm 27.1.2017 Tổng thống Trump ký đã sắc lệnh tạm thời không nhận người tị nạn từ khắp nơi trên thế giới. Đặc biệt cấm vô thời hạn đối với người tị nạn Syria. Cấm công dân từ 7 quốc gia Hồi giáo là Iran, Iraq, Libya, Somalia, Sudan, Syria và Yemen nhập cảnh vào Mỹ trong 90 ngày. Nhưng Sắc lệnh này đã bị tòa án liên bang ngăn chận vì vừa vi hiến (violates their rights to Due Process and Equal Protection guaranteed by the United States Constitution) vừa vi luật (điều 202 Đạo luật về Di trú và Quốc tịch 1965).
Về sự kiện, Bộ Tư Pháp đã đưa ra một số tài liệu cho thấy di dân đến từ 7 nước nói trên và Syria là nguy hiểm, cần phải ngăn chận, nhưng tòa nói những gì mà Bộ Tư Pháp trình bày chỉ là những suy đoán, nên không có giá trị.

Có ba vụ khủng bố lớn đã xáy ra tại Mỹ: Vụ thứ nhất là vụ 9/11 phá sập tòa tháp đôi ở New York. Trong 19 thủ phạm có đến 15 người là từ Saudi Arabia. Vụ thứ hai là vụ hai quả bom nổ tại cuộc đua Marathon Boston vào ngày 15.4.2013, giết chết 3 người và làm bị thương 282 người khác. Hai thủ phạm Dzhokhar và Tamerlan Tsarnaev đều là người gốc Nga. Vụ thứ ba là vụ khủng bố xảy ra tại San Bernardino, California, ngày 2.12.2015 làm 14 người thiệt mạng. Hai thủ phạm là Syed Farook và Tashfeen Malik đếu có gốc Pakistan. Tại sao không ngăn chận Saudi Arabia, Nga và Pakistan mà lại đi ngăn chận Syria và 7 nước nói trên?
Donald tuyên bố “tòa án xấu xa”, nhưng không dám kháng cáo lên Tối Cao Pháp Viện vì biết chắc kháng cáo sẽ thua 100%. Để vuốt mặt, Donald Trump ra lệnh trục xuất các cư dân bất hợp pháp dựa theo các luật lệ hiện hành và la thật lớn để chứng tỏ “ta đây đang hành động”.
Nên nhớ năm 2916, Tổng Thống Obama đã ra lệnh trục xuất 451.000 người, trong đó có 390.000 bị đẩy ra ngay từ biên giới, 40.000 có tiền án và 23.000 đã bị bắt ở Mỹ vì không có giấy tờ hợp pháp.

3.- Sắc lệnh xây bức tường ngăn biên giới: Có tường cũng như không.

Trong bài “Xảo thuật xây bức tường Mexicô – Mỹ” chúng tôi đã đưa ra các sự kiện cho thấy với một biên giới dài 3.169 km (1.969 dặm), đi qua những địa hình rất phức tạp, Hoa Kỳ đã cho xây dựng một bức tường dài hơn 1.100 km, kèm theo một hàng rào điện tử kiểu “phòng tuyến McNamara”, nhưng chẳng ngăn chận được nạn nhập cư bất hợp pháp.
Ngày nay, các nhóm buôn bán ma túy và buôn người không vượt qua bức tường nữa mà đi qua những hệ thống đường hầm chằng chịt. Bọn buôn lậu ma túy còn xử dụng hệ thống tàu ngầm ở cả Thái Bình Dương lẫn Đại Tây Dương để chuyển hàng. Xây tường mà làm gì?
Vả lại, việc ngăn chận người và ma túy đi qua Mỹ tùy thuộc rất nhiều về phía chính quyền Mexicô. Nếu Donald Trump bắt trả tiền hay đánh thuế cao các hàng xuất khẩu của Mexicô, chính quyền Mexicô sẽ thả lỏng biên giới, số người và ma túy sẽ vượt qua biên giới gấp ba hay bốn lần.

GIỮ LẠI VIỆC LÀM HAY LÀM MẤT VIỆC?

1.- Lẫn lộn giữa kinh tế vĩ mô với kinh tế vi mô

Hôm chúa nhật 4.12.20126, Donald Trump tuyên bố sẽ “có hậu quả và hình phạt” đối với những công ty Mỹ muốn chuyển công việc của người lao động Mỹ ra nước ngoài. Sau đó, Donald Trump khoe thành công bước đầu trong việc thuyết phục công ty Carrier ở Indiana, quê nhà của Phó Tổng Thống Pence, giữ hơn 1.000 công việc trong nước, thay vì chuyển sang Mexico. Đổi lại, bang Indiana dành cho công ty này khoản ưu đãi thuế 7 triệu USD.
Trong khi đó tỷ phú Wilbur Ross, người vừa được bổ nhiệm làm Bộ Trưởng Thương Mại Mỹ, đã bị các nhân vật thân cận của Trump chê trách vì chủ trương chuyển công việc ra nước ngoài. Ông “vua phá sản” này đã chuyển một số nhà máy sản xuất phụ tùng xe hơi sang Mexico, xây dựng một nhà máy bông sợi hiện đại, có vốn đầu tư tới 80 triệu đô la Mỹ và sử dụng 1.500 công nhân ở Việt Nam.
Ông Justin Wolfers, một giáo sư kinh tế và chính sách công ở Đại học Michigan nói: “Nếu đây là những gì mà nhóm của ông Trump nghĩ là chính sách kinh tế vĩ mô, thì họ không hiểu về quy mô của nền kinh tế. Thỏa thuận không phải công việc của kinh tế vĩ mô. Chúng ta nên hiểu nó là chính trị, hơn là kinh tế”.
Nói cách khác, Donald Trump không phân biệt được giữa kinh tế vĩ mô (macroeconomy) và kinh tế vi mô (microeconomy), không biết rằng việc điều khiển nước Mỹ khác với việc điều hành Trump Organization rất xa. Muốn các công ty và các hãng buôn không đi đầu tư hay kinh doanh ở ngoại quốc, Hoa Kỳ phải có một chính sách chung cho cả nước, bao gồm tất cả các cơ sở kinh doanh, chứ không thể đi thương lượng với từng công ty như Trump đang làm được.

2.- Các công ty lớn chẳng coi đe dọa của Trump ra gì

Trong bài diễn văn đọc trước Quốc Hội hôm 28.2.2017, Donald Trump khoe đã thương lượng được với các tập đoàn Ford, Fiat-Chrysler, General Motors, Sprint, Softbank, Lockeed, Intel, Walmart… để họ đầu tư ở Mỹ, nhưng trong thực tế Trump chỉ có thể thương lượng và thỏa thuận với các công ty nhỏ chứ không thể thương lượng với các công ty siêu quốc gia (metanational corporations) như Exxon Mobil, Apple, v.v.
Trữ lượng dầu mỏ của Mỹ hiện nay có thể được coi là lớn nhất thế giới, nhưng Exxon Mobil không chỉ khai thác ở Mỹ mà còn khai thác tại khoảng 50 quốc gia trên thế giới với số doanh thu hàng năm có khi lên đến 450 tỷ USD. Chính sách của Exxon Mobil về cơ bản gắn liền với đường lối của chính quyền Mỹ nhưng nếu thấy chính sách của Mỹ không phù hợp với lợi ích của họ, tập đoàn này sẵn sàng phớt lờ các giới chức cầm quyền Mỹ. Nếu ép buộc được Exxon Mobil “Mua hàng Mỹ” và thuê người Mỹ" thì có thể đem về hàng triệu công ăn việc làm, nhưng chỉ ít lâu sau tập đoàn này sẽ khai phá sản.
Ngày 25.11.2016, Donald Trump đã trực tiếp yêu cầu Giám Đốc Diều Hành Tim Cook của Apple chuyển dây chuyền sản xuất của Apple về Mỹ với hứa hẹn ưu đãi thuế. Tim Cook đã đáp lại bằng câu trả lời ngắn gọn và không có lời hứa chắc chắn: “Tôi hiểu điều điều đó”. Đây là một cách từ chối. Donald Trump nói: “Tôi nghĩ sẽ tạo ra ưu đãi cho ông và tôi nghĩ ông sẽ thực hiện theo. Chúng tôi sẽ cắt giảm nhiều thuế cho tập đoàn và ông sẽ hạnh phúc về việc này”. Dĩ nhiên Apple không dại gì nghe lời dụ dỗ vớ vẩn của Trump.

3.- Vai trò của thuế rất nhiều lắc léo

Mức thuế công ty tại Hoa Kỳ hiện nay là 35%, tức thuộc vào hạng cao nhất thế giới khiến các công ty Hoa Kỳ đua nhau chạy ra ngoại quốc. Mức thuế của Canada là 15%, Đức 16%, Anh 20%, Tây Ban Nha 25%, Ý 28%, Úc 30%, v.v.
Việc đánh thuế lên các sản phẩm ngoại nhập của Mexicô hay Trung Quốc như Donald Trump đã dọa cũng có thể khơi mào một cuộc chiến thương mại. Trung Quốc đã cảnh báo rằng Bắc Kinh có thể phản kháng lại bằng cách kìm hãm doanh số của các hãng sản xuất xe hơi và điện thoại iPhone của Mỹ, và sẽ đặt mua máy bay từ hãng Airbus của Châu Âu thay vì Boeing của Mỹ.
Vào năm 2009, chính quyền Obama đã đánh thuế lên lốp xe Trung Quốc, nhằm giúp đỡ nhà sản xuất lốp xe Mỹ tránh khỏi số lượng nhập khẩu tăng vọt. Bắc Kinh trả đũa bằng cách nâng thuế trên thịt gà Mỹ lên tới 105%.

HẬU QUẢ NHỮNG CHUYỆN TRUM ĐANG LÀM

Trong bài “Thời đại của Chính sách Giả” (The Age of Fake Policy), Paul Krugman, Giáo sư về kinh tế và là bình luận gia của tờ New York Times đã viết:
“Việc can thiệp vào từng trường hợp một từ bên trên không bao giờ có một tác động đáng kể gì đến nền kinh tế trị giá (GDP) 19 nghìn tỉ USD. Vậy tại sao những câu chuyện như vậy lại chiếm rất nhiều sự chú ý của giới truyền thông?”
Ông cho rằng chính sách giả tạo của Trump là đối tác tự nhiên của chủ nghĩa dân túy giả tạo. Nó là một chiến lược quảng cáo cho cá nhân, ít ra là trong một thời gian. Việc thông tin lại những lời tuyên bố của Trump mà “không truyền đạt sự giả tạo của những tuyên bố đó là sự phản bội nghề làm báo.”
Trên đài VOA của chính phủ Hoa Kỳ ngày 13.1.2017, ông Brian Katulis thuộc Trung tâm Tiến bộ Hoa Kỳ, nhận định:
“Về chính sách đối ngoại, ông Trump không thể hiện bất cứ kinh nghiệm nào, ông không có thành tích nào khả dĩ có thể trấn an bất cứ một ai về khả năng của ông có thể ứng phó với môi trường toàn cầu phức tạp của ngày nay.”
Chuyên gia Simon Johnson cho rằng những hành động thiếu nghiên cứu kỹ càng của Trump sẽ biến Trump thành Kẻ hủy diệt (Donald the Destroyer).

Ngày 2.3.2017
Lữ Giang

nguyenthanh
Posts: 859
Joined: Fri Jan 06, 2012 5:40 pm

Post by nguyenthanh »

. Trung Quốc: Cuộc chiến quyền lực chưa ngã ngũ —
Kinh tế Trung Quốc: Tập Cận Bình nói một đàng, làm một nẻo
Hôm qua, Chủ nhật 05/03/2017, Quốc Hội Trung Quốc khai mạc phiên họp thường niên. Nhân dịp này báo Le Monde có bài phân tích về các đấu đá – dàn xếp tại Bắc Kinh, với tựa đề « Tập Cận Bình củng cố quyền lực ». Một thông điệp chính của bài viết là sau khi khẳng định vị trí lãnh đạo « hạt nhân », ông Tập Cận Bình đang trên đường thâu tóm toàn bộ quyền lực, ít tháng trước kỳ đại hội thứ 19, dự kiến sẽ diễn ra vào cuối năm nay. Tuy nhiên, cuộc chiến quyền lực chưa hẳn đã ngã ngũ.
Theo Le Monde, kỳ họp Quốc Hội Trung Quốc lần này, kéo dài hai tuần, với 2.900 đại biểu « sẽ là một phong vũ biểu chính trị » về những gì đang diễn ra trong hậu trường quyền lực. Trong đại hội chuyển giao quyền lực cuối năm, ông Tập Cận Bình chắc chắn sẽ ở lại thêm một nhiệm kỳ nữa, nhưng vấn đề là thành phần của Bộ Chính Trị tương lai, và đặc biệt là nhân sự của Thường Vụ Bộ Chính Trị.

Năm trong số bảy thành viên của cơ quan lãnh đạo tối cao này, về nguyên tắc, sẽ phải về hưu, do quy định tuổi tác, chỉ còn lại ông Tập Cận Bình, và thủ tướng Lý Khắc Cường. Danh sách nhân sự mới sẽ cho thấy ông Tập « thành công đến mức độ nào » trong việc thâu tóm quyền lực. Ủy viên thường vụ Vương Kỳ Sơn – người thuộc phe ông Tập, được mệnh danh là « ông trùm chống tham nhũng » – có khả năng sẽ được ở lại, cho dù ông Vương đã 68 tuổi.

Nhà sử học « độc lập » Chương Lập Phàm (Zhang Lifan) nhận định, vụ bắt giữ tỉ phú Tiêu Kiến Hoa (Xiao Jianhua), đưa từ Hồng Kông về Trung Quốc, hồi tháng Giêng mới đây là một phương tiện của ban lãnh đạo đảng nhằm « răn đe mọi mưu đồ chống đối ». Theo ông Chương Lập Phàm, tỉ phú Tiêu Kiến Hoa « nắm được nhiều thông tin quan trọng về các phe phái » trong đảng.

Le Monde so sánh nhiệm kỳ vừa qua của Tập Cận Bình với hai nhiệm kỳ nắm quyền của Hồ Cẩm Đào (Hu Jintao) (2003-2013). Trong khi người tiền nhiệm bị suy yếu bởi các phe phái chống đối trong suốt hai nhiệm kỳ, thì dưới nhiệm kỳ đầu tiên của Tập Cận Bình, « nguyên tắc lãnh đạo tập thể trong đảng », có hiệu lực từ thời Đặng Tiểu Bình (Deng Xiaoping), đã bị chôn vùi, khi ông Tập được tôn làm « lãnh đạo hạt nhân » của đảng.

« Đội quân của Tập » chưa đủ người

Tập Cận Bình bổ nhiệm hàng loạt người thân tín vào các vị trí lãnh đạo chủ chốt, tuy nhiên, theo một nhà ngoại giao nước ngoài, ông Tập còn xa mới thôn tính được các trợ thủ của Hồ Cẩm Đào, vốn trưởng thành trong đoàn Thanh Niên, với 80 triệu đoàn viên. Theo nhà quan sát này, ông Hồ Cẩm Đào vẫn còn rất nhiều người ủng hộ trong lực lượng này. Nhiều vị trí lãnh đạo chiến lược, như lãnh đạo khu tự trị Tân Cương (Xinjiang) hay thành phố cảng Thiên Tân (Tianjin) vẫn không nằm dưới sự chỉ huy của ông Tập.

Theo nhà sử học Chương Lập Phàm, Tập Cận Bình « sẽ còn phải thỏa hiệp với các phe phái khác, đặc biệt là phe Đoàn, cho dù lực lượng này đã yếu đi, nhiều lãnh đạo bị ra tòa vì tham nhũng, và ngân sách giảm đến một nửa trong năm 2016 », lý do là « đội quân của Tập (như cách người Trung Quốc thường gọi) » « mới chỉ hình thành từ bốn năm nay, chưa đủ người có năng lực và kinh nghiệm để điều hành ở cấp quốc gia ».

Ông Chương Lập Phàm cũng dự đoán, rất ít khả năng thủ tướng Lý Khắc Cường sẽ bị thay thế, bởi giữ lại nhân vật này chính là « duy trì sự cân bằng », đặc biệt là « sau giai đoạn chống tham nhũng lúc ban đầu được lòng dân, dân Trung Quốc đã chán nản các cuộc tranh giành quyền lực và muốn kết quả kinh tế cụ thể ».

Vẫn thep ông Chương Lập Phàm, về việc lựa chọn người kế vị Tập Cận Bình, hiện tại rất nhiều khả năng vị trí này sẽ trống người. Không giống như chính Tập Cận Bình, đã được chỉ định kế nhiệm ngay từ 5 năm trước khi chính thức trở thành lãnh đạo, tại đại hội mùa thu năm nay, chủ trương của ông Tập ắt hẳn sẽ là « nắm toàn bộ các lá bài (tức các vị trí lãnh đạo chủ chốt) trong tay để tiếp tục là lãnh đạo trung tâm » và như vậy việc chỉ định người kế nhiệm cho đại hội lần tới, sẽ để ngỏ cho tới kỳ họp 2022.

Bắc Kinh cố duy trì ổn định từ nay đến cuối năm

Cũng về chính trị Trung Quốc, báo Les Echos có bài « Bắc Kinh bắt buộc phải đi dây về kinh tế, để đối phó với các nguy cơ tài chính ». Theo tờ báo kinh tế Pháp, « toàn bộ vấn đề đối với chính quyền Trung Quốc hiện nay là không được để cho một cơn bão tố nào bùng lên từ đây đến cuối năm ». Dự kiến tăng trưởng năm được kéo về mức 6,5% là một trong biện pháp « đi dây » như vậy. Đã qua hẳn thời tăng trưởng cao, nhưng nếu rút xuống quá thấp, Bắc Kinh lo ngại « bất ổn xã hội gia tăng quá độ ».

Trong bài phát biểu tại Quốc Hội Trung Quốc, thủ tướng Lý Khắc Cường tuyên bố « ổn định là điều cốt yếu », và nỗ lực tập trung vào « kiểm soát các nguy cơ ». Theo thủ tướng Trung Quốc, « các nguy cơ mang tính hệ thống hiện đều nằm dưới sự kiểm soát ».

Một trong những thách thức hàng đầu với kinh tế Trung Quốc năm nay là giảm sản xuất dư thừa và tìm cách giải quyết các hệ quả. Cụ thể Bắc Kinh sẽ phải giảm sản xuất 50 triệu tấn thép, hơn 150 triệu tấn than trong năm, và hơn 50 triệu kilowat/giờ điện cũng sẽ bị cắt giảm. Việc giảm các hoạt động này đi liền với việc hơn 500.000 chỗ làm trong ngành thép và than sẽ bị mất, riêng trong năm nay.

Tuy nhiên, vấn đề chính là khả năng chính quyền thực thi mục tiêu cải cách ra sao, bởi theo một báo cáo của Greenpeace, sản lượng thép năm ngoái tại Trung Quốc vẫn tăng, cho dù nhu cầu thực sự đã sụt giảm mạnh. – RFI

***

Sau bốn năm cầm quyền, hàng loạt các chương trình cải tổ được ông Tập Cận Bình đề xuất để đưa Trung Quốc thành một nền kinh tế tự do, tôn trọng luật chơi của thị trường vẫn dậm chân tại chỗ. Mọi người còn chờ đợi những biện pháp cụ thể chẳng hạn như hứa hẹn cải tổ các doanh nghiệp Nhà nước. Chính bản thân chủ tịch Trung Quốc đã “giảm tốc độ” cải cách vì sợ bất ổn.

Trên đây là nhận định của một số các chuyên gia được nhật báo Le Figaro số ra ngày cuối tuần (04/03/2017) trích dẫn.

Khai mạc Đại Hội Đại Biểu Nhân Dân Toàn Quốc, thủ tướng Lý Khắc Cường cảnh báo trước những nguy cơ Trung Quốc phải “đối mặt với tình hình phức tạp và khó khăn” và Bắc Kinh cần tiếp tục đẩy mạnh cải tổ trong bối cảnh “các xu hướng bảo hộ và chống toàn cầu hóa” ngày càng lan rộng. Trước đó một ngày, lãnh đạo số 1 ở Bắc Kinh, ông Tập Cận Bình trong khuôn khổ Hội Nghị Chính Hiệp đã khẳng định là “Trung Quốc nỗ lực cải tổ về chất lượng và tính hiệu quả của nền kinh tế nước nhà, đẩy mạnh các biện pháp cải tổ về cơ cấu từ phía các doanh nghiệp”.

Tuy nhiên, theo ghi nhận của nhiều chuyên gia về Trung Quốc, dường như ông Tập Cận Bình chỉ chú trọng vào việc củng cố quyền lực và thiếu thiện chí trước mục tiêu cải cách kinh tế. Điển hình là từ 2013 tới nay, hàng loạt các doanh nghiệp Nhà nước Trung Quốc làm ăn thua lỗ, sản xuất dư thừa vẫn sống sót nhờ được trợ cấp chủa chính phủ.

Giáo sư Jean-Pierre Cabestan, giảng dậy tại đại học Hồng Kông, thậm chí còn cho rằng chính ông Tập Cận Bình đã “ hãm phanh” những biện pháp cải tổ mà ông không còn muốn thực hiện. Bắc Kinh không dám đóng cửa những nhà máy quốc doanh thua lỗ, mà giới chuyên gia thường gọi là những con “vịt què” của guồng máy sản xuất nước này.

Cũng ông Tập không thực sự mở cửa thị trường Trung Quốc cho các công ty ngoại quốc như những gì ông từng mạnh mẽ cam kết trên các diễn đàn quốc tế.

Trong mắt giáo sư Cabestan, mục tiêu của chủ tịch Trung Quốc vẫn là “bảo vệ Đảng Cộng Sản và vai trò độc quyền” của tổ chức này trong nhiều lĩnh vực chiến lược, từ tài chính ngân hàng đến năng lượng.

Chuyên gia về chính trị học, Lâm Hòa Lập (Willy Lam), cũng thuộc đại học Hồng Kông, lưu ý rằng, dưới nhãn quan của Tập Cận Bình chế độ “Liên Xô sở dĩ đã sụp đổ do các hoạt động kinh tế vượt khỏi tầm kiểm soát của Đảng”.

Ông Tập Cận Bình sợ rằng, khai tử các doanh nghiệp Nhà nước, hàng trăm triệu cán bộ công nhân viên bị thất nghiệp, làm dấy lên nguy cơ bất ổn trong xã hội.

“Trong bốn năm, Tập Cận Bình củng cố thế lực nhanh hơn người tiền nhiệm”

Lo sợ bất ổn trong xã hội và chính trị của chủ tịch Tập Cận Bình lớn đến nỗi, gần như đã trở thành một “ ám ảnh ”. Cuối tháng 1/2017 Bắc Kinh đã ra lệnh đóng cửa trang mạng internet của nhóm chuyên gia đặt dưới sự điều hành của giáo sư kinh tế rất có uy tín trên thế giới, Mao Vu Thức (Mao Yushi). Nhà trí thức này đã mạnh dạn ví von : một chế độ độc đảng là “con mối đục khoét tài sản quốc gia”. Toàn bộ tài khoản internet, trang mạng xã hội cá nhân với 2,7 triệu “follower” của giáo sự họ Mao bị đóng cửa.

Một dấu ấn khác của ông Tập Cận Bình trong bốn năm cầm quyền vừa qua được nhà sử học độc lập của Trung Quốc, Chương Lập Phàm (Zhang Lifan) ghi nhận đó là trong vỏ vẹn 4 năm, ông đã thực sự gây dựng được một đội ngũ trung thành, mà tác giả họ Chương gọi là “quân lính của ông Tập”. Trong 4 năm, Tập Cận Bình đã củng cố quyền lực nhanh hơn cả những gì mà người tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào đã làm trong suốt 10 năm lãnh đạo đất nước.

Từ 2013 tới nay chủ tịch Trung Quốc đã gài người thân tín vào những chức vị then chốt trong guồng máy lãnh đạo ở mọi cấp, mọi lĩnh vực. Chỉ riêng về kinh tế, thì từ cơ quan đặc trách về chính sách kế hoạch hóa ở thành phố Hạ Môn cho đến bộ Thương Mại đều trong tay những cộng tác viên cũ của ông Tập Cận Bình.

Có điều, như kết luận của phóng viên báo Le Figaro Cyrille Pluyette tại Bắc Kinh, chiến lược gài người thân tín vào những tổ chức then chốt trong chính quyền, thanh trừng tất cả những tiếng nói đối lập để chuẩn bị cho Đại Hội Đảng lần thứ 19 vào năm tới mà Tập Cận Bình miệt mài theo đuổi chứng tỏ rằng, có lẽ Đảng Cộng Sản Trung Quốc lo sợ trước uy tín của phong trào cải tổ hơn là dưới thời ông Hồ Cẩm Đào. Đó là một trong những yếu tố giải thích vì sao, những hứa hẹn cải tổ được đưa ra từ năm 2013 tới nay vẫn còn bế tắc. – RFI

User avatar
nangchieu
Posts: 2060
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Post by nangchieu »

Image

Ông Trump hội đủ tất cả yếu tố cho...thảm họa ?

Trả lời phỏng vấn tuần báo L’Obs, giáo sư Stephen Martin Walt ở Trường quản trị Kennedy nhận xét ông Trump hội đủ “tất cả các yếu tố cho thảm họa”.
Tuy cũng cùng quan điểm “Nước Mỹ trên hết”, nhưng giáo sư Stephen Martin Walt cho rằng ông Trump đã đi quá xa.
Ong Trump da hoi du tat ca yeu to cho… tham hoa?
Giáo sư Stephen Martin Walt ở Trường quản trị Kennedy, Đại học Havard: Ông Trump đã hội đủ “tất cả các yếu tố cho thảm họa”. Ảnh Alchetron
Đồng ý rằng Châu Âu cần gánh thêm trọng trách an ninh, nhưng theo giáo sư Walt, đó phải là một quá trình tuần tự, từ 5 đến 10 năm. Đe dọa các đồng minh, trừng phạt họ hay xé bỏ hiệp ước NATO không phải là cách làm đúng đắn vì nước Mỹ chỉ có lợi với một Châu Âu vững chãi, hòa bình và thịnh vượng.

Giáo sư Walt cho rằng chính sách đối ngoại của tân Tổng thống Donald Trump thực chất chỉ là chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, ích kỷ và thiển cận. Ông Trump không suy tính dài hơi cho một năm, 5 năm hay 10 năm, mà chỉ tự đặt câu hỏi kiểu: “Nước Mỹ hay cá nhân mình có lợi những gì ngay lập tức trong tình thế đó?”. Hơn nữa, dường như ông Trump không hiểu được rằng ngoài sự chọn lựa của bản thân ông, còn có những tương tác với các nước khác.

Chẳng hạn, việc ông Trump quyết định chấm dứt Hiệp ước Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà chính quyền Obama đã dày công gây dựng để tăng cường sức mạnh cho các quốc gia Châu Á-Thái Bình Dương đang lo ngại sự bành trướng Trung Quốc. Việc từ bỏ TPP sẽ đẩy một số nước vào vòng tay của Bắc Kinh và làm yếu sự hiện diện của Mỹ tại Châu Á.

Chuyên gia Stephen Martin Walt cho rằng cần kiềm chế Trung Quốc và Châu Á-Thái Bình Dương là nơi duy nhất mà Mỹ nên duy trì sự hiện diện quân sự quan trọng. Muốn vậy cần phải hợp tác với nhiều nước : Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Indonesia, Philippines…Đó là một liên minh rất khó quản lý, đòi hỏi một chiến lược ngoại giao hết sức tế nhị. Thế nhưng với một vị tổng thống làm ngoại giao bằng Twitter, thì ông không thể nào lạc quan nổi.

Thời của các tướng lãnh
L’Express quan tâm đến khía cạnh “các vị tướng nắm quyền”. Bị mê hoặc bởi những con người hành động, Tổng thống đắc cử Donald Trump đã bổ nhiệm ba vị tướng cao cấp vốn quen thuộc với chiến trường hơn là những vấn đề tế nhị của chính trị. Theo tờ báo, đây là một sự pha trộn kỳ lạ, có thể tạo ra những ngạc nhiên.

Một vị tổng thống đả kích cơ quan tình báo của chính nước mình đã là điều chưa từng thấy. Thành phần chính phủ của ông Trump cũng không kém phần kỳ lạ: rất nhiều tỉ phú, rất ít phụ nữ và nhất là số lượng kỷ lục các tướng lĩnh. Từ khi Chiến tranh thế giới thứ II kết thúc đến nay, chưa bao giờ nội các Mỹ lại có nhiều quân nhân giữ những chức vụ cao như thế. Ông Trump đã bổ nhiệm ba khuôn mặt cứng rắn trên chiến trường, từng tham gia cuộc chiến Grenada – một đảo quốc ở Caribê (1983), Afghanistan (2001-2014), hai cuộc chiến tranh Iraq (1991 và 2003).

Trong số đó, tướng thủy quân lục chiến huyền thoại James Mattis vượt lên hẳn về uy tín. Tuy mang biệt danh “Chó điên”, nhưng ông Mattis lại là một vị tướng ôn hòa, trí thức. Tướng Mattis là nhà chiến lược có trình độ không kém một viện sĩ hàn lâm – tủ sách riêng của ông có trên 6.000 cuốn. Ông không bao giờ quên viếng thăm gia đình của các quân nhân đã ngã xuống trên chiến trường.
Trước James Mattis, chỉ duy nhất tướng George Marshall từng được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Quốc phòng. Thượng viện đặc cách cho ông giữ chức vụ này một phần cũng để “điều chỉnh” bớt Tổng thống Donald Trump. Với ngân sách quốc phòng gần 600 tỷ USD và một quyền lực đáng kể khác, nếu lãnh đạo Lầu Năm Góc (tướng Mattis) không “bật đèn xanh”, thì Tổng thống (Donald Trump) không thể nhấn nút nguyên tử (Phó Tổng thống không có quyền này). Có thể coi, tướng James Mattis là nhân vật số hai trong chính quyền của ông Trump.

Ngược lại, trường hợp tướng Michael T. Flynn lại gây nhiều tranh cãi. Cay cú trước việc bị Tổng thống Obama cách chức lãnh đạo Cơ quan tình báo quân đội vì bốc đồng và thiếu khách quan, ông Flynn đã quay sang ủng hộ Donald Trump. Ông là người duy nhất trong ba vị tướng trên từng hăng hái tham gia chiến dịch tranh cử của Donald Trump, hô hào đòi bỏ tù bà Hillary Clinton và thân Nga ra mặt.
Một cựu sĩ quan CIA cho biết: “Trong số các nội dung trống rỗng mà Donald Trump đăng trên Twitter, có nhiều thông tin là do nhân vật bất tài này (Michael T. Flynn) gà cho”.

Thượng viện Mỹ hiện vẫn chưa chịu bổ nhiệm tướng Flynn làm Cố vấn An ninh Quốc gia. Chức vụ này có lợi thế là gặp trực tiếp tổng thống mỗi ngày hai lần, tập hợp, lọc lại tin tức và tóm tắt cho nguyên thủ quốc gia.
Một nhà ngoại giao Châu Âu tại Washington nhận định: “Để quyết định, Donald Trump họp gia đình lại, nghe ý kiến của cô con gái Ivanka và con rể Jared Kushner. Cuối cùng, ông Trump quyết định một mình, theo bản năng…”.
Tuần báo L’Obs kết luận: Khi ông Trump đã bước vào Nhà Trắng, cả phe Cộng hòa lẫn phe Dân chủ đều phải nín thở quan sát và cả thế giới… cũng thế.

User avatar
TheLang
Posts: 1960
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:43 am

Post by TheLang »

Bộ Ngoại giao Mỹ: VN tiếp tục đàn áp nhân quyền trong năm 2016
VOA
6-3-2017

Image
Logo của Bộ Ngoại giao Mỹ
Bản phúc trình nhân quyền năm 2016 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tiếp tục ghi nhận Việt Nam là một nhà nước “độc tài cai trị bởi một đảng duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam” và “tiếp tục đàn áp nhân quyền” dưới nhiều hình thức.

Phần viết về nhân quyền Việt Nam trong phúc trình năm 2016 dài 33, so với năm 2015 dài 57 trang, cho rằng: “chính quyền giới hạn nghiệm trọng quyền tự do chính trị của người dân, đặc biệt quyền thay đổi chính quyền bằng các cuộc bầu cử tự do và công bằng.”

Bản phúc trình ngày 3/3 nói thêm rằng: “chính quyền giới hạn về tự do dân sự của công dân, trong đó có tự do hội họp, lập hội và bày tỏ; và không bảo vệ đầy đủ các quyền lợi trong xét xử của công dân, không bảo vệ người dân khỏi việc giam giữ tùy tiện.”

Báo cáo cho biết “công an cấp tỉnh và địa phương thường xuyên duy trì quyền hành đáng kể trong hoạt động của mình… Trong số 19 thành viên của Bộ Chính trị hiện tại có 4 thành viên đang hoặc từng làm việc ở Bộ Công an, so với con số 3 trong số 16 thành viên Bộ Chính trị là quan chức công an trong nhiệm kỳ trước.”

Báo cáo cho biết thêm chính phủ Việt Nam bổ nhiệm các quan chức đương nhiệm hoặc cựu quan chức của Bộ Công an vào một loạt các vị trí cấp cao, trong đó có Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, Chủ nhiệm Văn phòng Trung ương Đảng Nguyễn Văn Nên, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình, quyền Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ Bùi Thanh Hà. Các cựu quan chức an ninh của bộ Công An cũng giữ vị trí lãnh đạo chủ chốt trong chính quyền cấp tỉnh, thành trong đó có Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung và Bí thư tỉnh ủy Thái Nguyên Trần Quốc Tỏ.

Báo cáo có nhắc đến việc chính quyền ngăn chặn các nhà hoạt động không cho gặp gỡ với một vị nguyên thủ quốc gia nước ngoài đến Việt Nam vào 25/5/2016: “Nhân viên cảnh sát và an ninh thường phục giam cầm hay quản thúc tại gia rất nhiều nhà hoạt động trong những ngày trước chuyến thăm của một nhà lãnh đạo nước ngoài đến Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.”

Báo cáo viết: “Vào ngày 24/5 an ninh thường phục của Bộ Công an và cán bộ công an của Hà Nội ngăn cản và câu lưu người ủng hộ nhân quyền Nguyễn Quang A gặp gỡ với một nhà lãnh đạo nước ngoài… Tương tự, các quan chức an ninh bắt giữ blogger và là nhà hoạt động Phạm Đoan Trang ở tỉnh Ninh Bình trong khi cô đang trên đường đến gặp nhà lãnh đạo nước ngoài này. Vào ngày 25/5, cơ quan chức năng ở Thành phố Hồ Chí Minh bắt giữ Trần Hoàng Phúc và câu lưu tại đồn công an đến 8 giờ nhằm ngăn chặn anh tham gia vào một sự kiện thanh niên với một nhà lãnh đạo nước ngoài. Cảnh sát được cho là đã lục soát túi xách của anh Phúc và tịch thu điện thoại di động cùng tài liệu cá nhân của anh.”

Bộ Ngoại giao Việt Nam chưa lên tiếng về bản phúc trình nhân quyền 2016 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.

Năm ngoái, Bộ Ngoại giao Việt Nam cho rằng báo cáo nhân quyền của Mỹ năm 2015 “dựa trên thông tin không chính xác, không phản ánh đúng thực tế thực thi quyền con người ở Việt Nam.”

Khi đó người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình cho biết: “Việt Nam luôn sẵn sàng trao đổi thẳng thắn và cởi mở với các nước, trong đó có Mỹ, về những vấn đề còn có sự khác biệt, qua đó thu hẹp bất đồng, tăng cường hiểu biết và góp phần thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước.”

Báo cáo nhân quyền hàng năm do Quốc hội Mỹ chỉ đạo thực hiện, ghi nhận tình hình nhân quyền ở gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ và do các nhân viên của Đại sứ quán Mỹ soạn thảo. Báo cáo năm nay phần lớn được hoàn thành trong nhiệm kỳ của Tổng thống Barack Obama.

Bộ Ngoại giao Mỹ hôm thứ Sáu, 3/3, đã công bố báo cáo hàng năm về tình hình nhân quyền toàn thế giới nhưng việc công bố đã bị lu mờ bởi những chỉ trích nói rằng Ngoại trưởng Rex Tillerson đã không dành nhiều sự chú ý và không tổ chức rầm rộ như truyền thống.

User avatar
nangchieu
Posts: 2060
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Post by nangchieu »

CHỈ ĐƯỢC YÊU NƯỚC KHI ĐẢNG “CẦN”
FB Nguyễn Thúy Hạnh
15-3-2017

Image
Ảnh: FB Nguyễn Thúy Hạnh
Mình bắt đầu đến trường khi đất nước còn chiến tranh khốc liệt, cuộc chiến tranh do đảng cộng sản phát động. Từ lớp vỡ lòng cho đến hết lớp 10 mình được học văn chương, văn nghệ rặt một mầu đỏ, thơ thì chủ yếu là Tố Hữu, từ “Từ ấy” cho đến “Việt Bắc”, “Ta đi tới”… (Sau này được đọc những “Đây thôn Vỹ Dạ”, “Tiếng thu”, “Tống biệt hành”, “Tây tiến”…, mình ngẩn ngơ tiếc vì đã không được học những tinh hoa nghệ thuật văn chương ấy. Thời phổ thông bọn mình chỉ được học trích dẫn để đem ra phê phán thái độ ủy mị, thờ ơ, vô cảm với đất nước của những tác giả này, trong những bài tập làm văn).

Bọn mình cũng được học rất kỹ lịch sử. Nỗi xúc động, niềm tự hào như thấm vào từng giọt máu trong cơ thể mình, từ những “Nam Quốc Sơn Hà”, đến Hịch Tướng Sĩ: “Ta từng tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức rằng chưa xả thịt lột da nuốt gan uống máu được quân thù”, “Nếu bệ hạ muốn hàng hãy chém đầu tôi đi đã”; Bình Ngô Đại Cáo: “Ngẫm thù lớn há đội trời chung. Căm giặc nước thề không cùng sống…. Đánh một trận sạch không kình ngạc. Đánh hai trận tan tác chim muông…”, Trần Bình Trọng: “Ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”, Nguyễn Trung Trực: “Bao giờ nước Nam hết cỏ, thì mới hết người Nam đánh Pháp”… Nhiều lắm những huyền thoại như thế, bọn mình đều phải học thuộc lòng. Những lời nói bất hủ ấy suốt đời vang vang bên tai mình, niềm tự hào, yêu Tổ quốc khôn tả, rừng rực.

Mối tình đầu của mình là một anh sinh viên đi lính ngoài biên giới. Và bản thân mình cũng rất hãnh diện được đứng trong một đơn vị quân đội.

Mình vẫn mang theo niềm tự hào, tự tôn dân tộc như thế, cùng với niềm tin yêu đảng. Thậm chí năm 2011 lần đầu bị bắt về đồn CA vì tham gia biểu tình chống TQ, mình còn ngây thơ hỏi người CA thẩm vấn mình: “Đảng đã dạy tôi yêu nước, sao tôi thể hiện lòng yêu nước thì đảng lại bắt mẹ con tôi?”.

Dần dà mình được nghe đến mòn tai lời của đảng: “Đã có đảng và nhà nước lo”. Người của đảng hằng ngày dọa dân đại loại rằng: “TQ mạnh lắm, mình có chung đường biên giới với TQ, đánh làm sao lại được với nó, không khôn khéo là chết hết”, rằng: “TQ có công giúp VN đánh Mĩ”, vv.., những giọng điệu rất phản động và lật lọng với chính những tuyên truyền, dạy dỗ của đảng trước kia.

Rõ rồi, để giành lấy quyền lực và ngai vàng, đảng đã kích thích lòng yêu nước của nhân dân, lợi dụng nó để đẩy mấy chục triệu dân vào cuộc nội chiến mấy chục năm huynh đệ tương tàn, tan hoang đất nước, với chiêu bài “chống giặc ngoại xâm, giải phóng đất nước…”. Nhưng khi đã dành được ngai vàng rồi thì đảng không cần dân yêu nước nữa.

Để duy trì vĩnh viễn sự thống trị hòng tha hồ đục khoét bóc lột nhân dân, đảng đã dã tâm triệt tiêu lòng yêu nước, truyền thống quý báu giúp dân ta giữ được Tổ quốc cho đến ngày nay. Đảng mưu toan biến người dân thành sợ hãi, bạc nhược, vô cảm, vô trách nhiệm với dân tộc, để rồi trở thành một đàn cừu ngoan ngoãn dưới sự chăn dắt muôn năm của đảng. Kẻ thù truyền kiếp 4000 năm của dân tộc, kẻ luôn lăm le cướp VN và hiện tại vẫn không ngừng xâm lấn lãnh thổ lãnh hải của ta, hà hiếp nhân dân ta, bỗng chốc trở thành bạn vàng để các đời lãnh đạo VN thay nhau ôm chặt, bộ Quốc phòng thì khăng khăng chỉ muốn “hòa bình”, ai có tư tưởng chống lại sự lệ thuộc vào Trung Quốc sẽ bị quy chụp là “phản động”.

Giờ đây lòng yêu nước đã trở thành một thứ nhạy cảm, nguy hại cho dân tộc, mà thực ra là nguy hại cho sự tồn vong của đảng.

Nhưng, suốt mấy ngàn năm, lòng yêu nước chưa bao giờ nguội tắt trong tinh thần người Việt. Thế lực, đảng phái nào rắp tâm triệt tiêu nó, thì sẽ bị tiêu diệt bởi chính nó. Điều đó đã được chứng minh trong suốt bề dày lịch sử của dân tộc Việt Nam bất khuất này!

kalua
Posts: 836
Joined: Sun Apr 22, 2012 5:26 pm

Post by kalua »

Image


Huỳnh Quốc Huy và nền văn hóa “Ngợm”
GS TRẦN PHONG VŨ

Huỳnh Quốc Huy là một trong những hiện tượng về sự thức tỉnh của lương tri giới trẻ Việt Nam quốc nội trước nạn thù trong giặc ngoài & hiểm họa tiêu vong của giống giòng Lạc Việt. Kẻ trước người sau, mỗi người một tư duy, một phương sách lên tiếng khác nhau. Nhưng tất cả đều ngời lên một khối óc, một trái tim Việt Nam, một thái độ can đảm và một tấm lòng yêu thương trải rộng.

Yêu con người. Yêu sự sống. Yêu sự thật. Yêu dân tộc. Yêu quê hương.
Thiết tha, Nồng nàn. Can đảm.

Tối Thứ Tư 15-02-2017, một bạn trẻ chuyển cho tôi một lúc bảy clip video của Huỳnh Quốc Huy, mỗi clip bàn sâu vào một chủ đề. Dù mới chỉ nghe xong clip bàn về “Mặt Trận Văn Hóa ‘Ngợm’” thời lượng 1 giờ 36 phút 58 giây, bao gồm cả phần trao đổi với người ái mộ, nhưng tôi không thể trì hoãn lên tiếng. Dĩ nhiên trước khi nhận định, người viết cũng phải dành thì giờ để chép lại nguyên văn những đoạn quan trọng trong viedeo clip này để đưa vào phần trích dẫn.

Một cái nhìn khái quát về Văn Hóa

Sau khi nói qua về chủ trương cố hữu của đảng và nhà cầm quyền CSVN là dựng lên những cái gọi là thần tượng “Văn Hóa” như ca nghệ sĩ, nhà văn, nhà thơ với những chuẩn mức dối trá, bịp bợm để đầu độc giới trẻ, hết thế hệ này tới thế hệ khác từ hơn nửa thế kỷ qua, người trẻ họ Huỳnh bàn về khái niệm Văn Hóa theo quan niệm chính thống và tinh thần nhân bản. Theo anh, nói chung Văn Hóa, Nghệ Thuật đặt nền trên chuẩn mức Chân-Thiện-Mỹ, vì tất cả loài người đều hướng tới tiêu chuẩn này. Do đó đã là người Việt Nam chân chính đều khát vọng được thụ hưởng một nền Văn Hóa, Nghệ Thuật tôn vinh ba trụ cột kể trên. Đi sâu vào ngữ nghĩa, anh nói.

“Chân là sự thật, sự trung thực, là công lý, là công bằng, là sự công chính. Và như thế, tất cả mọi thể loại văn Học/Nghệ thuật đều phải hướng tới sự thật, hướng tới sự công chính. Cũng vậy, nếu là Văn Hóa Việt Nam chân chính thì cũng phải hướng tới sự thật, sự công chính. Trái lại, nếu đặt nền trên sự dối trá thì không còn là Văn Hóa chân chính nữa. Nó là thứ Văn Hóa ‘Ngợm’, thứ Văn Hóa không mang tính NGƯỜI!

Thiện là lương thiện, là sự tử tế, hiền từ, là tình yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Như thế từ nền tảng, Thiện là bản chất của con người lương hảo. Một nền Văn Hóa mà không hướng tới căn tính lương thiện của con người, trái lại chỉ cố xúy cho sự gian ác, dối trá, bạo lực, khát máu, khủng bố nhằm tiêu diệt lẫn nhau… thì đó cho là thứ Văn Hóa ‘Ngợm’ không hơn không kém mà thôi.


Còn Mỹ là gì? Mỹ là cái Đẹp phải không các anh chị?

Cái Đẹp thuộc phạm trù thẩm mỹ. Nếu một nền Văn Hóa không hướng tới cái Đẹp chỉ hướng tới bạo lực, giết chóc, chỉ hướng tới việc tôn vinh những hình tượng xấu xa, gian ác, bạo động, diệt chủng hẳn các bạn đã nhận diện nó là thứ Văn Hóa gì rồi.

Cũng cần nói ngay rằng hình tượng đep không phải là một cô hoa hậu chân dài. Hình tượng đẹp có thể chỉ là một khuôn mặt rất bình thường trong xã hội như một nông dân, một người buôn thúng bán bưng nhưng họ lao động, họ cống hiến công sức để làm cho cuộc sống này ngày càng thăng hoa đáng sống hơn, giúp tâm hồn con người ngày càng đẹp hơn. Nói tới cái Đẹp trong Văn Hóa, người ta thường có hai khái niệm: thứ nhất là Văn Hóa Vị Nhân Sinh nhằm phục vụ phúc lợi cụ thể của con người và Văn Hóa Vị Nghệ Thuật nhằm phục vụ cho cái đẹp tinh thần trong Nghệ Thuật.”

Sau định nghĩa sơ lược về ba cột trụ không thể thiếu trong bất cứ một nền Văn Hóa nào của nhân loại là Chân-Thiện-Mỹ, anh Huỳnh Quốc Huy hé mở cho mọi người nhận ra bản chất của cái nền Văn Hóa mà thế hệ con em, thế hệ của anh cũng như các thế hệ trước đã và đang phải gánh chịu trên quê hương đau khổ.

Đầu tiên, theo anh nền Văn Hóa không mang tính NGƯỜI luôn chối bỏ sự thật, sự công chính. Nói cách khác, nó tôn vinh sự dối trá, bóp chết sự thật. Nhìn lại những sản phẩm gọi là Văn Hóa ở Việt Nam mấy chục năm qua, anh giả dụ có tác phẩm nào dám lột tả trần trụi những sự thật đang diễn ra trong xã hội Việt Nam ngày nay như Nam Cao với “Làng Vũ Đại ngày ấy”, như Vũ Trọng Phụng với “Kỹ nghệ lấy Tây” rồi nêu lên câu hỏi là tác phẩm ấy và tác giả cưu mang nó, liệu có thể tồn tại, có thể sống yên dưới chế độ phi bác sự thật này không? Và anh lắc đầu kèm theo câu tự trả lời khô khốc: KHÔNG! rồi nói tiếp: “Và như thế là họ chỉ tôn vinh sự lọc lừa, dối trá, nhằm bóp chết sự thật, chà đạp sự công bằng, lẽ phải và sự công chính phải không các bạn?
Image
Gia Đình KTG Lưu Quang Vũ. Nguồn internet.
Để nêu lên một trường hợp điển hình chứng minh bản chất man rợ tàn ác của cái gọi là nền Văn Hóa ‘Ngợm’, Huỳnh Quốc Huy nhắc tới cái chết oan khốc của nhà thơ kiêm kịch tác gia Lưu Quang Vũ[1]cuối thập niên 80 thế kỷ trước

Anh nhắc tới những thập niên 80/90 thế kỷ trước mà những người lớn tuổi biết nhiều, thế hệ anh biết chút ít, riêng giới trẻ ra đời sau anh tuồng như không ai biết gì hết. Vẫn theo anh, đấy là thời kỳ xuất hiện “Phong Trào Chính Trực” lan tràn khắp nước. Đấy cũng là thời gian xuất hiện những văn nghệ sĩ có tâm có tầm như nhà thơ kiêm kịch tác gia Lưu Quang vũ. Với đôi mắt tinh anh, trong sáng lấp lánh dưới vừng trán rộng, người bạn trẻ Huỳnh Quốc Huy nói:

“Kịch tác gia lưu Quang vũ đã sáng tác và giàn dựng hàng loạt các vở kịch được trình diễn khắp nơi nói lên sự chính trực và lên án những cái xấu, cái ác trong xã hội. Ông phê phán guồng máy cầm quyền độc tài, đàn áp đám dân lương thiện. Lưu Quang Vũ đã tạo thành một phong trào rầm rộ. Khắp cả nước đã tổ chức những buổi trình diễn kịch của ông. Chưa bao giờ đời sống kịch ở Việt Nam, đặc biệt Hànội và Sàigòn lại tưng bừng, rầm rộ như thế. Quả thật từ trước tới nay chưa bao giờ như thế đâu các anh chị ạ.

Người dân chen chúc nhau mua vé xem kịch của Lưu Quang Vũ giản dị vì nó ứng với hơi thở mà mọi người đều cảm nhận được. Tất cả nội dung những những kịch bản của ông đều phù hợp tâm ý và sự chờ đợi của người dân và vì thế họ ào ạt, nô nức mua vé đi xem. Chính nhờ thế nó đánh thức tri thức về trách nhiệm công dân của họ. Sự kiện này cũng kéo theo phong trào phản biện rất mạnh.

Điều này đã khiến cho nhà cầm quyền rất lo sợ và kết quả là sao các anh chị? Kết quả là nhà nước bắt buộc phải hành động. Nhưng trước một phong trào lớn rộng như vậy bằng cách nào có thể dập tắt được, thưa các anh chị?”
Chờ cho câu hỏi thấm sâu vào tâm óc người nghe, với ánh mắt u uẩn, đậm buồn và giọng nói ngậm ngùi anh chậm rãi nói tiếp:

“Cuối cùng là cả hai vợ chồng kịch tác gia Lưu Quang Vũ, nhà thơ Xuân Quỳnh và con trai họ đã chết trong một tai nạn ô-tô rất là bất bình thường!… và phong trào Chính Trực cũng vị chặn đứng… mất luôn!”
Trở về hiện tại, Huỳnh Quốc Huy ngán ngẫm bày tỏ nỗi buồn pha lẫn uất hận khi anh đề cập hình ảnh một xã hội Việt Nam cho đến cuối thập niên thứ hai đệ tam thiên niên vẫn y hệt như mấy chục năm cuối thế kỷ trước. Anh đan cử trường hợp đau đớn của nhạc sĩ Việt Khang sau khi sáng tác hai bản nhạc “Việt Nam tôi đâu?” và “Anh là ai?” từng được bà con trong và ngoài nước ái mộ ra sao. Chưa hết, anh còn nhắc lại trường hợp nhà văn Nguyễn Ngọc Tư bị trù dập sau khi sáng tác tập truyện “Cánh đồng bất tận” và số phận của phim “Bụi đời Chợ lớn” của Chí Nguyễn.

Anh nêu câu hỏi rời tự trả lời: “Bản nhạc “Việt Nam tôi đâu” có phản ánh đúng hiện tình xã hội Việt Nam không? Hoàn toàn đúng không một chút nào khác. Bọn giặc bành trướng Trung quốc đang xâm lăng đất nước chúng ta, đúng không? Hoàn toàn đúng các bạn ạ. Nó tràn qua lãnh thổ Việt Nam rồi. Sau khi sáng tác bài này, anh Việt Khang đã bị chế độ kêu án ba năm tù. Đúng không? Bây giờ anh đã được thả ra, nhưng anh không thể tự do sáng tác những bản nhạc như vậy nữa. Bởi vì anh đang bị cấm túc, đang bị quản chế !

Rồi chị Nguyễn Ngọc Tư sáng tác tập truyện “Cánh đồng bất tận” bị nhà nước cấm xuất bản, dù lúc ấy chị đang là Đại biểu nhân dân, tức đang là dân cử đó các anh chị. Một điều khá bi hài là dù chị bị truất quyền Đại biểu nhân dân lại bị cấm xuất bản tác phẩm “Cánh đồng bất tận” nhưng trớ trêu là tác phẩm đó lại được trao giải dành cho những cây viết xuất sắc nhất châu Á!

Rõ ràng người ta muốn bóp chết sự thật, bởi vì cuốn sách ấy nói lên đời sống cùng khổ của nhân dân miền Tây mà người ta không muốn ai biết. Tóm lại, dưới chế độ CS người ta chỉ muốn cho những sự giả trá, gian dối, lưu manh, tàn ác mới được tôn vinh còn những gì là sự thật thì bị bưng bít !
Rồi phim “Bụi đời Chợ lớn” của Chí Nguyễn bị cấm chiếu với lý do vì có quá nhiều cảnh bạo lực, đánh chém nhau. Nhưng thật ra các anh chị thấy đấy, không cần đâu xa, ngay Sàigòn thôi, chuyện đánh chém xảy ra đầy đường. Mà còn nổ súng luôn chứ không chỉ đánh chém, chặt rụng tay để cướp vòng vàng, xác chết bị phanh ra. Có không? Lại còn cái cảnh giết người rổi hủy xác nạn nhân luôn. Nói chung sự thật hàng ngày còn kinh khiếp hơn những cảnh trong bộ phim bị cấm. Nhưng đối với nhà cầm quyền những sự thật đó không thể cho mọi người thấy.

Tại sao vậy các anh chị? Ngoài chủ trương bưng bít sự thật, phải chăng người ta muốn tôn vinh các áng văn chương, các tác phẩm, những ca khúc tào lao…mía lau của những tác giả với những văn hóa phẩm ‘Ngợm’?”
Phần nhận định trên đây mới chỉ phản ánh trong 13 phút đầu, tức khoảng ¼ phần nói chuyện về chủ đề Nền Văn Hóa ‘NGỢM’ tại Việt Nam thời Xã Nghĩa (chưa kể phần trả lời thắc mắc của giởi trẻ Hâm mộ) của người trẻ Huỳnh Quốc Huy.
Mời độc giả đón theo dõi những phần nhận định kế tiếp.

Nam California, Hoa Kỳ Chúa Nhật 12-3-2017 – TPV
© Diễn Đàn Người Dân ViệtNam


Đọc các bài liên quan của cùng tác giả tại đây.
____
[1] Nhà thơ kiêm kịch tác gia tài danh Lưu Quang Vũ ra đời ngày 29-8-1948 tại xã Thiệu Cơ, huyện Hạ Hòa tình Phú Thọ, Bắc phần Việt Nam. Song thân là nhà viết kịch Lưu Quang Thuận và bà Vũ Thị Khánh. Sau năm 54 gia đình anh chuyển về sống tại Hà Nội. Mang giòng máu kịch nghệ của thân phụ, ngoài khả năng thi phú, nag từ thuở thiếu thời Lưu Quang Vũ đã tỏ ra là một kịch tác gia có biệt tài. Hai kịch bản “Hồn Trương Ba, da anh Hàng Thịt” và “Tôi và Chúng Ta” đã được trình diễn khắp nơi từ Bắc vào Nam mà theo dư luận của người đương thời đã trở thành căn nguyên dẫn tới cái chết của vợ chồng anh và một cháu bé trong một tai nạn xe cộ dàn dựng xảy ra chiếu ngày 29-8-1988, năm anh mới tròn 40 tuổi.

Trong một bài viết vào tháng 7 năm 2003, tác già Hiền Hòa nhận định: Tôi và chúng ta khẳng định rằng không thể có thứ chủ nghĩa tập thể chung chung, không thể giữ mãi các nguyên tắc, phương pháp của thời cũ trước sự chuyển biến sinh động của cuộc sống. Cái “chúng ta” được hình thành từ nhiều cái “tôi” cụ thể, vì vậy cần quan tâm, chăm sóc quyền lợi, hạnh phúc của từng cá nhân con người. Đây là một quá trình đấu tranh gay gắt, cần có những con người có trí tuệ, có bản lĩnh, dám nghĩ dám làm.

kalua
Posts: 836
Joined: Sun Apr 22, 2012 5:26 pm

Post by kalua »

FBI tái xác nhận Matxcơva can thiệp vào bầu cử Mỹ

Tú Anh


Image
Phát ngôn viên Nhà Trắng Sean Spicer tại cuộc họp báo ngày 23/02/2017.AFP/Mandel Ngan

FBI vừa giáng cho tổng thống Donald Tump một đòn đau. Trong cuộc điều trần hơn năm tiếng đồng hồ tại Quốc hội ngày 20/03/2017, giám đốc FBI James Comey và giám đốc Cơ Quan An Ninh Quốc Gia NSA phải làm sáng tỏ các nghi vấn đang đầu độc sinh hoạt chính trị Mỹ : tổng thống Barack Obama có nghe lén ông Donald Trump ? Nga có can thiệp tác động lên bầu cử Mỹ ? Liệu ban tham mưu của ứng cử viên đảng Cộng hoà có « móc ngoặt » với Nga ?

Hai câu hỏi đầu tiên được sáng tỏ như sau : tổng tống Obama không nghe lén ông Trump. Nga có can thiệp vào bầu cử Mỹ. Giám đốc FBI khẳng định những kết luận đã đưa ra trước đây : Putin căm ghét bà Clinton đến mức ông ta máy móc chọn bất cứ một người nào khác để chống lại bà.

Nhưng về nghi vấn thứ ba thì giám đốc FBI từ chối công bố danh tính hay nội dung các cuộc « tiếp xúc » giữa giới thân cận của nhà tỷ phú địa ốc với Nga. Phản ứng của Nhà Trắng là cực lực bác bỏ.

Từ Washington, thông tín viên Anne-Marie Capomaccio tường thuật :

Nhà Trắng không muốn trở lại những lời vu khống của Donald Trump cáo buộc Barack Obama. Phát ngôn viên Sean Spicer cũng từ chối bình luận về hành động can dự của Nga vào cuộc bầu cử tổng thống năm 2016. Sau điều trần của lãnh đạo FBI, phát ngôn viên Sean Spicer chỉ đưa ra một thông điệp duy nhất : không có sự đồng lõa nào giữa « ê-kíp Trump » với Matxcơva.

Vấn đề là giám đốc FBI từ chối phát biểu về nghi vấn này. James Comey bác bỏ tin đồn cho rằng cựu tổng thống Obama ra lệnh nghe lén ông Donald Trump. Ông khẳng định chính quyền Nga có can thiệp với ý đồ xấu vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Ngược lại giám đốc FBI từ chối trình bày là có hay không có sự đồng lõa của nhóm thân cận Donald Trump. Nghi vấn này đã làm hại cho uy tín của tổng thống từ ngày nhậm chức.

Chủ tịch ủy ban tình báo Hạ viện Devin Nunes nhận ra điều này qua lời tuyên bố kết thúc điều trần : « Ông nói rằng FBI tiến hành cuộc điều tra tế nhị và đụng chạm đến nhiều người trong chính phủ. Chuyện này kéo dài chừng nào thì chúng ta càng chìm trong khói mù. Ông không muốn nói với chúng tôi là FBI có bằng chứng hay không. Nhưng tôi, tôi có thể nói là không có bằng chứng ».

Vụ tranh cãi không đoạn kết này là do chính tổng thống Donald Trump gây ra, theo nhận định của nhiều nhà bình luận. Một dân biểu đã có thái độ lạ đời là yêu cầu giám đốc FBI bình luận về một lời phê phán trực tiếp mà ông Donald Trump do không kềm chế được, đã tung lên Twitter, vào lúc diễn ra cuộc điều trần của FBI.

Cho dù cực lực bác bỏ những cáo buộc « móc ngoặt » với Nga nhưng chính quyền Trump thận trọng « tách xa » một cố vấn cũ : Paul Manafort, lãnh đạo ban vận động tranh cử của Donald Trump từ ngày đầu cho đến khi chính thức được đảng Cộng hoà đề cử. Theo tuyên bố của phát ngôn viên Nhà Trắng Sean Spicer, Paul Manafort chỉ « đóng vai trò khiêm tốn trong một giai đọan khiêm tốn ».

User avatar
MatVit
Posts: 832
Joined: Fri Sep 02, 2011 9:18 pm

Post by MatVit »

Image

Rước giặc vào thành Thăng Long để quy hoạch sông Hồng
Người Quan Sát
(Danlambao) - Nguyễn Đức Chung, chủ tịch Hà Nội đã ra lệnh cho các ban ngành cung cấp toàn bộ hồ sơ, dữ kiện, số liệu trong đó có số liệu thủy văn, lưu lượng nước, mặt cắt ngang đê, số liệu quan trắc, khí tượng thủy văn... cho Tàu để chúng vào lập quy hoạch hai bên bờ sông Hồng.

Lệnh này được đưa ra sau khi Nguyễn Đức Chung... được lệnh của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội (Geleximco) yêu cầu cung cấp dữ kiện.

Và lệnh của Geleximco xuất phát từ lệnh của Viện Thiết kế và Quy hoạch thành phố Hàng Châu, Tàu cộng.

Vào ngày 4/2 nhờ vào khả năng cõng rắn về nhà để "quy hoạch", Tàu cộng đã đi khảo sát thực địa 2 bên bờ sông Hồng.

Về việc quy hoạch thủ đô, Nguyễn Đức Chung tuyên bố rằng "Quy hoạch thủ đô đang bị chệch hướng". Tên đứng đầu thành Hà này nói: "Đối chiếu với tiêu chuẩn, tiêu chí một thành phố xanh trong tương lai, tôi nhận thấy việc phát triển quy hoạch của Hà Nội có những vấn đề chúng ta đang đi chệch hướng".

Do đó, để quy hoạch đúng hướng phải có bàn tay của Viện Thiết kế và Quy hoạch Tàu cộng nhúng vào.

Trong đề ánh quy hoạch thủ đô đúng hướng kiểu Tàu này, là quy hoạch xây dựng đường và đê, kết hợp với việc khai thác quỹ đất phát triển đô thị, giữ an toàn nội đô.

Để xem dưới sự chỉ đạo của Tàu cộng, thủ đô sẽ được an toàn ra sao và "quỹ đất" sẽ được các thái thú Ba Đình cùng với các quan triều đình phương bắc khai thác ra sao.

21.03.2017

Người Quan Sát
danlambaovn.blogspot.com

kalua
Posts: 836
Joined: Sun Apr 22, 2012 5:26 pm

Post by kalua »

QUỐC HỘI HOÃN BỎ PHIẾU LUẬT Y TẾ MỚI,
TT TRUMP YÊU CẦU PHẢI THÔNG QUA TỐI 24/3 DÙ THẮNG HAY THUA

Thursday, March 23, 2017:

Image
TT Donald Trump va Chủ tịch Quốc hội Pul Rayan thúc đẩy Luật Trumpcare AHCA

VietPress USA (23/3/2017): Hãng Thông tấn Reuters hôm nay loan tin Thị trưởng Chứng khoán tại Wall Street New York trong ngày Thứ Năm 23/3 đã tuột dôc vi các nhà đầu tư lo ngại sẽ có sự trì hoãn trong biểu quyết thông qua Luật Bảo hiểm Sức khỏe Hoa Kỳ của TT Donald Trump chủ xướng gọi là AHCA (American Health Care Act) để thay thế Obamacare mà ông Trump hô hào bằng mọi cách sẽ thay thế như ông hô hào trong những ngày vận động tranh cử (http://www.reuters.com/article/usa-stocks-idUSL2N1H01QZ)

Những gì cựu TT Barack Obama đã tich cực xây dựng hoàn thành Luật Bảo hiểm Y tế Obamacare giúp cho đa số dân nghèo mà hiện nay có trên 20 triệu dân Mỹ hưởng nhờ Obamacare thì nay khi ông Donald Trump lẩn nắm quyền, ông ban hành Sắc lệnh Hành pháp đầu tiên hủy bỏ Obamacare để thay thế Trump's Care gọi là AHCA do Chủ tịch Hạ viện Paul Rayan của Đảng Cộng hòa trách nhiệm soạn thảo.

Trong chiều ngày hôm nay Thứ Năm 23/3, Quốc Hội dự kiến bỏ phiếu thông qua Dự luật mới về Bảo hiểm sức khỏe của Trump gọi là AHCA; nhưng đã gặp nhiều phản đối ngay trong phía các Dân biểu Cộng Hòa nên đành phải hoãn lại. Đây là thử thách đầu tiên đôi với TT Donald Trump khi ông tuyên bố Luật Bảo hiểm Y tế của ông sẽ hoàn toàn loại bỏ Obamacare mà ông cho là "quỷ sứ". TT Trump cam kết mọi người sẽ có bảo hiẻm y tế giá rẻ và sẽ hưởng lợi từ Luật mới AHCA nầy.

Thế nhưng trên thực tế TT Trump và Đảng Cộng Hòa chưa đưa được ra một chương trình nào khả dĩ nên đa số lấy lại các chương trình của Obamacare và chỉ sửa lại một phần nào. Chính vì vậy các Dân biểu Đảng Cộng Hòa đã không đồng ý bỏ phiếu thông qua vì cho rằng vẫn là Obamacre.

Việc hoãn lại cuộc bỏ phiếu đã khiến Thị trường Chứng khoán tại Wall Street chao đảo và rơi xuống. Dow Jones Industrial rớt 14.89 điểm, tức 0.07 % so với 20,646.41. S&P 500 mất 4.21 điểm hoặc 0.18 % so với 2,344.24. Và Nasdaq Composite rớt 9.27 điểm hay 0.16 % so với 5,812.37.

Trong thời gian gần đây, Thị trường Chứng khoán Hoa Kỳ tăng cao vì các nhà đầu tư nghĩ rằng TT Donald Trump là một nhà kinh doanh đẳng cấp quốc tế nên họ tin rằng ông Trump sẽ lãnh đạo Hoa Kỳ đi vào đúng với mục tiêu phát triển. Thế nhưng hoàn toàn ngược lại, kể cả Sắc lệnh Hành pháp câm du lịch và định cư Hoa Kỳ đối với công dân của 7 nước Hồi giáo và Syria bị cấm nhập cư vĩnh viễn cũng đã bị 2 Thẩm phán Liên bang phán quyết ngăn cấm thi hành.

Các báo Hoa Kỳ đưa tin cho hay TT Donald Trump trong vài ngày qua đã trực tiếp gặp gỡ một số Dân biểu Liên bang để đề nghị họ bỏ phiếu hỗ trợ thông qua Luật AHCA. Nay phiên họp tối Thứ Năm 23/3 bị đình hoãn nên TT Trump đưa đề nghị Quốc Hội họp vào tối ngày Thứ Sáu 24/3/2017 và cho biểu quyết với bất cứ kết quả thành bại ra sao.

Mick Mulvaney, Giám đốc ngân sách Tòa Bạch Ốc nói rằng đây chính là "Thông điệp truyền tải đến các nhà lập pháp Cộng Hòa" trong cuộc họp kín hôm 23/3 để quyết định bầu vào ngày 24/3/2017.

Chủ tịch Hạ Viện Paul Ryan nói với các đồng viện Đảng Cộng Hòa rằng: "Bảy năm rưỡi chúng ta hứa hẹn với người dân Mỹ rằng chúng ta sẽ hủy bỏ và thay đổi bộ luật này (Obamacare) bởi nó đang sụp đổ và đang trượt kỳ vọng của những gia đình Mỹ "

Phía các Dân biểu Đảng Dân Chủ sẽ không bỏ phiếu cho Trump's Care AHAC. Dự luật cần 215 phiếu để được thông qua nhưng gặp sự phản đối chủ yếu từ các thành viên bảo thủ Đảng Cộng Hòa vì họ cho rằng dự luật mới không hoàn toàn thay đổi luật cũ về sức khỏe Obamacare của cựu TT Barack Obama. Trước khi rời Tòa Bạch Ốc, cựu TT Obama đã tuyên bố rằng cho dủ Đảng Cộng Hòa có gắng sức đi nữa thì 50 năm sau họ cũng không thể làm ra được một Luật Bảo hiểm Y tế nào cho dân nghèo hơn là Obamacare.

Dân biểu Cộng Hòa của New York là Chris Collins nói: "Tổng thống đã nói ông ấy muốn bầu vào ngày mai 24/3, dù thông qua hay không."

Dân biểu Chris Collins nói tiếp: "Nếu vì bất cứ lí do nào dự luật không thông qua, chúng tôi sẽ tiếp tục với những dự luật khác trong danh sách của tổng thống."

Việc hủy bỏ và thay thế luật cũ Obamacare là một trong những chủ trương chính trong chiến dịch vận động tranh cử của ông Trump. Việc trì hoãn cuộc bình bầu hôm 23/3 là một thất bại cho Tổng thống Trump, người tuyên bố dự luật sẽ chiến thắng cách biệt khi thông qua ở Hạ viện hôm đó.

BBC cho rằng số người không có bảo hiểm y tế có thể sẽ tăng dưới dự luật mới AHCA này
Vấn đề là Đảng Cộng Hòa không thể dàn xếp một thỏa hiệp vì dự luật này đi quá xa đối với một số nhưng lại không đủ xa cho một số khác, phóng viên BBC Laura Bicker tại Washington nói.

Niềm hy vọng đặt ra là chiến lược mới này của ông Trump sẽ khiến các thành viên Đảng Cộng hòa chống đối dự luật bỏ phiếu Thuận và như vậy ngược lại đã giúp cho Obamacare của cựu Tổng thông Barack Obama sẽ được giữ nguyên.

MỜI ĐỌC TIẾP TẠI LINK:
http://www.vietpressusa.us/2017/03/quoc ... oi-tt.html

Post Reply