Boycott Olympic Beijing 2008

Những đề tài nóng của Thời Sự. Các bài viết lượm nhặt trên Net ở nơi đây chỉ dùng để tham khảo không phải là chính kiến riêng của nhóm phụ trách.

Moderators: CayQueo, phu_de

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Boycott Olympic Beijing 2008

Post by phu_de »

ImageImage Image
Image

Đề Nghị Tẩy Chay Thế Vận Hội Bắc Kinh 2008
Đoàn Hưng Quốc


Trước thái độ ngang ngược của Trung Quốc thành lập cơ quan hành chánh quản lý Tam Sa, người Việt trong và ngoài nước vô cùng phẩn nộ và đồng lòng tìm các biện pháp đối phó. Người viết xin đề nghị một giải pháp khả thi và có tác dụng mạnh đến uy tín của Trung Quốc trên toàn thế giới, là trong ngoài nước vận động thế giới tẩy chay Thế Vận Hội Bắc Kinh năm 2008.

Trung Quốc khi đứng tổ chức Thế Vận Hội năm 2008 mục đích nhằm xoá bỏ hình ảnh chậm tiến lạc hậu trong 4 thế kỷ 17, 18, 19 và 20; và trình diễn một bộ mặt tiến bộ, tích cực trong cộng đồng quốc tế vào đầu thế kỷ 21. Nhưng hành động của Bắc Kinh đã phô bài thực chất:

1. Hiện đang tiếp tục đàn áp và ngăn cấm tự do ngôn luận của thành phần dân chủ và các ký giả trong nước những năm tháng trước ngày Thế Vận Hội.

2. Hậu thuẫn nền độc tài quân phiệt Miến Điện để duy trì ảnh hưởng chính trị và các lợi ích kinh tế, lạm dụng vai trò Hội Viên Thường Trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc để cản trở cơ quan quốc tế này thi hành những biện pháp hữu hiệu tạo áp lực đến nhà cầm quyền Rangoon.

3. Tiếp tục đàn áp và âm mưu xoá bỏ nền văn hoá và truyền thống tôn giáo Tây Tạng, gây áp lực để cô lập ảnh hưởng của Đức Đạt Lai Lạt Ma là một nhà lãnh đạo tinh thần đề cao tự do, nhân quyền và bất bạo động.

4. Và giờ đây, công khai cưỡng chiếm Trường Sa và Hoàng Sa: vi phạm sự toàn vẹn lãnh thổ của VN; chà đạp các lời hứa hẹn giải quyết các tranh chấp hải phận với các quốc gia Đông Nam Á bằng thương thuyết và hoà bình; cướp đoạt các nguồn tài nguyên lớn trong vùng; và đe doạ con đường hàng hải huyết mạch cho toàn thế giới.

Nhiều cá nhân và các cơ quan uy tín quốc tế đã lên tiếng yêu cầu Hoa Kỳ, Âu Châu và Úc tẩy chay Thế Vận Hội Bắc Kinh năm 2008. Người viết thiết nghĩ cộng đồng người Việt các nơi này hãy hợp tác với họ, tạo các phong trào liên tục thỉnh nguyện các vị dân cử Liên Bang áp lực các chính quyền Âu Úc Mỹ Canada Nhật Bản không tham dự Thế Vận Hội; đòi hỏi các cơ quan truyền hình không phát sóng, và các công ty quốc tế không quảng cáo trong Thế Vận Hội.

Nhân dân trong nước biểu tình, thỉnh nguyện Hà Nội chẳng những không tham dự mà còn vận động toàn khối ASEAN tẩy chay Thế Vận Hội, vì việc làm của Bắc Kinh khi thôn tính Hoàng Sa và Trường Sa đe doạ đến nền an ninh và phát triển của toàn vùng.

Thiết nghĩ đây là việc làm khả thi và có ảnh hưởng mạnh lên chính sách ngoại giao của Bắc Kinh; khiến quốc tế nhận thức ý đồ bành trướng và giúp đở Việt Nam đối phó với chính sách xâm lược của Trung Quốc.
http://www.doi-thoai.com/baimoi1207_262.html

[center]Hình ảnh của Tổ chức Phóng viên Không Biên Giới (RSF) vận động tẩy chay Thế Vận Hội Bắc Kinh, chụp tại Bắc Kinh, Paris (Pháp), New York (Hoa Kỳ), Montreal (Canada), Lausanne (Thuỵ Sĩ), Los Angeles (Hoa Kỳ) và Hồng Kông.[/center]

[center]Image
Hong Kong [/center]

[center]Image
Billboard in LA[/center]

[center]Image Image[/center]
[center]Lausanne[/center]

[center]ImageImageImage
Montreal[/center]

[center]Image Image[/center]
[center]Paris[/center]

[center]Image Image[/center]
[center]Times Square (New York) and NYC [/center]

[center]ImageImageImage
Beijing[/center]

Source: http://www.rsf.org/article.php3?id_article=23332

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Nhà Đạo Diễn Lừng Danh Thế Giới Steven Allan Spielberg tẩy Chay Olympic Bắc Kinh

Minh Dũng
(VNN)


Image
ImageImageImage

Image


Cách đây 28 năm, Thế vận hội mùa hè Moscow bị thất bại vì nhiều quốc gia Âu Mỹ và Nhật Bản tẩy chay không tham gia bởi lý do Liên Xô đem quân tiến đánh Afghanistan. Lần này, Olympic Bắc Kinh 2008 sẽ diễn ra như thế nào khó mà dự đoán được vì đã có nhiều quốc gia lên tiếng cảnh cáo chính quyền cộng sản Trung quốc phải cải thiện vấn đề nhân quyền và ngưng ngay việc đàn áp tôn giáo và khủng bố đối lập. Tin mới nhất cho hay nhà đạo diễn lừng danh thế giới, ông Steven Allan Spielberg đã từ chối không nhận làm cố vấn chỉ đạo nghệ thuật cho hai buổi lễ khai mạc và bế mạc Thế Vận Bắc Kinh 2008 vì quá bất mãn chính quyền cộng sản Trung quốc trong việc ủng hộ chính phủ Sudan đàn áp người tị nạn Darfur.
Mấy ngày trước khi biết chắc là nhà đạo diễn Spielberg sẽ tẩy chay, chính quyền Bắc Kinh đã chỉ thị cho Ủy ban Olympic Trung quốc ra thông báo nói rằng vì có sự bất đồng giữa Ban tổ chức với đạo diễn Spielberg về bản quyền của hai buổi lễ khai mạc và bế mạc Olympic Bắc Kinh 2008 nên Ủy ban Olympic Trung quốc không mời ông Spielberg làm cố vấn Nghệ thuật cho hai buổi lễ đó nữa, nhà sản xuất kiêm đạo diễn Trương Nghệ Mưu của Trung quốc sẽ được trao cho quyền đứng ra điều khiển trực tiếp mà không cần nhờ bất kỳ ai làm cố vấn. Bản thông cáo này hoàn toàn bịa đặt lý do vì thực sự nhà đạo diễn Spielberg không đòi hỏi gì về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến việc dàn dựng hai buổi lễ đó, chỉ yêu cầu nhà nước cộng sản Trung quốc một điều duy nhất là hãy ngưng ngay hành động tiếp tay cho nhà cầm quyền Sedan đàn áp người tị nạn Darfur.
Chuyện không nói có, chuyện có nói không đã trở thành khuông đối với các chính quyền cộng sản nên họ chẳng bao giờ ngượng miệng, hơn nữa với sự kiểm soát gắt gao về truyền thông nên đa số người dân không hề biết sự thật, nhận toàn là thông tin một chiều đầy sai lạc.
Được biết vào tháng 4 năm 2006, nhà đạo diễn tài ba Spielberg đã nhận lời mời từ chính quyền Trung quốc để đứng ra làm cố vấn nghệ thuật cho hai buổi lễ khai mạc và bế mạc Olympic Bắc Kinh. Nữ tài tử lừng danh Hoa kỳ là cô Mia Farrow, người rất thân với đạo diễn Spielberg, khi biết tin này đã lên tiếng chỉ trích hành động của Spielberg. Trên trang nhà của nữ tài tử Mia Farrow viết chỉ trích Spielberg như sau: "Nhà nước Bắc Kinh luôn tiếp tay cho chính quyền Sudan đàn áp người tị nạn Darfur, tại sao Spielberg lại đi hỗ trợ cho một cái chính quyền xấu như vậy. Có thể Spielberg không biết chuyện này nên tôi phải nói cho ông ta rõ để ngưng ngay việc hỗ trợ cho chính quyền cộng sản Trung quốc trong việc dàn dựng nghệ thuật cho các buổi lễ của Olympic Bắc Kinh 2008."
Sở dĩ nữ tài tử Mia Farrow biết rõ như vậy vì cô là Đại sứ thân thiện của Quỷ tài trợ Nhi đồng Thế giới của Liên Hiệp Quốc, có tên gọi tắt là UNICEF. Nữ tài tử Mia Farrow đã từng đến ủy lạo các em nhì đồng trong những trại tị nạn người Darfur nên rất hiểu chuyện. Về phía đạo diễn Spielberg đã không giận dữ hay tự ái khi bị nữ tài tử Mia Farrow chỉ trích như thế, ông Spielberg đã đi tìm hiểu vấn đề và thấy rõ là những lời của nữ tài tử Mia Farrow là đúng sự thật, nhưng đã nhận lời rồi mà bây giờ bỏ ngang xương thì không phải là thái độ của người lớn. Tháng 7 năm 2007, Spielberg viết thư cho ông Hồ Cẩm Đào yêu cầu không tiếp tay cho chính quyền Sudan đàn áp dân tị nạn Darfur. Thơ gởi đi mà chẳng có một lời hồi âm nên vào đầu tuần qua, đạo diễn Spielberg đã lên tiếng tẩy chay, không nhận làm cố vấn nghệ thuật cho hai buổi lễ khai mạc và bế mạc Olympic Bắc Kinh 2008.
Các nhà đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền ở Trung quốc đánh giá cao hành động tẩy chay Olympic Bắc Kinh 2008 của đạo diễn Steven Allan Spielberg và kêu gọi các quốc gia không nên gởi đoàn lực sĩ của mình đến tranh tài tại một đất nước vi phạm nhân quyền, đàn áp tôn giáo, khủng bố dối lập, chính quyền Bắc Kinh vừa ăn cướp vừa la làng bằng câu khẩu hiệu ''Không được xen chuyện chính trị vào thể thao'', nhưng chính họ lại là kẻ lợi dụng thể thao để che đậy những hành động chính trị thối tha của chế độ cộng sản độc tài.

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Cú hích nhẹ của Steven Spielberg làm… xốn xang hàng tỉ người Tàu


VietCatholic News (Thứ Tư 20/02/2008 18:28 )


BẮC KINH -- Nhà đạo diễn điện ảnh đoạt giải Oscar kiêm sản xuất phim ảnh danh tiếng thế giới Steven Spielberg từ chức nhiệm vụ quảng cáo cho Thế Vận Hội Olympic Mùa Hè 2008 tại Bắc Kinh đang làm xốn xang hàng tỉ người Tàu vào ngày 14/2/2008.

Image

Chú Tàu cộng sản, một nước được mệnh danh là “công xưởng rẻ tiền của thế giới“ và „xứ sở của hàng nhái“ đã ăn lên làm ra trong những năm vừa qua thúc đẩy cho sự tăng trưởng quốc gia tiến lên vượt bực. Về mặt ngoại giao họ đạt được điều tối ưu là nước tổ chức đăng cai Olympic 2008 tại Bắc Kinh. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế như tên bắn đó, những thương hiệu nổi tiếng trên thế giới luôn tìm mọi cách tới gần thị trường Tàu cộng. Và sự kiện lớn như Olympic 2008 chính là cơ hội vàng để tiếp cận gần hơn với hơn 1 tỉ người tiêu dùng nơi đây. Theo những công ty chuyên tổ chức quảng cáo, có lẽ chưa có một sự kiện thể thao nào lại thu hút sự tham gia của các thương hiệu lớn trên thế giới cũng như những nhà tài trợ thương mại như Olympic Bắc Kinh 2008. Nắm bắt nguồn lợi to tát này, toàn dân Tàu đang dồn mọi nỗ lực cho sự thành công lễ hội thể thao mùa hè vĩ đại nhất thế giới: họ kết hợp từ quân sự, kỹ thuật khoa học, kiến trúc, quảng cáo, sức người, cải tạo môi trường thải khí độc… Ngay cả khía cạnh việc mời gọi các nhân vật nổi tiếng thế giới làm quảng cáo cho Olympic 2008 cũng được bộ máy tuyên truyền mở công xuất tối đa, có cả tin đồn đến việc họ muốn trải thảm đỏ đón tiếp Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI trước ngày khai mạc thế vận hội để đánh bóng cho khuôn mặt Tàu cộng.

Chuẩn bị cho bộ mặt đẹp của Tàu cộng dịp Olympic 2008 họ đã mời được nhà đạo diễn lừng danh Steven Spielberg vào chức cố vấn nghệ thuật cho Olympic 2008 tại Bắc Kinh, một chức vụ ngồi mát hưởng bát vàng. Steven Spielberg là một trong các vị vua đạo diễn qua những bộ phim: E.T. the Extra-Terrestrial năm 1982; Schindler’s List năm 1993 với 7 giải thưởng Oscar; Der weiße Hai (engl. Jaws) năm 1975.

Vào ngày 14/2/2008 nhà đạo diễn đoạt giải Oscar Steven Spielberg tuyên bố từ chức nhiệm vụ quảng cáo cho Thế Vận Hội Olympic Mùa Hè 2008 tại Bắc Kinh đang tạo ra cú sốc lớn đối với chú Tàu cộng sản. Một lý do phản đối Tàu cộng đang tiếp tay với chính phủ nước Sudan đàn áp giết người dân lành tại khu vực Darfur, số nạn nhân bị giết đã lên đến 200.000 và hơn 2 triệu người bị mất nhà cửa trong những cuộc xung đột kể từ 2003 đến nay. Tàu cộng đóng góp rất tích cực trong việc viện trợ và giúp đỡ nhân đạo vô điều kiện (bất chấp thể chế khủng bố, đàn áp, gây hại môi trường) để ôm kho dầu hỏa của Sudan. Hiện nay Tàu cộng đã gởi đến Sudan khoảng 4.000 quân chính quy để làm nhiệm vụ bảo vệ các cơ sở dầu lửa của họ. Một cách gián tiếp nào đó Tàu cộng tiếp tay ngăn cản sự tham gia quân đội của Liên Hiệp Quốc vào Darfur để được hưởng lợi riêng một mình, như họ đang làm tại Myanmar ủng hộ chính phủ độc tài từ năm 1962 để thò tay thu nhặt tài nguyên nơi đây.

Ngày hôm sau tất cả báo chí thế giới cho chạy ngay tít báo về tin tức giật gân của Steven Spielberg cộng thêm nhiều bình luật tiêu cực chống Tàu cộng. Một ý đồ kiểu thực dân mới do cộng sản Tàu đẻ ra trên các quốc gia nghèo, nhưng lại giàu có về tài nguyên dầu hỏa và quặng mỏ. Vô tình Steven Spielberg kéo lên một hồi chuông cảnh tỉnh thế giới tự do về hiểm họa tư bản đỏ Tàu cộng ngay trong những tháng cuối chạy rút cho Olympic 2008 sẽ được khai mạc vào ngày 08/8/2008 tại Bắc Kinh.

Như một phản ứng dây chuyền những mặt trái của tấm huy chương Thế Vận Hội đang được báo chí quốc tế đăng tải liên tiếp trong những ngày vừa qua bởi hàng loạt xì-căn-đan của Tàu cộng gây ra tại bên trong cũng như ngoài nước của họ:

- 03/2/2008: Ôtô Trung cộng kém an toàn tại Nga. Hành khách trên chiếc Freedom Cruiser của hãng xe Trung cộng Geely gần như không có cơ hội sống sót trong thử nghiệm an toàn EuroNCAP, do tạp chí Auto Review của Nga tổ chức ngày 03/2.

- 12/2/2008: Mỹ bắt giữ 4 gián điệp Trung cộng tại Mỹ do cung cấp thông tin bí mật quốc phòng cho Trung cộng. Phát ngôn viên Bộ Tư pháp Mỹ cho biết các vụ việc này là những vi phạm nghiêm trọng đối với an ninh quốc gia Mỹ.

- 12/2/2008: Mỹ cũng đã than phiền cùng ngày về tình trạng vi phạm bản quyền phim và nhạc tại Trung cộng.

- 12/2/2008: Liên Hiệp Âu Châu EU cũng đang cân nhắc việc khởi kiện lên WTO việc Trung cộng có chính sách hạn chế các tập đoàn tin tức tài chính nước ngoài.

- 13/2/2008: Nhật Bản phát hiện thuốc trừ sâu trong bánh bao của Trung cộng. Hiệp hội những người tiêu dùng Nhật Bản cho biết họ phát hiện một lượng thuốc trừ sâu nhỏ trong 17 túi bánh bao được thu hồi tại Tokyo, Chiba và Saitama vào ngày 13/2.

- 14/2/2008: Mỹ đã giành thắng lợi ban đầu trong một vụ kiện lên Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) đối với các chính sách thuế của Trung cộng, gây trở ngại cho hoạt động nhập khẩu phụ tùng ô tô nước ngoài. Sau khi các hãng thông tấn đồng loạt đưa tin về báo cáo mật của WTO tại Geneva (Thuỵ Sĩ), một quan chức thương mại Mỹ cho biết WTO đồng ý với Mỹ rằng Trung cộng đã hành động trái với các cam kết WTO.

- 19/2/2008: Nhật Bản lại phát hiện thuốc trừ sâu trong cá thu đông lạnh chế biến tại Trung cộng. Ngày 19/2, Trung cộng đã cho thu hồi 19 loại sản phẩm làm từ cá thu đông lạnh xuất khẩu sang Nhật Bản sau khi một công ty thực phẩm đông lạnh ở Sanuki thuộc tỉnh Kanagawa cho biết họ đã phát hiện thuốc trừ sâu trong cá thu đông lạnh được chế biến. Số cá thu trên được chế biến tại 2 nhà máy của Trung cộng ở tỉnh Sơn Đông và đã được phân phối cho các cửa hàng bán món Sushi trên toàn quốc của Nhật.

- 19/2/2008: Một bức ảnh đoạt giải báo chí của Trung cộng chụp cảnh bầy linh dương Tây Tạng di chuyển bên dưới một chuyến tàu đang rầm rập lao về phía trước đã bị phát hiện là ảnh ghép. Tác phẩm do nhiếp ảnh gia nổi tiếng Lưu Vị Cường của Trung cộng chụp được giữa cảnh vật thiên nhiên và kỹ thuật, đăng lần đầu trên Tân Hoa Xã vào tháng 6/2006 và đăng lại trên hơn 200 cơ quan báo chí quốc tế, đã đoạt giải đồng hạng ảnh báo chí của năm 2006 do Đài truyền hình trung ương Trung cộng trao tặng. Thậm chí chính quyền Trung cộng còn dùng nó làm "bằng chứng" cho thấy tuyến đường sắt Thanh Hải - Tây Tạng không ảnh hưởng đến môi trường sinh thái ở khu vực nó đi qua. Một cư dân mạng đã nghi ngờ tấm ảnh được "phù phép" khi phát hiện một đường kẻ bất thường ở gần phía dưới tấm ảnh. Một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp phân tích rằng loài linh dương Tây Tạng có tập tính sợ tiếng ồn, nếu có chuyến tàu đang chạy ở phía sau, chúng sẽ chạy tán loạn chứ không ngay hàng thẳng lối như trong hình. Vào ngày 19/2/2008 Báo Thành Đô Buổi Chiều cho biết ông Lưu Vị Cường, hiện là tổ phó tổ ảnh của báo Đại Khánh Buổi Chiều, đã thừa nhận dùng kỹ thuật ghép hai ảnh thành một, nhưng không có ý định đăng ảnh này với tính chất ảnh báo chí mà chỉ xem nó là ảnh "nghệ thuật". Tuy nhiên trước đó, ông Lưu từng "nổ" trong một cuộc phỏng vấn rằng mất tám ngày tám đêm "mai phục" để chụp tấm ảnh này.

Các tin tức tiêu cực từ trong ra ngoài của những ngày vừa qua làm cho Tàu cộng xốn xang không thể bưng bít kịp thời, cộng với thời gian đến ngày khai mạc Olympic càng gấp rút. Đúng ra lời tuyên bố từ chối hợp tác với Olympic 2008 của Steven Spielberg là cú hích choáng váng cho Bắc Kinh trong thời gian chuẩn bị quan trọng này hơn hết. Các nước Tây Phương luôn là đối thủ gầm gừ với Tàu cộng lợi dụng cũng tuôn ra các nguồn tin rất tiêu cực gây bất lợi cho nước tổ chức đăng cai Thế Vận Hội.

Thế Vận Hội luôn là lễ hội quan trọng cho đời người thể thao và có sức thu hút mãnh liệt cho các lực sĩ đến tranh tài thi đấu. Khoảng 15.000 vận động viên sẽ tới Bắc Kinh để thi đấu và khoảng 25.000 phóng viên quốc tế đại diện cho hơn 200 quốc gia đến ghi nhận và tường thuật các bộ môn thi đấu, cộng với nhiều tổ chức nhân quyền sẽ được cuốn theo dòng thác Thế Vận Hội du nhập vào nước Tàu cộng sản bằng nhiều danh xưng khác nhau. Chắc chắn cách nhìn của giới báo chí không chỉ nhắm vào thi đấu thể thao nhưng họ cũng sẽ lợi dụng dịp lễ hội để dòm ngó thêm về môi trường khí độc, sự bách hại về tôn giáo và nhân quyền, án tử hình do các địa phương hành xử độc đoán, nạn đàn áp công nhân, các hãng xưởng nhái hàng, buôn bán các bộ phận của tử tù, sử dụng đội ngũ trẻ em lao động… Đạo diễn Steven Spielberg đang đi tiên phong khơi dậy các vấn đề nhạy cảm của Tàu cộng mà họ luôn muốn dấu diếm thế giới.

Tiếp nối Steven Spielberg các ủy hội thế vận quốc gia của Hoa Kỳ, Canada, Úc, Ðức, Nhật, Tây Ban Nha xác định rằng không hạn chế bất cứ điều gì các vận động viên muốn phát biểu tại Bắc Kinh nếu không vượt quá quy định trong Hiến Chương Thế Vận Hội. Phát Ngôn Viên Darryl Seibel của Ủy Hội Thế Vận Hoa Kỳ tuyên bố: “Chúng tôi sẽ dùng Hiến Chương Thế Vận Hội làm phương châm và tiêu chuẩn cho mọi việc, tuy nhiên sẽ không có sự hạn chế hay cấm đoán gì liên quan đến quyền tự do phát biểu đã được Ủy Hội Thế Vận Hoa Kỳ xác định”.

Điều người viết muốn ghi nhận ra đây là tất cả cơ quan truyền thông của cộng sản Việt Nam hoàn toàn bưng bít kín tin tức về sự từ chức của nhà đạo diễn danh tiếng thế giới Steven Spielberg. Thông thường hơn 700 tờ báo Việt Nam rất nhanh chóng dịch các tin tức quan trọng cho đến các tin gà tin vịt trên thế giới để cống hiến người dân, nhưng lời nói của Steven Spielberg họ bỏ lửng tránh đi thì cho chúng ta thấy kẽ hở của cộng sản rất sợ sức mạnh dân chủ của Tây phương. Ông Steven Spielberg đã dùng sự tự do suy nghĩ của mình nói lên chính kiến chống lại bạo lực độc tài và lũ người tham gia gây tội ác. Điều ông làm đang gây tiếng vang lớn quốc tế. Chúng ta cũng nhớ lại trường hợp ông Nguyễn Minh Triết đến thăm Hoa Kỳ vào tháng 6/2007 được báo The Washington Post bật mí ngày 25/1/2008 khi liên quan đến những buổi cầu nguyện đòi công lý tại Tòa Khâm Sứ Hà Nội: “State Department pressured Hanoi for Quan's release, which came just before Vietnamese President Nguyen Minh Triet made a trip to Washington.” Dịch nôm na: “Phải thả luật sư Quân thì mới được qua Mỹ.” Chủ tịch Triết đã phải vâng lệnh “giặc Mỹ” phán dạy chỉ vì một người phò dân chủ rất tầm thường, lúc đó đang bị cộng sản Việt Nam giam giữ.

(http://www.washingtonpost.com/wp-dyn/co ... 5/AR200801 2500887.html)

Đạo diễn Steven Spielberg tạo ra một sức mạnh dân chủ gây xốn xang cho cộng sản Tàu qua sự từ chối chức vụ quảng cáo nghệ thuật, nhiều nhà nghệ thuật thế giới noi theo đang mở màn tấn công Tàu cộng với làn sóng tự do dân chủ, nhất là tự do ngôn luận, đôi lúc họ có thể tự bộc phát đưa ra ý kiến ngay cả trong các cuộc tranh tài thể thao tại Bắc Kinh. Có thể đây là khí giới mà Tàu cộng sợ nhất vì không có gì để trừng phạt họ, như Tàu vẫn làm đối với thế giới Tây phương bằng cách cấm khẩu kinh tế vào thi trường Tàu, điều Tây phương rất úy kị vì đụng chạm đến lợi nhuận kinh tế sống còn của họ.

Qua hành động của ông Steven Spielberg đối với Tàu cộng mang đến cho chúng ta một tia hy vọng trong cuộc cầu nguyện đòi công lý và đòi lại đất đai tại Việt Nam, nếu chúng ta dùng được sức mạnh dân chủ từ mọi hướng làm hậu thuẫn cho cuộc đấu tranh chính nghĩa này.


Hà Long

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

VÌ QUỐC VẬN, PHẢI TẨY CHAY THẾ VẬN
- PVHai -



Image

Chưa đầy 5 tháng nữa, hoạt động thể thao lớn nhất hành tinh sẽ khai diễn ở Bắc Kinh.
Từ nhiều năm trước, chính quyền Trung Quốc đã nỗ lực trên nhiều mặt nhằm quảng bá cho một đất nước đang dẫn đầu thế giới CS, với dân số đông nhất hành tinh.

Những vận động trường tầm cỡ, kèm theo là các công trình phụ trợ được hối hả dựng lên.
Người dân Bắc Kinh được khuyến cáo học thêm Anh ngữ, học cách giao tiếp và ứng xử cho phù hợp.

Ngay cả ngày khai mạc cũng được chọn để gây ấn tượng cho tâm lý và tín ngưỡng của người Á Đông: 08.08.08

Vạn sự tưởng chừng trơn tru tốt đẹp, bỗng nhiên Bắc Kinh nhận ra rằng: con tàu Thế Vận do mình làm đầu kéo năm nay phải chạy trên những quãng đường dằn xóc ghê gớm trước khi về đến ga cuối.

Phản ứng của quốc tế

Cú xóc đầu tiên đến từ đảo quốc lân cận. Khi phát giác hành trình của ngọn đuốc sẽ đi ngang qua Đài Loan, chính quyền ở đây đã phản ứng rất kiên quyết. Bản tin trên tờ The Wall Street Journal (13/03/2008) nói rằng, chính quyền Đài Loan đã dứt khoát từ chối không cho ngọn đuốc Thế Vận 2008 được phép đi vào bán đảo Đài Loan. Đơn giản chỉ vì họ không muốn thế giới hiểu rằng Đài Loan là một phần lãnh thổ của Trung Cộng.

Cú dằn dữ dội hơn đến từ vùng đất được mệnh danh là “Nóc nhà của thế giới”. Dân tộc Tây Tạng chưa hề bị đồng hóa, và hơn bao giờ hết họ đang bày tỏ khao khát giành độc lập. Ngoài việc rước ngọn đuốc Tự do cho Tây Tạng xuất phát từ đỉnh Olympia để chạy song song với đuốc Thế Vận 2008, người Tạng khắp nơi trên thế giới đồng loạt đứng lên đòi độc lập. Từng đoàn người đi bộ từ Ấn Độ băng qua biên giới để đến Tây Tạng, lên tiếng phản đối chính sách cai trị mà Trung Quốc đang áp đặt lên quê hương mình. Bạo động bùng phát tại thủ đô Lhasa, Bắc Kinh phải sử dụng đến quân đội và ban hành lệnh thiết quân luật. Súng đã nổ và máu của những người đòi độc lập lại đổ trên đường phố Lhasa.

Image

Thế giới tự do đổ dồn ánh mắt quan ngại về Trung Quốc. Nhiều quốc gia đã lên tiếng kêu gọi tẩy chay Thế Vận Hội 2008. Trong đó, nhiều nước tố cáo vai trò hậu thuẫn của Bắc Kinh cho chế độ diệt chủng ở Darfur.

Chủ tịch Hạ viện Mỹ, bà Nancy Pelosi, kêu gọi cộng đồng quốc tế lên án vụ đàn áp của Trung Quốc nhắm vào những người biểu tình chống chính phủ ở Tây Tạng, và nói rằng vụ xung đột này là một thách thức đối với lương tâm của nhân loại.

Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới kêu gọi các giới chức chính trị tẩy chay lễ khai mạc Thế Vận Hội Bắc Kinh để phản đối việc nhà cầm quyền Trung Quốc đàn áp những người biểu tình tại Tây Tạng.

Ngoài ra, các nhân vật nổi tiếng cũng bày tỏ sự bất mãn trước các ứng xử của Bắc Kinh.

Đầu tiên là sự rút lui của đạo diễn lừng danh Steven Spielberg vào tháng 2/2008. Mặc dầu trước đó ông đã nhận làm cố vấn nghệ thuật cho buổi lễ khai mạc và bế mạc, nhưng ông ta cho rằng Trung Quốc chưa tỏ rõ thiện chí để chấm dứt đổ máu tại Darfur. Bắc Kinh vẫn tiếp tục mua dầu hỏa của Sudan và cung cấp phần lớn vũ khí cho cuộc xung đột tại Darfur.

Rồi Hoàng Tử Charles cũng tuyên bố không tham dự. Ông ủng hộ vị lãnh đạo tinh thần Dalai Lama, người đang sống lưu vong kể từ cuộc nổi dậy chống Trung Quốc bất thành vào năm 1959.

Tại một buổi trình diễn ở Thượng Hải hồi đầu tháng 3/2008, nữ ca sĩ Bjork của Iceland đã hô to 'Tây Tạng, Tây Tạng' nhiều lần vào lúc trình diễn ca khúc có tựa là ‘Tuyên bố Độc lập.’ Bộ Văn hóa Trung Quốc đã nổi giận và thông báo sẽ siết chặt kiểm soát đối với những buổi trình diễn và các ca sĩ nước ngoài.

Theo DCVOnline, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk cũng là nguyên thủ quốc gia đầu tiên trên thế giới tuyên bố sẽ không đến dự khai mạc Thế Vận Hội Bắc Kinh vào mùa hè năm nay để phản đối Trung Quốc đàn áp nhân dân Tây Tạng.

Thái độ của thanh niên và trí thức Việt Nam

Không lường trước được những rắc rối kể trên, và nhất là quá tin tưởng vào khả năng cai trị của người đồng chí CSVN, Bắc Kinh đã đi một nước cờ sai lầm vào cuối năm 2007. Ra tuyên bố Tam Sa để sáp nhập Hoàng Sa và Trường Sa, dự định nhân dịp Thế Vận Hội sẽ giới thiệu bản đồ vùng lãnh hải mới cho thế giới. Những tưởng rằng Lê Dũng chỉ đọc lời “cực lực phản đối” qua loa lấy lệ như những lần trước, rồi sóng biển Đông sẽ nhấn chìm tất cả.

Điều Bắc Kinh không ngờ đến là thanh niên và trí thức Việt Nam đâu còn cam chịu khoanh tay, nhắm mắt ngoan ngoãn tin vào hơn 700 cơ quan ngôn luận trong nước nhất tề bưng bít sự thật.

Hai cuộc biểu tình trước Đại sứ quán TQ ở Hà nội và Lãnh sự quán TQ ở Sài gòn vào sáng Chủ nhật 9/12/2007 như một gáo nước lạnh tạt thẳng vào mặt chính quyền Bắc Kinh. Hà nội lâm vào thế “trên đe dưới búa”. Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao TQ nói gần nói xa: “Chúng tôi nhận thấy các tuyên bố khác nhau của Việt Nam trong các thời điểm lịch sử khác nhau…”

Image

Điều Hà nội muốn giấu kín suốt 50 năm có nguy cơ đổ bể. Vì thế, trong các đợt biểu tình kế tiếp, quân đội, công an và mật vụ được huy động tối đa. Những người biểu tình ôn hòa để phản đối quân xâm lược ngơ ngác nhìn phản ứng của chính quyền, có người hoài nghi: “Công an và quân đội của Việt Nam hay là của Trung Quốc?”

Niềm tin của tầng lớp trí thức đối với chính quyền tuột dốc thê thảm. Những người trước đây không thèm quan tâm gì đến chính trị, bây giờ cũng không thể nhịn được cơn phẫn uất. Qua các diễn đàn trên mạng lưới Internet, họ không ngần ngại gọi đám lãnh đạo CSVN là những kẻ “dâng đất nhượng biển, bán nước cầu vinh”…

Không khí phản đối TQ lại được hâm nóng trở lại khi chính quyền Việt Nam trơ trẽn ủng hộ và tiến hành tổ chức đón ngọn đuốc Beijing 2008, theo lịch trình sẽ đến Sài gòn vào ngày 29/4/2008.

Biểu tình phản đối ngọn đuốc của quân xâm lược rước qua lãnh thổ Việt Nam là điều cần thiết, vì các lý do sau:

- Chứng tỏ cho Bắc Kinh thấy rằng người Việt Nam không dễ dàng chịu khuất phục trước âm mưu xâm lấn lãnh thổ, dù nó được thực hiện tinh vi dưới bất kỳ hình thức nào.
- Cơ hội bày tỏ chánh nghĩa cho toàn thế giới, qua đó đặt áp lực lên nhà cầm quyền Trung Quốc về chính sách đối ngoại dựa trên vị thế nước lớn của họ.
- Cuộc biểu tình cần phải quy mô nhằm tạo được tiếng vang lớn. Chưa thể lấy lại Hoàng Sa, nhưng cần phải có dấu mốc để duy trì quyết tâm, tránh để bị nhấn chìm vào quên lãng như tình trạng 34 năm qua.
- Làm thế nào để mỗi khi binh lính TQ muốn xả súng vào thường dân Việt Nam trên biển Đông, họ phải e dè hơn!

Không ái ngại cho những kẻ cam tâm cầm đuốc chạy theo vết xe đổ của Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống.

Chỉ day dứt: Làm sao cảnh cáo được kẻ gây ra tội ác, khi ngọn lửa bạo tàn của nó vẫn cháy ngang ngược trên đầu người bị hại?

Tháng 3/2008


Nguồn:
http://pvhai.blogspot.com/2008/03/vnboy ... g2008.html

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Thế giới đồng loạt kêu gọi tẩy chay Thế Vận Olympics
John Leicester tường thuật (AP)
Paris - Việc kêu gọi tẩy chay Trung Quốc qua vụ xử lý bạo động ở Tây Tạng càng trở nên rõ rệt hơn vào hôm Thứ Ba khi có lời đề nghị một cuộc "tẩy chay nhỏ" Thế Vận Bắc Kinh của các quan khách danh dự buổi lễ khai mạc. Image Image[/center]
Sự phản đối này của các quan khách là những vị lãnh đạo từ khắp nơi trên thế giới sẽ là một cút tạt mạnh vào mặt đối với hàng ngũ lãnh đạo cộng sản Trung Quốc.

Ông Bernard Koucher, vị bộ trưởng ngoại giao bộc trực của Pháp, là một nhà hoạt động về nhân quyền đã nói rằng ý kiến này cũng “lý thú”.

Ông Koucher nói ông sẽ thảo luận ý kiến này với các vị ngoại trưởng của 27 quốc gia thuộc khối Liên Hiệp Âu Châu. Lới phát biểu của ông đã hé lộ điểm trái ngược so với quan điểm bất di bất dịch trước đây của chính phủ Pháp về việc tẩy chay hoàn toàn.

Ông còn nói là sáng kiến bỏ qua việc tham dự buổi lễ khai mạc vào ngày 8 tháng 8 "là kém tiêu cực so với việc tẩy chay hoàn toàn" và "chúng tôi đang xem xét việc này".

Khi được hỏi về lời phát biểu của bộ trưởng ngoại giao Pháp, vị đại sứ của Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc là ông Wang Guangya đã nói: "Tôi chắc chắn rằng hầu hết mọi người trên thế giới này không đồng ý với ông ta".

Ông Jacques Rogge, chủ tịch Ủy Ban Olympic Quốc Tế, tháng vừa rồi nói rằng sẽ có nhiều vị nguyên thủ quốc gia đến tham dự, kể cả Tổng Thống Bush, Thủ Tướng Đức Angela Merkel và Tổng Thống Pháp Nicolas Sarkozy.

Việc tẩy chay buổi lễ khai mạc, nếu xảy ra, sẽ không có sự tham dự của các vận động viên bởi vì các điều luật của Olympic cấm họ tham dự vào các cuộc tẩy chay bất kỳ trận đấu hay hoạt động nào, kể cả buổi lễ khai mạc.

Ông Darryl Seibel, phát ngôn nhân của Ủy Ban Olympic Hoa Kỳ nói không có điều lệ nào bắt các vận động viên phải tham dự buổi lễ khai mạc.

Ông Seibel cũng nói "Chúng tôi mong muốn các vận động viên có mặt tại buổi lễ khai mạc", vì "đó là một vinh dự lớn lao được bước đi giữa vận động trường với quốc kỳ của chúng ta, trong một buổi lễ chào đón và vinh danh các vận động viên từ khắp nơi trên thế giới".

Cuộc biểu tình bạo động ở Tây Tạng là một thử thách nghiêm trọng trong vòng 2 thế kỷ qua đối với sự cai trị của Trung Quốc ở đây, đang làm cho chính phủ các nước và các nhà vận động nhân quyền phải xét lại thái độ đối với cuộc tranh tài thế vận từ 8 đến 24/8.

Cô Sophie Richarson, giám đốc văn phòng New York của Ủy Hội Nhân Quyền Quốc Tế (HRW), nói rằng bấy lâu nay Ủy Hội chưa lên tiếng về tẩy chay, nay có thể sẽ thay đổi lập trường của mình, kêu gọi các vị nguyên thủ quốc gia không tham dự buổi lễ khai mạc. Qua điện thoại cô cũng nói rằng cho đến giờ này Ủy Hội đang gợi ý với các vị lãnh đạo thế giới là nên suy nghĩ một cách "sâu sắc" hơn một khi thế giới nhìn thấy họ ngồi chung với lãnh đạo của Trung Quốc.

Cô cũng nói thêm "sự hiện diện của họ tại Thế Vận sẽ được nhà cầm quyền Trung Quốc đưa tin và tuyên truyền đó là một sự đồng thuận".

Hoàng Tử Charles cũng đã tuyên bố không tham dự. Ông ủng hộ vị lãnh đạo tinh thần Dalai Lama, người đang sống lưu vong kể từ cuộc nổi dậy chống Trung Quốc bất thành vào năm 1959.

Nhà đạo diễn Hollywood Steven Spielberg vào tháng Hai vừa qua cũng đã rút tên khỏi chức vụ "cố vấn nghệ thuật" cho buổi lễ khai mạc và bế mạc, nói rằng Trung Quốc chưa làm hết mình để chấm dứt đổ máu tại Darfur. Trung Quốc mua hầu hết dầu hỏa của Sudan và cung cấp phần lớn vũ khí sử dụng trong cuộc xung đột tại Darfur.

Trung Quốc đang cố gắng ngăn chặn phong trào tấy chay lên cao. Thủ tướng Ôn Gia Bảo, trong vị trí cao nhất của chính phủ, khi nói đến những cuộc biểu tình ở Tây Tạng và các tỉnh lân cận, ông đã tố cáo Đức Dalai Lama và các thành viên là chủ mưu cuộc bạo động này để phá hoại Olympic.

Ông cũng nói "Thế Vận Hội Bắc Kinh sẽ là một tụ hội vĩ đại cho các đấu thủ từ khắp nơi trên thế giới. Chúng ta cần phải tôn trọng các nguyên tắc và Điều Lệ của Olympic và không nên chính trị hóa thế vận".

Ủy Ban Olympic Quốc Tế (IOC) buộc lòng phải vận động chống lại bất kỳ cuộc tẩy chay nào và các khả năng biến cuộc tranh tài thành một cuộc biểu tình. Ở vị thế của IOC, như ông chủ tịch Rogge đã lập lại là tổ chức này đơn thuần là tổ chức thể thao và không thể áp lực bất kỳ vấn đề chính trị nào đối với Trung Quốc hay các quốc gia khác.

Nữ phát ngôn nhân của IOC Emmanuelle Moreau nhấn mạnh rằng điều lệ của Olympic cấm biểu tình tại bất kỳ cuộc tranh tài nào. Lời phát biểu này được đưa ra ngay sau khi một số dân biểu Pháp đề nghị các vận động viên đeo băng tay hoặc khăn quấn cổ có biểu tượng Tây Tạng khi đứng trên bục nhận lãnh huy chương hoặc tại buổi lễ khai mạc.

"Chẳng chuyên nghiệp tí nào khi cấm khẩu vận động viên, tức là theo vết xe của độc tài chuyên chế", ông Gerard Bapt một vị dân biểu Pháp phát biểu.

Cô Moreau cũng chưa đi vào chi tiết là IOC phải đối phó với biểu tình như thế nào tại Thế Vận Bắc Kinh. Cô nói: "Hiện có nhiều người, nhiều tổ chức đang bàn thảo. Riêng chúng tôi không muốn bị lôi kéo vào cuộc tranh luận. Chúng tôi có luật lệ và cách thức riêng để xử lý khi hữu sự. Chúng tôi không muốn bàn thêm về điều gì sẽ hoặc sẽ không xảy ra.

Một sự hiển nhiên là việc tẩy chay toàn diện chỉ làm tổn hại đến các vận động viên như các cuộc tẩy chay trước đây tại Olympic 1976, 1980 và 1984. Ngay cả Đức Dalai Lama cũng nói tẩy chay không phải câu trả lời.

Các lời kêu gọi của Âu Châu tẩy chay buổi lễ khai mạc được ra khi có cuộc biểu tình của người Tây Tạng hôm 10 tháng Ba đánh dấu kỷ niệm cuộc nổi dậy bất thành vào năm 1959.
Ông Joel Voordewind, một vị dân cử Hòa Lan, ngay tháng vừa rồi đã đề nghị các quốc gia "thi đấu nhưng cần phải né tránh sự xếp đặt của đảng".

Nhưng sự việc xảy ra tại Tây Tạng bây giờ càng thúc đẩy sự cấp bách hơn nữa đối với vấn đề nhân quyền của Trung Quốc.

Ngay cả trước khi xảy ra biểu tình ở Tây Tạng, Pieter Van Den Hoogenband, tay bơi lội của Hòa Lan 3 lần vô địch Olympic, đã kêu gọi ông Rogge hãy thay mặt toàn thể vận động viên thúc giục Trung Quốc cải thiện vấn đề nhân quyền. Hôm thứ Hai tay vô địch bơi bướm cự ly 50m của Nam Phi là Roland Schoeman nói rằng IOC nên đồng thanh đứng dậy mà nói "Cách mà những người (Tây Tạng) này bị đối xử là không thể chấp nhận được".
Luciano Barra, một thành viên lâu năm của Ủy Ban Thế Vận Olympic Ý, và cũng là Phó Tổng Giám Đốc điều hành Thế Vận Mùa Đông Turin 2006, cũng cho rằng IOC cần phải có chuẩn bị và phải lên tiếng nhiều hơn nữa. Ông nói:
"Đối với câu hỏi về sự khả tín, thì công chúng sẽ nói "quý vị chỉ biết nghĩ đến các cuộc tranh tài mà chẳng hề nghĩ đến hàng triệu người và sự tự do của họ".

Khoảng 400 người đọc kinh và vẫy cờ Tây Tạng hôm thứ Ba trước trụ sở tổng hành dinh IOC tại Lausanne, Thụy Sĩ. Wangpo Tethong, tự nhận là người cầm đầu Ủy Ban Olympic quốc gia Tây Tạng nói là ông Rogge "cần phải lên án và buộc Trung Quốc phải chấm dứt hàng động giết người".

Đối với một số quan sát viên Olympic, thì họ chẳng hề ngạc nhiên về các vụ biểu tình bạo động ở Tây Tạng và cũng là việc mà không thể mong IOC phải giải quyết.

"Đây cũng là điều mà người ta đã thấy trước khi trao thế vận Olympic cho Bắc kinh. Vấn đề Tây Tạng lúc nào cũng còn đó. Nó càng trở nên rõ rệt hơn trong vòng 6 tháng trước ngày tranh tài", Giáo Sư John MacAloon của Đại Học Chicago chuyên ngành về Thế Vận Sử Olympic đã phát biểu như thế qua phone.

Ông Gerhard Heiberg, một thành viên cao cấp của IOC phụ trách Tiếp Thị nói rằng các viên chức IOC không thể lên lớp Trung Quốc được, nhưng vẫn nêu ra các vấn đề nhân quyền và những vấn đề khác trong các dịp làm việc với viên chức Trung Quốc.

"Chúng tôi vẫn duy trì lập trường là Olympic luôn thuần túy là một ngày hội thể thao và chúng tôi không muốn can dự vào chủ quyền của một quốc gia trong chính sách đối nội và đối ngoại". Viên chức người Na Uy này còn nói "Một cách chính thức chúng tôi không can thiệp vào chuyện này. Tuy nhiên, đằng sau hậu trường vẫn có những cuộc đối thoại nhằm giải thích rõ có những sự việc có tầm ảnh hưởng đến sự thành bại của Olympic. Đây là điều quan trọng".

Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (Reporters Without Borders - RWB) có văn phòng tại Paris, hôm thứ Ba cũng tán đồng một cuộc tẩy chay buổi lễ khai mạc của các vị nguyên thủ quốc gia, hoàng thân quốc thích. Ông Hans-Gert Poettering, vị chủ tịch Liêp Hiệp Âu Châu nói rằng các chính trị gia cũng nên tránh né buổi lễ khai mạc nếu bạo động vẫn tiếp tục xảy ra".
“Kêu gọi tẩy chay hoàn toàn các cuộc tranh tài tại Olympic không phải là một giải pháp tốt. Mục đích không phải là tước đoạt sự tham dự của các vận động viên tại những cuộc tranh tài lớn của thế vận hoặc không cho người ta thưởng lãm”. Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới còn nói “Nhưng thật là nhẫn tâm nếu chúng ta không lên tiếng đối với các chính sách của Trung Quốc”.


_____________________________________
Góp phần cho bài viết này gồm các cây viết của AP là Angela Charlton ở Paris; Stephen Wilson ở Luân Đôn; Eddie Pells ở Denver, Stephen Wade ở Bắc Kinh và Graham Dunbar ở Geneva.

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Hãy Cùng Nhau Chống Cuộc Rước Đuốc Olympic Bắc Kinh 2008
Trung Điền

Image
Trong những ngày vừa qua, hàng ngàn nhà sư Tây Tạng đã cùng nhau xuống đường đòi độc lập và tố cáo sự đàn áp chính trị của nhà cầm quyền Bắc Kinh tại Thủ đô Lhara của Tây Tạng, đã tạo một sự chú ý đặc biệt nơi công luận. Cuộc đấu tranh của các nhà sư Tây Tạng đã làm cho nhà cầm quyền Trung Quốc hoảng sợ vì có thể tác động lên các nhóm sắc tộc khác cùng đứng lên đòi độc lập trong bối cảnh chuẩn bị Lễ Hội Olympic sẽ khai mạc vào tháng 8 tại Bắc Kinh. Do đó mà Bắc Kinh đã một mặt ra lệnh trấn áp các cuộc biểu tình, bắt giữ hơn một ngàn người, giết chết hơn 100 nhà sư Tây Tạng trong hai ngày cuối tuần vừa qua. Mặt khác Bắc Kinh đã ra lệnh cho hàng chục sư đoàn bộ đội tiến vào Tây Tạng để ngăn chận các cuộc nổi dậy có thể xảy ra. Trong khi đó, Thủ tướng Trung Quốc đã tố cáo Đức Daila Lama Tây Tạng xúi giục những nhà sư Tây Tạng nổi dậy nhằm phá hoại Lễ Hội Olympic, cũng như ra lệnh cho quân đội phải đặt trong tình trạng khẩn cấp để ứng phó trước các cuộc nổi dậy có thể xảy ra trong Hoa Lục.

Những diễn tiến xảy ra tại Tây Tạng trong hai ngày cuối tuần vừa qua, trên bề mặt là một biến cố bất ngờ đối với dư luận thế giới; nhưng nó là cuộc nổi dậy có chuẩn bị từ trước nằm trong một chuỗi những phản kháng mà các lực lượng dân chủ của những sắc dân Tây Tạng, Nội Mông, Tân Cương và các tổ chức dân chủ Trung Quốc tính toán từ trước. Mục tiêu của họ không chỉ là vận động công luận tẩy chay Olympic 2008 tại Bắc Kinh mà còn khai thác sự chú tâm của nhà cầm quyền Trung Quốc trong việc tổ chức Olympic ở Thủ đô, để mở ra hàng loạt các cuộc nổi dậy tại địa phương nhằm đặt nhà cầm quyền Bắc Kinh ở vào thế lúng túng đối phó, đặc biệt là từ ngày 23 tháng 3, ngày bắt đầu lễ rước đuốc Olympic diễn ra ở Hy Lạp kéo dài cho đến giữa tháng 8 năm 2008. Do đó mà cuộc nổi dậy của các nhà sư Tây Tạng trong hai ngày cuối tuần vừa qua có thể được coi là sự khơi mào cho thế tấn công toàn diện của các lực lượng dân chủ Trung Quốc nhắm vào Lễ Hội Olympic. Đặc biệt là trung tuần tháng 4 tới đây, một Hội nghị quy tụ các lực lượng dân chủ Trung Quốc sẽ khai mạc tại Tokyo, thủ đô Nhật Bản để đúc kết những nỗ lực vận động chống Olympic. Những hoạt động chống đối của các lực lượng dân chủ Trung Quốc đang làm cho nhà cầm quyền Bắc Kinh điên đầu đối phó vì họ rất lo ngại rằng sẽ có những cảnh rối loạn ngay trong những ngày diễn ra lễ hội Olympic không chỉ ở Bắc Kinh mà còn ở nhiều địa phương.

Nhà cầm quyền Bắc Kinh rất muốn Lễ Hội Olymic 2008 diễn ra suông sẻ và thành công, vì lễ hội này sẽ tạo một bước ngoặc lớn cho thế đứng của Trung Quốc nhằm chứng minh với thế giới về cái gọi là sự thành công của con đường cải cách 'thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa'. Đồng thời qua lễ hội này, Bắc Kinh sẽ vươn lên một tư thế mới - siêu cường không địch thủ - ở tại Á Châu. Những bước đi của Trung Quốc nói trên chắc chắn sẽ giúp phát triển thế bá quyền của họ đối với các nước lân bang. Trong bối cảnh đó, Việt Nam sẽ mãi mãi rơi vào thế chèn ép của Bắc Kinh nếu không chọn một thế đứng độc lập. Dưới sự cai trị của tập đoàn lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay, Việt Nam khó có thể thoát ra khỏi thế chèn ép của Bắc Kinh khi mà nhóm lãnh đạo coi quyền lợi phe nhóm của họ cao hơn các quyền lợi của dân tộc trước những xâm phạm lãnh thổ của Bắc Kinh. Chỉ có sức mạnh đấu tranh của dân tộc Việt Nam mới có thể cứu đất nước ra khỏi sự chèn ép và khống chế của Bắc Kinh. Lễ Hội Olympic Bắc Kinh 2008 là một cơ hội để cho dân tộc Việt Nam biểu hiện sự phản kháng với nhiều ý nghĩa:

Đó là tố cáo sự ươn hèn của lãnh đạo Hà Nội trước các hành động xâm phạm lãnh thổ của Bắc Kinh.

Đó là tẩy chay mọi sự cộng tác của Hà Nội đối với Bắc Kinh để cho thấy là dân tộc Việt Nam không ủng hộ quan hệ của đảng Cộng sản Việt Nam đối với nhà cầm quyền Bắc Kinh.

Đó là tạo thế liên đới với các lực lượng dân chủ Trung Quốc để đánh sập thế bá quyền của Bắc Kinh đồng thời tạo động lượng cho những xoay chuyển dân chủ tại Trung Quốc, Việt Nam và Tây Tạng.

Image Image

Ngày 29 tháng 4 năm 2008, Cộng sản Việt Nam sẽ tổ chức một cuộc rước đuốc Olympic Bắc Kinh 2008 tại thành phố Sài Gòn. Đây là thành phố thứ 20 trong lộ trình di chuyển đuốc Olympic 2008 đến các thành phố trên thế giới để tuyên truyền cho Olympic tại Bắc Kinh. Đây là cơ hội rất tốt để cho dân tộc Việt Nam biểu hiện bằng hành động cụ thể vừa phản kháng bản chất bá quyền và xâm lăng của Trung Quốc, vừa tố cáo sự ươn hèn của tập đoàn lãnh đạo Hà Nội để mất các lãnh đảo, các khu vực biên giới vào tay Bắc Kinh. Sự biểu hiện hành động trong ngày 29 tháng 4 tới đây, không đòi hỏi mọi người phải làm những điều gì khó nhọc. Việc làm này không chỉ giới hạn những người đang sống tại Việt Nam mà ngay cả tại hải ngoại. Đó là hãy cùng nhau kêu gọi mọi người và kêu gọi cả chính mình và người thân, hãy mặc áo trắng đi ra khắp các đường phố Sài Gòn, vào ngày 29 tháng 4 năm 2008. Hãy cùng nhau ra ngoài đường, hãy mặc áo trắng và hãy cùng gặp nhau chào hỏi để biến ngày 29 tháng 4 là ngày khởi đầu của một sự tập họp.

Có người lo ngại rằng, nếu hô hào mọi người túa nhau ra đường đông đảo, Cộng sản Việt Nam sẽ quay hình và dùng sự đông đảo này để tuyên truyền rằng dân chúng đã hưởng ứng lời kêu gọi của họ ra đường 'chào đón' đuốc Olympic mà dâng cho Bắc Kinh. Điều lo ngại này có thể đúng nhưng chế độ chỉ có thể tuyên truyền với bên ngoài; đối với đồng bào khắp nơi, chúng ta hiểu rõ ý nghĩa hành động của mình: hàng ngàn người cùng mặc áo trắng, cùng xuất hiện trên các đường phố trong một ngày để nói lên tiếng nói phản kháng mạnh mẽ của tập thể - công khai và bất bạo động - khởi đầu một tiến trình đấu tranh trên đường phố mà công an sẽ khó có thể đàn áp hay trù dập. Khi đã có số đông quần chúng trên đường phố Sài Gòn và cùng đồng lòng chống sự bá quyền của Trung Quốc về việc cưỡng chiếm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, người ta sẽ không thể im lặng nhìn nhau mà phải nói lên sự căm hờn dân tộc: Phản Đối Bắc Kinh. Tẩy Chay Olympic 2008. Bắc Kinh Phải Trả Lại Hoàng Sa và Trường Sa cho Việt Nam....

Hãy cùng nhau mặc áo trắng và bắt đầu những nỗ lực thật đơn giản nhưng phù hợp với nỗi trăn trở của mọi người về những phần lãnh thổ đang bị Bắc Kinh xâm chiếm. Nếu chúng ta không hành động, không lên tiếng thì ai sẽ làm cho chúng ta? Chẳng lẽ chờ cho thế hệ con cháu mai sau đứng lên đòi dùm lại cho thế hệ cha ông? Không thể nào trao cái nhục đó cho thế hệ mai sau. Thế hệ của chúng ta phải sòng phẳng với lịch sử.

Ngày 29 tháng 4, ngọn đuốc xâm lăng của bá quyền Bắc Kinh do đảng Cộng sản Việt Nam rước đến Sài Gòn còn là một điều ô nhục cho chúng ta - đánh dấu 33 năm Quốc Hận - về ngày tủi nhục 30 tháng 4. Chúng ta không thể im lặng nhìn con em chúng ta bị nhà cầm quyền Hà Nội bắt cầm đuốc và ca hát chạy trên đường phố Sài Gòn để cổ võ cho thế bá quyền Bắc Kinh. Đây là hình ảnh vô cùng nhục nhã cho dân tộc. Chúng ta không thể chấp nhận được. Vậy thì mọi người Việt Nam trong và ngoài nước hãy liên đới đứng lên, biến tuần lễ Quốc Hận 30 tháng 4 năm nay thành một chiến dịch tố cáo sự ươn hèn của Hà Nội đã nhượng đất, dâng biển cho bá quyền Bắc Kinh, và làm bùng nổ phong trào đấu tranh dân chủ tại Việt Nam.

Trung Điền


Nguồn:
http://www.vnn-news.com/article.php3?id_article=4169

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Lễ đốt Đước Thế vận

Image

Tin Hy lạp . vào lúc 11 g 45 trưa hôm qua thứ hai 24/3 .Buổi lễ đốt Đuốc Thế vận hội Bắc Kinh 2008 đã được diễn ra ở Đền Thờ Thần Hera Olympia Cổ Đại Hy Lạp .
Sau phần đọc diễn văn của Chủ tịch IOC , Chủ tịch Uỷ ban Thế vận hội Bắc Kinh đã lên đọc diễn văn để tiếp nhận Ngọn Lửa Thế vận để chuyển về bắc Kinh vào tháng 8 tới đây . Khi chủ tịch Thế vận Bắc Kinh vừa nói lời đầu đã bị một người Chạy vào giương cao biểu ngữ chống Thế Vận hội Bắc Kinh với 5 vòng Tròn tượng trưng cho những Chiếc Còng .
Được biết buổi lễ được An Ninh Hy lạp bảo vệ chặt chẽ , nhưng vẫn có những người chống đối lọt vào bên trong địa điểm buổi lễ để phản đối Thế vận Hội Bắc Kinh 2008 .

Người chống đối đã được ra khỏi địa điểm buổi lễ .

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Thứ Tư, ngày 26 tháng 3 năm 2008
Trung Cộng mở màn Olympic bị xui xẻo

Lễ lấy lửa và đốt đuốc Olimpic truyền thống được tiến hành tại Olimpia gần Thánh đường Hery tại Hy Lạp trong ngày 24/03/20008.
Image
Các diễn viên Hy Lạp trong bộ đồ cổ truyền thống đã châm đuốc lấy Lửa Thánh nhờ một chiếc gương parabol thu nhiệt từ ánh sáng mặt trời.

Như dự đoán của giới báo chí thì sẽ có một điều gì đó xảy ra. Buổi lễ được coi là mở đầu cho Thế Vận Hội Bắc Kinh 2008 đã bị xui xẻo, không thành công tốt đẹp như nhà cầm quyền Bắc Kinh vẫn thường mong muốn.

Trong lúc chủ tịch Uỷ ban Olimpic Trung Quốc Liu Qi đang hùng hồn đọc diễn văn thì bất ngờ xuất hiện ba người chạy tới phía ông ta cùng với biểu ngữ mà 5 vòng tròn Olimpic trên nền được thể hiện bằng những chiếc còng số 8 – biểu tượng cho Thế Vận Hội Bắc Kinh 2008. Những người ủng hộ cuộc tranh đấu của dân tộc Tây Tạng đã lọt lưới bảo vệ của cả ngàn cảnh sát.

Image
Chủ tịch Uỷ ban Olimpic Trung Quốc Liu Qi đang đọc diễn văn thì bất ngờ xuất hiện ba người chạy tới phía ông ta với biểu ngữ mà 5 vòng tròn Olimpic là 5 chiếc còng số 8.
Image Image
An ninh Hy Lạp giữ người của RWB trong buổi lễ rước lửa Olimpic ngày 24/03/20085
http://www.vietvungvinh.com/Portal.asp? ... cl=7105483 Ngay lập tức, những người gây rối bị cảnh sát can thiệp và Liu Qi sau giây lát ngắt quãng đã có thể tiếp tục. Lin Qi mặt sắt lạnh, làm như không có gì xảy ra, kết thúc với câu khẳng định: “Lửa Thế Vận hội sẽ mang lại ánh sáng, hạnh phúc, hoà bình, hữu nghị và hy vọng thoả nguyện những mơ ước đối với nhân dân Trung Quốc và toàn thế giới”.

Dù xì-căng-đan chỉ xảy ra chớp nhoáng nhưng truyền hình Hy Lạp đã kịp thời bỏ ngay vị khách, chĩa ống quay vào những “diễn viên” vốn không có trong chương trình. Cùng lúc truyền hình Trung Quốc đang phát trực tiếp cho dân chúng tại nước mình phải ngưng lại.

Cuộc phản đối lễ khai mạc đốt đuốc Olimpic do Tổ chức “Phóng Viên Không Biên Giới” (Reporters Without Borders – RWB) thực hiện. Những người nói trên chính là chủ tịch RWB Robert Menard và hai bạn đồng nghiệp Vincent Brossel, Jean-François Juillard. Cả ba đều bị cảnh sát bắt giữ để thẩm tra.

- Những cuộc phản đối tương tự sẽ được tổ chức cho tới ngày 8 tháng 8, tức ngày khai mạc Thế Vận Hội Bắc Kinh - Menard nói với báo chí khi ngồi trong đồn cảnh sát Pyrgos, Hy Lạp.

- Chúng tôi sẽ tiếp tục chiến dịch của mình, khởi điểm từ năm 2001, nhằm chống lại vi phạm nhân quyền tại Trung Quốc - Fanny Dumont, nữ thành viên của RWB nói.

Ngay sau khi lấy lửa Olimpic, một nhóm người Tây Tạng với mặt mũi được tô điểm bằng những vạch phẩm đỏ - tượng trưng cho máu chảy – diễu hành trên đường phố Hy Lạp, một số bị cảnh sát Hy Lạp bắt giữ.

130 ngày nữa (tính từ 24/03/2008), với lộ trình 137 ngàn km, đi qua 20 quốc gia và xuyên Trung Quốc (trong đó có đỉnh núi cao nhất thế giới Everest của Tây Tạng), ngọn lửa Olimpic sẽ về đến sân vận động tại Bắc Kinh và người ta sẽ lấy lửa từ ngọn đuốc này để châm vào tháp lửa Olimpic mở màn cho cuộc đua tài.

Những người phản đối nhà cầm quyền Bắc Kinh đàn áp nhân quyền tại Tây Tạng đã không cô đơn trong suốt những ngày qua. Dư luận thế giới không ngừng phê phán Trung Quốc với nhiều mức độ khác nhau, tuy nhiên gây ấn tượng nhất là bức thư ngỏ được công bố hôm thứ 7 tuần rồi, ngày 21/03, của 29 các nhà văn, giáo sư, luật sư và ký giả Trung Quốc. Bức thư phê phán những “sai lầm nghiêm trọng” của chính quyền trong vấn đề Tây Tạng“. - Chúng tôi phản đối tất cả những biện pháp bạo lực đối với những người dân vô tội và chúng tôi kêu gọi chính phủ Trung Quốc ngưng ngay việc trấn áp bạo lực đối với người Tây Tạng” - Trích nội dung bức thư.

Theo các tác giả của thư phản đối thì việc tuyên truyền của chính quyền nhằm tấn công vị lãnh tụ tinh thần Tây Tạng Dalai Lạtma giống như đã từng diễn ra một cách thô bạo trong những năm 60s, 70s. “- Ngôn ngữ này không hề giúp được gì trong việc làm dịu đi căng thẳng và nó làm tổn hại đến thể diện của chính phủ Trung Quốc” - Các nhà trí thức viết.

Chưa biết những nhà trí thức Trung Quốc này có bị sách nhiễu gì bởi nhà cầm quyền hay không.

Bộ máy tuyên truyền của Trung Quốc suốt từ lễ Phục Sinh đã vận động với công suất chưa từng có. CNN, BBC, “Spiegel” và nhiều các cơ quan truyền thông lớn khác của phương Tây bị bỏ bom bằng hàng núi thư tín của dân chúng Trung Quốc cho rằng, các cơ quan truyền thông này đã bóp méo các sự kiện xảy ra. Bắc Kinh cho hay rằng, họ đã nhận được thư biểu lộ tình đoàn kết từ khoảng 100 quốc gia, trong đó có Nga, Belarus và Bắc Hàn.

Chế độ kiểm duyệt ở Trung Quốc chỉ cho thông báo chính thức trên các phương tiện truyền thông rằng, những người Tây Tạng đã tấn công người Hoa, cho nên công an phải can thiệp và đúng với pháp luật. Vì thế, dân chúng Trung Quốc bình thường hoàn toàn bị ngộ nhận. - “Một người Hoa bình thường tin ở chính quyền và ủng hộ trấn áp bạo loạn bằng vũ lực” - David Bandurski, một người am hiểu truyền thông tại Hongkong viết.

Thực tế là, trong ngày 14/03, sự đàn áp bằng bạo lực của nhà cầm quyền Trung Quốc đối với dân chúng Tây Tạng tại Lhasa đã có sự chứng kiến tại chỗ của nhiều khách du lịch ngoại quốc, trong đó có ký giả James Miles của tuần báo uy tín của Anh Quốc “The Economist”.

Cùng ngày 24/03, Tân Hoa Xã nói rằng, cuộc nổi loạn từ 10/03 tại Lhasa và các vùng khác của người Tây Tạng đã làm thiệt hại 22 nhân mạng, chủ yếu là thường dân, 400 người khác và 240 cảnh sát bị thương. Trong khi đó, chính phủ lưu vong Tây Tạng cho hay, phải có tới 130 người chết. Rất khó kiểm chứng các nguồn tin vì cả cao nguyên Tây Tạng đã bị hàng chục ngàn quân lính và cảnh sát Trung Quốc cắt đứt liên lạc với thế giới bên ngoài.

Trong dịp lễ Phục Sinh vừa qua, Giáo Hoàng Benedict XVI lần thứ 2 lên tiếng về vấn đề Tây Tạng và đã làm lễ cầu nguyện cho những nạn nhân Tây Tạng trong những vụ đàn áp vừa qua làm Bộ ngoại giao Trung Quốc bực tức phản ứng.

Image

Quân đội Trung Quốc cắt đứt Tây Tạng với thế giới bên ngoài
Chủ tịch Uỷ Ban Olimpic Thế giới, ông Belg Jacques Rogge, người vốn không thích thú nói chuyện về đề tài Tây Tạng trước đây thì trong ngày 24/03 cũng đã phát biểu: “Không! Đồng ý để Trung Quốc tổ chức Thế Vận Hội không phải là một sai lầm. Thế Vận Hội sẽ làm thay đổi Trung Quốc”. Ông cũng cho hay thêm rằng, ông đang bí mật đối thoại với nhà cầm quyền Bắc Kinh về vấn đề Tây Tạng nhưng không nói tới việc tẩy chay. –“Điều này không phụ thuộc vào tôi. Lãnh đạo của các quốc gia quan trọng nhất không muốn tẩy chay Thế Vận Hội” - Belg nói.

Theo tin của AP và Reuter ngày 25/03/2008, tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã tuyên bố không loại trừ khả năng ông sẽ tẩy chay lễ khai mạc Olimpic Bắc Kinh vì lý do Tây Tạng. - "Tôi không loại bỏ bất kỳ giải pháp nào và kêu gọi các nhà lãnh đạo Trung Quốc hãy tỏ trách nhiệm và mở đối thoại với Dalai Latma" - Sarkozy nói. Ngoại trưởng Bernard Kouchner bổ sung thêm: “Không thể nào bao dung chính sách đàn áp”. Trước đó, thủ tướng Ba Lan Donald Tusk đã chính thức từ chối tham dự lễ khai mạc.



User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Quyết tâm đoàn kết cùng Nhân Dân Tây Tạng! Tẩy chay rước Đuốc Thế Vận Bắc Kinh!
Bác sĩ Vũ Linh Huy - Boston, Massachusetts, Hoa Kỳ.

Image

Lửa Thế Vận Hội, lửa linh thiêng
Soi tình huynh đệ khắp mọi miền.
Tàu Cộng bạo tàn dùng lửa ấy
Cốt để khoe khoang với tuyên truyền!

Nhân dân Tây Tạng thật khôn ngoan,
Thêm tình yêu nước rất nồng nàn,
Can đảm đứng lên đòi quyền sống,
Khiến cho Tàu Cộng bị bẽ bàng.

Trung cộng đàn áp rất dữ dằn,
Giết chóc tăng ni với nhân dân,
Nhưng người Tây Tạng không lùi bước,
"Châu cháu đá xe", chẳng ngại ngần!

Nhân dân thế giới nắm tay nhau,
Quyết cùng Tây Tạng vạch mưu sâu,
Của loài quỷ đỏ, quân cướp nước.
Quyết vì Tây Tạng nối nhịp cầu!

Trung cộng nuốt trững Hoàng, Trường Sa,
Việt cộng vuốt nhục chẳng kêu ca,
Lại còn hớn hở đi rước đuốc,
Chẳng hổ thẹn gì với Ông Cha!

Người Việt hải ngoại hãy kết đoàn,
Tẩy chay rước đuốc, vạch mưu gian.
Nơi nào đuốc tới ta đả đảo,
Xua như xua dịch khỏi lan tràn!



Boston, ngày 26 tháng 3 năm 2008
Bác sĩ Vũ Linh Huy
Caritas Carney Hospital
Boston, Massachusetts, Hoa Kỳ.

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Ngọn lửa Olympia nung nấu lòng yêu nước của dân tộc Tây Tạng - Lòng "quật cường" chống lại "bạo tàn"

Hà Long
VietCatholic News (Thứ Tư 26/03/2008 12:31)
Image Lịch sử đấu tranh giành độc lập cho một quốc gia bị xâm chiếm luôn luôn phải đánh đổi bằng xương máu và hy sinh mạng sống, cho dù thời gian kéo dài vô tận như dân tộc Việt Nam đã phải trải qua 1.000 năm nô lệ giặc Tàu. Lịch sử vẫn tiếp nối như thế khi dân tộc Tây Tạng trong 2 tuần vừa qua đã gióng lên những tiếng chuông yêu nước hùng hồn tại quê hương Lhasa của họ, tại nơi biệt xứ Dharamsala ở Bắc Ấn Độ, tại khắp nơi trên thế giới. Đất nước Tây Tạng đang bị giặc Tàu giày xéo từ hơn nửa thế kỷ qua với một chương trình man rợ „giệt chủng văn hóa" làm cho người Tây Tạng không còn dùng được chính ngôn ngữ và nền văn hóa Phật giáo cổ kính ngay trên quê hương của họ. Thế vậy đã 58 năm cộng sản Tàu vẫn không diệt trừ được mầm mống yêu nước và lòng quật cường của thế hệ trẻ Tây Tạng. Những gì chúng ta thấy từ ngày 10/3/2008 nơi các bạn trẻ Tây Tạng hàn động tại Lhasa đều làm cho thế giới tự do ngưỡng phục tấm gương đấu tranh của họ.

Giặc Tàu cộng sản đánh giá quá thấp sự đấu tranh của dân tộc Tây Tạng và Bắc Kinh cứ tưởng đã thuần hóa được dân tộc này vì hiện tại dân cư người Tàu đông hơn dân Tây Tạng trên mảnh đất Tibet. Các cuộc càn quét người chống đối họ đã giết chết hơn 1,3 triệu người Tây Tạng từ ngày xâm lăng. Bắc Kinh đã ăn ngon ngủ yên trong 2 thập niên qua về vấn đề nội bộ Tây Tạng vì chưa bao giờ có bạo động xô xát lớn như thế. Những người trẻ Tây Tạng đang biết dựa vào sức mạnh Olympia dịp tháng 8/2008 làm cho Bắc Kinh bối rối đối phó đủ mọi mặt với phương Tây, là giới quan sát hay nhạy cảm về vấn đề nhân quyền.

Tây Tạng, một dân tộc bé nhỏ khoảng 6 triệu dân và bị Tàu xâm lăng 58 năm nay đã dám vùng dậy chống lại anh chàng khổng lồ với 1,3 tỷ dân. Quá kinh khủng với sự so sánh lực lượng đôi bên: chỉ cần 1,3 tỷ chiếc mồm người Tàu chung nhau thổi phù một cái là toàn thể dân tộc Tây Tạng sẽ biến mất trên bản đồ thế giới ngay liền lập tức.

Thấy vậy không phải vậy! Trong 2 tuần qua chú Tàu cộng sản không thoát ra khỏi ma chướng của người Tây Tạng bằng „mê hồn trận Olympia 2008". Ngoạn mục nhất chỉ cần 2 thanh niên Tây Tạng qua tổ chức „Phóng viên Không biên giới" đã lọt qua được hàng rào an ninh để lên đỉnh Olympia bên Hy Lạp với lá cờ đen và „5 chiếc còng Olympia" phất cao qua trưởng đoàn Liu Qi, chủ tịch Ủy Ban tổ chức Olympia của Bắc Kinh, khi ông ta đang đọc diễn văn khai mạc Lễ Thắp Ngọn Lửa Olympia trong một nghi lễ cổ truyền lúc 12g15 trưa ngày 24/2 tại đền thờ thần Hera trong sân vận động Olympia cổ đại Hy Lạp. Lúc ấy 1.000 người thuộc lực lượng gìn giữ an ninh chìm nổi của cảnh sát Hy Lạp không ngăn cản được những bạn trẻ yêu nước nồng nhiệt Tây Tạng quấy rối tên viên chức cộng sản Bắc Kinh. Hình ảnh này đã được truyền thông thế giới trực tiếp và gây cảnh náo nhiệt cho toàn cầu, nhất là một thiếu nữ Tây Tạng bôi màu máu trên mặt và ngực nằm dài trên con đường nhằm ngăn cản cuộc rước đuốc Olympia đầu tiên. Hình như ngọn lửa Olympia lúc ấy cháy bừng lên và gia tăng nung nấu lòng yêu nước của dân tộc Tây Tạng một cách mãnh liệt.

Phản ứng của thế giới Phương Tây trong vài ngày qua

Cuộc đấu tranh của người Tây Tạng tại thủ đô Lhasa và các vùng lân cận trong hai tuần lễ đã gây thiệt mạng cho nhiều người. Tân Hoa Xã nói đã có 22 người chết, nhưng văn phòng chính phủ lưu vong Tây Tạng cho biết 140 người đã bị giết chết hoặc do quân đội nổ súng vào đoàn biểu tình tại nhiều nơi khác nhau. Chính phủ lưu vong Tây Tạng đã thu thập được danh sách của 40 người dân bị giết. Ngoài ra 1.300 người Tây Tạng đang bị tù tội trong chiến dịch càn quét của giặc Tàu.

Mỗi ngày đều có những lập luận thuận và chống Olympia tại phương Tây. Những lập luận này cũng thay đổi thường xuyên tùy theo tình hình tại Tibet cũng như do các cuộc biểu tình của người Tây Tạng ở hải ngoại. Nhìn chung thế giới tự do đang ngả dần và có thiện cảm với dân tộc Tây Tạng đang bị áp bức ngay trên quê hương của họ và đặt chính quyền Bắc Kinh trong tình trạng rất khẩn trương.

- Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã nhắc đến dân tộc Tây Tạng 2 lần trong vòng 4 ngày, vào thứ tư trước Phục Sinh và vào dịp đại lễ Phục Sinh, 23/3/2008 trong thông điệp hòa bình Urbi et Orbi (cho thành phố và cho thế giới) được trực tiếp qua truyền thanh và truyền hình tại 57 quốc gia: „Chúng ta hãy để ánh sáng (Phục Sinh) dõi chiếu từ ngày long trọng này thắp sáng chúng ta; chúng ta hãy mở rộng lòng mình trong sự tín thác chân thành nơi Chúa Kitô phục sinh sao cho vinh quang của Người trên tội lỗi và sự chết có thể chiến thắng khải hoàn nơi mỗi một người trong chúng ta, trong gia đình chúng ta, trong các thành phố và trong các quốc gia chúng ta. Hãy để ánh sáng này chiếu soi mọi miền thế giới. Cách riêng, làm sao chúng ta lại có thể quên những miền nhất định ở Phi Châu, như Darfur và Somalia, miền đất chịu xâu xé Trung Đông, đặc biệt Thánh Địa, Iraq, Li Băng, và cuối cùng là Tây Tạng, tôi khích lệ tất cả mọi người hãy tìm ra những giải pháp bảo vệ hòa bình và thiện ích chung!"

- Vào ngày 21/3/2008, Nhật Bản đã kêu gọi cộng sản Tàu và các nhà lãnh đạo Tây Tạng mở ra một cuộc đối thọai "không điều kiện" với nhau.

- Chủ tịch quốc hội Liên Hiệp Âu Châu, ông Hans-Gert Pöttering cho biết vào ngày 22/3/2008: „Các quốc gia Tây phương chưa loại bỏ biện pháp tẩy chay Olympia Bắc Kinh nếu tình hình tại Tây Tạng không được cải thiện. Chúng tôi chờ đợi Bắc Kinh nối quan hệ với Đức Dalai Lama."

- Ứng cử viên tổng thống Hoa Kỳ, ông John McCain của đảng Cộng Hòa và Chủ Tịch Hạ Viện Hoa Kỳ, bà Nancy Pelosi cũng đã gia nhập khối phản đối sự đàn áp của Trung cộng đối với người Tây Tạng. Sau khi gặp gỡ với tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy tại Paris hôm 21/3/2008, ông McCain phát biểu: „Hành động của cộng sản Tàu không thể chấp nhận được. Nếu hôm nay tôi là tổng thống Hoa Kỳ thì điều đầu tiên trong chương trình là nói về Tibet. Những gì đang xảy ra tại đó không hợp lý."

- Đa số dân Pháp qua một cuộc chưng cầu ý kiến ngày 22/3 không muốn tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đến tham dự Olympia Bắc Kinh.

- Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, một nguyên thủ quốc gia phương Tây đầu tiên cân nhắc đến danh từ „Olympia-Boykott" đã tuyên bố ngày 24/3/2008: „Tôi không loại bỏ giải pháp tẩy chay Olympia. Tuy nhiên các cánh cửa đều mở cho những sự chọn lựa, ngay cả biện pháp tẩy chay. Tôi kêu gọi Bắc Kinh hãy nhớ đến các trách nhiệm mình làm." Cộng thêm vào đó, lần đầu tiên bộ trưởng ngoại giao Pháp, ông Bernard Kouchner đã nói mạnh về vần đề Tây Tạng: „Bạo động phải chấm dứt từ đôi bên, tuy nhiên cuộc càn quét lùng bắt phải được ngưng ngay bởi vì chẳng ai đến được Tibet lúc này." Đài truyền hình Pháp đang cân nhắc giải pháp không truyền hình trực tiếp các cuộc tranh tài Olympia từ Bắc Kinh.

- Bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ, bà Condoleezza Rice trong dịp tiếp đón bộ trưởng ngoại giao Ấn Độ vào thứ hai, 24/3/2008 tại Washington đòi hỏi Bắc Kinh hãy thay đổi chính sách với Đức Dalai Lama. Đối thoại là cách duy nhất để giải quyết vất đề.

- Đặc biệt từ nội bộ cộng sản Tàu đã có 29 người trí thức thuộc nhà báo, tác giả văn học và tầng lấp khoa bảng, ngay cả chủ tịch hội văn bút Pen-Clubs, ông Liu Xiaobo lên tiếng bằng văn thư kêu gọi nhà cầm quyền Bắc Kinh phải mở cửa Tibet cho giới truyền thông quộc nội cũng như quốc ngoại đến làm việc. Những nhà trí thức can đảm này đòi hỏi Bắc Kinh phải chấm dứt tình trạng đàn áp đẫm máu, đồng thời họ cũng kêu gọi người Tibet từ bỏ bạo động. Trong danh sách 29 người ký tên có tên của người đang bị quản lý nghiêm ngặt tại gia là nhà văn Wang Lixiong.

- 32 danh nhân đoạt giải Nobel: như John Hume (1998), Betty Williams (1976), John Coetzee (2003), Wole Soyinka (1986), Elie Wiesel (1986) cũng lên tiếng trong bản văn làm tại New York gửi đến Bắc Kinh: „Chúng tôi đòi hỏi chính quyền Bắc Kinh phải nhanh chóng nối quan hệ với người đại diện của Đức Dalai Lama, để đạt được giải pháp hòa bình cho vấn đề Tibet." Ngoài ra họ còn „phản kháng những lời mạ lỵ (chó sói đội lốt thày tu hoặc quỷ dữ đội lốt người và mang con tim của quái thú) của Bắc Kinh nhằm bôi xấu một người cùng lãnh giải Nobel là Đức Dalai Lama."

- Ngày 25/3/3008, các nhà chính trị Đức hôm nay khuyến cáo Ủy Ban Thế Vận Hội Đức đã quyết định quá sớm biện pháp loại bỏ tẩy chay Olympia 2008. Như thế là quyết định dại dột vì còn phải tùy vào tình hình của cộng sản Tàu đối với dân tộc Tibet. Phát ngôn viên của chính phủ Đức, ông Thomas Steg họp báo phát biểu: „Phải rõ ràng trong việc giải quyết Tibet thì chính quyền Bắc Kinh mới gây lại được lòng tin cho phương Tây. Điều ấy cũng dành cho các cuộc tranh tài ở Olympia. Thành công hay không đều nằm trong tay chính quyền Bắc Kinh."

- Tiếp theo thủ tướng Anh, ông Gordon Brown quyết định sẽ tiếp kiến Đức Dalai Lama vào tháng 5 tại London thì chính phủ Ba Lan cũng sẽ đón tiếp ngài tại Warsaw. Chủ tịch quốc hội Đức, ông Norbert Lammert sẽ thay mặt thủ tướng Đức đón tiếp Đức Dalai Lama khi ngài thăm viếng Đức từ ngày 14 đến 20/5/2008, trong dịp này sẽ có mặt đại diện ủy ban nhân quyền Đức, ông Günter Nooke và các thủ hiến tiểu bang Nordrein Westfalen và Hessen, ông Jürgen Rüttgers và ông Roland Koch. Theo thói độc tài đảng trị nhà cầm quyền Bắc Kinh lên tiếng phản kháng mạnh mẽ các cuộc gặp gỡ này với Đức Dalai Lama. Ngày 26/3 chủ tịch nhóm đàm phán với Trung cộng tại quốc hội Đức, ông Johannes Pflug đề nghị phải trừng phạt kinh tế đối với cộng sản Tàu vì lý do vi phạm nhân quyền tại Tibet.

- Tại Bỉ quốc, Phó thủ tướng Didier Reynders theo dõi chặt chẽ tình hình Tây Tạng và kêu gọi đôi bên đối thoại. Đồng thời nước Bỉ không loại bỏ giải pháp tẩy chay Olympia 2008.

- Chủ tịch Hội Đồng Âu Châu, ông Jose Manuel Barroso cũng như Ủy Ban Nhân Quyền Quốc Tế (ai) chấp nhận Olympia 2008, nhưng kêu gọi 27 nước trong Liên Hiệp Âu Châu cùng chung nhau tỏ thái độ với Bắc kinh về vấn đề Tây Tạng. Âu Châu kêu gọi Bắc Kinh không được dùng bạo lực đối với dân Tây Tạng biểu tình.

- Tiếp theo đại sứ nước Slowien, ông Andrej Logar phát biểu tại Genf với Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc về nhân quyền: „Nhà nước Tàu cộng hãy để ý đến sự lo lắng của người dân Tibet dưới nhãn quang về nhân quyền." Quốc gia Canada, Úc và Hoa Kỳ ủng hộ cho quan điểm này.

- Nhà bình luận Michael Portillo trên báo The Times ở London, một người điều hành trong nội các của đảng bảo thủ tại Anh đã so sánh Olympia Bắc Kinh giống như Đức Quốc Xã đã tổ chức tại Berlin vào năm 1936. Điều này làm cho Bắc Kinh vùng vẫy nhẩy cẫng lên và nói đó là điều xỉ nhục đến dân tộc Tàu.

- Vị thắng cử tổng thống Đài Loan, ông Ma Ying Jeou phát biểu hôm 23/3/2008: „Nếu tình hình ở Tây Tạng không khả quan, đất nước chúng tôi sẽ không gửi các vận động viên đến Bắc Kinh." Lời phát biểu ngay sau ngày thắng cử làm thế giới ngạc nhiên khi ông Ma muốn nối quan hệ thương mại mật thiết với Tàu cộng.

- Một số vận động viên đã có ý tưởng cho ngày khai mạc Olympia 2008, họ sẽ dùng một biểu hiệu nào đó để liên kết với dân tộc Tây Tạng. Hoặc một cách „tẩy chay nho nhỏ": chẳng hạn cả đoàn sẽ không tham dự buổi lễ khai mạc hoặc bế mạc.

Cuối cùng Bắc Kinh sẽ không kinh hoàng với sự "Tẩy chay Olympia 2008", nhưng Bắc Kinh sẽ ăn không ngon, ngủ không yên với tin tức tiêu cực hàng ngày nói về Tàu cộng. Đó chính là chính sách châm kim nhọn vào da thịt người Tàu mà Tây phương có thể thực hiện hữu hiệu qua hành động tự do của mỗi vận động viên đến tham dự. Các điều ngoạn mục sẽ diễn ra bất thường ngay tại sân nhà Olympia Bắc Kinh và trước truyền hình cho hàng tỷ người trên thế giới theo dõi khi các vận động viên quốc tế có những hành vi hoặc lời nói bênh vực dân tộc Tây Tạng. Cho dù cộng sản Tàu chuẩn bị kỹ lưỡng các chiến thuật để đối phó trước mọi tình huống tại các sân vận động nhưng họ sẽ phải bó tay khi các lực sĩ đoạt huy chương vàng lãnh giải có chủ ý gây rối, vì lúc đấy sân chơi là của riêng các lực sĩ. Khốn khổ thay cho Tàu cộng nếu trò chơi lý thú này trở thành „mốt" ngay tại thủ đô Bắc Kinh. Nhiều vận động viên thế giới đang đi tìm các ý tưởng lạ để thực hiện việc này. Nữ vận động viên người Thái, chị Narisa Chakrabongse đã từ chối cầm đuốc Olympia như một sự không đồng ý với chính quyền Bắc Kinh. Chị Narisa viết trong thư: „Sự đàn áp giết người tại Tibet phản lại luật về nhân quyền." Vận động viên Đức, anh Danny Ecker với bộ môn nhảy sào cao biểu lộ: „Đó là điều đáng buồn đang xảy ra tại Tibet, một Boykott không làm thay đổi được tình huống. Ý nghĩa hơn nếu các vận động viên làm cuộc biểu tình thầm lặng trên khuôn mặt và tại mỗi nơi tranh tài đeo một băng vải trên cánh tay chống lại sự đàn áp. Nếu có như thế thì tôi sẽ tham gia."

- Chủ tịch ủy ban nhân quyền Đức, ông Günter Nooke nhắc nhở Tổng Cục Thế Vận Hội quốc tế (IOC): „Tổng Cục Thế Vận Hội không có cách hành xử nào khác, khi các lực sĩ Đức mặc áo T-Shirt chống đối Tàu lúc nhận lãnh huy chương. Nếu IOC muốn tổ chức Olympia tại các quốc gia như Tàu và Liên Xô thì phải lãnh nhận các hiệu quả của nó."

- Bộ trưởng ngoại giao Pháp, ông Bernard Kouchner khuyến khích gián tiếp các vận động viên Pháp hãy liên kết với dân tộc Tây Tạng: „Các bạn hãy nhớ lại „bàn tay đen được giơ cao" tại Olympia Mexico 1968, hình ảnh này đã đăng tải khắp thế giới. Tôi theo dõi tất cả các ý tưởng ủng hộ Tây Tạng trước và trong lúc tranh tài của các bạn."

Những cuộc rước đuốc Olympia sẽ tiếp tục với các màn ngoạn mục biểu tình của người Tây Tạng tại hải ngoại chống lại giặc xâm lăng Tàu khi ngọn lửa Olympia sẽ đi qua 21 thành phố lớn như: San Francisco, London, Paris, Athen, Caberra, Neu Delhi, Bangkok, Seul…, đôi khi có thể xảy ra kể cả lúc đuốc Olympia đi qua 113 thành phố tại Trung cộng trước khi về Bắc Kinh vào ngày 6/8/2008. Chạy chuyền đuốc Olympia lần này dài nhất lịch sử, đi vòng quanh trái đất trong 130 ngày và kéo dài đến 13.700 cây số.
Image
Hình ảnh người phụ nữ cổ đại Olympia Hy Lạp trân trong thả chim bồ câu trắng là biểu tượng truyền thống thật mạnh cho sự tự do, hòa bình và thượng võ trong lúc tranh tài. Lời phát biểu của ông Jacques Rogge, chủ tịch Tổng Cục Thế Vận Hội quốc tế đã nhẹ nhàng nhắc nhở Bắc Kinh lúc ấy: „Ngọn đuốc Olympia là biểu tượng truyền thống và thế vận hội Olympia nên được diễn ra trong điều kiện hòa bình. Ngọn đuốc là cầu nối giữa các vận động viên và người dân trên thế giới, và giữa chúng ta những người tin vào tinh thần thượng võ của Olympia. Nó có sức mạnh đoàn kết nhân loại và đại diện cho thuận hoà bác ái."

Ngọn lửa Olympia đã bắt đầu cháy lên cho Thế Vận Hội Olympia 2008 thì cũng là lúc nung nấu thêm lòng yêu nước kiên cường của dân tộc Tây Tạng. Chỉ cần họ khôn khéo chinh phục được nhân tâm thế giới tự do thì vận mạng của Tibet sẽ khả quan hơn lúc nào hết.

Lòng „quật cường" của dân tộc Tây Tạng sẽ có thể thắng được "bạo tàn".

Hà Long

Post Reply