Boycott Olympic Beijing 2008

Những đề tài nóng của Thời Sự. Các bài viết lượm nhặt trên Net ở nơi đây chỉ dùng để tham khảo không phải là chính kiến riêng của nhóm phụ trách.

Moderators: CayQueo, phu_de

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

San Francisco chứng minh hùng hồn: One World, One Dream (Một Thế Giới, Một ƯớcMơ): Tây Tạng Tự Do! Điều nhục nhã lớn nhất trong lịch sử thế vận: Rước đuốc “chui” và lễ bế mạc “chui”…

Trước sức ép dữ dội từ đám đông cả trăm ngàn người phản đối, cuối cùng Ban Tổ Chức Lễ Rước Đuốc thế vận hội đã công bố hủy bỏ lễ bế mạc
(Apr 09, 2008)

Cali Today News -Các viên chức cho hay lễ Bế Mạc được dự trù cho cuộc Rước Đuốc Olympic tại San Francisco Bay đã bị hủy bỏ, nhưng sẽ được thay thế bằng một lễ khác tương tự tại một địa điểm nằm trong khu vực phi trường quốc tế San Francisco, một địa điểm hoàn toàn cách xa chỗ công chúng vì những lý do an ninh, vì số người phản đối quá đông đến mức khó khiểm soát nổi và vì những bùng nổ trước đó tại Paris và London.

Lẽ ra lễ này theo dự trù sẽ diễn ra tại khu Thủy Tạ của San Francisco Bay và một buổi lễ khác được loan báo thay thế nhưng ở địa điểm nào thì không được công bố.

Trước đây thì lễ Bế Mạc được cho biết sẽ diễn ra ở Quãng Trường Justin Herman Plaza, nơi trong ngày thứ tư 9/4 có nhiều ngàn người đứng tụ tập trước để phản đối và để ủng hộ cuộc rước đuốc đợi sẵn.

Chỉ một thời gian ngắn trước khi cuộc rước đuốc bắt đầu thì lộ trình đã được thay đổi. Lộ trình mới mới diễn ra cách những người biểu tình và khán giả đứng xem khoảng 1 dặm.

Các viên chức cho hay sở dĩ lộ trình được thay đổi là do có lo ngại về an ninh cho cuộc Rước Đuốc.

Thị Trưởng San Francisco Gavin Newsom cho ký giả AP hay là một lễ Bế Mạc cuộc rước đuốc sẽ diễn ra ở một địa điểm khác nhằm bảo vệ an ninh. (Trần Vũ theo AP)
[/quote]

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Ca sĩ Mỹ Tâm từ chối rước đuốc Olympic
Phong Trần

Olympic Bắc Kinh 2008 đã trở thành lễ hội nhục nhã không chỉ cho giới cầm quyền tại Trung Nam Hải mà còn cho cả nhiều người có liên quan đến nó. Theo thông tin mới nhất Chứng nhân Lịch sử vừa nhận được, nữ ca sĩ Mỹ Tâm, một trong 3 người Việt Nam sẽ cầm ngọn đuốc Olympic khi ngọn đuốc này đến Sài Gòn vào ngày 29/4/2008 tới đây, đã chính thức từ chối rước ngọn đuốc nhục nhã này.

Image
Ca sĩ Mỹ Tâm từ chối rước ngọn đuốc
của những kẻ xâm lược vào Sài Gòn

Theo các nguồn tin thân cận với Mỹ Tâm thì trước việc hàng triệu người trên khắp thế giới tuyên bố tẩy chay Olympic Bắc Kinh cũng như việc nhiều thanh niên, trí thức, văn nghệ sĩ Việt Nam đã xuống đường phản đối lễ hội này, Mỹ Tâm đã quyết định rút lui, không tham gia vào đoàn rước đuốc. Cô không muốn chống lại người dân - những người ái mộ giọng hát của cô, đã đưa cô đến đỉnh cao nghề nghiệp.

Theo "pháp luật Việt Nam", một lý do như trên không thể giúp Mỹ Tâm rút lui khỏi đoàn rước đuốc mà chính quyền nô dịch đã mất khá nhiều công sức thành lập. Thậm chí nếu lý do trên được đưa ra, Tâm sẽ khó tránh khỏi các rắc rối với chính quyền. Qua tìm hiểu, lý do chính thức Mỹ Tâm đưa ra để từ chối rước đuốc là kế hoạch làm việc của cô tại Hàn Quốc cho dự án âm nhạc của mình, theo đó vào thời điểm 29/4/2008, Tâm sẽ có mặt tại Hàn Quốc để tập luyện và thực hiện một số công việc khác.

Bất kể với lý do nào, Mỹ Tâm hiện được giới văn nghệ sĩ Việt Nam đánh giá cao vì hành động từ chối rước ngọn đuốc mà người Việt gọi là "ngọn đuốc của kẻ xâm lược" trên đất Việt Nam.

Mỹ Tâm không rước đuốc. Ai sẽ thay thế cô? Qua tìm hiểu của Chứng nhân Lịch sử, người được chính quyền chỉ định thay thế Mỹ Tâm là thiếu úy văn công, ca sĩ Hồ Quỳnh Hương. Bất chấp sự căm hờn của dân chúng Việt Nam trước sự xâm lược của bá quyền Trung Quốc, Hồ Quỳnh Hương đã lập tức nhận lời và tỏ ra đặc biệt phấn khích vì đã vinh dự được chọn làm người cầm ngọn đuốc Olympic Bắc Kinh 2008 rước vào Sài Gòn nhân dịp 30/4.

Image
...và Hồ Quỳnh Hương sẵn sàng
thế chân bạn đồng nghiệp

Trong một sự kiện khác cũng liên quan đến đuốc Olympic được rước vào Sài Gòn, mới đây, anh Lê Minh Phiếu, nghiên cứu sinh tại Trung tâm tư liệu & Nghiên cứu Châu Âu và Quốc tế thuộc viện đại học Montesquieu (Pháp), một trong 60 người của đoàn rước đuốc đã gởi thư đến cho bá tước Jacques Rogge, chủ tịch Ủy ban olympic quốc tế phản đối việc Bắc Kinh đã chính trị hóa ngọn đuốc này, vi phạm quy tắc thứ 51 của Hiến chương Olympic.

Theo anh Phiếu, việc Bắc Kinh rước đuốc qua Hoàng Sa như đi trên lãnh thổ Trung Quốc và việc thể hiện quần đảo Hoàng Sa một cách đặc biệt trên bản đồ rước đuốc là hành động có mục đích của Bắc Kinh nhằm hợp thức hóa sự xâm lược của họ trên lãnh thổ thuộc chủ quyền Việt Nam.

Sau khi yêu cầu bá tước Jacques Rogge phải có hành động cụ thể ngăn chặn cuộc rước đuốc, anh Lê Minh Phiếu đã từ chối tham gia vào đoàn rước đuối tại Sài Gòn ngày 29/4/2008.

Trước lễ rước đuốc Olympic sang Việt Nam, Mỹ Tâm đã có thái độ. Còn bạn?

PHONG TRẦN

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Chủ tịch Ủy Ban Olympic Quốc Tế Jacques Rogge tuyên bố Thế Vận Hội đang bị khủng hoảng, trong lúc TQ yêu cầu ông đừng xía vào chuyện chính trị --(Trần Vũ theo AFP, Apr 10, 2008)

Image
Chủ tịch Ủy Ban Olympic Jacques Rogge
Photo courtesy: AP


Cali Today News - Thứ năm 10 tháng 4 chính phủ Trung Cộng đã lên tiếng yêu cầu ông Jacques Rogge. Chủ tịch Ủy Ban Olympic Thế Giới hãy “đứng một lề của bên chính trị”, sau khi có một loạt biểu tình phản đối các cuộc Rước Đuốc TVH trên thế giới.

Ông Jacques Rogge cho là TVH đang bị “khủng hoảng” tiếp theo các vụ biểu tình này và ông hối thúc TQ hãy cải thiện thành tích nhân quyền trước khi TVH khai mạc vào tháng 8 tới.

TQ phản pháo trở lại bằng cách nói ông Rogge hãy “đứng một bên vấn đề chính trị”. Chính phủ TQ nói họ muốn cho thế giới “thấy hình ảnh một đất nước phú cường và bình an” qua TVH Olympic, nhưng các cuộc rước đuốc vừa qua đã trở thành cơn ác mộng cho TQ.

Trong lúc đang thăm viếng Bắc Kinh, ông Rogge nói: “Tôi thấy buồn bã vì các biến cố mới đây. Thay vì là một lễ hội của sự hòa vui của mọi người, nó không được như vậy, cho dù chúng ta phải tiếp tục cuộc rước đuốc.”

Nhưng ông Rogge nói là khi đoạt được quyền tổ chức TVH Olympic mùa Hè 2008, lẽ ra TQ nên cải thiện thành tích nhân quyền. Ông bảo TQ nên tôn trọng cam kết đạo đức này.

Jiang Wu, phát ngôn nhân bộ Ngoại Giao TQ cho là ý kiến là “TVH đang bị cơn khủng hoảng của ông Rogge” là quá đáng và khiến cho người ta có cảm tưởng TQ không hề quan tâm tới việc thảo luận về nhân quyền.

Nhưng bộ Ngoại Giao TQ vẫn khẳng định mối liên quan giữa chính phủ TQ và ông Rogge là “bình thường và tốt đẹp”.

Trong lúc đó các lãnh đạo an ninh của TQ loan báo bắt được 2 nhóm khủng bố của vùng tây bắc tỉnh Xinjiang có đông người Hồi giáo cư ngụ. Họ nói các nhóm khủng bố này có âm mưu “bắt cóc người ngoại quốc trong thời gian diễn ra TVH Bắc Kinh 2008 nhằm phá hoại”.

(Trần Vũ theo AFP)

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Chặng đường trắc trở của ngọn đuốc Thế vận:
Từ Luân Đôn, Paris, San Francisco... đến Canberra

Lê Minh

Image
Canberra đang chờ đợi "Ngọn đuốc bất hòa"

Những cuộc biểu tình rầm rộ trong suốt những ngày qua tại Luân Đôn, rồi đến Paris và ngày hôm nay 9/4 tại San Francisco khiến cho chặng đường tiếp lửa của ngọn đuốc Thế vận Bắc Kinh càng thêm bầm dập.

Hôm nay 9/4, ngay trước khi cuộc rước đuốc ở thành phố San Francisco bắt đầu, các giới chức chính quyền của Lãnh thổ Thủ đô Canberra (Australian Capital Territory - ACT) cùng các quan chức của Ủy ban Olympic Úc Ðại Lợi đang tính đến chuyện cắt ngắn tuyến đường, thậm chí gần như là muốn hủy bỏ cuộc rước đuốc ở thủ đô Canberra. Những toan tính này là diễn tiến tiếp theo sau khi các thành viên của Ủy ban Olympic Quốc tế nghĩ đến chuyện nên hay không hủy bỏ toàn bộ cuộc hành trình rước đuốc xuyên qua các quốc gia còn lại. Việc này sẽ được các thành viên cao cấp của Ủy ban Thế vận quyết định vào Thứ Sáu 11/4 tuần này.

Vị thủ hiến vùng Lãnh thổ Thủ đô ACT còn xác nhận rằng họ chỉ cho phép 2 nhân viên thuộc Uỷ ban Thế vận Trung Quốc hộ tống ngọn đuốc. Ngoài ra, các nhân viên người Trung Quốc này cũng không được phép xô đẩy người biểu tình. Sở dĩ có những ràng buộc này là vì trong cuộc rước đuốc tại thành phố Luân Đôn vừa qua, người biểu tình tại đây đã mô tả những nhân viên an ninh Trung Quốc như những “tên côn đồ”. Đó là những tên mật vụ Trung Quốc trong bộ đồ đồng phục thể thao màu trắng sọc xanh (cũng là màu đồng phục thể thao chính thức của Olympic Bắc Kinh) có nhiệm vụ cảnh giới, bảo vệ ngọn đuốc.

Tin hành lang còn cho biết tuyến rước đuốc nguyên thủy được dự trù chạy dài 24 cây số, kéo dài 7 tiếng, thế nhưng Ban tổ chức cuộc rước đuốc tại Canberra và cảnh sát Úc đã phải cắt ngắn tuyến đường xuống còn ... 2 cây số chạy vòng qua tòa nhà Quốc hội Liên bang

Ông Kevin Rudd, thủ tướng Úc, trong ngày cuối của chuyến Mỹ du, trước khi lên đường sang Trung Quốc, đã phát biểu rằng “rõ rằng có vấn đề vi phạm nhân quyền ở Tây Tạng”. Và hôm nay, trong ngày đầu tiên của chuyến công du Trung Quốc, trước một cử tọa là các sinh viên của một trường đại học Bắc Kinh, ông cũng đã một lần nữa lập lại lời phát biểu tương tự.

Nguyên là một nhà ngoại giao rất thông thạo tiếng Phổ thông (Mandarin), trước khi đắc cử chức vụ Thủ tướng, ông còn nói thêm cùng các sinh viên Trung Quốc: “Còn nhiều vấn nạn ở Trung Quốc như đói kém, bất công, ô nhiễm và cả vấn đề nhân quyền trên diện rộng”.

Bất chấp nhiều phản ứng gay gắt từ nhà cầm quyền Trung Quốc về những phát biểu của mình, Thủ tướng Kevin Rudd cho biết ông sẽ không thay đổi ý kiến này và sẽ đưa vấn đề này ra thảo luận thêm với Thủ tướng Ôn gia Bảo và các giới chức cao cấp Bắc Kinh. Ông cũng lên tiếng ủng hộ quyền biểu tình của dân Úc và nói: “Có một điều mà quý vị cần biết, nước Úc là một quốc gia dân chủ. Chúng tôi sống trong một đất nước có tự do và người dân có quyền bày tỏ quan điểm bằng phương thức mà mình chọn”.

Khi bài này được viết thì chỉ còn vài tiếng nữa là cuộc rước đuốc và biểu tình tại San Francisco bắt đầu.

Trong khi đó, các cộng đồng sắc tộc tại Canberra, trong đó có cộng đồng Việt Nam, đang chuẩn bị ráo riết cho cuộc biểu tình vào ngày 24/4 tuần tới tại thủ đô Canberra. Vì ngọn đuốc dự trù được rước từ sáng sớm cho nên người tham dự biểu tình sẽ phải tề tựu về Canberra từ đêm hôm trước. Đối với cộng đồng Việt Nam thì mọi chuẩn bị tại đây hiện đang được ban chấp hành Cộng Đồng người Việt Tự Do tại vùng Lãnh Thổ Thủ Đô ACT sắp xếp và phối hợp với các cộng đồng bạn.

Các bạn đã sẵn sàng chưa...... Chúng tôi và Canberra đã SẴN SÀNG!!!

Lê Minh
9/4/2008

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Cùng cả nhà thằng Lê Minh Phiếu chỉ nói Tào lao với BBC , Nó vẫn về VN để Rước Đuốc Thế vận
Nguyễn_Toàn


Thế là 'thằng Lê Minh Phiêu' thuộc loại bè lũ Vc "gian, xảo, xạo" rồi. Hừm...
VDN

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Thượng Nghị Sĩ John McCain lên tiếng sau đây về Trung Hoa và Thế Vận Hội Bắc Kinh 2008
VietCatholic News (Thứ Bảy 12/04/2008 12:31)

Arlington, VA, Hoa Kỳ, 10 tháng 04, 2008:


Mối quan hệ của chúng ta với Trung Quốc là quan trọng, và chúng ta đánh giá cao khả năng hợp tác của chúng ta với nhà cầm quyền Trung Quốc trải rộng trong các lãnh vực chiến lược, kinh tế và ngoại giao. Nhưng nhà cầm quyền Trung Quốc phải hiểu là trong thế giới tân tiến của chúng ta, cách thức một quốc gia đối xử với dân chúng của mình là một đối tượng chính đáng của sự quan tâm quốc tế. Trung Quốc đã ký kết nhiều thoả ước quốc tế đặt sự đối xử của Trung Quốc đối với dân chúng là đối tượng của quan tâm chính đáng này, không còn là vấn đề thuộc về chủ quyền quốc gia. Để được làm một thành phần chủ yếu có trách nhiệm trong thế giới tân tiến, một chính quyền cũng còn phải có trách nhiệm trong nước, để bảo vệ, chứ không phải để chà đạp, các quyền của người dân chính nước mình.

Tôi lên án sự đàn áp tàn bạo của nhà cầm quyền Trung Quốc và sự tiếp tục trấn át tại Tây Tạng những người chỉ muốn thực hành tín ngưỡng và bảo vệ văn hóa và di sản của họ. Tôi đã theo dõi kỹ lưỡng Đức Đạt Lai Lạt Ma và tôi tin rằng Ông là một người của hoà bình, một người phản ảnh được những hy vọng và hứng khởi của nhân dân Tây Tạng. Tôi thúc đẩy chính quyền của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc hãy đề cặp thẳng nguyên nhân gốc rễ của sự bất ổn tại Tây Tạng bằng cách mở cuốc đối thoại chân thành với Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhắm đến việc cho Tây Tạng được tự trị nhiều hơn. Tôi thúc đẩy nhà cầm quyền Trung Quốc hãy bảo đảm sự phản đối ôn hòa không bị đàn áp bằng bạo lực, hày thả ngay những tu sĩ và dân chúng bị bắt giữ vì đã diễn đạt một cách ôn hòa quan điểm của họ và hãy cho phép thế giới bên ngoài được tự do vào Tây Tạng.

Tôi hiểu và khâm phục quyết định không tham dự lễ khai mạc Thế Vận Hội của thủ tướng Anh Quốc, Gordon Brown. Tôi tin là Tổng thống Bush sẽ duyệt xét lại sự tham dự buổi lễ của Ông và, dựa trên những hành động của Trung Quốc, quyết định là có thích hợp để tham dự hay không. Nếu các chính sách và lối hành xử của Trung Quốc không thay đổi, là tôi,tôi sẽ không tham dự lễ khai mạc. Nó không phục vụ gì cho nhà cầm quyền Trung Quốc, và chắc chắn là không phục vụ gì đối với dân chúng Trung Hoa, khi mà Hoa Kỳ và các quốc gia dân chủ khác giả vờ là sự đàn áp nhân quyền tại Trung Quốc không tạo sự quan tâm nào đối với chúng ta. Nó là, sẽ là và phải là mối quan tâm của chúng ta.

SAU ĐÂY LÀ NGUYÊN BẢN TIẾNG ANH CỦA THƯỢNG NGHỊ SĨ JOHN MCCAIN TẠI WEBSITE CỦA ÔNG:

For Immediate Release
April 10, 2008 Contact: Press Office
703-650-5550

Statement By John McCain On China And The Olympic Games

ARLINGTON, VA -- U.S. Senator John McCain today issued the following statement on China and the Olympic Games:

"Our relationship with China is important, and we value our ability to cooperate with the Chinese government on a wide variety of strategic, economic, and diplomatic fronts. But the Chinese government needs to understand that in our modern world, how a nation treats its citizens is a legitimate subject of international concern. China has signed numerous international agreements that make China's treatment of its citizens a subject of legitimate international concern, not just a matter of national sovereignty. To be a responsible stakeholder in the modern world, a government must also be responsible at home, in protecting, not trampling, the rights of its people.

"I deplore the violent crackdown by Chinese authorities and the continuing oppression in Tibet of those merely wishing to practice their faith and preserve their culture and heritage. I have listened carefully to the Dalai Lama and am convinced he is a man of peace who reflects the hopes and aspirations of Tibetans. I urge the government of the People's Republic of China to address the root causes of unrest in Tibet by opening a genuine dialogue with His Holiness, the Dalai Lama, aimed at granting greater autonomy. I urge the Chinese authorities to ensure peaceful protest is not met with violence, to release monks and others detained for peacefully expressing their views and to allow full outside access to Tibet.

"I understand and respect Prime Minister Brown's decision not to attend the Olympic opening ceremonies. I believe President Bush should evaluate his participation in the ceremonies surrounding the Olympics and, based on Chinese actions, decide whether it is appropriate to attend. If Chinese policies and practices do not change, I would not attend the opening ceremonies. It does no service to the Chinese government, and certainly no service to the people of China, for the United States and other democracies to pretend that the suppression of rights in China does not concern us. It does, will and must concern us."

(Nguồn: http://www.johnmccain.com/Informing/...a844019136.htm)
Peter Nguyễn Minh Trung

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

ImageImageImage

Vì Quốc Hận phải tẩy chay Thế Vận


Chưa đầy 5 tháng nữa, hoạt động thể thao lớn nhất hành tinh sẽ khai diễn ở Bắc Kinh. Từ nhiều năm trước, chính quyền Trung Quốc đã nỗ lực trên nhiều mặt nhằm quảng bá cho một đất nước đang dẫn đầu thế giới CS, với dân số đông nhất hành tinh.

Những vận động trường tầm cỡ, kèm theo là các công trình phụ trợ được hối hả dựng lên. Người dân Bắc Kinh được khuyến cáo học thêm Anh ngữ, học cách giao tiếp và ứng xử cho phù hợp.

Ngay cả ngày khai mạc cũng được chọn để gây ấn tượng cho tâm lý và tín ngưỡng của người Á Đông: 08.08.08

Vạn sự tưởng chừng trơn tru tốt đẹp, bỗng nhiên Bắc Kinh nhận ra rằng: con tàu Thế Vận do mình làm đầu kéo năm nay phải chạy trên những quãng đường dằn xóc ghê gớm trước khi về đến ga cuối.

Phản ứng của quốc tế

Cú sốc đầu tiên đến từ đảo quốc lân cận. Khi phát giác hành trình của ngọn đuốc sẽ đi ngang qua Đài Loan, chính quyền ở đây đã phản ứng rất kiên quyết. Bản tin trên tờ The Wall Street Journal (13/03/2008) nói rằng, chính quyền Đài Loan đã dứt khoát từ chối không cho ngọn đuốc Thế Vận 2008 được phép đi vào bán đảo Đài Loan. Đơn giản chỉ vì họ không muốn thế giới hiểu rằng Đài Loan là một phần lãnh thổ của Trung Cộng.

Cú dằn dữ dội hơn đến từ vùng đất được mệnh danh là “Nóc nhà của thế giới”. Dân tộc Tây Tạng chưa hề bị đồng hóa, và hơn bao giờ hết họ đang bày tỏ khao khát giành độc lập. Ngoài việc rước ngọn đuốc Tự do cho Tây Tạng xuất phát từ đỉnh Olympia để chạy song song với đuốc Thế Vận 2008, người Tạng khắp nơi trên thế giới đồng loạt đứng lên đòi độc lập.

Từng đoàn người đi bộ từ Ấn Độ băng qua biên giới để đến Tây Tạng, lên tiếng phản đối chính sách cai trị mà Trung Quốc đang áp đặt lên quê hương mình.

Bạo động bùng phát tại thủ đô Lhasa, Bắc Kinh phải sử dụng đến quân đội và ban hành lệnh thiết quân luật. Súng đã nổ và máu của những người đòi độc lập lại đổ trên đường phố Lhasa.

Thế giới tự do đổ dồn ánh mắt quan ngại về Trung Quốc. Nhiều quốc gia đã lên tiếng kêu gọi tẩy chay Thế Vận Hội 2008. Trong đó, nhiều nước tố cáo vai trò hậu thuẫn của Bắc Kinh cho chế độ diệt chủng ở Darfur.

Chủ tịch Hạ viện Mỹ, bà Nancy Pelosi, kêu gọi cộng đồng quốc tế lên án vụ đàn áp của Trung Quốc nhắm vào những người biểu tình chống chính phủ ở Tây Tạng, và nói rằng vụ xung đột này là một thách thức đối với lương tâm của nhân loại.

Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới kêu gọi các giới chức chính trị tẩy chay lễ khai mạc Thế Vận Hội Bắc Kinh để phản đối việc nhà cầm quyền Trung Quốc đàn áp những người biểu tình tại Tây Tạng.

Ngoài ra, các nhân vật nổi tiếng cũng bày tỏ sự bất mãn trước các ứng xử của Bắc Kinh.

Đầu tiên là sự rút lui của đạo diễn lừng danh Steven Spielberg vào tháng 2/2008. Mặc dầu trước đó ông đã nhận làm cố vấn nghệ thuật cho buổi lễ khai mạc và bế mạc, nhưng ông ta cho rằng Trung Quốc chưa tỏ rõ thiện chí để chấm dứt đổ máu tại Darfur. Bắc Kinh vẫn tiếp tục mua dầu hỏa của Sudan và cung cấp phần lớn vũ khí cho cuộc xung đột tại Darfur.

Rồi Hoàng Tử Charles cũng tuyên bố không tham dự. Ông ủng hộ vị lãnh đạo tinh thần Dalai Lama, người đang sống lưu vong kể từ cuộc nổi dậy chống Trung Quốc bất thành vào năm 1959.

Tại một buổi trình diễn ở Thượng Hải hồi đầu tháng 3/2008, nữ ca sĩ Bjork của Iceland đã hô to 'Tây Tạng, Tây Tạng' nhiều lần vào lúc trình diễn ca khúc có tựa là ‘Tuyên bố Độc lập.’ Bộ Văn hóa Trung Quốc đã nổi giận và thông báo sẽ siết chặt kiểm soát đối với những buổi trình diễn và các ca sĩ nước ngoài.

Tại Đông Âu, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk cũng là nguyên thủ quốc gia đầu tiên trên thế giới tuyên bố sẽ không đến dự khai mạc Thế Vận Hội Bắc Kinh vào mùa hè năm nay để phản đối Trung Quốc đàn áp nhân dân Tây Tạng.*Thái độ của thanh niên và trí thức Việt Nam

Không lường trước được những rắc rối kể trên, và nhất là quá tin tưởng vào khả năng cai trị của người đồng chí CSVN, Bắc Kinh đã đi một nước cờ sai lầm vào cuối năm 2007. Ra tuyên bố Tam Sa để sáp nhập Hoàng Sa và Trường Sa, dự định nhân dịp Thế Vận Hội sẽ giới thiệu bản đồ vùng lãnh hải mới cho thế giới. Những tưởng rằng Lê Dũng chỉ đọc lời “cực lực phản đối” qua loa lấy lệ như những lần trước, rồi sóng biển Đông sẽ nhấn chìm tất cả.

Điều Bắc Kinh không ngờ đến là thanh niên và trí thức Việt Nam đâu còn cam chịu khoanh tay, nhắm mắt ngoan ngoãn tin vào hơn 700 cơ quan ngôn luận trong nước nhất tề bưng bít sự thật. Hai cuộc biểu tình trước Đại sứ quán TQ ở Hà nội và Lãnh sự quán TQ ở Sài gòn vào sáng Chủ nhật 9/12/2007 như một gáo nước lạnh tạt thẳng vào mặt chính quyền Bắc Kinh. Hà nội lâm vào thế “trên đe dưới búa”.

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao TQ nói gần nói xa: “Chúng tôi nhận thấy các tuyên bố khác nhau của Việt Nam trong các thời điểm lịch sử khác nhau…”

Điều Hà nội muốn giấu kín suốt 50 năm có nguy cơ đổ bể. Vì thế, trong các đợt biểu tình kế tiếp, quân đội, công an và mật vụ được huy động tối đa. Những người biểu tình ôn hòa để phản đối quân xâm lược ngơ ngác nhìn phản ứng của chính quyền, có người hoài nghi: “Công an và quân đội của Việt Nam hay là của Trung Quốc?”

Niềm tin của tầng lớp trí thức đối với chính quyền tuột dốc thê thảm. Những người trước đây không thèm quan tâm gì đến chính trị, bây giờ cũng không thể nhịn được cơn phẫn uất. Qua các diễn đàn trên mạng lưới Internet, họ không ngần ngại gọi đám lãnh đạo CSVN là những kẻ “dâng đất nhượng biển, bán nước cầu vinh”…

Không khí phản đối TQ lại được hâm nóng trở lại khi chính quyền Việt Nam trơ trẽn ủng hộ và tiến hành tổ chức đón ngọn đuốc Beijing 2008, theo lịch trình sẽ đến Sài gòn vào ngày 29/4/2008. Biểu tình phản đối ngọn đuốc của quân xâm lược rước qua lãnh thổ Việt Nam là điều cần thiết, vì các lý do sau:

– Chứng tỏ cho Bắc Kinh thấy rằng người Việt Nam không dễ dàng chịu khuất phục trước âm mưu xâm lấn lãnh thổ, dù nó được thực hiện tinh vi dưới bất kỳ hình thức nào.

– Cơ hội bày tỏ chánh nghĩa cho toàn thế giới, qua đó đặt áp lực lên nhà cầm quyền Trung Quốc về chính sách đối ngoại dựa trên vị thế nước lớn của họ.

– Cuộc biểu tình cần phải quy mô nhằm tạo được tiếng vang lớn. Chưa thể lấy lại Hoàng Sa, nhưng cần phải có dấu mốc để duy trì quyết tâm, tránh để bị nhấn chìm vào quên lãng như tình trạng 34 năm qua.

–Làm thế nào để mỗi khi binh lính TQ muốn xả súng vào thường dân Việt Nam trên biển Đông, họ phải e dè hơn!

Không ái ngại cho những kẻ cam tâm cầm đuốc chạy theo vết xe đổ của Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống.

Chỉ day dứt: Làm sao cảnh cáo được kẻ gây ra tội ác, khi ngọn lửa bạo tàn của nó vẫn cháy ngang ngược trên đầu người bị hại?

(Phạm V.H., tháng 3-2008)

------------------------------
Tài liệu tham khảo: Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ, Wall Street Journal, Phóng viên không biên giới

Việt Vùng Vịnh

dacung
Posts: 409
Joined: Tue Dec 13, 2005 6:26 am
Location: USA
Contact:

Post by dacung »

Bộ mặt xảo trá của Cộng Sản Trung Hoa:


12 Tháng 8 2008 - Cập nhật 13h12 GMT

Nạn nhân 'tiểu xảo' hát nhép Olympics

Michael Bristow
BBC News, Bắc Kinh

Image
Các quan chức Bắc Kinh cho rằng Dương Bái Nghi có gương mặt không hoàn hảo

Cô bé xinh đẹp hát tại lễ khai mạc Thế Vận hội Bắc Kinh - và sau đó trở nên nổi tiếng trên toàn Trung Quốc - thực ra chỉ hát nhép môi và diễn thay ca sĩ thực.
Mặc bộ đồ đỏ với tóc thắt bím, Lâm Diệu Khả đã lôi cuốn người xem trên toàn thế giới khi trình diễn ca khúc “Ngợi ca Tổ quốc”.

Tuy nhiên, cô bé thực sự hát bài này là Dương Bái Nghi, người không được phép xuất hiện vì em không “hoàn hảo” như cô bé Lâm 9 tuổi.

Đạo diễn âm nhạc của chương trình nói họ quyết định dùng em Lâm vì ''lợi ích tốt nhất của đất nước''.

Tiết lộ này được đưa ra sau khi có tin nói rằng màn trình diễn pháo hoa tại đêm khai mạc cũng không phải thật hoàn toàn mà được ghép nối thêm trước khi chiếu trên TV cho cả thế giới xem.

‘Thiên thần mỉm cười’

Nói chuyện trên radio Bắc Kinh, đạo diễn âm nhạc Trần Kỳ Cương nói những người tổ chức cần một em gái vừa xinh đẹp lại vừa có giọng tốt.

Image
Lâm Diệu Khả trở thành một 'ngôi sao' sau màn trình diễn

Ông Trần nói họ gặp phải tình huống khó xử vì mặc dù em Lâm Diệu Khả xinh hơn nhưng cô bé Dương Bái Nghi, bảy tuổi, lại hát hay hơn.

Ông nói với đài phát thanh Bắc Kinh: “Sau một vài lần thử, chúng tôi quyết định để Lâm Diệu Khả lên biểu diễn trực tiếp, trong khi dùng phần trình bày lời hát của Dương Bái Nghi”.

“Lý do của quyết định này là chúng ta phải đặt lợi ích của đất nước lên trước”.

“Em bé xuất hiện trên truyền hình phải hoàn hảo xét về độ biểu cảm trên khuôn mặt để truyền đạt tình cảm tới mọi người”.

Lâm Diệu Khả, người được mệnh danh là “thiên thần mỉm cười”, đã trở thành một ngôi sao sau màn trình diễn này.

Em nói với tờ China Daily của nhà nước rằng em cảm thấy mình “rất đẹp” trong bộ đồ đỏ khi biểu diễn. Cha của em nói với tờ báo rằng em giờ đây có fan hâm mộ trên toàn quốc.

Cũng theo tường thuật của tờ báo, Dương Bái Nghi nói em không cảm thấy tiếc trước quyết định này. Em nói: “Em thấy vui là giọng hát của mình đã được sử dụng trong buổi lễ khai mạc”.

Pháo hoa cũng ‘giả’

Image
Một số màn trình diễn pháo hoa được thu hình từ trước

Đây là câu chuyện “giả” thứ hai trong buổi lễ khai mạc Thế Vận hội.

Tại lễ khai mạc, người xem trên toàn thế giới chứng kiến một màn trình diễn 29 lượt bắn đuổi pháo hoa trên toàn Bắc Kinh, từ phía nam tới phía bắc.

Tuy nhiên, một quan chức cao cấp từ ban tổ chức Bắc Kinh khẳng định hôm thứ Ba, 12/8, rằng những màn trình diễn này đã được thực hiện từ trước lễ khai mạc.

Ông Vương Vĩ nói giới chức Bắc Kinh làm điều đó để “tạo thuận lợi và ấn tượng ngoạn mục” cho các đài truyền hình.

Ông tuyên bố tại một buổi họp báo là: “Do tầm nhìn hạn chế nên chúng tôi đã sử dụng một số đoạn băng được ghi hình từ trước”.

CNN
Posts: 1017
Joined: Wed Dec 01, 2004 8:18 am

Post by CNN »

dacung wrote:Bộ mặt xảo trá của Cộng Sản Trung Hoa:
Chuyện này các ca sĩ làm hoài thành ra không có gì là lạ nhất là khi người phụ trách chính là một đạo diễn từng được đề nghị Oscar - Nếu chọn đạo diễn có vài giải Oscar rồi chắc còn hay hơn.

Post Reply