Bình Luận Thời Sự

Những đề tài nóng của Thời Sự. Các bài viết lượm nhặt trên Net ở nơi đây chỉ dùng để tham khảo không phải là chính kiến riêng của nhóm phụ trách.

Moderators: CayQueo, phu_de

Post Reply
User avatar
VuPhong
Posts: 2910
Joined: Wed Dec 01, 2004 4:28 pm

Post by VuPhong »

TT Trump và đảng Cộng Hòa thất bại trong việc hủy bỏ Obamacare
(Người Việt - March 24, 2017)

WASHINGTON, DC (AP) – Trong một thất bại vô cùng bẽ mặt, Tổng Thống Donald Trump và các lãnh đạo đảng Cộng Hòa phải nhanh chóng cho ngưng cuộc bỏ phiếu nhằm hủy bỏ Obamacare khỏi phiên họp khoáng đại Hạ Viện hôm Thứ Sáu, 24 Tháng Ba, khi thấy rõ rằng, thế nào cũng thất bại ê chề – sau bảy năm liên tiếp tấn công đạo luật bảo hiểm y tế toàn dân.
Phía Dân Chủ nói rằng người Mỹ có thể “thở phào nhẹ nhõm.”
Image
Ông Trump nói rằng Obamacare đang nổ tung “và sẽ sớm nổ tung.”

Bị hai nhóm bảo thủ (Freedom Caucus) và trung dung (Tuesday Group) cản trở, Dân Biểu Paul Ryan (Cộng Hòa-Wisconsin), chủ tịch Hạ Viện, nói đạo luật y tế của Tổng Thống Barack Obama, mục tiêu số một của chính quyền Donald Trump, sẽ tiếp tục được thi hành “trong tương lai có thể thấy được.”
“Obamacare là luật của đất nước này,” ông Ryan nói. “Nó sẽ vẫn là luật của đất nước này cho đến khi được thay thế.”

Đây là một thất bại bất ngờ đối với tân tổng thống, sau khi ông yêu cầu phe Cộng Hòa ở Hạ Viện không trì hoãn nữa, mà cứ đưa ra bỏ phiếu hôm Thứ Sáu, cho dù có thông qua được hay không.
Sự chấp nhận rủi ro của ông cuối cùng thất bại.

Ông Trump, một người thường nói mình là có thể giải quyết được mọi khó khăn trong thương thuyết và nói rằng chỉ một mình ông có thể sửa đổi hệ thống chăm sóc sức khỏe của Hoa Kỳ, cuối cùng thấy rằng “tối hậu thư” của ông bị các nhà lập pháp Cộng Hòa bác bỏ.
Những người này cho thấy, họ lắng nghe cử tri của họ, chứ không phải tổng thống.

Tại Tòa Bạch Ốc, với khuôn mặt thất vọng, ông Trump nói ông “không bao giờ nói sẽ bỏ và thay thế Obamacare trong 64 ngày,” nhưng rõ ràng, trong suốt thời gian vận động tranh cử, ông thường la lớn rằng Obamacare sẽ bị hủy bỏ “ngay lập tức.”

Ngay trong ngày đầu tiên nhậm chức tổng thống, ông ký một sắc lệnh, dù chỉ mang tính biểu tượng, ra lệnh cho Bộ Y Tế làm mọi cách “giảm gánh nặng cho người sử dụng Obamacare.”

Dự luật bảo hiểm y tế của đảng Cộng Hòa được rút hôm Thứ Sáu chỉ vài phút trước khi cuộc bỏ phiếu bắt đầu, và các nhà lập pháp nói rằng không có kế hoạch nào để xem xét lại vấn đề.
Trước đó, Tòa Bạch Ốc cũng xác nhận, không có kế hoạch dự phòng nào, trong trường hợp dự luật bị thất bại.

Như vậy, bước sắp tới của đảng Cộng Hòa có thể là cải tổ luật thuế, mặc dù thất bại trong việc hủy bỏ Obamacare có thể làm phức tạp thêm tình hình.
Trong khi đó, Tổng Thống Donald Trump đổ thừa cho phía Dân Chủ.
“Không có phía Dân Chủ ủng hộ, chúng ta không thể làm được điều này,” ông Trump nói với báo giới trong Phòng Bầu Dục. “Hôm nay, chúng ta học được bài học về lòng trung thành, chúng ta học nhiều về tiến trình bỏ phiếu.”

Obamacare được Quốc Hội thông qua năm 2010, không có một dân cử Cộng Hòa nào bỏ phiếu ủng hộ.
Mặc dù Chủ Tịch Hạ Viện Paul Ryan “đau đớn” không kém, ông vẫn được tổng thống khen ngợi.
“Tôi thích vị chủ tịch Hạ Viện… Tôi nghĩ Paul làm việc rất vất vả,” ông Trump nói.

Về phần mình, ông Ryan nói với giới truyền thông như sau: “Chúng ta sắp thông qua được dự luật hôm nay, nhưng lại không có đủ số phiếu… Đây là một ngày thất vọng cho tất cả chúng ta.”
Ông cũng nói, Tổng Thống Trump “thật tuyệt vời.”
Thế nhưng, khi được hỏi, liệu các vị dân biểu Cộng Hòa sẽ phải đối mặt như thế nào với cử tri sau thất bại này, vì họ đã hứa sẽ hủy bỏ Obamacare trong nhiều năm, ông Ryan âm thầm đáp lại: “Đây là câu hỏi hay. Ước gì tôi có câu trả lời tốt hơn.”

Năm ngoái, chính đảng Cộng Hòa dùng “chiến thuật” tấn công Obamacare để chiến thắng, và bây giờ họ kiểm soát Hạ Viện, Thượng Viện, và Tòa Bạch Ốc.
Trong những năm trước, đảng Cộng Hòa ở Quốc Hội bỏ phiếu hủy bỏ hoặc toàn bộ hoặc một phần Obamacare hàng chục lần, nhưng đều vướng phải ngòi bút phủ quyết của Tổng Thống Obama.

Bây giờ, khi kiểm soát cả hành pháp và lập pháp, không còn bị phủ quyết nữa, đảng Cộng Hòa lại không thông qua được dự luật họ mong muốn.
Về phía đảng Dân Chủ, họ không giấu diếm sự hài lòng.

“Hôm nay là một ngày tuyệt vời cho đất nước chúng ta, những gì xảy ra ở Hạ Viện là chiến thắng cho người dân Mỹ,” Dân Biểu Nancy Pelosi (Dân Chủ-California), trưởng khối thiểu số Hạ Viện, người giúp Tổng Thống Obama vận động thành công Obamacare, nói. “Chúng ta hãy tận hưởng giây phút thoải mái, thở phào nhẹ nhõm cho người dân Hoa Kỳ.”

Về mặt chính trị, những gì xảy ra hôm Thứ Sáu đẩy Tổng Thống Trump và Chủ Tịch Ryan vào một thế yếu kém.
Đối với tổng thống, đây là thất bại lập pháp lớn nhất của ông, trong lúc ông bị tình nghi có quan hệ với người Nga trong cuộc bầu cử vừa qua, và tố cáo không có bằng chứng là Tổng Thống Obama ra lệnh nghe lén ông.
Ông Ryan rõ ràng không kiểm soát được Freedom Caucus, một nhóm dân biểu Cộng Hòa bảo thủ từng đẩy vị tiền nhiệm của ông về hưu sớm. Các dân biểu nhóm này thấy rằng dự luật này cắt “chưa tới” và cho rằng đây chỉ là “Obamacare tập 2.”

Trong khi đó, Tuesday Group, một nhóm dân biểu Cộng Hòa trung dung, lại thấy rằng, dự luật này cắt giảm nhiều quá.
Thay vì gom thêm một số phiếu ủng hộ hôm Thứ Sáu, dự luật đi về hướng khác, làm nhiều người phản đối hơn.

Dân Biểu Rodney Frelinghuysen (Cộng Hòa-New Jersey), chủ tịch Ủy Ban Chuẩn Chi Hạ Viện, một trong những người quyền lực nhất tại Hạ Viện, nói rằng dự luật này không thể chấp nhận được đối với cử tri trong địa hạt của ông.

Sau khi biết dự luật không được đưa ra bỏ phiếu, các dân biểu bước ra ngoài phòng họp.
Dân Biểu Greg Walden (Cộng Hòa-Oregon), chủ tịch Ủy Ban Năng Lượng và Thương Mại Hạ Viện, người giúp thảo ra dự luật, nói với báo giới: “Chúng tôi cố gắng hết sức rồi. Chỉ thế thôi. Xong rồi. X-O-N-G. Dự luật này chết rồi.” (Đ.D.)

kalua
Posts: 836
Joined: Sun Apr 22, 2012 5:26 pm

Post by kalua »

Tổng thống Trump thua nhưng có thể mừng

Thứ Bảy, 25 tháng 3, 2017
Ngô Nhân Dụng
Dân biểu Paul Ryan chịu thua. Ngày Thứ Năm ông chủ tịch Hạ viện đã ngưng không đưa dự luật cải tổ y tế của mình, gọi tắt là AHCA, ra biểu quyết, ngày hôm sau ông đành bỏ cuộc luôn, chấp nhận “không biết bao giờ” mới đưa ra một dự luật khác. Vì ông biết không đủ số phiếu chấp thuận.

Tổng thống Donald Trump cũng thua. Ông đã từng tuyên bố ủng hộ dự luật của Ryan 100%. Ông dùng ngôi vị tổng thống tìm cách thuyết phục các dân biểu Cộng Hòa không hài lòng hãy bỏ phiếu chấp nhận. Ông đã gặp các dân biểu bảo thủ nhất để thương lượng; và ông đã nhượng bộ họ, cùng ông Ryan thay đổi nhiều điều như họ đòi hỏi.

Ông cũng mạnh mẽ yêu cầu ông Ryan phải đưa dự luật ra bỏ phiếu ngày Thứ Sáu, bắt các đại biểu Cộng Hòa phải lựa chọn. Có lúc ông đe dọa các đại biểu ngập ngừng, nói ai bỏ phiếu “không” sẽ bị gán tội “vẫn muốn giữ Obamacare,” một đạo luật mà đảng Cộng Hòa đã chống đối suốt từ lúc bẩy năm tới nay. Cuối cùng, tài thương thuyết và khả năng chinh phục của ông Trump không hiệu quả.

Đây là một thất bại lập pháp lớn của ông Trump, sau khi những sắc lệnh hạn chế di dân tị nạn đến từ bẩy (sau xuống sáu) nước Hồi Giáo của ông bị nhiều tòa án bác bỏ hai lần trong một tháng. Nhưng ông Trump không phải là người dễ dàng chấp nhận mình thất bại. Vài giờ sau khi dự luật của ông Ryan bị rút, ông Trump đã lên tiếng đổ lỗi cho các dân biểu đảng Dân Chủ. Cái tội của họ là trước sau không đồng ý với ông. Ông tránh không kết tội những đại biểu Cộng Hòa bỏ rơi mình, dù đảng ông đang chiếm đa số.

Nhưng ông Trump có thể đã rút ra được một bài học kinh nghiệm: Làm tổng thống một nước dân chủ khác với điều khiển một xí nghiệp mình làm chủ. Ông chủ chỉ cần ra lệnh, nhân viên cứ thế mà thi hành, dù họ thích hay không. Vị tổng thống chia quyền trị nước cùng với quốc hội và tòa án, ba quyền hành tách biệt và hạn chế lẫn nhau.

Nếu vụ này diễn ra trong một nước theo chế độ nghị viện thì khác. Ông thủ tướng được các đại biểu cùng đảng, hoặc trong cùng liên minh cầm quyền cử ra. Dự luật mà thủ tướng đề nghị bảo đảm được tất cả các đại biểu trong đảng và liên minh đồng ý. Tại nước Mỹ, các đại biểu quốc hội không nhất nhất phải theo lệnh của đảng. Họ chịu trách nhiệm với các cử tri, những người bỏ phiếu cho họ.

Đảng Cộng Hòa đang chiếm đa số tại Hạ viện. Nhưng nếu có 22 đại biểu Cộng Hòa nói “không” thì Dự luật y tế của ông Paul Ryan sẽ không chiếm được đa số, vì tất cả các đại biểu Dân Chủ đều chống. Sau bao ngày thương thuyết và tạo áp lực, cho đến trưa ngày Thứ Sáu vẫn còn hơn 30 người nói “không,” thế là ông Ryan phải bỏ cuộc.

Những người chống đối đầu tiên thuộc nhóm bảo thủ cực hữu (House Freedom Caucus), vì họ thấy dự luật Ryan còn chưa bãi bỏ hết những điều họ chống trong đạo luật của cựu Tổng thống Barack Obama. Họ coi dự luật AHCA, hay “Ryancare” chỉ là một thứ “Obamacare” pha loãng. Nếu đồng ý dự luật này, sang năm 2018 họ sẽ không được nhiều người cực hữu ủng hộ, nhất là những người góp tiền tranh cử! Cho nên họ đòi xóa bỏ chương trình mở rộng Medicaid (Medical tại California) mà nhiều tiểu bang đã áp dụng theo Obamacare. Trong ngày Thứ Năm, Tổng thống Trump và Dân biểu Ryan đã chịu nhượng bộ điều này, trái với lời hứa của ông Trump khi tranh cử. Nhưng đến tối Thứ Năm, nhóm cực hữu còn đòi xóa bỏ một điều khác trong Obamacare; điều khoản này bắt buộc các hãng bảo hiểm phải lo đủ 10 việc căn bản cho bệnh nhân như chữa trị các sản phụ và thai nhi, vân vân. Tới đó, ông Trump và ông Ryan cũng đồng ý.

Chưa hết, họ lại đòi phải xóa bỏ cả nhiều khoản khác, như bắt các công ty bảo hiểm không được từ chối ký hợp đồng với những người đang có bệnh; bắt cho con cái 26 tuổi vẫn được theo bảo hiểm của cha mẹ; hoặc bắt phải chi 80% tiền đóng góp của bệnh nhân vào việc chữa bệnh. Dù được nhượng bộ, nhưng nhóm House Freedom Caucus vẫn chưa hài lòng. Vì họ thấy sau những thay đổi này, số khiếm hụt ngân sách sẽ chỉ giảm được 150 tỷ đô la, không phải 337 tỷ như tính toán trước đó. Một “kinh điển” của các nhóm bảo thủ là không cho ngân sách khiếm hụt.

Nhưng đến đây thì ông Ryan không thể nhượng bộ thêm. Vì ngay khi ông nhượng bộ các điều trước đó, rất nhiều dân biểu ôn hòa trong đảng ông đã phản đối. Trước khi ông Ryan nhượng bộ, họ đã nhìn thấy rằng với dự luật AHCA của ông thì nhiều cử tri nghèo trong đơn vị của họ sắp mất bảo hiểm (14 triệu trong toàn quốc, tăng thành 24 triệu trong ba năm). Với những thay đổi mới do nhóm bảo thủ yêu cầu và được thỏa mãn, nhiều người trung lưu và có tuổi nhưng chưa về hưu cũng khó mua được bảo hiểm, vì giá mua bảo hiểm sẽ tăng lên.

Mối lo của các đại biểu ôn hòa là nếu dự luật Ryancare được thông qua, sang năm 2018 khi họ tái tranh cử, các cử tri bị mất bảo hiểm sẽ “hỏi tội” những người bỏ phiếu cho “Ryancare!” Vì nếu AHCA thành luật thì những gia đình với lợi tức 50,000 mỹ kim một năm trở xuống sẽ thiệt hại tiền bạc rất nhiều. Những gia đình kiếm dưới 10,000 mỹ kim sẽ mất thêm 1,420 đô la một năm. Ngược lại, các gia đình lợi tức từ 200,000 đô la trở lên sẽ được lợi 5,600 đô la một năm. Thay thế Obamacare bằng Ryancare là chuyển tiền từ túi người nghèo cho người khá giả.

Nhưng các người lớn tuổi bị thiệt hại hơn cả. Hiện nay, những người ở tuổi 60 với lợi tức 50,000 đô la một năm phải chi trung bình 10% đến 15% lợi tức cho bảo hiểm y tế. Với AHCA, họ sẽ phải trả nhiều lần cao hơn. Tại Alaska, tiền đóng bảo hiểm của những người này sẽ tăng lên bằng 70% lợi tức, theo tính toán của Kaiser Family Foundation.

Nhiều người nghèo thuộc lớp tuổi này đã ủng hộ Tổng thống Donald Trump trong cuộc bàu cử năm ngoái. Tại La Paz County, tiểu bang Arizona, nơi ông Trump đã chiếm 72% số phiếu, họ đang đóng 5% lợi tức cho bảo hiểm y tế, nhưng sẽ phải chịu phí tổn bằng 132% lợi tức nếu AHCA biến thành luật.

Khi ông Paul Ryan mới đưa ra dự luật AHCA, nhiều cố vấn thân cận của Tổng thống Trump đã tố cáo rằng dự luật này là một cái bẫy đe dọa chính ông Trump trong tương lai, khi ông phải chuẩn bị tranh cử năm 2020. Dự luật này sẽ cắt bỏ Medicaid của hàng chục triệu người. Mà ông Trump, trong khi tranh cử trong đảng, năm 2016, đã từng hãnh diện khoe rằng ứng cử viên Huckabee chỉ bắt chước ông, “Tôi là ứng cử viên Cộng Hòa duy nhất tuyên bố sẽ không cắt giảm Social Security, Medicare và Medicaid. Sau khi đắc cử ông vẫn còn lập lại lời hứa “sẽ không có ai mất bảo hiểm.” Nếu AHCA thành luật, những lời hứa trên sẽ bị coi là nói dối.

Nhưng trong gần ba tuần qua, ông Trump vẫn cổ động cho AHCA, dùng địa vị lãnh đạo để tạo áp lực trên các đại biểu quốc hội Cộng Hòa. Vì ông muốn chứng tỏ đã làm được đúng một lời hứa khác: “Xóa bỏ và thay thế Obamacare ngay khi lên làm tổng thống” (ông còn nói, trong ngày đầu tiên vào Tòa Bạch Ốc). Nếu thực hiện được lời hứa lớn này, ông có thể hy sinh các lời hứa nhỏ hơn; các cử tri của ông vẫn thỏa mãn!

Dù thất bại không xóa bỏ Obamacare, ông Trump vẫn có thể cảm thấy mừng. Tâm trạng mừng này lộ ra khi ông đả kích các dân biểu đảng Dân Chủ, coi họ là thủ phạm gây ra thất bại của dự luật Ryancare. Ông tiên đoán rằng trong vòng một năm nữa chính phe Dân Chủ sẽ “đầu hàng” và xin cộng tác với ông để thay thế Obamacare! Vì ông tin chắc chương trình y tế của ông Obama sẽ thất bại, ngày càng nặng nề, không thể tồn tại được. Đảng Dân Chủ sẽ gánh trách nhiệm về thất bại đó! Ông Trump nói, “Vì họ đang làm chủ (tòa nhà y tế hiện nay!)”

Trong cách nói này, chúng ta hiểu ông Trump cũng có điều lo lắng nếu dự luật AHCA được thông qua! Lúc đó ông Trump và đảng Cộng Hòa đóng vai “làm chủ!” Khi dự luật này được thi hành, nếu xẩy ra chuyện gì “xấu” thì tất cả sẽ đổ lên đầu ông Trump! Mà ai cũng biết được hàng chục triệu người sẽ bị thiệt hại nếu AHCA được thi hành! Họ sẽ phản ứng như thế nào? Khi họ than trách, họ sẽ nhắm vào “Trump-Ryan Care!”

Chúng ta biết rằng bất cứ sự thay đổi nào cũng gây ra những xáo trộn, có người lợi, có người thiệt. Thay đổi cả hệ thống y tế của 300 triệu công dân Mỹ sẽ tạo ra các xáo trộn rất lớn. Trong chính trị nước Mỹ có quan niệm khác nhau về bảo hiểm y tế. Những người cấp tiến coi đó là một “quyền căn bản,” người dân Mỹ ai cũng phải được chữa bệnh, giống như quyền được sống với một mức lợi tức tối thiểu. Phe bảo thủ thì coi y tế là một lựa chọn của mỗi cá nhân, có bảo hiểm y tế hay không là trách nhiệm và quyền tự do của mỗi người.

Nhiều người chấp nhận cả hai quan điểm trên, và muốn cả hai phải được tôn trọng. Nhưng làm cách nào thực hiện được cả hai quy tắc đó? Nên nghiêng về phía quy tắc nào nhiều hơn? Đây là việc của các nhà chính trị, trong hành động lập pháp. Họ sẽ tiếp tục thảo luận, tranh đấu với nhau trong nhiều năm tới! Nhưng cuối cùng chắc người dân bình thường sẽ không thỏa mãn nếu một trong hai quy tắc trên toàn thắng, để cho quy tắc khác bị hy sinh!

User avatar
saohom
Posts: 2212
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Post by saohom »

Image

Biểu tình là vũ khí đấu tranh chống cả TC xâm lược lẫn CSVN

TS.Mai Thanh Truyết

- Vào năm 2012, khi TC chính thức thành lập “thành phố Tam Sa”, bao gồm các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa với Bộ chỉ huy quân sự đặt trên đảo Phú Lâm và một Ủy ban Nhân dân, là đã chính thức khởi sự xâm lược Việt Nam, vì hai quần đảo nầy là lãnh thổ của Việt Nam ngoài đất liền qua lịch sử và biết bao tài liệu trích dẫn quốc tế về chủ quyền của Việt Nam.

“Tổ quốc lâm nguy, thất phu hữu trách” thì mọi người con Việt phải sẵn sàng đứng lên bảo vệ tổ quốc.!

Tổ quốc lâm nguy, xin đừng vô cảm!

Nhưng hiện nay, với đảng CSVN là tập đoàn đang cầm quyền điều khiển quốc gia mà không hề có ý chí hay ý muốn chống cự lại sự xâm lược của TC, thậm chí còn tiếp tay với TC qua vai trò của Thái thú biết nói tiếng Việt!

Trở về quá khứ, kể từ ngày 5/6/2011, tuổi trẻ miền Nam, từ Biên Hòa, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa, Xuân Lộc, Tân An… đổ về Sài Gòn với khí thế Trần Quốc Toản. Sau 11 lần biểu tình sau đó, một ngày trước cuộc biểu tình lần thứ 12, Thứ trưởng Quốc phòng CS Nguyễn Chí Vịnh qua Tàu, quỳ tâu với Phó Tổng tham mưu chệt Mã Hiếu Thiên, quả quyết cam kết: "Các cuộc "tụ tập đông người" từ nay xin dứt tuyệt".

Và sau đó tất cả trôi vào tĩnh lặng với sự đàn áp tập lực của cường quyền!

Và sự thể trôi vào thinh lặng!

Vậy, người con Việt có thể làm gì và PHẢI làm gì?

Đứng trước tình thế này thì người dân, để có thể chống ngoại xâm, phải giải quyết kẻ bán nước trước. Mà kẻ bán nước là ai? Chính là CSVN.

Hiện nay có một phương cách hữu hiệu cho người dân Việt Nam dùng để bảo vệ tổ quốc và chống lại kẻ bán nước và TC xâm lược là biểu tình:

Điều kiện cần và đủ chuẩn bị tinh thần cho biểu tình

1. Điều đầu tiên cần phải xác quyết là không nên tin vào khả năng hay ý chí của nhà cầm quyền CSVN trong việc bảo vệ tổ quốc. Các lãnh đạo ĐCSVN ngày nay đã bị TC mua chuộc và là tay sai đắc lực cho TC để thôn tính Việt Nam. Đó là lý do tại sao họ chẳng hề dám chống trả bất kỳ hành động lấn chiếm, xâm lược Việt Nam nào của TC. Vì thế không nên tin vào lập luận ‘hãy để nhà nước lo’ của nhà cầm quyền CSVN. Người dân phải nắm lấy quyền được bảo vệ tổ quốc qua hình thức biểu tình phản đối sự xâm lăng Việt Nam của TC.

2. Vạch mặt những kẻ bán nước. Kẻ bán nước đầy dẫy trong hệ thống cai trị của ĐCSVN cần phải bị vạch mặt để mọi người biết mà loại trừ.

Trước hết cần phải định nghĩa kẻ bán nước là ai?

- Họ là những người bênh vực cho TC bằng cách bắt bớ những người biểu tình chống TC.

- Họ là những người quỵ lụy xin làm “láng giềng tốt” với TC với 16 “chữ vàng” và 4 “tốt”.

- Họ là những con sâu tham nhũng đục khoét tài sản quốc gia…

Khi vài tên bị vạch mặt, những kẻ bán nước khác sẽ lo sợ mà không dám đàn áp người dân một cách công khai nữa và dần dần cả hệ thống đàn áp sẽ mất uy lực. Cho họ biết, ngày tàn của những kẻ bán nước đã tới trong một tương lai rất gần.

3. Tự tin vào khả năng và sức mạnh toàn dân. Mọi người dân nên mạnh dạn đứng lên bảo vệ tổ quốc bằng sức lực của riêng mình, cho dù công an hay quân đội CSVN có bảo vệ tổ quốc hay không. Nên chứng tỏ với nhà ĐCSVN rằng, “Chúng tôi sẽ tự bảo vệ tổ quốc mà không cần các ông!”.

Chính quyền nào cũng phải dựa vào dân để mà sống. Dân chính là bầu sữa cung cấp mọi phương tiện cho một chính quyền hoạt động. Một chính quyền được trao phó cho nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc mà không làm thì người dân có thể chấm dứt sự yểm trợ; bằng các biện pháp không tuân phục như không đóng thuế, không dùng các dịch vụ của chính quyền như nhà băng, siêu thị… không tham gia các tổ chức dân sự do chính quyền lập nên, không tiếp xúc với mọi viên chức chính quyền… Khi người dân bất hợp tác thì rạn nứt sẽ xảy ra trong nội bộ nhà cầm quyền và từ đó sẽ làm suy yếu hệ thống cũng như cơ chế chuyên chính vô sản của CS.

4. Biểu tình để giữ nước. Biểu tình là khí cụ duy nhất hiện nay để người dân Việt Nam nói lên cho TC và thế giới biết Việt Nam sẽ chống lại tới cùng trước bước chân xâm lược của phương Bắc. Sức mạnh của một quốc gia không hẳn tùy thuộc vào kho vũ khí mà vào ý chí của dân tộc.

Nếu các cuộc biểu tình chống TC xảy ra khắp nơi trên toàn quốc thì ĐCSVN tay sai TC sẽ sụp đổ. Điều này sẽ làm TC phải chùn chân vì họ không còn tay sai bảo vệ kiều dân và tiền bạc đầu tư ở Việt Nam. Họ có thể đem tàu chiến chiếm biển đảo của Việt Nam nhưng sự thiệt hại kinh tế cho họ cũng không nhỏ, và sự hiện diện của thế giới tự do hiện có mặt ở Biển Đông chắc không để yên cho TC tự tung tự tác.

5. Biểu tình chống xâm lược để vạch mặt quá khứ làm tay sai cho TC của đảng CSVN. Ngày nay TC đã lộ nguyên hình muốn nuốt trọn Việt Nam và đồng thời chôn vùi đảng CSVN đàn em.

CSVN không còn có thể ôm khư khư chủ nghĩa Mao hay Đặng làm bùa hộ mạng nữa vì kết cuộc chúng chỉ là chủ nghĩa bá quyền nước lớn. Khi các cuộc biểu tình càng tiếp tục kéo dài, tuy chỉ trong giới hạn nhỏ nhưng với phương tiện truyền thông đại chúng, thì bộ mặt tay sai của ĐCSVN sẽ càng phô bày ra. Và cũng chính bộ mặt tay sai của CSVN càng làm cho TC có thế để mạnh miệng lộng ngôn tuyên bố rằng:

“Biển Đông thuộc chủ quyền truyền thống lâu đời của Trung Quốc, không thể chối cãi”.

“Trung Quốc quyết bảo vệ chủ quyền Biển Đông bằng mọi giá”.

“Việc Trung Quốc tuyên bố thành lập thành phố Tam Sa đặt trực thuộc tỉnh Hải Nam (TQ) là chuyện đương nhiên vì Biển Đông thuộc chủ quyền của Trung Quốc từ thời cổ đại”.

“Việc Trung Quốc bồi đắp các bãi đá thành đảo nhân tạo và quân sự hóa vùng lãnh hải Biển Đông cũng là chuyện bình thường, vì Biển Đông thuộc chủ quyền của Trung Quốc và được Quốc tế công nhận”.

“Mọi sự kiện Trung Quốc thực hiện tại Biển Đông đều phù hợp luật pháp quốc tế”.

Thực ra, ĐCSVN đang ở trong ngõ kẹt không lối thoát khi phải đối đầu với các cuộc biểu tình chống TC. Nếu cấm đoán biểu tình thì hóa ra nhà cầm quyền CSVN bênh chữa cho những hành động xâm lược biển đảo Việt Nam của TC. Nếu không cấm thì lại sợ dân chúng sẽ nhân cơ hội tạo ra “cách mạng hoa lài”. Điều sau này trước sau gì cũng sẽ phải xảy ra mà thôi.

6. Biểu tình chống ngoại xâm để xây dựng tình đoàn kết dân tộc. Trong lịch sử, dân Việt có một điểm hội tụ to lớn. Đó là tinh thần chống ngoại xâm. Vì vậy, việc kêu gọi, phổ biến biểu tình sẽ là chất keo tạo nên tình thần Diên Hồng đoàn kết chống ngoại xâm.

Khi sự đoàn kết được tạo dựng thì cũng sẽ cuốn trôi chế độ độc đảng tham nhũng của đảng CSVN. Chính vì lý do này mà CSVN phải ngăn cản bất cứ cuộc biểu tình nào. Họ muốn người dân nghi kỵ lẫn nhau, vô cảm với chuyện đất nước, sống cuộc sống theo đuổi vật chất mà quên đi chuyện đất nước. Họ sợ người dân đoàn kết, để rồi sau đó thách thức vai trò độc tôn của ĐCS.

7. Biểu tình chống ngoại xâm sẽ tạo chia rẽ bên trong nội bộ ĐCSVN. Đảng đang được điều hành theo kiểu hệ thống xã hội đen mafia, nghĩa là một khi đã vào thì phải tuân phục tuyệt đối và kết quả cho kẻ ly khai hay bỏ đảng sẽ là thân bại danh liệt hay cái chết. Đó là lý do mà thường chỉ thấy đảng viên về hưu mới dám lên tiếng phê phán đảng.

Tuy nhiên điểm yếu của ĐCSVN là mọi người vào đảng chỉ vì quyền lợi. Một khi quyền lợi không được bảo đảm thì sức bền chặc của kỷ luật đảng sẽ bị soi mòn. Biểu tinh chống ngoại xâm là chỉ thẳng vào mặt các đảng viên CS rằng chính họ là những kẻ bán nước đồng thời kêu gọi mọi người tránh xa họ, tạo nên cảm giác bị khinh bỉ cho họ. Điều này sẽ làm họ khó chịu và vai trò đảng viên trở thành một thứ phiền toái.

8. Biểu tình chống TC là thực tập sinh hoạt dân chủ. Một quốc gia không thể có dân chủ khi người dân chưa hiểu mình có quyền gì. Biểu tình là thể hiện và đòi hỏi quyền được lên tiếng của người dân. Khi người dân ý thức được các thứ nhân quyền của minh thì mới can đảm đứng lên bảo vệ nó trước sự chà đạp của bất cứ kẻ độc tài nào. Với khả năng này, khi nền dân chủ được tái lập thì người dân mới có thể canh giữ nền dân chủ không bị rơi trở lại độc tài và thực sự nắm quyền làm chủ đất nước của mình.

9. Biểu tình chống Tàu cộng là tạo vết nứt trong mối quan hệ thắm thiết giữa ĐCSTC và ĐCSVN. Ngày nay, trong hoàn cảnh thế giới CS ngày càng thu nhỏ, đảng CSVN bắt buộc phải nắm lấy đảng CSTC để sống còn. Nếu không có ĐCSTC hỗ trợ và chống lưng thì ĐCSVN không thể tồn tại được.

Đó là lý do mà CSVN ra vẻ như ở thế đu dây giữa Mỹ và TC. Theo TC thì giữ được đảng nhưng sẽ bị mang tiếng bán nước và sẽ bị dân chúng lôi cổ xuống. Nếu ngả theo Mỹ thì bảo vệ được đất nước nhưng bắt buộc phải cải tổ chính trị và chấm dứt chế độ độc đảng. Nhưng ĐCSVN đều không muốn ngả hẳn về phía nào mà muốn trọn vẹn hai bề là giữ đảng và đồng thời tranh né bị vạch trần vai trò bán nước. Biểu tình chính là ép buộc ĐCSVN phải thể hiện rõ ý chí chống TC xâm lược. Nếu ĐCSVN tiếp tục đàn áp các cuộc biểu tình thì họ tự tố cáo chính mình là tập đoàn bán nước. Nhưng nếu họ không đàn áp biểu tình thì sẽ làm mất lòng quan thầy Bắc Kinh và sẽ mất mọi hậu thuẫn để duy trì quyền lực.

Biểu tình là vũ khí đấu tranh chống cả TC xâm lược lẫn CSVN. Cách mạng hoa lài là loại cách mạng không có công thức và không cái nào xảy ra giống cái nào. Mỗi cuộc cách mạng đều mang hình thái riêng biệt tùy hoàn cảnh và đặc điểm của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Hoa lài đã tới nhiều nơi, nhất là đã xảy ra với nước láng giềng Miến Điện cách đây gần 5 năm, nhưng vẫn chưa thấy “hoa lài” tới Việt Nam.

Sự mong mỏi và trông chờ trong thời gian dài làm chúng ta lo âu và đôi lúc nghi ngờ khả năng tự cường của dân tộc Việt Nam, đã không ít tiếng than rằng ‘sao dân ta hèn thế!’. Lịch sử đã chứng minh dân tộc Việt luôn bất khuất trước ngoại xâm. Chỉ vì thời cơ chưa đến!

Ngày nay chúng ta có một thứ vũ khí vô cùng lợi hại xuất hiện là biểu tình.

Hãy dùng nó với tinh thần sáng tạo!
Hãy dùng nó liên tục!
Hãy dùng nó để xây dựng tình đoàn kết!
Hãy dùng nó để lôi cổ ĐCSVN xuống!
Hãy dùng nó để bảo vệ tổ quốc!
Biểu tình! Biểu tình! Biểu tình!


Ngọn lửa cách mạng Hoa Lài của Mohamed Bouazizi đã giựt sập một chế độ độc tài Tunisia. Tuổi trẻ Việt Nam phải và chắc chắn sẽ là ngọn lửa Hoa Sen của Việt Nam Tương Lai.

Dân chúng Tunisia đã đứng dậy, bây giờ đã tới phiên tuổi trẻ Việt Nam!!!

31.03.2017
TS.Mai Thanh Truyết

User avatar
macco
Posts: 3542
Joined: Mon Jan 17, 2005 8:04 am

Post by macco »

Trump loại bỏ Stephen Bannon khỏi Hội đồng An ninh Quốc gia

New York Times
Tác giả: Peter Baker
Dịch giả: Ngọc Thu
5-4-2017


Image
Steve Bannon, Chiến lược gia trưởng của Trump trong Nhà Trắng hôm thứ Hai. Ảnh: Stephen Crowley/NYT

Tổng thống Trump cải tổ lại tổ chức an ninh quốc gia của ông ta hôm thứ Tư, loại bỏ Stephen K. Bannon, chiến lược gia trưởng của ông ta, ra khỏi một ủy ban hoạch định chính sách hàng đầu và phục hồi lại các chức vụ cho các viên chức quân sự và tình báo cấp cao, đã bị giáng chức khi ông ta vừa nhậm chức.

Sự thay đổi này do Trung tướng H. R. McMaster sắp đặt, ông McMaster là người giữ chức cố vấn an ninh quốc gia cho ông Trump, sau khi Michael T. Flynn từ chức hồi tháng Hai, với lý do lừa dối Phó Tổng thống Mike Pence và các quan chức khác trong Nhà Trắng trên về những lần ông ta liên lạc với đại sứ của Nga.

Tướng McMaster thừa hưởng một âm mưu có tổ chức trong Hội đồng An ninh Quốc gia, đã khuấy động những cuộc phản kháng vì vai trò của ông Bannon. Sự thiết lập ban đầu giúp ông Bannon, cựu chủ tịch trang tin Breitbart News, trở thành một thành viên trong ủy ban những người đứng đầu, điển hình gồm các quan chức cấp nội các, như Phó Tổng thống, Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng. Sự sắp xếp ban đầu cũng đã làm cho Tổng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ và Giám đốc Tình báo Quốc gia chỉ thỉnh thoảng tham gia khi có các vấn đề đòi hỏi.

Những người chỉ trích nói, sự có mặt của ông Bannon trong một cơ cấu xây dựng chính sách về an ninh quốc gia, có nguy cơ chính trị hóa chính sách đối ngoại.

Một trật tự mới do ông Trump thiết lập hôm thứ Ba, được công bố hôm thứ Tư, đã đuổi ông Bannon ra khỏi ủy ban những người đứng đầu, đưa Chủ tịch Tham mưu trưởng Liên quân và Giám đốc Tình báo [trở lại ủy ban], và cũng đưa thêm Bộ trưởng Bộ Năng lượng, Giám đốc CIA và Đại sứ Liên Hiệp Quốc vào [ủy ban].

Một quan chức cao cấp trong Nhà Trắng cho biết, sự thay đổi này là như một diễn biến hợp lý, không phải là sự thụt lùi của ông Bannon. Ông ta đã được đưa vào ủy ban những người đứng đầu để để mắt tới ông Flynn và “hủy bỏ hoạt động” của Hội đồng An ninh Quốc gia sau chính quyền Obama, viên chức này nói với điều kiện giấu tên, thảo luận về những chuyện nội bộ. Vị quan chức này cho biết, quy trình đã được hoàn thành.

Một quan chức khác thân cận với ông Bannon khẳng định rằng, hành động này không phải là dấu hiệu tổng thống đã mất niềm tin vào ông ta (Bannon) hoặc muốn giảm vai trò của ông ta. Và bằng chứng là, ông ông ta vẫn lặng lẽ đóng một vai trò trong các quyết định về an ninh quốc gia, người phụ tá này nói rằng, ông Bannon vẫn được phép xem hồ sơ mật ở mức độ cao nhất tại West Wing.

Nhưng việc tổ chức lại [chuyện nội bộ] này dường như là một chiến thắng rõ ràng cho Tướng McMaster, khi ông phải đấu tranh để khẳng định quyền kiểm soát an ninh quốc gia. Ngoài việc thay đổi các thành viên trong ủy ban các nhân vật cao cấp, trình tự mới cũng đặt Hội đồng An ninh Nội địa dưới quyền của Tướng McMaster, thay vì làm cho nó trở thành một thực thể riêng biệt, như trật tự ban đầu của ông Trump đã làm.

Tướng McMaster đã hình dung ra, những sự thay đổi này sẽ xảy ra ngay sau khi ông nhận chức vụ của mình hồi tháng Hai, nhưng nó được tiến hành chậm để tránh bị kích động mạnh tình hình đang biến động. Ông Bannon và các đồng minh của ông ta ban đầu khẳng định, chức vụ của ông ta sẽ không thay đổi trong bất kỳ sự tổ chức lại nào của tướng McMaster, nhưng cuối cùng thì tổng thống đã được thuyết phục rằng, sẽ khôn ngoan hơn khi đưa ông ta (Bannon) ra khỏi ủy ban những người đứng đầu.

Ủy ban những người đứng đầu này do cố vấn an ninh quốc gia đứng đầu. Đây là cơ quan hoạch định chính sách quan trọng cho an ninh quốc gia, và chính ông sẽ quyết định những câu hỏi nào không đưa lên tổng thống. Ủy ban này cũng tranh luận các vấn đề nào được gửi lên cho tổng thống, và những sự lựa chọn cho ông ta.

Cố vấn chính trị có truyền thống không phục vụ trong ủy ban. Tổng thống George W. Bush đã không cho cố vấn cao cấp của mình là ông Karl Rove, tham gia vào những cuộc họp an ninh quốc gia quan trọng. Tổng thống Barack Obama cho phép cố vấn cao cấp của mình là ông David Axelrod, có mặt tại một số buổi họp, nhưng ông [Axelrod] không được nằm trong tình trạng chính thức và ông ấy nói rằng, ông chỉ quan sát mà không tham gia [đặt câu hỏi].

Ngoài việc cho ông Bannon làm thành viên chính thức, tổ chức an ninh quốc gia ban đầu đã làm giảm vai trò của Chủ tịch Tham mưu trưởng Liên quân và Giám đốc Tình báo Quốc gia, quy định rằng họ sẽ chỉ được tham dự “khi có các vấn đề liên quan đến trách nhiệm của họ được thảo luận”.

Các thành viên của nhóm [chuyển tiếp quyền hành] của ông Trump nói rằng, họ không muốn nói họ bị giáng cấp; họ chỉ đơn giản lấy lệnh ban đầu của ông Bush, cắt và dán ngôn ngữ của họ vào, không nhận ra rằng hai quan chức dưới thời ông Obama đã được thăng chức.

User avatar
saohom
Posts: 2212
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Post by saohom »

Những Thầm Lặng Đáng Sợ

Nguyệt Quỳnh
7-4-2017

Image
Nguyễn Văn Hóa đang bị an ninh hỏi cung. Ảnh: internet

Tôi yêu đất nước mình vì những con người thầm lặng như Nguyễn Thị Minh Thúy, Nguyễn Ngọc Già, Nguyễn Văn Hóa,… Không chỉ vì họ can đảm, chọn sống cho những giá trị chung; chọn làm viên đá lót đường trong thầm lặng mà nhiều hơn thế nữa.

Họ cho tôi nhìn thấy tấm lòng và sự mạnh mẽ lạ lùng của những người rất bình thường. Trường hợp của chị Nguyễn Thị Minh Thúy, một người mẹ neo đơn, hàng ngày đi làm thuê để nuôi hai con nhỏ. Khi bị bắt cùng Ba Sàm, nếu chị chịu “hợp tác” và chỉ cần thế, có lẽ chị sẽ được thả ra ngay sau ít ngày. Tống giam chị, một phụ nữ vô danh đang có hai con nhỏ, cơ quan an ninh và Ban Tuyên Giáo chẳng được lợi ích gì. Nhưng chị đã chạm vào điểm yếu của chế độ, điều họ sợ nhất là sự chọn lựa đứng cùng lẽ phải của những người bình thường như chị. Chính điều này đã khiến lãnh đạo CS quyết định đánh ngã người phụ nữ đơn độc ấy bằng bản án 3 năm tù.

Chị đã cho tôi cảm nhận được hiệu ứng sức mạnh của một cánh bướm. Và cái bóng mờ của chị làm tôi xúc động, tôi liên tưởng đến những câu thơ đẹp của Tagore trong “Mùa Hái Quả”. Tagore bảo rằng khi con người tạo ra đường đi thì ông bị lạc lối, bởi đại dương hay trời xanh đâu có phân định đường đi, con đường đã có sẵn dưới đôi cánh của loài chim và những vì sao… Người phụ nữ ấy đã để trái tim mình nói lên những điều gì nó muốn nói. Những mỹ từ mà người đời đặt ra như “anh hùng”, “anh thư” ở trường hợp của chị bỗng trở thành thừa thải và thô thiển.

Về Nguyễn Ngọc Già, mỗi khi nhắc đến anh, độc giả yêu mến thường bảo anh là một tác giả đáng đọc nhất hoặc một cây viết đáng giá nhất. Riêng tôi, tôi nghĩ đến một Nguyễn Đình Ngọc thầm lặng và những suy tư của anh. Là con nhà nòi, bà nội là “Mẹ Việt Nam anh hùng”, bố là đảng viên 50 tuổi Đảng; mẹ là “cơ sở cách mạng”, Nguyễn Đình Ngọc là trái táo không rơi xa cái gốc của mình. Anh thẳng thắn lên án mạnh mẽ những tiêu cực của chế độ và kêu gọi đấu tranh đòi dân chủ; những bài viết cổ xúy cho Nhân Quyền của anh tạo được ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội. Nguyễn Đình Ngọc làm việc đơn độc, không màng ai biết đến mình. Anh bị tống giam ngày 27/12/2014, nhưng phải một năm sau đó, nhiều người hâm mộ mới biết được mặt anh. Khi nghe tin người con trai lớn của anh bị tử nạn trong một tai nạn xe, tôi nhớ đến anh vả chợt cảm thương câu nói của người tù Nguyễn Ngọc Già: “Tôi chọn con đường cô đơn trong tự do tư tưởng để đi”.

Tuy nhiên, sự dấn thân của anh không hề đơn độc như anh tưởng. Càng ngày tôi càng nhìn thấy hàng ngàn những người trẻ đang theo gót chân anh. Nguyễn Văn Hóa là một điển hình. Hóa năm nay 22 tuổi, Hóa đã tham gia hoạt động ngay từ khi giàn khoan HD981 của Trung Cộng ngang nhiên xâm phạm lãnh hải quê hương. Hóa âm thầm có mặt ở hầu hết các cuộc biểu tình, tuần hành lớn nhỏ ở Hà Tĩnh, nhất là những cuộc biểu tình do Cha cố giáo xứ Đông Yên Trần Đình Lai tổ chức. Anh cũng có mặt trong đoàn người khởi kiện công ty Formosa của Linh mục Đặng Hữu Nam cho đến khi bị an ninh bắt cóc, rồi vu vạ cho anh tội tàng trữ ma túy.

Nguyễn Thị Minh Thúy, Nguyễn Ngọc Già, Nguyễn Văn Hóa gợi nhắc cho tôi những bóng mờ của các thế hệ đã tạo nên lịch sử Việt Nam. Chúng ta trót sinh ra trong thời đại mà văn hóa và những giá trị đạo đức của dân tộc đều nằm ở số âm. Những hào quang của quá khứ đã tàn phai, Việt Nam đã đặt dấu chấm hết cho mình sau hơn 40 năm sống trong hòa bình. Ngày nay, chúng ta không còn có thể tự hào mình là kế thừa của tiền nhân Quang Trung hay Hưng Đạo. Chỉ vài thập niên ngắn ngủi sống trong ích kỷ, tự trói buộc mình trong sợ hãi, dân tộc đã hóa ra nô lệ; nông dân Việt Nam trắng tay trở thành dân oan; những dãy phố thuộc về chủ nhân Trung Quốc tha hồ mọc lên trên đất nước lén lút hay công khai; nhiều phần đất của tổ quốc như Hà Tĩnh, Kỳ Anh bỗng trở thành bãi rác của ngoại bang,… Từ lãnh đạo chí đến người dân, chính chúng ta đang di họa từng ngày cho các thế hệ con cháu của mình.

Không phủ định rằng chủ nghĩa CS đã hủy hoại tất cả; tuy nhiên, “điều đáng quý nhất” lại do chính chúng ta góp phần hủy hoại, đó là tâm hồn và lòng tự trọng của con người. Có biết quý trọng bản thân thì người ta mới có thể thương yêu người khác, quý trọng những giá trị khác được. Người quý trọng bản thân không dễ dàng đánh đổi chính mình cho bất cứ điều gì. Đó là lý do khiến Trần Bình Trọng chỉ tay mắng quân giặc: “ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc”. Cái ta của ông ở đây đáng quý biết dường nào; chính cái ta đó đã khiến người lính gầy ốm đời Trần có thể đối diện những tên Mông Cổ mạnh bạo, hung hãn nhất và giành chiến thắng; chính cái ta đó đã khiến chúng ta đánh bại đội quân xâm lược của nhà Thanh khi chúng có quân số lớn gấp ba lần mình. Và cũng chính cái ta đó đã khiến một Nguyễn Hữu Đang, một Hữu Loan sống trong danh dự, tự thồ đá kiếm cơm khi bằng hữu và cả xã hội xa lánh. Cái ta được gói tròn trong câu nói của kẻ sĩ Hữu Loan: “tôi không làm nhà vì còn bận làm người”.

Việt Nam là một đất nước có văn hóa tốt đẹp và truyền thống anh hùng. Lòng yêu nước, yêu quê hương cuồn cuộn chảy trong huyết quản của người Việt. Hãy đánh ngã con người tham lam, ích kỷ, vô cảm, sợ hãi vì đó là sản phẩm của 40 năm CNXH. Và hãy vực dậy cái Ta thầm lặng, bởi chính mỗi người Việt Nam đang là niềm hy vọng của dân tộc mình.

Đúng thời điểm một năm thảm họa Formosa, lãnh đạo CS lại phạm một sai lầm lớn. Thay vì lắng nghe tiếng nói của người dân, họ lại khoét sâu thêm vết thương khi chính thức truy tố anh Nguyễn Văn Hóa, người con của huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh, mảnh đất đang gánh chịu tai họa nặng nề nhất. Họ quên mất rằng ngoài kia đang có hàng ngàn những Nguyễn Văn Hóa khác nạn nhân của thảm họa.

Họ quên nhưng giáo dân Song Ngọc không quên. Người dân Việt Nam không quên cuộc trấn áp tàn nhẫn đoàn người đi khiếu kiện Formosa do cha Nguyễn Đình Thục cầm đầu ngay trong ngày lễ tình yêu. Hình ảnh các giáo dân bị lừa xuống khoảng đất trống, một loạt đá ném lên từ công an trà trộn, rồi dùi cui vung lên, tiếng la khóc của giáo dân, tiếng Cha Thục kêu gọi ngồi xuống và tiếng cầu kinh vang lên giữa nỗi sợ hãi và dũng cảm. Một hình ảnh vừa đau thương vừa bi tráng!

Hàng trăm người đã bị đánh đập, bị thương tích, ngay cả vị chủ chăn, thế nhưng cũng chính họ, ngày 03/4 vừa qua, hàng ngàn người đã có mặt trước UBND huyện Lộc Hà.

Thế giới vừa trao những giải thưởng cao quý cho hai nhà hoạt động Việt Nam, Blogger Mẹ Nấm và Ls Nguyễn Văn Đài. Thế nhưng họ chỉ là một phần nổi rất nhỏ của tảng băng chìm. Tôi muốn nói đến tảng băng càng ngày càng lớn với Nguyễn Thị Minh Thúy, Nguyễn Ngọc Già, Nguyễn Văn Hóa,.. những người hôm qua bị đánh, bị lừa, bị thương tích nhưng vẫn tiếp tục bước tới. Bước chân của họ mới làm run sợ kẻ cầm quyền, đó là những thầm lặng đáng sợ, những thầm lặng sấm sét.

kalua
Posts: 836
Joined: Sun Apr 22, 2012 5:26 pm

Post by kalua »

Tomahawk làm mờ tiệc Tập-Trump?
BBC

Image
Ông Tập ra lệnh khai hỏa bắn vào Syria trước khi ngồi vào tiệc với ông Tập Cận Bình

Phía Trung cộng kỳ vọng nhiều ở cuộc gặp tại dinh thự riêng của Tổng thống Donald Trump ở Mar-a-Lago, Florida nhưng có vẻ như chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình bị vụ phóng hỏa tiễn Syria phủ bóng.
Theo bài của Joshua Berlinger trên CNN 07/04, ông Trump ra lệnh tấn công Syria ngay trước khi ngồi vào bữa tiệc tối thứ Năm đón lãnh đạo tối cao của Trung cộng, ông Tập Cận Bình và phu nhận, bà Bành Lệ Viện.

Đoàn Trung cộng rời bữa tiệc lúc 21:00 để ra nghỉ ở một nơi gần đó, và ngay sau đấy, Tổng thống Trump mở cuộc họp báo nói vì sao ông ra lệnh bắn hỏa tiển hành trình Tomahawk vào một căn cứ của quân đội Syria.
Bình luận của Willy Lam, nhà quan sát từ Hong Kong nói với CNN, cho rằng phía Trung cộng rất muốn "nhận hào quang" từ chuyến thăm này.
Nhưng vụ bất ngờ bắn hỏa tiễn tấn công Syria của ông Trump đã làm mờ nhạt lên chuyến đi.

Tin về vụ oanh kích Syria bị đài CCTV của Trung cộng đặt xuống thấp, giữa bản tin.

Tranh cãi về vụ tấn công hóa học ở Syria

Cả hai đồng minh của tổng thống Bashar al-Assad tại Syria là Nga và Iran đều đã lên án cuộc oanh kích.
Hoàn cầu Thời báo ở Trung cộng phê phán vụ oanh kích thể hiện chính sách "bất nhất" của ông Trump.
Nhưng Bộ Ngoại giao Trung cộng chỉ và kêu gọi "không làm tình hình tồi tệ đi".

Trước các cáo buộc mà Hoa Kỳ nêu ra rằng quân đội Syria đã dùng khí Sarin làm thường dân bị chết, điều mà chính quyền Syria bác bỏ, Bắc Kinh chỉ nêu về mặt nguyên tắc là Trung Quốc phản đối việc sử dụng vũ khí hóa học ở bất cứ tình huống nào.
Image Ông Trump ra lệnh bắn hỏa tiễn Tomahawk vào một căn cứ ở SyriaImage captionÔng Trump ra lệnh bắn hỏa tiễn Tomahawk vào một căn cứ ở Syria
Nói về "cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học tại Syria gần đây", bà Hoa Xuân Oánh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung cộng đề nghị Liên hiệp quốc mở cuộc điều tra chứ không nói là đó là vụ do quân đội Syria gây ra.

Đã nhận lời mời
Sau ngày đầu gặp gỡ tại Florida, hiện chưa rõ phái đoàn Tập Cận Bình đạt được gì từ ông Trump trong chuyến thăm.
Điều duy nhất báo chí Trung cộng nói là ông Trump đã nhận lời mời sẽ thăm Trung cộng trong năm 2017.

BBC News tường thuật từ Boston trong ngày thứ Sáu cho hay chủ đề thương mại được bàn đến tại Florida giữa phái đoàn Trung cộng và nước chủ nhà.
Ông Tập cũng đề nghị tái khởi động một quan hệ Trung - Mỹ mới cho 45 năm tới, nhân sự kiện Hoa Kỳ và nước Trung cộng cộng sản thiết lập quan hệ ngoại giao 45 năm trước.

Nhưng Hoàn cầu Thời báo cũng nói ông Trump ra quyết định "vội vã, bất nhất" trong vụ oanh kích Syria và tỏ ý lo ngại rằng tổng thống Mỹ có thể sẵn sàng ra tay về quân sự "đơn phương và bất ngờ".
Theo BBC News, sự tương phản đến từ chỗ ông Tập Cận Bình là "quan chức cộng sản nói năng nhỏ nhẹ" và ông Donald Trump là "tỷ phú địa ốc bạo miệng".

Cũng có tin cuộc gặp được thu xếp chỉ mới cuối tuần trước để ông Tập Cận Bình sang gặp Donald Trump tại Mỹ.
Còn theo một bình luận trên CNN, có thể quyết định bất ngờ cho oanh kích Syria của ông Trump lại làm tăng vị thế nói chuyện của ông với ông Tập, dù hai sự kiện có thể không liên quan.

Lý do là, theo nhà bình luận Zhang Baohui từ Đại học Lingnan, Hong Kong, phía Trung cộng nay thấy rằng kể cả trong trường hợp Bắc Hàn, ông Trump cho thấy ông ta sẵn sàng ra tay đơn phương, theo CNN.

Trước khi lên máy bay rời Tòa Bạch Ốc đến Florida đón ông Tập, ông Trump lại nói với báo chí rằng Trung công "cần phải làm nhiều hơn để ngăn Bắc Hàn phát triển vũ khí hạt nhân".

Trung cộng từng phản đối mọi kế hoạch loại bỏ tổng thống Assad ở Syria và chống việc "can thiệp vào tình hình các nước khác".
Phía Hoa Kỳ nói họ có thông báo cho Nga về vụ tấn công nhưng không nói phía Trung cộng có được báo trước hay là không.
Những diễn biến mới nhất này có vẻ như ông Trump đã khiến ông Tập bị động.

User avatar
nangchieu
Posts: 2060
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Post by nangchieu »

KHÔNG CÓ TỘI ĐÁNH CHO BẰNG CÓ TỘI

FB Trịnh Kim Tiến
13-4-2017

Image
Blogger Mẹ Nấm, tức Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Ảnh: internet

Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị cơ quan công an điều tra tỉnh Khánh Hoà bắt tạm giam ngày 10/10/2016 với tội danh “tuyên truyền chống phá nhà nước”.

Những thứ được cho là “tang vật”, bị cơ quan công an Khánh Hoà thu giữ cùng ngày gồm những biểu ngữ yêu cầu cầu khởi tố Formosa, No HD 981, huy hiệu 19/02 nhân dân không quên, một số tài liệu khiếu kiện của dân oan và gia đình mà Quỳnh đang nhờ luật sư hỗ trợ pháp lý giúp, cùng với những thiết bị điện tử là máy chơi game của 2 con chị, máy tính bàn của mẹ chị và 2 chiếc điện thoại của Quỳnh.

Một “chứng cứ” khác để cơ quan buộc tội Quỳnh là tập tài liệu “Stop police kiling civilians” bị thu giữ hồi năm 2014, tập tài liệu gồm những trường hợp người dân bị chết trong đồn công an và liên quan đến công an được tóm lược hoàn toàn từ báo chính thống, do Mạng lưới blogger Việt Nam đồng soạn thảo.

Ngày 12/10/2016, cô Nguyễn Thị Tuyết Lan, mẹ của Quỳnh làm đơn yêu cầu mời luật sư tham gia bảo vệ quyền lợi cho con mình.

Mấy ngày sau đó 2 luật sư nhận được ủy thác là Nguyễn Hà Luân và Lê Luân thuộc văn phòng luật Hưng Đạo Thăng Long gửi công văn đến công an tỉnh Khánh Hoà yêu cầu được tham gia vụ án, tiếp xúc với Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Do cơ quan tỉnh Khánh Hoà cố tình im lặng, vi phạm luật tố tụng nên sau đó luật sư buộc phải gửi một công văn khác đến VKSND tỉnh để yêu cầu giám sát và can thiệp.

Khi gia đình Mẹ Nấm yêu cầu làm rõ về vấn đề này thì cơ quan điều tra Khánh Hoà chỉ trả lời miệng rằng đã gửi văn bản cho luật sư, từ chối để luật sư tham gia vụ án trong giai đoạn điều tra. Thế nhưng sự thật là đến nay đã hơn 6 tháng, luật sư của Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh xác nhận rằng vẫn chưa nhận được bất cứ thông tin nào của vụ án bằng văn bản từ phía cơ quan điều tra và vẫn chưa được gặp Quỳnh.

Trước khi bị bắt sức khỏe của Mẹ Nấm rất yếu, từng có khối u lành tính tử cung. Gia đình nhiều lần làm đơn yêu cầu được thăm gặp để biết rõ tình trạng của chị nhưng không được chính quyền tỉnh Khánh Hoà đồng ý.

Mẹ Nấm luôn công khai minh bạch những hoạt động công dân của mình và vì vậy với những “tang vật” có được, cơ quan điều tra tỉnh Khánh Hoà bị hụt hẫng. Họ không thuyết phục được dư luận cho dù đó là tội “xâm phạm lợi ích nhà nước”, một tội danh vi Hiến.

Có lẽ bởi điều này nên lúc này đây, họ điên cuồng khủng bố tinh thần gia đình chị thay vì làm điều gì đó để bù đắp, trả lại mẹ cho các con nhỏ. Để chứng minh việc bắt Mẹ Nấm là không sai, công an tỉnh Khánh Hoà liên tiếp sách nhiễu, triệu tập bạn bè và người thân của chị.

Bạn bè được triệu tập rồi mớm lời để họ nói rằng họ tham gia hoạt động xã hội là do chị Quỳnh lôi kéo, lợi dụng. Khi không ai khai theo những gì họ muốn thì họ triệu tập đến gia đình.

Gia đình hai người dì của Như Quỳnh là Nguyễn Thị Tuyết Huệ và Nguyễn Thị Mình Trang bị triệu tập để an ninh điều tra hỏi về vụ gia đình dì Huệ bị cưỡng chế và bị thu hồi đất trái pháp luật khi nhà nước lấy đất của gia đình để làm chợ Vĩnh Hải vào năm 2007. Hỏi các dì rằng, dì nhờ giúp hay cháu tự đòi giúp, đưa hồ sơ khiếu kiện cho cháu có mục đích gì?

Việc con cháu trong gia đình giúp đỡ người thân đòi công lý vốn dĩ là một nghĩa cử hết sức bình thường, nhưng chính quyền tỉnh Khánh Hoà lại có thể bẻ cong nó thành một lý do để ghép tội cho công dân.

Công an tỉnh Khánh Hoà nói với cô Nguyễn Thị Tuyết Lan rằng, hãy đối thoại với họ, đừng lên mạng viết lách làm gì. Nhưng khi cô Lan chấp nhận đối thoại, lắng nghe thì họ đã đáp lại như thế nào?

Công an trại giam không cho phép gia đình gửi những vật dụng sinh hoạt cần thiết vào cho chị Quỳnh cho dù đó không phải là đồ cấm trong quy định. Những dòng chị viết ra cho gia đình trên giấy gửi đồ bị tẩy trắng bằng bút xoá và hiện tại gia đình cũng không còn được nhắn gửi vào trong.

Tình trạng và sức khỏe của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh hiện nay ra sao? Ngoài an ninh, công an tỉnh Khánh Hoà ra thì không ai biết. Họ đòi người dân phải tôn trọng họ nhưng lại luôn lật lọng và dối trá với nhân dân.

Nhà cầm quyền này luôn lo sợ Việt Nam giống như Venezuela, bạo động, hỗn loạn và chết chóc, nhưng họ lại căm ghét diễn tiến hoà bình, đàn áp thẳng tay những người lên tiếng thay đổi xã hội một cách ôn hoà, dù họ không có tội cũng phải làm mọi cách biến họ thành có tội.

kalua
Posts: 836
Joined: Sun Apr 22, 2012 5:26 pm

Post by kalua »

Mỹ ném bom phi hạt nhân hủy diệt hàng loạt
RFI

Image
Ảnh tư liệu : Bom GBU-43/B.Handout / US AIR FORCE / AFP

Bộ Quốc Phòng Mỹ, ngày hôm qua, 13/04/2017, thông báo quân đội Hoa Kỳ đã ném một quả bom phi hạt nhân có sức công phá cực kỳ lớn nhắm vào một căn cứ của quân khủng bố Nhà Nước Hồi Giáo – Daech - ở phía đông Afghanistan. Đây là lần đầu tiên, quân đội Mỹ sử dụng loại bom GBU-43, còn được gọi nôm na là « bom mẹ của tất cả các loại bom » thông thường, tương đương hơn 10 tấn thuốc nổ, có sức tàn phá, hủy diệt hàng loạt.

Theo Washington, nhiều cơ sở và đường hầm trong núi của Daech bị phá hủy và 36 chiến binh Hồi Giáo cực đoan bị tiêu diệt. Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố tự hào vì chiến dịch quân sự này thành công.

Từ Kabul, thông tín viên Sonia Ghezali cho biết thêm thông tin :

« Sức công phá của bom GBU-43 mạnh đến nỗi một số người dân ở tỉnh Nangahar, sống cách nơi bị ném bom nhiều cây số, kể lại rằng cửa kính nhà họ bị thổi vỡ tung và theo một nhân chứng được báo chí địa phương đăng tải thì mặt đất rung chuyển như trong một trận động đất mạnh. Người ta chưa rõ số nạn nhân là thường dân cho dù tướng John Nicholson, chỉ huy lực lượng Mỹ tại Afghanistan, trấn an rằng tất cả các biện pháp đề phòng đã được thực hiện để tránh gây ra những thiệt hại ngoài dự kiến.

Thậm chí, phát ngôn viên chính phủ Afghanistan còn trấn an là người dân trong những ngôi làng nằm trong khu vực đã được sơ tán và tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo đã bị thiệt hại nặng nề.

Hoa Kỳ đã chuẩn bị tiến hành chiến dịch quân sự này từ lâu. Trước đó, không quân Hoa Kỳ đã gia tăng các vụ oanh kích, yểm trợ cho lực lượng Mỹ và Afghanistan chiến đấu chống lại nhiều tổ chức vũ trang trong tỉnh này, trong khu vực biên giới chung với Pakistan.

Chính phủ Afghanistan khẳng định đã được thông báo về chiến dịch quân sự quy mô này, nhưng lại bị một số nhà đối lập lên án. Trong số những người phản đối có cựu tổng thống Hamid Karzai ; kể từ khi không còn cầm quyền nữa, ông chỉ trích các can thiệp quân sự của Mỹ tại Afghanistan ».

User avatar
TheLang
Posts: 1960
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:43 am

Post by TheLang »

Vụ Đồng Tâm: ‘Người dân đã vượt qua làn ranh sợ hãi’

BBC
17-4-2017

Đã xãy ra đối đầu giữa người dân Đồng Tâm với công an hôm thứ Bảy 15/4. FB Thai Van Duong
Trong bàn tròn cuối tuần với với BBC hôm Chủ Nhật 17/4, Tiến sỹ Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập, từ Tp HCM và nhà báo tự do JB Nguyễn Hữu Vinh từ Hà Nội bình luận về những diễn biến tại Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức nơi có đối đầu giữa chính quyền và dân.

Hai khách mời của chương trình nói hiện không có con số chính xác về số cảnh sát và cán bộ xã được cho là đang bị giữ làm con tin sau khi nhà chức trách bắt một số người dân.

Tuy nhiên ông Dũng cho rằng việc bắt cả một đơn vị “cấp trung đội” là lần đầu tiên.

“Đây không phải là mức phản ứng xã hội một cách thuần túy mà là ở mức phản kháng và đối đầu với chính quyền.”

Ông Vinh cũng cho rằng việc dân “bùng lên” bắt giữ với qui mô như vậy là việc hiếm. Ông cũng cho rằng việc bắt giữ này không có sự chuẩn bị, chỉ là phản ứng bất đắc dĩ vì phẫn uất quá mức.

“Theo thông tin chúng tôi nhận được thì những người bị bắt giữ được ăn uống, đối xử rất tử tế và được gọi điện về nhà, khác hẳn với việc 15 người (mà tôi nghe thông tin chứ không phải 4 người) mà không có tăm hơi gì.

“Trong khi báo chí nhà nước còn đang rón rén chưa nói về vụ việc này và nếu có thì cũng chỉ đổ lỗi cho người dân bắt giữ người trái pháp luật. Thế còn những người dân bị bắt giữ trái pháp luật thì là bắt đúng hay sai, pháp luật Việt Nam cũng hài hước lắm,” ông Vinh nói.

Ông Vinh dẫn lại nội dung một bài của báo Người Cao tuổi mô tả điều ông gọi là việc nhập nhèm lợi dụng giữa đất quốc phòng và đất đã thu hồi, chưa thu hồi.

“Người ta bảo đó là đất an ninh quốc phòng nhưng thực chất là đất đã bị cắt xẻ và làm nhà trên đó.

“Người ta cứ nghĩ rằng cứ đưa chó, đưa dùi cui và cảnh sát tới thì giải quyết được hết nhưng đây là giọt nước làm tràn ly.

“Nhiệm vụ của công an là bảo vệ an ninh trật tự nhưng hiện nay việc gì công an cũng nhảy vào làm thay chính quyền,” ông Vinh nói.

Về thông tin nói có việc tẩm xăng dầu vào người bị bắt tại Đồng Tâm và dọa châm lửa nếu bị đột nhập, ông Vinh nói ông không thể kiểm chứng được việc này.

Tuy nhiên ông Vinh nói điều đó cũng có thể xảy ra nếu dân coi đó là biện pháp cuối cùng để bảo vệ mình khỏi bị đàn áp.

TS Phạm Chí Dũng nói rằng nếu chúng ta đặt địa vị của mình vào người nông dân mất đất như ở Văn Giang, Hưng Yên hay những chỗ khác thì mới hiểu được.

“Khi tất cả tài sản của mình bị gần như cướp trắng và kẻ cướp lại huy động một lực lượng cảnh sát, công an tới đàn áp, cưỡng chế mình thì mình phải phản ứng thôi.

“Nếu không phản ứng thì những đứa con của mình lấy gì ra mà ăn. Nếu không làm vậy thì không biết có thể làm gì khác được không.

“Tôi không cho rằng người dân muốn hành hạ hay hạ sát công an đâu và gây rối loạn, và họ chỉ phản ứng thôi và chỉ muốn trao đổi người dân bị bắt và đây là biện pháp cùng quẫn,” ông Dũng nói trong chương trình bàn tròn hôm Chủ nhật.

‘Đồng Tâm là Ô Khảm’

Tiến sỹ Phạm Chí Dũng so sánh nét tương đồng về vụ việc Đồng Tâm với những gì xảy ra tại Ô Khảm ở Trung Quốc và giống nhau ở việc ông gọi là “thu đất vô lối và đền bù rẻ mạt”.

Ông Dũng dẫn chiếu về việc Thủ tướng Trung Quốc lúc đó đã xử các quan chức Ô Khảm lợi dụng bán đất thu hồi của nông dân cao gấp 50 lần so với tiền đền bù và mô tả điều ông gọi là “Họ cũng điều cảnh sát tới trấn áp, cắt điện, cắt Internet tại Đồng Tâm y chang như những gì đã xảy ra tại Ô Khảm.”

“Ô Khảm nổ bùng lên chỉ khi một đại diện của dân là ông Tiết Cẩm Ba đứng ra đàm phán với chính quyền và bị chính quyền bắt luôn.

“Sau khi ông Tiết Cẩm Ba bị chết trong tù thì toàn bộ dân Ô Khảm bùng lên chiếm giữ các trụ sở công quyền và công an cảnh sát phải trốn hết.”

“Nếu một người nông dân ở Đồng Tâm bị bắt, mà tôi nghe nói bị thương nặng, cũng chết như ông Tiết Cẩm Ba thì chuyện gì xảy ra?” ông Dũng đặt câu hỏi.

Vụ Đồng Tâm, theo ông Dũng, là dấu ấn đầu tiên của một giai đoạn mà ông gọi là “hỗn loạn” trong xã hội Việt Nam.

“Việc tương tự có thể lan ra nhiều địa phương khác như vết dầu loang và miền Bắc xã hội chủ nghĩa sẽ là khu vực gánh chịu vết dầu loang này trong thời gian tới,” ông Dũng nói với chương trình tọa đàm hôm Chủ nhật. “Nếu khu đất Đồng Tâm dùng vào mục đích kinh tế xã hội thì phải đền bù cho dân theo giá thị trường,” ông Dũng nói.

Bình luận về vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong vụ việc này, ông Nguyễn Hữu Vinh nói nếu ông Hoàng Trung Hải [Bí thư Thành phố Hà Nội] ]là người có bản lĩnh, biết lắng nghe thì ông ấy không cần ông Nguyễn Đức Chung [Chủ tịch Thành phố Hà Nội] mà xuống tận nơi và xem đúng sai thế nào để giải quyết quyền lợi cho người dân.

User avatar
saohom
Posts: 2212
Joined: Wed Aug 26, 2009 11:30 pm

Post by saohom »

MỘT CHÍNH QUYỀN HẠI DÂN
Đinh Minh Đạo
19-4-2017

Image
Khoảng 20 CSCĐ bị dân bắt giữ. Nguồn: Facebook.

Bức ảnh gây ấn tượng mạnh, những thanh niên mặc quân phục lính đặc nhiệm bị những người dân xã Đồng Tâm huyện Mỹ Đức bắt và giam giữ trong nhà văn hóa xã. Trong ảnh , những “kiêu binh” trẻ của chế độ với những bộ mặt vô cảm ngồi thành từng hàng trật tự, một trong những “kiêu binh” giơ tay giao nộp hay nhận một cái gì đó từ người “lính khởi nghĩa”. Trước cửa nhà văn hóa, đám đông những người dân đang tham gia bảo vệ đất đai, chống lại những kẻ cướp đất và cả bộ máy chính quyền đồng lõa với chúng.

Bức ảnh làm chúng ta nghĩ về một chế độ, một chính quyền đang cai quản đất nước, đẩy người dân đến chân tường. Nhưng lần này, họ không chỉ đơn độc như tiếng súng hỏa mai của Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng, hay những viên đạn uất hận của Đặng Ngọc Viết tại Thái Bình hay của Đặng Văn Hiến ở Đắc Nông. Họ đã đoàn kết thành một tập thể hàng nghìn người, có tổ chức, kỷ luật chặt chẽ, có người lãnh đạo cùng với nhưng phương án đấu tranh bất bạo động để chống lại bộ máy của chính quyền được vũ trang quá đầy đủ, sẵn sàng dùng vũ lực để đàn áp dân chúng.

Vì sao những người nông dân hết lòng theo Đảng, hiến dâng cả ruộng đất cho Đảng để làm trường bắn, làm sân bay, giờ đây phải đối đầu với Đảng, phải tổ chức “khởi nghĩa” chống lại Đảng?

Những gì chúng ta được biết từ người dân Đồng Tâm về tình hình đất đai, về những sai trái, khuất tất, lươn lẹo của bộ máy cầm quyền của Đảng, giúp ta hiểu được những bức xúc của những người nông dân.

Tháng 4 năm 1980, ông Đỗ Mười lúc đó là phó thủ tướng đã quyết định thu hồi 47,36 ha đất nông nghiệp của xã Đồng Tâm để xây dựng sân bay quân sự Miếu Môn. Cũng như nhiều dự án của ở Việt Nam, sân bay tương lai nằm chờ không có ngày hẹn.

Năm 2010, tức sau 30 năm chờ đợi, chính phủ và bộ quốc phòng ra quyết định chính thức không xây dựng sân bay Miếu Môn. Theo luật đất đai, 47,36 ha đất nông nghiêp này phải trả lại cho các chủ nhân của nó. Nhưng điều lạ lùng đã và đang xảy ra, nó vẫn nằm dưới sự quản lý của quân đội với cái tên ngắn gọn “đất quốc phòng”. Đơn vị quân đội được giao quản lý khu đất này đã cho chính những người dân của xã Đồng Tâm thuê để canh tác, giống như hình thức phát canh thu tô của các địa chủ ngày xưa.

Chưa hết, khu đất 6,8 ha bên cạnh cũng được chính quyền xã và huyện phù phép thành đất quốc phòng, nhưng lại được phân lô để bán lại.

Tháng 11 năm 2016, chính quyền huyện Mỹ Đức cùng chính quyền xã Đồng Tâm đã đưa 600 công an, cảnh sát cơ động… đến cưỡng chế khu đất 6,8 ha mà họ gọi là đất quốc phòng. Nhân dân xã Đồng Tâm đã nhiều năm đi khiếu kiện, nhưng không được bất cứ cơ quan nào giải quyết.

Chính quyền địa phương còn hành xử như những tên côn đồ. Ngày 15-04-2017, công an đã đi xe đến Đồng Tâm, họ yêu cầu ông Lê Đình Kình, 82 tuổi, người đứng đầu cuộc đấu tranh giữ đất, ra cánh đồng để chỉ cho họ cọc mốc đất quốc phòng. Ra đến nơi, công an đã vật ông Kình ra. Bắt đưa lên ô tô, họ còn bắt thêm một số dân làng đưa đi. Theo nhiều nguồn tin, ông Kình đã bị thương tích, vỡ xương chậu

Những người dân Đồng Tâm bị lừa dối, còn bị những lính đặc nhiệm hạch sách, họ đã nhanh chóng ra tay bắt giữ hơn 20 lính đặc nhiệm.

Cuộc đấu tranh của những nông dân xã Đồng Tâm vẫn chưa có hồi kết.

Lẽ ra, quân đội phải trả lại cho những người dân xã Đồng Tâm 47,36 ha đất của sân bay Miếu Môn, Viettel chỉ là một tổ chức kinh doanh giầu có của quân đội, giờ đây họ muốn có đất để phát triển cơ sở sản xuất kinh doanh, họ phải thương lượng trực tiếp với những người nông dân, mua lại đất của họ với giá thỏa thuận theo thị trường.

Sự kiện đã và đang xảy ra, nó chứng tỏ một chính quyền không bảo vệ quyền lợi của người dân, Một chính quyền với các quan tham, tha hóa cấu kết với những kẻ tham lam, làm hại quyền lợi của người dân.

Một chính quyền như thế đáng để xóa bỏ bằng các cuộc khởi nghĩa nông dân bất bạo động, thay thế bằng một chính quyền của dân, đại diện và bảo vệ quyền lợi cho dân

Post Reply